
Everything posted by Joker
- Tape Dihavina - Nhớ Về Hà Nội
-
Ngọt - Suýt 1-2 (2024)
- 0 downloads
01 - 01 Chuyện Dở Dang (Ngọt) 01 - 06 Quen Lắm (Ngọt) 02 - 02 Mơ Làm Ma (Ngọt, Thỏ Trauma) 02 - 07 Chiều Hồ Tây (Ngọt) 03 - 03 Hay Là (Ngọt) 03 - 08 Leo Đèo (Ngọt) 04 - 04 Thắp Hương 05 Hoá Vàng (Ngọt, Quyền Thiện Đắc) 04 - 09 Chuyện Thường (Ngọt) -
Mưa Hồng CD156 - Liên Khúc Khi Có Em Về
-
Làng Văn Hi-Res - Tà Áo Đêm Noel
- 0 downloads
01. Tà Áo Đêm Noel (Remastered) - Duy Khanh 02. Lời Con Xin Chúa (Remastered) - Lê Thu 03. Trời Chưa Muốn Sáng (Remastered) - Elvis Phuong 04. Nửa Đêm Khấn Hứa (Remastered) - Huong Lan 05. Bóng Nhỏ Giáo Đường (Remastered) - Ngoc Lan 06. Tiếng Hát Nửa Đêm (Remastered) - Luu Hong 07. Trên Đỉnh Mùa Đông (Remastered) - Khanh Ly 08. Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím (Remastered) - Duy Khanh 09. Đêm Kỷ Niệm (Remastered) - Huong Lan & Tuan Vu 10. Hai Mùa Noel (Remastered) - Tuan Vu 11. Mùa Đông Của Anh (Remastered) - Duy Quang & Ngoc Lan 12. Mất Nhau Mùa Đông (Remastered) - Huong Lan 13. Bài Thánh Ca Buồn (Remastered) - Elvis Phuong 14. Lá Thư Trần Thế (Remastered) - Duy Khanh & Huong Lan -
Làng Văn Hi-Res - Tuyển Tập Trần Thiện Thanh
- 0 downloads
01. Tình Có Như Không (Remastered) - Thanh Mai & Duy Quang 02. Rừng Lá Thấp (Remastered) - Thanh Tuyen 03. Dấu Đạn Thù Trên Tường Vôi Trắng (Remastered) - Huong Lan 04. Tình Thiên Thu Của Nguyễn Thị Mộng Thường (Remastered) - Anh Le 05. Anh Không Chết Đâu Em (Remastered) - Kim Anh 06. Anh Về Với Em (Remastered) - Ngoc Lan 07. Chuyện Một Người Đi (Remastered) - Giao Linh 08. Tình Thư Của Lính (Remastered) - Tuan Vu 09. Người Ở Lại Charlie (Remastered) - Thanh Tuyen 10. Tạ Từ Trong Đêm (Remastered) - Anh Le 11. Chiều Trên Phá Tam Giang (Remastered) - Huyền Châu & Huy Sinh 12. Gặp Nhau Làm Ngơ (Remastered) - Duy Quang 13. Chuyện Hẹn Hò (Remastered) - Ngoc Lan 14. Hai Sắc Hoa Tigon (Remastered) - Huong Lan 15. Hàn Mặc Tử (Remastered) - Thanh Tuyen 16. Tình Đầu Tình Cuối (Remastered) - Duy Quang -
Làng Văn Hi-Res - Thuở Ban Đầu - Tuấn Ngọc
- 0 downloads
01 - Hạ Trắng (Remastered) 02 - Dư Âm (Remastered) 03 - Thuở Ban Đầu (Remastered) 04 - Tình Khúc Buồn (Remastered) 05 - Rồi Mai Tôi Đưa Em (Remastered) 06 - Lá Đổ Muôn Chiều (Remastered) 07 - Chiều Nay Không Có Em (Remastered) 08 - Nếu Xa Nhau (Remastered) 09 - Mộng Dưới Hoa (Remastered) 10 - Trở Về Bến Mơ (Remastered) 11 - Hoài Cảm (Remastered) 12 - Chuyển Bến (Remastered) -
Hãng Phim Trẻ CD - Nắng Xuân
- Asia CD - Tóc Ngang Bờ Vai - Đinh Ngọc
-
Terrifier 3 (2024)
- 0 downloads
After surviving Art the Clown's Halloween massacre, Sienna and her brother struggle to rebuild their shattered lives. As the holiday season approaches, they try to embrace the Christmas spirit and leave the horrors of the past behind. However, just when they think they're safe, Art returns, determined to turn their holiday cheer into a new nightmare. -
We Were Soldiers (2002)
- 0 downloads
Một sự tình cờ đã khiến tôi tìm được một bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam và sự khốc liệt của nó: We were Soldiers.Trong suốt 2 giờ 18 phút chăm chú theo dõi phim, cảm giác của tôi thật sự khó tả, vừa buồn vừa thương, vừa xót xa cho một thời kỳ lịch sử bi hùng.Tôi không thích “We Were Soldiers” vì tôi là người Việt Nam, các thế hệ cha anh đã chiến đấu và hi sinh; vì những người lính ở cả hai chiến tuyến đều phải hứng chịu sự tàn khốc của bom đạn. Đứng về phía dân tộc tôi không thích nhìn thấy cảnh những người lính Việt Nam bị hi sinh nhiều hơn trước họng súng của lính Mỹ, cũng giống những nhà làm phim Mỹ luôn muốn đề cao những người lính của họ. “We were Soldiers” được sản xuất năm 2002 bởi sự hợp tác giữa các nhà sản xuất Mỹ và Đức, và đã được trình chiếu ở khá nhiều quốc gia. Nhưng phim không được biết đến nhiều ở Việt Nam, và rất đáng được quên lãng dù nội dung của nó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng từ những người lính ở cả hai đầu chiến tuyến. Lấy bối cảnh năm 1965 tại đồi Ia Drang, Tây Nguyên, một trong những trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử Hoa Kì đã nổ ra, khi mà 400 lính Mỹ chống chọi 2000 lính mặt trận giải phóng Việt Nam . Kết thúc của trận chiến còn là một nghi án, nhưng một thực tế là sau trận đánh này, những người lính Mỹ mới thấy hết được thế nào là chiến tranh Việt Nam. Trong phim, đi tìm nguyên nhân của chiến tranh, những người Mỹ cũng không thể lý giải hết tại sao họ lại leo thang và lún sâu vào chiến tranh đến vậy. Trả lời câu hỏi của đứa con gái –“Thế nào là chiến tranh”, Hal More (nam diễn viên chính do Mel Gibson thủ vai) đã trả lời: “Chiến tranh là những điều không nên xảy ra nhưng lại xảy ra. Có một số người phải hoặc không phải là người của một quốc gia nào đó muốn tước đoạt sinh mệnh của người khác, và một quân nhân như cha cần đi ngăn cản họ”. Nói như vậy có nghĩa là những người tham chiến luôn tự tìm ra những lý do để biện minh cho hành động của mình.Với vũ khí hiện đại, quân đội được huấn luyện tốt và có một lợi thế tuyệt đối về không quân, những nhà quân sự Hoa Kỳ tự tin sẽ đẩy lùi chủ nghĩa Cộng sản như những gì họ đã làm được ở Triều Tiên. Và họ đã mang đến Việt Nam một cuộc chiến tranh, cho đến năm 1965 cuộc chiến ấy chuyển sang một giai đoạn khốc liệt hơn. Những người dân Mỹ được tuyên truyền cho một cuộc chiến mà theo họ chắc cũng dễ dàng: “Chúng ta cuối cùng sẽ tháng lợi…tôi đã đến Việt Nam khảo sát, chúng ta cần thêm nhân lực” (lời tuyên bố của vị tướng phụ trách chiến trường việt Nam), chiến tranh cần được tiếp tục bởi nước mỹ “đã vượt nửa vòng trái đất chiến đấu suốt hai mươi năm ở đó”(lời của Hal Moore). Trước cuộc chiến mọi thứ vẫn rất yên bình, mọi người vẫn vui vẻ ăn mừng sau lời phát biểu của tổng thống trên truyền hình. Sau cuộc chiến mọi thứ vẫn trôi đi, có điều đó lại là những nốt nhac trầm buồn –“we were Soldier”; với những người bị thương, bị tử vong trở về mà không được hân hoan đón tiếp, và tấm bia đá lạnh lẽo ghi tên những người đã hi sinh. Còn trong cuộc chiến, đó là sự khốc liệt. Thông qua cuộc đối đầu giữa hai vị chỉ huy là thiếu tá Nguyễn Hữu An (Đơn Dương thủ vai) và thượng tá Hal Moore của hai đội quân Bắc Việt Nam và Mỹ, người xem có cơ hội được nhìn về quá khứ. Tôi có cảm giác cuộc chiến được tái hiện thông qua những hồi tưởng của vị chỉ huy người Mỹ khi ông lật giở lại cuốn sách với những hình ảnh đau thương của sự hi sinh, và cuốn nhật ký mà một người lính Mỹ giữ được từ xác một anh lính mà đối với anh ta là kẻ địch. Theo Hal Moore, ngọn nguồn của chiến tranh bắt đầu từ việc Người Pháp thất bại, bị giết, bị dồn đuổi và những người Mỹ hào hứng thế chân họ. Đoạn dựng song song hai bức tranh một bức vẽ những người da đỏ giết hại lính Châu Âu khi họ lần đầu đặt chân đến Tân thế giới với hình ảnh những người lính Bắc Việt giết lính Mỹ giống như một sự trêu chọc của những nhà làm phim về quyền hành và vị thế văn minh hơn của quân đội Mỹ. Và thực tế trên chiến trường có vẻ như cũng diễn ra với một kịch bản tương tự. Tại một trận đánh ở Tây Nguyên, quân đội Mỹ với trang bị và huấn luyện tốt hơn đã giành được lợi thế khi có thêm sự yểm trợ của không lực. Những người lính Việt Nam dù đã dũng cảm vây khốn đội quân Mỹ, dũng cảm áp sát lực lượng pháo binh của họ nhưng cuỗi cùng vẫn bị tổn thất nặng và phải tạm rút lui. Bi kịch chỉ xảy ra với lính Mỹ khi những hi sinh ngày càng nhiều, nhất là khi không lực của họ với sức mạnh huỷ diệt là bom Napan lại dội lên đầu chính những người đồng đội. Kết thúc cuộc giành giật một cao điểm, những người lính sống sót với khuôn mặt sạm đen vì bom đạn, đói khát mới thấy hết được những sự mất mát, họ thờ ơ trước cánh phóng viên đang cuống cuồng đưa ti về chiến thắng , và đau xót nhìn những gì còn lại. Nói về nhân vật, tôi rất ấn tượng với anh phóng viên chiến trường người Mỹ, và anh lính Bắc Việt với cặp kính cận và cuốn nhật kí nhỏ. Họ đến từ hai chiến tuyến khác nhau nhưng cùng có một điểm chung: Cùng là trí thức và không bao giờ mường tượng hết được sự khốc liệt của chiến trường. Anh lính người Việt cuối cùng đã hi sinh dù chưa bắn hạ được một kẻ địch nào, còn anh phóng viên người Mỹ đã phải bất đắc dĩ cầm súng để tự bảo vệ lấy mạng sống của mình. Những người lính Mỹ được chú ý miêu tả khá kỹ, họ “có màu da khác nhau, là người da trắng, da màu, hay người Á châu…nhưng thượng đế rất công bằng, chúng ta đều là người Mỹ”(lời của Hal Moore); họ có những đặc điểm xuất thân riêng nhưng ai cũng có một gia đình. Đạo diễn Randall Wallace đã chọn một vài gia đình chiến sỹ để nói về hoàn cảnh của họ, như: Anh lính trẻ mới được làm cha, trước khi ra chiến trường người lính ấy tìm đến với Chúa để cầu mong được che trở, anh được người vợ tặng cho một chiếc vòng may mắn, sau này chính chiếc vòng ấy là dấu hiệu để đồng đội nhận ra xác của anh; hay một anh lính trẻ khác chưa một lần ra chiến trường… Ở phía hậu phương, ta thấy những người vợ, người con của nước Mỹ cũng giống những người mẹ, người vợ, người con trên đất nước Việt hay bất cứ một đất nước nào khác: Họ đều mong người thân bình an trở về, và thật sự đau đớn khi mong mỏi của mình không thành sự thật. Những người may mắn như Giuli Moore (vợ của Hal Moore- Madeleine Stowe thủ vai) hẳn là sẽ không bao giờ muốn người thân của họ ra đi một lần nữa vì họ đã hiểu được sự mất mát, hiểu được một điều rằng chuyện không đơn giản như họ tưởng. Trường đoạn Hal lên đường lặng lẽ trong đêm và người vợ chạy theo cũng lặng lẽ nhìn theo bóng anh xa dần với câu nói “em cần anh”gợi nhớ đến hình ảnh những người lính của bất kỳ một đội quân nào khác với một mái nhà ở sau lưng. Với sự đầu tư rất công phu, đạo diễn Randall Wallace cùng những cộng sự của mình đã diễn tả khá hoàn hảo một thời kỳ lịch sử dài bằng nhiều thủ pháp khác nhau. Thoại trong phim theo tôi là tốt, tôi đặc biệt là những đoạn thoại của nhân vật Nguyễn Hữu An- người chỉ huy tối cao của quân đôi Bắc Việt Nam trong một trận đánh khốc liệt tại chiến trường Tây Nguyên. Qua lời thoại của ông ta thấy một con người dứt khoát, có đủ nhân từ để xót xa cho những người lính trẻ đã hi sinh “Với lòng dũng cảm của những người sắp mất, tôi xin tưởng nhớ các đồng chí trong trận chiến đấu khốc liệt này” và có đủ căm thù để quyết diệt hết lính Mỹ “cắt đứt tiếp viện không quân của chúng… không cho chúng nó thoát”. Không những vậy, những câu khẩu hiệu như: “Phải nắm vào thắt lưng địch mà đánh” cũng được đưa vào góp phần nói nên ý chí của những người Việt Nam. Còn Hal, anh ta nói “Tôi không thể tha thứ cho mình được, những chàng trai của tôi đã hi sinh rồi, tôi không còn họ nữa”. Kết thúc cuộc chiến, đoạn Nguyễn Hữu An độc thoại: “Thật là một tấm thảm kịch, bọn họ tưởng đây là chiến thắng của họ à? Và cuộc chiến này sẽ trở thành cuộc chiến của người Mỹ à?Với kết quả giống nhau, mọi người sẽ chết ở đây trước khi chúng ta đến đó” tuy hơi khó hiểu, nhưng cũng gợi được nên một nỗi đau mà chỉ những người trải qua nó mới thấy hết được. Cánh xử dụng âm nhạc trong phim cũng rất ấn tượng. Âm nhạc khi những người lính Mỹ đến Việt Nam có chút rộn rã, nó giống âm nhạc trong trò chời Gunbow, gợi cho người ta liên tưởng đến một cuộc chơi. Nhưng đến cuối phim, giọng hát trầm hùng như những bài thánh ca được vang lên, gai điệu bài hát “we were Soldies” như một phút mặc niệm cho những linh hồn đã chết vì chiến tranh. Những tiếng nhạc, tiếng bom đạn, tiếng kêu la…tất cả đều khiến người xem có được cảm giác như thực tế đang diễn ra; Cách dùng kỹ xảo trong phim cũng gợi được cảm giác chân thực. Những chiếc máy bay nhào liệng trên không, những quả bom Napan huỷ diệt hay cảnh những người lính trúng đạn khiến tôi hiểu được thế nào là chiến tranh. Bên cạnh đó có đôi chỗ ống kính máy quay được xử lý trên nền màu đỏ hoặc những màu sắc khác cũng góp phần thể hiện dụng ý của nhà làm phim, một ví dụ là cảnh hai vị tướng Mỹ vừa đi vừa bàn bạc trong hành lang đầy màu hồng đã góp phần thể hiện được sự tin tưởng của họ vào một kết quả thuận lợi ở Việt Nam khi họ leo thang chiến tranh. Ở một số đoạn, đạo diễn đã xử dụng các hình ảnh, hoặc các thước phim tài liệu, đây có thể coi là một biến tấu của phong cách phim, cũng có thể gọi đó là sự pha trộn phong cách phim tài liệu. Và hiệu quả cuối cùng của những đầu tư là những hình ảnh gây ấn tượng mạnh, và những khoảng lặng không lời từ những tấm bia đá lạnh lẽo, những chứng tích của một thời kỳ hào hùng và đau thương. Những người lính đã chiến đấu với tinh thần dũng cảm đã để lại những linh hồn trung. Không phải ngẫu nhiên khi những thước phim tôi đang có trong tay được lấy từ một mạng của Trung Quốc lại có tiêu đề là “Việt chiến trung hồn”(những linh hồn trung thành trong chiến tranh Việt Nam). -
Born on the Fourth of July (1989)
- 0 downloads
"Born on the Fourth of July" (1989) là một bộ phim dựa trên cuốn hồi ký của Ron Kovic, một cựu chiến binh Việt Nam. Phim do Oliver Stone đạo diễn và Tom Cruise vào vai Ron Kovic. Câu chuyện theo chân Kovic từ thời niên thiếu tại New York, khi anh là một thanh niên yêu nước, cho đến khi tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau khi bị thương nặng và trở thành người tàn tật, Kovic trải qua nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cuộc sống và nhận ra sự thật về chiến tranh, sự phản bội của chính phủ và những tác động tâm lý mà cuộc chiến mang lại. Bộ phim không chỉ là một câu chuyện cá nhân mà còn phản ánh những vấn đề xã hội và chính trị của thời đại, thể hiện sự chấn động của một thế hệ trước và sau chiến tranh. Với những cảnh quay mạnh mẽ và diễn xuất xuất sắc của Tom Cruise, "Born on the Fourth of July" đã nhận được nhiều lời khen ngợi và là một tác phẩm quan trọng trong điện ảnh Mỹ. -
Mayhem! (2023)
- 0 downloads
"Farang!" (2023) là một bộ phim độc lập mang đậm yếu tố tâm lý, kể về câu chuyện của một người đàn ông phương Tây sống tại Thái Lan. Bộ phim khai thác những mâu thuẫn văn hóa và cuộc sống hàng ngày của nhân vật chính khi anh cố gắng hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhân vật phải đối mặt với nhiều thử thách, từ việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cho đến những mối quan hệ phức tạp với người dân địa phương. Phim thể hiện sự đối lập giữa văn hóa phương Tây và phương Đông, đồng thời khám phá những chủ đề như sự cô đơn, tìm kiếm bản sắc và sự chấp nhận. Với hình ảnh đẹp và âm nhạc sâu lắng, "Farang!" không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống mà còn là một hành trình tâm hồn. -
The Crimson Rivers (2000)
- 0 downloads
Trong cùng một ngày, cách xa nhau 300 km, hai thanh tra cảnh sát nhận nhiệm vụ với hai vụ án đặc biệt. Niémans, một người giàu kinh nghiệm và trực giác nhạy bén về tội phạm, nhưng ôm trong lòng những nỗi đau khó quên, được gửi đến Guernon, một thị trấn đại học ở dãy núi Alps, điều tra vụ giết người với vết cắt bỏ một phần cơ thể. Trong khi đó, Max Kerkérian, một thanh tra trẻ tuổi, sắc bén và cô độc, một kẻ trộm xe hơi đã chọn trở thành cảnh sát vì đam mê với đêm tối và nguy hiểm, được phái đến Sarzac để điều tra vụ phá hỏng mộ, đặc biệt là mộ của một đứa trẻ mất tích từ năm 1982. Sớm thôi, hai vụ án này sẽ có những mối liên kết với nhau. Các vụ giết người lại xảy ra liên tục. Sự thật cuối cùng sẽ vượt xa những suy đoán. -
Black Sabbath (1963)
- 0 downloads
"Black Sabbath" là một bộ phim kinh dị anthology của đạo diễn Mario Bava, phát hành năm 1963. Phim gồm ba câu chuyện riêng biệt, mỗi câu chuyện đều mang những yếu tố siêu nhiên và tăm tối. The Telephone: Kể về một người phụ nữ bị ám ảnh bởi một kẻ giết người cũ. Cô nhận được những cuộc gọi quấy rối từ một giọng nói bí ẩn, khiến cô lo sợ về sự trở lại của kẻ giết người. The Wurdulak: Dựa trên một câu chuyện của Aleksei Tolstoy, câu chuyện này theo chân một gia đình gặp phải một con quỷ ăn thịt người, có thể biến đổi người sống thành xác sống. The Drop of Water: Một y tá tham gia vào một nghi thức chuẩn bị thi thể của một phù thủy, nhưng lại bị ám ảnh bởi sự trở lại của bà ta. Bộ phim nổi bật với phong cách hình ảnh đặc sắc của Bava, sử dụng ánh sáng và màu sắc để tạo ra không khí căng thẳng và rùng rợn. "Black Sabbath" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim kinh dị. -
Fudoh: The New Generation (1996)
- 0 downloads
"Fudoh: The New Generation" (1996) là một bộ phim hành động của Nhật Bản, đạo diễn bởi Takashi Miike. Phim xoay quanh Fudoh, một thanh niên trở về từ Mỹ với mục tiêu trả thù cho cái chết của cha mình, một ông trùm yakuza. Bộ phim khám phá các chủ đề như bạo lực, gia đình và sự phản bội, kết hợp giữa những pha hành động kịch tính và yếu tố tâm lý. Với phong cách kể chuyện độc đáo và những hình ảnh mạnh mẽ, "Fudoh" đã thu hút sự chú ý của khán giả và trở thành một tác phẩm nổi bật trong thể loại phim yakuza. Mặc dù phim có nhiều cảnh bạo lực, nó cũng thể hiện một cách sâu sắc về những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật chính trong hành trình tìm kiếm công lý và ý nghĩa cuộc sống. -
Drag Me to Hell (2009)
- 0 downloads
Năm 1969 ở Pasadena, một cặp vợ chồng người Mexico đưa con trai họ đến nhờ một nhà ngoại cảm tên Shaun San Dena giúp đỡ, nói rằng con trai họ bị bệnh và nghe giọng ác quỷ sau khi ăn cắp dây chuyền bạc của người Digan. Một thế lực siêu nhiên bất ngờ tấn công họ và những cánh tay ác quỷ đã kéo cậu con trai xuống địa ngục. San Dena thề sẽ chiến đấu với ác quỷ vào một ngày nào đó. Năm 2009 ở Los Angeles, nữ nhân viên tín dụng Christine Brown làm việc trong ngân hàng, cô đang tranh chức Trợ lý giám đốc với đồng nghiệp Stu Rubin. Sếp của cô khuyên cô phải biết đưa ra quyết định cứng rắn. Một bà lão người Digan tên Sylvia Ganush đến ngân hàng xin gia hạn cho khoản vay thế chấp của bà. Sau khi Christine từ chối, Ganush đã khóc lóc cầu xin cô. Nhân viên bảo vệ buộc Ganush ra về, Ganush tức giận cho rằng Christine đã làm nhục bà. Ở bãi đậu xe, Ganush tấn công Christine. Sau một hồi vật lộn, Ganush bứt chiếc khuy trên áo khoác của Christine và nguyền rủa nó. Sau đó Christine và Clayton "Clay" Dalton, bạn trai cô, gặp một thầy bói tên Rham Jas, người nói với cô rằng có một linh hồn đen tối đang ám cô. Ở nhà, thực thể ác quỷ bắt đầu tấn công Christine. Ở ngân hàng, cô gặp ảo giác về Ganush và mũi cô chảy rất nhiều máu, máu cũng văng lên người sếp của cô. Giữa lúc hỗn loạn, Stu đã ăn cắp tài liệu trên bàn của Christine. Christine đến cầu xin Ganush tha thứ nhưng phát hiện bà ta đã chết. Christine quay lại nhà Jas, người giải thích rằng cô vẫn còn là chủ nhân của chiếc khuy bị nguyền rủa nên ác quỷ Lamia sẽ còn hành hạ cô trong ba ngày trước khi kéo cô xuống địa ngục. Ông đề nghị Christine hiến tế một con vật để xoa dịu Lamia. Sau đó Christine đâm chết con mèo của mình để hiến tế. Cô đến nhà bố mẹ của Clay ăn tối nhưng ảo giác lại tiếp tục ám ảnh cô. Christine quay lại nhà Jas, người yêu cầu tiền công 10.000 USD để giải quyết dứt điểm chuyện này. Ông đưa cô đến nhà San Dena, người có kế hoạch lừa Lamia nhập vào một con dê và giết nó. Mọi thứ trở nên rắc rối khi Lamia nhập vào San Dena và trợ lý của bà. Lamia nôn mửa xác con mèo của Christine, nói rằng nó muốn linh hồn cô. San Dena đã đuổi Lamia ra khỏi cuộc gọi hồn nhưng bà cũng trút hơi thở cuối cùng. Jas bỏ chiếc khuy của Christine vào phong bì và nói rằng cô có thể chuyển lời nguyền cho người khác bằng cách tặng chiếc khuy cho họ. Christine định tặng phong bì cho Stu nhưng đã đổi ý. Jas tiết lộ rằng Christine có thể tặng chiếc khuy cho một người đã chết. Christine sau đó đào mộ của Ganush và tặng phong bì cho xác bà lão. Christine trở về nhà và chuẩn bị gặp Clay ở nhà ga để cùng nhau đi du lịch. Cô còn vui mừng hơn khi sếp của cô thông báo Stu đã thú nhận việc anh ta ăn cắp tài liệu của cô và đã bị đuổi việc nên chức Trợ lý giám đốc sẽ thuộc về cô. Ở nhà ga, Clay đưa ra phong bì có chiếc khuy của Christine mà cô làm rơi trong xe anh, có nghĩa là đêm qua Christine đã lấy nhầm phong bì khác nhét vào xác Ganush, lời nguyền vẫn chưa được chuyển đi. Christine hoảng sợ lùi lại và ngã xuống đường ray. Những cánh tay ác quỷ dưới lòng đất kéo Christine xuống địa ngục. Clay rơi nước mắt khi thấy cảnh tượng kinh hoàng đó mà không thể cứu bạn gái mình. -
Red Sun (1971)
- 0 downloads
"Red Sun" (1971) là một bộ phim hành động và viễn Tây do Terence Young đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Charles Bronson, Toshiro Mifune và Ursula Andress. Câu chuyện diễn ra vào cuối thế kỷ 19 và xoay quanh một cuộc chiến giữa các băng nhóm trong bối cảnh miền Tây nước Mỹ. Nội dung phim tập trung vào một nhóm cướp Nhật Bản, do nhân vật của Toshiro Mifune dẫn đầu, đã thực hiện một vụ cướp xe lửa. Họ đã đánh cắp một món hàng quý giá và một con tin là một người Mỹ (do Charles Bronson thủ vai). Hành trình của hai nhân vật chính, một bên là kẻ cướp và bên còn lại là người đi tìm kiếm công lý, diễn ra giữa những xung đột văn hóa và truyền thống giữa phương Đông và phương Tây. Phim nổi bật với các pha hành động kịch tính, sự kết hợp văn hóa độc đáo và thông điệp về tình bạn, lòng trung thành và sự xung đột giữa các giá trị khác nhau. Bộ phim mang đến cái nhìn thú vị về sự đa dạng của các nhân vật trong một bối cảnh cổ điển của miền Tây. -
The Tenant (1976)
- 0 downloads
"The Tenant" (1976) là một bộ phim tâm lý kinh dị do Roman Polanski đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Roland Topor. Phim kể về Trelkovsky, một người đàn ông sống cô đơn, thuê một căn hộ ở Paris. Sau khi một người phụ nữ trong căn hộ đó tự tử, Trelkovsky bắt đầu cảm thấy áp lực từ hàng xóm và sự kỳ thị từ xã hội xung quanh. Khi Trelkovsky cố gắng tìm hiểu về cái chết của cô gái, anh dần bị cuốn vào sự điên rồ và sự tan vỡ tâm lý của chính mình. Phim khắc họa nỗi cô đơn, sự xung đột giữa cá nhân và xã hội, cũng như cảm giác mất kiểm soát của con người trước hoàn cảnh. Với bầu không khí u ám và các yếu tố tâm lý tinh tế, "The Tenant" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại này. -
The Intern (2015)
- 0 downloads
Câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước và thông điệp sống rất tích cực, thú vị là những điều mà The Intern mang tới. Bộ phim hài còn thành công nhờ sự phối hợp cực kỳ ăn ý của cặp sao già – trẻ Robert De Niro và Anne Hathaway. Nữ đạo diễn tài năng Nancy Meyers được biết đến qua những tác phẩm tình cảm nhẹ nhàng, khắc hoạ bức tranh cuộc sống chân thực, gần gũi như The Holiday, It’s Complicated,… Mới đây khán giả yêu thích điện ảnh lại được thưởng thức một bộ phim hài được nhào nặn bởi Nancy nữa là The Intern. Những rung cảm tinh tế rất phụ nữ và cách kể chuyện dí dỏm chân phương của nữ đạo diễn đã giúp The Intern liên tục có mặt trong bảng xếp hạng Những bộ phim hài hay nhất 2015 của nhiều website uy tín. The Intern kể về Ben Whittaker_một người đàn ông về hưu goá vợ 70 tuổi, không muốn sống cuộc sống nhàm chán và vô dụng nên Ben đã xin vào làm thực tập viên tại công ty kinh doanh thời trang online About the Fit. Người sáng lập của công ty là nữ doanh nhân thành đạt, xinh đẹp và tải giỏi Jules. Mặc dù ban đầu Jules không định nhận Ben vào làm nhưng dần dần chính cô lại bị thuyết phục và được truyền cảm hứng bởi “ông cụ” 70 tuổi rất duyên dáng, năng động này. Không chỉ vậy, nhờ sự cầu tiến ham học hỏi và vốn sống dày dặn, Ben còn trở thành “bố già” được cả công ty yêu quý, là nơi mà đám nhân viên trẻ “cái gì cũng giỏi” tìm đến xin lời khuyên khi gặp khó khăn. Cũng bằng kinh nghiệm sống, sự tinh tế nhạy cảm mà “bố già” có thể giúp cô chủ Jules tháo gỡ khúc mắc trong cuộc sống gia đình, tìm lại niềm đam mê với công việc. Cốt truyện của The Intern khá lạ lẫm với một tình huống đặt tiền đề rất thú vị: một ông cụ 70 tuổi trở thành nhân viên của công ty thời trang _ là lĩnh vực đòi hỏi sự trẻ trung, hợp thời, sành điệu. Tuy nhiên, bộ phim lại không đi theo hướng nhấn mạnh các tình huống tréo nghoe để gây cười, ngược lại diễn biến phim lại gần gũi, thực tế khi xoay quanh các mối lo toan thường nhật về gia đình, tình yêu, công việc. Điều thành công của The Intern đó là có thể dung hoà và giải quyết một cách dí dỏm, ấm áp những khía cạnh tưởng như xung khắc với nhau như già và trẻ, công việc và gia đình, lý trí và tình cảm, truyền thống và hiện đại. Nữ đạo diễn Nancy đã chọn cách để người già và lớp trẻ bước vào thế giới riêng của nhau để từ đó tìm thấy tiếng nói chung, xoá mờ khoảng cách thế hệ. “Bố già” Ben đã dành hơn nửa cuộc đời cho công việc in danh bạ điện thoại, tưởng như khi chạm ngưỡng 70, ông sẽ bị bỏ lại bên lề của cuộc sống hiện đại như chính món đồ mà ông đã làm suốt 40 năm đó. Nhưng Ben đã từ chối sự cô độc bằng cách hoà nhập với dòng chảy hối hả của lớp trẻ. Ben vẫn giữ màu sắc riêng của sự “cũ kỹ” từ bộ comple chỉnh tề mỗi ngày, khăn tay lịch thiệp trong túi áo, bút mực, cặp da cổ cho đến phong thái điềm đạm, thanh lịch đúng chất quý ông. Và rồi không chỉ dễ dàng bắt kịp nhịp độ sống tươi trẻ, Ben còn toả sáng với chất riêng trong tuổi tác của mình. Nỗi cô đơn trống trải của người đàn ông goá vợ 70 tuổi lại được lấp đầy bằng một công việc tưởng như chỉ dành cho người trẻ. Cô chủ Jules là hình mẫu lý tưởng của một người phụ nữ hiện đại: thành đạt, tháo vát, sành điệu. Cuộc sống của Jules ngỡ như là một bức tranh hoàn hảo đặt trong thế giới của công nghệ, của mạng xã hội, của những người trẻ giàu có. Thế nhưng Jules lại bế tắc trong chính “đại dương” vùng vẫy của mình, cô không có thời gian để ngủ, không thể chăm lo cho con gái và chồng, công việc bận rộn khiến gia đình Jules rạn nứt, cô cũng thường xuyên đến muộn, quên tên các nhân viên, bàn làm việc bừa bộn thiếu khoa học,… Hàng trăm mối tơ vò khó khăn rất “điển hình” của cuộc sống hiện đại xô bồ ấy lại tìm thấy cách tháo gỡ ở một người tưởng như không còn thuộc về thế giới của Jules. Sau 2 vai diễn không để lại nhiều ấn tượng trong Heist và Joy, ngôi sao đoạt giải Oscar Robert De Niro đã lấy lại phong độ với The Intern. Lối diễn tự nhiên, duyên dáng giúp nam diễn viên truyền tải trọn vẹn hình ảnh “bố già” Ben chân thành, cầu tiến và giàu tình cảm. De Niro cũng có màn phối hợp cực ăn ý với ngôi sao xinh đẹp Anne Hathaway, người thủ vai cô chủ Jules. Không ngoa khi nói rằng sự thành công của The Intern có công lớn của bộ đôi diễn viên thuộc 2 thế hệ này. Dưới góc nhìn sâu sắc của một đạo diễn nữ, The Intern cũng khéo léo đề cập đến những vấn đề nhạy cảm xung quanh sự thành công của một người phụ nữ hiện đại trong gia đình. Dù không có nhiều cao trào kịch tính, các nút thắt cũng được giải quyết khá nhanh chóng, dễ dàng nhưng The Intern vẫn là một bộ phim mang tính giải trí cao nhờ yếu tố hài hước sắp xếp hợp lý và câu chuyện tích cực, tươi sáng, truyền hứng khởi. -
Tootsie (1982)
- 1 download
Đừng gọi tôi là “em cưng” nữa! Trong phim Tootsie (1982), Michael Dorsey (Dustin Hoffman) là một diễn viên đầy tài năng và luôn tận tụy dẫn dắt đàn em. Thế nhưng, mãi đến độ tuổi tứ tuần, anh vẫn… thất nghiệp. Sự chuyên nghiệp thường đi kèm với khó tính và ở vài phút đầu tiên của phim, khán giả thấy Michael không ngần ngại từ chối diễn bất cứ cảnh gì mà anh thấy không hợp lý. Vì sự cầu toàn, cái tôi lớn và cả vấn đề ngoại hình, anh không nhận được vai diễn nào và nghèo kiết xác. Cái khó ló cái khôn. Không có vai diễn, chính ta phải là diễn viên cho bộ phim cuộc đời của mình. Và rồi chúng ta thấy chàng diễn viên Michael Dorsey với mái tóc đen thẳng, trang phục xoàng xĩnh và vóc người thô biến thành quý bà Dorothy Michaels tóc nâu uốn xù, váy vóc đỏm dáng, người thon thả với cặp kính trắng tròng to không lẫn vào đâu được. Từ anh chàng diễn viên giọng trầm, nói nhanh và có chút lè nhè trong giọng nói, chúng ta có một quý bà với chất giọng cao lanh lảnh, nói từ tốn nhưng thốt ra câu nào là ai nấy phải ngạc nhiên, hoảng sợ. Người đàn ông đó đã chứng tỏ cho những kẻ đã từ chối anh, đoàn làm phim mà anh đang làm việc và cả khán giả đang xem Tootsie rằng mình là một diễn viên xuất sắc. Làm sao không thể không xuất sắc khi bản thân anh là một diễn viên đã phải diễn không ngừng nghỉ kể cả khi trường quay đang nghỉ ngơi, khi phải ghé thăm người làm trong ngành (trừ những người bạn, đồng nghiệp gắn bó với anh trước đó)? Là một bộ phim có màn “giả gái” ngoạn mục của nam tài tử Dustin Hoffman, tuy nhiên Tootsie dùng yếu tố này không đơn thuần nhằm tạo tiếng cười. Người xem cười chỉ vì anh chàng Michael Dorsey này hóa thân thành phụ nữ sao mà duyên dáng, tinh tế đến vậy và cả những lúc Dorothy Michaels chật vật để trở lại là Michael khi bạn gái của anh ghé thăm. Từ mục đích ban đầu là tấm vé mưu sinh, việc trở thành phụ nữ cũng giúp anh nhận ra mặt trái đau lòng đang diễn ra khắp nơi ở môi trường nghệ thuật thứ bảy: những đồng nghiệp nữ bị bạn diễn nam, đạo diễn có tiếng tăm gạ gẫm, quấy rối không thương tiếc. Và Dorothy quyết định phản kháng, khiến những phụ nữ khác phải gật gù thán phục. Nhiều chuyện trái khoáy lại tiếp tục diễn ra. Đến khi thành “quý bà”, chàng Michael Dorsey lại tìm thấy người khiến mình rung động thật sự. Người mà anh thầm thương trộm nhớ, lặng lẽ chăm sóc chính là cô bạn diễn Julie Nichols (Jessica Lange). Oái oăm thay, nàng Dorothy lại nhận được lời cầu hôn từ cha của Julie. Ở Julie, khán giả thấy đầy đủ những điểm của một phụ nữ đáng thương, đáng được bảo vệ: vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện, dịu dàng nhưng mù quáng trong tình yêu và không biết giá trị của mình ở đâu. Câu chuyện của Julie là bi kịch của một diễn viên trẻ mới vào nghề. Cô trót tin vào lời hứa của một vị đạo diễn nổi tiếng để rồi có con với ông ta, cùng đứa trẻ sống trong sự lạnh nhạt, thậm chí không bao giờ thấy ông ta xuất hiện bên cô. Dù rất cứng rắn trước lời mời gọi lả lơi của một gã đàn ông xa lạ trong một bữa tiệc, Julie vẫn không dứt khoát chấm dứt với gã đạo diễn kia vì cô phải sống chung với người cha giữ quan điểm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Trên poster phim Tootsie, chúng ta thấy hình ảnh một phụ nữ đỏm dáng mặc váy dài màu đỏ cười thật tươi trước lá cờ Mỹ. Nếu không biết được nội dung phim, hẳn khán giả sẽ nghĩ đây là một bộ phim về biểu tượng nước Mỹ, về những giá trị mang tính tự hào liên quan đến nhân vật này. Nhưng trớ trêu thay, nội dung phim lại phô bày những mặt đáng xấu hổ trong ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ. Tootsie chính là “em cưng” - từ ngữ mô tả một phụ nữ trẻ với ý nghĩa khêu gợi. Mãi sau hơn 1 tiếng xem phim, khán giả mới thấy Dorothy Michaels dõng dạc hét lên trong trường quay: “Gọi tôi bằng cái tên đàng hoàng đi, đừng gọi tôi là tootsie hay bất kỳ từ ngữ âu yếm nào nữa!”. Không chỉ nói về bình đẳng giới, Tootsie còn đề cập đến những bất công khác trong ngành công nghiệp điện ảnh. Ở cảnh đầu tiên, qua cách Michael tranh cãi với đạo diễn, khán giả thấy được việc diễn viên tài năng không có được tiếng nói trong công việc của mình. Đồng thời, những tiêu chuẩn vô lý về ngoại hình của nam diễn viên cũng được đề cập trong đó. Tuy nhiên, do bối cảnh diễn ra vào thập niên 1980, khi xã hội chưa có sự cởi mở với cộng đồng LGBTQ+, Tootsie có góc nhìn vẫn còn khuôn mẫu về những người này, cụ thể qua phân cảnh Dorothy Michaels hôn Julie Nichols. “Sẽ ra sao khi cánh đàn ông sinh ra là phụ nữ?” Với nhân vật Dorothy Michaels, biên kịch Larry Gelbart và Murray Schisgal đã tạo nên một hình mẫu phụ nữ có vẻ quá lý tưởng và cách tân cho thập niên 1980. Cô khéo léo mà thẳng thắn, hài hước nhưng thâm sâu, tinh tế và nhạy cảm. Cô dám dứt khoát khi bất kỳ gã nào muốn ve vãn, đụng chạm đến cơ thể mình. Vậy nhưng khi không còn là Dorothy, Michael Dorsey là một gã đàn ông tồi. Chính anh cũng từng ve vãn Julie trong một buổi tiệc. Anh cũng đã không thành thật về tình cảm và tình dục với Sandy (Teri Garr) - người bạn kiêm học trò trong nghề của mình. Thậm chí, ban đầu, chính Michael cũng không đủ nhạy cảm để nhận ra Sandy bị phân biệt đối xử trong buổi thử vai... Chỉ khi trở thành Dorothy Michaels, Michael Dorsey mới học cách là một người đàn ông tốt và sẵn sàng đấu tranh cho bình đẳng giới. Đó cũng là dụng ý của đạo diễn Sydney Pollack khi xây dựng bộ phim này. Trong đoạn clip trên kênh YouTube của Viện Điện ảnh Mỹ, ông chia sẻ rằng thử thách với Tootsie là họ phải thể hiện cho khán giả thấy Michael là một người đàn ông tệ và tiếp xúc với kiến thức, môi trường để học cách làm một phụ nữ. Với Dustin Hoffman, việc thủ vai Dorothy Michaels là quyết định nghiêm túc và cảm động. Chia sẻ trên YouTube của Viện Điện ảnh Mỹ, những ý tưởng và bàn luận xoay quanh việc “sinh ra là một phụ nữ sẽ có cuộc sống khác như thế nào” đã đến vào 2 năm trước khi nam tài tử này chính thức tham gia phim Tootsie. Để nhận được vai diễn, Dustin đã đến Columbia để nhờ người thử hóa trang cho mình xem mình thực sự có giống một phụ nữ hay không, nếu không anh sẽ từ chối vì anh muốn khán giả phải tin tưởng ở mình. Với Dustin Hoffman, Tootsie không bao giờ là một bộ phim hài vì thông qua việc đóng phim, anh mới nhận ra những định kiến về hình mẫu phụ nữ được hằn sâu trong tâm trí như thế nào. Với vai diễn trên, Dustin Hoffman nhận được đề cử giải thưởng Viện Hàn lâm cho “Nam chính xuất sắc nhất”. Bộ phim cũng được Thư viện Quốc hội Mỹ đánh giá cao về mặt lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, sau đó được đem vào Viện Lưu trữ phim quốc gia. Dù bộ phim mang thông điệp thức thời nhưng mãi đến gần 30 năm sau, chúng ta mới thấy được làn sóng đấu tranh của những diễn viên nữ về việc bị quấy rối, bạo hành trong ngành công nghiệp điện ảnh. Đến lúc ấy, những ông lớn trong ngành mới bị lôi ra ánh sáng. Tiếc rằng, chúng ta chẳng thấy một Dorothy Michaels ngoài đời đứng lên bảo vệ họ mà chỉ có những phụ nữ đủ mạnh mẽ, kiên cường để vượt qua những lời lẽ “đổ tội cho nạn nhân”, giành lại công lý cho mình. -
Tape Kim Tuyến 5 - Vương Miện Tình Yêu
- Tape Băng Nhạc Trẻ - Tuổi Xuân Tình Nguyện
- Tape Băng Nhạc Trẻ - Tuổi Trẻ Ca Hát
-
A Man for All Seasons (1966)
- 0 downloads
"A Man for All Seasons" (1966) là một bộ phim dựa trên vở kịch cùng tên của Robert Bolt. Câu chuyện xoay quanh Thomas More, một nhà chính trị và là vị thần học người Anh, nổi tiếng vì sự trung thành với nguyên tắc của mình. Phim diễn ra trong bối cảnh thế kỷ 16, khi Henry VIII quyết định ly hôn Catherine xứ Aragon để cưới Anne Boleyn, từ đó dẫn đến sự tách rời của Giáo hội Anh khỏi Giáo hội Công giáo. More, người giữ chức vụ Lord Chancellor, từ chối công nhận quyền ly hôn của Henry và việc thành lập Giáo hội mới, gây ra xung đột với triều đình. Bộ phim khám phá những chủ đề như danh dự, sự phản bội, và giá trị của lòng trung thành. Thomas More được khắc họa như một người đàn ông kiên định với niềm tin của mình, ngay cả khi phải đối mặt với áp lực to lớn và cái giá phải trả cho sự lựa chọn của mình. Cuối cùng, ông bị kết án và xử án tử hình, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc của mình. Phim nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm Giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất, và được đánh giá cao về kịch bản, diễn xuất và cách thể hiện các vấn đề đạo đức phức tạp. -
The Age of Innocence (1993)
- 0 downloads
Martin Scorsese thực sự đã chứng tỏ cho điện ảnh thế giới rằng ông không chỉ là một nhà làm phim huyền thoại chỉ ở thể loại tội phạm, mà ông còn có thể làm những bộ phim cực kỳ xuất sắc ở những thể loại khác như tiểu sử, tình cảm, sử thi, tôn giáo như: Kundun, The Last Temptation of Christ, Hugo, The Aviator,… nhưng nổi bật nhất trong số đó chính là phim “The Age of Innocence” (1993) – Thời thơ ngây. Nội dung phim The Age of Innocence Được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Edith Wharton, “The Age of Innocence” có sự tham gia của 3 ngôi sao nổi tiếng lúc đó là Daniel Day-Lewis, Michelle Pfeiffer và Winona Ryder. Bộ phim kể về cuộc sống của những người trong giới quý tộc ở thành phố New York những năm 1870 đến những năm cuối của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi mà New York còn là một nơi hoang sơ và là một miền đất hứa đối với nhiều người châu Âu. Vị luật sư Newland Archer (Daniel Day-Lewis) có kế hoạch chuẩn bị làm đám cưới với một cô gái trong dòng dõi quý tộc May Welland (Winona Ryder). Nữ bá tước Ellen Olenska (Michelle Pfeiffer), cũng là người chị họ của May Welland, quay trở lại New York sau khi ly dị với người chồng cũ có thói lăng nhăng. Chính vì điều đó mà giới quý tộc Mỹ không chào đón cô, vậy nên Newland đã đến giúp đỡ cô để cô có được sự công nhận ở New York. Nhưng anh và Ellen đã vô tình phải lòng vào nhau, khiến cho cả hai đều cảm thấy khó xử vì anh sắp phải làm đám cưới với May. Liệu rằng Newland có vượt qua được nghịch cảnh này không? Bối cảnh của New York thập niên 70 thế kỷ 19 đã được đạo diễn Martin Scorsese dàn dựng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, cả về trang phục lẫn phối cảnh. Những vật dụng như chén dĩa, thức ăn, trang sức, trang phục được khắc họa cực kỳ chi tiết. Màu sắc xuyên suốt của phim chủ yếu là màu đỏ, nâu và vàng sẫm, những màu sắc của những ngôi nhà, vật dụng của giới quý tộc Mỹ sử dụng, cho thấy sự chính xác của ông khi bám sát với lịch sử. Với những nỗ lực ấy, bộ phim đã thắng một giải Oscars cho hạng mục Thiết kế trang phục xuất sắc nhất. Ngoài ra bộ phim còn được đề cử ở những hạng mục Thiết kế nghệ thuật xuất sắc nhất, Nhạc nền trong phim xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Nhà quay phim quá cố người Đức Michael Ballhaus đã tạo ra nhiều thước phim đẹp và đầy sáng tạo khi có nhiều góc quay khác nhau ở những cảnh bữa tiệc, khi máy quay được lia nhiều góc rộng, ngang, bao quát từ trên cao để người xem có thể theo dõi rõ chi tiết những bữa tiệc của giới quý tộc Mỹ. Một cộng sự thân thuộc khác trong suốt sự nghiệp của Scorsese là nhà dựng phim Thelma Schoonmaker, khi những cảnh phim do bà sắp xếp tạo được sự chắp nối, liên kết với nhau. Hầu hết bộ phim được dàn dựng với không khí chậm rãi, trầm lắng, nhẹ nhàng, đúng với không khí của giới quý tộc, đưa người xem cảm nhận rõ rệt về bầu không khí thời ấy. Đặc biệt, cảnh gần cuối phim mô tả dòng thời gian nhiều năm kế tiếp của gia đình nhà Archer được kết nối liên tục chỉ trong một cảnh quay và một không gian một cách đầy ấn tượng. Diễn xuất trong phim Daniel Day-Lewis và Michelle Pfeiffer đã thể hiện sự nhập vai đầy kinh nghiệm của mình, đặc biệt qua những phân cảnh tâm lý chuyển đổi phức tạp của 2 nhân vật chính. Còn Winona Ryder cũng đã có một vai diễn tuyệt vời khi thể hiện được sự dịu dàng, nhã nhặn và ngây thơ của nhân vật trạc tuổi với cô ngoài đời thật. Vai diễn này cũng đã đem lại cho Winona Ryder một đề cử Oscar ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Ngoài ra, chất giọng đầy truyền cảm và nhã nhặn của Joanne Woodward khi bà là người dẫn truyện trong phim cũng góp phần tạo thêm không khí trang trọng cho bộ phim. Đánh giá “The Age of Innocence” thực sự là một bộ phim khá đáng xem cho những ai yêu thể loại tình cảm, lịch sử với nhiều tình tiết chậm rãi, nhẹ nhàng. Bộ phim này đã khiến mình thực sự khâm phục với tài năng đạo diễn của Martin Scorsese.