
Everything posted by Joker
-
Lady Vengeance (2005)
- 0 downloads
Là bộ phim cuối cùng trong chuỗi ba bộ phim về Trả Thù của đạo diễn Chan-wook Park bao gồm Old Boy và Sympathy for Mr.Vengeance, Lady Vengeance có một sắc thái khác, đi ra ngoài mô típ trả thù của hai bộ phim trước, không còn quá bạo lực và đẫm máu, nó mang một ý thơ đầy tinh tế của sắc môi đỏ và khuôn mặt sơn đậm của nữ nhân vật chính, mà từ đó ta thưởng thức bộ phim theo một cách kì cục là nghe nhịp điệu phim và hài lòng rằng, công lý được trả, một cách rất Chan-Wood Park. Trong sáng và bồng bột, cô nữ sinh Lee Geum-ja (Lee Young-ae) trở thành tình nhân của thầy giáo Mr. Baek (Choi Min-sik), sau đso, cô bị buộc tội bắt cóc và giết chết một đứa trẻ 5 tuổi. Sự thật là Baek là một kẻ bệnh hoạn chuyên bắt cóc trẻ con và giết chúng. Lee Geum-Ja biết được điều đấy thì quá muộn, Baek uy hiếp con cô để bắt cô nhận tội. Từ đó, kế hoạch trả thù của cô được nhen nhóm và thực hiện từng bước từng buốc trong suốt quá trình ở tù cũng như ra tù. Bộ phim được cắt dựng theo từng lớp cắt đan xen giữa thực tại và quá khứ. Thực tại được bắt đầu từ khi cô ra tù, tại cổng tù, một cha đạo đến đón cô, mang cho cô đĩa đậu hũ như một nghi lễ gột rửa tội lỗi và trở về với đời thường, nhưng cô đã hất tung nó xuống đất. Một hành vi ám chỉ sự thay đổi, sự quyết tâm và sẵn sàng đối diện với cuộc đời đã vốn xấu xí trong mắt cô. Chính vì nó được đan xen như vậy, khiến ta đôi khi khá mất thời gian để nắm bắt, nhưng thủ pháp đó tạo nên cho ta những ý niệm về sự biến đổi, cũng như sự đối lập về quá khứ và hiện tại trong bản chất Geum-Ja. Vốn là một người ngây thơ trong sáng, tính tình tốt bụng, thông minh, luôn yêu thương chăm sóc và giúp đỡ bạn tù, cô được ra tù sớm trước thời hạn, tạo dựng được những mối quan hệ bền chắc với những người bạn tù. Nó hoàn toàn tương phản với một Geum-Ja trang điểm đậm, khuôn mặt lạnh, cứng cỏi, quyết đoán và trưởng thành. Những bộ phim về đề tài trả thù không hiếm, chính vì vậy, một kịch bản phim hay thì phải tìm được cách thức độc đáo trong việc trả thù, truyền tải được nỗi cay nghiệt của cuộc đời giáng xuống để ta nhận thấy việc trả thù đó là xứng đáng, là sự cứu chuộc giành cho kẻ đi trả thù, để ta theo chân họ, ủng hộ họ và nghiệm sinh chính cảm giác mà họ có. Old boy và Sympathy for Mr. Vengeance làm việc đó rất tốt, cho ta nhận thấy được nỗi đau tột cùng, lòng ham muốn trả thù tột độ. Lady Revengeance mềm mại hơn nhiều, vẫn theo chân cô để lấy lại sự công bằng vốn không bao giờ có ở đời, ta không cảm nhận được sự cay nghiệt của ân oán ở một mức độ cực độ. Chan-wook Park đã rất tiết chế tình tiết, để mọi thứ cứ đến dần dần từ từ, một dạng kể chuyện như đặt một tờ giấy thấm nước, đến khi tờ giấy ướt sũng, đó là lúc ta cảm nhận được cái ác trên khuôn mặt Baek, ta mới thấy cách trả thù của Geum-ja thật xứng đáng cho một kẻ có tội lớn như vậy. -
The Old Gun (1975)
- 0 downloads
The Old Gun (1975), hay còn gọi là Le Vieux Fusil, là một bộ phim Pháp do đạo diễn Robert Enrico thực hiện. Phim diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới II, xoay quanh câu chuyện bi thảm của một bác sĩ và sự mất mát đau đớn mà ông phải chịu đựng. Nội dung chính của phim xoay quanh bác sĩ Julien Dandieu (do Philippe Noiret thủ vai), người sống yên bình cùng gia đình trong một thị trấn nhỏ. Khi Đức Quốc xã chiếm đóng, ông chứng kiến sự tàn bạo của quân đội và mất đi vợ và con gái trong một cuộc tấn công tàn ác. Bị thúc đẩy bởi nỗi đau và sự phẫn nộ, Julien quyết định trả thù. Ông sử dụng một khẩu súng cổ mà ông đã giữ trong nhiều năm, lên kế hoạch để tiêu diệt những kẻ đã làm hại gia đình mình. Phim thể hiện rõ ràng sự xung đột giữa con người và chiến tranh, cùng với những cảm xúc mãnh liệt về tình yêu, mất mát và sự báo thù. Phim không chỉ nổi bật với cốt truyện hấp dẫn mà còn với những hình ảnh đẹp và sâu sắc, cùng với diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên. Phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi và được coi là một tác phẩm quan trọng trong điện ảnh Pháp. -
Sympathy for Mr. Vengeance (2002)
- 0 downloads
Sympathy for Mr. Vengeance công chiếu vào năm 2002, là phần đầu tiên trong Bộ ba Báo Thù- The Vengeance Trilogy của đạo diễn người Nam Hàn Park Chan Wook. The Vengeance Trilogy gồm có Sympathy for Mr. Vengeance (ngắn gọn là Mr. Vengeance), Oldboy, và Sympathy for Lady Vengeance (Lady Vengeance), với nội dung cùng về sự hận thù, bạo lực và tội ác. Tuy nói là ba phần song mỗi phim hoàn toàn độc lập về cốt truyện, và cái tài của đạo diễn Park là dù khai thác về cùng một chủ đề, sự thù hận trong mỗi phim lại thể hiện theo một cách khác nhau, không phim nào lặp lại phim nào. Trong ba phần Oldboy hay và nổi tiếng nhất. Chủ nhân giải Grand Prize Liên hoan Cannes năm 2004 được xem là niềm tự hào, một trong những kiệt tác xuất sắc nhất của nền điện ảnh Hàn Quốc. Nói ví von, Old boy giống cái cách một nhát dao sâu xoáy vào góc tối tăm, Lady Vengeance thì thiên về sự cứu rỗi, chữa lành trong tâm hồn, Mr Vengeance lại là một lát cắt nằm ngang về sự trả thù. Mr. Vengeance có lẽ chẳng thể bằng được Oldboy, nhưng so với phần cuối Lady Vengeance cá nhân tôi thấy cốt truyện Mr. Vengeance hay hơn. Nói vậy The Vengeance Trilogy phần nào cũng có giá trị riêng của nó và vô cùng đáng xem; nếu bạn muốn đổi vị với những tác phẩm tăm tối, lột tả trần trụi tính ác của con người, thì đây chính là ba gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Tội ác- trả thù, mối quan hệ nhân quả này là sợi chỉ xuyên suốt liên kết toàn bộ các tình tiết. Kẻ phạm tội ác dù bất kể mục đích nào, vô tình hay cố ý, đều phải hứng chịu trở lại sự trả thù đau đớn và tàn khốc, không nương tay, khi bạo lực chính là không khí, là hơi thở của câu chuyện. Bạo lực cũng đóng vai trò hệt như vậy trong hai phần còn lại. Mỗi cuộc trả thù tức là phải tắm trong máu, trên cả thể xác lẫn trong tâm hồn. Tha thứ dường như là điều không tưởng trong thế giới ấy. Tôi từng xem Lady Vengeance, về đoạn các phụ huynh đi trả thù kẻ đã sát hại con mình, tôi nhớ một lời thoại từ một người trong nhóm phụ huynh đó, với đại ý rằng: Việc trả thù này cũng chẳng thể nào làm cho con họ sống lại. Vốn dĩ là nhóm người phải phân vân giữa việc tự tay hành quyết kẻ thủ ác, hay giao hắn cho pháp luật trừng trị (tất nhiên chỉ ngồi tù). Thường thường câu thoại như thế rơi vào các bộ phim khác tức là lúc đấy nhân vật của chúng ta dao động rồi, tiếp đến đạo diễn sẽ cho trả thù là vô nghĩa, rồi thì mủi lòng,… nói chung đại loại như thế. Nhưng trong The Vengeance Trilogy điều đó là không tưởng! Sau đó nhóm phụ huynh cầm vũ khí, từng người từng người một bước vào đâm và chém tên sát nhân kia từng nhát một, tới tận khi hắn tắt thở. Tương tự hệt vậy trong Mr Vengeance, cuối phim khi Dong Jin đẩy Ryu xuống nước, ông biết thực tình cậu là một chàng trai tốt bụng và đáng thương, Ryu đã đối xử tốt với con gái ông và cái chết chỉ là tai nạn, thế nhưng trả thù vẫn phải vẫn phải tiến hành: Dong Jin cắt gân chân của Ryu và đẩy cho cậu chết chìm dưới nước. Mr. Vengeance khác hai phim kia ở chỗ quan hệ trả thù- tội ác chằng chịt phức tạp hơn. Không đơn thuần chỉ là tay đôi anh làm hại tôi tôi trả thù anh, Mr. Vengeance gồm nhiều các cuộc trả thù lớn nhỏ. Điều tạo sự khác biệt là đạo diễn Park Chan Wook không phán xét các cuộc trả thù đó là đáng hay vô nghĩa, những nhân vật không biểu lộ cảm xúc thỏa mãn hay hối hận. Những biểu cảm hết sức dửng dưng khi họ trả thù khiến ta rùng mình, và đau lòng hơn khi vòng tội lỗi ấy rất không đáng để xảy ra. Nguyên cớ gì đã châm ngòi cho lửa hận thù? Do Ryu bị điếc nên không thể nghe thấy tiếng kêu cứu của Yu Sun, hay bởi tình cảnh cậu quá hiểm nghèo mới đẩy cậu tới bước đường cùng phải đi bắt cóc. Hay giá như Dong Jin dành nhiều thời gian hơn cho con gái, dạy con biết bơi thì đâu đến nỗi bị chết đuối? Thế nhưng dù gì đi chăng nữa, chỉ một đốm lửa nhỏ cũng đủ để thổi bùng lên ngọn lửa. Ryu (vô tình) giết Yu Sun, Dong Jin giết Yeong Mi, Ryu giết đám buôn nội tạng vì cái chết của chị gái, Dong Jin giết Ryu, rồi rốt cuộc Dong Jin lại bị tổ chức chống chính phủ của Yeong Mi giết hại. Tội ác rồi trả thù, trả thù lại sinh tội ác, vòng luẩn quẩn ấy cuốn toàn bộ các nhân vật nhấn chìm sâu vào trong, để rồi kết cục cuối cùng tất cả không một ai còn toàn mạng. Mr Vengeance trải tông màu xám lạnh. Phim hầu như không có nhạc nền trong các cảnh quay, nên lúc nào cũng phủ một cái bóng hết sức lạnh lẽo. Phim có nhiều cảnh ghê rợn đòi hỏi thử thách thần kinh của bạn, ví như lúc hỏa thiêu bé Yu Sun sẽ thấy mồn một cánh tay bé cầm búp bê bốc cháy thành than. Rồi còn nhiều đoạn nữa thực sự tôi không tiện mô tả, thường thì những cảnh như vậy trừ những phim kinh dị nặng đô, phần nhiều các đạo diễn thường né tránh các cảnh như thế, không quay cận hay lướt qua luôn, thế nhưng cách làm của đạo diễn Park Chan Wook là… không nương tay. Mọi yếu tố đều phải đẩy tới tận cùng tăm tối, tấn công từ mọi hướng, nhiều nhất sao cho khán giả phải chịu đựng. Các góc máy đều chuẩn mực, hầu như không có cảnh quay thừa. Một vài tình tiết còn mang tính dự báo kết cục sau này của nhân vật. Ryu không dám nhảy xuống nước vì sợ nước cao quá đầu mình (thực ra do cậu tưởng mình vẫn còn bé như hồi xưa), kết cục Ryu bị cắt gân chân, chết chìm do chân không chạm xuống được đáy. Còn Dong Jin trước từng bị cứa một nhát dao lòng bàn tay trái, để lại sẹo dài, thì cuối phim bị thêm một vết nữa bên bàn tay phải, ông bị nhóm người dùng dao đâm chết. Các nhân vật diễn xuất ổn. Cũng khó đòi hỏi kịch tính như Choi Min Sik trong Oldboy hay Lee Young Ae trong Lady Vengeance, khi Mr Vengeance có nhiều tuyến nhân vật, mà các nhân vật phần lớn dửng dưng, không biểu đạt nhiều cảm xúc. Về diễn viên Hàn Quốc tôi chỉ xem phim điện ảnh, cũng ít nên không biết nhiều cái tên, cũng chỉ nhận ra được hai người. Một là Song Kang Ho, đây là một diễn viên gạo cội của điện ảnh Hàn, anh đóng nhiều phim có tiếng tăm, tôi từng xem có The Host với Memories of Murder. Người còn lại là Bae Doona, bởi cũng từng đóng trong The Host, và Cloud Atlas. Phim không có một chút sáng sủa nào hết, cũng như cả The Vengeance Trilogy đều tăm tối. Nếu bạn có hỏi tôi là đúc kết được gì ý nghĩa nhân bản, nhân tính, chút tốt đẹp hy vọng gì thì nói thẳng là không. Toàn bộ phim là bạo lực, trả thù và tội ác, ở cái kết chỉ còn lại nỗi đau. Bản thân tôi, tôi thích những phim độc ác và nghiệt ngã như thế, cái này thì điện ảnh Việt Nam tìm mỏi mắt hầu như chưa có (nguyên do vì sao thì dài dòng lắm, xin miễn bàn tới), còn điện ảnh Hàn Quốc lại rất nhiều tác phẩm hay. Xin chớ lầm tưởng phim Hàn chỉ toàn tình cảm yêu đương lãng mạn- mảng truyền hình thôi, thực ra các tác phẩm làm rạng danh điện ảnh Hàn lại thường là phim chiến tranh và phim hình sự tội ác. Những phim về cái ác mà nặng đô tất nhiên Hollywood cũng chẳng thiếu, phim Nhật thậm chí còn thẳng thắn hơn đến mức… quái gở (nói thật phim Nhật tôi xem không hợp). Phim Hàn cũng bạo liệt không kém cạnh, họ thường khai thác các chủ đề cưỡng hiếp giết người, bắt cóc, lạm dụng trẻ em, buôn bán nội tạng người, thậm chí có cả ăn thịt người và loạn luân. -
Sex, Lies, and Videotape (1989)
- 0 downloads
Trước thềm LHP Cannes 2015, tác phẩm giành Cành Cọ Vàng năm 1989 được xác nhận là phim tạo nên cách mạng cho phim độc lập hơn hai thập niên trở lại đây. Sex, Lies and Videotape (Tình dục, dối trá và băng video) là phim Mỹ ra mắt năm 1989. Cốt truyện kể về đôi vợ chồng đang bên bờ rạn nứt hôn nhân, bởi người vợ chưa bao giờ đạt cực khoái, còn chồng đổ lỗi vợ anh có vấn đề về chuyện chăn gối để đi ngoại tình với em vợ. Một ngày, bạn cũ của chồng đến sống cùng nhà. Người bạn này chuyên đi phỏng vấn phụ nữ về cuộc sống tình dục, rồi ghi hình lại vào băng video để về nhà xem nhằm tháo gỡ ẩn ức quá khứ. Mối quan hệ chồng chéo giữa bốn người và một máy quay phim dần hé lộ những bí mật cuộc sống. Phim đầu tay xuất sắc Trước khi làm Sex, Lies and Videotape, đạo diễn Steven Soderbergh cộng tác dựng phim ở Hollywood, không có bằng đại học, thường xuyên thất nghiệp. Trở về quê nhà sống lông bông một thời gian, Soderbergh nảy ra ý tưởng gốc rồi viết 100 trang kịch bản chỉ trong 8 ngày. Bộ phim được làm trong vòng một năm, ra mắt ở liên hoan phim độc lập Sundance năm 1989 và giành giải lớn nhất – Audience Award (Giải khán giả bầu chọn). Giải thưởng hàng đầu của liên hoan phim vừa thành lập không giúp ích nhiều cho nhà làm phim trẻ. Tháng tư cùng năm, phim được lựa chọn tranh giải chính ở LHP Cannes, rồi vượt hàng loạt tên tuổi gạo cội để giành giải Cành Cọ Vàng. Soderbergh trở thành nhà làm phim ít tuổi thứ hai giành giải này. Giới phê bình đồng thuận khẳng định: “Mặc dù tuổi đời còn trẻ (26), Steven Soderbergh đã chứng minh đẳng cấp bậc thầy cả về tay nghề điện ảnh lẫn sự chiêm nghiệm cuộc sống bằng một bộ phim già dặn về câu chuyện tình dục của con người”. Sau khi chiếu rạp rộng rãi, bộ phim có nhan đề nổi bật trở thành hiện tượng phòng vé. Phim có ngân sách một triệu USD thu về 24 triệu USD. Chưa có phim ngân sách thấp nào thành công tới vậy. Năm 2006, Viện phim Mỹ lựa chọn lưu trữ tác phẩm vì “thiết yếu về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ”. Nhà phê bình Roger Ebert gọi Soderbergh là “khuôn mặt đại diện của thế hệ các nhà làm phim Sundance”. Sex, Lies and Videotape cũng là bộ phim giúp danh tiếng của liên hoan Sundance uy tín như hôm nay. Đạo diễn đổi đời Nhờ bệ phóng vững chắc, Steven Soderbergh trở thành đạo diễn nổi tiếng khắp Hollywood, được các hãng phim lớn như Universal hay Fox mời chào làm bom tấn. Cùng lúc, ông đều đặn sản xuất phim độc lập thu về các giải thưởng lớn. Năm 1998, nhà làm phim làm Out of Sight thành công, với sự tham gia của George Clooney và Jennifer Lopez. Năm 2001, ông làm tác phẩm hình sự giật gân - Ocean’s Eleven, với sự tham gia của George Clooney trong vai chính, thu về hơn 500 triệu USD toàn cầu. Cũng trong năm 2000 và 2001, ông ra mắt hai phim liên tiếp là Erin Brockovich và Traffic. Cả hai phim này giúp ông trở thành đạo diễn duy nhất nhận hai đề cử Oscar cùng năm ở hạng mục "Đạo diễn xuất sắc". Trong khi Traffic mang về cho Soderbergh “Đạo diễn xuất sắc”, Erin Brockovich mang về cho Julia Roberts giải Oscar "Nữ diễn viên chính xuất sắc". Năm 2011, nhà làm phim vẫn là tên tuổi ăn khách khi làm Magic Mike - bộ phim về vũ công thoát y do Channing Tatum đóng vai chính. Năm 2013, ông trở lại LHP Cannes với tác phẩm gai góc về đề tài đồng tính - Behind the Candelabra: My Life with Liberace. Bộ phim này sau đó cũng trở thành hiện tượng khi được phát trên sóng truyền hình HBO. Hai năm trước, đạo diễn mãn nguyện nói: “Tôi sẽ giã từ nghiệp làm phim. Tôi đã đạt đến mức độ, nếu làm phim tôi sẽ chỉ quay phim về chính mình. Tôi nên nhường người khác còn say mê và nhiệt huyết tiếp tục với nghề”. Hiện ông đều đặn đi dạy về điện ảnh quanh thế giới và làm cố vấn cho nhiều nhà làm phim trẻ. Cách mạng ngành phim Không chỉ là mô hình mẫu cho sự nghiệp rực rỡ của một đạo diễn, Sex, Lies and Videotape còn được đánh giá là câu chuyện chưa bao giờ lỗi thời về tình yêu, tình dục trong thời đại của truyền thông. Lúc ra mắt, nhan đề phim đã trở thành cảm hứng cho hàng trăm tít báo, phim truyền hình, điện ảnh, sản phẩm media. Sex, Lies and Videotape quan trọng với lịch sử điện ảnh bởi đây là tác phẩm khiến cho dòng phim độc lập có chỗ đứng vững chắc trong tương quan với điện ảnh thương mại chính thống. Trong cuốn Down and Dirty Pictures (2004), Peter Biskind viết: “Sự thành công toàn cầu của tác phẩm ngân sách thấp này tạo ra cuộc cách mạng thúc đẩy dòng phim độc lập thế giới nảy nở vào thập niên 1990, giúp dòng phim này giờ đây có chỗ đứng không thua kém điện ảnh thương mại thống trị ngoài rạp". Từ trường hợp thành công của Sex, Lies and Videotape, công chúng số đông biết đến thể loại phim được làm bởi những đơn vị nhỏ, không phụ thuộc vào những hãng phim khổng lồ vốn thống trị ngành công nghiệp. Các hãng phim lớn sau đó cũng mở trường quay dành riêng cho phim độc lập. Những phim như Pulp Fiction (1994) hay Little Miss Sunshine (2006) nối gót thành công của Sex, Lies and Videotape. Hàng loạt nhà làm phim độc lập tiêu biểu như Quentin Tarantino, Kevin Smith và Woody Allen có chỗ dựa và thành danh với người hâm mộ điện ảnh sau Steven Soderbergh. Nhà phê bình Henry Barnes khẳng định trên The Guardian hôm 17/4: "Steven Soderbergh đã định hình điện ảnh của hai thập kỷ qua". -
Possession (1981)
- 0 downloads
Possession (1981) là một bộ phim kinh dị tâm lý của đạo diễn Andrzej Żuławski, nổi bật với những cảnh quay ám ảnh và nội dung phức tạp. Phim xoay quanh mối quan hệ rối ren giữa Anna (Isabelle Adjani) và chồng cô, Mark (Sam Neill), trong bối cảnh Berlin những năm 1980. Câu chuyện bắt đầu khi Mark trở về từ một chuyến công tác và phát hiện rằng Anna đang thay đổi một cách kỳ lạ. Cô bắt đầu có những hành vi kỳ quái và dường như đang giữ bí mật gì đó. Khi Mark cố gắng tìm hiểu, anh phát hiện rằng Anna đang liên quan đến một sinh vật kỳ lạ, dẫn đến những tình huống đáng sợ và ám ảnh. Bộ phim không chỉ đơn thuần là một tác phẩm kinh dị, mà còn khám phá các chủ đề về tình yêu, sự tan vỡ và những cuộc chiến nội tâm. Diễn xuất của Isabelle Adjani được ca ngợi, đặc biệt là trong những cảnh căng thẳng thể hiện sự khổ đau và điên rồ của nhân vật. Possession đã trở thành một tác phẩm cult classic nhờ sự độc đáo và đầy sức ảnh hưởng của nó. -
Rider on the Rain (1970)
- 0 downloads
Rider on the Rain (1970) là một bộ phim hình sự tâm lý của đạo diễn René Clément, với sự tham gia của Charles Bronson và Jill Ireland. Câu chuyện xoay quanh một người phụ nữ tên là Margo (do Jill Ireland thủ vai), người sống tại miền nam nước Pháp. Một ngày nọ, cô bị tấn công bởi một kẻ lạ mặt, nhưng trong quá trình tự vệ, cô đã giết chết hắn. Để che giấu tội ác, Margo quyết định giấu xác và tự mình giải quyết mọi thứ. Tuy nhiên, một viên cảnh sát điều tra tên là Léon (Charles Bronson) bắt đầu nghi ngờ và theo dõi cô. Margo phải đối mặt với những khó khăn và bí mật trong quá trình này, khi mà quá khứ của cô dần được phơi bày và những mối liên hệ giữa hai nhân vật trở nên phức tạp hơn. Bộ phim không chỉ tập trung vào yếu tố hình sự mà còn khai thác tâm lý nhân vật, tình yêu và sự sinh tồn, tạo ra một bầu không khí hồi hộp và căng thẳng. -
Police Story 2 (1988)
- 0 downloads
Sau sự kiện trong phần trước, thanh tra Trần Gia Câu bị giáng chức xuống phục vụ tại lực lượng cảnh sát giao thông. Nhiệm vụ mới của Gia Câu rất vừa ý với Mỹ - bạn gái anh. Cô rất vui khi bạn trai của mình không còn phải đảm nhận các vụ án nguy hiểm và có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cô. Tuy nhiên, Gia Câu sớm gặp lại trùm ma túy Chu Thao và cánh tay phải của hắn là Cao Ước Hàn. Chu Thao được các bác sĩ kết luận là chỉ còn sống được ba tháng nữa do trọng bệnh. Vì vậy hắn được tại ngoại để chữa bệnh. Chu Thao thề rằng ngày nào hắn còn sống thì cuộc sống của Gia Câu sẽ không yên bình. Cao Ước Hàn cùng một vài đàn em xuất hiện tại chung cư của Gia Câu và đe dọa anh. Cảm thấy không an toàn, Gia Câu bảo Mỹ về nhà dì của cô lánh tạm. Nhưng hôm sau, Cao Ước Hàn và đồng bọn tìm ra chỗ ở của Mỹ, hành hung cả hai dì cháu. Gia Câu sau khi nghe được tin, anh lập tức đi tìm Cao Ước Hàn và đồng bọn. Bọn họ đã có một trận ẩu đả khiến Gia Câu một lần nữa bị kỷ luật vì có hành vi quấy rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công dân. Xấu hổ, Gia Câu quyết định rời khỏi lực lượng cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông. Anh cùng với Mỹ chuẩn bị sang Bali du lịch sau sự cố. Khi anh đang ở bàn đăng ký du lịch trong khu mua sắm thì được các đồng nghiệp thông báo nơi này đã bị đặt bom. Với trách nhiệm của một cựu cảnh sát, Gia Câu lập tức giải tán mọi người khỏi nơi nguy hiểm. Khi sếp Lý đến hiện trường thì chẳng thấy gì nên cho rằng Gia Câu đã vượt quá giới hạn của một công dân. Nhưng vài phút sau, toàn bộ khu mua sắm bị nổ tung trong sự bàng hoàng của mọi người. Sau sự kiện trên, Gia Câu được phục hồi hoàn toàn chức vụ và lãnh trách nhiệm giải quyết vụ đánh bom. Trong quá trình điều tra, Gia Câu đã lén cài thiết bị nghe trộm trong công ty sở hữu khu mua sắm và anh biết được thông tin bọn đánh bom đang tống tiền ban giám đốc. Từ đó Gia Câu tìm được một tên trong bọn đánh bom. Tên này bị câm, điếc nhưng võ nghệ cao cường và là một chuyên gia thuốc nổ. Bọn đánh bom biết cảnh sát đang điều tra chúng, mà người dẫn đầu là Gia Câu, nên đã tổ chức đánh bom cơ quan cảnh sát. Bọn chúng đòi tăng tiền chuộc và bắt Mỹ nhằm dụ Gia Câu vào bẫy. Bọn chúng bắt anh phải mang tiền chuộc về cho chúng với người đầy thuốc nổ hòng đối phó với sự ngăn cản từ phía cảnh sát. Sau khi lấy tiền, Gia Câu lái xe đến một đường hầm. Vì không nhận được tín hiệu khi ở trong đường hầm, kíp nổ không hoạt động. Gia Câu tháo chúng ra và đi tìm bọn tội phạm. Cuối cùng sau một trận hỗn chiến với nhóm ba tên đánh bom tống tiền, Gia Câu đã đánh bại bọn chúng và giải cứu bạn gái thành công. -
The Stronghold (2020)
- 0 downloads
"The Stronghold" (2020) là một bộ phim hành động, tâm lý dựa trên những sự kiện có thật. Câu chuyện xoay quanh một nhóm lính đặc nhiệm Pháp trong những năm 2010, khi họ được giao nhiệm vụ bảo vệ một ngôi làng ở Afghanistan khỏi sự tấn công của Taliban. Các nhân vật trong phim không chỉ phải đối mặt với nguy hiểm từ bên ngoài mà còn phải giải quyết những mâu thuẫn nội bộ và sự mệt mỏi tinh thần do áp lực chiến tranh gây ra. Tình huống trở nên căng thẳng khi họ phải tìm cách bảo vệ dân làng, đồng thời duy trì sự đoàn kết trong đội. Phim mang đến một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của những người lính, những quyết định khó khăn mà họ phải đưa ra, và cái giá của chiến tranh. Với sự kết hợp giữa hành động và tâm lý, "The Stronghold" không chỉ đơn thuần là một bộ phim chiến tranh mà còn khám phá những vấn đề nhân văn phức tạp. -
Fallen Angels (1995)
- 0 downloads
Fallen angels (Tên Việt hoá : Đoạ Lạc Thiên Sứ ) là một bộ phim của đạo diễn nổi tiếng người Hồng Kông – Vương Gia Vệ, tác phẩm là mạch chuyện nối tiếp, được phát triển dựa trên tác phẩm Trùng Khánh Sâm Lâm trước đó của ông. Cả hai tác phẩm đều mang về cho Vương Gia Vệ nhiều giải thưởng nhất định tuy nhiên theo góc nhìn cá nhân thì mình thích Đoạ Lạc Thiên Sứ hơn là Trùng Khánh Sâm Lâm. Đoạ Lạc Thiên Sứ là một bộ phim xoay quanh câu chuyện về một sát thủ (Ming – Lê Minh), đối tác của anh ta (Lý Gia Hân) và một doanh nhân kiêm tội phạm (Hà Chí Vũ). Tất cả cuộc sống, nghề nghiệp và tình yêu của họ va chạm và ảnh hưởng lẫn nhau trên những con phố của Hồng Kông mà hầu hết họ không hề hay biết. Phim sử dụng cách kể chuyện song song, hai câu chuyện tưởng chừng riêng biệt nhưng luôn đan xen lẫn nhau tại một thời điểm nhất định. Ming là một sát thủ, lười suy nghĩ, thích hành động khi mọi việc đều đã được sắp xếp. Vẻ ngoài lạnh lùng, sẵn sàng giết người khiến nhiều người lầm tưởng anh vô cảm nhưng bên trong anh luôn mang cho mình một tâm tư, nỗi buồn hơn là sự máu lạnh hay phẫn nộ của một sát thủ. Cô gái đối tác của anh, một cô gái phóng khoáng và hoang dại, dù trong lòng đã thích anh từ lâu nhưng vẫn duy trì một mối quan hệ làm việc rất nghiêm túc với Ming. Cô thường dọn dẹp căn hộ nơi Ming sống, ngồi cùng một chỗ anh hay ngồi tại quán bar anh thường lui tới để có cảm giác được gần anh hơn. Biết được tình cảm của cả cô lẫn cô gái Tóc vàng, mối tình một đêm rất tình cờ của anh, Ming không thể đáp lại tình cảm của cả hai. Anh chấp nhận chọn cuộc đời của một sát thủ, mọi quyết định của anh được lập trình bởi ông chủ của anh, một cuộc sống đơn giản đến mức đơn độc. Câu chuyện thứ 2 về Hà Chí Vũ, một tên tội phạm bị câm từ nhỏ tự lựa chọn cuộc sống cho mình như một doanh nhân. Bị câm cùng với tính cách và một cuộc sống dị biệt đã biến hắn trở thành một kẻ cô đơn. Tình cờ gặp được Charlie (Dương Thái Ni), một cô gái đang trên bờ vực sụp đổ của tình yêu. Kẻ dị biệt tưởng chừng như đã tìm được tình yêu đầu của cuộc đời mình nhưng ai ngờ sau một thời gian gặp lại, Charlie đã có cho mình được một tình yêu mới, bỏ lại một mình Hà Chí Vũ để một lần nữa, anh lại trở thành một kẻ dị biệt sống cuộc sống cô đơn, tự tạo nên hạnh phúc trên những mộng tưởng của bản thân. Xem Đoạ Lạc Thiên Sứ khiến khán giả có thể cảm nhận được chất “ngông” trong phong cách làm phim của Vương Gia Vệ. Một kiệt tác điện ảnh được làm nên từ sự khác biệt, một tác phẩm không sợ khán gỉa của nó. Đối với những ai đã quen thuộc hay là fan của Vương Gia Vệ thì không nói. Nhưng các khán giả, người xem mới sẽ khó có thể tập trung hoặc dễ chán nản với cách kể chuyện tách rời, chậm rãi, hiếm khi xuất hiện các đoạn cao trào. Tuy nhiên đó mới chính là cái hay của phim Vương Gia Vệ khi các nhân vật được kéo lại gần theo một cách chậm rãi thông qua những tình huống tình cờ, tạo nên mạch chuyện đậm chất Vương Gia Vệ. Qua đó, người xem phần nào cảm được nỗi cô đơn, sự dằn vặt trong nội tâm của các nhân vật. Nội dung phim không được truyền tải chủ yếu qua lời thoại mà qua việc đặc tả hành động của các nhân vật. Khiến nhiều khi mình có liên tưởng nó giống một bức tranh hay những bức ảnh được cho chạy liên tục một cách nối tiếp hơn là một bộ phim (thật ra cũng đúng vì phim ngày xưa dùng bánh film để quay). Những nhân vật cũng hiếm khi được đặt chung với nhau. Ngoài cảnh cô gái Tóc Vàng quen ở hàng ăn vui đến phát điên khi Ming che mưa cho cô suốt dọc đường về và ngay tức khắc gào khóc khi Ming nói không thể ở lại bên cô. Hình ảnh Hà Chí Vũ ngửi tóc người anh yêu, cô gái đối tác của Ming tự thoả mãn bản thân trên chiếc giường mà Ming hay nằm là những hình ảnh gây ám ảnh nhất. Phân cảnh Hà Chí Vũ với người cha tuy cũng rất hay và cảm động tuy nhiên mình cảm nhận nó vẫn chưa được đầu tư kỹ lắm kiểu làm vẫn chưa tới nên sau khi xem cũng không để laị ấn tượng mạnh mẽ lắm. Bộ phim có một kết thúc mở, điều này thực sự đánh vào tâm lý của những khán giả có chung độ tuổi với nhân vật trong phim. Mất phương hướng, cảm thấy bế tắc trong việc tìm kiếm hướng đi của bản thân trong tương lai y hệt những nhân vật trong phim. Đồng thời tính giấc nhận ra rằng ai rồi cũng sẽ có thời điểm hạnh phúc, thời điểm chia ly. Ký ức đẹp hay buồn, những nụ cười hay khổ đau, tất cả rồi sẽ đều tan biến như giọt nước mắt trong làn mưa. Điều quan trọng là hãy giữ cho tâm mình bất biến và luôn hướng tới tương lai để truy tìm hạnh phúc. Với thói quen luôn phân tích hay để ý đến những yếu tố khoác ngoài nội dung phim thì phong cách quay phim của Chris Doyle cùng soundtrack của bộ phim cũng đóng góp một phần không nhỏ cho thành công. Những thước phim, khung hình sử dụng lens máy góc rộng, góc quay cận mặt lấy nhân vật làm trung tâm đã tôn hết vẻ đẹp diễn xuất của người diễn. Những hình ảnh sống động, mãnh liệt xong cũng không kém phần ảm đạm, u tối với việc sử dụng ánh sáng yếu, làm nổi bất ánh sáng của ánh đèn đường leo lắt, ánh đèn neon chập chờn của các cửa hiệu, luân chuyển giữa film màu và đen trắng đã tạo nên một kiệt tác điện ảnh đúng nghĩa. -
The Ladykillers (1955)
- 0 downloads
"The Ladykillers" (1955) là một bộ phim hài của đạo diễn Alexander Mackendrick, nổi tiếng với sự kết hợp giữa hài hước và tội phạm. Câu chuyện xoay quanh một băng nhóm tội phạm do giáo sư Marcus Mortimer dẫn đầu, gồm một nhóm bốn tên tội phạm khác. Họ thuê một bà lão dễ tính, bà Wilberforce, sống một mình trong một ngôi nhà ở London, làm nơi ẩn náu cho kế hoạch cướp ngân hàng của mình. Bà Wilberforce không hề nghi ngờ gì về những hoạt động của nhóm tội phạm, nhưng với tính cách hồn hậu và sự ngây thơ của mình, bà lại trở thành trở ngại cho họ. Khi âm mưu cướp ngân hàng diễn ra, những tình huống hài hước và căng thẳng phát sinh, dẫn đến một loạt các sự cố dở khóc dở cười. Phim nổi bật với sự diễn xuất xuất sắc của các diễn viên, đặc biệt là Alec Guinness trong vai giáo sư Mortimer. "The Ladykillers" không chỉ mang lại tiếng cười mà còn chứa đựng những thông điệp về lòng tốt và sự ngây thơ giữa một thế giới tội phạm khắc nghiệt. Phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Anh và được yêu thích qua nhiều thế hệ. -
Basic Instinct (1992)
- 0 downloads
Trong cuốn truyện Film Club có một chi tiết như thế này, anh chàng Jesse khi được bố giới thiệu bộ phim đầu tiên The 400 Blows, đã xem mà không đọng lại cảm xúc gì mấy. Trong khi đó, khi ông bố quyết định chọn bộ phim tiếp theo là Basic Instinct, cậu con đã con một cách say mê, và khi hết phim, cậu chạy vội vào nhà vệ sinh, và bước ra với vẻ mặt rạng rỡ và nói với bố rằng đây là một bộ phim tuyệt đỉnh. Ông bố suy ngẫm trong đầu rằng cậu con nên coi trọng những bộ phim như The 400 Blows hơn, dù rằng phim này đúng là tuyệt vời. Có lẽ ông ấy hàm ý rằng chúng ta nên cố gắng xem qua những bộ phim hay để cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa về nghệ thuật cũng như về nhân văn của nó, chứ đừng để mình bị cuốn hút bởi sự nóng bỏng của những cảnh phim mà rồi mới chú ý đến nó. Truyện phim kể về việc điều tra một vụ án mạng của một nhà đầu tư, ông ta chết trên giường khi đang quan hệ với một ai đó. Và nghi phạm đầu tiên là một nữ nhà văn, người có vẻ như đang có mối quan tâm đặc biệt đến Nick, thanh tra vụ án này. Và từ vụ án, mà nhiều mối liên hệ được lộ ra, liên quan đến rất nhiều người xung quanh Nick, khiến anh ta bắt đầu bối rối. Và như đã nói, bộ phim này cũng rất tuyệt vời, và ông bố đã có một nhận xét như sau: “Nó gợi lên một nỗi khiếp sợ dễ chịu”. Cái hay của bộ phim cũng là ở chỗ đấy. Quả thực, nó dẫn dắt cảm xúc khán giả rất tốt. Bạn hãy tưởng tượng cảnh đầu phim, là một cảnh nóng bỏng, khi một cô gái tóc vàng đang ngồi trên người một người đàn ông và quan hệ với ông ta. Cả hai thân người chuyển động, những tiếng rên la, hai tay người đàn ông được cột vào đầu giường bằng một chiếc khăn lụa Hermes trắng. Thân hình gợi cảm của người phụ nữ sáng trên màn hình. Cô ấy ngửa người ra sau, lộ ra bộ ngực căng tròn. Mọi khung hình sẽ khiến bạn cảm thấy chính mình cũng rạo rực và bị kích thích. Và trong khi đã đẩy người xem lên đỉnh như thế, đột nhiên cô gái tóc vàng lấy ra một đồ dùng để đập đá và đâm liên tiếp vào ông ta, khi còn đang hưng phấn trên giường. Những cái vết thương càng bất ngờ sẽ càng gây đau đớn. Do vậy, người đàn ông khi bị đâm tới tấp, giữa những khoái cảm như thế, và cả bạn, hãy tưởng tượng, khi đang xem một cảnh nóng như thế, đột nhiên có tiếng la, và máu bắn tung tóe. Một từ có thể miêu tả, đó là cứng họng. Chính vì thế, khi đến cảnh nóng nổi tiếng của hai nhân vật chính, những người coi lần đầu tiên sẽ hồi hộp. Họ sẽ vẫn bị cuốn theo hưng phấn của hai nhân vật trên màn ảnh, nhưng với tâm trạng đề phòng, vì không biết liệu anh ta có bị giết hay không. Sharon Stone có vẻ như càng nổi tiếng hơn sau phim này. Phải công nhận rằng cô có thân hình rất đẹp và gợi cảm. Nhưng nếu bạn xem phim bạn cũng sẽ công nhận rằng cô ấy không chỉ có thế. Cô ấy sẽ không được nhắc nhiều đến thế, nếu chỉ vì một cảnh nóng với Michael Douglas, mà còn vì cái cánh cô ấy đối đáp ngang tàng khi lần đầu gặp hai nhân viên cảnh sát, hay cái cách cô ấy tận dụng sức quyến rũ của mình trong phòng hỏi cung. Diễn xuất của Sharon trong phim này không hề tồi, chính nó làm cho nhân vật ấy gợi cảm và tuyệt hơn vẻ ngoài bội lần. Cái gương mặt cô ấy khi ôm Nick vào lòng, sau khi quan hệ với anh ta hẳn có nhiều điều để khen ngợi. Điều đó nhắc nhở các nữ diễn viên rằng các cô cũng nên chú ý đến diễn xuất của mình nhiều như cách các cô quan tâm đến ngoại hình. Có thể các nữ diễn viên sẽ gây sốt, sẽ kéo chân khán giả đến rạp để xem một cảnh hở hang, khoe những đường cong hoàn hảo, có thể sẽ gây được sự tò mò và ấn tượng ban đầu với những thứ ấy. Nhưng một bộ phim dài đến 100 phút, họ sẽ nhanh chóng chán nếu sau đó cô mặc quần áo vào lại và diễn quá tồi. Họ sẽ nhanh chóng quên cô ngay tức khắc trừ khi cô lại có một cảnh hở hang sau đó, còn nếu không họ sẽ đi tìm mua đĩa phim về, tua đi tua lại cái cảnh cô gây chú ý với họ, tận hưởng cái cảm giác đó, không biết nhân vật của cô sẽ sống chết sau đó thế nào, và nhanh chóng đến rạp xem một phim khác nếu có tin tức rằng có một cô đào nóng bỏng hơn sắp sửa làm một trò tương tự… Ngoại hình là lợi thế, là ấn tượng ban đầu, nhưng để giữ chân người xem của bạn mười, hai mươi năm sau, thì phải có kỹ thuật diễn. Mắt xanh tóc vàng rất quyến rũ, nếu bạn biết sử dụng nó. Bộ phim này đã hai mươi năm, nhưng cũng rất đáng để các nhà làm phim trẻ học hỏi. Khung hình, ánh sáng, cảnh quay rất đẹp, chúng để lộ những cơ thể rất hoàn hảo và gợi cảm. Cái cảnh đầu, khi gương mặt cô gái tóc vàng được giấu kín, nó khiến cho người xem lần đầu thấy tò mò, và những người xem lại, vẫn thấy rất mê hoặc. Kịch bản phim gay cấn, tình tiết lộ ra liên tục, anh chàng thanh tra, lúc thì tin chắc rằng cô ta là hung thủ, lúc lại nửa tin nửa ngờ, lúc lại thấy rằng cô ấy hoàn toàn trong sạch. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ khiến cho vài khán giả có thể không theo kịp mạch phim khá rắc rối. Như đã nói, cảnh phim của Michael Douglas và Sharon Stone là một cảnh nóng nổi tiếng. Và người ta cứ bán tín bán nghi rằng hai người ấy diễn giả hay quay thật… Tuy vậy thì phải nói rằng, cảnh này không thừa. Tuy rằng bộ phim này cuốn hút người ta chú ý đến vì nội dung nóng bỏng của nó, nhưng quả thật, nó hay hơn thế, và những cảnh nóng bỏng trong phim không hề thừa. Tôi nghĩ, hoặc là các nhà làm phim học cách dựng nên những cảnh phim vừa nóng mà vừa có dụng ý, hoặc nói thẳng ra bộ phim này nói về tình dục rồi cứ để những cảnh nóng bỏng như thế, còn hơn làm những bộ phim không về tình dục nhưng lại có những cảnh nóng chẳng liên quan gì ngoài mục đích câu khách mà ai cũng thấy rõ… -
The Elephant Man (1980)
- 0 downloads
Người đàn ông mặc chiếc áo trùng đen, đeo mặt nạ trắng giống như một xác ướp muốn che giấu gương mặt của mình, ánh sáng tù mù không đủ soi rõ một thế giới đen tối. Ba từ “The Elephant Man” được thiết kế với phông chữ mà người ta có thể dễ dàng bắt gặp tại biển hiệu những rạp xiếc mua vui cho mọi người. Tôi thích bộ phim này ngay từ tấm poster của nó. Một tấm ảnh đen trắng âm u như một thước phim kinh dị cổ điển, những mảng sáng tối lật mở gợi ra câu chuyện về một bóng ma cô độc trong tòa lâu đài của mình. Người Voi cô độc, nhưng anh không phải một bóng ma. Cũng không có lâu đài nào dành cho anh cả. Nếu chỉ nghe tên, hẳn tôi sẽ nghĩ đến một loạt những Spider man, Batman, X-men, Ant man, Superman và vô vàn các “man” khác. Chắc lại một thể loại siêu anh hùng chiến đấu chống lại thế lực đen tối nhằm cứu lấy thế giới nào đó. Các nhà làm phim Hollywood chưa thấy mệt mỏi với những ý tưởng này sao? Nhưng ngược lại, The Elephant man không kể về một người đàn ông với năng lực siêu nhiên nào hết, nếu có gì đặc biệt về John Merrick, nhân vật chính của tác phẩm, đó chỉ là ở chỗ anh sinh ra đã có cơ thể nhăn nheo phù nề như một con voi. John Merrick, ở khía cạnh nào đó, có lẽ giống như một Erik không biết hát trong Phantom of the opera, hoặc một Quasimodo không sống nơi gác chuông nhà thờ lớn trong Notre-Dame de Paris. Anh là một Erik đơn giản hơn và một Quasimodo dịu dàng hơn. Câu chuyện về anh, vì thế, cũng ít lãng mạn hơn. Thế kỷ 19, nước Anh đang ở thời đại hoàng kim của mình. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai nổ ra đưa Anh quốc trở thành cường quốc số một thế giới bấy giờ. Họ trở thành bá chủ cho tới đầu thế kỷ 20, thậm chí còn có câu “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh.”. Thế nhưng, trong The Elephant man, tất cả những phồn hoa lộng lẫy của kinh đô London trở nên mờ nhạt. Trong lòng thành phố trang lệ dập dìu những bá tước, tiểu thư, có một rạp xiếc mang tên Victorian Freak show, nơi người ta kiếm tiền bằng cách trưng bày những dị nhân với hình hài quái đản. John Merrick là một trong số đó. Bộ phim là một ẩn dụ kinh điển về “sự biến dạng”. Sự biến dạng về hình thức, và sự biến dạng về nhân tính. Đạo diễn David Lynch đặt hai sự biến dạng lên một bàn cân, giữa một bên là John Merrick với những khối u méo mó xẹo xọ như gánh chịu tội lỗi của tạo hóa, và một bên là những kẻ khốn cùng đối xử với anh như một con thú hoang. Chúng không bao giờ hay, anh thuộc cả Kinh thánh. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, tôi nghĩ The Elephant Man sẽ chỉ là một bộ phim hay. Motif quái thú đội lốt người hay ngược lại, người đội lốt quái thú, không phải điều gì mới mẻ trong điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung. Câu hỏi: “Điều gì làm nên một con người?” cũng là câu hỏi triết học từ xa lắc xa lơ, không cần đợi tới David Lynch lên tiếng. Sự thú vị rõ ràng không phải nằm ở câu hỏi, mà nằm ở câu trả lời. The Elephant Man kể về một quái nhân sống trong rạp xiếc được một vị bác sĩ tốt bụng cứu về. Nhưng khi màn cảnh rạp xiếc Victorian Freak Show khép lại, thì lại có một rạp xiếc khác mở ra: một rạp xiếc của xã hội. Lòng tốt của vợ chồng bác sĩ Treves, sự khả ái của bà Kendall, thậm chí sự phóng khoáng của nữ hoàng Victoria, chúng ta đều không thể phủ nhận. Nhưng dường như, ngay cả cái gọi là “lòng tốt” cũng chỉ là một show diễn, điều mà bác sĩ Treves đã đau đớn tự hỏi mình : “Tôi là một người tốt? Hay là một kẻ xấu?” . Ông đưa John Merrick trở về cuộc sống bình thường, song việc làm ấy liệu có phải là đúng đắn? Ông không như lão Bytes bắt John phải diễn trò, nhưng một cách tự nhiên, John trở thành trò cho công chúng thượng lưu quan tâm, và ông thì nhận được sự tán tụng. Dường như trong từng phân cảnh của bộ phim, đều có một kẻ đóng vai diễn viên trưng diện và một kẻ đóng vai khán giả ngắm nhìn. Vậy thì, liệu chăng muốn-trưng-bày-một-điều-gì-đó có phải cái làm nên một con người? Nếu không còn gì để trưng ra nữa, màn kịch sẽ kết thúc, đến khi ấy chúng ta có còn là một con người nữa không? Gần 400 năm trước, William Shakespeare từng viết ra một mệnh đề: “Cả thế giới là một sân khấu. Tất cả chúng ta đều là những diễn viên.”. Chưa bao giờ tôi thấy nó đúng hơn thế. Dù là người tốt như bác sĩ Treves hay kẻ xấu như lão Bytes, cuối cùng họ cũng chỉ đang diễn một vai nào đó trong cuộc đời. Với những nhân vật trong The Elephant Man, khán giả là chúng ta. Vậy với chúng ta, khán giả là ai? Có bao giờ đột nhiên chúng ta nghe tiếng vỗ tay tán thưởng và nhận ra, tất cả chỉ là một màn kịch ai đó dựng nên, đã đến hồi kết rồi và chúng ta bơ vơ còn lại một mình trên sân khấu. Đáng buồn thay, khi chúng ta thôi không diễn nữa, cũng là lúc chúng ta đánh mất mối liên hệ với cuộc đời. Có một cảnh phim mà tôi đã phải xem đi xem lại, đầu tiên chỉ bởi không hiểu tại sao đến đoạn đó thì mạng load rất chậm, đó là cảnh những kẻ cùng khổ giúp John trốn thoát khỏi chiếc cũi sắt, và đưa anh ra bến tàu trở về Anh quốc. Sau đó, tại nhà ga ở Liverpool, anh bị một lũ trẻ trêu chọc nên khi chạy trốn, anh vô ý làm ngã một bé gái. Một đám đông hỗn tạp và điên khùng đã đuổi theo anh như một bầy linh cẩu hung hăng xâu xé, dồn anh tới góc tường. John thốt lên, với giọng nói ngọng nghịu và tuyệt vọng bởi những biến dạng nơi cơ mặt: Bác sĩ Treves từng nói mơ ước duy nhất của anh chỉ là có thể ngủ một giấc an yên như mọi người nhưng không thể vì nếu anh nằm xuống, khối u sẽ đè khiến cho anh không thở được. Vậy nhưng, ở cảnh cuối phim, John Merrick đã quyết định nằm xuống, ngủ một giấc thật ngon, chắc là sẽ không bao giờ dậy nữa. Anh chấp nhận cái chết để một lần được ngủ như một người bình thường. Khao khát làm người, đó mới là biểu hiện nhân tính nhất có thể ở một con người, chứ không phải điều gì khác. Nhân nói về nhân vật bác sĩ Trevors, đây có lẽ là nhân vật tôi yêu thích nhất phim. Người thủ vai diễn này là Anthony Hopkins, người sau đó đã đoạt giải Oscar cho vai nam chính xuất sắc nhất với chỉ vỏn vẻn 16 phút xuất hiện trong Silence of the lambs (Sự im lặng của bầy cừu). Tôi đã xem Silence of the lambs từ rất lâu về trước. Tất cả những gì xuất sắc của bộ phim ấy, đối với tôi, đều bị lu mờ hoàn toàn dưới ánh mắt lạnh như một mũi dao vừa hào hoa, vừa bỡn cợt, vừa tàn nhẫn của nhân vật bác sĩ tâm thần ăn thịt người Hannibal Lector. Ấy vậy mà, trong The Elephant Man, tôi suýt nữa đã không nhận ra người thủ vai bác sĩ Hannibal với người thủ vai bác sĩ Treves là một, không phải bởi ngày ấy ông còn trẻ, mà bởi đôi mắt của ông lúc này quá đỗi dịu dàng, nhân từ, hoàn toàn trái ngược với nỗi ám ảnh kinh dị của kẻ khát máu. Nghe nói 50 năm trước ông đã soạn ra bản nhạc And The Waltz Goes On nổi tiếng với tiếng violin của André Rieu. Tôi thực sự bối rối khi nghĩ về con người này, rốt cuộc thì, Anthony Hopkins, ông là ai? Có thể đơn giản chỉ là, ông là một thiên tài. Và tôi thực sự thích ông. Quay trở lại câu chuyện về John Merrick, anh ta có lẽ giống với Quasimodo hiện đại hơn là một Erik. Anh ước muốn làm ra mô hình về Nhà Thờ Lớn. Một kẻ dường như bị Chúa ruồng bỏ, nhưng hơn ai hết, anh tin vào Chúa. Tôi nghĩ có lẽ John thậm chí còn chưa từng bước một chân vào Nhà thờ, nơi chắc chắn sẽ có những kẻ nhìn anh như một quái thú và xua đuổi anh. Anh chỉ có thể nâng niu một Nhà thờ lớn thu nhỏ trước khi nằm lên giường và ngủ một giấc ngàn thu. Dẫu sao, không ai nói rằng chúng ta chỉ có thể tương liên với Chúa khi đứng trước cây thánh giá nghe Cha xứ rửa tội. Tình yêu của Chúa rộng lớn hơn thế rất nhiều. “Không bao giờ, không bao giờ, sẽ chẳng có thứ gì chết đi. Dòng nước vẫn chảy, ngọn gió vẫn thổi. Mây vẫn trôi và con tim vẫn cất lên nhịp đập. Sẽ chẳng có thứ gì chết đi cả.”. John Merrick – Người Voi có thể không phải một siêu anh hùng, nhưng hơn thế, như bà Kendall đã nói, anh chính là chàng Romeo, chàng Romeo trong hình hài xấu xí giữa một thế giới điên cuồng. Chàng Romeo ấy nói: Tôi biết tôi được yêu thương. Và vở kịch hạ màn. Tôi nghĩ đó là một kết thúc có hậu. Đã lâu rồi tôi chưa xem một bộ phim chính kịch với kết thúc có hậu. Cảm giác thật dễ chịu. -
The Great Silence (1968)
- 0 downloads
Câu chuyện diễn ra vào những năm 1890 ở Utah, nơi một nhóm băng đảng tội phạm khét tiếng đang hoành hành. Nhân vật chính, Silence, là một thợ săn tiền thưởng câm, được biết đến với khả năng chiến đấu xuất sắc và sự lạnh lùng. Silence đến thị trấn để tìm kiếm công lý cho cái chết của một người bạn. Trong khi đó, băng đảng tội phạm đang tìm cách tiêu diệt những người mà họ coi là mối đe dọa cho quyền lực của mình. Phim thể hiện sự đối đầu giữa Silence và băng đảng này, cùng với các chủ đề về sự trả thù, công lý và những khía cạnh tăm tối của con người. Điểm nổi bật của phim là cách nó phá vỡ các khuôn mẫu thông thường của thể loại cao bồi, với một cái kết bi thảm và những hình ảnh đầy ấn tượng, tạo nên một bầu không khí u ám và sâu sắc. "The Great Silence" đã trở thành một tác phẩm kinh điển, được đánh giá cao về nghệ thuật điện ảnh và thông điệp xã hội. -
Chungking Express (1994)
- 0 downloads
Xếp thứ 17 trong danh sách phim hay nhất mọi đại do tạp chí Time bình chọn, “Trùng Khánh Sâm Lâm” là một trong những bộ phim quyến rũ và ám ảnh nhất về nỗi cô đơn. Nhạc dồn dập theo nhịp tiết tấu nhanh, máy quay lia ngẫu hứng bằng những chuyển động chao đảo, hình ảnh nhòe mờ, rung giật, các chuyển động đứt nối, những gương mặt vô hồn lướt qua khuôn hình và lao vào những khu ngõ hẻm của thành phố không ngủ về đêm. Vương Gia Vệ đưa người xem nhập cuộc với một cơn thôi miên bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh như thế. Tưởng như ta vừa nhấp ngụm rượu đầu tiên trong một đêm không ngủ, hơi nồng và gắt vừa bất ngờ sộc lên mũi, cơn say vừa chớm, thì bộ phim bắt đầu… “Chúng ta giáp mặt những người khác hàng ngày. Chúng ta có thể không biết nhau… nhưng chúng ta có thể trở thành bạn tốt một ngày nào đó”. Lời dẫn đó gợi mở ra những cuộc gặp gỡ đầy ngẫu hứng của các nhân vật trong phim. 223 là một cảnh sát thất tình, có sở thích sưu tập những hộp dứa hết hạn vào ngày 1/5 (sinh nhật anh). Anh quyết định sẽ yêu người phụ nữ bất kỳ đầu tiên bước vào quán rượu anh ngồi. 663 là một cảnh sát khác, cũng thất bại trong tình yêu đã quyết định bỏ nghề, mua lại một quán đồ ăn nhanh và chờ đợi lời hẹn của cô gái bí ẩn về “giấc mơ California”. Bộ phim được kéo dài bởi hai câu chuyện, hai mối quan hệ mà cho đến cuối cùng, khó có thể chắc rằng đó là tình yêu. Nhưng trên chính trạng thái lơ lửng đó, họ đã chạm vào nhau, đồng thời chạm vào tận cùng nỗi cô đơn không lời. Lối kể chuyện đặc biệt và đầy ngẫu hứng của Vương Gia Vệ có thể sẽ là một thử thách đối với người xem khi câu chuyện này chưa đi qua, câu chuyện khác đã đến. Nhưng cũng chính vì thế mà dù nhập cuộc ở bất cứ đoạn nào của bộ phim, chúng ta vẫn có thể thưởng thức và nhấm nháp một cơn say chếnh choáng kéo dài bất tận dư vị của nỗi cô đơn. Chungking Express của Vương Gia Vệ không chỉ là một câu chuyện nhiều trăn trở trong cảm thức của con người hiện đại. Hơn hết, đó còn là một cuộc chơi tài hoa bằng ngôn ngữ điện ảnh của đạo diễn họ Vương. Với hai thế giới đối lập, một đông đúc, ồn ào và một trống trải, tĩnh lặng; Vương Gia Vệ đã phác họa nên những khuôn mặt khác nhau của Hong Kong những năm 1990. Nếu như thế giới thứ nhất – thế giới ngầm với ma tuý, gái điếm, rượu, thuốc phiện trong những nhà thổ về đêm, chủ yếu được quay với nhịp phim nhanh, chuyển động máy liên tục, cắt cảnh và chuyển cảnh dứt khoát thì ở thế giới thứ hai, không gian và thời gian dường như được kéo dài ra vô tận. Đó là căn phòng khách sạn quá rộng dành cho hai người, là bóng đêm lạnh lùng quanh chân người cảnh sát đứng gác, là căn hộ cũ kỹ và ẩm mốc sau những cuộc yêu đương. Để cho các nhân vật mang số hiệu thay vì tên riêng, mang kính đen để giấu đi một khuôn mặt thật, Vương Gia Vệ đã chủ ý khắc họa chân dung đám đông trong thành phố ồn ào, náo nhiệt của mình. Nhân vật chính của bộ phim không phải bất kỳ một con người cụ thể nào mà chính là bản thân thành phố này, như chính đạo diễn Vương Gia Vệ từng tâm sự. Họ có thể xuất thân khác nhau, làm nghề khác nhau nhưng dưới thế giới ngầm của thành phố, giữa rượu, ma túy, thuốc phiện; họ đều trở thành những con rối lạnh lùng đi qua màn hình, tuyệt nhiên không cảm xúc. Chúng ta bắt gặp một thành phố hừng hực khí thế về đêm qua những bàn tay thoăn thoắt đếm tiền, những cánh cửa nhà chứa mở ra, khép vào nườm nượp, những đôi giày đủ loại đan nhau qua những con hẻm tối. Đó là cuộc sống hối hả đang trôi đi và con người đôi khi mắc kẹt với nỗi cô đơn của chính mình ở một góc nào đó. Những ảo giác hình ảnh trong bộ phim không chỉ được tạo bởi hiệu ứng tua nhanh hay chậm, những chuyển động máy bất ngờ, ngẫu hứng mà còn bởi những khuôn hình độc đáo và tài hoa. Những khuôn hình cắt làm đôi, làm ba; góc quay lộn ngược 180 độ hay những vòng quay đảo trục bất ngờ của máy quay tiếp tục mang đến những trải nghiệm hình ảnh thú vị cho khán giả. Đặc biệt, Vương Gia Vệ đã sử dụng tấm gương như một đạo cụ đắc lực để soi chiếu và khắc họa sắc nét gương mặt của con người hiện đại. Đằng sau những bộ trang phục điệu đà, kiểu cách; khi soi vào tấm gương như một nhát cắt lạnh lùng giữa khuôn hình, các nhân vật vẫn bắt gặp mình trần trụi dưới cái bóng của sự cô đơn. Cùng với lối phân thân bằng hình ảnh đó, hình thức phân thân để độc thoại nội tâm cũng là một thủ pháp khác mà đạo diễn họ Vương dùng để khắc hoạ chân dung nỗi cô đơn trong phim. Mỗi lời bộc bạch về tình yêu, về niềm tin và ước mơ sẽ dẫn dắt người xem đến với mỗi câu chuyện cụ thể, về một chàng trai thích ăn dứa, một cô gái sợ bị tổn thương hay một kẻ si tình bị phản bội. Nếu không phải là tự nói với mình, các nhân vật hầu như chọn cách im lặng để lấp đầy những khoảng trống trong nhau. Họ có thể bên nhau một đêm không nói, không làm tình hay có thể im lặng đợi chờ một lời hẹn. Nhưng ở tột cùng của im lặng đó, họ tìm thấy nhau trong tiếng gọi yếu ớt của niềm đồng điệu, của tình yêu thương. Sự nhập vai và diễn xuất ăn ý của dàn diễn viên cũng là một yếu tố quan trọng khác góp phần làm nên thành công của Chungking Express. Lâm Thanh Hà với mái tóc vàng tân thời và cặp kính đen bí ẩn, hiện đại trở thành một đối cực hoàn hảo với Vương Phi trong mái tóc ngắn cùng nét hồn nhiên, tinh nghịch. Cùng với đó, 223 và 663 làm nên hai hình ảnh người đàn ông đa tình và thất tình đáng yêu theo những cách khác nhau. Ở 223 (Kim Thành Vũ) là vẻ chân thành, đáng thương đến tội nghiệp toát lên từ đôi mắt rầu rầu lúc nào cũng như vừa cạn nước mắt. Trong khi đó, 663 (Lương Triều Vỹ) lại là vẻ quyến rũ, mê hoặc khó cưỡng của một người đàn ông với đôi mắt nồng nàn. Tất cả làm nên những màu sắc sinh động khác nhau trong bức tranh Trùng Khánh Sâm Lâm qua cách nhìn của Vương Gia Vệ. Sẽ thật khó để kể lại câu chuyện trong Chungking Express rằng nó bắt đầu từ đâu, diễn ra khi nào, kết thúc ra sao… Chỉ biết rằng khi mở bộ phim ra ở bất cứ trường đoạn nào, chúng ta cũng sẽ bắt gặp những khuôn hình độc đáo, những góc máy đầy thách thức và cá tính của Vương Gia Vệ. Cũng như đi về phía nào của khu rừng Trùng Khánh, chúng ta cũng va phải nỗi cô đơn. Tuy nhiên, hướng chuyển động của bộ phim cuối cùng vẫn là từ đêm tối ra ánh sáng, từ những khu ổ chuột nhếch nhác ra những căn hộ trên cao với khung cửa sổ ngập nắng ngày đẹp trời. Khi cô gái dọn dẹp và hong khô những bụi bặm trong căn nhà mốc meo kỷ niệm của anh cảnh sát thất tình xong cũng là khi cô quyết định ra đi để chuẩn bị cho tương lai tinh tươm và sáng sủa của mình. Bộ phim kết thúc khi hai người chỉ vừa kịp tìm thấy nhau, chưa có một lời yêu nào được thổ lộ. Và khán giả vội vàng muốn xem lại, để lần dở lại câu chuyện từ đầu, truy tận cùng ngọn nguồn nỗi cô đơn rồi biết chăng gặp mình ở đâu đó… -
A River Runs Through It (1992)
- 0 downloads
Ngày 9/10/1992, bộ phim Nơi dòng sông chảy qua (A River Runs Through It) ra rạp tại Mỹ và tạo tiếng vang lớn, đặc biệt với diễn xuất ấn tượng của Brad Pitt trong vai chính điện ảnh đầu tiên của anh - Paul. Phim được chuyển thể từ cuốn sách nổi tiếng cùng tên của nhà văn Norman Maclean, kể về hai người con trai của một mục sư gốc Scotland lớn lên ở vùng nông thôn phía tây bang Montana. Đây cũng là một sự nối tiếp thành công trong sự nghiệp của đạo diễn Robert Redford sau các giải Oscar cho Ordinary People (Người bình thường) và The Milagro Beanfield War (Cuộc chiến bãi đậu Milagro). “Bản giao hưởng của ánh sáng và dòng sông” Lấy bối cảnh vùng nông thôn Montana giữa những năm 1910 và 1935, phim tái hiện cuộc sống của hai anh em Norman và Paul (Craig Sheffer và Brad Pitt) - những người đàn ông có đức tính ngay thẳng, mạnh mẽ được nuôi dạy bởi người cha nghiêm khắc (Tom Skerritt thủ vai) và người mẹ kiêu hãnh (do Brenda Blethyn đảm nhiệm). Xuất phát điểm đó đã khiến anh em nhà Maclean khó lòng thừa nhận sự yếu đuối hay bộc lộ thứ người ta gọi là cảm xúc. Họ dường như chỉ có thể thể hiện sự thân thiết khi người cha và hai con trai đến sông Big Blackfoot - nơi hợp lưu của các con sông đầy cá hồi ở miền tây bang Montana tươi đẹp - để chia sẻ niềm yêu thích câu cá, một niềm đam mê giống như thiền định đối với họ. Sự thân thiết được mô tả một cách thú vị bằng hình ảnh: vung cần theo nhịp 4 của âm nhạc từ góc 10 giờ đến góc hai giờ và người cha “sẽ không cho phép ai không biết câu cá dám “làm nhục” cá bằng cách câu chúng”. Không còn là câu cá nữa, mà đó là một thứ nghệ thuật thực thụ. Và thời gian cũng trôi qua như dòng chảy của con sông, hai anh em quyết định đi theo những con đường khác nhau. Norman lớn tuổi hơn, nghiêm túc hơn, thừa hưởng chính tình yêu với ngôn từ của cha mình, trở thành một giáo sư tiếng Anh; trong khi Paul tự do, lôi cuốn, trở thành một người viết báo thành công, đồng thời là kiểu người hay giao du với các phần tử sai trái. Redford đã lựa chọn diễn viên hết sức tinh tế, như thể không ai ngoài Craig Sheffer và Brad Pitt phù hợp với các vai diễn đó. Nếu Sheffer thể hiện trí thông minh trầm lặng, có kiểm soát thì chàng diễn viên trẻ đẹp trai Brad Pitt tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh đầy tinh nghịch, mang những nét tương đồng của Paul, người em trong câu chuyện. Trong vai trò đạo diễn, Redford đã chỉ đạo bộ phim với sự duyên dáng, uyển chuyển hiếm có và rất ăn ý với Philippe Rousselot - đạo diễn hình ảnh từng được đề cử Oscar - để từ đó tạo thành một bộ phim xuất chúng, ghi lại bầu không khí bình dị, đẫm ánh sáng từ ký ức thời thơ ấu của Maclean. Ngay cả những phân cảnh câu cá bằng mồi giả, tưởng như không có gì thú vị, khi lên phim cũng mang không khí vô cùng kỳ diệu, đẹp như một bản giao hưởng của ánh sáng và dòng sông. "Chừng nào cá vẫn còn bơi thì sách Nơi dòng sông chảy qua vẫn còn được in” “Đó là một trong những câu chuyện hiếm hoi thật sự vĩ đại về tính phúng dụ, tính bi ai và chất hồi ký trong văn học Mỹ; quá mạnh mẽ và rộng lớn về tính biểu trưng, sự hối tiếc về thời gian đã mất và người em đã khuất, về cái chết của con người và ý thức về cái đẹp, đến nỗi nó trở thành một phần của những trải nghiệm cuộc đời của người đọc và trở nên không thể nào quên”, Annie Proulx, nữ nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Brokeback Mountain, đã viết trong lời giới thiệu về cuốn sách và bà nói thêm: “Norman Maclean mất năm 1990 nhưng trong lòng hàng trăm ngàn độc giả, ông vẫn còn sống mãi. Chừng nào cá vẫn còn bơi thì sách vẫn còn được in”. Norman Maclean (1902-1990) bắt đầu viết A River Runs Through It lúc ông đã ngoài 70 tuổi, nghỉ hưu sau thời gian giảng dạy ngôn ngữ Anh tại Đại học Chicago. Ông viết sách này với sự khích lệ lớn từ hai người con và đặc biệt từ lời nói ám ảnh lúc cuối đời của cha ông: “Norman, một ngày nào đó, con hãy kể cho con cháu nghe chuyện về gia đình mình nhưng chỉ khi nào con hiểu được chuyện xảy ra và lý do của nó”. Cuốn sách duy nhất Norman Maclean xuất bản trong đời, A River Runs Through It, đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất và đạt vị trí vĩnh viễn trong danh mục sách kinh điển của văn học Mỹ. Vào năm 1977, cuốn sách này còn nhận được đề cử cho giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết hay nhất. Sự tương đồng giữa câu chuyện của Norman với “di sản Scotland-Ireland” chính là điều thôi thúc đạo diễn Redford đến với tác phẩm. “Cuốn sách này là một phần cuộc đời tôi trước khi tôi đọc nó. Tôi quan tâm đến rất nhiều yếu tố của nó: thời gian, ký ức, tình yêu, sự hiểu biết, sự gắn kết, vai trò của thiên nhiên và cách nó định hình cuộc sống của chúng ta” - Redford nói. Thông qua việc gặp gỡ và trò chuyện với tác giả cuốn sách cũng như đọc những bức thư mà tác giả viết trong nhiều thập kỷ cho người vợ, Redford đã chèn thêm vào phim các chi tiết về cuộc sống của Norman mà nhà văn đã không đề cập trong sách. Đạo diễn cũng sử dụng thủ pháp tự sự để giữ lại cách kể chuyện tài tình của tác giả cuốn sách cho bộ phim. Sự lựa chọn ngỡ phi lý nhưng lại hiệu quả đến mức khó tin. Với Brad Pitt, đó còn là sự lựa chọn đầy cảm kích vì bộ phim như thể mang anh trở về thời niên thiếu mà anh đã đánh mất, nơi những người đàn ông trong gia đình vô cùng kiệm lời và “hoàn toàn có thể yêu thương nhau mà không cần hoàn toàn hiểu nhau”. Sau phim, hễ có thời gian rảnh rỗi, Pitt lại rời Los Angeles về miền tây Montana, nơi anh cảm thấy yên bình. Sau gần 30 năm, bộ phim đã vượt ra ngoài biên giới văn hóa Mỹ với câu hỏi thống thiết về tình yêu thương trong bối cảnh thế giới tràn ngập bất trắc. Làm thế nào để giúp đỡ một ai đó? Làm thế nào để yêu cầu được giúp đỡ? Người ta cho đi phần nào của bản thân? Tất cả cuộn thành một câu hỏi lớn về tình yêu thương, sự giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau. Liệu có thể yêu thương hoàn toàn một ai đó mà không cần hiểu rõ họ? Vượt ra ngoài câu chuyện về gia đình Maclean, bộ phim sẽ làm thay đổi chúng ta mãi mãi sau khi xem. -
Christiane F. (1981)
- 0 downloads
Christiane F. là một bộ phim được ra mắt vào năm 1981 và được chuyển thể từ cuốn tự truyện Wir Kinder vom Bahnhof Zoo (We Children from Zoo Station) do chính tay Christiane F. viết. Phim kể về thời niên thiếu của Christiane F., cô sinh ra và lớn lên tại Tây Berlin. Năm 13 tuổi, Christiane dần trở nên chán nản với cuộc sống của mình, vậy nên cô đã bắt đầu lẻn vào hộp đêm Sound để tìm đến những điều mới lạ. Có điều, Christiane không hề ngờ rằng đây chính là ngã rẽ định mệnh trong cuộc đời cô. Tại đây Christiane gặp được Detlev, một chàng trai trạc tuổi cô và sau này trở thành bạn trai cô. Anh dẫn Christiane F đi làm quen với nhóm bạn của mình, và họ vốn dĩ là một băng nhóm bất hảo gồm những thành phần nghiện ma tuý. Để có thể được gần gũi hơn với Detlev, cô bắt đầu tham gia vào việc sử dụng ma tuý, từ những viên thuốc lắc, cho đến LSD, và sau một buổi concert của David Bowie, cô bắt đầu sử dụng heroin. Cho đến năm 14 tuổi, cô đã trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào heroin. Christiane F. cũng tham gia vào những hoạt động mại dâm để có tiền mua thuốc. Cứ thế, Christiane F. tiếp tục sống cuộc đời vô định và đầy bi kịch của mình. Xuyên suốt bộ phim, người xem có thể thấy được những khung cảnh hết sức trần trụi, đầy ám ảnh và u sầu. Những cảnh tượng về cuộc đời của một con nghiện ma tuý và Tây Berlin giữa những năm 70 đều được khắc hoạ vô cùng chân thực. Hình ảnh những kẻ nghiện hút la liệt khắp đường hầm nhà ga Zoo, những nhà vệ sinh công cộng phủ đầy kim tiêm, máu, nước tiểu và bãi nôn; quá trình tiêm chích heroin, hay thậm chí cả những cơn sốc thuốc đều được đưa lên màn ảnh nhỏ. Thật khó để kìm nén sự thổn thức khi chứng kiến những mảnh đời trẻ với tương lai đầy xán lạn, với những tiềm năng chưa được khai thác hết bị chôn vùi và tàn phá bởi heroin. Mặc dù bộ phim và cuốn sách được ra đời như một lời cảnh tình cho thế hệ trẻ Berlin nói riêng và nước Đức nói chung về tác hại của heroin, song nó lại có phần phản tác dụng khi những thành thiếu niên này lại mong ước được sống và trải nghiệm một cuộc đời như Christiane F. Thoạt nghe thì đây là một hành vi hết sức ngu ngốc, thế nhưng nó cũng đáng báo động về tình trạng chất lượng cuộc sống tại Tây Berlin thời bấy giờ, khiến nhiều người trẻ chỉ muốn rũ bỏ cuộc sống của mình và dấn thân vào con đường tự hoại. Ngoài ra, nhiều diễn viên quần chúng trẻ trong bộ phim đều là những người nghiện thật sống tại Berlin. Bên cạnh đó, vào năm 2013, Christiane F. (51 tuổi) từng chia sẻ với tờ Vice rằng cô chưa bao giờ có ý định từ bỏ ma tuý, cô chỉ đơn thuần sống một cuộc đời khác với mọi người, và chẳng có lý do gì để mà phải dừng lại. Christiane F. cũng đổ lỗi cho việc bộ phim đã rút ngắn quãng đời sống của cô, vì nếu như không nhận được tiền bản quyền từ bộ phim, cô tin rằng bây giờ mình đã có thể cai được ma tuý và sống trong hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Mặc dù mình không thể tìm thấy được thông tin gì mới hơn về cuộc sống hiện tại của Christiane F., xong có lẽ cũng chẳng sai khi phỏng đoán rằng cô vẫn đang bế tắc tại con đường mòn nghiệp hút đấy. P/s: Với một quốc gia thắt chặt luật về phòng chống ma tuý như Việt Nam thì mình tin rằng các bạn trẻ có đủ khả năng nhận thức để tự phán đoán đúng sai, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng phim có ảnh hưởng rất lớn tới người xem, vậy nên hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi coi Christiane F. -
2046 (2004)
- 0 downloads
Sau hơn bốn năm bị trì hoãn, bộ phim 2046 tiếp nối tác phẩm thành công trước đó của Vương Gia Vệ tựa đề In The Mood For Love cũng có dịp ra mắt khán giả vào năm 2004. 2046 là câu chuyện về một nhà văn từ giã năm 2046 để trở về quá khứ. Về Hong Kong những năm sáu mươi anh lại tiếp tục viết để kiếm kế sinh nhai, viết để tồn tại, để sống với tương lai năm 2046 và tưởng nhớ quá khứ. Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống xung quanh anh, những người đàn bà anh gặp gỡ và quan sát. Cuốn tiểu thuyết với kết cấu đan xen giữa thực và ảo, bị xáo trộn giữa những con người sống ở thập niên 60 trong cơn binh biến và viễn cảnh của một cuộc sống trong năm 2046.review-2046-1 2046 là một phim về cái đẹp, mà cái đẹp thường phảng phất những ẩn ức trầm buồn. Vì vậy khán giả có thể gọi 2046 là một nỗi buồn đẹp đẽ của tình yêu. Một bài ca mang tên Ký Ức Bất luận mang trên mình thân phận gì, các nhân vật trong phim của Vương Gia Vệ đều có những ám ảnh về quá khứ. Những con người trong 2046 đều có những trăn trở và dằn vặt riêng, từ đó tạo nên những mối bất an không bao giờ dứt. Họ mang trong mình những câu hỏi dai dẳng về tình yêu: anh ấy có yêu tôi không, cô ấy có yêu tôi không, em sẽ đi theo anh chứ, ở lại với em đêm nay nhé… nhưng tuyệt nhiên không hề có câu trả lời. Không trả lời vì không muốn thừa nhận. Không trả lời vì không muốn tổn thương, và không trả lời đơn giản vì… không yêu. Mỗi câu hỏi như một vết kim châm cứa vào lòng nhân vật, để từ những đau đớn âm ỉ đó, họ lại lội ngược dòng tìm về quá khứ, lục tung trong mớ ký ức ấy hình hài của người yêu dấu. Câu hỏi thì nhiều nhưng câu trả lời chỉ có một: sự im lặng. Và họ mắc kẹt trong sự im lặng đó, cũng là khởi nguồn của hành trình đi tìm ký ức. Không từ bỏ được quá khứ, họ mãi là những con chim không có chân chao liệng trong tuyệt vọng trên bầu trời để tìm quên, như lời của Lulu khi nhắc về người tình cô yêu nhất. Không từ bỏ được quá khứ, họ mãi là người tụt lại, ôm ấp những hình ảnh của ký ức dù chẳng bao giờ có thể gây dựng lại được. Họ như những chiếc hộp lưu cữu ký ức, mang ký ức ra nhìn ngắm, và đau đớn. Trong Đông Tà Tây Độc của Vương Gia Vệ, có một lời thoại rất trùng khớp với chủ đề của 2046: ”Cô ấy nói gốc rễ vấn đề của đàn ông là ký ức. Không có quá khứ, mỗi ngày là một sự khởi đầu mới”. Nếu không có ký ức sẽ không có đoàn tàu mang số hiệu 2046 chở hành khách về lại quá khứ. Nếu không có ký ức, con người chỉ có những cuộc hành trình một chiều tịnh tiến về phía tương lai, vui tươi và tràn đầy lạc quan, hy vọng. Nhưng lòng người thường nặng trĩu vì những điều đã qua: Tĩnh Văn mãi dùng dằng, không bao giờ dứt khoát được với mối tình tuyệt vọng của anh chàng Nhật Bản, cô yêu anh nhưng không bao giờ dám chống đối lại cha; nhà văn Châu Mộ Văn tìm quên trên cơ thể đàn bà, nhưng làm sao anh có thể quên được hình ảnh của Tô Lệ Trân, người anh yêu nhưng không thể đạt được; anh chàng người Nhật trên toa tàu viễn tưởng ấy đem lòng yêu cô gái ro-bot có hình hài giống với người con gái mình yêu, nghĩa là anh cũng chưa từng thoát được những xúc tu của ký ức. Trên hành trình đi tìm thân phận của chính mình, họ tạo nên ký ức – một chất kết dính ràng buộc quá khứ và tương lai. Dù ở trong thời điểm nào của cuộc đời, thứ ám ảnh họ nhất vẫn là ký ức. Ký ức đóng một vai trò quan trọng trong các phim của Vương Gia Vệ và được biểu đạt ở mức cao cấp nhất qua cảm xúc nhân vật. Những tình yêu không được vọng đáp, những mơ ước và hy vọng của kẻ đang yêu bị cản ngăn hoặc biến dạng… tất cả đều được lột tả tài tình qua cách diễn xuất chuyên nghiệp, đầy xúc cảm của dàn diễn viên nổi tiếng. Tuy vẫn thường xuyên bị so sánh với người anh em In The Mood For Love trước đó, nhưng tựu trung 2046vẫn là một kiệt tác độc lập xứng đáng được ghi nhớ và tưởng thưởng của đạo diễn Vương Gia Vệ. Kiệt tác nhạc phim Hiếm có bộ phim nào mà âm nhạc lại được sử dụng một cách tài tình và điêu luyện như trong 2046. Vì tốn nhiều thời gian để trau chuốt thêm phần nhạc phim nên phải đến bốn năm phim mới đến được với khán giả. Mỗi thước phim, mỗi tình huống, cử động của nhân vật dường như gợi cảm hơn nhờ âm nhạc. 20 bài hát được sắp đặt gọn gàng và sử dụng xuyên suốt bộ phim, tạo điểm nhấn trong các tiến triển cảm xúc của nhân vật. Nổi bật nhất là bản nhạc không lời Adagio của nhóm Secret Garden được tái lặp nhiều lần trong phim. Dường như âm nhạc đã trở thành một cốt cách không thể thiếu trong phim Vương Gia Vệ, điều này đã được kiểm chứng từ phim trước đó là In The Mood For Love. Ở 2046, nhiều bản nhạc nổi tiếng được sử dụng như Siboney, Sway, Julien Et Barbara, The Chrismast song, Polonaise, Perfidia, Lost, Adagio, Decision… khiến khán giả không khỏi thổn thức và rung động trước những giai điệu say đắm. Âm nhạc được lồng ghép vào các phân cảnh rất hợp lý, tạo nên một không gian dễ chịu, êm ái nhưng cũng trĩu năng suy tư. Những nốt nhạc bổng trầm lột tả tâm trạng bồn chồn, lo lắng, day dứt của những người đang yêu, trăn trở vì tình yêu. Tiếng viloin tha thiết và điệu rumba dàn trải của bản 2046 Maintheme mang đến một bầu không khí trầm tĩnh, đẹp đẽ nhưng cũng nhiều vấn nghi của tâm trạng những người đang kiệt quệ vì yêu. Có thể nói, âm nhạc là một trong những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của phim. Kỹ thuật dựng phim điêu luyện Kỹ thuật quay phim được sử dụng trong 2046 cũng là một yếu tố đáng bàn. Vương Gia Vệ thường sử dụng ống kính tĩnh, góc máy xa, không cận, thường bị che khuất bởi vật thể tạo cảm giác như người xem đang nhìn trộm vào thế giới của nhân vật, đứng ở ngoài dõi theo từng tình huống, biểu đạt cảm xúc của họ bằng con mắt khách quan. Góc máy toàn cảnh nhưng bị khuất lấp ấy gợi lòng háo hức và trí tò mò nơi khán giả, khiến họ muốn vén lên bức màn bao phủ để thấu thị vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, hiểu rõ tâm tư tình cảm. Nhân vật đôi khi bị dồn vào một góc hẹp như cảnh Tĩnh Văn hút thuốc trên sân thượng khách sạn, hoặc bị che khuất như cảnh Bội Linh đứng nghe điện thoại… Tất cả diễn tiến đều rất tự nhiên, như thể các nhân vật đều đang tự do trong vùng trời của riêng họ. Phim của Vương Gia Vệ dễ khiến người xem liên tưởng đến những kiệt tác điện ảnh của đạo diễn người Nhật Yasujiro Ozu. Điểm tương đồng ở đây đó là mỗi khung hình đều đẹp tựa tranh, như thể một sản phẩm nghệ thuật được phôi thai từ điện ảnh và hội hoạ. Tất cả đều đẹp đẽ và man mác buồn, một nỗi buồn rất điện ảnh khiến người ta muốn nó thẩm thấu vào trong lòng từng chút một. Những cảm xúc tinh vi, nhiều u uẩn của các nhân vật được kiến tạo dưới các góc quay và nhịp điệu chậm rãi như những giấc mơ, gam màu đa diện, tinh tế như bước ra từ những bức tranh siêu thực, những bản nhạc tha thiết, dằn vặt được lồng ghép chuẩn xác với nội tâm nhân vật. Tất cả đều được tinh chế dưới bàn tay ma thuật của đạo diễn Vương Gia Vệ, góp phần tạo nên một diện mạo trầm tư nhưng rực rỡ cho 2046. Chúng ta thường nhìn về tương lai với những suy nghĩ mới mẻ, nhưng ít ai nhìn về quá khứ và soi rọi những điều đã qua, những điều đã làm nên chính chúng ta ngày hôm nay. Trong một cuộc phỏng vấn, Vương Gia Vệ ví von sự hoài cựu quá khứ trong 2046 là phép ẩn dụ về nơi ông sinh sống- Hong Kong. 2046 là một phim được sáng tạo dựa trên con số và những lời hứa. Năm 1997, Chính phủ Trung Quốc từng hứa rằng trong vòng 50 năm tới Hong Kong sẽ không thay đổi khi Anh Quốc trao trả lại Hong Kong, và 2046 là thời hạn chấm dứt của lời hứa đó. Vương Gia Vệ đang sống ở hiện tại nhưng cùng lúc ngưỡng vọng tới tương lai và ngoái nhìn quá khứ, Hong Kong trong ký ức của ông cũng đẹp đẽ và diệu kỳ như trong những thước phim, nhưng trong tương lai nó sẽ biến chuyển ra sao? Phim ảnh là cách ông giữ gìn ký ức về nơi sinh sống của chính mình, ông mãi muốn thành phố ấy luôn tốt đẹp như những gì ông giãi bày qua ngôn ngữ điện ảnh. -
C.R.A.Z.Y. (2005)
- 0 downloads
Bộ phim phim C.R.A.Z.Y (2005) kể về những tâm tư của cha mẹ về những đứa con trong gia đình trong nhữn thời điểm khó khăn nhất Nếu nhắc đến cái tên Jean-Marc Vallée thì chắc nhiều bạn còn lạ lẫm. Nhưng nhắc đến phim của bác này như Dallas Buyers Club (bộ phim mang về Oscar cho cả Jared Leto và Matthew McConaughey), Wild, và series đình đám của HBO Big Little Lies… thì nhiều người sẽ quen thuộc hơn. Trước khi tới Hollywood làm phim thì bác Jean-Marc Vallee đã có vài tác phẩm tạo tiếng vang, tên tuổi ở quê nhà Quebec, Canada. Trong đó nổi bật nhất là C.R.A.Z.Y. Phim nói tiếng Pháp, bối cảnh là Quebec những năm 60 của thế kỉ trước và mang đậm dấu ấn của thời đại: từ trang phục, âm nhạc và mối quan hệ giữa các cá nhân. Cụ thể đây là chuyện come out của 1 cậu bé trong 1 gia đình có 5 anh em trai, và mối quan hệ giữa cậu và ông bố. Xem C.R.A.Z.Y (2005) mình thấy nhẹ nhàng, tinh tế, chân thật. Một bộ phim lắng đọng cho mùa dịch, về tâm tư tình cảm của những người làm cha làm mẹ, và của những đứa con: khi mà chuyện come out với những người thân nhất trong gia đình lại là điều khó khăn nhất. Đúng ngày Giáng sinh năm 1960, mẹ Zac vỡ ối và sinh ra cậu bé trong bệnh viện. Trước câu đã có 3 ông anh trai, sau này mẹ Zac cũng đẻ thêm 1 baby trai nữa. Zac và bố thì đặc biệt thân thiết từ khi còn là 1 cậu bé con. Ông bố đúng style hồi xưa, ở ngoài xù xì gai góc, cục cằn, yêu thương chẳng bao giờ nói bằng lời hay cử chỉ. Cả bộ phim theo quá trình trưởng thành cả về nhận thức, tính cách của Zac. Từ khi cậu bé từ từ hiểu hơn về xu hướng tình dục của mình, về những ức chế và căm giận bản thân, Chúa. Zac sợ làm bố tổn thương và thất vọng. Cái tầm tuổi mới lớn lại mang trong mình 1 bầu trời tâm tư, Zac bị đè nén và điều này càng làm mối quan hệ giữa cậu và bố căng thẳng đến tột độ. Trong nhà, ông anh trai thứ của Zac thì sa đà vào nghiện ngập. C.R.A.Z.Y (2005) tuy đặt bối cảnh là hồi xưa nhưng vẫn làm người xem có thể liên hệ thực tế tới hiện tại. Phim về 1 vùng đất xa xôi nhưng mối quan hệ gia đình bố con ấy thì cảm giác như ở châu Á, mà cụ thể là Việt Nam cũng không khác là bao. Kịch bản phim không phải là quá đột phá về mặt ý tưởng nhưng cách kể chuyện và thể hiện vừa vặn, giàu nhân văn. Đặc biệt là phần nhạc phim này rất hay, hợp thời. Đúng là âm nhạc có 1 sức mạnh đặc biệt, nó như mang người nghe/ người xem về khoảng không gian và thời gian ấy, chuẩn bị tâm lý cho họ để chìm sâu vào câu chuyện, như sống cùng nhân vật. Soundtrack toàn những bài đinh của Pink Floyd (“Shine On You Crazy Diamond,” “The Great Gig in the Sky”), The Rolling Stones (“Sympathy for the Devil”), David Bowie (“Space Oddity”), Jefferson Airplane (“White Rabbit”), The Cure (“10:15 Saturday Night”), Giorgio Moroder (“From Here to Eternity”), Elvis Presley (“Santa Claus Is Back in Town”). Thấy bảo riêng phần nhạc của him, bên sản xuất mất hơn 2.5 năm trời đề mua được quyền sử dụng, tốn hơn 10% ngân sách làm him. Đặc biệt cho bài “Sympathy for the Devil” của Rolling Stones tốn hơn $138,000 cho 2 phút 25 giây sử dụng trong phim. Ăn chơi tốn kém ghê, nhưng mà đúng là hiệu quả nhãn tiền!!! Phim C.R.A.Z.Y (2005) dài hơn 2 tiếng và mang màu sắc hoàn toàn không Hollywood nên có phần ‘thiếu’ ngắn gọn, chỉn chu và tính thương mại kiểu Mỹ. Nhưng nhờ vậy mà nó có được vẻ mộc mạc, chân phương cần thiết cho câu chuyện, tình cha con gia đình cũng thêm gần gũi, ấm áp. Đặc biệt bạn nào tò mò/ hứng thú với những câu chuyện come out thì nên xem, truyền cảm hứng lắm. -
Battle Royale (2000)
- 0 downloads
Chuyện gì sẽ xảy ra khi những người bạn đồng trang lứa, từng thân thiết phải chém giết lẫn nhau? Ra mắt vào năm 2000, cố đạo diễn Kinji Fukasaku đã để lại một bộ phim tâm lý, sinh tồn đầy kịch tính cho nền điện ảnh. Lấy bối cảnh Nhật Bản ngày một suy đồi, tỉ lệ tội phạm tăng cao, đặc biệt là trẻ vị thành niên ngày càng vô phép với người lớn, chương trình Battle Royale ra đời với mục tiêu răn đe dân chúng. Khi vừa công chiếu, Battle Royale gây tranh cãi với nhiều cảnh bạo lực đẫm máu khủng khiếp giữa các bạn học sinh còn trong độ tuổi ngây thơ, đáng lẽ phải cắp sách đến trường chứ không phải chém giết nhau. Tiếp nối chiến thắng của một nữ sinh từ chương trình năm trước, Battle Royale giới thiệu lớp học 3-B (theo hệ thống Việt Nam là lớp 7) với tình trạng vô kỷ luật, một cậu học sinh dám đả thương giáo viên chủ nhiệm không chút sợ hãi. Một năm sau, lớp 3-B được chọn ngẫu nhiên tham gia chương trình Battle Royale. Bị đưa đến một hòn đảo biệt lập đầy xa lạ, 40 học sinh cùng lớp và 2 học sinh khoá trên tự nguyện tham gia phải chiến đấu cùng nhau cho đến khi chỉ còn 1 người sống sót. Các học sinh sẽ được cung cấp vũ khí bất kỳ và họ phải biết tận dụng một cách thông minh nhất để đương đầu lẫn nhau. Nếu đã xem qua bộ phim The Hunger Games của đạo diễn Gary Ross, hẳn bạn sẽ đoán được những diễn biến tiếp theo của Battle Royale. Cả hai bộ phim đều thành công trong việc khắc hoạ tính nhân văn giữa một đấu trường đầy khốc liệt nhưng có vài điểm mà cá nhân người viết dành nhiều tình cảm cho Battle Royale hơn The Hunger Games. Thay vì chèn ép nhiều thông điệp về chính phủ, truyền thông bóp méo sự thật... Battle Royale tập trung vào cuộc chiến thật sự của những người bạn từng học chung một lớp nhiều năm trời, có khi ưa cũng có khi ghét nhau thật nhiều. Chỉ tiếc rằng vì thời lượng có hạn, các nhân vật phụ buộc phải ra đi sớm để các nhân vật còn lại được khai thác kỹ hơn một chút. Có lẽ vì khác nhau ở mức độ giới hạn độ tuổi mà những cảnh chiến đấu trong Battle Royale mang lại cảm giác khắc nghiệt, đẩy cảm xúc khán giả đến mức choáng váng vì mức độ tàn bạo của nó hơn The Hunger Games. Bên cạnh đó, việc bỏ qua các yếu tố như drama tình cảm giữa hai diễn viên chính nhằm thu hút khán giả ở Capital, các nhân vật trong đấu trường sinh tử cùng một lớp thay vì bốc thăm ngẫu nhiên trong 12 quận và vũ khí là những món từ vô dụng đến lợi hại nhất thay vì được lựa chọn, giúp Battle Royale có thể vừa tập trung vào những trận chiến, vừa phát huy yếu tố nhân văn hết mức có thể. Tuy nhiên, điểm mà người viết cảm nhận The Hunger Games có thể ăn đứt Battle Royale là nhân vật Katniss. Ít ra nhân vật này cũng được tập trung xây dựng xuyên suốt, có sự đấu tranh nội tâm và biết chiến đấu hơn nữ chính bánh bèo Noriko. Ngay từ những phút đầu tiên của các học sinh trên đảo, không khí căng thẳng tràn ngập và chỉ sau vài phút là hai cái chết thảm thương của hai học sinh dám chống đối thầy chủ nhiệm cũ. Chính hai cái chết đó thúc đẩy các nhân vật còn lại phải làm gì. Có người thì hoảng loạn quá, sẵn sàng giết bạn mình ngay từ những phút đầu của trò chơi. Có nhóm thông minh hơn, lập một team sở hữu vũ khí hạng nặng nhằm phục kích đàn anh Kiriyama. Song song đó, có những bạn lại tự tử vì quá trầm cảm trước tính man rợ của chương trình, hoặc không muốn tay họ nhuốm máu. Thay vì phân tích về cặp nhân vật chính Shuya và Noriko, cá nhân người viết lại ấn tượng với nữ phụ xinh đẹp nhưng không kém phần tàn ác Mitsuko. Không mất nhiều thời gian để khán giả nhận ra cô nàng là một trong những phản diện ghê gớm và đúng như thế, Mitsuko là một trong những nhân vật đám gờm nhất trong đấu trường. Với trí thông minh, cô dễ dàng dụ dỗ các con mồi yếu thế hơn và đảo ngược tình thế trong chớp mắt. Giữa một hòn đảo khắc nghiệt mà các bạn cùng lớp lần lượt ngã xuống, Mitsuko vẫn thản nhiên gội đầu, thay bộ đồ khác và chuốt mascara. Mitsuko nhận thức rằng đây là sự thật và chỉ có đấu tranh mới có thể thoát khỏi đây, thay vì chỉ biết ngồi than khóc hoặc núp yên một chỗ chờ mọi chuyện qua đi. Khác với tên phản diện Kiriyama với vũ khí tận răng, từng chiến thắng đấu trường này và trở lại vì cảm giác muốn săn đuổi, Mitsuko lặng lẽ núp một chỗ, đợi thời cơ tốt rồi mới ra tay. Thậm chí, cô còn biết tận dụng nhan sắc để tước đoạt sinh mạng của hai nam sinh xấu số. Khi một phần quá khứ của cô nàng được hé lộ, hẳn không ít khán giả xót thương. Mitsuko từng là nạn nhân của tên già ấu dâm và chính cô dám đẩy hắn vào chỗ chết ngay khi mới ở độ tuổi tiểu học. Chính quá khứ như thế, trong đấu trường khắc nghiệt này, cô không thể làm gì khác hơn ngoài tận hưởng nó. Trong hoàn cảnh nhuốm máu đó, chút ánh sáng về tình bạn, tình người vẫn còn le lói. Khán giả thấy hình ảnh 3 cậu bạn thân cố gắng phá hệ thống theo dõi và chế bom đánh sập quân đội. Nhờ việc chia sẻ tình bạn với Shuya và Noriko, Kadawa – nhân vật chiến thắng từ trước trở lại đấu trường này vì nhận ra lỗ hổng của chương trình Battle Royale, đã hiểu được nụ cười cuối cùng của Keiko, người yêu đã giúp anh chiến thắng. Tuy nhiên, giữa một nơi đầy lừa lọc, thủ đoạn như thế, tình bạn thật mong manh. Nhóm nữ sinh nơi ngọn hải đăng tưởng chừng thân thiết thế, ấy mà sự nghi kỵ lại len lỏi và chỉ cần một chút xúc tác, nhóm bạn thân sẵn sàng nã súng vào nhau không chút thương tiếc. Có lẽ, việc đưa vào những nhân vật vốn quen biết và thân thiết với nhau từ trước đem lại nhiều cảm xúc và suy nghĩ hơn. Xuyên suốt những cảnh bạo lực ấy là những giây phút cả lớp cùng hoà nhịp vào trận bóng rổ, các bạn trai ra sức thi đấu, các bạn nữ cổ vũ nhiệt tình. Cảnh khép lại phim cũng là trận bóng rổ đó nhưng chiếu chậm những biểu cảm hân hoan của các bạn trẻ, một Mitsuko mạnh mẽ, độc ác thế cũng có lúc hoà đồng với các bạn. Có ai ngờ những bạn trẻ vô ưu ấy mà lại có lúc phải chém giết lẫn nhau. Và đau đớn thay, chính phủ lẫn xã hội vẫn để điều đó diễn ra và háo hức theo dõi ai là người chiến thắng. -
Henry: Portrait of a Serial Killer (1986)
- 0 downloads
"Henry: Portrait of a Serial Killer" (1986) là một bộ phim kinh dị của đạo diễn John McNaughton, dựa trên cuộc đời của một tên sát nhân thực sự. Phim theo chân Henry Lee Lucas, một kẻ sát nhân không có mục đích, sống lang thang cùng với người bạn Otis. Hai nhân vật này thực hiện nhiều vụ giết người một cách tàn bạo, và phim khai thác tâm lý của chúng cũng như ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Nội dung phim rất tối tăm và gây ám ảnh, thể hiện sự vô cảm của Henry và sự biến đổi tâm lý của Otis khi chứng kiến các hành vi bạo lực. "Henry" không chỉ là một bộ phim về tội phạm mà còn là một phân tích sâu sắc về sự mất kết nối và sự tàn nhẫn trong xã hội. Phim đã gây tranh cãi khi ra mắt, nhờ vào sự chân thực và khắc nghiệt trong cách mô tả các cảnh sát nhân. -
The NeverEnding Story (1984)
- 0 downloads
"The NeverEnding Story" (1984) là một bộ phim phiêu lưu giả tưởng do Wolfgang Petersen đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Michael Ende. Câu chuyện xoay quanh một cậu bé tên là Bastian, người tìm thấy một quyển sách kỳ diệu trong một cửa hàng sách cũ. Khi đọc, Bastian bị cuốn vào thế giới của Fantasia, nơi mà một con rồng biết nói tên là Falkor và một anh hùng trẻ tuổi tên là Atreyu đang cố gắng cứu vương quốc khỏi sự hủy diệt của "The Nothing" – một lực lượng ác độc đang nuốt chửng mọi thứ. Trong hành trình của mình, Atreyu phải đối mặt với nhiều thử thách và gặp gỡ những nhân vật kỳ lạ, trong khi Bastian dần nhận ra rằng anh có thể tác động đến câu chuyện bằng cách tham gia vào nó. Bộ phim không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc về sức mạnh của trí tưởng tượng, tình bạn và lòng dũng cảm. "The NeverEnding Story" đã trở thành một tác phẩm kinh điển, được yêu thích bởi nhiều thế hệ. -
Cold Eyes of Fear (1971)
- 0 downloads
"Cold Eyes of Fear" (1971) là một bộ phim kinh dị tâm lý của đạo diễn Antonio Margheriti. Câu chuyện xoay quanh một luật sư trẻ tên là David, người đang trên đường đến thăm bạn gái thì gặp phải một tình huống nguy hiểm. Khi David bị một tên tội phạm xâm nhập vào nhà, hắn ta bắt giữ anh và buộc anh phải hợp tác. Cùng lúc đó, David phải đối mặt với nỗi sợ hãi và cảm giác bất lực, trong khi tìm cách thoát khỏi tình huống căng thẳng này. Bộ phim kết hợp yếu tố hồi hộp với những pha hành động căng thẳng, đồng thời khám phá tâm lý con người khi đối diện với cái chết. Phim mang phong cách điện ảnh độc đáo, với những hình ảnh mạnh mẽ và âm thanh tạo nên bầu không khí nghẹt thở. "Cold Eyes of Fear" không chỉ là một bộ phim kinh dị mà còn phản ánh sâu sắc về sự yếu đuối và sức mạnh của con người trong những tình huống cực đoan. -
King of New York (1990)
- 0 downloads
"King of New York" (1990) là một bộ phim hình sự do Abel Ferrara đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên như Christopher Walken, Laurence Fishburne và David Caruso. Câu chuyện xoay quanh Frank White (do Walken thủ vai), một tên tội phạm vừa ra tù, người quyết tâm tái chiếm quyền lực trong thế giới ngầm của New York. Frank không chỉ muốn trở lại với cuộc sống tội phạm mà còn muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho thành phố bằng cách xây dựng bệnh viện cho những người nghèo. Tuy nhiên, hành trình của anh bị cản trở bởi những đối thủ, cảnh sát tham nhũng và sự đấu tranh nội tâm. Bộ phim khai thác sâu sắc các chủ đề về quyền lực, sự tham lam và đạo đức trong xã hội. Phong cách điện ảnh của Ferrara kết hợp yếu tố bạo lực với những phân tích tâm lý phức tạp, tạo nên một tác phẩm đậm chất nghệ thuật. -
Emergency Declaration (2021)
- 0 downloads
Tác phẩm do Han Jae Rim đạo diễn và viết kịch bản, xoay quanh chuyến bay xuất phát từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) đến Honolulu (Hawaii, Mỹ). Cảnh sát trưởng In Ho (Song Kang Ho) nhận tin báo một người đàn ông đe dọa khủng bố trên máy bay. Khi điều tra, ông phát hiện nghi phạm đã lên máy bay số hiệu KI501, cùng chuyến vợ ông đang có mặt. Cùng lúc đó, Jae Hyuk (Lee Byung Hun) là phi công đã giải nghệ sau một sự cố khiến anh sợ máy bay, quyết định đến Hawaii vì sức khỏe của con gái. Trên chuyến bay, tên khủng bố Ryu Jin Seok (Im Si Wan) bắt đầu phát tán virus chết người vào không khí. Các hành khách có biểu hiện phát ban, sốt, ho, xuất huyết dẫn đến tử vong. Sự sợ hãi và hỗn loạn nhanh chóng bao trùm không chỉ bên trong máy bay mà còn ở mặt đất. Cơ phó Hyun Soo (Kim Nam Gil) yêu cầu hạ cánh khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Sook Hee (Jeon Do Yeon) thành lập một đội đặc nhiệm chống khủng bố và phối hợp với Nhà Xanh tìm kháng thể chống lại virus. Lấy chủ đề khủng bố trên không, phim khắc họa cách cư xử của con người khi đối mặt thảm họa. Tình tiết phim phát triển theo trục thời gian tuyến tính thông thường. Tác phẩm chia thành cốt truyện song song: Chiếc máy bay đang hỗn loạn vì loại virus bí ẩn và nhà chức trách đang tìm cách để máy bay hạ cánh, ngăn chặn thảm họa từ xa. Không khí phim căng thẳng từ những phút đầu, khi Jin Seok nói năng cộc lốc với nhân viên làm thủ tục check-in chuyến bay và lúc In Ho phát hiện có người tử vong trong khu vực báo án. Xây dựng nhiều tình huống tiến thoái lưỡng nan, các nhân vật không có nhiều lựa chọn. Mọi người phối hợp cùng nhau ngăn chặn, cách ly kẻ thủ ác nhưng cũng có người yêu cầu những người có biểu hiện lây nhiễm virus phải đi sang khoang phổ thông cách ly. Cùng lúc, cảnh sát trưởng In Ho đến sân bay sau khi tìm ra tung tích kẻ giết người. Ông và bộ trưởng Sook Hee gặp nhiều trở ngại trong việc đảm bảo an toàn trên chuyến bay, điển hình như việc công ty Jin Seok từ chối hợp tác với cảnh sát vì không có bằng chứng vạch trần tên tội phạm. Lòng nhân ái và sự hy sinh của con người tỏa sáng vào những giờ phút "nghìn cân treo sợi tóc". Phi công Hyun Soo bỏ qua hiềm khích năm xưa, phối hợp đồng nghiệp cũ Jae Hyuk để cứu mạng hành khách. Từ mặt đất, In Ho sẵn sàng lấy mình làm vật thí nghiệm để thử kháng thể chống virus. Trên không, chàng phi công giải nghệ vượt qua nỗi sợ máy bay để bảo vệ hành khách, sẵn sàng đáp trả những người kỳ thị con gái mình.Một phi công đang trên bờ vực đối mặt với tử thần nhưng dồn hết sức lực để cố hạ cánh. Một nữ bộ trưởng không bỏ rơi những người vô tội trong thời khắc sinh tử. Những người thân trong gia đình của hành khách và phi hành đoàn cũng đang mong chờ họ trở về... Dàn diễn viên thực lực là điểm sáng. Nghệ sĩ Song Kang Ho tròn vai trong hình tượng một cảnh sát chính trực, hết lòng vì nhiệm vụ, mặt khác ông còn là người chồng yêu thương vợ. Lee Byung Hun cho thấy một người phi công kinh nghiệm, bình tĩnh xử lý sự cố, cứng rắn trong phán đoán nhưng mềm mại trong việc nuôi dạy con. Trở lại màn ảnh rộng, Im Si Wan rũ bỏ hình tượng mỹ nam để có vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất. Bên cạnh các tên tuổi có thâm niên trong nghề, diễn viên cho thấy không hề "lép vế", ngược lại có bước đột phá khi thể hiện nhân vật gặp vấn đề tâm lý. Tình huống trong tác phẩm làm người xem liên tưởng đến Covid-19. Một trong những phân cảnh gây xúc động mạnh là lúc mọi người trên chuyến bay đều muốn hy sinh bản thân, không muốn hạ cánh để tránh lây nhiễm virus cho người trên mặt đất. Ngoài nội dung đánh vào tâm lý người xem, với mức đầu tư lên đến khoảng 26 tỷ won, bộ phim gây ấn tượng bởi góc quay đầu tư, với các màn rung lắc ở những pha máy bay gặp sự cố. Phần bối cảnh có sự đầu tư nghiêm túc khi sử dụng thân máy bay thật. -
Joint Security Area (2000)
- 0 downloads
Hôm nọ, xem xong Lady Vengeance, tôi chìm sâu vào thế giới tối tăm, báo thù và máu me của Park Chan Wook - nơi có tiếng dàn dây thánh thót vang lên mỗi khi con người rơi xuống vực sâu đạo đức, hay nhân tính, hay tội lỗi. Và trong cơn say của một người vừa vô tình té ngã vào cái hố êm ái của điện ảnh Hàn Quốc, tôi nhanh tay tìm thêm một, hai bộ phim nữa với hy vọng sống tiếp không khí cô đặc, chậm rãi của những sự báo thù. Đã bỏ giỏ Symphony for Mr. Vengeance, trời xui tôi tiện tay mở một tựa phim bên cạnh: JSA - Joint Security Area, một bộ phim được Park Chan Wook sáng tạo trước khi bước vào kỷ nguyên báo thù. Joint Security Area, hay Khu vực An ninh Chung, là cái tên cải biên dựa trên một khu vực quân sự có thật kéo dài 250km cắt ngang bán đảo Triều Tiên: DMZ - Demilitarized Zone. Sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, hai miền Nam Bắc đi đến một Hiệp định Đình chiến để tạm ngừng chiến tranh. Demilitarized Zone là khu vực biên giới đặc biệt nhạy cảm. Và như chúng ta biết, cuộc chiến này vẫn kéo dài cho đến hôm nay. Giữa một dòng thời gian lịch sử đằng đẵng đầy những căng thẳng trên mặt trận bàn giấy lẫn thực tế ngoài chiến trận của bán đảo Triều Tiên, JSA là đoạn truyện nhỏ bé về tình bạn của những người lính Hàn Quốc và Triều Tiên. Đặt trong bối cảnh thông thường, tình bạn này tưởng rất hợp lý khi 4 người nói cùng ngôn ngữ, cùng tổ tiên và chỉ ở cách nhau một cây cầu chưa đến 300 mét. Nhưng cảm ơn sư phức tạp của chính trị và lịch sử, câu chuyện này chỉ có thể xảy ra trong những giấc mơ hoang đường nhất của đạo diễn Park Chan Wook. Joint Security Area bắt đầu với vụ án lính Nam Hàn đào tẩu sang Triều Tiên, nhưng một trận đọ súng diễn ra dẫn đến việc 2 sĩ quan Triều Tiên tử vong. Nữ đặc phái viên của Phái đoàn Trung lập Thụy Sĩ được cử đến điều tra. Cô đi dần vào câu chuyện của những người trong cuộc và nhận ra họ không chỉ hành động vì động lực chính trị thông thường. Khác với Crash Landing On You, series cùng đề tài nhưng lấy rất đậm chủ đề cách biệt văn hóa, hay đẩy bật những sự thú vị, lạ lùng trong văn hóa của quốc-gia-Cộng-Sản-cô-lập-nhất-thế-giới, JSA lại tập trung thể hiện sự phát triển bản năng con người khi bị đặt vào hoàn cảnh phi lý. Sapiens có một đoạn tương đối thú vị, đại ý "nếu muốn tập hợp, kết nối và dẫn dắt được số đông hình thành nên một tổ chức để hợp tác với nhau, ta cần kể họ nghe và tin vào những câu chuyện hư cấu". Chính trị là một câu chuyện hư cấu. Hệ tư tưởng là một câu chuyện hư cấu khác. Đoàn kết đem lại sức mạnh lớn. Nhưng giữa người với người thì khác biệt. Chỉ huy Triều Tiên không có lý do gì để gỡ mìn giúp một trung tá Hàn Quốc, nhất là khi thấy trung tá này bù lu bù loa như đứa trẻ. Ngược lại, anh lính Nam Hàn không cần cùng hệ tư tưởng để làm thân với anh bộ đội Bắc Hàn. Lý do đơn giản là "Tôi không có anh. Tôi gọi anh là anh được không". Bên trong họ, tình bạn ở phòng gác này và hệ tư tưởng mà họ tin vào là hai phạm trù tách biệt. Những lời mời gọi "đầu quân" và "đào tẩu" hoàn toàn không có một kí lô trọng lượng dù xuất phát từ phía nào đi nữa. Tôi băn khoăn điều gì làm những người này liên kết với nhau, và hình thành một mối quan hệ gắn bó đến mức sống chết? Có phải do nhận thức rằng dù thế nào, họ cũng có cùng một tổ tiên, sống cùng một văn hóa truyền thống? Nhưng nếu tổ tiên và văn hóa cũng là những chuyện hư cấu của loài sapiens, tôi cho rằng cảm xúc hoàn toàn con người và bản năng đã kéo họ lại với nhau. Và điều đó "thuận tự nhiên". Tuy vậy, cho đến cuối, những nhân vật đã để cảm xúc bản năng trỗi dậy vẫn phải chấp nhận để bức tường của những hệ thống đổ sập lên người. Không ai thoát ra được. Có người chết, có người tung hô lãnh tụ, có người tự tử bất thành, có người đến cùng đã vỡ vụn ra. Tất cả các nhân vật dường như đều là nạn nhân của "cuộc chiến hèn nhát, phi lý và đáng xấu hổ", như họ tự nhận xét. Thậm chí, nữ đặc phái viên trung lập đến cuối cũng mất quyền điều tra vụ án vì cha cô là một lính Triều Tiên, và "không thể để con gái của một lính Cộng Sản điều tra được". Dù đã vẽ ra bức tranh đáng yêu và sáng sủa về những "sứ giả hòa bình", Park Chan Wook có lẽ vẫn không thể thoát được ý nghĩ về thực tế tàn khốc trước mắt của dân tộc. Nhưng vẫn có một hy vọng nào đó, ít nhất trong giấc mơ của ông. Thời điểm là năm 2000, Hội nghị Liên Triều được tổ chức lần đầu ở Bình Nhưỡng. Hy vọng tìm thấy những thành tố quen thuộc như những cú cắt cúp bất ngờ, nhịp phim đặc nghẹt hay những câu thoại sắc lẹm, tôi hoàn toàn (không thể gọi là thất vọng, nhưng) ngạc nhiên với JSA. Nếu Old Boy và Lady Vengeance đẩy cao trào lên mức cao nhất để khán giả phải thấp thỏm trước diễn tiến của phim, thì với JSA, Park Chan Wook chọn cách tiếp cận vừa phải, chừa chỗ thở cho người xem. Nói cách khác, trước khi thả những quả bom bi kịch mà khán giả biết buộc phải đến do nhận thức được bối cảnh lịch sử cố hữu, đạo diễn lại chọn kể một đoạn khác của câu chuyện - một đoạn đáng yêu, con trẻ và nhẹ nhàng hơn. Để rồi sau đó, khi bi kịch tiếp diễn, người xem cũng tìm được một điểm cân bằng vững chãi và đón nhận hành động của nhân vật như lối thoát nhẹ nhàng nhất. Hơn một lần khi xem JSA, tôi phải thầm cảm ơn Park Chan Wook vì sự giải thoát này. Tuy hình ảnh không thuộc dạng xuất sắc như những tác phẩm về sau của ông và âm nhạc cũng không quá nổi trội, Park Chan Wook vẫn biết cách để lại cho người xem âm vang cảm xúc, ngay cả khi bộ phim đã kết thúc. Vốn không mong chờ cái kết đẹp cho một bộ phim về hai miền Triều Tiên (Tôi cho Crash Landing On You là phim giả tưởng), Joint Security Area vẫn đem lại một cảm giác thoải mái khi xem xong, có lẽ từ chính sự bế tắc gần-với-hiện-thực của nó? Tôi cũng không biết.