Jump to content

1 Screenshot

Công chiếu vào năm 1988, “Coming to America” bất ngờ thành công vang dội, mặc dù cốt truyện hư cấu và ủy mị. Có thể nói, bộ phim tình cảm hài này mang tính cách mạng về Phi Châu.

Hoàng Tử Akeem (Eddie Murphy) và người bạn thân Semmi (Arsenio Hall) ở New York trong “Coming to America” (1988). (Hình: blackdoctor.org)
Đến nay, “Coming to America” vẫn là một trong những phim thành công nhất của tài tử Eddie Murphy. Phim kể về Hoàng Tử Akeem Joffer (do Murphy đóng) của vương quốc Phi Châu tưởng tượng – Zamunda – lặn lội sang Mỹ tìm vợ để tránh bị vua cha ép cưới người khác.

Vào cuối những năm 1980, bộ phim này gây chú ý vì lối miêu tả Zamunda: một quốc gia Phi Châu giàu có, hoàn toàn tự lập, khác xa hình ảnh nghèo khó về châu lục này như trong những phim khác.

Nay, khi tập tiếp theo của bộ phim – “Coming 2 America” – ra mắt 33 năm sau, thật ngạc nhiên khi thấy Hollywood hầu như  không thay đổi. Trong 33 năm đó, chỉ có một bộ phim ăn khách duy nhất mô tả xã hội Phi Châu hùng mạnh như vậy: đó là “Black Panther” (2018) của hãng Marvel, một lần nữa nói về vương quốc tưởng tượng tên Wakanda.

Murphy thuê đạo diễn John Landis thông qua công ty của riêng ông, và phải tranh cãi quyết liệt với hãng Paramount về việc tuyển diễn viên, vì lúc đó, hãng phim này vẫn lo ngại khán giả sẽ không chấp nhận một bộ phim gồm toàn nhân vật gốc Phi Châu.

Cho đến mới đây, Murphy tiết lộ trong chương trình truyền hình “Jimmy Kimmel Live” rằng Paramount yêu cầu “phải có người da trắng trong phim,” và cuối cùng, ông phải đưa diễn viên hài Louie Anderson vào “Coming to America.”

Nhìn chung, phim ảnh Tây phương từ xưa đến nay thường gạt người Phi Châu sang bên lề trong những phim nói về Phi Châu, chỉ dùng châu lục này làm bối cảnh cho những chuyến thám hiểm của người da trắng, từ “The African Queen” (1951) đến “Out of Africa” (1985), tới những phim hành động gần đây hơn như “Blood Diamond” (2006) và “The Constant Gardener (2005). Hoặc nếu nội dung chính là về nhân vật Phi Châu, phim chỉ cho thấy họ rất đau khổ, như hai bộ phim về diệt chủng “Hotel Rwanda” (2004) và “Beasts of no Nation” (2015).

Tuy nhiên, Murphy quyết tâm mô tả người Phi Châu là giàu có, ngang bằng với người da trắng và tự hào về gốc gác của mình. Ông tập hợp dàn diễn viên ngôi sao phần lớn người Mỹ gốc Phi Châu, như Arsenio Hall, Eriq La Salle, James Earl Jones và John Amos.

Với số tiền bán vé khắp thế giới đạt $288 triệu, “Coming to America” thành công đến mức hiện vẫn là một trong những phim có doanh thu cao nhất mà diễn viên phần lớn là gốc Phi Châu (kỷ lục này thuộc về “Black Panther”). Không chỉ thời đó, bộ phim này đến giờ vẫn được nhiều khán giả da màu yêu thích vì tính hài hước và các nhân vật mạnh mẽ. Bộ phim rõ ràng cho thấy khán giả toàn cầu muốn được xem thêm nhiều phim mô tả Phi Châu khác với những phim đã quá quen thuộc.

“‘Coming to America’ tạo phong cách cho ‘Black Panther’ bằng trang phục và văn hóa Phi Châu,” bà Gabrielle Tesfaye, đạo diễn người Mỹ gốc Phi Châu, nhận xét. “Đây là phim [về Phi Châu] doanh thu nhiều nhất vì người gốc Phi Châu rất muốn được mô tả như vậy. Họ muốn phim không chỉ tả họ làm nông, mà còn sinh sống trong một quốc gia tưởng tượng nhưng cũng liên quan thực tế, như trong ‘Black Panther.’ Thời đó, chúng tôi rất vui, và chúng tôi xứng đáng có những phim với nội dung như vậy.”

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...