Jump to content

Joker

Quản Trị
  • Joined

Everything posted by Joker

    • 0 downloads
    Tác phẩm hành động khoa học viễn tưởng The Creator (Kẻ kiến tạo) lấy bối cảnh tương lai, khi những cỗ máy AI (trí tuệ nhân tạo) được tạo ra để nâng cao chất lượng sống cho con người. Nhưng AI cho nổ một đầu đạn hạt nhân tại Los Angeles, chính phủ Mỹ thành lập lực lượng nhằm tiêu diệt các robot AI. Ở vùng New Asia, nhân vật chính - đặc vụ Mỹ Joshua (John David Washington) - tiếp cận Maya (Gemma Chan) nhằm khai thác thông tin, nhưng hai người nảy sinh tình cảm. Sau cuộc tấn công của vệ tinh hạt nhân NOMAD, Joshua quay về Mỹ vì nghĩ Maya đã chết. Đạo diễn lồng ghép những thông điệp về lòng nhân đạo, sự đa dạng giống loài nhằm lên án chiến tranh phi nghĩa. Ban đầu, New Asia hiện lên như một vùng đất trù phú với sự giao thoa giữa công nghệ và truyền thống, nơi con người và AI chung sống. Khi quân đội Mỹ tiến đến, khu vực này trở thành chiến trường gây ám ảnh. Những cảnh cháy nổ, máu me cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Chính phủ lợi dụng nỗi đau mất vợ của Joshua để tham gia vào chiến dịch săn tìm hang ổ mới của AI tại New Asia. Khi đến địa điểm được chỉ định, Joshua nhận ra "vũ khí hủy diệt" là một cô bé người máy tên Alfie (Madeleine Yuna Voyles đóng) do Maya tạo ra. Thay vì tiêu diệt Alfie, Joshua quyết định bảo vệ cô bé để lần ra tung tích Maya. Tác phẩm gợi suy ngẫm về sự tồn tại của máy móc hiện đại trong đời sống xã hội. Giữa cuộc chiến, Joshua chuyển đổi trạng thái từ đặc vụ phục vụ quân đội Mỹ đến một người hiểu ra được ý nghĩa phi lý của cuộc chiến chống AI. Dù bị mắc kẹt giữa phe quân đội Mỹ và cộng đồng robot AI, Joshua bất chấp tính mạng để bảo vệ Alfie. Trong cuộc hành trình tìm kiếm Maya, anh còn học được bài học về lòng vị tha, sự bao dung. Trường đoạn Joshua hy sinh, tạm biệt Alfie gây xúc động mạnh. Phân cảnh hội thoại của hai người khi đứng giữa lằn ranh sự sống - cái chết khiến nhiều người xem đồng cảm với sự nỗ lực của Joshua bảo vệ mạng sống cho cô bé. Màn trình diễn của John David Washington và Madeleine Yuna Voyles là điểm nhấn cho tác phẩm. John thể hiện sự điềm tĩnh lẫn mạnh mẽ của một đặc vụ, đau đớn và dằn vặt vì mất mát trong quá khứ. Còn diễn viên nhí Madeleine là phát hiện mới của đạo diễn Rogue One: A Star Wars Story. Cô bé ứng biến tốt trong những cảnh cảm động, có chiều sâu tâm lý. Trên Collider, đạo diễn nói John và Madeleine kết hợp ăn ý, trở nên thân thiết trong quá trình thực hiện dự án. Dàn diễn viên phụ có đất diễn. Ken Watanabe (vai Harun) toát sự lạnh lùng, kiên cường qua ánh mắt và lời nói. Ngô Thanh Vân - sao Việt duy nhất tham gia dự án - xuất hiện trong vài phân đoạn. Nghệ sĩ ghi dấu ấn với vai người máy Kami, có nhiều khoảnh khắc chơi đùa cùng Alfie. Tuy là vai khách mời, Ngô Thanh Vân để lại ấn tượng nhờ loạt biểu cảm gương mặt. So với các phim trước Ngô Thanh Vân từng tham gia, nhân vật của "đả nữ" được khai thác có chiều sâu hơn trong The Creator. Trong lúc Joshua đối phó với quân đội, Kami chăm sóc, mua đồ ăn cho Alfie. Khi Kami chết, người yêu cô - Drew (Sturgill Simpson) - bật khóc. Điều này đã giúp Alfie học được cảm xúc mới trong hành trình trưởng thành. Lời thoại có sự đan cài của nhiều ngôn ngữ như Thái, Nhật, Việt Nam. Nhân vật của Ngô Thanh Vân có một số câu thoại tiếng Việt, như: "Tiền nè, khỏi thối, đi giùm cái". Nghệ sĩ cho biết khi tham gia các dự án của Hollywood, cô luôn muốn nhân vật của mình liên quan đến Việt Nam, đồng thời thêm thắt các chi tiết văn hóa đất nước vào vai diễn. Êkíp chú trọng đầu tư bối cảnh để làm nổi bật cuộc chiến giữa con người và AI. Đoàn phim tận dụng kiến trúc sẵn có, lồng ghép với các mô hình hiệu ứng kỹ xảo. Đạo diễn giảm thiểu việc sử dụng phông xanh, lên kế hoạch ghi hình ở Indonesia, Nhật Bản, Nepal, Campuchia và Thái Lan. Trong quá trình quay, đoàn phải đi đến ngôi chùa nằm trên ngọn núi cao hơn 3.000 m. Tác phẩm nhận về nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên môn. Steven Weintraub, tổng biên tập của trang Collider, nói đạo diễn đã sáng tạo một bộ phim khoa học viễn tưởng có chiều sâu dựa trên thực tế cuộc sống. Cây bút Germain Lussier của trang Gizmodo nhận xét tác phẩm hấp dẫn về mặt kể chuyện, hình ảnh đẹp và các cảnh hành động hoành tráng. Theo Collider, Gareth Edwards lấy cảm hứng làm tác phẩm từ tiểu thuyết The Hero with a Thousand Faces (1949) của Joseph Campbell và phim Apocalypse Now (1979) của Francis Ford Coppola. Đạo diễn kết hợp dòng phim khoa học viễn tưởng (sci-fi) với nét văn hóa bản địa của Đông Nam Á để tạo nên những hình ảnh gây ấn tượng thị giác. Theo Guardian, các nhà phê bình nói The Creator là tác phẩm đáng xem dành cho người hâm mộ phim khoa học viễn tưởng. Điểm độc đáo của The Creator so với các tác phẩm từng lấy AI làm trung tâm, như Terminator (1984), District 9 (2009), Ex-Machina (2014) hay I Am Mother (2019), là khi AI không đơn thuần là một sản phẩm do con người tạo ra, mà chúng có tâm hồn và nhân cách. Những hành động của AI trong phim biết khóc, cười, đồng cảm trước mất mát của đồng loạt, thay vì chỉ là robot vô tri. Tác phẩm khiến người xem phải đặt câu hỏi: Trong tương lai xa, liệu AI có xứng đáng để được công nhận như một con người?
    • 0 downloads
    Nếu như Shiri được coi là bộ phim đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc với kinh phí lớn chưa từng có, Old Boy mang về cho điện ảnh xứ Kim Chi chỗ đứng và là niềm tự hào tại các liên hoan phim danh tiếng, Quái Vật Sông Hàn tạo nên những dấu mốc vĩ đại, thì The Man From Nowhere cũng là bộ phim đưa thể loại hành động của Hàn Quốc vượt xa khỏi mọi ranh giới trước đây. Không một nền điện ảnh nào trên thế giới có thể so sánh được với Hollywood, cả về chất lượng lẫn quy mô, đó là chân lý không cần phải chứng minh, 100 năm qua vẫn vậy, mà 100 năm nữa có thể cũng vẫn thế. Đó là một đế chế hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết để tạo nên vị thế độc tôn trong lòng những người yêu thích môn nghệ thuật thứ bảy. Hollywood giống như một nhà hàng được gắn sao “kim cương” Michelin, mỗi món ăn đều khiến ai ai cũng muốn ít nhất một lần trong đời được thưởng thức. Song, bất cứ món sơn hào hải vị nào trên đời nếu cứ ăn mãi, ăn mãi, cũng sẽ có lúc khiến cho người ta cảm thấy thèm thuồng một bát cơm trắng với cà pháo, trứng chiên, rau muống luộc. Và Hàn Quốc là một trong những nền điện ảnh có thể giúp bạn thỏa mãn cơn thèm đó. Năm 2010, bom tấn Inception với sự hợp tác của siêu đạo diễn Christopher Nolan và nam tài tử Leonardo DiCaprio công phá mọi rạp chiếu trên toàn thế giới, đánh bại gần như tất cả mọi đối thủ ra mắt cùng thời điểm, chinh phục hầu hết những khán giả dù là khó tính nhất ở mọi ngóc ngách trên hành tinh. Nhưng tại xứ sở Kim Chi, vẫn có một bộ phim tạo nên được điều không tưởng, thu hút một lượng khán giả đến rạp nhiều chưa từng có, trở thành tác phẩm ăn khách nhất năm tại thị trường nội địa Hàn Quốc, vượt qua sức hút vô cùng lớn của Inception. Đó là The Man From Nowhere, bộ phim hành động đầu tay của đạo diễn Lee Jung-beom, hợp tác cùng nam tài tử Won Bin. The Man From Nowhere khai thác đề tài không quá mới mẻ, nhưng lại là một trong những vấn nạn gây nhức nhối bậc nhất với xã hội Hàn Quốc ở thời điểm bấy giờ: Buôn bán nội tạng. Thời điểm đó, thống kê cho thấy mỗi năm xứ Hàn có khoảng gần ba vạn người cần cấy ghép nội tạng, trong khi số lượng nội tạng hợp pháp được cung cấp chỉ chưa tới một phần mười. Rất nhiều người dân Hàn Quốc chọn giải pháp bán nội tạng để giải quyết những vấn đề liên quan tới cuộc sống. Và dĩ nhiên, các tổ chức tội phạm không bao giờ bỏ qua cơ hội kiếm được những khoản tiền khổng lồ, bằng cách “móc mắt, moi tim” bất cứ ai mà chúng có cơ hội tiếp cận và ra tay, trong đó nạn nhân phần lớn là trẻ em và phụ nữ. Có lẽ cũng chính nhờ việc khai thác chủ đề nóng như vậy mà The Man From Nowhere tạo ra được sức hút vô cùng lớn, bên cạnh sự xuất hiện của Won Bin. Tuy nhiên, điều đáng bàn nhất trong mọi bộ phim chắc chắn không phải là đề tài, mà là cách kể chuyện, và đó lại là thứ mà người Hàn Quốc xứng đáng được ngợi ca bằng hai chữ: Bậc thầy. The Man From Nowhere mở đầu một cách trực diện, kể cho người xem hai câu chuyện hoàn toàn khác biệt nhau, một bên là cuộc chiến quen thuộc giữa cảnh sát và một tập đoàn tội phạm chuyên buôn bán nội tạng và ma túy, bên còn lại là tình bạn lạ kì của người đàn ông bí ẩn Cha Tae Sik, sống lặng lẽ cô độc trong một tiệm cầm đồ tối tăm, bị bao phủ bởi những ký ức đầy u ám. Người duy nhất mà anh “giao lưu” hàng ngày là cô bé hàng xóm Somi, 10 tuổi, con của một gái nhảy, nghiện ma túy, bất cần và vô cùng liều lĩnh. Cha Tae Sik bên ngoài thì luôn tỏ ra khó chịu, có phần cộc cằn mỗi khi Somi xuất hiện, bởi đó là một cô bé nghịch ngợm, thường xuyên gây rắc rối vì thói ăn cắp vặt và có một người mẹ chẳng giống ai. Nhưng bên trong, anh luôn dành cho cô bé sự quan tâm đặc biệt. Với diễn xuất tài tình của Won Bin và diễn viên nhí Kim Shae Ron, tình bạn giữa Cha Tae Sik và Somi dù diễn ra trong một bối cảnh đầy bi kịch và u ám, vẫn mang lại cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng, xúc động và chân thực. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng sẽ lờ mờ nhận ra một trận chiến khủng khiếp chuẩn bị xảy đến khi ở một thế giới khác, đạo diễn Lee Jung-beom khắc họa chân dung những tên tội phạm bằng các phân cảnh tàn bạo đến lạnh sống lưng. Máu me và chết chóc là những thứ không thể thiếu, nhưng cái cách mà kẻ cầm đầu băng nhóm tội phạm bổ thẳng cây búa vào đỉnh đầu con tin, cái cách mà gã sát thủ Thái Lan rạch toạc cuống họng của kẻ đã trót lỡ buông lời mạt sát hắn thực sự khiến người xem phải cảm thấy rùng mình, bởi phong cách mà người Hàn Quốc sử dụng để mô tả các nhân vật phản diện trong các bộ phim của họ. Và quả thật là khi hai thế giới đối lập đó chạm mặt nhau, khán giả đã được chứng kiến một trong những trường đoạn hành động bạo liệt và gay cấn bậc nhất trong lịch sử điện ảnh Châu Á. Như đã nói, một trong những điều tạo nên sự khác biệt của phim Hàn so với phần còn lại chính là cách mà họ khắc họa chân dung của nhân vật. Cũng với motif một mình “cân cả thế giới”, người ta thấy Liam Neeson có hẳn một bài diễn văn quảng cáo thân phận để dọa nạt những kẻ bắt cóc con gái mình, người ta sẽ thấy Chung Tử Đơn thi triển tuyệt đỉnh Kungfu ngay đầu phim trong vòng vây của một rừng cao thủ, hay những nhân vật bước ra từ trong cánh cửa tù, với CV đầy thành tích giết người không ghê tay. Cha Tae Sik thì không như thế, cảnh sát mù tịt thông tin về anh, đám tội phạm vẫn cười khẩy gọi anh là ‘thằng cầm đồ”. Nhưng từng chút từng chút một, với những phân cảnh chiến đấu có độ khó tăng dần, và lời miêu tả của một gã sát thủ: “Hắn còn chẳng buồn chớp mắt khi tao bóp cò”, chân dung của “thằng cầm đồ” dần hiện ra, một con quái vật từng dạy võ thuật cho đội đặc nhiệm Hàn Quốc, là một chuyên gia trong việc ám sát, đánh bom và tiêu diệt kẻ thù. Càng ấn tượng hơn nữa khi gã sát thủ máu lạnh đó đứng trước gương với khuôn mặt đẹp như tượng tạc, body 6 múi và đôi mắt đầy lửa hận thù. Won Bin, với một màn lột xác ngoạn mục đã rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh của một nam thần tượng nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ, để mang đến cho người xem một trường đoạn hành động kinh điển, có nhảy lầu, có bắn súng, có cận chiến tay đôi và cả những pha quần chiến ngập tràn máu me và chết chóc. Một trong những điểm khác biệt lớn nữa của phim hành động Hàn Quốc so với Hollywood hay Hồng Kông, chính là tính chân thực. Trong phim Hàn, người ta sẽ không bao giờ thấy một gã đô con mình đồng da sắt, hạ gục hàng chục người một lúc mà không đổ một giọt mồ hôi, cũng không hề có những phân cảnh võ thuật được biên đạo kỹ càng, đề cao tính thẩm mỹ. Thay vào đó là những pha cận chiến trong không gian chật hẹp, những cú thọc vào yết hầu hay những nhát dao xé toạc động mạch chủ, bỏ lại phía sau những xác chết nhuốm đầy máu tươi, mang lại cảm giác gay cấn, dữ dội và...thô thiển nhưng luôn đảm bảo được độ thỏa mãn cho những ai yêu thích các cảnh phim chiến đấu. Là bộ phim đầu tiên về đề tài hành động, nhưng Lee Jung-beom đã cho thấy vì sao ông có thể thuyết phục được một trong những diễn viên kén kịch bản bậc nhất Đại Hàn Dân Quốc, người mà đến tận bây giờ, sau 8 năm, vẫn chưa tìm được một lý do để trở lại màn ảnh rộng. Với The Man From Nowhere, bên cạnh cách kể chuyện hấp dẫn cùng tập lời thoại được biên tập xuất sắc, vị đạo diễn khi đó mới 38 tuổi đã mang đến cho khán giả những cảnh quay sáng tạo và chân thực bậc nhất, đó là phân cảnh Cha Tae Sik lao ra khỏi cánh cửa sổ, với camera chạy theo ở phía sau, là cách anh dùng khẩu súng lục để đục một lỗ trên tấm kính chống đạn, và trên hết, là màn đấu dao sinh tử với gã sát thủ người Thái được đặc tả bằng tốc độ chóng mặt với chiếc máy quay chỉ cách vài centi. The Man From Nowhere được chấm 7.9 điểm trên IMDB, tức nó nằm trong số 4 hoặc 5 bộ phim hành động xuất sắc nhất mọi thời đại theo bình chọn của khán giả. Một thành tựu quá lớn với Lee Jung-beom nếu biết rằng đây mới chỉ là bộ phim thứ hai trong sự nghiệp đạo diễn của ông, nhưng là một thành quả hoàn toàn xứng đáng. Người ta đã nói rất nhiều đến cái cách mà nền điện ảnh Hàn Quốc “thay da đổi thịt”. Chỉ trong vòng chưa tới hai thập kỉ, từ một đất nước chỉ được biết đến với những kịch bản truyền hình cũ rích, câu nước mắt của những bà nội trở và các cô bé tuổi teen, Hàn Quốc dần bắt kịp và vượt qua những cường quốc điện ảnh của Châu Á như Nhật Bản hay Trung Quốc. Từ một đất nước gần như 100% phim chiếu rạp là phim Mỹ, họ tạo ra những tác phẩm đủ sức đánh bại Hollywood tại quê nhà. Phim Hàn luôn có cái chất riêng không lẫn với bất kì nền điện ảnh nào khác, song thật khó để tìm ra một câu trả lời chung chung cho câu hỏi: Điện ảnh Hàn hấp dẫn ở điểm gì? Dường như ở mỗi một thể loại khác nhau, người Hàn luôn biết cách khai thác những chi tiết đơn giản nhất, đời thường nhất và gần gũi nhất với văn hóa của họ, chinh phục người xem bằng những câu chuyện tưởng chừng như đã cũ, nhưng được kẻ lại dưới những góc nhìn hoàn toàn khác biệt, gai góc, thô bạo và đôi khi còn có phần dơ bẩn, nhưng lại đánh trúng vào tâm lý người xem, luôn đòi hỏi mọi thứ phải chân thực, dù là ở trên phim. Người Hàn không cần diễn viên của họ phải có một ngoại hình hoàn mỹ, nhưng diễn xuất phải tuyệt đối hoàn hảo. Họ không cần nhiều chất liệu mới mẻ, song mỗi kịch bản viết ra đều khiến Hollywood muốn làm lại cũng phải đau đầu. Họ đầu tư có chừng mực vào công nghệ, kỹ xảo, song vẫn tạo ra được những cú hình kinh điển, giàu tính nghệ thuật. Đó là cái hay của người Hàn, rất khó để học tập hay bắt chước được. Nếu như Shiri được coi là bộ phim đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc với kinh phí lớn chưa từng có, Old Boy mang về cho điện ảnh xứ Kim Chi chỗ đứng và là niềm tự hào tại các liên hoan phim danh tiếng, Quái Vật Sông Hàn tạo nên những dấu mốc vĩ đại, thì The Man From Nowhere cũng là bộ phim đưa thể loại hành động của Hàn Quốc vượt xa khỏi mọi ranh giới trước đây. Nó giúp các nhà làm phim xứ Hàn không chỉ khẳng định được vị thế, mà còn mang đến cho người xem một sự lựa chọn hoàn toàn khác biệt so với phim của Mỹ, Hồng Kông hay Trung Quốc. Không màu mè, không phô trường, nhưng lại có thừa sự hấp dẫn trong cái gam màu u uất, ngột ngạt và cáu bẩn.
    • 0 downloads
    CÁCH MÀ TITANIC ĐỊNH NGHĨA MỘT BỘ PHIM Kinh phí là điều đầu tiên, với kinh phí lên đến hơn 200 triệu dollar thì hiển nhiên Titanic sẽ có những khung cảnh hoành tráng nhất, trang phục đẹp đẽ và tinh tế nhất. Titanic đã tái hiện lại cho chúng ta thấy được bối cảnh lịch sử vào đầu thế kỷ 20 ở phương Tây, đó là một thời khắc giao thời giữa cổ điển và hiện đại. Các phát minh lớn như tàu thủy, điện năng, động cơ hơi nước, các loại xe cộ đã được phát triển từ cuối thế kỷ 19 đang đi lên một tầm cao mới, chú trọng vào hiệu suất hoạt động và mang kiểu dáng hiện đại, có thể nói các phát minh khoa học kỹ thuật ở thời điểm này đã bắt đầu khá tương đồng với thời hiện đại. Trong Titanic, chúng ta được chiêm ngưỡng một chiếc tàu to lớn và tráng lệ do bàn tay con người chế tác. Từng bộ trang phục tinh xảo, từng chiếc xe kiểu cổ bóng lộn hiện lên rực rỡ trước mắt khán giả. Khung cảnh mà Rose Dewitt Bukater cùng gia đình cô bước lên boong tàu đã bộc lộ hết vẻ rực rỡ, tôn nghiêm của một gia đình quý tộc Anh thời đó, mà tôi nghĩ rằng có lẽ vào thời điểm tàu rời bến năm 1912 trong thực tế thì cũng không có được một khung cảnh đẹp như vậy. Cho nên kinh phí lớn đã giúp nhà sản xuất tái tạo lại một con tàu đúng như nguyên bản đến 99%. Một khoản kinh phí dồi dào sẽ giúp khai mở ra nhiều điểm sáng tạo trong một tác phẩm mà nhiều khi những tác phẩm có kinh phí eo hẹp sẽ không có được. Nhiều đạo diễn phim ấp ủ những ý tưởng rất hay về kịch bản nhưng nguồn kinh phí thấp đã siết chặt đi óc sáng tạo của họ. Tàu Titanic trên chuyến hành trình đầu tiên và cũng là cuối cùng, cảnh phim hùng vĩ đến mức khung cảnh thực sự vào năm 1912 có lẽ cũng không được như vậy. Điểm tiếp theo là kịch bản đơn giản mà sâu sắc, nhiều bộ phim có kịch bản rất phức tạp với nhiều tình tiết vụn vặt, éo le nhưng không ra đâu vào đâu. Điển hình như các bộ phim về Siêu anh hùng hoặc là các phim bộ dài tập chúng ta thường xem, kịch bản của chúng rất dài dòng kéo dài hàng chục phần nhưng tóm lại là hoàn toàn không gây ấn tượng gì với khán giả, tất cả những gì chúng có là đánh đấm ầm ĩ, khóc lóc ỉ ôi và hết. Còn Titanic có nội dung rất đơn giản: một câu chuyện tình kéo dài đúng 4 ngày trên đại dương. Đó là câu chuyện tình độc nhất vô nhị trên thế giới, thông thường một mối quan hệ tình cảm của chúng ta ít lắm cũng phải dăm ba tháng. Nếu chỉ quen biết vài tuần rồi chia tay thì khó mà nói là tình yêu được. Nhưng đối với cặp tình nhân trong Titanic chỉ 4 ngày thôi cũng đã đủ tạo nên một mối tình suốt một đời! Quãng thời gian mà bộ phim mô tả là bốn ngày, siêu ngắn so với quãng thời gian của nhiều tác phẩm điện ảnh khác. Nhưng bốn ngày trên đại dương đã đem lại những thay đổi vô cùng lớn trong số phận của các nhân vật, đây là yếu tố đem lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, hay nói dân dã là “lên voi xuống chó” trong tích tắc. Với con tàu, từ một chiếc tàu sang trọng nhất thế giới đã biến thành một xác tàu đắm dưới lòng biển cùng với 1500 sinh mạng. Với nhiều gia đình trên tàu thì họ từ một gia đình hạnh phúc biến thành những gia đình mất đi người thân yêu cùng với nỗi kinh hoàng đeo bám suốt cuộc đời. Với Rose, cô đã từ một tiểu thư đài các trong một gia đình quý tộc quyền quý biến thành một cô gái đơn độc không người thân thích trên bến cảng New York. Sự tương phản trong số phận của Rose được khắc họa rất rõ trong phim. Từ một cô gái đẹp lộng lẫy, quý phái bước lên tàu ở đầu phim, trên nền nhạc hùng tráng, bầu trời thì ửng hồng rất đẹp, tất cả gợi mở cho một tương lai sang giàu tươi sáng; thì đến cuối phim cô đứng dưới màn mưa tầm tã, mặc một bộ trang phục tối màu và ướt sũng, khuôn mặt thất thần sau đêm đắm tàu. Nếu ta chỉ nhìn vào con người ướt như chuột lột đang đứng một mình như trời trồng trên đảo Ellis (New York) đêm ấy, có lẽ không ai tưởng tượng nổi đây là cô gái sang trọng quyền quý tới mức bước xuống xe cũng có người dìu tay ở đầu phim. Bao nhiêu vẻ đài các, bao nhiêu bộ quần áo đắt tiền, bao nhiêu người hầu đã biến mất chỉ còn một mình cô đứng chơ vơ giữa một xứ sở lạ lẫm. Hay như khi chúng ta xem cảnh Caledon Hockley (vị hôn phu giàu có mà Rose bị ép phải cưới) đang đi tìm cô trên boong tàu Carpathia (tàu cứu hộ) thì Rose – với khuôn mặt tái xanh vì lạnh – lấy khăn trùm kín đầu lại để tránh bị tìm thấy. Lúc này chúng ta thấy cô đúng nghĩa là một con kẻ tả tơi trong một đoàn người tỵ nạn vì thảm họa. Có ai ngờ đâu hai con người đang coi nhau như hai người xa lạ ấy, chỉ mới 4 ngày trước thôi đã đính hôn, đã là hai nhà quý tộc sánh đôi cùng nhau bước lên tàu trong ánh nhìn ngưỡng phục của mọi người ở bến cảng và đã Cal đã trao cho cô viên kim cương “Heart of the Ocean” quý giá bậc nhất thời ấy. Nhưng ngay sau vụ đắm tàu, họ là hai người xa lạ, không cùng đẳng cấp, không cùng chí hướng. Thật ra Rose cũng có quan tâm đến tin tức về Cal, trong buổi tâm tình… 84 năm sau với đội nghiên cứu bà cho biết Cal đã tự sát trong cuộc Đại Suy Thoái 1929. Không chỉ bị biến đổi về địa vị xã hội, Rose ở đầu phim và ở cuối phim gần như là hai con người khác nhau. Con người ở đầu phim là một nàng Rose tuyệt vọng vì bị ép gả cho người mình không yêu, và đã ấp ủ kế hoạch tự sát; còn con người ở cuối phim là một nàng Rose mạnh mẽ đã tìm thấy đâu là lý tưởng sống cho cuộc đời mình. Cô không còn là con người tuyệt vọng ở đầu phim, giờ đây cô tràn đầy khát khao sống một cuộc đời theo đúng mong ước của mình, đó là xây dựng một gia đình hạnh phúc, trở thành một diễn viên điện ảnh, và quan trọng hơn hết là phải ra đi trên giường khi đã là một bà lão theo như di nguyện của Jack. Rose giờ đây đã nếm trải được thế nào là hương vị của tình yêu. Tóm lại, cô đã được khai sáng. Ngoài ra, Titanic cũng là một bộ phim thuộc thể loại phiêu lưu mạo hiểm tương tự như một số bom tấn ra đời vào giai đoạn đó như Xác Ướp Ai Cập (The Mummy) hay series Indiana Jones. Bối cảnh của nó không lớn như The Mummy mà gói gọn trên con tàu Titanic, nhưng đủ bao hàm được tính khám phá và tính hồi hộp. Trong chuyến du hành, chúng ta được nhìn thấy tất cả mọi sự xoa hoa tráng lệ của thời kỳ đó và đi từ sự hồi hộp này tới hồi hộp khác khi đôi tình nhân di chuyển trên khắp con tàu khi đắm tàu. Trong quá trình này, khán giả có được cái nhìn chân thực về nền văn hóa Tây phương, mà cụ thể là của Anh Quốc, thấy được phục trang của họ như thế nào, phong cách bài trí phòng ốc, những thói quen và nguyên tắc trong đời sống thường ngày và cả cách xây dựng nhà cửa, chế tác máy móc. Sau thời lượng 3 tiếng, bộ phim đem đến sự thấu cảm về nền văn hóa này còn hơn nhiều sách vở về văn hóa, lịch sử. Bản thân Rose là một nhà sưu tập đồ cổ, và ắt hẳn cũng là một người ưa thích phiêu lưu khi còn trẻ, bằng chứng là căn nhà của bà ở đầu phim trưng bày rất nhiều đồ cổ đến từ nhiều nền văn hóa, số vật phẩm này có thể đến từ nhiều chuyến đi thời hậu-Titanic của bà đến nhiều nơi trên thế giới hoặc được mua lại. Cuối cùng, Titanic ghi lại được rất nhiều cảnh phim gây ấn tượng sâu sắc nhất cho khán giả. Có thể nói đây là bộ phim có nhiều cảnh quay đẹp nhất và tạo được cảm xúc mạnh mẽ nhất. Để kể ra các cảnh quay này thì Titanic có đến hơn 10 cảnh như vậy. Tuy nhiên theo góc nhìn của mình, cảnh gây cảm xúc mạnh nhất là khi Jack hô vang câu “I’m the King of the World!” ở đầu phim, nó lột tả được sự vĩ đại của đại dương, sự lớn lao của một sản phẩm cơ khí do con người chế tạo và tinh thần phiêu lưu khai phá thế giới của đầu thế kỷ 20. Bản thân Jack chỉ là một họa sĩ nghèo, nhưng anh sở hữu một tài sản vô giá là đầu óc khoáng đạt và tấm lòng nhân hậu, không bị gò bó bởi lễ nghi phép tắc và sự lạnh lùng của tầng lớp quý tộc đương thời. Phân cảnh tạo cảm xúc mãnh liệt nhất, với câu thoại "Tôi là vua của thế giới này!" chuyển tải tinh thần khai phá một thế giới mới và tình yêu tự do của bộ phim. Ở cảnh này không còn gì để nói ngoài hai từ: Choáng ngợp! Đầu thế kỷ 20 là lúc thế giới đang ở điểm giao thời của cổ điển và hiện đại, nền văn minh phương Tây đang lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới, và oái ăm thay cũng là đêm trước của hai cuộc thế chiến. Bầu không khí tự do tràn ngập trong phân cảnh này, khán giả cảm thấy một xúc cảm mãnh liệt, hào hùng và tráng lệ lạ thường. Tinh thần tự do ấy tồn tại ở những con người không bị câu thúc bởi tiền bạc, quyền thế hay địa vị xã hội như Jack và Fabrizio, họ không trói buộc những khát vọng thực sự của mình đằng sau lớp áo quý tộc nghiêm nghị như Ruth, như Rose hay Cal mà thoải mái bộc lộ - đó là tự do. Nếu như quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy những người thượng lưu trên tàu mặc dù trang phục đẹp đẽ nhưng họ đi lại và hành xử như những bóng ma vật vờ, thiếu sức sống tương phản hoàn toàn với tầng lớp hạ lưu trên tàu. Mặc dù sau đó Jack thiệt mạng trong vụ đắm tàu nhưng tinh thần tự do của anh đã được truyền cho Rose, nói cách khác, trong nhân cách con người Rose ở cuối phim đã có một nửa là của Jack. Titanic không phải là một bộ phim về thảm họa đơn thuần, đây là một bản anh hùng ca theo đúng nghĩa của nó, ca khúc trong phim cũng thực sự là một bản anh hùng ca. Tôi nghĩ rằng nó có thể là bộ phim duy nhất mà người ta phải nán lại đến phút cuối để thưởng thức hết một bản nhạc du dương hết mực mà cũng vô cùng hùng tráng. Đây là ca khúc đỉnh cao của âm nhạc đương đại. Như vậy, để tạo thành một tác phẩm kinh điển cần có sự hội tụ của 5 yếu tố sau: 1/ Có nguồn kinh phí dồi dào để phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của đạo diễn và diễn viên. 2/ Số phận của các nhân vật trong phim có sự biến đổi sâu sắc, giúp khán giả đúc kết được nhiều bài học về cuộc sống. 3/ Chuyển tải được các giá trị văn hóa đến khán giả. 4/ Ghi lại được một cảnh phim mang đến cảm xúc mãnh liệt. 5/ Có một ca khúc để đời.
    • 0 downloads
    "Point Break" (1991) là một bộ phim hành động do Kathryn Bigelow đạo diễn, kể về câu chuyện của Johnny Utah, một cựu lính thủy đánh bộ và là đặc vụ FBI, do Keanu Reeves thủ vai. Utah được giao nhiệm vụ điều tra một loạt vụ cướp ngân hàng xảy ra ở California, mà nghi phạm chính là một nhóm surfer đam mê mạo hiểm. Trong quá trình điều tra, Utah tiếp cận Bodhi (Patrick Swayze), một người lãnh đạo nhóm surfer, người có phong cách sống tự do và thích khám phá. Utah dần bị cuốn vào thế giới mạo hiểm của Bodhi và nhóm bạn của anh, bao gồm cả những cuộc lướt sóng và nhảy dù, cùng với triết lý sống đầy tự do của họ. Bộ phim không chỉ là một câu chuyện về hành động và phiêu lưu, mà còn khám phá các mối quan hệ giữa Johnny và Bodhi, cũng như những xung đột giữa nghĩa vụ của Utah với FBI và sự hấp dẫn của cuộc sống tự do mà Bodhi đại diện. Phim nổi bật với những cảnh quay lướt sóng và hành động mãn nhãn, cũng như những chủ đề về tình bạn, sự phản bội và tìm kiếm bản thân. Phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại hành động và được nhiều người yêu thích qua các thế hệ.
  1. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Tác phẩm của đạo diễn Park Chan-wook ám ảnh người xem bởi những cảnh quay bạo lực và sốc đến rợn người về thế giới nội tâm qua sự trả thù. Năm 2004, khi được chọn làm chủ khảo tại LHP Cannes danh giá, đạo diễn Quentin Tarantino thuyết phục bằng được những giám khảo khác chọn một bộ phim Hàn Quốc cho giải nhất. Làm thế nào mà một tác phẩm châu Á lại có thể khiến nhà làm phim lừng lẫy từng đoạt Oscar bị chinh phục? Oldboy không những sở hữu các đặc trưng của phim Tarantino như bạo lực, sốc đến rợn người mà còn lột tả trần trụi thế giới nội tâm phức tạp của con người qua sự trả thù. Oldboy bắt đầu vào một đêm mưa gió năm 1988, nơi người doanh nhân Oh Dae-Su (Choi Min-sik) trở về nhà dự sinh nhật con gái trong cơn say khướt. Không còn tỉnh táo, ông gây gổ với người khác và bị cảnh sát đưa về đồn. Khi một người bạn tới bảo lãnh, Oh Dae-su ngồi đợi ở ngoài và biến mất ngay sau đó. Khi tỉnh rượu, Oh phát hiện mình đang ở trong một căn phòng khách sạn rẻ tiền và mọi lối ra đều bị khóa chặt như nhà tù. Những thứ có trong phòng là một chiếc giường, một chiếc bàn, một nhà tắm và chiếc TV để bầu bạn. Ban đầu, Oh tưởng đây chỉ là một trò chơi khăm của bạn bè nhưng dần dần, ông chợt nhận ra mình đang bị cầm tù thực sự mà không hề có lấy một lời giải thích. Hằng ngày, thức ăn luôn được đưa qua khe cửa và mặc cho Oh ra sức hành hạ bản thân hay gào thét đòi được thả, căn phòng vẫn im phăng phắc. Dần dần, Oh làm quen với cuộc sống trong nhà tù thu nhỏ ấy. Qua truyền hình, ông được hay tin rằng vợ mình đã bị giết hại và ADN của chính Oh được phát hiện tại hiện trường. Không chỉ bị coi như thủ phạm của vụ án mạng này, Oh còn đau đớn hơn khi được nghe tin con gái mình được nhận làm con nuôi ở Thụy Điển. Không còn chốn thân thích, chẳng còn gì để mất, Oh tự mình rèn thể lực hàng ngày trong phòng kín với hy vọng một ngày nào đó có thể thoát ra khỏi đây, tìm kẻ đã bắt cóc mình và biến cuộc sống của hắn trở thành địa ngục. Thế rồi, cái ngày đấy cũng đến một cách bất ngờ như cách Oh biến mất trong cơn mưa năm nào. Vào năm 2003, Oh tỉnh dậy trên một tầng thượng và lần đầu được hít bầu không khí của sự tự do sau 15 năm. Ông bỗng nhận được một cuộc điện thoại, từ một gã đàn ông tự nhận là người đã chủ mưu giam cầm Oh và thách thức ông trả thù. Nơi đầu tiên Oh tìm đến sau khi được tự do là một nhà hàng sushi do cô đầu bếp trẻ Mi-do (Kang Hye-jung) phục vụ. Hai người nhanh chóng thiết lập được một mối liên hệ tình cảm và cùng nhau đi tìm chân tướng người bắt cóc bí ẩn kia... Được dựa trên cuốn manga cùng tên của Nhật Bản, Oldboy nằm trong bộ ba phim báo thù (The Vegeance Trilogy) nổi tiếng của đạo diễn Park Chan-wook. Ngay từ khi ra mắt, bộ phim gây chú ý lớn tại không chỉ Hàn Quốc mà còn cả các nước phương Tây và cho tới nay được cộng đồng phim quốc tế xem như một trong những bộ phim châu Á hay nhất mọi thời. Kết quả trên được thu thập từ những trang web phê bình phim như IMDB, Rotten Tomatoes hay cả những tờ báo uy tín như Time hay đài CNN. Ngay từ những phút đầu tiên, khán giả đã bị lạc vào mê cung của những câu hỏi: "Tại sao Oh Dae-su lại bị bắt cóc?", "Kẻ bắt cóc là ai?", "Oh Dae-su đã làm những gì để nhận lấy sự trừng phạt ghê gớm ấy?"... Nhưng mặc cho Oh có van nài đến đâu hay người xem có tò mò đến nhường nào, đạo diễn Park vẫn là người cuối cùng nắm bản đồ thoát khỏi mê lộ ấy và chỉ để lại từng manh mối nhỏ trên đường đi để khán giả nắm lấy. Không phải ngẫu nhiên mà Tarantino đặc biệt ưa thích Oldboy đến vậy bởi bộ phim chứa đựng những cảnh bạo lực khiến khán giả phải rùng mình còn hơn cả khi phải xem phim kinh dị. Oldboy có nét nào đó giống với những tác phẩm của đạo diễn Nhật Takashi Miike – người nổi tiếng với những bộ phim bạo lực đẫm máu, gây sốc như Ichi the Killer hay Audition. Trong Oldboy có những cảnh đủ rùng rợn đến mức những người gan dạ nhất cũng phải lấy tay che miệng vì kinh hãi như khi Oh Dae-su dùng búa nhổ răng để tra khảo một người hay cảnh nhân vật dùng kéo cắt lưỡi... Các cảnh hành động trong phim không nhiều song đều được xây dựng một cách sáng tạo, chân thực và đẩy cảm xúc của khán giả lên ở mức cao nhất. Tiêu biểu cho sự đột phá ấy là cảnh trận chiến trong hành lang giữa Oh Dae-su với hơn chục tên du thủ du thực. Trong cơn khát máu và nỗi căm hờn dồn nén suốt 15 năm, Oh lao vào tả xung hữu đột với chúng chỉ với một chiếc búa trên tay và không lùi bước dù có bị dao găm vào lưng. Dù độ dài chỉ gần bốn phút nhưng trận chiến đó được xem như một trong những cảnh hành động kinh điển của lịch sử châu Á, do đa phần được quay theo chiều ngang và chỉ quay liền một mạch không hề cắt cảnh hay sử dụng công nghệ chèn vào. Giống như các pha hành động, tình dục trong phim cũng được tiết chế về mặt tần suất nhưng lại nắm vai trò cốt lõi trong cả câu chuyện. Đó là một mảnh ghép quan trọng, không được Park Chan-wook thả một cách vương vãi để rồi cho tới cửa mê cung, người xem sẽ có thể ghép nó và hoàn thiện bức tranh ghép Oldboy. Bức họa toàn cảnh ấy sẽ khiến không ít người phải sốc và ám ảnh bởi nó u tối như chính những góc khuất sâu thẳm nhất trong tim con người khi nung nấu ý định trả thù. Nhà phê bình phim quá cố Roger Elbert từng cho Oldboy điểm tối đa khi mới ra mắt và nhận xét đây là một bộ phim "đầy quyền lực, không chỉ ở nội dung mà còn ở độ sâu lòng dạ con người mà nó phơi bày một cách trần trụi". Oldboy là một bộ phim không dành cho tất cả mọi người, không chỉ bởi những cảnh hành động máu me hay cảnh sex táo bạo khiến tác phẩm bị dán nhãn R (hạn chế khán giả dưới 17 tuổi) mà còn bởi cái kết của nó thách thức mọi luân thường đạo lý trong văn hóa Á Đông. Không chỉ đập tan những giá trị truyền thống của người châu Á mà phương Tây cũng phải sốc trước những gì mà Oldboy chuyển tải. Sốc, nhưng vẫn có thể hiểu được tại sao khi bộ phim đã dẫn dắt khán giả qua cả một hành trình đầy đủ với những uẩn ức trong quá khứ. "Cười, cả thế giới này sẽ cười với bạn. Khóc, bạn sẽ khóc một mình", Oldboy ám ảnh những ai đã xem không chỉ bởi các tình tiết mà còn bởi những câu thoại hay phần nhạc nền như những điệu waltz dặt dìu. Vào tháng 10 năm nay, Hollywood sẽ có một phiên bản remake (làm lại) Oldboy do đạo diễn Spike Lee đảm nhiệm nhưng ngay từ trailer đã có nhiều fan ruột của phiên bản gốc phản đối. Dù cho "Oh Dae-su phiên bản Mỹ" có do diễn viên Josh Brolin từng được đề cử Oscar đi chăng nữa, khán giả vẫn không tin hay hy vọng tác phẩm có thể sánh ngang bộ phim 10 năm trước. Điều đầu tiên cần nhắc tới là phiên bản Mỹ đã cắt đi chi tiết gây sốc nhất của Oldboy và thứ hai là những gì diễn viên Choi Min-sik từng làm được quá xuất sắc. Oh Dae-su không phải là một nhân vật dễ để thể hiện trên màn ảnh. Ông là một nhân vật mà khán giả có thể ủng hộ trong hành trình trả thù, có thể hiểu được cảm xúc của ông nhưng chung quy lại Oh vẫn là kẻ có quá khứ đen tối và chính điều đó đẩy ông vào bi kịch. Số phận của Oh đầy éo le như nhiều nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp hay Vua Lear trong King Lear của Shakespeare. Trong tác phẩm của đại văn hào người Anh, vua Lear là kẻ tự gây ra bi kịch cho cuộc đời mình và cuối cùng chịu nỗi ám ảnh, dằn vặt khôn nguôi. Oh Dae-su cũng vậy, một kẻ bị bắt nhốt không lời giải thích và đi trả thù để rồi nhận ra nghiệp chướng bắt đầu từ chính mình trong quá khứ. Diễn xuất của Choi Min-sik là hoàn hảo, từ các cảnh hành động cho tới tâm lý. Trong phim, một trong những cảnh gây tranh cãi nhất là khi Oh ăn một con bạch tuộc sống với xúc tu còn ngoe nguẩy, bám chặt trên mặt. Ở ngoài đời, Choi là một người theo đạo Phật và ông phải cầu kinh trước khi thực hiện cảnh quay trên. Thực khó có thể tưởng tượng một ngôi sao Hollywood có thể đóng và hy sinh nhiều cho vai diễn như Choi. Bất chấp những nỗ lực thuyết phục của Tarantino, Oldboy cũng chỉ về nhì tại Cannes 2004 với giải Grand Prix từ ban giám khảo, có lẽ một phần bởi nội dung và cách chuyển tải quá sốc. Là một bộ phim không phải ai cũng có thể xem và thích nhưng không thể phủ nhận Oldboy là một bước đột phá của điện ảnh châu Á.
    • 0 downloads
    "Lone Star" (1996) là một bộ phim tâm lý hình sự do John Sayles đạo diễn, mang đến một cái nhìn sâu sắc về xã hội và lịch sử nước Mỹ, đặc biệt là ở vùng biên giới Texas. Phim kết hợp yếu tố điều tra tội phạm với những chủ đề về chủng tộc, chính trị và quan hệ gia đình. Câu chuyện xoay quanh viên cảnh sát Sam Deeds, người khám phá ra những bí mật đen tối từ quá khứ khi một xác chết được phát hiện. Bộ phim khéo léo lồng ghép những câu chuyện cá nhân với bối cảnh lịch sử phong phú của vùng đất này. Qua đó, người xem không chỉ chứng kiến quá trình điều tra mà còn hiểu rõ hơn về những xung đột giữa các cộng đồng và những di sản còn sót lại từ quá khứ. Cảm nhận chung về "Lone Star" là sự tinh tế trong cách khai thác các vấn đề xã hội phức tạp, cùng với diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên. Bộ phim vừa căng thẳng, vừa giàu cảm xúc, tạo ra những suy ngẫm sâu sắc về bản sắc, quá khứ và sự chia rẽ trong xã hội. Các hình ảnh và âm thanh cũng góp phần tạo nên bầu không khí đặc trưng của miền Tây nước Mỹ, khiến người xem không chỉ theo dõi câu chuyện mà còn cảm nhận được tâm hồn của nơi này.
    • 0 downloads
    The Wailing (Tiếng than) là một tác phẩm kinh dị đến từ Hàn Quốc của đạo diễn Na Hong Jin được ra mắt vào năm 2016. Nhiều người xem xong thì nhận xét rằng phim khó hiểu vì có nhiều cú plot twist khiến khán giả cảm thấy mơ hồ trước những sự việc xảy ra trong phim và cho đến tận khi hạ màn, người xem mới phát hiện ra rằng họ đã bị lừa. Một bộ phim kinh dị về trừ tà có xen lẫn yếu tố trinh thám và tôn giáo, chẳng đi theo lối đi của những bộ trừ tà khác. Kết cục của các nhân vật trong phim cũng cực kì thảm. Câu chuyện bắt đầu tại ngôi làng hẻo lánh bỗng xảy ra vụ án mạng, hung thủ là một gã đàn ông gầy, thân thể lở loét, ánh mắt chỉ thẫn thờ như người vô hồn đang ngồi trước cửa. Hắn ta đã g.i.ế.t cả một gia đình. Phía cảnh sát cho rằng hung thủ vì ăn phải một loại nấm độc mà trở nên cuồng sát. Tuy nhiên, kết quả từ pháp y không trùng khớp. Những vụ án mạng tập thể lại tiếp tục ập đến với gia đình khác trong ngôi làng này. Có gia đình mời pháp sư về làm lễ trừ tà thì sau một đêm cả nhà không còn ai sống sót. Dân làng đồn rằng chính là gã pháp sư người Nhật sống gần đó làm phép nguyền rủa ngôi làng này. Có người từng chứng chiến lão ta ăn thịt sống của thú rừng đồng thời đôi mắt lão đỏ rực như quỷ dữ. Nhân vật Jong Goo là một viên cảnh sát nhút nhát trong làng, chứng các vụ án mạng như thế liên tục xảy ra trong làng khiến anh hoảng sợ vô cùng. Cho đến khi con gái anh là nạn nhân bị ám tiếp theo. Từ một cô bé ngoan hiền, lễ phép mà đã biến thành một người háu ăn và bắt đầu hung dữ lạ thường. Thấy sự việc ngày càng tồi tệ, bà của cô bé đã mời một tên thầy cúng về để trừ tà. Bên cạnh đó, nhân vật Jong Goo này cũng đã gặp được một người phụ nữ bí ẩn thoắt ẩn thoắt hiện khi cô ném đá vào người anh. Cô cũng chính là một trong những mắt xích quan trọng của bộ phim cùng với người đàn ông Nhật Bản và tên thầy cúng. Khi phát hiện con gái mình đã bị ông già người Nhật hiếp dâm và cô bé trở thành nạn nhân tiếp theo bị ám, đứng trước thế lực bí ẩn đang làm hại cả gia đình, Jong Goo buộc phải đưa ra những sự lựa chọn đã khiến mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn. Cuối bộ phim, cả tên thầy cũng và người phụ nữ bí ẩn đều yêu cầu Jong Goo phải tin mình và không được nghe lời của người kia. Người xem sẽ bắt đầu có sự mơ hồ, rồi suy đoán xem ai mới là kẻ phản diện, ai là kẻ đã gây ra toàn bộ những thảm kịch cho người dân ở ngôi làng Gokseong này. Là ông già người Nhật, người phụ nữ bí ẩn hay tên thầy cúng? Trên thực tế, mấu chốt của phim đã được đặt trong câu nói ở đầu phim “Vì họ sợ hãi nên mới nhìn thấy hồn ma. Chúa Jesus nói, vì sao các con lại phiền muộn? Vì sao các con lại nghi ngờ? Các con hãy nhìn bàn tay ta, bàn chân ta, vậy là các con sẽ biết đó là ta. Các con hãy sờ thử xem, ma quỷ không có xương, không có thịt, nhưng ta có, các con cũng có.” Câu nói này cũng được lặp lại một lần nữa ở gần cuối phim, khi mà “con quỷ” thật sự đã lộ diện. Nó có xương và thịt, tuy nhiên "con quỷ" này vốn dĩ đã là ác quỷ ngay từ đầu hay là do bị quỷ dữ nuốt chửng hoàn toàn linh hồn nên mới trở thành một "ác quỷ" hoàn toàn, điều này không ai có thể đưa ra sự giải đáp chính xác cả.
    • 0 downloads
    "Days of Heaven" (1978) là một bộ phim chính kịch lãng mạn do Terrence Malick đạo diễn. Phim có sự tham gia của Richard Gere, Brooke Adams và Sam Shepard, nổi bật với hình ảnh tuyệt đẹp và phong cách kể chuyện độc đáo. Nội dung phim diễn ra vào đầu thế kỷ 20, xoay quanh cặp đôi Bill và Abby. Sau khi gây ra cái chết của người đàn ông, Bill và Abby cùng với cô em gái nhỏ Linda bỏ trốn đến Texas, nơi họ tìm việc làm trên một nông trại. Tại đây, Bill đã khiến một chủ đất giàu có (do Sam Shepard thủ vai) phải lòng Abby. Khi mối quan hệ tay ba giữa Bill, Abby và chủ đất phát triển, nó dẫn đến những tình huống căng thẳng và bi kịch. Phim khám phá các chủ đề về tình yêu, ghen tuông và sự lựa chọn, đồng thời thể hiện khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống nông thôn đầy khó khăn. Phim được khen ngợi vì hình ảnh nghệ thuật và âm thanh, mang đến một trải nghiệm điện ảnh sâu sắc và đầy chất thơ. Bộ phim đã nhận nhiều giải thưởng và được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc của điện ảnh Mỹ.
    • 0 downloads
    "Teenage Mutant Ninja Turtles: Mutant Mayhem" là một bộ phim hoạt hình phát hành năm 2023, mang đến một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của bốn anh chàng rùa ninja—Leonardo, Michelangelo, Donatello và Raphael. Phim được đạo diễn bởi Jeff Rowe và có phong cách hoạt hình độc đáo, kết hợp với âm nhạc và văn hóa đương đại. Nội dung phim xoay quanh hành trình của các rùa khi họ tìm kiếm cách hòa nhập với thế giới con người. Được nuôi dưỡng trong bóng tối bởi thầy của họ, Splinter, các rùa quyết định bước ra khỏi hầm bí mật và trở thành những anh hùng thực sự. Họ muốn được chấp nhận và trở thành bạn bè với những người trẻ tuổi khác, nhưng nhiệm vụ này không hề dễ dàng. Trong quá trình, họ phải đối mặt với các mối đe dọa từ những kẻ thù cũ và mới, cũng như khám phá những bí mật về bản thân và gia đình. Phim không chỉ mang lại những trận chiến hấp dẫn mà còn thể hiện tình bạn, tình anh em và sự trưởng thành của các nhân vật. Phim được đánh giá cao nhờ vào sự hài hước, cách kể chuyện sáng tạo và chiều sâu trong nhân vật, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thú vị cho cả trẻ em và người lớn.
    • 0 downloads
    Diễn ra ở miền nam nước Mỹ, khoảng đầu đến giữa thập niên 1900, bộ phim kể về cuộc sống của Celie Harris một cô gái Mỹ gốc Phi nghèo khó bị lạm dụng ngay từ khi còn trẻ. Đến năm 14 tuổi, cô đã có 2 đứa con với cha mình (về sau phát hiện ra là cha dượng), chúng bị ông mang đi khi vừa mới sinh ra. Celie sau đó bị ép gả cho Albert Johnson, một gã góa vợ trong vùng, người mà cô gọi "Ngài". Albert đã sớm để ý đến Nettie và đến hỏi cưới nhưng cha dượng không đồng ý, hắn phải lấy Celie. Hắn đối xử với cô như một nô lệ, bắt phải dọn dẹp đống bừa bãi của ngôi nhà và chăm sóc lũ con ngang bướng. Thỉnh thoảng cô bị Albert đánh, sau đó đe dọa đến gần như câm họng và chỉ biết phục tùng. Nettie sau này chuyển đến sống với họ, đó là khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi của 2 chị em và Nettie bắt đầu dạy Celie đọc. Tuy vậy, phải sau mấy lần Nettie từ chối để Albert lạm dụng thân thể, hắn mới đuổi cô đi. Ca sĩ nhạc jazz Shug Avery, bồ cũ đồng thời là người đã phụ tình Albert trong nhiều năm, chuyển đến sống với hắn và Celie. Lần đầu gặp gỡ, mê sảng và nôn mửa, Shug thoạt tiên đã xúc phạm đến Celie khi nói "cô thực là xấu", nhưng rốt cuộc họ lại trở thành bạn thân và Shug giúp Celie dần nhận ra cô đáng là một con người. Shug và Celie cũng vui đùa chuyện tình đồng tính với nhau (điều này rõ nét hơn trong truyện, và chỉ ám chỉ trong phim). Ngoài ra, Celie còn tìm thấy sức manh từ Sofia, vợ của Harpo - con trai Albert. Tương tự, Sofia cũng bị chồng ngược đãi, nhưng không như Celie, cô từ chối chịu đựng nó. Tính cách mạnh mẽ cao độ này là minh chứng cho sự suy sụp của cô, tuy nhiên với lời nhận xét thô lỗ bà vợ thị trưởng thị trấn và cú đấm chính ông thị trưởng, Sofia đã kết thúc đời mình ở trong tù. Trong lúc ấy, Nettie đang sống với việc truyền giáo ở châu Phi và thỉnh thoảng gửi thư cho chị. Tuy nhiên Celie không hề biết, Albert đã thu hết số thư đó, nói với cô rằng sẽ không bao giờ nghe được gì từ em gái nữa. Đến khi Shug cùng chồng mới Grady tới thăm, Celie và Shug mới phát hiện ra những thư từ liên lạc quan trọng của Nettie trong nhiều năm. Celie lập tức liên lạc cho Nettie và đảm bảo rằng cô vẫn sống. Điếu này tiếp thêm nghị lực giúp Celie chống lại Albert. Cô suýt nữa đã rạch cổ hắn khi đang cạo râu, và nhanh chóng bị Shug chặn lại. Vào bữa tối gia đình, Sofia gặp lại trông già nua đi và cơ thể bị biến dạng vình viễn. Đó là kết quả từ những trận đánh đập dữ dội trong nhà tù tàn phá cô đến suy kiệt (mất trương lực cơ). Tại bữa ăn này, Celie cuối cùng cũng đòi lại chính mình, cô lên án gay gắt Albert và bố hắn. Shug cho Albert biết họ sắp đi, và Celie sẽ đi cùng họ. Bất chấp những lời lẽ mà Albert nỗ lực lăng mạ bắt Celie phải quy phục, cô vẫn vùng lên và ra đi vĩnh viễn. Mặt khác nó giúp Sofia thoát khỏi sợ hãi, trở về bình thường qua việc cô cười khoái chí vào mặt Albert, đang ngượng ngùng và điếng cả người. Về sau, Celie mở một cửa hàng may mặc, bán những chiếc quần "một cỡ vừa tất". Qua cái chết của người cha, cô mới hiểu ông là ai, thực chất là dượng, và cô được thừa kế lại ngôi nhà cũng như cửa hàng từ người cha thực sự. Trong lúc đó, căn nhà và khu vườn Albert đang héo mòn như không còn tồn tại nữa giống việc hắn lười nhác và ngập trong rượu cồn. Hắn dành phần lớn thời gian ở quán rượu lậu của Harpo. Những năm tội lỗi rồi cũng tóm lấy Albert, suốt đời hắn được biết đến là một kẻ kinh khủng, nhất là với Celie. Trong một hành động tốt đẹp bất ngờ mà Celie không biết, Albert đã lấy hết số tiền tiết kiệm nhiều năm của mình, xuống văn phòng nhập cư, đồng ý cho cô một cuộc sum họp gia đình. Nettie cùng các con của Celie: Adam và Olivia, lớn lên ở châu Phi, giờ được trở về đoàn tụ với mẹ. Từ đằng xa, Albert đứng nhìn và hắn mỉm cười khi thấy Celie cuối cùng cũng hạnh phúc.
    • 0 downloads
    Bộ phim stop-motion dựa trên tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio (1883). Câu chuyện bắt đầu với Geppetto và con trai Carlo. Họ đang tận hưởng những ngày tháng yên bình và vui vẻ thì tai nạn ập tới, cướp đi mạng sống của Carlo. Nhiều năm sau, Geppetto vẫn chìm trong đau khổ và nhớ về cậu. Ông lấy gỗ cây thông cạnh mộ Carlo, tạo nên người gỗ dựa trên ngoại hình con trai. Một thần rừng quyết định trao sự sống cho con rối, đặt tên là Pinocchio. Dế mèn Sebastian J có nhiệm vụ dạy dỗ Pinocchio trở thành một người tử tế. Từ đấy, Pinocchio cuốn vào hành trình khám phá cuộc sống, phát triển bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Guillermo vừa giữ tinh thần truyện gốc vừa đan cài tinh tế những tình tiết mới. Khác các phiên bản chuyển thể trước - dễ thương và tươi sáng, tác phẩm mang màu sắc đen tối khi lồng ghép câu chuyện về cái chết, chiến tranh. Qua đó, truyền tải những bài học sâu lắng về tình cảm gia đình, bạn bè và giá trị cuộc sống. Phim là bài học về việc trân trọng từng kỷ niệm, khoảnh khắc bên cạnh người thân yêu bởi đó có thể là giây phút cuối. Bước ngoặt xảy ra khi Pinocchio không ngần ngại từ bỏ sự bất tử, hy sinh tính mạng để cứu cha. Khi ấy, cậu bé đã trở thành con người theo lời vị thần: "Cuộc đời bất tử đồng nghĩa mãi mãi đau khổ. Điều khiến khiến cuộc sống con người quý giá và có ý nghĩa chính là cái chết". Trái ngược tính cách ngoan hiền của Carlo, Pinocchio luôn tinh nghịch, hiếu kỳ. Ban đầu, Pinocchio thường xuyên gây ra rắc rối bởi sự ngang bướng khi không nghe lời Geppetto và Sebastian J: Dùng búa đập phá đồ đạc, đến nhà thờ, không tới trường học, bỏ nhà ra đi... Cậu không sợ chết bởi khả năng bất tử, được hồi sinh sau khi tới thế giới khác và nói chuyện với một vị thần. Từ cậu bé ngây ngô và vụng về, Pinocchio dần trở thành con người thực sự cùng những cảm xúc, suy nghĩ cao đẹp. Pinocchio trân trọng mối quan hệ xung quanh, biết chuộc lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động của cậu. Khi bị Geppetto nói là gánh nặng, Pinocchio quyết định làm tại rạp xiếc nhằm lấy tiền gửi về cho cha, chứng minh giá trị bản thân. Trên hành trình trưởng thành, cậu còn mang năng lượng tích cực tới những người xung quanh, là động lực giúp họ thay đổi. Pinocchio làm bật lên thông điệp về việc yêu thương trọn vẹn bản thân. Dù bị chỉ trích, cậu vẫn giữ tinh thần lạc quan, không thay đổi theo mong muốn hay định kiến xã hội. Ngày trước, khi mũi Pinocchio dài ra do nói dối, điều đó bị coi là khuyết điểm. Trong hồi cuối, cậu dùng chính chiếc mũi ấy để tạo thành cây cầu, giúp mọi người thoát khỏi con quái vật. Pinocchio chứng minh rằng khi chấp nhận thiếu sót của bản thân, mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn. Sự đau thương, tàn khốc của bom đạn và chủ nghĩa phát xít được phơi bày ở nửa đầu. Phim chỉ trích tính nam độc hại khi đàn ông phải thích đánh nhau, ai sợ chiến tranh là hèn nhát. Candlewick là ẩn dụ cho nét trong sáng, thiện lành nhưng dần bị ăn mòn bởi bạo lực. Làm việc trong quân đội, cha cậu ép con trai trở nên mạnh mẽ, không được phép sợ hãi. Trước khi gặp Pinocchio, cậu luôn cố gắng làm hài lòng cha vì sợ ông phật ý. Chỉ tới lúc kết bạn với Pinocchio, cậu mới nhận ra việc sống trong vỏ bọc giả tạo và không có chính kiến là sai. Candlewick chấp nhận con người thật: Gầy gò, yếu đuối nhưng sẵn sàng đấu tranh vì lẽ phải. Với tuyến truyện tại rạp xiếc, phim lên án sự độc tài và tình trạng bóc lột người lao động. Dù chăm chỉ làm việc, khỉ Spazzatura và Pinocchio bị đối xử bất công, không có tiếng nói. Nhờ có Pinocchio, Spazzatura không còn bị giam cầm bởi xiềng xích nô lệ, dám bảo vệ bạn bè khỏi ông chủ. Tác phẩm còn là hành trình học làm cha, làm thầy, làm bạn. Bậc phụ huynh cũng có lúc mắc lỗi, nói những điều quá đáng khi họ không kiểm soát được cảm xúc. Với Geppetto, khi Pinocchio mới xuất hiện, ông đối xử cục cằn, nói cậu là gánh nặng vì không nghe lời giống Carlo. Sau khi Pinocchio bỏ nhà đi, ông hối hận về điều mình đã nói, lập tức đi tìm con trai. Cuối cùng, Geppetto yêu thương Pinocchio vì chính cậu, không cần cậu trở thành người khác. Qua dế mèn Sebastian J, tác phẩm cài cắm thông điệp về vẻ đẹp của các mối quan hệ. Khi đối xử với nhau, việc từng mắc sai lầm không quan trọng bởi con người luôn có khuyết điểm. Sống và nỗ lực hết sức mới là điều đáng quý. Bộ phim còn tạo sức hút từ hình ảnh chân thực, được đầu tư có chủ ý. Theo nhà thiết kế kiêm sản xuất Guy Davis, trong các tác phẩm của Guillermo, việc tập trung vào khâu tạo dựng bối cảnh vô cùng quan trọng bởi chủ đề phim được phản ánh qua điều đó. Trong nhiều phân đoạn, âm nhạc tạo dư âm khi lột tả suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật. Ca khúc Ciao Papa được đề cử Bài hát phim hay nhất ở giải Quả Cầu Vàng 2023.
    • 0 downloads
    Đặc vụ FBI Sean Archer đang đưa con trai là Michael đi chơi ở công viên giải trí thì tên khủng bố Castor Troy cố gắng ám sát anh bằng cách bắn tỉa. Sean vẫn còn sống nhưng viên đạn đi xuyên qua ngực anh và giết chết Michael. Sean thề sẽ cố gắng truy bắt Castor để trả thù cho con trai. Sáu năm sau, Sean và đội của anh đột kích máy bay của hai anh em Castor và Pollux ở sân bay, bắt được cả hai. Castor nhắc đến một quả bom hẹn giờ được đặt đâu đó ở Los Angeles sẽ phát nổ trong vài ngày nữa, nhưng hắn đã bị hôn mê trước khi Sean có thể tra khảo hắn. Pollux xác nhận quả bom có thật nhưng không khai ra nó ở đâu. Với sự đề nghị của Tito Biondi và Hollis Miller, Sean đồng ý thực hiện phương pháp cấy ghép mặt của Bác sĩ Malcolm Walsh để lấy gương mặt và giọng nói của Castor. Sean được đưa đến nhà tù mà Pollux đang bị giam giữ, thuyết phục Pollux rằng anh chính là Castor, lấy thông tin về quả bom. Trong khi đó, Castor tỉnh lại và phát hiện mình bị mất gương mặt. Hắn gọi cho đám thuộc hạ, và chúng buộc Walsh cấy ghép mặt của Sean cho hắn. Castor sau đó giết Walsh, Biondi và Miller, ba người duy nhất biết về vụ ghép mặt của Sean. Ở nhà tù, Sean bất ngờ khi Castor đến gặp anh cùng với gương mặt của chính anh. Castor chế nhạo Sean rằng bây giờ không còn ai biết về vụ ghép mặt, và hắn sẽ chiếm lấy cuộc sống của Sean. Pollux được trả tự do khi hắn đồng ý khai ra địa điểm đặt bom, Castor sau đó tháo quả bom một cách dễ dàng. Castor được cơ quan FBI khen ngợi và trở nên thân thiết với Eve và Jamie, vợ và con gái của Sean. Sean trốn thoát khỏi nhà tù sau khi gây ra bạo động và đến sào huyệt băng đảng của Castor. Anh gặp được Sasha Hassler và con trai cô là Adam, người làm anh nhớ về Michael. Sean biết được Adam là con trai của Castor. Castor biết tin Sean đã trốn thoát và dẫn lực lượng FBI đột kích sào huyệt của chính hắn. Nhiều đặc vụ và tội phạm, bao gồm Pollux, đã bị giết trong cuộc đột kích. Sean, Sasha và Adam đã chạy thoát. Giám đốc Victor Lazarro chỉ trích Castor vì hắn gây ra nhiều vụ giết chóc. Castor giận dữ giết Lazarro rồi nói là ông ta chết vì bị đau tim. Sean về nhà gặp Eve và thuyết phục cô kiểm tra nhóm máu của Castor để chứng minh danh tính của anh. Eve bây giờ đã tin Sean là chồng cô. Sean nói rằng anh có kế hoạch tấn công Castor, Eve cho rằng Castor sẽ mất cảnh giác trong đám tang của Lazarro. Ở nhà thờ, Castor đã biết trước Sean sẽ đến và bắt Eve làm con tin. Sasha cũng đến hỗ trợ Sean, một cuộc đấu súng diễn ra khiến cô chết. Trước khi chết, Sasha dặn Sean chăm lo cho Adam và đừng để cậu bé trở thành tội phạm. Castor bỏ chạy, Sean đuổi theo hắn ra đến bến tàu, cả hai có cuộc rượt đuổi bằng tàu ca nô. Sau đó cả hai vào bờ và đánh tay đôi, cuối cùng Sean giết chết Castor bằng súng bắn cá. Nhờ Eve khai báo mọi chuyện mà các đặc vụ biết được người mang gương mặt của Castor chính là Sean, họ đưa anh vào bệnh viện để cấy ghép gương mặt cũ cho anh. Sau khi lấy lại gương mặt cũ, Sean về nhà đoàn tụ với vợ con, đồng thời nhận Adam làm con nuôi, giữ đúng lời hứa với Sasha.
  2. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    "Clue" (1985) là một bộ phim hài bí ẩn dựa trên trò chơi board game cùng tên. Phim được đạo diễn bởi Jonathan Lynn và có sự tham gia của các diễn viên như Tim Curry, Eileen Brennan, Madeline Kahn và Christopher Lloyd. Nội dung phim xoay quanh một bữa tiệc tối tại một biệt thự xa hoa, nơi sáu nhân vật—Miss Scarlet, Professor Plum, Mrs. Peacock, Mr. Green, Colonel Mustard và Mrs. White—được mời đến bởi một người đàn ông bí ẩn tên là Mr. Boddy.** Họ phát hiện rằng ông có thể đang sử dụng họ để đe dọa tiết lộ những bí mật xấu xa của từng người. Khi Mr. Boddy bị giết chết ngay trong bữa tiệc, các nhân vật bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau và cố gắng tìm ra kẻ giết người trong khi cùng lúc phải đối phó với một cảnh sát đến điều tra. Phim diễn ra trong một không gian kín, tạo nên nhiều tình huống hài hước và kịch tính, với nhiều cú twist bất ngờ. Phim được đánh giá cao nhờ sự kết hợp giữa hài hước và bí ẩn, cùng với màn trình diễn xuất sắc của dàn diễn viên. Bộ phim đã trở thành một tác phẩm cult classic, thu hút người xem với các phiên bản kết thúc khác nhau và khả năng tái hiện trò chơi thú vị của nó.
    • 0 downloads
    "Young Guns" (1988) là một bộ phim cao bồi hành động, kể về cuộc đời của một nhóm thanh niên bất hợp pháp tại miền Tây nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Phim dựa trên những sự kiện có thật, xoay quanh nhân vật chính là Billy the Kid, do Emilio Estevez thủ vai. Nội dung chính của phim xoay quanh Billy và nhóm bạn của anh, bao gồm các nhân vật như Doc Scurlock (Kiefer Sutherland), Chavez y Chavez (Lou Diamond Phillips), và Dirty Steve (Charlie Sheen). Họ là những kẻ ngoài vòng pháp luật nhưng cũng có mãnh lực và lòng trung thành với nhau. Câu chuyện tập trung vào cuộc xung đột với một nhà đất quyền lực, và hành trình của họ trong một thế giới đầy bạo lực, tham nhũng và sự phản bội. Bên cạnh những cuộc chiến đấu và rượt đuổi, phim còn khai thác các chủ đề về tình bạn, sự trưởng thành và cái giá của sự nổi tiếng. "Young Guns" đã trở thành một bộ phim biểu tượng của thể loại phim miền Tây, nổi bật với những cảnh hành động gay cấn và các diễn viên trẻ tài năng.
    • 0 downloads
    Dragon Ball Super: Super Hero (2022) là bộ phim hoạt hình thuộc series Dragon Ball Super, tiếp tục câu chuyện về các nhân vật yêu thích trong vũ trụ Dragon Ball. Bộ phim chủ yếu xoay quanh cuộc chiến giữa các chiến binh Z và một tổ chức tội phạm mới mang tên Red Ribbon Army. Cốt truyện diễn ra sau các sự kiện trong Dragon Ball Super. Gohan và Piccolo là hai nhân vật chính trong cuộc phiêu lưu lần này. Red Ribbon Army, mặc dù đã bị đánh bại trước đây, đã trở lại với một kế hoạch mới nhằm tạo ra các chiến binh siêu mạnh để đối đầu với các chiến binh Z. Những nhân vật phản diện mới, Gamma 1 và Gamma 2, là hai android mạnh mẽ được tạo ra bởi tổ chức này. Họ thực hiện các nhiệm vụ ám sát nhằm vào Gohan và Piccolo. Tuy nhiên, Gohan, với sự giúp đỡ của Piccolo, quyết định đứng lên chống lại họ và bảo vệ thế giới. Phim không chỉ có những pha hành động kịch tính mà còn khai thác sâu sắc về mối quan hệ giữa Gohan và Piccolo, cũng như sự phát triển của Gohan trong vai trò một chiến binh. Với phong cách hoạt hình tươi sáng và những trận chiến hấp dẫn, Dragon Ball Super: Super Hero đã mang đến cho người hâm mộ một trải nghiệm thú vị trong vũ trụ Dragon Ball.
  3. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Bộ phim mở đầu bằng bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Dwight D. Eisenhower, trong đó ông cảnh báo về việc xây dựng các khu công nghiệp - căn cứ quân sự và hiểm họa từ những cuộc xung đột vũ trang xảy ra trên khắp thế giới. Người kế vị Tổng thống Mỹ - John F. Kennedy, đã có nhiều chính sách gây tranh cãi liên quan đến Chiến tranh Việt Nam và Khủng hoảng tên lửa Cuba, điều này đã gây ra nhiều tranh luận xung quanh ông, trong đó họ cho rằng ông đã có chiều hướng ngả dần về phía Cộng sản. Ngày 22 tháng 11 năm 1963, ông bị ám sát tại Dallas, gây chấn động giới chính trị toàn nước Mỹ. Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson kế vị, trở thành Tổng thống thứ 36 của Mỹ. Bộ phim theo chân Jim Garrison, một Công tố Quận New Orleans, và cuộc điều tra của ông xoay quanh việc tìm ra chân tướng vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Trong một lần xem tin tức, ông phát hiện ra có uẩn khúc với tình nghi Lee Harvey Oswald, lúc này anh ta đang bị bắt vì tội giết chết một viên cảnh sát vùng Dallas là J.D.Tippit. Bất ngờ thay, một người tên Jack Ruby đã giết chết Lee trong sự bàng hoàng của mọi người và truyền thông. Jim cùng các cộng sự sau đó đã điều tra các mối liên kết tại New Orleans liên quan đến vụ ám sát Tổng thống, bao gồm cả một phi công tư nhân tên David Ferrie. Tuy nhiên, cuộc điều tra bị cản trở bởi Chính phủ Liên Bang và Jim cùng các cộng sự buộc phải dừng lại. Năm 1966, Jim đọc Bản báo cáo của Ủy ban Warren và phát hiện ra điều bất thường. Ông cùng các nhân viên của mình đã tiến hành mở cuộc điều tra trở lại. Ông cho thẩm vấn những người có liên quan đến Oswald và Ferrie, trong đó có Willie O'Keefe - một trai bao đang chịu án 5 năm tù giam vì tội mại dâm. Willie khai rằng anh ta đã chứng kiến cảnh Ferrie bàn bạc về việc ám sát Tổng thống, đồng thời anh ta cũng từng gặp Oswald trong một thời gian ngắn, và có quan hệ tình cảm với một người đàn ông tên là "Clay Bertrand". Jim cùng cộng sự sau đó đưa ra giả thuyết Oswald là một đặc vụ của Cơ quan Tình báo CIA và bị buộc tội cho vụ ám sát. Năm 1967, Jim và nhóm của ông nói chuyện với một số nhân chứng về vụ ám sát Kennedy, bao gồm Jean Hill , một giáo viên. Cô nói rằng đã chứng kiến một tay súng bắn từ bãi cỏ, rằng Sở Mật vụ đã đe dọa cô, ép cô khai rằng ba phát súng đến từ kho lưu trữ sách, đồng thời lời khai của cô đã bị Ủy ban Warren sửa đổi. Một cộng sự của Jim cũng bắn thử một khẩu súng trường rỗng từ Kho lưu trữ Sách của Trường học Texas. Từ đó, họ suy luận Oswald được cho là đã bắn Kennedy, đồng thời họ cũng kết luận rằng Oswald quá kém để thực hiện những phát bắn đó, cho thấy có hơn một tay súng đã tham gia vụ ám sát. Jim tin rằng Clay Shaw - một doanh nhân thành đạt hiện đang sinh sống tại New Orleans là Clay Bertrand. Khi Clay bị thẩm vấn, ông ta phủ nhận mọi chứng cứ về việc gặp Ferrie, O'Keefe hay Oswald. Cuộc điều tra trở nên gặp khó khăn khi một số nhân chứng quan trọng tỏ ra sợ hãi và từ chối làm chứng, trong khi những nhân chứng khác như Ruby và Ferrie, bị thủ tiêu một cách đáng ngờ. Trước khi chết, Ferrie nói với Jim rằng bản thân mình đang bị săn đuổi, và tiết lộ rằng thực sự có một âm mưu giết Tổng thống Kennedy. Jim gặp một nhân vật cấp cao ở Washington DC, người tự nhận mình là "X". X gợi ý rằng đã có một cuộc đảo chính ngầm ở những nhân vật cấp cao trong Chính phủ, liên quan đến các thành viên của CIA , Mafia , lãnh đạo các khu tổ hợp công nghiệp-quân sự, Sở Mật vụ , FBI. Tổng thống đương thời Lyndon B. Johnson cũng bị cho là đồng phạm hoặc có động cơ che đậy sự thật của vụ ám sát. X cho rằng Kennedy bị giết vì bản thân ông muốn kéo nước Mỹ ra khỏi Chiến tranh Việt Nam và loại bỏ vai trò của CIA. X khuyến khích Jim tiếp tục điều tra và truy tố Clay Shaw. Clay Shaw sớm bị buộc tội âm mưu ám sát Tổng thống. Một số nhân viên của Jim bắt đầu trở nên chán nản và dần rút lui khỏi cuộc điều tra. Cuộc hôn nhân của Jim cũng dần trở nên căng thẳng khi vợ ông, Liz phàn nàn rằng ông dành nhiều thời gian cho vụ án hơn là cho gia đình của mình. Sau một cuộc điện thoại nặc danh ác ý với con gái của mình, Liz cáo buộc Jim là kẻ ích kỷ và cố tình chèn ép Clay Shaw chỉ vì ông ta là người đồng tính. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông liên tục công kích, chỉ trích Jim vì các cuộc điều tra của ông đã làm lãng phí tiền thuế của nhân dân. Jim nghi ngờ vụ ám sát Martin Luther King Jr. và vụ ám sát Robert F. Kennedy có liên quan đến nhau. Phiên tòa xét xử Clay Shaw diễn ra vào năm 1969. Jim Garrison trình bày trước tòa về việc bác bỏ "lý thuyết viên đạn ma thuật", đồng thời ông đề ra giả thuyết đã có ba kẻ tham gia vụ ám sát và đã bắn sáu phát súng, sau đó chúng đã đổ cho Oswald về tội giết Kennedy và Tippit. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn đã tuyên trắng án cho Clay Shaw sau chưa đầy một tiếng đồng hồ. Các thành viên của bồi thẩm đoàn tuyên bố công khai rằng họ tin thực sự đã có một âm mưu đằng sau vụ ám sát, nhưng không đủ bằng chứng để liên kết Shaw với âm mưu đó. Bộ phim kết thúc với những dòng chú thích ghi lại rằng vào năm 1979, Richard Helms, Giám đốc Điều hành CIA năm 1963, thừa nhận Clay Shaw làm việc cho CIA. Clay Shaw qua đời năm 1974 vì bệnh ung thư phổi. Đến năm 1978, Jim Garrison được bầu làm Thẩm phán của Tòa án thẩm phán Louisiana tại New Orleans. Ông tái đắc cử vào năm 1988. Cho đến nay, ông vẫn là người duy nhất theo đuổi vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Ủy ban điều tra Quốc hội từ năm 1976 đến năm 1979 tìm thấy một "âm mưu có thể xảy ra" trong vụ ám sát John F. Kennedy và đề nghị Bộ Tư Pháp tiến hành điều tra thêm. Nhưng đến năm 1991, Bộ Tư Pháp vẫn không tiến hành điều tra. Hồ sơ của Ủy ban điều tra vụ ám sát Kennedy bị khóa lại đến năm 2029. FACT: Sau bộ phim này, năm 1992 Quốc hội thông qua luật chỉ định một ban hội thẩm để xem xét tất cả hồ sơ, từ những gì còn lại, và làm rõ cho công chúng Mỹ được biết.
    • 0 downloads
    The Dead Zone (1983) là một bộ phim kinh dị - tâm lý dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, do David Cronenberg đạo diễn và có sự tham gia của Christopher Walken trong vai chính. Câu chuyện xoay quanh Johnny Smith (do Christopher Walken thủ vai), một người đàn ông tỉnh dậy từ cơn hôn mê kéo dài 5 năm sau một tai nạn xe hơi. Khi hồi phục, Johnny phát hiện ra rằng mình có khả năng tâm linh đặc biệt: anh có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ của những người chạm vào anh. Ban đầu, Johnny sử dụng khả năng này để giúp đỡ những người xung quanh, nhưng khi anh khám phá ra rằng một chính trị gia địa phương, Greg Stillson, có thể trở thành một mối đe dọa lớn cho nhân loại, Johnny phải đối mặt với một quyết định khó khăn: liệu anh có nên sử dụng khả năng của mình để ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra. Phim khám phá các chủ đề về số phận, trách nhiệm và những gánh nặng tâm lý mà khả năng siêu nhiên mang lại. Với diễn xuất ấn tượng của Christopher Walken và phong cách đạo diễn đặc trưng của Cronenberg, The Dead Zone đã nhận được nhiều lời khen ngợi và trở thành một trong những tác phẩm nổi bật trong thể loại phim chuyển thể từ tác phẩm của Stephen King.
    • 0 downloads
    The Warriors (1979) là một bộ phim hành động và tâm lý của đạo diễn Walter Hill, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Sol Yurick. Câu chuyện xoay quanh một băng nhóm thanh niên đường phố mang tên The Warriors, đến từ Brooklyn, New York. Nội dung phim bắt đầu khi một lãnh đạo của các băng nhóm đường phố tổ chức một cuộc họp lớn tại công viên. Mục đích của cuộc họp là tạo ra một liên minh giữa các băng nhóm để thống nhất quyền kiểm soát thành phố. Tuy nhiên, trong cuộc họp, lãnh đạo của một băng nhóm khác bị ám sát, và The Warriors bị đổ lỗi cho vụ việc này. Kết quả là họ phải chạy trốn khỏi thành phố, đối mặt với nhiều băng nhóm khác trong khi tìm cách trở về nhà. Phim khắc họa cuộc hành trình đầy gian nan và nguy hiểm của The Warriors khi họ phải vượt qua lãnh thổ của các băng nhóm thù địch, đối diện với những cuộc tấn công và các thử thách khác. Mặc dù The Warriors không phải là băng nhóm mạnh nhất, nhưng họ thể hiện sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu. Phim nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo, âm nhạc mạnh mẽ và những cuộc đối đầu kịch tính. Phim đã trở thành một biểu tượng văn hóa và có ảnh hưởng lớn đến thể loại phim về băng nhóm thanh niên.
    • 0 downloads
    Bộ Phim The Fugitive (1993) là một trong những bộ phim giật gân yêu thích mọi thời đại của tôi, một tác phẩm mà vừa để xem vừa để dạy. Rất nhiều bài học có thể rút ra từ nó. Tôi sẽ chia sẻ một vài điều với bạn hôm nay. Dựa vào phim truyền hình nổi tiếng từ những thập niên 1960, đây là câu chuyện về một bác sĩ phẫu thuật đáng kính, Tiến sĩ Richard Kimble (Harrison Ford), người trở về nhà vào một đêm để phát hiện vợ của anh chết dưới tay (hoặc đúng hơn là bàn tay) của một người đàn ông cụt tay. Kimble chiến đấu với anh ta, nhưng người đàn ông đã trốn thoát. Kimble cố gắng cứu vợ mình, nhưng vô ích. Anh bị kết tội là sát nhân cấp độ một và bị tử hình. Nhưng anh trốn thoát. Một đội đặc nhiệm được dẫn dắt bởi Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard (Tommy Lee Jones) bắt đầu truy lùng anh. Câu hỏi mà câu chuyện đặt ra là: Liệu thời gian Kimble đi trước pháp luật có đủ lâu để chứng minh anh vô tội bằng cách tìm người đàn ông cụt tay hay không? Cấu Trúc Với thời lượng hơn 2 tiếng, bộ phim là một nghiên cứu tuyệt vời về sức mạnh của cấu trúc phim ảnh. Bộ phim còn lâu mới hấp dẫn nếu nó không đánh đúng biển chỉ dẫn đúng thời điểm. Vì thế, chúng ta có được một màn mở đầu gây bồn chồn trong cảnh quay đầu tiên: một nhà phát thanh truyền hình đứng ngoài nhà của Kimble, nơi mà cảnh sát đang điều tra cái chết của vợ Kimble. Kimble được đưa tới đồn cảnh sát và bị truy vấn bởi hai thám tử. Anh nghĩ họ hỏi anh dưới tư cách là một người chồng đang đau buồn, nhưng ngay sau đó anh nhận ra rằng họ xem anh như nghi phạm hàng đầu. Quả thật, chính tôi cũng cảm thấy bồn chồn. Bài học: Hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng đánh một que diêm, chứ không phải xếp củi (h/t John le Carré). Bạn có khối thời gian để thêm cốt truyện nền sau này. Độc giả sẽ vui vẻ ngóng chờ những mẩu thông tin được bổ sung sau nếu họ bih cuốn theo những rắc rối trước mắt. Chúng ta cùng chuyển qua Màn 1: Kimble bị kết tội, tuyển án, và đưa lên xe buýt của trại giam. Một vài người bị kết bán tiến hành dựng nên một cuộc nổi dậy, tài xế bị bắn, bảo vệ bị đâm, xe buýt chệch khỏi đường và lao vào đường ray… ngay khi xe lửa lao tới! Đây là một chuỗi hành động tuyệt vời. Những người bị kết tội và một bảo vệ nhảy ra khỏi xe buýt. Nhưng Kimble ở lại để giúp đỡ người bảo vệ bị thương, đưa anh ta ra ngoài bằng cửa sổ, và nhảy ra một giây trước khi xe lửa đâm xe buýt. Vậy đã là tương đối trọn vẹn với hầu hết cho các nhà văn, nhưng vẫn không đủ đối với người biên kịch Jeb Stuart và David Twohy. Một nửa xe lửa bị trật bánh và lao thẳng đến Kimble đang trốn thoát! Anh đã suýt soát tránh khỏi việc bị nghiền nát. Bài học: Khi tạo dựng một chuỗi hành động ngoạn mục, hoặc cảnh quay hồi hộp, hãy kéo sự căng thẳng đến đỉnh điểm. Hãy tự hỏi: Còn điều gì có thể đi lệch hướng nữa không? Điều gì có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn? Tại địa điểm tai nạn, trong khi các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang điều tra sự việc, Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard xuất hiện cùng với đội đặc nhiệm của anh ta. Hiểu được chuyện gì đang xảy ra, ông yêu cầu phong tỏa đường, và thông báo “Tên chạy trốn là Tiến sĩ Richard Kimble. Hãy bắt lấy hắn.” Bùm! Chúng ta đã đi được 1/4 chặng đường của bộ phim và chính thức không còn đường lui. Kimble không thể quay trở lại cuộc sống bình thường của anh. Anh phải đối mặt với “khu rừng bóng tối” (gần như theo nghĩa đen) với vấn đề muôn thuở. Hoặc sinh tồn hoặc bị giết. Bài học: Trong một cuốn tiểu thuyết, quan điểm của tôi là dấu mốc thay đổi sự kiện không nên xảy ra sau 1/5 chặng đường. Nếu không, mọi thứ sẽ trở nên lan man. Cấu trúc mạch lạc là một điều gì đó rất đẹp đẽ. Nó không những không phải là trở ngại, mà đó thậm chí còn là cách hữu hiệu nhất để chia sẻ câu chuyện trong tâm trí và trái tim bạn với người xem. Khoảnh Khắc Trong Gương Đương nhiên, Màn 2 là một chuỗi hành động gia tăng, hầu hết Kimble gần như không thể thoát khỏi những kẻ truy lùng anh ta. Ở điểm chính giữa, giây phút mà chúng ta mong đợi, ấy chính là Khoảnh Khắc Phản Chiếu. Như tôi giải thích trong cuốn sách của mình, có hai loại khoảnh khắc phản chiếu: 1. Nhân vật tự nhìn nhận lại bản thân và tự đặt ra những câu hỏi như, “Tôi là ai? Tôi đã trở thành gì? Liệu tôi có sống mãi như thế này không?” Đó là cái nhìn nội tâm. 2. Nhân vật nhìn vào hoàn cảnh của anh ta và nghĩ, “Tôi chắc chắn sẽ chết. Tôi sẽ không thể nào vượt qua được chuyện này.” Đây là cái nhìn từ bên ngoài. Cách nhin thứ hai là loại cách nhìn mà ta đang có ở trong bộ phim The Fugitive. Ở giữa bộ phim, Kimble thuê một căn gác mái từ người phụ nữ Ba Lan. Anh sử dụng nó như là căn cứ hoạt động để lén vào bệnh viện Cook Country. Anh muốn thâm nhập vào các hồ sơ của bộ phận làm tay chân giả để có danh sách các bệnh nhân với cánh tay nhân tạo. Trong phân cảnh phản chiếu, Kimble bị đánh thức khỏi giấc ngủ bởi âm thanh của cảnh sát vây quanh nhà. Kimble cố tìm đường chạy trốn, nhưng không còn lối thoát. Anh tiêu đời rồi! Nhưng hóa ra là cảnh sát đến đẻ bắt người con trai buôn ma túy của người phụ nữ Ba Lan. khi cảnh sát dẫn anh ta đi, tinh thần của Kimble đã suy sụp một chút. Anh nghĩ “Tôi không thể nào thắng nổi những chứng ngại như này. Cứ như sống không bằng chết vậy”. Bài học: Bất kể bạn viết như thế nào, thông qua dàn ý, tùy cơ ứng biến, hay là một sự kết hợp của cả hai, hãy dành một chút thời gian ở giai đoạn đầu để suy nghĩ về những khoảnh khắc phản chiếu của cả hai loại. Hãy đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn của những gì thân thuộc. Và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một trong số chúng vô cùng phù hợp. Đó sẽ trở thành ánh sáng soi dẫn cho toàn bộ tiểu thuyết. Để bắt đầu Màn 3, chúng ta cần dấu mốc sự kiện thứ hai. Nhưng đây hoặc là một bước lùi hay sự khủng hoảng, hoặc là một đầu mối/ khám phá quan trọng. Nó nên xảy ra thời điểm 3/4 câu chuyện, và điều tương tự đã xảy ra trong bộ phim The Fugitive. Tôi sẽ không tiết lộ nội dung ở đây, nhưng tôi sẽ nói rằng đó là manh mối chính liên quan đến nhân vật phản diện. Bây giờ, Cuộc Chiến Cuối Cùng là không thể tránh khỏi. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tăng sự gắn kết giữa người xem với nhân vật chính. Đó là một phân cảnh hay một chuỗi trong Màn 2 khi mà người hùng dành thời gian để giúp một người thiệt thòi hơn mình, thậm chí bằng mọi cách kể cả khi điều đó khiến tình hình của anh trở nên tồi tệ hơn. Bộ phim The Fugitive có một trong những ví dụ tuyệt vời mà bạn có thể thấy. Kimble cải trang như người trông coi bệnh viện. Anh đã truy cập được vào hồ sơ của những bệnh nhân với chân tay giả mà anh cần. Khi anh rời đi, anh đi ngang qua tầng cấp cứu. Có đủ các loại bệnh nhân đang được chăm sóc. Anh để ý một cậu bé đang rên rỉ trên một cái băng ca. Bác sĩ yêu cầu y tá kiểm tra cậu bé. Cô y tá liếc nhìn anh một cách nhanh chóng. Kimble kinh hoàng. Anh biết có điều gì không ổn ở đây. Bác sĩ quay trở lại và yêu cầu Kimble giúp đỡ bằng cách đưa cậu bé vào phòng quan sát. Kimble đẩy cậu bé đi, tiện kiểm tra X-quang cho cậu luôn. Anh hỏi cậu bé vài câu hỏi về việc cậu cảm thấy đau ở đâu, và sau đó thay đổi yêu cầu và đưa cậu bé vào phòng mổ ngay lập tức. Đó là một sự thành công, nhưng trong bộ phim giật gân, bất kỳ sự thành công nào cũng kèm theo một số rắc rối tồi tệ. Hóa ra bác sĩ thấy Kimble có thể đọc được tấm phim x-quang, và chất vấn anh ta khi anh bước ra ngoài. Cô xé ID giả của anh và gọi bảo vệ. Nhiều rắc rối hơn rồi! (Cảnh này có một khoảnh khắc mà tôi yêu thích. Khi Kimble đang lao xuống cầu thang để trốn thoát, anh va phải một người đang đi lên. Anh nhìn lại và nói, “Xin lỗi”. Kimble rất tử tế đến mức anh xin lỗi ngay cả khi anh đang chạy trốn! Bài học: Hãy tạo ra một nhân vật mà vị anh hùng có thể giúp đỡ, ngay cả khi ở giữa các rắc rối của anh ta (ví dụ., Rue trong Đấu trường sinh tử). Sự liênkết sâu sắc mà điều này tạo với độc giả là rất đáng giá. Nhân Vật Bộ phim The Fugitive có nhân vật chính và nhân vật phản diện đều đáng để cảm thông. Kimble là người chồng tận tụy bị kết án oan về tội giết người. Sam Gerard là một luật sư vĩ đại, người kiên trì theo đuổi công lý. Bài học: Bạn không cần một nhân vật phản diện truyền thống để thực hiện bộ phim giật gân của mình. Trong bộ phim The Fugitive, họ là hai người đàn ông với những mục đích mang tính xung đột trực tiếp. Nhân vật phản diện thực sự được tiết lộ ở phần cuối câu chuyện. Đối Thoại Rất nhiều câu thoại trong bộ phim này thật sự ngẫu hứng. Câu thoại nổi tiếng nhất là từ cảnh đập tràn. Kimble chĩa súng vào Gerard. Kimble nói, “Tôi không giết vợ mình!” Và Gerard nói “Tôi không quan tâm!” Tommy Lee Jones đã nghĩ ra điều đó. Một câu thoại hoàn hảo khác không có trong kịch bản là sau vụ tàu trật bánh. Một tù nhân khác, Copeland, một kẻ giết người lạnh lùng, giúp Kimble đứng dậy. Anh nói với Kimble, “Bây giờ, anh hãy nghe này. Tôi đếch quan tâm anh sẽ đi đâu. Đừng có mà theo tôi. Hiểu chưa?” Ngay khi anh rời đi, Kimble nói, “Này Copeland”. Copeland quay lại. Kimble nói “Bảo trọng”. Một cử chỉ khác về sự tử tế của anh, như khi anh nói “Xin lỗi”. Tôi thật sự rất thích nó! Cuốn sách của bạn có thể là cuốn sách bán chạy về chủ đề này, nhưng để tóm gọn lại thì nội dung rất đơn giản: Bài học: Đối thoại hay là cách nhanh nhất để cải thiện bất kỳ bản thảo nào.
    • 0 downloads
    Weird: The Al Yankovic Story (2022) là một bộ phim hài tiểu sử về cuộc đời của nghệ sĩ hài và nhạc sĩ Al Yankovic, được đạo diễn bởi Eric Appel. Bộ phim xoay quanh hành trình của Al từ những ngày đầu ở trường học đến khi trở thành một ngôi sao nổi tiếng với những bản parody hài hước. Câu chuyện bắt đầu với Al là một cậu bé yêu âm nhạc và có tài năng viết lời chế. Sau khi phát hành những bản chế nổi tiếng, anh nhanh chóng thu hút sự chú ý và có được thành công. Phim không ngại tạo ra những tình huống cường điệu và hài hước, đưa người xem vào thế giới kỳ quặc của Al, bao gồm cả các mối quan hệ, các vấn đề cá nhân và những khía cạnh hài hước trong sự nghiệp của anh. Một trong những điểm nổi bật của bộ phim là cách nó chơi đùa với sự thật và hư cấu, khiến người xem khó phân biệt giữa những sự kiện thực tế và các tình huống tưởng tượng. Với sự tham gia của Daniel Radcliffe trong vai Al Yankovic, bộ phim mang đến những khoảnh khắc hài hước và bất ngờ, đồng thời phản ánh tính cách độc đáo và tài năng của Al. Phim không chỉ là một bức chân dung về cuộc sống của một nghệ sĩ mà còn là một tác phẩm tôn vinh sự sáng tạo, sự khác biệt và tầm ảnh hưởng của âm nhạc trong cuộc sống của con người.
    • 0 downloads
    Một cậu bé vô tình trở thành nhân chứng của một vụ giết cảnh sát. Cậu trở thành đối tượng cần phải thủ tiêu của người đứng đầu lực lượng cảnh sát thành phố, kẻ tiếp tay cho xã hội đen. Để bảo vệ cậu bé, một sĩ quan buộc phải chống lại cấp trên. Bộ phim mở màn với cảnh đám tang chồng của Rachel Lapp (Kelly McGillis) ở một ngôi làng của cộng đồng Amish tại bang Pennsylvania (Mỹ). Amish là một cộng đồng tín đồ Cơ đốc có tư tưởng bảo thủ ở Bắc Mỹ. Được Jacob Amman thành lập tại châu Âu vào thế kỷ 17, họ di cư tới Bắc Mỹ vào thế kỷ 18 và 19. Cộng đồng này nổi tiếng bởi phong cách ăn mặc giản dị và lối sống tự do, chẳng tuân theo bất kỳ luật lệ, khuôn khổ nào. Những thành viên của Amish không dùng điện thoại, đèn điện và xe hơi. Để đi lại, họ chỉ dùng ngựa và xe ngựa kéo. Sau đám tang, Rachel và con trai Samuel (Lukas Hass) đi tàu tới Baltimore để thăm người chị. Cô phải đổi tàu tại Philadelphia , nhưng chiếc tàu thứ hai của cô đến muộn tới 3 giờ do một sự cố. Hai mẹ con buộc phải chờ ở nhà ga. Samuel đi vào nhà vệ sinh dành cho nam và chứng kiến cảnh một nhóm xã hội đen giết một nhân viên cảnh sát chìm. Rachel quyết định tới đồn cảnh sát để thông báo sự việc. Đại úy John Book (Harrison Ford) chịu trách nhiệm nghe lời kể của Samuel. Bỗng chuông điện thoại reo và Book nhấc máy. Trong lúc Book nói chuyện, Samuel đi vẩn vơ trong phòng và vớ lấy một tờ báo định đọc để giết thời gian. Trong tờ báo có một bài ca ngợi một sĩ quan cảnh sát thuộc đội phòng chống ma túy tên là James McFee (Danny Glover). Nhìn thấy ảnh của James, Samuel bỗng tối sầm mắt lại. Cậu nhận ra đó chính là một trong số những kẻ tham gia vào vụ giết hại viên cảnh sát chìm tại nhà ga. Book báo cáo kết quả lên cảnh sát trưởng Paul Schaefer (Josef Sommer) và khẳng định rằng James là một trong những nghi phạm. Rồi anh đích thân đưa hai người tới nhà chị gái của Rachel. Mấy ngày sau, khi Book vừa lái xe ra khỏi garage ở nhà riêng thì James xuất hiện với một khẩu súng. Hắn bắn anh bị thương nhưng anh vẫn chạy thoát. Book cho rằng Paul Schaefer sai James tới giết anh, bởi ông ta là người duy nhất biết được rằng anh nghi ngờ James. Nếu đúng như thế thì có nghĩa là mẹ con Rachel sẽ gặp nguy hiểm. Book vội vàng gọi thượng sĩ Elden Carter (Brent Jennings), một trong những đồng nghiệp mà anh tin tưởng nhất, và yêu cầu anh hủy hết những giấy tờ có liên quan tới vụ án trên bàn làm việc của anh trước khi Paul có thể nhìn thấy chúng. Ngay sau đó, Book phóng đến nhà chị gái Rachel và đưa họ ra khỏi thành phố, trở về làng của cô. Anh mất khá nhiều máu, và ngất đi khi đưa được hai mẹ con Rachel về tới nhà. Những người trong làng không đưa Book tới bệnh viện, bởi như thế thì tay chân của Paul sẽ phát hiện được ra anh. Book hiểu rằng anh sẽ phải ở lại đây cho đến khi vết thương bình phục và cũng là để trốn tránh những tay súng của Paul. Rachel mời Book về sống tại nhà bố chồng cô. Khi vết thương đã lành, Book mạo hiểm đi vào thành phố cùng với vài người Amish để gọi điện về nhà, vì người Amish không dùng điện thoại. Anh bàng hoàng khi biết rằng thượng sĩ Carter đã bị giết ngay trong ngày anh đưa mẹ con Rachel ra khỏi thành phố. Biết rằng kẻ chủ mưu là Paul, Book gọi điện cho ông ta và báo rằng anh sẽ trả thù. Vừa ra khỏi booth điện thoại công cộng thì một số thanh niên đường phố gây sự với những người đi cùng anh. Book lao vào ẩu đả với chúng để bảo vệ bạn. Một nhóm cảnh sát biến chất, thuộc hạ của Paul, biết được vụ việc và đổ xô đến. Nhưng Book và các bạn đã kịp thời biến mất. Qua lời kể của nhân chứng, nhóm cảnh sát đoán ngay ra rằng Book đang ở làng của người Amish. Paul lập tức chuẩn bị một kế hoạch tấn công vào ngôi làng … Witness bắt đầu được công chiếu từ đầu năm 1985 và nhanh chóng trở thành phim đứng thứ hai về doanh thu trong năm.
  4. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Saw X (2023) là phần mới nhất trong loạt phim kinh dị nổi tiếng Saw, tiếp tục khám phá những trò chơi tâm lý đầy bạo lực của nhân vật Jigsaw. Bộ phim diễn ra giữa các sự kiện của phần đầu tiên và phần thứ hai, theo chân John Kramer, tức Jigsaw, trong cuộc hành trình tìm kiếm phương pháp chữa trị cho căn bệnh ung thư của mình. Khi John tìm đến một liệu pháp điều trị tại Mexico, anh phát hiện ra rằng mình đã bị lừa dối bởi một nhóm lừa đảo. Quyết tâm trả thù, John bắt đầu tạo ra các trò chơi chết chóc cho những kẻ đã lừa gạt mình, đặt họ vào những tình huống sinh tử để họ phải đối mặt với hành động của mình. Phim không chỉ nhấn mạnh vào yếu tố giết chóc mà còn khai thác sâu vào tâm lý của nhân vật, thể hiện sự đau đớn, hy vọng và sự mất mát. Với những tình tiết kịch tính và các màn bẫy đầy sáng tạo, Saw X tiếp tục truyền tải thông điệp của Jigsaw về sự chuộc lỗi và trách nhiệm cá nhân.
  5. Joker posted a file in Điện Ảnh
    • 0 downloads
    Rudy (1993) là một bộ phim truyền cảm hứng dựa trên câu chuyện có thật của Daniel "Rudy" Ruettiger, do David Anspaugh đạo diễn. Bộ phim kể về cuộc đời của Rudy, một chàng trai nhỏ bé đến từ một gia đình công nhân ở Illinois, người luôn mơ ước được chơi cho đội bóng đá nổi tiếng của Đại học Notre Dame. Mặc dù có ước mơ lớn lao, Rudy phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm kích thước cơ thể khiêm tốn và thiếu điều kiện tài chính. Tuy nhiên, với lòng quyết tâm và sự kiên trì, anh quyết định theo học tại Notre Dame, mặc dù biết rằng cơ hội để được vào đội bóng rất nhỏ. Bộ phim theo chân hành trình đầy thử thách của Rudy khi anh phải vượt qua sự hoài nghi của gia đình, bạn bè và cả huấn luyện viên. Rudy làm việc chăm chỉ để cải thiện kỹ năng của mình, tham gia các buổi tập và cuối cùng đã có cơ hội để chơi trong một trận đấu chính thức. Phim không chỉ là một câu chuyện về thể thao mà còn là một bài học về sự quyết tâm, đam mê và theo đuổi ước mơ, bất chấp mọi khó khăn. Phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại thể thao và truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi ước mơ của họ.
    • 0 downloads
    Stalag 17 (1953) là một bộ phim chiến tranh hài kịch, do Billy Wilder đạo diễn. Phim diễn ra trong một trại tù binh của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, xoay quanh cuộc sống của những tù binh Mỹ bị giam giữ. Câu chuyện tập trung vào J.J. Sefton (do William Holden thủ vai), một tù binh có tính cách khôn ngoan và láu cá, người đã cố gắng tồn tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt của trại giam bằng cách buôn bán và thu lợi từ các món hàng của các tù binh khác. Khi một trong các tù binh bị giết, Sefton bị nghi ngờ là kẻ phản bội, và nhóm bạn tù bắt đầu nghi ngờ lòng trung thành của anh. Dù ban đầu bị cô lập, Sefton quyết định chứng minh sự vô tội của mình và tìm ra kẻ phản bội thực sự trong số họ. Phim thể hiện những tình huống hài hước cũng như những khoảnh khắc nghiêm túc, khám phá chủ đề về tình bạn, sự sống sót và lòng trung thành trong một môi trường đầy áp lực. Phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và đã giành giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho William Holden. Bộ phim nổi bật với sự kết hợp giữa hài hước và những thông điệp sâu sắc về con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
    • 0 downloads
    Trading Places (1983) là một bộ phim hài do John Landis đạo diễn, với sự tham gia của Eddie Murphy và Dan Aykroyd. Câu chuyện xoay quanh sự hoán đổi cuộc sống giữa hai nhân vật có hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Bộ phim bắt đầu với Louis Winthorpe III (do Dan Aykroyd thủ vai), một nhà môi giới chứng khoán giàu có và sống cuộc sống xa hoa ở Philadelphia. Ngược lại, Billy Ray Valentine (do Eddie Murphy thủ vai) là một kẻ ăn xin, sống vất vưởng trên đường phố. Hai nhân vật này vô tình bị cuốn vào một cuộc cá cược của hai ông chủ giàu có, Randolph và Mortimer Duke, những người đứng đầu một công ty chứng khoán. Trong một thỏa thuận kỳ quặc, họ quyết định hoán đổi cuộc sống của Louis và Billy Ray để xem ai sẽ thành công hơn trong hoàn cảnh của người kia. Louis bị đuổi khỏi cuộc sống sang trọng và phải trải qua khó khăn trong khi Billy Ray được đưa vào thế giới của những người giàu có và quyền lực. Khi cả hai dần thích nghi với cuộc sống mới, họ phát hiện ra những âm mưu và sự gian lận trong giới tài chính. Cuối cùng, Louis và Billy Ray hợp tác để lật đổ hai ông chủ và giành lại cuộc sống của mình. Phim không chỉ mang đến những pha hài hước mà còn phản ánh sâu sắc về sự phân chia giai cấp, chủng tộc và sự bất công trong xã hội. Bộ phim được yêu thích và trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại hài.