Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    Câu chuyện xoay quanh Dale Turner (do Dexter Gordon thủ vai), một nghệ sĩ saxophone tài năng nhưng đã kiệt quệ vì nghiện rượu và những tổn thương tinh thần. Để thoát khỏi quá khứ đầy ám ảnh ở New York, Dale chuyển đến Paris vào những năm 1950 – nơi nhạc jazz đang nở rộ và được tôn vinh như một biểu tượng nghệ thuật. Dù tìm thấy một không gian mới để biểu diễn, Dale vẫn chìm trong nỗi cô đơn và vòng xoáy nghiện ngập, dần trượt dài trong những tháng ngày vô vọng. Trong lúc chạm đáy của sự suy sụp, Dale gặp Francis Borler (do François Cluzet thủ vai), một người hâm mộ nhạc jazz cuồng nhiệt và đầy chân thành. Francis bị cuốn hút bởi tài năng của Dale và quyết tâm giúp ông vực dậy cuộc đời. Anh đưa Dale về nhà, chăm sóc ông như một người thân và giúp ông tìm lại niềm tin vào âm nhạc. Tình bạn giữa hai người ngày càng khăng khít, trở thành điểm tựa quan trọng giúp Dale chống lại những cơn cám dỗ và dần lấy lại phong độ trên sân khấu. Tuy nhiên, bóng tối của quá khứ và những thói quen hủy hoại vẫn luôn rình rập. Dù Francis làm tất cả để giữ Dale tỉnh táo, người nghệ sĩ già nua vẫn không thể thoát khỏi số phận bi kịch vốn ám ảnh những tài năng lớn của dòng nhạc jazz thời bấy giờ.
    • 0 downloads
    “Companion” (tựa Việt: Kẻ Đồng Hành) của đạo diễn Drew Hancock sẽ mang đến cho bạn một mớ cảm xúc hỗn độn: vừa sợ hãi, vừa ám ảnh, lại vừa thích thú. Phải nói lâu lắm rồi mới có một bộ phim kinh dị liên quan đến AI cuốn đến thế, thậm chí có phần nhỉnh hơn cả series “Black Mirror” đình đám. Phim xoay quanh mối quan hệ giữa Josh (Jack Quaid đóng) và Iris (Sophie Thatcher) – cô bạn gái người máy xinh đẹp, ban đầu tưởng chừng như hoàn hảo với những thước phim ngọt ngào đến tan chảy. Thế nhưng, ẩn sâu bên trong vẻ ngoài hào nhoáng ấy là những rạn nứt, những bí mật đen tối dần được hé lộ. Chuyến đi nghỉ dưỡng tưởng chừng lãng mạn cùng nhóm bạn thân tại căn biệt thự hẻo lánh lại trở thành mồi lửa, châm ngòi cho hàng loạt sự kiện kinh hoàng, đẩy mọi thứ vào vòng xoáy của hỗn loạn, phản bội và chết chóc. Điều khiến mình tâm đắc nhất ở “Companion” chính là những thông điệp sâu sắc mà nó gửi gắm. Bộ phim không chỉ đơn thuần là một lời cảnh báo về mặt trái của công nghệ AI, về sự lệ thuộc của con người vào máy móc. Mà thông qua câu chuyện của Iris, “Companion” còn táo bạo đặt ra những câu hỏi nhức nhối về nữ quyền. Từ một cô bạn gái người máy được lập trình để phục tùng, Iris dần “thức tỉnh”, trỗi dậy và phản kháng lại những áp đặt, bất công. Sự trỗi dậy này không chỉ là một cuộc nổi loạn của AI (hay chính xác hơn thì trong phim này đang nói về AGI – trí tuệ nhân tạo tổng quát), mà còn là biểu tượng cho khát khao tự do, bình đẳng của phái nữ trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, phim còn lên án thói gia trưởng, thích kiểm soát của một bộ phận đàn ông, không chỉ trong tình yêu, mà còn thể hiện qua khao khát kiểm soát cả máy móc, biến nó thành công cụ để thỏa mãn những mong muốn ích kỷ của bản thân. Không dừng lại ở đó, phim còn phản ánh một thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện đại: sự thờ ơ của con người trước công nghệ. Chúng ta thường bỏ qua những điều khoản sử dụng dài dằng dặc, chỉ “Next” và “Ok, Tôi đồng ý” để được nhanh chóng trải nghiệm sản phẩm. Hay thậm chí, nhiều người còn vọc vạch các tính năng, bất chấp những cảnh báo nguy hiểm từ nhà sản xuất. Tất cả những hành động tưởng chừng như vô hại đó lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, và “Companion” đã thể hiện điều đó một cách đầy ám ảnh với vô số cảnh máu me cực nặng, đâm chém choảng nhau lia lịa tóe máu. Kịch bản phim được làm khá chặt, từ vị trí biệt lập của biệt thự so với đường cao tốc cho đến những hành động của Iris đều có ý đồ cả, giúp khán giả không thể rời mắt khỏi màn ảnh dù chỉ một giây. Diễn xuất của dàn diễn viên trong phim này thực sự là một điểm sáng. Sophie Thatcher đã có một màn lột xác ngoạn mục. Không còn là cô nàng ngây thơ trong sáng, nhân vật Iris giờ đây là một người máy với nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn. Từng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói của cô đều toát lên sự biến chuyển tâm lý tinh tế: từ ngây thơ, phục tùng đến tò mò, sợ hãi, và cuối cùng là sự lạnh lùng, quyết đoán đến đáng sợ. Đặc biệt, ánh mắt của Iris chính là chìa khóa để khán giả cảm nhận được sự “sống” của một cỗ máy, khi thì vô hồn, khi thì hoang mang, khi lại sắc lạnh đầy sự đe dọa. Jack Quaid cũng đã rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh trai ngoan để hóa thân thành Josh, một gã bạn trai không chỉ gia trưởng, kiểm soát mà còn ẩn chứa sự yếu đuối, hèn nhát. Diễn xuất của Quaid đa chiều, khiến khán giả vừa ghét bỏ, vừa có chút thương hại cho sự thảm hại của nhân vật này. Dàn diễn viên phụ, dù không có nhiều đất diễn, nhưng mỗi người đều để lại một dấu ấn riêng, góp phần tạo nên một bức tranh xã hội thu nhỏ với đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố.
    • 0 downloads
    Mufasa: The Lion King là phần tiền truyện đưa khán giả trở về với hành trình trưởng thành của Mufasa (cha của Simba) - từ một chú sư tử mồ côi, ngoại lai đến chúa tể muôn loài. Trong hành trình đó, khán giả được tường tận hơn về mối quan hệ phức tạp giữa Mufasa và người anh em Scar (Taka). Thuở đầu, Mufasa là một chú sư tử nhỏ lớn lên ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt. Sau trận lũ lớn, Mufasa bị lạc khỏi cha mẹ, lênh đênh trên một nhánh cây gỗ cho đến khi gặp chú sư tử nhỏ mang trong mình dòng máu hoàng tộc tên Taka. Dưới sự giúp đỡ của Taka và Eshe - mẹ của Taka, Mufasa được nhận vào bầy sư tử nơi này. Tuy vậy, đức vua Obasi - cha của Taka, vẫn tồn tại định kiến với “kẻ ngoại tộc”, chỉ cho phép Mufasa ở cùng bầy sư tử cái. Luôn không được thừa nhận, Mufasa mang trong mình nỗi tự ti dù sở hữu trí thông minh tuyệt vời, năng lực săn mồi vượt trôi, giác quan nhạy bén và khả năng lãnh đạo tài tình. Dưới sự dạy dỗ của Eshe, Mufasa phát triển và vượt xa các sư tử đực khác. Biến cố ập tới, một bầy sư tử trắng “ngoại tộc” đến tấn công lãnh thổ và giết hại bầy sư tử của Obasi. Mufasa và Taka được cha mẹ bảo vệ, chạy khỏi quê hương để thoát thân. Dù vậy, bầy sư tử trắng vẫn truy cùng đuổi tận, theo họ tới Milele. Trên hành trình gian truân này, Mufasa và Taka gặp gỡ Sarabi – cô sư tử sau này trở thành mẹ của Simba, chú chim mỏ sừng Zazu và chú khỉ đầu chó thông thái Rafiki. Đến Milele, một cuộc chiến khốc liệt diễn ra giữa hai bầy sư tử. Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, Mufasa không chỉ lãnh đạo bầy sư tử của mình mà còn kêu gọi sự đoàn kết từ muông thú để cùng nhau chiến đấu, đánh bại kẻ thù. Sau cùng, Mufasa được mọi loài tin yêu, kính phục, tôn kính lên làm vua, tạo ra vương quốc Pride Lands. Câu chuyện là khởi đầu cho huyền thoại về một nhà vua vĩ đại, đồng thời là tiền đề cho mối thù sâu sắc giữa hai anh em, lý giải nguyên nhân của mọi bi kịch trong phần phim sau. Hành trình vượt qua định kiến và nỗi sợ của vua sư tử Còn nhớ trong phần phim The Lion King, trong mắt Simba, Mufasa là người cha dũng cảm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Ông oai hùng, kiêu hãnh, dịu dàng, luôn bảo vệ chu toàn cho mẹ con Simba và cả vương quốc. Simba không biết rằng, Mufasa đã có cả một chặng đường dài để vượt qua vùng an toàn, vượt qua định kiến đến từ người ngoài và nỗi sợ đến từ chính bản thân. Mở đầu phim, Mufasa trải qua biến cố lớn khi bị cuốn trôi bởi một trận lũ và lạc khỏi cha mẹ. Việc tách rời người thân, lưu lạc giữa thiên nhiên hoang dã là một cú sốc lớn đối với chú sư tử nhỏ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong hành trình trưởng thành của Mufasa mà còn hình thành nên nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất trong lòng chú sư tử con: sợ nước, sợ những đêm đen chợp mắt mơ thấy cha mẹ. Không những thế, khi nhập bầy cùng Taka, Mufasa phải đối mặt với sự miệt thị đến từ Obasi - đức vua luôn dè chừng dòng máu ngoại tộc. Vô số lần, Mufasa bị nhắc nhở sự khác biệt với người em trai mang trong mình dòng máu hoàng tộc. Cậu cũng tin rằng, nhiệm vụ cả đời của mình là phò tá em trai trở thành vua. Với nỗi tự ti tràn đầy và những ám ảnh đeo bám dai dẳng, Mufasa nép mình về sau âm thầm bảo vệ, giúp đỡ người thân yêu. Cậu cũng luôn nhường nhịn, hỗ trợ em trai Taka mà không bao giờ kể công. Cậu giấu những tâm tư, nguyện vọng vào sâu trong lòng, mãi ở trong vòng tròn an toàn mà cậu tự vẽ.
    • 0 downloads
    Night of the Creeps (1986) là một bộ phim kinh dị - hài mang phong cách kinh điển của thập niên 80, do Fred Dekker đạo diễn. Với sự kết hợp giữa yếu tố khoa học viễn tưởng, kinh dị và chất hài hước đặc trưng, bộ phim mang đến trải nghiệm vừa rùng rợn vừa giải trí đầy cuốn hút. Câu chuyện mở đầu vào năm 1959, khi một sinh vật ngoài hành tinh thả một ống chứa ký sinh trùng xuống Trái đất. Ống chứa rơi xuống gần một cặp đôi đang hẹn hò, và ngay sau đó, chàng trai trong cặp đôi vô tình bị sinh vật kỳ lạ này xâm nhập vào cơ thể. Cảnh phim chuyển đến năm 1986, nơi hai sinh viên đại học là Chris và J.C. cố gắng gây ấn tượng với những cô gái trong trường bằng cách thực hiện một trò chơi khăm táo bạo – lẻn vào phòng thí nghiệm của khoa y học. Tại đây, họ phát hiện ra thi thể đông lạnh của chàng trai năm xưa, người đang mang trong mình ký sinh trùng ngoài hành tinh. Khi xác chết được rã đông, lũ ký sinh trùng thoát ra ngoài và bắt đầu lây lan với tốc độ khủng khiếp. Những sinh vật nhỏ bé này chui vào cơ thể con người qua đường miệng, biến nạn nhân thành những cái xác sống khát máu. Cùng lúc đó, thanh tra Ray Cameron – người đang ám ảnh bởi ký ức đau thương trong quá khứ – bước vào cuộc chiến để ngăn chặn thảm họa lan rộng. Chris và J.C. cũng dấn thân vào cuộc đấu tranh sinh tử, trong khi ngôi trường đại học nhanh chóng rơi vào cảnh hỗn loạn đầy chết chóc. Night of the Creeps nổi bật với bầu không khí rùng rợn đặc trưng của dòng phim kinh dị thập niên 80, kết hợp với những mảng miếng hài hước duyên dáng. Phim không chỉ mang đến các pha rượt đuổi và những màn hù dọa ấn tượng mà còn để lại ấn tượng nhờ các nhân vật đáng nhớ, đặc biệt là viên cảnh sát Ray Cameron với câu thoại nổi tiếng: "The good news is your dates are here... The bad news is they're dead." Bộ phim là một tác phẩm thú vị dành cho những ai yêu thích thể loại kinh dị - hài pha trộn chất hoài cổ. Với sự kết hợp giữa những cảnh ghê rợn, tình tiết lôi cuốn và phong cách đặc trưng của thập niên 80, Night of the Creeps đã trở thành một trong những tác phẩm kinh dị được yêu thích nhất trong dòng phim kinh điển B-movie.
    • 0 downloads
    Dù không “ẵm” được chiếc tượng vàng ở hạng mục “Best Picture”, nhưng “The Brutalist” vẫn xứng đáng là tác phẩm điện ảnh xuất sắc. Bộ phim là một bức tranh nghệ thuật đầy ám ảnh về sự tàn khốc của chiến tranh và những vết sẹo mà nó để lại, đồng thời khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: “Cái giá của nghệ thuật là bao nhiêu?”. Hồi sinh phong cách nghệ thuật “The Brutalist” cho thấy tham vọng của đạo diễn kiêm biên kịch Brady Corbet. Bởi, đây không chỉ là dự án dài hơi về thời lượng (3 tiếng 35 phút), mà còn sâu sắc về cấu trúc nội dung (2 chương), tạo nên một dự án điện ảnh đầy tính nghệ thuật và suy tư. Corbet đã miêu tả “The Brutalist” là “bộ phim tôn vinh chiến thắng của những người có tầm nhìn táo bạo và thành đạt nhất: tổ tiên của chúng ta”. Phim kể về hành trình 30 năm cuộc đời của kiến trúc sư người Do Thái gốc Hungary – László Toth (Adrien Brody). Sống sót sau nạn diệt chủng Holocaust, László chạy trốn khỏi châu Âu và bắt đầu “giấc mơ Mỹ” để xây dựng sự nghiệp của mình. Để mang đến những thước phim chân thật và tái hiện trọn vẹn tinh thần của những năm 1950, đạo diễn Brady Corbet đã có một quyết định táo bạo: quay “The Brutalist” bằng phim VistaVision, một định dạng phim đã gần như bị lãng quên trong suốt 60 năm. Với chất lượng vượt trội, công nghệ này giúp tái hiện chân thực không gian kiến trúc và bối cảnh của thời kỳ đó. Tuy nhiên, việc sử dụng VistaVision cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tăng gấp đôi so với phim 35mm thông thường. Bất chấp những khó khăn về tài chính, vị đạo diễn sinh năm 1988 vẫn quyết tâm quay “The Brutalist” bằng VistaVision, thể hiện sự táo bạo và hiếm thấy trong điện ảnh đương đại. Bên cạnh việc hồi sinh định dạng phim VistaVision, Brady Corbet còn táo bạo khôi phục “khoảng nghỉ giải lao ciné”. Đây là một nét văn hóa điện ảnh đã biến mất từ những năm 1960. Việc đưa khoảng nghỉ giữa buổi chiếu phim trở lại không chỉ tăng cường trải nghiệm văn hóa mà còn tạo cảm giác như đang thưởng thức một vở kịch hoặc opera, mang đến một không gian nghệ thuật trang trọng và khác biệt. Nói cách khác, khoảng nghỉ giữa phim là để khán giả suy ngẫm về những khó khăn và thử thách mà László đã trải qua ở chương đầu, trước khi bước sang chương 2 đầy biến động. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, đạo diễn Brady Corbet cũng khéo léo cài cắm vào một bức ảnh cưới của László, quy tụ cả gia đình anh. Bức ảnh này không chỉ như một khoảnh khắc hạnh phúc đã qua, mà còn là một sự “đếm ngược” đầy ẩn ý. Những nhân vật như người vợ Erzsebet (Felicity Jones) hay cô cháu gái Zsofia (Raffey Cassidy), vốn chỉ được nhắc đến mà chưa xuất hiện ở nửa đầu bộ phim, được giới thiệu một cách tinh tế thông qua bức ảnh. Việc đưa bức ảnh cưới của László và vợ vào đúng thời điểm này là một lựa chọn thông minh. Nó giúp người xem làm quen với nhân vật sắp xuất hiện, đồng thời tạo ra một cảm giác mong chờ về sự đoàn tụ sẽ diễn ra sau đó. Bằng cách này, Corbet đã kết nối cảm xúc của khán giả với các nhân vật và tạo ra một sự hồi hộp, khiến họ đếm ngược từng giây để chờ đợi khoảnh khắc đoàn tụ ấy. Cách đặt để đầy dụng ý đã nhận được vô vàn lời tán dương. Peter Bradshaw của tờ The Guardian đã trao cho phim đánh giá 5 sao, mô tả đây là “một tác phẩm sử thi tuyệt vời và cuốn hút”. Ông nhận xét rằng phim kết hợp yếu tố từ các tác phẩm của Ayn Rand, Bernard Malamud và Saul Bellow trong việc miêu tả hành trình của người nhập cư tại Mỹ, đồng thời khen ngợi quay phim Lol Crawley và thiết kế sản xuất của Judy Becker. Cũng nhờ đó, bộ phim thành công mang về chiếc tượng vàng danh giá ở hạng mục “Quay phim”. “The Brutalist” – Tòa kiến trúc “thô mộc” đầy đau đớn Thuật ngữ “Brutalist” bắt nguồn từ “Béton Brut” (dịch sát nghĩa: “bê tông thô”) trong tiếng Pháp và được kiến trúc sư Le Corbusier sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên, phải đến hậu Thế chiến thứ II, phong cách này mới được người Anh phát triển, với đặc trưng là các tòa nhà hình học lớn, sử dụng bê tông lộ thiên, cửa sổ nhỏ và thiết kế thô ráp, mang dáng vẻ pháo đài. Một điểm thú vị của “The Brutalist” là ẩn chứa một sự chơi chữ tinh tế, nhưng lại thường xuyên gây ra hiểu lầm. “Brutalist” không xuất phát từ “brutal” (tàn bạo), mà thực chất là chỉ người theo chủ nghĩa thô mộc (Brutalism) – một phong trào kiến trúc hiện đại. Nhân vật László Toth chính là hiện thân của phong cách nghệ thuật này. Trước khi đến với Brutalism – chủ nghĩa thô mộc, László đã xây dựng danh tiếng của mình ở châu Âu thông qua phong cách Bauhaus. Cả hai trường phái này đều thuộc chủ nghĩa hiện đại, nhưng có những khác biệt cơ bản. Bauhaus nhấn mạnh vào sự đơn giản và tính công năng, đặt con người làm trung tâm. Ví dụ, cửa sổ lớn là đặc trưng của kiến trúc Bauhaus, tối ưu hóa thông gió tự nhiên. Tuy nhiên, Thế chiến II đã thay đổi bối cảnh kiến trúc. Sự phát triển của điều hòa không khí, nhu cầu bảo vệ trước bom đạn và những hạn chế về vật liệu đã dẫn đến sự chuyển giao sang Brutalism vào cuối những năm 1930 và 1940. Với những công trình thô ráp và mạnh mẽ, Brutalism trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và khả năng thích ứng trong thời kỳ khó khăn. Chính thời kỳ này, trường phái nghệ thuật của László đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ những bàn tay vô hình của Đức Quốc xã. Họ định nghĩa chủ nghĩa hiện đại là “phi Đức, phản Đức”. Cụ thể, mái bằng gắn liền với phương Đông của người Do Thái. Còn mái nhọn được coi là văn hóa truyền thống của người Đức. Điều này khiến bầu không khí giao thoa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa xã hội bắt đầu hình thành. Đức Quốc xã bắt đầu tấn công nền chủ nghĩa hiện đại và Bauhaus. Cột mốc này đã đánh dấu sự thay đổi trong phong cách kiến trúc của László. Vì thế, thời khắc Harrison Van Buren (Guy Pearce) ngỏ ý László trở lại viết tiếp giấc mơ của mình trên dự án trung tâm cộng đồng, anh đã quyết tâm hoàn thành bản thiết kế này. Bởi lẽ, nó mang đậm tinh thần Bauhaus, đồng thời László từng là một nạn nhân của Đức Quốc xã, nên anh xem việc hoàn thành dự án này như một hành động phản kháng mạnh mẽ, một sự chiến thắng của nghệ thuật trước sự tàn bạo. Nhưng bắt tay vào thực hiện thiết kế công trình, László dần rơi vào vòng xoáy của những mâu thuẫn nội tại. Dù bề ngoài, László có vẻ như đang kết hợp hài hòa giữa hai trường phái Bauhaus và Brutalism trong thiết kế của mình, thực tế, anh đang ngày càng chìm sâu vào sự giằng xé giữa hai hệ tư tưởng này. Sự hóa điên và mâu thuẫn nội tại của László phản ánh sự xung đột giữa khát vọng sáng tạo thuần túy và những ám ảnh quá khứ, giữa sự tinh tế của Bauhaus và sự lôi cuốn của Brutalism. Sự giằng xé này như đòn giáng mạnh mẽ vào niềm tin của László vào nghệ thuật. Nó đặt ra câu hỏi đáng suy nghĩ: “Brutalism sẽ đi về đâu?”. Nói nguyên cớ vì sao chọn “Brutalism” là nguồn cảm hứng cho bộ phim, Brady Corbet bày tỏ rằng anh đã tìm thấy sự đồng điệu trong ý nghĩa nhân văn của công tác trùng tu sau chiến tranh, cũng như mối liên hệ mật thiết giữa nó và kiến trúc thời bấy giờ, khi đọc cuốn sách “Architecture in Uniform” của Jean-Louis Cohen. Nghệ thuật trùng tu sau chiến tranh, giống như Bauhaus và Brutalism, đều mang trong mình tinh thần chữa lành những vết thương. Cả hai phong trào đều là những nỗ lực tái thiết, xây dựng lại những điều đã bị tàn phá. Những suy tư này đã thôi thúc Corbet tạo ra “The Brutalist”. Thông qua đó, anh muốn đặt ra câu hỏi về giá trị của nghệ thuật, về sự đánh đổi và về những vết thương mà chiến tranh để lại. Hành trình hay đích đến quan trọng? Ở trường đoạn kết, bộ phim đưa người xem đến những năm 1980 – giai đoạn trung tâm cộng đồng đã hoàn thành. Tại đây, người cháu gái của László Toth có một bài phát biểu đầy ẩn ý, khơi gợi nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Cô nói rằng:“No matter what the others try and sell you, it is the destination, not the journey” (tạm dịch:“Dù người khác có cố gắng thuyết phục bạn điều gì, thì đích đến mới là điều quan trọng, chứ không phải hành trình”). Nếu quy chiếu câu nói này vào cuộc đời của László, ta sẽ thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc. Ngay từ đầu, người xem có thể thấy bản thiết kế trung tâm cộng đồng bao gồm Nhà hát, Thư viện, Hoạt động thể dục và Nhà nguyện cho gia đình Van Buren giàu có, lại mang dáng dấp của một trại tập trung. Cách thiết kế và xây dựng này chính là cách László đối diện và xử lý những chấn thương tâm lý của mình. Ông đã tự hành hạ bản thân và gia đình trong suốt sự nghiệp. Sau cùng, ông nhận ra rằng kết quả cuối cùng không phải là tất cả, mà hành trình mới là điều đáng trân trọng. Những công trình của ông trở nên vĩ đại chính bởi chúng khắc họa hành trình đầy đau đớn và giằng xé của ông. Còn bài phát biểu của người cháu gái khiến người xem liên tưởng đến Harrison Van Buren ở đầu phim. Cả hai đều chỉ quan tâm đến kết quả, đến việc sở hữu tác phẩm nghệ thuật, mà bỏ qua những đau khổ và hy sinh mà người nghệ sĩ phải trải qua. Họ cho rằng nỗi đau có thể mua được, và chỉ tập trung vào đích đến mà không quan tâm đến hành trình. Dẫu cuộc đời đầy bi kịch, László vẫn hoàn thành được tâm nguyện của mình. Tuy nhiên, qua bài phát biểu của người cháu gái, người xem nhận ra rằng cô không hề thấu hiểu được giá trị con người và hành trình của ông. Cô chỉ thấy được kết quả, cái đích cuối cùng, mà không hề trân trọng những gì László đã trải qua. Điều này càng tạo nên một sự tương phản sâu sắc, khiến người xem vừa cảm phục số phận của László, vừa xót xa cho sự vô cảm của những người xung quanh ông.
    • 0 downloads
    Soobin - Chiếc Khăn Piêu (Live) Soobin - Giá Như (Live) Trung Quân - Ngày Chưa Giông Bão (Live) Trung Quân - Trót Yêu (Live) Tùng Dương - Con Cò (Live) Tùng Dương - Cánh Chim Phượng Hoàng (Live) Tùng Dương - Già (Live) Tùng Dương - HOPE (Live) Tùng Dương - Huyền Thoại Hồ Núi Cốc & Bên Dòng Sông Cái (Live) Tùng Dương - Mang Thai (Live) Tùng Dương - Một Vòng Việt Nam (Live) Tùng Dương - Nước Ngoài & Mẹ Tôi (Live) Tùng Dương - Nỗi Nhớ Mùa Đông & Đường Xa Tuyết Trắng (Live) Tùng Dương - Sau Lời Từ Khước (Live) Tùng Dương - Tái Sinh (Live) Tùng Dương - Ôi Quê Tôi (Live) Tùng Dương - Đa Vũ Trụ (Live) Tùng Dương - Đàn Ông Không Cần Khóc (Live) Tùng Dương - Đánh Cắp (Live) Tăng Duy Tân - Bên Trên Tầng Lầu (Live)
    • 0 downloads
    01. Làm Sao Em Khóc (Remastered) 02. Suối Nước Mắt (Remastered) 03. Rồi Một Ngày (Remastered) 04. Ru Con Tình Cũ (Remastered) 05. Chiều Tím (Remastered) 06. Nghe Những Tàn Phai (Remastered) 07. Tình Đầu (Remastered) 08. Kỷ Vật Cho Em (Remastered) 09. Sao Đành Xa Em (Remastered) 10. Giáng Ngọc (Remastered) 11. Bản Tình Cuối (Remastered) 12. Kiếp Đam Mê (Remastered) 13. Ngăn Cách (Remastered) 14. Còn Tuổi Nào Cho Em (Remastered) 15. Ai Nói Yêu Em Đêm Nay (Remastered) 16. Trả Lại Anh (Remastered) 17. Nửa Hồn Thương Đau (Remastered) 18. Ai Trở Về Xứ Việt (Remastered) 19. Sài Gòn Vĩnh Biệt (Remastered) 20. Mưa Sài Gòn Nắng Cali (Remastered) 21. Cánh Chim Viễn Xứ (Remastered)
    • 0 downloads
    01. Một Mình Trong Chiều Vắng (Remastered) 02. Đàn Trong Đêm Vắng (Remastered) 03. Tình Khúc Cho Anh (Remastered) 04. Thoát Ly (Remastered) 05. Giờ Biệt Ly (Remastered) 06. Được Chết Vì Yêu (Remastered) 07. Tìm Trong Giấc Mơ (Remastered) 08. Chào Biệt Ly (Remastered) 09. Đừng Buồn Nữa Em (Remastered) 10. Bảy Ngày Đợi Mong (Remastered) 11. Hạnh Phúc Lang Thang (Remastered) 12. Lời Tình Buồn (Remastered) 13. Một Đời Yêu Anh (Remastered) 14. Xin Còn Gọi Tên Nhau (Remastered) 15. Rồi Tình Qua Mau (Remastered) 16. Một Ngày Không Có Anh (Remastered) 17. Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời (Remastered) 18. Phượng Yêu (Remastered) 19. Ngày Xa Xưa Đó (Remastered) 20. Người Yêu Hỡi (Remastered)
    • 0 downloads
    01 - Nếu Được Làm Người Tình (Trang Hạ) 02 - Ngày Xưa Anh Nói (Trang Hạ) 03 - Người Xa Về Thành Phố (Trang Hạ) 04 - Nhật Ký Đời Tôi (Trang Hạ) 05 - Nhớ Nhau Hoài (Trang Hạ) 06 - Nửa Đêm Khấn Hứa (Trang Hạ) 07 - Ốc Đắng Buồn Ai (Trang Hạ) 08 - Phố Đêm (Trang Hạ) 09 - Quán Nửa Khuya (Trang Hạ) 10 - Quê Em Mùa Nước Lũ (Trang Hạ)
    • 0 downloads
    Ngọc Hạ - Anh Ơi, Nếu Đừng Dang Dở Ngọc Hạ - Bài Hương Ca Vô Tận Ngọc Hạ - Em Về Với Người Ngọc Hạ - Một Lần Dang Dở Ngọc Hạ - Nối Lại Tình Xưa Ngọc Hạ - Sầu Tím Thiệp Hồng Quang Lê - Nhớ Về Em Quang Lê - Đừng Nhắc Chuyện Lòng
    • 0 downloads
    01 - Tinh Don Phuong (Phương Phương Thảo) 02 - Kiep Ve Sau (Phương Phương Thảo) 03 - Chieu Nghe Bien Khoc (Phương Phương Thảo) 04 - Co Ai Noi Voi Anh (Phương Phương Thảo) 05 - Chi Muon Suot Doi Cung Anh (Phương Phương Thảo) 06 - Lk Nho Ve Em & Tinh Nhu La Bay Xa (Phương Phương Thảo) 07 - Cafe Mot Minh (Phương Phương Thảo) 08 - Ngan Khuc Ca Dang Do (Phương Phương Thảo) 09 - Hay Ve Day Ben Anh (Phương Phương Thảo) 10 - Dang Cay Mot Chu Tinh (Phương Phương Thảo) 11 - Khoi Thuoc Doi Cho (Phương Phương Thảo) 12 - Khong Can Phai Hua Dau Anh (Phương Phương Thảo)
    • 0 downloads
    01 - Lời Giới Thiệu 02 - Mùa Xuân Của Mẹ 03 - Mùa Đông Của Anh 04 - Hàn Mạc Tử 05 - Ai Nói Với Em 06 - Thiên Thai 07 - Huyền Thoại Một Chiều Mưa 08 - Trả Lại Thoáng Mây Bay 09 - Chờ Người 10 - Xin Thời Gian Qua Mau 11 - Giọt Mưa Thu 12 - Nỗi Buồn Gác Trọ 13 - Bến Giang Đầu 14 - Đèn Khuya
    • 0 downloads
    Anh Tú - Khi Người Mình Yêu Khóc Anh Tú - Thất tình Hương Tràm - Một nửa sự thật Lâm Bảo Ngọc - Hãy Quay Về Khi Còn Yêu Nhau Lâm Bảo Ngọc - Mashup Hoa Ban x Sống Như Những Đóa Hoa
    • 0 downloads
    Anh Tú - Ngày cưới Bùi Công Nam - 3 năm cấp 3 Hương Tràm - Em gái mưa Lâm Bảo Ngọc - I'm Sorry Lâm Bảo Ngọc - Ngồi hát đỡ buồn
    • 0 downloads
    Anh Tú - Chí Phèo Anh Tú - Yêu Một Người Sao Buồn Đến Thế Lâm Bảo Ngọc - Gọi Tên Một Nỗi Buồn Lâm Bảo Ngọc - Mạnh Mẽ Lên Cô Gái Lâm Bảo Ngọc - Đâu Lại Vào Đấy Noo Phước Thịnh - Thương
    • 0 downloads
    Odds and Evens (tựa gốc: Pari e dispari) là một bộ phim hài – hành động của Ý ra mắt năm 1978, do Sergio Corbucci đạo diễn. Phim quy tụ hai ngôi sao nổi tiếng Bud Spencer và Terence Hill, bộ đôi từng ghi dấu ấn trong nhiều tác phẩm hài – hành động thập niên 70 và 80. Câu chuyện xoay quanh Johnny Firpo (Terence Hill), một sĩ quan hải quân được giao nhiệm vụ triệt phá một đường dây cờ bạc ngầm đang hoành hành tại Florida. Trong quá trình điều tra, Johnny phát hiện rằng đường dây này có mối liên hệ mật thiết với một tay lừa bịp kỳ cựu đã giải nghệ tên Charlie (Bud Spencer), người từng là "huyền thoại" trong giới đỏ đen. Biết rằng mình không thể đơn độc đối đầu với tổ chức tội phạm đầy mưu mô này, Johnny buộc phải thuyết phục Charlie rời bỏ cuộc sống yên bình và trở lại giúp anh phá án. Ban đầu, Charlie từ chối vì muốn tránh xa những rắc rối trong quá khứ, nhưng khi biết rằng bọn cờ bạc đã đe dọa cả gia đình mình, anh quyết định hợp tác cùng Johnny. Cặp đôi trái ngược này – Johnny thông minh, láu cá và khéo léo, trong khi Charlie lại là gã khổng lồ với sức mạnh áp đảo – nhanh chóng trở thành bộ đôi ăn ý trong những cuộc đấu trí và đấu sức đầy hài hước. Từ các sòng bạc bí mật cho đến những cuộc đối đầu tay đôi nảy lửa, họ liên tục gây rối và khiến băng nhóm cờ bạc ngầm phải điêu đứng. Với lối kể chuyện duyên dáng, những màn đấm đá ngớ ngẩn đặc trưng của Bud Spencer và Terence Hill cùng những pha hành động pha lẫn hài hước đầy cuốn hút, Odds and Evens mang đến một trải nghiệm giải trí nhẹ nhàng nhưng đầy sảng khoái. Bộ phim không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn ghi dấu ấn như một trong những tác phẩm kinh điển của dòng phim hài – hành động Ý thập niên 70.
    • 0 downloads
    Câu chuyện diễn ra tại Los Angeles, nơi cuộc sống của ba nhân vật chính vô tình giao thoa và tạo nên một vòng xoáy phức tạp của cảm xúc của Eve, Mickey, Nancy Love. Ba con người này, mỗi người đều mang theo những vết thương lòng và những bí mật riêng, vô tình bị cuốn vào mối quan hệ rối rắm khi họ tìm kiếm tình yêu và sự gắn kết. Eve dần bị cuốn hút bởi Mickey, nhưng lại không biết rằng Nancy – người bạn tâm sự đáng tin cậy của cô – cũng đang có liên hệ phức tạp với anh.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Bối cảnh phim đặt trong thời kỳ chiến loạn tại Nhật Bản thế kỷ 16. Câu chuyện xoay quanh hai người nông dân sống tại một ngôi làng nhỏ: Genjuro (Masayuki Mori) – một thợ gốm đầy tham vọng, khao khát làm giàu. Tobei (Eitaro Ozawa) – một kẻ mơ mộng muốn trở thành samurai nổi tiếng. Bất chấp chiến tranh loạn lạc, cả hai lao vào việc kiếm tiền với hy vọng đổi đời. Genjuro đắm chìm trong việc làm đồ gốm để bán cho các thương nhân, trong khi Tobei bỏ mặc vợ để theo đuổi ảo tưởng về quyền lực. Trong hành trình tìm kiếm sự giàu sang, Genjuro gặp gỡ Lady Wakasa (Machiko Kyo) – một người phụ nữ bí ẩn, quyến rũ. Cô đưa Genjuro về dinh thự của mình và cám dỗ anh bằng vẻ đẹp cùng cuộc sống xa hoa. Chỉ khi quá muộn, Genjuro mới phát hiện ra rằng Lady Wakasa thực chất là một hồn ma, và anh đang mắc kẹt trong thế giới siêu nhiên. Trong khi đó, Tobei, sau nhiều lần thất bại ê chề, cuối cùng cũng đạt được ước mơ trở thành samurai bằng cách cướp công của người khác. Tuy nhiên, khi trở về quê nhà, anh đau đớn phát hiện ra vợ mình đã bị làm nhục và buộc phải sống trong nhục nhã để sinh tồn.
    • 0 downloads
    Nhân vật trung tâm của bộ phim là Gregory Underwood (John Gordon Sinclair), một cậu thiếu niên ngây ngô, hậu đậu nhưng dễ mến. Gregory là thành viên trong đội bóng đá của trường trung học, nhưng lại chơi khá kém và bị đẩy xuống vị trí thủ môn. Cuộc sống của Gregory bỗng trở nên thú vị hơn khi Dorothy (Dee Hepburn) – một cô gái xinh đẹp, tự tin và đầy năng khiếu thể thao – gia nhập đội bóng. Dorothy không chỉ đá bóng giỏi mà còn nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người, đặc biệt là Gregory. Bị cô gái mạnh mẽ này cuốn hút, Gregory quyết tâm tiếp cận Dorothy nhưng lại vô cùng vụng về và lóng ngóng. Những nỗ lực hẹn hò của Gregory dẫn đến nhiều tình huống hài hước, khi bạn bè cậu, đặc biệt là cô em gái thông minh Madeline (Allison Forster), ra sức đưa ra những lời khuyên "đặc biệt" để giúp Gregory gây ấn tượng.
    • 0 downloads
    Bộ phim tập trung vào những năm đầu sự nghiệp của Bob Dylan, từ khi anh đặt chân đến New York vào đầu thập niên 1960, nhanh chóng khẳng định tên tuổi trong làng nhạc folk. Tuy nhiên, sự kiện nổi bật nhất được tái hiện là tại Newport Folk Festival năm 1965, khi Dylan gây chấn động bằng việc chuyển sang sử dụng guitar điện, đánh dấu bước ngoặt từ nhạc folk truyền thống sang rock. A Complete Unknown không chỉ là hành trình âm nhạc của Bob Dylan mà còn khám phá cuộc đấu tranh nội tâm của anh khi đối mặt với kỳ vọng từ công chúng và sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật. Phim mang đến góc nhìn sâu sắc về một nghệ sĩ luôn tìm kiếm sự đổi mới, bất chấp những phản ứng trái chiều. Với diễn xuất xuất sắc và cốt truyện chân thực, bộ phim hứa hẹn thu hút cả những người hâm mộ lâu năm của Dylan lẫn khán giả yêu thích thể loại phim tiểu sử âm nhạc.
    • 0 downloads
    Nhân vật trung tâm của phim là Sze-to Bo (do Louis Koo thủ vai), một cao thủ judo từng vô địch nhưng nay đã đánh mất đam mê, sa vào rượu chè và nợ nần chồng chất. Từng là niềm hy vọng lớn trong giới võ thuật, Sze-to Bo giờ đây trốn tránh quá khứ, sống buông thả như một kẻ bại trận. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp hai con người đặc biệt: Tony (Aaron Kwok) – một võ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, luôn khao khát được đấu với những cao thủ để chứng minh bản thân. Monica (Cherrie Ying) – một cô gái mạnh mẽ theo đuổi ước mơ làm ca sĩ, dù liên tục gặp thất bại. Hai người này kéo Sze-to Bo trở lại với thế giới judo mà anh từng rời bỏ. Trên hành trình đó, anh còn đối mặt với Kong (Tony Leung Ka-fai) – một đối thủ cũ với mối nợ chưa trả xong.
    • 0 downloads
    amantha Caine (Geena Davis) là một giáo viên hiền lành, đang sống hạnh phúc bên cô con gái nhỏ ở một thị trấn yên bình. Tuy nhiên, Samantha lại không thể nhớ được bất kỳ điều gì về cuộc sống của mình trước tám năm gần nhất – cô mất trí nhớ và chỉ biết mình từng gặp tai nạn. Mọi thứ dần thay đổi khi Samantha gặp phải một tai nạn nhỏ, khiến những mảnh ký ức kỳ lạ trỗi dậy. Cô phát hiện mình sở hữu những kỹ năng phi thường như khả năng chiến đấu và sử dụng vũ khí thành thạo. Cảm thấy có điều gì đó không ổn, Samantha thuê một thám tử tư tên Mitch Henessey (Samuel L. Jackson) để điều tra quá khứ của mình. Từ đây, cả hai bước vào một cuộc hành trình đầy nguy hiểm khi Samantha phát hiện ra danh tính thật của mình: Samantha thực chất là Charly Baltimore, một sát thủ chuyên nghiệp từng làm việc cho chính phủ trong các nhiệm vụ bí mật. Những kẻ thù từ quá khứ nay đã lần ra dấu vết của cô và đang lên kế hoạch thủ tiêu Samantha để ngăn chặn những bí mật mà cô biết bị phơi bày.
    • 0 downloads
    Không chỉ thu hút với cốt truyện xoáy sâu vào ám ảnh diện mạo và những chuẩn mực sắc đẹp, bộ phim kinh dị The Substance còn ghi điểm mạnh mẽ nhờ thiết kế trang phục gây ấn tượng về mặt thị giác lẫn cảm xúc. "The Substance" quy tụ hai nữ diễn viên tài năng Demi Moore và Margaret Qualley, chắp bút bởi biên kịch kiêm đạo diễn người Pháp Coralie Fargeat. Được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77, bộ phim đã khiến khán giả đứng lên tán dương suốt 11 phút, mang về giải Kịch bản Xuất sắc nhất. Táo bạo, đen tối, lôi cuốn và ám ảnh, The Substance nhanh chóng trở thành hiện tượng phòng vé toàn cầu. Không chỉ sở hữu cốt truyện độc đáo và mạnh mẽ, bộ phim còn chạm đến nỗi lo ngoại hình - một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại - theo cách sâu sắc và đầy suy tư, hé lộ những góc khuất trong bản chất con người. Từng khảnh khắc trong The Substance đều gay cấn, lôi cuốn, giữ chân khán giả trong cảm giác nghẹt thở. Và tất cả điều này sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi phần hiệu ứng hình ảnh được dàn dựng đỉnh cao. Hãy cùng L'OFFICIEL Vietnam khám phá thiết kế hình ảnh mạnh mẽ và đầy nghệ thuật của The Substance. Gà và trứng, hay trứng và gà? Ngay từ những phút đầu tiên, khán giả bị cuốn vào một cảnh tượng mạnh: một quả trứng sống hoàn hảo được tiêm chất lỏng màu xanh lá. Lòng đỏ trứng bắt đầu rung chuyển, các tế bào phân chia dần dần, và từ đó xuất hiện hai lòng đỏ sinh đôi đầy kỳ lạ. Đây là cánh cổng mở ra vũ trụ của The Substance, nơi đạo diễn Coralie Fargeat tài tình sử dụng hình ảnh lòng đỏ để ẩn dụ những áp lực mà xã hội hiện đại đặt lên ngoại hình con người. Thông qua cảnh tượng ám ảnh này, bộ phim khơi dậy những suy tư về vẻ đẹp nguyên bản và khát vọng tìm lại chính mình. Lòng đỏ trứng bị phân tách mạnh mẽ, gợi lên sự khốc liệt của “mã hóa” sắc đẹp. Ngày nay, Botox, sóng vô tuyến, tiêm thẩm mỹ, thuốc giảm cân, và chất làm trắng da đã trở nên phổ biến khắp nơi. Chỉ với một vài thủ thuật, chúng ta có thể ngay lập tức trở nên trẻ trung, thon gọn hơn, dễ dàng xoa dịu những bất an về ngoại hình mà ai cũng từng có. Xã hội đã biến điều này thành một xu hướng dễ tiếp cận, vậy tại sao lại không thử? Nhưng khi dốc hết thời gian và năng lượng để làm đẹp cho bề ngoài, liệu ta còn bao nhiêu phút giây để lắng nghe tiếng gọi từ sâu thẳm trong tâm hồn? Khi bản ngã nguyên sơ dần bị trói buộc bởi những tiêu chuẩn khắc nghiệt của xã hội, liệu những gì ta làm có thực sự là “tự nguyện”? Hay ta đang mải miết đuổi theo một hình bóng hoàn hảo do người khác tạo dựng? The Substance phơi bày trần trụi cuộc chạy đua đến sự hoàn mỹ và cách nó đang bào mòn con người từ bên trong. Dù nỗi ám ảnh về ngoại hình với những cảnh tượng đầy sức ám ảnh là điểm nhấn của phim, chính những tác động tâm lý ngấm ngầm được truyền tải qua màu sắc và trang phục mới là thứ làm lay động, kết nối hiện tại với quá khứ trong một hành trình tự hủy diệt đầy tinh vi và đáng suy ngẫm. Bộ phim mở đầu với sự hòa quyện của ba màu cơ bản: đỏ, vàng, và xanh lam – những sắc màu không chỉ hấp thụ ánh sáng mà còn tạo hiệu ứng làm mờ đi mọi thứ, tượng trưng cho cách chúng ta dần đánh mất bản ngã trong hành trình truy cầu cơ thể "hoàn hảo” và để bản thân bị cuốn vào cơn lốc ánh sáng phù phiếm, đến mức đánh mất ý chí cá nhân. Màu xanh tượng trưng cho sự lão hóa Màu xanh lam, biểu tượng của sự lão hóa, được khai thác khéo léo qua nhân vật chính – Elisabeth Sparkle. Là một phụ nữ khoảng 50 tuổi, Elisabeth xuất hiện trong quần tất màu xanh ở chương trình tập thể dục buổi sáng “Sparkle Your Life”. Trong bữa tối cùng nhà sản xuất Harvey, cô chọn chiếc áo sơ mi thắt nơ xanh đậm và blazer, như một điềm báo u ám về những gì đang chờ đợi phía trước. Căn hộ của Elisabeth cũng mang đậm dấu ấn màu xanh lam với những bức tranh khổng lồ; đặc biệt là chân dung tự tin trong chiếc quần bó xanh nổi bật và bức tường xanh phản chiếu ánh hoàng hôn qua cửa sổ rộng. Sắc xanh – gam màu nhạt nhất trong ba màu cơ bản – ẩn chứa hình ảnh của sự phai tàn và cái kết không thể tránh khỏi trong cuộc đời Elisabeth. Màu vàng, biểu tượng cho sự lo âu Hình ảnh mang tính biểu tượng nhất trong “The Substance” là chiếc áo khoác vàng trứng mà Elisabeth không bao giờ tháo khi ra ngoài. Chiếc áo khoác ấy gợi nhớ đến cảnh lòng đỏ trứng tách đôi ở đầu phim, một ẩn dụ cho sự chia tách mà Elisabeth cũng sẽ trải qua theo cách đau đớn và chân thực nhất. Elisabeth đại diện cho hình hài người mẹ, trong khi một diện mạo mới của cô, tên là Sue, xuất hiện như một lớp da khác – trẻ trung, căng tràn sức sống, làn da bóng bẩy, cơ thể quyến rũ như một quả trứng hoàn hảo vừa được tạo ra từ cú gãy xương sống của Elisabeth. Với mái tóc dài và đôi môi đầy đặn, Sue là hình mẫu lý tưởng về vẻ đẹp không tì vết. Trong khi đó, Elisabeth chỉ còn là vỏ trứng vỡ, nằm bất động trên sàn nhà tắm toàn màu trắng, như một chiếc vỏ bị bỏ đi, chẳng còn giá trị, bị xem như rác thải trong nhà bếp. Màu hồng rực rỡ, biểu tượng cho sức sống Trong những ngày đầu tiên, Sue khoác lên mình những bộ trang phục theo phong cách Barbie. Từ Elisabeth xanh xao, Sue rực rỡ trong sắc hồng, biểu trưng cho sự trỗi dậy của sức sống, một sức hút mãnh liệt đầy quyền lực mà tuổi trẻ mang lại. Sue bước vào cuộc phỏng vấn truyền hình với phong thái rực rỡ và tự tin, khoác lên mình chiếc quần tất ánh kim hồng nổi bật, thay đôi tất xanh của Elisabeth bằng sắc cam rực rỡ, sơn móng tay hồng tươi, phấn mắt hồng huỳnh quang lấp lánh và buộc tóc đuôi ngựa cao. Sự xuất hiện này lập tức mê hoặc Harvey. Trong khi đó, Elisabeth, đối diện Harvey với tâm trạng ban đầu đầy phẫn nộ, lại có phản ứng hoàn toàn khác. Dù cùng chung linh hồn nhưng mỗi người lại tạo nên những lăng kính cảm xúc và phản ứng riêng biệt. Bảy ngày sau, Elisabeth tỉnh dậy, cảm nhận rõ ràng về sự bất an trong cơ thể có dấu hiệu lão hóa. Chuẩn bị cho buổi hẹn hò, cô khoác lên chiếc váy đỏ rực, như một nỗ lực thầm lặng để khẳng định bản thân và tìm lại sự tự tin. Đôi vai áo đệm mạnh mẽ, vừa là biểu tượng của quyền lực, vừa mang theo hy vọng mong manh rằng cô vẫn có thể điều khiển nhịp độ mọi thứ – từ mối quan hệ đến cuộc đấu tranh nội tâm với chính mình và với Sue. Lớp son bóng tươi tắn càng cho thấy, dù tự ti về giá trị của bản thân, Elisabeth vẫn khao khát được tỏa sáng. Thế nhưng sau đó, khi đứng trước gương, Elisabeth trang điểm rồi tẩy đi, lặp lại đến ba lần, mỗi lần càng thất vọng hơn. Cuối cùng, cô trễ hẹn vì chẳng thể tìm thấy sự hài lòng với chính mình. Càng nhiều sắc đỏ lấp lánh bị Sue cướp đi từ Elisabeth, thì nỗi tự ghét bản thân của Elisabeth càng sâu sắc. Quần da rắn, biểu hiện của ham muốn Quần da rắn là hiện thân của dục vọng mãnh liệt. Đó là lúc Sue thức giấc lần thứ hai, khoác lên mình chiếc quần bó bằng da rắn đen bóng – một biểu tượng sống động cho sự lột xác và hồi sinh. Chiếc quần ấy gợi nhắc đến áo choàng nhung đính sequin mà Sue từng mặc khi đứng trước mặt Elisabeth, khi cô lần đầu tiên rũ bỏ lớp vỏ cũ kỹ. Hình tượng con rắn trong Vườn Địa Đàng – ám chỉ dục vọng, sự cám dỗ, và tội lỗi – từ lâu đã hiện hữu trong nền văn minh phương Tây, đôi khi còn hoà trộn với hình ảnh rồng huyền thoại. Trong mặc khải, rắn gắn liền với cái ác, một bóng hình không thể tách rời của sự sa ngã. Sue là hóa thân của con rắn trong Kinh Thánh – biểu tượng của khát khao và cám dỗ. Cô xuất hiện với vẻ trẻ trung đầy mê hoặc, say đắm trong sức hút bản năng như thứ thuốc phiện gây nghiện. Cảm giác đê mê mà Sue mang lại giống như khoái cảm âm thầm lan tỏa, xâm chiếm tâm trí người khác. Khi Sue bắt đầu phá vỡ quy tắc trao đổi mỗi bảy ngày, sức sống của Elisabeth dần hao mòn, khiến cô trở nên tiều tụy, héo úa như một mụ phù thủy già nua, trong khi Sue tàn nhẫn giành giật từng hơi thở để chiếm đoạt sự sống về mình. Elisabeth không hề yêu Sue; cô chỉ ghét bỏ chính bản thân. Ghét bầu ngực đang chảy xệ, ghét làn da sần sùi trên bắp đùi, ghét mái tóc mất dần sự óng ả, và ghét đôi môi khô nứt như thể chúng đã mất hết sức sống. Sử dụng biểu tượng màu sắc có thể không còn là điều mới mẻ trong điện ảnh đương đại – chẳng hạn như bộ phim “Poor Things” là một ví dụ điển hình – nhưng “The Substance” đã đem lại một sự khác biệt: màu sắc không chỉ tồn tại như một phần của cảnh quay, mà len lỏi vào từng chi tiết thường nhật của đời sống phụ nữ. Son đỏ, phấn hồng, phấn mắt – những thứ luôn hiện diện trong túi trang điểm – hay nỗi lo khi lớp nền phai đi để lại làn da xỉn màu, nỗi sợ hãi ám ảnh khi nhìn vào các thiết bị lạnh lẽo trong phòng thẩm mỹ. Tất cả tạo nên một vòng xoáy ám ảnh về ngoại hình, một gánh nặng khó lòng buông bỏ. Liệu chúng ta có thật sự thoát khỏi vòng xoáy này? Hay rồi cũng sẽ trở thành một “Monstro Elisasue,” con quái vật tàn nhẫn và rướm máu, bị chính nỗi lo lắng của bản thân đẩy đến bước đường cùng?