Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    Bộ phim kinh dị từ năm 1973 vẫn làm người mê phim ngày nay rợn gáy. The Wicker Man đã "nghịch" não bạn một cách khéo léo, như mọi siêu phẩm kinh dị khác. Get Out phơi bày bộ giả tạo của giai cấp giàu sang, West Wing tự do công kích sự tàn ác và phân biệt chủng tộc, The Blair Witch Project cho thấy ống kính thu lại những cảm xúc đáng sợ thế nào và khiến chúng ta kinh hãi trước những gì đang thật sự đang diễn ra ngoài ống kính, The Ring xoay quanh những cái chết bí ẩn, The Babadook là cuộc đối đầu giữa nỗi đau của gia đình và thực thể siêu nhiên. Nhưng trong mỗi trường hợp, kết phim đều làm người xem bối rối vì chúng đi ngược lại những kỳ vọng về kết phim thường thấy. Nhưng với The Wicker Man, phim kinh dị được Robin Hardy ra mắt năm 1973, là bộ phim khó hiểu nhất. Được chuyển thể từ tiểu thuyết Ritual của David Pinner, bộ phim đem đến cho fan phim kinh (đám đông yêu thích sự huyền bí, ma mị của những băng nhóm thờ cúng những điều kì quặc và xem phim lúc nửa đêm) một nhân vật chính mà khán giả không ai ưa nổi và một nhân vật phản diện luôn ẩn náu ngay trước mắt chúng ta, khiến các mọt phim vẫn phải nhắc lại đến ngày nay. Sgt. Neil Howie (Edward Woodward) là tay cảnh sát ám ảnh về công việc trong mắt khán giả Wicker Man. Anh là một người sống theo luật chính trực từ Cao nguyên Scotland, một Cơ đốc nhân sùng đạo, người bỏ qua hôn nhân và tình dục để tập trung làm việc. Một ngày nọ, anh được triệu tập đến đảo Summerisle để điều tra vụ mất tích của một cô gái. Bước chân đến Summerisle, anh cảnh sát mới biết đây là nơi sinh sống của những người Neo-pagan - nhóm người tôn vinh các vị thần Celtic và sống cùng những hủ tục và nghi thức sinh dục kì quặc. Những chàng trai trẻ sẽ được cô con gái chủ quán trọ - đại diện của nữ thần tình yêu - "phá trinh" và đám đông trong quán rượu sẽ cùng lắng nghe. Trong trường học, phụ nữ được dạy về biểu tượng phallic (những vật thể là hoặc tương tự dương vật) và kỵ binh khỏa thân trên ngọn lửa với hy vọng sẽ thụ thai được một đứa trẻ của thần linh. Các lễ hội tháng Năm sẽ đình trệ mọi hoạt động để người dân trong thị trấn chuẩn bị nghi thức tế lễ để tôn vinh thần mặt trời và nữ thần mùa màng. Chủ trì mọi hoạt động tôn thờ là vị quý tộc cao ngạo Lord Summerisle (Christopher Lee, với vai diễn này ông tự cảm thấy đây là bộ phim hay nhất ông từng làm). Ông ấy là một người bạn vui vẻ, trái ngược hoàn toàn so với Sgt. Howie - người đàn ông khiếp sợ giáo dục giới tình và đạo pagan tại đảo hệt như anh sợ kẻ giết người bằng rìu. Hơi hướng bóng bẩy, thông thái, hơi hispter với chiếc áo cao cổ màu mù tạt và bộ tóc điên loạn của Beethoven, Lord Summereway là cháu trai của một nhà khoa học thời Victorian - người đã phát triển một giống táo đặc biệt có thể phát triển ở vùng khí hậu khắc nghiệt. Để thu hút những người lao động hạnh phúc và chăm chỉ, ông truyền bá những thuyết thần linh cổ hủ đến thị trấn buồn chán đó, mang ánh sáng của giáo pagan và thỏa mãn tình dục cho cuộc sống khó khăn của họ. Sau một vài thế hệ, dự án của ông thành công, cho đến năm Sgt. Howie xuất hiện. Năm đó, mùa màng thất bại. "Đây là thảm họa," Lord Summerisle thừa nhận. Howie phát hiện ra điều này khi anh ta tìm kiếm cô gái mất tích trong khi cả thị trấn thay nhau nói dối về thân phận của cô và hành động một cách kì quặc. Đây là lúc trò bịp được tiết lộ: Nhân vật chính mà chúng ta không mấy cảm tình là người sáng suốt nhất, và những kẻ cuồng đạo mà chúng ta thấy thú vị là chính là nhân vật phản diện đang ẩn náu. Từng bước đi, sự nghi ngờ, nỗi ám ảnh của Sgt. Howie ngày càng chính xác. Chúng ta thấy cách anh hoảng hốt trước cảnh bọn trẻ tại Summerisle bị tẩy não thật tội nghiệp, trong khi dân làng đang sống cuộc đời dâm loạn vô thưởng vô phạt lại mang đầu óc u mê và độc ác. Họ chẳng cần biết rằng một người trong cộng đồng đang mất tích, đã chết hoặc có lẽ vẫn còn sống và chờ đợi một người bị tế lễ để đưa mùa màng trở lại? Tất cả dân làng đều biết chuyện gì đang xảy ra. Rowan Morrison thực chất không mất tích. Cô chỉ con mồi - để dụ Sgt. Howie. Một gã đàn ông còn trinh, đầu tư cả cuộc đời với pháp luật , một kẻ ngốc bị lừa bịp đến với hang sói một cách tự nguyện, anh ta là vật tế mà họ đã chờ đợi. Anh ấy là người sẽ bị thiêu sống trong hình nhân liễu gai khổng lồ tên Wicker Man. Tất cả đều có thể không xảy ra nếu Howie cố gắng từ chối và tự cứu mình ra khỏi nhiệm vụ quái dị này, điều mà anh làm một cách tuyệt vọng trong khoảnh khắc cuối cùng khi bị đày đến chỗ chết. "Các người không hiểu sao? Không có thần mặt trời. Không có nữ thần mùa màng!", anh tuyệt vọng hét lên, "Vụ mùa của các người thất bại vì hạt giống quá tệ. Cây trái không thể sống trên hòn đảo này. Nó đi ngược lại tự nhiên! Các người nghĩ giết tôi sẽ mang mùa màng trở lại?" Và anh tuyệt vọng quay sang gã thủ lĩnh "Summerisle, ông biết điều đó sẽ không xảy ra. Hãy nói nó đi. Nói với họ đi. Hãy nói rằng họ đang sai!" “Ồ không, tôi biết rằng nó sẽ xảy ra chứ" Summerisle trả lời rất nhẹ nhõm. Tức giận đến phát điên, Sgt. Howie đánh cược số phận của mình, "Vậy các người có hiểu rằng, nếu vụ mùa này cũng thất bại, năm tới các người lại phải tìm một kẻ khác để hiến tế? Và năm tới nữa, sẽ không ai khác ngoài Vua Summerisle sẽ tự hiến tế! Nếu mùa màng năm này thất bát, Summerisle à, chính ngươi sẽ là người bị giết đó!" Đáp lại anh là sự tự tin mù quàng của Summerisle, "Năm nay chắc chắn sẽ không thất bại!" Sự phủ nhận mù quáng của Lord Summereway và người dân của hắn được thể hiện rõ ràng theo hướng cực đoan nhất có thể trong phim. Trong hình hài của một quý tộc, giọng nói rõ ràng và trịnh trượng, chúng ta có thể thấy hắn đang kiên cường bám chặt vào ý thức hệ mà chính gã đã xây dựng và thi hành. Gã không thể thừa nhận rằng mình đã sai, thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ mình sai. Tên thủ lĩnh tự cho rằng họ rằng cần một người hy sinh để đem lại mùa màng như hắn nói với Howie và những người dân trên đảo. Hắn là loại người sẽ giết người, sẽ khiến cộng đồng sụp đổ và để cho người dân chết đói, trước khi thừa nhận sự thật. Tôi nghĩ về bốn từ đó, và Christopher Lee đã truyền tải nó một cách quá hoàn hảo. Tôi thấy được cả một tư duy, một thế giới quan bảo thủ cực đoan chỉ trong 4 chữ đó. "They will not fail!" Tôi thấy mọi tiêu đề, mọi tweet, mọi ý kiến phủ nhận về cuộc khủng hoảng khí hậu ngay cả khi cả khoa học và trải nghiệm thực của những người từ Puerto Rico đến Paradise, California đã đưa ra. ("Nó đi ngược với t nhiên!") Tôi nghe Donald Trump tuyên bố ông sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại cùng lúc với xây dựng trại tập trung cho trẻ em và làm việc miệt mài để lột bỏ mạng lưới an toàn xã hội cho phụ nữ, dân tộc thiểu số, người LGBT, người nghèo và người bệnh, cho dù có cả những người ủng hộ mình trong đó. Và tôi nghe vẫn nghe những tiếng cổ vũ. Sức mạnh của họ nằm ở khả năng từ chối những gì đang xảy ra trước mặt mọi người. Đây cũng là chủ nghĩa từ chối giống như Summerisle, một sự từ chối nhìn thấy và hiểu mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và loại bỏ khả năng giải quyết chúng. Và nó có ở mọi nơi, không chỉ trong chính trị: các nhà giáo dục tại trường trung học Công giáo và mục sư của giáo xứ thời thơ ấu luôn giảng dạy cho trẻ em về đạo đức trong khi lạm dụng chúng và bảo vệ những kẻ lạm dụng. 'They will not fail!' - không có gì truyền tải hết được sự khăng khăng mù quáng vào những điều không thể tin được, sự ủng hộ vào những người không đáng được tung hô và những người tích cực tham gia thúc đẩy sự phân tầng xã hội bằng câu nói 4 chữ cái kia của Lord Summerisle. Trước 4 từ đó, Howie hoàn toàn bất lực. Tiếng khóc xin lòng thương xót của anh lại rơi vào tai của kẻ điếc khi mọi người kéo anh đến nơi hành quyết. Trước khi máy quay của Hardy kịp zoom đến anh, tiếng thét của Howie làm người xem có thể tưởng tượng được khuôn mặt kinh hoàng khi anh thấy những hình ảnh đầu tiên của Wicker Man Người dân Summerisle đã thiêu cháy Sgt. Howie vì họ tin vào bốn từ đó. Đó chính là thách thức của chúng ta trong cuộc chiến hiện tại: đấu tranh với những thái độ hiềm khích, đấu tranh với những điểm mù cố chấp của xã hội và thiết kế hệ thống dập lửa tốt hơn.
    • 0 downloads
    Trong nội dung The Mist 2007 này nói về đám đông bị mắc kẹt trong siêu thị nhỏ bởi đám quái vật xuất hiện trong màn sương mù, bất kể ai đó xuất hiện ở ngoài, hẳn nhiên cái chết không thể không tới, nhưng nếu thoát ra được thì quả thực là may mắn, đám đông không thể ra khỏi bên ngoài bởi ban đầu không hề biết được sự kiện gì đã diễn ra và ngoài kia có gì, do đó họ phải ở lại bên trong siêu thị. Riêng có một phụ nữ muốn ra ngoài tìm con và yêu cầu một ai đó trong đám đông đi cùng, nhưng không một ai dám đi vì không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cái sự hèn nhát và sợ hãi trước cái thứ chúng ta không biết là cái gì tạo ra sự ngăn cách với phụ nữ đó, rồi miệng thốt ra sự nguyền rủa của phụ nữ đó là tất cả mọi các ngươi chết hết đi, đó là sự hèn nhát của đám đông trước cái chết cận kề.. Trong cái siêu thị là sự bức bách và dần dần lộ ra những tính cách của các nhân vật, hèn nhát, ngu ngốc, mạnh mẽ, cuồng tín cực đoan và độc ác trong nhân tính, sợ hãi trước quái vật và lộ ra yếu đuối của con người trước sự không biết là gì, dần dần lộ ra sự độc ác của đám đông khi mà điều gì đó đang gây ảnh hưởng tới họ và bất chấp luân lý, đạo đức và lương tâm để được dựa dẫm vào thần thánh (lãnh đạo bởi Mrs. Carmody, kẻ tự xưng là người phát ngôn của Chúa, nhưng thực chất là kẻ cuồng tín đến mất đi lý tính), miễn sao có thể dựa vào để cứu được tính mạng yếu đuối của bản thân họ, họ không quan tâm bất kỳ điều gì ở trong kinh thánh đã nói hoặc đã được dạy bảo miễn là lời nói của mụ Mrs. Carmody đúng, cứu được niềm tin của họ, để rồi lộ ra sự nhân tính quái ác của đám đông. Đây có thể nói là sự độc ác nhất của loài người chính là đám đông, bạn chỉ cần khiến cho đám đông trở nên sợ hãi, không còn niềm tin gì và cần dựa vào ai đó, thì lúc đó bạn chỉ cần thuyết phục bạn chính là người phát ngôn của thần thánh thì hẳn nhiên, bạn sẽ điều khiển được vũ khí giết người mạnh nhất của loài người đã có (chỉ sau vũ khí hạt nhân và súng) thì bạn muốn giết ai thì người đó sẽ bị giết, rồi bạn cũng chẳng bị ai quy cho là kẻ giết người (vì bạn đâu có ra tay, đã có người ra tay dùng bạn rồi), cho nên trong nội dung phim (lẫn truyện), các nhân vật David Drayton và những người bạn của anh luôn phải kiêng dè với Mrs. Carmody, vì bà ta luôn rao giảng và thuyết phục mọi người bằng kinh thánh theo lối lẽ cực đoan hóa, đây chính là điểm người trung lập như David và các bạn của anh ghét cay ghét đắng bà ta. Tuy nhiên, bà ta cũng thuộc dạng kiểu độc ác ngầm, bà Irene Reppler phải chọi bằng lon vào đầu vào Mrs. Carmody vì lời nói nhảm nhí và gây chia rẽ, khiến cho bà Mrs. Carmody nổi giận và định đánh bà Irene Reppler thì quả thực không thể tưởng tượng được, thậm chí còn đinh giết Billy và David để hiến tế cho Chúa, đó không phải là con của Chúa mà là ác quỷ đội lốt con chiên để giết người mà thôi. Trước tiên, mình cũng là người Công Giáo, phải thừa nhận rằng trong xã hội Việt Nam (cũng như nước ngoài) luôn có kẻ cuồng tín và (dù không cuồng tín) cực đoan y hệt như bà Mrs. Carmody, luôn lăng mạ kẻ nào không tin Chúa, thì người đó đáng vào địa ngục mà sống, chính vì vậy mình thật sự xấu hổ vì xuất hiện những con người đó, cũng như mất niềm tin vào đạo cũng vì các kẻ cực đoan đó, cho nên khi bà Mrs. Carmody chết, thật sự mình rất hả hê, đến mức chửi bà ta là đồ con đĩ lẫn đồ khốn nạn dù biết đó chỉ là bộ phim mà thôi nhưng không thể kìm nổi mà chửi. Khi bà ta chết, thì đầu não độc ác của đám đông mới chấm dứt, họ mới quay trở lại nhân tính trước đó, có nghĩa rằng đám đông chỉ cần một thủ lĩnh, dù độc ác hay nhân tính miễn là có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi, chỉ cần có thế thì muốn họ giết ai thì họ giết người đó, muốn ai sống thì họ giúp kẻ đó, gần như tiểu thuyết gia Stephen King đã khắc họa kẻ cuồng tín trong Thiên Chúa giáo và sự độc ác của đám đông quá chân thật, đến mức chúng ta sau khi xem phim xong cũng phải sợ hãi trước đám đông của xã hội, lẫn kẻ cuồng tín trong đạo- vì chơi với lửa có ngày bị bỏng – dường như tác giả đã đá xoáy tâm lý này, không chỉ cái sự độc ác và cuồng tín mà còn nói về tính cách nguyên thủy của loài người khi bị nhốt trong một cái lồng, sợ hãi trước hiểm nguy ngoài kia, dần dần sẽ bộc lộ ra tính cách độc ác của họ. David Drayton chuẩn bị rời đi, còn bị ăn chửi là kẻ “sát nhân”, thật buồn cười, một đám người mất đi lý trí, mất đi nhân tính lại bảo kẻ khác là “sát nhân” thì không thể nghĩ được việc họ đã từng giết người nay nói kẻ khác giết người, như kiểu “kẻ bị tổn thương muốn làm tổn thương kẻ khác.” vậy. Nói về sự tù túng trong siêu thị, David Drayton và đám người còn lại vẫn còn nhân tính (mặc dù ban đầu đã bỏ mặc bà Woman With Kids at Home) hơn đám đông dần dần điên loạn trước sự xuất hiện đám quái vật kia, bởi họ biết quái vật này là hiện tượng sự cố nào đó và giữ được bình tĩnh không làm cho đầu óc mất đi lý trí và nhân tính của mình, nhưng họ không thể chịu nổi bà Mrs. Carmody đang dần điều khiển được đám đông, lẫn sự lải nhải về kinh thánh, tù túng trong siêu thị với đám người điên này trước sau gì cũng bị hóa điên thì tốt nhất là thà chết ở ngoài kia còn sướng hơn là ở trong với đám người này. Bộ phim The Mist 2007 này không hề tập trung khai thác vào việc đám quái vật xuất hiện như các bộ phim khác đã từng làm, chẳng hạn như phác họa quái vật, sinh tồn và chạy thoát, nhưng riêng với The Mist 2007 này không hề làm vậy (mặc dù ở cảnh cuối cũng có xuất hiện đám quái vật cực lớn nhưng chỉ kiểu miêu tả vài giây rồi hết chứ không rõ nét hoặc đạo diễn cụ thể hóa ra sao với quái vật khổng lồ kia) mà chỉ khai thác về nhân tính con người là chủ đạo của bộ phim, nhưng nếu bạn đang kỳ vọng vào bộ phim là sinh tồn trước sự đám quái vật và hình thù quái vật thì hẳn nhiên sẽ thất vọng hoàn toàn. Trong bộ phim không hề chau chuốt về quái vật, sự xuất hiện của đám quái vật hẳn nhiên không phải là thứ tạo ra kịch tính cho bộ phim, cũng không tạo ra kinh dị, thậm chí đám quái vật to lớn chỉ là làm nền cho bộ phim để bộc lộ ra cái tính cách của con người, rằng độc ác của loài người đáng sợ hơn hay là đám quái vật kia đáng sợ hơn? Đó là câu hỏi của tác giả Stephen King nhắn gửi. Kịch tính và hành động của bộ phim không phải là vấn đề mẫu chốt đem lại đánh giá cao, đơn thuần là ở chỗ con người chạy thoát đám quái vật và trước sự đối mặt bà Mrs. Carmody để chạy ra khỏi siêu thị là chính, hầu như còn lại không có bất kỳ nào khác cả. Về phần âm nhạc, bộ phim làm rất tốt, đến mức nó vừa hùng vĩ vừa mang mác buồn nên mình cực kỳ đánh giá cao về âm nhạc của The Mist 2007 này, ít bộ phim hậu thế nào chịu đầu tư vào nền âm nhạc, nhất là giai đoạn cuối của bộ phim Nếu có cái két khác? Dường như nếu có cái kết đúng theo tiểu thuyết thì bộ phim The Mist 2007 không gây ra tranh cãi cũng như sự chú ý của khán giả, đó là phương pháp để người ta chú ý tới bộ phim và gây ra ấn tượng nhiều hơn. Tóm lại Đây là một bộ phim đáng xem, nhưng cũng đáng cân nhắc trước khi xem, có hai lý do để mình nói vậy, một là bộ phim The Mist không hề tập trung về cảnh đám quái vật trong sương mù, sinh tồn trước đám này và chạy trốn, nếu nhìn kỹ bạn sẽ nhận ra kỹ xảo làm ra quái vật này rất sơ sài, có thể nhận ra rất thô, nên bạn đang mong chờ một bộ phim quái vật ngoài hành tinh và mức độ phủ sóng của tụi nó thì không nên kỳ vọng, mình khuyên bạn tốt nhất là lựa chọn phim khác nếu bạn đang muốn tìm một bộ phim có thời lượng đám quái vật cao hơn. Thứ hai, bộ phim này gần như tương đương với việc đá xoáy tâm lý đám đông, kẻ cuồng tín cực đoan nhiều hơn, cho nên nó chỉ phù hợp cho những bạn nào ưa thích tâm lý và bóng tối của con người khi gặp hoạn nạn, có pha thêm thể loại sinh tồn, thì sẽ biết được lòng người với nhau như thế nào. Do đó, nhưng nếu như bạn muốn tìm kiếm một bộ phim khoa học viễn tưởng (Sci-Hub) nhưng không phải là một bộ phim kinh dị và một cái kết thảm họa, kinh dị thì tốt nhất là một bộ phim khác là What Happened To Monday 2017, bộ phim này có thể giúp bạn thỏa mãn điều đó.
    • 0 downloads
    "Torn Curtain" (1966) là bộ phim thuộc thể loại gián điệp do Alfred Hitchcock đạo diễn, với sự tham gia của Paul Newman và Julie Andrews. Phim kể về một nhà vật lý người Mỹ, Michael Armstrong (Paul Newman), đang tham gia vào một nghiên cứu quan trọng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Michael Armstrong và bạn gái của mình, Sarah Sherman (Julie Andrews), đang tham dự một hội nghị khoa học ở Berlin. Tuy nhiên, Michael quyết định giả vờ làm phản bội và chuyển sang phía Đông Đức để thu thập thông tin từ một nhà khoa học mà anh nghi ngờ đang làm việc cho Liên Xô. Mục đích của anh là để bảo vệ những phát minh của Mỹ. Khi Sarah biết được kế hoạch của Michael, cô quyết định theo dõi và giúp đỡ anh. Trong khi Michael cố gắng thực hiện kế hoạch của mình, anh phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm và sự căng thẳng từ việc bị phát hiện. Phim khám phá những khía cạnh về lòng tin, sự phản bội và cái giá của sự hy sinh trong bối cảnh chính trị căng thẳng của thời kỳ đó. Mối quan hệ giữa Michael và Sarah cũng là một điểm nhấn, khi cả hai phải đối mặt với sự nghi ngờ và khó khăn trong việc duy trì sự kết nối trong những tình huống đầy thử thách. "Torn Curtain" mang đến những tình tiết hồi hộp, những cảnh quay căng thẳng và sự phân tích về tâm lý nhân vật trong bối cảnh chính trị phức tạp, là một trong những tác phẩm đáng chú ý trong sự nghiệp của Hitchcock.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Prey đem một hình tượng kinh điển trở lại màn ảnh và phim hay hơn mong đợi. Đó thật sự là điều bất ngờ khi nghĩ đến “danh tiếng” của hình tượng kinh điển trong đây. Bộ phim nói ít làm nhiều này có thể đặt một khởi đầu mới cho thương hiệu tưởng chừng như đã mất sức hút. Prey lấy bối cảnh Bắc Mỹ vào năm 1719, khi nơi đây là vẫn là nhà của những bộ lạc châu Mỹ bản địa. Nhân vật chính của phim là thiếu nữ tộc Comache tên Naru. Cô được mẹ truyền dạy cho những cách chữa thương, nhưng Naru khao khát trở thành một thợ săn, một chiến binh của bộ tộc như anh trai và cha cô. Một ngày, một Predator đáp thuyền xuống Trái Đất, nhanh chóng đụng độ với bộ lạc của Naru. Cuộc chạm trán này chính thức đặt Trái Đất vào tầm ngấm của chủng loài Predator nổi tiếng thiện chiến. Tính đến sự suy giảm chất lượng của thương hiệu Predator, việc làm một bộ phim về chủng loài này là một canh bạc mạo hiểm. Việc trình chiếu phim trên nền tảng streaming có thể nói là một cách để đảm bảo rủi ro được giữ ở mức tối thiểu. Prey được stream trên Hulu là một quyết định đúng đắn. Dù so với các phần phim anh chị em của nó, Prey có thể nói là có chất lượng khá hơn, nhưng nó chưa đủ sức hút để làm một phim bom tấn phòng vé. Ở trên, người viết đã gọi bộ phim là một phim nói ít làm nhiều. Prey có lượng lời thoại vừa phải và tần suất hành động cũng vừa phải. Điều khiến Prey nhỉnh hơn những bộ phim về Predator gần đây là sự tiết chế trong khâu kịch bản. Không dài dòng nhưng cũng không quá qua loa, sự đầu tư là có và nó thể hiện trong những tình tiết đối đầu căng thẳng. Bộ phim này dễ ghi điểm với tính dễ coi. Những màn đối đầu gay gắt giữa kẻ đi săn và kẻ bị săn được nhấn nhá bằng tính đẫm máu vừa phải, không nhiều đến mức khiến người ta ngán ngẩm, nhưng không ít đến độ vô lý. Nói tóm lại là máu đổ đầu rơi vẫn có và được giữ ở mức hợp lý. Sự tiết chế này hiếm khi được thể hiện ở các phim về Predator kể từ phần phim 2010. Một là đẫm máu đến mức quá độ, hai là phía con người được phát triển một cách rất gượng gạo. Prey nhìn chung không bị mắc phải những lỗi này do có số nhân vật đáng chú ý khá gọn. Ngoài Naru, anh trai cô Taabe cũng là một nhân vật được xây dựng khá tốt trong phim. Nhưng Naru vẫn là tâm điểm chú ý. Nhiều người cho rằng Prey là bộ phim có thiêng hướng nữ quyền khi chú trọng vào một nữ thợ săn tập sự. Nhưng nhận định này là sai lầm. Naru đầu tiên không phải là kiểu nhân vật hoàn hảo. Cô trầy trật trong việc khẳng định chính mình trong một cộng đồng nam tính. Naru cũng rất lỳ gan trước những lời đánh giá thấp cô. Điều Prey làm đúng ở đây là tạo một “cơn bão hoàn hảo” khiến nhân vật không bị khớp. Naru bị liên tục bị đẩy khỏi cuộc săn đã cho phép cô quan sát đối thủ. Việc còn lại là dựa vào sự khôn khéo của chính mình mà thôi. Bên cạnh đó, Predator cô gặp phải không phải là phiên bản mang vũ khí hiện đại như phiên bản chúng ta đã quen thuộc. Cụm từ “cái gì cũng có lần đầu” là phù hợp nhất để mô tả nghịch cảnh mà hai bên rơi vào. Prey vạch rõ ranh giới của cốt truyện và không cố gắng vượt qua nó. Phim không vô tâm như những phần trước trong việc cứ giới thiệu một loạt các Predator mà không để tâm khán giả có phân biệt họ hay không, Với tiêu đề là “con mồi”, Prey để người xem có thời gian đặt mình vào vị trí của con mồi trong đây và chứng kiến cuộc chiến giữa 2 chủng loài với những điểm mạnh và điểm yếu của họ mà không phải tự hỏi mình đã nhìn thấy Predator này chưa. Đó là một nước đi giữ câu chuyện trong tầm kiểm soát, dễ coi với khán giả. Điểm trừ của Prey phải nói tới sự xuất hiện của Predator. Có lẽ do tập trung nhiều về con mồi mà phim đã bỏ quên kẻ đi săn. Hoặc có lẽ phim đã tạm thời bỏ quên tính đại chúng của chính nó mà dựa vào kiến thức về Predator của người xem để bỏ qua phần giải thích phản diện trong đây đến từ đâu và những tập tục của họ. Có lẽ đây cũng là lý do Prey chỉ chiếu trên kênh streaming để hướng tới một bộ phận khán giả nhất định.
  2. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    "Rope" (1948) là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchcock, dựa trên vở kịch cùng tên của Patrick Hamilton. Phim kể về hai sinh viên, Brandon và Phillip, người đã giết chết một bạn học của họ, rồi tổ chức một bữa tiệc ngay tại hiện trường để thể hiện triết lý của họ về sự vượt trội của con người. "Rope" không chỉ là một bộ phim tội phạm thông thường; nó là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, khám phá những góc khuất của tâm lý con người và những câu hỏi phức tạp về đạo đức. Hitchcock đã khéo léo kết hợp hình thức và nội dung để tạo ra một trải nghiệm điện ảnh độc đáo và suy ngẫm.
    • 0 downloads
    Vào năm 1916, Walter Disney lúc đó còn là một cậu bé mới 15 tuổi. Ông sinh ngày 2.12.1901 tại Chicago. Nhưng chỉ mấy năm sau , khi rời Chicago chuyển đến tiểu bang Kansas, Walter Disney cũng chưa hề biết điện ảnh là gì.. Thế rồi… một nàng công chúa câm xuất hiện lên màn ảnh trắng đen trong một phòng chiếu tối thui. Một cú sốc về mặt cảm xúc đối với cậu thiếu niên mà tuổi thơ có thể nói là khá ảm đạm. Disney có 5 anh em, tuy đủ cha mẹ, nhưng cuộc sống của gia đình ông rất nghèo. Disney cùng với anh trai đảm nhiệm việc bỏ báo hàng ngày cho các gia đình trong thành phố. Ngoài công việc, Disney còn thú đam mê là rất thích vẽ và xem phim. Nỗi mơ ước được trở thành một người làm phim đã bắt đầu hình thành trong trí óc của cậu bé giàu nghị lực đó. Cha ông, Elias Disney, tuy rất yêu con, nhưng lại là một người có tính khí nóng nảy và nghiêm khắc. Mới 10 tuổi, Disney đã phải làm việc rất cực nhọc, bất chấp mưa gió. Nhưng nếu lỡ sai phạm điều gì, như lấy than vẽ bậy trên tường, thì bị cha nhốt vào hầm đá, và đánh đập hết sức tàn nhẫn. Khi cha ông đổi nghề, hùn vốn với một xưởng làm mứt, Disney vừa đúng 14 tuổi, đã trở thành một thiếu niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn…Một hôm vì lỡ sai phạm, ông lại bị nhốt dưới hầm đá và bị cha đánh. Nhưng lần này, thay vì cắn răng nhận chịu, ông đã giữ lấy tay cha, và ngước mắt nhìn cha nói: “Con hiểu là con có lỗi, nhưng cách cha đối xử với con như thế này là không phải. Con nghĩ là cha phải biết yêu thương con. Con gần như là một đứa trẻ không có tuổi thơ!”. Cử chỉ và lời nói của Disney đã làm cha tỉnh ngộ, ông ôm chặt lấy Disney khóc và từ đó không bao giờ dùng roi vọt đánh đập con nữa. Ngưng bỏ báo, Disney lại bán nước ngọt lưu động trên tuyến đường xe hỏa Santafe. Đồng thời, Disney ghi tên theo học lớp phóng họa (caricature) tại Viện Mỹ thuật Kansas, và ước mơ đến với nghệ thuật điện ảnh bằng chính khả năng hội họa của mình đã thực sự hình thành và chuyển hướng rõ rệt trong ý thức của Disney. Một phần vì năng khiếu sẵn có, phần khác, ông đã được xem những bộ phim hoạt hình ngắn của Emile Cohl (Emile Courtet) v.v… Một chiều tối mùa xuân năm 1934, Walt Disney tập hợp tất cả các họa sĩ trong xưởng phim để trình bày dự án của mình. Trong hai tiếng đồng hồ ông trình bày chi tiết nào là về bà hoàng đẹp nhưng ác độc-bà phù thủy, bảy chú lùn, cây và những cánh rừng, nhất là nàng Bạch Tuyết vừa hát vừa vặn vẹo hai bàn tay với giọng ca của Yvonne Printemps:”Một ngày nào đó, chàng hoàng tử của ta sẽ đến…” Mọi người đều sửng sốt, và có phần lo ngại. Chính Ken Aderson, một cộng sự của Disney đã kể lại cái đêm của năm 1934 đầy lịch sử đó như sau: “Trong bốn tiếng đồng hồ, Walt đã kể lại cho chúng tôi câu chuyện nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú lùn. Nhưng ông không chỉ kể mà còn tự mình diễn cho từng nhân vật. Sau khi kể xong, Disney bảo với tôi rằng đó là bộ phim mà xưởng định thực hiện. Đối với chúng tôi đây là một chuyện chấn động, bởi vì chúng tôi hiểu rõ quay một bộ phim hoạt hình dài sẽ khó khăn đến như thế nào”. Nếu chấp nhận cái kết cục đó, liệu cả người lớn và trẻ em có muốn ngồi đến một giờ rưỡi trước một phim hoạt hình không? Khó mà chắc chắn rằng họ sẽ không tạo nên một thiên truyện khá nhạt nhẽo. Thế nhưng Walt Disney đã thuyết phục họ và quả nhiên ông đã đúng. Thế là mọi người trong xưởng phim lao vào làm việc tạo ra khuôn mặt nàng Bạch Tuyết có cặp mắt tuyệt vời mà kho tư liệu của Disney ở Glendale đang lưu giữ những phác thảo chưa hề đưa ra cho công chúng. Ông đã làm việc cật lực với 750 nghệ sĩ, bắt họ vẽ lại nét này, bổ sung những cảnh kia. Đấy như là một đàn ong cần mẫn, vẽ ra đến 250.000 bản. Trong đó nàng Bạch Tuyết mang một khuôn mặt bất tử, mang những dáng vẻ khác nhau, vừa như Betty Boop lại vừa giống Shireley Temple, những ngôi sao nhí của thời kỳ đó. Công việc quá tốn kém, Disney phải vác gậy làm hành khất đi gõ cửa Wall Street nhờ trợ giúp và giới thiệu những hình ảnh đầu tiên cho họ xem tại rạp Radio City của New York và được nơi này chọn chiếu bộ phim khi nó hoàn thành. Trong phòng chiếu khi ánh neon bật sáng trở lại, ông chủ hãng đứng lên, quay lại nói với Walt Disney: “Walt, tôi tin rằng bộ phim này sẽ tạo ra một núi đô la.” Ở Hollywood, dư luận bắt đầu mỉa mai dự án của Walt Disney và họ cho ông là một người không tưởng. Vì dự án không chỉ tốn kém mà sợ không đủ sức thu hút khán giả. Nhưng Disney vẫn quyết tâm theo đuổi mục đích của mình với toàn bộ sản nghiệp mà ông có được. Ngân sách được dự trù là 250.000 đô la, với sự tham dự của 750 nghệ sĩ trong đó có 32 họa sĩ hoạt hình, 102 họa sĩ hoạt hình đặc biệt và 158 họa sĩ tô màu, 83 nhạc sĩ viết nhạc cho phim. nghệ sĩ giúp việc. Trong số này có những người rất nổi tiếng như Ollie Johnson, Frank Thomas, Lee Clark, Ub Iwersk, Fred Spencer, Eric Larson, v.v…tác giả của rất nhiều phim và sách về nghệ thuật phim hoạt hình. Có những người cộng tác với ông cho đến cuối đời. Ngoài ra còn có bà Disney, trước kia là cô Lilian Bounds, nữ thư ký độc nhất của ông từ thời lương 15 đô la một tuần. Họ cưới nhau từ năm 1925, và cho đến khi ông từ giã cuộc đời, thì họ vẫn sống trọn vẹn cho nhau. Toàn bộ bộ phim gồm 250.000 bức hình (theo tốc độ 24 hình một giấy), nhưng thực tế là trong quá trình sản xuất, phải vẽ ít nhất một triệu bức hình. Bộ phim đã hoàn thành sau ba năm, và đã ngốn hết 1 triệu rưỡi đô la – một số tiền quá lớn vào thời kỳ đó – đến độ vì thiếu tiền Disney buộc phải cầm nợ xưởng phim của mình, và vào giai đoạn cuối, ông đã phải đề nghị những người cộng tác làm việc cả ngày lẫn đêm, kể cả chủ nhật, mà tạm thời không lãnh tiền phụ trội. Ngày 21.12.1937 sau khi bộ phim The Snow White and The Seven Dwarfs được trình chiếu, cả thành phố Los Angeles như một cơn bão cuốn, với sự hưởng ứng của khán giả một cách nồng nhiệt chưa từng thấy đối với phim hoạt hình. Sau đó, bộ phim được trao tặng giải thưởng Oscar của Viện Hàn lâm Khoa học Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ năm 1938 cùng với 7 bức tượng nhỏ do nữ tài tử Shirley Temple, lúc đó mới 9 tuổi trao cho Walt Disney. Mặt khác, chỉ trong một thời gian ngắn, bộ phim Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn đã thu được 8 triệu rưỡi đô la. Đến nay, số tiền thu được có tới 400 triệu đô la. Bộ phim đến nay đã được lồng 20 thứ tiếng, được in lại vào những năm 1944, 1952, 1958, 1967, 1983 và 1987. Và bao giờ, ở đây Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn cũng có sức hút các thế hệ khán giả thiếu nhi và người lớn khắp nơi trên thế giới.. Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn không chỉ để thể hiện tình yêu thương chân thành của Walt Disney như ông có lần bày tỏ với vợ ông , khi bà quá lo lắng cho sức khỏe của ông: “Em đừng quên rằng các trẻ em đang rất cần đến niềm vui mà chúng ta gửi đến cho chúng. Chúng cần rất nhiều, mà chúng ta thì chẳng làm được bao nhiêu, trong khi những kẻ nhẫn tâm làm trẻ em đau khổ lại còn nhiều hơn…”. Ở mỗi tác phẩm của ông mỗi nhân vật hư cấu ra đời đều xuất phát từ căn bản những gì rất thật trong cuộc sống, các nhân vật của ông rất người, với tất cả những ưu khuyết điểm, cách suy tư vận hành yêu ghét phù hợp với tâm sinh lý của con người. Và không chỉ với Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, có thể khẳng định rằng mỗi một tác phẩm mang nhãn hiệu Walt Disney Productions không hề nắn tạo ra những nhân vật quái đản hay thần bí, nhưng lại cũng không chỉ bảo đảm tính giáo dục, mà còn khơi dậy trí tưởng tượng phong phú cho trẻ thơ, và cả sự say mê thích thú của người lớn tuổi. Đúng là ông ta đã nhận định một cách chính xác, ba năm sau nhát bút vẽ đầu tiên, ngày 21.12.1937 tại rạp Cathay Cirle nổi tiếng, cả Los Angeles chen nhau để vào xem buổi chiếu trình làng phim Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, gồm có Charles Chaplin, Judy Garland. Charles Laughton và Marlene Dietrich, John Barymore và cả Louella Parson nghiêm khắc cũng có mặt, hân hoan trước sự thành công của bộ phim ở giai đoạn mà các xưởng phim đang ngắc ngoải. Vào tháng hai năm 1938, một giải Oscar đặc biệt trao cho Walt Disney với tác phẩm bậc thầy này mà người trao cho ông là Shirley Temple, một nàng công chúa nữa. Với ghi nhận: “Sự đổi mới có ý nghĩa về điện ảnh đã thu hút hàng triệu người và mở đường cho một loạt hình giải trí mới trong phim hoạt hình”. Thành công của Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn đã mở đường cho những bộ phim truyện dài hoạt hình khác của Walt Disney như Pinocchio (1940), Fantasia (1941), Bambi (1942), Cô Bé Lọ Lem (1950), Người Đẹp Ngủ Trong Rừng (1959) v.v… Tôi còn nhớ khi mới 8, 9 tuổi, lần đầu tiên tôi được xem bộ phim nổi tiếng này, cái thế giới thần tiên của phim đã không chỉ làm tươi vui cho tâm hồn trẻ thơ của tôi, một trong hàng triệu đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Thế giới đó còn là nỗi khát khao tưởng như không bao giờ tắt đối với tôi. Và hình ảnh về người cha đẻ ra bộ phim tiền phong, và rất nhiều bộ phim hoạt hình khác, đạo diễn Walt Disney, đối với tôi, vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn, khó thể giải thích được. Ngày 15.12.1966, Disney đột ngột qua đời tại bệnh viện Saint Joseph ở ngay trong giải trí đường Disneyland, để lại một bộ phim hoàn thành Mowgli, Người Sói, dựa theo tác phẩm của nhà văn hào Rudyard Kipling, dự án xây cất Disneyworld tại bờ biển Flodia, và rất nhiều dự án làm phim dang dở khác. Niềm hối tiếc của tôi về cái chết của Walt Disney càng sâu sắc hơn khi tôi nhớ lại tuổi thơ của tôi trong chiến tranh, nghĩ tới hằng triệu trẻ em khác hiện đang sống giữa những điểm nóng của chiến tranh khắp nơi trên trái đất. Walt Disney không chỉ là một thiên tài, một nghệ sĩ chân chính, mà ông còn lớn lao hơn ở chỗ trái tim ông hoàn toàn hiến dâng cho trẻ thơ. Ông là người bạn thật sự đáng tin cậy của tuổi thơ – hơn bất cứ ai mà tôi được biết./.
    • 0 downloads
    Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn biến một bộ phim kinh dị thành một phiên bộ phim nhạc kịch đầy tính châm biếm nhưng không quên kèm theo đó những bài học ý nghĩa? Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn biến một bộ phim kinh dị thành một phiên bộ phim nhạc kịch đầy tính châm biếm nhưng không quên kèm theo đó những bài học ý nghĩa? Đó là trường hợp của bộ phim Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street, một bộ phim ra đời dưới sự chỉ đạo tài tình của Tim Burton, một bậc thầy của những kĩ xảo điện ảnh, một kẻ gàn dở của Hollywood và là người đã trui rèn ra một Johnny Depp không thể hoàn hảo hơn. Trước khi đi sâu vào bộ phim và nội dung của nó, hãy nói một chút về Sweeney Todd, là một urban legend -một huyền thoại đương đại. Gã thợ cạo này đã có mặt từ thế kỉ 19 qua ngòi bút của Edward Lloyd thông qua tác phẩm The String of Pearls: A Romance, một penny dreadful - một tác phẩm rất được ưa chuộng lúc bấy giờ được xuất bản theo chương hàng tuần nhưng chỉ đáng giá 1 xu với các chủ đề trinh thám, kinh dị hoặc các thế lực siêu nhiên dành cho các tầng lớp lao động trẻ tuổi. Kịch nghệ, nhạc kịch, phim truyền hình, radio... Sweeney Todd và lưỡi dao cạo của hắn có mặt hầu hết trên các phương tiện truyền thông. Đối với lĩnh vực điện ảnh Hollywood, trước khi được đến tay Tim Burton, đã có 4 phiên bản điện ảnh dựa vào gã thợ cạo này và phiên bản của người được mệnh danh Phù thủy của Kỹ xảo là tác phẩm thành công nhất khi gặt hái vô số các giải thưởng cao quý trong đó có 2 giải Golden Globe Awards với giải thưởng Diễn viên xuất sắc nhất và Hình ảnh xuất sắc nhất cho thể loại Hài kịch hay Nhạc kịch. Với phiên bản của Tim Burton, bộ phim diễn ra vào thế kỉ 19 tại London, Anh quốc, khi anh chàng Benjamin Barker trẻ tuổi bị vu oan và đày đi biệt xứ bởi gã thẩm phán Lupin, kẻ ham muốn sắc đẹp vợ của anh, Lucy, và từ đó Benjamin Barker đã không còn nữa, thay vào đó là Sweeney Todd, một kẻ trở về để phục hận, một kẻ không còn gì để mất. Và đó là khi gã gặp được cô nàng Lovett, một cô chủ hàng bánh thịt và kể từ đó hành trình trả thù của Todd bắt đầu. Âm nhạc là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là khi chúng ta đang nói đến một bộ phim mang đậm tính nhạc kịch. Từ những giây đầu tiên của bộ phim cho đến phút cuối cùng, âm nhạc luôn mang cho người xem qua các cung bậc của cảm xúc. Âm nhạc mạnh mẽ nhưng đầy bi ai khi lần đầu tiên Sweeney Todd trở về London sau bao năm đày ải, khi đặt chân xuống những con phố quen thuộc nay đã hóa xa lạ; hay những giai điệu vui tươi, dí dỏm khi anh chàng thợ cạo vui đùa cùng quý cô Lovett, khi anh và cô trở thành đồng phạm trong vô số các lần phục hận của anh. Stephen Sondheim chính là cái tên phải được nhắc đến ở đây. Mọi âm nốt trong từng khoảng khắc của bộ phim đều được ông trau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết. Có thể nói những giai điệu của ông đã làm cho bộ phim trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn. Bộ phim lột tả được một London dưới thời Victoria rất chân thực, một thành phố nhung nhúc những con người lam lũ, khốn khổ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì đồng tiền trong khi đứng trên cao là giai cấp quý tộc, có một cuộc sống nhung lụa, không mảy may quan tâm đến những gì xảy ra quanh họ. Xuyên suốt bộ phim là các tông màu lạnh pha một chút đen tối trong từng cảnh sắc, từ những con phố của London đến nội thất trong từng căn nhà, đến phong cách ăn mặc của các nhân vật trong phim. Những tông màu nóng chỉ xuất hiện qua những thước phim gợi nhớ kí ức tươi đẹp mà anh thợ cạo của chúng ta từng có và nhanh chóng bị nhấn chìm bởi những tông màu u tối của bộ phim. Bộ phim tuy có kinh phí trung bình $50 triệu nhưng lại quy tụ được những dàn diễn viên tên tuổi như Johnny Depp, người đã đem lại thành công cho không ít các phim của đạo diễn Tim Burton như Edward Scissorhands (Edward Tay Kéo), Charlie and the Chocolate Factory (Charlie Và Nhà Máy Socola). Depp chính là viên ngọc được Tim mài dũa để sau này anh đã trở thành ngôi sao trong hai phần phim Alice in Wonderland và bộ phim kinh dị hài hước Dark Shadows do ông đạo diễn. Nữ diễn viên phải nhắc tới tiếp theo chính là Helena Bonham Carter, một cô bạn diễn rất ăn ý với Johnny Depp qua các bộ phim Alice in Wonderland, The Dark Shadows và gần đây với bộ phim The Lone Ranger. Cô cùng anh chính là nhân tố tạo thành công cho các bộ phim của đạo diễn Tim Burton. Ngoài đôi bạn diễn ăn ý trên, bộ phim cũng có sự góp mặt của Alan Rickman, một diễn viên tài năng và một hình tượng ấn tượng nhất qua vai diễn giáo sư Snape trong series phim điện ảnh Harry Potter. Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street là một bộ phim đưa người xem qua vô vàn các cung bậc cảm xúc, từ căm phẫn những kẻ đã hãm hại chàng thợ cạo hiền lành, đẩy anh trở thành một kẻ sát nhân máu lạnh, đến hân hoan khi ngỡ anh chàng sẽ làm lại từ đầu với những gì mình đang có, rồi cảm xúc đó lại bị đập tan bởi những sự thật đau lòng, những phút giây ân hận quá muộn màng. Bộ phim là một chuyến tàu cảm xúc tuyệt vời không những châm biếm những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ nhưng cũng cho chúng ta những bài học sâu sắc về lòng hận thù, sự vị tha trong cuộc sống, rằng chưa bao giờ quá muộn để làm lại cuộc đời .
    • 0 downloads
    Cuộc đời đầy tranh cãi của Roman Polanski Roman Polanski chưa bao giờ được coi là người đàng hoàng. Thỉnh thoảng mình tự hỏi, nếu Polanski thực hiện trách nhiệm của một người chồng bình thường, tức là ở bên cạnh chăm sóc cô vợ bầu 8 tháng rưỡi, liệu số nạn nhân trong vụ giết hại Sharon Tate có giảm. “Nhờ” cái sự yêu thương nồng ấm của chồng, Sharon Tate gần ngày lâm bồn không có ai bên cạnh nên gọi bạn bè tới chơi cho vui, ai dè cả lũ bất hạnh chết sạch. Bảo bi kịch này đổ thừa cho Polanski cũng không đúng nhưng nói ổng vô can, không lỗi lầm gì thì cứ thấy sai sai. Mãi đến năm 1977, nhân cách mờ mờ của Polanski mới được làm rõ ra là đen sì sì. Sau khi chuốc rượu và hiếp dâm một người mẫu vị thành niên, Polanski tự dưng sợ ngồi tù nên chạy sang châu Âu trốn tội. Ổng trốn cũng lâu dài và chuyên nghiệp lắm. Trong một Hollywood vô liêm sỉ và bại hoại, người như Polanski tiếp tục được làm phim, giành giải thưởng, thậm chí là thắng một giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất với The Pianist (2002), một phim về đề tài diệt chủng. Đôi lúc cuộc sống vô cùng bất công khi kẻ xấu xí về nhân cách như vậy vẫn được phép lên mặt dạy đời con người về nghệ thuật, về giá trị nhân văn, về tội ác chiến tranh hầm bà lằng. Vậy nên dưới góc độ cá nhân, mình từ chối xem phim của Polanski sau năm 1977. Không phải vì mình danh giá hay đạo đức cao cả hay đề cao nữ quyền hay #Metoo cái gì hết, mình chỉ đơn giản là con người thù vặt. Mình cũng không muốn có suy nghĩ phiến diện và tào lao về những diễn viên đồng ý tham gia vào phim của Polanski mặc dù biết những việc ông ta đã làm. Review phim Rosemary’s Baby Điều buồn cười là mình muốn xem phim Rosemary’s Baby vì Mia Farrow, nữ diễn viên chính của phim (Bà này là mẹ của Ronan Farrow, nhà báo đã lật đổ Harvey Weinstein). Ronan Farrow là con trai của Woody Allen, một người lắm tài nhiều tật và độ đàng hoàng cũng không kém cạnh gì Roman Polanski. Mãi đến khi bộ phim kết thúc và mình tìm hiểu thêm về nó, mình mới ngỡ ngàng nhận ra đây là phim của Polanski. Hóa ra đối với một người cho rằng kiến thức phim ảnh của mình không tệ, mình thiếu căn bản trầm trọng. Ưu điểm của cái sự ngu này là mình có thể đánh giá bộ phim “thiết diện vô tư”, nghĩ gì nói nấy, không sợ bị cái thành kiến của mình che mờ tác phẩm nữa. Và vì ngu, mình tự phá luật (tự đặt) là mình không thèm coi phim của Polanski. Hóa ra mình không có gì nhiều để nói về Rosemary’s Baby như mình nghĩ, bởi bộ phim thực tế không có gì ghê gớm để mà nói. Với kinh nghiệm xem hàng tá phim về các giáo phái thờ Satan hay ác quỷ thần thánh nào đó, cốt truyện của Rosemary’s Baby rất dễ đoán. Vì dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Ira Levin, bộ phim có sẵn một câu chuyện tương đối chặt chẽ về kết cấu, tình tiết và tính logic. Mọi tình tiết lớn nhỏ trong phim đều được cài cắm hợp lý, nếu ai không đoán được nội dung bất ngờ của câu chuyện thì sẽ thấy ngã ngửa, ai mà đoán được thì sẽ gật gù nhận ra không chi tiết vụn vặt nào là thừa thãi, mình cho đó là một điểm hay mà không phải phim tâm lý kinh dị nào cũng có. So sánh với phim kinh dị cùng đề tài giáo phái gần đây nhất mình từng xem là Hereditary (2018), Rosemary’s Baby chỉ là phim dành cho trẻ em. Mình đoán đây cũng là điểm hay của phim khi không sa đà vào mấy màn dọa ma hay máu me nhảm nhí, đặc biệt là khi họ có cố dọa thì cũng chẳng ai sợ cả. Cảnh “kinh dị” nhất của bộ phim đương nhiên là cảnh Rosemary bị anh chồng đánh thuốc và bị Satan hiếp dâm rồi. Mình đã không ngờ tới một cảnh quay trần trụi như thế ở năm 1968, ý mình là đến tận bây giờ, người ta chắc cũng chẳng dám làm một cảnh táo bạo đến như thế. Nó khiến mình bất ngờ bởi tính hình tượng nhưng chi tiết gây ngạc nhiên, sự mơ màng trong nhận thức bị phê thuốc của nữ chính được đan cài trong những góc quay cẩn thận, bảo tục thì cũng tục, bảo thanh thì cũng thanh. Với cuộc sống đạo đức giả của một nữ thanh niên con nhà lành chưa từng đụng vào chất kích thích, mình không biết cảm giác “high” nó như thế nào, nhưng mình đảm bảo đạo diễn Roman Polanski thì có thừa kinh nghiệm. Sự quay cuồng trong suy nghĩ của Rosemary giữa thực tại và ảo giác, giữa ma quỷ và đám ma quỷ đội lốt người xung quanh cô, giữa quá khứ, hình ảnh tào lao khi ý thức mất dần, giữa sự níu kéo tự chủ và bao nhiêu chất hóa học và “bùa chú” diễn ra, tất cả được đan cài lộn xộn một cách có chủ ý nhất có thể. Và kêu gào giữa địa ngục, ảo giác và đánh mất chính mình là một Rosemary hoảng loạn, sợ hãi và cô đơn cùng cực. Nhân vật của Mia Farrow Bản thân mình nghĩ diễn xuất của Mia Farrow không ghê gớm như người ta ca ngợi. Có lẽ bản thân mình không thực sự thích tính cách của nhân vật Rosemary. Tuy vậy sự chuyển biến tâm lý của nhân vật là hợp lý, sự giận dữ, nghi ngờ hay mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật Rosemary có thể đươc coi là vận hành trơn tru, không va vấp, không nhảy sào đột kích hoặc chạy ra khỏi con đường của nhân vật. Mình không thích một nhân vật mới phút trước còn gào khóc bi kịch, phút sau đã trở nên sáng dạ gài bẫy hết tên này đến tên khác, ngoài đời làm gì có thứ adrenalin nào thần thánh vậy. Sự thay đổi của Rosemary tăng dần theo thời gian và nó được tích lũy theo việc cô từ từ khám phá ra sự thật, nhưng nó vẫn gói gọn trong khuôn khổ cao siêu nhất là cô cầm dao chạy qua nhà hàng xóm đòi con, không hơn không kém. Mia Farrow có sự biến chuyển linh hoạt trong tâm lý nhân vật và diễn tả trọn vẹn từng cung bậc cảm xúc ấy, chỉ là nếu tìm được một cảnh quay thực sự đáng nhớ và nổi bật, mình không tìm được. Cho dù đoán được diễn biến câu chuyện, mình không đoán được kết thúc. Bản thân mình đã mong đợi Rosemary nổ nồi áp suất và đâm tán loạn vô gã chồng bỉ ổi và đám người tởm lợm trong giáo phái kia, kiểu một mất một còn, bà chơi khô máu với mày luôn. Nhưng không, Polanski chọn một cái kết hòa nhã hơn khi để “tình mẫu tử” vượt lên trên cái bào thai quỷ, và một cái kết thoải mái cho tương lai loài người. Nếu nghĩ kỹ, đây là một cái kết đáng sợ hơn màn chém giết tập thể mà mình mong đợi. Với lại đây có phải là phim của Quentin Tarantino đâu mà đòi máu nhuộm sa mạc. Review phim Rosemary’s Baby có nhiều lý do để cho rằng nó đi trước thời đại. Nó không tạo ra nỗi sợ hãi bằng máu me hay hình ảnh ghê rợn, sự sợ hãi của khán giả tăng dần theo sự sợ hãi trong tâm lý của nhân vật chính khi thấy số phân cô dần dần bị bóp nghẹt không lối thoát. Một kiểu psychological horror dạng nhẹ nhàng ngày xưa, mình đoán vậy. Bộ phim có một cảnh quay đáng nhớ và nổi trội, một cảnh quay xuất sắc trong một bộ phim trung bình, mình cho rằng vậy vẫn tốt hơn một bộ phim khá từ đầu đến cuối nhưng không đọng lại gì hết.
    • 0 downloads
    Talk To Me (tựa Việt: Gọi hồn quỷ dữ) là bộ phim kinh dị hiện gây chú ý tại thị trường Bắc Mỹ. Đến nay, doanh thu phim đạt gần 25 triệu USD trên toàn cầu, gấp hơn 5 lần kinh phí làm phim (chỉ 4,5 triệu USD), trở thành phim của hãng A24 có doanh số mở màn cao thứ nhì trong lịch sử (sau Hereditary). Trước đó, tác phẩm có màn ra mắt ấn tượng tại Liên hoan phim Sundance 2023. Bộ phim nhận nhiều lời khen từ giới phê bình cho chuyện phim, những phân cảnh hù dọa, hiệu ứng hình ảnh và màn trình diễn xuất sắc của các diễn viên trong phim. Sự vô tư dẫn đến hậu quả khó lường trong "Talk To Me" Talk To Me xoay quanh một nhóm bạn phát hiện ra bàn tay ma quái cho phép họ triệu hồi và giao tiếp với các linh hồn bí ẩn. Họ dần bị cuốn vào trò chơi mà không hề hay biết mình đã vô tình giải phóng thế lực hắc ám kinh hoàng. Từ đây, những câu chuyện về thế giới siêu nhiên dần hé lộ, đồng thời những ranh giới về đạo đức của con người được thách thức đến tận cùng. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tay của cặp đôi YouTuber Danny Philippou và Michael Philippou, sở hữu kênh RackaRacka với 6,76 triệu lượt theo dõi, hơn 1 tỉ lượt xem. Talk To Me đặt ra góc nhìn hấp dẫn về những trò đùa tưởng chừng như vô thưởng vô phạt của người trẻ. Thế nhưng, cũng chính từ sự vô tư ấy, nhiều sự kiện đã diễn ra theo hướng chẳng ai có thể ngờ. Và hậu quả của một trò vui trở thành một trò nghịch dại lại cực kỳ khủng khiếp. Còn nhớ, vào năm 2021, truyền thông đưa tin về một nam sinh ở Quảng Ninh phải điều trị vì tổn thương tầng sinh môn sau khi bị một chiếc bút bi của bạn học đâm thẳng vào chỗ hiểm. Đây vốn là trò đùa vô tình nhưng không ngờ lại khiến nạn nhân gặp tai họa nghiêm trọng. Sau sự việc này, nam sinh ngay lập tức được đưa đi cấp cứu, phải phẫu thuật và nghỉ học tạm thời để điều trị. Sự việc đau lòng khác từng xảy ra là khi một nữ sinh trút hơi thở cuối cùng vì uống thuốc trừ sâu tự tử. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do em bị bạn nam học cùng lớp chụp ảnh chân dung rồi ghép vào ảnh một cô gái xinh đẹp, ăn mặc hở hang. Sau đó, tấm ảnh trên được đăng lên Facebook của lớp cho mọi người bàn tán. Và còn vô số những trò đùa vô tư nữa của người trẻ bị xếp vào danh sách "những trò đùa ngu ngốc trong năm" như: treo bạn ngoài ban công, đắp chiếu lên bạn đang ngủ, thả bạn vào thùng rác,… Thế giới linh hồn ma quái trong phim đại diện cho thế giới của những điều xấu xa, đen tối. Chúng vốn luôn chực chờ để chiếm hữu thân xác con người và kéo họ vào địa ngục đáng sợ bất cứ lúc nào, một khi con người ta để những điều vô bổ tầm thường kiểm soát. Talk To Me sử dụng những tông màu tối, với không khí bí ẩn, rùng rợn cài cắm xuyên suốt. Phim đậm tính chân thực và thời sự, được đánh giá là tác phẩm kịch bản gốc chất lượng, mang lại làn gió mới cho thị trường điện ảnh hiện nay. Người trẻ cần học cách tự chữa lành nỗi đau Trong Talk To Me, khi câu chuyện lần lượt được hé mở, khán giả càng chứng kiến rõ hơn sự mong manh đằng sau lớp vỏ bọc mạnh mẽ của nữ chính Mia (Sophia Wilde). Do tâm lý không vững, Mia chỉ biết hùa theo trò đùa ngu dại của đám bạn và thậm chí còn xung phong trở thành người đầu tiên tham gia thử thách để chứng tỏ khả năng hòa hập. Ngoài ra, Talk To Me còn ẩn ý về hiện trạng lạm dụng chất kích thích trong giới trẻ. Việc tham gia trò chơi ban đầu chỉ giới hạn trong 90 giây. Nhưng do quá phấn khích, nó trở thành một cơn nghiện mà người chơi khó lòng thoát khỏi. Sau một lần trải nghiệm, họ sẽ muốn được tiếp tục với mức độ kích thích hơn. Những thông điệp thực tế về cuộc sống giới trẻ giúp Talk To Me trở nên lớp lang, ấn tượng hơn, thay vì chỉ khoác lớp áo kinh dị với mục đích hù dọa đơn thuần. Tác phẩm gặp một số điểm yếu trong việc giải quyết vấn đề ở hồi 3, khi mọi thứ có phần lặp lại và không mang đến nhiều bất ngờ như phần đầu. Song, tổng thể đây vẫn là bộ phim chất lượng, có thể phát triển nhiều phần khác dựa trên ý tưởng ban đầu, để tạo nên thương hiệu kinh dị gây sức hút với người trẻ.
    • 0 downloads
    "Red Dragon" (2002) là bộ phim tâm lý tội phạm, phần tiền truyện của "The Silence of the Lambs." Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Thomas Harris. Nội dung xoay quanh cuộc điều tra của viên đặc vụ FBI Will Graham (do Edward Norton thủ vai), người đã từng đối đầu với tên tội phạm tâm thần Hannibal Lecter (do Anthony Hopkins thủ vai). Câu chuyện diễn ra khi Will được triệu tập để giúp điều tra một loạt vụ giết người dã man của một tên sát nhân có biệt danh "The Tooth Fairy." Để bắt kẻ giết người, Will buộc phải tìm đến Hannibal Lecter, kẻ đã từng giúp đỡ anh trong quá khứ. Mối quan hệ giữa Will và Lecter trở nên căng thẳng khi Lecter bắt đầu thao túng tâm lý của Will, khiến anh phải đối diện với những bóng ma trong quá khứ của chính mình. Bộ phim không chỉ khám phá những khía cạnh tâm lý của nhân vật mà còn mang lại những tình tiết hồi hộp, bí ẩn. Cuối cùng, Will phải tìm cách ngăn chặn "The Tooth Fairy" trước khi kẻ này tiếp tục thực hiện các tội ác khủng khiếp.
    • 0 downloads
    National Lampoon's Animal House (1978) là một bộ phim hài kinh điển của Mỹ, được đạo diễn bởi John Landis. Phim đã trở thành biểu tượng của thể loại hài trường học và gây ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng. Câu chuyện diễn ra tại Đại học Faber, nơi có hai hội sinh viên đối lập: Delta Tau Chi (Delta) và Omega Theta Pi (Omega). Hội Delta, với phong cách sống tự do và phản nghịch, dẫn dắt bởi nhân vật John "Bluto" Blutarsky (do John Belushi thủ vai), thường xuyên gây rối và bất chấp quy tắc. Khi hội Omega, do một nhóm sinh viên ưu tú và kỷ luật điều hành, cố gắng loại bỏ hội Delta khỏi trường, những tình huống hài hước và hỗn loạn diễn ra. Hội Delta cùng nhau tham gia vào nhiều hoạt động điên rồ, từ các bữa tiệc điên cuồng đến những trò chơi khăm. Bộ phim không chỉ đơn thuần là về những trò đùa và sự phá phách, mà còn khám phá các chủ đề như tình bạn, tuổi trẻ, và sự nổi loạn chống lại quy tắc xã hội.
    • 0 downloads
    Godzilla vs Kong nối tiếp vũ trụ điện ảnh MonsterVerse của Warner Bros và Legendary Entertainment. Sau trận giao chiến giữa các Titan trong Godzilla: King of the Monsters, thế giới vắng bóng các loài quái vật trong vài năm. Một ngày, Godzilla bất ngờ tái xuất và tấn công công ty APEX tại Florida, Mỹ. Nhiều người lại hoài nghi ý tưởng con người có thể tiếp tục sống hòa thuận với các Titan. Trong khi đó, Madison Russell (Millie Bobby Brown đóng) cho rằng APEX là nguyên nhân khiến Godzilla tức giận. Cô kết nối Bernie Hayes (Brian Tyree Henry), một nhân viên của công ty này để tìm kiếm sự thật. Nhằm đối đầu Godzilla, APEX thuê tiến sĩ Nathan Lind (Alexander Skarsgård) đi đến Vùng rỗng bên trong Trái Đất để tìm kiếm nguồn năng lượng truyền thuyết. Lind cho rằng cách duy nhất là có Kong dẫn đường. Chú khỉ đột lúc bấy giờ đang bị tổ chức Monarch giam tại đảo Đầu Lâu. Nữ tiến sĩ Ilene Andrews (Rebecca Hall), người phụ trách dự án, tin rằng Godzilla sẽ tìm đến so tài cao thấp nếu chú khỉ được tự do. Lind thuyết phục được Andrews rằng Kong là hy vọng cuối cùng của nhân loại để chống lại Godzilla. Cô đồng ý đưa chú khỉ đến Nam Cực, nơi có cánh cổng đi vào lõi Trái Đất. Tiếp tục phát huy thế mạnh là các trận chiến giữa quái vật khổng lồ, Godzilla vs Kong tràn ngập cảnh hành động. Khỉ đột Kong được tăng sức mạnh và kích thước cơ thể để có thể chiến đấu cân tài cân sức với "Vua quái vật" Godzilla. Khâu hình ảnh ấn tượng hơn nhiều so với các phần phim trước. Chi tiết tạo hình các Titan được cải thiện đáng kể. Ánh sáng và màu sắc trong phim rực rỡ, nhất là ở những cảnh chiến đấu, trái ngược với sự tăm tối như các phần trước. Khán giả có thể dễ dàng đoán được tình tiết tiếp theo sau mỗi phân cảnh. Ban đầu, đạo diễn tốn nhiều thời lượng để đưa từng nhóm nhân vật vào mạch chính. Nửa sau, phim chủ yếu dành chỗ cho các cảnh hành động, đẩy nhanh tiết tấu. Sự đơn giản của kịch bản giúp đạo diễn dẫn dắt mạch phim khá dễ dàng. Từng tuyến truyện được kể xen kẽ và móc nối một cách khéo léo. Các chi tiết hài hước, lắng đọng được gia giảm, tạo tiếng cười, suy tư cho khán giả bên cạnh những cảnh hành động liên tục. Về cuối, đạo diễn đưa ra hàng loạt plot twist (nút thắt xoay chuyển kịch bản) để tăng tò mò của khán giả. Tuy nhiên, tiết tấu đoạn cuối bị đẩy quá nhanh, làm giảm sự kịch tính và không đẩy mạch truyện lên cao trào một cách trọn vẹn. Fan của Kong và Godzilla có thể tìm thấy nhiều điểm bất hợp lý trong việc phát triển sức mạnh của hai quái vật. Một số vai thuộc phe con người ghi dấu ấn dù cách diễn hạn chế, như tiến sĩ Lind, anh chàng bị ám ảnh với các thuyết âm mưu Bernie Hayes, cô bé khiếm thính Jia (Kaylee Hottle đóng)... Phim tiếp tục khai thác thông điệp bảo vệ môi trường. Các Titan như Kong hay Godzilla đại diện cho thiên nhiên đang bị con người thay đổi, can thiệp một cách thô bạo. Phe con người chia ra hai nhóm đối lập trong cách đối phó với quái vật. Công ty APEX khao khát đạt sức mạnh như Chúa trời, nắm quyền điều khiển tự nhiên, tạo hóa trong tay. Còn các cá nhân như Madison, Bernie tìm mọi cách để cứu nhân loại khỏi sự trừng phạt của các Titan. Bên cạnh đó, phim lồng ghép các thông điệp về sự đoàn kết, kêu gọi buông vũ khí và sống hòa thuận giữa các phe đối lập. Không dừng lại là một bộ phim độc lập, Godzilla vs Kong tiếp tục hé mở nhiều tiềm năng về vũ trụ điện ảnh MonsterVerse. Ở trailer, đạo diễn tiết lộ về sự xuất hiện của Mechagodzilla, một quái vật robot nhân tạo để đối đầu Godzilla. Phần phim cũng giới thiệu vùng đất rỗng bên trong Trái Đất, vốn là nơi khai sinh của các Titan. Tương lai của loạt phim vẫn là dấu hỏi khi hai nhân vật "đình đám" Kong và Godzilla đã được khai thác nhiều lần.
  3. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Frenzy (1972) là một bộ phim của đạo diễn Alfred Hitchcock, được xem như một trong những tác phẩm nổi bật của ông trong thể loại hình sự - tâm lý. Phim chứa đựng những yếu tố kịch tính, bí ẩn và sự tăm tối của con người. Câu chuyện xoay quanh Richard Blaney, một người đàn ông bị tình nghi là kẻ giết người hàng loạt khi một loạt vụ án mạng xảy ra ở London. Richard là một cựu quân nhân, hiện đang làm việc trong một nhà hàng, và đang trong tình trạng khủng hoảng khi cuộc sống cá nhân của anh trở nên rối ren. Vào thời điểm các vụ giết người xảy ra, Richard trở thành nghi phạm chính, không chỉ vì những tình huống xung quanh mà còn vì mối quan hệ phức tạp với người vợ cũ của anh, là một trong những nạn nhân. Mặc dù Richard cố gắng chứng minh sự vô tội của mình, nhưng các chứng cứ dường như ngày càng chống lại anh. Bộ phim theo chân Richard khi anh tìm kiếm kẻ thật sự đứng sau các vụ giết người, đồng thời phải đối mặt với những bí mật và mối quan hệ rắc rối xung quanh mình.
    • 0 downloads
    Contempt (1963) của đạo diễn Jean-Luc Godard dựa theo tiểu thuyết 'Il disprezzo' của Alberto Moravia. Nếu so với những tượng đài văn học, 'Il disprezzo' không quá đặc sắc. Như chính lời của Godard, “tiểu thuyết của Moravia là một cuốn truyện dễ đọc và khiếm nhã, loại tiểu thuyết để đọc khi đi tàu, đầy rẫy những cảm xúc cổ điển cũ kĩ, bất kể tính hiện đại của những tình huống truyện.” Nhưng sự thật trong tiểu thuyết khác với sự thật trong điện ảnh; một cuốn tiểu thuyết chưa đủ sâu sắc lại để chừa chỗ cho trí tưởng tượng của người tái tạo. Và “chính với loại tiểu thuyết này ta có thể làm những phim hay nhất", ông nói. Vậy Godard đã nhìn thấy gì và muốn kể lại gì? Một cuộc cãi vã có vẻ như không đầu không đuôi, một chuyện tình yêu đổ bể không rõ lý do, sự chua chát của lao động nghệ thuật bị đồng tiền chi phối? Hay là hơn thế, vượt ngoài những motif cũ kĩ, có điều gì đó lớn lao hơn mà Godard muốn chạm tới trong 149 cảnh quay khắc hoạ tình yêu và sự cao cả đang dần tan loãng thành một khối mục ruỗng. Liệu một tình yêu đã từng thăng hoa và chạm đến những gì quang minh nhất có chịu nổi phép thử mà chính Paul đã đẩy mình và Camille vào, có sống sót trước thảm hoạ sẽ xảy đến ngày tình yêu không còn. Liệu có thể vươn tới một thế giới lý tưởng, một tình yêu thủy chung như Pénélope chờ đợi Odyssée? Godard đã cho ta thấy, khát vọng làm phim chính là một tấm gương phản chiếu sâu rõ khát vọng sống và vươn đến những gì vĩnh hằng ẩn sâu trong tâm hồn con người, dẫu khó tránh khỏi kết cục gục ngã trước phi lý. Bộ phim không chỉ là câu chuyện về một cuộc hôn nhân tan vỡ, sự khinh miệt không chỉ diễn ra trong tình yêu của Paul và Camille; mà còn là bi kịch của điện ảnh khi đặt đối sánh với hiện thực nghiệt ngã; bi kịch từ khối ung thư đang di căn trong lý tưởng cao cả.
  4. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Barbie được công chiếu ở các rạp nước ngoài cũng gần ba tuần nên mình đã quyết định đi xem nó. Với suy nghĩ bộ phim đã được chiếu từ lâu và chắc hẳn sẽ vắng người xem, nên mình đã đã không đặt vé trước. Kết quả là ngày hôm đó hầu như mọi suất chiếu gần như bán hết, chỉ còn lại một vài vé ở dãy ngoài cùng, đành lòng mình phải dời thời gian xem phim lại gần nửa tiếng nhưng vẫn ngồi ở khoảng cách khá xa, tuy nhiên cũng đủ để thưởng thức một bộ phim dài ba tiếng. Barbie mở đầu với những phân cảnh hết sức “nữ quyền”. Đó là những gì mà mình cảm nhận khi một thế giới Barbie mở ra với những phân cảnh các bé gái chơi với những chú búp bê nhỏ trông như một người mẹ đang chăm con. Và rồi Barbie xuất hiện và phá vỡ những định kiến đó. Những đứa bé đập vỡ những hình mẫu vốn dĩ dành cho nữ giới như ở nhà chăm con, nội trợ, vân vân và mây mây. Dù chỉ là một món đồ chơi, nhưng Barbie đã mở ra một góc nhìn mới dành cho nữ giới, khi mà Barbie có thể là tổng thống, bác sĩ, kĩ sư, hay bất kỳ vị trí nào trong xã hội. Barbie là một hình tượng và đem đến cho mọi người một góc nhìn rằng “Phụ nữ luôn luôn xinh đẹp và có khả năng làm bất kỳ điều gì mà họ muốn”. Trong câu chuyện của Barbie, niềm vui của Barbie là những buổi tiệc “Girl's Night”, được mặc quần áo đẹp và tham gia những sự kiện quan trọng. Còn một ngày tuyệt vời của Ken - một búp bê nam chỉ đơn giản là được Barbie để mắt đến. Thật ra điều này cũng hiển nhiên vì Barbie là một món đồ chơi của những bé gái, và Barbie Land là vùng đất của trí tưởng tượng đến từ những bé gái. Nên việc ở một nơi như thế thì các bé gái có được những đặc quyền cũng là điều hết sức dễ hiểu. Một câu chuyện kì lạ của Barbie đã được diễn ra như thế và có lẽ nó sẽ lặp đi lặp lại mãi nếu như Barbie không đột nhiên có một bàn chân bằng phẳng (vốn dĩ những Barbie luôn có một bàn chân nhón lên để mang những đôi giày cao gót) và khiến cô phải đi gặp một Barbie kì lạ để xin sửa chữa. Barbie kì lạ là một con búp bê bị phá hoại một cách nghiêm trọng. Hình ảnh Barbie kì lạ hiện ra như một sự châm biếm cho việc những đứa trẻ không giữ gìn những món đồ chơi của mình, đồng thời cũng là hiện thân của một xã hội thực tại nơi mà chỉ có cái đẹp mới có thể khiến cho những người xung quanh để mắt đến. Barbie khi gặp Barbie kì lạ đã thảng thốt và thẳng thừng cho rằng Barbie kì lạ thật “xấu xí” chỉ vì Barbie kì lạ không theo chuẩn cái đẹp như những Barbie khác. Nhưng với một gương mặt lem luốc và mái tóc bù xù, thật khó để một Barbie như thế trở nên xinh đẹp trong mắt người khác. Bỏ qua câu chuyện đó, thì câu chuyện của Barbie bây giờ mới thật sự bắt đầu khi Barbie kì lạ đưa cho Barbie hai sự lựa chọn. Một là chấp nhận số phận và ở lại Barbie Land, hoặc đến thế giới thực và khám phá ra bí mật cho sự thay đổi của mình. Và đoạn này khá nổi trong phần trailer, Barbie thẳng thừng trả lời không, cô chỉ muốn cuộc sống bình thường và ở lại thế giới Barbie của mình. Nhưng dù trong phim hay ngoài đời, bạn có hai lựa chọn đi chăng nữa, thì cuộc sống này vẫn sẽ ép bạn chọn một lựa chọn không hề vui vẻ và theo ý bạn muốn. Vì đó là cuộc sống, và chắc chắn bạn phải tham gia hành trình phiêu lưu của mình dù muốn hay không. Thế là Barbie đã đến với thế giới thực cùng Ken, nơi mà những gì Barbie biết không hề giống một chút nào. Barbie bị quấy rối tình dục vì mặc một chiếc quần bó sát mà không một ai để ý hay lên tiếng về chuyện đó, thậm chí cả Barbie và Ken còn bị chỉ trỏ chọc ghẹo khi bộ quần áo của họ quá sặc sỡ. Nếu như vị trí của nữ giới ở Barbie Land luôn đứng hàng đầu thì ở thế giới thật nữ giới lại vẫn luôn là những người không có sức mạnh và vị trí trong xã hội, luôn đối diện với nguy cơ bị quấy rối tình dục, và chịu những ánh mắt dè bỉu khi khoác lên mình những bộ quần áo nổi bật. Sau khi gây náo loạn khắp nơi, Matel đã phát hiện ra sự tồn tại của Barbie và Ken ở thế giới thật, nên Matel đã không thể ngồi yên mà nhúng tay vào bắt cả hai. Ken đã về Barbie Land từ trước, còn Barbie lại vẫn đi tìm đứa bé đã chơi với Barbie để tìm ra sự thật. Nhưng sự thật mà cô có, lại chỉ là sự sỉ nhục cho việc tự nhận mình là Barbie, là hình mẫu lý tưởng của mọi cô gái nhưng trong mắt những đứa trẻ ngày nay thì lại không như thế. Barbie là một hình mẫu phụ nữ luôn xinh đẹp, buộc phải xinh đẹp và hoàn toàn không có thật. Những gì Barbie tạo ra là những định kiến xã hội về phụ nữ phải xinh đẹp và giỏi giang. Dù rằng chính Barbie đã kết thúc một chuỗi những định kiến, buồn thay chính Barbie lại là một định kiến khác. Để rồi kết thúc mà Barbie nhận được lại là câu nói:” Phụ nữ ghét phụ nữ, đàn ông cũng ghét phụ nữ. Đó là điều duy nhất mà tất cả chúng ta đều đồng ý” từ đứa bé mà cô ghĩ đó là người đã chơi với cô và gây ra sự thay đổi. Sự thật này đã khiến Barbie bật khóc, điều mà lần đầu tiên trong đời Barbie được trải nghiệm. Sau đó Matel đã nhanh chóng bắt Barbie đi, khi đến Matel, Barbie đã từng hy vọng sẽ có cái nhin khác và hy vọng nó sẽ giống với Barbie Land, nhưng nơi này lại là một thiên đường của cánh đàn ông khác. Trong phân đoạn này có một đoạn Barbie hỏi những người ở Matel là ở đây không có bất kỳ người phụ nữ nào à, thì một nhân viên nam cấp dưới đã nhỏ giọng nói :”Nếu một người đàn ông không có địa vị gì như tôi thì có thể tính là nữ giới không?” - Câu thoại này khiến mình khá ấn tượng, vì nó châm biếm cho một xã hội coi phụ nữ chẳng là gì cả, và không có bất kỳ cơ hội nào dành cho nữ giới trong công việc. Nên một người đàn ông không quyền lực mặc nhiên lại như một người phụ nữ. Sau những lần bị sốc trước những thông tin hoàn toàn trái ngược, Barbie đã từ chối bước vào chiếc hộp nhựa của mình, như từ chối việc đóng khung những suy nghĩ của mình trong đó. Barbie đã bỏ chạy và theo chân hai người bạn đồng hành là người mẹ - người đã chơi với Barbie ở thế giới thật, và con gái cô ấy trở về Barbie Land. Nhưng Ken, người đồng hành cùng Barbie đến thế giới thật và học hỏi được “nam quyền” ở đây đã về trước và thay đổi tư tưởng của các Barbie ở đây. Khi Barbie và hai người bạn đồng hành trở về mọi thứ đã bị xáo trộn, phụ nữ về lại vị trí của họ ở thế giới thật - công cụ mua vui cho nam giới, hầu gái, và chỉ có đàn ông trong mắt. Sau khi biết được sự thật này, Barbie đã khóc rất nhiều và không làm gì cả. Cô ấy chỉ dừng mọi hoạt động và chìm trong nỗi buồn của chính mình. Hai người bạn đồng hành về Barbie Land với cô đã thất vọng và bỏ đi, nhưng họ suy nghĩ lại và quay trở lại để giúp Barbie có thể thay đổi Barbie Land. Nửa sau của bộ phim là hành trình thức tỉnh cho Barbie và lên kế hoạch để đoạt lại Barbie Land cho những Barbie. Trong phân đoạn này mình đã bật khóc khi người bạn đã chơi cùng Barbie nói ra những áp lực mà một người phụ nữ hiện đại phải đối mặt. Với người phụ nữ, đấu tranh cho quyền lợi thì vẫn luôn phải vung đắp cho gia đình, mềm mỏng nhỏ nhẹ nhưng phải đủ cứng rắn để ra quyết định, vừa phải cảm xúc lại vừa phải lý trí. Lo được việc công ty thì phải đảm cả việc nhà. Làm mẹ thì không được nuông chiều, nhưng cũng không được quá cứng nhắc. Thương con nhưng không thể suốt ngày đề cập đến con cái. Nói chung phụ nữ là người mà phụ nữ hay đàn ông gì cũng ghét. Dù Barbie là một nhân tố phá vỡ những định kiến nhưng chính Barbie cũng là định kiến cho những người phụ nữ buộc phải xinh đẹp mọi lúc mọi nơi, và làm được nhiều thứ hơn nữa. Nhưng suy cho cùng, Barbie hay Phụ nữ đôi khi cũng có thể là người là bình thường. Chỉ là một người phụ nữ bình thường với cuộc sống bình thường, công việc bình thường và trải qua những ngày không mấy đặc biệt nhưng hạnh phúc thay vì phải luôn luôn xinh đẹp và hạnh phúc như Barbie. Thế giới của Barbie Land trong bộ phim hay thế giới thật trong phim đều là nơi mà bình đẳng giới không tồn tại và quá nghiêng về một hướng. Quá nữ quyền đôi khi người đàn ông không biết bản thân mình là ai và cần gì, Ken trong Barbie Land còn không có một chỗ ở, còn phụ nữ ở thế giới thật lại gặp đủ bất công. Nhưng chung quy lại, ở đâu thì việc nghiêng về một phía đều tạo sự bất mãn và sự trỗi dậy để tìm kiếm bình đẳng sẽ luôn xảy ra. Sâu hơn ý nghĩa về nữ quyền, tôi nghĩ tác giả muốn truyền tải thông điệp bất bình đẳng giới sẽ luôn luôn xảy ra và đấu tranh là điều khó tránh khỏi, nhưng mọi thứ sẽ luôn quay về đúng quỹ đạo của nó tức là không bình đẳng nhưng sẽ đỡ bất công. Và ai trong bất kỳ chúng ta, dù nam hay nữ đều có quyền sống vì chính bản thân mình mà không phải vì bất kỳ một ai khác. Chúng ta sẽ có một “mojo dojo casa house” riêng của chính mình, nơi mà chúng ta phải làm việc và phấn đấu để có được. Nó không cần hoàn hảo, mà cả chính bản thân chúng ta cũng không cần hoàn hảo, dù là một người bình thường cũng không có gì đáng sợ vì vốn dĩ hạnh phúc không phải là đích đến mà là con đường chúng ta đi. Bộ phim Barbie công tâm mà nói không liên quan chính trị, hoàn toàn không có gì liên quan đến yếu tố chính trị. Việc bản đồ trong phim thật sự xuất hiện khá vỏn vẹn trong vài ba phút, thứ duy nhất mà tôi có thể nhìn thấy chỉ đơn giản là một tấm bản đồ nghệch ngoạc nét vẽ như của trẻ em không rõ hình dạng và chữ Asia to đùng. Có lẽ đôi khi chúng ta nên bỏ qua một vài yếu tố không quan trọng của phim mà nhìn vào nội dung mà bộ phim đang cố truyền tải. Barbie là một bộ phim kì lạ với chủ đề kì lạ mà khi bạn xem sẽ có thể cười với những mảng miếng khá thú vị nhưng vẫn có thể đọng lại những ý nghĩa sâu sắc đậm chất của đạo diễn Greta Gerwig. Mọi thứ có thể không quá mới mẻ, nhưng cách diễn và truyền đạt lại hết sức thú vị, nếu có cơ hội mình vẫn nghĩ mọi người nên xem bộ phim này để có cái nhìn rõ nét hơn về bình đẳng giới.
  5. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Limbo (2021) là một bộ phim độc lập của đạo diễn Ben Sharrock, kết hợp yếu tố hài hước và bi kịch để khai thác trải nghiệm của những người tị nạn. Câu chuyện xoay quanh Omar, một nhạc công người Syria, đang sống trong một trại tị nạn trên một hòn đảo hẻo lánh ở Scotland. Omar đang chờ đợi quyết định về tương lai của mình trong khi phải đối mặt với nỗi nhớ quê hương và những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi chờ đợi, Omar gặp gỡ những người tị nạn khác, mỗi người mang theo câu chuyện riêng của họ. Họ cùng nhau tìm cách vượt qua nỗi cô đơn và cảm giác lạc lõng trong một môi trường xa lạ. Omar cũng nuôi hy vọng được trở lại với âm nhạc, nhưng những trở ngại về pháp lý và tâm lý luôn đè nặng lên anh. Phim không chỉ là một câu chuyện về những người tị nạn mà còn là một bức tranh cảm động về nhân loại và sự kết nối giữa con người.
    • 0 downloads
    Evangelion: 3.0+1.01 Thrice Upon a Time là phần cuối cùng trong loạt phim Rebuild of Evangelion, được đạo diễn bởi Hideaki Anno. Nội dung của bộ phim tiếp tục câu chuyện của Shinji Ikari và các nhân vật chính sau các sự kiện của Evangelion: 3.0 You Can (Not) Redo. Bộ phim mở đầu với một thế giới đã bị tàn phá, nơi Shinji, Rei và Asuka phải đối mặt với hậu quả của "Third Impact". Shinji cảm thấy tội lỗi và mất mát, trong khi Rei và Asuka cố gắng tìm cách cứu lấy nhân loại. Khi câu chuyện tiến triển, các nhân vật bắt đầu khám phá những vấn đề nội tâm và mối quan hệ phức tạp giữa họ. Thế giới hiện tại bị chia cắt, với những trận chiến giữa các tổ chức và sinh vật gọi là Angels. Đồng thời, các nhân vật phải tìm cách hòa giải với quá khứ của chính mình. Bộ phim còn đi sâu vào các chủ đề như sự tìm kiếm bản sắc, tình yêu và sự hy sinh. Cuối cùng, Shinji và các nhân vật khác phải đưa ra quyết định quan trọng về tương lai của nhân loại, với một cái kết mở, khuyến khích khán giả suy nghĩ về con đường mà mỗi người chọn lựa trong cuộc sống.
    • 0 downloads
    Kể từ bộ phim ra mắt năm 2016 – The Handmaiden (Ah-ga-ssi) – bộ phim Hàn Quốc mà mình thích nhất, thì đến năm 2022, “quái kiệt điện ảnh” Park Chan-Wook bất ngờ quay trở lại với bộ phim Decision to Leave (tạm dịch: Quyết tâm rời bỏ – tên dịch ngoài rạp: Quyết tâm chia tay), ngỡ tưởng như là một bộ phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc bình thường nhưng lại bất ngờ giành giải “Best Director” tại Cannes Film Festival 2022. Mình đi xem Decision to Leave với một sự hoài nghi lớn. Thứ nhất là mình không thích chủ đề tình cảm, nhất là chủ đề tình cảm Hàn Quốc (dẫu rằng vẫn có những phim tâm lý tình cảm mình thích như Burning); và thứ hai là khi xem trailer, mình không thấy có gì kịch tính, cuốn hút hay mang tính cách Park Chan-Wook. Nhưng nếu như có 2 lý do để mình không hứng thú thì Decision to Leave cũng có 2 lý do để mình đi xem: thứ nhất, có nhiều review nói rằng đây là một bộ phim trinh thám chứ không chỉ thuần tình cảm; và thứ hai: đó chính là đạo diễn Park Chan-Wook. Ông là đạo diễn đầu tiên thay đổi cách nhìn nhận của mình về “phim ảnh” Hàn Quốc không chỉ có K-drama, với bộ phim Old Boy. Lúc bấy giờ, điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc chưa có Bong Joon-Ho, chưa có Train to Busan, chưa có Squid Game và những TV series do Netflix sản xuất. Old Boy là một bộ phim táo bạo, giật gân, máu me và cú plot twist khiến cho bất cứ ai xem cũng phải nổi da gà. Bởi vậy, dù cho Bong Joon-Ho có chiến thắng Best Picture tại Oscar với Parasite, mình vẫn xếp Parasite sau 2 bộ phim của Park Chan-Wook và coi Park như đạo diễn số 1 Hàn Quốc. Decision to Leave quả thật không phải một bộ phim dễ xem, cũng không gây sốc hay có những plot twist nổi da gà như Oldboy hay The Handmaiden. Bộ phim này ít máu me hơn, ít bệnh hoạn hơn, nhưng lại có nhịp phim chậm, với nhiều chi tiết mang tính biểu tượng và đào sâu vào tâm lý của những con người trong cuộc sống thường ngày. Bởi vậy, chắc chắn Decision to Leave không phù hợp với khán giả đại chúng. Những khán giả kỳ vọng vào yếu tố tình cảm lãng mạn trong Decision to Leave chắc chắn sẽ thất vọng, mà những khán giả tìm đến Decision to Leave nhằm thưởng thức một bộ phim trinh thám giật gân có lẽ cũng sẽ thất vọng luôn. Vậy cái hay của Decision to Leave là gì? Nếu bạn đã từng xem những phim như In the Mood for Love của Vương Gia Vệ, Eyes Wide Shut của Stanley Kubrick và thích những bộ phim này, có lẽ bạn sẽ thích Decision to Leave. Với vỏ bọc trinh thám, Decision to Leave khắc tả tâm lý của hai con người có tình cảm với nhau nhưng trong một mối quan hệ oái oăm: nam thám tử Hae-jun đã có vợ, nhưng không hạnh phúc trong hôn nhân, nảy sinh tình cảm với nghi phạm Seo-rae bị tình nghi giết chồng. Cả hai từ từ có tình cảm với nhau, dù chưa một lần nói yêu, dù không có quan hệ xác thịt, chúng ta đều cảm nhận được tình cảm từ cả hai phía. Biết rằng mối quan hệ đó, tình cảm đó là sai trái, nhưng cả hai không dừng lại được, chỉ cho đến cuối cùng, họ hiểu ra rằng mối quan hệ đó cũng giống như núi và biển cả, chẳng bao giờ đến được với nhau. Đó là lúc họ “decision to leave”. Ở đây, mình muốn dịch Decision to Leave là “quyết tâm rời bỏ” thay vì “quyết tâm chia tay” bởi mình thấy cụm từ tiêu đề phim này phù hợp nhất khi được sử dụng bởi nữ chính Seo-rae (thay vì là nam chính Hae-jun như giới thiệu phim), khi ở phân đoạn cuối, cô đã “decision to leave”, với nghĩa “leave” là rời bỏ chứ không chỉ là chia tay. Chi tiết hơn mời bạn đọc tiếp phần nội dung bên dưới nhé. Trong Decision to Leave, hai nhân vật Hae-jun và Seo-rae là trung tâm. Hae-jun mở đầu phim được khắc họa là một thám tử cảnh sát tận tụy, quyết leo lên vách núi cheo veo, nhập tâm vào nạn nhân để phá án. Anh cũng là một con bệnh tâm lý khi không hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân và bị mất ngủ. Người ta thường mất ngủ vì công việc còn Hae-jun đi làm việc (trực đêm) vì mất ngủ. Mới đầu ta sẽ tưởng tượng Hae-jun như thám tử Rust trong True Detective – mẫu thám tử lạnh lùng, cô độc, quyết tâm phá án đến cùng. Nhưng khi gặp Seo-rae, Hae-jun mới trở lại nguyên mẫu là một con người bình thường. Anh ta dễ dàng phải lòng nghi phạm, thậm chí sau này khi đã điều tra ra chân tướng vụ án và Seo-rae là thủ phạm, Hae-jun còn quyết định sẽ bỏ qua cho cô gái ấy. Điều này khiến cho khi xem phim, mình có phần không thích Hae-jun, bởi mình thích mẫu nhân vật như Rust trong True Detective. Nhưng chính sự thay đổi này khiến cho Decision to Leave lạ hơn và “đời” hơn. Trong khi đó, Seo-rae là một người phụ nữ vừa bí ẩn, vừa thông minh, sắc xảo và thậm chí là xảo quyệt. Ta luôn thấy điều gì đó cuốn hút ở nhân vật này. Từ ánh nhìn đầy tình tứ, nụ cười bí hiểm đến cách ăn nói khôn ngoan, nước đôi và đầy ẩn ý. Có lẽ bởi thế, Hae-jun ngày càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy và không thể thoát ra. Ngỡ tưởng Seo-rae cố ý mê hoặc Hae-jun, điển hình là hành động xức nước hoa khi nghỉ giữa giờ giải lao trong buổi thẩm vấn, nhưng không, càng xem, ta càng thấy Seo-rae có tình cảm thật sự với Hae-jun, thậm chí còn yêu anh ta hơn cả anh ta yêu cô nữa. Điều này là đi ngược lại với motif những phim trinh thám có nhân vật nữ nghi phạm bí hiểm, sắc xảo, ví dụ như Gone Girl. Trong Decision to Leave, ta vừa thấy thương, vừa thấy sợ lại vừa thấy yêu Seo-rae. Có lẽ chính vị thám tử mẫu mực Hae-jun ngày nào cũng cảm nhận thấy điều này. Ở bên Seo-rae, thậm chí chỉ cần theo dõi cô, Hae-jun cũng có thể được ngủ ngon như em bé, điều mà anh khao khát bấy lâu nay. Hai nhân vật Hae-jun và Seo-rae được xây dựng theo hai biểu tượng hoàn toàn khác nhau. Hae-jun vốn là một thám tử kiên định, có thể leo núi, mang tính cách của ngọn núi cao khô khan, cứng nhắc. Seo-rae vượt biển để đi từ Trung Quốc sang Hàn Quốc, nói rằng cô thích biển, sau cùng cũng ra đi ở biển, là người mang tính cách biển cả: linh hoạt, bí ẩn, vô định. Hai tính cách vừa bù trừ nhau mà lại vừa đối đầu nhau, tạo thành một vòng xoáy âm dương không thể nào dứt. Yếu tố trinh thám đặc sắc nhất trong Decision to Leave là khi Hae-jun – tưởng như đã thở phào nhẹ nhõn vì Seo-rae không phải thủ phạm và đang hạnh phúc trong mối quan hệ ngoài luồng không tên này, lại bất chợt tìm ra bằng chứng chứng minh Seo-rae là thủ phạm. Một bằng chúng đơn giản từ app đo chỉ số sức khỏe của bà cụ già mà Seo-rae chăm sóc. Một cụ già nhưng lại leo đến hơn 180 tầng vào cái ngày mà chồng của Seo-rae bị chết khi đi leo núi. Hóa ra Seo-rae đã lợi dụng bà cụ già đãng trí, tráo đổi điện thoại để điện thoại của mình không bị GPS ghi nhận là đã rời khỏi viện dưỡng lão. Sau khi điều tra xong và cầm bằng chứng trên tay, Hae-jun tìm đến nhà Seo-rae. Tất cả nín thở theo dõi chuyện gì xảy ra tiếp theo. Hae-jun thay vì truy tố, lại quyết định tha cho Seo-rae, đưa cho Seo-rae bằng chứng và bảo cô “hãy ném xuống biển sâu, nơi không ai tìm được”. Hae-jun rời bỏ Seo-rae với trái tim tan vỡ. Đó là lúc bộ phim chuyển sang phase 2, với cuộc sống sau đó của cả hai người. Hae-jun quay trở lại với cuộc sống hôn nhân nhàm chán của mình, tiếp tục mất ngủ và héo mòn khi không có những vụ án. Seo-rae lấy một người chồng khác, một kẻ lừa đảo. Ở phase 2 này chuyển có phần khá nhanh, khiến cho nhiều khán giả ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì xảy ra tiếp theo, như thể đây là 2 bộ phim hoàn toàn khác vậy. Dẫu vậy, chúng ta sẽ được quay trở lại mạch phim chính khi cả hai nhân vật gặp lại nhau ở một thành phố nhỏ xa lạ, nơi cả 2 cùng rời đến vốn dĩ là để chạy trốn khỏi nhau. Lúc này đây, người chồng thứ hai của Seo-rae lại bị sát hại, và ngay lập tức, Hae-jun tìm kiếm bằng chứng chứng minh Seo-rae là thủ phạm. Khi xem đến đây, mình đã nghĩ rằng Seo-rae không phải thủ phạm, mà bị Hae-jun định kiến vì quá khứ đã xảy ra. Cuối cùng thì mình vừa đúng lại vừa sai. Seo-rae không phải thủ phạm thật, nhưng cô ta là người đã giật giây để thủ phạm kia giết chồng mình, bằng cách giết một người khác. Dẫu rằng người mà Seo-rae giết là một bà cụ bị bệnh chờ chết, đã rất vui mừng khi “được” chết, Seo-rae vẫn chịu trách nhiệm về hai mạng người trong vụ án người chồng thứ hai này, và thực ra là bốn mạng người, khi tính cả chồng cũ và người mẹ mà cô ta đã giết trước đó khi ở quê nhà. Seo-rae có phải một kẻ giết người không ghê tay hay không? Bộ phim không cho chúng ta một câu trả lời chính xác. Seo-rae luôn có lý do chính đáng để làm và luôn tỏ ra đáng thương. Điều này khiến người xem kỹ tính sẽ coi cô ta là một kẻ đóng vai nạn nhân, đang thao túng tâm lý (gaslighting) những người xung quanh. Seo-rae cứ giết người này đến người kia một cách “có lý do chính đáng”, cũng giống như câu thoại trong phim: Vậy Seo-rae phải chăn chỉ là kẻ đóng vai nạn nhân và đang thao túng tâm lý những người xung quanh? Ta tưởng rằng như vậy, nhưng vì Park Chan-Wook xây dựng nhân vật này quá xuất sắc, ta sẽ không chắc chắn về điều đó. Bởi sau cùng, Seo-rae có vẻ lấy đi hai mạng người một cách bất đắc dĩ để bảo vệ Hae-jun – người mà cô yêu, và rồi cô “decision to leave” cả người mà cô yêu lẫn cuộc sống này. Đây là câu thoại mà Hae-jun nói với Seo-rae khi đưa cô vật chứng phạm tội. Trong phim, câu này cũng mang hàm nghĩa về điều mà cả hai nên làm đối với mối quan hệ của họ. Seo-rae nghe đi nghe lại câu nói này trong bản ghi âm mà cô đặt tên là “vụn vỡ” – dựa trên câu nói của Hae-jun khi nói về cảm xúc của mình. Và cũng như câu thoại đó, Seo-rae quyết định tìm đến biến khơi – nơi cô thuộc về. Đó là lý do mình chọn dịch Decision to Leave là “Quyết định rời bỏ”, bởi Seo-rae không chỉ chia tay Hae-jun (mà thực ra đã là gì của nhau đâu mà chia tay), cô lựa chọn rời bỏ Hae-jun, rời bỏ cuộc sống và rời bỏ cả những tội lỗi mà mình đã gây ra. Seo-rae lựa chọn một cái chết rất “chill”: đào hố ở ngoài bãi biển, ngắm hoàng hôn và đợi thủy triều lên. Cái kết này theo mình khá trọn vẹn với Seo-rae nhưng có phần dang dở và đau đớn cho Hae-jun, khi anh tới tận bãi biển tìm kiếm nhưng mãi mãi không bao giờ còn gặp lại người mình yêu. Sau khi xem xong, mình bước ra khỏi rạp với một cảm xúc buồn buồn, đúng như khung cảnh bãi biển lúc chiều tối, khi thủy triều đã lên và ngập hết bãi biển vậy. Về tình cảm giữa Hae-jun và Seo-rae, về luân thường đạo lý, đó là mối quan hệ ngoài luồng sai trái. Cả hai đều biết điều này, khán giả cũng biết điều này, nhưng chúng ta đều là con người bị chi phối bởi cảm xúc, khi trái tim lên tiếng thì lý trí cũng phải lặng im. Mình cũng không phán xét rằng mối quan hệ này là tốt hay xấu, đúng hay sai và có lẽ chính sự nhập nhằng giữa đạo đức và tình cảm, trái tim và lý trí đó cũng làm nên cái hay cho những bộ phim như Decision to Leave, In the Mood for Love, Eyes Wide Shut… Về phần hình ảnh, dẫu rằng không lung linh như những phim Hàn gần đây (Itaewon, Squid Game) Decision to Leave lại đẹp theo kiểu tình tình, buồn buồn và tâm trạng. Bộ phim có sử dụng những động tác máy fast zoom in, fast zoom out giống như các phim trinh thám cổ điển, khiến mình liên tưởng tới các phim của Alfred Hitchcock. Tuy nhiên mình không thích động tác máy kiểu này cho lắm. Đặc sản của Decision to Leave là cách kể chuyện và dựng phim độc đáo. Ta hãy thử tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với 1 người nhưng đầu óc và tâm trí ta đang liên tưởng tới một bộ phim mà nhân vật trong phim nói chuyện giống với người đang nói chuyện với mình. Cách kể chuyện và dựng phim của Decision to Leave khiến ta cảm thấy như thể đang đi sâu vào trong đầu của nhân vật. Nhưng đặc sắc nhất của Decision to Leave phải kể đến yếu tố nhân vật và diễn xuất. Nếu như Park Chan-Wook đã xây dựng nhân vật cực hay, thì chính bộ đôi diễn viên chính đã thổi hồn vào hai nhân vật này. Mình ấn tượng nhất với nhân vật Seo-rae và diễn xuất của nữ diễn viên người Hoa Tang Wei. Nếu mình không phải khán giả và biết những điều xấu xa cô ta làm qua “góc nhìn thượng đế”, có lẽ mình cũng không tránh khỏi phải lòng nhân vật này. Một cách khách quan, Decision to Leave là một bộ phim hơi khó xem, hay, nhân vật được xây dựng rất tốt, nhưng về cốt truyện không phải xuất sắc. Với cốt truyện và ý nghĩa như này, mình thấy chưa bằng Oldboy, The Handmaiden, Parasite. Tuy nhiên, cách đạo diễn phim tỉ mỉ, với nhiều tình tiết ẩn ý đã tạo nên thành công của Park Chan-Wook nói riêng và bộ phim nói chung. Có lẽ bởi vậy, ông đã giành được giải “Best Director” tại Cannes lần này. Theo mình, Decision to Leave giá trị nhất ở câu thoại và thông điệp, cũng là cái kết cuối cùng của bộ phim:
    • 0 downloads
    "The Last Dragon" (1985) là một bộ phim hành động và hài hước kết hợp với yếu tố võ thuật, do Michael Schultz đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một chàng trai trẻ tên Leroy Green (do Taimak thủ vai), người đang tìm kiếm "The Last Dragon," một trạng thái tối thượng trong võ thuật, nơi mà người luyện tập có thể đạt được sức mạnh siêu nhiên. Leroy là một fan hâm mộ lớn của võ thuật và thần tượng một võ sư nổi tiếng tên Bruce Lee. Trong hành trình của mình, anh phải đối mặt với một băng nhóm tội phạm do Sho'nuff (do Julius Carry thủ vai) lãnh đạo, người tự xưng là "The Shogun of Harlem" và đang tìm cách chứng minh sức mạnh của mình. Trong khi tìm kiếm "The Last Dragon," Leroy cũng cố gắng bảo vệ một cô gái tên Laura (do Vanity thủ vai) khỏi băng nhóm tội phạm. Bộ phim không chỉ là một câu chuyện về võ thuật và hành động, mà còn mang thông điệp về lòng tự tin, tình bạn và sự tìm kiếm bản thân. Với những cảnh hành động hấp dẫn, âm nhạc sôi động và sự kết hợp giữa hài hước và kịch tính, "The Last Dragon" đã trở thành một tác phẩm văn hóa đặc biệt trong thập niên 1980.
    • 0 downloads
    "The Trial" (1962) là một bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Franz Kafka, do Orson Welles đạo diễn và thủ vai chính. Phim kể về nhân vật Josef K. (do Anthony Perkins thủ vai), một nhân viên ngân hàng bình thường, bất ngờ bị bắt giữ mà không rõ lý do. Câu chuyện theo chân Josef khi anh cố gắng tìm hiểu về bản án bí ẩn đang diễn ra chống lại mình. Trong quá trình này, anh phải đối mặt với một hệ thống tư pháp mù mịt và phi lý, với những nhân vật kỳ quái và những tình huống vô lý. Dù nỗ lực làm rõ sự thật, Josef ngày càng rơi vào tình trạng tuyệt vọng và hoang mang. Bộ phim thể hiện những chủ đề về sự cô đơn, sự kiểm soát và sự phi lý của cuộc sống, phản ánh những lo ngại của Kafka về quyền lực và tính chất phi lý của hệ thống xã hội. Với phong cách hình ảnh đặc sắc và bầu không khí u ám, "The Trial" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim nghệ thuật.
    • 0 downloads
    "Walkabout" (1971) là một bộ phim do Nicolas Roeg đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của James Vance Marshall. Phim kể về hai anh em, một cô bé (Jenny Agutter) và em trai (Luc Roeg), sống ở thành phố lớn, khi gia đình họ bị rơi vào khủng hoảng. Sau khi cha của họ tự tử, hai anh em bị lạc trong một vùng hoang dã của Australia. Họ phải tìm cách sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và khám phá vẻ đẹp cũng như những khó khăn của thiên nhiên. Trong hành trình, họ gặp một chàng trai thổ dân (David Gulpilil), người đang thực hiện "walkabout" – một nghi lễ trưởng thành truyền thống. Chàng trai thổ dân giúp họ học cách sống sót và tìm đường trở về. Phim khám phá những chủ đề về sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, sự mất mát, và sự khác biệt văn hóa. Với hình ảnh đẹp mắt và phong cách kể chuyện độc đáo, "Walkabout" đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật được công nhận trong điện ảnh.
    • 0 downloads
    “The Princess Bride” là một bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, và sẽ được khán giả mọi lứa tuổi yêu thích, năm này qua năm khác. Lứa tuổi thiếu nhi sẽ háo hức với cốt truyện cổ tích, với những hiệp sĩ, những tên cướp biển, công chúa và phù thuỷ, cùng với một kết thúc có hậu. Giới trẻ chắc chắn sẽ bị sự lãng mạn đáng yêu của bộ phim hấp dẫn từ đầu đến cuối và tuổi già hẳn sẽ tìm thấy cho mình những phút thư thái cùng với người ông trong “The Princess Bride”. “The Princess Bride” có kết cấu kiểu truyện lồng trong truyện. Một câu chuyện cổ tích được lồng vào trong một câu chuyện đời thường. Bộ phim được bắt đầu khi người ông (Peter Falk đóng), đến đọc truyện cho người cháu đang bị ốm của mình. Qua đó, câu chuyện cổ tích về nàng Buttercup, về chàng nông dân Westley, về mối tình của họ dần dần được mở ra. Nàng Buttercup, giống như bao thiếu nữ mới lớn khác, tính tình đỏng đảnh thích hạnh hoẹ anh chàng nhà quê Westley chăn ngựa. Nói chung mỗi lần hạnh hoẹ được Westley là nàng sướng vô cùng, nhưng tới một ngày kia, nàng chợt nhận ra là mình phải lòng chàng, và mỗi lần nàng hạnh hoẹ chàng thì chàng cũng sung sướng không kém (nói ngoài lề một tẹo, thực ra thì bị gái hành mà sướng thì chắc chỉ có trong chuyện cổ tích thôi các bác nhể, chứ hành mãi cáu lên thì lành làm gáo vỡ làm muôi ngay ). Tuy nhiên, chàng thì nghèo, không có tiền, mà không thể chơi kiểu một mái nhà tranh hai trái tim vàng được, nên quyết tâm ra đi tìm đường kiếm xiền để quay về cưới vợ. Trước khi đi chàng cố vớt vát dặn dò nàng hãy đợi anh về, rằng true love thì không bao giờ chết, etc… Dưng mà số phận thì nghiệt ngã, chàng đi chẳng được bao lâu thì nàng đã được hung tin là chàng bị tên cướp biển Robert cho đi bán muối ngoài khơi, còn nàng thì bị thằng hoàng tử Humperdink bắt về làm vợ… Tất cả những tinh hoa của “Princess Bride” bắt đầu từ đây, ai muốn biết điều gì xảy ra tiếp theo thì xem phim sẽ rõ. Rất nhiều chi tiết trong “The Princess Bride” đáng nhớ, và đôi khi nó trở thành những lời thoại cửa miệng của người hâm mộ trong thập niên 80. Nhân vật nào trong “The Princess Bride” cũng đều đáng yêu, cho dù đấy là cái đáng yêu của vai chính diện cũng như cái đáng yêu mang màu sắc phản diện. Ví dụ điển hình như gã lùn Vizzini chẳng hạn, rất xảo quyệt nhưng ngộ nghĩnh không tưởng được. Dàn diễn viên trong “The Princess Bride” đều hoàn thành vai diễn của mình, có thể không quá xuất sắc nhưng đều tạo được dấu ấn trong lòng khán giả. Có thể nhắc đến sự duyên dáng của Robin Wright trong vai Buttercup, vẻ ranh mãnh láu lỉnh của Cary Elwess qua vai Westley, rồi chất lãng tử hiệp sĩ trong vai diễn Inigo Montoya dưới sự thể hiện của Mandy Patinkin. Âm nhạc của phim thì được đảm nhiệm bởi Mark Knopfler, một minh chứng cho sự thành công của âm nhạc trong phim là soundtrack “The Princess Bride” bán chạy như tôm tươi, có lẽ cũng một phần do danh tiếng của Mark. Tuy mang màu sắc của một câu chuyện cổ tích, nhưng không vì thế mà “The Princess Bride” lại thuộc vào tuýp những bộ phim có thể dễ dàng đoán được những gì sẽ xảy ra ở phần tiếp theo. Khán giả chúng ta cũng sẽ giống như cậu bé trong phim, hồi hộp chờ đợi những gì sẽ được các nhà làm phim hé mở ra dần dần, và cảm thấy nuối tiếc khi bộ phim kết thúc. Trong vòng có 98 phút mà không biết bao nhiêu cảnh phim ấn tượng, đi sâu vào lòng người xem, như màn đấu kiếm giữa hiệp sĩ áo đen với Inigo Montoya, màn đấu trí giữa Vizzini và hiệp sĩ áo đen, rồi khi Inigo Montoya báo được thù giết cha với tay kiếm sáu ngón…Lời thoại của phim cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công. Nếu như một ngày nào đó, bạn có cơ hội rảo bước trên đường phố phương Tây, có thể từ một góc nào đấy, một đứa trẻ cầm kiếm nhảy ra và nói: “My name is Inigo Montoya. You killed my father. Prepare to die” thì đừng có hoảng sợ, chẳng qua vì nó quá yêu thích “The Princess Bride” mà thôi.
    • 0 downloads
    "A Bronx Tale" (1993) là một bộ phim do Robert De Niro đạo diễn và đồng viết kịch bản, dựa trên câu chuyện của Chazz Palminteri, người cũng tham gia diễn xuất trong phim. Phim lấy bối cảnh ở khu Bronx, New York, vào những năm 1960 và xoay quanh cuộc sống của một cậu bé tên Calogero "C" Anello (do Francis Capra thủ vai). Câu chuyện bắt đầu khi C chứng kiến một vụ giết người của một ông trùm mafia địa phương, Sonny (Chazz Palminteri). Thay vì báo cáo cho cảnh sát, C được Sonny chấp nhận và trở thành một phần của thế giới mafia. Càng lớn, cậu càng bị lôi cuốn vào cuộc sống của Sonny, trong khi cha của cậu, Lorenzo (Robert De Niro), là một tài xế taxi kiên định với những giá trị chính trực và luôn khuyên cậu tránh xa những cám dỗ của cuộc sống tội phạm. Bộ phim khám phá những mâu thuẫn giữa hai thế giới: giá trị của sự trung thực và tôn trọng của cha C so với sự hấp dẫn và quyền lực mà Sonny đại diện. Qua đó, phim thể hiện những bài học về tình yêu, lòng trung thành, và việc lựa chọn con đường trong cuộc sống. "A Bronx Tale" là một tác phẩm sâu sắc và cảm động, với những tình tiết hài hước và kịch tính.
    • 0 downloads
    "Thunderbolt and Lightfoot" (1974) là một bộ phim hành động và hài hước do Michael Cimino đạo diễn, với sự tham gia của Clint Eastwood trong vai Thunderbolt và Jeff Bridges trong vai Lightfoot. Câu chuyện bắt đầu khi Thunderbolt, một tên cướp ngân hàng đã nghỉ hưu, tình cờ gặp Lightfoot, một thanh niên trẻ tuổi đang lẩn trốn. Lightfoot rất ngưỡng mộ Thunderbolt và muốn kết bạn với anh. Khi họ trở thành đồng đội, cả hai quyết định thực hiện một vụ cướp ngân hàng lớn để kiếm tiền. Bộ phim khám phá mối quan hệ giữa hai nhân vật chính, từ sự khác biệt về tính cách đến những tình huống hài hước và hồi hộp mà họ trải qua. Trong hành trình, họ phải đối mặt với những kẻ thù cũ và những tình huống nguy hiểm, đồng thời khám phá những điều sâu sắc về tình bạn và sự tự do. "Thunderbolt and Lightfoot" kết hợp giữa hành động và hài hước, tạo nên một câu chuyện thú vị và ấn tượng về tình bạn và cuộc sống phiêu lưu.
    • 0 downloads
    "The Train" (1964) là một bộ phim hành động chiến tranh do John Frankenheimer đạo diễn, diễn ra trong bối cảnh Thế chiến II. Câu chuyện xoay quanh Paul Labiche, một chiến sĩ kháng chiến Pháp (do Burt Lancaster thủ vai), người đang tìm cách ngăn chặn một sĩ quan Đức, Colonel von Waldheim, vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật quý giá từ Paris về Đức. Khi von Waldheim chiếm lấy những tác phẩm nghệ thuật này, Labiche cùng đồng đội của mình lên kế hoạch để ngăn chặn đoàn tàu. Họ phải đối mặt với nhiều thử thách và nguy hiểm trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Phim nổi bật với những cảnh hành động kịch tính và thể hiện chủ đề về lòng yêu nước, sự hy sinh và tầm quan trọng của văn hóa. "The Train" không chỉ là một câu chuyện về chiến tranh mà còn khám phá những giá trị nhân văn và tinh thần đấu tranh của con người trong thời kỳ khắc nghiệt.