Jump to content

1 Screenshot

Happiness là một bộ phim sản xuất năm 1998, bộ phim mà mình thó được ở một trang web bình luận phim. Trang đó đa phần chỉ đàm đạo phim kinh dị thôi, bắt gặp tựa đề “Happiness”, với một đứa vô công rỗi nghề, thì mình đang muốn happy, cũng lạ một phần vì mình không nghĩ tựa đề này hợp với một bộ phim kinh dị. Tò mò một phần, chính phần chưa tìm được thú vui giải trí nào hay ho cả, mình quyết định coi phim.

Với độ dài 2 tiếng 15 phút, Happiness, thể loại tâm lí hài chứ không phải kinh dị, đủ để chuyển thể thành phim truyền hình dài tập. Nó không nhiều nhân vật, nhưng những mối quan hệ của họ với những người xung quanh rất rắc rối, có phần lòng vòng nữa.Phim ít có cao trào, mạch phim cũng khá chậm, có thể khiến người xem ngủ gục vào giữa lưng chừng phim. Nhưng Happiness là món ăn khá lạ với mình, chính vì nó hơi weird weird, mà mình nghĩ nó cũng khá ổn. Bộ phim khá khó tìm, do dán mác NC-17 và bị hạn chế ở nhiều quốc gia, nên không tránh được những từ ngữ nhạy cảm nhé.

Happiness ở đâu?

Bộ phim xoay quanh gia đình Jordan, với hai vợ chồng sống chung 40 năm và ba cô con gái. Tuy khúc đầu của phim là cảnh Joy chia tay người bạn trai trong nhà hàng 3.5 sao, và bị anh này nhục mạ lại, nhưng với mình thì từ lúc màn hình chuyển đen, chữ Happiness xuất hiện với bài nhạc nền là bài gì đó mà mình không biết tên, lúc đó phim mới bắt đầu. Một anh chàng gặp những vấn đề rắc rối trong cuộc sống, giống như là “Tôi chán mọi người, nhưng bản thân cũng là một người chẳng đâu vào đâu”, phải đi nhờ bác sỹ tâm lí tư vấn.

Đó là một dấu hiệu cho thấy, trong bộ phim, ai cũng có vấn đề riêng.

Nhưng happiness của Trish không đúng nghĩa, nói chính xác hơn là lớp màn để bảo bọc lớp bên trong mục rỗng.

Chồng Trish, Bill Maplewood (gỗ phong?), một bác sỹ tâm lí thành đạt, lịch lãm, một người đàn ông đô thị, lại tìm thấy happiness lệch lạc ở những “tiểu dương thần”, nói tục hơn là bệnh ấu dâm (Nhắc đến căn bệnh này, thì không ai là không biết bệnh nhân nổi tiếng, giáo sư Humbert Humbert trong Lolia nhỉ, chữ “tiểu dương thần” là mình lấy từ quyển đó luôn). Điều đó được thấy ở việc ổng thủ dâm với cuốn tạp chí trẻ em.

Nhân vật này ít nhiều làm mình nhớ một ông bố khác cũng nổi danh không kém trong “American beauty” (tình yêu đấy nhé), mình đang nói đến Lester Burnham. Theo lời tâm sự của Jane, con gái Lester, “Mình cần một mẫu hình tượng một ông bố chứ không phải là kẻ ướt quần mỗi khi mình dẫn bạn bè về nhà”. Độc địa hơn nữa, một lần, người bạn của Billy là Johnny Grasso, ở lại nhà, ngủ qua đêm. Ông Bill biến thái này đánh thuốc ngủ cả nhà, hiếp Johnny. Chưa dừng lại đấy, sau này, ông Bill còn hiếp luôn đứa bạn học cùng lớp với Bill là Ronald Farber khi biết nó ở nhà một mình, và bố mẹ nó đang ở châu Âu.

Đứa con đầu của Trish, Billy, 11 tuổi, cận thị, mập mạp vô cùng dễ thương. Thằng bé có những trăn trở của tuổi mới lớn. Billy ngô nghê, vụng về, thiếu cảm giác an toàn. Hình như từ trước đến nay, mình chỉ xem những bộ phim có motherhood, father-daughter hood. Father –son là gì đó mình nghĩ như thể là hai người bạn tâm giao, về chuyện tình cảm hay công việc. Happiness khai thác mối quan hệ đó một cách mình không tưởng tượng nổi. Giống như đứa con gái tâm sự với mẹ về những biến đổi thể chất, Billy cũng thế.

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...