Jump to content

1 Screenshot

Sống là không chờ đợi, thế nên sáng này đã đi coi Captain America. Dĩ nhiên là đi coi một mình. Mà dạo này ngộ nha, tôi bảo tôi đi coi phim, thì 10 ng` hết 10 ng` hỏi đi với ai. Gì thế, đi coi phim một mình lạ lắm sao, ng` hành tinh lắm sao mà phản ứng kiểu đó chứ. Hơn nữa, vào rạp rồi thì mạnh ai nấy coi phim, có bàn tán nói năng gì dc đâu mà cứ thích đi coi phải đi thành nhóm nhỉ, muốn bàn tán xôm tụ, coi nhiều mình thì coi ở nhà ấy, đỡ ồn, đỡ phiền ng` khác. Mà nhắc đến vụ này, cuối bài sẽ dành riêng 1 góc cho việc tại sao tôi thích đi coi phim một mình, hôm nay xui xẻo gặp 1 cặp ngồi kế bên đúng loại dân đi coi phim tôi ghét luôn. Chân dài não ngắn. Điên tiết với cô ta.

Captain America lại là một phim siêu anh hùng, có lẽ là cuối cùng trong mùa hè ngập siêu anh hùng năm nay rồi. Tôi thì không phải fan comic nói chung và Marvel nói riêng, nhưng đại khái là có cảm tình với hãng phim này, thế nên từ khi đấy trailer đã quyết định đi coi, dù chẳng có kì vọng hay trông đợi gì hết á. Và vì không kì vọng, nên đã không có gì thất vọng về bộ phim hết. Một phim dễ coi, đơn giản, hành động mãn nhãn, giá trị giải trái tốt, vậy thôi.

Nội dung phim nói về hành trình trở thành biểu tượng người lính của Mĩ, Captain America của anh chàng còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh Steve Rogers. Steve là một chàng trai với thể chất kém, anh mắc nhiều bệnh, thân hình còi cọc, ốm yếu, chẳng có tài năng gì đặc biệt, cũng chẳng có sức mạnh siêu nhiên gì hết, cái anh có, chỉ là một trái tim ấm áp, một ý chí kiên định cùng lòng dũng cảm, luôn nỗ lực hết sức. Và chính vì cái “không có gì hết” của anh, nó khiến anh trở nên đặc biệt, khiến anh trở thành đối tượng dc lựa chọn để tham gia chương trình thí nghiệm tạo nên các perfect soldier. Cơ bắp, khả năng, đó là những thứ có thể gia cố, thay đổi, rèn luyện, nhưng người ta không thể thay đổi bản ngã một con người, vậy nên Steve với suy nghĩ đơn giản, thuần phát cùng với trái tim nhân hậu đã được chọn để trở thành biểu tượng của quân đội Mĩ, trở thành Captain America, một hình mẫu, một leader, một người dẫn dắt mọi người luôn tiến lên phía trước, một chỗ dựa, một tấm gương cho tất cả những người lính khác. Anh cùng với các đồng đội của mình đã ngăn cả âm mưu hủy diệt thế giới của tên Đức quốc xã điên rồ Johann Schmidt.

Nhìn chung thì chuyện phim nó đơn giản thế thôi, và Steve so với các anh hùng khác như Hulk hay Iron Man cũng không có nội tâm phức tạp bằng nên phim làm cũng khá tốt, chỉ là đoạn cuối hơi đuối một chút so với toàn cục.

Xét về mặt kĩ xão. Đẹp, cháy nổ hoành tránh. Bối cảnh dc chọn khá mới, ý tôi nói mới vì phim chọn thời gian nền là giai đoạn các năm 40, khi còn chiến tranh thế giới chống phát xít. Trang phục, xe cộ, vũ khí, lính tráng đều đậm hình ảnh năm 40 chứ không như các siêu anh hùng trước, đều là chọn thời điểm hiện tại. Phim dùng tông màu … mà tôi không biết gọi là màu gì nữa [thứ lỗi cho kẻ mù màu bẩm sinh này] xuyên suốt, nhìn rất thích mắt, vì nó vừa hợp mới thời điểm câu chuyện, vừa làm cho, đôi khi khung ảnh y như khung truyện tranh, trông hay hay. Tông màu này giúp phim trông như 1 tờ báo cũ, 1 trang truyện kể sống động nhưng ố vàng. Cách kể chuyện gối đầu, mở đầu ở hiện tại, kể lại, xong kết thúc lại ở hiện tại. Chỉ có điều đáng tiếc là 3D của phim thường, không đặc sắc, không có cảm giác đã, và cũng không có cảm giác coi 3D. Thú thật là coi 1 lúc, tôi quyên mất mình đang coi 3D đó chứ. Vậy nên nếu ai đang băn khoăn nên coi thì thì tôi khuyên nên coi 2D thôi là vừa đủ.

Đó là về mặt nội dung sơ bộ và các kĩ xảo, giờ hãy nói về các nhân vật trong phim và các diễn viên hóa thân.

Về nhân vật chính Steve Rogers. Đây là một anh hùng, nhưng lại là mẫu anh hùng kiểu Mĩ khác mà tôi từng xem. Tôi ghét chủ nghĩa anh hùng kiểu Mĩ, cái kiểu ta không cứu thế giới thì ai cứu. Steve không như thế. Cái chất ngây thơ và đơn thuần trong con người nhân vật này khiến tôi hoàn toàn cảm thông và khá mến anh ta.

Trước khi dc hỗ trợ để phát triển thể chất, anh ấy là một chàng trai nhỏ con, còi cọc đến đáng thương, nhưng lại mang trong mình lòng dũng cảm, yêu nước, khao khát phục vụ tổ quốc và quyết tâm không gì lay chuyển dc. Để được nhập ngũ, để được trở thành người lính trên chiến trường, anh ta không ngại thử đăng kí ở 5 thành phố khác nhau, khai gian xuất thân chỉ để tìm kiếm một cơ hội phục vụ tổ quốc. Có thể, người ta cho rằng anh ta bị điên, không có gì tốt ở chiến trường, nơi mà hàng ngày, hàng ngày, các sinh mạng ngã xuống, nhưng Steve lại không nghĩ thế. Anh cho rằng, là một công dân, anh phải có trách nhiệm với đất nước, với cả những người đang ngã xuống trên chiến trường để bảo vệ hòa bình cho đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Anh ấy không thể cho mình cái quyền đứng bên ngoài, cho mình cái quyền lẩn tránh tiếng gọi của quốc gia, anh muốn có cơ hội thử, không phải để chứng tỏ gì hết, không phải để thể hiện gì hết, chỉ là muốn thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thực hiện điều mình muốn mà thôi. Quan niệm sống của anh là, “người ta không thể nói không mãi”, “nếu một lần chạy trốn, sẽ là suốt đời chạy trốn”. Steve không chạy trốn, anh chọn cách đối mặt, vươn lên. Steve không phải một kẻ ham giết chóc, thích chiến trường, khi được hỏi, anh mong muốn gia nhập quân đội để tiêu diệt bọn phát xít phải không, anh đã trả lời rất trung thực và thẳng thắn. Rằng không, anh chẳng muốn giết chóc hay tiêu diệt ai cả, dù đó có là kẻ thù. Phải, Steve là như thế, cái anh muốn, là bảo vệ mà thôi.

Steve không có được thể chất tốt, nhưng bù lại, anh có một tinh thần vươn lên không mệt mỏi, không bỏ cuộc. Anh không nhanh bằng mọi người, nhưng anh luốn cố hoàn thành bài tập. Anh không khỏe bằng mọi người, nhưng anh không bỏ cuộc giữa chừng. Và trên hết, anh biết sử dụng bộ não của mình hơn là chỉ dùng cơ bắp. Hãy nhìn cách anh lấy lá cờ trên cây cột cao mà nhiều năm rồi chẳng có ai leo lên dc. Tại sao phải leo lên một cây cột nhẵn thín, cao tít, trong khi ta có thể hạ cây cột đó xuống và lấy lá cờ?

 Có thể nhìn vào, Steve không có thể chất của một người lính, nhìn vào anh, ng` ta có thể lo ngại cho khả năng sống sót của anh trên chiến trường, nhưng bù lại, thứ tìm ẩn bên trong anh lại là kho báu vô giá. Chiến tranh bắt đầu bằng vũ khí, nhưng để chiến thắng thì phải là con người. Và thứ quan trọng nhất của một người lính, lại nằm trong tim anh ta. Đó là lòng dũng cảm. Và điều này thì Steve có thừa. Hãy nhìn một thử nghiệm nhỏ, trong một nhóm lính đang luyện tập hăng say, quăng vào giữa họ một quả lựu đạn dc rút chốt, bao nhiêu người trong đó sẽ chạy trốn, lo lắng cho tính mạng của mình. Là tất cả, chỉ trừ Steve. Anh không chọn chạy trốn, mà chọn cách lao vào, lấy thân mình ôm trọn quả lựu đạn đó, để giảm thương vong xuống thấp nhất có thể cho người xung quanh. Anh không lo cho mình, anh lo cho mọi người. Ở anh không có cái tôi ích kỉ, mà có sự hy sinh cùng lòng dũng cảm. Vì anh là một kẻ “không có gì đặc biệt”, chỉ là một cậu bé nhỏ thó đến từ Brooklyn, nên anh sẽ biết cách trân trọng cơ hội. Vì anh đã từng là một kẻ yếu, nên anh sẽ trân trọng và hiểu giá trị của sức mạnh mình sở hữu. Vì anh đã từng là kẻ dc bảo vệ, nên anh sẽ hiểu mình cần phải bảo vệ những gì. Và với trái tim như thế, anh sẽ không trở thành một chiến binh hoàn hảo, mà anh sẽ trung thành với chinh con người mình, một good guy cho dù có thay đổi gì đi chăng nữa. Đó là lí do anh được chọn.

[Sức mạnh công nghệ đó, cả trong phim và ngoài đời. Trong phim là biến 1 Steve còi thành Steve thế này, còn ngoài đời thì ko tin dc là cùng 1 ng` đóng mà lúc còi lúc body chuẩn vậy, kĩ xảo tuyệt]

Nhưng cuộc sống sau khi trở thành sản phẩm thành công của thí nghiệm cũng không phải dễ dàng, nhất là khi anh là hàng mẫu duy nhất, là tài sản quý giá và duy nhất của đất nước, là chìa khóa duy nhất còn lại sau khi vì giáo sư điều hành dự án cũng như mẫu thuốc cuối cùng bị phá hủy. Anh chỉ có 2 lựa chọn, 1 là quanh quẩn như chú chuột thí nghiệm bị nhốt, 2 là trở thành một con khỉ diễn trò hề, thành 1 biểu tượng truyền thông nhằm thôi thúc, vận động tinh thần của dân chúng cho cuộc chiến. Một biểu tượng trên giấy tờ, trên trang báo, trong những bài hát, điệu nhảy, những vở hài kịch lố bịch, điều mà anh không hề mong muốn. Anh khao khát được ra chiến trường, dc làm những thứ thật sự có ích chứ không phải là kẻ diễn trò, nhưng người ta không cho anh cơ hội. Nhưng sống là không chờ đợi, và cơ hội là do bản thân tạo nên chứ không phải ai cho, vận mệnh là do mình quyết định, thế nên, khi biết tin trung đội 107 của người bạn thân vô cùng quan trọng của mình bị thương vong trầm trọng, bạn mình phần lớn khả năng là đã chết, phần nhỏ khả năng là đã bị bắt làm con tin, Steve đã hành động. Dc sự giúp sức của sĩ quan Peggy và Howard Stark, anh đã một mình xông vào hang địch để cứu bạn mình.

Tôi thích cách dựng này. Tôi thích anh ấy một mình liều mạng xông vào hang địch, ko phải vì mớ luận điểm kiểu như, ta có khả năng, ta không làm thì ai làm, ta có cơ hội trở thành anh hùng,…. Không, Steve vẫn là con người bình thường, và anh liều mạng vì người bạn của mình. Không phải tinh thần của 1 vị thánh cứu rỗi tất cả, anh vẫn là một con người với các lí do cá nhân mà thôi. Nhưng vì thế mà tôi ko thấy ghét cái sự ngây thơ của anh, cái chất anh hùng của anh, vì tôi vẫn cảm thấy nó thật, nó đáng trân trọng.

Đó là chiến công đầu tiên của Steve, và cũng là khởi đầu cho chiến dịch, anh cùng những người tin tưởng vào anh, đội quân của anh, đại diện cho quân đội đồng minh, đập tan các căn cứ vũ khí bí mật của Johann.

Và vì anh là Steve, thế nên trong trận chiến cuối cùng, anh đã hy sinh bản thân vì mọi người. Chiếc phi cơ mang rất nhiều vũ khí bí mật đang trên đà tiến lên. Bất cứ nơi nào nó hạ cánh cũng có thể khiến rất nhiều thương vong xảy ra, và với một cá tính muốn bảo vệ, Steve đã chọn cách dk chiếc máy bay đó lao thẳng xuống bắc cực, một nơi không người. Steve đã vì mọi người mà bỏ qua cơ hội sống của mình, vì mọi người mà hy sinh. Nhưng món quà tiến sĩ mang lại cho anh đã khiến anh không chết mà chỉ ngủ một giấc dài, 70 năm, để rồi tỉnh lại ở thời hiện đại, tiếp tục sứ mạng là một Captain America, trong một cuộc chiến khác đang chờ đợi.

Một nhân vật vô cùng đơn giản, nhưng lại khiến người ta mến chứ không ghét. Chừng đó cũng đã là thành công rồi.

Nói đến Chris Evans, tôi luôn nghĩ đến bộ tứ siêu đẳng hay là The Loser. Ngay từ khi coi trailer phim này, tôi đã không nhận ra anh, và tôi cũng không ấn tượng hay thích mấy về cái thể hình siêu anh hùng của anh. Tôi nghĩ, trông anh nặng nề, trông anh thế nào ấy, không hợp vai. Thế nhưng khi coi phim tôi nghĩ mình đã hiểu dc tại sao nhà sản xuất lại chọn anh. Đó là vì gương mặt phảng phất nét “ngây thơ của một người đàn ông” nơi anh. Một nét rất dễ thương. Và vì Steve là một người ngây thơ, đơn thuần, nên kể cả khi anh ta trở thành anh hùng, gương mặt anh vẫn rất hợp với hình mẫu đó. Trong phim này anh diễn rất tốt, ko phá phách như trong bộ tứ, không tưng tửng như trong The Loser, mà trăn trở hơn, trưởng thành hơn, trầm hơn 1 chút, nội tâm chuyển đổi tinh tế nhưng vẫn rất ngây thơ. Coi đoạn anh bị “gái tán” [chứ không phải “tán gái”] gương mặt anh trông dễ thương khủng khiếp, rất là muốn ôm luôn. Nói tóm lại, anh đúng là lựa chọn thích hợp cho Captain America, một gương mặt đáng để tin tưởng. Hy vọng năm sau sẽ thấy anh tiếp tục tỏa sáng trong The Avenger.

Nhân vật thứ 2 mà tôi thích thú trong phim này, đó chính là Howard Stark. Nếu ai có coi Iron Man thì sẽ biết, Howard Stark là chủ tịch sáng lập ra tập đoàn Stark chuyên cung cấp vũ khí cho chính phủ, mà sau này Anthony hay còn gọi là Tony Stark tức Iron Man thừa kế và phát huy đó. Howard là cha của Tony. Trong Captain America, anh cũng là người tham gia vào dự án perfect soldier, giúp đỡ chính phủ nói chung và cá nhân Steve trong chiến dịch đầu tiên của Steve. Howard xuất hiện không nhiều, nhưng cực kì ấn tượng. Vừa thấy anh ta ở hội chợ công nghệ là nhớ ngay đến Tony với ý nghĩ, trời ơi, đúng là cha nào con nấy luôn. Giờ mình đã hiểu dc cái tài trí bất phàm nhưng cá tính thì tưng tửng, kiêu ngạo, láo toét, sát gái nhưng đáng yêu cực kì của bạn Tony từ đâu mà ra. Hoàn toàn sao y bản chính luôn. Ở Howard hình thành nên một cái không khí rất giống trong Iron Man, bao quanh Tony. Đó là cái sự thông minh, yêu khám phá, nghiên cứu, sáng tạo, cái chất tưng tửng bất cần đời, cái sự sành điệu và cực kì thiếu khiêm tốn cùng cái bản tính liều mạng khó đỡ nhưng ẩn trong tất cả lại là một người tốt, hết sức mình khi dc nhờ vả. Một nhân vật rất thú vị. Howard là chuyên gia công nghệ ở thời Captain American, đến thời hiện tại,  Tony lại tiếp tục là cố vấn cho tổ chức S.H.I.E.L.D của các siêu anh hùng. Đúng là cha nào con nấy. Cực ấn tượng nv Howard này.

Điều tiếp theo tôi thích là tình bạn của Steve và James Barners trong phim. Hai anh ấy là bạn thân, bạn cực kì thân, thân như tính mạng của nhau. Tôi thích cái cách mà họ quan tâm đến nhau, vô cùng chân thành và thân thiết. Vì Barners, Steve mới mạo hiểm, làm trái lệnh, một mình xông vào hang ổ địch, và vì Steve, Barners sẵn sàng liều mạng mình. Barners tin tưởng bạn mình, trao mạng mình vào tay bạn, bên cạnh đó anh cũng cực kì kiên quyết. Tôi thích cái cảnh nhà xưởng nổ tung, Steve buộc Barners đi trước nhưng ánh mắt anh khí đó quắc lên, anh trả lời một cách kiên định rằng anh sẽ ko đi nếu ko có Steve đi cùng. Khoảnh khắc đó, Steve im lặng và buộc phải làm theo, vì anh biết bạn mình nghiêm túc. Nếu chết, họ sẽ cùng chết ở đây, còn nếu sống, họ phải đi cùng nhau. Thích cực chi tiết này. Và vì Barners quan trọng như thế, nên đoạn anh chết, Steve đau lòng thật sự rất truyền cảm. Khả năng trao đổi chất và bình phục của Steve cao gấp 4 người thường, thế nên anh uống rượu không bao giờ say, và điều đó thật bất hạnh khi anh đau khổ biết bao vì đã ko cứu dc Barners trên chuyến tàu hôm đó. Mấy pha tung hứng của Steve và Barners khi còn là chàng còi hay khi đã là CA đều rất dễ thương, có thể cảm thấy tình bạn thân thiết của họ sâu đậm đến chừng nào luôn. Đáng tiếc, Barners chết sớm quá chừng. [Mà dạo này tình bạn kiểu này nhiều ghê, quơ phát là đầy rẫy, hí hí]

[Chết thì cùng nhau chết, trở về thì phải cùng nhau về. Thích hai anh]

Tóm lại, đây là một bộ phim đáng coi, giải trí tốt, diễn xuất hay kĩ xảo đều tốt. Đây cũng là bước đệm cuối cùng cho việc đưa tập đoàn siêu anh hùng The Avengers gồm Iron Man, Hulk, Thor, Captain America, Hawkeye cùng lên màn ảnh rộng, trong cùng 1 bộ phim. Năm sau sẽ là một năm bùng nổ của các siêu anh hùng Marvel trên màn ảnh đây. Chờ xem. À mà phải kiếm coi Thor nữa, chỉ có Thor là phim mình chưa coi năm nay.

P/s: Giờ là màn than phiền. Mình thù cái đứa ngồi coi phim kế bên mình ngày hôm nay trong rạp. 1 con đúng chuẩn chân dài não ngắn. Bạn ấy chắc đi coi phim với bồ bạn ấy, thế nhưng coi phim kiểu gì mà cứ hỏi liên tục vậy chứ. Bạn không có não để tự suy nghĩ à, hỏi còn hơn 1 đứa con nít đi coi hoạt hình mà ko đọc dc chữ, phải hỏi ba mẹ vậy. Cái chi tiết Steve ôm quả lựu đạn thay vì chạy trốn như mọi người, bạn ấy coi mà liên tục hỏi thằng bạn, “sao làm vậy vậy, làm vậy sao dc khen vậy, vậy có nghĩa là sao”, thật ngao ngán đến độ muốn quay sang tát phát hỏi đầu chứa não chứ có phải chứa đậu hũ đâu, sao ko suy nghĩ. Tội nghiệp thằng nhỏ, nó chỉ biết cười trừ bảo “ko hiểu thiệt hả”, bạn này nhõng nhẽo lại “thì không hiểu thiệt mới hỏi”, thằng nhỏ chỉ biết cười, rồi phải giải thích cho nó. Đó chỉ là tiêu biểu nha, sau đó còn liên tục 1 loạt các câu hỏi khó đỡ của bạn này làm mình liên tục phải tự hỏi, chẳng lẽ chân dài não ngắn là thật hay sao.

Bạn ấy không chỉ “ngu” mà còn thích khoe mã. Coi phim cứ liên tục “à, có phải hắn đang định thế này thế kia không?” mà toàn bộ đều sai toét. Không biết thì cứ im lặng, coi đi rồi biết, sao cứ thích thể hiện cái “ngu” của mình ra nơi công cộng vậy, lại còn làm phiền nhã hứng coi phim của người khác. Thằng bạn nó thiệt là dại, có là fan Marvel hay Comic muốn đi coi phim thì cũng nên đi 1 mình hay đi với hội hiểu biết tí, đi với bạn này đúng là trời phạt, hoàn toàn ko tập trung coi dc mà phải liên tục giải thích cho nó. Loại này chỉ thích hợp coi mấy phim cười ha ha, hi hi rồi quên ấy, chứ ko thích hợp coi phim loại này. À mà CA có phải phim mang triết lí hay suy nghĩ cao siêu gì lắm đâu, đã đơn thuần giải trí lắm rồi mà sao cái “nồi đậu hũ” trên cổ bạn cũng khó tiêu hóa quá vậy bạn. Coi phim hơn 2 tiếng mà điên với con đó, điên thật sự. Tức gì đâu ấy. Coi phim hay mà trúng phải đám này thật là muốn đập đầu chúng nó. Hồi Super 8 cũng thế, nhưng ít ra đó là con nít, đỡ khó chịu hơn là cái bạn “chân dài dễ thương” hôm nay.

P/s 2: tình hình là theo review thì Xì Trum rất hay, tinh tế và ý nghĩa sâu sắc, thế nên chắc sẽ ráng cố gắng dành dụm đi coi vậy. Nhiều khi đúng là trailer ko phản ảnh dc chất lượng, có nhiều phim trailer hoành choáng nhưng bom xịt, có nhiều phim trailer chán chẳng muốn nói nhưng lại hay. Tin tưởng và Xì Trum vậy.

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...