
Everything posted by Joker
-
Biển Tình CD037 - Đoạn Cuối Tình Yêu - Phi Nhung & Mạnh Quỳnh
-
Biển Tình CD029 - Những Đồi Hoa Sim - Mạnh Quỳnh & Phi Nhung
- Biển Tình CD008 - Người Đi Qua Đời Tôi
- Biển Tình CD004 - Tình Ca Muôn Thuở
-
Red Sparrow (2018)
- 0 downloads
Dominika Egorova bất đắc dĩ được chọn để đào tạo thành một “chim sẻ”, môt điệp viên có sức quyến rũ chết người của Tổng cục an ninh Nga. Dominika phải học cách sử dụng cơ thể như một loại vũ khí, tuy nhiên cô vẫn luôn đấu tranh để duy trì ý thức về bản thân trong suốt quá trình huấn luyện làm vô nhân hóa. Được phát hiện ra tài năng trong một hệ thống tiêu cực, cô nổi lên là một trong những người giỏi nhất của chương trình đào tạo. Mục tiêu đầu tiên của cô là Nate Nash, một nhân viên của CIA, đảm trách nhiệm vụ nằm vùng nhạy cảm nhất của cơ quan tình báo Nga. Hai con người trẻ tuổi rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn giữa lôi cuốn và lừa dối, đe dọa đến sự nghiệp của họ, lòng trung thành và an ninh của cả hai quốc gia. -
Annihilation (2018)
- 0 downloads
Annihilation (tạm dịch: Vùng Diệt Vong), là bộ phim sci-fi, kinh dị đến từ đạo diễn Alex Garland, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Jeff VanderMeer. Phim xoay quanh một nhóm các nhà khoa học quân sự đi vào vùng ánh sáng bí ẩn có tên gọi The Shimmer, để tìm hiểu thực hư chuyện gì đã xảy ra với các nhóm thám hiểm được cử đi trước đó. Tại đây, họ tìm thấy các loài động vật, cây cỏ và cảnh quan vô cùng kỳ dị. Mọi chuyện càng lúc càng nguy hiểm khi họ bắt đầu đối mặt với các lực lượng ngoài hành tinh. Có các nhân vật trung tâm đều là nữ, nhiều tầng ý nghĩa và triết lý quá sâu xa đã khiến Paramount Pictures rút lại ý định công chiếu Annihilation tại rạp, thay vào đó phát sóng trên Netflix. Thật mừng vì sự tồn tại của Netflix và các dịch vụ streaming nói chung, bởi nhờ nó mà khán giả mới có dịp được thưởng thức các phim vốn không dành cho đại chúng như Annihilation. Ấn tượng đầu tiên dễ dàng nhận ra của Annihilation là mặt hình ảnh tuyệt đẹp. Màu sắc và cảnh vật hòa quyện với nhau khiến người ta bị cuốn theo từng khung hình nhỏ nhất. Sự kịch tính của phim trải dài theo từng phân đoạn, không mất đi mà luôn ở đó, lúc nào cũng khiến người xem hồi hộp vì cảm giác sắp có chuyện sẽ xảy ra, mặc cho cách dẫn dắt có phần chậm chạp từ tiết tấu cho đến góc quay. Sự thành công của phim trong việc mang lại cảm giác này cho người xem, còn đến từ âm thanh réo rắt rờn rợn như đang khoan vào não. Ai nói rằng sự đột biến và tính kinh dị của nó phải xấu xí, Annihilation chắc chắn khác biệt ở điểm này. Từng chiếc ghế chỏng chơ, cây cầu được bao phủ bởi những bông hoa trắng, ngôi nhà với mảng dây leo che hết gần phân nửa, ô cửa sổ có chiếc rèm xám, ngọn cỏ cao đến đầu gối, những cái cây trong suốt, mặt biển óng ánh sắc màu… chỉ riêng mặt thẩm mỹ của Annihilation đã giúp nó trở thành bộ phim vô cùng đáng xem. Nhưng đương nhiên, Annihilation sẽ không thể được người ta chú ý nhiều đến vậy nếu chỉ dựa vào mặt hình ảnh. Nội dung linh hoạt và nhiều lớp ý nghĩa của phim quả thật không dễ gì nắm bắt được. Alex Garland đã từng nói rằng Annihilation tập trung vào hành vi tự hủy hoại bản thân nhưng bộ phim vẫn có thể được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác như bình đẳng giới, nhân sinh, y học, tôn giáo… Chứng bệnh ung thư và hành vi tự hủy hoại bản thân vốn có liên hệ mật thiết với nhau trong phim, như một tảng băng trôi với ý nghĩa y học là 30% mỏm băng nổi trên mặt biển. Ung thư là chứng bệnh vốn không do bất cứ một loại virus hay tổn hại nào bên ngoài ảnh hưởng lên cơ thể của người bệnh. Cơ thể liên tục sản xuất ra các tế bào nhằm thay thế các tế bào đã chết và giúp chúng ta phát triển hoặc hàn gắn vết thương. Quá trình này được kiểm soát bởi các gen riêng biệt, và các gen này bị tổn hại sẽ dẫn đến bệnh ung thư. Sự tổn hại này xảy ra trong cuộc đời con người hoặc do di truyền từ thế hệ trước. Ở giai đoạn đầu của ung thư, bản thân người bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào rõ ràng, mọi thứ vẫn bình thường, cho đến khi khối u được phát hiện, tức là bệnh đã trở nặng. The Shimmer xuất hiện và bao trùm các vùng xung quanh ngọn hải đăng cũng có thể được xem như diễn biến của bệnh ung thư. Mọi thứ trước đó vẫn bình thường, và rồi The Shimmer bỗng hiện diện tại ngọn hải đăng, dần dần lan rộng. Cảnh cuối phim khi Ventress “phân hủy”, hút một giọt máu (chứa DNA) của Lena và trở thành chính cô, ngụ ý cho tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng vừa giống như “người ngoài hành tinh”, nhưng đồng thời cũng là tế bào của chính bản thân người bệnh. Cách các nhân vật đối đầu với The Shimmer cũng là các quá trình khác nhau mà các bệnh nhân đối mặt với nó như: Cass – đột ngột chết vì ung thư, Anya – trạng thái tự lừa dối, tuyệt vọng, Josie – buông xuôi, Ventress – đối mặt với nó, nhưng rồi cũng bỏ cuộc và cuối cùng là Lena – chiến đấu với căn bệnh và tiếp tục sống. Tuy nhiên, đôi mắt kỳ lạ của Lena ở cuối phim mang ý nghĩa bệnh ung thư vẫn còn ẩn nấp trong Lena, không thực sự mất đi và vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Đấy là về mặt y học, về mặt tâm lý thì mối quan hệ hôn nhân đổ vỡ của Lena và Kane cũng có thể được xem như một dạng ung thư. Hành vi tự hủy hoại bản thân của Lena, lừa dối chồng mình đã tạo nên một “khối u” giữa Lena và Kane. Cả 2 đều phải đối mặt với những vấn đề trong hôn nhân đang xấu đi của mình, chỉ khác nhau ở mốc thời gian. Đoạn cuối, Lena và Kane đã bỏ quá khứ của họ ở lại The Shimmer bằng cách giết chết bản thể cũ của mình, 2 người gặp lại, tha thứ và ôm lấy nhau, nhưng kể từ giây phút đó, chúng ta đều biết rằng họ đã thay đổi. Không chỉ riêng Lena, mỗi nhân vật nữ của Annihilation đều có chung hành vi tự hủy hoại bản thân: Cass đắm mình trong sự bi quan và quá khứ mất mát; Anya nghiện chất kích thích, có hành vi bạo lực, tách mình khỏi xã hội và phá hoại các mối quan hệ (đoạn Anya trói 3 người còn lại trong đội); Josie tự làm đau chính mình và cuối cùng là buông xuôi, tìm đến cái chết; Ventress là che giấu cảm xúc (chúng ta thường chẳng thấy nhân vật này có biểu hiện vui, buồn, hờn, giận nào), bỏ bê bản thân (quyết tâm đi về phía ngọn hải đăng mà không cần ngơi nghỉ)… Cuối cùng, tất cả các nhân vật khác đều đã chết, chỉ có mình Lena chống chọi được và “tiến hóa”, trở thành con người mới. Không chỉ ở khía cạnh tâm lý, y học, Annihilation hoàn toàn có thể được hiểu theo hướng tôn giáo, tâm linh bởi biểu tượng con rắn hình vô cực trên tay Lena. Con rắn này, nếu để ý kỹ, sẽ thấy nó xuất phát từ một vết bầm nhỏ ở đoạn đầu khi đoàn thám hiểm gặp con cá sấu. Ở một số cảnh sau, ta thấy vết bầm lan rộng thành dấu vô cực, cuối cùng là xuất hiện một hình xăm con rắn ngậm đuôi. Con rắn ngậm đuôi ngụ ý biểu tượng ourobos – sự luân hồi, chuyển kiếp và sự tái sinh sau cái chết. Kết cục của mỗi nhân vật trong Annihilation là các dạng khác nhau của cái chết và sự sống sau cái chết được nhắc đến trong nhiều tôn giáo. Cass bị một con gấu giết chết trong đau đớn là biểu tượng của một cái chết không tự nhiên, linh hồn của Cass không thể siêu thoát mà kẹt lại trong tiếng thét kinh dị của con gấu bị đột biến, tức là chết oan. Anya – chết vì nhân quả, vì hành động của chính mình, đau đớn và không hề nhẹ nhàng chút nào. Josie – sống cuộc đời đã quá khổ đau, vì thế mà cô chết và tái sinh thành cây cỏ, hòa vào tự nhiên. Ventress – tan biến thành cát bụi, mãi không thể tái sinh được nữa. Lena thì chết và được chuyển kiếp thành người mới, Lena mới - vừa là Lena, nhưng cũng không hẳn là Lena. Đương nhiên, Annihilation đối với mỗi người xem sẽ có những cảm nhận khác nhau, suy nghĩ khác nhau và sự chiêm nghiệm mà chúng ta rút ra được từ bộ phim đều xuất phát từ cuộc đời, kinh nghiệm sống và những biến cố rút ra được từ quá khứ. Tôi tin rằng, ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời của chúng ta, khi xem lại, đều sẽ nghiệm ra điều gì đó mới mẻ và độc đáo hơn. -
Incredibles 2 (2018)
- 0 downloads
“The Incredibles” ra mắt lần đầu vào năm 2004, bốn năm trước khi Iron Man xuất hiện và hình thành vũ trụ điện ảnh Marvel. Trước đó, các bộ phim siêu anh hùng hay phim chuyển thể truyện tranh thường không mấy thành công, điển hình như phim Hellboy hay Catwoman ra đời cùng năm 2014. Bây giờ là năm 2018, và toàn bộ nền điện ảnh giải trí đã rất khác biệt nhờ sự phục hưng của kỷ nguyên siêu anh hùng. Và cũng vào lúc này, Pixar tung ra Incredible 2 – một thách thức không nhỏ theo lời đạo diễn Brad Bird. “Giống như khi bạn đi ra ngoài sân bóng, một nơi có mặt sân trụi cỏ, hỗn độn và có quá nhiều trò chơi để tham gia. Không có gì phát triển thêm được nữa,” Bird cho biết trong một cuộc họp báo gần đây tại trụ sở của Pixar ở Emeryville, California. “Đó là lúc mà bạn cảm thấy, ‘Trời ơi không còn gì để khám phá nữa.” Bird đã ví các phim siêu anh hùng hiện nay như những phim phương Tây vào khoảng giữa thế kỷ 20. “Nếu bạn có tivi, 95% chương trình tivi là từ phương Tây”, ông nói. “Chúng tôi đang ở giai đoạn đó nên chuyện làm phim gặp rất nhiều thách thức, vì không chỉ có vấn đề công chiếu phim hay quảng bá, mà còn có một loạt chương trình truyền hình có nội dung siêu anh hùng tương tự khiến bạn phải thốt lên ‘Vậy sao phải tốn công làm phim nhỉ?’” Cuối cùng, họ trở lại với những điều độc đáo cốt lõi của The Incredibles: một gia đình siêu anh hùng sống trong thế giới mà họ phải che giấu quyền năng của mình. Đó là một ý tưởng có rất nhiều điều để khai thác. “Khi chúng tôi cố gắng bán ý tưởng phần một The Incredibles, có nhiều lời phê bình như ‘Bộ phim này là gì? Phim gia đình, gián điệp hay siêu anh hùng? Thể loại là gì? Anh phải chọn một thể loại thôi,’ John Walker, nhà sản xuất Incredibles 2 chia sẻ. “Và tôi nghĩ đó là thế mạnh của cả hai phần phim, là có tất cả những yếu tố ấy chứ không chỉ bám riêng vào thể loại phim siêu anh hùng bình thường.” Bird nói rằng họ không nhất thiết phải cố gắng làm hài lòng giới mộ điệu phim siêu anh hùng hay bất kỳ nhóm khán giả nào. “Bạn sẽ bị phân tâm khi nghĩ về việc làm hài lòng một nhóm khán giả già, trẻ, đông, tây, bắc, nam, thuộc phe bảo thủ hay tự do hay những người thuộc tất cả các nhóm ấy. Nếu bạn cố gắng nghĩ đến một nhóm khán giả nhất định, họ sẽ thích gì trong hai năm nữa? Giống như suy nghĩ của bạn sẽ bị bó hẹp và không bao giờ thoát ra được.” Ông chia sẻ, “Tốt hơn nên suy nghĩ là, ‘Tôi đi xem phim ở rạp. Tôi thấy gì ở phần mở màn? Tôi muốn xem cái gì?” “Như thế làm tôi thoải mái hơn, thay vì ‘Khán giả sẽ nghĩ gì? Các nhà phê bình sẽ nói gì? Họ thích điều gì nhất ở phần 1? Tôi làm phần 2 là vì họ thích hay tôi muốn làm họ ngạc nhiên?” Ông tiếp tục. “Và câu trả lời là cả hai điều đó. Bạn muốn các nhân vật có tính nhất quán, bạn muốn cảm nhận của mọi người về thế giới trong phim không thay đổi, nhưng bạn không muốn nội dung phim quá dễ đoán. Đó là một thách thức không dễ đáp ứng được, cũng chính là thách thức dành cho những người làm phim.” Như nhà sản xuất Walker đã chia sẻ, họ mất 14 năm để làm phần tiếp theo, cho thấy sự nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra ở phần 2 của phim. “Có một câu trong kinh doanh mà tôi không thể chịu được, đó là ‘Nếu không làm phần 2 thì tôi đã bỏ lỡ một món hời lớn’ Bird trả lời. “Nhưng trời ơi, tiền không phải là động lực làm tôi thức dậy vào mỗi sáng, mà là một điều gì đó khiến mọi người mãi thích thú đến tận 100 năm sau. Nếu làm vì tiền thì chúng tôi đã không mất đến 14 năm. Không có đem lại lợi lộc gì cả. Đó là chuyện làm phim mà chúng tôi muốn kể với mọi người.” -
The Incredibles (2004)
- 0 downloads
Phim bắt đầu vào những năm 1960, khi siêu anh hùng rất phổ biến và được yêu mến. Tuy nhiên, sau một loạt sự cố và kiện tụng, chính phủ quyết định cấm tất cả các hoạt động của siêu anh hùng để tránh gây thêm thiệt hại. Gia đình Parr, gồm Bob Parr (Mr. Incredible), Helen Parr (Elastigirl), và ba đứa trẻ của họ—Violet, Dash, và Jack-Jack—đã phải sống cuộc đời bình thường dưới các danh tính giả. Bob Parr (Mr. Incredible) là một nhân viên văn phòng, cảm thấy không hài lòng với cuộc sống đơn điệu và ước mơ trở lại với những ngày tháng huy hoàng khi anh còn là siêu anh hùng. Helen (Elastigirl) hiện là một người mẹ nội trợ, và hai đứa con, Violet và Dash, cũng đang học cách kiểm soát các siêu năng lực của mình mà không bị lộ. Một ngày nọ, Bob nhận được một lời mời bí mật để thực hiện một nhiệm vụ siêu anh hùng. Anh chấp nhận và phát hiện rằng mình đang bị kéo vào một âm mưu của Syndrome, một kẻ thù cũ từ quá khứ. Syndrome, tên thật là Buddy, từng là một người hâm mộ của Mr. Incredible nhưng đã trở nên căm ghét anh vì không được công nhận. Khi Bob gặp nguy hiểm, Helen phát hiện ra và quyết định cùng với các con tham gia vào cuộc phiêu lưu để cứu Bob. Gia đình Parr, giờ đây phải sử dụng tất cả các kỹ năng và siêu năng lực của mình, hợp tác để đối phó với Syndrome và giải cứu thế giới. Cuộc chiến gay cấn diễn ra với việc gia đình Parr phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm việc chống lại các cỗ máy của Syndrome và giải cứu thành phố. Cuối cùng, họ đã thành công trong việc ngăn chặn kế hoạch của Syndrome và bảo vệ thế giới, đồng thời khôi phục danh tiếng của các siêu anh hùng. - 2 Fast 2 Furious (2003)
-
A Simple Favor (2018)
- 0 downloads
Tác phẩm 18+ của Blake Lively và Anna Kendrick kể về vụ mất tích của một phụ nữ có cuộc sống tưởng chừng hoàn hảo. Được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám cùng tên của nhà văn Darcey Bell, A Simple Favor (Lời thỉnh cầu bí ẩn) quy tụ hai sao nữ đình đám là Blake Lively và Anna Kendrick. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Henry Golding - nam diễn viên gốc Malaysia đang được chú ý sau vai diễn trong Crazy Rich Asians (Con nhà siêu giàu châu Á). Tác phẩm do Paul Feig - đạo diễn bộ ba phim hài Bridesmaids - The Heat - Spy - thực hiện. Stephanie Smothers (Anna Kendrick đóng) là một bà mẹ trẻ đơn thân kiêm vlogger chuyên dạy nội trợ trên mạng xã hội. Trong một lần đón con, cô gặp gỡ và kết thân với Emily Nelson (Blake Lively) - nữ doanh nhân giàu có, xinh đẹp đang sống bên người chồng là nhà văn nổi tiếng và cậu con trai. Cả hai trở thành bạn thân và gặp nhau thường xuyên. Nhưng một ngày, Emily đột nhiên mất tích sau khi nhờ bạn đón con hộ. Trước sự biến mất bí ẩn của bạn thân, Stephanie lần theo các manh mối để tìm ra sự thật. Cô bắt đầu khám phá những bí mật bên dưới cuộc sống tưởng chừng hoàn hảo của Emily. Cuốn tiểu thuyết trinh thám A Simple Favor từng được so sánh với Gone Girl của nữ nhà văn Gillian Flynn khi khai thác cùng đề tài sự mất tích của những cô vợ xinh đẹp. Tuy nhiên, khi chuyển thể lên màn ảnh rộng, đạo diễn Paul Feig - vốn là người rất hay pha trộn nhiều thể loại - quyết định kết hợp cả yếu tố rùng rợn, ly kỳ và hài, lãng mạn. A Simple Favor có không khí khá nhẹ nhàng, thiên về hài châm biếm hơn là trinh thám dù câu chuyện càng về sau càng có nhiều chi tiết bất ngờ. Blake Lively gây ấn tượng mạnh với phong cách thời trang sang trọng, vẻ đẹp không góc chết trong từng khuôn hình. Nhân vật Emily được xây dựng là một người phụ nữ hiện đại có cuộc sống hoàn hảo bê ngoài nhưng gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống. So với những phim gần đây như The Shallows hay The Age of Adaline, Blake Lively có bước tiến khi thể hiện nhân vật đa chiều, sắc sảo. Nhưng so với nhân vật chính trong Gone Girl, vai này chưa đủ sức nặng bởi động cơ dẫn đến vụ mất tích trong A Simple Favor không rõ ràng. Đối lập phong cách với Blake Lively là một Anna Kendrick trong vai bà mẹ bỉm sữa thích buôn chuyện, nghiện mạng xã hội và hay tò mò. Ở nửa đầu phim, nhân vật này rất dễ thương và tạo được thiện cảm nhưng càng về sau, phần thể hiện của Anna tạo cảm giác hơi gồng cho nhân vật. Henry Golding có nhiều đất diễn trong A Simple Favor. Anh kết hợp ăn ý với cả hai mỹ nhân của phim cả về ngoại hình lẫn lối diễn xuất. Có lợi thế về ngoại hình, đặc biệt là chiều cao không thua kém các tài tử Hollywood, Henry Golding đang có nhiều thuận lợi phát triển sự nghiệp ở kinh đô điện ảnh thế giới, nhất là khi các diễn viên gốc Á dần khẳng định được vị thế gần đây. Bên cạnh thời trang và vẻ đẹp của dàn diễn viên chính, A Simple Favor còn tạo sức hút nhờ nhạc phim. Các bản nhạc Pháp từ cổ điển đến hiện đại tạo được một màu sắc vừa sang trọng, vừa huyền bí cho câu chuyện xoay quanh cuộc sống đầy bí ẩn và phức tạp của cô nàng Emily. Bài hát tiếng Pháp kinh điển có tên Comment te dire adieu cũng được phối mới lại để sử dụng trong phim. Về tổng thể, A Simple Favor không phải một phim trinh thám quá kịch tính nhưng có lối thể hiện mới lạ với chất hài châm biếm, thể hiện qua các mẩu đối thoại giữa ba nhân vật. Tác phẩm có điểm số tương đối cao trên các chuyên trang điện ảnh, nhận 85% ý kiến tích cực trên Rotten Tomatoes. -
Air Force One (1997)
- 0 downloads
Lần đầu trải nghiệm xem phim giữa lưng chừng thành phố tại BK6! Cảm giác thật tuyệt khi vừa nhâm nhi cà phê, vừa ngắm nhìn từng dòng xe nối đuôi nhau giữa Sài Gòn và thưởng thức những bộ phim có “gu” hay tuyệt! Gặp lại hai “người quen” nhiều kỷ niệm Harrison Ford và Gary Oldman trong một bộ phim cũ nhưng không kém liên quan đến thời sự: Air Force One của đạo diễn Đức lừng danh Wolfgang Petersen. Air Force One – Không lực 1 chính là tên của một trong những chiếc phi cơ hiện đại nhất hành tinh cũng là “Nhà Trắng trên không” của Tổng Thống Mỹ. Những ngày qua câu chuyện về Tổng thống Mỹ Barack Obama và chuyến công du của ông đến VN cũng gây ồn ào và tốn giấy mực kinh khủng khiếp. Tất tần tật những gì thuộc về ông Obama cũng được mọi người quan tâm và tìm hiểu. Chính vì thế, một bộ phim lấy bối cảnh chính là chiếc chuyên cơ đặc biệt dùng để chuyên chở ông trong mọi chuyến công du khắp thế giới cũng tạo ra thật nhiều háo hức khi xem phim. Phim lấy bối cảnh những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, viên tướng Ivan Radek trở thành một nhà độc tài ở Kazakhstan. Ông ta âm mư lật đổ chính phủ Nga do Tổng thống Petrov lãnh đạo, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng. Chính vì vậy, để ngăn chặn âm mưu này, một nhóm đặc nhiệm Mỹ đã tiến hành đột kích dinh Tổng thống Kazakhstan, bắt Radek về Moscow xét xử. Và thế là, chuyến bay của Tổng thống Mỹ hư cấu có tên là James Marshall (do ngôi sao kỳ cựu Harrison Ford thủ vai) đến thăm Nga để tỏ lòng cám ơn về vụ bắt giữ Radek đã bất ngờ bị những tên không tặc người Nga tấn công. Tổng thống ngay lập tức được đưa vào khoang cứu sinh rời khỏi Air Force One, song vợ con ngài cùng hơn 50 nhân viên vẫn bị bắt giữ lại làm con tin. Lúc này bọn khủng bố, đứng đầu là Egor Korshunov (do chú “Sirius Black” Gary Oldman thủ vai) muốn chính phủ Mỹ phải thả viên tướng Ivan Radek ra nếu không sẽ bắn chết mọi con tin. Phim có nội dung cũng rất dễ đoán khi đột nhiên có một nhân vật bí hiểm mà ai-cũng-biết-là-ai-đấy xuất hiện trên máy bay và hạ gục từng tên khủng bố! Diễn biến phim thế nào mời các bạn xem phim sẽ rõ vì cũng không có quá nhiều chi tiết đặc sắc để kể trừ những pha giáp lá cà khá “cảm giác”. Mình cũng khá thích cách đạo diễn Wolfgang Petersen (người từng làm Troy, The Perfect Storm) xây dựng các tuyến nhân vật rất chặt chẽ, tính cách rõ ràng, có lớp lang, cấu tứ mạch lạc theo đúng kiểu tư duy của người Đức. Diễn biến phim không bị rối rắm mà chuyển cảnh hợp lý. Diễn viên trong phim ngoài Harrison Ford mình cũng ấn tượng với vai phản diện Egor Korshunov do Gary Oldman đóng – không quá xuất sắc song gương mặt rất giàu biểu cảm. Ngoài ra, mình cực kỳ thích ba nhân vật nữ trong phim là Phó tổng thống Mỹ Kathryn Bennett (của nữ diễn viên Glenn Close), Đệ nhất phu nhân Mỹ Grace Marshall (của Wendy Crewson) và cô con gái Alice Marshall (của Liesel Matthews). Cả ba đều vô cùng hợp vai với thần thái của những người có tầm ảnh hưởng lớn. Bà PTT Mỹ cứng rắn sắt đá, là hậu thuẫn vững chắc cho TT và không bị lung lay bởi những thế lực muốn hạ thấp quyền lực hay phế truất TT. Đệ nhất phu nhân Mỹ lại toát ra một vẻ đẹp quý phái và cốt cách quả cảm, dù phải chết cũng không muốn chồng nhượng bộ để thả tên tướng Radek. Alice tuy còn nhỏ tuổi và phải chứng kiến những cảnh giết chóc kinh hoàng, nhưng cô bé có đôi mắt ngời sáng ấy vẫn giữ được sự bình tĩnh cần thiết, sự ấm áp và nhân hậu khi nói những lời động viên cha trong giây phút thập tử nhất sinh.harrison-ford-air-force-one-1997-movie-photo-GC Đặc biệt, nhân vật Tổng thống James Marshall do Harrison Ford thể hiện đã thể hiện khá đạt vẻ đa mưu túc trí , văn võ song toàn. Tuy vậy, theo mình, Harrison Ford vào vai Tổng thống Mỹ chưa hẳn bộc lộ được hết thần thái của Tổng thống. Bởi đã quá nổi danh với các vai người hùng trong Indiana Jones và Star Wars do đó nét diễn của Harrison hơi “cao bồi” lãng tử thiên về anh hùng hành động hơn. Nhưng dù gì, với bộ phim có tiết tấu nhanh, hành động liên tục trong một không gian kín cách đây gần 20 năm thế này thì quả thật, Harison Ford là một trong những lựa chọn thông minh và thành công trong thời điểm đó. Nếu so với phim White House down, mình lại thấy dáng dấp một “Barack Obama” trong hình ảnh vị Tổng thống da màu do ngôi sao kỳ cựu Jamie Foxx thủ vai: nhân hậu, ấm áp, đôi lúc lập trường khá mềm mỏng nhưng cực kỳ khôn khéo để có những hành động “mấu chốt” giúp xoay chuyển tình thế. Với mình, mình thích Tổng thống Mỹ kiểu trí tuệ như vậy hơn là kiểu vai u thịt bắp như Arnold Schwarzenegger (từng là thống đốc bang California) hay Donard Trump một đại tài phiệt đúng nghĩa với cái miệng độc địa và những phát ngôn cay nghiệt (ông đang đại diện cho Đảng CH tranh cử với bà Hilary Clinton). Hi vọng nước Mỹ sẽ tìm được vị Tổng thống mới xứng đáng thay thế cho ông Barack Obama sắp hết nhiệm kỳ. Sau khi xem phim xong thì lan man một tẹo… bạn nào không thích có thể ngừng ở đây nghen (vì chuyển sang mood so deep rùi)!^^ Xem phim mới thấy, những hình ảnh đẹp đẽ long lanh tươi sáng của người đại diện đất nước này cũng chỉ là một phần rất rất nhỏ so với những trọng trách vĩ mô ông mang trên người dưới danh xưng kiêu hãnh ấy. Cũng như sự vất vả, hiểm nguy và áp lực khủng khiếp của đội ngũ cận vệ bởi họ không đơn thuần là bảo vệ Tổng thống Mỹ mà là bảo vệ hình ảnh của cả nước Mỹ. Cũng chính vì vậy, trong mắt công chúng, Tổng thống Mỹ thường được xây dựng như hình mẫu của một vị lãnh tụ được lòng dân. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo quyền lực hàng đầu thế giới, chính khách thông tuệ, người quyết sách mẫn tiệp, nhà hùng biện đại tài, nhà ngoại giao khéo léo, đồng minh đáng tin cậy, kẻ phụng sự trung thành của nhân dân mà còn là người chồng người cha ấm áp và con người giàu lòng nhân ái. Nhưng trên hết, vai trò của Tổng thống Mỹ luôn được đặt trong một xã hội có kỷ cương, coi trọng mọi giá trị sống trên nền tảng pháp luật. Nơi mà nơi mà mỗi công dân đều có quyền làm việc, lựa chọn cuộc sống và mưu cầu hạnh phúc để phụng sự cho lý tưởng TỰ DO suốt hơn 200 năm lập quốc. Một xã hội mà an ninh quốc gia, tính mạng con người không được phép đem lên bàn cân so sánh hay đánh đổi trong bất kỳ sự thoả hiệp nào với những thế lực đi ngược lại quyền con người đã được hiến định rõ ràng trong Hiến pháp Mỹ. Tinh thần Mỹ coi trọng những giá trị sống của con người, lòng quả cảm và sự trung thành đặt trên lá Cờ Hoa, dù trong phim hay ngoài đời thật luôn truyền nhiều cảm hứng cho chúng ta. Đó mới chính là bản chất thực sự của “American Dream”, một giấc mơ mà những ngày qua chúng ta đã thấy tận mắt, hay cảm nhận quá đỗi rõ ràng từ nông thôn đến thành thị, từ báo đài chính thống đến trang mạng cá nhân, từ người già cho đến trẻ em, từ một trí thức văn phòng hay lao động ngoài đường phố. Obamaaa_zing Và đến khi nào người dân VN còn phấn khích chào đón một vị lãnh tụ đến từ đất nước xa xôi ấy, cảm thấy ông thật gần gũi, thì khi ấy chúng ta vẫn còn mang hi vọng dù là nhỏ bé về những sự đổi thay tốt đẹp trong cuộc sống này, chí ít là nâng đỡ niềm tin và mưu cầu sự tử tế. -
2001: A Space Odyssey (1968)
- 0 downloads
Trong 2001: A Space Odyssey, Stanley Kubrick đã khảo sát thêm về viễn cảnh tăm tối của con người trong thời đại vật chất, cơ giới vốn được mô tả trong Dr. Strangelove bốn năm trước đó. Khi giải thích làm sao ý tưởng độc đáo cho bộ phim khoa học viễn tưởng đặc trưng này đã hiện ra với ông, ông bảo, “Hầu hết các phi hành gia và các nhà khoa học khác lưu tâm đến toàn bộ vấn đề này đều quả quyết tin rằng vũ trụ đầy sự sống; trong đó có nhiều sự sống, bởi vì những con số quá chấn động, tương đương chúng ta về mặt trí tuệ, hoặc cao cấp hơn, đơn giản vì trí tuệ con người đã tồn tại trong một quãng thời gian tương đối ngắn ngủi.” Ông tiếp cận Arthur Clarke, mà truyện ngắn khoa học viễn tưởng của ông, “The Sentinel”, cuối cùng đã trở thành cơ sở cho bộ phim này. Đầu tiên họ mở rộng truyện ngắn thành một cuốn tiểu thuyết, để phát triển hoàn toàn tiềm năng của câu chuyện, và sau đó biến cuốn tiểu thuyết đó thành kịch bản phim. MGM mua trọn gói kịch bản và tài trợ sáu triệu dollar cho bộ phim, và ngân sách này sau bốn năm làm phim đã tăng lên mười triệu. Mặc dù 2001 mở màn gặp phải những bài điểm phim lãnh đạm và thậm chí chống đối, nhưng sau đó ý kiến của giới phê bình hoàn toàn đảo ngược lại. Do bộ phim thường được hồi sinh, nên nó kiếm được số tiền gấp mấy lần chi phí ban đầu. 2001 mở màn bằng khung cảnh buổi đầu của nền văn minh trong đó loài vượn người học cách dùng khúc xương làm vũ khí tiêu diệt kẻ địch, mỉa mai thay từ đó chúng tiến thêm được một bước hướng đến nhân tính. Khi một con vượn người ném tung vũ khí của mình lên không trung, thì xuất hiện cảnh chuyển tiếp sang một con tàu không gian của năm 2001. “Đây đơn giản là một thực tế đáng chú ý,” Kubrick bình luận, “rằng tất cả công nghệ của con người đều phát triển từ việc khám phá ra công cụ làm vũ khí. Không nghi ngờ gì khi có mối quan hệ tình cảm sâu xa giữa con người và những cỗ máy vũ khí của họ, vốn là đứa con của họ. Cỗ máy bắt đầu tự khẳng định mình theo cách hết sức thâm sâu, thậm chí còn thu hút được cảm tình và dấy lên nỗi ám ảnh.” Ý tưởng này được kịch tính hoá lên trong phim khi hai phi hành gia Dave Bowman và Frank Poole thấy mình phải nương vào lòng khoan dung của chiếc máy vi tính HAL 9000, vốn đang điều khiển con tàu không gian của họ. (Có nhiều đoạn lặp đi lặp lại những cảnh kề nhau của con người cùng những nhược điểm rất con người của mình với tính chất có thể sai lầm luôn có trong những cỗ máy: đẹp đẽ, thiết thực, nhưng lạnh lẽo và vô cảm.) Khi máy tính HAL phạm sai lầm, hắn chối không chịu thừa nhận chứng cứ cho khả năng phạm sai sót của mình, và tiếp theo hắn giết đi những người trên tàu không gian nhằm che đậy chuyện đó. Ở đây, giống như trong Dr. Strangelove, Kubrick chỉ ra rằng khả năng phạm sai lầm của con người ít dẫn đến việc thủ tiêu con người hơn so với việc chối bỏ những tránh nhiệm đạo đức của họ đối với những cỗ máy được cho là không thể phạm sai lầm. Kubrick tin con người cũng phải nỗ lực nhằm làm chủ được chính bản thân chứ không chỉ làm chủ những cỗ máy của họ, “Ai đó bảo rằng con người là giống loài chuyển tiếp bí ẩn (missing link) giữa loài vượn nguyên sơ với loài người văn minh. Bạn có thể nói rằng điều đó cũng là điều cố hữu trong câu chuyện của 2001. Chúng ta thuộc dạng bán văn minh, có thể hợp tác và có thể có tình cảm, nhưng cần một sự biến hình nào đó để trở thành hình thức cao hơn của sự sống. Bởi vì những phương tiện dùng để xoá bỏ sự sống trên trái đất đang hiện hữu, nên cần phải làm điều gì đó hơn là chỉ hoạch định cẩn trọng và hợp tác theo lí trí nhằm tránh những sự kiện thảm hoạ chung cuộc. Vấn đề này vẫn tồn tại chừng nào mà tiềm năng đó còn tồn tại; và về bản chất thì đây là vấn đề thuộc về đạo đức và tinh thần.” Những ý kiến này rất gần với những điều mà Charlie Chaplin bày tỏ trong bài diễn từ khép lại bộ phim trong The Great Dictator: “Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít. Hơn cả máy móc chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khéo léo chúng ta cần lòng tốt và tính hoà nhã. Không có những phẩm chất này, cuộc sống sẽ trở nên bạo lực và tất thảy đều sẽ mất hết.” Những hàm ý chung của bộ phim cho thấy quan điểm của Kubrick về sự sống có một khía cạnh lạc quan hơn so với quan điểm mà người ta thấy trước đó trong tác phẩm của ông. Ở đây ông phô bày những cuộc chạm trán sáng tạo của con người với vũ trụ và phô bày những tiềm năng khôn dò dành cho tương lai bằng những hình thức triển vọng hơn trước đây, chẳng hạn như trong phim Dr. Strangelove. Bộ phim kết thúc bằng cảnh Bowman, người sống sót duy nhất của chiến dịch, được tái sinh thành “một sinh vật được cải tiến, một đứa bé ngoài không gian, một thiên sứ, một siêu nhân, tuỳ cách gọi của bạn,” Kubrick giải thích, “và sinh vật này trở về trái đất vốn đã được chuẩn bị cho bước nhảy kế tiếp tiến lên phía trước của vận mệnh tiến hoá của con người.” Kubrick cảm thấy rằng “ý tưởng của Thượng đế nằm ở trọng tâm bộ phim” bởi vì, nếu bất kì sinh vật ngoài hành tinh nào sắp sửa hiện ra trước con người, thì con người ngay lập tức sẽ cho rằng đó là Thượng đế hoặc sứ giả của Thượng đế. Khi một tạo vật của những sinh vật này xuất hiện trong phim, nó được mô tả như một phiến đá đen nhẻm. Kubrick nghĩ tốt hơn không nên cố mô tả cụ thể những sinh vật này, “Các vị phải chừa chỗ cho trí tưởng tượng của người xem nữa,” ông kết luận. Tóm lại, không phô trương cũng chẳng giải thích gì nhiều, 2001 làm người xem cảm nghiệm bộ phim như một khối toàn thể. Như Kubrick nhận xét, “Cảm giác của trải nghiệm này là điều quan trọng, chứ không phải việc ta có thể diễn đạt nó bằng lời. Tôi cố gắng tạo ra một trải nghiệm thị giác vốn sẽ thâm nhập trực tiếp vào phần nội dung tiềm thức của chất liệu.” Kết quả là đối với người xem bộ phim trở thành một trải nghiệm hoàn toàn chủ quan vốn chạm được tới phần ý thức nội tại của họ theo cùng cách thức mà âm nhạc thực hiện được, để cho người xem tự do suy đoán về nội dung chủ đề. Như một nhà phê bình từng nói, 2001 thành công ở chỗ mang những kĩ thuật và sức hấp dẫn của dạng phim thể nghiệm đến với dạng phim truyện ở xưởng phim, “biến nó trở thành bộ phim đắt nhất thuộc làn sóng ngầm.” Chính hiện tượng đấy, trong cái phân tích cuối cùng này, đã làm 2001: A Space Odyssey được nhiều người yêu thích suốt thời gian dài. Việc Kubrick đặt bộ phim ở bối cảnh năm 2001 là điều có ý nghĩa, bởi vì bộ phim câm Metropolis có tính đột phá của Fritz Lang xảy ra vào năm 2000. Chi tiết tham chiếu đến phim của Lang như thế này cho thấy lòng kính trọng đối với thành quả ban đầu của một bậc thầy ở lĩnh vực khoa học viễn tưởng – một thành tựu mà dựa vào đây Kubrick dựng thành công bộ phim của mình và còn vượt qua được chính thành tựu đó. -
The Death and Return of Superman (2019)
- 0 downloads
"The Death and Return of Superman" (2019) là một bộ phim hoạt hình truyền hình (TV movie) do Sam Liu và Jake Castorena đạo diễn, dựa trên các sự kiện nổi tiếng trong truyện tranh của DC Comics về Superman. Phim là phần tiếp theo của "The Death of Superman" (2018) và tiếp tục kể câu chuyện về cuộc chiến của Superman với Doomsday và sự trở lại của anh sau cái chết của mình. -
The Equalizer 3 (2023)
- 0 downloads
Sau gần 10 năm, hành trình của "già gân" Robert McCall (Denzel Washington) đã đi đến hồi kết với The Equalizer 3 (Tựa Việt: Thiện Ác Đối Đầu 3). Phần phim vẫn giữ được trọn vẹn cái chất máu lửa nhưng cũng mang đậm yếu tố cảm xúc. The Equalizer 3 bắt đầu khi Robert McCall đột kích một tổ chức tội phạm ở miền Nam nước Ý. Trong lúc bất cẩn, ông trúng đạn và bị thương nặng. Robert được viên cảnh sát Gio (Eugenio Mastrandrea) đưa về thị trấn gần đó chăm sóc. Trong quá trình hồi phục, Robert dần yêu mảnh đất này và cảm nhận sự thân thiện, hiền lành của người dân xung quanh. Thế nhưng lúc này, một tổ chức mafia do tay trùm Vincent (Andrea Scarduzio) cầm đầu bắt đầu khủng bố thị trấn để thâu tóm quyền lực. Đồng thời, lực lượng CIA của Emma Collins (Dakota Fanning) cũng phát hiện ra danh tính của Robert. Một cuộc rượt đuổi kịch tính chuẩn bị diễn ra và báo hiệu cho trận chiến tàn khốc sắp đến. Yếu tố hành động mãn nhãn The Equalizer 3 vẫn giữ nguyên chất hành động đầy tính toán và bạo lực của thương hiệu. Robert McCall vốn nổi tiếng hơn những "đồng nghiệp" khác nhờ thói quen bấm đồng hồ tính giờ và hạ gục nhiều đối thủ một lúc với nhiều động tác nhanh gọn, dứt khoát. Tay cựu đặc vụ cũng không ngại triệt hạ đối thủ bằng những pha kết liễu ghê rợn nhất. Qua đến phần phim này, Robert còn có phần tàn bạo hơn khi đối đầu với nhóm tội phạm máu lạnh. Nhiều cảnh giết chóc máu me, hành hạ đối thủ thường xuyên xuất hiện trong phim. Đạo diễn Antoine Fuqua không ngại chiêu đãi cho fan những phân đoạn "nặng đô" từ chặt chém cho đến bẻ gãy tay chân, súng bắn "xuyên táo" hay dùng xe tông thẳng vào đối thủ… Phong cách chiến đấu của Robert McCall cũng vô cùng đa dạng, mọi loại vũ khí hay đồ dùng thường ngày đều được tay cựu đặc vụ sử dụng để tiêu diệt kẻ thù. Các cảnh chiến đấu xuất hiện trải dài xuyên suốt thời lượng, với độ ác liệt ngày càng tăng để tạo sự hào hứng cho người xem. Cuối phim là cả một trường đoạn hành động kéo dài và nghẹt thở khi Robert McCall "xử đẹp" từng kẻ địch một trong bóng tối, đủ để khiến những fan cứng của thể loại này thỏa mãn. Nội dung kịch tính Có thể nói, tổ chức mafia mà Robert McCall đối mặt trong The Equalizer 3 là những kẻ tàn bạo và manh động nhất cả loạt phim. Thay vì âm thầm hành động như kẻ thù cũ của tay cựu đặc vụ, chúng không ngại giết người ngay giữa khu phố, tấn công cảnh sát hay thậm chí là "xử" luôn quan chức chính phủ. Bên cạnh đó, cuộc chiến lần này không chỉ của riêng Robert McCall mà cả những người bạn mới của ông cũng bị ảnh hưởng. Khán giả luôn trong trạng thái căng thẳng, không rõ những tên tội phạm này sẽ làm gì tiếp theo hay người dân vô tội nào gặp thảm họa. Robert McCall cũng không thể thoải mái hành động như trước khi bản thân ông cũng lọt vào tầm ngắm của CIA. Phim là một loạt màn đấu trí liên tiếp giữa cả ba thế lực nhằm tìm ra chân tướng hay triệt hạ đối phương. Những màn "mèo vờn chuột" liên tiếp tạo ra bầu không khí kịch tính cho tổng thể tác phẩm. Cái kết đầy cảm xúc của "già gân" phim hành động Một trong những yếu tố đặc sắc của The Equalizer chính là luôn đào sâu ranh giới giữa thiện và ác. Robert McCall vốn là một cựu đặc vụ đã về hưu và sống cuộc đời yên bình. Tuy nhiên, biến cố khiến ông lại phải chiến đấu bảo vệ những người dân vô tội. Song, trong thâm tâm thì Robert luôn không rõ hành động của mình là đúng hay sai. Điều này thể hiện rõ ở việc nhân vật luôn cho đối thủ cơ hội toàn mạng nếu chịu từ bỏ và chỉ dùng bạo lực khi mọi chuyện không còn cách khác. Trong The Equalizer 3, chúng ta thấy một Robert McCall vẫn chiến đấu rất "cháy" nhưng tâm hồn thì mệt mỏi trước những màn giết chóc. Ông luôn muốn tìm một nơi bình yên để quên đi mặc cảm tội lỗi trong tâm hồn. Diễn xuất của Denzel Washington - ngôi sao từng hai lần thắng giải Oscar - cho thấy rõ những mặt đối lập của Robert McCall. Vẻ lạnh lùng lúc kết liễu kẻ thù của ông khác hẳn sự vui vẻ, thân thiện khi đứng cùng những người hàng xóm hiếu khách hay nỗi buồn lúc cô đơn. Màn kết hợp của Denzel với Dakota Fanning sau 19 năm kể từ Man of Fire (2004) vẫn mượt mà và đầy cảm xúc. Nhìn chung, The Equalizer 3 chính là những gì mà fan phim hành động đang chờ đợi với nhiều cảnh chiến đấu mãn nhãn, bạo lực. Song, phim cũng mang nhiều yếu tố giải trí qua cốt truyện hấp dẫn và diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. -
Predator (1987)
- 0 downloads
Predator (tên tiếng Việt là Quái vật ăn thịt hay Quái vật vô hình) là bộ phim khoa học viễn tưởng, hành động Mỹ. Bộ phim xoay quanh trung đội đặc nhiệm của thiếu tá Alan "Dutch" Schaefer được lệnh tới khu vực rừng nhiệt đới ở biên giới giải cứu một bộ trưởng bị phiến quân Guatemala bắt cóc. George Dillon, một điệp viên của CIA, được phái tới để hỗ trợ nhóm đặc nhiệm. Họ di chuyển bằng trực thăng tới vùng hoạt động của lực lượng phiến loạn.Chỉ ít lâu sau khi đặt chân vào rừng rậm, cả nhóm nhận ra mình đang bị rơi vào cạm bẫy chết chóc. Duy có điều, kẻ săn mồi này lại đến từ ngoài trái đất. Trong trạng thái hoang mang tột độ, họ chụm đầu vào nhau để tìm biện pháp đối phó ... -
Robin Hood (2010)
- 0 downloads
Robin Longstride (Russell Crowe) là một cung thủ của vua Richard the Lionheart, người đang tham gia vào cuộc chiến tranh ở Pháp. Sau cái chết của vua Richard trong trận chiến, Robin và nhóm của anh, bao gồm các đồng đội Little John, Will Scarlett, và Much, trở về Anh. Trên đường trở về, Robin và nhóm của anh phát hiện xác của một người lính bị giết và giả danh làm người đó để trả lại thanh kiếm của ông cho gia đình của người đã khuất. Người đàn ông chết đó hóa ra là Sir Robert Loxley, và Robin nhận lời hứa của ông trước khi qua đời là sẽ trao lại thanh kiếm cho cha của Robert, Sir Walter Loxley (Max von Sydow). Khi Robin đến Nottingham, anh phát hiện ra rằng gia đình của Sir Robert đang bị đe dọa bởi Prince John (Oscar Isaac) và Godfrey (Mark Strong), một tên phản bội đang âm thầm lên kế hoạch chiếm đoạt quyền lực và đất đai của miền Bắc nước Anh. Robin tiếp quản danh tính của Sir Robert và trở thành người bảo vệ vùng đất của ông. Anh hợp tác với Lady Marion (Cate Blanchett), vợ góa của Sir Robert, để chống lại các âm mưu của Prince John và Godfrey. Trong quá trình này, Robin trở thành một lãnh đạo của những người dân nghèo và nổi loạn, đấu tranh cho công lý và chống lại các chính sách áp bức của Prince John. Phim khép lại với cuộc chiến lớn và một cuộc nổi dậy của người dân miền Bắc chống lại các kẻ thống trị. Robin Hood trở thành một biểu tượng của công lý và tự do, nhưng cũng đối mặt với những thách thức lớn trong cuộc chiến bảo vệ miền đất của mình. -
The Equalizer (2014)
- 0 downloads
Nhân vật chính, McCall hay Robert hay bạn thích gọi anh ta là gì cũng được vốn là một người đã chết. Và rồi cuộc gặp tưởng như rất bình thường với một cô gái điếm phải “sống một cuộc đời do người khác dựng lên” đã khiến Robert hồi sinh. Toàn bộ nội dung bộ phim là để kể về cuộc chiến đấu không cân sức của Robert với những tên giang hồ khét tiếng chỉ để mang tới sự “yên bình”… …cho những người dân lương thiện, cho cô gái điếm và cho chính bản thân anh ta nữa. Mình không nghĩ kịch bản của The Equalizer – Thiện ác đối đầu có gì xuất sắc, thậm chí nó còn khiến người ta liên tưởng đến một bộ phim cổ tích nhiều hơn là hành động. Và rất có thể đó là ý đồ của nhà sản xuất, khi để cho hình ảnh ông lão đánh cá được lặp đi lặp lại ở những phân đoạn tâm lý dẫn chuyện quan trọng nhất (cả ở khúc mở đầu và khi kết thúc). Thế nhưng, mình tin rằng The Equalizer đã rất thành công trong việc xây dựng một hình tượng “siêu anh hùng” kiểu mới. Đó là McCall Robert – một mẫu đàn ông đứng tuổi, chẳng những không đẹp trai phong trần, cơ bắp cuồn cuộn mà lại có phần quê mùa cục mịch. Nhưng chắc chắn trí tuệ, sự chững chạc, điềm đạm, ga lăng, lịch thiệp và sự tử tế của “Rambo 2014” này sẽ khiến cho bất cứ người phụ nữ nào cũng phải muốn dựa vai vào. Đạo diễn đã dành ra khoảng 1/3 thời lượng khúc đầu phim với nhịp kể chuyện cực kỳ chậm rãi nếu không muốn nói là gây buồn ngủ để khắc hoạ rõ nét thêm nữa phong thái điềm đạm của nhân vật chính. Rồi bất ngờ biến nó thành “phần thưởng” cho những ai chịu khó đi cùng mạch phim ấy là những bùng nổ mạnh mẽ ở phần sau. Đó là những pha hành động gay cấn nghẹt thở cho dù không cần dùng nhiều súng đạn hay thuốc nổ. Sẽ thật khập khiễng khi so sánh The Equalizer với Transformer 4, nhưng nếu cứ cố tình đặt hai bộ phim cạnh nhau, siêu robot Optimus Prime sẽ trở nên thật lố bịch với thứ sức mạnh “cơ bắp” thuần tuý bên cạnh một sức mạnh đầy chiều sâu của McCall. Thứ sức mạnh đến từ cả kỹ năng chiến đấu tinh nhuệ lẫn hấp lực của một người hành động đến cùng vì công lý. Chính sự hoà quyện ấy đã tạo ra một sức mạnh rất nhân bản, đầy tính người. Nó khiến cho khán giả vừa đau tim với những cảnh giết người không chớp mắt của nhân vật chính, vừa nghẹt thở với những giằng xé trong chính suy nghĩ về việc phán xét, giằng co giữa ranh giới của cái thiện và cái ác. Thật đáng khen cho ai đã “Việt hoá” tên bộ phim thành “Thiện ác đối đầu” như một ẩn dụ nhiều lớp nghĩa. Đó là sự đối đầu giữa hai tuyến nhân vật mang tính biểu tượng trong phim, nhưng hay hơn cả, đó còn là sự đối đầu về định kiến giữa cái thiện và cái ác trong mỗi người theo dõi bộ phim. Đã rất lâu rồi mình mới lại có thời gian rảnh để đi coi ra mắt một bộ phim, và thật may mắn khi bộ phim đó không lấy mất của mình 90 phút cuộc đời uổng phí. Từ đầu năm đến giờ, ngoại trừ The Maze Runner thì The Equalizer là bộ phim thứ hai khiến mình dành nhiều lời khen như vậy. Nếu có cơ hội, các bạn rất nên xem thử bộ phim này. Nhất là với ai đang cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, hay đơn giản là muốn tìm một cái gì đấy tử tế để có thể bấu víu vào cho cuộc sống bớt chênh vênh, thì The Equalizer là một bộ phim nhất định không thể bỏ qua. -
Halloween (1978)
- 0 downloads
Michael Myers (Nick Castle), một cậu bé 6 tuổi sống ở thị trấn Haddonfield, Illinois, đã giết chị gái của mình, Judith Myers, vào đêm Halloween. Sau sự kiện này, Michael bị đưa vào một bệnh viện tâm thần. Mười lăm năm sau, vào ngày Halloween năm 1978, Michael Myers trốn thoát khỏi bệnh viện tâm thần và trở về Haddonfield. Đối tượng tiếp theo mà hắn nhắm đến là Laurie Strode (Jamie Lee Curtis), một cô gái tuổi teen, cùng với bạn bè của cô. Dr. Sam Loomis (Donald Pleasence), bác sĩ tâm lý của Michael, đã dự đoán rằng hắn sẽ trở lại và rất nguy hiểm. Loomis nỗ lực ngăn chặn Michael và bảo vệ thị trấn Haddonfield khỏi những hành động tội ác của hắn. Trong khi đó, Laurie Strode và bạn bè của cô không biết rằng họ đang trở thành mục tiêu của một kẻ giết người tàn ác. Khi Michael bắt đầu tấn công, Laurie và nhóm bạn của cô phải đối mặt với nguy hiểm và tìm cách sống sót. Phim đạt cao trào khi Michael tấn công Laurie tại nhà cô, dẫn đến một cuộc đấu tranh sinh tồn giữa cô và Michael. Laurie cuối cùng đã lừa được Michael và khiến hắn bị thương, nhưng hắn không hoàn toàn biến mất. -
American Psycho (2000)
- 0 downloads
Đầu tiên mình xin nhận xét tí về bộ phim. Phim về cơ bản là XUẤT SẮC. Đặc biệt là phần diễn xuất của "Người dơi" Christian Bale điên cuồng nhưng cũng rất suy tư. Tình tiết phim diễn ra vừa phải không quá nhanh hay quá chậm, khá chặc chẽ, dễ hiểu. Vấn đề duy nhất của phim chỉ là đoạn kết thúc. Xem đến đây chắc nhiều bạn ( trong đó có cả mình ) kiểu như là : "Ơ! Cái đ** gì mới xảy vậy". Để nói về cái kết này thì mình xin được khái quát lại nội dung phim một tí. Phim kể về một doanh nhân thành đạt ở phố Wall - Patrick Bateman. Một người đàn ông quyến rủ, tài giỏi, "bố làm to, nhà mặt phố". Chỉ có duy nhất một điều "đam mê" giết người và tra tấn. Thõa mãn, tự hào với những sở thích lập dị của mình nhưng những tờ bưu thiếp, những buổi tối được đặt cộc ở những nới xa xỉ lại làm Bate phát điên. Thế là anh quyết định giết Paul Allen với 1 lý do không thể mặn hơn (bưu thiếp của mày đẹp hơn của tao). Từ đó Bate càng trở nên điên cuồng ngày càng giết chết nhiều người và giữ chúng ở căn hội. Mọi thứ chỉ chấm dứt vào cái đêm cuối khi anh định sát hại một con mèo, giết chết một bà già, bắn nổ xe cảnh sát bằng một cách thần kỳ nào đó, giết chết lễ tân và lao công khách sạn vì đã nhìn thấy anh, và cũng bằng cách thần kỳ nào đó quay lại cái khách sạn đó lễ tân vẫn bình thường và anh kí giấy rồi lên phòng. Đến cảnh đó có vẻ như anh ấy đã hết hi vọng và không còn gì có thể tha thứ cho mình anh quyết định gọi luật sư và khai hết sự thật. Điều đặc biệt nhất là sáng mai, mọi người vẫn đối xử bình thường với anh ấy. Ngay cả luật sư cũng nghĩ cú điện thoại đó chỉ là một trò đùa. Mặc dù Bate đã ra sức thú tội nhưng có vẽ như không ai coi lời thú tội đó ra gì. Phim kết thúc bằng suy nghĩ của Bate: Đến đây chắc sẽ có một vài bạn suy ra ý nghĩa của phim muốn nói là: Trong một cái xã hội của giới thượng lưu Mỹ, mọi người chỉ quan tâm đến đến vẻ bề ngoài, vật chất mà thờ ơ đi rằng một kẻ tâm thần giết người hoang loạt như Patrick Bateman đang sống và làm việc cùng họ. Hắn cũng là một kẻ ham muốn danh vọng như họ và có một cuộc sống thờ ơ như họ. Ý nghĩa trên thật sự nghe cũng có lý. Nhưng liệu nó còn có lý khi liên kết cả bộ phim với nhau. Ý mình là thật sự Bate có phải là một kẻ Một tên tâm thần sát nhân hàng loạt hay chỉ là gã hoang tưởng ? Bắt đầu với cảnh giết Paul Allen. Hãy nhớ là sau khi giết xong Paul, Bate đã bỏ Paul vào trong cái túi và lôi đi lúc lôi thì máu chảy theo dấu cái túi nhưng không một ai để ý đên điều đó Kể cả khi người bạn của Bate nhìn thẳng vào cũng không biết đó là túi đựng xác chết. Có thể toàn bộ sự việc này là do Bate tưởng tượng nên. Hay việc Bate giết rượt theo Christie (cái tên mà do chính anh đặt cho). Christie la lên ở giữa một căn hộ hay tiếng máy cưa mà Bate cầm theo kỳ lạ không làm một ai tỉnh giấc. Cảnh gần cuối phim, Bate phát hiện ra rằng căn hộ của Paul Allen mà mình ở bấy lâu nay ( căn hộ chứa đầy xác người) thật ra là căn hộ bỏ hoang đang được bán. Không có một ai ở đó hay những cái xác mà Bate đã cất giấu. Những điều trên chứng minh một điều là Bate là một tên tâm thần hoang tưởng nghỉ mình là một kẻ giết người hàng loạt. Có một điểm trừ nhỏ của bộ phim (đối với mình) là bộ phim khá mơ hồ giống như Bate vậy. Ta chỉ được thấy bộ phim qua góc nhìn của hắn nên cũng không chắc được cảnh nào do hắn tưởng tượng, cảnh nào thực sự đã diễn ra. Có nghĩa có thể hắn đã giết người vô gia cư ở cảnh đầu phim, hay một vài cô gái *** nhưng không hề giết Paul Allen. Nhưng chừng đó có vẻ chưa đủ để mọi người để ý đến và hắn vẫn sống nhỡn nhơ trong cái xã hội ấy. Kết: Một bộ phim mờ hồ với một cái kết mở. Tùy vào cách cảm nhận khác nhau của mỗi chúng ta có thể rút ra những bài học khác nhau. Mong là sau khi đọc xong bài review của mình các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bộ phim này. -
Ready Player One (2018)
- 0 downloads
Ông hoàng Steven Spielberg đã chính thức trở lại ngôi vương của mình thông qua đứa con tinh thần "Ready Player One", siêu phẩm xoay quanh hành trình giả tưởng điên rồ nhất, hoành tráng nhất mà con người từng tưởng tượng nên. Kể từ lúc công bố đoạn teaser trailer đầu tiên vào năm ngoái, Ready Player One (tựa Việt: Ready Player One: Đấu Trường Ảo) khiến cộng đồng hâm mộ điện ảnh nói chung lẫn fan trò chơi điện tử nói riêng thấp thỏm chờ đợi, vì nó hứa hẹn sẽ đem lại một không gian ngập tràn màu sắc dấu ấn văn hóa đại chúng (pop culture) kinh điển thời thập niên 80. Steven Spielberg, vị đạo diễn huyền thoại đứng sau hàng loạt biểu tượng phim ảnh kinh điển như Jaws (Hàm Cá Mập), bộ ba Indiana Jones, hai phần Jurassic Park (Công Viên Khủng Long)... đã không phụ lòng kỳ vọng nơi mọi người. Ready Player One có nội dung dựa theo cuốn tiểu thuyết sci-fi cùng tên được sáng tác bởi nhà văn Ernest Cline lấy bối cảnh tương lai năm 2045, khi trái đất lâm vào tình trạng quá tải dân số, sự phân biệt giàu nghèo diễn ra ngày càng trầm trọng hơn bao giờ hết. Nhằm trốn tránh hiện thực khắc nghiệt, hàng tỷ người đổ xô tìm đến thế giới ảo mang tên OASIS do thiên tài James Donovan Halliday (Mark Rylance) phát minh. Tại đây, họ có thể thỏa sức làm mọi điều mình thích, trở thành bất cứ ai mà bản thân mình mong muốn. Sau khi James Halliday qua đời, một bản di chúc do ông thực hiện dưới dạng video được đăng tải trực tiếp trên phạm vi toàn cầu. Halliday tiết lộ rằng ông đã cất giấu 3 chiếc chìa khóa đâu đó bên trong vũ trụ OASIS rộng lớn. Người nào nắm giữ tất cả chúng sẽ mở khóa thành công cánh cổng dẫn tới easter egg (trứng Phục sinh/ thông điệp ẩn giấu) cuối cùng, đồng thời làm chủ món tiền thưởng trị giá... nửa vạn tỷ đô la và có toàn quyền thừa kế đế chế game khổng lồ này. Vô số cuộc tìm kiếm nổ ra liên tục suốt 5 năm trời, vị trí chiếc chìa khóa đầu tiên đã bị phát hiện. Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa ai đủ sức vượt qua nổi chặng thử thách khó nhằn được Halliday thiết kế để bảo vệ cho báu vật đó. Theo chân chàng trai trẻ Wade Owen Watts (Tye Sheridan), một tay thợ săn easter egg sống tại vùng Columbus, Ohio. Cậu tình cờ nhận ra cách thức hóa giải chuỗi cạm bẫy nhờ vào việc thường xuyên nghiên cứu các bộ phim tư liệu ghi chép về cuộc đời, tư tưởng của Halliday. Wade cũng khám phá ra tập đoàn công nghệ IOI đang âm mưu chiếm đoạt lấy OASIS nhằm biến nó thành cỗ máy kiếm tiền, "hút máu" người chơi. Cậu và nhóm bạn thân High Five (Ngũ Đại) quyết tâm sưu tập trọn bộ chìa khóa trước khi chúng lọt vào tay kẻ xấu. Chinh phục khán giả đại chúng bằng kỹ xảo bậc thầy Có lẽ, kể từ sau bom tấn Avatar (Thế Thân - 2009) được nhào nặn bởi đạo diễn James Cameron, Hollywood mới tiếp tục trình làng một siêu phẩm khoa học viễn tưởng sở hữu phần đồ họa và kỹ xảo lộng lẫy, choáng ngợp đến vậy. Hình ảnh thế giới OASIS hiện lên qua chiếc kính thực tế ảo VR cực kì sống động, đầy mê hoặc với lối kiến trúc vừa mang hơi thở của tương lai, vừa gợi nhắc lại màu sắc cổ điển ở thập niên 80, thời kì phát triển văn hóa, nghệ thuật rực rỡ đã truyền cảm hứng cho James Halliday. Nếu bạn không am tường nhiều về giai đoạn đó thì xin đừng lo lắng. Bạn vẫn có thể thích mê những cuộc đua tốc độ mãn nhãn, những hiệu ứng hình ảnh và âm nhạc đã mắt, bắt tai tương xứng với tầm vóc của một bom tấn trong Ready Player One. Bộ phim sẽ dẫn dắt khán giả đặt chân vào một trong những chuyến phiêu lưu hoành tráng nhất màn ảnh rộng từ trước tới nay. Bạn chắc chắn phải thốt lên trầm trồ vì hàng loạt trường đoạn hành động, cháy nổ kích thích thị giác, sửng sốt lúc chứng kiến nhóm High Five lần lượt chinh phục chuỗi thử thách điên rồ vượt ngoài sức tưởng tượng, hay thậm chí lắc lư theo các giai điệu sôi động âm vang xuyên suốt hơn 120 phút thời lượng. Chốn thiên đường của dân hoài cổ thập niên 80: Từ game, điện ảnh tới âm nhạc - Ready Player One có hết! Còn với ai trót đắm say hoài cổ những năm 80 tươi đẹp ấy, OASIS chẳng khác nào chốn thiên đường lưu giữ mọi tinh hoa của nhân loại. Ready Player One chứa đựng vô vàn tình tiết tri ân các tượng đài nghệ thuật bất hủ. Tín đồ yêu điện ảnh sẽ phải hú hét trong sung sướng lúc nhìn thấy OASIS tái hiện lại từng thước phim kinh điển như: The Shining (Ngôi Nhà Ma), Jurassic Park (Công Viên Khủng Long), King Kong, Terminator (Kẻ Hủy Diệt)... Riêng fan hâm mộ âm nhạc thì không cần mất nhiều thời gian để "thu thập" được cả tá dữ kiện liên quan đến ông hoàng nhạc Pop Micheal Jackson, sàn nhảy disco hào nhoáng hoặc dòng nhạc Pop Rock, Retro trứ danh một thuở. Đặc biệt, trong mắt những người từng "dành trọn thanh xuân" để gắn bó bên cạnh chiếc máy chơi game, Ready Player One chính là món quà vô giá mà Steven Spielberg dành tặng riêng cho họ. Thế hệ game thủ gạo cội sẽ chết lặng khi một lần nữa được ngắm nhìn lại các hình tượng đã khắc sâu vào kí ức: cỗ console Atari 2600 khét tiếng, dòng game chiến thuật Starcraft, đua xe Burn Out, đối kháng tay đôi Street Fighter... Lớp đàn em gamer hậu bối cũng được ngẩng cao đầu tự hào chẳng kém cạnh đàn anh qua màn mô phỏng bắn súng góc nhìn người thứ nhất (FPS) hay những nhân vật đình đám gần đây trong game Overwatch, Halo... Đấng kiến tạo của thế giới ảo và khát khao "sống thật" Tuy nhiên, nếu chỉ có chừng ấy, Ready Player One sẽ chẳng hơn gì loạt bom tấn ngập tràn kỹ xảo nhưng nhạt nhẽo về mặt nội dung. Vì thế, đạo diễn Steven Spielberg đã lồng ghép rất khéo léo vào đứa con tinh thần thông điệp nhân văn, sâu sắc. Bộ phim xoay quanh chuyến hành trình thú vị khám phá cuộc đời của bộ óc thiên tài OASIS. Đằng sau ánh hào quang rực rỡ, người đàn ông được cả nhân loại ca tụng như "Kẻ Biết Tuốt" cũng chôn giấu nhiều suy tư, trăn trở giống hệt bao người bình thường khác. Điều người tài lập dị này trăn trở nhất có lẽ là những điều mà ông không thể làm được ngoài đời mà phải cài cắm trong thế giới ảo, khao khát có người thấu hiểu được lòng mình. OASIS không đơn thuần là "vườn địa đàng" để James Halliday thỏa mãn trí tưởng tượng không giới hạn của bản thân, ông còn gửi gắm lại nơi đây các tiếc nuối, sai lầm trong quá khứ mà mình chưa thể hoàn thành hoặc sửa chữa kịp lúc. Cái giá phải trả nhằm trở thành người đàn ông giàu nhất hành tinh, "vị thần" công nghệ quá đắt đỏ. Nó khiến ông bị bủa vây bởi nỗi cô đơn, lần lượt đánh mất những người thân yêu nhất: bạn bè, tình yêu. "Ta đều biết đời tựa như cuộc đua vội vã, thế sao ta không ngoảnh đầu về phía sau, dù chỉ một lần thôi?". Biết đâu, chúng ta đã chạy quá xa khỏi đích đến khi nào không hay. Ready Player One khép lại với cái kết cực kì ý nghĩa: dẫu cho thế giới ảo có tuyệt vời biết bao nhiêu thì nó cũng chẳng thể nào thay thế được đời thực. OASIS có thể giúp ta giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, thế nhưng hãy luôn nhớ rằng chính thực tại mới đem tới trải nghiệm chân thật nhất. Kịch bản của Ready Player One bị một số nhà phê bình khó tính cảm thấy tiếc nuối khi "vẫn còn lỏng lẻo, tồn tại nhiều lỗ hổng phi lý". Tuy nhiên, nếu đặt vào tiêu chuẩn của một bộ phim điện ảnh chiếu rạp, với từng đó triết lý sống và phần hình ảnh được chăm chút, chưa kể tinh thần nguyên tác được giữ nguyên thì Ready Player One chắc chắn không phải là một bộ phim khiến chúng ta thất vọng. Nhất là nếu như bạn là fan của game, âm nhạc, điện ảnh hoặc... bất cứ thứ gì của thập niên 80 thì Ready Player One thuộc hàng ngũ các phim mà bạn không được phép bỏ lỡ. Xuất sắc về nhiều mặt, tác phẩm của "ông hoàng không ngai" Steven Spielberg chắc chắn sẽ mang tới giờ phút giải trí tuyệt vời cho tất cả mọi người. -
Jurassic World: Fallen Kingdom (2018)
- 0 downloads
Bom tấn có kinh phí 170 triệu USD tràn ngập các pha rượt đuổi, nâng tầm nội dung nhưng còn mắc điểm yếu về tâm lý nhân vật. Jurassic World: Fallen Kingdom là phần năm trong thương hiệu Jurassic Park nhưng là phần hai trong loạt phim mới, bắt đầu từ Jurassic World (2015). Câu chuyện diễn ra vài năm sau các sự kiện trong phần trước. Lúc này, công viên trên hòn đảo Isla Nublar bị bỏ hoang, trở thành nơi trú ngụ của loài khủng long đang quay lại cuộc sống hoang dã xưa kia. Một ngọn núi lửa sắp phun trào và được cho là sẽ tận diệt các sinh vật này. Dư luận chia làm hai luồng ý kiến: bảo tồn hoặc để mặc cho chúng chết. Claire Dearing (Bryce Dallas Howard đóng) - người quản lý cũ của công viên - vận động cứu khủng long. Cô tìm được sự trợ giúp từ gia đình của Benjamin Lockwood (James Cromwell đóng) - nhà khoa học có vai trò lớn trong việc tái sinh loài này. Claire đến đảo cùng một nhóm chuyên gia, trong đó có bạn trai cũ - nhà huấn luyện khủng long Owen Grady (Chris Pratt đóng). Tuy nhiên, họ không biết mình chỉ là công cụ cho những kẻ xấu có dã tâm lớn. Sau khi công viên bị tàn phá, Jurassic World: Fallen Kingdom không còn đi theo cấu trúc của tập trước - cuộc phiêu lưu của một nhóm người trong công viên. Thay vào đó, tác phẩm mang phong cách hành động pha kịch tính với các tình tiết phản bội, bắt giam, tẩu thoát... Xuyên suốt phim là những cảnh rượt đuổi, chiến đấu của khủng long - vốn là thương hiệu của series. Các trích đoạn hành động được dàn dựng khá tốt và đa dạng, tạo ra sự nghẹt thở mỗi lần con người bị sát hại hoặc thoát khỏi nanh vuốt dã thú trong gang tấc. Về mặt kỹ xảo, tác phẩm đáp ứng kỳ vọng của khán giả. Khủng long được tái hiện bằng cách kết hợp phương pháp animatronics (robot mô phỏng động tác loài vật) và công nghệ máy tính. Chúng có tạo hình trau chuốt, mềm mại khi di chuyển, sinh động khi đánh nhau và mỗi loài đều có dấu ấn riêng. Khủng long bạo chúa T-rex - biểu tượng của series - dữ tợn, gây hồi hộp mỗi khi xuất hiện. Chú khủng long thuộc giống Velociraptor tên Blue - bạn của Owen - nhỏ con nhưng thông minh, chiến đấu quả cảm. Thủy quái Mosasaurus có kích cỡ khổng lồ, giống như một hung thần ẩn sâu dưới nước. Để làm mới câu chuyện, các biên kịch còn tạo ra một sinh vật đặc biệt gây bất ngờ cho người xem. Đại cảnh bầy khủng long chạy trốn khỏi núi lửa gây choáng ngợp vì độ hoành tráng, trong khi ở các cảnh cận, khán giả được chứng kiến từng chi tiết nhỏ trên cơ thể các sinh vật cổ đại. Nhìn chung, Fallen Kingdom có không khí đen tối hơn phần trước. Ngoài việc kế thừa cách dàn dựng hành động của Steven Spielberg - cha đẻ của loạt phim, đạo diễn J. A. Bayona đưa vào tác phẩm một chút chất kinh dị kiểu Gothic qua góc máy và ánh sáng ở các màn săn đuổi, vờn mồi trong không gian kín. Cảnh cô bé Maisie Lockwood (Isabella Sermon đóng) bị khủng long áp sát ở gần cuối phim thể hiện rõ phong cách này khi sinh vật cổ đại bước vào khung hình với dáng vẻ giống một ác quỷ siêu nhiên, còn khung cảnh xung quanh đặc quánh sự u ám. Trước khi thành công ở Hollywood, Bayona nổi tiếng với phim kinh dị The Orphanage được khen ngợi ở Liên hoan phim Cannes (Pháp) năm 2007. Xuyên suốt phim là ẩn ý về một cuộc chiến giữa khủng long và loài người đang dần thành hình và tiến đến cấp độ cao hơn. Ý tưởng này thể hiện rõ nhất qua hai bài phát biểu của tiến sĩ Ian Malcolm (Jeff Goldblum đóng) ở đầu và cuối phim. Loài khủng long vốn đã bị tuyệt chủng nhưng trong series, chúng được tái sinh từ phòng thí nghiệm. Về cơ bản, sự sống lần hai của chúng là do lòng tham, sự tò mò và niềm tin có thể thay đổi trật tự tự nhiên của nhân loại. Ngọn núi lửa giống như một biện pháp để thiên nhiên cân bằng sự sống nhưng con người một lần nữa lại can thiệp, vượt quá giới hạn. Khủng long vừa là "kẻ phản diện" trong câu chuyện, gây ra những cuộc thảm sát nhưng cũng là nạn nhân của con người. Kết phim vừa mở ra khả năng phát triển thương hiệu điện ảnh trong các năm tiếp theo, vừa phù hợp với thông điệp của phim - lời cảnh báo khi con người xáo trộn tự nhiên quá mức, vốn cũng là vấn đề ngoài đời thực. Tuy nhiên, Fallen Kingdom chưa thể trở thành bom tấn đỉnh cao bởi một số lỗ hổng trong kịch bản và phát triển tâm lý còn yếu. Âm mưu của kẻ phản diện được tiết lộ từ sớm và quá đơn giản. Việc chính phủ để các lực lượng tư nhân thoải mái ra vào công viên khủng long hoang phế cũng không hợp lý. Có thể nói, hầu hết con người trong phim đều có tính cách, suy nghĩ một chiều và không phải nhân vật mạnh. Khán giả có thể ưa thích Owen bởi vẻ ngoài cao bồi, chất phong trần giống Indiana Jones nhưng do thiếu chiều sâu, nhân vật không đáng nhớ như Star-Lord - vai của Chris Pratt trong Marvel. Vai nữ chính của Bryce Dallas Howard - dù có vai trò rõ hơn phần trước - cũng không nổi bật. Để lại dấu ấn nhất trong phim chỉ có nhân vật cô bé Maisie với hoàn cảnh đặc biệt, gây được một số suy ngẫm nơi khán giả. -
The Patriot (2000)
- 0 downloads
Mặc dù cuộc chiến giữa nước Mỹ non trẻ đang cố tách khỏi sự cai trị của đế quốc Anh vẫn ở giai đoạn khốc liệt, nhưng đối với Benjamin Martin (Mel Gibson) thì quá khứ đẫm máu mà anh tham chiến là quá đủ cho một cựu binh hiển hách. Mệt mỏi sau những chuỗi ngày chinh chiến, anh quay về gia đình, chỉ muốn sum họp với những người thương yêu và cố quên đi thực tại vẫn đầy tiếng gầm rú của bom đạn.Tuy nhiên, trong một gia đình mang dòng máu anh hùng lý tưởng thì người con trai lớn của anh là Gabriel Martin (Heath Ledger) khi đã chín chắn và trưởng thành lại không muốn đứng ngoài lề cuộc chiến dân tộc này. Cậu đã tham gia vào đội quân thuộc địa chiến đấu vì tự do. Benjamin, mặc dù mệt mỏi, vẫn không muốn con trai cô độc đối ... -
The Lost World: Jurassic Park (1997)
- 0 downloads
Dr. Ian Malcolm (Jeff Goldblum), nhân vật chính từ phần đầu tiên, quay trở lại trong vai trò chính. Trong phần này, Malcolm cùng với nhóm của mình, bao gồm bạn gái Sarah Harding (Julianne Moore) và nhà sinh vật học Nick Van Owen (Vince Vaughn), đến Isla Sorna – một hòn đảo bí mật nơi các loài khủng long được nhân bản, nhưng khác với đảo Isla Nublar (nơi diễn ra phần đầu), Isla Sorna là nơi mà các khủng long được nuôi dưỡng trong một môi trường ít được kiểm soát hơn. Hammond (Richard Attenborough), người sáng lập công ty InGen và là người đứng sau dự án khủng long, đã tiết lộ rằng có một dự án khác đang được thực hiện trên Isla Sorna, nơi các loài khủng long đã được sinh sống và phát triển tự do. Mục đích của nhóm là nghiên cứu và bảo vệ các loài khủng long mà không gây tổn hại cho chúng. Tuy nhiên, khi nhóm khám phá hòn đảo, họ phát hiện ra rằng nhóm săn bắn do Roland Tembo (Pete Postlethwaite) dẫn đầu đang có kế hoạch bắt một con khủng long khổng lồ, cụ thể là Tyrannosaurus rex và đưa nó về thành phố. Trong khi nhóm của Malcolm phải đối mặt với các thử thách từ những loài khủng long nguy hiểm, một nhóm khác, bao gồm một gia đình có mối quan hệ với nhóm săn bắn, gặp phải các tình huống nguy hiểm trên đảo. Câu chuyện đạt đến cao trào khi một con Tyrannosaurus rex bị bắt và đưa về San Diego, nơi nó gây ra hỗn loạn và phá hủy thành phố. Cuối cùng, nhóm của Malcolm phải tìm cách đưa con khủng long trở lại Isla Sorna và giải cứu những người còn lại. -
Jurassic World (2015)
- 0 downloads
Sau hơn hai thập kỷ ngủ yên (tính từ phần 1 Jurassic Park năm 1993) và nhiều lần thay đổi kể hoạch (tính từ phần 3 Jurassic Park III năm 2001), cuối cùng những chú khủng long đã có sự quay trở lại ngoạn mục. Tôi biết đến Jurassic Park lần đầu khi còn nhỏ qua những chương trình về kĩ xảo điện ảnh phát sóng trên VTV2 hay kênh Hà Nội gì đó. Từ thời điểm ấy, tôi luôn dành cho loạt phim này nhiều tình cảm và sự ngưỡng mộ đến mức đã xem đi xem lại ba phần đầu không biết bao nhiêu lần. Có lẽ vì chúng là khủng long, tự chúng đã có sức hút, cộng thêm sự thuyết phục của việc hòa trộn thông tin thật với sự hư cấu trong mạch phim càng làm cho giấc mơ vừa hoành tráng vừa sợ hãi này thêm hấp dẫn. Khi Jurassic Park III kết thúc, tôi đã nghĩ nhà làm phim đã không còn gì để làm với những con khủng long này nữa. Họ đã có mọi loài vật từ mặt đất đến bầu trời, mọi cuộc phiêu lưu và hệ thống nhân vật chính đã được tận dụng triệt để. Nhưng Jurassic World đã khẳng định điều ngược lại: với trí tưởng tượng được vận dụng hợp lý, không có gì là cạn kiệt. Để cuối cùng, công viên chứa đựng bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu tự hào của John Hammond (giám đốc tập đoàn tiên phong đưa khủng long về lại cuộc sống thực – phần 1) đã mở cửa, đã tồn tại, đã sinh lời, đã trở thành trung tâm của mọi sự chú ý trên thế giới trong nhiều năm. Với một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng ăn khách, thực sự chẳng có gì nhiều để review bởi cốt truyện thực sự đơn giản: Ấy là sự sáng tạo cưỡng bách tự nhiên – sự nổi dậy hung bạo – sự chống trả và chiến thắng của con người. Vậy nên, tôi sẽ dành entry này để ghi lại vài ba suy nghĩ của một fan hâm mộ cuồng nhiệt thế giới kỷ Jura. Những chú khủng long đã có một màn comeback hoành tráng, to lớn hơn, sống động hơn, đắt tiền hơn, hiện đại hơn. Sự ngoạn mục ở đây ngoài những yếu tố thuộc về công nghệ thể hiện còn nằm ở góc tiếp cận mà đạo diễn Colin lựa chọn. Thay vì tiếp tục cuộc hành trình bất đắc dĩ của những nhà khoa học vốn gắn bó một cách éo le với công viên, Colin đã hồi sinh từ sự tan vỡ, thất bại của phiên bản 1 không bao giờ được ra mắt công chúng một công viên hiện đại, bề thế đến mức tôi nghĩ nếu Hammond còn sống, ông sẽ gật gù cười, chỉ cây gậy có viên hổ phách về phía trước mà bảo: “Tôi chẳng tiếc tiền”. Jurassic World đặt người xem vào không – thời gian thực tế với tuyến nhân vật mới: Owen (Chris Patt), người huấn luyện khủng long chuyên nghiệp và Claire (Bryce Dallas Howard), nữ quản lý quyền lực cái gì cũng biết nhưng thực sự lại không biết gì về những con vật được tạo ra đang sống xung quanh. Điều mà cả hai nhân vật đang phải đối mặt chính là sự thích nghi của con người trong môi trường chẳng có gì là tự nhiên cả do chính họ (cùng những người đi trước, những người cùng thời) tạo ra. Với Owen, đó là bốn chú khủng long raptor rất thông minh (hậu duệ của những nhân vật đã từng xuất hiện ở những phần trước) mà anh đã chăm sóc từ khi còn chúng còn nhỏ, xây dựng nên mối quan hệ tin tưởng và luôn phải thông minh hơn. Với Claire, ngoài hai đứa cháu cũng là hai vị khách đến không đúng lúc khi cô đang bận bù đầu, đó là làm thế nào trong một thế giới người ta đã thôi không còn ngạc nhiên trước những sinh vật tưởng tuyệt chủng nhưng giờ lại đi lại tràn lan khắp hòn đảo. Jurassic World (từ đây viết tắt là JW) đã có những thay đổi hợp lý trong việc lựa chọn góc độ tiếp cận, xác định chủ đề và mục đích của bộ phim, phô diễn những thành tựu công nghệ điện ảnh tối tân để thỏa mãn người xem nhưng luôn giữ được những gì thuộc về truyền thống kỷ Jura. Đó là cuộc phiêu lưu ghê rợn, tàn bạo, đẫm máu nào cũng cần có trẻ con (dù hai anh em Zack và Gray trong phần phim này có ngoại hình rất bắt mắt, rất dễ thương nhưng so với những vai diễn trong 3 phần phim trước thì diễn xuất, vai trò của họ trong JW không thật nổi bật). Đó là chuyện gì thuộc về tự nhiên hãy để tự nhiên giải quyết. Đó là nhìn mặt diễn viên biết ngay ai sẽ nằm trong bụng khủng long. Đó là sự phản phé, chia phe trong nội bộ nhân sự… Dù chỉ là dòng phim thị trường, lấy yếu tố hoành tráng, kĩ xảo áp đảo khiến khán giả thích thú, nhưng bất kì một phần phim nào trong seri này cũng luôn có một thông điệp dù rất đơn giản thôi. Với JW, đó là sự đề cao mối quan hệ, tin tưởng giữa người – người, giữa người – động vật. Những điểm nhấn cảm xúc của Claire khi thấy những con khủng long ăn cỏ bị tàn sát; của Owen khi đối thoại với Blue và những chú raptor khác trong nhóm… được diễn tả thuyết phục nhưng thời lượng đạo diện ấn định cho những phân cảnh này lại hơi ngắn quá làm ấn tượng đọng lại chưa đủ sâu. Ngoài ra, tôi khá thích những chi tiết hài hước trong JW, chúng khá có duyên và làm giãn mạch phim căng thẳng. Tuy nhiên, về mặt cốt truyện vẫn tồn tại những điểm chưa chắc chắn, chưa thuyết phục (ví dụ như việc chuyển giao quyền điều hành công ty, âm mưu sử dụng raptor… không được kể một cách rõ ràng, mạch lạc). Khoảng 15-20’ đầu phim thực sự hơi tẻ nhạt. Chỉ đến khi đào chính ra sân, câu chuyện mới thực sự bắt đầu một cách nghiêm túc, nhịp nhàng. Claire có lẽ sẽ trở thành nữ nhân vật ngầu nhất trong loạt phim về công viên kỉ Jura với tuyệt đỉnh công phu chạy trốn khủng long trên giày cao gót. Tôi thích tạo hình của Bryce, màu tóc đỏ rất ấn tượng (dù là tóc thẳng phồng hay tóc quăn), trang phục rất thanh lịch và diễn xuất có duyên. Phân đoạn chị đứng trước cửa chuồng của Rex-chan thật mang âm hưởng hùng tráng. Về phần Owen của Chris, tình huống phim càng phát triển anh càng chứng tỏ mình hợp với phim hành động như thế nào. Một ngoại hình cường tráng, cách di chuyển nhanh nhẹn, dứt khoát và ánh mắt kiên định, với một phim hạnh động như vậy là đủ để tạo nên dấu ấn cơ bản của nhân vật. Hơi tiếc một chút nếu ở những phút cuối cùng, thái độ ra hiệu để Blue tự do của Owen được đặc tả hơn, được chăm chút hơn, có lẽ JW sẽ thể hiện trọn vẹn hơn nữa ý tứ của mình. Ở một khía cạnh khác, sự thành công của đồ họa, kỹ xảo trong JW làm mất đi tính thật, tính tương tác của diễn viên so với 3 phần trước – những phần có sử dụng khủng long máy Với một người hâm mộ seri phim này từ lâu, tôi đặc biệt thích thú với JW bởi nó còn tái hiện lại một cách chân thực những chi tiết nho nhỏ nhằm gợi nhắc lại những gì đã xảy ra trong những phần phim trước. Từ cảnh đàn khủng long chạy trên cánh đồng cỏ rộng lớn, đến việc gọi những chú khủng long là “she”; từ việc Claire hét lên ỏm tỏi ngay giữa rừng để kiếm những đứa cháu đến lúc cô gào lên bảo họ “chạy”… Tất cả những yếu tố be bé ấy vô hình chung tạo nên cảm giác thân thuộc, vừa yêu mến vừa hứng khởi như khi đoạn nhạc kinh điển của thế giới kỷ Jura vang lên. Cũng chính vì cảm giác gợi nhắc ấy, tôi cảm thấy hơi tiếc một chút khi không được thấy, được nghe thông điệp tôi cho là hay nhất của loạt phim này: Sự sống luôn tự tìm đường cho mình. Tóm lại, vui vui về JW có thể trong mấy câu thế này: Những gia đình đang có vấn đề lục đục, hãy gửi con em đến công viên kỷ Jura. Khủng long hân hạnh tài trợ chương trình này. Khi đối mặt với khủng long, nhất là những con nhiều răng và luôn đói, bạn sẽ tìm thấy gấu của mình (và có thể sẽ bị chìm xuồng trong phần sau). Đến giờ vẫn tiếc đôi tiến sĩ khảo cổ học ở phần 1, tưởng cô chú về đội của nhau thế mà… *khóc vài dòng sông* Hét và việc của các em, còn lại hãy để Rex-chan lo. Các em xê ra, loại lai tạo kia để đấy anh hàng xịn giải quyết. Anh mãi mãi là boss ở chốn này, mặt anh lù lù ở trên logo kia kìa. Sự xuất hiện của Rex-chan vào lúc gay cấn, cao trào nhất của mạch phim thật như một vị thần, theo đúng tinh thần giữ điều tốt nhất đến cuối cùng. Tuy đến khúc cuối trận đánh, anh phải chia sẻ hào quang với chị gái hay xấu hổ dưới hồ (nhưng ngoi lên lần nào là chất lần đấy) nhưng tựu chung lại, anh vẫn ngầu nhất đội, được bonus thêm mấy chục cái sẹo chao ôi phong trần. Với những gì đội ngũ sản xuất thể hiện trong JW, tôi thực sự mong mỏi, chờ đợi những phần tiếp theo để xem trí tưởng tượng có thể đưa con người đến đâu. Với tôi, loạt phim này là một trong những loạt phim hiếm hoi (sau Back to the future) vẫn có thể giữ được phong độ ổn định cũng như sức sống của mình sau ngần ấy phần. -
Jurassic Park III (2001)
- 0 downloads
Dr. Alan Grant (Sam Neill), một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng, được mời tham gia một chuyến khảo sát trên đảo Isla Sorna – nơi các loài khủng long đã được nhân bản. Grant nhận lời tham gia chuyến đi này với điều kiện được hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu của mình. Paul và Amanda Kirby (William H. Macy và Téa Leoni) là những người đứng sau lời mời này. Họ giả vờ là những nhà tài trợ lớn và yêu cầu Grant cùng đội của ông giúp họ tìm kiếm con trai của họ, Eric, người đã bị mất tích sau khi thực hiện một chuyến bay qua đảo. Khi đội của Grant đến Isla Sorna, họ phát hiện ra rằng kế hoạch của Kirby và vợ thực ra là một trò lừa đảo. Họ không phải là những người giàu có đơn thuần mà là một cặp vợ chồng đang cố gắng tìm kiếm con trai bị mất tích của mình. Trong lúc tìm kiếm Eric, nhóm bị mắc kẹt và phải đối mặt với nhiều loài khủng long nguy hiểm, bao gồm cả những con Velociraptor và Spinosaurus, loài khủng long săn mồi mới. Cuối cùng, nhóm phải tìm cách thoát khỏi đảo trước khi bị khủng long tiêu diệt. Họ đấu tranh với các loài khủng long và những thử thách khác để sống sót và trở về an toàn.