Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Dị biệt là một bộ phim viễn tưởng hay, hay về nội dung, hình ảnh lẫn hành động. Nếu đã đọc nhiều bài viết của tôi thì hẳn sẽ biết điều tôi chú trọng nhất chính là nội dung. Sau khi xem một bộ phim thì bạn có thể quên hình ảnh nhưng không bao giờ quên nội dung nếu bạn thật sự hiểu. Những bài học đó sẽ ngấm sâu vào tư tưởng bạn, tác động đến suy nghĩ cũng như hành động cho đến cuối đời.
    Dị biệt lấy bối cảnh thế giới sau tận thế, lúc này nhân loại chỉ còn tồn tại một thành phố duy nhất. Họ được bảo vệ bên trong những lớp tường vây trước sự nguy hiểm của thế giới, nhưng cũng có thể đó là rào cản con người hủy hoại thế giới khi chưa đủ nhận thức.
    Xã hội trong thành phố này được xây dựng dựa trên tính khoa học, được phân ra 5 phái là Vị Tha – Uyên Bác – Dũng Cảm – Hòa hảo – Trung Thực. 5 phái này đảm nhận từng vai trò tương ứng mà một xã hội cần có, việc phân phái cũng giúp sự đào tạo trở nên chuyên nghiệp hơn, khiến cho công việc có thể tập trung và sinh ra hiệu suất cao nhất. Chuyện chọn lựa mình thuộc phái nào là tự do mỗi người, nhưng trước ngày chọn thì mỗi người được trắc nghiệm xem mình có yếu tố nào để sự lựa chọn là tốt nhất.
    Trong cuộc trắc nghiệm, Tris đã thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là Uyên Bác – Dũng Cảm – Vị Tha. Một điều rất khó xẩy ra đối với mọi người. Những người có khả năng như Tris được gọi là Dị Biệt – Bất khả Trị, nghĩa là một sự khác loại đối với đám đông. Sự tồn tại của Dị Biệt như một yếu tố phủ định tính hệ thống mà xã hội đang có, và hậu quả là có thể làm cho hệ thống đó sụp đổ. Từ xưa đến nay chúng ta đều thấy rằng người nào chống lại xu hướng của một xã hội, cản đường một đám đông thì cái kết quả dành cho người đó luôn là những gì tồi tệ nhất. Tris đang trong trường hợp này.
    Bạn có biết tại sao Tris lại chọn vào nhóm Dũng Cảm? Đứng trước một kết quả được xem là tồi tệ như thế thì Vị Tha – Hòa Hảo – Trung Thực chẳng giúp ích gì cho cô, sự Uyên Bác cũng chẳng thể giúp cô thoát khỏi hiện thực, chỉ còn lại Dũng Cảm có thể cho cô sức mạnh để vượt qua khó khăn trong lúc này và đối diện với thực tại. Tiếp theo thì bạn có biết tại sao Tris lại là người nhảy xuống đầu tiên trong nhóm Dũng Cảm? Đó không phải là kết quả của sự dũng cảm mù quáng, một người có trí tuệ sẽ nhận ra rằng không hề có cái chết phía dưới hố sâu đó. Với nhóm Dũng Cảm thì đó là thử thách của lòng dũng cảm, nhưng đối với Tris thì lại là thử thách của trí tuệ lẫn dũng cảm. Và ta nhìn thấy kết quả cũng như hiệu quả của nó, Tris là người đầu tiên.
    Trong các cuộc thi đấu cá nhân trực tiếp, Tris không thể hiện được sự xuất sắc mà còn là khá tệ. Bởi lẽ sức mạnh của cuộc thi đấu đó hoàn toàn phụ thuộc và thể chất con người, thể chất có sự giới hạn của nó. Nhưng trong những cuộc thi lớn không đơn thuần đòi hỏi dũng cảm thì cô lại chiến thắng. Cô được yêu quý trong các muối quan hệ với mọi người bởi cô là người có Trung Thực và Hòa Hảo cũng như Quên Mình. Những yếu tố đó vẽ lên một con người đặt biệt, và cuối cùng 2 con người đặt biệt trong phái Dũng Cảm đã yêu nhau.
    Bạn có biết tại sao trong các cuộc thử nghiệm về khả năng chống lại sự sợ hãi thì Tris luôn là người thoát ra đầu tiên? Bởi bằng vào trí tuệ, cô nhận ra những gì cô thấy, những nỗi sợ chỉ là ảo ảnh. Khi ta nhận ra bản chất của một sự việc thì sự phá giải nó sẽ diễn ra nhanh hơn. Có những người chìm trong ảo ảnh mà không thoát ra được, vì họ tin những gì mình thấy là sự thật, họ để cảm xúc lấn át lý trí, không còn lý trí thì làm sao có thể đủ bình tỉnh để suy xét tính thật giả của hình ảnh? Trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy nhiều lắm những con người như thế, bắt gặp kẻ phạm tội thì chà đạp không thương tiếc, khi có người chỉ ra kẻ ấy có hoàn cảnh đáng thương mới phạm pháp thì họ lập tức yêu thương và khóc hết nước mắt, sau đó khám phá ra sự đáng thương đó là dối trá thì họ lại căm hận vô biên. Ta không hề thấy một sự tự chủ nào trong những con người như thế.
    Nhưng dù ai đó có đạt đến sự tự chủ cho bản thân mình thì cũng chưa đủ để có được hạnh phúc, đơn giản vì những ảo ảnh đó khó tác động được đến họ nhưng lại là thử thách đối với những người họ yêu thương. Chúng ta không sống một mình, chúng ta sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc nếu người ta yêu còn trong vũng lầy của sợ hãi và vô minh. Nhưng để giúp họ lại không dễ dàng tí nào, ta cần Dũng Cảm để cùng họ đương đầu với song gió, cần Uyên Bác để khai thông cho họ, cần Vị Tha quên mình để bảo vệ họ trước nguy hiểm, cần Trung Thực để đối diện với những vướng mắc của chính ta và người ta yêu thương, cần Hòa Hảo để tha thứ cho kẻ thù nhằm đạt đến một hạnh phúc lớn nhất.
    Chính phủ của xã hội trong phim được điều hành bởi phái Vị Tha, có lẽ đó là chọn lựa phù hợp đối với lợi ích của đa số các nhóm. Sự phân cực trong tính cách là tiền đề giúp xã hội phát triển nhưng nó cũng là yếu tố phá hủy chính xã hội đó. Vị Tha phát triển đến điểm cuối là sự hy sinh mù quáng bất chấp đúng sai thiện ác, Hòa Hảo ở điểm cuối là ba phải là gió chiều nào ngã chiều ấy, Dũng Cảm ở điểm cuối là sự tôn sùng sức mạnh cùng bạo lực, Trung Thực ở điểm cuối là sự ngây thơ trước những điều dối trá, Uyên Bác ở điểm cuối là nguy hiểm nhất, họ nhìn các nhóm còn lại như nhìn giống người hạ đẳng, họ muốn thâu tóm quyền lực và biến kẻ khác thành công cụ thực hiện lý tưởng của họ, đây là sự độc tài.
    Vì lẽ đó một cuộc cách mạng cướp chính quyền của phái Uyên bác là không tránh khỏi, mà công cụ tốt nhất là phái Dũng Cảm, chỉ có sức mạnh nhưng không có trí não. Bộ máy điều khiển phái Dũng Cảm trong phim chính là sự hình tượng hóa việc một đám đông không có nhận thức bị điều khiển bởi những người có tham vọng quyền lực. Trong cuộc cách mạng đó, sẽ không bao giờ tránh khỏi chuyện những người thân giết nhau khi không cùng chung chiến tuyến. Tris phải giết một người bạn để bảo vệ mình và người thân, người bạn đó vì bị điều khiển nên đã sát hại mẹ của Tris. Với tất cả những yếu tố có được, Tris cuối cùng đã phá vỡ âm mưu của Uyên Bác.
    Bộ phim mang nội dung chỉ thẳng vào những vấn đề đang tồn tại trong xã hội ngày nay. Mọi khổ đau mà con người gặp phải đều xuất phát từ sự phân biệt. Cuộc chiến giữa các dân tộc, cuộc chiến tôn giáo, cuộc chiến văn hóa, cuộc chiến giai cấp, cuộc chiến giới tính. Bởi sự phân biệt nên xã hội hình thành những đám đông tôn vinh những giá trị mà họ theo đuổi, họ xem những giá trị đó là hoàn mỹ nhất, ai không công nhận thì đó là kẻ thù. Chính điều này khiến họ đánh giá sai các giá trị, cái họ tôn vinh có giá trị cao hơn giá trị thật của nó và ngược lại. Bởi sự phân biệt nên điều họ nhìn thấy chỉ là ảo ảnh họ vẽ lên chứ không phải bản chất của thế giới.
    Con người được tạo ra vô cùng hoàn mỹ, nhưng bởi vì sự vô minh mà họ tự diệt đi những yếu tố tạo nên sự hoàn mỹ đó. Đầy rẫy những con người chỉ biết chạy theo những cảm nhận của xúc cảm, họ thường là những con rối cho những kẻ dối trá. Những con người chỉ tin vào lý trí và vô cảm, họ chà đạp lên tự do và hạnh phúc của kẻ khác. Tất cả đang trong một cái vòng luẩn quẩn, trong khi để đạt được tự do và hạnh phúc thì chỉ cần xóa bỏ sự phân biệt, sống đúng với những gì mà tạo hóa đã ban cho.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  2. Trong tiếng Anh, magic nghĩa là phép thuật, là điều kỳ diệu vượt ngoài sức tưởng tượng và khả năng của con người đồng thời cũng có nghĩa là ảo thuật- một nghệ thuật trình diễn với những kỹ xảo và đạo cụ tạo ra sự biến hóa kỳ lạ. Ảo thuật gia trong tiếng Anh cũng được gọi là magician. Điều này dường như thể hiện rằng, trong ảo thuật ranh giới giữa những điều kỳ diệu đến không tưởng và những gì được thực hiện bởi con người chỉ là một đường lằn mỏng manh. Thế giới của những trò ảo thuật kỳ bí, chính vì thế mà dường như luôn có một sức lôi cuốn kỳ lạ….
    Ngay từ những phút đầu tiên của bộ phim, người xem đã được mãn nhãn với những màn ảo thuật hấp dẫn, đồng thời cũng là lời giới thiệu về bốn ảo thuật gia: Daniel Atlas- một anh chàng Don Juan có những ngón nghề điêu luyện với các lá bài, Henley Reeves- cô gái với vẻ ngoài xinh đẹp và quyến rũ, từng làm phụ tá cho Atlas, Merritt McKinney- một người có khả năng thôi miên và đọc suy nghĩ của mọi người và cuối cùng là Jack Wilder- một cậu thanh niên trẻ sống bằng nghề trộm cắp và bẻ khoá. Một người bí ẩn đã gửi cho họ những lá bài và tập hợp họ lại. Một năm sau, bốn người trở thành nhóm The Four Horsemen (Tứ Kỵ Binh) và thực hiện một màn ảo thuật gây chấn động trên sân khấu Las Vegas: cướp tiền từ một ngân hàng ở Paris trong khi vẫn đang ở Mĩ. Màn biểu diễn táo tợn vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đã mang lại tiếng tăm cho nhóm, tuy nhiên cũng khiến cho FBI và Interpol phải vào cuộc. Hai đặc vụ Dylan Hobbs và Alma Dray được cử vào cuộc điều tra, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Thaddeus, một cựu ảo thuật gia kiếm tiền bằng cách bán video vạch trần mánh lới của các trò ảo thuật. Tuy nhiên càng điều tra, mọi thứ càng trở nên rối bời, và Dylan bắt đầu nghi ngờ liệu rằng Tứ Kỵ Binh còn có một kẻ giấu mặt đứng đằng sau chỉ điểm…..
    Bộ phim có tiết tấu nhanh và những tình tiết vô cùng thú vị, gay cấn và cân não, kích thích trí tò mò của người xem. Là một bộ phim về ảo thuật nên từ đến cuối là những màn biểu diễn đặc sắc và đã mắt. Ảo thuật là một bộ môn nghệ thuật khó cưỡng, như nhân vật Atlas đã nói: Hãy nhìn gần hơn nữa. Vì bạn càng nhìn thấy bao nhiêu. Bạn càng dễ bị lừa bấy nhiêu ( “Look closely. Because the closer you look, the less you see”). Một câu quote nổi tiếng khác của nhân vật này đó là: Luật đầu tiên của ảo thuật: Luôn luôn là kẻ thông minh nhất trong phòng (“First rule of magic: Always be my smartest guy in the room”). Kết phim khiến mình phải ôm tim và nín thở vì quá bất ngờ và hoàn toàn không hề gây thất vọng, “đầu voi đuôi chuột” như một số phim chiếu rạp khác. Bộ phim quy tụ được một dàn diễn viên trẻ đẹp tài năng, trong đó mình cực kỳ yêu thích Ila Fisher, cô cũng là diễn viên trong các phim Confession of A Shopaholic; Definitely, Maybe và anh chàng vào vai Atlas, siêu đẹp trai.
    Now you see me chứa đựng rất nhiều nút thắt bất ngờ, nhất là ở các màn biểu diễn của Tứ Kỵ Binh. Cả một cơn mưa tiền đổ xuống khán giả là chi tiết gây ấn tượng được lặp đi lặp lại đến 3 lần (trên thực tế là chỉ có 2 lần nhưng tài khoản ngân hàng liên tục tăng số thì cũng chẳng khác nào mưa tiền đổ xuống vậy, và lần thứ 2 thì chỉ là tiền giả rơi xuống mà thôi). Mặc dù vậy, những gì Tứ Kỵ Binh cùng người bí ẩn đứng đằng sau thực hiện đều không hề xấu xa, và là minh chứng cho việc tài năng được sử dụng đúng mục đích. Mình đặc biệt yêu thích những phân đoạn bốn người làm việc cùng nhau, rất ăn ý và rất cool. Mối quan hệ của họ cũng rất đáng yêu, Jack là cậu em út của nhóm, thường bị sai vặt và bắt nạt. Atlas và Henley thường hay khắc khẩu, tuy nhiên giữa họ dường như có một chút gì đó đặc biệt mà mình mong là nếu như có phần hai thì đạo diễn sẽ khai thác mạnh vào chi tiết này bởi hai người họ cực kỳ xứng đôi. Mỗi khi Merritt trêu chọc và cười đùa với Henley thì Atlas ngó ra vẻ rất khó chịu trẻ con, đáng yêu vô cùng. Cá nhân mình thích những bộ phim mà đề tài có thể “khô cứng” như hành động, mạo hiểm nhưng vẫn có một chút yếu tố tình cảm để làm mềm và giải tỏa căng thẳng cho cả bộ phim. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm cần phải nêu ý kiến, chẳng hạn như là, nhân vật chị cảnh sát người Pháp dường như chẳng đem lại ý nghĩa gì trong suốt bộ phim, hay là đoạn kết của phim vẫn còn nhiều điều khúc mắc và gợi mở, cuộc sống của bốn người sẽ ra sao khi giờ họ đều là những tên tội phạm bị truy đuổi? Tuy nhiên mình vẫn nghĩ Now you see me đã làm rất tốt và có thể với thành công rực rỡ của bộ phim, việc có thêm phần 2 chỉ là chuyện một sớm một chiều. Tứ Kỵ Binh sẽ quay trở lại, tại sao không nhỉ?
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  3. Bộ đôi diễn viên ăn ý Bradley Cooper và Jennifer Lawrence lại một lần nữa đồng hành cùng nhau trong phim điện ảnh Joy của đạo diễn David O. Russell. Bộ phim xoay quanh câu chuyện có thật về cuộc đời của Joy Mangano, một bà mẹ đã ly hôn sống tại Long Island (Jennifer Lawrence), từng trải qua một cuộc hôn nhân thất bại. Người phụ nữ tràn đầy nghị lực này đã vượt qua mọi khó khăn, rào cản để phát triển một doanh nghiệp thành công vang dội, trở thành một triệu phú. Cô được biết đến như người phát minh ra đồ lau nhà có thể tháo rời, tự vắt đầu tiên trên thế giới.
    Khán giả đã quá quen thuộc với hình ảnh một Jennifer Lawrence mạnh mẽ trong The Hungers, Game. Cô đã hoàn toàn lột xác với Joy Mangano vừa dung dị lại vừa nữ tính, giàu nghị lực. Vai diễn này giúp cô một lần nữa là gương mặt được đề cử Oscars 2016 ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
    Dưới sự hướng dẫn của đạo diễn David O. Russell, Jennifer đã thể hiện một cách tròn vẹn hình ảnh người phụ nữ tưởng chừng như mất đi tất cả. Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ luôn căng thẳng, cuộc hôn nhân tan vỡ với người chồng cũ, những đứa con luôn cần được chăm sóc với gánh nặng tài chính… Tuy nhiên, ở Joy có một nghị lực sống lạc quan như chính cái tên của cô, cô may mắn bừng tỉnh và đánh thức ý chí của mình để bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
    Jennifer đã dẫn dắt khán giả đến từng cung bậc cảm xúc, cùng cười với niềm vui của Joy. Lo lắng cho mỗi khó khăn mà cô gặp phải, mọi thứ như chỉ chực chờ tàn phá mọi cố gắng của Joy. Cuối phim, hầu hết người xem đều đọng lại dư vị của niềm tin vào cuộc sống và theo đuổi giấc mơ của mình khi còn có thể. Năm nay, cô là một đại diện nặng ký cho hình ảnh nữ quyền trên màn ảnh rộng, mạnh mẽ và giàu đức hy sinh trên bục nhận giải Oscars.
    Đạo diễn David O. Russell đã dành hơn 100 giờ làm việc qua điện thoại với Joy Mangano để hoàn thành câu chuyện trên màn ảnh. Có một số chi tiết thú vị xuất hiện trong bộ phim đúng với cuộc đời của chủ nhân thật như: Joy Mangano khởi đầu giấc mơ nhà phát minh của mình bằng cách chế ra một vòng cổ huỳnh quang cho vật nuôi, chồng cũ Anthony Miranne vẫn gần gũi và hỗ trợ hết mình cho công ty của vợ sau khi ly hôn, Joy Mangano ra mắt Miracle Mop tại cửa hàng xe ô tô của cha mình ở Long Island. Đặc biệt là Joy Mangano đã quyết định bán công ty Ingenious Designs của mình cho Home Shopping Network, nơi bà vẫn tiếp tục cống hiến. Tính đến nay, bà đã có hơn 100 bằng sáng chế.
    Tuy nhiên, bộ phim cũng có một số chi tiết thay đổi như trong thực tế, Joy Mangano gặp chồng Anthony Miranne khi họ cùng là sinh viên họ có với nhau có ba con trước khi ly dị chứ không phải hai như trong phim. Nữ diễn viên chính Jennifer Lawrence chia sẻ: “Bộ phim chỉ có 50% dựa trên cuộc đời của Joy Mangano, phần còn lại xuất phát từ trí tưởng tượng của David O. Russell và cuộc đời của những phụ nữ tài năng khác. Họ đã truyền cảm hứng cho anh ấy”.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  4. Deadpool là phim siêu anh hùng mới nhất chuyển thể từ truyện tranh Marvel. Phim có ngân sách khiêm tốn (58 triệu USD) kể chuyện súc tích, dồn nén nhiều pha bạo lực, vẽ chân dung nhân vật vừa gây cười, vừa lấy nước mắt người xem.
    Deadpool dài 108 phút, chia thành hai phần với những cảnh hành động được rải đều từ đầu tới cuối. Các pha chiến đấu biến đổi đa dạng từ đánh nhau tay đôi trong phòng thí nghiệm, bắn súng trên cao tốc, nhào lộn và chém giết bằng gươm đến tấn công lẫn nhau bằng siêu năng lực. Nhà làm phim không ngần ngại mô tả trần trụi nhiều pha chém giết với các chi tiết rùng rợn như cưa tay, bắn máu lên mặt hay chọc thanh thép xuyên qua người đối thủ.
    Vì những cảnh bạo lực, phim được Hiệp hội điện ảnh và truyền hình Mỹ dán nhãn R (cấm khán giả dưới 17 tuổi). Về Việt Nam, một số cảnh làm tình trần trụi cũng như cảnh chém giết quá đà (chiếm khoảng hai phút) đã bị cắt bỏ được dán nhãn 16+.
    Ở nửa đầu, phim dựng song song, đan cài nhuần nhị các cảnh kể quá khứ nhân vật vào vào các pha chiến đấu kịch tính nhất. Giữa những lúc đang đánh nhau dồn dập, phim dừng hình, nhân vật chính nhìn thẳng vào máy quay để trò chuyện với người xem, kể lại xuất thân của mình.
    Nhân vật chính của phim - Deadpool - có tên thật là Wade Wilson, vốn là lính đánh thuê và không tin có anh hùng trên đời. Được sinh ra từ khu ổ chuột và có thời thơ ấu khốn khó, anh ta sống bất cần tới khi gặp một nửa trái tim. Wade trúng sét ái tình với cô gái "bán hoa" - Vanessa - ngay lần đầu gặp ở hộp đêm. Trong gần một năm sau, họ yêu đương mặn nồng và có cuộc sống chăn gối phong phú.
    Bất ngờ, Wade phát hiện mình bị mắc ung thư giai đoạn cuối ngay trước khi cầu hôn bạn gái. Vì lo sợ mất người yêu, anh tham gia vào thí nghiệm bí mật để kích hoạt các gien đột biến trong người nhằm giết chết các khối u ác tính. Sau khi thử nghiệm nhiều phương pháp gây nguy hiểm chết người, Wade bỗng trở thành siêu nhân khỏe cực độ nhưng làn da sần sùi như bị bỏng nặng. Anh lấy tên Deadpool để đi trả thù kẻ đã khiến bản thân trở nên gớm ghiếc.
    Deadpool khác biệt so với các siêu anh hùng thường thấy như Người Sói, Siêu Nhân, Người Sắt hay Người Dơi. Trong khi những siêu nhân của Marvel thường được sinh ra để cứu thế giới hay mang trọng trách lớn lao, hành xử cao thượng, Deadpool đối lập mọi tính cách đó. Anh ta lắm lời, ngổ ngáo, đê tiện, ma mãnh, giết người hàng loạt mà không cần phân biệt đúng sai. Deadpool hành xử, chém giết dựa trên niềm tin bản thân chứ không theo chuẩn mực xã hội.
    Tuy nhiên, Deadpool vừa đáng yêu mà cũng đáng thương. Anh ta "chém gió" một cách lém lỉnh, ma mãnh và tếu táo ngay cả trong trường hợp nguy hiểm nhất. Anh thậm chí đùa cợt trong khi tự chặt tay mình hoặc lúc bản thân sắp chết. Deadpool bất cần đời nhưng hành xử ngây ngô như chàng trai 17 tuổi trong tình yêu với cô bạn gái dưới đáy xã hội. Cả phim, anh ta lo sợ làn da bỏng sẹo xấu xí sẽ làm người yêu xa lánh. Số phận của Deadpool gây đồng cảm với người xem. Anh ta sinh ra là kẻ yếm thế, có cuộc đời vất vả, đến khi tìm được tình yêu thì lại mắc ung thư giai đoạn cuối. Tình yêu của Deadpool với cô bạn gái dễ lấy nước mắt người xem.
    Tài tử Ryan Reynolds diễn xuất tròn trịa trong vai diễn siêu nhân gần như ăn mặc kín mít trong hai phần ba thời lượng phim. Nhìn chung, những cử chỉ mạnh mẽ của Ryan Reynolds và lời thoại của anh làm người xem bị thu hút vào nhân vật. Vai phản diện Francis được nam diễn viên phim Transporter: Refueled - Ed Skrein - đóng. Anh tạo nên hình ảnh kẻ ác cơ bắp tưởng như bất khả chiến bại.
    Người đẹp Morena Baccarin vào vai cô gái "bán hoa" giàu nghị lực nhưng yếu đuối trong tình cảm. Tài tử Serbia - Stefan Kapičić - và nữ diễn viên sinh năm 1996 - Brianna Hildebrand - giúp phim thêm màu sắc trong vai hai dị nhân có ngoại hình đối lập. Họ lần lượt sắm vai người sắt khổng lồ và một dị nhân nhỏ thó có thể bốc lửa.
    Deadpool dẫn chuyện thông minh bằng nhiều lời thoại hài hước, dí dỏm, ám chỉ tới nhiều bộ phim điện ảnh và ngôi sao nổi tiếng ngoài đời ở Hollywood. Kỹ thuật kể chuyện kinh điển - "Break the Fourth Wall" (cho nhân vật trong phim nói chuyện thẳng với khán giả) - được sử dụng linh hoạt. Nhịp dựng nhanh, đều đặn khiến phim trôi chảy, nhịp nhàng. Những giai điệu âm nhạc của phim vừa vui tươi, vừa gợi không khí hoài niệm thập niên 1990 trở về trước. Bộ phim kết thúc mang lại cho khán giả trẻ tinh thần sảng khoái.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. Sau khi rời khỏi trường đại học, Peter Venkman, Ray Stantz và Egon Spengler thành lập Biệt Đội Săn Ma rồi quyết định khởi nghiệp bằng một công việc quái đản: bắt ma tại những ngôi nhà bị ám. Mục tiêu đầu tiên của nhóm là một tòa nhà chọc trời trong khu buôn bán sầm uất ở New York, nơi bỗng dưng xuất hiện các hoạt động của ma quỷ. Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng như họ nghĩ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Năm ngoái, trong bài bình luận về bộ phim đạt giải Oscar Birdman (2014) của Alejandro Inarritu, tôi có viết rằng: “Birdman là một trải nghiệm điện ảnh tinh khiết, chỉ có được ở một cấp độ làm phim đặc biệt chỉ xuất hiện một lần trong sự nghiệp của những đạo diễn hàng đầu.”
    Tôi đã nhầm. Vì Inarritu đã chứng minh rằng ông vẫn có thể chạm đến và thậm chí vượt qua những đỉnh cao trong sự nghiệp. Năm 2015 với The Revenant, nếu may mắn, ông sẽ là người đầu tiên trong lịch sử Oscar chiến thắng Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim hay nhất trong 2 năm liên tiếp. Và khả năng đó cao ngang với khả năng Leonardo DiCaprio, nam diễn viên chính, lần đầu chiến thắng hạng mục diễn xuất ở lần thứ 5 đề cử.
    Revenant là một công trình nghệ thuật xuất sắc, không nghi ngờ gì. Một công trình được tạo tác và nâng đỡ bằng nhiều công trình xuất sắc đơn lẻ khác. Đây là bộ phim hiếm hoi mà hình thức chiến thắng nội dung. Chính xác hơn, hình thức trở thành nội dung. Chúng ta sẽ nhanh chóng mất chú ý vào câu chuyện về Hugh Glass (Leonardo DiCaprio), người dẫn đường và săn lông thú ở Nam Dakota, Montana vào năm 1823 – thời kỳ chiến tranh lãnh thổ giữa người da đỏ và người Châu Âu. Một cốt truyện báo thù không mới mẻ cả về nội dung lẫn tình tiết, được dẫn dắt tốt để làm nền cho các yếu tố tay nghề: kỹ thuật đạo diễn thượng thừa của Inarritu, kỹ thuật quay phim thượng thừa của Emmanuel Lubezki, và kỹ thuật diễn xuất thượng thừa của DiCaprio.
    Những tràng pháo tay (sẽ rất vang dội) dành cho Inarritu tạm thời để dành sau. Revenant trước hết sẽ là cột mốc nghề nghiệp quan trọng của một vị trí thường ít được chú ý trong đoàn làm phim, là tay máy. Không thể là ai khác ngoài Lubezki, cái tên đã gắn liền với “đặc sản” là các cảnh quay dài, để xử lý những trường đoạn cực kỳ phức tạp trong phim. Trước khi hợp tác với Inarritu, Lubezki chính là người đứng sau các cảnh dài xuất sắc và cực khó trong phim của Alfonso Cuáron, có thể kể đến là hai cảnh trong Children Of Men (2006) và cảnh quay mở đầu dài 17 phút trong Gravity (2013). Thú vị là, dù dày dặn kinh nghiệm thế, Lubezki đã đổ mồ hôi hột định từ chối khi Inarritu mời đảm nhiệm phần hình ảnh trong Birdman – bộ phim chỉ gồm 1 cảnh quay duy nhất từ đầu đến cuối (về mặt thị giác). Ông nói rằng các cảnh dài trong phim này là “điều mà tôi hoàn toàn không muốn làm”, đơn giản vì nó quá khó.
    Nếu các cảnh quay ở Birdman là quá khó, thì The Revenant là siêu khó, hoặc ở một cấp độ khó hoàn toàn khác. Những người yêu hoặc quan tâm về kỹ thuật làm phim hẳn sẽ nổi da gà ở trường đoạn xung đột đầu tiên của Revenant, khi đoàn người của Glass được chỉ huy bởi đại úy Andrew Henry (Domhnall Gleeson) bị người da đỏ phục kích. Nó quá sức phức tạp. Không chỉ phức tạp ở thiết lập hành động và kiểm soát sự hỗn loạn – vốn là cơn ác mộng với các tay máy, mà còn nằm ở bối cảnh. Nếu Birdman, dù khó, vẫn có lợi thế là quay ở Studio để quản lý các chi tiết, thì Revenant hoàn toàn là ngoài tự nhiên. Đó sẽ là vấn đề về điều kiện ánh sáng, về khung cảnh rừng cây với nhiều chướng ngại, về sự chật chội của không gian di chuyển, về tỉ lệ cao của việc mắc lỗi. Nhưng chúng ta thấy góc máy của Lubezki thoải mái tới lui, lấy trung-cận-toàn một cách hoàn hảo, bất chấp cả việc di chuyển ra vùng sông nước. Ông như đang “bay” cùng với chiếc camera. Và nếu cảnh quay này, không hoàn toàn là một cảnh dài, chưa đủ sức làm đã mắt khán giả khó tính, tôi không thể nghĩ lý do nào để không hài lòng với cảnh Glass bị gấu vồ sau đó. Một cảnh phối hợp xuất sắc giữa diễn xuất và kỹ xảo, đưa người xem vào thẳng trung tâm của hành động và sự chân thực. Và thuyết phục họ. Lubezki thực sự đã vượt qua chính mình, minh chứng là cảnh dài nửa cuối phim được thực hiện tự nhiên đến mức chúng trở nên “bình thường”. Chúng ta sẽ không còn cảm giác về sự hiện diện của chúng, và đó là cấp độ chưa từng thấy trước đây.
    Nhưng đó chưa phải là tất cả. Để thấy được sự khủng khiếp trong các shot hình của Lubezki, người xem phải nhận thức được nhiệm vụ thứ hai mà Inarritu đặt ra cho ông, ngoài các cảnh quay dài: là “bắt” lấy thiên nhiên hoang dã hùng vĩ của vùng Bắc Louisiana thế kỷ 19. Đó là không gian chúng ta thường nghe đến trong các câu chuyện kể bên đống lửa trại, những khu rừng âm u đáng sợ, những thảo nguyên mênh mông, những vách núi tuyết trắng lóa mắt… Không gian của những truyền thuyết sẽ được kể lại đến hàng trăm năm, mang đến giá trị lịch sử lớn lao cho Revenant. Lubezki đã làm thế nào? Hãy đến ý đến các góc rộng và tĩnh của ông, xuất sắc không kém các cảnh dài. Mỗi milimet trên khung hình đều là một sự dụng công. Và khác hẳn thứ đẹp đẽ phù phiếm do sắp xếp như Danish Girl, ống kính của Lubezki thật sự có “hồn”. Nó không bắt lấy khung cảnh, nó bắt lấy không khí. Kết hợp với tư duy hình ảnh bậc thầy của Inarritu, đã tạo nên kỳ quan về không gian trong Revenant, mà chúng ta sẽ còn phải nhắc lại mãi trước và sau lễ trao giải Ocar năm nay.
    Còn điều đã được nhắc đến trước cả khi phim ra mắt, dĩ nhiên là Leonardo DiCaprio. Các tờ báo nước ngoài ngay từ tháng 7 đã đăng tải những hình ảnh và bài viết về quá trình “hành xác” của anh với Revenant: quay phim dưới điều kiện hàng chục độ âm, ăn gan sống, ngủ xác động vật, bò trườn qua bùn lầy… Và nó ít nhiều khiến người xem liên tưởng đến việc Leo “cố đấm ăn xôi” để giành tượng vàng. Sự thật có lẽ đơn giản hơn và không liên quan đến các trò châm chọc Oscar, mà chúng ta cần phải thừa nhận sau khi xem phim: Glass là vai diễn đỉnh cao trong sự nghiệp lừng lẫy của anh.
    Có một điều khá lạ đời là ở các vai diễn quá khứ, người ta luôn công nhận đẳng cấp của Leo, nhưng lại không thấy anh xứng đáng đạt giải hơn người được chọn. Bởi dường như luôn có một lối mòn trong lối diễn cũng như cảm giác “thái quá” khi anh thể hiện nhân vật, từ Blood Diamond cho đến Shutter Island, hay gần nhất là The Wolf Of Wall Street. Tôi nghĩ vấn đề không phải Leo không hợp vai hay quá gồng mình, mà do nội lực của anh thường vượt quá giới hạn mà nhân vật đòi hỏi – dù đều là những vai diễn khó. Chỉ khi đến với Inarritu, một đạo diễn kỹ tính đến cực đoan, và nhân vật Glass có thể gọi là “cùng khổ” bậc nhất lịch sử điện ảnh, anh mới có đủ không gian để bộc phát tối đa nguồn năng lượng, được gào thét cho đến hết cường độ. Mà người xem vẫn cảm thấy tự nhiên. Nếu Glass không thể mang đến cho cho Leo vinh quang, tôi e rằng rất khó có vai diễn nào khác trong tương lai làm được.
    Không chỉ Leo, các diễn viên khác cũng được lợi từ Revenant, từ Tom Hardy cho đến Domhnall Gleeson. Đây là bộ phim đầu tiên mà tôi có cảm tình với diễn xuất của Gleeson, trong vai đại úy Andrew Henry cương trực đáng mến. Trước đó dù xuất hiện trong các bộ phim được khen ngợi như About Timehay Ex-Machina, tôi không hề thấy Gleeson diễn thuyết phục hay thậm chí dễ chịu. Anh luôn trông như một đứa trẻ cố gắng mặc vào mình bộ áo người lớn. Nhưng trong Revenant, Gleeson cho thấy sự trưởng thành và chiều sâu còn thiếu vắng trước đó. Revenant chính xác là kiểu phim mà bất kỳ ai tham gia vào đều sẽ trưởng thành. Từ những kẻ kỳ cựu như Lubezki, Leonardo, cho đến các tài năng đang khẳng định Gleeson hay Hardy, và cả những tân binh mới lần đầu diễn xuất như Forrest Goodluck trong vai cậu con trai Hawk.
    Những nhánh cây có thể vươn cao đều nhờ có gốc rễ vững chắc. Ở đây không thể là gì khác ngoài Inarittu. Hiện tại, có lẽ ông là người thứ hai ở Hollywood mà các diễn viên nên tìm mọi cách để được cộng tác, sau Martin Scorsese. Vị đạo diễn người Mexico đã đưa những cảnh quay dài lên một tầm cao mới trong hai năm qua, cũng là người nổi tiếng với phong cách làm việc khổ sai đến phi lý. Với Revenant, ông đã bắt cả đoàn làm phim phải quay theo kiểu tuyến tính, nghĩa là từ cảnh đầu tiên cho đến cuối cùng, dù phải di chuyển đi lại nhiều lần giữa các địa điểm. Ông bắt các diễn viên phải phơi mình dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, hành hạ các tay máy phải chờ đợi từ ngày này qua ngày khác để có ánh sáng phù hợp. Và nhiều điều khác nữa. Tất nhiên, bản thân ông còn cực khổ hơn gấp bội. Như cách các thành viên trong đoàn đều vượt qua giới hạn, Inarritu cũng đưa việc làm phim lên một giới hạn mới, gần như khổ hạnh, để chạm đến sự hoàn hảo ở khoảng cách gần nhất. Nếu nghề diễn có một trường phái gọi là “Method acting”, tôi nghĩ Inarritu xứng đáng là người tiên phong cho “Method Directing” – kiểu khắc họa thực tế bằng sự tỉ mỉ đến điên rồ mà rất ít đạo diễn đủ can đảm thực hiện. Nhưng kết quả luôn rất xứng đáng, là những bộ phim mẫu mực như Birdman hay The Revenant.
    Dù vậy, không phải không có sự đánh luôn có sự đánh đổi. Để đạt được thứ gần như tối thượng về kỹ thuật này, Inarritu chấp nhận (hoặc bắt buộc) hạ thấp tiêu chuẩn về nội dung: những gì Revenant mang lại về mặt cảm xúc có thể sẽ không thật tròn đầy; nhịp phim hơi lê thê ở đoạn giữa, khi vị đạo diễn buộc phải dùng nhiều cảnh hồi tưởng và huyền hoặc để duy trì cốt truyện về người vợ; các thông điệp về sức sống phi thường lấp lửng giữa hai câu chuyện, câu chuyện nhỏ về một cuộc báo thù, và câu chuyện lớn về một cuộc chiến, có thể không sâu sắc như cần thiết. Một số người khác có thể khó chịu vì cảm giác đây là “show diễn riêng” của Leo. Tuy nhiên, thứ khoái cảm được chứng kiến và thán phục cái đẹp từ kỹ thuật làm phim, lạ lùng thay, đủ sức để khỏa lấp sự hụt hẫng về cảm xúc ấy.
    Điện ảnh thời đại nào cũng luôn cần đến những đạo diễn như Alejandro Inarritu, những người đủ sức đẩy các giới hạn về nghệ thuật làm phim, nghệ thuật điện ảnh lên một tầm cao mới. Năm ngoái là Birdman và năm nay là The Revenant. Làm được một lần, người ta sẽ gọi là đỉnh cao nghề nghiệp. Làm được đến hai lần và có thể nhiều hơn nữa như Inarritu, phải gọi là sự phi thường.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Sau khi bị đuổi khỏi trường đại học, giáo sư tâm lý học Spengler, Stantz và Venkman đã quyết định bắt đầu một công việc mới toanh và không kém phần quái đản: bẫy rồi đánh đuổi bọn ma ra khỏi những ngôi nhà bị chúng ám. Sau những nghi ngại ban đầu từ khách hàng, nhóm săn ma ngày càng tạo được tiếng vang tại New York. Khi một tòa nhà chọc trời ở khu buôn bán sầm uất vô tình trở thành tiêu điểm của bọn ma quỷ, biệt đội săn ma phải vào cuộc. Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng như họ nghĩ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. Dựa trên câu chuyện nổi tiếng đã được làm tới 4 series truyền hình, 11 phim điện ảnh và khơi dậy vô số những ước mơ về dải ngân hà, lần đầu tiên khán giả được trải nghiệm Star Trek trên nền 3D trong bộ phim Star Trek: Into Darkness.
    Ở Star Trek năm 2009, một nhóm các nhà thám hiểm vũ trụ đầy hứa hẹn vừa tốt nghiệp đã có chuyến hành trình đầu đời vô cùng thú vị tới các vì sao. Đó là bài kiểm tra đầu tiên về sự thông minh, kỹ năng và lòng trung thành ẩn giấu bên trong tính cách của họ, nhưng đó cũng mới chỉ là sự khởi đầu. Giờ đây, khi đã tự đứng vững trên đôi chân của mình, phi hành đoàn tàu vũ trụ Enterprise vừa phải đối đầu với vũ trụ bao la, vừa phải đối diện với Trái Đất ở thế kỷ 23, nơi mà các lực lượng thù địch đang đe dọa nền hòa bình của các thế giới.
    Trong phần này, khán giả sẽ tiếp tục được gặp lại phi hành đoàn tàu Enterprise trong Star Trek năm 2009 của đạo diễn Abrams: Chris Pine trong vai thuyền trưởng James T. Kirk, Zachary Quinto trong vai thuyền phó Spock, Karl Urban trong vai tiến sĩ Leonard "Bone" Mccoy, Simon Pegg trong vai kỹ sư trưởng Scott, Zoe Saldana trong vai sỹ quan thông tin Uhura... Ngoài ra, bộ phim còn có sự tham gia của Benedict Cumberbatch trong vai kẻ khủng bố xuyên vũ trụ bí hiểm John Harrison - nhân vật phản diện "đáng đồng tiền bát gạo" nhất của Star Trek: Into Darkness!
    Bắt đầu bằng một vụ khủng bố ở London, những thành viên của tổ chức Starfleet (có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình liên hành tinh) phải đối mặt với kẻ thù nguy hiểm mang tên John Harrison - được cho là một thành viên cũ đang âm mưu trả thù tổ chức cũ của y.
    Thuyền trưởng Kirk cùng phi hành đoàn nhận nhiệm vụ tới hành tinh Kronos - nơi Harrison đang ẩn náu để tiêu diệt y. Thế nhưng hành trình này lại giúp Kirk phát hiện ra những bí mật đen tối và kinh hoàng nhất thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Đó cũng là khi tình bạn, tình đồng đội bị thử thách và được tôn vinh. 
    Nếu bạn chưa từng xem một phần phim nào của Star Trek hay thậm chí chưa từng nghe nói đến cái tên Star Strek cũng như câu chuyện huy hoàng của phi thuyền Enterprise, bạn vẫn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng và đồng hành cùng các nhà thám hiểm trong hành trình phiêu lưu dài hơn 2h đồng hồ của thuyền trưởng Kirk và các đồng đội. Câu chuyện của Star Trek: Into Darkness là hoàn toàn độc lập với các phần trước và rất dễ theo dõi đối với khán giả đại chúng.
    Điều tuyệt vời nhất của bộ phim này là trong suốt hơn 2h đồng hồ, khán giả sẽ không hề bắt gặp một khoảnh khắc nào mà bộ phim bị sa lầy hoặc chùng xuống. Những nút thắt mở và cao trào luôn đến rất đúng lúc và đánh động vào cảm xúc của khán giả. Bên cạnh những đại cảnh hoành tráng mang tầm giải trí cao được tái hiện bằng công nghệ 3D, bộ phim còn có nhiều khoảnh khắc dí dỏm, hài hước khiến khán giả phải bật cười, đến từ tình huống phim hoặc những câu thoại thông minh, hài hước của nhân vật.
    Chris Pine vẫn tiếp tục thể hiện được vai trò linh hồn không chỉ của phi hành đoàn tàu Enterprise mà còn của cả bộ phim. Đặc biệt trong Star Trek: Into Darkness, khán giả còn được khám phá những khía cạnh sâu kín nhất trong nội tâm của chàng thuyền trưởng tài năng, quả cảm. 
    Kirk không phải là mẫu thủ lĩnh với trái tim nóng và cái đầu lạnh, anh ta hoàn toàn hành động theo bản năng, đôi khi nông nổi, bồng bột, cảm tính. Nhưng điều đáng quý trọng nhất ở Kirk đó là tinh thần dám xả thân vì đồng đội, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ những người thân yêu. Nếu như Spock luôn tuân thủ mọi quy tắc và hành động theo mệnh lệnh, đôi khi thành cứng nhắc thì Kirk dường như chỉ làm những điều mà cảm xúc của anh mách bảo. Mệnh lệnh lớn nhất và có uy quyền nhất đối với Kirk là mệnh lệnh đến từ trái tim.
    Cũng chính bởi quá trình xây dựng nhân vật đầy tinh tế đó nên bên cạnh sự hài hước, dí dỏm, hồi hộp đến nghẹt thở của cuộc chiến diễn ra trong phim, khán giả còn được chứng kiến những giây phút xúc động rơi nước mắt từ Star Trek: Into Darkness, khi tình bạn, tình yêu được thử thách trong những thời khắc lịch sử, ở ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết và buộc con người ta phải đưa ra lựa chọn khó khăn.
    Một điểm cộng lớn nữa cho Star Trek: Into Darkness đó là việc xây dựng nhân vật phản diện John Harrison. Sau khi gặp rất nhiều các diễn viên tài năng, đạo diễn Abrams đã tìm được Benedict Cumberbatch, diễn viên nổi tiếng người Anh qua các bộ phim như Sherlock, War Horse, Atonement, Tinker Tailor Soldier Spy, The Hobbit... cho vai diễn nặng ký John Harrison. 
    Benedict Cumberbatch đã mang đến một nhân vật phản diện đủ khiến người xem phải run sợ trước sự lạnh lùng, tàn nhẫn và một nguồn sức mạnh vô địch có thể hủy diệt cả thế giới, nhưng đồng thời cũng xen lẫn một chút xót thương và hy vọng cứu chuộc khi những hành động của Harrison sau cùng cũng bắt nguồn từ khao khát muốn giải thoát cho đồng đội của hắn.
    • 1 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. nên ấn tượng khó quên lúc bấy giờ cho khán giả thời bấy giờ bởi nội dung ấn tượng và logic chặt chẽ. Bối cảnh phim được mở đầu bằng cuộc tấn công với quy mô lớn vào Trái Đất bởi lũ sinh vật ngoài hành tinh. Ngay lập tức, hệ thống vệ tinh trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nổi sợ hãi dần bao trùm lấy khắp các quốc gia.
    Tương tự các tác phẩm khác, sinh vật ngoài hành tinh cũng được đạo diễn Roland Emmerich mô tả là sỡ hữu khoa học công nghệ tân tiến và trí thông minh không kém gì con người. Trong phim, chúng đã xác định được những cường quốc trên thế giới và căn cứ quân sự lớn để làm mục tiêu đánh chiếm ở cả hai phần.
    Chưa dừng lại ở đó, sau thất bại ở lần tấn công đầu tiên thì trong Resurgence (2016), nhóm sinh vật này đã tự nâng cấp mình, chống lại hàng phòng thủ toàn cầu của con người và gây nên cái chết "kinh hoàng" hơn so với phần đầu tiên.
    Các quốc gia được dẫn đầu bởi Mỹ đã không ngừng nghiên cứu, hợp tác và chia sẻ dữ liệu từ bọn sinh vật này, nhưng dường như tốc độ nghiên cứu của con người không thể bắt kịp năng lực bọn chúng. Rất nhanh sau đó, trận tái chiến với quy mô lớn hơn đã diễn ra buộc nhân loại phải một lần nữa cùng đứng lên chống trả.
    Kết thúc ở hai phần phim, nhân loại luôn giành được chiến thắng vang dội, nhưng chưa thể hoàn toàn dập tắt âm mưu xâm chiến Trái Đất của người ngoài hành tinh. Rất có thể, trong tương lai nào đó con người lại phải đối mặt với chúng một lần nữa.
    Khi được công chiếu cho đến nay, khán giả và đa số giới phê bình đều nhận định Independence Day tuy có cốt truyện không quá mới mẻ nhưng thành công về mặt thính giác lẫn thị giác cho người xem. Đặc biệt ở phần đầu tiên được sản xuất thời điểm thập niên 90 khi kỹ xảo điện ảnh chưa có nhiều bước tiến vượt bậc.
    Trong hai phần phim, khán giả được mãn nhãn nhất vào hai mốc thời gian đó là cảnh sinh vật ngoài hành tinh đáp phi thuyền xuống Trái Đất. Ngay lập tức khiến mặt đất và con người gần như bốc hơi, kỹ xảo đã tái hiện viễn cảnh sự sụp đổ của các thành phố lớn như New York, Washington, Paris, Luân Đôn, Sydney,….một cách vô cùng chân thực.
    Phân cảnh tiếp theo nằm ở màn giao tranh ác liệt giữa con người và phi thuyền ngoài hành tinh. Tại đây, người xem được đắm mình với màn so kè khí tài giữa hai nền khoa học hiện đại, dĩ nhiên dù sử dụng đạn hạt nhân thì con người vẫn còn quá lạc hậu so với vũ khí của bọn chúng. 
    Âm thanh và tiếng cháy nổ trong từng cảnh được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng, khiến khán giả khi xem có cảm tưởng như đang trải qua cuộc chiến ác liệt đó. Kết hợp với kịch bản và dãn diễn viên xuất sắc, đã giúp Independence Day nhanh chóng trở thành "bom tấn" với doanh thu đáng tự hào.
    "Khi đứng trên bờ vực diệt vong, dường như khoảng cách về màu da, sắc tộc hay biên giới quốc gia đều trở nên vô nghĩa". Đây dường như là thông điệp vô cùng rõ ràng mà đạo diễn đã kỳ công xây dựng qua từng phân cảnh và diễn biến hành động, tâm lý nhân vật.
    Ở phần đầu tiên, ngay khi người ngoài hành tinh xâm lược các nguyên thủ các nước còn chần chừ, e dè khi hợp tác thì sang phần 2 mọi người được thấy một căn cứ bảo vệ Trái Đất đã được dựng lên. Điều này chứng tỏ, hoà bình và chiến tranh ở Trái Đất đã thực sự chấm dứt, loài người giờ đây đã nhận thức mối nguy hiểm của họ đến từ bên ngoài chứ không phải bên trong.
    Vào những trận phản công, ta thấy tất cả quân đội các nước đều đoàn kết nhận lệnh chung để phản công cùng lúc. Chính điều này đã làm sức tấn công được gia tăng, phi thuyền sinh vật ngoài hành tinh từ đó cũng nhanh chóng bị hạ gục. Đấy chính là sức mạnh của sự đoàn kết mà đạo diễn mong món truyền tải đến.
    Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, Independence Day vẫn là một trong những trải nghiệm điện ảnh thú vị cho những tín đồ của dòng phim khoa học viễn tưởng. Qua hơn 23 năm kể từ mùa đầu tiên được công chiếu, bộ phim vẫn giữ được sức hút của mình và trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi bàn về phim có yếu tố sinh vật ngoài hành tinh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. Tựa phim Star Trek Fafilm Việt Nam hồi xưa dịch là Chuyến du hành đến các vì sao. Megastar nghe nói không biết dịch làm sao nên lấy luôn tựa tiếng Anh là Star Trek, còn tui nghĩ nếu không thích cái tựa dài kia thì dịch là Tinh cầu du ký cho nó giống Tàu cũng được. Tui đi xem Star Trek có phần thiệt thòi với các bạn khác, vì bà con thấy nhân vật nào xuất hiện là rú lên nhân vật đó mà tui thì thiệt ra chỉ nhớ mang máng thôi chứ không nhớ rõ ai là ai. Star Trek kỳ này cũng theo xu hướng gần đây gọi là reboot (tức là khởi động lại) và origin (ta gọi là phim thời niên thiếu) xoay quanh thời niên thiếu của hai bạn trẻ James Kirk và Spock cùng phi hành đoàn của con tàu Enterprise.
    Star Trek lên sóng truyền hình từ năm 1966, đến nay vẫn giữ kỷ lục là show truyền hình có số lượng phim ăn theo nhiều nhất trong lịch sử. Bộ phim kể về năm năm thi hành nhiệm vụ thám hiểm không gian của con tàu Enterprise. Thành phần phi hành đoàn có những nét đặc trưng khá thú vị: thuyền trưởng James Kirk người Mỹ, trưởng phi hành đoàn Mr. Spock nửa Vulcan nửa Trái đất, Chekov người Nga, Hulu người gốc Á, và Uhura người da đen. Chekov thể hiện giấc mơ hòa bình giữa Nga và Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh, Uhura thể hiện sự tôn trọng đối với người Mỹ da đen, còn Hulu đại diện cho bản sắc đa văn hóa của xã hội Mỹ.
    Xuất phát từ sự hứng thú với series phim truyền hình, J.J. Abrams quyết định khởi động lại loạt phim này với Star Trek (2009) về thời niên thiếu của James Kirk trước khi trở thành thuyền trưởng của Enterprise.
    Star Trek 2009 bắt đầu khi con tàu USS Kelvin đang điều tra một cơn bão sấm sét trong vũ trụ, cuối cùng hoá ra đó là một cái lỗ đen vũ trụ và sự xuất hiện của con tàu vũ trụ Narada của giống người Romulan. Đám Romulan này là bọn người hành tinh cơ hội chuyên đóng vai ác trong loạt phim Star Trek này nên dĩ nhiên ngó mặt là biết ác rồi. Trùm của cái tàu này là chú Nero (nghe tên như chương trình burn đĩa), do Eric Bana đóng, nếu không nói thì tui không biết luôn vì hoá trang ớn ghê vậy đó. Thuyền trưởng của tàu Kelvin sau đó bị Nero giết chết, trưởng phi hành đoàn George Kirk lên thay thế, và trong vòng 17 phút ngắn ngủi, George đã thể hiện tố chất của một thuyền trưởng xuất sắc. Đây cũng là thời điểm cậu bé James Tiberius Kirk ra đời. Đoạn mở màn này tui cho là rất xuất sắc vì nó thiết lập ngay không khí của phim: hồi hộp, căng thẳng với những pha hành động song không thiếu những giây phút thư giãn hài hước bởi các đoạn thoại độc đáo.
    Hai mươi hai năm sau, James Kirk nay đã lớn, thông minh, nổi loạn, không kém phần ngang tàng, lì lợm. Vì khoái em Uhura và được thuyền trưởng Pike rủ rê lên tàu mẹ Starfleet, Kirk quyết định gia nhập phi hành đoàn, kết bạn với Leonard “Bones” McCoy và được cử đi lên tàu Enterprise để điều tra một vụ liên quan đến những tín hiệu lạ từ hành tinh Vulcan. Kirk nhận ra những tín hiệu này giống hệt những tín hiệu đã xảy ra cách đó hai mươi lăm năm gây ra cái chết của cha anh…
    Star Trek lần này xoáy mạnh vào mối quan hệ giữa James Kirk và Spock. Ai theo dõi loạt phim truyền hình cũng biết họ là đôi bạn thân đồng cam cộng khổ, có phần thân thiết quá như bồ của nhau. Thế nhưng, khi họ lần đầu gặp nhau, cả hai đều còn trẻ, hiếu thắng và chẳng ai ưa ai, nếu không nói là ghét nhau ra mặt. Kirk phán đoán giỏi nhưng nổi loạn, không tuân theo luật lệ gì, hành động theo trực giác, trong khi Spock hành xử theo phân tích logic, mọi thứ đều tuân thủ nguyên tắc, bất chấp tình cảm. Star Trek 2009 thiết lập những viên gạch đầu tiên cho tình bạn thắm thiết sau này của họ, mà chính vì thế người xem sẽ hồi hộp chờ đợi làm sao Kirk và Spock từ chỗ ghét nhau thành bạn bè chí cốt. Chris Pine và Zachary Quinto vào vai rất xuất sắc, bởi họ phải thể hiện ra thần thái mà những bậc tiền bối đã để lại nhưng vẫn giữ được nét diễn riêng của mình cũng như tạo nên sự mới mẻ cho nhân vật của họ. Hồi đầu tui cũng lo chú Zachary lôi nguyên bản mặt Sylar vô phim này nhưng may sao chú ấy không tới nỗi, dù có một đoạn vô cùng “Sylar”.
    Không thể không nói đến sự xuất hiện của Leonard Nimoy. Thường thì các phim remake hay reboot hay cho các diễn viên của bộ gốc góp mặt cameo cho vui. Không ngờ Star Trek này còn làm quá hớp luôn. Ông Leonard Nimoy này ổng nói là không có ai mà đóng Spock hay hơn ổng đâu đó. Mà ông này cũng chảnh lắm nha, vừa nói là ko ai đóng Spock hay hơn mình, vừa nói là kịch bản dở là không thèm đóng, rất là ép người. Chú Nimoy được chi tiền nhiều để quay lại, nhưng chú này kêu kịch bản dở quá không chịu đóng, chừng nào kịch bản mà hay chú ấy mới chịu đóng. Cuối cùng thì người ta cũng làm vui lòng chú ấy. Giờ chú ấy già rồi, nên cũng bớt sân si. Chú Zachary đóng Spock thời trẻ mà thành công là nhờ có chú Nimoy này giúp đỡ ngay ở trường quay luôn.
    Dàn phi hành đoàn cũng khá ấn tượng, đặc biệt là Simon Pegg trong vai Scotty kể từ khi xuất hiện đã hoàn toàn “steal the show”. Em Uhura do Zoe Saldana đóng khá hot. Em này có cảnh thoát y cũng hấp dẫn. Nhân vật này ở phần này cũng có lý lịch khá “đặc biệt” so với bản phim truyền hình, vì hình như trong TV series thì Uhura yêu Kirk chứ không phải Spock? Chú Anton Yelchin vai Chekov nhìn trẻ kinh, cứ như 15 tuổi vậy. Bạn John Chu của Harold & Kumar nói chung cũng tròn vai, nhưng không có hài cho lắm vì vai này hơi serious. Có điều vì nhiều nhân vật nên không nhân vật nào được giới thiệu sâu. Tập Star Trek này có không khí hài hước dí dỏm từ đầu tới cuối, thoại rất hóm hỉnh thông minh, nhưng không kém phần hấp dẫn ở các đoạn hành động. Đoạn đánh lộn ở dàn khoan trên không rất là hồi hộp dù ai cũng biết ta thắng địch thua. Kỹ xảo mấy cái tàu đẹp, hoành tráng, phần âm thanh cũng đặc biệt ấn tượng, dù phần âm nhạc thì hơi sến.
    Điểm đáng tiếc nhất trong phim chính là Eric Bana trong vai kẻ ác, vì vai này không có gì đặc biệt, ác như mọi kẻ ác làm chuyện ác. Mà hoá trang cho chú này làm thấy ớn nên tui chả nhận ra chú đó luôn. (Nói tới hoá trang thì cũng nói thêm là em Winona Ryder cũng đóng phim này mà hoá trang dở ẹc làm nhìn em ấy vẫn còn trẻ nên tui không tin em ấy là mẹ Spock chút nào). Đoạn đánh cuối cùng cao điểm cũng không ấn tượng bởi toàn là đĩa bay tàu bay bay bay bắn bắn mà rất ít có những cảm xúc của nhân vật được lồng vào.
    Có điều nhìn chung, Star Trek mới là một phim viễn tưởng vui nhộn, đầy tính giải trí, vừa rung đùi cười vừa ồ à xem đánh lộn bắn súng. Mặc dù vậy, tui không tin phim này thành công ở Việt Nam vì tình hình là dân châu Á không có hảo mấy vụ đĩa bay phi thuyền cho lắm.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Từ cậu bé gặp chấn thương đầu gối suốt 1 năm và được khuyên nên đọc sách trong suốt thời gian chờ đợi hồi phục, Eddie Edwards đã lành lặn, đi được, chạy được và trở thành trở thành biểu tượng của việc chinh phục những đỉnh cao mà ai cũng nói là không thể.

    Ngày hôm qua, cả thế giới đã rúng động vì tin Đại Tá Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên người Việt đầu tiên giành Huy Chương Vàng tại Olympic cùng với bộ môn bắn súng hơi. Không chỉ mang về niềm tự hào quốc gia, được ngợi ca vì là lần đầu tiên của tất cả, đằng sau chiến thắng đầy bất ngờ đó còn là câu chuyện về việc đại tá đã khổ luyện mỗi ngày, suốt 25 năm, là bao thất bại và cay đắng trước khi nếm quả ngọt. 
    Và nếu bạn, người đang dành thời gian đọc những dòng này vẫn trong tâm trạng lâng lâng từ hôm qua tới giờ thì mời bạn đến với một bộ phim về đề tài thể thao và thế vận hội Olympic khá hay trong nửa đầu năm 2016: Eddie The Eagle.
    Bộ phim Eddie The Eagle được làm dựa nên câu chuyện đời tràn đầy cảm hứng của vận động viên trượt tuyết người Anh - Eddie Edwards. Từ năm 10 tuổi, mặc dù gặp một chấn thương đầu gối khá nghiêm trọng nhưng Eddie Edwards vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ được tham dự và đoạt huy chương tại thế vận hội thể thao lớn nhất hành tinh: Olympic. 
    Không chỉ kiên trì theo đuổi mục tiêu, Eddie còn được ngưỡng mộ vì sự linh hoạt. Với anh, đích đến có thể khác một chút nhưng mục đích thì không hề suy chuyển qua bao nhiêu năm tháng. Từ thuở bé, Eddie đã thử hết những thứ mình được biết: nín thở, chạy bộ, nhảy sào, nhảy ngựa… mãi đến lứa tuổi thanh niên anh mới đến với môn trượt tuyết rồi sau là nhảy ski vào năm 22 tuổi, thay đổi mục tiêu từ Olympic tới Winter Olympic.
    Như mô-típ quen thuộc của một phim về nhân vật "vượt chướng ngại vật", bên cạnh Eddie luôn có một ông bố lèm bèm vì chuyện cậu phải ngưng mơ mộng vớ vẩn và tập trung đi làm kiếm tiền, một số người cười cợt sự nghiệp dư và điên rồ của cậu, một thần tượng khó gần để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Trong câu chuyện này, Eddie cũng có một cuộc gặp gỡ định mệnh với người mà sau này trở thành huấn luyện viên của anh, một người đầy tài năng nhưng có quá khứ bê tha rồi cả hai cùng cố gắng.
    Thủ vai Eddie Edwards là nam tài tử đang lên Taron Egerton. Sau thành công của bộ phim điệp viên Kingsman: The Golden Service, Taron Egerton nhận được khá nhiều dự án thú vị. Cùng một kiểu vai diễn "newbie" trong nghiệp điệp viên, nghiệp trượt tuyết nhưng khó để tìm được điểm chung giữa hai lần hóa thân của nam tài tử. Trong Kingsman, nếu nhân vật Gary 'Eggsy' Unwin nhanh nhạy, lém lỉnh và có phần tinh ranh thì nhân vật Eddie Edwards của phim Eddie The Eagle lại hiền lành, có phần khù khờ và chậm chạp hơn.
    Trái ngược với Taron Egerton biến hóa, vai huấn luyện viên có quá khứ "huy hoàng" Bronson Peary thuộc về Hugh Jackman và nam diễn viên người Úc mang luôn kiểu diễn "Wolverine" gắn liền với tên tuổi của mình vào phim. Đúng là cũng chả cần đào sâu nghiên cứu nhân vật làm gì nhiều khi mục đích chính cho sự xuất hiện của anh chỉ để câu thêm sức hút truyền thông cho một bộ phim thuộc thể loại khó xơi: hài, thể thao, tiểu sử. Cũng cái kiểu ngang tàng bất cần, cũng cái kiểu "làm điếu thuốc cho thơm miệng" trước khi hành động – lao thẳng từ đỉnh 90m lao xuống; okay thế là đủ!
    Cũng may là tương tác của hai nhân vật khá tốt. Trường đoạn hay nhất phim hẳn phải là lúc Bronson Peary dạy Eddie Edwards tiếp đất với lời khuyên hãy nhẹ nhàng và giữ nhịp điệu khi từ tốn khoan thai, khi phải dồn dập như… làm tình! Chưa kể, Bronson Peary còn nhiệt tình làm mẫu và hỗ trợ Eddie bằng cách dang tay đỡ và nâng hông khi anh chàng lao người xuống. Các "shipper" hẳn chắc chắn sẽ cười ngất trước đoạn này.
    Không chỉ gói gọn trong sự hài hước và sự hấp dẫn từ dàn cast ngôi sao, nét thú vị của phim còn nằm ở những thông điệp "đáng phải ghi nhớ" xuất hiện với tần suất khá dày nhưng lại được đan cài tự nhiên vào mạch phim. Có thể kể đến một số khoảnh khắc như khi Eddie toan bỏ việc trượt tuyết thì lại vô tình tìm được một dòng khá hay trên tấm poster dán trên tường: "Bắt đầu thế nào cũng được, quan trọng là kết thúc" hay Bronson Peary đọc được một dòng trong quyển sách kim chỉ nam về đam mê trượt tuyết của Eddie: "Có tài năng thiên phú không là chưa đủ, mà còn là sự không từ bỏ bất cứ chuyện gì". Tinh thần này cũng dẫn dắt Eddie thử và… thất bại khá nhiều lần. 
    Cũng như khi hội đồng Olympic Anh Quốc đột ngột thay đổi quy định để ngăn cản Eddie làm người đại diện quốc gia cho bộ môn trượt ski thì thay vì oán thán và bỏ cuộc, Eddie lại tìm một sự công nhận thành tích từ những cuộc thi khác, đến khi nào đủ điều kiện tham gia thì thôi.
    Sự lỳ lợm của Eddie cũng gặp mâu thuẫn với chính huấn luyện viên Bronson Peary khi ông cho rằng sự xuất hiện của Eddie tại cuộc thi lớn nhất hành tinh chỉ đem lại một trò hề cho truyền thông. Để đáp trả, Eddie tự mình tham gia thế vận hội và tự xoay chuyển để mình trở thành một biểu tượng lớn cho sự cố gắng, một người hùng của thời đại mới. Cũng xin được nhắc lại là Eddie không quá thông minh, anh chỉ có sự kiên trì đến cứng đầu.
    Eddie The Eagle - Không có vinh quang cho kẻ bỏ cuộc - Ảnh 4.
    Không quá dài dòng, chỉ vẻn vẹn 106 phút nhưng những cảm xúc mà bộ phim Eddie The Eagle mang lại thì tích cực. Nó có thể là một điểm sáng trong lúc mỗi chúng ta đang đi tìm một "dấu hiệu" soi sáng khi đang mịt mù vì những nỗ lực chưa được hồi đáp hay đang băn khoăn lựa chọn con đường đi đến đích cuối cùng. Và nếu con đường đi ấy vẫn còn quá dài thì xin mượn lời của Pierre Frèdy de Coubertin - người sáng lập Thế vận hội và là Chủ tịch đầu tiên để thay lời kết: "Điều quan trọng nhất ở Olympic không phải chiến thắng mà là cố gắng, không phải vinh quang mà là vượt qua trở ngại".
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. Với những ai từng yêu thích các tác phẩm về cuộc chiến đấu của con người với biển cả mênh mông thì In the Heart of the Sea thực sự là một bộ phim chân thực, hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
    In the Heart of the Sea - Biển Sâu Dậy Sóng, bộ phim lấy đề tài về cuộc chiến đấu của con người nhằm khám phá và khai thác những nguồn lợi khổng lồ từ biển cả từng gây nên sự chú ý cho khán giả trên toàn thế giới với sự xuất hiện của nam diễn viên Chris Hemsworth (từng thủ vai Thor trong vũ trụ điện ảnh Marvel). Thế nhưng, sau khi trải nghiệm bộ phim, bạn sẽ thấy rằng In the Heart of the Sea cũng có những sự hấp dẫn riêng biệt của câu chuyện phiêu lưu kì thú chứ không chỉ là một sản phẩm giải trí dựa hơi vào danh tiếng của diễn viên mà thu hút khán giả đến rạp.
    Lấy bối cảnh đầu thế kỉ 19 khi mà ngành săn bắt cá voi để lấy dầu thắp sáng đang phát triển nở rộ, In the Heart of the Sea xoay quanh chuyến hải trình của thuyền phó Owen Chase (do nam diễn viên Chris Hemsworth thủ vai), một thợ săn cá voi lão luyện. Và trong chuyến đi săn này của mình, Owen Chase cùng thủy thủ đoàn của mình đã phải chạm trán với một con quái vật thực sự, đó là con cá voi khổng lồ màu trắng, con quái vật còn được lưu truyền mãi tới sau này trong các câu chuyện kể với cái tên Moby Dick.
    Nhiều khán giả có lẽ đã ngay lập tức nhận ra được sự quen thuộc của nội dung phim bởi trên thực tế, In the Heart of the Sea được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về một con tàu săn cá voi ở Mỹ từng ra khơi tại Essex vào năm 1820. Chính việc lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật như vậy đã khiến cho nội dung của phim mang tính chân thực và giúp nâng cao trải nghiệm của khán giả lên rất nhiều.
    Với câu chuyện chính xoay quanh cuộc hành trình săn tìm cá voi, khung cảnh chủ đạo của phim sẽ diễn ra trên biển cả mênh mông và khán giả sẽ được theo chân đoàn thủy thủ nếm trải đầy đủ hương vị của một chuyến hải trình từ vì ngọt chiến thắng khi chế ngự được loài cá voi to lớn cho tới cảm giác sợ hãi khi trải qua cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Bạn sẽ phải ấn tượng trước cách chọn góc quay rộng, cực kì ấn tượng của phim và điều này thực sự đã làm cho khung cảnh biển cả trở nên hùng vĩ và hoàn hảo hơn bao giờ hết.
    Điểm nhấn đáng chú ý nhất của In the Heart of the Sea chính là cảnh đoàn thủy thủ bắt đầu cuộc đi săn của mình. Tiết tấu nhanh, dồn dập được dàn trải theo từng nhịp mái chèo hối hả trên các con thuyền, kết hợp với tiếng nhạc hùng tráng càng làm cho cuộc chinh phục của thủy thủ đoàn trong phim trở nên hùng tráng hơn bao giờ hết.
    Bên cạnh bản hùng ca về cuộc chiến của con người với thiên nhiên, phim cũng có những khoảng lặng với tâm điểm là các tình tiết cho thấy được mặt trái của việc săn bắt cá voi, cho thấy được sự tàn nhẫn, khốc liệt của ngành công nghiệp này để rồi cuối cùng, như một kết quả của hành động tận diệt nhẫn tâm, thủy thủ đoàn phải đối mặt với con cá voi to lớn nhất từ trước đến nay, con vật được coi là vị vua thực sự của biển cả - Cá Voi Trắng Moby Dick.
    Cách dẫn truyện của phim được đánh giá là khá hợp lý và chi tiết, đủ để những khán giả chưa từng nghe đến huyền thoại Moby Dick cũng có thể thấu hiểu được từng chi tiết nhỏ nhất trong phim. Tuy nhiên, việc xây dựng một số tình tiết mâu thuẫn như giữa thuyền trưởng George Pollard (Do Benjamin Walker thủ vai) với thuyền phó Owen Chase (Do thần sấm Thor - Chris Hemsworth đảm nhận) chưa sâu khiến cho những mạch truyện bên lề về hai nhân vật này trở nên mờ nhạt, không ấn tượng.
    Dẫu sao thì sự mờ nhạt trong tình tiết về các mâu thuẫn của thủy thủ đoàn cũng được gỡ gạc lại đôi chút nhờ diễn xuất của các diễn viên trong phim. Chris Hemsworth với vẻ ngoài rắn rỏi thực sự đã diễn rất tốt vai Owen Chase, một thợ săn cá voi đầy kinh nghiệm và bản lĩnh. nam diễn viên Benjamin Walker cũng đã diễn khá tròn vai với hình ảnh thuyền trưởng George Pollard tự cao đầy kiêu hãnh nhưng cũng là người biết suy nghĩ, có đủ nghị lực để đảm nhiệm trọng trách dẫn đầu thủy thủ đoàn.
    Duy chỉ có một điều đáng tiếc đó là nam tài tử Cillian Murphy không có quá nhiều đất diễn với vai thuyền phó thứ hai Matthew Joy bởi sự xuất hiện của anh gần như chìm hẳn so với hai người bạn diễn của mình. Các tình tiết về Matthew Joy cũng bị bỏ quên và không được khai thác triệt để nên nhân vật này không để lại được ấn tượng nhiều cho người xem.
    Một ưu điểm khá xuất sắc của In the Heart of the Sea chính là ở cách xây dựng đạo cụ, hình ảnh một cách vô cùng trau truốt. Bạn có thể nhận thấy được sự cổ điển trong những chi tiết nhỏ nhất như phục trang, bến cảng cho đến thiết kế của những con tàu săn bắt cá voi... tất cả kết hợp lại đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội nước Mỹ những năm đầu thế kỉ 19.
    Với những khung cảnh tuyệt đẹp về biển khơi bao la cùng câu chuyện cực kì chân thực về cuộc hành trình đầy khốc liệt của người thợ săn cá voi Owen Chase, In the Heart of the Sea chắc chắn sẽ làm hài lòng những khán giả đam mê sự phiêu lưu, yêu thích những chuyến hải trình đầy gian khổ trong lịch sử của con người.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. Lâu rồi mình mới xem một phim hay như thế này. Hay từ hình ảnh, nội dung, diễn xuất cho tới âm nhạc. Có lẽ đây sẽ là một trong những bộ phim đáng xem nhất năm 2015.
    Nói qua một chút về nội dung: mở đầu câu chuyện là một đoàn phi hành gia 6 người lên sao Hỏa thám hiểm làm nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên có một cơn bão cát ập đến và cả đoàn phải hủy nhiệm vụ để rút về. Một người trong đoàn – Mark bị một cái ăng-ten va phải và văng đi rất xa, cả đoàn tìm kiếm không thấy và nghĩ rằng Mark đã chết. Nhưng thực chất là Mark vẫn sống sót và bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Vậy là cả bộ phim kể về hành trình tìm cách tồn tại của Mark và công cuộc giải cứu anh của NASA.
    Sau khi xem hết bộ phim, mình đã quyết định mua cả truyện về đọc để thỏa mãn và phải công nhận một điều rằng phim bám rất sát nguyên tác. Trong truyện, hành trình sinh tồn của Mark được miêu tả kỹ càng và dài hơn. Nhưng nhìn chung về nội dung và diễn biến chính thì phim vẫn truyền tải được hết. Trước kia mình thường thích đọc sách trước và xem phim sau để trí tưởng tượng không bị lệ thuộc vào chi tiết trong phim. Nhưng đối với những bộ phim có nội dung liên quan đến khoa học như này thì thật dễ hình dung hơn khi xem phim trước và đọc truyện sau. Mình không phải mất thời gian tra cứu xem những cỗ máy hay thiết bị được nhắc tới trong truyện có hình thù ra sao nên mạch cảm xúc được giữ nguyên vẹn nhất. (Highly recommend đọc cả truyện nè)
    Quay trở lại với phim, thật sự thì đây là một bộ phim vô cùng đẹp. Đẹp từ trong ra ngoài, từ mặt hình ảnh cho tới nội dung. Phim có nhiều góc quay rộng làm người xem thật sự cảm nhận được sự đơn độc của nhân vật chính. Vì câu chuyện xoay quanh việc Mark bị mắc kẹt trên sao Hỏa nên tone màu chủ đạo của phim luôn là màu nâu cam của đất nhưng xem không hề bị nhức mắt mà vẫn thấy thích thú với cách xử lý màu.
    Nhạc phim thì phải nói là mê ly thôi rồi. Chủ yếu là những bản nhạc disco cổ, bình thường mình chả nghe mấy đâu nhưng mà xem phim rồi nghe thấy nhạc lồng vào vô cùng hợp, tạo hiệu ứng cảm xúc vô cùng lạc quan.
    Diễn xuất của của Matt Damon trong bộ phim quả thực khiến người xem cảm thấy như anh đang ở trong hoàn cảnh đấy thật sự. Cái hay của phim ở chỗ là suốt cả bộ phim, ta hiếm khi thấy nhân vật Mark cảm thấy tuyệt vọng. Tất nhiên là sẽ có những giây phút trầm lắng như thế, nhưng vượt lên trên đó là khát khao được sống và tinh thần vô cùng lạc quan. Mình nghĩ đó cũng là một thông điệp mà bộ phim muốn người xem cảm nhận được.
    Nội dung thì đấy tính nhân văn, nói hết ra đây thì chắc chả ai thèm xem phim nữa. Nhưng nói chung là sâu sắc. Mình học được nhiều thứ sau bộ phim, về sự vươn lên trong nghịch cảnh, về tinh thần lạc quan sẽ cứu rỗi bản thân ra sao, về tinh thần đoàn kết, về sự hy sinh, ….
    Có một cái hay nữa là tuy đề tài phim là về khoa học viễn tưởng nhưng không hề gây nhàm chán, tình tiết phim không bị thừa thãi, dài và chậm như Gravity (mặc dù mình cũng thích Gravity) và không hề khó hiểu hack não như Interstellar. Nếu bạn xem Interstellar xong thì bạn sẽ phải đọc một vài thông tin về vũ trụ, các học thuyết, … thì ở The Martian đã có sự giải thích cặn kẽ trong lời thoại của nhân vật.
    Mình đã thật sự nhập tâm và hòa vào tâm trạng của nhân vật trong phim. Cũng có chút mủi lòng khi nhân vật cảm thấy tuyệt vọng, hồi hộp khi mọi người thực hiện kế hoạch giải cứu Mark và vỡ òa trong sung sướng khi anh đoàn tụ với mọi người.
    Để kết cho bài viết, dành tặng cho tất cả mọi người một trong những bài hát được sử dụng trong phim.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  14. Bộ phim này chắc nhiều người đã xem rồi nên cũng không cần thiết phải review gì nữa. Như trên gọi của entry, đây chỉ là vài (?) dòng ghi nhanh những suy nghĩ lang bạt từ cái nọ xọ sang cái kia chợt hiện lên trong đầu sau khi phim kết thúc.
    Ấn tượng đầu tiên về Kingsman chính là phần nhìn. Sẵn máu thích James Bond (gói gọn trong phạm vi James Bond mới của Daniel Craig thôi) và mê cái đẹp, cụ thể ở đây là mê giai (đã đẹp lại còn già và mặc suit nữa thì thật khó chối từ), tôi lựa chọn Kingsman mà không có nhiều sự chuẩn bị hay hình dung trước (trừ việc cười hi hi khi xem trailer). Tôi không thích điều đó vì nó dễ khiến bản thân thất vọng (nếu phim không hay như tưởng tượng, như kì vọng) hoặc làm mất đi sự hứng khởi, chìm đắm thực sự vào mạch phim (nếu như tôi đoán trước và đoán trúng). Như mọi bộ phim hành động thành công khác, Kingsman hoàn thiện ở những bước đi theo đúng công thức chuẩn mực:
    Những anh chàng điệp viên đẹp mã (cả về hình thức lẫn khí chất) + đồ chơi công nghệ cao + những pha hành động mãn nhãn (luôn chưa yếu tố điêu điêu, phóng đại, hư cấu) + âm thanh đã tai, sống động + nhân vật nữ phụ hoặc nóng bỏng hoặc đóng vai cộng sự mẫu mực + kẻ phản diện điên khùng cấp độ quốc tế/vũ trụ. Đó là như-những-phim-khác. Đó là những điều hiển nhiên tối thiểu phải đạt được.
    Vậy sự thành công của Kingsman: The secret service thực ra đến từ đâu?
    Cốt truyện phim có thể tóm gọn lại trong vài câu thế này: Điệp viên kì cựu của Kingsman Harry Hart (Colin Firth) vì mang ơn một người đồng đội trong quá khứ nên đã dẫn dắt con của người này – Gary “Eggsy” Unwin (Taron Egerton) – đến với tổ chức. Eggsy là cậu chàng có tiềm năng nhưng lông bông, sống thiếu mục đích nhưng dưới sự dìu dắt của Harry đã lần lượt vượt qua những bài kiểm tra khắc nghiệt, khó khăn để trở thành một Kingsman. Trở thành điệp viên rồi thì đương nhiên phải đi đánh boss, cụ thể là oánh tòe mỏ Valentine (Samuel L.Jackson), kẻ âm mưu thông qua sim điện thoại loại bỏ bớt dân số để cứu Trái Đất. Nhiệm vụ bất khả thi nhưng cuối cùng luôn được hoàn thành mĩ mãn, hang ổ không còn một mống. Hết phim.
    Cốt truyện được gia giảm thêm máu me, một chút phản thùng không có gì lạ lẫm nên sự thành công của của Kingsman chắc chắn không đến từ đây, cũng không đến từ cách xây dựng nội tâm, cá tính nhân vật (vì đây là phim hành động).
    Xét từ những khía cạnh rõ ràng trước, tôi quay trở lại với phần nhìn của bộ phim một chút. Cảnh quay hành động thực hiện ở những góc máy gần, nhiều lúc người xem được trải nghiệm từ đôi mắt của nhân vật tạo cảm giác chân thực, như đang chơi half life vậy (nói thế chứ tôi chưa thực chơi bao giờ, chẳng qua được ông cậu mở mang tầm mắt cho từ khi còn nhỏ thôi). Điểm khác biệt rõ rệt, dễ thấy nhất là những trường đoạn bắn giết vốn rất máu me lại được thể hiện một cách sặc sỡ, hài hước và vui vẻ. Chính điều đó làm tôi hơi băn khoăn không biết mức độ nghiêm túc của Kingsman đến đâu. Hài hước theo cách đó quả thực tôi không lường trước được. Bản thân nó tạo nên sự khác biệt, khác với James Bond cũng như những phim điệp viên trước đó.
    Những bộ phim lấy bối cảnh Anh quốc không hiếm. Mới đây tôi cũng vừa xem xong phần 3 của Night at the museum 3: Secret of the tomb nên cũng có vài điểm liên tưởng. Tái hiện lại vẻ bề ngoài của nước Anh không khó nhưng truyền tải được tinh thần Anh lại là việc khác. Night at the museum cũng như kha khá những bộ phim khác không làm được điều này. Thậm chí đến cả James Bond cũng không. Bond là linh hồn Anh đơn độc trong các cuộc phiêu lưu qua những vùng đất khác, ngợp trong cách thể hiện quá Mỹ (nhiều khi phô trương, màu mè) dù cho quả thực đến những phần phim của Daniel, nhiều yếu tố phóng đại quá mức đã được giảm thiểu, vô hình chung lại thành vẻ “nghiêm túc”.
    Trong khuôn khổ một bộ phim hành động gay cấn, bên cạnh những yếu tố Mỹ, Kingsman đã cố gắng thể hiện sắc nét những dấu ấn Anh trong cảnh trí, con người và đặc biệt là trong cách hành xử. Thành công của tác phẩm này có lẽ chính là việc ẩn sau các trường đoạn đánh đấm ác liệt là cái gì đó đọng lại để người xem suy ngẫm, cảm nhận. Không phải những vấn đề vĩ mô, phức tạp đầy tranh cãi như có nên thu hẹp quy mô dân số hay không, một người có quyền định đoạt xem cộng đồng còn lại ai được phép sống, ai không… Kingsman chỉ nói đến việc một cậu thanh niên (cà lơ phơ phất) sẽ trở thành một con người đúng nghĩa với sự tự ý thức về phẩm giá như thế nào.
    Một bộ suit không làm nên một quý ông.
    Sự đối sánh giữa Valentine và điệp viên Harry cũng là đối sánh giữa hào nhoáng, phô trương theo phong cách Mỹ với cái lịch lãm truyền thống, kiệm lời rất phớt tỉnh Ăng-lê. Khí chất, phong cách, sự cao quý của một con người không phụ thuộc vào xuất thân bẩm sinh, vào những thứ bề ngoài mà phụ thuộc vào sự tự ý thức và rèn luyện bản thân để tôi hôm nay sẽ hơn tôi hôm qua một chút.
    Trong một thế giới dễ bị choáng ngợp bởi công nghệ, những điều hào nhoáng, kì vĩ, Kingsman theo một nghĩa nào đấy lại lặng lẽ mang đến quy chuẩn, nguyên tắc truyền thống trong một cửa tiệm may khiêm nhường trên phố. Chuông từng nói với tôi một câu thế này mà khi xem phim cứ nhớ mãi và thấy thật đúng: (những giá trị) Cổ điển thì không bao giờ lỗi mốt.
    Thỏa mãn được tính giải trí nhưng không giải trí trôi tuột, đó chính là Kingsman.
    • 2 Downloads
    Joker
    Updated
  15. Thỉnh thoảng bạn rất cần những khoảng lặng, không gian mênh mông, không một ai cả, không chút gánh nặng, không còn nỗi buồn và chỉ còn bạn với thiên nhiên. Bạn đừng bảo rằng tôi điên, vì một cuộc sống như thế thì nhàm chán quá! Nhưng tôi đã thấy một tương lai rất gần, tương lai mà chúng ta chẳng còn đủ tỉnh táo để đón nhận khi những mệt nhoài thế sự cứ vây kín, vậy thì còn gì hơn bạn cần phải từ bỏ, đứng bật dậy và ra đi cùng Cheryl, hãy đi qua những cung đường, những ngọn đồi, những dòng sông gặp gỡ những con vật tưởng như vô cùng nguy hiểm nhưng hoá ra chúng lại cư xử quá đẹp. Đó là khoảnh khắc bạn tìm lại chính mình và có tất cả thế giới này.
    Có thể bạn đã từng trải qua quãng thời gian tồi tệ như Cheryl và bạn sẽ hiểu cuộc sống sao lúc nào cũng khó khăn hết vậy; chúng ta lớn lên và chứng kiến từng người chúng ta yêu thương vội vã ra đi, mà chúng ta chẳng thể làm gì khác hơn là lặng nhìn với vài giọt nước mắt lăn dài, chúng ta lập gia đình với hy vọng được nương tựa, được an ủi và vỗ về, nhưng mấy ai có được cuộc hôn nhân như họ hằng mong muốn. Thế là, mọi thứ đổ vỡ ngay dưới chân bạn, bạn lúng túng và chẳng biết làm gì hơn là phải đi thật xa và bỏ lại tất cả những nổi đau với mong muốn tìm lại cân bằng, tìm cho bằng được câu trả lời cho số phận.
    Bạn à, tôi dám cá là bạn sẽ chẳng tìm được câu trả lời cho mọi câu hỏi nhưng tôi dám chắc bạn sẽ tìm thấy một chốn tựa nương vĩnh cửu đó chính là thiên nhiên. Người đời sẽ dối gạt bạn, họ sẽ tô son điểm phấn cho những chiêu trò để bạn hoa mắt mà tin tưởng họ nhưng tất cả chỉ là cạm bẫy thôi; còn thiên nhiên, chúng không biết dối gạt bạn, chúng trở thành một thứ hiện thực khắc nghiệt đến ngọt ngào, chúng trơ ra như đá và phô cho bạn bản chất chân thật từ sâu thẳm bên trong, chỉ khi bạn ở bên thiên nhiên, bạn sẽ được an toàn, bạn sẽ được ngủ một giấc thật dài không lo toan không mộng mị, không phải đắn đo cho ngày mai và không còn sợ những con người u mê ngoài kia.
    Sự thật là có rất nhiều người trong chúng ta phải đeo mang số phận thê lương nhưng họ vẫn quay cuồng trong con đường tìm ra lối thoát. Có thể bạn sẽ không cần phải xách ba lô lên và ra đi như Cheryl nhưng nếu bạn cần phải từ bỏ, thì hãy mạnh mẽ làm điều đó, hãy làm tất cả những gì mà bạn cảm thấy vui và hạnh phúc; hãy nhìn xem xung quanh ta còn biết bao mảnh đời cần được ủi an và nâng đỡ, hãy mau đến bên họ, hãy chở che cho những con người túng quẫn và bị hà hiếp ngày đêm bởi bất công và bạo tàn. Hãy yêu thương nhiều hơn và lắng nghe những câu chuyện, biết đâu bạn sẽ tìm lại chính mình trong một vài số phận tưởng như đã ngủ quên.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  16. "Concussion" (2015) là một bộ phim chính kịch dựa trên câu chuyện có thật, do Peter Landesman đạo diễn, với sự tham gia của Will Smith trong vai Dr. Bennet Omalu, một nhà nghiên cứu bệnh học thần kinh người Mỹ gốc Nigeria. Bộ phim kể về cuộc đấu tranh của Omalu khi ông phát hiện ra chứng bệnh chấn thương não mãn tính (CTE) ở các cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp.
    Cảm nhận về phim:
    1. Diễn xuất:
    Will Smith đã có một màn trình diễn xuất sắc, thể hiện được chiều sâu cảm xúc và sự tận tụy của Dr. Bennet Omalu trong việc theo đuổi sự thật. Anh không chỉ làm nổi bật sự thông minh và sự kiên định của nhân vật mà còn truyền tải được nỗi đau và sự cô đơn mà Omalu phải trải qua khi đối đầu với một tổ chức lớn như NFL.
    2. Nội dung và thông điệp:
    "Concussion" mang lại một thông điệp mạnh mẽ về sự thật và đạo đức trong y học cũng như thể thao. Bộ phim đã làm sáng tỏ một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà trước đây không được chú ý đúng mức, và nó khuyến khích khán giả suy ngẫm về giá trị của sự thật trong xã hội.
    3. Phong cách đạo diễn:
    Peter Landesman đã khéo léo xây dựng nhịp độ phim, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và áp lực mà Dr. Omalu phải đối mặt. Bộ phim có những phân đoạn căng thẳng, nhưng cũng có những khoảnh khắc yên bình giúp khán giả hiểu hơn về nội tâm của nhân vật chính.
    4. Âm nhạc và hình ảnh:
    Âm nhạc trong phim được sử dụng hợp lý, không quá nổi bật nhưng đủ để nâng tầm cảm xúc. Hình ảnh trong phim cũng được chăm chút, từ các cảnh quay cận cảnh khi Omalu làm việc trong phòng thí nghiệm cho đến những cảnh rộng hơn về cuộc sống của ông ở Pittsburgh.
    5. Tác động xã hội:
    Bộ phim đã góp phần nâng cao nhận thức về CTE và những rủi ro liên quan đến chấn thương đầu trong thể thao. Nó cũng đã mở ra các cuộc thảo luận về trách nhiệm của các tổ chức thể thao đối với sức khỏe của các vận động viên.
    Tóm lại:
    "Concussion" là một bộ phim đầy cảm xúc và ý nghĩa, với sự dẫn dắt tuyệt vời của Will Smith. Nó không chỉ là một bộ phim về khoa học và y học mà còn là câu chuyện về lòng dũng cảm và quyết tâm theo đuổi sự thật trong bối cảnh của sự cản trở và áp lực từ một hệ thống mạnh mẽ.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  17. Lúc tui xem cảnh đua xe đầu tiên, tui đã thấy khá phê, trong đầu chợt nghĩ có lẽ đây là một trong những màn đua xe hành động cool nhất tui từng xem. Té ra đó là cảnh đua xe dở nhất trong Mad Max: Fury Road. Xuyên suốt cả bộ phim là những pha rượt đuổi hoành tráng của những chiếc xe độ vô cùng chất, giữa một sa mạc mênh mông không có điểm dừng, với hiệu ứng cháy nổ và kỹ xảo đẹp tuyệt vời. Nói ngắn gọn, nếu cả năm nay bạn chỉ muốn đi xem rạp đúng một phim, hãy xem Fury Road, bộ phim thuần đua xe hành động xuất sắc nhất trong nhiều năm trở lại đây mà tui được xem.
    Fury Road là phần thứ tư trong loạt phim Mad Max của đạo diễn người Úc George Miller, ra mắt 30 năm sau phần ba vào năm 1985. Vào thời điểm đó, loạt phim này nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình cũng như khán giả, nên những kỳ vọng của khán giả vào màn tái xuất này là rất cao, và theo quan sát của tui trên mạng thì đại đa số đều vô cùng hài lòng với Fury Road. Tui thì thú thực là chưa xem ba phần đầu, trước khi xem Fury Road chỉ đọc sơ qua về bối cảnh của phim. Mặc dù câu chuyện của Fury Road độc lập với các phim trước, cách khai thác nhân vật Max Rockatansky (Tom Hardy) là tương đối mơ hồ với những khán giả mới (tuy nhiên, điều này không thực sự quan trọng, tui sẽ giải thích thêm ở dưới). Câu chuyện của phim khá đơn giản: cuộc gặp gỡ giữa Max và Imperator Furiosa (Charlize Theron) và hành trình của họ thoát khỏi Citadel – nơi tên lãnh chúa điên Immortan Joe (Hugh Keays-Byrne) thống trị – để tìm đến một sự giải thoát cho tâm hồn (redemption). Bộ phim không nút thắt, không cao trào nhưng đó là dụng ý của đạo diễn để tập trung toàn bộ cho các cảnh hành động – linh hồn của bộ phim này.
    Nói một chút về các pha hành động. 80% các cảnh trong phim là đều được dàn xếp thật và CGI phần lớn chỉ được dùng để mở rộng bối cảnh sa mạc Namibia. Vì thế, các pha cháy nổ và oánh nhau thật vô cùng. Tui đã há hốc mồm khi nhận ra mẹ ơi, cảnh vừa rồi thiệt sự là có một thằng cha vừa rớt xuống trước mũi một chiếc xe độ đầy gai tua tủa. Nó đem lại một cảm giác thật đến rợn người mà các phim đầy CGI không bao giờ làm được. Đúng như cái tên của phim, cảnh hành động trong Fury Road điên cuồng, sởn gai ốc nhưng cũng đẹp vô cùng. Những màn rượt đuổi trong bão cát sấm sét oánh đùng đùng, những pha xe mô tô bay lượn trên không như GTA, tất cả đều được dàn xếp vô cùng hoàn hảo để tạo ra những cảnh phim vô cùng mãn nhãn và đã mắt. Nhịp phim dồn dập và diễn biến cực nhanh, gần như không cho người xem một giây phút nào để xả hơi, tim lúc nào cũng đập thình thịch như lần đầu nắm tay gấu chó. Một điểm rất đáng khen là sự tập trung hoàn toàn vào các pha hành động, không vướng vào những chiêu trò điển hình của Hollywood. Không có những pha tự nhiên lôi sữa ra uống trong cảnh người máy đánh nhau để chọc cười khán giả. Không có những nụ hôn vô duyên trước khi chàng lao vào chỗ chết – xong rồi nhờ sức mạnh từ nụ hôn mà chàng éo chết. Không có những plot twist nửa vời kiểu một thằng cha giả vờ sám hối để nhận lòng thương của nhân vật chính đầy vị tha để rồi mười phút sau đâm sau lưng cho một nhát. Không có những cảnh dạng như Max đang đánh nhau rất hoành tráng thì bị một gã to con đè ra hấp, trong phút thập tử nhất sinh thì bà già của băng Many Mothers huơ gậy đập đầu gã kia một phát ngất xỉu, xong phán xanh rờn đừng coi thường bà già nhé. Nhiều người sẽ không thích sự thanh niên nghiêm túc có phần thái quá này của Fury Road, nhưng theo tui đó là điều tạo ra sự khác biệt và nét rất riêng của Fury Road trong bối cảnh Hollywood tràn ngập phim hành động CGI hài hước.
    Vì tập trung vào hành động, các nhân vật của Fury Road không có nhiều đất để phát triển nội tâm. Thực ra, điều này lại phù hợp với thế giới của Mad Max: một thế giới chỉ xoay quanh sự sinh tồn, và mỗi con người trong thế giới đó chỉ có một mục đích đơn giản. Furiosa muốn tìm đến sự giải thoát, Max muốn tìm sự bình yên sau biến cố với gia đình anh, Nux (Nicholas Hoult) và đám War Boy muốn chết cho Immortan Joe để được tới Valhalla. Tâm lý của họ được tối giản nhưng vẫn ấn tượng nhờ cách đạo diễn George Miller xây dựng một thế giới mà qua đó ngầm truyền tải các câu chuyện đằng sau các nhân vật của ông. Lấy ví dụ Nux: hắn là một War Boy được rèn từ nhỏ để trở thành chiến binh cho đội quân của Joe, bị nhồi nhét về một lý tưởng tôn giáo “I live, I die, I live again” khiến hắn trở thành con rối kamikaze cho Joe. Cả cuộc đời Nux dường như chỉ để chết cho Joe để được tới Valhalla – tâm hồn trẻ con của Nux luôn cho rằng đó là nơi hắn sẽ thoát khỏi thế giới tàn bạo này và được cứu rỗi. Nhấn mạnh chỗ này: Nux suy nghĩ như một đứa trẻ. Đó là lý do khi Nux nhận được lòng thương của cô gái tóc đỏ vợ Joe (quên tên mất rồi), hắn đã tin và không hề nghĩ tới chuyện phản bội để lập công với Joe – như một đứa trẻ bám lấy một tình thương nó chưa từng có.
    Đối với cá nhân tui, nhân vật quan trọng nhất của Fury Road là thế giới của phim, được xây dựng tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. George Miller đã tận dụng rất khéo léo cách kể chuyện từ môi trường (environmental storytelling). Cả một câu chuyện về tôn giáo trong thế giới này được truyền tải qua những gã chiến binh trắng nhách, những màn kamikaze để tìm đến thế giới bên kia, những pha hò hét “Nhìn tao đây này”, cách chúng xịt chrome vào mồm khi chuẩn bị lao vào chỗ chết, những đền thờ làm từ vô lăng, và sự điên cuồng như là chuẩn mực của cuộc sống. Chẳng cần một lời kể nào người xem cũng mường tượng được ra nhiên liệu và nguồn nước thống trị con người ra sao, phụ nữ (cụ thể là mấy cô vợ của Joe) bị đối xử như một dạng “tài sản” (property) thế nào, Furiosa đã phải làm những việc tồi tệ đến đâu. Cách làm phim “kể mà không kể” này là vô cùng liều lĩnh vì nó sẽ không phục vụ được những khán giả không chú ý đến chi tiết, nhưng tui mừng là George Miller đã quyết tâm theo đuổi nó, vì phong cách này là rất hiếm, lại càng hiếm hơn trong dòng phim hành động. Tui tin là cho dù bạn có thể không nắm bắt được hết sự tỉ mỉ của việc xây dựng thế giới trong phim, bạn vẫn cảm nhận được sự tàn khốc và điên cuồng của nó mà không cần một gã narrator nào kể kể dông dài.
    Tui cũng rất thích hình ảnh trong phim và cách sử dụng tông màu cam và xanh xám chủ đạo. Lại càng thích khi George Miller đối lập nó bằng hình ảnh gã guitarist đỏ chót trên chiếc xe metal rock rất khủng. Lại càng mê tơi với hình tượng ẩn dụ khi chiếc xe bồn (chứa sữa mẹ!) giằng co với cái cây duy nhất còn sót lại trong sa mạc và cuối cùng cái cây cũng đổ gục. Những điều này cộng với âm nhạc dồn dập và hòa nhập một cách hoàn hảo với hành động trong phim càng khiến cảm xúc của khán giả được nâng lên đỉnh điểm.
    Tóm lại, Fury Road là phim hành động có lẽ là hay nhất tui được xem trong nhiều năm nay, không chỉ vì các pha đua xe cháy nổ hoành tráng và rất thật mà còn vì sự tỉ mỉ trong việc xây dựng nên một thế giới viễn tưởng đáng sợ. Fury Road là bộ phim sẽ trở thành chuẩn mực để đánh giá các phim thuần hành động sau này, và là bộ phim xứng đáng bỏ tiền đi xem rạp ít nhất một lần.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  18. Bộ phim hoạt hình dựa trên nhãn hiệu đồ chơi nổi tiếng của Đan Mạch đưa khán giả về thời ấu thơ đồng thời ca ngợi, khuyến khích sự sáng tạo.
    Lego là tên một nhãn hiệu đồ chơi xếp hình của Đan Mạch, ra đời từ năm 1949. Món đồ chơi có tính phát triển tư duy cao này nhanh chóng tạo cơn sốt trên khắp thế giới và trở thành người bạn thân thiết gắn với tuổi thơ của bao thế hệ. Được cầm trên tay bộ đồ chơi xếp hình Lego là niềm hạnh phúc của hàng triệu đứa trẻ, dù ở thời kỳ nào. Năm nay, hãng Warner Bros. quyết định đưa các nhân vật Lego lên màn ảnh rộng trong The Lego Movie với một câu chuyện hài hước và đầy ý nghĩa, vừa gợi lại quá khứ lại hướng tới tương lai.
    Nhân vật chính trong phim là anh chàng thợ xây Emmett, một người Lego tí hon bình thường tới một ngày bị ngộ nhận là một trong những siêu nhân phi thường nắm giữ chìa khóa vận mệnh của cả thế giới xếp hình. Emmett phải đối đầu với President Business, kẻ lãnh đạo uyên bác có tính thù dai và tham vọng thống trị toàn cầu.
    Bên cạnh tên chủ tịch này có một tay sai nguy hiểm với biệt danh BadCop, không từ thủ đoạn nào để bắt được Emmett. Trong hành trình này, anh chàng thợ xây gặp được những người bạn đồng hành bất đắc dĩ như lão nhân bí ẩn Vitruvius, cô nàng kiêu kỳ Wyldstyle hay thậm chí cả Batman…
    Phim đưa người xem đến với thế giới đồ chơi Lego rực rỡ màu sắc với các mô hình thành phố, nhà cửa, nhân vật, các công trình kiến trúc và cả cuộc sống ở xứ sở xếp hình. Những mảnh ghép đồ chơi quen thuộc hiện lên sống động hơn bao giờ hết khi có những chuyển động, cảm xúc của các nhân vật Lego hay một xã hội thu nhỏ trong thành phố. Bất kỳ ai từng có giai đoạn tuổi thơ gắn bó với đồ chơi Lego đều cảm thấy thân thuộc qua từng khuôn hình của phim.
    Câu chuyện của The Lego Movie khá đơn giản và giống như nhiều bộ phim cùng đề tài khác - một người bình thường trở thành người hùng cứu nhân loại. Tuy nhiên, nét độc đáo ở bộ phim này là đưa cả vào phim nhiều nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng của truyện tranh DC Comics như Batman, Superman, Wonder Woman hay Green Lantern. Tất cả cùng tham gia trong cuộc chiến chống lại President Business. Hình ảnh các người hùng truyện tranh được xây dựng khá châm biếm và tạo nên tiếng cười cho người xem.
    Thông qua nhân vật Emmett, phim muốn đề cao tính sáng tạo và khuyến khích trẻ em để trí tưởng tượng bay xa. Emmett chỉ là một chàng thợ xây bình thường trong thành phố Lego. Anh sống một mình, không có lấy một người bạn, ngày ngày vẫn tới công trường nhưng chẳng được ai để ý. Tuy nhiên, anh lại là người luôn có những ý tưởng, sáng kiến và chính điều đó biến Emmett trở thành một người hùng đặc biệt - chẳng có gì khác với người bình thường nhưng lại có sức mạnh âm ỷ làm thay đổi thế giới.
    Âm nhạc cũng là một điểm nhấn của The Lego Movie. Ca khúc chủ đề Everything is Awesome là một nhạc phẩm bắt tai ngay từ những câu đầu tiên và tạo nên không khí sôi nổi, hưng phấn cũng như tinh thần vui vẻ, sáng tạo của bộ phim.
    Khi khán giả đang theo dõi vào câu chuyện tưởng như rất đơn giản, dễ đoán và có tính giải trí cao này thì bộ phim đột ngột rẽ sang một hướng khác với cái kết gây bất ngờ, mang những thông điệp gần gũi với cuộc sống. Bộ đôi đạo diễn Phil Lord và Chris Miller từng tuyên bố: “Đây sẽ là lần đầu tiên tập đoàn nhân vật Lego cùng nhau chung tay bảo vệ thế giới. Đây là một câu chuyện như không tưởng nhưng chắc chắn sẽ tạo nên dấu ấn vô tận”.
    The Lego Movie có thể không tạo ra nhiều nước mắt như Toy Story 3 nhưng vẫn gợi lại nhiều ký ức của những đứa trẻ đã trưởng thành. Những công trình được tạo nên từ hàng nghìn miếng ghép nhiều màu sắc, một xã hội thu nhỏ trong thế giới đồ chơi là hình ảnh thân thương mà khi xem lại, nhiều người không khỏi nhớ về thời ấu thơ, khi mà trí tưởng tượng và sự mơ mộng là một cái gì đó thật đẹp đẽ, huyền ảo. Phim không đi sâu vào việc khai thác chủ nghĩa anh hùng cứu thế giới mà nhấn mạnh vào việc để trí tưởng tượng của những đứa trẻ luôn được bay cao.
    Mỗi đứa trẻ rồi cũng sẽ lớn lên, sẽ trở thành người trưởng thành và đi tìm chỗ đứng trong xã hội. Tuy nhiên, những ước mơ trẻ con như được trở thành người hùng hay tham vọng đi vòng quanh thế giới sẽ vẫn luôn là hành trang đi theo ta trong suốt cuộc đời. Khi còn nhỏ, ai cũng mong muốn trở thành người vĩ đại và chính những giấc mơ của thời ngây thơ đó sẽ tạo nên sự vĩ đại trong hành trình cuộc sống của mỗi con người.
    Nguồn: VnExpress
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  19. X-Men: Days of Future Past (DOFP) là bộ phim đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Bryan Singer của hai phần X-Men đầu tiên (Ông này cũng là đạo diễn của một bộ phim rất nổi tiếng khác là The Usual Suspects, một bộ phim thriller mà mọi người cũng nên coi). Thú thực là hồi xưa tui không có xem loạt phim Dị nhân. Tui chỉ bắt đầu xem lại từ đầu sau khi bị ấn tượng với X-Men: First Class, bộ phim hồi sinh lại dòng phim này với một dàn diễn viên trẻ đẹp và tài năng trong vai các Dị nhân lúc còn trẻ. Ngồi nghiền ngẫm mấy phần đầu, kể cả cái tập dở ẹc The Last Stand, tui thực sự thấy xúc động về câu chuyện của những con người đặc biệt này. Bởi vậy, DOFP như là một giấc mơ thành hiện thực của các fan, khi đã hòa hợp một cách xuất sắc hai thế hệ X-Men để tạo nên một bộ phim với một câu chuyện thông minh và nhiều cảm xúc.
    Nếu có một tinh thần xuyên suốt các phần của loạt phim này thì đó là sự éo le. X-Men, về cơ bản vẫn là một hội siêu anh hùng của Marvel. Thế nhưng, khác với những bạn khác như Iron Man hay Captain America được người dân tôn sùng và nể trọng, các Dị nhân lại bị xem là những kẻ kỳ dị và lạc loài, bị xã hội sợ hãi và né tránh, thậm chí muốn tiêu diệt để loại trừ hậu họa. Sự éo le ấy lại tiếp diễn trong mối quan hệ tay ba giữa X – Magneto – Mystique mà chúng ta được xem trong First Class và DOFP hôm nay. X và Magneto vốn là hai người bạn thân, đã cùng nhau sát cánh để bảo vệ con người khỏi nguy cơ chiến tranh thế giới. Khổ nỗi, với xuất phát điểm quá khác nhau nên dù gắn bó một thời gian dài, họ vẫn không thể thấu hiểu cho nhau, nhất là trong cách đối xử với con người. Charles là người có khả năng thâm nhập tâm trí của người khác, nhưng éo le thay anh lại không thể hiểu được tâm tư của người bạn thân và đặc biệt là cô gái anh vô cùng yêu quý – Mystique. Điều này càng được nhấn mạnh ở cuối DOFP, khi anh thừa nhận trước giờ đã cố gắng điều khiển Mystique nhưng nhận ra rằng tốt hơn hết nên để cô làm theo ý mình. Một câu chuyện éo le khác là về Wolverine, khi sau khi thay đổi quá khứ thành công nhưng anh không hề biết tương lai ”mới” tốt đẹp đã diễn ra như thế nào suốt mấy chục năm qua. Anh chỉ nhớ về tương lai ”cũ” đầy đau khổ trước đó, và anh đã mất quá nhiều thời gian để xây dựng một quan hệ gì đó với những Dị nhân khác. Cuối cùng, anh vẫn là kẻ cô đơn nhất. Bi kịch. Cái giây phút Wolverine gặp lại Jean Gray và không hiểu vì sao cô còn sống không hiểu sao làm tui thấy buồn hết sức, mặc dù đó đáng ra là tin vui.
    DOFP dùng du hành thời gian để kể câu chuyện của mình, đưa Wolverine trở lại quá khứ thời điểm năm 1973, ngay trước buổi Ký kết Hiệp định Paris – một mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam để ngăn chặn một loạt sự kiện sẽ dẫn tới sự ra đời của binh đoàn Sentinels hùng mạnh mà trong tương lai ”cũ” sẽ hủy diệt các Dị nhân. À dĩ nhiên là các bạn nên bỏ qua những cái như nghịch lý ông nội để chỉ trích sự bất hợp lý của phim, tại chả có phim du hành thời gian nào hợp lý hết trơn á. Người có khả năng đưa tâm trí Wolverine quay về quá khứ là bé mèo Shadowcat do Ellen Page đóng (dễ thương hết sức), hồi xưa chỉ biết đi xuyên tường nhưng nay đã được lên level thêm skill bá đạo mới. Wolverine được chọn tại có mỗi ông là đủ sức về thể chất để du hành thời gian. Mở đầu phim như vậy nên tui cứ tưởng đây sẽ lại là một bộ phim về Wolverine, nhưng thực ra Wolverine sau đó bị dìm hàng toàn tập, chả làm được cái con khỉ gì, cuối phim lại suýt bị chết đuối. Thực ra cũng không sao, bác Wolverine được ưu ái làm cho hai bộ phim riêng còn gì, nên tui tán thành DOFP tiếp tục tập trung vào X – Magneto – Mystique. Lồng ghép được sự phát triển tâm lý của họ trong một câu chuyện đủ hồi hộp và lôi cuốn không phải là một chuyện dễ, và tui hết sức hài lòng với thành quả đạo diễn Bryan Singer đã làm được trong phim này. Có thể nói, kể từ sau The Dark Knight Rises, DOFP là phim siêu anh hùng đầu tiên khiến tui hoàn toàn thỏa mãn khi rời rạp.
    Wolverine (Hugh Jackman) quay về quá khứ và tìm thấy Charles (James McAvoy) sụp đổ trong tuyệt vọng và nghiện ngập sau khi mất bạn, mất gái và mất luôn mục đích sống. Erik (Michael Fassbender) lúc này thì đang bị giam trong nhà tù chắc chắn nhất thế giới ở Lầu Năm Góc do tội ám sát JFK.
    (Đúng thế bạn không đọc nhầm đâu. Vụ JFK là một vết nhơ trong lịch sử Mỹ mà cho đến tận hôm nay thế giới bên ngoài, tức là chúng ta, cũng không biết gì rõ ràng về nó. Trong số vô vàn giả thuyết thì có một giả thuyết về viên đạn bay cong, mà làm sao đạn bay cong được; được chứ, chúng ta có bạn Dị nhân đẹp trai lạnh lùng biết điều khiển kim loại mà. Sorry đi lạc đề nhưng kiểu tui thấy rất thích thú với giả thuyết về JFK xoay quanh những Dị nhân, các bạn có thể đọc thêm tại www.thebentbullet.com hoặc tiếng Việt tại trang của anh Phanxine.)
    Cô gái Mystique (Jennifer Lawrence) xinh đẹp và sexy lúc này đang tung tăng ở Sài Gòn để tìm hiểu và lập kế hoạch mưu sát Trask, nhà khoa học sẽ sản sinh ra binh đoàn Sentinels. Kế hoạch của cô là giả dạng một viên tướng Việt Nam để tham gia vào buổi họp nơi Trask sẽ trình bày kế hoạch về lũ Sentinels và xử ông. Các bạn sẽ được nghe em Jennifer nói trọ trẹ tiếng Việt dễ thương vô đối, làm lúc trong rạp tui bật cười thành tiếng và bị người ta nhìn chả hiệu có cái vẹo gì mắc cười. DOFP cũng bôi bác Việt Nam vãi chưởng, khi ông tướng VN mê gái chỉ biết nói đúng vài từ tiếng Anh là ”clothes off” =))) không biết có bạn nào thấy bị tổn thương xúc phạm không chứ tui thấy nó buồn cười =)). Hội Dị nhân kịp thời xuất hiện để ngăn Mystique, nhưng bạn Erik lật bàn và xông ra thực hiện kế hoạch riêng. Hàng loạt sự kiện lắt léo khác tiếp tục diễn ra để rồi cuối cùng thay đổi được tương lai vào giây cuối cùng trước khi bọn Sentinels xịt lửa tiêu diệt hội Dị nhân già – cliche hết chỗ nói, nhưng mà thôi phim nào mà chả vậy.
    DOFP vẫn là sân khấu của dàn diễn viên trẻ. Diễn xuất của bộ ba James McAvoy – Michael Fassbender và Jennifer Lawrence vẫn không chê vào đâu được, nhưng nếu có một nhân vật phụ khiến khán giả ấn tượng nhất thì chắc chắn đó phải là Quicksilver (Evan Peters). Bạn này xuất hiện ít nhưng lại nổi bật trên màn ảnh, đặc biệt là đoạn bullet time trên nền nhạc Time in a bottle (Jim Croce) vừa đẹp mỹ mãn vừa hài hước. Nhân vật Beast (Nicholas Hoult) cũng được đầu tư chỉn chu, tiêu biểu nhất là đoạn anh bị trói ở đài phun nước và hàng trăm người khác lao vào chỉ trỏ chụp hình. Nó đại diện cho nỗi đau của những Dị nhân cho sự khác biệt của họ và sự vô tâm của con người. Một cảnh xúc động.
    Tóm lại, tui thấy DOFP là phim bom tấn hay nhất cho đến nay của năm 2014 và rất đáng tiền cho một tấm vé 3D. Một câu chuyện thông minh với một dàn diễn viên đẹp và tài năng, DOFP hoàn toàn xứng đáng với sự kỳ vọng của fans. Hy vọng X-Men: Apocalypse sẽ tiếp tục phát huy tinh thần này.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  20. Đạo diễn người Nam Phi Neill Blomkamp, cùng với đồng biên kịch là vợ mình Terri Tatchell, một lần nữa nỗ lực để đến gần với District 9 – phim khoa học viễn tưởng đầu tay tuyệt vời của họ vào năm 2009, đã đưa tên tuổi họ được biết đến toàn cầu. Và một lần nữa, họ thất bại, trong câu chuyện về chú người máy Chappie, cùng với những lý do của Elysium, đầy rẫy những hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt, lối hành động choáng ngợp, chất viễn tưởng đặc trưng, nhưng lạc lối trong cách kể một câu chuyện đúng nghĩa.
    Chappie đưa người xem đến thành phố Johannesburg tương lai, nơi nhà khoa học thiên tài Deon (Dev Patel) đã chế tạo ra những robot người máy trong vai trò cảnh sát thay thế cho con người. Nhờ đó, tỉ lệ tội phạm đã giảm xuống rất thấp. Nhưng mong muốn của Deon còn xa hơn thế, anh muốn chế tạo ra một con robot có trí tuệ như con người, có cảm xúc như con người, biết học hỏi, thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Đối thủ của Deon trong công ty là Vincent (Hugh Jackman), ngược lại, chỉ tin vào Chúa trời và con người, đang phát triển một loạt robot hủy diệt để cạnh tranh, nhưng không được chấp nhận.
    Một diễn viên tôi rất yêu mến là Sigourney Weaver (nữ anh hùng trong loạt phim kinh điển “Allien”), vào vai CEO của công ty Robot cả hai đang làm việc. Nhưng đáng tiếc vai trò của bà là quá nhỏ để có được bất kỳ ấn tượng nào.
    Bộ phim bắt đầu mang đến rất nhiều kỳ vọng, ở lối dẫn truyện bằng phóng sự, gợi đến District 9 và những cảnh hành động hoành tráng kết hợp âm nhạc Hans Zimmer. Deon, sau khi phát triển thành công phần mềm trí tuệ nhân tạo, đã lén đánh cắp một con robot cảnh sát hư hỏng để thử nghiệm. Trên đường về, anh bị bắt cóc bởi một nhóm cướp ba người, gồm Ninja, Yo-landi và Amerika (Jose Pablo Cantilo). Bọn chúng đang thiếu nợ, và ngây thơ nghĩ rằng Deon – với tư cách người chế tạo robot – có một chiếc “remote” nào đó vô hiệu hóa đám robot cảnh sát, giúp những vụ cướp dễ dàng hơn.
    Bộ ba đó, ngoài đời thật, là thành viên của nhóm nhạc Hip hop nổi tiếng Nam Phi có tên Die ArtWoord, với Ninja và Yo-landi là các nghệ danh được giữ nguyên khi lên phim. Âm nhạc của họ được sử dụng song song cùng Hans Zimmer trong suốt bộ phim. Deon, lợi dụng đám cướp để hoàn thành thử nghiệm, cấy trí thông minh nhân tạo cho con robot, được đặt tên Chappie. Một con robot ban đầu giống hệt một đứa trẻ, và dần được định hình tính cách, cũng như hiểu biết về thế giới, qua quá trình sống của nó.
    Đây là lúc câu chuyện bắt đầu lạc hướng. Một robot có trí tuệ và học cách trở thành người, không phải là “nguyên bản” như lời Blomkamp giới thiệu ở những buổi quảng bá. Robin Williams từng đóng vai một con robot sống đến 200 tuổi, thay thế dần các bộ phận cơ thể để trở thành người trong Bicentennial Man (1998). Sau đó 3 năm, đến lượt Haley Joel Osment trở thành cậu bé robot tìm kiếm tình yêu người mẹ với phim A.I., được Steven Spielberg chỉ đạo. Ở cả hai phim này, quá trình phát triển, cũng như định hình tính cách và cảm xúc của các robot, cần đến gần như toàn bộ thời lượng phim, mà vẫn còn chông chênh. Trong khi Chappie, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, đã phải chia sẻ với các trường đoạn hành động và các nhân vật khác, trở nên quá ngắn ngủi để khiến người xem quan tâm đến.
    Điểm thất bại nhất, là Blomkampt không thể thổi “hồn” cho Chappie. Như thường lệ, ông cố gắng đưa vào tính hình tượng và châm biếm thực tế. Sự phát triển của Chappie, giằng co giữa việc trở thành người tốt hay kẻ xấu, dựa trên ảnh hưởng người nuôi dạy (Dean hay Ninja), mang đến hình ảnh về những đứa trẻ bị ép phải cầm súng ở Châu Phi, một vấn nạn nhức nhối. Tuy nhiên, ý đồ đạo diễn được thể hiện rất thiếu tự nhiên và lộ liễu, có phần giả tạo. Chappie, được tạo hình không quá giàu biểu cảm, phần lớn thời gian là một con robot ồn ào và thiếu chiều sâu, thêm một chút ngu ngốc. “Ngây ngô” rất khác với “ngu ngốc”. Tôi không hiểu vì sao, sau khi bị hành hạ và tổn thương bởi đám côn đồ và Vince, rồi thốt lên câu thoại rất kịch “vì sao con người làm thế?”, Chappie vẫn tin rằng dùng phi tiêu và dao đâm vào người khác là giúp họ “ngủ ngon”? Và đáng thất vọng nhất, là cách phản ứng của cậu khi được hỏi “muốn trở thành con chó này hay con chó kia”, dù trước đó cậu đã vuốt ve hai chú chó, một còn sống và một đã chết. Cậu không chần chừ chọn trở thành con chó giết chóc.
    Chappie được học vẽ, được tiếp cận nghệ thuật, được chạm vào bởi tình yêu người mẹ, để làm gì? Khi Chappie vẫn không biết phân biệt đúng và sai, cái đẹp và cái xấu, và sự cảm thông. Nhưng tệ hơn, là Chappie không hề phức tạp, và không thú vị, từ đầu đến cuối. Chappie có thể xấu xa, mà vẫn hấp dẫn, nhưng rất tiếc không được như vậy.
    Blomkamp, vào nửa đầu phim, cố gắng truyền tải những thông điệp quá sức để truyền tải. Ở nửa cuối phim, ông quên mất điều mình muốn truyền tải là gì .
    Không chỉ Chappie, Blomkampt còn không thể thổi hồn vào những nhân vật còn lại. Một nhà khoa học trẻ tuổi thiên tài, vào vai bởi “triệu phú” Patel, lúc nào cũng hối hả và bực dọc (đá hết cái này đến cái khác), không hề thể hiện được tình cảm và động cơ khiến anh quan tâm đến Chappie. Tương tự là cặp đôi kỳ quái Ninja và Yo-landi, không đủ sức để tạo nên bầu không khí như họ đã làm trong các MV nhạc. Một nhân vật phản diện “dưới tiêu chuẩn” của Hugh Jackman, không xuất hiện để đối trọng với ai hay điều gì, chỉ để tham dự vào một cảnh bắn giết lạ lùng. Tiết lộ nội dung: robot MOOSE của Vincent xé xác Amerika trong một cảnh máu me kinh dị, không ăn nhập gì vào tông chung của phim, khiến tôi rất khó chịu (khác hẳn với chất máu me của Kingsman, dữ dội hơn nhiều nhưng rất vừa vặn). Sau khi loay hoay và dài dòng, đến hồi thứ ba, nội dung bất ngờ chuyển hướng, rất rõ ràng muốn tạo hiệu ứng như từng có với cái kết của District 9. Nhưng không thành công.
    Chappie, dù vậy, vẫn có những cảnh đáng nhớ. Blomkamp rất giỏi ở việc dựng và biên tập phim, nhất là ở cảnh lắp ghép cuối cùng trên nền nhạc “Enter the Ninja” rất tuyệt, tôi rất thích. Nó có được không khí kỳ quặc mà cả phim nên có. Ngoài ra, bộ phim vẫn được thiết lập trên bối cảnh Nam Phi tương lai đặc trưng và độc đáo, chỉ có được trong phim của ông. Âm nhạc Hans Zimmer rất xuất sắc, trợ giúp cho các cảnh hành động vô cùng đắc lực, nhưng luôn trên tầm bộ phim trong hầu hết thời gian. Zimmer làm nhạc cho rất nhiều đạo diễn, nhưng có lẽ, chỉ Christopher Nolan là đủ sức để bắt kịp và hòa hợp với chất nhạc epic của ông, và đưa chúng lên một đỉnh cao mới. Còn lại, mà Chappie là một ví dụ, là sự lãng phí.
    Cuối cùng, tagline của bộ phim nói rằng Chappie là “niềm hi vọng cuối cùng của nhân loại”, và tôi vẫn không hiểu niềm hi vọng đó là gì? Có lẽ, sẽ phải chờ đến phần tiếp theo.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  21. Năm nay phim hài khá hay, đồng đều các thể loại. Nhưng thể loại buddy comedy vẫn đang được chuộng nên có cả Harold & Kumar, Step Brothers, Pineapple Express và Tropic Thunder, năm ngoái thấy mỗi Superbad. Rom-com thì có Forgetting Sarah Marshall, xem ra chủ đề nhẹ nhàng hơn Knocked Up năm ngoái. (Lấy 2 phim bạn Victor cho là hay trong năm ngoái – đồng ý luôn). À mà cái Get Smart cũng khá đấy chứ, cộng thêm em Anne Hathaway quá hot. Có điều em này người mẫu chính của Chanel hay sao á toàn mặc đồ trắng, xài kính Chanel nhìn hơi thô thô, đôi chỗ lại hơi lố bịch. Giống như là tự ép mình già vậy. Why can’t you wear something cool or don’t wear nothing at all?
    OK, nói lại vụ Pineapple Express. Phim này là buddies comedy nhưng nhân vật thì driven by drugs nên người ta còn gọi là stoner movie. Thường thì người ta chờ đợi nhân vật trong phim stoner do bị phê thuốc nên hành động kỳ quái và phần lớn là stupid tạo nên các tình huống gây cười. Mới bắt đầu phim đã giải thích rõ ràng tại sao người ta cấm hút cần sa (marijuana): do một anh lính được thử nghiệm hút trước và khi phê thuốc thì nói năng bậy bạ và chọc quê ông tướng phụ trách việc thử nghiệm nên cha nội này ghét quá cấm luôn. Chuyện phim kể một chú do Seth Rogen đóng chuyên hút marijuana và luôn mua ở chỗ người bạn thân (do James Franco đóng). Chú Seth này có cô bạn gái đang học highschool (haha). Chú James Franco đóng phim này hóa trang đúng kiểu dân bán thuốc, chơi thuốc: mặt lúc nào cũng phê phê, mắt lờ đờ, ăn mặc xuề xòa, để tóc dài như dân hippie vậy. Tình cờ chú Seth chứng kiến vụ giết người và vô tình bỏ lại mẩu thuốc thừa pineapple express – một loại marijuana độc quyền chỉ có bán ở chỗ chú bạn James Franco. Trớ trêu là chính ông trùm giết người này là người bỏ mối pineapple express cho chú Franco. Thế là cả hai chú này quýnh quáng tìm chỗ trốn. Do hút nhiều quá nên đầu óc các chú quá ngớ ngẩn nên cãi nhau tìm chỗ nào trốn cho an toàn. Đoạn đỉnh điểm chú Franco còn nhảy luôn vô thùng rác trốn. Nhưng phim có hai màn rất buồn cười là màn rượt đuổi trên xe cảnh sát và màn đánh nhau loạn xạ ở nhà chú bạn của chú Franco (do chú Danny McBride đóng).
    Nói chung phim này có James Franco đóng khá ấn tượng, nhất là biểu hiện trên khuôn mặt, cặp mắt kiểu người nghiện, khác hẳn kiểu công tử trong Spider-man hay Flyboys. Ngay cả giọng nói nhừa nhựa cũng y như thiệt. Danny McBride cũng rất tửng bên cạnh Seth Rogen như thường lệ và em gái mới nổi Amber Heard. Trong phim còn có chú đóng ông trùm châu Á là người đóng BS đỡ đẻ cho Katharine Heigl trong Knocked Up nên mỗi lần chú này nói chuyện là tức cười. Thử 1 đoạn trích của cha nội này:
    Hay đoạn nói chuyện giữa chú Seth và cô bồ:
    Đoạn này thì tiêu biểu cho đầu óc đang rối do vừa phê thuốc vừa sợ:
    (Trong khi thật sự thì ông trùm giết 1 người, có bà cảnh sát đứng kế bên)
    Mấy phim kiểu như của Seth viết thì ngoài các hành động của các nhân vật gây cười thì còn có đầy các câu joke, mới nghe câu đầu vội cười nhiều khi bỏ mất câu sau, hay câu đầu chưa đủ đô cười thì câu sau cười lăn cười bò. Pineapple Express chắc chỉ có Mỹ mới dám làm vì đây là một phim có marijuana – một chất cấm – là chủ đề chính xuyên suốt. Rồi phim còn có đoạn chú Seth và Franco bán thuốc cho bọn học sinh cấp 2 lấy tiền đi trốn, cực kỳ phản giáo dục nếu chiếu ở VN dám bị lên án là phổ biến, tiếp tay cho chất cấm hehe. Trong phim cũng có đoạn các nhân vật hỏi câu hỏi mà hàng bao thế hệ thanh niên đã hỏi là marijuana phổ biến như vậy, nhiều người hút như vậy mà sao chính phủ không hợp pháp hóa cho rồi? Nhưng tóm lại đây là phim đề cao tình bạn. Mấy chú trải qua hiểm nguy để thấy được tình bạn dành cho nhau, sẵn sàng cứu nhau thoát khỏi nguy hiểm (há há quá sến). Chú Franco diễn đạt rất tốt vai này. BFFF!*
    *BFF là Best Friend Forever, cách dùng từ của các em gái tuổi teen. BFFFF là Best F*ckin’ Friend Forever, cách dùng từ của các chú Seth, Franco, Danny.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  22. Đạo diễn Lý An, nhà làm phim Đài Loan từng gây tiếng vang với những tác phẩm điện ảnh như Ngọa hổ tàng long, Brokeback Mountain, Sắc giới, The Ice Storm, tiếp tục tạo nên một tuyệt tác mới. Qua ngôn ngữ của điện ảnh và công nghệ 3D kỳ thú, Lý An kể lại thành công câu chuyện đầy huyền hoặc tưởng như chỉ có thể được phác họa bằng nghệ thuật miêu tả và khả năng khơi gợi của ngôn từ.
    Life of Pi được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của nhà văn Yann Martel. Phim kể về cuộc phiêu lưu của Piscine Militor Patel, cậu bé có cái tên kỳ quặc và hài hước nhưng đã tự gọi mình là Pi. Lớn lên tại Pondicherry (Ấn Độ) những năm 1970, Pi có một cuộc sống tuổi thơ phong phú và nhiều khám phá. Bố cậu là giám đốc một vườn thú nên từ nhỏ Pi đã được tìm hiểu về các con thú và quy luật nghiệt ngã của cuộc sống hoang dã, sinh tồn. Sống giữa miền đất có nhiều tôn giáo lẫn lộn như Hindu giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo..., Pi thích thú tìm hiểu và trở thành tín đồ của tất cả, bởi cậu bé tìm thấy điểm chung là niềm tin vào Thượng đế.
    Bước ngoặt trong cuộc đời Pi là vào năm 17 tuổi. Đất nước thay đổi và vườn thú bị giản tán. Bố mẹ Pi quyết định di cư sang Canada để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Pi rời bỏ miền đất Ấn Độ thân thương và cũng bỏ lại sau lưng mối tình đầu đẹp đẽ. Lên một con tàu vận tải của Nhật, gia đình Pi mang theo một số động vật hoang dã để bán cho vườn thú Canada. Khi tàu đi qua vùng biển nguy hiểm vào ban đêm, một biến cố khủng khiếp xảy ra. Bão tố nổi lên và con tàu bị sóng đánh chìm. Tuy nhiên, Pi đã sống sót một cách kỳ diệu khi kịp bám vào một chiếc xuồng cứu sinh.
    Hôm sau khi tỉnh dậy, cậu bàng hoàng nhận ra mình đã mất hết người thân và đang đơn độc giữa đại dương mênh mông. Nhưng điều kinh khủng hơn, Pi phát hiện trên chiếc xuồng còn có một con hổ dữ, một con linh cẩu độc ác đang đói mồi, một con ngựa vằn gẫy chân và một con đười ươi say sóng. Cuộc hành trình lênh đênh trên đại dương của Pi bắt đầu với những người bạn đồng hành bất đắc dĩ. Pi phải vận dụng hết kiến thức về động vật hoang dã và bản năng sinh tồn để chống lại bầy thú hoang, để sống sót và đối mặt với nỗi cô đơn, sự sợ hãi giữa mênh mông biển cả luôn rình rập hiểm nguy.
    Câu chuyện về hành trình lạ lùng của Pi được kể lại bằng những hình ảnh đẹp lung linh, diệu kỳ. Khán giả bị mê hoặc bởi những khung cảnh lộng lẫy - đại dương trong vắt xanh mênh mông, những đàn cá bay vun vút, lòng biển khơi sâu thẳm kỳ bí, những con sứa thắp sáng đại dương, bầu trời rực rỡ ánh bình minh hay trời đêm lấp lánh ngàn sao, sự thịnh nộ của những cơn bão, hòn đảo ăn thịt người với hàng nghìn con chồn meerkat...
    Những hình ảnh ấy trở nên sống động và có chiều sâu nhờ công nghệ 3D tuyệt vời. Không gian ba chiều trong Life of Pi đạt đến đỉnh cao, thậm chí vượt cả bom tấn Avatar. Hiệu ứng 3D không chỉ tạo nên những khung cảnh lung linh mà còn là một phần của câu chuyện phim. Làm sao có thể truyền tải được hình ảnh một chiếc xuồng bé nhỏ lạc lõng trôi dạt giữa mênh mông biển trời, giữa vũ trụ bao la nếu như không đặt vào một không gian đa chiều? Hình ảnh ấy có khi được nhìn theo mặt phẳng ngang trong vắt, khi được nhìn từ trên cao vô tận như cái nhìn của Thượng đế dõi theo Pi, khi được soi chiếu từ dưới đáy đại dương sâu thẳm, nơi có hàng tỷ sinh vật kỳ bí và cả linh hồn những người thân của Pi đã nằm lại mãi mãi.
    Kỹ thuật 3D giúp đạo diễn vừa thể hiện được chiều rộng của không gian, vừa soi rõ chiều sâu suy tư, tâm trạng của nhân vật. Khán giả như trông thấy rõ những gì mà Pi trải qua, chứng kiến, cảm nhận và hình dung thấy khi cậu đối diện thiên nhiên vừa lộng lẫy, kỳ vĩ, vừa bí ẩn, dữ dội, khắc nghiệt... Đạo diễn Avatar, James Cameron, từng nhận xét: "Bộ phim đẹp một cách kỳ diệu, bạn cảm giác như bị bao bọc trong câu chuyện. Tôi nghĩ công nghệ 3D cũng đóng góp một phần vào đó. Một cách làm phim thật tuyệt vời. Bạn sẽ tham gia vào một chuyến hành trình đẹp mắt, vô cùng hấp dẫn. Tôi nghĩ không thể nào làm tốt hơn như vậy được".
    Thành công của bộ phim cũng nhờ vào kỹ xảo xuất sắc. Việc dựng thành phim hành trình của một chàng thanh niên Ấn Độ và một con hổ Bengal trên một chiếc xuồng giữa đại dương từng được cho là điều không tưởng. Nhiều đạo diễn đã nản chí đến rồi lại đi khi đọc kịch bản. Thế nhưng Lý An quyết tâm vượt qua thử thách này. Ông nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ êkíp làm phim và chính quyền các nước.
    Con hổ trong phim, Richard Parker, phần lớn là do sự sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật số CGI tiên tiến. Kỹ thuật này tạo nên một sinh vật sống động như thật dựa trên tư liệu về hình ảnh và vật lý từ bốn chú hổ Bengal. Trong khi đó tại một sân bay bỏ không ở Đài Loan, một bể tạo sóng lớn nhất thế giới được xây dựng dành riêng cho phim. Chiếc bể đặc biệt này có thể chứa 7 triệu lít nước và sử dụng máy tạo sóng khổng lồ để hình ảnh đại dương giống y như thật.
    "Thán phục" là từ mà nhiều khán giả sau khi xem xong phim sẽ dành cho đạo diễn Lý An bởi sự mạo hiểm, kỳ công và khả năng sáng tạo tuyệt vời của ông khi dựng lên câu chuyện siêu thực và kỳ quái này. Chỉ tiếc một điều là cảm xúc trong phim vẫn chưa đạt đến độ sâu và lay động mạnh mẽ trái tim khán giả như ấn tượng mà công nghệ 3D và kỹ xảo mang lại. Thêm vào đó, câu chuyện phim có phần được thi vị hóa khiến cho hành trình của Pi kém phần gay cấn, dữ dội.
    Những fan ruột của cuốn tiểu thuyết cũng phần nào hụt hẫng khi xem phim bởi chiều sâu triết lý và những suy ngẫm về tôn giáo, niềm tin, bản ngã, sự sinh tồn... đã bị tiết chế đi nhiều trong phim. Vì thế, khán giả chưa cảm nhận hết về hành trình của cảm xúc, tinh thần và tâm linh song hành cùng hành trình của lý trí và thể xác. Bên cạnh đó, hình tượng nhân vật hổ Richard Parker, một đối thủ và cũng là một người bạn của Pi, không có sức ám ảnh và ý nghĩa như những gì mà tác giả tiểu thuyết đã xây dựng lên.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  23. Tất cả những gì The Maze Runner mang lại là sự kích thích trí tò mò, kịch tính và những âm mưu. Các gương mặt mới, đạo diễn hoàn toàn xa lạ. Bộ phim dựa trên tác phẩm văn học rất nổi tiếng của James Dashner. Chính sự ảnh hưởng tích cực từ nguyên tác cũng đủ hâm nóng không khí chờ đợi mà khán giả dành cho bộ phim này.
    Sau thành công của Harry Potter và Twilight là những phim được chuyển thể từ những cuốn sách nổi tiếng. Hollywood đã thấy được tiềm năng và sự sáng tạo rất lớn nằm trong loạt tiểu thuyết này. Đạo diễn Wes Ball một cái tên khá mới mẻ với vai trò của mình khi liều lĩnh sử dụng dàn diễn viên hoàn toàn không tên tuổi.
    The Maze Runner có tên tiếng việt là Giải Mã Mê Cung. Bộ phim là sự pha trộn giữa khoa học viễn tưởng, hành động và âm mưu. Nhân vật chính Thomas (Dylan O’Brien) cuốn khán giả theo những rắc rối, nỗi sợ hãi, nghi hoặc và sự tò mò của mình, để từng bước hé lộ và lý giải những thắc mắc một cách logic và lôi cuốn.
    Bộ phim bắt đầu bằng hình ảnh Thomas nằm trong 1 cái lồng sắt hoàn toàn xa lạ, xung quanh là những âm thanh ồn ào và thô bạo. Thomas bị xóa hoàn toàn ký ức và không thể nhớ nổi tên mình. Nơi được bao bọc bởi những bức tường bê tông lớn và cao chót vót. Có những cánh cửa được mở ra từ sáng sớm và đóng lại khi đêm xuống. Đó là con đường duy nhất dẫn tới mê cung. Ở nơi mà những thanh niên với tâm trí hoàn toàn trống rỗng giống như cậu tồn tại, người ta gọi là Trảng cỏ.
    Thomas được chào đón bởi những nguyên tắc quyết định sự sống sót cho cả nhóm. Không được phép vượt qua bức tường, nếu không tuân thủ vĩnh viễn sẽ không bao giờ có ngày trở lại. Vì nơi đó, mê cung sẽ thay đổi mỗi ngày và những con quỷ đêm luôn rình rập.
    Với những câu hỏi thường trực như…là ai, tại sao, nơi nào và làm thế nào? Thomas xuất hiện và làm đảo lộn trật tự vốn có của cả nhóm xây dựng trong suốt 3 năm... Và nhân vật cuối cùng xuất hiện. Sự xâu chuỗi cho những giấc mơ lạ kỳ. Với trí thông minh và quyết tâm đào thoát cao độ, cùng với hiểu biết của người dẫn đường. Liệu Thomas có thoát khỏi mê cung bí ẩn hay không? Và ai là kẻ đứng sau tất cả những âm mưu tàn khốc này? Những phút cuối sẽ dần hé lộ, đồng thời lại tiết lộ những tình tiết và nút thắt mới.
    Ngay từ những phút đầu tốc độ phim khá nhanh và hồi hộp. Tâm lý và diễn tiến nhân vật thay đổi liên tục. Từ cách xây dựng bối cảnh trong Trảng. Cách họ bảo vệ bản thân, phân chia đội hình, sự thay đổi của mê cung từng ngày và quái vật quỷ đêm luôn rình rập. Có thể nói nhịp phim làm rất tốt để khán giả luôn phải dán mắt vào màn hình.
    Ngay cả việc xây dựng một mê cung với những bức tường cao chót vót, một màu xám và các lối đi giống hệt nhau. Khi Thomas cố chạy vào trước khi cánh cửa đóng lại. Tất cả khán giả sẽ có cảm giác tò mò xen lẫn sợ hãi bởi góc quay thay đổi đột ngột và những âm thanh gầm rú đến rợn người.
    Thật ra trong phim có rất ít những pha hành động, nên xét về yếu tốt hình ảnh cũng không có gì quá đặc biệt nhưng chính những tình tiết gay cấn cũng đủ làm cho người xem luôn cảm thấy căng thẳng. Tạo hình của những con quỷ đêm không quá ghê sợ. Chúng được xây dựng theo kiểu nửa cơ khí nửa quái thú. Nghĩa là khán giả không thấy sợ khi Thomas đối diện với chúng. Nhưng chính hiệu ứng âm thanh trước khi chúng xuất hiện lại làm người xem cảm nhận được sự sợ hãi thật sự của nhân vật.

    Việc một số thành viên trong nhóm bị chích, những cái tên ngệch ngoặc trên tường bị xóa bỏ. Hay cả tình tiết cả nhóm dùng vũ lực để đẩy một người vào mê cung trong cơn hoảng loạn tột độ cho thấy bản năng sinh tồn nguyên thủy của con người trước nỗi sợ hãi của hiểm họa. Nói chung sự xâu chuỗi của sự việc xảy ra một cách tự nhiên nhất mà không cần phải quá trau chuốt. Đó là cách xây dựng mạch truyện rất khôn ngoan.
    Đối với một bộ phim được xây dựng trên một tác phẩm nổi tiếng, chắc chắn khán giả sẽ có sự so sánh trên nguyên tác. Và việc sử dụng hoàn toàn các diễn viên mới là một thử thách khá mạo hiểm của đạo diễn Wes Ball. Ngoài nhân vật chính Thomas do Dylan O’Brien có chút tên tuổi trên kênh truyền hình Mỹ với phim Teen Wolf. Các vai diễn còn lại hoàn toàn xa lạ với khán giả. Tuy nhiên lựa chọn của đạo diễn không hề làm khán giả thất vọng. Ở họ luôn toát lên một nguồn năng lượng tràn trề, đó chính là thế mạnh của sức trẻ.

    Có thể bạn chưa hề đọc qua The Maze Runner, điều đó không hề ảnh hưởng đến việc xem phim. Nó vẫn có một bản sắc rất riêng. Trước hết là một khung cảnh hoàn toàn mới mẻ trong mê cung, nó rất xa lạ. Và khi chìm vào khoảng không bao la rộng lớn ấy, người xem cũng có cảm giác bị rối hoàn toàn giống như nhân vật. Và chắc chắn khi xem các bạn cũng có những câu hỏi giống hệt tôi. “họ đã xây dựng mê cung đó như thế nào?” và giữa những hình ảnh hư cấu mà công nghệ đồ họa mang lại, làm cho khán giả có cảm giác họ đang tồn tại trong một mê cung thật sự.

    Ngoài cảm giác hồi hộp và nguy hiểm mà bộ phim mang lại, tính đối kháng của tuyến nhân vật (Gally) cũng phản ánh rất chân thực về những tính cách khác nhau của mỗi người trong một môi trường sống. Và khi con người phải lựa chọn giữa ranh giới của sự sống thì sự bộc lộ bản chất càng trở lên rõ ràng. Hơn nữa những âm mưu bí ẩn đằng sau bức tường càng kích thích trí tò mò của khán giả.
    Mặc dù chưa khởi chiếu The Maze Runner, nhưng đạo diễn Wes Ball và toàn bộ ê kíp đã bắt tay vào sản xuất phần tiếp theo cho bộ phim. Điều đó cho thấy họ rất tự tin về doanh thu của bộ phim này.
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated
  24. Quá tuyệt vời cho những ai yêu đời, và muốn yêu đời, tìm kiếm một bộ phim tràn ngập những khoảnh khắc trong sáng thú vị đáng yêu. Một trong những bộ phim khiến mình cười rúc rích đến cười phá lên suốt cả bộ phim, và ra về với tâm trạng phấn khích và ngập tràn những cảm xúc yêu đời.
    Tui bắt đầu làm quen với Charlie Brown và chú chó Snoopy từ khi đi Singapore năm tui 20 tuổi. Đó là khi ngồi trên máy bay và đọc tờ VietnamNews, mục giải trí truyện tranh. Đó cũng là lần đầu tiên tui biết đến Calvin & Hobbles cùng con mèo Garfield.
    Thế nhưng, kỷ niệm cảm xúc nhất dành cho Charlie Brown chính là mùa Giáng Sinh năm 2007, trong một cơn hứng chí đã quyết định đi roadtrip với hai người bạn vòng quanh nước Mỹ. Để chuẩn bị cho chuyến đi, tui đã chuẩn bị download một album nhạc Giáng Sinh, và tìm thấy soundtrack A Charlie Brown Christmas toàn những ca khúc Giáng Sinh kinh điển. Có lẽ vì lẽ đó, cứ nghĩ đến tuyết rơi, là tui nghĩ đến chuyến đi chơi chạm vào tuyết đầu tiên trong đời mình cùng những giai điệu nhạc Giáng sinh từ bộ phim hoạt hình Charlie Brown ấy.
    Mặc dù bộ truyện tranh comic strip này có rất nhiều bình luận xã hội ẩn dưới cùng tính triết lý về xã hội học trong câu chuyện về thế giới của những đứa trẻ, mà nhân vật trung tâm là cậu bé vụng về, luôn thất bại Charlie Brown, nhưng bộ phim hoạt hình Snoopy & Charlie Brown: The Peanuts Movie (2015) thì cố gắng giữ một đường dây câu chuyện đơn giản, dễ hiểu hơn, dù thi thoảng cũng có những châm biếm mỉa mai (chẳng hạn như chuyện cô em gái của Charlie lên kế hoạch kinh doanh hào quang của anh trai trước khi hào quang ấy tắt ngóm). Vẫn trung thành với tính cách đặc trưng của các nhân vật trong bộ truyện tranh – Charlie vẫn thất bại khi thả diều, Lucy vẫn cau có khó chịu và… không bao giờ từ bỏ trò lừa đảo của mình khi chơi bóng cùng Charlie, Snoopy vẫn mộng mơ với những câu chuyện tiểu thuyết được viết bằng máy đánh chữ trên nóc ngôi nhà đỏ, và người lớn trong thế giới của các em bé thì… không có cùng ngôn ngữ – The Peanut Movie xoay quanh chuyện Charlie một ngày kia bị “đứng hình” bởi cô bé tóc đỏ nhỏ nhắn từ đâu xuất hiện. Charlie Brown cũng giống như Nobita – vụng về hậu đậu bất tài tự ti nhưng tâm tính tốt, nhưng cậu không có phép thuật của Doraemon – trái lại con chó cưng của cậu bị đám bạn hất hủi cấm tiệt không cho đến trường, cậu không có sự động viên của cô bạn Xuka – trái lại là sự “đàn áp tinh thần” của Lucy; nhưng chúng ta luôn yêu quý những nhân vật như Charlie Brown, bởi xét cho cùng, chúng ta sẽ luôn yêu quý những người tâm tính tốt.
    Một điều thú vị khác của bộ phim là nó cùng lúc kể hai câu chuyện song hành – chuyện “tình” của Charlie Brown, và chuyện “tình” của Snoopy trong thế giới tưởng tượng của nó. Thế nhưng, ngay cả hai câu chuyện “tình” đầy trắc trở thì bộ phim cũng không có nhân vật phản diện – một điểm hiếm hoi trên phim ảnh, nhất là các phim hoạt hình gần đây đều cần khắc họa kẻ ác để tạo nên kịch tính. Cũng có lẽ vì lẽ đó, The Peanuts movie nhẹ nhàng nhiều cảm hứng hơn là gay cấn kịch tính. Nó vừa đủ để kể một (hai) câu chuyện dễ thương, đủ để đem đến cho trẻ em một bài học giáo dục dễ thương, về tình bạn, về lòng dũng cảm, và về giá trị của lối sống tích cực yêu đời.
    Tui cũng thích việc xử lý 3D của bộ phim này, khi vẫn giữ lại những nét 2D trên khuôn mặt của các nhân vật, tạo nên một sự gần gũi thân thuộc (đặc biệt khi so với phim Doraemon 3D hồi năm ngoái, việc biến đổi sang 3D khiến mình cảm thấy mất đi cái tình cảm gắn bó với các nhân vật của bộ phim). Âm nhạc với các bản piano quen thuộc cũng là một điểm tạo nên sự gần gũi thân quen này. 
    Tui xem bản lồng tiếng, rất dễ thương. Có nhiều đoạn dịch cũng ngộ nghĩnh, như tác phẩm văn học kinh điển “Chén canh của mình” chẳng hạn!
    Tóm lại, bạn nào muốn có một khoảng thời gian thư giãn nhẹ nhàng nhiều cảm hứng, đi xem The Peanuts Movie cho đời sáng tươi ha….
    • 1 Downloads
    Joker
    Updated