Còn nhớ cuối năm 2016, cả thế giới cùng nhau trở thành những kẻ khờ mộng mơ say trong câu chuyện của Mia và Sebastian với những bản nhạc jazz thì cuối năm 2017 này, chúng ta lại được cùng nhau bước vào một thế giới diệu kỳ cùng Phineas Taylor Barnum trong The Greatest Showman. Phải cảm ơn La La Land của đạo diễn Damien Chazelle vì đã đưa trào lưu phim nhạc kịch quay trở lại, vốn là một thể loại kén người xem thì nay đã tiến thêm nhiều bước đến gần hơn với khán giả.
Tiếp bước đàn anh, The Greatest Showman – tác phẩm đầu tay của Michael Gracey tuy không phải là quá đột phá nhưng cũng đã làm tròn sứ mệnh của mình và được khán giả đón nhận. Được lấy cảm hứng từ Phineas Taylor Barnum – người sáng lập ra đoàn xiếc lừng danh Barnum & Bailey, bộ phim kể về cuộc đời ông, từ chuyện tình vượt giai cấp đẹp như trong cổ tích cho đến những thăng trầm trong sự nghiệp để trở thành một nhân vật gây tiếng vang.
Đây không phải là lần đầu tiên nhân vật tài ba này được lấy làm cảm hứng cho các bộ phim. Trước The Greatest Showman cũng đã có những bộ phim khác về Mr. Barnum như The Mighty Barnum (1934) hay P. T. Barnum (1999) đủ để ta thấy được sự ảnh hưởng của ông. P. T. Barnum xuất thân là con của một thợ may, sau đó bươn trải đủ nghề và cuối cùng thành công nhất với rạp xiếc Barnum & Bailey. Con đường sự nghiệp của ông không hề hoàn toàn trải hoa hồng. Ông đã từng trở nên trắng tay, bị giới phê bình và dư luận chỉ trích là người sử dụng chiêu trò và mánh khóe để lợi dụng trí tò mò của khán giả. Rạp xiếc của ông cũng từng dính phải những lùm xùm như ngược đãi động vật, v…v. Tuy nhiên tất cả mọi người vẫn phải công nhận rằng ông là một trong những người thành công nhất trong làng giải trí Mỹ.
Quay trở lại bộ phim, vì kể về nhân vật có thật nên nội dung của The Greatest Showman chỉ dừng ở mức đủ để truyền cảm hứng chứ không quá đặc sắc. Để tóm gọn cả một đời người trong hơn 2 tiếng bộ phim không phải là chuyện dễ dàng nhưng đạo diễn Gracey đã làm được điều này khá khéo léo. Mình xem không cảm thấy bộ phim bị quá tham lam hay dài lê thê nặng nề, vẫn đầy đủ từ khi Phineas chỉ là một cậu bé cho đến khi trở thành một quý ông.
Là một bộ phim nhạc kịch nên ngoài nội dung, hai yếu tố là hình ảnh và âm nhạc là hai yếu tố tiên quyết nhất. Về mặt hình ảnh, The Greatest Showman thực sự chinh phục được người xem với hầu hết bối cảnh là ở rạp xiếc và các show diễn. Chính vì thế mỗi khung hình luôn lung linh đa sắc màu và cực kỳ hoành tráng. Mở đầu một bộ phim nhạc kịch luôn là phần khiến mình thích thú nhất, ở La La Land khi Another Day Of Sun vang lên và mọi người cùng hòa ca, mọi hứng khởi trong mình đều được khơi dậy thì The Greatest Showman cũng không ngoại lệ. Giọng Hugh Jackman cất lên “Ladies and gents, this is the moment you’ve waited for” và sau đó là cả một màn trình diễn mãn nhãn làm mình cũng đung đưa chân và muốn nhảy vào cùng. Hay những cảnh khi cậu bé Phineas dắt cô bé Charity vào “thế giới cổ tích” của hai người cũng vô cùng dễ thương và lãng mạn. Nhưng mình vẫn đang cố tìm một chút tinh tế trong những thước phim.
Về nhạc phim, mình không thích so sánh La La Land với The Greatest Showman cho lắm vì nội dung, thông điệp truyền tải và bối cảnh cũng khác nhau hoàn toàn. Nhưng đễ dễ hình dung hơn, thì mình phải thành thật chia sẻ rằng âm nhạc của La La Land đầy tính thuyết phục hơn nhiều. Những bài hát được sử dụng trong La La Land nếu tính ra thì không nhiều nhặn gì, lời cũng khó nhớ nhưng được lặp lại vô cùng khéo léo xuyên suốt bộ phim, mỗi một lần nghe lại ta lại có những cảm xúc khác nhau. Với sự đảm nhiệm của người làm nên thành công âm nhạc của La La Land, những bài hát trong The Greatest Showman cũng rất hay và dễ khiến người nghe thích thú ngay từ những lời nhạc đầu tiên. Nhưng khi xem, mình vẫn có cảm giác gợn gợn. Một là phim lấy bối cảnh những năm 1800 nhưng nhạc lại có hơi thở hiện đại và pha pop vào quá nhiều. Những phân cảnh chuyện từ thoại sang hát cũng chưa thực sự mượt mà nên nhiều lúc mình xem cảm thấy hơi bị hụt. Không biết có phải mình hơi khó tính không, nhưng sau khi xem xong và về ngẫm nghĩ thì luôn có cảm giác Hugh Jackman và Keala Settle đang “cân” cho cả soundtracks của bộ phim. Zac Efron, Zendaya hay Michelle Williams đều có những bài hát của riêng mình trong phim nhưng không bài nào thực sự nổi bật cả. Hơi tiếc chút xíu cho một bộ phim nhạc kịch. Dù sao thì bài hát chủ đạo “This Is Me” trong phim vẫn cực kỳ ăn điểm và đầy tính truyền lửa. Đổi lại, vũ đạo trong The Greatest Showman lại rất lôi cuốn. Không có một cảnh nào nhạc nổi lên, mọi người cùng nhảy múa mà lại chán cả, cộng hưởng thêm những màn nhào lộn, v…v nên lại càng khiến người xem không thể dời mắt khỏi màn hình.
Sau hình ảnh tàn tạ trong Logan và sự ra đi của “Wolverine”, ta lại được đón chào sự trở lại của Hugh Jackman với một diễn mạo đẹp hơn, chải chuốt hơn. Vẫn là Hugh Jackman của lòng người hâm mộ, anh vẫn diễn rất tròn vai. Nhưng có lẽ đây sẽ không phải là một vai diễn quá ấn tượng đủ để người ta nhớ đến khi nhắc đến Jackman. So với bộ phim cùng thể loại Les Miserables thì P. T. Barnum kém cạnh hơn hẳn. Lối diễn và biểu cảm của anh cũng quá quen với khán giả rồi. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy Charity trong phim “quen quen” thì để mình nhắc bạn đó cũng chính là nàng thơ mang vẻ đẹp dịu dàng và cổ điển trong Manchester By The Sea hay My Week With Marilyn. Với mình, dù đất diễn của Michelle trong bộ phim này nhiều hơn Manchester By The Sea nhưng lại không ấn tượng bằng. Tuy vậy, mình xin dành trọn lời khen cho hai tài năng là Zac Efron và Zendaya. Đã lâu lắm rồi kể từ High School Musical gắn liền với tuổi thơ của 9x, mình mới được thấy Zac cất tiếng hát trên màn ảnh. Và thật may, tuy không quá xuất sắc nhưng lối diễn của Zac ắt hẳn đã bớt vụng về hơn rất nhiều. Zendaya thì vốn là cô ca sĩ diễn viên đầy tiềm năng, mãi mới có một vai để lại chút ấn tượng trong The Greatest Showman. Hy vọng sau bộ phim, sẽ có nhiều cánh cửa cơ hội mở ra hơn với hai người. Còn với Keala Settle, nếu bạn ngờ ngợ đoán giọng ca cao vút này từ đâu ra thì bạn đoán đúng rồi đấy, Keala Settle là diễn viên nhạc kịch Broadway.
Tuy là một bộ phim “hay nhưng chưa tới” thì với một đạo diễn trẻ như Michael Gracey, tác phẩm đầu tay như vậy đã thành công rồi và ắt hẳn sẽ là bước đà cho con đường sự nghiệp trong tương lai. Nếu đơn thuần chỉ là một bộ phim musical về P. T. Barnum thì The Greatest Showman chắc chắn không nhận được nhiều lời khen đến vậy đâu. Ngoài sự góp mặt của dàn diễn viên hút khách ra, thì đây còn là một bộ phim nhân văn khi truyền tải thông điệp về phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp, về sự bình đẳng. Như khi James Gordon Bennett nói với Barnum rằng “You are putting folks of all kinds on the stage with you, presenting them as equals” đấy chẳng phải là một thế giới mà chúng ta hướng đến sao? Rằng ai cũng có quyền bình đẳng như nhau?
Và hỡi những kẻ khờ mộng mơ ơi, hãy cứ tiếp tục ước mơ và là chính mình đi bởi “No one ever made a difference by being like everyone else“. Chính P. T. Barnum đã nói vậy và dù người ta luôn nói rằng ông quá viển vông với thế giới tưởng tượng của mình thì cuối cùng ông cũng vẫn là một kẻ mộng mơ gặt hái thành công.
The.Greatest.Showman.2017.UHD.BluRay.2160p.TrueHD.Atmos.7.1.DV.HEVC.HYBRID.REMUX-FraMeSToR
GENERAL INFO
SOURCE : UHD Blu-ray Disc EUR OMFUG (Thanks!)
SOURCE : Blu-ray Disc CEE CapBd | EUR JATO (Thanks!)
FORMAT : MKV (Matroska)
SIZE : 48.2 GiB
DURATION : 01:44:49 (h:m:s)
CHAPTERS : Numbered (01-20)
IMDB : https://www.imdb.com/title/tt1485796/
VIDEO
CODEC : HEVC
TYPE : 2160p
FRAME RATE : 23.976 fps
DISPLAY ASPECT RATIO : 16:9
FORMAT PROFILE LEVEL : Main [email protected]@High
BITRATE : 58.2 Mbps
WIDTH x HEIGHT : 3840 x 2160 pixels
HDR FORMAT : Dolby Vision Profile 8 Level 6, HDR
COLOR PRIMARIES : BT.2020
AUDIO (1)
CODEC : TrueHD Atmos
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 7.1
BITRATE : 4572 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
BIT DEPTH : 24 bits
AUDIO (2)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 5.1
BITRATE : 640 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : AC-3 Embedded
AUDIO (3)
CODEC : AC-3
LANGUAGE : English
CHANNEL(S) : 2.0
BITRATE : 224 kbps
SAMPLING RATE : 48 kHz
OTHER INFO : Commentary by Director Michael Gracey
SUBTITLES
English | English (SDH) | Arabic | Bulgarian | Chinese (Cantonese) | Chinese (Mandarin Simplified)
Chinese (Mandarin Traditional) | Croatian | Czech | Danish | Dutch | Estonian | Finnish | French (Canadian)
French (Parisian) | German | Greek | Hebrew | Hindi | Hungarian | Icelandic | Indonesian | Italian | Japanese | Korean
Latvian | Lithuanian | Malay | Norwegian | Polish | Portuguese (Brazilian) | Portuguese (Iberian) | Romanian | Russian
Slovak | Slovenian | Spanish (Latin American) | Spanish (Castilian) | Swedish | Thai | Turkish | Vietnamese | Ukrainian
Commentary: English | Danish | Dutch | Finnish | French | German | Italian | Japanese | Korean | Norwegian | Russian
Spanish (Latin American) | Swedish
Join the conversation
You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.