
Everything posted by Joker
-
Mad Max Beyond Thunderdome (1985)
- 0 downloads
Mad Max Beyond Thunderdome được coi là phần yếu nhất trong series nhưng không vì thế mà phủ nhận sức hấp dẫn của nó, khi phim vẫn mang về gấp 3 lần kinh phí. Thế giới trong bộ phim phức tạp hơn, tạo hình nhân vật dị và quái gở hơn nhưng xét trên chuẩn mực về phim hành động, chắc chắn vẫn có rất nhiều điểm sáng. Max trong phần phim này vẫn vậy, vẫn đơn độc, rệu rã và sợ rằng chẳng còn biết mình sống cho tới khi nào. Anh bị vướng vào mâu thuẫn với bộ tộc của nữ vương quyền lực Aunty Entity, tại Bartertown - một thành phố cạnh một sa mạc đã được quản lý để giữ lại một số công nghệ khi nền văn minh bị sụp đổ. Tài nguyên bị các thành phần man rợ cướp bóc. Bên cạnh đó, anh còn đứng trước nhiệm vụ giải cứu những đứa trẻ vô tội mà mình đã phát hiện ra. Thời điểm mà bộ phim ra mắt, có lẽ George Miller đã nhận ra nhiều vấn đề phát sinh, nhất là việc đến từ kinh phí. Việc các phần phim ngày càng mở rộng đã khiến cho series này ngốn một chi phí không nhỏ, cộng thêm các tranh chấp về mặt bản quyền, vô tình làm cho Mad Max phải mất 30 năm năm mới có phần tiếp theo. -
Mad Max 2: The Road Warrior (1981)
- 0 downloads
Loạt "Mad Max" lấy bối cảnh hậu tận thế của đạo diễn George Miller được khán giả đón nhận. Trong đó, Business Insider đánh giá "Mad Max 2" là phần phim hay nhất. Mad Max 2 (1981) hay The Road Warrior, được Business Insider bình chọn là tác phẩm hấp dẫn nhất trong loạt. Phim mang đến cho khán giả tất cả trải nghiệm thú vị về vùng đất chết chóc wasteland, trở thành yếu tố chính cho các phim sau. Mel Gibson, người thủ vai Max Điên, xuất hiện với tạo hình rách rưới, kỳ dị, bước vào trận chiến trên chiếc xe tải chở dầu tốc độ cao. Phim được giới phê bình ca ngợi là "một trong những dự án hành động hay nhất mọi thời", đưa Gibson lên hàng siêu sao nhờ màn trình diễn đầy thuyết phục. Phần âm nhạc, kỹ thuật quay phim, phân cảnh hành động, thiết kế trang phục và việc sử dụng ít lời thoại đã góp tạo nên thành công vang dội, giúp phim đạt doanh thu thương mại hơn 36 triệu USD. Đứng thứ 2 trong danh sách là Mad Max: Fury Road (2015). Bộ phim chứa đựng hơn 30 năm tâm huyết của Miller đã đem tới hiệu ứng tích cực. Nhân vật Mad Max trở lại (Tom Hardy thủ vai) không hẳn điên loạn, mà sự điên loạn nằm ở thế giới mà Miller vẽ ra, nơi người ta sẵn sàng chết cho một lý tưởng để chứng tỏ rằng mình mới thực sự "điên". Phim giành 6 giải Oscar cho dựng phim, thiết kế sản xuất, thiết kế phục trang, hóa trang, hòa âm và biên tập âm thanh - nhiều hơn bất cứ phim nào trong mùa giải lần thứ 88. Doanh thu phim đạt hơn 377 triệu USD trong khi kinh phí sản xuất 150 triệu USD đã chứng tỏ tác phẩm được công chúng đón nhận. Sau thành công của Fury Road, Miller chuyển hướng làm bộ phim không tập trung vào Max Điên, thay vào đó nhân vật Imperator Furiosa mới là trung tâm trong Furiosa: A Mad Max Saga (2024). Dù không táo bạo như phần tiền nhiệm, tác phẩm vẫn mang đến cho người xem những pha hành động đã mắt, cốt truyện hấp dẫn. Cảnh nhân vật phản diện Dementus (Chris Hemsworth) bắt Furiosa (Anya Taylor-Joy) khỏi ngôi nhà thời thơ ấu để lại nhiều ấn tượng cho giới phê bình. Bom tấn hành động được vỗ tay gần 8 phút tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77. Theo Variety, trong khoảnh khắc ấy, Chris Hemsworth đã rưng rưng nước mắt vì xúc động, sau đó quay sang hôn lên đầu đạo diễn Miller. George Miller mạo hiểm khi chọn Mel Gibson, diễn viên vô danh ở thập niên 1970, vào vai chính trong tác phẩm mở đầu loạt phim - Mad Max (1979). Nhân vật là một cảnh sát đi tìm công lý sau khi mất gia đình vào tay nhóm côn đồ. Khi nhìn thấy các đồng nghiệp làm việc ở MFP chết dưới tay băng đảng của Toecutter, Max đã tự mình giải quyết vấn đề. Ảnh: MGM. Được quay với kinh phí chỉ 400.000 AUD (hơn 263.000 USD), tác phẩm gây sốt khi thu về hơn 100 triệu USD toàn thế giới và lập kỷ lục Guinness cho bộ phim có lợi nhuận cao nhất. Thành công của Mad Max đã giúp mở rộng thị trường toàn cầu cho các bộ phim do Australia sản xuất. Mad Max Beyond Thunderdome (1985) là phần 3 của loạt phim và cũng là lần cuối Gibson đóng Max Điên. Phim theo chân nam chính đối đầu với người kiểm soát tàn nhẫn của trạm giao dịch do Tina Turner thủ vai. Max kết bạn với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên, và họ hợp tác để phá hủy trạm giao dịch. Ảnh: Warner Bros. Mặc dù có kinh phí sản xuất rất cao thời điểm đó (hơn 10 triệu USD), cùng với sức hút lớn của Gibson, tác phẩm bị giới phê bình chê cồng kềnh, chất lượng ở mức phim hạng B theo tiêu chuẩn những năm 1980. Diva Turner có lẽ là người được lợi nhất khi 2 bài nhạc phim do cô thể hiện - One of the Living và We Don't Need - gặt hái thành công ở giải Grammy, đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc. -
Mad Max (1979)
- 0 downloads
Nếu là fan của thể loại phim hậu tận thế, chắn hẳn quý vị không còn xa lạ với thương hiệu phim điện ảnh Mad Max đình đám, nổi tiếng trên toàn thế giới. Cho đến nay, thương hiệu này vẫn giữ vững sức hút trong lòng khán giả, dù đã trải qua gần 5 thập kỉ. Loạt phim Mad Max được ra mắt từ năm 1979, do đạo diễn và biên kịch người Australia George Miller sản xuất. Phim đã có 4 phần trước đó bao gồm: "Mad Max: Cảnh sát báo thù (1979)", "Max điên 2 (1981)", "Max điên 3: Đón bão (1985)" và gần đây nhất là "Max điên: Con đường cuồng nộ (2015)". Thương hiệu điện ảnh gây ấn tượng với khán giả khi khai thác chủ đề hậu tận thế. Tại đây, các tài nguyên dần cạn kiệt, trở nên khan hiếm cùng với chiến tranh khắc nghiệt đã biến địa cầu thành một sa mạc khổng lồ. Nhân vật chính trong loạt phim là Max Rockatansky, được nam diễn viên Tom Hardy thủ vai trong phần phim gần nhất là Max điên: Con đường cuồng nộ (2015). Đặc biệt, sự xuất hiện của minh tinh Charlize Theron trong vai chiến binh Furiosa cũng một lí do làm nên thành công của loạt phim Mad Max. Đây cũng chính là bộ phim tạo được sức ảnh hưởng lớn đối với khán giả và giới phê bình ngay từ khi ra mắt. "Max điên: Con đường cuồng nộ" đã thắng 6 giải Oscar bao gồm dựng phim, thiết kế sản xuất, thiết kế phục trang, hòa âm và biên tập âm thanh, là bộ phim đạt nhiều giải thưởng nhất trong mùa giải Oscar lần thứ 88. Đồng thời, bộ phim cũng mang về hơn 377 triệu USD, nhiều hơn gấp đôi so với kinh phí sản xuất là 150 triệu USD khi ra mắt tại các phòng vé. Trước đó, phần phim đầu tiên được sản xuất vào năm 1979 cũng có doanh thu lớn, đạt hơn 100 triệu USD toàn thế giới. Thậm chí, "Max điên: Cảnh sát báo thù (1979)" cũng lập kỷ lục Guinness khi là bộ phim có lợi nhuận cao nhất, đưa Mel Gibson trở thành ngôi sao hàng đầu tại thời điểm đó. Bên cạnh cốt truyện độc đáo, lí do khiến phim đạt được nhiều giải thưởng như vậy cũng đến từ các thiết kế trang phục độc đáo của các nhân vật, cùng với các phương tiện trong phim như xe tăng, xe đua tốc độ cao, xe tự chế... Phần trang phục được đánh giá là sự kết hợp hài hòa giữa các vật liệu tái chế đặc trưng, mang đậm phong cách "hậu tận thế". Ngoài loạt phim đình đám, Mad Max còn được phát triển thành những trò chơi điện tử, tiểu thuyết và truyện tranh nổi tiếng, được yêu thích tại nhiều Quốc gia, chính những điều này đã góp phần khẳng định tên tuổi của đạo diễn người Australia George Miller, đưa loạt phim xứng tầm với tên gọi "thương hiệu" điện ảnh khi nhắc về các bộ phim chủ đề hậu tận thế. -
X-Men: First Class (2011)
- 0 downloads
X-men lần này thoát khỏi lối mòn của 4 phần trước bằng cách đổi dàn casting trẻ trung với phong cách dx hoàn toàn mới lạ. Tuy vậy ko có nghĩa họ là dv vô danh tiểu tốt. James McAvoy, Mike Fassbender hay Kevin Bacon đều là những diễn viên hạng nhất nhì, chưa kể Jennifer Lawrence đóng Raven là một gương mặt trẻ rất triển vọng với bộ phim dc đề cử Oscar The Winter Bones. Đạo diễn cũng thay nốt và ông theo đuổi cách làm phim cũng mới. Điều này thổi làn gió mới vào loạt phim vốn bắt đầu xưa cũ và có nguy cơ xuống dốc kể từ khi p4 Origin of Wolverine ko dc đánh giá cao. X-men 1st class có một kịch bản tương đối bình thường và lối kể chuyện chậm rại, logic lớp lang nhưng ko bất ngờ, điều này mình cũng thấy rõ. Nhưng điều cuốn hút ở kịch bản là đi sâu khai thác tâm lý của từng nv, từ chính đến phụ. Với trung tâm là sự phát triển trong quan hệ của Charles và Erik: họ gặp nhau ra sao, tìm hiểu và gắn kết với nhau thế nào và điều gì đã chia rẽ tình bạn của họ. Bên cạnh đó phim cũng dành một sự ưu ái cho những vai phụ, như Raven, Hank, Angel hay Havoc và kể cả Darwin, nv chết rất sớm ngay từ đầu phim. Những tâm tư suy nghĩ của họ dc chỉ rõ ra giúp họ trở nên sống động mà thật, chứ ko phải là những cái bóng đệm cho nv chính.” “Trong nỗ lực làm mới lại loạt phim X-Men của hãng Fox (sau X-Men Origins: Wolverine, bộ phim bị chê là quá thường), họ đã mời về hai nhân vật là Bryan Singer và Matthew Vaughn. Bryan Singer chính là người đã đưa X-Men lên đỉnh cao với 2 phim X1 và X2, còn Matthew Vaughn đã khẳng định tên tuổi với Kick-Ass và được nhiều fan truyện tranh Mỹ xem là đạo diễn “hiểu” truyện tranh nhất hiện nay. Vaughn đã có một quyết định táo bạo đó là loại bỏ hết những “yếu tố ăn khách” của các phần trước như những bộ trang phục bóng loáng, công nghệ chiến đấu hiện đại, và… Wolverine, để đi một con đường riêng. Ông đã cho các X-Men quay lại với thập niên 60, và đi kèm với nó là những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loạt truyện. X-Men First Class xoay quanh càm xúc, quan điểm, và triết lý của những người đột biến. Trên hết, người đột biến không chỉ là những năng lực màu mè mà họ còn đại diện cho một điều lớn lao hơn trong xã hội: sự khác biệt. Sự khác biệt mang đến sự bị cô lập và bị ghét bỏ cho những người sở hữu chúng, bởi cá tính chung của nhân loại là luôn sợ hãi những điều chưa biết. X-Men cũng là anh hùng, cũng cứu người, nhưng họ không bao giờ được nhân loại trao cho ánh hào quang của những siêu anh hùng khác như Superman, như Iron Man, như Captain America, mà đổi lại chỉ là sự kì thị và ghét bỏ. Loạt truyện (và phim) X-Men đã hướng tới vấn đề quyền con người một cách sâu sắc. Nó xoay quanh thái độ của thế giới đối với “những sự khác biệt”, và ở chiều ngược lại, thái độ của những người đột biến với một thế giới đã tụt hậu so với họ nhưng vẫn muốn chèn ép họ. -
Crouching Tiger, Hidden Dragon (2000)
- 0 downloads
Crouching Tiger, Hidden Dragon (tựa tiếng Việt: Ngọa Hổ Tàng Long; tựa gốc: Wò Hǔ Cáng Lóng) là bộ phim điện ảnh Đài Loan thể loại kiếm hiệp diễm tình ra mắt vào năm 2000, được đạo diễn bởi Lí An, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vương Độ Lư. Được coi là một trong những cột mốc quan trọng nhất của điện ảnh châu Á, tác phẩm sau khi ra mắt đã nhận được thành công vang dội ở mặt thương mại khi thu về 213,5 triệu đô so với kinh phí 17 triệu và ở mặt chuyên môn với những lời tán dương từ các nhà phê bình cũng như chiến thắng nhiều giải thưởng, ví dụ như 4 giải Oscar, 4 giải BAFTA, 2 giải Quả Cầu Vàng, 8 giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông,... Các lời khen nhắm đến phong cách đạo diễn, kịch bản đột phá, kĩ thuật điện ảnh và các màn chiến đấu võ thuật đẹp mắt. PHẦN I: SỰ VƯỢT TRỘI SO VỚI CÁC PHIM VÕ THUẬT THÔNG THƯỜNG Sự vượt trội đầu tiên của tác phẩm phải nói đến cấu trúc kịch bản. Các phim võ thuật đương thời thường có kịch bản 3 hồi đơn giản, không được đầu tư về tâm lí nhân vật, xây dựng thế giới. Bộ ba biên kịch Vương Huệ Linh, Thái Quốc Vinh và James Schamus đã xây dựng 2 tuyến truyện: "Lí Mộ Bạch và Du Tú Liên" là phần truyện được kể trước, giới thiệu về khoảng thời gian, địa điểm, các nhân vật cũng như mâu thuẫn chính của phim; tuyến truyện còn lại xuất hiện như hồi 2, kể về sự hình thành mối tình của "Ngọc Kiều Long và La Tiểu Hổ". Từ đó xây dựng nền tảng cho hồi 3 của phim, khi 2 câu truyện phải dẫn đến một kết thúc. Lời thoại chỉn chu, ngôn ngữ giàu chất thơ, được lãng mạn hóa; mỗi nhân vật đều có cá tính, tiểu sử và động cơ riêng, giống như các mảnh ghép nhỏ để tạo nên một câu truyện lớn hoàn chỉnh. Đây là tác phẩm thể loại võ thuật đầu tiên của đạo diễn Lí An và như ông đã nhiều lần chia sẻ đây là trải ngiệm làm phim khó khăn và thử thách nhất trong sự nghiệp. Phim được làm ở Bắc Kinh, quay ở các tỉnh An Huy, Hà Bắc, Giang Tô và vùng thiên nhiên ở Tân Cương; điển hình là lúc ghi hình ở sa mạc Gobi. Đạo diễn từng nói ông phải làm việc liên tục suốt 8 tháng, không có nổi nửa ngày để nghỉ, lắm lúc tưởng bản thân sắp nghẹt thở. Nhưng với tài năng và sự chuyên nghiệp, Lí An đã chứng minh ông là một trong những nhà làm phim đương đại xuất sắc nhất thế giới. Ông kiểm soát chặt chẽ mọi cảnh phim để đảm bảo an toàn cho diễn viên, ông tự chuyển các đoạn hội thoại tiếng Quan thoại sang tiếng Anh để đảm bảo ý nghĩa. Quan trọng hơn hết, ông đã làm ra một tác phẩm kiếm hiệp mà mang phong cách kể chuyện, dàn cảnh riêng biệt, cách ông thay đổi nhịp độ phim qua các phân cảnh hiệu quả và kĩ thuật làm phim vượt trội. Nhà soạn nhạc Đàm Thuẫn và các nhạc sĩ đã sáng tác toàn bộ phần âm nhạc trong vòng 2 tuần. Các bản nhạc như "The Eternal Vow", "Sorrow" và "Farewell" được tạo nên bằng tiếng sáo trúc, đàn violin và đàn cello đưa người xem đến thế giới võ thuật chứa đựng tình cảm, sức sống và cả mối nguy rình rập. Với các phân đoạn chiến đấu, rượt đuổi, phim sử dụng các thanh âm được tạo nên từ các loại trống Tây Phi và truyền thống, que gỗ được gõ dồn dập, căng thẳng như "Night Fight". Điểm nhấn của phần nhạc là ca khúc cuối phim - "A Love Before Time" được biểu diễn bởi Coco Lee, kể về con người với khát vọng tự do, đi đến mọi phương trời để tìm kiếm tình yêu và cuộc sống đích thực. Quay phim là một trong những điểm ấn tượng của Ngọa Hổ Tàng Long. Bào Đức Hi đã nâng các phân cảnh chiến đấu bằng võ nghệ lên một tầm cao mới bằng cách sử dụng và biến đổi liên tục nhiều góc máy: sử dụng cận cảnh để đặc tả (ví dụ ở phân cảnh Du Tú Liên đối đầu với Ngọc Kiều Long, máy quay zoom thẳng vào gương mặt Tú Liên cho thấy lợi thế của cô là kinh nghiệm và trí tuệ, còn về phía Kiều Long, máy quay nhấn mạnh vào thanh Lục Mệnh Kiếm cho thấy lợi thế của cô là một vũ khí không thể bị phá hủy), trung cảnh được sử dụng khi nhân vật ra đòn bằng tay và các đòn đánh trí mạng, các góc máy rộng phô bày vẻ đẹp của mọi động tác phi thân, võ thuật (theo mình nghĩ đã tạo ra một hiệu ứng thị giác khác xa so với bất kì phim nào cùng thể loại), bố trí khung hình và các cảnh phim ở sa mạc, núi đồi, rừng trúc hòa với tông màu trầm, ánh sáng nhẹ - đẹp tựa tranh thủy mặc. Các bối cảnh trong phim được dựng nên chi tiết, sinh động và được tận dụng triệt để tốt hơn so với bất kì phim kinh phí lớn nào ra mắt cùng năm. Bên trong biệt phủ của Tề lão gia sắp đặt gọn gàng, đầy ắp các đồ dùng, cổ vật trang trí; quang cảnh kinh thành, cung điện sao chép đúng kiến trúc thời nhà Thanh; các khung dây cáp được bố trí trên toàn bộ diện tích quay phim để các diễn viên thực hiện các màn đấu võ, bay nhảy. Phần võ thuật được biên đạo bởi Viên Hòa Bình, người đứng sau thành công của nhiều bộ phim Hồng Kông thời điểm đó, mỗi nhân vật trong phim đều có phong cách chiến đấu riêng, giúp tính chất của mỗi người được bộc lộ tính tế, cách điệu. Ngoài ra, Ngọa Hổ Tàng Long có dàn diễn viên thể hiện trọn vẹn vai diễn; trang phục được thiết kế chính xác ở màu vải bão hòa thấp, ít họa tiết; âm thanh tự nhiên,... PHẦN II: THẾ GIỚI KIẾM HIỆP GIANG HỒ Triết lí ở xã hội giang hồ trong phim được định nghĩa bằng võ công. Võ công cũng giống như kiếm đạo, trà đạo và nhiều môn phái khác; người tập võ phải khổ luyện bằng các chiêu thức truyền thừa, rèn luyện tâm khí, trí tuệ thông suốt để đạt tới cảnh giới tột cùng - khi cơ thể hòa quyện, được tái tạo lại toàn bộ và trở thành một thực thể thích nghi và nắm bắt được dòng chảy của mọi sự vật. Chính vì tính chất phức tạp, đòi hỏi và thâm sâu nên võ công trở thành thước đo giá trị con người, giá trị đạo đức trong thế giới kiếm hiệp. Các thành phần giang hồ ta thấy trong phim đều có hiểu biết và khả năng tận dụng võ thuật theo một cách cụ thể, người giỏi võ thì danh tiếng được nhiều người biết đến, được ca tụng và tôn trọng. Từ đó ta có điển hình của một anh hùng trượng nghĩa, võ nghệ thượng thừa, vang danh khắp nơi - Lí Mộ Bạch (do Châu Nhuận Phát thủ vai). Xuyên suốt tác phẩm, con người của anh được xây dựng thông qua lời nói của các nhân vật khác và phong cách chiến đấu. Không ai trong giới giang hồ không biết Lí Mộ Bạch, đi đến đâu cũng nghe những lời chào hỏi kính cẩn, được tiếp đãi như khách quý, mấy tên giang hồ coi anh là giới hạn mà một người học võ có thể đạt tới. Lí Mộ Bạch được mọi người ngưỡng mộ vì là người trừ gian diệt bạo, khiến kẻ khác e sợ vì tài năng võ thuật và sở hữu thanh kiếm bất hoại. Khi tỉ thí với Ngọc Kiều Long, anh xuất hiện bất ngờ ở bất kì đâu cho dù cô đã phi thân, chạy trốn nhanh nhất có thể; Kiều Long với thanh Lục Mệnh Kiếm cũng không thể giáng một đòn trúng Mộ Bạch trong khi tay anh cầm một cành cây ngẫu nhiên, liên tiếp tấn công vào mọi sơ hở của cô. Trong phân cảnh rượt đuổi trong rừng trúc, Kiều Long liên tục bám víu, chân đứng chênh vênh, sức nặng của cơ thể khiến thân cây phản lại lực, cô gần như không thi triển được chiêu thức nào; Mộ Bạch nương theo chuyển động của cây trúc, không tác dụng lực lên mà như hòa làm một thể, thong dong đứng nơi ngọn trúc, nhẹ như lông vũ. Trong mọi trận đấu, ta chưa thấy một cảnh phim mà anh gặp khó khăn, Lí Mộ Bạch luôn vượt xa so với đối trọng. Lí do có vẻ đã được tiết lộ ở ngay đầu phim, Mộ Bạch đến gặp Tú Liên và kể cho cô nghe về việc bế quan luyện công. Trong khoảng khắc cảnh giới thiên địa hợp nhất, không-thời gian tiêu biến, khi bản thân anh sắp dung cùng trời đất; nếu anh tiếp tục, anh chạm đến một ý thức khác, thoát thai hoán cốt khỏi cõi tục và cảm xúc vướng bận, tu thành chính quả. Chính khoảng khắc đó, anh ta cảm nhận được sự cô đơn rợn ngợp, trống rỗng trong ánh sáng chân lí u buồn, Lí Mộ Bạch rửa tay gác kiếm vì anh chọn trở lại hữu tình, luyến tiếc tình yêu với Tú Liên, và có lẽ cả mối thù với Bích Nhãn Hồ Ly. Du Tú Liên (do Dương Tử Quỳnh thủ vai) từng hứa hôn với bạn thân của Lí Mộ Bạch, người mà về sau đã tử trận trong một trận đấu, cô và Mộ Bạch từ đó đã trải qua nhiều chuyện cùng nhau, lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy. Tuy vậy, vì thanh danh của người đã khuất mà hai người chưa bao giờ bày tỏ tình cảm. Đó là một trong nhiều mẫu mực đạo đức mà phái nữ trong xã hội phong kiến phải noi theo, ta hiểu được Tú Liên tuy sống trong giang hồ, nhưng là người phụ nữ truyền thống, có lòng tự trọng, tính khuôn khổ. Cô chăm chỉ (điều hành công việc kinh doanh riêng, tay cô chai vì luyện tập), nề nếp (giao tiếp tử tế với mọi người), nhân ái (lắng nghe và cố gắng giúp đỡ bất chấp sự bồng bột của Ngọc Kiều Long) và chân thành (ánh mắt dịu dàng, cử chỉ ân cần với Mộ Bạch). Khi anh phân trần rằng sư phụ bảo trên đời vạn vật đều là không, bản thân anh ta cũng đã từng nghiệm qua cảm giác ấy. Cô bèn áp tay mình vào mặt anh, hỏi rằng “Chẳng lẽ tay em cũng không phải là thật sao?”. Câu hỏi như triết học, khúc mắc một đời người hiện lên qua lời nói giản đơn Tú Liên, cô nhìn ra được mâu thuẫn trong suy nghĩ, khoảng trống trong tâm hồn của Mộ Bạch. Bên cạnh đó cô cũng là người cứng rắn, nghiêm khắc. Cô không ngại trách mắng Kiều Long vì những suy nghĩ quy chụp, ích kỷ; quyết tâm ngăn Long rời đi với bảo kiếm, từ đây khán giả được xem màn so tài đáng nhớ nhất phim giữa hai người phụ nữ, cô gái mang tài năng võ thuật bẩm sinh và thanh kiếm bất hoại cũng không thể vượt qua một Du Tú Liên giàu kinh nghiệm, linh hoạt sử dụng mọi loại vũ khí, sức mạnh của cô thể hiện qua các đòn đánh phá hủy môi trường và tư thế chiếm tỉ lệ khung hình. Đánh lừa sự chú ý bằng thân phận gia sư của Kiều Long, Bích Nhãn Hồ Ly (do Trịnh Phối Phối thủ vai) là một sát thủ khét tiếng với võ công cao cường đã hạ độc sư phụ của Lí Mộ Bạch. Người xem dễ dàng nhận định đây là một nhân vật phản diện qua những việc bà ta làm trong phim: dụ dỗ Kiều Long đi theo con đường của mình cũng như đánh thuốc thủ tiêu cô; giết ông quan mật thám Sài - người mà cố trả thù vì bà ta đã giết vợ của ông; và không thể bỏ qua cây phi tiêu tẩm độc đã khiến một bậc thầy như Lí Mộ Bạch mất mạng. Tuy vậy, trong lần đầu thấy bà ta đối đầu với Mộ Bạch, câu thoại: "Sư phụ ngươi đã coi thường phụ nữ. Hắn ngủ với ta nhưng không chịu truyền võ công cho ta. Hắn đáng chết dưới tay đàn bà!" đã làm thay đổi suy nghĩ của mình. Bích Nhãn Hồ Ly không phải một người phụ nữ đơn giản, bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của võ nghệ, khao khát trở thành một cao thủ để được nể sợ, ngưỡng mộ, bà ta sẵn sàng làm mọi thứ để tạo ra vị thế cho riêng mình trong giới giang hồ, kể cả hi sinh thân thể của bản thân. Đây có lẽ là lí do vì sao y có thể làm thầy dạy cho Kiều Long, sự đồng điệu về ước mơ được tự do, làm chủ cuộc đời của chính mình. Khi thấy học trò của mình có thể đấu tay đôi với Lí Mộ Bạch, mà chỉ vài phút trước với mọi loại vũ khí giấu tay và võ thuật học từ bí kíp Võ Đang, bà ta cũng suýt bị anh giết, Bích Nhãn Hồ Ly đau đớn nhận ra mình bị phản bội bởi học trò của mình, người mà bà thừa nhận là người thân duy nhất (10 năm cuộc đời nuôi dạy, chăm sóc, ở cạnh nhau) và kẻ thù duy nhất (Kiều Long nắm rõ được toàn bộ bí kíp nhưng không thể tiết lộ ra vì cô còn hoang mang và sợ hãi, bà ta không thể phát huy được hết võ công trong khi khả năng của cô không ngừng phát triển). Bích Nhãn Hồ Ly hận học trò của mình như cái cách bà ta hận sư phụ của Mộ Bạch, cùng động cơ dẫn đến hành động trả thù. Đây cũng là một quan điểm được cài cắm trong phim, ông quan mật thám bị giết vì trả thù cho vợ, để lại đứa con một mình; Lí Mộ Bạch bị trúng độc vì quyết định phải báo thù bằng được cho sư phụ; Bích Nhãn Hồ Ly mất mạng vì bị hận thù che mắt, liều mình tiêu diệt Kiều Long - sự thù hận là cách cảm xúc thao túng con người và để trả thù, ta phải đánh đổi. Đến lúc quy tiên, Bích Nhãn Hồ Ly vẫn chẳng phải một cao thủ võ thuật, chết trong đau đớn về thể chất, tổn thương về tinh thần - bi kịch của một con người với mong muốn sống cuộc đời lớn lao, đi ngược lại với những định kiến mà xã hội áp đặt. Thế giới kiếm hiệp được coi là nơi con người tự do tự tại, tôi luyện võ công và trở thành anh hùng theo nhiều nghĩa, Ngọa Hổ Tàng Long chứng minh thực tế không dễ dàng như vậy thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật: Lí Mộ Bạch là cao thủ võ lâm nhưng không thể dứt bỏ yêu đương và thù hận để tu thành chính quả; Du Tú Liên là người phụ nữ truyền thống với tài năng và đức hạnh nhưng không có hạnh phúc vì không dám sống thật với cảm xúc cá nhân; Bích Nhãn Hồ Ly - một người bị vỡ mộng bởi một thế giới không trân trọng tài năng và trí óc của phụ nữ. Xã hội phong kiến cổ hủ, những mối quan hệ ân oán và tâm lí phức tạp đã khiến thế giới kiếm hiệp trong phim không đen trắng rạch ròi như phần lớn nhận thức của khán giả, nó có chiều sâu, thuyết phục và tinh tế hơn nhiều. PHẦN III: NGỌC KIỀU LONG Dưới góc nhìn của mình, Ngọc Kiều Long (do Chương Tử Di thủ vai) là nhân vật đáng nhớ nhất trong phim nói riêng và một trong những nhân vật ấn tượng nhất lịch sử điện ảnh nói chung. Câu chuyện và hành động của cô khiến các sự việc tiến triển, kết nối 2 tuyến truyện; sự phát triển và vẻ đẹp tư tưởng khiến cô trở nên khó quên và đặc biệt. Kiều Long được giới thiệu trong tạo hình của một cô tiểu thư gia giáo, nề nếp, bộ trang phục sẵm màu như biểu hiện sự an toàn. Cô chia sẻ với Tú Liên về việc cô sắp bị gả cưới, rằng tâm trạng bất mãn vì chưa được sống cuộc đời theo ý mình muốn, bày tỏ ao ước về lối sống giang hồ lang bạt. Trò chuyện nhẹ nhàng, như chuyện phiếm, người xem không thấy bất kì điều gì đáng để tâm ở cô gái này - tỏ ra không hài lòng, nhưng vẫn an phận. Đến đêm hôm đó, một tên trộm đã đánh cắp thanh Lục Mệnh Kiếm, khi bị phát giác, y phi thân trên những mái ngói, chạy nhanh như gió khỏi lính gác, đến cả Tú Liên ra tay cũng không kịp lấy lại bảo kiếm. Khán giả phần nào đã hình dung được hình tượng của nhân vật. Kiều Long là cô gái trẻ, cứng cỏi, có phần tự phụ, khao khát một cuộc sống phóng túng, được làm điều mình thích và có tài năng võ công phi thường. Phần hồi tưởng giữa phim giúp đào sâu hơn về chuyện tình của Ngọc Kiều Long và La Tiểu Hổ (do Trương Chấn thủ vai). Trên con đường băng qua sa mạc, mẹ cô than phiền về cái nóng, về cái công việc mới của cha, Long nhìn ra bên ngoài, phía những ngọn núi đá khô cằn, ánh nắng thiêu đốt, cô bị cuốn hút bởi những thứ chẳng ai để ý, không ai quan tâm cô nghĩ gì. La Tiểu Hổ - kẻ chỉ huy băng cướp Hắc Vũ tấn công đoàn người tùy tùng của nhà họ Ngọc sau đó, cướp lấy chiếc lược cô gái trẻ đang cầm rồi đi mất. Bà mẹ sợ quá bất tỉnh nhưng Kiều Long lên ngựa đuổi theo ngay lập tức, loại bỏ mọi kẻ ngáng đường, cô đuổi theo không ngừng nghỉ đến mức ngất xỉu, chỉ vì một chiếc lược. Tỉnh dậy, cô đang ở hang ổ của Tiểu Hổ, không biết đi về đâu giữa chốn hoang vu, khoảng thời gian bất đắc dĩ ở bên Hổ đã cho Long cảm giác của tình yêu. Anh hào phóng chăm sóc mọi mặt (mang thức ăn, nước uống, chữa đôi chân nứt nẻ, kiếm nước tắm cho cô giữa hoang mạc), tôn trọng sự tự chủ của cô (không hề xâm phạm thân thể trong nhiều ngày cô hôn mê; Long từng tự tìm đường về, trước khi đi không quên chọi một viên đá vào tên cướp lược chải tóc, cô sau đó cưỡi con ngựa đi thật xa đến lúc nó chết khát, phải đi bộ đến khi ngất lịm, tỉnh dậy, nhận ra Tiểu Hổ lại tìm và cứu sống cô lần nữa) nhưng cũng có quyết định của riêng mình (trói Long lại để cô không gây hại cho bản thân cũng như chưa từng nghe theo một mệnh lệnh nào từ cô). Phân cảnh bùng nổ là khi Kiều Long đòi lại chiếc lược, Tiểu Hổ không trả đơn giản vì không thích, cô giơ cây phi tiêu đe dọa, sự kiên quyết của Hổ khiến cô chọc mạnh vào ngực anh, máu chảy, hai người xông vào vật lộn. Bất ngờ thay, những va chạm thể xác đầu tiên đã thăng hoa, kết nối hai con người lại với nhau, máu của Hổ chảy dài trên người Long. La Tiểu Hổ yêu cô vì cô mạnh mẽ, gan lì, sốc nổi, cô đấu tranh dai dẳng để đạt được thứ mình muốn, không cần sự thương hại từ người khác. Ngọc Kiều Long yêu anh vì anh trân trọng tính cách gai góc khó chiều, anh luôn che chở dù cô vươn xa tới đâu, anh để cô được tự do làm điều mình thích, không ràng buộc. Long vẫn là Long, Hổ vẫn là Hổ, phóng túng, cứng đầu, chẳng nghe ai. Họ yêu nhau vì nhân cách và tình cảm, nhưng vẫn là chính mình và được làm chính mình khi yêu. Trong một xã hội mà người ta kết hôn vì vị thế, gia tài thì còn gì đáng quý hơn một mối tình xuất phát từ tình cảm chân thành và sự bình đẳng từ hai phía. Đối với văn hóa Á Đông, màu xanh lục đại diện cho tính nữ và biểu tượng Âm - trong quan niệm mẫu hệ cổ xưa, Âm thể hiện nữ mạnh hơn nam, sức mạnh tiềm tàng và khả năng thụ thai, sinh nở sự sống vô hạn. Hình ảnh con rồng thường dành cho thần thánh, vua chúa, quyền lực của nam giới, nhưng trong Ngọa Hổ Tàng Long, đó là tên của một người phụ nữ. Có hai vật dụng gắn liền với Ngọc Kiều Long là chiếc lược và thanh Lục Mệnh Kiếm - cả hai đều mang hai đặc trưng kể trên. Chiếc lược chải tóc có tay cầm chạm khắc hình rồng uốn lượn được làm từ ngọc bích, nhưng lại có màu trắng ngà, trong trẻo, hiện thân cho phần nữ tính, khát khao sự thuần khiết của tự do, tâm hồn trong trắng không bị lay động bởi định kiến của người đời. Kiều Long giữ gìn chiếc lược cũng như cô bảo vệ lý tưởng sống của bản thân, cô chỉ trao chiếc lược cho người biết đồng cảm và trân trọng điều đó ở cô - La Tiểu Hổ. Theo thời gian, ngọc bích già đi và ngả dần sắc lục, cũng như sức sống của Long, bị kìm nén, chờ khoảng khắc bùng nổ. Lục Mệnh Kiếm là vũ khí báu vật, được tạo nên từ kĩ thuật giả kim đã thất truyền, đã tồn tại được hơn 400 năm, bất hoại và linh hoạt; thanh kiếm đại diện cho cảm xúc giận dữ, ý chí mãnh liệt và sức mạnh thô sơ, tài năng toàn vẹn của Kiều Long. Cô cần thanh kiếm để giải phóng bản thân, ghi lại dấu ấn trên thế gian theo cách mà cô muốn; trong mọi cảnh phim cô cầm thanh bảo kiếm, cô được phô bày khả năng võ thuật vượt trội (nổi bật như phân cảnh quán ăn, Long một mình hạ gục toàn bộ các cao thủ võ lâm, nói ra mọi suy nghĩ một cách hùng hồn, ngạo mạn). Cô liên tục tìm kiếm, ăn trộm và lặn xuống dòng nước chảy xiết để có được thanh kiếm cũng như cô vẫn luôn tranh đấu để dành được sự tự do, hạnh phúc. Ngọc Kiều Long là con rồng kiêu hãnh, ích kỷ mang sinh khí của tính nữ và nguồn sống nguyên thủy mạnh mẽ, nhưng mắc kẹt trong hiện thực mà cô phải kiểm soát, che giấu và giam cầm con rồng đó - một hiện thực đau khổ, không có lối thoát. Sau khi Lí Mộ Bạch mất, Kiều Long lên núi Võ Đang tìm La Tiểu Hổ, hai người đã có một buổi tối nồng ấm sau nhiều tháng ngày xa cách; sáng hôm sau, Tiểu Hổ tìm thấy Kiều Long đứng trên cây cầu bắc qua hai vách núi đá. Cô chưa bao giờ có được tự do mà mình muốn - được làm điều mình thích, không bị ép buộc, không phải quan tâm đến hậu quả. Gia đình muốn Long kết hôn với người mà cô không yêu chỉ vì nó mang lại lợi ích cho bố của cô. Bích Nhãn Hồ Ly dạy cô võ thuật, nhưng năng lực của bản thân ngày càng kém xa sư đồ, khiến bà ta ra sức thao túng Kiều Long cũng như kiềm hãm năng lực thật sự của cô. Lý Mộ Bạch chiêu mộ Long làm học trò không chỉ vì cô có khả năng, mà còn muốn hướng cô vào khuôn khổ, không lợi dụng võ công cho mục đích xấu, không hề để tâm xem Kiều Long thực sự nghĩ gì, có muốn hay không. Du Tú Liên muốn cô sống đúng với tình yêu, với chính mình, quay về sa mạc cùng Tiểu Hổ - do sau cái chết bất ngờ của Lý Mộ Bạch, Tú Liên hối hận vì khi anh còn sống, cô đã không có đủ dũng khí để đi ngược truyền thống, bày tỏ tình cảm để hạnh phúc bên nhau, như thế chẳng khác nào cô phó thác cho Kiều Long để sống thay cho mình trong dằn vặt và nuối tiếc. Theo nhiều cách khác nhau, những người xung quanh Ngọc Kiều Long luôn muốn kiểm soát cô. Kể cả khi chạy trốn cùng với Hổ, chẳng mất bao lâu để hai nhà họ Ngọc và Cao huy động toàn bộ lực lượng truy tìm Long bằng được, điều đó hoàn toàn có thể liên lụy đến người cô yêu thương. Giấc mơ của cô tan vỡ, sẽ chẳng có bình yên trong cuộc sống phiêu bạt, người tốt luôn bị làm hại, con người sống thật là sai trái, tự do là cái cớ của nổi loạn và suy đồi đạo đức. Tưởng như sự dồn ép tột cùng khiến người phụ nữ ấy lựa chọn đầu hàng, chấp nhận số phận, cô nhớ đến câu chuyện La Tiểu Hổ từng kể: Bọn anh có một truyền thuyết. Bất kì ai dám nhảy từ ngọn núi kia xuống. Trời sẽ ban cho người ấy một điều ước. Lâu lắm rồi, cha mẹ của một người trẻ tuổi kia bị ốm, nên anh ta nhảy xuống. Anh ta không chết. Và ngay cả không bị thương. Anh ta bay đi xa, xa mãi và không bao giờ trở lại. Anh ta biết điều mình mong ước đã thành sự thật. Nếu có lòng tin thì nó sẽ xảy ra. Người xưa có câu: "Một trái tim vững vàng sẽ làm cho điều ước trở thành hiện thực.". Long bảo Hổ hãy nói một điều ước, anh ước anh và cô sẽ cùng nhau trở lại sa mạc. Ngọc Kiều Long sau đó đã nhảy khỏi cây cầu - cô đã lựa chọn nghị lực sống, lựa chọn dũng khí và can đảm, khẳng định rằng cô vẫn sẽ là chính mình, sống thật với tình yêu và lý tưởng. Cô gái trẻ không chết, và ngay cả không bị thương, cô bay bổng tự do, tự tại, biến mất vào những đám mây sương khói trên núi Võ Đang. La Tiểu Hổ nhìn theo không hoảng loạn, ánh mắt đượm buồn nhưng cũng vui mừng, nhẹ nhõm; Kiều Long đã bay đi không trở lại, cô không còn ở bên anh nhưng cô cũng không thuộc về một ai khác, tình yêu cô dành cho anh là thật, kí ức bên nhau ở hoang mạc cũng là thật, còn gì chân thực hơn thế? Khung hình cuối cùng của phim hiện lên sự tĩnh lặng của thiên nhiên, của dãy núi, đẹp đẽ, huyền bí và bình yên. Ngọc Kiều Long đã có được sự tự do mà cô hằng mong muốn, ước mơ của cô đã trở thành hiện thực. PHẦN IV: TỔNG KẾT Ngọa Hổ Tàng Long là từ dùng để chỉ những nguy hiểm ẩn nấp. Trong phim là tình cảm không môn đăng hộ đối của Ngọc Kiều Long và La Tiểu Hổ; đúng hơn là những cảm xúc, mong ước bị con người che giấu, kiềm hãm. Đạo diễn Lí An lí giải chẳng có gì là bí mật mãi mãi, dù kìm nén lâu đến mấy thì cái kim trong bọc cũng lộ ra, chẳng ai được hạnh phúc nếu không sống thật với chính mình. Đến cuối phim, chuyện tình của Tú Liên và Mộ Bạch kết thúc trong nước mắt, Bích Nhãn Hồ Ly chết với giấc mộng dở dang nhưng Kiều Long không buông bỏ, sự truy cầu tự do đã được đền đáp - tác phẩm còn là suy tư về nam nữ trong xã hội, về sự truyền thừa, tiến bộ từ thế hệ cũ sang thế hệ mới. Khi con người trở nên mạnh mẽ, can đảm, có niềm tin vững bền vào lựa chọn và lý tưởng của bản thân, ắt sẽ đạt được ước mơ, hoài bão. -
Ghostbusters (2016)
- 0 downloads
"Ghostbusters" (2016) là một bộ phim thuộc thể loại hài siêu nhiên, được đạo diễn bởi Paul Feig. Đây là phiên bản làm lại của bộ phim gốc "Ghostbusters" năm 1984, nhưng với dàn diễn viên chính là nữ. Bộ phim đã gây nhiều sự chú ý khi ra mắt, không chỉ vì là một bản reboot của một tác phẩm kinh điển, mà còn bởi cách tiếp cận hiện đại và những thay đổi đáng kể so với bản gốc. Phim xoay quanh một nhóm bốn phụ nữ, với các nhân vật chính gồm: Dr. Abby Yates (do Melissa McCarthy thủ vai): Một nhà khoa học nhiệt huyết nghiên cứu về hiện tượng siêu nhiên. Dr. Erin Gilbert (do Kristen Wiig thủ vai): Một giáo sư vật lý lý thuyết ở Đại học Columbia, người từng cùng Abby viết một cuốn sách về ma quái. Dr. Jillian Holtzmann (do Kate McKinnon thủ vai): Một kỹ sư tài năng, chuyên về việc chế tạo các thiết bị bắt ma. Patty Tolan (do Leslie Jones thủ vai): Một nhân viên tàu điện ngầm với kiến thức sâu rộng về lịch sử New York. Khi các hiện tượng siêu nhiên bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều ở New York, nhóm phụ nữ này quyết định thành lập một đội săn ma mới, với mục tiêu bảo vệ thành phố khỏi mối đe dọa từ các linh hồn ác quỷ. -
Angels & Demons (2009)
- 0 downloads
Có nhẽ vì tên bác Dan Brown đã nâu (Brown) lại đen (Dan) nên phim chuyển thể từ truyện của bác có số phận khá là trắc trở. Năm 2006 The Da Vinci Code ra mắt ở Cannes bị bà con la ó dữ dội, đến khi phát hành lại bị giới phê bình chê bai không tiếc lời (nhưng rốt cục vẫn về nhì với 750 triệu USD doanh thu – lý do chính khiến Columbia Pictures tiếp tục chơi con bài nâu-đen này lần nữa). Angels & Demons đến lượt mình cũng vấp phải sự phản đối của Công giáo và bị từ chối không được quay ngoại cảnh tại các nhà thờ ở Rome. Nhưng hết cơn bĩ cực cũng đến hồi thái lai, cuối cùng bộ phim lại được chính tờ Đại đoàn kết của Vatican khẳng định là vô hại. Kể ra nếu Angels & Demons được đặt tên là Kiếp đỏ đen thì cũng không có gì vô lý, vì Ron Howard đã đem đến cho khán giả một bộ phim low-key* với màu đen linh mục (một) và sắc đỏ hồng y (đếm không xuể) là chủ đạo, và số phận những nhân vật này nói chung là rất thảm. Low-key âu cũng là điều dễ hiểu khi bộ phim xảy ra trọn vẹn trong một buổi tối mà mỗi giờ đồng hồ lại được đánh dấu bằng cái chết của một preferiti, ứng cử viên cho ngôi vị Giáo hoàng. Như thường lệ, giáo sư biểu tượng học Robert Langdon (Tom Hanks), với sự trợ giúp (như thường lệ) của một sinh vật khả ái là nữ khoa học gia Vittoria Vetra (Ayelet Zurer) dẫn đầu cuộc săn đuổi tên sát nhân giấu mặt đã bắt cóc bốn hồng y giáo chủ và sẽ xử tử họ tại bốn địa điểm tượng trưng cho bốn nhân tố đất, gió, lửa, nước tại thành Rome. So với câu đố Robert Langdon phải giúp Tòa thánh giải đáp thì chuyện một cô gái mĩ miều dường ấy lại còn là chuyên gia về phản vật chất quả thực còn bí hiểm hơn nhiều; có lẽ chỉ thua câu hỏi hẳn không ít người đã từng tự hỏi khi xem The world is not enough: “Thế nào mà một em gái nóng bỏng rẫy ra như Denise Richards lại còn là chuyên gia vật lý hạt nhân?” Quay trở lại với bộ phim, hành động của tên sát nhân có vẻ là một nghi thức báo thù cuộc thanh trừng của Giáo hội với Illuminati – một hội kín của các nhà khoa học ra đời từ thế kỷ 17 – và y đe dọa sẽ kết thúc nó với một vụ nổ phản vật chất (lý do giải thích sự có mặt của sự khả ái mang tên Vittoria Vetra) có sức mạnh hủy diệt cả Vatican đúng lúc các hồng y đang họp kín để bầu Giáo hoàng mới còn giáo dân đang tụ tập ở quảng trường St. Peter chờ kết quả. Vụ việc càng phức tạp hơn khi Tổng quản Vatican là Patrick McKenna (Ewan McGregor) phát hiện ra cố Giáo hoàng chết vì bị đầu độc… Để bà con khỏi sốt ruột, người viết xin nói luôn: Angels & Demons hay hơn Da Vinci Code, và hay hơn đáng kể (lưu ý: hay hơn Da Vinci Code thôi nhé). Đây cũng là điều dễ hiểu vì Da Vinci Code bám quá sát nguyên tác; và khi cố nhồi nhét bằng hết cuốn tiểu thuyết lên màn bạc, Ron Howard đã bỏ qua những thế mạnh đặc thù của điện ảnh, khiến bộ phim trở thành một thứ minh họa vụng về cho cuốn tiểu thuyết hơn là một tác phẩm độc lập. Rút ra bài học này, kịch bản của Angels & Demons, dù không phải là xuất sắc, tỏ ra khá linh hoạt, câu chuyện đơn giản và tập trung, không sa vào mớ bòng bong thông tin được Robert Langdon tuôn ra như suối còn khán giả chỉ biết há hốc mồm lắng nghe (và lủng bủng rủa: Đù mé, nói gì mà lắm thế!) ở phần một. Howard sử dụng hai motif quen thuộc của phim thriller là săn đuổi kẻ sát nhân và tháo bom hẹn giờ để tạo sự căng thẳng, hồi hộp và đã khá thành công khi kết hợp nó với nét tương phản đỏ-đen đầy ngụy dị trong ánh sáng u ám của toàn phim. Mặc dù vậy Angels & Demons vẫn có những chi tiết lộ và dễ đoán với một khán giả nhiều kinh nghiệm xem thriller. Tuy khá hơn Da Vinci Code nhưng Angels & Demons vẫn thiếu cái sức hút cần thiết của một phim thriller xuất sắc: khán giả không bị hút vào một cách triệt để, mà vẫn còn khoảng cách, vẫn cảm thấy mình đang đứng ngoài quan sát hơn là đồng hành cùng nhân vật. Với tiết tấu rất nhanh (đoán rồi đuổi, lại đoán rồi lại đuổi) và một cốt truyện thiên về hành động, không có chỗ ngừng nghỉ cho cảm xúc, hầu hết các diễn viên chỉ phải đóng mà không phải diễn, trừ Ewan McGregor. Trong không khí chung của phim, Patrick McKenna dù xuất hiện không quá nhiều nhưng vẫn khiến người ta cảm nhận được (dù mơ hồ, và cũng chỉ mơ hồ) một điều gì đó. Ewan đóng khéo nhưng kín đến nỗi sau khi phim hết rồi, khi đã thở phào một tiếng rồi, ta mới nhận ra rằng anh diễn tốt thật. Một điều đáng tiếc là mâu thuẫn đức tin – khoa học có thể được khai thác tốt hơn ở Langdon, khi đoạn đối thoại giữa anh và Patrick McKenna ở đầu phim hé lộ khá nhiều điều thú vị. Với nội lực của Tom Hanks, điều này hẳn không phải là quá khó. Cái khó là làm sao để lồng được nó vào cuộc truy đuổi hối hả trong năm giờ đồng hồ của Langdon mà thôi. Cũng như ở Da Vinci Code, nhạc của Angels & Demons do Hans Zimmer đảm nhiệm, và ông làm khá tốt ở phần cuối. Cái dồn dập ở phần đầu tuy ổn, tuy hoành tráng, tuy không sai, nhưng có vẻ cứ cliché làm sao đó, chưa xứng với tầm vóc của ông, và chưa thật sự ăn khớp với cái không khí bề ngoài thì tĩnh lặng mà bên trong thì cuồn cuộn sóng ngầm của Vatican lúc đó. Phần cuối trầm lắng và giàu xúc cảm với những đoạn solo của Joshua Bell, người được trang trọng dành riêng một dòng khá lớn ở phần credit. Nói là như vậy, nhưng để chấm điểm cho Angels & Demons thì lại hơi khó. Có lẽ phải chia làm hai thang điểm. Với những người đã đọc truyện thì cái hay chắc sẽ chẳng còn lại bao nhiêu, vì yếu tố bất ngờ đã mất đi; và sự thú vị (nếu còn) sẽ dừng lại ở không gian tôn giáo của thành Rome mà bộ phim đã tái tạo lại khá thành công bằng ngoại cảnh, phim trường và kỹ xảo CGI. Nhưng với những ai chưa đọc truyện thì sự bất ngờ sẽ còn nguyên vẹn, và Angels & Demons sẽ là một phim giải trí xem được của tháng Năm này. -
Ice Age: Collision Course (2016)
- 0 downloads
Còn gì kinh ngạc hơn khi đấng sáng tạo muôn loài chúng ta hằng tôn thờ lại là một con sóc và hệ mặt trời được hình thành khi sóc ta đang điên cuồng tìm kiếm quả sồi bảo vật! Vẫn là câu chuyện về cuộc giải cứu thế giới, bình cũ nhưng rượu mới, phần phim mới của Ice Age vẫn tiếp tục thu hút khán giả. Ice Age: Collision Coure mở đầu bằng vài rắc rối xung quanh đời sống cá nhân của bộ ba Manny, Sid và Diego. Ba “người đàn ông” - ba hoàn cảnh. Manny vẫn là trẻ trung lực lưỡng như xưa nhưng chàng trai ngày nào sắp trở thành… ông bố vợ. Và giống như mọi ông bố loài người hàng vạn năm sau, chàng ma mút phải đối mặt với hội chứng “sợ con gái lấy chồng” và “thằng con rể là thằng đáng ghét” trầm trọng đến mức suýt nữa làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Cùng lúc đó, Diego và cô vợ Shira xinh đẹp không biết liệu có thể chăm sóc tốt cho các con hay không khi mỗi lần những đứa trẻ nhìn thấy hai vợ chồng cọp răng kiếm nhà anh chàng lại khóc thét lên. Cuối cùng, anh lười cổ đại Sid đã bị gái từ chối lần thứ N, đành tiếp tục cô đơn trên con đường tìm kiếm tình yêu đích thực. Thế nhưng, trong lúc cả ba đang mệt mỏi với “những người phụ nữ” thì thảm họa xảy ra. Lúc này đây, một lần nữa, tất cả những rắc rối của cá nhân bị dẹp bỏ để đồng lòng đi tìm sự sống. Nhắc đến thảm họa này, nguyên nhân chẳng đâu xa, cũng lại là do chú sóc Scrat gây ra trên hành trình phiêu lưu cùng hạt sồi mười-bốn-năm-chưa-hỏng. Được sự giúp đỡ của chồn chột mắt Buck, nhóm bạn lên đường tìm kiếm phương thức giải cứu trái đất. Thế nhưng, chìa khóa để giải quyết thảm họa lại nằm ở chỗ Shangri Lama, một con lạc đà không bướu vô cùng dở hơi. Cả bọn vừa phải thuyết phục con lạc đà khó ưa này, vừa phải giải quyết những rắc rối cá nhân, Chưa kể, họ còn phải chống lại một gia đình khủng long bay chuyên kiếm sống “đàng hoàng” bằng nghề ăn cắp trứng. Tất cả chỉ trong một hành trình hơn hai ngày! Thật khó khăn! Tất nhiên, như mọi phim Ice Age từ 2002 đến nay, Scrat vẫn là tâm điểm của phần này. Một mình một ngựa với một vở kịch không lời được đầu tư không kém câu chuyện chính từ tình tiết đến hình ảnh, cùng một cảnh NC-16 đầu tiên trong lịch sử phim hoạt hình, Scrat cân cả thế giới. Cuộc hành trình đầy gian khó của nhóc sóc vẫn là thứ khiến người xem khó thể rời mắt nhất với hàng loạt tình huống không ai tưởng tượng nổi. Hẳn là các biên kịch đã tốn nhiều chất xám để đầu tư cho một cốt truyện bất ngờ không đoán trước được. Thậm chí, có lẽ nếu lấy các ý tưởng này làm phim kinh dị, biết đâu các nhà làm phim lại tạo ra được tuyệt tác như James Wan! Vẫn như mọi lần, bộ ba Manny, Sid và Diego luôn đầy sức hút. Dường như dành lời khen cho Ray Romano, Denis Leary và John Leguizamo bao nhiêu cũng chẳng đủ khi họ thật sự “đồng cảm”, “hòa hợp” và “sống” với nhân vật. Nhân vật bị bỏ quên thành cameo của phần trước – Buck đã trở lại ngoạn mục với màn xuất hiện đậm chất hành động cùng một bản opera hoành tráng. Thông qua Buck, người xem dường như cảm nhận được chất hài của chính diễn viên lồng tiếng cậu chàng – Simon Pegg. Lém lỉnh đó, sôi động đó và cũng đầy duyên dáng. Một điểm sáng nữa của phim chính là cậu chàng ma mút Jullian qua giọng lồng tiếng của Adam Devine. Lần đầu tiên xuất hiện nhưng cậu con rể tương lai đầy hài hước đáng yêu này của Manny khiến người xem lẫn các nhân vật trong phim “yêu không rời mắt”. Dĩ nhiên là trừ ông bố Manny. Jullian siêu cute với thân hình tròn trĩnh đáng yêu, tính tình vui vẻ và luôn tràn ngập tình yêu thương với mọi người sẽ là một nhân vật không thể thiếu nếu Ice Age muốn tiếp tục cuộc phiêu lưu thứ sáu. Về phía các sao nữ, nếu như Ellie của Queen Latifah được ưu ái trong phần này với kha khá đất diễn thì Shira của ngôi sao nhạc La tinh Jennifer Lopez xuất hiện chẳng hơn gì một vai cameo. Nàng cọp răng kiếm không có cơ hội thể hiện chất giọng quyến rũ của mình, khi từ đầu đến cuối nhân vật chỉ có đôi ba câu thoại, còn chẳng bằng người bà Granny của Sid. Đến cả cơ hội thể hiện bài hát cuối phim, nàng cọp cũng đành nhường cho “tình yêu đích thực” của Sid – Brooke của Jessie J. Cuối cùng, ngôi sao của Modern Family, chủ nhân một Quả Cầu Vàng - Jesse Tyler Ferguson đã có một màn debut ấn tượng với gia tộc Kỷ Băng Hà bằng nhân vật Shangri Lama bề ngoài “thế ngoại cao nhân”, là “bậc thầy thiền định” tuyên truyền cho sự hữu ích của bộ môn yoga đầu tiên trong lịch sử Trái Đất. Ice Age không phải là một phim hay giàu ý nghĩa nhân văn nhưng là một phim xứng đáng để khán giả tới rạp chiếu phim. Một kỷ nguyên băng hà, một bối cảnh đầy tuyết trắng - đồ họa của Ice Age: Collision Coure đã và đang tiến bộ qua từng phần phim theo đúng sự phát triển của công nghệ hoạt hình 3D từ 2002 đến nay. Từ đại cảnh như rừng sâu dưới lòng đất, núi băng cao chót vót đến những tiểu cảnh nho nhỏ hoặc các nhân vật từ chính đến phụ đều được đầu tư và chăm chút tỉ mỉ đến từng sợi lông. Về mặt nội dung, Ice Age: Collision Coure vẫn tận dụng triệt để cốt truyện cũ và pha lại theo công thức bình cũ rượu mới - cũng là câu chuyện đơn giản về cuộc giải cứu thế giới và tự cứu lấy bản thân của những “người hùng” rắc rối cùng những lời thoại chất lừ. Khán giả sẽ không nhịn được cười với những câu thoại đậm chất hiện đại của những đám thú đến từ cổ đại như lười Sid bị bạn gái cũ đá vì “không giống ảnh đại diện”, “chúng ta có siêu năng lực”, hay các tư thế buồn cười của ông tổ trào lưu yoga- Đức ngài Shangri Lama. -
Pacific Rim (2013)
- 0 downloads
Nếu bạn đang trông chờ một bộ phim hội tụ tất cả các yếu tố từ hành động, tình cảm đến các khung cảnh viễn tưởng thì bạn sẽ đồng ý ngay với tôi Pacific Rim là một lựa chọn tuyệt vời. Tạm gác qua nội dung thì Pacific Rim đã làm được cái điều mà bạn buộc lòng phải gật gù đó là kỹ xảo hành động cực kỳ hoành tráng và chân thật; những phân cảnh chiến đấu gay cấn đến mức bạn như bị hớp hồn và phút chốc như bị phiêu lãng vào giữa chốn mê cung giữa các con quái vật khổng lồ và chỉ cần thêm chút nhiệt huyết để hoà vào cuộc chiến giữ gìn tương lai của nhân loại. Với tần suất xuất hiện của các loại quái vật, các cảnh quay chiến đấu khá phức tạp thì phải công nhận Pacific Rim là đỉnh của phim viễn tưởng hành động; và ngay cả việc khổ công tạo dựng những hình ảnh cực kỳ chi tiết như thế cũng là một nghệ thuật. Xét về góc độ nội dung thì bạn chớ vội xét đoán, Siêu Đại Chiến có một nội dung khá logic, đầy tính cao trào, không đơn thuần là một cuộc chiến khói lửa mà được hoà quyện một cách tuyệt với với các ý nghĩa nhân văn bền vững của nhân loại đó tình cha con, tình đồng chí, đức khoan dung và cả tinh thần dũng cảm chiến đấu không mệt mỏi. Cao đẹp hơn hết đó chính là đức hy sinh vì tương lai của nhân loại thì có khi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Một quan điểm mới mẻ trong Siêu Đại Chiến đó chính là sự nối kết, các Jeager khổng lồ không phải được điều khiển bằng tay mà bằng chính khối óc được nối kết một cách nhịp nhàng giữa người và máy móc; các chiến binh không những phải điều khiển được Jeager mà còn phải khống chế được ý chí, các ký ức khổ đau và tạo chiều sâu thông hiểu với đồng đội, đây là điều đặc biệt trong Siêu Đại Chiến; một ẩn dụ về chính sự lạc loài của con người trong thời đại quá nhiều công nghệ nhưng lại thiếu vắng sự kết nối. Ở góc độ khác Pacific Rim không ngợi ca nước Mỹ như một vị cứu tinh của nhân loại, mà chiến thắng và hoà bình phải là của chung, đến từ chính sự đoàn kết và tình yêu thương vô bờ bến của con người. Các thể loại phim về các quái vật tấn công Trái Đất vốn không phải mới nhưng hoành tráng cỡ như Pacific Rim thì rất hiếm. Một kịch bản được dàn dựng một cách táo bạo bằng sự nhiệt huyết và yêu nghệ thuật chân chính chứ không phải bản tánh hời hợt, điều đó đã làm nên tiếng vang cho Siêu Đại Chiến. Còn về phần bạn, bạn có đủ can đảm để chiến đấu để hy sinh cho một mục đích cao cả hơn không? Hoà bình vẫn là mong mỏi của nhân loại, và khát khao ấy luôn luôn nồng cháy đến mức bạn đã nghe nhịp tim rộn ràng thôi thúc bạn lên đường chiến đấu nhưng hãy nhớ rằng chiến thắng đến từ sự đoàn kết và là sức mạnh của tập thể. -
The Great Gatsby (2013)
- 0 downloads
“The Great Gatsby” là bộ phim của điện ảnh Hollywood, đạo diễn Baz Luhrmann, trình chiếu vào năm 2013. Phim có xuất phát điểm rất ấn tượng, đó là cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn F.Scott Fitzgerald viết năm 1925. Đây là tác phẩm văn học được xem là “phải đọc” của giới ghiền sách trên toàn thế giới, được Modern Library xếp vào top 3 trong số 100 cuốn sách hay nhất thế kỉ 20. Bộ phim là tác phẩm thứ 6 được chuyển thể từ tiểu thuyết và được coi là tác phẩm tiệm cận nhất với nguyên bản văn học đình đám này. Dù không được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng với khán giả yêu điện ảnh thì “The Great Gatsby” là một bộ phim đáng xem, như là một chuyến du hành rực rỡ đưa chúng ta ngược trở lại quá khứ - mà chính tác giả tiểu thuyết F.Scott Fitzgerald đã phải khẳng định - là “thời đại nhạc jazz của một thế hệ mất mát, nơi mà mọi thánh nhân đã chết cả, mọi cuộc chiến đã xong, mọi niềm tin của con người đã tan vỡ”. Bộ phim lấy bối cảnh New York năm 1922, thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất vừa qua, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi và phát triển cực đại. Lưu giữ trong lòng tình yêu đầy sự ngưỡng mộ với cô tiểu thư đài các Daisy, James Gatz, chàng trai nghèo tay trắng đã dùng nhiều thủ đoạn để có được một gia tài lớn nhằm chinh phục người đẹp sau thời gian dài xa cách. Sau khi trở nên giàu có, James đổi tên là Jay Gatsby, chuyển tới sống ở Long Island, mảnh đất của giới siêu giàu New York và đây cũng là lúc câu chuyện bắt đầu. Hoành tráng từ phút mở đầu Đúng với phong cách đại gia, sự xuất hiện của cả Daisy và Gatsby cũng đều vô cùng ấn tượng. Hình ảnh Daisy lần đầu hiện lên trên màn ảnh thật sự choáng ngợp giữa căn phòng rực nắng với những tấm rèm trắng cuồn cuộn tung bay, vừa sang trọng vừa quý phái như cảnh thần tiên và trên tay là chiếc nhẫn kim cương của Tiffany. Một Daisy đài các cùng chất giọng lên xuống bổng trầm như một điệu nhạc vui. Giọng nói thủ thỉ thì thầm và vẻ đẹp mong manh không thể rời mắt, khiến cho người ta muốn sà vào chở che ngay lập tức. Còn Gatsby, ngay từ đầu phim lại là một câu hỏi lớn với ngay cả các nhân vật trong phim lẫn khán giả khi xoay quanh anh là những đồn thổi, bí ẩn, kì dị. Nhưng đã có mặt là phải hoành tráng, một phong cách không thể lẫn vào đâu được của anh chàng giàu có mới nổi. Đối lập với sự dịu dàng của Daisy là một Gatsby mạnh mẽ, tay giơ cao ly rượu vang cùng nụ cười mê hoặc “có lẽ cả đời chỉ gặp được bốn - năm lần” và dàn pháo hoa bất chợt bừng nở ngay sau lưng. Gã si tình và tiểu thư của những sự thực tế Nhân vật Gatsby là biểu tượng lớn trong văn hóa đại chúng Mỹ. Đại diện cho một kiểu người từ tay trắng đi lên, có một quá khứ đen tối, là một người tình bí ẩn và một người trong đời đã chạm tới sự vinh quang sung sướng để rồi mất đi tất cả. Ở Gatsby - điều mà nam diễn viên chính Leonardo Dicaprio đã nhận xét - người ta thấy rằng đó là sự hiến sinh cho những phù phiếm lòe loẹt của cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”. Cô nàng tiểu thư Daisy giống như hiện thân của sự xa hoa giàu có mà người ta gắng sức theo đuổi một cách cùng cực khốn khổ. Một cô nàng có vẻ ngây thơ, mông muội, lãng mạn, đẹp đẽ dịu dàng khó chạm tới hóa ra lại là một người không bao giờ rời bỏ thực tế cuộc sống. Dù có âu yếm, yêu thương, thăng hoa bao nhiêu với Gatsby thì cuối cùng, cô nàng vẫn trở về bên người chồng “thượng đẳng” của mình. Những cái đắm say mà Daisy thể hiện ra rốt cuộc chỉ là của riêng cô nàng, không thể sẻ chia. Daisy thật ra là một ảo ảnh quá khứ trong khi thực tế họ lại là những người vô tâm, hững hờ, chỉ quan tâm tới thế giới vật chất. Gatsby cố gắng xóa đi quá khứ nghèo đói bần hàn của mình để hòa nhập vào xã hội giàu có, đuổi theo ảo ảnh. Cũng giống như một số người, họ có thể xóa được quá khứ, có thể không, nhưng những ai muốn xóa bỏ quá khứ thì đều là những người tội nghiệp. Đặc biệt là bỏ đi quá khứ này nhưng lại cố níu giữ một quá khứ khác như là cách Gatsby níu giữ Daisy trong tâm trí anh. Chính vì vậy, Gatsby hiện lên như một kẻ không bao giờ biết bỏ cuộc, một gã si tình say đắm với tình yêu chân thành cao thượng và sự lãng mạn ngây thơ không thể vẩn đục. Dù đã giàu có, đã có một chỗ đứng không hề thấp trong xã hội thượng lưu thì tình cảm Gatsby dành cho Daisy vẫn ngây ngô rụt rè như một anh chàng mới lớn nghèo khổ. Lần đầu gặp lại cô nàng trong bữa tiệc tại chính dinh thự của mình, Gatsby thậm chí đã né tránh và lẩn trốn, chỉ dám đứng từ xa nhìn ngắm. Bề ngoài là một đại gia hào nhoáng nhưng ẩn giấu bên trong là một chàng James nặng tình yêu thương, nghèo khó đắm say nuôi giấc mơ được bên người đẹp từ nhiều năm trước. Gatsby dành cả tuổi trẻ để lăn lộn, buôn rượu lậu, kết giao với giới xã hội đen, lại tự vẽ lên một hình ảnh Gatsby học ở Oxford, thừa hưởng gia sản lớn từ gia đình, khoe khoang chiến công ở thế chiến thứ nhất, chạy theo thứ danh hão mà người đời tung hô. Nhưng dường như càng cố thoát ra khỏi nỗi cô đơn thì lại càng rơi vào cảnh cô đơn. Bước chân vào giới thượng lưu Mỹ, sống cuộc sống của những người giàu có ở Long Island, Gatsby chỉ thấy những trò giải trí vô bổ, cuộc sống nhàm chán và một xã hội suy đồi về đạo đức. Anh gán cho Daisy những giá trị hoàn hảo lý tưởng người phụ nữ này, con người sống cả đời trong chủ nghĩa vật chất, không hề xứng đáng. Gatsby liệu có phải là một gã tình si hay ẩn sâu trong đó, là một người đã bị mất phương hướng trong cuộc sống, cố gắng đạt tới một giấc mơ để rồi nấp trong góc tối nhìn nó tan vỡ không thể cứu vãn? Giấc mộng phù du Những thăng trầm trong cuộc đời của Gatsby cũng là minh chứng cho tính phù du, tạm bợ, đầy bất trắc của một kiếp người. Tham gia chiến trận, lao vào kiếm tiền bất chấp, có thật nhiều tiền, mua một căn biệt thự đối diện biệt thự nhà nàng, tổ chức tiệc hàng tuần vào thứ bảy, chiếu thứ ánh sáng xanh kì diệu bắt mắt qua bờ sông tới nhà nàng chỉ để có được một sự chú ý của nàng. Cuối cùng thì sao? Đổi lại để có được gì? Một tình yêu giấu diếm không có thực. Một sự sung sướng không có đích đến. Một cảm giác chở che giả tạo và một sự tồn tại ẩn hiện không rõ ràng. Nick, người kể chuyện trong phim, một người bạn kết giao với Gatsby đã nói: “Trong khu vườn màu xanh của anh ấy, những chàng trai cô gái đến rồi đi như những con bướm đen giữa những lời thầm thì, rượu sâm panh và những vì sao”. Cuộc sống giàu sang nhưng vô vị không có nổi một người bạn thật sự. Tất cả đến với Gatsby chỉ vì sự giàu có hào nhoáng của anh và sự tò mò của họ. Với những con bướm đêm ấy, liệu có một Gatsby thật sự tồn tại? Hay chỉ như những bông hoa đẹp, nở rồi tàn ? Lúc bung nở, lũ bướm sẽ vây quanh, còn khi tàn lụi thì sẽ chỉ có mình nó từ từ rụng lìa khỏi cành? Cái kết của phim mang đậm chất Gatsby không thể tồi tệ hơn, cũng không thể đẹp hơn, cũng không thể khác hơn. Tom, chồng của Daisy cảm nhận được Gatsby chính là đối thủ của mình. Khi Daisy lái xe vô tình gây tai nạn cho người tình của Tom, là Myrtle, Tom đã gặp chồng Myrtle, dựng nên vở kịch rằng Gatsby đang cặp kè với Myrtle và cố ý giết cô ta. Trong khi đó, Gatsby cũng đứng ra nhận trách nhiệm với nhà chức trách rằng mình là người gây tai nạn hôm đó cốt để bảo vệ Daisy. Ngày mà anh dự định sẽ cùng Daisy trốn đi khỏi New York thì cũng là ngày mà chồng của Myrtle đến giết anh để rửa hận và tự sát. Còn Daisy, cô tiểu thư mà Gatsby đã dành cả đời để theo đuổi, để yêu thương, như là một lý do cuối cùng mà anh bấu víu để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống thì cũng theo chồng rời khỏi Long Island không một lời giải thích, không một lời biện minh cho sự vô tội của anh. Gatsby rời khỏi cuộc sống trong vai kẻ giết người, đám tang không có ai khác ngoài Nick và đám báo chí vây quanh chờ đợi moi móc tin tức từ cái chết của anh. Có thể Gatsby không phải là người tốt nhưng lại là một kẻ đáng thương. Lời cuối cùng anh thốt ra trên môi vẫn là Daisy, là một ảo ảnh mà mãi mãi anh không bao giờ quên, không bao giờ lấp đầy khoảng trống trong trái tim cô độc của mình. Với giới phê bình, có thể “The Great Gatsby” chưa phải là một bộ phim xuất sắc nhưng trong mắt người yêu tác phẩm văn học gốc và nhân vật Gatsby thì đây vẫn là một bộ phim đáng xem. Hơn 140 phút phim không chỉ là những hình ảnh đẹp, diễn xuất tài tình của Leonardo và các đồng nghiệp mà còn là âm hưởng nhạc Jazz của “Những năm 20 gào thét”. Và như chính Leonardo đã nói khi anh đọc cuốn tiểu thuyết để chuẩn bị nhập vai Gatsby thì đây là bộ phim về một người giàu có rỗng tuếch cố gắng đi tìm ý nghĩa cuộc đời mình từ ảo ảnh quá khứ. -
X-Men: Apocalypse (2016)
- 0 downloads
X-Men: Apocalypse là một bộ phim siêu anh hùng của Mỹ ra mắt năm 2016, dựa trên nhân vật từ Marvel Comics. Đây là phần thứ ba trong loạt phim X-Men do Bryan Singer đạo diễn, sau X-Men: First Class (2011) và X-Men: Days of Future Past (2014). Cốt truyện của X-Men: Apocalypse xoay quanh En Sabah Nur, một dị nhân cổ đại và là dị nhân đầu tiên trên thế giới, còn được gọi là Apocalypse. Sau khi thức tỉnh sau hàng ngàn năm, Apocalypse tin rằng thế giới hiện tại đã suy đồi và quyết định tiêu diệt loài người để tạo ra một thế giới mới, nơi ông sẽ thống trị. Để đạt được mục tiêu này, Apocalypse tập hợp bốn dị nhân mạnh mẽ làm "Kỵ sĩ" của mình, bao gồm Magneto. Trong khi đó, nhóm X-Men, dẫn đầu bởi Giáo sư Charles Xavier, phải hợp lực để ngăn chặn Apocalypse trước khi ông có thể thực hiện kế hoạch tàn ác của mình. -
Lone Survivor (2013)
- 1 download
Kể từ sau chiến công tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5/2012, biệt đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ đã được cả thế giới biết tới nhiều hơn và đã trở thành một đề tài thú vị để Hollywood khai thác. Nếu như "Act of Valor" đề cao khả năng thiện chiến thì "Zero Dark Thirty" lại chỉ nhắc tới SEAL ngắn gọn ở khúc cuối phim khi Bin Laden bị kết liễu. Còn nếu phải chọn ra một cái tên cân bằng giữa những pha hành động gay cấn và yếu tố cảm xúc trong các bộ phim có liên quan tới SEAL, cái tên "Lone Survivor" (tựa Việt là Sống Sót) sẽ là một ứng cử viên hàng đầu. Không phải là một sản phẩm hư cấu, câu chuyện của "Lone Survivor" được dựa trên chiến dịch "Red Wing" của nhóm SEAL tại tỉnh Kunar, Afghanistan ngày 28/6/2005. Bốn thành viên của SEAL là hạ sĩ Marcus (Mark Wahlberg thủ vai), Michael (Taylor Kitsch), Danny (Emile Hirsch) và Matt (Ben Foster) được giao nhiệm vụ nhận dạng tên khủng bố Ahmad Shah của Taliban - kẻ đã gieo rắc biết bao nỗi ám ảnh cho binh sĩ Mỹ. Ban đầu, nhiệm vụ đi tiền trạm tại khu vực miền núi gần với Pakistan này tưởng như rất đơn giản, song một sự cố bất ngờ đã khiến bộ tứ bị bại lộ. Từ công việc trinh thám, bốn lính đặc nhiệm này bỗng chốc phải đối đầu với lực lượng Taliban vượt trội về số lượng, để rồi từ đó một câu chuyện kỳ diệu về lòng dũng cảm, khát khao sinh tồn và tình đồng đội đã được viết nên... Ngay từ cái tựa gốc mang ý nghĩa "Kẻ sống sót cô độc" cùng việc tác phẩm được dựa trên những hồi ức của Marcus Luttrell về những thời khắc không thể quên trên những rặng núi năm nào đã hé lộ trước kết cục tác phẩm. Thế nhưng điều đó không ngăn cản đạo diễn Peter Berg - người từng nổi danh với bộ phim hành động "Battleship" - kể được một câu chuyện khiến người xem dán mắt vào màn hình từ đầu đến cuối. Sự thành công của Berg là ở điểm dù cho ông đã tái tạo lại những thứ nghiệt ngã, trần trụi nhất của trận chiến ấy qua hai tiếng đồng hồ, nhưng điều đọng lại là tình đồng đội cao cả. Bộ phim mở đầu với đoạn giới thiệu ngắn gọn về quá trình huấn luyện để tạo ra những "siêu chiến binh" SEAL và cho người xem làm quen với Đội 10 của SEAL - những người sẽ tham gia điệp vụ Red Wing - qua một buổi sáng thường ngày của họ. Chỉ với vài phút ngắn ngủi nhưng cũng đủ để khán giả hiểu được độ khắc nghiệt của chương trình đào tạo mà những người lính này và quan trọng hơn: nhận ra họ cũng là những con người thường chứ không phải những cỗ máy hủy diệt di động. Những lính đặc nhiệm này có những cuộc cạnh tranh, thách đấu và trêu chọc nhau như những cậu trai mới lớn; có người thương luôn đợi tin ở nhà... SEAL được cả thế giới biết tới như một đội quân tinh nhuệ bậc nhất nhưng cũng vẫn là những con người với cảm xúc yêu thương như bất cứ ai, một yếu tố quan trọng trong "Lone Survivor." Sau khúc dạo đầu nhẹ nhàng với một điệp vụ không quá khó khăn, độ hấp dẫn của câu chuyện bỗng được đẩy cao lên khi chân tướng của những nhóm trinh sát bị phát hiện. Đứng trước nhóm Taliban áp đảo về vũ khí, số lượng trong khi cứu viện ở quá xa và không thể liên lạc, bốn người lính buộc phải tự mình xoay sở. Không còn những màn kỹ xảo cháy nổ hoành tráng như "Battleship", đạo diễn Peter Berg đem tới một cuộc giao tranh đầy chân thực và khốc liệt trong đại cảnh Afghanistan hiểm trở. Tần suất sử dụng súng đạn trong phim là rất cao, nhưng việc sử dụng các máy quay cầm tay và nhiều góc quay cận cảnh đã giúp độ chân thực trong "Lone Survivor" đủ để thuyết phục cả những người xem khó tính nhất. Sử dụng nhiều từ ngữ tục, không hạn chế các cảnh máu me hay vết thương đủ khiến nhiều khán giả phải rùng mình, Berg phơi bày những gì trần trụi và xấu xí nhất của chiến tranh. Điều này có thể khiến độ tuổi người xem bị giới hạn lại (hạng R - cấm khán giả dưới 17 tuổi) nhưng lại khiến cảm xúc với những ai ngồi trước màn ảnh được đẩy lên mức cao nhất, khi ta được chứng kiến một sự thật trần trụi và không khỏi xót xa cho số phận những người tham gia trận chiến, dù là binh sĩ hay thường dân. Nhưng trong sự thật xấu xí đến tàn nhẫn của chiến tranh ấy ấy, yếu tố con người vẫn là thứ nổi bật nhất. Trong "Lone Survivor", thông điệp chính là đừng bao giờ bỏ cuộc. Như khi những người lính luôn gắng sức chiến đấu đến những giây cuối cùng của cuộc đời và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho lý tưởng và đồng đội của mình. Như khi ánh sáng hy vọng tưởng như đã tắt thì bỗng sự hỗ trợ lại đến từ những người không thể ngờ tới nhất. Nhờ những điểm cộng trên mà "Lone Survivor" là một trong những phim có đề tài chiến tranh xem được nhất trong vài năm trở lại đây dù vẫn mang đôi chút phong cách "chủ nghĩa anh hùng" của Hollywood. Sở hữu một dàn diễn viên đồng đều, độ chân thực cao trong các cảnh chiến đấu kèm theo những khoảnh khắc xúc động về tình anh em, "Lone Survivor" là một bộ phim phù hợp cho những ai ưa thích phim hành động hay chiến tranh. Kể lại một câu chuyện nhiều người đã biết trước cái kết là điều rất khó, kể sao cho hấp dẫn còn khó hơn, nhưng đạo diễn Peter Berg đã làm được điều này. -
The Da Vinci Code (2006)
- 0 downloads
"The Da Vinci Code" là một bộ phim trinh thám kỳ bí ra mắt vào năm 2006, được đạo diễn bởi Ron Howard và dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Dan Brown. Bộ phim thu hút sự chú ý lớn từ khán giả toàn cầu nhờ vào cốt truyện ly kỳ, những bí ẩn lịch sử và các nhân vật hấp dẫn. Phim kể về giáo sư simbology Robert Langdon (do Tom Hanks thủ vai), người được triệu tập đến Bảo tàng Louvre ở Paris sau khi giám hộ của nó, Jacques Saunière (do Jean Reno thủ vai), bị ám sát một cách bí ẩn. Langdon cùng với Sophie Neveu (do Audrey Tautou thủ vai), một nữ mật mã và là con gái của Saunière, bắt đầu giải mã các bí ẩn từ những dấu hiệu và mã ẩn trong các tác phẩm nghệ thuật của Leonardo da Vinci. Họ phát hiện ra một âm mưu cổ xưa liên quan đến Bí tích Thánh Phật và các bí mật nguy hiểm có thể thay đổi lịch sử tôn giáo thế giới. -
Argo (2012)
- 0 downloads
Argo là gì? Đó là một chiến dịch tình báo và giải cứu con tin xuất sắc nhất của Trung tâm tình báo CIA, Hoa Kỳ. Argo chỉ đơn giản là một bộ phim giả, được thực hiện như thật nhằm đánh lừa Iran để giải cứu 6 con tin sau cuộc tấn công của các sinh viên Iran vào Đại sứ quán Hoa Kỳ. Bộ phim dựa trên những dữ kiện lịch sử và nhân vật có thật, được Chính phủ Hoa Kỳ giải mật vào năm 1997. Điểm sáng giá của Argo đó chính là bộ phim điện ảnh và cũng chính là một bộ phim tài liệu sống động và chân thật trong thế giới tình báo cũng như mô tả cuộc khủng hoảng con tin tại Iran những năm 1979. Ben Affleck – thủ vai nhân viên Tony Mendez, vừa là đạo diễn của phim – đã có những góc quay chân thật về bối cảnh Iran năm đó: cuộc nổi dậy của sinh viên Iran, những thành phần Hồi Giáo cực đoạn và sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức quốc tế. Đứng ở góc độ điện ảnh, bộ phim cho người xem 120 phút sống trong sợ hãi và hồi hợp của những năm 1979, với những kiểu nhà, trang phục, kiểu tóc và cách nói chuyện của những người thập viên 80-90. Nếu đứng ở góc độ là bộ phim tài liệu, khi chiến tranh lạnh với Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ diễn ra căng thẳng và khu vườn dầu mỏ của Đồng Minh phương Tây như Iran có chính biến về chính trị, bộ phim mô tả chân thật những diễn biến lịch sử không phải theo chủ nghĩa tư bản hoặc cộng sản, mà theo cái nhìn nhân văn và tự do dân chủ, đó là: cứu người khi họ cần lắm những sự giúp đỡ từ người khác. Ben Afflick đã đem đến một tác phẩm không dừng lại ở tính chất lịch sử của tình báo CIA mà còn những vấn đề đương đại mà thế giới vẫn trải qua từng giây từng phút: Đại sứ quán Mỹ ở Lybia bị thiệt mạng, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước đóng vai trò như một đạo diễn mà bộ phim có thể gọi là: con-người-của-chính-trị, sự nổi dậy của lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Argo có thể nói là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc, để tri ân cho những người đang âm thầm làm tình báo nhằm đảm bảo hòa bình và sự phát triển ổn định của Hoa Kỳ. Khi coi phim này, bạn sẽ cần sự tập trung nhất định để nắm bắt rõ mọi câu thoại của nhân vật, vì mỗi nhân vật là một mắt xích trong chuỗi câu chuyện, và các nhân vật mâu thuẫn giữa cái sợ hãi và cái được giải thoát khỏi cái địa ngục trần gian của họ. Nhưng Argo vẫn lấp ló cái kiểu Hollywood của thập niên 90, khi chiến dịch của họ thì mọi nhân viên đều vỗ tay ăn mừng chiến thắng, mình thì không thích cái kịch bản cũ đó, tại sao Argo không xoáy sâu hơn nữa vào Tony Mendez, 1 trong 50 người có ảnh hưởng nhất tới CIA mọi thời đại, trong nỗi lòng xa con, ly thân vợ và điều đó ảnh hưởng đến thế nào với chiến dịch Argo, cá nhân mình nghĩ Tony Mendez như một vị anh hùng, ông có thể bỏ vợ cơn để cứu những người xa quê hương nửa vòng Trái Đất trong khi chiến dịch có thể sử dụng quân sự hoặc các đội đặc nhiệm. Về diễn viên, mình không nghĩ Alan Arkin được đề cử cho vai diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Oscar năm nay, khi đất diễn của ông quá ít và thoại cũng không quá khó. Mình cũng không hiểu Viện Hàn Lâm đã dựa trên tiêu chí gì nữa. Tuy nhiên, Oscar là giải luôn ưu tiên cho những bộ phim mang tính đương đại và thời sự, thì Argo sẽ có cơ hội đạt nhiều “tượng” hơn. Mình nghĩ Argo là một bộ phim xuất sắc của năm nay (nếu được thì bỏ đi cái màn vỗ tay dư thừa cuối phim), nhưng quan điểm cá nhân của mình bộ phim không nên đạt giải Phim xuất sắc nhất ở hai lý do: (1) Không mang lại cho mình một ý nghĩa tồn đọng rõ ràng về giá trị của bộ phim mang lại ngoài vấn đề ngoại giao, chính trị và tinh thần chủ nghĩa dân chủ tự do. (2) Chưa khắc họa sâu vào người ra chiến dịch Argo là Tony Mendez. Nếu Argo năm 1979 là để cứu 6 nhân viên ngoại giao, thì Argo năm 2012 là để hiện thực hóa sống động nhất của Argo của 1979. -
Warcraft (2016)
- 0 downloads
"Warcraft" là một bộ phim hành động giả tưởng phát hành vào năm 2016, được đạo diễn bởi Duncan Jones và dựa trên loạt trò chơi video nổi tiếng của Blizzard Entertainment, đặc biệt là dòng game "Warcraft." Bộ phim là một phần của vũ trụ mở rộng "Warcraft," và tập trung vào sự xung đột giữa con người và Orc, hai chủng tộc trong thế giới hư cấu Azeroth. Bộ phim diễn ra ở thế giới Azeroth, nơi mà vương quốc con người đang đối mặt với một cuộc xâm lược từ các Orc đến từ một thế giới khác đang dần sụp đổ. Để tồn tại, các Orc, dưới sự lãnh đạo của Gul'dan, sử dụng một loại phép thuật đen tối gọi là "Fel" để mở ra một cánh cổng kết nối hai thế giới. Lực lượng của con người, đứng đầu là Llane Wrynn (vua của Stormwind), cùng với các chiến binh như Anduin Lothar và pháp sư Medivh, phải tìm cách bảo vệ vương quốc của mình. Cùng lúc đó, Durotan, một lãnh chúa Orc, bắt đầu nghi ngờ về phương pháp của Gul'dan và mong muốn tìm một con đường mới để cứu lấy dân tộc của mình. -
Everest (2015)
- 0 downloads
Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, được cho là đỉnh núi cao nhất thế giới (8.848m), nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng. Nó luôn là thách thức khó khăn nhất dành cho những nhà leo núi chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Hàng trăm người đã bỏ mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh Everest và xác họ vẫn có thể nhìn thấy rải rác dọc tuyến đường lên núi. Tuy nhiên, 1996 vẫn là được gọi là “năm chết chóc” trong lịch sử chinh phục Everest với 19 người chết, trong đó bao gồm cả Rob Hall và Scott Fischer – hai nhà thám hiểm kỳ cựu được trả tiền để dẫn dắt các du khách trèo lên tới đỉnh. Đó cũng chính là nhân vật và bối cảnh diễn ra trong “Everest”. Ngay từ khi mới công bố rộng rãi, Everest đã giành được sự quan tâm khá lớn của công chúng và giới phê bình khi sở hữu một loạt diễn viên tên tuổi: Jason Clarke, Josh Brolin, Jake Gyllenhaal, Keira Knightley, Sam Worthington… Có thể nói, ngay cả nhân vật phụ trong phim cũng là những tên tuổi có thực lực. Điều đó có vẻ là một nước cờ chắc tay vì trên thực tế, bối cảnh nghìn trùng núi tuyết có thể tạo sự choáng ngợp nhanh chóng nhưng sau đó dễ sa vào đơn điệu còn câu chuyện của phim thì khá thiếu điểm nhấn. Quay lại thời điểm năm 1996, Rob Hall (Jason Clarke) là một nhà leo núi chuyên nghiệp và đứng đầu một công ty lữ hành chuyên tổ chức tour hướng dẫn du khách lên đỉnh Everest. Anh thực hiện tour cuối cùng của mình chỉ vài tháng trước khi vợ anh (Keira Knightley thủ diễn) sinh con đầu lòng. Trong đoàn leo núi do anh dẫn đầu có nhiều thành phần với những mục đích khác nhau khi chinh phục Everest. Với cô Yasuko Namba (Naoko Mori) lí do là cô đã chinh phục được 6 ngọn núi và Everest là ngọn núi thứ 7. Với Beck (Josh Brolin), ông trả lời đơn giản “Chỉ vì ngọn núi ở đó” (trích dẫn câu nói nổi tiếng của George Mallory – nhà thám hiểm đầu tiên “suýt” chinh phục được đỉnh Everest). Còn với anh thợ mộc và đưa thư Doug Hansen (John Hawkes), lí do của anh có sự đặc biệt và hấp dẫn riêng: anh muốn truyền cảm hứng cho những đứa trẻ ở địa phương vượt qua khó khăn. Mỗi người đều có lý do của mình để ước mong và khao khát đặt chân lên đỉnh Everest. Bộ phim khắc họa chân thực và sống động niềm đam mê “đắt giá” (về cả tiền bạc lẫn sinh mạng) mà những người leo núi phải bỏ ra. Hành trình leo Everest được diễn giải kỹ lưỡng trong phim, từ năm trại ở năm độ cao khác nhau đến những địa danh lịch sử như Thác Băng, Vùng Chết, Vùng Ban Công, Bậc Hillary… mà bất cứ nhà leo núi nào cũng phải trải qua trước khi chạm tay vào biểu tượng trên nóc nhà thế giới. Rob Hall, dĩ nhiên là trọng tâm của câu chuyện khi anh lên đường mà trong lòng luôn canh cánh về người vợ và đứa con chưa chào đời. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, Hall vẫn thể hiện được bản lĩnh của một nhà thám hiểm cũng như tinh thần trách nhiệm của một người dẫn đường “không những đưa được bạn lên mà phải đưa được bạn xuống an toàn”. Jason Clarke với vẻ điềm tĩnh, đáng tin cậy đã hoàn thành tốt vai diễn này, đối lập với Scott Fischer của Jake Gyllenhaal – đối thủ cạnh tranh với Hall – một người đàn ông phóng khoáng, ngang tàng. Bên cạnh họ, Beck Weathers (Josh Brolin) tạo khá nhiều cảm xúc cho khán giả. Thoạt đầu có vẻ kênh kiệu đáng ghét nhưng thực ra nhân vật này cũng có những góc khuất và câu chuyện riêng, chưa kể sức sống rất mãnh liệt. Trong dàn nữ phụ, Emily Watson đóng vai trò là “người mẹ” của đoàn leo núi tại Trại Chính và bà thực sự mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, yêu thương và lo lắng mà bà dành cho các thành viên khác. Phim bám rất sát chuyện xảy ra trong thực tế, không bị “chủ nghĩa anh hùng hóa” các nhân vật lên. Ví dụ như họ cũng biết “tham sống sợ chết”, khi rơi vào tình trạng ngặt nghèo. Sức cùng lực kiệt, họ buộc phải bỏ mặc các thành viên khác trong đoàn để đảm bảo mạng sống của mình trước. Cái chết ở độ cao gần 9000 mét so với mực nước biển trở nên quá đáng sợ và nhanh chóng. Những vấn đề như thiếu oxy, sốc nhiệt thời tiết dẫn đến sốc thần kinh và “phát điên”, những lúc vượt núi cheo leo hay thời tiết xấu được mô tả rất chân thực. Khán giả liên tục rùng mình, choáng váng trước những thử thách tử thần của thiên nhiên và con người thực sự quá yếu đuối, nhỏ bé trước thế lực to lớn này. Tuy nhiên, cách khai thác này của đạo diễn Baltasar Kormákur lại khiến cho phim thiếu đi chiều sâu và gợn tiếc nuối. Việc phải ôm đồm quá nhiều nhân vật khiến cho phim bị loãng: ai cũng có phần có mảng để kể câu chuyện của mình nhưng để có một nét chấm phá thật sự lay động lòng người thì Everest chưa làm được. Đó là chưa kể những tình tiết cần phải phát triển lên cao trào như phút chinh phục đỉnh núi, cái chết của các nhân vật lại quá chớp nhoáng khiến Everest dễ trở thành bộ phim phiêu lưu thực tế giống như rất nhiều phim khác cùng chủ đề và không để lại ấn tượng sâu đậm mấy. Dù vậy, giới chuyên môn vẫn đánh giá “Everest” sẽ là ứng cử viên sáng giá tại Oscar năm nay với các hạng mục kĩ thuật. Bên cạnh hiệu ứng 3D rõ mồn một phim còn có những góc quay rộng được ghi nhận thật từ dãy Alps – Italy và Everest (Nepal). Được biết đạo diễn Kormákur đã quyết tâm đưa cả đoàn làm phim lên nơi mà nhiệt độ xuống tới -30 độ C để lấy những góc quay đẹp nhất, hùng vĩ nhất và đẩy dàn diễn viên tới những giới hạn tận cùng của cảm xúc. Thật thế, đây là một bộ phim mà quá trình thực hiện rất khó khăn. Dàn diễn viên- những tài sản triệu đô của Hollywood cũng phải tự mình đi bộ cả một quãng đường dài trong cái lạnh rét buốt để đến nơi ghi hình, thực hiện những cảnh quay dưới trời gió tuyết và họ cũng ngục ngã vì lạnh, vì mệt và gặp tuyết lở. Rất may là không có ai bị thương. Chưa thể gọi là một tác phẩm thật sự xuất sắc nhưng Everest vẫn có những giá trị tích cực và đáng ghi nhận. Dự đoán bộ phim vẫn sẽ thu được doanh thu khá ổn và tiếp tục giúp hãng Universal bỏ túi vài trăm triệu USD trên tổng doanh thu của năm 2015. -
Oblivion (2013)
- 0 downloads
Oblivion là bộ phim hành động khoa học viễn tưởng thú vị và giàu trí tưởng tượng về tương lai gần của trái đất. Dự án thực hiện bộ phim đã được ấp ủ từ nhiều năm qua, và đến tháng 5 năm 2011 thì Tom Cruise chính thức nhận lời tham gia vai diễn viên chính (Jack Harper - không phải Jack Reacher nhé), sau đó phim được khởi quay, dự kiến ra rạp ngày 12/4/2013, cùng thời điểm với toàn thế giới. Đạo diễn thực hiện phim này là Joseph Kosinski, người từng làm phim TRON: Legacy. Ngoài ra bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao Olga Kurylenko (Bond Girl trong 007-Quantum of Solace), Andrea Riseborough, Morgan Freeman (chắc là ai cũng biết), Melissa Leo, Zoë Bell, và Nikolaj Coster-Waldau. Năm 2077, Tòa án quân sự cử một cựu chiến binh tên Jack Harper (Tom Cruise đóng) trở lại Trái Đất, nhận nhiệm vụ sửa chữa máy bay không người lái (Drone). 60 năm trước, Trái Đất bị người ngoài hành tinh tấn công, con người đã đẩy lùi được sự xâm lăng này, nhưng hơn 50% hành tinh xanh bị phá hủy, và con người buộc phải di cư lên sống lang thang khắp vũ trụ. Và rồi tính mạng của Jack trở nên nguy hiểm khi anh vô tình cứu được một cô gái trong một tai nạn tàu vũ trụ. Sự xuất hiện của cô gái cùng với một loạt cái sự việc bí ẩn khiến Jack đặt câu hỏi tất cả mọi thứ anh ta biết về chiến tranh và hậu quả của nó. Thêm vào đó, Jack bị bắt cóc bởi một tổ chức quân nổi loạn được cầm đầu bởi Malcolm Beech (Morgan Freeman), Jack được thông tin rằng anh đang sống trong một xã hội chịu chế độ chuyên chế do cảnh sát kiểm soát và những thông tin nhiệm vụ mà anh biết được đều do cấp trên bịa đặt mà ra. -
Labyrinth (1986)
- 0 downloads
Phim xoay quanh câu chuyện của cô gái trẻ tên là Sarah (do Jennifer Connelly thủ vai), người phải bước vào một mê cung kỳ ảo để giải cứu em trai mình, Toby, khỏi Vua Goblin Jareth (do David Bowie thủ vai). Sarah có 13 tiếng đồng hồ để hoàn thành nhiệm vụ này, nếu không Toby sẽ bị biến thành một Goblin mãi mãi. Trên hành trình, Sarah gặp gỡ và kết bạn với nhiều nhân vật kỳ lạ và phải đối mặt với những thử thách đầy cam go trong mê cung. -
Man of Steel (2013)
- 0 downloads
Như hôm trước đã nói, Man of Steel là phiên bản điện ảnh hay nhất từ trước tới nay về Superman mà mình từng được xem, kể từ thời Christopher Reeve trở đi. Để tóm tắt nội dung phim thì đơn giản là “10 phần phim Smallville bó gọn trong nửa đầu phim, và Superman 2 trong nửa còn lại”. Đầu tiên phải nói là Superman theo mình luôn là một nhân vật rất khó để làm thành 1 bộ phim điện ảnh thực sự “hay” về mặt nội dung, vì Superman là 1 nhân vật quá mạnh, và câu chuyện về nhân vật này đôi khi cũng rất dễ “chán”. Nhưng Man of Steel đã có được một câu chuyện đủ thú vị và giải quyết êm thấm trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Kịch bản của MoS bám theo 1 ý tưởng xuyên suốt “Nên hay không nên tiết lộ danh tính của mình với thế giới- một người ngoài hành tinh có sức mạnh không tưởng”, và tất cả mọi thứ trong ít nhất là nửa đầu phim đều được làm nhằm phục vụ cho cái ý tưởng này. Và theo mình phim đã làm tốt phần này, dù chưa thật sự xuất sắc và còn nhiều lỗ hổng, cái này thì đến cuối bài sẽ nói sau. Nhưng xem MoS xong mình lại trở lại 1 trong số những trăn trở của mình từ trước tới nay về điện ảnh là: Một bộ phim hay quan trọng ở câu chuyện hay, hay quan trọng ở cách kể chuyện hay? Và câu trả lời cho Man of Steel chính là cách kể chuyện hay. Phim này phải nói là 1 trong số những phim có cách dẫn chuyện tuyệt vời nhất mình từng được xem. Tất cả mọi góc quay, xử lý, di chuyển,… đều khiến cho hình tượng nhân vật trở nên vô cùng đẹp, và mang đầy tính biểu tượng – một huyền thoại. Hình ảnh người đàn ông thép trong tâm trí bất cứ thằng trẻ con phương Tây nào trở nên đẹp, oai hùng, và quan trọng nhất là mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong Man of Steel. Nửa đầu phim là câu chuyện tận thế ở hành tinh Krypton, và là sự pha trộn giữa cuộc chu du khắp thế giới tìm kiếm cội nguồn của Clark Kent với những hình ảnh flashback nhớ lại những sự kiện mang tính cách mạng trong tuổi thơ của anh. Bản thân mình chưa bao giờ là fan của cách kể chuyện pha lẫn flashback này, nhưng MoS đã làm điều này quá tốt khiến mình cảm thấy vô cùng thích thú. Zack Snyder đã có sự xử lý flashback vô cùng hiệu quả, chọn được tất cả những thời điểm đắt giá nhất trong cuộc hành trình của Clark Kent để kéo anh ta về với quá khứ đầy trăn trở của mình. Bảo đắt giá vì không chỉ nhịp phim được tâng qua tâng lại giữa flashback và hiện tại tạo cảm giác rất tốt, mà còn vì flashback đều là những sự kiện có ý nghĩa bổ sung và làm giàu thêm cho câu chuyện tìm kiếm của Clark Kent trong hiện tại. Cách dẫn chuyện hiệu quả này đã khiến cho cái cảm giác chung cho bộ phim có một chiều sâu về cảm xúc, và xây dựng tốt vào cái ý tưởng “Thế giới đã sẵn sàng đón nhận ta chưa?” mà phim vạch ra từ đầu. Một cách ngắn gọn thì MoS đã kể câu chuyện thời niên thiếu của Superman hay hơn, sâu hơn, đắt giá hơn 10 phần Smallville từng làm. Và nửa còn lại của phim là một cuộc bứt phá vô tiền khoáng hậu của thiên tài Zack Snyder với sở trường đạo diễn những cảnh hành động vô cùng hoành tráng của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử người xem được chứng kiến những pha chiến đấu tay đôi cực kỳ điên cuồng, đẹp mắt, sung sướng đến nổi da gà giữa Superman và những đối thủ ngang cơ đến từ cùng hành tinh Krypton quê hương anh. Những cú đấm long trời lở đất, rụng nhà rơi cửa, người bay xuyên lục địa, phải nói là phê hơn cả con tê tê. Hiệu quả của điều này phải nói đến sự lựa chọn trong việc xử lý các cảnh này. Thường trong các phim hành động những năm gần đây, kể cả phim siêu anh hùng, các cảnh hành động thường được làm theo cách quay rung rung, cận cảnh, hình ảnh lộn xộn vô cùng, không thể nhìn rõ được đâu là địch đâu là ta. Nhưng Zack Snyder thì không làm những điều ngớ ngẩn như vậy. Hành động là 1 trong số những thứ hay nhất, cần được xem rõ nét nhất, và cần phải làm đẹp nhất trong những phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh, và Zack biết rõ cách để làm được điều đó. Thực ra thì phim này không còn những pha slow motion quay chậm mang tính thương hiệu của Zack nữa, nhưng bù lại, những pha lia máy vòng quanh cuộc chiến với nhịp độ cực kỳ nhuần nhuyễn như một cuộc khiêu vũ, việc đóng đinh điểm trung tâm của cuộc chiến vào một nhân vật nhất định qua từng trường đoạn đánh nhau và giữ độ cân bằng cho hình ảnh khi zoom ra và vào trong những cảnh này, không để cho hình ảnh bị lộn xộn, chính là thứ đã khiến cho MoS là một trong số những phim siêu anh hùng xuất sắc nhất chỉ nói về hành động. Và quan trọng nhất, những pha bay lượn của Superman trong phim thì thôi rồi lượm ơi, đẹp không còn gì để nói. Tất cả mọi lựa chọn về hình ảnh trong phim này: từ thiết kế mỹ thuật, quay phim, nhịp phim, hành động,… đều được làm trên cả tuyệt vời và hơn cả mong đợi, và đã làm nên một bộ phim có sự hoành tráng, rộng lớn, chi tiết, tạo được cảm giác “sâu” về cảm xúc khi xem phim, thể hiện tuyệt vời sự mạnh mẽ, hùng tráng của một câu chuyện về Superman, nhưng cũng không hề bỏ quên bi kịch. Như mình đã nói rất nhiều lần về lựa chọn diễn viên trong phim này: XUẤT SẮC. Henry Cavill chính là Superman. Không chỉ bởi vì có khuôn mặt cực kỳ chuẩn cho vai này với cái cằm chẻ, Henry còn có cái sự “manly”- một vẻ đàn ông cực kỳ mạnh mẽ mà từ trước tới nay mình chưa bao giờ thấy trong bất cứ diễn viên nào vào vai này. Không hiểu vì lý do gì mà trong các phiên bản điện ảnh của Superman trước kia người ta đều chọn những ông luôn có vẻ gì đó yếu đuối, thậm chí hơi thục nữ, và mình luôn cảm thấy ngứa ngáy về điều đó. Không chỉ thế, Henry cũng toát được lên cái thần thái của nhân vật Clark Kent/Superman – một vẻ thân thiện từ trong ánh mắt. Mình cứ nghĩ sẽ khó có ai thay thế được Tom Welling của Smallville về độ hợp vai, nhưng khi nhìn thấy Henry Cavill thì thực sự là đã phải thay đổi suy nghĩ. Hơn nữa anh Henry này còn đẹp trai hơn tất cả các anh Superman trước kia cộng lại ;)) – lý do hoàn hảo để chị em nên đi xem phim này. Riêng với các anh em – Lois Lane tuyệt vời nhất trong lịch sử Superman, vừa xinh đẹp, vừa có sự sắc sảo, thông minh, ánh lên ngay trong mắt Amy Adams. Tất cả những điều quan trọng nhất của nhân vật này đều được Amy thể hiện 1 cách tinh tế, và kịch bản cũng đã tôn nhân vật này lên đủ hiệu quả. Zod và Faora xứng đáng là 1 trong số những nhân vật phản diện chất lượng nhất kể từ đầu hè đến giờ, nếu so sánh với Khan của Star Trek. Zod không chỉ có sự điên cuồng, sự đáng sợ đến từ từng ánh mắt, lời nói, mà còn có một mục đích cực kỳ nhất quán xuyên suốt. Tất cả những gì hắn ta làm đều phục vụ cho mục đích duy nhất đó, bất kể sự trả giá có như thế nào đi chăng nữa. Faora không chỉ có nhan sắc, những pha chiến đấu của cô này phải nói là quá bá đạo, cộng thêm một ánh mắt khét lẹt và một đoạn thoại tuy ngắn nhưng theo mình là cực kỳ đắt giá dành cho nhân vật này. Phim tạo khá nhiều đất để cho các nhân vật người Trái Đất có dịp biểu diễn, và thể hiện rằng người Trái Đất có khả năng tự chủ, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào siêu anh hùng cứu thế. Theo mình đây cũng là 1 lựa chọn thú vị trong kịch bản, mặc dù chưa được thực hiện đủ độ sâu. Ngoài ra thì mình đánh giá cao Jor El và Lara Jor El – bố mẹ đẻ của Clark ở hành tinh Krypton, và mình cho rằng trường đoạn tận thế được thực hiện một cách rất có giá trị. Trong khi đó thì Johnathan Kent và Martha Kent của Kevin Costner và Diane Lane thì có thể đánh giá là tròn vai. Tuy nhiên, MoS không phải là 1 phim hoàn hảo, và bất chấp việc mình cảm thấy đây là 1 trong số những phim hay nhất được xem từ đầu hè và đã cho 8/10 điểm, mình vẫn phải thừa nhận phim có rất nhiều lỗi về kịch bản mà mình sẽ liệt kê ra sau đây, một lần nữa, như đã nói, nếu bạn chưa xem phim thì nên dừng lại: – Clark Kent đứng nhìn bố chết – người viết kịch bản đã quá chú tâm vào việc xây dựng ý tưởng “thế giới chưa sẵn sàng” mà bỏ quên sự hợp lý trong kịch bản. Không đời nào 1 đứa con như Clark Kent mà lại có thể để yên cho bố mình chết như vậy cả, cho dù là ông ta có giơ tay ra bảo đừng đi chăng nữa. – Superman mải đánh nhau, bỏ mặc mẹ mình đứng 1 mình với 1 đám người Krypton đang đe dọa mẹ mình. Đoạn này khiến mình rất nhức nhối vì nghĩ là Superman sẽ chỉ đánh bay Faora đi và ở lại cứu mẹ đến 1 nơi an toàn đã rồi mới đi đánh nhau tiếp. Ai dè đâu ông chăm chăm lao đi đánh nhau đã, trong khi ở đấy vẫn còn 1 đám Kryptonian vô cùng nguy hiểm. – Superman đánh nhau long trời lở đất, rơi nhà rụng cửa, tan hoang thành phố, và không thèm cứu người. Số người dân vô tội bị chết trong những pha chiến đấu hoành tráng đẹp mắt trong phim này chắc ko thể đếm xuể. Mình đã đinh ninh là Superman thể nào cũng sẽ đến kịp và cứu Jenny Olsen mắc kẹt giữa đống đổ nát, ai dè không phải. Rồi nhà cửa rụng rơi, bê tông gạch đá, ô tô bay tứ tung, phá nát hết cả thành phố mà anh Superman chỉ quan tâm đến việc đánh nhau, không quan tâm đến người vô tội đứng xung quanh. – Zod không hiểu vì sao ngay khi đến Trái Đất không dùng ngay cái máy khoan để 1 là thực hiện ý đồ xâm lược, 2 là sẽ là một động lực hiệu quả hơn để Kal El phải ra mặt, đỡ mất công tìm kiếm. Hơn nữa, như thế thì khi Superman ra mặt cứu thế sẽ trở thành 1 màn ra mắt hiệu quả hơn trong mắt người Trái Đất, và giải quyết thuyết phục hơn cái ý “thế giới đã sẵn sàng chưa?”. – Superman giết Zod. Cái này theo mình là 1 lựa chọn mang tính liều mạng của người viết kịch bản, nhằm bi kịch hóa và hiện thực hóa nhân vật, không làm cho Superman là 1 nhân vật hoàn hảo không bao giờ giết người như trước nữa. Hơn nữa tình huống được lựa chọn để Superman giết Zod cũng là 1 tình huống khá sát sao và khiến cho việc giết người có vẻ như có thể chấp nhận được, và Superman sau đó cũng tỏ ra đau khổ. Tuy nhiên với những fan lâu năm của Superman thì sẽ là 1 điều khó chấp nhận. Vì Superman là 1 nhân vật hoàn hảo, là 1 siêu anh hùng với nguyên tắc không bao giờ giết người, và cho dù tình huống có nguy hiểm đến đâu cũng luôn tìm ra cách khắc phục. Nhưng cá nhân mình cho rằng đây không phải là 1 vấn đề quá to tát vì nhiều lý do: 1 – Đây là một Superman mới khởi đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều bi kịch, chưa bao giờ phải lựa chọn gì nhiều mâu thuẫn lắm, vẫn còn rất non. Việc giết Zod khi ko có lựa chọn gì cũng có thể là 1 nền tảng tốt để phục vụ cho nguyên tắc “ko giết người” mà sau này Superman sẽ theo đuổi – nhằm mục đích không bao giờ lặp lại sai lầm đó nữa. 2 – Khiến cho Superman trở thành 1 nhân vật không còn hoàn hảo nữa mà có thêm sự bi kịch, nhằm hiện thực hóa, bi kịch hóa nhân vật, khiến nhân vật có sự đáng tin hơn. 3 – Không làm thế thì chả biết 2 cụ còn đánh nhau đến bao giờ vì 2 thằng này đều khỏe như nhau. – Các nhân vật trong phim, ngoài Zod và Superman ra thì chưa được xây dựng có đủ chiều sâu, chưa thuyết phục, do phim tập trung quá nhiều vào xây dựng câu chuyện và cái ý “thế giới đã sẵn sàng chưa”. Mối quan hệ giữa các nhân vật cũng chưa đủ độ sâu, nhất là quan hệ cha/con, mẹ/con giữa Clark và ông bà nhà Kent. Nói chung tất cả những điều ko ổn của MoS đều nằm ở kịch bản do David S Goyer và Chris Nolan thực hiện, trong khi cái quan trọng nhất với mình là cách kể chuyện do Zack Snyder thực hiện thì lại hết sức tuyệt vời. Những lỗi này trong kịch bản khi đặt vào tổng thể phim thì theo mình đều là những điều có thể nhìn qua được, không đủ để khiến phim thành phim dở. Và vì thế mình cho rằng 8/10 là 1 điểm số công bằng dành cho bom tấn thứ 3 của mùa hè. Nói một cách ngắn gọn thì MoS là một phim có kịch bản chưa hoàn hảo, nhưng cách dẫn chuyện thì tuyệt vời. -
Watchmen (2009)
- 0 downloads
Nguyên tác truyện tranh Watchmen là một tác phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thế hệ fan DC, việc này đồng nghĩa với chuyện áp lực sẽ rất nặng lên đôi vai đạo diễn Zack Snyder khi quyết đinh đứng ra đưa “Watchmen” lên phim. Nhưng với bàn tay phù thủy của mình, Zack đã đưa phim Watchmen lên một tầm cao mới vượt xa mong đợi của khán giả. Có một vài điều bạn nên biết trước khi coi Watchmen vì đây là bộ truyện/phim không như những truyện/phim siêu anh hùng khác. “Watchmen” chứa nhiều ẩn dụ, nhiều tầng lớp, nhiều tuyến nhân vật, nhiều liên tưởng, nhiều hồi ức. Watchmen ra đời thay đổi rất lớn cái nhìn của người xem dành cho truyện comic. Hầu hết truyện comic thời đó và cả nhiều truyện bây giờ, phân định rất rõ rệt các tuyến nhân vật thiện ác, áp đặt quan điểm về nhân vật, quan điểm về các mặt đối lập lên người xem, buộc người xem đi theo đúng tuyến suy nghĩ mà tác giả muốn người xem đi theo. Điều này giống như trong một cánh rừng rậm rạp mà chỉ có một con đường, 99% sẽ đi theo con đường mòn đó. Đi ngược với xu hướng đó, Alan Moore, tác giả truyện Watchmen, không áp đặt cho người xem, ông đặt nhận định về nhân vật của truyện trong bàn tay người đọc truyện. Khán giả có thể chọn không đi con đường độc đạo có sẵn, họ có thể phải băng rừng, có thể phải lội suối nhưng họ sẽ được chiêm ngưỡng những kì quan mà những người theo lối mòn không bao giờ cảm nhận được. Trong phim Watchmen, không có ai hoàn toàn tốt cũng như hoàn toàn xấu bởi Alan Moore muốn chứng minh một điều rằng: không ai nghiêng hoàn toàn về một thái cực. Vật có thể đổi, sao có thể dời, trong người tốt lúc nào cũng tồn tại một mảng xấu. Và trong những kẻ xấu xa không hoàn toàn đen xì những tội lỗi mà vẫn còn đó những đốm sáng của lòng trắc ẩn. Sẽ có những lúc, lòng trắc ẩn đó mở rộng hướng những người lầm lỗi đi theo con đường chân chính. Trước khi xem Watchmen, mình luôn tự hỏi Zack sẽ làm cách nào để truyền tải tất cả những ý tưởng đó của Alan Moore? Bởi bản truyện tương đối khó hiểu và mình phải đọc tới lần thứ 3 mới hiểu hết được. Truyện Watchmen đòi hỏi người đọc phải có một nhận định và quan điểm đạt tới mức độ nào đó để có thể lĩnh hội được hết những gì mà tác giả muốn nói. Truyện nhắm đến một số đối tượng nhất định nào đó mà thôi. Ngược lại, phim “Watchmen” cần nhắm đến số đông khán giả. Truyện có thể người ta không đọc nhưng phim thì nhất định người ta sẽ nô nức đi xem. Giống như nguyên tác, phim Watchmen mở màn với cái chết của The Comedian. Anh là một thành viên của Watchmen, dù đã 65 tuổi nhưng vẫn có sức khoẻ phi thường cùng hình thể tráng kiện, nhưng bị ám sát dưới tay của một kẻ còn mạnh hơn nhiều lần. The Comedian bị ném ra ngoài cửa sổ căn hộ cao tầng, rơi xuống vỉa hè, văng ra chiếc badge có hình smiley – biểu tượng của nụ cười. Trên đó có một vệt máu nhỏ xuống. Đơn giản nhưng ấn tượng, chiếc badge có vệt máu này đi suốt chiều dài của truyện, chứa đầy ẩn dụ thâm sâu. Zack Snyder đã làm mình ngạc nhiên khi khéo léo xây dựng một đoạn flashback ngay khúc credit đầu phim để tóm tắt ngắn gọn về lịch sử của Watchmen. Ở đó, nhóm này gồm một số thành viên trước đó hoạt động trong nhóm gồm các costumed vigilante The Minute Men (tạm dịch: những người hùng dấu mặt). Thiếu đoạn này, có thể người xem sẽ khá khó khăn để bắt kịp nội dung phim. Với chỉ vỏn vẹn 3 tiếng, rất khó để nói hết những thứ có trong truyện. Đây là đoạn, theo mình, là rất thú vị, nói về thời huy hoàng cũng như sụp đổ của các anh hùng giấu mặt. Trong đoạn hồi tưởng này, bạn sẽ thấy rất nhiều người nổi tiếng thời đó giao lưu với các anh hùng như: John Lennon và Yoko Ono, David Bowie, Andy Warhol, Jackie Kennedy, Truman Capote… Đoạn montage này còn gán ghép các chi tiết của phim Watchmen vào những sự kiện lịch sử nổi tiếng. Cụ thể như đoạn phim quay những bước chân đầu tiên của Neil Armstrong trên mặt trăng thực chất là do Dr Manhattan cầm máy quay; hay đọạn The Silhouette của nhóm Minute Men, vốn là một lesbian, vào ngày Mỹ chiến thắng Nhật chấm dứt chiến tranh thế giới lần 2, đã đè ngửa ngừơi tình của mình ra hôn, bắt chước y hệt nụ hôn nổi tiếng mang tên V-J Day Kiss vào năm 1945; hay The Comedian chính là người bắn chết tổng thống JFKennedy năm 1963 tại Dallas… Trên nền ca khúc The Times They Are Changing của Bob Dylan, đoạn montage này khiến tổng thể những cảnh hồi tưởng trở nên chân thực và hay hơn bội phần. Watchmen không phải là mô tip phim siêu anh hùng bảo vệ chính nghĩa, chống lại các ác thương thấy trong những phim của Batman hay Superman. Sẽ không có những trận chiến nảy lửa giữa siêu anh hùng và đại ác nhân thay vào đó, phim đào sâu vàp cuộc sống riêng tư của những anh hùng thời chiến đã về hưu. Đó là thời điểm chiến tranh đã chấm dứt, xã hội đã không cần đến anh hùng ra tay nghĩa hiệp. Một điểm đặc trưng nữa trong Watchmen đó chính là tính chân thực, mọi thứ gắn liền với hiện thực một cách gần gũi nhất, không có những siêu chiến binh, siêu năng lực phi thường, chỉ có những anh hùng “bình dân”. Ngoài Dr Manhattan sau một sự cố tai nạn ngoài ý muốn đã có được sức mạnh của đấng tối cao, thì số anh hùng còn lại hoàn toàn là ngưòi bình thường với sức khoẻ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn nhờ vào sự luyện tập và những thiết bị hỗ trợ. Bối cảnh Watchmen tuy có hư cấu nhưng phần lớn vẫn dựa trên các cột mốc lịch sử. Sự kiện trong phim Watchmen diễn ra vào năm 85 trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc của thế giới là Mỹ và Nga. Lúc này Richard Nixon vẫn còn là tổng thống Mỹ và được bầu cử đến 3 nhiệm kỳ mặc dù ngoài đời ông này chỉ làm đến đầu nhiệm kỳ thứ hai đã phải từ chức sau vụ Watergate. Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga trong lúc này rất có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, đe dọa đến sự diệt vong của loài người. Phòng thí nghiệm hạt nhân tại đại học Chicago đã dựng lên một cái đồng hồ biểu tượng, gọi là Doomsday Clock, set giờ là 12 giờ đêm kém 7 phút. 12 giờ đêm tượng trưng cho sự diệt vong của loài người, còn số phút tượng trưng cho mức độ hiểm hoạ có khả năng dẫn đến diệt vong, tuỳ mức độ gần diệt vong như thế nào mà các nhà khoa học sẽ ước lượng số phút như thế đó. Biểu tượng smiley của The Comedian với vệt máu khô xẹt ngang, nếu nhìn vệt máu theo hình dáng của kim phút trên đồng hồ, sẽ thấy vệt máu đó chỉ đúng vào lúc 12g đêm kém 7 phút. Đó là lý do tại sao biểu tượng smiley này đi suốt chiều dài truyện và đã trở thành một biểu tượng không thể lần lẫn vào đâu được của Watchmen. Thực tế, Doomsday Clock không phải là hư cấu. Năm 1947, Doomsday Clock thật sự được dựng lên tại phòng thí nghiệm hạt nhân của ĐH Chicago, chỉ đúng 7 phút trước 12g đêm. Tuy nhiên, từ năm 1947 đến nay, tuy hiểm họa chiến tranh hạt nhân không còn đe doạ quá lớn như thời chiến tranh lạnh nhưng hiểm hoạ môi trường, thiên tai hạn hán, bệnh dịch… xảy ra liên tục… Nên vào năm 2007, kim phút của Doomsday Clock này đã bị dời đến con số 5, tức là 5 phút trước giờ diệt vong của loài người. Điểm diệt vong của nhân loại bây giờ còn gần kề hơn thời chiến tranh lạnh. Cái chết của The Comedian không làm ai bận tâm, trừ Rorschach, một thành viên của Watchmen. Trong khi tất cả vigilante đều bị cấm hoạt động, trừ Dr Manhattan và Silk Spectre hoạt động cho chính phủ, Rorschach trừ gian diệt ác bằng con đường riêng của mình. Rorschach, một gã đàn ông xấu xí bạo lực với tuổi thơ bất hạnh trong chính gia đình mình, bị bạn bè sỉ nhục, bị chính mẹ ruột ngược đãi. Rorschach chỉ tìm thấy tự tin sau chiếc mặt nạ của mình vì khuôn mặt thật sau những chịu đựng tuổi thơ, đã trở thành một khuôn mặt tầm thường, dường như là kẻ duy nhất nhìn thấu tận đáy của xã hội dơ bẩn. Rorschach tin rằng có kẻ đứng đằng sau vụ ám sát The Comedian đang nhắm vào các anh hùng. Nhưng thế giới đang trên đà diệt vong. Cái chết của The Comedian có gây được chú ý của ai, có cảnh báo được ai? Rorschach, Nite Owl, Silk Spectre, Ozymandias là những anh hùng nhưng xét cho cùng họ đều là những người bình thường trong sắc diện bình thường. Họ có thể đấm gãy mũi, bẻ gãy tay, đá gãy chân một ai đó nhưng họ không thể làm gì để cản được hiểm họa diệt vong. Người duy nhất có thể ngăn được hiểm hoạ này là Dr Manhattan nhưng người đàn ông này đã không còn vương vấn gì với loài người khi loài người quay lưng lại với ông. Vậy họ phải làm gì để cứu thế giới? Và nếu có được cơ hội để ngăn cản được thảm họa này họ sẽ phải hi sinh điều gì? Và khi họ ngăn cản được diệt vong, loài người có chấp nhận họ như những người tốt hay loài người sẽ phán đoán họ như những kẻ tội đồ? Zack Snyder tiếp tục sử dụng kỹ thuật “foreshortening” của comics như anh đã từng làm với phim 300, tức là sử dụng hình ảnh với không gian sâu có foreground, midground và background khiến cho vật gần với mắt nhìn trở nên to và mạnh hơn hẳn so với vật ở xa mắt nhìn, tạo cảm giác quyết liệt. Các cảnh đánh đấm tuy không quá nhiều nhưng nhanh, đẹp và dứt khoát, các pha quay chậm bố trí phân bổ đúng lúc. Phim 300 quay chậm quay nhanh như thế nào thì Watchmen này cũng tương tự như thế. Lần này Snyder tiếp tục làm phim theo kiểu frame by frame y như trong truyện, chỉ khác là cắt bỏ bớt một số phần có thể gây lúng túng ở người xem chẳng hạn như câu chuyện cướp biển (tới giờ mình cũng chưa biết chuyện này có liên quan gì đến nội dung nữa), hay cái chết của Nite Owl 1… Thoại phim rất hay và ý nghĩa vì xét cho cùng, văn phong comic có ai qua được Alan Moore và Neil Gaiman. Sách của hai ông này tuy comic nhưng không phải comic mà có thể xem như sách thánh hiền. Lời thoại phim có thể được thay đổi cho phù hợp nhưng lời thoại và những đoạn nhật ký trong cuốn journal của Rorschach gần như được giữ nguyên xi không suy chuyển so với nguyên tác truyện tranh. Nếu xét trên phương diện phim chuyển thể từ truyện của Alan Moore thì có thể nói Watchmen chuyển thể lần này hay hơn một tí so với V for Vendetta. Watchmen như một album đặc biệt với những bài hát nổi tiếng. Đầu tiên là The Times They Are A Changing của Bob Dylan trong khúc opening montage như mình đã nói ở trên. Sau đó là Sound of Silence của Simon & Garfunkel trong đám tang trong mưa của The Comedian, rồi Unforgetable của Nat King Cole, All Along the Watchtower của Jimmi Hendrix, đặc biệt có Hallelujah của Leonard Cohen ngay khúc xxx của Silk Spectre và Nite Owl, tạo cảm giác mới lạ ghê, coi phim xong về phải nghe luôn vậy đó. Quên nhắc đến Ride on the Valkyries, đây có thể xem như khúc tribute cho Apocalypse Now của Francis Ford Coppola năm 1979. Ride on the Valkyries trỗi lên khúc máy bay trực thăng quần thảo làng mạc VN trong Apocalypse Now và một lần nữa, cảnh này xuất hiện y chang trong phim Watchmen, chỉ có khác là chuyến này có Dr Manhattan đi bên dưới mà thôi. Lạc giữa rừng nhạc bất hủ là Desolation Row của My Chemical Romance trong khúc ending credit của phim. Không phải tự nhiên mà My Chemical Romance có cửa vào đây đâu nha. Gerard Way, vocalist của MCR là một hardcore fan của comics, đồng thời là tác giả của bộ comic Umbrella Academy, có thể xem đây là bộ truyện khá hay so với tuổi đời và kinh nghiệm của của Gerard Way. Thật là một trải nghiệm phim tuyệt vời! -
Divergent (2014)
- 0 downloads
Dị biệt là một bộ phim viễn tưởng hay, hay về nội dung, hình ảnh lẫn hành động. Nếu đã đọc nhiều bài viết của tôi thì hẳn sẽ biết điều tôi chú trọng nhất chính là nội dung. Sau khi xem một bộ phim thì bạn có thể quên hình ảnh nhưng không bao giờ quên nội dung nếu bạn thật sự hiểu. Những bài học đó sẽ ngấm sâu vào tư tưởng bạn, tác động đến suy nghĩ cũng như hành động cho đến cuối đời. Dị biệt lấy bối cảnh thế giới sau tận thế, lúc này nhân loại chỉ còn tồn tại một thành phố duy nhất. Họ được bảo vệ bên trong những lớp tường vây trước sự nguy hiểm của thế giới, nhưng cũng có thể đó là rào cản con người hủy hoại thế giới khi chưa đủ nhận thức. Xã hội trong thành phố này được xây dựng dựa trên tính khoa học, được phân ra 5 phái là Vị Tha – Uyên Bác – Dũng Cảm – Hòa hảo – Trung Thực. 5 phái này đảm nhận từng vai trò tương ứng mà một xã hội cần có, việc phân phái cũng giúp sự đào tạo trở nên chuyên nghiệp hơn, khiến cho công việc có thể tập trung và sinh ra hiệu suất cao nhất. Chuyện chọn lựa mình thuộc phái nào là tự do mỗi người, nhưng trước ngày chọn thì mỗi người được trắc nghiệm xem mình có yếu tố nào để sự lựa chọn là tốt nhất. Trong cuộc trắc nghiệm, Tris đã thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là Uyên Bác – Dũng Cảm – Vị Tha. Một điều rất khó xẩy ra đối với mọi người. Những người có khả năng như Tris được gọi là Dị Biệt – Bất khả Trị, nghĩa là một sự khác loại đối với đám đông. Sự tồn tại của Dị Biệt như một yếu tố phủ định tính hệ thống mà xã hội đang có, và hậu quả là có thể làm cho hệ thống đó sụp đổ. Từ xưa đến nay chúng ta đều thấy rằng người nào chống lại xu hướng của một xã hội, cản đường một đám đông thì cái kết quả dành cho người đó luôn là những gì tồi tệ nhất. Tris đang trong trường hợp này. Bạn có biết tại sao Tris lại chọn vào nhóm Dũng Cảm? Đứng trước một kết quả được xem là tồi tệ như thế thì Vị Tha – Hòa Hảo – Trung Thực chẳng giúp ích gì cho cô, sự Uyên Bác cũng chẳng thể giúp cô thoát khỏi hiện thực, chỉ còn lại Dũng Cảm có thể cho cô sức mạnh để vượt qua khó khăn trong lúc này và đối diện với thực tại. Tiếp theo thì bạn có biết tại sao Tris lại là người nhảy xuống đầu tiên trong nhóm Dũng Cảm? Đó không phải là kết quả của sự dũng cảm mù quáng, một người có trí tuệ sẽ nhận ra rằng không hề có cái chết phía dưới hố sâu đó. Với nhóm Dũng Cảm thì đó là thử thách của lòng dũng cảm, nhưng đối với Tris thì lại là thử thách của trí tuệ lẫn dũng cảm. Và ta nhìn thấy kết quả cũng như hiệu quả của nó, Tris là người đầu tiên. Trong các cuộc thi đấu cá nhân trực tiếp, Tris không thể hiện được sự xuất sắc mà còn là khá tệ. Bởi lẽ sức mạnh của cuộc thi đấu đó hoàn toàn phụ thuộc và thể chất con người, thể chất có sự giới hạn của nó. Nhưng trong những cuộc thi lớn không đơn thuần đòi hỏi dũng cảm thì cô lại chiến thắng. Cô được yêu quý trong các muối quan hệ với mọi người bởi cô là người có Trung Thực và Hòa Hảo cũng như Quên Mình. Những yếu tố đó vẽ lên một con người đặt biệt, và cuối cùng 2 con người đặt biệt trong phái Dũng Cảm đã yêu nhau. Bạn có biết tại sao trong các cuộc thử nghiệm về khả năng chống lại sự sợ hãi thì Tris luôn là người thoát ra đầu tiên? Bởi bằng vào trí tuệ, cô nhận ra những gì cô thấy, những nỗi sợ chỉ là ảo ảnh. Khi ta nhận ra bản chất của một sự việc thì sự phá giải nó sẽ diễn ra nhanh hơn. Có những người chìm trong ảo ảnh mà không thoát ra được, vì họ tin những gì mình thấy là sự thật, họ để cảm xúc lấn át lý trí, không còn lý trí thì làm sao có thể đủ bình tỉnh để suy xét tính thật giả của hình ảnh? Trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy nhiều lắm những con người như thế, bắt gặp kẻ phạm tội thì chà đạp không thương tiếc, khi có người chỉ ra kẻ ấy có hoàn cảnh đáng thương mới phạm pháp thì họ lập tức yêu thương và khóc hết nước mắt, sau đó khám phá ra sự đáng thương đó là dối trá thì họ lại căm hận vô biên. Ta không hề thấy một sự tự chủ nào trong những con người như thế. Nhưng dù ai đó có đạt đến sự tự chủ cho bản thân mình thì cũng chưa đủ để có được hạnh phúc, đơn giản vì những ảo ảnh đó khó tác động được đến họ nhưng lại là thử thách đối với những người họ yêu thương. Chúng ta không sống một mình, chúng ta sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc nếu người ta yêu còn trong vũng lầy của sợ hãi và vô minh. Nhưng để giúp họ lại không dễ dàng tí nào, ta cần Dũng Cảm để cùng họ đương đầu với song gió, cần Uyên Bác để khai thông cho họ, cần Vị Tha quên mình để bảo vệ họ trước nguy hiểm, cần Trung Thực để đối diện với những vướng mắc của chính ta và người ta yêu thương, cần Hòa Hảo để tha thứ cho kẻ thù nhằm đạt đến một hạnh phúc lớn nhất. Chính phủ của xã hội trong phim được điều hành bởi phái Vị Tha, có lẽ đó là chọn lựa phù hợp đối với lợi ích của đa số các nhóm. Sự phân cực trong tính cách là tiền đề giúp xã hội phát triển nhưng nó cũng là yếu tố phá hủy chính xã hội đó. Vị Tha phát triển đến điểm cuối là sự hy sinh mù quáng bất chấp đúng sai thiện ác, Hòa Hảo ở điểm cuối là ba phải là gió chiều nào ngã chiều ấy, Dũng Cảm ở điểm cuối là sự tôn sùng sức mạnh cùng bạo lực, Trung Thực ở điểm cuối là sự ngây thơ trước những điều dối trá, Uyên Bác ở điểm cuối là nguy hiểm nhất, họ nhìn các nhóm còn lại như nhìn giống người hạ đẳng, họ muốn thâu tóm quyền lực và biến kẻ khác thành công cụ thực hiện lý tưởng của họ, đây là sự độc tài. Vì lẽ đó một cuộc cách mạng cướp chính quyền của phái Uyên bác là không tránh khỏi, mà công cụ tốt nhất là phái Dũng Cảm, chỉ có sức mạnh nhưng không có trí não. Bộ máy điều khiển phái Dũng Cảm trong phim chính là sự hình tượng hóa việc một đám đông không có nhận thức bị điều khiển bởi những người có tham vọng quyền lực. Trong cuộc cách mạng đó, sẽ không bao giờ tránh khỏi chuyện những người thân giết nhau khi không cùng chung chiến tuyến. Tris phải giết một người bạn để bảo vệ mình và người thân, người bạn đó vì bị điều khiển nên đã sát hại mẹ của Tris. Với tất cả những yếu tố có được, Tris cuối cùng đã phá vỡ âm mưu của Uyên Bác. Bộ phim mang nội dung chỉ thẳng vào những vấn đề đang tồn tại trong xã hội ngày nay. Mọi khổ đau mà con người gặp phải đều xuất phát từ sự phân biệt. Cuộc chiến giữa các dân tộc, cuộc chiến tôn giáo, cuộc chiến văn hóa, cuộc chiến giai cấp, cuộc chiến giới tính. Bởi sự phân biệt nên xã hội hình thành những đám đông tôn vinh những giá trị mà họ theo đuổi, họ xem những giá trị đó là hoàn mỹ nhất, ai không công nhận thì đó là kẻ thù. Chính điều này khiến họ đánh giá sai các giá trị, cái họ tôn vinh có giá trị cao hơn giá trị thật của nó và ngược lại. Bởi sự phân biệt nên điều họ nhìn thấy chỉ là ảo ảnh họ vẽ lên chứ không phải bản chất của thế giới. Con người được tạo ra vô cùng hoàn mỹ, nhưng bởi vì sự vô minh mà họ tự diệt đi những yếu tố tạo nên sự hoàn mỹ đó. Đầy rẫy những con người chỉ biết chạy theo những cảm nhận của xúc cảm, họ thường là những con rối cho những kẻ dối trá. Những con người chỉ tin vào lý trí và vô cảm, họ chà đạp lên tự do và hạnh phúc của kẻ khác. Tất cả đang trong một cái vòng luẩn quẩn, trong khi để đạt được tự do và hạnh phúc thì chỉ cần xóa bỏ sự phân biệt, sống đúng với những gì mà tạo hóa đã ban cho. -
Now You See Me (2013)
- 0 downloads
Trong tiếng Anh, magic nghĩa là phép thuật, là điều kỳ diệu vượt ngoài sức tưởng tượng và khả năng của con người đồng thời cũng có nghĩa là ảo thuật- một nghệ thuật trình diễn với những kỹ xảo và đạo cụ tạo ra sự biến hóa kỳ lạ. Ảo thuật gia trong tiếng Anh cũng được gọi là magician. Điều này dường như thể hiện rằng, trong ảo thuật ranh giới giữa những điều kỳ diệu đến không tưởng và những gì được thực hiện bởi con người chỉ là một đường lằn mỏng manh. Thế giới của những trò ảo thuật kỳ bí, chính vì thế mà dường như luôn có một sức lôi cuốn kỳ lạ…. Ngay từ những phút đầu tiên của bộ phim, người xem đã được mãn nhãn với những màn ảo thuật hấp dẫn, đồng thời cũng là lời giới thiệu về bốn ảo thuật gia: Daniel Atlas- một anh chàng Don Juan có những ngón nghề điêu luyện với các lá bài, Henley Reeves- cô gái với vẻ ngoài xinh đẹp và quyến rũ, từng làm phụ tá cho Atlas, Merritt McKinney- một người có khả năng thôi miên và đọc suy nghĩ của mọi người và cuối cùng là Jack Wilder- một cậu thanh niên trẻ sống bằng nghề trộm cắp và bẻ khoá. Một người bí ẩn đã gửi cho họ những lá bài và tập hợp họ lại. Một năm sau, bốn người trở thành nhóm The Four Horsemen (Tứ Kỵ Binh) và thực hiện một màn ảo thuật gây chấn động trên sân khấu Las Vegas: cướp tiền từ một ngân hàng ở Paris trong khi vẫn đang ở Mĩ. Màn biểu diễn táo tợn vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đã mang lại tiếng tăm cho nhóm, tuy nhiên cũng khiến cho FBI và Interpol phải vào cuộc. Hai đặc vụ Dylan Hobbs và Alma Dray được cử vào cuộc điều tra, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Thaddeus, một cựu ảo thuật gia kiếm tiền bằng cách bán video vạch trần mánh lới của các trò ảo thuật. Tuy nhiên càng điều tra, mọi thứ càng trở nên rối bời, và Dylan bắt đầu nghi ngờ liệu rằng Tứ Kỵ Binh còn có một kẻ giấu mặt đứng đằng sau chỉ điểm….. Bộ phim có tiết tấu nhanh và những tình tiết vô cùng thú vị, gay cấn và cân não, kích thích trí tò mò của người xem. Là một bộ phim về ảo thuật nên từ đến cuối là những màn biểu diễn đặc sắc và đã mắt. Ảo thuật là một bộ môn nghệ thuật khó cưỡng, như nhân vật Atlas đã nói: Hãy nhìn gần hơn nữa. Vì bạn càng nhìn thấy bao nhiêu. Bạn càng dễ bị lừa bấy nhiêu ( “Look closely. Because the closer you look, the less you see”). Một câu quote nổi tiếng khác của nhân vật này đó là: Luật đầu tiên của ảo thuật: Luôn luôn là kẻ thông minh nhất trong phòng (“First rule of magic: Always be my smartest guy in the room”). Kết phim khiến mình phải ôm tim và nín thở vì quá bất ngờ và hoàn toàn không hề gây thất vọng, “đầu voi đuôi chuột” như một số phim chiếu rạp khác. Bộ phim quy tụ được một dàn diễn viên trẻ đẹp tài năng, trong đó mình cực kỳ yêu thích Ila Fisher, cô cũng là diễn viên trong các phim Confession of A Shopaholic; Definitely, Maybe và anh chàng vào vai Atlas, siêu đẹp trai. Now you see me chứa đựng rất nhiều nút thắt bất ngờ, nhất là ở các màn biểu diễn của Tứ Kỵ Binh. Cả một cơn mưa tiền đổ xuống khán giả là chi tiết gây ấn tượng được lặp đi lặp lại đến 3 lần (trên thực tế là chỉ có 2 lần nhưng tài khoản ngân hàng liên tục tăng số thì cũng chẳng khác nào mưa tiền đổ xuống vậy, và lần thứ 2 thì chỉ là tiền giả rơi xuống mà thôi). Mặc dù vậy, những gì Tứ Kỵ Binh cùng người bí ẩn đứng đằng sau thực hiện đều không hề xấu xa, và là minh chứng cho việc tài năng được sử dụng đúng mục đích. Mình đặc biệt yêu thích những phân đoạn bốn người làm việc cùng nhau, rất ăn ý và rất cool. Mối quan hệ của họ cũng rất đáng yêu, Jack là cậu em út của nhóm, thường bị sai vặt và bắt nạt. Atlas và Henley thường hay khắc khẩu, tuy nhiên giữa họ dường như có một chút gì đó đặc biệt mà mình mong là nếu như có phần hai thì đạo diễn sẽ khai thác mạnh vào chi tiết này bởi hai người họ cực kỳ xứng đôi. Mỗi khi Merritt trêu chọc và cười đùa với Henley thì Atlas ngó ra vẻ rất khó chịu trẻ con, đáng yêu vô cùng. Cá nhân mình thích những bộ phim mà đề tài có thể “khô cứng” như hành động, mạo hiểm nhưng vẫn có một chút yếu tố tình cảm để làm mềm và giải tỏa căng thẳng cho cả bộ phim. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm cần phải nêu ý kiến, chẳng hạn như là, nhân vật chị cảnh sát người Pháp dường như chẳng đem lại ý nghĩa gì trong suốt bộ phim, hay là đoạn kết của phim vẫn còn nhiều điều khúc mắc và gợi mở, cuộc sống của bốn người sẽ ra sao khi giờ họ đều là những tên tội phạm bị truy đuổi? Tuy nhiên mình vẫn nghĩ Now you see me đã làm rất tốt và có thể với thành công rực rỡ của bộ phim, việc có thêm phần 2 chỉ là chuyện một sớm một chiều. Tứ Kỵ Binh sẽ quay trở lại, tại sao không nhỉ? -
Joy (2015)
- 0 downloads
Bộ đôi diễn viên ăn ý Bradley Cooper và Jennifer Lawrence lại một lần nữa đồng hành cùng nhau trong phim điện ảnh Joy của đạo diễn David O. Russell. Bộ phim xoay quanh câu chuyện có thật về cuộc đời của Joy Mangano, một bà mẹ đã ly hôn sống tại Long Island (Jennifer Lawrence), từng trải qua một cuộc hôn nhân thất bại. Người phụ nữ tràn đầy nghị lực này đã vượt qua mọi khó khăn, rào cản để phát triển một doanh nghiệp thành công vang dội, trở thành một triệu phú. Cô được biết đến như người phát minh ra đồ lau nhà có thể tháo rời, tự vắt đầu tiên trên thế giới. Khán giả đã quá quen thuộc với hình ảnh một Jennifer Lawrence mạnh mẽ trong The Hungers, Game. Cô đã hoàn toàn lột xác với Joy Mangano vừa dung dị lại vừa nữ tính, giàu nghị lực. Vai diễn này giúp cô một lần nữa là gương mặt được đề cử Oscars 2016 ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Dưới sự hướng dẫn của đạo diễn David O. Russell, Jennifer đã thể hiện một cách tròn vẹn hình ảnh người phụ nữ tưởng chừng như mất đi tất cả. Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ luôn căng thẳng, cuộc hôn nhân tan vỡ với người chồng cũ, những đứa con luôn cần được chăm sóc với gánh nặng tài chính… Tuy nhiên, ở Joy có một nghị lực sống lạc quan như chính cái tên của cô, cô may mắn bừng tỉnh và đánh thức ý chí của mình để bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Jennifer đã dẫn dắt khán giả đến từng cung bậc cảm xúc, cùng cười với niềm vui của Joy. Lo lắng cho mỗi khó khăn mà cô gặp phải, mọi thứ như chỉ chực chờ tàn phá mọi cố gắng của Joy. Cuối phim, hầu hết người xem đều đọng lại dư vị của niềm tin vào cuộc sống và theo đuổi giấc mơ của mình khi còn có thể. Năm nay, cô là một đại diện nặng ký cho hình ảnh nữ quyền trên màn ảnh rộng, mạnh mẽ và giàu đức hy sinh trên bục nhận giải Oscars. Đạo diễn David O. Russell đã dành hơn 100 giờ làm việc qua điện thoại với Joy Mangano để hoàn thành câu chuyện trên màn ảnh. Có một số chi tiết thú vị xuất hiện trong bộ phim đúng với cuộc đời của chủ nhân thật như: Joy Mangano khởi đầu giấc mơ nhà phát minh của mình bằng cách chế ra một vòng cổ huỳnh quang cho vật nuôi, chồng cũ Anthony Miranne vẫn gần gũi và hỗ trợ hết mình cho công ty của vợ sau khi ly hôn, Joy Mangano ra mắt Miracle Mop tại cửa hàng xe ô tô của cha mình ở Long Island. Đặc biệt là Joy Mangano đã quyết định bán công ty Ingenious Designs của mình cho Home Shopping Network, nơi bà vẫn tiếp tục cống hiến. Tính đến nay, bà đã có hơn 100 bằng sáng chế. Tuy nhiên, bộ phim cũng có một số chi tiết thay đổi như trong thực tế, Joy Mangano gặp chồng Anthony Miranne khi họ cùng là sinh viên họ có với nhau có ba con trước khi ly dị chứ không phải hai như trong phim. Nữ diễn viên chính Jennifer Lawrence chia sẻ: “Bộ phim chỉ có 50% dựa trên cuộc đời của Joy Mangano, phần còn lại xuất phát từ trí tưởng tượng của David O. Russell và cuộc đời của những phụ nữ tài năng khác. Họ đã truyền cảm hứng cho anh ấy”. -
Deadpool (2016)
- 0 downloads
Deadpool là phim siêu anh hùng mới nhất chuyển thể từ truyện tranh Marvel. Phim có ngân sách khiêm tốn (58 triệu USD) kể chuyện súc tích, dồn nén nhiều pha bạo lực, vẽ chân dung nhân vật vừa gây cười, vừa lấy nước mắt người xem. Deadpool dài 108 phút, chia thành hai phần với những cảnh hành động được rải đều từ đầu tới cuối. Các pha chiến đấu biến đổi đa dạng từ đánh nhau tay đôi trong phòng thí nghiệm, bắn súng trên cao tốc, nhào lộn và chém giết bằng gươm đến tấn công lẫn nhau bằng siêu năng lực. Nhà làm phim không ngần ngại mô tả trần trụi nhiều pha chém giết với các chi tiết rùng rợn như cưa tay, bắn máu lên mặt hay chọc thanh thép xuyên qua người đối thủ. Vì những cảnh bạo lực, phim được Hiệp hội điện ảnh và truyền hình Mỹ dán nhãn R (cấm khán giả dưới 17 tuổi). Về Việt Nam, một số cảnh làm tình trần trụi cũng như cảnh chém giết quá đà (chiếm khoảng hai phút) đã bị cắt bỏ được dán nhãn 16+. Ở nửa đầu, phim dựng song song, đan cài nhuần nhị các cảnh kể quá khứ nhân vật vào vào các pha chiến đấu kịch tính nhất. Giữa những lúc đang đánh nhau dồn dập, phim dừng hình, nhân vật chính nhìn thẳng vào máy quay để trò chuyện với người xem, kể lại xuất thân của mình. Nhân vật chính của phim - Deadpool - có tên thật là Wade Wilson, vốn là lính đánh thuê và không tin có anh hùng trên đời. Được sinh ra từ khu ổ chuột và có thời thơ ấu khốn khó, anh ta sống bất cần tới khi gặp một nửa trái tim. Wade trúng sét ái tình với cô gái "bán hoa" - Vanessa - ngay lần đầu gặp ở hộp đêm. Trong gần một năm sau, họ yêu đương mặn nồng và có cuộc sống chăn gối phong phú. Bất ngờ, Wade phát hiện mình bị mắc ung thư giai đoạn cuối ngay trước khi cầu hôn bạn gái. Vì lo sợ mất người yêu, anh tham gia vào thí nghiệm bí mật để kích hoạt các gien đột biến trong người nhằm giết chết các khối u ác tính. Sau khi thử nghiệm nhiều phương pháp gây nguy hiểm chết người, Wade bỗng trở thành siêu nhân khỏe cực độ nhưng làn da sần sùi như bị bỏng nặng. Anh lấy tên Deadpool để đi trả thù kẻ đã khiến bản thân trở nên gớm ghiếc. Deadpool khác biệt so với các siêu anh hùng thường thấy như Người Sói, Siêu Nhân, Người Sắt hay Người Dơi. Trong khi những siêu nhân của Marvel thường được sinh ra để cứu thế giới hay mang trọng trách lớn lao, hành xử cao thượng, Deadpool đối lập mọi tính cách đó. Anh ta lắm lời, ngổ ngáo, đê tiện, ma mãnh, giết người hàng loạt mà không cần phân biệt đúng sai. Deadpool hành xử, chém giết dựa trên niềm tin bản thân chứ không theo chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, Deadpool vừa đáng yêu mà cũng đáng thương. Anh ta "chém gió" một cách lém lỉnh, ma mãnh và tếu táo ngay cả trong trường hợp nguy hiểm nhất. Anh thậm chí đùa cợt trong khi tự chặt tay mình hoặc lúc bản thân sắp chết. Deadpool bất cần đời nhưng hành xử ngây ngô như chàng trai 17 tuổi trong tình yêu với cô bạn gái dưới đáy xã hội. Cả phim, anh ta lo sợ làn da bỏng sẹo xấu xí sẽ làm người yêu xa lánh. Số phận của Deadpool gây đồng cảm với người xem. Anh ta sinh ra là kẻ yếm thế, có cuộc đời vất vả, đến khi tìm được tình yêu thì lại mắc ung thư giai đoạn cuối. Tình yêu của Deadpool với cô bạn gái dễ lấy nước mắt người xem. Tài tử Ryan Reynolds diễn xuất tròn trịa trong vai diễn siêu nhân gần như ăn mặc kín mít trong hai phần ba thời lượng phim. Nhìn chung, những cử chỉ mạnh mẽ của Ryan Reynolds và lời thoại của anh làm người xem bị thu hút vào nhân vật. Vai phản diện Francis được nam diễn viên phim Transporter: Refueled - Ed Skrein - đóng. Anh tạo nên hình ảnh kẻ ác cơ bắp tưởng như bất khả chiến bại. Người đẹp Morena Baccarin vào vai cô gái "bán hoa" giàu nghị lực nhưng yếu đuối trong tình cảm. Tài tử Serbia - Stefan Kapičić - và nữ diễn viên sinh năm 1996 - Brianna Hildebrand - giúp phim thêm màu sắc trong vai hai dị nhân có ngoại hình đối lập. Họ lần lượt sắm vai người sắt khổng lồ và một dị nhân nhỏ thó có thể bốc lửa. Deadpool dẫn chuyện thông minh bằng nhiều lời thoại hài hước, dí dỏm, ám chỉ tới nhiều bộ phim điện ảnh và ngôi sao nổi tiếng ngoài đời ở Hollywood. Kỹ thuật kể chuyện kinh điển - "Break the Fourth Wall" (cho nhân vật trong phim nói chuyện thẳng với khán giả) - được sử dụng linh hoạt. Nhịp dựng nhanh, đều đặn khiến phim trôi chảy, nhịp nhàng. Những giai điệu âm nhạc của phim vừa vui tươi, vừa gợi không khí hoài niệm thập niên 1990 trở về trước. Bộ phim kết thúc mang lại cho khán giả trẻ tinh thần sảng khoái. -
Ghostbusters (1984)
- 0 downloads
Sau khi rời khỏi trường đại học, Peter Venkman, Ray Stantz và Egon Spengler thành lập Biệt Đội Săn Ma rồi quyết định khởi nghiệp bằng một công việc quái đản: bắt ma tại những ngôi nhà bị ám. Mục tiêu đầu tiên của nhóm là một tòa nhà chọc trời trong khu buôn bán sầm uất ở New York, nơi bỗng dưng xuất hiện các hoạt động của ma quỷ. Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng như họ nghĩ.