Jump to content

1 Screenshot

Mỗi lần cảm thấy bản thân trống rỗng, mình lại xem phim này. Đây là phim mà mình xem đi xem lại nhiều nhất. Mỗi lần xem bản thân lại học được một vài điều mới, tính ra đã được hơn 12 lần rồi, từ năm lớp 11. Mình đã định viết một bài cho phim nhưng luôn cảm thấy bản thân chưa đủ để viết. Đau điều duy nhất mình cảm nhận sau khi xem xong. Rất rất đau.

Phim của đạo diễn Spielberg (cũng là đạo diễn của Công viên kỉ Jurassic) kể về câu chuyện có thật trong chiến tranh về một doanh nhân người Đức Schinder với bản danh sách thế kỉ đã cứu hàng nghìn người Do Thái trong nạn diệt chủng, một kiệt tác khiến nhân loại phải rơi nước mắt về cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Schindler’s List là bộ phim được giới phê bình ca ngợi nhiều nhất trong sự nghiệp lừng lẫy của Steven Spielberg. Nó giành 7 giải Oscar, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhấtluôn có mặt trong Top 10 – các danh sách bình chọn những phim hay nhất mọi thời đại ở bất cứ quốc gia nào.

Schindler là doanh nhân. Một người sinh ra với một mục đích: Kiếm tiền, thật nhiều tiền. Ông đến trại nơi giam giữ người Do Thái cũng vì mục đích này. Ông quan sát thế giới của những đầu xỏ, làm thân bằng tài ăn nói và tính quảng giao của mình. Ông trở thành một phần trong xã hội đó, “một người bạn thân thiết”, một ” người đàn ông lịch thiệp, sẵn sàng chi tiền cho những cuộc vui và những món quà đắt đỏ”. Và rồi từ đó, nhờ vào cái tài đó, ông bắt đầu mở xưởng sản xuất. Ông liên lạc với một thư kí người Do Thái Itzhak Stern (Ben Kingsley) – một vai diễn kiệt xuất- để tìm những doanh nhân Do Thái không thể kinh doanh nhưng có tiền và để giúp ông vận hành nhà máy. Tài ăn nói và đối xử đầy khéo léo của Schindler cùng với khả năng tính toán và điều hành của Stern đã khiến cho nhà máy bước đầu thuận lợi.

Schinder thuyết phục Stern làm việc cùng mình: ” Tôi tin nhà máy sẽ được khuếch trương, đó là điều tôi làm tốt. Chứ không phải công việc. Sự trình diễn.”
Vậy tại sao phải là trại Do Thái? Đối với người làm kinh doanh, chi phí càng rẻ thì càng được lợi. Một công nhân Do Thái đang bị giam cầm sẽ có lương thấp hơn nhiều so với một công nhân Ba Lan. Đó là lí do tại sao Schindler đến và quyết tâm xây dựng nhà máy này. Xưởng sản xuất của ông được gắn mác “Phục vụ quân đội với những nhu yếu phẩm cần thiết nhất” nhưng thực ra thứ duy nhất nó sản xuất là nồi, được bán cho nơi khác với giá rẻ. Còn thứ được coi là phục vụ quân đội chỉ là những chai rượu, socola, đồ ăn cực hiếm và đắt tiền dành cho trưởng trại lính ở đây. Tất cả đều hiểu nhưng ngoảnh mặt làm ngơ vì chỉ cần có lợi thì sẽ được bỏ qua. Mục đích của Schindler là tiền, và ông đã đạt được.

Câu chuyện không dừng lại ở đó, cho đến một ngày, Stern giới thiệu một người công nhân già bị cụt tay muốn nói chuyện với Schindler. Người ấy cảm ơn ông vì “Nếu không có ông, ông ấy đã chết từ lâu và nói chuyện với ông bằng tất cả tình yêu thương của mình” khiến Schindler vô cùng khó chịu. Có một điều gì đó nảy lên,mâu thuẫn trong ông, và ông vô cùng tức giận vì điều ấy. Cả ông và Stern đều biết đó là gì.

Quote

Schinder từng tâm sự với vợ: ” Anh cảm thấy mỗi ngày mình đều mất đi một điều gì đó. Anh nghĩ đó cũng là sự khác nhau giữa thất bại và thành công.”

Người đàn ông cụt tay đến tìm Schinder để cảm ơn vì đã cứu mạng mình, ngay sau đó đã bị bắn chết. Mình không dám đưa hình ảnh kia vì thật sự khủng khiếp, dù máu chảy trên nền đen. Một vai diễn xuất sắc.
Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi Regina Perlman, một cô gái Do Thái, hiện đang làm hầu gái trong nhà trưởng trại Goeth, đến cầu xin Schindler hãy cho bố mẹ mình vào nhà máy vì cô nghe nói đây là nơi đã cưu mang hàng nghìn người Do Thái khỏi cuộc thanh trừng lịch sử. Schindler hét đuổi cô đi.

Đến lúc này người ta mới nhìn thấy một mâu thuẫn khủng khiếp trong con người ấy. Mục đích duy nhất của ông là làm kinh doanh, chứ không phải cứu người, và trong kinh doanh, lợi nhuận là tất cả. Ông đã suy nghĩ rất lâu, và khi biết rằng với Goeth, tiền không thể có một bản danh sách những người trong nhà máy, mà là rất nhiều tiền. Ông và Stern đã lập một bản danh sách tất cả những người họ có thể cứu. Ông bán hết gia tài mình có thể để mua lại người. Họ đã chờ đến khi chiến tranh kết thúc trong nhà máy mà không làm một ngày nào cả.

Sau khi chiến tranh kết thúc, những người Do Thái được tự do, Schindler rời khỏi nhà máy như một cuộc chạy trốn. Những người Do Thái cảm ơn ông bằng cách đúc cho ông một chiếc nhẫn vàng với biểu tượng mang ý nghĩa ” Cứu một người cũng là cứu cả thế giới”. Schindler cầm chiếc nhẫn, đột nhiên quỵ xuống khóc ” Tôi đã có thể cứu thêm một mạng người nữa nếu có chiếc nhẫn này. Trời ơi, cả chiếc xe này nữa, tại sao tôi lại cần nó chứ?”.

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...