
Files posted by Joker
-
"Psycho II" (1983) là phần tiếp theo của bộ phim kinh điển "Psycho" do Alfred Hitchcock đạo diễn. Phim tiếp tục câu chuyện về Norman Bates, người đã từng giết mẹ mình và nhiều nạn nhân khác trong phần đầu.
Câu chuyện diễn ra nhiều năm sau khi Norman được ra khỏi bệnh viện tâm thần. Anh trở về điều hành nhà trọ Bates, nhưng sớm nhận ra rằng quá khứ của mình không dễ dàng buông tha. Khi Norman cố gắng bắt đầu lại cuộc sống bình thường, những sự kiện kỳ lạ và đáng sợ bắt đầu xảy ra, khiến anh nghi ngờ về sự ổn định tâm lý của bản thân.
Phim khám phá chủ đề về sự phục hồi, sự ám ảnh và tính cách của Norman, cùng với những mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật mới và cũ. "Psycho II" được đánh giá cao vì cách nó phát triển câu chuyện của nhân vật và duy trì bầu không khí căng thẳng, không kém phần ám ảnh so với phần đầu.
-
Câu chuyện xoay quanh một nữ diễn viên trẻ tên là Betty, người tham gia một vở opera, nhưng sau khi xảy ra một loạt các vụ giết người kỳ quái, cô trở thành mục tiêu của một kẻ sát nhân.
Nội dung phim kết hợp giữa nghệ thuật và bạo lực, khi kẻ giết người sử dụng các hình thức khủng bố tâm lý để đe dọa Betty. Những cảnh quay mạnh mẽ và âm nhạc lôi cuốn góp phần tạo nên không khí căng thẳng và ám ảnh.
Phim nổi bật với những kỹ thuật quay phim độc đáo và phong cách hình ảnh đầy nghệ thuật, đồng thời khám phá những chủ đề về cái chết, nghệ thuật và sự ám ảnh. "Opera" thường được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Argento, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa thể loại kinh dị và nghệ thuật biểu diễn.
-
Hellraiser kể về Frank, một kẻ sống vì nhục dục. Hắn đã lập giao kèo với các Cenobites, quỷ dữ sống trong chiếc hộp xếp hình bí ẩn và Frank bị tra tấn và giam cầm vĩnh viễn trong địa ngục này. Hắn thoát được về trần gian và cầu viện đến Julia, vợ của anh trai hắn, để giúp hắn khôi phục thành người.
Bộ phim sặc sụa mùi nhục dục và máu, ở một khía cạnh nào đó nó làm người xem rợn người hơn tất cả các dạng phim kinh dị máu me khác bởi nó không hề né tránh việc kết hợp giữa khoái lạc và nỗi đau đớn. Mạch phim nhanh, nhiều kịch tính, cao trào và gợi tò mò. Phim không cố tỏ ra sâu sắc hay đa chiều, chỉ tập trung vào đề tài kinh dị và máu me do đó nhận được nhiều phản hồi tích cực. Mạch phim đơn giản, dễ theo dõi nhưng vẫn tạo được sự rùng rợn và bất ngờ cần thiết. Nhịp phim nhanh, nhiều cao trào, hầu như không lúc nào thiếu sự kiện nên luôn cuốn hút được khán già. Phim không tạo cơ hội để đào sâu thêm về nhân vật nên khán giả dường như không hề quan tâm đến họ, như thế cũng tốt vì khán giả không cảm thấy buồn lòng khi các nhân vật bị “mổ xẻ” thành từng khúc.
Các Cenobite chính là điểm thu hút của toàn bộ phim. Sự xuất hiện bất ngờ của họ đã giải quyết tất cả nút thắt của mạch phim và để lại ấn tượng trong lòng khán giả bởi tạo hình quá “ngầu” và độc đáo của họ. Đáng tiếc là các Cenobite chưa có nhiều đất diễn, người xem chỉ hiểu sơ rằng họ đến từ một không gian khác tương tự như Địa Ngục và họ tra tấn linh hồn những kẻ bị kẹt ở đó vĩnh viễn. Muốn hiểu thêm về các Cenobites có lẽ khán giả cần xem thêm những phần phim sau, còn về nội dung chính của phần phim này thì vô cùng đơn giản và tạo cơ hội để người xem đắm mình trong các phân cảnh chém giết máu me cực độ.
-
"Winnetou" (1963) là bộ phim phiêu lưu Tây phương dựa trên các tác phẩm của nhà văn Karl May. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và cuộc chiến của hai nhân vật chính: Winnetou, một thổ dân Apache, và Old Shatterhand, một người châu Âu.
Khi Old Shatterhand đến miền Tây nước Mỹ, anh tình cờ kết bạn với Winnetou, người lãnh đạo bộ lạc Apache. Họ cùng nhau chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược, bảo vệ quê hương và người dân của Winnetou trước sự tàn phá và bất công.
Phim mang đến những cảnh quay tuyệt đẹp của thiên nhiên miền Tây, cùng với những pha hành động và các cuộc đấu súng kịch tính. Đồng thời, nó cũng truyền tải thông điệp về tình bạn, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa. "Winnetou" đã trở thành một biểu tượng trong thể loại phim cao bồi và có sức ảnh hưởng lớn đối với văn hóa điện ảnh châu Âu.
-
"The Death of Superman" (2018) là bộ phim hoạt hình dựa trên cuốn truyện tranh nổi tiếng cùng tên của DC Comics. Câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa Superman và Doomsday, một sinh vật khổng lồ và tàn ác được sinh ra từ những thí nghiệm khoa học.
Khi Doomsday xuất hiện và bắt đầu tàn phá Metropolis, Superman buộc phải can thiệp để bảo vệ thành phố và những người dân vô tội. Cuộc chiến giữa Superman và Doomsday diễn ra ác liệt, mang đến những cảnh hành động mãn nhãn.
Trong suốt trận chiến, phim cũng khai thác mối quan hệ giữa Superman và Lois Lane, cho thấy tình yêu của họ trong bối cảnh hiểm nguy. Kết thúc của câu chuyện thật bi thảm khi Superman hy sinh để đánh bại Doomsday, để lại nỗi đau và sự trống vắng cho những người yêu mến anh.
-
"The Three Musketeers - Part II: Milady" (2023) là phần tiếp theo của bộ phim chuyển thể từ tác phẩm kinh điển của Alexandre Dumas. Câu chuyện tiếp tục theo chân d'Artagnan và ba musketeer: Athos, Porthos và Aramis, trong cuộc phiêu lưu đầy kịch tính và âm mưu chính trị.
Trong phần này, các nhân vật phải đối mặt với Milady de Winter, một người phụ nữ xinh đẹp nhưng đầy mưu mô, người đang lên kế hoạch phá hoại và gây chia rẽ giữa các musketeer. D'Artagnan và các đồng đội phải chiến đấu không chỉ với kẻ thù bên ngoài mà còn với những bí mật và sự phản bội từ chính những người mà họ tin tưởng.
Phim mang đến nhiều cảnh hành động gay cấn, những cuộc đấu súng và đấu kiếm, cũng như những tình tiết cảm xúc xoay quanh tình bạn và tình yêu. Câu chuyện khám phá các chủ đề về lòng trung thành, danh dự và sự hy sinh, kết hợp với phong cách hình ảnh và âm nhạc hấp dẫn.
-
"Superman: Doomsday" (2007) là bộ phim hoạt hình dựa trên cuốn truyện tranh nổi tiếng "The Death of Superman." Câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa Superman và một sinh vật hùng mạnh tên là Doomsday, một quái vật được sinh ra từ những thí nghiệm trong một không gian tăm tối.
Khi Doomsday xuất hiện và bắt đầu tàn phá Metropolis, Superman phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Cuộc chiến giữa họ diễn ra với những trận đấu mãnh liệt, mang đến những cảnh hành động hấp dẫn.
Phim không chỉ tập trung vào sức mạnh của Superman mà còn khai thác tình cảm giữa anh và Lois Lane. Cuối cùng, trận chiến dẫn đến một cái kết bi thảm, khi Superman hy sinh để bảo vệ thế giới khỏi Doomsday. Phim khép lại với cảm xúc sâu lắng về sự mất mát và di sản của Superman.
-
Ba năm sau đại dịch Covid-19, không khí lễ hội của Liên hoan phim Cannes trở lại với những người yêu điện ảnh. Thế nhưng, nỗi ám ảnh về sự cách ly và căn bệnh truyền nhiễm không rõ nguồn gốc bao trùm các rạp chiếu bộ phim The Animal Kingdom (Vương quốc quái thú) của đạo diễn Pháp Thomas Calley . Phim được trình chiếu trong ba ngày từ 16 đến 18/05/2023, trong khuôn khổ cuộc tranh giải « Nhãn quan độc đáo » cùng với 18 bộ phim khác tại Liên hoan Cannes 2023.
“Bộ phim gây lo lắng, sợ hãi, hồi hộp, cùng những lời thoại hài hước, nhưng cũng lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Đạo diễn Pháp Thomas Calley trở lại Cannes lần thứ hai với một đề tài vốn đã được khai thác nhiều : một loại virus bí ẩn làm con người hóa thành loài vật, nửa người nửa thú (bạch tuộc, khỉ, tắc kè, chim…) và không có biện pháp chữa trị.
Tuy nhiên, nội dung của bộ phim không tập trung vào câu hỏi căn bệnh bắt nguồn từ đâu, mà dẫn dắt người xem bước vào câu chuyện của Emile, một thiếu niên tuổi dậy thì, lứa tuổi của những biến đổi thể chất và tâm lý. Một người cha bao bọc cùng đứa con trai bất cần trong hành trình tìm lại người mẹ đã bị biến đổi nửa người nửa thú, dường như là đã trở thành vô tri, phải đối diện với sự tắc trách của chính quyền.
Trước những kỳ thị từ mọi người xung quanh, Emile nén cơn tức giận, không ngần ngại nói rằng mẹ mình đã chết. Cuối cùng Emile bị nhiễm virus, cơ thể bắt đầu biến đổi, lo sợ, hoảng loạn, tâm trí bị dày vò, giống như những đứa trẻ mới lớn, không biết chia sẻ với ai. Quá trình này như giúp cậu kết nối với thiên nhiên hơn, để hiểu con thú ở trong mình và phải chăng trong mỗi con người đều hiện diện một con thú ?
Những người nhiễm bệnh bị coi là quái vật, bị cô lập, cách ly, buộc phải tách biệt với xã hội loài người và bất cứ lúc nào cũng có thể bị sát hại không thương tiếc. Nhân vật François, người chồng, người cha, do tài tử điện ảnh Pháp Romain Duris thủ vai, với tình yêu thương vô bờ bến, không hề e sợ trước sự biến đổi đó, mà ông hành xử như là một chiếc cầu nối giữa hai thế giới.
Bộ phim khoa học viễn tưởng thuộc thể loại kinh dị, nhưng không khiến người xem sợ hãi, mà thay vào đó nhắc nhở tầm quan trọng của thiên nhiên đang bao bọc che chở con người và cần phải được bảo tồn.”
Hôm qua, tại Cung liên hoan Cannes, diễn viên gạo gội Hoa Kỳ Harrison Ford đã bước trên thảm đỏ cùng dàn diễn viên phim Indiana Jones and the Dial of Destiny đã được trao tặng giải Cành Cọ Vàng danh dự một cách bất ngờ, ngay trước buổi chiếu phần 5 của bộ phim mà ông thủ vai nhà khảo cổ học. Huyền thoại điện ảnh Hollywood 81 tuổi đã từng đảm nhận nhiều vai chính trong các bộ phim ăn khách như Chiến tranh giữa các vì sao hay Blade Runner.
-
Tiếp nối thành công của phần đầu - “Hellboy - Đứa con từ địa ngục”, phần hai của bộ phim dựa trên tác phẩm truyện tranh của nhà văn Mike Mignola đánh dấu sự trở lại của người hùng da đỏ cùng đạo quân bằng vàng bất khả chiến bại.
Hellboy 1 năm 2004 với vị anh hùng da đỏ, hai sừng, có đuôi đã giành được thành công vang dội với doanh thu khổng lồ và những lời ngợi khen từ giới chuyên môn. Câu chuyện về Hellboy 2 - Binh đoàn địa ngục được đạo diễn Guillermo del Toro phát triển rộng ra và có nhiều tầng lớp hơn. Vị đạo diễn tài hoa đã đưa những chi tiết mang màu sắc của huyền thoại và tích truyện dân gian đúng như trong truyện mà ở phần một không có. Trong phim lần này, người xem được chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân vật thần thoại như những sinh vật ở Khu chợ quái vật. Khu chợ này nằm phía dưới cầu Brooklyn và muốn đến phải đi bằng ngõ sau của một cửa hàng thịt và qua một cánh cửa với cơ cấu khóa quay. Khu chợ quái vật có những món đồ mà con người xem là phế thải, da người, tiệm cắt tóc, ổ hút thuốc phiện, máy xay thịt khổng lồ... và đều do quái vật buôn bán.
Khu chợ đặc biệt này được xây dựng trong một hang động ở ngôi làng Tarnok, cách thủ đô Budapest của Hungary 45 km về hướng tây nam. Hang rộng 4.000 mét vuông và có đầy đủ đồ dùng cần thiết cho ánh sáng, hiệu quả hình ảnh, những cảnh đóng thế... Hơn 200 diễn viên phụ tham gia vào những cảnh quay tại đây. Mỗi chuyên viên, nghệ sĩ tham gia thiết kế đóng góp mọi ý tưởng điên khùng nhất mà họ có thể nghĩ ra để lấp đầy khu chợ.
Trọng tâm của phần hai nằm ở cuộc chiến giữa Hellboy (Ron Perlman đóng) và hoàng tử Nuala (Luke Goss) cùng binh đoàn địa ngục bằng vàng. Đạo quân này do một người thợ tài hoa từ vương quốc Bethmoora tạo nên để chống lại loài người và ai có được chiếc vương miện vàng mới có thể khống chế được chúng. Đau lòng trước cảnh chiến tranh, vị vua của vương quốc Bethmoora đã thỏa thuận với loài người không xung đột và nhốt đạo quân vàng dưới hầm sâu. Nhưng hoàng tử Nuada sau hàng thế kỷ nhượng bộ trước loài người đã không thể ngồi yên được nữa. Nuada lập ra kế hoạch đánh thức đạo quân vốn im lìm lâu nay để lấy lại những gì thuộc về thế giới của mình. Lần này, chỉ có Hellboy mới có thể chặn đứng Nuada để cứu thế giới khỏi thảm họa gần kề.
Đạo quân vàng sau giấc ngủ triền miên chợt bừng tỉnh đầy hiếu chiến và hung hãn. Người hùng da đỏ phải đấu lại những khối sắt vô tri, chỉ biết thực thi mệnh lệnh và không hề biết đớn đau. Để dàn cảnh trận đấu giữa Hellboy và đạo quân vàng (tạo ra trên máy tính) trong căn phòng, nhóm diễn viên đóng thế phối hợp chặt chẽ với nhóm hiệu ứng hình ảnh. Căn phòng được thiết kế với những bánh răng và cơ cấu truyền động cũng làm tăng tính tàn khốc và quyết liệt. Cuộc chiến đấu diễn ra đẹp mắt và hoành tráng, thỏa mãn sự trông đợi của các fan yêu thích bộ truyện tranh cũng như phần một của Hellboy.
-
Nội dung khá đơn giản phải không nào? Nhưng về mặt giá trị thì không đơn giản như thế, bởi nó có ý nghĩa rất lớn đối với mình, đồng thời đây là bộ phim ảnh hưởng rất lớn với mình sau bộ phim Oggy, chú chó nhút nhát, và Kayako Saeki.
Do đó mình xem đi xem lại rất nhiều lần, đến nỗi mình thuộc làu kịch bản và nhiều điểm khác nhau, có một số chỗ không được logic lắm nhưng không sao, nó chẳng ảnh hưởng gì đến bộ phim đem giá trị cho mình cả nên đây là bài viết khen ngợi chứ không phải là chỗ chê bộ phim dở gì cả.
So với phần A Shaun the Sheep Movie 1 trước đây thì A Shaun the Sheep Movie khá hơn nhiều về mặt nội dung, trước đó A Shaun the Sheep Movie 1 chỉ đơn giản tạo ra một thời lượng dài hơn, chưa thật sự đầu tư về nội dung, nhưng đối với phần A Shaun the Sheep Movie Farmageddon là một bước tiến dài hơi hơn là đầu tư về nội dung lẫn cả hình ảnh và âm thanh..
Nói nôm na là phần A Shaun the Sheep Movie Farmageddon mình đánh giá cao hơn, về độ hài hước thì không thể chối cãi là từ phần video ngắn cho tới bộ phim dài hơn là đặc sản khiến cho người lớn lẫn cả thiếu nhi phải phì cười về điều đó.
Giá trị của A Shaun the Sheep Movie Farmageddon kể từ khi ra mắt nằm ở chỗ muốn chúng ta ôn lại kỷ niệm cũ xa xưa, thời niên thiếu và tuổi thơ đặc biệt của mỗi chúng ta, Agent Red là nhân vật điển hình cho việc chính là dạng con người có tuổi thơ “ta chứng kiến sự vật nhưng không ai tin ta đã thấy.”
Vì vậy chính vì lẽ đó, Agent Red đã cố gắng muốn bắt người ngoài hành tinh để chứng minh việc cô đã thấy chứ không hề nói dối như người ta đã lầm tưởng, cho rất nhiều lần lầm tưởng sự tồn tại của người hoài hành tinh có thật hay không cô không quan tâm, cô chỉ muốn làm những gì cô cho là đúng, là chứng minh và sự thật.
Chính lẽ đó mà cô Agent Red đã làm tất cả, nhưng cuối cùng cô nhận ra rằng bản thân trông thấy, không có nghĩa là cần chia sẻ điều gì đó với ai miễn là điều đó không làm ta đau khổ hay chỉ cần ta trông thấy và coi điều đó là kỹ vật cũng được.
Với chú cừu Shaunt là nhân vật chính của chúng ta, với độ thông minh có thể nghĩ ra điều gì đó tương đương với con người, cừu Shaunt luôn bày trò để các chú cừu khác làm chung, nói đại loại là Shaunt muốn làm điều gì đó kiếm niềm vui chứ không hẳn là một chú cừu an phận.
Hình ảnh Shaunt là sự trông sáng và tinh nghịch của tuổi thơ của mỗi chúng ta, có nghĩa những trò nghịch ngợn, không nghe lời chú chó Bitzer khi Shaunt bày các trò chơi, nhưng Shaunt không nghe, sự trả giá của Shaunt là khi ở trên phi thuyền và cậu đã bực mình, cố tình không trông thấy nút để lách luật và bấm vào nút sản xuất thức ăn.
Rồi hậu quả của cậu là phi thuyền trở lại và tan tành, cậu hối hận cũng không ích gì nhưng cuối cùng cậu cũng đền bù bằng cách cậu cố gắng leo lên tòa tháp để liên lạc với hành tinh của Lu-la
Chú chó Bitzer là một dạng kiểu người luôn có trách nhiệm, nghiêm khắc, và luôn nghe không một chút phàn nàn nào dù điều đó khiến cho cậu trông ngớ ngẩn, nhưng cậu vẫn tuân theo mệnh lệnh không một chút do dự.
Cuối cùng cậu và đàn cừu chơi dĩa bay sau vụ việc của Lu-la, cậu đã không còn nghiêm khắc và thay đổi thái độ nhưng cũng là đồng bọn phá thẩy dĩa bay làm bay cỗ máy trị gia rất nhiều tiền kiếm được nhờ vào việc sân khấu người ngoài hành tinh.
Về Lu-la là một kiểu người luôn là đứa trẻ tinh nghịch, phá phách và không nghe lời bất cứ ai cũng như chưa thật sự hiểu giá trị bên trong là gì cho đến giây phút phi truyền bị hư khi chạm xuống đất, cũng chính vì điều đó khiến cho cô bé mới nhận ra trở về nhà là thứ quan trọng nhất dù bất kể ở nơi đâu và tại đâu.
Giá trị trở về nhà và ôn lại kỷ niệm cũ được truyền tải trong bộ phim luôn lên hàng đầy, dù phá phách hay bỏ nhà ra đi không quan trọng bằng trở về nhà và nghỉ ngơi trong những giây phút trong ngày cuối tuần của chủ nhật.
-
"Brick" (2005) là một bộ phim noir độc lập do Rian Johnson đạo diễn, kết hợp yếu tố hình sự với bối cảnh tuổi teen. Câu chuyện xoay quanh Brendan Frye, một học sinh trung học, người đang tìm kiếm bạn gái cũ của mình, Emily. Khi khám phá các mối quan hệ phức tạp trong trường học, Brendan bị cuốn vào một thế giới ngầm của tội phạm, ma túy và những mánh khóe tinh vi.
Phim nổi bật với phong cách kể chuyện độc đáo, các đối thoại sắc bén và không khí căng thẳng, phản ánh một cách tối tăm những vấn đề của thanh thiếu niên. Brendan phải đối mặt với những nguy hiểm và bí mật, khám phá bản chất của tình yêu và sự phản bội trong hành trình tìm kiếm sự thật. "Brick" không chỉ là một bộ phim hình sự mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự trưởng thành và những thử thách của tuổi trẻ.
-
Bộ phim lấy bối cảnh vào thế kỷ 17 trong thời kỳ Tòa án Dị giáo ở Anh, khi nỗi sợ hãi về ma thuật và phù thủy đang lan tràn.
Câu chuyện xoay quanh Matthew Hopkins, một "thẩm phán phù thủy" tự phong, người đang hành nghề săn lùng và xử án những người bị cáo buộc là phù thủy. Với sự tàn nhẫn và không thương xót, Matthew và đồng sự của mình, John Stearne, đi khắp các làng mạc để tra tấn và giết hại những người mà họ cho là phù thủy, thường chỉ dựa trên những cáo buộc vô căn cứ.
Trong quá trình thực hiện các cuộc thẩm vấn, Matthew gặp gỡ một người lính tên là Richard Marshall, người đang tìm cách bảo vệ người yêu của mình, một cô gái bị Matthew nhắm đến. Bộ phim không chỉ khám phá chủ đề tội ác và sự tàn bạo mà còn phê phán những hệ lụy của sự cuồng tín và bất công trong xã hội.
Phim được biết đến với những yếu tố gây sốc và bạo lực, đồng thời là một trong những bộ phim kinh dị đáng chú ý của thập niên 1960, mang lại cái nhìn sâu sắc về sự tàn nhẫn của con người.
-
Thương hiệu Slam Dunk tái xuất sau hơn 20 năm với trận đấu giữa Shohoku và Sannoh.
Phim chuyển thể từ loạt truyện tranh Slam Dunk xuất bản năm 1990, do Takehiko Inoue - tác giả của bộ truyện gốc - đạo diễn và biên kịch. Nội dung nói về trận đấu bóng rổ giữa trường Shohoku và Sannoh, trong đó Ryota Miyagi - hậu vệ đội Shohoku là nhân vật trung tâm.
Theo Deadline, tác phẩm đánh bại Your Name (2016) để trở thành phim hoạt hình Nhật Bản có doanh thu cao nhất mọi thời. Bộ truyện gốc đã bán được hơn 120 triệu bản tại Nhật Bản, truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới yêu thích bóng rổ. Năm 1993, loạt phim anime dài tám mùa đã được sản xuất dựa trên manga.
The First Slam Dunk tái hiện trận đấu bóng rổ chân thực và sống động. Với 124 phút, tác phẩm xây dựng chi tiết diễn biến trận đấu từ cách di chuyển, động tác và kỹ thuật như lên rổ, phòng thủ, triple threat... Trong các cảnh cận, từng ánh nhìn hay giọt mồ hôi hiện lên rõ nét. Nhiều người chơi bộ môn nói phim giống những điều họ trải qua trên sân, mang đến sự chuyên nghiệp như trận đấu ngoài đời.
Trong bản điện ảnh, êkíp thay đổi nhân vật trung tâm từ Hanamichi thành Ryota Miyagi. Điều đó vừa giúp ai chưa xem Slam Dunk không bỡ ngỡ với câu chuyện, vừa thổi làn gió mới cho người hâm mộ. Khán giả được dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc, hồi hộp theo dõi hai đội giành từng điểm. Trong quá trình thi đấu, suy nghĩ của từng thành viên Shohoku được khắc họa vừa vặn, cho thấy tính cách mỗi người.
Những cảnh flashback được lồng ghép nhằm lột tả nội tâm và mối quan hệ của đội Shohoku, nhờ đó làm nổi bật sự thay đổi tích cực của từng nhân vật. Hanamichi bị chấn thương sống lưng nhưng vẫn giữ vững nhiệt huyết, xốc lại tinh thần mọi người trong đội. Miyagi dần vượt qua nỗi đau từ cái chết của anh trai. Kaede sẵn sàng thách thức giới hạn, không màng cơ thể mệt mỏi. Nhờ lần đánh nhau với Miyagi, Mitsu lấy lại niềm đam mê với bóng rổ. Đội trưởng Akagi gạt bỏ sự sợ hãi, nỗ lực chiến đấu tới cùng.
Phim tôn vinh tinh thần thể thao và sự quyết tâm, truyền tải thông điệp: Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải thành công hay thất bại mà là cách mỗi người vượt qua sai lầm. Dù có khuyết điểm, đội Shohoku gắn kết và trở thành tập thể mạnh nhờ ý chí kiên cường cũng như tình yêu với bóng rổ. Lúc bị Sannoh dẫn trước gần 30 điểm, họ không bỏ cuộc mà vẫn cố gắng chiến đấu.
Âm thanh và các bản nhạc gây ấn tượng khi bổ trợ cho hình ảnh. Hai ca khúc LOVE ROCKETS của The Birthday, Dai Zero Kan của 10-feet có tiết tấu nhanh và mạnh, giúp khán giả cảm nhận được bầu không khí căng thẳng. Mọi hành động như tiếng chạy, tiếng đập bóng, úp rổ của các tuyển thủ có âm lượng lớn, mang đến trải nghiệm chân thực. Trong phút cuối cùng của trận đấu, âm thanh biến mất, nhường mọi sự chú ý cho pha xử lý của đội Shohoku. Nét vẽ kết hợp 2D và 3D tạo nên chuyển động mượt mà.
The First Slam Dunk hiện nhận 8.5 điểm trên IMDb, được nhiều khán giả dành lời khen. Nhà phê bình Casey Chong nói: "Phim là trải nghiệm điện ảnh ấn tượng nhờ những pha hành động gay cấn, câu chuyện chân thành về lòng quyết tâm và tinh thần bất khuất. Với tôi, phim đạt điểm tuyệt đối và là một trong những tác phẩm hay nhất năm".
Cây bút Kelly Fung của SCMP cho biết: "The First Slam Dunk là phim hoạt hình hay nhất tôi xem gần đây. Phiên bản điện ảnh sẽ gợi cảm giác hoài niệm cho cả người hâm mộ và người xem mới. Mỗi nhân vật đều chân thực giống con người".
-
Câu chuyện diễn ra tại London vào những năm 1980, xoay quanh Harold Shand, một ông trùm tội phạm đang có kế hoạch mở rộng đế chế kinh doanh của mình.
Khi những hoạt động của Harold bị cản trở bởi một loạt vụ tấn công khủng bố và các cuộc thanh trừng từ các đối thủ, ông phải tìm cách giữ vững quyền lực và giải quyết các mối đe dọa. Trong khi đó, mối quan hệ của Harold với bạn gái mình, Victoria, cũng bị thử thách.
Phim nổi bật với sự căng thẳng và bạo lực, phản ánh những thay đổi xã hội và chính trị ở London thời kỳ đó. Bob Hoskins đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho vai diễn của mình, tạo nên một hình ảnh sâu sắc về một nhân vật phức tạp và mưu mẹo. "The Long Good Friday" được xem là một trong những bộ phim kinh điển của thể loại hình sự và có ảnh hưởng lớn đến điện ảnh Anh.
-
Sinh ra từ khả năng sáng tạo không ngừng của trẻ em, nơi một căn phòng trống và một loạt đồ vật ngẫu nhiên có thể truyền cảm hứng cho những cuộc phiêu lưu kỳ thú nhất, những người bạn tưởng tượng đáp ứng nhu cầu đồng hành của mỗi tâm hồn trẻ thơ. Sự phức tạp của những thực thể vô hình này và mối quan hệ của chúng với những người sáng tạo ra chúng là chủ đề của bộ phim hoạt hình Người Bạn Tưởng Tượng (The Imaginary) của đạo diễn người Nhật, Yoshiyuki Momose. Bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Anh năm 2014 của A.F. Harrold với minh họa của Emily Gravett.
The Imaginary ra mắt tại Mỹ chỉ vài tuần sau Nếu… (IF) – bộ phim kết hợp giữa người thật và hoạt hình gần đây của John Krasinski – và hơn một tháng trước lễ kỷ niệm 20 năm của loạt phim Ngôi Nhà Của Foster Cho Những Người Bạn Tưởng Tượng (Foster’s Home for Imaginary Friends) trên Cartoon Network. Những câu chuyện này đều khám phá thế giới của những người bạn tưởng tượng.
Giữa khung cảnh biến đổi và bầu trời đầy sao, Rudger (lồng tiếng Anh bởi Louie Rudge-Buchanan) giới thiệu về vương quốc nơi cậu và Amanda (Evie Kiszel), cô bé đã tạo ra cậu bằng trí tưởng tượng của mình, cùng trải qua thời gian bên nhau. Dù Rudger trông bằng tuổi Amanda nhưng cậu chỉ mới xuất hiện được vài tháng – từ khi cha của cô bé qua đời. Sự hiện diện của cậu mang lại sự an ủi cho Amanda khi cô đối mặt với nỗi đau. Cả hai đã hứa sẽ bảo vệ nhau và không bao giờ khóc.
Bộ phim được sản xuất bởi Studio Ponoc, công ty đứng sau Mary Và Đóa Hoa Phù Thủy (Mary and the Witch’s Flower), với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ được đào tạo tại Studio Ghibli. Bộ phim hoạt hình thể hiện sự trôi chảy đầy mê hoặc, đặc biệt là ở những địa điểm kỳ ảo, nơi các vật phẩm trên màn hình biến đổi nhanh chóng để phù hợp với trí tưởng tượng của trẻ. Đạo diễn Momose cũng đã làm việc trong bộ phận hoạt hình của những kiệt tác như Mộ Đom Đóm (Grave of the Firefly), Công Chúa Mononoke (Princess Mononoke) và Vùng Đất Linh Hồn (Spirited Away). Kinh nghiệm của ông dưới sự hướng dẫn của Hayao Miyazaki và Isao Takahata thể hiện rõ trong cách xử lý chất liệu sâu sắc mà không giả tạo và tính thẩm mỹ ấm áp của phim.
Một số yếu tố và hiệu ứng, như đàn chim origami, cho thấy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để bổ sung cho các nhân vật chủ yếu được vẽ tay. Tuy nhiên, bối cảnh chi tiết trong ngôi nhà của Amanda, một hiệu sách và vũ trụ song song nơi những người bạn tưởng tượng sinh sống, thể hiện tầm cỡ nghệ thuật của phim. Một khung hình duy nhất của The Imaginary có thể vượt trội hơn hoạt hình được sản xuất hàng loạt của một số sản phẩm Mỹ.
Amanda sống cùng mẹ, Lizzie (Hayley Atwell), người đã mất liên lạc với phần tinh thần tự do của mình từ khi còn trẻ, từng có người bạn tưởng tượng tên Fridge. Vì đã trưởng thành và cảnh giác với những ý tưởng mơ mộng, Lizzie không lắng nghe được lo lắng của Amanda về nhân vật phản diện: Ông Bunting, một loại ma cà rồng trong trí tưởng tượng, cùng người bạn đồng hành cổ xưa đáng sợ của ông – một cô gái với đôi mắt cụt trong trang phục lỗi thời. Bunting đã sống hàng trăm năm nhờ năng lượng từ việc ăn các hình ảnh tưởng tượng; sự sáng tạo mà ông nuốt chửng càng phức tạp về mặt cảm xúc thì sinh lực của ông càng mạnh mẽ. Sự tận tâm của Rudger dành cho Amanda khơi dậy sự thèm ăn của ông.
Cậu bé tưởng tượng Rudger và cô bé Amanda (Ảnh: Internet)Khi một tai nạn chia cắt Amanda và Rudger, Rudger bước vào một thế giới nơi những người bạn tưởng tượng bị quên lãng ẩn náu để không biến mất. Đây là lúc The Imaginary mở ra cơ hội trình bày đáng kể và bắt đầu cảm thấy câu chuyện phức tạp. Các quy tắc mà những người bạn tưởng tượng phải tuân theo được giới thiệu qua đối thoại giải thích nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Những người tưởng tượng có thể nhận hợp đồng làm bạn chơi tạm thời cho những đứa trẻ vì lý do nào đó mà không có bạn cùng chơi. Khi nhiều hình ảnh tưởng tượng hơn được giới thiệu, một số trông giống con người như Rudger, một số khác là động vật lai hoặc thiết bị vô tri có tri giác, cốt truyện chuyển sang một cuộc chiến toàn diện giữa thực tế và tưởng tượng.
Dù có một số điểm yếu trong việc viết kịch bản, The Imaginary vẫn mang lại một kết thúc đầy sức ảnh hưởng, gắn kết Amanda và Lizzie. Việc phim chiếu trên Netflix cùng ngày với Kẻ Trộm Mặt Trăng 4 (Despicable Me 4) minh họa sự khác biệt lớn về trí tuệ và nghệ thuật giữa hai cách tiếp cận hoạt hình thân thiện với gia đình. Trong khi một hãng phim Mỹ có thể sản xuất một bộ phim Hollywood dựa trên cuốn sách của A.F. Harrold, khán giả trẻ trên toàn thế giới sẽ có một phần tiếp theo khác với những Minions nói những câu vô nghĩa hoặc hét lên “Chuối!”
The Imaginary nói lên sự thật về thời thơ ấu: những người bạn tưởng tượng là biểu hiện bên ngoài của nhu cầu cá nhân của từng đứa trẻ. Sự hiện diện của họ có thể khiến chúng cảm thấy rất sống động vì họ được điều chỉnh phù hợp với thế giới quan và vị trí của trẻ. Đối với Amanda, Rudger dũng cảm đảm nhận vai trò mà cha cô từng đảm nhận. Trong hình ảnh của cậu bé vui tươi này, cô tìm thấy một đồng minh vô điều kiện cho những trò chơi ngớ ngẩn cũng như cho những suy ngẫm nghiêm túc, người sẽ không ở lại mãi mãi nhưng sẽ ở bên cô cho đến khi cô không cần cậu nữa để cảm thấy vui trở lại.
Bạn có thể quan tâm:
-
Thầy giáo Paul Hunham - Paul Giamatti đóng - học cách mở lòng khi trải qua kỳ nghỉ đông ở trường, trong phim nhận năm đề cử Oscar "The Holdovers".
Trailer "The Holdovers". Tác phẩm nhận các đề cử Oscar 2024 gồm: Phim hay nhất, Kịch bản gốc xuất sắc (David Hemingson), Nam chính xuất sắc (Paul Giamatti), Nữ phụ xuất sắc (Da'Vine Joy Randolph) và Dựng phim xuất sắc (Kevin Tent). Video: Focus Features
Tác phẩm do Alexander Payne đạo diễn, lấy bối cảnh năm 1970 ở trường nội trú cho nam sinh Barton tại vùng New England (Mỹ). Khi kỳ nghỉ đông đến, giáo viên dạy lịch sử Paul Hunham (Paul Giamatti đóng) có nhiệm vụ giám sát những học sinh không thể về nhà, trong đó có Angus Tully (Dominic Sessa). Trong lúc những người khác khó chịu vì bị ở lại, đầu bếp Mary Lamb (Da'Vine Joy Randolph đóng) chọn dành thời gian tại trường sau khi con trai, một cựu học sinh Barton, qua đời trong chiến tranh.
Phim có cách kể chuyện nhẹ nhàng, đào sâu tâm lý nhân vật. Theo Far Out Magazine, điều khiến The Holdovers thu hút khán giả nằm ở sự đơn giản trong cách tường thuật, tập trung vào mối quan hệ giữa ba người. Những cảm xúc của họ dần bộc lộ, từ xung đột, thấu hiểu cho đến ủng hộ nhau. Khi các nút thắt được tháo gỡ, họ nhận ra mục đích sống, tiếp tục tìm niềm vui mới.
Paul là người thầy nghiêm khắc, luôn tuân thủ nguyên tắc, còn Angus đến từ gia đình có cha mẹ ly hôn và từng bị đuổi khỏi ba trường trung học trước khi đến Barton. Thay vì tận hưởng kỳ nghỉ, Paul bắt sinh học sinh phải học bài và chơi thể thao, khiến Angus bức xúc, muốn thoát khỏi sự giám sát. Ban đầu, thầy trò không tìm được tiếng nói chung, thường xuyên mâu thuẫn. Sau khi trải qua nhiều tình huống, Paul và Angus có cơ hội thấu hiểu lẫn nhau.
Khi Angus nói thầy giáo có mùi tanh giống cá, Paul tiết lộ mắc bệnh trimethylaminuria (hội chứng mùi cá ươn - một chứng rối loại chuyển hóa hiếm gặp). Sau đó, Angus chuyển sang giọng điệu nhẹ nhàng, xin lỗi thầy.
Đầu bếp Mary là chất xúc tác trong câu chuyện của hai thầy trò. Không giống Paul và Angus - đều thuộc tầng lớp tri thức, Mary là người lao động chân tay, hàng ngày cặm cụi làm việc trong canteen trường.
Lúc tâm sự với Paul, người đầu bếp nhiều lần thể hiện nỗi bức xúc trước sự phân biệt giai cấp và chủng tộc mà mình phải chịu đựng. Mary cảm thấy bất công vì một số học sinh đến từ những gia đình giàu có, học lực kém ở Barton lại trúng tuyển Đại học Harvard. Ngược lại, con trai của Mary - một trong những học sinh giỏi nhất trường - nghỉ học vì không đủ tiền đóng học phí, sau đó tham chiến ở Việt Nam và phải bỏ mạng.
Collider đánh giá tác phẩm có sự tinh tế khi mô tả sự kết nối của con người trong bối cảnh Giáng sinh. Ngoài ra, phim phản ánh phản văn hóa của giới trẻ đầu thập niên 1970, đề cập đến kiểu tóc xù, những nam sinh tranh cãi về việc hút thuốc, hay sở thích nghe nhạc rock trong ký túc xá.
Dàn diễn viên là điểm cộng lớn, giúp tác phẩm ghi dấu ấn đậm nét với khán giả. Trong vai Paul Hunham, Paul Giamatti thể hiện tốt tâm lý nhân vật qua ánh mắt và giọng nói. Nửa đầu phim, diễn viên gây cười trong những trường đoạn đối thoại với học sinh. Gần về cuối, tài tử biến hóa cảm xúc, từ tức giận khi phát hiện học trò bỏ trốn đến ánh mắt thông cảm cho Mary. Trang Collider nhận xét: "Nghệ sĩ làm chủ bộ phim đến mức mọi lời nói của anh ấy đều lay động tâm hồn khán giả".
Trên New York Post, Giamatti cho biết những kỷ niệm tuổi thơ giúp nghệ sĩ hóa thân vào vai diễn. Cha của diễn viên - Bart Giamatti - từng là hiệu trưởng Đại học Yale, nơi học sinh đến từ những gia đình giàu có theo học.
Trong khi đó, Da'Vine Joy Randolph gây ấn tượng với vai Mary Lamb. Nhân vật thu mình, không giao tiếp với người thân sau cái chết của con trai. Lễ Giáng sinh đầu tiên không có con bên cạnh khiến Mary suy sụp hoàn toàn. Theo Guardian, một trong những cảnh gây xúc động nhất phim là phân đoạn Mary cẩn thận gấp những bộ quần áo trẻ em và đưa chúng cho người em gái đang mang bầu.
ScreenRant đánh giá nghệ sĩ tập trung nắm bắt tâm lý nhân vật, bộc lộ nỗi đau qua vẻ mặt mệt mỏi, dáng đi chậm chạp. "Randolph xứng đáng với chiến thắng Nữ phụ xuất sắc Quả Cầu Vàng năm nay và là ứng viên hàng đầu cho giải Oscar", trang này viết.
Diễn viên trẻ Dominic Sessa tròn vai trong dự án điện ảnh đầu tay. Sessa thể hiện sự lạnh lùng, cô độc của cậu thiếu niên bị gia đình bỏ bê, đồng thời kết hợp ăn ý với Giamatti trong những phân đoạn đòi hỏi chiều sâu tâm lý.
Âm nhạc trong phim gợi nhớ đến mùa lễ hội cuối năm, với nhiều bài hát kinh điển như White Christmas (The Swingle Singers), Silent Night (The Temptations), The Most Wonderful Time of the Year (Andy Williams).
Theo Deadline, đạo diễn Alexander Payne hình thành ý tưởng về The Holdovers sau khi xem Merlusse (1935) của Marcel Pagnol. Sau đó, Payne liên hệ với biên kịch David Hemingson để viết kịch bản. Trên Deadline, Hemingson tiết lộ một số cuộc hội thoại và phân đoạn trong phim được lấy cảm hứng từ cha mẹ và người chú của anh.
-
Nhạc punk và sinh tồn không phải là hai danh từ thường đi chung với nhau. Nhưng đạo diễn trẻ Jeremy Saulnier đã dùng công thức lạ lùng đó để cho ra đời Green Room, một tác phẩm chất lượng của thể loại giật gân năm 2016.
Phim mở đầu ở một nơi đồng không mông quạnh. Trên chiếc xe thùng nằm giữa đồng cỏ, ban nhạc punk Ain’t Rights lần lượt thức giấc. Các thành viên bao gồm Pat (Anton Yelchin), Sam (Alia Shawkat), Reece (Joe Cole) và Tiger (Callum Turner), vừa trải qua một đêm say bí tỉ. Những ban nhạc rong như thế không hiếm ở khu vực Pacific Northwest rộng lớn. Họ chơi nhạc rày đây mai đó và sống như thể không có ngày mai. Trong số đó, Pat có vẻ là kẻ u ám nhất với gương mặt chán nản, thiếu sức sống.
Như thường lệ, sau mỗi đêm bù khú, cả ban tìm kiếm công việc. Thông qua một người phỏng vấn cho kênh radio địa phương, Ain’t Rights được giới thiệu đến một quán bar “đen”. Một nơi chuyên phục vụ các thành viên quá khích theo phái phục hưng Đức Quốc Xã. Không phải nơi hát hò lí tưởng, nhưng cái túi rỗng không cho họ lựa chọn. Trước đó, ngay cả xăng xe họ cũng phải đi ăn cắp từ các xe khác.
Chuyện vẫn có vẻ ổn, ngay cả khi Ain’t Rights cover lại bản Nazi Punks Fuck Off của Dead Kenedys và khiến cả quán bar phát điên. Nhưng, khi buổi diễn kết thúc và cả nhóm chuẩn bị ra về, rủi thay Pat đã chứng kiến một vụ giết người. Trong căn phòng kín, một cô gái nằm sõng xoài trên vũng máu, bị bao quanh bởi một nhóm giang hồ. Để ngăn ban nhạc đi báo cảnh sát, chúng nhốt họ lại ngay trong căn phòng, rồi đi báo với tay trùm là Darcy (Patrick Stewart). Đến lúc này, bộ phim mới chính thức bắt đầu.
Nếu đã thấy poster phim trước đó, có hình một thanh niên với thanh dao phay ở tư thế nhảy nhót, khán giả có thể hình dung phần nào về Green Room. Phim là sự kết hợp giữa nhạc punk và bạo lực máu me, trong một hành trình sống còn không thể đoán trước. Để bảo vệ tính mạng, Ain’t Rights quyết định cố thủ trong phòng. Còn Darcy, sau khi phân tích tình hình, dĩ nhiên là muốn thủ tiêu cả nhóm để giữ bí mật vụ sát hại.
Ở lần thứ 3 làm phim điện ảnh, sau Murder Party (Tiệc sát nhân, 2007) và Blue Ruin (Màu xanh tàn khốc, 2015), đạo diễn Jeremy Saulnier tiếp tục cho thấy tài năng trong việc kiểm soát không gian và không khí phim. Sự chân thật là yếu tố luôn được đảm bảo, và bắt đầu bằng chi tiết hiếm khi được để ý trong thế giới phim ảnh: Bạn không thể giết người một cách dễ dàng. Ngay cả khi thủ phạm là cả một băng giang hồ đông đảo với tay trùm tinh ranh. Chúng ta thấy Darcy phải đầu tắt mặt tối xử lí hậu quả của đám đàn em, và đó không hề là chuyện dễ dàng.
Chất nhạc punk trong phim cũng được sử dụng khá khác lạ. Thông thường, các đạo diễn sẽ thích lồng ghép những bài nhạc hay nhất vào các trường đoạn đắt giá, như Quentin Tarantino chẳng hạn. Nhưng trong Green Room, người xem chỉ có thể thưởng thức vài bản nhạc ở đầu phim. Chúng không khá khẩm lắm, bởi Ain’t Rights cũng chẳng xuất sắc gì cho cam. Thay vào đó, chất punk rock nằm nhiều ở các chi tiết bối cảnh, ở lối trang trí quán bar và những vị khách. Thay vì âm thanh, chúng ta lại “ngửi” mùi punk ở mọi nơi.
Phần còn lại của Green Room là một cuộc sinh tồn khốc liệt và đầy bất ngờ. Ban nhạc có thêm thành viên mới là Amber (Imogen Poots), bạn của cô gái bị giết chết. Cùng nhau, họ phải vượt qua hàng rào là những tay anh chị đang tìm cách “xẻ thịt” họ. Chất bạo lực của phim gây choáng váng ngay từ đầu và càng lúc càng tăng tiến. Người xem hoàn toàn không thể đoán biết được hoàn cảnh bi đát nào kế tiếp chờ đợi cả nhóm. Và ngay khi ai đó nghĩ rằng “chuyện không thể tệ hơn được nữa”, Jeremy Saulnier sẽ chứng minh họ đã sai.
Chất giải trí của phim đến từ sự kịch tích được xây dựng, duy trì và đẩy lên cao trào một cách khéo léo. Các chi tiết bạo lực, dù ban đầu gợi đến các phim hạng B nhầy nhụa, nhưng càng lúc càng chứng tỏ đẳng cấp. Phim hiệu quả nhờ vào sự chăm chút cho xây dựng nhân vật. Saulnier không tốn thời gian để dựng nên lớp nền cho các nhân vật, mà thông qua hành động, hành động và hành động. Ngay cả các nhân vật “siêu phụ” như các tay anh chị, cũng để lại dấu ấn mạnh mẽ, như gã mập bị khóa chung phòng hay tên thủ phạm.
Green Room chỉ có một ngôi sao hạng A là Patrick Stewart, và ông chứng tỏ được vì sao mình là “hạng A”. Trong vai tay trùm lạnh lùng đáng sợ, Stewart khiến người xem rùng mình mỗi khi xuất hiện, bằng biểu cảm gương mặt và ánh mắt sắc lẹm. Có một bầu không khí đe dọa bao quanh hắn. Màn trình diễn đáng giá khác, và khiến không ít người tiếc nuối, là của nam diễn viên bạc mệnh Anton Yelchin. Với gương mặt góc cạnh và đôi mắt biết nói, anh đủ sức cáng đáng vai chính ở cả mặt hành động lẫn sức hút điện ảnh. Yelchin đã qua đời vào năm 2016 do tai nạn xe hơi, ngay sau khi phim ra mắt.
Nếu tìm kiếm một thông điệp lung linh đẹp đẽ, Green Room không phải là bộ phim dành cho bạn. Đây là một phim giật gân về sự sinh tồn, và ý nghĩa duy nhất chính là sinh tồn. Chỉ khi ở vào hoàn cảnh hiểm nghèo, ý chí sống của con người mới được kích phát mạnh mẽ. Bộ phim là về những kẻ chán sống, hoặc thờ ơ với cuộc sống, cuối cùng đã tìm lại được sức sống. Nếu thoát khỏi căn phòng địa ngục ấy, chắn chắn Ain’t Rights sẽ sống đời mình rất khác. Nhưng, liệu họ có thể?
-
A24, hãng phim nổi tiếng với những bộ phim độc đáo, sáng tạo đã một lần nữa khẳng định vị thế của mình với "tuyệt phẩm lãng mạn" mới nhất mang tên "Past Lives". Past Lives (Tựa Việt: Muôn kiếp nhân duyên) xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa ba người: Nora, Hae Sung và Arthur. Nora (Greta Lee) và Hae Sung (Yoo Teo) gặp nhau lần đầu tiên ở Hàn Quốc khi họ là những cô cậu nhóc 12 tuổi. Họ nhanh chóng trở nên thân thiết và gắn bó như những người anh em ruột thịt. Tuy nhiên, khi gia đình Nora di cư đến Canada, hai người đã phải chia tay nhau.
Nhiều năm sau, Nora (Greta Lee) trở thành một nhà biên kịch thành công ở New York, trong khi Hae Sung (Yoo Teo) vẫn sống ở Hàn Quốc và làm việc trong một công ty xuất bản. Thời gian trôi đi, Nora và Hae Sung một lần nữa hội ngộ khi họ ở độ tuổi 30, nhưng lúc này, Nora đã trở thành vợ của Arthur (John Magaro). Gặp lại nhau, Nora và Hae Sung nhận ra rằng họ vẫn còn rất nhiều tình cảm cho đối phương. Tuy nhiên, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều kể từ khi họ chia tay.
Một điểm độc đáo của Past Lives là cách bộ phim khám phá khái niệm “tình yêu tiền kiếp“. Tác giả đã liên kết mối tình này với khái niệm tình yêu mà người Hàn gọi là in-yeon (인연, hay nhân duyên trong tiếng Việt), được giải nghĩa rằng nếu bạn gặp một người nào trong kiếp này, thì có thể bạn cũng đã gặp họ ở kiếp trước, và những người yêu nhau sẽ gặp nhau từ kiếp này sang kiếp khác như cách định mệnh đã sắp đặt. Nora và Hae Sung, có lẽ đã tin rằng họ đã yêu nhau trong kiếp trước, và mối quan hệ của họ trong kiếp này là sự tiếp nối của mối quan hệ tiền kiếp. Tuy nhiên, họ dần nhận ra rằng tình yêu tiền kiếp không phải là một phép màu có thể giải quyết tất cả các vấn đề của họ.
Những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng giữa Nora và Hae Sung trong một tuần ngắn ngủi ở New York được đan xen bởi các khoảng lặng, khiến người xem chìm đắm vào suy ngẫm về cuộc sống, số phận và tình yêu.
Past Lives được quay tại nhiều địa điểm khác nhau ở New York, Hàn Quốc và Nhật Bản. Phim gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem bởi những thước phim đẹp đẽ, thơ mộng. Được quay chủ yếu ở New York, với những khung cảnh quen thuộc của thành phố như Central Park, Brooklyn Bridge,… phim được khắc họa dưới góc nhìn đầy lãng mạn và trữ tình.
Về diễn xuất, Greta Lee, Yoo Teo và John Magaro đều đã có những màn trình diễn xuất sắc. Họ đã thể hiện được những nét tính cách phức tạp và mâu thuẫn của các nhân vật một cách chân thực và thuyết phục.
Một trong những phân cảnh đáng chú ý nhất trong Past Lives là cảnh Nora và Hae Sung gặp lại nhau ở Central Park. Hai người đã dành cả ngày để trò chuyện và tâm sự về những năm tháng đã qua. Trong cảnh này, ánh mắt và nụ cười của hai diễn viên đã thể hiện trọn vẹn sự rung động và đồng điệu trong tâm hồn của họ.
Ngoài ra, cảnh Hae Sung và Nora cùng nhau đi dạo trên cầu Brooklyn cũng là một phân cảnh đẹp và lãng mạn. Cảnh này đã thể hiện được sự gắn bó và yêu thương của hai người.
Bộ phim tình cảm mới ra mắt của nữ đạo diễn người Canada gốc Hàn đã tạo ra một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ và cảm động, nhưng cũng không kém phần sâu sắc và suy ngẫm. Được đánh giá tích cực 98% trên Rotten Tomatoes dựa trên 100 bài đánh giá, với điểm trung bình là 8,2/10, Past Lives đã chinh phục trái tim của khán giả và nhà phê bình.
Các nhà phê bình trên trang web này không tiếc lời khen ngợi với nhận định rằng Past Lives là một bộ phim tình yêu lãng mạn đẹp đẽ và cảm động, đặc biệt là nhờ vào những màn trình diễn xuất sắc của Greta Gerwig và Steven Yeun. Cả hai diễn viên đã mang đến những biểu cảm tinh tế và sự chân thật đáng ngạc nhiên, tạo nên một cặp đôi đầy hóa học trên màn ảnh.
Metacritic cũng không khỏi bị thuyết phục bởi Past Lives, khi trao cho phim điểm 95/100 dựa trên 30 bài đánh giá. Bộ phim nhận được sự hoan nghênh toàn diện và gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả trên toàn thế giới.
Past Lives không có một kết thúc rõ ràng, nhưng nó lại để lại nhiều suy ngẫm sâu sắc về tình yêu, nhân duyên và cuộc sống. Phim cho thấy rằng tình yêu không phải là một thứ gì đó dễ dàng, mà là một sự lựa chọn và chấp nhận.
-
Câu chuyện xoay quanh một thám tử người Pháp tên là Philippe, người được giao nhiệm vụ điều tra một vụ án giết người phức tạp.
Bối cảnh phim diễn ra ở Paris, nơi mà Philippe phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, các mối quan hệ phức tạp và những bí mật ẩn giấu trong xã hội thượng lưu. Trong quá trình điều tra, anh khám phá ra nhiều tình tiết liên quan đến tình yêu, sự phản bội và động cơ giết người.
-
"High and Low" (1963) là một bộ phim hình sự do Akira Kurosawa đạo diễn, chuyển thể từ tiểu thuyết "King's Ransom" của Ed McBain. Phim xoay quanh một cuộc bắt cóc đầy căng thẳng và những xung đột giữa các tầng lớp xã hội.
Câu chuyện bắt đầu khi Kingo Gondo, một doanh nhân giàu có, đang trong quá trình hoàn tất một thương vụ lớn. Tuy nhiên, con trai của một người lái xe cho ông bị bắt cóc thay cho con trai của Gondo. Kẻ bắt cóc yêu cầu một khoản tiền lớn, buộc Gondo phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc cứu con mình và bảo vệ sự nghiệp của mình.
Phim khám phá các chủ đề về đạo đức, sự bất công xã hội và áp lực tài chính. Những tình huống căng thẳng và các nhân vật phức tạp tạo nên một bức tranh sâu sắc về xã hội Nhật Bản thời kỳ đó. "High and Low" không chỉ là một bộ phim tội phạm mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với những thông điệp mạnh mẽ.
-
"The Shaolin Temple" (1982) là một bộ phim võ thuật nổi tiếng do Từ Khắc đạo diễn, với sự tham gia của Lý Liên Kiệt trong vai chính. Phim xoay quanh câu chuyện của một thanh niên tên là Jue Yuan, con trai của một vị tướng trong triều đại nhà Đường.
Khi quân đội của triều đại bị tấn công và cha của Jue Yuan bị giết hại, anh chạy trốn đến đền Shaolin, nơi mà anh bắt đầu học võ thuật và triết lý của các thiền sư. Tại đây, Jue Yuan không chỉ rèn luyện kỹ năng chiến đấu mà còn học được những giá trị về lòng trung thành, sự kiên nhẫn và lòng nhân ái.
-
"Gandahar" (1987) là một bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng do René Laloux đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết "La mort de la Terre" của Jean-Pierre Andrevon. Bộ phim diễn ra trong một thế giới hư cấu, nơi mà một xã hội utopia sống trong hòa bình và thịnh vượng.
Câu chuyện xoay quanh một nhân vật tên là Sylvain, người được cử đi để điều tra các vụ tấn công của những sinh vật gọi là "Metalmen," những cỗ máy tàn bạo đang hủy diệt các thành phố và giết hại cư dân. Trong hành trình của mình, Sylvain gặp gỡ nhiều nhân vật thú vị và khám phá những bí mật của thế giới Gandahar, bao gồm những mối đe dọa từ công nghệ và sự thao túng của những thế lực bên ngoài.
Phim nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo, những ý tưởng triết lý sâu sắc và thông điệp về môi trường và nhân loại. "Gandahar" không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn khuyến khích người xem suy ngẫm về tương lai của con người và mối quan hệ với công nghệ.
-
"Dead of Night" (1974) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Dan Curtis đạo diễn. Phim theo chân một nhóm bạn bè đến một ngôi nhà cũ trong một đêm giông bão. Họ tham gia một buổi tiệc và bắt đầu chia sẻ những câu chuyện kinh dị.
Mỗi câu chuyện đều có những yếu tố siêu nhiên và kinh dị, tạo ra những hình ảnh ám ảnh và hồi hộp. Các tình tiết liên kết với nhau, từ những hiện tượng kỳ quái cho đến những điều bí ẩn về quá khứ của các nhân vật.
Phim không chỉ tập trung vào sự sợ hãi mà còn khám phá tâm lý của con người, cách mà những nỗi sợ hãi và bí ẩn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhân vật. "Dead of Night" đã nhận được sự đánh giá cao vì cách xây dựng cốt truyện độc đáo và không khí căng thẳng của nó.
-
"And Soon the Darkness" (1970) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Robert Fuest đạo diễn, xoay quanh hai người phụ nữ, Jane và Cathy, đi phượt bằng xe đạp qua vùng nông thôn nước Pháp. Khi họ dừng lại nghỉ ngơi, Jane và Cathy đã chia tay để khám phá những khu vực khác nhau, nhưng một sự cố khiến họ bị tách biệt.
Khi trời tối dần và Cathy biến mất, Jane bắt đầu lo lắng và tìm kiếm bạn mình. Trong hành trình tìm kiếm, cô phát hiện ra rằng khu vực xung quanh không chỉ vắng vẻ mà còn có những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bộ phim xây dựng không khí hồi hộp và căng thẳng khi Jane dần nhận ra rằng có thể có một kẻ theo dõi cô.
-
Vào năm 2029, với sự tiến bộ của công nghệ điều khiển học, cơ thể con người có thể được "cường hóa" hoặc thậm chí thay thế hoàn toàn bằng các bộ phận điều khiển học. Một thành tựu quan trọng khác là cyberbrain, vỏ bọc cơ học cho não bộ con người cho phép truy cập Internet và các mạng khác. Một thuật ngữ thường được đề cập là "ma" (ghost), đề cập đến ý thức cư ngụ trong cơ thể gọi là "vỏ" (shell). Thiếu tá Kusanagi Motoko là lãnh đạo đội đột kích của Bộ An ninh Công cộng Tiểu đội 9 của "Thành phố Niihama" tại Nhật Bản.
Theo lời đề nghị của Nakamura, tổ trưởng Tiểu đội 6, cô ám sát thành công một nhà ngoại giao của nước ngoài để ngăn chặn một lập trình viên phản quốc tên là Daita. Thông dịch viên của Bộ Ngoại giao đã bị hack vào ma (ghost-hack), có lẽ là để ám sát các VIP trong một cuộc họp sắp tới. Tin rằng thủ phạm là Puppet Master bí ẩn, đội của Kusanagi đã theo dõi các cuộc gọi điện thoại đã phát tán virus.
Sau một cuộc truy đuổi, họ bắt được một nhân viên thu gom rác và một tên du côn. Tuy nhiên, cả hai chỉ là những cá nhân bị hack vào ma mà không có manh mối nào về Puppet Master. Cuộc điều tra một lần nữa đi vào ngõ cụt. Megatech Body, một nhà sản xuất "vỏ" có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, đã bị hack và ráp thành một cơ thể điều khiển học. Cơ thể đã bỏ chạy nhưng bị xe tải đâm. Khi Tiểu đội 9 kiểm tra cơ thể, họ tìm thấy một "ma" người bên trong bộ não máy tính của nó. Thật bất ngờ, trưởng bộ phận của Tiểu đội 6 Nakamura đến để đòi lại cơ thể. Ông tuyên bố rằng "ma" bên trong não bộ chính là Puppet Master, đã bị dụ để chui vào cơ thể bởi Tiểu đội 6. Cơ thể tự kích hoạt lại, tuyên bố rằng nó là một thực thể tự chủ và yêu cầu quyền tị nạn.
Sau khi Puppet Master bắt đầu một cuộc tranh luận ngắn gọn về những gì cấu thành nên một con người, một đặc vụ được ngụy trang đi cùng Nakamura thực hiện hành động đánh lạc hướng và chạy trốn cùng với cơ thể. Cảm nhận được sự bất thường, đội của Kusanagi đã chuẩn bị và ngay lập tức truy đuổi đặc vụ. Trong khi đó, Tiểu đội 9 điều tra "Dự án 2501", được đề cập trước đó bởi Puppet Master, và tìm thấy mối liên hệ với Daita, người mà Tiểu đội 6 cố gắng ngăn chặn âm mưu phản quốc. Đối diện với thông tin được phát hiện, Aramaki Daisuke, tổ trưởng Tiểu đội 9, kết luận rằng Tiểu đội 6 đã tạo ra chính Puppet Master cho các mục đích chính trị khác nhau, và bây giờ tìm cách lấy lại cơ thể mà nó hiện đang sinh sống.
Kusanagi đi theo chiếc xe chở cơ thể đến một tòa nhà bỏ hoang, nơi cô phát hiện ra nó đang được bảo vệ bởi một tachikoma lớn. Sốt ruột khi phải đối mặt với ma của Puppet Master, Kusanagi tấn công vào chiến tăng mà không có kế hoạch dự phòng, dẫn đến việc hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể cô bị cắt rời thành từng mảnh. Batou, cộng sự của cô đến kịp lúc để giải cứu cô và giúp kết nối não bộ của cô với Puppet Master.
Puppet Master giải thích cho Kusanagi rằng anh được tạo ra bởi Tiểu đội 6. Trong khi lang thang trên nhiều mạng khác nhau, anh dần trở nên đa cảm và bắt đầu suy ngẫm về sự tồn tại của mình. Quyết định bản chất của sự sống là sinh ra và chết đi, anh muốn tồn tại với một não bộ như bao người bình thường khác. Vì không thể thoát khỏi mạng của Tiểu đội 6, anh buộc phải tự tải bản thân mình vào một cơ thể điều khiển học. Sau khi tiếp xúc với Kusanagi, anh tin rằng cô cũng đang đặt câu hỏi về con người của mình và họ có rất nhiều điểm chung. Anh đề xuất sáp nhập phần ma của họ lại với nhau, đổi lại, Kusanagi sẽ có được tất cả khả năng của mình. Kusanagi đồng ý sáp nhập.
Lính bắn tỉa từ Tiểu đội 6 tiếp cận tòa nhà, dự định phá hủy não bộ của Puppet Master và Kusanagi để che đậy Dự án 2501. Vỏ của Puppet Master bị phá hủy, nhưng Batou che chắn đầu Kusanagi kịp thời để cứu não bộ của cô. Khi Tiểu đội 9 gần đến hiện trường, các tay súng bắn tỉa rút lui. "Kusanagi" thức dậy trong ngôi nhà cứu hộ của Batou với cái đầu của chiếc vỏ trước đó gắn liền với cơ thể cyborg mới. Cô nói với Batou rằng thực thể trong cơ thể cô không phải là Kusanagi hay Puppet Master, mà là sự kết hợp của cả hai. Cô hứa với Batou họ sẽ gặp lại nhau, rời khỏi nhà và tự hỏi sẽ đi đâu tiếp theo.