
Files posted by Joker
-
-
-
-
01. Intro (Remastered)
02. Nàng Trung Hoa Xinh Đẹp (Remastered)
03. Bên Nhau Đêm Nay (Remastered)
04. Khúc Ca Mừng Xuân (Remastered)
05. Trăng Thề (Remastered)
06. Người Về Trong Đêm (Midnight Man) (Remastered)
07. Cha Cha Cha (Remastered)
08. Mai Hoa (Remastered)
09. Sầu Tương Tư (Remastered)
10. Itsy Bitsy Teenie Weenie Yellow Polkadot Bikini (Remastered)
11. Rose! Rose! I Love You (Remastered)
12. Niềm Đau Chôn Dấu (Remastered)
13. Bài Ngợi Ca Tình Yêu (Remastered)
14. Sao Không Đến Bên Em (Casablanca) (Remastered)
15. Chuyện Tình Yêu (Historia De Un Amor) (Remastered)
16. Khúc Nhạc Đồng Quê (Remastered)
17. Hôm Nay Không Sữa (No Milk Today) (Remastered)
18. Những Ngày Nắng Đẹp (Seasons In The Sun) (Remastered)
19. Ai (Remastered)
20. Mây Lang Thang (Wondering Clouds) (Remastered)
21. Sau Ngày Cuối Tuần (I've Done It) (Remastered) -
01 - À Ơi Ngày Thơ (Khánh Linh)
02 - Anh Cứ Đi Đi (Khánh Linh)
03 - Bài Ca Hy Vọng (Khánh Linh)
04 - Chiều Xuân (Khánh Linh)
05 - Bốn Mùa Thay Lá (Khánh Linh)
06 - Điều Không Thể Mất (Khánh Linh)
07 - Giấc Mơ Mang Tên Mình (Khánh Linh)
08 - Đường Về Quê (Khánh Linh)
09 - Giấc Mơ Trưa (Khánh Linh)
10 - Khúc Ru (Khánh Linh)
11 - Hãy Yêu Nhau Đi (Khánh Linh)
12 - Mùa Hoa Trở Lại - Acoustic Mix (Khánh Linh)
13 - Mùa Xuân Đầu Tiên - Acoustic Mix (Khánh Linh)
14 - Như Chưa Bắt Đầu (Khánh Linh)
15 - Rồi Mai Tôi Đưa Em - Acoustic Mix (Khánh Linh)
16 - Tuổi 18 - Bonus Track (Khánh Linh) -
01. Làm Sao Em Khóc (Remastered)
02. Suối Nước Mắt (Remastered)
03. Rồi Một Ngày (Remastered)
04. Ru Con Tình Cũ (Remastered)
05. Chiều Tím (Remastered)
06. Nghe Những Tàn Phai (Remastered)
07. Tình Đầu (Remastered)
08. Kỷ Vật Cho Em (Remastered)
09. Sao Đành Xa Em (Remastered)
10. Giáng Ngọc (Remastered)
11. Bản Tình Cuối (Remastered)
12. Kiếp Đam Mê (Remastered)
13. Ngăn Cách (Remastered)
14. Còn Tuổi Nào Cho Em (Remastered)
15. Ai Nói Yêu Em Đêm Nay (Remastered)
16. Trả Lại Anh (Remastered)
17. Nửa Hồn Thương Đau (Remastered)
18. Ai Trở Về Xứ Việt (Remastered)
19. Sài Gòn Vĩnh Biệt (Remastered)
20. Mưa Sài Gòn Nắng Cali (Remastered)
21. Cánh Chim Viễn Xứ (Remastered) -
Better Man (2024) là một bộ phim tiểu sử âm nhạc kể về cuộc đời của siêu sao nhạc pop người Anh Robbie Williams. Bộ phim khám phá hành trình phi thường của anh từ thời thơ ấu đầy khó khăn ở Stoke-on-Trent, đến việc trở thành thành viên trẻ nhất của ban nhạc nam nổi tiếng Take That, và cuối cùng là sự nghiệp solo thành công vang dội của anh.
Better Man không chỉ là một câu chuyện về thành công, mà còn là một câu chuyện về những cuộc đấu tranh cá nhân của Williams với sự nổi tiếng, nghiện ngập và những mối quan hệ phức tạp. Bộ phim cũng đi sâu vào mối quan hệ của anh với cha mình, Peter Williams, và bà của anh, Betty, những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời anh.
Phim được kể theo một cách độc đáo và đầy sáng tạo, với Robbie Williams được thể hiện bởi một con tinh tinh hình người được tạo bằng CGI, do Jonno Davies thực hiện bằng công nghệ ghi hình chuyển động, và cả Williams và Davies lồng tiếng. Điều này cho phép bộ phim khám phá nội tâm của Williams và những cuộc đấu tranh của anh một cách trực quan và đầy cảm xúc.
Better Man là một bộ phim đầy tham vọng và táo bạo, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nghệ sĩ nhạc pop thành công nhất mọi thời đại. -
Lấy bối cảnh Hong Kong những năm 1930, bộ phim kể về một câu chuyện xoay quanh lòng nhân ái, sự tình cờ của số phận và những cuộc đối đầu trong thế giới ngầm.
Nhân vật chính, Kuo Cheng-Wah, là một chàng trai hiền lành, nghèo khó, mới đặt chân đến Hong Kong với hy vọng tìm được công việc làm ăn lương thiện. Trong một lần tình cờ, anh mua một bông hoa từ một bà lão bán hoa nghèo khổ, người ta nói rằng những bông hoa của bà mang lại may mắn. Chỉ trong khoảnh khắc sau đó, Kuo vướng vào một cuộc đụng độ giữa các băng đảng và bất ngờ trở thành người đứng đầu một tổ chức tội phạm khét tiếng sau khi thủ lĩnh trước đó bị ám sát.
Từ một người không có kinh nghiệm trong thế giới ngầm, Kuo buộc phải học cách điều hành băng nhóm của mình, duy trì sự tôn trọng từ các thuộc hạ, đồng thời tránh bị các băng đảng đối địch và cảnh sát để mắt đến. Nhưng dù trở thành một ông trùm, anh vẫn giữ vững lòng nhân từ và quyết định sử dụng quyền lực mới để giúp đỡ những người yếu thế. Anh đặc biệt quan tâm đến bà lão bán hoa, người đã mang lại "may mắn" cho mình, và quyết định giúp bà tổ chức một đám cưới sang trọng cho con gái bà, để cô không bị coi thường trong giới thượng lưu.
Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ khi những thế lực khác trong thế giới ngầm không hài lòng với cách điều hành mềm mỏng của Kuo. Những âm mưu lật đổ bắt đầu xuất hiện, dẫn đến hàng loạt tình huống nguy hiểm nhưng cũng đầy những pha hành động mãn nhãn và hài hước, theo đúng phong cách của Thành Long. Cuối cùng, nhờ vào sự thông minh, lòng tốt và một chút may mắn từ những bông hoa, Kuo đã vượt qua mọi thử thách, bảo vệ được tổ chức của mình mà không cần dùng đến những phương thức bạo lực tàn nhẫn như các ông trùm khác. -
Bộ phim kể về Asaya Kanata, một nam sinh trung học đam mê tạo dựng các video âm nhạc. Một buổi tối, khi đang lang thang trên phố, Kanata tình cờ bắt gặp Yu Orie, một nghệ sĩ đường phố với giọng hát đầy cảm xúc. Anh bị cuốn hút bởi màn trình diễn của cô và nảy sinh ý tưởng thực hiện một video âm nhạc để tôn vinh tài năng của Yu.
Tuy nhiên, câu chuyện trở nên phức tạp khi Kanata phát hiện Yu chính là giáo viên tiếng Anh mới tại trường mình. Yu đã từ bỏ giấc mơ âm nhạc để theo đuổi sự nghiệp giảng dạy, mang trong lòng nhiều nỗi niềm và thất vọng về quá khứ. Sự nhiệt huyết và quyết tâm của Kanata trong việc thuyết phục Yu quay lại với âm nhạc đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai người, đồng thời khám phá sâu sắc về quá trình sáng tạo nghệ thuật và những khó khăn mà nghệ sĩ phải đối mặt. -
Bối cảnh phim đặt tại Prague trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phim mở đầu bằng một tình huống rùng rợn: một thi thể đàn ông được phát hiện trong công viên. Tưởng rằng đã chết, nhưng thật ra nhân vật chính – Gregory Moore, một nhà báo người Mỹ – vẫn còn sống, bị mắc kẹt trong cơ thể bất động như một con búp bê thủy tinh. Không ai biết anh đang nghe, đang cảm nhận, và đang nhớ lại toàn bộ sự kiện dẫn đến tình trạng này.
Khi Gregory nằm “bất động” trong nhà xác, anh cố gắng xâu chuỗi lại những gì đã xảy ra. Trước khi bị rơi vào tình trạng kỳ lạ này, anh đang điều tra vụ mất tích bí ẩn của bạn gái mình – Mira, một cô gái xinh đẹp và ngây thơ. Manh mối đưa anh đến với những tầng lớp thượng lưu của Prague, nơi những nhân vật quyền lực tổ chức các buổi gặp gỡ kỳ lạ và đáng ngờ.
Gregory càng tiến sâu vào cuộc điều tra, anh càng phát hiện ra một tổ chức ngầm đáng sợ – một thứ tà giáo đội lốt tinh hoa xã hội, chuyên lợi dụng thân xác của những người trẻ để phục vụ cho các nghi thức tăm tối. Mọi sự thật ngày càng trở nên kinh hoàng, nhưng khi Gregory định vạch trần thì cũng là lúc anh trở thành nạn nhân. -
“Anora” mang đến một phiên bản “phản cổ tích” độc đáo, xoay quanh hành trình của Ani - nàng Lọ Lem với giấc mộng đổi đời tan vỡ. Cùng cái kết thực tế và đau đớn, bộ phim không chỉ mang đến câu chuyện tình yêu đầy châm biếm mà còn khéo léo khai thác sự phù phiếm của giấc mơ Mỹ, cuộc sống và sự đấu tranh của cá nhân lẫn giai cấp trong xã hội hiện đại.
Điểm giao giữa rom-com, road-movie và chick-flick
Giống như nhiều tác phẩm trước đây của Sean Baker, Anora tiếp tục khai thác cuộc sống của những mảnh đời éo le, những con người yếu thế đấu tranh không ngừng để thay đổi số phận, nhưng vẫn bị số phận trêu đùa và phải tiếp tục vật lộn mà không thể thoát ra.
Ani hay Anora, do Mikey Madison thủ vai, là cô gái người Mỹ gốc Nga, làm vũ nữ thoát y tại quán rượu Headquarters. Tại đây hằng đêm, Ani dạo quanh từng bàn, mời gọi khách hàng thưởng thức dịch vụ VIP của quán – những màn nhảy múa gợi cảm và đầy khiêu khích trong phòng VIP, đổi lại là những khoản tiền tip.
Cuộc sống của Ani bắt đầu rẽ vào bước ngoặt khi gặp Ivan hay Vanya (Mark Eydelshteyn), con trai của một tỷ phú Nga, tôn sùng văn hóa Mỹ, thuê Ani làm bạn gái. Dấn thân vào những buổi tiệc thâu đêm và các hoạt động xa xỉ tại dinh thự bên bờ biển ở Brooklyn, một chương mới trong đời Ani dần mở ra. Ivan trở thành người bạn đồng hành hào phóng, đưa cô bước vào thế giới xa hoa của mình. Và rồi, cả hai bất ngờ kết hôn trong một chuyến đi đến Las Vegas.
Nửa đầu của Anora mang đậm nét thể loại rom-com, với những tình huống hài hước và diễn biến dễ đoán, không có nhiều bất ngờ. Mối quan hệ giữa các nhân vật, đặc biệt là giữa Ani và Ivan, được xây dựng khá rõ ràng, tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng và dễ chịu.
Tuy nhiên, giấc mộng mà cô sống trong suốt 45 phút đầu của bộ phim nhanh chóng tan vỡ khi cha mẹ của Ivan phát hiện con trai họ đã kết hôn với một “gái điếm”. Họ thuê Toros, một linh mục địa phương, cùng sự hỗ trợ Garnick và Igor, hai gã côn đồ vô dụng, lên đường thực hiện nhiệm vụ thuyết phục đôi vợ chồng trẻ ly hôn.
Lúc này tất cả mới vỡ lẽ, cậu quý tử nhà giàu hóa ra chỉ là một thằng nhóc lười biếng, vô trách nhiệm, sống trong vòng tay của mẹ mà chẳng biết phải làm gì với cuộc đời mình. Từ đây, mọi chuyện dần rối ren và biến thành một chuỗi những tình huống dở khóc dở cười. Phim chuyển từ một câu chuyện tình cảm lãng mạn đơn thuần sang thể phim road-movie (phim hành trình) khi theo dấu cuộc tìm kiếm tuyệt vọng của cô gái trẻ đi tìm chồng.
Cuộc truy lùng Ivan xuyên qua thành phố chính là nơi bộ phim tìm thấy nhịp điệu của mình. Đặc biệt trong những cảnh rượt đuổi căng thẳng trên các con phố lạnh lẽo của Brooklyn và Manhattan về đêm, qua góc quay sắc sảo của Drew Daniels, thành phố trở nên sống động và đầy sức hút. Từng góc phố, từng ánh đèn lấp lánh như mang đậm hơi thở của New York, gợi nhắc về những bộ phim điện ảnh của thập niên 70.
Mặt khác, khai thác cuộc sống của những cô gái mại dâm trong thành phố lớn, Anora không thiếu những cảnh quay “thiếu vải”, nhưng những hình ảnh này không nhằm mục đích kích thích hay gây cảm giác gợi dục mà được xây dựng như một phần tự nhiên trong bối cảnh phim. Sean Baker đã khéo léo mang đến những cảm xúc sâu sắc và đa chiều qua bộ phim của mình nhờ vào sự đồng cảm chân thành với những người hành nghề lao động tình dục (sex worker).
Các nhân vật nữ trong phim không phải là những cô gái xinh đẹp, hoàn hảo nhưng họ là những phụ nữ vui vẻ, đôi khi thích hóng hớt và coi nhau như chị em. Họ có cả kẻ thù trong ngành nhưng âm thầm đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. Cũng chính sự gắn kết trong im lặng đó là một trong những yếu tố cảm động của bộ phim. Những phân cảnh này mang lại sự dễ thương và ấm áp, một đặc trưng quen thuộc của thể loại chick-flick, thể phim tôn vinh và dành cho phái nữ.
Mặt trái của Giấc mơ Mỹ
Trong Anora, sự xung đột giữa Ivan và gia đình anh, với sự hiện diện của Ani, là hình ảnh đại diện cho sự xung đột của hai nền văn hóa: nền văn hóa Nga cổ kính, bảo thủ và nền văn hóa Mỹ tự do, thoáng đãng.
Tại đây, hai nhân vật Anora và Vanya có khá nhiều điểm tương đồng. Hai người cùng gốc Nga nhưng cùng chọn cách chối bỏ căn tính của mình, mà dễ thấy nhất là từ bỏ cái tên. Vanya khao khát trở thành công dân Mỹ, trở thành “Ivan” còn Anora khao khát trở thành “Ani”. Cô không thích nói tiếng Nga và tỏ ra khó chịu khi Toros gọi cô bằng tên thật. Chọn cưới Ivan, không phải là quyết định được thúc đẩy âm mưu “đào mỏ” mà là cách Ani sẽ thực sự trở thành “Ani” – một người phụ nữ bình dị, sống cuộc sống đầy đủ mà không còn phải tiếp tục công việc mà cô chưa bao giờ mong muốn.
Về phía Ivan, mặc dù xuất thân từ một gia đình giàu có và quyền lực, cậu lại không thực sự thuộc về thế giới của gia đình – một thế giới có quá nhiều quy tắc, áp lực và sự kiểm soát. Giấc mơ trở thành người Mỹ trong Vanya không phải chỉ là việc muốn sở hữu một tài sản hay một cuộc sống xa hoa, mà còn là mong ước có được một sự tự do cá nhân, thoát khỏi những trói buộc của gia đình và xã hội.
Vừa hay, Ani – cô gái vui vẻ, tự tin, phóng khoáng là hình ảnh hữu hình cho giấc mơ Mỹ của Ivan. Việc anh tìm đến Ani làm nổi bật sự khao khát của anh trong việc hòa nhập vào một thế giới mới, nơi anh có thể tự quyết định cuộc sống của mình mà không phải chịu sự áp đặt của cha mẹ hay những khuôn mẫu xã hội sẵn có.
Tuy nhiên, giấc mơ Mỹ có mặt trái của nó. Anora mang đến cái nhìn thực tế về cuộc sống đầy khắc nghiệt của Ani hay những cô gái làm việc trong câu lạc bộ ở Brooklyn. Theo đuổi một công việc đẫm tính vật chất và thiếu sự bảo vệ xã hội nhưng Ani không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tận dụng tuổi trẻ và vẻ ngoài của mình để sống sót trong một thành phố như New York. Thế giới mà đạo diễn Baker xây dựng không phải là một phiên bản mượt mà, hào nhoáng của thực tế, mà là một sự phơi bày rõ rệt những tầng lớp tối tăm và đầy bản năng của nó.
Anora là bộ phim thứ tư của Sean Baker và có lẽ cũng là bộ phim dễ tiếp cận nhất của anh. Nhà cầm trịch người Mỹ luôn chọn những nhân vật yếu thế làm trung tâm, họ là những con người có những cuộc đời đầy thử thách nhưng vẫn không ngừng đấu tranh để sống đúng với chính mình. Tuy vậy, trong mỗi tác phẩm của mình, Baker vẫn luôn gieo rắc một tia hy vọng nhỏ nhoi – hy vọng rằng dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, vẫn sẽ có một chút gì đó tốt đẹp để níu giữ, để tiếp tục.
Anora không là ngoại lệ, vẫn một câu chuyện bi kịch nhưng không lê thê hay u ám thay vào đó, nó đầy ắp năng lượng, những tình huống ngớ ngẩn và những pha hài hước khiến người xem không thể nhịn cười. Cũng chính sự nhẹ nhàng, hóm hỉnh ấy lại khiến cho khoảnh khắc cuối phim càng thêm bất ngờ. Sean Baker khéo léo giữ lại nỗi buồn ở cuối cùng, chỉ đến khi bộ phim khép lại, người xem mới thực sự thấm thía được số phận đầy đau đớn và trớ trêu của Anora.
Phá vỡ khuôn mẫu nhân vật vũ nữ thoát y
Anora gây ấn tượng với cách xây dựng nhân vật nữ vũ nữ hoàn toàn mới mẻ, khác biệt so với những hình ảnh thường thấy trong điện ảnh. Cô không phải là một nạn nhân của những bi kịch gia đình, cũng không phải là hình mẫu “kẻ đào mỏ” xấu xa như nhiều bộ phim khác thường khắc họa. Thay vào đó, nữ chính được xây dựng có chiều sâu và đầy cá tính.
Nhân vật này không hề ngây thơ hay yếu đuối, thậm chí khá khôn ngoan, nhưng cũng không thể tránh khỏi những ảo tưởng về một cơ hội thay đổi cuộc đời. Ani thực tế nhưng cũng rất mơ mộng. Cô gìn giữ ước mơ từ tấm bé là tổ chức tuần trăng mật ở Disney World. Cô đòi quyền lợi lao động và thẳng thắn từ chối tiếp khách dù có trả cao bao nhiêu khi thấy tay khách đó thiếu tôn trọng.
Ani mạnh mẽ, tươi sáng và đầy màu sắc, nhưng cũng rất dễ tổn thương, một con người đầy khiếm khuyết nhưng vẫn xứng đáng được yêu thương như bất kỳ ai khác. Đây là một cách thể hiện thú vị, phá vỡ những khuôn mẫu cũ, mang đến một cái nhìn đa chiều và tươi mới về một hình ảnh vốn dễ bị gắn mác một chiều.
Anora xây dựng nhân vật nữ vũ nữ mới mẻ và khác biệt.
Anora và Pretty Woman (1990) có cốt truyện khá tương tự, với hình ảnh một “cô gái bán hoa” được một người đàn ông giàu có từng bước dẫn đến thế giới thượng lưu. Nhưng nếu Pretty Woman là một câu chuyện cổ tích hiện đại, thì Anora lại là một phiên bản phản cổ tích. Sự khác biệt lớn nhất thể hiện rõ qua cái kết của hai tác phẩm: một bộ phim mang đến niềm vui và hy vọng, trong khi bộ phim kia lại là một cú tát phũ phàng nhắc nhở về hiện thực cuộc sống. So với kết thúc ngọt ngào, hào nhoáng của Pretty Woman, Anora mang đến một cái kết thực tế và khắc nghiệt hơn.
Trong vai Anora, Mikey Madison thể hiện một cách xuất sắc sự pha trộn của các cảm xúc đối lập, từ sự bất lực đến can đảm chống lại số phận của mình. Vai diễn trong phim đã giúp Madison một bước thành sao với hàng loạt giải thưởng danh giá và chắc chắn sẽ là một trong những cái tên được đưa lên bàn cược nhiều nhất cho cuộc đua Oscar sắp tới của Viện Hàn Lâm. -
Armour of God (1986), còn được biết đến với tên tiếng Việt là Giáp Sĩ Thần Long, là một bộ phim hành động – phiêu lưu do Jackie Chan đạo diễn, biên kịch và thủ vai chính. Đây là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách hành động pha hài đặc trưng của Jackie Chan, đồng thời mở đầu cho loạt phim phiêu lưu nổi tiếng cùng tên.
Bộ phim theo chân Jackie (Jackie Chan), một ca sĩ nhạc rock đã từ bỏ ánh đèn sân khấu để trở thành thợ săn kho báu mạo hiểm – được người đời biết đến với biệt danh “Asian Hawk”. Sau khi đánh cắp một món cổ vật thần bí trong một cuộc đấu giá, Jackie phát hiện ra đó là một phần của bộ “Giáp trụ của Thượng đế” – một bộ giáp cổ xưa có sức mạnh thần thoại và đang bị một giáo phái tà ác săn lùng.
Mọi chuyện trở nên cá nhân hơn khi Lorelei, bạn gái cũ của Jackie và hiện là người yêu của Alan – người bạn thân cùng ban nhạc cũ – bị bắt cóc bởi giáo phái. Chúng muốn ép Jackie giao nốt những mảnh giáp còn lại để đổi lấy sự an toàn của cô. Không còn lựa chọn nào khác, Jackie cùng Alan dấn thân vào một cuộc phiêu lưu nghẹt thở xuyên khắp châu Âu, từ những con phố cổ kính đến hang động hiểm trở, truy tìm các mảnh giáp cổ trước khi chúng rơi vào tay kẻ xấu.
Armour of God gây ấn tượng mạnh bởi những pha hành động táo bạo, các màn rượt đuổi điên cuồng cùng những cảnh chiến đấu mãn nhãn mang đậm dấu ấn Jackie Chan – người từng suýt mất mạng trong một cảnh quay nhảy từ cây xuống. Bên cạnh đó, phim còn xen kẽ những yếu tố hài hước duyên dáng, làm mềm đi nhịp độ căng thẳng của hành trình mạo hiểm.
Không chỉ là một bộ phim hành động đơn thuần, Armour of God còn khéo léo khai thác chủ đề về tình bạn, tình yêu và sự chuộc lỗi, với Jackie trong vai một anh hùng bất đắc dĩ phải đối mặt với quá khứ để làm điều đúng đắn.
Với nhịp phim nhanh, kịch bản hấp dẫn và năng lượng bùng nổ của Jackie Chan, Armour of God là một hành trình phiêu lưu giải trí đầy hấp dẫn, mở màn cho một trong những loạt phim hành động thành công nhất châu Á thập niên 80 và 90. -
Câu chuyện bắt đầu khi Kenji Koiso, một nam sinh trung học giỏi toán nhưng rụt rè, được cô bạn cùng lớp xinh đẹp Natsuki mời về quê nhân dịp nghỉ hè. Tưởng rằng đây chỉ là một chuyến đi chơi, Kenji bàng hoàng khi phát hiện ra mình bị "thuê" để đóng giả bạn trai của Natsuki trước mặt bà cố của cô – cụ bà Sakae, trụ cột của đại gia đình Jinnouchi.
Giữa lúc Kenji đang cố làm tròn vai, một sự kiện bất ngờ ập đến: cậu vô tình tham gia vào một trò chơi giải mã bí ẩn trên mạng xã hội toàn cầu OZ – một không gian mạng thực tế ảo nơi cả thế giới kết nối. Nhưng hóa ra, đó là mánh khóe của một trí tuệ nhân tạo mang tên Love Machine. Sau khi cướp được quyền truy cập từ Kenji, Love Machine bắt đầu làm loạn hệ thống OZ, gây ra hỗn loạn thực sự ngoài đời: từ giao thông đình trệ, cơ sở hạ tầng tê liệt, đến nguy cơ khủng hoảng hạt nhân.
Trong khi chính phủ và thế giới lúng túng, Kenji buộc phải hợp sức với đại gia đình Jinnouchi – vốn có truyền thống võ sĩ samurai – để chống lại mối đe dọa khổng lồ này. Giữa những căng thẳng công nghệ cao, phim vẫn không quên làm nổi bật tình cảm gia đình, sự đoàn kết và lòng dũng cảm. -
Sau thành công của hai phần phim trước, Nhím Sonic 3 (Sonic The Hedgehog 3) tiếp tục hành trình của Sonic trên màn ảnh rộng, mang đến cho khán giả một chuyến phiêu lưu mới đầy kịch tính. Bộ phim không chỉ mở rộng thế giới Sonic mà còn giới thiệu những nhân vật mới đầy thú vị, đặc biệt là sự xuất hiện của Shadow – kẻ thù không đội trời chung của Sonic trong phiên bản trò chơi gốc.
Cuộc chiến không khoan nhượng giữa Sonic và Shadow
Nhím Sonic 3 đánh dấu sự trở lại đầy bùng nổ của loạt phim live-action về chú nhím xanh huyền thoại.Bộ phim bắt đầu khi bộ ba Sonic, Tails và Knuckles phải cùng chiến đấu với Shadow để rồi nhận ra khả năng vượt trội của kẻ thù.
Là sản phẩm của một thí nghiệm gen bí mật mang tên Project Shadow, Shadow không chỉ là kẻ thù mạnh mẽ nhất mà Sonic từng gặp mà còn sở hữu những kỹ năng chiến đấu và sức mạnh vượt trội. Cuộc đối đầu giữa Sonic và Shadow không chỉ là màn giao chiến nảy lửa mà còn là sự va chạm về lý tưởng. Sonic luôn đề cao tình bạn và lòng nhân ái, Shadow lại bị ám ảnh bởi quá khứ và khao khát trả thù.
Bộ phim dần hé lộ những mảnh ghép bí ẩn về Shadow, cũng như mục tiêu thực sự của dự án Project Shadow. Trong khi đó, Dr. Robotnik lần này có sự giúp sức của một nhân vật mới là ông nội – giáo sư Gerald Robotnik, để cùng nhau thực hiện âm mưu đầy nguy hiểm.
Bài học ý nghĩa về sự tha thứ và tinh thần đồng đội
Bên dưới lớp vỏ của những màn hành động gay cấn, Nhím Sonic 3 còn mang đến thông điệp sâu sắc về sự tha thứ và tinh thần đồng đội. Sonic không chỉ chiến đấu để bảo vệ bạn bè mà còn tìm cách giúp Shadow nhận ra giá trị của sự gắn kết và lòng vị tha.
Một trong những điểm nhấn cảm xúc của phim là khoảnh khắc Sonic dang tay tha thứ cho Shadow, bất chấp mọi tổn thương mà đối thủ đã gây ra. Khoảnh khắc này không chỉ giúp Shadow vượt qua nỗi đau trong lòng mà còn đánh thức bản năng thiện lương của anh ta. Cách bộ phim khắc họa mối quan hệ giữa hai nhân vật chính cho thấy đôi khi lòng nhân từ và sự cảm thông là vũ khí mạnh mẽ nhất để phá bỏ thù hận.
Không thể thiếu là những phân đoạn Sonic, Tails và Knuckles cùng nhau hợp lực chống lại kẻ thù. Tình bạn giữa bộ ba này là minh chứng rõ nét cho việc sức mạnh thật sự không chỉ đến từ khả năng cá nhân mà còn từ sự đoàn kết, bổ trợ lẫn nhau.
Hình ảnh, kỹ xảo hoành tráng
Phải công nhận rằng, điểm sáng lớn nhất của Nhím Sonic 3 chính là phần hình ảnh và kỹ xảo vượt trội. Ngay từ những phút đầu tiên, khán giả đã được chiêu đãi một bữa tiệc thị giác mãn nhãn với những pha hành động tốc độ cao, hiệu ứng ánh sáng rực rỡ và các màn giao chiến đầy sáng tạo.
Shadow được thiết kế vô cùng ấn tượng, từ đôi mắt đỏ rực cho đến những pha ra đòn mạnh mẽ, uy lực. Những trận đấu giữa Sonic và Shadow diễn ra trong không gian đa chiều, với các cảnh quay góc rộng và chuyển động chậm đầy nghệ thuật, khiến khán giả không thể rời mắt.
Bộ phim “mì ăn liền” thiếu điểm nhấn
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Nhím Sonic 3 vẫn mắc phải một số hạn chế nhất định, đặc biệt là ở phần kịch bản. Dù cuộc đối đầu giữa Sonic và Shadow là điểm nhấn chính, nhưng câu chuyện tổng thể lại thiếu đi sự đột phá. Kịch bản khá an toàn, dễ đoán và chưa thực sự khai thác sâu vào tâm lý nhân vật.
Shadow – dù được xây dựng là một nhân vật phản diện có chiều sâu – nhưng vẫn chưa có đủ đất diễn để khán giả cảm nhận rõ ràng về quá khứ của anh. Tâm lý và động cơ của Shadow được giải thích một cách vội vàng, khiến phần cao trào mất đi sự bùng nổ cần thiết.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Robotnik trong phần này có phần mờ nhạt và thiếu đi sự đột phá như ở các phần trước. Nhân vật phản diện chính dường như chỉ đóng vai trò tạo cầu nối cho cuộc chiến giữa Sonic và Shadow, hơn là một mối đe dọa thực sự.
Nhím Sonic 3 (Sonic The Hedgehog 3) là một bộ phim giải trí hấp dẫn, đặc biệt dành cho các fan hâm mộ lâu năm của loạt trò chơi Sonic. Dù còn một số điểm yếu về kịch bản, nhưng với phần hình ảnh mãn nhãn và thông điệp nhân văn, bộ phim vẫn xứng đáng là lựa chọn đáng xem trong dị cuối năm nay. Đặc biệt, phim còn có 1 mid-credit và 1 after-credit mà bạn nhất định không thể bỏ qua. -
Câu chuyện mở đầu tại một ngôi làng nhỏ thuộc vùng Provence, nơi lão nông lắm mưu lược César Soubeyran – thường được gọi là Papet – cùng người cháu họ Ugolin ấp ủ kế hoạch làm giàu bằng cách trồng hoa cẩm thạch (loài hoa hái ra tiền vào thời điểm ấy). Để thực hiện kế hoạch, họ cần mua lại mảnh đất liền kề vốn sở hữu một mạch nước ngầm quý giá – điều kiện sống còn cho nông nghiệp nơi đây. Nhưng biến cố xảy ra khi chủ đất đột ngột qua đời và mảnh đất rơi vào tay Jean Cadoret, một người đàn ông thị thành, lý tưởng và ngây thơ – cháu trai của người quá cố.
Jean, cùng vợ và cô con gái nhỏ Manon, rời thành phố để về sống cuộc đời nông dân giữa thiên nhiên. Anh tràn đầy niềm tin và hy vọng, tin rằng với quyết tâm và khoa học hiện đại, anh có thể trồng trọt, chăn nuôi và biến vùng đất khô cằn thành nơi sinh sống lý tưởng. Nhưng điều mà Jean không biết là Papet và Ugolin đã âm thầm bịt nguồn nước ngầm duy nhất trên mảnh đất, khiến anh phải vất vả gánh nước từ xa, canh tác trong điều kiện kiệt quệ mà không thể hiểu nổi tại sao trời lại nỡ nghiệt ngã đến thế.
Bất chấp khổ cực, Jean không từ bỏ. Nhưng đất đai cạn kiệt, sức khỏe sa sút, lòng nhiệt thành tắt dần và cái giá phải trả trở nên quá lớn. Cuối cùng, Jean chết vì tai nạn – một cái chết nhuốm màu định mệnh – để lại vợ con trong khốn khó. Mảnh đất sau đó được bán lại cho Papet và Ugolin với giá rẻ mạt. Ngay khi họ đào đất chuẩn bị canh tác, dòng nước bị che giấu suốt bao lâu lại phun trào – một khoảnh khắc vừa thỏa mãn vừa rùng mình, như cú tát từ lương tâm. -
Manon of the Spring (Manon des Sources) là phần tiếp theo đầy ám ảnh của tác phẩm điện ảnh kinh điển Jean de Florette (1986), dựa trên tiểu thuyết của Marcel Pagnol. Được đạo diễn bởi Claude Berri, bộ phim đưa người xem trở lại vùng nông thôn nước Pháp đầy thơ mộng, nơi vẻ đẹp thiên nhiên tương phản sâu sắc với những âm mưu, bí mật và sự trả giá cay đắng của con người.
Câu chuyện tiếp tục nhiều năm sau cái chết oan uổng của Jean de Florette, một người đàn ông thành thị đầy lý tưởng bị lừa gạt bởi hai cha con lão nông – César Soubeyran (Papet) và Ugolin. Hai kẻ cơ hội ấy đã âm mưu bịt nguồn nước trên mảnh đất của Jean để chiếm đoạt trang trại và làm giàu từ đó.
Giờ đây, con gái của Jean – Manon (Emmanuelle Béart) – đã trưởng thành và sống lặng lẽ trong núi, tránh xa ngôi làng đã từng khiến cha cô phải bỏ mạng. Đẹp hoang dại và kiêu hãnh như vùng đất cô sinh sống, Manon mang trong mình nỗi căm giận âm ỉ và nỗi đau chưa nguôi. Khi phát hiện ra chính dân làng đã im lặng trước âm mưu năm xưa, cô quyết định trả thù theo cách của riêng mình: Manon chặn dòng suối duy nhất cung cấp nước cho cả làng.
Cơn khát khủng khiếp ập đến, hoa màu chết héo, cuộc sống người dân đảo lộn. Sự thật dần hé lộ, khiến cả làng rúng động và cha con César – Ugolin bị dằn vặt bởi chính tội lỗi mình gây ra. Ugolin, yêu Manon một cách tuyệt vọng nhưng cũng đầy ám ảnh, không chịu nổi sự khước từ và cuối cùng rơi vào bi kịch cá nhân. Trong khi đó, Papet – người từng tự hào với sự tính toán của mình – đối mặt với một cú sốc tàn khốc khi phát hiện ra danh tính thực sự của Jean và nhận ra bi kịch mà lòng tham đã gây ra.
Manon of the Spring không chỉ là một câu chuyện trả thù mà còn là một khúc bi ca về sự chuộc lỗi, nhân quả và cái giá của sự im lặng trước cái ác. Những khuôn hình tuyệt đẹp của miền quê nước Pháp đối lập hoàn hảo với sự đổ vỡ bên trong tâm hồn con người, tạo nên một bộ phim sâu sắc, ám ảnh và giàu chất thơ. Đây là một tác phẩm không thể bỏ qua với những ai yêu điện ảnh giàu chiều sâu và xúc cảm. -
Phim kinh dị "Abigail" được đánh giá cao nhờ ý tưởng thú vị, làm mới thể loại ma cà rồng. Tác phẩm vẫn còn một vài hạn chế nhưng không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm giải trí của người xem.
Dù kinh phí thấp và không có một ngôi sao nào tham gia, Abigail vẫn hút khách nhờ ý tưởng thú vị và cách khai thác câu chuyện hợp lý.
Tác phẩm khéo léo kết hợp thể loại kinh dị, hành động và hài hước để tạo nên một câu chuyện sinh tồn hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Đây được xem là bất ngờ lớn của dòng phim kinh dị trong nửa đầu 2024.
1. Nỗ lực làm mới chủ đề ma cà rồng của “Abigail”
Chuyện phim bắt đầu khi một nhóm tội phạm cùng nhau ủ mưu bắt cóc Abigail (Alisha Weir) – vốn là con gái của một nhà tài phiệt nổi tiếng – để tống tiền.
Kế hoạch nhanh chóng được thực hiện trót lọt. Sau đó, cả nhóm giam giữ Abigail trong một căn biệt thự bỏ hoang, hy vọng sẽ lấy được số tiền chuộc trị giá 50 triệu USD từ cha cô bé.
Thế nhưng, cả bọn được phen khiếp hồn khi phát hiện ra Abigail hóa ra là một con ma cà rồng đội lốt bé gái 12 tuổi. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc sinh vật khát máu hiện hình, tìm cách trừng phạt những kẻ đang đối xử tồi tệ với mình.
Kịch bản của Abigail khá đơn giản nhưng ý tưởng lại thú vị. Nội dung được lấy cảm hứng từ tựa phim Dracula’s Daughter (1936) thuộc thương hiệu Universal Classic Monsters kinh điển. Thay vì khai thác bá tước ma cà rồng quen thuộc, phim xây dựng hình ảnh con gái ma cà rồng cũng đáng sợ và khát máu không kém bất kỳ ai trong gia tộc.
Phản diện chính Abigail không chỉ đáng sợ mà còn rất thông minh, luôn tạo ra những cái bẫy để đẩy nhóm bắt cóc vào đường cùng. Từ nạn nhân, Abigail nhanh chóng biến thành kẻ đi săn và làm chủ cuộc chơi.Song song đó, số phận của các thành viên trong nhóm bắt cóc cũng được hé lộ. Nổi bật có Joey (Melissa Barrera) – người luôn đối xử tốt với Abigail nhưng cũng không kịp hoàn hồn khi nhìn thấy hiện thân ma cà rồng. Tất cả tạo nên một cuộc đuổi bắt vừa đáng sợ lại vừa đậm tính giải trí.
2. Chất kinh dị máu me và bạo lực
Ngồi ghế đạo diễn phim là bộ đôi Matt Bettinelli-Olpin cùng Tyler Gillett – từng làm nên thành công của các phần phim Scream hay Ready or Not.
Với kinh nghiệm làm phim lâu năm, cả hai đều không gặp khó khăn trong việc luồn lái cảm xúc của khán giả. Suốt thời lượng khoảng 110 phút, các nhà làm phim đưa vào nhiều cảnh quay đậm chất máu me, bạo lực, gợi nhớ phong cách của dòng phim kinh dị thập niên 1990 – 2000.
Người xem sẽ phải kinh ngạc trước cảnh xác người nổ tung, máu bắn khắp nơi khi Abigail hành động. Bối cảnh chính là căn biệt thự rộng lớn cũng được tận dụng tốt, góp phần tăng thêm bầu không khí bí bách và ngột ngạt.
Những màn jump-scare trong phim khá đơn giản nhưng hiệu quả, được cài cắm đúng lúc để làm tăng cảm giác sợ hãi và phấn khích của người xem.
Diễn xuất của các diễn viên ở mức tròn vai. Ấn tượng nhất là diễn viên nhí Alisha Weir trong vai ác quỷ Abigail. Dù không có nhiều kinh nghiệm, cô bé vẫn hóa thân xuất sắc một con ma cà rồng khát máu với tính cách phức tạp, có chút điên loạn và khó đoán.
Đặc biệt, những cảnh quay khi Abigail vừa múa ba lê vừa đi săn mồi tạo cảm giác sợ hãi nhưng cũng đầy bí ẩn, giúp tác phẩm khác biệt so với nhiều phim cùng thể loại.
Khi ra mắt, Abigail nhanh chóng được giới phê bình và khán giả đón nhận. Phim xếp loại “Tươi” trên trang đánh giá Rotten Tomatoes với số điểm rất cao 84%. Phần lớn đánh giá cao ý tưởng phim, cách dẫn dắt của đạo diễn và diễn xuất của Alisha Weir.
Điểm trừ của phim là cái kết còn dễ đoán. Một số tình tiết còn quen thuộc, đi theo mô-típ chung của thể loại phim kinh dị. Kịch bản cũng không có những cú twist để tạo bất ngờ cho người xem, nên dẫn đến cái kết còn kém ấn tượng.
Nhìn chung, Abigail vẫn là một bộ phim kinh dị thú vị. Đây thực sự là tác phẩm không nên bỏ qua đối với những ai yêu thích thể loại ma cà rồng, hoặc muốn thưởng thức một tác phẩm kinh dị theo phong cách “old-school” (trường phái cũ). -
Câu chuyện xoay quanh Frank Carveth, một người cha đơn thân đang cố giành lại quyền nuôi con gái sau khi phát hiện vợ mình – Nola – đang điều trị tại viện tâm thần Somafree, dưới sự giám sát của bác sĩ Hal Raglan. Raglan là người tiên phong trong một phương pháp điều trị gây tranh cãi mang tên “liệu pháp thể hiện tâm lý,” nơi bệnh nhân bộc lộ cảm xúc sâu kín thông qua thay đổi vật lý trên cơ thể.
Trong khi Frank nghi ngờ phương pháp trị liệu kỳ quái này, những cái chết kinh hoàng bắt đầu xảy ra xung quanh anh – từ mẹ vợ cho đến giáo viên của con gái – tất cả đều bị sát hại bởi những sinh vật nhỏ bé, dị dạng, mang hình hài trẻ con nhưng có sức mạnh và sự tàn độc đáng sợ.
Frank dần khám phá ra một sự thật kinh hoàng: những sinh vật ấy không chỉ là sản phẩm của nỗi giận dữ bị dồn nén, mà còn là "con" do chính Nola sinh ra qua một quá trình kỳ quái – hoàn toàn không có sự can thiệp của người đàn ông. Những đứa trẻ đột biến đó là hiện thân sinh học của cảm xúc tiêu cực trong tâm trí cô, và mỗi vụ giết người là kết quả của một cơn bùng nổ cảm xúc.
Càng đến gần sự thật, Frank càng phải đối mặt với cơn ác mộng vượt khỏi mọi lý trí. Trong một màn đối đầu ghê rợn cuối cùng, anh buộc phải đưa ra quyết định sinh tử để bảo vệ con gái và chấm dứt chuỗi khủng bố đẫm máu mà quá khứ và cảm xúc bệnh hoạn của Nola đã sinh ra. -
Shanghai Blues (1984), tác phẩm điện ảnh đầy màu sắc của đạo diễn Từ Khắc (Tsui Hark), là một bản tình ca điện ảnh vừa hài hước, vừa lãng mạn, vừa man mác buồn. Lấy bối cảnh Thượng Hải trong thập niên 1930–40, bộ phim khéo léo đan xen giữa số phận cá nhân và biến động thời đại, tạo nên một câu chuyện tình yêu trắc trở nhưng đầy cảm xúc.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1937, khi Thượng Hải rơi vào hỗn loạn vì chiến tranh Trung - Nhật. Trong đêm tối của cuộc sơ tán, một chàng lính trẻ và một cô gái xa lạ trú ẩn cùng nhau dưới cầu. Họ không biết tên nhau, chỉ biết chia sẻ những tâm tư ngắn ngủi rồi chia tay, hẹn ngày gặp lại sau chiến tranh.
Mười năm sau, chàng lính – tên là Tuấn – trở về Thượng Hải với hy vọng tìm lại người con gái năm xưa. Còn cô gái – Hiểu Hồng – nay đang sống một cuộc đời khiêm nhường, làm vũ công trong hộp đêm, chôn giấu kỷ niệm cũ trong im lặng. Số phận đưa họ gặp lại nhau, nhưng trớ trêu thay, Tuấn không nhận ra cô, và lại bị cuốn vào mối quan hệ tình cảm với một cô gái trẻ khác – Lệ Lệ – người bạn cùng phòng hoạt bát và hài hước của Hiểu Hồng.
Từ đây, một tam giác tình yêu vừa hài hước, vừa éo le bắt đầu. Trong khi Hiểu Hồng giằng xé giữa ký ức xưa và thực tại, thì Lệ Lệ lại vô tư thể hiện tình cảm của mình. Còn Tuấn, giữa dòng đời nhộn nhạo của một Thượng Hải hậu chiến, dần bị cuốn vào mê cung của những cảm xúc không tên.
Với phong cách kể chuyện tinh tế, lối dàn dựng mang đậm chất sân khấu cùng nhạc phim tuyệt đẹp, Shanghai Blues không chỉ là một câu chuyện tình cảm mà còn là bức tranh sống động về một thời kỳ chuyển mình. Bộ phim đưa người xem từ tiếng cười nhẹ nhàng đến sự xót xa lặng lẽ, từ những ánh đèn hào nhoáng đến những góc khuất cô đơn trong lòng người.
Shanghai Blues là một bản giao hưởng đầy chất thơ về tình yêu lỡ hẹn, về những con người lạc lối giữa chiến tranh và thời gian, nơi quá khứ và hiện tại luôn đan xen như một điệu nhạc vĩnh viễn chưa dứt. -
Nhân vật chính, Jimmy "The Saint" Tosnia (Andy Garcia), là một cựu gangster đã rửa tay gác kiếm, hiện đang điều hành một dịch vụ kỳ lạ có tên "Afterlife Advice", chuyên ghi hình lời trăn trối cho những người hấp hối để gửi đến người thân. Jimmy sống yên ổn ở Denver, cố gắng giữ khoảng cách với thế giới ngầm, cho đến khi một ông trùm tàn bạo bị tàn phế – được gọi là The Man with the Plan (Christopher Walken) – triệu tập anh cho một "ân huệ cuối cùng".
Nhiệm vụ tưởng như đơn giản: thuyết phục bạn trai cũ của con trai ông trùm không công khai mối quan hệ đồng tính. Nhưng mọi thứ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát khi cuộc "nói chuyện" biến thành một chuỗi hỗn loạn đẫm máu. Jimmy, vốn đã rửa tay, buộc phải triệu tập lại nhóm bạn cũ – những tên tội phạm đã giải nghệ – để thực hiện phi vụ. Họ bao gồm Critical Bill (William Forsythe), một kẻ nóng tính khó lường, và Pieces (Christopher Lloyd), một sát thủ mắc bệnh nan y.
Sau khi vụ việc thất bại thảm hại, ông trùm ra lệnh giết toàn bộ nhóm của Jimmy như một hình phạt. Từng người trong số họ bị truy lùng và xử lý dã man bởi sát thủ lạnh lùng Mr. Shhh (Steve Buscemi). Trong khi những người bạn lần lượt ngã xuống, Jimmy cố gắng bảo vệ người phụ nữ anh yêu và chuộc lại lỗi lầm bằng cách đương đầu với số phận, không bỏ chạy. -
Sands of Iwo Jima (1949) là một bộ phim chiến tranh kinh điển do Allan Dwan đạo diễn, với ngôi sao huyền thoại John Wayne trong vai Trung sĩ John Stryker – một nhân vật biểu tượng cho tinh thần kỷ luật thép và lòng quả cảm của lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong Thế chiến II.
Câu chuyện theo chân trung sĩ Stryker và tiểu đội của ông khi họ được huấn luyện và chuẩn bị tham gia một trong những trận đánh nổi tiếng và đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương: trận Iwo Jima. Từ những bãi tập huấn khắc nghiệt ở Mỹ cho đến những bãi biển ngập trong khói lửa tại Tarawa và cuối cùng là Iwo Jima, bộ phim không chỉ là hành trình chiến đấu mà còn là hành trình thay đổi, trưởng thành của từng người lính.
Stryker là một người chỉ huy nghiêm khắc, thậm chí khắc nghiệt đến mức khiến binh sĩ dưới quyền không ưa, nhất là một lính trẻ tên Peter Conway – con trai của một sĩ quan nổi tiếng mà Stryker từng phục vụ cùng. Nhưng qua từng trận đánh, từng hi sinh và hiểm nguy, những người lính dần nhận ra rằng kỷ luật sắt của Stryker chính là điều đã giữ họ sống sót và gắn kết họ thành một đơn vị chiến đấu thực thụ.
Cao trào của bộ phim là trận Iwo Jima – nơi hình ảnh lá cờ Mỹ được cắm lên đỉnh núi Suribachi đã trở thành một biểu tượng bất tử của lòng yêu nước và tinh thần quả cảm. Trong cuộc chiến cam go ấy, Stryker ngã xuống, để lại một khoảng trống to lớn trong lòng đồng đội. Nhưng chính sự hi sinh của ông đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính còn lại tiếp tục chiến đấu đến cùng.
Sands of Iwo Jima không chỉ là một phim chiến tranh thông thường mà còn là bản anh hùng ca về danh dự, tinh thần đồng đội và sự trưởng thành trong lửa đạn. Với diễn xuất đậm chất khí phách của John Wayne – vai diễn mang về cho ông một đề cử Oscar – bộ phim đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả và trở thành một tượng đài điện ảnh về Thế chiến II. -
Khi rượu rum, tình bạn và sự thật va chạm nhau giữa thiên đường nhiệt đới
Donovan’s Reef, bộ phim hài – phiêu lưu năm 1963 của đạo diễn John Ford, là một câu chuyện vừa sôi nổi, hài hước vừa lấp lánh tính nhân văn, được đặt giữa khung cảnh nên thơ của một hòn đảo Nam Thái Bình Dương sau Thế chiến II. Với sự góp mặt của John Wayne, Lee Marvin và Elizabeth Allen, bộ phim khéo léo pha trộn giữa sự lãng mạn, tinh thần đồng đội và những bí mật gia đình, mang lại một trải nghiệm điện ảnh vừa vui nhộn vừa cảm động.
Câu chuyện bắt đầu khi Amelia Dedham – một phụ nữ quý tộc sống ở Boston – đến hòn đảo Haleakaloha để tìm gặp người cha xa cách của mình, Tiến sĩ William Dedham, người đã sống nhiều năm tại đây mà không liên lạc gì với gia đình. Cô tin rằng ông đã bỏ rơi trách nhiệm, nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều.
Trước khi Amelia đến nơi, Michael "Guns" Donovan (John Wayne), một cựu thủy quân lục chiến và là bạn chiến đấu cũ của Tiến sĩ Dedham, cùng với ông bạn nghiện rượu hóm hỉnh Thomas Gilhooley (Lee Marvin), cố gắng giữ kín sự thật rằng Tiến sĩ Dedham hiện đang nuôi ba đứa con lai – kết quả của cuộc hôn nhân giữa ông và một phụ nữ bản xứ đã mất. Họ lo sợ rằng sự thật này sẽ khiến Amelia – vốn xuất thân từ tầng lớp thượng lưu bảo thủ – nổi giận hoặc gây rắc rối cho quyền thừa kế tài sản của gia đình.
Tuy nhiên, chính khi đối mặt với sự thật, Amelia lại có cơ hội trưởng thành và thay đổi cái nhìn của mình về thế giới. Từ một người phụ nữ lạnh lùng, cô dần mở lòng trước sự ấm áp của những đứa trẻ, vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo, và đặc biệt là… sức hút mộc mạc nhưng đầy chân thành của Donovan. Khi các bí mật được phơi bày, định kiến tan biến, và tình yêu – cả tình yêu gia đình lẫn lãng mạn – có cơ hội nảy nở trong khung cảnh biển xanh nắng vàng.
Donovan’s Reef không chỉ là một bộ phim giải trí với những màn đấm đá vui nhộn và tình huống tréo ngoe, mà còn là một ẩn dụ tinh tế về lòng khoan dung, sự cảm thông giữa các nền văn hóa, và tình cảm vượt qua ranh giới địa lý lẫn huyết thống. Một bộ phim mà sau những tiếng cười sảng khoái, người xem có thể bất ngờ thấy mình rưng rưng vì sự nhân hậu giản dị mà sâu sắc nơi cuối cùng của thế giới. -
-
01 - Con Cò - Live (Tùng Dương)
02 - Huyền Thoại Hồ Núi Cốc & Bên Dòng Sông Cái - Live (Tùng Dương)
03 - Ôi Quê Tôi - Live (Tùng Dương)
04 - Nỗi Nhớ Mùa Đông & Đường Xa Tuyết Trắng - Live (Tùng Dương)
05 - Nước Ngoài & Mẹ Tôi - Live (Tùng Dương)
06 - Ngày Chưa Giông Bão - Live (Tùng Dương, Trung Quân)
07 - Trót Yêu - Live (Tùng Dương, Trung Quân)
08 - Mang Thai - Live (Tùng Dương)
09 - Sau Lời Từ Khước - Live (Tùng Dương)
10 - Bên Trên Tầng Lầu - Live (Tùng Dương, Tăng Duy Tân)
11 - Tái Sinh - Live (Tùng Dương)
12 - HOPE - Live (Tùng Dương)
13 - Giá Như - Live (Tùng Dương, SOOBIN)
14 - Chiếc Khăn Piêu - Live (Tùng Dương, SOOBIN)
15 - Đa Vũ Trụ - Live (Tùng Dương)
16 - Đánh Cắp - Live (Tùng Dương)
17 - Già - Live (Tùng Dương)
18 - Đàn Ông Không Cần Khóc - Live (Tùng Dương)
19 - Cánh Chim Phượng Hoàng - Live (Tùng Dương)
20 - Một Vòng Việt Nam - Live (Tùng Dương) -