
Files posted by Joker
-
01 - Việt Nam Tôi Đó (Soobin, Vũ Cát Tường, Lil Wuyn)
02 - Cam On Vietnam (Thai Vg, Lil Wuyn)
03 - Chỉ Cần Có Nhau (Vũ Cát Tường)
04 - Em Ơi, Anh Nhớ Nhà (Soobin)
05 - Giá Như (Soobin)
06 - Gsaa (v2) (Lil Wuyn)
07 - Let's Fall In Love (v2) (Lil Wuyn)
08 - It's A New Dawn (feat. Charles. & Kriss Ngo) (Soobin, Charles., Kriss Ngo)
09 - No Way Back (feat. Tta) [khoa Wzzzy Rmx] (Lil Wuyn, Khoa Wzzzy, Tta)
10 - Tay Khong (remix) (Pjpo, Lil Wuyn)
11 - Tiến Tới Ước Mơ (feat. Rhymastic & Slimv) (Soobin, Rhymastic, Slimv)
12 - Từng Là (Vũ Cát Tường)
13 - Điều Ta Muốn (Soobin)
-
01 - Đoạn Buồn Cho Tôi (Phương Phạm Guitarist)
02 - Tình Bơ Vơ (Phương Phạm Guitarist)
03 - Trong Tầm Mắt Đời (Phương Phạm Guitarist)
04 - Thành Phố Buồn (Phương Phạm Guitarist)
05 - Hồi Tưởng (Phương Phạm Guitarist)
06 - Ngày Buồn (Phương Phạm Guitarist)
07 - Một Lần Cuối (Phương Phạm Guitarist)
08 - Đoạn Buồn Đêm Mưa (Phương Phạm Guitarist)
09 - Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Phương Phạm Guitarist)
10 - Nếu Chúng Mình Cách Trở (Phương Phạm Guitarist)
11 - Hận Tình (Phương Phạm Guitarist)
12 - Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn (Phương Phạm Guitarist)
13 - Xin Vẫy Tay Chào (Phương Phạm Guitarist)
14 - Ai Cho Tôi Tình Yêu (Phương Phạm Guitarist)
15 - Tôi Đưa Em Sang Sông (Phương Phạm Guitarist)
16 - Nghẹn Ngào (Phương Phạm Guitarist)
17 - Lần Đầu Cũng Là Lần Cuối (Phương Phạm Guitarist)
18 - Đêm Nguyện Cầu (Phương Phạm Guitarist)
19 - Ngày Đó Xa rồi (Phương Phạm Guitarist)
20 - Con Đường Mang Tên Em (Phương Phạm Guitarist)
21 - CHo Vừa Lòng Em (Phương Phạm Guitarist)
22 - Đôi Ngả Chia Ly (Phương Phạm Guitarist)
23 - Thói Đời (Phương Phạm Guitarist)
24 - Đoạn Cuối Tình Yêu (Phương Phạm Guitarist)
25 - Bài Ca Kỷ Niệm (Phương Phạm Guitarist)
26 - Trên 4 Vùng Chiến Thuật (Phương Phạm Guitarist)
27 - Con Đường Xưa Em Đi (Phương Phạm Guitarist)
28 - Người Xa Về Thành Phố (Phương Phạm Guitarist)
29 - Hát Cho Người Tình Phụ (Phương Phạm Guitarist)
30 - Xin Làm Người Xa Lạ (Phương Phạm Guitarist)
31 - Áo Em Chưa Mặc Một Lần (Phương Phạm Guitarist)
32 - Đoạn Tái Bút (Phương Phạm Guitarist)
33 - Một Lần Hiện Diện (Phương Phạm Guitarist)
34 - Thôi (Phương Phạm Guitarist)
-
01 - Nhạc Buốt TRước 1975 ( Tự Sự ) (Phương Phạm Guitarist)
01 - Rừng Lá Thấp (Phương Phạm Guitarist)
02 - Không Bao Giờ Quên Anh (Phương Phạm Guitarist)
02 - Tựa Cánh Bèo trôi (Phương Phạm Guitarist)
03 - Kiếp Nghèo (Phương Phạm Guitarist)
03 - Sao Không Thấy Anh Về (Phương Phạm Guitarist)
04 - Những Đồi Hoa Sim (Phương Phạm Guitarist)
04 - Tình Thư Của Lính (Phương Phạm Guitarist)
05 - Muốn Quên (Phương Phạm Guitarist)
05 - Nỗi Buồn Hoa Phượng (Phương Phạm Guitarist)
06 - Không Bao Giờ Ngăn Cách (Phương Phạm Guitarist)
06 - Đất Nước Tình Yêu (Phương Phạm Guitarist)
07 - Dấu Chân Kỷ Niệm (Phương Phạm Guitarist)
07 - Tình Chỉ Đẹp (Phương Phạm Guitarist)
08 - Bạc Trắng Lửa Hồng (Phương Phạm Guitarist)
08 - Chỉ Có Tình Yêu (Phương Phạm Guitarist)
09 - Anh Hỡi Anh Cứ Về (Phương Phạm Guitarist)
09 - Vòng Tay Giữ Trọn Ân Tình (Phương Phạm Guitarist)
10 - Mưa Rừng (Phương Phạm Guitarist)
10 - Tiếng Sông Hương (Phương Phạm Guitarist)
11 - Thu Ca (Phương Phạm Guitarist)
11 - Xa Vắng (Phương Phạm Guitarist)
12 - Nỗi Buồn Đêm Đông (Phương Phạm Guitarist)
12 - Thành Phố Buồn (Phương Phạm Guitarist)
13 - Giờ Này Anh Ở Đâu (Phương Phạm Guitarist)
13 - Đà Lạt Hoàng Hôn (Phương Phạm Guitarist)
14 - Từ Khi Vắng Anh (Phương Phạm Guitarist)
14 - Đôi Ngả Chia Ly (Phương Phạm Guitarist)
15 - Nếu Đời Không Có Anh (Phương Phạm Guitarist)
15 - Tôi Gặp Em (Phương Phạm Guitarist)
16 - Những Ngày Thơ Mộng (Phương Phạm Guitarist)
16 - Rồi 20 Năm Sau (Phương Phạm Guitarist)
17 - Cánh Buồm Chuyển Bến (Phương Phạm Guitarist)
18 - Vọng Gác Đêm Sương (Phương Phạm Guitarist)
-
-
01. Ngoc Khue - Chuồn Chuồn Ớt (Ambient Mix)
02. Ngoc Khue - Bên Bờ Ao Nhà Mình (Night Mix)
03. Ngoc Khue - Cò Lả (Deep Mix)
04. Ngoc Khue - Giọt Sương Bay Lên (World Mix)
05. Ngoc Khue - Bèo Dạt Mây Trôi (Festival Mix)
06. Ngoc Khue - Xe Chỉ Luồn Kim (Ethnic Deep House Mix)
07. Ngoc Khue - Qua Cầu Gió Bay (Love Mix)
08. Ngoc Khue - Bà Tôi (City Jazz Mix)
-
01 - Không Sao Mà Em Đây Rồi (Nguyen Huong Ly)
02 - Chẳng Thể Nói Ra (Nguyen Huong Ly)
03 - Truyền Thái Y (Nguyen Huong Ly)
04 - Buồn Lắm Em Ơi (Nguyen Huong Ly)
05 - Có Chàng Trai Viết Lên Cây (Nguyen Huong Ly)
06 - Là Bạn Không Thể Yêu (Nguyen Huong Ly)
07 - Tướng Quân (Nguyen Huong Ly)
08 - Anh Hiểu Không (Nguyen Huong Ly)
-
01 - Intro (mong Em Hạnh Phúc Suốt Cuộc Đời Này) (Buitruonglinh)
01 - Từng Ngày Như Mãi Mãi (Buitruonglinh)
01 - Từng Ngày Yêu Em - Acoustic (Buitruonglinh)
02 - Từng Ngày Như Mãi Mãi (Buitruonglinh)
02 - Vì Điều Gì - Answer (Buitruonglinh, Puppy)
03 - Em Ơi Là Em (Buitruonglinh, Kiều Chi, Bmz)
03 - Từng Ngày Như Mãi Mãi - Remix (Buitruonglinh, Đậu Tất Đạt)
04 - Vì Điều Gì (Buitruonglinh, Minsicko, Dangrangto)
05 - Từng Ngày Yêu Em (Buitruonglinh)
06 - Nàng Công Chúa Nhỏ (interlude) (Buitruonglinh)
07 - Đi Cùng Anh (Buitruonglinh, 52hz)
08 - Anh Chưa Từng Hết Yêu (Buitruonglinh)
09 - Chỉ Là Không Có Nhau (Buitruonglinh)
10 - Dù Em Từng Yêu (Buitruonglinh)
11 - Giờ Thì (Buitruonglinh)
-
Phim kể về hai nữ truyền giáo Mormon trẻ tuổi, tự tin Sister Barnes (Sophie Thatcher) và nhút nhát Sister Paxton (Chloe East), khi họ đến nhà của một người đàn ông sống ẩn dật tên là Mr. Reed (Hugh Grant) với mục đích truyền đạo. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra rằng Mr. Reed không phải là người bình thường và ngôi nhà của ông ta chứa đựng những bí mật kinh hoàng. Hai cô gái phải sử dụng trí thông minh và lòng dũng cảm để sống sót qua đêm và thoát khỏi nanh vuốt của Mr. Reed.
-
Xứ Oz – biểu tượng văn hóa 124 tuổi
Khi nhắc tới Broadway, hiếm có câu chuyện nào lại được yêu thích và trở nên nổi tiếng đến mức vượt trội như The Wizard of Oz. Với cốt truyện đầy màu sắc và kỳ ảo, nơi có những phù thủy quyền năng, những chú khỉ bay kỳ lạ và đôi giày hồng ngọc ma thuật, câu chuyện của L.Frank Baum đã vượt qua biên giới thời gian, không gian và trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng.
Tác phẩm gốc The Wonderful Wizard of Oz đã tồn tại được 124 năm nhưng sức ảnh hưởng của nó vẫn không hề phai nhạt. Cùng với bản chuyển thể sân khấu Broadway nổi tiếng từ năm 1902, Baum không chỉ viết nên một câu chuyện, mà tạo ra một vũ trụ vĩnh cửu – một xứ Oz mà ông tiếp tục khai phá trong suốt 13 cuốn tiểu thuyết khác.
Câu chuyện về xứ Oz kỳ diệu là một phần không thể thiếu trong hành trình văn hóa của cả thế kỷ. “Vũ trụ phù thủy” của Baum sau đó đã truyền cảm hứng cho vô vàn bộ phim, chương trình truyền hình và vở kịch. Tính đến nay, đã có tổng cộng 70 bộ phim, chương trình truyền hình và vở kịch sân khấu được chuyển thể trực tiếp từ tiểu thuyết của L. Frank Baum hoặc lấy cảm hứng từ thế giới Oz. Trong số đó, The Wizard of Oz năm 1939, được xem là một trong những bộ phim nhạc kịch xuất sắc nhất từng được chuyển thể từ sách.
Là một phần của di sản văn hóa kéo dài suốt một thế kỷ, với sự giao thoa giữa văn học, điện ảnh và sân khấu, câu chuyện của Wicked bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Gregory Maguire, xuất bản vào năm 1995. Wicked được xem là sự cách tân câu chuyện Oz cổ điển, đặc biệt là về nhân vật Elphaba, hay còn gọi là Phù thủy độc ác phương Tây (The Wicked Witch of The West).
Wicked được chuyển thể thành vở nhạc kịch Broadway ra mắt lần đầu vào năm 2003. Tác phẩm nhanh chóng trở thành một biểu tượng văn hóa trong thế giới giải trí và thu hút đông đảo khán giả trên toàn cầu. Sự phổ biến của Wicked đến từ nhiều yếu tố, nhưng phần lớn là nhờ vào thông điệp mạnh mẽ và dàn nhân vật biểu tượng. Dễ nhận thấy, Wicked không đơn thuần là câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, mà còn là câu chuyện về tình bạn, sự đấu tranh cho lý tưởng cá nhân, cái giá của quyền lực, được đặt trong một thế giới huyền bí và đầy ma thuật.
Tình bạn bất chấp khác biệt
Lấy bối cảnh từ lâu trước khi cô bé Dorothy đến xứ Oz, Wicked (2024) xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa Elphaba và Glinda tại Đại học Shiz. Trong tác phẩm gốc của Baum, Elphaba là một nhân vật phản diện đơn thuần, đại diện cho cái ác. Tuy nhiên, trong Wicked, Maguire đã tạo nên một Elphaba phức tạp và sâu sắc hơn.
Elphaba với làn da xanh, mạnh mẽ và kiên định, là hình mẫu của một đứa trẻ “lớn sớm”. Chính vì màu da khác biệt của mình, cô trở thành mục tiêu của sự chế giễu và ghẻ lạnh từ cha lẫn mọi người xung quanh.
Nhưng Elphaba không bao giờ thấy mình là người xấu cũng không cố gắng thay đổi bản thân để vừa vặn với tiêu chuẩn của thế giới xung quanh. Trong sâu thẳm, cô vẫn khát khao được kết nối, được thấu hiểu, nhưng vì không thể tìm thấy điều đó trong thế giới xung quanh, Elphaba buộc phải giữ cho mình một lớp vỏ bọc mạnh mẽ và khó gần.
Ngược lại, Glinda được xây dựng với hình mẫu của sự dịu dàng và dễ mến. Cô có sự ngây ngô, nét hồn nhiên và tâm hồn thuần khiết của trẻ con. Với mái tóc vàng óng và những chiếc váy hồng lộng lẫy, Glinda là hiện thân của sự tự tin, nhưng ẩn sâu trong đó là một người luôn khao khát được yêu thương, mong muốn được cả thế giới chấp nhận. Glinda cũng có sự bướng bỉnh, nhỏ nhen của một “đứa trẻ” chưa hiểu hết về thế giới.
Cùng với phần âm nhạc mạnh mẽ, lôi cuốn của Stephen Schwartz, Wicked là một hành trình đầy cảm xúc qua những cảnh quay đậm chất nghệ thuật. Một trong những trường đoạn ấn tượng nhất là khi Elphaba bị lừa đội chiếc mũ đen nhọn và đến bữa tiệc đầu tiên. Cô bắt đầu nhảy một mình và bị các bạn cùng lớp chế giễu. Khoảnh khắc đầy sự cô đơn và bẽ bàng ấy được thể hiện sắc nét qua ánh sáng và góc quay cận tinh tế, mang đến cảm xúc mạnh mẽ mà sân khấu không thể truyền tải. Trên màn ảnh, Cynthia Erivo khắc họa trọn vẹn một cảm giác đau đớn, xé lòng.
Jon M. Chu khéo léo cắt giữa những chuyển động ngây thơ và đầy chân thành của Elphaba với nỗi xấu hổ không thể che giấu trên gương mặt cô. Khi Glinda xuất hiện, đó là khoảnh khắc đầu tiên chúng ta nhận thấy sự dịu dàng và chân thành thực sự của cô gái tóc vàng hoe tưởng chừng nhỏ nhen và xấu tính. Tình bạn giữa hai nhân vật đối lập như rõ nét hơn qua cảnh khiêu vũ không lời tuyệt đẹp. Hai con người, từng ghét bỏ nhau bắt đầu vun vén những hạt mầm tình bạn đầu tiên dù nhỏ bé nhưng mạnh mẽ.
Biến tấu thể phim học đường đan xen phản biện xã hội
Như các bộ phim học đường khác như Mean Girls hay Clueless, Wicked cũng chứa đựng những vấn đề như sự cạnh tranh trong học tập hay tình bạn, tình yêu tuổi mới lớn… nhưng Wicked không hoàn toàn là một phim học đường theo nghĩa truyền thống. Phim lồng ghép các yếu tố phép thuật và các khái niệm phức tạp về đạo đức. Tại đó, mối quan hệ giữa Elphaba và Glinda là một phần của câu chuyện về sự phân biệt ngoại hình nhưng nhìn xa hơn còn là phân biệt giai cấp.
Elphaba là một cô gái bị cô lập và bị kỳ thị vì ngoại hình, trong khi Glinda là một cô gái giàu có và được ngưỡng mộ, đại diện cho xã hội thượng lưu. Đây là một sự biến tấu của mô típ “kẻ ngoài cuộc” trong các bộ phim học đường, nhưng thay vì chỉ tập trung vào các cuộc chiến tranh giành sự chú ý trong môi trường học đường, bộ phim mở rộng vấn đề này sang những chủ đề xã hội, như sự phân biệt và áp bức.
Trong thế giới của Wicked, Oz đang ở ngã rẽ, nơi các giá trị xã hội và chính trị cổ điển bị xói mòn, thay thế bằng một chế độ độc tài mới. Tại xứ Oz, các loài động vật đã tiến hóa để trở nên thông minh như con người, có khả năng nói và sống giống như con người, nhưng họ cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng. Họ không được công nhận là bình đẳng và quyền tự do của họ cũng bị đe dọa.
Bối cảnh chính trị của Oz là một phần quan trọng trong câu chuyện của Wicked, phản ánh những vấn đề xã hội và chính trị thực tế, từ sự phân biệt chủng tộc đến quyền lợi động vật. Chủ đề này được thể hiện rất rõ qua hình ảnh của một giáo viên lịch sử tại Đại học Shiz. Chú dê thông thái, được lồng tiếng bởi Peter Dinklage, là một nhân vật phụ đầy ấn tượng. Sự xuất hiện của người thầy này đã góp phần lột tả chiều sâu của xã hội Oz đồng thời là dẫn chứng cho sự phân biệt chủng tộc và bất công diễn ra ngay trong cộng đồng học đường.
Các nhân vật động vật trong phim là một biểu tượng của những nhóm người yếu thế, bị loại bỏ khỏi các vị trí quyền lực và biến thành những công dân hạng hai trong xã hội. Những sinh vật này, không được lên tiếng và bị bắt nhốt trong những chiếc lồng, dễ khiến người xem liên tưởng tới những nạn nhân của các chế độ độc tài, những cuộc diệt chủng trong lịch sử như Holocaust...
Hình ảnh Pháp sư xứ Oz (Jeff Goldblum) chơi với quả bóng bay hình Mặt Trăng trong Wicked cũng được hiểu như một sự mỉa mai về quyền lực và sự giả tạo. Nó gợi nhớ đến phong cách “thần thánh giả vờ” mà Charlie Chaplin đã sử dụng trong The Great Dictator. Pháp sư xuất hiện không nhiều nhưng cho thấy sự giả dối và thao túng của người cầm quyền, của giai cấp thống trị, cho thấy cách mà quyền lực có thể được dùng để duy trì một hệ thống bất công và áp bức.
Tương tự phiên bản nhạc kịch năm 2003, Wicked tỏa sáng nhờ vào việc giữ vững cốt truyện và những ca khúc đã làm say đắm nhiều thế hệ. Phim không chỉ là một sự lột xác hoàn hảo từ sân khấu lên màn ảnh mà còn là một tác phẩm đậm chất nghệ thuật. Wicked thể hiện trọn vẹn sự hòa quyện giữa những yếu tố kinh điển và những sáng tạo mới mẻ, tạo nên một trải nghiệm điện ảnh đáng nhớ và đầy tri ân đối với di sản mà xứ Oz mang lại.
-
Bộ phim mở đầu với Lin McAdam (James Stewart), một tay súng thiện xạ, tham gia cuộc thi bắn súng ở Dodge City để giành giải thưởng là khẩu súng trường Winchester '73 – được mệnh danh là "khẩu súng hoàn hảo". Lin chiến thắng, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi khẩu súng bị người bạn cũ kiêm kẻ thù không đội trời chung của anh, Dutch Henry Brown (Stephen McNally), đánh cắp.
Từ đó, câu chuyện chuyển thành một cuộc rượt đuổi nghẹt thở qua miền Tây nước Mỹ. Khẩu súng Winchester '73 trở thành trung tâm của những xung đột đầy gay cấn, lần lượt rơi vào tay các nhân vật khác nhau: từ một gã buôn súng, một thủ lĩnh da đỏ hung bạo, đến một kẻ ngoài vòng pháp luật khét tiếng. Mỗi người sở hữu khẩu súng đều để lại dấu ấn riêng, nhưng nó cũng mang đến cho họ những bi kịch bất ngờ.
Trong khi đó, Lin không ngừng truy lùng Dutch Henry để đòi lại khẩu súng và giải quyết món nợ cũ giữa hai người. Cuộc đụng độ cuối cùng giữa Lin và Dutch Henry không chỉ là trận chiến vì khẩu súng mà còn là lời giải đáp cho một mối thù đã ấp ủ từ lâu, làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa họ.
-
Sau ngày 21/12/2012 (từng được đồn là ngày tận thế theo lịch của người Maya cổ) mà nhân loại vẫn bình yên, nhiều bộ phim với đề tài hậu tận thế lại ra mắt. Trong năm qua, Hollywood đã sản xuất gần chục bộ phim khai thác chủ đề này. Snowpiercer của đạo diễn Hàn Quốc, Bong Joon-ho, cũng là một tác phẩm với bối cảnh Trái Đất sau ngày tận thế, trở về Kỷ Băng Hà nhưng khai thác những khía cạnh khác về xã hội, con người. Là một bộ phim của xứ kim chi nhưng phim quy tụ nhiều ngôi sao Hollywood như “Captain America” Chris Evans, diễn viên từng giành giải Oscar - Octavia Spencer, ngôi sao gạo cội Ed Harris hay minh tinh người Anh Tilda Swinton.
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết truyện tranh Le Transperceneige của ba tác giả người Pháp, Snowpiercer lấy bối cảnh thế giới năm 2031. Sau thất bại trong nỗ lực khắc phục sự nóng lên toàn cầu, Trái Đất trở về Kỷ Băng Hà và khắp nơi bao phủ tuyết trắng, loài người đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Những người may mắn sống sót cùng ở trên con tàu mang tên Snowpiercer với động cơ vĩnh cửu. Con tàu giống như một xã hội thu nhỏ, phân biệt rõ toa trên của người giàu còn những người nghèo ở toa dưới cùng.
Quá mệt mỏi dưới chế độ của Mr. Wilford, chủ của con tàu và là người nắm giữ bí mật về động cơ vĩnh cửu; chàng trai Curtis (Chris Evans) lãnh đạo những người nghèo sống ở toa sau của con tàu làm cuộc nổi dậy lật đổ tầng lớp thượng lưu sống ở toa trước. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và cả những tổn thất. Với sự giúp đỡ của chuyên gia phá khóa người Hàn Quốc, Nam Goong Min Su (Song Kang-ho), và cô con gái của anh ta là Yona (Ah-Sung Ko); Curtis tìm cách tiếp cận Wilford…
Ở những bộ phim trước như Memories of a Murder, The Host (Quái vật sông Hàn) hay Mother, Bong Joon-ho đã tạo không khí kịch tính, gây tò mò ngay từ đầu và lần này cũng vậy. Tiếng con tàu chạy, những cánh cửa toa được khóa để ngăn người từ toa dưới lên toa trên, những người dân sống ở toa cuối như một khu ổ chuột, ngày ngày nhận thức ăn là một thanh protein đen sì từ Ngài Wilford... tất cả tạo nên một không khí ảm đạm, u ám và đưa người xem bước vào cuộc hành trình của Curtis.
Chuyến tàu Snowpiercer tượng trưng cho một xã hội thu nhỏ. Ở đó có kẻ giàu, người nghèo, có tầng lớp thượng lưu với cuộc sống sung túc, đầy đủ, xa hoa trong khi tầng lớp dưới cùng chịu cảnh đói khát, bẩn thỉu và bị coi thường. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thoại của nhân vật Mason đầy tính thuyết phục: “Vị trí của những chiếc mũ luôn là ở trên đầu còn những chiếc giày thì luôn nằm dưới chân. Giày không thể đặt trên đầu”. Khi mà thế giới lụi tàn và con người phải đối mặt với thảm họa diệt vong, sự phân cấp xã hội vẫn còn rõ nét với những luật lệ bất công. Hàng trăm khối thép di chuyển như một con trăn khổng lồ giữa tuyết trắng và bên trong đó là cuộc chiến khốc liệt diễn ra giữa hai giai cấp đối lập.
Nhân vật Curtis là biểu tượng người anh hùng xuất thân từ thân phận thấp hèn. Anh khao khát sự bình đẳng và quyết tâm đi đến tận cùng của toa hạng nhất để tiếp cận với Ngài Wilford. Hành trình của anh trải qua nhiều thử thách với những cuộc đối đầu đẫm máu với các binh lính bảo vệ khoang hạng nhất cũng như động cơ vĩnh cửu. Hình tượng chuyến tàu với cuộc hành trình vĩnh cửu không có điểm dừng tượng trưng cho một thế giới nhìn ngoài có vẻ như an toàn nhưng lại không có lối thoát, bế tắc.
Bong Joon-ho cũng sử dụng nhiều hình ảnh đối lập như thế giới xa hoa, phù phiếm của khoang trên với những chiếc giường tạm bợ ở toa cuối; tiếng súng đạn, khói lửa bên trong con tàu với không gian rộng lớn, lạnh lẽo của thế giới bên ngoài… Chính những hình ảnh đó biểu trưng cho sự cân bằng của xã hội ở bất kỳ đâu, khi mà cái thiện và cái ác, sự sống và cái chết cùng tồn tại song song không thể tách rời.
Snowpiercer quy tụ nhiều ngôi sao Hollywood tham gia trong “chuyến tàu” đẫm máu này. Nếu không nhìn tên diễn viên từ đầu, khán giả sẽ khó có thể nhận ra tài tử điển trai Chris Evans. Trong bộ phim này, anh “lột xác” hoàn toàn so với hình ảnh Captain America để vào vai một cư dân khu ổ chuột “tức nước vỡ bờ” làm thủ lĩnh cuộc nổi dậy. Khán giả cũng sẽ gặp lại hai diễn viên Hàn Quốc Song Kang-ho và Ko Ah-Sung. Đây là hai diễn viên từng đóng vai hai cha con trong phim Quái vật sông Hàn cũng của Bong Joon-ho vào năm 2006. Cô bé con Ko Ah-Sung nay đã lớn và có nhiều đổi khác về ngoại hình nhưng đôi mắt cá tính, sắc bén vẫn không hề thay đổi và để lại nhiều dấu ấn cho người xem.
Tuy nhiên, đỉnh cao về diễn xuất trong Snowpiercer là nữ diễn viên Tilda Swinton. Trong vai một bộ trưởng của chuyến tàu, minh tinh người Anh thể hiện đẳng cấp và lối diễn xuất biến hóa tài tình mà khán giả sẽ phải thán phục. Nhân vật Mason thường xuyên qua lại giữa các toa tàu để theo dõi tình hình cuộc sống của từng giai cấp và báo cáo lại với Ngài Wilford. Từ điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, dáng vẻ và cả những câu thoại đắt giá mà Tilda Swinton thể hiện biến Mason trở thành nhân vật thú vị nhất trong Snowpiercer, áp đảo cả Chris Evans, Ed Harris, Jamie Bell hay nữ diễn viên da màu Octavia Spencer.
Mặc dù đoạn kết hơi mang tính kể lể dài dòng, cần tiết chế hơn lời thoại, về tổng thể, Snowpiercer vẫn là một tác phẩm xuất sắc của điện ảnh châu Á trong năm nay. Không chỉ có một câu chuyện kịch tính, nghẹt thở; Bong Joon-ho cùng đoàn phim của mình còn đem tới cho khán giả những trải nghiệm thực sự mãn nhãn tới thế giới hậu tận thế, khi mọi thứ chìm vào băng giá. Khung cảnh Trái Đất nhìn từ những ô cửa sổ của toa tàu được dàn dựng rất huy hoàng, hùng tráng với hiệu ứng đẹp mắt. Mang dáng dấp của một phim Hollywood nhưng cái “hồn” của Snowpiercer vẫn đậm nét văn hóa châu Á khi khai thác mạnh vào yếu tố cảm xúc con người.
Phim đem tới nhiều thông điệp về cuộc sống với những sự chua chát, châm biếm mà mỗi người có thể tự nhận thấy qua từng cảnh phim nhưng nổi cộm lên vẫn là câu chuyện về sự thay đổi, về sự hủy diệt những cái cũ để cái mới lên ngôi. Mọi thứ trong cuộc sống này đến một lúc nào đó cũng sẽ lụi tàn, nhường chỗ cho sự hồi sinh và đó cũng là lẽ cân bằng của tự nhiên.
-
-
Phim xoay quanh cuộc điều tra của Frank Keller (Al Pacino), một thám tử kỳ cựu tại Sở Cảnh sát New York, khi anh đối mặt với một loạt vụ án mạng kỳ bí liên quan đến những người đàn ông độc thân.
Những nạn nhân đều bị sát hại trong hoàn cảnh giống nhau: họ đều tham gia các mục kết bạn trên tạp chí, hẹn hò với một người phụ nữ bí ẩn, và sau đó bị giết trong căn hộ của mình. Frank, vốn đang mệt mỏi với cuộc sống đơn độc và công việc căng thẳng, quyết định hợp tác với thám tử Sherman (John Goodman) để tiến hành điều tra.
Họ triển khai một kế hoạch táo bạo: đăng một mục kết bạn giả trên tạp chí để dụ hung thủ lộ diện. Trong quá trình điều tra, Frank gặp Helen Cruger (Ellen Barkin), một phụ nữ quyến rũ, mạnh mẽ nhưng cũng đầy bí ẩn, và nhanh chóng bị cuốn vào mối quan hệ đầy đam mê với cô. Tuy nhiên, Helen lại trở thành một nghi phạm chính trong vụ án, khiến Frank rơi vào tình thế khó xử khi phải lựa chọn giữa cảm xúc cá nhân và trách nhiệm nghề nghiệp.
Sea of Love khéo léo dẫn dắt khán giả qua những tình tiết ly kỳ và hồi hộp, đồng thời khai thác sâu sắc tâm lý con người, đặc biệt là những góc khuất trong tình yêu, sự cô đơn và lòng tin. Bộ phim không chỉ là một câu chuyện trinh thám căng thẳng mà còn mang đậm yếu tố nhân văn, với diễn xuất tuyệt vời của Al Pacino và Ellen Barkin, đem lại một trải nghiệm điện ảnh đáng nhớ.
Phim kết thúc với một cú twist đầy bất ngờ, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem. Sea of Love không chỉ là một tác phẩm về cuộc chiến chống lại tội ác, mà còn là hành trình tìm kiếm sự kết nối trong một thế giới đầy phức tạp và cô lập.
-
Câu chuyện bắt đầu khi ba người lạ mặt – Philip và Margaret Waverton, cùng người bạn của họ, Penderel – bị buộc phải trú ẩn tại một ngôi nhà hoang vắng giữa cơn bão dữ dội ở vùng nông thôn xứ Wales.
Ngôi nhà, thuộc về gia đình Femm kỳ quái, là nơi ẩn chứa những bí mật rợn người. Chủ nhà là Horace Femm, một người đàn ông nhút nhát và lạ lùng, cùng chị gái Rebecca, một phụ nữ già cả với tính cách cay nghiệt và những ám ảnh tôn giáo. Nhưng họ không phải là những cư dân duy nhất – trên tầng cao nhất còn có Sir Roderick Femm, một ông lão bí ẩn, cùng người anh trai bị giam giữ, Saul, kẻ nguy hiểm và không ổn định về tinh thần.
Căng thẳng trong phim tăng dần khi những vị khách phải đối mặt với sự kỳ quái của gia đình Femm, đồng thời đấu tranh để sống sót qua đêm trong một ngôi nhà đầy những bóng tối đe dọa. Các tình tiết dần được hé lộ, từ những âm mưu giết người cho đến sự điên loạn của các nhân vật, khiến khán giả bị cuốn vào không khí ngột ngạt và cảm giác bất an.
Với sự kết hợp của diễn xuất xuất sắc, ánh sáng ma mị và những góc quay độc đáo, The Old Dark House không chỉ là một câu chuyện kinh dị đầy mê hoặc mà còn là tác phẩm mang tính tiên phong trong thể loại phim kinh dị tâm lý. Bộ phim khiến người xem bị ám ảnh bởi thông điệp sâu sắc về bản chất con người, sự cô độc, và nỗi sợ hãi ẩn sâu trong bóng tối.
Bạn sẽ không thể rời mắt khỏi màn hình khi bước vào thế giới đầy bí ẩn của ngôi nhà cổ này.
-
"Sanjuro" (1962) là một bộ phim samurai do Akira Kurosawa đạo diễn, tiếp nối câu chuyện từ bộ phim trước đó, "Yojimbo." Phim theo chân nhân vật chính, một samurai lãng du tên Sanjuro Tsubaki, do Toshiro Mifune thủ vai.
Câu chuyện diễn ra khi Sanjuro tình cờ gặp một nhóm samurai trẻ tuổi, những người đang tìm cách chống lại một băng nhóm tham nhũng trong làng. Nhận thấy sự ngây thơ và thiếu kinh nghiệm của họ, Sanjuro quyết định giúp đỡ, mặc dù anh thường xuyên thể hiện thái độ hoài nghi đối với lý tưởng và phương pháp của họ.
Phim kết hợp các yếu tố hành động, hài hước và triết lý, khám phá những chủ đề về danh dự, lòng trung thành và sự thực dụng. Sanjuro, với bản chất lém lỉnh và chiến thuật thông minh, dẫn dắt nhóm samurai trẻ trải qua những thử thách và đối đầu với kẻ thù, tạo ra những cảnh hành động đầy kịch tính.
"Sanjuro" không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn là một cái nhìn sâu sắc về tính cách con người và những mâu thuẫn trong xã hội Nhật Bản thời phong kiến. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kurosawa.
-
Moon xoay quanh cuộc khủng hoảng tâm lý của Sam Bell, một phi hành gia cô đơn làm việc trong một trạm vũ trụ ở trên mặt trăng. Anh chuẩn bị kết thúc nhiệm vụ 3 năm để có thể về đoàn tụ với gia đình, với vợ và con nhỏ mà anh luôn hằng mong nhớ.
Thế nhưng, mọi thứ không chỉ đơn giản như thế. Trong một vụ tai nạn, Sam đã cứu được 1 người mắc kẹt ngoài không gian, và kì lạ thay, đó là một người nhân bản có ngoại hình giống anh y hệt. Vậy là ta có 2 Sam Bell. 1 Sam Bell mới đầy giận dữ khi phát hiện anh chỉ là người nhân bản, khao khát lục tung căn cứ để tìm kiếm bản chất của sự thật. Và 1 Sam Bell cũ, bình tĩnh vì vẫn tin rằng mình là người thật, và mình chuẩn bị được trở về Trái Đất.
Một trong những lý do khiến Moon được đánh giá cao chính là nhờ vào diễn xuất đầy chiều sâu của Sam Rockwell. Nam diễn viên đã “phân thân” hoàn hảo khi các nhân vật dù có diện mạo và tiếng nói giống hệt nhau, nhưng về biểu cảm, cá tính, suy nghĩ vẫn rất khác biệt, từ đó đặc tả nỗi cô đơn tuyệt vọng của con người khi bị tách ra khỏi đồng loại và một mình cô độc trong vũ trụ.
-
"The Big Risk" (tựa gốc: "Le Grand Risque") là một bộ phim Pháp năm 1960 do Claude Sautet đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một nhóm bạn trẻ sống ở Paris, những người đang tìm kiếm sự tự do và ý nghĩa trong cuộc sống.
Nhân vật chính, một thanh niên tên là "Léo," bị cuốn vào cuộc sống phức tạp của các mối quan hệ tình cảm và những quyết định mạo hiểm. Bộ phim khám phá các chủ đề về tình bạn, tình yêu, và những rủi ro mà con người sẵn sàng chấp nhận để đạt được hạnh phúc. Qua đó, nó cũng thể hiện sự tìm kiếm bản sắc và cách mà các nhân vật đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Với sự kết hợp giữa kịch bản tinh tế và phong cách điện ảnh độc đáo, "The Big Risk" đã để lại dấu ấn trong thể loại phim tâm lý của thập niên 1960, thể hiện rõ nét những trăn trở của thế hệ trẻ thời bấy giờ.
-
Ba tiếng đồng hồ xem The Wolf of Wall Street là một trong những trải nghiệm điên rồ nhất của tôi đối với điện ảnh, đến mức dù đã xem không dưới 3 lần bộ phim dài 3 tiếng đồng hồ này, tôi vẫn tự hỏi, mình vừa xem cái quái gì vậy?
Nhưng, nếu để chọn ra một trong mười kiệt tác của điện ảnh thế kỷ 21, tôi không ngần ngại chọn bộ phim này nằm trong số đó.
Hơn cả một tác phẩm điện ảnh, với nhịp điệu cuồng loạn và tràn ngập sự phóng túng, không ngần ngại phơi bày sự trác táng và dâm dật của những kẻ sống trên tiền, huyền thoại Martin Scorsese và dàn diễn viên, được dẫn đầu bởi Leonardo DiCaprio đã mang đến cho chúng ta một kiệt tác về lòng tham và lối sống đồi bại, sự tha hóa đạo đức đến tận cùng. Nhưng cũng lạ lùng thay, nó phản ánh rất chính xác nền văn hóa dư thừa vật chất ở phố Wall mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn từng khao khát.
Lời tự thú của một con sói già phố Wall
The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall) là một bộ phim tiểu sử, hài châm biếm (dark comedy) dựa theo cuốn hồi ký của Jordan Belfort, do đạo diễn huyền thoại đương đại Martin Scorsese dàn dựng vào năm 2013. Đây là màn hợp tác thứ 5 giữa ông và Leonardo DiCaprio, đồng thời cũng là bộ phim đạt doanh thu cao nhất của cả hai trong những lần hợp tác chung.
Phim cũng giành 5 đề cử Oscar cho Phim hay nhất, Đạo diễn, Kịch bản chuyển thể, Nam chính (Leo) và Nam phụ (Jonah Hill) xuất sắc nhất. Và dù không đoạt bất cứ giải nào, nhưng có hề gì, luôn có những kiệt tác điện ảnh vượt qua những giải thưởng của giới Hàn lâm để tồn tại lâu dài. (trong khi nhiều phim đoạt giải đã bị quên lãng từ lâu)
Bộ phim mở đầu bằng lời tự thuật của Jordan Belfort bằng cách nhìn thẳng vào ống kính, một cách “kể chuyện” phá vỡ bức tường thứ 4 mà Martin Scorsese từng thực hiện trước đây với một kiệt tác khác về thế giới của gangster là Goodfellas (1992).
Belfort nói rằng thế giới của giới đầu tư, của phố Wall như một khu rừng nhiệt đới mà ở đó, bò rừng, gấu, hổ… xuất hiện ở mọi nơi và hiểm nguy ở mọi ngõ ngách. Và anh ta tự nhận mình và các cộng sự ở công ty Strantton Oakmont là những chuyên gia, dẫn bạn vượt qua vùng hoang vu của tài chính và giúp bạn tránh hiểm nguy, đồng thời làm giàu giúp bạn.
26 tuổi, với vai trò là giám đốc công ty môi giới chứng khoán, Jordan Beford đã kiếm được 49 triệu USD/năm, nhưng anh ta vẫn chưa thỏa mãn vì thiếu chút nữa là kiếm được 1 triệu USD/tuần.
4 năm trước đó, Jordan đặt chân đến phố Wall khi còn là một thanh niên 22 tuổi trắng tay và gặp Mark Hanna (Matthew McConaughey). Mark là kẻ “khai sáng” cho anh ta về cách kiếm tiền ở phố Wall và giữ được sự tỉnh táo bằng… ma túy và gái. Bởi nếu không thỏa mãn nhịp điệu dưới thắt lưng, những kẻ như gã sẽ mất thăng bằng và nổ tung bất cứ lúc nào: họ sẽ bị điên loạn với các con số, thập phân, tần số… nhảy múa trên các bảng giao dịch.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình và bài học “khai sáng” của “con sói già, Mark Hanna, 6 tháng sau Jordan đã tường tận phố Wall, kiếm được nhiều tiền.
Anh ta lái những chiếc siêu xe cỡ Ferrari mới cáu cạnh, những căn biệt thự triệu đô, sở hữu những con ngựa đua đắt tiền, hai nhà nghỉ mát, du thuyền dài 52m, máy bay riêng lộng lẫy và cô vợ siêu hot Naomi sẵn sàng “thổi kèn” cho anh ta trên xa lộ. Anh ta sống đồi bại và trác táng không thể tưởng tượng: hít ma túy từ “cửa sau” của gái điếm, uống rượu như cá uống nước, bạo dâm và chơi gái tuần 5,6 lần.
Những thứ ma túy mà anh ta dùng trong một tuần đủ để cả thành phố Manhattan, Long Island và Queens an thần trong một tháng, như Jordan tự thừa nhận. Anh ta dùng Quaaludes 10 đến 15 lần mỗi ngày cho chứng “đau lưng”, uống Adderall để tập trung, uống Xanax để an thần, cần sa để giảm căng thẳng, cocaine để tỉnh táo, và morphine đơn giản vì nó quá “phê”.
Trong tất cả các loại “thuốc” trên cõi đời này, có một loại mà Jordan cực kỳ thích, thứ mà anh ta cho rằng để chinh phục thế giới và moi ruột kẻ địch: đấy là TIỀN. Có tiền, anh ta có thể có mọi thứ, từ những ngôi biệt thự hàng chục triệu đô, du thuyền, gái đẹp. Thêm vào đó có thể làm từ thiện, hỗ trợ tài chính cho đảng mà anh ta yêu thích, thậm chí cứu một loài động vật nào đó đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tiền có thể biến anh ta thành người… tốt!
Nhưng ngày 19/10/1987, được gọi là Ngày Thứ Hai Đen Tối, thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ với mức tuột tệ hại nhất từ Ngày Thứ Ba Đen Tối từ năm 1929. “Phố Wall nuốt chửng và ‘ị’ tôi ra một lần nữa”, như lời anh ta tự thú.
Jordan trắng tay và trở về với vạch xuất phát. Nhưng vốn có thừa kinh nghiệm và trải nghiệm trong tay, anh ta lại khởi đầu thêm một lần nữa. Jordan “bán cặn bã cho kẻ cặn bã” và kiếm tiền từ đấy. Anh ta gặp Donnie (Jonah Hill), một kẻ buôn bán đồ trẻ em sống cùng chung cư. Và cả hai bắt đầu khởi nghiệp với nghề môi giới chứng khoán từ một garage cũ. Bọn họ trở thành “chiến hữu”, tuyển thêm một đội quân bán hàng, đa phần là xuất thân từ dân bán cần sa hoặc ma túy và đào tạo bọn họ nghệ thuật “hard sale”.
Phương pháp kiếm tiền cơ bản của bọn họ là lừa đảo “bơm và bãi” (pump and dump). Để che đậy điều này, Jordan đặt cho công ty cái tên sang chảnh: "Stratton Oakmont".
Thế giới của những kẻ ngập trong tiền, hưởng lạc, sa đọa và trống rỗng
Câu chuyện của Jordan Belfort, kẻ đã bị FBI bắt với tội danh thao túng thị trường chứng khoán và gian lận, rửa tiền vào năm 1999 thì hẳn chúng ta đã biết từ trước khi xem bộ phim này, qua cuốn hồi ký cùng tên (đã được dịch ra tiếng Việt).
Để tái hiện lại câu chuyện của Jordan ở phố Wall từ tự truyện của anh ta, cách thuyết phục nhất là tái dựng lại cái thế giới của những kẻ kiếm tiền dễ như trở bàn tay nhờ mánh lới và lừa đảo. Qua cách kể chuyện tràn năng lượng của Martin Scorsese, một đạo diễn kỳ cựu của điện ảnh Mỹ ở tuổi ngoài 70, ta sẽ thấy được tận mắt chứng kiến (qua màn ảnh) thế giới của những kẻ ngập trong tiền và hưởng lạc nhưng cũng trống rỗng đến tận cùng.
Với lời tự thuật của Jordan Belfort, qua màn diễn xuất đỉnh cao và xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Leonardo DiCaprio, Sói già phố Wall là một thiên sử thi của sự… sa đọa, một vở opera ăn chơi trác táng không có điểm dừng.
Kiếm tiền quá dễ dàng, anh ta cũng ném tiền qua cửa sổ dễ dàng không kém. “Văn hóa công ty” của Jordan là những bữa tiệc trác táng với ma túy và gái điếm cao cấp được trả bằng thẻ tín dụng, những cuộc mây mưa tập thể diễn ra ngay tại văn phòng, trên du thuyền và thậm chỉ cả trên máy bay.
Khi đã quá dư dật về tiền bạc, Jordan cũng sẵn sàng từ bỏ người vợ tần tảo đầu gối tay ấp khi nghèo khó để cưới một cô vợ chân dài và quyến rũ (Margot Robbie).
Lời dẫn chuyện của Jordan Belfort xuyên suốt bộ phim, gợi nhớ đến cách mà Ray Liotta (vai một gangster) từng kể về cuộc đời của hắn ta trong Goodfellas. Cách mà Martin Scorsese kể về những kẻ tội phạm, lừa đảo hay thế giới ngầm của bọn chúng: không phải là do ai đó kể, mà do chính bọn họ - những kẻ trong cuộc kể. Không răn dạy, không lên án, không có sự phẫn nộ về mặt đạo đức, đơn giản là Marty để cho bọn họ tự thuật lại cuộc đời mình. Và chúng ta, là những kẻ được chứng kiến, rồi từ đó, rút ra điều gì cho bản thân – tùy!
Hai phân đoạn tả thực cảnh ăn chơi lầy lội của Jordan và đồng bọn là phân đoạn Jordan và Donnie chơi… “thuốc thánh” rất khan hiếm trên thị trường khiến bọn họ “ngáo” từ chân lên tới đầu, phải bò bằng đầu gối và đánh mất khả năng ngôn ngữ, trong khi vẫn cố giữ đầu óc tỉnh táo để tránh bị một tay thám tử của FBI đang nghe lén và điều tra.
Một phân đoạn cao trào khác, có thể xem là đỉnh điểm của nhịp điệu cuồng loạn được kiểm soát cực kỳ chắc tay trong dàn cảnh và cắt dựng, là cảnh du thuyền lộng lẫy của bọn họ gặp bão giữa đại dương khi tìm cách sang châu Monaco để “giải cứu” một khoản tiền đen khổng lồ. Dù sắp chết đến nơi, Jordan vẫn phải cứu lấy… túi thuốc Quaalludes to tướng của gã.
Martin Scorsese đã tái hiện một thế giới cuồng loạn của những kẻ dư dật trên tiền bạc, hưởng lạc đến tận cùng nhưng trống rỗng đến tận cùng. Và tất nhiên, bọn họ phải trả giá.
Leonardo DiCaprio chưa bao giờ xuất sắc như thế
Phim của Martin Scorsese (Marty với cách gọi thân mật) chưa bao giờ dở. Nhưng xuất sắc và tràn trề năng lượng cỡ The Wolf of Wall Street thì cũng chỉ tầm 4, 5 phim trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn 6 thập niên của ông mà thôi.
Sức hấp dẫn của Sói già phố Wall ngoài kịch bản phóng túng được chấp bởi Terence Winter, tài năng dàn dựng và chỉ đạo bậc thầy của Marty, dựng phim của Thelma Schoonmaker; tất nhiên còn phải kể đến dàn diễn viên tài năng, từ Leonardo DiCaprio, Jonah Hill, Margot Robbie… cho đến một diễn viên khách mời chỉ xuất hiện khoảng 5 phút nhưng hoàn toàn hút hồn người xem, là Matthew McConaughey.
Điều thú vị là trong cuộc đua Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm đó, Leonardo DiCaprio bị đánh bại bởi Matthew McConaughey với một bộ phim tiểu sử khác: Dallas Buyers Club.
Cho dù tiếp tục bị Viện Hàn lâm từ chối (để rồi sau đó được công nhận với một vai diễn không hay bằng trong The Revenant, 2015), Leonardo đã cống hiến cho màn bạc một vai diễn “thần sầu” với hơn 100% năng lượng diễn xuất.
Jordan qua tài năng của Leo trở thành một nhà truyền bá đầy cảm hứng về cách kiếm tiền và tiêu tiền, về lối sống thác loạn không thể kiềm chế. Lối diễn xuất của Leo kích thích adrenaline và tăng testosterone trong máu. Vừa điên rồ vừa hài hước, vừa mãnh liệt vừa trống rỗng, Jordan của Leo đã tái hiện chính xác chân dung của một kẻ tôn sùng lối sống kim tiền và hưởng lạc đến giây phút cuối cùng trên cõi đời này.
Đến mức mà đôi lúc, khi xem bộ phim dậm dật năng lượng này, ta tự hỏi Marty và Leo đang cổ xúy hay châm biếm, chế nhạo lối sống này đây?
Để rồi ta tự trả lời rằng, hẳn là phải hiểu nó đến tận cùng, ta mới chế nhạo được nó, còn không, chúng ta chỉ là những kẻ nhìn đời qua cửa kính mà thôi.
Nhịp điệu dồn dập và xoay vòng, dựng phim nhanh đến mức không cho ta dừng lại một giây để thở, chưa nói gì đến chuyện phải suy nghĩ hay tự vấn, đơn giản là Marty kéo xộc chúng ta đi trong một thiên sử thi của sự sa đọa, cho đến khi bọn họ trở thành nạn nhân cho lối sống của chính mình.
Sự châm biếm của Marty phải chăng là ở đó?
Sói già phố Wall hay là "vật tổ" cho nền văn hóa thái quá của chúng ta?
Trong đoạn kết của Sói già phố Wall, ta được chứng kiến sự đổi vai thú vị. Jordan Belfort thật ngoài đời sắm một vai cameo là host của một TV show về làm giàu, đang phỏng vấn Jordan Belfort do Leo đóng. Lúc này, Jordan đã ra tù sớm nhờ hợp tác với FBI và trở thành một… diễn giả truyền cảm hứng, tác giả của hai cuốn sách best-seller về “self-help” và bán hàng.
Và cảnh kết này, một lần nữa có thể giúp ta “sáng mắt” ra về thông điệp và chủ đề của bộ phim mà Martin Scorsese muốn truyền đạt.
Cho dù là một kẻ tội phạm lừa đảo và rửa tiền, một kẻ tham nhũng và ăn chơi bệnh hoạn bị bỏ tù, Jordan Belfort vẫn là một kẻ… truyền cảm hứng về làm giàu và bán hàng. Anh ta là một kẻ bán hàng bẩm sinh, một kẻ có “giác quan thứ 6” về tiền với nguồn năng lượng vô biên. Những đôi mắt của đám khán giả bên dưới nhìn anh ta đầy ngưỡng mộ, và thậm chí coi anh ta như một… vị thần, một kẻ hứa hẹn với bọn họ kiếm 1 triệu đô trong vòng 8 tám bước đơn giản.
Người hacircm mộ
Ánh nhìn của những "người hâm mộ". | Nguồn: Paramount Pictures.
Jordan là con sói ở phố Wall, rõ rồi. Nhưng phải chăng, anh ta còn là đại diện, là vị “vật tổ” trong một nền văn hóa thèm khát vật chất, dư dật vật chất và hưởng lạc vật chất mà hầu hết chúng ta đều theo đuổi?
-
01 - Quên Em Đi (Võ Lê Vy)
02 - Nụ Trăng Tàn Phai (Võ Lê Vy)
03 - Yêu Anh Lần Đầu (nostalgie Cinéma) (Võ Lê Vy)
04 - Bao Giờ Biết Yêu Lại (Võ Lê Vy)
05 - Hàng Ngàn Cánh Chim (Võ Lê Vy)
06 - Thị Trấn (Võ Lê Vy)
07 - Vừa Biết Dấu Yêu (Võ Lê Vy)
08 - Bến Vắng (Võ Lê Vy)
09 - Có Những Người Cô Đơn Ngoài Kia (Võ Lê Vy)
10 - Đi Về Đâu (donde Voy) (Võ Lê Vy)
11 - Hận Tình Trong Mưa (Võ Lê Vy)
12 - Hạnh Phúc Nơi Nào (Võ Lê Vy)
13 - Mùa Hè Năm Ấy (Võ Lê Vy)
14 - Mùi Quê Nhà (Võ Lê Vy)
15 - Ngày Hôm Qua Là Thế (Võ Lê Vy)
16 - Phố Mùa Đông (Võ Lê Vy)
17 - Ta Gọi Ngày Lên (Võ Lê Vy)
18 - Với Anh (Võ Lê Vy)
19 - Đôi Bờ (Võ Lê Vy)
20 - Ngày Mai Không Có Anh Trong Đời (Võ Lê Vy)
21 - Trời Còn Mưa Mãi (Võ Lê Vy)
-
-
01 - Ngàn Năm Tình Vẫn Đẹp (Thư Hường)
02 - Áo Nhà Binh (Thư Hường)
03 - Chắp Tay Lạy Người (Thư Hường)
04 - Chuyện Giàn Thiên Lý (Thư Hường)
05 - Chuyện Người Con Gái Ao Sen (Thư Hường)
06 - Kỷ Niệm Ngày Nhập Ngũ (Thư Hường)
07 - Lính Xa Nhà (Thư Hường)
08 - Mưa Nửa Đêm (Thư Hường)
09 - Nặng Mang Kỷ Niệm (Thư Hường)
10 - Ngoại Ô Buồn (Thư Hường)
11 - Sau Ngày Hành Quân (Thư Hường)
12 - Thiệp Hồng Báo Tin (Thư Hường)
13 - Xa Vắng (Thư Hường)
14 - Xin Trả Tôi Về (Thư Hường)
15 - Bông Cỏ May (Thư Hường)
16 - Đêm Tiền Đồn (Thư Hường)
17 - Lính Trận Xa Nhà (Thư Hường)
18 - Mèo Hoang (Thư Hường)
19 - Nét Buồn Thời Chiến (Thư Hường)
20 - 24 Giờ Phép (Thư Hường)
21 - Chiều Lên Bản Thượng (Thư Hường)
22 - Sau Những Lần Gối Mỏi (Thư Hường)
-
01 - Tết Thương (Various Artists)
02 - Mùa Xuân Xa Quê (Various Artists)
03 - Quê Hương Mùa Xuân (Various Artists)
04 - Xuân Về Gác Nhỏ (Various Artists)
05 - Hẹn Ước Đêm Xuân (Various Artists)
06 - Bức Tranh Hòa Bình (Various Artists)
07 - Sầu Cố Đô (Various Artists)
08 - Bao Giờ Em Quên (Various Artists)
09 - Người Bạn Tình Xưa (Various Artists)
10 - Ráng Chiều (Various Artists)
-
-
01_Hoang_Nhung,_Chau_Ngoc_Ha,_Bang_Tam,_Huong_Thuy_Đành_Quên_Sao
02. Phạm Tuyết Nhung - Con Đường Xưa Em Đi
03. Pham Thieng Ngan - Vọng Cổ Buồn
04. Phạm Tuyết Nhung, Pham Thieng Ngan - Gió Bấc
05. Ngoc Anh - Buồn Làm Chi Em Ơi
06. Ngoc Anh - Mưa Lệ
07. Bang Tam - Lạnh Trọn Đêm Mưa
08. Bang Tam - Bức Tâm Thư
09. Hoang Nhung - Em Cũng Cần Một Bờ Vai
10. Hoang Nhung - Hàng Trang Giã Từ
11. Nhu Quynh - Phố Đêm
12. Phuong Y - Cánh Hồng Phai
13. Chau Ngoc Ha - Một Mình Thôi
14. Chau Ngoc Ha - Tâm Sự Với Anh
15. Thanh Tuyen - Chiều Thương Đô Thị
-
01 - Hoa Mây Mưa Intro (Đoàn Thúy Trang)
02 - Xinh (Đoàn Thúy Trang)
03 - Đẹp (Đoàn Thúy Trang)
04 - Tình Yêu Màu lắng (feat. Bigdaddy) (Đoàn Thúy Trang, Bigdaddy)
05 - Xiêu Lòng (feat. Traitimtrongvang) (Đoàn Thúy Trang, Traitimtrongvang)
06 - Sấm Sét Ái Tình (Đoàn Thúy Trang)
07 - Lâu (Đoàn Thúy Trang)
08 - Sau Cánh Cửa (Đoàn Thúy Trang)
09 - Đường Lên Tiên Cảnh (feat. Hưng Đoàn) (Đoàn Thúy Trang, Hưng Đoàn)