Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    1. Hat Di Em Mua Xuan - Ngo Thanh Van 10. Rock Xuan Sang - Nhom GMC 11. Ve Hat Giua Mua Xuan - Xuan Phu 12. Mua Xuan Tro Ve - Trieu Hong Ngoc 13. Mua Xuan - Trong Phuc & Ha My 14. Bong Van Tho - Quang Linh 15. Diep Khuc Mua Xuan - Phuong Thanh 16. Nang Xuan - Tran Tam & Nhu Y 17. Nang Chieu Xuan - Dam Vinh Hung 18. Lien Khuc Tinh Xua Ve Dau - Tinh Da Voi Quen - Minh Thu & Nhu Y & Trieu Hong Ngoc 19. Mua Xuan Chuc Nhau - Hop Ca 2. Loi To Tinh Cua Mua Xuan - Hoang Thanh 3. Hen Uoc Mua Xuan - My Le 4. Con Mai Noi Day - Quang Dung 5. Lien Khuc Xuan Hop Mat - Hoang Thanh & Nhat Thien Bao & Nghi Van 6. Me La Que Huong - Giao Linh & Linh Trang 7. Huong Xuan - Dan Truong 8. Cuoi Em - Tan Beo 9. Mua Xuan Hoa Tim - Trong Phuc
    • 0 downloads
    Trở lại tương lai phần 2 (tiếng Anh: Back to the Future Part II) là phần tiếp theo của phim Trở lại tương lai vào năm 1989. Sau khi đến năm 2015, Marty McFly buộc phải trở lại năm 1955 lần nữa để ngăn chặn những thay đổi thảm khốc đến năm 1985… mà không can thiệp vào chuyến đi lúc đầu của anh.
    • 0 downloads
    Câu chuyện về chàng sinh viên chơi trống nhạc jazz cùng người thầy ngạo ngược của cậu khiến người xem đặt ra không ít câu hỏi về cái giá thực sự để vươn đến sự hoàn hảo. “Anh muốn trở thành một người vĩ đại”. Đó là lý do mà Andrew Neyman (Miles Teller) chia tay cô bạn gái Nicole sau khi họ mới hẹn hò nhau chưa được bao lâu. Mới trước đó hơn một tháng, Andrew là chàng sinh viên chân ướt chân ráo tại Nhạc viện Shaffer, nơi chuyên đào tạo ra những nhạc công hàng đầu của thành phố New York, Mỹ. Theo đuổi chơi trống trong thể loại nhạc jazz, Andrew mơ một ngày có thể trở thành huyền thoại, sánh ngang tầm Buddy Rich. Ước mơ của Andrew Neyman không phải là không có cơ sở, bởi cậu sở hữu thực tài chơi trống. Cuộc gặp tình cờ với thầy giáo Terrence Fletcher (J.K. Simmons) mau chóng đưa cậu đến với ban nhạc danh giá nhất ngôi trường. Tuy nhiên, sự kiện đồng thời mở đầu chuỗi ác mộng dành cho Andrew khi thầy Terrence vốn là người luôn đòi hỏi ở các sinh viên của mình sự hoàn hảo tối đa. Lấy nhạc jazz làm chủ đạo, tuy nhiên Whiplash lại là câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Andrew và Terrence, qua đó đặt ra câu hỏi về cái giá của sự hoàn hảo, cũng như những giới hạn để con người có thể vươn tới sự vĩ đại trong nghệ thuật. Điều đó phần nào khiến nhiều khán giả khi theo dõi Whiplash có thể liên tưởng đến bộ phim Black Swan (2010) của đạo diễn Darren Aronofsky. Andrew Neyman khi mới tới Nhạc viện Shaffer có chút gì đó còn bối rối, bỡ ngỡ, nhưng bỗng trở nên tự tin hơn hẳn sau khi lọt vào mắt xanh của thầy Terrence. Liệu có gì đáng lo khi thầy Terrence tỏ ra khá quan tâm và tương đối nhã nhặn với cậu trong những buổi gặp chớp nhoáng? Nhưng ở trong phòng tập âm nhạc, mọi chuyện xoay chuyển 180 độ. Người thầy giáo có cái đầu trọc sẵn sàng buông những lời sỉ vả khủng khiếp nhất, lấy những bí mật trong cuộc sống riêng tư mà Andrew vừa mới chia sẻ để hạ nhục cậu trước mặt cả ban nhạc, hay thậm chí quăng cả ghế vào đầu và tát vào mặt Andrew chỉ bởi cậu chơi sai nhịp, trong lần đầu tiên chơi cùng ban nhạc. Xuyên suốt bộ phim, khán giả được chứng kiến Terrence Fletcher nhiều lần “khủng bố” học sinh của ông theo đủ cách khác nhau. Lý do của điều đó? Theo ông, công việc của một người chỉ huy dàn nhạc kiêm thầy giáo không chỉ là dạy dỗ, giữ nhịp cho cả ban, mà còn là đẩy các thành viên vượt xa hơn giới hạn của họ. Chỉ có làm như vậy, thế giới mới được chứng kiến những Louis Armstrong hay Charlie Parker mới, trong thời đại nhạc jazz đang chết dần chết mòn bởi thứ nhạc dễ dãi đang được bật hàng ngày trong các quán cà phê Starbucks. Cũng theo Terrence Fletcher, hai từ nguy hiểm nhất trong tiếng Anh là “good job” (tạm dịch: làm tốt lắm). Nếu các sinh viên của ông liên tục nhận được nó mỗi ngày, thì họ sẽ không bao giờ có ý chí tiến thủ. Với Terrence, đây là niềm tin mạnh mẽ bên trong người thầy giáo. Ông thú nhận mình không thích hành hạ sinh viên, nhưng sẵn sàng làm tất cả để theo đuổi niềm tin đó. Trong hơn 100 phút của Whiplash, khán giả theo chân Andrew Neyman, trải nghiệm sự thay đổi và trưởng thành bên trong con người cậu sau cuộc gặp gỡ định mệnh với Terrence Fletcher. Vốn là một người cô độc, ít bạn bè và có chút gì đó lập dị, cậu càng trở nên cô lập và hà khắc với chính bản thân hơn để miệt mài luyện tập, sao cho có thể làm vừa lòng thầy Terrence và giữ lấy vị trí trong ban nhạc. Điển hình như chuyện cậu sẵn sàng chia tay bạn gái, bảo vệ tình yêu với nhạc jazz trong một bữa ăn gia đình với những người bà con… Trên hết còn là niềm tin vào sự vĩ đại của cậu. Với Andrew Neyman, nếu người nghệ sĩ chết ở tuổi 36 vì nghiện ngập, nhưng vẫn còn được nhắc tới trên bàn ăn 50 năm sau, thì đó hẳn là một nhân vật xuất chúng. Khi niềm tin của Terrence và Andrew đụng độ, lẽ ra những thử thách sẽ mau chóng bị phá vỡ. Nhưng không hề! Không biết bao lần máu đã đổ trên bộ trống và dùi trống của Andrew, nhưng cậu vẫn không được chấp nhận. Thậm chí, cậu sinh viên trẻ suýt chút nữa phải đánh đổi cả mạng sống nhưng vẫn chỉ là một kẻ thất bại trong mắt của người thầy giáo ngạo ngược. Là một tác phẩm độc lập, mọi thứ trong Whiplash đều tối giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh chủ yếu hai nhân vật Andrew và Terrence, bối cảnh phim cũng đơn giản và không có gì quá đặc biệt. Ngay cả phần nhạc phim cũng tối giản khi chỉ chủ yếu sử dụng hai bản nhạc Whiplash và Caravan. Điều này có thể khiến những người hâm mộ nhạc jazz phần nào thất vọng khi xem phim. Với những sự tối giản như thế, gánh nặng đè nặng lên vai hai diễn viên Miles Teller và J.K. Simmons trong hai vai chính. Tuy nhiên, cả hai đã xuất sắc hóa thân thành những nhân vật đầy ám ảnh trong câu chuyện, đặc biệt là J.K. Simmons với vai người thầy Terrence Fletcher. Ở ngay trường đoạn đầu tiên, Miles Teller mặc áo trắng, còn J.K. Simmons vận một “cây đen”. Cảnh phim như báo trước về hai tuyến nhân vật đối lập của câu chuyện sắp sửa diễn ra. Sau đó, cứ mỗi lần xuất hiện trên màn ảnh, J.K. Simmons luôn vận bộ đồ đen từ trong ra ngoài, khiến không khí xung quanh ông như đặc quánh, ngột ngạt thông qua những lời nói khó nghe, những cơn giận dữ không biết bao giờ mới chấm dứt. Ngoài ra, không khí căng thẳng còn được tôn lên nhờ những cảnh quay cận mặt nhân vật: gương mặt Andrew nhăn nhó vì đau đớn, máu chảy trên tay nhưng vẫn phải cố gắng giữ nhịp trống; gương mặt Terrence hò hét văng cả nước miếng khi sỉ vả học trò… Đó đều là những hình ảnh đáng nhớ của bộ phim. Có lẽ sẽ không nhiều người đồng tình với cách thức mà Terrence Fletcher dạy dỗ, thúc ép học trò của ông; cũng như cảm thấy xót thương cho một Andrew Neyman bị cuốn theo nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo của người thầy. Nhưng trong trường đoạn cuối cùng của bộ phim, Andrew Neyman đem đến màn trình diễn tuyệt hảo, khiến toàn bộ khán phòng như muốn nổ tung. Phải chăng những cơn giận dữ và sỉ vả trong thời gian tập luyện của Terrence rốt cuộc cũng trở nên hiệu nghiệm, tạo ra được một huyền thoại âm nhạc mới? Và phải chăng người xem đang tung hô cho thành quả của chúng sau tất cả những gì được chứng kiến? Trong một năm mà cái ác lên ngôi trên màn ảnh rộng, sau khi Amy Dunne của Gone Girl khiến người xem khiếp sợ xen lẫn thán phục; Lou Bloom của Nightcrawler khiến khán giả phải ghê tởm; thì Terrence Fletcher của Whiplash hẳn sẽ khiến công chúng phải đặt ra rất nhiều suy ngẫm, về cái giá thực sự để vươn tới sự hoàn hảo và vĩ đại trong nghệ thuật. Whiplash là bộ phim từng giành giải thưởng của cả khán giả lẫn giám khảo tại Liên hoan phim độc lập Sundance năm 2014. Tác phẩm lọt vào rất nhiều danh sách top ten phim 2014 do các nhà phê bình bầu chọn. Bản thân J.K. Simmons hiện nhận được đề cử ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải thưởng Quả cầu vàng năm 2014 Trailer của bộ phim
    • 0 downloads
    Bộ phim có sự tham gia của tài tử Channing Tatum và danh hài Jonah Hill khiến khán giả bật cười bằng những tình tiết đầy bất ngờ có phần điên loạn, thô thiển đặc trưng phong cách hài Hollywood. Cuối những năm 1980, loạt phim truyền hình 21 Jump Street trở thành một trong những cái tên được giới trẻ yêu thích nhất trên kênh truyền hình của hãng Fox. Phim đã góp phần đem lại danh tiếng cho tài tử Johnny Depp và cả nam diễn viên gốc Việt Dustin Nguyễn. Sau 21 năm kể từ khi tập cuối trong loạt phim lên sóng, phiên bản điện ảnh với diễn xuất của Channing Tatum và Jonah Hill ra mắt người hâm mộ. Jonah Hill cũng là đồng tác giả kịch bản của bộ phim. Schmidt (Jonah Hill) và Jenko (Channing Tatum) học cùng nhau từ thời trung học. Trong khi Jenko thuộc nhóm học sinh quậy phá, nghịch ngợm thì Schmidt là một “con mọt sách” và cả hai chẳng hề ưa nhau. Tại Học viện Cảnh sát, Schmidt và Jenko tình cờ gặp lại nhau. Lúc này cả hai trở thành bạn thân, giúp nhau trong các bài tập lý thuyết và thực hành khó nuốt. Khi ra trường, cả hai bị đẩy đi làm bảo vệ đạp xe đạp trong công viên. Schmidt và Jenko vẫn mơ có ngày lập được thành tích lớn để trở thành những cảnh sát đặc vụ thực thụ. Sau một vụ bê bối trong công viên vì tay nghề còn quá non, cả hai bị chỉ định tham gia đơn vị đặc biệt tên là 21 Jump Street - nhóm cảnh sát chìm luôn trà trộn vào trường trung học để điều tra những sự vụ liên quan tới trẻ vị thành niên. Schmidt và Jenko buộc phải vác ba lô trở lại trường trung học để tìm ra đường dây học sinh buôn bán thuốc kích thích. Tuy nhiên lúc này, “bảng phân vai” đã thay đổi. Schmidt nhanh chóng kết thân được với nhóm học sinh ăn chơi nhất trường, còn Jenko lại gần gũi với đội “mọt sách” ngày ngày chỉ biết vùi đầu vào hóa học. Nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy đến với hai anh chàng “cớm chìm”. 21 Jump Street có một kịch bản tốt với những chi tiết đầy bất ngờ, đi ngược lại suy đoán của số đông người xem. Những tình tiết hài thô kiểu Mỹ được trải dài từ đầu đến cuối phim và tạo nên nhiều tiếng cười. Kể cả ở những trường đoạn hành động như cảnh rượt đuổi trên đường phố bằng xe limousine, đọ súng, đấu tay đôi trong “hang ổ” của đường dây cung cấp thuốc kích thích hay những cảnh tâm lý như Schmidt đóng kịch ở trường cũng đều được dàn dựng rất hài hước. Thuộc dòng phim Bromances - nói về tình bằng hữu của đàn ông, 21 Jump Street xây dựng hai nhân vật nam chính với hình ảnh rất đối lập nhau. Schimdt thông minh nhưng lại quá “sách vở” và chậm chạp, nặng nề. Trong khi đó, Jenko điển trai, có cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh nhưng kiến thức cơ bản của cảnh sát lại rất kém đúng theo kiểu “tứ chi phát triển”. Cả hai anh chàng bị đẩy vào thành một đội và phải bổ trợ cho nhau. Từ đó, những xung đột và những yếu tố từ môi trường học sinh trung học tác động lên tình bạn của cả hai rồi đưa họ bước vào những thử thách khó khăn của nghề cảnh sát. Câu chuyện trở lại học đường của 21 Jump Street gợi cho người xem liên tưởng tới nhiều bộ phim trước đó như Never Been Kissed hay 17 Again. Tuy nhiên, phim kết hợp nhiều thể loại, từ hành động, tâm lý tới hài hước, trinh thám. Các yếu tố này đều được tận dụng rất triệt để làm tăng tính hấp dẫn cho kịch bản. Ngoài ra, khán giả còn bắt gặp lại rất nhiều bài hát quen thuộc được lồng ghép trong phim như Graduation (Friends Forever) của Vitamin C (xem video) hay Party Rock Anthem của LMFAO (xem video). Ở gần cuối phim, khán giả cũng sẽ được gặp một trong những tài tử lừng danh nhất của Hollywood hiện nay xuất hiện trong vai trò khách mời đặc biệt (Cameo). Có thể nói đây là trường đoạn bất ngờ và thú vị nhất của 21 Jump Street. Hai diễn viên chính Channing Tatum và Jonah Hill đã có màn phối hợp rất ăn ý, tạo nên sự dí dỏm cho các nhân vật và câu chuyện. Từng để lại dấu ấn trong Funny People, Get Him To The Greek hay gần đây là Moneyball, Jonah Hill tiếp tục thể hiện tài năng viết kịch bản và hiện thực hóa những gì mình viết với 21 Jump Street. Channing Tatum cũng chứng tỏ được rằng ngoài các phim tình cảm lãng mạn như Dear John, The Vow, hay các phim hành động như G.I. Joe thì anh còn có khả năng đóng hài rất duyên. Nam diễn viên da màu Ice Cube cũng để lại ấn tượng rất mạnh cho người xem dù không có nhiều đất diễn như Channing Tatum hay Jonah Hill. Trong vai chỉ huy Dickson của 21 Jump Street, Ice khiến khán giả phải phì cười mỗi lần xuất hiện trên màn ảnh bởi bản tính nóng nảy, nghiêm túc một cách thái quá và quát nhân viên như đọc Rap. Với một kịch bản tốt, có nhiều chiêu trò hấp dẫn được khán giả và một dàn diễn viên đồng đều về diễn xuất, 21 Jump Street là một phiên bản chuyển thể từ truyền hình sang điện ảnh rất đặc sắc và có tính giải trí cao. Phim cũng gợi cho khán giả nhớ lại quãng thời gian học trung học với nhiều trò quậy phá, nghịch ngợm.
    • 0 downloads
    Thương hiệu Ghost in the Shell lần đầu được biết đến với danh nghĩa là một bộ truyện tranh vào những năm 1980, tuy nhiên phải mãi đến khi được chuyển thể thành hoạt hình năm 1995, cái tên này mới được biết đến rộng rãi trên toàn cầu. Kể từ thời điểm đó, kha khá các sản phẩm nối tiếp và ăn theo Ghost in the Shell đã được tung ra, nhưng được chú ý hơn cả vẫn là bản gốc cùng với series kéo dài 2 phần Ghost in the Shell: Stand Alone Complex, hay gần nhất chính là phiên bản làm lại năm 2017 với sự góp mặt của Scarlett Johansson. Có nội dung khá rộng thiên về mảng hành động kịch tính, nhưng thông điệp chính của thương hiệu này được truyền tải qua các sản phẩm vẫn được giữ nguyên, và bài viết này muốn nhắc đến một đề tài cụ thể: Điều gì có khả năng quyết định nên một con người? Cái tên của thương hiệu này, "Ghost in the Shell" có thể dịch chuẩn xác nhất (tuy thiếu đi tính nghệ thuật) là "Ma trong cái vỏ". "Ma" ở đây đã được tác giả nhắc đến như linh hồn của một con người, hay cụ thể hơn nữa là linh hồn của Thiếu tá Motoko Kusanagi đang tồn tại trong một cái "vỏ" dựng nên từ máy móc vô tri. Trong cơ thể nhân tạo lạnh lẽo ấy, ý thức và tâm hồn của một con người tồn tại, với những cảm xúc rõ rệt cũng như nhân sinh quan rõ ràng về những điều đang xảy ra xung quanh mình. Não bộ và trí tuệ của cô nằm gọn bên trong một bỏ bọc hoàn hảo được tạo nên từ những chất liệu tối tân nhất. Nếu như trước đây, đặc điểm dùng để phân biệt một con người và một cỗ máy chính là việc con người có linh hồn, thì điều này sẽ biến Thiếu Tá trở thành một thứ gì? Mang trong mình những khả năng siêu việt của một thứ vũ khí tối tân, nhưng đồng thời lại bao bọc những đặc điểm rất "người", nhân vật Thiếu Tá đã dành rất nhiều thời gian để thắc mắc với chính bản thân câu hỏi "Tôi là ai?". Liệu cô là một con người thật, hay cũng chỉ là một thứ máy móc trống rỗng, một tạo phẩm đến từ cái nôi của công nghệ? Một cỗ máy có thể giải được trăm ngàn bài toán khó, có thể sàng lọc hàng triệu triệu thông tin, nhưng nó không thể tự đặt được câu hỏi. Nếu như cỗ máy ấy đã có khả năng chất vấn về những dữ liệu nó tiếp xúc hay trải nghiệm, thì phải chăng đây thực sự là một cỗ máy sống? Motoko Kusanagi ngờ vực về chính sự tồn tại của mình, bị giằng xé giữa một cái hồn rất "người" và một cơ thể rất "máy". Thể tồn tại của Thiếu Tá không hề được chính thức xác minh trong bộ phim. Thay vì đưa ra lời giải đáp cho một câu hỏi, Ghost in the Shell đưa người xem đến vô vàn những câu hỏi khác. Trong một thời đại khi công nghệ và sinh học có thể đan vào với nhau, hay thậm chí là không thể tách rời, thì con người thực sự là gì? Phải chăng, một chủ thể chỉ có thể thực sự là "người" khi nó được tạo thành bởi máu thịt, hay chính năng lực tư duy, phản biện và nhận thức mới là thứ quyết định? Và liệu rằng, bất cứ những kẻ nào có hình dạng, tư duy như một con người thì cũng là người toàn vẹn? Có phải rằng, định nghĩa của "con người" chính là việc cư xử giống người? Nghe có vẻ có lý, nhưng "cư xử" như thế nào mới là giống người? Nó không đơn giản chỉ là việc có ý thức, vì ý thức có thể tìm thấy ở muôn loài. Nó cũng không phải là trí tuệ, bởi lẽ máy móc là một sản phẩm của trí tuệ, thậm chí còn có khả năng gấp hàng trăm ngàn lần chúng ta, nhưng cũng không phải là người. Thứ có khả năng phân biệt con người ra khỏi bất kì một giống loài nào khác, chính là cách chúng ta lựa chọn để cư xử với những người và vật xung quanh. Có những người chọn cách hòa nhã và thân thiện, trong khi có những kẻ lại chỉ đi tìm kiếm xung đột. Cho dù là thế nào, thì đó cũng là chất "người" không thể chối bỏ. Bởi lẽ, hiền hậu hay cục súc, đều là những thứ một cỗ máy không thể đạt tới, và thậm chí nếu nó có đạt tới trình độ đó, thì liệu nó có còn là một cỗ máy hay không? Motoko trong Ghost in the Shell đã làm bạn với những chú chó, đã lặn thật sâu trong làn nước để tìm lại những cảm xúc cực điểm của trái tim kim loại, và đã tìm lại được tình yêu với một "người" khác. "Ra là thế!..." Ghost in the Shell là một trong những bộ phim hành động hiếm hoi có khả năng khiến người xem suy ngẫm. Thông điệp được đưa ra rõ ràng và sắc nét (cho dù có bị xử lý khá vụng về ở phiên bản 2017), đơn thuần tựa như một câu hỏi, hay thậm chí là một lời nhắc nhở, về chính bản thân của chúng ta. Bài viết này, cũng như bộ phim, chỉ xin phép nới rộng chủ đề được nhắc tới đó, làm rõ vấn đề một chút thay vì đưa ra bất kì lời giải đáp nào để thỏa lòng cho những bộ óc "người" đam mê tìm tòi đang theo dõi. "Con người" là một phạm trù lớn, rộng, và không chắc chắn. Vì vậy, lời đáp cho dấu chấm hỏi đã được đặt ra, có lẽ tốt nhất là để cho từng bộ óc xem xét mà thôi.
    • 0 downloads
    Thông tin về bộ phim kinh phí thấp, của một đạo diễn trẻ người Nam Phi, gây sóng gió tại các rạp chiếu phim của Mỹ, đã khiến nhiều người đón đợi sự xuất hiện của “District 9” (Khu vực 9) ở VN. Phim sẽ chính thức khởi chiếu tại các rạp trong cả nước vào ngày 11-9. Nặng nề và ám ảnh, đó là những gì người xem cảm nhận từ bộ phim này. Câu chuyện giả tưởng về người ngoài hành tinh nhưng lại mang một thông điệp ám chỉ về một xã hội hiện hữu. Những sự đối xử mang nặng tính phân biệt chủng tộc, những cuộc đời tăm tối trong các khu ổ chuột, tội phạm gia tăng, vấn đề tị nạn, cái gọi là tính nhân đạo hay việc có những kẻ nhân danh nó để kiếm chác, để có những hành động phi đạo đức, phi nhân tính… Dễ dàng nhận ra sự khác lạ trong cách làm phim của đạo diễn trẻ này. Lần đầu tiên người ngoài hành tinh trở thành những kẻ bị săn đuổi, bị hành hung đầy bạo lực và bị sát hại. Phim cho người xem cảm giác họ giống như những người da đen sống ở những khu ổ chuột của Mỹ mà những kênh thời sự nước ngoài thường phát. Những cuộc xung đột vũ trang giữa đôi bên mà lý do đôi khi hết sức vớ vẩn… Sự vô nhân đạo của những kẻ cho mình cái quyền cướp đi sinh mạng của người khác vì mục đích nghiên cứu, thậm chí ngay cả khi đó là người cùng giống loài, cùng chủng tộc, màu da với họ, người mà trước đó đã được họ tôn vinh. Bộ phim lấy người ngoài hành tinh làm nhân vật chủ thể để lên án một xã hội hiện đại nhưng vẫn đầy rẫy những bất công và phi lý. Một cái lạ nữa của phim này là cách thể hiện dưới dạng phim tài liệu. Các nhân vật giống như đang trong cuộc đời thực và được người thứ ba phỏng vấn, ghi hình để phản ánh trước công luận. Những góc máy cận cảnh, cú lia máy, tay máy rung… làm cho bộ phim được cảm nhận như chân thực. Quá trình thực hiện bộ phim được kể lại rằng, đạo diễn Blomkamp ra phố với người quay phim, tìm kiếm những phản ứng từ người thật. Anh nhanh chóng nhận ra rằng, ý tưởng về những kẻ tị nạn từ thiên hà đột nhiên xuất hiện trên ngưỡng cửa của thành phố rất khớp với xung đột thực và tính bài ngoại đang thịnh hành trong những cư dân vùng này đối với dòng chảy người dân di cư (người ngoài hành tinh) từ các quốc gia láng giềng. Những phản ứng trung thực mà đạo diễn bắt được qua máy quay đã mang lại sức sống cho phim, làm mờ ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế… Vì “District 9” được đặt ở Nam Phi, nhiều người cho rằng bộ phim là một phép ẩn dụ trực tiếp với nhiều vấn đề mà đất nước này đang phải đối mặt. Các nhà làm phim nói rằng khó tách bạch bộ phim ra khỏi bối cảnh, thực ra không có một phép ẩn dụ có chủ ý nào ở đây. Nhưng Sharlto Copley, người đóng vai Wikus, nhân vật chính trong phim nói: “Ở Nam Phi, chúng tôi phải giải quyết các vấn đề mà nhìn chung mọi người trên thế giới đang cố che giấu”. Có thể nói, để thích một bộ phim như “District 9” là khó. Đoạn đầu của bộ phim dễ khiến người xem bỏ về giữa chừng, nhưng nếu chịu theo dõi, thì đây là bộ phim đầy ám ảnh. Những người quan tâm đến vấn đề xã hội sẽ thích bộ phim này, song sự thành công của bộ phim để kéo số đông khán giả đến rạp lại là hình ảnh những người ngoài hành tinh đầy gớm ghiếc, đó là hình ảnh của loài giáp xác. Hình ảnh đó là kết quả lai giữa kỹ xảo hình ảnh và hiệu ứng thực tế, đã cho ra những nhân vật đủ làm người xem có cảm giác ghê sợ...
    • 0 downloads
    Năm 1955, chiếc xe DeLorean đồng thời là cỗ máy thời gian bị sét đánh khiến Tiến sĩ Emmet và cố máy biến mất, Marty bị kẹt lại nơi đây. Đồng thời lúc đó anh cũng nhận được một bưu phẩm gửi đến cho anh. Chữ ký trên đó là của Tiến Sĩ, nhưng lá thư kèm theo được viết năm...1885.Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Emmet phiên bản 1955, Marty phục hồi được cỗ máy thời gian và chuẩn bị trở về. Tuy nhiên do tò mò về cuộc sống của Tiến sĩ khi bị kẹt ở quá khứ, Marty quay xe trở lại năm 1885, miền Tây nước Mỹ mà quên mất một điều quan trọng: thời điểm đó chưa có xăng, và anh chàng sẽ ko thể trở lại hiện tại được...
    • 0 downloads
    Cậu thiếu niên Marty McFly là một nghệ sĩ trẻ đầy tham vọng và có một cô bạn gái Jennifer Parker ở Hill Valley, California. Gia đình cậu thì thật ít tham vọng; cha cậu là George luôn bị bắt nạt bởi viên giám sát của mình Biff Tannen, trong khi mẹ cậu là Lorraine thì lại là một kẻ nghiện rượu thừa cân, lúc nào cũng hồi tưởng về quá khứ, chẳng hạn như lúc bà mới gặp George hồi học trường trung học khi ông bị xe của cha bà tông phải. Marty đã gặp gỡ và kết thân với một nhà khoa học "Doc" Brown. Ông tiến sĩ này dặn cậu phải lái xe tới chỗ bãi đậu vào lúc nửa đêm để chứng kiến chiếc xe thời gian mà ông vừa phát minh có tên DeLorean hoạt động. "Tích tụ điện mạch" của chiếc xe hoạt động chủ yếu nhờ Plutonium mà ông đã đánh cắp từ một bọn khủng bố Libya. Doc đã thử nghiệm chiếc xe của mình bằng cách tăng vận tốc của nó lên 88 mph, gửi nó đến tương lai một phút sau và kết quả là thí nghiệm thành công. Ông tiếp tục muốn chứng minh khả năng đi xuyên thời gian của chiếc xe bằng cách đặt mốc thời gian nó đến là 5 tháng 11 năm 1955, ngày mà ông phát hiện ra "Tích tụ điện mạch". Trước khi Doc chuẩn bị lên xe cho chuyến đi đầu tiên của mình thì bọn Libya xuất hiện và xả súng vào người ông. Marty trong cơn hoảng loạn đã vội nhảy lên chiếc DeLorean định trốn thoát nhưng vô tình kích hoạt cỗ máy thời gian, đưa cậu đến mốc thời gian mà Tiến sĩ Doc đã đặt. Khi chiếc xe đến nơi Marty phát hiện ra mình đúng ở thời điểm đó năm 1955 và thấy chẳng còn Plutonium để khởi động chiếc xe trở về nữa. Lang thang ở Hill Valley năm 1955, Marty gặp George hồi trẻ đang bị bắt nạt bởi một nhóm bạn cùng lớp với tên cầm đầu là Biff. Sau khi Marty cứu George khỏi một tai nạn đâm xe và bị bất tỉnh, cậu tỉnh dậy thì thấy mình ở trong giường ngủ, bên cạnh thiếu nữ Lorraine đang mê đắm cậu thay vì George như đúng chiều không gian - thời gian. Marty đã rời khỏi nhà của Lorraine để tìm gặp Tiến sĩ Doc năm 1955 và yêu cầu sự giúp đỡ của ông để đưa cậu trở lại thời điểm năm 1985. Khi biết chiếc máy thời gian không còn Plutonium nào, Doc giải thích rằng nguồn năng lượng duy nhất có thể thay thế nó lúc này là một tia sét có điện tích khoảng 1,21 tỷ oát. Marty chợt vớ được một tờ báo và phát hiện ra sẽ có một vụ sét đánh vào chiếc đồng hồ trên đỉnh tòa án thành phố vào đêm thứ bảy tới. Doc đã vạch ra một kế hoạch để khai thác sức mạnh của tia sét này, đồng thời bắt Marty phải giới thiệu bố mẹ mình với nhau để đảm bảo sự tồn tại của chính mình sau này. Marty luôn nhiều lần tìm cách đưa George lại gần với Lorraine, nhưng lại gây thù oán với Biff và băng đảng của hắn. Trong cuộc rượt đuổi Marty kịch tính, xe của đồng bọn Biff bị tông phải một xe chở phân và Lorraine càng quyết tâm muốn có được mối quan hệ với Marty. Marty đã định cảnh báo Doc về cái chết của ông trong tương lai nhưng Tiến sĩ này đã từ chối không nghe vì sợ nó sẽ thay đổi chiều không gian - thời gian như đã làm với Marty. Khi Lorraine đến hỏi mời Marty tới Vũ hội Say đắm dưới biển do trường tổ chức, Marty đã lập kế hoạch để George tới đó và giả vờ là anh hùng tới "giải cứu" Lorraine khỏi những hành động xấu của Marty với cô (thực chất là Marty diễn). Tuy nhiên kế hoạch bị đổ bể khi tên Biff đang say rượu tới, kéo Marty ra khỏi xe và định cưỡng hiếp Lorraine. George tới định làm theo kế hoạch của Marty nhưng khi thấy Biff đứng dậy thì cả người cậu run cầm cập. Nhưng cuối cùng dũng khí của một người đàn ông đã giúp George chiến thắng bản thân và đấm Biff một cú trời giáng,nhận ra nắm đấm của mình cũng có lực lắm. Sau đó George và Lorraine cùng dẫn nhau tới Vũ hội, Marty đã trợ giúp ban nhạc ở đó biểu diễn nhằm tiến tới mục đích để bố mẹ mình có nụ hôn đầu tiên.Giữa chừng,có một gã thanh niên gạt mẹ cậu ra khỏi cha cậu vì hắn cho rằng cha Marty chỉ là một kẻ yếu mềm,không dám giành lấy tình yêu còn Marty thì đột ngột ngã quỵ và nhận ra mình đang biến mất(vì mạch thời gian đã bị đảo lộn khiến cho cậu cũng như các anh em ruột bị phủ nhận sự tồn tại cho tới khi cha mẹ cầu có nụ hôn đầu khiến mạch thời gian trở lại ổn định.)May thay,cha cậu đã dũng cảm giành lại mẹ cậu và trao cho bà nụ hôn đầu tiên,khiến Marty trở lại bình thường.Buổi tiệc kết thúc khi Marty solo một đoạn nhạc ghitar với phong cách được cho là kì quặc thời đó,phỏng theo Chuck Berry. Cậu rời khỏi đó với lời tạm biệt cha mẹ cậu,và thiếu nữ Lorraine quyết định sẽ đặt tên con trai mình sau này là Marty.Kế hoạch thành công,cậu tới nơi đã hẹn với tiến sĩ Doc,cố nói cho ông biết về tương lai chết chóc cua ông nhưng ông từ chối được biết vì cho rằng làm vậy sẽ có hậu quả không mong muốn.Không còn cách nào khác,Marty đành viết thư để lại với mong muốn cứu sống tiến sĩ nhưng cũng không thành khi tiến sĩ Doc phát hiện ra và xé nát bức thư.Marty trở lại về năm 1985 với sự giúp sức của tiến sĩ,và cậu đã chỉnh thời gian trở về sớm hơn 10 phút,hi vọng cứu được tiến sĩ Doc. Trở về năm 1985,cậu đi tới địa điểm cũ nhưng không kịp,chứng kiến cảnh một phiên bản khác của cậu chạy vào dòng thời gian quá khứ,còn tiến sĩ Doc vẫn bị bắn chết như cũ,còn bọn khủng bố thì bị nổ chết do đâm xe vào nhà.Cậu thất vọng ngồi khóc cạnh xác tiến sĩ Doc,song ông tỉnh dậy và cho hay mình đã mặc áo giáp chống đạn.Thì ra việc cậu cố làm ở năm 1955 đã có tác dụng,khi tiến sĩ sau đó đã khôi phục lại bức thư,biết trước sự việc. Cậu trở về nhà,nhận ra mọi thứ cũng đã thay đổi:Nhà cậu giàu có hơn,cha cậu tự tin hơn và mẹ cậu không còn là một phụ nữ thừa cân nghiện rượu nữa.Biff giờ chỉ là người làm của cha cậu.Trong lúc cậu định đi chơi với cô bạn gái thì lúc này tiến sĩ lại xuất hiện trên cỗ xe thời gian,bảo rằng cậu và cả bạn gái cậu cần phải đi với ông tới một dòng thời gian khác vì những đứa con sau này của Marty đang gặp rắc rối.Phim kết thúc với cảnh cả ba lên xe và bắt đầu du hành thời gian,báo hiệu rằng phim sẽ có tiếp phần 2.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Bộ phim kinh điển nổi tiếng nhất của đạo diễn người Anh, Alfred Hitchcock, được xem như tác phẩm tiên phong cho dòng phim kinh dị với những hình ảnh gây sốc thời bấy giờ. Ngày nay, có thể thấy các bộ phim Hollywood đều rất "thoáng" trong việc mô tả tình dục và cũng táo bạo không kém trong các cảnh liên quan tới án mạng. Thế nhưng hơn nửa thế kỷ trước, việc xuất hiện những hình ảnh nhạy cảm như vậy trên màn ảnh rộng là điều không tưởng. Người tiên phong góp phần làm thay đổi hệ thống kiểm duyệt khắt khe ấy là đạo diễn Alfred Hitchcock với bộ phim kinh điển của thể loại ly kỳ - Psycho (tạm dịch là Sự hoảng loạn). Hành trình của "sự hoảng loạn" Nếu là người hâm mộ những bộ phim của Hitchcock nói riêng hay các bộ phim kinh điển của thế giới nói chung, Psycho chắc chắn là một cái tên quen thuộc. Ra đời năm 1960, bộ phim dựa trên cuốn sách cùng tên của tác giả Robert Bloch được làm dưới dạng đen trắng, dù Hitchcok đã có nhiều bộ phim màu trước đó. Có hai lý do để ông làm điều này, trong đó đầu tiên là để vượt qua cửa kiểm duyệt do biết chắc những hình ảnh máu me sắc nét sẽ không bao giờ được chấp nhận để đưa ra rạp khi ấy. Thứ hai là ông muốn bộ phim được làm với phí sản xuất thấp nhất có thể, với suy nghĩ: "Nếu như đã có nhiều bộ phim đen trắng chất lượng thấp thống trị phòng vé thì điều gì sẽ xảy ra nếu một bộ phim đen trắng, kinh phí thấp nhưng thật hay được ra rạp?". Psycho ra đời với chi phí vỏn vẹn 800.000 USD. Câu chuyện được dẫn dắt theo hành trình của Marion (Janet Leigh thủ vai), một cô gái tóc vàng đúng tuýp nhân vật mà Hitchcock ưa thích. Cô là nhân viên tại một văn phòng bất động sản. Khi Marion đang băn khoăn làm thế nào có đủ tiền để kết hôn với bạn trai thì cô nhận được một món quà từ trên trời rơi xuống – 40.000 USD. Đây là số tiền mà một khách hàng tới ký gửi để mua nhà cho con gái nhưng Marion lại chớp lấy cơ hội để biến nó thành của riêng và cao chạy xa bay. Hành trình đào tẩu trong đêm mưa của Marion đưa cô tới với nhà nghỉ Bates, một trạm dừng chân tiêu điều vắng khách bởi nằm xa trục đường chính. Chủ nhân nhà trọ là Norman Bates (Anthony Perkins), một anh chàng có vẻ ngoài thư sinh và luôn miệng nhắc đến người mẹ già ốm yếu đang được chăm sóc ở một căn nhà gần đó. Sau bữa tối với Bates, Marion quyết định quay trở lại Phoenix để trả số tiền song cô không bao giờ còn cơ hội làm việc đó. Trong lúc đang đứng dưới vòi hoa sen để tắm, cô đã bị một kẻ bí ẩn dùng dao đâm đến chết. Một lát sau, Norman Bates hốt hoảng chạy tới và phi tang dấu vết của Marion trong sợ hãi. Nhưng sự mất tích bí ẩn của Marion lôi kéo nhiều người tới nhà nghỉ Bates, từ viên thám tử Arbogast (Martin Balsam), bạn trai Sam (John Gavin) cho đến cả em gái cô là Lila (Vera Miles), để rồi sự thật kinh hoàng về tên sát nhân được hé lộ... Với một cốt truyện ly kỳ cùng một chiến dịch quảng bá hiệu quả đã giúp cho Psycho thành công hơn Hitchcock có thể tưởng tượng rất nhiều. Bộ phim gây cơn sốt ngay từ khi mới ra mắt, khiến công chúng phải xếp hàng dài trước các rạp chiếu không chỉ tại Mỹ mà còn ở nhiều nước Âu, Á khác. Đây là bộ phim đen trắng có âm thanh ăn khách nhất mọi thời khi tổng doanh thu được thống kê tới ngày nay là 40 triệu USD và đem về cho riêng Hitchcock 15 triệu USD. Psycho được đề cử bốn tượng vàng Oscar và dù không giành được giải nào, ảnh hưởng bộ phim trong thế giới điện ảnh còn lớn hơn bất kỳ bộ phim nào được ra mắt năm đó. Hơn 50 năm qua, phim vẫn được công nhận như một tượng đài của phim kinh dị, ly kỳ và luôn nằm trong Top đầu của những danh sách bình chọn phim hay nhất của dòng phim trên. Không chỉ được giảng dạy trong nhiều trường lớp điện ảnh, Psycho còn kéo theo những phim ăn theo (không phải do Hitchcock đạo diễn) như Psycho 2, Psycho 3, Psycho "làm lại" năm 1998 hay mới đây là loạt phim truyền hình Bates Motel. Năm 2012, những diễn viên hạng A như Anthony Hopkins, Helen Mirren và Scarlett Johansson đã tham gia vào bộ phim Hitchcock – tái hiện quá trình quay Psycho. Vụ án mạng kinh điển trong phòng tắm Ngày nay, khi nhắc về Psycho không thể không nhắc tới cảnh nhân vật Marion bị đâm dã man cho đến chết dưới vòi hoa sen, bởi đây là nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ khi bước vào phòng tắm và còn là một bước đột phá về góc quay, âm thanh cùng cách "hù dọa" khán giả trong điện ảnh. Được quay trong bảy ngày từ 17 tới 23/12/1959, cảnh quay này có độ dài khoảng ba phút với tận 77 góc máy quay khác nhau. Thời ấy, Janet Leigh là một nữ diễn viên có tên tuổi tại Hollywood và thật khó tưởng tượng việc nhân vật do một ngôi sao hàng đầu của thập niên 1960 thủ vai lại có thể bị giết một cách không thương tiếc khi bộ phim mới trải qua được một phần ba. Thế nhưng Hitchcock lại dũng cảm làm điều đó và khiến khán giả bị sốc cũng như hoang mang không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ông lấy ý tưởng thực hiện việc này khi đọc chính cuốn tiểu thuyết Psycho gốc, lúc tác giả Bloch để độc giả đồng hành và sẻ chia cảm xúc cùng Marion trước khi bất ngờ loại bỏ cô. Để giữ cho chi tiết trên cũng như cái kết của phim được ít người biết nhất có thể, Hitchcock đã cho người đi mua toàn bộ những bản in Psycho còn sót lại trong các tiệm sách. Sự kỹ lưỡng của ông đã được đền bù xứng đáng, khi đa phần người xem đều thừa nhận rằng mình không thể lường trước được sự ra đi của nhân vật chính. Nhưng cảnh "án mạng phòng tắm" nổi tiếng đến vậy còn bởi sự thiên tài trong cách quay phim của Hitchcock. Máu được làm giả bằng nước sốt chocolate, tiếng dao đâm vào da thịt được thu lại từ cảnh đâm một quả dưa vàng và cảnh quay còn được thực hiện trong màu sắc đen trắng, vậy mà nhiều người vẫn lo sợ khi phải tắm vòi sen sau khi xem xong Psycho. Điều này có được là nhờ những góc quay cận cảnh, cùng sự đột ngột. Khán giả được thấy Marion bước vào bồn tắm và khi đang đắm mình trong làn nước từ chiếc vòi sen thì đột ngột một bóng đen bí ẩn lao tới với con dao bầu lăm lăm trong tay. Trước khi người xem có thể thắc mắc đây là ai thì kẻ sát nhân đã cầm dao đâm liên tiếp vào người phụ nữ trẻ đang chống cự một cách bất lực. Các góc quay được chuyển liên tiếp, không chỉ ở góc nhìn thứ ba thông thường mà còn từ góc nhìn thứ nhất khiến khán giả cảm nhận được phần nào sự kinh hoàng mà nạn nhân đang phải chịu đựng. Cùng với những nhát dao liên tiếp ấy là thứ nhạc nền dồn dập, chói tai được nhà soạn nhạc Bernard Hermann tạo bởi violin và cello khiến cảm xúc căng thẳng của người xem càng được đẩy lên gấp bội. Cảnh quay kết thúc khi tên sát nhân bỏ đi, để lại Marion chới với trong bồn tắm và đưa tay níu tấm rèm trước khi ngã xuống. Nước có thể gột sạch những vết máu của cô, song tròng mắt mở toang cùng sự kinh hãi của người xem lại trở thành những ám ảnh khó phai. Ngay cả nữ diễn viên chính Janet Leigh cũng mang nỗi sợ hãi đó theo suốt đời, khi cô không bao giờ tắm vòi sen nữa trừ khi hoàn cảnh bắt buộc và luôn khóa chặt cửa mỗi khi làm vậy. Hitchcock và cuộc cách mạng "Psycho" Alfred Hitchcock được mệnh danh là "bậc thầy của sự hồi hộp" và Psycho được ưa thích tới tận ngày nay không chỉ bởi cảnh án mạng nổi tiếng trên mà còn bởi 109 phút của phim là cả một hành trình điều tra đầy ly kỳ và bất ngờ. Sự hồi hộp đó được giữ cho tới tận phút chót với một phong cách "Hitchcock". Nếu theo dõi kỹ phim, khán giả có thể bắt gặp những chi tiết thú vị của đạo diễn như sự xuất hiện chớp nhoáng của chính ông ở đầu phim hay sự thay đổi ở bề ngoài nhân vật Marion. Mở đầu phim, cô xuất hiện trong bộ đồ lót màu trắng bên cạnh người tình Sam như một biểu trưng cho sự trong sáng của tâm hồn, trước khi chuyển sang tông màu đen sau khi thực hiện hành vi xấu xa là biển thủ 40.000 USD. Thành công của Psycho còn đến với sự lựa chọn diễn viên hoàn hảo, từ Janet Leigh tới Anthony Perkins. Nếu Leigh vừa có thể diễn tả nỗi sợ lại vừa là một cái tên hút khách thì Perkins lại có sức ám ảnh kỳ lạ. Một gương mặt thư sinh, có phần yếu đuối nhưng lại có một ánh mắt dường như đang che giấu một thế giới điên loạn đằng sau đó và khiến những ai từng xem Psycho phải nhớ mãi. Những bộ phim kinh dị với nhiều hình ảnh tra tấn rùng rợn sau này như Friday the 13rd, Saw... hay các chương trình truyền hình máu me như Dexter cần phải cảm ơn Alfred Hitchcock bởi ông chính là người tiên phong trong việc đưa những cảnh quay nhạy cảm như vậy lên màn ảnh. Ngày ấy, luật kiểm duyệt của Mỹ còn rất hà khắc và ngay cả việc đưa một đôi tình nhân chưa phải vợ chồng vào chung giường ngủ cũng bị cấm đoán. Thế nhưng Hitchcock đã lấy hình ảnh đó để mở đầu cho Psycho. Khi mà việc khỏa thân là chủ đề ít ai dám động đến, Hitchcock đã có thể quay vụ án mạng rùng rợn mà không để lộ hết thân thể Janet Leigh nhờ những góc quay độc đáo. Là kẻ dẫn đầu trong việc mô tả những vụ án mạng kinh hoàng trên màn ảnh, tiên phong trong việc sử dụng hiệu ứng góc quay, âm nhạc... để đem lại nỗi sợ, Psycho đã trải qua hàng chục lần bị thay đổi mác kiểm duyệt trong 53 năm qua. Tuy nhiên, vị thế bộ phim nổi tiếng nhất của Alfred Hitchcock cũng như tượng đài của dòng phim kinh dị, ly kỳ vẫn sẽ còn mãi và không thể lay chuyển.
    • 0 downloads
    Trong năm 1891, Irene Adler nhận trao một bưu kiện cho Bác sĩ Hoffmanstahl, thanh toán cho một lá thư ông yêu cầu. Hoffmanstahl mở gói, kích hoạt một quả bom bên trong nhưng thoát chết nhờ Sherlock Holmes chặn kíp nổ kịp thời. Nhưng Holmes đã tìm thấy Hoffmanstahl bị sát hại sau đó. Adler gặp Giáo sư Moriarty để tìm hiểu sự việc, nhưng Moriarty đã đầu độc cô trong một quán ăn. Holmes đã bị cú sốc vì cái chết của Adler. Một quãng sau, bác sĩ Watson đến tại 221B phố Baker, nơi Holmes tiết lộ rằng ông đang điều tra một loạt các vụ giết người dường như không liên quan, các cuộc tấn công khủng bố và thâu tóm doanh nghiệp mà ông đã kết nối có sự liên quan với Moriarty. Holmes đã diện kiến với một cô gái thầy bói người Digan Manouche Pháp - Simza, người nhận thư chính thức mà Holmes lấy từ Adler, gửi từ anh trai Rene của cô. Holmes ngăn cản một sát thủ được cử đến giết Simza, nhưng cô chạy trốn trước khi Holmes có thể thẩm vấn cô. Sau đám cưới của Watson và Mary Morstan, Holmes được Moriarty hẹn gặp chính thức lần đầu tiên. Moriarty báo hiệu cho Holmes rằng Adler bị đầu độc và đe dọa sẽ tặng quà cưới nguy hiểm cho Mary Watson nếu Holmes tiếp tục can thiệp vào việc của mình. Người của Moriarty tấn công Watson và Mary trên một chuyến tàu đi tuần trăng mật của họ. Holmes đã theo sát để bảo vệ họ, đẩy Mary từ tàu xuống một con sông bên dưới cầu, nơi cô được người anh trai Mycroft của Holmes đã chèo thuyền chờ sẵn. Sau khi đánh bại người của Moriarty, Holmes và Watson đến một khu người Digan ở Paris để tìm Simza. Khi tìm thấy Simza, Holmes nói rằng vì Rene đã tiết lộ thân phận của mình với cô nên Moriarty đã cho người truy sát, bởi Rene đang làm việc cho Moriarty, và Holmes cũng nói với cô về kế hoạch hành động của mình. Simza dẫn hai người đến trụ sở của một nhóm phi chính phủ mà cô và Rene đã từng cộng tác trước đây. Họ biết rằng những người phi chính phủ đã bị Moriarty thao túng buộc phải đặt bom theo lệnh. Bộ ba đến sân khấu một nhà hát ở Paris mà Holmes cho rằng nơi đặt bom. Tuy nhiên, Holmes nhận ra quá muộn rằng ông đã bị Moriarty lừa và bom được đưa vào nơi hội họp trong một khách sạn gần đó; bom giết chết một số doanh nghiệp sản xuất vũ khí. Holmes phát hiện ra rằng quả bom là vỏ bọc cho vụ ám sát Meinhard, một trong những người tham dự, bởi phụ tá Moriarty, Sebastian Moran. Cái chết của Meinhard đã đưa lợi thế quyền sở hữu nhà máy sản xuất vũ khí của Moriarty Meinhard tại Đức. Holmes, Watson và Simza đã vượt qua biên giới tìm đến nhà máy sản xuất vũ khí, nhờ những bức tranh đầu mối mà Rene để lại cho cô em gái. Tại nhà máy, Moriarty đã bắt và tra tấn Holmes về nơi đến của bức điện tín mà Holmes đã nhờ Watson gởi đi, trong khi trở lại tìm Holmes, Watson bị phục kích dưới làn đạn của Moran. Holmes suy luận âm mưu Moriarty, tiết lộ rằng giáo sư bí mật mua lại cổ phần trong nhiều công ty trục lợi chiến tranh, và dự định sẽ kích động một cuộc chiến tranh thế giới để thu về lợi nhuận lớn cho mình. Trong khi đó, Watson dùng khẩu pháo được Moran che giấu dưới tấm bạt để bắn đổ tháp canh. Ngọn tháp sụp đổ vào kho, nơi Moriarty đang tra xét Holmes. Watson, Simza, và Holmes bị thương gặp nhau và chạy thoát lên một chiếc tàu đang đi qua. Holmes suy luận rằng mục tiêu cuối cùng của Moriarty sẽ là một hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ, tạo ra một sự kiện bất đồng mang tầm quốc tế. Tại hội nghị, Holmes tiết lộ rằng Rene là sát thủ và đang cải trang thành một trong những đại sứ, đã được cho phẫu thuật tái tạo một khuôn mặt khác bởi Bác sĩ Hoffmanstahl. Holmes và Moriarty hẹn nhau ra ngoài ban công để đấu một ván cờ cân não. Watson và Simza tìm thấy Rene và ngăn chặn âm mưu ám sát của anh ta, nhưng Rene đã bị Moran giết bởi một cây kim cực độc trong gậy của hắn. Bên ngoài ban công, Holmes đã tiết lộ với Moriarty rằng trong khi bị tra tấn trước đó, Holmes đã kịp tráo cuốn sổ cá nhân của Moriarty, trong đó ghi lại tất cả các kế hoạch và tài chính của Moriarty bởi một cuốn sổ khác chỉ có những hình vẽ. Bản gốc đã được gửi đến Mary ở London, người giải các mật mã sử dụng trong một cuốn sách mà Holmes đã nhận thấy trong văn phòng Moriarty ở cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ. Mẹ Maria đưa các thông tin cho thanh tra Lestrade - người tịch thu tài sản bất chính của Moriarty, làm cho Moriarty tê liệt về tài chính. Holmes và Moriarty cùng dự đoán một cuộc đối đầu về thể chất sắp xảy ra, và cả hai nhận ra Moriarty sẽ giành chiến thắng do Holmes bị chấn thương ở vai. Holmes đã khắc chế được Moriarty trên ban công và cả hai cùng rơi xuống thác nước Reichenbach bên ngoài ban công. Hai người được cho là đã chết. Sau đám tang của Holmes, Watson và Mary chuẩn bị cho tuần trăng mật muộn của họ, khi Watson nhận được một bưu kiện trong đó có chứa một dụng cụ thở của Mycroft mà Watson đã được thấy trước hội nghị thượng đỉnh. Dự đoán rằng Holmes vẫn còn sống, Watson rời khỏi văn phòng để tìm kiếm người vừa giao hàng. Holmes, đã ẩn mình trong văn phòng của Watson, đọc hồi ký của Watson trên máy đánh chữ và gõ thêm một dấu hỏi sau dòng chữ "kết thúc".
    • 0 downloads
    “Tình trai” nhí nhố, hành động hài hước kiểu phim Thành Long… là những điều mà trailer phim mang lại. Điều đó khiến tôi càng kì vọng hơn vào một bộ phim thám tử với những vụ án phức tạp, những màn đấu trí, suy luận sắc sảo, căng thẳng chứ ko chỉ chất hành động hài. Tiếc thay, tất cả những gì phim làm tốt lại là những điều mà trailer đã nói hết cả. Robert Downey Jr sau một thời gian bê tha với rượu và chất gây nghiện đã quay trở lại màn ảnh một cách xuất sắc trong Iron Man và Tropic Thunder năm 2008, cả 2 đều được đánh giá khá cao và mang lại cho ông 1 đề cử Oscar cho vai phụ xuất sắc. Ngay lập tức, Robert được Guy Ritchie – đạo diễn từng thành công với các bộ phim hình sự pha chất hài như Lock, Stock and Two Smoking Barrels, Snatch và RocknRolla mời vào vai thám tử lừng danh Sherlock Holmes trong bộ phim cùng tên, cùng với diễn xuất của tài tử Jude Law vào vai bác sĩ John Watson. Sherlock Holmes trở thành một dự án phim đầy hứa hẹn của Robert, phần vì bộ phim dựa trên cái tên nổi tiếng nhất trong kho tàng tiểu thuyết trinh thám thế giới, đã không ít lần được chuyển thể thành công lên màn ảnh, mà còn vì đạo diễn Guy Ritchie tuyên bố sẽ xây dựng một hình ảnh Sherlock Holmes hòan toàn khác so với những gì mà người ta đã tưởng tượng về nhân vật này – một bộ phim trinh thám đậm chất hành động hài hước với việc tập trung vào mối quan hệ giữa Holmes và người đồng sự Watson. Bộ phim trước khi ra mắt đã nhận được không ít phản ứng trái chiều từ các fan hâm mộ Sherlock Holmes và bộ tiểu thuyết, kẻ phản đối cho rằng Guy đã phá hỏng hình tượng một nhân vật kinh điển, còn người ủng hộ thì mogn muốn 1 hình ảnh mới lạ về thần tượng của họ (dù sao thì điều này vẫn tốt hơn so với phản ứng của người hâm mộ đối với 1 dự án Sherlock Holmes khác đang được chuẩn bị sản xuất, do “Borat” Sacha Baron Cohen vào vai Sherlock Holmes, còn Will Ferrell làm bác sĩ Watson – có lẽ định xây dựng phim theo hướng hài nhảm nhí). Và câu trả lời, tất nhiên, chỉ có khi bộ phim chính thức ra rạp … Mở đầu phim là cảnh Sherlock Holmes (Robert Downey Jr), bác sĩ Watson (Jude Law) đột nhập vào một tòa nhà. Ở bên trong đang diễn ra một nghi lễ tà thuật, với những kẻ mặc áo trùm đen đang chuẩn bị giết 1 cô gái trẻ để hiến tế. Cả 2 nhanh chóng lao đến ngăn chặn thành vi phạm tôi, và bắt giữ Blackwood (Mark Strong) – kẻ đầu sỏ. Hắn bị tuyên án tử hình vì tội sát hại 5 cô gái trẻ, và đã bị xử treo cổ. Trước khi bị hành hình, Blackwood đã gặp Holmes, cảnh báo ông về những điều tồi tệ sẽ diễn ra, sẽ có 3 người phải chết, và Holmes sẽ không thể làm gì để ngăn cản. Ông không để ý đến những điều đó – vì Blackwood là một kẻ cuồng tín luôn cho rằng mình là người có sức mạnh siêu nhiên để lãnh đạo thế giới… Mọi chuyện bắt đầu khi Irene Adler (Rachel McAdams) – người tình cũ của Sherlock Holmes đến nhờ ông tìm kiếm một người có liên quan đến Blackwood. Irene làm việc cho một người bí ẩn. Ngay sau đó, Holmes nhận được tin báo của cảnh sát: ngôi mộ của Blackwood đã bị phá hủy, và người ta thấy Blackwood – kẻ đã bị treo cổ chết – đội mồ sống dậy … Nếu đã xem qua trailer phim thì sẽ thấy ngay bộ phim tập trung vào mối quan hệ giữa Holmes và người đồng sự Watson với những pha hành động hài hước. Guy Ritchie đã giữ đúng lời hứa – bộ phim của ông thành công khi tập trung chủ yếu vào Holmes với Watson với hàng loạt cảnh hành động xen lẫn hài hước. 2 diễn viên chính tạo nên 2 hình ảnh đối nghịch: Sherlock Holmes của Robert Downey Jr thì lắm tài nhiều tật, luộm thuộm, tóc tai bù xù, phong cách sống bừa bãi, ăn nhờ ở đậu trong nhà của Watson, khi không có vụ án thì nằm lăn một chỗ đóng cửa ru rú trong phòng,ăn nói thì bất cần. Còn Watson của Jude Law thì bảnh bao, ăn mạc gọn gàng lịch thiệp, sống sạch sẽ điều độ, và không thể chịu nổi ông bạn của mình. Và tất nhiên, 2 người với phong cách sống trái ngược nhau khi sống và làm việc cạnh nhau thế nào cũng mâu thuẫn. Một motif khá quen thuộc trong các phim hình sự với hình ảnh 2 đồng sự tính cách đối nghịc nhau như Starsky & Hutch, Tango & Cash … (thực ra phim đổi tên thành Holmes & Waton có khi lại có lí hơn). Guy Ritchie đã đi sâu vào mối quan hệ giữa 2 người đàn ông trái tính trái nết nhau này. Holmes ăn nhờ ở đậu trong nhà Watson, làm thí nghiệm trên con chó của Watson, lấy quần áo của Watson, phá đám buổi hẹn của Watson, cãi nhau với Watson khi không đồng quan điểm… Sở trường của Guy được thể hiện đậm nét ở đây: nhân vật kì quái với lời thoại kì quái nhưng thú vị và hài. Những chi tiết này mang lại cho người xem những trận cười thú vị, đồng thời cũng nói lên tình bạn khăng khít giữa 2 người đàn ông này. Thậm chí đôi lúc ta có cảm giác tình cảm của họ vượt qua ranh giới bạn bè và đồng nghiệp thông thường. Khi Watson đến buổi hẹn gặp cô Mary – người anh đang hẹn hò với Holmes, Holmes đã sử dụng tài quan sát của mình làm cho Mary nổi giận bỏ đi. Rồi khi Watson bị thương, Holmes dù đang bị truy nã cũng vẫn liều mạng đến thăm bạn… Và trong mọi công việc của Holmes luôn có sự giúp sức của Watson, cùng nhau đương đầu với mọi thử thách, nguy hiểm. Mối quan hệ giữa Holmes và Watson là điều gây ấn tượng lớn nhất đến người xem, một tình bạn giữa những người đàn ông thật đẹp, mạnh mẽ và hài hước, thú vị. Còn Irene – người tình của Holmes thì sao? Xin lỗi, toàn phim Irene chỉ đóng vai trò gián điệp 2 mang là chính (khá giống Eva Green trong Casino Royal). Phim nói gì nhiều về Irene, về quan hệ giữa nàng và Holmes, dù có vài chi tiết miêu ta khá hay. Tình cảm ư, đợi phần 2 đi. Bên cạnh mối quan hệ của 2 người đàn ông thì điểm đặc sắc tiếp theo chính là hành động. Ít phim trinh thám nào lại có nhiều pha hành động nảy lửa đến thế. Holmes – thám tử kì tài, giờ không chỉ phá án bằng suy luận mà còn biết xài nắm đấm. Xem trailer có thể thấy cảnh Holmes tham gia một trận đấu trong quán rượu, và ông đánh đấm rất có nghề và dữ dằn. Trong quá trình điều tra không thiếu những màn hành động giữa Holmes, Watson và kẻ địch. Các pha hành động được xây dựng vừa dữ dội vừa hài hước. Guy Ritchie đã mang phong cách hành động hài của phim Thành Long vào Sherlock Holmes: đánh đấm tay chân kết hợp di chuyển điêu luyện dựa theo môi trường bên ngoài và sử dụng các đồ vật bình thường để chống trả hay … chạy trốn. Điều này tỏ ra phù hợp với cảnh phim khi 1 bác sĩ + 1 thám tửu thường xuyên phải đụng độ với những gã dữ dằn hơn hẳn, vừa kịch tính vừa gây cười sảng khoái cho người xem. Holmes thậm chí còn lồng suy luận của mình vào các pha đấm đá, các màn slow-moniton tạo cảm giác thật hơn cho hành động. Tần suất xuất hiện các pha hành động khá dày đặc, ngay đến cả màn đối đầu của phim hầu như cũng được giải quyết bằng bạo lực. Nói chung không có gì để chê ở khoản hành động và chọc cười khán giả, xem đảm bảo không sợ buồn ngủ hay nhức đầu vì chỉ nói và nói như kiểu The Davinci Code. Dù sao Sherlock Holmes cũng là 1 bộ phim trinh thám, và tôi hi vọng phim tập trung nhiều vào các màn suy luận, đấu trí căng thẳng, thông minh. Tiếc thay, tất cả những gì phim làm tốt lại là những điều mà trailer đã nói hết cả. Có thể nhiều người thấy hứng thú khi ngay mở đầu phim đã là một màn hành động, để rồi hẫng khi ngay sau đó khi kẻ thủ ác bị hành hình. Nhưng không, đó mới là điểm khởi đầu cho bí ẩn lớn nhất của bộ phim, bí ẩn mở ra hàng loạt những vụ án khác để phục vụ cho một âm mưu điên rồ. Nhưng rất tiếc, điều đặc sắc hầu như chỉ có thế. Hàng loạt lỗ hổng trong phim đã phá hỏng chất trinh thám của nó. (chú ý đoạn sau có thể có spoil) Những vụ án ban đầu có vẻ rất bí ẩn, nhưng quá trình điều tra lại khá sơ sài, lại không được giải thích một cách rõ ràng rõ ràng. Thậm chí, những điều khán giả thắc cần biết thì lại không lí giải, như vụ ám sát Sir Thomas trong phòng tắm, có lẽ khán giả cần biết hung thủ đột nhập và sắp đặt ra sao hơn là ông ta chết vì thứ gì. Vụ ám sát bằng cách hỏa thiêu thì lại quá ngẫu nhiên, khả năng nạn nhân không làm theo đúng “kịch bản” là khá cao, nếu thế thì mọi sự sắp xếp là công cốc ?! Guy Ritchie lồng vào khá nhiều kiến thức về hóa học, tôn giáo thần bí, nhưng không được giải thích rõ ràng và lướt qua vội vàng nên gây khó khăn cho người xem khi không thể hiểu hết diễn biến của phim. Mối quan hệ giữa các nhân vật phản diện cũng không được xây dựng tốt, nhân vật mờ nạt không có điểm nhấn. Trong Sherlock Holmes, có 3 thế lực cùng đối đầu nhau, trong đó 1 thế lực bí ẩn được lồng ghép bí ẩn hơn ở giữa 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện, vừa giúp gây tò mò cho khán giả để … mở ra phần 2, nhưng đôi khi lại gây cảm giác thừa thãi không đáng có, vì thế lực này quá mờ nhạt và xuất hiện khá … vô duyên. Điều gây thất vọng nhất lại là cuộc đối đầu cuối cùng – âm mưu cuối cùng, người xem chờ đợi 1 âm mưu hoàn hảo, thâm độc, thì ngược lại – một âm mưu quá đơn giản và ấu trĩ, kẻ thủ ác quá tự tin vào bản thân, điều đơn giản thì bị phóng đại lên khó khăn không cần thiết. Mỉa mai thay, giải quyết vấn đề đó lại không phải là những màn suy luận đấu trí, mà lại là những pha đánh đấm. Và đến cuối phim, bí ẩn lớn nhất rồi cũng được giải đáp, nhưng không đủ sức thuyết phục. Phải nói là, Guy Ritchie đầu tư quá nhiều vào tuyến nhân vật chính diện mà bỏ quên tuyến phản diện. Không có cảm giác đó là đối thủ xứng tầm cho Holmes. Các suy luận, quan sát của Holmes – những điều nhỏ nhưng hấp dẫn, thì lại không nhiều, và vẫn thiếu thuyết phục. Thực sự thất vọng về tính trinh thám trong phim, có lẽ vì tôi quá kì vọng. Chắc phải đợi phần 2, khi thế lực bí ẩn – kẻ thù nguy hiểm nhất của Holmes – giáo sư Moriaty lộ diện, cuộc đối đầu mới thực sự diễn ra. Hình ảnh trong phim ổn, quay phim tốt, không có gì đặc biệt. Điểm cộng cho phần âm thanh, âm nhạc trong phim rất tuyệt, phù hợp với cảnh phim làm tăng cảm giác của người xem, đa số là những đoạn nhạc giao hưởng sôi nổi, mạnh mẽ. Âm thanh, tiếng động làm tốt trong các cảnh hành động, cháy nổ. Diễn xuất, cũng giống như diễn biến phim, phân chia rõ ràng 2 bên. Robert Downey Jr và Jude Law nhập vai hoàn hảo, thể hiện tính cách nhân vật hết sức phù hợp với hình ảnh bên ngoài cũng như diễn biến phim. Điều này vốn cũng không quá khó vì Robert Downey Jr quá quen với các vai diễn ăn chơi bừa bãi còn Jude Law thì có khuôn mặt và phong cách đẹp trai lịch lãm từ lâu. Nhân vật Irene Adler của Rachel McAdams diễn cũng tốt dù không nhiều đất diễn, thể hiện 1 quý cô mạnh mẽ, nham hiểm đạt, hi vọng phần 2 sẽ tốt hơn. Còn tuyến nhân vật phản diện, rất tiếc chỉ có Lord Blackwood của Mark Strong là được nói chi tiết. Nhưng đất diễn của Mark Strong cũng quá ít, diễn xuất không đủ xuất thần để tạo nên ấn tượng cho người xem, phim miêu tả nhân vật này cũng không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi quá tự phụ và ấu trĩ trong gây án. Nhân vật trùm như thế thì các nhân vật khác còn mờ nhạt hơn nữa. Quả là đáng tiếc. Một Sherlock Holmes mới lạ, thú vị thì chưa đủ, vì Sherlock Holmes không thể mất đi bản chất hấp dẫn của nó – căng thẳng và li kì (nhờ đấu trí)
    • 0 downloads
    The Birds là một bộ phim kinh dị năm 1963 của Mỹ được đạo diễn và sản xuất bởi Alfred Hitchcock, dựa trên câu chuyện cùng tên năm 1952 của Daphne du Maurier. Nó tập trung vào một loạt các cuộc tấn công chim bất ngờ, không giải thích được về những người của Vịnh Bodega, California trong một vài ngày. Ngôi sao điện ảnh Rod Taylor và Tippi Hedren (trong màn ra mắt của cô), được hỗ trợ bởi Jessica Tandy, Suzanne Pleshette và Veronica Cartwright. Kịch bản là bởi Evan Hunter, người được Hitchcock phát biểu để phát triển các nhân vật mới và một cốt truyện phức tạp hơn trong khi vẫn giữ được danh hiệu và khái niệm về những cuộc tấn công chim không giải thích được của du Maurier. Trong năm 2016, The Birds được coi là "văn hóa, lịch sử, hoặc có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ" của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, và được chọn để bảo tồn trong Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ.
    • 0 downloads
    "Superman: Man of Tomorrow" (2020) là một bộ phim hoạt hình dựa trên nhân vật Superman của DC Comics. Phim tập trung vào những ngày đầu của Clark Kent với vai trò là Superman. Khi vừa bắt đầu sự nghiệp siêu anh hùng của mình, Clark phải đối mặt với một mối đe dọa từ ngoài hành tinh, cụ thể là một sinh vật tên là Lobo, cũng như sự xuất hiện của Parasite, một sinh vật ăn năng lượng nguy hiểm. Câu chuyện cũng khám phá mối quan hệ giữa Clark và Lois Lane, cũng như sự mâu thuẫn giữa việc sống cuộc sống của một con người bình thường và trách nhiệm của một siêu anh hùng. Phim mang đến một cái nhìn mới về sự khởi đầu của Superman và những thử thách mà anh phải vượt qua trong hành trình trở thành biểu tượng anh hùng mà chúng ta biết.
    • 0 downloads
    "The Goonies" là một bộ phim phiêu lưu mạo hiểm nổi tiếng ra mắt vào năm 1985, được đạo diễn bởi Richard Donner và kịch bản bởi Steven Spielberg. Phim kể về một nhóm trẻ em sống ở một khu phố đang phải đối mặt với việc nhà của họ bị tịch thu để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khi khám phá một cái hầm trong tầng hầm của một ngôi nhà cũ, nhóm bạn tình cờ phát hiện ra một bản đồ kho báu cổ. Họ quyết định theo dấu bản đồ để tìm kho báu của một tên cướp biển nổi tiếng tên là One-Eyed Willy, hy vọng rằng kho báu này sẽ giúp cứu gia đình và nhà của họ. Nhóm bạn bao gồm Mikey Walsh (Sean Astin), Brandon Walsh (Josh Brolin), Data (Ke Huy Quan), Mouth (Corey Feldman), và Chunk (Jeff Cohen). Trong hành trình tìm kho báu, họ phải đối mặt với nhiều thử thách, giải các câu đố và tránh các cạm bẫy. Họ cũng phải chạy đua với một băng nhóm tội phạm địa phương, gia đình Fratelli, những người cũng đang tìm kiếm kho báu. Phim không chỉ nổi bật với những pha hành động kịch tính và hài hước, mà còn nổi bật với tình bạn mạnh mẽ và sự dũng cảm của nhóm nhân vật chính. "The Goonies" đã trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng và tiếp tục được yêu thích qua nhiều thế hệ.
    • 0 downloads
    Spartacus là một bộ phim sử thi chính kịch lịch sử 1960 của Mỹ do Stanley Kubrick đạo diễn.[3] Kịch bản phim chắp bút bởi Dalton Trumbo dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Howard Fast. Phim lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy của nô lệ Spartacus trong thời cổ đại, và những sự kiện trong cuộc chiến tranh nô lệ lần ba. Phim có sự tham gia của Kirk Douglas vai Spartacus, Laurence Olivier vai vị tướng và nhà chính trị gia Marcus Licinius Crassus, Peter Ustinov, người giành nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, vai kẻ buôn nô lệ Lentulus Batiatus, John Gavin vai Julius Caesar, Jean Simmons vai Varinia, Charles Laughton vai Sempronius Gracchus và Tony Curtis vai Antoninus.
    • 0 downloads
    Vertigo đã nằm trong list phim cần xem của tôi từ rất lâu nhưng vì đây là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Hitchcock nên tôi phải đợi đến lúc thật rảnh rỗi mới dám thưởng thức để có thời gian suy ngẫm và lên bài. Cảm quan chung sau khi xem phim là tôi hơi thất vọng một tẹo. Tất nhiên đây vẫn là một bộ phim hay, có điều tôi đã kì vọng quá cao ở nó nên cảm thấy hụt hẫng khi nó không giống những gì tôi mong đợi. Để cảm nhận bộ phim một cách cụ thể nhất thì tôi sẽ phải đề cập đến nhiều chi tiết của bộ phim, vì vậy những ai chưa xem hãy dừng lại tại đây thôi nha. Trước tiên hãy nói về những điều tôi cực kì thích trong Vertigo: màu sắc, quay phim và âm nhạc. Tôi nghĩ đây là hai nguyên nhân chính khiến Vertigo được xếp vào hàng những bộ phim huyền thoại. Tư duy thẩm mĩ và kĩ thuật quay phim được vận dụng trong bộ phim quá xuất sắc và được xem là một bước đột phá đặt vào bối cảnh 60 năm trước. Tôi thích cách Hitchcock sử dụng màu sắc trong bộ phim này. Vertigo là một trong những bộ phim hiếm hoi khiến tôi để ý đến màu phim bên cạnh diễn xuất và kịch bản. Việc sử dụng những tông màu chói sáng trong rất nhiều cảnh quay, kết hợp với âm nhạc còn đáng sợ hơn những bộ phim kinh dị thực sự đã làm tôi “vertigo” theo. Nó khiến đầu óc tôi quay cuồng, bứt rứt và khó chịu như chính nhân vật của James Stewart vậy. Một điều nữa là nhân vật của Kim Novak được gắn với màu xanh lá xuyên suốt bộ phim, từ lúc cô xuất hiện trong bộ cánh thanh lịch màu xanh lục với tư cách là vợ của Gavin cho đến lúc cô trở về làm Judy Barton phồn thực và bất cần. Màu xanh ấy còn hiện hữu qua tấm biển quảng cáo bên khung cửa sổ phòng của Judy và nhàn nhạt lúc Judy thành công tái hiện lại hình ảnh quý cô Madeleine Elster và đương nhiên, không thể không nhắc đến chiếc ô tô màu xanh lá đã ám ảnh tâm trí Scottie. Màu xanh ấy đại diện cho sự ám ảnh của Scottie đối với Madeleine. Nó lớn đến mức anh gắn mọi thứ xung quanh Judy với màu xanh lục tượng trưng cho Madeleine. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng những gam màu chõi nhau như vậy thì cũng có một khung cảnh khiến tôi cảm thấy rất đẹp, rất yên bình. Đó chính là cảnh “Madeleine” ngồi bên trong viện bảo tàng nhìn ngắm bức chân dung của Carlotta. Màu sắc rất hài hòa, người đẹp mà cảnh cũng đẹp, mang đến cho người xem cảm giác dễ chịu. Madeleine nhìn nàng Carlotta còn Scottie đứng phía sau nhìn cô đắm đuối, phải chăng như báo trước cô cũng chỉ là một tác phẩm nghệ thuật do người khác dựng nên? Nhưng khung cảnh mà tôi thích nhất có lẽ là lúc Madeleine nhỏ bé rảo bước ngay dưới cây cầu Golden Gate khổng lồ. Nàng chầm chậm bước đi, chiếc váy và dải khăn choàng nàng đeo lả lướt bay theo gió và rồi, nàng nhẹ nhàng biến mất sau bức tường. Không biết nói sao cho đủ về sự tài hoa của Hitchcock trong phân cảnh này: giữa một bức tranh đồ sộ do thiên nhiên và con người tạo ra, nàng Madeleine xuất hiện khiến thơ càng thêm thơ, cùng lúc đó tiếng nhạc nhè nhẹ tuy trong và thanh như tiếng chuông nhà thờ nhưng lại gợi chút huyền bí và rờn rợn. Vertigo là bộ phim tiên phong trong việc sử dụng kĩ thuật dolly zoom, tức di chuyển camera khi đang zoom ống kính để không làm thay đổi kích cỡ của vật thể chính. Điều đó có nghĩa là background của cảnh quay và những đồ vật không quan trọng sẽ thay đổi như khi ta zoom nhưng không thay đổi vị trí của ống kính. Tuy nhiên, vật thể chính mà cảnh quay muốn focus sẽ không hề thay đổi kích thước, mang lại một cảm giác rất khác lạ, và có thể khiến người xem “vertigo” theo. Việc sử dụng dolly zoom trong bộ phim đã thành công khắc họa chứng sợ độ cao của nam chính, khiến người xem cũng quay cuồng như anh ta. Đây là một video ngắn khá hữu ích để các bạn hiểu thêm về dolly zoom: https://www.youtube.com/watch?v=u5JBlwlnJX0 Một yếu tố không thể không nhắc đến là âm nhạc sử dụng trong bộ phim, được phụ trách bởi nhà soạn nhạc Bernard Hermann. Có những phân đoạn đáng lẽ ra sẽ không hề đáng sợ nhưng nhờ sự tài tình của Herrmann đã khiến tôi nổi cả da gà. Bộ phim có quá nhiều bản nhạc hay và rùng rợn nên hơi khó để tôi chọn một đoạn mà tôi thích nhất nhưng ám ảnh nhất có lẽ là cảnh quay dưới chân cầu Golden Gate tôi đã nhắc đến ở trên và trong cơn ác mộng của Scottie. Một khung cảnh giữa ban ngày vốn dĩ rất thơ mộng nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo của Herrmann đã biến thành một phân cảnh giật gân khiến người xem thót cả tim với tiếng nhạc mô phỏng lại âm thanh của còi báo sương mù được đặt nơi Madeleine nhảy xuống. Phân cảnh thứ hai là một bữa tiệc kinh dị của âm thanh và thị giác. Chỉ phần nhìn thôi đã khiến nhiều người chóng cả mặt, thế mà đây lại được điểm xuyết thêm cả phần âm nhạc u ám khiến tôi tưởng mình đang xem phim kinh dị (khổ nỗi tôi xem lúc 11h đêm nên da gà da vịt cứ thi nhau nổi hết cả lên). Trong cuộc phỏng vấn với Francois Truffaut, Hitchcock đã nói về phân cảnh lúc Judy biến thành Madeleine như sau: “You have a man creating a sex image that he can’t go to bed with her until he’s got back to the thing he wants to go bed with, or metaphorically, indulged in a form of necrophilia.” Necrophilia được dịch ra tiếng Việt chứng ái tử thi, vì vậy tôi xin phép hiểu ý của Hitchcock theo hai hướng: Scottie đang ôm ấp Madeleine, một người đã chết hay Scottie đang ôm một con ma nơ canh vô tri vô giác – một Judy dường như đã bán cả linh hồn cho người cô yêu, để mặc anh ta trang trí và biến cô thành người mà anh ta ngày đêm mong nhớ. Hitchcock đã thành công trong việc cài cắm vào tâm trí người xem (ít nhất là đối với tôi) chủ đề xuyên suốt của bộ phim – Vertigo. Mở đầu với những hình tròn đủ màu sắc tiếp nối nhau xoay vòng cho đến những shot quay sử dụng kĩ thuật dolly zoom và đặc biệt là ảo ảnh luẩn quẩn trong đầu Scottie sau khi trải qua một chấn động cực kì lớn; tất cả đã khiến khán giả cảm giác như chính đầu óc mình cũng quay mòng mòng. Sự mập mờ trong câu chuyện của Madeleine và những ảo giác đi kèm với căn bệnh của Scottie đã khiến tôi tự hỏi không biết bản thân đang xem cái gì trong suốt một tiếng rưỡi đầu của phim. Và mọi thứ chỉ dần sáng tỏ khi Judy xuất hiện nên đừng bỏ giữa chừng các bạn nhé. Tôi không thể cảm được thứ gọi là tình yêu trong Vertigo. Kể cả những bộ phim về ONS hay FWB trở thành người yêu cũng không khiến tôi khó hiểu như câu chuyện trong Vertigo. Nó đến một cách rất khập khiễng, vô lí và nực cười, hoặc có thể tôi không hiểu rõ văn hóa yêu nhanh cưới vội ở thập niên 50 chăng? Đó là mối tình giữa Scottie và Madeleine. Có vẻ như tình yêu không phải là một đề tài thế mạnh của Hitchcock. Hầu hết những câu chuyện tình trong phim của ông đến nhanh như tên lửa và phi logic đến lạ lùng, và nó không có một chút romance nào trong đó. Cảnh hôn cực kì gượng gạo, như thể nam chính muốn nuốt trọn nữ chính chứ không hề thi vị hay có cảm giác của hai người đang yêu nhau. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua mối quan hệ độc hại của Scottie và Judy. Có thể xem đây không phải là một mối tình chớp nhoáng như trên, vì Judy đã yêu Scottie từ khi cô giả làm Madeleine, còn Scottie không hề yêu Judy, anh chỉ muốn quen cô để được nhìn ngắm hình ảnh của nàng Madeleine yêu kiều. Đây không phải là tình yêu, đây là mối quan hệ mà Scottie là kẻ nắm quyền kiểm soát. Phía bên kia, cô gái Judy tội nghiệp (thực ra cũng không tội nghiệp lắm) lại mù quáng với tình yêu dành cho chàng cựu thám tử sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả việc chấp nhận đóng giả làm người khác, cốt chỉ để nhận được chút tình cảm hèn mọn từ anh ta. Ánh mắt bất lực và cầu khẩn của cô khi hỏi Scottie “If I do what you tell me, will you love me?” khiến cô trở nên nhỏ bé và đáng thương đến tột cùng. Scottie, dù được khắc họa là một anh chàng si tình ở nửa đầu bộ phim, vẫn không tránh khỏi việc hiện nguyên hình là một typical male protagonist của Hitchcock – đầy chiếm hữu và có chút thiếu tôn trọng phụ nữ. Tất nhiên, sẽ thật không công bằng nếu ta áp đặt tư tưởng của thế kỉ 21 lên một bộ phim đã làm cách đây 60 năm nhưng hình mẫu cặp đôi nam chính thích kiểm soát và femme fatale cũng phần nào thể hiện cách nhìn không mấy thiện cảm với phụ nữ của vị đạo diễn này. Một lí do khác khiến tôi không thích bộ phim là James Stewart. Tôi biết James Stewart là một diễn viên huyền thoại nhưng trong bộ phim này, lối diễn của ông đem lại cho tôi cảm giác rất sượng, hay nói theo cách bây giờ là giả trân, đặc biệt là trong phân cảnh ở đầu phim lúc ông đứng trên chiếc ghế màu vàng. Ánh mắt và điệu bộ của ông kịch không thể tả nổi. Tôi không nghĩ là một người chóng mặt thì ánh mắt sẽ láo liên như thế. Tôi từng xem một bộ phim khác của Hitchcock cũng do James Stewart đóng chính là Rope và nhận ra cả hai vai của ông đều không thuyết phục được tôi. Ánh mắt lọc lõi pha chút gian xảo của ông ấy khiến tôi có chút sợ hãi mỗi khi nhìn vào và cảm thấy James hợp vai phản diện hơn là vai chính diện. Thứ cuối cùng khiến tôi không thích chính là cái kết. Tôi không có vấn đề gì với việc nhân vật Judy sẽ chết, vì đó là một cái kết hợp lí khi cả Carlotta, Madeleine và Judy cùng kết thúc cuộc đời theo cách giống nhau, tạo nên một vòng lặp hoàn hảo. Khoảnh khắc lúc Judy rơi xuống cũng là lúc chứng bệnh của Scottie được chữa khỏi, đồng thời nó cũng kéo anh ra khỏi mớ bòng bong mà anh xui xẻo (hoặc tự nguyện dính vào !?). Tuy nhiên, cách mà cô đột nhiên rơi khỏi tháp chuông rất chi là ba chấm. Tôi tin chắc rằng với một vị đạo diễn tài ba như Hitchcock thì việc khiến cô ta rơi xuống tháp chuông hay bờ sông theo một cách có lí hơn không phải là điều khó. Nhưng cuối cùng ông lại thích chọn cách làm khó khán giả hơn. Tóm lại thì Vertigo là một tuyệt tác về mặt hình ảnh và quay phim, nhưng chắc chắn đây không phải bộ phim có nội dung hay nhất của Hitchcock. Đối với tôi, Vertigo không phải là romance nhưng lại thiếu chút gì đó để được gọi là thriller. Tuy nhiên, tôi vừa nhận ra rằng đó không phải là lỗi của bộ phim, mà bởi vì ngay từ đầu tôi đã sai lầm khi gắn tất cả mọi tác phẩm của Hitchcock với thể loại thriller. Vertigo mang hơi hướng của một bộ phim tâm lý mà sau mỗi lần xem, bạn sẽ cảm nhận thêm được vài thứ; vậy nên hãy xem bộ phim với tâm thế đang xem một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải một thriller thông thường.
    • 0 downloads
    Nhiều người yêu thích Vin Diesel trong loạt phim hành động The Fast and the Furious còn với mình thì Pitch Black mới là bộ phim mà Vin diễn xuất tốt nhất. Vẫn là một Vin Diesel cơ bắp đầy tự tin trong những cảnh hành động cùng chất giọng gợi cảm đặc trưng của mình. Nhưng ở Pitch Black, hình tượng Riddick được xây dựng như là một nhân vật phản diện máu lạnh và quỷ quyệt. Trong một vài khung hình ngắn ngủi, bạn có thể thấy một điều gì đó nhân đạo đằng sau hành động của Riddick. Pitch Black mở màn với bối cảnh trên con tàu vũ trụ Hunter – Gratzner, một thước phim khá quen thuộc trong những bộ phim về “sinh vật ngoài hành tinh” như Alien hay Predator. Carolyn Fry (Radha Mitchell) – Thuyền phó của phi hành đoàn đã có một khoảnh khắc khá hèn nhát khi cô có ý định từ bỏ các hành khách ở khoang phụ để tự cứu lấy mình. Tuy vậy đó chỉ là một chút sai lầm nhỏ không đáng để có thể ghét bỏ cô gái mạnh mẽ này. Hunter – Gretzner đáp xuống một hành tinh lạ có tới ba mặt trời luôn đỏ rực và hoang vắng không một bóng người. Bốn mươi hành khách trên chuyến tàu này đã thiệt mạng hơn phân nửa và chỉ còn lại 12 người sống sót, bao gồm: Fry; Johns (Cole Hauser) – kẻ săn tiền thưởng đang áp giải tên tội phạm khét tiếng Riddick (Vin Diesel); Imam – một con chiên ngoan đạo (Keith David) và Jack – “cậu bé” tinh quái. Những người còn lại không quá quan trọng cho lắm =))) Ngay sau khi con tàu hạ cánh, Riddick đã trốn thoát. 11 người còn lại lo sợ về mức độ nguy hiểm của anh ta và họ bắt đầu cuộc săn lùng anh chàng này. Nhưng trong khi những người sống sót đang tìm kiếm Riddick, họ cũng đang bị săn đuổi bởi một sinh vật ngoài hành tinh ẩn nấp ánh sáng ban ngày nhưng lại là những kẻ săn mồi thượng đẳng trong bóng đêm. Chẳng mấy chốc, họ nhận ra rằng cứ 22 năm hành tinh bí ẩn này lại bị bao phủ bởi màn đêm kéo dài. Đó là thời điểm những kẻ săn mồi ra khỏi nơi trú ẩn. Mọi người buộc phải học cách tin tưởng Riddick – người có thể nhìn thấy mọi vật trong bóng tối bởi đôi mắt đặc biệt của mình – để sống sót. Thực ra mọi chuyện không hề đơn đơn giản như vậy – mọi nhân vật ở đây đều phức tạp, đa chiều, cùng với những mâu thuẫn ngầm diễn ra. Vậy nên bạn sẽ không biết rõ rằng ai là người tốt và ai là kẻ xấu. Richard B. Riddick – Rất ngạo mạn, nhưng mình thích kiểu đó! Thoạt đầu, Riddick được nhắc tới như là một kẻ giết người tàn nhẫn có khả năng nhìn thấy mọi thứ trong bóng đêm. Khi anh ta trốn thoát, tất cả mọi người đều tin rằng họ đang gặp nguy hiểm. Và có một sự thật là, họ nên lo sợ anh ta bởi vì anh ta có thể giết chết mọi người cũng như đối đầu với bọn săn mồi và thậm chí còn ghê gớm hơn thế nữa. Phần lớn thời gian của Pitch Black, gương mặt Riddick bị che khuất bởi bóng tối, anh ấy không nói quá nhiều, nhưng mỗi lần cất giọng bạn sẽ bị thu hút sự chú ý của mình. Nếu nói về điểm mình yêu thích ở Riddick, thì một phần là vì ngoại hình, chín phần còn lại là vì giọng nói và sự ngạo mạn của anh ta. Cách anh ta ẩn nấp trong bóng tối quan sát lũ quái vật rất tuyệt, cảnh đó nhìn ngầu không tả nổi. Xem thì có vẻ nhân vật Riddick được biên kịch buff quá đà, nhưng không. Chẳng phải tự nhiên sinh ra anh ta đã đáng sợ như thế. Trong phân đoạn đối thoại với Imam về Chúa, Riddick có nhắc đôi phần về quá khứ của mình, một đứa trẻ sinh ra đã bị vứt bỏ trong thùng rác với dây rốn quấn quanh cổ, một kẻ bị đối xử tàn nhẫn trong nhà tù, và là người bị xã hội nghi ngờ vì độ nguy hiểm của mình. Anh ta căm thù Johns, dĩ nhiên là vậy. Bọn săn tiền thưởng khốn nạn chỉ coi anh như một món hàng, khi nào cần thiết thì sẽ lợi dụng và đưa ra thỏa thuận. Nhưng Johns có một điểm đã đúng. Riddick căm ghét con người, anh ta không quan tâm bạn đáng thương như thế nào và sẽ vứt bạn tự sinh tự diệt ở ngoài bóng tối kia. Tuy vậy Fry đã thay đổi suy nghĩ của Riddick đôi chút. Sự mạnh mẽ của cô gái này khiến Riddick cảm thấy thú vị. Riddick không phải là anh hùng, anh ta thuộc kiểu “phản anh hùng” thì đúng hơn. Vai anh hùng đã thuộc về một người khác! “Tất cả mọi người đều sợ tôi. Thường thì tôi coi đó là một lời khen. Còn cô nên coi nó như một lời cảnh báo.” – Riddick nói với Fry Carolyn Fry – Ý chi sinh tồn mãnh liệt ở một người phụ nữ Như mình đã nói – Riddick là nhân vật “phản anh hùng”, và người hùng trong Pitch Black không thể là ai khác ngoài Fry! Trong lần đầu tiên xuất hiện, Fry đơn thuần chỉ là một cô gái đầy nỗi sợ hãi. Một người mất phương hướng. Nhưng rồi nhân vật của cô ấy đã thay đổi trong diễn tiến của bộ phim này, trở thành một người hoàn toàn khác biệt. Dẫu còn đôi chút run rẩy, nhưng Fry đã cố gắng cứu những người khác, thậm chí là chết vì họ. Và điều đặc biệt nhất là cô ấy bắt đầu sắm vai anh hùng vì mặc cảm tội lỗi. Fry khác với Ripley, cô ấy không phải là một nữ chiến binh thực thụ. Cô ấy giống như muốn trừng phạt mình vì đã có ý nghĩ từ bỏ 40 hành khách để sống sót khi tàu Hunter – Gratzner hạ cánh. Nhưng khi cuộc hành trình gần kết thúc, động lực của cô ấy thay đổi – Fry thực sự muốn sống sót và muốn có nhiều người nhất có thể đi cùng với cô ấy. Cô ấy bắt đầu như một kẻ hèn nhát. Nhưng kết thúc như một vị cứu tinh. Vị cứu tinh của Riddick. Bản năng sinh tồn mạnh mẽ của Fry đã thay đổi Riddick. Riddick không phải là người tốt. Một mình anh ta có thể đi qua màn đêm, xử lý bọn quái vật và lên tàu trốn thoát bỏ lại mọi người. Nhưng Fry khiến anh ta chùng chân, một phần nào đó. Những khoảnh khắc cuối cùng giữa Fry và Riddick, mình có thể nhìn thấy được gương mặt buồn bã của anh ta. Nhiều lúc xem lại tới cảnh này lại buồn nao lòng. Một khía cạnh khác của Pitch Black mà mình thích là hiệu ứng ánh sáng trong phim. Bộ phim này sử dụng ba gam màu xanh, cam và đỏ, với những sắc thái và cường độ ánh sáng khác nhau. Thông thường, các bộ phim về sinh vật ngoài hành tinh thường là những cảnh quay trong bóng tối/ánh sáng tối. Còn ở Pitch Black, ánh sáng chuyển dần từ màu xanh, sang cam – đỏ, rồi dần dần chìm vào bóng tối. Từ tối mờ ảo cho tới tối đen không thể nhận thức được bản thân đang đứng tại vị trí nào. Chính sự kết hợp tuyệt vời của những luồng sáng quang phổ ấy đã tạo nên cảm giác độc đáo cho bộ phim. Khi mà phần lớn các tác phẩm Sci-Fi được thực hiện ở Anh thì Pitch Black được quay tại các Studio ở Úc và vùng xa phía nam của đất nước này. Việc lựa chọn quay phim tại Úc đã giúp các nhà sản xuất tìm kiếm được một đoàn làm phim ít tốn kém nhưng kỹ lưỡng, cũng như các khung cảnh ấn tượng thường thấy ở sa mạc Úc, một khu vực không có cây cối hay dấu vết của con người. Trong phần giới thiệu về bộ phim của mình, David Twohy đã viết: “Những sinh vật trong Pitch Black hiếm khi được nhìn thấy. Thay vào đó, chúng chỉ thoáng qua, chúng chỉ được nghe thấy bởi âm thanh. Chúng thực sự là hiện thân nỗi sợ của bạn về đêm tối. Một con sói hú lên và bạn thức dậy, bức tranh trên tường gây ám ảnh khi bạn nhìn chằm chằm vào nó quá lâu,… Chúng là Chimera* của bóng đêm.” Theo miêu tả, Chimera là quái vật có đầu sư tử, thân của loài bò sát và đuôi là một con rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng. Chimera có khả năng thở ra lửa. Chimera là một quái vật đáng sợ, vì phải nuôi ba miệng ăn nên nó ăn thịt bất kì người nào nó gặp. Nhìn thì có vẻ Pitch Black dường như chỉ là một bộ phim khoa học viễn tưởng kèm theo yếu tố kinh dị. Tuy nhiên, để ý một chút, có thể nhận thấy rằng Pitch Black là một câu chuyện về bản chất con người. Khi mọi người bị đẩy tới đường cùng, họ buộc phải hợp tác cùng nhau để sống sót. Với mình thì Pitch Black là một bộ phim Sci-Fi xuất sắc, mình thích màu phim, âm thanh của những kẻ săn mồi, sự hy sinh của Fry và độ ngầu dữ dội của anh chàng Riddick. Đây là phần khởi đầu cho biên niên sử về Richard B. Riddick, mặc dù hai phần sau đó không hay bằng phần đầu này nhưng nó vẫn là một series tuyệt vời đối với một đứa là fan của Vin Diesel như mình =)))
    • 0 downloads
    Ra mắt khán giả vào những năm đầu thập niên 1990, sau gần 25 năm, “Home Alone” vẫn là bộ phim được xem lại nhiều nhất mỗi dịp Giáng sinh về. Với kinh phí sản xuất 15 triệu USD, Home Alone từng trở thành một hiện tượng của Hollywood khi soán ngôi tất cả các phòng vé, đồng thời thu lại lợi nhuận (ước tính khoảng 2 triệu USD tại Mỹ) cho nhà sản xuất ngay sau tuần công chiếu đầu tiên. Tiếp sau đó, bộ phim kiên trì bám trụ phòng vé trong 12 tuần liền và trở thành bộ phim hài đạt kỷ lục thế giới về doanh thu khi đó - 533 triệu USD trên toàn cầu. Điều gì đã khiến bộ phim về cậu bé 8 tuổi, bị gia đình bỏ quên, phải xoay xở với hai tên trộm trong kỳ nghỉ Giáng sinh, trở thành cơn sốt không chỉ tại Mỹ mà còn ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong một thời gian dài? Tại Ba Lan, Home Alone đã trở thành bộ phim truyền thống mùa Noel, được phát chính thức trên kênh truyền hình quốc gia hàng năm. Ở nhiều nơi khác, cứ đến hẹn lại lên, Home Alone vẫn trở thành bộ phim được đón đợi nhất của khán giả trên truyền hình. Một trong những điểm thú vị dễ thấy của bộ phim là bên cạnh việc khai thác nét văn hóa có tính toàn cầu, Home Alone gây tò mò bằng một tình huống giả định: đứa trẻ 8 tuổi không gia đình trong mùa mà người người, nhà nhà sum vầy, đoàn tụ. Tình huống tưởng như sẽ đặt nhân vật vào hoàn cảnh cô đơn, tuyệt vọng này đã được đạo diễn Chris Columbus xử lý theo phong cách hài hước, nhẹ nhàng. Người xem không cảm thấy Kevin là cậu bé đáng thương, bố mẹ cậu là những người đáng trách. Thay vào đó, mỗi cuộc phiêu lưu của Kevin dù là chuyến đi siêu thị một mình đầu đời hay cuộc chạy trốn hai tên trộm xảo quyệt đều mang đến cho khán giả những tràng cười giòn giã. Home Alone gợi nhắc cho chúng ta về một thời kỳ đầu của công nghệ làm phim Hollywood. Các tình tiết gây hài trong phim chủ yếu đến tự nhiên, hoặc sắp xếp thật chứ không nhờ sự can thiệp của kỹ xảo điện ảnh. Rất nhiều chi tiết thú vị trong phim được đạo diễn tạo dựng ngay tại trường quay, với sự cộng tác hết mình của các diễn viên. Ít ai biết rằng, Daniel Stern đã để một con nhện thật bò trên mặt mình và thu lấy tiếng hét thất thanh cùng gương mặt kinh hoàng thật sự trong cảnh té ngửa ở cầu thang. Hay bức ảnh người bạn gái của Buzz mà Kevin tìm được trong phòng thực sự là một người nam hoá trang thành nữ... Chi tiết chiếc lò ma quái - nỗi ám ảnh của Kevin dưới tầng hầm, nếu như được dựng lại ngày nay, hẳn sẽ rùng rợn hơn nhờ sự hỗ trợ của các hiệu ứng kỹ xảo. Tuy nhiên, vào thời ấy, chỉ với hai người điều khiển một hệ thống chuyển động bởi những sợi dây câu và ánh đèn flash, khán giả đã có một con quái vật biết cựa quậy, thỉnh thoảng phát ra những âm thanh gầm rú rợn người. Cũng trong điều kiện còn nghèo nàn về công nghệ làm phim, đạo diễn Chris Columbus đã phát minh ra những công cụ và những hình thức gây hài thông minh. Diễn viên của ông đã phải trang bị một đôi tất cao su, dưới hình dạng một đám bùn đen, dẫm trên một chiếc đinh như thật trong cảnh đột nhập vào ngôi nhà vắng chủ. Người xem cũng đã bất ngờ với những câu thoại, cảnh quay ngắn của bộ phim Angels With Filthy Souls được cắt ghép, đan cài hoàn hảo trong âm mưu đánh lừa hai tên trộm của Kevin. Diễn viên nhí Macaulay Culkin đã có một vai diễn để đời vào năm 10 tuổi trong Home Alone. Bộ phim đã đưa tên tuổi Macaulay đến với thế giới cũng như mở đường cho rất nhiều dự án phim khác của anh. Nét láu lỉnh cùng diễn xuất thông minh, đầy tự tin của cậu bé Kevin ngày ấy đã hoàn toàn thuyết phục người xem. Đến tận khi trưởng thành và góp mặt trong những bộ phim ăn khách khác, Macaulay Culkin vẫn không phủ nhận Kevin là vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp của mình. Một điều từng làm khán giả tiếc nuối là sự xuất hiện hụt của "bố già" Robert De Niro với vai một trong hai kẻ trộm của phim. Tuy nhiên, thay vào đó, Daniel Stern đã có một màn trình diễn làm hài lòng khán giả. Chuyện anh chấp nhận quay thật cảnh con nhện khổng lồ bò trên mặt mình, nhằm ghi lấy âm thanh thực sự của sự sợ hãi cũng đã xứng đáng ghi điểm trong lòng khán giả bởi sự hy sinh cho vai diễn. Sau thành công ngoài mong đợi của Home Alone năm 1990, các nhà sản xuất không bỏ lỡ cơ hội kể tiếp câu chuyện ăn khách về cậu bé lém lỉnh – Kevin. Có rất nhiều phiên bản kéo dài, phiên bản mới của Home Alone được ra mắt sau này như Home Alone 2: Lost in New York (1992); Home Alone 3 (1997); Home Alone 4 (2002) và mới đây nhất là Home Alone: The Holiday Heist (2012). Mặc dù đã gần 25 năm kể từ ngày đạo diễn Chris Columbus đưa cậu bé Macaulay Culkin lên màn ảnh, Home Alone vẫn là một trong những bộ phim không thể lãng quên mỗi dịp Noel về. Cùng với cây thông, chuông nhà thờ, nến, gà quay, bánh khúc cây, Home Alone là cái tên hoàn thiện đêm Giáng sinh ấm cúng, an lành bên các gia đình dù là ở bất cứ đâu.
    • 0 downloads
    Vào năm 2029, với sự tiến bộ của công nghệ điều khiển học, cơ thể con người có thể được "cường hóa" hoặc thậm chí thay thế hoàn toàn bằng các bộ phận điều khiển học. Một thành tựu quan trọng khác là cyberbrain, vỏ bọc cơ học cho não bộ con người cho phép truy cập Internet và các mạng khác. Một thuật ngữ thường được đề cập là "ma" (ghost), đề cập đến ý thức cư ngụ trong cơ thể gọi là "vỏ" (shell). Thiếu tá Kusanagi Motoko là lãnh đạo đội đột kích của Bộ An ninh Công cộng Tiểu đội 9 của "Thành phố Niihama" tại Nhật Bản. Theo lời đề nghị của Nakamura, tổ trưởng Tiểu đội 6, cô ám sát thành công một nhà ngoại giao của nước ngoài để ngăn chặn một lập trình viên phản quốc tên là Daita. Thông dịch viên của Bộ Ngoại giao đã bị hack vào ma (ghost-hack), có lẽ là để ám sát các VIP trong một cuộc họp sắp tới. Tin rằng thủ phạm là Puppet Master bí ẩn, đội của Kusanagi đã theo dõi các cuộc gọi điện thoại đã phát tán virus. Sau một cuộc truy đuổi, họ bắt được một nhân viên thu gom rác và một tên du côn. Tuy nhiên, cả hai chỉ là những cá nhân bị hack vào ma mà không có manh mối nào về Puppet Master. Cuộc điều tra một lần nữa đi vào ngõ cụt. Megatech Body, một nhà sản xuất "vỏ" có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, đã bị hack và ráp thành một cơ thể điều khiển học. Cơ thể đã bỏ chạy nhưng bị xe tải đâm. Khi Tiểu đội 9 kiểm tra cơ thể, họ tìm thấy một "ma" người bên trong bộ não máy tính của nó. Thật bất ngờ, trưởng bộ phận của Tiểu đội 6 Nakamura đến để đòi lại cơ thể. Ông tuyên bố rằng "ma" bên trong não bộ chính là Puppet Master, đã bị dụ để chui vào cơ thể bởi Tiểu đội 6. Cơ thể tự kích hoạt lại, tuyên bố rằng nó là một thực thể tự chủ và yêu cầu quyền tị nạn. Sau khi Puppet Master bắt đầu một cuộc tranh luận ngắn gọn về những gì cấu thành nên một con người, một đặc vụ được ngụy trang đi cùng Nakamura thực hiện hành động đánh lạc hướng và chạy trốn cùng với cơ thể. Cảm nhận được sự bất thường, đội của Kusanagi đã chuẩn bị và ngay lập tức truy đuổi đặc vụ. Trong khi đó, Tiểu đội 9 điều tra "Dự án 2501", được đề cập trước đó bởi Puppet Master, và tìm thấy mối liên hệ với Daita, người mà Tiểu đội 6 cố gắng ngăn chặn âm mưu phản quốc. Đối diện với thông tin được phát hiện, Aramaki Daisuke, tổ trưởng Tiểu đội 9, kết luận rằng Tiểu đội 6 đã tạo ra chính Puppet Master cho các mục đích chính trị khác nhau, và bây giờ tìm cách lấy lại cơ thể mà nó hiện đang sinh sống. Kusanagi đi theo chiếc xe chở cơ thể đến một tòa nhà bỏ hoang, nơi cô phát hiện ra nó đang được bảo vệ bởi một tachikoma lớn. Sốt ruột khi phải đối mặt với ma của Puppet Master, Kusanagi tấn công vào chiến tăng mà không có kế hoạch dự phòng, dẫn đến việc hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể cô bị cắt rời thành từng mảnh. Batou, cộng sự của cô đến kịp lúc để giải cứu cô và giúp kết nối não bộ của cô với Puppet Master. Puppet Master giải thích cho Kusanagi rằng anh được tạo ra bởi Tiểu đội 6. Trong khi lang thang trên nhiều mạng khác nhau, anh dần trở nên đa cảm và bắt đầu suy ngẫm về sự tồn tại của mình. Quyết định bản chất của sự sống là sinh ra và chết đi, anh muốn tồn tại với một não bộ như bao người bình thường khác. Vì không thể thoát khỏi mạng của Tiểu đội 6, anh buộc phải tự tải bản thân mình vào một cơ thể điều khiển học. Sau khi tiếp xúc với Kusanagi, anh tin rằng cô cũng đang đặt câu hỏi về con người của mình và họ có rất nhiều điểm chung. Anh đề xuất sáp nhập phần ma của họ lại với nhau, đổi lại, Kusanagi sẽ có được tất cả khả năng của mình. Kusanagi đồng ý sáp nhập. Lính bắn tỉa từ Tiểu đội 6 tiếp cận tòa nhà, dự định phá hủy não bộ của Puppet Master và Kusanagi để che đậy Dự án 2501. Vỏ của Puppet Master bị phá hủy, nhưng Batou che chắn đầu Kusanagi kịp thời để cứu não bộ của cô. Khi Tiểu đội 9 gần đến hiện trường, các tay súng bắn tỉa rút lui. "Kusanagi" thức dậy trong ngôi nhà cứu hộ của Batou với cái đầu của chiếc vỏ trước đó gắn liền với cơ thể cyborg mới. Cô nói với Batou rằng thực thể trong cơ thể cô không phải là Kusanagi hay Puppet Master, mà là sự kết hợp của cả hai. Cô hứa với Batou họ sẽ gặp lại nhau, rời khỏi nhà và tự hỏi sẽ đi đâu tiếp theo.
    • 0 downloads
    "Hocus Pocus" (1993) là một bộ phim hài giả tưởng với phong cách cổ tích và yếu tố ma thuật, do Kenny Ortega đạo diễn và có sự góp mặt của Bette Midler, Sarah Jessica Parker, và Kathy Najimy trong vai ba chị em phù thủy Sanderson. Phim kể về câu chuyện của ba phù thủy sống lại sau 300 năm và phải đối mặt với một nhóm thiếu niên hiện đại trong ngày lễ Halloween. Bộ phim nổi bật với sự hài hước và phong cách giải trí, phần lớn nhờ vào màn trình diễn của dàn diễn viên chính. Bette Midler, Sarah Jessica Parker, và Kathy Najimy mang đến những vai diễn đầy màu sắc và hài hước, giúp phim có những khoảnh khắc vui nhộn và đáng nhớ. .
    • 0 downloads
    Thế chiến lần thứ hai bắt đầu. Năm 1943, khi những cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp nam đều bị gọi đi lính, một nhóm các cô gái đã dám rời bỏ quê nhà để tham gia Giải bóng chày chuyên nghiệp nữ Mỹ với quyết tâm giữ cho môn thể thao này không bị mai một. Bộ phim chủ yếu xoay quay câu chuyện về hai chị em Dottie Hinson và Kit Keller. Dottie là cầu thủ tài năng chơi hay nhất đội còn Kit thì luôn ghen tị với người em gái. Mối quan hệ rất “con gái” giữa hai chị em đã tạo nên sự hấp dẫn và phức tạp cho bộ phim.Nút thắt của A League of Their Own nằm ở nhân vật Jimmy Dugan. Đây là cựu cầu thủ bóng chày một thời nổi tiếng, nhưng giờ đây chỉ là một tay nát rượu, lôi thôi lếch thếch và cư xử rất bất ...
    • 0 downloads
    Sự nghiệp của Hitchcock gắn liền với những bộ phim giật gân (suspense) đã trở thành hệ quy chiếu cho rất nhiều những nhà làm phim sau này. Một trong những yếu tố liên tục xuất hiện trong những kiệt tác của ông chính là sự do thám, hay ở trên tiêu đề tôi dùng từ là “rình mò” (voyeurism), có nghĩ là khán giả sẽ theo chân một nhân vật quan sát một (hoặc nhiều) nhân vật khác, tìm hiểu chuyện đời tư của họ mà không để bị phát hiện. Rear Window chính là một tác phẩm lấy sự hiếu kỳ, theo dõi, thậm chí là tọc mạch làm trung tâm, đã trở thành một cái tên không thể thiếu trong bất kỳ danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại nào. Nhân vật chính của Rear Window là L.B. Jeffries (James Stewart) – một nhiếp ảnh gia tạp chí, đang mắc kẹt trên chiếc xe lăn cùng một chân bị bó bột. Vốn là một người quen xê dịch, đi đến tận cùng các ngóc ngách trên thế giới để săn những tin độc nhất, nay lại bị giam cầm trong chính căn hộ bé nhỏ chán chường giữa đô thị New York chật chội. Thú vui duy nhất của Jeff là quan sát những người hàng xóm của mình, cả ngày lẫn đêm, qua những ô cửa sổ. Anh quen thuộc và thích thú với việc đó đến mức đặt tên và thuộc lòng những thói quen của những người xa lạ ấy, nào là nàng Torso – vũ công Bale xinh đẹp, gợi cảm cùng những buổi tiệc tùng cùng vài ba gã đàn ông, cô Lonelyhearts (Trái tim cô đơn) – người ăn vận đẹp đẽ và ăn tối, uống rượu cùng với những người đàn ông tưởng tượng, một anh chàng nhạc sĩ dương cầm lo lắng cho sự nghiệp của mình, cặp vợ chồng trung niên cùng một chú chó, cặp vợ chồng mới cưới đầy tình tứ, bà chủ nhà thích điêu khắc và quan trọng hơn cả – ông Thorwald – một doanh nhân cùng bà vợ với tính khí thất thường và bệnh nặng không bao giờ rời giường của ông. Nhân vật chính Jeff của chúng ta chỉ có ai vị khách thường xuyên viếng thăm, đó là bà y tá và cô bạn gái Lisa của anh (Grace Kelly). Tuy nhiên, việc trị liệu cho cái chân và ở bên người yêu cũng không quan trọng bằng việc quan sát những người hàng xóm. Mặc dù con người ta rất ghét bị soi mói hay bị theo dõi, những lại rất hứng thú với chuyện của thiên hạ, và nếu có cơ hội, chúng ta thậm chí thích tiến hành một cuộc điều tra nho nhỏ đầy ly kỳ về cuộc đời người khác để thỏa mãn trí tò mò của bản thân. Và đó chính xác là những gì Jeff đã làm trong phim. Việc quan sát của anh sẽ chỉ là một thú vui giải khuây thông thường cho đến một sáng nọ, anh phát hiện bà vợ liệt giường của ông Thorwald biến mất và bắt đầu suy đoán rằng ông chồng chính là kẻ sát nhân. Từ đây, việc dõi theo những người hàng xóm không còn là một cách giết thời gian nữa. Đó trở thành một cuộc điều tra của Jeff. Anh quan sát ông Thorwald từ trong căn hộ mình bằng chiếc máy chụp hình có gắn telephoto lens (loại ống kính dài), báo về vụ giết người mà anh tin là có thật với ông bạn thám tử Doyle và thuyết phục Lisa cùng bà y tá tìm ra chân tướng của vụ mưu sát này. Nhân vật nam chính của Rear Window, dù bị mắc kẹt trong chiếc xe lăn vẫn rất xông xáo tìm cho ra sự thật. Cũng giống như vậy, chúng ta – người xem tuy bị mắc kẹt sau màn hình vẫn băng băng đồng hành cùng Jeff trên hành trình công lý đó. Khán giả bị giới hạn trong chính góc nhìn và sự gò bó của Jeff. Chúng ta tự xâu chuỗi lập luận cho riêng mình, có nên tin tưởng người đàn ông này chăng vì ta thấy chính xác những gì anh ấy thấy? Hay ta nên tin vào anh chàng thám tử Doyle – người đã theo dấu những bằng chứng và chắc nịch rằng Jeff chỉ đang suy luận hoang đường. Đặt trong một bối cảnh tối giản và một (vài) góc nhìn chủ quan lặp đi lặp lại, nhưng vị đạo diễn vẫn khiến chúng ta như “đứng đống lửa, như ngồi đống rơm” qua một số phân đoạn, mà chủ yếu nguồn cội của sự lo âu ấy đến từ sự bất lực chỉ biết ngồi nhìn của khán giả, hay cũng chính là của nam chính của chúng ta. Đầu tiên phải kể đến chính là khi con chó của đôi vợ chồng trung niên bị giết chết, đó cũng là lần đầu tiên hầu hết các nhân vật ta quan sát từ đầu đến giờ cũng tập trung vào một mục tiêu – cái xác của chú chó. Ai trong số những kẻ “trông rất bình thường” này đã sát hại chú chó tội nghiệp này? Tại đây, khán giả bắt đầu cảm thấy hoang mang, nghi ngờ tự hỏi vì sao mình có thể bỏ lỡ một chi tiết như thế trong khi mình luôn theo dõi từ nãy tới giờ, hay có lẽ nào Jeff đã giấu diếm và lừa gạt mình ngay từ đầu phim? Lần thứ hai là khi nàng Lisa đột nhập vào ngôi nhà mà cô (và Jeff) cho là của tên sát nhân và vướng vào cuộc ẩu đả với một người đàn ông cao lớn. Trong trường đoạn này, ta có thể thấy bạn trai cô hoàn toàn bất lực, chỉ biết thì thầm: “Ra khỏi đó ngay” mà không hề dám kêu lớn vì sợ tên sát nhân nhìn thấy mình. Hình ảnh này có quen không chứ, khi đó cũng chính là những khán giả khi xem phim kinh dị, đến đoạn kẻ sát nhân và nhân vật chúng ta yêu thích chỉ cách nhau có một cánh cửa mà thôi. Lần thứ ba cũng chính là lúc mọi sự thật được hé lộ, nhưng cũng chính là lúc nam chính của chúng ta gặp nguy hiểm. Tên sát nhân đã tìm thấy Jeff và hắn đang ở ngay trong căn hộ với anh, trong khi anh chẳng thể chạy trốn với cái chân bó bột. Người xem như tôi và bạn hoàn toàn đắm chìm trong cuộc đời của các nhân vật qua những khung cửa sổ và nhịp điệu của bộ phim. Chúng ta tự cho rằng mình biết hết tất cả sự thật vì ta có cái vinh hạnh “được làm khán giả”. Nhưng Alfred Hitchcock đâu thể để một trải nghiệm điện ảnh trở nên dễ dãi đến thế, ông dẫn dụ và kiểm soát tầm nhìn của chúng ta, chỉ có ta xem những điều ông ấy muốn ta thấy và giấu đi những gì ta luôn chờ đợi. Để rồi, khi đoạn cao trào tới, người xem không khỏi bồn chồn mà bám chặt vào thành ghế cũng như anh chàng Jeff trong phim níu chặt lấy cái vách tường ngăn cách anh khỏi sự sống vậy. Đấy có lẽ là điều làm nên một Rear Window bất hủ và minh chứng tỏ tường cho tài năng của “bậc thầy của dòng phim giật gân” Alfred Hitchcock.
    • 0 downloads
    Midsommar được xem là một trong các tác phẩm kinh dị hay nhất năm nay. Trang Guardian, Salon, Roger Ebert, Time Out chấm điểm tuyệt đối, còn Looper gọi đây là phim đáng sợ nhất năm. Đây là dự án thứ hai của Ari Aster - đạo diễn phim Hereditary năm 2018. Trong phim, nữ sinh viên Dani Ardor (Florence Pugh đóng) đau đớn sau thảm kịch gia đình. Sự cố càng khiến quan hệ của cô và bạn trai Christian (Jack Reynor) thêm lạnh nhạt. Dani cũng có những bất ổn về tâm lý. Mùa hè kế tiếp, Dani biết người yêu cùng nhóm bạn sắp đến Thụy Điển dự lễ hội Hạ chí (Midsummer) ở cộng đồng biệt lập Hårga. Cô muốn theo cùng và Christian đồng ý để họ có thể hàn gắn tình cảm. Tại đây, bộ đôi gặp Pelle (Vilhelm Blomgren) - người mời cả nhóm đến - cùng một số khách khác. Chuyến đi ban đầu yên bình, nhưng rồi bước ngoặt xảy ra. Ban đầu, Aster được các nhà đầu tư mời làm một phim kinh dị thuần chặt chém lấy bối cảnh Thụy Điển. Nhưng anh không thích hướng đi này và biến câu chuyện thành một phim nhiều lớp lang. "Midsommar là một phim nói về sự chia tay, mang lớp vỏ của dòng phim kinh dị dân gian", đạo diễn nói trên Vulture. Fan phim kinh dị có lẽ không khó đoán diễn biến khi một bộ đôi trẻ tuổi thám hiểm cộng đồng xa lạ. Tuy nhiên, Aster có nhiều thủ pháp để nâng tầm Midsommar khỏi một phim chỉ chú trọng hù dọa. Trong thời lượng gần hai giờ rưỡi, đạo diễn xây dựng không khí, tạo ra sự trấn áp thắt chặt dần chứ không vội vàng sử dụng các cảnh chèn tiếng động hay hình ảnh đột ngột để dọa khán giả. Trên hành trình Christian và Dani đến Thụy Điển, phim cài cắm một số cảnh báo trước kết cục. Aster cùng nhà quay phim Pawel Pogorzelski cũng lồng ghép trong khung hình nhiều chi tiết gợi sự bất ổn mơ hồ như cổ ngữ, gấu trong chuồng và các biểu tượng của nghi thức tôn giáo. Chỉ khi khán giả quen các thiết lập về bối cảnh, không khí, Aster mới tung các cảnh "nặng ký" với máu me, cơ thể, sự tàn nhẫn giữa người với người, đến cả một trích đoạn làm tình gây sốc được khắc họa kéo dài và trực diện. Nhiều báo Âu Mỹ đánh giá đây là cảnh gây ấn tượng nhất phim, vừa gây bức bối vừa hài hước, vừa đậm sắc dục lại đan xen nhịp điệu âm nhạc. Quá trình ghi hình kéo dài 16 giờ với nhiều người khỏa thân trước máy quay. Midsommar cũng là phim hiếm hoi mà cảnh kinh dị hầu như diễn ra ngay ban ngày, thậm chí dưới ảnh nắng rực rỡ mùa hạ. Các thành viên cộng đồng xuất hiện với tấm áo trắng thánh thiện, nét mặt khoan thai và niềm tin tuyệt đối vào điều mình làm. Cái ác không phải đến từ sự phản kháng xã hội hay lòng tham nhất thời mà bắt nguồn từ văn hóa dân gian. Mỗi phong tục kỳ quái trong phim đều có nguồn gốc từ truyền thuyết hoặc lịch sử Bắc Âu nhưng bị xem là cực đoan ở thời hiện đại. Bạo lực càng thêm đáng sợ khi người thực hiện dửng dưng hoặc mặc nhiên xem nó là đúng. Nếu những chi tiết gây sốc cuốn người xem ở bề mặt, đường dây tâm lý của nữ chính là mạch ngầm tạo chiều sâu. Chủ đề của tác phẩm là sự phân rã quan hệ và đi tìm kết nối. Trên hành trình, Dani đối mặt nhiều câu hỏi, lựa chọn giữa nền văn minh và lối sống xưa cũ, giữa sự gắn kết cộng đồng và lạc lõng trong xã hội hiện đại. Christian và những người bạn dường như luôn tốt với cô nhưng ẩn chứa sự xa cách nhất định. Một mái nhà quái gở nhưng mang đến cảm xúc thật liệu có tốt hơn một mạng lưới quan hệ giả tạo? Sự lựa chọn của Dani ở cuối phim gợi nhớ đoạn kết của Rosemary's Baby - khi với một số người, có những giá trị còn quan trọng hơn quan điểm đơn thuần về thiện ác. Tác phẩm kinh điển năm 1968 của Roman Polanski cũng là một trong những phim yêu thích của Ari Aster (theo Indiewire). Tuy nhiên, tuyến nhân vật bạn của bộ đôi chính là điểm yếu với tâm lý đơn giản, thậm chí thờ ơ trước hiểm nguy xung quanh. Họ dường như chỉ xuất hiện để thành "con mồi" ở các cảnh kinh dị. Cách phát triển này khá sơ sài, giống các phim thông thường thuộc thể loại này và hơi lạc lõng so với một tác phẩm được đạo diễn cố nâng tầm.
    • 0 downloads
    Thống đốc của một bang nọ ở Mỹ, Hubert "Happy" Hopper (Guy Kibbee), phải kiếm một chỗ thay thế ngài thượng nghị sĩ vừa qua đời Sam Foley. Ông trùm chính trị của tiểu bang, Jim Taylor (Edward Arnold) tự tiến cử mình vào vị trí đó, trong khi hội đồng lại thích muốn người theo phái cải cách. Con ông thống đốc thì muốn ông chọn Jefferson "Jeff" Smith (James Stewart), thủ lĩnh của tổ chức đoàn thể Boy Rangers.[4] Khó xử, ngài Hopper quyết định tung đồng xu. Và đồng xu đó quyết định Smith sẽ là tân thượng nghị sĩ. Jeff được quần chúng quý mến, anh để ý tới Susan (Astrid Allwyn), con gái của Thượng nghị sĩ Joseph Paine (Claude Rains), người bạn cũ thân nhất của cha Jeff nhưng là một kẻ hai mặt. Washington nhanh chóng dán cho Jeff cái mác anh thộn, với không một chút năng khiếu nào để làm thượng nghị sĩ. Paine gợi ý Jeff nên đề xuất một dự thảo luật. Smith bắt đầu soạn một bộ luật cho phép thống đốc tặng đất trong khu nhà của ông cho hội trại trẻ em thì sẽ được hoàn trả bởi thanh thiếu niên toàn quốc. Cuộc hiến tặng diễn ra ngay lập tức. Tuy nhiên, hội trại này là một phần trong kế hoạch hối lộ của bè cánh Taylor và ngài Thượng nghị sĩ Paine. Miễn cưỡng đâm sau lưng Smith để kế hoạch đút lót được trót lọt, Paine nói với Taylor rằng ông không muốn, nhưng Taylor nhắc nhở Paine rằng ông đang ở dưới tầm ảnh hưởng của hắn. Qua Paine, Smith bị buộc tội lợi dụng dự thảo luật của mình để chiếm đoạt của công. Jeff quá bất ngờ vì sự tráo trở của Paine và để bảo vệ mình, anh bỏ trốn. Thế nhưng cô trợ lý thích nhạo báng, Clarissa Saunders (Jean Arthur) vẫn tin anh, và bảo anh cản trở cuộc họp để chứng minh sự vô tội của mình trước khi họ bỏ phiếu tống cổ anh. Trong khi Smith nói không ngừng, những người ủng hộ biểu tình để bảo vệ anh, nhưng lực lượng thù địch quá mạnh, và mọi cố gắng bị đập tan. Chịu sự kiểm soát của vây cánh Taylor, báo đài tới tấp công kích và buộc tội Smith. Tay sai của Taylor trong Boy Rangers cũng cố lan truyền tin anh ngược đãi trẻ em. Mặc dù có vẻ như không còn hy vọng, các vị Thượng nghị sĩ thấy Smith gần như đã kiệt sức. Paine lật lá bài cuối cùng. Hắn mang bọc đống thư từ và điện báo của những người đòi hạ bệ Smith đến. Gần như gục ngã vì tin đó, Smith bỗng nhìn thấy một tia hy vọng ở nụ cười thân thiện của ngài chủ tịch Thượng viện (Harry Carey). Smith thề sẽ tiếp tục cho đến khi mọi người tin anh, nhưng lập tức ngất xỉu ngay sau đó. Với mặc cảm tội lỗi, Paine rời khỏi Tòa Quốc hội và muốn tự tử nhưng đã ngừng lại kịp, và quay lại đó thú nhận toàn bộ hành động của mình và chứng minh sự vô tội của Jeff Smith.