Ừ thì mình không có ý định biến page này thành 1 trang review phim đâu nhưng khả năng cao là.. sắp rồi.. (Vì nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là 1) Có quá nhiều phim hay và 2) Với khả năng xem phim đến quên ăn quên ngủ quên cả lối về của mình thì.. vậy đó.
Mình đi đến quyết định xem phim này đơn giản vì mai là một-ngày-rảnh-rỗi-hiếm-hoi-sau-một-chuỗi-ngày-với-vật-lộn-với-đống-bài-kiểm-tra, những ngày dài dằng dặc đằng đẵng và mệt mỏi như kiểu AI-ĐÓ-LÀM-ƠN-HÃY-GIẢI-THOÁT-TÔI-ĐI và lí do quan trọng nhất, do favorite actress, pick của mình- Kristen Stewart cũng tham gia (Dành cho ai chưa biết, đó là chị gái xinh đẹp đóng series Twilight tuyệt phẩm).
Back to Alice.. Đây là 1 thể loại mình ít tiếp xúc (kiểu tâm lí, chắc nhiều người cũng vậy ha), nên khúc đầu tạo cảm giác hơi chán khi xem-vì bình thường toàn xem phim hành động đấm đá thì không cần suy nghĩ gì hết luôn - nhưng đây thực sự là 1 bộ phim sâu sắc và nó giống như kiểu.. tạo một cảm giác gì đấy rất mơ hồ như ảo giác vậy á. Giống cái cách mà bạn ngồi trước hiên nhà vào một buổi chiều muộn, tay mân mê lông một chú mèo có màu lốm đốm, bộ phim như một làn khói cuốn lấy, khiến bạn đê mê và có một xúc cảm thư thái. Nhịp điệu phần nào chậm rãi nhưng cũng có vài chi tiết đủ dồn dập để khiến người xem thoáng giật mình, hơn nữa thì là chột dạ và sợ hãi.
Bộ phim thể hiện các cung bậc cảm xúc của một tiến sĩ ngôn ngữ học nổi danh - Alice - trong quá trình trở thành một bệnh nhân Alzheimer ( và cả nỗi ''khổ'' của mọi người xung quanh khi phải chịu đựng điều đó, tệ hơn là tiếp nối chứng bệnh đó - con gái đầu của cô ấy). Bằng một cách nào đó, bộ phim gây ám ảnh theo cách rất riêng biệt. Từ khi Alice phát hiện ra và chứng thực được căn bệnh của mình cho đến khi cô ấy gần như có thể cảm nhận được sự mất đi ý thức hệ của cổ thì nhịp điệu phim hầu như đều đều và nhẹ nhàng. Nếu có chi tiết nào nổi bật thì mình sẽ có thể nhớ rõ luôn (ví dụ như khi đêm Ali thao thức ko ngủ được rồi gọi cho chồng cổ dậy và kể chuyện & khóc bất lực, hay như vào 1 đêm ( lại đêm!) cô ấy thức dậy và lục tung mọi thứ như 1 bản năng, không còn nhân tính chỉ để tìm chiếc điện thoại của mình vì ''8h sáng mai nó sẽ kêu => em cần làm bài kiểm tra trí nhớ''
Giai đoạn đau khổ nhất có lẽ là phần giữa phim, hơi nghiêng về phía cuối, là khi Ali được xác nhận dương tính với bệnh và cổ cố gắng áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản (làm chậm) căn bệnh alzheimer cho đến khi cô ấy biết việc đó là không thể nữa. Điều đáng buồn không phải là cô ấy bị alzheimer, mà là cô ấy vẫn ý thức rõ mình bị alzheimer và đau khổ, dằn vặt bản thân vì điều đó. ''Please do not think im suffering. Im not suffering. Im struggling to be a part of things, stay connected to I once was''. Cô ấy đã cố gắng như thế nào để còn là chính mình, hay nói chính xác hơn, để không đánh mất con người cô ấy trước kia, bạn sẽ thấy đấy.
Nhưng cô ấy đã không thể.
Kết thúc phim, theo quan điểm cá nhân của mình, là một bi kịch cho Alice. Vì nếu Alice thành công trong việc uống hết những viên thuốc ở ngăn kéo tủ có chiếc đèn màu xanh dương ấy, cô đã có thể thanh thản rời đi, giải thoát cho mọi người xung quanh, và cho cô khỏi chính bản thân cô ấy.
Đó, là, mình xin phép lặp lại 1 lần nữa, một BI KỊCH. Mình có thể mường tượng ra cái cảnh cô ấy sống lay lắt cho đến những ngày tháng, giây phút cuối cùng chỉ ở viện đó, có thể cùng với con gái cô ấy, cũng có thể không, thỉnh thoảng người nhà cô ấy sẽ đến thăm, là chồng, là con. Trên tay họ sẽ là những giỏ quà, giỏ hoa quả tươi ngon và rực rỡ sắc màu. Họ sẽ nắm tay cô và ôm hôn cô. Tuy vậy, cô sẽ không thể cảm nhận được sự ấm áp, lòng yêu thương mà họ dành cho cô, cũng như những cảm xúc vui buồn, chán nản hay đam mê, cáu kỉnh hoặc lo lắng mà cô đã từng. Vì đơn giản là cô không thể nữa.
Cảnh mà mình thích nhất ở bộ phim này là khi Alice có bài diễn thuyết cuối cùng. Nó gần như là cơ hội cuối cùng (mà đúng hơn thì nó CHÍNH là cơ hội cuối cùng) cô có thể làm công việc mình yêu thích và tâm huyết cả đời trước khi mất đi ý thức hoàn toàn. Sau đây là một đoạn nhỏ trích từ bài diễn thuyết đó:
''One thing I will try to hold on to, though, is the memories of speaking here today. It will go. I know it well. It may be gone by tomorrow, but it means so much to be talking here, today, like my old ambitious self who was so fascinated by communication. Thank you for this opportunity. This means the world to me. Thank you''.
-----------------------------------------------------------------------------------
| '||''''| '|| ||' .|'''.| |''||''| '||''|. |
| || . ... .. .... ||| ||| .... ||.. ' || ... || || |
| ||''| ||' '' '' .|| |'|..'|| .|...|| ''|||. || .| '|. ||''|' |
| || || .|' || | '|' || || . '|| || || || || |. |
| .||. .||. '|..'|' .|. | .||. '|...' |'....|' .||. '|..|' .||. '|' |
-----------------------------------------------------------------------------------
Proudly Presents
-----------------------------------------------------------------------------------
Still.Alice.2014.UHD.BluRay.2160p.DTS-HD.MA.5.1.DV.HEVC.REMUX-FraMeSToR
GENERAL INFO
SOURCE : UHD Blu-ray Disc USA [MiXER] (Thanks!)
SOURCE : Blu-ray Disc ESP [???] | GER [???] | TWN [HDheater] | CEE [HDCLUB] (Thanks!)
FORMAT : MKV (Matroska)
SIZE : 46.1 GiB
DURATION : 01:41:16 (h:m:s)
CHAPTERS : Numbered (01-17)
IMDB : https://www.imdb.com/title/tt3316960/
VIDEO
CODEC : HEVC
TYPE : 2160p
FRAME RATE : 23.976 fps
DISPLAY ASPECT RATIO : 16:9
FORMAT PROFILE LEVEL : Main [email protected]@High
BITRATE : 61.6 Mbps
WIDTH x HEIGHT : 3840 x 2160 pixels
HDR FORMAT : Dolby Vision Profile 7 Level 6, HDR
COLOR PRIMARIES : BT.2020
AUDIO
CODEC : DTS-HD MA
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 5.1
BITRATE : 2823 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
OTHER INFO : DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit
SUBTITLES
English | English (SDH) | Arabic | Bulgarian | Catalan | Chinese (Mandarin Traditional) | Czech | Estonian
French (Parisian) | German | German (SDH) | Hindi | Hungarian | Polish | Portuguese (Iberian) | Romanian | Russian | Slovak
Spanish (Castilian) | Spanish (Latin American)
Join the conversation
You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.