Đã xem hầu hết những bộ phim của Bong Joon-ho làm trong nước, đây chính là lần đầu tiên xem phim ông hợp tác với Mỹ và yeah, nó khá ổn, ổn hơn mình nghĩ và nó cũng được đề cử tranh giải Cành cọ vàng 2018 đấy.
Okja có thể nói là bộ phim nhẹ nhàng nhất của Bong mà mình từng xem. Đây là hành trinh giải cứu một superpig, cô lơn siêu to khổng lồ Okja của cô bé vùng thôn quê Mija. Trong quá trình này, Bong đã cài cắm rất mượt những vấn đề tưởng chừng như rất khô khan như môi trường, biến đổi khí hậu và ngược đãi động vật.
Bộ phim gần như là một cuộc chiến truyền thông, một cụm từ cực kỳ hot trong vòng 5 năm trở lại đây. Bong cũng gần như thể hiện một mặt xấu của nó, dựng lên những điều tốt đẹp để che dấu điều tồi tệ, dùng những hình ảnh hào nhoáng, đẹp đẽ và tốn nhiều tiền để che đậy những bản chất xấu xa. Truyền thông, là cuộc chiến của tốc độ và tiền bạc, ai nhanh và nhiều tiền hơn, người đó thắng. Đó là lúc truyền thông bỏ qua lợi ích của người tiêu dùng, người mua hàng.
Như đã nói ở trên, đối với mình, đây là bộ phim đầu tiên của Bong mà mình cảm thấy ông không cho người xem đi vào những hầm tối của cảm xúc quá nhiều. Cách xây dựng gần giống như The host nhưng lại không quá shock và gây sợ hãi. Ông đánh vào cảm xúc của người xem bằng những hành động khá tàn bạo với động vật và tiếng kêu của chúng. Ông không hề quay đặc tả hay zoom cảnh, chỉ thông qua âm thanh cũng đủ khiến người xem thương xót cho những con vật, cụ thể ở đây là lợn, loài động vật được định sẵn là phải chết để cung cấp thịt cho con người.
Thứ hai là về kịch bản, ông không còn cài cắm những chi tiết nhỏ ngay từ đầu phim hay những hành động kết nối với nhau, mọi thứ diễn ra trước mắt, kiểu như ý trên mặt chữ, xem là hiểu ngay chứ không hẳn phải đọc gần chục bài phân tích cảnh nữa. Nhưng như thế khiến mình cảm thấy hơi hụt hẫng. Vì sau khi xem những bộ phim khác của ông, mình có một cái thú vui mới chính là ngồi tìm những ý nghĩa được ông gài vào những đồ vật vô tình nằm trong khung hình hay những chi tiết nhỏ liên kết với mạch truyện sau.
Phim được đề cử Cành cọ vàng mà, chắc chắn phải có những điểm sáng để lọt vào mắt nhà phê bình. Bên cạnh nội dung rất thời sự, diễn xuất của các diễn viên là điều khiến mình phải cảm thán, phim hay thật sự đấy.
Ấn tượng nhất phim chắc chắn phải là bé chính, Ahn Seo-hyun vai Mija. Cô bé có đôi mắt sáng và rất có hồn, rất kiên cường nhưng cũng rất ngây thơ, có thể đánh đổi tất cả, kể cả vật chất để đổi lấy người bạn đồng hành của mình. Đây là ý nghĩ khiến mình khâm phục nhất và chắc chỉ có những cô bé, cậu bé mới làm được, người lớn phải chịu thua thôi.
Người thứ hai chính là chàng thơ mới nhất của đạo diễn Bong, Choi Woo-sik. Thời lượng lên hình trong Okja của chàng trai này chắc cũng chỉ 15 phút là cùng nhưng cậu ấy, quào, sáng khung hình thật sự. Đây là lần đầu tiên mình phải cảm thán như vậy với một diễn viên trẻ của Hàn Quốc, cậu ấy thuộc về giới điện ảnh, và chỉ có điện ảnh mới bộc lộ hết vẻ đẹp thơ cùng tài năng của cậu ấy. Woo-sik không có khuôn mặt quá điển trai, chỉ dừng lại ở mức ưa nhìn nhưng chính khả năng diễn xuất tự nhiên, nhập vai nhanh cùng cách thể hiện cảm xúc nhân vật tốt khiến cậu trở thành một trong những diễn viên trẻ hiếm hoi của Hàn Quốc có 4 phim đến Cannes chỉ trong 3 năm.
Người cuối cùng làm mình nhớ mãi đó chính là nhân vật K. Có thể nói, chính nhân vật này là mắt xích cho chuỗi sự kiện diễn ra tại Mỹ. Anh tốt bụng, vì chính nghĩa nhưng để dẫn đến cái chính nghĩa trên mặt báo thì anh đã từng toan tính, ích kỷ. Mình cực kỳ thích cách xây dựng nhân vật như vậy của Bong, một nhân vật tưởng chừng như rất phụ, có phần hơi hài hước, ngốc ngốc nhưng lại có những góc khuất khác, vậy mới là con người. Tiện thể nhắc về K thì lại nhớ về anh Jay đẹp trai. Bị trauma phim Bong nhiều quá nên càng coi chỉ cầu mong Jay đừng bị twist thành nhân vật xấu thôi, hehe. Ngoài ra phim còn có sự tham gia diễn xuất của một số diễn viên nước ngoài tên tuổi nữa nhen.
Kết thúc bộ phim, mình không sợ đến mức mất ngủ như xem một số phim khác của Bong nhưng cũng khiến mình phải suy nghĩ nhiều. Là một người học và mong sẽ làm việc trong giới truyền thông, những công ty như Mirando chính là những nơi mình không hề mong muốn phát triển chúng cũng như để chúng tồn tại. Biết là nghe rất sáo rỗng và giáo điều nhưng mình luôn mong, con người đừng trở thành những dân văn phòng vô cảm, đứng nhìn bàng quan cảnh đồng loại của mình đang chết dần chết mòn như trong phim.
-----------------------------------------------------------------------------------
| '||''''| '|| ||' .|'''.| |''||''| '||''|. |
| || . ... .. .... ||| ||| .... ||.. ' || ... || || |
| ||''| ||' '' '' .|| |'|..'|| .|...|| ''|||. || .| '|. ||''|' |
| || || .|' || | '|' || || . '|| || || || || |. |
| .||. .||. '|..'|' .|. | .||. '|...' |'....|' .||. '|..|' .||. '|' |
-----------------------------------------------------------------------------------
Proudly Presents
-----------------------------------------------------------------------------------
Okja.2017.UHD.BluRay.2160p.TrueHD.Atmos.7.1.DV.HEVC.REMUX-FraMeSToR
GENERAL INFO
SOURCE : UHD Blu-ray Disc KRUPPE (Thanks!)
FORMAT : MKV (Matroska)
SIZE : 63.7 GiB
DURATION : 02:00:56 (h:m:s)
CHAPTERS : Named
IMDB : https://www.imdb.com/title/tt3967856/
VIDEO
CODEC : HEVC
TYPE : 2160p
FRAME RATE : 23.976 fps
DISPLAY ASPECT RATIO : 16:9
FORMAT PROFILE LEVEL : Main [email protected]@High
BITRATE : 70.4 Mbps
WIDTH x HEIGHT : 3840 x 2160 pixels
HDR FORMAT : Dolby Vision Profile 7.6, HDR
COLOR PRIMARIES : BT.2020
AUDIO (1)
CODEC : TrueHD Atmos
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 7.1
BITRATE : 4231 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
AUDIO (2)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 5.1
BITRATE : 640 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : AC3 Embedded
SUBTITLES
English (Forced only) | English (SDH)
Join the conversation
You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.