Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Phim xoay quanh Sean Boswell (Lucas Black), một thiếu niên người Mỹ đam mê đua xe đường phố. Sau khi gây ra một vụ tai nạn nghiêm trọng trong một cuộc đua bất hợp pháp, Sean bị buộc phải chuyển đến Tokyo, Nhật Bản để sống với người cha nhằm tránh án tù.
    Tại Tokyo, Sean nhanh chóng bị cuốn vào thế giới ngầm của các cuộc đua xe drift (một loại hình đua xe sử dụng kỹ thuật lái xe đặc biệt để "trượt" xe trên các đoạn đường cua gấp). Sean gặp Twinkie (Bow Wow), một cậu bạn mới, và được giới thiệu với thế giới đua xe địa phương.
    Trong một cuộc đua, Sean đã thách đấu và thua cuộc trước Takashi (Brian Tee), được biết đến với biệt danh "Drift King" (Vua Drift) của Tokyo. Takashi cũng là một thành viên của băng đảng Yakuza và cháu trai của Kamata (Sonny Chiba), một ông trùm xã hội đen. Sean bị cuốn vào cuộc cạnh tranh với Takashi không chỉ về đua xe mà còn vì sự xuất hiện của Neela (Nathalie Kelley), bạn gái của Takashi, người mà Sean dần có tình cảm.
    Han Lue (Sung Kang), một tay đua và là đối tác của Takashi, trở thành người hướng dẫn cho Sean, dạy anh cách drift và giúp anh thích nghi với cuộc sống ở Tokyo. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Sean và Takashi leo thang khi Takashi phát hiện Han đã biển thủ tiền của băng đảng. Một cuộc rượt đuổi dữ dội xảy ra, và Han bị giết trong một vụ tai nạn xe hơi.
    Cuối cùng, để giải quyết mọi thứ, Sean thách đấu Takashi trong một cuộc đua cuối cùng trên núi để xác định ai sẽ là Vua Drift và ai sẽ phải rời khỏi Tokyo. Sean chiến thắng và trở thành Vua Drift mới của Tokyo.
    Phần kết của phim mang đến một sự xuất hiện bất ngờ của Dominic Toretto (Vin Diesel), người xuất hiện để thách đấu với Sean, ngụ ý rằng cuộc phiêu lưu của Sean trong thế giới đua xe vẫn chưa kết thúc.
    Bộ phim nổi bật với những cảnh đua xe drift đầy kỹ thuật và mang đến một cái nhìn mới mẻ về văn hóa đua xe ở Nhật Bản.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  2. Sau khi thành công trong vụ trộm 100 triệu đô la ở Rio de Janeiro, nhóm của Dominic Toretto (Vin Diesel) đã giải nghệ và sống rải rác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cuộc sống bình yên của họ bị đảo lộn khi đặc vụ Luke Hobbs (Dwayne Johnson) tìm đến Dominic để nhờ giúp đỡ trong việc bắt giữ một tổ chức tội phạm quốc tế do Owen Shaw (Luke Evans) đứng đầu.
    Điều khiến Dominic đồng ý hợp tác là sự xuất hiện của Letty Ortiz (Michelle Rodriguez), bạn gái cũ của anh, người mà anh nghĩ đã chết. Letty hiện đang làm việc cho Shaw và dường như đã mất trí nhớ.
    Nhóm của Dominic tái hợp và theo đuổi Shaw khắp châu Âu, với những màn rượt đuổi gay cấn, đua xe tốc độ và những pha hành động nguy hiểm. Cuộc chiến giữa hai phe trở nên khốc liệt khi Shaw cố gắng đánh cắp một thiết bị có thể đe dọa an ninh toàn cầu.
    Cuối cùng, Dominic và nhóm của anh đã ngăn chặn kế hoạch của Shaw, nhưng phải trả giá bằng sự phản bội và mất mát. Letty quay lại với Dominic, nhưng Owen Shaw đã thoát chết và cuộc chiến giữa họ vẫn chưa kết thúc.
    Phần kết của phim tiết lộ rằng em trai của Owen Shaw, Deckard Shaw (Jason Statham), sẽ là kẻ thù mới trong phần tiếp theo, khi hắn quyết tâm trả thù cho em trai mình.
    Bộ phim kết hợp giữa hành động mãn nhãn, tình cảm gia đình và lòng trung thành, giữ vững phong cách đặc trưng của loạt phim "Fast & Furious".
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  3. Trở lại sau 4 năm, “John Wick: Chapter 4” chứng minh sức hút của thương hiệu “Sát thủ bút chì" khi mang đến những pha hành động ngoạn mục và nhân vật mới thú vị.
    Được coi như biểu tượng của dòng phim hành động nghẹt thở, John Wick: Chapter 4 ngay khi đổ bộ đã thu về 73.5 triệu USD, con số mở màn vượt xa 3 phần trước. Hiện, phim đã vượt mức 306 triệu USD, tạo nên kỷ lục doanh thu dù đối đầu với hai hiện tượng bước ra từ game The Super Mario Bros. Movie và Dungeons & Dragons: Honor Among Thieves. Thành tích phòng vé đến từ những lời truyền miệng tích cực, chỗ đứng vững chắc trong lòng fan và sự đón nhận của giới phê bình.
    Ngoài những cái tên quen thuộc từ phần trước như Keanu Reeves hay Laurence Fishburne, tác phẩm còn có sự góp mặt của ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan và nhiều gương mặt nổi tiếng khác như Bill Skarsgård, Laurence Fishburne, McShane, Sanada Hiroyuki, Scott Adkins và George Georgiou… 
    Sau những sự kiện đẫm máu ở phần 3, John Wick (Keanu Reeves) tiếp tục cuộc chiến chống lại tổ chức tội phạm khét tiếng The High Table. John đến sa mạc ở Ma-rốc để ám sát thủ lĩnh The Elder (George Georgiou) và hành động này chả khác gì ngòi nổ khiến cả Hội đồng tối cao điên cuồng trả thù anh.
    Vì không khống chế được John, Hầu tước Vincent de Gramont (Bill Skarsgård) uy hiếp Winston (Ian McShane) và phá hủy khách sạn New York Continental. Hắn cũng phái sát thủ mù, Caine (Chân Tử Đan) đi thủ tiêu John. Cùng lúc đó, John xin ẩn náu ở khách sạn Osaka Continental của người bạn cũ Shimazu Koji (Sanada Hiroyuki).
    Mỗi nhân vật trong John Wick đều có cá tính và động cơ rõ ràng. Keanu Reeves luôn là linh hồn của loạt phim còn Laurence Fishburne và Ian McShane vẫn xuất sắc trong từng khung hình. Nhưng thành công phần 4 phải kẻ tới màn hoá thân của các gương mặt mới. 
    Cầm đầu phe phản diện, Bill Skarsgård tạo nên chân dung 1 kẻ biến thái ngạo mạn, cuồng sát. Bộ sưu tập vest kiểu cách, hào nhoáng càng tôn thêm vẻ bí ẩn lẫn bóng bẩy của gã Hầu tước. 
    Caine (Chân Tử Đan) tuy hai đầu chiến tuyến với John nhưng họ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều cố gắng rời bỏ thế giới ngầm vì người thương. Ở sát thủ này vẫn luôn có sự ẩn nhẫn, phân minh và tôn trọng đối phương. Màn so tài giữa hai siêu sao hành động đã cống hiến cho khán giả những khoảnh khắc mãn nhãn, thăng hoa cảm xúc. 
    Tinh thần trượng nghĩa còn phải kể tới ông chủ Shimazu do diễn viên kì cựu Sanada Hiroyuki thủ vai. Tái ngộ Keanu sau 47 Ronin, tài tử điểm màu điềm đạm, sâu sắc, lịch lãm cho vai diễn. Tình cha con giữa ông và cô con gái Akira (Sawayama Rina) cũng là điểm sáng trong thế giới ngầm tàn khốc. 
    Nhắc đến John Wick không thể thiếu màn trình diễn võ thuật đậm chất Á Đông. Phần 4 chiêu đãi fan “bữa tiệc tàn sát” với cú đấm thét lửa, đấu kiếm kanata, bắn cung, võ tổng hợp, côn nhị khúc thậm chí tận dụng cả gậy batoong. Điều đó không chỉ tôn thêm nét nam tính của Keanu mà các vai phụ cũng để lại dấu ấn với “bảo bối” của mình.  
    Đạo diễn Chad Stahelski đã trình làng những pha hành động dồn dập, kéo dài từ sa mạc Wadi Rum, trung tâm nghệ thuật quốc gia Tokyo, nhà thờ hay hộp đêm ở Berlin, New York, ga tàu ở New Jersey, loạt công trình đồ sộ tới các khu phố cổ kính ở Paris. 
    Là ông hoàng dòng phim hành động, Keanu Reeves vẫn đánh giá đây là vai diễn khó nhất trong sự nghiệp. Hầu hết các pha mạo hiểm và đua ô tô giữa phố xá Paris đều do ngôi sao 58 tuổi tự đảm nhiệm. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã đưa việc lái xe lên tầm cao mới. Thật thú vị khi có cơ hội học và biểu diễn những kỹ năng đó”.  
    Phim kết hợp khéo léo kỹ xảo điện ảnh hoành tráng với thiết kế mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng. Đạo diễn, Keanu và ekip đã tiến bộ rõ rệt qua từng phần và làm thoả mãn người xem bởi yếu tố hành động sau nhiều năm nghiên cứu, mài giũa kỹ thuật. 
    Công thức đơn giản vẫn chiếm trọn trái tim khán giả  
    Trước khi ra mắt phần 4, John Wick bị hoài nghi liệu có rơi vào vết xe đổ “vắt sữa” của dòng phim franchise. Tuy nhiên, thành công đã chứng minh giá trị của thương hiệu hành động hiện đại này. 
    Thực tế,  John Wick: Chapter 4 vẫn trung thành với cốt truyện dễ đoán, cliché, không mấy đột phá. Chủ nghĩa siêu thực tiếp tục được đẩy cao với tá chi tiết phi lý và những pha đánh đấm phô trương đúng chất Chad Stahelski. 
    Với thời lượng gần 3 tiếng đồng hồ, việc ôm đồm hệ thống nhân vật và tình tiết khiến người xem khó lòng tập trung cao độ dù no mắt cảnh hành động. Nhất là nửa đầu phim chưa có yếu tố mới lạ và chỉ thực sự bùng nổ ở hồi cuối. Những ai đã quen thuộc với phong cách 3 phần trước có thể kỳ vọng các địa hình chiến đấu hiểm trở hơn. Nhưng nhìn chung, tác phẩm vẫn giữ được mạch phim khá rõ ràng, thống nhất. Và như thế cũng đủ cho phần phim mang tính chất tri ân và khép lại hành trình dài cùng John Wick. 
    Hiện John Wick chưa công bố sản xuất phần 5 hay phần spin-off cho các nhân vật thuộc vũ trụ điện ảnh này. Đương nhiên, Keanu Reeves sẽ không đồng ý trở lại nếu thiếu Chad Stahelski còn đạo diễn muốn dành thời gian này nghỉ ngơi và nâng cao tay nghề. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. John Wick: Chapter 2 là bộ phim gợi khá nhiều hoài niệm về The Matrix. Đó là điều gần như tất nhiên. Đạo diễn Chad Stahelski vốn là người đóng thế cho Keanu Reeves trong Matrix. Phim có sự xuất hiện của “Morpheus” Laurence Fishburne, trong lần cộng tác đầu tiên với Reeves sau The Matrix Revolutions (2003). Và cả phần âm nhạc của bộ đôi Tyler Bates và Joel J. Richard mang âm hưởng rất rõ của Clubbed to Death (trong khi John Wick 2 ra rạp, bản nhạc này đang bị xóa hàng loạt trên Youtube). Và cũng như Matrix, John Wick 2 nhắc nhở ta về một khái niệm rất khó thực hiện trong điện ảnh hiện đại, mà trong tiếng Việt không có từ tương đương: Awesomeness.
    Những gì phần 2 này mang lại rất khác phần 1, ra mắt năm 2014 và trở thành hiện tượng, đưa Keanu Reeves trở lại vị thế ngôi sao hành động, vốn bị đánh mất sau khi Matrix kết thúc. Một phim báo thù không mới mẻ nhưng thông minh, tận dụng được khí chất của Reeves, cũng như khai thác yếu tố hành động theo hướng bạo lực chân thực, và đầy kĩ thuật. Nhưng John Wick không phải là một phim tốt để làm thành loạt phim. Nó là một vòng tròn khép kín, với rất ít các mối quan hệ và nhân vật để mở rộng. Chỉ có một cách dễ dàng và duy nhất để đưa gã sát thủ biệt danh “ông kẹ” này trở lại, và đã được các biên kịch lựa chọn đúng: Quá khứ.
    John Wick 2 lấy thời điểm chỉ vài ngày sau sự kiện ở phần 1. Wick kết thúc ân oán với gia đình mafia Viggo bằng một màn “đòi xe” hoành tráng. Nhưng mọi hành động đều dẫn đến hậu quả. Màn báo thù của Wick được xem là tín hiệu trở lại giang hồ, và quá khứ lập tức đến tìm anh dưới dạng D’Antonio (Riccardo Scamarcio), một trùm mafia Ý. Hắn ta yêu cầu Wick ám sát người chị gái, để trở thành “bố già” của băng. Khi Wick từ chối, D’Antonio đã làm điều mà người chủ khách sạn Winston (Ian McShane) miêu tả “phá hủy nhà của quỉ và đâm sau lưng nó.” Dù chú chó mới may mắn không bị sát hại, nhưng như thế đã đủ.
    Phần kịch bản của John Wick 2, không rõ vô tình hay cố ý, là một phiên bản Matrix khác. Như chúng ta đều biết, Matrix kể về một người nhận ra thực tại của anh ta là giả, và bao quanh anh ta là những “con người” giả mạo trong các vai trò khác nhau. John Wick 2 tương tự thế, chỉ thay thế giới máy móc bằng thế giới sát thủ – với một hệ thống vận hành và các điều luật riêng, tồn tại song song với thế giới chúng ta. Trong phim, những sát thủ không khác gì các agent. Chúng có mặt ở khắp nơi, không có tính cách, và sẵn sàng xuất hiện từ bất kì ai trên phố. Trong khi lớp nền của giới sát thủ là từ Matrix, thì cách nó hoạt động là của 007 hay Kingsman: The Secret Service (2015). Chúng ta thích thú theo dõi Wick được cung cấp từ vũ khí đến trang phục khá ngầu để thực hiện nhiệm vụ, và cả “đồ chơi”. Trong phim, để khiến khả năng sống sót của Wick đáng tin hơn, các biên kịch thêm vào chiếc áo chống đạn có phần viễn tưởng. Nhưng sẽ ổn với khán giả, miễn John Wick là người mặc nó.
    Nếu so sánh với một phim cùng chủ đề gần đây là Assasin’s Creed Movie (2016), thế giới sát thủ của John Wick thú vị hơn. Không chỉ có các cô gái xinh đẹp xăm mình làm việc bàn giấy, nó còn có các nhân vật sát thủ rất phong cách. Trừ kẻ phản diện D’Antonio, tất cả đều có danh dự, phẩm giá và rất đáng quan tâm. Từ bà trùm Gianna (Claudia Gerini), sát thủ Cassian (Common), đến ông chủ khách sạn Winston. Có một cảnh vừa mới tử chiến dữ dội, Wick và Cassian lại có thể ngồi uống rượu với nhau trong khách sạn Continental, trò chuyện như hai người bạn. Chỉ vì điều luật sát thủ yêu cầu không được “làm việc” ở đây. Và tất cả đều chào đón sự trở lại của Wick với một thái độ tôn trọng và lịch thiệp. Giới sát thủ trong John Wick gợi đến giới giang hồ mã thượng trong các phim Hồng Kông thời hoàng kim.
    Các thủ thuật từng được sử dụng hiệu quả ở phần 1, tiếp tục được dùng rất hiệu quả ở phần 2 này. Keanu Reeves không phải là một diễn viên giỏi biểu cảm. Đạo diễn Chad Stahelski hiểu điều đó, và ngay từ đầu, ông đã xây dựng nhân vật sao cho phù hợp nhất với anh: Một sát thủ vô cảm vì cô độc. Và kèm theo là một chú chó. Nếu mèo là đại diện cho nỗi cô đơn của phụ nữ, thì chó có giá trị tương tự với đàn ông. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vẫn cần thêm một thủ pháp khác, là dùng lời kể về ngôi thứ ba. Thủ pháp này rất giá trị, vì không có cách nào khắc họa một huyền thoại tốt hơn là từ miệng người khác, kẻ thù hoặc bạn bè anh ta, với sự sợ hãi hoặc ngưỡng mộ. Hình tượng John Wick được xây dựng từ những người xung quanh anh, vừa hiệu quả, vừa tránh cho Reeves về mặt diễn xuất, là sự khéo léo của Stahelski.
    Điều còn lại, đơn giản là thưởng thức các màn hành động bạo lực đúng chất John Wick – lí do mà chúng ta bỏ tiền ra rạp. Chất hành động của John Wick 2 không có nhiều nâng cấp hoặc khác biệt so với phần đầu. Tất nhiên, vẫn nằm ở nửa trên bảng xếp hạng các phim hành động hiện nay. Có thể xem phần 2 này là lời giải thích cho việc vì sao người ta gọi Wick là “quỉ dữ”: Chỉ cần đếm số xác nằm xuống sau những những pha “headshot” thương hiệu của anh. Điểm yếu ở phần này là việc Stahelski “làm quá” sự bá đạo của Wick, bằng cách biến các tay súng khác thành đám bot trí thông minh thấp trong các trò bắn súng. Trường đoạn cuối phim có lẽ sẽ bị cho là bắt chước cảnh trong phim Mãnh Long Quá Giang (1973) của Lý Tiểu Long. Có vài nhân vật không hiệu quả lắm, như nữ sát thủ Ares của phe D’Atonio (Ruby Rose), diễn rất kịch và chết quá nhanh. Và trong khi xem Laurence Fishburne ba hoa, tôi luôn tưởng tượng ra gương mặt của Samuel L. Jackson, sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn.
    John Wick 2 không phải là một điều gì quá sức kinh ngạc, như Matrix từng làm. Nhưng cả hai có những điểm tương đồng đáng giá. Như sự thỏa mãn về thị giác và cảm giác hài lòng khi chứng kiến Keanu Reeves, vẫn trong bộ vest hào hoa, tiêu diệt hết kẻ này đến kẻ khác. Những lời thoại khá “ngầu” được xử lí khéo là một điểm cộng khác. Chúng ta sẽ không quan tâm lắm đến sự thiếu hụt các mối quan hệ hay giao tiếp xã hội của nhân vật chính, vì không cần thiết. Wick là một kẻ cô độc, đến mức không đặt tên cho chú chó, để không quá gắn bó khi nó chết đi. Anh ta bị bủa vây bởi thần chết, rất nhiều thần chết, và tự bản thân là thần chết đáng sợ nhất. Thần chết sẽ không quan tâm đến việc phá luật, để bị săn đuổi bởi cả thế giới trong phần 3, mà tôi chắc chắn vẫn sẽ dành thời gian cho. John Wick chỉ biết một điều duy nhất: “Fortis fortuna adiuvio.” (Thần May Mắn chỉ cười với kẻ mạnh)
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. Có thể nói John Wick là bộ phim hành động hay nhất trong tháng 10 qua sự thể hiện của nam diễn viên Keanu Reeves ngôi sao phim Ma Trận. Với tất cả những hiệu ứng mà bộ phim mang lại, hiện tại John Wick đang được đánh giá rất cao từ các trang tổng hợp phim uy tín như IMDb và Rotten Tomatoes.
    Mặc dù đóng rất nhiều phim trong sự nghiệp diễn xuất của mình nhưng tên tuổi của Keanu Reeves thực sự nổi danh qua những phim như Tốc độ, Constantine, The Lake House, Street Kings, The day the Earth stood still và đặc biệt là người hùng Neo trong bộ phim khoa học giả tưởng Ma Trận. Vào năm 2005 diễn viên này từng được vinh danh tên tuổi của mình trên đại lộ danh vọng Hollywood.
    Cuộc đời của Keanu Reeves có rất nhiều biến cố thăng trầm và nhân vật John Wick có khá nhiều nét tương đồng với đời sống thực của diễn viên này. Chính vì thế khi hóa thân vào nhân vật của mình Keanu Reeves làm cho khán giả thật sự cảm nhận được sự trống trải và cô đơn trong con người này.

    Nói chung sự thể hiện của Keanu Reeves cho nhận vật John là hoàn hảo. Từ cách thể hiện nỗi đau trong câm lặng khi người vợ qua đời đến biểu cảm của một con người với tâm hồn đầy thương tổn khi mất đi kỷ vật cuối cùng, và khi trở lại với con đường cũ dù biết trước cuộc chiến này sẽ là cái kết cho cả đôi bên. John thật sự ám ảnh người xem với ánh nhìn đầy bí ẩn.
    Bên cạnh đó sự lựa chọn cho tuyến nhân vật phụ bằng các tên tuổi lớn như Willem Dafoe , John Leguizamo, Ian McShane, Lance Reddick và sự thể hiện khá ấn tượng của Michael Nyqvist (Viggo). Các vai diễn vẫn thể hiện được sự đặc biệt cho nhân vật của mình mà không làm loãng mạch phim. Ngoài ra các chi tiết hài nhẹ nhàng vừa phải để giảm tải cảm giác ghê sợ trong các pha thanh toán đẫm máu.
    Tất nhiên kịch bản của John Wick có rất nhiều tình tiết vô lý, cụ thể là có sự xuất hiện của cảnh sát khi thấy anh này giết cả đống người nhưng vẫn cho là bình thường và mặc nhiên nghĩ là chuyện riêng của John. Tuy thế đối với một bộ phim thuần giải trí và không nghĩ qua nhiều về thông điện này nọ thì kịch bản của John Wick là hoàn hảo và ý định của nhà sản xuất là thành công mỹ mãn. John Wick là sự kết hợp của 1 kịch bản logic, cách lựa chọn nhân vật thông minh, góc quay và hình ảnh đẹp, hành động hợp lý và hiệu quả. Thiết nghĩ, nếu bạn là fan hâm mộ của thể loại hành động thì không nên bỏ qua bộ phim này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Tiếp theo thành công của bộ phim “Trái Tim Quả Cảm (Braveheart)” năm 1995, “Sự Từ Bi Của Chúa (The Passion of the Christ)” năm 2004, và “Khải Huyền (Apocalypto)” năm 2006, Mel Gibson đã quay trở lại vai trò đạo diễn năm 2016 với bộ phim về Thế Chiến II là “Hacksaw Ridge.”
    Bộ phim phỏng theo câu chuyện có thật của người anh hùng Desmond Doss (Andrew Garfield), một người rất yêu nước và đã nhập ngũ trong Thế Chiến II, nhưng đã không chịu động đến khẩu súng trường bởi là một con chiên ngoan đạo với đức tin vững chắc của dòng Cơ Đốc Phục Lâm.
    Bộ phim mở đầu tại thị trấn nhỏ Virginia, nơi chúng ta thấy được cảnh gia đình ồn ào của Doss (Doss thời trẻ do Darcy Brycy thủ vai), với người cha nghiện rượu Tom (Hugo Weaving thủ vai), người khi say xỉn đã lạm dụng mẹ của Doss, Bertha (Rachel Griffths thủ vai). Trong một bối cảnh cảm động, cậu bé Doss đã hỏi mẹ tại sao cha lại chán ghét gia đình, bà trả lời rằng ông không ghét họ mà chán ghét chính mình. Sau đó, mọi người đã cho Doss biết rằng Tom phải chịu đựng sự dằn vặt do các vấn đề trong quãng thời gian phục vụ trong Thế Chiến I.
    Mặc dù vậy, Doss và anh trai Harold “Hal” (Nathaniel Buzolic) vẫn tình nguyện gia nhập quân đội. (Desmond gia nhập quân đội với vị trí là bác sỹ, còn Hall vào Hải Quân). Doss phải lòng một y tá địa phương tên Dorothy (Teresa Palmer), nhưng cô gái này không mấy vui vẻ khi thấy người bạn trai mới nhập ngũ. Biết Doss là người nhân hậu, cô đã lấy anh trước khi anh được cử đi đào tạo ở Fort Jackson, Nam Carolina. 
    Không cần phải nói, niềm tin tôn giáo và sự dè dặt của Doss đối với công việc ở chiến trường khiến cấp trên và đồng đội của anh không hài lòng. Đối với họ, thái độ của anh được coi là không tận tâm và hèn nhát. 
    Doss phải chịu đựng sự đánh đập và phải làm công việc dọn dẹp bởi đức tin của mình, nhưng bằng cách nào đó anh vẫn kiên trì chịu đựng sự hành hạ liên tục – ngay cả khi cuối cùng phải đối mặt với tòa án quân sự. Cha của anh đã cố gắng tỉnh rượu để lo cho Doss vào giờ chót, nhờ vậy anh được miễn ra tòa án quân sự.
    Phần nửa sau bộ phim chủ yếu lấy bối cảnh chính là hòn đảo Okinawa. Doss và đơn vị của anh, một phần của Sư đoàn bộ binh 77, đã phải leo lên một vách đá dốc đứng cao 400 feet bằng cách sử dụng chiếc lưới dày treo sẵn ở đó. Khi họ xoay sở trèo được lên đỉnh, thì họ đã gần như ngay lập tức bị tấn công bởi quân Nhật – những người đã đợi sẵn ở đó. Chẳng bao lâu sau đó nó trở thành một cao nguyên đẫm máu. 
    Nhờ tinh thần dũng cảm, trung đội của Doss bắt đầu phản công chống lại quân Nhật. Tuy nhiên, họ mau chóng nhận ra là đã đánh giá thấp số lượng binh lính của đối phương, sau khi phát hiện ra rằng kẻ thù của họ có mạng lưới đường hầm chạy ở dưới sườn núi. Trong một cảnh ngoạn mục, người Nhật đã thực hiện một đòn Banzai Charge (tức biển người tấn công) đẩy những công dân Hoa Kỳ trở lại rìa vách đá. 
    Bất chấp sự thất bại này, binh nhì Desmond Doss vẫn quên mình chạy qua chạy lại giữa bên vách đá và chiến trường để cứu sống 75 người lính Hoa Kỳ bị thương cũng như một số lính Nhật. Anh đã làm việc này một cách kỳ diệu mà không phải chạm vào cây súng. Thật ra, chính xác là anh đã lấy một khẩu súng trường, cuộn nó vào trong chăn để vận chuyển người cấp trên trực tiếp đang bị thương của mình, Trung sĩ Howell, để anh thoát khỏi nơi nguy hiểm. 
    Bộ phim đã truyền đạt rất thành công về sự kinh hoàng và thảm khốc của chiến tranh. Trên thực tế, những cảnh chiến đấu dường như hơi vô lý ở một số phần. Nhưng cá nhân tôi cảm thấy những tình tiết phụ lãng mạn đã được thể hiện rất tốt đến nỗi Teresa Palmer không còn nhiều đất diễn. (Cô ấy là một diễn viên tuyệt vời).
    Dàn diễn viên phụ còn lại của “Hacksaw Ridge” cũng rất xuất sắc và thật thú vị khi xem thấy khí chất oai hùng của đơn vị Doss. Mặc dù khi bị đẩy đến đường cùng, họ thực hiện nhiệm vụ của mình.
    Gibson dành sự tôn trọng cao nhất cho Desmond Doss – và đúng là nên như vậy. Không phải là ngày nào chúng ta cũng có thể chứng kiến biểu hiện không nao núng của đức tin và lòng trắc ẩn trong huyết mạch một con người. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Nếu có một bộ phim nào khiến mình vừa xem vừa trầm trồ xuýt xoa, xem xong chưa bước ra khỏi rạp đã không kiềm chế được mà thốt lên “A hu hu thích quá thích quá thíchhhh lắm lắm luônnnn huhuhu”,
    Thì nó chỉ có thể là bộ phim này!
    Nếu bạn nào gần đây theo dõi fanfic của mình hẳn sẽ hiểu lý do mình phấn khích như vậy 😃
    “Người du hành” có thể gọi là một bộ phim khá hoàn chỉnh, nội dung cốt truyện vừa đủ thu hút, diễn viên đẹp (quá đẹp!) và diễn xuất không có điểm nào để chê, diễn biến tâm lý phù hợp, phối cảnh chân thực (quá quá quá đẹp!!) và nói chung là soi mòn mắt cũng sẽ không có hạt sạn nào bởi vì tất cả vẻ đẹp từ sự đơn giản hài hòa đến sang chảnh hùng vĩ trong phim đủ để làm mãn nhãn người xem.
    Nói đến đây nếu ai chỉ muốn một review ngắn gọn có thể tạm dừng và mua vé đi xem phim. Bởi vì từ đoạn này trở đi mình sẽ spoil lol spoil rất nhiều là đằng khác bởi vì đây là một bài đánh giá và mình thích phim này đến nỗi từng diễn biến, từng chi tiết của nó mình đều muốn bình luận =))
    Diễn xuất của Chris Pratt không có gì phải chê trách trong khi đó Lawrence đã có nhiều bước chuyển biến vượt bậc 😃 Mặt chị không còn đơ cứng và chị cũng diễn mượt hơn, uyển chuyển hơn, có những đoạn tâm lý diễn đúng kiểu “rough and raw” và mình thích vậy, bởi vì mình có cảm giác cách truyền đạt vai diễn rất chân thực.
    Mình thích những bộ phim chăm chút về hình ảnh, chú ý phối hợp các mảng màu và nói chung là có tính thẩm mỹ cao! Một bộ phim màu mè lộng lẫy chưa chắc đã là thành công về phần hình ảnh, đạo diễn phải thật sự biết tiết chế và ‘làm vừa đủ’, không thiếu không thừa thì mới đem lại hiệu ứng thị giác hiệu quả. Ví dụ như một vài bộ phim rất màu sắc mà mình thích, như là The Great Gatsby, The Danish Girl hay là Avatar , và bây giờ sẽ có thêm Passengers. Ở “Người du hành” là một góc thẩm mỹ tinh tế nhưng không nhàm chán, chủ yếu sử dụng gam màu trắng và xám, điểm xuyết xanh cobalt và xanh sapphire. Và thực sự chỉ đơn giản thế thôi là đủ, bởi vì sao, bởi vì phía bên ngoài tàu vũ trụ Avalon còn là cả một thiên hà không bao giờ ngừng tỏa sáng. Thế cho nên cách kết hợp ăn ý giữa màu sắc chủ đạo của con tàu và màu sắc không gian mê hoặc bên ngoài vũ trụ là đủ vừa mắt, đủ đẹp và mang tính thẩm mỹ khiến mình ngồi trong rạp chỉ muốn phát điên!! Chưa hết, thiết kế con tàu cũng rất đẹp, đặc biệt là hồ bơi (đảm bảo lấy ý tưởng từ hồ bơi trong suốt trên sân thượng kiểu Mỹ lol) và những góc uốn cong bên trong khoang tàu tạo cảm giác không gian trở nên rộng hơn nhiều.
    Một điểm rất đẹp nữa mà mình không thể nào không tấm tắc khen đó là cách sử dụng hình thể rất uyển chuyển của hai diễn viên chính. Cách cả hai người kín đáo khoe cơ thể, đặc biệt là những cảnh cả hai nằm co người và máy quay bắt góc từ trên xuống, công nhận là đẹp! Anh Pratt nhìn rất rắn chắc và ôi dời ơi cơ bắp của anh nhìn sướng mắt gì đâu =)))), còn Lawrence thực sự rất là mảnh dẻ, duyên dáng, cong và đẹp! Nghe có vẻ biến thái nhưng những đoạn đặc tả cơ thể người đặc biệt là trên một con tàu vũ trụ không có ai hết nó mang đến một ý nghĩa vô cùng khác biệt, nó rất cô đơn nhưng độc chiếm, đôi khi yếu đuối nhưng cùng lúc ấy lại vô cùng mãnh liệt. Giữa mấy chục tấc hợp kim bao bọc con tàu và các thể loại máy móc lẫn robot càng làm cho vẻ đẹp cơ thể con người được tôn lên biết bao nhiêu lần. Nói chung là mình thấy đẹp, cái gì cũng đẹp, cảnh nóng cũng đẹp lol
    Không thể nào không nhắc đến phối cảnh bên ngoài con tàu, không gian vũ trụ là điểm ăn khách nhất của phim. Lại không biết nói thêm từ nào khác ngoài đẹp, phối cảnh chân thật, với góc nhìn bao quát để người xem có thể chứng kiến thiên hà lấp lánh từ đằng xa (chứ không phải góc nhìn cá nhân hẹp như trong phim Gravity). Chi tiết hành khách được chơi trò “skydiving” giữa vũ trụ khá hay, bởi vì nếu không có nó thì một anh thợ sửa máy và một cô nhà văn biết làm thế nào mà ra ngoài chơi được. Đoạn đặc tả diễn viên khi họ chứng kiến vẻ đẹp xung quanh mình và bật khóc lại là một chi tiết lợi dụng nước mắt hiệu quả, bởi vì chẳng cần nói thêm điều gì, nghẹn lời quá khóc, tủi thân quá khóc, đẹp và hùng vĩ quá nên khóc, xúc động quá và khóc. Anh Pratt rơi một giọt nước mắt thật to và thật tròn và mình cảm thấy đau lòng dùm anh Anh chiêm ngưỡng vũ trụ xinh đẹp và trong lúc anh nhận ra nó đẹp đến thế nào anh cũng đồng thời biết rằng mình thực sự cô độc, và mình chỉ có một mình. Ôi cảm xúc nó thật là phức tạp, yêu không thể yêu mà ghét không nỡ ghét, hờn hờn tủi tủi, ấm ức không thể nào nguôi. 
    Thế nên đang nói dở dang tâm lý nhân vật thì mình làm một phát phân tích diễn biến luôn. Okay anh Jim, người không may thức dậy giữa một con tàu trống huơ trống hoác, ngày qua ngày tự kỷ cùng con robot quầy bar, anh tìm đủ mọi cách để sửa cái kén ngủ đông nhưng vô ích, thật may vì anh là kỹ sư máy móc chứ nếu anh là businessman thức dậy và không thể và cũng không biết làm gì chắc anh tự tử chết lâu rồi  Với cả không thế thì làm sao anh táy máy phá hư kén của người đẹp để mà gọi chị ấy dậy chơi chung với anh được đây.. Đã thế anh lại còn là level khách chân đất mắt toét, chẳng có quyền lợi gì trên cái tàu này. Thế nên khi con robot khuyên anh hãy sống vui một tí đi đừng sầu buồn nữa, anh đã làm gì? Yes. Anh đã bắt đầu sống đúng kiểu một con người buông thả đếch quan tâm đến cuộc đời nữa luôn. Anh hack khóa phòng VIP để ăn chơi ngủ nghê như ông hoàng =)) mặc dù nó vẫn không cải thiện được cho anh bữa sáng mỗi ngày (chi tiết này hơi bất hợp lý nhưng thôi bỏ qua). Còn chị Aurora, huhu mình thích chị quá thích từ cái tên đến nghề nghiệp của chị, thích vì chị mộng mơ nhưng vẫn thực tế, tế nhị (không tỏ tình trước) nhưng mà mãnh liệt! Thích vì chị rất chi là con gái, cách chị giận anh, cách chị quở anh bởi vì trên tàu này làm quái gì còn người phụ nữ nào khác mà anh mãi không rủ chị hẹn hò, thích lúc chị ấm ức quá và phải mách ngay với chú trưởng toa vì anh ức hiếp chị (từ lúc phát hiện xong chị chưa biết xả với ai khác mà )
    Phần sau diễn biến của phim thì ai xem rồi cũng biết, và mình thực sự rất thích phim này bởi vì diễn biến của nó có nhiều phần giống với fanfic mình vừa hoàn lol Một niềm an ủi to lớn lắm như kiểu tư tưởng lớn gặp nhau =)) và mình thấy may mắn làm sao bởi vì một đứa ngu vật lý như mình bày đặt viết thể loại khoa học viễn tưởng nhưng cũng không đến nỗi viết sai các sự kiện logic.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. Khác với các bộ phim về cuộc chiến với người ngoài hành tinh, Arrival thuộc thể loại tâm lý có tiết tấu chậm và khó hiểu. Phim khá kén người xem nhưng nếu bạn là một fan của dòng phim khoa học viễn tưởng mang những yếu tố hack não thì đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
    Đạo diễn Denis Villeneuve rất tinh tế đan xen giữa hiện tại và tương lai, giữa tâm lý tình cảm và các lý thuyết khoa học tạo nên rất nhiều tình tiết bí ẩn và hại não. Chính vì thế, để hiểu hết phim, bạn phải vừa có kiến thức về khoa học thời gian vừa phải nghiền ngẫm và chiêm nghiệm để hiểu hết phim.
    Arrial không mất quá nhiều thời gian để giới thiệu các nhân vật và sự kiện diễn ra, đoạn đầu phim các thông tin trôi qua nhanh mang tính ước lệ để về sau người xem sẽ dần khám phá. Thay vào đó, phim tập trung từ lúc Louise tiếp cận người ngoài hành tinh và quá trình cô học ngôn ngữ của họ tuy nhiên đoan này khá phức tạp và khó hiểu. Đến cuối phim cú Twis là yếu tố tạo nên sự bất ngờ và giúp người xem dần hiểu ra phần nào câu chuyện.
    Review và giải thích phim Arrival với các tầng ý nghĩa của cuộc đổ bộ bí ẩn
    Yếu tố góp phần lớn sự thành công của phim chính là diễn xuất tài tình của Amy Adams trong vai nhà ngôn ngữ học Louise Banks. Amy tạo nên mẫu nhân vật thể hiện sự thông minh tài giỏi của mình không phải thông qua lời nói của nhân vật khác mà bằng chính cách cô thể hiện trên phim. Cách Louise giao tiếp với loài hetapods ngoài hành tinh, cách cô nghiên cứu các kí tự, cách cô xử lý các tình huống đều tạo toát ra “thần thái” của một nhà khoa học thông minh, tài giỏi.
    Trong phim này, Jeremy Renner vào vai nhà khoa học Ian và làm vừa tròn vai. Dù Ian có vai trò liên kết các chi tiết trong phim nhưng chưa có nhiều đất diễn để Jeremy thể hiện tài năng của mình.
    Bạn hãy dừng lại tại đây nếu chưa xem phim! Hãy google “phim Arrival 2016” và thưởng thức phim sau khi đã đọc đoạn review ở trên để tự cảm nhận nội dung phim. Vì phần tiếp theo, Divine Shop sẽ phân tích, giải thích các chi tiết bí ẩn trong phim và tất nhiên sẽ tiết lộ phần lớn nội dung phim. Cân nhắc đọc đoạn tiếp theo nếu bạn chưa xem phim.
    Giải thích phim Arrival
    Đoạn giải thích phim Arrival này dưới góc nhìn nhận của người viết có sự tham khảo ý tưởng từ một số bài viết phân tích phim.
    Ngay từ phần mở đầu, phim đã đưa người xem đến dấu chấm hỏi lớn đầu tiên:
    Câu hỏi lớn thứ nhất: Vì sao  Louise lại có giấc mơ về chồng và cô con gái trong khi cô hiện vẫn đang độc thân?
    Câu hỏi này phải đến tận cuối phim, khi mọi việc đã sáng tỏ, bạn phải xâu chuỗi các chi tiết mới có thể hiểu được chi tiết này. Cụ thể, Louise thường mơ thấy mình đang sống cùng đứa con gái. Trong giấc mơ đó, con gái của Louise chết vì bệnh và chồng cô thì bỏ ra đi vì cô đã nói với anh ta một câu khiến anh ta tức giận. Đây có thể xem là hiện tượng Deja Vu, nghĩ hay nằm mơ về 1 sự kiện sau đó nhận ra sự kiện này diễn ra trong hiện thực.
    Đến gần cuối phim có hai chi tiết bạn cần xâu chuỗi:
    Thứ nhất, Louise sau khi được người ngoài hành tinh dạy cho ngôn ngữ đã nhận thức được khả năng nhìn thấy tương lai. Thật sự thì khả năng này cô đã có từ trước nhưng chưa biết điều khiển và không hề biết những điều mình thấy là tương lai mãi cho đến khi được người ngoài hành tinh khai sáng.
    Thứ hai, sau khi khám phá được bí mật về thông điệp của người ngoài hành tinh, Louise và Ian (nhà khoa học hỗ trợ cô giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh) ôm nhau và Ian hỏi “em có muốn có con không?”.
    Xâu chuỗi hai sự kiện, ta có thể hiểu như sau. Louise có khả năng nhìn thấy tương lai một cách không kiểm soát thông qua những giấc mơ (có rất nhiều người Trái Đất khác cũng có khả năng này kiểu hiện tượng Deja Vu). Nhưng đến khi được người ngoài hành tinh giúp đỡ cô mới kiểm soát được khả năng đó, kể cả khi thức. Và những giấc mơ trước kia của Louise chính là tương lai của cô sau này, khi đó cô có con và người chồng kia chính là Ian.
    Trong giấc mơ, Louise đã nói với chồng “anh sẽ chết vì 1 căn bệnh” khiến anh giận bỏ đi, cô ở lại nuôi con gái, sau đó không lâu đứa con cũng bị bệnh mà chết. Louise đã thấy được được tất cả những điều đó nhưng cô vẫn chấp nhận tiếp tục. Đó là lý do cuối phim cô hỏi Ian “nếu biết được cả cuộc đời anh sẽ thế nào, anh có thay đổi không?”.
    Câu hỏi lớn thứ hai: Vì sao lại có cuộc gặp mặt giữ Louise và vị tướng người Trung Quốc?
    Trong tình cảnh nguy cấp, Louise chưa tìm ra cách thuyết phục các nước ngừng tấn công tàu của người ngoài hành tinh và chia sẻ các thông tin họ đã nghiên cứu được. Bất ngờ cô thấy mình gặp và nói chuyện với vị trướng người Trung Quốc. Ông này nói cho cô số điện thoại cá nhân của mình và chỉ cách để có thể thuyến phục mình. Tất cả những chi tiết đó là do Louise nhìn vào tương lại để thấy. Cô liền thực hiện theo cuộc gọi và thuyết phục thành công.
    Ở đoạn này, sự kiện bị rơi vào nghịch lý Bootrap. Sự việc Louise gọi thuyết phục vị trướng trọng hiện tại là do vị tướng trong tương lai hướng dẫn, nhưng việc hướng dẫn trong tương lai vì vị tướng này đã được gọi thuyết phục trong hiện tại. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn không thể biết được sự kiện do hiện tại gây ra hay do tương lai gây ra. Đây gọi là nghịch lý boottrap, một hệ quả của việc biết trước tương lai. Đọc thêm bài viết: Nghịch lý tiền định để hiểu hơn về nghịch lý này.
    Có một đoạn nữa cũng rơi vào nghịch lý này đó là đoạn Louise cố gắng hiểu thông điệp sau cùng của người ngoài hành tinh. Cô nhìn vào tương lai, thấy cảnh mình đang dạy sinh viên về ngôn ngữ này và tự động có khả năng hiểu toàn bộ ngôn ngữ này.
    Câu hỏi thứ ba, và cũng là câu hỏi chính của phim: Người ngoài hành tinh đến Trái Đất với mục đích gì?
    Mục địch tới Trái Đất của người ngoài hành tinh là trao cho con người một món quà đó là ngôn ngữ của họ. Khi hiểu được ngôn ngữ này, loài người có thể  trải nghiệm thời gian phi tuyến tính, hiểu quá khứ và  thấy tương lai, tiêu biểu là Louise sau khi hiểu được ngôn ngữ đã nhìn thấy được tương lai. Người ngoài hành tinh muốn Con người sử dụng khả năng này để tạo ra sự phát triển đột phá cho nền văn minh Trái Đất. Đổi lại, người ngoài hành tinh cần Trái Đất giúp lại họ sau 3.000 năm nữa, thời điểm họ gặp khó khăn (Do họ có thể nhìn thấy tương lai 3.000 năm sau).
    Có một đoạn Louise nhìn thấy trong tương lai mình đang dạy ngôn ngữ của người ngoài hành tinh cho sinh viên, để có thể giao tiếp với họ trong tương lai và cũng là để phát triển khả năng cảm nhận thời gian phi tuyến tính nhìn thấy tương lai.
    Câu hỏi cuối cùng, Vì sao lại cần đến 12 tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đáp xuống ở nhiều nơi trên Trái Đất?
    Nguyên nhân người ngoài hành tinh đổ bộ 12 tàu xuống nhiều nơi trên Trái Đất vì hai lý do.
    Thứ nhất, đặt ở nhiều địa điểm để tăng khả năng tìm được người phù hợp để truyền đạt thông điệp mà họ cần.
    Thứ hai, việc hạ cánh tàu vũ trụ ở nhiều quốc gia sẽ tạo ra mối nguy hại ở quy mô toàn cầu tạo động lực để các quốc gia đoàn kết với nhau. Người ngoài hành tinh muốn con người phát triển vượt bậc để 3.000 năm sau có thể giúp họ. Và ngoài việc biết được tương lai, họ còn cần tất cả các quốc gia hợp nhất lại với nhau tạo thành một thể thống nhất.
    Đoạn Louise nói chuyện với vị tướng Trung Quốc vào thời điểm các quốc gia liên kết lại, có xuất hiện lá cờ hình ngôn ngữ của người ngoài hành tinh màu trắng đen nằm ở phía sau hai người. Điều này cho thấy thế giới trong thời điểm đó đã đồng thuận và chấp nhận thứ ngôn ngữ này, thứ ngôn ngữ cứ 3000 năm họ lại dùng để giao tiếp hỗ trợ liên hành tinh.
    Với Arrival, vai trò của ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp hằng ngày. Ngôn ngữ phản ánh trình độ phát triển của nền văn mình, phản ánh sự nhận thức của con người về không gian và thời gian. Và khi con người học được ngôn ngữ ngoài hành tinh, chúng ta có thể thay đổi khả năng nhìn nhận sự việc theo một cách khác, mà cụ thể hơn là cảm nhận được thời gian phi tuyến tính để thấy được tương lai.
    Một yếu tố quan trọng nữa giúp cho nền văn minh của chúng ra có sự phát triển vượt bất đó là khi tất cả các quốc gia đoàn kết và trở thành một thể thống nhất. Yếu tố cần là khả năng cảm nhận thời gian phi tuyến tính và yếu tố đủ là sự đoàn kết chia sẻ kiến thức cho nhau của các dân tộc mới có thể tạo ra được bước đột phá cho nền văn minh nhân loại.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. Ngôn ngữ điện ảnh mạnh mẽ của đạo diễn Peter Berg khiến người xem cảm nhận chân thực câu chuyện về tai nạn giàn khoan dầu lớn nhất thế giới.
    Deepwater Horizon là bộ phim mới của đạo diễn Peter Berg, kể về tai nạn giàn khoan dầu ở vịnh Mexico năm 2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng. Hơn 50.000 thùng dầu đã tràn khắp vịnh trong vòng 87 ngày. Theo The Guardian, đây là vụ tràn dầu do tai nạn lớn nhất thế giới, đồng thời là thảm họa môi trường khủng khiếp nhất lịch sử nước Mỹ. Đạo diễn Peter Berg tái hiện thảm họa qua lối kể rất chân thực.
    Bỏ qua nhiều thông tin về vấn nạn tàn phá môi trường và cuộc điều tra sau đó, kịch bản xoay quanh ngày định mệnh của những nhân viên trên giàn khoan. Sáng hôm đó, kỹ sư trưởng Mike Williams (Mark Wahlberg) cùng người quản lý ngoài khơi Jimmy Harrell (Kurt Russell) yêu cầu phải có một cuộc kiểm tra xi măng. Tuy nhiên, đại diện công ty dầu khí BP là Donald Vidrine (John Malkovich) bác đề nghị này để tiết kiệm chi phí và thời gian. Tối cùng ngày, dầu bắt đầu rỉ ra và bắt lửa. 126 người đang làm việc ngoài khơi phải đương đầu với thảm họa và tìm cách thoát thân. 
    Ngôn ngữ điện ảnh của đạo diễn Peter Berg trong phim mới giàu tính hiện thực tương tự các tác phẩm trước như The Kingdom và Lone Survivor. Lúc đầu, ông muốn quay phim tại một giàn khoan thật nhưng kinh phí không cho phép. Theo tờ Los Angeles Times, đoàn phim mất tám tháng để dựng một mô hình trong công viên tại New Orleans, giống đến 85% giàn khoan thật. Công trình này tốn 1,4 triệu tấn thép, cao 21 m, có cả bãi đáp trực thăng cùng thang máy để chuyên chở đoàn phim lên nóc. Cấu trúc trên giàn khoan được mô phỏng đến từng chi tiết. Khi ra trường quay, kỹ sư Mike Williams thừa nhận mô hình giống bối cảnh thật đến từng lọ muối tiêu.
    Cách kể của Peter Berg giàu tính trần thuật chứ không “kịch tính hóa” như nhiều phim thảm họa khác ở Hollywood. Lối kể này giúp phim chân thực tới mức trần trụi. Sau vài lời mở đầu, phim đi vào cấu trúc truyền thống, các cảnh diễn ra theo thứ tự thời gian. Kịch bản do Matthew Michael Carnahan và Matthew Sand chắp bút chủ yếu là những câu thoại ngắn gọn để truyền đạt mệnh lệnh trong ngành dầu khí, xen lẫn các lý giải về khoa học. Chính kỹ sư trưởng Mike Williams là người cố vấn chuyên môn cho phim nhằm đưa ra những thuật ngữ chính xác nhất.
    Hơn nửa đầu phim dành để mô tả các sự kiện trước vụ nổ. Một đặc điểm trong phim mới Peter Berg là cắt cảnh liên tục để thể hiện sự hối hả trong cuộc sống trên giàn khoan. Chỉ trong trường đoạn nhân vật của Mark Wahlberg di chuyển, đạo diễn đã chuyển camera đến bốn, năm lần ở nhiều góc trung, cận khác nhau. Đôi lúc, thủ pháp này khiến người xem hơi khó chịu vì cắt cảnh quá nhanh, mỗi cảnh chỉ kéo dài một, hai giây.
    Nhịp phim bất ngờ được đẩy nhanh khi vụ tràn dầu xảy ra. Lúc này, tác phẩm có nhiều trường đoạn thường thấy trong dòng phim thảm họa. Khán giả được chiêm ngưỡng giàn khoan cháy bừng bừng từ trên cao, xen lẫn cuộc đào thoát của những công nhân người bê bết bùn và máu. Không gian chật hẹp trong hành lang cùng góc cận mô tả những vết thương đẫm máu mang đến sự gai góc, khiến người xem phải rùng mình.
    Ngoài ra, Peter Berg còn gây ấn tượng mạnh khi sử dụng ngọn lửa như một “nhân vật” phụ trong phim. Với đặc trưng của một vụ cháy do tràn dầu, hỏa hoạn bùng phát rất dữ dội và lan khắp nơi, từ trên giàn khoan đến mặt biển. Ngọn lửa trong Deepwater Horizon có nhịp điệu riêng của mình và không bao giờ đứng yên. Ngay cả trong những cảnh con người làm chủ thể, ngọn lửa ở hậu cảnh vẫn có những cú bùng lên mạnh mẽ. Nó là ẩn dụ cho cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên, một con quái vật bám đuổi con người đến từng ngóc ngách.
    Deepwater Horizon giống với các thảm họa khác - như Apollo 13, The Impossible hay gần đây là Sully - ở chi tiết con người luôn là trung tâm của tác phẩm. Deepwater Horizon lay động cảm xúc về trận chiến sinh tồn của 126 con người giữa biển khơi mênh mông và ngọn lửa dữ dội. Họ có thể thân thiết hay hoàn toàn xa lạ với nhau, nhưng luôn sát cánh đến hơi thở cuối cùng và không bao giờ bỏ đồng loại sau lưng. Phim có nhiều cảnh cảm động như khi nhân vật Jimmy Harrell điểm danh những người sống sót đến lạc giọng, hay cảnh tất cả cùng quỳ gối cầu nguyện Chúa.
    Trong vai chính, lối diễn nhẹ nhàng và ít lên gân của Mark Wahlberg phù hợp với hình tượng một kỹ sư bình dị, yêu gia đình. Kurt Russell vào vai người quản lý cương trực, còn Malkovich hóa thân thành kẻ liều lĩnh gây họa cho giàn khoan. Những biến chuyển tâm lý của vai diễn này được tài tử 62 tuổi thể hiện thuyết phục, từ vẻ kiêu ngạo ban đầu đến sự hèn nhát, ánh mắt thất thần ở nửa sau.
    Chủ nghĩa anh hùng hào nhoáng của Hollywood bị loại bỏ trong tác phẩm của Peter Berg. Không có những pha hành động không tưởng hay mô típ nhân vật chính “bất khả xâm phạm”. Phân đoạn kịch tính nhất phim cũng chỉ dựa trên sự thật. Đó là cú nhảy của Mike Williams qua biển lửa để thoát khỏi con tàu. Cảnh quay này được tái hiện với cú máy hoàn hảo của nhà quay phim Enrique Chediak, theo sát nhân vật chính từ khi anh trên boong đến khi tiếp nước.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. 1. Tóm tắt – Giới thiệu
    Rachel là một cô gái nghiện rượu, đã ly hôn nhưng thường xuyên qua lại nhà cũ nơi chồng cũ của cô đang sống với người vợ và đứa con sơ sinh của anh ta, đã mất việc nhưng thường xuyên đi ra-vào New York để tỏ ra mình bận rộn với chủ nhà Cathy, tất cả diễn ra hàng ngày qua cửa sổ một chuyến tàu.
    Rachel luôn không tỉnh táo bởi nghiện rượu và dằn vặt bản thân nhưng lại là nhân chứng – nghi phạm duy nhất cho một vụ án liên quan đến Megan một người Rachel không hề quen biết. Từ đây, Rachel phải đấu tranh với cảnh sát, gia đình chồng cũ, Scott (bạn trai Megan) và chính bản thân mình để tìm ra sự thật.
    Nếu bạn từng đọc – xem và yêu thích Gone Girl, thì the Girl on the Train chắc chắn rất đang để theo dõi. So với Gone Girl, nó bớt đi phần hài hước truyền thống trong phim Mỹ nhưng lại đi sâu vào khắc họa tâm lý các nhân vật phụ nữ đại diện cho các tuýp người phụ nữ hiện đại thường thấy ở xã hội hiện nay.
    2. Đánh giá
    03 điều thích nhất
    Kịch bản: Kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên do Paula Hawkins là tác giả (2015), đứng đầu bảng xếp hạng The New York Times Fiction Best Sellers of 2015 trong 13 tuần liên tiếp, được mệnh danh là “the next Gone Girl”. Một cốt truyện xoay quanh một vụ giết người, nhưng từ lúc gây án, phá án, đối đầu với hung thù đều là các tình huống hoàn toàn tự nhiên và rất nhẹ nhàng chứ không theo môtuyp “kịch bản hoàn hảo” của một “bộ não thiên tài” nào đó. Kịch bản đi sâu vào khắc họa các nhân vật xoay quanh vụ án (3-6 người gì đó), con người họ, tại sao họ là con người như vậy, mọi tình tiết nhỏ nhất đều là nguyên do của một câu chuyện nhỏ nào đó trong quá khứ.
    Sắp xếp mạch phim: Mạch phim giống mạch truyện nguyên bản của Paula, đó là từng nhân vật nữ chính (Rachel, Megan, Anna) kể câu chuyện của mình, theo mốc thời gian hỗn độn (6 months ago, 1 week ago, present ..). Người xem ban đầu sẽ được thấy toàn bộ câu chuyện ở một thời điểm nào đó, hỗn độn, nhiều thông tin nhưng cuối phim sẽ thấy tất cả đều là kết quả, hay nguyên nhân cho một sự việc nào đó, hay câu chuyện do Rachel, Megan, Anna kể hóa ra chỉ xoay quanh 1 người. Rất bất ngờ và vô cùng logic.
    Haley Bennett – trong vai Megan: Megan đầu câu chuyện được khắc họa là một người phụ nữ không-thích-sự-khuôn-khổ, nổi loạn, từng làm quản lý một phòng tranh nhưng đang sống ở một vùng ngoại ô yên bình với một ông chồng (Scott) có phần ghen tuông và làm người trông trẻ cho con của Anna. Haley Bennett đã có vai diễn xuất sắc, để lại ấn tượng về một Megan quyến rũ (với nhiều cảnh nóng), Megan điên loạn và khó kiểm soát (lôi kéo cả bác sĩ tâm lý của mình), Megan tuyệt vọng và che giấu bản thân.
    3 điều không thích nhất
    Emily Blunt trong vai chính Rachel: Emily và đoàn làm phim nên nghiên cứu thêm xem một tay nghiện rượu sẽ như thế nào. Một số tình tiết cao trào Rachel vẫn không chiếm được nhiều góc máy lên hình và có phần nhợt nhạt so với cốt truyện.
    Rachel gặp bác sĩ tâm lý Dr.Kamal Abdic: trong cái chết của Megan, Rachel có chỉ cho Scott rằng cô nghi ngờ Dr. Kamal là hung thủ. Rồi với mong muốn tìm-hiểu-đối-tượng-tình-nghi, Rachel giả vờ làm bệnh nhân của Kamal và trong lúc được điều trị phần nào cô hiểu hơn về bản thân mình (???) cuối cùng cô bị Scott phát hiện và hiểu lầm. Có lẽ ý đồ của tác giả trong sự việc này là Rachel thêm nhận thức về bản thân của cô ta, sáng suốt trong quá trình phá án sau này nhưng thực tình nó không quan trọng đến vậy, nếu bỏ ra cũng không ảnh hưởng đến tính hợp lý mạch truyện.
    Rachel và Scott (lại là Rachel wtf?? ) trong phim có vài phút hình ám chỉ đến một thoáng qua mong muốn nam-nữ của Rachel với Scott đến từ sự thiếu thốn lâu ngày của Rachel. Tiếc là sau khi Scott hiểu lầm, Scott biến mất khỏi bộ phim và vài phút trên chẳng dẫn đến gì trong các cảnh tiếp theo. Một lần nữa, nếu cắt đi cũng không ảnh hưởng đến kết cục câu chuyện.
    3. Tình tiết, cảnh phim ấn tượng nhất
    Đó là cảnh Rachel đâm con dao vào cổ họng tên tội phạm và cuối phim sau khi giằng co và thoát khỏi vòng vây. Anna – người mà trước đó liên tục đứng nhìn tên tội phạm kia hành hạ Rachel với lý do cô ta chỉ muốn một gia đình yên ổn – tiến tới vừa nhay đi nhay lại con dao mà Rachel đã đâm trước đó vừa gào thét. Đó như điểm nút giải thoát Anna khỏi hình mẫu một bà mẹ cô luôn cố giữ, những uất ức tủi nhục cô luôn phải chịu đựng, những đạo đức mà cô luôn giữ. Cảnh phim rất bất ngờ, đáng nhớ trong lúc cao trào của bộ phim.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Nhân vật chính của phim là Christian Wolff. Mắc chứng bệnh tự kỷ từ nhỏ nên khả năng giao tiếp, biểu lộ cảm xúc,… của anh bị ảnh hưởng. Nhưng cũng giống như Beethoven, Newton, Mozart,… hay một loạt các cá nhân xuất chúng khác cũng có biểu hiện của bệnh tự kỷ, Christian được trời phú cho bộ óc của một thiên tài toán học. Lớn lên, anh chọn công việc của một kế toán tại công ty kế toán ZZZ (Tên nghe như buồn ngủ =)))). Thậm chí một nhân viên điều tra trong phim còn nhận xét chọn tên thế này thì bị xếp xuống cuối quyển Những Trang Vàng là đúng rồi :v).
    Nhưng bên dưới vỏ bọc tưởng như vô hại đó, Chris chuyên nhận xử lý sổ sách cho các băng nhóm xã hội đen khét tiếng. Vì vậy, anh được gọi bằng những cái tên như “Gã kế toán của tôi”, “Tay kế toán”,… hay chỉ đơn giản là “Kế toán”. Khi nhận thấy mình bị chính phủ chú ý đến, anh quyết định nhận lời mời điều tra số liệu của công ty công nghệ chuyên sản xuất chi giả Living Robotics. Mọi rắc rối và quá khứ của anh cũng được hé lộ từ đây.
    Nghe nội dung nói về một sát thủ đầu mưng mủ nhưng chọn lối sống ẩn dật nhưng buộc phải quay về với súng đạn vì một lý do nào đó để rồi chúng ta được thưởng thức những màn cân team mãn nhãn, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến The Equalizer hay John Wick ra mắt hồi 2014, nhưng The Accountant nhuốm màu nặng nề hơn rất nhiều. Đó là vì nhân vật chính của phim là người tự kỷ. Christian Wolff có thể hoàn thành bộ xếp hình to đùng trong trạng thái lật úp (Nghĩa là úp mặt có hình xuống dưới đó mấy bạn. Mà bộ đấy chắc phải 500 miếng quá. Mình được nhìn hình chắc còn mất cả tháng T.T), có thể xem hết hệ thống sổ sách kế toán siêu phức tạp 15 năm của Living Robotics và tìm ra số tiền bị mất trong vòng 1 đêm, có thể tính nhẩm đến hàng chục triệu trong tích tắc, ngắm bắn trúng mục tiêu là quả trứng từ khoảng cách 1.6km,… nhưng anh không thể giao tiếp  bằng ngôn ngữ và ánh mắt như một người bình thường, phải dùng thuốc chống trầm cảm mỗi ngày, không thể kiềm chế cảm xúc trong những tình huống căng thẳng mà sẽ đập phá mọi thứ hoặc phải đọc đi đọc lại bài đồng dao về Solomon Grundy để trấn an tinh thần.
    The Accountant là bộ phim thích hợp cho những người mê thể loại hại não vì những chi tiết đan xen giữa quá khứ và hiện tại của Christant, tại sao giám đốc Ray King lại muốn tìm hiểu danh tính thực của anh, hay ai là người đứng sau việc hơn 61 triệu đô bị thất thoát của Living Robotics,… Ngay cả cảnh mở đầu phim cũng khiến nhiều người cảm thấy nó khá là… không liên quan khi khán giả theo chân một nhân viên cảnh sát tiến vào hiện trường vụ nổ súng. Trong bầu không khí căng thẳng đến tột độ là tiếng van xin: “Van mày đấy, dừng lại đi. Tao thậm chí còn không đụng đến lão già ấy” rồi sau đó tắt lịm. Ông tiến vào mà không hề hay biết một họng súng đang chĩa vào đầu mình. Đến gần cuối phim, chúng ta mới biết được thì ra viên cảnh sát đó chính là Ray King và những vụ án do ông phá được đều có sự giúp sức của Christant. Nói chung là tớ hiểu thế này, Christant có thể bình an vô sự sau mỗi phi vụ làm ăn với những kẻ nguy hiểm nhất có thể là do nếu thấy khách hàng có ý định thủ tiêu, anh sẽ chỉ điểm trước cho Ray. Vì nếu phải lo đối phó với bên kinh tế, chúng sẽ không làm gì Chris được nữa. Còn nếu thằng nào vẫn muốn cố đấm ăn xôi, vẫn muốn tìm đến tận nhà để khử Chris thì cũng sẽ được chăm sóc đặc biệt luôn vì khắp sân sau được lắp camera khắp nơi, đằng trước thì được trang bị cả một khẩu đại liên. Không chỉ vậy, trước đây vì sợ con mình sẽ bị lợi dụng và bắt nạt, Chris và em trai là Brax đã được bố bắt luyện võ từ nhỏ nên anh có sức khỏe cùng khả năng đánh tay đôi cực tốt: Chỉ với một cú đá là có thể giết người, dùng bình giữ nhiệt đánh cho đối thủ trọng thương (Vâng, chính là cái bình có vết lõm mà Chris vẫn dùng đó),… Sở dĩ anh có thể suy tính kỹ càng như vậy là vì không muốn đi vào vết xe đổ của sư phụ mình là Francis, vì trước đây ông cũng làm kế toán cho xã hội đen, nhưng sau khi già yếu, ông bị chúng tìm mọi cách để thủ tiêu. Nhân vật “ông ấy” được nhắc đến lúc đầu phim chính là Francis, khi đó Chris đang đi trả thù cho ông. Cách thức làm việc của Chris cũng chuyên nghiệp hơn khi anh biết dùng vỏ bọc để che giấu thân phận, khi làm việc không dùng tên thật, luôn có đồng nghiệp là một giọng nữ bí ẩn để tìm hiểu hết thông tin về khách hàng và chịu trách nhiệm liên lạc,… The Accountant có diễn biến nhanh, mạch phim khá chặt chẽ vì các sự việc tưởng như rời rạc nhưng cuối cùng đều thu về một mối, chắc chắn sẽ khiến nhiều bạn phải thốt lên “À thì ra là vậy” sau khi xem phim.
    Đã từ lâu, Ben Affleck bị gán mác mặt đơ, tức là đóng ngàn phim chỉ với một biểu cảm. Nhưng có lẽ chính biểu cảm ít ỏi đó lại hợp với tay kế toán Christant Wolff – người mắc chứng tự kỷ từ bé. Theo tớ đánh giá, Christant Wolff là vai diễn tròn vai của Ben Affleck. Từ biểu hiện không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, hay hiện tượng gặp khó khăn trong giao tiếp; người ta hỏi gì đáp nấy, đến việc cố gắng trả lời những câu hỏi tu từ một cách nghiêm túc,… Ngay cả diễn biến tâm lý của Chris từ khi anh gặp gỡ Dana cũng được Ben truyền tải khá tốt. Vẫn là khuôn mặt có phần cứng nhắc, tính tình khô khan nhưng người xem có thể dễ dàng nhận thấy trong anh đã có gì đó đổi khác. Cô gái mới quen được một tuần này đã tác động rất nhiều đến cuộc sống của Chris: Anh nói chuyện với cô nhiều hơn, chăm chú lắng nghe những tâm sự của Dana để rồi ghi nhớ bức tranh cô yêu thích, sẵn sàng mạo hiểm tính mạng để bảo vệ cô. Khoảnh khắc quyết định rời xa Dana, Chris cố gắng khép cửa thật chậm để có thể nhìn cô qua khe cửa thêm chút nữa. Hai cánh cửa đóng lại cũng là lúc chút dịu dàng hiếm hoi biến mất, anh lại trở về với vai trò là tay kế toán kiêm sát thủ quen thuộc, quay về với những con số và súng đạn. Tất cả những hành động trên khiến chúng ta phải tự hỏi liệu đó có phải là tình yêu? Mỗi người sẽ có câu trả lời riêng cho mình nhưng với tôi, Dana như tia nắng ấm áp, khiến cho cuộc sống vốn chỉ có số liệu, sự cô đơn cùng những viên thuốc chống trầm cảm của Chris trở lên sinh động hơn.
    Tuy không có nhiều đoạn cân team như The Equalizer hay John Wick nhưng những cảnh hành động trong The Accountant vẫn rất đã mắt. Có cảm giác như Ben đã mang cả sự vô đối của Batman sang phim này vậy :3. Tớ thấy phê nhất lúc Ben dùng thắt lưng đánh nhau ý. Chả hiểu tại sao nữa, cảnh đấy chắc chỉ dài 1′ thôi nhưng thấy ông ý men kinh khủng(人´∀`*)
    Phim có nội dung ở mức khá nhưng tôi thấy boss cuối hơi phế. Thuê cả đống người về để bảo vệ mình nhưng hóa ra cuối cùng lại phát hiện ra đứa định giết mình với đứa đứng đầu nhóm vệ sĩ lại là anh em :v. Vâng, nếu bạn nào thắc mắc tại sao Chris và Brax thân thiết như vậy nhưng về sau không thấy đâu nữa thì đến cuối phim sẽ có đáp án. Lúc sau thấy ông đứng dậy, tưởng là tự mình ra tay. Tớ đã nghĩ ra đủ các kịch bản khác nhau, kiểu như 2 anh em đang nói chuyện thì lão ta bắn lén khiến Brax chết, còn Chris bị thương blah blah blah thì hóa ra ổng chỉ chạy đến nói mấy câu vớ vẩn rồi chết lãng xẹt vì bị ăn một cú head shot. Ai biểu anh em người ta đang tâm sự thì lảm nhảm làm chi. Lúc đấy chạy trốn có khi còn sống được thêm mấy phút. Nhưng mà thôi, Chris từ nhỏ đã phải chịu khổ nhiều rồi: Mẹ bỏ đi vì không chịu được cảnh 17 năm chuyển nhà 34 lần, chứng kiến bố chết trước mắt mình, lại còn mới phải xa Dana, giờ Brax bị sao tình trạng trầm cảm của ảnh ngày càng tệ hơn quá.
    Ngoài Ben Affleck, The Accountant còn có sự góp mặt của nhiều diễn viên quen thuộc. Anna Kendrick từng đóng Jessica (bạn của Bella) trong Twilight, hay dạo gần đây là 50/50, Into The Woods, Pitch Perfect,… Những ai thích xem bộ ba Spider Man của Tobey Maguire thì chắc không lạ gì ông tổng biên tập khó tính do J.K. Simons thủ vai. Có một sự thật thú vị là chính J.K. sẽ đóng Gordon trong vũ trụ điện ảnh của DC, vậy nên ông và Ben còn hợp tác dài dài. Còn Jon Bernthal thì đã quá nhẵn mặt với fan của The Walking Dead với nhân vật bị ghét vào hàng bậc nhất – Shane Walsh.
    The Accountant đạt thành công ngoài mong đợi khi thu về hơn 24 triệu đô trong tuần đầu ra mắt. Điểm phim trên IMDb cũng ở mức khá khi được chấm 7.8/10. Giới phê bình có vẻ khắt khe hơn khi chỉ cho có 51 điểm. Nhưng trên Rotten Tomatoes thì phim này bị đánh giá là hỏng một nửa (Tức là 50% đó), có điều nếu so với phim ra mắt cùng thời điểm là Inferno với chỉ vẻn vẹn 25% thì vẫn còn tươi ngon chán.
    Như đã đề cập ở trên, trong những tình huống căng thẳng, Chris có thói quen đọc bài đồng dao về Solomon Grundy, người đàn ông sinh ra và chết đi chỉ trong một tuần. Trùng hợp là DC cũng có một nhân vật cùng tên và là đối thủ của Batman :)))
    => The Accountant là một món ăn lạ khi khai thác nhân vật là người tự kỷ. Phim cũng đánh dấu sự trở lại trên con đường diễn xuất của Ben Affleck trước khi anh xuất hiện với vai trò vừa là đạo diễn vừa là diễn viên trong bộ phim riêng về Batman trong thời gian tới.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. Cốt truyện: Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của Dan Brown. Robert Langdon (Tom Hanks) tỉnh dậy trong một bệnh viện ở Ý với phần ký ức bị quên lãng, ông bắt tay cùng tiến sĩ Sienna Brooks (Felicity Jones). Cùng nhau, họ chạy đua với thời gian đi khắp Châu Âu để ngăn chặn một âm mưu toàn cầu.
    ĐIỂM CỘNG:
    +Robert Langdon luôn khiến cho ad liên tưởng tới Sherlock Holmes trong thế giới biểu tưởng, ngôn ngữ học kì bí.
    +các bí mật, các truyền thuyết, các biểu tượng, các cách giải thích đều là điểm thu hút của các phim làm về sách của Dan Brown. Và phim này cũng không là một ngoại lệ. vẫn là các đầu mối và nhiệm vụ của chú Langdon là phải giải ra và chú không bao giờ để cho ad thất vọng.
    +các cảnh quay ở Florence, Instanbul đều có view đẹp một cách mê hồn với các toà nhà, kiến trúc thời cổ. Các bức tranh, bức hoạ, các tác phẩm nghệ thuật trong bảo trang đều được đưa lên phim. Phải nói là quá đẹp, quá cuốn hút. Nhiều khi đang coi phim mà ad phải pause lại vài lần để ngắm cho kĩ từng cảnh đó. Nếu có cơ hội được đến đây thì còn gì bằng, quá đẹp và khó kiếm dc từ diễn tả, những hiện vật này, những kiến trúc chắc chắn là vô giá. Chú Ron Howard đã đưa lên phim những cảnh quay đẹp trong chuyến hành trình của Langdon mà khi đọc sách dù có cố gắng tưởng tượng nhưng cũng ko thể hình dung được một cách chính xác. Fan hâm mộ chuyện Dan Brown cảm ơn chú vì đã giúp cho tôi hình dung rõ hơn được bối cảnh của tiểu thuyết Hoả Ngục.
    +Cái kết có vẻ khác so với truyện. Trong truyện, virut đã được phát tán, chị Sienna thì yêu chú Robert và đã cùng về trụ sở W.H.O để tìm ra thuốt giải cho nhân loại. Còn trong phim, chị Sienna vẫn một lòng yêu anh Zobrist, virut ko bị phán tán được bỏ vào hộp và đưa về trụ sở để xử lí, chú Robert thì yêu cô Elizabeth.
    +diễn xuất vẫn ok và ổn định của dàn diễn viên. Chị Felicity Jones đóng Sienna cũng khá ổn dù khi ad đọc truyện thì ad đã mường tượng nhân vật Sienna này theo một cách khác nhưng cũng tạm chấp nhận.
    +Nhạc phim chính cho phim rất hay và hoành tránh như mọi phần phim trước. Và người soạn nhạc ko ai khác chính là Hans Zimmer. (mình có nhắc đến chú và những phim chú đã soạn nhạc cho phần review phim Angel vs Demon nhé, các bạn có thể search lại nếu muốn).
    +Địa điểm ấn tượng nhất:
    1. Cái bảo tảng có bức tranh có chữ Cerce Trova. Trần nhà còn có nhiều bức khác, thật quả là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
    2. Bể chứa cổ nơi để cái bọc đó và có buổi hoà nhạc đang ở đó. Những câu cột điêu khắc những bật hành lang cùng với ở dưới là nước thật sự quá đẹp. Nếu nước đó mà có màu đỏ nữa thì tuyệt đỉnh.
    ĐIỂM TRỪ:
    +dù biết rằng nhân vật Sienna biết hết mọi thứ nên có những đầu mối chị đoán ra rất nhanh nhưng có vẻ chú Landgon cũng không nhận ra, không nghi ngờ việc đoán nhanh một cách quá chính xác, quá chi tiết như thế đối với người mình mới gặp lần đầu. Theo suy nghĩ của chú đáng lí phải lẻ sao mà đoán nhanh thế, dù sienna có nói hồi nhỏ rất mê Dante nhưng đâu có nghĩa lớn lên cũng thế, mà sao có thể nhớ chính xác tất cả mọi thứ như thế được.
    +khi chú Langdon mở cái bản đồ đó lên và đọc được chữ R nhưng chữ đó rất nhỏ và được khắc trên chân của một người trên bức vẻ cũng rất nhỏ. Vậy mà Siennna đứng tuốt góc phòng nhìn phát ra chữ E mới ghê. Mắt quá tinh. Mà nếu như ko phải mắt quá tinh mà là do đã xem qua cái bản đồ đó cả 100 lần với Zobrist rồi thì chú Langdon một lần nữa cũng không nghi ngờ gì cả. Người ta có cứu sống mình đi, nhưng mà mình mới bị cảnh sát bắn, rồi đại sứ quán cũng cử người tới vậy thì cũng ko nên tin người nhanh đến như vậy.
    +diễn biến nhanh và ko gay cấn như mình nghĩ. Mặc dù phần này Robert Langdon bị cảnh sát truy đuổi nhưng mình ko thấy hồi hội, căng thẳng và lo lắng như khi coi phần phim Angel vs Demon (dù phần này Robert làm việc, hợp tác chung với cảnh sát).
    +trận chiến diễn ra dưới nước giữa Robert, Elizabeth và thằng tay sai còn lại khi 1 bên cố gắng cách li thùng, một bên cố gắng phá vỡ có vẻ hơi nhạt và chưa thật sự chất như mình nghĩ. Được thì nên có thêm tí gì đó mạnh mẽ hơn, đằng này nhìn cứ như là chỉ đang quăng nhau qua lại dưới nước một cách chán chường.
    +cái bọc treo ở cây cột cũng không phải là khó thấy. Đã vậy khu vực gần đó có buổi hoà nhạc người ta gắn đèn ở dưới nước cho sáng. Ad thắc mắc là những người gắn đèn khu vực đó ko thấy cái bịch đó và thắc mắc nó là gì sao. Hay là những người canh gác khu vực đó thì sao, họ cũng ko thấy lạ là sao lại có cái bịch đó treo ở đó. Nhưng theo ad có lẽ, nếu kịch bản đi theo hướng như vậy, thì những người gây ra thảm hoạ tuyệt chủng cho nhân loại lại là những người vô tình phát hiện ra cái bịch đó. Họ ko kiến thức cao về việc là trong bịch này là virut mà chắc chỉ nghĩ là rác rồi đem vất đi thôi.
    ĐIỂM THÚ VỊ:
    • Ad đã hiểu tại sao diễn biến cảm thấy hơi nhanh vì phim này chỉ dài 121 phút, phim có thời lượng ngắn nhất trong 3 phần phim.
    • Phim cũng có kinh phí chỉ 75 triệu đô thấp hơn rất nhiều so với 2 phần phim trước.
    Tóm gọn, so với 2 phim còn lại thì ad thấy phim này chưa ưng lắm. Trong cả 3 phần phim thì ad ưng nhất vẫn là Angel vs Demon coi 10 lần hồi hội 10 lần. Nhưng vẫn mong là các cuốn tiểu thuyết của Dan Brown vẫn sẽ tiếp tục được chuyển thể và Robert Langdon vẫn sẽ được đóng bởi Tom Hanks mà ko phải ai khác.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. Allied (Liên minh sát thủ) là bộ phim không đạt được tầm vóc như mong muốn. Một phiên bản thời chiến của Mr and Mrs Smith, có hơi hướng kinh điển của Casablanca hay Lives of the Others, nhưng thiếu đi sự phức tạp và chiều sâu cần thiết. Bù lại, màn trình diễn của bộ đôi Brat Pitt và Marion Cotillard là rất đáng theo dõi. Tương tự là tài dẫn truyện của đạo diễn kì cựu Robert Zemerkis.
    Năm 1942, sĩ quan Max Vatan (Brat Pitt) nhảy dù xuống thành phố Casablanca, Morroco, nước Pháp. Nhiệm vụ của anh là phối hợp với một nữ điệp viên nằm vùng để ám sát viên đại sứ Đức. Vaxtan gặp gỡ và giả làm chồng chưa cưới của Marianne Beauséjour (Marion Cotillard). Họ tìm cách trà trộn vào tầng lớp thượng lưu, tham gia vào bữa tiệc đón viên đại sứ, và sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
    Như mọi khi, mỗi câu chuyện điệp viên đóng giả vợ chồng đều sẽ bắt đầu một câu chuyện tình. Có một sự mượt mà dễ chịu trong quá trình Max và Marianne nảy sinh tình cảm, nhưng phải đánh đổi bằng việc mất đi không khí nặng nề của cuộc chiến. Không dễ để vẽ nên sự lãng mạn trong chiến tranh, và thường thì sẽ mất một trong hai yếu tố. Với Allied, phần kịch bản đã nghiêng về phía lãng mạn. Và cứ mỗi chi tiết tình cảm đáng yêu lại bị theo sau bởi một sự sắp đặt vụng về cho cuộc ám sát. Như sau màn trò chuyện ngọt ngào trên mái nhà – “nơi những ông chồng Casablanca vẫn lên sau khi làm tình với vợ”, là cảnh Max xáo bài dài dòng và cũ kĩ.
    Sự cân bằng được tái lập nhờ vào diễn xuất của bộ đôi diễn viên chính, mà người dẫn dắt là Marion Cotillard. Ngay từ giây đầu tiên xuất hiện, Marianne đã cực kì cuốn hút trên màn ảnh. Điệp viên luôn là một vai khó, bởi đó là kiểu nhân vật “diễn trong diễn”, bắt buộc diễn viên phải cho thấy ít nhất hai tầng tâm lí. Đây là vai diễn cho thấy vì sao Cotillard vẫn luôn là nàng thơ của các đạo diễn khó tính. Cô không tách biệt rạch ròi giữa người phụ nữ và một điệp viên, mà khiến chúng luôn ẩn hiện trong Marianne. Chúng ta không biết lúc nào thì cô là ai. Sức hấp dẫn của bộ phim hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó.
    Brat Pitt không còn trai trẻ, nhưng vẫn tỏ ra phù hợp với các nam nhân vật lạnh lùng, ít nói. Sự thật, anh cho thấy ít chất điệp viên hơn Cotillard, và không phải làm gì nhiều về mặt tâm lí. Có đôi chỗ cho thấy hạn chế về diễn xuất, nhưng được khỏa lấp ngay bởi Cortillar và đạo diễn Zemeckis. Phần kịch bản đã hỗ trợ cho Pitt ở mặt này, khi cho anh thể hiện nhiều ở khía cạnh hành động. Tài dẫn truyện và tạo kịch tích của Zemeckis được dịp thể hiện. Dù không có gì mới, bộ phim không hề trôi qua phút giây nào nhàm chán.
    Lời thoại là một điểm đáng khen khác, làm tốt nhiệm vụ thể hiện tính cách nhân vật, và trong một vài cảnh, khá đáng nhớ.  Ở đầu phim, cố tình khêu gợi hoặc có ý trêu chọc, Marianne để hở phần ngực của mình cho Max. “Tất cả các điệp viên đều ngủ với nhau, để sau đó chết hết cả hai,” anh nói. “Vấn đề không phải là họ ngủ với nhau, Max,” Marianne vừa cài cúc áo lại vừa nói. “Mà là tình cảm.” Cuối cùng, họ vẫn ngủ với nhau, trong một cảnh bão cát có phần sến súa hơn cần thiết. Với ai tinh ý, họ có thể dễ dàng trả lời câu hỏi về thân phận Marianne ở nửa sau phim, từ một lời thoại trước đó. Trên mái nhà, họ nói về việc mình muốn làm sau khi chiến tranh kết thúc. Với Max là một nông trại ở một thảo nguyên. Còn Mariane: “Khi chiến tranh kết thúc, tôi ở đâu cũng không quan trọng.” Sự khác biệt là Max vẫn có hi vọng, Mariane thì không: Cô dành tất cả bản thân mình cho cuộc chiến. Điệp viên thực thụ không có cá nhân, chỉ có nhiệm vụ.
    Allied có sự góp mặt của vài diễn viên phụ phù hợp. Như gã sĩ quan SS do August Diehl thủ vai, rất có thần thái. Nếu ai thấy anh quen mặt, là do Diehl từng có một vai tương tự khá ấn tượng trong Inglourious Basterds của Quentin Tarantino năm 2008. Đó là cảnh trò chơi trong quán rượu. Vai diễn thủ trưởng tình báo Lực lượng V của Simon McBurney, phản diện chính đáng xem trong Mission Impossible: Rogue Nation, cũng thế. Tôi khá thích chất giọng của ông, ngay từ Rogue Nation, đặt vào các lời thoại sắc bén của phim cực kì phù hợp. “Vợ anh là điệp viên hai mang!” Ông nói. “Có một thứ gọi là tâm hồn, tôi đã nhìn thấy tâm hồn cô ấy,” Max đáp lại. “Không. Anh chỉ nhìn vào mắt cô ta mà thôi.”
    Lời thoại tốt, nhưng các tình tiết của Allied không xuất sắc bằng. Do đó, đến hồi thứ ba, mọi thứ trở nên dễ đoán và thông thường. Allied không phải là một phim điệp viên, càng không phải phim chiến tranh thực thụ, dù Zemeckis cố gắng thuyết phục ta điều đó. Phim thiếu đi sự phức tạp tâm lí của chủ đề spy game, thiếu cả hiện thực chiến tranh tàn khốc để có được sức nặng cần thiết.  Đây chỉ là một phim lãng mạn thông thường. Và dù cho vẫn rất tuyệt vời để thưởng thức màn trình diễn của Cotillard, Allied khó làm những người khó tính thỏa mãn. Nhất là với một tác phẩm được định sẵn để tham gia vào cuộc đua Oscar.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. Sau các sự kiện của phần đầu tiên, Jason Bourne (do Matt Damon thủ vai) đang sống ẩn danh cùng bạn gái Marie Kreutz (do Franka Potente thủ vai) ở Ấn Độ. Tuy nhiên, quá khứ của Bourne một lần nữa quay lại ám ảnh anh khi một nhiệm vụ thất bại khiến anh bị liên quan đến vụ ám sát một đặc vụ CIA. Điều này khiến Bourne trở thành mục tiêu săn đuổi của cả CIA và một tổ chức bí mật.
    Bourne buộc phải chạy trốn và tìm cách chứng minh sự vô tội của mình trong khi khám phá thêm về quá khứ của mình và những âm mưu liên quan đến chương trình đào tạo sát thủ mà anh từng là một phần. Trong hành trình này, Bourne phải đối mặt với những kẻ thù mới và tìm cách vượt qua những khó khăn để bảo vệ bản thân.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  15. Bộ phim kể về một ngôi làng nhỏ ở Mexico bị một băng cướp do tên tội phạm khét tiếng Calvera (do Eli Wallach thủ vai) cầm đầu. Những người dân trong làng quyết định thuê một nhóm gồm bảy tay súng để bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược. Nhóm này bao gồm bảy người đàn ông với các kỹ năng và tính cách khác nhau, do Chris Adams (do Yul Brynner thủ vai) dẫn đầu.
    Mặc dù số lượng áp đảo và hoàn cảnh khó khăn, những tay súng này chiến đấu vì lẽ phải và để bảo vệ dân làng. Qua thời gian, họ phát triển một mối quan hệ sâu sắc với những người dân trong làng, và sự hy sinh của họ không chỉ vì tiền mà còn vì danh dự và lòng nhân đạo.
    • 1 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. Cùng tìm hiểu những điều đặc biệt mà chỉ có Tim Burton mới có thể làm được với "Miss Peregrine’s Home for Peculiar Children" (Mái Ấm Lạ Kỳ Của Cô Peregrine).
    Chỉ còn ít ngày nữa là Miss Peregrine’s Home for Peculiar Children (tựa Việt: Mái Ấm Lạ Kỳ Của Cô Peregrine) sẽ ra mắt khán giả. Bộ phim dựa trên bộ ba cuốn sách cùng tên của Ransom Rigg. Đó là câu chuyện của Jacob Portman, người lớn lên cùng những câu chuyện của ông nội về thời gian ông sống trong một trại trẻ bị phù phép. Nơi đây sinh sống những đứa trẻ sở hữu năng lực phi thường: một cô bé biết bay, một cậu bé tàng hình, một cô bé có thể tạo ra lửa…
    Năm tháng qua đi, Jacob dần không còn tin vào những điều phù phiếm, cậu đặt những bước đi đầu tiên vào một cuộc sống nhung lụa êm đềm do bố mẹ bày sẵn trước mắt. Nhưng cái cái chết đột ngột của người ông cậu kính yêu nhất đã làm thay đổi tất cả. Theo lời trăn trối của ông, cậu lên tàu tìm kiếm trại trẻ từng được nhắc đến trong những câu chuyện xa xưa. Và chính tại đây, cậu không chỉ khám phá ra bí mật động trời về thân thế của mình, mà còn bước chân vào một cuộc phiêu lưu sẽ biến cuộc đời tầm thường tẻ nhạt vốn có của cậu sang một trang mới vĩnh viễn không thể quay đầu….
    Kịch bản được viết bởi Jane Goldman, người từng chấp bút X-Men: First Class, và ngồi ghế chỉ đạo chính là Tim Burton huyền thoại. Mặc dù có những tranh luận về sự khác biệt giữa tiểu thuyết và bộ phim, nhưng Tim Burton nói rằng ông đã nỗ lực hết mức để phim đúng với câu chuyện gốc. Nhà sản xuất nổi tiếng tuyên bố rằng bộ phim giống như nhiều tác phẩm trước đây rất được yêu thích của mình giống như  Beetlejuice (1988) và Edward Scissorhands(1990)…
    Để chuẩn bị cho việc ra rạp xem Miss Peregrine’s Home for Peculiar Children, khán giả không nên bỏ qua những chi tiết hấp dẫn về bộ phim giả tưởng phiêu lưu sắp tới, mà chỉ có Tim Burton mới có thể làm được.
    1. Tim Burton lấy cảm hứng từ những hình ảnh riêng biệt trong cuốn sách
    Miss Peregrine’s Home for Peculiar Children được thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết đầu tay cùng tên của tác giả người Mỹ Ransom Riggs. Cuốn sách bán chạy nhất của New York Times phần lớn lấy cảm hứng từ bộ sưu tập những bức ảnh cổ điển về nhiều lĩnh vực, do tác giả thu thập được ở những chợ trời khác nhau. Miss Peregri
    Eva Green đóng vai Miss Peregrine, nhân vật mà đạo diễn Tim Burton miêu tả là “phiên bản đáng sợ của Cô bảo mẫu Mary Poppins”, những người có cùng kiểu sức mạnh và sự hài hước trong con người mình. Trong tiểu thuyết, Alma La Fay Peregrine là là hiệu trưởng của trường cho trẻ em đặc biệt. Cô được miêu tả là một người phụ nữ trung niên mặc đồ đen giống như một phụ nữ độc thân thời Victoria. Cô cũng là một Ymbryne – người không chỉ có khả năng ẩn mình dưới lốt các loài chim lớn, mà còn có khả năng thao túng thời gian. Mặc dù là người tinh tế, cô rất thích uống rượu và hút tẩu. Công việc của cô là chăm sóc những đứa trẻ đặc biệt, giữ chúng an toàn khỏi nguy hiểm. Cô rất nghiêm khắc nhưng cũng vô cùng chu đáo và khôn ngoan.
    Nhà thiết kế trang phục nổi tiếng từng 3 lần đoạt giải Oscar Colleen Atwood chia sẻ: “Tôi muốn trang phục của Miss Peregrine liên quan đến một con chim, nhưng không phải hoàn toàn theo nghĩa đen. Tôi sử dụng trang phục mang âm hưởng thời Victoria với một chút thời trang những năm 30. Tôi muốn mang lại cảm giác như cô ấy có thể chuyển động bất cứ lúc nào. Vì vậy, chiếc váy có đường lượng sóng như dòng chảy, và vai có hình dạng cánh ở phần ngoài”.
    3. Những đứa trẻ và khả năng khác thường trong Mái Ấm Lạ Kỳ Của Cô Peregrine
    Những đứa trẻ được Cô Peregrine che chở đều mang trong mình những khả năng dị thường. Trong đó là cô gái tóc đỏ Olive, người có thể bắn lửa từ đầu ngón tay; cậu bé tàng hình Millard; cô gái váy xanh bay lơ lửng trên trời Emma; cặp song sinh ngoại cảm mặc đồ trắng, những người luôn luôn đeo mặt nạ và không bao giờ nói chuyện; hay Bronwyn có sức mạnh vô địch; và Claire, một cô bé có thêm một cái miệng ở phía sau đầu.
    4. Câu chuyện lãng mạn kỳ lạ giữa Jake và Emma
    Trong câu chuyện, Jake phải lòng Emma, người có vẻ bề ngoài của một thiếu niên, nhưng thực tế cô là 88 tuổi, và không già thêm từ những năm 1940 do sống trong “vòng lặp” với những đứa trẻ khác. Trong cuộc sống trước đây của cô, Emma cũng từng có tình cảm đặc biệt với ông nội của Jake là Abraham Portman. Hai diễn viên trẻ Asa Butterfield và Ella Purnell đóng vai Jake và Emma, không những là người yêu màn ảnh của nhau, mà cũng là bạn tốt ngoài đời. Hai ngôi sao trẻ tiết lộ họ đã phải nhồi nhét các kỳ thi dày đặc của mình giữa các cảnh quay.
    Asa Butterfield nhớ lại: “Một trong những phần khó khăn nhất trong quá trình làm bộ phim này là trong thời gian quay phim thì em đang trong kỳ thi. Ella Purnell cũng tương tự như em. Vì vậy, sau một cảnh quay, em phải làm xong bài toán hoặc viết một bài luận. Em cảm thấy thật kỳ lạ khi cứ phải chuyển đổi vai trò liên tục như vậy. Tuy nhiên, như mẹ em nói học hành cũng rất quan trọng và may quá cuối cùng mọi việc đều tốt đẹp. Em đã hoàn thành xong kỳ thi”.
    5. Quyền năng của Emma và Olive được đổi cho nhau trong bộ phim
    Nếu từng đọc cuốn sách, độc giả sẽ biết rằng khả năng đặc biệt của Emma là điều khiển hỏa lực. Kỹ năng này là một phần rất lớn của câu chuyện, với món quà này của tạo hóa cô ấy thường xuyên giúp mình và bạn trai Jacob thoát ra khỏi rắc rối. Tuy nhiên, trong phim, Emma lại có khả năng không trọng lượng: bay lơ lửng và phải dựa vào đôi giày kim loại nặng để giữ mình an toàn trên mặt đất. Cô ấy cũng có thể kiểm soát thời tiết và tạo ra bong bóng khi ở dưới nước. Trong khi đó, nhân vật Olive trong cuốn sách có thể bay lơ lửng nhưng trong phim lại có thể bắn lửa từ đầu ngón tay. Cô phải đeo găng tay để bảo vệ người khác khỏi bàn tay tự nhiên nóng bỏng của mình.
    Ella Purnell cho biết: “Về cơ bản, nhân vật của tôi có thể điều khiển không khí. Trong cuốn sách đó là lửa, nhưng trong phim là không khí. Vì vậy cô ấy làm tất cả những điều đó bằng cách rất sáng tạo. Cô ấy có thể thở dưới nước, giúp đỡ những người khác thở dưới nước, cô có thể tạo ra một cơn lốc xoáy với hơi thở của mình. Điều chính là cô ấy biết bay, vì vậy tôi phải thường xuyên bay lơ lửng với dây cáp và kèm theo 1 sợi dây kéo mình trong không khí”.
    6. Các nhân vật trong phim có tuổi khác với trong tiểu thuyết
    Một thay đổi khá lớn từ cuốn sách sang phim là lứa tuổi của các nhân vật. Trong tiểu thuyết hầu hết tuổi các nhân vật không được xác định chính xác, thì trong phim có thể dễ dàng nhận thấy ngoại hình của họ khác trong truyện và sẽ xuất hiện một số sinh nhật.
    Ví dụ, trong cuốn sách, Fiona được mô tả như một người trẻ hoang dã sở hữu những khả năng trồng cây và tạo lá từ không khí. Trong phim, tính cách của cô nổi bật và trông trẻ hơn với bím tóc và cổ áo đầm Peter Pan. Hugh, Millard và Bronwyn trẻ hơn trong tiểu thuyết. Trong khí đó, Olive già hơn rất nhiều trong phim của Tim Burton. Cô có ngoại hình như một người trưởng thành trẻ tuổi chứ không phải là trẻ con như trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, tất cả họ có tinh thần già hơn nhiều so với bề ngoài, do sống trong một “vòng lặp” thời gian trong gần một thế kỷ.
    7. Bác sỹ Golan là nữ
    Trong tiểu thuyết, bác sỹ Golan là bác sĩ tâm thần của Jacob, là bậc thầy ngụy trang và là một người đàn ông. Trong phiên bản điện ảnh, vai này do Allison Janney thể hiện. Vì vậy có lẽ nhà làm phim đã quyết định hoán đổi giới tính cho nhân vật này. Allison Janney được khán giả ủng hộ nhiệt tình. Cô từng giành 6 giải Emmy, từng đóng vai chính trong The Help, Juno, và American Beauty. Cô hiện đang là diễn viên chính trong bộ phim sitcom CBS Mom with Anna Faris, từng giúp cô giành được giải Emmy Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong năm 2014.
    Trong cuốn sách, bác sỹ Golan là nhân vật phản diện chính, việc hoán đổi giới tính này gây câu hỏi trong bộ phim dường như có một nhân vật phản diện lớn hơn? Hoặc có thể bác sĩ Golan nay sẽ là người tốt?
    8. Samuel L. Jackson đóng vai phản diện
    Trong phim, Samuel L. Jackson đóng vai Barron, lãnh đạo tóc bạc trắng của một gia tộc phản diện tìm cách thoát khỏi những đứa trẻ quyền năng sống tại Mái Ấm Lạ Kỳ Của Cô Peregrine. Nhân vật phản diện tin rằng nếu giết chết các tài năng độc đáo, ông ta sẽ đạt được sự bất tử. Đây là một nhân vật hoàn toàn mới được tạo ra cho bộ phim (mặc dù tên ông ta được lấy từ một trong nhiều bí danh của bác sĩ Golan trong tiểu thuyết). Trong một phỏng vấn gần đây, Samuel L. Jackson nói đùa rằng tóc giả dựng ngược lên là thứ khó khăn nhất mà ông phải làm quen, tuy nhiên, khi Tim Burton yêu cầu làm bất cứ thứ gì, ông đều sẵn sàng.
    9. Tác giả bảo vệ những thay đổi trong phim do Tim Burton thực hiện
    Trước những câu hỏi và tranh cãi của khán giả về những thay đổi trong phim, tác giả cuốn sách Ransom Riggs đã lên Twitter để lên tiếng ủng hộ cho Tim Burton và đảm bảo với người hâm mộ rằng tất cả mọi thứ trong phim sẽ tốt hơn.
    Ông cho biết: “Cần lưu ý rằng những cuốn sách và phim ảnh là thực thể riêng biệt. Khi tôi đến thăm các địa điểm quay, gặp Tim Burton, thấy ông đã tạo ra phim trường và những người mà ông chọn vào phim, tôi đã xem những cảnh được quay, được viết bởi Jane Goldman và đạo diễn Tim. Tôi nói với bản thân: “Ứớc gì mình đã nghĩ về điều đó trong sách của mình”. Tôi nghĩ rằng chỉ có Tim Burton và Jane Goldman có thể đưa những cảnh ấy lên màn ảnh. Họ nắm bắt được xuất sắc tinh thần và ý nghĩa của cuốn sách, và những thay đổi mà họ thực hiện chỉ phục vụ để làm cho câu chuyện trở nên điện ảnh nhiều hơn”.
    10. Bộ phim được quay tại 3 địa điểm khác nhau
    Trong tiểu thuyết hai địa điểm chính gồm có nhà của Jabob ở Florida và đảo Cairnholm, một địa điểm hư cấu trên bờ biển xứ Wales. Tuy nhiên, đối với phim các địa phương đã được mở rộng gồm các điểm tại Bỉ và các khu vực khác của Vương quốc Anh. Đoàn cũng đã quay ở trung tâm Florida cho những cảnh mở đầu của bộ phim, là nơi mà câu chuyện của Jacob bắt đầu.
    Trong phim, đảo Cairnholm được quay tại Portholland (ở Cornwall), một làng Anh nhỏ bé chỉ có 40 cư dân. Còn mái ấm của Miss Peregrine chính là lâu đài Torenhof ở Brasschaat, phía bắc Antwerp tại Bỉ. Đối với trường học này, Tim Burton muốn có một tòa nhà trông giống như một ngôi nhà, không phải là một biệt thự trang nghiêm. Một trong những nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm tìm kiếm vị trí của lâu đài Torenhof cho biết: “Bạn có thể cảm nhận được một chút gì đó kỳ lạ về nơi đó. Nó gần với thành phố nhưng lại có vẻ như ẩn trong rừng xa, xa tất cả mọi thứ. Kiến trúc cần có phải gồm ao xung quanh và vườn”.
    11. Florence and The Machine và Tim Burton đã hợp tác trong ca khúc mới
    Tim Burton đã nhận được sự giúp đỡ từ nhóm nhạc rock của Anh Florence and The Machine trong bộ phim mới nhất của mình. Mặc dù bộ phim chưa ra rạp, người hâm mộ vẫn có thể lấy được một ca khúc nhạc nền mang tên “Wish You Were Here”, được phát hành vào ngày 25/8 vừa qua.
    Nói về quá trình sáng tạo ca khúc, trưởng nhóm Florence Welch cho biết: “Trong khi làm việc với bài hát này cho bộ phim tôi đọc tất cả những cuốn sách Miss Peregrine’s Home for Peculiar Children và rất thích chúng. Thật tốt đẹp khi được tham gia viết nhạc cho bộ phim”.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. "The Bourne Ultimatum" (Tối hậu thư của Bourne) là  bộ phim hành động, tình báo nằm trong loạt phim về siêu điệp viên Jason Bourne của đạo diễn Jason Bourne sẽ ra mắt khán giả từ ngày 14/9/2007.
    Matt Damon, diễn viên từng đoạt giải Oscar (thủ vai chính Jason Bourne), một lần nữa mang đến cho bộ phim sự lạnh lùng và cuộc truy tìm sự thật mà anh đã thể hiện trong hai bộ phim đầu. Đạo diễn Greengrass nói, “Matt là một diễn viên có tài thể hiện những nhân vật mang nhiều uẩn khúc.”
    Hai phim đầu có tên "The Bourne Identity" và "The Bourne Supremacy" đã mang đến nhiều câu hỏi: Tôi là ai? Ai đã giết hại người yêu của tôi? Và những câu trả lời mà Bourne tìm được vẫn chưa đầy đủ. Bộ phim thứ ba này tập trung giải quyết triệt để những câu hỏi ấy. Jason Bourne sẽ biết vì sao mình có thể trở thành một sát thủ nguy hiểm như vậy.
    Nội dung nói về siêu điệp viên Jason Bourne - một người không có tổ quốc và không quá khứ. Trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt đến phi nhân tính, Bourne không còn nhớ mình là ai. Anh bị biến thành một vũ khí hiện đại – xứng tầm một điệp viên CIA siêu hạng. Từ khi được một thuyền đánh cá của Ý cứu ở vùng biển Địa Trung Hải vài năm về trước, Bourne luôn bị ám ảnh bởi một giấc mơ mà trong đó anh là một người khác. Sự trăn trở thôi thúc Bourne cùng với người yêu Marine đi tìm câu trả lời: anh là ai và tố chức nào đã dạy anh giết người. Việc làm của Bourne đã đánh động “ai đó” và họ tìm mọi cách xỏa sổ sự tồn tại của anh…
    Sau khi người yêu Marie bị bắn chết, tất cả những gì Bourne muốn là sự trả thù. Nhưng khi đã trả thù được thì điều mà anh muốn lại là biến mất mãi mãi khỏi cuộc đời này, không còn vương vấn đến hình ảnh Jason Bourne. Nhưng vì một bài báo tung tin rằng anh vẫn còn sống, một lần nữa Bourne trở thành mục tiêu của chính tổ chức đã đào tạo anh - cơ quan tình báo CIA.
    Treadstone (nhắc nhiều trong phim The Bourne Identity) là một chương trình tình báo tuyệt mật đã tạo ra sát thủ Jason Bourne, giờ đây bị hủy bỏ. Thay vào đó là bản nâng cấp - chương trình Blackbriar, một dự án liên kết với Bộ Quốc phòng nhằm tạo ra một thế hệ sát thủ mới. Trong mắt những người điều hành chương trình này, Jason Bourne là mối đe dọa cần bị loại trừ bằng mọi giá. Nhưng với Bourne, bọn họ lại là đầu mối duy nhất để anh biết được đúng con người mình trước đây.
    Khi Bourne tìm được đến đích cuối cùng, anh không dừng lại ở việc giết những kẻ truy đuổi mình mà dùng tất cả những gì được CIA truyền dạy để chấm dứt tất cả.
    Hành trình của Jason Bourne đưa anh tới Mát-xcơ-va, Paris, Madrid và Tangier. Jason vừa lẩn trốn, vừa đấu trí với các điệp viên trong chương trình Blackbriar, các điệp viên liên bang và cảnh sát địa phương để tìm câu trả lời cho những thắc mắc luôn ám ảnh tâm thức. Hành trình sẽ đưa anh về nơi khởi đầu và nơi nó sẽ kết thúc: đường phố New York.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  18. Bộ phim kể về Selene (do Kate Beckinsale thủ vai), một "Death Dealer" (kẻ săn người sói) thuộc loài ma cà rồng. Selene bị cuốn vào một âm mưu phức tạp khi phát hiện ra rằng người sói đang săn đuổi một con người tên Michael Corvin (do Scott Speedman thủ vai) vì anh ta mang trong mình dòng máu đặc biệt có thể kết hợp hai loài thành một giống loài mạnh mẽ hơn.
    Trong khi điều tra, Selene phát hiện ra sự thật đen tối về cuộc chiến giữa ma cà rồng và người sói, cùng với việc những người cô từng tin tưởng đang che giấu những bí mật có thể thay đổi hoàn toàn cuộc chiến. Cô phải bảo vệ Michael và đồng thời tìm cách đối mặt với sự phản bội từ bên trong.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. Tài tử Jeremy Renner vào vai điệp viên Aaron Cross - hậu duệ của Jason Bourne - trong tập phim mới và tiếp tục đối mặt với những cạm bẫy, âm mưu thanh toán các điệp viên nằm vùng của CIA.
    Bộ ba phim về điệp viên bị tẩy não Jason Bourne có sự tham gia của tài tử Matt Damon là một trong những loạt phim hành động nổi tiếng nhất thế giới. Phim nói về một sát thủ mất trí trên hành trình tìm lại ký ức của mình đã phải trải qua muôn vàn nguy hiểm đến từ CIA (tổ chức đào tạo ra anh ta). Ba phần của Jason Bourne được đánh giá là có chất lượng đồng đều nhau. Phần ba, The Bourne Ultimatum, ra mắt năm 2007 còn giành ba giải Oscar cho Dựng phim, Dựng âm thanh và Hòa âm. 5 năm sau, Universal quyết định khởi động loạt phim này với một nhân vật hoàn toàn mới - Aaron Cross.
    The Bourne Legacy tiếp tục cho khán giả khám phá những nhân vật từng trải qua cuộc tẩy não của chương trình Treadstone và Blackbriar của CIA. Aaron Cross vốn là một người lính mang trong mình thương tích từ cuộc chiến ở Trung Đông. Anh tham gia một chương trình bí mật của chính phủ, thậm chí còn nguy hiểm hơn chương trình tẩy não Treadstone mà Jason Bourne từng trải qua. Khi chính phủ quyết định trừ khử từng điệp viên nằm vùng của chương trình này, Aaron may mắn trốn thoát. Với sự giúp đỡ của nữ tiến sĩ xinh đẹp Marta Shearing, anh tìm mọi cách để thoát khỏi cuộc truy lùng gắt gao của CIA.
    Nội dung được tiếp nối từ phần ba, The Bourne Ultimatum, nên những khán giả nào chưa từng xem loạt phim về Jason Bourne thì sẽ rất khó để hiểu được đoạn đầu của The Bourne Legacy. Thoại trong phim khá dài và phức tạp với nhiều thông tin về lĩnh vực tình báo, các chương trình đào tạo điệp viên của chính phủ nên đòi hỏi người xem phải luôn ở trạng thái "căng" khi theo dõi.  
    Dù không xuất hiện, điệp viên Jason Bourne vẫn được nhắc tới liên tục từ đầu tới cuối phim như một mắt xích quan trọng trong câu chuyện của The Bourne Legacy. Dường như các nhà làm phim muốn "mồi" khán giả trước cho sự trở lại của Matt Damon - đối đầu với Jeremy Renner - trong tập sau. Nhưng chính vì cố giữ lại nhiều thứ quá nên The Bourne Legacy tạo cho người xem một cảm giác hơi "gồng". Phim muốn đưa vào tất cả yếu tố về các chương trình điệp viên nhưng không có yếu tố nào được khai thác sâu hẳn.
    Jeremy Renner là một tài tử được đánh giá cao về diễn xuất, với hai đề cử Oscar cho vai diễn trong các phim The Hurt Locker và The Town. Anh đã rất cố gắng thể hiện tốt vai Aaron Cross nhưng cái bóng của Jason Bourne (Matt Damon) quá lớn. Dù Cross phần nào đã chứng tỏ được rằng Bourne không phải là người hùng duy nhất nhưng khi xem xong, nhiều khán giả sẽ vẫn ấn tượng và nhớ về chàng điệp viên của Matt Damon hơn dù nhân vật này không xuất hiện trực tiếp ở The Bourne Legacy.
    Ở nửa sau của bộ phim, khán giả sẽ được thưởng thức những cuộc đọ súng căng thẳng, hồi hộp, những pha chạy nhảy khắp các mái nhà và đặc biệt là màn rượt đuổi bằng môtô ngoạn mục trên đường phố Manila (Philippines). Tuy nhiên, các cảnh hành động có vẻ như hơi ít so với chiều dài hơn hai tiếng của phim. The Bourne Legacy được quay ở khá nhiều địa điểm trên thế giới như Canada, Mỹ, Philippines, Hàn Quốc. Trong số các bối cảnh còn có một khu vực nhìn khá giống với Vịnh Hạ Long của Việt Nam.
    Câu chuyện của The Bourne Legacy tiếp tục khai thác vào những chương trình tuyệt mật của chính phủ và lệnh xóa sổ tàn bạo đối với các điệp viên nằm vùng. Yếu tố tạo nên sự kịch tính cho bộ phim nằm ở cuộc đấu trí giữa một bên là Aaron Cross, Marta Shearing đang phải chạy trốn, một bên là lực lượng cảnh sát truy lùng gắt gao. Trọng tâm trong The Bourne Legacy chỉ nằm ở cuộc rượt đuổi này nên dù có thời lượng 135 phút, phim vừa tạo cảm giác dài, lại vừa có cảm giác ngắn. Dường như đây mới chỉ là phần mở màn giới thiệu về điệp viên Aaron Cross để tập tiếp theo, nhân vật này sẽ đối đầu với Jason Bourne.
    Mặc dù khó có thể so sánh với bộ ba phim về Jason Bourne đã quá thành công, The Bourne Legacy vẫn là một bom tấn có thể đem tới cho khán giả nhiều pha hành động mãn nhãn và cảm giác căng thẳng khi theo dõi. Tuy nhiên, nếu để Aaron Cross của Jeremy Renner có thể sánh ngang tầm với đàn anh Matt Damon thì trong những phần sau, êkíp thực hiện cần phải thay đổi và có thêm nhiều sáng tạo đột phá nữa.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. Người cuối cùng trên thế giới này bạn nên đi du lịch cùng, có lẽ là Tom Hanks. Bay ra ngoài vũ trụ thì tàu không gian gặp nạn. Hai lần đi thuyền thì một lần bị đắm, một lần bị cướp. Đến khi trở thành phi công lão luyện trong Sully (Cơ trưởng Sully), thì chiếc máy bay ông điều khiển, lại rơi.
    Không ai trong số 155 hành khách và phi hành đoàn chuyến bay số 1594 hãng US Airways biết điều gì chờ đợi họ vào ngày 15/1/2009. Bao gồm cả cơ trưởng Sully (Tom Hanks), cơ phó Jeff (Aaron Eckhart). Một chuyến bay bình thường như hàng trăm chuyến khác trong 40 năm kinh nghiệm của Sully, đã nhanh chóng thành thảm họa. Cất cánh chưa đầy 15 phút, chiếc máy bay va chạm mạnh với đàn chim di trú, hai động cơ bị phá hỏng hoàn toàn. Sully báo cáo xin đáp gấp. Nhưng trong giây phút quyết định, thay vì chuyển hướng đến sân bay gần nhất, ông đã đáp chiếc máy bay xuống thẳng dòng sông Hudson.
    Có bao nhiêu chuyến bay thương mại gặp nạn, ở tải trọng và qui mô của 1594, từng đáp thành công xuống mặt nước? Trước ngày 15/1, là không. Có quá nhiều yếu tố bất lợi dễ dàng khiến chiếc máy bay lao thẳng xuống mồ. Không ai, kể cả người điều khiển không lưu khi ấy, tin rằng chiếc 1594 có thể nguyên vẹn, chưa kể có người sống sót. Nhưng “Điều kì diệu trên sông Hudson”, như cách báo chí gọi về sự kiện này, đã xảy ra. Bằng tài năng và kinh nghiệm, Sully đã đáp thành công khối kim loại nặng gần 70 tấn và cứu sống toàn bộ người có mặt trên chuyến bay. Điều gần như không tưởng.
    Câu chuyện này được ghi lại đầy đủ trong hồi kí Highest Duty (Nghĩa vụ cao nhất) của Chesley ‘Sully’ Sullenberger, tên đầy đủ của cơ trưởng Sully. Phần tốt đẹp mọi người đều biết là ông được tôn làm “anh hùng”, trở thành một huyền thoại trong giới phi công, cũng như thúc đẩy các nghiên cứu về phương pháp đáp an toàn trên mặt nước. Phần giấu kín là Sully đã bị Ban An toàn Giao thông Quốc gia điều tra, buộc tội ông đã gây nguy hiểm cho các hành khách. Họ đã cố chứng minh rằng chiếc máy bay đã có thể đáp an toàn nếu lựa chọn bay về phi trường. Đây chính là chất liệu cho tác phẩm chuyển thể của đạo diễn kì cựu Clint Eastwood, ở bộ phim thứ 35 trong sự nghiệp.
    Sully là lần đầu tiên Clint Eastwood và Tom Hanks hợp tác. Cả hai đều có thể xem là những “anh hùng” của Hollywood nói riêng, và cả nước Mỹ nói chung. Eastwood đã là biểu tượng từ thời hoàng kim phim cao bồi, vẫn duy trì phong độ đỉnh cao đến hiện tại. Còn Hank đang dần “chết vai” với các hình mẫu người hùng xứ cờ hoa. Thuyền trưởng Phillips trong Captain Phillips (2013) hay người đám phán trong Bridge of Spies (2015) là ví dụ điển hình. Giống như Sully, cả Eastwood lẫn Hank đều là những “cơ trưởng” hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ. Cả hai đều biết phải làm gì.
    Tâm lý không phải là thể loại người ta nhớ đến mỗi khi nhắc đến Eastwood, nhưng đó là thứ chất liệu mà ông có khả năng xử lý nhuần nhuyễn ở mức bậc thầy. Ai có thể quên The Bridges of Madison County (1995) hay Million Dollar Baby (2004)? Sully trước hết là một thành tựu khác trong khả năng khai thác tâm lý nhân vật của Eastwood. Một cơ trưởng vừa cứu sống 155 sinh mạng sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn có nhiều hơn là cảm giác tự hào. Có nỗi ám ảnh và sợ hãi, được Eastwood thể hiện bằng cơn ác mộng đầu phim. Có áp lực nặng nề từ dư luận và buổi điều tra. Có những vấn đề gia đình và cuộc sống, những khoản nợ và mâu thuẫn với người vợ, khắc họa dần chân chung của Sully: Một người đàn ông bình thường phải đối mặt với quá nhiều điều bất thường, cùng một lúc.
    Dĩ nhiên, điều người xem quan tâm nhất trong một vụ rơi máy bay, là bản thân sự kiện. Trong phim, Eastwood miêu tả cảnh tượng khó tin này không phải một, mà đến ba lần. Không hề là một cách kéo dài thời gian, hay lặp lại nhàm chán. Đó là áp lực mà Eastwood muốn người xem cảm nhận, theo diễn biến tâm lý của Sully. Ai từng có trải nghiệm cận tử sẽ hiểu rằng, ký ức về trải nghiệm đó rất mờ nhạt khi vừa trải qua. Bộ não chưa đủ sức để giải nghĩa nó. Rồi khi có đủ thời gian, nó rõ ràng và chân thực dần lên. Cứ mỗi lần Sully trở lại buồng lái trong giây phút định mệnh, ông càng nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa điều mình làm. Ông càng chắc chắn mình làm đúng.
    Khi biết tin quyển sách của mình được chuyển thể, Sully “thật” đã mong muốn phim truyền tải được tinh thần lớn nhất là về lòng tốt. “Mọi người đều nghi ngờ về bản chất con người. Nhưng những hành khách đã hành động cùng nhau, một cách vô tư, để cùng nhau sống sót. Tôi nghĩ điều đó sẽ mang đến cho mọi người hi vọng, khi họ cần nó nhất,” ông nói. Eastwood đã hoàn thành tốt yêu cầu này, khi khắc họa chân dung các hành khách cùng cảnh hạ cánh chân thực nhất có thể. Không có người xấu, không có cảnh xô đẩy hay toan tính, như thường thấy. Điều này khiến cảnh phim có vẻ tầm thường, thiếu kịch tính. Nhưng nếu đặt bản thân vào hoàn cảnh của các hành khách, chúng ta sẽ cảm thấy vẻ đẹp lạ lùng. Ai có thể xấu xa, khi vừa trở lại cuộc sống từ cõi chết?
    Một điểm đáng khen khác là Eastwood đã tiết chế được chất anh hùng ca, trong một tác phẩm đậm chất anh hùng ca. Có những cảnh phim dễ dàng sa lầy vào cường điệu, như khi Sully đứng lại đếm các hành khách sống sót, hay những người xa lạ lao vào ôm lấy ông. Một cảnh khác người ta nói với ông “Lâu rồi chúng ta không có tin tốt về máy bay”, gợi đến vụ khủng bố 11/9. Tất cả đều đáng tin và dễ chịu, nhờ vào diễn xuất đầy đặn của Tom Hank. Đây là kiểu vai diễn mà Hank yêu thích gần đây, và gần như dành sẵn cho ông. Hank xử lý các trường đoạn khó, như trong phiên điều trần, dễ dàng và tự nhiên như thở. Phối hợp với ông là một Aaron Eckhart xuất sắc bất ngờ. Trong màn trình diễn nội tâm của Hank, luôn cần một kép phụ hài hước để lấy lại cân bằng. Eckhart làm rất tốt điều đó, và còn tăng thêm sức hấp dẫn khi tạo ra sự nghi ngờ trong vài phân cảnh. Một ánh mắt ngạc nhiên trong buồng lái, anh khiến người xem phải tự hỏi: Liệu Sully có ý đồ nào khác? Jeff là vai diễn ấn tượng nhất của Eckhart kể từ sau vai “kỵ sĩ trắng” trong The Dark Knight (Kỵ sĩ bóng đêm, 2008) – mà từ đó, sự nghiệp anh bị chững lại.
    Thành công lớn nhất của Sully là xây dựng được một hình mẫu “anh hùng đời thường” mà chúng ta có thể bắt gặp bất kì đâu. Một người làm tốt công việc của họ và được tôn vinh. Và điều kì diệu, nếu có, luôn xuất phát từ khả năng con người. Quyết định của Sully là kết quả từ nhiều năm kinh nghiệm, làm việc cần mẫn, nắm vững kĩ thuật. Và trong một khoảnh khắc, ông tin vào chính mình hơn là các thông số. Đó là điều không máy móc nào, dù hiện đại đến đâu, có thể thay thế được. Đó là lý do vì sao, luôn cần có con người trong những công việc liên quan đến tính mạng con người.
    Riêng Tom Hanks, một lần nữa, cho thấy rằng ông là một bạn đồng hành tồi trong những chuyến đi. Sau đắm thuyền, bị cướp, rơi máy bay, sẽ là gì? Nhưng với những người có máu phiêu lưu, họ nên vui mừng khi thấy Hank xuất hiện. Bởi sau mỗi tai nạn, ông luôn có một câu chuyện hay để kể.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Storks (tên tiếng Việt: Tiểu Đội Cò Bay) là bộ phim hoạt hình thứ 3 của studio WAG (Warner Animation Group - nhánh phim hoạt hình của WarnerBros.) sau Happy Feet và The Lego Movie. Trước khi xem phần phim chính, khán giả sẽ được chiêu đãi một phim ngắn về Ninjago với nhân vật Master và chú gà rất bá đạo. Màn đối đầu lì lợm trong phim ngắn mở đầu Ninjago sẽ tạo tiền đề rất tốt để bạn bắt đầu xem Storks một cách hiệu quả vì Storks cũng bá đạo không kém.
    Ở phương Tây bao đời nay đều có một thông tục, khi trẻ nhỏ hỏi cha mẹ "con sinh ra từ đâu" thì câu trả lời của các cha mẹ thường là: những chú cò mang đến. Người Tây xem đây là một câu nói đùa, giống các bậc cha mẹ Việt Nam vẫn hay đùa rằng con mình được nhặt về từ bãi rác vậy, nhưng thực chất đằng sau câu nói đùa ấy có khá nhiều điển tích và thần thoại. Nhưng cũng có một nghiên cứu bảo rằng vì loài cò rất chung thủy, khi chúng di cư vào mùa thu về phía bắc thì chúng sẽ quay trở về tổ ở phía nam sau chín tháng. Có lẽ vì vậy mà từ rất lâu, hình ảnh loài cò mang theo một đứa bé đã trở thành một điều rất quen thuộc với người Tây phương. Nay WAG đã biến hình ảnh đó trở nên sống động hơn, thực tế hơn qua bộ phim Storks.
    Trong thế giới của Storks, nhiệm vụ chính của những chú cò chính là mang những em bé được ra đời từ nhà máy theo các đơn đặt hàng đến tận nhà bố mẹ chúng. Đây là công việc duy nhất nhưng cũng rất khó khăn với loài cò. Có một lần, tai nạn hi hữu đã xảy ra nên Hunter, con cò đầu đàn, đã quyết định ngưng công việc vận chuyển em bé để biến thành vận chuyển hàng hóa. Thế là công ty vận chuyển cornerstore.com ra đời, trở thành công ty bán hàng quy mô toàn cầu với những "shipper" (người giao hàng) là những chú cò. Junior, một chú cò sắp được lên chức vô tình sản xuất ra một em bé ngoài ý muốn với cô gáiTulip, con người duy nhất trong cornerstore.com. Thế là Junior và Tulip phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này trước khi ông chủ phát hiện ra.
    Cách đặt vấn đề của Storks rất thú vị. Từ việc biến những chú cò vốn là một hình ảnh gắn liền với dân gian thành những chuyên viên vận chuyển hàng hóa thông thạo công nghệ trong thời đại số cho đến việc tạo ra một tình huống vô cùng "xã hội" của các nhân vật chính. Vấn đề oái ăm của chú cò Junior giống như một câu chuyện chung của rất nhiều đàn ông đang gặp phải trên thế giới: sắp được thăng chức và vợ có thai ngoài ý muốn, nếu không giải quyết suôn sẻ cả hai chuyện này thì chắc chắn sẽ bị sa thải. Bên cạnh đó, phim còn nêu lên được một hiện trạng khá nhức nhối của những người làm công ăn lương khi Junior liên tục được hỏi: anh muốn làm sếp để làm gì? Nói nôm na thì nếu như Zootopia đã tạo ra được một câu chuyện hết sức nhân văn về phân biệt chủng tộc thì Storks lại nói lên được những vấn đề về cuộc sống rất thân thuộc.
    Câu chuyện về gia đình của những người trẻ được lồng vào khéo léo trong một phim hoạt hình
    Sau phần đặt vấn đề ấn tượng thì diễn biến trong chuyến hành trình của Junior, em bé và Tulip cũng có rất nhiều điểm ấn tượng. Cả ba phải băng qua những cánh rừng, những con suối, vượt cả thác lũ, băng giá để tìm đến gia đình đã đặt hàng em bé kia.
    Hành trình càng khó khăn hơn khi Junior bị gãy mất một bên cánh, chiếc máy bay Tulip làm ra lại hỏng nặng khi rơi xuống hẻm núi. Cũng không ít những tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra. Đặc biệt là những phân đoạn với bầy chó sói vừa hung hãn vừa đáng yêu với khả năng biến hình không tưởng.
    Khán giả sẽ có những tràng cười nắc nẻ liên tục không dứt mỗi khi bầy sói xuất hiện, giống như chú cò Junior đã phải thảng thốt: "Bầy sói này quá lầy!". Nhưng không phải vì quá tưng bừng mà phim bỏ quên cảm xúc. Khán giả sẽ được khơi dậy thứ tình cảm gia đình rất bản năng của sinh vật qua những đoạn đối thoại bốp chát giữa Junior và Tulip, khi cả hai cố gắng cho em bé ăn hay lúc giành nhau bảo vệ nó. Dù cảm xúc không được đẩy cao như hành trình của Kubo, bà Khỉ và ông Bọ trong Kubo và Sứ mạng Samurai nhưng vẫn tạo được sự ấm áp.
    Song song với chuyến hành trình giải quyết hậu họa của Junior và Tulip chính là câu chuyện khá cảm động của gia đình cậu bé Nate, người đã "đặt hàng" em bé. Tuyến truyện gia đình này cũng là một điểm hay của Storks vì nói lên được thực trạng của nhiều gia đình - khi con cái luôn cảm thấy cô đơn ngay cả những lúc có cha mẹ bên cạnh.
    Nhưng điều khiến câu chuyện này cảm động chính là cách các nhân vật giải quyết vấn đề. Không bi kịch hóa, không lên gân mà chỉ thật nhẹ nhàng, tạo được một không khí ấm áp xuyên suốt bộ phim, kể cả lúc mạch phim trầm buồn. Tuy nhiên, vì không cân bằng được hai câu chuyện với nhau mà cảm xúc khi xem phim ít nhiều bị chi phối. Câu chuyện của Junior và Tulip rất ồn ào còn câu chuyện gia đình Nate lại khá êm đềm. Đáng lẽ sự trái ngược này đã có thể bổ sung cảm xúc cho nhau rất tốt nhưng vì biên kịch không khéo, tình tiết được sắp đặt không đồng nhất dẫn đến bị hụt, tạo cảm giác hơi lê thê.
    Cũng như bao phim hoạt hình khác, cái kết bao giờ cũng dễ đoán. Thành thử muốn ghi điểm, mỗi studio đều phải có những "chiêu tủ" cho riêng mình. Nếu như Disney và Pixar từ lâu đã khẳng định khả năng tạo cảm xúc thì Dreamworks lại đầy biến hóa với những câu chuyện cá tính. Fox thì đi theo hướng hài hước tới bến còn Illumination gần đây lại gây ấn tượng bằng những tạo hình dễ thương. Thế còn WAG?
    Có thể thấy qua Happy Feet, bộ phim đầu tiên, studio này vẫn chưa tìm được phong cách riêng. Nhưng từ sau The Lego Movie được khen ngợi nhiệt liệt với câu chuyện rất thực tế, nhân văn và cách xây dựng nhân vật ra ngô ra khoai thì có lẽ đây chính là hướng đi mà WAG hướng tới. Và Storks thừa hưởng được những điều đó. Đồ họa trong Storks cũng khá đẹp, nhiều màu sắc bắt mắt và đặc biệt là những em bé có tạo hình đơn giản nhưng vô cùng đáng yêu khiến ai cũng sẽ muốn có một em.
    Tuy nhiên, cá nhân người viết nghĩ rằng với tình hình dân số thế giới đang ngày càng bùng nổ, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình luôn được tuyên truyền thì cái kết của Storks có hơi phản thực tế. Dù hình ảnh các em bé được sản xuất hàng loạt ở cuối phim cốt là để gây dựng lại niềm tin cho câu chuyện nhưng chắc chắn nó còn khơi dậy bản năng làm cha mẹ rất lớn. Nếu như sau khi xem phim mà khán giả lại muốn có thêm thật nhiều con thì chẳng phải là "nguy hiểm" cho tình hình dân số sao? Lại đùa thôi.
    Nói tóm lại, Storks là một phim khá ổn so với mặt bằng phim họat hình từ đầu năm nay. Nó đáp ứng được nhiều yếu tố giải trí để cả gia đình có thể cùng thưởng thức. Đặc biệt phiên bản lồng tiếng Việt có nhiều câu được biến tấu vô cùng "chất" bảo đảm sẽ khiến khán giả cười sằng sặc. Nếu bạn không thích xem lồng tiếng thì có thể chọn phiên bản phụ đề với sự góp giọng của Andy Samberg, Kelsey Grammer và Katie Crown.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  22. Sau gần một thập kỷ vắng bóng, chàng điệp viên Jason Bourne đã trở lại rạp chiếu phim. Mười năm không gặp, chàng vẫn đẹp trai, cơ bắp và đánh đấm “ngon lành” như ngày nào.
    Bắt đầu từ The Bourne Identity 2002, series Bourne đã trở thành một franchise phim hay có tiếng trong lòng các fan hâm mộ thể loại hành động. Không hào hoa phong nhã mỗi phần nhiều cô như người anh em James Bond bên kia bờ đại dương, Jason Bourne thu hút khán giả bởi chất riêng – dữ dội và thực tế. Bộ phim đã mang Matt Damon trở lại với đỉnh cao danh vọng sau nhiều năm lặng lẽ trước khi anh bỏ vai vì vị đạo diễn thân quen Paul Greengrass không được cầm trịch phần tiếp theo.
    Vì ba phần phim quá thành công The Bourne Identity, The Bourne Supremacy và The Bourne Ultimatum, nhà sản xuất đã reboot lại series này bằng The Bourne Legacy với nam diễn viên thực lực Jeremy Renner thế chỗ Matt Damon. Thế nhưng, có vẻ khán giả không mặn mà gì với anh chàng Aaron Cross này lắm khi bộ phim được đầu tư khủng 125 triệu $ này chỉ thu được 276 triệu $ trên toàn thế giới. Lợi nhuận tuy có nhưng không thể so sánh với các phần trước.
    Thế nên, Matt Damon và Paul Greengrass đã trở lại, bốn năm sau The Bourne Legacy, trong cuộc phiêu lưu mới nhất của Jason Bourne cùng một ekip làm phim đầy tài năng vừa lạ vừa quen. Đó là quay phim Barry Ackroyd với một đề cử Oscar, quay phim của The Hurt Locker và Captain Phillip. Dựng phim vẫn do do Christopher Rouse, từng thắng 1 giải Oscar bằng The Bourne Ultimatum 2007 đảm nhận. Chịu trách nhiệm nhạc phim là John Powell từng được đề cử Oscar với How To Train Your Dragon và David Buckley – người đứng sau thành công về nhạc phim của The Nice Guy đầu hè.
    Sau chín năm, Matt Damon trở lại sau chuỗi ngày phiêu lưu vũ trụ với Interstellar và The Martian – một Jason Bourne không hề hào nhoáng với những bộ vest bóng lộn như James Bond. Anh không có xe xịn và vũ khí siêu hạng, tất cả những gì Bourne có thường chỉ là bộ quần áo bình thường, một chiếc ống nhòm cũ kĩ, xe và súng thường được “mượn” từ những kẻ tấn công anh hoặc người qua đường.
    Giờ đây anh đã nhớ ra mình là ai, kẻ đào tẩu khỏi CIA này lại tiếp hành trình “14 năm +” đi tìm quá khứ và trả lời cho câu hỏi “tôi là ai”. Đúng lúc này, rắc rối ập tới. Năm 2016, Jason Bourne của Damon ít nhiều nhuốm chút mệt mỏi vì thời gian, dẫu sao đã gần mười năm trôi qua từ ngày Bourne phanh phui kế hoạch Blackbriar đen tối. Thế nhưng anh vẫn là Jason Bourne trong lòng các fan nhiều về năm trước.
    Nicky Parsons – cô nàng hậu cần của chiến dịch Treatstone xuất hiện trong cả ba phần phim trước sẽ trở lại trong phần này và kéo Bourne vào một tình huống khó khăn. Một điều rất đáng tiếc trong phần này là phim vẫn tiếp tục để lại dấu chấm hỏi to đùng về quá khứ của Nicky và Bourne. Những ánh mắt, những lưu luyến và cả những hy sinh giúp đỡ Nicky cho Bourne, chúng ta đành phải tiếp tục chờ đợi và hy vọng câu trả lời sẽ có trong những phần sau. Julia Stiles vẫn đẹp ngọt ngào như ngày xưa, tiếc là đất diễn của cô không nhiều.
    Bourne Girl thực sự của phần phim mới này là Heather Lee – đầu não của phòng kỹ thuật CIA. Một cô gái trẻ, với trí thông minh, tài năng xuất chúng cùng sự nhạy bén hơn người, sẽ khiến khán giả đi từ bất ngờ đến bất ngờ khác. Chắc chắn, đây sẽ là một nhân vật quan trọng nếu nhà sản xuất muốn Bourne có phần tiếp theo. Healther Lee là một vai diễn thú vị nhưng không hề khó khăn với Alicia Vikander. Ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, cuối năm nay sẽ xuất hiện trong bộ phim làm-ra-để-tranh-Oscar The Light Between Oceans, giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất 2015 chắc chắn chưa phải là điểm dừng của cô gái trẻ này.
    Cùng với tìm một Bourne Girl xuất sắc, để đối trọng với Bourne, lần này nhà sản xuất đã mời đến Tommy Lee Jones và Vincent Cassel – hai diễn viên thực lực hàng đầu Hollywood. Với nét lão luyện cùng diễn xuất thông mình, quý ngài Tommy Lee Jones hoàn toàn thuyết phục trong vai giám đốc CIA Robert Dewey. Còn Vincent Cassel thì gây được ấn tượng sâu đậm với màn rượt đuổi ngoạn mục và gay cấn nhất trên màn ảnh từ Fast And Furious 7 đến nay. Trận thư hùng của anh và Matt Damon có độ phá hoại thuộc hàng khủng khiếp.
    Ở thời đại mà những bộ phim về điệp viên & nội gián được lên kế hoạch mỗi ngày, Jason Bourne vẫn tiếp tục theo đuổi những chất liệu “rất tiêng” từ ngày xưa, đưa bộ phim trở nên nổi bật trong hằng hà sa số các tác phẩm. Ngoài nhân vật chính giỏi cận chiến và mang tính chủ động trong mọi hoàn cảnh, series này còn nổi tiếng với các cảnh quay chân thật đến khó tin. Nổi tiếng nhất là việc The Bourne Identity sử dụng luôn lính thủy đánh bộ Mỹ thực thụ. Lần này, trong Jason Bourne 2016, chúng ta sẽ được chứng một vụ biểu tình bạo động được dàn dựng chân thực đến từng cm. và tất nhiên, không thể bỏ qua “đặc sản” của series với các cảnh hành động dễ gây chóng mặt với hình ảnh dữ dội, thực và đổi góc quay liên tục đến mức có thể khiến bạn choáng váng.
     Jason Bourne là một điệp viên rất rất ít cười, cả bốn phần phim dường như chẳng có lấy một lời thoại hài hước. So với các phần 007, chàng Bourne thực tế, tàn bạo và mang tính cập nhật thời đại hơn hẳn. Sau cú ngã ngựa của Spectre hồi năm ngoái cùng một Ethan Hunt đã có phần luống tuổi trong Mission Impossible: Rogue Nation, những ai yêu thích dòng phim hành động điệp viên này có thể tìm đến Jason Bourne 2016 như cứu rỗi hoàn hảo. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. The Town là một bộ phim action/drama/crime nhưng hành động không phải là vấn đề chủ đạo. Mô-tuýp của bộ phim cũng không có gì mới, trai cướp giật gặp gái nhà lành, yêu và hoàn lương và nó cũng bị chê là quá cliché.
    Không sai, ta xem và ta biết mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu, liệu gã cướp có hoàn lương, được cứu rỗi trong tình yêu của một phụ nữ, liệu hắn có phải trả giá cho những gì mình đã làm, rằng hai người có đến được bên nhau, rằng bla bla bla…?
    Ấy thế mà cách truyền tải một thông điệp cũ bằng cách mới và hợp lý, dường như Ben Affleck có duyên khi thổi 1 luồng sinh khí mới vào 1 câu chuyện cũ làm ta vẫn thấy The Town đã làm nên được một sự khác biệt.
    Có hai mối quan hệ chính trong bộ phim. Đầu tiên là tình cảm nảy sinh giữa Doug (Ben Affleck), kẻ cầm đầu một băng cướp táo tợn ở Charlestown, một khu vực rộng vẻn vẹn 2,6 km vuông ở Boston – và nó là nơi mà cướp nhà băng được coi là “nghề truyền thống” và Claire (Rebecca Hall), nữ quản lí nhà băng mà hội của Doug đi cướp, một cô gái hiền lành, chân thật. Và thứ hai là quan hệ bạn bè của Doug với thằng bạn nối khố Jem (Jeremy Renner).
    Hai mối quan hệ này là trái tim, là sức sống của The Town – cộng thêm với ba cảnh cướp ngân hàng/đuổi bắt, tuy ít nhưng chất, nhất là cảnh đuổi bắt trên xa lộ và kết thúc là một cắt cảnh rất hài cùng một câu nói hài không kém đã một lần nữa cho thấy tài năng đạo diễn của Ben Affleck ở Gone Baby Gone không chỉ đơn thuần là gặp may.
    Phim làm ta nhớ đến “Heat” đỉnh cao một thời, cũng hơi hướng cổ điển làm gợi lại những thước phim từ thập kỉ 89, 90; cũng nhịp độ ấy, cũng những cung bậc cảm xúc ấy do các cắt cảnh tạo nên. Doug là một kẻ xấu, cũng như vai của Robert de Niro trong Heat vậy, chỉ có điều Ben Affleck đã bị lu mờ bởi tài năng diễn xuất của Jeremy Renner. Hall đã thể hiện rất tốt vai diễn Claire của mình, thú thực lúc đầu tôi không thích Claire lắm (tại không xinh đẹp chăng lol) nhưng Hall đã biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt rất tốt – một “yuppie”: trẻ, thành đạt và là một cô gái hiền lành, ngây thơ (nhưng không ngu ngốc).
    Ngay cả các vai phụ như nhân viên FBI kiểu cổ điển Frawley (Jon Hamm), Gã Bán Hoa/The Florist/Fergie (Pete Postlethwaite) hay quá ít đất diễn như Krista (Blake Lively) cũng hoàn thành khá tốt vai trò của mình.
    Có nhiều người xem xong chê The Town chán, cũng giống như cái The Hurt Locker từng bị chê, ấy mà lúc nó vượt qua Avatar để dành Oscar tôi cũng chẳng có gì ngạc nhiên! Riêng tôi cho rằng The Town thừa xứng đáng với số điểm 8.0 và một vài đề cử Oscar.
    Một điểm không thể nhắc tới đó là lời thoại. Nếu chỉ dùng 2 từ để mô tả nó thì đó sẽ là: Xuất sắc! Thông minh, tinh tế, hài hước pha trộn với thứ ngôn ngữ tệ hại, xấu xa của băng cướp cũng như là thứ thổ ngữ khá đậm chất Charlestown.
    The Town còn mang đến cho ta những góc nhìn, âm thanh, cảm nhận từng hơi thở rõ nét của Charlestown. Và thật sự không khí/không gian này tràn ngập bộ phim, làm cho ta có cảm giác như đứng giữa Charlestown, nào đây là đài tưởng niệm Bunker Hill, nào cây cầu nối Charlestown, sân bóng chày Fenway Park…Những đoạn chuyển cảnh từ trên cao nhìn xuống quả thật cực kì hợp lý
    Nhắc đến chuyện tình yêu tình báo của Doug và Claire có lẽ tôi sẽ không đi sâu xa vào kể lể những tiểu tiết mà ai xem phim vốn đã rõ mà sẽ đưa ra những cắt cảnh biểu cảm giữa hai con người lúc đầu dường như xa lạ này.
    Bắt đầu đó là là cảnh cướp ngân hàng, Claire đã run sợ đến nỗi không mở nổi khóa vào kho tiền nhưng Doug đã động viên: “Take your time”, rồi là ánh mắt lạ kì nửa ngạc nhiên nửa bối rối của Doug qua chiếc mặt nạ đầu lâu khi Claire dùng chân để bấm nút báo động khiến cho tôi có 1 cảm xúc kì quái khó tả.
    Là ở phòng giặt là, khi 2 người “xa lạ” gặp nhau và thay vì hành xử như một gã cướp bất cần đời thì Doug đã động lòng trước những giọt nước mắt của Claire. Những bi kịch của cả hai, em trai Claire chết trong “một ngày nắng” (sunny day), là mẹ Doug “biến mất” khi anh sáu tuổi, là Doug đã tiêu tùng sự nghiệp hockey chỉ vì nghiện ngập…
    Là những cảnh đối thoại ngẫu hứng, hài hước, làm chậm lại tiết tấu nhanh của bộ phim này.
    Là cảnh hai người nói chuyện khi FBI đang ở nhà của Claire, khi Claire lại nhắc đến “sunny day”.
    Là khi Doug bị cả ‘Gã Bán Hoa’ và FBI dồn vào góc tường vì Claire.
    Là khi Doug để lại tiền cho Claire.
    Là quả quýt.
    Và những dòng tạm biệt.
    Dù ta là ai thì tình cảm gia đình vẫn là một điều thiêng liêng, bố Doug bảo vệ anh khỏi nỗi đau mất mẹ và ngược lại Doug bảo vệ bố anh khi không cho ông biết về việc bị cảnh sát lùng. Cảnh gặp nhau ở trong tù, bố Doug đã nói, những người yêu thương sớm muộn rồi cũng sẽ gặp lại nhau, bên này hoặc thế giới bên kia và Doug đã dùng lại những câu đó trong bức thư để lại cho Claire. Nhiều người đã nói Doug là kẻ xấu, dù không hoàn toàn nhưng Doug phải bị trừng phạt.
    Đúng, nhưng cái chết không phải là sự trừng phạt tồi tệ nhất. Phải chia cách, xa rời những người yêu thương ta mới là nỗi đau lớn nhất. Và Doug đang phải chịu điều đó, trả giá cho những gì mình đã làm.
    Tóm lại, đây là 1 bộ phim hay của mùa thu năm nay, kịch bản tốt, đạo diễn tốt, diễn xuất xuất sắc và với bầu không khí mà nó tạo ra thì tôi cho điểm The Town 8.5/10.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  24. Bộ phim I Am Legend có 2 kết thúc chính với thời lượng phim kéo dài hơn 1 tiếng 20 phút và kết thúc 2 gần 1 tiếng 30 phút, do đó mình sẽ review từng kết thúc một.
    Nội dung
    Tất nhiên với nội dung chủ đề về thể loại Zombie và khoa học viễn tưởng hậu tận thế là thế giới bị loại virus diệt gần hết tất cả dân số trái đất, rơi vào cảnh người ăn thịt người và săn đuổi người sống của người chết theo đúng nghĩa đen.
    Nhưng riêng với bộ phim I am Legend có chút khác biệt so với bộ phim khác (thực tế là nhỉnh hơn tí) là biết được người chế tạo virus là bà Alice Krippin, đám zombie đã tiến hoá theo cách thức quay trở lại bản năng có trí thông minh (là sau 3 năm), tất nhiên chỉ ở mức bản năng xã hội nguyên thuỷ, săn bắt con mồi như động vật khác, tình cảm và dĩ nhiên là không thể quay trở lại như loài người được. Lại còn có thể sử dụng đám chó để giết nhân vật chính của chúng ta là tiến sĩ Robert Neville khiến cho con chó bị chết. Điểm yếu của bọn chúng là sợ ánh sáng và hoạt động mạnh vào ban đêm thôi.
    Đa số các bộ phim khác thường là các zombie chậm chạm — một số ít thì nhanh như điên đến nỗi bị choáng ngợp như bộ phim 28 Weeks Later (2007), 28 Days Later — thành ra đây là trong số ít các bộ phim tạo ra kịch tính, nhưng có điều là I am Legend cũng có nhược điểm nữa là: Diễn biến của bộ phim cũng thuộc dạng chậm, với thời lượng và kịch tính chưa tỷ lệ thuận, tức là phim chỉ dồn vào đoạn cuối phim, thành ra sẽ không tạo ra kịch tính đến nghẹt thở như hai bộ phim mình vừa kể được, hơn nữa rất ít cảnh kinh dị, cảnh hù dễ đoán không làm khá giả giật mình, chủ yếu là tập trung vào khung cảnh cô độc của nhân vật theo đúng “Tôi là huyền thoại”.
    Với lại phim chỉ nhấn mạnh ở điểm anh chàng Robert Neville sống trong 3 năm trời không một ai sống sót bầu bạn ngoại trừ con chó, khiến cho người xem cùng có cảm giác cô độc và hi vọng vào một ai đó, đến nỗi khi Robert Neville được hai mẹ con cứu giúp anh có phần kích động — cũng có thể là do mất con chó, đến cả mình cũng cảm thấy rất là tiếc khi nó chết khi tất cả mọi người chẳng còn ai sống sót và trong 3 năm trời ấy mà nó đồng hành với bản thân nhân vật chính khi mất cũng khó chấp nhận rời xa mà nơi anh ta gắn bó cũng như là nơi kỷ niệm của người vợ, con gái anh ta.
    Hơn nữa là, Robert Neville miễn nhiễm với virus, do đó đây cũng là nguyên nhân anh tiếp tục ở lại ngôi nhà để nghiên cứu trong 3 năm trời. Tiếp đến là anh ta hồi tưởng từng phân đoạn về việc đưa gia đình đến sân bân để chạy. Nhưng trong cái sự hồi tưởng ấy mình chỉ thấy anh ta đưa tiễn gia đình và gặp phải sự cố trục trặc bởi trực thăng khác đâm phải vào trực thăng đang chở vợ anh và đứa con. Trong giai đoạn hồi tưởng này có thể chắp vá sự kiện quá khứ cũng như các video chiếu lại việc phỏng vấn người chế tạo ra virus, việc phát sóng tin tức về việc người nhiễm virus bị chết và dại đi — mà mình thấy là đa số các bộ phim khác hầu như chỉ mập mờ thế giới bị virus sau đó lại tập trung các sự kiện khác, vừa là điểm trừ vừa là điểm cộng.
    Sau đó khi màn đêm buông xuống là đám zombie tấn công thì Robert Neville mới biết là cô gái đưa anh tới nhà trong lúc chạng vạng trời sáng chứ không hẳn là bầu trời chiếu rọi — đây cũng là lúc tai hại xảy ra cho cả ba người.
    Việc phòng ngự ngôi nhà bằng thuốc nổ quanh nhà với việc xây dựng cửa sắt khá lỏng lẻo để chống lại đám zombie chạy như bay, thông minh tương đương với khỉ thì quả thực … rất là phi lý của bộ phim. Bởi lẽ cái đám đó nó còn lên kế hoạch bẫy được nhân vật chính thì nói làm mẹ gì đám thuốc nổ với cửa sắt này nhỉ?
    Kết thúc 1
    Trong kết thúc 1, thật sự mình thấy nhiều phân đoạn chỉ dành cho kết thúc 2, nhất là cái bẫy của đám zombie thì không hề nhắc đến mặc dù trước đó anh ta đã khẳng định chúng đã mất đi bản năng sẵn có. Sau đó khi màn đêm buông xuống là đám zombie tấn công thì Robert Neville mới biết là cô gái đưa anh tới nhà trong lúc chạng vạng trời sáng chứ không hẳn là ánh sáng chiếu xuống. Đồng thời, anh ta với cô gái tranh luận việc về nên ở hoặc đi tìm trại tập trung để dưới bảo vệ của chính phủ, thế nhưng gặp chưa được một ngày thì đám zombie tinh ranh tấn công và dưới lớp bảo vệ xung quanh và màn che ngôi nhà khá là “sơ sài” — mình tự hỏi là tiến sĩ Robert Neville sao có thể sống sót 3 năm trời với ngôi nhà như thế này?
    Dĩ nhiên là bị tấn công rồi thì vào phòng thí nghiệm có chứa con zombie nữ, lúc này phát hiện ra zombie đang phục hồi chức năng của côn người thì quá muộn và tiến sĩ Robert Neville chọn cái chết cùng với thủ lĩnh. Sau đó là hai mẹ con đi đến trại tập trung còn sống sót lại để đưa cho họ lọ chai chữa virus.
    Có thể là mọi người thích cái kết thúc này hơn, nhưng với mình thì có hơi dễ dàng, hoặc có thể mình chưa hài lòng với kết thúc 1 này, vốn dĩ nó có quá nhiều thứ chưa được giải thích hoặc giải thích qua loa là hết phim. Tóm lại là mình chưa hài lòng về nó
    Kết thúc 2
    Kết thúc này lại nói về việc tại sao anh ta có thể bị bẫy bởi đám zombie tinh ranh và đặt ra câu hỏi vì sao vốn dĩ biến thành zombie đã mất khả năng bản năng con người nay có thể làm được như vậy? Câu trả lời là sự tiến hóa theo 3 năm sau này. Đồng thời kết thúc 2 giữ cho nhân vật chính được sống sót, thả con zombie nữ ra và cả người điều được sống sót, trong đoạn cuối này, con thủ lĩnh zombie như cảnh cáo với tiến sĩ Robert Neville giống như thủ lĩnh bộ tộc tiểu số cảnh cáo không được cướp vợ của họ vậy. Sau đó thì cả ba an toàn và lên đường đi tìm trại tập trung chính phủ.
    Phim có kết thúc plot twist mở đầu cho sau này, cũng như cũng giải thích cho kết thúc 1 — tức là vài khung cảnh mà mình đã nói ở kết thúc 1 — và đa số người xem cho rằng nó quá ư là có hậu sau hậu tận thế. Mình không có ý kiến gì nhiều về kết thúc 2 này.
    Tóm lại
    Trong hai cái kết thúc dành cho phim, và số điểm trên imb là 7.2 — số điểm này không mấy ngạc nhiên, đa số các phim về thể loại zombie là dạng kịch tính hoặc là sinh tồn, hiếm phim nào đạt được điểm cao như bộ phim này.
    Với việc hai kết thúc là điểm nhấn của bộ phim, đồng thời cũng tạo ra nhiều nghi vấn khi vừa xem kết cục của cả hai, kiểu như một bên thì thiếu nhiều thứ, một bên thì đầy đủ nhưng lại có hậu thành ra cũng gặp nhiều vấn đề mà người xem khó chịu.
    Hơn nữa, mọi người thích kết thúc 1 bởi đúng tên I am Legend, nhưng theo mình nhận thấy kết thúc 2 mới lý giải nhiều thứ nhưng hơi có hậu nếu trong ngày tận thế, nhưng không sao, đối với mình thì đánh giá cao việc khán giả sẽ chọn bên nào và thích bên nào thì tùy chẳng thể ném đá đạo diễn cũng như bộ phim được.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  25. Bài học rút ra sau bộ phim này là: đừng bao giờ "trở mặt" với đối tác khi đang làm ăn và tuyệt đối phải kiểm tra hàng kỹ, kẻo bị lừa trúng hàng Tàu :v
    Sau franchise The Hangover, Due Date, đạo diễn Todd Phillips lại tiếp tục làm thêm một bộ phim khác về sự lộn xộn, rối ben trong mối quan hệ giữa những người đàn ông. Một kiểu quan hệ với đủ thứ trò đập phá, điên rồ và dẫn tới những hậu quả dở khóc dở cười. Nhưng khác với những bộ phim trên, War Dogs được lấy cảm hứng từ một câu chuyện hoàn toàn có thật.
    Năm 2007, khi cuộc chiến tranh giữa chính phủ Afghanistan với sự trợ giúp của Mỹ và quân nổi dậy Taliban đang lên mức đỉnh điểm, thì có hai gã thanh niên với tuổi đời chỉ hơn 20 một chút đã tận dụng cơ hội làm giàu một cách không tưởng. Chỉ bằng một máy tính kết nối mạng, hai cái điện thoại cùng một chút cần...hai anh chàng Mỹ ngáo này đã đánh bại gần 500 công ty quân sự lớn để giành hợp đồng buôn bán vũ khí mà chính phủ Mỹ đặt mua để sử dụng tại chiến trường Afghanistan. Nghe khó tin quá, phải không? Thế mà David Packouz và Efraim Diveroli đã làm được điều đó khi chỉ vừa tròn 24 tuổi. War Dogs sẽ giúp bạn hiểu được: Họ đã làm điều đó như thế nào?
    Thông qua góc nhìn của David Packouz và được kể bằng lối chương hồi với từng phân đoạn ngắn, phim mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết từng quá trình mà Efraim cùng cộng sự David trở thành hai kẻ buôn lậu vũ khí quốc tế nghiệp dư trong vòng hai năm (2005-2007). Nhịp phim ở đoạn đầu khá buồn tẻ kể lại những gian nan của David và Efraim khi tập làm quen với trò kinh doanh vũ khí. Phim chỉ thật sự lôi cuốn, hấp dẫn ở nửa sau khi hai nhân vật trúng thầu gói "không tưởng" và tìm cách qua mặt chính quyền .
    Dù không có nhiều trò điên rồ,nhí nhố để chọc cười như trong The Hangover, nhưng War Dogs vẫn sở hữu những tình tiết hài hước không tưởng mang đậm phong cách Todd Phillips. Quái đản theo cách ngoạn mục.
    Về diễn xuất, Jonah Hill vẫn gây hài "tỉnh rụi" như thường lệ. Nhưng lần này, nhân vật của anh đã không còn là một gã béo vô hại chỉ biết làm bù nhìn. Mình từng xem một vài phim của Miles Teller (Spectacular Now, Divergent series) nhưng không thật sự thích hay quan tâm tới anh lắm. Nhưng sau War Dogs, mình cảm thấy anh ấy diễn rất duyên và tinh tế. Lúc lơ ngơ, lúc giận dữ hay lúc phê cần và sợ hãi, Miles khiến bạn bị cuốn theo nhân vật mà anh thủ diễn. Ngoài ra, phim còn có sự xuất hiện của anh Chồn Bradley Cooper với tạo hình bao ngầu và đẹp trai - một thằng cha buôn vũ khí bị Mỹ truy nã quốc tế. Lý do Bradley đóng phim này chắc phần lớn là vì bản thân anh là cạ cứng của Todd Phillips và cũng là đồng nhà sản xuất của phim.
    Phim nhận được đánh giá trái chiều từ các chuyên gia, có người khen có người chê. Dù là phim hài, mà cụ thể là dark-comedy nhưng War Dogs không gây cười nhiều như các phim khác. Ngược lại, phim mang dáng dấp ly kỳ, hồi hộp nhiều hơn. War dogs cũng khá nặng nề khi gợi ra khá nhiều những vấn đề nghiêm túc về mặt về chiến tranh - nơi làm giàu phi pháp của những kẻ cơ hội và cả chính phủ. Đoạn twist cuối phim biến mọi thứ trở thành một hố đen tối tăm về tình người và đạo đức.
    Dù còn nhiều điểm chưa hoàn hảo nhưng War Dogs là một trong những phim đáng để xem trong năm nay.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted