
Files posted by Joker
-
Phim xoay quanh một cascader (người đóng thế) tên là Colt Seavers, do Ryan Gosling thủ vai. Colt không chỉ là một người đóng thế mà còn là một chuyên gia trong việc xử lý các tình huống nguy hiểm trên phim trường.
Khi một ngôi sao Hollywood nổi tiếng biến mất trong quá trình sản xuất một bộ phim, Colt được giao nhiệm vụ tìm kiếm và cứu anh ta. Trong cuộc hành trình này, anh cùng với một nhóm bạn bè và đồng nghiệp phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm, từ các vụ tai nạn trên phim trường đến những mưu đồ phức tạp trong ngành công nghiệp điện ảnh.
Phim không chỉ có những pha hành động kịch tính mà còn mang lại nhiều yếu tố hài hước và sự phê phán nhẹ nhàng về ngành công nghiệp điện ảnh. Qua hành trình tìm kiếm, Colt không chỉ khám phá những bí mật đằng sau Hollywood mà còn phải đối mặt với chính bản thân và sự nghiệp của mình.
-
Cậu bé Mahito đi đến thế giới do động vật thống trị để mong gặp lại mẹ, trong phim "The Boy and the Heron".
Tác phẩm do Hayao Miyazaki đạo diễn, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết How Do You Live? (1937) của nhà văn Genzaburo Yoshino. Nội dung kể về Mahito, 12 tuổi (do Soma Santoki lồng tiếng), mồ côi mẹ sau một vụ cháy ở Tokyo. Cha con Mahito chuyển về vùng nông thôn. Tại đây, cả hai sống cùng Natsuko (Yoshino Kimura), em ruột của mẹ Mahito.
Sau khi về quê, Mahito dần trở nên khép mình, ít nói. Cậu thường xuyên ám ảnh về sự cố khiến người mẹ qua đời, không chấp nhận những thay đổi diễn ra xung quanh. Một ngày nọ, Natsuko bỗng dưng biến mất sau khi đi vào tòa lâu đài bí ẩn. Mahito quyết định lên đường tìm cô, đồng thời giải mã cái chết của mẹ mình. Bạn đồng hành của cậu là một con chim diệc xanh biết nói (Masaki Suda).
Tác phẩm lấy bối cảnh hậu chiến ở Nhật, mở ra hành trình khám phá thế giới nửa hư nửa thực của cậu bé Mahito. Theo Guardian, phim đề cập đến sự mất mát và đau buồn, nhưng mang không khí dịu dàng, nhiều sắc màu. Ban đầu, Mahito gặp nhiều khó khăn khi thích nghi với cuộc sống mới. Cuộc gặp gỡ với con diệc xanh như một lời mời gọi, khiến Mahito bị cuốn vào thế giới kỳ lạ.
Trong khi tìm Natsuko, Mahito gặp lại Kiriko (Ko Shibasaki lồng tiếng), phiên bản thời trẻ của bà lão giúp việc cho gia đình cậu. Kiriko dắt Mahito tới làng chài, nơi có sinh vật kỳ lạ Warawara. Chúng là linh hồn con người chưa được sinh ra. Khi trưởng thành, Warawara bay lên trời để trở thành người. Ngoài ra, sự xuất hiện của Himi (Aimyon) - có khả năng điều khiển lửa - khiến Mahito nhớ về người mẹ đã mất. Những nhân vật này góp phần tạo nên thế giới sinh động, nhiều sắc màu.
Xuyên suốt phim là hành trình trưởng thành của Mahito. Việc mất đi người mẹ để lại cho cậu vết thương lòng khó nguôi ngoai. Khi đến vùng đất mới và gặp ông cố của mình, Mahito đứng trước hai lựa chọn: Ở lại kế thừa di sản để tiếp tục duy trì thế giới hoàn hảo, không khổ đau; hay quay về nơi đã làm tổn thương cậu. Cuối cùng, Mahito từ chối, cho rằng đau khổ là điều cần thiết cho cuộc sống, đồng thời bác bỏ lời nói dối về việc mọi vật đều hoàn hảo.
Trải qua cuộc phiêu lưu cùng những người bạn, Mahito dần chấp nhận sự xung đột trong tâm hồn, đồng thời tìm thấy lẽ sống đúng đắn. Đạo diễn ẩn dụ nỗi đau như sự khởi đầu của cuộc sống, nhắn nhủ thông điệp: Con người cần mạnh mẽ, kiên cường đối diện với cái chết. Sau mọi khổ đau, điều cần làm là hướng đến tương lai, tạo ra giá trị đẹp đẽ cho cuộc sống.
Âm nhạc do nhà soạn nổi tiếng Joe Hisaishi đảm nhận, mang đến giai điệu cổ điển, sâu lắng, thể hiện sự đồng cảm cho nỗi đau của nhân vật chính. Trong những đại cảnh, Joe Hisaishi sử dụng dàn giao hưởng giúp khán giả cảm nhận được sự hùng vỹ của thiên nhiên. Ở những phân cảnh sâu lắng, nghệ sĩ mượn tiếng piano hoặc cello nhằm khơi gợi cảm xúc các nhân vật.
Giống các tác phẩm trước của Hayao Miyazaki, The Boy and the Heron được các họa sĩ vẽ thủ công nhiều khung hình. Theo trang Film Comment, dù các bản vẽ được chuyển đổi sang định dạng kỹ thuật số để chiếu trên màn ảnh rộng, kết cấu hình ảnh lẫn sắc thái và chuyển động của các nhân vật vẫn mang phong cách tự nhiên, đa sắc màu như Princess Mononoke (1997), Spirited Away (2001).
Tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá tốt. Trang Guardian viết: "The Boy and the Heron cho thấy 'phép thuật' trong điện ảnh của Miyazaki. Tác phẩm lấy cảm hứng từ trải nghiệm thời thơ ấu của đạo diễn nhằm tri ân quá khứ". Cây bút Joshua Fox của ScreenRant nhận xét: "Tác phẩm cân bằng mọi chi tiết, với nhiều khoảnh khắc hài hước lẫn xúc động. Tất cả tạo nên một câu chuyện gần như hoàn hảo".
Tuy nhiên, phim cũng có một số thiếu sót. Theo ScreenRant, phần lớn dàn nhân vật phụ thiếu sự phát triển tâm lý, làm mạch phim ngắt quãng. Tiết tấu của hồi hai khá nhanh, xử lý kém thuyết phục. Nguyên lý hoạt động của thế giới mới, quá trình Mahito chấp nhận Natsuko và lý do khiến ông cố của Mahito tin vào thế giới bí ẩn không được giải thích rõ.
Theo Hollywood Reporter, tác phẩm có nhiều chi tiết giống với cuộc đời nhà làm phim 82 tuổi. Nhiều nhà phê bình người Nhật cho rằng gia đình Miyazaki thoát khỏi vụ đánh bom ở Tokyo để đến vùng nông thôn Nhật Bản. Cha của Miyazaki - Katsuji - từng có một đời vợ. Katsuji cưới mẹ của Hayao sau khi người vợ đầu qua đời vì bệnh tật.
Katsuji là giám đốc công ty Miyazaki Airplanes, chuyên sản xuất máy bay cho Nhật trong Thế chiến II. Gia đình Miyazaki nhiều lần chuyển nhà do các cuộc không kích của quân Đồng minh. Các tình tiết này xuất hiện qua hình ảnh người cha Shoichi Maki (Takuya Kimura) cưới dì Natsuko, gia đình Mahito dọn về quê sống ở đầu phim.
Trong một số cuộc phỏng vấn, Miyazaki nhiều lần nói về mối quan hệ thân thiết với mẹ. Điều này giúp hình thành tính cách, tư duy làm phim của ông, đồng thời truyền cảm hứng cho nhân vật nữ trong các dự án.
Trước khi phát hành, nhà sản xuất chỉ tung một poster phim, không tiết lộ trailer, diễn viên lồng tiếng lẫn chiến dịch quảng bá. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào năm 2017, Toshio Suzuki, người đồng sáng lập Studio Ghibli, được coi là "cánh tay phải" của đạo diễn, cho biết Miyazaki dành tặng tác phẩm cho cháu trai, như cách đạo diễn nói: "Ông sẽ sớm đi sang thế giới bên kia nhưng ông sẽ để lại tác phẩm này".
Hôm 11/12, tác phẩm nhận hai đề cử giải Quả Cầu Vàng 2024, gồm Phim hoạt hình xuất sắc và Nhạc phim điện ảnh hay nhất (cho Joe Hisaishi). The Boy and the Heron còn nhận bảy giải thưởng và 21 đề cử điện ảnh, theo thống kê của IMDb.
-
Đó là một căn phòng trống, nhưng không hẳn là trống. Nó ngập đầy bóng tối. Trong thứ ánh sáng mờ ảo, ta gần như không thể nhìn rõ có bóng một người đàn ông ở trên giường. Gã châm một điếu thuốc, khói cuộn lên trượt qua khe sáng từ cửa sổ. Gã ngồi vậy một lúc lâu, sau đó đứng dậy, chậm rãi, mặc quần áo, đội mũ, chỉnh vành mũ ngay ngắn với một độ chính xác tuyệt đối vô cùng tinh tế. Rồi gã bỏ lại căn phòng, bước ra ngoài.
Giống như một họa sĩ hay một nhạc công, người đạo diễn hoàn toàn có khả năng làm chủ tác phẩm nghệ thuật của mình chỉ bằng vài đường nét chấm phá như thế. Jean-Pierre Melville dễ dàng dẫn dắt ta lạc trong thế giới của Le Samurai trong khung cảnh buồn ảm đạm mà không cần lấy một câu thoại nào. Ông bình thản mang vào trong đó ánh sáng lạnh lẽo như bình minh của một ngày u ám hòa lẫn vào sắc xám và xanh. Thay cho mọi lời nói thừa thãi, chỉ chuỗi hành động ngắn gọn và dứt khoát đã đủ bộc lộ sự cô độc cùng cực của gã đàn ông trong căn phòng.
Gã, tên là Jef Costello. Đó hẳn là một nhân vật đủ tuyệt vời cho Alain Delon – tài tử chuyên dòng phim nghệ thuật Pháp. Delon đã 32 tuổi khi tham gia bộ phim này. Vẻ điển trai rắn rỏi thường mang đến cho Delon nhiều những vai diễn đầy góc cạnh. Không ngoại lệ, Delon trong vai Jef Costello có dáng vẻ như một kẻ bất cần đời, và màn trình diễn đó xuất sắc đến nỗi nó tạo cảm giác cho bất cứ ai trong chúng ta rằng ông đã diễn trong một giấc mơ. Nhà phê bình phim Daivd Thomson gọi Delon là “một thiên thần lầm lạc của những con đường tăm tối”
Costello là một tay sát thủ sống bằng những hợp đồng thuê mướn. Cả bộ phim bám theo sau một phi vụ của Costello, với sự tập trung hoàn hảo vào từng chi tiết trong trải nghiệm của gã - nhân vật trung tâm - khi cố gắng tìm chứng cứ ngoại phạm để che đậy cho hành tung của mình. Sau khi giết một chủ hộp đêm, gã lách qua những đợt hỏi cung của cảnh sát, nhưng vẫn không tránh khỏi việc bị đưa vào tầm ngắm là nghi can số một. Dính vào một cuộc đấu trí rượt đuổi với cảnh sát, gã còn bị phản bội bởi những kẻ đã thuê mình. Tuy vậy, tất cả những gì ta thấy được ở Costello vẫn là cái dáng vẻ bình tĩnh đến đáng sợ, gã không bao giờ để lộ bất cứ một thứ cảm xúc nào. Như thể, ngay từ lúc bắt đầu gã đã là một kẻ không có cảm xúc thản nhiên chơi đùa với bàn tay ma quái của số phận.
Có hai người phụ nữ đã ngụy tạo chứng cứ ngoại phạm để giúp Costello trốn thoát. Một người là tình nhân của gã – Jane (thủ vai bởi Nathalie Delon – vợ của Delon ngoài đời). Cô đã có chồng – một kẻ giàu có. Và Costello biết điều đó. Người còn lại là Valerie – một ca sĩ da màu thường chơi piano trong hộp đêm. Cô khai rằng cô chưa từng gặp gã, dù sự thật là cô đã nhìn thấy gã bước ra trong khói thuốc súng từ phòng tay chủ hộp đêm vào đêm hôm đó. Tại sao cô che giấu giúp Costello? Câu hỏi này đè nặng lên tâm trí chính Costello khi gã nhận ra mình bị những kẻ thuê mướn phản bội và sau đó quyết định tìm gặp cô. Nhưng Valerie không hề tỏ ra sợ hãi dù Costello hoàn toàn có thể giết cô bất cứ lúc nào. Ở đây ta thấy, những người phụ nữ bên cạnh Costello đã phản chiếu chính hình ảnh của gã: hoàn thành bổn phận của mình với kế hoạch kín kẽ và kỹ năng chuyên nghiệp, gần như vô danh, đắm chìm trong trạng thái tồn tại. Và cuối cùng, gã không để chỗ cho bất cứ thứ cảm tình nào hiện diện trong đời.
Bộ phim mở đầu bằng một câu trích dẫn: “Không có nỗi cô độc nào lớn hơn nỗi cô độc của một tay sát thủ. Trừ phi đó là nỗi cô độc của một con mãnh thú ở trong rừng.” Trích dẫn được cho là đã vay mượn từ cuốn The Book of Bushido, nhưng mãi sau này người ta mới phát hiện ra đó chỉ là một tác phẩm hư cấu trong trò đùa của đạo diễn. Trích dẫn đó, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể của Delon, đã phác họa nên toàn bộ hình ảnh nhân vật Costello – một kẻ chỉ biết tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc. Tuy nhiên, Stanley Kauffman trong một bài đánh giá đã chỉ ra bộ phim đánh bẫy ta rằng: Costello đích thị là một cỗ máy, “Khi bọn phản bội biết Costello chưa bị bại lộ, chúng cố nài nỉ Costello thực hiện thêm một hợp đồng giết người mới, nhưng gã đã từ chối trong cơn thịnh nộ từ nội tâm. Gã không đơn thuần là một kẻ mù quáng vì tiền mà bỏ qua việc lòng tự trọng của mình đã bị bán rẻ. Đó là biểu hiện của một tay sát thủ hành động bằng danh dự và đạo đức. Gã có thể máu lạnh, nhưng gã vẫn còn có tính người”.
Danh dự và đạo đức mới là thứ mà Costello tôn thờ. Gã không trung thành với bất cứ ông chủ nào ngoài danh dự và đạo đức. Như một samurai thực thụ. “Một samurai phải ý thức được một điều trong tâm trí, rằng cái chết tự thân sẽ đến, bất cứ lúc nào. Cái chết nghiễm nhiên trở thành bổn phận, và là nghĩa vụ cao cả nhất. Không ngăn cản được.” Hiển nhiên, Costello đã trở thành một samurai.
Bộ phim thành công trong việc kiểm soát phong cách diễn xuất và hiệu ứng hình ảnh. Đạo diễn Melville đặt viên thanh tra (Francois Peroer) song hành với sự lãnh cảm của Costello, như đặt cạnh nhau hai mảnh ghép đối nghịch, và điều này cho phép ông đào sâu vào sự xung đột mang tính biểu tượng cao. Costello nói ít làm nhiều với mọi cử động sắc cạnh và nhanh gọn, trong khi viên thanh tra thì ngược lại. Để buộc tội Costello, hắn bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc dành ra hàng giờ để vừa ngon ngọt dụ dỗ vừa khủng bố tinh thần Jane, ép Jane phải phản bội Costello mà nói ra sự thật. Nhưng hắn thất bại. Ở đây, có thể thấy lòng trung thành với danh dự và đạo đức của Costello đã vô hình chung trở thành một mẫu mực để kẻ khác tiếp tục tiếp nối trung thành với gã. Như Jane hay Valerie đã làm.
Một trong những điều thú vị của bộ phim là cốt truyện tự phát triển phức tạp cuốn theo sự chết chóc nằm ngoài dự đoán của người xem, bằng một cách vô cùng bình thản như vốn dĩ nó phải như thế. Hầu như rất ít cảnh đối thoại mà chủ yếu chỉ là những chuỗi hành động liên tiếp, bộ phim khiến ta lầm tưởng rằng nó đơn giản đến mức “chẳng có gì”, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Ta đã bị đánh lừa. Một cú lừa rất tuyệt vời, rất ngoạn mục, rất đáng để tán dương.
Le Samourai dạy cho ta cách hành động để giải phóng căng thẳng, bởi hành động là kẻ thù của tâm lý bất ổn. Càng bất ổn trong tình thế hiểm nghèo, người ta càng phải hành động. Và mọi hành động xuất phát từ đó, hoàn hảo, tự nhiên, không có vẻ gì là được sắp đặt hay cố tình tô vẽ. Người ta có thể xem một bộ phim như thế, trong sự chờ đợi vô cùng xứng đáng cho những nút thắt mở then chốt, còn hơn phải chịu đựng một bộ phim đầy những hành động xảy ra liên tục mà không đại diện cho bất kỳ một ý nghĩa nào.
Jean-Pierre Melville (1917-1973) là một anh hùng của cuộc kháng chiến Pháp. Sau chiến tranh, ông trở về mở hãng phim của riêng mình và bắt đầu sự nghiệp làm phim độc lập. Melville cũng là một trong những người khởi đầu cho Làn Sóng Mới của điện ảnh Pháp. “Tôi không có khả năng hoàn thành bất cứ điều gì cả, ngoài việc suy tưởng về những kịch bản ở trong đầu”, ông bày tỏ. Nhưng trên thực tế, Melville cùng vớI Le Samourai đã làm mới bề mặt thô ráp của điện ảnh và đặt lại định nghĩa về giá trị thật sự của một tác phẩm nghệ thuật.
Ngày nay, với tư cách là thế hệ đi sau nhìn vào thành công của Le Samourai, ta hiểu rằng những điều Melville đã làm được còn nhiều hơn cả thế.
-
UHF (1989) là một bộ phim hài do "Weird Al" Yankovic viết kịch bản, đạo diễn và đóng chính. Phim xoay quanh George Newman, một người đam mê sáng tạo nhưng không gặp may trong cuộc sống. Sau khi bị sa thải khỏi công việc, George được người chú của mình giao cho một kênh truyền hình địa phương đang gặp khó khăn.
Tại đây, George cùng những nhân viên kỳ quặc của kênh đã tạo ra nhiều chương trình hài hước và độc đáo, giúp thu hút người xem. Những chương trình này bao gồm các nội dung như game show, sitcom và các chương trình không giống ai, khiến kênh truyền hình trở nên nổi tiếng.
Tuy nhiên, sự thành công của họ bị đe dọa bởi một tập đoàn truyền thông lớn, với một giám đốc tham lam muốn mua lại kênh. George và bạn bè của mình phải chiến đấu để bảo vệ kênh và những gì họ đã xây dựng.
Phim mang đến nhiều tình huống hài hước, những màn parodia và các ca khúc vui nhộn, thể hiện phong cách độc đáo của "Weird Al" Yankovic. Thông điệp chính của phim là về sức mạnh của sự sáng tạo, tình bạn và niềm tin vào bản thân.
-
"Gurren Lagann: The Lights in the Sky are Stars" (2009) là phần phim tóm tắt lại câu chuyện của loạt anime "Tengen Toppa Gurren Lagann." Phim tập trung vào hành trình của Simon và đồng đội trong cuộc chiến chống lại những thế lực áp bức từ dưới lòng đất cho đến vũ trụ.
Câu chuyện bắt đầu với Simon, một thanh niên sống trong một ngôi làng dưới lòng đất. Cùng với Kamina, một người đầy nhiệt huyết, họ tìm thấy một chiếc mech tên là Lagann và bắt đầu cuộc hành trình thoát khỏi thế giới ngầm. Dần dần, họ thu thập được nhiều đồng minh và xây dựng một đội quân mạnh mẽ, chiến đấu chống lại những kẻ thống trị bầu trời là Beastmen.
Phim không chỉ tái hiện các trận chiến hoành tráng mà còn khai thác các chủ đề về tình bạn, sự quyết tâm, và lòng tin vào bản thân. Mỗi nhân vật đều có sự phát triển rõ rệt, từ Simon nhút nhát thành một nhà lãnh đạo kiên cường, cho đến Kamina, người truyền cảm hứng cho cả đội.
Phim kết thúc với một cuộc chiến hoành tráng, nơi Simon và những người bạn của mình không chỉ chiến đấu để bảo vệ thế giới mà còn khẳng định ước mơ và khát vọng tự do của nhân loại.
Với hình ảnh sống động và âm nhạc mạnh mẽ, "The Lights in the Sky are Stars" không chỉ là một bộ phim hành động mà còn là một bản tuyên ngôn về tinh thần chiến đấu và ước mơ chinh phục bầu trời.
-
La Femme Nikita (1990) là một bộ phim hành động và tâm lý của Pháp do Luc Besson đạo diễn. Phim kể về cuộc đời của Nikita, một phụ nữ trẻ tuổi bị bắt vì tội giết người trong một vụ cướp. Thay vì bị xử án, cô được một tổ chức tình báo bí mật tuyển mộ và đào tạo để trở thành một sát thủ chuyên nghiệp.
Nikita, do Anne Parillaud thủ vai, trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt và phải học cách sống trong một thế giới ngầm đầy rẫy sự dối trá và bạo lực. Trong khi chiến đấu với những nhiệm vụ nguy hiểm, cô cũng phải đấu tranh với danh tính của mình và những cảm xúc con người. Nikita phát triển một mối quan hệ tình cảm với một người đàn ông tên là Marco, điều này khiến cô phải lựa chọn giữa tình yêu và nhiệm vụ của mình.
Phim nổi bật với các yếu tố hành động kịch tính, các tình tiết căng thẳng và những câu hỏi về bản chất của con người, sự cứu chuộc và mối quan hệ giữa cá nhân và chính quyền. "La Femme Nikita" đã nhận được sự khen ngợi từ cả giới phê bình và khán giả, trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim hành động và ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm sau này.
-
Bộ phim The Zone of Interest (tựa Việt: Vùng quan tâm) của đạo diễn người Anh gốc Do Thái Jonathan Glazer là tác phẩm độc đáo bậc nhất năm qua. Đây cũng có thể xem là một trong những tác phẩm chuyển thể ấn tượng nhất tại mùa giải Oscar 2024.
Phim The Zone of Interest chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quá cố Martin Amis, xuất bản năm 2014. Câu chuyện xoay quanh gia đình viên chỉ huy quản trại Auschwitz - biểu tượng tội ác Thế chiến thứ hai của Đức Quốc xã - là Rudolf Höss (Christian Friedel đóng) và bà vợ Hedwig (Sandra Hüller) đang cùng con cái họ tận hưởng những ngày viên mãn sát bên trại tập trung.
Tác phẩm thách thức về đạo đức
Phim The Zone of Interest ra đời sau tác phẩm về nạn diệt chủng Do Thái là Son of Saul (2015) và tròn 2 thập niên kể từ Schindler's List (1993). Hai phim trước đây từng đưa lên màn ảnh những chi tiết gây ám ảnh diễn ra bên trong trại Auschwitz, nhưng đến The Zone of Interest, các nhà làm phim di chuyển điểm nhìn sang ngôi nhà tinh tươm sang trọng của vợ chồng viên chỉ huy Rudolf Höss.
Ngôi nhà này nằm cạnh trại tập trung, được phân cách bằng một bức tường, nơi hằng ngày các lò thiêu xác đỏ lửa liên tục và các cuộc tra tấn, hành hình diễn ra xuyên suốt, từ người lớn đến trẻ em. Thế nhưng, gia đình Rudolf Höss vẫn rất hạnh phúc. Họ sinh hoạt, vui chơi, mở tiệc picnic cạnh trại như không có bất kỳ chuyện gì diễn ra, trừ một việc - âm thanh tù nhân la hét, âm thanh các lò thiêu, tiếng xe lửa xình xịch chở người Do Thái vào trại để chết… - tràn vào gia đình này, len lỏi trong từng âm thanh mà các thành viên nhà này phát ra.
Có nhiều chi tiết đắt giá trong phim, đó là cảnh các viên tướng ngồi bàn về cách thức hoạt động của lò thiêu, đồ đạc của tù nhân được đặt trên một xe cút kít chuyển về nhà này và đám đàn bà tranh nhau lấy, hay đứa con của họ nằm rọi đèn pin để xem răng người… Mặc dù phim không có bất kỳ cảnh tra tấn và hành quyết nào trực tiếp, nhưng sự đối lập về bối cảnh, về đạo đức này đã khiến The Zone of Interest trở thành tác phẩm "thách thức" khán giả vì vô cùng chân thực.
Bản chuyển thể xuất sắc
Điều mà Jonathan Glazer hấp thụ và chuyển thể The Zone of Interest của Martin Amis đó là tính chân xác lịch sử và sự kinh dị thoáng ẩn hiện trong suốt các khung hình. Đạo diễn kiêm biên kịch này đã phá vỡ cấu trúc truyện kể, thay tên nhân vật của Martin Amis và chọn điều mình quan tâm để đưa lên phim - cái ác được nhìn nhận theo chiều kích khác, tức không phải ngay nơi cái ác diễn ra mà ở cạnh bên nó, và đó là vì sao mà gia đình viên chỉ huy Rudolf Höss sống cạnh trại đã được chọn để kể.
Jonathan Glazer đã kể câu chuyện một cách điềm tĩnh, lạnh nhưng sắc, về một trong những thảm họa diệt chủng tồi tệ nhất của nhân loại. Tác phẩm của Jonathan Glazer, như giới phê bình phương Tây nhận xét, là ngoài nhắc nhớ về một giai đoạn lịch sử tồi tệ, về một nơi đạo đức bị bỏ quên, tác phẩm chuyển thể này còn nhắc nhở rằng cái ác vẫn luôn diễn ra, điều quan trọng là ta nhìn nhận, đối mặt với nó như thế nào.
-
The Valiant Ones (1974) là phim hành động và võ thuật của Hồng Kông, do đạo diễn Trần Tinh Huy (Chang Cheh) thực hiện. Phim lấy bối cảnh vào thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc và xoay quanh những cuộc chiến đấu của những chiến binh dũng cảm chống lại quân xâm lược Nhật Bản.
Câu chuyện tập trung vào nhóm chiến binh, do nhân vật chính là một người anh hùng trẻ tuổi dẫn dắt. Họ phải đối mặt với những kẻ thù mạnh mẽ và tham nhũng, đồng thời đấu tranh cho sự tự do và công lý. Những trận chiến mãn nhãn, kỹ xảo võ thuật điêu luyện và các tình tiết cảm động làm nổi bật tinh thần dũng cảm và lòng trung thành của các nhân vật.
Phim không chỉ đơn thuần là một tác phẩm giải trí mà còn mang lại những bài học về tình bạn, lòng yêu nước và sự hy sinh. "The Valiant Ones" được đánh giá cao về nội dung và hình ảnh, trở thành một trong những bộ phim đáng nhớ trong thể loại phim võ thuật của thập niên 70.
-
The SpongeBob SquarePants Movie (2004) là bộ phim hoạt hình dựa trên series nổi tiếng "SpongeBob SquarePants". Phim theo chân SpongeBob và những người bạn của anh trong một cuộc phiêu lưu đầy hài hước và cảm động.
Câu chuyện bắt đầu khi vua Neptune của thành phố Bikini Bottom bị mất vương miện và nghi ngờ rằng người quản lý quán ăn Krabby Patty, ông Krabs, có liên quan đến vụ mất trộm. SpongeBob, với ước mơ trở thành một người quản lý quán ăn, quyết định chứng minh giá trị của mình bằng cách tìm lại vương miện cho vua Neptune. Anh được hỗ trợ bởi Patrick, người bạn thân mến nhưng ngốc nghếch của mình.
Trong hành trình, họ phải vượt qua nhiều thử thách và khám phá những khu vực chưa từng thấy của biển cả. Họ gặp gỡ các nhân vật kỳ quặc, đối mặt với những tình huống hài hước và không thể tưởng tượng nổi.
Bộ phim mang lại thông điệp về sự trưởng thành, tình bạn và lòng dũng cảm. Với phong cách hoạt hình đặc trưng, những bài hát vui nhộn và những khoảnh khắc cảm động, "The SpongeBob SquarePants Movie" đã trở thành một tác phẩm yêu thích của cả trẻ em và người lớn.
-
Năm 2015 đánh dấu sự nở rộ của các bộ phim có đề tài điệp viên. Từ đầu năm đến nay, khán giả yêu điện ảnh được thức nhiều tác phẩm nổi bật như Kingsman: The Secret Service, Spy hay Mission: Impossible – Rogue Nation. Những bộ phim này cho thấy một xu hướng mới trong cách thực hiện các phim về điệp viên - kết hợp giữa phần hành động và các yếu tố hài hước, vui nhộn. The Man from U.N.C.L.E. của đạo diễn người Anh Guy Ritchie là bộ phim mới nhất đi theo xu hướng này.
Những người yêu điện ảnh không còn xa lạ với Guy Ritchie. Đạo diễn 46 tuổi hiện là một trong những nhà làm phim xuất sắc của Anh. So với những đồng nghiệp khác ở xứ sở sương mù, Ritchie có phong cách làm phim khác hẳn. Những bộ phim của ông như Lock, Stock and Two Smoking Barrels, Snatch, RocknRolla hay hai tập phim Sherlock Holmes luôn mang phong cách phớt tỉnh, quý tộc kiểu Anh, có phần hơi “sang chảnh”. Đi kèm đó là sự hóm hỉnh, hài hước, châm biếm, hơi “tưng tửng” trong các tình huống, câu thoại và cách khắc họa nhân vật. Phong cách này tiếp tục được Ritchie đưa vào The Man from U.N.C.L.E. và được ông trau chuốt hơn.
Được chuyển thể từ phim truyền hình ăn khách ở thập niên 1960, The Man from U.N.C.L.E. là câu chuyện về sự hợp tác bất đắc dĩ giữa Chính phủ Mỹ và Liên Xô (cũ) để ngăn chặn một âm mưu khủng bố bằng loại vũ khí nguyên tử đặc biệt trong những ngày tháng căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh. Đại diện cho hai cường quốc là Napoleon Solo tới từ CIA và Illya Kuryakin tới từ KGB. Gạt bỏ thù hằn sang một bên, họ buộc phải bắt tay thực hiện sứ mệnh quan trọng này.
Manh mối duy nhất mà hai điệp viên có được là cô con gái của nhà khoa học người Đức vừa biến mất một cách bí ẩn. Đó cũng là chìa khóa giúp họ xâm nhập vào tổ chức tội phạm. Bộ đôi sẽ phải chạy đua với thời gian để tìm ra nhà khoa học và ngăn chặn âm mưu đen tối có nguy cơ ảnh hưởng tới hòa bình nhân loại.
Yếu tố đầu tiên hấp dẫn người xem của The Man from U.N.C.L.E. là một dàn diễn viên trẻ đẹp và tài năng, đặc biệt là hai diễn viên nam chính - Henry Cavill và Armie Hammer. Cả hai đều sở hữu đôi mắt xanh hút hồn, thân hình như tạc tượng và khuôn mặt góc cạnh. Trong phim, Henry Cavill vào vai Napoleon Solo, một điệp viên CIA luôn mang phong cách lịch lãm, quý ông, chỉn chu và quyến rũ ngay cả khi đang đi… ăn trộm.
Ngược lại, vai diễn Illya Kuryakin của Armie Hammer lại có vẻ rắn rỏi, mạnh mẽ, phong trần và thô ráp. Phong thái, diện mạo bên ngoài và tính cách trái ngược cùng khả năng “tung hứng” khéo léo giữa hai tài tử này khiến bộ đôi Solo và Kuryakin cuốn hút và gây cười cho khán giả mỗi khi họ đối đầu hay hành động cùng nhau.
Làm nền cho hai nam diễn viên điển trai trong The Man from U.N.C.L.E. là hai kiều nữ Alicia Vikander và Elizabeth Debicki. Được biết đến từ A Royal Affair, bộ phim từng được đề cử giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” và mới đây là phim giả tưởng Ex Machina, Alicia Vikander đang dần khẳng định tài năng của mình.
Hóa thân thành cô nàng Gaby kiêu kỳ trong The Man from U.N.C.L.E., người đẹp Thụy Điển cho thấy sự đa dạng trong diễn xuất với nhiều tình huống thể hiện tính cách, tâm lý nhân vật khác nhau. Đồng thời cô cũng khiến khán giả xuýt xoa với gu thời trang thanh lịch và vẻ đẹp quý phái. Trong khi đó, mỹ nhân Australia cao 1,9 m - Elizabeth Debicki - lại toát lên sự lạnh lùng, sắc lạnh và mê hoặc của một bà trùm quyền lực.
Hai vai diễn khách mời của tài tử Hugh Grant và cựu danh thủ David Beckham cũng mang lại thú vị. Nhân vật của Grant là người nắm giữ chi tiết đắt giá nhất bộ phim. Trong khi đó, Beckham cũng khiến nhiều người bất ngờ với vai diễn nhỏ chỉ xuất hiện hơn chục giây, nói một câu thoại.
Có bối cảnh vào những năm 1960, The Man from U.N.C.L.E. mang không khí hoài cổ rõ nét. Đạo diễn Guy Ritchie khéo léo để hình ảnh phim có màu đậm, tối, hơi ám vàng làm gợi nhớ lại những bộ phim nhựa thời kỳ đó. The Man from U.N.C.L.E. còn mang chất độc đáo riêng nhờ phục trang và âm nhạc. Các nhân vật đều diện trang phục đậm hơi thở thời trang thập niên 1960 với mũ beret sẫm màu, kính mắt to và gọng dày, váy liền thân hay mũ rộng vành của nữ. Những bài hát trong phim cũng là các nhạc phẩm nổi tiếng đương thời với sự đa dạng về thể loại (Blues, Jazz, Rock) và ngôn ngữ (Anh, Italy, Đức).
The Man from U.N.C.L.E. còn có nội dung cuốn hút với nhiều nút thắt, nút mở. Đạo diễn Guy Ritchie xây dụng bộ phim với đủ lớp lang, đưa đẩy sự kiện, tình huống để tạo nên cao trào. Phần hành động vừa phải nhưng đặc sắc, được cài cắm với các tình huống hài hước, châm biếm tinh tế. Chi tiết đắt giá nhất của The Man from U.N.C.L.E. được Ritchie giấu kín và tung ra vào lúc căng thẳng nhất khiến người xem hoàn toàn bất ngờ.
Phim sẽ thêm phần đặc sắc nếu đạo diễn Guy Ritchie chăm chút hơn cho nhân vật phản diện chính đồng thời tạo thêm chút kịch tính cho màn đánh “trùm cuối”. Nhưng xét về tổng thể, The Man from U.N.C.L.E. là một tác phẩm giải trí ấn tượng làm hài lòng khán giả bởi sự cuốn hút, hài hước của nội dung, phần hành động sáng tạo và cảnh quay đẹp.
-
Phim kể về anh chàng Joel Goodson, một công tử ăn chơi trác táng vô cùng sành điệu và sĩ diện. Joel sinh ra trong một gia đình giàu có, với ông bố bà mẹ hết lòng vì con cái. Đến tuổi trưởng thành, Joel luôn có ý tưởng chống đối và xáo trộn mọi thứ. Trong một dịp bố mẹ đi xa, Joel quyết định làm bữa tiệc chia tay với trinh tiết của một gã thanh niên. Và bi kịch đã đến với Joel từ chính lần đập phá này.
Sau khi “hết hồn” với cô nàng chuyển giới, Joel lại lao phải một ả yêu nữ. Từng chút đời tư bừa bãi của Joel bắt đầu lộ diện ra ánh sáng với bao rắc rối và sức ép từ mọi người xung quanh, nhưng cũng từ đó Joel đã học được một cách kinh doanh cho lợi nhuận lớn nhưng nhiều rủi ro...
Bộ phim được đánh giá là “thông minh nhất, hài hước nhất, sâu sắc nhất” trong một thời gian dài. Lối đối thoại dí dỏm, những câu từ giàu hình ảnh, những hành động nông nổi của tuổi trẻ, bạn bè với những lời khuyên rất chân thành và cả thái độ nhiệt tình đưa nhau vào đời... đã đem đến những trận cười sảng khoái cho khán giả.
Một trong những cảnh quay được ca ngợi nhiều nhất và trở thành hình mẫu cho những ý tưởng quảng cáo, để các fan tha hồ “chế” lại, là cảnh Joel (do Tom Cruise đóng) trong chiếc áo sơ mi màu hồng phấn, phía dưới gần như không mặc gì, nhảy múa ca hát thể hiện niềm phấn khích khi được tự do, thoát khỏi bàn tay và con mắt của bố mẹ trong vài ngày.
Nét trẻ trung với khuôn mặt đẹp trai tới hút hồn thiếu nữ của Tom đã làm cảnh quay thêm nhiều nét lãng mạn đẹp đẽ. Tom Cruise là một trong những nam tài tử rất được hâm mộ, những bộ phim bom tấn Tom từng tham gia đã đem đến cho Tom vị trí số một trong danh sách những nam diễn viên được trả lương cao nhất Hollywood trong năm 2012.
Anh chàng Joel Goodson là vai chính đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Tom, với vai diễn này Tom đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và chúc mừng từ phía giới phê bình và khán giả.
Ngoài thành công trong diễn xuất của các diễn viên, âm nhạc trong phim cũng là một điểm nhấn rất nổi bật. Có chất Rock and Roll với những cuồng nhiệt sôi, có những bản ballat ngọt ngào mộng mơ thấm đẫm cảm xúc la đà.
-
"Gurren Lagann the Movie: Childhood's End" (2008) là bộ phim hoạt hình dựa trên loạt anime nổi tiếng "Tengen Toppa Gurren Lagann". Bộ phim tái hiện lại các sự kiện trong anime, nhưng với một số thay đổi và tóm tắt.
Câu chuyện diễn ra trong một thế giới nơi loài người sống dưới lòng đất, bị áp bức bởi các sinh vật gọi là Beastmen. Simon, một chàng trai nhút nhát, cùng với người bạn Kamina, quyết tâm thoát khỏi sự kìm hãm của thế giới dưới lòng đất và tìm kiếm tự do. Họ khám phá bề mặt trái đất và gặp gỡ Yoko, một cô gái dũng cảm và có năng lực chiến đấu.
Khi họ thu thập sức mạnh và đồng minh, nhóm của họ dần lớn mạnh và bắt đầu cuộc chiến chống lại Beastmen, với mục tiêu cuối cùng là lật đổ lãnh đạo của chúng. Họ điều khiển những chiếc robot khổng lồ và tiến tới những cuộc chiến đầy kịch tính, qua đó thể hiện thông điệp về sức mạnh của tình bạn, sự quyết tâm và ước mơ.
Bộ phim không chỉ nổi bật với những pha hành động mãn nhãn mà còn khám phá những chủ đề sâu sắc về lòng kiên trì, sự trưởng thành và những thử thách mà nhân vật phải đối mặt trong hành trình của mình. "Childhood's End" mang lại cho khán giả cảm giác hồi hộp và cảm động qua những câu chuyện đầy ý nghĩa.
-
"The Lady from Shanghai" (1947) là một bộ phim noir kinh điển do Orson Welles đạo diễn và thủ vai chính, cùng với Rita Hayworth. Câu chuyện xoay quanh một cuộc tình đầy rắc rối và những âm mưu giết người.
Phim kể về Michael O'Hara (Orson Welles), một người đàn ông lãng du, người gặp gỡ và yêu bà Elsa (Rita Hayworth), vợ của một triệu phú có sức ảnh hưởng, Arthur Bannister (Everett Sloane). Khi Michael gia nhập vào một chuyến du thuyền mà Elsa và Arthur đang tổ chức, anh dần bị cuốn vào một mạng lưới của sự phản bội, âm mưu và sự gian dối.
Khi Arthur phát hiện ra mối quan hệ của Michael và Elsa, một kế hoạch giết người bắt đầu hình thành. Michael phải đấu tranh để giữ mạng sống của mình và làm rõ những bí mật đen tối mà mình bị cuốn vào. Phim dẫn dắt khán giả qua những tình tiết căng thẳng, với một cú xoắn bất ngờ ở cuối.
Phim nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo và những cảnh quay đặc sắc, đặc biệt là cảnh "gương" nổi tiếng trong phòng xử án. Phim không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn mang trong mình nhiều yếu tố triết lý và tâm lý, khám phá bản chất của tình yêu, lòng tham và sự phản bội.
-
"Pat Garrett & Billy the Kid" (1973) là một bộ phim phương Tây do Sam Peckinpah đạo diễn, xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa hai nhân vật lịch sử: Pat Garrett, một tay súng và cảnh sát, và Billy the Kid, một tên cướp nổi tiếng.
Câu chuyện diễn ra vào cuối thế kỷ 19, khi Pat Garrett, do James Coburn thủ vai, được giao nhiệm vụ săn lùng và tiêu diệt Billy the Kid, do Kris Kristofferson đảm nhận. Mối quan hệ giữa họ không chỉ đơn thuần là kẻ thù; họ từng là bạn bè và có những kỷ niệm chung.
Khi Garrett thực hiện nhiệm vụ của mình, ông phải đối mặt với những căng thẳng giữa nghĩa vụ và tình bạn, đồng thời chứng kiến những thay đổi trong xã hội Mỹ thời kỳ đó. Bộ phim khám phá các chủ đề về sự phản bội, sự thay đổi và cái giá của cuộc sống.
Âm nhạc của Bob Dylan, cùng với phong cách làm phim của Peckinpah, tạo nên một không khí vừa lãng mạn vừa bi thảm, khiến "Pat Garrett & Billy the Kid" trở thành một tác phẩm nổi bật trong thể loại phim phương Tây. Phim không chỉ là một câu chuyện về cuộc chiến giữa thiện và ác, mà còn là một sự phản ánh sâu sắc về cuộc sống và cái chết.
-
"No Way Out" (1987) là một bộ phim hình sự và chính trị do Roger Donaldson đạo diễn, với sự tham gia của Kevin Costner, Gene Hackman và Sean Young. Phim xoay quanh một câu chuyện căng thẳng về sự lừa dối, phản bội và cuộc đấu tranh sinh tồn.
Kevin Costner thủ vai Tom Farrell, một sĩ quan hải quân trẻ tuổi, người đang yêu Linda, do Sean Young thủ vai. Tuy nhiên, Linda lại có mối quan hệ với một nhân vật quyền lực trong chính phủ, là Thượng nghị sĩ David Brice (Gene Hackman). Khi Linda bị giết trong một cuộc tranh cãi, Tom nhanh chóng trở thành nghi phạm chính trong vụ án.
Tom phải sử dụng tất cả các kỹ năng và thông minh của mình để chứng minh sự vô tội và tìm ra kẻ thật sự đứng sau cái chết của Linda. Trong quá trình điều tra, anh phát hiện ra nhiều âm mưu chính trị phức tạp, và mọi thứ trở nên căng thẳng khi Tom nhận ra rằng mình bị kẹt giữa những thế lực mạnh mẽ.
Phim được đánh giá cao với nhiều pha hành động kịch tính và một cú twist bất ngờ ở cuối, tạo nên sự hồi hộp cho khán giả từ đầu đến cuối. "No Way Out" đã trở thành một trong những bộ phim kinh điển trong thể loại này.
-
"Narrow Margin" (1990) là một bộ phim hình sự và hành động do Peter Hyams đạo diễn. Phim xoay quanh cuộc sống của một công tố viên tên là Karen McCoy, do Anne Archer thủ vai, và một cảnh sát viên tên là Nick Purvis, do Gene Hackman đóng.
Câu chuyện bắt đầu khi Karen đang trên đường đến một phiên tòa để làm chứng chống lại một tên tội phạm nguy hiểm. Để bảo vệ cô, Nick được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Karen trong suốt chuyến đi. Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp khi họ phải đối mặt với một âm mưu giết người từ những kẻ thù của Karen, dẫn đến một cuộc rượt đuổi căng thẳng trên một chuyến tàu.
Phim không chỉ có những pha hành động kịch tính mà còn khai thác mối quan hệ giữa hai nhân vật chính khi họ cùng nhau đối mặt với hiểm nguy. Sự kết hợp giữa yếu tố hình sự và tâm lý khiến "Narrow Margin" trở thành một tác phẩm hấp dẫn, mang lại nhiều bất ngờ và sự hồi hộp cho khán giả.
-
House of Gucci, ra rạp Việt Nam ngày 18/2, dựa trên sự kiện có thật về gia tộc sở hữu thương hiệu thời trang xa xỉ Gucci tại Italy. Maurizio - một trong những người thừa kế của công ty - cưới Patrizia Reggiani dù bị gia đình phản đối do chênh lệch địa vị xã hội. Sau 10 năm hôn nhân, mối quan hệ giữa hai người rạn nứt và Maurizio có tình mới. Patrizia thuê một sát thủ ám sát chồng sau khi họ hoàn tất thủ tục ly dị. Năm 1998, bà bị kết án 29 năm tù nhưng được thả sớm vào tháng 10/2016.
Trong phim, Patrizia Reggiani (Lady Gaga đóng) là cô gái trẻ xinh đẹp thuộc tầng lớp trung lưu. Đầu thập niên 1970, cô tình cờ quen chàng công tử Maurizio (Adam Driver) tại một bữa tiệc. Patrizia chủ động quyến rũ anh và thành công. Hai người yêu cuồng nhiệt và nhanh chóng kết hôn. Rodolfo (Jeremy Irons) - cha của Maurizio - phản đối vì cho rằng Patrizia là kẻ "đào mỏ".
Chìm đắm trong tình yêu, Maurizio từ mặt gia đình và đến làm việc trong công ty nhỏ của gia đình vợ. Khi mang thai, Patrizia nảy sinh kế hoạch hàn gắn mối quan hệ với gia đình chồng. Cô cố tình để lộ thông tin với Aldo (Al Pacino) - bác của Maurizio - khiến ông quyết tâm thuyết phục em trai Rodolfo tha thứ cho đôi vợ chồng trẻ.
Một thời gian ngắn sau đó, Rodolfo qua đời vì bệnh tật. Patrizia thành công trong việc ép bố chồng điền lại tên Maurizio cho anh thừa kế 50% cổ phần công ty Gucci. Sau đó, cô lên kế hoạch chiếm đoạt nốt số cổ phần còn lại do người bác Aldo đang nắm giữ, giúp chồng độc chiếm hãng thời trang. Tuy nhiên, Maurizio - người vốn không hứng thú với việc tiếp quản Gucci - mệt mỏi với khát vọng của vợ. Tình cảm giữa hai người dần rạn nứt dẫn đến hàng loạt bi kịch của gia đình sau đó.
Những sóng gió gia tộc thời trang, bắt nguồn từ mưu mô của Patrizia, làm nên sức hấp dẫn của House of Gucci.
Bộ phim mang đậm tính tự sự, với nhiều sự việc và nhân vật xoay quanh bi kịch của gia đình tài phiệt. Đạo diễn Ridley Scott chọn cách kể chuyện chậm, giúp người xem có thể dễ nắm bắt những sự kiện quan trọng xoay quanh bê bối của gia đình Gucci. Êkíp thành công trong việc cung cấp một giả thuyết hợp lý cho quyết định thuê sát thủ giết chồng cũ của Patrizia. Những mưu kế giữa các thành viên trong gia tộc tạo cho khán giả cảm giác như đang được xem một tác phẩm "cung đấu", tranh tài sản lấy bối cảnh giới thượng lưu ở Italy.
Hướng đi này giúp dàn diễn viên đông đảo trong phim có đủ đất diễn để tỏa sáng. Lady Gaga nhận hàng loạt đề cử hạng mục nữ chính tại BAFTA, Quả Cầu Vàng hay SAG. Tài tử Jared Leto cũng được giới chuyên môn khen ngợi khi hóa thân công tử Paolo - con trai Aldo Gucci - bị Patrizia thao túng, lừa đảo. Tuy nhiên, tiết tấu chậm có thể khiến một số khán giả cảm thấy câu chuyện phim dài dòng. Đồng thời, êkíp thêm nhiều tình tiết châm biếm khiến mạch kể không nhất quán, lúc nghiêm túc và lúc quá hài hước.
Kịch bản dựa trên tiểu thuyết The House of Gucci: A Sensational Story of Murder, Madness, Glamour and Greed (2000) của Sara Gay Forden, chứa nhiều tình tiết chưa được xác minh và gây tranh cãi.
Công ty Gucci chỉ trích đạo diễn Ridley Scott bịa đặt, xúc phạm nhiều nhân vật của gia đình. Trong phim, Patrizia được xây dựng theo mô-típ phụ nữ tham vọng và luôn tìm cách để trèo lên địa vị cao hơn trong xã hội. Ham muốn chính đáng của cô dần bị lòng tham và dã tâm che mờ. Việc tìm kiếm thành công một cách bất chấp trở thành nguyên nhân khiến tình yêu cổ tích của Patrizia và Maurizio phai nhạt. Nhân vật chính giống nạn nhân trong xã hội không đánh giá cao phụ nữ và coi việc họ có khát vọng vươn lên như một căn bệnh.
Gucci phản đối hướng kể chuyện này, khẳng định công ty đa dạng và bình đẳng, từng bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các chức vụ cao từ thập niên 1980 - bối cảnh phim. Gia đình cũng cho biết sẽ tiến hành các hoạt động pháp lý cần thiết để bảo vệ danh dự của mình. Tuy nhiên, nhà làm phim người Anh phản hồi: "Bạn phải nhớ rằng một người nhà Gucci bị giết và một người khác ngồi tù vì tội trốn thuế. Vì vậy, họ đừng chỉ trích tôi trục lợi. Khi đã làm những việc đó, câu chuyện của bạn trở thành tài sản công cộng trong lĩnh vực sáng tạo".
House of Gucci nhận đánh giá đa chiều từ khán giả và giới chuyên môn quốc tế. Phim đạt điểm tích cực 62% theo thống kê của Rotten Tomatoes, dựa trên 345 bài viết của các nhà phê bình. Đa phần ý kiến cho rằng tác phẩm nhập nhằng trong việc kể câu chuyện về gia đình Gucci một cách nghiêm túc hoặc châm biếm. Đồng thời, phim được khen ngợi trong các khâu diễn xuất, phục trang và tạo hình nhân vật.
Trong khi đó, số đông khán giả nhận xét kịch bản thú vị nhưng dài dòng. Một số cho rằng việc để dàn sao người Mỹ đóng các nhân vật Italy cũng khiến gia đình Gucci trong phim có chất giọng gây cười, thiếu thực tế.
-
"Election" (1999) là một bộ phim hài đen do Alexander Payne đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Tom Perrotta. Phim xoay quanh cuộc bầu cử ở một trường trung học Mỹ, nơi mà sự cạnh tranh trở nên khốc liệt và hài hước giữa hai nhân vật chính: Tracy Flick, một cô học sinh tham vọng và quyết đoán, và ông giáo Matt Brady, người cố gắng ngăn chặn cô giành chiến thắng.
Tracy, với tính cách mạnh mẽ và không ngại làm mọi thứ để đạt được mục tiêu, trở thành ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch Hội học sinh. Ông Brady, với những lo ngại về sự độc tài và tham vọng của Tracy, đã khuyến khích một ứng cử viên khác, Paul, một cậu học sinh nhút nhát. Cuộc bầu cử nhanh chóng trở thành một cuộc chiến không chỉ về vị trí mà còn về đạo đức, tình cảm và sự trưởng thành.
Phim không chỉ mang tính giải trí mà còn đưa ra những phê phán sâu sắc về hệ thống giáo dục, quyền lực và những quyết định mà các thanh thiếu niên phải đối mặt. Sự hài hước đen và những tình huống dở khóc dở cười trong "Election" khiến nó trở thành một tác phẩm nổi bật trong thể loại phim học đường.
-
A24, khi nhắc đến cái tên này các bạn sẽ nghĩ đến ý tưởng nào đầu tiên của họ ? Đó là câu chuyện về 2 người đàn ông canh gác hải đăng trên biển để rồi từ đó mà nói lên sự nam tính độc hại, sự gặp gỡ của 2 vị thần ? Hay là câu chuyện với vẻ ngoài cực kỳ tươi sáng, healing nhưng ẩn sau vẻ ngoài đó là 1 bộ phim kinh dị đáng sợ ? Hay là câu chuyện về 1 người phụ nữ làm chủ tiệm giặt ủi đi giải cứu đa vũ trụ ?Tất cả những ý tưởng mình đã nói đó nghe thì có vẻ điên rồ, xong bằng tài năng, sự đầu tư tỉ mỉ, tình yêu với điện ảnh,... A24 đã tạo nên những bộ phim cực kỳ chất lượng với ý tưởng thì chẳng đụng hàng với bất cứ một ai và Civil War tiếp tục là 1 sản phẩm như thế của nhà A24, một bộ phim với cá nhân mình là 1 trong những bộ phim hay nhất trong năm nay tính đến hiện tại, vậy rốt cuộc bộ phim này có gì mà khiến mình phấn khích với nó đến vậy ? Hãy cùng đi vào bài review của mình ngay bây giờ nhé, mình là Shinobi và đây là 1 bài review về Civil War của cá nhân mình.
ĐÔI NÉT VỀ PHIM
Civil War (2024) hay ở Việt Nam được dịch là Ngày Tàn Của Đế Quốc là bộ phim thuộc thể loại hành động của đạo diễn kiêm biên kịch Alex Garland. Phim có sự tham gia diễn xuất của Kirsten Dunst, và Wagner Moura, Cailee Spaeny, Stephen McKinley Henderson và Nick Offerman. Bộ phim lấy bối cảnh trong một tương lai gần, một nhóm nhà báo đang đi dọc nước Mỹ nhằm đến được Nhà Trắng và phỏng vấn tổng thống Mỹ, trong khi lúc này cuộc Nội chiến Hoa Kỳ lần thứ Hai đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Bộ phim đặt dưới góc nhìn của những phóng viên, nhà báo cố gắng sinh tồn trong thời kỳ chính phủ đang trở thành một chế độ độc tài phản địa đàng và lực lượng dân quân của các đảng phái cực đoan đang gây ra những tội ác chiến tranh đáng sợ hơn bao giờ hết.
NỘI DUNG
Nếu như chỉ nhìn tiêu đề của bộ phim, hẳn sẽ có rất nhiều khán giả, trong đó có cả mình nghĩ rằng phim sẽ khắc họa 1 cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt trong lòng nước Mỹ, thông qua cuộc nội chiến, phim sẽ khắc họa được những vấn đề hay nói đúng hơn là những vấn nạn vẫn đang tồn tại trong chính đất nước này, ví dụ như nạn phân biệt chủng tộc, nữ quyền, các chính sách liên quan tới người nhập cư,... Tuy nhiên thì đến khi phim kết thúc và dòng Credit hiện lên, mình nhận ra tất cả những gì mà cá nhân mình đã nghĩ về bộ phim, hay với khán giả đại chúng mà chưa tìm hiểu qua bộ phim thì nó giống như 1 cú lừa vậy nhưng cú lừa này hoàn toàn khiến mình có cái nhìn tích cực hơn rất nhiều với bộ phim. Civil War không đi vào nói cho người xem biết là cuộc chiến này xuất phát từ khi nào ? Tất cả những gì người xem biết chỉ là 1 vài mẩu tin rất nhỏ, hay thông qua 1 số lời thoại của nhân vật trong phim. Chúng ta biết được rằng, tình hình nước Mỹ giờ đây thực sự đang trở nên tệ hơn bao giờ hết, khi mà cảnh sát liên bang hay FBI đã bị giải tán, 19 bang của đất nước này đã ly khai, tổng thống Mỹ giờ đây đang làm nhiệm kỳ thứ 3 của mình mặc dù theo luật của Mỹ thì Tổng Thống Mỹ tối đa chỉ được làm 2 nhiệm kỳ, và đặc biệt, chi tiết khiến rất nhiều người nếu chăm để ý tới tình hình chính trị Mỹ phải chú ý đến đó là việc 2 bang vốn nổi tiếng là không ưa gì nhau, đối lập nhau trong cả tư tưởng chính trị là Texas và California đã liên minh với nhau để chống lại 1 kẻ thù chung là chính phủ Mỹ. Tại sao họ lại liên minh với nhau dù rõ ràng họ chẳng ưa gì nhau kia mà ? Phim không hề có bất cứ 1 câu trả lời cụ thể nào cho điều này, thay vào đó bộ phim ném khán giả thẳng vào chiến trường; nơi bom đạn nổ ùng oàng bất kể ngày đêm, nơi đạn bay tứ phía, nơi cái c.h.ế.t lúc nào cũng rình rập, để theo chân một nhóm phóng viên chiến trường trên hành trình tới nhà Trắng để phỏng vấn Tổng Thống lần cuối.
Một góc nhìn rất khác về chiến tranh
Nếu để nói tổng thể nội dung của bộ phim có khó hiểu hay phức tạp không, câu trả lời của mình là “không”, phim thực sự làm tốt trong khoản vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí, nhưng cũng không vì vậy mà làm mất đi những ý nghĩa, thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải. Xuyên suốt cả bộ phim chỉ là hành trình của nhóm phóng viên đi qua vùng chiến sự để tới được Washington DC, đơn giản chỉ có vậy thôi. Xong qua cuộc hành trình đó, bộ phim cho người xem 1 góc nhìn rất mới đó là góc nhìn của 1 nhà báo thời chiến. Với cá nhân mình, đây thực sự là 1 góc nhìn vừa mới mẻ mà lại còn cực kỳ thông minh của đạo diễn Alex Garland. Đầu tiên là sự mới mẻ, bởi nếu để ý các tác phẩm lấy bối cảnh về chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh mà có người Mỹ tham gia, góc nhìn thường được đặt hẳn về 1 phe nào đó nhất định và việc đặt như vậy thì sẽ khiến người xem có 1 lối tư duy, suy nghĩ trắng đen rằng phe nhân vật chính sẽ là người tốt, trong khi phe còn lại sẽ người xấu, và nếu Civil War làm theo cách làm này, mình tin là bộ phim cũng sẽ chỉ như 1 Olympus Has Fallen hay như hàng hà sa số bộ phim khác về đề tài chiến tranh hiện đại khác. Thật may Civil War đã không đi vào lối mòn này. Bộ phim đặt dưới góc nhìn của những nhà báo, và thông qua 4 nhà báo với 4 góc nhìn khác nhau, phim khắc họa về cuộc nội chiến của nước Mỹ cũng sẽ rất khác nhau, không có ai là giống ai cả. Song cả 4 nhân vật này đều được đạo diễn tạo nên 1 điểm chung giữa họ đó là họ đều là những người trung lập, không đi theo bất cứ 1 phe phái cố định nào cả. Việc để cho các nhân vật trong Civil War là những người trung lập sẽ cho người xem 1 góc nhìn khách quan nhất có thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích điều này. Bởi vì suy cho cùng, đôi khi người ta hay lấy “trung lập” ra như một cái cớ lười nhác để không phải bày tỏ chính kiến. Tồi tệ hơn nữa, nhiều lúc người ta lấy việc mình là kẻ trung lập ra để biện minh cho việc từ chối ủng hộ điều đúng đắn, ban đầu mình đã có hơi chút khó hiểu với quyết định này của đạo diễn Alex Garland, tuy nhiên sau khi suy ngẫm lại câu chuyện của bộ phim, mình nghĩ rằng việc để cho nhân vật trung lập là 1 quyết định thông minh và hợp lý của đạo diễn . Bởi vì nếu “Civil War” chọn cách bày tỏ thái độ hay chọn phe, thì sẽ quá dễ để quy chụp rằng đây là một tác phẩm đi theo phe cánh tả hay cánh hữu. Và khi ấy, mình nghĩ người xem sẽ tập trung vào việc tranh luận xem phe nào mới là người đúng trong cuộc chiến này, hơn là tập trung vào câu chuyện và thông điệp của bộ phim.
Cái giá của sự TRUNG LẬP
Mình nghĩ rằng lựa chọn của Alex Garland với “Civil War” là một lựa chọn hợp lý. Đạo diễn không sử dụng phim để bày tỏ quan điểm của mình, dù ông có là đạo diễn đi chăng nữa. “Civil War” là phương tiện mà ông sử dụng để kể câu chuyện cho chúng ta bằng con mắt của các nhân vật chính - những người phóng viên chiến trường. Và thông điệp mà phim đưa ra thật đơn giản: khi đã trở thành phóng viên chiến trường và đưa tin về một cuộc nội chiến, ta chỉ có thể “trung lập”. Hay nói đúng hơn, ta chỉ có thể cho mọi người thấy rằng mình là kẻ “trung lập”; không ủng hộ hay phản đối phe phái nào. Dẫu cho lúc đó người phóng viên hay nhà báo đó nghĩ thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể để lộ điều ấy ra giữa chiến trường. Bởi vì một khi sự “trung lập” bị bỏ đi, người ta sẽ cho rằng sự khách quan cũng sẽ biến mất. Như chính một câu thoại trong phim đã nói: “Chúng ta không hỏi những câu hỏi ấy. Đó là việc của độc giả.”
Chính từ cái sự Trung Lập mà phim đã đặt ra đó, đạo diễn dần truyền tải đến người xem thông điệp mà mình nghĩ là dễ để nhận ra nhất đó là sự bất lực của truyền thông và sự tàn khốc của chiến tranh. Với sự bất lực của truyền thông có lẽ nó thể hiện rõ nhất qua nhân vật chính hay đúng hơn là phóng viên Lee do diễn viên Kirsten Dunst thủ vai. Cô là 1 phóng viên yêu nghề, yêu công việc, 1 người cực kỳ chuyên nghiệp với công việc của chính mình, xong chính cô lại là người nhận ra là dù cô có liều mạng bao nhiêu lần đi nữa, dù cô có thể chụp được bao nhiêu bức ảnh đi chăng nữa thì chiến tranh cũng sẽ không thể nào chấm dứt được. Chiến tranh vẫn sẽ ở đó, vẫn sẽ không thay đổi và những phóng viên như Lee dù cho có làm gì đi nữa cũng sẽ không thể ngăn chặn được chiến tranh, bởi vì họ quá nhỏ bé trong thế giới này và cũng là vì họ mang cho mình cái mác là trung lập vậy nên họ chẳng thể thể hiện được ra ý kiến cả, thật trớ trêu thay cho những con người dù cho mắt nhìn thấy, tai nghe được xong lại chẳng thể nói được gì cả. Sự bất lực của truyền thông còn được thể hiện ở chỗ là dù cho họ có chứng kiến được những gì tàn khốc nhất của cuộc chiến, thấy được những góc khuất của cuộc chiến này thì những điều đó có thể cũng sẽ không bao giờ được đưa lên các trang tin tức lớn, điều này được thể hiện rõ nhất ở ngay đoạn mở đầu của phim khi mà truyền thông thì đăng 1 đằng, mà thực tế thì ngoài kia mọi thứ đang khác xa rất nhiều những gì mà truyền thông đang nói trên TV.
Mình nghĩ điều này không chỉ có ở trong phim ảnh, mà ngay cả ở ngoài đời, điều này vốn đã xảy ra rất thường xuyên khi mà để ý xem, những cuộc chiến gần đây có quá nhiều trang tin tức đưa thông tin lên cho người đọc, xong vì có quá nhiều luồng thông tin khác nhau mà chúng ta, những người đọc sẽ chẳng biết được đâu mới là sự thật, và có lẽ chỉ có những người lính, những nhà báo trực tiếp ở đó mới biết được đâu mới là sự thật mà thôi. Có thể đến đây, bạn cũng sẽ tự hỏi rằng, liệu các phóng viên cứ liều mạng như vậy thì có đáng không ? Liệu họ có thể thay đổi được gì chăng ? Khi mà Chiến tranh vẫn nổ ra, đạn vẫn bắn, bom vẫn rơi và người vẫn c.h.ế.t và có lẽ chiến tranh sẽ chỉ thực sự kết thúc khi thế giới chỉ còn duy nhất 1 người. Vậy thì những phóng viên như nhân vật Lee liều mạng như thế để làm gì ?
Câu hỏi ấy mình nghĩ sẽ chẳng ai có thể trả lời được nổi. Có lẽ đến cuối cùng, những nỗ lực và hy sinh của họ sẽ được đền đáp, những bức ảnh kia rồi sẽ thay đổi được điều gì đó, nhưng cũng có thể mọi thứ sẽ lại đi vào vòng lặp bất tận của xung đột. Nhưng có 1 điều không thay đổi, đó là sẽ luôn có những phóng viên như Lee, như Sammy, như Joel và Jessie. Sẽ liều mình băng qua những làn mưa bom bão đạn để cho mọi người thấy được một phần rất nhỏ của chiến tranh. Bởi nếu như không phải họ làm, thì còn ai nữa ? Con người luôn phải biết chiến tranh có thể ác liệt đến mức nào và từ những điều đó mà con người mới học được cách trân trọng giữ gìn hòa bình mà mình đang có được.
Nhân Vật
Civil War không có quá nhiều nhân vật, xong chính vì điều đó mà các nhân vật trong phim, ai cũng có đất diễn cả dù là ít hay nhiều. Đặc biệt màn thể hiện xuất sắc nhân vật phóng viên Lee do nữ diễn viên Kirsten Dunst thủ vai, cô đã cho người xem thấy được những chấn thương tâm lý mà 1 người làm nghề phóng viên thời chiến như cô phải trải qua, nhưng không vì vậy mà cô mất đi nhiệt huyết, tình yêu với công việc này chỉ là càng về sau những chấn thương ngày càng lớn dần và dường như là chẳng thể có lấy 1 giải pháp nào cho chính nhân vật Lee này cả. Ám ảnh có lẽ từ chuẩn nhất mà mình có thể dùng để miêu tả về cảm xúc của nhân vật phóng viên Lee, khi mà cô đã phải chứng kiến quá nhiều thứ từ cuộc nội chiến này. Về các thành viên khác trong đội phóng viên đi đến Washington D.C, mỗi người lại thể hiện 1 cá tính khác nhau, đó có thể là Joe vui vẻ, hài hước và coi hành trình này chỉ như 1 chuyến đi phượt xuyên nước Mỹ, đó có thể là sự cẩn trọng, già dặn của Sammy và đó là sự hồn nhiên, hào hứng, sức mạnh của tuổi trẻ đến từ nhân vật Jessie, nhân vật mà mình thấy trong khá nhiều bài review đều nói rằng là không ưa, xong mình thì lại thấy 4 con người với 4 tính cách khác nhau, tưởng như là chẳng liên quan gì tới nhau, nhưng bọn họ giống như những mảnh ghép hoàn hảo để ghép lại với nhau và chỉ cần bỏ đi 1 người thì bộ phim cũng sẽ mất đi cái hay của nó.
Về các nhân vật khác, dù xuất hiện không quá nhiều, xong nhân vật nào cũng để lại ấn tượng nhất định với mình, đặc biệt là người lính ở khoảng nửa sau của bộ phim với câu hỏi “Các người là người Mỹ kiểu nào ?” đã thể hiện rõ nhất sự chia rẽ trong chính đất nước cờ hoa này.
Hình ảnh và Âm Thanh
Hình ảnh trong Civil War với mình nó thực sự rất đẹp, nó thể hiện rất rõ 1 nước Mỹ đang bị tổn thương nặng nề, 1 bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt đến đáng sợ của chiến tranh. Không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh trong phim còn đóng vai trò cực kỳ lớn trong việc truyền tải câu chuyện của bộ phim, thậm chí là để thể hiện rõ hơn nhân vật trong phim mà ở đây là phóng viên Lee và Jessie trong cách họ bấm máy, mỗi lần s.ú.n.g nổ là 1 tiếng tách từ máy ảnh được nháy, và mỗi lần nháy máy lại là 1 bức ảnh được hiện ra, đó có thể là hình ảnh của 1 vụ đánh bom liều c.h.ế.t, 1 người lính bị thương nặng, quân đội đang tiến công vào căn cứ địch,... xong tất cả đều được đạo diễn và đội ngũ hình ảnh lồng ghép, chuyển cảnh cực kỳ khéo léo khi đưa ảnh tĩnh vào trong phim mà không hề có cảm giác bị đứt mạch một chút nào.
Về Âm Thanh, cá nhân mình đánh giá Âm thanh của phim phải gọi là trên cả mức tuyệt vời, đặc biệt là tiếng s.ú.n.g nổ đã khiến mình phải giật mình không dưới 2 lần khi xem phim. Trong Civil War, tiếng s.ú.n.g nổ giống như thể là jumpscare đối với người xem vậy, khi mà chỉ cần lơ là 1 chút thôi bạn rất có thể sẽ bị giật mình và sợ hãi bởi chính tiếng s.ú.n.g mà bạn đã vốn nghe rất nhiều trong rất nhiều phim khác nhau vậy mà giờ đây nó lại trở nên đáng sợ như vậy chứ ? Câu trả lời có lẽ nằm ở việc Glenn Freemantle, người đứng đằng sau phần âm thanh của phim, người từng đoạt giải Oscar cho hạng mục biên tập âm thanh xuất sắc nhất với bộ phim Gravity, đã làm quá tốt trong việc biến 1 tiếng động vốn đã quá quen thuộc với khán giả, nay lại trở nên cực kỳ đáng sợ trong tác phẩm này, bằng việc tăng tiếng ồn, tiếng vang và đặc biệt nhất là cho nó xuất hiện với 1 tần suất không nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện sẽ lại là 1 lần tạo nên nỗi sợ cho khán giả.
Có thể nói hình ảnh và âm thanh của Civil War đã làm quá tốt trong việc truyền tải cuộc nội chiến đáng sợ đến gai người cho khán giản. Một tác phẩm đã cực kỳ tài tình trong việc sử dụng 2 yếu tố này để truyền tải những sự căng thẳng đến nghẹt thở và sợ hãi khôn nguôi của chiến tranh.
Tổng kết
Tổng kết lại Civil War hay Ngày Tàn Của Đế Quốc với mình là bộ phim hay nhất trong năm 2024 này tính đến thời điểm hiện tại bên cạnh Dune Part 2. Bộ phim tiếp tục là 1 minh chứng cho thấy A24 bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo và tình yêu với điện ảnh sẽ có thể tạo nên 1 bộ phim chất lượng đến như thế nào. Phim có thể sẽ khiến những ai trông chờ vào 1 bộ phim đánh đấm cháy nổ phải cảm thấy thất vọng vì tất cả những gì mà họ mong đều đã có hầu hết trong trailer rồi, tuy nhiên nếu như bạn là 1 người yêu phim, muốn tìm đến 1 trải nghiệm mới mẻ, khác lạ sau khi đã bội thực với các bộ phim thuộc các vũ trụ điện ảnh hay series bị vắt sữa quá đà, và đặc biệt nhất là 1 cái kết có phần phải chiêm nghiệm rất nhiều, thì Civil War là 1 bộ phim cực kỳ đáng xem trong thời gian này. Và với những gì mà phim mang lại, mình xin phép được chấm cho bộ phim này ở điểm 9/10 hay RẤT PHÊ.
-
Bộ phim “Captain Phillips” (Thuyền trưởng Phillips) dựa trên câu chuyện có thật về thuyền trưởng Richard Phillips bị cướp biển tấn công vào năm 2009. Với sự tham gia của diễn viên gạo cội Tom Hanks, phim đã đạt doanh thu toàn cầu gần 200 triệu USD. Thuyền trưởng Phillips cũng nhận được 6 đề cử ở giải Oscar 2014.
Phim dựa vào hồi ký của thuyền trưởng Richard Phillips kể về sự việc từng gây chấn động nước Mỹ vào tháng 4-2009. Con tàu chở hàng Maersk Alabama do Thuyền trưởng Phillips điều khiển bị cướp biển Somalie tấn công. Thuyền trưởng bị bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Lực lượng hải quân SEAL đã có chiến dịch giải cứu ly kỳ, tiêu diệt bọn hải tặc và cứu được Philiips.
“Captain Phillips” hấp dẫn người xem không chỉ vì câu chuyện có thật mà còn vì phim đã làm nổi bật hoàn cảnh sống, tính cách của các nhân vật, cả chính diện lẫn phản diện, đem lại cái nhìn đa chiều cho người xem. Một bên là thuyền trưởng Phillips nhiều kinh nghiệm, có gia đình hạnh phúc; một bên là những tên cướp biển xuất thân từ những ngôi làng nghèo khó ở Somalie, buộc phải làm hải tặc vì sự dồn ép của những băng đảng tội phạm và cũng để kiếm tiền nuôi gia đình. Sự đối lập càng thể hiện rõ trong quá trình đối đầu giữa hai bên. Nếu thuyền trưởng Phillips bình tĩnh chỉ huy các thuyền viên đấu tranh với cướp biển, hết lòng bảo vệ thủy thủ đoàn, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác thì những tên cướp biển với bản tính cộc cằn, thô lỗ lại luôn xảy ra mâu thuẫn, tranh giành quyền lãnh đạo. Lợi dụng nội bộ lục đục của chúng, Phillips đã nhiều phen cứu nguy cho cả tàu và cho bản thân mình bằng sự khôn khéo, bản lĩnh.
Trước đây, khán giả khá quen với hình ảnh những chiếc tàu lớn chở bọn hải tặc thiện chiến, những cảnh chiến đấu hoành tráng giữa cướp biển với tàu bị cướp. Nhưng với “Captain Phillips”, người xem ngỡ ngàng khi chỉ có 4 tên cướp biển gầy ốm, kham khổ với 4 khẩu súng đi trên một chiếc xuồng nhỏ đã đánh chiếm thành công con tàu chở hàng 17 nghìn tấn với thủy thủ đoàn đông đảo. Chính sự khác biệt đó đã lôi cuốn người xem. Ngay cả khi lực lượng hải quân SEAL bao vây bọn cướp biển, họ cũng không dám tấn công mà phải dùng nhiều chiến thuật, mưu trí để đảm bảo tính mạng con tin. Phim không có cảnh đánh nhau hay chém giết hãi hùng mà là những giây phút đấu trí đầy căng thẳng và kịch tính.
Góp phần làm nên thành công của phim là dàn diễn viên gồm những tên tuổi nổi trội và cả những gương mặt lần đầu “chạm ngõ” điện ảnh. Tom Hanks đảm nhiệm vai thuyền trưởng Phillips đã chinh phục người xem bằng những biểu cảm xuất sắc. Trong khi đó, 4 tên cướp biển Somalie đều được tuyển chọn từ những diễn viên nghiệp dư. Đặc biệt là Barkhad Abdi trong vai Muse tên cầm đầu nhóm cướp gây ấn tượng bởi sự liều lĩnh nhưng trong lòng luôn khao khát có được cuộc sống bình thường, êm ấm. Đạo diễn Paul Greengrass (nổi tiếng với phim “United 93” và hai tập phim về điệp viên Jason Bourne) tiếp tục khẳng định tài năng của mình qua “Captain Phillips” khi kết hợp thành công sự gay cấn của phim hành động lẫn tính chân thực của dạng phim tiểu sử.
“Captain Phillips” chiếm được tình cảm của người xem và giới chuyên môn bởi kịch bản hấp dẫn cùng ê kíp đạo diễn - diễn viên xuất sắc.
-
Brokeback Mountain là một bộ phim sản xuất năm 2005 được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tác giả Annie Proulx, được thực hiện bởi đạo diễn Lý An, người đã quá nổi tiếng với vô vàn tác phẩm như Life Of Pi (2012), Ride With The Devil (1999). Giữa vô vàn những bộ phim mang chút màu sắc hành động, thì có lẽ Brokeback Moutain là bộ phim khác biệt nhất với các tác phẩm của ông. Một phần là trước lúc bộ phim được bấm máy, vị đạo diễn đã mất đi cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật cho đến khi biết đến Brokeback Moutain. Và bộ phim đã được ra đời, mang về tượng vàng Oscar danh giá cho ông, không chỉ vì nội dung, mà còn là về giá trị và hiện thực tàn khốc mà nó đem lại cho người xem. Có lẽ là đến tận bây giờ, vẫn khiến người ta day dứt lạ thường.
Bộ phim đưa người xem đến với Ennis Del Mar và Jack Twist. Hai chàng trai đang ở độ tuổi đôi mươi với vẻ ngoài vạm vỡ, hình tượng Cowboy mạnh mẽ. Họ cùng nhận công việc chăn cừu ở phía sau dãy núi Brokeback. Và cũng tại nơi đó, họ yêu, yêu một cách cuồng dại và không lo toan, và để rồi cũng chính tại duy nhất nơi đó là minh chứng cho mối tình dang dở của hai người trong suốt nửa thập kỷ.
Đầu tiên, mốc thời gian hai người gặp nhau là vào năm 1963. Đây là một năm với nhiều biến động đối với nước Mỹ, và cũng là thời kì khi mà tình cảm đồng giới bị coi thường và khinh miệt. Điều này ta có thể thấy rõ được trong suốt bộ phim, Jack và Ennis chỉ có thể gặp nhau, và ân ái với nhau ở một nơi duy nhất là dãy Brokeback. Bởi lẽ họ hiểu, và họ biết, sẽ chẳng có nơi nào có thể chấp nhận được họ, chấp nhận cái mối tình chỉ được giữ chỉ ở ngưỡng hai chữ "bí mật" này. Họ nói, tâm sự với nhau về nhiều thứ, và họ cũng nhìn được rằng ở thế giới ngoài kia, sẽ không ai dành cho họ được một sự ủng hộ, hay ít nhất là tôn trọng họ.
Như Jack đã từng nói với Ennis:
-Tôi có thể chịu đựng bao lâu nữa khi chúng ta chỉ gặp một, hai lần trong một năm cơ chứ?
-Chúng ta phải chịu, ít nhất là cho tới khi không chịu được nữa.
Chỉ với hai lời thoại ngắn ngủi, nó đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Jack và Ennis, suy cho cùng cũng là con người. Nhưng với những định kiến mà thế hệ đi trước đã từng đặt ra buộc họ phải sống như chưa từng sống, họ có lẽ chỉ tồn tại, chứ chưa hẳn đã sống.
"Đàn ông thì không được khóc", câu nói đó ám ảnh Jack và Ennis đến mức ta thấy từng phân cảnh họ rơi nước mắt trong phim là chỉ khi họ ở một mình, hoặc họ cố chạy vào một nơi không có người và khóc. Khi ta buồn bã, thì phải rơi nước mắt để trút hết nỗi buồn ra ngoài, nhưng với Ennis hay Jack, họ là những người đàn ông, họ bị xã hội đè nặng một áp lực vô hình lên vai. Để rồi tổn thương bên trong ngày càng lớn dần, đến mức cả hai đã chẳng thể còn rơi nước mắt được nữa. Họ quen với việc chịu đựng những đau khổ, và cũng đã sớm làm quen với việc có lẽ họ chỉ có thể mãi mãi che giấu đi cái tình yêu này.
Và cũng bởi vì cái chuẩn mực do xã hội đặt ra, họ lại phải trở về với vòng tuần hoàn, một cuộc sống bình thường của một người đàn ông. Lập gia đình, sinh con, xoay vòng với cơm áo gạo tiền. Ennis đã cưới Alma, còn Jack thì có con với Lureen. Những tưởng rằng cuộc tình của họ đã kết thúc. Nhưng Jack lại tìm kiếm về với Ennis, và một lần nữa, tình yêu của họ lại chớm nở sau ngần ấy năm xa cách.
-Tôi đã luôn tìm kiếm cậu, Ennis ạ
Jack nói, khi đang trong vòng tay của Ennis khi họ quấn lấy nhau sau bốn năm xa cách.
Có thể, cuộc sống đã dần làm hai chàng trai năm nào trưởng thành hơn. Nhưng tình cảm giữa họ, thì không gì có thể thay đổi được. Họ gặp nhau ở những tháng ngày túng thiếu, yêu nhau từ lúc nào mà chẳng ai hay biết, họ lao vào nhau, một cách rồ dại, nhưng lại vạn phần đẹp đẽ. Để rồi, sau tất cả, họ nhận lại được gì, ngoài những nỗi đau, những nỗi mất mát in hằn vào nội tâm sâu bên trong của hai người?
Alma biết được cuộc tình vụng trộm của Ennis và Jack, như những người vợ khác, cô chọn cách li hôn và dành quyền nuôi con, để Ennis chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Mình không cảm thấy có gì là sai khi Alma làm thế, bất kì nhân vật nào trong phim cũng đáng thương hơn là đáng trách. Ennis chọn cuộc sống không tái hôn, nhưng vẫn thường xuyên gặp Jack, vẫn là ở đỉnh Brokeback.
Tình yêu của họ kéo dài tới tận hai mươi năm trời. Suốt hai mươi năm đó, họ chẳng gặp nhau ở Texas phồn vinh hay Mexico nhộn nhịp, mà chỉ ở Brokeback lặng lẽ. Họ cùng nhau sinh hoạt như ngày còn làm công việc chăn cừu với nhau, đến nỗi Jack chẳng thể chịu đựng được nữa mà xảy ra tranh cãi với Dennis.
"Cho cậu biết, mình đã có thể sống một cuộc sống hạnh phúc chết tiệt, nhưng cậu không chịu, Ennis, và ta chỉ có núi Brokeback, mỗi năm, hai lần, làm tình tuốt trên cao, cậu quá đáng với tôi, Ennis, ước gì tôi biết cách, biết cách để bỏ cậu.
Như những vầng hơi nước bát ngát từ các suối nước nóng trong mùa đông, những điều không nói đã bao năm nay không thể nói - thú nhận, phát biểu, hổ thẹn, tội lỗi, sợ hãi - dâng lên xung quanh họ."
-Trích tiểu thuyết.
Có lẽ đây chính là giọt nước tràn ly, giống như Ennis nói, chịu đựng cho đến khi không chịu được nữa
Và Jack đã chịu đựng suốt hai mươi năm trời, đến khi anh không thể cùng Ennis, gặp nhau chỉ hai lần trong năm, cùng một địa điểm, làm những hoạt động giống hệt. Đây là phân cảnh dữ dội nhất của phim, họ bộc phát những gì họ đã nhịn nhục trong suốt những năm tháng qua, họ tức giận với nhau, rồi lại ôm nhau, khóc với nhau. Vì Ennis đã không thể nuốt chửng thêm bất kì một nỗi đau nào nữa.
Tình yêu của họ tươi sáng, nhưng cũng đau đớn, day dứt biết bao. Họ luôn luôn mang cảm giác nặng trĩu của tội lỗi trong con tim, dẫu biết những việc họ làm bây giờ là sai trái, là không nên. Nhưng tình yêu là tình yêu thôi, và họ thì yêu sâu đậm người đối diện, nên không có cách nào dứt được khỏi nó. Họ cũng lo sợ nhiều thứ. Ennis đã từng nói với Jack khi đang đốt lửa về hai người đàn ông ở nơi anh sống đã cùng nhau xây trang trại, họ bị dân làng dè bỉu. Và cuối cùng, một trong họ bị người dân xé đứt bộ phận sinh dục và chết dưới chân núi.
Và Ennis đã bị bố bắt ép xem cái xác của người đó.
Đây có thể là đoạn phim ám ảnh và cũng khiến mình phải rơi nước mắt trong suốt hai tiếng của Brokeback Moutain. Mình khóc, khóc cho số phận của hai người đàn ông nọ, khóc cho Ennis và Jack. Khi hạnh phúc giản đơn chỉ là có thể xây trang trại rồi cùng nhau làm ăn, và sống hạnh phúc với nhau. Nhưng với xã hội cũ, điều đó quá đỗi xa vời làm sao. Khi con người ta đối xử với nhau quá thờ ơ và tàn nhẫn?
Không phải đương không mà Brokeback Moutain đạt được giải Oscar, chỉ những ai đã đọc tiểu thuyết và xem phim rồi mới có thể nhận ra được rằng nó tuyệt vời và xúc động ra sao. Đối với bản thân mình, bản phim đã làm quá tốt khi khắc họa hai nhân vật Jack và Ennis cũng như những nhân vật khác. Khắc họa một dãy núi Brokeback ẩn chứa một chuyện tình vượt thời đại, một chuyện tình đẹp đẽ nhưng cũng xót xa và đau đớn. Nhưng mà, nó chỉ là tình yêu thôi mà đúng không? Mà tình yêu thì dù rằng có đau thương đến cách mấy thì chung quy khi ta nhìn lại, rồi sẽ có lúc ta bật cười nhẹ và tự hỏi bản thân, à, thì ra cũng có lúc mình đã cuồng nhiệt đến thế.
Tình yêu, dù ở bất kì hình dạng, hay xảy ra giữa giới tính nào, màu da nào, con người nào, thì vẫn là một thứ kì diệu và xinh đẹp nhất.
-
Là phim Trung Quốc đầu tiên thắng Cành Cọ Vàng, 'Bá vương biệt cơ' cũng ghi dấu ấn kinh điển của tài tử Trương Quốc Vinh.
Tựa đề phim vốn là tên trích đoạn kinh kịch nổi tiếng Bá vương biệt cơ, tái hiện cảnh tượng bi hùng, xúc động khi nàng Ngu Cơ tiễn biệt người chồng - Tây Sở bá vương Hạng Vũ - xuất mã lâm trận. Cuốn phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lý Bích Hoa, xoay quanh số phận Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu - hai nghệ sĩ làm nên tên tuổi với trích đoạn tuồng cổ này.
Cả đời mình, Điệp Y sống trọn vẹn với hình tượng Ngu Cơ. Sự nhập vai tâm huyết và niềm thiết tha dành cho nghệ thuật của anh khiến sân khấu và cuộc đời như hòa quyện chẳng thể tách rời. Tiểu Lâu thì ngược lại, anh giữ cho mình sự tỉnh táo và tách bạch giữa vai diễn và đời thường.
Theo chân hai nhân vật từ thuở nhỏ, khi là những đứa trẻ khổ công theo học kinh kịch, đến khi trở thành hai tượng đài sân khấu rồi sự nghiệp lụi tàn, bộ phim khắc họa chuyện hậu trường phía sau tấm màn nhung danh giá, cùng những ngã rẽ có cả hào quang và bi tình của đời nghệ sĩ.
30 năm Bá vương biệt cơ (Farewell My Concubine) ra mắt cũng là 20 năm nam chính Trương Quốc Vinh rời xa thế gian. Đến nay, chuyện hậu trường của bộ phim vẫn khiến khán giả xúc động.
Không thể là ai ngoài Trương Quốc Vinh
Kịch bản Bá vương biệt cơ khắc họa Trình Điệp Y sinh ra để dành cho hình tượng Ngu Cơ. Và trên màn ảnh, Trương Quốc Vinh khẳng định vai diễn Trình Điệp Y được định mệnh dành riêng anh. Ở một cảnh phim, Tiểu Lâu nói với Điệp Y: "Cậu diễn không điên dại không nên hình hài". Trang QQ cho rằng nhận định này vừa vặn với Điệp Y trong câu chuyện phim, cũng thật xứng đáng để bình luận về Trương Quốc Vinh. Tại cuộc đua Liên hoan phim (LHP) Cannes 1993, tài tử chỉ thua diễn viên David Thewlis - chủ nhân giải "Nam diễn viên xuất sắc" - một phiếu bình chọn của ban giám khảo.
Theo Sina, tài tử Hong Kong mới đầu không muốn nhận vai bởi tính cách của Điệp Y khác mình quá nhiều. Anh tự thấy bản thân hạnh phúc hơn nhân vật. Nhưng sau khi vùi đầu nghiên cứu kịch bản, anh bắt đầu phải lòng câu chuyện và gật đầu đồng ý. Trong một đoạn phim tài liệu về Bá vương biệt cơ, Trương Quốc Vinh thổ lộ anh yêu nhân vật của mình và muốn hóa thân thêm nhiều vai bi kịch.
Đầu thập niên 1990, Trương Quốc Vinh là nghệ sĩ trực thuộc hãng phim của nhà sản xuất nổi tiếng Hoàng Bách Minh. Theo nguyên tắc công ty, anh không được đóng phim của "người ngoài". Riêng với Bá vương biệt cơ, Hoàng Bách Minh hết lòng cổ vũ bởi đọc kịch bản, ông nhận thấy dự án này sẽ thành tác phẩm để đời của Trương Quốc Vinh. Từ đó mỗi năm, nam diễn viên đều đặn góp mặt trong các phim Tết do Hoàng Bách Minh sản xuất với mức cát-xê hữu nghị, thay lời cảm ơn.
Một số tin đồn cho hay vai Trình Điệp Y từng được nhắm cho tài tử Tôn Long hoặc diễn viên kinh kịch Hồ Văn Các. Trong khi Hồ Văn Các không đủ tên tuổi vươn tầm quốc tế, êkíp của Tôn Long đưa ra nhiều yêu cầu hà khắc khiến đoàn phim "đầu hàng".
Tuy nhiên, đạo diễn Trần Khải Ca trực tiếp phủ nhận thông tin này. Ông khẳng định ngay từ đầu nghĩ đến Trương Quốc Vinh cho vai Điệp Y. Ông cho rằng không ai thích hợp diễn ra chất nhân vật bằng ảnh đế Hong Kong.
Theo QQ, vai Đoàn Tiểu Lâu ban đầu được tính toán giao cho Thành Long. Nhưng Thành Long khi ấy đã nổi đình đám, định hình phong cách ngôi sao võ thuật mạnh mẽ, sợ câu chuyện có yếu tố đồng tính ảnh hưởng hình ảnh cá nhân nên từ chối.
Chọn lựa Trương Phong Nghị thay thế được xem là sáng suốt. Trương Phong Nghị ngoài đời hào sảng, trượng nghĩa; vào phim thể hiện được tính cách trọng tình trọng nghĩa nhưng lý tính lấn át cảm tính.
Nguyên tác văn học chỉ nhắc đến Điệp Y thời niên thiếu và khi trưởng thành. Nhưng lên phim, đạo diễn Trần Khải Ca thêm câu chuyện tuổi thơ của nhân vật. Hai diễn viên nhỏ tuổi Mã Minh Uy (đóng lúc nhỏ) và Doãn Thủy (đóng thời niên thiếu) đều gây xúc động khi nhập vai.
Sự khổ luyện sau ánh hào quang
Trên màn ảnh, Điệp Y lao tâm khổ tứ vì sự nghiệp thế nào, phía sau ống kính, Trương Quốc Vinh khổ cực tôi luyện vì bộ phim thế ấy. Đạo diễn Trần Khải Ca nhận xét diễn viên của mình "là người dụng công một cách cực đoan".
Trước khi phim khởi quay, anh từ Hong Kong sang Bắc Kinh sống 6 tháng, chuyên tâm học kinh kịch. Anh đọc sách về cuộc đời huyền thoại sân khấu Mai Lan Phương, tìm hiểu các thuật ngữ kinh kịch. Mỗi ngày, anh tập diễn ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh bốn tiếng buổi sáng, rồi về khách sạn tập tiếp. Có lúc sốt 38-39 độ, mặt đỏ bừng, anh vẫn miệt mài tập hát, tập diễn. Anh còn trau dồi khả năng nói giọng Bắc Kinh để vào vai thuyết phục.
Lần đầu sang đại lục đóng phim, Trương Quốc Vinh lạ nước lạ cái, bị ói, tiêu chảy. Tận dụng vóc dáng gầy rộc vì ốm, anh bỏ thói quen tập gym, nhịn đói, uống ít nước, làm cơ thể càng lúc càng mỏng manh.
Anh cũng tỉa bớt lông mày, cạo râu mỗi ngày, tạo vẻ ngoài mặt hoa da phấn. Anh bỏ thói quen sải bước chân lớn, đứng ngồi, đi lại khép nép hơn, để có được thần thái phi giới tính đúng chất nhân vật. Ngay cả lúc không quay, Quốc Vinh cũng giữ phong thái yểu điệu, sống như nhân vật và mang nhân vật từ trang kịch bản ra đời thực với mình.
Vẻ yêu kiều của nam diễn viên làm thành viên đoàn nể phục và mê mẩn. Diễn viên kinh kịch đóng thế được đoàn chuẩn bị rốt cuộc không được dùng lần nào, bởi Trương Quốc Vinh tự thực hiện tất cả cảnh phim, gồm cả những góc máy đặc tả động tác cổ tay, chân. Anh cho rằng mỗi bộ phận cơ thể đều có tim, cần bộc lộ cảm xúc đúng nhân vật.
Trong vai trò huấn luyện kinh kịch, nghệ sĩ Trương Mạn Linh đánh giá Trương Quốc Vinh tiếp thu môn nghệ thuật cổ truyền tốt hơn tưởng tượng của êkíp, dù anh chưa từng tiếp xúc trước đó. Trong cuộc phỏng vấn năm 1999, tài tử nói anh tự hào về vai Trình Điệp Y, nhưng thấy chưa thật hài lòng, cho rằng mình có thể diễn tốt hơn.
Anh được cả đoàn yêu quý vì luôn có mặt sớm nhất, chưa từng lãng phí thời gian của ai. Anh hay đãi êkíp đồ ăn, thức uống. Ngày nghỉ của mình, anh cũng gửi quà đến cho mọi người.
Ở cảnh Trình Điệp Y lên cơn nghiện và đập phá đồ đạc, đạo diễn vốn đã ưng ý "một đúp ăn ngay", nhưng Trương Quốc Vinh tự không hài lòng. Quay thêm vài lượt, tay anh đập vào cửa kính bị đứt, chảy máu. Sự cố làm cả đoàn xót xa, trong khi nam chính cảm thấy xứng đáng.
Sang đến cảnh Điệp Y nói với Tiểu Lâu: "Em muốn diễn với anh suốt đời suốt kiếp", tài tử lại khiến bạn diễn mất tập trung. Trương Phong Nghị than thở mỗi lần Trương Quốc Vinh nhìn anh bằng ánh mắt da diết của Điệp Y, anh "chịu không nổi". Hai ngôi sao cùng họ Trương, sinh cùng năm cùng tháng, cách nhau 11 ngày. Lần duy nhất kết hợp ở phim này làm nên màn tương tác đầy ăn ý giữa họ.
Cảnh Tiểu Lâu bị sư phụ đánh, đạo diễn nói Trương Phong Nghị mặc nguyên y phục nhưng nam diễn viên đề xuất được nằm sấp, kéo quần lộ mông. Anh cho hay làm vậy mới đúng tinh thần của phim: dù bao nhiêu tuổi, các học trò cũng là trẻ con trong mắt người thầy.
Tất nhiên, nam diễn viên không tránh khỏi cảm xúc ngượng ngùng. Anh đề nghị tất cả thành viên nữ dưới 40 tuổi của đoàn phim tránh mặt lúc anh đóng cảnh này.
Ban đầu, diễn viên vào vai người thầy diễn nương tay nhưng do hình ảnh lộ tính giả tạo, đạo diễn yêu cầu đánh thật. Trương Phong Nghị đau đến mặt biến dạng. Hết cảnh, thấy ánh mắt lo lắng của đồng nghiệp, anh nói không sao để trấn an mọi người . Đến lúc có người nhắc thoa thuốc, anh mới biết mông mình bị đánh đến chảy máu.
óp công không nhỏ cho thành công của Bá vương biệt cơ là nữ phụ Củng Lợi, trong vai Cúc Tiên - vợ Tiểu Lâu. Với cảnh Cúc Tiên nhổ nước bọt vào mặt Điệp Y, lúc quay thử, Củng Lợi chỉ nhổ một ít tượng trưng. Nhưng lúc diễn, cô phun một cách mạnh dạn vì quá nhập vai. Trương Quốc Vinh hỏi đùa: "Sao em chảy nước miếng nhiều vậy, như đài phun nước!". Củng Lợi nghe thế ngại quá, vội lau mặt cho đàn anh.
Năm ấy, Củng Lợi vừa quay xong Thu Cúc đi kiện liền đến đoàn Bá vương biệt cơ. Mấy ngày đầu, cô chưa tìm được cảm xúc, phải tập luyện nhiều, đọc thêm tài liệu về kỹ nữ đương thời mới bước vào cuộc đời nhân vật.
Niềm nuối tiếc Oscar
Sau giải Cành Cọ Vàng 1993, Bá vương biệt cơ vào đề cử "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại giải thưởng Oscar một năm sau đó. Chung cuộc, đạo diễn Trần Khải Ca không tâm phục khẩu phục trước chiến thắng của phim Belle Époque đến từ Tây Ban Nha.
Đến gặp ban giám khảo hỏi chuyện này, ông nhận được câu trả lời: Vì Bá vương biệt cơ đã thắng Cành Cọ Vàng và Quả Cầu Vàng, trong khi Trần Khải Ca không quảng bá phim này với hội đồng Oscar, họ nghĩ ông không cần nên trao giải cho phim khác.
Thực tế, Trần Khải Ca không hiểu về chiến dịch quảng bá phim tại Oscar, cứ nghĩ phim mình thắng nhiều giải lớn sẽ chiếm ưu thế.
-
Anchorman: The Legend of Ron Burgundy (2004) là một bộ phim hài về những năm 1970, xoay quanh Ron Burgundy, một nhà phát thanh viên nổi tiếng ở San Diego, do Will Ferrell thủ vai. Ron là một người đàn ông kiêu ngạo và tự phụ, làm việc trong một môi trường truyền hình chủ yếu do nam giới thống trị.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhà báo nữ, Veronica Corningstone (do Christina Applegate đóng), gia nhập đội ngũ của Ron. Sự xuất hiện của cô đã làm đảo lộn thứ tự tự nhiên, khiến Ron và các đồng nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh mới. Trong khi Ron cố gắng giữ vị trí của mình, mối quan hệ giữa anh và Veronica ngày càng phát triển, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại do những định kiến giới tính và sự cạnh tranh.
Bộ phim nổi bật với những tình huống hài hước, những câu thoại ngớ ngẩn và nhiều nhân vật kỳ quặc. Nó không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn phản ánh những vấn đề xã hội, đặc biệt là về giới tính và sự công bằng trong công việc.
Với phong cách châm biếm và nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, "Anchorman" đã trở thành một bộ phim kinh điển trong thể loại hài, nhận được nhiều lời khen ngợi và tạo nên một lượng fan hâm mộ đông đảo.
-
-