
Everything posted by Joker
-
Patriot Games (1992)
- 0 downloads
Trong một sự kiện tại London, Jack Ryan (Harrison Ford), một cựu Thủy quân lục chiến và hiện là giáo sư lịch sử quân sự, tình cờ can thiệp vào một cuộc tấn công khủng bố. Nhóm khủng bố, do một người Ireland tên Sean Miller (Sean Bean) lãnh đạo, cố gắng thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào hoàng gia Anh. Jack Ryan đã giúp ngăn chặn vụ tấn công, nhưng trong quá trình đó, một thành viên của nhóm khủng bố bị bắt sống. Nhóm khủng bố là một tổ chức Ireland cực đoan đang cố gắng trả thù cho cái chết của các đồng bọn trong cuộc tấn công bị ngăn chặn ở London. Họ lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn hơn nhằm vào các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ. Sean Miller, người bị bắt và sau đó bị giam giữ, là nhân vật chủ chốt trong kế hoạch trả thù này. Khi Miller và nhóm của hắn trốn thoát, họ bắt đầu thực hiện kế hoạch trả thù và tập trung vào Jack Ryan. Ryan, với sự giúp đỡ của cơ quan tình báo và các cơ quan an ninh, phải đối mặt với những nguy cơ từ nhóm khủng bố. Hắn phải chiến đấu không chỉ để bảo vệ chính mình mà còn để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố mới có thể gây ra thảm họa. Cảnh cao trào của phim diễn ra khi nhóm khủng bố bắt cóc một số quan chức cấp cao và lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công nghiêm trọng. Jack Ryan, cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan tình báo và quân đội, phải ngăn chặn vụ tấn công và giải cứu các con tin. Sự căng thẳng tăng cao khi Ryan phải đối mặt trực tiếp với Sean Miller và nhóm của hắn trong một cuộc đối đầu gay cấn. Cuối cùng, Jack Ryan và các lực lượng an ninh thành công trong việc ngăn chặn kế hoạch của nhóm khủng bố, giải cứu các con tin và bảo vệ các quan chức. Sean Miller bị bắt lại và các mối đe dọa được giải quyết. Ryan, mặc dù đã trải qua nhiều nguy hiểm, có thể trở về cuộc sống bình thường của mình. -
Avengers: Infinity War (2018)
- 0 downloads
Sau chuyến hành trình độc nhất vô nhị không ngừng mở rộng và phát triển vụ trũ điện ảnh Marvel, bộ phim Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực sẽ mang đến màn ảnh trận chiến cuối cùng khốc liệt nhất mọi thời đại. Biệt đội Avengers và các đồng minh siêu anh hùng của họ phải chấp nhận hy sinh tất cả để có thể chống lại kẻ thù hùng mạnh Thanos trước tham vọng hủy diệt toàn bộ vũ trụ của hắn. -
Avengers: Endgame (2019)
- 0 downloads
181 phút ngập tràn cảm xúc của Avengers: Endgame đã không chỉ thỏa lòng mong đợi của các fan mà vượt qua sự kỳ vọng, là kết tinh của một kỷ nguyên MCU không thể nào quên. Trên khắp thế giới lúc này là sự háo hức, phấn khích và cả sự cuồng nhiệt không thể tin nổi dành cho Avengers: Endgame – bộ phim thứ 22 trong Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) và là hồi kết cho Kỷ nguyên Vô cực (Infinity Saga) sau 11 năm. Thực tế, các fan của Marvel không phải chờ đợi quá lâu để thưởng thức siêu bom tấn này, bởi chỉ mới năm ngoái, Infinity War đã công phá hàng loạt kỷ lục doanh thu của điện ảnh thế giới. Nhưng cái kết bàng hoàng với cú búng tay hủy diệt của siêu phản diện Thanos cùng sự ra đi của hàng loạt siêu anh hùng đã đẩy kịch tính lên cao nhất và mở ra một bản hùng ca trong Avengers: Endgame. Có lẽ nhiều khán giả chưa xem phim sẽ cân nhắc việc đọc hay không review về Avengers: Endgame vì lý do sợ bị "spoil" phim. Vì vậy, người viết sẽ cố gắng không tiết lộ các tình tiết trong phim trong phần đầu bài viết để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm khi ra rạp của người xem. Đối với những khán giả đã xem phim, phần thứ 2 là dành cho các bạn. Cái kết thỏa đáng của một trong những trải nghiệm huy hoàng nhất của lịch sử điện ảnh Năm 2008, Iron Man ra mắt và thu hút một lượng fan khổng lồ nhưng điều ít ai ngờ rằng bộ phim đã mở ra một bước ngoặt trong điện ảnh thế giới với thời đại của các siêu anh hùng. Cứ thế, lần lượt Hulk, Thor, Captain America, Haweye, Black Widow… xuất hiện, liên kết với nhau qua từng phim và The Avengers đã ra đời vào năm 2012 như một lời khẳng định về thương hiệu MCU. Hơn một thập kỷ trôi qua, người hâm mộ đã cùng cười, cùng khóc, cùng hồi hộp rồi vỡ òa niềm vui với những siêu anh hùng mạnh mẽ nhưng rất đỗi gần gũi mà có lẽ bất kỳ đứa trẻ nào cũng từng mơ ước trở thành. Hơn ai hết, chính các fan hiểu rằng, những người hùng của chúng ta cũng cần có một hồi kết xứng đáng. Những thực sự bạn đã sẵn sàng cho điều đó? Đã có rất nhiều giả thuyết, dự đoán đặt ra trước Avengers: Endgame về những sự mất mát, hy sinh, những cái kết từ đẹp đẽ nhất đến đau thương nhất. Song nếu sau khi được thưởng thức 181 phút của siêu phẩm này, bạn sẽ rất khó có thể diễn tả được những cảm xúc một cách ngắn gọn. Avengers: Endgame là sự tiếp nối câu chuyện của Avengers: Infinity War khi bạo chúa hùng mạnh Thanos (Josh Brolin) đã thực hiện cú búng tay lịch sử và xóa sổ một nửa sinh mệnh trong vũ trụ. Iron Man cùng Nebula bị bỏ lại trên hành tinh Titan và tìm cách trở về trong khi những siêu anh hùng khác cố gắng vượt qua nỗi đau mất mát. Giữa lúc ấy, những người bạn cả cũ và mới xuất hiện, mang đến những niềm tin để lật ngược tình thế. Trong lần tái chiến tới đây, những thành viên còn sống sót của nhóm Avengers sẽ đương đầu với thách thức mới, chưa từng có trong Vũ trụ điện ảnh Marvel. Các siêu anh hùng phải đối mặt với cái tôi của mình để khám phá chính bản thân. Nhưng khi hy vọng lóe lên thì lại bị dập tắt. Những kẻ phản diện luôn có những thủ đoạn tàn ác để bóp nát tia sáng giải cứu nhân loại. Và tất cả cùng vỡ òa với cái kết bi tráng, khép lại một trong những trải nghiệm huy hoàng nhất của lịch sử điện ảnh như lời anh em đạo diễn Anthony và Joe Russo đã từng nói. Sự kết thúc cuộc hành trình của nhiều nhân vật đã được báo trước nhưng vẫn khiến người xem choáng váng, đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nếu bạn là người mới biết hoặc biết sơ sơ thế giới siêu anh hùng của Marvel, chắc chắn bạn không thể thưởng thức đầy đủ siêu phẩm này khi chưa hiểu được những gì mà các nhân vật này đã trải qua và phải vượt qua. Thêm một lần nữa, khán giả tiếp tục được sống trong từng diễn biến, khám phá câu chuyện của mỗi thành viên Avengers hay cả ác nhân Thanos như thả mình vào thế giới MCU. Hỷ, nộ, ái, ố - các fan của Marvel đã nếm trải đủ cung bậc cảm xúc như vậy. Trong rạp phim khắp trên thế giới, những tiếng vỗ tay phấn khích vang lên từng phút, những câu đùa duyên dáng khiến ai ai cũng bật cười khoái chí và có cả những giọt nước mắt đã rơi… Với thời lượng 181 phút, Endgame đã giải quyết vấn đề, các câu hỏi đặt ra từ các phần trước tương đối triệt để và là cái kết trọn vẹn sau 11 năm của MCU. Hơn hết, bộ phim đã mang đến cho các nhân vật quen thuộc của chúng ta một cái kết xứng đáng, nhưng thỏa mãn hay không lại là góc nhìn của mỗi người. Một bộ phim dù hay đến đâu cũng không thể tránh khỏi một số điểm chưa toàn vẹn. Nhưng điều quan trọng, Avengers: Endgame chính là mốc son chói lọi trong lịch sử MCU và thậm chí là của điện ảnh thế kỷ 21. Giờ đây, tất cả lại cùng hồi hộp chờ đợi bước đi tiếp theo của Marvel Studios, về tương lai của thế giới siêu anh hùng, nhất là khi Disney đang nắm trong tay bản quyền X-Men, Fantastic Four sau thương vụ thâu tóm 21st Century Fox. Bi tráng, xúc động và "tấu hài" cực mạnh MCU đã trải qua 22 bộ phim, hàng tấn cú twist được thực hiện. Thế nhưng Avengers: Endgame đã nâng tầm những cú ngoặt ấy với số lượng và chất lượng vượt mặt nhiều người đàn anh. Điều thú vị mà người xem sớm nhận ra là khoảng 70-80% tình tiết được hé lộ trong trailer đều nằm trong 15 phút đầu tiên. Vì vậy, không ai thể đoán trước được hết những bất ngờ mà anh em Russo cùng bộ đôi biên kịch Christopher Markus và Stephen McFeely toan tính. Ở Trái đất, Steve Rogers/Captain America (Chris Evans), Bruce Banner/Hulk (Mark Ruffalo), James Rhodes/War Machine (Don Cheadle), Thor (Chris Hemsworth) và Natasha Romanoff/Black Widow (Scarlett Johansson) đang bất lực sau cú snap của Thanos thì họ nhận được sự trợ giúp bất ngờ của Captain Marvel (Brie Larson), sau đó là sự trở lại (đã được báo trước ở trailer) của Tony Stark/Iron Man (Robert Downey Jr.) và Nebula (Karen Gillan). Tìm ra vị trí của Thanos, biệt đội báo thù đã đến để đánh bại gã Titan Điên nhưng việc này cuối cùng lại trở thành vô ích. Sau khi một nửa thế giới bị tiêu diệt, cuộc sống ngày một tệ đi, không lối thoát cho đến khi Scott Lang/Ant-Man (Paul Rudd) thoát ra từ thế giới lượng tử. Từ đây, một kế hoạch "Ăn cắp thời gian" được tiến hành khi những người hùng của chúng ta trở về quá khứ để tìm những viên đá vô cực trước khi Thanos sưu tập đủ bộ. Ba team đã được lập ra đến các mốc thời gian trong quá khứ. Có thể nói, đây là màn tri ân tuyệt vời tới các bộ phim của Marvel như The Avengers, Guardian of the Galaxy, Thor: The Dark World. Những câu thoại, nhân vật mang tính gợi nhắc về những bom tấn khác liên tục xuất hiện, điểm lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong MCU. Review Avengers: Endgame - Bản anh hùng ca khép lại một kỷ nguyên huy hoàng của Marvel và hơn thế nữa… - Ảnh 5. Dù cho các thành viên của Avengers hoàn thành nhiệm vụ của mình thì cú twist lớn bậc nhất phim xuất hiện với màn trở lại không thể hoành tráng hơn của Thanos cùng các đồng bọn, mở ra cuộc đại chiến lớn nhất trong lịch sử MCU. Những màn combat, team-up mãn nhãn, những hình ảnh mang tính biểu tượng trong comic lần lượt lộ diện, mang đến sự phấn khích tột cùng của khán giả. Xen giữa là những giây phút xúc động, bàng hoàng cùng cực vào thời điểm khó khăn của các siêu anh hùng. Bên cạnh những cảnh bi tráng, xúc động, Endgame không thể thiếu "đặc sản" vốn có của Marvel là những cây hài. Kevin Feige đã chứng tỏ tầm nhìn của mình khi không phải không có lý do mà ông lựa chọn một đạo diễn chuyên trị hài kịch như Taika Waititi đứng sau ống kính của Thor: Ragnarok. Từ đây, Thor và Bruce Banner không chỉ là những Avengers mạnh nhất (tự phong) mà còn sở hữu những câu thoại cười ra nước mắt trong Endgame. Sự hài hước của phim vẫn rất dí dỏm và duyên dáng, dù không tránh khỏi một số thời điểm lệch tông với diễn biến phim. Mạch phim đã được duy trì khá đều tay trong suốt 181 phút. Nếu như chia phim thành 3 phần thì phần đầu mang đến sự tuyệt vọng, phần 2 là sự hy vọng và phần cuối là sự kết thúc của kỷ nguyên Infinity Saga suốt 11 năm qua. Những khoảng lặng giữa các phần dù chậm rãi nhưng là đủ để sau đó kịch tính được đẩy lên cao trào. Lời tạm biệt của những siêu anh hùng mà chúng ta gắn bó cả tuổi thanh xuân Trong MCU, không thể không nhắc tới 2 nhân vật đã gắn bó với tuổi thanh xuân của rất nhiều khán giả: Iron Man và Captain America. Cả 2 siêu anh hùng biểu tượng của Marvel đã có một cuộc hành trình không thể tuyệt vời hơn suốt một thập kỷ qua. Tony Stark từ một thiên tài – dân chơi cao ngạo, chỉ biết đến bản thân mình dần trở thành một người biết quan tâm, tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm với sự tồn vong của nhân loại sau The Avengers. Iron Man từng mắc sai lầm với kế hoạch của mình trong Age of Ultron và đối đầu với Captain America ở Civil War vì những mâu thuẫn từ cá nhân đến quan điểm bảo vệ thế giới. Anh bất lực trước sức mạnh của Thanos trong cuộc chạm trán trong Infinity War và hiểu được gánh nặng khi Doctor Strange hy sinh Time Stone để giữ lại mạng sống cho mình. Ở Endgame, người ta bắt gặp lại một Tony Stark bất cần, có phần ích kỷ nhưng thời điểm này, khán giả đồng cảm anh hơn bao giờ hết. Nhưng ẩn sau đó vẫn là một trái tim đầy nhiệt huyết, một bộ óc siêu việt và sự dũng cảm đến không thể tin được. Anh đã có thể nói lời cảm ơn tới cha mình để không còn dằn vặt bản thân, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho Pepper Pots và chiến đấu bằng tất cả những gì có thể để giữ gìn sự bình yên của nhân loại. Tony Stark, anh chính là Iron Man và giờ là lúc để anh nghỉ ngơi! Có phần lép vế hơn Iron Man nhưng không vì thế mà người xem không thấy được những giây phút tỏa sáng của Captain America. Những màn combat của chàng siêu chiến binh vẫn cực kỳ chất lượng dưới bàn tay của anh em nhà Russo kể từ Winter Soldier đến nay. Fan service của Captain America cực nhiều đến mức những người không đọc nhiều comic cũng phải vỡ òa sung sướng. Khoảnh khắc Steve Rogers (cảnh báo spoiler nặng) cầm búa Mjonir đối đầu với Thanos có lẽ là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của nhân vật này trên màn ảnh. So với những nhân vật khác, thời lượng cái kết dành cho Captain America có phần dài hơn nhưng đó là những giây phút đầy xúc động. Kể từ khi cầm trên tay chiếc khiên Vibranium huyền thoại, Đội trưởng Mỹ hiếm khi dành thời gian riêng tư mà luôn nghĩ đến sứ mệnh của một người lính, một siêu anh hùng bảo vệ Trái đất. Cảm ơn Captain America, anh xứng đáng được ích kỷ để hoàn thành lời hứa, được sống một cuộc đời bình thường bên cạnh người mình yêu thương. Một lần nữa, khán giả phải ngả mũ trước Robert Downey Jr. và Chris Evans. Có thể trong MCU sẽ xuất hiện một Iron Man mới, một Captain America khác nhưng không ai khác có thể hóa thân Tony Stark và Steve Rogers xuất sắc đến vậy. -
The Avengers (2012)
- 0 downloads
Biệt đội siêu anh hùng – The Avengers (2012) là bộ phim có những trận đấu mãn nhãn nhất vũ trụ điện ảnh Marvel. Đây còn là bộ phim thứ 6 của MCU và cũng là phần phim kết thúc cho giai đoạn 1 của loạt phim về siêu anh hùng Marvel. Bộ phim có nhiều tình tiết hấp dẫn với sự xuất hiện đột ngột của Loki. Anh có âm mưu cướp lấy khối Tesseract, xâm chiếm Trái Đất. Trước tình hình đó, biệt đội siêu anh hùng đã cùng nhau hợp nhất để chiến đấu với thế lực này. 1. Âm mưu cướp khối Tesseract của Loki Sau khi thực hiện những hành động sai trái ở Asgard, đất nước của Thần Sấm, Loki trôi dạt trong vũ trụ và gặp mặt The Other. Ông ta chính là 1 trong những tay sai của Thanos. Loki nhận cây quyền trượng Scepter và thỏa thuận rằng sẽ đến Trái Đất cướp lấy khối Tesseract. Hắn được quyền chỉ huy quân đội Chitauri để thực hiện mục đích này. Đây là 1 chủng tộc máu chiến, tàn ác bậc nhất trong đa vũ trụ. Họ chính là mối nguy hiểm trước mắt đối với Trái Đất trong khi các siêu anh hùng đang ở riêng lẻ. Nick Fury, Maria Hill, Phil Coulson và Clint Barton được gọi đến cơ sở nghiên cứu năng lượng tối ở sa mạc Mojave. Đây là nơi tiến sĩ Selvig đang nghiên cứu khối Tesseract. Đây là khối lập phương mà Loki và quân đội Chitauri đang tìm kiếm. Khối lập phương này gần đây phát ra năng lượng kỳ lạ theo cách riêng của nó. Tesseract dần có dấu hiệu đe dọa và nó tạo ra 1 vụ nổ khiến toàn bộ cơ sở phải sơ tán ngay sau đó. Trước khi Fury cất giữ khối lập phương Tesseract thì nó lại tự động kích hoạt. Tesseract mở ra cánh cổng và từ đó Loki xuất hiện. Hắn nhanh chóng hạ gục toàn bộ mọi người ở đó và công bố ý định chinh phục Trái Đất của mình. Hắn cướp lấy khối Tesseract và dùng Scepter thôi miên Selvig, Barton và một số đặc vụ của SHIELD đi theo mình. 2. Nỗ lực ngăn chặn Loki và giành lại khối Tesseract Fury và Hill ra sức để ngăn chặn nhưng Loki vẫn trốn thoát cùng đồng bọn. Trong tình thế cấp bách, Fury buộc phải khởi động lại dự án Avengers. Ông bắt đầu tìm kiếm và tập hợp lại những người có siêu năng lực để cùng nhau ngăn chặn Loki và đội quân Chitauri. Bất chấp lệnh cấm của hội đồng An ninh thế giới, Fury cử Natasha Romanoff đến tìm Bruce Banner. Anh chính là người khổng lồ xanh đột biến từ tia Gamma đang sống ẩn dật ở Kolkata, Ấn Độ với tư cách là một bác sĩ. Trong khi đó đặc vụ Coulson tới nhờ sự giúp đỡ của Tony Stark. 2 người đều có kiến thức về tia Gamma có thể xác định vị trí của khối lập phương Tesseract. Cùng lúc này Fury gặp Steve Rogers thông báo cho anh về việc Loki đã đánh cắp khối Tesseract. Chiến tranh đã quay trở lại và điều thế giới cần lúc này chính là 1 người lính lực thụ. 3 người đàn ông đều chấp nhận lời đề nghị nhưng Captain America có phần miễn cưỡng hơn. Anh không muốn làm bất cứ điều gì liên quan đến khối lập phương Tesseract sau những trải nghiệm không mấy vui vẻ trong thế chiến thứ 2. Bruce Banner cũng do dự trong việc quay lại hỗ trợ đội. Anh sợ rằng bản thân sẽ không kiểm soát được mình khi trở thành Hulk và có thể gây náo loạn hơn. Tuy nhiên cuối cùng anh cũng đồng ý để quay lại để hỗ trợ Avengers. 3. Cuộc chiến khởi đầu với Loki Cả nhóm được tập hợp trên chiếc phi cơ khổng lồ Helicarrier. Bruce Banner bắt đầu theo dõi bức xạ Gamma do khối lập phương Tesseract phát ra. Trong khi đó SHIELD đang cố gắng tìm manh mối của Loki. Loki sử dụng quyền trượng Scepter giao tiếp với The Other. Ông ta cảnh báo rằng nếu thất bại, hậu quả gánh chịu là không thể lường trước được. Sau đó, Loki đến Stuttgart, Đức và đột ngột tấn công người đàn ông tên là Heinrich Schafer. Hắn dùng máy quét võng mạc để giúp đặc vụ Barton đột nhập thành công vào cơ sở Schafer. Anh lấy cắp chất Iridium nhằm làm ổn định khối lập phương Tesseract. Loki tiếp tục câu giờ bằng cách khủng bố đám đông đang tham dự bữa tiệc. Lúc này Romanoff và Rogers đến để bắt Loki. Tuy nhiên Captain America lại có phần yếu hơn do ngủ đông quá lâu. May mắn thay, Iron Man kịp thời can thiệp khiến Loki phải đầu hàng. Sau khi bắt được Loki, cả đội lên 1 chiếc Quinjet và bắt đầu trở về căn cứ Helicarrier. Bỗng chốc, trời có 1 cơn bão sét đột ngột hình thành, Thor xuất hiện. Thor chính là anh trai của Loki. Không nói 1 lời nào Thor vừa tới Trái Đất đã chạy đi bắt Loki hỏi tội. Thor thả Loki xuống khu rừng gần đó và cố gắng nói với hắn ta từ bỏ ý định làm bá chủ tại Trái Đất. Thor mong rằng Loki quay trở lại Asgard sống yên ổn nhưng Loki mù quáng và vì ghen tị với Thor, khinh thường Odin nên đã từ chối 1 cách thẳng thắn. 4. Cuộc truy tìm khối lập phương Tesseract Vì Thor đưa Loki đi, Stark bay đến và tấn công Thor và bọn họ chiến đấu với nhau gần như san phẳng cả khu rừng. Rogers can thiệu và yêu cầu Thor bỏ búa xuống nói chuyện, không dùng bạo lực. Thor không khoan nhượng, đáp trả bằng cú đánh Mijonia vào Rogers. Rogers đỡ bằng chiếc khiên làm cho cú đánh tạo thành làn sóng xung kích khiến toàn bộ choáng váng. Thor cuối cùng cũng bớt tức giận và đồng ý làm việc cùng đội. Sau đó bọn họ đưa Loki trở về Helicarrier. Trên con tàu Helicarrier, Loki bị giam trong 1 cái lồng. Ban đầu cái lồng này được thiết kế riêng để giam giữ Hulk. Lúc này, Fury đang cố gắng tra hỏi Loki về tung tích của khối lập phương Tesseract. Tuy nhiên Loki vẫn im lìm và chẳng nói nửa lời. Thor tiết lộ kế hoạch của Loki cho biệt đội Avengers biết rằng bằng khối Tesseract, Loki mong muốn mở ra cánh cổng để Chitauri xuống Trái Đất. Từ đó hắn sẽ bắt đầu cuộc xâm lược ngoài hành tinh lên Trái Đất. Stark và Banner đang làm việc cùng nhau để tra ra vị trí của khối Tesseract. Stark lúc này tò mò không biết sự kiểm soát của Banner với Hulk như thế nào. Anh cố trêu tức Banner để xem anh ta phản ứng ra sao. 5. Sự nghi ngờ của biệt đội Avengers Rogers thấy được âm mưu nên rất khó chịu với hành động của Stark. Anh yêu cầu Stark phải nghiêm túc hơn và không được chọc tức Banner. Giữa cuộc tranh luận này, cả nhóm bắt đầu nghi ngờ ý định của SHIELD. Suy luận rằng Fury đang che giấu 1 điều gì đó không cho biệt đội Avengers biết. Đây có lẽ là 1 kế hoạch nào đó của tổ chức với khối lập phương Tesseract. Stark tiết lộ anh hack máy tính để mở khóa bí mật của họ. Trong khi đó Rogers rời đi để tự mình điều tra các khu vực hạn chế trên chiếc tàu khổng lồ Helicarrier. Cả 2 cuộc điều tra đều tình cờ phát hiện cái mà SHIELD gọi là “Giai đoạn 2”. Đây thực sự chính là chương trình sử dụng khối lập phương để chế tạo vũ khí. Biệt đội Avengers bắt đầu có ý đối đầu với Fury bằng những khám phá của họ. Ông ấy cuối cùng cũng giải thích rằng SHIELD đang có ý định sử dụng khối Tesseract để chế tạo vũ khí từ sự kiện Loki phái kẻ hủy diệt xuống Mexico đối đầu với Thor. Khi đấy, họ nhận ra những vũ khí đơn giản của loài người khổng đủ mạnh để chống lại những thế lực ngoài Trái Đất. Cuộc tranh cãi lớn đã xảy ra, Barton là người đang bị Loki điều khiển tâm trí và lính của Loki đang âm thầm tấn công Helicarrier. 6. Cuộc tấn công tàu Helicarrier Các động cơ của con tàu dần bị tê liệt và 1 vụ nổ lớn đã phá hủy cả phòng thí nghiệm nhóm Avengers đang ở. Romanoff và Banner rơi vào khu vực lò hơi, họ bị mắc kẹt bởi đống đổ nát và Banner đã bị thương. Romanoff đang cố gắng trấn an Banner nhưng lúc này anh đã mất kiểm soát và biến thành Hulk. Hulk không còn nhận ra bạn bè, anh tấn công Romanoff và đập phá khắp nơi trên con tàu. Thor đến kịp thời giải cứu Romanoff và chiến đấu với Hulk. 1 máy bay phản lực của SHIELD đang cố gắng dụ Banner tránh xa. Banner tức giận nhảy vào máy bay xé toạc nó ra và máy bay phát nổ, Hulk rơi xuống mặt đất. Captain America và Tony Stark đang cố gắng sửa chữa động cơ bị hư hỏng. Nỗ lực của họ đang bị cản trở bởi đám thuộc hạ của Loki. Lúc này Romanoff đối mặt với Barton và sau 1 trận chiến dữ dội, cô đã phá vỡ sự kiểm soát tâm trí của Loki lên Barton. Thor cố gắng ngăn chặn Loki trốn thoát nhưng anh lại bị mắc lừa bởi ảo ảnh của Loki. Thor bị Loki giam vào phòng giam cũ của hắn ta. Coulson cố gắng cứu Thor nhưng lại bị Loki giết bằng cây quyền trượng đâm xuyên ngực. Sau đó Loki thả Thor xuống khỏi Helicarrier, Thor may mắn thoát khỏi phòng giam trước khi chạm đất. 7. Khởi đầu cuộc chiến tại New York Tony Stark và Captain America cuối cùng cũng sửa được động cơ, đưa Helicarrier lên không trung 1 lần nữa. Sau trận chiến này, Loki trốn thoát, Coulson đã hy sinh và chiến Helicarrier bị hư hại nặng. Trong khi đó Thor và Banner rơi xuống mặt đất không rõ tung tích. Fury dùng cái chết của Coulson thúc đẩy tinh thần các siêu anh hùng hợp tác thành 1 đội. Rogers và Tony Stark lại cãi nhau, giữa cuộc tranh cãi đó, cả 2 nhận ra rằng Loki dự định mở cánh cổng phí trên tháp Stark. Rogers, Romanoff và Barton đến thành phố New York đi một chiếc Quinjet. Theo sau là Stark đang bay trong bộ đồ Iron Man của mình. Stark đến trước nhưng không thể ngăn chặn được Selvig sử dụng Tesseract mở một cổng dịch chuyển. Stark đối mặt với Loki và cả 2 tham gia 1 cuộc đấu trí ngắn ngủi. Stark khẳng định Loki sẽ thất bại vì biệt đội Avengers rất mạnh mẽ, thêm vào đó còn có người khổng lồ xanh Hulk. Loki lại không xem đó là lời đe dọa và hắn đang cố gắng tẩy não thôi miên Stark. Loki thôi miên Stark không thành công bởi lò phản ứng hồ quang đã chặn sức mạnh của quyền trượng. Loki ném Stark qua cửa sổ và có vẻ rằng Iron Man đã lên kế hoạch từ trước về trường hợp này. Anh lập tức kích hoạt bộ giáp Mark 7 mới của mình. Bộ giáp bay tới và tự gắn vào người Stark trước khi anh chạm mặt đất. Stark bắn tia năng lượng cực mạnh làm Loki ngã lăn ra sàn. Lúc này khối lập phương Tesseract với thiết bị Selvig chế tạo đã kích hoạt. 1 cánh cổng được mở ra trên tháp Stark và hạm đội Chitauri bắt đầu tràn xuống xâm lược thành phố. 8. Biệt đội Avengers chiến đấu với đội quân Chitauri Barton, Romanoff, Rogers đến sớm để hỗ trợ Stark chống lại đội quân Chitauri. Đám quân số này ngày càng tăng lên nhiều và bắt đầu trở thành vấn đề lớn. Thor đến và khuyên bảo em trai dừng lại trước khi quá muộn. Tuy nhiên Loki không hề có ý định dừng lại. Banner 1 lần nữa biến thành Hulk để giúp biệt đội Avengers chống lại đội quân Chitauri. Cả đội đều ra sức chiến đấu với đội quân này nhưng số lượng của chúng lại tiếp tục tăng không ngừng. Loki lúc này bị Hulk tấn công và đánh gục dễ dàng. Romanoff leo lên đỉnh của tòa tháp đang mở cổng dịch chuyển nhằm có ý định ngăn lại. Tiến sĩ Selvig thoát khỏi sự kiểm soát Loki và ông tiết lộ rằng cây quyền trượng có thể đóng lại cánh cổng trên tời. Trong khi đó, hội đồng an ninh thế giới lo lắng Trái Đất bị xâm chiếm. Họ quyết định kết thúc bằng cách phóng tên lửa hạt nhân vào Manhattan. Iron Man bắt lấy và làm lệch hướng quả tên lửa về phía cổng dịch chuyển, nơi Chitauri đang đổ bộ xuống Trái Đất. Anh đã thành công trước khi bộ giáp cạn kiệt năng lượng, sức mạnh và may mắn rơi trở lại mặt đất ngay khi Romanoff đóng cánh cổng. Banner đỡ Tony Stark khi anh gần chạm đất. Đội quân Chitauri tàn phá bởi vụ nổ hạt nhân khiến lực lượng còn lại trên Trái Đất bị vô hiệu hóa. Trận chiến cuối cùng cũng kết thúc. 9. Kết cục cho bộ biệt đội siêu anh hùng – The avengers (2012) Thế giới đã thay đổi mãi mãi, Trái Đất được bảo vệ bởi đội siêu anh hùng. Biệt đội Avengers trở thành trung tâm sự chú ý của giới truyền thông, được công chúng ngưỡng mộ và tôn sùng. Tuy nhiên cũng có 1 số người lo lắng sợ hãi rằng sự xuất hiện trong trận chiến là quá trùng hợp. Tất cả tập hợp lại Central Park, biệt đội Avengers và SHIELD theo dõi Thor hộ tống Loki và khối lập phương trở về Asgard. Khi đã đem hòa bình lại cho Trái Đất, biệt đội Avengers tách ra, ai làm việc của người đó. Fury cũng có lưu ý rằng vào thời điểm nào đó, mối đe dọa của thế giới mới xuất hiện, cả đội sẽ phải tập hợp lại 1 lần nữa. Trong lúc Trái Đất thu dọn tàn cuộc, ở 1 vũ trụ khác The Other gặp Thanos và thông báo cho hắn về thất bại của Loki. Hắn chỉ nở 1 nụ cười bộc lộ sự nguy hiểm, âm mưu, gian xảo. Cảnh cuối cùng của phim cho khán giả thấy biệt đội Avenger tập trung tại cung điện Shawarma, thưởng thức bữa tối sau những giờ làm việc vất vả. -
Avengers: Age of Ultron (2015)
- 0 downloads
Bộ phim bắt đầu với các Avengers — Tony Stark (Iron Man), Steve Rogers (Captain America), Thor, Natasha Romanoff (Black Widow), Clint Barton (Hawkeye), và Bruce Banner (Hulk) — đang thực hiện một nhiệm vụ nhằm tiêu diệt các phần tử Hydra. Trong một cuộc chiến, họ chiếm được một báu vật mà Hydra đang giữ, đó là một viên đá mà họ phát hiện là một trong những viên đá Vô Cực. Tony Stark, trong nỗ lực để tạo ra một hệ thống phòng thủ toàn cầu nhằm bảo vệ Trái Đất, vô tình tạo ra Ultron, một trí tuệ nhân tạo có ý định tiêu diệt nhân loại để bảo vệ hành tinh. Ultron, với mục tiêu là xóa sổ loài người, bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình bằng cách phá hủy New York và tạo ra một cơ thể mới cho mình. Các Avengers phải hợp tác để đối phó với Ultron và các tạo phẩm của hắn, bao gồm cả hai người máy mạnh mẽ là "The Twins" (Pietro và Wanda Maximoff, hay còn gọi là Quicksilver và Scarlet Witch). Wanda sử dụng khả năng của mình để thao túng tâm trí của các Avengers, gây ra sự chia rẽ trong đội. Sự chia rẽ trong đội Avengers gia tăng khi Tony Stark và Steve Rogers không đồng ý về cách giải quyết mối đe dọa. Tony ủng hộ ý tưởng của mình là một hệ thống phòng thủ tự động, trong khi Steve lo ngại rằng điều đó có thể dẫn đến sự kiểm soát quá mức và mối đe dọa tiềm tàng. Các Avengers cuối cùng tìm cách chiến đấu chống lại Ultron trong một trận chiến gay cấn tại Sokovia, nơi Ultron lên kế hoạch nâng thành phố lên không trung và làm cho nó rơi xuống Trái Đất, gây ra thảm họa toàn cầu. Trong trận chiến này, sự hy sinh của Quicksilver, sự nỗ lực không ngừng của các Avengers và sự hợp tác của các nhân vật mới như Vision (một trí tuệ nhân tạo được tạo ra từ viên đá Vô Cực) và Wanda Maximoff đã giúp họ đánh bại Ultron. Bộ phim kết thúc với các Avengers chiến thắng trong cuộc chiến và thế giới bắt đầu hồi phục. Một cuộc họp chiến lược mới được thiết lập, với sự chuyển giao quyền lực trong nhóm và sự xuất hiện của các nhân vật mới trong tương lai của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. -
Marrowbone (2017)
- 0 downloads
Marrowbone – tựa phim ý nghĩa về gia đình và những nỗi đau mà một tuổi thơ không bình thường để lại cho con trẻ, được trình bày theo thể thức kinh dị nên sẽ đem đến một trải nghiệm khó quên đối với khán giả. Và đây lại tiếp tục là một tác phẩm có xuất xứ Tây Ban Nha, vương quốc của những tựa phim chưa xem đã biết là có twist. Phim quy tụ một dàn diễn viên toàn những người trẻ nhưng chắc chắn đã quen mặt ít nhiều đối với những mọt phim: Anya Taylor-Joy – thánh nữ phim kinh dị nổi danh với một loạt các tác phẩm đình đám như The Witch, Split, Glass; Charlie Heaton – Jonathan nhát gái trong Stranger Things; Mia Goth – cô gái có gương mặt ma mị từng tham gia A Cure For Wellness. Gia đình Fairbairn buộc phải chuyển đến sống ở một ngôi nhà mới, tại một vùng hoang vu hẻo lánh do sự truy sát của ông bố tệ bạc. Người mẹ tên Rose quyết định sẽ đổi họ mới cho 4 đứa con của mình – Marrowbone. Jack, Billy, Jane và Sam bắt đầu tận hưởng những tháng ngày yên ả hiếm hoi trong cuộc đời mình. Tại đây, họ gặp được Allie – cô bé xinh đẹp dễ thương trạc tuổi anh cả Jack và kết bạn với cô. Chưa được thưởng thức hương vị của sự tự do được bao lâu thì tai họa đã ập tới: Rose qua đời vì bạo bệnh. Đen đủi thay, người mẹ còn tiết lộ thêm trong lúc hấp hối rằng bà vẫn còn cầm một khoản tiền lớn của ông bố. Và điều đó có nghĩa là kẻ tồi tệ kia sớm muộn cũng sẽ mò tới đây. Trọng trách bảo vệ các em giờ được đặt lên vai Jack, người thậm chí còn chưa đủ 21 tuổi. Họ đã thề sẽ luôn ở bên cạnh nhau, mãi mãi. Rồi thì điều gì đến cũng phải đến… Vì phần dưới đây tiết lộ nhiều thứ nên bạn hãy xem Marrowbone trước khi đọc nốt nhé. Cảm nhận phim Một tác phẩm với những tình tiết chặt chẽ, nhiều trường đoạn giàu cảm xúc để rồi dẫn lối tới một cái kết vừa bất ngờ, vừa nhân văn. Không biết bạn thấy thế nào chứ mình thì khá xúc động sau khi xem, và George MacKay là nhân tố quan trọng để làm nên một nhân vật Jack tội nghiệp đến vậy, bằng phần trình diễn thuyết phục của mình. Các bạn nữ có khi phải chuẩn bị ít khăn giấy đấy. Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ Psycho, Identity và Split ra thì hầu hết các bộ phim xoay quanh đề tài đa nhân cách đều sử dụng chính căn bệnh này làm twist. Và thực tế thì nó chưa bao giờ hết hiệu quả cả. Có thể tóm tắt câu chuyện trong Marrowbone ngắn gọn lại thế này: ngày hôm đó người cha độc ác đến căn nhà và giết chết chính những đứa con đẻ của mình, chỉ mình Jack còn sống. Anh nhốt được tên cầm thú lại bằng một cách nào đó, có lẽ là nhờ nhát dao đâm vào cổ họng trong lúc vật lộn đã khiến lão bị mất sức ít nhiều. Không thể vượt qua được nỗi đau mất em, cộng thêm chấn thương nặng ở đầu đã khiến Jack gục ngã hoàn toàn. Người con cả chối bỏ sự thật bằng việc tạo ra nhân cách của 3 thành viên xấu số, đồng thời vứt hết tất cả gương trong nhà. Hành động kẻ vạch gợi nhớ đến bà mẹ ở đầu phim. 6 tháng sau đó, chỉ có Jack lủi thủi một mình còn kẻ sát nhân thì bị giam tại căn phòng áp mái. Ông ta chỉ có thể loanh quanh ở đó, vậy thì con ma trong phim là cái gì? Xin thưa rằng đó chính là những lúc Jack nhận ra được thực tại khó chấp nhận của mình. Nếu mình nhớ không nhầm thì “con ma” chỉ xuất hiện có đúng 2 lần, và cả hai lần đó thì em út Sam đều là tác giả. Lần đầu là khi màn che tấm gương lớn bị rơi xuống. Lần hai cũng tương tự, tuy nhiên là trong căn phòng người mẹ. Có lẽ vì nhớ mẹ nên Jack vẫn giữ nguyên mọi thứ tại đây, chỉ che tấm gương lại bằng một lớp vải. Sam trèo lên ghế, ngã đập đầu vào tủ, vô tình làm mở cánh cửa, và rồi… Trên thực tế, bạn có thể để ý thấy một vài dấu hiệu liên quan đến việc nhân vật chính bị vấn đề về tâm lý trước đó, được đạo diễn cài cắm một cách khéo léo trong Marrowbone. Ví dụ như Jack là người mở đầu câu chuyện, mà những ai mở đầu thì hầu như đều đóng vai trò then chốt; anh thường xuyên ngất xỉu và tỉnh dậy một cách khó hiểu; cảm thấy choáng váng khi đến gần căn phòng đặt 3 cái xác; những tấm gương nếu không che lại thì cũng bị gỡ ra; chỉ mình Jack được ra khỏi nhà; và đỉnh điểm là Billy thương sau khi vật lộn trong ống khói thì ngày hôm sau anh cả cũng ê ẩm khắp mình mẩy. Bên cạnh đó có một chi tiết khá hay: ngay khi ông bố xuất hiện bắn phát súng đầu tiên làm vỡ cửa kính, trong tiếng hét của Jane và Jack đứng dậy, phim lập tức chuyển sang intro. Nó như một sự báo hiệu rằng con người nhân vật chính đã vỡ nát từ giây phút đó. Ở kết thúc phim, may mắn là Jack đã gặp được một cô gái tuyệt vời, sẵn sàng chấp nhận cả những phần tối tăm nhất của anh. Mặc dù căn bệnh của Jack sẽ tái phát nếu không được dùng thuốc nhưng ta vẫn có thể xem đây là một cái kết có hậu, khi mà anh nhìn vào tấm ảnh gia đình, thấy gương mặt mình trên đó rồi cười rất tươi. Hiếm khi nào một tác phẩm kinh dị có happy ending lại được hoan nghênh đến thế. Qua những gì phim truyền tải, có thể thấy được một sự thật rằng những đứa con luôn phải chịu hậu quả nặng nề nhất khi phải lớn lên trong một gia đình bất thường. -
Clear and Present Danger (1994)
- 0 downloads
Chuyện phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tom Clancy. Jack Ryan (Harrison Ford) là một điệp viên kỳ cựu của CIA. Anh đang thực thi một nhiệm vụ liên quan đến vụ buôn bán ma túy ở Colombia sau cuộc thảm sát trên chiếc thuyền ở Nam Caribbe. Khi người tiền nhiệm James Greer bị ung thư không thể tiếp tục xử lý vụ này, Jack Ryan được đề bạt làm Phó giám đốc CIA với nhiệm vụ đầu tiên trên cương vị mới là điều tra cái chết bí ẩn của một người bạn vong niên của tổng thống và toàn thể gia đình ông này bị ám sát trên chiếc thuyền nọ. Nhưng anh không ngờ trước đó, CIA đã phái một viên sĩ quan hiếu chiến chỉ huy lực lượng bủa vây băng nhóm này. Felix Cortez (Willem Dafoe) chính là kẻ đứng giữa hai phe phái đầy nguy hiểm này. ... -
The Equalizer 2 (2018)
- 0 downloads
Trở lại đầy hoành tráng tuy vẫn giữ vai trò là người hùng thầm lặng trong The Equalizer 2 (Thiện ác đối đầu 2), Robert McCall (do Denzel Washington diễn xuất) tiếp tục phô diễn tài tình được những pha xử lý kẻ thù ngoạn mục. Dưới bàn tay tài năng của đạo diễn Antoine Fuqua cùng lối diễn xuất xuất thần không đụng hàng, bộ phim chắc chắn sẽ mang lại cho khán sẽ lần lượt những thõa mãn khác nhau và đầy liên tục. -
Darkest Hour (2017)
- 0 downloads
Tiếp nối sự thành công “cuộc di tản Dunkirk” của Christopher Nolan chắc chắn phải là Darkest Hour của đạo diễn Joe Wright. Cái tên Joe Wright được biết đến qua các bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học như Pride & Prejudice (2005), Atonement (2007) hay Hanna (2011). Chính vì thế, có thể nói Giờ Đen Tối là cột mốc đánh dấu cho sự trở lại đầy ngoạn mục và hoàn toàn khác biệt của Wright. Bộ phim lấy bối cảnh khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang bùng nổ và lan rộng khắp châu Âu. Cụ thể hơn, vào tháng 5/1940 khi Phát xít Đức đem quân tấn công Bỉ và Hà Lan thì quân đồng minh Anh và Pháp đang bị thất thế trên nhiều trận địa. Trước tình hình chiến sự căng thẳng, quốc hội Anh cho rằng thủ tướng đương nhiệm Neville Chamberlain đang có những chính sách quá nhu nhược và mềm yếu trước kẻ thù. Họ kịch liệt chỉ trích và buộc ông phải từ chức, giao trọng trách bảo toàn an ninh quốc gia cho một người khác. Cuối cùng, chiếc ghế đó đã thuộc về Winston Churchill – bộ trưởng bộ hải quân Anh quốc. Tuy được chọn giữ chức thủ tướng nhưng Churchill lúc bấy giờ không hề nhận được sự ủng hộ của nhiều người trong chính phủ, điển hình như chính cựu thủ tướng Chamberlain, Halifax và thậm chí Đức Vua Geogre VI cũng hồ nghi năng lực của ông. Quốc hội và Hoàng gia Anh hẳn phải có cơ sở cho sự do dự và nghi hoặc của họ. Nếu bạn đọc tiểu sử và tìm hiểu về cuộc đời lẫn con đường sự nghiệp của Winston Churchill, bạn sẽ hiểu tại sao một trong những vị thủ tướng quan trọng nhất xứ sở sương mù này lại không nhận được sự tín nhiệm của nhiều người đến thế. Ông vốn nổi tiếng là một kẻ nóng tính, vô cùng cứng nhắc và đã từng đưa ra nhiều quyết định, chính sách sai lầm (nổi tiếng nhất phải kể đến cuộc đổ bộ thất bại Gallipoli trong thế chiến thứ 1). Một kẻ mà sáng thức dậy với một ly whiskey và điếu cigarette luôn thường trực trên môi ắt sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi nhậm chức. Hơn thế nữa, Churchill được chọn làm thủ tướng trong hoàn cảnh nước Anh rơi vào thời kì đen tối nhất của lịch sử. Cả châu Âu đang chìm trong biển lửa của gã độc tài người Hitler, quân đội Anh và Pháp bị Đức bao vây tại Dunkirk và có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào. Quốc hội Anh buộc phải nhanh chóng đưa ra quyết định mang tính sống còn cho vận mệnh quốc gia: hoặc là đàm phán hòa bình với Đức, hoặc là đứng lên chiến đấu tới cùng để dành độc lập. Dưới sự nhào nặn của Anthony McCarten, cũng chính là người chắp bút xây dựng kịch bản cho The Theory Of Everything, bộ phim tiểu sử Darkest Hour có những yếu tố ‘drama’ vừa đủ. Tổng thể bộ phim là sự cân bằng giữa yếu tố chính trị trong sự nghiệp của Winston Churchill và yếu tố đời tư của ông. Tác phẩm vẫn tập trung chính xây dựng sự gay cấn trong các quyết định mang tính chiến sự và sống còn của quốc gia, phù hợp với thể loại history mà phim theo đuổi nhưng vẫn điểm xuyết một vài yếu tố cuộc sống cá nhân của vị thủ tướng, giúp cho bộ phim không quá lan man nhưng vẫn không bị khô khan. Nếu bạn mong chờ những cảnh đánh nhau hay bom đạn khốc liệt ngoài chiến trường, thì có lẽ Darkest Hour không phải bộ phim dành cho bạn. (Và mình suggest luôn Dunkirk lấy bối cảnh tương tự nhưng khốc liệt hơn nhiều, đầy đủ khói lửa bom đạn cho bạn tha hồ coi) Phim chủ yếu xoay quanh các tuyến nhân vật liên quan đến lịch sử và đặc biệt là diễn biến tâm lý của thủ tướng Churchill khi ông phải đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “nên đánh hay nên hàng ?”. Chính vì thế, bộ phim khá trầm và u ám, hệt như cái tựa của nó vậy. Đoạn đầu phim có tiết tấu khá chậm rãi khiến người xem hơi buồn ngủ. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn xem đến hết bộ phim và nhập tâm cùng nhân vật, hẳn sau đó bạn sẽ cảm thấy hồi hộp đứng ngồi không yên cùng Churchill ngay. Nhân vật chính của bộ phim, đương nhiên không ai khác chính là thủ tướng Winston Churchill do Gary Oldman thủ vai. Và chính diễn xuất của ông là điểm sáng cho bộ phim này. Darkest Hour có thể là một bộ phim chưa thực sự xuất sắc trong lòng người xem bởi nhiều yếu tố như thể loại, diễn biến phim, v..v nhưng bạn không thể phủ nhận diễn xuất của diễn viên gạo cội Gary Oldman trong phim được. Mình thực sự đã phải thốt lên “Đây thực sự là Gary Oldman ư?” khi nhìn vào poster bộ phim bởi lớp hóa trang cực kì xuất sắc đã giúp khắc họa nên một Winston Churchill gần gũi nhất với “phiên bản” thật. Thế nhưng để vai diễn trong bộ phim chính kịch hoàn chỉnh và trở nên chân thật nhất thì lớp hóa trang thôi là chưa đủ. Với Churchill lần này, ta thấy được sự biến hóa khôn lường cũng như tài năng và kinh nghiệm diễn xuất của Oldman quả thật là một điều đáng được tôn vinh. Đấy là lý do mình đặt tựa đề của bài viết này là “Vai diễn để đời của Gary Oldman”. Ông thực sự đã hóa thân vào nhân vật, khiến cho người xem cảm giác như đang xem một Winston Churchill sống lại, bằng da bằng thịt. Từ điệu bộ, dáng vẻ, cái cách mà ông cầm điếu cigarette cho đến những câu quát tháo và cái đập bàn lúc ông tức giận, âm sắc và thái độ khi ông đọc bài diễn văn kêu gọi qua sóng radio, v…v. Tất cả đều vô cùng xuất sắc. Mình đã xem bộ phim trước rồi mới tìm hiểu các giải thưởng trên con đường tiến tới tượng vàng Oscar và quả không nằm ngoài dự đoán của mình, mọi đề cử cho Best Actor từ các giải lớn nhỏ của hội đồng chuyên môn đều có tên Gary Oldman bởi ông thực sự xứng đáng có được chúng cho những nỗ lực của mình, không chỉ với vai diễn Winston Churchill này mà còn cho sự cống hiến của ông trên con đường sự nghiệp. Vai diễn của Gary Oldman nổi bật tới nỗi những vai phụ của cô thư ký đánh máy Elizabeth Layton (Lily James thủ vai) hay người vợ Clementine Churchill (Kristin Scott Thomas) trở nên lu mờ, đôi khi còn thừa thãi. Mình hiểu dụng ý của tác giả khi xây dựng hai nhân vật phụ này, nhằm phần nào nói lên ẩn sau một Churchill đáng ghét, nóng nảy thực chất là một con người tình cảm, nhân ái và quan tâm đến người khác. Dù ông có bị Chamberlain hay Halifax không ưa, dù ông có bị cả quốc hội chỉ trích thì cuối cùng ông vẫn là một người chồng hết mực yêu thương vợ và là một vị sếp biết đồng cảm với nhân viên của mình. Thế nhưng, Gary Oldman đã diễn tròn vai tới nỗi mà mình cảm giác như nếu bỏ đi Lily James hay Kristin Scott Thomas thì cũng không ảnh hưởng đến bộ phim cũng như nhân vật lịch sử này. Bởi suy cho cùng, cái mà người xem ấn tượng sau khi bước ra khỏi rạp là một tinh thần thép và ý chí dũng cảm, tinh thần quyết đoán của ông khi cương quyết đấu tranh tới cùng để bảo vệ đất nước. Như ông đã nói trong bài phát biểu của mình rằng “Tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, sự lao động, nước mắt và mồ hôi” (“I would say to the House, as I said to those who have joined this Government: I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”) hay như “Chúng ta sẽ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên đất Pháp, chiến đấu trên biển, chiến đấu với không lực ngày càng vững mạnh, chiến đấu từ bờ biển vào đất liền, từ nông thôn ra thành thị, lên miền núi, chúng ta quyết không đầu hàng.” (“We shall go on to the end, we shall fight in France, we shall fight on the seas and oceans, we shall fight with growing confidence and growing strength in the air, we shall defend our island, whatever the cost may be, we shall fight on the beaches, we shall fight on the landing grounds, we shall fight in the fields and in the streets, we shall fight in the hills; we shall never surrender.”) Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật cũng giúp bộ phim trở thành một tác phẩm tuyệt đẹp. Đạo diễn Joe Wright rất biết sử dụng ánh sáng trong các thước phim của mình. Những ánh đèn leo lắt trong phòng họp thể hiện tình thế căng thẳng của cả một quốc gia. Sự u ám trong cung điện nguy nga lộng lẫy của Vua Geogre VI cũng chính là sự u ám đang bao chùm lên nước Anh vào tháng 5 và 6/1940. Hay như Winston Churchill đến gặp vua Geogre để nhậm chức, hai người đứng bắt tay nhau khi ánh sáng hắt vào khung cửa sổ của cung điện như ngầm thể hiện cho một hy vọng, một lời tiên tri cho sự thấu hiểu và đồng cảm dần hình thành trong mối quan hệ của hai người. Không chỉ vậy, Darkest Hour sử dụng khá nhiều những cảnh quay chân dung để khắc họa tâm lý của nhân vật chính. Như khi chỉ có mình ông trong thang máy tòa nhà và bóng tối bủa vây xung quanh, hay khi ông một mình ngồi trong phòng và gọi điện cho Franklin D. Roosevelt. Tất cả chúng đều góp phần thể hiện sự tù túng và bế tắc trong diễn biến nội tâm của nhân vật. Cuối cùng, có thể Darkest Hour không phải là một bộ phim dành cho số đông khán giả nhưng lại là một bộ phim tiểu sử, lịch sử chinh phục được mình nhờ sự hóa thân của Gary Oldman. Mình vẫn hy vọng ông chiến thắng Best Actor và mang về cho bản thân chiếc tượng vàng Oscar 2018. -
Peter Rabbit (2018)
- 0 downloads
Dựa theo loạt truyện dành cho thiếu nhi nổi tiếng cùng tên của Beatrix Potter, Peter Rabbit đã thu về hơn 350 triệu USD trên toàn thế giới hồi năm 2018. Thỏ Peter cùng đồng bọn nhận được nhiều tình cảm bởi vẻ ngoài đáng yêu nhưng phá hoại thì khó ai sánh bằng. Tiếp nối thành công đó, phần phim tiếp theo mang tên Peter Rabbit 2: The Runaway (Thỏ Rabbit 2: Cuộc Trốn Chạy) sẽ mang đến chuyến phiêu lưu mới đầy hài hước nhưng cũng không kém phần cảm xúc. Sau các sự kiện ở phần phim đầu tiên, Bea (Rose Byrne) và Thomas (Domhnall Gleeson) đã về chung một nhà và bắt đầu kì trăng mật. Thỏ Peter (James Corden) cũng trở nên nổi tiếng hơn nhờ những bộ truyện tranh thiếu nhi của Bea. Tuy đã trở thành “sao”, mối quan hệ của anh chàng là Thomas vẫn chẳng được cải thiện chút nào bởi tính cách nghịch ngợm và hậu đậu hết phần thiên hạ. Vì thế mà Peter quyết định… bỏ nhà đi bụi để dấn thân vào những chuyến phiêu lưu mới. Trên đường đi, cậu làm quen được với Barnabas (Lennie James) – một người bạn cũ của cha mình. Những tưởng sẽ trưởng thành hơn, Barnasbas hóa ra còn quậy hơn hẳn Peter và rủ chàng thỏ vào những màn phá phách không ngớt. Không những thế, anh chàng còn làm quen thêm được rất nhiều bạn mới tăng động không kém. Cả nhóm quyết định "chơi lớn" khi đột kích cả một hội chợ đông đúc. Hậu quả là hội thỏ của Peter đều bị… tóm gọn. Đây là lúc anh chàng phải thay đổi bản thân và sử dụng những chiêu thức tinh ranh quen thuộc để cứu những người anh em của mình. Peter Rabbit 2 hứa hẹn sẽ kịch tính và hấp dẫn hơn hẳn người tiền nhiệm khi nâng cấp những màn phá hoại lên một tầm cao mới. Tác phẩm vẫn đầy ắp tiếng cười bởi phong cách hài hước, sâu cay đặc sắc của người Anh. Đồng thời, phim cũng sẽ chứa đựng thêm nhiều ý nghĩa về tình cảm gia đình và bạn bè thông qua mối quan hệ giữa Bea, Thomas, Peter cùng nhóm bạn đông đúc. Peter Rabbit 2 có sự trở lại của đạo diễn Will Gluck cùng dàn diễn viên đình đám gồm Rose Byrne, Domhnall Gleeson, Sam Neill, Daisy Ridley, Margot Robbie, Elizabeth Debicki và James Corden. -
Love, Simon (2018)
- 0 downloads
Sau một loạt thành công từ những bộ phim về đề tài LGBT trong năm 2017, năm 2018 mở ra một thời đại mới cho dòng phim đồng tính bằng "Love, Simon" - một tác phẩm nhẹ nhàng, ngọt ngào và tràn đầy niềm lạc quan tích cực của mối tình online đa sắc màu nơi trường lớp. Love, Simon được đạo diễn bởi Greg Berlanti - người đứng sau thành công của Dawson's Creek, Brothers & Sisters, The Flash,… là một tác phẩm ngọt ngào, hài hước và nhẹ nhàng về đề tài LGBT. Khác với những cái tên hàn lâm gây bùng nổ trong năm qua như Call Me By Your Name, BPM, A Fantastic Woman,… Love, Simon mang gam màu đơn giản, đời thường, dễ đồng cảm bởi khán giả. Cũng giống với Call Me By Your Name, Love, Simon được chuyển thể từ tiểu thuyết Simon vs. the Homo Sapiens Agenda của Becky Albertalli. Sự ra đời của bộ phim đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood khi là tác phẩm “đam mỹ” thuộc chủ đề thiếu niên vườn trường đầu tiên do một hãng phim lớn là 20th Century Fox sản xuất. Trong lịch sử, đã có nhiều tựa phim đồng tính thắng lớn trên đấu trường phòng vé lẫn giải thưởng cuối năm, như một Brokeback Mountain phá vỡ mọi khuôn mẫu với chuyện tình hai chàng cao bồi vùng viễn Tây nước Mỹ, hay một Philadelphia nêu rõ thực trạng HIV/AIDS hoành hành trong giới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Love, Simon sẽ là bài toán nan giải về việc liệu khán giả Mỹ sẽ thích thú với câu chuyện tình yêu đồng tính tuổi mới lớn mang màu sắc “ngôn tình” này hay không. Nếu phải chọn một bộ phim về chủ đề LGBT có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá và cực đoan nhất, thì đó chính là Love, Simon. Dù biết sẽ không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều với mong muốn bộ phim phải gai góc hay đau thương hơn, chính sự “ngọt như mía lùi” đến từ chuyện tình học đường của Simon sẽ là điểm nhấn giúp tựa phim này nổi bật giữa dòng phim đồng tính vốn đã tồn tại nhiều cái kết buồn. Love, Simon mang âm hưởng của những câu chuyện tình thời niên thiếu mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua, thậm chí mang dáng dấp của một số bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh về đề tài trường lớp nổi tiếng một thời của huyền thoại John Hughes, nhưng điểm khác biệt lần này ở chỗ người đồng tính sẽ là anh hùng của bộ phim. Những khán giả trẻ sẽ được mãn nhãn trước câu chuyện đa sắc màu của Love, Simon, trong khi phân khúc lớn tuổi hơn sẽ phải thốt lên rằng “Ước gì vào thời của mình từng có một bộ phim đáng yêu, táo bạo và tiến bộ đến như thế.” Simon là một thiếu niên 16 tuổi (do Nick Robinson thủ vai) sống cùng bố mẹ và em gái ở vùng ngoại ô Atlanta. Ở trường, anh chàng cũng có một hội bạn thân gồm cô bạn nối khố Leah (do Katherine Langford thủ vai), thành viên đội bóng Nick (do Jorge Lendeborg Jr. thủ vai) và “lính mới” Abby (do Alexandra Shipp thủ vai). Tuy cũng giống như những thiếu niên đồng trang lứa, cũng mải mê học hành, ăn pizza uống coca và chat chit trên mạng, Simon còn cất giữ cho mình một bí mật “to lớn đến kinh thiên động địa”: anh là người đồng tính. Khác với nhiều tác phẩm đặt nền móng thuở trước, ở Love, Simon không đặt nặng vấn đề “come out” hay sự cực đoan của xã hội đè nặng lên đôi vai người đồng tính. Xã hội của Simon được lý tưởng hoá, ngầm xem việc cậu là người đồng tính như một sự thật hiển nhiên. Bên cạnh đó, đạo diễn Berlanti đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết mới lạ, tạm gác lại những hình mẫu về câu lạc bộ hội nhóm, đội cổ vũ hay những anh chàng mọt sách gầy nhom, qua đó lấp đầy thế giới quan của Simon bằng những ông thầy, bà cô quái chiêu nhưng cũng không thiếu phần hài hước, và những bài học hợp thời bổ ích như việc đứng lên chống lại bọn bắt nạt của người bạn “cùng tính hướng” Ethan. Cuộc sống tương đối an yên của cậu bạn Simon bỗng chốc nổi trận sóng to gió lớn khi vô tình bắt gặp một bài viết thú nhận tính hướng của một người bạn đồng học bí ẩn đăng tải lên mạng với bút danh “Blue”. Quá tò mò cũng như muốn làm thân với Blue, Simon đã tạo mail mới và bắt đầu trò chuyện với nhau. Cách khai thác câu chuyện tình yêu gà bông trên Internet đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc, từ ám ảnh, dày vò đến khát khao, bay bổng rồi lại đắm chìm trong mật ngọt. Cảnh Simon lén nhắn tin bằng một tay dưới hộc bàn trong khi mắt vẫn dán lên bảng có lẽ là chuyện không của riêng ai khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không thể mãi ở trong bóng tối, Simon kiên quyết truy tìm tung tích của Blue, từ đó dẫn người xem đến hàng loạt những câu chuyện mới, màu sắc mới từ những “nghi phạm” của Simon, để rồi nhận ra cộng đồng LGBT vừa muôn màu muôn vẻ, nhưng cũng vừa chân thật và bình dị như bất cứ ai. Blue có thể là “hot boy vạn người mê” Bram, hay cậu bồi bàn đáng yêu ở Waffle House Lyle, hoặc thậm chí tay dương cầm vương giả Cal. Từng đoạn tra vấn nghi phạm như nuôi lửa bên trong Simon, thúc đẩy cậu thiếu niên phải tìm ra “crush” của cuộc đời mình. Nhưng mọi chuyện lại một lần nữa bị xáo trộn, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Tính hướng của Simon cuối cùng bị phát hiện bởi bạn học tọc mạch Martin, qua đó ép buộc Simon giúp đỡ cưa cẩm Abby. Thế nhưng, Nick cũng đang “đổ” Abby, giữa huynh đệ và tính hướng, Simon rốt cuộc sẽ chọn bên nào? Lại còn nhận ra ánh mắt chứa chan tình cảm của cô bạn thanh mai trúc mã Leah, chặng đường đi tìm người thương của Simon đang trở nên chông gai hơn bao giờ hết. Qua bàn tay của Greg Berlanti, Love, Simon như một đĩa salad thanh mát hoà trộn từ những thăng trầm trong tình yêu đầu đời của Simon, kết hợp với những rắc rối xoay quanh bạn bè, trường lớp, gia đình và nội tâm bản thân. Bộ phim là câu chuyện mà bất cứ ai khi xem cũng thấy mình trong đó: dùng cả thanh xuân theo đuổi người trong mộng, nhưng được kịch tính hoá bằng những mảnh ghép khoảnh khắc rất đời thường, cuối cùng đẩy lên cao trào đến uất nghẹn, như từng nhịp trống sẵn sàng phá vỡ buồng thở nơi lồng ngực. Nick Robinson đã hoàn toàn lột tả được một Simon trong nóng ngoài lạnh, tưởng chừng đang theo đuổi một cuộc sống thiếu niên chuẩn mực kiểu Mỹ, nhưng bên trong lại tồn tại những cỗ cảm xúc mãnh liệt, những bí mật chớ dám gọi tên, những khát vọng chỉ bản thân dám theo đuổi. Cũng không quên đề cập đến phần nhạc phim đỉnh cao từ Rob Simonsen, giúp mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất lại trở nên quan trọng nhất, làm cho từng giây từng phút của bộ phim đều khiến trái tim phải lỡ nhịp. Sau khi thưởng thức xong Love, Simon, có lẽ nhiều khán giả sẽ ước rằng giá như phim mang một chút u tối, một chút tuyệt vọng, một chút bi kịch. Tuy nhiên, giữa nhiều tựa phim làm quá nhiều ánh mắt phải rơi lệ như Moonlight, Call Me By Your Name, The Love of Siam,… thì một ánh nắng ấm áp của Greg Berlanti là cần thiết, giúp làm dịu đi những căng thẳng và áp lực, đồng thời mở ra cánh cửa mới, chân trời mới cho cộng đồng LGBT vẫn còn đang miệt mài đấu tranh cho bình đẳng và hạnh phúc. Hãy tìm đến Love, Simon nếu bạn đã từng yêu cuồng nhiệt vào những tháng ngày tuổi trẻ, hay đơn giản chỉ muốn tìm một bến bờ bình yên sau một ngày vội vã xô bồ, để rồi chìm đắm trong những ưu tư, kỉ niệm xưa cũ, đến nỗi phải thốt lên rằng “Tôi cũng đã có cho mình những tháng năm rực rỡ như vậy, Simon thương mến!“ -
Mission: Impossible - Fallout (2018)
- 0 downloads
Điệp viên Ethan Hunt bị vướng vào rắc rối thêm một lần nữa “và giờ thế giới đang lâm nguy”. Câu chuyện giật gân được hé lộ phần nào qua những pha hành động kịch tính, nghẹt thở, từ cuộc chạy đua “marathon” của anh chàng Ethan Hunt, chạm trán trên không, đến việc tẩu thoát ngoạn mục khỏi đội ngũ cảnh sát hùng hậu, rồi màn đối đầu giữa những người chiến hữu ngang tài sức… -
Groundhog Day (1993)
- 0 downloads
Groundhog Day (1993) - Phil là biên tập viên khó chịu của chương trình dự báo thời tiết. Anh ta ghét cay ghét đắng ngày 2/2 trong năm, khi phải đến xứ Punxsutawney giá lạnh ghi hình cho "Ngày chuột chũi". Mọi thứ đều bình thường cho đến khi Phil phát hiện ra, anh ta sẽ phải sống đi sống lại mãi ngày 2/2 đó đến vô tận. Có những bộ phim luôn hay hơn sau mỗi lần xem. Tôi có một vài bộ phim không bao giờ xóa. Và thật lạ lùng bởi ma thuật này. Những cảnh phim vẫn thế, âm nhạc vẫn thế, diễn viên vẫn thế, không có gì thay đổi, nhưng ta lại tìm thấy những điều mới, cảm xúc mới, nhận ra những điều ta chưa thấy trước đây và thấm thía hơn những gì ta đã biết. Tôi biết một anh chàng trên Internet đã xem Groundhog Day (Ngày chuột chũi) 194 lần. Anh ta tên Robert Black, vẫn tiếp tục viết cho project có tên phim, với dòng giới thiệu “Watching a movie over and over again, a movie about living a day over and over again, because that is what life is all about” (Xem một bộ phim hết lần này đến lần khác, bộ phim kể về việc sống một ngày mãi mãi, vì đó là cách cuộc sống diễn ra). Robert viết về những cảm xúc của mình khi đang xem phim, về cuộc sống. Bạn có thể tưởng tượng được không, hơn 200 entries trong hai năm qua đều bắt đầu cùng một cách: anh xem một cảnh phim nào đó, dừng lại và viết. Anh là minh chứng cho việc một người có thể yêu một bộ phim đến mức nào? Hay có thể hỏi ngược lại: một bộ phim như thế nào để một người có thể yêu đến thế? Tôi viết những dòng này giữa những giai điệu bản soundtrack “The Ice Sculpture”, bản nhạc dịu dàng của một trong những cảnh đẹp nhất trong phim. Rita ngồi giữa con phố đêm lạnh lẽo mùa đông, chờ đợi. Cô đã “mua” được Phil trong buổi đấu giá bằng tất cả số tiền cô có và anh đang tặng cô một bức điêu khắc băng. Rita, với gương mặt ửng hồng và nụ cười hạnh phúc, nói rằng cô đang chết cóng đây. Phil hài hước nói rằng anh muốn xứng đáng với từng đồng xu cô bỏ ra. Khi anh quay bức tượng lại, cô nói “Thật tuyệt diệu” rồi quay lại nhìn anh, xúc động, đôi mắt cô có một thứ ánh sáng nào đó. “Làm sao anh làm được điều này?”, Rita hỏi. “Anh nhớ những đường nét trên gương mặt em rõ đến mức, anh có thể làm nó với đôi mắt anh nhắm lại.” Và tuyết rơi. Tôi tưởng tượng cảnh phim này có thể sến súa đến mức nào, nếu không phải là Bill Murray, nếu không phải là McDowell, nếu không phải dưới bàn tay của đạo diễn Harold Ramis, mà Bill đã cộng tác trong hai phần Ghost Buster. Khoảnh khắc đó diễn ra giản dị, tự nhiên và đầy cảm xúc, Rita hạnh phúc và sáng ngời, còn Phil đứng đâu đó giữa yêu thương và đau khổ. Đôi mắt anh thấm đượm nỗi buồn, vì anh biết khoảnh khắc này sẽ qua. Và sáng hôm sau, “ngày hôm nay” sẽ trở lại và Rita sẽ không còn nhớ gì nữa. Đó là tình cảnh mà anh mắc phải ở Punxsutawney, một ngôi làng nhỏ phía Tây bang Pennsylvania. Ở đây, ngày 2 tháng 2 mỗi năm được gọi là “Ngày chuột chũi”. Người dân sẽ tụ tập lại xem ngài thị trưởng “gõ cửa” và xem bóng của chú chuột Phil. Nếu chú ta thấy chiếc bóng của mình, nghĩa là mùa đông sẽ dài thêm 6 tuần. Nếu không, mùa xuân sẽ đến sớm. Là một phóng viên thời tiết, Phil Connor bắt buộc phải đến đây hàng năm để đưa tin. Không biết có phải vì trùng tên với một con gặm nhấm nổi tiếng hay không, Phil ghét cay ghét đắng nơi này. Nhưng “Ngày chuột chũi” có lẽ không phải điều duy nhất khiến Phil thấy khó chịu. Bởi anh ta là một kẻ gàn dở và ích kỷ, theo lời tay quay phim Larry (Christ Elliott) nói với Rita. Cô là biên tập viên mới về đài và được phân công đi cùng. Phil liên tục mỉa mai cả hai trong chuyến đi, và không ngại tỏ ra mình đáng ghét. Nhưng không chỉ khinh khỉnh đồng nghiệp, Phil dị ứng với tất cả mọi người. Từ bà chủ khách sạn, đến vị khách gặp ở cầu thang, anh bạn cũ bán bảo hiểm, tất cả. Khi Rita khen ngợi sự hào hứng và nồng nhiệt của người dân, Phil nhăn mặt nói “Lũ nhà quê ấy mà”. Phil chỉ muốn biến khỏi đây. Khi cơn bão đến và chặn đứng đường trở về, anh ta phàn nàn với viên cảnh sát. “Anh không xem dự báo thời tiết à?”, viên cảnh sát hỏi. “Tôi ‘đẻ’ ra cái dự báo của anh chứ đâu”. Anh ta nghĩ mình thông minh hơn mọi người ở ngôi làng quê mùa này. Nhưng điều kỳ lạ xảy đến. Sáng hôm sau, Phil thức giấc và cảm thấy quen thuộc. Chương trình Radio phát giống y hệt hôm trước, vẫn hai anh chàng DJ đang đùa giỡn cùng bản nhạc “I got you babe” của Sonny và Cher. Phil mở cửa sổ và nhìn thấy khung cảnh là của ngày hôm qua. Đây là lúc câu chuyện bắt đầu. Chúa, hay ai đó, đã trừng phạt thái độ của Phil bằng cách bắt anh phải sống lại ngày anh chán ghét nhất, ở nơi anh chán ghét nhất, mãi mãi. Dù Phil có làm gì đi nữa, khi đồng hồ điểm 6 giờ sáng, mọi thứ đều quay trở lại “Ngày chuột chũi” một lần nữa. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì trong tình cảnh của Phil? Biên kịch Danny Rubin đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện theo đúng cách mà chúng ta tưởng tượng. Ai cũng dễ dàng nhận ra, sống mãi cùng một ngày đồng nghĩa với sự bất tử và tự do. Phil có thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn mà không sợ hậu quả. Anh có thể ăn tất cả đồ ngọt ưa thích, tính toán để trộm tiền và trở thành đại gia (nếu bị bắt chỉ cần chờ đến hôm sau), cưa cẩm và ngủ với mọi cô gái trong làng… Nhưng những niềm vui ấy sớm qua nhanh, để lại nỗi chán chường và mệt mỏi. Mọi điều anh ta làm, những người đã gặp, những gì đã diễn ra, đều bị xóa sạch sẽ vào sáng hôm sau. Việc sống đi sống lại cùng một ngày chỉ là cái nền cho một điều lớn lao hơn, đối với Phil, đó là sự thay đổi. Có một lý do nào đó để anh bị kẹt lại, và chắc chắn sẽ có một lý do để giải thoát anh, và tôi chờ đợi. Chỉ có thể là tình yêu, tôi đã nghĩ thế, và Rita xuất hiện. Khi đã có thời gian, Phil bắt đầu nhìn mọi người xung quanh một cách rõ ràng hơn, anh nhìn thấy cô. Ban đầu chỉ là tán tỉnh, sau nhiều nỗ lực và mánh khóe, Phil đã có thể bắt chuyện và hẹn hò với Rita. Khi dành nhiều thời gian đến thế cho một người, Phil dần hiểu và yêu Rita. Cô tốt bụng, tử tế, yêu văn chương, có một nụ cười rạng rỡ và tâm hồn đẹp. Cô giống như một thiên thần. Ngược hẳn với Phil. Anh tìm cách để khiến cô yêu anh, nhưng luôn thất bại. Đó là lúc anh nhận ra tình yêu không phải thứ có được bằng sự giả dối, dù có thử bao nhiêu lần đi nữa. Tôi yêu những bộ phim về sự thay đổi của một con người. Một phần, vì đó là điều tôi hiếm khi làm được. Phần khác, nó mang lại niềm tin rằng con người, dù bất kỳ ai, luôn có thể trở nên tốt đẹp hơn. Câu hỏi mà biên kịch Rubin đặt ra khi viết Groundhog Day là, liệu một người sẽ như thế nào nếu anh ta được sống bất tử? Tất nhiên, anh ta sẽ sa đọa, sẽ hư hỏng, sẽ thỏa mãn tất cả những lạc thú mà bình thường anh ta không có được. Nhưng cho đến cuối cùng, tất cả chúng ta đều sẽ như Phil, trở về với bản chất cơ bản nhất của con người: yêu thương và học hỏi. Đó là hai điều sẽ giúp chúng ta sống mãi qua những tháng năm bất tận. Đó là điều khiến niềm vui sống không bao giờ cạn. Phil học cách để yêu thương, không chỉ Rita mà tất cả những người dân trong thị trấn. Anh có thời gian để gặp họ, biết họ, hiểu họ. Anh bắt đầu hiểu những giá trị khác của cuộc sống, điều khiến tôi bất ngờ ở lần đầu xem phim. Tôi ngỡ rằng tình yêu sẽ cứu giúp Phil, nhưng không phải, không chỉ có thế. Anh đang dần yêu chính nơi anh từng ghét, yêu những con người anh từng ghét, và hiểu ra ý nghĩa của một ngày lễ anh đến hàng năm nhưng chưa bao giờ hiểu. Anh giúp đỡ cụ già ăn xin, ở bên cụ để biết rằng đó là ngày cuối cùng cụ sống, không thể thay đổi. Mỗi đồng tiền lẻ hay một bữa cơm ngon với cụ, là một ân huệ cuối đời mà anh đã thờ ơ bỏ qua. Phil học được cách quan tâm thực sự, vì anh đã biết cuộc sống mong manh đến thế nào. Mỗi con người trong ngôi làng, giống như cụ già, không còn là những người “quê mùa ngốc nghếch” nữa. Họ có tình cảm, có vấn đề, có rắc rối, trong một ngày, họ có thể chết, gãy chân vì té cây, lủng bánh xe, mắc nghẹn, đau lưng… Phil sống đủ lâu với họ để trở thành người thân của họ, và anh yêu họ với những điều bình dị đẹp đẽ ấy. Anh hiểu ra rằng, “Ngày chuột chũi” không phải chỉ là một dịp lễ với trò ngớ ngẩn, mà chứa đựng hi vọng và sức sống của mỗi người dân, rằng mùa đông cũng có thể trở nên ấm áp bởi tình người và sự lạc quan. Và rồi, anh có được trái tim của Rita. Một cách tự nhiên nhất, anh trở thành hình mẫu lý tưởng cô từng mộng mơ, mà không hề có chủ đích. Thật khó để không cảm thấy nguồn cảm hứng đó, khi chứng kiến Phil học Piano, học điêu khắc, đọc sách, trở thành một con người mới. Từ một gã khốn ban đầu, anh thành người trong mộng của Rita, một người tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người – một ai đó trái ngược hẳn với anh ở đầu phim. Khi quay phim này, mỗi khi đạo diễn Ramis giải thích một cảnh quay, Bill Murray thường hỏi lại: “Vậy là Phil tốt hay Phil xấu?”. Ban đầu, vị đạo diễn cũng đang cân nhắc rất nhiều diễn viên cho vai Phil, có cả Tom Hank hay John Travolta, nhưng từ chối vì “họ trông quá tốt”. Bill có đủ cả hai thái cực cho sự thay đổi, nhưng điều thuyết phục trong phim, chúng ta nhận ra đó vẫn là Phil. Không phải là một Phil khác hẳn, mà là một Phil tốt đẹp hơn. Anh muốn trở thành người tốt và học cách trở thành người tốt. Đó cũng là điều chúng ta có thể làm được, trở thành một “chính mình” ngày mai tốt hơn hôm nay. Giống như lời của anh chàng mê phim Robert Black, cuộc sống thật sự cũng không khác lắm với Groundhog day, khi chúng ta đang sống đi sống lại cùng một ngày, ngày “hôm nay”. Và chúng ta nên trân trọng mỗi khoảnh khắc đang có, vì không cần phải hứng chịu một lời nguyền như Phil, chúng ta cũng biết rằng tất cả sẽ trôi qua. Nhưng chỉ những người ngay khi trải qua những giây phút hạnh phúc nhất, mà vẫn mang trong lòng nỗi tiếc nuối cho khoảnh khắc nó qua đi, mới là những người cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Tôi nhớ đến một vài dòng trong quyển sách “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar” vừa đọc xong mấy ngày trước. Tác giả nói về những người hiện sinh luôn suy nghĩ về cái chết, và cho rằng đó cũng là một cách sống hay. Sống núp bóng cái chết. “Để sống đích thực, chúng ta phải đối mặt với sự thật là chúng ta sẽ phải chết, và nhận lấy trách nhiệm sống một cuộc đời ý nghĩa dưới bóng cái chết”. Tương tự như nhau. Tôi chưa xem Groundhog Day nhiều như Black, nhưng tôi hiểu vì sao anh có thể xem đi xem lại mãi một bộ phim mà không chán. Đây chính là kiểu phim như thế, cổ vũ cho những điều tốt đẹp trong mỗi con người, cổ vũ sống yêu thương, chan hòa và nhân ái với đồng loại, cổ vũ chúng ta chú ý và dành thời gian nhiều hơn để hiểu được họ, cổ vũ mỗi người thay đổi và phát triển khả năng bản thân mỗi ngày. Bộ phim còn mang lại cảm xúc về tình yêu cuộc sống, chúng ta còn mong gì hơn nữa? Với tôi, tôi đã yêu không gian cổ kính của những bộ phim cũ từ trước, tôi đang yêu những giai điệu saxophone nhẹ nhàng của George Fenton, yêu những cảnh phim đẹp và giàu cảm xúc, nó khiến tôi tin tưởng vào tình yêu và niềm hạnh phúc, và tôi sẽ còn yêu gì nữa ở bộ phim này? Tôi sẽ để dành nó cho một “hôm nay” khác. Những bộ phim hay, cũng như những quyển sách hay, chúng không có tuổi nhưng sẽ luôn lớn lên theo ta, theo mỗi trải nghiệm và sự trưởng thành ta có được. TỔNG KẾT: Bộ phim khiến ta muốn sống mỗi ngày vừa như ngày cuối cùng, vừa như ngày đầu tiên. -
Escape Plan (2013)
- 0 downloads
Có những người sinh ra đã được trời phú cho một khả năng nào đó, như ca hát, hội họa, điền kinh hay diễn xuất... Thế nhưng có tài năng vượt ngục như Ray Breslin (Sylvester Stallone thủ vai) trong "Escape Plan" (tựa Việt là Vượt Ngục) thì quả thực sự hiếm. Chính nhờ biệt tài đó mà các nhà làm phim Hollywood đã xây dựng được bộ phim hành động, ly kỳ giàu tính giải trí kể trên, xoay quanh hành trình đào thoát của nhân vật Ray khỏi nhà tù kiên cố nhất thế giới. Khác với những tù nhân bình thường bị đưa vào sau song sắt để giữ an nguy cho xã hội, Ray không hề gây ra một tội ác nào mà đơn giản chỉ thực hiện công việc của mình. Ông làm việc cho một công ty an ninh, với nhiệm vụ vờ thâm nhập vào các nhà tù với tư cách một tội nhân để rồi từ đó tìm ra các kẽ hở trong hệ thống và vượt ngục thành công. Nhờ công việc của Ray mà các nhà tù có thể chấn chỉnh lại những thiếu sót của mình còn bản thân ông được tận hưởng cảm giác kịch tính và thử thách mình mỗi khi đối đầu với một hệ thống canh gác mới. Thế nhưng, Ray không ngờ sẽ có ngày mình phải đối đầu với nhà tù "The Tomb" (Ngôi mộ) - một chương trình đang trong thử nghiệm và chứa những tên tù "cặn bã nhất mà không một chính phủ nào muốn tồn tại." Đặc biệt hơn, Ray bị đưa đến nhà ngục trên bằng một cách bạo lực, ngay trước mắt hai đồng nghiệp Hush (50 Cent) và Abigail (Amy Ryan). Tỉnh dậy sau khi bị bắt cóc bất ngờ, Ray nhận ra mình đã ở trong "The Tomb" và nhanh chóng nhận ra biệt danh "nhà tù kiên cố nhất trần gian" không phải hữu danh vô thực. Mỗi xà-lim của tù nhân đều đươc thiết kế như những chiếc lồng trong suốt và có camera giám sát 24/24, khiến cho mọi hoạt động của họ đều bị nằm trong tầm kiểm soát. Đứng đầu trại giam là gã giám đốc Hobbs (Jim Caviezel) mưu mô còn dưới trướng hắn là những tên cai ngục máu lạnh, sẵn sàng ra tay tàn độc chẳng thua gì những tên du côn đáng bị tống vào tù. Không hề biết mình đang ở đâu và cũng chẳng thể liên hệ với các đồng nghiệp để được cứu viện, Ray đành kết thân với Rott Mayer (Arnold Schwarzenegger), một tù nhân "có số má" tại đây. Cùng nhau, họ lên kế hoạch để đào tẩu khỏi ngôi mộ sống này... Điểm thu hút lớn nhất của "Escape Plan" là hai diễn viên chính: "Rambo" Sylvester Stallone và "Kẻ hủy diệt" Arnold Schwarzenegger. Dù cả hai đều đã ở tuổi gần 70 nhưng việc thường xuyên tập để giữ gìn vóc dáng khiến hai ngôi sao này vẫn phù hợp để vào vai một bộ phim hành động. Từng một thời là những ông vua trong các bộ phim rượt đuổi, bắn súng của Hollywood song trong "Escape Plan", hai người lại thiên về dùng đầu hơn dùng sức. Đây là điều trái ngược với bộ phim gần nhất hai cây đại thụ này cùng đóng chung là hai phần "The Expendables". Việc giảm bớt yếu tố hành động và thay vào đó là những màn đấu trí cân não giúp khán giả cảm thấy hào hứng hơn khi xem phim, bởi từ trước tới nay hai nam diễn viên chính luôn được đóng khung trong hình tượng những người hùng cơ bắp. Và kết quả là khán giả nhận được một "Prison Break" phiên bản điện ảnh: có phần kém cạnh nếu xét về độ thông minh trong kế hoạch đào tẩu nhưng vẫn đảm bảo tính giải trí. Nếu như trong loạt phim truyền hình nổi tiếng kể trên, chàng Michael Scofield khiến người xem bị thôi miên bởi một kế hoạch vượt ngục được tính toán đến từng chi tiết thì trong "Escape Plan," khán giả lại thích thú với những yếu tố gay cấn, bất ngờ được pha thêm chút hài hước. Bộ phim được làm một cách đơn giản và dễ hiểu nhưng không hề dễ dãi, khi các nhà biên kịch đã xây dựng một kịch bản chỉn chu, có những nút thắt - mở để tạo sự hấp dẫn, bất ngờ và cả một kẻ phản diện xảo quyệt Hobbs để đối chọi với hai "ông già gân". Trong bối cảnh nhà tủ, nhân vật Ray làm đầu não cho cuộc đào tẩu với những phương án "điên rồ", sử dụng những vật dụng tưởng như bình thường nhất cho công cuộc vượt ngục. Bên cạnh "bộ não" Ray là nhân vật Rottmayer, kẻ dùng nắm đấm để nói chuyện và gây ra không ít tràng cười bởi những câu thoại độc đáo và hài hước. Nhưng như một lẽ dĩ nhiên, một bộ phim sở hữu cả Stallone và Schwarzenegger vẫn buộc phải có những màn hành động. Đạo diễn Mikael Hafstrom đã khéo léo dàn xếp để mạch phim dần trở nên gay cấn khi về cuối và bùng nổ với các màn hành động, từ cận chiến cho tới bắn súng. Trong đó, nổi bật nhất là vị cựu thống đốc bang California với màn đấu súng làm người hâm mộ liên tưởng tới hình ảnh kinh điển của ông trong "Kẻ hủy diệt". Là một bộ phim về những tù nhân, "Escape Plan" có những hình ảnh bạo lực như tra khảo bằng cách trấn nước hay những ngôn ngữ khá nhạy cảm, do vậy bộ phim chỉ dành cho những khán giả trên 17 tuổi. Song một khi bạn đáp ứng được yêu cầu về độ tuổi trên thì đây hoàn toàn có thể là một lựa chọn giải trí ổn khi ra rạp, bởi bộ phim sở hữu sức hấp dẫn, ly kỳ trong cốt truyện, những màn hành động đẹp mắt và cả sự xuất hiện của hai nam diễn viên hành động lẫy lừng./. -
Forrest Gump (1994)
- 0 downloads
Forrest Gump là cái tên quen thuộc nằm trong top đầu của bất kì bảng xếp hạng phim hay nhất mọi thời đại trên thế giới. Bộ phim có lối kể chuyện khá kì lạ dựa trên một kịch bản phim xuất sắc xoay quanh cuộc đời của một nhân vật độc đáo mà ta không tìm thấy ở bất kì bộ phim nào khác. Phần đầu phim khá chậm rãi, đôi lúc gây nhàm chán cho người xem. Nhưng phần sau của phim thật sự đã tạo nên danh tiếng cho bộ phim này. Vài chi tiết phim đã gây ấn tượng cho mình sâu sắc! Bài phát biểu của Forrest Gump về chiến tranh Việt Nam Forrest Gump đã tham chiến ở Việt Nam. Kết thúc chiến tranh, Forrest được mời đến phát biểu của trong một cuộc biểu tình phản chiến. Lúc Forrest chuẩn bị cất lời, có một vị viên chức quân đội đã ngắt kết nối micro với loa, khiến cho lời nói của Forrest không đến được với đám đông. Mình đã thực sự kinh ngạc ở chi tiết này của bộ phim: "Chiến tranh phi nghĩa thì có gì đáng mà nói!" Cú đấm của Forrest Gump Forrest có một trí tuệ có kém hơn người bình thường. Cậu sống đơn giản như một cậu bé lên 7. Bởi là cậu bé, Forrest có bao giờ gây hiềm khích với ai. Cú đấm của Forrest gây bất ngờ cho khán giả xem phim. Chuyện là Forrest thầm thương cô bạn gái Jenny từ thời thơ ấu. Dòng đời đẩy cả hai theo những ngã rẻ rất khác nhau. Tình cờ, Forrest gặp lại Jenny tại cuộc biểu tình phản chiến. Jenny lúc này có một anh người yêu, là lãnh đạo của một nhóm biểu tình. Jenny giới thiệu Forrest với mọi người ở đấy, bao gồm cả anh người yêu của cô và một thanh niên da màu, tham gia biểu tình phản chiến vì chính phủ Mỹ bắt những người da màu khác tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Anh thanh niên da màu gào vào mặt Forrest về sự bất công, về sự phân biệt đối xử của xã hội với những người da màu. Không chú ý lắm những lời này, Forrest bỗng chú ý Jenny tranh cãi dữ dội với người yêu. Một cái tát mạnh đã hằn lên mặt của Jenny. Không chút chần chờ, Forrest lao vào đấm tới tấp anh người yêu của Jenny vì tội vũ phu với phụ nữ. Phải nhấn mạnh rằng, chỉ có mỗi Forrest hành động ở thời điểm đó. Đối với những người khác, họ cứ dửng dưng như thầm khẳng định, việc một cô gái như Jenny bị bạn trai tát là chuyện bình thường. Ta đi biểu tình để phản đối việc phi nghĩa. Nhưng rồi có vài việc phi nghĩa khác, ta lại lờ đi và xem là không quan trọng. Là ta ngu ngốc hay là do ta cũng xấu xa như những kẻ gây ra chiến tranh phi nghĩa? Ta chẳng biết nữa. Cơn bão trên chuyến tàu đi bắt tôm Hồi đi tham chiến ở Việt Nam, Forrest chịu sự quản lý bởi trung úy Dan (Lieutenant Dan), một người cộc cằn nhưng luôn hết mình vì đồng đội. Sau chiến tranh, trung úy Dan bị mất 2 chân. Từ một trung úy hét ra lửa thành một người tàn tật, cả việc dy chuyển cũng thấy khó khăn, trung úy Đan trở thành một kẻ bất đắc chí, cộc cằn, khó ưa. Trung úy Đan ghen tị với cuộc sống của Forrest, người đang nổi tiếng khắp nước Mỹ bởi tham gia một trận bóng bàn vì hòa bình Mỹ-Trung. Forrest sau thời gian làm người nổi tiếng, thì có mua một chuyến tàu câu tôm và mời trung úy Đan tham gia cùng. Trung úy Đan đồng ý. Có một hôm trời nổi cơn giông lớn, lớn chưa từng thấy trước đây. Mọi chiếc thuyền câu tôm trong bến cảng đều được neo ở bờ, chỉ mỗi chiếc thuyền của trung úy Đan và Forrest là còn lênh đênh trên con sóng dữ. Bão càng to, trung úy Đan càng đắc ý, lái thuyền đi tới trước. Sáng hôm sau đài báo đưa tin, mọi con thuyền ở quận đã bị bão làm hư hỏng nặng, chỉ trừ thuyền của Forrest! Trung úy Đan đứng bên mạn thuyền, rồi nói cảm ơn Forrest Gump. Có lẽ cách tốt nhất để vượt qua một nỗi đau, một khó khăn trong cuộc sống là dũng cảm đương đầu với nó. Không trách móc, không ganh tị và không run sợ. Đối diện với nó và vượt qua thôi! Forrest Gump chạy bộ quanh nước Mỹ Sau cú tát, Jenny tạm biệt Forrest và rời đi. Chuyện tình đơn phương của chàng trai tưởng sẽ dừng lại ở đó mãi mãi. Nhưng không, bằng một lý do nào đó, Jenny đã quay trở lại nhà của Forrest. Hai người đã có quãng thời gian thực sự hạnh phúc bên nhau. Đến một ngày, Forrest cầu hôn. Jenny thực sự tin Forrest là một người chồng tốt, nhưng ở lúc đó anh không hợp với cô hoặc cô đã nghĩ rằng bản thân không xứng với tình cảm của Forrest. Jenny từ chối. Vào đêm đó, Jenny chủ động vào phòng ân ái với Forrest. Sáng sớm sau đó, Jenny bắt xe bỏ đi. Forrest một lần nữa lạc mất Jenny. Lúc đó, anh chỉ muốn chạy. Anh chạy xa nhất có thể, ngày này qua ngày nọ, anh chỉ dừng lại khi ngủ. Việc chạy của Forrest dần thu hút sự chú ý của giới truyền thông, họ hỏi anh chạy vì điều gì, vì hòa bình thế giới, vì phụ nữ, hay vì trẻ em?! Forrest trả lời, anh chạy đơn giản bởi anh thấy vui. Vài người biết đến sự kiện, cũng xách giày chạy theo Forrest và họ thấy cuộc sống khá hơn. Một trong số đó đã tìm thấy ý tưởng kinh doanh và giàu lên. Sau hơn 3 năm, Forrest Gump dừng chạy. Đám đông chạy theo sau anh giữ im lặng để nghe anh nói. "Tôi mệt rồi, tôi nên về nhà thôi!", Forrest Gump đã nói vậy. "Mình thích thì mình làm thôi", quả thật đây là lí do chân thành và tuyệt vời nhất để làm một điều gì đó trên đời này. Và biết đâu đấy, khi ta theo đuổi nó đủ lâu, thành quả đem lại là không gì đong đếm được. Kết Bộ phim còn nhiều chi tiết mang tính biểu tượng khác và mỗi người xem xẽ có những cảm nhận khác nhau. -
Mother! (2017)
- 0 downloads
Phim kinh dị của Jennifer Lawrence và bạn trai cũ đầy hình ảnh ẩn dụ, gây phân cực dữ dội trong khán giả và giới phê bình. Tác phẩm của nhà làm phim Mỹ Darren Aronofsky là một trong các phim gây tranh cãi nhất năm nay. Ra mắt ở Liên hoan phim Venice hồi tháng 9, phim khiến khán phòng chia làm hai phe: một bên vỗ tay tán thưởng còn một bên la ó. Khi phát hành ở Mỹ vào tháng 9, Mother! khiến nhiều người phẫn nộ và bị chấm điểm F (thấp nhất) trong hệ thống đánh giá CinemaScore dành cho khán giả. Trong lịch sử điện ảnh, chỉ có 19 phim phải nhận đánh giá này. Nhiều trang như inews, Newshub, New York Times gọi đây là tác phẩm gây sốc, gây tranh cãi nhất năm. Nhìn chung, các ý kiến về phim phân cực dữ dội, có cây bút chấm phim điểm 0 nhưng cũng có người gọi đây là tuyệt tác. Nhiều khán giả ở Mỹ sau khi xem xong cho biết hoàn toàn không hiểu nổi phim nói gì. Tuy nhiên, có thể khẳng định Mother! là tác phẩm dị biệt của Aronofsky, hàm chứa nỗ lực vượt khỏi tự sự thông thường để kể một câu chuyện nhiều tính ẩn dụ. Phim mào đầu với một cảnh gây khó hiểu khi người chồng trung niên (Javier Bardem đóng) đặt một vật thể pha lê vào bệ, khiến cả ngôi nhà tươi mới trở lại sau vụ hỏa hoạn trước đó. Từ đó, tác phẩm được chia làm hai nửa với cấu trúc gần đối xứng. Bối cảnh phim là một ngôi nhà ở vùng hẻo lánh, nơi người chồng - một nhà thơ đang bế tắc trong việc sáng tác - sống cùng cô vợ trẻ (Jennifer Lawrence đóng). Cuộc sống của họ bị khuấy động với sự xuất hiện của những vị khách không mời - một cặp vợ chồng lớn tuổi có cách cư xử trơ tráo đến quái lạ (Ed Harris và Michelle Pfeiffer đóng). Sau nửa đầu phim gần giống thể loại kinh dị tâm lý, bước ngoặt của phim diễn ra khi người vợ có bầu. Những người khách kỳ quặc nườm nượp kéo tới ngôi nhà, khiến cô ngày càng cảm thấy sợ hãi. Câu chuyện mang hơi hướm kiệt tác Rosemary's Baby của Roman Polanski, nhưng sau đó leo thang với nhiều hình ảnh trần trụi và đẫm máu diễn ra với tốc độ chóng mặt, nối dài đến đoạn kết cũng gây sốc không kém. Darren Aronofsky thể hiện rõ dụng ý đặt người vợ vào trung tâm câu chuyện qua cách quay phim. Tác phẩm được quay bằng máy cầm tay, với cận cảnh gương mặt Jennifer Lawrence chiếm ưu thế, trừ một số cảnh thể hiện bước nhảy thời gian (như từ lúc cô mới mang thai đến khi thai lớn). Ở một số trích đoạn, máy quay được đặt để tạo điểm nhìn qua vai minh tinh, thể hiện thế giới từ hướng của người vợ. Với phong cách này, khán giả luôn tập trung vào cô ngay cả trong các cảnh đông nhân vật. Gần như toàn bộ cảnh quay diễn ra bên trong ngôi nhà. Với màu lặng (các màu pha trộn thêm màu xám), ánh sáng yếu ớt, những hình ảnh kỳ dị và sự vắng bóng của nhạc phim, tác phẩm mang không khí gần giống một giấc mơ hay ảo giác. Nhịp điệu thay đổi từ bình lặng đến dữ dội, sau đó như một trận cuồng phong ở phần cuối. Tác phẩm có nhiều tầng lớp, dày đặc các tình tiết và hình ảnh biểu tượng đến nỗi mỗi khán giả có thể tự đưa ra cách giải nghĩa riêng. Phim có thể là dụ ngôn về chân dung người nghệ sĩ đắm chìm vào nghệ thuật đến nỗi quên thực tại, vòng lặp của hỗn loạn và trật tự, sự xâm phạm của đám đông vào các khoảng trống riêng tư, thất bại của nền văn minh trước sự ngu muội, sự tàn phá môi trường hay sự hy sinh vô tận của phái nữ. Cách đặt tên nhân vật trong phần credits (giới thiệu đoàn phim) gây liên tưởng đến tôn giáo. Không ai có tên riêng mà chỉ được gọi bằng các danh hiệu. Người vợ là "mother" (mẹ), người chồng là "Him" (viết hoa với ẩn ý Thượng Đế), người khách nam là "man" (người đàn ông) còn người khách nữ là "woman" (người đàn bà). Tôn giáo từng là chủ đề của Aronofsky trong các phim The Fountain và Noah. Trên mặt báo, đạo diễn sinh năm 1969 thừa nhận việc lồng ghép các ý tưởng về tôn giáo. Anh chia sẻ trên Indiewire: "Khi viết kịch bản, tôi nảy ra ý định rằng sẽ xây dựng một dụ ngôn theo phong cách của Luis Buñuel - nhà làm phim Mexico. Tôi lấy một phần của thế giới, nhét nó vào một khoảng trống và tạo ra một cuộc đối thoại về xã hội, lấy nền tảng là một câu chuyện về con người. Tôi tìm ra cách cấu trúc nó quanh một đường dây chính liên quan đến Kinh Thánh, và viết rất nhanh từ đó". Nếu hiểu theo hướng này, Mother! xoay quanh mối quan hệ giữa Thượng Đế và loài người do ngài tạo nên. Hai người khách đầu tiên là Adam và Eve, những con người đầu tiên được tạo ra. Vì gây rối, họ bị tống khỏi Vườn Địa Đàng (căn nhà), nhưng rồi những thế hệ kế cận lại sinh sôi, phủ đầy mặt đất quấy rầy Thượng Đế. Trong khi đó, nhân vật người vợ là mẹ Trái đất (Mother Earth), bất lực chứng kiến sự gia tăng dân số và hủy hoại môi trường của con người. Hồi kết của phim - với nước và lửa - gợi nhớ đến sự kiện Đại Hồng Thủy trong Kinh Thánh và tận thế Ragnarok trong thần thoại Bắc Âu. Trong vai chính, Jennifer Lawrence một lần nữa thể hiện đẳng cấp ngôi sao hàng đầu Hollywood. Xuất hiện trong hàng loạt cảnh cận khuôn mặt, tất cả cử động cơ mặt của cô đều phơi bày ở cự ly gần. Người đẹp bộc lộ tự nhiên hàng loạt biểu cảm, từ hạnh phúc, lo âu đến hoảng sợ, tuyệt vọng. Khác với nhiều vai diễn trước đó của minh tinh - thường giữ thế chủ động và đề cao nữ quyền, nhân vật trong Mother! lại bị động, thể hiện cách một người bình thường phản ứng với những sự kiện bất thường xung quanh. Ở cao trào, cảm xúc của cô tuôn ra dữ dội. Aronofsky cho biết trong một cảnh, người đẹp đã bị trật xương sườn và rơi vào trạng thái thở gấp do cố gắng diễn xuất. Trong khi đó, với khuôn mặt của mình, Javier Bardem dễ dàng chuyển đổi giữa hai trạng thái cảm xúc của người chồng: yêu thương và bỏ mặc vợ mình. Vai diễn của anh vừa đời thường vừa kỳ quặc, vừa siêu phàm vừa trần tục. Hai diễn viên kỳ cựu Ed Harris và Michelle Pfeiffer cũng gây ấn tượng với những câu thoại đầy ẩn ý và ánh mắt chứa đựng sự tà ác ngầm. Nhân vật của ba diễn viên được xây dựng với tính cách xa lạ, mang tính biểu tượng chứ cư xử không giống bất kỳ hình mẫu nào ngoài đời thực. Ở phòng vé, Mother! khiến hãng phim bị lỗ với doanh thu 44 triệu USD, trong khi kinh phí sản xuất là 30 triệu USD (thông thường, rạp chiếu giữ lại 50% tiền bán vé). Trong các cuộc phỏng vấn, Darren Aronofsky không giải thích cặn kẽ tác phẩm mà chỉ trả lời mơ hồ, đưa ra những manh mối khác nhau. Trước phản ứng của khán giả, trên The Frame, đạo diễn Mỹ nói đã biết trước tác phẩm sẽ gây tranh cãi. "Tôi muốn hú lên. Đó là tiếng hú của tôi. Vài người sẽ không muốn nghe nó. Chẳng có vấn đề gì cả", anh chia sẻ. Lúc quay phim, anh và Jennifer Lawrence là tình nhân, hai người chia tay hồi tháng 11. -
Black Panther: Wakanda Forever (2022)
- 0 downloads
Black Panther: Wakanda Forever là phần phim riêng thứ hai của thương hiệu điện ảnh về siêu anh hùng Báo Đen thuộc Vũ trụ điện ảnh Marvel. Tác phẩm mở đầu với phân đoạn vua T'Challa hấp hối vì mắc một căn bệnh bí ẩn. Shuri (Letitia Wright) cố gắng nghiên cứu để khôi phục loại thần dược Tâm Hình Thảo với niềm tin nó có thể cứu sống anh trai. Tuy nhiên, kế hoạch của cô đổ vỡ khi T'Challa trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh trước khi dự án thành công. Một năm sau, nữ hoàng Ramonda điều hành Wakanda sau khi nhà vua băng hà. Các quốc gia khác âm mưu tận dụng việc T'Challa chết để gây áp lực, đòi Wakanda chia sẻ tài nguyên vibranium. Họ thuê thần đồng khoa học Riri Williams (Dominique Thorne) chế tạo một máy dò tìm loại khoáng sản này. Tuy nhiên, trong quá trình lần theo dấu vết các mỏ vibranium, CIA vô tình đụng độ vương quốc những người da xanh. Sự kiện dẫn đến mối đe dọa mới cho Wakanda và cả các quốc gia trên Trái Đất. Black Panther: Wakanda Forever tiếp tục câu chuyện về siêu anh hùng Báo Đen khi tài tử Chadwick Boseman qua đời vì ung thư năm 2020. Bộ phim có một số phân đoạn dành riêng để tưởng nhớ Boseman. Êkíp chiếu lại những hình ảnh đẹp của nam diễn viên trong hình dạng nhân vật T'Challa. Phần vinh danh được lồng ghép khéo léo, giàu cảm xúc và không ảnh hưởng nhiều tới nội dung chính. Cái chết của Boseman ảnh hưởng lớn tới hướng đi của Black Panther 2. Đạo diễn kiêm biên kịch Ryan Coogler phải thay hoàn toàn kịch bản để đối phó biến cố. Chủ tịch Marvel Kevin Feige quyết định không tuyển người khác thay thế vai T'Challa. Thay vào đó, một câu chuyện hoàn toàn mới được xây dựng dựa trên những giả thuyết có sẵn trong các tập truyện tranh Marvel. Hướng đi này phần nào thổi một làn gió mới mẻ vào Vũ trụ điện ảnh Marvel - thương hiệu vốn tỏ ra hụt hơi trong giai đoạn một năm trở lại đây. Các nhân vật phụ của Black Panther được trao nhiều đất diễn hơn để vươn lên lấp chỗ trống do sự vắng mặt của Boseman. Phần hai trở thành một tập phim giới thiệu sự xuất hiện của Báo Đen mới - người thay thế T'Challa tiếp tục bảo vệ Wakanda khỏi kẻ thù. Ngoài người kế thừa danh hiệu Báo Đen, bộ phim cũng lần đầu giới thiệu một nhân vật sở hữu sức mạnh siêu nhiên - Namor do Tenoch Huerta Mejía thủ vai. Tài tử gốc Mexico là kẻ phản diện, nhiều khả năng sẽ gắn bó với thương hiệu Black Panther trong các phần tiếp theo. Nhân vật có màn xuất hiện ấn tượng trong Vũ trụ điện ảnh Marvel với khả năng chiến đấu điêu luyện ở cả dưới biển và trên không trung, đất liền. Tiếp tục mang đậm phong cách làm phim của Ryan Coogler, Black Panther: Wakanda Forever là một bom tấn giàu tính giải trí, hình ảnh ấn tượng và đậm tính nghệ thuật. Các tình tiết được xây dựng nghiêm túc hơn, thay vì tập trung khai thác yếu tố hài như những bom tấn Marvel gần đây. Khâu thiết kế sản xuất, phục trang, hành động, kỹ xảo và âm thanh được đầu tư kỹ lưỡng. Điềm trừ của Black Panther: Wakanda Forver là cách phát triển câu chuyện chưa hợp lý, nhiều phân đoạn rối rắm. Phần đầu phim diễn ra hấp dẫn, hợp lý nhưng hồi cuối lộn xộn và nhiều cảnh thừa. Đạo diễn không xây dựng tốt các chi tiết làm tiền đề dẫn đến màn đối đầu giữa Black Panther mới và Namor. Trận đánh cuối cùng của phim diễn ra chóng vánh, hụt hẫng. -
Terminator Genisys (2015)
- 0 downloads
Khi John Connor, lãnh đạo cuộc kháng chiến của con người, gửi SGT. Kyle Reese trở lại năm 1984 để bảo vệ Sarah Connor và bảo vệ tương lai, một bước ngoặt bất ngờ tạo ra một dòng thời gian bị gãy. -
Source Code (2011)
- 0 downloads
1) Lâu rồi tui mới lại mò ra rạp xem phim, và tui đã bật ngửa trước giá vé 2D của Megastar: 90k! Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, đi xem một bộ phim mà vèo mất gần 100k. Móc tiền ra mà tui xót xa kinh khủng. Nhưng dù sao cũng có một điều an ủi: do tui đi xem một trong những suất cuối cùng nên có mình tui trong rạp, cứ như là đại gia bao nguyên cả phòng chiếu vậy á. 2) Source Code được các bác VN dịch sát là “Mật mã gốc”, nghe cứ tưởng như một bộ phim trinh thám. Thực ra trong phim chẳng có anh thám tử nào, cũng không có mật mã nào để giải sất. Source Code thực ra là một chương trình khoa học. Trong phim, đây là chỗ sẽ khiến người xem lộn tùng phèo với những giải thích có vẻ là rất cao siêu, cộng thêm với phụ đề siêu “đỉnh” thì có lẽ chẳng mấy ai nắm được cơ chế hoạt động của Source Code. 3) Colter Stevens (Jake Gyllenhaal) là một viên đại úy đã chết trên chiến trường và ý thức của anh ta được đưa vào Source Code để tìm ra kẻ đánh bom khủng bố đoàn tàu đang đi Chicago. Source Code tái hiện toàn bộ khung cảnh của đoàn tàu 8 phút trước vụ nổ dựa theo ký ức của Sean Fentress. Mỗi lần Stevens thất bại, Colleen Goodwin (Michelle Monaghan), một trong những người phụ trách chiến dịch này, lại cho chạy máy xẹt xẹt và bắn Stevens trở lại khung cảnh y như trước đó của đoàn tàu. Điểm thú vị nhất của phim là ở đây. Cũng một hoàn cảnh đó, thời gian đó, nhưng người xem không hề thấy nhàm mà lại rất hồi hộp chờ xem sự việc sẽ đổi khác như thế nào khi nhận thức của Stevens liên tục thay đổi. Do đó, tuy bộ phim chỉ loanh quanh có 3 bối cảnh là đoàn tàu, văn phòng cơ quan của những người làm Source Code, cái buồng của Stevens, nhưng bộ phim vẫn có sức hút nhất định và kích thích khán giả phải vận động đầu óc cùng Stevens tìm ra hung thủ. 4) Source Code không đơn thuần là một bộ phim giả tưởng. Đạo diễn Duncan Jones đã rất khéo léo lồng ghép một thông điệp quen thuộc nhưng ý nghĩa: hãy quý giá lấy từng giây, từng phút, từng giờ của cuộc sống này. Đoạn gần cuối có lẽ là những khoảng khắc đẹp nhất của bộ phim: cuộc gọi của Stevens cho bố, màn cá cược của Stevens với anh diễn viên hài rằng anh ta không thể làm tất cả mọi người cùng cười, đặc biệt là hình ảnh time freeze cuối cùng – hình ảnh đáng giá nhất bộ phim: tất cả mọi người đều cười sung sướng, Stevens thì hôn cô bạn gái của mình, trong cái giây cuối cùng của cuộc đời họ. Tất cả mọi người đều đang tận hưởng một niềm vui trong trẻo, không giả tạo, không sắp đặt, một niềm vui mà nhiều người đã không thể có trong cuộc sống tất bật hiện nay. Bài học này cũng đặc biệt ý nghĩa với tui, khi mà tui đang trong giai đoạn khốn khổ ôn thi. Có lẽ tui cần phải tươi vui lên và nghĩ đến những tháng ngày hạnh phúc, sung sướng khi thi xong … 5) Khi bức tranh time freeze ấy dời qua từng khuôn mặt tươi cười của các vị khách, tui đã vỗ tay và chờ credits chạy lên. Với tui, phim kết thúc ở đó là quá tuyệt rồi. Nhưng tui chưng hửng: phim vẫn tiếp tục. Và thực sự, cái đoạn phim sau đó làm tui thất vọng. Dường như Source Code đang muốn bắt chước Inception khiến khán giả hoài nghi không biết nhân vật đang ở trong thế giới thực hay thế giới Source Code. Nếu như sự hoài nghi đó trong Inception là quá tuyệt vời, thì trong Source Code, đó là sự gượng ép rõ ràng trong nỗ lực tạo ra một kết thúc mở. Đây là điểm duy nhất tui không thích ở bộ phim, còn thì phim khá tuyệt, không nên bỏ lỡ. -
Die Hard (1988)
- 0 downloads
Die Hard đặt người xem vào một bối cảnh trớ trêu Một nhân viên cảnh sát ăn vận như Rambo với chỉ một khẩu súng lục trong tay đối đầu với cả một băng nhóm khủng bố với một lô vũ khí hạng nặng, cầm đầu bởi một kẻ vừa độc ác vừa xảo quyệt và đang nắm trong tay một nhóm con tin đang sợ hãi. Bối cảnh châu chấu đá xe này đã bất ngờ trở thành một biểu tượng, và biến Die Hard trở thành một trong những bộ phim hành động được đánh giá là hay nhất mọi thời đại. Với một kịch bản chắc nịch được điều chỉnh co giãn một cách có chủ đích bởi bàn tay của đạo diễn John McTiernan, người xem được chứng kiến cuộc đối đầu nảy lửa theo chân viên cảnh sát John McClane từng bước quét sạch lũ khủng bố đang đánh chiếm buổi tiệc của tập đoàn Nakatomi. Die Hard khởi đầu chậm rãi với những tình tiết giới thiệu nhân vật rồi dần dần đưa người xem lên một chuyến tàu cao tốc không điểm dừng của sự căng thẳng, toán tính mà không kém phần máu me bạo lực. Sự kịch tính được đẩy lên cao độ với những cuộc đấu súng giáp mặt, những giây phút John phải chạy trốn khỏi làn đạn chỉ cách anh có một tấm bàn ăn, hay là xem cách mà John xếp đặt mọi thứ để triệt hạ từng tên địch. Ngoài ra, phim cũng không quên đi phần nhân vật khi cho ta thấy John McClane cũng là một con người yếu đuối, nhăn nhó vì cơn đau thể xác, hay là phải vật lộn với cuộc hôn nhân đang từng bước đi đến đổ vỡ. Vai diễn John McClane ban đầu được nhắm cho Arnold Schwarzenegger, những vì một số lý do liên quan đến lịch trình mà nó đã được trao cho Bruce Willis, người mà ở thời điểm đó chỉ được biết đến với những phim hài trên truyền hình. Tuy nhiên, màn trình diễn đầy thuyết phục của ông chính là nhân tố quan trọng khiến cho Die Hard có thể xuất sắc được đến như vậy, cùng với giọng nói như rít ra từ kẽ răng của Alan Rickman, tất cả đã tạo nên một trải nghiệm đầy trọn vẹn với Die Hard. -
Saving Private Ryan (1998)
- 0 downloads
Saving Private Ryan, một bộ phim mà nếu là khán giả mê phim hoặc chỉ hơi mê phim ảnh thì hẳn là bạn đã từng nghe qua, bởi đây là một bộ phim nổi tiếng, được đánh giá cao được nhiều khán giả yêu thích. Vậy nhưng bộ phim khiến tôi thấy thất vọng ngay từ những giây đầu tiên. Khi cựu binh Ryan đến nghĩa trang với một vài người đi theo sau, rồi ông bắt đầu hồi tưởng lại câu chuyện cuộc đời mình, đó là một chuỗi giết chóc . Với độ dài gần 3 tiếng mà phải đến 2 tiếng rưỡi là cảnh bom đạn, giết chóc man rợ hơn bất kỳ bộ phim kinh dzị nào mà tôi đã từng xem. Nội dung phim: “Bộ phim lấy bối cảnh Thế chiến hai, ngày 6 tháng 6 năm 1944, quân đội Mỹ đổ bộ vào bờ biển Normandy trước sự kháng cự dữ dội của quân đội Đức. Xác lính Mỹ nằm đầy trên bãi biển, không ai có thể tiến lên. Đại úy John H. Miller dẫn binh lính của ông ta chạy qua các lô cốt, giết nhiều lính Đức, mở đường cho quân Mỹ đi lên. Nhờ thế quân Mỹ nhanh chóng chiếm được bờ biển. Ở Washington DC, Tướng quân George Marshall nhận được báo cáo rằng ba người trong số bốn anh em nhà Ryan đều tử trận trên chiến trường, mẹ của họ cũng nhận được bức điện tín tương tự như vậy. Cảm động trước hoàn cảnh nhà Ryan, Tướng quân Marshall ra lệnh một đội lính Mỹ đi tìm người con trai út James Francis Ryan về.” Có lẽ vì ở đất nước tôi, đã từng nghe những câu chuyện về những bà mẹ mất cả chục người con vì chiến tranh, nên câu chuyện của Ryan khiến tôi thấy dửng dưng. Và tôi tự hỏi, vậy còn những người mẹ khác thì sao? Có lẽ nước Mỹ không chiêu mộ lính từ những gia đình có một con, hoặc trong một gia đình thì chỉ một nửa mới đi lính. Suy luận này của tôi chắc chắn sai vì hiển nhiên gia đình Ryan tất cả người con đều nhập ngũ. Vậy lại càng thấy phim sai, vì nếu thực sự cảm động với hoàn cảnh của nhà Ryan, thì đừng có bắt con cái họ ra chiến trường. Nhưng tôi vẫn lại sai thôi, họ phải ra chiến trường để chiến đấu vì hòa bình. Nhưng lại nhưng… Tôi vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao lại là Ryan, còn những người lính khác phải hy sinh khi giải cứu Ryan thì sao? Chiến tranh hiển nhiên sẽ có hy sinh và mất mát, nhưng nội dung của Saving Private Ryan chỉ mang đến cho tôi sự ngụy biện. Ngụy biện, khi lấy một hành động nhân văn của chính phủ Mỹ khi cảm thông với một bà mẹ mà ra lệnh một đội quân đi giải cứu một người lính trở về. Tôi hiểu, phim muốn nói đến việc: giải cứu một anh lính binh nhì, không phải đại úy hay đại tá, một tướng lĩnh, mà anh ta chỉ là một người lính, một người con trai, một con người. Vâng chi tiết này rất nhân văn, đúng như những người bạn của tôi ca ngợi phim. Nhưng vấn đề là để giải cứu con người ấy đã không ít người phải hy sinh. Vậy mà là nhân văn ư? Ngụy biện, cho hành động đưa lính đi chiến đấu và giết chóc. “- Thấy không, khi kết cục bạn giết một trong những người của mình. Bạn sẽ tự lý giải rằng chuyện đó xảy ra để bạn có thể cứu được… Hoặc 10 người khác. Hay có thể là 100 người. Có biết tôi mất bao nhiêu người dưới quyền chỉ huy của mình chưa? – Bao nhiêu? – 94. – Nhưng điều đó có nghĩa tôi đã cứu 10 lần số sinh mạng đó, phải không? Thậm chí có thể 20 lần, đúng không? 20 lần nhiều hơn? Và theo cách đó chuyện hóa đơn giản. Đó là cách ta hợp lý hóa chọn lựa đưa ra… Giữa sứ mạng và con người.” Tôi lại chợt nhớ đến một câu “Doing bad thing to bad people feels good” – Làm điều xấu với người xấu khiến ta cảm thấy tốt. Chúng ta giết người để cứu nhiều mạng người khác. Biết rằng sự thật phũ phàng là vậy, có những dân tộc, những con người bị áp bức phải vùng lên đấu tranh để đẩy lùi tội ác. Có những hành động bất khả kháng, nhưng quan điểm trên trong Saving Private Ryan, tôi chỉ thấy một sự ngụy biện, bởi: Bạo lực chỉ sinh ra bạo lực mà thôi. Dù đoạn hội thoại trên tiếp tục rằng: “- Ngoại trừ lần này, khi sứ mạng là một con người. – Mong sao Ryan xứng đáng với điều đó. Mong sao anh ta trở về nhà để chữa lành một căn bệnh nào đó. Hay phát minh ra loại bóng đèn có tuổi thọ cao, vân vân… Vì sự thật là, tôi sẽ không đổi một Vecchio hay một Caparzo… Để lấy 10 Ryans. – Amen” Suy nghĩ này có vẻ rất nhân văn, cao cả, nhưng tôi vẫn thấy nó thật sự chưa thỏa mãn cho những thắc mắc cũng như ác cảm của tôi về bộ phim. Phân tích đến đây tôi cũng e rằng đạo diễn nổi tiếng rất taì năng, phải chăng ông cố tình làm một bộ phim như vậy? Nếu thế tôi nghĩ ông thật sự tuyệt vời khi làm một bộ phim châm biếm chiến tranh, quân đội, chính phủ Mỹ rất sâu sắc. “Tôi không biết tí gì về Ryan. Tôi không quan tâm. với tôi. Chỉ là một cái tên… Nhưng nếu tới Ramelle, tìm anh ta, để anh ta có thể trở về nhà. Nếu điều đó cho tôi một vé trở về với vợ mình. Thì đó là sứ mạng của tôi. Anh muốn bỏ đi? Anh muốn đi khỏi đây và chiến đấu cuộc chiến này? Được rồi. Tôi sẽ không cản anh. Tôi sẽ chỉ coi đây là chuyện thủ tục. Chỉ biết rằng mỗi khi giết một người, tôi càng cảm thấy xa nhà hơn. ” Trong tiểu đội cũng có những người phản đối việc giải cứu Ryan, và hẳn đạo diễn nêu lên quan điểm để “nhắm” đến những khán giả “vô cảm” như tôi. Và tôi cũng có thể hiểu chỉ huy chiến dịch Miller, giải cứu Ryan hay phải lao vào cuộc chiến cũng chỉ vì anh muốn được về nhà. Có lẽ đây mới là ý nghĩa nhân văn của bộ phim. “Chúng ta đang bước qua những lằn ranh kỳ lạ. Thế giới này đã rẽ một khúc ngoặt méo mó…. Một phần trong tôi nghĩ rằng chàng trai này nói đúng. Anh ta đã làm gì để xứng đáng với chuyện này? Nếu anh ta muốn ở lại, được thôi. Chúng ta hãy để anh ta ở lại và đi về nhà… Nhưng một phần khác trong tôi thì nghĩ… Nếu nhờ một phép màu nào đó chúng ta có thể ở lại đây. Và tìm được đường ra, thì sao? Có thể một ngày kia chúng ta sẽ nhớ lại và đoan chắc rằng. Chuyện giải cứu binh nhì Ryan là một chuyện đúng đắn chúng ta từng làm. Trong bao nhiêu là chuyện hôi thối nơi này… Nếu chúng ta làm chuyện này, chúng ta có thể kiếm được vé trở về nhà.” Trong đoạn thoại trên có vẻ như người lính cảm thấy sự vô nghĩa của chiến tranh mà cứu người mới là ý nghĩa cuộc chiến này. Điều này tôi rất đồng tình, tuy nhiên bộ phim lại bắn giết quá nhiều, và có không ít chi tiết trong phim khiến tôi thấy đạo diễn quá là “hình tượng” một cách hơi lộ liễu. Chi tiết người lính hôn chiếc vòng có cây thập giá khi trên tàu. Và khi tiểu đội bế cô bé từ một gia đình, người lính muốn chấn an bằng việc tháo chiếc vòng để cô bé bớt lo sợ. Nhưng rồi cảnh này lại quá rối ren, khóc lóc, sợ hãi chỉ để lấy sự cảm thông cho khán giả, vậy mà tôi chỉ thấy lãng xẹt, bởi sự lùng bùng trong cảnh này mà một người lính khác bị bắn và hy sinh. Một trường đoạn hình tượng ngợi ca sự chiến đấu hy sinh của những người lính, mà sao tôi không hề thấy xúc động, mà chỉ thấy bực tức. Bực tức hơn là ảnh người lính Upham, hèn nhát không dám bước lên cầu thang trong khi đồng đội của mình ở trên tầng bị đâm chết. Và cuối cùng thì Upham là người sống sót. Liệu có châm biếm không khi Upham là hình ảnh của một kẻ sống sót hèn nhát. Liệu những người lính trở về, trong số họ cũng có những người hèn nhát như thế? Tôi thật sự không hiểu ý đồ của đạo diễn với nhân vật Upham là gì? Bạn tôi nói cái hay của phim là ở chỗ đó, bởi anh ta cũng là một con người. Tôi hiểu, là con người thì ai cũng có lúc yếu đuổi hèn nhát… nhưng thực lòng trong chiến tranh thấy hình ảnh đó thì không chấp nhận được, dù chỉ là trên phim. Ví dụ như trong phim FURY, một bộ phim chiến tranh không hay lắm, và cũng từng được so sánh với Saving Private Ryan, cũng có một người lính nhút nhát, nhưng anh không hề hèn nhát – 2 điều này hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra một vài chi tiết mà tôi thấy không thích như cảnh một người lính đang nấp nhặt những quả táo rơi xuống đất, đoạn Miller thả một kẻ địch, đoạn Miller và Ryan nói chuyện ôn lại kỷ niệm xưa,… Tất cả đều khiến tôi thấy bộ phim khiên cưỡng xây dựng hình ảnh cho một đội quân anh hùng. Hay như đoạn cuối phim khi Ryan đã già và đưa cả gia đình đến thăm mộ Miller và nói: “Hãy nói rằng tôi đã sống một cuộc đời tốt. Hãy nói tôi là một người tốt….Ông là người tốt.” Để cả một bộ phim chiến đấu khốc liện gần 3 tiếng đồng hồ, chỉ kết thúc bằng vài câu thoại “sáo rỗng” này, thì quả thật tôi thấy bộ phim này khá là nhạt nhẽo. Dù sao thì Ryan vẫn là người lính tuyệt vời, là hình ảnh ý nghĩa nhất của phim. Và dẫu rất khó chịu với bộ phim, thì tôi vẫn thật sự yêu mến chàng lính binh nhì trẻ tuổi Ryan, chắc chắn không phải vì tôi rất có cảm tình với Matt Damon, nam diễn viên thủ vai Ryan. “- Chuyện này thật vô lý, thưa ông. Vì sao tôi xứng đáng được trở về? Vì sao không là những người này? Họ cũng chiến đấu gian khổ như tôi! – Đó có phải là điều người ta sẽ nói với mẹ anh… Khi gởi cho bà ấy một lá cờ cuốn nữa? – Hãy nói với bà ấy rằng khi các anh tìm ra tôi, tôi đang ở đây. Với những người anh em duy nhất còn lại. Và không đời nào tôi bỏ họ đi. Tôi sẽ không đi khỏi cây cầu này.” Chỉ tiếc là Ryan không có nhiều cảnh chiến đấu mà tôi nghĩ là đạo diễn nên để anh được thể hiện. Nhưng có lẽ dù tên anh xuất hiện trong tựa phim, thì thực chất Ryan chỉ là một nhân vật phụ, mà nhân vật chính là Miller và đồng đội đại diện cho quân đội Mỹ đã chiến đấu anh dũng, còn sự thành công của chiến dịch “Giải cứu binh nhì Ryan” đại diện cho hành động nhân văn của chính phủ Mỹ. Khi viết ra những điều này tôi thấy mình thật nực cười. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về một tác phẩm. Có bạn cũng trao đổi bày tỏ quan điểm và cảm xúc về tính nhân văn của Saving Private Ryan, nhưng quả thật tôi vẫn không thấy bộ phim mang lại cho tôi ý nghĩa nhân văn sâu sắc nào. Dù vậy như tôi đã nói, Ryan và những người lính như anh vẫn rất tuyệt vời. Và đó là điều duy nhất tôi cảm nhận được khi cố gắng xem gần 3 tiếng bộ phim Saving Private Ryan. Chỉ tiếc các anh chỉ là những diên viễn phụ. p/s: Đã n lần thấy Saving Private Ryan được chiếu trên TV, nhưng không lần nào tôi đủ kiên nhẫn theo dõi, bởi vì lúc nào cũng thấy cảnh chiến đấu. Tôi rất ghét xem những bộ phim đề tài chiến tranh mà tốn quá nhiều bom đạn, xác chết. Ai cũng hiểu chiến tranh tàn khốc thế nào, nhưng không phải vì thế mà cứ phải đưa lên phim những hình ảnh giả tạo đó. Giống như trong một cuốn sách nào đó mà tôi đã đọc, hiện giờ chưa nhớ ra là cuốn sách nào nhưng tác giả có nói rằng: những cảnh bom đạn trong những bộ phim chiến tranh là nhảm nhỉ, vì tất cả chỉ là giả tạo. ( Đó là lý do vì sao tôi cũng khá chịu khó trích dẫn sách cũng như phim trên blog, để có internet nhắc nhớ những chi tiết, những cuốn sách mà chắc chắn tôi sẽ quên sau khi đọc) Một lần gần đây, trên status hình như của ca sỹ Hà Linh có viết về sự kiện “giải cứu” người Việt sau trận động đất ở Nepal, cô ấy có nhắc đến bộ phim Saving Private Ryan, khiến tôi ấn tượng và có dự định sẽ phải xem bộ phim này, để hiểu vì sao nó lại được đánh giá cao như vậy. Và ngày hôm nay, thật buồn khi xem một bộ phim được đánh giá cao mà lại có những cảm xúc trái chiều như vậy. Biết làm sao được, tôi cũng chỉ viết những điều tôi cảm nhận được, có thể sai, không đồng tình, nhưng tôi vẫn rất tôn trọng những ý kiến ca ngợi bộ phim này của các bạn 🙂 Nhắc đến đây chợt nghĩ… chẳng còn thấy ai nhắc đến trận động đất ở Nepal 4-2015 nữa. Trong suốt thế chiến thứ hai không ít người phải chịu những mất mát và đau thương mà cuộc chiến phi nghĩa này gây ra. Đau đớn nhất có lẽ là những người mẹ. Họ tiễn con mình ra trận để rồi sau đó nhận được mảnh giấy bảo tử trên tay. Họ mãi mãi mất đi đứa con yêu quí. Có những bà mẹ không chỉ mất đi một mà là tất cả những đứa con họ gửi ra chiến trường. Nỗi đau được nhân lên nhiều lần. Liệu có nỗi đau nào có thể hơn thế nữa? Đây cũng chính là bối cảnh chính của bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan”: thế chiến thứ hai và nỗi đau của những bà mẹ Mĩ trong chiến tranh. Người mẹ của bốn anh em nhà Ryan đang ngày ngày mòn mỏi chờ mong ngày cuộc chiến kết thúc và bà lại có thể nhìn những người con thân yêu bước qua bục cửa một lần nữa. Bà đâu hay rằng ba trong bốn người con của mình đã hi sinh trong các chiến dịch trên khắp chiến trường châu Âu. Giấy báo tử ủa cả 3 đang chuẩn bị được gửi về cho bà. Một nhân viên đánh máy cho quân đội kịp nhận ra điều tồi tệ ấy và báo cho chỉ huy biết. Chỉ huy đắn đo rất nhiều. Gửi cả ba tờ giấy thông báo cái chết của những đứa con cho người mẹ thật chẳng khác nào một phát súng giữa ngực bà ấy. Chỉ huy trao đổi điều này với cấp dưới, đưa ra kế hoạch sẽ cử một đội ở gần nơi đóng quân của Ryan còn lại kia đi giải cứu anh ta, đem anh về với mẹ để bà được an ủi phần nào. Nhiều ý kiến phản đối, và vị chỉ huy đã đọc cho tất cả nghe bức thư mà tổng thống Lincoln từng viết cho một bà mẹ trong nội chiến Mĩ năm nào, một bà mẹ có năm người con đều hi sinh. Những lời thật xúc động đã khiến cho mọi người không còn ai có ý kiến gì nữa. Kế hoạch giải cứu binh nhì Ryan được thông qua. Nhiệm vụ được giao cho Captain John H. Miller (Tom Hank thủ vai). Trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Omaha mở đầu cuộc chinh phục Norman, binh lính Mĩ do Miller chỉ huy đã chiếm được bờ biển và đóng quân ở đây, chuẩn bị đổ bộ sâu vào đất liền. Đây là nơi gần với nơi được cho là Ryan kia đang mất tích. Sauk hi nhận nhiệm vụ, ngay lập tức Catain Miller lập một đội và lên đường làm nhiệm vụ. Ông cần một người giỏi tiếng Đức để phiên dịch, và Upham được gọi vào đội. Upham trước giờ dù là lính nhưng chỉ lo giấy tờ văn thư nên khi cầm súng khá lóng ngóng. Những người trong đội xem thường anh vì cho rằng anh chẳng làm được gì, chỉ vướng chân. Dù vậy Upham vẫn cố làm quen với mọi người. Dù anh rất giỏi tiếng Đức nhưng khi mọi người trong đội đội gọi nhau là “Fubar” thì anh hoàn toàn khong biết nghĩa của nó là gì. Anh hỏi họ những họ chỉ cười và không giải thích gì. Hành trình tìm kiếm dấu vết của Ryan cứ tiếp tục. Người trong đội chết dần do đối đầu với lính Đức. Đến một trạm rada, Miller cùng đội của mình buộc phải hạ nó nếu muốn đi qua. Họ không có nhiều thời gian để đi vòng nên quyết định tấn công thẳng. Trong trạm rada chỉ có hai tên lính Đức và hai khẩu súng máy. Cuối cùng thì chúng cũng bị hạ nhưng đội của Miller cũng mất thêm một người. Một tên Đức bị bắt sống. Cả đội đòi xử tử hắn vì tội đã giết đồng đội của mình. Ban đầu Miller cũng đâòng ý. Nhưng sau đó ông đã nghĩ lại, cộng với lời thuyết phục của Upham xin tha cho hắn, ông đã đồng ý. Miller đã thuyết phục người của mình thả tù nhân ra. Nhiều người không đồng ý nhưng họ vẫn tuân theo. Đội tiếp tục đi, họ gặp nơi đóng quân của một đội quân Mĩ khác. Nhiệm vụ cứ ngỡ là đã hoàn thành ở đây khi họ gặp được Ryan nhưng không phải, đây là một Ryan khác, không phải Ryan mà họ cần tìm. Đội lại tiếp tục hành trình. Trên đường đi đội lại gặp một đoàn quân khác. Qua dò hỏi họ biết được thông tinh từ một anh lính lãng tai về Ryan, đó là Ryan đang cùng đồng đội cố thủ ở cây cầu trên song Merderet ở thị trấn Ramelle. Thành phố này giờ đây gần như đã là một đống đổ nát khi quân Đức luôn tấn công vì muốn có được nơi này. Có được thông tin, Miller lập tức cùng đội của mình hướng về cây cầu. Khi gần đến nơi họ bất ngờ vướng phải một toán quân Đức đi tuần. Họ ẩn nấp chờ toán lính đi qua. Miller ra lệnh cho người của mình không được phép nổ súng, im lặng lặng ẩn nấp. Bổng nhiên tiếng súng vang lên, không chỉ một mà nhiều tiếng súng cùng vang lên, rồi cả tiếng bazooka hạ tăng hướng về toán lính Đức. Có lẽ là người của mình, Miller không chần chừ nữa, ra lệnh nổ súng. Cuối cùng thì hụ cũng hạ hoàn toàn lính Đức. Những người nổ súng kia cũng là lính Mĩ đang cố thủ ở cây cầu, nơi mà đội của Miller đang cần tìm. Trong số những người ấy, Ryan chính là người bắn bazooka hạ tăng. Cuối cùng thì Miller cũng đã tìm ra Ryan. Tuy nhiên nhiệm vụ của Miller và đội của ông vẫn chưa kết thúc. Sau khi báo tin cho Ryan về cái chết của những người anh trai của anh và tin anh được cho về nhà, cứ tưởng Ryan sẽ vui mừng nhận lấy điều ấy nhưng không, Ryan muốn ở lại với đồng đội của mình. Cây cầu này là điểm trọng yếu ngăn bước tiến của quân Đức tràn sang. Trong khi đồng đội của mình đang tử thủ ở đây chờ cứu viện với đủ mọi thiếu thốn, Ryan không thể rời đi. Anh hi vọng mẹ mình sẽ hiểu và ở lại chiến đấu. Người trong đội của Miller bắt đầu nổi giận. Để tìm kiếm và giải cứu cho Ryan họ cũng đã mất đi nhiều đồng đội của mình. Vậy mà giờ đây khi gặp được Ryan rồi thì anh nói không muốn trở về để cho sự hi sinh của những đồng đội kia là vô ích, điều này với người trong đội của Miller là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên dù họ có nói gì thì Ryan vẫn quyết định ở lại và sống chết bên đồng đội của mình. Cuối cùng Captain Miller đưa ra quyết định cả đội của ông cũng sẽ ở lại đây cùng tử thủ với đội của Ryan. Lời ông nói với người trong đội của mình rất rõ ràng: “Nhiệm vụ của chúng ta là giải cứ Ryan. Nếu giờ chúng ta bỏ về thì hành động đó sẽ bị coi là đào ngũ. Vì vậy hãy ở lại đây cùng chiến đấu, bảo vệ Ryan và hoàn thành nhiệm vụ của mình.” Captain Miller bắt đầu chuẩn bị kế hoạch tác chiến để bảo vệ cây cầu cùng mọi người. Từ một lượng thuốc nổ lấy từ cây cầu, ông cho thiết kế “Sticky bomb” cùng một số loại bom khác với tác dụng làm chậm bước tiến công của địch. Lượng thuốc nổ còn lại đủ giật sập cây cầu trong trường hợp xấu nhất. Mọi thứ chuẩn bị cho cuộc nghênh địch đã sẵn sang. Trong lúc chờ địch đến, mọi người nói chuyện với nhau để giữ sự bình tĩnh. Miller và Ryan nói về những người anh của Ryan và những suy ngẫm về cuộc chiến. Upham cùng những người khác giờ đã trở nên thân thiết với nhau, đùa giỡn với nhau. Anh cũng đã phần nào hiểu được ý nghĩa của từ “Fubar”, một cách nào đó nó là sự tin tưởng của những người đồng chí vào nhau. Đâu vang lên một giọng hát của một cô gái Đức. Không ai hiểu nội dung của nó là gì nhưng giai điệu thì thật là dịu dàng và thanh bình biết bao. Tất cả đều thả hồn vào giọng ca ấy. Lời thông báo của tay sniper canh gác trên tháp đã cắt ngang những giai điệu thanh bình ấy. Quân Đức đang đến và mọi người đều đã sẵn sang chiến đấu. Và cuộc chiến bắt đầu. Dù lực lượng có phần yếu hơn nhưng quân Mĩ đã kiềm chân quân Đức khá tốt. Miller cùng những người khác liên tục làm giảm sinh lực địch. Ông vừa chiến đấu, vừa cố gắng giữ an toàn cho Ryan khi cứ liên tục kéo Ryan nằm xuống mỗi khi anh ngóc đầu lên và muốn chiến đấu. Có một chi tiết rất hay ở đây. Upham là người được giao nhiệm vụ mang đạn dược và tiếp tế cho mọi người. Một đồng đội của anh hết đạn, chiến đấu tay không với tên Đức. Upham cầm súng và đứng bên ngoài. Anh hoàn toàn có thể hạ tên Đức và cứ đồng đội của mình nhưng anh không làm. Anh sợ hãi và run lên một cách đột độ. Cuối cùng tên lính Đức đã giết được người đồng đội của Upham kia trong khi anh vẫn còn đang run rẩy. Bất ngờ thay hắn chính là người mà Upham đã xin tha chết ở trạm rada nọ. Hắn bước ra và đi thẳng qua mặt Upham đang khóc vì sợ hãi. Hắn không giết Upham có lẽ vì phần nào cảm kích về ơn cứu mạng của Upham trước kia. Chi tiết này được đưa vào phim hoàn toàn có ý đồ của nó, nếu không tìm hiểu kĩ chắc ta khó mà hiểu được. Upham là người Mĩ, còn người đồng đội bị giết kia là người Do Thái. Đạo diễn của phim là Steven Spelberg, ông cũng là một người Do Thái. Ông xây dựn hình tượng những nhân vật này tượng trưng cho hoàn cảnh lịch sử bấy giờ: người Đức tàn sát người Do Thái trong khi người Mĩ, một quốc gia có tiếng nói trên thế giới chỉ đứng ngoài nhìn mà không hề có động thái nào nhằm giúp đỡ người Do Thái. Hình tượng Upham cũng như là cái nhìn của đạo diễn về người Mĩ: hèn nhát, chỉ bảo vệ quyền lợi của mình. Một chi tiết rất hay mà mình học được qua giờ ESL US History. Cuộc chiến đấu bảo vệ cây cầu cùng dẫn kết thúc. Quân Mĩ yêu thế hơn về lực lượng nên dần rút qua cây cầu, chuẩn bị giật sập cầu. Nhiều lính Mĩ đã chết, Captian Miller cũng bị thương nặng. Dẫu vậy ông vẫn cố gắng bảo vệ Ryan và cây cầu cho đến lúc cuối cùng. Trong lúc ông chuẩn bị cho nổ bom giật sập cầu thì quân cứu viện cũng đến kịp lúc và bảo về câu cầu thành công. Lính Đức bị tiêu diệt rất nhiều. Upham lúc này cũng như tĩnh cơn mê, bắn hạ tên lính Đức kia. Không biết liệu hành động này của Upham có được coi là dũng cảm? Vì bị thương quá nặng, Captain Miller không qua khỏi và hi sinh. Trước khi ra đi ông thì thào với Ryan mấy từ:” Hãy nhận lấy điều này đi, hãy nhận lấy điều này…” (Earn this) và hi sinh. Ryan thật sự xúc động vì sự ra đi của người đã dung hết tính mạng để bảo vệ mình. Không chỉ mỗi Miller mà còn nhiều người khác cũng đã hi sinh tính mạng để bảo vệ anh. Ryan lại được trở về với mẹ, chính thức bỏ chiến trường lại sau lưng và có một cuộc sống mình thường, hạnh phúc. Mấy chục năm sau, khi đã trở thành một ông lão, có một gia đinh hạnh phúc, Ryan vẫn luôn biết ơn và cảm thấy xúc động với những người đã cho anh có cuộc sống như bây giờ, một cuộc sống thanh phình thật sự. Anh đã cố gắng sống thật tốt, sống thay cả phần của Miller cũng như nhiều người khác đã đặt niềm tin vào anh, niềm tin về một ngày mai tươi sáng với chiến tranh ở sau lưng. Giá trị lớn nhất mà bộ phim để lại là cái nhìn đau buồn về sự tàn khốc của chiến tranh cùng với đó là tình đồng đội và tinh thần trách nhiệm. Cái đau buồn mà chiến tranh để lại ắt hẳn nhiều người biết đến nhưng để hiểu hết thì chưa chắc. Giữa sự tàn khốc ấy của chiến tranh, tình đồng đội của những người lính sáng chói lòa như là một biểu tượng đẹp giữa lòng chiến tranh. Họ sống cùng nhau, chết với nhau, cùng hướng tới nhiệm vụ cuối cùng. Chỉ vậy thôi đã biến họ đã trở thành người chiến thắng duy nhất trong cuộc chiến này. -
Phantom Thread (2017)
- 0 downloads
Phantom Thread là bộ phim chủ đề thời trang, tâm lý mang nhịp độ chậm rãi, không khí Anh Quốc cổ điển, xen kẽ những khung cảnh sang trọng, lãng mạn sẽ khiến bạn nhận ra nhiều khía cạnh của tình yêu. Raynolds Woodcock - một thiên tài bị tổn thương Phantom Thread có tựa tiếng Việt là Bóng Ma Sợi Chỉ, cũng là hình tượng để ám chỉ đến Reynolds Woodcock (đóng bởi Daniel Day-Lewis), một nhà thiết kế trang phục nữ danh tiếng ở thời kỳ hậu chiến nước Anh. Đối với Reynolds, việc trở thành người chuyên may đo các bộ váy đầm kiêu sa, lộng lẫy không chỉ là một tình yêu với công việc, hay một tài năng bẩm sinh. Đó còn là một bóng ma quá khứ, một sự thương nhớ và ám ảnh về người mẹ quá cố đã truyền nghề cho ông từ thuở ấu thơ. Reynolds sống cùng chị gái Cyril Woodcock (Lesley Manville) tại một căn nhà phố tọa lạc gần trung tâm London. Căn nhà này dùng để làm văn phòng của thương hiệu Woodcook, chuyên đón tiếp các quý bà giàu sang đến may đầm. Vốn là người chìm đắm vào công việc và tôn thờ những bộ váy do bản thân thiết kế, Reynolds chỉ sống trong một vòng lặp khép kín: ông dậy sớm, chải chuốt từ cơ thể đến trang phục một cách cẩn trọng, xuống bàn ăn sáng và bắt đầu phác thảo ý tưởng. Ở những phân cảnh đặc tả việc cắt may trang phục, người xem luôn có thể nhìn thấy sự tập trung cao độ của Raynolds đối với từng chất vải, từng đường kim mũi chỉ ra sao. Có cảm giác như ánh mắt của ông luôn dính chặt vào từng bộ trang phục. Reynolds có cô độc không? Có, mặc dù sống trong sự chăm sóc của người chị gái cùng những nàng thơ, nhưng ông vẫn cô độc vì không thể tìm thấy sự gắn kết nối giữa bản thân và họ. Vì ông không thể chịu nổi những tiếng động khi làm bữa sáng, những chiếc bánh ngọt đầy kem bơ vì nó khiến ông bị sao nhãng. Vì ông không thể nghĩ đến ai khác ngoài mẹ mình và sự khao khát được chăm sóc bị giấu kín. Reynolds đè nén sự yếu đuối bên trong bằng cách tỏ ra là người đàn ông hào hoa, tinh tế, lịch thiệp và luôn chiều lòng những vị khách hàng nữ. Alma Elson - một nàng thơ khác lạ Không có gì ngạc nhiên khi Alma Elson (Vicky Krieps) - nàng thơ sau này của Reynolds lại gọi ông là “hungry boy” (cậu bé đói bụng) hay “spoiled little baby” (đứa trẻ hư hỏng). Trái ngược với Reynolds, Alma chỉ là một người nhập cư, là một cô hầu bàn bình thường tại một nhà hàng bình thường vùng ngoại ô. Ở Alma, người xem không được tiết lộ bất cứ điều gì về hoàn cảnh xuất thân hay quá khứ của nàng. Alma cũng không có sắc đẹp kiều diễm, cơ thể hoàn hảo như nàng thơ Johanna (Camilla Rutherford) trước đó. Một cách kỳ lạ, cả hai vẫn bị thu hút nhau trong những giây phút đầu tiên, khi Reynolds cố gắng gọi món lâu hơn, để rồi mời Alma bước vào cuộc sống của mình. Ông cho Alma diện những bộ cánh rực rỡ, quý phái nhất, sau tất cả cũng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn sự sáng tạo của ông. Vậy là Alma, từ chỗ là một cô gái bình thường, có phần vụng về thô kệch, dưới sự dẫn dắt của Raynolds, cô đã trở thành một quý cô sang trọng và tỏa sáng. Cặp đôi này sẽ khiến chúng ta thấy quen thuộc như cái kết hạnh phúc giữa cô gái thường dân và bạch mã hoàng tử. Khung cảnh hai người nắm tay nhau dạo bước trên bờ biển dài hay giữa đại lộ một cách lãng mạn sẽ khiến người xem ấm lòng vì cuối cùng họ đã tìm thấy nhau. Raynolds đã nói: “tôi cảm giác như mình đã tìm kiếm em bấy lâu nay”, Alma đáp lại: “anh đã tìm thấy em, bất kể anh làm điều gì, hãy làm cho đúng”. Tình yêu hay là sự kiểm soát? Chào mừng đến giai đoạn vỡ mộng của tình yêu, nơi chúng ta chứng kiến sự thay đổi bất thường từ những người đang yêu nhau và xem họ làm tổn thương nhau như thế nào? Khi Alma nhận thấy Raynolds chỉ xem cô là một “người mẫu”, hay đúng hơn là một con ma nơ canh vô hồn với số đo cơ thể vừa tầm mắt của Raynolds, từ đó ông có thể tạo ra những bộ váy một cách thăng hoa nhất. Hóa ra Raynolds không hề yêu Alma như ông nói, mà chỉ xem cô là người thay thế chỗ của Johanna. Ngay cả Cyril cũng đối xử với Alma theo cách như vậy. Bà chỉ tỏ ra hài lòng khi em trai mình hài lòng, nếu có thể loại bỏ một nàng thơ nào đó, bà sẽ rất vui khi làm như vậy. Trong một số mâu thuẫn, Raynolds dùng sự thượng đẳng về nghề nghiệp, gia sản, danh tiếng của mình để khiến Alma cảm thấy xấu hổ vì cô “không có gu thẩm mỹ, không biết đếm số”. Ông tự cô lập bản thân trong những giây phút tập trung cao độ để tách biệt hoàn toàn với Alma. Thậm chí, Raynolds cho Alma một phòng ngủ riêng, ngay bên cạnh phòng mình như một cách khẳng định, dù cô có thể bước vào cuộc đời ông, nhưng cô sẽ không bao giờ có thể chạm tới không gian riêng của ông được. Alma yêu Raynolds, bởi cảm xúc, sự gắn bó, sự chung thủy và sự trân trọng khi Raynolds đã may cho cô những bộ váy khiến cô trở nên vững chãi, quý phái. Nhưng Alma nên làm gì khi Raynolds càng ngày càng trở nên xa cách cô hơn? Khi cô nhận ra mình chỉ là vật thế thân không hơn không kém? Chúng ta sẽ thấy Alma ở những phân cảnh mà cô từng bước khẳng định mình. Cô cố gắng phá vỡ những lề thói của Raynolds, đầu tiên là cách cô chuẩn bị bữa sáng trên bàn ăn cho Raynolds với những tiếng động lách cách, như người cưỡi ngựa chạy quanh phòng và điều đó khiến Raynolds nổi giận. Hoặc là phủ nhận ý kiến của cả Raynolds và Cyril khi 2 người này muốn cô phải mặc trang phục cô không muốn. Khi đoàn công nương đến từ Châu Âu đến văn phòng Woodcook để đặt may váy, Alma đã nhìn thẳng vào công chúa và nói: “Xin chào, tôi sống ở đây”. Cô muốn tạo bất ngờ cho Reynolds khi tổ chức một bữa tiệc nhỏ với món ăn ông không ưa thích. Ở Alma, cô lúc này không còn là một nàng thơ bình thường nữa. Cô không chấp nhận sự đối kháng đến từ hai chị em nhà Woodcook để rồi nhận một cái kết phũ phàng. Thay vào đó, Alma đã tìm thấy một loại nấm độc và bắt đầu học cách chế biến nó. Đây có thể xem như một biện pháp cuối cùng để Alma níu giữ tình yêu, khiến cho Raynolds bị bệnh, khi ấy ông sẽ như một đứa trẻ, ngoan ngoãn, dịu dàng và nằm trong vòng tay của cô. Raynolds, với nhu cầu giấu kín là được chăm sóc, được che chở bởi người mẹ cuối cùng cũng chấp nhận rằng, từ đây đến hết cuộc đời, ông sẽ sống dưới sự chăm sóc của Alma. “Kiss me, my girl, before I’m sick” là câu nói ở phần kết gây ám ảnh nhất. Dưới góc nhìn tâm lý học, đây là một mối quan hệ không khỏe mạnh chút nào. Sự đau khổ tạo ra chấn thương và biến thành sự phụ thuộc không ngừng. Trong mối quan hệ của Raynolds và Alma, cả 2 đều không có một tình yêu tự thân đích thực, họ phải liên tục phụ thuộc và kiểm soát lẫn nhau để duy trì tình yêu. Có nghịch lý không khi sự độc hại này lại mang đến kết quả tích cực? Như Alma đã nói: “nếu anh ấy không tỉnh dậy vào ngày mai, thì cũng chẳng có điều gì phải hối tiếc, bởi vì tôi biết anh ấy sẽ luôn đợi tôi, ở thế giới bên kia và kiếp sau”. Chúng ta được chứng kiến một mối quan hệ nằm giữa lằn ranh của sự độc hại và sự gắn bó, giữa tình yêu chung thủy và sự kiểm soát. Alma yêu Raynolds khi ông trở nên yếu đuối, cần được bảo vệ. Raynolds yêu Alma khi cô trở thành một người mẹ dịu dàng chăm sóc ông. Một tình yêu lạ kỳ, được khâu bằng những sợi chỉ của bóng ma, tổn thương và nấm độc. Lời kết Phantom Thread theo cảm nhận của mình là một bộ phim đẹp về nhiều khía cạnh. Về chất lượng hình ảnh và những thước phim đầy tính nghệ thuật, với mỗi khung hình đều được đạo diễn Paul Thomas Anderson chăm chút tỉ mỉ, tựa như những bức tranh thời Phục Hưng. Ngạc nhiên hơn là bộ phim không hề có sự đóng góp của một đạo diễn hình ảnh - DOP (Director of Photography) nào, toàn bộ khâu hình ảnh đều được thực hiện chỉ bởi Paul Thomas Anderson và ekip. Tiếp theo đó, không thể kể đến sự diễn xuất bậc thầy của Daniel Day-Lewis, nam diễn viên đã đoạt nhiều giải Oscar nhờ vào lối diễn xuất method acting của mình. Ông thể hiện thành công một nhà thiết kế Raynolds Woodcook đầy tính nghệ sĩ, lịch thiệp và sang trọng. Hóa ra hình tượng này được lấy cảm hứng từ nhà thiết kế nổi tiếng thập niên 40-50 là Charles James, một nhà mốt đẳng cấp ngang hàng với Coco Chanel, Christian Dior cùng thời. Vicky Krieps và Lesly Manville cũng là 2 diễn viên đáng gờm, góp phần làm nổi bật hình tượng nhà thiết kế Woodcook nhưng vẫn giữ được đúng chất riêng của mình. Nếu xem kỹ hơn, bạn có thể sẽ nhận thấy nhân vật bà chị Cyril có nét gì đó khiến người ta phải bật cười vì sự phớt tỉnh ăng lê của bà. Cuối cùng, âm nhạc và trang phục tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho phim. Khán giả sẽ mãn nhãn với những bộ váy được gia công, thiết kế đẳng cấp nhất. Những bộ váy vừa khiến mình cảm thấy nó đẹp và sang một cách trọn vẹn, vừa đủ, không khoa trương (một lần nữa nó lại có phong cách giống với style của Charles James). Về âm nhạc thì được biên soạn bởi Jonny Greenwood, nghệ sĩ, nhạc sĩ và là thành viên của ban nhạc rock Radiohead. Nếu ai thích nghe nhạc cổ điển thì sẽ khó quên được những bản nhạc trong phim. Mỗi cú chuyển cảnh đều dẫn theo những đoạn nhạc khác nhau, nhưng tinh tế đến mức người xem khó mà nhận ra được và họ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đây cũng là điểm mà mình thích nhất ở bộ phim này. -
Pitch Perfect (2012)
- 0 downloads
Là một sinh viên mới tại Đại học Barden, Beca bị thuyết phục một cách miễn cưỡng để trở thành thành viên của The Bellas, một nhóm hát toàn nữ. Với những ý tưởng mới mẻ của mình, The Bellas hồi sinh màn trình diễn của họ và thách thức các đồng nghiệp nam trong một cuộc thi rất được mong đợi trong khuôn viên trường. -
The Prestige (2006)
- 0 downloads
Không biết bạn đã nghe đến cái tên “Christopher Nolan” chưa, nhưng đây là tên của một vị đạo diễn tài ba mà bất cứ con mọt phim nào hay xem phim Âu Mỹ đều biết đến. Ông nổi tiếng với những bộ phim không hề tầm thường một chút nào, nội dung phim ông luôn có chiều sâu với sự lồng ghép tình tiết và sắp xếp thời gian một cách tài tình, và trong đó là sự pha trộn giữa thực tế và giả tưởng, giữa lô gic và tâm lý, giữa những sự hack não đến tột độ cùng với những phút giây khiến người xem phải kinh ngạc và sững sờ. Xem phim của Nolan là một trải nghiệm hoàn toàn khác lạ, nó khiến từng nơ ron thần kinh não của bạn phải căng hết cả độ dài bộ phim, và nó khiến tâm trí bạn ám ảnh và day dứt suốt một thời gian sau khi bộ phim đã kết thúc. Và The Prestige là một trong số những bộ phim như thế. Nếu như ai đó đã từng xem Now you see me rồi thì chắc chắn cũng sẽ hứng thú với thể loại này, bởi bộ phim cũng lấy đề tài về ảo thuật và cuộc tranh tài, đấu trí giữa những ảo thuật gia, nhưng là bối cảnh xã hội nước anh vào khoảng thế kỉ XIX. Mở đầu phim là một màn giới thiệu vô cùng ấn tượng và cũng đậm chất Christopher Nolan: “Mỗi trò ảo thuật gồm có 3 phần hoặc hành động. Phần một gọi là “bảo đảm”, ảo thuật gia sẽ cho bạn xem một thứ gì đó bình thường. Một bộ bài, một chú chim hoặc một chàng trai. Họ sẽ cho bạn xem nó, có thể sẽ nhờ bạn kiểm tra, để xem nó có phải là thật, không bị chỉnh sửa, bình thường không. Nhưng dĩ nhiên là nó không bình thường rồi. Màn hai gọi là “bước ngoặt”. Ảo thuật gia lấy thứ bình thường, và làm nó thành thứ phi thường. Bạn thắc mắc bí mật đằng sau nó, nhưng bạn không tìm ra đâu. Bởi vì tất nhiên, bạn không chủ tâm tìm kiếm. Bạn không thật sự muốn biết. Bạn muốn bị … lừa. Nhưng bạn sẽ chưa vỗ tay đâu, bởi vì làm cái gì đó biến mất là chưa đủ. Bạn phải đem nó về nữa. Thế nên mỗi tiết mục ảo thuật đều có phần ba, phần khó nhất. Chúng tôi gọi đó là: “Cao trào” – “The Prestige” Bộ phim kể về hai nhà ảo thuật gia tài năng Robert Angier (Hugh Jackman thủ vai) và Alfred Borden (Christian Bale thủ vai), hay đúng hơn là cuộc tranh tài và đấu trí của họ vì những mục đích tăm tối. Angier và Borden vốn đều là những người đồng nghiệp cùng làm trong ngành ảo thuật với vai trò là khán giả đóng thế. Angier vốn dĩ có bản tính hiền lành, lương thiện, Borden thì có phần khác, ngay từ những cảnh đầu phim anh ta đã thể hiện mình là một con người khá độc đoán, tham vọng và cầu toàn, cũng bởi anh ta thực chất là một ảo thuật gia vô cùng tài năng nhưng chưa có cơ hội để phô diễn tài năng đấy. Chính bởi tính cách có phần hơi cao ngạo của mình, Borden đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp và chính sai lầm ấy đã làm rạn nứt mối quan hệ của họ. Từ bạn, họ trở thành kẻ thù không đội trời chung. Angier sau sai lầm của Borden luôn đem lòng căm hận Borden, họ bày ra những mưu mô nhằm phá hoại sự nghiệp của nhau, gây thương tích cho nhau và cuối cùng lòng oán hận lẫn nhau cứ tác động qua lại trở thành chuỗi dây xích không có điểm kết thúc, trói buộc họ vào những toan tính, những hành vi của tội ác. Hai con người đều có tài, có tình yêu, có một sự nghiệp đang lên ngôi nhưng chính sự đố kị và lòng hận thù không có hồi kết đã khiến họ mất đi tất cả và trở thành những kẻ bại trận. Có thể thấy, mặc dù kết thúc phim, một người trong số họ chiến thắng nhưng đó không phải là một chiến thắng thật sự,chiến thắng vẻ vang, chỉ là một sự chấm dứt cuộc đấu tranh giữa họ. Bộ phim được kể theo một trình tự thời gian không bình thường, bắt đầu ở hiện tại và trở về quá khứ rồi lại quay về hiện tại, một trình tự thời gian thường thấy ở những bộ phim khác của đạo diễn Nolan. Và cũng giống như cảm giác khi xem các bộ phim khác của Nolan, suốt nửa thời gian đầu tiên bạn vẫn còn khá mù mờ về các tình tiết, và không hiểu tự dưng các tình tiết ấy xuất hiện có ngụ ý gì, nhưng rồi càng về cuối và đến tận những giây phút cuối cùng của bộ phim, nó thực sự như những mảnh ghép rời rạc tự tìm đến nhau để ráp thành một bức tranh hoàn chỉnh, và lúc đấy chúng ta sẽ ở trong trạng thái, “à thì ra là như vậy”, và nhận ra không một chi tiết nào trong phim là thừa thãi, vô dụng cả. Và thật kì diệu khi mình vô tình phát hiện ra, bộ phim thực chất là một trò ảo thuật với đủ 3 màn. Màn đầu khiến con người ta cảm thấy bình thường, màn tiếp theo ( đến giữa phim) là những phân đoạn khiến ta phải thắc mắc, trăn trở, và màn kết thúc là khiến chúng ta phải đột ngột thốt lên “thật là vl”. Thực sự, khi xem bộ phim này, đừng vì đoạn đầu tiên mà bỏ dở giữa chừng vì đến cuối phim rồi bạn mới vỡ lẽ ra được cái hay và cái tài của phim. Diễn xuất của diễn viên thì khỏi nói, phim của Christopher Nolan luôn luôn hội tụ những dàn diễn viên sáng giá nhất và có thần thái nhất, có diễn viên còn đóng đến 3 bộ phim của Nolan rồi ( điển hình là Tom Hardy). Có lẽ vai diễn ấn tượng nhất đối với mình chính là vai diễn của Robert Angier do Hugh Jackman thủ vai. Hugh đã diễn rất tròn vai khi thể hiện những tâm trạng, những giằng xé của một con người vốn lương thiện bỗng trở thành một kẻ thủ ác luôn chất chứa sự căm hận và đố kị đang trượt dài trên con đường tha hóa. Trên hết Hugh còn thể hiện liền một lúc hai vai diễn với hai nét tính cách hoàn toàn khác nhau mà ta những tưởng như là có 2 người đóng vậy. Và Christian Bale cũng không phải là một ngoại lệ. Anh đã thể hiện thành công một Borden tài năng, cao ngạo và cũng không kém phần xảo quyệt. Vai diễn Olivia ( do Scarlett Johanson) thủ vai cũng là một vai diễn khá thú vị. Olivia là phụ tá cùng Angier biểu diễn những trò ảo thuật trên sân khấu. Cô là một cô gái lương thiện, thông minh và chung thủy nhưng chính cuộc đấu tranh không hồi kết giữa hai ảo thuật gia, và cũng là hai người đàn ông mà cô đem lòng yêu thương đã reo giắc cho cô những đau khổ, tuyệt vọng. Vẻ đẹp trong nhân cách của cô gái này và những câu thoại khá sâu cay cũng chính là điều làm nên cái hay của bộ phim. Và nội dung phim, thì khỏi nói chắc ai cũng có thể nhận ra, nhấn mạnh vào cái giá của tham vọng và sự đố kị, đề cao giá trị của tình yêu, lòng trắc ẩn và vị tha giữa con người với con người. Và có lẽ để bàn sâu hơn về nội dung thì mình chỉ có thể nhắc đến ở phần “Spoiler” Và sau đây mình xin bàn sâu hơn đến nội dung phim dựa trên một số phân đoạn mà mình cực thích.Trước hết, phim đã nhấn mạnh đến một thực trạng vô cùng sâu cay: Tham vọng và đố kị luôn và sẽ mãi là con dao hai lưỡi, nó có thể nâng con người lên cao nhưng tới một thời điểm nhất định nó sẽ đẩy ta xuống vực thẳm của sự thất bại. Angier biết mình không thể trở thành một ảo thuật gia tài năng như Borden, nhưng anh ta vẫn luôn ấp ủ một khát khao phi hiện thực là vượt mặt Borden và nhấm chìm Borden trong sự thất bại. Tất cả khát khao đó trước hết bắt nguồn từ lòng căm hận. Angier căm hận Borden vì chính sự cao ngạo và cầu toàn của anh ta đã cướp đi cô gái mà Angier yêu thương, hay chính là cướp đi cuộc sống và niềm hạnh phúc duy nhất của Angier. Cùng với đó là lòng ghen ghét và đố kị đến điên loạn. Angier đố kị Borden bởi anh ta có một cuộc sống hạnh phúc với một người vợ đẹp và một cô con gái đáng yêu trong khi bản thân Angier phải sống trong cô độc, và Borden mang trong mình một tài năng thiên bẩm về ảo thuật mà Angier có cố gắng đến đâu cũng không thể có được. Và từ lòng căm hận, đố kị đó, Angier sinh tham vọng, anh tham vọng được vượt mặt Borden, trở thành ảo thuật gia hàng đầu thế giới và được hưởng thụ cái hào quang của một người nghệ sĩ ảo thuật, đó là được nghe những tràng vỗ tay, những tiếng hét tán tụng và vẻ mặt sững sờ lẫn thán phục của khán giả. Niềm tham vọng ấy đã đẩy Angier vào con đường tha hóa, tội lỗi, từ một người đến con chim nhỏ còn không nỡ giết, Angier sẵn sàng chôn sống người để moi ra được bí mật của Borden, sao chép những trò ảo thuật của Borden và nhờ sự giúp đỡ của Cutter ( một cố vấn ảo thuật đại tài) thay đổi và nâng tầm trò ảo thuật đó lên hòng vượt mặt Borden, và cuối cùng là rắp tâm lập nên một âm mưu đẩy Borden vào chỗ chết. Quả thực, âm mưu của Angier được đầu tư rất kỹ càng đến từng chi tiết, nhưng rốt cuộc, trước bộ óc tính toán đại tài của Borden, Angier vẫn thất bại. Angier quá đề cao những điều lớn lao vĩ đại để rồi bỏ quên những chi tiết nhỏ nhặt nhất, bản thân anh ta phải tự nhân bản mình và trải qua những đau đớn sau mỗi lần chết đi sống lại để đạt được cái đích mà mình mong muốn thì khi đó, Borden vẫn nhởn nhơ với hai danh tính, hai thân dạng khác nhau. Borden có một người anh em sinh đôi, và họ thay phiên nhau quản lý cuộc sống của cùng một người. Thực sự thì đến giây phút cuối cùng, mình hoàn toàn choáng ngợp trước sự xuất hiện của cùng lúc 2 Borden, một Borden đã ra pháp trường và sẵn sàng để cuộc đời mình bị tước đoạt, còn một Borden trở lại để kết liễu cuộc đời Angier. Quả thực đó là một màn ảo thuật đại tài, một sự tính toán tỉ mỉ mà đơn giản đến độ không ai ngờ tới. Rốt cuộc, Angier là người thua cuộc bởi anh ta đã mất tất cả, sự nghiệp, tình yêu và thậm chí là cả mạng sống của mình. Nhưng thực ra, nếu ngẫm sâu hơn thì trong cuộc chiến không cân sức này, không ai là người thắng cuộc cả. Angier ra đi với một phát súng và một sự nghiệp bị sụp đổ, còn Borden thì ở lại trong sự bơ vơ khi người vợ mà anh rất mực yêu thương, người em trai song sinh trung thành đã ra đi vĩnh viễn. Chính những mất mát ấy đã khiến ta hiểu ra rằng, lòng tham vọng của con người là một thứ hiểm họa khôn lường bắt ta phải đánh đổi rất nhiều thứ. Cuộc sống luôn phải đấu tranh, thù hận và đố kị không bao giờ có thể là một cuộc sống viên mãn cả. Màn ảo thuật của chính hai bị ảo thuật gia đại tài đó đã kết thúc nhưng màn cao trào của nó vẫn để lại tiếng vang muôn thuở khắc sâu vào tâm khảm nhiều người. -
The Post (2017)
- 0 downloads
Bộ phim mới của đạo diễn Steven Spielberg kể lại một mặt trận khác trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra giữa giới báo chí với chính phủ Mỹ ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương. Năm 1966, chuyên gia phân tích quân sự Daniel Ellsberg (Matthew Rhys) được cử tới Việt Nam để khảo sát thực trạng cuộc chiến đang đi đến hồi khốc liệt của quân đội Mỹ. Tận mắt chứng kiến thương vong ngày một gia tăng của binh lính nước nhà, ông nhanh chóng nhận ra đây thực tế là trận chiến vô vọng đối với chính phủ xứ sở cờ hoa. Nhận định ấy được chính Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara (Bruce Greenwood) thừa nhận với Daniel Ellsberg và Tổng thống Lyndon Johnson trên chuyến bay trở về quê hương. Song, trước sự ngạc nhiên của Ellsberg, McNamara ngay khi đặt chân xuống phi trường đã thản nhiên tuyên bố với báo chí rằng chiến trường khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiến triển theo chiều hướng có lợi cho nước Mỹ, và chiến thắng cuối cùng là mục tiêu hoàn toàn khả thi. Sau vài năm suy nghĩ về những người lính Mỹ bỏ mạng vô nghĩa trên chiến trường Việt Nam vì hàng loạt lời nói dối trắng trợn và để giữ thể diện cho các quan chức như Robert McNamara, Daniel Ellsberg quyết định phải để công chúng biết rõ sự thật rằng họ đã bị chính quyền nhiều đời tổng thống lừa dối hết lần này tới lần khác trong các vấn đề liên quan tới chiến tranh Việt Nam. Từ viện nghiên cứu quân sự RAND, Ellsberg bắt đầu tuồn ra ngoài hàng nghìn trang tài liệu mật chứa đựng sự thật về cuộc chiến, cũng như sẵn sàng cung cấp chúng cho báo chí để phổ biến rộng rãi tới độc giả nước Mỹ. Dĩ nhiên, với những nhà báo như Ben Bradlee (Tom Hanks) - Tổng biên tập tờ The Washington Post (hay gọi tắt là The Post), các báo cáo mật của Daniel Ellsberg là cơ hội nghìn năm có một để thực hiện trách nhiệm xã hội của một nhà báo chân chính: đưa sự thật tới công chúng. Đó cũng là dịp để một tờ báo đang thất thế ở thị trường trong nước như The Post giành lấy độc giả từ nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn rất nhiều như The New York Times. Sau khi chính tờ The New York Times bị chính quyền Tổng thống Mỹ khi ấy là Nixon kiện ra toà vì dám đăng một phần báo cáo của Daniel Ellsberg với lý do làm lộ bí mật quân sự, Ben Bradlee lại càng có cơ sở để cho xuất bản The Pentagon Papers (Hồ sơ Lầu Năm Góc). Và đó giống như hành động giúp bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho báo chí nước Mỹ. Song, với những người chủ báo như bà Katharine Graham (Meryl Streep) - chủ tịch sở hữu The Post, “đăng hay không đăng” là bài toán hóc búa hơn nhiều. Bà không chỉ có trách nhiệm đối với độc giả giống như Ben Bradlee, mà còn phải tính toán với sinh mệnh của cả tờ báo trong bối cảnh “đứa con tinh thần” mới phát hành cổ phiếu lần đầu, và cần tránh mọi rắc rối chính trị có thể gây tác động tới nhà đầu tư. Là người phụ nữ đầu tiên làm chủ một tờ báo lớn tại Mỹ - nơi nạn trọng nam khinh nữ vẫn còn rất phổ biến trong thập niên 1960-1970, bà Graham loay hoay đi tìm đáp án dưới sức ép từ những tiếng nói bảo thủ trong ban giám đốc toàn phái mạnh của tờ The Post, và từ nhiều mối quan hệ thân tình mà bà phải mất rất nhiều năm mới có thể gây dựng với giới quan chức, bao gồm cả chính Bob McNamara. Liên quan tới các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật, khán giả có thể dễ dàng đoán ra lựa chọn cuối cùng của Katharine Graham đã gây tác động lớn thế nào tới xã hội Mỹ nói chung, và tương lai của tờ The Post nói riêng. Tuy nhiên, chặng đường đầy khó khăn đi tới lời giải bài toán “đăng hay không đăng” thì có lẽ chưa nhiều người biết tới. Và đây là phần nội dung chính của The Post - tác phẩm điện ảnh mới nhất đến từ đạo diễn lừng danh Steven Spielberg. Tác giả kịch bản chính của The Post là nữ biên kịch Liz Hannah. Cô gái 32 tuổi bắt đầu thai nghén bộ phim mang đề tài báo chí sau khi đọc cuốn tự truyện từng giành giải Pulitzer mang tên Personal History của chính Katharine Graham. Hoàn thành năm 2016, The Post của Hannah nằm trong danh sách những kịch bản triển vọng nhất của Hollywood, và lập tức được nhà sản xuất quyền lực Amy Pascal mua lại rồi chuyển thể lên màn ảnh rộng với đội ngũ làm phim “toàn sao” gồm đạo diễn Steven Spielberg và bộ đôi Tom Hanks - Meryl Streep. Với chất lượng sản xuất gần như tuyệt hảo dưới bàn tay nhào nặn của Spielberg và bộ ba cộng sự thân thiết của ông là quay phim Janusz Kamiński, nhạc soạn nhạc John Williams, và dựng phim Michael Kahn, The Post đã tái dựng thành công bầu không khí của xã hội, chính trường nước Mỹ những năm 1960-1970. Nền tảng kỹ thuật vững chắc ấy của bộ phim, cùng sự hỗ trợ để hoàn thiện kịch bản của Josh Singer - người từng giành giải Oscar với một tác phẩm điện ảnh khác mang đề tài báo chí là Spotlight (2015), là những điều kiện không thể thuận lợi hơn để giúp kịch bản ban đầu của Liz Hannah trở nên thăng hoa. Không phụ lòng mong đợi của người yêu điện ảnh, The Post là bộ phim nói về các nhân vật và sự kiện của hơn 40 năm trước, nhưng vẫn mang đậm tính thời sự nóng hổi, với nhịp phim mạch lạc và tuyến nhân vật rõ ràng. Cốt truyện vừa mang tính chân thực lịch sử, vừa phản ánh hơi thở hiện đại của xã hội nước Mỹ vốn chưa hết bàng hoàng sau những bê bối liên quan tới chính quyền và giới quân sự bởi các vụ tiết lộ bí mật nhà nước của Chelsea Manning và Edward Snowden, cũng như tình trạng đối đầu căng thẳng kéo dài giữa chính phủ mới dưới thời Tổng thống Donald Trump và báo chí Mỹ với hai tiếng nói tiên phong đến từ chính The Washington Post và The New York Times. Tuy nhiên, người yêu lịch sử, đặc biệt là những ai quan tâm tới các sự kiện xoay quanh Hồ sơ Lầu Năm Góc - một yếu tố chính dẫn đến việc công chúng Mỹ thực sự quay lưng với chính quyền trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam - chưa chắc đã cảm thấy hài lòng với The Post. Dẫu được thực hiện hết sức nghiêm cẩn, bộ phim lại tập trung vào việc mô tả hình ảnh của Katharine Graham và Ben Bradlee, thay vì nhân vật trung tâm của sự kiện lịch sử là Daniel Ellsberg. Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng Graham và Bradlee đã góp công lớn trong việc đưa Hồ sơ Lầu Năm Góc ra ánh sáng dư luận. Nhưng người phát hiện ra sự dối trá của chính phủ Mỹ, người sẵn sàng gánh chịu nguy cơ bị truy tố tội gián điệp và phản quốc để đưa sự thật tới công chúng, người bất chấp nguy hiểm đi tìm những nhà báo còn lương tri để hợp tác, là Daniel Ellsberg. Nhưng từng đó rõ ràng là chưa đủ để có thể đánh giá đầy đủ về vai trò của ông đối với tiến trình lịch sử Mỹ, nhất là khi chân dung giản dị của Daniel Ellsberg trong phim bị phủ bóng bởi Graham và Bradlee, đúng như cái cách diễn viên Matthew Rhys hoàn toàn lu mờ trước hai tên tuổi đáng kính bậc nhất Hollywood là Meryl Streep và Tom Hanks.Qua một số phân đoạn ngắn ngủi có sự xuất hiện của Ellsberg trong The Post, khán giả có thể phần nào cảm nhận thấy sự hy sinh vì chân lý của nhà hoạt động phản chiến. Có lẽ chính vì tầm quan trọng lịch sử vượt trội của kép phụ Daniel Ellsberg mà đạo diễn Steven Spielberg phải dùng tới thủ pháp xây dựng hình ảnh nhân vật một cách kịch tính nhưng gượng gạo, thậm chí là mang hơi hướm tuyên truyền thái quá ở cuối phim khi tờ The Washington Post phải đối diện với phán quyết từ Toà án Tối cao Mỹ, để làm bật lên vai trò của Katherine Graham và Ben Bradlee đối với bối cảnh chung. Nhưng ngay cả việc sử dụng các thủ pháp điện ảnh đó cũng không thực sự giúp Graham và Bradlee có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả. Bởi sự phát triển tính cách của bộ đôi không để lại nhiều ấn tượng, nhất là khi người xem “phải” bị động nghe chính họ hoặc người xung quanh giải thích lộ liễu về suy nghĩ và lựa chọn, thay vì “được” chủ động chứng kiến và hiểu lý do của những quyết định ấy thông qua các chi tiết kịch bản tinh tế. Do đó, nếu so sánh với một tác phẩm tiểu sử - lịch sử nổi tiếng khác của Steven Spielberg là Lincoln (2012), The Post tỏ ra nhỉnh hơn về sự hấp dẫn của nội dung, nhưng lại thua kém hẳn về chiều sâu kịch bản và nhân vật. Không phải ban biên tập của The Post, mà chính các phóng viên của tờ The New York Times như Neil Sheehan mới là những gương mặt bất chấp sự an nguy của bản thân để nổ phát súng đầu tiên, hỗ trợ Daniel Ellsberg trong cuộc tấn công vào “pháo đài gian trá” của chính phủ Mỹ.Đặc biệt, cách bộ phim đẩy tờ The Washington Post lên tuyến đầu của cuộc chiến bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong vụ Hồ sơ Lầu Năm Góc cũng có thể khiến người yêu lịch sử tiếp tục không hài lòng. Do đó, tuy người ta có thể ca ngợi The Post trong việc đề cao giá trị nhập thế của báo chí trong giai đoạn nước Mỹ gặp nhiều bất ổn dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhưng đây không phải là tác phẩm xuất sắc của dòng lịch sử, nhất là nếu đem so sánh với các phim mang cùng đề tài báo chí như All the President’s Men (1976) hay Spotlight. Dẫu khen hay chê kịch bản của The Post, bất cứ khán giả nào cũng phải thừa nhận rằng Tom Hanks và Meryl Streep đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của họ. Nếu như Ben Bradlee của Tom Hanks thuộc dạng “dễ nhập vai” vì tính cách nồng nhiệt, bùng nổ của nhân vật, thì Streep thêm một lần nữa giải thích lý do tại sao bà lại có nhiều đề cử Oscar đến thế trong sự nghiệp. Cách diễn kìm nén, sâu sắc của Meryl Streep vừa thể hiện sự do dự, bị động bên ngoài của một Katherine Graham rất phụ nữ, lịch thiệp, vừa khắc hoạ niềm tin sắt đá vào giá trị của báo chí và sự chủ động dần chín muồi bên trong người chủ tờ báo được coi là trụ cột tương lai của nền báo chí chính thống Mỹ. Meryl Streep khẳng định đẳng cấp diễn xuất với vai diễn mới Katherine Graham. Có lẽ nếu còn sống, bà Katherine Graham hẳn cũng sẽ hài lòng khi chứng kiến Streep thể hiện hình ảnh bản thân trên màn ảnh. Thông qua nhân vật trong phim, người xem vừa có thể cảm nhận tình yêu mà Graham dành cho The Washington Post - di sản của gia đình bà và cũng là đại diện ưu tú cho quyền tự do ngôn luận của hiến pháp Hoa Kỳ, vừa hiểu rõ sự vươn lên không gì ngăn cản nổi của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Trong thời buổi nhiễu loạn thông tin với mạng xã hội, với “fake news”, với chủ nghĩa dân tộc và dân tuý tràn lan, công chúng cần nhiều hơn những nhà báo như Ben Bradlee, những chủ báo như Katherine Graham. Bởi chỉ với người sẵn sàng dùng ngòi bút làm vũ khí bảo vệ sự thật như họ, mặt trái của xã hội hay những lời dối trá của người nắm quyền lực mới có thể bị phơi bày. Tuy không phải là một tác phẩm điện ảnh hoàn hảo, nhưng chắc chắn The Post sẽ góp phần vào việc kêu gọi và khuyến khích cánh nhà báo trở thành những Bradlee mới, những Graham mới, của xã hội hiện đại.