Jump to content

1 Screenshot

Bộ Phim The Fugitive (1993) là một trong những bộ phim giật gân yêu thích mọi thời đại của tôi, một tác phẩm mà vừa để xem vừa để dạy. Rất nhiều bài học có thể rút ra từ nó. Tôi sẽ chia sẻ một vài điều với bạn hôm nay.

Dựa vào phim truyền hình nổi tiếng từ những thập niên 1960, đây là câu chuyện về một bác sĩ phẫu thuật đáng kính, Tiến sĩ Richard Kimble (Harrison Ford), người trở về nhà vào một đêm để phát hiện vợ của anh chết dưới tay (hoặc đúng hơn là bàn tay) của một người đàn ông cụt tay. Kimble chiến đấu với anh ta, nhưng người đàn ông đã trốn thoát. Kimble cố gắng cứu vợ mình, nhưng vô ích. Anh bị kết tội là sát nhân cấp độ một và bị tử hình. Nhưng anh trốn thoát. Một đội đặc nhiệm được dẫn dắt bởi Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard (Tommy Lee Jones) bắt đầu truy lùng anh.

Câu hỏi mà câu chuyện đặt ra là: Liệu thời gian Kimble đi trước pháp luật có đủ lâu để chứng minh anh vô tội bằng cách tìm người đàn ông cụt tay hay không?

Cấu Trúc

Với thời lượng hơn 2 tiếng, bộ phim là một nghiên cứu tuyệt vời về sức mạnh của cấu trúc phim ảnh. Bộ phim còn lâu mới hấp dẫn nếu nó không đánh đúng biển chỉ dẫn đúng thời điểm.

Vì thế, chúng ta có được một màn mở đầu gây bồn chồn trong cảnh quay đầu tiên: một nhà phát thanh truyền hình đứng ngoài nhà của Kimble, nơi mà cảnh sát đang điều tra cái chết của vợ Kimble. Kimble được đưa tới đồn cảnh sát và bị truy vấn bởi hai thám tử. Anh nghĩ họ hỏi anh dưới tư cách là một người chồng đang đau buồn, nhưng ngay sau đó anh nhận ra rằng họ xem anh như nghi phạm hàng đầu.

Quả thật, chính tôi cũng cảm thấy bồn chồn.

Bài học: Hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng đánh một que diêm, chứ không phải xếp củi (h/t John le Carré). Bạn có khối thời gian để thêm cốt truyện nền sau này. Độc giả sẽ vui vẻ ngóng chờ những mẩu thông tin được bổ sung sau nếu họ bih cuốn theo những rắc rối trước mắt.

Chúng ta cùng chuyển qua Màn 1: Kimble bị kết tội, tuyển án, và đưa lên xe buýt của trại giam. Một vài người bị kết bán tiến hành dựng nên một cuộc nổi dậy, tài xế bị bắn, bảo vệ bị đâm, xe buýt chệch khỏi đường và lao vào đường ray… ngay khi xe lửa lao tới!

Đây là một chuỗi hành động tuyệt vời. Những người bị kết tội và một bảo vệ nhảy ra khỏi xe buýt. Nhưng Kimble ở lại để giúp đỡ người bảo vệ bị thương, đưa anh ta ra ngoài bằng cửa sổ, và nhảy ra một giây trước khi xe lửa đâm xe buýt. Vậy đã là tương đối trọn vẹn với hầu hết cho các nhà văn, nhưng vẫn không đủ đối với người biên kịch Jeb Stuart và David Twohy. Một nửa xe lửa bị trật bánh và lao thẳng đến Kimble đang trốn thoát! Anh đã suýt soát tránh khỏi việc bị nghiền nát.

Bài học: Khi tạo dựng một chuỗi hành động ngoạn mục, hoặc cảnh quay hồi hộp, hãy kéo sự căng thẳng đến đỉnh điểm. Hãy tự hỏi: Còn điều gì có thể đi lệch hướng nữa không? Điều gì có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn?

Tại địa điểm tai nạn, trong khi các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang điều tra sự việc, Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard xuất hiện cùng với đội đặc nhiệm của anh ta. Hiểu được chuyện gì đang xảy ra, ông yêu cầu phong tỏa đường, và thông báo “Tên chạy trốn là Tiến sĩ Richard Kimble. Hãy bắt lấy hắn.”

Bùm! Chúng ta đã đi được 1/4 chặng đường của bộ phim và chính thức không còn đường lui. Kimble không thể quay trở lại cuộc sống bình thường của anh. Anh phải đối mặt với “khu rừng bóng tối” (gần như theo nghĩa đen) với vấn đề muôn thuở. Hoặc sinh tồn hoặc bị giết.

Bài học: Trong một cuốn tiểu thuyết, quan điểm của tôi là dấu mốc thay đổi sự kiện không nên xảy ra sau 1/5 chặng đường. Nếu không, mọi thứ sẽ trở nên lan man.

Cấu trúc mạch lạc là một điều gì đó rất đẹp đẽ. Nó không những không phải là trở ngại, mà đó thậm chí còn là cách hữu hiệu nhất để chia sẻ câu chuyện trong tâm trí và trái tim bạn với người xem.

Khoảnh Khắc Trong Gương

Đương nhiên, Màn 2 là một chuỗi hành động gia tăng, hầu hết Kimble gần như không thể thoát khỏi những kẻ truy lùng anh ta. Ở điểm chính giữa, giây phút mà chúng ta mong đợi, ấy chính là Khoảnh Khắc Phản Chiếu. 

Như tôi giải thích trong cuốn sách của mình, có hai loại khoảnh khắc phản chiếu: 1. Nhân vật tự nhìn nhận lại bản thân và tự đặt ra những câu hỏi như, “Tôi là ai? Tôi đã trở thành gì? Liệu tôi có sống mãi như thế này không?” Đó là cái nhìn nội tâm. 2. Nhân vật nhìn vào hoàn cảnh của anh ta và nghĩ, “Tôi chắc chắn sẽ chết. Tôi sẽ không thể nào vượt qua được chuyện này.” Đây là cái nhìn từ bên ngoài.

Cách nhin thứ hai là loại cách nhìn mà ta đang có ở trong bộ phim The Fugitive. Ở giữa bộ phim, Kimble thuê một căn gác mái từ người phụ nữ Ba Lan. Anh sử dụng nó như là căn cứ hoạt động để lén vào bệnh viện Cook Country. Anh muốn thâm nhập vào các hồ sơ của bộ phận làm tay chân giả để có danh sách các bệnh nhân với cánh tay nhân tạo.

Trong phân cảnh phản chiếu, Kimble bị đánh thức khỏi giấc ngủ bởi âm thanh của cảnh sát vây quanh nhà. Kimble cố tìm đường chạy trốn, nhưng không còn lối thoát. Anh tiêu đời rồi!

Nhưng hóa ra là cảnh sát đến đẻ bắt người con trai buôn ma túy của người phụ nữ Ba Lan.

khi cảnh sát dẫn anh ta đi, tinh thần của Kimble đã suy sụp một chút. Anh nghĩ “Tôi không thể nào thắng nổi những chứng ngại như này. Cứ như sống không bằng chết vậy”.

Bài học: Bất kể bạn viết như thế nào, thông qua dàn ý, tùy cơ ứng biến, hay là một sự kết hợp của cả hai, hãy dành một chút thời gian ở giai đoạn đầu để suy nghĩ về những khoảnh khắc phản chiếu của cả hai loại. Hãy đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn của những gì thân thuộc. Và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một trong số chúng vô cùng phù hợp. Đó sẽ trở thành ánh sáng soi dẫn cho toàn bộ tiểu thuyết.

Để bắt đầu Màn 3, chúng ta cần dấu mốc sự kiện thứ hai. Nhưng đây hoặc là một bước lùi hay sự khủng hoảng, hoặc là một đầu mối/ khám phá quan trọng. Nó nên xảy ra thời điểm 3/4 câu chuyện, và điều tương tự đã xảy ra trong bộ phim The Fugitive. Tôi sẽ không tiết lộ nội dung ở đây, nhưng tôi sẽ nói rằng đó là manh mối chính liên quan đến nhân vật phản diện. Bây giờ, Cuộc Chiến Cuối Cùng là không thể tránh khỏi.

 

Đây là một cơ hội tuyệt vời để tăng sự gắn kết giữa người xem với nhân vật chính. Đó là một phân cảnh hay một chuỗi trong Màn 2 khi mà người hùng dành thời gian để giúp một người thiệt thòi hơn mình, thậm chí bằng mọi cách kể cả khi điều đó khiến tình hình của anh trở nên tồi tệ hơn. Bộ phim The Fugitive có một trong những ví dụ  tuyệt vời mà bạn có thể thấy.

Kimble cải trang như người trông coi bệnh viện. Anh đã truy cập được vào hồ sơ của những bệnh nhân với chân tay giả mà anh cần. Khi anh rời đi, anh đi ngang qua tầng cấp cứu. Có đủ các loại bệnh nhân đang được chăm sóc. Anh để ý một cậu bé đang rên rỉ trên một cái băng ca. Bác sĩ yêu cầu y tá kiểm tra cậu bé. Cô y tá liếc nhìn anh một cách nhanh chóng. Kimble kinh hoàng. Anh biết có điều gì không ổn ở đây.

Bác sĩ quay trở lại và yêu cầu Kimble giúp đỡ bằng cách đưa cậu bé vào phòng quan sát. Kimble đẩy cậu bé đi, tiện kiểm tra X-quang cho cậu luôn. Anh hỏi cậu bé vài câu hỏi về việc cậu cảm thấy đau ở đâu, và sau đó thay đổi yêu cầu và đưa cậu bé vào phòng mổ ngay lập tức.

Đó là một sự thành công, nhưng trong bộ phim giật gân, bất kỳ sự thành công nào cũng kèm theo một số rắc rối tồi tệ.

Hóa ra bác sĩ thấy Kimble có thể đọc được tấm phim x-quang, và chất vấn anh ta khi anh bước ra ngoài. Cô xé ID giả của anh và gọi bảo vệ. Nhiều rắc rối hơn rồi! (Cảnh này có một khoảnh khắc mà tôi yêu thích. Khi Kimble đang lao xuống cầu thang để trốn thoát, anh va phải một người đang đi lên. Anh nhìn lại và nói, “Xin lỗi”. Kimble rất tử tế đến mức anh xin lỗi ngay cả khi anh đang chạy trốn!

Bài học: Hãy tạo ra một nhân vật mà vị anh hùng có thể giúp đỡ, ngay cả khi ở giữa các rắc rối của anh ta (ví dụ., Rue trong Đấu trường sinh tử). Sự liênkết sâu sắc mà điều này tạo với độc giả là rất đáng giá.

Nhân Vật

Bộ phim The Fugitive có nhân vật chính và nhân vật phản diện đều đáng để cảm thông. Kimble là người chồng tận tụy bị kết án oan về tội giết người. Sam Gerard là một luật sư vĩ đại, người kiên trì theo đuổi công lý.

Bài học: Bạn không cần một nhân vật phản diện truyền thống để thực hiện bộ phim giật gân của mình. Trong bộ phim The Fugitive, họ là hai người đàn ông với những mục đích mang tính xung đột trực tiếp. Nhân vật phản diện thực sự được tiết lộ ở phần cuối câu chuyện.

Đối Thoại

Rất nhiều câu thoại trong bộ phim này thật sự ngẫu hứng. Câu thoại nổi tiếng nhất là từ cảnh đập tràn. Kimble chĩa súng vào Gerard. Kimble nói, “Tôi không giết vợ mình!” Và Gerard nói “Tôi không quan tâm!” Tommy Lee Jones đã nghĩ ra điều đó.

Một câu thoại hoàn hảo khác không có trong kịch bản là sau vụ tàu trật bánh. Một tù nhân khác, Copeland, một kẻ giết người lạnh lùng, giúp Kimble đứng dậy. Anh nói với Kimble, “Bây giờ, anh hãy nghe này. Tôi đếch quan tâm anh sẽ đi đâu. Đừng có mà theo tôi. Hiểu chưa?”

Ngay khi anh rời đi, Kimble nói, “Này Copeland”. Copeland quay lại. Kimble nói “Bảo trọng”. Một cử chỉ khác về sự tử tế của anh, như khi anh nói “Xin lỗi”.

Tôi thật sự rất thích nó! Cuốn sách của bạn có thể là cuốn sách bán chạy về chủ đề này, nhưng để tóm gọn lại thì nội dung rất đơn giản:

Bài học: Đối thoại hay là cách nhanh nhất để cải thiện bất kỳ bản thảo nào.

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...