Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    Sở hữu một câu chuyện dễ đoán với một số điểm trừ không đáng có, Rambo: Last Blood để lại ấn tượng mạnh mẽ với người hâm mộ bằng các pha hành động đẫm máu đúng chất Stallones. Khi nhắc đến thương hiệu điện ảnh Rambo, người ta thường nghĩ ngay đến sự bạo lực có phần hơi rập khuôn và vô cớ, nhưng kì thực chúng được thực hiện với một mục đích quan trọng hơn. First Blood ra mắt vào năm 1982 là một bộ phim hành động bạo lực đầy nam tính theo phong cách thập niên 80, nhưng nó cũng kể về câu chuyện của một cựu binh Chiến tranh Việt Nam mắc chứng PTSD (Rối loạn stress sau sang chấn) đang tìm kiếm một mái nhà ở một đất nước (theo quan niệm của anh) cảm thấy khó chịu với sự tồn tại của anh. Kể từ đó, thương hiệu này bắt đầu lấn sâu vào những pha hành động đẫm máu, với những câu chuyện nền không được làm nổi bật như việc Rambo chiến đấu trong thời kì Chiến tranh lạnh, hoặc giải cứu các nhà truyền đạo Kito bị bắt cóc. Một mặt, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến cốt truyện của các bộ phim, nhưng mặt khác, nó gầy dựng nên một lượng fan hùng hậu của Rambo, chờ đợi để được xem những pha hành động đẫm máu đầy bạo lực. Và Rambo: Last Blood tiếp tục mang theo truyền thống đó để rồi dẫn đến những kết quả cực kì dễ đoán. Bộ phim lấy bối cảnh khi John Rambo (Sylvester Stallone) dành ra những năm tháng cuối đời sống tại trang trại của cha mình ở Arizona. Mặc dù vẫn còn bị ám ảnh bởi chiến tranh, John đã tìm thấy bình yên khi chăm sóc cho đàn ngựa và là cha nuôi của Gabrielle (Yvette Monreal), một cô gái trẻ có quá khứ đầy tăm tối. Khi hay tin về người cha đã bỏ đi của mình từ người bạn Gizelle (Fenessa Pineda) ở Mexico, Gabrielle đã bất chấp lời ngăn cản của John và bà của mình là Maria (Adriana Barraza), lên đường đến Mexico để tìm kiếm câu trả lời. Cuối cùng, cô bị bắt cóc và rơi vào đường dây mua bán mại dâm của hai tên xã hội đen máu lạnh là Hugo (Sergio Peris-Mencheta) và Victor Martinez (Oscar Jaenada). Khi hay tin, John tìm cách giải cứu Gabrielle và buộc anh em nhà Martinez phải trả giá vì những gì chúng đã làm. Nếu phần miêu tả nói trên về Rambo: Last Blood - mà Stallone đã cùng biên soạn kịch bản với Matt Cirulnick, dựa trên câu chuyện mà Sly và Dan Gordon đã đóng góp - nghe có vẻ giống với Taken, nhưng với Rambo làm vai chính, thì cơ bản vì đó là những gì Last Blood mang lại. Nhưng ngoài việc có cốt truyện giống với một bộ phim khác, Last Blood còn bổ sung thêm nhiều yếu tố bài ngoại hơn cả seri hành động của Liam Neeson hay những phần phim Rambo trước đó. Stallone đã từng nói rằng những bộ phim Rambo không thực sự mang ý nghĩa như những tuyên bố chính trị, nhưng không có cách nào để bỏ qua các yếu tố chính trị đáng lo ngại (vô tình hay cố ý) của một bộ phim như Last Blood, khi John về cơ bản là một vị cứu tinh da trắng cực kì nguy hiểm xuất hiện để giải cứu cô con gái nuôi người Latin khỏi những kẻ máu lạnh Mexico. Nó sẽ trở thành một chủ đề bàn tán nếu Last Blood chịu khó đầu tư hơn trong việc tập trung vào các nạn nhân buôn bán người và nô lệ tình dục (hoặc mức độ bảo an của biên giới Mỹ - Mexico), nhưng đáng tiếc rằng các nhân vật như Gabrielle và Maria chỉ xuất hiện để làm lý do cho John giết nhiều người hơn - một lần nữa Rambo: Last Blood có dành ra một khoảng thời gian đầu phim để phát triển mối quan hệ cha - con giữa Gabrielle và John, nhưng các phân đoạn thể hiện sự gắn bó đó không thật sự trọn vẹn bởi những lời đối thoại có phần thô cứng và thiếu tương tác cảm xúc giữa Monreal và Stallone. Phim cũng không mang đến nhiều cách giải quyết cho các câu chuyện của John từ những phần phim Rambo trước; Đến tận cuối phim, vẫn không thể biết được anh nhận được điều gì từ hành trình của mình trong Last Blood, điều mà anh đã không nhận được từ bộ phim Rambo thứ tư ra mắt năm 2008. Việc không có ý nghĩa sâu sắc để đắm chìm vào vai diễn của mình khiến cho diễn xuất của Stallone không thực sự thoải mái, và cả những người bạn diễn của ông. Dù sao thì, vẫn có một số điểm sáng tồn tại trong Rambo: Last Blood, bắt đầu với động lực trong cốt truyện của nó. Bộ phim liên tục tạo cảm giác bị thúc đẩy, như thể nó được chỉnh sửa thời lượng từ một bản quay dài hơn. Trong khi đó, các phân đoạn Gabrielle và những cô gái bị bắt cóc khác bị bạo hành tình dục thực sự tạo nên cảm giác chân thực đến mức khó chịu, khi dường như nó thể hiện đúng những gì các cô gái rơi vào đường dây mua bán mại dâm phải chịu đựng. Những góc quay gần của đạo diễn Adrian Grunberg thể hiện sự căng thẳng và bạo lực đúng với phong cách phim Rambo, khiến khán giả không thể chớp mắt khi John ra tay xử lý những kẻ săn đuổi anh ở nửa sau bộ phim, trong một hệ thống đường hầm không khác gì các con hào chiến đấu ngày xưa, với đầy rẫy những cái bẫy chết người.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Hơn 40 năm cho một huyền thoại, câu chuyện về người anh hùng John Rambo cũng đã đi đến hồi kết khi tài tử Sylvester Stallone không thể thắng nổi sức mạnh của thời gian, dù hàng trăm kẻ địch chẳng thể nào lấy được mạng của Rambo. Phần 5 của loạt phim, Rambo: Hồi Kết Đẫm Máu, là lời chào tạm biệt cho một trong những người hùng vĩ đại nhất màn ảnh rộng. Sau khi hạ sát hành trăm kẻ địch, người hùng Rambo đã rửa tay gác kiếm, với những băn khoăn không ngớt về cuộc đời mình, về việc chiến tranh đã đem đến cho ông bộ kỹ năng siêu đẳng, nhưng đồng thời tước đoạt khỏi ông những giá trị cuộc sống. Ông tìm được sự yên bình trong những năm cuối đời ở một thị trấn nhỏ ở Arizona, bên cạnh gia đình mới của mình với những người không có quan hệ máu mủ: Maria và cháu gái Gabrielle. Gabrielle là một cô bé mất mẹ, cha ruột bỏ rơi và được Rambo chăm lo như con gái của mình, là niềm tin thuần khiết duy nhất và trong sáng nhất trong suốt cuộc đời ông. Mọi bi kịch chỉ bắt đầu khi cô gái nhỏ 17 tuổi, và khao khát được tìm hiểu thế giới, tìm kiếm người cha bội bạc của mình đã đưa cô sa vào cạm bẫy của bọn buôn gái mại dâm ở biên giới Mexico. Sự đau thương chúng gây ra cho Gabrielle đã khiến bản năng của ông được một lần nữa đánh thức. Nợ máu phải trả bằng máu, hàng trăm tên lính vũ trang đầy đủ còn bị thịt như gà thì ngại gì vài anh giang hồ vùng ven. Rambo tái xuất lần cuối! Trước hết phải nói đây là một bộ phim hết sức bạo lực, điều này có lẽ đã quá quen thuộc với tín đồ của thương hiệu này. Tuy nhiên, giá trị giải trí đích thực của bộ phim có lẽ chỉ tập trung ở khoảng 1/3 phim cuối cùng và phải gọi là cực kì mãn nhãn và đẫm máu như tựa đề. Ở hơn nửa thời lượng đầu tiên, nhịp phim chậm và việc nghe Rambo nói những lời tình cảm triết lý thì có vẻ không hợp tai cho lắm. Sự lê thê đó dễ khiến khán giả nhàm chán và có phần không hứng thú vì Rambo không trở thành huyền thoại bằng những câu thoại sến súa như thế. Có thể những năm tháng gần đất xa trời được sống bên cạnh một gia đình nhỏ khiến ông hi vọng mình có thể trở thành một con người giàu tình cảm hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn mà mình chưa từng có được nhưng cách kể chuyện nhạt nhẽo không đem đến nhiều giá trị như ekip kì vọng. Những gì tinh túy những của phim chỉ xuất hiện ở đoạn cuối khi John Rambo thực hiện kế hoạch trả thù của mình, với đẳng cấp cao và dư thừa bạo lực hơn cả hậu bối John Wick. Có thể ví von vui rằng đây chẳng khác gì một bộ phim quen thuộc cho dịp Giáng Sinh, Ở nhà một mình, trong một phiên bản 18+ mà mọi chiếc bẫy đều là để giết chết đối phương. Phần buồn cười duy nhất chỉ là tư duy của băng đảng kia khi lao vào cuộc truy sát một cách ngây thơ như trẻ con. Nhưng pha chém giết nhanh gọn, máu me của người hùng màn ảnh chắc sẽ khiến bạn cực kỳ ấn tượng và giải trí. Với một bộ phim hành động hạng B, thì phần nhìn trong những đoạn chiến đấu được dựng khá chi tiết và ấn tượng, các loại vũ khí được sử dụng linh hoạt và hiệu ứng mang lại cũng rất thu hút. Phần âm thanh được đặc biệt chú trọng và gây cảm giác mạnh khi tiếng súng, tiếng mài kim loại hay những pha đâm xuyên táo đều được làm vang lên khá tốt, dễ làm khán giả tập trung hơn sau những đoạn tình cảm dài lê thê. Trang sử thi của John Rambo cũng đã đến hồi khép lại, khi hình tượng người hùng thời chiến của ông không còn được nhiều khán giả quan tâm nữa. Tuy nhiên, suy cho cùng Rambo cũng vẫn là một siêu anh hùng đúng nghĩa vào thời đại trước, thời kì những câu chuyện của ông mang nặng màu sắc chính trị khi nước Mỹ rơi vào xung đột với các quốc gia khác. Rambo vẫn sẽ sống mãi với hình tượng của một trong những người hùng vĩ đại nhất màn ảnh. Rambo: Hồi Kết Đẫm Máu xứng đáng là lời chào tạm biệt cho biểu tượng điện ảnh đã vang bóng trong suốt 40 năm qua.
    • 0 downloads
    "Justice League: Throne of Atlantis" (2015) là một bộ phim hoạt hình siêu anh hùng của DC, là phần tiếp theo của bộ phim "Justice League: War" (2014). Bộ phim được sản xuất bởi DC Entertainment và Warner Bros. Animation. Nội dung chính của phim xoay quanh cuộc chiến giữa Justice League và Atlantis, một quốc gia dưới nước mà Vua Orm (hay còn gọi là Ocean Master) đang tìm cách chiếm lấy.
    • 0 downloads
    Hành trình mới của chàng người hùng có khả năng phóng to, thu nhỏ mang phong cách dí dỏm, đề cao tình cảm gia đình. Ant-Man and the Wasp do Peyton Reed đạo diễn, là phim thứ 20 trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Dù công chiếu sau Avengers: Infinity War, tác phẩm kể về các sự kiện diễn ra trước bom tấn tháng 4. Lúc này, Scott Lang (Paul Rudd đóng) bị tạm giữ tại nhà sau khi giúp Captain America chống lại chính phủ. Anh phải từ bỏ thân phận siêu anh hùng Ant-Man, chịu kiểm soát nghiêm ngặt và bị cha con Hank Pym (Michael Douglas đóng) và Hope van Dyne (Evangeline Lilly đóng) cắt đứt quan hệ. Trong một giấc mơ, Scott thấy mình có mối liên hệ đặc biệt với Janet (Michelle Pfeiffer) - mẹ của Hope. Ở phần trước, anh thu nhỏ xuống mức hạ nguyên tử, tiến vào Lượng Tử Giới (Quantum Realm) rồi thoát ra. Còn Janet vào đó nhiều thập niên trước nhưng mắc kẹt đến nay. Scott báo tin cho Hope và được đưa đến phòng thí nghiệm bí mật của cha con cô. Tình cờ, người hùng vướng vào cuộc chiến với Ghost (Hannah John-Kamen đóng) - nữ ác nhân trùm kín mặt có khả năng tàng hình và đi xuyên vật thể. Kịch bản được xây dựng theo mô-típ giải cứu, rượt đuổi, dẫn đến cao trào với sự tham gia của nhiều phe phái. Sau Avengers: Infinity War quy tụ đông đảo nhân vật, hùng tráng và hơi nhuốm màu bi kịch, Ant-Man and the Wasp giống một nốt nhạc nhẹ nhàng trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Câu chuyện có quy mô tương đối nhỏ khi người hùng không chiến đấu để bảo vệ thế giới. Thay vào đó, vấn đề chính chỉ là việc Ant-Man và gia đình Pym tìm cách đưa Janet khỏi Lượng Tử Giới. Xen lẫn các cảnh hành động, yêu đương, người xem dễ thấy ấm áp bởi tình cảm gia đình. Trong những người hùng có phim riêng ở Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Scott Lang là người duy nhất đã làm cha. Điều này khiến câu chuyện của anh mang sắc thái rất khác với phim về Captain America, Iron Man, Thor hay Black Panther - những người quan tâm nhiều đến lý tưởng hoặc quốc gia của họ. Với Ant-Man, mối bận tâm lớn nhất là đứa con gái nhỏ tuổi, hiện sống với vợ cũ và chỉ thỉnh thoảng mới gặp anh. Tình cha con được bộc lộ ngay từ trích đoạn đầu phim khi Scott bày ra cả một trò chơi có quy mô phức tạp để thỏa trí tưởng tượng của con. Anh háo hức khi gặp con gái và cồn cào mỗi khi nghĩ bé gặp chuyện. Ant-Man vừa hành động vừa lo sợ bị chính quyền phát hiện bởi như thế sẽ phải vào tù và xa cách con. Tình cha con đôi khi được cường điệu hóa thành các cảnh hài, ví dụ như một trích đoạn gay cấn bị cuộc hội thoại đời thường của hai cha con cắt ngang. Yếu tố gia đình còn được thể hiện ở tuyến của nhà Pym. Dù chỉ còn một hy vọng nhỏ nhoi rằng có thể tìm được mẹ, Hope và cha vẫn dốc sức, thậm chí bất chấp an toàn bản thân. So với phần một, phim mới đẩy cao yếu tố hài bằng cả thoại và hình thể. Scott Lang vốn dí dỏm nhưng lại làm việc cùng cha con Pym nghiêm nghị, giỏi khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tương phản gây cười. Chất hài còn nằm ở ba người bạn kỳ dị của Scott, đặc biệt là Luis (Michael Pena đóng) - chàng trai có khả năng nói ra rả, tạo ra một trong những cảnh đáng nhớ nhất phim. Ngoài ra, khả năng phóng to - thu nhỏ của Ant-Man giúp đạo diễn thiết kế nhiều trích đoạn thú vị về kích cỡ, như cảnh anh sử dụng một chiếc xe tải như ván trượt. Sự xuất hiện của viên đặc vụ FBI (Randall Park đóng) lại tạo ra chất hài ở góc độ khác. Trong một thế giới với công nghệ siêu phàm như Vũ trụ Điện ảnh Marvel, nhân vật này vẫn cố quản thúc Scott bằng các phương pháp truyền thống và liên tiếp thất bại. Phong cách quan liêu và sự tự tin thái quá của anh ta mang đến tiếng cười kiểu châm biếm. Ant-Man and the Wasp thành công nhờ dàn diễn viên hợp vai và ăn ý. Ở tuổi 49, Paul Rudd giữ được vẻ ngoài trẻ trung, diễn tự tin và duyên dáng trong mẫu nhân vật hài hước khá quen thuộc với anh. Tài tử gạo cội Michael Douglas thể hiện hình ảnh nhà khoa học tài ba và kiêu ngạo. Trong khi đó, Evangeline Lilly có nhiều đất diễn hơn hẳn phần một khi nhân vật Hope của cô trở thành nữ siêu nhân Wasp (Chiến Binh Ong, có khả năng thu nhỏ). Người đẹp chiếm thiện cảm người xem với hình tượng phụ nữ mạnh mẽ và độc lập. Vấn đề lớn nhất của phim là thiếu vai phản diện mạnh. Nhân vật Ghost được xây dựng với động cơ thú vị để đối đầu Ant-Man và Wasp. Tuy nhiên, các hành động của nữ ác nhân không để lại ấn tượng về mưu mô hay tâm lý. Khoảng giữa phim, một nhóm nhân vật trở thành thế lực phản diện thứ hai nhưng họ quá thiếu cá tính cũng như khả năng để đối đầu với Ant-Man. Vì thế, các màn rượt đuổi của nhóm này với Ant-Man ở cuối phim hơi thiếu kịch tính do chênh lệch sức mạnh. Theo đúng truyền thống của Marvel, tác phẩm có thêm hai đoạn phim sau khi câu chuyện chính kết thúc, trong đó có một cảnh kết nối trực tiếp đến Avengers: Infinity War. Trích đoạn này nối dài những suy đoán của người hâm mộ về vai trò của Ant-Man trong việc đánh bại ác nhân Thanos ở Avengers 4 - dự kiến ra mắt năm sau. Ant-Man and the Wasp có kính phí 130 triệu USD, công chiếu ở Việt Nam từ ngày 6/7 với tựa Người Kiến và Chiến Binh Ong. Phim được dán nhãn C13 (không dành cho người dưới 13 tuổi).
    • 0 downloads
    "Ant-Man and the Wasp: Quantumania" được ví giống một phiên bản "Star Wars" của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Tác phẩm là phần phim riêng thứ ba về siêu anh hùng Người Kiến của Marvel, sau thành công về mặt thương mại của hai tập Ant-Man (2015) và Ant-Man and the Wasp (2018). Kịch bản lấy bối cảnh sau trận đại chiến với Thanos trong Avengers: Endgame (2019), Scott Lang (Paul Rudd đóng) bỏ bê công việc siêu anh hùng và tập trung phát triển sự nghiệp viết sách, kể lại những chiến tích của anh trong quá khứ. Trong khi đó, Cassie - con gái anh - trở thành một nhà hoạt động xã hội, thường xuyên dính vào các rắc rối. Một lần về gặp con gái, Scott Lang được biết Cassie đang phát triển thiết bị có thể kết nối với thế giới lượng tử (Quantum Realm). Đúng lúc này, một sự cố xảy ra đẩy cả nhóm Scott Lang, Cassie, Hope (Chiến Binh Ong), hai vợ chồng Hank - Janet (bố mẹ của Hope) đến thế giới siêu vi của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Họ bị tách thành hai nhóm. Cha con Người Kiến bị một nhóm người bản địa bắt giữ để thẩm vấn. Trong khi đó, Janet - người từng mắc kẹt nhiều năm trong Quantum Realm - đưa chồng và con gái Hope tìm kiếm những người bạn cũ tại đây để nhờ giúp đỡ. Ant-Man 3 mở rộng Vũ trụ Điện ảnh Marvel, đưa khán giả tới thế giới lượng tử - vùng đất chưa được giới thiệu nhiều trong các phần phim trước. Nơi đây là thế giới riêng biệt với nhiều loài sinh vật, nền văn minh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi một phiên bản của Kang the Conqueror (Jonathan Majors đóng) bị lưu đày đến đây. Hắn dần khôi phục sức mạnh và chiếm lấy toàn bộ thế giới lượng tử, chờ ngày quay lại thế giới thường để tiếp tục công cuộc chinh phạt, hủy diệt các dòng thời gian. Theo nguyên tác truyện tranh, Kang có thể dịch chuyển sang những dòng thời gian khác nhau để thiết lập lại kế hoạch thống trị thế giới của mình. Nhân vật lần đầu xuất hiện trên màn ảnh trong mùa một series Loki (2021), cũng do Jonathan Majors thủ vai. Hắn dự kiến tái xuất trong Avengers: The Kang Dynasty (2025) và Avengers: Secret Wars (2026). Kang nhiều khả năng trở thành phản diện quan trọng nhất của Vũ trụ Điện ảnh Marvel trong giai đoạn tiếp theo, sau sự ra đi của Thanos. Sự xuất hiện của Kang và vùng đất Quantum Realm là những điều hấp dẫn nhất đối với người hâm mộ Marvel trong Ant-Man and the Wasp: Quantumania. Bộ phim thành bước đệm quan trọng để phát triển mạch truyện của thương hiệu phim, là tác phẩm đầu tiên thuộc giai đoạn năm của MCU. Toàn bộ nội dung Ant-Man and the Wasp: Quantumania mở ra những cánh cửa để phát triển câu chuyện chung hơn là khai thác hành trình của Scott Lang và các đồng đội. Kịch bản phim dễ đoán, mang nhiều điểm trùng lặp các bộ phim gần đây của Marvel trong giai đoạn bốn. Đạo diễn chọn cách kể nhanh, không đi vào chi tiết để tập trung phát triển hồi cuối. Khán giả lần đầu được chu du qua thế giới lượng tử, gặp nhiều nhân vật mới. Tuy nhiên, êkíp không dành nhiều thời gian để giới thiệu về những điều này. Sự xuất hiện của Kang cũng chỉ mang tính chất "chào mời", hứa hẹn một màn ra mắt chi tiết hơn trong các tập phim tiếp theo của MCU. Trận đại chiến giữa phe Scott Lang và ác nhân Kang được dàn dựng công phu, hoành tráng. Nhiều trang điện ảnh như Variety, Rotten Tomatoes nhận xét cuộc giao tranh khiến khán giả liên tưởng đến các bộ phim của thương hiệu Star Wars. Diễn biến quá nhanh của hai hồi trước khiến trận chiến phần nào mất đi sự căng thẳng. Sức mạnh vượt trội của Kang khiến cuộc khởi nghĩa của phía Scott Lang ban đầu gần như vô vọng. Tuy nhiên, êkíp vẫn biết cách tạo ra nút thắt để cân bằng thế trận ở cuối phim. Ant-Man and the Wasp: Quantumania mang tính giải trí với những câu thoại hài hước, hình ảnh đẹp. Sự xuất hiện của nhân vật phản diện với sức mạnh đủ để thay đổi toàn bộ thương hiệu phần nào sẽ đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ MCU. Tuy nhiên, kịch bản có phần hời hợt dễ khiến khán giả đại chúng cảm thấy nhàm chán. Tác phẩm nhận phản hồi tiêu cực từ giới phê bình, đạt điểm "tươi" 48% trên tổng 289 bài đánh giá, theo thống kê của Rotten Tomatoes. Trang BBC gọi Ant-Man 3 là dự án tệ nhất của Marvel tính đến nay. Đa phần chê các khâu kịch bản, phát triển nhân vật trong phim. Số khác khen ngợi diễn xuất của phản diện chính - Jonathan Majors, hứa hẹn màn xuất hiện xứng đáng hơn của Kang trong các phim tiếp theo của MCU.
    • 0 downloads
    Marvel đã đưa người xem đến những vụ trụ xa xôi không giới hạn, nhưng thật bất ngờ, chính thế giới tí hon sờ sờ dưới gót giày chúng ta cũng chứa đựng vô vàn thú vị. Thu mình lại để tạo nên khác biệt Avengers: Age of Ultron là bộ phim gặt hái được doanh thu khủng, tiếp nối thành công truyền thống “đại phá phòng vé” của Marvel. Tuy vậy, có một sự lóng cóng mà các fan lâu năm của lò sản xuất phim siêu anh hùng này đang dần phải chấp nhận: kịch bản của những bộ phim liên quan đến nhóm Avenger đang ngày càng thiếu đi sự mới mẻ. Đó cũng là lý do khi Guardians of The Galaxy xuất hiện với phong vị tưng tửng bất cần, chất hài hước và những bản nhạc sôi động của thập niên 70,… đã nhanh chóng tạo nên sự khác biệt đầy cá tính so với những Thor, Iron Man, Captain America. Khi Scott Lang - gã trộm có bằng cử nhân kỹ thuật điện - kích hoạt bộ đồ đặc biệt của tiến sĩ Hank Pym và thu mình lại với kích cỡ bằng một chú kiến, cũng là lúc Marvel mở toang cánh cửa đến một trong những thế giới kỳ lạ, thú vị nhất của họ. Những giọt nước trở thành cơn đại hồng thủy, các món đồ chơi trẻ em trở thành nhà cửa xe cộ cho đạo diễn “tàn phá”, quan trọng hơn hết, bầy kiến vươn mình sắm vai “đoàn quân” cực kỳ thiện chiến dưới trướng Scott Lang. Cũng chính bởi sự tham chiến của bầy côn trùng này, cùng với kích cỡ bé tẹo mà Người Kiến hóa thân, các pha hành động trong phim tuy mãn nhãn và hoành tráng nhưng thiệt hại “người và của” thì lại đếm trên… đầu ngón tay. Đôi khi, cuộc đụng độ chỉ được giải quyết bằng một phát… cắn. Tất nhiên đây không phải là lần đầu thế giới tí hon này xuất hiện trên màn ảnh, nhưng khi được tương tác bởi nhân vật Người Kiến, mọi thứ trở nên đầy cảm xúc và gây thú vị lớn cho người xem. Siêu trộm, người hùng, kiến “đại ca” Ant-Man có đủ những yếu tốt gây cười, kịch tích, và không thiếu những trường đoạn xúc động. Tất cả những yếu tố này được hòa quyện một cách chặt chẽ, không thừa thãi trong suốt diễn tiến bộ phim. Đáng chú ý, đây có lẽ là bộ phim đầu tiên của Marvel đặc biệt xoáy sâu vào những mối quan hệ gia đình, cụ thể là câu chuyện xúc động của cặp cha và con gái trong phim. Đây cũng là bản lề mấu chốt khiến cho siêu anh hùng Người Kiến, Scott Lang, trở nên rất đời thường trong phim. Bình thường đến nỗi, đây là nhân vật chính hiếm hoi của Marvel phải vất vả xin việc làm, bị khinh rẻ và đón nhận các nút thắt của đời anh một cách khá bị động. Đáng buồn thay, điều này cũng đúng khi suy xét bối cảnh anh ta trở thành Người Kiến - sẽ mang lại một chút kiên cưỡng cho những khán giả khắt khe. Điều đó không có nghĩa Scott Lang là tay kém tài. Anh chàng là một trong những tay trộm có chuyên môn thuộc hàng thứ dữ. Kỹ năng này tỏ ra hoàn toàn phù hợp trong vai trò Ant-Man, hứa hẹn sẽ trở thành kẻ đột nhập hàng đầu trong hàng ngũ siêu anh hùng Avengers. Tuy vậy, sức mạnh thật sự của Người Kiến không phải nằm ở việc đột nhập, trộm cắp hay những cú đấm “tí hon” đủ sức vật ngã một người đàn ông trưởng thành, mà nằm ở năng lực chỉ huy hàng ngàn con kiến. Nghe có vẻ hơi... lép vế so với tuyệt chiêu gọi sấm sét của Thor, sức mạnh tàn phá của Hulk, nhưng kỳ thực, bộ phim đã khiến người xem phải ồ lên thích thú trước những chiến tích mà các chú kiến này làm được. Và Scott Lang, kiến “đại ca” của bầy đàn, chính là đạo diễn đằng sau quân đoàn thú vị này. Thật vậy, những màn “không kích” của phi đội kiến bay, bầy kiến chiến binh với cú cắn đâu thấu trời xanh, màn phối hợp “diễu binh” của kiến thợ,… mang đến những thước phim vô cùng thú vị cho Ant-Man. Mở toang nhiều cánh cửa Gần như chắc chắn, Ant-Man sẽ gia nhập hàng ngũ Avengers trong tương lai. Chi tiết này xuất hiện liên tục trong thời lượng phim, bên cạnh đó, biệt đội siêu anh hùng đã có quá nhiều nhân vật có xuất thân “con ông cháu cha”, lý lịch khủng. Nhóm đang rất thiếu một người bình thường, sẵn sàng lao vào những công việc nguy hiểm vì con gái - kể cả nghề trộm cắp, và Scott Lang chính là mảnh ghép hoàn hảo này. Bên cạnh đó, sự góp mặt của Ant-Man trong Captain America: Civil War cũng rất được kỳ vọng. Những màn chiến đấu, hành động của Người Kiến hứa hẹn sẽ mang lại làn gió mới cần thiết cho tựa phim này, bởi người xem đang bắt đầu có cảm giác “bội thực” trước những cảnh cháy nổ đao to búa lớn. Không nhưng vậy, bộ phim còn mở đường cho sự xuất hiện của Quantum Realm - cõi lượng tử - được nhiều người hâm mộ Marvel cho rằng có liên quan mật thiết đến Dr.Strange, siêu anh hùng sẽ ra rạp trong năm 2017.
    • 1 download
    John Rambo là một cựu chiến binh Mỹ sau khi giải ngũ thì quay về Mỹ, anh từng được tặng Huân chương Danh dự cho công lao của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1982, Rambo đi tìm một người bạn cũng là một người lính cùng đội với anh. Sau khi hỏi người dân địa phương, Rambo biết rằng bạn của mình đã chết vì ung thư do nhiễm chất độc màu da cam. Mặc dù bộ phim không tiết lộ cho khán giả nhưng mọi người cũng biết Rambo là người sống sót duy nhất của đội. Sau đó, Rambo vào thị trấn và gặp một xe cảnh sát. Mặc một bộ đồ kiểu quân sự, Rambo cũng gặp rắc rối với ông cảnh sát trưởng Will Teasle. Teasle sau khi biết Rambo muốn đi về hướng Nam nên đã chở anh đến một cây cầu nằm ở hướng Nam. Vừa xuống xe, Rambo bỗng đi ngược trở lại, Teasle thấy thế liền nghi ngờ Rambo là một tên tội phạm nên ông bắt Rambo về đồn cảnh sát. Sau khi bị bắt về đồn cảnh sát và đối đầu với các sĩ quan trong đồn, Rambo đã bị cảnh sát phó Arthur Galt đánh đập. Anh liền liên tưởng đến thời gian bị lính Việt Cộng bắt trong chiến tranh. Khi bị Galt và hai sĩ quan khác cạo râu bằng dao cạo, anh liên tưởng đến cảnh lính Việt Cộng lấy dao rạch một đường ngang ngực. Điên lên và mất kiểm soát, Rambo chống trả cả đồn cảnh sát rồi cướp xe môtô chạy thẳng vào rừng. Các sĩ quan cảnh sát dẫn mấy con chó săn vào rừng và chuẩn bị một máy bay trực thăng để rà soát khu rừng. Sau khi phát hiện Rambo đang leo trên vách đá, Galt lấy súng trường và bảo phi công lái chầm chậm để ông ta có thể bắn chết Rambo, nhưng khi Rambo ném cục đá trúng cửa gương của trực thăng, người phi công giật mình và làm Galt rơi xuống. Lúc đó, Rambo trượt tay rơi xuống đất nhưng được một cây thông đỡ lại. Nhìn thấy xác chết của Galt, Teasle nổi điên lên và thề phải giết cho bằng được Rambo để trả thù cho bạn của mình. Bị nhóm của Teasle phát hiện, Rambo có ý đầu hàng và nói anh không có lý do gì để hại họ nhưng họ không nghe. Teasle tức giận bảo đồng đội bắn tới tấp vào Rambo, nhưng Rambo bỏ chạy kịp thời. Teasle dẫn nhóm cảnh sát vào rừng tìm Rambo, họ không biết rằng Rambo đã đặt mấy cái bẫy trong rừng. Từng người trong nhóm cảnh sát tách ra và mắc phải bẫy của Rambo. Rambo lao ra lấy con dao kề cổ Teasle, anh nói vài câu đe dọa Teasle rồi bỏ chạy. Cảnh sát bang và quân đội được gọi đến để truy tìm Rambo. Đại tá Samuel Trautman, người chỉ huy cũ của Rambo, cũng đến nơi để thuyết phục anh ra đầu hàng nhưng không thành công. Rambo chạy vào khu hầm mỏ bỏ hoang trong rừng, những người lính liền bắn hỏa tiễn M72 LAW vào đó. Sau vụ nổ, không thấy sự xuất hiện của Rambo, những người lính bỏ đi vì tưởng rằng Rambo đã chết. Thực ra trong vụ nổ, Rambo đã bí mật trốn ra ngoài bằng một đường hầm. Rambo cướp một xe tải quân sự rồi lái về thị trấn. Vừa đến thị trấn, Rambo cho chiếc xe đâm vào một trạm xăng làm nó phát nổ. Mang theo một khẩu súng máy M60, Rambo phá hủy một cửa hàng đồ chơi cùng vài cửa tiệm khác để gây sự chú ý với Teasle (lúc đó đang ở trên mái nhà của đồn cảnh sát). Rambo bước vào đồn cảnh sát, anh nã đạn lên mái nhà khiến Teasle bị thương và rơi xuống bên dưới. Rambo định giết Teasle nhưng Đại tá Trautman ngăn cản anh. Rambo ngồi xuống bên tủ và khóc than với Trautman về một câu chuyện trong Chiến tranh Việt Nam. Nhận ra rằng mình không còn đường chạy, Rambo quyết định đầu hàng. Trautman sau đó dẫn Rambo ra ngoài gặp lực lượng cảnh sát, còn Teasle được đưa đến bệnh viện.
    • 0 downloads
    Sau khi hoàn tất nhiệm vụ giải cứu tù binh Mỹ trong phần phim trước, John Rambo, do bị ám ảnh bởi chiến tranh, đã quyết định đến Thái Lan sống bằng việc bắt rắn và tham gia đấu võ đài. Thời gian này đang diễn ra cuộc Chiến tranh Afghanistan. Một hôm nọ, Rambo nghe tin người chỉ huy cũ của anh là Đại tá Samuel Trautman đến Afghanistan rồi bị quân đội Liên Xô bắt vì thấy ông tham gia quân du kích Mujahideen. Ngay lập tức, Rambo quyết định đến Afghanistan giải cứu Trautman đồng thời giúp những người du kích Mujahideen đánh trả quân đội Liên Xô. Khi đến Afghanistan, Rambo được người đàn ông tên Mousa dẫn về ngôi làng Mujahideen. Đúng lúc đó có hai chiếc trực thăng Liên Xô bay đến bắn phá rồi giết nhiều người trong làng, Rambo dùng súng máy DShK gần đó bắn nổ một chiếc, còn chiếc còn lại bay đi mất. Tối hôm đó, Rambo cùng Mousa và cậu bé Hamid lẻn vào doanh trại Liên Xô để cứu Trautman nhưng không may bị lính canh phát hiện. Rambo bắn chết một số lính canh rồi bỏ chạy, anh bảo Mousa và Hamid về làng để một mình mình cứu Trautman. Người đứng đầu trong doanh trại là Đại tá Zaysen. Sáng hôm sau, Rambo chờ Zaysen và binh lính ra khỏi doanh trại rồi chạy vào cứu Trautman cùng vài tù binh khác, anh cướp một chiếc trực thăng chở họ nhưng bị nhiều lính Liên Xô nã đạn lên. Chiếc trực thăng hỏng nặng rồi rơi xuống thung lũng, Rambo và Trautman đành phải đi bộ đến biên giới Pakistan sau khi bảo những người tù binh trốn về làng. Khi thấy Rambo bắn nổ một chiếc trực thăng rồi chạy vào hang đá rộng lớn trên núi, Zaysen ra lệnh đội đặc nhiệm Spetsnaz đuổi theo, nhưng binh lính nào vào hang cũng đều bị Rambo dùng cung tên giết chết. Gần đến biên giới Pakistan, Rambo và Trautman nhìn thấy cả một đội quân Liên Xô đứng trước mặt, Zaysen lúc này đang điều khiển trực thăng Mi-24 yêu cầu hai người đầu hàng. Rambo và Trautman tưởng họ sẽ chết nhưng bất ngờ từ xa hàng chục quân du kích Mujahideen cưỡi ngựa chạy ra tấn công quân Liên Xô, trong đó có Mousa và Hamid. Trong lúc hai phe đang giao chiến ác liệt, Rambo cướp một chiếc xe tăng T-72 phá hủy máy bay trực thăng của Zaysen. Kết thúc trận chiến, toàn bộ binh lính Liên Xô đều bị tiêu diệt. Rambo và Trautman tạm biệt những người du kích khi họ chuẩn bị về nhà.
    • 0 downloads
    Là một tín đồ của dòng đồ chơi LEGO và từng xem các bộ phim LEGO Movie trước đó, người viết bước ra khỏi phòng chiếu Phim LEGO 2 (The LEGO Movie 2: The Second Part) có chút thất vọng và mong rằng thương hiệu điện ảnh này cần một sự đột phá hoặc dừng lại ở đây. Tiếp nối Bộ Phim LEGO hồi năm 2014, các cư dân của Bricksburg không thể thoát khỏi sự huỷ diệt của Lego Duplo nên đành phải lui về ở ẩn ở một vùng sa mạc cằn cỗi và gai góc lấy cảm hứng từ Max Điên: Con Đường Tử Thần. Hy vọng tan biến, cư dân của làng Bricksburg trở nên bi quan, họ không còn ca những bài ca vui vẻ mà thay vào đó, trở nên cáu gắt và xây dựng những cỗ máy xấu xí. Một ngày nọ, sự yên bình trong hỗn loạn của Bricksburg tiếp tục bị phá hoại với sự xuất hiện của Tướng quân Mayhem. Theo lệnh của Nữ hoàng Watevra Wa’Nabi, Tướng quân Mayhem bắt cóc những người hùng của Bricksburg như Batman, MetalBeard, Benny, UniKitty và Lucy – bạn gái của chàng kỹ sư tài ba Emmet, để đến vũ trụ Sistars dự hôn lễ giữa bà ta và... Batman. Không chấp nhận nhìn bạn gái và những người bạn bị bắt đi, Emmet bất chấp nguy hiểm bay ra ngoài vũ trụ để giải cứu họ với sự giúp đỡ của anh chàng Rex Dangerverse bí ẩn. Vẫn giữ đúng tinh thần của thương hiệu, các nhân vật chính của Phim LEGO 2 chủ yếu là những người bạn gạch nhựa nhỏ bé nhưng đầy nội lực và không kém phần hài hước. Chỉ cần giữ nguyên tính cách của các nhân vật quen thuộc và đẩy chúng vào các tình huống khó khăn, các nhà làm phim đã có thể lấy được tiếng cười đơn giản của trẻ em. Việc chèn nhiều easter egg, reference từ các bộ phim hoặc các văn hoá đại chúng khác giúp bộ phim trở nên thú vị hơn, nhưng đây cũng là một điểm trừ khi có vài chi tiết quá cụ thể so với một đứa trẻ hoặc một người ít xem phim. Tuy nó không ảnh hưởng nhiều đến cốt truyện nhưng người xem sẽ không khỏi thắc mắc tại sao chi tiết này người kế bên lại cười mà bản thân chẳng thấy mắc cười gì hết. Để tránh việc bị chỉ trích là một đoạn quảng cáo dài hơi, chỉ biết lấy tiếng cười để kiếm tiền, các biên kịch của Phim LEGO 2 đã thêm thắt chút thông điệp về tình cảm gia đình và sự trưởng thành. Các nhân vật chính, đặc biệt là Emmet, Rex Dangerverse và Nữ hoàng Watevra Wa’Nabi có diễn biến tâm lý được đào sâu giúp phần plot twist đủ thuyết phục. Là loại đồ chơi luôn được đánh giá cao ở khoản kích thính khả năng sáng tạo và tăng tính đoàn kết cho người chơi, tinh thần này vẫn được đưa vào phim. Tuy nhiên, với cách dẫn dắt có chút rời rạc và rối rắm, cộng thêm giọng lồng tiếng đều đều, thiếu cảm xúc dễ đưa những khán giả thiếu kiên nhẫn vào giấc ngủ. May mắn thay, những đoạn hát hò không bị lồng tiếng Việt và rõ ràng, những đoạn này trở nên hấp dẫn hơn hẳn. Không thể trách được đội ngũ lồng tiếng chủ yếu là trẻ em thiếu kinh nghiệm nhưng người viết thiết tha mong rằng các khâu lồng tiếng vào phim nên được các nhà phát hành để tâm nhiều hơn. Phần âm thanh có chút hụt hẫng nhưng bù lại phần hình ảnh, đồ hoạ của Phim LEGO 2 không hề làm khán giả thất vọng. Từng chi tiết LEGO đều được trau chuốt tỉ mỉ, giống hệt như thật, thậm chí là ánh sáng laze từ vũ khí đều hoàn toàn là những miếng nhựa màu sắc đầy thu hút từ tuổi thơ. Điểm mạnh này tiếp tục được đạo diễn khai thác trong phần credit giúp nó trở nên hấp dẫn hơn, giữ chân người xem ở lại với đoạn chạy chữ trong tâm thế thích thú, thay vì đợi chờ mỏi mòn một đoạn phim ngắn after credit. Dù là phim dành cho trẻ em nhưng Phim LEGO 2 vẫn không quên châm biếm một vài chi tiết quá phổ biến trong văn hoá đại chúng hiện tại như bài hát chỉ có giai điệu bắt tay với vài câu lyrics cụt ngủn cũng đủ khiến số đông si mê; phản diện không nhất thiết lúc nào cũng xấu xa, độc ác với tư tưởng cao siêu; siêu anh hùng là phải đúng khuôn mẫu, nguyên tác; đăng ký bản quyền... Nếu anh chàng Deadpool không ngại phá vỡ bức tường thứ 4 để trêu ghẹo những bộ phim khác thì các nhân vật trong Phim LEGO 2 còn cầu cứu đến cả hội Marvel nhưng chẳng ai thèm trả lời. Bật mí thêm với các fan của Marvel, phim còn tranh thủ mượn một yếu tố đặc sắc của Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực nữa đấy. Chỉ còn thiếu một chút nữa thôi là Phim LEGO 2 hội tụ đủ yếu tố làm nên một phim hoạt hình giải trí xuất sắc. Giữa một “rừng” phim Tết hội tụ đủ yếu tố giải trí và truyền tải thông điệp, người viết e rằng đoạn quảng cáo dài 106 phút của Phim LEGO 2 không đủ sức hút để cạnh tranh.
    • 0 downloads
    Khách Sạn Huyền Bí 3: Kỳ Nghỉ Ma Cà Rồng, một bộ phim hoạt hình dành cho trẻ nhỏ đúng nghĩa. Sau tất cả thì nỗ lực tái hiện lại cơn sốt từ phần 1 của tựa phim Hotel Transylvania vẫn chưa thành công. Sau phần 2 “vừa xem vừa ngủ” thì các nhà sản xuất đã cố gắng tìm lại giá trị cho các nhân vật đầy tiềm năng của họ bằng việc ra mắt phần thứ 3 mang tên Hotel Transylvania 3: Summer Vacation - Khách Sạn Huyền Bí 3: Kỳ Nghỉ Ma Cà Rồng với bối cảnh hoàn toàn mới, thoát ra khỏi cái khách sạn cũ kỹ đã quá quen thuộc bằng một chuyến du lịch đến thành phố Atlantis. Hài hước có, cảm động có, nhưng gần như phim không để lại ấn tượng cho người xem sau khi rời rạp, mọi thứ trôi tuột đi một cách dễ dàng. Khi con gái đã yên bề gia thất và bạn bè cũng đang rục rịch kết hôn thì chủ nhân của tòa khách sạn “sang chảnh”, bá tước Dracula chợt nhận ra mình đang cô đơn và bắt đầu tìm kiếm cho mình một vị hôn phu mới bằng những cách mà ông có thể nghĩ ra. Cùng lúc đó thì Mavis chợt nảy ra ý tưởng cùng mọi người làm một chuyến du lịch thư giãn và tại đây, trái tim của Dracula lại một lần nữa rung động. Như thường lệ, nhân vật Dracula vẫn chiếm phần lớn sự chú ý của khán giả bằng sự bẩn bựa đầy duyên dáng của mình, và đối với phần phim gần như dành riêng cho ông thì yếu đó còn được khai thác nhiều hơn nữa nhưng không hề bị lố. Anh chàng con rể Johnny vốn cũng là một nhân vật để khai thác sự hài hước nhưng trong đây anh lại quá mờ nhạt hay phải nói là gần như tàng hình cho đến tận cuối phim mới có cơ hội tỏa sáng. Cô bé Mavis nay đã trở thành người phụ nữ của gia đình luôn lo lắng cho người thân của cô. Các nhân vật phụ còn lại như gia đình đình ma sói, vợ chồng Frankenstein, Murray,… đều chỉ có nhiệm vụ góp tiếng cười để cố giữ cho phim không một lần nữa trở nên bị nhàm chán trong trong giai đoạn giữa phim. Phản diện lần này thật sự rất chìm và có vẻ như chỉ được thêm vào để tạo độ kịch tính và hoàn thành cốt truyện cho phim chứ không để lại bất kỳ ấn tượng nào từ tạo hình nào cho đến tính cách và độ nham hiểm. Phim cố gắng đem lại sự vui tươi nhiều nhất có thể nên có khá nhiều cảnh hài rất rời rạc so với mạch phim. Thỉnh thoảng lại một cảnh nào đó “lẽ ra là phải cười” và rất không liên quan xuất hiện chen vào khiến người xem cười theo quán tính chứ không phải là vì nó vui thật sự. Vì nội dung xoay quanh chủ yếu vào mối tình chớm nở giữa Dracula và Ericka, thế nên nhân vật này đáng lẽ cần được đưa lên khai thác nhiều hơn, và đất diễn của cô có thể ngang hoặc ít hơn một chút so với vị bá tước thì sẽ hay hơn rất nhiều. Nhưng đáng tiếc là thời lượng xuất hiện của cô ta lại quá ít mà chất lượng thì cũng không khá hơn là bao, thậm chí đôi lúc phải nói là lãng nhách. Tuy nhiên, phim lại làm rất tốt trong khoản âm thanh và hình ảnh khi xuyên suốt phim có nhiều cảnh hoành tráng kết hợp rất ăn ý cùng những giai điệu đa dạng tạo nên một cảm giác rất đã. Đặc biệt nhất phải kể đến màn đấu âm nhạc giữa 2 DJ cực chất vào cuối phim. Phải nói đây là cảnh người viết ưng ý nhất. Mọi thứ như được kìm nén chờ đến phút cuối cùng để thật sự bùng nổ. Dù phim không có gì quá nổi bật nhưng lại sở hữu một cao trào cực kỳ hấp dẫn, rất đáng xem. Phim cũng không quên lồng vào một thông điệp về tình cảm gia đình dù không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ, nói lên nỗi lòng của rất nhiều cha mẹ đơn thân hiện nay. Còn nhớ phần đầu khi Dracula tỏ ra vô cùng bất an và cấm đoán cô con gái Mavis yêu một con người thì nay tâm trạng của hai người họ lại hoán đổi cho nhau. Mavis giống như cha mình trước kia, giờ tỏ ra dè chừng khi ông bắt đầu yêu Ericka. Điều này cũng giống với thực tế khi nhiều người cha hoặc mẹ đơn thân vì cô đơn nên muốn tiến thêm bước nữa nhưng lại vấp sự ngăn cản từ con cái nên lỡ mất tình yêu của mình. Những người con cần thông cảm cho hoàn cảnh của cha mẹ, hãy để cho họ được tự do quyết định và bản thân chỉ là người tư vấn thật sáng suốt. Hơi tiếc một chút là thông điệp ấy bị đưa hơi nhanh nên thiếu mất chiều sâu và sự lắng đọng cần thiết. Nhìn chung thì phim chưa có gì gọi là đột phá vì nội dung còn đơn điệu, sự hài hước vốn là yếu tố chính đưa khán giả đến với Hotel Transylvania cũng chỉ là tái sử dụng từ những phần trước nên không có gì nổi bật. Phim dù không như mong đợi nhưng vẫn phù hợp để giải trí trong dịp hè năm nay.
    • 0 downloads
    Hình ảnh Freddie Mercury - ca sĩ người Anh tài năng với lối sống bất cần - được tái hiện tròn trịa qua diễn xuất của Rami Malek. Bohemian Rhapsody kể về cuộc đời của Freddie Mercury (Malek đóng), giọng ca chính và là linh hồn của ban nhạc Queen - một trong những nhóm rock huyền thoại với hơn 300 triệu bản thu âm bán ra. Nhiều ca khúc của họ trở thành kinh điển và đi vào văn hóa đại chúng Âu Mỹ. Kịch bản bắt đầu từ lúc Queen thành lập cho đến thời đỉnh cao vào năm 1985. Theo trình tự thời gian, các cột mốc của nhóm được tái hiện trên màn bạc. Freddie gặp hai thành viên Brian May (Gwilym Lee đóng) và Roger Taylor (Ben Hardy đóng) để xin gia nhập nhóm vào năm 1970. Sau đó, họ thu âm album A Night at the Opera năm 1975, trải qua nhiều thăng trầm trước khi có buổi diễn đỉnh cao trong chương trình Live Aid năm 1985. Ngoài ra, câu chuyện khai thác những góc khuất trong đời Freddie về mối quan hệ đồng tính, sự cô đơn và căn bệnh AIDS. Biên kịch của phim là Anthony McCarten - người từng nhận hai đề cử Oscar "Kịch bản xuất sắc" với The Theory of Everything và Darkest Hour. Với kinh nghiệm trong dòng phim tiểu sử, McCarten tái hiện cuộc đời của Freddie Mercury với nhiều chi tiết bám sát thực tế. Freddie Mercury là mẫu nghệ sĩ bất cần điển hình của thập niên 1970 - 1980. Trên sân khấu, anh nổi tiếng cuồng nhiệt với khả năng làm chủ đám đông, lôi cuốn người xem hòa mình vào giai điệu. Khi sáng tác, anh liên tục phá cách với những thể nghiệm mới. Cảnh phim nổi bật minh họa cho tính cách này là lúc nhóm Queen thu âm ca khúc Bohemian Rhapsody. Bài hát kinh điển này có cấu trúc độc đáo, chia thành những đoạn với phong cách ballad, opera và hard rock riêng biệt. Freddie kiểm soát các thành viên khác và buộc họ thu âm đến khi vừa ý anh. Sau đó, nghệ sĩ thẳng thừng chế giễu một nhà sản xuất không đánh giá cao tiềm năng của bài này. Trong đời tư, Freddie phóng túng, diêm dúa và chỉ làm những gì mình thích. Ở những bữa tiệc xa hoa, rượu và chất kích thích vương vãi khắp nhà anh. Tuy nhiên, nhân vật cũng có nỗi cô đơn và khao khát được yêu thương. Mối quan hệ giữa Freddie và các nhân vật phụ - người bố, các thành viên ban nhạc, những người tình cả nam lẫn nữ - mang đến góc nhìn đa chiều. Trong đó, tình cảm giữa Freddie và Mary (Lucy Boynton đóng) có vai trò đặc biệt, lột tả sự trống trải của một siêu sao phía sau vẻ hào nhoáng. Bản năng giới tính đẩy anh khỏi người yêu nhưng từ tận đáy lòng, Freddie mong mỏi sự kết nối tinh thần với Mary. Trích đoạn anh chớp tắt đèn, mong người yêu ở căn nhà đối diện nhìn thấy và hồi đáp biểu lộ nỗi cô đơn, khao khát yêu thương đến tột bậc. Điểm sáng nhất của phim là màn hóa thân của Rami Malek. Để vào vai nhân vật người Anh, diễn viên Mỹ gốc Ai Cập nỗ lực rèn luyện trước khi ghi hình. Anh học cách phát âm, sang Anh học hát và chơi piano. Ngoài ra, anh cùng huấn luyện viên hình thể Polly Bennett xem các video về Freddie để tập động tác giống ca sĩ quá cố. Khi phim ra mắt, diễn xuất của Malek được hầu hết báo Âu Mỹ khen ngợi. Thói quen, cử chỉ, thần thái của ca sĩ quá cố được anh tái hiện sinh động. Trong cảnh cao trào - buổi diễn trong khuôn khổ sự kiện Live Aid, Malek gây ấn tượng mạnh từ dáng đứng, cú vung tay, cách nhịp chân rồi lướt đi trên sân khấu đến cách cầm micro, lối bắt giọng khiến hàng nghìn khán giả hòa nhịp. Trong gần 20 năm hoạt động, nhóm Queen có rất nhiều ca khúc nổi bật. Trên màn ảnh, đạo diễn phân bổ đều các bài hát. Những tác phẩm kinh điển như Somebody to Love, Killer Queen được dùng làm làm nhạc nền. Quá trình sáng tác Bohemian Rhapsody, We Will Rock You, Another One Bites The Dust được lồng vào cốt truyện. Ở hồi kết, các ca khúc Radio Ga Ga, Hammer to Fall, Crazy Little Thing Called Love và We Are the Champions trở thành điểm nhấn. Về quãng giọng, Malek không đủ khả năng thu tiếng trực tiếp toàn bộ bài hát của Freddie. Ê-kíp xử lý bằng cách hòa âm thanh của anh vào phần trình diễn của nhóm Queen ngoài đời và giọng của ca sĩ Marc Matel. Các cảnh phim Bohemian Rhapsody mang tông màu nóng, đậm chất cổ điển. Ánh sáng sân khấu cùng phần thiết kế phục trang lấp lánh, bó sát của Freddie gợi nhớ thời kỳ hưng thịnh của rock ‘n roll và disco. Màn trình diễn cuối phim - khi nhóm Queen hát ở sân Wembley (London, Anh) trước hàng chục nghìn người - được dàn dựng hoành tráng. Trên Indiewire, chuyên gia kỹ xảo Tim Field cho biết đoàn phim sử dụng sáu máy quay để ghi hình riêng lẻ từng nhóm khán giả. Những cảnh này sau đó được đội dựng phim và kỹ xảo ghép nối, tạo ra đại cảnh với số lượng người đông đảo. Dù có nhiều điểm sáng, Bohemian Rhapsody hơi thiếu chiều sâu ở giai đoạn Freddie bị AIDS. Tâm lý của anh lúc biết tin mắc bệnh hiểm nghèo được mô tả khá ngắn ngủi. So với Freddie, các thành viên khác của nhóm Queen được khắc họa một chiều với tâm lý đơn giản, hầu như phụ thuộc vào nhân vật chính mỗi khi ra quyết định. Phim khởi chiếu ở Việt Nam với nhãn C16 (không dành cho khán giả dưới 16 tuổi).
    • 0 downloads
    Stephen và Brian hai anh em cùng là lính cứu hỏa cho một nơi được coi là có trách nhiệm nặng nề nhất nước Mỹ: Sở cứu hỏa Chicago! Họ nối nghiệp người cha quá cố của mình, ông đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nhưng điều thú vị là ở chỗ: mỗi người lại có một thái độ khác nhau trước nỗi mất mát này: được làm công việc này là đam mê của người anh, anh luôn muốn được chứng kiến tận mắt và làm hết mình để chặn ngọn lửa; còn cậu em chỉ đến với nghề này sau khi đã chịu vài thất bại trong những nghề nghiệp khác nhau. Chính trong lúc đang có những mâu thuẫn về tính cách cũng như công việc, họ phải cùng nhau đấu tranh để chiến thắng ngọn lửa ghớm giếc, bị thao túng bởi một tên sát nhân biết cách giết người bằng lửa.
    • 0 downloads
    "Reign of the Supermen" (2019) là một bộ phim hoạt hình của DC, tiếp nối sự kiện từ "The Death of Superman" (2018). Nội dung của phim xoay quanh những sự kiện xảy ra sau cái chết của Superman trong cuộc chiến chống lại Doomsday. Sau sự ra đi của Superman, bốn nhân vật xuất hiện, mỗi người đều tuyên bố rằng họ là người kế thừa của Superman và xứng đáng là người bảo vệ Metropolis.
    • 0 downloads
    Ray Kinsella, một nông dân nghèo sống cùng vợ Annie và con gái Karin ở vùng ngoại ô Iowa. Cuộc sống của anh thanh bình nếu không kể đến người cha đã khuất John Kinsella, một người yêu bóng chày, mê đội Chicago White Sox. Đối với Ray, cha của anh như một người đàn ông hết thời bị cuộc đời dằn vặt. Ray muốn thực hiện ước mơ của người cha, xây dựng 1 sân bóng chày trên chính ruộng ngô của mình. Nhưng khi anh bắt đầu thực hiện ý tưởng đó, anh đột nhiên nghe thấy một giọng nói đầy chất cảnh báo rằng "nếu anh xây, ông ấy sẽ đến". Liệu Ray có thể theo đuổi được giấc mơ của cha cũng như của chính mình?
    • 0 downloads
    Một trong những cảnh quay lãng mạn của phim: King kong và Ann ngắm hoàng hôn trên cao, vượt hết những sân si của thế giới văn minh phía duới Và không phải ngẫu nhiên, các mẩu bình luận phim trên mạng đều đồng ý: đây là một chuyện tình đẹp và một bài học làm người đắt giá. Chuyện phim không mới, nhưng lần này những tình tiết, phân cảnh được tính toán và sử dụng kỹ xảo đến mức tối đa. Người ta dễ dàng nhận ra một tình yêu nghệ thuật, chính xác là một đam mê vô bờ bến trong việc mang đến một tác phẩm điện ảnh để đời của nhà quay phim Carl Denham. Carl Denham bất chấp tất cả, đánh cắp vật dụng, lừa đảo bạn bè lên tàu và chấp nhận cái giá phải trả là rất đắt nếu không thành công để có thể giong buồm đi tìm và quay một điều chưa ai biết. Carl là hiện thân của một con người sống chết với khát vọng điện ảnh của mình - và có lúc, người xem chia sẻ được cái tình yêu nghệ thuật chân chính đó của anh. Và như một quy luật tự nhiên, khi máy quay phim vỡ nát, những thước phim được đổi bằng mạng sống của đồng đội không còn nữa, thì Carl cố níu kéo một cái gì khác. Và lòng tham trỗi dậy, chối bỏ chính những người đã cùng mình vào sinh ra tử để trở nên nổi tiếng khi mang về cho thế giới văn minh một con thú khổng lồ. Người ta thấy gương mặt Carl đanh lại, ánh mắt rất tối và một Carl đam mê nghệ thuật của ngày xưa đã chết, chỉ còn là một gã con buôn sống bằng sự dối trá của sự ích kỷ và tham lam trong chính mình. Người ta có thể thót tim vì cảnh đánh nhau hoành tráng giữa bầy khủng long và King Kong. Người ta có thể sững sờ trước một cánh rừng nguyên sơ quá huyền bí. Nhưng rồi người ta sẽ quên rất nhanh. Để nhớ, đó phải là cảnh cô diễn viên xinh đẹp Ann ngồi lặng bên King Kong để ngắm hoàng hôn đỏ rực phía xa rồi ngủ quên trong cái ráng chiều tím thẫm. Để nhớ, đó phải là cảnh King Kong dỗi hờn quay đi sau khi chiến đấu đến kiệt sức vì Ann. Và để khóc, đó phải là khoảnh khắc King Kong vỗ tay vào ngực để nói "đẹp quá" khi cùng người con gái mà nó yêu quý ngồi trên đỉnh cao của thế giới hiện đại. Còn để day dứt, hãy nhìn những ngón tay của con thú hung hãn cố vươn về phía Ann khi tuyệt vọng... Cái khoảng lặng rất dài khi King Kong rơi xuống từ tòa nhà cao tầng đủ để những hình ảnh hạnh phúc hiện về trong lòng khán giả: khi cả hai cùng trượt tuyết, lúc Ann đưa tay sờ lên mũi Kong... Phim kết thúc bằng một sự day dứt: lòng tham của con người đã giết chết một giấc mơ nghệ thuật, còn con thú thì chết vì tình yêu của mình.
    • 0 downloads
    Chương cuối cùng của Tiến sĩ Hannibal Lecter Băng giới, kẻ tàn sát kẻ giết người. Ông hiện đang ở Ý, và làm việc như một người quản lý tại một bảo tàng. Clarice Starling (Julianne Moore), F.b.i. Người đại diện mà anh ta hỗ trợ để bắt giữ một...
    • 0 downloads
    Có lẽ Black Hawk Down là bộ phim đã đưa nhiều bạn đến với thế giới súng ống và combat gear. Bản thân mình cũng là một trong số đó. Black Hawk Down là một bộ phim chiến tranh, đề tài yêu thích của các nhà làm phim Mỹ. Nó được ra mắt vào năm 2001, ngay sau thời điểm nước Mỹ bị tấn công bởi những kẻ khủng bố. Bộ phim có nội dung dựa trên câu chuyện có thật liên quan đến sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Somali đầu thập niên 90. Đất nước Somali điêu tàn chìm trong khói lửa vì nội chiến. Quân đội Mỹ rồi lực lượng Liên Hiệp Quốc không cứu vãn được Somali khỏi cảnh loạn lạc. Để đánh tan lực lượng của Mohamed Farrah Aidid đang chiếm giữ thủ đô Mogadishu, Mỹ đã tiến hành chiến dịch tiêu diệt Mohamed Farrah Aidid. Khi xác định được địa điểm ẩn náu của Mohamed Farrah Aidid, quân đội Mỹ đổ bộ vào Mogadishu bằng máy bay trực thăng với sự yểm trợ của thiết giáp. Và đó là khởi đầu cho một cơn ác mộng. Với ưu thế kinh nghiệm làm các bộ phim mang đề tài súng ống, các nhà làm phim Mỹ đã dựng rất thật về cuộc chiến tại Somali. Họ không sử dụng phim trường tại Mỹ mà đã sang Ma Rốc để không khí bộ phim mang đậm chất bụi châu Phi. Các diễn viên trước khi làm bộ phim này đã được trải qua cả tháng tập huấn tại quân trường để họ hóa thân thật thành công khi vào vai người lính. Một điều giúp bộ phim này thành công là quân đội Mỹ đã trợ giúp rất nhiều về súng ống và các chuyên gia để đưa Black Hawk Down trở thành bộ phim chiến tranh không thể thật hơn.
    • 0 downloads
    Captain America: The Winter Soldier (TWS) là bộ phim mà tui đi xem chỉ để thưởng thức thử rạp IMAX 3D ở Anh một lần cho biết. Hóa ra phim khá ổn. Khác với các phim siêu anh hùng khác của Marvel, TWS kể một câu chuyện nghiêm túc và động chạm đến một số vấn đề chính trị nhạy cảm cả trong quá khứ và hiện tại, làm dấy lên nhiều câu hỏi nhức nhối về quyền lực chính phủ và sự tự do của người dân. Phim bắt đầu ở thời điểm hai năm sau sự kiện trong The Avengers. Steve Rogers (Chris Evans) vẫn đang gặp khó khăn để hòa nhập vào thế giới hiện đại. Có lẽ đối với anh, cú sốc không nằm ở những công nghệ hiện đại, mà là cách con người đối xử với nhau đã khác. Phim mô tả Steve như là một người không hay chia sẻ vấn đề và cảm xúc của mình với ai. Thay vào đó, sự xuất hiện của hai nhân vật mới là Black Widow (Scarlett Johansson) và Sam Wilson (Anthony Mackie) và sự tương tác của họ đã góp phần sáng tỏ những câu chuyện về Captain America, người hùng nước Mỹ vài chục năm trước nhưng dần trở nên lạc lõng trong thời đại này. Phim bắt đầu hấp dẫn khi Steve phát hiện ra bản chất thật sự của S.H.I.E.L.D, tổ chức chính phủ anh đang phục vụ. “This is not freedom, this is fear”, Steve đã thốt lên như thế. Đây là tiền đề mở lối cho câu chuyện chính của phim, một motif đang rất thịnh hành: siêu anh hùng bị săn đuổi bởi một tổ chức chính phủ. Dần dần, Steve lại khám phá ra một âm mưu vô cùng quy mô được vận hành bởi HYDRA, một tổ chức “khủng bố” đã hoạt động bấy lâu trong lòng S.H.I.E.L.D; một âm mưu đe dọa tính mạng của hàng triệu sinh linh vô tội. Đây là chỗ mà phim đụng chạm tới chương trình tìm và chống khủng bố bằng drones (máy bay không người lái) của CIA mà chính quyền Obama đã và đang siết chặt, các bạn có thể google tìm hiểu thêm nếu thích. Trong phim thì đó là một chương trình có khả năng trích xuất và phân tích dữ liệu về quá khứ của người dân để phát hiện những mục tiêu tiềm ẩn mối nguy hại cho tổ chức. Nhờ câu chuyện nền này mà TWS hấp dẫn tui hơn hẳn. Đây là bằng chứng cho thấy một phim siêu anh hùng được đầu tư về kịch bản sẽ mang lại hiệu quả to lớn và hấp dẫn nhiều thành phần khán giả ngoài fan Marvel. Marvel có lẽ đang học tập theo tấm gương của Batman và X-Men First Class. Đáng hoanh nghênh. Điểm tui thất vọng nhất ở phim là sự xuất hiện khá ít ỏi của Winter Soldier, mặc dù tên anh nằm chình ình ở tiêu đề. Tạo hình đẹp, đánh đấm ngon, nhưng tiếc là có quá ít thông tin và câu chuyện hấp dẫn xoay quanh nhân vật này. Tui còn chả biết tại sao Winter Soldier có sức mạnh ngang ngửa Captain America như thế, mặc dù có lẽ đạo diễn cố tính thế cho trông có vẻ bí ẩn. Điều hấp dẫn nhất về nhân vật này lại nằm ở post-credits. (Chú ý: phim có tới 2 post-credits, các bạn nên chịu khó ở lại xem. Một cái mở đầu cho Captain America 3, một cái hint về vai trò của Winter Soldier sau này khi Chris Evans hết hợp đồng với Marvel). Ngoài ra, tui nghĩ khi phim đã đặt trong universe của Marvel, sự xuất hiện của hero khác trong phim sẽ kích thích fan hơn, ví dụ như Tony Stark, khi chính ông cũng nằm trong danh sách mục tiêu của HYDRA. Hãy nhìn DC vội vã thế nào trong việc cho Batman và Superman chơi với nhau. Các diễn viên trong phim hoàn thành tốt vai diễn, nhưng ấn tượng hơn cả là Robert Redford (trong phim nhìn thoáng qua cứ tưởng Bill Gates). Hình ảnh của phim khá tốt, đánh đấm và cháy nổ đã mắt mặc dù mấy cảnh đánh nhau máy rung bần bật làm tui hơi khó chịu. Cảnh choảng nhau của Captain America và Winter Soldier phải nói là rất đẹp và hoành tráng. Khiếu hài hước của phim chấp nhận được. Âm nhạc thì không có gì đặc sắc, vẫn là những giai điệu dồn dập quen thuộc của phim siêu anh hùng. Tóm lại thì TWS là một bộ phim giải trí tốt và là bộ phim siêu anh hùng khá nhất của Marvel kể từ sau The Amazing Spiderman (tui không thích The Avengers). Dù không phải fan Marvel nhưng tui nghĩ mọi người cũng nên xem qua cho biết, tạo điều kiện hứng thú tìm hiểu thêm mấy chuyện chính trị linh tinh trong phim. Lời khuyên là không nên xem 3D, dễ bị chóng mặt, nhất là trong mấy cảnh oánh lộn.
    • 0 downloads
    Nếu phải nói điều mình thích nhất của Cap 3 thì đó là việc phim không dùng Civil War như một chiêu nhá hàng để rồi phút cuối hai phe hợp lại đánh trùm. Cuộc nội chiến đã diễn ra đến tận phút cuối với kết quả chia phe rõ rệt dù chưa thằng nào đánh thắng thằng nào. Fetish của mình là các phim về đồng đội, tất tần tật các phim mà có một team cùng hợp lực làm gì đó mình đều thích cả. Nhưng đến thời điểm này, sau câu chuyện của bé Ủn, Avengers thật sự cần phải có sự rã đám nhất định. Dù trước giờ đều rất thích các phim của MCU, nhưng về mặt lý trí thì mình bắt đầu thấy hơi nhạt, nên cuộc nội chiến này thực sự đã giúp boost cái hứng thú của mình đối với các phim phía sau của Marvel. Tự dưng mình thấy rất thỏa mãn khi kết thúc BvS, một team mới sẽ ra đời. Còn kết thúc Civil War, những đồng đội từng sát cánh bên nhau đường ai nấy đi (dù tim vẫn hướng về nhau ahihihi). Về phương diện fangirl thì mình chỉ là một con fangirl phù phiếm, thuần túy ham mê những thứ phù phiếm như kiểu các team bay vào đập nhau tay đôi điện xẹt ầm ầm, tàu bay xe cộ gear gủng trông xịn xịn giàu giàu hiện đại thế giới mới. Và đặc biệt là mình hay tưởng tượng thế giới thật bây giờ cũng có các tổ chức giật dây như H.Y.D.R.A này nọ, nên đó cũng là một phần lý do mình thích nhánh phim của anh Cap. Trong phần này thì vai trò của H.Y.D.R.A nhạt lắm tại tự dưng mình thích nói về fetish vậy thôi. Ý tổng kết là trước giờ MCU đều đánh trúng vào sở thích của mình nên con fangirl trong mình lúc nào cũng thích phim. DCEU thì chưa xem nhiều nên hông so sánh nha, nhưng mức độ hóng thì hóng Suicide Squad và Justice League nhiều hơn là phim về từng thành viên. Đoạn này nhảm quá thôi bỏ qua đi. Về mặt cảm xúc, Cap 3 không đẩy cảm xúc của mình chạm nóc như nhiều đoạn trong BvS, nhưng đoạn Tony biết kẻ giết ba má mình khá hay. Dù mình theo Cap, nhưng cái mặt Cap xấu hổ, ngần ngại, chần chừ để rồi nói một câu: “Tôi biết” tự dưng nó làm mình buồn và thất vọng lắm. Hết phim rồi mình vẫn sẽ theo team ảnh, nhưng cảm xúc của mình nó giống như kiểu người yêu đã từng phản bội rồi nhưng vì yêu quá mà vẫn tiếp tục quen nhau vậy ó. Nghĩ lại về chuyện đó có buồn không, quá buồn luôn. Đến phim này, ảnh không hoàn hảo nữa rồi. Cảnh hành động rung lắc nhiều quá lắm lúc thấy nhức mắt ghê, nhưng tổng thể thì ổn. Tất cả các cảnh chơi tay đôi đều đã ghiền. Scarlet Witch và chị Boobs quá đẹp luôn. Vision mặc suit nhìn buồn cười. Hawkeye thiếu đất nên thấy tội tội. Black Panther thì… lúc không mặc đồ bó thì nói giọng cố tình cà đớt khó chịu vãi lều, còn lúc mặc đồ bó xoẹt móng ra nhìn giống siêu nhân Gao dễ sợ. Công nhận là rất phế. Và mình rất là mong chờ sự có mặt của Kamen Rider Antoman trong các phim sau có liên quan đến Avengers (có hông mấy mẹ?) Còn em Nhện. Ừ thì em xinh trai, em nói nhiều (em quen Deadpool chưa?), em steal the show. Nhưng điều gì duy nhất mình muốn nói về em là cái lúc em solo với Cap ấy, mình chỉ nghĩ được rằng: “ANH CÓ BỊ MÙ KHÔNG CAP THẰNG NHỎ GẦY ĐÉT MO NHƯ VẬY HẲN LÀ PHẢI CÒN CON NÍT RỒI ANH MÙ HẢ MÀ ĐÁNH NÓ MẠNH VẬY”. Vụ rủ em Nhện là anh Tony sai quá sai rồi, nó còn đang tuổi vị thành niên mà anh lôi nó đi đấm nhau với một chiến binh 95 tuổi, một sát thủ 95 tuổi, một cựu binh, một chiến binh khác, một má phù thủy với một anh kĩ sư vừa ra tù làm cái quần què gì??? Mình thấy phản diện rất giống một con kiến, giống Ant-man vậy. Tức là kẻ thù to lớn có khi chẳng đánh bại nổi team Avengers, chi bằng những kẻ nhỏ nhoi khó đề phòng như anh ta thu mình thật nhỏ để chui vào và xé toác nội bộ ra từ bên trong. Anh ta chẳng mưu cầu tiền tài và địa vị, điều khiển thế giới. Anh ta chỉ cần phá cái đám siêu anh hùng đó thôi. Con kiến không mơ làm con voi. Con kiến biết sức mạnh của con kiến. Fanservice nhiều như lá mùa thu. Stucky khỏi bàn, Stony nhìn nhau đau đớn cũng khỏi bàn luôn. Mình chỉ muốn hỏi có ai thấy Falcon rất là tội không? Falcon giống như mấy em tiểu tam, phận đến sau lại còn không được công nhận. Cái thằng cha dzú bự đó, một bên là tình cũ đậm sâu, một bên là vợ mới đã sát cánh trong tháng ngày lạc lõng. Nhìn anh Falcon chọc chọc anh Bucky tự dưng nghĩ đến cái câu thoại kinh điển của các tiểu tam nữ phụ an phận khi buồn vì nữ chính: “Tôi chỉ là tình nhân, lấy tư cách gì mà ghen?” Ahuhuhu thương anh quá. Chắc mình dễ bị kích thích bởi mấy cái hint hint, nên đợt này feels cho Falcon mới lên dữ vậy. À nụ hôn của anh Cap với cô-nào-đấy-không-muốn-spoil-tên làm người ta có cảm giác đã bỏ lỡ mất mấy tập phim rồi. Giống Charmed hồi nhảy từ phần 3 qua phần 4 ấy.
    • 0 downloads
    Dấu ấn mà "A Star Is Born" mang lại chắc cũng đã được đong đếm và liệt kê ở hầu hết trong các bài review và phê bình từ những trang báo uy tín đến những mục báo lá cải rồi các bạn nhỉ? Vậy mình viết tiếp một bài tản mạn ngắn về phim liệu có thừa không? À thôi, mình không quan tâm cho lắm. Hôm nay mình chỉ muốn viết về "A Star Is Born" do cảm xúc chất chứa khá nhiều trong người nên cần xả ra dưới dạng chữ nghĩa để nhẹ nhỏm bên trong mới được. Mình xem phim chỉ được đúng duy nhất 1 lần và chưa có cơ hội xem tiếp do lịch học bận bịu để chuẩn bị tốt nghiệp không cho phép. Nhưng số lần mình đọc review và xem những bài đánh giá từ những người khác thì nhiều vô số kể. Mua vé xem phim ở khoảng thời gian mà cơ thể cần ngủ bù do tối ngày hôm trước thức quá khuya (12h30 mới có suất chiếu) là một thử thách đối với mình. Kệ, rảnh giờ nào thì tranh thủ xem giờ đấy vì mình thích thể loại phim có âm nhạc và thích luôn hai diễn viên sẽ đóng chính trong phim là Bradley Cooper-Lady Gaga. Bước vào rạp thì hơi bất ngờ, có khá ít người xem. Mình đoán tầm trên dưới 10 người đang cùng thưởng thức với mình thôi, kệ tiếp vì giờ này ai chả cần nghỉ ngơi nên rạp vắng cũng là điều dễ hiểu thôi! Phần đầu phim mình nổi một số da gà ở phần cánh tay, bản Rock "Black Eyes" cứ dồn dập và ánh đèn đánh ngược trong phim chớp tắt làm mình bỗng sung sức vào cái giờ mà hai con mắt đáng ra đã nhắm nghiền tự bao giờ. Phim mở đầu mạnh mẽ cuốn hút và thể hiện luôn cá tính của vai nam chính là như thế nào. Anh ta diễn trên sân khấu máu lửa, đánh lừa khán giả rằng mình vẫn ổn, đến khi bước một chân vào xe hơi thì moi ngay chai rựu để cầm chịch nhịp thở của mình. Jackson có phải là người hai mặt khi một mặt trước khán giả và một mặt trước chính mình? Anh ta cô độc, giống cái cách mà mọi nghệ sĩ đương thời cũng không ít người đang gặp phải. Chính Lady Gaga trong phim tài liệu về mình "Five Foot Two" từng nói rằng cô cảm thấy cô đơn tột độ mà. Phim nói thay cho những người nghệ sĩ thực thụ ngoài kia nỗi lòng của họ. Ally thì sao? Một cô gái mang chiếc mũi to của cậu bé bút chì, nhưng lại có giọng hát của một người nghệ sĩ và có văn chương trong những bản nhạc mà cô tự viết lời. Ở ngành âm nhạc, không phải cứ giỏi là sẽ thành công. Không dưới một lần ba của Ally đã khẳng định có nhiều người hát còn hay hơn cả Frank Sinatra và ông cũng nằm trong danh sách đó! Ally thuộc về thế giới của những con người không gặp may ở thời điểm hiện tại. Cô hát hay, sáng tác tốt thế đấy mà vẫn phải đi làm ở nhà hàng, phải đổ rác, phải trình diễn tại một bar nhỏ dành cho người chuyển giới. Số phận không cho cô thành công nhưng cũng chưa muốn cô từ bỏ điều mình đang theo đuổi. Ở giữa phim chúng ta sẽ nghe Ally hỏi cha: "Có phải mỗi lần con sáng tác cha đều đứng ở cửa? Có phải cha đã nhiều lần mang cây đàn piano lên phòng con?" những câu hỏi đó cho thấy cuộc đời vẫn trêu Ally, thà để cô bỏ cuộc thì cái đêm định mệnh ở quán bar đó người gặp Jackson có thể là Alle, Adele gì đó chứ không phải là Ally! Món quà của sự cố gắng không hề nhỏ! Cô đã gặp Jackson vì kịch bản phải vậy, Ally yêu Jackson, lúc đầu mình ca cẩm: "À hiểu rồi, chắc cô nàng này đang lợi dụng tên tuổi của anh chàng này." và mình nhận ra là mình sai be bét và nếu là cá cược thì chắc thua to. Hai người yêu nhau nồng cháy, say đắm đến độ khi Jack ghen cũng có cách ghen rất ư thú vị (lèm bèm và trét bánh kem vào mặt bạn gái mình) rất ư là nghệ sĩ. Và khi thấy người mình yêu thay đổi diện mạo để hòa mình vào dòng nhạc Pop thì anh cũng chỉ âm thầm làm vài chai rựu, vài viên thuốc và vài kí bột trắng cho qua chuyện! Tình yêu mà Jack dành cho Ally nhiều đến độ anh ấy không dám nói hoặc không muốn nói thẳng chính kiến của mình với Ally rằng cô đã thay đổi, rằng cô không phải là một mẫu người như vậy, vâng vâng. Anh không nói và chỉ biến mất. Ally tìm anh, sự thật rằng cả đời Jackson dù là một ca sĩ đã thành danh nhưng chỉ khi gặp Ally thì anh mới làm những việc mình chưa từng làm trước đó. Một đám cưới bất ngờ, một mái ấm hạnh phúc. Một điều đơn giản mà kịch bản phim đã mang lại, cái gì đến quá nhanh thì có lẽ cũng sẽ chóng tàn phai. Mái ấm mà Jack có đến với anh quá nhanh, tình yêu đến với anh cũng quá nhanh, những cơn thèm rựu và ma túy đến với anh cũng ngày một nhanh hơn. Anh như kẻ thất bại với chính mình, không đủ tỉnh táo để biết vì sao mộ cha mình không còn (lúc bão cuốn mộ cha anh đi thì anh đang say bí tỉ) không đủ tỉnh táo để đánh guitar lót nền một bài hát trong đêm trao giải giải Grammy mà vợ anh được tận 3 đề cử. Ally mắt đỏ hoe nhìn chồng mình trên sân khấu. Tới đây mình cảm thấy chột dạ, chút buồn. Ally hiểu chuyện gì đã xảy ra, trước đêm ấy cả hai đã cãi vã và đã làm lành. Nhưng đêm nay có vẻ Jack lại mang rựu lên sân khấu. Điều tồi tệ đến và Jack bước vào trại cai nghiện để mình suy tưởng đến một cái kết phim hàn lâm nhất có thể. Cả hai sẽ bên nhau hạnh phúc.... Không hề, mình lại đoán sai và hên là không cá cược trong khi xem! Jack kể lại năm mình 13 tuổi đã dùng môt sợi dây nịt để tìm cách trốn khỏi cuộc đời. Điều đó như tiên liệu trước cho cuộc đời anh. Anh đang sa lầy vào dung dịch có cồn, vào mớ bột gây hưng phấn, vào căn bệnh ù tai, vào tình yêu với Ally.... Anh là một chiếc xe lửa lao không phanh chỉ đang chờ vực thẳm để kết thúc cuộc hành trình. Đạo diễn đã đúng khi cho Jack quá nhiều những nỗi buồn từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Anh mang những nỗi buồn lên sân khấu để lột tả, để biểu đạt, khác với vợ anh, Ally mang lên sân khấu thứ khán giả muốn xem chứ không phải thứ tuyệt vời mà Thượng Đế đã trao cho cô. Những điều mâu thuẫn luôn tồn tại song song với nhau. Jack từng nói chỉ có 12 nốt trên 1 khuôn nhạc và người nghệ sĩ chỉ cần thể hiện nó khác đi. Jack chọn nội tâm, Ally chọn ngoại thất nhiều hơn. Anh sáng tác tặng vợ bài hát để khi mà cô trở lại với mái tóc vàng, khuôn mặt mộc ngày nào thì lúc đó cô sẽ thấy và hát nó. Đoạn này mình cảm thấy buồn nhiều hơn một chút. Sao Jack không nói rõ ràng và nêu quan điểm của mình mạnh mẽ hơn? Anh ấy chỉ nhẹ nhàng nhắc Ally là cô nên trở về là Ally lúc đầu anh ấy gặp! Đó là sự tự do, mỗi người đều có tự do và dù là chồng dù là người mang Ally lên sân khấu để bắt gặp những cơ hội nhưng Jack vẫn tôn trọng và chấp nhận sự thật đang diễn ra. Jackson chọn cách ra đi để giải tỏa, cảnh Jack ra đi rất nhẹ nhàng! Anh ấy từ trại cai nghiện về nhà mà râu tóc vẫn chưa cạo là mình đã nghi chắc là ngựa sẽ lại quen đường cũ rồi. Thiệt là vậy, vẫn sợi dây nịt năm 13 tuổi, Jack bước vào thế giới không có Ally. Nghiệt ngã, sự hy sinh như mọi bài viết vẫn đề cập? Rằng anh ta phải ra đi vì anh ấy đang làm hỏng sự nghiệp của vợ mình? Không, mình nghĩ khác, Jack ra đi vì anh ấy đã chịu đựng quá đủ những chuyện buồn của mình. Anh đã được cuộc đời đền bù qua những ngày tháng bên Ally cùng hát, cùng nhảy, cùng một căn nhà. Giờ đây anh ấy phải ra đi vì anh ấy yêu Ally, nhưng chấp nhận Ally ở thời điểm hiện tại thì Jack không thể, anh ấy như gã điên mỗi khi buồn là lao đầu vào rựu và hậu quả là tai tiếng kéo đến sự nghiệp của vợ mình. Bị ba Ally mắng, bầu sô Ally chửi... Nhiêu đó thôi đã quá đủ để Jack kết thúc mọi chuyện, rời đi trong một đêm đáng ra sẽ là một đêm hạnh phúc.... Phim khá ám ảnh mình vì phần đầu và phần kết điều diễn ra đều bằng một bài nhạc. Phần đầu cao trào quá đỗi để cho phần kết chậm nhịp và bi kịch nhiều hơn. Từ sau Lalaland 2016, mình mới lại sụt sùi khi xem phim. Lady Gaga cất lên tiếng hát là mình nổi da gà, dấu ấn của cô trong phim không hề nhỏ. Dấu ấn của Bradley Cooper lại càng lớn! Mình chỉ hy vọng những gì phim mang lại sẽ đủ lâu để khán giả không quên. Mình viết bài này sau khi đọc tin album nhạc phim "A Star Is Born" sẽ giúp Lady Gaga đi vào lịch sử nếu như nó giữ vững phong độ ở tuần tiếp theo, sau khi mình nghe phòng nghỉ trưa của mấy bạn diễn viên trường mình vang lên toàn là ca khúc của "A Star Is Born". Mong Oscar năm nay phim sẽ thành công trọn vẹn. Mong dấu ấn của phim sẽ mãi không phai trong lòng khán giả. Không quên cám ơn các bạn đã ghé qua đọc những cảm xúc và suy nghĩ của mình. ---Đêm Sài Gòn, 18/10/2018.
    • 0 downloads
    Ralph phá đảo Internet lấy bối cảnh 6 năm sau khi phần 1 Wreck-It Ralph (2012) khép lại, anh chàng to lớn Ralph và cô bé Vanellope trong chiếc máy game thùng vẫn là bạn thân của nhau ngần ấy năm. Thế nhưng, một sự cố xảy ra với trò chơi của Vanellope đã khiến cô bé và Ralph phải thực hiện chuyến phiêu lưu vào không gian mạng với hàng loạt trò chơi, mạng xã hội lạ lẫm. Từ đó, những trúc trắc trong mối quan hệ của cả hai cũng dần xuất hiện. Vượt ra khỏi ranh giới những tình huống hài hước, xúc động đan xen trong phim, Ralph phá đảo Internet của hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston dường như lại đang đặt ra những câu hỏi lớn hơn về bản chất con người và Internet. Trong khi Ralph và Vanellope đang loay hoay tìm lại ước mơ, mục đích thật sự của mình trong một không gian Internet quá đỗi rộng lớn thì ngăn trở giữa họ là sự vô tâm của những con người ngồi đằng sau màn hình máy tính. Phim khắc họa diễn biến nội tâm của Ralph và Vanellope - hai nhân vật vốn chỉ hiện diện trong những trò chơi điện tử - càng rõ nét thì hình ảnh con người càng trở nên thô ráp, vuông vức và thiếu vắng xúc cảm. Hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston đã mô tả Internet như một không gian hỗn loạn của quảng cáo, thông tin, xu hướng… Nghịch lý là trong thế giới ấy, nhân vật của các trò chơi điện tử dù cổ điển hay hiện đại cũng đều đang giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Phim có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi của con người, rằng suốt một khoảng thời gian dài tiếp xúc với Internet, loài người đã tạo ra những nhân vật có cảm xúc chân thật hơn chính cả bản thân họ trong đời sống thực, hoặc nói cách khác, con người đã không còn giữ được chính mình trước sự bủa vây của không gian mạng. Thế nhưng, nhiều chi tiết của phim không hề mang đến cho khán giả cảm giác dễ chịu thường thấy của một bộ phim hoạt hình. Sự xuất hiện của những con virút trong không gian mạng có thể là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa Ralph và Vanellope phải tan vỡ nhưng cũng có thể là cơ hội để con người lại gần bên nhau trong thế giới thực. Không chỉ đặt ra câu hỏi về sự thay đổi của con người, bộ phim còn khiến người xem bất giác hoài niệm về những chiếc máy game thùng giờ đây đã bị xếp xó trong quá khứ để nhường chỗ cho các trò chơi trên Internet. Nhìn lại những năm 1980, bộ phim Tron ra đời khi Internet chỉ mới ở thuở sơ khai. Lúc ấy, đạo diễn Steven Lisberger đã lộ rõ sự lo sợ của mình trước ý nghĩ những nhân vật trong trò chơi điện tử có thể sẽ thoát ra thế giới thật để thống trị loài người. Viễn cảnh ấy hẳn sẽ rất đáng sợ bởi nhân vật trong trò chơi điện tử luôn có sức mạnh phi thường và sở hữu trọn vẹn tính cách háo thắng của người chơi. Vậy mà 36 năm sau ngày phim Tron ra mắt, Ralph phá đảo Internet đã đảo ngược toàn bộ viễn cảnh của đạo diễn Steven Lisberger và khiến người xem phải day dứt khi nhìn lại thái độ của con người với thế giới mạng.
    • 0 downloads
    Sống là không chờ đợi, thế nên sáng này đã đi coi Captain America. Dĩ nhiên là đi coi một mình. Mà dạo này ngộ nha, tôi bảo tôi đi coi phim, thì 10 ng` hết 10 ng` hỏi đi với ai. Gì thế, đi coi phim một mình lạ lắm sao, ng` hành tinh lắm sao mà phản ứng kiểu đó chứ. Hơn nữa, vào rạp rồi thì mạnh ai nấy coi phim, có bàn tán nói năng gì dc đâu mà cứ thích đi coi phải đi thành nhóm nhỉ, muốn bàn tán xôm tụ, coi nhiều mình thì coi ở nhà ấy, đỡ ồn, đỡ phiền ng` khác. Mà nhắc đến vụ này, cuối bài sẽ dành riêng 1 góc cho việc tại sao tôi thích đi coi phim một mình, hôm nay xui xẻo gặp 1 cặp ngồi kế bên đúng loại dân đi coi phim tôi ghét luôn. Chân dài não ngắn. Điên tiết với cô ta. Captain America lại là một phim siêu anh hùng, có lẽ là cuối cùng trong mùa hè ngập siêu anh hùng năm nay rồi. Tôi thì không phải fan comic nói chung và Marvel nói riêng, nhưng đại khái là có cảm tình với hãng phim này, thế nên từ khi đấy trailer đã quyết định đi coi, dù chẳng có kì vọng hay trông đợi gì hết á. Và vì không kì vọng, nên đã không có gì thất vọng về bộ phim hết. Một phim dễ coi, đơn giản, hành động mãn nhãn, giá trị giải trái tốt, vậy thôi. Nội dung phim nói về hành trình trở thành biểu tượng người lính của Mĩ, Captain America của anh chàng còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh Steve Rogers. Steve là một chàng trai với thể chất kém, anh mắc nhiều bệnh, thân hình còi cọc, ốm yếu, chẳng có tài năng gì đặc biệt, cũng chẳng có sức mạnh siêu nhiên gì hết, cái anh có, chỉ là một trái tim ấm áp, một ý chí kiên định cùng lòng dũng cảm, luôn nỗ lực hết sức. Và chính vì cái “không có gì hết” của anh, nó khiến anh trở nên đặc biệt, khiến anh trở thành đối tượng dc lựa chọn để tham gia chương trình thí nghiệm tạo nên các perfect soldier. Cơ bắp, khả năng, đó là những thứ có thể gia cố, thay đổi, rèn luyện, nhưng người ta không thể thay đổi bản ngã một con người, vậy nên Steve với suy nghĩ đơn giản, thuần phát cùng với trái tim nhân hậu đã được chọn để trở thành biểu tượng của quân đội Mĩ, trở thành Captain America, một hình mẫu, một leader, một người dẫn dắt mọi người luôn tiến lên phía trước, một chỗ dựa, một tấm gương cho tất cả những người lính khác. Anh cùng với các đồng đội của mình đã ngăn cả âm mưu hủy diệt thế giới của tên Đức quốc xã điên rồ Johann Schmidt. Nhìn chung thì chuyện phim nó đơn giản thế thôi, và Steve so với các anh hùng khác như Hulk hay Iron Man cũng không có nội tâm phức tạp bằng nên phim làm cũng khá tốt, chỉ là đoạn cuối hơi đuối một chút so với toàn cục. Xét về mặt kĩ xão. Đẹp, cháy nổ hoành tránh. Bối cảnh dc chọn khá mới, ý tôi nói mới vì phim chọn thời gian nền là giai đoạn các năm 40, khi còn chiến tranh thế giới chống phát xít. Trang phục, xe cộ, vũ khí, lính tráng đều đậm hình ảnh năm 40 chứ không như các siêu anh hùng trước, đều là chọn thời điểm hiện tại. Phim dùng tông màu … mà tôi không biết gọi là màu gì nữa [thứ lỗi cho kẻ mù màu bẩm sinh này] xuyên suốt, nhìn rất thích mắt, vì nó vừa hợp mới thời điểm câu chuyện, vừa làm cho, đôi khi khung ảnh y như khung truyện tranh, trông hay hay. Tông màu này giúp phim trông như 1 tờ báo cũ, 1 trang truyện kể sống động nhưng ố vàng. Cách kể chuyện gối đầu, mở đầu ở hiện tại, kể lại, xong kết thúc lại ở hiện tại. Chỉ có điều đáng tiếc là 3D của phim thường, không đặc sắc, không có cảm giác đã, và cũng không có cảm giác coi 3D. Thú thật là coi 1 lúc, tôi quyên mất mình đang coi 3D đó chứ. Vậy nên nếu ai đang băn khoăn nên coi thì thì tôi khuyên nên coi 2D thôi là vừa đủ. Đó là về mặt nội dung sơ bộ và các kĩ xảo, giờ hãy nói về các nhân vật trong phim và các diễn viên hóa thân. Về nhân vật chính Steve Rogers. Đây là một anh hùng, nhưng lại là mẫu anh hùng kiểu Mĩ khác mà tôi từng xem. Tôi ghét chủ nghĩa anh hùng kiểu Mĩ, cái kiểu ta không cứu thế giới thì ai cứu. Steve không như thế. Cái chất ngây thơ và đơn thuần trong con người nhân vật này khiến tôi hoàn toàn cảm thông và khá mến anh ta. Trước khi dc hỗ trợ để phát triển thể chất, anh ấy là một chàng trai nhỏ con, còi cọc đến đáng thương, nhưng lại mang trong mình lòng dũng cảm, yêu nước, khao khát phục vụ tổ quốc và quyết tâm không gì lay chuyển dc. Để được nhập ngũ, để được trở thành người lính trên chiến trường, anh ta không ngại thử đăng kí ở 5 thành phố khác nhau, khai gian xuất thân chỉ để tìm kiếm một cơ hội phục vụ tổ quốc. Có thể, người ta cho rằng anh ta bị điên, không có gì tốt ở chiến trường, nơi mà hàng ngày, hàng ngày, các sinh mạng ngã xuống, nhưng Steve lại không nghĩ thế. Anh cho rằng, là một công dân, anh phải có trách nhiệm với đất nước, với cả những người đang ngã xuống trên chiến trường để bảo vệ hòa bình cho đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Anh ấy không thể cho mình cái quyền đứng bên ngoài, cho mình cái quyền lẩn tránh tiếng gọi của quốc gia, anh muốn có cơ hội thử, không phải để chứng tỏ gì hết, không phải để thể hiện gì hết, chỉ là muốn thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thực hiện điều mình muốn mà thôi. Quan niệm sống của anh là, “người ta không thể nói không mãi”, “nếu một lần chạy trốn, sẽ là suốt đời chạy trốn”. Steve không chạy trốn, anh chọn cách đối mặt, vươn lên. Steve không phải một kẻ ham giết chóc, thích chiến trường, khi được hỏi, anh mong muốn gia nhập quân đội để tiêu diệt bọn phát xít phải không, anh đã trả lời rất trung thực và thẳng thắn. Rằng không, anh chẳng muốn giết chóc hay tiêu diệt ai cả, dù đó có là kẻ thù. Phải, Steve là như thế, cái anh muốn, là bảo vệ mà thôi. Steve không có được thể chất tốt, nhưng bù lại, anh có một tinh thần vươn lên không mệt mỏi, không bỏ cuộc. Anh không nhanh bằng mọi người, nhưng anh luốn cố hoàn thành bài tập. Anh không khỏe bằng mọi người, nhưng anh không bỏ cuộc giữa chừng. Và trên hết, anh biết sử dụng bộ não của mình hơn là chỉ dùng cơ bắp. Hãy nhìn cách anh lấy lá cờ trên cây cột cao mà nhiều năm rồi chẳng có ai leo lên dc. Tại sao phải leo lên một cây cột nhẵn thín, cao tít, trong khi ta có thể hạ cây cột đó xuống và lấy lá cờ? Có thể nhìn vào, Steve không có thể chất của một người lính, nhìn vào anh, ng` ta có thể lo ngại cho khả năng sống sót của anh trên chiến trường, nhưng bù lại, thứ tìm ẩn bên trong anh lại là kho báu vô giá. Chiến tranh bắt đầu bằng vũ khí, nhưng để chiến thắng thì phải là con người. Và thứ quan trọng nhất của một người lính, lại nằm trong tim anh ta. Đó là lòng dũng cảm. Và điều này thì Steve có thừa. Hãy nhìn một thử nghiệm nhỏ, trong một nhóm lính đang luyện tập hăng say, quăng vào giữa họ một quả lựu đạn dc rút chốt, bao nhiêu người trong đó sẽ chạy trốn, lo lắng cho tính mạng của mình. Là tất cả, chỉ trừ Steve. Anh không chọn chạy trốn, mà chọn cách lao vào, lấy thân mình ôm trọn quả lựu đạn đó, để giảm thương vong xuống thấp nhất có thể cho người xung quanh. Anh không lo cho mình, anh lo cho mọi người. Ở anh không có cái tôi ích kỉ, mà có sự hy sinh cùng lòng dũng cảm. Vì anh là một kẻ “không có gì đặc biệt”, chỉ là một cậu bé nhỏ thó đến từ Brooklyn, nên anh sẽ biết cách trân trọng cơ hội. Vì anh đã từng là một kẻ yếu, nên anh sẽ trân trọng và hiểu giá trị của sức mạnh mình sở hữu. Vì anh đã từng là kẻ dc bảo vệ, nên anh sẽ hiểu mình cần phải bảo vệ những gì. Và với trái tim như thế, anh sẽ không trở thành một chiến binh hoàn hảo, mà anh sẽ trung thành với chinh con người mình, một good guy cho dù có thay đổi gì đi chăng nữa. Đó là lí do anh được chọn. [Sức mạnh công nghệ đó, cả trong phim và ngoài đời. Trong phim là biến 1 Steve còi thành Steve thế này, còn ngoài đời thì ko tin dc là cùng 1 ng` đóng mà lúc còi lúc body chuẩn vậy, kĩ xảo tuyệt] Nhưng cuộc sống sau khi trở thành sản phẩm thành công của thí nghiệm cũng không phải dễ dàng, nhất là khi anh là hàng mẫu duy nhất, là tài sản quý giá và duy nhất của đất nước, là chìa khóa duy nhất còn lại sau khi vì giáo sư điều hành dự án cũng như mẫu thuốc cuối cùng bị phá hủy. Anh chỉ có 2 lựa chọn, 1 là quanh quẩn như chú chuột thí nghiệm bị nhốt, 2 là trở thành một con khỉ diễn trò hề, thành 1 biểu tượng truyền thông nhằm thôi thúc, vận động tinh thần của dân chúng cho cuộc chiến. Một biểu tượng trên giấy tờ, trên trang báo, trong những bài hát, điệu nhảy, những vở hài kịch lố bịch, điều mà anh không hề mong muốn. Anh khao khát được ra chiến trường, dc làm những thứ thật sự có ích chứ không phải là kẻ diễn trò, nhưng người ta không cho anh cơ hội. Nhưng sống là không chờ đợi, và cơ hội là do bản thân tạo nên chứ không phải ai cho, vận mệnh là do mình quyết định, thế nên, khi biết tin trung đội 107 của người bạn thân vô cùng quan trọng của mình bị thương vong trầm trọng, bạn mình phần lớn khả năng là đã chết, phần nhỏ khả năng là đã bị bắt làm con tin, Steve đã hành động. Dc sự giúp sức của sĩ quan Peggy và Howard Stark, anh đã một mình xông vào hang địch để cứu bạn mình. Tôi thích cách dựng này. Tôi thích anh ấy một mình liều mạng xông vào hang địch, ko phải vì mớ luận điểm kiểu như, ta có khả năng, ta không làm thì ai làm, ta có cơ hội trở thành anh hùng,…. Không, Steve vẫn là con người bình thường, và anh liều mạng vì người bạn của mình. Không phải tinh thần của 1 vị thánh cứu rỗi tất cả, anh vẫn là một con người với các lí do cá nhân mà thôi. Nhưng vì thế mà tôi ko thấy ghét cái sự ngây thơ của anh, cái chất anh hùng của anh, vì tôi vẫn cảm thấy nó thật, nó đáng trân trọng. Đó là chiến công đầu tiên của Steve, và cũng là khởi đầu cho chiến dịch, anh cùng những người tin tưởng vào anh, đội quân của anh, đại diện cho quân đội đồng minh, đập tan các căn cứ vũ khí bí mật của Johann. Và vì anh là Steve, thế nên trong trận chiến cuối cùng, anh đã hy sinh bản thân vì mọi người. Chiếc phi cơ mang rất nhiều vũ khí bí mật đang trên đà tiến lên. Bất cứ nơi nào nó hạ cánh cũng có thể khiến rất nhiều thương vong xảy ra, và với một cá tính muốn bảo vệ, Steve đã chọn cách dk chiếc máy bay đó lao thẳng xuống bắc cực, một nơi không người. Steve đã vì mọi người mà bỏ qua cơ hội sống của mình, vì mọi người mà hy sinh. Nhưng món quà tiến sĩ mang lại cho anh đã khiến anh không chết mà chỉ ngủ một giấc dài, 70 năm, để rồi tỉnh lại ở thời hiện đại, tiếp tục sứ mạng là một Captain America, trong một cuộc chiến khác đang chờ đợi. Một nhân vật vô cùng đơn giản, nhưng lại khiến người ta mến chứ không ghét. Chừng đó cũng đã là thành công rồi. Nói đến Chris Evans, tôi luôn nghĩ đến bộ tứ siêu đẳng hay là The Loser. Ngay từ khi coi trailer phim này, tôi đã không nhận ra anh, và tôi cũng không ấn tượng hay thích mấy về cái thể hình siêu anh hùng của anh. Tôi nghĩ, trông anh nặng nề, trông anh thế nào ấy, không hợp vai. Thế nhưng khi coi phim tôi nghĩ mình đã hiểu dc tại sao nhà sản xuất lại chọn anh. Đó là vì gương mặt phảng phất nét “ngây thơ của một người đàn ông” nơi anh. Một nét rất dễ thương. Và vì Steve là một người ngây thơ, đơn thuần, nên kể cả khi anh ta trở thành anh hùng, gương mặt anh vẫn rất hợp với hình mẫu đó. Trong phim này anh diễn rất tốt, ko phá phách như trong bộ tứ, không tưng tửng như trong The Loser, mà trăn trở hơn, trưởng thành hơn, trầm hơn 1 chút, nội tâm chuyển đổi tinh tế nhưng vẫn rất ngây thơ. Coi đoạn anh bị “gái tán” [chứ không phải “tán gái”] gương mặt anh trông dễ thương khủng khiếp, rất là muốn ôm luôn. Nói tóm lại, anh đúng là lựa chọn thích hợp cho Captain America, một gương mặt đáng để tin tưởng. Hy vọng năm sau sẽ thấy anh tiếp tục tỏa sáng trong The Avenger. Nhân vật thứ 2 mà tôi thích thú trong phim này, đó chính là Howard Stark. Nếu ai có coi Iron Man thì sẽ biết, Howard Stark là chủ tịch sáng lập ra tập đoàn Stark chuyên cung cấp vũ khí cho chính phủ, mà sau này Anthony hay còn gọi là Tony Stark tức Iron Man thừa kế và phát huy đó. Howard là cha của Tony. Trong Captain America, anh cũng là người tham gia vào dự án perfect soldier, giúp đỡ chính phủ nói chung và cá nhân Steve trong chiến dịch đầu tiên của Steve. Howard xuất hiện không nhiều, nhưng cực kì ấn tượng. Vừa thấy anh ta ở hội chợ công nghệ là nhớ ngay đến Tony với ý nghĩ, trời ơi, đúng là cha nào con nấy luôn. Giờ mình đã hiểu dc cái tài trí bất phàm nhưng cá tính thì tưng tửng, kiêu ngạo, láo toét, sát gái nhưng đáng yêu cực kì của bạn Tony từ đâu mà ra. Hoàn toàn sao y bản chính luôn. Ở Howard hình thành nên một cái không khí rất giống trong Iron Man, bao quanh Tony. Đó là cái sự thông minh, yêu khám phá, nghiên cứu, sáng tạo, cái chất tưng tửng bất cần đời, cái sự sành điệu và cực kì thiếu khiêm tốn cùng cái bản tính liều mạng khó đỡ nhưng ẩn trong tất cả lại là một người tốt, hết sức mình khi dc nhờ vả. Một nhân vật rất thú vị. Howard là chuyên gia công nghệ ở thời Captain American, đến thời hiện tại, Tony lại tiếp tục là cố vấn cho tổ chức S.H.I.E.L.D của các siêu anh hùng. Đúng là cha nào con nấy. Cực ấn tượng nv Howard này. Điều tiếp theo tôi thích là tình bạn của Steve và James Barners trong phim. Hai anh ấy là bạn thân, bạn cực kì thân, thân như tính mạng của nhau. Tôi thích cái cách mà họ quan tâm đến nhau, vô cùng chân thành và thân thiết. Vì Barners, Steve mới mạo hiểm, làm trái lệnh, một mình xông vào hang ổ địch, và vì Steve, Barners sẵn sàng liều mạng mình. Barners tin tưởng bạn mình, trao mạng mình vào tay bạn, bên cạnh đó anh cũng cực kì kiên quyết. Tôi thích cái cảnh nhà xưởng nổ tung, Steve buộc Barners đi trước nhưng ánh mắt anh khí đó quắc lên, anh trả lời một cách kiên định rằng anh sẽ ko đi nếu ko có Steve đi cùng. Khoảnh khắc đó, Steve im lặng và buộc phải làm theo, vì anh biết bạn mình nghiêm túc. Nếu chết, họ sẽ cùng chết ở đây, còn nếu sống, họ phải đi cùng nhau. Thích cực chi tiết này. Và vì Barners quan trọng như thế, nên đoạn anh chết, Steve đau lòng thật sự rất truyền cảm. Khả năng trao đổi chất và bình phục của Steve cao gấp 4 người thường, thế nên anh uống rượu không bao giờ say, và điều đó thật bất hạnh khi anh đau khổ biết bao vì đã ko cứu dc Barners trên chuyến tàu hôm đó. Mấy pha tung hứng của Steve và Barners khi còn là chàng còi hay khi đã là CA đều rất dễ thương, có thể cảm thấy tình bạn thân thiết của họ sâu đậm đến chừng nào luôn. Đáng tiếc, Barners chết sớm quá chừng. [Mà dạo này tình bạn kiểu này nhiều ghê, quơ phát là đầy rẫy, hí hí] [Chết thì cùng nhau chết, trở về thì phải cùng nhau về. Thích hai anh] Tóm lại, đây là một bộ phim đáng coi, giải trí tốt, diễn xuất hay kĩ xảo đều tốt. Đây cũng là bước đệm cuối cùng cho việc đưa tập đoàn siêu anh hùng The Avengers gồm Iron Man, Hulk, Thor, Captain America, Hawkeye cùng lên màn ảnh rộng, trong cùng 1 bộ phim. Năm sau sẽ là một năm bùng nổ của các siêu anh hùng Marvel trên màn ảnh đây. Chờ xem. À mà phải kiếm coi Thor nữa, chỉ có Thor là phim mình chưa coi năm nay. P/s: Giờ là màn than phiền. Mình thù cái đứa ngồi coi phim kế bên mình ngày hôm nay trong rạp. 1 con đúng chuẩn chân dài não ngắn. Bạn ấy chắc đi coi phim với bồ bạn ấy, thế nhưng coi phim kiểu gì mà cứ hỏi liên tục vậy chứ. Bạn không có não để tự suy nghĩ à, hỏi còn hơn 1 đứa con nít đi coi hoạt hình mà ko đọc dc chữ, phải hỏi ba mẹ vậy. Cái chi tiết Steve ôm quả lựu đạn thay vì chạy trốn như mọi người, bạn ấy coi mà liên tục hỏi thằng bạn, “sao làm vậy vậy, làm vậy sao dc khen vậy, vậy có nghĩa là sao”, thật ngao ngán đến độ muốn quay sang tát phát hỏi đầu chứa não chứ có phải chứa đậu hũ đâu, sao ko suy nghĩ. Tội nghiệp thằng nhỏ, nó chỉ biết cười trừ bảo “ko hiểu thiệt hả”, bạn này nhõng nhẽo lại “thì không hiểu thiệt mới hỏi”, thằng nhỏ chỉ biết cười, rồi phải giải thích cho nó. Đó chỉ là tiêu biểu nha, sau đó còn liên tục 1 loạt các câu hỏi khó đỡ của bạn này làm mình liên tục phải tự hỏi, chẳng lẽ chân dài não ngắn là thật hay sao. Bạn ấy không chỉ “ngu” mà còn thích khoe mã. Coi phim cứ liên tục “à, có phải hắn đang định thế này thế kia không?” mà toàn bộ đều sai toét. Không biết thì cứ im lặng, coi đi rồi biết, sao cứ thích thể hiện cái “ngu” của mình ra nơi công cộng vậy, lại còn làm phiền nhã hứng coi phim của người khác. Thằng bạn nó thiệt là dại, có là fan Marvel hay Comic muốn đi coi phim thì cũng nên đi 1 mình hay đi với hội hiểu biết tí, đi với bạn này đúng là trời phạt, hoàn toàn ko tập trung coi dc mà phải liên tục giải thích cho nó. Loại này chỉ thích hợp coi mấy phim cười ha ha, hi hi rồi quên ấy, chứ ko thích hợp coi phim loại này. À mà CA có phải phim mang triết lí hay suy nghĩ cao siêu gì lắm đâu, đã đơn thuần giải trí lắm rồi mà sao cái “nồi đậu hũ” trên cổ bạn cũng khó tiêu hóa quá vậy bạn. Coi phim hơn 2 tiếng mà điên với con đó, điên thật sự. Tức gì đâu ấy. Coi phim hay mà trúng phải đám này thật là muốn đập đầu chúng nó. Hồi Super 8 cũng thế, nhưng ít ra đó là con nít, đỡ khó chịu hơn là cái bạn “chân dài dễ thương” hôm nay. P/s 2: tình hình là theo review thì Xì Trum rất hay, tinh tế và ý nghĩa sâu sắc, thế nên chắc sẽ ráng cố gắng dành dụm đi coi vậy. Nhiều khi đúng là trailer ko phản ảnh dc chất lượng, có nhiều phim trailer hoành choáng nhưng bom xịt, có nhiều phim trailer chán chẳng muốn nói nhưng lại hay. Tin tưởng và Xì Trum vậy.
    • 0 downloads
    Một bộ phim hoạt hình huyền thoại mà ai cũng biết tới, tuy nhiên, The Little Mermaid 1989 khác biệt với phiên bản The Little Mermaid 2023 ở chỗ, The Little Mermaid 1989 đi thẳng vào vấn đề: Ariel đi tìm tình yêu là chàng hoàng tử được mọi người ủng hộ, còn The Little Mermaid 2023 cũng là nàng công chúa “Ariel” đi tìm tình yêu, nhưng không được lòng mọi người, có các ý kiến trái chiều đến mức chỉ nghe tên The Little Mermaid 2023 không cần xem mọi người đã ghét trước rồi. Vấn đề The Little Mermaid 1989 được lòng mọi người và The Little Mermaid 2023 không được lòng mọi người nằm ở chỗ diễn viên bị thay thế bởi một cô gái da đen (nhưng vấn đề ở chỗ là cô diễn viên này quá xấu, nếu đẹp thì người ta cũng chả có cớ gì để bo đì sam sung cả vì cỗ quá đẹp, mà đã đẹp thì chả ai bắt bẻ được, cùng lắm thì nhà chuột bị chỉ trích dùng người da đen vào thôi), diễn viên diễn cứng đơ, cả Nàng Công Chúa Da Đen và chàng hoàng tử lên màn ảnh cứ như lên sân khấu địa phương và diễn cho người xem, họ điều bỏ qua cách diễn vì đây giống hệt cách diễn Cải Lương nên không chấp, nội dung chuyển thể thêm quá nhiều chi tiết thừa thãi, không tạo ra nhiều chi tiết kỹ càng mà thậm chí quá sơ sài đến mức người ta tin giả thuyết rằng The Little Mermaid 2023 là bộ phim tạo hiệu ứng ngược (thay vì tạo ra làn sóng ủng hộ da đen thì lại gây ra làn sóng phẫn nộ cho người xem và càng kỳ thị người da đen hơn). Nói tóm lại, kẻ này đang Review The Little Mermaid 1989 nhưng lại lan man không đúng chỗ vài dài dòng quá nên sẽ Review The Little Mermaid 2023 vào bài viết sau vậy. Như mọi người đã biết nội dung của The Little Mermaid 1989 như thế nào rồi nên cũng chẳng buồn bỏ công tóm tắt mất thời gian nữa, nhưng kẻ này phải viết thêm vài dòng cho bài viết thật dài, chứ nếu không, chỉ vài dòng Review ở phía dưới, sẽ là quá ngắn ngủi. Chả là thế này, nàng tiên cá Ariel, con vua Thủy Tề, là con cá cưng của chúa tể biển cả, tò mò trên mặt biển – nơi Thủy tề cấm mọi con cá ngoi lên, dù chỉ là liếc mắt đưa tình – và đem lòng yêu chàng trai đẹp nhất (chứ nếu xấu ma chê quỷ hờn thì chả có chuyện con nhỏ nó yêu và đánh đổi cái giọng biến đuôi thành cái chân), có danh hiệu là hoàng tử của vương quốc (đúng cách Môn Đăng Hộ Đối với chị cá vốn con cá cưng của ông vua, cá quý tộc của vương quốc biển cả luôn, chứ nghèo kiết xác, phận cu-li nô-lệ thì có trời độ mới có vợ (thuộc hàng phẩm chị Dậu xuất sắc về danh hiệu Xấu đê hèn)), thế là con nhỏ tiên cá đem lòng yêu chàng trai và ông trời thương tình nên đánh sập cái thuyền của hoàng tử để tiên cá cứu chàng trai để có chuyện kế tiếp để kể (nếu chết thì làm có quái gì kể tiếp nữa). Vua của mọi con cá trên biển cá biết được cô gái cưng yêu loài người nên ông ta đe trên dọa dưới với con nhỏ, cấm ra khỏi hậu cung, mụ phù thủy bạch tuộc biết được cô cá yêu hoàng tử nên bà ta đã dụ cô cá đổi chân, sau 3 ngày không hôn được hoàng tử thì cô cá sẽ biến thành rong biển, nhằm đe dọa ông bố cô nàng nhường ngôi chúa tể biển đen cho bà ta. Thế là cô gái rượu vì phút chốc mê trai mà đánh đổi, xém tí nữa hại cả ông bố, biến biển cả thành màu đen thùi nùi, cũng may, trời thương tình cộng thêm đám lính support lòi họng mới cản được đám cưới của bà cô dì ruột em ông bố với trai trẻ (nếu là mình mà cưới trai trẻ trai tân mình cũng chịu luôn chứ nói gì bà dì cô ruột em ông bố đóng màn nhện đến cả quỷ nó còn chê), nhưng khổ cái đám lính cản là một phần, con cua đỏ đi mét ông bố, ông bố tới cũng không cản được khế ước giữa bà dì em ông bố và con cá cưng của ỗng bố. Thế là ỗng phải chịu thay, nhường ngôi, nhưng cũng may rằng, ông trời độ muốn lòi cuống họng nên chàng hoàng tử dùng con tàu đâm chết cha bà dì em gái ông bố con cá cưng, trả lại sự yên bình cho cả hai vương quốc trên đất lấn biển cả. Kẻ viết này phải thừa nhận rằng, tuy là bộ phim The Little Mermaid thuộc dạng nhạc kịch và cái sự kịch tính trong các thể loại phim nó hề tồn tại trong thể loại này, cũng may thay, về sau lão chuột già (Disney) phải thêm các chi tiết kịch tính vào câu chuyện để không bị đánh giá là nội dung nhạt toẹt, chẳng hạn như bản The Little Mermaid 2023 dính phải phong trào Tam Đại Quyền với sự lãnh đạo tài tình lèo lái từ một bộ phim huyền thoại cứu vớt cả công ty phim Hoạt Hình sắp sửa phá sản sang một bộ phim thảm họa, thì có thể nói rằng, việc kịch tính vào trong bộ phim là cực kỳ quan trọng, dù nó ở bất kỳ hình thức nào. Trừ khi là một dạng Kịch Sân Khấu. Với thời lượng một tiếng hai mươi phút, thúc đẩy các tình tiết nhanh chóng, không rườm rà, thừa thãi, lê thê, bài hát lồng vào đúng tình tiết, tạo ra thời gian xúc xích hẳn hoi, nên cái chi tiết mụ phù thủy béo ú có cái chân đen thui biến thành cô gái đẹp đẽ dùng giọng hát mê hoặc hoàng tử, ông bố tới cứu, hoàng tử Eric đến cứu và chi tiết Ariel và Eric hôn nhau là thứ quan trọng tạo ra sự kịch tính trong bộ phim này. Nếu không có các chi tiết quan trọng này, ắt hẳn The Little Mermaid 1989 sẽ thành một bộ phim không khác gì nhạc kịch đúng nghĩa. Vì thế kẻ viết này chấm sáu điểm cho sự kịch tính này, hơn hẳn các bộ phim trung bình khác.
    • 0 downloads
    Phim do J.J. Abrams sản xuất mang đề tài Chiến tranh thế giới Thứ hai, thêm tình tiết hư cấu để tăng kịch tính. Chiến tranh và kinh dị vốn không phải hai thể loại phim có sự liên quan hay dễ kết hợp. Tuy nhiên, bộ phim Overlord (Chiến dịch Overlord) là tác phẩm dung hòa cả hai yếu tố trên, tạo nên một tác phẩm giải trí. Trong nhiều phim lấy đề tài Chiến tranh thế giới Thứ hai, cuộc đổ bộ lịch sử của phe Đồng minh lên bãi biển Normandy thường xuyên được đề cập. Overlord lại chọn hướng khai thác mới lạ khi kể câu chuyện về một ngày trước chiến dịch kể trên. Lúc này, một nhóm lính Đồng minh được giao nhiệm vụ phá hủy trạm phát thanh của phe Phát-xít Đức đặt trên đất Pháp. Sự tấn công dữ dội từ phía Phát-xít khiến nhóm lính đông đảo ban đầu chỉ còn năm người bao gồm Ford (Wyatt Russell đóng), Boyce (Jovan Adepo thủ vai), Tibbet (John Magaro), Chase (Ian Caestecker) và Dawson (Jacon Anderson). Với sự giúp đỡ của cô gái bản địa Chloe (Mathilde Ollivier), nhóm lính quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đột nhập. Dần dần, họ phát hiện những nỗi ám ảnh do phe phát-xít tạo ra tại làng quê nhỏ thanh bình của Pháp. Ê-kíp của Overlord là những tên tuổi mới đối với khán giả đại chúng. Từ đạo diễn Julius Avery cho tới dàn diễn viên như Wyatt Russell, Mathilde Ollivier hay Jovan Adepo... đều không phải những ngôi sao được người hâm mộ nhớ mặt thuộc tên. Cái tên được chọn đưa lên poster quảng bá phim là nhà sản xuất J.J. Abrams. Xuyên suốt sự nghiệp trong các vai trò từ đạo diễn cho tới nhà sản xuất, Abrams đã ghi dấu ấn với thành công của các loạt phim truyền hình như Fringe, Alias, Lost hay các bom tấn như Star Wars: The Force Awakens, Mission: Impossible III, Star Trek... Những tác phẩm có sự tham gia của J.J. Abrams luôn được bảo đảm về tính giải trí. Overlord không phải ngoại lệ, với các tình tiết sớm được đẩy nhanh từ đầu phim. Trường đoạn 15 phút đầu tác phẩm được dàn dựng chân thực, cho thấy sự khốc liệt của chiến trường. Chỉ qua vài cảnh quay, đạo diễn Avery đã truyền tải được không khí căng thẳng mà những người lính phải chịu đựng khi lằn ranh giữa sự sống và cái chết là quá mong manh. Những người sống sót chưa hẳn đã được thanh thản, bởi trước mắt họ còn nhiệm vụ nặng nề với những cạm bẫy không thể lường trước. Nhờ tiết tấu nhanh và các tình tiết được xử lý gọn gàng, Overlord không đem lại cảm giác quá dài dù có thời lượng lên tới 110 phút. Kịch tính được đẩy lên cao khi nhóm lính Đồng minh chạm trán phe Phát-xít và phát hiện ra những thí nghiệm của chúng nhằm tạo nên những "siêu chiến binh" để phục vụ cho tham vọng "đế chế nghìn năm" của Hitler. Đây chính là lúc Avery đưa các tình tiết hư cấu vào, mang tới yếu tố zombie, kinh dị cho một bộ phim chiến tranh. Sự kết hợp này không đem lại cảm giác khiên cưỡng, bởi nhiều tài liệu trong Thế chiến II chỉ ra rằng phe Phát-xít từng thực hiện nhiều thí nghiệm lên cơ thể con người. Dựa trên nền tảng đó, Overlord đặt giả thuyết về loại huyết thanh có thể biến con người thành những sinh vật với ngoại hình biến dạng và sức mạnh vượt trội. Đại diện tiêu biểu của phe phản diện là đại úy Wafner (Pilou Asbaek đóng). Cuộc đối đầu giữa nhóm lính Đồng minh với Wafner và tay sai được kể một cách giàu kịch tính, với nhiều trường đoạn rượt đuổi và hành động. Các cảnh chiến đấu trong phim chân thực, không khoan nhượng và được gắn mác R (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi). Overlord có nhiều hình ảnh ghê rợn, máu me và không thích hợp đối với những khán giả tới rạp để tìm một nội dung nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bản thân bộ phim chỉ dừng lại ở mức một phim giải trí hạng B. Các tình tiết dồn dập của phim chỉ khiến khán giả bị lôi cuốn khi xem chứ không đọng lại quá nhiều ấn tượng sau đó. Tuyến nhân vật phản diện cũng thuộc dạng một màu, được xây dựng như những kẻ khát máu, hung hăng chứ không phải mưu mô xảo quyệt để gây khó dễ cho phe chính diện. Nhưng có lẽ việc không đặt nặng yếu tố tâm lý, xây dựng chiều sâu cho câu chuyện vốn là chủ ý của J.J. Abrams và đạo diễn Avery. Overlord được ra đời nhằm tạo sự mới mẻ cho những đề tài đã bị khai thác quá nhiều của Hollywood và đem tới sự giải trí cho khán giả. Về điều này, cơ bản bộ phim đã đạt được mục tiêu. Điểm số 7,1/10 từ trang iMDB cùng 81% đánh giá tích cực từ trang Rotten Tomatoes cho thấy chất lượng ở mức khá của tác phẩm được đầu tư 38 triệu USD.
    • 0 downloads
    Chỉ sau một tuần ra mắt, “The Little Mermaid 2023" (Tựa Việt: Nàng tiên cá) đã trở thành bản live-action có thời lượng dài nhất, và nhận số điểm do khán giả đánh giá cao nhất trên Rotten Tomatoes của “nhà Chuột”. Trong lịch sử Disney, chưa từng có tác phẩm nào gây nhiều dư luận như The Little Mermaid 2023, từ việc thay đổi so với bản hoạt hình năm 1989 ở những yếu tố như màu da của Ariel, kết cấu gia đình của vua Triton… khiến cho tác phẩm đã bị phản ứng dữ dội trước khi ra mắt. Tuy vậy, Disney đang dần cho thấy hướng đi của mình là phù hợp, cũng như kể được câu chuyện lớn hơn và phức tạp hơn. Xét về nội dung, bản live-action lần này của đạo diễn Rob Marshall bám rất sát so với nguyên gốc hoạt hình năm 1989, trong nội dung, nhân vật và các tình tiết đã được sắp xếp. Tuy vậy với thời lượng dài hơn 30 phút so với trước đó, phiên bản 2023 cũng đã giải thích nhiều hơn về khía cạnh của hoàng tử Eric, cũng như đan dệt nên các mục đích phức tạp của Ariel để được lên trên mặt nước. Chính những điều này cũng đã cho thấy bản chuyển thể lần này phù hợp với người trưởng thành hơn là trẻ em. Như cuộc “viếng thăm” lại những ký ức, bộ phim lần này đã “nâng cấp” thêm những kỷ niệm cũ, khi từng thước phim đã được tái hiện sống động, rõ nét, nhưng vẫn giữ được những đặc trưng riêng đã là kỷ niệm của rất nhiều người suốt hàng thập kỷ qua. Ra đời sau 3 thập kỷ, The Little Mermaid đã được thực hiện với các công nghệ vô cùng tiên tiến. Theo đó, những phân cảnh dưới nước và các chi tiết như mái tóc bồng bềnh, chuyển động của các vây đuôi… đều được đảm nhận bởi CGI và tạo được độ chân thật. Dù vậy, ánh sáng của tác phẩm này chưa được tối ưu, khiến cho trong vài phân cảnh người xem không thể phân biệt được các nhân vật cùng với phông nền. Một trong những cảnh tạo được dấu ấn là khi ca khúc Under the Sea quen thuộc được cất lên, với sự hòa thanh của các sinh vật biển, mang cho người xem cảm giác như đang chiêm ngưỡng thước phim tài liệu nào đó của kênh Discovery về đời sống đại dương. Điều này cũng được giữ nguyên trong các cảnh phim thuộc bài hát Kiss the Girl, với ánh sáng, chuyển động… lãng mạn, đôi khi khiến cho người xem nhớ đến Tangled hơn là The Little Mermaid. Tuy nhiên, dù được dàn dựng dưới kinh phí lớn, Disney dường như “bỏ quên” đi khâu thiết kế – sản xuất, khi hai vương quốc của vua Triton và của Eric chỉ được dựng lên lớp vỏ bên ngoài, còn ở bên trong thì lại qua loa và thiếu chi tiết. Ngoài ra, đạo diễn Rob Marshall cũng còn cho thấy những sự bối rối ở những phân cảnh mà các nhân vật phải chuyển giữa hai thế giới, từ dưới mặt nước lên đến trên cạn. Cả Ariel và Vua Triton đều có cảnh quay không được đẹp mắt giữa các cảnh chuyển. Phân cảnh Ariel lén nhìn Eric khi chàng tỉnh dậy hay khi Triton tiễn biệt con gái ở phía sau cùng… tuy đầy cảm xúc và nhiều ấn tượng, nhưng việc làm sao để cho những sự xuất hiện tương đồng đối với vị thế thì lại chưa được giải quyết một cách trơn tru, khiến cho tác phẩm trở nên hài hước thay vì đem đến cảm xúc như cần phải có. Về dàn diễn viên, vai diễn Ariel của Halle Bailey cũng đã để lại ấn tượng nhất định. Là “tay ngang” đảm nhận diễn xuất, Halle vẫn còn tương đối hạn chế trong cách điều tiết cảm xúc. Đa số cô làm tròn vai, nhưng để được nhớ đến, thì Ariel thiếu sự xuất thần dẫu cho mạch phim đã được căn chỉnh để hỗ trợ cho việc đẩy cảm xúc. Tuy nhiên, Disney cũng có thấy việc lựa chọn cô là một hợp lý, khi các bài hát như Part of Your World được xử lý một cách vừa phải, đọng lại những dấu ấn riêng. Ngược lại, bộ ba sinh vật Flounder, Scuttle và Sebastian dường như chiếm hết spotlight của bản chuyển thể khi đây là nhân tố gây cười xuyên suốt bộ phim. Đạo diễn Rob Marshall và biên kịch David Magee rất biết cách tận dụng bộ 3 này vào những phân cảnh vô cùng đặc biệt, như khi Scuttle đọc Rap hay cả 3 cùng lướt trong các giai điệu reggae êm dịu của Kiss the Girl… Ngoài ra, thì hai tên tuổi gạo cội của giới điện ảnh là Melissa McCarthy và Javier Bardem đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Đảm nhận một “ca” rất khó là Ursula, McCarthy cho thấy không ai phù hợp hơn với sự hài hước cùng lối diễn tả có phần “over” của thể loại Broadway. Cách lấy hơi, nhấn nhá, gằn giọng… của phiên bản Ursula lần này gần như đã làm lu mờ phiên bản trước đó, mang đến một góc nhìn mới cho khán giả yêu thích bộ phim. Vai diễn Triton của Javier Bardem cũng được thể hiện hoàn hảo, làm rõ được sự uy nghiêm dù chiếm thời lượng không quá nhiều. Dù vậy bộ phim cũng có những hạn chế nhỏ, như tương tác giữa các nhân vật chưa được khắc họa một cách rõ ràng. Có thể thấy rằng nội bộ gia đình của Eric và Ariel chưa được quan tâm khai thác, dẫn đến cách diễn và cách tương tác giữa các nhân vật chưa thật trơn tru. The Little Mermaid 2023 đã gửi gắm được rất nhiều thông điệp thú vị. Việc cast Halle Bailey vào nhân vật chính không chỉ xét đến tài năng của cô, mà “nhà Chuột” cũng đang hướng đến cách tiếp cận đa dạng chủng tộc của ngành công nghiệp điện ảnh. Ở cảnh cuối phim, ta có thể thấy những nàng Tiên Cá từ đủ giới tính và đủ chủng tộc, cùng nhau chung sống, xuất hiện hài hòa. Đây không phải là một nỗ lực mang tính riêng lẻ, mà gần đây hơn, series phim Queen Charlotte gây sốt toàn cầu của Netflix cũng đã thử nghiệm theo hướng đi này. Như Halle từng nói trong cuộc phỏng vấn “Điều mà tôi thích trong bộ phim này là ngày nay mọi thứ đã được bình thường hóa. Có người nói với tôi một ngày nào đó, trẻ em sẽ không nhớ đến phiên bản đầu tiên của nàng tiên cá mà chỉ nhớ đến phiên bản của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng thích sự đa dạng trên màn ảnh hiện nay. Từng có thời điểm chúng ta không thấy bóng dáng người da màu nào nhưng giờ đây, chúng ta đã có một công chúa Disney da màu”. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng rất “thời sự” khi cũng gửi gắm rất nhiều thực trạng của ngày hiện tại, khi con người ngày càng tác động một cách tiêu cực đối với tự nhiên. Cuối cùng thì sự phát triển tâm lý nhân vật cũng chính là điểm khiến cho bộ phim trở nên đáng nhớ. Ở đây Ariel không chỉ bởi vì hoàng tử mà muốn đổi lấy đôi chân, mà còn là sự tò mò, khát khao khám phá của một “đứa trẻ vẫn chưa kịp lớn”. Hoàng tử Eric cũng tương tự thế, khác với bản gốc chỉ được khắc họa là rất mờ nhạt và chỉ thoáng qua, hóa ra cũng mang theo sự khao khát muốn đi mọi nơi. Do đó có thể thấy rằng thoát khỏi bộ phim hoạt hình trước đó, phiên bản 2023 có cách tiếp cận phù hợp và ấn tượng hơn với ngày hiện tại. Tạo được dấu ấn trong mặt diễn xuất, lồng tiếng, áp dụng công nghệ cũng như tạo ra một nhân vật chính hoàn toàn khác biệt… “Nhà Chuột” cuối cùng cũng đã có một tác phẩm live-action khác biệt, khi dám vươn mình khỏi những định kiến.