Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Kết thúc phần một của phim trước đó là cảnh khỉ đầu đàn Caesar giải thoát cho đồng loại của mình, cả đám cùng kéo nhau vào rừng rậm sống, rồi khỉ đầu đàn nói bằng tiếng người dõng dạc rằng đây sẽ là vương quốc của loài khỉ. Đồng thời, đây cũng là lúc mầm dịch cúm khỉ bắt đầu lan truyền ra khắp thế giới. Tới phần hai, câu chuyện trở nên âm u và mang màu sắc rực đỏ của máu, lửa và chiến tranh.
    Vào khoảng thời gian mười năm sau đó, con người đã bị dịch cúm khỉ tàn phá đến mức chỉ còn những cụm nhỏ sống tập trung rải rác trên Trái đất với hoàn cảnh thiếu thốn vật chất, năng lượng. Trước tình cảnh này, một nhóm người do kiến trúc sư Malcolm mở đường đã tìm đến nguồn thủy điện nằm trong rừng, thuộc địa bàn của vương quốc khỉ. Caesar, thủ lĩnh đàn khỉ, với sự thông cảm cho loài người, đã đồng ý giúp đỡ, mặc cho sự phản đối gay gắt đến từ Koba, vốn từ nhỏ đã căm hận con người vì bị tra tấn trong phòng thí nghiệm. Để quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình, Koba quyết định ám sát Caesar, đổ lỗi cho con người làm chuyện đó và mở ra cuộc chiến giữa người và khỉ.
    Điều dễ dàng nhận thấy của “Dawn of the Planet of the Apes” chính là không khí phim được đẩy lên một mức căng thẳng cao hơn. Nếu trong phần một, khoảng giai đoạn khi Caesar còn nhỏ, sống cùng Will vui vẻ tại nhà là thời gian nhẹ nhàng để người xem có thể tìm được lắng đọng, thì qua phần hai, tất cả mọi người đều cảm thấy đau lòng khi chứng kiến hoang cảnh loài người, cũng như sự khốc liệt của cuộc chiến tranh người và khỉ không thể tránh khỏi.
    Đã có nhiều bài viết nói về kỹ thuật dựng phim, âm thanh, ánh sáng hay hình ảnh của phim đều đạt đến mức tốt ấn tượng, nên bài viết này chủ yếu nói đến những ý nghĩa bộ phim muốn gởi đến người xem.
    Điểm nổi bật nhất của “Dawn of the Planet of the Apes” chính là đưa người xem đến sự thấu hiểu,  rằng bất kỳ một người ác nào cũng có một quá khứ đầy đau khổ.
    Dreyfus, người lãnh đạo của nhóm người sót lại khi đó, có sự căm thù loài khỉ ghê gớm vì chính gia đình ông ngày trước đã chết vì dịch bệnh cúm khỉ. Hay nhu Koba, nhân vật được coi là phản diện của cả tập phim, thật ra cũng là nạn nhân, à không, “nạn khỉ” của những tháng năm dài bị giam giữ trong phòng thí nghiệm và bị tra tấn dã man.  Sâu xa hơn, chính Koba cũng tiêm nhiễm sự lừa lọc, dối trá từ những con người xung quanh hắn ta từ khi còn nhỏ.
    Bên cạnh đó, tình yêu gia đình là thứ luôn được đề cao trong phim. Người xem không thể nào quên được ánh mắt dịu dàng Caesar dành cho vợ và đứa con mới sinh của mình, dù rằng trước đó nó phải chiến đấu để bảo vệ bầy đàn.
    Mối quan hệ của Koba và Caesar trong phim cũng là một điều đáng suy ngẫm. Bộ phim phản ánh rất thật thế giới con người. Dù cho cả hai cùng chung chiến tuyến, giống nòi, nhưng mỗi người lại có một mục đích, lý tưởng sống khác nhau. Caesar muốn bảo vệ hòa bình, luôn đặt mạng sống của đồng loại lên hàng đầu, thì Koba là kẻ hiếu chiến, chỉ vì thỏa mãn dục vọng trả thù của mình, nó sẵn sàng đẩy bạn bè, anh em đến đường chết, thậm chí ra tay ám sát cả người luôn tha thứ cho lỗi lầm của mình hết lần này đến lần khác. Đến cuối cùng, dù căm ghét loài người, nhưng chính Koba lại là con khỉ có suy nghĩ giống con người nhất, và câu cuối cùng Caesar nói cùng nó cũng khẳng định điều đó “Ngươi không còn là khỉ nữa.”
    Trong phim, có một câu nói được lặp lại rất nhiều lần: “Khỉ không giết khỉ”. Vì chính câu nói này, Caesar bỏ qua cho sự ngông cuồng của Koba nhiều lần, đến mức phải nhận kết cục bị Koba ám sát. Đây là một câu nói đáng để người ta suy ngẫm – ngoài kia, con người vẫn còn đang giết nhau vì hai từ “chiến tranh”.
    Với cái kết để mở, chắc chắn trong thời gian tới “Planet of the Apes” sẽ có phần tiếp theo xứng đáng cho người yêu thích phim mong đợi.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  2. Một anh trai đẹp bị chê bất tài, một anh đẹp trai sắp chuyển sang đẹp lão bị thiên hạ mỉa mai rằng chỉ đóng được một và chỉ một nhân vật, kết hợp cùng một anh mặt chả đẹp nhưng diễn chính bom tấn tỷ đô trong phim của ông đạo diễn nổi danh về đề tài ăn cướp và bà biên kịch không có nổi sơ yếu lý lịch trên IMDB. Thế là, chúng ta có Logan Lucky.
    Cùng gặp gỡ gia đình Logan với lời nguyền xui rủi đã thành truyền kỳ. Anh cả Jimmy từng là hot boy trường trung học nay bị tật ở chân, vợ bỏ và vừa bị chủ công trường sa thải. Cậu em Clyde cụt-bàn-tay vì tham gia chiến đấu ở Iraq, giờ đang làm pha chế trong quán rượu nhỏ xíu. Cả nhà chỉ còn mỗi cô em Mellie còn nguyên, xinh đẹp, mướt mát đủ làm cánh đàn ông chết ngất ngay lần đầu nhìn thấy. Ấy thế mà, vì muốn có tiền giành con gái với vợ cũ, Jimmy Logan quyết định lôi kéo hai đứa em làm cướp.
    Hollywood từng có băng tội phạm mặc vest siêu lịch lãm trong bộ ba phần Ocean’s vài năm trước, băng cướp hai anh em cao bồi Hell Or High Water năm ngoái, thêm bộ ba cụ ông tám mươi đi cướp ngân hàng (Going In Style) đầu năm nay. Và giờ đây chúng ta có câu chuyện về một anh què cùng một anh cụt đi cướp trường đua. Không phải trường đua bình thường hẻo lánh ở xứ khỉ ho cò gáy nào đó mà là Nascar nổi tiếng – niềm tự hào của nước Mỹ.
    Và để tăng độ hấp dẫn cho phim cùng với việc thêm độ khó cho phi vụ vô tiền khoáng hậu của anh em nhà Logan, biên kịch giới thiệu Joe Bang – gã tù còn năm tháng nữa là rời khám, đang phải ăn muối giả để trị chứng cao huyết áp. Làm cách nào để đưa được Joe Bang khỏi trại cải huấn, cho nổ két tại trường đua và đưa hắn về mà không bị phát hiện. Mission: Impossible.
    Ấy thế mà anh em nhà Logan qua sự dẫn dắt thần kỳ của biên kịch lại làm được. Một kịch bản đỉnh cao đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác cùng hàng tá thứ lồng ghép hay ho như lịch sử Nascar, mười nguyên tắc cướp ngân hàng, bài hát cảm động về Tây Virginia hay công thức tạo bom mà đảm bảo bọn trẻ con coi xong phim sẽ lén lút thực hành. Dĩ nhiên, không thể thiếu vụ bạo loạn trại giam để đòi thư viện nhập tập tiếp theo của Game Of Thrones. Xin thưa các quý ông, lão tác giả vẫn chưa ra lò cuốn nào đâu mà đòi.
    Không giống như Hell Or High Water khi con tim người xem bị giày xéo bởi những đau đớn, sợ hãi hay niềm vui pha trộn nỗi dằn vặt ở Baby Driver, Logan Lucky hài hước, gay cấn, bất ngờ từng phân đoạn và có một kết thúc khó tin nhất. Ngay cả cảnh cuối, nơi góc khuất sau màn ảnh, trong trí tưởng tượng khán giả, bộ phim vẫn còn tiếp diễn.
    Nếu Ocean ‘s Eleven là một tác phẩm tốt, Ocean ‘s Twelve– phần ăn theo nhàm chán, Ocean’s Thirteen – phần ăn theo chán hơn cả chán thì cuối cùng Steven Soderbergh đã lấy lại phong độ với Logan Lucky. Không che đi những yếu kém bằng vẻ hào nhoáng bóng bẩy của dàn quý ông đẹp trai phong độ cùng sự xa hoa trong những cảnh quay hoành tráng, Steven mang đến cho khán giả bộ phim đơn giản, ngập mùi nắng gió cùng với đám đàn ông thô kệch có bề ngoài dán nhãn “thừa cơ bắp thiếu trí khôn”– Một cách vô cùng xuất sắc.
    Ai có thể tin anh què em cụt nhà Logan có thể cướp trường đua Nascar vào ngày đua xe nhộn nhịp nhất năm?
    Channing Tatum đã có một vai diễn tốt. Không đủ phân lượng để thổi bay tiếng xấu diễn dở tệ chỉ được cái mặt ở cả đống bộ phim trước đây nhưng Jimmy Logan phù hợp với Channing như những Jenko (21 Jump Street), Magic Mike (Magic Mike) hay xa hơn nữa là Duke (She ‘s The Man). Anh không cần diễn quá nhiều, chỉ cần bê nguyên xi hình tượng của mình, thêm chút này, bớt chút kia. Đó là Jimmy Logan hoàn hảo. Jimmy và Tequila sắp tới đây trong Kingsman: The Golden Circle sẽ phần nào lấy lại danh tiếng cho Channing Tatum sau thời gian dài chả có vai diễn nào nổi bật.
    Tạm trút bỏ bỏ lớp áo 007 đã quá chán chường (nhưng vì tiền và hợp đồng vẫn cứ mặc), Daniel Craig hạnh phúc khi thể hiện gã Joe Bang có tóc nhuộm chất chơi, chất giọng lè nhè và kỹ năng tán gái thô thiển. Làm khán giả cảm thấy họ đang xem một gã đàn ông Mỹ táo bạo chứ không phải quý ông Anh quốc quy củ trong mọi tình huống, Daniel Craig đã thành công. Có lẽ anh nên cân nhắc lại dạng vai này sau khi hoàn thành tập phim thứ 25 về James Bond.
    Từ cái tên chẳng mấy ai biết tới, Adam Driver vụt sáng nhờ Stars War. Tuy nhiên, tài năng của anh vẫn cần tới nhưng tác phẩm ít hào nhoáng hơn để chứng minh. Năm ngoái là Silence, năm nay có Logan Lucky. Chỉ mỗi cảnh pha chế rượu quá đẹp bằng một tay cũng đủ cho Adam Driver được đề cử giải thưởng lớn nào đó. Nếu thiếu cậu em Clyde lù đù nhưng vô cùng đáng yêu này, phim sẽ bớt hay phân nửa.
    Ngoài bộ ba diễn viên chính, phim có sự tham gia của vài ngôi sao sắp lên như Katherine Waterston và Sebastian Stan. Vợ cũ Tom Cruise và (có lẽ) là vợ mới Jamie Foxx – Katie Holmes cũng góp mặt trong phim cùng “cô gái triệu đô” Hilary Swank.
    Thật đáng tiếc khi Logan Lucky không được lòng khán giả. Trong khi giới phê bình vui vẻ thỏa mãn cho tới 93% trên Rotten Tomatoes thì bộ phim lại bị The Hitman ‘s Bodyguard chỉ được 38% cà chua thối đè bẹp trên trận chiến Box office. Đây là sự thật đáng buồn khi cả những phim đề tài khó như Wind River hay Hell Or High Water dù hẩm hiu vẫn kiếm được kha khá tiền lòi.
    Dù sao, những khán giả yêu phim có thể mơ về một đoạn kết đẹp cho Logan Lucky tại mùa Oscar năm sau. Dẫu năm nay hàng tá phim hay ho đã ra rạp nhưng với bộ phim hài lấy đề tài tội phạm lại được hằng hà sa số lời khen thì phép màu biết đâu lại xảy ra?
    TỔNG KẾT: Thời nay, các nhà làm phim nhỏ lẻ tại Hollywood có nhiều ý tưởng hay nhưng chuyển thể trọn vẹn cốt truyện đó lên màn ảnh lại là chuyện không đơn giản. May sao, Logan Lucky đã thành công.
    Theo 35mm.vn
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  3. T2 nặng nề với nỗi nhớ của người tiền nhiệm lừng lẫy, liên tục quẹt mũ để Trainspotting trong một cái nhìn trắng trợn như vậy mà cuối cùng, và buồn bã, tự cản trở.
    Trainspotting là một bộ phim ngây thơ, hăng hái, ngây thơ và tràn ngập những nhân vật của loại phim mà cố gắng lấy lại loại ma thuật cụ thể này sẽ là một việc vặt vặt của kẻ ngốc. Với đạo diễn Danny Boyle ( Slumdog Millionaire ) của đạo diễn từng đoạt giải Oscar , không có gì nghi ngờ rằng T2 Trainspotting sẽ là bộ phim của riêng mình với phong cách và nhịp điệu riêng.
    Phải mất một số nhận được sử dụng để làm người xem, mặc dù, bởi vì chỉ cần nhìn thấy bất kỳ của bốn nhân vật hàng đầu của riêng mình, hãy để một mình với nhau, khiến bạn phải ngay lập tức quay trở lại ban đầu của sự sống còn punk vibrancy. T2 nặng nề với nỗi nhớ của người tiền nhiệm lừng lẫy, liên tục quẹt mũ để Trainspotting trong một cái nhìn trắng trợn như vậy mà cuối cùng, và buồn bã, tự cản trở.
    Đặt hai mươi năm sau sự kiện Trainspotting , T2 bắt Mark Renton (Ewan McGregor) trở lại Edinburgh từ Amsterdam, nơi anh ta đang sống cùng vợ. Spud (Ewen Bremner) vẫn đang phải vật lộn để cai nghiện heroin, Sick Boy (Jonny Lee Miller) đã thừa kế quán rượu của cô, nhưng vẫn đang tìm kiếm những tội phạm nhỏ, trong khi Begbie (Robert Carlyle) vừa mới ra khỏi nhà tù .
    T2 là lúc khai sáng nhất của nó khi nó vây và mìn trong bóng tối của Trainspotting , vì đây là nơi tạo ra hỗn hợp của nó của trí tuệ, pathos, và hy vọng mệt mỏi. Tại những điểm này, T2 giống với các phương tiện của Before Sunset và Clerks 2 , đặc biệt vì nó cung cấp một cuộc hội ngộ chào đón với các nhân vật mà bạn ngay lập tức quan tâm và rất vui được nhìn thấy một lần nữa. Thật là xấu hổ khi bộ phim không cho họ đủ để làm.
    Các vết nứt tường thuật được đưa ra bởi thực tế là hầu hết bốn người dẫn đầu đều có thể bước trở lại những đôi giày của nhân vật. Chỉ có Ewan McGregor đấu tranh, như Renton đã mất quá nhiều mà không có gì làm cho anh ta hấp dẫn. Và trong khi Robert Carlyle không hề đe dọa như vai diễn Begbie ban đầu của anh, vẫn có một ngọn lửa trong bụng anh khiến ngay lập tức kích động sự phấn khích bất cứ khi nào anh lên màn ảnh. Jonny Lee Miller miêu tả bệnh Sick Boy ít tự tin hơn, thận trọng hơn, nhưng cũng mong muốn được lén lút và lạc lối. Nhưng Ewen Bremner có hiệu suất mạnh nhất, khi Spud trở thành phiên bản Goofy gần sống động để gây ra sự hối tiếc, trước khi thu hút được các tài năng và chiều sâu tiềm ẩn.
    Nhưng trong khi diễn viên và diễn viên của họ, đặc biệt là giữa Renton và Sick Boy, làm cho T2 trở về quê nhà mà không bao giờ gây bất ngờ, quyết định của Danny Boyle để triển khai một cách tiếp cận yên tĩnh hơn, ít virtuoso hơn và cách tiếp cận gung-ho phía sau máy ảnh giữ nó thật dễ chịu. Trong khi nó có một cái nhìn mượt mà hơn và sạch hơn và thẩm mỹ, điều này pales so với thô ráp và thô ráp làm Trainspotting để mắt mở và đáng nhớ trở lại trong ngày của nó.
    Sự nhạt nhẽo này chỉ làm trầm trọng thêm bởi sự thiếu hụt và sự gắn kết của T2 đối với những gì nó thực sự muốn nói, bởi vì nó tập trung quá nhiều vào quá khứ của nó chứ không phải là hiện tại của nó, làm cho bộ phim lúng túng. Thực tế, bài kiểm tra của T2 về cách sống trong quá khứ cản trở sự tiến bộ của bạn được trình bày theo kiểu meta như thế có lẽ mục tiêu hoàn toàn của nó là thất vọng, để nó có thể mô tả hoàn hảo nỗi đau của nỗi nhớ. Thậm chí nếu đó là sự thật, tuy nhiên, điều đó không làm cho nó ít hơn của một sự thất vọng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. Kong: Skull Island (Kong: Đảo đầu lâu) là một phim quái vật của Mỹ năm 2017 do Jordan Vogt-Roberts đạo diễn và phần kịch bản được thực hiện bởi Dan Gilroy, Max Borenstein và Derek Connolly từ cốt truyện của John Gatins và Gilroy. Bộ phim là sự khởi động lại của nhượng quyền điện ảnh King Kong và đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ hai trong vũ trụ điện ảnh MonsterVerse của hãng phim Legendary, sau Godzilla (2014). Phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Tom Hiddleston, Samuel L. Jackson, Brie Larson,…
    Chủ đề về Kong không còn xa lạ gì với nghành điện ảnh, trong lịch sử đã có nhiều phiên bản về Kong từ năm 1933 với nhiều thay đổi qua từng film. Do gần đây nhất có film King Kong (2005) do Peter Jackson đạo diễn được đánh giá rất tích cực từ giới phê bình nên mình sẽ so sánh 1 số điểm mấu chốt giữa 2 film với nhau để đưa ra ý kiến khách quan nhất có thể. Trong bài có những đoạn spoil mình sẽ chú thích bằng chữ in nghiêng và đầu + cuối đoạn là chữ in đậm.
    Cốt truyện: Năm 1971, 1 đoàn thám hiểm tới hòn đảo phát hiện một con khỉ khổng lồ tên Kong đang ở giữa một cuộc chiến tranh giành hòn đảo, cạnh tranh với động vật đầu bảng, biệt danh "Thằn Lằn Xương Xẩu" Skullcrawler, loài đã làm tuyệt chủng loài của Kong.
    Ngay từ đầu film, sau những phần giới thiệu nhanh và sơ lược về tình hình thế giới thì film tập trung đưa chúng ta đến liền với nội dung chính trực tiếp và nhanh: 1 đoàn thám hiểm đi đến đảo Skull Island, trong suốt thời gian xem film, mình có cảm giác như film đang cố đưa khán giả qua từng phân đoạn nhanh và gấp rút để sớm được thưởng thức sự vĩ đại của Kong và hòn đảo Skull Island cùng cuộc tử chiến với các con Thằn Lằn Xương Xẩu, ngay cả những cảnh chạm trán với những con quái vật khác trên đảo cũng qua đi rất nhanh, ít để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Khoảng cỡ 20 phút là bạn sẽ được thấy hòn đảo rồi film cũng kết thúc ngay trong hòn đảo. Không như phiên bản 2005, film giới thiệu đầu đuôi, rồi cả đoàn thám hiểm gặp biến cố xong mới đụng độ Kong (đây cũng là cách đạo diễn film của ông Peter Jackson).
    Tiếp theo mình xin bàn đến kích cỡ của Kong, 1 số bài báo nước ngoài đã cho biết rằng kích cỡ của Kong đã tăng lên gấp 3 lần về chiều cao so với phiên bản trước (khoảng 30 mét) đã giúp Kong có lợi thế vượt trội hơn đáng kể về sức mạnh, sự trâu bò cùng với độ epic so với quái vật khổng lồ trên đảo, ngoài ra Kong cũng đã thay đổi dáng đứng thẳng lưng lên và có phần điềm đạm hơn, không còn vẻ cục súc, hoang dã như phiên bản 2005, nhưng việc tăng kích cỡ 1 cách quá tay này mà lờ đi yếu tố âm thanh, hình ảnh cùng với hiệu ứng vật lý thích đáng với sự khổng lồ đó đã tạo nên 1 điểm trừ cho film từ những cảnh ra đòn chớp nhoáng thần tốc, những pha bay nhảy leo trèo ảo diệu, tạo ra thác nước từ bàn tay của Kong hay những cảnh xuất hiện bất ngờ và im lặng đến nỗi không ai nhận ra,… Tất cả những yếu tố này đều không hợp lý so với 1 thân hình đồ sộ, nặng nề, to như quả núi của Kong về phương diện tương tác vật lý so với môi trường xung quanh, những hiệu ứng epic “quá tay” mà phi logic đó sẽ làm khó chịu những người xem film khó tính (nhưng mà đây là film fantasy thì làm sao mà logic được nhỉ :)) Có giả thuyết cho rằng, nhà làm phim cố tình tạo dựng Kong lớn như vậy là để chuẩn bị nền tảng cho 1 King Kong lớn hơn, đầy đủ sức mạnh để đối đầu với quái vật Godzilla trong dự án film Godzilla vs Kong (2020).
    Sau phần kích cỡ rồi sẽ đến phần combat hoành tráng trong film, phân cảnh chạm trán Kong đầu tiên mở màng khá là dữ dội khi cả một tiểu đội máy bay bị thua trận trong khi Kong chỉ bị “trầy ngoài da” đã cho ta thấy Kong phiên bản 2017 đã lớn mạnh và vĩ đại hơn nhiều so với trước, rồi đến những đoạn đụng độ với các loại quái khác (có spoil) như nhện khổng lồ, khủng long bay, bạch tuột tàn ác, trâu già lụ khụ,... (tên mình tự đặt :)) dần dần qua đi với thời lượng ngắn tạo nên 1 chút hụt hẫn nhẹ đối với những ai háo hức khi xem trailer giới thiệu hé lộ những sinh vật khác trên đảo, rồi đến đoạn chiến đấu của nhóm thám hiểm với con Thằn Lằn Xương Xẩu được làm dựng trong không khí hồi hộp, nghẹt thở trong chiến trường bao phủ bởi khói dày đặc tạo đã góp phần định hình hòn đảo chết chóc tràn đầy nguy hiểm. Đoạn cuối Kong chiến đấu với con Thằn Lằn trùm trên 1 bãi chiến trường trống đã làm mình hơi thất vọng về film. 
    Mình xin trở lại film King Kong 2005, trong đoạn hoành tráng nhất của film, 1 mình King Kong đã xử đẹp 3 con khủng long T-rex trong khi vừa bảo vệ nhân vật nữ chính trong 1 bãi chiến trường hơi nhỏ với kích cỡ xấp xỉ con khung long, trong film Kong Skull Island (có spoil), sau khi bị con người luộc trong biển lửa trong đêm, Kong mất sức gục ngã và tỉnh dậy lúc bình mệnh để đánh nhau với 1 con Thằn Lằn Xương Xẩu cỡ lớn mà phải cần dùng thêm 1 cây gậy, dây xích, chân vịt rồi sự giúp đỡ của súng máy, súng bắn pháo sang từ con người mới tiêu diệt thịt được ẻm, còn con Thằn Lằn Xương Xẩu thì chỉ có 2 chân di chuyển, cái đuôi với hàm rang sắc nhọn thì là sự so sánh khập khiễng so với 3 con T-rex có 4 chi, đuôi, và hàm răng mà bị táp 1 cái là cực thốn, nếu theo như giả thuyết ở trên thì Kong như vậy đã đủ đối đầu với quái vật Godzilla huyền thoại chưa?
    Hình ảnh và âm thanh, film mang gam màu sáng trong hầu hết các đoạn trừ lúc chiến đấu với con Thằn Lằn Xương Xẩu ở dưới hố, lúc ấy, không khí khó che phủ cùng với màu xanh lá của bom độc chính là điểm nhấn cho film, có lẽ việc tạo ra 1 bầu không khí ảm đạm, đen tối giống như phiên bản 2005 là không phải là phong cách của đoàn làm film để ta tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp hung vĩ của hòn đảo, âm thanh trong film do Henry Jackman đảm nhiệm (X-men: First Class, Captain American,…) đã góp phần cộng hưởng thêm cho sự khổng lồ, vĩ đại và hào hung của Kong, nhưng theo ý kiến cá nhân mình thì chưa để lại ấn tượng sâu sắc mạnh như phiên bản 2005 do James Newton Howard đảm nhiệm (The Dark Knight, Maleficent,…) đã tô đậm nên sự xuất hiện hoành tráng của Kong cũng như những pha rượt đuổi nghẹt thở của diễn viên chính với khủng long T-rex.
    Lời kết, đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình cộng thêm mình là fan của Peter Jackson nên ý kiến sẽ có khuynh hướng thiên vị nên các bạn đừng ném đá và hãy comment đánh giá của mình :). Nếu các bạn muốn xem tận hưởng phim sau những ngày stress đồng thời thưởng thức danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà đã xem Logan rồi thì Kong chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. “Tôi đã yêu một người từ rất lâu, trước khi tôi đến Mỹ. Bố cô ấy không muốn tôi và cô ấy yêu nhau. Cô xuất thân từ một gia đình danh giá, còn tôi lại chẳng có gì. Ông ấy thường nổi giận mỗi khi chúng tôi đi chơi với nhau. Một đêm, ông ấy nổi giận và giết chết cô ấy. Một phát bắn vào đầu. Họ giam ông ấy 2 ngày và thả ông ấy ra. Họ nói đó là một tai nạn. Một tối, tôi đợi ông ấy với một khẩu súng ngắm từ khoảng cách 500m, và tôi cũng làm một tai nạn tương tự với ông. Năm đó tôi mới 19 tuổi. Đêm đó, tôi đến Mỹ tìm bố tôi và chưa một lần bước chân ra khỏi thành phố này. Và cũng chưa yêu thêm bất kỳ ai.”
    Đó là những lời của gã sát thủ Léon nói với Nathida, một cô bé mới chỉ 12 tuổi, khi cô hỏi trước đây hắn đã từng yêu ai chưa.

    Sát thủ vốn là một nghề cô độc. Vì tính chất công việc, những gã sát thủ thường là những con người lạnh lùng, cẩn trọng và máu lạnh, thuần túy giết người vì tiền. Không tình yêu, không gia đình, không bạn bè, không một chỗ ở cụ thể, đó là cách sống mà một tay sát thủ chuyên nghiệp xây dựng cho bản thân mình.
    Lăn lộn đến New York sau quá khứ của mình, Léon, chàng thanh niên người Ý đã sống một cuộc đời như vậy. Được một gã mafia tên Tony đào tạo, Léon đã trở thành một tay sát thủ chuyên nghiệp, đơn độc và máu lạnh, sống một cuộc sống buồn tẻ, không bạn bè, không thú nuôi nhưng lại là một nỗi kinh hoàng cho những kẻ là mục tiêu cần thanh trừng. Cuộc sống của Léon lặng lẽ trôi qua trong những căn hộ đi thuê, với một chậu cây cảnh làm bạn, mà được hắn chăm sóc tỉ mỉ hàng ngày. Léon sống đơn giản, khép kín nhưng lành mạnh. Hắn không hút thuốc, uống rượu hay thức khuya mà uống sữa và tập thể dục đều đặn. Số tiền hắn kiếm được sau mỗi vụ làm ăn đều gửi hết cho Tony giữ hộ, còn hắn chỉ tập trung toàn lực cho công việc. Nhanh nhẹn, hạ thủ chính xác, luôn hoàn thành những công việc được giao một cách chuyên nghiệp, Léon trở thành một sát thủ khét tiếng vì sự tàn bạo và lạnh lùng của mình. Nhưng liệu sâu thẳm trong con người hắn có thật sự như vậy hay không?

    Cùng khu nhà của Léon là gia đình một kẻ buôn bán ma túy. Léon chú ý tới gia đình này cũng vì hắn thương hại cô bé Mathida, một cô bé lúc nào cũng ngồi thu lu một góc ngoài hành lang, giấu giếm bố mẹ hút thuốc. Mathida luôn cô đơn và lạc lõng, thậm chí cô còn bị chính bố mẹ và người chị của mình bạo hành với những vết bầm tím trên khuôn mặt. Người cô yêu thương nhất trong gia đình là đứa em nhỏ chỉ mới 4 tuổi của mình. Và cô bé Mathida đã đau đớn biết bao nhiêu khi trong một phi vụ gian lận số ma túy được giao, cả gia đình cô đã bị đám cảnh sát bẩn giết chết. May mắn được Léon cứu sống trong đường tơ kẽ tóc của cái chết, Mathida năn nỉ Léon dạy mình cách sử dụng súng để trả thù cho em trai của mình. Và cũng chính từ lòng thương hại tưởng như không còn ở Léon mà cuộc đời hắn đã bước sang những tháng ngày hoàn toàn khác trước.

    Bộ phim rất ít những cảnh bên ngoài căn phòng khách sạn nơi ở của Léon và Mathida. Điều đó đã gần như phá vỡ mọi quy chuẩn của một bộ phim về sát thủ khác. Léon, một con sói cô độc đã bắt đầu có tình người trở lại sau những tháng ngày lăn lộn trên giang hồ cùng ký ức đau buồn làm chai sạn trái tim hắn. Những câu nói của hắn dài hơn, không còn cụt ngủn như trước, hắn chăm sóc cho Mathida, dạy cô cách sử dụng súng, đưa những lời khuyên, cùng cô tập thể dục, chăm sóc cây cảnh và bắt cô bỏ thuốc. Dần dà, những thay đổi của Léon đã được Tony chú ý, hắn khuyên Léon nên cẩn trọng vì với một gã sát thủ, bất kể sự thay đổi nhỏ nào trong cách sống, cách sinh hoạt và cách làm việc cũng có thể ảnh hưởng tới công việc. Chính Léon cũng nhận thấy điều đó khi lần đầu tiên trong suốt bộ phim chúng ta chứng kiến Léon bị thương và chảy máu trong một phi vụ. Một vết thương nhỏ, nhưng cũng đã chứng tỏ sự thay đổi cả về cách sống của hắn đã ảnh hưởng tới công việc.
    Trong căn phòng trọ khách sạn dường như là một thế giới hoàn toàn khác với thế giới chỉ gồm súng đạn và máu mà Léon đã lăn lộn qua nhiều năm. Mathida, với tính cách ương bướng của mình cùng sự nghịch ngợm của một cô bé, đã bày ra đủ những trò chơi cho gã đàn ông lớn tuổi nhưng ngây thơ và buồn chán. Tính người trong Léon cũng dần dà được thể hiện rõ hơn khi hắn biết pha những trò đùa để dỗ dành cô và tham gia vào những trò chơi của cô bé. Đó là quãng thời gian ấm áp nhẹ nhàng của hai số phận khốn khổ. Những cảnh phim đó khiến người xem mường tượng về một cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, để tạm quên đi một thế giới đảo điên đầy sự hỗn loạn đang chờ cả hai ngoài kia. Léon hạnh phúc, nhưng nụ cười của hắn tuyệt vọng và pha cả nỗi sợ. Vì hắn ý thức được những thứ tồi tệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ giây phút nào. Mathida nói yêu hắn, cô bé yêu một người đàn ông lớn hơn mình rất nhiều tuổi. Điều đó càng làm Léon sợ hãi hơn vì ngay trong con người hắn, một tình cảm rất người dành cho cô bé đã hình thành. Đó không hẳn chỉ là tình cảm nam nữ đơn thuần hay sự cám dỗ ham muốn về tình dục, mà là sự đồng cảm, cảm thông và chia sẻ của hai con người với những ký ức đau buồn.

    Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, không gượng ép hay quá lố. Léon là hiện thân của sự bạo lực, bi kịch nhưng lại vô cùng hài hước. Mathida là hiện thân của nỗi buồn, sự ngây thơ và trong sáng. Câu chuyện của họ được lồng ghép rất tình và nhẹ nhàng cùng sự châm biếm về một xã hội đang dần suy tàn về mặt đạo đức con người. Bạo lực tràn lan trên đường phố, bạo lực gia đình đối với những đứa trẻ và đám cảnh sát bẩn. Một bộ phim bạo lực đẫm máu với những tiếng chửi thề của một cô bé 12 tuổi và cả những giọt nước mắt của gã sát thủ máu lạnh. Những gã cảnh sát bẩn với con điên loạn trong phân cảnh xả đạn giết chết gia đình Mathida, và trong giờ phút ấy, nhân vật Stansfield, kẻ hiện thân cho sự bê bối trong lực lượng cảnh sát New York vẫn bình thản nói chuyện với nạn nhân về nhạc Beethoven. Tất cả những sự dữ dội ấy hòa quyện vào nhau làm cho tác phẩm dài 136 phút của đạo diễn Luc Besson trở thành một siêu phẩm của điện ảnh Pháp. Leon: The Professional của Luc Besson không phải là một bộ phim thuộc về chủ nghĩa hiện thực, cũng không thuộc về chủ nghĩa tự nhiên, mà chỉ đơn giản: đó là thực tế. Và từ năm 1994 cho tới tận bây giờ, thật hiếm có bộ phim nào về sát thủ được đánh giá cao về tính chuyên môn và nghệ thuật đến vậy.
    Và có phải nếu thiếu đi tình yêu, cuộc đời này sẽ chỉ toàn đau khổ?
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Khi cảm xúc không thể nói thành lời, nhân vật sẽ vỡ oà trong những lời ca. Nhưng giai điệu dù ngọt ngào đến đâu, ta chọn gì khi đứng giữa sự nghiệp và tình yêu?
    Tôi nhớ những ngày La La Land công chiếu tại Việt Nam, khán giả đã bày tỏ nhiều cảm xúc xoay quanh bộ phim, tạo nên một làn sóng khen-chê dữ dội.
    Những bộ phim tình cảm không phải lúc nào cũng in dấu sâu đậm trong tôi. Nhưng La La Land (2016) của Damien Chazelle không đơn giản là một bộ phim tình cảm với những motif cũ và dễ đoán. Tác phẩm của Damien Chazelle chạm đến những ai có cái nhìn thực tế hơn về mối quan hệ giữa sự nghiệp và tình yêu. Những ai đang bị kẹt giữa khát khao của mình và suy ngẫm về việc yên bề gia thất sẽ thấm hơn những gì Damien Chazelle muốn gửi gắm.
    Nhưng với tựa phim là La La Land, ta không thể không tự hỏi: xứ La La là xứ nào?
    Cá nhân tôi nghĩ không cái tên nào truyền tải đầy đủ “cái thần” của toàn bộ tác phẩm như cái tên La La Land. Bản chất cái tên đã thể hiện được địa điểm của câu chuyện, bối cảnh diễn ra và tính nhạc kịch của phim.
    “La” có thể được hiểu là tên viết tắt của Los Angeles — kinh đô của những giấc mơ đổi đời, nơi có nền công nghiệp giải trí lớn nhất nước Mỹ với ngọn đồi Hollywood long lanh. Trong tiếng Anh, la-la-land là một thành ngữ ám chỉ trạng thái mộng mị, thoát ly khỏi thực tại của một người. Trong âm nhạc, “la la” lại là cặp từ tượng thanh thường thấy, ám chỉ cách hát ngân nga những giai điệu quen thuộc.
    Vậy, nếu dịch thoáng “la la land” là “xứ sở âm nhạc” thì cũng không sai. Âm nhạc là một trong hai tâm điểm được bàn luận nhiều nhất về phim, song song với cái kết ám ảnh của phim.
    Mối quan hệ giữa âm nhạc và điện ảnh
    Để hiểu về âm nhạc trong La La Land, cần hiểu về cách âm nhạc hay âm thanh được sử dụng trong điện ảnh. Chúng ta có ba hình thức chính.
    Hình thức đầu tiên được gọi là non-diegetic music: âm nhạc không thuộc thế giới của phim. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành đi ra từ danh từ “diegesis”, nghĩa là “thế giới của tác phẩm.” Nói một cách đơn giản, non-diegetic còn được gọi là “nhạc nền”, hay underscore. Chỉ có khán giả mới nghe được những giai điệu này, còn nhân vật thì không.
    Tôi lấy ví dụ những cảnh rượt đuổi trong phim hành động. Nhạc nền là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp khán giả cảm nhận adrenaline đang trào dâng trong cơ thể qua từng pha hành động. Tuy nhiên, ở góc độ logic, những giai điệu mạnh mẽ ấy không có nguồn phát, và nhân vật trong tình huống đó sẽ không thể nghe được bản nhạc đang phát.
    Bởi nếu họ nghe được, ta sẽ kết luận rằng đâu đó trong lúc họ đang rượt đuổi nhau, có một dàn nhạc đang góp phần giúp phim thêm kịch tính. Đây chính là non-diegetic music, và cũng là hình thức âm nhạc phổ biến nhất trong phim ảnh.
    Hình thức thứ hai, ngược lại với non-diegetic, là diegetic music: âm nhạc thuộc thế giới của phim. Hình thức này còn được gọi là source music, tức “âm nhạc có nguồn.” Cả khán giả và nhân vật đều nghe được giai điệu và xác định được nguồn phát.
    Diegetic music còn bị lệ thuộc vào những quy tắc vật lý logic. Những tác động từ nhân vật hay bối cảnh đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh.
    Có thể lấy ví dụ tiêu biểu từ phim Baby Driver (Edgar Wright, 2017). Xuyên suốt phim, nhân vật Baby dùng âm nhạc trong lúc thực hiện những màn đua xe của mình. Cậu tuỳ ý chỉnh âm lượng, thay đổi bài hát và khán giả cũng chịu tác động mỗi khi cậu làm điều đó. Trong một cảnh phim khác, khi Baby tháo một bên tai nghe, âm nhạc của phim lập tức được đẩy sang bên tai nghe còn lại. Kỹ thuật âm thanh này gọi là pan.
    La La Land sử dụng hình thức thứ ba, giao thoa giữa hai hình thức đầu tiên, mang tên source scoring.
    Trong quá trình nhận thức sự tồn tại của âm nhạc trong phim, chúng ta đôi lúc sẽ vấp phải những giai điệu khá nhập nhằng. Ở một cảnh phim, âm nhạc đó chỉ là nhạc nền, không có nguồn. Nhưng qua cảnh phim sau, ta lại thấy rất rõ nguồn phát của nó, hiện hữu ngay trong không gian của nhân vật.
    Với những ai đã từng xem Birdman (Alejandro Gonzalez Inarritu, 2014), bạn có nhớ tiếng trống nền luôn dõi theo từng bước chân của nhân vật Thomson?
    Tiếng trống nền ấy được nhào nặn liên tục theo sự di chuyển của Thomson. Trong một cảnh phim, ông bước ra khỏi nhà hát và dạo ngang một tay trống đang ngồi trên vỉa hè. Cảnh khác, ông lao ra quảng trường Thời Đại và lướt ngang một đoàn trống giữa đám đông. Tiếng trống nền vẫn văng vẳng xuyên suốt phim, trước và sau khi Thomson tiếp xúc với nguồn phát.
    Source scoring là một cách chơi đùa với âm thanh của các nhà làm phim. Âm thanh và âm nhạc là ngôn ngữ phản ánh bối cảnh và sự biến chuyển cảm xúc phức tạp của nhân vật, xoá nhoà lằn ranh giữa hai thế giới điện ảnh và thế giới bên ngoài.
    Với La La Land, Damien Chazelle và Justin Hurwitz đã sử dụng source scoring và tạo nên hiệu quả một cách bất ngờ. Bởi với Mia và Sebastian, âm nhạc là sợi dây kết nối cảm xúc, đưa họ đi qua từng thăng trầm của tình yêu cho đến những phút phim cuối cùng.
    La La Land: Khi tình yêu để âm nhạc dẫn lối
    Vào một đêm sau bữa tiệc ồn ào, Mia (Emma Stone) rảo bước trên hè phố Los Angeles. Những góc quay và nhạc nền của phim khắc họa tâm trạng cô đơn cùng vóc dáng lững thững của cô. Tiếng dương cầm vang lên ngọt ngào, hợp vô cùng với màu phim, không gian phim và tâm lý Mia lúc đó.
    Bỗng nhiên, cô đứng chững lại. Điều gì đã làm Mia sững lại? Cô đang nghĩ gì? Mia ghé mắt vào tấm cửa sổ ven đường, nhìn vào không gian bên trong một nhà hàng. Vì sao nơi này lại làm cô sững sờ đến vậy?
    Sự thật được hé lộ khi Mia đưa tay mở cửa. Tiếng dương cầm lúc này bỗng lớn hơn. Và khi Mia đã bước vào trong, tiếng dương cầm đó trong trẻo, sống động và hoà vào tiếng trò chuyện của những người khách. Chúng ta ngỡ ngàng nhận ra: tiếng đàn đó nào có phải nhạc nền! Đó chính là nguyên nhân khiến Mia dừng bước.
    Bằng một cách tinh tế và thông minh, Mia và cả khán giả được dẫn dắt bằng tiếng dương cầm của Sebastian “Seb” Wilder (Ryan Gosling). Giai điệu đẹp đến ám ảnh cứ ngỡ không tồn tại trong thế giới của phim hoá ra lại là điểm khởi nguồn của tất cả. Đoạn dương cầm chưa đầy 2 phút này mang một cái tên hết sức giản đơn: Mia & Sebastian’s Theme — giai điệu chủ đề của hai nhân vật chính.
    Xuyên suốt cả bộ phim, giai điệu này vang lên rất nhiều lần, như một chứng nhân của tình yêu mà Mia và Seb dành cho nhau. Giai điệu cũng biến hoá khôn lường: lúc thì làm nhạc nền, lúc lại len vào trong thế giới phim, và có cả những lúc kết hợp tài tình để tạo ra một thế giới mộng mị của những trái tim đang yêu.
    Giai điệu này cũng được ẩn dụ hoá trong một phân cảnh vô cùng đáng nhớ, khi Mia nghe theo tiếng gọi của trái tim, tháo chạy khỏi bữa ăn tối cùng bạn trai hiện tại để đến với Seb.
    Giữa bàn tiệc, Mia bỗng nghe tiếng dương cầm quen thuộc cất lên. Qua cách kể chuyện của khung hình cũng như biểu cảm khuôn mặt, có thể thấy rõ Mia là người duy nhất nghe được những âm thanh đó. Dẫu đạo diễn đã chèn thêm phân cảnh thể hiện góc nhìn của Mia hướng về phía loa nhà hàng, ta vẫn chắc chắn rằng giai điệu đó không thể nào phát ra từ chiếc loa. Đó là giai điệu mà Sebastian sáng tác ngẫu hứng và chỉ có Mia mới bị ám ảnh bởi nó mà thôi.
    Trong giây phút đó, Mia đã cáo từ bàn tiệc. Cô rời đi với một nụ cười mãn nguyện trên môi, mở tung cánh cửa, và chạy một cách vui sướng giữa đường đêm. Lúc này, tiếng dương cầm trở thành một bản phối dày hơn với cả một dàn giao hưởng.
    Sự thay đổi về không gian và giai điệu như mở ra một cảm xúc mới và một khởi đầu mới cho nhân vật. Bản nhạc vì thế cũng biến chuyển mượt mà từ một âm thanh mà nhân vật có thể nghe thấy thành bản giao hưởng chỉ có khán giả nghe thấy.
    Trong thuật ngữ nhạc phim, cách phối khí giai điệu này được gọi là một leitmotif: khúc nhạc motif gắn liền với một tình huống, một (hoặc nhiều) nhân vật. Leitmotif vang lên nhiều lần như một sự gợi nhắc và được phối khí đa dạng để thay đổi sắc thái tuỳ theo từng phân cảnh khác nhau.
    Giai điệu tình yêu của Mia và Sebastian được khéo léo lồng ghép vào các bản nhạc của La La Land. Cảnh trong nhà hàng phía trên có tên là Late for the date (Trễ hẹn). Trong bản nhạc Planetarium (Cung thiên văn), giai điệu này xuất hiện với một cách đặt để nhịp khác, sử dụng một vài nhạc cụ khác.
    Nhưng quan trọng nhất, chính giai điệu này cũng đặt dấu chấm hết cho bộ phim. Ở phần Epilogue (Vĩ thanh), khi Mia đã trở thành một ngôi sao, cô và chồng đã vô tình bước vào quán jazz của Seb. Mơ ước của cả hai đã thành hiện thực. Mia không nói nên lời, và khi Seb nhìn thấy Mia, anh cũng chỉ giao tiếp với cô qua âm nhạc.
    Khi mới bắt đầu hẹn hò, Seb đã kể với Mia rằng nhạc jazz bắt nguồn trong một không gian nhỏ, khi mọi người dùng âm nhạc thay vì ngôn ngữ để giao tiếp. Câu chuyện này của Seb đã thành sự thật khi anh gặp lại Mia.
    Chỉ với một giai điệu dương cầm quen thuộc, Seb gợi về cho Mia cả một vùng ký ức. Vùng ký ức đó không đơn giản là flashback (hồi tưởng), mà là một mộng tưởng đầy tiếc nuối, đau đáu câu hỏi “nếu lựa chọn khác đi, liệu ta có còn bên nhau?”
    Khi bộ phim kết thúc, cả hai trao nhau một nụ cười cuối cùng, như thầm cảm ơn những gì đã từng có cùng nhau. Khán giả lần cuối được nghe giai điệu ám ảnh của Mia & Sebastian.
    Đó là giai điệu của hai trái tim mơ mộng dại khờ. Họ mơ về khi tương lai khi còn trẻ, để rồi khi đã có tất cả, họ lại mơ về quá khứ, về những gì đã có thể xảy ra.
    Bài hát mở đầu và điềm báo kết thúc
    La La Land mở đầu bằng một ngày nóng bức. Nắng chói chang và kẹt xe trên cao tốc Los Angeles bỗng chốc hoá khúc hoan ca của những người đang “mắc kẹt.” Họ bước ra khỏi xe, nhảy múa và cất lên lời hát về giấc mơ của mình. Tất cả được thể hiện qua trường đoạn one-shot với bài hát Another Day of Sun (nhạc kịch gọi đây là opening number).
    Nếu chỉ xem phim một lần, tôi khá chắc bạn sẽ bỏ lỡ thủ pháp kể chuyện tinh tế của bài hát: tính foreshadowing, hay còn gọi là “điềm báo.” Trong phim ảnh, foreshadowing là một cách để gợi ý về kết thúc phim hoặc kết cục của nhân vật, sử dụng các tình tiết kín đáo, các câu thoại tưởng như vu vơ hoặc các tình huống tự nhiên nhất.
    Ta có thể chia cấu trúc của Another Day of Sun thành lời 1, lời 2 và điệp khúc. Lời 1 là phần của nữ, lời 2 là phần của nam và điệp khúc là tốp ca cùng nhau cất giọng (ensemble).
    Tôi xin phép tạm dịch lời bài hát như sau:
    Ở lời 1, Another Day of Sun viết về một cô gái có một cuộc tình đẹp năm 17 tuổi, với những đêm hẹn hò nơi rạp chiếu bóng. Nhưng với cô, thôi thúc được sống trong những khung hình đó còn hấp dẫn hơn cả tình yêu. Với hai bàn tay trắng, cô từ bỏ tình yêu, lao theo giấc mơ và hi vọng rằng một ngày kia, anh ấy sẽ thấy cô trong những thước phim, và nghĩ về mối tình ngày xưa.
    Câu chuyện này mang nhiều nét tương đồng với câu chuyện của Mia: đều có ước mơ làm diễn viên, gặp được tình yêu của đời mình nhưng lại phải chia xa để theo đuổi sự nghiệp. Trong phim, Mia cũng liên tục gặp phải những khó khăn về tài chính, cũng lao vào nghệ thuật với trăn trở: liệu đây là sự dũng cảm hay sự liều lĩnh ngu ngốc?
    Song song với ước mơ của Mia là câu chuyện của Sebastian, một nghệ sĩ dương cầm với ước mơ trở thành nhạc công jazz trong một thế giới mà jazz bị xem là “lỗi thời.”
    Xuyên suốt La La Land, đam mê của Seb trỗi dậy mãnh liệt qua cách anh kể về jazz, cãi lời người thuê mình để chơi jazz, và hoài bão mở một câu lạc bộ jazz để tôn vinh dòng nhạc này. Câu chuyện của Seb một lần nữa ứng với lời 2 của Another Day of Sun.
    Như để khẳng định lần nữa khao khát của Mia và Seb, điệp khúc của bài hát vang lên kèm thông điệp mang tính phổ quát cao: câu chuyện điển hình về những con người khao khát đổi đời với đam mê nghệ thuật của mình ở Los Angeles. Phim không bắt đầu ngay lập tức với hai nhân vật chính. Họ chỉ là hai cá thể trong dòng người đang kẹt giữa đường cao tốc ấy.
    Phân tích trên đủ để ta kết luận rằng trong La La Land, bài hát mở màn không những thể hiện được đúng cái hồn và bản chất của tên phim, mà còn thiết lập sự khởi đầu cho một câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp điển hình, nơi mọi ước mơ đều đang mắc kẹt nhưng vẫn toát lên tinh thần lạc quan đến huy hoàng. Trên hết, đó chính là điềm báo cho kết thúc của câu chuyện này: cuối cùng thì tình yêu đã phải nhường bước cho sự nghiệp.
    La La Land là một thước phim mà tôi có thể xem lại nhiều lần và vẫn có những cung bậc cảm xúc mới. Bởi không chỉ có phần hình ảnh, quay phim xuất sắc, diễn xuất đầy thuyết phục của diễn viên, mà âm nhạc trong tác phẩm này còn có ngôn ngữ của riêng nó, được vang lên ngọt ngào qua từng giai điệu, từng nhạc cụ, từng cách chúng được sử dụng, biến tấu và lặp lại.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Đã lâu lắm khán giả thành phố mới có dịp gặp lại một bộ phim cao bồi (cowboy) theo kiểu Mỹ như Chuyến tàu đến Yuma của đạo diễn James Mangold. Thế nhưng, đây không còn đơn thuần là một phim cao bồi như bao thế hệ khán giả Việt Nam vẫn nhớ.
    Anh hùng bất đắc dĩ
    Nội dung của Chuyến tàu đến Yuma (3:10 to Yuma) có vẻ khá đơn giản. Để giúp gia đình và nông trại vượt qua khó khăn nợ nần chồng chất, Dan Evans (Christian Bale) quyết đi đến thị trấn Bisbee để nói chuyện với chủ nợ của mình. Trên đường đi, anh tình cờ gặp gỡ và quen biết tên cướp khét tiếng Ben Wade (Russell Crowe) trong lúc hắn đánh cướp chiếc xe chở tiền của công ty đường sắt.
    Tại Bisbee, cũng chính Dan chứng kiến cảnh Ben bị bắt giữ và chuẩn bị lên giá treo cổ. Thế nhưng, dân thị trấn không chấp nhận xử tội Ben tại đây do lo sợ đồng bọn của hắn sẽ đến báo thù nên yêu cầu đưa tên cướp tới Yuma, một nhà tù lớn. Hầu như không ai dám áp tải Ben khi đồng bọn của hắn đang lởn vởn xung quanh tìm cách cứu vị thủ lĩnh của mình. Vì đang cần tiền cứu nông trại nên Dan đã chấp nhận liều mạng lấy 200 USD để áp tải tên Wade đến Contention, tại đây, họ sẽ phải đưa Ben lên chuyến tàu khởi hành lúc 3g10 đến Yuma - nơi mà giá treo cổ đang đợi hắn.
    Chuyến đi kéo dài ba ngày, trong thời gian đó, họ phải trải qua hàng loạt nguy hiểm từ những trận đấu súng với đồng bọn của Ben, với cả những kẻ thù của Ben đang lăm le tự tay xử hắn, chưa kể cả sự can thiệp của người da đỏ Apache. Thế nhưng điều nguy hiểm nhất vẫn chính là những trò xảo quyệt, tàn độc của Ben Wade.
    Từng người, từng người trong đoàn áp tải ngã xuống và khi chỉ còn 1 tiếng đồng hồ nữa là đến 3:10 thì chỉ còn lại một mình Dan Evans. Anh sẽ phải áp tải tên cướp khét tiếng Ben Wade lên chuyến tàu dưới gần 50 mũi súng đồng bọn của Wade. Danh dự, tiền bạc hay trách nhiệm sẽ đẩy Dan vào một trận chiến hầu như tuyệt vọng?
    Có thể coi tất cả đều đúng, thế nhưng ở thời khắc giữa cái sống và cái chết, những ám ảnh danh dự hay tiền bạc chỉ là con số không thì cả hai, tên cướp và người áp giải bỗng nhận ra họ rất giống nhau. Kẻ phải làm anh hùng - người diễn vai tàn ác, số phận đã đẩy họ làm những điều mà họ không mong đợi. Và khi đã là những người tri kỷ thì điều mà người này có thể làm cho người kia chính làm cho mong ước của người tri kỷ trở thành hiện thực dù cái hiện thực đó có thể chỉ là phù phiếm nhưng ít nhất nó cũng giúp người nằm xuống được mỉm cười.
    Cổ điển và hiện đại
    Thế loại phim cao bồi từng một thời cực kỳ ăn khách nhưng cái thời đó đã đi xa. Hiện nay, rất ít hãng phim làm phim cao bồi ngay cả tại Mỹ, nơi mà những chàng chăn bò (cowboy) được mệnh danh là một phần của nền văn hóa. Lý do rất đơn giản: không còn ăn khách. Điển hình là bộ phim cao bồi mới nhất The Assassination of Jesse James (Vụ ám sát Jess James) với sự tham gia của siêu sao Brad Pitt là một thất bại nặng nề khi chỉ thu về có 140.000 USD (chưa tới 1/10 chi phí bỏ ra). Bộ phim No country for old men (Người già không đất sống) được coi là khá hơn nhưng cũng chỉ đạt mức tối thiểu so với các bộ phim khác được chiếu cùng lúc.
    Chỉ có Chuyến tàu đến Yuma là khác, đứng đầu bảng doanh thu ngay khi được tung chiếu vào cuối tháng 9 tại Mỹ, nhận được rất nhiều lời khen từ các nhà phê bình, một hiện tượng lạ cho những phim cao bồi gần đây. Cái gì đã làm nên thành công của bộ phim? Nếu có thể dùng hai từ để miêu tả thì Chuyến tàu đến Yuma là một bộ phim “cân đối”. Phim có tất cả những gì mà ta có thể nhớ về phim cao bồi, ngựa phi giữa mịt mù bụi đường, tiếng kèn cô đơn giữa đồng cỏ, những tay súng bắn nhanh “hơn bóng của mình”, những kẻ ngạo nghễ hai tay hai súng tung hoành trên mình ngựa… Nhưng chỉ có thế lại quá nhàm chán.
    Những nhà làm phim đã khéo léo lồng vào đó những câu chuyện đầy xúc động. Những giá trị làm cha, ước mong tung bay của người con, về một tên cướp mắc kẹt giữa sự thực cuộc sống và ước mơ một mái ấm gia đình. Thành công về mặt hình thức cho một phim cao bồi, xuất sắc khi thể hiện những mâu thuẫn nội tâm cho một phim tình cảm, Chuyến tàu đến Yuma đã thoát được cái suy tư quá sâu sắc của Vụ ám sát Jess James để tạo ra sự cân đối giữa hình thức và nội dung, làm nên một bộ phim cao bồi vừa quen, vừa lạ và đầy hấp dẫn.
    Bộ phim khá ổn về phần kịch bản nhưng về diễn viên lại không được vậy. Nếu Russell Crowe thể hiện rất tốt vai tướng cướp Ben Wade thì Christian Bale lại không làm được vậy với hình ảnh anh nông dân Dan Evans. Có cảm giác Bale không làm sao thể hiện nổi vai diễn quá khó này khi trách nhiệm người chồng, người cha và người đàn ông chồng chéo lên một con người.
    Tuy nhiên, một điều khá đặc biệt là nếu phải nhận xét vai diễn nào hay nhất trong phim thì bất cứ khán giả nào cũng khó lòng bỏ qua được nhân vật phụ Charlie, phó tướng băng cướp, người luôn trung thành với chủ tướng Ben Wade. Diễn viên Ben Foster đã thể hiện xuất sắc vai diễn này, xuất sắc đến độ poster phim thay vì để nhân vật chính lại để hình anh, một vai diễn phụ!.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. Chọn trở lại con đường lương thiện, Gru trở thành một cựu ác nhân nghèo khổ. Họ khốn khó đến mức cô bé Agnes quyết định bán đi chú ngựa nhồi bông mình quý nhất để giúp đỡ gia đình. Lũ Minions cũng không chịu yên khi suốt ngày khó chịu về ngài chủ nhân đã không còn ác. Chúng muốn Gru trở lại như ngày xưa. Lúc này, người anh trai sinh đôi của Gru xuất hiện. Anh có cơ hội giữ lấy mọi thứ mình yêu thương nhưng lại phải quay về con đường cũ. Liệu Gru sẽ lựa chọn thế nào đây? 
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  9. Cuộc sống rất đẹp đẽ. Cuộc sống cũng rất thú vị. Được sống là một hạnh phúc, nhưng duy trì cuộc sống là một khó khăn. Cuộc sống cũng là những chuỗi ngày đấu tranh, chịu đựng và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Bộ phim mới nhất của Daniel Espinosa, Life với chủ đề nói về sự nguy hiểm mầm sống trên sao Hỏa là một tác phẩm thú vị, là mệnh đề để tham chiếu về bản năng sinh tồn của một giống loài mới, để khắc họa sự tàn nhẫn và cao đẹp của sự sống.
    Life kể về nhóm phi hành gia gồm 6 thành viên đa quốc tịch của đội Challenger đang làm nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa trong một khoảng thời gian dường như không xa chúng ta. Đó là nhà vật lý học David Jordan (Jake Gyllenhaal),người ở trên con tàu lâu hơn tất cả vì muốn tránh xa loài người, nữ bác sĩ Miranda North (Rebecca Ferguson), một sứ giả được giao nghiệm vụ giữ gìn các thực thể ngoài trái đất để nghiên cứu các phương pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Những thành viên còn lại là người điều hành kỹ thuật Sho Murakami (Hiroyuki Sanada), thuyền trưởng bản lĩnh Ekaterina Golovkina, hay còn gọi là Kat (Olga Dihovichnaya), nhà thám hiểm Rory Adams (Ryan Reynolds) và Hugh Derry (Ariyon Bakare). Họ tạo thành một nhóm chuyên gia thông minh, dũng cảm và đáng tin cậy, cùng với sự thấu hiểu và tình bạn thân thiết. Nhóm phi hành gia quốc tế đó đang háo hức chờ đợi khám phá mẫu đất từ sao Hỏa, được đem đến bởi một tàu thăm dò không người lái mà sẽ sớm đến trạm không gian của họ. Các nhà khoa học trên tàu hy vọng rằng họ có thể trích ra một số chất hữu cơ từ “hạt giống” này để tổng hợp hoặc khôi phục lại sinh vật sống, để chứng minh rằng con người không phải là loài vật duy nhất trong vũ trụ này.
    Thành viên mà họ mang về và đưa vào lồng kính nghiên cứu, ban đầu là một sinh vật nhỏ bé như một hạt mầm, và Hugh, người đàn ông tử tế đã âu yếm và hi vọng nó sẽ là một sự khởi đầu tốt đẹp. Calvin, một cái tên vô hại được đặt cho sinh vật đến từ sao Hỏa này. Tuy nhiên, bi kịch bắt đầu xảy ra khi Calvin dần lớn mạnh và đe dọa sự sống của từng thành viên trong đoàn, và dĩ nhiên, của toàn nhân loại.
    Kịch bản được chắp bút bởi Rhett Reese và Paul Wernick, với 3/4 thời lượng là quá trình đương đầu và chống lại Calvin trước sự phình to cả về bề ngoài lẫn trí thông minh. Calvin lẩn trốn trong từng ngóc ngách của từng khoang tàu, có lúc mọi người đã nhìn thấy nó ở ngoài, nhưng liền sau đó thì nó đã lọt được vào trong những ống khí dẫn đến từng khoang tàu. Sự linh hoạt thay đổi của vẻ bề ngoài khiến cho nó có thể tấn công nhanh và vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Sáu thành viên của Challenger không phải là đối thủ của Calvin, kể cả trí thông minh. Đây là bộ phim để nhắc nhớ rằng, cho dù các bộ phim về sinh vật ngoài hành tinh trước đây đã tôn vinh trí tuệ nhân loại nhằm chiến thắng quái vật, thì Life vẫn hoàn toàn có cơ sở để phủ định chuyện đó. Con người, với những giới hạn nhất định về sức mạnh, đi kèm với sự tự tin của mình, đã tìm cách tấn công vào thiên nhiên và các sinh vật đang ngủ yên ngoài trái đất, để chứng minh sự tiến bộ của mình.
    Nếu Arrival là một thông điệp của khả năng thấu hiểu ngôn ngữ của sinh vật ngoài hành tinh, thì Life lại là một đối trọng thấy rõ phản ảnh sự nguy hiểm của chúng. Cách đặt ra một phản đề như vậy bởi Daniel Espinosa có thể sẽ gây ra những phản ứng trái chiều. Phương pháp giết người của Calvin khá rùng rợn, vài trường đoạn cho thấy rằng nếu không có những phần thể hiện tâm lý của diễn viên, thì đây sẽ thuần là một bộ phim kinh dị với máu và những mảnh vỡ vụn tan xác của con người. Mặc dù vậy, cách thể hiện của Life khá mới mẻ, bộ phim tìm thấy những góc cạnh tiếp cận mới, hoặc ít nhất là sinh vật ngoài hành tinh đã mang đến cho phi hành đoàn những cảm nhận rõ rệt về giá trị của cuộc sống, và đâu là ranh giới giữa việc sống và tồn tại.
    Life không phải là bộ phim có sự đối trọng giữa thiện và ác. Với sự tham gia của dàn diễn viên danh tiếng và thực lực, thì Life không quá khó đoán rằng bộ phim sẽ tiếp cận khán giả ở một góc độ sâu sắc và khó quên hơn. Trên con tàu lơ lửng ngoài không gian, cũng như đối diện với sự tấn công của một sinh vật ngoài trái đất, con người sẽ nghĩ gì về sự tồn tại của họ? David vì cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống trên trái đất, phải đối diện với những con người xấu xa, buồn chán nên anh đã quyết định làm việc và sống trên tàu. Nhưng có thực sự anh không có cảm xúc gì với trái đất? Con người, khi vừa sinh ra là đã có bán chất bám trụ và gắn bó với nguồn gốc, cội rễ. Cả Calvin cũng như thế. Bản năng sinh tồn đã nhắc nhở nó phải tấn công những loài vật xa lạ, để trở về nguồn cội, để được an toàn.
    Trong phim, có hai khoảnh khắc mà người xem được nhìn thấy khởi đầu của sự sống. Một bên là khi đứa con đầu lòng của tiến sĩ Sho được hạ sinh ở quê nhà, và hai là khi Calvin có những cử động đầu tiên dưới sự chứng kiến của Hugh và mọi người trong đoàn. Ngày ra đời của một đứa trẻ, cũng là ngày mầm sống hiểm họa của trái đất bắt đầu động đậy. Nhưng có ai đoán trước điều đó? Có ai biết trước một đứa trẻ sau khi lớn lên sẽ trở thành người như thế nào, hay một hạt mầm sau khi phát triển thì là con quái vật nguy hiểm đến như vậy. Tất cả mọi mệnh đề về sự bắt đầu, hay kết thúc trong Life đều không được thể hiện cụ thể, thậm chí, ngay phần kết thúc của bộ phim, lại chính là một khởi đầu khác. Việc duy nhất là chúng ta hiểu được, là phải thích nghi và đối diện với chúng, cả hạnh phúc lẫn đau khổ, cả nụ cười lẫn những giọt nước mắt.
    Tuy nhiên, Life có một nhược điểm nhỏ, một vấn đề thường thấy ở các phim thảm họa, đó là đề cao bản chất vị tha của con người, và cả lòng trắc ẩn hiếm thấy khi họ bị đe dọa tính mạng một cách dễ dàng và quá đơn giản. Điển hình khi Calvin tấn công Hugh, người đàn ông đã chăm sóc nó, thì anh vẫn thể hiện sự cảm thông vô điều kiện với hành động man rợ này. Ngay những khoảnh khắc đầu, tình thương mà Hugh dành cho Calvin chỉ thể hiện yếu ớt qua cử chỉ giao lưu và ánh mắt của anh, chứ không có chi tiết nào để thể hiện sự gắn bó của nhà thám hiểm này dành cho “hạt mầm” tưởng chừng vô hại. Do đó, phần tâm sự của Hugh khi nói về bản năng sinh tồn của Calvin dù ý nghĩa, nhưng vẫn thiếu sức nặng cần thiết để thuyết phục người xem.
    Có một người bạn của tôi cũng tâm sự rằng, anh ta chán ghét con người, vì con người giết nhau bằng sự dối trá, sau khi xem bộ phim này, anh ta cũng muốn mình giống như David hoặc Hugh, có việc gì đó để làm và rời xa nhân loại. Anh ta muốn sống đơn độc. Nhưng đó là sự lựa chọn khi anh ấy đang đối diện với sự buồn tẻ của cuộc sống. Chúng ta có thể nhìn lại về cuộc đảo phách này. David, ngay cả khi anh ta chọn con tàu này, đi vào không gian sâu, rời xa nhân loại, thì cuối cùng anh ta chọn cách bảo vệ con người. Đó là một công việc vĩ đại, còn với bạn tôi, đó là việc để hoàn thành trách nhiệm sống của mình. Nhìn nhận cuộc sống như thế nào, đó là quyền cá nhân của mỗi người. Nhưng bảo vệ hành tinh sống này, là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta.
    Không có gì để phàn nàn về dàn diễn viên trong Life. Tuy nhiên, với các màn hành động chiếm ưu thế thời lượng, những khía cạnh diễn xuất về nội tâm vẫn chưa được khai thác sâu. Sự xuất hiện của Reynolds như một luồng không khí để làm giảm căng thẳng cho chuyến tàu. Nữ diễn viên người Thụy Điển Rebecca Ferguson, người đẹp vừa để lại ấn tượng sau Mission: Impossible 6 và Girl On Trains là nhân vật nắm giữ đường dây chính của câu chuyện, là người chứng kiến và ghi lại nhật ký, sự nghiêm khắc và tỉnh táo của một nữ khoa học hàng đầu được cô khắc họa khá tròn trịa. Trong khi đó, phần diễn xuất của Jake Gyllenhaal khiến cho tôi có cảm giác như anh đang lùi ra sau một chút, điềm tĩnh, tiết chế cảm xúc của một nhà khoa học cô đơn.
    TỔNG KẾT: Một chuyến thám hiểm đầy hi vọng, và trở về trong chuỗi bi kịch.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. Nói không ngoa, Ex Machina là một trong những bộ phim hay nhất năm 2015. Phim khoa học viễn tưởng nhưng đẹp một cách rất “đời”.
    Các bộ phim khoa học viễn tưởng nhuốn màu sắc kinh dị thường có chung một thông điệp: sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo, lằn ranh mong manh giữa con người và máy móc, cuộc sống con người bị kiểm soát khắp mọi nơi. The Matrix và The Terminator là hai trong số các phim tiêu biểu của thể loại này. Còn tựa phim Ex Machina mà người viết đề cập trong bài này không sở hữu những cảnh hành động gay cấn như những phim vừa kể. Thay vào đó, phim Ex Machina hướng trọng tâm của mình tới sự bất an trong giao tiếp xã hội, và nỗi sợ bất kể thời đại của con người: Liệu người mà ta tiếp xúc có chân thành như ta tưởng, hay tất cả chỉ là giả dối.
    1. Cốt truyện mê hoặc của phim Ex Machina
    Câu chuyện bắt đầu khi Caleb (Domhnall Glesson), một lập trình viên làm cho việc cho một công ty lớn đã chiến thắng một cuộc thi mà phần thưởng là chuyến đi đến ngôi nhà hoang vắng của Nathan (Oscar Isaac) – giám đốc công ty. Đến nơi, Nathan mới thông báo cho Caleb biết ông ta đã tạo ra một con robot tên Ava, và Caleb sẽ giúp ông ta kiểm tra xem cô ta đủ khả năng hòa nhập với xã hội hay không.
    Caleb bắt Ava thực hiện bài kiểm tra Turing (Thông tin bên lề: Một bài kiểm tra mức độ giống người của robot trong hành vi và nhận thức. Bài kiểm tra này lấy tên cha đẻ của nó, Alan Turing. Cũng năm 2014, bộ phim Turing Test ra mắt xoay quanh cuộc đời Alan Turing). Qua bài kiểm tra này, Caleb muốn xem liệu cô ta có đủ thông minh, đủ quyết đoán, đủ cá tính so với những chương trình trước đây hay không. Vấn đề ở đây là, tại sao Nathan lại tạo ra một Ava quá quyến rũ. Một cô gái với đôi mắt mê hoặc và đường cong hoàn mĩ. Một sinh vật ma mị nhưng thẹn thùng ngay lập tức bỏ bùa Caleb.
    Nỗi băn khoăn dấy lên, nhưng không chỉ riêng về AI. Ava quan tâm đến Caleb vì cô ta được thiết kế như con người, hay chỉ vì cô ta đang lợi dụng Caleb để đổi lấy tự do? Nhưng nếu là lợi dụng đi chăng nữa, đó chẳng phải bản năng sinh tồn của con người sao? Đó là vấn đề cốt lõi của bộ phim Ex Machina, dù bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khác dần được mở ra khi Caleb khám phá ngôi nhà của Nathan: Điều bí ẩn trong những dự định của Ava.
    2. Ai đáng sợ hơn ai?
    Ava chính là femme fatale (Một thuật ngữ nói về người phụ nữ có nét đẹp chết người, ví dụ: Mỹ nhân ngư tàu Argo chạm trên trên hành trình lấy bộ lông cừu vàng trong thần thoại Hy Lạp cổ), hấp dẫn và ngây thơ như những người phụ nữ đẹp nhất, nhưng khó lường.
    Đó là vì cô ta được Nathan thiết kế. Đằng sau vẻ ngoài lực lưỡng của người đàn ông ấy là một mối đe dọa vô hình. Lại một vai diễn xuất sắc nữa của Isaac. Cái hay của phim Ex Machina, không nằm ở những pha hành động gay cấn, nhưng khán giả phải rùng mình khi phát hiện ra động cơ thật sự của mỗi nhân vật: Nathan tiến hành bài kiểm tra, không chỉ với Ava mà còn với cả Nathan.
    Xuyên suốt bộ phim, Nathan và Caleb tranh cãi về cái gọi là “tạo ra cuộc sống” mà thông qua đó, đạo diễn Garland đặt ra những vấn đề trong tương lai. Với Nathan, bản năng giới tính là một phần quan trọng khiến robot trở nên giống người, đó chẳng phải là việc chúng ta đang làm với những con búp bê tình dục hay sao?
    3. Những ẩn dụ sâu sắc
    Có thể liên hệ Ex Machina với những tác phẩm khác nhau. Xét về khía cạnh giao tiếp xã hội, Caleb của Garland rơi vào hoàn cảnh gần như tương tự Bovary của Flaubert – một người phụ nữ đắm chìm trong những cuốn tiểu thuyết diễm tình, quyết bỏ cuộc sống gia đình buồn tẻ để chạy theo cuộc sống bấp bênh của hai tên cướp. Về phần Caleb, anh bất đắc dĩ tham gia một bài kiểm tra, được một cô gái đẹp như mộng rót vào tai những lời đường ngọt: “Hãy cùng nhau chạy trốn”. Rốt cuộc, Bovary của Flaubert đã uống thuốc độc tự vẫn. Nhưng ít ra, nàng cũng được tự do lựa chọn cái chết. Còn Bovary của Garlan chịu một cái kết còn cay đắng hơn thế. Bị giam trong một căn phòng, gặm nhấm nỗi đau phản bội đến khi chết dần chết mòn.
    Một hình ảnh đẹp đến phũ phàng của Garland. Cũng trong phim có đoạn, Ava đi qua một căn phòng toàn hình nộm, chọn cho mình một bộ cánh hấp dẫn để khoác lên khung “xương”. Liệu có phải Garlan muốn nhắn nhủ: Nếu cứ cam chịu làm nô lệ cho công nghệ, sẽ đến một ngày con người bị công nghệ phản bội? Giữa giá trị đạo đức với việc tạo ra robot nữ liên quan gì đến nhau? Xa hơn nữa là vấn đề nhân sinh Garland muốn trải ra cùng khán giả: Liệu ai cũng tốt đẹp như chính vẻ ngoài của họ?
    Nhưng Ex Machina còn là một lời mỉa mai chua chát về thần thánh. Nếu thường xuyên tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chắc hẳn ai cũng biết tới thuật ngữ “Deus Ex Machina”, nghĩa là “God from Machine”. Đằng này, Garland chỉ để lại “Ex Machina” và lược mất “Deus” đi, như muốn ngụ ý rằng: Chẳng có Thượng Đế nào ở đây cả. Chỉ có con người và máy móc lao vào trò chơi của sự phản bội.   
    Trong Kinh Thánh, Caleb là người đàn ông đi tìm Đất Hứa của Chúa và tin tưởng sẽ tới được miền Đất Hứa đó. Chúa đã tưởng thưởng cho đức tin của ông. Khi “Deus” đã không còn, Caleb của Garland thay vào tìm được Đất Hứa lại trở về với Miền Ảo Vọng. Ava có lẽ đọc trại từ Eva, người phụ nữ đầu tiên của nhân loại, vì lời dụ dỗ của con rắn mà ăn phải trái cấm, dẫn tới bi kịch bị Thượng Đế đuổi khỏi Địa Đàng.
    4. Kết
    Phim Ex Machina cứ lạnh lùng trải ra trước mắt người xem những góc khuất của xã hội. Về phần Garland – một tiểu thuyết gia lâu năm nhưng là một đạo diễn mới toanh, ông cho thấy khả năng xây dựng những hình ảnh đa tầng nghĩa cũng như dàn nhân vật có chiều sâu. Kể từ đây, cái tên Garland chắc chắn sẽ còn làm nức lòng những tín đồ điện ảnh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Phim mới hấp dẫn nhờ góc nhìn hài hước về Hiệp sĩ bóng đêm huyền thoại và các khoảnh khắc tâm lý sâu sắc.
    Sau thành công của The Lego Movie năm 2014, xưởng Warner Animation tiếp tục ra mắt The Lego Batman Movie. 
    Điểm đặc trưng của phần đồ họa là các nhân vật được thiết kế như hình khối đồ chơi Lego, còn câu chuyện xoay quanh các nhân vật của hãng truyện tranh DC Comics. Trong một nhiệm vụ ngăn chặn Joker (Zach Galifianakis), Batman (Will Arnett) khiến tên hề tổn thương khi tuyên bố hắn không phải kẻ thù lớn nhất đời anh.
    Khi tân cảnh sát trưởng Barbara Gordon (Rosario Dawson) nhậm chức, cô đề ra kế hoạch tái thiết Gotham mà không cần đến Batman. Trong lúc đó, Joker và lũ tội phạm của thành phố bất ngờ tự nộp mình, khiến Batman không còn đối thủ để chiến đấu. Tuy nhiên, đây chỉ là âm mưu của tên hề để giải thoát các siêu ác nhân hùng mạnh nhất lịch sử. Khi chúng kéo đến Gotham, Batman một lần nữa phải đứng lên chiến đấu vì thành phố.
    Điểm nhấn trong tác phẩm dài 104 phút là chất trào phúng gần giống Deadpool năm ngoái. Nếu các phim về hiệp sĩ bóng đêm thường u ám, The Lego Batman Movie phá bỏ không khí đó ngay từ trận chiến đầu tiên. Người hùng vẫn sở hữu những kỹ năng chiến đấu thượng thừa, nhưng không còn hành động kín đáo, mà khoa trương và thích được tung hô. Với chất giọng gằn the thé, Batman luôn thể hiện vẻ ngầu đời và ca ngợi mình thái quá, tạo ra tiếng cười cho người xem. 
    Đan cài suốt phim là các tình tiết gợi nhớ hàng thập kỷ lịch sử của nhân vật. Trong cuộc đụng độ đầu phim, Joker nhắc đến "hai chiếc thuyền" - âm mưu của hắn trong The Dark Knight (2008). Ở cảnh khác, cuộc đối đầu gần đây giữa Batman và Superman trong bom tấn năm ngoái được khéo léo đề cập. Kịch bản cũng không ngại giễu cợt sự rập khuôn trong truyện tranh, như việc Batman coi thường cảnh sát Gotham chỉ biết bật đèn dơi để cầu cứu anh. Ở chiều ngược lại, nhân vật Barbara chỉ ra Batman chẳng loại bỏ được kẻ xấu nào. Trên thực tế, trong truyện tranh Batman rất hiếm khi giết người mà chỉ bắt nhốt những kẻ xấu, và thường sau đó chúng lại thoát khỏi tù.
    Mang chất cười cợt, châm biếm, The Lego Batman Movie vẫn không kém phần sâu sắc khi khai thác tâm lý Batman. Đạo diễn Chris McKay và các biên kịch là những người am tường nhân vật, đủ hiểu chuyện để "phá chuyện", kể lại theo hướng mới mẻ. Phần phim mới nhấn mạnh vào sự cô độc của người hùng thành phố Gotham. Sau khi hạ gục nhóm kẻ xấu, Hiệp sĩ bóng đêm quay về ngôi biệt thự lạnh lẽo và chỉ biết tìm vui qua những bộ phim lãng mạn.
    Hoàn cảnh mồ côi cha mẹ từ bé khiến Batman tự tạo một lớp vỏ xù xì, cách xa thế giới. Anh kiêu ngạo và luôn cho rằng mình không cần sự giúp đỡ của ai khác. Cảnh quay thể hiện rõ tâm lý Batman nhất là khi anh đứng trước lò vi ba chờ thức ăn hâm nóng, chiếc mũ dơi nhiều lần hắt bóng lên tường phản chiếu nỗi cô đơn.
    Giữa hoàn cảnh đó, nhân vật Dick Grayson, tức Robin (Michael Cera) - cậu con trai Batman nhận nuôi do nhầm lẫn - giúp anh tìm lại sự cân bằng. Sự hồn nhiên, nhanh nhạy của cậu bé giống với Batman thời trẻ, khiến anh thương cảm và dần tự đặt mình vào tâm thế của một người cha. The Lego Batman Movie không hẳn là trận chiến của Batman với các ác nhân, mà là cuộc tranh đấu nội bộ giữa người hùng và cái tôi của chính mình. Mãi đến cuối hành trình, anh mới thấu hiểu được giá trị của sự đoàn kết cũng như tình thân.  
    Nhân vật Joker tồn tại như thực thể đối kháng. Ý tưởng này đã từng xuất hiện trong The Dark Knight hay phim hoạt hình The Dark Knight Returns, nhưng trong phim mới được nhìn dưới lăng kính hài hước và trực diện hơn. Joker u sầu khi Batman không xem hắn là kẻ thù lớn nhất, và cố gắng hủy diệt Gotham chỉ để hiệp sĩ bóng đêm thừa nhận điều đó. Tuy nhiên, mâu thuẫn là nếu thành phố không còn, cả hai cũng đánh mất chiến trường để giao đấu với nhau.
    Nét hoạt họa khéo léo của xưởng Warner Animation tạo nên một thế giới rực rỡ dưới hình dạng của các khối đồ chơi Lego. Trong cảnh cao trào, nhà làm phim khéo léo sử dụng tính chất gắn kết của các mảnh Lego để biểu thị cho sự đồng tâm hiệp lực.
    Dù là phim hoạt hình, The Lego Batman Movie vẫn mang đến nhiều cảnh hành động lôi cuốn giữa Batman và nhóm ác nhân. Không chỉ đối đầu với các đối thủ quen thuộc, lần này người hùng còn phải chiến đấu với những thế lực mạnh mẽ đến từ phim khác như Sauron (loạt The Lord of the Rings), Voldemort (loạt Harry Potter) hay King Kong, ma cà rồng... Sự pha trộn những thương hiệu điện ảnh khác nhau vào cùng một phim tạo ra nhiều tình tiết trớ trêu, gây cười.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. Bạn có tin được đoạn hội thoại trên xuất phát từ hai nhân vật mẹ và con. Mà lại từ một bộ phim hoạt hình không? Một người mẹ có thể tàn nhẫn và lạnh lùng đến mức nào. Để có thể tạt thẳng gáo nước lạnh vào con trai mình – một đứa trẻ đang háo hức và khao khát một ngày nào đó cũng được mặc bộ đồ phi hành gia để đặt chân lên mặt trăng như trên TV như thế?
    Liệu rằng, sau những lần tổn thương đó, đứa trẻ sẽ dần hình thành một con người như thế nào? Hôm nay, mình xin phép nói về bộ phim mình vô cùng ưa thích: Kẻ Cắp Mặt Trăng – cũng là bộ phim có cảnh hội thoại mình vừa kể trên.
    Lưu ý: Bài viết dài, mang quan điểm cá nhân và không tránh khỏi tiết lộ toàn bộ nội dung phim. Các bạn cân nhắc trước khi đọc
    Despicable me hay có tựa đề tiếng Việt: Kẻ Cắp Mặt Trăng là bộ phim hoạt hình 3D được phát hành năm 2010. Được sản xuất từ hãng Univesal và Illumination, Despicable me kể về một kẻ ác nhân có tên là Gru. Luôn mang trong mình mong muốn chứng minh bản thân là kẻ ác nhân vĩ đại nhất, Gru đã lên kế hoạch về việc đánh cắp Mặt trăng. Để làm được điều này, Gru buộc phải nhận nuôi ba đứa trẻ tại trại trẻ mồ côi nhằm lợi dụng chúng để lấy lại cỗ máy phu nhỏ. Nhưng rồi trong thời gian chung sống, Gru dần thay đổi bản thân và trở thành một con người hoàn toàn khác – một người cha thực sự.
    Ban đầu, Gru xuất hiện với tạo hình và cách hành xử y như một kẻ hắc ám thiệt sự. Hắn có một vẻ ngoài kì dị với thân trên to quá khổ nhưng thân dưới lại là đôi chân dài tong teo. Kết hợp với đó là một nét mặt khó ưa với cái đầu láng nhẵn, một chiếc mũi khoằm nhọn hoắt và đôi mắt của kẻ ác nhân. Như chưa đủ bộ dạng hắc ám, gã luôn mang đồ đen với khóa kéo kín đến tận cổ.
    Cộng thêm cách hành xử của một kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội điển hình: chen ngang khi mua hàng, dùng súng đông lạnh để đóng băng những người xếp hàng trên hắn. Dỗ ngọt đứa trẻ đang khóc bằng chiếc bong bóng tạo hình chú ngựa nhưng ngay sau đó lại chọc thủng nó cho em bé khóc to hơn… Và đặc biệt là hắn làm những điều trên một cách vui thú mà không lấy gì làm ân hận hay cảm thấy có lỗi. Tất cả những điều trên càng làm cho mình không có mấy ấn tượng tốt về hắn.
    Nhưng rồi, sự thật về quá khứ của tuổi thơ trong hắn dần dần được hé lộ như cách ta lột một củ hành tây. Từng cảnh flash back ngắn nhưng đầy giá trị đã khiến ta hiểu thêm về động lực đằng sau quyết tâm ăn cắp mặt trăng. Và nhất là điều gì đã tạo nên tính cách và hành vi của hắn hiện tại.
    Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người cần được thõa mãn 5 nhu cầu tự nhiên bao gồm: Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu yêu và được yêu; Nhu cầu được tôn trọng; và cuối cùng là Nhu cầu thể hiện bản thân.

    Theo những gì diễn ra trong suốt phần đầu của bộ phim, Có lẽ, trong suốt quãng thời gian tuổi thơ của mình, Gru chỉ được thõa mãn một nhu cầu duy nhất là về mặt sinh lý. Gã có thể có một ngôi nhà để sống, có thể có những bữa ăn no. Nhưng chỉ thế mà thôi. Làm sao một đứa trẻ có thể cảm thấy an toàn, có thể cảm thấy được yêu thương khi mà ngay đến người mẹ của mình cũng thờ ơ lạnh nhạt với mọi nỗ lực và cố gắng của nó?

    Và rồi một khi đã không cảm thấy an toàn và đc yêu thương thì lấy gì đứa trẻ đó cảm thấy được kính trọng và được thể hiện bản thân? Nỗi uất ức và tủi nhục hết lần này đến lần khác, năm nay qua năm khác biến Gru trở thành một kẻ không có lòng thương xót, ích kỷ và không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Tất cả những gì Gru làm, chỉ để đạt được mục đích duy nhất:
    Có lẽ, Gru sẽ luôn là một kẻ xấu xa vị kỷ như thế, cho đến suốt cuộc đời nếu không có sự xuất hiện của ba cô bé đến từ trại trẻ mồ côi: Margo, Edith và Agnes.
    Bạn đầu, mục đích của Gru khi nhận nuôi chúng chỉ là để phục vụ cho mục đích lẻn vào nhà Vector và lấy lại cỗ máy thu nhỏ. Rồi ngay khi đạt được mục đich này, gã lập tức nghĩ cách để tống cổ ba đứa đi bằng cách đồng ý cho tụi nhỏ vào công viên giải trí rồi tính chuồn êm. Nhưng đời thì chưa bao giờ là mơ cả.

    Chi tiết Gru không biết rằng trẻ em muốn ngồi tàu lượn thì phải đi kèm người lớn là một chi tiết vô cùng đắt giá. Nó thể hiện cho chúng ta một cách tinh tế rằng Gru chưa bao giờ được đi công viên giải trí cả. Vậy là với sự xuất hiện của ba đứa nhỏ, tháp nhu cầu của Gru dần được thực hiện mà trước hết là nhu cầu sinh lý: được vui chơi, giải trí. Lần đầu tiên, gã nở nụ cười sau lời khen của tụi nhỏ:– Ngầu lắm chú ơiiiThế rồi, càng ở bên ba đứa nhỏ, những nhu cầu của Gru càng được thõa mãn. Đó có thể là cảm giác ấm lòng khi nhận những đồng tiền ít ỏi mà tụi nhỏ dành dụm được cho gã. Là cảm giác vui vẻ khi được nấu ăn cho chúng. Là cảm giác trao đi yêu thương khi đọc sách cho chúng nghe trước khi ngủ.

    Hay cao hơn là cảm giác được kính trọng và yêu thương. Và nhất khi gã nỗ lực hết mình để cứu lũ nhỏ. Để rồi nhận ra, niềm hạnh phúc đích thực là khi cùng người mình thương yêu quây quần ngắm trăng chứ không phải là sở hữu mặt trăng một mình.
    Kết lại, khi xem Kẻ Cắp Mặt Trăng, mình thực sự đồng cảm và thấy được bản thân mình trong đó. Thấy được những điều xảy ra trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến tính cách và lối sống hiện tại của mình bây giờ như thế nào. Để rồi mình nhận ra điều gì có thể khiến bản thân mình thay đổi. Bởi đến Gru còn có thể thay đổi v ì yêu thương và được yêu thương thì mình tại sao lại không nhỉ?

    Các bạn đã xem phim này chưa? Nếu chưa xem thì tìm xem ngay đi nhé. Còn bạn nào xem rồi có đồng ý với suy nghĩ của mình không? Bạn nghĩ gì về quan điểm trên? Cmt bên dưới cho mình xem với nhé. Cảm ơn bạn vì đã đọc đến những dòng này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. Phần hai của phim hoạt hình ăn khách “Kẻ cắp mặt trăng”, đang được đánh giá là một trong những phim bom tấn hay nhất năm 2013. Tiếp nối câu chuyện sau phi vụ đánh cắp mặt trăng từ phần 1, Gru và đồng bọn với tạo hình đáng yêu Minions bị lôi kéo vào một phi vụ khác.
    Despicable Me xuất hiện và bất ngờ khuynh đảo màn ảnh rộng trên toàn thế giới vào mùa hè năm 2010. Chỉ với kinh phí vỏn vẹn 69 triệu USD, bộ phim hoạt hình cho gia đình đã đạt doanh thu gấp 8 lần kinh phí đã bỏ ra. Và nguyên nhân chính là sự xuất hiện của binh đoàn Minions siêu quậy nhưng vô cùng dí dỏm đáng yêu. Và 3 năm sau, cũng vào mùa hè, Despicable Me 2 trở lại và thậm chí còn lợi hại hơn rất nhiều, cùng với nội dung hài hước và đồng thời cũng giàu ý nghĩa gia đình, bạn bè.
    Nhân vật Gru (do diễn viên Steve Carell lồng tiếng) xuất hiện trong phần một là tên tội phạm gian ác cùng với hàng loạt âm mưu vô cùng nguy hiểm. Vì muốn gây ấn tượng cho toàn thế giới, Gru đã lên kế hoạch đánh cắp mặt trăng về làm của riêng. Tòng phạm của Gru chính là Nefario (Russell Brand lồng tiếng) cùng với một đội quân sinh vật bé xíu nhưng vô cùng lộn xộn, nhí nhố và đáng yêu với tên gọi là Minion. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ba bé gái mồ côi Margo, Edith và Agnes (lần lượt do Miranda Cosgrove, Dane Gaier và Elsie Fisher lồng tiếng) đã cảm hoá trái tim của tên đại ác nhân và Gru trở thành cha nuôi của ba cô bé.
    Sang phần 2, một lời đề nghị bất ngờ đến từ Liên minh chống tội phạm đã gửi đến Gru nhằm tìm ra một kẻ xấu đang âm mưu thôn tính cả thế giới bằng một loại huyết thanh đặc biệt. Và nhân vật mới Lucy (do Kristen Wigg lồng tiếng), điệp viên của Liên minh, sẽ hỗ trợ Gru trong nhiệm vụ anh hùng bất đắc dĩ này. Tuy thế, mọi chuyện vô cùng phức tạp vì Gru vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của một người cha với ba cô con gái và đồng thời phải chăm sóc cả đoàn Minion giàu tình cảm.
    Bất cứ bộ phim hoạt hình nào làm ra đều nhắm tới đối tượng chính là các em nhỏ. Thế nhưng, với Despicable Me thì khác, cả hai phần của bộ phim này đều dành cho tất cả mọi lứa tuổi, không chỉ các em nhỏ hay các bậc cha mẹ mà còn cả các cặp đôi đang yêu đều có thể thưởng thức tác phẩm đầy tính nhân văn này. So với phần đầu tiên, Despicable Me 2 được đầu tư hoành tráng hơn về mặt hình ảnh, cùng với hiệu ứng của công nghệ 3D đã giúp cho thế giới của phim càng thêm rực rỡ và sắc nét hơn. Ngoài ra, nội dung, đặc biệt là phần lời thoại được trau chuốt để bộ phim trở nên cuốn hút và vui nhộn hơn hẳn so với phần đầu tiên.
    Sự nối tiếp các sự kiện đều diễn ra rất mượt và có sự liên quan rất chặt chẽ: từ cuộc phiêu lưu của Gru cùng Lucy vạch mặt tên tội phạm bí ẩn, hành trình tìm vợ cho Gru của ba cô bé gái cùng sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật mới. Tất cả đều đi về một điểm mấu chốt của bộ phim muốn gửi gắm đến khán giả. Và đó chính là tình cảm gia đình, tình bạn được đưa lên hàng đầu. Khán giả sẽ thấy được sự vất vả của việc làm cha làm mẹ khi Gru phải hoá trang thành bà tiên mua vui cho các bé, và nhất là sự khó tính của Gru khi cô bé lớn nhất Margo bị cảm nắng trước một anh chàng hot boy.
    Tuy nhiên, nếu không nhắc đến binh đoàn Minion thì chứng tỏ bạn chưa bao giờ xem phim Despicable Me, đây chính là những phụ tá đắc lực nhưng đồng thời vô cùng lộn xộn và nhí nhố của Gru. Được tạo ra với thân hình nhỏ nhắn và ngộ nghĩnh, những sinh vật dễ thương này luôn mồm phát ra những âm thanh tưởng chừng vô nghĩa nhưng thực chất, những âm thanh đó chính là sự tổng hợp của gần như tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Và đây chính là dàn nhân vật được người xem vô cùng yêu thích. Nắm bắt được điều này, nhà sản xuất đã cố tình tăng thêm sự có mặt của Minion trong phần hai và tha hồ cho chúng tung hoành ngang dọc để tạo ra những tràng cười sảng khoái cho khán giả.
    Không dừng lại ở đó, những chú Minion đáng yêu này còn tham gia hát hò với hai ca khúc nổi tiếng I Swear và Y.M.C.A.. Phần thể hiện với phong cách đặc trưng của Minion đã gây sốt cho khán giả toàn cầu trước đó vài tuần, và khi lên màn ảnh, biểu cảm gương mặt của các chú Minion này đã khiến người xem không thể không yêu chúng. Mới đây, các nhà sản xuất đã chính thức công bố sẽ có một bộ phim riêng chỉ để nói về các phụ tá xinh xắn này vào năm 2014.
    Với nội dung hài hước, đáng yêu và giàu ý nghĩa, Despicable Me 2 là một bộ phim giải trí đúng nghĩa dành cho mọi lứa tuổi. Ngày hè của khán giả Việt Nam sẽ bớt nóng nực với những tiếng cười thoải mái khi xem các chú Minion bày trò và dõi theo hành trình cứu thế giới của “ác nhân” Gru.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. Đây chính là bộ phim đánh dấu thời điểm khán giả chia tay với Hugh Jackman trong vai trò Người sói nói riêng và nhiều diễn viên khác từng thủ vai các dị nhân nói chung của loạt phim X-Men.
    Có lẽ, trong lịch sử ra đời 10 bộ phim về X-Men từ năm 2000 đến nay, chưa từng có phần phim nào được giới phê bình và công chúng quốc tế đánh giá cao như Logan. James Mangold, đạo diễn của phần phim này, trước đó chỉ mới từng thực hiện duy nhất một phần là The Wolverine, bộ phim riêng về người sói Logan.
    Tuy nhiên, trái với sự thất bại của tác phẩm ra mắt vào năm 2013 ấy, Logan của lần này đánh dấu một sự lên tay trong phong cách chỉ đạo, cách kể chuyện cũng như sự thẩm thấu về mặt tinh thần của James Mangold về thế giới của những dị nhân. Có lẽ, chính việc bộ phim này đánh dấu sự "về hưu" của Hugh Jackman đối với hình tượng Wolverine đã góp phần tạo ra xúc tác khiến cả James Mangold lẫn ê kíp làm phim có được nhiều cảm xúc hơn, từ đó mà trau chuốt hơn, chỉn chu hơn, và đặt nhiều tâm huyết hơn cho sự hình thành ra nó.
    Logan, không cần phải đợi đến khi công chiếu chính thức tại Bắc Mỹ, trước đó đã từng được giới phê bình tung hô nhiệt liệt vì là một tác phẩm ngập tràn cảm xúc. Và dù là một bộ phim được dán nhãn R với vô vàn cảnh máu me, trong đó có cả những cảnh cô bé diễn viên 12 tuổi Dafne Keen trong vai Laura tham gia nhiều phân đoạn bạo lực dữ dội, thì tác phẩm vẫn được xem là một bộ phim đầy chiều sâu với cấu tứ rõ ràng, bố cục gọn ghẽ, thắt mở nhịp nhàng. Không chỉ vậy, Logan còn chính là phần phim giúp hãng Marvel "thay đổi bàn cờ" của thế giới dị nhân, khi gửi lời chia tay đến thế hệ dị nhân cũ và chào đón mới thế hệ dị nhân mới ra đời, hứa hẹn nhiều điều khác biệt.
    Với những ai từng là fan của dòng phim X-Men nói chung và người sói Wolverine nói riêng, đây là một bộ phim buồn bã đến nao lòng. Chứng kiến Hugh Jackman, nay đã gần ở độ tuổi ngũ tuần, bắt đầu chậm chạp và mệt mỏi hơn rất nhiều so với những hình ảnh ngày xưa, có lẽ không ai có thể khỏi chạnh lòng. Dẫu biết việc xây dựng hình tượng Logan có phần yếu ớt và bệ rạc chính là một trong những chủ ý của các nhà làm phim nhằm hướng đến một cái kết chuyển giao giữa hai thế hệ, nhưng khi xem, người ta vẫn không thể ngăn chính mình liên hệ đến chính Hugh Jackman ngoài đời. Bởi ai rồi cũng phải già đi, và chúng ta không thể cứ đóng mãi một vai diễn được. Wolverine là một nhân vật bất tử, nhưng Hugh Jackman thì không.
    Có nhà phê bình nào đó đã nói, Logan là một bộ phim khiến bạn cảm thấy như tuổi trẻ của chính mình đang trôi qua trước mắt. Quả đúng như vậy thật. Tất cả những cuộc chiến kia, tất cả những màn truy đuổi ấy, tất cả những trận so vuốt được dàn dựng tuyệt vời, xét cho cùng, vẫn chỉ để cho khán giả thấy rằng thời gian thật tàn khốc. Và đôi khi, để hướng đến những điều mới mẻ hơn, người ta phải từ giã một vài điều cũ kỹ.
    Trong Logan, bằng cách này hay cách khác, đạo diễn James Mangold từng nhiều lần nhắc đến bộ phim Shane, một tác phẩm điện ảnh tuyệt vời về chủ đề miền viễn Tây, ra mắt vào năm 1953. Shane là một bộ phim khai thác chủ đề về bạo lực một cách trần trụi, trực diện nhưng cũng đầy sự chiêm nghiệm về mối quan hệ của con người trong xã hội với nhau. Và hệ tư tưởng của tác phẩm này cũng được James Mangold và ê kíp biên kịch kế thừa rất hoàn hảo, tạo nên "xương sống" cho bộ phim Logan cũng như xây dựng "bàn cờ" mới trong thế giới dị nhân.
    Một đoạn trích dẫn từ bộ phim Shane mà nhân vật Laura đọc ở cuối phim, trước khi chia tay tất cả những bạo lực để đi tìm chốn dung thân mới, và xây dựng cuộc đời lại từ đầu. Đoạn trích này ngụ ý ám chỉ đến tinh thần phản bạo lực của cả bộ phim Logan, của chính nhân vật Logan, và cũng là điều mà anh muốn gửi gắm đến cô con gái của mình. Dù được thể hiện với bất cứ hình thức nào, đúng hay sai, dù với danh nghĩa hay mục đích gì, thì bạo lực vẫn để lại trong ta một vết sẹo. Một vết sẹo sẽ ở cùng ta đến hết đời, không thể nào xóa bỏ được. Và cách duy nhất để thế giới được yên bình, đó chính là kiên quyết từ chối trước những hành động bạo lực. Và tư tưởng này chính là lý do vì sao chúng ta có thể gọi Logan là một bộ phim dùng bạo lực để chống bạo lực.
    Dẫu vậy, vẫn có một số ý kiến khán giả cho rằng cái bạo lực trong Logan được mô tả trần trụi quá, dữ dội quá, đau lòng quá, điều đó đáng lẽ nên được giảm nhẹ đôi chút để bớt gây ám ảnh với khán giả xem phim. Tuy nhiên, đây dù sao cũng là một lựa chọn mang tính phong cách của James Mangold, anh đã đi theo và có trách nhiệm với lựa chọn này, để mang đến được cho khán giả một bộ phim hoàn hảo, trọn vẹn nhất về chân dung người sói. Cả đời Wolverine đã từ chối bạo lực nhưng bằng cách này hay cách khác, anh vẫn luôn bị lôi kéo vào những trận chiến đẫm máu (kể cả ở bộ phim), và đó chính là điều khiến thế giới này trở nên chẳng thể nào hiểu nổi.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  15. Fantastic beasts and The crimes of Grindelwald tiếp tục cuộc hành trình của nhà sinh vật học phù thủy Newt Scamander, người luôn muốn sống bình yên, lặng lẽ bên cạnh những sinh vật đáng yêu, kì diệu, nhưng lại luôn bất hạnh vì bị lôi vào rắc rối. Lần này, “rắc rối” được nâng cấp trở thành hiểm họa, thành chiến tranh khi chúa tể hắc ám đầu tiên – Grindelwald – vượt ngục thành công, thoát khỏi sự kiểm soát của bộ pháp thuật Hoa Kỳ và tiến đến châu Âu. Địa điểm được định là Paris. Newt bị Albus Dumbledore, lúc này mới là giáo sư môn Phòng chống nghệ thuật hắc ám, ép buộc tham gia cuộc chiến chống lại Grindelwald với tư cách “chỉ em mới là người có thể”. Nhưng đây không phải là mạch chính duy nhất của bộ phim, bên cạnh nó còn phải kể đến hai mạch khác chiếm thời lượng nhiều không kém: quan hệ của Dumbledore và Grindelwald, cuộc hành trình đi tìm thân phận thực sự của Credence – người đã thoát chết ở phần 1. Ba mạch phim này kéo theo những đường dây phụ hơn như mối quan hệ tay tư lằng nhằng giữa Newt – Tina – Leta Lestrange – Theseus Scamander (anh trai Newt), chuyện đời ngang trái của Leta Lestrange, tình yêu cấm đoán giữa Jacob và Queenie…
    Trước khi nói đến những vấn đề của FB 2 thì hãy nói về điểm mạnh của phim trước. Trang phục trong phim rất đẹp, thời trang và vừa vặn (trừ những bộ cánh của Leta) dù điều này mâu thuẫn với sự lạc hậu, lỗi mốt và hâm dở Rowling từng miêu tả trong tập đầu tiên của Harry Potter. Nhạc phim hay, đặc biệt hỗ trợ cảm xúc ở những phân đoạn chiến đấu. Màu sắc trong phim đa dạng, không ám quẻ/lạm dụng một mảng đen xỉn tăm tối như FB 1. Kỹ xảo rất tuyệt. Trong lúc xem, bất chợt tôi nhớ đến hai phần phim đầu tiên của HP và nhận ra thời gian làm nên một bước tiến rõ rệt về công nghệ và kĩ xảo điện ảnh. Không nhiều góc máy đẹp nhưng đỡ đơn điệu hơn phần 1. Cảnh phim hay nhất, gọn gàng, sắc bén, có ý đồ nhất chính là cảnh mở đầu phim. Cái cách Grindelwald vượt ngục cực kỳ ấn tượng, rất ít thoại, chủ yếu sử dụng diễn xuất của Johnny Depp lẫn những pha hành động nhưng tinh thần toát ra từ bản thân Grin lẫn toàn bộ trường đoạn này đều rất đầy đặn. Cú nổ “bang” ngay mào đầu ấy làm tôi nhen nhóm hy vọng rằng đây sẽ là một phần phim đột phá hơn FB 1. Bởi trong vài phút ngắn ngủi, tôi đã như thấy lại sức mạnh của trí tưởng tượng của Rowling khi bà sắp xếp một màn xuất hiện hoa mỹ đến thế.
    Phân tích những vấn đề đã và tiếp tục tồn đọng, phát sinh trong loạt phim FB thực sự khá khó khăn vì tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Xem xong phim, không phải không hiểu nhưng lại cảm giác trước mặt mình là một màn trắng xóa khi không thứ gì đọng lại. Tất cả đều chơi vơi, mông lung, nhón chỗ này một chút, chấm chỗ kia một tẹo. Đây là hệ quả tất yếu khi trong một bộ phim chỉ có thời lượng hơn hai tiếng lại phải triển khai quá nhiều mạch truyện, quá nhiều mối quan hệ trong khi các nhân vật chưa được thiết kế đủ vững vàng, người mới lẫn người cũ thay phiên nhau nhảy ra rồi biến mất trước mắt khán giả. Đây là vấn đề cơ bản nhất bên cạnh việc xây dựng kịch bản, biên tập và cắt cảnh phim theo kiểu chụp giật, xóc nảy thô thiển vốn đã khá nhức nhối trong FB 1.
    Ngay mở màn, cả Warner Bros lẫn J.K. Rowling đều công khai tuyên bố tham vọng của họ về việc mở rộng vũ trụ phù thủy thông qua logo Wizarding world. Rõ ràng đây là một nhãn hàng có gốc rễ vững mạnh và hứa hẹn sẽ là cỗ máy in tiền khổng lồ bên cạnh vũ trụ của DC comics. Tham vọng và thực tế trong trường hợp này có khoảng cách rất xa. Bởi, muốn triển khai một vũ trụ từ hạt nhân của nó, ở đây là chuỗi phim và truyện Harry Potter, cần có một tầm nhìn dài hơi, cài cắm những bỏ nhỏ, móc nối nhưng đồng thời vẫn phải giữ được tính tự do, độc lập tương đối của từng phim lẻ. Sự lệ thuộc quá đà vào sự chống lưng của nguyên tác, của những canon trên Pottermore, của những thông tin chính thống (vì tác giả nói thế) nhưng lại không được đưa vào phim hay truyện mà chỉ dừng lại ở nhưng mẩu tin tức bên lề thực sự không chuyên nghiệp và hạn chế việc mở rộng vũ trụ, mở rộng phạm vi khán giả. Không thể yêu cầu một người xem phim bình thường phải đọc tái đọc hồi bộ 7 cuốn Harry Potter cùng cả tá thông tin trên Pottermore để xem FB. Càng không thể vì những người xem bình thường cảm thấy hỗn độn, không thể bắt kịp ai, cái gì đang xảy ra trên màn ảnh để nói bộ phim này không dành cho những người không phải fan, không biết gì, không biết kĩ về Harry Potter. Không, không và không.
    Đặt trong sự so sánh với hai vũ trụ điện ảnh đang ăn nên làm ra nhất là DC và MCU sẽ thấy rõ hơn đường hướng phát triển của thế giới phù thủy thực sự không ổn. Hai vũ trụ siêu anh hùng không hề vận hành theo hướng người ta phải biết hết, phải đọc nhiều comics mới có thể xem phim, hiểu phim. Sự độc lập tương đối của từng phim lẻ (như Wonder woman, 1 tá Bat man, Iron man, Captain american, etc.) song hành với sự tự do lựa chọn xem gì, không xem gì của khán giả. Điều này gần như không ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng hiểu phim. Có chăng với ai đã đọc comics, có theo dõi tương đối sát nhân vật thì sẽ thấy phấn khích hơn khi một chi tiết, một nhân vật nào đó được đưa lên màn ảnh lớn với những đặc điểm lấy từ nguyên tác. Sự bùng nổ tầm ảnh hưởng của DC và MCU nằm ở việc người ta có thể chỉ xem Iron man, thích rồi đi xem phim chung, phim mà nhân vật này cameo, thứ nọ dẫn vào thứ kia làm người ta thích thêm một nhân vật khác ngoài dự liệu. Wizarding world hiển nhiên muốn tái lập một điều tương tự nhưng những gì thực sự diễn ra lại co cụm trong việc dựa dẫm vào những yếu tố phi điện ảnh.
    Nói bên lề, isis làm quen với internet khá muộn, tiếp cận với fandom đến giờ vẫn rất ngu ngơ ngờ nghệch. Vài năm gần đây tôi mới biết đến sự tồn tại lẫn vai trò của Pottermore, đơn giản vì tôi nghĩ những gì nhà văn muốn nói, cần nói phải được trình bày hết trong tác phẩm của mình. Tôi thực sự bất ngờ vì Rowling dành khá nhiều thời gian và tâm sức để thêu dệt, làm rõ (nói khó nghe hơn trong một vài trường hợp là vá lỗi), đính chính… những điều trong 7 cuốn sách của bà trên Pottermore. Tin tức trên site này khá hấp dẫn, nhất là khi cơn khát muốn thêm, thêm nữa vẫn luôn thôi thúc fan cuồng trong khi tác giả lại tuyên bố không viết tiếp về cậu đầu sẹo đeo kính.
    Tuy vậy, có những lúc tôi cảm thấy những điều trên Pottermore được đăng tải hơi tùy hứng, giống như một ý tưởng thoáng qua, một cái gạch đầu dòng mà tác giả từng nghĩ đến nhưng đã loại bỏ hoặc cảm thấy không quan trọng nên không đưa vào tác phẩm xuất bản. Đơn cử như dòng thời gian. Isis chưa từng cảm thấy quá rõ rệt dấu vết thời gian trong Harry Potter, cảm tưởng như không cần phải gắn Harry vào một bối cảnh thời đại cụ thể năm nào, tháng nào trong thế giới Muggle. Điều này thực sự rất có lợi vì cả phim lẫn truyện gần như không bao giờ lỗi mốt, lạc hậu (đồng nghĩa với việc vài năm nữa thích là có thể remake ngon lành). Việc ấn định thời điểm cụ thể quá mức là không cần thiết. Thế nên isis thực sự rất sửng sốt khi biết dòng thời gian mà Rowling ấn định cho từng sự kiện, từng nhân vật trong tác phẩm của mình, ví dụ như việc James và Lily qua đời khi họ mới 21 tuổi. Trong cảm nhận dòng thời gian trong tác phẩm của cá nhân tôi, tôi đã luôn tin họ qua đời khi xấp xỉ 30. Việc viết trước những điều bên lề rồi tái sử dụng và mở rộng về sau cho thấy dường như Rowling không chuẩn bị kĩ càng cho FB nên bà phải thường xuyên ép cốt truyện và nhân vật hợp với những mốc đã trót thông báo trước đó. Không khó hiểu khi cô McGonagall nào đó xuất hiện trong FB 2 được đồn là cô của bà giáo ai cũng biết trong HP. Nhưng bố của cô McGonagall là 1 muggle mà?
    Quay lại với FB 2. Việc định hướng trong hai phần phim không tốt, nhất là với franchise dài hơi. Nhà sản xuất đáng nhẽ phải làm rõ được vai trò của từng phần phim trong cả série, phải hiểu rõ sự khác biệt giữa nguyên tác tiểu thuyết – phim truyền hình – phim điện ảnh. Văn chương cho phép người viết lẫn người đọc thoải mái bay nhảy, tưởng tượng, cài cắm nhiều tuyến nhân vật, nhiều mạch nội dung. Việc đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm một cuốn sách khiến độc giả có thời gian thấu hiểu nội dung, nhân vật, nắm bắt những chi tiết phục bút, gợi ý để mở ra một câu hỏi lớn hơn. Nếu như loạt chuyện Harry Potter là câu hỏi về vận mệnh của Harry với Voldemort thì với FB, đó là loại vấn đề gì liên quan đến Newt?
    Sự lan man, ôm đồm trong FB 2 dẫn tôi đến hai sự ngờ vực: hoặc là Rowling và Warner Bros muốn làm tiền trên franchise mới này bằng việc nhả ra những cái tên hot hit như Grindelwald, Albus Dumbledore, McGonnagall… để chiều lòng và tận dụng tầm ảnh hưởng của HP hòng duy trì nhiệt độ lẫn cứu vớt FB. Hoặc người ta đã hoàn toàn quên một phần phim điện ảnh kết thúc ít nhất phải giải quyết một vấn đề nào đó trước khi móc nối với phần tiếp theo. FB 2 là sự trưng bày hời hợt một loạt vấn đề, một loạt nhân vật mà không ai, không cái gì được giải quyết hay đơn giản hơn là xây dựng một cách tỉ mỉ, vững chắc. Và sẽ thật nực cười nếu yêu cầu một khán giả phổ thông phải đi xem vài lần để hiểu một tác phẩm điện ảnh. Nếu đó là một bộ phim đủ hay, người ta không cần đi xem lại để hiểu thông điệp của nó.
    Các phân cảnh vụn vặt, rời rạc, chuyển cảnh đột ngột do nhảy từ mạch truyện này sang mạch truyện khác, dù hai mươi phút đầu tiên mọi việc dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Các nhân vật, các tình huống không liên quan đến nhau, ví dụ như mới phút trước Dumbledore còn đang phó thác cho Newt một nhiệm vụ quan trọng thì phút sau và đến mãi gần kết thúc Newt mới nhớ ra mình có việc cần làm thay vì mải miết đi theo tiếng gọi tình yêu để tìm kiếm Tina ở Paris; rồi Jacob và Queenie giận dỗi… Càng phát triển, biên kịch lẫn đạo diễn càng trượt dài và để mặc cho sự việc diễn ra trên màn ảnh mà không có bất kì một định hướng đâu là chính, đâu là phụ, đâu cần xoáy sâu, đâu cần dứt điểm. Vậy nên để nói về FB 2, cách dễ dàng nhất có lẽ là nói về từng nhân vật.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. Nội dung Fantastic Beasts 3 tiếp nối phần trước, khi Dumbledore (Jude Law đóng) tiết lộ lý do không thể trực tiếp ra tay đánh trả Gellert Grindelwald (Mads Mikkelsen) vì một lời thề máu giữa họ lúc trẻ. Thầy phù thủy của trường Hogwarts tập hợp đội ngũ chống tên ác nhân gồm anh em nhà nghiên cứu sinh vật huyền bí Newt (Eddie Redmayne) - Theseus Scamander (Callum Turner), trợ lý Bunty (Victoria Yeates), phù thủy người Pháp Yusuf Kama (William Nadylam), giáo sư Lally (Jessica Williams) và thợ làm bánh Jacob (Dan Fogler).
    Phim lấy bối cảnh những năm 1930, Newt Scamander đến Bhutan để đỡ đẻ cho một con kỳ lân - có khả năng nhìn thấu tương lai và tâm can người khác. Tuy nhiên, Grindelwald cũng sai các thuộc hạ đi bắt loài động vật trong truyền thuyết cho âm mưu thôn tính thế giới phù thủy của hắn. Newt không thể chống trả và bị lũ phù thủy ác độc hạ gục, cướp mất chú kỳ lân mới sinh. Phe Grindelwald không ngờ rằng có tận hai cá thể kỳ lân chào đời trong tối hôm đó.
    Gellert Grindelwald giết con kỳ lân bắt được để nhìn trước tương lai, sau đó dùng phép thuật hắc ám để hồi sinh nó nhằm mục đích đánh lừa Liên đoàn Phù thủy Quốc tế. Gã cũng biết trước kế hoạch chống trả của đoàn quân do Dumbledore chỉ đạo. Biết được điều này, Newt cùng các cộng sự phải thực hiện nhiệm vụ theo cách ứng biến, với hy vọng tên ác nhân trở tay không kịp.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. Fast & Furious 7, không có gì phải nghi ngờ, sẽ là một trong những phim ăn khách nhất mùa hè 2015. Dưới bàn tay của James Wan, phần phim mới nhất này một lần nữa đưa những giới hạn hành động lên một nấc mới. Một bộ phim dữ dội, đầy khói lửa nhưng cũng vui nhộn và hài hước, kết lại bằng một cảnh phim xúc động thay lời tạm biệt ngôi sao bạc mệnh Paul Walker.
    Đã 14 năm trôi qua với 7 phần phim, với mỗi phần càng thu về nhiều lợi nhuận hơn và đẩy kinh phí sản xuất lên cao hơn, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiếm có loạt phim nào cho thấy sức sống bền bỉ như Fast and Furious. Lấy đề tài đua xe và tội phạm, với nội dung tập trung hoàn toàn vào tính giải trí, và không hề là tuyệt tác (riêng phần 3 Tokyo Drift bị cả khán giả và giới phê bình chê bai thê thảm), nhưng mỗi khi ra mắt, phim lại càng ăn khách hơn, và sở hữu một lượng fan đông đảo trên toàn thế giới.
    Có thể nói, mỗi lần xem một phần phim Fast and Furious, giống như bước vào một nhà hàng để ăn lại những món cũ. Người ta đã thuộc lòng những gì sẽ được bày ra, những chiếc siêu xe, những cảnh quay bikini nóng bỏng, một vụ cướp hoặc giải cứu trên đường, những màn solo cơ bắp, và sẽ luôn là Vin Diesel chiến đấu để bảo vệ gia đình. Nhưng đó là một nhà hàng đặc biệt, với bếp trưởng trước đó là Justin Lin và giờ là Wan (đều là người gốc Á), luôn khiến tất cả mọi người ngon miệng và ngạc nhiên thích thú.
    Câu chuyện bắt đầu từ cảnh kết hé mở của phần 6, chúng ta đã biết Jason Statham sẽ xuất hiện, và Han (Sung Kang) đang nằm trong chiếc xe đổ nát ở tình trạng nguy kịch. Chiếc xe phát nổ ngay sau khi Statham nói trong điện thoại, “mày không biết tao là ai, nhưng sẽ sớm thôi.” Đó là cuộc điện thoại mà nhân vật phản diện mới của Statham, có tên Deckard Shaw, gọi cho Dominic (Dom-Vin Diesel). Hắn là anh trai của Luke Shaw, kẻ đã bị băng của Dom đập tơi tả ở phần trước đã trở thành người thực vật. Đó là lời báo trước cho một cuộc báo thù.
    Và không hề là lời nói suông, gói hàng Shaw gửi đến cho Dom phát nổ ngay sau cuộc điện, phá hủy toàn bộ ngôi nhà của cậu em rể Brian (Paul Walker). Bị đe dọa, Dom buộc phải tập hợp băng của anh lại để tiêu diệt Shaw. Nhưng làm sao để tìm ra hắn ta? “Hắn là một bóng ma,” đặc vụ Hoobs (Dwayne Johnson) nói với anh ở bệnh viện, sau khi chạm trán với Shaw tại sở cảnh sát với kết quả bị gãy xương sườn, gãy tay và phải nằm liệt giường (dù không lâu). Shaw có lẽ là kẻ thù nguy hiểm nhất mà Dom từng đối mặt trong cả loạt phim, và nếu không ra tay trước, anh sẽ trở thành nạn nhân. Đúng lúc đó, một nhân vật bí ẩn của chính phủ xuất hiện và hứa sẽ giúp anh tìm kiếm kẻ thù. Đổi lại, Dom và băng của mình phải thực hiện một vụ cướp cho ông ta.
    Nếu ai đó còn nghi ngờ về tài năng của James Wan ở thể loại hành động, họ sẽ bị thuyết phục ngay ở trường đoạn lớn đầu tiên: cảnh cướp xe trên dãy núi Caucasus, nơi có ngọn Elbrus cao nhất Châu Âu. Như đã thấy ở trailer, đó là nhiệm vụ mà cả nhóm sẽ thực hiện bằng cách… nhảy dù từ trên máy bay. Nhưng không phải người nhảy, mà xe nhảy. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Wan đã sẵn sàng để đẩy mức độ hoành tráng lên mức cao nhất có thể. Sau đó là hai trường đoạn lớn khác, ở Dubai và tại Los Angeles, xen kẽ là ba màn “Solo” ngoạn mục với đỉnh điểm là cuộc “đấu võ đường phố” giữa Shaw và Dominic, đủ sức để mang đến sự kích động cho người xem.
    Nhưng phải nói rằng, chất hành động trong Furious 7 là rất khác biệt, và sẽ phân hóa rõ rệt những người yêu mến và ghét bỏ phần phim này. Vẫn có đầy đủ những yếu tố khốc liệt như trước, những màn đua xe rượt đuổi điên rồ, cháy nổ dữ dội với súng và bom, vẫn đầy kích động trên nền nhạc kịch tính, đầy sáng tạo và sự đầu tư, nhưng rất phi thực tế. Nhất là khi người xem chứng kiến các nhân vật bước ra sau những cuộc va chạm kinh hoàng, mà gần như không trầy xước gì. Khác với Justin Liu, vốn ưa thích việc tạo ra không khí chân thực, Wan đã hạn chế rất nhiều để không đẩy mức độ bạo lực đi quá xa. So sánh với màn solo giữa Dom và Hobbs ở phần 5, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt, với máu và những vết thương nặng nề hơn.
    Tuy nhiên, đó không phải là thiếu sót mà là ý định ban đầu của James Wan. Ông đã nói rằng, muốn tạo ra một bộ phim báo thù theo kiểu thập niên 70, và những người quen với thể loại này sẽ nhận thấy ngay sự tương đồng: những màn hành động không tưởng, những lời thoại theo kiểu “1 dòng” (one-line) để các nhân vật nói lên ở cuối mỗi cảnh, màn “đấu võ đường phố”, một cốt truyện kiểu “hacker-hacking” kinh điển, chúng ta có cảm giác đang xem một phim hỗn hợp giữa James Bond và Chuck Norris. Nhưng ông làm điều đó một cách tuyệt vời, và hóa ra, góc quay xoay ngược yêu thích từng được sử dụng trong Insidious hay Conjuring lại “có đất dụng võ” ở thể loại hành động. Nếu không quá câu nệ về việc hơi “làm quá” này, được thể hiện ngay từ cảnh đầu tiên khi Shaw đi ra từ bệnh viện đổ nát, người xem sẽ được chiêu đãi không phải là một bữa ăn, mà là một bữa tiệc hoành tráng của hành động điên rồ, với ghế ngồi như rung lên từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng.
    Wan đã chứng tỏ mình không chỉ giỏi ở một khía cạnh, ông không sa lầy vào hành động đến mức khiến người xem mệt mỏi (đây là lỗi rất hay mắc phải, như ở Transformer và Expendables). Wan đủ sự tinh tế để xen kẽ những tình huống hài hước có duyên, với anh chàng vui nhộn Roman (Tyrese Gibson) làm “cây hài” và không hề giấu diếm về điều đó. Các mối quan hệ và mâu thuẫn tình cảm, giữa Dominic và người yêu bị mất trí nhớ Letty (Michelle Rodriguez), cùng với khó khăn trong việc chấp nhận cuộc sống gia đình của Brian, có phần nhạt nhòa hơn bởi thiếu thời lượng, nhưng đủ để tạo nên những khoảng lặng cần thiết để người xem nghỉ ngơi, lấy lại nhịp thở. Một người nữa phải khen ngợi là Jason Statham, “người hùng” hóa phản diện, và anh hòa nhập rất nhanh, như thể từ đầu đã là một phần của loạt phim này.
    Là một phim giải trí đơn thuần, lẽ dĩ nhiên dù các phần hành động có “đã đời” đến mấy, người ta sẽ quên ngay khi đến với những màn đặc sắc hơn, ở phần 8, phần 9 sau này. Nhưng có một điều ở Fast & Furious 7 sẽ không bao giờ bị lãng quên, và biến phần phim này thành một dấu mốc đặc biệt, là Paul Walker. Nam diễn viên đã bất ngờ qua đời sau một tai nạn xe hơi cuối tháng 11 năm ngoái, khi chỉ mới hoàn thành hơn một nửa cảnh quay, đẩy bộ phim vào thế lưỡng nan. Họ phải quyết định, hoặc thay đổi kịch bản cho phù hợp với việc thiếu vắng anh, hoặc viết tiếp cho một lời chia tay trọn vẹn. Với tất cả sự tôn trọng, Wan và đoàn làm phim đã chọn cách thứ hai. Những cảnh quay từ lần đối đầu thứ hai với diễn viên võ thuật nổi tiếng Thái Lan Tony Jaa, đều do diễn viên đóng thế và kỹ xảo ghép mặt máy tính thực hiện, cùng với sự giúp đỡ của hai anh trai Caled và Cody. Nhưng Wan đã xoay sở rất tốt, và gần như không thể nhận ra được sự vắng mặt của Paul Walker cho đến cảnh cuối cùng.
    Và ở đó, chờ đợi người xem là một cảnh tưởng nhớ xúc động và ý nghĩa, dành tặng cho Paul. Với fan hâm mộ và những người đã lớn lên cùng loạt phim, thật khó để cầm được nước mắt khi thấy hình ảnh Paul từ những ngày đầu tiên, và hành trình 14 năm qua của anh đã đến lúc kết thúc. Hình ảnh hai chiếc xe chạy song song trên cung đường vừa là hình ảnh biểu tượng cho tình bạn, tình anh em của Dominic và Brian, vừa là một lời nhắc nhở về cung đường mà mỗi người chúng ta đang đi. Hãy quí trọng những phút giây ở bên cạnh người bạn yêu thương, quí trọng tình thân gia đình, bởi một ngày nào đó, tất cả chúng ta rồi sẽ chia tay nhau, sẽ rẽ sang một lối khác, hoặc đi trước đến một chân trời mà tất cả chúng ta sẽ đến. Đó là thông điệp lắng đọng dành cho tất cả mọi người, để sống từng phút giây thật trọn vẹn.
    Fast & Furious 7 đã làm được tất cả những điều mà nhà sản xuất và đoàn làm phim mong muốn. Không nghi ngờ gì về việc nó sẽ đứng hàng đầu doanh thu trong mùa hè này, và là phát súng mở màn tuyệt vời cho mùa phim hè 2015 với rất nhiều hứa hẹn. Ngoài ra, bộ phim đã có sự thiết lập vững chắc cho một thế giới không còn Paul Walker sau này, với một nhân vật mới nhập băng, và một kẻ phản diện sẽ còn quay lại. Với đại gia đình Dominic, những cuộc đua nhanh hơn, nguy hiểm hơn, vẫn còn đang chờ đợi ở cung đường phía trước.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  18. Fantastic Beasts and Where to Find Them (Tựa Việt: Sinh vật kì bí và nơi tìm ra chúng) là một tựa đề gây hiểu nhầm. Nó lấy nguyên từ tựa quyển sách giáo khoa của trường Hogwats,  xuất hiện trong phần đầu tiên The Philosopher’s Stone (Viên đá phù thủy, 2001) của loạt truyện Harry Potter. Và có lẽ, bộ phim sẽ thú vị hơn nếu theo đúng tinh thần của quyển sách: Kể về những con thú kì lạ và cách để tìm (hoặc bắt) chúng.
    Nhưng bộ phim mới nhất trong vũ trụ Harry Potter, phần ngoại truyện lấy thời điểm 70 năm trước các sự kiện chính, không đi theo hướng ấy. Màn ra mắt trong vai trò biên kịch của tác giả J. K. Rowling chỉ đi theo những công thức cũ. Các sinh vật kì bí là phụ, trong một cốt truyện có phần nghiêng về chính trị dù chưa thật sự ấn tượng. Fantastic Beasts mang đến đúng không khí của một phần phụ thêm, nghĩa là có gợi đến những gì chúng ta yêu mến ở bản chính, nhưng chưa đủ để thỏa mãn.
    Phim theo chân Newt Scamander (Eddie Redmayne) cùng chiếc vali ma thuật của anh ta đến thành phố New York của năm 1926. Scamander, dĩ nhiên, là tác giả của quyển sách sẽ được đưa vào giáo trình Hogwarts. Một thông tin thêm, cháu trai của Scamander chính là người sau này sẽ cưới Luna LoveGood, một nhân vật nữ được yêu mến trong vũ trụ Harry Potter. Scamander say mê các con vật kì bí, theo hướng bảo vệ chúng. Anh đang trên đường đưa một con vật đang bị tuyệt chủng đến nơi ở mới ở Arizona. Tuy nhiên, tình hình ở New York không thuận lợi lắm cho chàng trai trẻ. Đang có một phong trào chống phù thủy của những “người thường” (No-Maj, bản phụ đề ở rạp dịch không ổn lắm là “phi phép”, thường được hiểu là “trái phép”), và ngoài ra, hội đồng phù thủy nơi đây cũng đang phải tối mặt đối phó với một mối nguy bí ẩn khác.
    Fantastic Beasts trước hết có được một dàn diễn viên khá “fantastic”. Vai Scamander có thể xem là sự đền bù cho Redmayne, người từng đi thử vai Tom Riddle trong tập The Secret Chamber (Căn phòng bí mật, 2002), nhưng bị loại ngay khi vừa đọc được một câu thoại. Anh là một diễn viên giỏi, điều không cần bàn cãi, dù có hay không có tượng vàng Oscar với The Theory of Everything (Thuyết vạn vật, 2014). Và điều làm nên một diễn viên giỏi là khả năng nhập vai. Chỉ bằng diễn xuất ánh mắt, Redmayne đã thuyết phục được chúng ta anh là Scamander – một kẻ lập dị với niềm mê đắm các sinh vật kì bí. Bất kì lúc nào anh nhìn vào các con thú, người xem có thể cảm nhận được niềm mê đắm ấy. Katherine Waterson trong vai nữ chính Tina, có được chất Anh đặc sệt cần thiết và nhập vai tự nhiên. Colin Farrell là một lựa chọn ổn cho vai phản diện Graves. Tất nhiên, bổ sung đáng kể thực lực là nam diễn viên trẻ Erza Miller, người có màn trình diễn nội tâm gợi nhớ đến vai diễn của anh trong bộ phim trưởng thành The Perk of Being a Wallflower (2014).
    Có điều, nếu nhìn vào dàn diễn viên, tôi ước gì câu chuyện trong Fantastic Beasts diễn ra ở Anh, hay ít nhất, một vùng đất châu Âu nào đó. Chứng kiến một nhóm toàn diễn viên Anh ở bối cảnh Mỹ là một việc khá phá không khí. Lí do duy nhất để New York được chọn, chỉ nằm ở hãng phát hành là Warner Bros.. Những người Mỹ đã đề nghị Rowling viết kịch bản Fantastic Beasts, ngay sau khi nó được phát hành năm 2001. Và họ không giấu giếm ý định tạo ra một vũ trụ phù thủy Mỹ , bằng các chi tiết gợi mở về “trường phù thủy số một thế giới” ở đất nước chú Sam (tôi không nhớ được tên trường, nhưng nghe tầm thường hơn “Hogwarts” rất nhiều), và vài chi tiết làm nền phần kế khác. Nhưng đó là chuyện ở tương lai.
    Còn ở hiện tại, Fantastic Beasts mang trong mình tham vọng mở rộng vũ trụ Harry Potter vốn có. Điều gì khiến hàng triệu người khắp thế giới say mê thế giới phù thủy? Đó là sự chi tiết đến thán phục của thế giới ấy, khiến chúng ta tin rằng nó có thật. Những con thú kì lạ từng xuất hiện trong câu chuyện chính, là một phần của sự chi tiết này. Quyển sách Fantastic Beasts từng rất thành công khi ra mắt, bởi đóng góp đáng kể cho độ sâu của thế giới phù thủy. Óc tưởng tượng đáng kinh ngạc của Rowling được dịp phát huy. Dưới danh nghĩa Scamander, bà đã tạo nên một khối lượng thông tin đồ sộ về các con thú, đặc điểm nhận diện, nơi sinh sống, tập quán sinh hoạt… Đó là quyển sách giáo khoa mà ai cũng muốn đọc.
    Sức hấp dẫn của bản phim này, cũng chỉ đến từ các con vật ấy, được hiện thực hóa bằng kĩ xảo máy tính. Có một trường đoạn trong chiếc vali, mang đến cảm giác mà tất cả chúng ta từng cảm thấy khi lần đầu đọc Harry Potter: Ước gì mình được ở đó! Có sự phong phú và thú vị nhất định về các sinh vật kì bí trong Fantastic Beasts, đủ sức để hút sự chú ý người xem. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng phần CGI làm thật sự tốt, ít nhất nếu so với Jungle Book (Cậu bé rừng xanh) hồi đầu năm. Các con thú cũng bị tách khá xa khỏi cốt truyện chính, không có tương tác hay tính cách rõ rệt để chúng ta quan tâm đến (trừ con thú mỏ vịt với túi thần của Doraemon). Chúng là món phụ trong khi đáng lẽ phải là món chính.
    Phần còn lại của phim chính xác là được viết bởi một biên kịch trung bình khá. Rowling là một nhà văn giỏi, nhưng chưa phải là biên kịch giỏi. Các tuyến truyện trong phim rời rạc, thiếu kết nối, và không mang đến hiệu quả của một tổng thể. Gần như không có sự liên quan gì giữa Scamander và phần còn lại, với cậu bé Credence do Miller thủ vai chẳng hạn. Có khá nhiều thứ thừa thãi, như tuyến chuyện phụ về gia đình tỉ phú muốn tranh cử tổng thống, hoàn toàn bị bỏ quên ở cuối phim. Rowling còn mắc lỗi về việc lựa chọn góc nhìn chính của câu chuyện. Ai là nhân vật chính: Scamander hay chàng béo Jacob Kowalski (Dan Fogler)? Mối quan hệ của cả hai cũng vô cùng mờ nhạt, dẫn đến một kết thúc không nhiều cảm xúc như mong muốn.
    Fantastic Beasts, tất nhiên, không quên chiều chuộng người xem bằng các chi tiết liên quan đến Harry Potter, trong đó có hiệu trưởng Albert Dumbledore. Các màn đấu đũa thần hơi thiếu kịch tính – chúng giống những khẩu súng phóng điện nhiều hơn, và có khá ít các câu thần chú. Bài học lớn nhất về bảo vệ các loài thú bên bờ tuyệt chủng có thể khá giá trị, nếu được truyền tải ấn tượng hơn. Nhìn chung, không có gì đặc biệt ở bộ phim này, vốn đi theo các công thức giải trí cũ kĩ. Ít nhất, đặc biệt như cách thế giới Harry Potter đã đến với chúng ta.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. Và một trong những bộ phim hoạt hình được chú ý nhất của mùa Noel 2016, bên cạnh bom tấn của Disney là Moana, Sing (2016) lại tạo một ấn tượng về thế giới động vật đầy màu sắc cùng tham gia đại tiệc âm nhạc, dàn diễn viên lồng tiếng là những ngôi sao hạng A như  Matthew McConaughey, Reese Witherspoon, Seth MacFarlane, Taron Egerton, Scarlett Johansson, cùng những nữ ca sĩ Tori Kelly và Jenifer Hudson
    Dựa trên câu chuyện hài hước về việc vực dậy một nhà hát đang trên bờ vực phá sản, Sing truyền tải một tình yêu và niềm đam mê vô hạn với âm nhạc, bằng cách kết nối số phận của từng nhân vật, cũng như là từng đại diện tiêu biểu của xã hội đương đại.
    Ý tưởng tái hiện một xã hội thu nhỏ dựa trên thế giới của những con vật đã được thực hiện khá thành công bởi Zootopia của Disney. Tuy nhiên, Sing lại mang một màu sắc giải trí và gần gũi với các bạn nhỏ hơn, một điều mà các chú Minions trong Despicable Me của Illumination Entertainment đã làm rất tốt. Ra mắt khán giả trong dịp Giáng sinh, tính giải trí là yếu tố hàng đầu mà Garth Jennings đã đáp ứng trọn vẹn, cùng với việc lồng ghép một số bài học quen thuộc trong các phim hoạt hình đã thực hiện trước đây, Sing gần như chiếm được cảm tình của khán giả mọi lứa tuổi trên khắp thế giới.
    Nội dung chủ đạo trong phim vô cùng dễ đoán, và lại mang theo một sự dễ chịu. Đó là tất cả những điều cần thiết cho một tác phẩm giải trí vào dịp Giáng sinh.
    Mở đầu phim, hình ảnh của một ngôi sao một thời Nana Noodleman (Jennifer Hudson) dưới ánh đèn lấp lánh và ánh trăng sân khấu, một thoáng tái hiện đến sự thịnh vượng của sân khấu Broadway vào những năm thập niên 60. Sự thăng trầm của sân khấu đi cùng với sự thay đổi của nền âm nhạc. Trong nỗ lực nhằm vực dậy nhà hát của người cha trước nguy cơ bị ngân hàng niêm phong, gấu koala Buster Moon (Matthew McConaughey) đã dùng ý tưởng cuộc thi âm nhạc để thu hút sự chú ý của khán giả quay trở lại nhà hát.
    Từ một sai sót “hóm hỉnh” về giá trị giải thưởng, cuộc thi nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đủ đối tượng trong xã hội, một cô heo Rosita (Reese Witherspoon) có giọng hát ngọt ngào, là hình mẫu điển hình của những người phụ nữ nội trợ điển hình, có ước mơ nhưng phải hi sinh để hết lòng lo cho chồng con, và ước mơ hát hò của cô không được người chồng chia sẻ. Chuột Mickey (Seth MacFarlane), luôn tỏ vẻ trịnh thượng, một nghệ sĩ thất thời được đào tạo bài bản nhưng không gặp thời, phải kiếm sống bằng cách thổi kèn trên đường phố. Meena (Tori Kelly), một cô voi nhút nhát không thể đứng vững trước đám đông. Johnny (Taron Egerton), một thanh niên khỉ đột hành nghề trộm cắp cùng tổ chức của bố, có năng khiếu ca hát bẩm sinh. Ash (Scarlett Johansson), một nữ ca sĩ chuyên dòng nhạc rock chỉ hát bè cho bạn trai.
    Trước hết, Sing mang một thông điệp mà bất cứ người lớn nào cũng nghĩ rằng, những đứa trẻ của họ cần được chia sẻ: hãy theo đuổi ước mơ của mình, hãy quan tâm đến người khác, hãy nghĩ đến những giá trị tốt đẹp của con người… Tuy nhiên, mọi đứa trẻ cũng cần có thêm một bài học, bất cứ sự theo đuổi ước mơ nào cũng cần phải trả giá.
    Với gấu koala Moon, sau hàng loạt chương trình không hợp thời, nhà hát của ông dần đi vào ngõ cụt, bị ngân hàng siết nợ. Khi tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc, nhằm lôi kéo sự chú ý để vực dậy nhà hát, nhiều tình huống được sắp đặt khéo léo và vô tình, như sự quấy rối của băng đảng mafia,  nhằm đẩy Moon vào bế tắc trong suốt hành trình. Đẩy nhân vật chính vào chân tường để gia tăng thêm tính hấp dẫn của bộ phim, là thủ thuật được rất nhiều phim thực hiện, nhưng vừa làm sao để người xem không cảm thấy khó chịu, lại đóng góp vào câu chuyện để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính, Sing đã làm điều này khá tốt. Matthew McConaughey với chất giọng từng trải, vừa thể hiện được sự già giặn của một người chủ nhà hát, lẫn có chút sự lém lỉnh, thông minh cần có của một người làm kinh doanh. Mục tiêu khi ông kết nối các tài năng ca hát trong cuộc thi, xuất phát từ chính mục tiêu kinh doanh của mình, nhưng như bao người chủ có hoài bão khác, sự giàu có không đi cùng với ý nghĩa cuộc sống.
    Chúng ta cũng nhìn thấy đằng sau một đứa trẻ bị ép buộc đi vào con đường tội phạm, là một khao khát được sống bình yên với niềm đam mê ca hát. Ít ai ngờ là mật vụ Kingsman lại có giọng hát tình cảm và sâu lắng như vậy. Hình ảnh cậu khỉ Johnny trong lúc làm nhiệm vụ, trong một chút xao lãng dựa vào tường để hát The way I feel inside, một ca khúc mà tôi đã từng nghe rất nhiều lần bởi nhóm The Zoombie. Một ca khúc chỉ dành cho những ai có chất giọng ấm áp, có khả năng truyền tải tâm tư một cách giản dị. Trong một vài khoảnh khắc nào đó, khỉ Johnny đã đánh thức luồng suy nghĩ của các bậc cha mẹ về việc hãy cho những đứa trẻ của họ được tự do theo đuổi ước mơ của chúng. Chúng cần được hạnh phúc, hơn là phụng sự cho mục đích cá nhân của người lớn.
    Meena, một cô voi nhút nhát và chẳng bao giờ dám hát trước chỗ đông người. Meena có những đóng góp thầm lặng vào thành công của người khác, nhưng chính bản thân lại không dám công nhận tài năng của chính mình, là một hình mẫu điển hình của các tài năng bị bỏ quên. Tori Kelly, nữ ca sĩ giọng cao thành công tại American Idol, đã khiến cho người xem vài lần giật mình khi cất tiếng hát trong Sing. Đặc biệt là bản nhạc Hallelujah, một thánh đường âm nhạc mở ra trước mắt Meena, với đằng sau là đống hoàng tàn, đổ nát của nhà hát Moon. Meena chính là hình mẫu ca sĩ chỉ có thể cất tiếng hát bằng cảm xúc của chính mình.
    Trong số các nhân vật chủ lực làm nên bức tranh Giáng sinh vui vẻ trong Sing, có một nhân vật dù ít đất diễn nhất nhưng lại tạo ấn tượng mạnh mẽ với sự hài hước của mình, đó là heo hường Gunter, chú heo dễ thương và hóm hỉnh, được lồng tiếng bởi Nick Kroll. Cậu luôn khuyến khích bạn diễn của mình (Rosita) biết cách giải phóng cơ thể khi lên sân khấu. Tinh thần âm nhạc của Gunter chính là một sắc thái lý tưởng nhất trong cuộc sống lẫn âm nhạc, hãy là chính mình. Đừng để những giới hạn của chính bản thân, địa vị xã hội, nỗi buồn, định kiến về giới cản trở tình yêu âm nhạc, cản bước chân nhảy múa của mình trên một sân khấu màu sắc.
    Ngoài việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, thì thông điệp chủ đạo và xuyên suốt của Sing là xoay quanh ý tưởng đánh thức tài năng âm nhạc trong mỗi tài năng giữa đời thường. Ngoài ra, bộ phim cũng cảnh báo một thực trạng về nền công nghiệp âm nhạc hiện đại, một xu hướng tất yếu đi cùng với sự phát triển kinh tế, kéo theo sự xuống dốc của các nhà hát vang bóng một thời, những nơi đã từng được xưng tụng là “thánh đường nghệ thuật” không thể thay thế.
    TỔNG KẾT: Một đại tiệc giải trí lý tưởng nhân dịp Giáng Sinh
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. Sau sự trở lại của Chúa tể Voldemort ở cuối phần trước, Harry Potter bắt đầu đối mặt với một thực tế đáng sợ rằng cộng đồng pháp thuật đang chia rẽ sâu sắc. Bộ Pháp thuật, dưới sự lãnh đạo của Cornelius Fudge, từ chối thừa nhận sự trở lại của Voldemort và cố gắng che giấu sự thật này, đồng thời làm mất uy tín của Harry và Giáo sư Dumbledore.
    Harry trở lại Hogwarts và nhận thấy rằng Bộ Pháp thuật đã cài đặt một giáo sư mới, Dolores Umbridge, để kiểm soát trường học và áp đặt những quy định nghiêm ngặt. Umbridge, với quyền lực của mình, biến trường học thành một nơi bị áp bức, nơi các học sinh không thể học phép thuật phòng vệ đúng cách. Để đối phó với tình huống này, Harry cùng với Hermione và Ron thành lập một nhóm học sinh bí mật gọi là Đội quân Dumbledore (Dumbledore's Army) để học và rèn luyện các phép thuật phòng thủ mà Bộ Pháp thuật không cho phép dạy.
    Trong khi đó, Harry tiếp tục trải qua những cơn ác mộng và tầm nhìn liên quan đến Voldemort. Cậu phát hiện ra rằng mình có mối liên kết tinh thần với Voldemort, và điều này trở nên nguy hiểm hơn khi Voldemort lợi dụng mối liên kết này để đưa Harry vào bẫy. Ở đỉnh điểm của phim, Harry cùng với nhóm bạn phải đến Bộ Pháp thuật để giải cứu Sirius Black, người mà Harry tin rằng đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, họ rơi vào một cái bẫy do Voldemort giăng ra.
    Cuộc chiến tại Bộ Pháp thuật dẫn đến sự xuất hiện của Hội Phượng Hoàng, một tổ chức bí mật chống lại Voldemort, và cuộc đối đầu quyết liệt giữa các thành viên của Hội và các Tử Thần Thực Tử của Voldemort. Sirius Black, cha đỡ đầu của Harry, bị giết trong cuộc chiến này, gây ra cú sốc lớn cho Harry.
    Bộ phim kết thúc khi sự thật về sự trở lại của Voldemort cuối cùng cũng được Bộ Pháp thuật công nhận, nhưng Harry và các đồng minh của cậu hiểu rằng cuộc chiến thực sự chỉ mới bắt đầu.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 1 là phần đầu tiên của phần cuối cùng trong loạt phim Harry Potter, dựa trên cuốn sách cùng tên của J.K. Rowling. Bộ phim này tiếp tục theo chân Harry Potter và hai người bạn thân, Hermione Granger và Ron Weasley, trong cuộc hành trình tìm kiếm và tiêu diệt các Trường sinh linh giá (Horcruxes) – những vật phẩm chứa đựng một phần linh hồn của Voldemort, giúp hắn trở nên bất tử.
    Nội dung phim bắt đầu với việc Harry, Hermione và Ron rời khỏi Trường Hogwarts để tìm và tiêu diệt các Trường sinh linh giá. Họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và thử thách trong hành trình này, bao gồm việc tránh bị bọn Tử Thần Thực Tử truy đuổi và tìm cách xâm nhập vào Bộ Pháp Thuật để lấy lại một trong những Trường sinh linh giá.
    Trong quá trình này, nhóm bạn phát hiện ra về sự tồn tại của Bảo bối Tử thần (Deathly Hallows) – ba vật phẩm huyền thoại bao gồm Cây đũa phép Cơm nguội (Elder Wand), Hòn đá Phục sinh (Resurrection Stone), và Chiếc áo tàng hình (Invisibility Cloak). Các vật phẩm này được cho là sẽ đem lại cho người sở hữu quyền lực vô song, nhưng cũng có thể dẫn đến sự hủy diệt.
    Cuối phim, Harry và các bạn bị bắt và đưa đến dinh thự của gia đình Malfoy, nơi họ gặp lại nhiều nhân vật quen thuộc. Dobby, chú gia tinh trung thành, đến giải cứu họ, nhưng hy sinh mạng sống để bảo vệ Harry và các bạn. Phim kết thúc với cảnh Voldemort chiếm lấy Cây đũa phép Cơm nguội từ mộ của Albus Dumbledore, khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
    Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 1 là phần mở đầu cho trận chiến cuối cùng giữa Harry Potter và Voldemort, với những tình tiết căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  22. Harry Potter và Hoàng Tử Lai khắc họa năm học thứ sáu đầy u ám của Harry tại trường phù thủy Hogwarts. Trước sự tác oai tác quái từ thế lực bóng tối ở cả thế giới bình thường lẫn ma thuật, thầy hiệu trưởng Dumbledore buộc lòng phải kéo Harry vào cuộc điều tra quá khứ của Chúa tể hắc ám Voldermort. Vì thân phận của hắn đang cất giữ chiếc chìa khóa tiêu diệt cái ác vĩnh viễn.
    Năm học thứ sáu của Harry Potter ở Hogwarts hóa ra lại là một năm đầy thú vị. Điều thú vị đầu tiên là việc chào đón một giáo sư mới tại Hogwarts, thầy Horace Slughorn, người dạy cho Harry nhiều điều thú vị trong môn độc dược của thầy Snape hắc ám.
    Thầy Slughorn còn cho Harry mượn đồ dùng của trường học, và trong số đó có một quyển sách cũ nát thuộc về chủ nhân tên là Hoàng Tử Lai. Quyển sách có nhiều ghi chú nguệch ngoạc ở lề mỗi trang giấy, và đây lại là người khuyên giúp Harry có thể tiến bộ trong pháp thuật của mình.
    Cũng trong năm học này, thầy Dumbledore mở một lớp học riêng cho Harry. Ở đó, thầy cho Harry xem những kí ức về những bí mật đen tối của quá khứ Voldermort, với hy vọng rằng Harry có thể lợi dụng những điểm yểu của Voldermort để đánh bại hắn trong trận chiến cuối cùng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. Bộ phim bắt đầu ngay sau sự kiện của phần trước, khi Harry Potter (Daniel Radcliffe), Hermione Granger (Emma Watson), và Ron Weasley (Rupert Grint) tiếp tục nhiệm vụ tìm và phá hủy các Trường Sinh Linh Giá của Voldemort. Những Trường Sinh Linh Giá này chứa một phần linh hồn của Voldemort, và việc tiêu diệt chúng là cách duy nhất để chấm dứt sự bất tử của hắn.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  24. Trong John Wick: Chapter 3 - Parabellum, Keanu Reeves thêm một lần nữa sắm vai gã sát thủ huyền thoại còn có biệt danh là "Ông kẹ".
    Chuyện phim bắt đầu ngay sau những sự kiện cuối phần hai: John Wick phải chạy trốn vì phạm luật cấm giết người trong khách sạn Continental. Gã nay trở thành mục tiêu của giới sát thủ trên khắp toàn cầu với món tiền thưởng kỷ lục 14 triệu USD.
    Lúc này, John Wick phải vất vả chạy trốn và chống lại những kẻ toan cướp mạng mình.
    Anh đồng thời nhìn ra một con đường sống duy nhất, và truy cầu những người hiếm hoi có thể giúp mình vượt qua cơn hoạn nạn chết người.
    Cùng lúc đó, Hội đồng Tối cao của giới sát thủ bắt đầu ra tay. Tổ chức không để yên cho bất cứ ai ra tay giúp đỡ John Wick, và sẵn sàng giáng xuống những hình phạt nặng nề nhất.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  25. Nội dung đơn giản và quen thuộc
    Bạn cần nội dung có chiều sâu, sau khi xem phải gác tay lên trán suy nghĩ 3 ngày mới hiểu hết được phim thì hãy tìm thể loại hàn lâm. Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw thuần hành động/siêu nhân nên nội dung rất đơn giản: có kẻ xấu, có anh hùng, chiến đấu loạn xạ và anh hùng thắng. Thế thôi!
    Chi tiết hơn một chút thì 2 nhân vật không đội trời chung Luke Hobbs (Dwayne Johnson) và Deckard Shaw (Jason Statham) sẽ phải hợp tác với nhau để giải cứu thế giới, cũng là cứu em gái Shaw – Hattie (Vanessa Kirby) – một đặc vụ MI6. Phản diện chính là siêu nhân đen – Black Superman – Brixton Lore (Idris Elba), đồng đội và kẻ thù cũ của Shaw, được tổ chức Eteon cứu sống và cải tiến thành kiểu như cyborg. Vì một lý do nào đó mà Hattie phải tiêm virus vào người thay vì giữ bên ngoài (có lẽ sợ hành động quá sẽ rơi mất). Virus lập trình được này sẽ giải phóng sau 72 giờ, lây lan qua không khí để giết hết người yếu trên thế giới.
    Mục tiêu “thanh lọc thế giới” của tổ chức Eteon chưa đủ độ chín. Eteon muốn cải tiến con người mạnh lên, giết hết kẻ yếu, nhưng sau đó thì sao? Không hủy diệt thế giới, cũng chẳng muốn làm bá chủ, thế chẳng phải tổ chức này hơi non sao? Càng nhiều người yếu, càng bán được gói nâng cấp, càng nhiều tiền, đó là về góc độ kinh doanh, nhưng Brixton lại nói rằng không vì tiền. Còn về logic thì nếu chỉ còn kẻ mạnh, vậy kẻ mạnh chẳng còn là mạnh nữa vì lấy ai yếu để so hơn mà mạnh?
    Hành động nhưng Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw cũng có lồng ghép yếu tố tình cảm gia đình. Một đại gia đình của Hobbs ở Samoa, xung đột giữa “Lawman” và anh trai Jonah (Cliff Curtis) và hiểu lầm giữa 2 anh em nhà Shaw được giải quyết êm đẹp, cho người xem bài học về sự tha thứ.
    Hành động phi đủ thứ
    Gốc của Fast & Furious là hành động đua xe bắn súng, dù rằng phim ảnh thì chắc chắc không thể như thật được, nhưng ít nhiều người xem vẫn có thể chấp nhận. Phần spin-off Hobbs & Shaw không có được điều này. Migovi tự hỏi liệu giờ đây, Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw thuộc thể loại gì, siêu anh hùng, hành động, đua xe, giả tưởng… Phim vượt giới hạn của thể loại hành động nhiều lần, nhưng chưa đạt tới tầm siêu anh hùng. Đua xe kịch tính đấy, nhưng hình như chỉ số điều khiển xe (handling) bị hack quá đà, bẻ lái chữ U hay bám đường như game. Thậm chí Migovi rất thích chiếc motor của Brixton, khả năng biến hình của nó sẽ giúp các racing boy như hổ thêm cánh.
    Vũ khí trong phim cũng thông thường thôi, nhưng được nâng cấp với khả năng nhận diện lệnh, khóa/mở khóa thông qua vệ tinh. Tại xưởng độ xe của Jonah ở Samoa, Hattie đã xâm nhập thành công vào vệ tinh điều khiển, có thể khóa vũ khí của quân Eteon trong 6 phút. Thế nhưng từ khi bắt đầu chiến đấu đến lúc vũ khí “online” trở lại, thời gian này dài hơn. Chưa kể phân đoạn bắt đầu trích xuất virus ra khỏi Hattie, thiết bị báo giờ sẽ hoàn thành trong 30 phút, lúc này Brixton cũng bắt đầu tấn công khi trời còn chưa sáng. 9 phút sau (theo giờ hiển thị trên thiết bị), mặt trời bất ngờ lên cao, nắng chói chang, vũ khí vẫn “offline”.
    Khi trực thăng chiến đấu đến và Brixton bắt được Hattie, Shaw điều khiển xe và Hobbs quăng dây xích giữ nó lại, có lúc Hobbs phải dùng tay trần nắm 1 đầu xích để tránh trực thăng thoát đi. Hobbs rất mạnh, nhìn cơ bắp của anh chúng tôi cũng biết, nhưng mạnh đến vậy sao anh không kéo luôn chiếc trực thăng xuống cho nhanh? Và chắc nhờ luyện tập nên da của anh trở nên vô cùng bền, Hobbs có thể trượt dây xuống từ tòa nhà rất cao bằng tay không. Hobbs mạnh hơn người thường nhiều, nhưng anh không phải superhero với sức mạnh siêu nhiên, Fast & Furious cũng không phải phim siêu anh hùng. Do vậy những chi tiết quá vô lý có thể đã mắt đấy, nhưng không thuyết phục, ngay cả xét theo khía cạnh logic phim.
    Với phản diện Brixton, ác nhân này được cải tiến với các chi tiết máy móc bên trong con người, hệ thống nhận biết chuyển động và đưa ra phương án đối phó cũng như điều khiển các thiết bị vũ khí khác. Điều đáng nói là hệ thống hỗ trợ đánh nhau mà Brixton sử dụng hơi… vô dụng. Nó chỉ có thể “nhìn” được những gì diễn ra trước mắt mà thôi, điều này, ngay cả một võ sư kinh nghiệm cũng có thể đạt được.
    Nam diễn xuất khá tốt, nữ hơi nhạt
    Cặp đôi Hobbs – Shaw chuyên trị phim hành động không làm thất vọng khán giả. Những cảnh quay siêu chậm tăng thêm phần gay cấn, trong khi đó cảnh rượt đuổi, khói lửa, kỹ xảo và hiệu ứng CGI phát huy đúng lúc. Màn đối đầu “võ mồm” giữa Hobbs và Shaw xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, nhưng cái gì nhiều quá cũng trở nên thừa. Rất may, sự xuất hiện dù ít của Dickley (Kevin Hart) và rất ít của Locke (Ryan Reynolds) đã tăng thêm màu sắc hài hước cũng như thư giãn cho phim. Nếu bạn thích diễn xuất của Deadpool, lời khuyên là hãy ở lại trong rạp cho đến khi hết phần credit, vì Ryan còn xuất hiện chính trong cả post và mid-credit nữa.
    Ngược lại, nhân vật nữ trong phim có ít đất diễn cũng như không thể hiện được gì nhiều. Dù được quảng bá là hấp dẫn nhưng Hattie chỉ như một bình hoa chứa bom virus di động, không giúp được gì đáng kể. Vai diễn Madame M (Eiza González) cũng tương tự. Một người bạn trong nhóm sau khi ra về còn quên luôn sự xuất hiện của Madame M.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted