Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    "Sleepy Hollow" (1999) là một bộ phim kinh dị giả tưởng do Tim Burton đạo diễn, dựa trên truyện ngắn "The Legend of Sleepy Hollow" của Washington Irving. Phim theo chân nhân vật Ichabod Crane, do Johnny Depp thủ vai, một thanh tra cảnh sát từ New York, được cử đến thị trấn Sleepy Hollow để điều tra những vụ giết người bí ẩn. Tại Sleepy Hollow, Ichabod gặp gỡ những cư dân kỳ lạ và nghe về truyền thuyết về một kẻ giết người bí ẩn – "Người Không Đầu" (Headless Horseman), một linh hồn bị nguyền rủa. Khi cuộc điều tra tiếp tục, Ichabod khám phá ra những bí mật tăm tối của thị trấn và những mối liên hệ giữa các vụ án mạng với truyền thuyết này. Bộ phim nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo của Tim Burton, bao gồm những khung cảnh ma mị và không khí u ám. Ngoài yếu tố kinh dị, "Sleepy Hollow" cũng mang đến một câu chuyện về tình yêu, sự dũng cảm và tìm kiếm sự thật.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Tác phẩm kinh điển của Nhật Bản từng làm khiếp đảm bao thế hệ khán giả và có tầm ảnh hưởng lớn tới điện ảnh thế giới. Vài thập niên trở lại đây, khi nhắc đến phim kinh dị, khán giả thường thiên về những bộ phim châu Á thay vì Hollywood vốn thường xoay quanh các tên sát nhân máu lạnh hơn là ám ảnh về tâm linh. Ngay cả James Wan - đạo diễn phim kinh dị hàng đầu Hollywood hiện nay với những Insidious hay The Conjuring - cũng là một người gốc Á. Trong làng phim kinh dị châu Á, không thể không nhắc tới Ringu (tên Việt là Vòng tròn định mệnh), bộ phim Nhật Bản đã làm khiếp đảm biết bao thế hệ khán giả. Tác phẩm kinh điển của phim kinh dị châu Á Ra đời năm 1998, Ringu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ra mắt trước đó bảy năm của Koji Suzuki. Nội dung phim kể về một giai thoại bí ẩn xoay quanh một cuộn băng. Người ta đồn rằng cuộn băng kỳ bí đó mang một lời nguyền kinh khủng, khiến bất kỳ ai xem nó xong sẽ đột tử đúng một tuần sau đó. Nữ phóng viên Reiko Asakawa (Nanako Matsushima thủ vai) là người thực hiện chuyên đề phỏng vấn các học sinh về câu chuyện đó và hành trình đưa cô tới một câu chuyện kinh hoàng: người cháu Tomoko của cô cùng ba người bạn khác đã qua đời vào cùng một ngày với gương mặt thể hiện rõ sự kinh hãi. Trước khi chết, bốn người bạn đã cùng đi chơi trong một căn chòi ở Izu xa xôi và những bức ảnh chụp cả nhóm đều có gương mặt bị méo mó biến dạng. Lần theo dấu vết, Reiko tới đúng nơi nhóm bạn trẻ qua đời và phát hiện ở đây một cuộn băng bí ẩn. Cô đưa nó vào đầu đọc và được xem những hình ảnh rùng rợn, không liên quan đến nhau. Ngay khi cuộn băng kết thúc cũng là lúc tiếng chuông điện thoại réo vang và Reiko nhận ra mình đã bị lời nguyền ám - cô chỉ còn bảy ngày để sống. Hoảng hốt, Reiko cầu viện tới sự giúp đỡ của người chồng cũ Ryuji Takayama (Hiroyuki Sanada). Để tìm hiểu rõ ngọn ngành, người đàn ông này quyết định xem cuộn băng ma quỷ bất chấp sự ngăn cản của Reiko, thậm chí còn đề nghị sao thêm một bản riêng cho anh để nghiên cứu. Những bức ảnh chụp Reiko cũng đều bị biến dạng, còn cậu con trai của cô là Yoichi cũng vô tình xem cuộn băng trên khiến cô và Ryuji phải gấp rút tìm cách hóa giải lời nguyền. Trong cuộc chạy đua với thời gian, họ tìm ra được tung tích người đàn bà đầy ám ảnh trong cuộn băng và khám phá ra một bí mật kinh hoàng trong quá khứ... Dù dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, có lẽ ngay cả đạo diễn Hideo Nakata cũng không thể lường trước được thành công của Ringu. Với kinh phí chỉ tương đương 1,2 triệu USD, bộ phim đã thu về 12 tỷ yên Nhật (137 triệu USD) sau nhiều tuần liền làm mưa làm gió tại các phòng chiếu. Cho đến ngày nay, tác phẩm này vẫn là bộ phim kinh dị ăn khách nhất mọi thời tại đất nước mặt trời mọc và cũng được xem là phim gây kinh hãi nhất cho khán giả. Không chỉ thành công ở Nhật, hiệu ứng Ringu còn lan tỏa tới những nước châu Á khác, làm dấy lên trào lưu thực hiện phim kinh dị với đề tài tâm linh mà sau này Thái Lan hay Hàn Quốc đều phát triển rất tốt. Bản thân bộ phim cũng được Hollywood làm lại với tên gọi The Ring (năm 2002), trong đó ngôi sao Naomi Watts thủ vai chính và thu về hàng trăm triệu USD, kéo theo phần hai cũng tương đối thành công. Thế nhưng mỗi khi đặt lên bàn cân so sánh, The Ring vẫn luôn phải xếp dưới Ringu bởi bản phim gốc biết cách "hù dọa" người xem với những yếu tố chỉ có trong phim kinh dị châu Á. Ringu - bậc thầy của sự hù dọa Cuốn sách gốc của phim Ringu thực chất cũng lấy cảm hứng từ một tích dân gian Nhật Bản mang tên Bancho Sarayashi. Câu chuyện đó kể về nữ hầu gái xinh đẹp Okiku, làm việc cho vị samurai Aoyama Tessa. Rung động trước nhan sắc Okiku, ông chủ liên tục buông lời ong bướm song luôn phải nhận cái lắc đầu từ nàng. Tức giận vì bị cự tuyệt, Aoyama bèn nói rằng nàng đã đánh mất một chiếc đĩa quý trong bộ sưu tập mười chiếc đĩa cổ. Vào thời bấy giờ, việc đó có thể dẫn tới cái chết của người hầu gái và Okiku đếm đi đếm lại số đĩa trong cơn hoảng sợ nhưng kết quả luôn là con số chín. Aoyama bèn đề nghị sẽ giúp Okiku nếu nàng chịu làm tỳ thiếp hắn nhưng lại một lần nữa bị từ chối. Cảm thấy bị xúc phạm, hắn bèn đẩy nàng xuống giếng mà không hề ngờ Okiku sẽ biến thành một hồn ma. Vong hồn Okiku đi theo ám ảnh người còn sống bằng cách đếm từ một tới chín trước khi thét lên một tiếng ghê rợn để làm kẻ bị ám mất trí... Việc đếm dần từng tiếng của oan hồn ấy đã gợi cho tác giả Koji Suzuki ý tưởng "chết trong bảy ngày sau khi xem băng" và khi lên màn ảnh đây thực sự là một nỗi ám ảnh khủng khiếp. Nhân vật Reiko và sau đó là Ryuji phải sống trong áp lực rằng thời gian sống của mình chỉ còn tính bằng ngày, dẫn tới những hành động vội vã trong tâm trạng căng thẳng đến tột độ. Trong khi đó, khán giả cũng hồi hộp không kém để chờ xem liệu các nhân vật chính có thể tìm ra bí ẩn hóa giải lời nguyền và từ đó cũng bị cuốn vào câu chuyện. Ringu thu hút người xem bằng cách sử dụng một tích dân gian, một hình ảnh ma nữ và một lời nguyền độc địa để làm khán giả phải tập trung. Sự tập trung đó trở thành công cụ thuận lợi cho đạo diễn Nakata làm khán giả phải giật mình bằng cách lồng vào những hình ảnh ma quái cùng âm thanh rền rĩ đến chói tai đủ làm những con tim đang theo dõi phim muốn nhảy khỏi lồng ngực. Ông dần lấp đầy tâm trí khán giả bằng nỗi sợ nơm nớp, e dè về một con ma nào đó sẽ xuất hiện và làm người xem dù sợ vẫn tò mò muốn xem tiếp. Thủ pháp đó được Nakata sử dụng xuyên suốt bộ phim một cách bất ngờ, không hề có cảnh báo trước và đạt hiệu quả cao nhất khi Ringu luôn được xếp trong danh sách những phim kinh dị hay nhất mọi thời và được nhiều nhà làm phim khác học hỏi. Ringu thành công còn ở khâu hình ảnh và diễn xuất khi hai nhân vật chính đem lại cho người ta cảm giác đúng như những kẻ đang vùng vẫy một cách tuyệt vọng khi sợi dây níu thanh gươm Damocles ở trên đầu họ chuẩn bị đứt. 96 phút phim được phủ lên một tông màu xanh đen, ảm đạm như thể ám chỉ một tương lai không lối thoát cho những kẻ trót xem cuộn băng quỷ quái. Thứ khiến Ringu trở thành nỗi ám ảnh lớn đến vậy với nhiều người là bởi bộ phim sử dụng những thứ thân thuộc nhất trong cuộc sống. Bối cảnh câu chuyện được diễn ra ở nước Nhật vào thời hiện đại với trung tâm là cuộn băng và chiếc TV - những thứ tồn tại trong hầu hết hộ gia đình. Vào thời điểm năm 1998, khi mà việc tải phim trên mạng hay những chiếc DVD chưa được phổ biến như ngày nay, cuộn băng video chính là công cụ xem phim tại gia được ưa chuộng nhất. Việc đưa hình ảnh ma quỷ gắn liền với nó khiến cho không ít người thừa nhận rằng họ không dám xem TV một mình vào ban đêm sau khi xem Ringu. Nếu từng đọc qua cuốn Ring (từng được xuất bản tại Việt Nam với cái tên Vòng tròn oan nghiệt), nhiều người sẽ nhận ra những khác biệt giữa sách và phim. Nhân vật chính trong sách là nam còn trong phim là nữ để làm tăng thêm sự mong manh. Một chi tiết quan trọng khác là nếu như kẻ gieo rắc cái chết trong tiểu thuyết là virus thì trong phim lại là một hồn ma bí ẩn, nỗi sợ tâm linh gây ám ảnh hơn nhiều so với cách giải thích có phần khoa học trong truyện. Trong tâm hồn mỗi người đều có những nỗi sợ vô hình và việc phần lớn phim không có một bóng ma nào khiến cho nỗi sợ ấy lớn dần lên với sự cộng hưởng của hiệu ứng hình ảnh và âm thanh. Trong phiên bản The Ring, vốn được làm thêm một phần hai không cần thiết, Hollywood đã cố gắng giải thích tường tận cho khán giả nhiều chi tiết trong phim. Trái lại, nhiều tình tiết trong Ringu vẫn còn được để ngỏ như một bí ẩn và để trí tưởng tượng của khán giả tự lấp vào những khoảng trống ấy. Chính nhờ cách làm thông minh ấy mà cho đến ngày nay, vòng tròn Ringu vẫn được mở rộng để đón những fan dòng phim kinh dị muốn thưởng thức nỗi sợ tột cùng.
    • 0 downloads
    Từ trước tới nay, những phần phim hậu truyện thường khó mà vượt qua được tác phẩm trước đó. Thế nhưng, Spider-Man: Across the Spider-Verse (Tựa Việt: Người Nhện: Du Hành Vũ Trụ Nhện) đã làm được điều không tưởng khi xuất sắc hơn cả Spider-Man: Into the Spider-Verse (2018) - vốn đã là một trong những bộ phim hay nhất về Spider-Man. Từ âm nhạc, hình ảnh cho tới nội dung phim đều được nâng cấp lên nhiều lần và xứng đáng là phim hoạt hình hay nhất năm nay. Tiếp nối câu chuyện trong phần phim trước, Spider-Man/Miles Morales (Shameik Moore) trong Spider-Man: Across the Spider-Verse nay đã chiến đấu với tội phạm được hơn một năm. Cuộc sống của anh chàng bắt đầu gặp rắc rối khi không thể cân bằng được thời gian làm siêu anh hùng, học hành và ở bên cha mẹ. Cùng lúc này, ác nhân Spot/Jonathan Ohnn (Jason Schwartzman) xuất hiện khiến mọi thứ đảo lộn. Hóa ra, gã có khả năng du hành xuyên đa vũ trụ buộc nhóm Người Nhện do Spider-Man 2099/Miguel O’Hara (Oscar Isaac) lãnh đạo phải lên kế hoạch đối phó. Miles lén đi theo Spider-Woman/Gwen Stacy (Hailee Steinfeld) và đi vào Vũ trụ Nhện. Thế nhưng, những gì cậu khám phá ra lại không như tưởng tượng. Biến cố ập đến khiến Miles buộc phải đối đầu với toàn bộ Người Nhện trong đa vũ trụ. Trong Spider-Man: Into the Spider-Verse, Miles Morales buộc phải trở thành siêu anh hùng để thế chỗ trống khi Peter Parker (Chris Pine) ở vũ trụ của cậu bất ngờ bỏ mạng. May mắn là anh chàng có được sự trợ giúp và dạy dỗ tận tình của Peter B. Parker (Jake Johnson). Nhưng đến Spider-Man: Across the Spider-Verse, Miles buộc phải học cách tự mình trưởng thành. Làm một siêu anh hùng chưa bao giờ là dễ dàng. Phía sau "hào quang rực rỡ" đó là cuộc sống cá nhân đầy rối ren. Miles dần xa cách với cha mẹ, cậu luôn mang gánh nặng không thể chia sẻ thân phận thật sự hay trải lòng với bất cứ ai. Chàng Người Nhện trẻ tuổi bắt đầu mắc những sai lầm đầu tiên, có những hiểu lầm, mâu thuẫn với người thân. Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là bi kịch lớn nhất của một siêu anh hùng. Lần đầu tiên, Miles phải đứng trước lựa chọn giữa cứu một người hay cả một thế giới. Từ đây, bộ phim cho người hâm mộ thấy được thế giới đầy đau thương và lý do khiến Spider-Man - một trong những siêu anh hùng chịu nhiều mất mát bậc nhất Marvel - trở nên vĩ đại. Thế giới nội tâm của từng nhân vật được xây dựng vô cùng rõ nét. Gwen Stacy thì mất đi cậu bạn thân mà còn bị cha hiểu lầm, cái chết của vô vàn chú Ben trong đa vũ trụ, quá khứ đau buồn của Miguel O’Hara… Liệu trong hoàn cảnh đó, các siêu anh hùng "chân chính" sẽ lựa chọn ra sao? Những kẻ muốn chống lại số phận có kết cục như thế nào? Để rồi cuối cùng, Spider-Man: Across the Spider-Verse mang đến một màn chiến đấu vô cùng hoành tráng và kịch tính. Vô số Người Nhện với những chiêu thức độc đáo tham gia vào cuộc rượt đuổi tốc độ cao với đầy bất ngờ và những pha ra đòn mãn nhãn. Fan sẽ khó mà ngồi yên trên ghế khi chứng kiến hàng loạt phiên bản Spider-Man quen thuộc đối đầu nhau vô cùng hấp dẫn. Những tưởng Spider-Man: Into the Spider-Verse đã là đỉnh cao của phim hoạt hình thì Spider-Man: Across the Spider-Verse lại một lần nữa đưa thương hiệu lên một đẳng cấp mới. Hàng loạt công nghệ hiện đại được sử dụng để mang đến một tác phẩm đầy màu sắc và choáng ngợp. Phần phối màu của phim rất tốt để từng cảnh quay đều như một bức tranh đủ mọi tông màu xịn sò. Các họa sĩ có sự kết hợp giữa vẽ tay 2D và kỹ xảo 3D, CGI để bộ phim sở hữu đủ mọi phong cách hoạt họa khác nhau, từ đó làm nêu bật được sự đa dạng và của đa vũ trụ và nét độc đáo của từng thế giới. Vũ trụ của Gwen là những mảng màu nước loang lỗ hay Spider-Punk/Hobie Brown (Daniel Kaluuya) chính là tấm poster nhạc Rock… Không những thế, phim còn cài cắm vô số "easter eggs" cho fan của Spider-Man với sự xuất hiện của đến 240 nhân vật. Dễ dàng nhận ra nhiều cái tên nổi tiếng như Spider-Man của dòng game trên Playstation, Spider-Rex/Peter Parker, Spider-Man đến từ phim hoạt hình… cùng một loạt khách mời thú vị khác. Phần âm nhạc tiếp tục do Daniel Pemberton cầm trịch với một loạt ca khúc mới khiến người xem phải nổi da gà trước mỗi cảnh hành động hay thể hiện cảm xúc.
    • 0 downloads
    The Exorcist và giới hạn của sự cực đoan Ra mắt vào năm 1973, The Exorcist (tạm dịch Quỷ ám) là một trong những bộ phim “ăn khách” nhất thời điểm bấy giờ. Với doanh thu hơn 441 triệu USD trên toàn thế giới và là bộ phim kinh dị đầu tiên được đề cử cho giải Phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar, The Exorcist thành công vượt bậc về yếu tố thương mại lẫn chất lượng nghệ thuật. “Cha đẻ” của The Exorcist, biên kịch William Peter Blatty viết kịch bản phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, xuất bản vào năm 1971. Tiểu thuyết là câu chuyện trừ tà có thật của một cậu bé mang biệt danh "Ronald Doe" ở Maryland, Mỹ vào năm 1949. Sau khi trừ tà, cậu bé trở lại cuộc sống bình thường. Trên phim, The Exorcist kể về sự thay đổi bên trong cô bé 12 tuổi Regan MacNeil (Linda Blair đóng) sau khi cô chơi Ouija board (cầu cơ). Mẹ của cô bé - Chris McNeil (diễn viên Ellen Burstyn thủ vai) tìm mọi cách cứu lại con gái. Hành trình “đuổi tà” khỏi Regan MacNeil được sự giúp sức của 2 vị mục sư. Trong buổi ra mắt vào ngày 26/12/1973, nhiều khán giả đã nôn ói ngay tại ghế ngồi và hành lang rạp phim vì không chịu được sự ghê rợn từ The Exorcist. Từ hình ảnh, diễn xuất, câu chuyện, nhạc phim đều nhuốm màu ma quái có sức “hù doạ” lớn với người xem. Để có được thước phim đáng sợ như vậy, đạo diễn William Friedkin đã sử dụng nhiều biện pháp cực đoan mà về sau, khi kết thúc phim, nhiều diễn viên khẳng định sẽ không bao giờ hợp tác. William Friedkin sử dụng súng trên phim trường, ở những phân đoạn ông cần diễn viên thể hiện sự giật mình thực sự, ông nổ súng từ phía sau họ và hét lớn. Nam diễn viên Jason Miller từng cãi nhau với William Friedkin về cách hù dọa nguy hiểm của ông: "Đừng bao giờ làm điều đó nữa. Tôi là một diễn viên, tôi không cần tất cả những chất kích thích nhân tạo này". Một tình huống khác, vì muốn nhìn thấy hơi thở ra khói đầy sợ sệt của các diễn viên, Friedkin đã lắp trong phòng ngủ của Regan 4 máy điều hòa lớn, duy trì nhiệt độ từ -30 hoặc -40 độ. Không khí trên phim trường trở nên lạnh lẽo, cơ thể diễn viên tím tái đúng mục đích của đạo diễn. Cách làm việc của Friedkin bị phản ứng dữ dội vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của Linda Blair, khi cô bé 12 tuổi chỉ mặc một bộ đồ ngủ mỏng. Nhưng, Friedkin không quan tâm. Trong cảnh trừ tà cuối cùng trên phim, khán giả vỗ tay cho diễn xuất xuất thần của Cha William O'Malley vai Father Joseph Dyer. Nhưng điều ít ai biết, trên phim trường, vì diễn xuất không đạt yêu cầu, đạo diễn William Friedkin đã có hành động bạo lực với Cha William O'Malley. Ông hỏi vị linh mục: “Anh có tin tôi không?”, ngay khi O'Malley nói "Có", Friedkin tát mạnh vào mặt linh mục và quát lớn. Cảnh Friedkin tát diễn viên sau này được cắt và đưa vào phim như một hình ảnh đẩy mạch phim lên cao trào khi O'Malley trừ tà và bị quỷ dữ trừng phạt. Lời nguyền và 9 cái chết bí ẩn The Exorcist bị đồn thổi, trở thành câu chuyện cửa miệng của bất cứ ai khi nhắc về phim kinh dị và lời nguyền đằng sau bởi những cái chết liên tiếp xảy đến. Về sau, khi nữ diễn viên Ellen Burstyn, vai người mẹ trên phim ra mắt cuốn tự truyện vào năm 2006, cô tiết lộ nhiều chi tiết rùng rợn về bộ phim ám ảnh nhất trong sự nghiệp. Ellen Burstyn nói đã có 9 cái chết liên quan đến The Exorcist. Ngay cả trên phim trường, Ellen Burstyn khẳng định có những tình huống xảy ra mà không ai có thể đoán biết được bước tiếp theo sẽ là gì. “Tôi từng bị chấn thương cột sống sau cảnh quay trừ tà trong phim. Mặc dù đã được chuẩn bị đệm đỡ nhưng khi bị ném văng vào tường, tôi đau đớn thật sự”, Ellen Burstyn nói. Hay một ngày nọ, phim trường The Exorcist bị thiêu rụi, nhưng căn phòng của Regan thì vãn còn nguyên. Nam diễn viên Jason Miller cũng từng chia sẻ, trên phim trường, nhiều hiệu ứng đèn nháy chớp, cảnh đồ vật rơi dù không được chuẩn bị lại diễn ra trùng khớp khi đạo diễn hô “quay”. Sự việc khiến chính đạo diễn và biên kịch cảm nhận được tín hiệu từ bóng tối và cho mời một linh mục tới trừ tà cho đoàn phim. Tuy được củng cố niềm tin sau buổi trừ tà đó nhưng hầu hết các diễn viên đều cảm thấy sợ hãi khi xâu chuỗi nhiều sự kiện liên quan, đặc biệt về những cái chết. Ngày 30/05/1973, Jack MacGowran (đóng vai Burke Dennings) qua đời vì bệnh cúm ở tuổi 55. Thời điểm Jack MacGowran qua đời chỉ còn 1 tháng là phim phát hành. Trên phim vai Burke Dennings cũng chết yểu. Trước khi phim phát hành, Valsiliki Maliaros (đóng vai mẹ của Linh mục Karras) đã chết ở tuổi 90. Sau khi phim phát hành 3 năm, thám tử William F. Kinderman do Lee J. Cobb đóng đã qua đời ở tuổi 64 sau một cơn đau tim. Ngoài ra, nhiều cái chết của người thân các diễn viên tham gia The Exorcist cũng được liệt kê vào danh sách để tăng phần kinh dị cho phim: Max von Sydow (đóng vai nhà khảo cổ và là linh mục Lankester Merrin) có một người anh trai đã qua đời ở Thụy Điển; một quay phim có vợ và con qua đời trong lúc “vượt cạn”; ông nội của Linda Blair qua đời trong lúc cháu gái tham gia The Exorcist; con trai của Mercedes McCambridge (người lồng tiếng cho vai quỷ dữ Pazuzu) đã giết vợ và hai con gái trước khi tự tử vì bị buộc tội gian lận vào tháng 11/1987… Sự ghê rợn của The Exorcist trên màn ảnh là điều mà bất cứ người xem nào cũng có thể cảm nhận được, nhưng những câu chuyện rùng rợn đằng sau vẫn luôn hối thúc nhiều người tìm ra các giả thuyết thích hợp nhất. Sự cố ngọn lửa đốt cháy phim trường của The Exorcist, chỉ chừa phòng ngủ của Regan được thêu dệt rằng vì đoàn phim dám đá động đến quỷ dữ nên bị trừng phạt. Thế nhưng, nguyên nhân đám cháy sau khi điều tra là vì một con chim bồ câu bay vào hộp điện tại phim trường gây chập mạch, dẫn đến đám cháy. Còn phòng ngủ của Regan vì quá lạnh nên đám cháy không thể tấn công trước khi được dập không lâu sau. Về cái chết của các diễn viên và những sự trùng hợp khi người thân của họ qua đời trong thời điểm quay The Exorcist, đạo diễn William Friedkin tcho biết đó chỉ là sự trùng hợp, và rằng nhiều người lấy sự sợ hãi của bản thân rồi thêu dệt nên những “sự thật” hư ảo và tin đó là thật. Với buổi trừ tà, ông khẳng định việc đó chỉ để củng cố niềm tin của mọi người chứ không có chuyện đoàn phim bị trừng phạt. Cũng như, việc nữ diễn viên Ellen Burstyn ra mắt tự truyện với thông tin tiết lộ những bí ẩn về The Exorcist chẳng qua chỉ là cách quảng bá tốt, khiến sách bán chạy hơn.
    • 0 downloads
    Nhiều năm trước, khi nghe Spiderman của Bwine, mình đã vô tình nghe thấy tên hai nhân vật chính được nhắc tới trong lời bài hát. Bãng một thời gian, gần đây, khi mình tìm phim để xem thì hai cái tên Mickey và Mallory lại hiện lên. Và mình đã chọn bộ phim này, hay nói cách khác, bộ phim này đã tự len vào tâm trí mình. Natural Born Killers là một bộ phim về hai vợ chồng Mickey và Mallory Knox. Họ là những nạn nhân của bạo hành gia đình và xâm hại trẻ em. Hai cuộc đời vỡ vụn gặp nhau, yêu nhau và… phá nát những cuộc đời vô tội khác. Rõ ràng, Mickey và Mallory không phải là hình mẫu điển hình của những cặp tình nhân ta thường thấy trên màn ảnh. Sau khi cả hai giết cha mẹ của Mallory, họ lên xe bắt đầu một chuyến hành trình mà thay cho những dấu chân và vết bánh xe là những vệt máu và xác người. Ở bất cứ nơi nào Mickey và Mallory dừng lại, họ giết gần như tất cả mọi người ở đó, chỉ để lại một nhân chứng. Câu chuyện từ những vụ thảm sát này nhanh chóng được báo chí đánh hơi và tạo nên “danh tiếng” cho cặp đôi tâm thần. Thay vì bị căm ghét, thì việc Mickey và Mallory giết người lại biến họ trở thành siêu sao, những mạng người kia vô tình lại trở thành phương tiện lăng xê cho M&M, mà tác giả của sự kỳ quái này không ai khác là giới media, mà đại diện cho nó là Gale. Một chuyến trip điên rồ Natural Born Killers cuốn hút mình ngay từ những khung hình đầu tiên, khi các nhà làm phim giới thiệu hai nhân vật chính bằng một vụ thảm sát cho tới tận những giây cuối cùng. Những yếu tố bạo lực được thể hiện rất duyên dáng xen thêm chút hài hước. Cả bộ phim như một “nồi lẩu” mà Oliver Stone có chủ đích đưa đến cho chúng ta. Những cảnh cắt xen kẽ giữa các dạng media, các màu sắc, góc quay kì lạ, âm nhạc và các ký hiệu được pha trộn một cách tài tình. Qua đó tạo nên cảm giác mơ hồ và bệnh hoạn trong suy nghĩ của hai tên sát nhân, trong cách vận hành của giới truyền thông và trong cả thế giới này. Những cảnh cắt kinh dị thể hiện con quỷ khát máu bên trong những Natural Born Killers thể hiện rất tốt, trong một số cảnh, Gale hiện lên như một tên Satan được nhuốm máu đỏ. Qua đó, thể hiện rằng truyền thông là một con quỷ khác đang đồng hành với những con quỷ sát nhân kia. Mình thực sự thích cách mà phim xen kẽ lẫn lộn giữa những khung hình màu đời thực, những cảnh đen trắng mà Mickey nhìn thấy, những đoạn phỏng vấn của tay phóng viên Gale những đoạn cắt chớp nhoáng về con quỷ khát máu hay quá khứ của Mallory được thể hiện như một đoạn sitcom rẻ tiền trên TV. Tất cả chúng khiến mình cảm thấy như đang cầm remote TV và “chuyển kênh”. Một điểm khác mình đánh giá cao ở phim đó là sự xuất sắc của dàn diễn viên. Những Woody Harrelson, Juliette Lewis hay Robert Downey Jr thực sự xuất sắc trong việc truyền tải câu chuyện phim. Đặc biệt hai nhân vật chính do Woody và Juliette thủ vai có chemistry rất tốt. Họ làm mình tin rằng đây là một tình nhân thật sự. Câu nói trên không có trong phim nhưng lại rất hợp để diễn tả bộ phim này. Mỉa mai thay, Natural Born Killers phê phán truyền thông một phương tiện truyền thông khác: phim ảnh. Trong khi đang quy kết lỗi lầm cho giới truyền thông trong việc làm hào nhoáng bạo lực, ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, thì chính bộ phim lại làm rất tốt chính việc đó: thi vị hóa bạo lực và tình dục. Những đoạn xả súng giết người của hai tên sát nhân đều được khéo léo che đậy bằng tình yêu, bằng bi kịch gia đình. Hay đoạn diễn thuyết của Mickey trên truyền hình về lý do giết người của họ cũng được phủ đầy những ngụy biện để làm cho nó thật đáng tin. Và kết phim, cả Mickey và Mallory đều được tự do, sống cuộc sống hạnh phúc, mặc cho những mạng người đã chết dưới lưỡi dao họng súng của họ. Việc này có thể hiểu rằng tác giả đang muốn nhấn mạnh rằng “đời không như phim”, không phải lúc nào cái ác cũng bị diệt. Tuy nhiên, cái kết này lại thi vị hóa cuộc sống của những kẻ lầm đường mà trở thành khát máu. Sau khi xem phim, mình có search thử thì biết được phim lấy ý tưởng từ sự kiện thực. Và điều tuy không mấy bất ngờ nhưng vẫn gây giật mình là có ít nhất 10 vụ copycat xảy ra sau phim này. Lời kết Với kịch bản và cách kể chuyện bằng cinematography sáng tạo, không chỉ xét trên thời điểm phim ra mắt mà còn tới tận ngày nay, Oliver Stone và Quentin Tarantino đặt cho chúng ta câu hỏi: Ai mới là ác quỷ? Những sát nhân máu lạnh như Mickey và Mallory? Những tên nhân danh công lý để thỏa mãn nhục dục như Scagnetti? Những kẻ trơ trẽn của giới truyền thông như Gale? Hay chính chúng ta, những con nghiện bạo lực và tình dục mà Gale hướng tới? Rõ ràng, đây không phải là một bộ phim mà một người không có một chính kiến vững vàng và một cái đầu tỉnh táo nên xem. Đâu đó trong lối giễu nhại thông minh ấy lại là con dao hai lưỡi, mở đường chạy cho những con hươu ngu ngốc không nhận ra.
    • 0 downloads
    Dựa trên cuốn tiểu thuyết giả tưởng bán chạy nhất của tác giả David Grann, The Lost City of Z kể về câu chuyện có thật của nhà thám hiểm người Anh - Percy Fawcett (Charlie Hunnam), người thực hiện chuyến đi thám hiểm Amazon và khám phá ra bằn chứng về một nền văn minh tiên tiến chưa từng được biết tới. Trong suốt hai năm thám hiểm, đội Thám hiểm Hoàng Gia, trung úy Colonel Fawcett và trợ lý Henry Costin (Robert Pattinson) đã phác thảo bản đồ địa hình của vùng đất chưa từng được biết tới tại Bolivia, và khám phá cội nguồn, lịch sử của dòng sông huyền thoại Rio Verde. Sâu trong trong lòng khu rừng nhiệt đới, Fawceet đã phát hiện ra những mảnh gốm hóa thạch, minh chứng cho một thành phố cổ xưa. Quay về nước Anh, Percy đã tuyên bố sự chắc chắn của mình về một nền văn minh cổ xưa được ông gọi với cái tên “Thành phố vàng đã mất”. Percy đã bị chế nhạo bởi các thành viên của bộ khoa học Anh Quốc, những người coi dân bản địa là “người hoang dã”. Ông cũng phải đối mặt với những mất mát chuyến thám hiểm đã lấy đi từ người vợ can đảm Nina (Sienna Miller) và những đứa con, người đã đứng sau giúp đỡ ông khi vắng mặt. Với sự giúp đỡ và động viên của vợ, Fawcett đã đáp trả sự hoài nghi bằng cách thực hiện cuộc thám hiểm thứ hai với sự tham dự của nhà thám hiểm nổi tiếng James Murray (Angus Macfadyen). Trong chuyến đi nguy hiểm này, Fawcett cùng những cộng sự của mình đã đã phải vượt qua những đoạn thác hiểm hóc, những cuộc tấn công bằng mũi tên, những kẻ ăn thịt người, cơn mưa dai dẳng của rừng nhiệt đới, bệnh tật và nguồn lương thực ít ỏi. Đổi lại, Fawcett đã khám phá ra một sự thật ly kì khi ông tìm thấy các tác phẩm điêu khắc bí ẩn trên đá, cùng lúc ấy ông buộc phải quay về để hoàn thành nhiệm vụ tại Murray. Trở về khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, ông như người xa lạ với chính gia đình mình. Fawcett đã nhận nhiệm vụ chỉ huy cho quân đội Pháp, dẫn dắt dội pháo binh trong cuộc chiến tranh thảm khốc này. Nhiều năm về sau, ông đã bị thuyết phục nghỉ hưu sớm bởi chính con trai Jack (Tom Holland) và cộng sự tham gia chuyến thám hiểm cuối cùng của ông tới Amazon để tìm kiếm Thành phố Vàng đã mất. Bốn mươi triệu độc giả đã theo dõi chuyến phiêu lưu của họ, và chuyến đi đã kết thúc bằng sự biến mất bí ẩn của đoàn thám hiểm vào năm 1925. Một câu chuyện về lòng dũng cảm, sự đam mê được thể hiện chân thực thông qua cách làm phim của biên kịch/đạo diễn James Gray. The Lost City of Z như một minh chứng cho sự cống hiến, tinh thần ưa mạo hiểm và khám phá được thực hiện bởi một người bị ám ảnh bởi tất cả những điều ấy. Đạo diễn James Gray chia sẻ: The Lost City of Z đã phải trải qua một quãng đường dài và đầy chông gai để đến được với khán giả màn ảnh rộng. Bộ phim trở thành một sự ám ảnh thực sự đối với tôi, gần như trùng khớp với đề tài mà nó hướng tới. Mối quan tâm của Percy Fawcett với Amazon và các bộ lạc được đẩy lên bằng nhiều yếu tố, và câu chuyện của ông được đánh dấu bởi những nút thắt và bước ngoặt lạ thường. Khi tôi đọc cuốn sách của David Grann, một ý tưởng đã khiến tôi cảm thấy xứng đáng để khám phá: Percy là con người đi tìm kiếm những điều ý nghĩa. Giấc mơ đi tìm kiếm nền văn minh Amazon cổ đã giúp ông vượt qua những khó khăn không thể lường trước, cũng như sự hoài nghi của hội đồng khoa học, sự phản bội bất ngờ cùng những tháng ngày xa gia đình.
    • 0 downloads
    Câu chuyện xoay quanh một người cảnh sát tên John T. Chance (do John Wayne thủ vai) ở thị trấn Rio Bravo. Sau khi bắt giữ một tên tội phạm tên Joe Burdette (do Claude Akins thủ vai) vì tội giết người, Chance phải đối mặt với những rắc rối khi gia đình của Burdette cử một băng nhóm đến để giải cứu hắn. Với sự giúp đỡ của những người bạn: một cựu lính súng say xỉn (do Dean Martin thủ vai) và một thanh niên trẻ tuổi (do Ricky Nelson thủ vai), Chance phải bảo vệ nhà tù và ngăn chặn băng nhóm tội phạm. Bộ phim không chỉ là cuộc chiến giữa chính nghĩa và tội phạm mà còn thể hiện tình bạn, lòng dũng cảm và sự trung thành.
    • 0 downloads
    "Ferris Bueller's Day Off" (1986) là một bộ phim hài nổi tiếng do John Hughes đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh Ferris Bueller (do Matthew Broderick thủ vai), một học sinh trung học thông minh và khéo léo, người quyết định "cúp học" một ngày để tận hưởng cuộc sống. Ferris lập kế hoạch cho một ngày phiêu lưu thú vị cùng bạn gái Sloane (do Mia Sara) và bạn thân Cameron (do Alan Ruck thủ vai). Họ khám phá Chicago, tham quan bảo tàng, tham dự một buổi hòa nhạc, và thậm chí gặp gỡ một số người nổi tiếng. Trong khi đó, hiệu trưởng trường học, ông Rooney, và cô em gái của Ferris, Jeanie, đang cố gắng bắt gặp Ferris vi phạm quy định. Bộ phim không chỉ mang đến những tình huống hài hước mà còn truyền tải thông điệp về việc sống trọn vẹn và tận hưởng thanh xuân.
    • 0 downloads
    "Kiss the Girls" (1997) là một bộ phim hình sự – tâm lý dựa trên tiểu thuyết của tác giả James Patterson. Câu chuyện xoay quanh một thám tử tên Alex Cross (do Morgan Freeman thủ vai), người đang điều tra một loạt vụ bắt cóc phụ nữ bởi một kẻ giết người hàng loạt. Khi một trong những nạn nhân, cô gái tên Kate McTiernan (do Ashley Judd thủ vai), trốn thoát khỏi tay kẻ bắt cóc, cô hợp tác với Cross để tìm ra danh tính của kẻ thủ ác. Bộ phim không chỉ tập trung vào cuộc truy đuổi kẻ giết người mà còn khám phá mối quan hệ giữa Cross và Kate, cũng như những khía cạnh tâm lý của kẻ sát nhân. Phim kết hợp giữa yếu tố hồi hộp, những tình tiết bất ngờ và sự phát triển nhân vật, tạo nên một trải nghiệm căng thẳng và hấp dẫn.
  2. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Mang phong cách hành động, hài cùng hai ngôi sao nổi tiếng, ‘2 Guns’ là tác phẩm thích hợp để “đổi món” sau mùa phim hè. Môtíp hai cảnh sát “trái tính trái nết” phải cùng thực hiện một điệp vụ dẫn tới những tình huống oái oăm là một trong những cốt truyện “kinh điển” của Hollwood. Nhưng dưới bàn tay của đạo diễn người Iceland - Baltasar Kormakur - cùng diễn xuất của hai tài tử nổi tiếng Denzel Washington và Mark Wahlberg, 2 Guns (tựa Việt là "Điệp vụ hai mang") vẫn đem tới những bất ngờ cùng các cảnh hành động – hài giàu tính giải trí. Được dựa trên cuốn truyện tranh cùng tên, 2 Guns ra mắt tại Mỹ vào tháng 8 và nhanh chóng có được ngôi vị quán quân phòng vé đồng thời được xem như bất ngờ thú vị của phim hè. Thành công trên tới nhờ việc sáng tạo trong nội dung khi tác giả cho hai viên cảnh sát ngầm cùng hoạt động trong hang ổ tội phạm mà không hề biết nhau đều là “cớm chìm”. Họ là Bobby (Denzel Washington) và Stigman (Mark Wahlberg). Một người làm việc cho cục phòng chống ma túy DEA còn người kia là thành viên của Hải quân Mỹ. Dù khác tổ chức nhưng họ có chung nhiệm vụ là lật mặt “bố già” ma túy của Mexico - Papi Greco. Tuy nhiên, “con cáo già” này lại rất cẩn trọng trong mọi vụ giao dịch khiến họ khó lòng bắt quả tang. Stigman nảy ra ý tưởng rủ Bobby cướp ngân hàng mà Greco thường lui tới với hy vọng có thể truy tố hắn với ý đồ rửa tiền. Phi vụ diễn ra trót lọt nhưng thay vì cướp ba triệu USD theo dự kiến thì hai người lại mang về hẳn 43 triệu USD. Sau vụ cướp trên, thân phận thực của Stigman và Bobby bị bại lộ. Dù không ưa nhau nhưng họ vẫn phải nương tựa lẫn nhau để chống lại những kẻ thù mới bởi 43 triệu USD kia không phải thuộc sở hữu Greco mà là tiền của một thế lực nguy hiểm. Chúng ráo riết truy tìm bộ đôi “cớm chìm” trong khi những cộng sự của Stigman tại Hải quân cũng phản bội anh. Trước ngần ấy sự đe dọa, Stigman và Bobby đành cộng tác và nảy ra những ý tưởng “điên rồ”... Khác với những bộ phim hành động tràn ngập kỹ xảo từ đầu năm, 2 Guns không chỉ biết làm người xem “mãn nhãn” với các cảnh bắn súng mà còn có nhiều tình huống hài hước. Sự vui nhộn tới từ câu thoại hay biểu cảm của nhân vật, đơn cử như cái nháy mắt “đong đưa” của Stigman với mọi cô gái hấp dẫn. Để làm được điều này, không chỉ cần một kịch bản thú vị mà đạo diễn còn phải được cộng tác với những diễn viên tài ba và cặp Denzel – Mark chính là người Kormakur cần. Từng đoạt hai giải Oscar về diễn xuất, Denzel Washington là một trong những ngôi sao hàng đầu Hollywood hiện nay và không thể phàn nàn về diễn xuất của nam diễn viên này. Anh luôn giữ vẻ lạc quan khi vào vai Bobby, tạo rõ dáng vẻ một kẻ bề trên có thâm niên, dù là khi đóng giả tội phạm hay trở về vai trò cảnh sát. Trong khi đó, Mark Wahlberg thể hiện tốt với vai viên cảnh sát “lắm mồm” Stigman. Denzel và Mark tạo nên một bộ đôi thú vị trên màn ảnh, giống như những gì cặp Will Smith – Martin Lawrence hay Thành Long – Chris Rock từng làm. Dù có phong cách tương tự loạt phim Lethal Weapon nhưng những khán giả mê phim hài – hành động vẫn sẽ tìm thấy những điểm mới thú vị trong 2 Guns nhờ sự ăn ý của hai nam diễn viên chính. Điểm trừ của 2 Guns là phần mở đầu hơi dài dòng và chỉ đến nửa phim, khi các nhân vật thể hiện rõ cá tính và cuộc rượt đuổi giữa các phe bắt đầu thì câu chuyện mới gay cấn. Nhưng bù lại, từ nửa sau, bộ phim diễn ra với nhịp độ nhanh, hài hước hơn và kèm theo cả những nút thắt bất ngờ khiến người xem bị cuốn hút. Các cảnh hành động được quay với phong cách chân thực, trong đó ấn tượng nhất là cảnh cuối phim với trường đoạn hỗn chiến giữa các phe. Do có nhiều cảnh hành động máu me, nhiều câu thoại tục và cả cảnh nóng nên bộ phim được gắn mác R – hạn chế khán giả dưới 17 tuổi. Một khi đã đủ điều kiện về tuổi, 2 Guns với diễn xuất ăn ý của cặp nam chính cùng tính giải trí cao là lựa chọn phù hợp với những fan của dòng phim hành động – hài.
    • 0 downloads
    Bố mẹ Matilda là những kẻ dở hơi, bận rộn với cuộc sống ngu ngốc của họ. Họ chẳng thèm đếm xỉa gì đến con cái, nếu có thì cũng chỉ dành cho đứa con trai béo phệ ngu dốt như bố mẹ nó thôi. Cũng may là cô bé Matilda sở hữu năng lực vô địch khắp thiên hà vũ trụ nên mới tồn tại nổi trong cái nhà này: TỰ LẬP từ lúc 2 tuổi. Chưa hết, cô bé còn có khả năng tính nhẩm cực nhanh, đam mê đọc sách, ham học hỏi, sở hữu siêu năng lực và cũng biết làm điệu nữa (con gái mà!). Nghe đến đây là muốn rước Matilda về nuôi luôn rồi ha. Ông bà Wormwood không biết mình đẻ ra một cục kim cương. Nếu biết thì họ đã bán rẻ con gái mình cho các đài truyền hình để kiếm bộn tiền rồi, và cũng chính vì không biết nên họ thậm chí còn cố uốn nắn Matilda thành đứa trẻ hư hỏng, khôn lỏi, sống giả dối, nhưng tâm cô bé vững như bàn thạch nên là gần mực mà không bị đen. Bất lực trước đứa con gái “mất nết”, ông bà Wormwood quyết định gửi Matilda đến trại tập trung Auschwitz… Ý mình là gửi Matilda đến trường học của mụ hiệu trưởng Trunchbull ác như quỷ. Bị kìm kẹp giữa hai thế lực người lớn, Matilda đã dùng trí thông minh và sự dũng cảm để tự giải thoát bản thân. Matilda là một bộ phim hài hước, dễ thương, tinh nghịch và đôi lúc hơi thô bạo. Các vấn đề giáo dục trẻ nhỏ từ gia đình, nhà trường đều là những điều cơ bản và được kể một cách hóm hỉnh, gần gũi. Ví dụ như người lớn thường mặc định trẻ con luôn sai, trẻ con không biết gì, trứng đòi khôn hơn vịt, phải uốn nắn chúng bằng đe dọa và roi vọt thì chúng mới nên người,… Rõ là lối suy nghĩ và cách dạy dỗ sai bét nhè mà. Làm gì có chuyện lúc nào trẻ con cũng sai và người lớn luôn đúng, chỉ có chuyện người nào đúng người nào sai thôi. Chính vì vỡ lẽ ra điều đó nên cô bé Matilda đã vùng dậy chơi khăm ống bố xấu tính lẫn bà hiệu trưởng xấu người xấu nết. Xem Matilda dạy người lớn một bài học mà khoái lắm luôn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của Matilda không phải là chỉnh người lớn, cô bé muốn tự giải phóng bản thân để đi tìm hạnh phúc thuộc về mình. Phải chi đứa trẻ nào cũng có siêu năng lực như Matilda thì đã hạn chế được mấy vụ bạo hành rồi không. Thôi thì rốt cuộc là… trẻ con cũng có biết gì đâu, vẫn nên là người lớn tự chỉnh bản thân mình thôi.
    • 0 downloads
    Elemental (Xứ sở các nguyên tố) ra rạp trong nước ngày 23/6, là tác phẩm mới nhất của hãng hoạt hình nổi tiếng Pixar. Lấy đề tài người nhập cư, phim vẽ nên một thành phố - nơi các nguyên tố Lửa, Nước, Khí, Đất sống chung. Kịch bản xoay quanh hai nhân vật chính - Ember, cô gái thuộc tộc Lửa và Wade - chàng trai người Nước. Tương tự tác phẩm Turning Red - cũng do Pixar sản xuất năm 2022, phim xoáy sâu vào mâu thuẫn thế hệ, khi con cái phải sống trong kỳ vọng, mơ ước của phụ huynh. Câu chuyện mở đầu với phân cảnh bố mẹ Ember bỏ xứ ra đi, tìm đến thành phố Element mong có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Dù vậy, họ gặp khó khăn với cái nhìn kỳ thị từ các tộc người khác. Người cha gây dựng sự nghiệp với một cửa hàng tiện lợi, mong con gái duy nhất nối nghiệp sau khi ông về hưu. Khi trưởng thành, Ember quyết tâm thay cha thực hiện ước mơ, bởi hiểu ông đã lao động cật lực để cả nhà có cuộc sống tốt đẹp. Sau một lần tình cờ gặp Wade, cuộc sống Ember bị đảo lộn. Cô nhận ra bản thân không sinh ra để dọn dẹp, trông nom cửa hàng mỗi ngày. Cô dằn vặt với ước mơ trở thành một nghệ sĩ chế tác thủy tinh. Dù thông điệp không mới, Elemental kể bài học nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười về cha mẹ, con cái. Các nhân vật mang tính cách đặc trưng của các nguyên tố: Ember nhiệt huyết, giỏi giang song thiếu kiểm soát cảm xúc, còn Wade mềm mỏng, đa cảm, dễ kết nối với người khác. Nữ chính Ember được xây dựng đa chiều về tính cách. Bề ngoài, cô ngoan ngoãn, thích vâng lời cha mẹ nhưng ngọn lửa bên trong cô luôn chờ chực để bùng lên. Ban đầu, cô không hiểu nổi bản thân cho đến khi được Wade chỉ ra: Ngọn lửa ấy chính là tiếng lòng của cô, muốn phản kháng lại con đường định sẵn của bố mẹ. Nhờ Wade, cô cũng dần chứng minh được bố đã sai khi cả hai có thể nắm tay trong buổi hẹn đầu tiên. Ngoài tuyến truyện về gia đình, Elemental là phim hiếm hoi của Pixar khắc họa câu chuyện lãng mạn của tình cảm đôi lứa. Xuất phát là những người "không đội trời chung", Ember và Wade dần phát hiện những tính cách thú vị của nhau. Ember ngỡ ngàng trước cách Wade có thể làm "sóng" cổ vũ tinh thần mọi người, hay Wade nhận ra ngọn lửa sáng tạo bên trong cô gái khó tính. Vốn chưa từng khóc, Ember phải rơi nước mắt khi chàng trai Nước chạm đến cảm xúc sâu kín nhất của cô. Sức hấp dẫn của phim còn đến từ phần hình ảnh giàu sáng tạo. Đạo diễn vẽ nên một thế giới thích ứng với từng nguyên tố, từ phương tiện giao thông đến các món ăn. Người Khí thường di chuyển trên một khinh khí cầu, người Nước có thể luồn lách qua các khe cửa, người Lửa dùng điểm tâm với các bình nhiên liệu. Gia đình nhân vật Ember được lấy cảm hứng từ phong tục, văn hóa châu Á với hình ảnh ngọn lửa xanh - đại diện cho tinh thần truyền thống "cha truyền con nối" qua nhiều thế hệ.
    • 0 downloads
    "Moonage Daydream" (2022) là một bộ phim tài liệu độc đáo về cuộc đời và sự nghiệp của **David Bowie**, một trong những biểu tượng âm nhạc và văn hóa lớn nhất thế kỷ 20. Đạo diễn **Brett Morgen**, người nổi tiếng với phong cách tài liệu sáng tạo, đã thực hiện bộ phim này không chỉ để ghi lại tiểu sử của Bowie mà còn để tạo ra một trải nghiệm điện ảnh mang đậm tính nghệ thuật, phản ánh phong cách đa chiều và độc đáo của chính Bowie.
  3. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Mở đầu Dreams là bộ phim được chỉ đạo bởi cố đạo diễn Kurosawa Akira, ra mắt công chúng vào năm 1990 với tư cách là tác phẩm mở màn cho Cannes Film Festival. Bộ phim sau đó cũng đã gặt hái được nhiều thành công ngoài mong đợi với giải Quả cầu vàng cho phim ngoại ngữ hay nhất và vô số giải thưởng khác được trao tặng bởi Viện Hàn lâm Nhật Bản. Mấy ai biết được rằng, đã từng có thời điểm quá trình sản xuất Dreams gặp khó khăn vì Kurosawa không thể tìm được tài trợ từ các Studio trong nước, bởi trong phim của ông có nhiều phân cảnh thể hiện quan điểm đối với năng lượng hạt nhân cũng như đối với môi trường. Sau đó, ông đã gửi kịch bản cho Steven Spielberg - người rất thích ý tưởng của bộ phim và cũng là người móc nối để Kurosawa Akira có được thỏa thuận tài trợ dưới cái tên Warner Bros. Cũng nhờ thế mà danh sách những kiệt tác Kurosawa Akira để lại cho hậu thế lại được tăng lên. Như cố nhà văn Fyodor Dostoevsky đã từng viết: “Dreams revealed men’s deepest thoughts, liberated in sleep.” Những giấc mơ trong Dreams cũng đại diện cho những suy nghĩ thầm kín nhất trong con người của Kurosawa, đó là cách ông thể hiện cái tôi của bản thân mình, thông qua nhân vật và bối cảnh trong phim. Dreams được tổng hợp từ 8 phim ngắn riêng biệt mà mỗi phần phim đều là một giấc mơ được Kurosawa Akira viết kịch bản và đạo diễn. Thực chất những giấc mơ này đều là những sự kiện mà cố đạo diễn đã trải qua, bằng ngôn ngữ cũng như phong cách nghệ thuật đặc trưng của mình, ông đã tạo nên một tác phẩm nơi con người, thiên nhiên và linh hồn tương tác với nhau. Dreams sử dụng nhân vật thay thế qua nhiều thời đại để kể câu chuyện của Kurosawa, từ những kỉ niệm thời thơ ấu tới một người đàn ông vui vẻ chấp nhận cái chết. Những giấc mơ mà ông trải qua khi còn nhỏ rất màu sắc và huyền bí trong khi Kurosawa trưởng thành lại mơ về nỗi sợ hãi của của con người như chiến tranh,thảm họa hạt nhân hay ô nhiễm môi trường. Mỗi giấc mơ đều đưa Kurosawa tiếp xúc một nhân vật kì ảo nào đó như: cáo Kitsune, người đàn bà trên núi tuyết, hồn ma của người lính, Vincent Van Gogh hay ác quỷ…đều truyền tải tâm ý và nỗi kinh hoàng của họ với ông qua các thời kỳ. Bằng cách nhìn vào những giấc mơ đó, chúng ta không chỉ hiểu thêm về đạo diễn Kurosawa mà còn cả những hy vọng và nỗi sợ đã định hình phần lớn người Nhật Bản trong thời hiện đại. Sunshine Through The Rain - Vạt nắng sau mưa “Vạt Nắng Sau Mưa” là giấc mơ mở màn cho bộ phim, là một giấc mơ mang đầy tính thơ mộng và huyền ảo. Trong giấc mơ này, một cậu bé bị phát hiện khi đang xem lén đám rước dâu của bầy cáo trong rừng, điều này đã khiến bầy cáo tức giận và cậu phải đi tìm và xin lỗi chúng mới được trở về nhà. Tuy nhiên cậu không hề lo sợ, mà vững bước đi trên con đường trải đầy hoa màu và cầu vồng. Mình nghĩ giấc mơ này thể hiện niềm tin của Kurosawa vào sức mạnh của nghệ thuật và trí tưởng tượng cũng như qua chi tiết cậu cầm chắc con dao đi về phía núi rừng cuối phim càng chắc chắn hơn cho sự trưởng thành trong tâm trí cậu bé, can đảm chấp nhận thử thách. Có lẽ nghệ thuật là niềm tin vững chắc để cậu bé ấy hay nói đúng hơn là chính Kurosawa mạnh mẽ, quyết tâm hơn với lý tưởng của mình. Peach Orchard - Vườn đào Tiếp theo, “Vườn Đào” là một giấc mơ đậm chất kịch. Nó thể hiện sự bất lực của trẻ em trước bi kịch và những quan niệm khó hiểu về cái chết và mất mát ở độ tuổi này. Thực tế rằng một trong những em gái của cố đạo diễn Kurosawa, Momoyo, đã qua đời đột ngột khi ông còn nhỏ. Trong hồi ký của mình, ông nhớ lại lúc chơi búp bê Hina với người em gái “đột ngột qua đời vào năm lớp 4 - như thể bị một cơn gió quái quỷ thổi qua”. Điều này cũng đã giải thích cho việc tại sao chỉ có cậu bé là nhìn thấy cô gái trong bộ kimono màu hồng nhạt ấy, đó chính là hiện thân của em gái ông. Qua đó thể hiện sự khó khăn trong việc chấp nhận cái chết và buông bỏ những người mà Takashi Koizumi - trợ lý đạo diễn lâu năm của Kurosawa - xác nhận, đạo diễn rất quý mến. Lập luận này càng được củng cố thêm qua hình ảnh cuối phim, cho thấy hiện thực về một khu vườn chết, trong đó tất thảy trừ một cây hoa anh đào đều bị đốn hạ. Ngoài ra, mình nghĩ đây còn là ngụ ý của đạo diễn Kurosawa về ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc, kèm theo đó là thiên nhiên. Một cách truyền tải đầy ẩn ý mà tự nhiên. The Blizzard - Bão tuyết Giấc mơ thứ ba “Bão Tuyết” theo mình thấy là còn ẩn chứa nhiều lớp nghĩa hơn việc nói về thiên nhiên và đối mặt khó khăn trong cuộc sống. Phải nói rằng, trong giấc mơ này các nhà leo núi đang đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khi phải tìm đường về nơi trú ẩn trước khi cơn bão lớn hơn. Đạo diễn Kurosawa còn đẩy tình huống lên cao điểm hơn khi gợi về ý niệm từ bỏ, tự sát bằng việc những nhà leo núi chán nản, ngã quỵ xuống nền tuyết lạnh, chỉ chờ cho cái chết đến với mình trong đó có cả nhân vật chính. Nói thêm rằng, đạo diễn Kurosawa Akira cũng đã từng có ý định tự tử vào năm 1971 khi gặp thất bại trong công việc. Điều này cũng có liên quan ít nhiều tới tình trạng của các nhà leo núi trong phim và nhân vật người phụ nữ tuyết bí ẩn xuất hiện giữ nhân vật chính lại dưới nền tuyết một phần thể hiện số phận bi thảm của những người leo núi đã nằm lại dưới lớp tuyết ngoài ra đó còn là biểu tượng của ý nghĩ muốn tự sát; ý nghĩ vang vọng khiến nhiều người tin rằng từ bỏ dễ dàng hơn rất nhiều so với nỗi đau khi tiếp tục. Điều này lại nhắc về nỗ lực tự sát của Kurosawa người sau trải qua biến cố đã sẵn sàng vứt bỏ để đến với cái chết. Đây còn là một chi tiết đáng buồn liên hệ trực tiếp tới người anh quá cố của ông, Heigo, người đã tự tử năm 27 tuổi. Như ông đã viết trong cuốn tự truyện của mình: Cuộc đời, nỗi buồn và sự mất mát người thân đã được vị đạo diễn, với rất nhiều cảm xúc, đã làm sống lại những kỉ niệm ấy thông qua phép màu của điện ảnh. Ông đặt những ký ức đau buồn của mình qua lăng kính, cho người xem thấy nhân vật sau những giày vò, đã chống lại cái chết, lê lết kéo đồng đội của mình khỏi đống tuyết, và sau đó là cảnh cơn bão tan, nơi trú ẩn hiện ra trước mắt. Phân cảnh này phần nào thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của Kurosawa, rằng sau khi tự sát bất thành, khát vọng sống và cống hiến cho đam mê càng nhiều hơn, thúc dục ông tạo ra những tuyệt tác cho nền điện ảnh thế giới. The Tunnel - Đường hầm Là cuộc đối thoại giữa viên sĩ quan đang trên đường về nhà và những người đồng đội đã ngã xuống của mình trong cuộc Thế Chiến II. Trong phần phim này, cố đạo diễn Kurosawa đã thể hiện quan điểm của mình về sự sống và cái chết cũng như nói lên tiếng lòng của ông về sự vô nghĩa của chiến tranh, hay nói cách khác đây là Bài ca phản chiến được thể hiện thông qua lăng kính điện ảnh. Tuy nhiên, đây lại không phải là những kinh nghiệm thực tiễn của vị đạo diễn với chủ đề này mà nó lại dựa trên những quan điểm tiêu cực của ông về chiến tranh. “Không phải kinh nghiệm thực tiễn” là vì trong quá khứ ông đã bị quân đội Nhật Bản từ chối trong Thế Chiến II, dẫn đến việc ông phải nhập ngũ quá muộn và do đó không có cơ hội chiến đấu cho Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Đây là những gì viên sĩ quan đã nói với những người lính dưới trướng của mình, những người đã chết vì mệnh lệnh của ông. Mình nghĩ rằng đây là lời bộc bạch của chính đạo diễn Kurosawa, không chỉ đối với ông mà đối với bất cứ người thanh niên ở bất cứ quốc gia nào, việc không được đứng lên chiến đấu vì đất nước của mình là một nỗi thất vọng vô cùng lớn. Và đoạn thoại trước đó của viên sĩ quan có thể chính là lời chỉ trích của ông với cách xử lý của Chính phủ Nhật Bản trong những năm cuối của cuộc chiến, khiến cho hơn 2 triệu binh lính tử trận và tình trạng bất ổn tăng cao. Cuối cùng, những người lính cũng quay trở lại đường hầm. Tượng trưng cho hòa bình đã trở lại, những nỗi đau, bất bình xuất hiện trong cuộc chiến giờ đây cũng chỉ còn là quá khứ không thể thay đổi được, chúng ta phải chấp nhận nó và bước tiếp. Thông qua điện ảnh, Kurosawa đã hồi sinh những giấc mơ và kí ức của mình, đau khổ, luyến tiếc, bất bình,.. những cảm giác ấy được ông nhân cách hóa qua từng khung cảnh, từng lời thoại trong tác phẩm. Cần phải biết rằng, khi thực hiện bộ phim này, đạo diễn Kurosawa đã ở tuổi 80 nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ thể hiện lí tưởng của mình thông qua màn ảnh rộng, minh họa từng khung hình như một bức tranh đầy màu sắc và ẩn ý. Không chỉ qua Dreams mà qua rất nhiều tác phẩm khác của đạo diễn Kurosawa như Kagemusha (1980) hay Ran (1985) ta đều dễ nhận ra những khung cảnh màu sắc như tranh vẽ, điều này thực chất lại có liên quan tới cảm quan nghệ thuật của đạo diễn Kurosawa. Ban đầu ông đã muốn trở thành một họa sĩ nhưng giấc mơ ấy đã tiêu tan vì lý do tài chính cũng như hạn chế trong thông điệp truyền tải, ông đã nói rằng: ... Tôi chỉ đơn giản không thể sống bằng nghề vẽ. Và tôi nhận ra rằng với tranh, tôi không thể nói hết những gì mình nghĩ. Có rất nhiều điều tôi muốn nói nhưng tôi không thể làm được điều đó với những bức tranh… Nhưng không vì thế mà ông từ bỏ hội họa, bằng cách này hay cách khác, điện ảnh của Kurosawa vẫn mang nét gì đó rất nghệ thuật. Ông đưa hội họa vào khung hình và trong khâu chuẩn bị, bằng cách vẽ tay từng phân cảnh cho Dreams cũng như nhiều tác phẩm trước đó, ông giải thích đó “như một phương tiện hữu ích để giải thích ý tưởng cho nhân viên của mình” Điều này được thể hiện rõ nhất qua giấc mơ tiếp theo, Crows - Bầy quạ, lấy hình tượng người có ảnh hưởng trong cuộc đời của ông, họa sĩ Vincent Van Gogh. Đây là giấc mơ mình ấn tượng nhất, không chỉ bởi gam màu tươi sáng, bắt mắt mà nó còn lấy cảm hứng từ những bức tranh của Van Gogh và vị đạo diễn huyền thoại Martin Scorsese chính là người thủ vai Van Gogh trong giấc mơ này. Akira Kurosawa, một người hâm mộ cuồng nhiệt của Van Gogh và các tác phẩm của ông, đã liệt kê ông trong cuốn tự truyện của mình là "một trong ba họa sĩ mà ông đã đề cập khi xin việc tại một công ty điện ảnh" và, khi nhắc đến cái chết bi thảm của anh trai mình, "một trong ba họa sĩ có những bức tranh đã thay đổi cách nhìn của ông đối với thế giới thực sau vụ tự sát của Heigo". Với "Bầy quạ", Kurosawa khơi gợi lại những ký ức đau buồn dưới hình thức của họa sĩ được yêu thích nhất nhưng lại đoản mệnh của ông. Ông bày tỏ tình cảm của mình và gửi lời chia buồn sau sự kiện đối với Van Gogh, người không chỉ là hiện thân của sự mất mát bi thảm của anh trai ông và bản thân người họa sĩ, mà còn là toàn bộ nền điện ảnh. Thông qua việc sử dụng Scorsese trong vai Van Gogh, Kurosawa bày tỏ lòng biết ơn đối với điện ảnh, phương tiện đã tạo nên sự nghiệp của ông, và cũng tôn vinh hội họa, niềm đam mê lớn nhất của ông. Trong Dreams, Kurosawa kết nối các dấu chấm trong tâm lý, cuộc đời, di sản của mình và bày tỏ sự tôn kính đối với những nhân vật, bộ phim và mối quan hệ đã khiến điều đó trở nên khả thi. Ở giấc mơ này, ta được thấy một góc nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống hay nói kĩ hơn là về cái chết, thông qua ngày tận thế và vũ khí hạt nhân. Giấc mơ bắt đầu với cảnh đoàn người lũ lượt tháo chạy, đằng sau là núi Phú Sĩ đỏ rực chực chờ phun trào. Nhưng thực chất, đó lại là do nhà máy hạt nhân đằng sau núi phát nổ. Việc sử dụng ngọn núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản để che trước nhà máy hạt nhân có thể là dụng ý của đạo diễn Kurosawa để nói lên rằng đôi khi thứ chúng ta thấy trước mắt lại không phải điều thực sự đang diễn ra, thứ giết chết con người đôi khi lại chính là con người. Để nói kỹ hơn thì núi Phú Sĩ chính là linh hồn của Nhật Bản, Nhật Bản là núi Phú Sĩ và núi Phú Sĩ chính là Nhật Bản. Ngọn núi này đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi đây, bằng cách sử dụng một sự kiện nhân tạo phá hủy thứ tượng trưng cho cả một dân tộc, đạo diễn Kurosawa muốn nhấn mạnh về sự tồn vong hay tận thế đều do nhân loại quyết định. Giấc mơ này cũng là một lời trách móc của đạo diễn Kurosawa với những người đã tạo ra hạt nhân hay nói cách khác là những người đã tạo ra kết cục bi thảm cho nhân loại nói chung và đối với người dân Nhật Bản qua 2 cuộc ném bom hạt nhân năm 1945. “...những đám mây đỏ đó. Đều là Uranium - 239. Một phần mười triệu gram có thể gây ra ung thư. Màu vàng là Strontium - 90. Khi nó đi vào cơ thể có thể gây nên bệnh bạch cầu. Màu tím là Caesium - 137. Gây ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản và dị tật thai nhi.” Đây là lời giải thích của ông tiến sĩ về những tác hại chết người của phóng xạ hạt nhân. Bằng cách giải thích cặn kẽ về tác động của phóng xạ, đạo diễn Kurosawa đã bộc lộ sự thất vọng của mình đối với loài người cũng như mong muốn dai dẳng đầu tư vào phát triển công nghệ hạt nhân. Cũng như cảnh ông tiến sĩ nhảy xuống vách núi tự sát phần nào thể hiện sự vô trách nghiệm của những người tạo ra nó, họ biết những hợp chất có trong nó sẽ gây hại gì cho môi trường nhưng bản thân họ thay vì kiềm chế nó lại tô vẽ cho nó những màu sắc để dễ nhận biết hơn, dễ nhận biết cái chết. Đây có thể coi là giấc mơ nối tiếp của giấc mơ “Mount Fuji in Red” trước đó, khi phóng xạ đã lan ra khắp vùng và lúc này ta được thấy những người nhiễm phóng xạ dần mọc sừng và trở thành những con quỷ gớm ghiếc, thực vật cũng mang những hình thù kỳ dị. Đây chính là viễn tưởng về hậu quả của vũ khí hạt nhân mà đạo diễn Kurosawa muốn cho cả thế giới thấy, điều này càng quan trọng hơn khi Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra 4 năm trước khi bộ phim được công chiếu. Có một điều đặc biệt rằng những con quỷ trong giấc mơ này lúc nào cũng trong tình trạng đau đớn, do chiếc sừng mọc trên đầu chúng, càng nhiều sừng tức nỗi đau càng lớn. Cấp bậc của những con quỷ cũng được thể hiện thông qua những chiếc sừng chúng có, càng nhiều sừng, càng cao cấp, nỗi đau càng lớn. Phải chăng Kurosawa đang chỉ thẳng tay vào những người chịu trách nhiệm cho các sự kiện thảm họa đang diễn ra, vạch trần tội ác của họ và buộc họ phải cảm nhận từng chút nỗi đau, tội lỗi họ đáng phải chịu. Cuối cùng trong giấc mơ “Ngôi làng cối xay nước” Kurosawa kết thúc những lời than thở, suy ngẫm, ký ức và tất nhiên là cả những giấc mơ bằng một phần phim nhẹ nhàng. Sau khi vượt qua những thước phim dày đặc các tầng lớp nghĩa và hoạt ảnh màu sắc, “Ngôi làng cối xay nước” mở ra một lối thoát xuyên vào thiên nhiên. Đã bác bỏ ý niệm chúng ta không thể sống thiếu công nghệ, máy móc hiện đại. Thực chất, chúng ta đang quá quan tâm tới những phát minh và đổi mới mà không biết gì về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Tuổi thọ của chúng ta trên hành tinh này là có hạn. Thậm chí còn có thể ngắn hơn bởi những vấn đề biến đổi thiên nhiên do con người tạo ra. Tuy nhiên, không phải là hết cách. Chúng ta vẫn có thể giảm tải sự phụ thuộc vào công nghệ và chấp nhận sự xuống cấp của thế giới xung quanh để tìm cách cải thiện nó. Suy cho cùng, không nên dựa vào công nghệ để khiến chúng ta hạnh phúc, mà hãy coi cuộc sống của chúng ta là món quà hạnh phúc nhất. Thay cho lời kết Bằng tài năng trời phú của mình, cố đạo diễn Kurosawa Akira đã gói gọn những ý niệm về cuộc sống và cả nhân sinh quan vào trong tác phẩm. Đúng với khái niệm phim ảnh phản chiếu tư duy sâu kín của con người, thông qua lăng kính điện ảnh, vị đạo diễn đã truyền tải những kìm nén ẩn sâu trong ông và cả những suy ngẫm trong tiềm thức cá nhân mỗi con người hay cả tập thể. Mình thật sự mong rằng mọi người có thể một lần trải nghiệm Dreams để biết nó tuyệt đến thế nào.
    • 0 downloads
    East of Eden (1955) là một bộ phim tâm lý Mỹ, do Elia Kazan đạo diễn, dựa trên nửa sau của tiểu thuyết cùng tên của John Steinbeck. Bộ phim nổi tiếng không chỉ bởi cốt truyện cảm động mà còn bởi màn trình diễn ấn tượng của James Dean trong vai chính, mang lại cho anh danh tiếng quốc tế. Đây cũng là bộ phim đầu tiên trong sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đầy dấu ấn của James Dean. Lấy bối cảnh tại thung lũng Salinas, California, vào thời điểm trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, East of Eden xoay quanh câu chuyện về gia đình Trask, đặc biệt là mối quan hệ phức tạp giữa hai anh em Cal (James Dean) và Aron (Richard Davalos), cùng với cha của họ, Adam Trask (Raymond Massey). Cal Trask là một chàng trai trẻ luôn cảm thấy mình bị cha ghẻ lạnh và ít được yêu thương hơn so với người anh Aron, người được Adam đánh giá cao vì tính cách ngoan hiền và tuân thủ nguyên tắc. Cal luôn khát khao có được sự công nhận và tình yêu từ cha, nhưng anh cảm thấy bị lép vế và luôn đối diện với mặc cảm tội lỗi mà anh không thể lý giải. Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi Cal phát hiện ra rằng mẹ của anh và Aron, người mà cha họ đã nói là đã chết từ lâu, thực ra vẫn còn sống và đang điều hành một nhà chứa trong thị trấn. Đây là một cú sốc lớn đối với Cal, và càng khiến anh thêm xa cách với cha và người anh trai Aron, người vẫn tin rằng mẹ họ đã qua đời. Trong khi Cal đấu tranh với cảm giác bị từ chối và sự mâu thuẫn nội tâm, anh nỗ lực tìm cách làm cha tự hào. Khi Adam gặp khó khăn tài chính vì đầu tư vào một doanh nghiệp nông nghiệp thất bại, Cal quyết định kiếm tiền bằng cách kinh doanh trong lĩnh vực nông sản, hy vọng món tiền anh kiếm được sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với cha. Tuy nhiên, khi anh tặng số tiền này cho cha mình, Adam từ chối với lý do không đồng ý với cách mà Cal kiếm được số tiền đó, khiến Cal càng thêm tức giận và tổn thương. Đỉnh điểm của xung đột diễn ra khi Aron phát hiện ra sự thật về mẹ của họ, điều khiến Aron suy sụp và tự nguyện nhập ngũ, một quyết định dẫn đến bi kịch. Cuối cùng, phim khép lại với những cung bậc cảm xúc cao trào khi Cal phải đối mặt với những mất mát, đau khổ và tìm cách hòa giải với cha mình. Chủ đề và phong cách:
    • 0 downloads
    Thị trấn Halloween (Halloween Town) là một thế giới kỳ ảo. Cư dân ở đó bao gồm các loài yêu quái biến dạng, quái vật, linh hồn, ma cà rồng, yêu tinh, ma sói và phù thủy, còn Jack Skellington (Vua Bí ngô - "The Pumpkin King") là người lãnh đạo việc tổ chức lễ Halloween hàng năm. Tuy nhiên, trong một lần tự bạch, Jack tiết lộ rằng anh đã chán ngấy việc tổ chức một buổi lễ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác (ca khúc "Jack's Lament"). Trong khi chán nản, anh lang thang trong khu rừng ngoài nghĩa địa và tình cờ bắt gặp chín cánh cổng dẫn tới chín ngày lễ khác nhau và vô tình mở được cánh cửa tới "Thị trấn Giáng sinh" (Christmas Town). Ở đó cư dân có trách nhiệm tổ chức lễ Giáng sinh hàng năm dưới sự chỉ đạo của Ông già Noel (ca khúc "What's This"). Ấn tượng và trầm trồ với không khí và phong cách của ngày lễ này, Jack kể cho mọi người nghe những gì anh vừa được chứng kiến và trải qua (ca khúc "Town Meeting Song"). Tuy nhiên họ chẳng thể nào hiểu được những điều đó và cứ so sánh mọi thứ với lễ Halloween. Jack tuyên bố rằng thị trấn Halloween sẽ giành quyền tổ chức lễ Giáng sinh. Quá thích thú với lễ Giáng sinh, Jack nảy ra ý định sẽ chiếm đoạt vai trò của Ông già Noel (ca khúc "Jack's Obsession"). Mỗi cư dân của thị trấn được giao cho một nhiệm vụ để tổ chức lễ hội (ca khúc "Making Christmas"); trong lúc đó, Sally, một cô gái búp bê làm từ giẻ cũ do một nhà bác học điên của thị trấn làm ra, bắt đầu đem lòng yêu Jack. Dù trong lòng luôn lo sợ rằng kế hoạch của Jack sẽ trở thành một thảm hoạ (ca khúc "Sally's Song"), nhưng Sally không tài nào thuyết phục được anh. Jack giao cho Lock, Shock và Barrel, bộ ba đứa trẻ tinh quái đi bắt Ông già Noel và mang về Thị trấn Halloween. Khác với ý muốn của Jack, để cho vui (ca khúc "Kidnap the Sandy Claws"), ba đứa trẻ lại mang Ông già Noel tới chỗ tên ba bị Oogie Boogie, kẻ rắp tâm hãm hại ông già Noel (ca khúc "Oogie Boogie's Song"). Khi lễ Giáng sinh tới, Sally dùng sương để cản bước Jack nhưng không thành bởi chú chó ma Zero của Jack sở hữu chiếc mũi phát sáng. Thế là Zero dẫn đầu chiếc xe kéo hình quan tài giúp Jack bay đi phân phát cho trẻ em trên khắp thế giới. Nhưng những món quà của anh (gồm những chiếc đầu người co quắp, rắn ăn cây thông Nô-en, bí ngô có hình Jack trong hộp, gấu bông ma cà rồng, vịt đồ chơi có răng nhọn, vòng hoa thánh biết chuyển động, v.v...) khiến lũ trẻ sợ hãi. Các vị phụ huynh liền báo cảnh sát. Hệ thống báo động phòng không được kích hoạt, đèn pha soi sáng bầu trời giúp người ta định vị được Jack và bắn hạ anh bằng đại bác. Chiếc xe kéo đâm sầm xuống và người dân thị trấn Halloween tưởng rằng Jack đã chết, nhưng thực ra anh vẫn sống sót và hạ cánh ở một nghĩa địa. Mặc dù thất vọng vì kế hoạch đổ bể nhưng Jack nhanh chóng lấy lại tinh thần và nghĩ ra những ý tưởng mới cho mùa Halloween năm sau (ca khúc "Poor Jack"), đoạn anh vội vã trở về nhà. Trong lúc ấy, Sally tìm cách giải thoát cho ông già Noel, nhưng bị Oogie bắt được. Jack lần xuống hang ổ của Oogie và cứu cả hai người. Oogie liên tiếp tung ra hết bẫy này đến bẫy khác để bắt Jack nhưng anh đều thoát được. Jack dùng tay rút những sợi chỉ khâu lớp vỏ ngoài của Oogie, khiến khối rắn rết và sâu bọ cấu thành nên cơ thể hắn trở nên rệu rã và lần lượt rớt xuống nham thạch, bị tiêu hủy. Ông già Noel mắng Jack vì những việc làm của anh rồi nhanh chóng ra đi để cứu vớt Giáng sinh. Khi Jack trở về thị trấn Halloween thì cũng là lúc ông già Noel mang tuyết đến nơi này, nhằm tha thứ và giảng hòa với Jack. Tuyết rơi khiến các cư dân thấy bối rối và lạ lẫm, nhưng rồi nhanh chóng chuyển sang thích thú và chơi đùa một cách hào hứng. Trên đỉnh đồi ở nghĩa địa, Jack thổ lộ tình cảm với Sally và hai người trao nhau một nụ hôn (ca khúc "Finale/Reprise").
    • 0 downloads
    Enter the Dragon (1973) là một bộ phim võ thuật kinh điển của Hong Kong và Hollywood, với sự tham gia của Lý Tiểu Long (Bruce Lee) trong vai chính. Đây là bộ phim cuối cùng mà Lý Tiểu Long hoàn thành trước khi qua đời và được coi là một trong những bộ phim võ thuật có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Phim được đạo diễn bởi Robert Clouse và được sản xuất bởi Warner Bros., kết hợp yếu tố võ thuật châu Á với phong cách điện ảnh phương Tây, giúp đưa Lý Tiểu Long trở thành một biểu tượng toàn cầu. Phim xoay quanh nhân vật chính Lee (Bruce Lee), một võ sư cao thủ đến từ Thiếu Lâm, được chính phủ Anh chiêu mộ để tham gia vào một giải đấu võ thuật tổ chức trên đảo của Han (Shih Kien), một tên trùm tội phạm. Mặc dù giải đấu được tổ chức dưới vỏ bọc hợp pháp, Lee được giao nhiệm vụ bí mật điều tra Han, vì ông ta bị nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động buôn bán ma túy và buôn người quốc tế. Lee chấp nhận nhiệm vụ này với một mục đích cá nhân: trả thù cho cái chết của chị gái mình, người đã bị thuộc hạ của Han, O'Hara (Robert Wall), hãm hại đến tự sát. Trong khi đó, hai võ sĩ khác tham gia giải đấu là Roper (John Saxon) và Williams (Jim Kelly) cũng có những mục tiêu và động cơ riêng. Trong giải đấu, Lee sử dụng tài năng võ thuật của mình để tiến sâu vào các vòng đấu, đồng thời khám phá thêm về những hoạt động phi pháp trên đảo của Han. Anh lẻn vào các khu vực bí mật vào ban đêm, thu thập bằng chứng về những tội ác của Han. Cuối cùng, Lee đối mặt trực tiếp với Han trong một trận đấu quyết liệt, khi những kẻ đồng minh và kẻ thù của anh đều lộ diện trong cuộc xung đột cuối cùng.
    • 0 downloads
    Không chỉ thể hiện tốt bối cảnh đa vũ trụ với những màn rượt đuổi xuyên không gian, thời gian, “The Flash” còn gửi gắm nhiều ý nghĩa về việc học cách buông bỏ quá khứ để định hình lại con người, sống tiếp cho tương lai. “Con yêu mẹ, con yêu hơn, con yêu mẹ trước” The Flash/Barry Allen là siêu anh hùng trẻ tuổi nhất của Justice League trên màn ảnh rộng. Khác với Superman, Wonder Woman hay Aquaman có "gia thế khủng", The Flash chỉ là một cậu chàng bình thường vô tình sở hữu tốc độ hơn người khi bị sét đánh trúng ở phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, Barry hiển nhiên không tránh được việc trở nên yếu đuối trước những nỗi đau thời thơ ấu. “I love you, i love you more, i loved you first,” tưởng chừng như một câu nói đơn giản xuất hiện ở phần đầu và phần cuối bộ phim lại mang vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời siêu anh hùng The Flash. Nó khắc họa lại nỗi đau lẫn tình yêu của Barry Allen dành cho người mẹ quá cố, đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy cậu trên hành trình tìm ra bản dạng của chính mình. Các sự kiện chính trong The Flash bắt đầu khi Barry nhận ra siêu năng lực tốc độ - nếu phát triển đến một mức độ nhất định - có thể dẫn cậu đến các chiều thời-không gian khác nhau. Vốn vẫn đang mắc kẹt trong nỗi đau mất đi hai người thân yêu nhất chỉ trong một ngày, Barry Allen mang tham vọng quay ngược thời gian để “sửa chữa mọi sai lầm”. Không ngoài dự đoán, siêu anh hùng Tia Chớp thành công trở về thời điểm có thể cứu được mẹ khỏi bị giết hại, bố cũng không phải vào tù oan. Tuy nhiên, dòng chảy của thời gian là thứ mà không ai có quyền can thiệp, dẫu có là siêu anh hùng. Như lời Batman đã cảnh báo, The Flash suýt tự tay hủy diệt mọi thứ, và đa vũ trụ bị đảo lộn là cái giá phải trả khi cậu dám thay đổi vận mệnh. Sự kiện tái thiết lập vũ trụ DCU The Flash không phải là bộ phim siêu anh hùng đầu tiên khai thác chủ đề vũ trụ song song. Trong những năm qua, Marvel đã phát triển rất thành công ở nhiều dự án, hay Sony đang "làm mưa làm gió" phòng vé quốc tế với Spider-Man: Across the Spider-Verse. Tuy nhiên, đa vũ trụ trong The Flash vẫn tồn tại những đặc trưng riêng, đồng thời việc tái thiết lập vũ trụ cũng là kế hoạch để mở ra vận mệnh mới cho tương lai của DC. The Flash du hành đa vũ trụ không nhờ phép thuật hay những cánh cửa, mà là nhờ vào siêu tốc độ vượt qua cả vận tốc ánh sáng, điều này không được đề cập quá nhiều trên phim. Ở phiên bản The Flash truyền hình, việc du hành thời gian của cậu được giải thích bằng các nguyên lý chi tiết hơn. Nhưng bù lại, bộ phim để nhân vật Batman trình bày về giao điểm giữa các dòng thời gian, điều này giải thích vì sao không chỉ tương lai bị thay đổi, mà cả quá khứ lẫn hiện tại đều sẽ bị xáo trộn khi The Flash can thiệp vào nhánh thời gian. Một trong những trọng trách mà The Flash phải đảm nhận đó là làm nền tảng khởi động một vũ trụ hoàn toàn mới do James Gunn lãnh đạo. Để làm được điều đó, bộ phim phải có lời giải thích hợp lý cho sự biến mất đột ngột của Vũ trụ DC cũ, đồng thời làm trung gian mở ra vũ trụ mới không được quá gượng ép. May thay, Tia Chớp 2023 cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đó. Dù cuối cùng Barry Allen phải chấp nhận gạt bỏ tình cảm cá nhân để khôi phục lại trật tự thời gian, song một khi sự xáo trộn đa vũ trụ đã hình thành thì không thể sửa chữa. Kết phim, Barry bị kẹt lại ở một vũ trụ mà các thành viên Justice League cũ không còn tồn tại - trở thành cái cớ hoàn toàn phù hợp để DC Studios phát triển một Liên Minh Công Lý mới. Xem xong The Flash (2023), hẳn khán giả có thể phần nào lý giải được vì sao hãng Warner Bros. vẫn giữ lại vai diễn cho Ezra Miller, dù thời gian gần đây nam diễn viên vướng phải nhiều bê bối đời tư nghiêm trọng. Ezra thể hiện được độ hợp vai nhất định, và dù phải hóa thân thành hai nhân vật cùng lúc - The Flash hiện tại và Barry Allen của quá khứ - thì tài tử sinh năm 1992 vẫn giữ vững phong độ diễn xuất trong suốt bộ phim, không bị đuối ở các đoạn cao trào hay phân cảnh đòi hỏi nhiều cảm xúc. Ngoài Ezra Miller, bộ phim còn có hai ngôi sao khách mời tạo điểm nhấn là Michael Keaton - người từng thủ vai Batman trong Batman Returns (1992) và nữ diễn viên Sasha Calle lần đầu đưa vai diễn Supergirl lên màn ảnh rộng. The Flash còn là dịp đặc biệt để người hâm mộ được gặp lại những gương mặt thân quen trong Justice League trước khi phải nói lời tạm biệt. Tuy vậy, thời lượng dành cho các khách mời kể trên còn khá ít so với tổng thể bộ phim. Nhân vật Batman của Ben Affleck chỉ xuất hiện khoảng hơn năm phút trên màn ảnh, con số này quá khiêm tốn so với tổng thời lượng 2 tiếng 24 phút của bộ phim. Điều này sẽ khiến người hâm mộ DC cảm thấy chưa thỏa đáng với lời tri ân ngắn ngủi của hãng phim dành cho các nhân vật cũ. Một trong những điểm cộng lớn của The Flash nằm ở phần kỹ xảo hình ảnh. Được dàn dựng của dưới tay của Andy Muschietti, The Flash giữ được màu phim của DCU cũ. Cảnh hành động được đầu tư kỹ xảo hoành tráng, nhất là ở các phân cảnh tua chậm khi The Flash sử dụng siêu năng lực, đem đến bữa tiệc mãn nhãn cho người xem. Tuy nhiên, một số cảnh vẫn bị khán giả nhận xét là thiếu tính chân thật và kỹ xảo hơi lỗi thời. Những cảnh chiến đấu chớp nhoáng không nhiều, khá dễ đoán và thiếu sự đột phá, khiến người xem dễ tụt cảm xúc. Dẫu còn tồn tại điểm thiếu sót, The Flash vẫn là bộ phim đáng để ra rạp nếu khán giả không muốn bỏ lỡ sự kiện quan trọng của Vũ trụ DC, cũng như thưởng thức câu chuyện đầy tính nhân văn về bài học buông bỏ chấp niệm quá khứ.
    • 0 downloads
    Babylon 5: The Road Home (2023) là một bộ phim hoạt hình thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, dựa trên loạt phim truyền hình kinh điển Babylon 5 (1994-1998) do J. Michael Straczynski sáng tạo. Bộ phim đánh dấu sự quay trở lại của vũ trụ Babylon 5 sau nhiều năm, tiếp tục câu chuyện của nhân vật chính John Sheridan, đồng thời khai thác các yếu tố du hành thời gian và thực tại song song. Phim bắt đầu sau khi John Sheridan (do Bruce Boxleitner lồng tiếng) hoàn thành vai trò quan trọng của mình trong cuộc chiến với các thế lực thù địch trong vũ trụ Babylon 5. Trong một sự kiện khoa học liên quan đến công nghệ du hành thời gian, Sheridan bất ngờ bị cuốn vào một vòng xoáy các chiều không gian và thực tại song song. Anh rơi vào các dòng thời gian khác nhau và chứng kiến những phiên bản thay thế của quá khứ, hiện tại, và tương lai. Mỗi lần Sheridan "nhảy" qua một thực tại mới, anh không chỉ gặp lại những đồng đội cũ từ Babylon 5 mà còn đối mặt với những tình huống khác lạ, nơi những sự kiện có thể diễn ra theo cách hoàn toàn khác với những gì anh biết. Điều này khiến anh phải đối mặt với những quyết định đầy cảm xúc khi chứng kiến các kết cục khác nhau của những người thân quen và những sự kiện quan trọng trong cuộc đời anh. Trên hành trình tìm cách quay trở về thực tại của mình, Sheridan không chỉ phải chiến đấu để sống sót mà còn cần hiểu rõ hơn về bản chất của thời gian, không gian, và số phận. Mỗi bước đi của anh đều làm rõ thêm tầm quan trọng của sự hy sinh và những lựa chọn mà anh đã thực hiện trong quá khứ. Cuối cùng, Sheridan phải tìm cách phá vỡ vòng lặp du hành thời gian để trở về đúng thời điểm của mình, tiếp tục bảo vệ những giá trị và tương lai mà anh đã chiến đấu để bảo vệ.
    • 0 downloads
    Weird Science (1985) là một bộ phim hài khoa học viễn tưởng của Mỹ do John Hughes đạo diễn. Phim có sự tham gia của Anthony Michael Hall, Ilan Mitchell-Smith và Kelly LeBrock trong vai chính. Bộ phim kết hợp yếu tố khoa học viễn tưởng với phong cách hài tuổi teen, đặc trưng của John Hughes, để tạo nên một câu chuyện hài hước về tuổi dậy thì và sự tự tin. Phim xoay quanh hai thiếu niên nhút nhát, Gary Wallace (Anthony Michael Hall) và Wyatt Donnelly (Ilan Mitchell-Smith), cả hai đều bị coi là những kẻ yếu đuối và không có thành công trong việc thu hút các cô gái. Mệt mỏi với cuộc sống bị coi thường và mong muốn có bạn gái, Gary và Wyatt quyết định tạo ra một người phụ nữ hoàn hảo bằng cách sử dụng máy tính, trong một nỗ lực đầy táo bạo. Dù là một ý tưởng kỳ quái, nhưng qua một loạt các sự kiện kỳ lạ, họ thực sự đã tạo ra Lisa (Kelly LeBrock), một người phụ nữ tuyệt đẹp, thông minh và tự tin, có thể điều khiển thực tại với các sức mạnh siêu nhiên. Lisa không chỉ là người hoàn hảo về ngoại hình mà còn có mục tiêu dạy hai chàng trai cách tự tin, sống thật với chính mình, và đối phó với các tình huống xã hội. Dưới sự hướng dẫn của Lisa, Gary và Wyatt bước vào một hành trình trải nghiệm những tình huống điên rồ, từ việc đụng độ với những kẻ bắt nạt, phải đối mặt với cơn thịnh nộ của anh trai Wyatt, Chet (Bill Paxton), đến tham gia vào những bữa tiệc náo nhiệt và học cách ứng xử với các cô gái. Dần dần, cả hai bắt đầu hiểu ra rằng việc có sự tự tin và tôn trọng bản thân mới là điều quan trọng để thu hút người khác, không phải là tạo ra một hình mẫu hoàn hảo về mặt ngoại hình. Cuối cùng, Gary và Wyatt trưởng thành hơn, học được nhiều điều về bản thân và cuộc sống.
    • 0 downloads
    Nàng công chúa Ann (Audrey Hepburn) là biểu tượng tao nhã mẫu mực của vương quốc trong chuyến công du châu Âu. Nàng được hàng nghìn người Anh nghênh tiếp. Sau ba ngày thăm cung điện Buckingham, Ann bay đến Amsterdam rồi sau đó đến Paris, và cuối cùng là Roma. Sắc diện quý phái thanh tao luôn thường trực trên gương mặt, trang phục và hành xử của nàng mỗi khi xuất hiện trước công chúng theo đúng nghi thức ngoại giao. Mặc dù vậy, trong lòng nàng đã chán ngấy cuộc sống hoàng tộc bó buộc vì không được sống thỏa thích với chính con người mình. Một buổi tối, nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi một nửa thế giới đang sống cuộc sống thường nhật của họ, Ann khao khát được bay nhảy nơi ấy, nàng gào lên "Thôi đi" khi được nhắc nhở về một lịch trình kín mít của ngày hôm sau: thăm trại trẻ mồ côi, họp báo, ăn trưa với bộ ngoại giao… với sự lịch thiệp như thế nào, ăn mặc ra sao, dùng những đồ trang sức gì... Cô quyết định sẽ tự mình khám phá Rome. Công chúa Ann bỏ trốn ra ngoài chơi. Không may, nàng công chúa đáng yêu không biết mình đã bị tiêm thuốc ngủ trước khi lẻn ra ngoài. Hậu quả là nàng nằm vật vờ cho đến khi chàng phóng viên người Mỹ Joe Bradley (Gregory Peck) tình cờ đi qua. Joe chú ý đến nàng bởi sự vô lý hiển hiện ở con người này, trang phục sang trọng, phong thái tao nhã, nhưng lại nằm trên phố như một kẻ say rượu và không có một xu dính túi. Mãi đến hôm sau chàng phóng viên trẻ mới biết rõ tung tích của người anh vừa ra tay nghĩa hiệp chính là nàng công chúa mà anh đang có kế hoạch phỏng vấn. Ngày hôm sau, tờ Rome American đưa tin hoãn kế hoạch trong ngày của công chúa Ann do nàng bị ốm. Joe bất ngờ nảy ra một chuyên mục và bỏ ra một ngày dẫn Ann đi tham quan thành Rome và tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho nàng công chúa. Ann thú vị và bất ngờ khi được khám phá ra thế giới mà nàng chưa từng biết đến. Chàng phóng viên trẻ vốn ham mê những bài báo hơn tất thảy bỗng cảm thấy trái tim mình rung động... Cuối cùng Ann cũng chọn con đường quay về với thế giới của cô. Cuộc du ngoạn ngẫu hứng chỉ là nhất thời. Cô phải bỏ lại sau lưng cuộc sống tự do bên ngoài. Trong cảnh cuối cùng, Ann lặng lẽ bước đi, tiếng chân nặng nề, cánh cửa đóng sầm lại, những ngày tháng vui tươi trong trẻo đã là quá khứ.
    • 0 downloads
    Three Days of the Condor (1975) là một bộ phim kinh dị chính trị của Mỹ, do đạo diễn Sydney Pollack thực hiện, với sự tham gia của Robert Redford, Faye Dunaway và Max von Sydow. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Six Days of the Condor của James Grady và là một trong những tác phẩm nổi bật của dòng phim gián điệp trong thập niên 1970. Nhân vật chính của phim là Joe Turner (Robert Redford), một nhà phân tích làm việc cho CIA tại một chi nhánh bí mật ở New York. Turner, có mật danh là "Condor", chịu trách nhiệm đọc và phân tích các tài liệu xuất bản để phát hiện những thông tin có thể liên quan đến hoạt động tình báo. Một ngày, trong khi Turner đang ra ngoài ăn trưa, toàn bộ đồng nghiệp của anh bị ám sát bởi một nhóm sát thủ chuyên nghiệp do Joubert (Max von Sydow) dẫn đầu. Khi quay về văn phòng và phát hiện cảnh tượng thảm sát, Turner lập tức cảm thấy mình cũng đang bị săn đuổi. Anh liên lạc với cấp trên để xin được giúp đỡ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể tin tưởng ai, kể cả CIA. Turner trở thành mục tiêu, buộc phải chạy trốn trong khi cố gắng tìm ra ai đứng đằng sau vụ việc và tại sao cơ quan tình báo lại muốn thủ tiêu anh. Trong quá trình trốn chạy, Turner bắt cóc Kathy Hale (Faye Dunaway), một phụ nữ tình cờ gặp gỡ, và ép buộc cô giúp đỡ mình. Qua thời gian, Kathy bắt đầu tin tưởng Turner và hỗ trợ anh trong cuộc điều tra của mình. Turner dần khám phá ra rằng toàn bộ âm mưu giết người có liên quan đến một nhóm ngầm trong CIA đang lên kế hoạch chiếm đoạt dầu mỏ tại Trung Đông.
    • 0 downloads
    Ride Lonesome (1959) là một bộ phim miền Tây kinh điển của Mỹ, do đạo diễn Budd Boetticher thực hiện, với sự tham gia của Randolph Scott trong vai chính. Đây là một trong những phim nổi bật thuộc chuỗi phim hợp tác giữa Scott và Boetticher, một dòng phim được biết đến với những câu chuyện tinh tế và tối giản nhưng đầy cảm xúc trong thể loại miền Tây. Nhân vật chính của phim là Ben Brigade (Randolph Scott), một thợ săn tiền thưởng có quá khứ bí ẩn. Ông đang truy bắt tên tội phạm Billy John (James Best), một kẻ bị truy nã vì tội giết người. Brigade bắt Billy John và dự định đưa hắn về để nhận tiền thưởng. Trên đường đi, Brigade gặp hai người khác, Sam Boone (Pernell Roberts) và Whit (James Coburn), những kẻ ngoài vòng pháp luật, cũng quan tâm đến việc bắt giữ Billy John vì muốn được ân xá. Cùng lúc đó, nhóm cũng giúp một phụ nữ tên là Carrie Lane (Karen Steele), người sống đơn độc tại một trạm dừng trên sa mạc. Tuy nhiên, điều mà Brigade thật sự muốn không chỉ là tiền thưởng. Ông đang truy tìm kẻ thù cũ của mình, Frank (Lee Van Cleef), anh trai của Billy John, để trả thù cho cái chết của vợ mình. Brigade dự định dùng Billy John làm mồi nhử để dụ Frank ra đối đầu. Phim tập trung vào những mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật và sự căng thẳng âm ỉ giữa lòng thù hận và danh dự. Ben Brigade là một nhân vật điển hình của kiểu anh hùng miền Tây lạnh lùng, cô độc, nhưng bị dày vò bởi quá khứ và nỗi đau. Phong cách làm phim tối giản của Boetticher và những cảnh quan rộng lớn của miền Tây tạo nên một không gian trầm mặc và giàu tính ẩn dụ cho câu chuyện về sự cô độc và trả thù. Ride Lonesome là một bộ phim miền Tây kinh điển mang trong mình nhiều tầng lớp ý nghĩa về danh dự, thù hận, và sự chuộc tội. Bộ phim không chỉ thành công về mặt giải trí mà còn được các nhà phê bình đánh giá cao về chiều sâu tâm lý và cách thức khai thác các mối quan hệ giữa các nhân vật.
    • 0 downloads
    "Battlestar Galactica" (1978) là một bộ phim khoa học viễn tưởng do Glen A. Larson tạo ra, sau đó được phát triển thành một series truyền hình cùng tên. Nội dung phim diễn ra trong một vũ trụ giả tưởng nơi có sự xung đột giữa loài người và các robot tự động gọi là Cylons. Câu chuyện bắt đầu khi các Cylons, được tạo ra bởi một nền văn minh trước đó, quay lại tấn công và tiêu diệt các thuộc địa của con người. Nhân vật chính, chỉ huy William Adama (do Edward James Olmos thủ vai trong phiên bản remake sau này), lãnh đạo chiếc tàu vũ trụ Battlestar Galactica, cùng với những chiếc tàu khác, trên hành trình tìm kiếm một hành tinh an toàn cho nhân loại, được gọi là Trái Đất. Phim kết hợp yếu tố hành động, chính trị và tâm lý, khắc họa sự sống còn của con người trong cuộc chiến sinh tử với các Cylons, cũng như những mối quan hệ giữa các nhân vật. Mặc dù bộ phim gốc không đạt được thành công vang dội ngay lập tức, nhưng nó đã tạo ra một lượng người hâm mộ đáng kể và được biết đến như một biểu tượng văn hóa. Năm 2004, một phiên bản remake được phát sóng và đã nhận được nhiều lời khen ngợi, trở thành một trong những series khoa học viễn tưởng hay nhất, khám phá sâu hơn các chủ đề như đạo đức, nhân tính và sự sống còn.
    • 0 downloads
    Pha trộn cả một mớ hỗn độn bao gồm hài đen (black comedy), hình sự báo thù và bài học riết róng về nữ quyền, Promising Young Woman (Người phụ nữ trẻ hứa hẹn) là bộ phim vừa đậm tính giải trí, nhưng đồng thời còn là một tác phẩm mang đến những cái nhìn mới mẻ và nhức nhối về phong trào #Metoo ầm ĩ vừa qua. Xuất hiện lần đầu tiên tại LHP Sundance vào đầu năm 2020, Promising Young Woman lập tức tạo được một hiệu ứng truyền thông sôi nổi vì sự mới mẻ và táo bạo trong chủ đề nữ quyền của nó. Bộ phim đầu tay của nữ biên kịch, đạo diễn người Anh, vốn xuất thân là một diễn viên – Emerald Fennell - sau đó đã đi một chuyến hành trình xa hơn mọi kỳ vọng: giành được tới 132 đề cử và chiến thắng 62 giải thưởng, tính đến nay; trong đó có 4 đề cử Quả cầu vàng (Phim, Đạo diễn, Kịch bản, Nữ diễn viên chính) và sắp tới là đề cử Oscar (công bố vào ngày 15/3 tới). Ngôi sao sáng giá nhất của bộ phim, người gần như “cân” hết cả tác phẩm gay cấn này, không ai khác ngoài Carey Mulligan trong vai Cassandra, cô gái đi săn những tên yêu râu xanh đội những bộ lốt tử tế. Màn báo thù hoang dại Cassandra, hay quen thuộc hơn với tên gọi Cassie (Mulligan), xấp xỉ 30, vốn một nữ sinh viên y khoa triển vọng nhưng bỏ học giữa chừng vì một cú sang chấn tâm lý trong quá khứ. Cô sống chung nhà với bố mẹ, nhưng xa cách; làm phục vụ tại một quán cà phê với sự chán chường không thèm che giấu. Dường như cô không có tham vọng thay đổi nghề nghiệp, không khao khát có một mối tình lãng mạn như bao cô gái khác. Cô bất cần với tất cả mọi thứ mà một cô gái ở lứa tuổi cô đều mơ ước. Cassie chỉ có một mục tiêu duy nhất, hay nói đúng hơn là một trách nhiệm mà cô tự đặt ra cho chính mình: săn mồi! Cứ đến cuối tuần, cô ăn mặc gợi cảm và trang điểm đậm như những cô gái ăn chơi hư hỏng, đến một quán bar hay club nào đó và vờ như uống say bí tỉ, thực hiện những hành động khêu gợi đàn ông trong vô thức hoặc bất cẩn. Ngay sau đó, sẽ luôn có một chàng trai “tử tế” đến hỏi thăm rồi ngỏ ý đưa cô về nhà... Những chàng “tử tế”, tưởng rằng nạn nhân đang say xỉn không biết gì, sẽ bắt đầu thực hiện những hành vi sàm sỡ hoặc lợi dụng. Và chính trong cái giây phút ấy, Cassie cất giọng hỏi anh ta đang làm gì thế? Gã trai, đang trong men say của kẻ săn mồi, giật bắn người trước giọng nói tỉnh rụi của cô gái. Phút chốc, anh ta nhận ra mình mới là con mồi! Thì ra, đấy chỉ là một màn “kiểm tra nhân phẩm” của Cassie với các gã đàn ông nhìn vẻ ngoài có vẻ đàng hoàng tử tế ở các quán bar. Cô giả vờ say để đưa bọn họ vào tròng, rồi sau đó mới lần lượt lột mặt nạ từng kẻ một và dạy cho bọn họ một bài học về sự tử tế. Trong cảnh tiếp theo, Cassie bước chân trần, một tay cầm giày, một tay cầm cái ‘hot dog’ vừa đi vừa ăn trên nền nhạc của ca khúc It’s Raining Men vui nhộn. Một vệt đỏ chảy ra trên cánh tay cô, nhem nhuốc, không biết là máu hay tương cà. Hình ảnh đó của Cassie, lạ lùng thay, vừa giống kẻ đang ca khúc khải hoàn trở về, lại vừa như một kẻ vừa phải sống lại những giây phút đau đớn của đời mình. Trong cuốn sổ tay ở nhà, cô gạch những dấu tích màu đỏ, đen và xanh như vừa hoàn thành một thử thách, một công việc “to-do” nào đó. Và rồi sau đó, cô tiếp tục cuộc tuần tra đêm của mình, trong một nỗ lực rất khó giải thích và đôi khi điên rồ, với một ánh mắt đau đớn, hoang dại như có gì đã chết ở bên trong. Kịch bản nhiều lớp lang nhưng được xử lý chặt chẽ của Fennell, màn diễn xuất đột phá của Calligan cùng những tông màu mạnh nổi bật, đậm chất nữ tính, những ca khúc nhạc pop thịnh hành sôi động… tất cả hòa quyện vào nhau làm nên một bộ phim nữ quyền kỳ quái, phi lý nhưng đồng thời cũng cực kỳ hợp lý khi cảnh kết khép lại. Bởi đó là một cuộc hành trình báo thù trong vô vọng. Có những vết thương khó lành từ quá khứ Khi đã dẫn dắt khán giả đi khoảng 1/3 thời lượng với những hành vi điên rồ và liều lĩnh với một mục đích có vẻ mơ hồ của nhân vật nữ chính, chúng ta mới biết được rằng, cuộc hành trình đi săn và tự đưa mình làm “mồi nhử” của Cassie liên quan mật thiết đến số phận của Nina, một cô bạn gái thân nhau từ thuở ấu thơ và cùng học trường y. Thế nhưng, số phận đau đớn của Nina – một “cô gái trẻ đầy hứa hẹn” kết thúc trong một thảm kịch tình dục – đồng thời cũng phá hủy cuộc đời của Cassie. Biến cố đầy sang chấn này đã biến Cassie trở thành một con người khác. Và khi mà những tên thủ phạm liên quan đến cái chết của Nina vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật nhờ sự can thiệp và bảo vệ tội phạm có hệ thống nhờ đặc quyền của chúng – Cassie không còn cách nào khác, tự mình thay trời hành đạo và bước vào chuyến hành trình báo thù hoang dại: phá vỡ hệ thống và trừng trị từng kẻ một. Nữ biên kịch và đạo diễn Fennell mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về phong trào #metoo bằng cách xây dựng chân dung những kẻ tấn công, lạm dụng tình dục có thể là ai trong xã hội này. Một gã đàn ông thư sinh có vẻ ngoài tử tế, một anh chàng luật sư có sự nghiệp vẻ vang, một gã trai hiền lành sống chung với bố mẹ, nói năng lịch thiệp… Nhưng chính bọn họ, trong phút chốc, khi cơ hội đến lại có thể trở thành những “predator”, những kẻ săn mồi khi có quyền lực và cơ hội trong tay. Tiếp tay cho chúng còn có cả một hệ thống đứng đằng sau bao che và lách tội. Chỉ có những nạn nhân của chúng mới sống trong sự tủi nhục và không được ai lắng nghe. Thậm chí, ngay cả những người phụ nữ, những người bạn học cũng im lặng và tiếp tay cho cái ác lộng hành. Là họ, hay chính sự vô cảm có hệ thống mới tiếp tay cho cái ác? Chính vì vậy mà cuộc hành trình giành lại quyền lực, lần lượt vạch mặt từng kẻ một trong đám đàn ông đồi bại đó là một cuộc phiêu lưu đơn độc và đầy hiểm nguy của Cassie. Đến giữa bộ phim, sự xuất hiện của Ryan, một gã trai có vẻ thật sự tử tế và quan tâm đến Cassie khiến ta cảm giác câu chuyện phim sẽ chuyển sang hướng lãng mạn và Cassie đã tìm lại niềm tin vào đàn ông, tìm được lối thoát khỏi cuộc báo thù hoang dại và đầy hiểm nguy. Nhưng một lần nữa, khi Cassie tìm ra sự thật về quá khứ của Ryan, mọi thứ sụp đổ và chuyến đi săn còn trở nên tàn bạo hơn trước. Hãy để nữ quyền lên tiếng Trong một cuộc đối thoại giữa Cassie và Al Monroe - gã bạn học từng hiếp dâm Nina và vẫn sống nhởn nhơ - khi bị cô đẩy vào chân tường để buộc phải thú tội, hắn ta còn nói rằng: “Cơn ác mộng tồi tệ nhất của bất kỳ gã đàn ông nào là khi bị buộc tội vì những điều như thế.” Cassie hỏi lại: “Thế anh có đoán được cơn ác mộng tồi tệ nhất của phụ nữ là gì không?” Đó cũng là câu hỏi là nữ biên kịch, đạo diễn Fennell đặt ra cho bộ phim đầy thách thức của mình. Cơn ác mộng tồi tệ nhất của những người phụ nữ trong các vụ tố cáo lạm dụng tình dục là hầu như không ai tin họ cả, hoặc cho rằng họ chỉ muốn làm to chuyện, hoặc thậm chí là họ là những kẻ đồng lõa trong các vụ hãm hiếp đó. Trong chuyến hành trình báo thù của Cassie, đạo diễn đã dẫn dắt người xem đến với những cuộc báo thù mà ở đó, không chỉ có những tên yêu râu xanh đội lốt kẻ tử tế, mà còn là một vị nữ hiệu trưởng bàng quan thế sự muốn vụ án mạng “chìm xuồng” vì cho rằng thiếu bằng chứng, một cô bạn học giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, một tay luật sư đã bị gia đình bị cáo mua chuộc… Cơn ác mộng lớn nhất của người phụ nữ là bị cả một xã hội quay lưng lại trước nỗi đau của cô. Giống như kịch bản của series phim hình sự tội phạm Killing Eve mà Emerald Fennell từng chấp bút rất thành công, việc đào sâu vào tâm lý tội phạm, những ẩn ức đen tối và khó đoán khiến các nhân vật của cô ít khi rơi vào một chiều và cũng tránh được mọi vết xe đổ dễ dãi của công thức hay cái kết “happy ending”. Cô cũng ít khi đem đến một thông điệp thỏa mãn số đông mà để cái kết đôi khi đầy cực đoan tự lên tiếng. Trên thực tế, sau một cuộc báo thù đầy hoang dại nhưng đôi lúc mơ hồ và lạc lối, đoạn kết của Promising Young Woman mới là một cú đánh mạnh khiến ta choàng tỉnh ngộ. Cú sốc ở đoạn kết khiến tất cả đều bùng cháy dữ dội. Và trong ngọn lửa thiêu đốt tất cả những tàn dư của nó, kẻ báo thù cũng không đường lùi nữa rồi. Hay có lẽ, cô cũng tự cho rằng mình là một phần của hệ thống đó nên không đáng được cứu rỗi? Hoặc cũng có thể, Cassie đã “chết” ngay từ khi cuộc báo thù bắt đầu, với một vết thương từ quá khứ mà cô không bao giờ chữa lành.