
Files posted by Joker
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
01 - Vương Vấn - Lofi Version (Beta Music)
02 - Phận tàn - Lofi Version (Beta Music)
03 - Thôi Quên Đi - Lofi Version (Beta Music)
04 - Thì Thôi - Lofi Version (Beta Music)
05 - Khóc cho người ai khóc cho em - Lofi Version (Beta Music)
06 - Lý do là gì - Lofi Version (Beta Music)
07 - Đừng lo nhé có anh đây - Lofi Version (Beta Music)
08 - Cảm Ơn Vì Tất Cả - Lofi Version (Beta Music)
09 - Có Anh Ở Đây Rồi - Lofi Version (Beta Music)
10 - Sự thật đã bỏ quên - Lofi Version (Beta Music)
11 - Quên Người Đã Quá Yêu - Lofi Version (Beta Music)
-
Nhân vật trung tâm phim là Hirayama (Yakusho Koji đóng), công nhân lau dọn nhà vệ sinh công cộng. Mỗi ngày, ông đều đặn làm việc, dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, chụp ảnh, chăm sóc cây cối, thi thoảng dạo bước trên đường phố và ghé quán ăn bình dân.
Tác phẩm có lối kể nhẹ nhàng, ít thoại, mô tả quá trình tìm ý nghĩa cuộc sống của người lao động. Nhân vật luôn cảm thấy bình yên, tự tại dù đối mặt nhiều tình huống. Còn người cộng sự - chàng trai Takashi (Tokio Emoto) - luôn đặt câu hỏi tại sao Hirayama phải đi dọn từng ngóc ngách, ông thường im lặng và tập trung công việc.
Với Hirayama, mỗi sự vật, con người hiện diện trên đời đều mang ý nghĩa nào đó. Ở một phân cảnh, khi những người khác phớt lờ ông lão vô gia cư trong công viên, nhân vật chính chăm chú quan sát điệu nhảy của người này.
Màn độc diễn của Yakusho Koji trong một số trường đoạn, điển hình khi nhân vật ở một mình, khiến người xem phải dõi theo các cử động, biểu cảm gương mặt. Theo ScreenRant, nghệ sĩ thành công trong việc truyền tải tâm trạng và suy nghĩ của người lao công.
Trong một bài phỏng vấn, diễn viên Yakusho Koji cho biết phim khuyến khích người xem bỏ lại những điều tiêu cực ở quá khứ và trân trọng khoảnh khắc hiện tại. "Tôi nghĩ đó là thứ khiến dự án này trở nên giàu cảm xúc. Mỗi lần xem phim là một trải nghiệm khác", Koji nói.
Cây bút Wendy Ide của Observer nhận xét Perfect Days là dự án thành công nhất của Wenders trong những năm gần đây. Theo Wendy, nhịp điệu tác phẩm giống các phim của Yasujirō Ozu, A Benefits Life của Federico Veiroj và Wings of Desire - dự án từng giúp Wenders đoạt giải Đạo diễn xuất sắc Liên hoan phim Cannes 1987 do đều khám phá sự lạc lõng, bất an trong tâm hồn.
Ngày nay, công nghệ kỹ thuật số phát triển, nhưng nhân vật Hirayama ưa chuộng những vật dụng lỗi thời như băng cassette và máy ảnh phim. "Sự tấn công của nhiều thiết bị tiện nghi đối lập sự bình yên mà Hirayama hướng tới mỗi ngày. Có lẽ, bộ phim không chỉ ủng hộ cách nhìn khác về cuộc đời mà còn hướng đến lối sống mới", trang này viết.
Phim còn lồng ghép các bản nhạc thập niên 1960-1970 của Velvet Underground, Kinks, Otis Redding, Patti Smith và nhạc dân ca Nhật Bản cùng thời kỳ. Guardian nhận xét ca khúc Perfect Days của Lou Reed - cùng tên với bộ phim - và Feeling Good do Nina Simone trình bày - giúp dẫn dắt người xem vào thế giới tâm hồn của nhân vật.
Ở trường đoạn Takashi bị hư xe và muốn mượn chiếc ôtô của Hirayama để hẹn hò Aya (Aoi Yamada đóng), ông lưỡng lự, sau đó quyết định chở cả hai đi chơi. Trên chuyến xe ấy, đạo diễn cho thấy quan điểm về tình yêu và lối sống của ba người qua âm nhạc và đối thoại.
Aya khám phá con người Hirayama qua những chiếc băng cassette và nảy sinh tình cảm với ông. Hirayama hạnh phúc khi thấy có người cùng sở thích, nhưng giữ khoảng cách với cô gái vì tôn trọng đồng nghiệp. Còn với Takashi, tình yêu là điều quan trọng nhất và là thứ duy nhất khiến cậu thoát khỏi nỗi cô đơn.
Ban đầu, dự án có tên Komorebi (những tia nắng mặt trời xuyên qua kẽ lá). Nhưng trong suốt 16 ngày ghi hình, Komorebi trở thành Perfect Days sau khi đạo diễn và đồng biên kịch Takuma Takasaki nghe thấy bài hát cùng tên của ca sĩ Lou Reed khi đang quay một cảnh phim.
Theo Frieze, nhân vật Hirayama được hình thành khi đạo diễn đến Nhật Bản để theo dõi dự án The Tokyo Toilet. 15 nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Shibuya (Tokyo) do 16 kiến trúc sư và nhà thiết kế nổi tiếng như Toyo Ito, Shigeru Ban, Kengo Kuma, Marc Newson, Sou Fujimoto đảm nhận. Các công trình này nhằm phục vụ người dân lẫn tăng mỹ quan đô thị. Vốn yêu thích nước Nhật, Wenders bị cuốn theo các thiết kế nhà vệ sinh, từ đó lên ý tưởng thực hiện tác phẩm.
Wim Wenders, 79 tuổi, là nhà làm phim và nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đức, được công nhận là nhân vật nổi bật của Làn sóng mới điện ảnh Đức những năm 1970. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gồm Alice in the Cities (1974), Kings of the Road (1976), Paris, Texas (1984) và Buena Vista Social Club (1999).
Năm 1977, The American Friend của đạo diễn nhận đề cử giải Cành Cọ Vàng Liên hoan phim Cannes lần thứ 30, đồng thời được Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh Mỹ (National Board of Review) bình chọn là Phim nước ngoài hay nhất.
-
Mùa đông ở Khu bảo tồn người da đỏ Wind River tại Wyoming, chuyên gia theo dõi kiêm đặc vụ của Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ Cory Lambert phát hiện ra xác chết đóng băng của cô gái 18 tuổi Natalie Hanson trong tuyết. Cô gái đi chân trần, mặc quần áo mỏng manh, háng dính máu và cách xa những tòa nhà. Đặc vụ FBI Jane Banner đến để điều tra vụ việc có thể là giết người này, bởi vì FBI có thẩm quyền đối với các vụ giết người trong các khu bảo tồn. Ngày hôm sau, Banner biết được từ bố của Natalie là Martin rằng con gái ông đang hẹn hò với bạn trai mới, nhưng ông không biết tên của người đàn ông đó hay nơi anh ta sống. Khám nghiệm tử thi cho thấy chấn thương vùng kín và bạo lực tình dục và xác nhận suy luận của Lambert rằng Natalie đã chết vì bị nhiễm lạnh. Cô bị xuất huyết phổi do hít không khí lạnh dưới không độ. Tuy nhiên, người giám định y tế không thể xác nhận cái chết là một vụ giết người, và Banner không thể nhận hỗ trợ từ đội điều tra của FBI.
Lambert phát hiện ra bạn trai mới của Natalie là Matt Rayburn, một nhân viên bảo vệ tại một trại khoan dầu gần đó. Ngày hôm sau, xác chết của Matt được tìm thấy, trần truồng và bị xâu xé bởi động vật hoang dã. Lambert kể với Banner về cái chết của con gái mình vào ba năm trước. Thi thể của cô bé được tìm thấy trong tuyết, sau một bữa tiệc tại nhà của họ trong khi vợ chồng anh đi vắng, không ai bị buộc tội trong cái chết của cô bé.
Banner, cùng với Cảnh sát trưởng Ben Shoyo và các sĩ quan cảnh sát quận, ghé qua trại khoan nơi họ gặp một số nhân viên bảo vệ của công ty. Nhóm bảo vệ báo cáo rằng Matt đã lao ra ngoài vài ngày trước đó, sau cuộc cãi vã với Natalie và từ đó không còn nhìn thấy anh. Một người bảo vệ đề cập rằng họ đã nghe về việc xác của Natalie được tìm thấy bằng cách theo dõi kênh radio của lực lượng thực thi pháp luật. Banner lưu ý rằng tên của nạn nhân vẫn chưa được tiết lộ. Một trong các sĩ quan cảnh sát nhận ra nhóm nhân viên bảo vệ đang chậm rãi vây quanh Banner và nhóm của cô. Tất cả mọi người chĩa súng vào nhau khi họ tranh cãi về việc ai có thẩm quyền. Banner xoa dịu tình hình bằng cách khẳng định thẩm quyền FBI của mình. Cô đề nghị được xem nơi Matt ngủ, và họ tiếp tục tiến về phía toa xe.
Một cảnh hồi tưởng cho thấy Natalie nằm trên giường với Matt trong toa xe của anh, và họ đang thể hiện cảnh yêu đương. Bất ngờ các đồng nghiệp bảo vệ của Matt trở về toa xe sau một đêm rượu chè say sưa. Pete chửi bới hai người và trêu chọc Natalie, điều này đã kích động Matt lao vào đánh Pete. Những gã bảo vệ trả đũa bằng cách đánh gục Matt trong khi Pete hãm hiếp Natalie. Nỗ lực chống trả của Matt đã cho Natalie một cơ hội trốn thoát, nhưng cả nhóm bảo vệ đã dùng dùi cui đập đồng nghiệp của chúng đến chết.
Trở lại hiện tại, Lambert đã kiểm tra lại dấu vết từ nơi thi thể của Matt được tìm thấy ngược trở lại trại khoan. Trong khi đó, Banner và nhóm cảnh sát tiếp cận toa xe của nhóm bảo vệ. Lambert, quan sát nhóm từ xa, phát tín hiệu cảnh báo cho Cảnh sát trưởng Shoyo. Banner bất ngờ bị thương ở ngực bởi một phát súng săn của Pete bắn qua cửa. Một cuộc đấu súng dữ dội xảy ra ở cự ly gần. Cảnh sát trưởng Shoyo và các sĩ quan khác bị giết. Khi các nhân viên bảo vệ còn sống chuẩn bị hành quyết Banner thì Lambert đến và giết chết bốn tên bảo vệ bằng khẩu súng trường bắn tỉa của mình. Pete cũng bị thương và chạy bộ để trốn thoát. Lambert bắt được tên bảo vệ này và đưa hắn lên đỉnh núi. Sau khi buộc hắn thú nhận có liên quan đến cái chết của Natalie và Matt, Lambert cho hắn cơ hội giống như Natalie đã có. Pete có thể chạy đến một con đường ở xa khi chỉ mặc quần áo mỏng và đi chân trần. Pete chạy nhưng nhanh chóng gục ngã khi phổi của hắn không chịu nổi không khí lạnh và bị xuất huyết phổi.
Khi Lambert đến thăm Banner trong bệnh viện, anh khen ngợi sự dẻo dai của cô. Sau đó, anh đến thăm Martin, người bố đau buồn của Natalie và thấy ông ta đang ngồi bên ngoài ngôi nhà với màu sơn "khuôn mặt chết chóc" và cầm một khẩu súng ngắn. Lambert nói với Martin rằng vụ án đã kết thúc và kẻ chịu trách nhiệm cho cái chết của Natalie đã đền tội. Họ chia sẻ sự đau buồn về cái chết của những người con gái của họ. Dòng chữ cuối phim cho biết rằng số liệu thống kê đối với những người mất tích được lưu giữ cho mọi sắc tộc, riêng phụ nữ da đỏ thì những con số này vẫn chưa rõ.
-
Nội dung phim đề cập đến vai chính là một sát thủ đòi nợ mướn cho một công ty chuyên cung cấp các bộ phận cơ thể người nhân tạo. Anh ta và đồng nghiệp là hai người bạn thân từ nhỏ, cùng trưởng thành, tham gia chiến đấu ở Irắc. Sau đó cùng trở thành hai sát thủ chuyên đòi nợ thuê. Phim đặt ra giả thuyết khá mới lạ là do thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển nên công ty trên đã phát triển được các sản phẩm là bộ phận cơ thể người nhân tạo và tiến hành kinh doanh các bộ phận này với giá cực kỳ mắc (một bộ phận giá vài trăm ngàn USD). Nếu khách hàng không đủ tiền mua thì công ty sẵn sàng cho vay với lãi suất cắt cổ. Từ đó dẫn đến việc các khách hàng có thể bị khánh kiệt và phá sản do không thể trả được tiền gốc, rồi lãi mẹ lãi con. Khi quá hạn trả nợ, khách hàng mất khả năng thanh toán thường bỏ trốn nên công ty phải thành lập một đội sát thủ chuyên đi thu hồi các bộ phận nhân tạo đã ghép cho khách hàng. Điều này đương nhiên làm khách hàng chết vì bộ phận đã được cấy ghép nằm sâu trong cơ thể của khách hàng.
Bộ phận thu hồi nợ của công ty tức là đội sát thủ này luôn nghĩ rằng công việc của họ là chính nghĩa vì khách hàng không trả nợ thì họ phải đi thu hồi, nhưng họ không nghĩ rằng mỗi lần đòi nợ là họ đã hạ sát một mạng người. Diễn viên nam chính là một sát thủ trong bộ phận thu nợ của công ty. Vợ anh ta biết rằng công việc của anh ta là sai trái và yêu cầu anh ta chuyển sang bộ phận kinh doanh. Nhưng anh ta biết rằng mình không có năng khiếu bán hàng vì anh ta sẽ tiết lộ sự thật về khả năng khách hàng sẽ không sống được nếu không trả được nợ. Bên cạnh đó, người bạn chí cốt, chiến hữu lâu năm của anh ấy cũng không muốn anh ta chuyển sang bộ phận khác vì hai người đã là một cặp ăn ý. Vì thế trong một lần thu hồi nợ của anh, người bạn kia đã chơi xấu bằng cách lắp sai đầu điện thiết bị làm sốc tim. Anh ta bị bất tỉnh và tim bị chấn thương nặng. Và điều trớ trêu bắt đầu. Anh ta buộc phải thay tim nhân tạo của chính công ty mà anh ta đang làm việc. Chuyện gì đến phải đến, anh ta không có khả năng thanh toán cho công ty và bị các sát thủ của công ty tìm kiếm để thu hồi trái tim nhân tạo của mình. Phim có kết thúc sáng tạo khi làm cho khán giả tưởng như kết thúc có hậu nhưng thực sự thì anh ta bị công ty thay thế não bằng bộ não nhân tạo.