
Files posted by Joker
-
"The Stepfather" (1987) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Joseph Ruben đạo diễn, với Terry O'Quinn trong vai chính. Phim xoay quanh câu chuyện về một người đàn ông tự xưng là một người cha lý tưởng nhưng thực chất lại mang một quá khứ tội lỗi và bệnh hoạn.
Nội dung phim bắt đầu khi Jerry Blake, một người đàn ông vừa ly hôn, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới và trở thành cha dượng của gia đình cô gái trẻ, Stephanie. Ban đầu, Jerry được xem là một người chồng và cha dượng hoàn hảo, nhưng dần dần, những dấu hiệu bất thường và những hành vi đáng ngờ của ông bắt đầu lộ diện.
Khi Stephanie và gia đình cô phát hiện ra những bí mật đen tối về quá khứ của Jerry, họ trở thành mục tiêu của sự cuồng loạn và bạo lực. Câu chuyện phát triển thành một cuộc chiến sinh tồn, khi Stephanie cố gắng bảo vệ bản thân và gia đình khỏi người cha dượng mà cô từng tin tưởng.
Phim nổi bật với bầu không khí căng thẳng, diễn xuất ấn tượng của Terry O'Quinn, người đã nhận được nhiều lời khen ngợi về vai diễn của mình. "The Stepfather" không chỉ đơn thuần là một bộ phim kinh dị, mà còn khám phá các chủ đề như sự giả dối, sự tan vỡ của gia đình và sự tìm kiếm tình yêu và sự chấp nhận. Phim đã trở thành một tác phẩm cult và dẫn đến nhiều phần tiếp theo cũng như phiên bản làm lại sau này.
-
"Once Upon a Time in the West" (1968) là một bộ phim Tây phương kinh điển do Sergio Leone đạo diễn, nổi tiếng với phong cách kể chuyện và hình ảnh mạnh mẽ. Phim là một câu chuyện sử thi về sự chuyển mình của miền Tây nước Mỹ, mang đậm dấu ấn của thể loại spaghetti western.
Nội dung phim xoay quanh ba nhân vật chính:
Jill McBain (do Claudia Cardinale thủ vai) - một người phụ nữ vừa trở về từ thành phố để xây dựng một cuộc sống mới với chồng, chỉ để phát hiện ra rằng gia đình của cô đã bị giết bởi một băng nhóm tội phạm. Harmonica (do Charles Bronson thủ vai) - một kẻ bí ẩn với quá khứ đen tối, người mang theo một chiếc harmonica và có mục tiêu riêng trong cuộc sống. Frank (do Henry Fonda thủ vai) - một tên tội phạm lạnh lùng, người đứng đầu băng nhóm đã gây ra những cái chết và hỗn loạn. Câu chuyện diễn ra khi Jill cố gắng bảo vệ tài sản của gia đình mình khỏi những kẻ xấu, trong khi Harmonica có những kế hoạch riêng để đối đầu với Frank, một kẻ đã có những tội ác tồi tệ trong quá khứ. Phim khám phá các chủ đề như báo thù, sự mất mát, và sự thay đổi trong xã hội miền Tây. Với những cảnh quay ấn tượng, âm nhạc nổi bật của Ennio Morricone và các tình tiết kịch tính, "Once Upon a Time in the West" đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh, được đánh giá cao bởi cả khán giả và giới phê bình.
-
"Narc" (2002) là một bộ phim tội phạm tâm lý do Joe Carnahan đạo diễn, với sự tham gia của Jason Patric và Ray Liotta. Phim xoay quanh câu chuyện của Nick Tellis, một cựu cảnh sát bị sa thải vì các vấn đề cá nhân, được mời trở lại để điều tra cái chết của một đồng nghiệp trong đơn vị chống ma túy.
Khi Nick hợp tác với cảnh sát viên hạng nặng Henry Oak, họ cùng nhau khám phá những bí ẩn xung quanh vụ án, trong đó bao gồm các mối liên hệ với ma túy và sự tham nhũng trong lực lượng cảnh sát. Qua quá trình điều tra, Nick không chỉ phải đối mặt với những thử thách nghề nghiệp mà còn với những ám ảnh và tội lỗi trong quá khứ của mình.
Phim nổi bật với phong cách quay phim tối tăm, có cảm giác hồi hộp và căng thẳng, cùng với những tình tiết đầy bất ngờ. Phim khai thác sâu sắc các chủ đề về đạo đức, sự bất công và những cám dỗ trong cuộc chiến chống tội phạm. Với diễn xuất ấn tượng của Jason Patric và Ray Liotta, "Narc" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và được coi là một trong những bộ phim tội phạm nổi bật của đầu những năm 2000.
-
Năm 1994, nếu có ai đó điều tra về thành phần của những người đã mua vé vào xem The Crow chắc chắn sẽ chỉ có 3 loại : dân goth, những người hâm mộ bộ truyện The Crow (t/g Jame O’Barr) và những kẻ tò mò muốn xem bộ phim cuối cùng của Brandon Lee (người đã tử nạn khi bộ phim gần đóng máy). Hiển nhiên là 3 loại khán giả này cũng có sự chuyển hoá lẫn nhau và nói chung là họ đều không chờ đợi điều gì từ bộ phim này, miễn sao nó không quá xoàng là ổn rồi. Ấy vậy mà tất cả đều đã ra khỏi rạp với một sự bất ngờ (có thể nói là khủng khiếp) và kể từ đó đến nay, The Crow đã trở thành một trong những cult movie được tôn thờ bởi vài ba thế hệ khán giả, kể cả khi họ không phải là dân goth( những người hiển nhiên sùng bái hình tượng Eric Draven của Lee đến phát cuồng ).
Quần áo da đen bó sát, goth rock, corpse paint , người chết sống lại , Halloween, những điều huyền bí, một thành phố tội ác trong những đêm mưa ướt át bất tận … tất cả xoay quanh một câu chuyện đơn giản : tay rocker Eric Draven (Lee) đã chết được Con Quạ đưa trở lại dương thế để trả thù bọn vô lại đã giết anh và vợ chưa cưới. Nghe có vẻ quá đơn giản nhưng đó là một câu chuyện có đầy đủ các sắc thái, có tội ác và tình yêu đối chọi nhau, có sự độc ác mạnh mẽ đối lập với lòng nhân yếu ớt, ai thích những bộ phim có “thông điệp” – The Crow có, mặc dù nó vẫn là một phim action/thriller đúng nghĩa. Tất nhiên, câu chuỵện cũng không hẳn là quá hoàn hảo, nhưng cũng không cần quá khắt khe để thấy rằng câu chuyện ngắn gọn của The Crow chính là một ưu điểm, tuyến truyện logic và liên kết chặt chẽ chẳng lẽ lại không phải là ưu điểm ? Sẽ không ai thấy một chi tiết què quặt nào trong The Crow. Hơn nữa, theo như Roger Ebert , người mà trong hầu hết các trường hợp có những nhận xét tinh tế, thì nếu như người ta cố bồi da đắp thịt thêm cho The Crow , phát triển câu truyện và các nhân vật cho thêm phức tạp thì chưa chắc bộ phim đã thành công đến thế, vì điều quan trọng ở The Crow không phải là cốt chuyện mà là cái không khí, cái thế giới goth kỳ lạ mà đoàn làm phim đã tạo ra.
Thực vậy, thường thì những hình ảnh mà chúng ta thấy trong phim là để kể một câu chuyện, còn với The Crow , câu chuyện dường như chỉ để liên kết một loạt các hình tượng, hình ảnh mà cái đẹp của nó hình như đã đạt đến độ toàn bích. The Crow hầu như đã truyền tải lại toàn bộ phong cách tạo hình từ bộ truyện gốc ,tất nhiên là không tái hiện truyện tranh đến mức cho cả các chấm tram xuất hiện trên phim như Sin City sau này mà đó là những mảng tường sáng tối tương phản manh như film-noir của những toà nhà tồi tàn nhơ nhớp trong mưa, những cú máy lúc thì bay cao tít cùng đôi cánh của con quạ, lúc lại sát sạt vào con dao sáng loáng đang xoay vù vù , là gương mặt corpse paint của Lee lúc sầu bi đến ngạt thở lúc lại không khác gì một thiên thần của Ngày phát xét …. Tất cả đều sặc mùi trầm cảm, u uất mà vô cùng huyền ảo của dân goth, của nghệ thuật goth, tranh goth, ảnh goth, nhạc goth . Những nhân vật như Eric Draven – người hùng u ám với dáng cao gầy thất thểu, Top Dollar – trùm của các trùm,tàn ác, mưu mô mà phong độ bá vương và cực kỳ duy mỹ, hay Myca do một Bai Linh thời son trẻ thủ vai , quyến rũ, bí ẩn đến chết người , tất cả như bước ra từ bộ truyện tranh goth mà Jame O’Barr sáng tác sau khi vợ mất , như thực sự thoát thai từ bài thơ buồn và rùng rợn The Raven của Edgar Poe. Có lẽ hiếm có (hay là không hề có) một phim nào mà khâu thiết kế visual style lại thành công đến như thế, hoàn mỹ đến thế (ngay cả Dark City hay Sin City cũng khó mà so sánh được với nó), Một trong những hình ảnh đẹp nhất là cú toàn cảnh khi Brandon Lee đứng ở bên trái khuôn hình, và từ từ một con quạ lửa cháy rực lên, ấn tượng nghẹt thở …
Một rockfan kỳ cựu nói rằng :”Cốt truyện của “The Crow” không có gì đặc biệt, nhưng nó có quá nhiều thứ đáng để mắt đến hơn. Xem xong chỉ muốn đi boot mặc áo choàng trèo lên mái nhà ngồi cạnh ống khói (một hình ảnh đẹp trong phim, Lee ngồi một mình trên mái nhà và chơi một đoạn guitar solo ai oán – NV) . Đi trả thù đánh đấm be bét nhưng không quên treo đàn lên mắc áo trước khi hành sự, quả đúng là tinh thần rock n’ roll! “. Lại cũng cần phải trích thêm cả ý kiến của Roger Ebert : “Có nhiều lúc bộ phim giống như một video ca nhạc bạo lực, tất cả chỉ là hình ảnh và hành động, không nội dung“. Trên nền nhạc của những nghệ sĩ alternative rock/ goth rock / metal kỳ cựu như The Cure, Stone Temple Pilot, Pantera , Nine Inch Nail, Rage Against the Machine .v.v.. , nhận xét có phần khắc bạc của Ebert cũng đúng trên vài khía cạnh, ở đây âm nhạc đóng góp một phần không nhỏ cùng với hình ảnh khiến cho người xem mê đắm vào cái thế giới u ám ướt át, khiến cho không ít người phải đại ngôn lên rằng đây là bộ phim stylish nhất trong lịch sử ( e rằng nếu có cho là thứ nhì thì e không có phim nào dám đứng thứ nhất).
Alex Proyas, đạo diễn của bộ phim , người đã từng đạo diễn hơn 100 video clip ca nhạc cho nhiều nghệ sĩ tên tuổi , thể hiện rõ mình biết làm như thế nào để khán giả nhìn thấy nhân vật nào của mình cũng cool, cũng stylish dù cho là người xấu hay người tốt . Là người đã thể hiện được con mắt hình ảnh của mình từ khi còn trẻ, với sở trường độc đáo trong các phim thuộc dạng sci-fi hoặc fantasy( tất nhiên không thể thiếu sự trợ giúp của cả équipe mà trong The Crow là những cái tên như chỉ đạo nghệ thuật Simon Murton, quay phim Dariusz Wolski …v..vv..), ngoài The Crow, Proyas còn có một tuyệt tác khác là Dark City năm 1998 và quả bomb I,Robot mùa hè năm 2004. Một đạo diễn vừa có được thành công thương mại và vừa ăn giải loanh quanh trên thế giới.
Brandon Lee, người mà số phận trớ trêu đã cướp đi mạng sống của anh trong một bộ phim mà anh sắm vai một người hùng trở về từ cõi chết, đã chứng tỏ được rằng mình hoàn toàn có thể trở thành một ngôi sao, thậm chí còn sáng hơn cả người cha vốn đã là huyền thoại – Bruce Lee , Lý Tiểu Long . Cái chết của anh cũng đưa anh trở thành huyền thoại, không chỉ là vì những lời đồn đại về một con rồng có thù với cha con họ Lý, mà vì bởi anh đã kịp có một vai diễn để đời trong một bộ phim huyền thoại. Eric Draven của Lee khác với những siêu anh hùng đã lên màn bạc như Clark Kent, Bruce Wayne, Peter Packer hay V , anh là một người hùng mang bi kịch thực sự và chỉ xuất hiện để trả thù cho cái chết của người yêu, không hề có ham muốn cứu thế giới mà chỉ vì bảo vệ những người anh ta yêu thương, Eric vô tình thực hiện sứ mệnh làm sạch xã hội ,không phải là một siêu nhân muốn sống như con người, anh ta luôn là con người , một con người bị dày vò bởi những bi kịch cá nhân , điều đó khiến hình tượng Eric Draven gần gũi, sống động , mang những tình cảm chân thực như nỗi cô độc và bất hạnh thiêng liêng mà dân goth tôn thờ.
Nhưng hãy nhớ chính Eric Draven cũng đã nói với cô bé Sarrah : “It can’t rain all the time” ….
-
Phần bốn do Adil El Arbi và Bilall Fallah đạo diễn, tiếp nối câu chuyện của Bad Boys for Life (2020), khi thanh tra Mike Lowrey nhận ra phản diện Armando (Jacob Scipio) là người con thất lạc của mình.
Lúc này, đội trưởng Conrad Howard (Joe Pantoliano) bị vu khống hợp tác với các băng đảng ma túy suốt nhiều năm qua. Cảnh sát Mike Lowrey và Marcus Burnett (Martin Lawrence) buộc phải giải oan cho Howard, đồng thời đối đầu với tên trùm bí ẩn, do Eric Dane thủ vai.
Giống các phần phim trước, dự án duy trì nhiều tình huống gay cấn, các mảng miếng hài được lồng ghép sáng tạo. Phim mở đầu với cảnh Mike và Marcus len lỏi trên đường xá tấp nập để kịp đến lễ cưới của Mike. Tuy nhiên, Marcus đột ngột muốn dừng xe mua bia gừng nhằm giảm cơn đau bụng. Khi vào tiệm tạp hóa, chàng thanh tra bị một tên cướp dí súng vào đầu. Mike đến kịp lúc giải nguy cho bạn mình, đồng thời trừng trị kẻ ác.
Nguy hiểm vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong quá trình vạch trần sự thật cho Howard, Mike và Marcus bị băng nhóm của tên cảnh sát biến chất James McGrath (Eric Dane) gây sức ép. Khi áp giải Armando đến Miami (Mỹ) để giúp xác nhận danh tính hung thủ trong vụ án của đội trưởng, cả ba người bị dàn xếp vụ giết người, đưa vào danh sách truy lùng của FBI. Họ phải ra sức chạy trốn, vạch mặt chủ mưu, đồng thời giải oan cho bản thân.
Tiết tấu nhanh và sự gay cấn được duy trì xuyên suốt phim, từ những cuộc rượt đuổi trên đường phố Miami đến pha đấu súng. Các cảnh hành động kết hợp khéo léo với cốt truyện, giúp đẩy cao kịch tính.
Một trong những phân cảnh căng thẳng nhất là khi Mike và Marcus đối đầu phản diện tại triển lãm nghệ thuật của Fletcher (John Sally). Theo trang LADbible, trường đoạn không chỉ nổi bật với những pha hành động mà còn thể hiện sự thông minh và tinh thần đồng đội của nhân vật chính khi phải nghĩ kế hoạch để vượt qua tình huống khó khăn.
Trong trận đánh cuối cùng, Mike và Marcus hợp sức chiến đấu chống lại James. The Wrap nhận định phân đoạn được dàn dựng đầu tư, với nhiều pha hành động và hiệu ứng đặc biệt, tạo nên cái kết thuyết phục khán giả. Đây cũng là lúc sự thật phơi bày, giúp khôi phục danh dự của hai cảnh sát.
Bên cạnh pha mạo hiểm, phim không thiếu khoảnh khắc hài hước lẫn nhẹ nhàng. Marcus Burnett - nhân vật gây cười của thương hiệu - tiếp tục là nguồn năng lượng tích cực trong tác phẩm lần này. Sau khi hôn mê sâu vì lên cơn đau tim, anh tràn đầy nguồn sống, bình tĩnh vượt qua nhiều tình huống nguy hiểm mà không sợ sệt.
Trong khi đó, Mike Lowrey giữ phong thái lạnh lùng, quyết đoán. Không còn là cảnh sát bốc đồng và hiếu thắng ở ba phần trước, anh được mô tả là người chững chạc, luôn hướng về gia đình. Khi Armando bị nhiều người xem là kẻ ác cần phải tiêu diệt, Mike ra sức bảo vệ con trai, chứng minh cậu là có thể giúp ích trong quá trình truy đuổi James.
Hai nhân vật đóng vai trò hỗ trợ nhau, duy trì hình ảnh "cặp bài trùng" trên màn ảnh rộng nhiều năm qua. Có lúc Mike trở nên yếu đuối, còn Marcus lại mạnh mẽ, trở thành chỗ dựa cho người bạn. Một trong những đoạn đáng nhớ là nhân vật Mike lên cơn hoảng loạn gần cuối phim. Để giúp Mike bình tĩnh, Marcus tát Mike nhiều lần.
Nhiều chuyên trang điện ảnh nói cảnh phim gợi nhớ đến vụ Will Smith lao lên sân khấu đánh Chris Rock tại lễ trao giải Oscar 2022. Theo People, nhiều khán giả bật cười suốt đoạn phim ở các buổi chiếu. Trang The Wrap đánh giá khoảnh khắc không chỉ mang lại tiếng cười mà còn thể hiện tình bạn bền chặt giữa hai nhân vật.
Theo Variety, nhân vật Mike có nét tương đồng với Will Smith. Sau sự cố Oscar 2022, diễn viên đối mặt với nhiều tranh cãi và áp lực từ công chúng. Trong phim, Mike Lowrey trải qua những cơn hoảng loạn, phản ánh áp lực của nghệ sĩ trong đời thực.
Màn thể hiện của hai diễn viên chính giúp giữ chân khán giả. Gắn bó với nhau qua bốn phần phim, cả hai duy trì sự ăn ý. Will Smith thể hiện sự phức tạp của Mike Lowrey qua biểu cảm gương mặt cùng giọng nói. Còn Martin Lawrence, với phong cách dí dỏm đặc trưng, mang lại sự cân bằng cho câu chuyện.
Các diễn viên phụ như Vanessa Hudgens, Alexander Ludwig, Paola Núñez tròn vai, giúp cân bằng mạch phim. Eric Dane mang vẻ nguy hiểm, lạnh lùng khi hóa thân phản diện. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Eric mờ nhạt, người xem chủ yếu chỉ nghe động cơ tội ác qua lời kể của nhân vật chính, không đọng nhiều dấu ấn.
The Direct đánh giá tác phẩm vui nhộn, cho rằng đạo diễn Adil El Arbi và Bilall Fallah duy trì được cảm xúc của thương hiệu. Tuy nhiên, theo Hollywood Reporter, dự án giữ được yếu tố hành động và hài hước nhưng không mới mẻ.
-
Night of the Living Dead (1968) là một bộ phim kinh dị kinh điển của đạo diễn George A. Romero, được xem như một trong những tác phẩm đầu tiên của thể loại zombie. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh một dịch bệnh bí ẩn biến người chết thành xác sống.
Nội dung phim bắt đầu khi Barbara và anh trai cô, Johnny, đến một nghĩa trang để thăm mộ. Johnny bị tấn công và bị giết bởi một xác sống, trong khi Barbara chạy trốn và tìm đến một ngôi nhà bỏ hoang. Tại đây, cô gặp một nhóm người sống sót, bao gồm Ben, một người đàn ông mạnh mẽ, và một số nhân vật khác, mỗi người đều mang những đặc điểm và xung đột riêng.
Nhóm người phải cùng nhau tìm cách sống sót và bảo vệ bản thân khỏi những xác sống đang tấn công. Sự căng thẳng gia tăng khi họ phải đối mặt với không chỉ mối đe dọa từ bên ngoài mà còn với mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm.
Phim không chỉ nổi bật với những hình ảnh kinh dị mà còn chứa đựng những bình luận xã hội sâu sắc về nhân loại, phân chia giai cấp và sự hoảng loạn. Night of the Living Dead đã trở thành một biểu tượng văn hóa, ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm sau này trong thể loại kinh dị và zombie.
-
Mark Lewis, một kẻ sát nhân âm thầm. Là một người rất thích quay phim, lúc nào hắn cũng mang chiếc máy quay bên mình. Muốn ghi lại được những khoảnh khắc tột cùng sợ hãi, hắn tìm cách vừa quay phim nạn nhân vừa từ từ sát hại họ. Một ngày nọ, hắn gặp cô Helen mà có cảm tình với cô. Nhân ngày sinh nhật cô, hắn cho cô xem những cuộn phim về thời thơ ấu của hắn, khi hắn bị cha mình sử dụng như vật để thí nghiệm những nghiên cứu tâm thần học của ông ta. Cha hắn tìm mọi cách ghi lại từng diễn biến tâm lý của hắn, và nhờ đó, ông ta có được danh tiếng như một nhà tâm thần học lớn. Mark trở nên xung đột trầm trọng với chính bản thân mình khi Helen muốn hắn quay phim cô. Trước đây, tất cả những cô gái được hắn quay phim đều trở thành nạn nhân của hắn. Để giải tỏa, Mark tìm cách sát hại nhiều nạn nhân khác, trước khi lại trở lại với xung đột khủng khiếp của mình.
-
Belladonna of Sadness là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản sản xuất năm 1973, được biết đến với phong cách hình ảnh độc đáo và nội dung đầy ám ảnh. Bộ phim kể về câu chuyện của Jeanne, một cô gái trẻ bị cưỡng bức ngay trong đêm tân hôn và sau đó đã sử dụng ma thuật để trả thù những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình. Với sự giúp đỡ của một con quỷ, Jeanne dần trở nên mạnh mẽ và quyền lực. Cô sử dụng ma thuật để trả thù những kẻ đã gây hại cho mình và những người dân bị áp bức. Sự nổi loạn và hệ quả: Jeanne trở thành biểu tượng của sự nổi loạn và chống lại quyền lực. Tuy nhiên, sức mạnh của ma thuật cũng mang đến cho cô những hậu quả khôn lường. Jeanne dần bị chính sức mạnh của mình nuốt chửng và rơi vào vòng xoáy của sự điên loạn.
-
"High Noon" (1952) là một bộ phim Tây phương (Western) nổi tiếng, do Fred Zinnemann đạo diễn và Gary Cooper đóng vai chính. Phim xoay quanh nhân vật Will Kane, một cảnh sát trưởng vừa kết hôn, đang chuẩn bị rời khỏi thị trấn nhỏ của mình.
Câu chuyện diễn ra trong một khoảng thời gian thực, bắt đầu khi Kane nhận được tin tức về sự trở lại của một tên tội phạm nguy hiểm, Frank Miller, người mà Kane đã bắt và đưa ra công lý. Miller cùng với đồng bọn của hắn sẽ đến thị trấn vào đúng giờ trưa để trả thù.
Mặc dù Kane quyết tâm đối mặt với mối nguy hiểm này, anh nhanh chóng nhận ra rằng người dân trong thị trấn đều từ chối hỗ trợ anh, họ sợ hãi trước sức mạnh của Miller và đồng bọn. Thời gian trôi qua, Kane phải đối mặt với sự cô đơn và áp lực, đồng thời đấu tranh với những giá trị đạo đức của mình.
Phim không chỉ là một câu chuyện về cuộc chiến chống lại cái ác, mà còn phản ánh những chủ đề sâu sắc về lòng trung thành, trách nhiệm và sự cô đơn trong hành động chính nghĩa. Với những cảnh quay căng thẳng và hình ảnh biểu tượng, "High Noon" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong lịch sử điện ảnh và được xem như một biểu tượng của tinh thần chiến đấu vì chính nghĩa.
-
"Nostalghia" (1983) là một bộ phim của đạo diễn Andrei Tarkovsky, nổi bật với phong cách nghệ thuật sâu sắc và triết lý. Phim kể về hành trình của một nhà thơ người Nga, Andrei Gorchakov, đang ở Ý để nghiên cứu về một nhạc trưởng đã sống trong quá khứ. Trong quá trình tìm kiếm, Andrei không chỉ khám phá văn hóa và lịch sử của nước Ý mà còn phải đối mặt với những ký ức và nỗi nhớ quê hương của mình.
Nội dung phim chủ yếu xoay quanh chủ đề về nỗi nhớ, sự cô đơn và khát vọng tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống. Andrei gặp gỡ một người hướng dẫn địa phương, Domenico, người đã trải qua những đau khổ trong cuộc sống và có cái nhìn sâu sắc về sự tồn tại. Câu chuyện dần hé lộ những mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại, giữa tình yêu và nỗi đau, cùng với những hình ảnh thơ mộng và biểu tượng mạnh mẽ.
"Nostalghia" không chỉ là một tác phẩm điện ảnh mà còn là một tác phẩm triết học, mời gọi khán giả suy ngẫm về bản chất của con người, quê hương và sự tồn tại. Phim nổi bật với các cảnh quay dài và chậm rãi, cùng với âm nhạc và hình ảnh đầy tính biểu tượng, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Tarkovsky.
-
"I Am Cuba" (1964) là một bộ phim nghệ thuật của đạo diễn Mikhail Kalatozov, mang tính chất tuyên truyền cho cách mạng Cuba. Phim được sản xuất dưới sự hợp tác giữa Liên Xô và Cuba, với bối cảnh diễn ra trước và trong thời kỳ cách mạng Cuba vào những năm 1950.
Nội dung phim được chia thành bốn phần, mỗi phần kể về cuộc sống và nỗi đau khổ của người dân Cuba dưới chế độ độc tài Batista. Những câu chuyện phản ánh sự bất công xã hội, nỗi thống khổ của người nghèo, và khát vọng tự do của người dân. Qua đó, phim cũng thể hiện tinh thần đấu tranh và niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Phong cách làm phim độc đáo với những cảnh quay ấn tượng và kỹ thuật quay phim sáng tạo, "I Am Cuba" đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử điện ảnh. Mặc dù lúc đầu không được đón nhận nồng nhiệt, nhưng sau này, phim đã được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ làm phim.
-
Với 255 lần hạ thủ trong đó có 160 lượt được xác nhận bởi Bộ Quốc Phòng, Chris Kyle được coi là một trong những xạ thủ xuất sắc nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Chuỗi dài những chiến tích được ghi nhận như một huyền thoại đã được chính Kyle kể lại trong cuốn hồi kí của mình và sau đó được hãng Warner Bros. chuyển thể lên màn bạc qua bộ phim American Sniper (tạm dịch: Xạ thủ Mỹ). Được nhào nặn dưới bàn tay của đạo diễn gạo cội Clint Eastwood cùng với sự tham gia diễn xuất của tài tử Bradley Cooper, tác phẩm đã gặt hái những thành công lớn. American Sniper nhận được những khen ngợi không ngớt từ cả khán giả và giới phê bình. Nó phá kỉ lục doanh thu tuần đầu công chiếu, vượt xa số tiền bán vé của rất nhiều phim bom tấn hè, cùng với đó là sáu đề cử Oscar danh giá trong đó có cả đề cử Phim xuất sắc nhất.
Điều đầu tiên cần nói đến là tông chủ đạo của bộ phim. American Sniper là một bộ phim tâm lý lấy chủ đề chiến tranh, vậy nên, nếu mong chờ đây là một tác phẩm với những màn chiến đấu dữ dội hay các cảnh cháy nổ hoành tráng như Saving Private Ryan hoặc Pearl Harbor thì bạn nên nghĩ lại. Các cảnh giao tranh trong phim đều chỉ dừng ở mức ngắn đến vừa nhưng điều tích cực là chúng được làm rất tốt, tạo được cảm giác căng thẳng của những khoảnh khắc thập tử nhất sinh. Tất cả những cảnh hành động nói trên cùng góp sức cho một mục đích duy nhất là làm rõ thêm bức tranh cuộc đời của Chris Kyle.
Kyle quyết định gia nhập quân đội sau khi nhìn thấy trên TV hình ảnh đại sứ quán Mỹ bị đánh bom. Sau đó anh được chọn để gia nhập vào lực lượng đặc nhiệm SEAL với việc trở thành một lính bắn tỉa. Sau phần mở đầu khá đơn giản giới thiệu về những tư tưởng được truyền dạy từ thuở thiếu thời đã định hình tính cách của Chris Kyle, bộ phim nhanh chóng đi vào phần chính: tập trung khắc họa tâm lý của Kyle trong suốt bốn lần được gửi sang những cuộc chiến tranh của Mỹ tại Trung Đông. Từng được hai lần đề cử Oscar trước đó, Bradley Cooper đã cho thấy khả năng diễn xuất tuyệt vời của mình khi hóa thân vào nhân vật. Cùng lúc Kyle phải đối mặt với nhiều mối lo. Anh là một lính bắn tỉa được giao nhiệm vụ bảo vệ những người lính khác, loại trừ những mối nguy hiểm đe dọa họ ngay trước khi chúng có cơ hội xảy ra. Ngược lại, chính anh cũng phải chịu không ít nguy hiểm bởi lính bắn tỉa cũng là một trong những mục tiêu bị truy quét sát sao nhất trên chiến trường.
Công việc cũng không đơn giản là ngắm và bắn bởi trên chiến trường việc nhận ra đâu là bạn hay thù không hề đơn giản. Không ít lần, Kyle phải đấu tranh nội tâm một cách căng thẳng trước khi hạ thủ. Và không chỉ là câu chuyện ở trên chiến trường, người lính hết mình vì đất nước và đồng đội còn có vợ con mòn mỏi đợi chờ ở quê hương. Không ít xung đột cũng nảy sinh từ đây khi Kyle đôi lúc đã mất cân bằng giữa việc nước – việc nhà. Phải nói rằng Bradley Cooper đã thể hiện rất thành công một nhân vật có nội tâm phức tạp bởi áp lực từ mọi hướng. Tuy nhiên, American Sniper cũng không phải là một bộ phim hoàn hảo.
Trước khi Clinst Eastwood chính thức đảm nhiệm vai trò đạo diễn, Warner Bros. đã từng cân nhắc hai cái tên nổi tiếng khác. Đầu tiên là David O. Russell - người từng rất thành công với hai lần cộng tác cùng Bradley Cooper trong Silver Linings Playbook và American Hustle. Tiếp đó là đạo diễn huyền thoại Steven Spielberg. Tuy nhiên, thỏa thuận với cả hai đều không đi đến đâu. Spielberg từng có một hướng đi rất táo bạo khi định chuyển thể nguyên tác thành cuộc đối đầu giữa Kyle và một xạ thủ chết chóc từ phía đối nghịch. Eastwood cũng đã thêm vào chi tiết này trong bản phim của mình, tất nhiên là ông còn sắp đặt thêm không ít chi tiết khác nhằm tạo xung đột. Dù vậy, khán giả đòi hỏi một tác phẩm với góc nhìn đa chiều và chân thật hơn về cuộc chiến có thể sẽ thất vọng.
Diễn xuất tuyệt vời của Bradley Cooper là điều không còn phải nghi ngờ và cùng với kịch bản dồn quá nhiều vào Kyle, nó dẫn tới một hệ quả là nhân vật của Cooper trở thành nhân tố tỏa sáng duy nhất, áp đảo toàn bộ các diễn viên còn lại trong phim. Sienna Miller cũng đã rất cố gắng trong vai Taya, người bạn đời của Kyle nhưng tới cuối cùng thì những xung đột của hai vợ chồng lại không thấm tháp so với xung đột giữa người chồng lính tráng và cuộc chiến mà anh tham gia.
Tình trạng tương tự xảy ra với gã xạ thủ đối nghịch ở bên kia chiến tuyến. Cho dù cuộc đối đầu được khắc họa khá hấp dẫn nhưng không lâu sau đó, khán giả cũng sẽ nhanh chóng quên đi nhân vật này. Cộng với đó là việc xây dựng một hình tượng người lính quá hoàn hảo, hoàn toàn hết mình vì đất nước, thậm chí không có một phút nản lòng và không có ai thể hiện tư tưởng tiêu cực với cuộc chiến tranh tàn khốc. Bộ phim đã hạn chế đi rất nhiều tiềm năng có thể khai thác và làm mờ nhạt đi khá nhiều thông điệp phản chiến mà đạo diễn Clint Eastwood đã nhắc tới trong những cuộc phỏng vấn sau đó. Tuy nhiên, so với một cuốn sách mà tác giả của nó được cho là “kể lể chiến tích” và “coi bắn giết là thú vui” thì phiên bản điện ảnh này cũng là một thành công đáng kể. Không chỉ thế, American Sniper còn giành được một sự ưu ái nhất định trong cuộc đua chạy đến Oscar vì nội dung của mình.
-
Năm 1978, kẻ trộm Irving Rosenfeld gặp Sydney Prosser, hai người bắt đầu quan hệ và hợp tác trong các phi vụ lừa đảo. Trong vai một phụ nữ quý tộc Anh tên Edith Greensly, Sydney hỗ trợ Irving hoàn thành các vụ gian lận của mình. Trong khi say đắm với tình yêu dành cho Sydney, Irving vẫn chần chừ chưa muốn ly hôn với vợ mình, Rosalyn, do anh lo sợ phải chấm dứt liên hệ với con trai nuôi của anh, Danny.
Đặc vụ FBI Richard "Richie" DiMaso đã bắt quả tang Irving và Sydney trong một vụ lừa đảo tiền vay nợ, nhưng anh hứa sẽ bỏ qua vụ này nếu Irving giúp anh hoàn thành bốn vụ án tiếp theo. Richie tin Sydney là người Anh nhưng không tin cô là một phụ nữ thượng lưu. Sau đó, Sydney đã nói với Irving rằng cô sẽ tìm cách tác động Richie, do đó sẽ phải giữ khoảng cách với Irving.
Irving nhờ một người bạn đóng giả một thương gia Ả Rập giàu có (sheikh) đến Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng, anh này được dự định sẽ hối lộ Thị trưởng Carmine Polito của Camden, New Jersey nhằm có được hợp đồng xây dựng thành phố Atlantic, một dự án phát triển kinh tế mà Carmine đang cố gắng gây quỹ đầu tư. Richie dự định biến Carmine thành mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch lật tẩy một đường dây tham nhũng của các chính trị gia, mặc dù Irving và sếp của Richie, Stoddard Thorsen hết sức phản đối. Sydney giúp Richie lợi dụng một thư ký của FBI nhằm chuyển 2 triệu USD phí bôi trơn mà không phải thông qua giấy tờ. Khi cấp trên của Stoddard, Anthony Amado biết kế hoạch này, ông cổ vũ Richie và yêu cầu Stoddard hỗ trợ Richie.
Do quá háo hức và nóng vội, Richie đã làm Carmine giận và rời khỏi cuộc gặp. Irving thuyết phục Carmine rằng sheikh mới là nhà đầu tư cũng như việc anh không thích Richie, và hai người đã trở thành bạn bè. Richie sắp xếp cho Carmine gặp sheikh tại một sân bay, nhưng không phải sheikh do bạn của Irving đóng giả mà là một đặc vụ FBI người Mexico tên Paco Hernandez đóng giả.
Carmine đưa sheikh tới dự buổi tiệc tại một sòng bạc, giải thích rằng đây là một phần cần thiết trong công việc kinh doanh. Irving hết sức bất ngờ khi biết tên trùm mafia Victor Tellegio, cánh tay phải của Meyer Lansky, cũng đang ở đây và hắn muốn gặp sheikh. Tellegio muốn sheikh trở thành một công dân Mỹ mới có thể kinh doanh, và Carmine cần gấp rút hoàn thành thủ tục này. Tellegio cũng yêu cầu một khoản tiền 10 triệu USD để "hợp pháp hóa" sheikh. Richie đồng ý với tham vọng bắt giữ cả Tellegio, trong khi Irving nhận ra kế hoạch đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Richie thổ lộ tình cảm với Sydney nhưng anh vô cùng bối rối khi cô thú nhận mình là người Mỹ. Irving xuất hiện nhằm bảo vệ Sydney và cố gắng kết thúc mối quan hệ của họ với Richie, nhưng Richie nói nếu họ rút lui, Tellegio sẽ thấy mùi lừa đảo và cả bọn họ lẫn Rosalyn và Danny đều gặp nguy hiểm.
Rosalyn bắt đầu hẹn hò với Pete Musane, một tay gangster cô gặp tại buổi tiệc nọ. Trong một cuộc nói chuyện, cô đề cập đến việc mình tin rằng Irving đang làm việc cho Sở Thuế vụ, do đó Pete đã đe dọa Irving. Irving sau đó đối chất với Rosalyn nhưng cô đã thừa nhận mình nói với Pete do cảm thấy không còn được yêu thương. Cô cũng đồng ý giữ im lặng nhưng muốn một cuộc ly hôn.
Nhờ lợi dụng Carmine, Richie và Irving đã quay phim lại cảnh một số thành viên Quốc hội nhận tiền hối lộ. Richie đến gặp Amado và xin 10 triệu USD để đưa cho Tellegio, nhưng chỉ nhận được 2 triệu USD. Một cuộc gặp được sắp xếp tại văn phòng luật sư của Tellegio, Alfonse Simone, tuy nhiên Tellegio vắng mặt. Kế hoạch vẫn tiếp tục và Richie đã ghi âm những lời thừa nhận của Simone về các hành vi phạm pháp.
Irving tới thăm nhà Carmine, thừa nhận anh đã lừa dối và hứa sẽ có kế hoạch để giúp Carmine. Carmine vô cùng tức giận, anh đã đuổi Irving ra ngoài, tình bạn của họ dường như kết thúc. 2 triệu USD biến mất, nhưng sau đó có một nguồn tin đồng ý trả lại số tiền này với điều kiện tội của Carmine phải được giảm nhẹ. Amado muốn thực hiện vụ trao đổi này nhưng Richie từ chối. Irving khuyên Richie nhận tiền, nếu không anh sẽ bị khiển trách vì làm mất nó. Trên thực tế, họ chưa bao giờ gặp luật sư của Tellego. Thay vào đó, Irving đã nhờ một người bạn đóng giả nhằm thoát khỏi sự đe dọa của bọn gangster. Amado đồng ý vụ trao đổi này và đưa Richie ra khỏi vụ án.
Irving và Sydney mở một phòng tranh và chuyển đến sống cùng nhau, trong khi Rosalyn sống cùng Pete và chia sẻ quyền nuôi nấng Danny với Irving.
-
Dr. Terror's House of Horrors (1965) là một bộ phim kinh dị do Freddie Francis đạo diễn, với sự tham gia của dàn diễn viên như Peter Cushing, Christopher Lee, và Donald Sutherland. Phim thuộc thể loại anthology, tức là nó gồm nhiều câu chuyện ngắn liên kết với nhau.
Nội dung phim bắt đầu khi một nhóm năm người đàn ông gặp nhau trên chuyến tàu và tình cờ gặp Dr. Schreck (Peter Cushing), một bác sĩ tâm lý bí ẩn. Ông đề nghị họ tham gia vào một trò chơi xem tarot, qua đó tiết lộ tương lai của mỗi người thông qua năm câu chuyện khác nhau.
Cuối cùng, khi trò chơi kết thúc, các nhân vật nhận ra rằng những cảnh báo của Dr. Schreck không chỉ là hư cấu, mà có thể trở thành hiện thực. Phim khéo léo kết hợp giữa yếu tố kinh dị và các hình ảnh siêu nhiên, mang lại cảm giác căng thẳng và hấp dẫn cho khán giả.
-
Bộ phim kể về Ma Seok Do, người thay đổi công việc từ sở cảnh sát Geumcheon sang đội điều tra đô thị. Trong lần khám nghiệm tử thi, cảnh sát Ma phát hiện một phụ nữ chết vì dùng quá liều một loại ma túy có tên là Hiper. Ma Seok Do và đồng đội bắt đầu điều tra nguồn gốc của loại ma túy này. Họ tìm đến băng nhóm Yakuza đang hoạt động ở Seoul.
Riki (do Munetaka Aoki thủ vai) là thành viên của băng nhóm đó. Anh được "ông trùm" cử tới để giành lại 20 kg ma túy. Cảnh sát tham nhũng Joo Seong Cheol (do Lee Joon Hyuk thủ vai), là đội trưởng đội phòng chống ma túy, người đứng sau đường dây buôn bán chất cấm, cũng mong muốn tìm ra 20 kg ma túy trị giá 30 triệu USD để thỏa thuận với một cặp khách hàng người Trung Quốc.
Mạch phim nhanh, khai thác đề tài trinh thám - hành động. Trải qua hàng loạt tình tiết, Ma Seok Do nhận thấy vụ án không thể giao cho đội phòng chống ma túy phụ trách bởi nhiều nhân chứng đã phải bỏ mạng. Anh và các đồng đội âm thầm thay đổi nhiều hình thức điều tra khác.
Phim ghi điểm ở những phân cảnh hành động diễn ra liên tục với những đòn đấm nhanh, gọn. Cứ mỗi 5 phút, khán giả lại được xem một màn so găng, ẩu đả: Ma Seok Do dùng chân đá bay một người khỏi xe buýt, hay anh bất ngờ tung nắm đấm để hạ knock-out đối thủ. Ở phần mở đầu, khán giả còn được chứng kiến cảnh sát Joo Sung Cheol dùng xà beng tấn công đối thủ khiến máu chảy khắp bộ đồ trắng của anh ta.
Cốt truyện phim đơn giản với lối kể tuyến tính quen thuộc. Êkíp cài cắm nhiều đoạn mang tính giải trí để cân bằng những cảnh hành động xuyên suốt 105 phút. Ở phân cảnh Ma Seok Do cùng các cộng sự thẩm vấn tội phạm trong khách sạn tình yêu, ngôn từ hài hước của các cảnh sát trong đội điều tra đã khiến kẻ tình nghi thú nhận mọi tội lỗi.
Diễn xuất của Ma Seok Do là điểm cộng lớn. Những pha ra đòn đậm chất "One punch man" (hạ đối thủ bằng một cú đấm) của anh xuất hiện liên tục. Ma Seok Do xử lý tội phạm bằng nắm đấm thay vì lý lẽ. Với anh, lập luận không phải là lựa chọn tốt dành cho những kẻ biến chất. Lee Joon Hyuk - nổi tiếng với series Stranger, A Poem A Day - từ bỏ hình ảnh "mỹ nam" quen thuộc để trở thành gã tội phạm sở hữu ánh mắt đầy sát khí. Ngôi sao Nhật Bản Munetaka Aoki vào vai một sát thủ máu lạnh, giết người không nương tay.
So với các phần trước, âm thanh mô phỏng những cú đấm của Ma Seok Do đã được tiết chế, không còn bị lạm dụng. Điểm trừ của phim là đạo diễn Lee Sang Yong đã dành nhiều sự ưu ái cho Ma Seok Do dẫn đến nhiều tình tiết trở nên không hợp lý. Trong một phân cảnh, dù bị xe đâm, anh vẫn có thể đứng dậy tiếp tục truy bắt tội phạm. Ở các phân cảnh hành động, Ma Seok Do thường không có sự hỗ trợ của các đồng đội. Các nhân vật thuộc phe chính diện luôn đến trễ để tạo ra thế đối đầu giữa Ma Seok Do và bên phản diện. Điều đó bị lạm dụng, gây ra phản ứng ngược về cuối phim.
Tờ Reel Rundown nhận xét: "Điều gây thất vọng nhất là không có nhân vật nào nổi bật ngoài Ma Seok Do. Các nhân vật không có bất kỳ sức hút hay điểm nhấn trong vai diễn của họ. Người xem không thể nhớ tên nào ngoài Ma Seok Do sau khi bộ phim kết thúc vì tất cả vai diễn khác hiện lên nhạt nhòa".
Tại Hàn Quốc, theo dữ liệu từ Kobis - dịch vụ theo dõi do Hội đồng phim Hàn Quốc vận hành, doanh thu trong tuần đầu tiên công chiếu và hoạt động xem trước phim The Roundup: No Way Out là 34,1 triệu USD, bán được 4,51 triệu vé. Tính đến ngày 21/6, bộ phim thu về gần 90 triệu USD với hơn 9 triệu vé được bán ra. Từ đầu năm tới nay, bộ phim đứng thứ hai tại Hàn Quốc về doanh thu và số lượng khán giả, chỉ sau hoạt hình Nhật Bản - Suzume. Trang IMDb chấm phim 7,3/10 điểm.
-
Sẽ thế nào khi một gã giang hồ, sẵn sàng làm mọi chuyện đê hèn lại là một cảnh sát ngầm của chính nghĩa? Sẽ ra sao khi tên cảnh sát điều trần lại là tay trong của một băng đảng tội phạm thủ ác? Câu chuyện tưởng không thật mà lại thật không tưởng đó chính là những gì đã diễn ra trong Departed (tựa Việt là “Cảnh sát Boston”), bộ phim đã đem về cho vị đạo diễn tài ba Martin Scorsese bức tượng vàng Osscar danh giá sau 6 lần bị lảng tránh qua các phim Raging Bull, The Last of Temptation of Christ, GoodFellas, Gangs of New York, The Aviator, The Departed.
Kịch bản phim do William Monahan viết dựa trên kịch bản Vô gian đạo, tác phẩm ăn khách của điện ảnh Hồng Kông năm 2002. Lấy bối cảnh là thành phố Boston, Massachusetts, bộ phim nói về cuộc đối đầu kịch tính giữa hai điệp viên của cảnh sát và băng đảng gốc Ireland được cài vào tổ chức đối phương để hoạt động, cùng một dàn diễn viên tên tuổi, gồm Leonardo DiCaprio, Matt Damon và Jack Nicholson, Điệp vụ Boston đã được báo giới và công chúng chú ý ngay từ giai đoạn sản xuất. Sau khi công chiếu, bộ phim đã gặt hái nhiều thành công trên cả hai phương diện thương mại và nghệ thuật.
Trước đó, tác phẩm gốc của bộ phim “Vô gian đạo”, được sản xuất năm 2002 cũng từng tạo mưa gió và gây được tiếng vang lớn đối với thị trường phim ảnh Hồng Kông. Vốn đang trong giai đoạn khủng hoảng về ý tưởng, Vô gian đạo đã làm chấn động phòng vé của Hồng Kông khi đem đến cho khán giả một cốt truyện độc đáo, một cuộc đối đầu căng thẳng và một đoạn kết bất ngờ không đoán trước được. Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét dù nội tâm mỗi nhân vật khá phức tạp cộng với mối quan hệ chồng chéo.
Và đối với ông trùm dòng phim tội phạm, Scorsese đã ngay lập tức hứng thú với việc chuyển thể bộ phim trên và rồi một phiên bản khác, hay hơn, chặt chẽ hơn và quan trọng hơn là Hollywood hơn của Vô gian đạo đã ra đời. Tuy nhiên, The Departed lại trở nên “Hong Kong” hơn cả Vô gian đạo – vốn đã rất theo “chuẩn” của Hollywood rồi.
Bộ phim theo chân của hai nhân vật Colin Sullivan và William “Billy” Costigan Jr từ khi là hai học viên cùa trường cảnh sát cho đến lúc trở thành thanh tra và mật vụ ngầm. Nếu chưa từng coi phim của Scorsese bao giờ, ta sẽ cảm thấy bộ phim thực sự là quá dài dòng so với cần thiết bởi phải mất đến gần một tiếng rưỡi đồng hồ chúng ta mới thực sự đi vào các cuộc giao dịch, đấu súng, giằng co giữa hai thế lực trong phim. Tuy vậy, sự mở đầu ấy là cần thiết khi liên tục đặt ra rất nhiều câu hỏi và nó chỉ trở nên tốt hơn từ đó với phần kết là một kiệt tác tuyệt đối.
Đơn giản là không có thời gian để suy nghĩ về tuyến truyện và liệu câu chuyện có hợp lý hay không. Bộ phim không chỉ kế thừa được những gì tinh túy nhất từ tác phẩm gốc khi lần lượt cho những diễn viện gạo cội và tài năng nhất đảm nhiệm những vai diễn đầy chiều sâu ấy, chỉnh sửa lại tấc phẩm gốc cho phù hợp hơn với văn hóa đại chúng và lại một lần nữa cho thấy những gì gọi là chân thật và trần trụi nhất nhưng không kém phần kịch tính của cuộc đối đầu đầy hiểm nguy giữa thiện và tà, đậm chất bạo lực, máu me, văng tục của Martin Scorsese. Nếu như Vô gian đạo chỉ là một bộ phim giải trí mang tính đột phá thì chính Điệp vụ Boston mới là kiệt tác vì Martin Scorsese chỉ giữ lại cốt truyện chính của Vô gian đạo và biến đổi hoàn toàn bộ phim làm lại thành một tuyệt phẩm mang phong cách Scorsese với những nhân vật được khắc họa rõ nét nơn, truyện phim chặt chẽ hơn, khiến khán giả dù đã biết trước kết cục của phim gốc cũng vẫn ngồi lại xem Điệp vụ Boston tới tận phút cuối cùng
Thiện – Ác có khác biệt?
Colin Sullivan
Trong phim, khán giả sẽ có cơ hội theo bước Colin Sullivan, từ khi còn nhỏ cậu đã được ông trùm tội phạm Francis “Frank” Costello chọn làm thuộc hạ thân tín trong tương lai. Dễ thấy ở Colin, một nét rất tương đồng với nhân vật Henry Hill trong bộ phim nổi tiếng “The Goodfellas”, cũng của Martn Scorsese, đó là cả hai đều thấy được quyền lực từ những kẻ núp sau bóng đêm. Đều ngưỡng mộ trước sự e dè và khiếp hãi của những gã Gangster từ khi chỉ còn là một đứa trẻ. Cậu được tên trùm ấy trợ cấp và cho ăn học, nuôi dạy cậu dưới một sự ảo tưởng rằng cậu còn trên cả một thuộc hạ thân tín, là con trai của gã. Chính đó là động lực để cậu ra sức học tập để từ đó tốt nghiệp học viện cảnh sát một cách xuất sắc. Tất cả đều cho một mục đích duy nhất: trở thành cách tay đắc lực cho tên trùm tội phạm kia, vừa được sự công nhận của người khác, vừa được tiền tài danh vọng. Sullivan cũng phải sống trong sự cảnh giác cao độ để che giấu tung tích thật sự cũng như cung cấp thông tin cho Costello. Lớn lên cùng những tên sừng sỏ, điều đó tạo nên ở Colin một bản lĩnh phi thường. Sẵn sàng gửi đi thông tin mật cho Costello ngay trước mũi cảnh sát, sử dụng quyền hành dưới vai trò một thanh tra viên tài giỏi để đánh lừa tất cả mọi người. Một tay chơi khó chịu và là một tên đầy thủ đoạn.
Chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của nhân vật, người xem sẽ không ít lần thấy ức chế trước những thủ đoạn bỉ ổi và hèn hạ của hắn, song cũng không thể không khen thưởng cho sự đa mưu của gã, để rồi công nhận hắn là một trong những nhân vật phản diện hay nhất mọi thời đại. Colin Sullivan đã thực sự trở thành một trong những điểm nhấn đầy ấn tượng cho bộ phim. Khán giả coi phim chắc chắn sẽ cảm thấy khinh ghét gã để rồi sau đó tự nhận ra liệu nếu ta là gã ta có hành động như vậy? Một bộ phim mà khán giả sẽ không ít lần cảm thấy mông lung khi không ít lần tự hỏi: liệu người ác có tốt hay người tốt có ác tựa như một câu thoại của phim:
“Cảnh sát hay tội phạm. Khi bạn đối mặt với một khẩu súng đã nạp đạn, sự khác biệt là gì?”
Matt Damon đã có một màn thể hiện không thể nào xuất sắc hơn khi lần lượt thể hiện các cung bậc cảm xúc của nhân vật một cách hoàn hảo như vậy. Khi là một tên điều tra viên đầy ngạo mạn, khi lại là một tên tay trong đầy thận trọng, rồi có lúc là một tên phản bội đầy hèn hạ. Dối trá. Phản bội. Hy sinh.
William “Billy” Costigan Jr
Ngược lại với Sullivan, Billy sinh ra trong một môi trường mà cha anh từng là một viên cảnh sát lẫy lừng, là kình địch của những tên tội phạm. Vì lẽ đó, anh luôn mong muốn được trở thành một điều tra viên với hi vọng sẽ có cơ hội tiêu diệt cái ác. Trước khi tốt nghiệp xuất sắc tại trường cảnh sát, người thân cuối cùng của Costigan là mẹ của anh cũng qua đời vì bệnh ung thư. Với một lý lịch đặc biệt như vậy, anh nhanh chóng được đơn vị chuyên thu thập thông tin bằng điệp viên ngầm của hai sĩ quan Oliver Charles Queenan và Sean Dignam tuyển dụng với mục đích đưa anh vào băng đảng Costello hòng tìm ra bằng chứng tội ác của ông trùm. Mang thân phận là một viên cảnh sát ngầm, Billy bắt buộc phải làm những công việc bạo lực, đáng khinh bỉ nhằm gây được tiếng vang tới ông trùm. Anh đã phải chịu đựng màn tra tấn tinh thần ấy suốt hơn một năm dài dằng dặc để nắm lấy được cái đuôi của gã tội phạm kia. Trước lúc thực hiện những tội ác ấy, anh luôn cảm thấy tội lỗi vô cùng, nhưng để hoàn thành vai diễn anh đã phải ra tay một cách hiểm độc nhất để chứng tỏ bản thân mình. Billy Costigan từ đó đã trở thành một thanh niên nóng tính, luôn căng thẳng vì phải chứng kiến những hành động tội ác trong khi không thể ra tay ngăn chặn như một cảnh sát thực thụ. Tuy nhiên anh luôn là người sống sâu sắc, quan tâm tới những người xung quanh.
Nếu ở Sullivan, ta thấy sự hèn mọn và ích kỉ thì Billy lại là sự can trường, gan dạ đối lập. Anh luôn khát khao trở thành một viên cảnh sát để trừ gian, diệt bạo. Ấy thế mà, trớ trêu thay, anh lại sinh ra trong một gia đình có họ hàng dính líu đến tội phạm. Vẫn muốn trở thành cảnh sát, anh chấp nhận lùi lại phía sau, chấp nhận lấy hết mọi tiếng xấu ở đời, nhận lấy sự khinh bỉ của xã hội, để cung cấp cho đồng nghiệp những thông tin hữu ích nhất hòng tóm được tên tội phạm xấu xa kia. Diễn biến tâm lí nhân vật khiến ta không khỏi xót xa, bồi hồi khi anh liên tục ăn năn trước những hành động của mình, cố gắng hết sức để rồi nhận lấy những kết cục bi đát, làm liên lụy đến những người mà anh quan tâm. Không ít người trong chúng ta sẽ đồng cảm với nhân vật khi hết lần này đến lần khác trải qua các cung bậc hỷ, nộ, ái, ố. Để rồi cuối cùng thương xót cho cái kết của anh.
Leonardo DiCaprio một lần nữa có một vai diễn để đời khi anh đã xuất sắc hóa thân thành một viên cảnh sát chính trực và tham vọng. DiCaprio kể từ sau Gangs of New York (2002) và The Aviator (2004) đã bắt đầu được coi như một “De Niro mới” của đạo diễn Martin Scorsese (người từng thủ vai chính trong rất nhiều tác phẩm thành công của Scorsese như Taxi Driver, Raging Bull, Goodfellas). Chính Scorsese cũng đã nói rằng việc hợp tác với DiCaprio trong các bộ phim thường diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa bản thân DiCaprio cũng lại rất hứng thú với kịch bản chuyển thể của William Monahan, vì vậy anh đã nhanh chóng nhận lời vào vai Billy Costigan trong Điệp vụ Boston. Vốn không phải là người giỏi trong việc bắt chước âm điệu của các vùng khác nhau, DiCaprio đã chuẩn bị cho vai diễn bằng cách sống một thời gian ở South Boston (“Southie”) và tiếp xúc với những cựu tội phạm người gốc ở đây, kết quả là khi phim bắt đầu quay, DiCaprio đã có thể nói giống như một người “Southie” thực sự.
Francis “Frank” Costello
Ông trùm của băng tội phạm gốc Ireland. Bề ngoài Costello là người điên khùng, hành xử tàn bạo, tuy nhiên thực chất ông ta luôn biết cách động viên và sử dụng tối đa những tay chân thân tín của mình cũng như tính toán chu đáo trong mọi vụ làm ăn để không sa lưới cảnh sát. Hắn thực sự toát ra khí thế của một ông trùm khi không hết lần này đến lần khác dắt mũi viên cảnh sát, làm những công việc bỉ ổi mà không sợ bất kì một thế lực nào. Phải nói một điều rằng sự cáo già và quỷ quyệt của hắn là một thứ đáng để học hỏi. Từ cách bài binh bố trận, cho đến cài cắm quân binh đều khiến cho khán giả cảm thấy nể phục. Ở hắn toát ra một khí chất đủ mạnh để khiến tất cả phải quy hàng và kính phục. Trực quan của hắn cực kì nhanh nhạy và đó chính là vũ khí chết người khiến một tên tội pham như hắn trở nên nguy hiểm và đáng sợ. Costello của Jack Nicholson, một nhân vật không phải “bố già” kiểu Ý, không phải tay tội phạm huênh hoang đê tiện, mà là một gã chỉ huy thông minh chỉ vì thiếu thông tin mà phải bước chân vào con đường diệt vong.
Một nỗ lực xứng đáng
Với một đoạn kết hoàn hảo – tạm gọi là kết thúc có hậu – The Departed thành công về mặt doanh thu tại thị trường Hoa Kỳ. Bộ phim đạt doanh thu 91 triệu USD sau ba tuần công chiếu, hứa hẹn hơn hẳn các phim gần đây của Martin Scorsese (Gangs of New York thu về 77 triệu USD, The Aviator thu về 103 triệu USD) và được giới phê bình phim đánh giá cao .Được coi là một trong những phim hay nhất năm 2006, Điệp vụ Boston đã nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng từ các giải thưởng điện ảnh . Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 79, phim đã chiến thắng tại 4 trong số 5 hạng mục được đề cử, bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (cho Martin Scorsese), Kịch bản xuất sắc nhất và Biên tập viên xuất sắc nhất.
Với Martin Scorsese, đây là lần đầu tiên ông giành giải Oscar sau 5 đề cử thất bại, khi lên nhận giải ông đã nói đùa rằng nên kiểm tra lại phong bì lần nữa cho chắc, một số phóng viên thậm chí nhận xét rằng tượng vàng lần này đến với Scorsese giống như “giải Oscar cống hiến cho sự nghiệp” hơn là giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc.
-
Steel Magnolias (1989) là một bộ phim tâm lý hài-drama do Herbert Ross đạo diễn, dựa trên vở kịch cùng tên của Robert Harling. Phim tập trung vào cuộc sống của một nhóm phụ nữ sống ở miền Nam nước Mỹ, cụ thể là trong một tiệm làm tóc ở Louisiana.
Nội dung xoay quanh mối quan hệ thân thiết giữa các nhân vật chính, bao gồm:
M'Lynn Eatenton (Sally Field): Một người mẹ tận tâm. Shelby Eatenton (Julia Roberts): Con gái của M'Lynn, một cô gái trẻ mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn muốn sống độc lập và lập gia đình. Truvy Jones (Dolly Parton): Chủ tiệm làm tóc, luôn là nguồn động viên cho các khách hàng của mình. Annelle Dupuy (Daryl Hannah): Một cô gái trẻ, mới chuyển đến và tìm kiếm vị trí trong cộng đồng. Clairee Belcher (Olympia Dukakis): Một người phụ nữ giàu có, thường mang đến những câu nói dí dỏm. Ouiser Boudreaux (Shirley MacLaine): Một người phụ nữ cá tính và thẳng thắn. Câu chuyện diễn ra quanh những niềm vui, nỗi buồn và thử thách trong cuộc sống của họ, đặc biệt là hành trình của Shelby khi cô quyết định mang thai mặc dù có nguy cơ sức khỏe cao. Tình bạn, tình yêu và sự hỗ trợ giữa các nhân vật được khắc họa rõ nét, cùng với những khoảnh khắc hài hước và cảm động.
Phim nổi bật với thông điệp về sức mạnh của tình bạn và sự đoàn kết, cũng như khả năng vượt qua đau khổ trong cuộc sống. Steel Magnolias được coi là một tác phẩm kinh điển, đặc biệt với màn trình diễn ấn tượng của dàn diễn viên.
-
Rolling Thunder (1977) là một bộ phim hành động và tâm lý do John Flynn đạo diễn, với sự tham gia của William Devane và Tommy Lee Jones. Phim xoay quanh nhân vật Major Charles Rane (William Devane), một cựu chiến binh từ Việt Nam trở về nhà sau khi bị giam giữ.
Khi trở về, Rane gặp lại gia đình và cố gắng tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, cuộc sống của anh nhanh chóng bị đảo lộn khi băng nhóm tội phạm xâm nhập vào nhà, giết hại vợ và con trai của anh, đồng thời cướp đi chiếc chiếc mề đay đặc biệt mà anh giữ.
Quá đau khổ và tức giận, Rane quyết định trả thù. Anh liên kết với một người bạn cũ là Johnny (Tommy Lee Jones) để truy lùng những kẻ đã làm tổn thương gia đình mình. Cuộc chiến giữa Rane và băng nhóm tội phạm không chỉ là một hành trình báo thù, mà còn phản ánh những tác động tâm lý sâu sắc mà chiến tranh để lại cho những người lính.
Phim mang đậm chất hành động với nhiều cảnh quay kịch tính, đồng thời khám phá những chủ đề về mất mát, sự tàn khốc của chiến tranh và nhu cầu báo thù. "Rolling Thunder" được đánh giá cao vì cách xây dựng nhân vật và những thông điệp sâu sắc về hậu quả của chiến tranh.
-
Vậy là đã 3 năm trôi qua kể từ khi Danny Ocean cùng 10 đồng đội tiến hành thành công vụ cướp tiền hoành tráng nhất trong lịch sử. Qua mặt quý ông Terry Benedict, "11 Tên Cướp Thế Kỷ" đã cuỗm đi 150 triệu USD tiền mặt từ một sòng bạc ở Las Vegas. Vừa tức vì bị mất tiền, vừa giận vì bị hạ nhục, Terry quyết truy tìm 11 kẻ lừa đảo nhằm rửa mối hận này và đòi cả phần lãi sau ngần ấy năm. Ocean và bạn bè chỉ có 12 ngày để kiếm đủ tiền để trả cho Terry. Lần này nhóm Ocean tái xuất giang hồ và nhắm đến mục tiêu mới, viên kim cương trị giá hàng triệu USD đang được trưng bày tại viện bảo tàng Amsterdam. Đây quả là một thử thách lớn với họ, bởi nhóm vừa phải tìm cách qua mặt lực lượng an ninh bảo vệ, vốn được cảnh sát quốc tế hỗ trợ, vừa phải đối đầu với tên siêu trộm tài ba nhất châu Âu Night Fox. Câu chuyện trở nên rắc rối hơn khi chính kẻ thách thức ngạo mạn này đang nằm trong tầm ngắm của Isabel Lahiri cô bồ cũ của Rusty Ryan. Càng kịch tính hơn khi lần lượt từng thành viên trong nhóm bị cảnh sát và đàn em của Night Fox bắt nhốt. Liệu Ocean và bạn bè có thoát khỏi vòng vây dày đặc? Liệu họ có tiếp tục trở thành những tên trộm thành công nhất thời đại? Hãy tìm câu trả lời cho chính mình sau hơn 2 tiếng phiêu lưu cùng nhóm trộm Ocean
-
Ocean's Thirteen (2007) là phần ba trong loạt phim Ocean's, do Steven Soderbergh đạo diễn. Phim tiếp tục theo chân nhóm trộm cắp do Danny Ocean (George Clooney) lãnh đạo.
Nội dung chính của phim xoay quanh việc nhóm của Danny Ocean quyết định trả thù Willy Bank (Al Pacino), một ông trùm casino đã lừa dối Reuben Tishkoff (Elliott Gould), một thành viên trong nhóm. Sau khi Reuben bị đột quỵ vì căng thẳng từ việc mất một khoản tiền lớn, Danny và các cộng sự lên kế hoạch phá hoại lễ khai trương của casino mới mà Willy đang đầu tư.
Nhóm của Ocean thực hiện một loạt các kế hoạch tinh vi để gây rối và khiến Willy thất bại. Họ không chỉ phải đối phó với hệ thống an ninh chặt chẽ mà còn phải xử lý những xung đột nội bộ và những rắc rối bất ngờ.
Phim mang đậm tính giải trí với nhiều tình tiết hài hước, những màn lừa đảo thông minh và sự tương tác thú vị giữa các nhân vật. Với dàn diễn viên đình đám và phong cách trình bày đặc trưng, Ocean's Thirteen tiếp tục thu hút khán giả với những bất ngờ và cái kết hài lòng.
-
Major League là một bộ phim hài thể thao phát hành năm 1989, do David S. Ward đạo diễn. Phim xoay quanh một đội bóng chày chuyên nghiệp có tên là Cleveland Indians, được mô tả là một đội bóng kém cỏi và có nhiều vấn đề.
Nội dung chính của phim bắt đầu khi đội bóng được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới, Rachel Phelps (Margaret Whitton), người có ý định khiến đội thất bại để có thể chuyển đến một thành phố khác. Tuy nhiên, các cầu thủ, bao gồm những nhân vật độc đáo như Jake Taylor (Tom Berenger), Willie Mays Hayes (Omar Epps), và Pedro Cerrano (Dennis Haysbert), quyết tâm chứng minh khả năng của họ.
Trong suốt mùa giải, đội bóng gặp rất nhiều thử thách, nhưng dần dần họ bắt đầu cải thiện và trở nên mạnh mẽ hơn. Những tình huống hài hước và các mối quan hệ giữa các cầu thủ được khắc họa sinh động, mang đến cho người xem những khoảnh khắc thú vị và cảm động.
Phim không chỉ đơn thuần là một bộ phim thể thao, mà còn là một câu chuyện về sự kiên trì, tình bạn, và việc vượt qua những khó khăn để đạt được mục tiêu. Phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại hài thể thao và được yêu thích bởi nhiều thế hệ khán giả.
-
True Lies là bộ phim hành động hoành tráng kể về một điệp viên có tên Harry Tasker (Arnold Schwarzenegger) ẩn mình dưới lớp vỏ bọc thường ngày là nhân viên bán máy vi tính. Dưới vỏ bọc này, anh đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ mà vẫn giữ được bí mật với gia đình mình trong suốt 16 năm. Tuy vậy, do điều kiện công việc, Harry không thể dành sự quan tâm, chăm sóc cho gia đình nhỏ bé của mình, cụ thể là người vợ và đứa con gái ngỗ ngược đang ở độ tuổi dậy thì. Đến một ngày, Harry phát hiện ra vợ mình có dấu hiệu ngoại tình. Anh lên kế hoạch để cứu vãn hạnh phúc gia đình. Và mọi chuyện bi hài bắt đầu khi bọn khủng bố bắt cóc anh và vợ anh. Lúc này anh phải vừa đấu tranh chống lại âm mưu tàn độc của bọn khủng bố, vừa phải bảo vệ gia đình thân yêu của mình.
Harry đến văn phòng của Helen để mời cô đi ăn, nhưng tình cờ nghe được cô đang bí mật đi gặp một người tên là Simon. Nghi ngờ Helen ngoại tình, Harry sử dụng nguồn lực của Omega Sector để biết rằng Simon là một nhân viên bán xe cũ, người thường giả danh điệp viên bí mật để quyến rũ phụ nữ. Harry và các đặc vụ Omega khác bắt cóc Helen và Simon. Sau khi khiến Simon sợ hãi phải tránh xa Helen, Harry và Gib thẩm vấn cô bằng thiết bị che giấu giọng nói. Họ biết được rằng cô đang phải chịu đựng khủng hoảng tuổi trung niên và đang tìm kiếm sự "phiêu lưu mạo hiểm" trong cuộc sống. Do đó, Harry sắp xếp để Helen thực hiện một nhiệm vụ điệp viên được dàn dựng, mà cô sẽ quyến rũ một nhân vật bí ẩn, thực ra là Harry, và đặt một thiết bị vào phòng khách sạn của anh.
Thuộc hạ của tên khủng bố Salim Abu Aziz xông vào bắt cóc hai vợ chồng và đưa họ đến một hòn đảo ở Florida Keys. Trên đảo, Harry biết được tổ chức Crimson Jihad đã trả tiền cho Juno Skinner để ả giúp chúng vận chuyển bốn đầu đạn hạt nhân MIRV bằng cách giấu chúng trong những bức tượng cổ. Aziz yêu cầu Hoa Kỳ rút quân đội khỏi Vịnh Ba Tư, nếu không hắn sẽ cho nổ một đầu đạn tại một thành phố lớn của Hoa Kỳ. Hắn cũng sẽ cho nổ một đầu đạn trên hòn đảo hoang để chứng minh sức mạnh hạt nhân của Crimson Jihad. Trước khi bị tra tấn cùng Helen, Harry được tiêm huyết thanh sự thật và thú nhận cuộc sống kép của mình với vợ. Họ trốn thoát và biết rằng một đầu đạn sẽ phát nổ sau 90 phút trong khi những đầu đạn khác được chất lên các xe để đưa vào Hoa Kỳ qua Đường cao tốc Overseas, qua mặt Hải quan Hoa Kỳ. Trong trận hỗn chiến sau đó, Harry và Helen tiêu diệt hầu hết bọn khủng bố, trong khi Aziz trốn thoát với một đầu đạn trên một chiếc trực thăng.
Helen bị Juno bắt và đưa lên chiếc limousine đi theo đoàn xe. Gib và các đặc vụ Omega khác đến đón Harry. Họ gọi hai máy bay phản lực của quân đội để đánh chặn đoàn xe bằng cách phá hủy một phần của Cầu Bảy dặm. Harry giải cứu Helen khỏi chiếc limo trước khi nó lao ra khỏi đường cao tốc, giết chết Juno. Đầu đạn còn sót lại trên đảo hoang phát nổ mà không giết chết ai. Harry phát hiện ra rằng Aziz đang giữ Dana làm con tin trong một tòa nhà chọc trời ở Miami và đang đe dọa cho nổ đầu đạn cuối cùng của chúng. Harry lái một chiếc máy bay phản lực để giải cứu con gái. Faisil vào tòa nhà bằng cách đóng giả phóng viên. Khi Faisil giết một số thuộc hạ của Aziz, Dana đã đánh cắp chìa khóa điều khiển đầu đạn và chạy lên mái nhà, cuối cùng leo lên cần trục tháp. Aziz đuổi theo và suýt bắt được cô bé trước khi Harry đến. Harry giải cứu Dana, và sau một cuộc vật lộn với Aziz, anh đã khiến hắn vướng vào quả tên lửa của máy bay, mà Harry bắn nó vào một chiếc trực thăng của bọn khủng bố, giết chết Aziz và tàn quân của Crimson Jihad. Harry, Helen và Dana được đoàn tụ an toàn.
Một năm sau, Harry và Helen cùng làm việc với tư cách là đặc vụ Omega. Khi đang làm nhiệm vụ tại một bữa tiệc, họ gặp Simon, người đang làm bồi bàn và lại giả danh điệp viên. Simon sợ hãi bỏ chạy sau khi hai vợ chồng lộ diện và đe dọa giết anh ta. Harry và Helen khiêu vũ trong khi chờ đợi người liên lạc của họ, và Gib cầu xin họ hãy nghiêm túc thực hiện công việc của mình.
-
Kể từ bộ phim đầu tiên “Iron Man” (2008) cho tới nay, loạt phim Marvel Cinematic Universe (Vũ trụ điện ảnh Marvel - MCU) đã có tổng cộng 13 tập phim. Tổng doanh thu của 13 bộ phim kể trên là 10,2 tỷ USD và giúp MCU trở thành loạt phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh.
Tám năm với bao đổi thay nhưng thành công của MCU là bất biến, nhờ một kế hoạch đường dài được tính toán cẩn thận và không ngừng làm mới mình. Bộ phim thứ 14 mang tên “Doctor Strange” (tựa Việt là Phù Thủy Tối Thượng) tiếp tục nối dài chuỗi thành công của MCU.
Người hùng mới Stephen Strange
Sau khi giới thiệu cho khán giả những nhân vật từ truyện tranh của Marvel Comics như "Iron Man," "Captain America" hay "Thor"..., Marvel Studios tiếp tục cho trình làng một người hùng mới là Stephen Strange (Benedict Cumberbatch thủ vai).
Strange là một bác sỹ giải phẫu thần kinh ngoại hạng tại New York, với đôi bàn tay tài hoa có thể cứu được cả những bệnh nhân thập tử nhất sinh. Tài năng hơn người ấy của Strange khiến anh sở hữu một cái tôi cao vời vợi, và hiếm ai có thể chịu đựng được tính cách ấy của Strange như nữ đồng nghiệp Palmer (Rachel McAdams).
Biến cố đến với vị bác sỹ thiên tài này một cách đột ngột khi anh bất ngờ gặp tai nạn ôtô. Dù mạng sống của Strange đã được cứu nhưng y học hiện đại đã không thể chữa lành được đôi bàn tay đã chịu quá nhiều tổn thương của anh. Với một bác sỹ giải phẫu lấy việc mổ những ca khó làm lẽ sống, việc không thể một lần nữa cầm dao mổ khiến Strange cảm thấy u uất và tiêu tốn cả gia sản để tìm cách chữa lành.
Khi mà y học phương Tây đã “bó tay,” Strange đành tìm tới những liệu pháp thần bí của phương Đông. Theo lời của một bệnh nhân từng bị liệt nhưng nay đã lành lặn một cách kỳ diệu, Strange lấy những đồng cuối cùng để đặt vé bay tới thủ đô Kathmandu của Nepal.
Tại đây, anh được pháp sư Mordo (Chiwetel Ejiofor) đưa tới một ngôi đền bí ẩn có tên Kamar-Taj. Người đứng đầu ngôi đền này là Thượng Cổ Tôn Giả (Tilda Swinton) với nhiều phép thuật kỳ bí. Với tố chất bẩm sinh, Strange nhanh chóng lĩnh hội và thuần thục cách sử dụng những quyền năng kỳ ảo.
Nhưng chính từ đây, anh dần nhận ra mình đang dần bước vào một cuộc chiến chống lại thế lực bóng tối do một cựu môn đệ Kamar- Taj cầm đầu. Tên Kaecilius (Mads Mikkelsen) từng theo học phép thuật tại Kamar-Taj nhưng sau khi tinh thông phép thuật, hắn lại ngả sang phe hắc ám và đe dọa trở lại tấn công chính nơi từng tôi luyện mình
Thành công tiếp theo của Marvel
Không phải ngẫu nhiên khi dù đã có tới 14 tập phim nhưng khán giả vẫn không ngừng háo hức mỗi khi có một phim mới của MCU. Những người đứng đầu của Marvel Studios đã có một kế hoạch chi tiết chia thành từng giai đoạn và đã công khai lịch phát hành phim tới tận năm 2019. Các bộ phim của Marvel đều giàu tính giải trí, được đầu tư kỹ xảo đẹp mắt nhưng quan trọng là không bị dập khuôn. Việc “tổng công trình sư” là nhà sản xuất Kevin Feige có nhiều đạo diễn khác nhau dưới trướng giúp các tác phẩm MCU không ngừng được làm mới.
Sau giai đoạn đầu với các siêu anh hùng Avenger, “Giai đoạn 2” của MCU đã giới thiệu các phim với phong cách mới mẻ là “Guardians of the Galaxy” (phim phiêu lưu có bối cảnh tại vũ trụ) và “Ant-Man” (phim dạng heist về những phi vụ đột nhập).
Nếu như các bộ truyện Marvel tồn tại khái niệm “đa vũ trụ” thì các bộ phim cũng đa dạng không kém với sự mới mẻ qua từng bộ phim. Tới “Doctor Strange,” khán giả lại được làm quen với những nhân vật mới và bối cảnh mới. Thay vì những bộ giáp siêu anh hùng tối tân và những trận chiến tại các thành phố hiện đại, câu chuyện lại mang màu sắc huyền bí của phương Đông với những ngôi đền, những cuốn sách cổ dạy phép thuật...
Ngay từ những phút đầu tiên, màn giao chiến giữa các pháp sư đã khiến khán giả nhanh chóng dán mắt vào màn ảnh nhờ hiệu ứng kỹ xảo đẹp mắt. Với việc câu chuyện xoay quanh các pháp sư sở hữu những quyền năng thay đổi không gian và thời gian, các nhà làm phim của Hollywood được phép thỏa sức “phô diễn” kỹ xảo điện ảnh.
Cách đây sáu năm, “Inception” từng khiến khán giả há hốc mồm với cảnh những khu phố bị uốn cong trong thế giới của giấc mơ, phá vỡ mọi nguyên tắc vật lý thông thường. “Doctor Strange” cũng có những cảnh tương tự nhưng ở mức độ sáng tạo và choáng ngợp vượt trội.
Với mức kinh phí lên tới 160 triệu USD, các cảnh kỹ xảo trong phim đem lại cảm giác choáng ngợp và xứng đáng là một trong những phim đem lại ấn tượng thị giác mạnh nhất trong năm 2016. Người xem không khỏi bị ngợp trước cảnh đường phố bị đảo chiều, những kết giới mở ra những chiều không gian mới hay các màn giao chiến “tóe lửa” đầy sáng tạo trong “Doctor Strange.” Bối cảnh phim được trải dài từ New York, Hong Kong, London cho tới Nepal; cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng của đoàn làm phim.
Tính giải trí của phim không chỉ đến từ các pha hành động với kỹ xảo được đầu tư mà còn nhờ phần kịch bản. Câu chuyện phim lôi cuốn với hành trình “tầm sư học đạo” của Strange và nhiều phen khiến khán giả cười nghiêng ngả qua những câu thoại hài hước.
Tuy là một bộ phim phiêu lưu có nhiều pha hành động, nhưng “Doctor Strange” vẫn khéo léo lồng ghép vào phim những triết lý sống. Người xem có thể thấy hành trình thay đổi rõ rệt của Strange, từ một kẻ cao ngạo chỉ biết lo cho bản thân tới một pháp sư cảm thấy có trách nhiệm với thế giới và những người xung quanh.
Nam diễn viên Benedict Cumberbatch xứng đáng nhận được những lời khen ngợi với vai Stephen Strange. Tài tử này nổi tiếng với vai diễn Sherlock Holmes trong loạt phim truyền hình “Sherlock” và dần trở thành gương mặt quen thuộc trên màn ảnh rộng những năm gần đây. Sherlock Holmes và Stephen Strange có nhiều điểm tương đồng: từ trí thông minh xuất chúng, cái tôi cao diệu vợi cho tới phong cách gây cười mà mặt vẫn tỉnh bơ.
Khả năng biểu cảm đa dạng mà Cumberbatch vào vai Strange một cách tự nhiên như thể nhân vật này được “đo ni đóng giày” cho tài tử này. Trong thực tế, Cumberbatch cũng từng tới Ấn Độ để dạy tiếng Anh trong một tu viện ở Tây Tạng, một hành trình gần giống với chuyến đi của Strange tới Nepal.
Ngoài Cumberbatch, những ngôi sao khác như Rachel McAdams, Tilda Swinton hay Chiwetel Ejiofor... đều hoàn thành tốt vai diễn của mình. Điểm trừ chỉ tới từ việc kẻ phản diện Kaecilius không để lại nhiều ấn tượng ngoài các pha phô diễn quyền năng, dù diễn viên Mikkelsen là một ngôi sao có hạng. Nhưng đó là một điểm trừ không đáng kể và không ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể của “Doctor Strange.”
Bộ phim vẫn giữ được những nét đặc trưng của Marvel như kỹ xảo hoành tráng, tính giải trí cao với sự hài hước trong thoại và những màn giao chiến đẹp mắt... đồng thời mở rộng thêm vũ trụ MCU qua thế giới phép thuật. Sự góp mặt thoáng qua của huyền thoại Marvel là tác giả Stan Lee hay hai đoạn phim ngắn sau khúc credit cũng khiến những người hâm mộ Marvel thích thú.
-
Picnic at Hanging Rock là một bộ phim của đạo diễn Peter Weir, phát hành vào năm 1975, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Joan Lindsay. Phim diễn ra vào năm 1900, kể về một nhóm nữ sinh của trường St. Valentine’s College ở Australia trong chuyến picnic tại Hanging Rock, một địa điểm nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên kỳ bí.
Nội dung chính xoay quanh sự biến mất bí ẩn của ba nữ sinh: Miranda, Edith và Marion, cùng với một giáo viên, trong khi họ khám phá khu vực Hanging Rock. Sự biến mất của họ gây ra sự hoang mang trong cộng đồng, dẫn đến những cuộc tìm kiếm và câu hỏi không có lời giải. Bộ phim khắc họa sâu sắc sự tác động của sự mất tích này đối với bạn bè, gia đình và cả những người tham gia tìm kiếm.
Không chỉ là một câu chuyện ly kỳ về sự mất tích, mà còn khám phá những chủ đề như sự bí ẩn của thiên nhiên, tâm lý con người, và sự xung đột giữa văn hóa châu Âu và phong cảnh hoang dã của Australia. Phim nổi bật với hình ảnh tuyệt đẹp và âm nhạc ma mị, tạo ra một bầu không khí huyền bí và đầy chất thơ.
Tác phẩm này đã trở thành một biểu tượng văn hóa và được nhiều người xem là một trong những bộ phim hay nhất của điện ảnh Australia.
-
Hubert: Này Vinz, mày có biết chuyện một thằng rơi từ trên tòa nhà 50 tầng xuống không? Cứ xuống thêm một tầng, để chấn an nó lại lẩm bẩm: cho đến giờ vẫn ổn, cho đến giờ vẫn ổn, cho đến giờ vẫn ổn…
Vinz: Hah, tao biết chuyện ấy nhưng là phiên bản về một ông pháp sư Do Thái.
Hubert: Thấy không, giống như bọn mình từ đây này… Nhưng vấn đề không phải là việc rơi xuống. Mà là việc tiếp đất cơ.
Những mẩu vụn vặt như thế ở các nước phương tây được gọi là urban legend - những “huyền thoại” nửa hư nửa thực, mà ai cũng bán tín bán nghi và tiếp tục truyền tai nhau với một lời khẳng định: bạn của bạn của bạn tớ chứng kiến hẳn hoi nhé.
La Haine không phải là một urban legend, mà là một fiction-documentary (nửa hư cấu nửa tài liệu). Mathieu Kassovitz kể câu chuyện về hành trình rơi xuống, không phải là của ai cả, mà của một xã hội hiện đại với những bế tắc mà ở đây cụ thể là nạn phân biệt chủng tộc và cuộc sống của những người nhập cư bên lề xã hội.
La Haine dạo đầu bằng những cảnh bạo động – cơn giận, và hận thù của những người nhập cư ở ngoại ô (banlieue) thành phố Paris nhằm vào cảnh sát – lũ cớm – đã làm trọng thương Abdel - một thiếu niên A-rập. Phim thực sự bắt đầu khi đồng hồ điểm 10:38. Vinz – Do Thái, Saïd – A-rập, Hubert – boxer da màu lần lượt xuất hiện. Bộ ba vẫn còn ở độ tuổi đến trường ấy bắt đầu một ngày như bao ngày: lang thang trong khu ngoại ô nhếch nhác xập xệ, gặp những kẻ cũng tụ bạ như mình, hút sách, ăn uống, nhảy breakdance, nói chuyện nhăng cuội, hay không làm gì cả. Cái ngày ấy nếu có khác cũng vì nó tiếp ngay sau đêm bạo động. Vinz có được một khẩu súng của cảnh sát và thề sẽ trả thù nếu Abdel không qua khỏi… Và đồng hồ điểm lần cuối là 06:01 sáng sớm ngày hôm sau.
Và hết ba mươi giây cuối là khoảng lặng.
Lặng điếng người.
Trống rỗng và căm hận.
Có thể nói, cả bộ phim là một sự trống rỗng và căm hận. Mối hận xoay vòng giữa cớm và dân nhập cư đã nổ bung ngay từ phần intro. La Haine dành hơn 5 phút bắt đầu bằng tư liệu về những gì diễn ra năm 1993 – một cuộc bạo động có thật với cùng nguyên nhân trực tiếp: cậu bé người Zair (Cộng hòa dân chủ Congo) 16 tuổi Makobé M’Bowole bị cảnh sát bắn chết. Những hình ảnh tư liệu và bản tin thời sự đưa ra bối cảnh câu chuyện – nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch cuối cùng.
Trong suốt 96 phút, không kể khoảng 7 phút giới thiệu nhân vật, diễn biến chính kéo dài tới hơn 80 phút. Trong bối cảnh thời gian gần 24 tiếng, cuộc sống của những người trẻ trong chốn ngoại ô tù túng được tái hiện, và ta hiểu vì sao có một sự trống rỗng “đậm đặc” và thù địch bao trùm. Đó là nơi những tòa nhà cho người thu nhập thấp xây ẩu và đời thực từng xảy ra cả một gia đình chết vì thang máy rơi. Đó là nơi những thanh niên da màu buôn bán ma túy để trả tiền điện nước giúp mẹ, vì chỗ lao động kiếm tiền chân chính đã tan hoang cả rồi. Đó là nơi bọn trẻ ngồi cả ngày không làm gì vì không có gì để làm và không biết làm gì với đời mình, chỉ thấy mình như con kiến trong vũ trụ, cái vũ trụ đầy những poster quảng cáo nói dối rằng Thế giới này là của bạn (Le Monde est à Vous). Đó là nơi người ta không biết trút giận đi đâu nên đốt phá xe hàng xóm, và lúc nào cũng trong tâm thế muốn bắn một ai đấy, cớm thì tốt, mà không thì bất cứ ai.
Bên cạnh cấu trúc dàn trải tịnh tiến theo thời gian với các trường đoạn phân định bằng giờ, tiết tấu cũng chính là một trong những yếu tố làm nên thành công của La Haine. Trước những đoạn xung đột bao giờ nhịp độ cũng chậm, và thường là tĩnh, ví dụ như cảnh bộ ba ngồi với một cậu bé, không ai mở miệng, chỉ có cậu bé thao thao một mình. Sự đối lập đó với tình cảnh của bộ ba và dòng chữ phía sau lưng: Tương lai là của chúng mình (L’avenir est à nous) dẫn đến đối lập thảm hại giữa cảnh này và cảnh xuất hiện khẩu súng của Vinz ngay sau đó như một điềm báo. Từ đây, cao trào được đẩy dần, những diễn biến gay cấn cùng với tiết tấu nhanh hơn về phía cuối càng tạo ấn tượng hụt hẫng cho đoạn kết.
Về mặt diễn xuất, bộ ba Vincent Cassel, Hubert Koundé, và Saïd Taghmaoui là những lựa chọn không thể thay thế. Cả ba đều giữ tên thật vì trong quá trình tiền khởi quay, họ đã sống gần như trong phim để nhập tâm vào nhân vật. Giữ nguyên tên giúp bộ ba đóng được thật nhất có thể. Một da Trắng “blanc” Do Thái Vinz – không bị phân biệt chủng tộc bởi màu da nhưng cũng nóng nảy căm tức những thằng cớm đánh đập phân biệt đối xử với bạn bè mình. Đây là vai mà chính đạo diễn Kassovitz (anh nổi tiếng là diễn viên trước khi thành đạo diễn, đặc biệt với vai Nino trong Le Fabuleux Destin d’Amélie Poulain) cũng rất thích nhưng đã dành cho Vincent – người duy nhất anh tin giao cho vai này. Một Mọi đen “black” Hubert – người duy nhất trầm hơn, biết kiềm chế và hiểu bạn. Ngoài đời Hubert có bằng đại học môn Triết, nói tiếng Pháp như một giảng viên văn học và không biết hút thuốc, nhưng trong phim anh là một người khác, là Hubert boxer, bán ma túy, hút joint và trái tính với Vinz. Một A-rập “beur” (từ người Pháp gọi dân nhập cư Bắc Phi) Saïd – cậu bé liến thoắng, thân thiện và dễ bảo, hoàn toàn hợp với vai trung hòa giữa Vinz và Hubert. Ba người làm việc ăn ý đã cùng với đạo diễn xây dựng lời thoại trong nhiều tháng để dựng nên đúng hình ảnh Beur - Blanc - Black, một ẩn dụ đối lập với ba màu cờ Xanh – Trắng – Đỏ của Pháp tượng trưng cho Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Trong quá trình quay, có những cảnh liền mấy phút không biên tập rất khó để không vấp thoại. Chính những lúc ấy các diễn viên lại ứng tác ngay tại chỗ những câu bông đùa thực sự tái hiện được thứ ngôn ngữ sống động đặc trưng của thanh niên ngoại ô Paris.
Về mặt hình ảnh, La Haine đặc biệt nhờ hậu kỳ chuyển toàn bộ phim quay màu sang đen trắng. Với nhiều người, nhất là người xem truyền hình, đây là một nhược điểm, vì không ai đủ kiên nhẫn để xem một tiếng rưỡi một phim chỉ cho cảm giác đang ở nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng với những người mê điện ảnh, cái mẹo của dân làm phim ít tiền này lại càng nâng giá trị của bộ phim lên nhiều lần: không còn những phiền muộn bỏ rơi nội dung vì bị hút mắt vào một cô áo đỏ nào đi nhầm vào hình (trường đoạn ở trong Paris), không phát hiện ra những lỗi ánh sáng do thiếu thiết bị kỹ thuật (cảnh bộ ba ngồi không cùng cậu bé nói nhiều), và đặc biệt là giá trị vượt thời gian của sự kiện được nhấn mạnh: hơn mười năm sau, những câu chuyện được kể trong La Haine vẫn tiếp diễn trong cuộc sống thường nhật những vùng banlieue của Paris như thế và cũng thế ở nhiều nơi khác trên thế giới. Có rất nhiều cảnh quay ấn tượng mặc dù chi phí làm phim không nhiều. Đạo diễn Kassovitz rất muốn có một hình ảnh toàn cảnh khu ngoại ô từ trên cao, nhưng chỉ có thể dùng máy bay điều khiển từ xa cho flying-cam và chỉ có thể vượt nóc các khu nhà 10 tầng một chút. Cũng với lý do tài chính, những cú traveling đều bị giảm thiểu, hay gần như không có. Thay vào đó, các loại lens: long lens, short lens được dùng triệt để, khai thác đết hết mức những tính năng máy quay: bộ ba phía trước và hậu cảnh là Paris náo nhiệt đối lập với banlieue vừa bước ra, hoặc cảnh Vinz lần đầu chứng kiến bắn nhau ngay trước quán bar chỉ vì một cơn giận. Góc máy thường cố định, khuôn hình luôn tạo cảm giác bị động. Gương đặc biệt được sử dụng nhiều lần cho phép nhà làm phim chơi với khuôn hình, ép chặt không gian lại gây cảm giác gò bó. Camera là chính chúng ta, đứng một chỗ nhìn mọi chuyện diễn ra mà không làm được gì: cảm giác vô vọng, dồn nén tăng lên từ đó.
Bối cảnh gần như để mộc: nhóm làm phim may mắn tìm được những địa điểm quay gần như không phải động chạm gì. Cửa kính vỡ không cần đập cho vỡ, những khu nhà bỏ hoang tan tành cũng sẵn tan tành… Dường như bộ phim đã sát với thực tế nhất có thể, và đậm chất tài liệu thời sự cho dù Kassovitz vẫn luôn thiết tha làm một La Haine nuột nà và coi nó hoàn toàn là hư cấu (fiction).
Cũng với mục đích làm phim truyện nhưng phản ảnh đúng nhất thực tại, âm nhạc trong phim lại một lần nữa không giống với bất cứ phim nào: Không có một bài hát hay đoạn nhạc nào được đặt viết riêng cho phim cả, và phim hầu như không dùng nhạc. Kassovitz luôn cho rằng một phim hay và nội dung đủ mạnh thì không bao giờ cần đến âm nhạc để hỗ trợ cảm xúc người xem. Với La Haine, anh đã chứng minh được điều đó. Nhạc chỉ được nghe thấy (không bao giờ đến nửa bài) thực sự qua radio (cảnh ở nhà Hubert) hoặc qua cassette lúc bộ ba tới chỗ tập break dance của các bạn, đúng như cách chúng ta nghe nhạc đây một chút, kia một chút trong cuộc sống thường ngày. Một bài duy nhất được “đầu tư” là do đạo diễn chơi thân với bạn nhạc Assasin, mời DJ Cut Killer nổi tiếng (cũng là bạn Kassovitz và đóng vai chính mình) mix một bài của Assasin với bài hát Non, je ne regrette rien của Edith Piaf để giữ được chất thật là Pháp. Về biên tập âm thanh, cùng với việc chuyển từ màu sang đen trắng, phim cũng chuyển toàn bộ âm thanh stereo sang mono cho… đồng bộ.
Ngoài những yếu tố kỹ thuật phong cách “hiện thực” đó, La Haine còn có nhiều chi tiết mang tính biểu tượng thú vị, bên cạnh những gợi nhắc các phim kinh điển đỉnh cao của Martin Scorsese mà Kassovitz vẫn ngưỡng mộ. Câu chuyện rất black comedy bộ ba được nghe kể khi vào Paris là một ví dụ. Ông cụ nhỏ thó ở toilet công cộng bắt đầu bằng một câu: Không gì sướng bằng đại tiện tử tế! và kết chuyện bằng một người chết cóng chỉ vì muốn được hưởng cái quyền cơ bản nhất của con người, một cách tử tế, là đại tiện.
Một ví dụ khác là hình ảnh con bò đi trong phố – rất siêu thực – mục đích tác giả là ám chỉ thành ngữ “Mort aux vaches” nghĩa là “Cớm chết đi”, nhưng cũng khiến ta nghĩ tới ảo giác của Vinz khi bị ám ảnh bởi ý tưởng trả thù, hoặc một cách thoát ra khỏi thực tại. Sau này Still live (2006) của Jia Zhangke, cũng là một phim fiction-documentary, cũng có một hình ảnh siêu thực người đi trên trời trong bối cảnh rất thực với bức tường đổ đè chết người.
Quay lại với La Haine, chi tiết mà ai đã xem Taxi Driver (1976) đều nhận ra ngay là cảnh Vinz giơ ngón tay trước gương và nhắc đi nhắc lại y như Travis đã làm “Huh! Huh! You talkin’ to me? You talkin’ to me?” đồng thời cũng hiểu ra ý so sánh sự trống rỗng và không mục đích của Vinz và Travis. Kassovitz còn nhắc đến Mean streets (1973) qua cách giới thiệu ba nhân vật chính rất đồ họa – tên của bộ ba lần lượt xuất hiện tự nhiên không gượng ép: Saïd ký tên kiểu graffitti trên thùng xe cảnh sát, Vinz đeo chữ tên mình ở ngón tay và tên Hubert được phóng trên poster quảng cáo phòng tập boxing của cậu. Scorsese từng đặt tiêu đề các chương sách theo tên các nhân vật của mình trong Mean streets - phim Kassovitz thích nhất.
Vẫn còn có quá nhiều điều để nói về La Haine. Sau gần mười lăm năm, có hơn 400 cuốn sách trích dẫn bộ phim trong những nghiên cứu về điện ảnh, nghệ thuật và đặc biệt là các vấn đề chính trị xã hội. Hiphop America (Nelson George) nhắc đến La Haine như một đại diện cho văn hóa Hiphop Pháp những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20; Affaires de Famille: The family in contemporary French culture and Theory (Gia đình trong văn hóa Pháp đương đại và lý thuyết - Marie-Claire Barnet, Edward Welch); Badlands of the republic (Miền đất xấu của nền cộng hòa - Mustafa Dikeç) nói về mối quan hệ giữa không gian và chính trị và chính sách đô thị hóa của Pháp lấy La Haine làm minh họa cho sự chống đối và nổi dậy của tuổi trẻ. Cuốn sách đầy đủ nhất viết riêng về bộ phim là La Haine (Mathieu Kassovitz, 1995) của Ginette Vincendeau. Cuốn sách giới thiệu rất chi tiết về dự án của đạo diễn, về đoàn làm phim, những khó khăn họ gặp phải khi làm một phim độc lập kinh phí thấp, và bị từ chối tài trợ thế nào khi không chịu sửa kịch bản cho thêm tính thị trường. Quyển sách viết về cơn gió chủ nghĩa hiện thực mới mà La Haine là đại diện, và phân tích câu chuyện, phong cách cũng như tư tưởng của bộ phim. Như vậy có thể hình dung mức độ lan tỏa của La Haine tác động tới mức nào, giúp cho Kassovitz nhận được giải Cành cọ vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất và giải César cho Phim hay nhất cùng với rất nhiều giải khác, điều mà chính anh cũng không ngờ đến.
Khi ấy, Kassovitz mới 28 tuổi.
Sau này khi đã đạt nhiều thành công ở Hollywood, Kassovitz vẫn tự hào khi gặp những người trẻ trong ngành cảnh sát và được chia sẻ rằng họ thi vào ngành vì La Haine. Những anh cớm trẻ ấy muốn chứng minh trên đời có nhiều cớm tốt hơn cớm xấu, cũng như muốn cố gắng thay đổi sự thực đau lòng mà La Haine hơn một thập kỷ trước đã lên tiếng, và tiếc là đến nay vẫn còn tính thời sự.