Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    "Bride of Frankenstein" (1935) là phần tiếp theo nổi tiếng của bộ phim "Frankenstein" (1931), được đạo diễn bởi James Whale. Phim tiếp tục câu chuyện về quái vật Frankenstein và khám phá những chủ đề như tình yêu, sự cô đơn và nhân tính. Nội dung phim xoay quanh quái vật (do Boris Karloff thủ vai) sau khi bị bỏ rơi và cô đơn. Tiến sĩ Henry Frankenstein (Colin Clive) cố gắng từ bỏ những thí nghiệm của mình, nhưng một nhà khoa học khác, bác sĩ Pretorius (Ernest Thesiger), thuyết phục Henry giúp tạo ra một cô dâu cho quái vật, nhằm cho hắn một cơ hội để yêu và được yêu. Quá trình tạo ra cô dâu (do Elsa Lanchester thủ vai) diễn ra đầy thử thách, và khi quái vật lần đầu gặp cô, hắn hy vọng có một mối quan hệ nhưng lại bị từ chối, dẫn đến những hành động bạo lực và bi kịch. Phim kết thúc với một cảnh tượng mạnh mẽ, phản ánh về tình yêu, sự chấp nhận và cái giá của việc tìm kiếm nhân tính. "Bride of Frankenstein" không chỉ nổi bật với những hiệu ứng hình ảnh ấn tượng mà còn có nhiều yếu tố hài hước và triết lý, khiến nó trở thành một trong những bộ phim kinh điển trong thể loại kinh dị.
    • 0 downloads
    "The Last Picture Show" (1971) là một bộ phim do Peter Bogdanovich đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Larry McMurtry. Câu chuyện diễn ra vào những năm 1950 tại một thị trấn nhỏ ở Texas, xoay quanh cuộc sống của nhóm thanh thiếu niên đang trưởng thành trong bối cảnh một xã hội đang thay đổi. Nội dung phim tập trung vào hai nhân vật chính, Sonny và Duane, cùng với những người bạn và gia đình của họ. Họ trải qua những thăng trầm của tình bạn, tình yêu và sự mất mát, trong khi chứng kiến sự tàn lụi của một nền văn hóa mà họ từng biết đến, đặc biệt là khi rạp chiếu phim địa phương đóng cửa. Bộ phim khắc họa một bức tranh chân thực về sự cô đơn, khát khao và những giấc mơ không thành hiện thực. Thông qua những mối quan hệ phức tạp và những tình huống éo le, "The Last Picture Show" trở thành một tác phẩm sâu sắc về tuổi trẻ và sự trưởng thành.
    • 0 downloads
    Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng bộ phim với những thông điệp đầy nhân văn, ý nghĩa vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến khán giả yêu điện ảnh hôm nay. Bộ phim kết thúc bằng câu thoại bất hủ “Like kill a mockingbird” (như là giết một con chim nhại) - những gì người ta sẽ làm nếu buộc tội giết người cho một kẻ thiểu năng, bất thường như Boo Radley. Bởi lẽ, Boo cũng giống như một con chim nhại - loài chim vô hại nhưng trở nên đáng ghét chỉ bởi tiếng hót bị người ta cho là khó ưa. Gần hết cuộc đời mình, Boo cũng sống trong định kiến của cộng đồng như một con quái vật đáng ghê sợ, một mối nguy hiểm luôn rình rập chỉ bởi anh ta khác mọi người. Bộ phim "Giết con chim nhại" từng giành ba giải Oscar vào năm 1963 cho "Nam diễn viên chính xuất sắc" (Gregory Peck), "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc" và "Kịch bản chuyển thể xuất sắc". Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ Harper Lee, To Kill a Mockingbird khai thác chủ đề về sự khác biệt và khả năng chấp nhận sự khác biệt trong một cộng đồng. Từ ngôi kể thứ nhất của nhân vật chính là cô bé Scout, đạo diễn Robert Mulligan đưa người xem đến với miền Nam nước Mỹ những năm 1930 của thế kỷ 20. Đó là buổi đầu của kỷ nguyên nô lệ, của nạn phân biệt chủng tộc khắc nghiệt đánh dấu một thời kỳ đen tối, khủng hoảng bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Scout, Jem và Dill là những đứa trẻ lớn lên trong một khu phố nhỏ ở Maycomb cùng người cha đáng kính Atticus Finch. Tuổi thơ của chúng là những kỳ nghỉ hè và những trò rình rập, quậy phá quanh ngôi nhà của một người đàn ông bí ẩn chỉ ra ngoài vào ban đêm, chuyên bắt sóc và mèo để ăn sống… Đến một ngày, vụ án kinh động cả thị trấn xảy ra. Tom Robinson - một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Atticus được giao làm luật sư phản biện cho bị cáo. Scout, Jem và Dill đồng hành cùng cha trong cuộc chiến đấu cho công lý, cho sự thật, sự công bằng ấy và từ đó mà nhận ra những bài học ý nghĩa trong cuộc sống và trưởng thành… Lấy ý tưởng từ hình ảnh những con chim nhại - loài chim vô hại nhưng vốn bị kỳ thị, nhà văn Harper Lee đã viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của đời mình về tình đồng loại. Trên cơ sở đó, đạo diễn Robert Mulligan đã chuyển thể tương đối trung thành và trọn vẹn nội dung, tư tưởng của cuốn sách lên phim. Câu chuyện của cô bé Scout kể cho khán giả về “những con chim nhại” của miền Nam nước Mỹ những năm 1930. Đó là Tom - một anh chàng hiền lành, lương thiện, hay giúp đỡ mọi người nhưng mang tội lỗi vì là người da màu. Đó là Boo - một cậu học sinh hiếu học, trong sáng nhưng gần suốt cuộc đời phải sống trong bóng tối vì là kẻ thiểu năng, nửa điên nửa dại trong mắt mọi người. Họ là cả những người da trắng, cả những người da đen, không trừ ai, đều phải sống sau những rào cản là định kiến xã hội mà không thể vượt qua. Không những thế, để chối bỏ họ một cách tuyệt đối, người ta còn sẵn sàng nghĩ ra những âm mưu, rắp tâm đẩy họ vào bước đường cùng. Tom Robinson đã phải chịu một kết cục bi thảm để cứu lấy danh dự và lòng tự trọng của mình trước khi tiếp tục bị những kẻ xấu lặng mạ, vu khống theo cái cách phàm phu, thô bạo nhất. Boo Harley may mắn hơn khi cuối cùng cũng có người nhận ra anh, chấp nhận anh nhưng không có nghĩa vì thế mà anh thoát khỏi thân phận là một cái bóng dật dờ đi bên lề xã hội. Ở một giới hạn nào đó, công lý đã lên tiếng khi lấy mạng để đền mạng cho một con người lương thiện phải chết oan. Tuy nhiên, bức tranh hiện thực xã hội Mỹ giai đoạn khủng hoảng ấy cũng không vì thế mà tươi sáng thêm khi quyền lực vẫn nằm trong tay kẻ cầm súng và những kẻ đặc quyền mang màu da của người làm chủ. Trên một khía cạnh khác, To Kill a Mockingbird còn gửi đến một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi người. Trường học, ngoài mục đích đầu tiên là truyền dạy kiến thức, còn có ý nghĩa lớn lao trong việc dạy cho con người biết sợ và biết kiểm soát, kiềm chế bản thân. Sự khác nhau giữa người có học và người không có học nằm ở chỗ: Trong khi Bob Ewell sẵn sàng nhổ toẹt nước bọt vào mặt đối phương trước khi bất cứ cuộc trò chuyện nào kịp diễn ra thì Atticus Finch, trước hành động lỗ mãng ấy, tuyệt nhiên không có bất cứ hành động trả đũa nào. Ông chỉ im lặng, rút khăn lau mặt rồi quay lưng bỏ đi. Người có học sẽ biết kiểm soát và làm chủ cảm xúc thay vì hành xử hoang dại và thiếu suy nghĩ như những người chưa từng được đến trường. Không chỉ thành công trong việc chuyển hóa nhuần nhuyễn và trọn vẹn nhiều tầng chủ đề trong dung lượng thời gian cho phép, To Kill a Mockingbird còn được xếp vào một trong những phim thành công về ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. Những cuộc rình rập, rượt đuổi trong đêm với sự hỗ trợ đắc lực của âm nhạc dồn dập, căng thẳng như nhịp thở của đứa trẻ hoảng hốt trốn chạy thực sự kéo người xem vào cuộc để cùng tham gia vào những trò ú tim. Máy quay không rời người kể chuyện (Scout) nửa bước đã kéo khán giả gần lại chiếc xích đu cót két về đêm, những bờ rào lạnh lẽo hay những lối đi dưới hàng cây tăm tối... theo đúng như cách cô bé sáu tuổi lắng nghe và cảm nhận. Chủ đề về sự phân biệt đối xử được đan cài khéo léo vào những tình tiết được xử lý tinh tế mà không quá phô trương. Người xem sẽ không thể quên cách cậu bé da màu lần đầu tiên loay hoay với bộ dao, dĩa để hì hục cắt những miếng thịt trong đĩa hay như cách một nhóm người da đen đang trò chuyện bỗng dưng im bặt khi gã nông dân người da trắng đến và sẵn sàng tuân theo mọi sai bảo của hắn mà tuyệt nhiên không thắc mắc gì. Những quy định ngầm về thân phận, địa vị xã hội được đạo diễn Robert Mulligan chuyển tải bằng một lối kể chuyện thông minh, giàu liên tưởng. Đặc biệt, dụng ý của việc sử dụng màu phim cũ (trắng - đen) thay vì phim màu như trào lưu đang lên vào những năm 1960 cũng là một lựa chọn hoàn toàn thuyết phục của ông. Chính mỗi thước phim sẽ là lời tố cáo trần trụi nhất cho một sự thật đen tối về nạn phân biệt chủng tộc của nước Mỹ một thời. Một trong những điều phi thường khác của To Kill a Mockingbird có lẽ đến từ dàn diễn viên. Luật sư Finch - người cha đáng kính của những đứa trẻ chính là vai diễn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Gregory Peck. Vai diễn mang về cho ông một tượng vàng Oscar đồng thời đóng đinh ông vào hình tượng một người cha ân cần, lương thiện, đại diện cho công lý và lẽ phải. Bên cạnh đó, Robert Mulligan cũng rất may mắn khi có được một dàn diễn viên đồng đều và xuất sắc đến thế. Họ có thể không phải là những người xuất sắc trong suốt sự nghiệp của mình nhưng chắc chắn đều đã “xuất thần” khi đứng cùng nhau ở đây. Dù chỉ xuất hiện ở nửa sau và những phút cuối của bộ phim, James Anderson (vai Bob Ewell) với cách liếm môi, chiếc mũ phớt, ánh mắt nham hiểm và thái độ xấc xược cũng khiến khán giả chỉ muốn lao vào màn ảnh để đánh đập, rủa xả. Collin Wincox Paxton - người phụ nữ như hoá điên dại, tóc tai rối bời, vừa mấp máy môi vừa co giật sau cú sốc tâm lý vì bị bạo hành; Brock Peters - người da đen nhút nhát, lương thiện đến toát mồ hôi khi đứng trước toà… cũng là những vai diễn khó quên của bộ phim.
    • 0 downloads
    **Lost Highway** (1997) là một bộ phim tâm lý kinh dị do David Lynch đạo diễn, nổi bật với phong cách nghệ thuật và cấu trúc phi tuyến tính. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính, Fred Madison (do Bill Pullman thủ vai), một nhạc sĩ saxophone sống ở Los Angeles. Fred bắt đầu trải qua những cơn ác mộng kỳ lạ và cảm thấy cuộc sống của mình bị xáo trộn khi nhận được những băng video bí ẩn ghi lại cảnh anh và vợ, Renee (Patricia Arquette), trong những tình huống riêng tư. Khi Renee bị giết một cách bí ẩn, Fred trở thành nghi phạm và bị bắt giữ. Sau đó, câu chuyện chuyển sang một nhân vật khác, Pete Dayton (cũng do Balthazar Getty thủ vai), một người trẻ tuổi sống ở một thị trấn khác. Pete dần bị cuốn vào một mối quan hệ phức tạp với một cô gái tên là Alice, người có vẻ giống với Renee. Phim khám phá các chủ đề về danh tính, ký ức và tâm lý, với những yếu tố siêu thực và kỳ bí. Ngôn ngữ hình ảnh độc đáo và âm nhạc đầy ám ảnh của Lynch tạo nên bầu không khí căng thẳng và u ám, khiến người xem phải suy ngẫm về thực tại và những gì ẩn giấu bên trong tâm trí con người.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    NOPE là bộ phim kinh dị xoay quanh hai anh em OJ (Daniel Kaluuya thủ vai) và Emerald (Keke Palmer thủ vai) – những người thừa kế gia sản là một trang trại nuôi ngựa từ cha của mình. Người cha qua đời một cách đột ngột khi bị một vật thể lạ (nghi là từ máy bay) rơi trúng. Từ đó, các sự việc bất thường liên tiếp xảy ra. OJ nhận ra trên trời luôn có một đám mây không di chuyển, bên cạnh đó còn có một vật thể như UFO (đĩa bay) luôn quần thảo xung quanh ngôi nhà. Mỗi khi vật thể đó xuất hiện, theo bản năng, những con ngựa luôn cảnh giác và trốn chạy. Vật thể đó đang đại diện cho thứ gì? Tại sao nó lại dò thám con người? Và làm sao để chống lại nó? Tuy mang yếu tố khoa học viễn tưởng như các bộ phim của Steven Spielberg, nội dung được truyền tải trong NOPE lại rất gần gũi. Hai bộ phim kinh dị trước đó của Jordan Peele cũng thế. Không đơn thuần là những bộ phim mang tính giải trí với yếu tố giật gân, các tác phẩm này còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu xa về những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Get Out gây ám ảnh người xem bởi những quan điểm suy đồi liên quan đến vấn nạn phân biệt chủng tộc, Us mang đến cho khán giả những chiêm nghiệm sâu sắc về một nước Mỹ bị chia rẽ. Vậy NOPE muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? KỊCH BẢN NHIỀU Ý NGHĨA Từng là đạo diễn da màu đầu tiên đoạt giải Oscar ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất với bộ phim Get Out, Jordan Peele một lần nữa chứng minh khả năng nhạy bén của mình trong cách kể chuyện, xây dựng lớp lang, kết hợp với các yếu tố kinh dị để tạo nên một tác phẩm trọn vẹn, thu hút người xem. Nếu Us có sự phân chia hoàn hảo giữa nội dung và yếu tố kinh dị, NOPE lại thể hiện nỗ lực và mong muốn kể chuyện nhiều hơn của Jordan Peele. Tuy nhiên, điều này lại là một con dao hai lưỡi. Mặc dù NOPE thể hiện rõ khả năng kể chuyện tài tình của vị đạo diễn tài ba, nhưng đôi lúc, nó cũng khiến khán giả so sánh với tác phẩm trước đó – Us. Bởi lẽ, câu chuyện về một đất nước xa lạ trong NOPE không hẳn là điều mà người xem quan tâm hàng đầu. Do đã lựa chọn yếu tố kể chuyện ngay từ đầu nên NOPE khó lòng khơi dậy sự hứng thú của khán giả xuyên suốt bộ phim. Sử dụng cấu trúc bậc thang, nửa đầu bộ phim, Peele tung ra rất nhiều câu chuyện riêng lẻ, ít mang tính kết nối nên mạch phim chậm và có phần “ru ngủ”. Tuy thế, càng về sau, Peele càng khéo léo điều chỉnh mạch phim với các chi tiết rõ ràng, có kết nối cùng những cú jump scare thót tim, ít nhiều thu hút được sự chú ý của khán giả. HÌNH TƯỢNG ĐẶC TRƯNG Tuy giảm thiểu hết mức yếu tố kinh dị, Jordan Peele vẫn mang đến trải nghiệm mãn nhãn cho khán giả bằng cách tận dụng xuất sắc những yếu tố khác. Về mặt hình ảnh, công nghệ IMAX mang đến trải nghiệm chân thực cho khán giả, khiến họ có cảm tưởng như đang sống trong chính câu chuyện. Đạo diễn hình ảnh, Hoyte van Hoytema – người đứng sau thành công của những dự án Interstellar, Tenet… – đã tạo nên những đại cảnh rộng, mang lại cảm giác hào nhoáng cho bộ phim. Thành công của bộ phim còn nằm ở phần âm thanh mang hơi hướm kinh dị – khoa học viễn tưởng. Nhà soạn nhạc Michael Abels đã mang đến những hiệu ứng âm thanh vô cùng độc đáo. Được tinh chỉnh chi tiết, cặn kẽ ở từng loa một, hiệu ứng tổng thể của NOPE như đặt người xem vào không gian “thực tế ảo”, khiến những cảm nhận của họ trở nên chân thật hơn bao giờ hết. Ngoài những yếu tố kể trên, dàn diễn viên của NOPE cũng đã thể hiện xuất sắc vai diễn của mình để truyền tải trọn vẹn nội dung của bộ phim. Vai diễn OJ của Daniel Kaluuya vô cùng ấn tượng. Là một nhân vật có phần kiệm lời, thế nhưng, ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, sự điềm tĩnh, nỗi bồn chồn… đều được nam diễn viên thể hiện vô cùng tinh tế. Sau màn hóa thân xuất sắc ở Get Out, vai diễn OJ của Daniel Kaluuya ở NOPE tiếp tục để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Bộ phim còn có sự tham gia của Keke Palmer (vai Emerald) và ngôi sao của Minari Steven Yeun (vai Ricky). Tuy không để lại nhiều dấu ấn sâu sắc nhưng họ đã thể hiện trọn vẹn vai diễn của mình. Tuy thế, thành công lớn nhất của bộ phim vẫn nằm ở vai trò cầm trịch của Peele. Là phim khoa học – viễn tưởng đầu tiên trong sự nghiệp, thế nhưng, Jordan Peele chỉ mượn các yếu tố viễn tưởng như UFO để tái hiện những nỗi bất an sâu thẳm trong mỗi con người. Bằng cách phân chia mạch kể giữa hai nhân vật: gia đình OJ và Ricky, Peele cố gắng khắc họa những khát khao kiểm soát của con người. Ở nửa đầu bộ phim, khung cảnh tinh tinh Gordy thảm sát cả một dàn diễn viên phim truyền hình khiến người ta không khỏi rợn người. Vì sao Gordy bỗng nhiên nổi điên khi đang quay phim? Đơn giản là vì con người đã nhắc nhớ và khơi dậy bản năng của nó – sự phản kháng và trốn tránh. Con người nghĩ rằng bản thân có thể kiểm soát mọi thứ, từ động vật cho đến thế giới tự nhiên. Thế nhưng, khi ở trong tình thế bị giáng cấp, họ bỗng cảm thấy bất an và e sợ. Ricky chính là đại diện cho những cao vọng hoang đường của con người. Thất bại trong việc thuần hóa Gordy từ khi còn nhỏ, anh luôn mang trong mình những nỗi sợ nhưng không bao giờ chấp nhận thua cuộc. Ricky luôn thách thức, cố gắng kiểm soát UFO dẫu biết sự hiểm nguy của nó khi ăn hết hàng tá con ngựa. Ngược lại, OJ lại biết cách lẩn trốn, tránh nhìn vào chiếc UFO để có thể bình an sống sót. Chính vì sự tự tin thái quá của mình, Ricky phải nhận về những hậu quả cay đắng. Vậy, chiếc UFO ấy tượng trưng cho điều gì? Thay vì khắc họa một vấn đề cụ thể, mang tính cục bộ trong hai tác phẩm trước đó, Jordan Peele đã chuyển tải những vấn đề mang tính khái quát, rộng lớn hơn thông qua bộ phim NOPE. Hình dáng của chiếc UFO luôn luôn biến đổi, khi thì như đĩa bay, khi thì lả lướt, không thể bị hủy hoại, chứng tỏ nó không hề đại diện cho bất cứ điều gì cụ thể. Nó là những nỗi sợ nguyên bản của con người: nỗi sợ bị theo dõi, nỗi sợ bị bỏ lại… Đồng thời, nó cũng đại diện cho sự khao khát danh vọng, cho sự phân hóa giàu – nghèo… Sự xuất hiện của chiếc UFO dường như khiến con người trở nên bé nhỏ và mong manh, khác xa với suy nghĩ vĩ đại, có thể kiểm soát mọi thứ của họ. Bên cạnh đó, việc dùng “áp suất hơi” để phá vỡ hoàn toàn chiếc UFO ngụ ý rằng, khi mọi sự bất công, dồn nén đạt đến cực hạn, sự phản kháng nhằm đẩy lùi mọi áp bức, bất công là yếu tố ắt phải xảy ra Chia sẻ về tựa đề phim, Jordan Peele cho rằng: “Tựa đề đại diện cho những suy nghĩ và cảm xúc thường thấy của khán giả trong rạp chiếu phim. Thông thường, khi bạn nói với người ta đây là một bộ phim kinh dị, đa phần họ sẽ phản ứng: “NOPE” (KHÔNG – tôi không xem đâu). Vì vậy, tôi muốn hướng tới những người này và thu hút họ bằng tựa đề của bộ phim. Người ta nghĩ rằng họ không thích xem phim kinh dị. Tôi muốn cho họ thấy rằng có thể họ đã lầm”. Bằng những thử nghiệm mới mẻ cùng cách truyền tải thông điệp khác biệt, hướng tới những vấn đề khái quát hơn, Jordan Peele đã thể hiện nỗ lực của mình trong việc phá vỡ những khuôn khổ trước đó. Với tổng chi phí lên đến 68 triệu USD, NOPE là dự án đắt giá bậc nhất của Jordan Peele, mang đến những trải nghiệm đỉnh cao cho khán giả cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời.
    • 0 downloads
    Night of the Living Dead (1968) là một bộ phim kinh dị kinh điển của đạo diễn George A. Romero, được xem như một trong những tác phẩm đầu tiên của thể loại zombie. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh một dịch bệnh bí ẩn biến người chết thành xác sống. Nội dung phim bắt đầu khi Barbara và anh trai cô, Johnny, đến một nghĩa trang để thăm mộ. Johnny bị tấn công và bị giết bởi một xác sống, trong khi Barbara chạy trốn và tìm đến một ngôi nhà bỏ hoang. Tại đây, cô gặp một nhóm người sống sót, bao gồm Ben, một người đàn ông mạnh mẽ, và một số nhân vật khác, mỗi người đều mang những đặc điểm và xung đột riêng. Nhóm người phải cùng nhau tìm cách sống sót và bảo vệ bản thân khỏi những xác sống đang tấn công. Sự căng thẳng gia tăng khi họ phải đối mặt với không chỉ mối đe dọa từ bên ngoài mà còn với mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm. Phim không chỉ nổi bật với những hình ảnh kinh dị mà còn chứa đựng những bình luận xã hội sâu sắc về nhân loại, phân chia giai cấp và sự hoảng loạn. Night of the Living Dead đã trở thành một biểu tượng văn hóa, ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm sau này trong thể loại kinh dị và zombie.
    • 0 downloads
    To Sir, with Love (1967) là một bộ phim tâm lý giáo dục nổi tiếng, với sự tham gia của Sidney Poitier trong vai Mark Thackeray, một giáo viên người Mỹ được mời đến một trường trung học ở London. Mark đối mặt với một lớp học đầy học sinh nổi loạn, thiếu tôn trọng và không quan tâm đến việc học. Khi bắt đầu công việc, Mark quyết định thay đổi cách dạy học truyền thống, bằng cách khuyến khích học sinh phát triển bản thân và tôn trọng lẫn nhau. Ông không chỉ dạy kiến thức mà còn giúp họ nhận thức về cuộc sống, trách nhiệm và tình bạn. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Mark và các học sinh, đặc biệt là sự kết nối với một cô gái tên là Gillian. Phim không chỉ mang đến thông điệp về giáo dục mà còn về tình yêu, sự trưởng thành và sự hiểu biết giữa các thế hệ. Âm nhạc của phim, đặc biệt là bài hát chủ đề "To Sir, with Love" do Lulu thể hiện, đã trở thành biểu tượng và làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện.
    • 0 downloads
    Khi đạo diễn Dean Fleisher Camp và biên kịch Jenny Slate bắt tay thực hiện những thước phim đầu tiên về “Marcel the Shell with Shoes On” vào năm 2010, họ đã không thể ngờ rằng hơn mười năm sau, bộ phim hoạt hình ngắn này sẽ trở thành một tác phẩm điện ảnh ăn khách. “Marcel the Shell with Shoes On” là bộ phim thuộc thể loại Stop-motion, kể về Marcel – một sinh vật có hình dạng tựa như chú ốc, bé nhỏ và đáng yêu. Cậu sống với người bà Connie cùng con vật cưng Alan. Trước đây, họ từng có một gia đình vỏ sò ấm áp, hạnh phúc và đông đúc, thế nhưng, một biến cố đột ngột ấp tới đã khiến tất cả dường như biến mất, để lại Marcel cùng người bà sống cô độc. Dưới con mắt bé nhỏ của Marcel, thế giới hiện ra to lớn lạ thường và đầy rẫy nguy hiểm. Cuộc hành trình vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn của cậu nhằm tìm kiếm những người thân đã mất tích từ lâu sẽ mang đến nhiều thông điệp ấm áp, khiến người xem phải suy ngẫm về ý nghĩa của tình thân và sợi dây liên kết mỗi con người trong cuộc sống. Bên cạnh nội dung cảm động, “Marcel the Shell with Shoes On” còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự chỉn chu trong từng thước phim. Điều đó khiến công chúng thắc mắc rằng: Làm cách nào mà các chuyên gia về Stop-motion có thể “cân đẹp” phần hiệu ứng để tạo ra hình ảnh chân thực đến thế? Có thể, những thông tin thú vị sau đây được bật mí từ chính đội ngũ thực hiện bộ phim này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi phía trên đấy. Nhưng trước hết, hãy xem đoạn Trailer của bộ phim do hãng A24 sản xuất, ra mắt vào mùa hè năm ngoái, được chiếu thí điểm tại 6 rạp ở New York và California (Mỹ) nhưng tác phẩm này đã thu về hơn 170 nghìn đô, xuất sắc nằm trong danh sách hạng mục đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất của Viện Hàn Lâm. Đứng sau thành công về mặt hình ảnh của “Marcel the Shell with Shoes On” là ba anh em chuyên gia hiệu ứng kỹ xảo nổi tiếng: Stephen, Charles và Edward Chiodo. Họ cùng nhau sáng lập nên hãng phim Chiodo Bros, từng bước xây dựng danh tiếng thông qua các dự án nổi bật như: Killer Clowns, Team America: World Police, Critters và Alien X-Mas. Quay trở lại với cơ duyên đưa ba anh em nhà Chiodo Bros bén duyên với “Marcel the Shell with Shoes On”, có lẽ phải bắt đầu khi Kirsten Lepore – một cựu sinh viên của Stephen trở thành Đạo diễn Hoạt hình cho dự án này và cần các chuyên gia Stop-motion thực thụ có đủ khả năng nâng cấp “sinh vật Marcel”: “Vào năm 2014, cô ấy đã tìm đến Chiodo Bros và giới thiệu chúng tôi với Dean Fleischer Camp – Đạo diễn của bộ phim này.” – Edward nhớ lại. Sau khi được Dean cho xem đoạn phim ngắn về nhân vật Marcel, ba anh em chuyên gia hiệu ứng đã ngay lập tức đồng ý thực hiện dự án này. Trong khi Edward đóng vai trò là nhà sản xuất, Charles đảm nhiệm chế tác các con rối và phần stop-motion thì Stephen sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, giám sát cảnh quay. Nói về cảm nhận trong lần hợp tác đầu tiên với đạo diễn Dean Fleischer Camp, Stephen chia sẻ: “Mọi thứ đều rất tuyệt vời, từ kịch bản hài hước đến nhân vật thú vị, kể cả giọng dẫn chuyện cũng khiến người nghe bị ấn tượng mạnh mẽ. Tinh thần chủ đạo mà Dean sử dụng xuyên suốt quá trình sản xuất tác phẩm này là “chân thực”. Bạn hãy thử tưởng tượng, một bộ phim tài liệu xoay xung quanh nhân vật hư cấu nhưng lại đòi hỏi sự chân thực thì sẽ mang đến trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật đặc biệt thế nào. Đó vừa là cơ hội, vừa là thử thách lớn đối với chúng tôi. Edward tiếp lời: “Chúng tôi đã sớm nhận ra Dean là vị đạo diễn có tầm nhìn. Cho nên, thay vì cố gắng nói với anh ấy rằng: “Ồ không, bạn không thể làm điều đó đâu. Đây không phải cách thực hiện một bộ phim Stop-motion, thì chúng tôi cố gắng tìm ra phương án thực hiện hóa điều mà anh ấy mong muốn. Chúng tôi cảm thấy vui, vì anh ấy đã giữ vững lập trường của mình, bởi nếu không kiên định thì bộ phim chắc chắn sẽ không thể trở nên đặc biệt như vậy.” Bật mí về bí quyết tạo ra sự ấn tượng trong từng khung hình, Stephen và Edward cho biết yếu tố quan trọng nhất chính là tỷ lệ. Stephen nói: “Chính độ sâu của tiêu điểm và độ sâu của trường ảnh đã khiến nhân vật Marcel luôn có vẻ nhỏ bé. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một cảnh nào quay cận gương mặt của Marcel, hay nói cách khác, khuôn mặt của cậu ấy chưa từng lấp đầy khung hình. Đó là lý do Marcel trở nên thật tí hon trên màn ảnh. Đồng thời, việc duy trì tỷ lệ này cũng góp phần lớn trong việc khắc họa thân phận bé nhỏ và dễ bị tổn thương của Marcel, giúp khán giả nắm bắt mạch phim cũng như giữ nguyên sức hấp dẫn vốn có của câu chuyện. Tuy nhiên, một trở ngại đã ập đến khi mô hình nguyên bản của nhân vật Marcel không đủ khả năng thực hiện các chuyển động. Các bạn biết đấy, thời gian là vũ khí nguy hiểm bào mòn mọi thứ. Vì vậy, vài sự thay đổi đã được thực hiện với mục tiêu không để những fan hâm mộ của Marcel phát hiện ra sự khác biệt của trước và sau khi cải tạo nó.” Edward cho biết: “Trải qua nhiều năm, mô hình Marcel đầu tiên có lớp vỏ nguyên bản và đôi mắt tinh nghịch đang bắt đầu rạn nứt. Vì vậy, chúng tôi quyết định in nó ra, tạo khuôn và sau đó sơn chồng nhiều lớp lên trên. Nhưng thật không may, khi đặt nó dưới máy ảnh, lớp sơn bám trên bề mặt bị lộ ra quá rõ ràng. Điều này là tối kỵ. Cho nên, chúng tôi quyết định chuyển sang in 3D với màu nhúng. Đó là tất cả những gì chúng tôi cố gắng thực hiện để bảo vệ sự chân thực và hình tượng của chú vỏ óc Marcel trong lòng khán giả. Cuối cùng thì mọi thứ cũng sẵn sàng để bắt đầu tạo ra một bộ phim stop-motion hoàn chỉnh. Ngoài ba chuyên gia hiệu ứng đến từ nhà Chiodo Bros, họ quyết định chiêu mộ thêm DP Stop-motion Eric Adkins và Visual Effects Supervisor Zdravko Stoitchkov để cùng với đạo diễn hoạt hình Lepore biên soạn kịch bản phân cảnh chi tiết. “Chúng tôi có mặt suốt quá trình quay phim, ghi chép mọi thứ, lập biểu đồ về tất cả các vị trí sẽ đặt nguồn sáng, sau đó theo dõi toàn bộ chuyển động để có thể tạo dựng thành công các cảnh quay Stop-motion. Tất cả đòi hỏi độ chính xác rất cao.” – Edward nói. Bên cạnh đó, nhóm cũng hợp tác với team VFX thuộc ba studio là Allied, Beast và Bottleship để làm roto và cleanup. Chuyên gia Stop-motion Edward nhận định: “Với bộ phim này, nếu như chỉ nói về giá trị nội dung mà quên đi giá trị nghệ thuật thì thật là thiếu sót. Đội ngũ chúng tôi đã làm mọi thứ một cách vô cùng liền mạch, bắt đầu bằng việc thu âm, sau đó là phần animation, tiếp tục quay các cảnh phim có người thật động, rồi kết thúc bằng việc tạo Stop-motion. Để vận hành trôi chảy, đòi hỏi cả ekip phải hiểu rõ cách vận hành thiết bị, theo dõi chuyển động, điều khiển khớp chuyển động, kiểm soát ánh sáng, v.v… Về cơ bản, chúng tôi đã vận dụng triệt để mọi thủ thuật học được trong quá trình làm nghề.” Anh bày tỏ thêm: “Thực sự, tác phẩm này nên được đề cử cho giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, bởi vì mọi cảnh quay đều là hiệu ứng hình ảnh nhưng tuyệt nhiên không ai nhận ra nó. Đó mới là mục tiêu lớn nhất mà đội ngũ làm phim nỗ lực hướng tới.” Khi thưởng thức bộ phim, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều cảnh trông có vẻ đơn giản nhưng thật ra lại vô cùng phức tạp. Ví dụ như phân đoạn Marcel treo đôi giày lên và leo qua tường bằng mật ong, phân cảnh Marcel chạy trốn khỏi chú chó đang sủa inh ỏi khi phát hiện thấy một sinh vật kỳ lạ đang di chuyển, hay phân cảnh cậu lăn lộn trong một quả bóng tennis. Nhưng đối với ba anh em chuyên gia nhà Chiodo Bros, cảnh yêu thích nhất và cũng là cảnh thách thức nhất với họ nằm ở cuối phim, khi gia đình Marcel đoàn tụ. Edward nhớ lại: “Phải có tới 300 nhân vật hoạt hình sẽ cùng nhau nhảy xuống một chiếc ghế dài. Chúng tôi không có nhiều mô hình con rối đến thế, nên việc lập bản đồ chi tiết để thực hiện nó trở nên rất phức tạp. Vì vậy chúng tôi đã phải quay đến ba lần. Nhằm giúp phần chuyển cảnh trở nên mượt mà và kịch tính hơn, nhân viên hậu kỳ sẽ chèn thêm các hiệu ứng, ví dụ như để bụi bay ra khỏi chiếc ghế khi nó rơi xuống, sau đó tràn ra không khí và hạ cánh xuống bàn uống nước. Lúc này, ống kính sẽ chuyển sang một cảnh đông đúc khác, nơi Marcel và nhiều thành viên trong gia đình vỏ sò của cậu ấy đang trượt băng, các hạt bụi bây giờ đóng vai trò như tuyết trên mặt hồ đóng băng. Stephen tiếp lời: “Đó là một cảnh phi thường. Có rất nhiều lớp animation đã được thực hiện để tạo ra hiệu ứng đó, và nó diễn ra hoàn toàn liền mạch. Đối với tôi, hình ảnh gia đình Marcel đoàn tụ mang đến một niềm hạnh phúc khó tả và toàn bộ ekip đã nỗ lực rất nhiều để mang tới thứ cảm xúc chân thực đó.” Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động và cống hiến trong tư cách của những nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp, cả Stephen và Edward đều cảm thấy “Marcel the Shell with Shoes On” là bộ phim để lại nhiều dấu ấn nhất đối với họ cho tới thời điểm này. “Thật đấy” – Stephen nhấn mạnh: “Sự chân thực, hình tượng các nhân vật và thông điệp mà nó gửi gắm tới công chúng… tất cả tạo thành một bộ phim hấp dẫn được thực hiện đúng thời điểm.” Quả thật, bộ phim hoạt hình Stop-motion này hoàn toàn khác với những tác phẩm trước đây mà anh em nhà Chiodo Bros từng tham gia thực hiện. Thông qua chuyến phiêu lưu của một sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ, bộ phim đã đưa khán giả đi qua các cung bậc khác nhau của hạnh phúc và mất mát. Cho chúng ta thấy lòng dũng cảm có sức mạnh to lớn đến nhường nào. Theo một cách nào đó, Marcel đại diện cho sự kiên cường trong mỗi con người, chỉ cần không bỏ cuộc và thẳng thắn đối mặt với khó khăn, chúng ta có thể đi qua những đêm tối tăm cùng cực nhất để nhìn thấy bình minh rực rỡ. Cuối cùng, Edward bộc bạch: “Mặc dù công việc chính của chúng tôi trong dự án này là đảm nhiệm toàn bộ phần hiệu ứng, nhưng chúng tôi cũng là những nhà làm phim. Thật vinh dự vì có thể cùng Dean Fleisher Camp mang đến một câu chuyện ấm áp và bổ ích, biến những hình dung của anh ấy về một bộ phim tài liệu mang tính chân thực trở thành sự thật.” Ngọt ngào, chân thành và hài hước, phải có lý do để “Marcel the Shell with Shoes On” trở thành bộ phim hoạt hình tình cảm hay nhất năm 2022. Nếu bạn đang cần tìm chút “healing” sau những ngày bận rộn, thì đây chắc chắn là tác phẩm mà bạn nên dành thời gian đón xem vào cuối tuần này đấy.
    • 0 downloads
    Phantom of the Opera (1943) là một bộ phim kinh dị âm nhạc dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng của Gaston Leroux. Phim xoay quanh câu chuyện của Erik, một người đàn ông sống dưới tầng hầm của nhà hát Paris, nơi ông ta yêu thương Christine Daaé, một ca sĩ trẻ đầy tài năng. Erik, với hình dạng kỳ quái và sự cô đơn, trở thành một nhân vật bí ẩn và đáng sợ. Ông đã giúp Christine trở thành ngôi sao của nhà hát, nhưng cũng khiến cô phải đối mặt với những mối đe dọa từ những người khác, bao gồm Raoul, người yêu của Christine. Câu chuyện phát triển khi Erik ngày càng trở nên ghen tuông và điên cuồng, dẫn đến những sự kiện ly kỳ và bi kịch. Phim khắc họa sâu sắc tình yêu, sự đau khổ và những hệ quả của sự ám ảnh. Với âm nhạc ấn tượng và những hình ảnh rùng rợn, phiên bản này đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
    • 0 downloads
    Mortal Kombat Legends: Snow Blind (2022) là một bộ phim hoạt hình tiếp theo trong loạt series Mortal Kombat Legends. Nội dung xoay quanh cuộc chiến của các nhân vật chính trong một thế giới bị tàn phá bởi cuộc chiến giữa các ninja và các thế lực ác. Phim tập trung vào nhân vật Kenshi Takahashi, một chiến binh mù và là một trong những nhân vật nổi bật của series. Kenshi phải đối mặt với một kẻ thù mới và mạnh mẽ là Kuai Liang, người đã trở thành một phần của tổ chức ác độc. Trong hành trình của mình, Kenshi tìm cách khôi phục lại hòa bình và bảo vệ những người yếu thế, đồng thời khám phá sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân. Phim không chỉ có những pha hành động hấp dẫn mà còn mang đến những thông điệp về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tình bạn. Nếu bạn yêu thích các bộ phim hành động pha lẫn yếu tố giả tưởng, đây là một lựa chọn không thể bỏ qua!
    • 0 downloads
    "Dressed to Kill" (1980) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Brian De Palma đạo diễn. Phim xoay quanh một người phụ nữ tên Kate, người đã bị sát hại sau khi gặp gỡ một người đàn ông bí ẩn. Sau cái chết của Kate, con trai của cô và một cô gái đã chứng kiến vụ việc bắt đầu điều tra để tìm ra kẻ giết người. Phim khai thác những chủ đề về giới tính, dục vọng và sự phân cách giữa thực tế và tưởng tượng. Với phong cách điện ảnh độc đáo và những cú quay phim ấn tượng, "Dressed to Kill" đã trở thành một tác phẩm nổi bật trong thể loại kinh dị. Nội dung phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về giết người mà còn khám phá các khía cạnh tâm lý phức tạp của nhân vật, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và hồi hộp.
    • 0 downloads
    Nếu bạn đã mệt mỏi chết chìm trong mớ phim chuyển thể từ ngôn tình sến súa, live action dựa theo manga thiếu nữ và những bộ phim lãng mạn phát chán của Hàn, lại chẳng muốn xem phim tình cảm Mỹ để bắt gặp cảnh nam nữ gặp nhau là kéo nhau lên giường bằng tốc độ ánh sáng thì hãy đến với bộ phim kinh điển thập niên ba mươi – It Happened One Night. Nước Mỹ năm 1933 đang trong cơn đại khủng hoảng kinh tế, người dân cần những câu chuyện cổ tích như Lọ Lem – hoàng tử để có thêm niềm tin vào cuộc sống này. Chuyện tình hài hước lãng mạn giữa chàng phóng viên Peter Warne và nàng tiểu thư Ellen Andrews cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Một tình yêu chứng minh rằng một gã đàn ông nghèo không cần sáu múi cơ bụng để trở thành con rể nhà giàu (nhưng tất nhiên anh ta phải đẹp trai). Chàng đang trên đường trở về sau trận tranh cãi qua điện thoại với sếp, nàng vừa trốn nhà để tìm gã đàn ông mà cha cấm cản. Cả hai gặp nhau trong chuyến xe đến New York. Thay vì bắt nàng để nhận giải thưởng vạn Mỹ kim từ người cha tỷ phú, chàng phóng viên lại hết lòng giúp đỡ cô gái vừa yêu kiều vừa ương bướng này chỉ mong có một câu chuyện lên trang đầu tờ báo. Thế nhưng, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Trải qua những ngày ngắn ngủi bên nhau, hai người đã dần quên đi mục đích ban đầu. Chắc chắn rằng, Clark Gable là một trong những người đàn ông hấp dẫn nhất Hollywood từng sản sinh. Trước khi khiến hàng triệu thiếu nữ chết lên chết xuống với hình mẫu trai đểu được yêu thích nhất mọi thời đại Rhett Butler của Gone With The Wind, Peter Warne cũng đã làm trái tim nhiều người lỗi nhịp. Vẫn khuôn mặt chữ điền điển trai, hàm ria mép thanh lịch và ánh mắt đa tình ấy nhưng không như Rhett, Peter mang đến cho khán giả cảm giác thông minh, tinh quái mà vẫn hết sức ấm áp. Dù đã trải qua 80 năm, Peter Warne đã và vẫn sẽ là hình mẫu chuẩn mực của các quý ông. Chàng chẳng lợi dụng một cô gái lỡ đường, chẳng tơ hào một xu tài sản nhà nàng, thậm chí còn bảo thủ cứng nhắc với ý nghĩ làm sao cầu hôn được khi túi chẳng còn một đồng. Không như những chuyện tình thời hiện đại, It Happened One Night hoàn toàn nói không với cảnh nóng, chẳng có lấy một nụ hôn. Peter đối diện Ellie xinh đẹp trong gang tấc nhưng vẫn dằn lòng quay đi tự nhắc nhở bản thân rằng nàng là một cô gái đã đính ước. Ngay cả khi ngỡ mình bị phản bội, chàng cũng chỉ gọi cho cha nàng và đòi đúng 39,6 đô mình đã bỏ ra. Claudette Colbert – nữ minh tinh người Pháp đã diễn rất trọn vẹn hình ảnh cô gái Mỹ Ellie Andrews. Nàng tiểu thư thanh lịch ngay cả khi phì phèo điếu thuốc và mạnh mẽ với tinh thần dũng cảm dám yêu dám hận. Có vóc dáng thanh mảnh xinh đẹp, Colbert dễ dàng hút hồn khán giả khi khoác lên người những bộ quần áo phổ biến thời ấy lẫn chiếc váy lụa xinh đẹp trong ngày cưới. Bà cũng là bằng chứng hoàn hảo cho thấy rằng người đẹp để lông mày nào cũng đẹp. Đôi chân mày mỏng xa lạ ở thời hiện đại lại thành công tôn vinh nhan sắc kiêu sa của bà lên gấp trăm lần. Ellie của Colbert là một cô gái bướng bỉnh nhưng cũng hết sức ngây thơ, thẳng thắn trong tình cảm. Nàng sẵn sàng ra ngoài mưa lạnh vì không muốn ở cùng phòng với gã đàn ông mình ghét nhưng sau khi trải qua một đêm yên bình lại nhanh chóng cư xử thoải mái và tin tưởng anh ta. Nàng sẵn sàng bỏ tất cả để đến New York tìm người yêu nhưng khi nhận ra nơi trái tim mình hướng đến, nàng sẵn sàng quỳ dưới chân chàng để nói rằng mình không thể sống thiếu chàng. Với chiều cao chuẩn của chuẩn 1m85 và 1m64, cùng gương mặt đẹp như tạc, mỗi khung hình Gable – Colbert bên nhau đều đẹp như thể ảnh minh họa tạp chí điện ảnh. Trở lại những năm 1930 để thấy tài năng phi thường của những đạo diễn lúc bấy giờ mà đại diện trong It Happened One Night là Frank Capra. Thời đại ấy, chẳng có hàng chục máy quay thu không bỏ sót những khoảnh khắc đắt giá của diễn viên, con người không có máy tính phục vụ việc dựng phim và tất cả mọi thứ được thực hiện hoàn toàn thủ công. Dù góc quay hạn chế đôi lúc khiến bạn cảm giác đang xem một vở kịch truyền hình thế nhưng chất điện ảnh vẫn tràn đầy trên từng thước phim. Để rồi, vào thời nay, khi ta có trong tay công nghệ kỹ thuật số, IMAX, 3D…những bộ phim quá khứ vẫn khiến khán giả hào hứng theo dõi từng giây từng phút. Dựa theo truyện ngắn của Samuel Hopkins Adams, Robert Riskin đã viết nên một tác phẩm với các câu thoại tổng hợp các yếu tố ngắn gọn, hài hước, thông minh và giành luôn Oscar kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất năm đó. It Happened One Night đơn giản nhưng không hề nhàm chán. 105 phút phim trôi nhanh bởi sự hấp dẫn trong từng phân cảnh. Vô cùng thành công nhưng lúc bắt đầu It Happened One Night lại là một dự án xui xẻo khi dính hết rắc rối này đến rắc rối khác. Phim được thực hiện với kinh phí thấp chỉ vỏn vẹn 325.000 USD. Hai nhân vật chính đã phải đổi qua nhiều lựa chọn mới đến tay của Gable và Colbert. Sự bất đồng cũng xảy ra như cơm bữa trong quá trình thực hiện. Vì hai diễn viên chính không hài lòng, kịch bản đã phải sửa lại nhiều lần. Phân cảnh kinh điển khi Ellie vén váy để bắt xe đi nhờ cũng khiến Colbert và đạo diễn Frank Capra tranh cãi dữ dội. Khi phim đóng máy, nữ diễn viên này từng nói với bạn mình “Tôi vừa hoàn thành bộ phim tệ hại nhất trên đời.” Vận rủi liên tục là thế, diễn viên chẳng mặn mà là thế nên khi phim phát hành hãng Columbia cũng chỉ cho tí kinh phí quảng bá có lệ. Ấy vậy mà, bộ phim đã thành công ngoài mong đợi, trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại. Phim thu về 2,5 triệu đô và 5 giải Oscar danh giá nhất: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc nhất, Nam chính và Nữ chính xuất sắc nhất. Cú Big Five Oscar này là tham vọng của mọi nhà sản xuất, “có giá” hơn hẳn những bộ phim đoạt nhiều giải Oscar nhưng thiếu giải quan trọng như Titanic hay La La Land. Phim kết thúc ấn tượng và hết sức sáng tạo khi hai nhân vật chính chẳng hề lên hình vào cuối phim mà vẫn khiến khán giả hài lòng. Cái kết tuyệt vời này chứng minh cho thế hệ sau thấy rằng, có những nhà làm phim tuyệt vời làm nên những bộ phim tình cảm tuyệt vời mà không cần đến nụ hôn để làm nên một tình yêu đích thực trên màn ảnh.
    • 0 downloads
    Bullet Train là tác phẩm hài - hành động đánh dấu sự trở lại của nam tài tử Brad Pitt sau 3 năm vắng bóng trên màn ảnh rộng. Được kỳ vọng là một trong những dự án đáng mong đợi của năm, tuy nhiên, khi công chiếu phim lại mang những đánh giá trái chiều từ giới phê bình điện ảnh lẫn khán giả theo dõi. Nội dung mới lạ hay vô nghĩa vớ vẩn? Bullet Train là bộ phim được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết Nhật Bản Maria Beetle của Kōtarō Isaka. Phim xoay quanh câu chuyện của sát thủ lỗi thời mang biệt danh là Ladybug. Trong chuyến đi tới Nhật Bản, anh được giao nhiệm vụ đánh cắp chiếc vali trên một chuyến tàu siêu tốc. Tại đây, Ladybug chạm trán với hàng loạt sát thủ tên tuổi và ông trùm được coi là đáng sợ nhất. Được biết, tác phẩm ban đầu của nhà văn Kōtarō Isaka đi theo hướng hành động bạo lực và đen tối. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, bộ phim đã được thay đổi theo hướng hành động, vui nhộn để thu hút khán giả đúng với phong cách Deadpool 2 của vị đạo diễn David Leitch. Hầu hết câu chuyện của Bullet Train được gói gọn trong bối cảnh của một chuyến tàu siêu tốc Nhật Bản - nơi tất cả nhân vật đều xuất hiện trên đó, điều này đã mang đến góc nhìn dễ dàng hơn cho người xem. Ngoài ra, khi đặt bối cảnh như vậy, đạo diễn David Leitch cũng sử dụng nhịp phim nhanh, gấp gáp để “thổi phồng” sự hối hả, vội vã nhưng cũng đầy nguy hiểm của chuyến tàu đi tới Kyoto. Trong thời lượng 126 phút, dàn nhân vật của phim lần lượt được giới thiệu và lộ diện, câu chuyện nền của mỗi người cũng đồng thời được lật mở. Tuy nhiên, cái hay của đạo diễn David Leitch là ông đã sử dụng chính phần này để đánh lạc hướng khán giả khiến họ mất tập trung với cốt truyện chính, để khi kết thúc, lồng ghép các câu chuyện vào với nhau, người xem sẽ bất ngờ thấy được sự logic hoàn hảo đến từng chi tiết. Dù được khán giả ngoài rạp đánh giá cao khi luôn nằm trong top đầu những phim công chiếu tại rạp, song, Bullet Train lại không nhận được sự đón chào của các nhà phê bình. Bằng chứng là phim hiện chỉ đạt 49/100 điểm trên Metacritic, đồng thời xếp hạng “thối” trên Rotten Tomatoes với 54% bình chọn. Hầu hết các cây viết đều cho rằng, phim có lối kể không mới, đôi khi gợi nhắc người xem nhớ đến những tác phẩm của các quái kiệt như Quentin Tarantino hay Guy Ritchie thậm chí còn không bằng. Nhiều tình tiết trong phim trở nên thừa thãi có thể cắt bỏ mà không làm ảnh hưởng đến mạch chuyện chính hay nội dung phim vớ vẩn, vô nghĩ và không có thông điệp. Tuy nhiên, một tác phẩm hay không hẳn cần phải nghe theo sự phán xét của các nhà phê bình danh giá. Bullet Train vẫn được đón nhận bởi khán giả đại chúng một cách nồng nhiệt bởi sự hài hước, vui nhộn cùng những pha hành động đẹp mắt mà nó mang đến. Dàn diễn viên chất lượng. Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho Bullet Train nhận được sự đón nhận của khán giả chắc chắn không thể không kể đến dàn diễn viên với toàn sao hạng A nổi tiếng. Vào vai nhân vật chính Ladybug, nam tài tử Brad Pitt đã có màn trở lại đầy ấn tượng. Từ những pha hành động nguy hiểm nhưng đẹp mắt mà nam tài tử tự mình thực hiện đến 95% cho đến những mém hài qua mỗi cử chỉ hành động, Pitt đã chứng tỏ diễn xuất tự nhiên nhưng cũng đầy chuyên nghiệp của mình. Cũng chẳng ngoa khi nói, anh chính là “bảo chứng" đưa tác phẩm “chào mắt” thành công đến công chúng. Bên cạnh Brad Pitt, bộ đôi sát thủ Tangerine - Lemon được thủ vai bởi Brian Tyree Henry và Aaron Taylor-Johnson cũng nhận nhiều sự đánh giá cao từ phía khán giả. Không giống với những tên sát thủ máu lạnh gặp đâu là chém như nhiều tác phẩm khác, bộ đôi Chanh - Quýt hiện lên là những quý ông trong các bộ vest lịch lãm với những pha đánh đấm đầy nguy hiểm nhưng cũng hài hước không kém. Với tần suất xuất hiện chỉ sau Brad Pitt, Brian Tyree Henry và Aaron Taylor-Johnson đã thực sự thành công trong việc truyền tải nhân vật của mình lên màn ảnh. Ngoài ra, Bullet Train còn có sự tham gia của những gương mặt tiềm năng khác như: Joey King trong vai The Prince - một nữ sinh với vẻ ngoài yếu đuối nhưng vô cùng nham hiểm và mưu mô để thực hiện âm mưu riêng của mình, chàng rapper Bad Bunny trong vai The Wolf - một tay xã hội đen tìm cách trả thù kẻ đã sát hại vị hôn thê của hắn hay Zazie Beetz trong vai The Hornet - cô ả chuyên sử dụng độc dược giết người, Michael Shannon trong vai White Death - tên trùm nguy hiểm đầy thù hận…. Bên cạnh đó, phim còn có những gương mặt cameo siêu chất lượng như: Sanada Hiroyuki (người từng thủ vai Scorpion trong Mortal Kombat), chàng Deadpool Ryan Reynold hay Sandra Bullock và Channing Tatum - hai nhân vật chính trong The Lost City - đây cũng được xem là tác phẩm hợp tác giữa hai người và Brad Pitt … Có thể thấy, biên kịch Zak Olkewicz đã “thay máu” các nhân vật bản địa người Nhật, biến họ trở thành người đa quốc tịch đúng theo công thức quen thuộc của Hollywood, điều này cũng đem đến những trải nghiệm mới lạ cho khán giả. Và quả thật, cũng chính nhờ diễn xuất của dàn diễn viên này mà Bullet Train mới thực sự “thỏa mãn" được khán giả. Kỹ xảo hình ảnh đẹp cùng âm nhạc bắt tai. Bối cảnh của Bullet Train được thiết kế trong một chiếc tàu điện nên đã hạn chế khoảng không gian cho những cảnh hành động. Tuy nhiên đây cũng là một trong những điểm nhấn của phim. Tính chất tàu cao tốc di chuyển liên tục, có sự xuất hiện của hành khách và những hàng ghế,... điều này gây cản trở cho các sát thủ nhiều hơn, yêu cầu họ phải hành động một cách quyết đoán và cẩn thận. Những góc máy trong phim cũng được lựa chọn tỉ mỉ và đa dạng. Cảnh cận chiến hay cảnh toàn và cảnh trung trong từng ngóc ngách của toa tàu được sắp xếp vô cùng khéo léo. Hiệu ứng chuyển cảnh mượt giúp người xem dễ dàng hình dung ra các tuyến câu chuyện. Đặc biệt, phần hiệu ứng đồ hoạ được xử lý khá chuyên nghiệp và bắt mắt, nhất là những khung hình giới thiệu nhân vật với dòng phụ chú song ngữ Anh - Nhật được thiết kế giống những trò chơi điện tử xứ hoa anh đào. Phần soundtrack có thể được coi là một điểm cộng vô cùng lớn của Bullet Train. Song song với các ca khúc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào như: Toki Niwa Haha No Nai Ko No Youni, Sukiyaki… thì những ca khúc như I Just Want To Celebrate, Five Hundred Miles, Couple of fruits… được lồng vào từng cảnh phim vô cùng kỹ lưỡng đã tạo nên những cảm nhận vô cùng tuyệt vời ở nơi khán giả khi theo dõi. Dù sở hữu phần nghe, nhìn được đánh giá tốt, song, Bullet Train vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đầu tiên là về phần lời thoại. Ở những cảnh đầu, phim sử dụng khá nhiều lời thoại của các nhân vật để dẫn khán giả vào câu chuyện gây nên sự nhàm chán và khiến người xem không thực sự tập trung hứng thú. Bên cạnh đó, các cảnh đánh đấm hành động không được phân chia đều khiến cho phần đầu và cuối phim có sự chênh lệch. Đặc biệt những pha hành động kịch tính nhất được dồn vào phân cảnh cuối khiến phim kết thúc hơi vội và không để lại dấu ấn nhiều đối với khán giả theo dõi. Cuối cùng, điểm trừ lớn nhất có lẽ chính là về phe phản diện của phim, khi nhân vật The White Death qua lời thoại của nhiều nhân vật được xem là đối thủ vô cùng đáng gờm nhưng lại xuất hiện chớp nhoáng, ít cảnh thể hiện khiến cho hắn trở thành kẻ mờ nhạt và làm cho hành trình của các nhân vật cuối cùng trở nên hụt hẫng và bớt ý nghĩa hơn. Có thể thấy, nếu bỏ qua hoặc làm tốt hơn những hạn chế trên, Bullet Train sẽ là một trong những tác phẩm tốt về mọi mặt và ghi lại dấu ấn mạnh hơn nữa trong lòng khán giả. Nhìn chung, đây vẫn là một tác phẩm giải trí có những cảnh hành động, đánh đấm đẹp mắt. Nếu đang tìm một bộ phim để thưởng thức cùng bạn bè, người thân dịp cuối tuần để xả stress và cười vui thì Bullet Train vẫn sẽ là sự lựa chọn không tồi cho bạn.
    • 0 downloads
    Quang cảnh là cụm đồn binh Schofield tại Honolulu, trong những ngày nhàm chán trước cuộc tấn công Trân Châu cảng, nơi cuốn tiểu thuyết chiến tranh rất được hoan nghênh From Here to Eternity của James Jones nêu bật những khát vọng và vỡ mộng của một vài người. Trung sĩ Milt Warden (Burt Lancaster) đi lại với Karen (Deborah Kerr), vợ viên sĩ quan chỉ huy của anh ta. Binh nhì Robert E. Lee “Prew” Prewitt(Montgomery Clift) là một anh chàng độc thân sống theo những nguyên tắc đạo đức của riêng mình và giao tiếp bằng chiếc kèn của anh ta tốt hơn là bằng lời nói. Người bạn thân nhất của Prew đang tán hươu tán vượn với Maggio (Frank Sinatra với một vai diễn đoạt giải Oscar giúp phục hồi sự nghiệp thênh thang của ông), người đang là mục tiêu ngược đãi của viên trung sĩ trại giam tàn bạo Fatso Judson (Ernest Borgnine). Người gắn kết các nhân vật chính là Alma Lorene (Donna Reed), một “tiếp viên” tại ổ điếm có cái tên mỹ miều là Câu lạc bộ Quốc hội mới. Tất cả những niềm vui và nỗi buồn này đều tan biến do vụ quân Nhật tấn công vào sáng ngày 7 tháng Mười hai. Không có lời nào để đánh giá đúng cảnh nổi tiếng nhất của bộ phim: cuộc hẹn hò lãng mạnh ban đêm trên bãi biển, với hai tấm thân của Burt Lancaster và Deborah Kerr quấn lấy nhau trong khi những con sóng xô vào họ. Nếu bạn có thể rời mắt khỏi những nhân vật chính một lúc thôi, thì hãy lưu ý tới George Reeves vai phụ của ông chỉ thoáng qua khi, trong cách buổi chiếu thử, khán giả reo lên “Siêu nhân kìa!” và bắt đầu cười. From Here to Eternity giành được 8 giải Hàn lâm dành cho Hình ảnh đẹp nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, và các giải phụ cho Sinatra và Reed. P/s:Phim này được Trịnh Công Sơn nhắc đến thường xuyên trong những lá thư gửi Dao Ánh. Ưu tiên đăng From Here to Eternity vì những ngày tháng 4 nóng bỏng và vì một ước đoán, khi Trịnh xem phim này, hẳn ông đã dự cảm cuộc chiến đang/sẽ khốc liệt và tình yêu mà ông đang có, chắc không đi đến cùng.
    • 0 downloads
    "Fright Night" (1985) là một bộ phim kinh dị hài, xoay quanh nhân vật Charlie Brewster, một thanh niên yêu thích phim kinh dị. Khi Charlie phát hiện ra rằng người hàng xóm mới của mình, Jerry Dandrige, thực ra là một ma cà rồng, anh phải đối mặt với một tình huống đầy nguy hiểm. Ban đầu, Charlie không ai tin lời cảnh báo của mình về Jerry. Tuy nhiên, khi những hiện tượng kỳ lạ và những cái chết bí ẩn xảy ra trong khu phố, Charlie quyết định tìm cách ngăn chặn Jerry. Anh nhờ sự giúp đỡ của một ngôi sao phim kinh dị, Peter Vincent, người từng đóng vai trò thợ săn ma cà rồng trên màn ảnh. Cùng nhau, Charlie và Peter phải tìm ra cách để đối phó với Jerry trước khi anh ta biến Charlie và gia đình anh thành nạn nhân tiếp theo. Bộ phim kết hợp yếu tố hài hước và kinh dị, với những cảnh quay kịch tính và hình ảnh ma quái, đồng thời thể hiện chủ đề về sự trưởng thành và đối mặt với nỗi sợ hãi. "Fright Night" đã trở thành một bộ phim kinh điển trong thể loại này.
    • 0 downloads
    "DC League of Super-Pets" (2022) là một bộ phim hoạt hình vui nhộn, xoay quanh những thú cưng siêu anh hùng của các nhân vật DC. Câu chuyện bắt đầu với Krypto, chú chó của Superman, người có khả năng siêu phàm và rất gần gũi với chủ nhân của mình. Khi Superman và Justice League bị bắt cóc bởi một ác nhân, Krypto phải tìm cách cứu họ. Để làm điều đó, anh kết hợp với những thú cưng khác, bao gồm Ace (một chú chó, có khả năng đặc biệt), PB (một chú lợn siêu mạnh), và một vài bạn đồng hành thú vị khác. Họ cùng nhau lập kế hoạch để cứu Justice League và ngăn chặn các kế hoạch xấu xa. Bộ phim không chỉ mang đến những pha hành động và hài hước, mà còn truyền tải thông điệp về tình bạn, lòng dũng cảm và sự chấp nhận bản thân. "DC League of Super-Pets" đã thu hút cả trẻ em lẫn người lớn với sự sáng tạo và phong cách vui tươi.
    • 1 download
    "Creature from the Black Lagoon" (1954) là một bộ phim kinh dị cổ điển, kể về một nhóm nhà khoa học thám hiểm một khu rừng nhiệt đới Amazon. Họ phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ, được gọi là "Creature," một loại nửa người nửa cá sống dưới nước. Khi nhóm nghiên cứu tiếp cận một hóa thạch của sinh vật này, họ bắt đầu bị tấn công bởi Creature. Bất chấp sự nguy hiểm, các thành viên trong nhóm, bao gồm một nhà động vật học và một người phụ nữ tên Kay, bị cuốn vào một cuộc chiến với sinh vật. Kay trở thành đối tượng thu hút của Creature, dẫn đến những tình huống căng thẳng và mâu thuẫn. Bộ phim nổi bật với hình ảnh kinh dị và những pha hành động mạo hiểm, đồng thời khám phá chủ đề về sự bí ẩn của thiên nhiên và sự đối đầu giữa con người với các sinh vật chưa được hiểu biết. "Creature from the Black Lagoon" đã trở thành một biểu tượng trong thể loại phim kinh dị và là một phần quan trọng của văn hóa pop.
    • 1 download
    "Bill & Ted's Excellent Adventure" (1989) là một bộ phim hài khoa học viễn tưởng kể về hai thiếu niên Bill S. Preston, Esq. và Ted "Theodore" Logan, những người mơ ước thành lập một ban nhạc rock. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong việc học tập và lo lắng rằng sẽ không thể thực hiện giấc mơ của mình nếu không vượt qua kỳ thi lịch sử. Để giúp họ, một người đến từ tương lai tên là Rufus xuất hiện và cho họ một chuyến du hành thời gian bằng một chiếc xe thời gian có hình dạng điện thoại. Bill và Ted du hành đến các thời điểm lịch sử khác nhau để gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng như Socrates, Beethoven và Genghis Khan. Họ thu thập những người này để giúp mình trong kỳ thi. Bộ phim mang đến những tình huống hài hước và thú vị, đồng thời khám phá các chủ đề về tình bạn và sự trưởng thành. Cuối cùng, Bill và Ted không chỉ vượt qua kỳ thi mà còn hiểu rõ hơn về giá trị của âm nhạc và tình bạn.
    • 0 downloads
    "Star Trek V: The Final Frontier" (1989) là phần phim thứ năm trong loạt phim "Star Trek", do William Shatner đạo diễn và đóng vai chính là Captain James T. Kirk. Câu chuyện bắt đầu khi tàu USS Enterprise được triệu hồi để đối phó với một sự kiện kỳ lạ trên hành tinh Nimbus III, nơi một kẻ mạo danh có tên Sybok đang thu phục những người theo mình. Sybok, một người anh em của Spock, có khả năng điều khiển tâm trí và tìm kiếm sự cứu rỗi cho nhân loại bằng cách đưa mọi người trở lại với những nỗi đau mà họ đã chôn giấu. Ông lên kế hoạch sử dụng Enterprise để tìm kiếm "Đấng Tạo Hóa" tại trung tâm của vũ trụ, dẫn đến một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Kirk, Spock và McCoy phải đối mặt với không chỉ những thử thách về thể chất mà còn cả những câu hỏi sâu sắc về niềm tin và bản chất của thần thánh. Bộ phim khám phá những chủ đề về tôn giáo, sự tìm kiếm bản thân và giá trị của tình bạn, với nhiều tình huống hài hước và hành động căng thẳng.
    • 0 downloads
    "Batman and Superman: Battle of the Super Sons" (2002) là một bộ phim hoạt hình thuộc vũ trụ DC, tập trung vào mối quan hệ giữa Jonathan Kent (Superboy) và Damian Wayne (Robin). Câu chuyện bắt đầu khi Jonathan phát hiện ra khả năng siêu phàm của mình và tìm kiếm sự hướng dẫn từ cha mình, Superman. Trong khi đó, Damian, con trai của Batman, cũng đang phải đối mặt với trách nhiệm của mình với tư cách là một siêu anh hùng. Khi một mối đe dọa lớn từ một thế lực siêu nhiên xuất hiện, hai cậu bé phải hợp tác để bảo vệ thế giới. Bộ phim không chỉ khám phá những cuộc phiêu lưu hành động mà còn nhấn mạnh về tình bạn, trách nhiệm và việc tìm kiếm bản sắc cá nhân. Sự tương phản giữa tính cách của Jonathan và Damian tạo nên những tình huống thú vị và căng thẳng, làm nổi bật hành trình trưởng thành của cả hai.
    • 0 downloads
    "Army of Darkness" (1992) là phần thứ ba trong loạt phim "Evil Dead" do Sam Raimi đạo diễn. Câu chuyện theo chân Ash Williams, một người đàn ông từ thời hiện đại, khi anh bị đưa trở lại thời Trung Cổ sau khi vô tình kích hoạt một cuốn sách cổ. Khi ở thế kỷ 13, Ash phải đối mặt với những sinh vật quỷ dữ (gọi là Deadites) mà anh đã từng chiến đấu. Để trở về nhà, Ash phải thu thập các mảnh của cuốn sách và đánh bại một thế lực hắc ám, đồng thời giúp đỡ những người dân trong vương quốc đang bị đe dọa. Bộ phim kết hợp yếu tố kinh dị, hài hước và hành động, với phong cách độc đáo và các pha hành động mãn nhãn. Ash, do Bruce Campbell thủ vai, trở thành một biểu tượng trong thể loại phim kinh dị, và "Army of Darkness" được yêu thích nhờ sự hài hước và những tình huống kịch tính.
    • 0 downloads
    "Blow Out" (1981) là một bộ phim kinh dị, tâm lý do Brian De Palma đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh Jack Terry, một kỹ sư âm thanh làm việc trong ngành điện ảnh. Trong khi ghi âm âm thanh cho một bộ phim, Jack tình cờ nghe thấy một vụ tai nạn xe hơi và quyết định tìm hiểu thêm. Khi điều tra, Jack phát hiện ra rằng vụ tai nạn không phải là tai nạn mà là một vụ ám sát liên quan đến một chính trị gia. Anh gặp một cô gái sống sót, Sally, và cùng nhau họ tìm cách phơi bày sự thật. Tuy nhiên, Jack bị cuốn vào một mớ hỗn độn của âm mưu và nguy hiểm, khi những kẻ đứng sau vụ ám sát cố gắng ngăn chặn anh. Bộ phim nổi bật với cách xây dựng hồi hộp và những chủ đề về sự thật, chứng kiến và trách nhiệm cá nhân. "Blow Out" cũng được đánh giá cao về mặt hình ảnh và âm thanh, thể hiện kỹ năng điêu luyện của De Palma trong việc tạo ra bầu không khí căng thẳng.
    • 0 downloads
    "Star Trek VI: The Undiscovered Country" (1991) là phần phim thứ sáu trong loạt phim "Star Trek". Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Liên bang và Đế quốc Klingon, khi tình hình chính trị bắt đầu thay đổi. Khi một tàu Klingon bị nổ, các thuyền trưởng của USS Enterprise, James T. Kirk và Spock, bị buộc phải tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Klingon. Tuy nhiên, một âm mưu giết người xảy ra, khiến Kirk và Spock bị nghi ngờ. Họ phải tìm cách chứng minh sự vô tội của mình và khám phá ra kẻ đứng sau âm mưu này. Bộ phim khám phá các chủ đề về hòa bình, sự tha thứ và thay đổi, trong khi giữ lại yếu tố khoa học viễn tưởng và hành động quen thuộc của loạt phim. Cuối cùng, Kirk và đội ngũ của ông không chỉ bảo vệ danh tiếng của mình mà còn góp phần vào một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Liên bang và Klingon.
    • 0 downloads
    Mỗi độ xuân về, khán giả thường tìm đến những bộ phim mang thông điệp tích cực về vẻ đẹp cuộc sống cũng như sự khởi đầu mới. Một trong những tác phẩm hay nhất về chủ đề này có lẽ là As good as it gets (1997) của đạo diễn James L. Brooks. Qua câu chuyện về 3 mảnh đời (một nhà văn trái tính, một cô hầu bàn luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, một họa sĩ đồng tính), bộ phim như một nốt nhạc nhẹ nhàng về sự tươi đẹp của cuộc đời. Hành trình tìm kiếm hạnh phúc Lấy bối cảnh New York (Mỹ), phim xoay quanh Melvin Udall (Jack Nicholson) - một nhà văn đứng tuổi chuyên về dòng lãng mạn. Dù viết ra những áng văn hấp dẫn về tình yêu, ông lại là người kiêu ngạo và cực kỳ… khó ưa. Melvin mang nặng thành kiến với phụ nữ và người đồng tính đến mức chẳng thèm giấu điều đó. Khi một độc giả hỏi bí quyết viết về phụ nữ hay đến thế, nhà văn đáp thẳng thừng: “Tôi nghĩ đến đàn ông, rồi bỏ đi lý lẽ và trách nhiệm”. Melvin là một gã như thế, chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc của người khác. Người duy nhất có thể chịu đựng Melvin là cô hầu bàn Carol Connelly (Helen Hunt). Do mắc chứng rối loạn cưỡng chế, ngày nào nhà văn cũng ăn sáng ở cùng một chiếc bàn tại một nhà hàng. Carol tận tình phục vụ ông dù Melvin nhiều lần tỏ thái độ khó ưa. Ở khu căn hộ, Melvin còn xung đột với Simon Nye (Greg Kinnear) - một họa sĩ đồng tính đang bế tắc trong công việc và cũng gặp khó khăn tài chính. Vốn khó chịu với thú nuôi, nhà văn từng lén ném chú chó của Simon xuống ống xả rác khiến chàng họa sĩ phải lo lắng tìm kiếm. Bước ngoặt xảy ra khi Simon bị một nhóm cướp đánh trọng thương. Trong những ngày chàng họa sĩ nằm viện, Melvin bị ép buộc phải chăm sóc chú chó. Dù ban đầu không thích công việc này, Melvin ngày càng thương chú chó. Sự gắn bó đó khiến ông dần thoải mái hơn và cũng bắt đầu quan tâm đến người khác. Kịch bản phim, do James L. Brooks chấp bút cùng biên kịch Mark Andrus, xây dựng 3 nhân vật với những nỗi éo le riêng. Melvin rất thành công trong nghề nghiệp, giàu có và được người đời ngưỡng mộ. Thế nhưng, với cách hành xử của mình, dường như ông chẳng thể tận hưởng cuộc sống. Melvin ám ảnh nặng với chuyện phải thực hiện mọi thứ đúng như trình tự ông đặt ra. Từ đầu phim, khán giả đã thấy ông phải vật lộn với những ám ảnh liên quan đến ô nhiễm. Từ chuyện rửa tay, dùng bữa hay đi lại trên đường phố, nhà văn này luôn có những quy tắc riêng mà ông không thể làm khác đi. Đó cũng thành cái cớ để ông hằn học với mọi người. Carol thì có trái tim nhân hậu nhưng cuộc sống đầy trắc trở. Cô bị chồng bỏ, có con trai bị bệnh suyễn cần được chăm sóc thường xuyên. Nhiều người đàn ông hứng thú với cô nhưng rồi lại ra đi vì không muốn gánh thêm một đứa trẻ bệnh tật. Bao áp lực cuộc sống khiến Carol thường xuyên sống trong lo âu, chẳng thể tìm kiếm tình yêu đích thực. Simon Bishop thì có mối quan hệ không êm đẹp với cha mẹ. Sau vụ cướp tại nhà, anh còn phải vật lộn với chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Những khó khăn đó đẩy anh tới bờ vực phá sản, còn đâu tâm trí để sáng tạo nghệ thuật. Giữa mớ bòng bong đó, làm thế nào cả ba nhân vật này có thể cùng tìm được hạnh phúc là câu hỏi lớn của phim và cũng mở ra hành trình thú vị mà đạo diễn muốn khán giả cùng đồng hành. Niềm vui trong sự mở lòng Dù thuộc dòng tâm lý lãng mạn, As good as it gets không phải tác phẩm dễ xem từ đầu đến cuối. Trái lại, đoạn đầu phim hơi lộn xộn về tình tiết, trước khi mạch chuyện đi vào quỹ đạo. Sự lộn xộn này hóa ra lại là một điểm hay, tựa như cuộc sống nhiều trắc trở của cả ba nhân vật. Sự thay đổi của Melvin diễn ra từ khi ông nhận nuôi chú chó của chàng họa sĩ. Bộ phim khéo sắp đặt để cái thiện trong con người của nhà văn được khơi nguồn từ tình cảm mà loài người hàng ngàn năm qua đã chia sẻ cùng nhau: sự gắn kết với thú cưng. Tuy nhiên, chuyển biến của Melvin không phải một sớm một chiều, mà trải qua rất nhiều cung bậc gập ghềnh. Nhà văn bắt đầu mở lòng với chú chó, rồi đến trẻ con (ông ra tay giúp đỡ con trai của Carol), sau đó đón nhận tình yêu nam nữ. Ở mỗi chặng đường, ông phải trải qua không ít thử thách để có thể vượt qua được các định kiến của bản thân. Điều đó khiến bộ phim càng trở nên thực tế hơn, chứ không sa đà vào mô típ “cổ tích” thường gặp ở nhiều phim rom-com của Hollywood. Điểm nhấn của bộ phim nằm ở những lời thoại được viết rất trau chuốt, trong nỗ lực cho 3 nhân vật cố gắng kết nối với nhau. Ở từng cảnh quay, đạo diễn và biên kịch xử lý khéo léo để chúng trở nên hấp dẫn, có tiết tấu. Qua cách nói chuyện của Melvin và Carol ở đầu và cuối phim, chúng ta thấy rõ sự thay đổi tích cực của ông sau khi đã nhận ra những điều quý giá trong cuộc sống. As good as it gets nhận 7 đề cử Oscar, trong đó thắng cả hai giải nam và nữ chính (cho Jack Nicholson và Helen Hunt). Từ đó cho đến nay, chưa có tác phẩm nào lặp lại được “cú đúp” trên ở giải thưởng danh giá này. Không quá lời khi nói chính các diễn viên đã góp phần lớn công sức biến bộ phim trở thành kinh điển. Sinh năm 1937, Jack Nicholson tham gia bộ phim khi đã gần 60 tuổi. Lúc đó, tài tử đã là một huyền thoại của Hollywood với hàng loạt vai diễn thành công. Chân dung của Melvin trong phim là một người đàn ông phải tới lúc lớn tuổi mới tìm được hạnh phúc. Jack Nicholson có gương mặt và phong thái quá hoàn hảo để vào vai chính trong phim. Đó là mẫu nhân vật sẽ khiến khán giả ghét bỏ lúc đầu nhưng dần yêu mến. Minh tinh Helen Hunt thì tham gia bộ phim ở giai đoạn chín muồi cả về diễn xuất lẫn nhan sắc. Dưới màn trình diễn của cô, nhân vật Carol hiện lên với đầy đủ hai sắc thái cần thiết cho câu chuyện. Đó là một cô gái xinh đẹp nhưng không phải vẻ hấp dẫn của những cô gái bốc lửa. Trong nhân vật đó còn có sự tần tảo của một người mẹ luôn lo lắng cho con. Có gì đó trong ánh mắt của Carol gợi ra sự lo toan và bận rộn của cô. Một điểm thú vị của phim là Carol và Melvin thật ra đã gặp nhau rất nhiều lần từ trước khi câu chuyện bắt đầu trên màn ảnh. Nhưng, chỉ khi thay đổi bản thân, nhà văn mới nhận ra tình cảm ông dành cho cô. Mảnh ghép thứ ba trong tác phẩm là tài tử Greg Kinnear trong vai chàng họa sĩ. Ban đầu, phim xây dựng xung đột mạnh mẽ giữa Simon và Melvin, một phần đến từ việc nhà văn kỳ thị người đồng tính. Theo mạch phim, Simon cũng là chất xúc tác quan trọng giúp Melvin hiểu được rằng phải chấp nhận sự khác biệt từ người khác. Greg Kinnear cũng có những cảnh diễn ấn tượng, như phân đoạn Simon tìm được cảm hứng vẽ tranh từ tấm thân trần của Carol. Đó là tình cảm thuần thành với nghệ thuật và cái đẹp chứ không phải nhục dục. As good as it gets nhanh chóng trở thành hiện tượng với doanh thu 314 triệu USD toàn cầu, trong khi kinh phí chỉ 50 triệu USD. Tác phẩm mang một số nét tương đồng với A Christmas carol - câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens. Cả hai đều xoay quanh một người lớn tuổi hằn học với cuộc sống, để rồi nhận ra những điều tốt đẹp vẫn đang quanh ta. Điều tốt đẹp đó không phải chỉ là tình yêu mà còn là cả tình bạn, sự gắn bó với xã hội và chấp nhận những giá trị khác biệt. Do những giá trị này, As good as it gets được yêu thích qua nhiều năm tháng và luôn xuất hiện trong danh sách các phim tâm lý lãng mạn hay nhất mọi thời đại. Bộ phim khép lại bằng một khung cảnh nhẹ nhàng, rất đỗi đời thường nhưng cũng tràn ngập sự hạnh phúc. Một niềm vui giản dị như thế chẳng phải là thứ mà ai cũng tìm kiếm trong đời?
  2. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    "Annie" (1982) là một bộ phim âm nhạc dựa trên vở nhạc kịch nổi tiếng cùng tên. Câu chuyện xoay quanh một cô bé mồ côi tên là Annie, sống trong một trại mồ côi ở New York dưới sự quản lý của Miss Hannigan, một người phụ nữ nghiêm khắc và keo kiệt. Annie mơ ước tìm kiếm cha mẹ của mình và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống của cô thay đổi khi cô được một triệu phú tên là Oliver Warbucks nhận nuôi trong một tuần để quảng bá hình ảnh của mình. Trong thời gian này, Annie và Warbucks phát triển một mối quan hệ thân thiết, nhưng Miss Hannigan và những kẻ xấu khác cố gắng cướp lấy tài sản của ông. Bộ phim chứa nhiều bài hát nổi tiếng như "Tomorrow" và truyền tải thông điệp về tình yêu, hy vọng và sự đoàn kết. Cuối cùng, Annie tìm thấy gia đình và một cuộc sống hạnh phúc.