Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    The Jungle Book là phiên bản người đóng, dựng lại tác phẩm hoạt hình kinh điển ra mắt năm 1967 của hãng Walt Disney. Cả hai phim trích từ phần đầu bộ truyện đồ sộ dành cho thiếu nhi - Sách rừng (1894) - của nhà văn giành giải Nobel Rudyard Kipling. Trong khi phim hoạt hình cũ hồn nhiên và đậm chất phim ca nhạc, phim mới mang phong cách bạo liệt của thể loại hành động. Tác phẩm do đạo diễn Jon Favreau thực hiện có ngân sách 175 triệu USD và tỏ rõ tham vọng lôi cuốn người xem bằng hình ảnh. Từ đầu tới cuối, phim phô diễn hàng loạt khung hình gây choáng ngợp về thị giác. Bước vào phim, người xem lạc vào giữa khu rừng nguyên sơ với những cây cổ thụ mọc đầy bên thác nước. Trong thế giới hoang sơ và thiêng liêng, các loài động vật như báo đen, gấu, cọp, sói, voi đi lại, hội họp bàn bạc và đánh nhau đầy sống động. Hình ảnh trong phim được làm chân thực, khiến nhiều người xem không hay biết rừng già, thác nước, suối trong và mọi loài động vật đều được dựng bằng công nghệ vi tính và được phóng tác dựa trên các mô hình đồ họa, mẫu rối. Cốt truyện phim chặt chẽ khi kể về một cậu bé mồ côi tên Mowgli (Neel Sethi) bị thả lại trong rừng sâu và được một bầy sói nuôi lớn. Một ngày, con cọp bạo chúa khét tiếng khắp rừng - Shere Khan - đòi ăn thịt Mowgli khiến cậu bé phải lên đường trở về với ngôi làng con người. Không chỉ đối thoại với nhau, các loài vật còn đối đáp, tâm sự rất tự nhiên và giàu cảm xúc với cậu bé 10 tuổi. Thay vì nhấn vào các màn ca nhạc hài hước, trong trẻo và vui tươi, phim mới chú trọng vào việc xây dựng các pha hành động kịch tính. Nửa cuối câu chuyện được xử lý bạo tay, khắc nghiệt hơn hẳn phim hoạt hình cũ để tạo kịch tính. Những cảnh hành động được dựng dồn dập, quay linh hoạt bằng nhiều góc máy gợi lại những pha chiến đấu của Người Sắt trong bom tấn Iron Man. Dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Jon Favreau, rừng già trong phim mới là nơi thiêng liêng, âm u và nhiều cạm bẫy rình rập hơn bối cảnh bồng lai tiên cảnh của phim hoạt hình. The Jungle Book thu hút thêm đối tượng khán giả là người lớn. Nhưng cùng lúc, phim phần nào đánh mất sự trong trẻo và hài hước vốn là đặc trưng trong các phim hoạt hình dành riêng cho thiếu nhi của Disney. Mowgli vốn là nhân vật nổi tiếng nhất từ bộ truyện gốc của Rudyard Kipling. Trong Sách rừng, cuộc đời Mowgli được kể từ khi còn là cậu bé tới lúc trưởng thành và về với con người, cưới vợ sống hòa hợp giữa cả người và bầy muông thú. Cũng ở tiểu thuyết gốc, đoạn đời về thời thơ ấu của Mowgli mô tả em là cậu bé hồn nhiên, chỉ muốn rong chơi với thiên nhiên trong rừng xanh. Trong phim mới, Mowgli già dặn trước tuổi, biết thù hận và gánh vác trọng trách người hùng cứu thế giới muông thú. Để vào vai Mowgli, Neel Seth vượt qua hơn 10.000 ứng viên khác. Gương mặt sáng toát ra vẻ hồn hậu cùng đôi mắt nhiều biểu cảm của diễn viên nhí gốc Ấn Độ chiếm thiện cảm với người xem từ lần đầu tiên em xuất hiện trên hình. Diễn xuất của Neel Seth tỏa sáng nhất trong nhiều pha hành động khi em bộc lộ rõ lòng can đảm hoặc trí thông minh của nhân vật khi đối đầu với các loài thú dữ. Tuy nhiên, ở một số cảnh như lúc ca hát với gấu béo trên suối, nam diễn viên nhí không thực sự nhập vai hoàn toàn mà có phần gượng gạo. Dàn sao lồng tiếng cũng góp giọng làm nổi bật tính cách các nhân vật động vật. Giọng khàn và dày của minh tinh Scarlett Johannson giúp nhân vật trăn khổng lồ Kaa ma mị, quyến rũ và nguy hiểm hơn trong hoạt hình. Giọng ấm và chắc khỏe của Ben Kingsley giúp người xem hiểu thêm tính cách nghiêm khắc của nhân vật báo đen Bagheera. Giọng hài hước vui tươi của Bill Murray làm ra chất của nhân vật bác gấu lười Baloo chuyên rong chơi, kiếm mật và hát ca. Ngược lại, giọng đanh sắc của tài tử da màu - Idris Elba - tạo cho nhân vật cọp Shere Khan thêm chất đáng sợ. Tái diễn những giai điệu của 104 nhạc cụ dân tộc Ấn Độ như sáo gỗ, trống, violin, nhạc phim làm thỏa mãn khán giả khi tạo ra không gian rừng già châu Á sinh động. Tuy nhiên, hoạt cảnh nhảy múa kinh điển trên nền ca khúc The Bare Necessities (lấy từ tác phẩm hoạt hình năm 1967 và mô tả cuộc sống vô tư của bác gấu lười) không ăn khớp nhuần nhị với không khí phim phiêu lưu mới. Ngoài những trường đoạn kịch tính và thế giới sống động ở rừng sâu, phim hơi rườm rà ở các cảnh đối đáp và thể hiện tâm lý.
    • 0 downloads
    Con tàu vũ trụ tuyệt đẹp bay vút vào không gian sâu thẳm làm nhiệm vụ giải cứu Trái Đất. Bị mắc kẹt trong vực thẳm vô tận. Những hình ảnh phản chiếu tuyệt đẹp qua khoang kính của chiếc mũ phi hành gia. Chúng ta đã từng nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc này, đâu đó ngay cả trên những thước phim kinh điển nhất về đề tài không gian. Nhưng ở Ad Astra (tựa Việt: Giải mã bí ẩn ngân hà), bộ phim mới nhất đến từ đạo diễn James Gray, lại không giống như vậy. Ad Astra mang đến một câu chuyện giản dị được đặt trong bối cảnh một tương lai thực với những nút thắt và diễn biến tạo cảm giác hoàn toàn mới mẻ mà không làm mất đi các tuyến nhân vật chính hay ý nghĩa mà nó muốn truyền tải. Ad Astra chính là một trong những siêu phẩm thuộc đề tài Không gian. Brad Pitt vào vai Roy McBride, một phi hành gia rất có năng lực, tràn đầy nhiệt huyết. Roy là con trai của phi hành gia nổi tiếng nhất mọi thời đại, Clifford McBride (Tommy Lee Jones thủ vai). Cách đây nhiều thập kỷ, cha anh trong một lần bay vào vũ trụ với hy vọng tìm thấy sự sống thông minh ngoài trái đất đã không bao giờ trở về. Roy đi tiếp con đường của cha và trở thành một nhà thám hiểm không gian. Một ngày nọ, anh rơi vào tình huống buộc phải quyết định lên đường để tìm hiểu chuyện gì đã xảy đến với cha mình. Kịch bản do Gray và Ethan Gross chắp bút, Ad Astra diễn ra ở thì ‘tương lai gần'. Thời mà bạn có thể mua vé du hành Mặt trăng, có hẳn một tiền đồn để định cư trên Sao Hỏa và một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ mang tên Space Command được giao nhiệm vụ điều hành, đồng thời tìm kiếm sự sống thông minh. Ad Astra vẽ ra một viễn cảnh tương lai vừa khả thi lại vừa khó tin. Cảnh phim Roy được thả neo xuống trạm không gian thám hiểm người ngoài hành tinh ngay từ trên bầu khí quyển Trái đất là một ví dụ. Mặt trăng có thể ở được và là một điểm thu hút khách du lịch. Đây cũng là khu vực chiến tranh giữa các quốc gia trên Trái đất tranh giành đất đai, cướp biển, cướp bóc những vật có giá trị. Và thay vì lấy Sao Hỏa hay hành tinh nào không thể đo đếm được khoảng cách trong vũ trụ vô tận làm mục tiêu cuối cùng, Ad Astra lấy Sao Hải Vương làm mục tiêu. Một hành tinh nằm trong hệ mặt trời, nhưng cách chúng ta hàng tỉ dặm. Hành tinh đủ xa để cảm thấy mới mẻ nhưng đủ gần để cảm thấy hợp lý, giống như chính bộ phim này. Những cảnh hành động của cướp biển mặt trăng, mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, lựa chọn một hành tinh mà hầu hết các bộ phim về không gian bỏ qua, tất cả khiến Ad Astra khó đoán và đầy sức hút. Một số ví dụ khác thể hiện cách tiếp cận không gian vô cùng thú vị như những gì xảy ra khi Roy tìm thấy một con tàu bị bỏ rơi hoặc cách anh rời khỏi sao Hỏa. Mỗi cảnh hành động trong phim dường như đều được lấy cảm hứng từ một bộ phim kinh điển. First Point Break, Mad Max, tiếp đó là Indiana Jones, rồi 2001. Tuy nhiên, để thêm một nét độc đáo nữa, tất cả những cảnh có chỉ số octan cao (thước đo tiêu chuẩn về hiệu suất của động cơ hoặc nhiên liệu hàng không) đều gây cảm giác kích thích vì luôn được nhìn dưới quan điểm của Roy, luôn luôn rất từ tốn và nhẹ nhõm. Sự lồng ghép giữa những phân cảnh ‘wow' cùng những yếu tố nền tảng và nhân vật cũng là cách giúp Ad Astra tạo điểm nhấn riêng. Dẫn dắt phần lớn mạch phim là Roy, một nhân vật phức tạp nhưng cuốn hút và Brad Pitt đã nhập vai hoàn hảo. Trong những tình huống gay cấn nhất, Roy lạnh lùng, không tình người – là nét tiêu biểu cho phần lớn thời lượng phim. Nhưng cũng nhờ vậy chúng ta hiểu được trạng thái tinh thần và cảm xúc của Roy khi mất đi người cha ở độ tuổi còn quá trẻ và sự cống hiến của anh cho chính công việc đã hủy hoại cuộc đời mình. Bên trong, Roy là một người chất chứa những tổn thương, nhưng bên ngoài anh lại luôn tỏ ra bình tĩnh và tự chủ. Quả là một ‘thuật giả kim' hấp dẫn, đúng như bộ phim Ad Astra. Ad Astra hoàn toàn tập trung vào Roy, không khai thác bất kỳ nhân vật nào khác. Liv Tyler có một hoặc hai câu thoại với tư cách là vợ sắp cưới của Roy. Ruth Negga, người đứng đầu căn cứ Sao Hỏa cũng là một nhân vật rất thú vị và bạn sẽ muốn có cả một bộ phim riêng cho cô ấy. Thế nhưng, cô ấy chỉ đơn thuần là một ‘mắt xích' tạo điểm nhấn cho câu chuyện của Roy. Hầu hết các nhân vật khác cũng vậy. Bạn sẽ ước gì có thêm những nhân vật tròn vai trong phim, nhưng rốt cuộc, sự phức tạp từ Roy, là quá đủ. Ad Astra gây chút ‘lấn cấn' khi đưa ra quá ít manh mối về thông điệp cuối cùng mà bộ phim muốn truyền tải. Ngay từ đầu, Gray rõ ràng là muốn đưa khán giả vào một cuộc phiêu lưu không gian bất tận. Lời tường thuật chi tiết của Roy cũng như các biện pháp kiểm tra tâm lý thường xuyên khiến ý đồ của Gray trở nên rõ ràng. Vậy nhưng, xuyên suốt bộ phim, những chuỗi chủ đề lớn dễ bị lạc vào những lời tường thuật. Vào đoạn cao trào, ý tưởng của Gray được nói to ra một cách rõ ràng, như thể đã được giải quyết rồi, nhưng trên thực tế là chưa. Mặc dù sự cân bằng giữa cảm xúc, hành động và cốt truyện có vẻ chưa được hoàn hảo, nhưng Ad Astra vẫn khiến bạn không thể ngừng nghĩ về nó. Roy được nhiều hơn những gì anh mong đợi trên cuộc hành trình tìm cha và những khoảnh khắc cảm động diễn ra một cách nhẹ nhàng và lặng lẽ. Vậy nhưng, chính những khoảng khắc như vậy lại không phù hợp với những cảnh phim hành động hoang dã kiểu Ad Astra nhưng bù lại bộ phim kích thích tư duy và để lại nhiều cảm xúc xáo trộn nơi khán giả. Ad Astra hơi mất cân bằng ở những phút cuối, khiến chúng ta vừa cảm thấy háo hức và vừa phải suy ngẫm về những nút thắt và ý nghĩa của chúng. Ngày nay, các bộ phim có đề tài không gian rất phổ biến đến nỗi khi xem sẽ thấy gì đó giống Ad Astra. Tất cả các yếu tố quen thuộc, được khai thác tốt đều có ở bộ phim này, nhưng được thể hiện dưới góc nhìn một cuộc phiêu lưu không gian hoàn toàn mới. Các pha hành động hết sức dữ dội nhưng thực tế. Các nhân vật tạo không khí khiêu khích và dẫn dắt mạch phim. Thông điệp của bộ phim có ảnh hưởng lớn. Ad Astra là một bộ phim xuất sắc, có khả năng truyền cảm hứng và có tính giải trí.
    • 0 downloads
    "The Princess and The Frog" (Công chúa và chàng ếch) - tác phẩm đánh dấu sự trở lại của dòng phim hoạt hình 2D truyền thống, được coi như hành trình tìm về thế giới cổ tích kỳ diệu. Năm 1937, Walt Disney từng khiến cả thế giới phải kinh ngạc với Snow white and the seven dwafts (Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn) - bộ phim truyện hoạt hình đầu tiên của hãng. Tác phẩm này đã mở ra nhiều bước tiến mới trong công nghệ làm phim hoạt hình lúc bấy giờ và đưa Disney trở thành "đại gia" hàng đầu của thể loại phim cổ tích. Trong suốt hơn 70 năm qua, những bộ phim hoạt hình sử dụng công nghệ vẽ tay 2D truyền thống của Walt Disney như Beauty and the beast, The little mermaid, Cinderella hay The lion king... đã chinh phục hàng triệu khán giả trên toàn cầu ở đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 3D tưởng như đã đẩy hoạt hình 2D chìm vào lãng quên. Tuy nhiên, sự ra đời của The princess and the frog (Công chúa và chàng ếch) trong những ngày cuối cùng của thập niên 2000s đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt hình 2D, đồng thời cũng tạo nên một cuộc cách mạng lớn về việc tạo dựng các hoàng tử và công chúa của Walt Disney. “The princess and the frog là chuyến hành hương về ngôi nhà quen thuộc của Disney. Đó là một câu chuyện cổ tích xa xưa, nhưng lại được lồng ghép bên trong đó những gia vị tươi mới để tạo nên một câu chuyện vui nhộn, đầy chất phiêu lưu, ngập tràn âm nhạc, và trên tất cả là cảm xúc yêu thương rất riêng chỉ có ở Disney" - John Lasseter, chỉ đạo sản xuất của Walt Disney, phát biểu về bộ phim truyện hoạt hình thứ 49 của hãng. The princess and the frog đem lại cho khán giả những trải nghiệm ngọt ngào, thú vị và khẳng định rằng sức hút từ hoạt hình 2D với những câu chuyện cổ tích diệu kỳ vẫn còn rất mãnh liệt. Được chuyển thể từ tác phẩm The frog Prince nổi tiếng của anh em nhà Grimm, bối cảnh mà Disney lựa chọn cho câu chuyện cổ tích lần này là thành phố New Orleans tươi đẹp. Phim là câu chuyện tình yêu giữa Tiana - một cô gái trẻ xinh đẹp đam mê nấu ăn, luôn mong ước được sở hữu một nhà hàng của riêng mình và Naveen - chàng hoàng tử đẹp trai xứ Maldonia. Naveen vô tình bị biến thành ếch do lời nguyền khủng khiếp của tên thầy pháp Facilier. Nhưng khi anh nhờ Tiana phá bỏ lời nguyền bằng một nụ hôn ngọt ngào như trong truyện cổ tích thì bất ngờ chính Tiana cũng bị hóa thành ếch. Từ đây, cả hai bước vào một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm và kỳ diệu để tìm kiếm câu trả lời cho chính cuộc đời mình. The princess and the frog do hai đạo diễn danh tiếng John Musker và Ron Clements dàn dựng. Họ chính là tác giả của The little mermaid (Nàng tiên cá) và Aladdin lừng danh một thời. Cả 2 đã từ ý tưởng gốc của anh em nhà Grimm xây dựng nên một câu chuyện cổ tích lãng mạn, huyền ảo nhưng mang nhiều hơi hướng hiện đại. Tiana có thể tự hào rằng mình là nàng công chúa da màu gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Walt Disney, và cô cũng rất khác biệt so với các nàng công chúa khác. Tiana không mơ mộng về tình yêu với chàng hoàng tử đẹp trai giàu có của một vương quốc nào đó mà đơn giản cô chỉ mong muốn thực hiện được ước vọng mở nhà hàng riêng. Bên cạnh đó, hoàng tử Naveen cũng được tạo dựng không theo khuôn mẫu quen thuộc như trước đây. Đẹp trai, hát hay, nhảy giỏi nhưng anh lại vô cùng lười biếng và ham chơi. Nhưng chính những nét không hoàn hảo của hoàng tử lại có sức ảnh hưởng lớn tới Tiana và khiến câu chuyện của phim trở nên gần gũi với khán giả hơn bao giờ hết. Lồng giọng cho nhân vật Tiana là nữ diễn viên Anika Noni Rose. Cô từng được khán giả Việt Nam biết đến khi xuất hiện cùng Beyonce và Jennifer Hudson trong bộ phim ca nhạc nổi tiếng Dreamgirls. "Nữ hoàng truyền hình" Oprah Winfrey cũng góp giọng với nhân vật Eudora - mẹ của Tiana. Phần âm nhạc trong phim do nhà soạn nhạc tài ba Randy Newman thực hiện. Những bản nhạc jazz cuốn hút được sử dụng trong phim như Friends on the other side, Down in New Orleans, When we're human... sẽ làm khuấy động và tạo nên hiệu ứng cao cho phần trình diễn của từng nhân vật. Bản soundtrack chính của phim với phần lời ca vô cùng ý nghĩa mang tên Never knew I needed do nam ca sĩ Ne-Yo nhiều khả năng sẽ là một ứng cử viên nặng ký ở hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất" tại lễ trao giải Oscar 2010. Khi hoạt hình 3D đang khẳng định sự lên ngôi của mình trong thời đại mới thì The princess and the frog giống như một làn gió lạ đem đến cho người xem những cảm xúc mới mẻ từ sự trải nghiệm thân thuộc với hiệu ứng hoạt hình 2D truyền thống. Những hình ảnh vẽ tay sống động đầy màu sắc huyền ảo của phim đưa người xem trở lại vương quốc cổ tích của Walt Disney - một nơi đã làm biết bao khán giả thuộc mọi lứa tuổi phải đắm say trong suốt hơn 70 năm qua. Câu chuyện cổ điển nhưng với cách xây dựng mới mẻ, gần gũi, cộng với phong cách 2D đặc trưng đã mang đến cho The princess and the frog những nét độc đáo riêng khi đứng chung với nhiều bộ phim hoạt hình 3D khác. Việc Walt Disney cho ra đời The princess and the frog được coi là một trong những sự kiện nổi bật nhất của điện ảnh thế giới trong năm 2009 cũng như trong thập niên 2000. Sự trong sáng, tươi vui, nhẹ nhàng và đặc biệt là đồ họa 2D kỳ diệu của phim sẽ khiến kể cả những khán giả khó tính nhất cũng thực sự hài lòng.
    • 0 downloads
    Một cậu bé Yeti trốn thoát khỏi một khu nhà ở Thượng Hải thuộc sở hữu của doanh nhân giàu có Mr Burnish, người có ý định sử dụng anh ta để chứng minh sự tồn tại của Yetis với thế giới. Trong khi đó, thiếu niên Yi sống cùng mẹ Yi và Nai Nai trong một tòa nhà chung cư. Cô sống một cuộc sống bận rộn và bỏ bê việc dành thời gian cho gia đình và bạn bè, người hâm mộ bóng đá Peng và Jin am hiểu công nghệ. Yi cũng là một nghệ sĩ violin đã mất người cha quá cố của mình, cũng là một nghệ sĩ violin. Một buổi tối, Yi bắt gặp Yeti gần ngôi nhà hình khối của cô trên nóc tòa nhà chung cư Thượng Hải, nơi cô đặt tên là "Everest". Trong khi giấu anh ta khỏi máy bay trực thăng của Burnish Industries, Yi có được lòng tin của mình bằng cách cho anh ta ăn bánh bao và chữa trị vết thương. Yi biết rằng Everest muốn đoàn tụ với gia đình trên đỉnh Everest trong khi Everest biết về mong muốn của Yi khi đi du lịch khắp Trung Quốc. Khi lực lượng an ninh tư nhân của Burnish Industries đóng cửa tại nơi ẩn náu của Everest, Everest bỏ trốn cùng Yi. Sau khi thoát khỏi một chiếc trực thăng Burnish trong Tháp Ngọc Phương Đông, Yi và Everest đã chạy trốn trên một con tàu mang theo lon cola đỏ, theo sau là Peng và một Jin bất đắc dĩ. Yi, Everest và các cậu bé đến một cảng ở miền nam Trung Quốc và đi trên một chiếc xe tải. Sau khi thùng của họ rơi khỏi xe tải, họ kết thúc trong một khu rừng. Ở đó, Everest đánh thức con người bằng sức mạnh thần bí của mình trong việc kích thích tăng trưởng giữa các cây việt quất xanh. Trong khi đó, ông Burnish và nhà động vật học Tiến sĩ Zara tiếp tục cuộc săn lùng Everest. Theo dấu vết của Everest và những người bạn của anh ta, họ bắt kịp họ ở khu vực Tứ Xuyên nhưng Everest sử dụng sức mạnh của anh ta để khiến một cây phát triển đến kích thước khổng lồ. Trong khi Yi, Everest và Peng tìm cách trốn thoát trong vụ nổ súng, Jin bị bỏ lại phía sau và bị bắt bởi Thủ lĩnh Goon của Burnish Industries. Bất chấp tình yêu hướng ngoại của bác sĩ Zara dành cho động vật, Jin biết rằng cô đang lên kế hoạch săn lùng và giết chết Yeti để nghiên cứu y học. Anh cũng biết rằng dường như ông Burnish vô cảm có tình thương cho động vật bao gồm cả vật nuôi jerboa của Tiến sĩ Zara. Trong khi đó Yi, Everest và Peng đến sa mạc Gobi nơi họ kết bạn với nhiều con rùa, họ biết ơn chấp nhận vụ bắn khổng lồ của họ. Sau đó, họ đi đến một thị trấn bên bờ sông Hoàng Hà nhưng Burnish Industries đứng cạnh họ. Bành giúp họ trốn thoát bằng cách giải phóng một vụ giẫm đạp bò Tây Tạng. Với sự giúp đỡ của Jin, họ trốn thoát qua sông Hoàng Hà đến một cánh đồng hoa màu vàng, mà Everest gây ra nở hoa với kích cỡ khổng lồ. Tiếp tục cuộc hành trình của họ, con người và Everest cuối cùng đã đến được dãy Hy Mã Lạp Sơn. Trong khi băng qua một cây cầu, họ bị mắc kẹt ở cả hai phía bởi lực lượng của Burnish Industries. Tuy nhiên, ông Burnish trải qua một sự thay đổi của trái tim sau khi thấy Everest bảo vệ trẻ em; khiến anh phải trải qua một hồi tưởng về cuộc gặp gỡ đầu tiên của anh với yeti đang bảo vệ tuổi trẻ của nó. Tìm cách khai thác Everest để nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Zara tiêm cho ông Burnish một loại thuốc an thần trước khi làm yên tĩnh Everest. Khi Yi cố gắng bảo vệ Everest, bác sĩ Zara ném cô qua cầu. Burnish Industries sau đó rời khỏi ngọn núi với Everest, Peng và Jin bị giam cầm. Tuy nhiên, Yi cố gắng bám vào một sợi dây. Sau đó, cô sử dụng cây vĩ cầm của mình, thứ mà Everest đã sửa chữa một cách kỳ diệu, để triệu hồi băng giúp tái sinh Everest, người đã thoát khỏi chiếc lồng của mình. Bác sĩ Zara thực hiện một nỗ lực cuối cùng để giết Everest nhưng kẻ săn trộm đã tự sát cùng với Thủ lĩnh Goon trong trận tuyết lở tự kích hoạt. Để bảo vệ Everest và yetis khỏi nhân loại, ông Burnish đồng ý giúp Yi, Peng và Jin giữ bí mật về sự tồn tại của mình. Yi, Peng, Jin và Everest tiếp tục hành trình lên đỉnh Everest nơi họ đoàn tụ Everest cùng gia đình. Trở về nhà ở Thượng Hải với sự giúp đỡ của ông Burnish, Yi dành nhiều thời gian hơn với mẹ, bà, Peng và Jin.
    • 0 downloads
    Once Upon a Time In Hollywood lấy bối cảnh Hollywood (Mỹ) năm 1969, xoay quanh Rick Dalton (Leonardo DiCaprio đóng) - diễn viên đang xuống dốc - và Cliff Booth (Brad Pitt), người đóng thế cho Rick. Từng là nam chính hàng đầu, giờ đây Rick chỉ còn được nhận vai phản diện, loay hoay tìm cách vực dậy tên tuổi, còn cuộc sống của Cliff khó khăn hơn. Giữa lúc này, minh tinh Sharon Tate (Margot Robbie đóng) và chồng - đạo diễn Roman Polanski (Rafał Zawierucha) - đến sống gần nhà Rick. Với tên phim có cụm "Once Upon a Time..." ("Ngày xửa ngày xưa...", thường dùng mở đầu truyện cổ tích), Quentin Tarantino không giấu ý đồ kể một tác phẩm hư cấu. Phim đan xen giữa sự kiện có thật và những tình tiết do đạo diễn nghĩ ra. Sharon Tate, Roman Polanski, các nhân vật phụ như Lý Tiểu Long, Steve McQueen, Jay Sebring là người thật, hoạt động ở Hollywood thời đó, còn hai vai chính là tưởng tượng. Kịch bản - cũng do Quentin Tarantino viết - đi ngược phỏng đoán của khán giả. Do phim có Sharon Tate, nhiều người nghĩ trọng tâm tác phẩm là vụ án mạng năm 1969 của cô. Tuy nhiên, nội dung này chỉ được đan cài ngầm trong câu chuyện, bao phủ bởi rất nhiều tình tiết không liên quan. Quentin còn đưa hàng loạt manh mối để đánh lạc hướng người xem, từ quá khứ của Cliff, cảnh Tate gặp Charles Manson (kẻ chủ mưu giết cô ngoài đời) đến nhân vật George Spahn - người sống cùng băng Manson (những kẻ sát nhân ngoài đời). Once Upon a Time In Hollywood được nhiều cây bút Âu Mỹ gọi là "lá thư tình" của Quentin Tarantino dành cho Hollywood. Một số nét đặc trưng của kinh đô điện ảnh được tái hiện như những bữa tiệc, văn hóa phim cao bồi, bãi chiếu phim ngoài trời, trang phục màu đất, váy mini, kính phi công thịnh hành thời này. Cả ba vai quan trọng Rick, Cliff và Sharon Tate đều yêu điện ảnh và được khắc họa theo hướng tích cực. Rick kiêu ngạo, mang cái tôi lớn nhưng nỗ lực trong nghề diễn, tự dằn vặt bản thân nếu không thể đóng tốt. Cliff vững chãi, kiệm lời, âm thầm đóng góp cho làng phim. Còn Sharon Tate đại diện cho giấc mơ Mỹ, là một diễn viên trẻ đang lên mang đam mê thuần khiết với điện ảnh, phấn khích khi được xem tác phẩm mình đóng. Nhân vật này giống một công chúa trong truyện cổ tích, được Quentin Tarantino khắc họa với hạnh phúc tràn ngập tương phản bi kịch của cô ngoài đời. Once Upon a Time In Hollywood - cũng như nhiều phim khác của Quentin - không tuân theo cấu trúc ba hồi, thậm chí không ít mạch truyện trở thành "ngõ cụt" trong kịch bản (tức không tham gia vào hồi kết). Tuy nhiên, đạo diễn biết cách lôi cuốn người xem nhờ xây dựng kịch tính trong từng cảnh. Một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này là màn đụng độ giữa Cliff và Lý Tiểu Long (Mike Moh đóng). Bằng một cú máy dài, động tác hình thể và phần thoại trào phúng của võ sĩ họ Lý, nhà làm phim nhanh chóng thiết lập thế đối đầu giữa anh và Cliff. Cuộc tỷ thí của họ sau đó lại bị ngắt đột ngột bằng một tình tiết gây cười. Ở một cảnh khác, Quentin Tarantino tạo sự cuốn hút nhờ đảo ngược vị thế nhân vật. Khi vào trường quay, Rick bất ngờ gặp một sao nhí nữ (Julia Butters đóng) uyên thâm, trò chuyện như người từng trải. Nhân vật này nhanh chóng đẩy Rick vào thế hạ phong khi đối thoại. Cảnh gã diễn viên lớn tuổi, ăn vận ngầu đời lúng túng trước bé gái tạo ra không khí trào phúng. Diễn biến này cũng đẩy Rick vào xung đột nội tâm mạnh và tạo đà cho một cảnh tiếp theo. Thủ pháp đổi ngoặt thể loại cũng được sử dụng liên tiếp ở nhiều trường đoạn, có lúc từ kinh dị sang hài, từ lãng mạn sang kịch tính hoặc từ hài sang bạo lực đẫm máu - một "đặc sản" trong phim Quentin Tarantino. Dù nhiều chất hài dựa trên tình huống, Once Upon a Time In Hollywood không thiếu các thông điệp. Cuộc đối thoại giữa Rick và sao nữ bàn đến sự tận tụy, cầu tiến trong nghề diễn. Một đoạn ngay trước cao trào cuối phim "nhắc khéo" thông điệp về tác động của phim bạo lực. Nước Mỹ trong phim của Tarantino cũng đầy chia rẽ với phong trào hippie, số phận người nhập cư, sự lạc lối của thế hệ trẻ. Tình tiết ở cuối phim là bước ngoặt lớn trong câu chuyện, đan xen giữa đời thực và hư ảo. Đến lúc này, tác phẩm hiện rõ là một truyện cổ tích để báo thù của Tarantino. Sự báo thù không phải giữa hai nhân vật - như nhiều phim trước của ông - mà là của đạo diễn hướng đến lịch sử. Hay có thể nói, Quentin đã dùng chính điện ảnh để báo thù cho một nỗi đau lớn nhất trong lịch sử điện ảnh. Leonardo DiCaprio là lựa chọn thích hợp cho vai Rick Dalton. Tài tử 44 tuổi có vẻ đẹp của các ngôi sao cổ điển Hollywood, đồng thời đóng tròn trịa xung đột nội tâm của nhân vật. Ở cảnh Rick đọc sai thoại, mất mặt trước cả đoàn, Leo khéo thể hiện cảm xúc của người trong lòng bất an nhưng phải cố tỏ ra tự tin. Trong khi đó, Brad Pitt phô diễn vẻ nam tính, sự vững chãi trong vai Cliff. Còn Margot Robbie quyến rũ nhưng hơi ít đất diễn so với hai đồng nghiệp nam. Sao nhí Julia Butters cũng gây ấn tượng mạnh dù chỉ có hai cảnh quay cùng Leonardo DiCaprio. Thời trang hỗ trợ nhiều cho màn trình diễn của các ngôi sao. Nhân vật của Leonardo mặc áo len cổ lọ lẫn khoác da kiểu bụi bặm với màu nâu, cam đất, vàng mù tạt, đen. Đường nét trang phục có phần cứng nhắc giống tính cách dè dặt và bảo thủ của nhân vật. Khi từ châu Âu trở về, anh diện khăn quàng cổ, quần âu đỏ cam và để tóc sideburn lãng tử (nuôi dài tóc hai bên và vén gọn ra sau) - thể hiện đẳng cấp lẫn ảnh hưởng từ thời trang châu Âu. Vai của Brad Pitt mặc đơn giản hơn với áo phông, sơ mi và quần jeans. Còn gu thời trang của Sharon Tate mang âm hưởng châu Âu - giống nhân vật thật - với đồ hiệu của các hãng Rudi Gernreich, Jean Muir, Betsey Johnson, Courrèges, Paraphernalia và Ossie Clark. Ở cảnh Tate đến bữa tiệc của ông chủ Playboy, ê-kíp cho cô diện bộ đồ da màu vàng gồm crop top và quần shorts dựa trên trang phục thật của nhân vật. Once Upon a Time In Hollywood nhận tràng pháo tay sáu phút khi ra mắt ở LHP Cannes (Pháp) hồi tháng 5. Tác phẩm cũng được dự đoán có thành tích cao ở Oscar 2020. Trang GoldDerby xếp phim là ứng viên tiềm năng cho giải "Phim xuất sắc", bên cạnh The Irishman, Little Women và 1917.
    • 0 downloads
    Kết thúc “Casino Royale”, chàng điệp viên 007 phải hứng chịu những nỗi đau từ sự chết chóc và lừa dối. Nhưng Bond đã gạt bỏ tất cả để lao vào cuộc phiêu lưu vì chính nghĩa mới của mình. Các nhà làm phim đã mất rất nhiều thời gian để quyết định chọn tên cho phần phim này là Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa). Quantum là tên một tổ chức khủng bố hư cấu trong tác phẩm của nhà văn Ian Fleming. Tổ chức này từng xuất hiện trong phần trước Casino Royale, nhưng không được gọi tên và cũng chỉ có người đưa tin là Mr. White. Quantum Of Solace cũng là tên một truyện ngắn trong tập For Your Eyes Only của Ian Fleming, xuất bản năm 1960. Sau phần phim Casino Royale hoành tráng, lần trở lại này của James Bond cũng là một chuyến phiêu lưu không kém phần hấp dẫn. Bắt đầu từ cái chết của cô bạn gái Vesper, Bond (Daniel Craig đóng) cùng sếp ‘M’ (Judi Dench) thẩm vấn Mr. White (Jesper Christensen) để tìm ra tung tích của tổ chức bí mật đã gây sức ép lên Vesper. Một sự tình cờ đã đưa Bond đến Haiti để gặp Camille (Olga Kurylenko) - người phụ nữ xinh đẹp mang hai dòng máu Nga - Bolivia. Cô đang tìm cách lợi dụng Dominic Greene (Mathieu Amalric), tay thương gia giàu có, để tiếp cận với tên tướng lưu vong Medrano (Joaquín Cosio) nhằm trả thù cho gia đình. Sau đó, cả Bond và Camille mới phát hiện ra rằng, Greene chỉ đội lốt một nhà hoạt động môi trường hảo tâm nhằm thống trị nguồn nước trên thế giới. Hắn cũng chính là người của tổ chức Quantum mà 007 đang cất công tìm kiếm. Bond một lần nữa quyết định qua mặt CIA và cả sếp ‘M’ để ngăn chặn Greene cùng tổ chức của hắn. Sát cánh bên anh không ai khác là Camille cùng sự giúp đỡ của nữ điệp viên Fields (Gemma Arterton) - làm ở lãnh sự quán của Anh tại Bolivia. James Bond là một điệp viên gần như đã trở thành huyền thoại, với những đặc tính cố hữu nên việc tái hiện lại nhân vật này không phải là điều dễ dàng. Tuy Quantum of Solace là bộ phim về James Bond đầu tiên mà Marc Foster đạo diễn nhưng ông đã chấp nhận thử thách. Ông đã tìm được một hướng xây dựng hình tượng 007 mới lạ nhưng vẫn trong khuôn khổ. Theo Foster, thành công của phim một phần là nhờ vào khả năng diễn xuất của Dainiel Craig: "Anh ấy đã mang Bond trở về thực tế. Một James Bond không còn là người hùng vô cảm, một James Bond vẫn phạm sai lầm như người thường, vẫn có điểm yếu, vẫn có những mâu thuẫn nội tâm". Trở lại với vai diễn sau hai năm, Daniel cũng tâm sự: "Tôi chưa bao giờ thoát khỏi vai diễn này và lần này tôi đã nhập vai hơn lần trước rất nhiều". Craig đã phải tập luyện cật lực để có được sự dẻo dai và sức khỏe tốt cho vai diễn. Theo Daniel Craig, Casino Royale so với Quantum Of Solace chỉ là "buổi tản bộ ở công viên". Trong lúc quay phim ở Pinewood (Anh), Daniel đã bị thương ở mặt và phải khâu 8 mũi. Trong phần phim này, Daniel sánh vai bên hai người đẹp là siêu mẫu Ukraine Olga Kurylenko (trong vai Camille) và diễn viên Gemma Arterton thủ vai đặc vụ Fields. Khi đóng cảnh nóng với tài tử điển trai, Gemma từng tâm sự, Daniel rất may mắn khi được ngắm cô khỏa thân. Trong khi đó, vai Camille được coi là Bond girl đầu tiên không lên giường với 007.
    • 0 downloads
    Người ta hay nói phim Disney hay đoạt giải Oscar chỉ vì Oscar là giải ao làng, rằng người Tây khó cảm thụ cái tinh hoa của hoạt hình Châu Á. Thế nhưng xem qua bao nhiêu phim của Ghibli hay Shinkai Makoto, tôi chỉ có thể càng thấm vì sao những phim của Disney có thể dễ dàng chiếm cảm tình của các giám khảo Oscar. Cách làm của phim Nhật ẩn khuất, tinh tế tới mức khuất dạng trong những chi tiết quá nhỏ, hay mang đậm những ý nghĩa chỉ có thấm bởi người Nhật và hay mang tính bi quan. Trong khi đó, phim Disney lại khác. Xem Frozen II, tôi càng nhớ tới phong cách làm phim hoạt hình của họ: đơn giản, hài hước, âm nhạc và hình ảnh hòa làm một và tôn lên nội dung của phim. Ý nghĩa hoạt hình Disney vẫn nói về những thứ ai cũng có thể hiểu, không thâm sâu nhưng lại khiến người khác chợt bừng tỉnh khỏi một bóng ma luôn ẩn khuất trong tâm hồn, chẳng hạn như về ám ảnh quá khứ của một con người trong Frozen II. Đúng như đạo diễn series Frozen, Jennifer từng bảo: “Đây là series phim trưởng thành theo khán giả”. 3 năm trôi qua trong phim là 6 năm trôi qua ngoài đời, những đứa trẻ 10 tuổi giờ đã 16 sắp ra khỏi cấp 3. Chúng đối diện với nhiều thứ tâm lý phức tạp nhưng cũng lại dễ hiểu khi ta tự tách nó ra thành từng mảnh để phân tích. Chủ đề trưởng thành và thay đổi được nhắc nhiều trong nhân vật Olaf và Anna qua những bài hát ban đầu. Frozen kết thúc với một Happy Ending, nhưng đó không phải là kết thúc cả một cuộc đời con người. Phần 2 này tiếp nối một cách gần như hoàn hảo khi Elsa sợ hãi đánh mất cuộc sống bình yên hiện tại, cuộc sống mà cô cố gắng cả phần 1 để đoạt lại và chấp nhận. Trong nỗi sợ hãi mới, Elsa lại chẳng thể cản lại sự tò mò đơn thuần và khao khát tự do, như bản chất thật sự của cô trong bài Let it go. Chính tôi cũng đã nghĩ Elsa không hề hợp với cung điện nơi vương quốc Arendelle, mà ở nơi cung điện băng cô có thể tự do. Sự tinh tế của Frozen 2 chính là các bản nhạc đậm chất Musical. Tuy không có bài nào thật sự tạo thành hiện tượng như Let it go (Show Yourself cũng gần rồi nhưng khi ra khỏi rạp, mình chỉ nghe tụi nhỏ ah ah ah nghe vui tai chứ chả ai hát nổi lời, lol), nhưng những bài hát tựa như các thánh ca dự báo cốt truyện. Sự tinh tế trong lời hát cùng âm nhạc da diết, đong đầy nỗi buồn hay tràn đầy nội lực. “All is found”, bài hát ru đầu phim chính là lời cảnh báo cho chính Elsa, “khúc sông” chứa đầy ký ức đáng sợ chính là sức mạnh lưu giữ ký ức của nước, lặn quá sâu để rồi không thể trồi lên. Quả thật là vậy, lẽ ra khi Elsa tới đáy vực, cô ấy đã phải ngừng lại nhưng vì sự tò mò, quá cuốn sâu vào quá khứ mà cuối cùng bị đóng băng. Đáy vực ấy, chính là quá khứ. Những con người luôn đắm chìm vào quá khứ sẽ đánh mất bản thân mình. Trong khi Elsa tìm ra sự thật, và dù cho Frozen là bộ phim xoay quanh Elsa tìm ra bản thân đích thực của mình, Anna vẫn không thể thiếu trong hành trình đó. Nếu Elsa lúc nào cũng là người insecure, liều lĩnh, quá đắm chìm vào quá khứ, thì Anna lại là người kéo cô ra khỏi vũng lầy, ngăn cản cô khỏi thực hiện những điều liều lĩnh. Và trên hết, Anna là người giúp Elsa nhớ về bản thân như một con người. Elsa gánh tội lỗi về cái chết của ba mẹ mình, Anna cũng sẵn sàng gánh tội lỗi phá hủy Arendelle để sửa sai lại tội lỗi của ông cha mình. Cứ như một vòng tuần hoàn lẩn quẩn, hi sinh một điều để chỉnh lại quỹ đạo bánh xe vận mệnh. Frozen dám bỏ đi motif tình cảm và hoàng tử, thì Frozen II lại sẵn sàng vứt bỏ đi motif người nhà nhân vật chính lúc nào cũng đúng. Frozen II sẵn sàng nêu ra một chủ đề khó khăn, một câu hỏi chẳng có câu trả lời về tội lỗi chiến tranh, xã hội và con người, nhưng lại như các phim hoạt hình khác, muốn cho phim một cái kết có hậu. Việc Elsa dùng sức mạnh mình để chặn Arendelle bị phá hủy là mắt xích chặt đứt vòng tuần hoàn trong phim, song lại cũng là cách “cheap” nhất chẳng thể áp dụng vào thực tế. Disney lúc nào cũng vậy. Họ đưa sự thực tế vào phim, rồi giải quyết những mâu thuẫn thực tế ấy bằng sự màu nhiệm. Chính vì thế mà tôi thích phim hoạt hình Disney tới vậy: họ không biến thế giới màu nhiệm của họ trở nên xám xịt như cách mà các anime Nhật hay làm. Thực sự, những ẩn ý của phim về việc đánh cướp đất/tài nguyên của người da đỏ (một phần lớn của lịch sử Mỹ và Canada), tội lỗi chiến tranh, sứ mệnh linh hồn, là những thứ mà mình không ngờ Frozen II sẽ nhắc tới. Nếu rảnh, mọi người nên đọc một số bài phân tích rất hay về phim như là Văn hóa tín ngưỡng Sami , bài hát của Olaf về nỗi sợ trưởng thành , ý nghĩa của những bài hát với chủ đề chính là sự đau buồn và cái chết. Mình có rất nhiều khuất mắc về chuyện Elsa là tinh linh thứ năm vì nó thật sự không make sense lắm. Chẳng hạn nếu vậy thì Tinh linh 5 ngày xưa là mẹ Elsa hay là sao? Vậy thì vì sao bà mẹ không giải thích cho Elsa ngay từ đầu, để cho cô phải sợ hãi chính bản thân? Có rất nhiều thứ cần giải thích về hòn đảo “cội nguồn phép thuật” hay là tộc dân Northuldra để nhấn mạnh chủ đề phân biệt chủng tộc và “sợ hãi sinh ra chiến tranh” của con người. Phim dài thêm 10 phút nữa là ổn, xem cứ vù vù vù =)) Khuất mắc thì nhiều lắm, nhưng nhìn Elsa xinh đẹp vãi lìn thì cũng vứt hết mấy cái plothole ra sau đầu rồi hjhj. Nói dai dài dở vậy là đủ. Phim bị chỉ trích và cho điểm thấp, nhưng đối với mình, Frozen II hay hơn Frozen rất, rất nhiều khi dám đụng vào những vấn đề xã hội thay vì chỉ tình cảm gia đình và tìm lại bản thân.
    • 0 downloads
    Xuất hiện trên màn bạc lần đầu từ năm 1962, điệp viên 007 - James Bond đã trở thành một biểu tượng điện ảnh được hàng triệu khán giả ái mộ. Trải qua 50 năm, chàng điệp viên hào hoa này vẫn có sức hút mạnh mẽ. Sau 6 năm kể từ Quantum of Solace (2006), khán giả mới có dịp tái ngộ "James Bond" Daniel Craig trong tập phim về 007 cuối cùng mà anh tham gia - Skyfall. Trong tập phim lần này, toàn bộ hồ sơ tuyệt mật về các điệp viên nằm vùng mà MI6 (Cơ quan tình báo Anh) cài đặt khắp thế giới bị phát tán. Sinh mệnh tổ chức tình báo này bị đe dọa nặng nề. M (Judi Dench) - người đứng đầu MI6 - phải vận dụng mọi khả năng ứng biến để cứu vãn tình hình. 007 là niềm hy vọng duy nhất của M. Tuy nhiên, kẻ thù nguy hiểm nhất từ trước tới nay là Silva (Javier Bardem) lật tẩy nhiều bí mật đáng sợ trong quá khứ của M. Điều này thử thách lòng trung thành của James Bond cũng như tương lai của MI6... Cũng như nhiều tập phim 007 trước, Skyfall mở đầu bằng cảnh hành động rượt đuổi nghẹt thở trên đường phố với những màn đấu súng, đấu tay đôi mãn nhãn. Dường như thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ năm nay trở thành một bối cảnh tuyệt đẹp cho các nhà làm phim khai thác. Sau Taken 2, Argo và Ek Tha Tiger (phim Bollywood), James Bond cũng kéo tới khu chợ Grand Bazaar tại đây để bắn tỉa, truy bắt mục tiêu. Các phim James Bond luôn để bài hát chủ đề xuất hiện một cách trọn vẹn ngay sau trường đoạn hành động đầu tiên và lần này là Skyfall của Adele. Đây là một trong những nhạc phẩm xuất sắc bậc nhất của loạt phim 007 và khó có thể tìm thấy giai điệu nào phù hợp hơn với không khí của Skyfall. Chất giọng mê hoặc của Adele kết hợp với những hình ảnh đồ họa độc đáo đúng "chất" 007 gây ấn tượng mạnh, gợi một cảm giác ma quái, u tối cho người xem. Skyfall quay tại bốn địa điểm - Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) huyền bí, Thượng Hải (Trung Quốc) đầy hoa lệ về đêm, London (Anh) ngập tràn sương mù và Scotland mênh mông. Địa điểm thứ năm là Macau dù được dựng trong trường quay nhưng cũng đem tới cảm giác gần gũi về xứ sở của những sòng bài. Các cảnh hành động được dàn trải đều các nơi và có đủ những màn cháy nổ, bắn tỉa, đua xe - những "chất liệu" không thể thiếu trong phim về James Bond. Dù là ở tập nào với kiểu dàn dựng ra sao, các pha hành động táo bạo của chàng điệp viên đa tình vẫn hấp dẫn khán giả một cách mạnh mẽ. Skyfall vẫn xây dựng dựa trên những giá trị truyền thống vốn có của James Bond, nhưng có nhiều đột phá lớn. Câu chuyện lần này u tối và dữ dội hơn rất nhiều so với những tập trước, kể cả Casino Royale. James Bond phải đối mặt với những thất bại và cả sự phũ phàng của thời gian. Các Bondgirl trong tập này có vai trò khá mờ nhạt. Naomie Harris không đủ đẹp để trở thành một mỹ nhân sánh vai bên James Bond, vai của cô cũng chỉ là một nốt chấm khá nhỏ trong bức tranh "bầu trời sụp đổ". Người đẹp Pháp Berenice Marlohe rất quyến rũ theo kiểu một Bondgirl điển hình nhưng đất diễn quá khiêm tốn. Điểm nhấn trong câu chuyện của Skyfall tập trung vào bộ ba James Bond, M. và Silva - kẻ phản diện chính của phần này. Tài tử Tây Ban Nha Javier Bardem đã thể hiện rất xuất sắc hình tượng có phần bệnh hoạn của Silva, đặc biệt là qua diễn xuất bằng ánh mắt và những câu thoại đắt giá. Trong Skyfall, quá khứ của Bond cũng được hé lộ một cách chi tiết và rõ ràng hơn những phần trước. Sự xuất hiện của nhân vật mới là Gareth Mallory (Ralph Fiennes đóng) cũng đưa James Bond đi theo một chiều hướng mới. Skyfall hội tụ đủ các yếu tố làm nên thương hiệu của Bond, vừa giữ lại những thứ truyền thống nhưng có thêm một cuộc cách tân. Tuy nhiên, phim sẽ chia khán giả ra làm hai, một đối tượng sẽ yêu thích bộ phim hơn hẳn các phần trước đó, nhưng một đối tượng sẽ không đánh giá cao những thay đổi của điệp viên 007. Có khá nhiều cảnh quay trong phim gợi nhớ tới loạt phim Batman của đạo diễn Christopher Nolan cũng như loạt phim về Jason Bourne. Ngôi biệt thự có đường hầm, hang động phía dưới - nơi James Bond sinh sống thuở bé khá giống với nhà của Bruce Wayne trong Batman Begins. Thú vui dùng thuốc nổ như đồ chơi, cách nói chuyện tưng tửng của nhân vật phản diện Silva lại mang nhiều nét ảnh hưởng từ huyền thoại Joker của The Dark Knight. Một số pha hành động của Daniel trong phần này thì lại mang dáng dấp của Matt Damon trong ba tập của Jason Bourne. Chính những điều này sẽ phần nào tạo nên sự tranh cãi trong khán giả. Tuy sẽ có những tranh luận nhất định về "chất" của James Bond trong Skyfall nhưng khó có thể phủ nhận rằng tập phim thứ 23 thực sự là một cuộc cách mạng đưa điệp viên 007 lên một tầm cao mới. Sự phối hợp hài hòa giữa mọi yếu tố, từ câu chuyện, hình ảnh, diễn xuất, âm nhạc, không khí tạo nên một bộ phim xứng đáng với khoảng thời gian chờ đợi trong 6 năm của khán giả. Skyfall là tên của một địa danh trong phim nhưng cũng là cái tên đầy chất thơ và mang nhiều ý nghĩa cho điệp viên 007 mà mỗi người xem đều có thể cảm nhận thấy ở cái kết. Ở nơi tử địa hoang vắng và hiu quạnh, bầu trời sụp đổ trong ánh sáng huy hoàng. "Hãy để bầu trời sụp xuống khi mọi thứ chìm vào hỗn mang. Ta cảm nhận Trái đất đang rung chuyển dưới chân. Đừng gục ngã, mà hãy ngẩng cao đầu, cùng chơi ván bài ngửa cuối cùng, ở Tử địa Skyfall".
    • 0 downloads
    Phim gangster không bao giờ lụi tàn, bởi bất cứ xã hội nào cũng tồn tại tính hai mặt của nó: Thiên thần và Quỷ dữ. Điều đó lí giải vì sao khán giả luôn yêu thích loại phim này, bất chấp nó không dành cho số đông bởi bạo lực và sự dung tục. Bộ phim “Scarface” (Gã mặt sẹo) của Brian De Palma không những minh chứng cho điều này… mà còn hơn thế nữa! ‘Scarface’ lấy cảm hứng từ bộ phim nguyên tác cùng tên rất nổi tiếng của đạo diễn huyền thoại Howard Hawks năm 1932. Tuy nhiên phiên bản phim “Scarface” 1932 là câu chuyện của tên trùm gangster lẫy lừng người Mỹ Al Capone, thì “Scarface” (1983) là biệt danh của Tony Montana, một di dân từ Cuba đến Florida (Mỹ) rồi trở thành gangster trong bối cảnh bùng nổ ma túy ở thập niên 1980. Bộ phim là một câu chuyện hư cấu cực kì gai góc và đẫm máu, mô tả quá trình Tony từ một tên du đãng mạt hạng – nhưng đầy tham vọng và lòng ham muốn của hắn sục sôi tới mức dám làm những việc kinh thiên động địa – đã dần leo lên đỉnh vinh quang trong thế giới ngầm tội phạm ở Miami… để rồi phút cuối sụp đổ theo kiểu bi kịch thần thoại Hy Lạp. Trong ý tưởng ban đầu, bối cảnh xảy ra ở Chicago, nhưng bất khả thi do kinh phí hạn hẹp. Sidney Lumet là lựa chọn đầu tiên cho chiếc ghế đạo diễn. Sau đó ông rút lui, nhưng ý tưởng của Lumet đổi các nhân vật trung tâm của phim thành người Cuba đã được hãng Universal tán thành. Đạo diễn Brian De Palma lúc ấy thích kịch bản “Scarface” tới mức, ông rời bỏ ghế đạo diễn bộ phim Flashdance (1983) để nhận bộ phim này. Lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “Scarface”, kết hợp với sự kiện có thật về cuộc di tản Mariel Boatlift bằng đường biển mùa Xuân năm 1980 (khoảng 125.000 người tị nạn hợp pháp, được chính phủ Cuba cho phép nhập cư vào Florida, Mỹ), Oliver Stone đã viết kịch bản này trong thời gian ông đang cai nghiện ma túy. Sử dụng lại cái tên “Scarface”, Oliver Stone muốn tưởng nhớ tới đạo diễn Howard Hawks và Ben Hecht, nhà biên kịch của nguyên tác điện ảnh năm 1932. Ông đặt tên của “gã mặt sẹo” là Tony Montana, lấy theo tên của Joe Montana, cầu thủ bóng bầu dục mà ông yêu thích. Chuyện về người Cuba duy nhất Steven Bauer Ban đầu Universal nghĩ tới Robert De Niro cho vai Tony Montana, nhưng Robert từ chối vì đang kẹt vai gangster trong siêu phẩm Once Upon A Time In America. Al Pacino được mời thế và tỏ ra rất xuất sắc trong việc hóa thân vào nhân vật côn đồ này một cách lạnh lùng nhưng cũng tràn đầy tình cảm gia đình. Sau này chính diễn viên Al Pacino cũng từng công nhận, trong số tất cả những nhân vật mà ông đã đóng, thì Tony Montana là nhân vật mà ông yêu thích nhất. Hàng loạt các gương mặt sáng giá Rosanna Arquette, Jennifer Jason Leigh, Melanie Griffith, Kim Basinger, Kathleen Turner và Jodie Foster đều từ chối vai nữ chính Elivira Hancock, với lí do vai này quá mờ nhạt so với các nhân vật khác trong phim. Brook Shields cũng được mời vai này, nhưng mẹ cô là Teri Shields đã xúi cô từ chối vì kịch bản quá dữ dội và bạo liệt. Những sắc đẹp khác như Geena Davis, Carrie Fisher, Kelly McGillis và Sharon Stone cũng đến thử vai Elvira Hancock. Cuối cùng người được chọn là Michelle Pfeiffer, và cô đã khiến khán giả phải nhớ đến mình, mặc dù vai này không có nhiều đất diễn. Vai Manny Ribera – chiến hữu sát cánh vào sinh ra tử với Tony Montana – lúc đầu có thông tin sẽ giao cho ngôi sao John Travolta, lúc ấy đang ở đỉnh cao. Nhưng hãng Universal không kham nổi mức cát-sê mà anh ta đòi hỏi, vả lại đạo diễn Brian De Palma không muốn nhân vật này là một tên tuổi quá nổi tiếng như Travolta. Lúc ấy Steven Bauer – một diễn viên vô danh với dăm ba vai nhỏ, từng học diễn xuất tại Miami với thầy Stella Adler danh tiếng ở New York, nhưng giờ đang kiếm sống bằng nghề giao tủ bếp ở Manhattan – được mời diễn thử vai Manny. Bauer chẳng cần phải diễn nhiều bởi ngoại hình cao ráo vạm vỡ, gương mặt nam tính, tính cách ngang tàng bướng bỉnh của anh chính là hiện thân của nhân vật Manny. Steven Bauer là dân nhập cư Cuba thứ thiệt, anh sinh ở Havana với tên khai sinh là Resteban Echevarria. Ban đầu anh lấy nghệ danh là Rocky Echevarria, nhiều năm sau cảm thấy tên này khó nhớ, anh lấy tên thời con gái của mẹ mình, và đổi thành Steven Bauer. Như Bauer diễn giải: “Lúc đó người gốc Mỹ Latin bị chống đối và Hollywood thiếu óc tưởng tượng. Đối mặt với sự kỳ thị đó, bạn chỉ có cách theo quân trộm cướp!” Vai Manny lập tức đưa cuộc đời Bauer sang ngã rẽ. Không tính vai của Tony Montana, thì Manny là vai được công chúng yêu thích nhất và được đề cử giải Quả Cầu Vàng vai phụ. Sau vai diễn đột phá này của Bauer, anh đã xuất hiện trong hàng chục bộ phim khác, nhưng không bộ phim nào đưa Bauer tới gần với sự công nhận mà anh đã từng có được nhờ “Scarface”. Ở một mức độ nào đó, chính thành công của “Scarface” đã làm lu mờ các vai diễn sau này của Bauer, nhiều vai diễn anh thừa nhận là những lựa chọn sai lầm. Đó là chưa kể anh thú nhận mình đã bị sa đà quá nhiều vào sự xa hoa, tiệc tùng hào nhoáng của Hollywood, để sự nghiệp lao không phanh xuống dốc lúc nào không hay! Ba lần bị xếp nhãn X vẫn sống sót! Khi đạo diễn Brian De Palma đưa bộ phim lên MPAA (Hiệp hội điện ảnh Mỹ) duyệt, họ xếp nó tức thì vào loại X (loại nặng nhất trong hệ thống phân loại phim). Ông về cắt dựng bớt và trình lại lần thứ hai, vẫn là loại X. Không nản chí, ông lại kiên trì cắt dựng tiếp và trình lại lần thứ ba, quan điểm vẫn không thay đổi, vẫn là loại X! Quá giận dữ, De Palma từ chối cắt tiếp nhằm đủ tiêu chuẩn xếp loại R. Ông và nhà sản xuất Martin Bregman sắp xếp một buổi phân xử với MPAA. Họ đưa một nhóm chuyên gia vào, gồm những quan chức chống ma túy thực sự. Những người này đã nhận xét “Scarface” khắc họa chính xác cuộc sống trong thế giới ngầm ma túy ngoài đời, và nên phổ biến rộng rãi cho mọi người xem để mang tính răn đe cảnh báo. Lời nhận xét này đã thuyết phục 20 thành viên của MPAA, và họ đồng ý xếp loại R cho bản dựng thứ ba với kết quả bỏ phiếu là 18 thuận – 2 chống. Tuy nhiên, De Palma tham lam ướm hỏi hãng phát hành, nếu bản dựng thứ ba của bộ phim được đánh giá là loại R thì bản dựng đầu tiên cũng nên được xếp loại R, vì nó cũng không khác gì mấy. Hãng phát hành từ chối, nhưng họ lại không biết sự khác biệt giữa các bản dựng khác nhau đã đệ trình. Nên khi phát hành De Palma đã “liều mạng” qua mặt MPAA, giao bản dựng đầu tiên của bộ phim ra rạp. Chỉ tới khi bộ phim đã được phát hành trên băng video nhiều tháng sau đó, ông mới thú nhận mình đã đưa phát hành phiên bản chưa hề bị cắt xén của bộ phim! Lý do cắt đơn giản là bộ phim quá nhiều bạo lực và ma túy, lời thoại dung tục bẩn thỉu. Có đến 42 xác người gục ngã trong phim. Ghê sợ nhất là cảnh cướp hàng bịt đầu mối bằng cưa máy – cảnh này bị hầu hết các nước phát hành cắt bỏ. Kế đến là cả một trường đoạn “tắm máu” ở cuối phim… Từ “f…” và các từ phái sinh đồng nghĩa của nó, được sử dụng 226 lần, trung bình cứ mỗi phút lại có 1,32 từ chửi thề! Heroin được dùng suốt các cảnh quay được cho là sữa bột, nhưng thực chất sữa bột lên phim không giống “hàng trắng”. Đạo diễn Brian De Palma từ chối thừa nhận chất gì đã được dùng thay cho cocain trên phim, vì ông e rằng nếu tiết lộ nó sẽ phá cảm giác thực của khán giả. Trong mọi cảnh Tony hít cocain, mặt của Al Pacino đã được nhiều vật thể khác nhau che chắn một cách khéo léo để khán giả không bao giờ thực sự thấy ông đang hít cần sa. Cộng đồng người Cuba phàn nàn, không chỉ vì cách họ bị mô tả như là những tên tội phạm, mà còn vì việc hầu hết các vai diễn nổi bật trong phim đều được thủ diễn bởi các diễn viên gốc Ý như: Al Pacino, Robert Loggia và Mary Elizabeth Mastrantonio… Nhưng theo Steven Bauer thì diễn viên nước nào không quan trọng. Nếu đây là một bộ phim tài liệu, thì chắc chắn sẽ phải sử dụng các diễn viên Cuba. Vấn đề ở đây đạo diễn đã chọn được những diễn viên giỏi nhất và phù hợp nhất cho các vai diễn. Ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng “Scarface” ra mắt chính thức vào tháng 12/1983 và lập tức hàng loạt bài phê bình “dội bom” xuống bộ phim. Bất chấp điều này, nó vẫn đạt doanh thu 66 triệu USD khắp thế giới (tương đương với 180 triệu USD theo thời giá năm 2010), thu hút một lượng lớn khán giả hâm mộ và trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng. Bộ phim đã ảnh hưởng lên văn hóa hip-hop và nhạc rap kể từ cuối thập niên 1980. Nhóm rap Geto Boys đưa một vài câu thoại trong phim vào các bản nhạc rap của họ. Ca sĩ nhạc rap Brad Jordan, đã lấy “Scarface” làm nghệ danh của mình. Nghệ sĩ hip-hop Sean “P. Diddy” Combs thú nhận mình đã xem bộ phim 63 lần. Các ngôi sao nhạc hip-hop đã lấy phong cách “gangsta” hoa mỹ trong cơ ngơi của Montana ở Miami làm mẫu trang trí cho nhà cửa và video của họ. Nhiều diễn viên nổi tiếng hiện nay như Matt Damon và Ben Affleck đã thuộc từng lời thoại, nhớ từng hành động của Tony Montana và Manny. Mười mấy năm đã qua, nhưng hàng loạt vật dụng, quần áo, và nhiều sản phẩm khác gợi nhớ tới “Scarface” vẫn còn được yêu thích. Đặc biệt tấm áp phích trắng đen lốm đốm hạt của bộ phim là một vật trang trí rất được ưa chuộng và hiện vẫn còn được sản xuất.
    • 0 downloads
    Câu chuyện nối tiếp những sự kiện xảy ra ở Spectre (2015). Điệp viên James Bond (Daniel Craig) yêu bác sĩ tâm thần Madeleine (Léa Seydoux) nhưng nghi ngờ cô phản bội nên quyết định rời bỏ người tình. Năm năm sau, Bond đang nghỉ hưu ở Jamaica thì được đặc vụ CIA Felix Leiter (Jeffrey Wright) nhờ giải cứu một nhà khoa học bị bắt cóc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bond gặp lại Madeleine, đồng thời phát hiện nhiều điều liên quan đến Heracles - dự án nghiên cứu vũ khí hủy diệt dựa trên DNA của con người. Phần phim thứ 25 về Bond, đồng thời đánh dấu lần cuối cùng Daniel Craig hóa thân James Bond trên màn ảnh rộng, mở ra chương mới cho cả thương hiệu. Đây là phần dài nhất (163 phút), được đầu tư nhiều nhất (kinh phí xấp xỉ 300 triệu USD), cũng là phim đầu tiên về Bond do đạo diễn Mỹ (Cary Joji Fukunaga) thực hiện. Lần thứ năm vào vai James Bond, Daniel Craig sống cùng vai diễn đến từng phút giây. Gương mặt để lộ nhiều dấu vết thời gian, anh mang đến hình ảnh mới cho nhân vật: điềm đạm và thiên về nội tâm hơn. Bond không còn là gã đa tình mà chỉ trung thành với tình yêu duy nhất là Madeleine. Anh dần thoát khỏi lớp áo điệp viên để hướng đến hình ảnh đời thường, khao khát một gia đình hạnh phúc như bao người khác. Nhiều phân đoạn Craig chỉ dùng ánh mắt để lột tả cảm xúc của người đàn ông từng trải, mang nhiều nỗi đau. Dù đứng trước nòng súng kẻ thù hay trong vòng tay người tình, Bond vẫn luôn là kẻ cô độc, chất chứa những bí mật chẳng thể sẻ chia. Ở tuổi 53, tài tử giữ được phong độ với hình thể săn chắc, không nao núng khi đóng các cảnh bay nhảy, nhào lộn. Trên EW, anh nói bị chấn thương khi phim đóng máy, nhưng luôn sẵn sàng chấp nhận mọi sự cố. Điều khiến Craig thực sự hạnh phúc là được đóng James Bond và làm việc cùng các cộng sự thân thiết suốt bao năm qua. Trong số các nam diễn viên đảm nhận vai James Bond, Daniel Craig là lựa chọn gây tranh cãi, nhưng cũng là người mang lại nhiều sự mới lạ. Sau 15 năm, tài tử hoàn toàn xóa bỏ mọi hoài nghi ban đầu, trở thành người đóng Bond lâu nhất, trong đó có Skyfall (2012) - bộ phim về Bond ăn khách nhất mọi thời đại với doanh thu hơn 1,1 tỷ USD. Craig từng tuyên bố từ bỏ vai diễn từ Spectre (2015), rồi lại quyết định trở lại thêm lần nữa để đem lại cái kết trọn vẹn cho nhân vật. Kể từ Dr. No (1962), Hollywood dành sáu thập niên để xây dựng thương hiệu phim về James Bond. Trong bối cảnh rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại hành động và đề tài điệp viên xuất hiện, loạt phim không hề lép vế mà vẫn giữ được chỗ đứng nhất định với lượng người hâm mộ đông đảo. Thách thức đặt ra cho các nhà sản xuất là phải liên tục đổi mới để câu chuyện về 007 không bị lỗi thời, thu hút được khán giả mới lẫn cũ. Bộ đôi biên kịch nổi tiếng Neal Purvis và Robert Wade - từng viết bảy phần phim James Bond kể từ The World Is Not Enough (1999) vẫn tiếp tục đảm nhận phần kịch bản, cùng Phoebe Waller-Bridge và đạo diễn Cary Joji Fukunaga. Để mang lại sự bất ngờ, đội ngũ xây dựng câu chuyện nhiều lớp lang, các sự kiện móc nối với nhau và chỉ được lật mở theo thời gian. Thậm chí, kẻ thù của James Bond không chỉ một mà có đến ba ác nhân, trong đó vai phản diện thực sự chỉ lộ diện ở khi phim đi được phân nửa. Xuyên suốt tác phẩm, người hâm mộ loạt phim như được trở lại những ký ức xưa. Các yếu tố quen thuộc làm nên thương hiệu 007 đều được giữ nguyên, từ chiếc đồng hồ kiêm vũ khí bí mật, chiếc xế hộp có nhiều chức năng, cho đến phần danh đề mở màn (opening credit) chạy nhạc phim do Billie Eilish trình bày. Một số tình tiết từ các phần trước cũng được lồng ghép, bao gồm hình ảnh nhân vật quá cố Vesper Lynd (Eva Greens) trong Casino Royale (2006) hay sự trở lại của ác nhân Blofeld (Christoph Watltz) trong Spectre (2015). Những pha hành động nghẹt thở vốn là yếu tố không thể thiếu trong các phim về James Bond. Đạo diễn Cary Joji Fukunaga chiêu đãi khán giả những cảnh cháy nổ, rượt đuổi đúng chất điệp viên 007. Êkíp xây dựng bối cảnh ở những địa điểm thật, hạn chế sử dụng phông xanh và kỹ xảo CGI nhằm tạo cảm giác tự nhiên nhất. Riêng màn ẩu đả ở Italy tiêu tốn 10 ôtô Aston Martin, hàng trăm viên đạn giả và khoảng 38.000 lít soda để thiết lập bối cảnh. Ngay trong nửa tiếng đầu, người xem nhanh chóng được bước vào không khí căng thẳng, hồi hộp khi các nhân vật bị đẩy vào tình huống đối diện sinh tử. Tác phẩm còn có một số thay đổi mang tính gợi mở, làm bàn đạp để phát triển loạt phim trong tương lai. Chẳng hạn, nhân vật Q (Ben Whishaw) được hé lộ là người đồng tính, đang chuẩn bị hẹn hò bạn trai. Gareth Mallory (Ralph Fiennes) chính thức thay thế Olivia Mansfield (Judi Dench) để trở thành M - người đứng đầu tổ chức MI6. Bên cạnh đó, phim còn có sự xuất hiện của phiên bản 007 nữ do diễn viên da màu Lashana Lynch đảm nhận. Từng chi tiết được cài cắm khiến số phận của thương hiệu James Bond trong tương lai trở thành một ẩn số. Dàn diễn viên phụ đều làm tròn vai. Tiếp tục đóng cặp Daniel Craig, Léa Seydoux mang đến nhiều cảm xúc với vai Madeleine. Trên Screen Rant, cô cho biết bất ngờ khi được nhà sản xuất mời đóng phim vì nghĩ rằng số phận Madeleine đã hết. Vai diễn xúc động đến nỗi bản thân cô cũng phải khóc khi xem phim. Đảm nhận một trong ba vai phản diện, Rami Malek cũng để lại ấn tượng khi hóa thân thành gã tâm thần có khuôn mặt bị bỏng, luôn ám ảnh với kế hoạch trả thù và mong muốn thống trị thế giới. Ngoài ra, Ana de Armas cũng gây chú ý khi đóng vai điệp vụ CIA Paloma, cộng sự của Bond trong một nhiệm vụ. Nữ diễn viên có ít đất diễn nhưng thể hiện được nét duyên dáng, giảm nhẹ sự căng thẳng cho phim.
    • 0 downloads
    Bộ phim lấy bối cảnh vài tháng sau các sự kiện trong Spider-Man: No Way Home. Stephen Strange (Benedict Cumberbatch đóng) trở lại cuộc sống bình thường nhưng liên tục gặp những giấc mơ kỳ lạ về một cô bé bí ẩn sở hữu nguồn sức mạnh chính anh cũng chưa từng biết đến. Một ngày, khi cùng đồng đội Wong (Benedict Wong) làm nhiệm vụ siêu anh hùng, Strange gặp America Chavez (Xochitl Gomez) - cô bé thường xuất hiện trong giấc mơ của anh - đang bị quái vật truy đuổi. America nói có khả năng đặc biệt mở ra cánh cổng liên kết giữa các chiều không gian khác nhau. Tuy nhiên, cô chưa thể sử dụng thuần thục nó và liên tiếp bị kẻ xấu truy đuổi, nhằm chiếm lấy khả năng này. Strange và Wong quyết định bảo vệ America trước những thế lực mạnh hơn họ rất nhiều. Doctor Strange in the Multiverse of Madness là sự thử nghiệm chất liệu kinh dị của nhà Marvel. Đạo diễn Sam Raimi trở lại với thể loại siêu anh hùng sau thành công của ba phim Spider-Man do Tobey Maguire đóng chính (từ năm 2002-2007). Nhà làm phim người Mỹ cũng nổi tiếng với các thương hiệu giật gân, ma quỷ như The Evil Dead, The Gift, Drag Me To Hell... Dưới sự chỉ đạo của Raimi, Doctor Strange 2 trở thành một tác phẩm tổng hòa giữa các yếu tố hài, hành động và kinh dị. Khán giả vẫn bắt gặp những câu thoại vui vẻ, các màn hành động giàu yếu tố kỹ xảo mang đậm phong cách của Marvel. Đồng thời, đạo diễn khéo léo thêm thắt những chi tiết jump-scare, hù dọa phù hợp với chủ đề về phù thủy và ma thuật hắc ám của phim. Khai thác thuyết đa vũ trụ, đạo diễn cùng biên kịch Michael Waldron thỏa sức sáng tạo những chiều không gian mới trong thế giới của Marvel. Họ thêm vào những nhân vật, chi tiết thường thấy trong các bộ phim kinh dị - hài như xác sống, phù thủy, quái vật, phép nhập hồn hay các màn rượt đuổi giữa ma quỷ - con người. Sam Raimi gia giảm các yếu tố mới này một cách hợp lý để không mất đi bản sắc của thương hiệu Marvel. Khác với trailer vẽ nên một thế giới "hỗn loạn" khi các dòng thời gian va chạm, phim phát triển theo hướng hài và hành động nhiều hơn. Những cảnh hù dọa đủ sức làm khán giả giật mình nhưng nhanh chóng được cân bằng bởi tình tiết gây cười. Các nhân vật không thật sự "mất kiểm soát" khi bước vào đa vũ trụ như lời bật mí của Doctor Strange trong trailer, phù hợp với nhãn dán C13 (dành cho người từ 13 tuổi trở lên) của phim. Thành công của Doctor Strange in the Multiverse of Madness là kết nối được câu chuyện từ hàng loạt dự án trước đó của Marvel. Chuẩn bị cho dự án này, hãng phim siêu anh hùng đã "chạy đà" bằng hàng loạt series như WandaVision, What If?... với mục đích giới thiệu cho người xem về ý tưởng đa vũ trụ. Câu chuyện của một số nhân vật trong phim là sự tiếp nối từ chính những dự án đó. Những khán giả không theo dõi dòng chảy của Vũ trụ Điện ảnh Marvel có thể thấy một số chi tiết trong phim khó hiểu. Tuy nhiên, Doctor Strange 2 vẫn mang đến câu chuyện vừa vặn và dễ hiểu với người xem đại chúng. Ba nhân vật quan trọng của phim là Stephen Strange, America và Wanda (Elizabeth Olsen) đều có đất tỏa sáng. Benedict Cumberbatch tiếp tục duy trì phong độ trong vai phù thủy quyền năng, đã được anh làm tốt trong các phần phim trước. Tài tử người Anh cũng phải biến hóa thành các phiên bản khác của Doctor Strange, mang nhiều đặc điểm tính cách từ hiền lành đến biến chất. Diễn viên 16 tuổi Xochitl Gomez có màn "chào sân" Marvel trong vai siêu anh hùng sở hữu năng lượng đặc biệt nhưng chưa biết cách chế ngự. Trong khi đó, nhân vật Wanda được bộc lộ những tính cách ẩn sâu, kết quả của nhiều ẩn ức và bức xúc từ các phần phim trước đó. Một đặc điểm khác tạo nên sức hấp dẫn của Doctor Strange in the Multiverse of Madness là dàn diễn viên khách mời đông đảo. Nhờ thuyết đa vũ trụ, êkíp dễ dàng đưa nhiều nhân vật quen thuộc với người hâm mộ vào phim, không cần lo lắng đến tính logic hay ảnh hưởng lớn tới mạch truyện chính của toàn Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Khán giả được gặp nhiều nhân vật cũ và mới của thương hiệu truyện tranh siêu anh hùng nổi tiếng. Tuy nhiên, tương lai của họ với Vũ trụ Điện ảnh Marvel vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa rõ ràng. Hình ảnh và âm thanh cũng là điểm sáng trong phim. Tác phẩm sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh để thể hiện ý tưởng về đề tài ma thuật và đa vũ trụ. Các màn hành động được dàn dựng kỹ lưỡng và giàu tính sáng tạo. Phần nhạc phim do Danny Elfman phụ trách trở thành đòn bẩy để đẩy cảm xúc của khán giả lên cao trào. Điểm trừ của Doctor Strange 2 là kịch bản phim đơn giản và nhiều chi tiết thừa, dành nhiều thời lượng cho các yếu tố "chiều fan". Êkíp đưa ra cách giải quyết các nút thắt trong phim khá hời hợt. Một số nhân vật khách mời xuất hiện hoành tráng, hứa hẹn nhưng ra đi một cách chóng vánh, hụt hẫng. Kịch bản lồng ghép một số thông điệp về tình mẫu tử, sức mạnh của niềm tin vào bản thân nhưng không chú trọng phát triển, tập trung cho các yếu tố giải trí nhiều hơn. Sau những buổi công chiếu đầu tiên, phim đạt điểm "tươi" 81% từ 145 bài viết của giới phê bình trên Rotten Tomatoes. Đa phần đánh giá cao tính giải trí và cách êkíp chọn lọc, phát triển các mạch truyện có sẵn của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Trong khi đó, một số cây viết chê nhiều chi tiết trong tác phẩm hời hợt.
    • 0 downloads
    Lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ Công chúa ngủ trong rừng và từ phim hoạt hình Sleeping Beauty năm 1959 của Disney, Maleficent là một kiểu bình cũ rượu mới, cổ tích được thổi vào hơi thở hiện đại nhưng hoàn toàn thuyết phục, không phải kiểu nửa vời. Quả thật, bộ phim khiến mình không lãng phí giấy phút nào vì nó rất tròn trịa, vừa đủ, không thừa, không thiếu, mấy tình tiết khiêng cưỡng khá ít, nằm trong mức chấp nhận được. Và vì không hề trông đợi gì mấy nên mình hoàn toàn enjoy và… thỏa mãn. Đúng như cái tựa phim: Maleficent – Tiên Hắc Ám, bộ phim gần như được đo ni đóng giày cho Angelina Jolie. Bộ phim đánh dấu sự tái xuất màn bạc từ sau The Tourist (2010) của nàng, với vai trò diễn viên chính, nhà sản xuất…. nên tất nhiên không chỉ là một villain, nàng kiêm luôn… hero của bộ phim, tha hồ mà tung tẩy. Mình phục nhất phần hóa trang, trang phục của ekip làm phim đã biến hóa cho Angelina quá đạt từ tạo hình cho đến thần thái của một cô tiên lương thiện trong sáng, một nàng tiên dũng mãnh với đôi cánh và cặp sừng ấn tượng bảo vệ xứ Moors, hình ảnh mỏng manh gợi cảm khi yêu, đến ma quái liêu trai khi lang thang trong rừng rậm chờ đợi người tình, hung hãn đau đớn khi biết mình bị bội phản và bạo liệt điên cuồng khi trả thù. ??????????Với tài năng đang độ chín mùi, nhan sắc mặn mà đằm thắm và trải nghiệm cuộc sống khá đủ đầy, Angelina đã hóa thân thành một Maleficent đúng theo từng chữ một của từ này theo đúng phiên âm tiếng Hán: Mã Lệ Phi Xuân (từ này sát nghĩa hơn Tiên Hắc Ám đó nha:P )! Nhưng trên hết, cô làm tôn lên cái nền phim đầy mới mẻ. Một cốt truyện dẫu hoàn toàn không khó đoán vẫn khiến cho người khác thấy bất ngờ, và hơn hết là khá xúc động. Mình đã khóc một lần và cứ nghèn nghẹn suốt cả phần sau của phim. Maleficent là một bộ phim lấy bối cảnh cổ tích, nhưng những tầng nghĩa trong đó có lẽ không dành cho con nít. Chỉ có những người lớn, như mình, trải qua đủ sự đớn đau của tình yêu và bội phản của cuộc đời thì mới thấm thía rằng đừng bao giờ đặt hết niềm tin vào bất kỳ điều gì, ngoại trừ bản thân mình. Cuộc sống thực này, không phải là cổ tích dù bạn là tiên hay thánh, dù bạn mang lòng bác ái bao la thì bạn vẫn sẽ đau đớn nếu gia cố niềm tin bằng hi vọng kiếm tìm nó từ kẻ khác. Bởi làm tổn thương nhau là bản chất của loài người. Hai thế giới của xứ Moors và Human Kingdom cũng là ẩn dụ cho thế giới mơ mộng thần tiên vẫn thường bị cuộc đời đen tối trần trụi này “xâm lăng” và khiến chúng trở nên đầy nhỏ nhen, vị kỷ lẫn thù hận. Maleficent chính là minh chứng sống động cho điều đó. Dù là một bà tiên đầy quyền lực nhưng ẩn sau sự độc ác của bà không đơn giản bắt nguồn từ sự ghen tị vì không được mời tới Lễ rửa tội để làm mẹ đỡ đầu cho công chúa như trong truyện, mà đó là nỗi đau bị chính tình yêu lớn nhất cuộc đời phản bội, người tình từ thuở nhỏ phản trắc, bị cướp mất thứ quý giá nhất của một vị tiên là đôi cánh. Một trong những phân đoạn xúc động nhất, là khi Maleficent tỉnh dậy cô độc giữa trời băng giá, đôi vai mất cánh tươm máu và nấc rống lên thống thiết đến tận cùng tâm can và sụp đổ tan nát niềm tin về thứ gọi là “tình yêu đích thực”. Sự ghen tuông bạo liệt này làm cho bộ phim trở nên minh xác và thoáng đãng bởi một cái cớ hoàn toàn dễ chấp nhận. Bị che mờ lí trí giữa yêu và hận, khiến Maleficent trở nên đáng thương hơn đáng giận, dần kéo theo sự đồng cảm hợp tình hợp lý của khán giả vì nhân vật chính không như họ mặc định từ hồi còn con nít. Mình chỉ hơi tiếc là phim có đôi phần hơi dễ dãi trong chuyển biến nội tâm của Maleficent. Ngay từ đầu, bộ phim xây dựng nên hình ảnh Maleficent là một bà tiên quyền lực, là người bảo vệ cho cả xứ Moors nên bản chất của bà dù tình cảm nhưng buộc phải đủ cứng cỏi và tàn nhẫn để tuân theo lời nguyền của chính mình. Ấy vậy mà không. Dù đã nguyền Aurora sẽ bị mũi nhọn của con xa quay đâm trước đêm sinh nhật 16 tuổi và ngủ giấc ngủ ngàn thu, nhưng từ khi Aurora còn bé, được ba bà tiên đưa đi trốn theo lệnh vua, Maleficent đã lặng lẽ theo dõi cô bé, cho cô bé ăn, bảo vệ cô bé, rồi yêu thương cô bé lúc nào chẳng biết. Chi tiết này vốn dĩ sẽ làm hài lòng rất nhiều khán giả nhưng nó thiếu một bước đệm, lý giải cho câu hỏi tại sao Maleficent lại thay đổi nhanh như vậy. Sự mâu thuẫn nội tâm ở đoạn sau khiến tính cách nhân vật thiếu nhất quán và không còn gì để phát triển-> gây ra một chút thất vọng, ước rằng giá mà bà đừng quá mềm yếu. Vì bà vốn dĩ có trái tim ấm áp, muốn làm một điều gì đó để xoa dịu lương tâm bởi những hành động độc ác vốn không thuộc về thiên lương của bà? Haybà thương cô bé đơn giản vì nó là con… người tình cũ? Nghĩ mãi nhưng dù lý giải theo cách nào mình thấy những lý do này đều hơi khiêng cưỡng vì thực chất, lòng ghen tuông, thù hận vì bị phụ tình của con người ta- nhất là phụ nữ là vô đáy. Sẽ rất hay nếu phim có một sự chuyển biến tâm trạng chận rãi và hợp lý hơn. Bằng không, những phụ nữ nhạy cảm, người từng rơi vào tâm trạng của Maleficent sẽ cảm thấy phim có gì đó hơi gợn gợn, ngắc ngứ. Họ sẽ nửa khó hiểu về hành động của bà, nửa tự hỏi vì họ- không phải là một bà tiên- nên vẫn chưa đủ cao thượng để có thể hành động như thế chăng? MALEFICENTNhưng những khiêng cưỡng nho nhỏ như thế hoàn toàn có thể cho qua vì diễn xuất xuất thần của Angelina. Đặc biệt là phân đoạn bà khóc vì hối hận bên giường của Aurora khi đã cố mang một chàng hoàng tử đến để hôn Aurora hòng hóa giải lời nguyền độc địa của chính mình nhưng bất thành. Và rồi, khi đã hoàn toàn không còn tin vào thứ gọi là tình yêu đích thực thì chính bà lại làm nên điều kỳ diệu đó. Nụ hôn gần như tình mẫu tử từ một bà tiên ác dành cho chính cô gái của kẻ thù sâu đậm nhất từng bị bà nguyền từ thuở còn nằm nôi, thì nụ hôn ấy chẳng phải là minh chứng cho một tình yêu hơn cả đích thực hay sao? Theo mình, người ta có thể giả vờ yêu, nhưng không thể giả vờ thứ tha. Vì chỉ khi đã thực sự thứ tha, người ta mới có thể quên đi chính nỗi hận thù mà yêu thương kẻ thù ấy lại từ đầu. Phim nhân văn ở chỗ đã mang một tầng nghĩa mới cho tình yêu đích thực. Đó là thứ không thể nói ra, không thể thấy, mà chỉ có thể cảm nhận trong vài khoảnh khắc của cuộc đời. Tình yêu đích thực trên đời này là có, nhưng không phải từ những tình cảm trai gái đơn thuần, từ một chàng trai cô gái xa lạ, ất ơ nào đó không quen biết. Tình yêu đích thực chỉ có thể đến từ sâu thẳm trong lòng ta khi ta trung thành với bản ngã của chính mình và chấp nhận tha thứ dẫu là những nỗi hận khủng khiếp nhất, thì lúc ấy chính mỗi chúng ta sẽ tạo ra điều kỳ diệu. Mình cũng thích hình ảnh cuối phim khi Maleficent sải cánh dũng mãnh bay đi cùng chú quạ của mình. Một hình ảnh có nhiều ý nghĩa. Với mình, đó là sự tự do khi con người ta đã vượt lên tất cả những cảm xúc tầm thường của loài người: yêu thương mãnh liệt nhưng cũng tàn nhẫn đến kiệt cùng. Ai đã trải nghiệm đủ những cảm xúc đó và vượt lên được thì đó sẽ là người chiến thắng dẫu đôi khi cái phải trả cái giá là cô đơn cả đời mình. Hihi, thoai không bàn phim con nít theo cách người lớn nữa, mệt óc quá. Nói chung là thích phim này nói riêng và mọi phim của Disney nói chung. Làm đẹp quá mà. Mình thích khung cảnh cổ tích phim dựng lên, mê hồn và kỳ ảo đến từng khung hình. Một xứ Moors đẹp như tranh vẽ với những sinh vật kỳ diệu, đến cung điện, ngôi nhà đầy hoa cỏ thần tiên mà ma mị, đầy ắp sắc màu rồi dần dà trở nên u ám, rùng rợn với những con quạ đen, cổ thụ đầy gai nhọn. Nói chung là hệt như trong tưởng tượng của lũ trẻ nhỏ khi chìm vào thế giới của anh em nhà Grimm qua bàn tay phù thủy của đạo diễn chỉ đạo nghệ thuật Robert Stromberg- người đã giành hai tượng vàng Oscar với Avatar và Alice in Wonderland! Ngoài ra, phim cũng có cảnh hành động đánh đấm hoành tráng. Các phân đoạn cao trào, mở nút thắt nút nhịp nhàng, cuốn người xem không rời mắt một giây phút nào cho đến hết phim. Đoạn cuối có hậu, những kẻ đáng trả giá đã phải trả giá theo đúng tinh thần của cổ tích. Ngoài ra, phim cũng rèn cho mấy đứa nhỏ tư duy phản biện, đa chiều rằng cổ tích chưa hẳn đã là thật, phía sau những kẻ xấu luôn là cả một câu chuyện dài để kể. Đừng đánh giá ai qua vẻ ngoài nếu bạn chưa ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của họ. Người lớn cũng học được bài học là đừng bao giờ hứa hẹn trong tình yêu, cũng như đừng bao giờ tin lời… người tình 100%. Đau đấy! Cả thể xác lẫn tinh thần như chị Maleficent luôn! 😛 Phim hay, đáng đồng tiền bát gạo. Các cô nên dẫn người iu đi xem để… dằn mặt mấy chàng. Nhất là khúc cuối có cảnh ông vua phản bội té chết nằm một đống: chắc dzui đó!!! Muaahahahaha.
    • 0 downloads
    Gremlin là 1 con quái vật nhưng rất dễ thương. Bạn có thể giữ chúng làm vật nuôi trong nhà. Xin chú ý 3 điều : Đừng bao giờ cho nó động đến nước, giữ nó tránh xa khỏi ánh sáng, không bao giờ được quên: nó có khóc lóc, cầu xin bạn cũng không được cho nó ăn sau nửa đêm. Với những lời chú thích kì quái đó, cậu bé Billy Peltzer đã bị ám ảnh bởi con vật cưng mới của mình nhưng cậu đâu biết nếu phạm vào 3 điều kia thì hậu quả sẽ thế nào.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Khi cuối cùng thì tôi cũng xem Frozen, tôi tự hỏi mình tại sao lúc bộ phim được chiếu ở Việt Nam (và lại chiếu một thời gian rất dài), tôi lại hoàn toàn thờ ơ và không hề có ý định đi xem. Dường như lúc đó tôi không cảm thấy hứng thú với các bộ phim hoạt hình “con nít”, nhất lại là phim của Disney. Hơn nữa, poster của bộ phim không hề thu hút tôi, mà tôi lại đọc được ở đâu đó ý kiến người ta chê bai bộ phim nữa (tại sao một tác phẩm như thế này lại có thể bị chê nhỉ?). Giờ thì tôi cũng đã xem Frozen rồi, và tự rút ra kết luận: xem phim là một trải nghiệm rất riêng tư. Để biết được một bộ phim có thực sự “hợp” với mình không, bạn phải xem nó. Và tôi yêu thích Frozen, bởi vì tôi tìm thấy trong bộ phim những điều dành cho chính mình. Thời điểm Frozen chiếu ngoài rạp, tôi đang bị rơi vào một cơn trầm cảm tưởng nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng khiến tôi chìm sâu trong nỗi u sầu. Bây giờ khi cơn trầm cảm ấy quay trở lại, vì một số lý do gần giống như lúc ấy, tôi tìm đến Frozen qua DVD. Có lẽ với một số người, Frozen chỉ là một bộ phim hoạt hình khác (another animated film, another fairy tale). Một bộ phim vui vẻ, dễ xem, đơn giản và (có thể cũng) dễ quên. Nhưng đối với tôi thì ngược lại. Tôi bị tác động mạnh bởi bộ phim, tôi tìm thấy ở đó thứ chiều sâu tâm lý mà tôi vẫn cho rằng thiếu vắng trong nhiều phim hoạt hình khác. Có lẽ là bởi những vấn đề mà bộ phim đặt ra, như nỗi cô đơn, sự tự cô lập là những điều tôi đã từng trải qua và thấm thía một cách sâu sắc. Tôi đã từng cảm thấy mình bị hắt hủi, mà đôi khi chẳng rõ lý do vì sao, giống như Anna. Đó không còn là một vấn đề lớn của thì hiện tại nữa, nhưng ai đã trải qua thì sẽ hiểu: những cảm xúc tiêu cực từ thuở bé thơ có thể ám ảnh ta đến suốt đời. Một khi bạn đã từng cảm thấy bị bỏ rơi, thì nỗi sợ hãi bị bỏ rơi một lần nữa sẽ đeo đuổi bạn đến suốt cuộc đời. Tôi cũng đã từng, và đôi khi cố tình, tự cô lập bản thân như Elsa. Mỗi khi tôi đi du lịch một mình, thì điều đó không chỉ bắt nguồn từ khát khao được khám phá những chân trời mới, mà còn vì tôi cảm thấy cần phải rời xa thế giới để được tĩnh lặng và tìm lại mình. Tôi cần có một thế giới của riêng mình như Elsa, dù tôi chẳng có quyền năng như nàng: xây dựng hẳn một lâu đài băng tráng lệ để mình nàng trú ngụ. Tôi hiểu cảm giác của Elsa khi nàng nói: “yes, I’m alone, but I’m alone and free.” Ừ thì tôi chỉ có một mình, nhưng tôi được tự do! Anna và Elsa là hai cô gái rất khác nhau. Một người thích được hòa mình vào thế giới, mở rộng lòng mình chào đón mọi người (“ông trời đã thức dậy kia rồi, thì em cũng phải thức dậy thôi!”); một người thu mình trong vỏ ốc như một cách để tự vệ và lánh xa cuộc đời (Elsa khiến tôi nhớ rất nhiều đến nhân vật Katsa trong tiểu thuyết Graceling, một cô gái thường tỏ ra lạnh lùng xa cách với những người xung quanh, chỉ vì sợ hãi quyền năng của chính mình). Phục sức của hai cô gái trong lễ sắc phong nữ hoàng cũng phần nào cho thấy sự khác nhau ấy: cô em mặc một chiếc váy hở vai và phần trước ngực đầy gợi cảm, cô chị kín cổng cao tường từ cổ xuống chân, che đậy toàn bộ cánh tay, tạo hình ảnh uy nghi xa cách. Ngay cả màu tóc của hai cô gái cũng khác nhau: cô em có mái tóc vàng rực rỡ óng ả như nắng mai, cô chị lại sở hữu bộ tóc bạch kim được vấn cao đầy vẻ kiêu kỳ. Thế nhưng thật ra, mỗi cô gái trên đời đều có một phần nào tính cách giống như hai cô gái ấy. Anna có vẻ như là một người con gái quá lạc quan và hồn nhiên, thậm chí có phần hơi.. dễ dãi. Nhưng xét trên hoàn cảnh sống của cô, một tính cách như vậy cũng khó tránh: cô sống một mình trong cung điện oai nghiêm lạnh lẽo, sớm mất đi cha mẹ, khát khao tình thương của người chị gái nhưng lại bị chị thờ ơ hắt hủi. Trong bao năm ấy, có lẽ việc duy nhất cô có thể làm để khuây khỏa chỉ là đọc những câu chuyện cổ tích về một vị hoàng từ tìm đến cứu nàng công chúa cô đơn. Anna có thể dễ dàng đặt lòng tin vào một người cô chỉ vừa mới gặp, chỉ vì đã quá lâu rồi cô không được thoải mái trò chuyện cùng ai đó. Mọi cô gái đều mong ước được lắng nghe và thấu hiểu, và nếu không có được điều đó, họ chỉ biết chìm sâu vào trong thế giới tưởng tượng của riêng mình, nơi họ là trung tâm của mọi sự chú ý và yêu thương.. Và tôi còn thấy thương cho Elsa hơn nữa, khi cô chỉ có thể bảo vệ chính mình bằng một trái tim băng giá. Anna đâu có biết, khi cô tuyệt vọng ngồi sụp xuống trước cửa phòng chị gái, cầu xin chị hãy đáp lại lời mình, thì ở đâu bên kia, Elsa cũng rơi những giọt lệ âm thầm của nỗi cô đơn. Elsa còn cô đơn hơn cả, vì trong cô chỉ có nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi. Chẳng những cô không thể tự hào về quyền năng to lớn của chính mình, mà còn phải tìm cách che giấu nó đi như một thứ tội lỗi.. Một cái kết đẹp cho hai cô gái ấy chính là sự an ủi cho mọi cô gái trên đời. Không có gì mới, nhưng là liều thuốc cần có cho tất cả chúng ta. Ai cũng phải trải qua nỗi cô đơn và sợ hãi, trước khi họ học được cách kết nối với những người xung quanh, vượt qua những giới hạn và vượt qua chính mình.
    • 0 downloads
    Hai tháng trôi qua kể từ khi một dịch bò điên phát triển thành thành “dịch người điên” và sau đó trở thành “dịch thây ma điên” tràn ngập nước Mỹ, biến mọi người thành những thây ma khát máu. Những người còn sống sót sau đại dịch này nhận ra rằng không nên ở gần nhau vì họ có thể bị chết bất cứ lúc nào, nhiều người đã sử dụng tên thành phố họ ở làm biệt danh. Một sinh viên đại học tên Columbus (Jesse Eisenberg) đang tìm đường từ ký túc xá đại học của mình ở Austin, Texas trở về Columbus, Ohio, để xem cha mẹ mình còn sống hay không. Anh gặp Tallahassee (Woody Harrelson), một người sống sót khác, rất cục súc trong việc tiêu diệt lũ thây ma. Mặc dù trông có vẻ không hòa đồng, nhưng Tallahassee vẫn miễn cưỡng cho phép Columbus quá giang cùng. Tallahassee đề cập đến việc anh nhớ chú chó con của mình đã bị thây ma giết chết, cũng như nguyện vọng được ăn thật nhiều bánh Twinkie, thứ mà anh luôn cố tìm kiếm. Cặp đôi gặp gỡ hai chị em xinh đẹp Wichita (Emma Stone) và Little Rock (Abigail Breslin) trong một cửa hàng tạp hóa. Cả hai là những kẻ lừa đảo, khiến Tallahassee và Columbus phải giao nộp vũ khí của họ bằng cách giả vờ rằng Little Rock bị nhiễm bệnh, sau đó đánh cắp chiếc Escalade của Tallahassee và bỏ đi. Hai thanh niên đi lang thang và vô tình thấy một chiếc Hummer H2 màu vàng chứa đầy vũ khí, Tallahassee quyết định đuổi theo hai chị em kia. Tuy nhiên, một cái bẫy đã được giăng sẵn bởi các cô gái và hai thanh niên bị bắt làm con tin. Trên xe, Tallahassee bất ngờ cướp khẩu súng từ tay Little Rock và có một cuộc đối đầu với Wichita, sau đó Columbus nổi giận và bảo rằng họ còn những vấn đề lớn hơn để lo lắng, cuối cùng tất cả làm hòa và tiếp tục hành trình. Hai chị em tiết lộ rằng họ sẽ đến công viên giải trí Pacific Playland ở Los Angeles, một khu vực được cho là không có thây ma. Sau khi biết quê nhà của mình đã bị phá hủy cũng như cha mẹ anh khả năng cao đã bị giết, Columbus quyết định đi cùng 3 người kia đến California. Trong suốt chuyến đi, Columbus vẫn cố gắng gây ấn tượng và tán tỉnh Wichita. Khi nhóm đến Hollywood, Tallahassee hướng họ đến biệt thự của Bill Murray. Tallahassee và Wichita được gặp Murray, ông không bị nhiễm bệnh nhưng đã ngụy trang thành một thây ma để có thể đi bộ an toàn quanh thị trấn. Murray bị Columbus giết khi anh bắn ông do nhầm Murray với một thây ma thực sự trong một trò đùa thực tế trong khi xem Ghostbuster với Little Rock. Columbus nhận ra khi chơi trò Monopoly rằng Tallahassee không đau buồn cho chú chó con của minh mà vì đứa con trai nhỏ của anh ta. Wichita ngày càng bị thu hút bởi Columbus và Tallahassee liên kết với Little Rock mặc dù cả hai luôn bất hòa trước nay. Tuy bị thu hút bởi Columbus, Wichita lo sợ về sự liên kết này và quyết định rời đi cùng Little Rock đến Pacific Playland vào sáng hôm sau. Columbus quyết định theo đuổi Wichita và thuyết phục Tallahassee tham gia cùng anh ta. Tại Pacific Playland, hai chị em kích hoạt tất cả các trò chơi và ánh sáng để họ có thể tận hưởng công viên, vô tình điều này thu hút sự chú ý của một số thây ma trong khu vực xung quanh. Một cuộc rượt đuổi bắt đầu, và ngay khi hai chị em bị mắc kẹt trên đỉnh của trò tháp thả, Tallahassee và Columbus xuất hiện. Tallahassee dụ các thây ma đuổi theo mình, tạo cơ hội cho Columbus trèo lên tháp giải cứu hai chị em. Cuối cùng Tallahassee tự nhốt mình trong một bốt trò chơi, dụ thây mà đến gần rồi bắn chúng. Columbus thoát khỏi đám thây ma và bắn xuyên qua nhiều thây ma đang trèo lên tháp để giải cứu các cô gái. Như một lời cảm ơn, Wichita hôn Columbus và tiết lộ tên thật của cô: Krista. Khi nhóm rời Pacific Playland, Columbus nhận ra rằng nếu không liên kết cùng những người bạn này, anh đã có thể là trở thành thây ma, và giờ đây Columbus đã có thứ mà anh luôn mong muốn – một gia đình. Review Khác với bộ phim cùng thể loại là Doghouse cùng năm là theo kiểu kinh dị-châm biếm, thì đối với Zombieland theo kiểu kinh dị-hài hước nên sẽ ít nhiều không có độ phần kịch tính, nhưng không vì lẽ thiếu độ kịch tính mà thiếu độ kinh dị và máu me. Thậm chí mình còn nhận thấy Zombieland đầu tư khá mạnh cho việc chi tiết hóa về đồ họa, máu me và font của bộ phim, âm nhạc. Đối với bộ phim I am Legend là một bộ phim nói về sự đơn độc với hai cái kết trong thế giới Zombie, thì đối với Zombieland sẽ không như vậy, mà là nói về tình cảm hóa giữa nhóm 4 người, câu nói của hai chị em Wichita đã giao kèo với nhau là chỉ tin tưởng nhau. Tuy nhiên sau khi vào công viên Pacific Playland và bị kẹt, rồi họ được cứu bởi hai gã đã bị hai chị em lừa thì nay phải thừa nhận rằng nếu không có họ thì sẽ không làm gì được nên đã trở thành một gia đình. Vì vậy sự khác biệt với I am Legend là ở bộ phim đẩy tình cảm lên hàng đầu làm trọng tâm và phim còn lại lại mang ý nghĩa sự đơn độc trong thế giới tưởng chừng ta là duy nhất. Hóa trang và đồ họa Rất khác biệt với Doghouse, nếu bạn đã xem Doghouse sẽ nhận thấy mức độ hóa trang rất khác xa với Zombieland, ở đây Doghouse đã tập trung hóa vào vấn đề châm biếm xã hội, vì vậy ít nhiều bộ phim sẽ hạ xuống các điều khoản vốn có xuống thấp nhất vốn là đặc trưng của dòng phim zombie. Ít nhiều vấn đề đồ họa và hóa trang cũng liên quan đến kinh phí của đoàn phim nữa, nhưng mình nhận ra là điều đó sẽ không là gì nếu bạn quyết tâm đầu tư cho hoành tráng về đồ họa. Đối với Zombieland, không đi theo hướng châm biếm đó, theo kiểu hài hước trong thể loại kinh dị zombie, nên hầu hết các bạn sẽ thấy hơi tởm tởm nhưng do mức độ hài hước của nó cũng như về mặt tình cảm nữa nên thành ra các bạn sẽ không thấy kinh dị về mặt lối hóa trang như các bộ phim khác. Đó không phải là phương châm của bộ phim Zombieland, chính vì lẽ này mà mức điểm trên imdb rất cao là 7.6 cùng với 507 ngàn đánh giá. Đây có thể nói là mức khá thành công với bộ phim thể loại zombie mà hầu hết đặc trưng là sinh tử sống còn, nên mình nghĩ rằng thành công không ở mức về tình cảm, triết lý sống và gây hài hước mà còn ở mức mặt đồ họa và hóa trang rất chi tiết không đến nỗi tệ như Doghouse. Âm thanh và âm nhạc Mình không phải là một chuyên gia về âm nhạc nên sẽ đánh giá thiển cận, Zombieland đã dùng nhạc rock để tạo ra phong cách khác biệt, nhưng không vì thế mà không tạo ra ấn tượng người nghe. Mạnh mẽ với đàn guitar và trống, hầu hết tone chủ đạo của Zombieland là hơi “rùn rợn” và sợ hãi, khoang, không phải là âm nhạc horror đâu nhé, mà kiểu người nghe hơi ấn tượng vì khi nghe cũng liên tưởng đến việc kinh dị chứ không phải nó là một âm nhạc kinh dị. Cũng không vì hơi hướng hồi hộp mà thiếu đi cái nền âm nhạc nghệ thuật. Phải không nào? Tuy là tone nền hơi hướng hồi hộp hầu hết các bài hát, có một số bài rất hay như: Grocery Store, Girls Abandon Boys, Smash The Van v.v… Sau khi mình hết các bài hát, quả thực mình cảm thấy rất hay, mình ít khi nghe nhạc hầu hết các phim đâu, nhưng mình phải thừa nhận rằng nghệ sĩ David Sardy đã sáng tác ra các bài nhạc rất hay, thậm chí có số bài nhạc tuy hơi rùng mình tí nhưng lại khá hay. Mình đã tìm hiểu về David Sardy, mới vỡ lẽ ra là ông từng là thủ lĩnh ban nhạc Rock Barkmarket nên thầm nghĩ rằng hèn chi hầu hết các bài cho Zombieland điều là nhạc rock, không ít thì nhiều. Ngả ngũ bái phục ông. Kịch tính À thật ra mà nói, về phần kịch tính và hồi hộp trong thể loại Zombie phần lớn luôn chiếm ưu thế, kèm theo với mức độ kinh dị nữa là tay đôi không thể tách rời, thế nhưng đối với Zombieland đã tạo ra phần kinh dị, nhưng nó ở mức độ khá nhẹ, chỉ có thể nhìn ghê ghê vì máu me với việc bị đánh cho dầm bập tan nát cái xác, tiếp là ăn xác và rơi từ cao xuống đất thêm chút máu me là như không có gì để nói là kinh dị nữa, Đây có thể là điểm yếu của bộ phim Zombielan, nhưng bản chất của Zombieland không nhắm đến khán giả ưa thích kịch tính và kinh dị sẵn có, mà đến với khán giả thích xem kinh dị ở mức độ nhẹ nhàng đúng nghĩa mà không cần phải quá buồn nôn hay là gây ra hiện tượng căng thẳn sau khi xem. Thay vào đó là chút nhẹ nhàng cùng với tiếng cười, đôi chút tình cảm nữa. Vì vậy, có thể là vừa điểm yếu, có thể là điểm mạnh vì bộ phim tách hai luồng khán ra làm hai, một phía là kinh dị thuần thúy và một phía là kinh dị nhẹ nhàng chút biến tấu hài hước, do đó mình thấy Zombieland đã mang lại cho mình rất nhẹ nhàng và cảm thấy hạnh phúc sau khi xem xong bộ phim. Không phải do cặp đôi Columbus và Wichita chính thức yêu nhau sau khi giải cứu được Wichita, mà chính là việc thế giới đã chết gần hết người và họ – bốn con người còn lại – cạnh kề bên nhau trong một dãy núi zombie. Đơn độc là điều khó tránh khỏi trong thế giới zombie này nên sau khi xem xong mình thấy vui và ấn tượng với bộ phim hơn là với quan niệm phải kịch tính hay thấy dở sau khi xem xong. Nhân Vật Cả bốn người điều có ấn tượng sâu sắc với mình, nhất là anh chàng Tallahassee đã khiến cho mình mến mộ hơn với lối diễn một gã trai bụi bặm, trông ba trợn nhưng lại tốt bụng, nhất là Columbus đã u mê bà chị Wichita đến nỗi bị lừa hai lần mà vẫn cứ đi tìm chị ta, thế nhưng thằng bé thì kiểu còn chưa trải đời nên lái con xe đi chưa được vài bước đã ngã khiến cho Tallahassee phải phì cười và đành chịu với sự ngốc nghếch. Về Columbus kiểu dạng ngốc nghếch hơn cả con bé Little Rock, vụn về, làm cái gì cũng không xong, nhát gan thỏ đế, được cái là sống dai trong thời đại này, nhất là cu cậu khá giống anh Mark Fai bờ bút, tóc xoăn má cao. Được cái là gây hài hước. Về bà chị Wichita, có lẽ là một cô gái lừa đảo khá chuyên nghiệp cùng với đứa em Little Rock trước thảm họa, thế nhưng sau thảm họa thì vẫn cứ chứng nào tật ấy, tuy nhiên cũng không phải là người vô tình khi được hai chàng trai Tallahassee và Columbus cứu lần thứ 3. Chính vì thế mà hai bà chị mới chấp thuận cùng đồng hành và trở thành một gia đình trên hành trình sống sót. Về cô em Little Rock thì quả thực tới phần 2 là nhìn phát tướng (trổ má) mà ai nhìn vào cũng phát thèm, tuy nhiên tương lai mình sẽ review Zombieland 2. Quay trở lại về cô em Little Rock khá là hợp vai trong bộ phim này, mặc dù không làm gì nhiều lắm, được cái là nếu không có cô em thì cũng không có chuyện cô chị làm theo phải không? Tóm lại Đây làm một bộ phim đáng coi nhất trong số các bộ phim thuộc thể loại kinh dị-zombie và kể cả phim thuộc thể loại hài hước, trước đó mình có review Quý Cô Lừa Đảo là một trong bộ phim hài hước, nếu so sánh mức độ hài hước thì tất nhiên Zombieland không thể đọ lại vì bản chất của Zombieland là giữa hai thể loại kinh dị-hài hước. Thế nhưng nếu mình lựa chọn độ hài mà có nội dung chất hơn thì có lẽ Zombieland lại làm tốt hơn nhiều so với Quý Cô Lừa Đảo về phần nội dung. Tóm lại nếu như bạn sợ máu me, kinh dị, căng thẳng này nọ, thay vào đó là kiểu một thể loại kinh dị-chứa giai thoại tình cảm lẫn hài hước thì quả nhiên, thì có lẽ Zombieland là một trong lựa chọn hàng đầu nhất thay cho các bộ phim kinh dị thuần thúy máu me, bạo lực, hóa trang kinh dị đến nôn mửa và đặc biệt là không hề có kiểu jumpscare. Nếu như bạn cần một bộ phim zombie châm biếm hài khác thì có thể kham thảo bộ phim Doghouse (2009), còn không thì có thể tìm đến bộ phim Extinction (2015), đây là một bộ xem khá được, gay cấn có, nghiêm túc có, và tất nhiên là zombie không ngu và khá thông minh theo kiểu bầy đàn, một bộ phim khác nữa là I am Legend 2009 cũng tương tự như vậy. Còn nếu không vừa lòng, bạn có thể vào tag zombie để tìm kiếm một bộ phim ưng cho mình nhé.
    • 0 downloads
    15 năm kể từ ngày ra mắt, Pan’s Labyrinth vẫn được biết đến như một tác phẩm bất hủ, đánh dấu sự nghiệp lẫn phong cách của đạo diễn Mexico, Guillermo Del Toro. Năm 2017, khi Viện Hàn Lâm xướng tên ông cho giải Đạo diễn xuất sắc và The Shape Of Water cho giải Phim xuất sắc, tôi vừa cảm thấy hạnh phúc cho vị đạo diễn mình yêu thích, vừa cảm thấy tiếc cho Pan’s Labyrinth. Với những người chưa biết về Del Toro, ông là một người mê đắm với quái vật và thần thoại, với những tạo hình nghịch dị đặt giữa những câu chuyện giàu chất thơ một cách kỳ lạ. Với sự ám ảnh đó, Del Toro hoàn toàn có thể theo đuổi những bom tấn tầm cỡ như cách ông đã phù phép cho Hellboy và Pacific Rim. Song trước đây, ông đã từ chối lời mời làm đạo diễn cho The Chronicles Of Narnia: The Lion, The Witch And The Wardrobe — một trong những bộ phim thần thoại nổi tiếng nhất mọi thời đại — để theo đuổi dự án Pan’s Labyrinth mà ông chắp bút và ấp ủ. Del Toro đã và luôn là một cái tên độc lập, nằm ngoài danh sách đạo diễn cộm cán thương mại của Hollywood. Sự độc lập này đã giúp Del Toro giữ vững được phong cách điện ảnh và kể chuyện của mình, với Pan’s Labyrinth và The Shape Of Water là hai tác phẩm ấn tượng nhất. Dẫu khiêm tốn hơn về giải thưởng lẫn độ phủ, với tôi Pan’s Labyrinth là bộ phim đã đặt những viên gạch đầu tiên cho chiến thắng vinh quang sau này của ông. Bài viết này về Pan's Labyrinth là một lời mời gọi đến những ai chưa xem, và lời tri ân hoài niệm cho những ai đã từng. Bởi đối với tôi, Pan’s Labyrinth đại diện cho những gì Guillermo Del Toro muốn theo đuổi ở trường phái hiện thực huyền ảo — magical realism. Câu chuyện cổ tích không dành cho trẻ em Mang tựa gốc là El Laberinto Del Fauno (Mê cung của Thần Nông), Pan’s Labyrinth kể về Ofelia (Ivana Baquero) và hành trình để trở về của cô sau khi được một vị thần tiết lộ rằng cô là công chúa bị thất lạc của vương quốc người chết. Với mở đầu đúng chất “ngày xửa ngày xưa”, khán giả được nghe câu chuyện về công chúa Moanna của Âm phủ. Vì tò mò nhân thế, nàng rời bỏ vua cha để lên mặt đất. Bị ánh sáng mặt trời làm mù đôi mắt, nàng mất sạch ký ức và sống cuộc đời như người phàm. Vua Âm phủ đã xây một mê cung đóng vai trò như cánh cổng giữa hai thế giới, với niềm tin một ngày nào đó con gái sẽ trở về. Khi câu chuyện kết thúc, nhân vật chính ngay lập tức được giới thiệu. Bộ phim theo gót chân Ofelia khi cô bé và mẹ được chuyển đến doanh trại quân sự của Vidal (Sergi López), cha dượng của cô, cũng là một sĩ quan tàn ác dưới chế độ độc tài Franco ở Tây Ban Nha. Bà Carmen (Ariadna Gil), mẹ của cô được Vidal giao cho một trọng trách to lớn: hạ sinh cho hắn đứa con trai nối dõi. Trước môi trường sống phúc tạp cùng bầu không khí tàn khốc của chiến tranh, Ofelia tìm niềm vui trong cuốn truyện cổ tích của mình. Để rồi một đêm nọ, một tiểu tiên (faery) dẫn lối cô vào một mê cung bí hiểm trong khuôn viên doanh trại và gặp Thần Nông. Thần cho Ofelia biết rằng cô chính là công chúa Moanna bị thất lạc năm xưa, và rằng cô cần vượt qua ba thử thách để chứng minh sự “thanh khiết” của mình và trở về Âm phủ. Với lối kể song hành đó, Del Toro vẽ ra hai con đường, cùng hai bản ngã của Ofelia, từ đó dẫn dắt người xem qua một bộ phim đan xen thực-ảo. Ofelia lao vào hành trình của một nữ anh hùng, với một kẻ chỉ đường thông thái và phải đối diện với thế lực hắc ám. Nhưng mọi thứ cô trải qua đều có sự đối xứng giữa thế giới cổ tích đầy phép màu và thế giới con người đầy tàn khốc. Từ đó chúng ta thấy Del Toro chia bộ phim mình thành hai nửa hoàn hảo: nửa kỳ ảo (magical) và nửa hiện thực (realism). Ta thường nghĩ cổ tích là một thứ gì đó đẹp đẽ, màu hồng. Đó là cách văn hoá đại chúng đã phủ lên những gì nhẹ nhàng nhất cho tâm lý của trẻ em. Nhưng nếu ai thật sự biết về truyện cổ gốc của Andersen hay anh em nhà Grimm, cũng như hiểu về thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, họ sẽ thấy cổ tích là một vùng đất của sự cấm kỵ và đầy tăm tối. Chắc chắn không ít người đã từng đọc các phiên bản rợn người của Lọ Lem, khi mẹ kế dùng dao gọt gót chân để hai cô con gái có thể mang vừa chiếc hài thuỷ tinh. Hay công chúa ngủ trong rừng bị vị hoàng tử cưỡng bức. Còn với Freud, cổ tích là nơi chứa những ẩn ức của con người, nơi gieo mầm những dục vọng sâu kín nhất. Đó là một toà tháp nơi một cô gái bị giam cầm, mũi kim đâm vào tay một công chúa, sự vắng bóng của người đàn ông trong nhiều câu chuyện hay ba giọt máu rơi xuống tuyết. Tất cả đều là lớp phủ tiềm thức chúng ta tự tạo nên để che đi những biểu tượng tính dục ẩn đằng sau. Thế giới cổ tích của Pan’s Labyrinth cũng tương tự. Đó không phải là câu chuyện dễ thương dành cho những đứa trẻ. Đi theo đúng quy chuẩn của thể loại dark fantasy, Pan’s Labyrinth dùng cổ tích và ba thử thách tưởng như đơn giản nhưng lại là tấm gương soi chiếu hiện thực tàn khốc mà không phải ai cũng nhận ra ở lần đầu xem phim. Ba thử thách, một kẻ xấu và sự giao thoa thực-ảo Ba thử thách đó lần lượt là: lấy chiếc chìa khoá trong bụng con cóc khổng lồ dưới gốc cây mục rữa, lấy con dao găm từ Kẻ Tái Nhợt (The Pale Man, một con quái vật chuyên ăn thịt trẻ em), và cuối cùng là hiến tế mạng sống của một tâm hồn trong sáng. Theo Hành trình anh hùng của Joseph Campbell, mọi thử thách mà người hùng trải qua đều phải có một thế lực xung khắc. Đó là một ác nhân, một kẻ phản diện, một con quái vật. Mỗi khi thắng được thế lực đó, người hùng sẽ phát triển một bản dạng mới, với những nhận thức và bài học mới. Trong Pan’s Labyrinth, ở cả thực tại và cổ tích, Ofelia đều gặp những thế lực xung khắc, và kẻ xấu lớn nhất không ai khác chính là đại tá Vidal. Vidal là một tên độc tài tàn ác, giết người không gớm tay. Hắn khinh thường phụ nữ với những tư tưởng bệnh hoạn. Vidal có niềm tin tuyệt đối rằng đứa con sắp chào đời của hắn là con trai, đe doạ tất cả những ai dám đặt câu hỏi. Đối với hắn, cái thai của Carmen là quan trọng nhất, còn cô và Ofelia chỉ là hai cái gai trong mắt. Carmen đã khẳng định rằng nếu có bất trắc lúc lâm bồn, bằng mọi cách phải cứu đứa bé và không cần quan tâm đến người mẹ. Trên đường chinh phục ba thử thách, Ofelia gặp phải hai quái vật kinh tởm: một con cóc khổng lồ và một kẻ khát thịt trẻ nhỏ. Trên bề mặt, chúng là những thực thể trong thế giới đầy nghịch dị và kỳ quái của Ofelia. Nhưng nếu để ý cách đặt để những biểu tượng, chúng thật ra đều là những biến thể khác của đại tá Vidal. Trong thử thách đầu tiên, Ofelia phải chui vào một gốc cây mục rữa và lấy chiếc chìa khoá trong bụng một con cóc khổng lồ. Nếu tinh ý quan sát kĩ, ta sẽ nhận ra gốc cây chính là hình dáng của tử cung: hai đường cong giao nhau tại một khoảng trống ở giữa là âm đạo. Đó là một biểu tượng thiêng liêng của người phụ nữ, là dấu ấn của sự khởi đầu, của sự sống. Theo quyển sách cổ tích, đó từng là một cái cây đầy sức sống. Nhưng con cóc đã làm tổ trong gốc cây, kìm hãm và hút cạn sự sống của nó, khiến cho mọi thứ trở nên héo mòn. Điều này có làm bạn liên tưởng đến cặp nhân vật nào trong thực tế của Ofelia không? Con cóc và gốc cây là một ẩn dụ cho mối quan hệ độc hại mà Vidal đang trói buộc Carmen. Hắn không coi trọng phụ nữ, càng không hiểu về sự thiêng liêng của tính nữ, bởi đối với hắn, đó chỉ là một nơi để hắn gieo mầm cái xấu xí của mình mà hắn gọi là “giọt máu.” Ở thử thách thứ hai, Ofelia phải dẫn theo ba tiểu tiên để tiến vào sào huyệt của Kẻ Tái Nhợt và đánh cắp con dao của hắn. Trong sào huyệt, hắn ngồi bất động bên một bàn tiệc thịnh soạn. Thần Nông đã dặn Ofelia tuyệt nhiên không được động vào bất cứ món ăn nào. Nhưng cô đã bất tuân lời dặn, đánh thức Kẻ Tái Nhợt. Dù thoát chết trong gang tấc, hai tiểu tiên dẫn dắt cô đã bị ăn thịt. Ta có thể thấy sự tương đồng giữa vị trí đầu bàn tiệc của Kẻ Tái Nhợt và Vidal. Đó là một vị trí thể hiện sự kiểm soát và đầy uy quyền, Đó là vị trí có thể thấy tất cả, và mọi chú ý cũng đổ dồn. Sự thoi thóp về thời gian trong thử thách này cũng là biểu tượng cho sự ám ảnh của Vidal với thời gian, bởi ông luôn mang bên mình chiếc đồng hồ quả quýt. Chi tiết này gợi nhắc đến một kẻ độc ác trong thần thoại Hy Lạp là Kronos, Titan của thời gian (từ chronological được lấy từ tên của vị Titan này, có nghĩa là “theo trình tự thời gian”). Kronos đứng đầu các Titan, là cha của sáu vị thần Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon và Zeus. Khi nhận được lời tiên tri rằng mình sẽ bị lật đổ, Kronos đã ăn thịt các con mình, trừ Zeus may mắn thoát chết. Kronos và Kẻ Tái Nhợt có chung sở thích ăn thịt trẻ con, cũng chính là mối liên kết với Vidal, tên độc tài sẵn sàng giết người vô tội để thực hiện mục tiêu của mình. Ở thử thách thứ ba, Ofelia phải dùng con dao vừa lấy được để hiến tế sinh mạng của một linh hồn trong sáng, chính là em trai mình. Trong những phút cao trào nhất phim, hai thế giới của Ofelia như hoà làm một khi mọi thứ đưa cô đến mê cung của Thần Nông, sẵn sàng mở cánh cửa về Âm phủ. Không còn quái vật nào nữa, kẻ thù trong thử thách này chính là Vidal bằng xương bằng thịt. Từ những biến thể trong hành trình cổ tích của Ofelia, kẻ xấu lớn nhất mà cô phải vượt qua giờ đây đứng trước mắt và dọa lấy đi mạng sống của cô. Trong thời khắc sinh tử ấy, Ofelia một lần nữa bất tuân mệnh lệnh của Thần Nông. Cô lãnh viên đạn chí mạng, kết thúc cuộc đời mình vào ngay giây phút Vidal bị quân khởi nghĩa bắn chết. Nhưng điều hoang mang nhất là trước khi hạ sát Ofelia, Vidal không hề nhìn thấy Thần Nông. Trong mắt hắn, cô bé đang nói chuyện với thinh không. Vậy, liệu hành trình cổ tích của Ofelia có tồn tại? Và liệu cô có thật sự trở về Âm phủ để đoàn tụ gia đình, hay tất cả chỉ là một thứ huyễn hoặc trong tâm trí của một đứa trẻ? Khi cái chết là sự giải thoát đẹp nhất của tuổi thơ Có nhiều cách để diễn giải kết thúc đầy biểu tượng của Ofelia trong phim. Nếu đi theo cách tiếp cận đơn giản nhất, chúng ta sẽ xem bộ phim này là một bộ phim thuần tuý fantasy, tức thần thoại, viễn tưởng. Tất cả các thử thách là có thật, được đặt ra để dẫn dắt Ofelia trở về nhà. Ofelia đã chứng minh được sự thuần khiết của mình, bởi cô không chọn giết người vô tội vì lợi ích cá nhân. Chính Ofelia là người mang giọt máu của tâm hồn trong sáng. Khi hoàn thành mọi thử thách, Ofelia trở về nhà dưới hình hài công chúa Moanna, diện kiến vua cha và mẹ của mình. Nếu diễn giải theo trường phái hiện thực kỳ ảo, chúng ta sẽ phải nhìn bộ phim dưới lăng kính tối tăm hơn để chấp nhận rằng: cái chết của Ofelia là một sự giải thoát. Khi phim đặt người xem ở góc nhìn của Ofelia, mọi thứ thể hiện trên từng khung hình chính là thế giới do trí tưởng tượng hiếu động của cô tạo nên. Thế giới cổ tích của Ofelia không có thật. Những thử thách mà cô trải qua không chỉ là một cách thoát ly khỏi hiện thực mà còn có thể được xem là một cơ chế phòng vệ, giúp cô dễ dàng đối diện với những khắc nghiệt xung quanh. Cô bé biến Vidal thành những con quái vật, và việc chiến thắng chúng giúp cô có thêm niềm tin vào thực tại. Khi sắp sửa giã từ cõi đời, cô dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ nên một viễn cảnh tươi đẹp: được trở về nhà, được sống trong huyễn tưởng êm ái và quên đi thực tại đầy bi thương. Nếu hiểu theo hướng này, Pan’s Labyrinth là hành trình tâm lý của một cô bé, một sự trong sáng thật nhỏ bé bị kiềm cặp bởi những bất hạnh mà chế độ Phát-xít mang lại. Và để tuổi thơ êm đềm đó mãi thuần khiết, cái chết chính là lựa chọn của cô. Nếu nhìn bộ phim dưới hướng tiếp cận của nữ quyền luận (feminism), ta có thể thấy được đề tài về sự bất tuân (disobedience) là kim chỉ nam cho hành trình của Ofelia. Cô bỏ ngoài tai những mệnh lệnh từ người lớn, và cả những gì Thần Nông yêu cầu. Việc chinh phục từng thử thách cũng là từng bước để Ofelia đến với thế giới người lớn. Cô đã đối diện với những vấn đề dục tính tuổi dậy thì và chứng minh rằng tâm hồn mình không bị vấy bẩn bởi những tư tưởng nam quyền độc hại của Vidal. Những hình ảnh như trang sách đẫm máu, gốc cây mục rữa, củ nhân sâm và nỗi đau đớn của người mẹ mang thai đều là những biểu tượng đặc sắc thể hiện cho tính nữ của bộ phim này. Để viết về Pan’s Labyrinth một cách đầy đủ nhất thật sự không dễ, khi chính bản thân tác phẩm này đã là đề tài cho rất nhiều nghiên cứu khoa học điện ảnh và truyền thông trên thế giới. Điều tôi mong muốn truyền tải qua bài viết này chỉ là một vài cách tiếp cận để hiểu hơn một tác phẩm mà tôi cho là vô cùng kinh điển. Thăm lại từng khung hình của Pan’s Labyrinth, tôi nhìn thấy tất cả những gì mà giới phê bình và khán giả đã khen ở The Shape Of Water nhưng được truyền tải tối giản, tinh tế và đầy tính biểu tượng hơn. Song, tác phẩm điện ảnh nào cũng có “thời” của nó. Thành công của cả hai bộ phim là không thể so sánh được bởi chúng sinh ra ở hai thời điểm khác nhau. Các yếu tố văn hoá, xã hội, chính trị cũng khác nhau. Ta không thể chỉ đánh giá qua tài năng của riêng người đạo diễn. Nếu áp dụng những hướng tiếp cận này cho The Shape Of Water, bạn sẽ có những góc nhìn tương tự, bởi hành trình tìm về Âm phủ của công chúa Ofelia không hề khác hành trình tìm về đại dương của công chúa Elisa (Sally Hawkins). Nhưng với tôi, Pan’s Labyrinth vẫn là một bộ phim tốt hơn bởi tính nguyên bản của nó, cũng như đánh dấu tầm nhìn của một nhà làm phim có phong cách rất riêng biệt.
    • 1 download
    Mười năm sau sự kiện trong phần phim trước, những người sống sót Tallahassee, Columbus, Wichita và Little Rock trở thành chuyên gia nhận dạng và tiêu diệt nhiều loại thây ma vào ẩn náu trong Nhà Trắng bị bỏ hoang. Columbus cầu hôn Wichita bằng viên kim cương Hope. Sáng hôm sau, hai chị em Wichita và Little Rock rời đi vì Little Rock cảm thấy Tallahassee vẫn đối xử với cô như đứa trẻ và Wichita sợ mình quá gắn bó với Columbus. Một tháng sau, Columbus gặp cô gái tóc vàng tên Madison, người sống sót trong đại dịch thây ma bằng cách trốn trong kho lạnh của cửa hàng Pinkberry. Columbus mời cô về Nhà Trắng và cả hai quan hệ tình dục. Wichita quay về thấy Columbus đã ngủ với Madison, cô giải thích rằng Little Rock đang đi đến Graceland cùng với một chàng trai từ Berkeley, và cho cả nhóm biết về một loại siêu thây ma mạnh mẽ đang ở ngoài kia. Lo cho sự an toàn của Little Rock, cả nhóm lên đường đến Graceland. Trên đường đi, cả nhóm chạm trán một đám thây ma, trong đó có con siêu thây ma phải bắn nhiều phát mới giết được nó. Madison cho thấy dấu hiệu sắp biến thành thây ma, buộc Columbus phải đưa cô vào rừng để bắn cô. Cả nhóm đến Graceland nhưng thấy nó đã trở nên hoang tàn, sau đó ghé vào một nhà nghỉ mang phong cách tưởng niệm Elvis Presley. Họ gặp Nevada, Albuquerque và Flagstaff, biết được rằng do cạn nguồn thức ăn nên bọn thây ma đang di chuyển về hướng đông. Albuquerque và Flagstaff ra ngoài giết một nhóm thây ma, không may bị cắn rồi biến thành thây ma, để rồi cả hai bị tiêu diệt. Cả nhóm lên đường đến Babylon để tìm Little Rock. Cả nhóm bất ngờ phát hiện Madison vẫn còn sống và đang lái chiếc xe bán kem. Tái hợp với nhóm, cô giải thích rằng mình bị dị ứng hạt cây nhưng trông giống sắp biến thành thây ma. Lúc đó thay vì bắn cô, Columbus đã tha mạng cho cô. Cả nhóm đến Babylon, giao nộp vũ khí và tìm thấy Little Rock. Tallahassee tạm biệt mọi người để ra đi một mình, anh thấy đám đông thây ma đang kéo đến tòa nhà của cộng đồng người sống sót, anh quay lại để cảnh báo mọi người. Mặc dù không còn súng đạn nhưng Tallahassee có kế hoạch khác để giết bọn thây ma. Tallahassee làm mồi nhử dụ bọn thây ma đuổi theo lên sân thượng, anh đu trên một cọng dây trong khi những người khác khiến bọn thây ma rơi khỏi tòa nhà. Trong phút chốc bọn thây ma đều bị tiêu diệt, Wichita chấp nhận lời cầu hôn của Columbus. Berkeley và Madison ở lại với cộng đồng người sống sót, nhóm của Tallahassee cùng với Nevada rời khỏi Babylon. Trong phần cảnh hậu danh đề cho thấy mười năm trước, khi đại dịch thây ma bắt đầu bùng nổ, Bill Murray đang được phỏng vấn trong đài truyền hình thì bọn thây ma tấn công vào, nhưng ông đã giết nhiều thây ma và chạy thoát thành công.
    • 0 downloads
    Tác phẩm thứ 23 trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, diễn ra sau sự kiện trong Avengers: Endgame. Những người chết do cú búng tay của Thanos hồi sinh, thế giới quay lại cuộc sống bình thường và tưởng nhớ người hùng Iron Man. Peter Parker (tức Spider-Man, Tom Holland đóng) tiếp tục học ở trường trung học tại New York (Mỹ). Cậu tái ngộ bạn thân Ned Leeds (Jacob Batalon đóng) và Michelle Jones (thường gọi là MJ, Zendaya đóng) - cô gái trong mộng. Cũng bị tan biến trong sự kiện ở Avengers: Infinity War, hai người này vẫn cùng độ tuổi với Peter. Khi lớp Peter đi nghỉ ở Venice (Italy), một quái vật khổng lồ tấn công khiến cậu phải giao chiến. Sau đó, Peter được Nick Fury (Samuel L. Jackson) mời tham gia chiến dịch chống các sinh vật này (được gọi là nhóm Elementals). Một siêu nhân có phép thuật tên Mysterio (Jake Gyllenhaal) cho biết chúng đến từ thế giới của anh - thuộc chiều không gian song song với vũ trụ của Người Nhện. Ở Spider-Man: Far From Home, đạo diễn Jon Watts pha trộn thể loại phim tình cảm học đường và siêu anh hùng. Ngoài chuyện hành hiệp, Người Nhện mang nỗi bận tâm đời thường của chàng trai 16 tuổi. Nửa đầu phim, cậu dành phần lớn tâm trí cho việc tán tỉnh MJ. Ngay cả khi hiểm họa xuất hiện, Peter vẫn xao lãng chuyện cứu thế giới vì người đẹp, thậm chí muốn nhường nhiệm vụ cho các người hùng dày dạn như Thor, Doctor Strange hay Captain Marvel. Loạt tình tiết hài quen thuộc của Marvel được đan cài trong hành trình này, khi Peter vừa cố che giấu thân phận với bạn học, vừa cố gây ấn tượng với MJ. Tác phẩm cũng đánh dấu hành trình trưởng thành của Spider-Man. Đầu phim, cậu chưa sẵn sàng cho những vấn đề của người lớn lẫn sứ mệnh trở thành "Iron Man mới" của nhân loại. Cái chết của Người Sắt để lại khoảng trống lớn, khiến Peter hoang mang khi mất đi người hướng dẫn. Tuy nhiên, theo diễn biến phim, cậu dần ý thức trách nhiệm của người hùng, đồng thời nhận ra không cần "gồng mình" để tiếp quản vai trò của người khác. Ở hồi kết, phim nêu thông điệp về sự chênh vênh giữa điều thật - giả trong truyền thông, cách dư luận dễ dàng bị những kẻ có công nghệ cao lừa gạt. So với hai loạt phim trước về Spider-Man (do Tobey Maguire và Andrew Garfield đóng chính), Far From Home mang không khí nhẹ nhàng hơn. Sau nửa đầu, nhịp phim được đẩy cao với tình tiết bất ngờ xoay chuyển câu chuyện theo hướng mới. Lúc này, bom tấn có kinh phí 160 triệu USD phô diễn nhiều cảnh chiến đấu được dựng bằng kỹ xảo. Lối đánh linh hoạt, di chuyển nhanh bằng tơ bám của Người Nhện được thể hiện rõ nhất ở cao trào. Tuy nhiên, kịch bản vẫn có một số điểm chưa hợp lý, nhất là việc Iron Man dễ dàng giao lại công nghệ có sức mạnh hủy diệt cho cậu bé như Spider-Man. Thiết bị nguy hiểm này cũng dễ dàng chuyển giao qua tay người khác chỉ với ít hiệu lệnh. Trong vai chính, Tom Holland tiếp tục mang đến sức trẻ cho nhân vật. Kiểu nói chuyện nhanh và dí dỏm xen lẫn các động tác hình thể là điểm nhấn trong lối diễn của ngôi sao 23 tuổi. Còn Zendaya mang đến hình tượng mới cho vai bạn gái Người Nhện với phong cách lạnh lùng, hơi bất cần. Gần đây, sao nữ sinh năm 1996 còn được chú ý khi đóng chính Euphoria - series có nhiều cảnh "nóng" xoay quanh các học sinh. Điểm sáng về diễn xuất thuộc về Jake Gyllenhaal - ngôi sao thực lực của Hollywood. Sau nhiều năm đóng phim tâm lý, tài tử góp mặt trong bom tấn hè và gây ấn tượng với biểu cảm đa dạng. Càng về cuối, nhân vật Mysterio càng có nhiều đất diễn với những đoạn thoại kéo dài. Ngoài ra, các "cựu binh" của Vũ trụ Điện ảnh Marvel như Samuel L. Jackson, Marisa Tomei (vai bác May của Peter) vẫn giữ phong độ. Cũng như đa phần tác phẩm của Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Spider-Man: Far From Home có hai đoạn phim sau khi câu chuyện chính kết thúc. Một mở ra hướng mới cho phần tiếp về Người Nhện, một gây bất ngờ cho khán giả và kết nối với phim Captain Marvel.
    • 0 downloads
    I.TỔNG QUAN Theo mình, đây là một trong những bộ phim kinh dị tâm lý, tình cảm gia đình có tiết tấu chậm và buồn ngủ một cách kinh ngạc, thậm chí là ở những phút gần cuối của bộ phim, mình đã phải tua nó lên ở tốc độ 1.12x để có thể cố gắng xem nốt. Phim có một cốt truyện đơn giản, được kể chậm rãi và không hề có những màn jump scare hay hù dọa dồn dập nào như các phim trước đây mình từng xem và thậm chí trình tự thời gian được ghi chú trên phim một cách lạ lùng nhất có thể. Nhưng sự đáng sợ của nó không phải ánh sáng, kĩ xảo hay các nhân vật “ghost” đen tối, mà nằm ở tâm lý của từng nhân vật và những dấu hiệu mà ta nhận được từ đầu cho đến khi kết thúc hành trình hơn 2 giờ của phim. II.NỘI DUNG Nội dung phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Stephen Str….à nhầm King. Câu chuyện xoay quanh gia đình 3 người nhà Torrance là Jack (bố), Wendy (mẹ) và Danny (con trai) có một quá khứ không được nhắc đến nhiều mà chỉ được xác nhận qua lời kể của chính đạo diễn. Jack là một giáo viên nhưng chỉ để kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như theo đuổi ước mơ viết lách, công việc khó khăn mà ông vẫn chưa có được thành công. Ông có tiền sử nghiện rượu cũng như đã từng có hành vi bạo lực và khiến con mình bị thương. Sau đó, may mắn đến với ông khi ông tìm được công việc trông coi khách sạn Overlook (một khách sạn nằm trên ngọn núi cao cách thị trấn gần nhất gần 25 dặm và hoàn toàn biệt lập) vào mùa đông bởi vì với khí hậu lạnh và tuyết dày đặc thì mùa đông khách sạn không thể đón khách. Khi cả gia đình Torrance chuyển đến Overlook và ông cho rằng ông sẽ có thể hoàn thành được cuốn tiểu thuyết của mình nhưng Jack không hề biết rằng khi đặt chân đến Overlook thì chính là lúc bi kịch bắt đầu. Những giây phút tiếp theo chỉ là câu chuyện về các hoạt động hằng ngày của nhà Torrance diễn ra một cách bình thường nếu như loại trừ đi hành vi nổi nóng, bạo lực của Jack; sự lo âu, sợ sệt của Wendy và cuối cùng là sự vô cảm, năng lực “Shining” của Danny. À mà như vậy thì liệu có bình thường không nhỉ? Rồi những giấc mơ kì lạ, hành vi bất thường tăm tối của cả gia đình thậm chí còn át đi cả không gian và màu sắc tươi tắn của khách sạn. Đến khi cả ba người không còn sự kết nối với nhau, đó là lúc bóng ma hiện ra để thao túng Jack, đẩy bộ phim lên cao trào mà chẳng cần bất kì một sự sợ hãi nào từ bản thân mình trước đó. Mà cảm giác đó, được truyền trực tiếp từ các nhân vật trong phim đến với người xem. Vì mình ấn tưởng với các nhân vật trong “The Shining” nên tiếp theo mình sẽ nhận xét về 3 nhân vật chính trong phim. III. NHÂN VẬT Gia đình Torrance có lẽ đã chẳng kết nối được với nhau, ngay từ đầu phim chúng ta đã cảm nhận được sự kì lạ của gia đình này. Dù tất cả mọi lời nói, hành động đều có vẻ rất bình thường nhưng đâu đó trong mối quan hệ này là sự xa cách, rạn nứt mà ta có thể cảm nhận. Một sự vô cảm đến rợn người được đưa vào nhẹ nhàng và tinh tế, truyền tải vào từng câu thoại. Sự giao tiếp hời hợt, những câu chuyện chẳng đi đến đâu và không có lấy một lời thăm hỏi. Ngay cả cái cách Wendy để mặc cho Danny nói chuyện với Tony ( người bạn tưởng tượng của Danny), hút thuốc, thể trạng mệt mỏi gầy gò và cả câu chuyện về nhóm Donner phải ăn thịt lẫn nhau để sống sót được kể lại không chút suy nghĩ và thận trọng của người cha kèm theo đó là một nụ cười độc ác. Tất cả những chi tiết đó, ghép nối lại để chỉ ra rằng gia đình này thật ra đã tan vỡ từ sâu thẳm bên trong mỗi người. Và lý do của sự tan vỡ đó, được chính đạo diễn xác nhận là do hành vi bạo lực của Jack trong quá khứ diễn ra không chỉ một lần. Theo dõi Danny từ đầu tới cuối bộ phim, chúng ta sẽ thấy đó là một cậu bé kì lạ. Đoạn hội thoại đầu tiên của Danny với người “bạn” Tony đã cho chúng ta được phần nào con người cậu bé. Danny nói chuyện với mọi người không một chút cảm xúc, không vui vẻ hồn nhiên như nhiều đứa trẻ đồng trang lứa, thậm chí cả lúc nhìn thấy các dấu hiệu “shining”, đôi chị em song sinh quái gở, Danny cũng chẳng hề khiếp sợ kể lại với bố mẹ. Cách cậu lặng lẽ đạp xe đi quanh nhà, qua các căn phòng, tiếp xúc với Hallorann ( người có khả năng “shining” giống cậu) cũng chẳng thể hiện một chút cảm xúc nào khác. Khi nhắc chứng loạn thần, đúng vậy là mình đang nhắc đến Tony, dù là một nhân vật tưởng tượng nhưng nhân vật này luôn khiến người xem có một cảm giác sợ hãi khó hiểu, lúc xem phim, mình cũng không biết Tony là một chứng bệnh tự kỉ hay đó là dấu hiện quỷ ám và trao cho Danny khả năng “shining”. Tony có thể biết khi nào Jack gọi về và chính Tony cũng là người chiếm hữu Danny và liên tục lặp đi lặp lại chữ “Redrum”. Và bằng cách nào đó, chính Tony là người đã cảnh báo và cứu sống mẹ con Danny, điều đó đáng sợ nhưng không thể phủ nhận Tony đã giúp Wendy và Danny sống sót. Khuôn mặt gầy gò, nghiện thuốc lá và đôi mắt to. Trong Wendy tồn tại một cảm giác bất lực, một điều bất an mà cô không thể hiểu được. Việc cô đốt những điếu thuốc trong suốt bộ phim cũng chỉ ra rằng cô là người luôn phải đối mặt với lo lắng và sợ hãi. Có lẽ sự lo lắng và sợ hãi đó bắt nguồn từ quá khứ, có điều gì đó ám ảnh cô nhiều đến mức làm cô trở nên suy kiệt. Wendy và Danny từng bị Jack bạo hành, nhưng khi bị Jack quát nạt, cô lại không thể hiện một hành động phản kháng nào. Cô chỉ biết sợ hãi bỏ đi, đó cũng chính là lúc mình nhận ra bi kịch đang chờ đợi gia đình này ở phía trước. Một gia đình mà người vợ không thể lắng nghe và hiểu con, không thể gắn kết và khuyên nhủ người chồng thì gia đình đó đã không thể bền vững được nữa. Chúng ta ai cũng biết lý do Jack đến với Overlook là để tìm một chỗ yên tĩnh để viết nốt cuốn sách của mình. Thực tế không hẳn như vậy, Jack đến Overlook một thời gian thì mới bắt tay vào viết sách, bằng chứng là tập bản thảo điên rồ toàn chỉ một dòng “ All work and no play makes Jack a dull boy” dịch ra “Đâm đầu vào công việc và không vui chơi biến Jack thành kẻ ngốc”. Đó là sản phẩm của một con người đang chìm sâu vào khủng hoảng và điên loạn. Ấn tượng đầu tiên của mình về Jack thể hiện đúng bản chất của con người này, trong anh có 1 sự vô cảm với gia đình, đôi mắt ác độc, hung dữ và cơ mặt nhăn nhó “gầm gầm” khiến mình nghĩ ngay tới một vai phản diện đỉnh cao như Hannibal Lecter, một kẻ điên chỉ làm chuyện ác bởi vì hắn thích như vậy. Mình chưa bao giờ cho rằng Jack là người bố cũng như là người chồng tốt, cái vẻ thiếu thân thiện và có vẻ đầy bạo lực đó luôn khiến Jack trở nên đáng sợ, phải chăng tạo hình nhân vật như vậy là để đúng với tính cách của hắn? IV. ÂM THANH VÀ KĨ XẢO Âm thanh của phim cũng là một phần khác biệt với phim kinh dị mà ta biết. Không có tiếng cót két, tiếng cửa kêu, không có tiếng ván gỗ hay những âm thanh to bất chợt khiến người xem giật mình. Tất cả đều rất nhẹ nhàng, bản nhạc đầu phim là một quãng dài các nốt đơn điệu của tiếng kèn, thiếu âm sắc và ghê rợn. Những tiếng hú, tiếng rên, tiếng chim chóc được bóp méo làm ta có cảm tưởng như đang lạc vào thế giới của các bộ phim “Ngày xửa ngày xưa” cũ kĩ. Nhạc phim đã tự thân nó khiến ta khó chịu. Trong suốt thời gian còn lại, nhạc phim không để lại ấn tượng quá nhiều cho mình ngoài một cảm giác khó chịu. Ngoài ra, phim cũng chẳng có nhiều kĩ xảo, không cần phải hóa trang như một bữa tiệc Halloween, các “bóng ma” cũng chẳng xấu xí hay gai góc, à trừ con quỷ già ở phòng 237 nhé =)))) Đoạn đó hơi tởm. Cách trang hoàng của khách sạn cũng rất tươi sáng và đẹp, và khách sạn cũng đông nữa nên chắc là không đáng sợ lắm đâu =))) Đùa đấy, nhưng cả khách sạn to tổ bố chảng mà có 3 người thì cũng nể cho sự gan dạ của 2 cô chú nhà Torrance thật. Đoạn này hết biết nói gì rồi, ngoài mấy pha flashback tầm 0.3s mỗi lần ra thì chắc cũng chả có gì nhiều. Đơn giản nhưng đủ tạo điểm nhấn, nhẩy? V. CÁC CHI TIẾT ẤN TƯỢNG Có 3 chi tiết trong phim khiến mình sởn gai ốc thật sự và đánh tan sự buồn ngủ trong chính mình, khiến mình phải thốt lên: “Thời địu, ra là vậy, kinh vail**”. Nhắc lại là nếu bạn nào chưa coi phim thì hãy đi coi đi và ngưng đọc đoạn này vì nó spoil nặng lắm đó. Chi tiết đầu tiên là câu nói được lặp lại bởi 2 chị em song sinh đã chết đang dụ dỗ trẻ dưới vị thành niên là Danny “ Come and play with us forever and ever and ever” . Tiếng 2 chị em bị thay đổi kèm theo đó là những pha flashback nhanh khiến người xem hơi thoáng giật mình. Nhưng mình thật sự hoảng hồn đó là khi Jack nói với Danny : “I wish we can stay here forever and ever and ever” . Trong khoảng khắc đó, mình biết Jack không còn bình thường nữa và Jack đã bị các thế lực siêu nhiên chi phối hòa vào làm một với khách sản quỷ quái kia. Chi tiết thứ hai là lúc Wendy nhìn thấy bản thảo của Jack, mình đã hoàn toàn sụp đổ, mình nhận ra ngay từ đầu, “Mr. Torrance” đã bị thao túng bởi thế lực siêu nhiên. Một bản thảo hoàn toàn không có nội dung, ngoại trừ dòng chữ: “ All work and no play makes Jack a dull boy”. Ngay lúc đó mình đã đứng hình 3s, đó là cú lừa lớn nhất kể từ lúc mình bắt đầu xem phim. Chẳng cần thế lực ma cỏ nào giúp đỡ, bản thân Jack đã là một thế lực hắc ám rồi. Chi tiết thứ ba đó là màn chơi chữ “Redrum” của Tony a.k.a Iron… à lộn “Danny’s friend”. Mình đã tưởng rằng ý tác giả nói đó là “Red room” ( vì phát âm 2 từ gần giống nhau, một kiểu chơi chữ) ý là dấu hiệu cảnh báo cho một vụ thảm sát nào đấy trong quá khứ phù hợp với chi tiết máu đổ từ thang máy và căn phòng toàn xương người mà chúng ta đã thấy. Nhưng, ôi thật bất ngờ đó chính là chữ “Murder” hay “kẻ sát nhân” viết ngược. Đó là cú twist khá bự mà mình không đoán ra được =)) VI. KẾT The Shining với mình là một phim khá đáng xem. Nó khác biệt với phần lớn các phim kinh dị bây giờ và đó là một trải nghiệm mới lạ. Phim khác nhiều với tiểu thuyết nên bạn cũng đừng mong chờ hiểu thêm thứ gì từ tiểu thuyết nhé. Phim khá là chậm và có nhiều đoạn khá là buồn ngủ ( thậm chí mình mở lên 1.25x mà vẫn có thể hiểu được mấy ổng nói gì dù trình tiếng anh mình thuộc dạng bét bảng). Vậy nên hãy kiên nhẫn và trải nghiệm hết bộ phim thì bạn sẽ thấy 2 giờ 23 phút đó không phí phạm chút nào.
    • 0 downloads
    "The Doors" (1991) là một bộ phim tiểu sử của đạo diễn Oliver Stone, kể về cuộc đời và sự nghiệp của Jim Morrison, ca sĩ chính của ban nhạc rock nổi tiếng The Doors. Bộ phim không chỉ tập trung vào cuộc sống của Morrison mà còn khám phá sự phát triển của The Doors và ảnh hưởng của họ trong nền âm nhạc rock. Bộ phim bắt đầu với cuộc gặp gỡ giữa Jim Morrison (do Val Kilmer thủ vai) và Robby Krieger (do Kyle MacLachlan thủ vai) tại Đại học UCLA, nơi họ gặp nhau và quyết định thành lập một ban nhạc.
    • 0 downloads
    Phim của hãng DC tạo nhiều tiếng cười khi nhân vật tuổi teen bỗng được trao thân thể cơ bắp của người trưởng thành cùng siêu năng lực. Tác phẩm do David F. Sandberg đạo diễn, là phim thứ bảy trong Vũ trụ Điện ảnh DC. Nhân vật chính là Billy Batson (Asher Angel đóng) - cậu bé 14 tuổi bị lạc mẹ từ nhỏ. Billy được một cặp vợ chồng tốt bụng nhận nuôi, sống cùng nhiều đứa trẻ khác. Tuy nhiên, cậu vẫn khát khao tìm lại mẹ ruột. Một ngày nọ, Billy bỗng bị đưa đến một ngôi đền bí ẩn. Tại đây, cậu được một pháp sư sắp qua đời trao cho năng lực. Chỉ cần hô "Shazam!", Billy sẽ hóa thành siêu anh hùng với vóc dáng người trưởng thành vạm vỡ (Zachary Levi đóng). Trong khi đó, ác nhân Thaddeus Sivana (Mark Strong đóng) bắt đầu gieo rắc kinh hoàng. Hắn mang năng lực đại diện cho các mặt tối trong tính cách con người. Đạo diễn David F. Sandberg được James Wan dìu dắt vài năm qua, giúp anh có cơ hội làm phim ở Hollywood với Lights Out, Annabelle: Creation rồi Shazam!. Vì thế, tác phẩm mới có lối kể mang nhiều điểm tương đồng với Aquaman (do Wan đạo diễn). Kịch bản đơn giản, có nhiều tình huống hài được cài cắm rải rác. Nhân vật chính có khuôn mặt thân thiện, còn tổng thể phim tươi sáng, không có những thông điệp lớn về chính trị, xã hội như các phim giai đoạn trước của DC. Trong Shazam!, yếu tố hài xoay quanh hoàn cảnh bất đắc dĩ của Billy. Vốn không có thiện cảm với các siêu anh hùng, cậu lại được ban siêu năng lực. Đối mặt các thay đổi lớn về thể chất, nhân vật không hiểu rõ mình có những kỹ năng gì và mức độ ra sao. Nhiều tiếng cười được tạo ra khi Billy tìm hiểu sức mạnh mới có cùng bạn thân Freddy (Jack Dylan Grazer) - vốn là người mê siêu anh hùng. Do thiếu kinh nghiệm, họ thử nghiệm đủ trò để xem Billy mạnh đến đâu. Với vai chính là kẻ to xác vốn là trẻ con, biên kịch dễ khai triển các tình huống dí dỏm liên quan đến sự ngớ ngẩn của nhân vật mà không phản cảm. Tiếng cười trong tác phẩm tương đối nhẹ nhàng, khác với kiểu nói chuyện mỉa mai trong các phim Iron Man hay phong cách gây cười nhiều yếu tố nhạy cảm của loạt Deadpool. Ngoài ra, một số cảnh chiến đấu trong Shazam! cũng được dàn dựng theo lối hài khi Billy chưa làm chủ kỹ năng. Dù vậy, kịch bản vẫn không quên đường dây tâm lý nhân vật chính. Billy vốn có số phận bất hạnh, không nhận được sự giáo dục đầy đủ từ cha mẹ. Chính vì thế, khi thành siêu nhân, cậu tỏ ra bất cần, sử dụng quyền năng cho các trò mua vui. Chỉ khi người thân bị đe dọa, nhân vật mới nhận ra trách nhiệm khi có năng lực lớn lao. Ý tưởng này khá tương đồng với bom tấn Spider-Man (2002). Nhưng tác phẩm mới không có nhiều bi kịch, mất mát như trong phim của đạo diễn Sam Raimi. Lối xử lý ở cao trào của Shazam! gây phấn khích và hướng đến việc mở rộng câu chuyện hơn là làm dày thêm mâu thuẫn nội tâm nhân vật chính. Zachary Levi là lựa chọn tròn trịa cho vai chính. Nét mặt tếu táo, giống như lúc nào cũng đùa giỡn của anh hợp với người có tâm hồn trẻ thơ. Tài tử sinh năm 1980 từng hóa thân chiến binh Fandral trong hai phần phim về Thor, thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Shazam! là lần đầu tiên anh có cơ hội đóng chính bom tấn. Với phản hồi tích cực của khán giả, Levi nhiều khả năng gắn bó lâu dài với nhân vật. Trong khi đó, nhóm diễn viên nhí như Asher Angel, Jack Dylan Grazer, Faithe Herman (vai em gái nuôi của Billy) cũng ghi dấu ấn với vẻ lém lỉnh. Với ánh mắt toát lên sự nguy hiểm, thần thái lạnh lùng, Mark Strong không khó thể hiện nhân vật Thaddeus Sivana. Vai này được xây dựng khá tốt về câu chuyện quá khứ, giúp khán giả hiểu nỗi bức bách khiến hắn thành tội phạm. Tuy nhiên, càng về cuối nhân vật càng trở thành kiểu phản diện một chiều. Có kinh phí chỉ 100 triệu USD (thấp nhất Vũ trụ Điện ảnh DC), Shazam! không gây ấn tượng về kỹ xảo. Dù nhân vật chính rất mạnh, yếu tố hành động ít gây choáng ngợp như Aquaman - tác phẩm gây sốt năm ngoái. Ở cao trào, các pha chiến đấu hơi rời rạc, lê thê nhưng được bù đắp bằng một tình tiết bất ngờ ở cuối, có thể khiến các fan thỏa lòng.
    • 0 downloads
    Bộ phim diễn ra trong bối cảnh của Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại mặt trận phía Tây ở Pháp. Câu chuyện diễn ra trong một đơn vị quân đội Pháp vào năm 1916. Bộ phim xoay quanh một trận chiến mà quân đội Pháp đang cố gắng chiếm lĩnh một vị trí chiến lược. Sự tiến công này được xem là rất quan trọng nhưng có vẻ như không khả thi và quá mạo hiểm. Tướng Mireau (do George Macready thủ vai) ra lệnh cho quân đội của mình tấn công vào vị trí mà không thể nào chiếm được. Khi cuộc tấn công thất bại, tướng Mireau yêu cầu phải có sự trừng phạt nghiêm khắc. Để xoa dịu dư luận và tìm một "kẻ chịu tội," ba binh sĩ từ đơn vị của Đại úy Dax (do Kirk Douglas thủ vai) bị buộc tội phản bội và bị đưa ra xét xử quân sự.
    • 0 downloads
    Bộ phim theo chân Cobra, một tên cướp không gian nổi tiếng và mạnh mẽ. Cobra có một quá khứ bí ẩn và một khả năng chiến đấu vượt trội. Sau khi bị mất trí nhớ và sống một cuộc sống bình thường trong một thời gian, Cobra quyết định trở lại với cuộc sống phiêu lưu của mình khi bị kéo vào một cuộc chiến chống lại một kẻ thù đáng gờm.
  2. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Shadow (Ảnh) là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của một trong những đạo diễn tên tuổi hàng đầu Trung Quốc - Trương Nghệ Mưu. Ông là người đứng sau sự thành công của một loạt phim nổi tiếng như Cúc Đậu, Đèn Lồng Đỏ Treo Cao, Thập Diện Mai Phục, Anh Hùng,… Không lạ khi Ảnh từ khi khai máy đã là trung tâm chú ý của nhiều khán giả mê điện ảnh nói chung và phim Trương Nghệ Mưu nói riêng. Đạo diễn lừng danh trở lại với dòng phim võ hiệp sau hơn một thập kỉ. Đáng nói là không giống như Anh Hùng (2002) hay Thập Diện Mai Phục (2004) - những bộ phim võ hiệp mang nhiều màu sắc ấn tượng trong từng khuôn hình, lần này Trương Nghệ Mưu thực hiện Ảnh với cảm hứng được lấy từ dòng tranh thủy mặc nổi tiếng của Trung Hoa. Do vậy, khác với nhiều tác phẩm điện ảnh, Ảnh mang lại phần nhìn đầy sự mới mẻ và độc đáo, tựa như thưởng thức một bức tranh với hai màu chủ đạo là đen và trắng. Hai màu sắc tối giản đưa khán giả đi hết những tinh túy của nền văn hóa Trung Hoa tiêu biểu là nghệ thuật thư pháp, tranh thủy mặc và thái cực đồ. Việc sử dụng màu chủ đạo đen – trắng không hề làm phim nhạt nhòa và đơn điệu, ngược lại, gam màu trung tính mang lại cho Ảnh sự nghệ thuật và hoàn mỹ mà ít phim điện ảnh nào có được. Từng hình ảnh như bút lông vẩy trên màn hình, tạo thành bức tranh thủy mặc chuyển động. Ảnh lấy bối cảnh Trung Quốc cổ đại, kể về kẻ thế thân cho người quyền quý trong thời loạn lạc. Phim có sự tham gia diễn xuất của nhiều cái tên nổi tiếng đã quen mặt với khán giả như Đặng Siêu, Tôn Lệ, Hồ Quân, Trịnh Khải và cả gương mặt trẻ như Ngô Lỗi, Quan Hiểu Đồng. Đặng Siêu đảm nhiệm hai vai là Đô đốc Tử Ngu – Chân Thân, một người bệnh tật gầy gò ốm yếu và nham hiểm, và vai còn lại là Cảnh Châu - Ảnh tử, hiểu nôm na là cái bóng, người thế thân cho chủ nhân, một nam nhân có ngoại hình y hệt Tử Ngu nhưng phóng khoáng và khỏe mạnh. Anh đã hi sinh rất nhiều cho vai diễn này, nam diễn viên có quá trình tăng - giảm cân chóng mặt, hai tháng để tăng 10 kg cùng rèn luyện cơ bắp vào vai Cảnh Châu và gần một tháng để giảm 20 kg, thành một bệnh phu với vai Tử Ngu. Chắc trình độ thay đổi cân nặng này không thua kém nam tài tử Christian Bale của Hollywood là bao. Tôn Lệ vào vai một cô nương tên Tiểu Ngải, phu nhân của Tử Ngu và nắm rõ kế hoạch dùng thế thân của hắn. Nhiều khán giả cho rằng Tôn Lệ chỉ nổi bật ở mảng phim truyền hình nhưng Ảnh đã chứng minh mảng điện ảnh cũng không làm khó được nữ diễn viên thực lực này. Tiểu Ngải xinh đẹp, kiên cường, thông minh nhưng cũng không kìm chế được ham muốn dục vọng; những chuyển biến tâm lí của nhân vật được Tôn Lệ diễn rất mượt mà và thần thái. Nữ diễn viên cũng rất đầu tư cho những màn võ thuật, màn múa võ cùng Cảnh Châu (Đặng Siêu) là một trong những phân cảnh ấn tượng nhất của Ảnh. Nam diễn viên kì cựu Hồ Quân đảm nhiệm vai Dương tướng quân, người sống chết bảo vệ thành Cảnh Châu, nam diễn viên trẻ Ngô Lỗi với vai Dương Bình- con trai Dương tướng quân, thiếu niên thiện chiến và dũng cảm. Sự kết hợp của hai thế hệ diễn viên để lại nhiều ấn tượng với khán giả. Tài tử Trịnh Khải trong vai Chúa công Bái Lương – tưởng là một hôn quân ham mê tửu sắc hóa ra mưu sâu kế hiểm chẳng kém ai. Diễn viên trẻ Quan Hiểu Đồng vào vai trưởng công chúa Thanh Bình xinh đẹp và dũng cảm. Nhân vật này cùng Dương Bình (Ngô Lỗi) có màn hành động mãn nhãn khán giả nửa cuối phim. Quá trình làm phim giờ đây đã đỡ tốn công hơn trước rất nhiều bởi có sự hỗ trợ từ các công cụ hiện đại. Tuy nhiên, đạo diễn Trương Nghệ Mưu làm Ảnh với cách truyền thống và nói không với việc dùng kỹ xảo. Ông kiên trì quay người thật, cảnh thật, không sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Trương Nghệ Mưu từng nói điện ảnh là nơi thể hiện tinh thần của những người thợ và ông dùng Ảnh như một lời khẳng định đây là một phim hành động võ thuật nhưng đậm chất nghệ, chắc chắn đem lại trải nghiệm thị giác chân thực nhất đến với khán giả. Ảnh là kết quả của sự can đảm dám thoát ra khỏi vòng xoáy của công nghệ làm phim kỹ xảo để tìm về giá trị chân thực trong thế giới điện ảnh mà Trương Nghệ Mưu đã xây dựng từ lâu. Phim có cảnh đấu võ bảy ngày trong mưa, đạo cụ được sử dụng là những chiếc ô bằng thép tưởng mạnh mẽ cứng cáp nhưng lại vô cùng uyển chuyển mềm mại, đây là vũ khí quan trọng góp phần vào thắng lợi của Cảnh Châu. Độ dài của Ảnh gần 2 tiếng và quá nửa các phân cảnh được quay dưới trời mưa, và đây là mưa thật, ekip sản xuất không hề dùng máy tạo mưa nên mất hơn một tháng để hoàn tất cảnh hành động mãn nhãn này. Phần nhìn tốt, phần nghe của Ảnh cũng xuất sắc khi sự đối kháng của các nhân vật luôn được đẩy đến cao trào trên nền nhạc đàn tam thập lục, âm thanh lúc nhẹ nhàng đong đưa lúc lại dồn dập mạnh mẽ là thứ gia vị không thể thiếu trong món ăn nghệ thuật tinh gọn này. Ảnh không chỉ là phim cổ trang võ thuật thông thường mà còn bao hàm nhiều giá trị quan và triết lí cuộc đời. Là câu chuyện về một cái bóng, thế thân cho chủ nhân, cuộc đời tùy người khác sắp đặt, thế nhưng khi cái bóng ngày càng lớn dần lên, đến mức chính Tử Ngu phải lên tiếng cảnh báo vợ mình rằng: “Tiểu Ngải có vẻ không còn phân biệt đâu thật đâu giả nữa”, thì “Không còn chân thân, cũng vẫn có ảnh tử”! Hình ảnh cái ô cửa xuất hiện dàn trải nửa cuối phim cũng là một dụng tâm của đạo diễn. Nó đại diện cho ham muốn tình dục của người phụ nữ; chứng minh sự mê đắm vương quyền của người đàn ông có thể khiến anh ta nhẫn nhịn đến nhường nào và là kết quả của sự chấp nhận thực tại dấu nhẹm sự thật để sống một cuộc đời dối trá nhưng mãn nguyện. Ảnh là một trò chơi với âm mưu và quyền lực được đặt trong bối cảnh thủy mặc giang sơn. Phim mang đậm nét văn hóa phương Đông, với triết lý âm dương, bát quái. Tiểu Ngải mềm mại nữ tính cầm chiếc ô cạnh bóng - Cảnh Châu như một tinh thần lấy nhu khắc cương không hề lạ lẫm với văn hóa Trung Hoa, cũng như hình ảnh vòng tròn Âm – Dương xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Cuối cùng không phải những món cao lương mỹ vị hay những hình ảnh ngồn ngộn đầy màu sắc, chính thứ nghệ thuật tinh giản mới là nhân tố đem lại sự thành công cho lần trở lại sau 2 năm vắng bóng của Trương Nghệ Mưu. Khi điện ảnh làm ra để tiếp cận cái đẹp và sự nguyên thủy mới chính là điều nên có giữa thời đại công nghệ đang lấn át tất cả.
  3. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Bộ phim kể về câu chuyện truyền kỳ của Na Tra, một cậu bé đã đứng lên chống lại số phận bị áp đặt và những định kiến xã hội, nơi con người không chịu chung sống hòa bình với những người bị coi là dị loại. Bên cạnh đó phim cũng đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc và cuộc đấu tranh giành quyền được sống tự do của họ.