
Everything posted by Joker
-
Halo 4: Forward Unto Dawn (2012)
- 0 downloads
"Halo 4: Forward Unto Dawn" (2012) là một mini-series dựa trên loạt trò chơi video "Halo". Bộ phim diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến giữa Liên minh UNSC và Covenant, tập trung vào một nhóm cadet tại học viện quân sự của UNSC. Câu chuyện xoay quanh Thomas "Tom" Merrick, một sinh viên đang cố gắng thích nghi với cuộc sống quân sự. Khi Covenant tấn công học viện, nhóm cadet buộc phải hợp tác để sinh tồn và chiến đấu. Trong quá trình này, Tom gặp gỡ và phát triển mối quan hệ với các nhân vật khác, bao gồm cô gái tên Chyler. Bộ phim không chỉ thể hiện các trận chiến và hành động kịch tính mà còn khai thác các chủ đề về tình bạn, sự hy sinh và tinh thần đồng đội. Ngoài ra, nó còn tạo cầu nối giữa cốt truyện của loạt game "Halo" và những sự kiện trong "Halo 4", giúp người xem hiểu rõ hơn về vũ trụ phong phú của "Halo". -
Puss in Boots: The Last Wish (2022)
- 0 downloads
Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng tiếp tục cuộc hành trình của Mèo Đi Hia (Puss) – một trong những anh hùng nổi tiếng nhất của vũ trụ cổ tích bắt đầu trong Shrek (2001), sau bộ phim Puss in Boots (2011). Lần này, sau một phi vụ thành công nhưng không may gặp vấn đề bất ngờ, Mèo Đi Hia đã mất tổng cộng 8 trên 9 mạng của mình. Cuộc đụng độ với Thần Chết theo đúng nghĩa đen sau đó khiến Puss bị sang chấn tâm lý, buộc phải về hưu trong một nhà dưỡng lão dành cho mèo. Song, Puss tình cờ nghe được về bản đồ dẫn đến ngôi sao băng ban điều ước. Quyết tâm lấy lại 8 mạng trước kia, Puss tái xuất giang hồ nhằm đến được ngôi sao thần kỳ. Điều này, nói dễ hơn làm. Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng là bộ phim đưa chú mèo mang giày bốt nổi tiếng màn ảnh rộng trở lại rạp sau hơn một thập kỷ. Những tưởng bộ phim sẽ gặp khó khăn kể một câu chuyện mang ý nghĩa hay thuyết phục một bộ phận khán giả mới, bên cạnh những mọt phim đã lớn lên cùng Shrek, Lừa và Puss in Boots, vì sao phải yêu chú mèo này, nhưng không, Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng làm điều đó với câu chuyện gãy gọn, xúc tích, hàm súc và truyền đạt những bài học vô cùng ý nghĩa thông qua một kịch bản được trang hoàng bằng những màn tung hứng màu sắc, vui nhộn giữa các nhân vật. Những hình ảnh vui tươi, tròn trịa và tràn ngập các dải màu tươi tắn, Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng không che giấu đối tượng khán giả mà nó hướng đến là ai. Nhưng khác với dự án hoạt hình gần đây là Chuyến Đi Nhớ Đời, bộ phim trên không tự giới hạn chính nó trong tâm trí những mọt phim trẻ tuổi. Trên thực tế, chủ đề mà nó tiếp cận quả thật “khó nhai” hơn những gì thể hiện ở phần phim 10 năm về trước – cái chết và sự sống, tương lai và hiện thực. Trong khi đó, ước nguyện và khát vọng dù đã được thể hiện nhiều lần ở những bộ phim khác nhau, cũng được phủ màu sắc mới trong Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng. Tuy nhiên, sức nặng gai góc của cái chết vẫn được lồng ghép vào những cảnh phim, dường như để nhấn mạnh tình thế của nhân vật chính, “ngàn cân treo sợi tóc”, lưỡi hái thần chết có thể hạ xuống bất cứ lúc nào. Người viết nhận xét Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng là một phim “y chang” nhân vật chính, không biết sợ và vô cùng dũng cảm. Là một nhánh phim tách ra từ thương hiệu che đậy các ám chỉ người lớn sau những câu truyện cổ tích như Shrek, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Mèo Đi Hia sử dụng phương pháp tương tự để mô tả những điều khủng khiếp trong đây. Nhưng điều thật sự dũng cảm là để Puss hoảng sợ và bỏ chạy như một kẻ ham sống sợ chết. Đây là một nước đi không hề dễ dàng và phá cách công thức người hùng của thể loại chuyên ưu ái các nhân vật chính luôn đối đầu trực diện với khó khăn trước mắt như phim hoạt hình. Suy cho cùng, hoạt hình là phương tiện dạy các em nhỏ những bài học ý nghĩa mà! Song, cái thời hoạt hình đơn giản dành với các bài học một màu đã qua rồi. Khao khát được sống là một khao khát có thật và thực tế. Nhận thức được sự hữu hạn của sinh mạng mới là thứ khiến cuộc sống có ý nghĩa. Thật dễ để trở nên dũng cảm và lao đầu vào những hiểm nguy bất tận khi bạn có đến 9 cái mạng dự trù. Nhưng Tử Thần là một kẻ nhẫn nại. Biến một anh hùng sôi động như Puss thành một con mèo sợ sệt là một quyết định đã khiến Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng sở hữu một tầng ý nghĩa hiện thực sâu sắc hơn. Nó đã làm Puss phải khiêm tốn nhìn lại cuộc đời huyển thoại của mình, như Tử Thần sẽ làm điều tương tự khi thời khắc đến. Với Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng, sợ chết thì ai cũng sợ cả, điều quan trọng nhất không phải là sống không sợ chết, mà là sống sao cho thật ý nghĩa cho đến khi cái chết đến. Về điểm này, bộ phim khiến người viết liên tưởng đến Pinocchio mới ra mắt gần đây của nhà đài Netflix, cũng là một bộ phim nói đến sự tréo ngoe giữa sự sống và cái chết, nhưng với tông giọng đen tối hơn nhiều. Điều đó hắn sẽ khiến nhiều mọt phim thích thú với Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng hơn – một thành tựu không hề tầm thường khi bạn biết ai đứng sau Pinocchio. Tung hứng một lượng nhân vật khá nhiều, Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng có thể nhấn nhá sự đa diện và đào sâu tính cách của họ trong thời lượng chỉ hơn 1 tiếng rưỡi quả là một nỗ lực phi thường. Mỗi một nhân vật trong đây, chính hay phụ, đều có điểm đáng nhớ, vì mỗi một người đều được chống lưng bởi những ý nghĩa lắng đọng được truyền tải bằng các câu thoại vừa buồn cười vừa đắt giá. Bên cạnh sự tử, Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng còn đề cập đến những bài học rất “người lớn” (các bạn phải đi xem mới biết được). Vậy mà Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng không hề gặp khó khăn khi đặt những nhân vật của nó vào các tình huống dở khóc dở cười, mang đến những tràng cười tự nhiên. Nhịp điệu là một yếu tố được trân trọng không kém trong đây. Những màn đối đầu đầy kịch tính diễn ra liên tục, khiến bộ phim thêm sôi nổi. Nhưng chúng ẩn chứa những thông điệp mà bộ phim cần, chứ không đơn thuần chỉ được thêm thắt để thể hiện ở đây có hành động, cho phép bộ phim chú tâm vào tình tiết trước mắt thay vì để nó vụt qua một cách vô nghĩa. Đến cuối cùng, Mèo Đi Hia: Điều Ước Cuối Cùng kết thúc trên một nốt cao đúng điệu và tròn trịa, trên sự cân bằng giữa những thứ nặng nề và những gì hồn nhiên. Có vẻ như chúng ta đã tìm được một bộ phim chất lượng đầy ý nghĩa cho dịp cuối năm, trùng hợp thay là dịp người ta hoài niệm về những gì đã qua. -
Planes, Trains & Automobiles (1987)
- 0 downloads
"Planes, Trains & Automobiles" (1987) là một bộ phim hài do John Hughes đạo diễn, với sự tham gia của Steve Martin và John Candy. Phim kể về Neal Page (Steve Martin), một giám đốc quảng cáo đang cố gắng trở về nhà ở Chicago để đón Thanksgiving cùng gia đình. Khi chuyến bay của Neal bị hoãn, anh tình cờ gặp Del Griffith (John Candy), một người bán hàng vui tính nhưng có phần lôi thôi. Dù ban đầu không ưa Del, Neal buộc phải chấp nhận đi cùng anh ta trong hành trình gian nan qua máy bay, xe lửa và cuối cùng là xe hơi để về nhà. Hành trình đầy rắc rối và trớ trêu này đã tạo ra nhiều tình huống hài hước, nhưng cũng dần dần hé lộ những câu chuyện và cảm xúc sâu sắc về tình bạn, sự kiên nhẫn và sự chấp nhận. Bộ phim không chỉ mang đến tiếng cười mà còn truyền tải thông điệp ấm áp về gia đình và tình người. "Planes, Trains & Automobiles" đã trở thành một trong những bộ phim kinh điển của mùa lễ. -
Run Lola Run (1998)
- 0 downloads
"Run Lola Run" (1998) là một bộ phim tâm lý hành động của Đức, do Tom Tykwer đạo diễn. Phim xoay quanh Lola, một cô gái trẻ, và hành trình 20 phút đầy kịch tính để cứu bạn trai của cô, Manni. Câu chuyện bắt đầu khi Manni, do lỡ mất một túi tiền quan trọng của một tên tội phạm, quyết định sẽ thực hiện một hành động liều lĩnh để có tiền trả lại. Lola biết rằng cô chỉ có 20 phút để tìm ra 100.000 mark và giúp Manni trước khi anh ta có nguy cơ gặp phải những rắc rối nghiêm trọng. Phim sử dụng cấu trúc phi tuyến tính, khi mỗi lần Lola bắt đầu lại từ đầu, cô phải đưa ra những quyết định khác nhau. Mỗi phiên bản hành trình của Lola dẫn đến những kết quả khác nhau, cho thấy tầm quan trọng của sự lựa chọn và ngẫu nhiên trong cuộc sống. Với nhịp độ nhanh, hình ảnh đặc sắc và nhạc nền hấp dẫn, "Run Lola Run" đã trở thành một tác phẩm nổi bật trong điện ảnh thế giới, khám phá các chủ đề về tình yêu, số phận và sự khẩn trương. -
Reservoir Dogs (1992)
- 0 downloads
Được đánh giá là phim độc lập hay nhất mọi thời đại nhưng ‘Reservoir Dogs’ cũng khiến khán giả kinh hoàng bị bạo lực. Reservoir Dogs là bộ phim đầu tay của đạo diễn Quentin Tarantino, được quay năm 1992. Tạp chí Empire đánh giá, đây là bộ phim độc lập hay nhất mọi thời đại. Kịch bản của Reservoir Dogs được đạo diễn ấp ủ từ khi ông mới 18 tuổi và bắt tay vào làm sau khi nhận được sự trợ giúp của hãng phim độc lập Miramax. Quentin Tarantino được coi như một kẻ lập dị thiên tài của Hollywood khi ông không được đào tạo bài bản trong trường lớp về điện ảnh nhưng lại cho ra mắt những tác phẩm cực độc đáo. Nội dung của Reservoir Dogs rất hỗn loạn và “tào lao”. Mở đầu phim là cảnh 8 người đàn ông đang ăn sáng tại 1 quán ăn ở Los Angeles trước khi họ bắt đầu thực hiện kế hoạch cướp kim cương của mình. Sáu người trong số họ sử dụng bí danh: Mr. Blonde (Michael Madsen), Mr. Blue (Eddie Bunker), Mr. Brown (Quentin Tarantino), Mr. Orange (Tim Roth), Mr. Pink (Steve Buscemi) và Mr. White (Harvey Keitel). Hai người còn lại là ông trùm xã hội đen Joe Cabot (Lawrence Tierney), người lập ra kế hoạch vụ cướp và con trai ông, “Nice Guy Eddie” (Chris Penn). Sau khi ra mắt, Reservoir Dogs được coi là một trong những bộ phim xuất sắc về đề tài tội phạm, và là bước khởi đầu thành công cho Quentin Tarantino. Bộ phim được đánh giá rất cao từ các nhà phê bình và trên các trang web điện ảnh uy tín. Reservoir Dogs cũng tạo cảm hứng và được coi là dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của dòng phim độc lập. Thế nhưng đồng thời, bộ phim này luôn nằm trong danh sách những phim gây tranh cãi của điện ảnh, vì những cảnh phim quá bạo lực và tần suất các câu chửi thề. Đặc biệt trong phim có cảnh Mr.Blonde cắt tai viên cảnh sát bị coi là cảnh phim không dễ chịu với nhiều khán giả. Thậm chí cảnh phim này còn khiến đạo diễn Wes Craven, chuyên trị các phim kinh dị cũng phải “chuồn” khỏi phòng chiếu vì quá sợ hãi. Thậm chí trong buổi công chiếu đầu tiên với khán giả đại chúng, đạo diễn Quentin Tarantino còn gọi đây là một thảm họa và ông đã quyết định đếm xem có bao nhiêu khán giả bỏ về khỏi rạp chiếu. Kết quả đã có 33 người bỏ về giữa chừng. Bộ phim này còn bị cấm tại Anh Quốc đến tận năm 1995 dù là phát hành dưới dạng bản DVD. Thế nhưng cũng nhờ Reservoir Dogs, những cảnh bạo lực trở thành “đặc sản” trong phim của Quentin Tarantino, khiến khán giả dần dần chấp nhận điều đó. Với bất cứ bộ phim nào của mình, Quentin Tarantino cũng tìm cách tô đậm những cảnh bạo lực đẫm máu. Như với Reservoir Dogs, vị đạo diễn người Mỹ này để tông phim một màu lạnh nhằm nổi bật màu đỏ của máu. Những nhân vật trong phim cũng cá tính một cách đầy duyên dáng dù suốt cả phim đều chỉ nói những câu thoại hết sức tào lao. Những câu chuyện hậu trường xung quanh Reservoir Dogs cũng rất thú vị. Vì đây là bộ phim độc lập của Quentin Tarantino nên ông cũng phải chủ động nguồn tiền để sản xuất. Phim được quay chỉ trong 35 ngày với chi phí ban đầu là 30.000 USD, sau được tăng lên 1,5 triệu USD khi Keitel trở thành nhà sản xuất. Kết quả là các diễn viên trong phim đều phải tự mặc quần áo của mình vì không có tiền đầu tư cho trang phục. Nam diễn viên Eddie Bunker, người đóng vai Mr. Blue trong phim thậm chí còn từng có quá khứ làm tội phạm. Ông đã bị bắt đi tù và được tha sau khi tham gia vào một vụ cướp. Nam diễn viên này hài hước chia sẻ sau khi bộ phim được phát hành, là không bao giờ nghĩ mình lại tiếp tục một phi vụ với những người xa lạ khác. -
Puss in Boots (2011)
- 0 downloads
Lại một bài review không có tiêu đề nhưng hy vọng nó sẽ không lan man như những bài review không tiêu đề trước. Hôm trước vừa đi xem Puss in Boots xong. Thật sự trước khi xem thì mình không hề có kì vọng gì vào phim này, và mình thì vốn không có thói quen đi đọc review trước (tính nó thế đấy, quan niệm là hay dở tùy mình nên hơi ương, đôi khi chấp nhận uổng tiền vì phim dở chứ không thích đọc review trước), nên mình thật sự hoàn toàn không có khái niệm rằng đây là một phim hay và được đánh giá cao. Trước đó mình cũng đã có xem series Shrek rồi, nhưng có thích Shrek cũng vì nó buồn cười, nó đảo lộn các định nghĩa về các nhân vật cổ tích và nó hay chêm yếu tố hiện đại vào trong thế giới fantasy, nhưng về mặt ý nghĩa thì nội dung của Shrek cũng không thấm vào mình lắm (mình không nói nội dung nó không hay nhé, mình chỉ nói nó không thấm được vào mình thôi). Nhưng Puss in Boots thì mình hoàn toàn không ngờ nó hay đến thế, dù nó cùng nhà sản xuất với Shrek. Nội dung là thế này. Puss là một em mèo bị truy nã biết đánh kiếm giỏi, biết ăn trộm, biết cưỡi ngựa, biết nhảy nhót, biết tán gái, nói chung là thập phần hào hoa phong nhã. Trong lúc đang chuẩn bị ăn trộm những hạt đậu thần (mọc ra cây đậu thần leo lên tới lâu đài của người khổng lồ có kho báu) của vợ chồng sát thủ Jack và Jill thì đụng độ em mèo cái Kitty, sau đó thì tái ngộ với người bạn thơ ấu – qua trứng Humpty Dumpty – ngày xưa gài hàng Puss để giờ ẻm mới sống ngoài vòng pháp luật như thế này. Dù vết thương lòng vì bị phản bội còn khá sâu nặng, nhưng Puss quyết định tin một lần nữa và hợp tác. Hợp tác thành công. Nhưng mọi chuyện mà như thế thì chả còn cái quái gì để nói. Nhưng nói chung là mọi người đi xem đi thì biết, há. Thôi hết phần mình nói năng nhảm nhí gây hài rẻ tiền rồi, vì mình muốn bàn về Puss in Boots với sự nghiêm túc. Thật ra mọi người sẽ nhầm to nếu tưởng rằng Kitty sẽ là người song hành với Puss trong vai trò “nhân vật chính”. Kitty đối với mình chỉ là một nhân vật mờ nhạt, không mấy ấn tượng và được thêm vào như một nhân vật nữ cần có cho vẻ hào hoa của Puss và cho một câu chuyện tình yêu nhất định phải có trong một bộ phim sặc mùi lãng mạn Latin này. Người cùng chia sẻ những mâu thuẫn và ý nghĩa trong phim với Puss chính là Humpty Dumpty. Có thể nói, mâu thuẫn giữa hai người bắt đầu từ sự thất vọng. Mình từng nói (cũng khá nhiều lần rồi), cảm giác tiêu cực nhất của con người không phải là đau đớn hay buồn khổ, mà là thất vọng. Thất vọng sẽ dẫn đến mất niềm tin, và việc mất niềm tin sẽ gây ra một nỗi đau cực kì khó chữa lành. Sự thất vọng của Humpty Dumpty thời niên thiếu khi thấy cậu và Puss bắt đầu đi trên hai con đường khác nhau đã khiến cậu nông nổi gài hàng Puss, sự thất vọng đã khiến Puss đào tẩu một mình mà bỏ lại Humpty Dumpty, sự thất vọng vì bị bỏ lại của Humpty Dumpty đã dẫn thêm nhiều những tiêu cực khác. Cái lúc Humpty Dumpty kêu Puss hãy hợp tác và tin tưởng anh ta lần nữa, Puss đã đi ngang qua mặt anh ta và nói nhẹ: “Never again – Không bao giờ nữa”. Khoảnh khắc đấy đã khiến mình nhói lên một chút trong lòng. Không phản ứng mạnh mẽ, chỉ là một câu nói khẽ “Never again” thôi mà mình hiểu được vết thương lòng của Puss sâu đến thế nào, thậm chí có thể nó đã lành, nhưng vết sẹo của nó đã để lại thì thật khó phai mờ. Giọng của Antonio Banderas lồng tiếng lúc ấy sao mà truyền cảm đến như vậy. Nhẹ nhàng, nhưng đầy tổn thương. Humpty Dumpty là một nhân vật mà theo mình định nghĩa là xấu-nhưng-mà-thương, kiểu nhân vật xấu đang bắt đầu trở nên điển hình. Tuy vậy, nếu Humpty Dumpty bảo rằng ngày bé cậu ta chỉ có Puss là bạn, sao cậu không nhìn lại rằng dường như Puss cũng chỉ có cậu là bạn? Nhưng tính cách hai cậu khác nhau, cậu có thấy không, Puss bước đi trên con đường vinh quan ngày ấy là do bản năng của cậu ấy thôi thúc hành động. Là bản năng thì khó mà trách được Puss. Nhưng thôi, mọi việc đã qua rồi. Và dù một lần nữa thất vọng, một lần nữa tổn thương, Puss đã một lần nữa tin tưởng, đền đáp sự thất vọng bằng một sự tin tưởng tôt đẹp nhất mà mình từng biết (và vì vậy nó cũng thật màu hồng – nhưng mình sẽ bỏ qua cho cái sự “hồng” của lần này), để rồi quay ngược thời gian, trở về với cảnh cây cầu ngày trước. Cách giải quyết cho lần quay ngược thời gian này thật đẹp, phải nói dù không phải tới mức sướt mướt khiến khóc lóc sướt mướt, nhưng nó đã khiến mình không ngừng bồi hồi và có cảm giác như có một cơn gió hơi xoáy một chút đang xoáy trong tâm mình. Vì nó không phải là một kết thúc cực kì vui vẻ. Nhưng nó vẫn rất đẹp. Humpty Dumpty và Puss dành cả đời để đi tìm những quả trứng vàng, nhưng cả hai người đều không biết họ đang sở hữu những quả trứng vàng đích thực – tâm hồn của họ và tình bạn giữa họ. Thực sự rất đẹp, thực sự cả-làng-vui-vẻ. Ây hình như mình mâu thuẫn rồi, nhưng thôi kệ đi, hì hì. Dĩ nhiên toàn bộ phim không phải chỉ có tập trung vào mâu thuẫn về tình bạn của hai nhân vật chính ở trên. Phim rất hồi hộp và có điểm nhấn cao trào rất là tốt. Những cảnh hành động được đan xen với những yếu tố hài hước quen thuộc của dòng phim Shrek làm phim không hề chán chút nào và cả rạp cười liên tục. Nếu như các bạn còn nhớ chuyện cổ tích thì hẳn sẽ phải nhớ nhân vật Mèo đi hia này là của Pháp, nhưng từ sau khi xuất hiện trong Shrek và được Antonio Banderas lồng tiếng thì em Puss đã được chuyển quốc tịch sang Tây Ban Nha và giống như là một phiên bản mèo của Zorro – nhân vật đóng đinh với Antonio. Chính vì vụ chuyển quốc tịch này mà âm nhạc trong phim mang đậm âm hưởng Tây Ban Nha, tiếng ghi-ta réo rắt rất hay và cả màn đấu nhảy với điệu nhảy giậm chân nữa. Nếu chỉ xét về nội dung như câu chuyện, ý nghĩa được truyền tải, thủ pháp truyền tải câu chuyện thì Puss in Boots không có gì để chê. Mình chỉ không thích một chút ở khoản 3D của phim này vì hiệu ứng 3D ở đầu phim rất tốt nhưng về sau thì mình thấy cũng chả khác gì phim 2D thường. Nhưng thành thật khuyên các bạn hãy đi xem phim 3D bản phụ đề tiếng Việt, chứ 2D thì chỉ có bản lồng tiếng của chị, à nhầm, anh Đàm Vĩnh Hưng thôi. Và thật tình thì mình thấy nếu xem bản lồng tiếng của chị, à nhầm, anh Đàm thì cảm xúc của mình sẽ tụt về âm. Puss in Boots tương tự như Shrek, là một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn. Không phải nói nó hoàn toàn là dành cho người lớn mà không dành cho trẻ em, nhưng cái cách nó xây dựng nhân vật và tình huống thì quả thật không thể nào gọi là màu-hồng-cổ-tích được (trừ chi tiết ‘tiếp tục tin tưởng’ kia). Vì nó đã vẽ nên một hình ảnh của sự thất vọng và những tổn thương từ nó, quả thật trẻ con sẽ không hiểu và không nên hiểu sớm việc đánh mất niềm tin đó. Nhưng Puss in Boots sẽ làm người lớn chúng ta có thêm một chút động lực để dám tin một lần nữa, vì dù sao, vùng đất fantasy Far Far Away đó đâu phải chỉ dành cho trẻ con. -
Holiday Inn (1942)
- 0 downloads
"Holiday Inn" (1942) là một bộ phim nhạc kịch cổ điển do Mark Sandrich đạo diễn, với sự tham gia của Bing Crosby, Fred Astaire và Marjorie Reynolds. Phim kể về Jim Hardy (Bing Crosby), một nghệ sĩ biểu diễn quyết định rời bỏ cuộc sống biểu diễn ở New York để mở một khách sạn ở nông thôn, nơi anh chỉ mở cửa vào các ngày lễ. Khi Jim bắt đầu hoạt động, anh gặp Linda Mason (Marjorie Reynolds), một ca sĩ trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống của anh bị đảo lộn khi bạn thân Ted Hanover (Fred Astaire), một nghệ sĩ nổi tiếng, đến thăm và bộc lộ tình cảm với Linda. Câu chuyện phát triển với nhiều tình huống hài hước và lãng mạn, cũng như các màn trình diễn âm nhạc đặc sắc. Phim nổi tiếng với những bài hát kinh điển như "White Christmas" và mang đến một không khí vui tươi, ấm áp, thể hiện tinh thần lễ hội. "Holiday Inn" đã trở thành một trong những bộ phim Giáng sinh được yêu thích nhất và là cảm hứng cho nhiều tác phẩm sau này. -
Elf (2003)
- 0 downloads
"Elf" (2003) là một bộ phim hài Giáng sinh do Jon Favreau đạo diễn, với Will Ferrell thủ vai chính. Câu chuyện xoay quanh Buddy, một con người được nuôi dưỡng bởi những người lùn ở Bắc Cực. Khi lớn lên, Buddy phát hiện ra rằng mình không phải là người lùn mà là con của một con người. Buddy quyết định rời Bắc Cực để tìm cha mình ở New York. Khi đến thành phố, anh gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với thế giới thực, đặc biệt là với lối sống của con người. Với tính cách hồn nhiên và lòng tốt, Buddy mang đến không khí vui tươi và kỳ diệu cho những người xung quanh, nhưng cũng đối mặt với những hiểu lầm và khó khăn. Cuối cùng, Buddy phải đối mặt với thực tế rằng cha mình không hề biết về sự tồn tại của anh, và anh cũng phải giúp cứu Giáng sinh khi niềm tin vào ông già Noel bị lung lay. Phim mang thông điệp về tình yêu, gia đình và tinh thần Giáng sinh, và đã trở thành một trong những bộ phim kinh điển trong mùa lễ hội. -
In the Mood for Love (2000)
- 0 downloads
Đã 20 năm trôi qua nhưng bộ phim Tâm trạng khi yêu (In the mood for love) của đạo diễn Vương Gia Vệ vẫn để lại dấu ấn trong lòng khán giả bởi một câu chuyện tình buồn thầm kín và bởi phần phục trang đầy ấn tượng khiến cuốn phim trở thành tác phẩm kinh điển. Tâm trạng khi yêu còn có tên gọi khác Hoa dạng niên hoa, tạm dịch: Năm tháng vui vẻ trôi đi như những cánh hoa, là một bộ phim kinh điển của điện ảnh Hồng Kông phát hành năm 2000 của đạo diễn Vương Gia Vệ với hai diễn viên chính Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc. “Tâm trạng khi yêu” được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của điện ảnh Châu Á mọi thời đại, khiến giới phê bình điện ảnh quốc tế phải ngưỡng mộ và được đánh giá là bộ phim hay hàng đầu của thế kỷ 21. Bộ phim xoay quanh mối quan hệ bị dồn nén giữa ông Chu (Lương Triều Vỹ) và bà Trương (Trương Mạn Ngọc), khi cả hai đều mắc kẹt trong hai cuộc hôn nhân không hạnh phúc vì những người bạn đời không chung thuỷ. Ông Chu và bán Trương biết vợ chồng của mình là tình nhân của nhau, nhưng họ tìm thấy ở nhau niềm thấu hiểu và những cảm giác rung động. Thế nhưng, họ không giữ cho bản thân mình không vượt khỏi giới hạn. Vào những năm 60 ở Hong Kong, việc phụ nữ thể hiện cảm xúc vẫn được coi là một điều cấm kỵ. Chính vì thế, 23 bộ xường xám xuyên suốt bộ phim đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nội tâm của nhân vật đến với người xem. Trang phục trong phim, những chiếc xường xám đã đưa nữ diễn viên Trương Mạn Ngọc trở thành biểu tượng đẹp nhất của người phụ nữ Trung Quốc trên màn ảnh. Không chỉ chiều lòng thị giác của khán giả, nó còn thể hiện cảm xúc âm ỉ trong lòng bà Trương. Đạo diễn Vương Gia Vệ đã từng phát biểu rằng: “Chiếc xường xám đó không chỉ đơn thuần là một chiếc xường xám. Nó thể hiện tâm trạng của nhân vật chính. Như thể cô ấy đang khoác lên mình tâm trạng đó trong suốt cả ngày dài”. Năm 2016, chuyên trang điện ảnh của hãng tin nổi tiếng nhất thế giới BBC đã tiến hành một khảo sát kỳ công đối với 177 nhà phê bình phim danh tiếng. Kết quả khảo sát cho thấy “Tâm trạng khi yêu” là bộ phim điện ảnh vĩ đại thứ hai của màn ảnh cine thế giới trong thế kỷ 21 chỉ sau “Mulholland Drive” của đạo diễn người Mỹ David Lynch. “Tâm trạng khi yêu” được Steven Jay Schneider chọn vào danh sách “1001 phim phải xem trong đời”. Phong cách làm phim đặc sắc, ngôn ngữ biểu cảm thay cho lời thoại, hình ảnh nhiều ẩn ý, nội dung súc tích, đào sâu nội tâm con người trong một cộng đồng xã hội có mối quan hệ mật thiết khi mà những giá trị văn hoá tinh thần Á Đông còn tương đối sâu rễ bền gốc. Nhạc phim có chọn lọc, khi gợi buồn da diết, lúc tình tứ tuôn trào… Bộ phim đã được vinh danh tại rất nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế lớn, bao gồm giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải thưởng điện ảnh César (Pháp), giải Nam diễn viên xuất sắc nhất (Lương Triều Vỹ) và Kỹ thuật xuất sắc nhất (Christopher Doyle) tại Liên hoan phim Cannes, chiến thắng ở hạng mục Phim ngoại ngữ hay nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại giải Tinh thần độc lập (Independent Spirit Awards) của Mỹ. Bộ phim còn được trao giải Phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng của Viện Hàn lâm Phim châu Âu (European Film Academy), Giải thưởng phim độc lập của Anh (British Independent Film Awards), Giải thưởng của Hiệp hội Phê bình Phim Quốc gia Mỹ (National Society of Film Critics), Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim New York (New York Film Critics Circle), Giải thưởng Điện ảnh Đức (German Film Award),… -
Freeway (1996)
- 0 downloads
"Freeway" (1996) là một bộ phim kinh dị hài hước, do Matthew Bright viết kịch bản và đạo diễn. Phim xoay quanh Vanessa, một thiếu nữ tuổi teen gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống, bao gồm việc lớn lên trong một gia đình rối ren và phải đối mặt với những thử thách trong xã hội. Câu chuyện bắt đầu khi Vanessa quyết định chạy trốn khỏi nhà để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trên đường đi, cô gặp một người đàn ông có vẻ lịch sự, nhưng thật ra lại là một kẻ sát nhân. Phim phát triển thành cuộc chiến sinh tồn khi Vanessa phải dùng trí thông minh và bản lĩnh của mình để thoát khỏi tình huống nguy hiểm này. "Freeway" sử dụng nhiều yếu tố châm biếm và phê phán xã hội, đồng thời kết hợp giữa sự hài hước và kịch tính. Phim có sự tham gia của Reese Witherspoon trong vai Vanessa và Kiefer Sutherland trong vai kẻ bắt cóc, và được xem như một tác phẩm độc đáo trong thể loại phim kinh dị. -
High Plains Drifter (1973)
- 0 downloads
"High Plains Drifter" (1973) là một bộ phim Tây Bắc do Clint Eastwood đạo diễn và thủ vai chính. Câu chuyện diễn ra trong một thị trấn hẻo lánh có tên là Lago, nơi một người lạ bí ẩn xuất hiện. Người lạ, được gọi là Drifter, không chỉ là một tay súng mà còn là một nhân vật có quá khứ đầy u ám. Khi đến Lago, Drifter phát hiện ra rằng thị trấn đang bị khủng hoảng bởi sự hiện diện của những kẻ tội phạm. Dân làng, vốn không thiện cảm với những kẻ xấu, đã quyết định mời Drifter bảo vệ họ. Tuy nhiên, Drifter có những kế hoạch riêng và dần dần phơi bày những bí mật đen tối của thị trấn, cùng với việc trả thù cho những tội ác trong quá khứ. Phim khai thác chủ đề về công lý, sự trả thù và tính hai mặt của con người, với hình ảnh đầy ấn tượng và âm hưởng của nhạc nền mạnh mẽ. "High Plains Drifter" nổi bật với phong cách hình ảnh đặc trưng của Clint Eastwood và có thể coi là một trong những tác phẩm kinh điển của thể loại phim Tây Bắc. -
Escape from Alcatraz (1979)
- 0 downloads
"Escape from Alcatraz" (1979) là một bộ phim hành động và chính kịch do Don Siegel đạo diễn, với Clint Eastwood đóng vai chính. Phim dựa trên câu chuyện có thật về cuộc vượt ngục khỏi nhà tù nổi tiếng Alcatraz. Nội dung xoay quanh Frank Morris, một tội phạm thông minh và khéo léo, bị giam giữ tại Alcatraz, một nhà tù nổi tiếng với độ an ninh cao. Frank cùng với những bạn tù khác, bao gồm Clarence Anglin và John Anglin, lên kế hoạch để trốn thoát khỏi nhà tù hầu như không thể tiếp cận. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc chế tạo công cụ cho đến việc lén lút thực hiện kế hoạch mà không bị phát hiện. Sự căng thẳng gia tăng khi họ cố gắng thực hiện cuộc vượt ngục vào một đêm mưa bão. Bộ phim khám phá chủ đề về tự do, sự quyết tâm và những rào cản mà con người phải đối mặt. Với diễn xuất xuất sắc của Clint Eastwood và phong cách làm phim căng thẳng, "Escape from Alcatraz" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim tội phạm. -
The Texas Chain Saw Massacre (1974)
- 0 downloads
"The Texas Chain Saw Massacre" (1974) là một bộ phim kinh dị kinh điển do Tobe Hooper đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một nhóm bạn trẻ, gồm Sally, Franklin, Pam, Jerry và Kirk, trên đường đến thăm một nghĩa trang gia đình ở Texas. Trong hành trình, họ gặp phải những tình huống kỳ quặc và cuối cùng bị mắc kẹt trong một vùng nông thôn hẻo lánh. Khi nhóm bạn quyết định khám phá một ngôi nhà bỏ hoang, họ nhanh chóng trở thành mục tiêu của một gia đình biến thái, nổi bật nhất là Leatherface, một kẻ sát nhân mang mặt nạ làm từ da người và sử dụng cưa máy. Cảnh sát sống ngoài vòng pháp luật và không có sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài, các nhân vật phải chiến đấu để sống sót. Bộ phim nổi bật với những cảnh quay căng thẳng, không khí u ám và sự tàn bạo, tạo ra một cảm giác kinh hoàng sâu sắc. "The Texas Chain Saw Massacre" không chỉ là một tác phẩm kinh dị, mà còn có ảnh hưởng lớn đến thể loại này và được coi là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ. -
Train to Busan (2016)
- 0 downloads
'Train to Busan' là một bộ phim về zombie chứ không phải bệnh cúm nhưng những gì mà nó mô tả về cách con người vượt qua đại dịch khiến nhiều chúng ta phải suy ngẫm vào thời điểm này. 'Train to Busan' (tựa tiếng Việt: Chuyến tàu sinh tử) là một bộ phim về đại dịch zombie của Hàn Quốc, được đạo diễn bởi Yeon Sang-ho và có sự tham gia của các diễn viên Gong Yoo, Jung Yu-mi và Ma Dong-seok,... Tác phẩm điện ảnh này không chỉ thành công ở Hàn Quốc hay khu vực châu Á và còn ghi dấu ấn trên thế giới với những ý nghĩa ẩn sâu trong nội dung. 'Train To Busan' cũng là một trong những tác phẩm của châu Á hiếm hoi lọt top những bộ phim và chương trình truyền hình về đại dịch nổi tiếng nhất theo đánh giá của IMDb. Toàn bộ tác phẩm là câu chuyện về việc một nhóm người trên chuyến tàu tới Busan (Hàn Quốc) cố gắng thoát khỏi đại dịch zombie. Ở đó, họ đấu tranh với cả những người bị bệnh trên chuyến tàu và chiến đấu với cả những người còn sống với đầy đủ cả sự nghi kỵ, thù ghét nhau mang đầy kịch tính. Khi 'Train To Busan' kết thúc, người xem có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của nó và đặt ra câu hỏi 'liệu nếu không chết vì đại dịch zombie thì con người có chết vì chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mà hãm hại người khác?'. Bộ phim có kinh phí 8,5 triệu USD và thu về 72,7 triệu USD trên toàn cầu. Một bộ phim khác lạ về đại dịch zoombie "Train to Busan" kể về hành trình của một người đàn ông có tên Seok-woo (Gong Yoo) và con gái Su-an (Kim Su-an) trên chuyến tàu tới Busan. Ở đó, họ gặp một người chồng lực lưỡng Sang-hwa (Ma Dong-seok) và người vợ đang mang thai Seong-kyeong (Jung Yu-mi), một đội bóng chày của trường trung học, một giám đốc tên Yong-suk (Kim Eui-sung) giàu có và tự cao tự đại, 2 chị em In-gil (Ye Soo-jung) và Jong-gil (Park Myung-sin),... Khi tàu khởi hành, một cô gái trẻ bước lên với vết thương ở chân. Sau đó, cô gái biến thành thây ma và cắn một tiếp viên. Virus nhanh chóng lan ra khắp đoàn tàu khiến nhiều người biến thành zombie. Những người còn sống phải trốn sang toa khác, co cụm với nhau để tìm cách sống sót. Từ đây, những câu chuyện về chiến đấu sinh tồn, giành giật sự sống, tình yêu thương và cả sự nghi kỵ, ghen ghét, hãm hại nhau giữa người với người liên tục xuất hiện. Đến cuối cùng, chỉ còn Su-an và Seong-kyeong sống sót và đến được Busan. Họ đi bộ qua một đường hầm xe lửa, nơi có những người lính đang đóng quân để bảo vệ con người khỏi thây ma. Nhìn chung, nội dung của bộ phim vẫn là câu chuyện con người chiến đấu với zombie để giành giật sự sống vốn xuất hiện rất nhiều trên màn ảnh rộng. Những cảnh chiến đấu để giành giật sự sống liên tục xuất hiện. Điểm khác biệt trong bộ phim là những 'anh hùng' trong việc chống lại zombie lại không phải là người chuyên nghiệp. Họ chiến đấu bằng tất cả bản năng sinh tồn của mình chứ không hề có chút tài cán nào về võ thuật, cũng không phải là người dùng vũ khí thiện xạ như nhiều bộ phim cùng nội dung. Ở đó, những nhân vật chính hiện lên với vẻ ngoài hiền lành nhưng khi chiến đấu thì lại rất mãnh liệt bởi đã bị đẩy đến đường cùng, hoặc là chiến đấu, hoặc là chết. Nhịp phim của 'Train to Busan' diễn ra rất kịch tính từ đầu đến cuối. Hàng loạt những cuộc đụng độ giữa người và thây ma xảy ra khiến người xem cảm thấy hồi hộp, căng thẳng theo từng phân đoạn. Khán giả sẽ bị cuốn vào nhịp phim bởi nó lôi cuốn và thôi thúc sự tò mò rất lớn để tìm ra ai sẽ là người sống sót trên chuyến tàu định mệnh đó. Đặc biệt hơn, sự khác biệt của 'Train to Busan' với những bộ phim đến từ Hollywood đó là nó đã lồng ghép vào những tình huống lấy nước mắt người xem về tình cha con, tình chị em, tình vợ chồng. Cứ thế, câu chuyện của bộ phim càng xem càng cuốn hút, đan xen giữa hành động và tình cảm khiến người xem rất khó rời mắt khỏi bất kỳ một chi tiết nào. Những 'anh hùng' trong Train to Busan rất đặc biệt. Họ không 'tiêu diệt thây ma, giải cứu thế giới' mà chiến đấu vì chính bản thân mình, vì người thân yêu của mình. Đó là những 'anh hùng' bình dị như một người chồng cao to nhưng hết lòng yêu vợ mình, một người cha lạnh lùng nhưng theo sát con gái, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì con. Điểm yếu trong kịch bản của Train to Busan chính là việc câu chuyện không có tính bước ngoặt với các tình tiết diễn ra rất nhanh nhưng lại thiếu điểm nhấn đặc biệt sâu sắc. Nhân vật phản diện là vị giám đốc tên Yong-suk chưa có lý do thuyết phục cho việc hãm hại hết người này đến người khác để giành lấy sự sống của mình. Cùng với đó, tác phẩm cũng có một lỗi logic rất lớn đó là nhân vật người vợ mang tên Seong-kyeong dù đang có thai, bụng rất to nhưng chạy rất nhiều, lanh lẹ, thanh thoát như người bình thường. Tuy nhiên, nhìn chung các tình tiết trong bộ phim được làm rất chắc chắn, hợp lý, tự nhiên chứ không hề vội vàng dù nhịp phim nhanh. Hầu như không có một chi tiết thừa nào xuất hiện trong phim và kịch bản được làm rất cẩn thận. Câu chuyện đáng suy ngẫm về cách con người vượt qua đại dịch Như đã đề cập, 'Train to Busan' là một bộ phim về Zombie chứ không phải bệnh cúm nhưng những gì mà nó mô tả về cách con người vượt qua đại dịch khiến chúng ta phải suy ngẫm lúc này. Tác phẩm của đạo diễn Yeon Sang-ho không chỉ là trận chiến giữa người với thây ma còn là sự đấu tranh giành quyền được sống giữa chính những con người có mặt trên chuyến tàu. Khi thảm họa xảy ra, bản chất của từng người mới được bộc lộ một cách rõ nét. Ai cũng cần được sống và họ làm mọi cách dù có ích kỷ hay tàn bạo thế nào. Xoay quanh câu chuyện của 'Train to Busan' là phương pháp từng cá tính khác nhau tìm cách tồn tại trong đại dịch. Để rồi, những người đó phần lớn đều chết để Su-an và Seong-kyeong được sống. Bộ phim dù nói về đại dịch zombie tuy không có thật nhưng những câu chuyện trong đó có thể sẽ rất thật khi một đại dịch toàn cầu xảy ra. Ở đó, có những người như vị giám đốc Yong-suk bỏ qua hết mọi tôn ti, phép tắc của cuộc đời và chỉ mong muốn giữ lại mạng sống cho mình. Ông dùng đủ mọi cách, hãm hại hết người này đến người khác với lý do cuối cùng trước khi chết là vì 'mẹ đang chờ ở nhà'. Nhân vật phản diện này đặt ra một câu hỏi hóc búa cho người xem: 'Khi đại dịch xảy ra, chúng ta có nghĩ về người khác hay chỉ cần quan tâm đến chính bản thân mình?'. Chẳng phải đến nhân vật 'anh hùng' Seok-woo đầu phim cũng dặn dò con gái mình: 'Vào những lúc như thế này, con hãy chỉ lo cho chính mình thôi, hiểu chưa'? Một chi tiết nữa cũng rất đáng chú ý trong bộ phim đó là khi Seok-woo, Seong-kyeong, Su-an, Sang-hwa... liều mạng sang toa tàu số 15 để gặp những người còn sống. Họ đã phải chiến đấu, hy sinh để vào đến đó nhưng lại bị đuổi đi bởi những con người ích kỷ. Trong lúc đó, tiếng nói của nhân vật phản diện Yong-suk lại được đám đông đồng tình, ủng hộ. Đám đông khi đó chỉ quan tâm đến mạng sống của mình bởi đại dịch đang tràn lan ngay toa tàu bên cạnh, còn sự an nguy những người khác thì không phải chuyện của họ. Nhưng rồi, cuối cùng phần lớn đám đông trên toa tàu đó cũng chết bởi zoombie sau khi đã đuổi nhóm của Seok-woo đi. Vậy phải chăng, trong nghịch cảnh con người nên đoàn kết lại, cùng nhau vượt qua mọi chuyện, bớt chủ nghĩa cá nhân đi thì sẽ có cơ hội sống cao hơn? Đám đông trên toa tàu 15 cũng là đại diện của xã hội hiện tại với những nghi kỵ, ghen ghét nhau để giành lợi ích cho riêng mình. Chuyến tàu sinh tử đến Busan chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó có đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội. Họ có chung một mục tiêu là sống sót qua đại dịch nhưng lại không thể đoàn kết với nhau để thực hiện mục tiêu đó. Mỗi người một câu chuyện, lai lịch, số phận khác nhau và không thể đoàn kết lại, thậm chí còn hãm hại nhau. Để rồi, cuối cùng cả một chuyến tàu chỉ còn 2 người sống sót đến được Busan. Câu chuyện trong bộ phim cũng chính là bài học cho con người trong dịch Covid-19 hiện tại. Cuối cùng, vượt qua tất cả, điều đọng lại trong bộ phim vẫn là tình cảm giữa cha và con, giữa vợ và chồng, thậm chí là giữa những người không quen biết nhau. Hình ảnh một người vô gia cư sẵn sàng hy sinh sự sống của mình để cứu Su-an và Seong-kyeong đang mắc kẹt đủ để chứng minh được rằng, trong nghịch cảnh thì chẳng còn ai hơn ai. Một người vô gia cư sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người khác còn một vị giám đốc thì vì mạng sống của mình mà hãm hại hết người này đến người kia. Phải chăng, chỉ trong nghịch cảnh thì bản chất thật sự của con người mới được bộc lộ? Kết 'Train to Busan' ra đời năm 2016, tức là đã cách đây được 4 năm. Tuy nhiên, bạn nên xem bộ phim này trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới hiện nay. Với cấu trúc chặt chẽ, liền mạch, nhịp phim hồi hộp, gay cấn và cũng có tình tiết cảm động, chắc chắn bộ phim sẽ cho bạn những cảm xúc và bài học đáng giá cho chính bản thân mình. -
Casablanca (1942)
- 0 downloads
Nổi bật bởi dàn diễn viên xuất sắc, lời thoại mẫu mực, âm nhạc có sức sống vượt thời gian, ‘Casablanca’ luôn nằm trong danh sách phim hay nhất mọi thời đại và được hàng triệu khán giả tôn thờ. Câu chuyện trong Casablanca xảy ra tại thành phố cảng cùng tên, thuộc Marốc, lúc này đang chịu sự quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã. Bóng đen của Thế chiến II đang lớn dần. Dòng người từ khắp châu Âu đổ về Casablanca ngày càng nhiều. Nơi đây đóng vai trò như một trạm trung chuyển giữa vùng bị phát xít chiếm đóng với nước Mỹ tự do. Nhân vật chính của bộ phim là Rick Blaine (Humphrey Bogart), một gã người Mỹ lưu vong, chủ của một quán bar hạng sang kiêm sòng bạc. Rick kiệm lời, khó gần. Phương châm sống của anh là: "Tôi chẳng đưa đầu ra cho ai cả". Trung lập về chính trị, không chõ mũi vào chuyện người khác khiến Rick sống yên ổn ở Casablanca. Mọi chuyện chỉ đảo lộn khi một ngày kia, Ilsa Lund (Ingrid Bergman), người yêu cũ của anh, bước vào quán cùng với chồng của nàng, Victor Laszlo, một chỉ huy quân kháng chiến châu Âu đang tìm cách thoát sang Mỹ. Số phận run rủi khiến Rick là người duy nhất có trong tay hai tờ giấy thông hành có thể giúp vợ chồng họ thực hiện được dự định. Bị giằng xé giữa tình yêu và lương tâm, Rick sẽ lựa chọn thế nào? Ilsa cuối cùng sẽ ở lại với ai? Ai sẽ là người lên máy bay? Những câu hỏi ấy chỉ được giải đáp ở những phút cuối cùng của bộ phim. Casablanca được dựa trên một vở kịch chưa bao giờ được công diễn có tên là Everybody Comes to Rick’s của Murray Burnett và Joan Alison. Sau đó, kịch bản được chấp bút lần lượt bởi anh em Julius và Philip Epstein, Howard Koch và Casey Robinson. Tuy vậy, Casablanca vẫn là một khối thống nhất, hoàn chỉnh và chặt chẽ. Bộ phim là một ly cocktail được pha trộn hoàn hảo giữa ba thể loại - ly kỳ, tình cảm và hài hước. Casablanca trở thành một tượng đài sừng sững của điện ảnh thế giới cũng một phần lớn nhờ diễn xuất xuất chúng của Humphrey Bogart và Ingrid Bergman. Trong vai một người đàn ông có vẻ ngoài sắt đá nhưng tâm hồn nhạy cảm, Humphrey Bogart lần đầu tiên thử sức với thể loại phim tình cảm (trước đó anh chuyên đóng phim tội phạm). Với gương mặt cương nghị và từng trải, ánh mắt sâu thẳm, nhìn thấu tâm can người đối diện, Bogart tạo nên một hình tượng đàn ông mạnh mẽ, típ người phái mạnh muốn kết bạn và phái yếu muốn dựa dẫm. Ingrid Bergman chưa bao giờ đẹp và mong manh đến thế. Trong vai người đàn bà được cả hai người đàn ông yêu say đắm, Ingrid Bergman đã đưa đến cho khán giả một vai diễn cảm động, nội tâm nhiều giằng xé. Nhiều giai thoại điện ảnh cho biết chính Ingrid Bergman cũng không được cho biết trước kết cục của phim. Chính vì vậy suốt quá trình diễn, gương mặt cô thể hiện xuất sắc sự bối rối, phân vân, nỗi khổ tâm của người đàn bà đứng giữa tình yêu và trách nhiệm. Ingrid Bergman thường được quay từ phía bên trái, bên phô diễn những nét hoàn hảo nhất của gương mặt cô. Các khung hình của Bergman cũng thường được lấy nét mềm và bố trí ánh sáng sao cho đôi mắt cô lấp lánh, biểu hiện một thế giới nội tâm đẹp đẽ và phong phú. Cùng với Bogart, Bergman đã tạo nên một câu chuyện tình vĩnh cửu, đầy tiếc nuối trong nhiều thập kỷ. Thật đáng tiếc đây cũng là lần hợp tác đầu tiên và cuối cùng giữa hai người. Nếu như quán bar của Rick nổi tiếng vì là nơi tập trung của đủ dạng người, đủ quốc tịch thì dàn diễn viên của Casablanca cũng có thể tự hào về đặc tính tương tự. Chỉ có ba trong số các diễn viên là người Mỹ, còn lại hầu hết đều xuất phát từ châu Âu trong đó có rất nhiều người đang phải chạy trốn chế độ Đức Quốc xã. Cuộc sống tha hương nơi đất khách quê người đã giúp họ thể hiện vai diễn với sự thấu hiểu đồng cảm sâu sắc. Trường đoạn "song đấu" giữa hai bài hát Die Wacht am Rhein của Phát xít Đức và La Marseillaise, quốc ca Pháp, sẽ không thể xúc động và hào hùng đến thế nếu thiếu sự góp mặt của những diễn viên lưu vong ấy. Những giọt nước mắt đẫm trên má họ mà khán giả nhìn thấy cũng chính là nước mắt thật. Casablanca còn được đặc biệt nhớ đến với những câu thoại kinh điển, đã đi vào đời sống. Trong danh sách 100 câu thoại đáng nhớ của Viện phim Mỹ có tới sáu câu thoại trích từ bộ phim: "Nhìn em kìa, cô bé", "Louis, tôi nghĩ rằng đây là sự bắt đầu của một tình bạn đẹp", "Chơi đi, Sam. Chơi ‘As Time goes by’ đi", "Khoanh vùng nghi phạm lại", "Trong chúng ta luôn có Paris", "Trong vô vàn quán rượu ở mọi thành phố trên khắp thế gian này, cô ấy lại tới đúng chỗ của tôi". Với sáu câu thoại, Casablanca giành vị trí bộ phim có nhiều câu thoại đứng trong danh sách nhất. Sự hấp dẫn trong lời thoại của bộ phim không chỉ có vậy. Những lời đối đáp tưng tửng, hài hước của nhân vật Rick được cài cắm suốt bộ phim cũng đem lại cho khán giả những tiếng cười ý nhị. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhắc đến Casablanca mà lại quên đi giai điệu bất hủ của As Time Goes By. Ca khúc ấy gắn liền với những kỷ niệm riêng tư của Rick và Ilsa khi họ còn bên nhau ở Paris. Khán giả sẽ không thể nào quên hình ảnh Sam, anh chàng da đen trung thành, bên cây đàn piano cùng ánh mắt buồn ám ảnh của Ilsa và vẻ thẫn thờ của Rick. Bài hát được vinh danh ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng 100 ca khúc do Viện phim Mỹ bầu chọn. Còn trong lòng khán giả, ca khúc mãi mãi được yêu thích như một tình khúc giàu hoài niệm về những mối tình đã qua. Những nhà làm phim Casablanca thuở ấy không thể tưởng tượng rằng họ đang làm ra một huyền thoại. Với kinh phí thấp và ít sự trông đợi, đối với họ, Casablanca chỉ là một bộ phim trong hàng trăm bộ phim được sản xuất hàng năm của Hollywood. Giờ đây, Casablanca luôn được nhắc đến như một kiệt tác bất hủ. Giống như lời bài hát của chính As Time Goes By: "Em hãy nhớ lấy điều này, nụ hôn vẫn là nụ hôn, tiếng thở dài vẫn là tiếng thở dài, những điều quan trọng nhất vẫn ở lại khi thời gian trôi đi". Quả vậy, có những điều sẽ còn mãi với thời gian. Trong tim của Rick và Ilsa sẽ luôn có nhau và luôn có Paris. Trong lòng người hâm mộ điện ảnh, vẫn luôn có chỗ cho Casablanca. -
The Return of the Living Dead (1985)
- 0 downloads
"The Return of the Living Dead" (1985) là một bộ phim kinh dị hài kinh điển, được đạo diễn bởi Dan O'Bannon. Phim xoay quanh một nhóm người bị mắc kẹt trong một nhà kho khi một tai nạn xảy ra với một loại khí độc có khả năng hồi sinh xác chết. Câu chuyện bắt đầu khi hai nhân viên làm việc tại một nhà kho của một công ty y tế vô tình mở một thùng chứa xác chết từ một vụ thử nghiệm quân sự trước đây. Khi khí độc thoát ra, nó không chỉ hồi sinh xác chết mà còn khiến chúng trở nên khát máu. Nhân vật chính, Freddy, và bạn bè của anh phải đối mặt với sự tấn công của các xác sống khi họ cố gắng tìm cách sống sót. Phim nổi bật với các yếu tố hài hước, kèm theo những cảnh hành động căng thẳng và những thông điệp về sự sống và cái chết. "The Return of the Living Dead" đã trở thành một tác phẩm văn hóa quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều bộ phim và trò chơi sau này trong thể loại kinh dị. -
8 Mile (2002)
- 0 downloads
"8 Mile" là một bộ phim năm 2002 do Curtis Hanson đạo diễn, với Eminem đóng vai chính. Câu chuyện diễn ra ở Detroit vào đầu thập niên 2000, theo chân Jimmy Smith Jr. (biệt danh "B-Rabbit"), một rapper trẻ tuổi đang cố gắng tìm kiếm con đường thành công trong một môi trường khó khăn. Bộ phim khám phá cuộc sống của B-Rabbit, những khó khăn trong gia đình, mối quan hệ với bạn bè và tình yêu, cũng như những cuộc chiến rap tại các cuộc thi freestyle. Với sự hỗ trợ từ những người bạn như Future và Wink, B-Rabbit phải đối mặt với áp lực từ bản thân và xã hội để vượt qua những rào cản và chứng minh tài năng của mình. "8 Mile" không chỉ là một bộ phim về âm nhạc, mà còn là một câu chuyện về sự đấu tranh, khát vọng và tìm kiếm danh tính cá nhân trong một thế giới đầy thử thách. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt với bản nhạc chủ đề "Lose Yourself," mang lại cho Eminem giải Oscar cho Bài hát gốc xuất sắc nhất. -
The Usual Suspects (1995)
- 0 downloads
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của Roger "Verbal" Kint - là một người tàn tật còn sống sót sau vụ bắn nhau kinh hoàng tại cảng Los Angeles. Verbal bị David Kujan bắt phải kể lại chi tiết câu chuyện dẫn đến vụ bắn nhau này, Verbal bắt đầu chắp nối nhiều câu chuyện phức tạp về những sự kiện dẫn anh ta và bốn tội phạm có tiếng tình cờ gặp nhau, 5 người họ bị một ông chủ bí ẩn có tên là "Keyser Söze" sai khiến họ làm việc. Bộ phim đạt tới 2 giải Oscar, đồng thời nhận thêm 8 đề cử và đạt thêm 31 giải ở các liên hoan phim khác nhau! Tính tới nay, gần 600 ngàn người vẫn đang đánh giá bộ phim này số điểm 8.7/10 ở IMDb, một con số tham khảo đáng chú ý. Bộ phim được đánh giá cao ở tính xem lại của nó, nghĩa là cho dù bạn đã xem rồi, đã biết những bí ẩn đằng sau nó, khi xem lại bạn vẫn thấy thích thú, vẫn tìm thấy được những cái mới, vẫn thấy được những "tình tiết" giải thích vì sao lại có việc này, vì sao lại có việc kia. Đây không phải là một bộ phim bom tấn thời đó, nghĩa là chi phí bỏ ra cho phim rất hạn chế, ít cảnh cháy nổ hành động hao tiền, cái đáng giá của nó là diễn xuất tài tình của các diễn viên. Keaton (Grabriel Byrme) hoàn thành tốt vai diễn của mình, ông luôn có cái khắc khoải của một tội phạm hoàn lương, bị giằng xé giữa việc cố tạo một cuộc sống mới và bị những người ở cuộc sống cũ lôi kéo. McManus (Stephen Baldwin) là một tay chuyên nghiệp, làm đúng việc cần làm. Vai diễn của Benicio del Toro (Spencer) và Kevin Spacey (Verbal) là hai vai diễn mình thích nhất trong phim này, một người nói nhiều theo kiểu lắt léo, vui vẻ, một người nói nhiều theo kiểu sành sỏi, mưu mô. Bộ phim còn khá nhiều nhân vật khác để bạn khám phá, mỗi con người đều có một vài phút dẫn câu chuyện riêng của mình lúc đầu phim, vì sao họ lại đứng chung thuyền trong một vụ nổ súng đẫm máu ở cuối phim, người bí ẩn ở đầu phim là ai, và cho dù sau khi biết người đó là ai, ai là kẻ đứng sau tất cả, xem lại bộ phim này mình tin là bạn vẫn sẽ cảm thấy rất thích thú. -
Tropic Thunder (2008)
- 0 downloads
Các diễn viên cao ngạo muốn thực hiện một bộ phim chiến tranh lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng họ không hề chuẩn bị tâm lý khi bị đẩy vào một cuộc chiến thật sự. Ý tưởng về phim Sấm nhiệt đới (Tropic Thunder) của đạo diễn Ben Stiller được hình thành khi bản thân anh được tiếp xúc với các sao của Hollywood trong lúc đóng các bộ phim về chiến tranh. Hầu hết diễn viên đều tưởng rằng mình mạnh mẽ như một người lính ở chiến trường thực thụ. Để châm biếm thái độ trên, Stiller cùng Justin Theroux bắt tay viết bản phác thảo kịch bản đầu tiên. Năm 2006, hãng DreamWorks bật đèn xanh cho việc sản xuất Tropic Thunder và đến tháng 7/2007, phim được bấm máy. Phim xoay quanh nhóm diễn viên cùng tham gia vào một dự án phim với kinh phí khổng lồ. Tugg Speedman (Ben Stiller đóng), là siêu sao hành động được nuông chiều nhưng đã hết thời. Speedman hy vọng dự án phim Tropic Thunder sẽ đưa anh trở lại đỉnh cao. Người thứ hai là Jeff Portnoy (Jack Black), ngôi sao của serie phim hài nổi tiếng muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng mình không chỉ có khả năng mang lại tiếng cười. Nhân vật thứ ba trong nhóm là Kirk Lazarus (Robert Downey Jr), một diễn viên người Australia đã 5 lần đoạt giải Oscar và luôn tìm các phương cách diễn xuất mới mẻ. Hai người còn lại là Alpa Chino (Brandon T. Jackson đóng) - một doanh nhân từng là ngôi sao hip hop nổi tiếng, nay muốn được xếp ngang hàng với những diễn viên lớn và Kevin Sandusky (Jay Baruchel) - một diễn viên mới vào nghề đang hạnh phúc vì kiếm được việc làm. Sau nhiều lần thất bại trong việc điều khiển dàn diễn viên toàn "sao" cứng đầu, vị đạo diễn quyết định đưa cả đoàn làm phim tới khu rừng rậm ở Đông Nam Á để họ có thể nếm trải cuộc sống chinh chiến. Không trợ lý, không đoàn hộ tống và không có điện thoại di động, 5 ngôi sao không ngờ phải thực sự chạm trán với một băng đảng buôn ma túy nguy hiểm. Trong khi đó, tưởng đoàn làm phim là các nhân viên phòng chống ma túy (DEA) của Mỹ, băng đảng quyết định “nghênh tiếp” những người hùng. Bối cảnh chính của phim được thực hiện chủ yếu trên hòn đảo Kauai (thuộc Hawaii), mô phỏng khu vực Tam giác vàng ở Đông Nam Á. Một phim trường lớn được dựng tại núi Waialeale nơi có tới 350 ngày mưa trong một năm, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đoàn làm phim phải đối mặt với những cơn mưa không ngớt và rất nhiều bùn. Tropic Thunder là bộ phim có quá trình sản xuất lớn nhất từ trước đến nay trên đảo Kauai. Cũng giống như những bộ phim Hollywood khác, Tropic Thunder sử dụng khá nhiều kỹ xảo điện ảnh đẹp mắt. Phim hài vốn là sở trường của Ben Stiller và Justin Theroux nên khán giả có được những tiếng cười sảng khoái. Tuy nhiên, phim không đào sâu về diễn biến tâm lý nên chưa tạo được điểm nhấn trong nội dung. Đặc biệt, tài tử Hollywood Tom Cruise tham gia một vai nhỏ trong Tropic Thunder với ngoại hình của một người hói và béo. Mọi hình ảnh về nhân vật do anh diễn đều được giữ kín cho đến khi bộ phim ra mắt để tạo sự bất ngờ cho khán giả. -
The Score (2001)
- 0 downloads
"The Score" (2001) là một bộ phim hình sự do Frank Oz đạo diễn, với sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng như Robert De Niro, Edward Norton và Marlon Brando. Câu chuyện xoay quanh Nick Wells (Robert De Niro), một tên trộm chuyên nghiệp sắp nghỉ hưu. Nick sở hữu một câu lạc bộ nhạc jazz ở Montreal và muốn rút lui khỏi cuộc sống tội phạm. Tuy nhiên, một đồng minh cũ của anh, Max (Marlon Brando), thuyết phục Nick tham gia vào một vụ cướp lớn: đánh cắp một chiếc hộp chứa tiền từ một ngân hàng an toàn. Để thực hiện kế hoạch, Nick phải làm việc cùng với Jack (Edward Norton), một kẻ lừa đảo trẻ tuổi và bất ổn. Trong quá trình chuẩn bị cho vụ cướp, mối quan hệ giữa Nick và Jack trở nên căng thẳng, khi Jack có những ý định riêng của mình và những bí mật bắt đầu được phơi bày. Phim khai thác các chủ đề về sự tin tưởng, lòng tham và những hệ quả của cuộc sống tội phạm. Với diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên và các pha hành động kịch tính, "The Score" mang đến một câu chuyện căng thẳng và hấp dẫn. -
The Last Detail (1973)
- 0 downloads
"The Last Detail" (1973) là một bộ phim do Hal Ashby đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết của Daryl Ponicsan. Phim có sự tham gia của Jack Nicholson, Randy Quaid và Otis Young. Câu chuyện xoay quanh hai người lính hải quân, Buddusky (Jack Nicholson) và Mulhall (Otis Young), được giao nhiệm vụ đưa một đồng đội trẻ, Meadows (Randy Quaid), từ Norfolk đến một nhà tù quân sự. Meadows bị kết án sáu tháng vì tội ăn cắp và đang rất lo lắng về số phận của mình. Trong suốt hành trình, Buddusky và Mulhall quyết định dành thời gian để giúp Meadows có một trải nghiệm tốt đẹp hơn trước khi anh phải vào tù. Họ đưa anh đi tham quan và khám phá cuộc sống bên ngoài, tham gia vào những hoạt động vui vẻ và thậm chí gặp gỡ phụ nữ. Phim không chỉ là một câu chuyện về hành trình mà còn phản ánh sâu sắc về tình bạn, sự tự do và những khó khăn mà quân nhân phải đối mặt. Với những pha hài hước và cảm động, "The Last Detail" được đánh giá cao về kịch bản và diễn xuất, đặc biệt là vai diễn nổi bật của Jack Nicholson. -
The Changeling (1980)
- 0 downloads
"The Changeling" (1980) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Peter Medak đạo diễn, với sự tham gia của George C. Scott trong vai chính. Câu chuyện xoay quanh John Russell, một nhạc sĩ nổi tiếng, người đang trải qua nỗi đau mất mát sau cái chết bi thảm của gia đình mình. Sau khi chuyển đến một ngôi nhà cổ ở Seattle để bắt đầu lại cuộc sống, John bắt đầu cảm nhận những hiện tượng kỳ lạ và siêu nhiên. Anh phát hiện ra rằng ngôi nhà có một lịch sử đen tối và bị ám ảnh bởi một linh hồn của một cậu bé đã chết cách đây nhiều năm. John dần dần khám phá ra những bí mật của ngôi nhà và những sự kiện bi thảm liên quan đến cái chết của cậu bé, cùng với một âm mưu lớn hơn. Phim khai thác sâu sắc các chủ đề về mất mát, đau thương và sự tìm kiếm công lý. Với bầu không khí căng thẳng, các yếu tố kinh dị và một cốt truyện gây cấn, "The Changeling" được coi là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất thập niên 1980. -
The Mummy (1932)
- 0 downloads
"The Mummy" (1932) là một bộ phim kinh dị cổ điển do Karl Freund đạo diễn, nổi tiếng với hình ảnh đáng sợ của xác ướp. Nội dung phim xoay quanh một xác ướp Ai Cập tên Imhotep, được khôi phục từ giấc ngủ ngàn năm sau khi một nhóm khảo cổ học phát hiện ra ngôi mộ của ông. Sau khi hồi sinh, Imhotep, do Boris Karloff thủ vai, bắt đầu tìm kiếm nữ hoàng cổ đại Ankh-es-en-amon, người mà ông đã yêu và muốn tái hợp. Trong quá trình này, Imhotep gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí và đe dọa những người xung quanh, đặc biệt là Helen Grosvenor (do Zita Johann thủ vai), một phụ nữ hiện đại có mối liên hệ huyền bí với nữ hoàng. Phim khắc họa sự xung đột giữa quá khứ và hiện tại, cũng như nỗi ám ảnh và khao khát bất diệt của Imhotep. Với các yếu tố hồi hộp, tâm lý và hình ảnh ấn tượng, "The Mummy" đã trở thành một trong những biểu tượng của thể loại kinh dị và có ảnh hưởng lớn đến nhiều tác phẩm sau này. -
The Limey (1999)
- 0 downloads
"The Limey" (1999) là một bộ phim hành động tâm lý do Steven Soderbergh đạo diễn, với sự tham gia của Terence Stamp, Peter Fonda và Leslie Mann. Phim kể về một người đàn ông lớn tuổi tên là Wilson (do Terence Stamp thủ vai), một tay đua xe từ Anh, trở về Los Angeles để tìm kiếm sự thật về cái chết của con gái mình, Jenny. Wilson phát hiện ra rằng Jenny đã chết trong một vụ tai nạn, nhưng nghi ngờ có điều gì mờ ám phía sau cái chết của cô. Trong hành trình tìm kiếm, Wilson gặp gỡ nhiều nhân vật và dần dần khám phá ra những mối liên kết phức tạp giữa con gái mình và những người trong giới tội phạm. Bằng sự quyết tâm và một quá khứ không ngại ngần, Wilson không ngần ngại tìm kiếm công lý, điều này dẫn đến những tình huống căng thẳng và bạo lực. Phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về báo thù mà còn khai thác các chủ đề như mất mát, sự tìm kiếm danh tính và mối quan hệ giữa cha và con gái. Với phong cách kể chuyện độc đáo và nhịp điệu nhanh, "The Limey" đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cả giới phê bình và khán giả. -
The Phantom of the Opera (2004)
- 0 downloads
Sau khi đi xem bản musical ở London, xem cả bản kỉ niệm 25 năm tại nhà hát Royal Albert thì mình vẫn thích bản movie nhất, vì nó thỏa mãn gần như các mong đợi của mình cho vở nhạc kịch này :)))))) 1 Christine ngây thơ,1 Raoul si tình, 1 Phantom điên dại nhưng vô cùng đáng thương. Đầu tiên là Christine. Tuy Emmy Rossum không có được vẻ đẹp hoàn hảo của Sierra Boggess bản 25 năm, nhưng lại có được vẻ trong sáng thuần khiết của 1 thiên thần. Khi nhận vai diễn này, cô mới 16 tuổi và gần như chưa hề có khái niệm nào về nhạc kịch Phantom of the Opera. Giọng hát của Emmy cũng k thể so sánh với Sierra hay Sarah Brightman, nhưng đánh giá đối với bản movie thì vẫn khiến người nghe bị mê hoặc :)))) Diễn biến tâm lí của Christine cũng được triển khai rất tốt, từ khi Christine 1 lòng hướng theo Thiên thần Âm nhạc của mình (khi chưa biết là Phantom), sự sợ hãi bất chợt khi thấy khuôn mặt thật của Phantom nhưng k ghét bỏ, sau đó lại trở thành nỗi ám ảnh thường trực và căm ghét khi Phantom giết người nhằm tìm cách ép buộc cô ở cùng hắn, cuối cùng là sự xót thương cho sự cô độc của Phantom và chút ray rứt khi k thể trả ơn người đã đưa mình đến với danh vọng. Vể khoản này thì các Christine đều thể hiện rất khá, k có gì để phàn nàn. Cảm xúc của mình về hình tượng Christine hầu như k khác nhau mấy qua các bản nên bản của Emmy có thể nói vẫn k hề khiến mình thất vọng :3 Tiếp đến là Raoul. Mình cũng khá thích bản của Paltrick Wilson. Được cast đầu tiên trong dàn, lại là dân biểu diễn nhạc kịch nên k cần nghi ngờ gì chất giọng của Paltrick rồi. Tuy tạo hình Raoul trong movie nhìn hơi mảnh khảnh và yếu ớt, nhưng đoạn đấu kiếm với Phantom (k hề có trong bản nhạc kịch) đã đạp bay nhận định đó :)))))) Cơ mà tạo hình đó lại gợi chút cảm giác của Charming Prince, rất dịu dàng và tinh tế. Raoul yêu Christine từ lần đầu tiên nghe cô hát, sau đó luôn hỗ trợ cô trong quá trình thành danh của Christine và thể hiện tình cảm rất rõ ràng. Phản ứng của Raoul do Paltrick đóng khi nhìn thấy Christine sợ hãi vì bị Phantom ám ảnh là sự an ủi, vỗ về và trấn an cô. Sự dịu dàng thể hiện từ ánh mắt đến cử chỉ, không giống như bản Hadley Fraser đóng trong nhạc kịch kỉ niệm 25 năm. Nhìn anh ta mình có cảm giác Raoul lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Christine vậy. Nếu lời bông đùa mời Christine đi ăn tối của bản Paltrick đóng là sự nhẹ nhàng hóm hỉnh, thì bản Hadley dùng giọng gằn và giật cục kiểu ra lệnh và ép buộc Christine phải chấp nhận vậy. Còn đoạn Christine sợ hãi thì phản ứng của Raoul do Hadley đóng y như kiểu ” Em làm ơn thôi đi đc k? Anh phát ngán về sự hoang tưởng về 1 bóng ma nào đó của em rồi?” với đôi mắt gườm gườm như muốn giết người và vẻ mặt cau có giống như chuẩn bị đánh nhau ấy :v Mình nghĩ Christine mà lấy Raoul này thì sau hắn gia trưởng lắm đây =)))) Thế nên bản 25 năm mình ship Christine vs Phantom cơ, đoạn Phantom ra chào lần cuối, Christine chạy ra ôm eo Phantom từ đằng sau rất cute, sau đó Phantom bế xốc Christine lên rồi bước vào trong sân khấu, lãng mạn dã man :”> Vai cuối cùng, cũng là vai phức tạp nhất : Phantom. Thực ra từ ngày xưa hồi xem bài Phantom of the Opera do Sarah Brightman biểu diễn với Antonio Bandera, trong tưởng tượng của mình Phantom là kẻ có khuôn mặt rất xấu xí và bị người đời ghẻ lạnh vì khuôn mặt đó, nhưng bù lại hắn lại có khí chất của 1 thiên tài, và có 1 vẻ sexy rất khó cưỡng lại. Nói chung là ngoài cái mặt được che đi thì từ dáng vẻ, động tác đi đứng, giọng nói đều phải toát lên 1 sự quyến rũ đầy bí ẩn :”> Hôm đi xem nhạc kịch ở rạp Her Majesty, ấn tượng đầu tiên khi thấy Phantom là sao chú vừa lùn vừa bụng bia (??!!) ;______; Giọng hát thì k bàn vì được cast vào vai đó thì giọng cũng phải có số có má lắm, nhưng k có cốt cách j toát ra hết :((((((( Thực sự là mình chỉ thấy được phần ”Beast” điên cuồng, mù quáng của Phantom chứ k cảm được phần ”Người” đầy mặc cảm và cô độc của 1 kẻ bị xã hội ruồng bỏ và k có được người mình yêu. Ah k phải vì hạn chế góc nhìn nên k cảm được đâu nhé, bản 25 năm do Ramin Karimloo vẫn thế hiện cảm xúc rất tốt, lại có được cả cốt cách của Phantom mà mình mong đợi :”> Nhưng phải công nhận lên phim, các đoạn độc thoại của Phantom được đẩy lên rõ ràng và được đặc tả nhiều hơn, nên cảm nhận cũng rõ ràng hơn. 1 trong các đoạn mà bản nhạc kịch k có đó là lúc Phantom nhặt bông hoa hồng đỏ mà hắn đã tặng Christine trước đó, nay bị vứt trên nền tuyết trắng. Gerard Butler đã thể hiện rất tốt trường đoạn cảm xúc của Phantom lúc đó, sự cay đắng đau đớn đến tột cùng khi tình cảm của mình dành cho Christine bao năm nay ”bị phản bội”, khi cô dành trái tim mình cho ngài Công tước trẻ Raoul. (Đã thế còn phải chứng kiến 2 đứa nó tỏ tình rồi hôn nhau mấy lần trước mặt mình, k đắng lòng mới lạ :v) Trái tim biết yêu lần đầu của Phantom tan vỡ, hắn nâng bông hồng lên, nhìn nó rồi khóc 1 cách đau khổ. Sau đó hắn bóp nát bông hồng và cặp mắt chuyển từ đau đớn sang căm hận, đánh thức phần Thú trong hắn để giành láy Christine. Mình thực sự rất thích phân đoạn này, vì nó mới mẻ và gây nhiều cảm xúc hơn hẳn phân đoạn gốc trong nhạc kịch. Ngoài ra thì Phantom của Gerard Butler cho mình hơn cả mong đợi : 1 Phantom điên dại và lạc lối, nhưng lại cực kì cuốn hút và bí ẩn, mang theo mình vẻ cô độc và đáng thương hơn bất kì bản Phantom nào khác. Có lẽ đạo diễn phim cũng muốn làm nổi bật điều này nên trang phục của Phantom đều rất tôn dáng và lịch thiệp. Tạo hình Phantom này cũng k ghê rợn như Phantom nhạc kịch, với chỉ nửa khuôn mặt dị dạng và mất 1 phần tóc, vẫn khiến người ta cảm nhận được vẻ đẹp trai (vốn có) của Gerard Butler =)))))) Phantom trong nhạc kịch nhìn giống như 1 nạn nhân bị tạt axit hay bỏng nặng vậy, k chỉ có khuôn mặt bị tàn phá mà phần tóc cũng bị mất sạch, chỉ còn lưa thưa vài sợi nhìn vô cùng đáng sợ ;____; Còn lại thì các trường đoạn khác của Phantom 2 bản movie và 25 năm k quá khác nhau là mấy, nên mình tạm k bàn đến Các nhân vật phụ của phim cũng khá tròn vai, từ em Meg aka loa phường về vụ ”Phantom of the Opera”, 2 ông chủ nhà hát ”tát nước theo mưa” cho đến bà ca sĩ Opera chảnh chó bị dìm hàng gần chết =)))) Chỉ duy có nhân vật Phu nhân Giry của bản phim là mình k thích bằng bản nhạc kịch, vì tạo hình khá hiền và trẻ. Tạo hình 1 người phụ nữ mặc đồ đen, quấn tóc lên cao với khuôn mặt nghiêm nghị với những đường nét sắc sảo cùng cây gậy lúc nào cũng cầm tay trong bản nhạc kịch thích hợp với phu nhân Giry hơn, vì bà ta gần như là Quản lí về khâu diễn viên của nhà hát, cần có vẻ nghiêm khắc và khó tính để át vía tụi diễn viên trẻ :)))) Thêm nữa, 1 chi tiết trong phim là chính Phu nhân Giry đã giải thoát và đưa Phantom vào Nhà hát từ khi cả 2 còn rất trẻ, khiến mình cảm thấy k hợp lí lắm. 1 người có khả năng quản lí và đe nẹt người khác như phu nhân Giry, k lí nào lại không biết cách hướng dẫn, chỉ dạy để Phantom có tính người hơn là để kệ cho hắn trở thành ”bóng ma của Nhà hát”. Cũng như bản nhạc kịch, bà ta biết hết mọi thứ, thậm chí thấy ngay trước mắt nhưng k hề dám làm gì Phantom, mà chỉ gián tiếp làm người phát ngôn cho hắn ta. Về mặt hình ảnh thì mình siêu thích đoạn đầu phim, khi tiếng nhạc bài Overture của phim vang lên và tất cả khung cảnh quay ngược từ sự hoang tàn bụi bặm mang màu đen trắng sang sự tráng lệ xa hoa đầy màu sắc của nhà hát Opera khi nó vẫn đang trong thời kì hoàng kim của mình. Visual effect đoạn này cực kì thích mắt và ấn tượng luôn ;v; Có lẽ vì mình rất khoái màu vàng kim của nhà hát chăng :”> 1 đoạn nữa là bài ”The Phantom of the Opera” kinh điển, khi Phantom dẫn Christine xuống nơi ở của hắn nơi cống ngầm dưới nhà hát. Khác với nhạc kịch, các chân nến thực sự trồi lên từ mặt nước (chứ k phải trồi từ sân khấu lên), và lửa ở ngọn nến đã rực cháy ngay sau khi ló khỏi mặt nước, hôm trước có đọc ở đâu đó là cảnh này quay 1 lần ăn luôn, từ sau k làm được như thế nữa ;o; Đoạn cuối cùng là cảnh quay bài Masquarade, 1 trong những cảnh thực sự đột phá so với bản nhạc kịch sân khấu. Ở nhà hát, không gian đa phần là màu đen để tạo thêm chiều sâu cho sân khấu và để chuẩn bị cho các phân cảnh tiếp theo nên trang phục cho bài hát này cực kì rực rỡ và bắt mắt. Đó cũng là đoạn đầu tư công phu nhất cho bản nhạc kịch, với dàn dựng sân khấu và trang phục hoành tráng nhất. Người xem sẽ k khỏi lóa mắt về độ lấp lánh và cầu kì của trang phục trong bài hát này, cùng không khí vui tươi của nó. Nhưng trong bản movie, background chính lại là màu vàng kim của nhà hát thật, vậy nên màu chủ đạo của bài Masquarade trong này lại là đen trắng,đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả *v* Cộng thêm vào đó, không gian trong phim được giãn rộng hơn nên các diễn viên k bị lẫn lộn vào nhau, đội hình nhảy cũng rõ ràng và đẹp hơn. Thêm vào đó là việc sử dụng quạt để tạo điểm nhấn 2 tầng mặt nạ cũng rất thú vị và độc đáo XD Mình thích bản Masquarade này hơn bản nhạc kịch rất nhiều ❤ Về khoản âm nhạc, dù không được hoành tráng như bản nhạc kịch nhưng vẫn quá đủ cho bản movie, thực sự không có gì để chê cả. Có thể nói âm nhạc trong The Phantom of Opera bản movie hơn hẳn 1 bậc so với Les miserable bản movie, dù ra trước tới tận 8 năm ;____; Người ta có thể cảm nhận được không khí của phim Phantom of the Opera tốt hơn hẳn trong khi âm nhạc trong Les miserable movie khá yếu ớt và k lột tả được sự hùng tráng vốn có của nó. Tóm lại thì, nếu so về chất lượng âm nhạc, hẳn mình sẽ chọn bản 25 năm hoặc bản 1989 của dàn London mà Sarah Brightman đóng vai chính. Mình cũng thích Christine của Sierra Boggess và Phantom của Ramin Karimloo nhất, nhưng nếu xem để mãn nhãn về cả hiệu ứng và diễn xuất nhất thì mình đánh giá bản movie năm 2004 hơn hẳn *v*