Lại một bài review không có tiêu đề nhưng hy vọng nó sẽ không lan man như những bài review không tiêu đề trước. Hôm trước vừa đi xem Puss in Boots xong. Thật sự trước khi xem thì mình không hề có kì vọng gì vào phim này, và mình thì vốn không có thói quen đi đọc review trước (tính nó thế đấy, quan niệm là hay dở tùy mình nên hơi ương, đôi khi chấp nhận uổng tiền vì phim dở chứ không thích đọc review trước), nên mình thật sự hoàn toàn không có khái niệm rằng đây là một phim hay và được đánh giá cao. Trước đó mình cũng đã có xem series Shrek rồi, nhưng có thích Shrek cũng vì nó buồn cười, nó đảo lộn các định nghĩa về các nhân vật cổ tích và nó hay chêm yếu tố hiện đại vào trong thế giới fantasy, nhưng về mặt ý nghĩa thì nội dung của Shrek cũng không thấm vào mình lắm (mình không nói nội dung nó không hay nhé, mình chỉ nói nó không thấm được vào mình thôi). Nhưng Puss in Boots thì mình hoàn toàn không ngờ nó hay đến thế, dù nó cùng nhà sản xuất với Shrek.
Nội dung là thế này. Puss là một em mèo bị truy nã biết đánh kiếm giỏi, biết ăn trộm, biết cưỡi ngựa, biết nhảy nhót, biết tán gái, nói chung là thập phần hào hoa phong nhã. Trong lúc đang chuẩn bị ăn trộm những hạt đậu thần (mọc ra cây đậu thần leo lên tới lâu đài của người khổng lồ có kho báu) của vợ chồng sát thủ Jack và Jill thì đụng độ em mèo cái Kitty, sau đó thì tái ngộ với người bạn thơ ấu – qua trứng Humpty Dumpty – ngày xưa gài hàng Puss để giờ ẻm mới sống ngoài vòng pháp luật như thế này. Dù vết thương lòng vì bị phản bội còn khá sâu nặng, nhưng Puss quyết định tin một lần nữa và hợp tác. Hợp tác thành công. Nhưng mọi chuyện mà như thế thì chả còn cái quái gì để nói. Nhưng nói chung là mọi người đi xem đi thì biết, há.
Thôi hết phần mình nói năng nhảm nhí gây hài rẻ tiền rồi, vì mình muốn bàn về Puss in Boots với sự nghiêm túc. Thật ra mọi người sẽ nhầm to nếu tưởng rằng Kitty sẽ là người song hành với Puss trong vai trò “nhân vật chính”. Kitty đối với mình chỉ là một nhân vật mờ nhạt, không mấy ấn tượng và được thêm vào như một nhân vật nữ cần có cho vẻ hào hoa của Puss và cho một câu chuyện tình yêu nhất định phải có trong một bộ phim sặc mùi lãng mạn Latin này. Người cùng chia sẻ những mâu thuẫn và ý nghĩa trong phim với Puss chính là Humpty Dumpty. Có thể nói, mâu thuẫn giữa hai người bắt đầu từ sự thất vọng. Mình từng nói (cũng khá nhiều lần rồi), cảm giác tiêu cực nhất của con người không phải là đau đớn hay buồn khổ, mà là thất vọng. Thất vọng sẽ dẫn đến mất niềm tin, và việc mất niềm tin sẽ gây ra một nỗi đau cực kì khó chữa lành. Sự thất vọng của Humpty Dumpty thời niên thiếu khi thấy cậu và Puss bắt đầu đi trên hai con đường khác nhau đã khiến cậu nông nổi gài hàng Puss, sự thất vọng đã khiến Puss đào tẩu một mình mà bỏ lại Humpty Dumpty, sự thất vọng vì bị bỏ lại của Humpty Dumpty đã dẫn thêm nhiều những tiêu cực khác. Cái lúc Humpty Dumpty kêu Puss hãy hợp tác và tin tưởng anh ta lần nữa, Puss đã đi ngang qua mặt anh ta và nói nhẹ: “Never again – Không bao giờ nữa”. Khoảnh khắc đấy đã khiến mình nhói lên một chút trong lòng. Không phản ứng mạnh mẽ, chỉ là một câu nói khẽ “Never again” thôi mà mình hiểu được vết thương lòng của Puss sâu đến thế nào, thậm chí có thể nó đã lành, nhưng vết sẹo của nó đã để lại thì thật khó phai mờ. Giọng của Antonio Banderas lồng tiếng lúc ấy sao mà truyền cảm đến như vậy. Nhẹ nhàng, nhưng đầy tổn thương.
Humpty Dumpty là một nhân vật mà theo mình định nghĩa là xấu-nhưng-mà-thương, kiểu nhân vật xấu đang bắt đầu trở nên điển hình. Tuy vậy, nếu Humpty Dumpty bảo rằng ngày bé cậu ta chỉ có Puss là bạn, sao cậu không nhìn lại rằng dường như Puss cũng chỉ có cậu là bạn? Nhưng tính cách hai cậu khác nhau, cậu có thấy không, Puss bước đi trên con đường vinh quan ngày ấy là do bản năng của cậu ấy thôi thúc hành động. Là bản năng thì khó mà trách được Puss. Nhưng thôi, mọi việc đã qua rồi. Và dù một lần nữa thất vọng, một lần nữa tổn thương, Puss đã một lần nữa tin tưởng, đền đáp sự thất vọng bằng một sự tin tưởng tôt đẹp nhất mà mình từng biết (và vì vậy nó cũng thật màu hồng – nhưng mình sẽ bỏ qua cho cái sự “hồng” của lần này), để rồi quay ngược thời gian, trở về với cảnh cây cầu ngày trước. Cách giải quyết cho lần quay ngược thời gian này thật đẹp, phải nói dù không phải tới mức sướt mướt khiến khóc lóc sướt mướt, nhưng nó đã khiến mình không ngừng bồi hồi và có cảm giác như có một cơn gió hơi xoáy một chút đang xoáy trong tâm mình. Vì nó không phải là một kết thúc cực kì vui vẻ. Nhưng nó vẫn rất đẹp. Humpty Dumpty và Puss dành cả đời để đi tìm những quả trứng vàng, nhưng cả hai người đều không biết họ đang sở hữu những quả trứng vàng đích thực – tâm hồn của họ và tình bạn giữa họ. Thực sự rất đẹp, thực sự cả-làng-vui-vẻ. Ây hình như mình mâu thuẫn rồi, nhưng thôi kệ đi, hì hì.
Dĩ nhiên toàn bộ phim không phải chỉ có tập trung vào mâu thuẫn về tình bạn của hai nhân vật chính ở trên. Phim rất hồi hộp và có điểm nhấn cao trào rất là tốt. Những cảnh hành động được đan xen với những yếu tố hài hước quen thuộc của dòng phim Shrek làm phim không hề chán chút nào và cả rạp cười liên tục. Nếu như các bạn còn nhớ chuyện cổ tích thì hẳn sẽ phải nhớ nhân vật Mèo đi hia này là của Pháp, nhưng từ sau khi xuất hiện trong Shrek và được Antonio Banderas lồng tiếng thì em Puss đã được chuyển quốc tịch sang Tây Ban Nha và giống như là một phiên bản mèo của Zorro – nhân vật đóng đinh với Antonio. Chính vì vụ chuyển quốc tịch này mà âm nhạc trong phim mang đậm âm hưởng Tây Ban Nha, tiếng ghi-ta réo rắt rất hay và cả màn đấu nhảy với điệu nhảy giậm chân nữa. Nếu chỉ xét về nội dung như câu chuyện, ý nghĩa được truyền tải, thủ pháp truyền tải câu chuyện thì Puss in Boots không có gì để chê. Mình chỉ không thích một chút ở khoản 3D của phim này vì hiệu ứng 3D ở đầu phim rất tốt nhưng về sau thì mình thấy cũng chả khác gì phim 2D thường. Nhưng thành thật khuyên các bạn hãy đi xem phim 3D bản phụ đề tiếng Việt, chứ 2D thì chỉ có bản lồng tiếng của chị, à nhầm, anh Đàm Vĩnh Hưng thôi. Và thật tình thì mình thấy nếu xem bản lồng tiếng của chị, à nhầm, anh Đàm thì cảm xúc của mình sẽ tụt về âm.
Puss in Boots tương tự như Shrek, là một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn. Không phải nói nó hoàn toàn là dành cho người lớn mà không dành cho trẻ em, nhưng cái cách nó xây dựng nhân vật và tình huống thì quả thật không thể nào gọi là màu-hồng-cổ-tích được (trừ chi tiết ‘tiếp tục tin tưởng’ kia). Vì nó đã vẽ nên một hình ảnh của sự thất vọng và những tổn thương từ nó, quả thật trẻ con sẽ không hiểu và không nên hiểu sớm việc đánh mất niềm tin đó. Nhưng Puss in Boots sẽ làm người lớn chúng ta có thêm một chút động lực để dám tin một lần nữa, vì dù sao, vùng đất fantasy Far Far Away đó đâu phải chỉ dành cho trẻ con.
-----------------------------------------------------------------------------------
| '||''''| '|| ||' .|'''.| |''||''| '||''|. |
| || . ... .. .... ||| ||| .... ||.. ' || ... || || |
| ||''| ||' '' '' .|| |'|..'|| .|...|| ''|||. || .| '|. ||''|' |
| || || .|' || | '|' || || . '|| || || || || |. |
| .||. .||. '|..'|' .|. | .||. '|...' |'....|' .||. '|..|' .||. '|' |
-----------------------------------------------------------------------------------
Proudly Presents
-----------------------------------------------------------------------------------
Puss.in.Boots.2011.UHD.BluRay.2160p.DTS-X.7.1.DV.HEVC.HYBRID.REMUX-FraMeSToR
GENERAL INFO
SOURCE : UHD Blu-ray Disc USA B0MBARDiERS (Thanks!)
SOURCE : Blu-ray Disc HKG CHDBits | USA CHDBits | NOR NoSence | EUR Gazdi | EUR ??? | CEE HDCLUB (Thanks!)
FORMAT : MKV (Matroska)
SIZE : 32.3 GiB
DURATION : 01:30:35 (h:m:s)
CHAPTERS : Named (01-18)
IMDB : https://www.imdb.com/title/tt0448694/
VIDEO
CODEC : HEVC
TYPE : 2160p
FRAME RATE : 23.976 fps
DISPLAY ASPECT RATIO : 16:9
FORMAT PROFILE LEVEL : Main [email protected]@High
BITRATE : 45.0 Mbps
WIDTH x HEIGHT : 3840 x 2160 pixels
HDR FORMAT : Dolby Vision Profile 8 Level 6, HDR
COLOR PRIMARIES : BT.2020
AUDIO (1)
CODEC : DTS:X
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 7.1
BITRATE : 4444 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
OTHER INFO : DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit
AUDIO (2)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 2.0
BITRATE : 448 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : Commentary by Director Chris Miller with Producers Joe M. Aguilar and Latifa Ouaou
SUBTITLES
English | English (SDH) | English (SRT) | English (SDH) (SRT) | Arabic | Bengali (SRT) | Bulgarian | Catalan
Chinese (Cantonese) | Chinese (Mandarin Simplified) | Chinese (Mandarin Traditional) | Croatian (SRT) | Czech (SRT)
Danish | Danish (SRT) | Dutch | Dutch (SRT) | Dutch (Flemish) | Estonian | Finnish | Finnish (SRT) | French | French (SRT)
German | German (SRT) | Greek | Hebrew (SRT) | Hindi | Hungarian | Icelandic | Indonesian | Italian | Italian (SRT)
Japanese (SRT) | Korean | Latvian | Lithuanian | Malay | Norwegian | Norwegian (SRT) | Polish (SRT)
Portuguese (Brazilian) | Portuguese (Brazilian) (SRT) | Portuguese (Iberian) | Portuguese (Iberian) (SRT) | Romanian
Romanian (SRT) | Russian | Spanish (Castilian) | Spanish (Castilian) (SRT) | Spanish (Latin American)
Spanish (Latin American) (SRT) | Swedish | Swedish (SRT) | Tamil (SRT) | Thai | Turkish | Ukrainian | Ukrainian (SRT)
Vietnamese (SRT)
Commentary: English
Join the conversation
You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.