
Everything posted by Joker
-
Marathon Man (1976)
- 0 downloads
"Marathon Man" (1976) là một bộ phim tâm lý hành động, được đạo diễn bởi John Schlesinger, với sự tham gia của Dustin Hoffman, Laurence Olivier và Roy Scheider. Nội dung phim xoay quanh Babe Levy (Dustin Hoffman), một sinh viên tiến sĩ và cũng là một vận động viên marathon, đang tập luyện cho một cuộc thi. Cuộc sống của anh trở nên rối ren khi anh vô tình bị cuốn vào một âm mưu quốc tế liên quan đến một viên kim cương bị đánh cắp. Khi anh trai của Babe, một điệp viên, bị sát hại, Babe trở thành mục tiêu của một bác sĩ tàn nhẫn, Christian Szell (Laurence Olivier), một nhân vật nguy hiểm có quá khứ liên quan đến các cuộc thí nghiệm tàn ác. Szell buộc Babe phải đối mặt với những bí mật đau thương của gia đình và tìm cách thoát khỏi tay kẻ thù. Bộ phim kết hợp yếu tố hành động, hồi hộp và tâm lý, đặc biệt nổi bật với màn trình diễn xuất sắc của Olivier và Hoffman. "Marathon Man" đã trở thành một tác phẩm kinh điển, gây ấn tượng sâu sắc với khán giả nhờ vào cốt truyện căng thẳng và những tình tiết bất ngờ. -
Three Colors: Red (1994)
- 0 downloads
Đạo diễn phim Krzysztof Kieślowski từng hóm hỉnh trả lời, việc 3 màu sắc Xanh – Trắng – Đỏ tượng trưng cho 3 bộ phim, cũng như thông điệp mà chúng chuyển tải gợi nhớ khẩu hiệu của nước Pháp: liberté, égalité, fraternité – thực ra đến từ nguyên do rất đơn giản – Pháp đầu tư cho dự án dài hơi này của ông. Nếu quốc gia khác bỏ tiền, thì có lẽ Krzysztof cũng sẽ đặt tên khác đi cho phù hợp. Nhưng dù ông nói thế, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng: Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái là nền tảng cho Blue (1993) – White (1994) – Red (1994) phát triển và trở thành một trong những trilogy vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh. 3 bộ phim riêng biệt được làm với 3 phong cách chẳng hề liên quan, cứ thế hòa hợp, quấn quít vào nhau, tạo nên một bản giao hưởng với đầy đủ những thăng trầm, những khoảng lặng, những cao trào bóp nghẹt khán giả. Thực ra tôi xem bộ ba phim này cũng đã lâu, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện viết hay phân tích về chúng. Tôi cho rằng bản thân mình không đủ khả năng. Vậy nên vài dòng dưới đây về mỗi bộ phim, chỉ là những cảm nhận ngây ngô, ngắn gọn và đơn giản, mong bạn đừng chê (hoặc có chê thì cũng nhẹ lời thôi). Blue (1993) Xanh mê hoặc từ những khung hình đầu tiên. Người ta vẫn bảo rằng, xanh là màu sắc của bầu trời, là thứ gợi nhớ cảm giác tâm linh siêu thực. Xanh kể về một bi kịch nhưng nhân vật chính của câu chuyện dường như chẳng hề muốn đối mặt; hay có chăng, cô không thể vì nó quá đau đớn. Cô chạy trốn. Chúng ta chứng kiến quá trình một người phụ nữ bước đến tự do đích thực. Không phải là sự tự do mang tính chính trị hay thể xác, Xanh đề cập vấn đề trên khía cạnh thiên về xúc cảm. Ở bộ phim này, đạo diễn Krzysztof chỉ ra rằng: dù lựa chọn ở một mình, vứt bỏ tất cả hay từ chối – cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới và quá khứ, tự khóa mình vào căn phòng tối rồi ném đi chiếc chìa khóa duy nhất … bạn vẫn không có được tự do. Bạn nhắm đôi mắt của mình lại, thậm chí trở nên vô tri, cũng chẳng thể tự do. Âm nhạc đóng phần quan trọng trong tất cả các phần phim của trilogy Three Colors, nhưng với Xanh – nó là thứ ở vị trí dẫn dắt. Nội dung chính của tác phẩm điện ảnh này cũng xoay quanh một bản giao hưởng dở dang: với những âm thanh – tiết tấu rời rạc, những ý tưởng, những suy nghĩ bế tắc tưởng chừng không thể tháo gỡ. Bất cứ giai điệu nào vang lên cùng đồng nghĩa với việc người xem sẽ bị nhấn chìm vào dòng thác cảm xúc mãnh liệt. Xanh chẳng cần cố gắng, bắt ép người xem gồng mình theo mạch phim. Khán giả buông bản thân trôi cùng những diễn biến của nó. Chúng ta phó mặc tất cả quyền định đoạt vào tay người đạo diễn. Đó chính là sự tự do. White (1994) Khi nhắc đến bộ 3 phim Xanh – Trắng – Đỏ, đa phần cả khán giả lẫn giới chuyên môn đều sẽ say sưa ca tụng Đỏ hoàn mỹ, hay như tôi đã nói ở trên: chìm đắm với Xanh mê hoặc. Trắng thường chỉ được đề cập khi câu chuyện đã đi tới điểm kết thúc và mọi người chuẩn bị chuyển sang đề tài khác. Nhận xét thật sự công bằng, Trắng không hề có điểm nào hấp dẫn. Khác với 2 câu chuyện còn lại được kể bằng lối ngôn ngữ điện ảnh giàu tính biểu tượng cùng phần kịch bản đậm chất thơ, Trắng khá thô kệch và xấu xí, nó chẳng có những góc máy đẹp khiến khán giả “điếng người” hay các lời thoại sâu sắc. Nhưng điểm thú vị của tác phẩm này nằm ở chỗ: nó khiến người xem bật cười trước sự nhạt nhẽo và tuyệt vọng trong một câu chuyện phi lý tầm phào. Ngay cả cách sử dụng màu sắc phim không quá chặt chẽ như Xanh và Đỏ, khi cứt chim cũng là màu trắng, tuyết cũng là màu trắng, mây trời cũng là màu trắng, váy cưới cũng là màu trắng … lại là lí do khiến tôi thích phần phim này nhất. Vì cứ thử nghĩ mà xem, trong Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái, rõ ràng sự bình đẳng luôn là thứ khó đạt đến mức độ hoàn hảo và nó sẽ dễ dàng bị phá hủy chỉ với một tác động nhỏ. Màu trắng ngoài đời cũng thế. Việc Krzysztof Kieślowski sử dụng câu chuyện tình yêu có đôi chút ám ảnh bệnh hoạn, lồng ghép cả những yếu tố âm mưu – báo thù, hài hước – châm biếm không khiến Trắng mất đi tính nghệ thuật. Ngược lại, chính sự tầm thường (hay thậm chí cái không khí rẻ tiền) đó lại là điểm đặc biệt nhất, phân tách nó với Xanh và Đỏ. Vào giây phút Trắng kết thúc, cân bằng tuyệt đối với phần mở đầu của bộ phim, ai có thể nói rằng nó đã đi sai hướng? Red (1994) Hãy miêu tả Đỏ ngắn gọn bằng hai từ: hoàn mỹ. Mọi chi tiết trong bộ phim này, dù là nhỏ nhất, đều ẩn chứa những ý nghĩa tượng trưng riêng mà sau mỗi lần xem lại nó, bạn không thể thoát khỏi cơn rùng mình ớn lạnh. Ở Đỏ, đạo diễn Krzysztof thích vờn bắt cảm xúc nơi khán giả bằng lối xây dựng nội dung – nhân vật hời hợt, thiếu thông tin và dường như chẳng có chút kết nối chặt chẽ nào. Mọi thứ cứ diễn ra theo một trình tự nửa ngẫu hứng – nửa chỉnh chu, để rồi lao thẳng vào cái kết không thể bất ngờ, lạnh lùng hay đậm chất bác ái hơn. Có lẽ chính vì thế, tôi luôn thấy … sợ Đỏ. Dường như Krzysztof Kieslowski không chỉ đặt dấu chấm hết cho The Three Colors Trilogy cũng như sự nghiệp bản thân với Đỏ, mà thậm chí ông đã dự tính mở ra một chương hoàn toàn mới cho lịch sử điện ảnh đương đại, nơi người đạo diễn có thể thách thức tất cả các rào cản đến từ giới phê bình nghệ thuật hay khán giả – những kẻ thích mọi thứ phải được diễn giải rõ ràng theo ý mình. Nếu chúng ta đã buông trôi theo cái kết của Xanh, bất ngờ sửng sốt trước cái kết của Trắng, thì cái kết của Đỏ thật sự là cú đánh trời giáng vào sau gáy. Nó choáng ngợp đến khó thở, khiến người xem nhận ra những ý nghĩa cũng như sự vô nghĩa của cuộc đời ngay trong một khoảnh khắc. Tôi không thể tóm tắt nội dung của Đỏ. Đó là một công việc quá sức. Kỳ thực, tôi xem khá nhiều phim, trong đó cũng có các trilogy để lại ấn tượng sâu sắc. Yêu thích nhất vẫn là series Before Sunrise – Before Sunset – Before Midnight (Richard Linklater), hay chùm phim Việt Nam: Mùi Đu Đủ Xanh – Xích Lô – Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (Trần Anh Hùng), cũng như bộ 3 “báo thù” Sympathy for Mr. Vengeance – Oldboy – Sympathy for Lady Vengeance (Park Chan Wook). Tuy nhiên, một số trilogy lại không được trọn vẹn (theo cách nhìn của tôi), ví dụ như 2046 quả là chông chênh so với 2 phần phim trước đó gồm Days of Being Wild và In the Mood for Love (Vương Gia Vệ). Cũng phải kể đến Noriko trilogy của đạo diễn người Nhật – Yasujirō Ozu – mở đầu với Late Spring và kết thúc bằng Tokyo Story – những bộ phim đều có thể xem là kiệt tác khi đứng riêng lẻ, nhưng chiếc cầu nối ở giữa – Early Summer – dù chẳng hề tệ chút nào – vẫn khiến người xem không khỏi thầm tiếc nuối. Còn ở Three Colors: Blue (1993) – White (1994) – Red (1994); Krzysztof Kieslowski đã thực hiện kiểu làm trilogy hoàn toàn mới mẻ: 3 bộ phim, 3 thể loại, 3 phong cách điện ảnh, thậm chí dùng 3 cinematographer khác nhau. Sự liên hệ giữa chúng không đến từ cốt truyện hay nhân vật; mà kết nối, bện xoắn vào nhau bằng những chi tiết cực kỳ tinh vi và nhỏ bé, chỉ nhấn nhá trong cách quay phim, sử dụng màu sắc hay tạo dựng tình huống gợi nhớ … Tính đa dạng, phức tạp, hoàn thiện tuyệt vời của nó vượt xa hơn tất cả những ngôn từ mà tôi có thể dùng để miêu tả. Một tác phẩm xứng đáng để được lưu giữ vĩnh viễn về sau. -
Dazed and Confused (1993)
- 0 downloads
"Dazed and Confused" (1993) là một bộ phim hài độc lập do Richard Linklater đạo diễn, diễn ra vào ngày cuối cùng của năm học 1976 tại một trường trung học ở Texas. Nội dung phim xoay quanh một nhóm học sinh, từ các đàn anh đến đàn em, khi họ trải qua những khoảnh khắc cuối cùng của tuổi thanh xuân. Bộ phim khai thác các chủ đề như tình bạn, tình yêu, áp lực xã hội và sự tìm kiếm bản sắc. Trong suốt một đêm, các nhân vật chính như Mitch (Wiley Wiggins) và Wooderson (Matthew McConaughey) tham gia vào những hoạt động tiệc tùng, tìm kiếm niềm vui và khám phá những mối quan hệ. Phim không có một cốt truyện cụ thể, mà thay vào đó, nó tập trung vào những khoảnh khắc đời thường và những cuộc hội thoại, thể hiện một cách chân thật về cuộc sống của giới trẻ thời kỳ đó. "Dazed and Confused" đã trở thành một tác phẩm kinh điển, nổi bật với phong cách điện ảnh độc đáo và cách khắc họa cuộc sống thanh thiếu niên một cách chân thực và dí dỏm. -
Three Colors: White (1994)
- 0 downloads
Đạo diễn phim Krzysztof Kieślowski từng hóm hỉnh trả lời, việc 3 màu sắc Xanh – Trắng – Đỏ tượng trưng cho 3 bộ phim, cũng như thông điệp mà chúng chuyển tải gợi nhớ khẩu hiệu của nước Pháp: liberté, égalité, fraternité – thực ra đến từ nguyên do rất đơn giản – Pháp đầu tư cho dự án dài hơi này của ông. Nếu quốc gia khác bỏ tiền, thì có lẽ Krzysztof cũng sẽ đặt tên khác đi cho phù hợp. Nhưng dù ông nói thế, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng: Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái là nền tảng cho Blue (1993) – White (1994) – Red (1994) phát triển và trở thành một trong những trilogy vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh. 3 bộ phim riêng biệt được làm với 3 phong cách chẳng hề liên quan, cứ thế hòa hợp, quấn quít vào nhau, tạo nên một bản giao hưởng với đầy đủ những thăng trầm, những khoảng lặng, những cao trào bóp nghẹt khán giả. Thực ra tôi xem bộ ba phim này cũng đã lâu, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện viết hay phân tích về chúng. Tôi cho rằng bản thân mình không đủ khả năng. Vậy nên vài dòng dưới đây về mỗi bộ phim, chỉ là những cảm nhận ngây ngô, ngắn gọn và đơn giản, mong bạn đừng chê (hoặc có chê thì cũng nhẹ lời thôi). Blue (1993) Xanh mê hoặc từ những khung hình đầu tiên. Người ta vẫn bảo rằng, xanh là màu sắc của bầu trời, là thứ gợi nhớ cảm giác tâm linh siêu thực. Xanh kể về một bi kịch nhưng nhân vật chính của câu chuyện dường như chẳng hề muốn đối mặt; hay có chăng, cô không thể vì nó quá đau đớn. Cô chạy trốn. Chúng ta chứng kiến quá trình một người phụ nữ bước đến tự do đích thực. Không phải là sự tự do mang tính chính trị hay thể xác, Xanh đề cập vấn đề trên khía cạnh thiên về xúc cảm. Ở bộ phim này, đạo diễn Krzysztof chỉ ra rằng: dù lựa chọn ở một mình, vứt bỏ tất cả hay từ chối – cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới và quá khứ, tự khóa mình vào căn phòng tối rồi ném đi chiếc chìa khóa duy nhất … bạn vẫn không có được tự do. Bạn nhắm đôi mắt của mình lại, thậm chí trở nên vô tri, cũng chẳng thể tự do. Âm nhạc đóng phần quan trọng trong tất cả các phần phim của trilogy Three Colors, nhưng với Xanh – nó là thứ ở vị trí dẫn dắt. Nội dung chính của tác phẩm điện ảnh này cũng xoay quanh một bản giao hưởng dở dang: với những âm thanh – tiết tấu rời rạc, những ý tưởng, những suy nghĩ bế tắc tưởng chừng không thể tháo gỡ. Bất cứ giai điệu nào vang lên cùng đồng nghĩa với việc người xem sẽ bị nhấn chìm vào dòng thác cảm xúc mãnh liệt. Xanh chẳng cần cố gắng, bắt ép người xem gồng mình theo mạch phim. Khán giả buông bản thân trôi cùng những diễn biến của nó. Chúng ta phó mặc tất cả quyền định đoạt vào tay người đạo diễn. Đó chính là sự tự do. White (1994) Khi nhắc đến bộ 3 phim Xanh – Trắng – Đỏ, đa phần cả khán giả lẫn giới chuyên môn đều sẽ say sưa ca tụng Đỏ hoàn mỹ, hay như tôi đã nói ở trên: chìm đắm với Xanh mê hoặc. Trắng thường chỉ được đề cập khi câu chuyện đã đi tới điểm kết thúc và mọi người chuẩn bị chuyển sang đề tài khác. Nhận xét thật sự công bằng, Trắng không hề có điểm nào hấp dẫn. Khác với 2 câu chuyện còn lại được kể bằng lối ngôn ngữ điện ảnh giàu tính biểu tượng cùng phần kịch bản đậm chất thơ, Trắng khá thô kệch và xấu xí, nó chẳng có những góc máy đẹp khiến khán giả “điếng người” hay các lời thoại sâu sắc. Nhưng điểm thú vị của tác phẩm này nằm ở chỗ: nó khiến người xem bật cười trước sự nhạt nhẽo và tuyệt vọng trong một câu chuyện phi lý tầm phào. Ngay cả cách sử dụng màu sắc phim không quá chặt chẽ như Xanh và Đỏ, khi cứt chim cũng là màu trắng, tuyết cũng là màu trắng, mây trời cũng là màu trắng, váy cưới cũng là màu trắng … lại là lí do khiến tôi thích phần phim này nhất. Vì cứ thử nghĩ mà xem, trong Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái, rõ ràng sự bình đẳng luôn là thứ khó đạt đến mức độ hoàn hảo và nó sẽ dễ dàng bị phá hủy chỉ với một tác động nhỏ. Màu trắng ngoài đời cũng thế. Việc Krzysztof Kieślowski sử dụng câu chuyện tình yêu có đôi chút ám ảnh bệnh hoạn, lồng ghép cả những yếu tố âm mưu – báo thù, hài hước – châm biếm không khiến Trắng mất đi tính nghệ thuật. Ngược lại, chính sự tầm thường (hay thậm chí cái không khí rẻ tiền) đó lại là điểm đặc biệt nhất, phân tách nó với Xanh và Đỏ. Vào giây phút Trắng kết thúc, cân bằng tuyệt đối với phần mở đầu của bộ phim, ai có thể nói rằng nó đã đi sai hướng? Red (1994) Hãy miêu tả Đỏ ngắn gọn bằng hai từ: hoàn mỹ. Mọi chi tiết trong bộ phim này, dù là nhỏ nhất, đều ẩn chứa những ý nghĩa tượng trưng riêng mà sau mỗi lần xem lại nó, bạn không thể thoát khỏi cơn rùng mình ớn lạnh. Ở Đỏ, đạo diễn Krzysztof thích vờn bắt cảm xúc nơi khán giả bằng lối xây dựng nội dung – nhân vật hời hợt, thiếu thông tin và dường như chẳng có chút kết nối chặt chẽ nào. Mọi thứ cứ diễn ra theo một trình tự nửa ngẫu hứng – nửa chỉnh chu, để rồi lao thẳng vào cái kết không thể bất ngờ, lạnh lùng hay đậm chất bác ái hơn. Có lẽ chính vì thế, tôi luôn thấy … sợ Đỏ. Dường như Krzysztof Kieslowski không chỉ đặt dấu chấm hết cho The Three Colors Trilogy cũng như sự nghiệp bản thân với Đỏ, mà thậm chí ông đã dự tính mở ra một chương hoàn toàn mới cho lịch sử điện ảnh đương đại, nơi người đạo diễn có thể thách thức tất cả các rào cản đến từ giới phê bình nghệ thuật hay khán giả – những kẻ thích mọi thứ phải được diễn giải rõ ràng theo ý mình. Nếu chúng ta đã buông trôi theo cái kết của Xanh, bất ngờ sửng sốt trước cái kết của Trắng, thì cái kết của Đỏ thật sự là cú đánh trời giáng vào sau gáy. Nó choáng ngợp đến khó thở, khiến người xem nhận ra những ý nghĩa cũng như sự vô nghĩa của cuộc đời ngay trong một khoảnh khắc. Tôi không thể tóm tắt nội dung của Đỏ. Đó là một công việc quá sức. Kỳ thực, tôi xem khá nhiều phim, trong đó cũng có các trilogy để lại ấn tượng sâu sắc. Yêu thích nhất vẫn là series Before Sunrise – Before Sunset – Before Midnight (Richard Linklater), hay chùm phim Việt Nam: Mùi Đu Đủ Xanh – Xích Lô – Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (Trần Anh Hùng), cũng như bộ 3 “báo thù” Sympathy for Mr. Vengeance – Oldboy – Sympathy for Lady Vengeance (Park Chan Wook). Tuy nhiên, một số trilogy lại không được trọn vẹn (theo cách nhìn của tôi), ví dụ như 2046 quả là chông chênh so với 2 phần phim trước đó gồm Days of Being Wild và In the Mood for Love (Vương Gia Vệ). Cũng phải kể đến Noriko trilogy của đạo diễn người Nhật – Yasujirō Ozu – mở đầu với Late Spring và kết thúc bằng Tokyo Story – những bộ phim đều có thể xem là kiệt tác khi đứng riêng lẻ, nhưng chiếc cầu nối ở giữa – Early Summer – dù chẳng hề tệ chút nào – vẫn khiến người xem không khỏi thầm tiếc nuối. Còn ở Three Colors: Blue (1993) – White (1994) – Red (1994); Krzysztof Kieslowski đã thực hiện kiểu làm trilogy hoàn toàn mới mẻ: 3 bộ phim, 3 thể loại, 3 phong cách điện ảnh, thậm chí dùng 3 cinematographer khác nhau. Sự liên hệ giữa chúng không đến từ cốt truyện hay nhân vật; mà kết nối, bện xoắn vào nhau bằng những chi tiết cực kỳ tinh vi và nhỏ bé, chỉ nhấn nhá trong cách quay phim, sử dụng màu sắc hay tạo dựng tình huống gợi nhớ … Tính đa dạng, phức tạp, hoàn thiện tuyệt vời của nó vượt xa hơn tất cả những ngôn từ mà tôi có thể dùng để miêu tả. Một tác phẩm xứng đáng để được lưu giữ vĩnh viễn về sau. -
Rocky III (1982)
- 0 downloads
"Rocky III" (1982) là phần thứ ba trong loạt phim nổi tiếng về quyền anh "Rocky," do Sylvester Stallone đạo diễn và viết kịch bản, với sự tham gia của chính ông trong vai Rocky Balboa, cùng với Talia Shire, Burgess Meredith và Mr. T. Nội dung phim diễn ra sau khi Rocky trở thành nhà vô địch hạng nặng, nhưng anh bắt đầu mất đi sự quyết tâm và động lực do cuộc sống sung túc. Khi đối mặt với một thách thức lớn từ Clubber Lang (Mr. T), một tay đấm trẻ tuổi và hung hãn, Rocky bị đánh bại trong trận đấu đầu tiên. Sau thất bại, Rocky tìm kiếm sự giúp đỡ từ người bạn cũ Apollo Creed (Carl Weathers) để luyện tập và lấy lại tinh thần. Phim không chỉ khai thác những trận đấu quyền anh kịch tính mà còn tập trung vào hành trình vượt qua khó khăn, tự khám phá bản thân và sự quan trọng của tình bạn. Cuối cùng, Rocky lấy lại sức mạnh và lòng dũng cảm để tái đấu với Clubber Lang, đưa người xem đến một trận đấu đầy kịch tính và cảm xúc. "Rocky III" đã thành công vang dội và củng cố vị thế của loạt phim trong lòng khán giả. -
The Remains of the Day (1993)
- 0 downloads
Một chuyến đi nhưng mở ra hai hành trình: chuyến đi thực tế tiến về phía Tây nước Anh song song với chuyến du hành nội tâm ngược về quá khứ. Tàn ngày để lại (tựa tiếng Anh: The Remains of the Day) chậm rãi dẫn dắt ta bước vào hành trình cuối cùng của nhân vật chính. Ở đó ông nhận ra những ảo tưởng đã tàn phá cả đời người và những niềm luyến tiếc khôn nguôi nhưng không thể vãn hồi. Một tuyệt tác tinh tế đậm chất Anh The Remains of the Day – với tôi, luôn là một trong những bộ phim tinh tế nhất của điện ảnh Anh quốc, từng nhận 8 đề cử Oscar vào năm 1993 với những tên tuổi tài năng nhất của điện ảnh nước này như đạo diễn James Ivory, diễn viên Anthony Hopkins, Emma Thompson, Christopher Reeve, Hugh Grant. Gần 30 năm sau kể từ khi bộ phim này ra mắt, tôi xem lại nó một lần nữa, sau khi đọc bản dịch tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết gốc The Remains of the Day (Tàn ngày để lại, An Lý dịch, Nhã Nam & NXB Văn học phát hành năm 2021). Có thể nói, đó là một bản chuyển thể xứng tầm với cuốn tiểu thuyết, vừa tôn vinh và trung thành với giá trị tinh thần của tác phẩm gốc, vừa tạo dựng được một phiên bản điện ảnh có đời sống độc lập. Tàn ngày để lại là cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Kazuo Ishiguro, nhà văn người Anh gốc Nhật được yêu thích với những tác phẩm văn chương tinh tế và cách tạo dựng không khí quyến rũ. Cuốn tiểu thuyết này từng đoạt giải thưởng danh giá Booker Prize vào năm 1989. Năm 2017, Kazuo Ishiguro đoạt giải Nobel Văn chương cho toàn bộ sự nghiệp. Tất nhiên, Tàn ngày để lại chiếm một vị trí quan trọng. Cuốn tiểu thuyết mở đầu vào mùa hè năm 1956, Stevens – người quản gia lớn tuổi của dinh thự Darlington đi trên chiếc ô tô cũ về phía Tây nước Anh để thăm cô Kenton. Đây là người đồng nghiệp của ông hơn 20 năm trước, nay đã là một người phụ nữ đã có gia đình. Trên chặng hành trình đó, khi cảnh vật của xứ sở sương mù lần lượt mở ra trước mắt, Stevens không ngừng hồi tưởng những năm tháng của quá khứ. Ông ám ảnh về người chủ cũ của mình – Huân tước Darlington, một quý tộc người Anh kiểu cũ. Vì ngây thơ, ông đã gây nên những tổn thất to lớn cho nước Anh trong Thế chiến 2, rồi cuối cùng chết trong ô nhục. Trong dòng hồi tưởng lần lượt được bộc bạch đó, ta nhận ra nỗi thống khổ của một người đàn ông bị đè nặng bởi trách nhiệm, bổn phận và “phẩm cách” (dignity). Chúng khiến tình yêu của đời ông trôi vụt qua kẽ tay mà không dám níu giữ. Cuốn tiểu thuyết thoạt đầu dễ gây nhàm chán bởi những dòng tự sự buồn bã, nuối tiếc về năm tháng hoàng kim. Nhưng dần dần, tác giả đã tạo dựng nên một không khí tinh tế đến mê hoặc về nước Anh của một thời đã mất. Nơi đó, giới quý tộc cổ điển sống với lý tưởng về phẩm cách mà xã hội đặt ra. Kazuo Ishiguro khiến người đọc xúc động khi nhận ra nỗi luyến tiếc khôn nguôi của nhân vật – cái giá phải đánh đổi cho những ảo tưởng quá vãng. Tàn ngày để lại là một cuốn tiểu thuyết đậm chất Anh. Đó là câu chuyện về cuộc đời một con người luôn phải kìm hãm và che giấu cảm xúc, không dám đón nhận tình yêu để sống cho riêng mình. Ông khư khư bảo vệ những giá trị về phẩm cách được cha truyền lại. Kể cả khi ông ta nhận ra những ảo tưởng của đời mình: “Phục vụ huân tước tại Dinh Darlington trong những năm ấy là được tới gần trục bánh xe thế giới ở mức cao nhất mà một người như tôi có thể mơ tới. Tôi đã dành ba mươi lăm năm phục vụ Huân tước Darlington; người ta hẳn sẽ không lầm nếu nhận ra rằng trong những năm ấy, mình đã được ‘gắn với một gia đình danh giá’ theo nghĩa đúng đắn nhất của điều này. Nhìn lại quá trình sự nghiệp của tôi cho đến ngày nay, niềm thỏa mãn chính yếu của tôi là ở những thành tựu đạt được trong những năm tháng ấy…” (trích đoạn từ sách Tàn ngày để lại - An Lý dịch) Phẩm cách và vẻ đẹp của một thời đã mất Những năm cuối thập niên 80 và 90, điện ảnh Anh nổi lên những tên tuổi quyền lực mới có sức lan tỏa vượt ra khỏi biên giới Anh quốc và được cả thế giới ngưỡng mộ. Một trong những tên tuổi sáng tạo nổi bật của giai đoạn đó là đạo diễn James Ivory, đạo diễn chuyên chuyển thể những tác phẩm văn chương mang màu sắc cổ điển về giới quý tộc Anh quốc kiểu cũ thành điện ảnh. James Ivory hợp tác với nhà sản xuất Ismail Merchant để thành lập hãng phim Merchant Ivory Productions lừng danh. Tại đây, nhà biên kịch Ruth Prawer Jhabvala chịu trách nhiệm chuyển thể các tác phẩm văn học thành phim. Các tác phẩm thành danh trước đó và đoạt nhiều giải thưởng lớn, trong đó có Oscar và Bafta là A Room with a View (1985), Maurice (1987), Howards End (1992). Ba bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn lừng danh E.M. Forster. Bộ ba phim này cũng làm nên tên tuổi cho những diễn viên Anh quốc như Anthony Hopkins, Emma Thompson (bà đoạt giải Oscar nữ chính nhờ Howards End), Hugh Grant và Helena Bonhom Carter… Sau bộ phim Howards End với 9 đề cử Oscar và đoạt 3 giải, ê kíp quyền lực này tiếp tục chuyển thể The Remains of the Day của Kazuo Ishiguro thành phim. Thủ vai chính là bộ đôi Anthony Hopkins và Emma Thompson. Bộ phim tiếp tục đưa người xem quay ngược quá khứ, với những giá trị truyền thống cổ điển của nước Anh, những vẻ đẹp và hào quang đã tàn lụi theo thời gian trước một xã hội mới đầy hãnh tiến và thực dụng. Và ở đó, bộ phim cũng giúp người xem có cơ hội nhìn ngắm những con người nhỏ bé phải luôn kìm nén những cảm xúc của mình, thậm chí không dám sống cho riêng mình, vì những lý tưởng trong một xã hội kiểu cũ mà họ phải chấp thuận. The Remains of the Day phiên bản điện ảnh gần như trung thành tuyệt đối với tác phẩm gốc. Diễn xuất tài tình của bộ đôi Anthony Hopkins (Stevens – quản gia) và Emma Thompson (Kenton – nội quản) giúp người xem hiểu hơn về những giằng xé nội tâm của nhân vật trước những thay đổi của thời cuộc và tình cảm riêng tư của cá nhân họ. Bộ phim vẫn được kể lại qua góc nhìn của Stevens, một người quản gia trung thành, tận tụy, đầy nguyên tắc và cứng nhắc. Cả cuộc đời làm nghề của mình, ông ta chỉ hướng tới một giá trị cao nhất, đó là phẩm cách (dignity) nghề nghiệp. Ông tin rằng mình sinh ra để phụng sự cho người chủ nhân và nhất mực bảo vệ những giá trị đó bất kể thời cuộc. Và chính vì phẩm cách nghề nghiệp này, Stevens đôi khi rơi vào sự nguyên tắc và máy móc trong hành xử. Khi phục vụ cho một hội nghị chính trị quan trọng tại dinh thự Darlington, Stevens đã không rời nhiệm vụ ngay cả khi cha mình đang hấp hối. Stevens cũng nghe lời chủ nhân cho thôi việc hai cô gái Do Thái nhập cư cho dù biết rằng họ sẽ phải đối mặt với án tử nếu bị trục xuất về nước. Cũng vì những giá trị phẩm cách nghề nghiệp đó, Stevens nhất mực từ chối những tình cảm từ phía cô Kenton. Trước một người phụ nữ nồng nhiệt, tình cảm và sẵn sàng thể hiện cảm xúc của mình; Stevens năm lần bảy lượt tìm cớ thoái thác hoặc che giấu nội tâm của mình. Một trong những phân cảnh đắt giá nhất của bộ phim là cảnh cô Kenton bước vào phòng của Stevens và dồn đuổi ông ta vào tận chân tường để xem ông đang đọc sách gì. Và khi không thể chống đối được nữa, Stevens buộc phải cho cô Kentons xem. Khi bị phát hiện đó là một cuốn tiểu thuyết tình cảm ướt át, Stevens chữa ngượng rằng ông đọc nó để phát triển vốn từ vựng. Phân cảnh đó cho ta biết rằng Stevens cũng là người bình thường như chúng ta, cũng có những tình cảm yêu ghét. Cho dù tình cảm đó bị chèn ép bởi sự cứng nhắc trong cách sống, bởi “phẩm cách” mà xã hội phân cấp áp đặt lên con người. Bằng một ngôn ngữ điện ảnh tiết chế, chậm rãi và trầm lắng cùng với diễn xuất nội tâm xuất sắc của Anthony Hopkins, bộ phim đã vẽ nên một nỗi đau câm lặng của nhân vật. Ông nhận ra ảo tưởng đã tàn phá mình, nhưng chỉ biết chấp nhận nó với một trái tim tan vỡ. Ở đoạn cuối của chuyến hành trình đến phía Tây của nước Anh là cuộc tái ngộ của hai người đồng nghiệp cũ sau hơn 20 năm. Phân đoạn này khắc hoạ cái giá đau đớn mà cả hai nhân vật phải trả cho những sai lầm và ảo tưởng của mình. “Chúng ta đã làm gì đời mình”, cô Kenton thốt lên trong cuộc chia tay cuối cùng với Stevens, người đồng nghiệp và người quản gia cũ của dinh thự Darlington. Còn Stevens, cho dù nhận ra trái tim mình tan vỡ vì những mất mát không thể vãn hồi nhưng vẫn không dám thừa nhận sai lầm. Mọi thứ đã quá muộn, danh dự và phẩm cách là những giá trị cuối cùng còn sót lại để ông tựa vào và sống tiếp những năm tháng cuối cùng của đời mình. -
Kubo and the Two Strings (2016)
- 0 downloads
Kubo And Two Strings (2016) - Kubo and Two Strings là một phim hoạt hình được làm theo phong cách stop motion với sự hỗ trợ của công nghệ CGI 3D. Phim là sự hội tụ của yếu tố phiêu lưu, kỳ ảo và ngụ ngôn. Phim do hãng phim Laika sản xuất, với sự tham gia lồng tiếng của dàn sao Hollywood như Art Parkinson, Charlize Theron, Matthew McConaughey, Ralph Fiennes, Rooney Mara và diễn viên Nhật George Takei. Phim hoạt hình từ lâu đã là một lãnh địa dành cho tất cả khán giả mọi lứa tuổi, nhưng đây vẫn là thể loại được ưu ái dành riêng để phục vụ cho các bạn nhỏ, nhờ khả năng hình ảnh hóa ước mơ và sự tưởng tượng về một thế giới khác. Trước sự chiếm lĩnh của công nghệ làm phim hoạt hình dùng công nghệ CGI 3D trong suốt thập kỷ qua, thì ngày nay, khán giả lại đang có xu hướng muốn nhìn thấy những bộ phim được làm từ bàn tay của con người, một cách chân thật hơn, quay lại với phương pháp thủ công nhiều hơn. Đó là điều kiện đã giúp Kubo and Two Strings của hãng phim hoạt hình stop motion Laika được chờ đợi bởi khán giả khắp thế giới, và được xem là một ứng cử viên nặng ký của Oscar 2017. Stop motion là một thể loại phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ lẫn chính xác trong từng khâu, từ khi chuẩn bị cho đến lúc hoàn tất, mà rất ít hãng phim hoạt hình có thể cam kết sẽ hoàn chỉnh mọi chi tiết trong xuyên suốt thời lượng phim dài. Đổi lại, sự kỳ diệu của stop motion chính là gợi ra cho khán giả câu hỏi đầy ngạc nhiên “Làm thế nào mà họ có thể làm được điều đó?”. Thông thường, một phút trên màn ảnh sẽ mất hơn 20 ngày thực hiện đối với những phim như Kubo and Two Strings, như thế có nghĩa là để có khoảng 100 phút thì ekip phải theo đuổi dự án náy hơn 5 năm ròng, chưa tính khâu chuẩn bị. Stop motion là một nghệ thuật thử thách tính kiên nhẫn và khả năng sáng tạo rất nhiều, hội tụ yếu tố về hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc, múa rối, nghệ thuật trình diễn và sắp đặt… Từng giây, hay từng một phần mười trong giây đều không cho phép xảy ra bất cứ sai sót nào. Travis Kight, đạo diễn, đồng sáng lập hãng Laika đã chia sẻ: Máy móc, công nghệ và kỹ xảo hiện tại đều có thể thay thế con người, nhưng không thể làm tốt như con người. Kubo and Two Strings đã dùng công nghệ máy tính để giúp mở rộng thế giới thủ công của các nghệ sĩ. Bộ phim tái hiện một câu chuyện đẹp về lòng dũng cảm và sức mạnh tình thân bằng nghệ thuật xếp giấy origami, từng dây đàn guitar, nghệ thuật sắp đặt và sự kỳ công của stop motion. Nhiều người sau khi xem Kubo and Two strings cho rằng: Bộ phim nên được nhìn nhận là một thiên sử thi về stop motion. Câu chuyện diễn ra ở Nhật Bản thời cổ đại, là hành trình đi tìm ba báu vật samurai của cậu bé Kubo (Art Parkinson), dưới sự hỗ trợ của mẹ Khỉ (Charlize Theron), và một samurai người lai bọ cánh cứng (Matthew McConaughey). Ba vũ khí – thanh kiếm, mũ khiêng và bộ giáp sẽ giúp Kubo tránh khỏi sự truy đuổi của ông ngoại, vua mặt trăng (Ralph Fiennes) và hai người dì song sinh tàn độc (Rooney Mara). Kubo là kết tinh tình yêu giữa một samurai người trần và một phù thủy sống trên mặt trăng. Từ khi mới sinh ra, Kubo đã bị người ông lấy đi con mắt bên phải để tăng thêm sức mạnh. Để bảo vệ và nuôi dưỡng cậu khôn lớn, người mẹ của cậu phải đến một ngôi làng hẻo lánh để trốn thoát khỏi gia đình. Tạm gác qua những công nghệ và kỹ xảo làm phim, thì nội dung của Kubo and Two strings là một đề tài gây ra nhiều tranh cãi. Một nơi nào đó trong vũ trụ khác, người xem được du hành vào vùng đất thần thoại của một làng quê Nhật Bản và niềm tin của Shinto, một nghi lễ liên quan đến những người đã chết. Ngay từ đầu, bộ phim diễn ra với tiết tấu chậm và yên ổn, là nhịp điệu phù hợp để nói đến cái chết – mà hiện thân là người cha samurai của Kubo. Cái chết trong Kubo được tái hiện như một sự kiện tồn tại đương nhiên, một điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nên đối mặt. Chi tiết đó với tôi là một điều thú vị. Làm cách nào để cho mọi đứa trẻ phải đối diện với nỗi buồn và chết chóc? Tuy nhiên, người lớn không thể né tránh điều này, và sẽ không dễ dàng cho một ekip chuyên làm phim hoạt hình. Nó sẽ làm cho những khán giả nhí, những người đã mất đi người thân khi còn bé, sẽ cảm thấy đau nhói vì một phần ký ức đau buồn đang bị chạm đến, điều này có nên không? Không thể có câu trả lời nào đủ chính xác, nhưng sự thật thì vẫn cần được nhìn nhận ở góc độ khách quan của nó. Ký ức về người thân là một điều vô hạn, là một minh chứng sự mong manh của con người. Trẻ con có nên đối diện với điều này sớm hay không? Một cách thẳng thắn, cá nhân tôi cho rằng đây là điều cần thiết. Trong khi đó, sự xuất hiện hai người bạn đồng hành của Kubo là mẹ khỉ và samurai bọ cánh cứng lại là yếu tố để tôn vinh tình thân và tình bạn, những thành tố không thể thiếu đối với một đứa trẻ. Tuy nhiên, điểm mạnh và cũng là điều đáng tiếc của Laika ở những phân cảnh tôn vinh tinh thần gia đình giữa ba người. Những bài học về sự trưởng thành được mẹ Khỉ truyền lại cho Kubo chưa được thể hiện nổi bật giữa loạt hành động choáng ngợp trong phim. Vẻ đẹp của lòng can trường, tình đồng đội… những gia vị không thể thiếu trong các phim hoạt hình cũng chưa tạo được sự đột phá trong Kubo and Two Strings. Tuy nhiên, điểm sáng nhất của bộ phim nằm ở phần kịch bản chính là đoạn đối thoại giữa Kubo và ông ngoại của mình, vua mặt trăng. Đây là nhân vật đối trọng với Kubo, là vị thần xuất hiện trong truyền thuyết và đã xuất hiện trong giấc mơ của Kubo. Để gia tăng sức mạnh, ông muốn sở hữu con mắt còn lại của Kubo. Từ chối nhìn vào nỗi đau của nhân loại, tình yêu của con người, vua mặt trăng tự cho mình đã sở hữu một sức mạnh vô song. Tình yêu, với ông, chỉ là sự yếu đuối của con người, là con đường tội lỗi dẫn đến hành vi phản bội của người con gái đầu yêu quý, mẹ của Kubo. Lại một lần nữa, Laika buộc những đứa trẻ phải đối diện trước câu hỏi về sức mạnh bên trong của mỗi người. Địa vị, quyền lực chưa bao giờ là đỉnh cao cuối cùng, chỉ khi nào chạm được đến tình yêu, đến những điều cao quý thì ở đó con người sở hữu một sức mạnh khác, không gì phá hủy được. Ở chi tiết cuối phim, khi Kubo đã chiến thắng vua mặt trăng, ông đã bị mất trí nhớ và người trong làng đã kể lại câu chuyện trước đây, rằng ông là một người tốt, hiền lành và rất hay giúp đỡ mọi người. Câu chuyện đó dẫu cho chỉ là một sự thêu dệt, một phỏng tác, nhưng có thể gợi cảm hứng để ai đó tin mình đã từng là một người tốt. Điều này khiến cho bộ phim được kết thúc một cách nhân văn và khiến cho mọi người yên lòng. Nhưng ở một khía cạnh khác, chi tiết này dẫn đến mâu thuẫn so với chi tiết đầu phim, trong khi đứa trẻ buộc phải nhìn nhận về mặt tối của cuộc sống, thì người lớn có thể ngây thơ tin vào điều tốt đẹp, dẫu chỉ là một câu chuyện được truyền miệng. Kubo and Two strings đã hoán đổi vị trí của hai ý niệm này. Và điều đó khiến cho tôi càng ấn tượng với bộ phim nhiều hơn. Nhìn chung, Kubo and Two Strings không chỉ mang vẻ đẹp huyền diệu của phép thuật, mà còn là một tác phẩm kỳ công của stop motion và nghệ thuật kể chuyện gợi cảm hứng sâu sắc cho cả người lớn và trẻ em. TỔNG KẾT: Một câu chuyện thú vị đã hoán đổi vị trí của hai ý niệm: một đứa trẻ buộc phải đối diện với sự mất mát, và một người lớn có thể tin rằng mình là người hạnh phúc. -
The Fabelmans (2022)
- 0 downloads
Trong lễ trao giải Quả Cầu Vàng vào ngày 11/1 vừa qua, The Fabelmans (2022) của đạo diễn Steven Spielberg đã xuất sắc vượt qua những “đối thủ” sừng sỏ như Avatar: The Way of Water (2022, của đạo diễn James Cameron) và giành hai giải thưởng cho “Tác phẩm điện ảnh chính kịch xuất sắc nhất” và “Đạo diễn xuất sắc nhất”. Tác phẩm cũng nhận được tới bảy đề cử Oscar năm 2023 và lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 13/3 theo giờ Việt Nam. Bối cảnh bộ phim bắt đầu vào năm 1952, khi cặp vợ chồng gốc Do Thái là Burt và Mitzi Fabelmans dẫn cậu con trai Sammy lần đầu tiên đi xem một bộ phim điện ảnh ngoài rạp chiếu bóng. Sự sợ hãi ban đầu của cậu bé dần được thay thế bởi sự thích thú và tò mò. Dưới sự hướng dẫn và động viên của mẹ, Sammy đã sử dụng máy quay 8mm của bố quay lại cảnh đoàn tàu đồ chơi của mình va chạm với chiếc ô tô như trong bộ phim cậu được xem. Khoảnh khắc khi Mitzi cùng Sammy ngồi trong tủ quần áo và xem những cảnh phim đã được cậu quay dựng, cũng là lúc cô nhận ra tình yêu của Sammy đối với điện ảnh. Đó không chỉ đơn thuần là một thú vui hay một sở thích, mà đó là một niềm yêu thích mãnh liệt, một tình yêu vô bờ của cậu bé với bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Vốn là một kỹ sư trong ngành khoa học điện tử, Burt Fabelmans – cha của Sammy – đã hướng dẫn cậu những kỹ thuật và quy trình làm phim sao cho hoàn chỉnh. Còn với tình yêu nghệ thuật của Mitzi, đó là những lời ủng hộ và động viên tinh thần. Dưới sự ủng hộ và hướng dẫn của bố mẹ, của một nhà khoa học và một nghệ sỹ, Sammy đã say mê tìm tòi và làm những bộ phim đầu tiên của mình. Để rồi một ngày cậu nhận ra rằng gia đình cậu vốn dĩ đã rạn nứt từ lâu và ai cũng có những nổi khổ tâm riêng trong lòng mình. Điện ảnh vốn là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, mặc dù đã trải qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, song vẫn có những nhà nghiên cứu – phê bình nghệ thuật tranh cãi liệu điện ảnh có phải một bộ môn nghệ thuật hay không. Bởi với họ, nghệ thuật và khoa học là thứ không thể dung hòa được, và cũng bởi nếu thiếu vắng đi khoa học thì điện ảnh sẽ chẳng thể tồn tại. Trong dòng chảy chủ lưu chính thống của nghệ thuật, với sáu bộ môn được công nhận bao gồm: Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa, Thi ca, Âm nhạc và Múa. Sáu bộ môn đó đã tạo nên một vòng tròn khép kín của nghệ thuật kể từ khi con người được sinh ra. Và khoa học, giống như một đường cắt ngang với vòng tròn ấy, tạo ra một mặt phẳng mang tên “Điện ảnh”. Đạo diễn Steven Spielberg đã xây dựng nhân vật Sammy trong tác phẩm The Fabelmans (2022) như một ẩn dụ của nghệ thuật Điện ảnh, một bộ môn nghệ thuật đã lấy khoa học làm gốc và phát triển nên bởi nghệ thuật. Cậu chính là cầu nối về mặt tinh thần của bố Burt – một nhà khoa học, và mẹ Mitzi – một nghệ sỹ; hay nói rộng hơn là cầu nối của khoa học và nghệ thuật. The Fabelmans (2022) là bộ phim được Steven Spielberg lấy cảm hứng từ chính cuộc đời và tuổi thơ của mình. Trong suốt những tháng ngày khi còn là một cậu bé hay đến khi đi học, đạo diễn Steven Spielberg luôn tự ti khi mình là một người Do Thái. Đó chính là lý do khiến ông tìm đến điện ảnh, nơi ông có thể thoát ly khỏi cuộc sống thực tế và có những trải nghiệm với những cuộc đời khác nhau. Chính vì vậy, khi làm tác phẩm này, ông đã khóc rất nhiều trên phim trường, khi một lần nữa thấy chính mình trong nhân vật cậu bé Sammy phải đối mặt với việc bị bạn bè bắt nạt tại trường học hay sự đổ vỡ của gia đình. Và chỉ duy nhất tình yêu điện ảnh đã cứu vớt những tháng ngày tồi tệ ấy của Sammy và cũng chính là cuộc đời của đạo diễn Steven Spielberg. Ý tưởng của bộ phim đã được vị đạo diễn bắt đầu từ năm 1999, song bị hoãn lại do nhiều yếu tố khác nhau. Chỉ khi biên kịch Tony Kushner nghe được câu chuyện từ Steven Spielberg, anh đã cùng ông viết nên một bộ phim tuyệt đẹp. Và trái ngược với việc lạnh nhạt với cha suốt 15 năm sau khi cha mẹ ông ly hôn, Sammy đã dũng cảm khi thấu hiểu và thông cảm cho cha mẹ mình. Tác phẩm như một lời tri ân quá cố tưởng nhớ tới cha và mẹ của ông. Đồng thời đó cũng là một lời xin lỗi và sự tha thứ cho những gì mà cha mẹ ông đã làm. Diễn viên sinh năm 2002 Gabriel LaBelle đã có một màn diễn xuất tuyệt vời khi hóa thân thành một phần tuổi thơ của đạo diễn Steven Spielberg. Còn Michelle Williams trở thành linh hồn của bộ phim khi thể hiện nội tâm đầy phức tạp của người mẹ Mitzi. Sự xuất sắc của Michelle Williams đã giúp cô nhận được đề cử Oscar lần thứ năm trong sự nghiệp của mình khi mang tới cho khán giả thấy một góc nhìn khác về hình ảnh người mẹ. Rằng họ luôn yêu thương con cái và gia đình vô điều kiện, nhưng đồng thời cũng bị những ích kỷ của bản thân giằng xé trong tâm hồn. Tuy thất bại tại phòng vé khi chỉ thu được về được hơn 28 triệu dollar – thấp hơn rất nhiều so với kinh phí 40 triệu dollar – song tác phẩm đã nhận được những lời khen từ phía khán giả và những nhà phê bình nổi tiếng. The Fabelmans (2022) được đánh giá là sự đan xen giữa thực tế và tưởng tượng, của tình yêu và sự tha thứ. Và ở tuổi 76, Điện ảnh vẫn là tình yêu được đạo diễn Steven Spielberg nâng niu trong đôi bàn tay của mình. -
WarGames (1983)
- 0 downloads
"WarGames" (1983) là một bộ phim khoa học viễn tưởng do John Badham đạo diễn, với Matthew Broderick, Ally Sheedy và Dabney Coleman trong vai chính. Nội dung phim xoay quanh David Lightman (Matthew Broderick), một thiếu niên đam mê máy tính. Trong khi tìm kiếm trò chơi mới, David vô tình xâm nhập vào một hệ thống máy tính quân sự của Mỹ, mà anh tưởng là một trò chơi giả lập. Anh khởi động một trò chơi mang tên "Global Thermonuclear War", khiến quân đội Mỹ tưởng rằng một cuộc tấn công hạt nhân đang xảy ra. Khi nhận ra sự nguy hiểm, David cùng với bạn gái của mình, Jennifer (Ally Sheedy), phải tìm cách ngăn chặn cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước khi mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát. Phim không chỉ mang đến những tình huống hồi hộp mà còn phản ánh những lo ngại về công nghệ, chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm của thế hệ trẻ. "WarGames" đã trở thành một tác phẩm kinh điển, góp phần định hình những câu chuyện về máy tính và an ninh mạng trong điện ảnh. -
The Woman King (2022)
- 0 downloads
The Woman King (Nữ Vương Huyền Thoại) đã truyền đi sức mạnh cảm hứng về quyền lực của phụ nữ và ý chí khát khao tự do khi nhân dân Châu Phi nổi dậy chống lại ách tập trung. “Tôi sẽ không lấy một tên già đã đánh mình làm chồng.” Châu Phi vào những năm đầu thế kỷ 19 trở thành một địa điểm rối ren với những cuộc chiến giữa các bộ tộc, nơi nô lệ được mua bán như một món hàng. Phụ nữ, đặc biệt là, chịu đựng nhiều bi kịch khi không có quyền tự quyết và thường xuyên bị bạo hành. Cha của Nawi (Thuso Mbedu) ép cô kết hôn với một người đàn ông giàu có nhưng già nua. Nawi phản kháng và đẩy ngã ông ta. Vì hành động này, cha cô buộc phải đưa Nawi đến cung điện để dâng cho vua. Câu nói của Nawi với Izogie (Lashana Lynch) thể hiện rằng phụ nữ không phải là vật phẩm của người khác. Họ có quyền lựa chọn và không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ nam giới. Tuy nhiên, cô gái trẻ đã phản kháng bằng cách đẩy ngã ông già kia. Hành động này đã khiến cha của Nawi phải đưa cô đến cung điện để dâng tặng cho vua. Lời nói của Nawi với Izogie (Lashana Lynch) đã thể hiện rõ rằng phụ nữ không phải là đồ vật của người khác mà họ có quyền tự quyết về cuộc sống của mình và không chịu bị bó buộc bởi bất kỳ ai. “Cô ấy đã đấu tranh cho vị vua trong cuộc đảo chính, giúp ông lên ngôi vương. Còn bạn? Chỉ biết trốn tránh?” Giống như nhiều triều đại khác, hậu cung của Vua Ghezo (John Boyega) không bao giờ yên bình, khi Shante (Jayme Lawson) luôn muốn leo lên đỉnh quyền lực. Cô dùng vẻ đẹp của mình để quyến rũ Vua Ghezo, tìm cách kiếm tiền từ việc buôn bán nô lệ. Trong khi đó, Nanisca (Viola Davis) muốn rời bỏ cuộc sống như vậy. Vì vậy, Shante và Nanisca đã mâu thuẫn. Nhưng cuối cùng, Vua Ghezo và những người khác vẫn ủng hộ Nanisca vì cô đã chiến đấu chứ không phải trốn tránh. Bởi vì, vẻ đẹp không đủ, phụ nữ cần biết đứng lên và đấu tranh cho những điều mà họ cho là đúng, thay vì chấp nhận số phận bị ép buộc bởi người khác. “Gia đình của cô thật độc ác. Mẹ tôi cũng vậy. Có đủ để khiến cô khóc chưa? Nhưng tốt hơn hết, chúng ta nên cười.” Ở Châu Phi thời kỳ đó, cha mẹ có thể bán con cái của mình thành nô lệ nếu có cơ hội. Cả Nawi lẫn Izogie đều trở thành nạn nhân của hành động tàn bạo này. Nhưng nếu họ chỉ biết khóc lóc và không đứng lên đấu tranh, số phận của họ sẽ trở thành một món đồ cho người khác và kết thúc trong sự im lặng. Tuy nhiên, Izogie đã biến nỗi đau thành nguồn động lực để trở thành một trong những nữ chiến binh nổi bật nhất ở Agojie. Lời này truyền cảm hứng để khán giả có thể vượt qua những gian khổ trong cuộc sống. Thay vì chìm trong đau buồn, hãy biến nó thành sức mạnh để tiến lên phía trước. “Đôi khi, một con chuột cũng có thể đánh bại con voi.” Trải qua nhiều năm, Vương quốc Dahomey bị Đế chế Oyo áp đặt và bắt buộc phải nộp thuế. Họ bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến và việc buôn bán nô lệ mà không thể thoát ra. Nhưng nếu dừng lại, Dahomey sẽ dễ dàng bị Đế chế Oyo vượt qua về giàu có và sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, Vua Ghezo đã quyết tâm chấm dứt tất cả, ngay cả khi phải đối đầu với một quốc gia lớn gấp đôi mình. Lời nhắc nhở của ông là một lời nhắc nhở rằng chúng ta không nên sợ hãi trước bất kỳ điều gì. Chỉ cần có lòng tin và quyết tâm, mọi điều không thể trở thành có thể, giống như một con chuột nhỏ có thể đánh bại con voi khổng lồ. “Chúng ta đấu tranh không chỉ vì hiện tại, mà còn vì tương lai, chúng ta là ngọn đuốc của chiến thắng, chúng ta là thanh kiếm của tự do, bởi chúng ta là phụ nữ.” Cho đến nay, “phụ nữ” hoặc “đàn bà” thường bị coi thường và nghĩ rằng họ không thể làm được những việc lớn. Thường thì họ bị gắn liền với việc làm những công việc nhỏ trong nhà. Nhưng sự xuất hiện của Agojie đã làm thay đổi tất cả. Những nữ chiến binh này thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả đàn ông trên chiến trường. Họ là nỗi khiếp sợ của kẻ thù, là thanh gươm để bảo vệ vương quốc. Nhưng trên hết, họ là niềm tự hào của phụ nữ khi có thể vượt qua cả nam giới chỉ bằng tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ và không biết sợ hãi. Điều này cũng là điều mà phụ nữ hiện đại cần nhớ và không để ai xem thường. “Chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi chết.” Khi bị bắt giữ bởi kẻ thù, Izogie đã suy nghĩ về việc tự tử để tránh khỏi sự tra tấn. Tuy nhiên, Nawi đã khuyến khích cô lấy lại niềm tin với câu nói: “Chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi chết.” Trong mọi tình huống, chúng ta không được chấp nhận số phận mà phải đấu tranh cho đến cùng. Bởi chỉ khi chúng ta từ bỏ thì chúng ta mới không có cơ hội chiến thắng. Những hi vọng nhỏ bé nhất, đôi khi sẽ trở thành hiện thực. “Cô mạnh mẽ hơn cô nghĩ đấy. Đừng bao giờ từ bỏ sức mạnh của mình.” Trong mỗi con người, đặc biệt là phụ nữ, đều ẩn chứa những sức mạnh đáng kinh ngạc mà chúng ta thường không ngờ đến. Nhờ vào đó, chúng ta có thể đối mặt với mọi khó khăn và vượt qua chúng nếu giữ vững ý chí. Thất bại thường đến vì con người tự hạ mình, từ bỏ sức mạnh của mình và chấp nhận số phận mà thôi. -
The Taking of Pelham One Two Three (1974)
- 0 downloads
"The Taking of Pelham One Two Three" (1974) là một bộ phim hình sự, hành động do Joseph Sargent đạo diễn, với sự tham gia của Walter Matthau, Robert Shaw và Martin Balsam. Nội dung phim xoay quanh một nhóm bốn tên cướp, dẫn đầu bởi cựu lính đánh thuê Ryder (Robert Shaw), đã lên kế hoạch cướp một chuyến tàu điện ngầm ở New York mang tên Pelham One Two Three. Chúng bắt giữ hành khách và yêu cầu một khoản tiền chuộc lớn trong thời gian giới hạn. Trong khi đó, trung tá Lieu (Walter Matthau) và các đồng nghiệp của ông cố gắng thương thuyết và tìm cách giải cứu hành khách. Phim khắc họa sự căng thẳng giữa bọn cướp và cảnh sát, cùng với những tình huống dở khóc dở cười. Với kịch bản chặt chẽ và diễn xuất xuất sắc, bộ phim không chỉ mang đến những pha hành động hồi hộp mà còn phản ánh những vấn đề xã hội của New York những năm 1970. "The Taking of Pelham One Two Three" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim hành động. -
The Italian Job (2003)
- 0 downloads
John Bridger, một người mở két sắt chuyên nghiệp, đang muốn cướp một cái két sắt chứa số vàng trị giá 35 triệu đôla ở Venice, được giữ bởi bọn gangster Ý. Đồng bọn của John gồm có: Charlie Croker, Napster, Steve, Rob, Left Ear. Phi vụ diễn ra thành công, nhưng sau đó Steve phản bội lại cả nhóm để cướp số vàng cho riêng hắn. Steve bắn chết John, và Rob cho xe lao thẳng xuống dòng sông để bảo vệ những người còn lại. Steve tưởng cả nhóm đã chết nên bỏ đi. Một năm sau, ở Los Angeles, Steve xuất hiện với danh tính mới và sống như một đại gia. Charlie tập hợp các thành viên trong nhóm lại với nhau, đồng thời cho Stella, con gái của John, gia nhập vào nhóm. Họ dự định cướp lại số vàng của Steve. Stella cải trang thành nhân viên sửa dây cáp để đến nhà Steve tìm xem số vàng giấu ở đâu. Steve thích Stella nên mời cô đi ăn tối. Trong lúc đi ăn tối, Steve phát hiện Stella chính là con gái của John, nhưng cả nhóm đến đưa Stella đi khỏi nhà hàng trước khi Steve làm hại cô. Steve bắn chết người bạn làm ăn của hắn là Yevhen. Anh họ của Yevhen là Mashkov - thủ lĩnh giang hồ người Ukraina - rất tức giận sau cái chết của Yevhen. Steve sợ Charlie sẽ cướp lại số vàng, hắn lên kế hoạch đưa tất cả số vàng đến Mexico bằng máy bay riêng ở Sân bay quốc tế Los Angeles. Nhóm của Charlie biết được điều này, họ bàn cách phục kích chiếc xe chở vàng của Steve. Nhóm của Charlie phát hiện có 3 chiếc xe bọc thép rời khỏi nhà Steve, nhưng Napster đã chỉ ra chiếc nào đang chở số vàng. Chiếc xe bọc thép chở vàng vào đúng điểm đánh dấu và bị sụp xuống mặt đường. Nhóm của Charlie lái xe Mini Cooper đến, chờ Stella mở khóa két sắt xong, rồi họ chất vàng lên xe. Cả nhóm chở số vàng chạy băng qua thành phố, tới một nhà ga. Steve đang ở trên trực thăng nhưng cướp một chiếc xe để đuổi theo nhóm của Charlie. Ở nhà ga, Steve chĩa súng vào Charlie, buộc anh trả lại số vàng cho hắn. Tuy nhiên Mashkov xuất hiện và bắt giữ Steve. Mashkov nhận ít vàng từ Charlie rồi giải Steve đi, gã tiết lộ rằng sẽ tra tấn hắn và giết hắn. Phi vụ đã thành công, nhóm của Charlie chia số vàng ra, mỗi người thực hiện ước mơ riêng. Rob mua một chiếc xe Aston Martin Vanquish, Left Ear mua một căn nhà ở miền Nam Tây Ban Nha, Napster mua một thiết bị có khả năng thổi bay quần áo phụ nữ. Charlie và Stella sống bên nhau trọn đời. -
The Italian Job (1969)
- 0 downloads
"The Italian Job" (1969) là một bộ phim hành động, hài hước của đạo diễn Peter Collinson, nổi bật với sự tham gia của Michael Caine, Noël Coward, và Benny Hill. Nội dung phim xoay quanh một nhóm tội phạm người Anh, do Charlie Croker (Michael Caine) lãnh đạo, thực hiện một kế hoạch táo bạo để đánh cắp vàng từ một kho bạc ở Turin, Ý. Sau khi một vụ cướp không thành công dẫn đến cái chết của một đồng đội, Charlie Croker ra tù và quyết định thực hiện kế hoạch mới với sự trợ giúp của những tay lái xe tài ba và một số thành viên cũ. Họ sử dụng những chiếc Mini Cooper nhỏ gọn để thực hiện vụ cướp, di chuyển nhanh chóng qua các con phố chật hẹp của Turin. Phim không chỉ có những pha hành động kịch tính mà còn pha trộn nhiều tình huống hài hước, mang đến một cái nhìn thú vị về thế giới tội phạm. Kết thúc mở của phim để lại cho khán giả nhiều suy nghĩ về số phận của băng nhóm. "The Italian Job" đã trở thành một tác phẩm kinh điển và ảnh hưởng đến nhiều bộ phim sau này. -
Tár (2022)
- 0 downloads
Nhà soạn nhạc nổi tiếng Lydia - Cate Blanchett đóng - bị tình nghi liên quan đến cái chết của một nữ nhạc trưởng, trong phim "Tár". Tár là tác phẩm điện ảnh thứ ba của Todd Field, do anh đạo diễn kiêm biên kịch. Bộ phim cùng nữ chính Cate Blanchett được giới phê bình đánh giá là ứng viên "nặng ký" cho Oscar năm nay. Phim ra mắt trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 79 năm 2022, nơi Cate Blanchett lần thứ hai nhận Cúp Volpi cho Nữ diễn viên chính xuất sắc. Tác phẩm lấy bối cảnh ở Đức, một trong những đất nước có dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp trên thế giới. Nhạc trưởng nổi tiếng - Lydia Tár - được nhiều người coi là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc còn sống. Phim miêu tả mọi khía cạnh trong cuộc sống Lydia Tár, chỉ ra hào quang chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm". Trong những phút đầu, người xem nhận thấy Lydia là một người tài năng. Cô có đôi tai nhạy bén trong âm nhạc, là nhạc trưởng tiên phong. Niềm đam mê âm nhạc của cô bộc lộ qua trường đoạn làm khách mời trong buổi tọa đàm về bản thân. Lydia có cuộc sống đầy đủ vật chất lẫn tinh thần. Trong công việc, trợ lý Francesca (Noémie Merlant) là cánh tay phải đắc lực, giúp cô sắp xếp những buổi trình diễn và giảng dạy. Sharon (Nina Hoss) - người vợ đồng giới, đảm nhiệm vị trí bè trưởng đàn dây trong dàn nhạc - là chỗ dựa tinh thần. Tác phẩm miêu tả mọi khía cạnh trong cuộc sống Lydia Tár, chỉ ra hào quang của nữ chính chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Ảnh: Focus Features Bề ngoài, Lydia là nhạc trưởng vĩ đại, có cuộc sống lý tưởng. Ảnh: Focus Features Con người thật của Lydia dần lộ rõ qua đối thoại giữa cô với những người xung quanh. Với sinh viên, Lydia ép buộc học trò tin vào vẻ đẹp của âm nhạc. Nỗ lực bất thành, Lydia bắt đầu so sánh, công khai chỉ trích giới tính học viên. Cộng sự cũng là đối tác - Eliot Kaplan (Mark Strong) - một mặt đáp ứng yêu cầu của Lydia, mặt khác cố gắng lợi dụng tài năng và đời tư của cô. Bên cạnh công việc, Lydia có đời sống tình cảm phức tạp. Francesca là phụ tá nhưng cũng từng có tình cảm với Lydia. Trong quá trình loại bỏ phó nhạc trưởng Sebastian vì bất đồng quan điểm, Lydia bị Olga (Sophie Kauer) - nữ nhạc công cello trẻ trung - thu hút. Nửa cuối phim, Lydia dần đánh mất chính mình. Thông qua việc miêu tả chứng nhạy cảm với âm thanh, quá khứ đầy tội lỗi của nữ nhạc trưởng bị vạch trần. Cao trào phim nằm ở việc Krista Taylor, tình nhân đồng giới của Lydia, tự sát sau khi bị các dàn giao hưởng từ chối. Cảm thấy bất an, Lydia vô cớ đuổi việc Francesca. Sau khi thấy Olga và Lydia thân mật, Sharon cũng dần buông xuôi tình cảm với cô. Niềm an ủi lớn nhất lúc này của Lydia chính là con gái - Petra (Mila Bogojevic). Tài hóa thân của Cate Blanchett được giới phê bình đánh giá cao. Điển hình là trường đoạn one-shot Lydia nói chuyện với sinh viên đã chứng minh thực lực diễn xuất của Blanchett. Trong 15 phút quay không cắt cảnh, cô bộc lộ tính cách nhân vật thông qua lời nói, lúc mãnh liệt, cứng rắn, có lúc mềm mại nhưng đầy tính châm biếm. Ở nhiều phân cảnh, ánh mắt Cate Blanchett toát ra vẻ quyền lực nhằm áp chế người yếu thế nhưng chất chứa sự yếu đuối trong các cảnh cuối phim. Ngoài ra, Blanchett còn nỗ lực học đàn piano, học tiếng Đức. Tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng hôm 11/1 (giờ Hà Nội), minh tinh Australia giành Quả Cầu Vàng thứ tư trong sự nghiệp với giải Nữ chính trong phim điện ảnh chính kịch. Ngày 16/1 (giờ Hà Nội), Blanchett nhận giải Nữ chính xuất sắc của giải thưởng Critics' Choice Award lần thứ 28. Todd Field có màn tái xuất ấn tượng sau 16 năm kể từ Little Children (2006), theo Guardian. Đạo diễn cố gắng lột tả chân thực các cảnh hòa âm trong phim bằng cách thu tiếng trực tiếp, kể cả phần chơi piano của Blanchett. "Nhân vật Lydia đã xuất hiện trong đầu tôi khoảng 10 năm trước. Tôi đã điều chỉnh kịch bản trong nhiều năm qua dựa trên các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật... nơi các nhân vật do người khác tưởng tượng ra", Todd Field nói với Vanity Fair. Âm nhạc là điểm sáng của phim, do nhà soạn nhạc người Iceland Hildur Guðnadóttir đảm nhận. Ngoài các bản nhạc mới, trong phim còn vang lên giai điệu của nhiều tác phẩm cổ điển, gồm Symphony No. 5 của Gustav Mahler, Cello Concerto của Edward Elgar và The Well-Tempered Clavier của Johann Sebastian Bach... Tờ USA Today nhận định tác phẩm "như một cuộc khám phá hấp dẫn về thế giới âm nhạc cổ điển". Trang Empire Magazine đánh giá: "Phim có chiều sâu với cốt truyện xoay quanh sự trăn trở để thành một nghệ sĩ vĩ đại. Tár là màn hóa thân để đời trong sự nghiệp Cate Blanchett". Tuy nhiên, một số trường đoạn đối thoại mang cảm giác ngột ngạt vì nhiều thông tin. Tuyến phụ xuất hiện ít, khiến động cơ của nhân vật trở nên khó hiểu. -
Pulp Fiction (1994)
- 0 downloads
Chuyện tào lao mà đem đi kể lại rồi dựng thành phim thì chắc kịch bản như mớ tầm phào. Ấy vậy mà năm 1994, làng điện ảnh thế giới chứng kiến sự ra đời của một trong những tựa phim hay nhất lịch sử - Pulp Fiction! Đúng rồi đấy, phim có cái tên Việt hóa cực kỳ dễ hiểu “Chuyện Tào Lao”. Tại sao lại là Pulp Fiction? Vì thật sự nội dung của phim nếu kể bằng văn xuôi tóm tắt thì giống như mấy mẩu tin phiếm trên báo lá cải vậy. Rất là hỗn tạp, bạo lực pha chút giật gân. Chưa kể là Pulp Fiction còn một chi tiết khiến không ít người cảm thấy hơi khó xem: QUÁ NHIỀU THOẠI. Thế nhưng thoại phim lại chính là điểm mạnh của đạo diễn Quentin Tarantino – quái kiệt của giới làm phim. Có thể hiểu nôm na rằng Pulp Fiction không hoàn toàn có nhân vật chính diện hoặc phản diện 100%. Tất cả chỉ xoay quanh một lát cắt về thế giới tội phạm. Nơi mà những gã côn đồ phục vụ cho ông chủ giàu có, nhận lệnh làm một thứ nhiệm vụ nào đấy. Tay ông chủ giàu có thì ngoài chuyện làm ăn ra, vẫn phải để mắt đến “con ghệ” xinh đẹp mà hắn cưng yêu nhất. Hiển nhiên thì bên cạnh đó là vài mối ân oán thù hằn này nọ. Thật sự hỗn loạn và phức tạp. Tarantino từng làm việc tại cửa hàng cho thuê băng video, ở suốt trong cái nơi gọi tắt là “tàng kinh các” về phim nên ông tích lũy được kha khá kinh nghiệm xem phim. Quentin xem quá nhiều phim, hay cũng có mà dở cũng có. Ông biết cách chắt lọc những gì tinh túy nhất. Hoặc chí ít là với người khác thì không cần biết thế nào, nhưng nếu ông thấy nó hay thì cứ là ghi chú lại đã. Cảm quan xem phim của con người là thứ độc đáo dị biệt nhất. Thế là Pulp Fiction tựa như nồi lẩu thập cẩm, đầy rẫy bóng dáng của những gì thuộc về tinh hoa điện ảnh. Vincent Vega và Jules Winnfield làm việc cho một gã đen hói tên Marsellus Wallace. Hai tên này khá lắm mồm. Có đạo đức nghề nghiệp ổn. Hẹn giờ thanh toán giết chóc nhưng phải đúng thời gian mới bắt đầu nhấn chuông. Bắn nhau hay giết người thì quá bình thường với dân anh chị rồi. Mấu chốt chỉ là hàng loạt những thứ mà hai thằng này tán dóc qua lại. Nào là chuyện phô mai ở Pháp, cho đến ông chủ Marsellus của chúng. Rồi cãi lộn chỉ vì chuyện massage chân. Từ mấy cái đấy lại chuyển qua đức tin, về phép màu của Chúa. John Travolta có màn “hồi sinh” sự nghiệp ra trò kể từ sau mấy xuất phẩm phim âm nhạc thần tượng của thập niên 70. Riêng Samuel L. Jackson thì chính thức đưa bộ môn “chửi thề” lên tầm vóc vĩ đại hơn. Thật sự rất hiếm ngôi sao màn bạc nào văng tục “chất” như Samuel L. Jackson. Rồi thì hai thằng nhiều chuyện nhiễu sự như thế cũng phải gặp rắc rối. Cách mà chúng giải quyết hậu quả cũng khôi hài như chính nội dung phim khắc họa. Một thế giới tội phạm không có đất có mấy đứa mặt ngầu, tất cả đều như mấy thằng hề ra đường không coi ngày. Phải nhắc đến cô nàng Mia nữa – người yêu của thằng trùm Marsellus Wallace. Con nhỏ có mộng minh tinh, nhưng mà tài năng của nàng chỉ ở mức quay hình rồi dẹp chứ chả phải kiểu um sùm vì quá giỏi. Chắc bởi vì tâm lý đa sầu đa cảm kiểu nghệ sĩ nên Mia cũng lắm phiền phức. À mà phim tội phạm thì ngoại trừ súng ống máu me, chắc chắn phải có thuốc. Mấy gã xã hội đen chơi thuốc như uống vitamin ấy. Uma Thurman lúc này chưa nổi tiếng, nhưng vai Mia đúng là được đo ni riêng cho nữ diễn viên. Quentin còn mở đường hẳn cho một “vũ trụ” dành riêng cho cô đào trẻ mà. Cô đẹp theo nét cá tính nổi loạn, một kiểu phụ nữ nhìn bề ngoài đã thấy nguy hiểm, khó chơi. Nếu được giao nhiệm vụ là dẫn đào của đại ca đi chơi, phải đảm bảo con nhỏ được vui vẻ và an toàn, đồng thời không được đi lố giới hạn chủ tớ. Thằng nào thấy vui chứ riêng Vincent thì nó hồi hộp đến thốn cả quãng đời còn lại. Đi ăn uống thì quá ổn rồi, ấy vậy mà con nhỏ Mia chết tiệt nó phê lộn thuốc của Vincent. May mà cứu được, Mia cũng sợ Marsellus sẽ băm mình ra nên yêu cầu thằng đệ của bạn trai mình phải giữ bí mật về buổi “thác loạn” suýt mất mạng. Mọi việc tưởng đâu vào đó thì lòi ra một tay đấu sĩ tên Butch. Tay này và Marsellus Wallace vô tình đã phải cùng “vào sinh ra tử” với nhau. Đầu dây mối nhợ chỉ liên quan đến một thương vụ giao dịch của của cả hai. Tay Butch “bùng kèo”, sau đó mọi việc nghiêm trọng chỉ vì một cái đồng hồ được xem là “bảo vật gia truyền” của dòng họ Butch Coolidge. Pulp Fiction cứ lẫn lộn đan xen tình tiết giữa các tuyến tính thời gian. Để rồi không có phe chính nghĩa nào thắng, cũng không có đứa phản diện nào bị trừng phạt. Mọi hoạt động diễn ra như trò đùa, kể cả màn ăn cướp ở quán cà phê của một cặp đôi tội phạm “mầm non”. Thế nhưng chính bởi sự mơ hồ trong cốt truyện, lại biến Pulp Fiction thành bữa tiệc thị giác hoàn hảo. Một thứ điện ảnh nguyên thủy khi dùng hình ảnh để kể chuyện. Chủ đề cũ nhưng hướng triển khai mới lạ, âm nhạc kinh điển lồng ghép theo dạng gợi tình, mở đề tài. Nhiều khán giả sau khi xem Pulp Fiction tại rạp chiếu phim sẽ rất dễ hình dung rằng bộ phim như xuất phẩm của một gã phê cần sa. Rất khó để chê Pulp Fiction, chí ít nếu ai không đọc kịp thoại thì họ có thể kiên nhẫn xem lại và phì cười bởi những màn trao đổi ngô nghê vớ vẩn. Còn đã khen thì chỉ vì đơn giản Pulp Fiction quá đủ chất điện ảnh, đủ độ điên để biến thứ tào lao thành một tác phẩm nghệ thuật dị biệt. Có lẽ vì vậy mà suốt hơn 20 năm trôi qua, Pulp Fiction vẫn đảm bảo được vị trí vững chắc trong lòng người mê phim -
Silent Running (1972)
- 0 downloads
**Silent Running** (1972) là một bộ phim khoa học viễn tưởng do Douglas Trumbull đạo diễn, nổi bật với các chủ đề về môi trường và bảo vệ thiên nhiên. Câu chuyện diễn ra trong tương lai, nơi tất cả cây cối trên Trái Đất đã tuyệt chủng, ngoại trừ một số ít cây được giữ lại trong một chiếc tàu vũ trụ có tên là Valley Forge. Nhân vật chính, Freeman Lowell (Bruce Dern), là một trong những người bảo vệ những cây này. Khi lệnh từ cấp trên được phát đi yêu cầu tiêu hủy các cây và trở về Trái Đất, Freeman quyết định nổi dậy. Anh giữ lại những cây và lập kế hoạch bảo vệ chúng, cùng với sự hỗ trợ từ ba robot có tên là Huey, Dewey và Louie. Phim khám phá mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và sự bảo tồn môi trường, đồng thời thể hiện những khía cạnh cảm xúc của nhân vật khi anh chiến đấu cho lý tưởng của mình. "Silent Running" được khen ngợi vì hình ảnh đẹp và thông điệp sâu sắc, cùng với âm nhạc của Joan Baez. -
ParaNorman (2012)
- 0 downloads
ParaNorman lấy bổi cảnh tại thị trấn Blithe Hollow, nơi được cho là đã bị yểm bởi một phù thủy cách đây hơn 300 năm. Cậu bé 11 tuổi Norman Babcock sống tại thị trấn này dành phần lớn thời gian của mình để chiêm nghiệm những điểm đặc sắc của loạt phim kinh dị và nghiên cứu về các truyền thuyết ma quỷ. Norman khác biệt so với các bạn đồng trang lứa. Chính vì sự khác biệt ấy mà cậu bị bạn bè xa lánh, ức hiếp, cha mẹ không tin tưởng. Norman cô độc trong thế giới của chính đồng loại mình và người duy nhất có thể lắng nghe tâm sự của cậu là hồn ma của người bà vẫn ngồi đan len trong nhà mà chỉ mình Norman nhìn thấy. Trên thực tế, Norman được trời phú cho khả năng có thể nhìn thấy và nói chuyện với người quá cố. Những con ma thậm chí còn quan tâm và đối xử tốt với cậu hơn cả những người bạn cùng tuổi ngày ngày vẫn buông những lời phán xét đầy ác ý lên tủ locker của Norman. Đến một ngày, chính sự khác biệt, cái khiến mọi người gọi Norman là “quái dị”, đã biến cậu bé thành một người hùng. Norman tình cờ liên lạc với người chú kỳ quặc của mình - Prenderghast, và bị làm cho rối trí với thông tin về lời nguyền hàng thế kỷ của phù thủy nọ là có thật và sắp linh nghiệm. Chỉ một mình Norman có thể ngăn chặn được điều đó bằng cách thông báo với những người dân trong thị trấn. Cậu bé mang giác quan thứ 6 này cũng không ngờ rằng năng lực huyền bí của mình lại có thể chạm đến những giới hạn tận cùng của thế giới bên kia... Nhận xét phim: Hình ảnh trong phim được đầu tư công phu, tỉ mỉ và trau chuốt trong từng phân cảnh. Tạo hình nhân vật, cảnh quan, màu sắc trong phim đều được xử lý rất bắt mắt. Đặc biệt, màu sắc trong phim khá ấn tượng. Nếu những bộ phim hoạt hình khác thường bao trùm bằng màu sắc tươi sáng, thì ở ParaNorman, màu phim có sự chuyển đổi rất ấn tượng. Nếu như ban đầu , thị trấn yên bình có màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng thì dần dần theo mạch phim, màu sắc dần u tối, rùng rợn hơn. Các nhân vật trong ParaNorman đều có tạo hình rất ấn tượng và cách xây dựng tính cách nổi bật, cá tính. Tạo hình mỗi một nhân vật đều có những điểm nhận diện rất đáng yêu. Norman thì có mái tóc dựng đứng khôi hài, Neil thì béo nung núc ngộ nghĩnh,... Bên cạnh đó, binh đoàn ma quỷ trong phim cũng khá ấn tượng. Ngoại hình vừa gớm ghiếc, đáng sợ nhưng lại có những nét đáng yêu và khiến người xem phải bật cười. Phim có cách dẫn dắt khéo léo, hợp lý, lồng ghép các tình tiết logic và lôi cuốn. Khác với những bộ phim hoạt hình khác, thường nhẹ nhàng đậm màu sắc cổ tích. Ở ParaNorman, mọi thứ trở nên mạnh mẽ hơn, góc cạnh hơn và có nhiều những phân đoạn mang tính bùng nổ. Bộ phim có sự lồng ghép giữa những yếu tố vô cùng hài hước và những phân đoạn ly kì, rùng rợn. Bên cạnh đó, giá trị lớn nhất mà ParaNorman đem đến, có lẽ là một cốt truyện có chiều sâu, đậm tính nhân văn và nhiều cung bậc cảm xúc. Bộ phim có nhiều tình tiết cảm động về tình cảm gia đình, bạn bè. Trong tình huống khó khăn nhất, những người thân sẽ luôn ủng hộ và sát cánh bên nhau. Phim còn đưa đến một thái độ sống quan tâm và chia sẻ giữa người với người, để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm về cách đối nhân xử thế. ParaNorman cũng đem tới một thông điệp về sự khác biệt. Nó có thể khiến một con người trở nên đặc biệt nhưng đôi khi, sự khác biệt mang đến những nỗi sợ hãi, những cuộc chiến vô nghĩa và đẩy mọi thứ đến tận cùng bi kịch. Bạn không giống những người khác không có nghĩa là bạn quái dị, bạn xấu xí hay đáng ghét. Có lúc vẻ ngoài lại là sự đối lập với tâm hồn bên trong. Bộ phim có phong cách dựng phim độc đáo, cốt truyện có chiều sâu và một không khí hài hước, vui nhộn. ParaNorman, chắc chắn là một bộ phim tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. -
Nobody's Fool (1994)
- 0 downloads
**Nobody's Fool** (1994) là một bộ phim hài-drama do Robert Benton đạo diễn, với sự tham gia của Paul Newman, Bruce Willis và Jessica Tandy. Câu chuyện xoay quanh Sully (Paul Newman), một người đàn ông trung niên sống ở một thị trấn nhỏ, người phải đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, từ hôn nhân tan vỡ đến mối quan hệ với con trai. Sully làm việc như một thợ sửa ống nước và thường xuyên mắc kẹt trong những tình huống hài hước. Khi anh gặp lại bạn bè cũ và một người phụ nữ lớn tuổi, anh bắt đầu nhận ra giá trị của những mối quan hệ trong cuộc sống. Phim thể hiện sự chuyển mình của Sully khi anh tìm cách vượt qua quá khứ và đối diện với thực tại. "Nobody's Fool" nổi bật với màn trình diễn xuất sắc của Paul Newman, cùng với những khoảnh khắc hài hước và cảm động, mang lại một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và sự chấp nhận bản thân. -
From Beyond (1986)
- 0 downloads
**From Beyond** (1986) là một bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng do Stuart Gordon đạo diễn, dựa trên tác phẩm của H.P. Lovecraft. Câu chuyện xoay quanh một nhà khoa học, Dr. Edward Pretorius, người phát minh ra một thiết bị có khả năng kích hoạt các giác quan chưa được phát hiện của con người. Khi thiết bị được sử dụng, nó mở ra một cánh cửa đến một thế giới khác, cho phép những sinh vật siêu nhiên xâm nhập vào thực tại. Một trong những người thử nghiệm, Crawford Tillinghast, sau khi trải qua một trải nghiệm kinh hoàng, cố gắng cảnh báo người khác về mối nguy hiểm của thiết bị. Phim khám phá những chủ đề về giới hạn của khoa học và bản chất của thực tại, kết hợp giữa yếu tố kinh dị và các hiệu ứng hình ảnh độc đáo. "From Beyond" nổi bật với những cảnh quay đầy ám ảnh và tính chất ly kỳ, tạo nên một trải nghiệm căng thẳng cho người xem. -
Dragons Forever (1988)
- 0 downloads
**Dragons Forever** (1988) là một bộ phim võ thuật hành động hài nổi tiếng của Hồng Kông, do Jackie Chan, Sammo Hung và Yuen Biao đóng chính và đồng thời là đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: một luật sư, một nhà sản xuất phim và một tay đấm tự do. Khi một công ty sản xuất hóa chất bị nghi ngờ có những hành vi bất hợp pháp và tội phạm, ba nhân vật chính, mỗi người với kỹ năng riêng, quyết định hợp tác để điều tra và bảo vệ một cô gái bị đe dọa. Họ phải đối mặt với nhiều tình huống hài hước và nguy hiểm, bao gồm những màn đánh nhau mãn nhãn. Phim nổi bật với các cảnh hành động được dàn dựng công phu, sự ăn ý giữa ba diễn viên và phong cách hài hước đặc trưng của điện ảnh Hồng Kông. "Dragons Forever" không chỉ là một bộ phim võ thuật hấp dẫn mà còn mang lại thông điệp về tình bạn và lòng dũng cảm. -
48 Hrs. (1982)
- 0 downloads
**48 Hrs.** (1982) là một bộ phim hành động hài nổi tiếng do Walter Hill đạo diễn, với sự tham gia của Eddie Murphy và Nick Nolte. Câu chuyện xoay quanh một cảnh sát lão làng, Jack Cates (Nolte), người phải hợp tác với một tù nhân vừa mới ra tù, Reggie Hammond (Murphy), để truy bắt một băng nhóm tội phạm. Câu chuyện bắt đầu khi Jack Cates được giao nhiệm vụ điều tra vụ giết người của một đồng nghiệp. Để làm sáng tỏ vụ án, anh buộc phải thả Reggie, người biết nhiều về băng nhóm này. Dù ban đầu có nhiều mâu thuẫn, họ dần phát triển thành một cặp đôi hài hước và hiệu quả trong việc truy bắt tội phạm. Phim nổi bật với sự kết hợp giữa hành động gay cấn và những tình huống hài hước, cùng với màn trình diễn xuất sắc của cả hai diễn viên chính. “48 Hrs.” không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn góp phần định hình thể loại phim buddy cop (cảnh sát đôi). -
Adaptation. (2002)
- 0 downloads
"Adaptation." (2002) là một bộ phim của đạo diễn Spike Jonze và biên kịch Charlie Kaufman, kết hợp giữa yếu tố hài hước và tâm lý. Câu chuyện xoay quanh Charlie Kaufman (do Nicolas Cage thủ vai), một nhà biên kịch đang vật lộn để chuyển thể cuốn sách "The Orchid Thief" của Susan Orlean (Meryl Streep) thành một kịch bản phim. Khi Charlie gặp khó khăn trong việc viết, anh bắt đầu suy ngẫm về bản thân, sáng tạo và sự bất an trong cuộc sống. Bộ phim khai thác những khía cạnh phức tạp của quá trình sáng tác, đồng thời lồng ghép giữa thực và hư cấu khi Charlie trở thành một nhân vật trong chính câu chuyện của mình. "Adaptation." không chỉ mang đến một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật sáng tạo mà còn thách thức người xem suy nghĩ về các khái niệm như bản sắc và sự thực. -
Highlander (1986)
- 0 downloads
"Highlander" (1986) là một bộ phim hành động giả tưởng, kể về cuộc chiến giữa những chiến binh bất tử. Câu chuyện xoay quanh Connor MacLeod (do Christopher Lambert thủ vai), một người Scotland sống ở thế kỷ 16, phát hiện ra rằng mình là một trong số những bất tử, những người có khả năng sống mãi cho đến khi bị chặt đầu. Phim theo chân Connor khi anh phải đối mặt với những kẻ thù khác, đặc biệt là kẻ bất tử khét tiếng Kurgan (Clancy Brown), trong một cuộc chiến cuối cùng để giành được sức mạnh tối thượng. Câu chuyện xen lẫn giữa các thời kỳ khác nhau và khám phá các chủ đề như danh dự, tình yêu và cái chết. Âm nhạc nổi bật của Queen cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bộ phim. -
Dawn of the Dead (2004)
- 0 downloads
“Bình Minh Chết” (tựa gốc: Dawn of the Dead) là một bộ phim kinh dị nổi tiếng về đề tài zombie, được đạo diễn bởi Zack Snyder và phát hành vào năm 2004. Đây là bản làm lại của bộ phim cùng tên năm 1978 do George A. Romero đạo diễn. Với sự kết hợp giữa kịch bản hấp dẫn, diễn xuất ấn tượng và hiệu ứng hình ảnh chân thực, “Bình Minh Chết” đã trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại phim zombie. Cốt Truyện Hấp Dẫn Câu chuyện bắt đầu khi thế giới bất ngờ rơi vào hỗn loạn bởi sự xuất hiện của một loại virus biến con người thành những thây ma khát máu. Ana (Sarah Polley) là một y tá tại Milwaukee, Wisconsin, cô tỉnh dậy và phát hiện ra thế giới đã chìm trong thảm họa. Cùng với một nhóm người sống sót khác, bao gồm cảnh sát trưởng Kenneth (Ving Rhames), nhân viên điện máy Michael (Jake Weber), và cặp vợ chồng Andre (Mekhi Phifer) và Luda (Inna Korobkina), họ tìm cách trú ẩn trong một trung tâm thương mại lớn. Cuộc Chiến Sinh Tồn Trong quá trình chiến đấu để sinh tồn, nhóm người này phải đối mặt với không chỉ những thây ma hung hãn bên ngoài mà còn những mâu thuẫn nội bộ và sự căng thẳng do tình trạng bị cô lập gây ra. Họ phải lập kế hoạch và phối hợp với nhau để tìm cách sống sót và thoát khỏi nơi trú ẩn tạm bợ này. Diễn Xuất Ấn Tượng Diễn xuất của dàn diễn viên chính là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của “Bình Minh Chết”. Sarah Polley, Ving Rhames, Jake Weber và Mekhi Phifer đều đã thể hiện xuất sắc vai diễn của mình, mang đến cho khán giả những khoảnh khắc đầy cảm xúc và kịch tính. Hiệu Ứng Hình Ảnh và Âm Thanh “Bình Minh Chết” nổi bật với hiệu ứng hình ảnh và âm thanh chân thực, tạo nên một không gian đầy ám ảnh và căng thẳng. Những cảnh hành động gay cấn, những pha truy đuổi nghẹt thở giữa con người và thây ma được thể hiện một cách sống động và đầy sức hút. Đánh Giá và Thành Công “Bình Minh Chết” nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và khán giả nhờ kịch bản hấp dẫn, diễn xuất tuyệt vời và kỹ thuật làm phim xuất sắc. Bộ phim không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn củng cố vị trí của Zack Snyder trong ngành công nghiệp điện ảnh. -
Coraline (2009)
- 0 downloads
Coraline (2009) là một bộ phim hoạt hình theo lối stop-motion và có âm hưởng hơi u tối, rùng rợn. Phim được dựng lại theo cuốn tiểu thuyết của tác giả Neil Gaiman. Tôi được một người bạn giới thiệu về nhân vật Coraline nên đã tò mò xem bộ phim này. Có thể phim hơi đáng sợ với các bạn nhỏ. Nhưng sau khi xem phim, tôi đánh giá đây là một bộ phim hay với nhiều thông điệp ý nghĩa. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của cô bé Coraline khi dọn đến căn nhà mới cùng cha mẹ. Đó là một tòa lâu đài cũ cùng những vị hàng xóm kì quặc. Coraline cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ khi cha mẹ bận rộn với công việc và không quan tâm đến mình. Thế rồi tình cờ, cô bé khám phá ra một cánh cửa bí mật bị bịt kín sau tường, nơi nối đến một thế giới khác…đoạn sau thì bạn có thể xem phim để tận hưởng chi tiết hơn. Bây giờ, tôi sẽ tập trung vào chia sẻ những thông điệp mình rút ra được sau khi xem phim. Đây là cảm nhận của cá nhân tôi, có thể sẽ có điểm giống và cũng có điểm khác so với cảm nhận của mọi người Thế giới bên kia của phù thủy Beldam cho chúng ta thấy ai cũng có khoảng tối trong tâm hồn. Những nhân vật như bà April hay bà Miriam sống với sự nuối tiếc quá khứ tươi đẹp thời đỉnh cao của mình (họ có thói quen nhồi bông những chú chó đã chết, như là một cách kì quặc để đóng khung quá khứ) hay ông Bobinsky cố chấp với mong muốn tạo gánh xiếc chuột nhảy (thử nghiệm đủ loại phomat với đám chuột, nhưng thực tình ông ta có cho chúng ăn hay không thì không ai rõ). Họ không chỉ là con rối trong tay Beldam, mà họ thực sự được tạo nên từ phần tối trong con người mà Beldam khéo léo lợi dụng. Beldam hiểu rất rõ bản tính ích kỷ của con người nên bà ta đã tạo ra một thế giới cung phụng cho sự ích kỷ ấy. Bản thân bà ta với ham muốn được yêu thương cũng là biểu tượng cho sự ích kỷ. Nếu đi ngược lại lý do vì sao Coraline lạc vào thế giới của Beldam, ta thấy ngay cả bố mẹ của Coraline cũng chỉ tập trung vào việc họ làm, cậu bạn mới chăm chú vào trò chơi của riêng cậu còn Coraline thì chỉ mong muốn được quan tâm. Nếu mọi người đều chỉ biết tập trung đến vấn đề và nhu cầu của riêng mình, thì có thể cuộc sống sẽ càng ngày càng chìm vào những hang động tăm tối hơn. Chiếc chìa khóa màu đen và đôi mắt được làm từ cúc áo màu đen khiến tôi có ấn tượng như vậy. Dường như không phải những thế lực đen tối tìm đến con người, mà con người hoặc chủ ý hoặc vô ý tìm đến với chúng mà không hề tự nhận thức được. Ở một phương diện khác, tôi có sự liên tưởng giữa thế giới ảo của Beldam trong phim và thế giới ảo trên không gian mạng nơi chúng ta đang sống. Thế giới ảo của Beldam tạo nên những món ăn hấp dẫn, những người bạn thú vị và chiều chuộng mọi ý muốn của Coraline. Ở đó, Coraline được tận hưởng cảm giác cô là trung tâm của vũ trụ mà không mất gì cả. Điều duy nhất Beldam cần ở cô là đôi mắt. Giống như ba đứa trẻ trước đây, khi chúng bị cám dỗ đánh đổi đôi mắt, chúng vĩnh viễn trở thành đồ chơi và làm nô lệ cho mụ phù thủy hiểm độc này. Hình dáng giống loài nhện của Beldam làm tôi liên tưởng đến thế giới mạng với những tạo hình ảo hàng ngày chúng ta đang sử dụng. Bất mãn với đời thực, không ít người có thể chìm đắm trong đó kèm theo sự mơn trớn “cái tôi”. Họ có thể tạo nên hoặc phá bỏ các luật lệ, không cần chịu trách nhiệm và có thể mặc sức vơ vét những gì họ thích, chà đạp những điều, những người họ không thích trong thế giới ảo họ tưởng rằng thuộc về riêng họ. Đến chính bản thân tôi cũng cảm thấy ngỡ ngàng vì sao lại có sự trùng hợp đến kì lạ như vậy. Đối tượng những Beldam “kỹ thuật số” nhắm tới cũng chính là những cô bé, cậu bé trong độ tuổi của Coraline: lạc lõng, cô đơn, hoài nghi và đôi khi là chán ghét đời thực. Bộ phim đi đến hồi kết bằng hành động giải cứu bố mẹ vô cùng quả cảm của Coraline, nhưng liệu có mấy cô bé, cậu bé trong đời thực có được dũng khí từ chối đôi cúc áo màu đen thay thế cho đôi mắt thực sự? Con người, liệu có cần phải sống trong hai thế giới thì mới cảm nhận được hạnh phúc? Mong rằng bạn sẽ có những giờ phút thú vị khi thưởng thức bộ phim Coraline. Dù sao đây cũng là một bộ phim hoạt hình, do đó không cần thiết phải gượng ép bản thân nghĩ quá nhiều về nó- nếu bạn không thực sự muốn.