Jump to content

1 Screenshot

1. Tóm tắt – Giới thiệu
Rachel là một cô gái nghiện rượu, đã ly hôn nhưng thường xuyên qua lại nhà cũ nơi chồng cũ của cô đang sống với người vợ và đứa con sơ sinh của anh ta, đã mất việc nhưng thường xuyên đi ra-vào New York để tỏ ra mình bận rộn với chủ nhà Cathy, tất cả diễn ra hàng ngày qua cửa sổ một chuyến tàu.

Rachel luôn không tỉnh táo bởi nghiện rượu và dằn vặt bản thân nhưng lại là nhân chứng – nghi phạm duy nhất cho một vụ án liên quan đến Megan một người Rachel không hề quen biết. Từ đây, Rachel phải đấu tranh với cảnh sát, gia đình chồng cũ, Scott (bạn trai Megan) và chính bản thân mình để tìm ra sự thật.

Nếu bạn từng đọc – xem và yêu thích Gone Girl, thì the Girl on the Train chắc chắn rất đang để theo dõi. So với Gone Girl, nó bớt đi phần hài hước truyền thống trong phim Mỹ nhưng lại đi sâu vào khắc họa tâm lý các nhân vật phụ nữ đại diện cho các tuýp người phụ nữ hiện đại thường thấy ở xã hội hiện nay.

2. Đánh giá
03 điều thích nhất
Kịch bản: Kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên do Paula Hawkins là tác giả (2015), đứng đầu bảng xếp hạng The New York Times Fiction Best Sellers of 2015 trong 13 tuần liên tiếp, được mệnh danh là “the next Gone Girl”. Một cốt truyện xoay quanh một vụ giết người, nhưng từ lúc gây án, phá án, đối đầu với hung thù đều là các tình huống hoàn toàn tự nhiên và rất nhẹ nhàng chứ không theo môtuyp “kịch bản hoàn hảo” của một “bộ não thiên tài” nào đó. Kịch bản đi sâu vào khắc họa các nhân vật xoay quanh vụ án (3-6 người gì đó), con người họ, tại sao họ là con người như vậy, mọi tình tiết nhỏ nhất đều là nguyên do của một câu chuyện nhỏ nào đó trong quá khứ.
Sắp xếp mạch phim: Mạch phim giống mạch truyện nguyên bản của Paula, đó là từng nhân vật nữ chính (Rachel, Megan, Anna) kể câu chuyện của mình, theo mốc thời gian hỗn độn (6 months ago, 1 week ago, present ..). Người xem ban đầu sẽ được thấy toàn bộ câu chuyện ở một thời điểm nào đó, hỗn độn, nhiều thông tin nhưng cuối phim sẽ thấy tất cả đều là kết quả, hay nguyên nhân cho một sự việc nào đó, hay câu chuyện do Rachel, Megan, Anna kể hóa ra chỉ xoay quanh 1 người. Rất bất ngờ và vô cùng logic.
Haley Bennett – trong vai Megan: Megan đầu câu chuyện được khắc họa là một người phụ nữ không-thích-sự-khuôn-khổ, nổi loạn, từng làm quản lý một phòng tranh nhưng đang sống ở một vùng ngoại ô yên bình với một ông chồng (Scott) có phần ghen tuông và làm người trông trẻ cho con của Anna. Haley Bennett đã có vai diễn xuất sắc, để lại ấn tượng về một Megan quyến rũ (với nhiều cảnh nóng), Megan điên loạn và khó kiểm soát (lôi kéo cả bác sĩ tâm lý của mình), Megan tuyệt vọng và che giấu bản thân.
3 điều không thích nhất
Emily Blunt trong vai chính Rachel: Emily và đoàn làm phim nên nghiên cứu thêm xem một tay nghiện rượu sẽ như thế nào. Một số tình tiết cao trào Rachel vẫn không chiếm được nhiều góc máy lên hình và có phần nhợt nhạt so với cốt truyện.
Rachel gặp bác sĩ tâm lý Dr.Kamal Abdic: trong cái chết của Megan, Rachel có chỉ cho Scott rằng cô nghi ngờ Dr. Kamal là hung thủ. Rồi với mong muốn tìm-hiểu-đối-tượng-tình-nghi, Rachel giả vờ làm bệnh nhân của Kamal và trong lúc được điều trị phần nào cô hiểu hơn về bản thân mình (???) cuối cùng cô bị Scott phát hiện và hiểu lầm. Có lẽ ý đồ của tác giả trong sự việc này là Rachel thêm nhận thức về bản thân của cô ta, sáng suốt trong quá trình phá án sau này nhưng thực tình nó không quan trọng đến vậy, nếu bỏ ra cũng không ảnh hưởng đến tính hợp lý mạch truyện.
Rachel và Scott (lại là Rachel wtf?? ) trong phim có vài phút hình ám chỉ đến một thoáng qua mong muốn nam-nữ của Rachel với Scott đến từ sự thiếu thốn lâu ngày của Rachel. Tiếc là sau khi Scott hiểu lầm, Scott biến mất khỏi bộ phim và vài phút trên chẳng dẫn đến gì trong các cảnh tiếp theo. Một lần nữa, nếu cắt đi cũng không ảnh hưởng đến kết cục câu chuyện.

3. Tình tiết, cảnh phim ấn tượng nhất
Đó là cảnh Rachel đâm con dao vào cổ họng tên tội phạm và cuối phim sau khi giằng co và thoát khỏi vòng vây. Anna – người mà trước đó liên tục đứng nhìn tên tội phạm kia hành hạ Rachel với lý do cô ta chỉ muốn một gia đình yên ổn – tiến tới vừa nhay đi nhay lại con dao mà Rachel đã đâm trước đó vừa gào thét. Đó như điểm nút giải thoát Anna khỏi hình mẫu một bà mẹ cô luôn cố giữ, những uất ức tủi nhục cô luôn phải chịu đựng, những đạo đức mà cô luôn giữ. Cảnh phim rất bất ngờ, đáng nhớ trong lúc cao trào của bộ phim.

User Feedback

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
  • This will not be shown to other users.
  • Add a review...