Vertigo đã nằm trong list phim cần xem của tôi từ rất lâu nhưng vì đây là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Hitchcock nên tôi phải đợi đến lúc thật rảnh rỗi mới dám thưởng thức để có thời gian suy ngẫm và lên bài.
Cảm quan chung sau khi xem phim là tôi hơi thất vọng một tẹo. Tất nhiên đây vẫn là một bộ phim hay, có điều tôi đã kì vọng quá cao ở nó nên cảm thấy hụt hẫng khi nó không giống những gì tôi mong đợi. Để cảm nhận bộ phim một cách cụ thể nhất thì tôi sẽ phải đề cập đến nhiều chi tiết của bộ phim, vì vậy những ai chưa xem hãy dừng lại tại đây thôi nha.
Trước tiên hãy nói về những điều tôi cực kì thích trong Vertigo: màu sắc, quay phim và âm nhạc. Tôi nghĩ đây là hai nguyên nhân chính khiến Vertigo được xếp vào hàng những bộ phim huyền thoại. Tư duy thẩm mĩ và kĩ thuật quay phim được vận dụng trong bộ phim quá xuất sắc và được xem là một bước đột phá đặt vào bối cảnh 60 năm trước.
Tôi thích cách Hitchcock sử dụng màu sắc trong bộ phim này. Vertigo là một trong những bộ phim hiếm hoi khiến tôi để ý đến màu phim bên cạnh diễn xuất và kịch bản. Việc sử dụng những tông màu chói sáng trong rất nhiều cảnh quay, kết hợp với âm nhạc còn đáng sợ hơn những bộ phim kinh dị thực sự đã làm tôi “vertigo” theo. Nó khiến đầu óc tôi quay cuồng, bứt rứt và khó chịu như chính nhân vật của James Stewart vậy. Một điều nữa là nhân vật của Kim Novak được gắn với màu xanh lá xuyên suốt bộ phim, từ lúc cô xuất hiện trong bộ cánh thanh lịch màu xanh lục với tư cách là vợ của Gavin cho đến lúc cô trở về làm Judy Barton phồn thực và bất cần. Màu xanh ấy còn hiện hữu qua tấm biển quảng cáo bên khung cửa sổ phòng của Judy và nhàn nhạt lúc Judy thành công tái hiện lại hình ảnh quý cô Madeleine Elster và đương nhiên, không thể không nhắc đến chiếc ô tô màu xanh lá đã ám ảnh tâm trí Scottie. Màu xanh ấy đại diện cho sự ám ảnh của Scottie đối với Madeleine. Nó lớn đến mức anh gắn mọi thứ xung quanh Judy với màu xanh lục tượng trưng cho Madeleine.
Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng những gam màu chõi nhau như vậy thì cũng có một khung cảnh khiến tôi cảm thấy rất đẹp, rất yên bình. Đó chính là cảnh “Madeleine” ngồi bên trong viện bảo tàng nhìn ngắm bức chân dung của Carlotta. Màu sắc rất hài hòa, người đẹp mà cảnh cũng đẹp, mang đến cho người xem cảm giác dễ chịu. Madeleine nhìn nàng Carlotta còn Scottie đứng phía sau nhìn cô đắm đuối, phải chăng như báo trước cô cũng chỉ là một tác phẩm nghệ thuật do người khác dựng nên?
Nhưng khung cảnh mà tôi thích nhất có lẽ là lúc Madeleine nhỏ bé rảo bước ngay dưới cây cầu Golden Gate khổng lồ. Nàng chầm chậm bước đi, chiếc váy và dải khăn choàng nàng đeo lả lướt bay theo gió và rồi, nàng nhẹ nhàng biến mất sau bức tường. Không biết nói sao cho đủ về sự tài hoa của Hitchcock trong phân cảnh này: giữa một bức tranh đồ sộ do thiên nhiên và con người tạo ra, nàng Madeleine xuất hiện khiến thơ càng thêm thơ, cùng lúc đó tiếng nhạc nhè nhẹ tuy trong và thanh như tiếng chuông nhà thờ nhưng lại gợi chút huyền bí và rờn rợn.
Vertigo là bộ phim tiên phong trong việc sử dụng kĩ thuật dolly zoom, tức di chuyển camera khi đang zoom ống kính để không làm thay đổi kích cỡ của vật thể chính. Điều đó có nghĩa là background của cảnh quay và những đồ vật không quan trọng sẽ thay đổi như khi ta zoom nhưng không thay đổi vị trí của ống kính. Tuy nhiên, vật thể chính mà cảnh quay muốn focus sẽ không hề thay đổi kích thước, mang lại một cảm giác rất khác lạ, và có thể khiến người xem “vertigo” theo. Việc sử dụng dolly zoom trong bộ phim đã thành công khắc họa chứng sợ độ cao của nam chính, khiến người xem cũng quay cuồng như anh ta. Đây là một video ngắn khá hữu ích để các bạn hiểu thêm về dolly zoom: https://www.youtube.com/watch?v=u5JBlwlnJX0
Một yếu tố không thể không nhắc đến là âm nhạc sử dụng trong bộ phim, được phụ trách bởi nhà soạn nhạc Bernard Hermann. Có những phân đoạn đáng lẽ ra sẽ không hề đáng sợ nhưng nhờ sự tài tình của Herrmann đã khiến tôi nổi cả da gà. Bộ phim có quá nhiều bản nhạc hay và rùng rợn nên hơi khó để tôi chọn một đoạn mà tôi thích nhất nhưng ám ảnh nhất có lẽ là cảnh quay dưới chân cầu Golden Gate tôi đã nhắc đến ở trên và trong cơn ác mộng của Scottie. Một khung cảnh giữa ban ngày vốn dĩ rất thơ mộng nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo của Herrmann đã biến thành một phân cảnh giật gân khiến người xem thót cả tim với tiếng nhạc mô phỏng lại âm thanh của còi báo sương mù được đặt nơi Madeleine nhảy xuống. Phân cảnh thứ hai là một bữa tiệc kinh dị của âm thanh và thị giác. Chỉ phần nhìn thôi đã khiến nhiều người chóng cả mặt, thế mà đây lại được điểm xuyết thêm cả phần âm nhạc u ám khiến tôi tưởng mình đang xem phim kinh dị (khổ nỗi tôi xem lúc 11h đêm nên da gà da vịt cứ thi nhau nổi hết cả lên).
Trong cuộc phỏng vấn với Francois Truffaut, Hitchcock đã nói về phân cảnh lúc Judy biến thành Madeleine như sau: “You have a man creating a sex image that he can’t go to bed with her until he’s got back to the thing he wants to go bed with, or metaphorically, indulged in a form of necrophilia.” Necrophilia được dịch ra tiếng Việt chứng ái tử thi, vì vậy tôi xin phép hiểu ý của Hitchcock theo hai hướng: Scottie đang ôm ấp Madeleine, một người đã chết hay Scottie đang ôm một con ma nơ canh vô tri vô giác – một Judy dường như đã bán cả linh hồn cho người cô yêu, để mặc anh ta trang trí và biến cô thành người mà anh ta ngày đêm mong nhớ.
Hitchcock đã thành công trong việc cài cắm vào tâm trí người xem (ít nhất là đối với tôi) chủ đề xuyên suốt của bộ phim – Vertigo. Mở đầu với những hình tròn đủ màu sắc tiếp nối nhau xoay vòng cho đến những shot quay sử dụng kĩ thuật dolly zoom và đặc biệt là ảo ảnh luẩn quẩn trong đầu Scottie sau khi trải qua một chấn động cực kì lớn; tất cả đã khiến khán giả cảm giác như chính đầu óc mình cũng quay mòng mòng. Sự mập mờ trong câu chuyện của Madeleine và những ảo giác đi kèm với căn bệnh của Scottie đã khiến tôi tự hỏi không biết bản thân đang xem cái gì trong suốt một tiếng rưỡi đầu của phim. Và mọi thứ chỉ dần sáng tỏ khi Judy xuất hiện nên đừng bỏ giữa chừng các bạn nhé.
Tôi không thể cảm được thứ gọi là tình yêu trong Vertigo. Kể cả những bộ phim về ONS hay FWB trở thành người yêu cũng không khiến tôi khó hiểu như câu chuyện trong Vertigo. Nó đến một cách rất khập khiễng, vô lí và nực cười, hoặc có thể tôi không hiểu rõ văn hóa yêu nhanh cưới vội ở thập niên 50 chăng? Đó là mối tình giữa Scottie và Madeleine. Có vẻ như tình yêu không phải là một đề tài thế mạnh của Hitchcock. Hầu hết những câu chuyện tình trong phim của ông đến nhanh như tên lửa và phi logic đến lạ lùng, và nó không có một chút romance nào trong đó. Cảnh hôn cực kì gượng gạo, như thể nam chính muốn nuốt trọn nữ chính chứ không hề thi vị hay có cảm giác của hai người đang yêu nhau.
Đương nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua mối quan hệ độc hại của Scottie và Judy. Có thể xem đây không phải là một mối tình chớp nhoáng như trên, vì Judy đã yêu Scottie từ khi cô giả làm Madeleine, còn Scottie không hề yêu Judy, anh chỉ muốn quen cô để được nhìn ngắm hình ảnh của nàng Madeleine yêu kiều. Đây không phải là tình yêu, đây là mối quan hệ mà Scottie là kẻ nắm quyền kiểm soát. Phía bên kia, cô gái Judy tội nghiệp (thực ra cũng không tội nghiệp lắm) lại mù quáng với tình yêu dành cho chàng cựu thám tử sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả việc chấp nhận đóng giả làm người khác, cốt chỉ để nhận được chút tình cảm hèn mọn từ anh ta. Ánh mắt bất lực và cầu khẩn của cô khi hỏi Scottie “If I do what you tell me, will you love me?” khiến cô trở nên nhỏ bé và đáng thương đến tột cùng. Scottie, dù được khắc họa là một anh chàng si tình ở nửa đầu bộ phim, vẫn không tránh khỏi việc hiện nguyên hình là một typical male protagonist của Hitchcock – đầy chiếm hữu và có chút thiếu tôn trọng phụ nữ. Tất nhiên, sẽ thật không công bằng nếu ta áp đặt tư tưởng của thế kỉ 21 lên một bộ phim đã làm cách đây 60 năm nhưng hình mẫu cặp đôi nam chính thích kiểm soát và femme fatale cũng phần nào thể hiện cách nhìn không mấy thiện cảm với phụ nữ của vị đạo diễn này.
Một lí do khác khiến tôi không thích bộ phim là James Stewart. Tôi biết James Stewart là một diễn viên huyền thoại nhưng trong bộ phim này, lối diễn của ông đem lại cho tôi cảm giác rất sượng, hay nói theo cách bây giờ là giả trân, đặc biệt là trong phân cảnh ở đầu phim lúc ông đứng trên chiếc ghế màu vàng. Ánh mắt và điệu bộ của ông kịch không thể tả nổi. Tôi không nghĩ là một người chóng mặt thì ánh mắt sẽ láo liên như thế. Tôi từng xem một bộ phim khác của Hitchcock cũng do James Stewart đóng chính là Rope và nhận ra cả hai vai của ông đều không thuyết phục được tôi. Ánh mắt lọc lõi pha chút gian xảo của ông ấy khiến tôi có chút sợ hãi mỗi khi nhìn vào và cảm thấy James hợp vai phản diện hơn là vai chính diện.
Thứ cuối cùng khiến tôi không thích chính là cái kết. Tôi không có vấn đề gì với việc nhân vật Judy sẽ chết, vì đó là một cái kết hợp lí khi cả Carlotta, Madeleine và Judy cùng kết thúc cuộc đời theo cách giống nhau, tạo nên một vòng lặp hoàn hảo. Khoảnh khắc lúc Judy rơi xuống cũng là lúc chứng bệnh của Scottie được chữa khỏi, đồng thời nó cũng kéo anh ra khỏi mớ bòng bong mà anh xui xẻo (hoặc tự nguyện dính vào !?). Tuy nhiên, cách mà cô đột nhiên rơi khỏi tháp chuông rất chi là ba chấm. Tôi tin chắc rằng với một vị đạo diễn tài ba như Hitchcock thì việc khiến cô ta rơi xuống tháp chuông hay bờ sông theo một cách có lí hơn không phải là điều khó. Nhưng cuối cùng ông lại thích chọn cách làm khó khán giả hơn.
Tóm lại thì Vertigo là một tuyệt tác về mặt hình ảnh và quay phim, nhưng chắc chắn đây không phải bộ phim có nội dung hay nhất của Hitchcock. Đối với tôi, Vertigo không phải là romance nhưng lại thiếu chút gì đó để được gọi là thriller. Tuy nhiên, tôi vừa nhận ra rằng đó không phải là lỗi của bộ phim, mà bởi vì ngay từ đầu tôi đã sai lầm khi gắn tất cả mọi tác phẩm của Hitchcock với thể loại thriller. Vertigo mang hơi hướng của một bộ phim tâm lý mà sau mỗi lần xem, bạn sẽ cảm nhận thêm được vài thứ; vậy nên hãy xem bộ phim với tâm thế đang xem một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải một thriller thông thường.
-----------------------------------------------------------------------------------
| '||''''| '|| ||' .|'''.| |''||''| '||''|. |
| || . ... .. .... ||| ||| .... ||.. ' || ... || || |
| ||''| ||' '' '' .|| |'|..'|| .|...|| ''|||. || .| '|. ||''|' |
| || || .|' || | '|' || || . '|| || || || || |. |
| .||. .||. '|..'|' .|. | .||. '|...' |'....|' .||. '|..|' .||. '|' |
-----------------------------------------------------------------------------------
Proudly Presents
-----------------------------------------------------------------------------------
Vertigo.1958.UHD.BluRay.2160p.DTS-X.7.1.HEVC.REMUX-FraMeSToR
GENERAL INFO
SOURCE : UHD Blu-ray Disc GER PRECELL | BDs CEE HDCLUB | EUR VIRIATHUS | USA PCH (Thanks!)
FORMAT : MKV (Matroska)
SIZE : 76.3 GiB
DURATION : 02:08:27 (h:m:s)
CHAPTERS : Named
IMDB : https://www.imdb.com/title/tt0052357/
VIDEO
CODEC : HEVC
TYPE : 2160p
FRAME RATE : 23.976 fps
DISPLAY ASPECT RATIO : 16:9
FORMAT PROFILE LEVEL : Main [email protected]@High
BITRATE : 79.8 Mbps
WIDTH x HEIGHT : 3840 x 2160 pixels
COLOR PRIMARIES : BT.2020
AUDIO (1)
CODEC : DTS:X
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 7.1
BITRATE : 3188 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
OTHER INFO : DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit
AUDIO (2)
CODEC : DTS
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 2.0
BITRATE : 447 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
AUDIO (3)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 2.0
BITRATE : 192 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : Commentary by Herbert Coleman/Robert A. Harris/James C. Katz
AUDIO (4)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 2.0
BITRATE : 192 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : Commentary by Filmmaker William Friedkin
SUBTITLES
English (SDH) | Chinese (Cantonese) | Chinese (Mandarin Traditional) | Czech | Danish
Dutch | Finnish | French (Canadian) | French (Parisian) | German | Greek | Hungarian
Icelandic | Italian | Japanese | Korean | Norwegian | Polish | Portuguese (Brazilian)
Portuguese (Iberian) | Romanian | Russian | Spanish (Castilian) | Spanish (Latin American)
Swedish | Thai | Turkish
Commentary #1: English | French | German | Greek | Italian | Japanese | Polish | Portuguese
Russian | 2x Spanish
Join the conversation
You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.