Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Là một tín đồ của dòng đồ chơi LEGO và từng xem các bộ phim LEGO Movie trước đó, người viết bước ra khỏi phòng chiếu Phim LEGO 2 (The LEGO Movie 2: The Second Part) có chút thất vọng và mong rằng thương hiệu điện ảnh này cần một sự đột phá hoặc dừng lại ở đây.
    Tiếp nối Bộ Phim LEGO hồi năm 2014, các cư dân của Bricksburg không thể thoát khỏi sự huỷ diệt của Lego Duplo nên đành phải lui về ở ẩn ở một vùng sa mạc cằn cỗi và gai góc lấy cảm hứng từ Max Điên: Con Đường Tử Thần. Hy vọng tan biến, cư dân của làng Bricksburg trở nên bi quan, họ không còn ca những bài ca vui vẻ mà thay vào đó, trở nên cáu gắt và xây dựng những cỗ máy xấu xí. Một ngày nọ, sự yên bình trong hỗn loạn của Bricksburg tiếp tục bị phá hoại với sự xuất hiện của Tướng quân Mayhem. Theo lệnh của Nữ hoàng Watevra Wa’Nabi, Tướng quân Mayhem bắt cóc những người hùng của Bricksburg như Batman, MetalBeard, Benny, UniKitty và Lucy – bạn gái của chàng kỹ sư tài ba Emmet, để đến vũ trụ Sistars dự hôn lễ giữa bà ta và... Batman. Không chấp nhận nhìn bạn gái và những người bạn bị bắt đi, Emmet bất chấp nguy hiểm bay ra ngoài vũ trụ để giải cứu họ với sự giúp đỡ của anh chàng Rex Dangerverse bí ẩn.
    Vẫn giữ đúng tinh thần của thương hiệu, các nhân vật chính của Phim LEGO 2 chủ yếu là những người bạn gạch nhựa nhỏ bé nhưng đầy nội lực và không kém phần hài hước. Chỉ cần giữ nguyên tính cách của các nhân vật quen thuộc và đẩy chúng vào các tình huống khó khăn, các nhà làm phim đã có thể lấy được tiếng cười đơn giản của trẻ em. Việc chèn nhiều easter egg, reference từ các bộ phim hoặc các văn hoá đại chúng khác giúp bộ phim trở nên thú vị hơn, nhưng đây cũng là một điểm trừ khi có vài chi tiết quá cụ thể so với một đứa trẻ hoặc một người ít xem phim. Tuy nó không ảnh hưởng nhiều đến cốt truyện nhưng người xem sẽ không khỏi thắc mắc tại sao chi tiết này người kế bên lại cười mà bản thân chẳng thấy mắc cười gì hết.
    Để tránh việc bị chỉ trích là một đoạn quảng cáo dài hơi, chỉ biết lấy tiếng cười để kiếm tiền, các biên kịch của Phim LEGO 2 đã thêm thắt chút thông điệp về tình cảm gia đình và sự trưởng thành. Các nhân vật chính, đặc biệt là Emmet, Rex Dangerverse và Nữ hoàng Watevra Wa’Nabi có diễn biến tâm lý được đào sâu giúp phần plot twist đủ thuyết phục. Là loại đồ chơi luôn được đánh giá cao ở khoản kích thính khả năng sáng tạo và tăng tính đoàn kết cho người chơi, tinh thần này vẫn được đưa vào phim. Tuy nhiên, với cách dẫn dắt có chút rời rạc và rối rắm, cộng thêm giọng lồng tiếng đều đều, thiếu cảm xúc dễ đưa những khán giả thiếu kiên nhẫn vào giấc ngủ. May mắn thay, những đoạn hát hò không bị lồng tiếng Việt và rõ ràng, những đoạn này trở nên hấp dẫn hơn hẳn. Không thể trách được đội ngũ lồng tiếng chủ yếu là trẻ em thiếu kinh nghiệm nhưng người viết thiết tha mong rằng các khâu lồng tiếng vào phim nên được các nhà phát hành để tâm nhiều hơn.
    Phần âm thanh có chút hụt hẫng nhưng bù lại phần hình ảnh, đồ hoạ của Phim LEGO 2 không hề làm khán giả thất vọng. Từng chi tiết LEGO đều được trau chuốt tỉ mỉ, giống hệt như thật, thậm chí là ánh sáng laze từ vũ khí đều hoàn toàn là những miếng nhựa màu sắc đầy thu hút từ tuổi thơ. Điểm mạnh này tiếp tục được đạo diễn khai thác trong phần credit giúp nó trở nên hấp dẫn hơn, giữ chân người xem ở lại với đoạn chạy chữ trong tâm thế thích thú, thay vì đợi chờ mỏi mòn một đoạn phim ngắn after credit.
    Dù là phim dành cho trẻ em nhưng Phim LEGO 2 vẫn không quên châm biếm một vài chi tiết quá phổ biến trong văn hoá đại chúng hiện tại như bài hát chỉ có giai điệu bắt tay với vài câu lyrics cụt ngủn cũng đủ khiến số đông si mê; phản diện không nhất thiết lúc nào cũng xấu xa, độc ác với tư tưởng cao siêu; siêu anh hùng là phải đúng khuôn mẫu, nguyên tác; đăng ký bản quyền... Nếu anh chàng Deadpool không ngại phá vỡ bức tường thứ 4 để trêu ghẹo những bộ phim khác thì các nhân vật trong Phim LEGO 2 còn cầu cứu đến cả hội Marvel nhưng chẳng ai thèm trả lời. Bật mí thêm với các fan của Marvel, phim còn tranh thủ mượn một yếu tố đặc sắc của Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực nữa đấy.
    Chỉ còn thiếu một chút nữa thôi là Phim LEGO 2 hội tụ đủ yếu tố làm nên một phim hoạt hình giải trí xuất sắc. Giữa một “rừng” phim Tết hội tụ đủ yếu tố giải trí và truyền tải thông điệp, người viết e rằng đoạn quảng cáo dài 106 phút của Phim LEGO 2 không đủ sức hút để cạnh tranh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  2. Hình ảnh Freddie Mercury - ca sĩ người Anh tài năng với lối sống bất cần - được tái hiện tròn trịa qua diễn xuất của Rami Malek.
    Bohemian Rhapsody kể về cuộc đời của Freddie Mercury (Malek đóng), giọng ca chính và là linh hồn của ban nhạc Queen - một trong những nhóm rock huyền thoại với hơn 300 triệu bản thu âm bán ra. Nhiều ca khúc của họ trở thành kinh điển và đi vào văn hóa đại chúng Âu Mỹ.
    Kịch bản bắt đầu từ lúc Queen thành lập cho đến thời đỉnh cao vào năm 1985. Theo trình tự thời gian, các cột mốc của nhóm được tái hiện trên màn bạc. Freddie gặp hai thành viên Brian May (Gwilym Lee đóng) và Roger Taylor (Ben Hardy đóng) để xin gia nhập nhóm vào năm 1970. Sau đó, họ thu âm album A Night at the Opera năm 1975, trải qua nhiều thăng trầm trước khi có buổi diễn đỉnh cao trong chương trình Live Aid năm 1985. Ngoài ra, câu chuyện khai thác những góc khuất trong đời Freddie về mối quan hệ đồng tính, sự cô đơn và căn bệnh AIDS.
    Biên kịch của phim là Anthony McCarten - người từng nhận hai đề cử Oscar "Kịch bản xuất sắc" với The Theory of Everything và Darkest Hour. Với kinh nghiệm trong dòng phim tiểu sử, McCarten tái hiện cuộc đời của Freddie Mercury với nhiều chi tiết bám sát thực tế.
    Freddie Mercury là mẫu nghệ sĩ bất cần điển hình của thập niên 1970 - 1980. Trên sân khấu, anh nổi tiếng cuồng nhiệt với khả năng làm chủ đám đông, lôi cuốn người xem hòa mình vào giai điệu. Khi sáng tác, anh liên tục phá cách với những thể nghiệm mới. Cảnh phim nổi bật minh họa cho tính cách này là lúc nhóm Queen thu âm ca khúc Bohemian Rhapsody. Bài hát kinh điển này có cấu trúc độc đáo, chia thành những đoạn với phong cách ballad, opera và hard rock riêng biệt. Freddie kiểm soát các thành viên khác và buộc họ thu âm đến khi vừa ý anh. Sau đó, nghệ sĩ thẳng thừng chế giễu một nhà sản xuất không đánh giá cao tiềm năng của bài này.
    Trong đời tư, Freddie phóng túng, diêm dúa và chỉ làm những gì mình thích. Ở những bữa tiệc xa hoa, rượu và chất kích thích vương vãi khắp nhà anh. Tuy nhiên, nhân vật cũng có nỗi cô đơn và khao khát được yêu thương. Mối quan hệ giữa Freddie và các nhân vật phụ - người bố, các thành viên ban nhạc, những người tình cả nam lẫn nữ - mang đến góc nhìn đa chiều. Trong đó, tình cảm giữa Freddie và Mary (Lucy Boynton đóng) có vai trò đặc biệt, lột tả sự trống trải của một siêu sao phía sau vẻ hào nhoáng. Bản năng giới tính đẩy anh khỏi người yêu nhưng từ tận đáy lòng, Freddie mong mỏi sự kết nối tinh thần với Mary. Trích đoạn anh chớp tắt đèn, mong người yêu ở căn nhà đối diện nhìn thấy và hồi đáp biểu lộ nỗi cô đơn, khao khát yêu thương đến tột bậc.
    Điểm sáng nhất của phim là màn hóa thân của Rami Malek. Để vào vai nhân vật người Anh, diễn viên Mỹ gốc Ai Cập nỗ lực rèn luyện trước khi ghi hình. Anh học cách phát âm, sang Anh học hát và chơi piano. Ngoài ra, anh cùng huấn luyện viên hình thể Polly Bennett xem các video về Freddie để tập động tác giống ca sĩ quá cố. Khi phim ra mắt, diễn xuất của Malek được hầu hết báo Âu Mỹ khen ngợi. Thói quen, cử chỉ, thần thái của ca sĩ quá cố được anh tái hiện sinh động. Trong cảnh cao trào - buổi diễn trong khuôn khổ sự kiện Live Aid, Malek gây ấn tượng mạnh từ dáng đứng, cú vung tay, cách nhịp chân rồi lướt đi trên sân khấu đến cách cầm micro, lối bắt giọng khiến hàng nghìn khán giả hòa nhịp.
    Trong gần 20 năm hoạt động, nhóm Queen có rất nhiều ca khúc nổi bật. Trên màn ảnh, đạo diễn phân bổ đều các bài hát. Những tác phẩm kinh điển như Somebody to Love, Killer Queen được dùng làm làm nhạc nền. Quá trình sáng tác Bohemian Rhapsody, We Will Rock You, Another One Bites The Dust được lồng vào cốt truyện. Ở hồi kết, các ca khúc Radio Ga Ga, Hammer to Fall, Crazy Little Thing Called Love và We Are the Champions trở thành điểm nhấn. Về quãng giọng, Malek không đủ khả năng thu tiếng trực tiếp toàn bộ bài hát của Freddie. Ê-kíp xử lý bằng cách hòa âm thanh của anh vào phần trình diễn của nhóm Queen ngoài đời và giọng của ca sĩ Marc Matel.
    Các cảnh phim Bohemian Rhapsody mang tông màu nóng, đậm chất cổ điển. Ánh sáng sân khấu cùng phần thiết kế phục trang lấp lánh, bó sát của Freddie gợi nhớ thời kỳ hưng thịnh của rock ‘n roll và disco. Màn trình diễn cuối phim - khi nhóm Queen hát ở sân Wembley (London, Anh) trước hàng chục nghìn người - được dàn dựng hoành tráng. Trên Indiewire, chuyên gia kỹ xảo Tim Field cho biết đoàn phim sử dụng sáu máy quay để ghi hình riêng lẻ từng nhóm khán giả. Những cảnh này sau đó được đội dựng phim và kỹ xảo ghép nối, tạo ra đại cảnh với số lượng người đông đảo.
    Dù có nhiều điểm sáng, Bohemian Rhapsody hơi thiếu chiều sâu ở giai đoạn Freddie bị AIDS. Tâm lý của anh lúc biết tin mắc bệnh hiểm nghèo được mô tả khá ngắn ngủi. So với Freddie, các thành viên khác của nhóm Queen được khắc họa một chiều với tâm lý đơn giản, hầu như phụ thuộc vào nhân vật chính mỗi khi ra quyết định. Phim khởi chiếu ở Việt Nam với nhãn C16 (không dành cho khán giả dưới 16 tuổi).
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  3. Stephen và Brian hai anh em cùng là lính cứu hỏa cho một nơi được coi là có trách nhiệm nặng nề nhất nước Mỹ: Sở cứu hỏa Chicago! Họ nối nghiệp người cha quá cố của mình, ông đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nhưng điều thú vị là ở chỗ: mỗi người lại có một thái độ khác nhau trước nỗi mất mát này: được làm công việc này là đam mê của người anh, anh luôn muốn được chứng kiến tận mắt và làm hết mình để chặn ngọn lửa; còn cậu em chỉ đến với nghề này sau khi đã chịu vài thất bại trong những nghề nghiệp khác nhau. Chính trong lúc đang có những mâu thuẫn về tính cách cũng như công việc, họ phải cùng nhau đấu tranh để chiến thắng ngọn lửa ghớm giếc, bị thao túng bởi một tên sát nhân biết cách giết người bằng lửa.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. Ray Kinsella, một nông dân nghèo sống cùng vợ Annie và con gái Karin ở vùng ngoại ô Iowa. Cuộc sống của anh thanh bình nếu không kể đến người cha đã khuất John Kinsella, một người yêu bóng chày, mê đội Chicago White Sox. Đối với Ray, cha của anh như một người đàn ông hết thời bị cuộc đời dằn vặt. Ray muốn thực hiện ước mơ của người cha, xây dựng 1 sân bóng chày trên chính ruộng ngô của mình. Nhưng khi anh bắt đầu thực hiện ý tưởng đó, anh đột nhiên nghe thấy một giọng nói đầy chất cảnh báo rằng "nếu anh xây, ông ấy sẽ đến". Liệu Ray có thể theo đuổi được giấc mơ của cha cũng như của chính mình?
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. Chương cuối cùng của Tiến sĩ Hannibal Lecter Băng giới, kẻ tàn sát kẻ giết người. Ông hiện đang ở Ý, và làm việc như một người quản lý tại một bảo tàng. Clarice Starling (Julianne Moore), F.b.i. Người đại diện mà anh ta hỗ trợ để bắt giữ một...
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Có lẽ Black Hawk Down là bộ phim đã đưa nhiều bạn đến với thế giới súng ống và combat gear. Bản thân mình cũng là một trong số đó.
    Black Hawk Down là một bộ phim chiến tranh, đề tài yêu thích của các nhà làm phim Mỹ. Nó được ra mắt vào năm 2001, ngay sau thời điểm nước Mỹ bị tấn công bởi những kẻ khủng bố. Bộ phim có nội dung dựa trên câu chuyện có thật liên quan đến sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Somali đầu thập niên 90. Đất nước Somali điêu tàn chìm trong khói lửa vì nội chiến. Quân đội Mỹ rồi lực lượng Liên Hiệp Quốc không cứu vãn được Somali khỏi cảnh loạn lạc. Để đánh tan lực lượng của Mohamed Farrah Aidid đang chiếm giữ thủ đô Mogadishu, Mỹ đã tiến hành chiến dịch tiêu diệt Mohamed Farrah Aidid. Khi xác định được địa điểm ẩn náu của Mohamed Farrah Aidid, quân đội Mỹ đổ bộ vào Mogadishu bằng máy bay trực thăng với sự yểm trợ của thiết giáp. Và đó là khởi đầu cho một cơn ác mộng.
    Với ưu thế kinh nghiệm làm các bộ phim mang đề tài súng ống, các nhà làm phim Mỹ đã dựng rất thật về cuộc chiến tại Somali. Họ không sử dụng phim trường tại Mỹ mà đã sang Ma Rốc để không khí bộ phim mang đậm chất bụi châu Phi. Các diễn viên trước khi làm bộ phim này đã được trải qua cả tháng tập huấn tại quân trường để họ hóa thân thật thành công khi vào vai người lính. Một điều giúp bộ phim này thành công là quân đội Mỹ đã trợ giúp rất nhiều về súng ống và các chuyên gia để đưa Black Hawk Down trở thành bộ phim chiến tranh không thể thật hơn.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Captain America: The Winter Soldier (TWS) là bộ phim mà tui đi xem chỉ để thưởng thức thử rạp IMAX 3D ở Anh một lần cho biết. Hóa ra phim khá ổn. Khác với các phim siêu anh hùng khác của Marvel, TWS kể một câu chuyện nghiêm túc và động chạm đến một số vấn đề chính trị nhạy cảm cả trong quá khứ và hiện tại, làm dấy lên nhiều câu hỏi nhức nhối về quyền lực chính phủ và sự tự do của người dân.
    Phim bắt đầu ở thời điểm hai năm sau sự kiện trong The Avengers. Steve Rogers (Chris Evans) vẫn đang gặp khó khăn để hòa nhập vào thế giới hiện đại. Có lẽ đối với anh, cú sốc không nằm ở những công nghệ hiện đại, mà là cách con người đối xử với nhau đã khác. Phim mô tả Steve như là một người không hay chia sẻ vấn đề và cảm xúc của mình với ai. Thay vào đó, sự xuất hiện của hai nhân vật mới là Black Widow (Scarlett Johansson) và Sam Wilson (Anthony Mackie) và sự tương tác của họ đã góp phần sáng tỏ những câu chuyện về Captain America, người hùng nước Mỹ vài chục năm trước nhưng dần trở nên lạc lõng trong thời đại này.
    Phim bắt đầu hấp dẫn khi Steve phát hiện ra bản chất thật sự của S.H.I.E.L.D, tổ chức chính phủ anh đang phục vụ. “This is not freedom, this is fear”, Steve đã thốt lên như thế. Đây là tiền đề mở lối cho câu chuyện chính của phim, một motif đang rất thịnh hành: siêu anh hùng bị săn đuổi bởi một tổ chức chính phủ. Dần dần, Steve lại khám phá ra một âm mưu vô cùng quy mô được vận hành bởi HYDRA, một tổ chức “khủng bố” đã hoạt động bấy lâu trong lòng S.H.I.E.L.D; một âm mưu đe dọa tính mạng của hàng triệu sinh linh vô tội. Đây là chỗ mà phim đụng chạm tới chương trình tìm và chống khủng bố bằng drones (máy bay không người lái) của CIA mà chính quyền Obama đã và đang siết chặt, các bạn có thể google tìm hiểu thêm nếu thích. Trong phim thì đó là một chương trình có khả năng trích xuất và phân tích dữ liệu về quá khứ của người dân để phát hiện những mục tiêu tiềm ẩn mối nguy hại cho tổ chức. Nhờ câu chuyện nền này mà TWS hấp dẫn tui hơn hẳn. Đây là bằng chứng cho thấy một phim siêu anh hùng được đầu tư về kịch bản sẽ mang lại hiệu quả to lớn và hấp dẫn nhiều thành phần khán giả ngoài fan Marvel. Marvel có lẽ đang học tập theo tấm gương của Batman và X-Men First Class. Đáng hoanh nghênh.
    Điểm tui thất vọng nhất ở phim là sự xuất hiện khá ít ỏi của Winter Soldier, mặc dù tên anh nằm chình ình ở tiêu đề. Tạo hình đẹp, đánh đấm ngon, nhưng tiếc là có quá ít thông tin và câu chuyện hấp dẫn xoay quanh nhân vật này. Tui còn chả biết tại sao Winter Soldier có sức mạnh ngang ngửa Captain America như thế, mặc dù có lẽ đạo diễn cố tính thế cho trông có vẻ bí ẩn. Điều hấp dẫn nhất về nhân vật này lại nằm ở post-credits. (Chú ý: phim có tới 2 post-credits, các bạn nên chịu khó ở lại xem. Một cái mở đầu cho Captain America 3, một cái hint về vai trò của Winter Soldier sau này khi Chris Evans hết hợp đồng với Marvel). Ngoài ra, tui nghĩ khi phim đã đặt trong universe của Marvel, sự xuất hiện của hero khác trong phim sẽ kích thích fan hơn, ví dụ như Tony Stark, khi chính ông cũng nằm trong danh sách mục tiêu của HYDRA. Hãy nhìn DC vội vã thế nào trong việc cho Batman và Superman chơi với nhau.
    Các diễn viên trong phim hoàn thành tốt vai diễn, nhưng ấn tượng hơn cả là Robert Redford (trong phim nhìn thoáng qua cứ tưởng Bill Gates). Hình ảnh của phim khá tốt, đánh đấm và cháy nổ đã mắt mặc dù mấy cảnh đánh nhau máy rung bần bật làm tui hơi khó chịu. Cảnh choảng nhau của Captain America và Winter Soldier phải nói là rất đẹp và hoành tráng. Khiếu hài hước của phim chấp nhận được. Âm nhạc thì không có gì đặc sắc, vẫn là những giai điệu dồn dập quen thuộc của phim siêu anh hùng.
    Tóm lại thì TWS là một bộ phim giải trí tốt và là bộ phim siêu anh hùng khá nhất của Marvel kể từ sau The Amazing Spiderman (tui không thích The Avengers). Dù không phải fan Marvel nhưng tui nghĩ mọi người cũng nên xem qua cho biết, tạo điều kiện hứng thú tìm hiểu thêm mấy chuyện chính trị linh tinh trong phim. Lời khuyên là không nên xem 3D, dễ bị chóng mặt, nhất là trong mấy cảnh oánh lộn.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. Nếu phải nói điều mình thích nhất của Cap 3 thì đó là việc phim không dùng Civil War như một chiêu nhá hàng để rồi phút cuối hai phe hợp lại đánh trùm. Cuộc nội chiến đã diễn ra đến tận phút cuối với kết quả chia phe rõ rệt dù chưa thằng nào đánh thắng thằng nào. Fetish của mình là các phim về đồng đội, tất tần tật các phim mà có một team cùng hợp lực làm gì đó mình đều thích cả. Nhưng đến thời điểm này, sau câu chuyện của bé Ủn, Avengers thật sự cần phải có sự rã đám nhất định. Dù trước giờ đều rất thích các phim của MCU, nhưng về mặt lý trí thì mình bắt đầu thấy hơi nhạt, nên cuộc nội chiến này thực sự đã giúp boost cái hứng thú của mình đối với các phim phía sau của Marvel. Tự dưng mình thấy rất thỏa mãn khi kết thúc BvS, một team mới sẽ ra đời. Còn kết thúc Civil War, những đồng đội từng sát cánh bên nhau đường ai nấy đi (dù tim vẫn hướng về nhau ahihihi).
    Về phương diện fangirl thì mình chỉ là một con fangirl phù phiếm, thuần túy ham mê những thứ phù phiếm như kiểu các team bay vào đập nhau tay đôi điện xẹt ầm ầm, tàu bay xe cộ gear gủng trông xịn xịn giàu giàu hiện đại thế giới mới. Và đặc biệt là mình hay tưởng tượng thế giới thật bây giờ cũng có các tổ chức giật dây như H.Y.D.R.A này nọ, nên đó cũng là một phần lý do mình thích nhánh phim của anh Cap. Trong phần này thì vai trò của H.Y.D.R.A nhạt lắm tại tự dưng mình thích nói về fetish vậy thôi. Ý tổng kết là trước giờ MCU đều đánh trúng vào sở thích của mình nên con fangirl trong mình lúc nào cũng thích phim. DCEU thì chưa xem nhiều nên hông so sánh nha, nhưng mức độ hóng thì hóng Suicide Squad và Justice League nhiều hơn là phim về từng thành viên. Đoạn này nhảm quá thôi bỏ qua đi.
    Về mặt cảm xúc, Cap 3 không đẩy cảm xúc của mình chạm nóc như nhiều đoạn trong BvS, nhưng đoạn Tony biết kẻ giết ba má mình khá hay. Dù mình theo Cap, nhưng cái mặt Cap xấu hổ, ngần ngại, chần chừ để rồi nói một câu: “Tôi biết” tự dưng nó làm mình buồn và thất vọng lắm. Hết phim rồi mình vẫn sẽ theo team ảnh, nhưng cảm xúc của mình nó giống như kiểu người yêu đã từng phản bội rồi nhưng vì yêu quá mà vẫn tiếp tục quen nhau vậy ó. Nghĩ lại về chuyện đó có buồn không, quá buồn luôn. Đến phim này, ảnh không hoàn hảo nữa rồi.
    Cảnh hành động rung lắc nhiều quá lắm lúc thấy nhức mắt ghê, nhưng tổng thể thì ổn. Tất cả các cảnh chơi tay đôi đều đã ghiền. Scarlet Witch và chị Boobs quá đẹp luôn. Vision mặc suit nhìn buồn cười. Hawkeye thiếu đất nên thấy tội tội. Black Panther thì… lúc không mặc đồ bó thì nói giọng cố tình cà đớt khó chịu vãi lều, còn lúc mặc đồ bó xoẹt móng ra nhìn giống siêu nhân Gao dễ sợ. Công nhận là rất phế. Và mình rất là mong chờ sự có mặt của Kamen Rider Antoman trong các phim sau có liên quan đến Avengers (có hông mấy mẹ?)
    Còn em Nhện. Ừ thì em xinh trai, em nói nhiều (em quen Deadpool chưa?), em steal the show. Nhưng điều gì duy nhất mình muốn nói về em là cái lúc em solo với Cap ấy, mình chỉ nghĩ được rằng: “ANH CÓ BỊ MÙ KHÔNG CAP THẰNG NHỎ GẦY ĐÉT MO NHƯ VẬY HẲN LÀ PHẢI CÒN CON NÍT RỒI ANH MÙ HẢ MÀ ĐÁNH NÓ MẠNH VẬY”. Vụ rủ em Nhện là anh Tony sai quá sai rồi, nó còn đang tuổi vị thành niên mà anh lôi nó đi đấm nhau với một chiến binh 95 tuổi, một sát thủ 95 tuổi, một cựu binh, một chiến binh khác, một má phù thủy với một anh kĩ sư vừa ra tù làm cái quần què gì???
    Mình thấy phản diện rất giống một con kiến, giống Ant-man vậy. Tức là kẻ thù to lớn có khi chẳng đánh bại nổi team Avengers, chi bằng những kẻ nhỏ nhoi khó đề phòng như anh ta thu mình thật nhỏ để chui vào và xé toác nội bộ ra từ bên trong. Anh ta chẳng mưu cầu tiền tài và địa vị, điều khiển thế giới. Anh ta chỉ cần phá cái đám siêu anh hùng đó thôi. Con kiến không mơ làm con voi. Con kiến biết sức mạnh của con kiến.
    Fanservice nhiều như lá mùa thu. Stucky khỏi bàn, Stony nhìn nhau đau đớn cũng khỏi bàn luôn. Mình chỉ muốn hỏi có ai thấy Falcon rất là tội không? Falcon giống như mấy em tiểu tam, phận đến sau lại còn không được công nhận. Cái thằng cha dzú bự đó, một bên là tình cũ đậm sâu, một bên là vợ mới đã sát cánh trong tháng ngày lạc lõng. Nhìn anh Falcon chọc chọc anh Bucky tự dưng nghĩ đến cái câu thoại kinh điển của các tiểu tam nữ phụ an phận khi buồn vì nữ chính: “Tôi chỉ là tình nhân, lấy tư cách gì mà ghen?” Ahuhuhu thương anh quá. Chắc mình dễ bị kích thích bởi mấy cái hint hint, nên đợt này feels cho Falcon mới lên dữ vậy.
    À nụ hôn của anh Cap với cô-nào-đấy-không-muốn-spoil-tên làm người ta có cảm giác đã bỏ lỡ mất mấy tập phim rồi. Giống Charmed hồi nhảy từ phần 3 qua phần 4 ấy.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. Dấu ấn mà "A Star Is Born" mang lại chắc cũng đã được đong đếm và liệt kê ở hầu hết trong các bài review và phê bình từ những trang báo uy tín đến những mục báo lá cải rồi các bạn nhỉ? Vậy mình viết tiếp một bài tản mạn ngắn về phim liệu có thừa không? À thôi, mình không quan tâm cho lắm. Hôm nay mình chỉ muốn viết về "A Star Is Born" do cảm xúc chất chứa khá nhiều trong người nên cần xả ra dưới dạng chữ nghĩa để nhẹ nhỏm bên trong mới được.
    Mình xem phim chỉ được đúng duy nhất 1 lần và chưa có cơ hội xem tiếp do lịch học bận bịu để chuẩn bị tốt nghiệp không cho phép. Nhưng số lần mình đọc review và xem những bài đánh giá từ những người khác thì nhiều vô số kể. Mua vé xem phim ở khoảng thời gian mà cơ thể cần ngủ bù do tối ngày hôm trước thức quá khuya (12h30 mới có suất chiếu) là một thử thách đối với mình. Kệ, rảnh giờ nào thì tranh thủ xem giờ đấy vì mình thích thể loại phim có âm nhạc và thích luôn hai diễn viên sẽ đóng chính trong phim là Bradley Cooper-Lady Gaga. Bước vào rạp thì hơi bất ngờ, có khá ít người xem. Mình đoán tầm trên dưới 10 người đang cùng thưởng thức với mình thôi, kệ tiếp vì giờ này ai chả cần nghỉ ngơi nên rạp vắng cũng là điều dễ hiểu thôi!

    Phần đầu phim mình nổi một số da gà ở phần cánh tay, bản Rock "Black Eyes" cứ dồn dập và ánh đèn đánh ngược trong phim chớp tắt làm mình bỗng sung sức vào cái giờ mà hai con mắt đáng ra đã nhắm nghiền tự bao giờ. Phim mở đầu mạnh mẽ cuốn hút và thể hiện luôn cá tính của vai nam chính là như thế nào. Anh ta diễn trên sân khấu máu lửa, đánh lừa khán giả rằng mình vẫn ổn, đến khi bước một chân vào xe hơi thì moi ngay chai rựu để cầm chịch nhịp thở của mình. Jackson có phải là người hai mặt khi một mặt trước khán giả và một mặt trước chính mình? Anh ta cô độc, giống cái cách mà mọi nghệ sĩ đương thời cũng không ít người đang gặp phải. Chính Lady Gaga trong phim tài liệu về mình "Five Foot Two" từng nói rằng cô cảm thấy cô đơn tột độ mà. Phim nói thay cho những người nghệ sĩ thực thụ ngoài kia nỗi lòng của họ. 
    Ally thì sao? Một cô gái mang chiếc mũi to của cậu bé bút chì, nhưng lại có giọng hát của một người nghệ sĩ và có văn chương trong những bản nhạc mà cô tự viết lời. Ở ngành âm nhạc, không phải cứ giỏi là sẽ thành công. Không dưới một lần ba của Ally đã khẳng định có nhiều người hát còn hay hơn cả Frank Sinatra và ông cũng nằm trong danh sách đó! Ally thuộc về thế giới của những con người không gặp may ở thời điểm hiện tại. Cô hát hay, sáng tác tốt thế đấy mà vẫn phải đi làm ở nhà hàng, phải đổ rác, phải trình diễn tại một bar nhỏ dành cho người chuyển giới. Số phận không cho cô thành công nhưng cũng chưa muốn cô từ bỏ điều mình đang theo đuổi. Ở giữa phim chúng ta sẽ nghe Ally hỏi cha: "Có phải mỗi lần con sáng tác cha đều đứng ở cửa? Có phải cha đã nhiều lần mang cây đàn piano lên phòng con?" những câu hỏi đó cho thấy cuộc đời vẫn trêu Ally, thà để cô bỏ cuộc thì cái đêm định mệnh ở quán bar đó người gặp Jackson có thể là Alle, Adele gì đó chứ không phải là Ally!

    Món quà của sự cố gắng không hề nhỏ! Cô đã gặp Jackson vì kịch bản phải vậy, Ally yêu Jackson, lúc đầu mình ca cẩm: "À hiểu rồi, chắc cô nàng này đang lợi dụng tên tuổi của anh chàng này." và mình nhận ra là mình sai be bét và nếu là cá cược thì chắc thua to. Hai người yêu nhau nồng cháy, say đắm đến độ khi Jack ghen cũng có cách ghen rất ư thú vị (lèm bèm và trét bánh kem vào mặt bạn gái mình) rất ư là nghệ sĩ. Và khi thấy người mình yêu thay đổi diện mạo để hòa mình vào dòng nhạc Pop thì anh cũng chỉ âm thầm làm vài chai rựu, vài viên thuốc và vài kí bột trắng cho qua chuyện! Tình yêu mà Jack dành cho Ally nhiều đến độ anh ấy không dám nói hoặc không muốn nói thẳng chính kiến của mình với Ally rằng cô đã thay đổi, rằng cô không phải là một mẫu người như vậy, vâng vâng. Anh không nói và chỉ biến mất. Ally tìm anh, sự thật rằng cả đời Jackson dù là một ca sĩ đã thành danh nhưng chỉ khi gặp Ally thì anh mới làm những việc mình chưa từng làm trước đó. Một đám cưới bất ngờ, một mái ấm hạnh phúc. Một điều đơn giản mà kịch bản phim đã mang lại, cái gì đến quá nhanh thì có lẽ cũng sẽ chóng tàn phai. Mái ấm mà Jack có đến với anh quá nhanh, tình yêu đến với anh cũng quá nhanh, những cơn thèm rựu và ma túy đến với anh cũng ngày một nhanh hơn. Anh như kẻ thất bại với chính mình, không đủ tỉnh táo để biết vì sao mộ cha mình không còn (lúc bão cuốn mộ cha anh đi thì anh đang say bí tỉ) không đủ tỉnh táo để đánh guitar lót nền một bài hát trong đêm trao giải giải Grammy mà vợ anh được tận 3 đề cử.
    Ally mắt đỏ hoe nhìn chồng mình trên sân khấu. Tới đây mình cảm thấy chột dạ, chút buồn. Ally hiểu chuyện gì đã xảy ra, trước đêm ấy cả hai đã cãi vã và đã làm lành. Nhưng đêm nay có vẻ Jack lại mang rựu lên sân khấu. Điều tồi tệ đến và Jack bước vào trại cai nghiện để mình suy tưởng đến một cái kết phim hàn lâm nhất có thể. Cả hai sẽ bên nhau hạnh phúc.... Không hề, mình lại đoán sai và hên là không cá cược trong khi xem! Jack kể lại năm mình 13 tuổi đã dùng môt sợi dây nịt để tìm cách trốn khỏi cuộc đời. Điều đó như tiên liệu trước cho cuộc đời anh. Anh đang sa lầy vào dung dịch có cồn, vào mớ bột gây hưng phấn, vào căn bệnh ù tai, vào tình yêu với Ally.... Anh là một chiếc xe lửa lao không phanh chỉ đang chờ vực thẳm để kết thúc cuộc hành trình. 

    Đạo diễn đã đúng khi cho Jack quá nhiều những nỗi buồn từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Anh mang những nỗi buồn lên sân khấu để lột tả, để biểu đạt, khác với vợ anh, Ally mang lên sân khấu thứ khán giả muốn xem chứ không phải thứ tuyệt vời mà Thượng Đế đã trao cho cô. Những điều mâu thuẫn luôn tồn tại song song với nhau. Jack từng nói chỉ có 12 nốt trên 1 khuôn nhạc và người nghệ sĩ chỉ cần thể hiện nó khác đi. Jack chọn nội tâm, Ally chọn ngoại thất nhiều hơn. Anh sáng tác tặng vợ bài hát để khi mà cô trở lại với mái tóc vàng, khuôn mặt mộc ngày nào thì lúc đó cô sẽ thấy và hát nó. Đoạn này mình cảm thấy buồn nhiều hơn một chút. Sao Jack không nói rõ ràng và nêu quan điểm của mình mạnh mẽ hơn? Anh ấy chỉ nhẹ nhàng nhắc Ally là cô nên trở về là Ally lúc đầu anh ấy gặp! Đó là sự tự do, mỗi người đều có tự do và dù là chồng dù là người mang Ally lên sân khấu để bắt gặp những cơ hội nhưng Jack vẫn tôn trọng và chấp nhận sự thật đang diễn ra.
    Jackson chọn cách ra đi để giải tỏa, cảnh Jack ra đi rất nhẹ nhàng! Anh ấy từ trại cai nghiện về nhà mà râu tóc vẫn chưa cạo là mình đã nghi chắc là ngựa sẽ lại  quen đường cũ rồi. Thiệt là vậy, vẫn sợi dây nịt năm 13 tuổi, Jack bước vào thế giới không có Ally. Nghiệt ngã, sự hy sinh như mọi bài viết vẫn đề cập? Rằng anh ta phải ra đi vì anh ấy đang làm hỏng sự nghiệp của vợ mình? Không, mình nghĩ khác, Jack ra đi vì anh ấy đã chịu đựng quá đủ những chuyện buồn của mình. Anh đã được cuộc đời đền bù qua những ngày tháng bên Ally cùng hát, cùng nhảy, cùng một căn nhà. Giờ đây anh ấy phải ra đi vì anh ấy yêu Ally, nhưng chấp nhận Ally ở thời điểm hiện tại thì Jack không thể, anh ấy như gã điên mỗi khi buồn là lao đầu vào rựu và hậu quả là tai tiếng kéo đến sự nghiệp của vợ mình. Bị ba Ally mắng, bầu sô Ally chửi... Nhiêu đó thôi đã quá đủ để Jack kết thúc mọi chuyện, rời đi trong một đêm đáng ra sẽ là một đêm hạnh phúc....
       
    Phim khá ám ảnh mình vì phần đầu và phần kết điều diễn ra đều bằng một bài nhạc. Phần đầu cao trào quá đỗi để cho phần kết chậm nhịp và bi kịch nhiều hơn. Từ sau Lalaland 2016, mình mới lại sụt sùi khi xem phim. Lady Gaga cất lên tiếng hát là mình nổi da gà, dấu ấn của cô trong phim không hề nhỏ. Dấu ấn của Bradley Cooper lại càng lớn! Mình chỉ hy vọng những gì phim mang lại sẽ đủ lâu để khán giả không quên. Mình viết bài này sau khi đọc tin album nhạc phim "A Star Is Born" sẽ giúp Lady Gaga đi vào lịch sử nếu như nó giữ vững phong độ ở tuần tiếp theo, sau khi mình nghe phòng nghỉ trưa của mấy bạn diễn viên trường mình vang lên toàn là ca khúc của "A Star Is Born". Mong Oscar năm nay phim sẽ thành công trọn vẹn. Mong dấu ấn của phim sẽ mãi không phai trong lòng khán giả.
    Không quên cám ơn các bạn đã ghé qua đọc những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
    ---Đêm Sài Gòn, 18/10/2018.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. Ralph phá đảo Internet lấy bối cảnh 6 năm sau khi phần 1 Wreck-It Ralph (2012) khép lại, anh chàng to lớn Ralph và cô bé Vanellope trong chiếc máy game thùng vẫn là bạn thân của nhau ngần ấy năm.
    Thế nhưng, một sự cố xảy ra với trò chơi của Vanellope đã khiến cô bé và Ralph phải thực hiện chuyến phiêu lưu vào không gian mạng với hàng loạt trò chơi, mạng xã hội lạ lẫm. Từ đó, những trúc trắc trong mối quan hệ của cả hai cũng dần xuất hiện.
    Vượt ra khỏi ranh giới những tình huống hài hước, xúc động đan xen trong phim, Ralph phá đảo Internet của hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston dường như lại đang đặt ra những câu hỏi lớn hơn về bản chất con người và Internet.
    Trong khi Ralph và Vanellope đang loay hoay tìm lại ước mơ, mục đích thật sự của mình trong một không gian Internet quá đỗi rộng lớn thì ngăn trở giữa họ là sự vô tâm của những con người ngồi đằng sau màn hình máy tính.
    Phim khắc họa diễn biến nội tâm của Ralph và Vanellope - hai nhân vật vốn chỉ hiện diện trong những trò chơi điện tử - càng rõ nét thì hình ảnh con người càng trở nên thô ráp, vuông vức và thiếu vắng xúc cảm.
    Hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston đã mô tả Internet như một không gian hỗn loạn của quảng cáo, thông tin, xu hướng…
    Nghịch lý là trong thế giới ấy, nhân vật của các trò chơi điện tử dù cổ điển hay hiện đại cũng đều đang giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
    Phim có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi của con người, rằng suốt một khoảng thời gian dài tiếp xúc với Internet, loài người đã tạo ra những nhân vật có cảm xúc chân thật hơn chính cả bản thân họ trong đời sống thực, hoặc nói cách khác, con người đã không còn giữ được chính mình trước sự bủa vây của không gian mạng.
    Thế nhưng, nhiều chi tiết của phim không hề mang đến cho khán giả cảm giác dễ chịu thường thấy của một bộ phim hoạt hình.
    Sự xuất hiện của những con virút trong không gian mạng có thể là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa Ralph và Vanellope phải tan vỡ nhưng cũng có thể là cơ hội để con người lại gần bên nhau trong thế giới thực.
    Không chỉ đặt ra câu hỏi về sự thay đổi của con người, bộ phim còn khiến người xem bất giác hoài niệm về những chiếc máy game thùng giờ đây đã bị xếp xó trong quá khứ để nhường chỗ cho các trò chơi trên Internet.
    Nhìn lại những năm 1980, bộ phim Tron ra đời khi Internet chỉ mới ở thuở sơ khai. Lúc ấy, đạo diễn Steven Lisberger đã lộ rõ sự lo sợ của mình trước ý nghĩ những nhân vật trong trò chơi điện tử có thể sẽ thoát ra thế giới thật để thống trị loài người.
    Viễn cảnh ấy hẳn sẽ rất đáng sợ bởi nhân vật trong trò chơi điện tử luôn có sức mạnh phi thường và sở hữu trọn vẹn tính cách háo thắng của người chơi.
    Vậy mà 36 năm sau ngày phim Tron ra mắt, Ralph phá đảo Internet đã đảo ngược toàn bộ viễn cảnh của đạo diễn Steven Lisberger và khiến người xem phải day dứt khi nhìn lại thái độ của con người với thế giới mạng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Sống là không chờ đợi, thế nên sáng này đã đi coi Captain America. Dĩ nhiên là đi coi một mình. Mà dạo này ngộ nha, tôi bảo tôi đi coi phim, thì 10 ng` hết 10 ng` hỏi đi với ai. Gì thế, đi coi phim một mình lạ lắm sao, ng` hành tinh lắm sao mà phản ứng kiểu đó chứ. Hơn nữa, vào rạp rồi thì mạnh ai nấy coi phim, có bàn tán nói năng gì dc đâu mà cứ thích đi coi phải đi thành nhóm nhỉ, muốn bàn tán xôm tụ, coi nhiều mình thì coi ở nhà ấy, đỡ ồn, đỡ phiền ng` khác. Mà nhắc đến vụ này, cuối bài sẽ dành riêng 1 góc cho việc tại sao tôi thích đi coi phim một mình, hôm nay xui xẻo gặp 1 cặp ngồi kế bên đúng loại dân đi coi phim tôi ghét luôn. Chân dài não ngắn. Điên tiết với cô ta.
    Captain America lại là một phim siêu anh hùng, có lẽ là cuối cùng trong mùa hè ngập siêu anh hùng năm nay rồi. Tôi thì không phải fan comic nói chung và Marvel nói riêng, nhưng đại khái là có cảm tình với hãng phim này, thế nên từ khi đấy trailer đã quyết định đi coi, dù chẳng có kì vọng hay trông đợi gì hết á. Và vì không kì vọng, nên đã không có gì thất vọng về bộ phim hết. Một phim dễ coi, đơn giản, hành động mãn nhãn, giá trị giải trái tốt, vậy thôi.
    Nội dung phim nói về hành trình trở thành biểu tượng người lính của Mĩ, Captain America của anh chàng còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh Steve Rogers. Steve là một chàng trai với thể chất kém, anh mắc nhiều bệnh, thân hình còi cọc, ốm yếu, chẳng có tài năng gì đặc biệt, cũng chẳng có sức mạnh siêu nhiên gì hết, cái anh có, chỉ là một trái tim ấm áp, một ý chí kiên định cùng lòng dũng cảm, luôn nỗ lực hết sức. Và chính vì cái “không có gì hết” của anh, nó khiến anh trở nên đặc biệt, khiến anh trở thành đối tượng dc lựa chọn để tham gia chương trình thí nghiệm tạo nên các perfect soldier. Cơ bắp, khả năng, đó là những thứ có thể gia cố, thay đổi, rèn luyện, nhưng người ta không thể thay đổi bản ngã một con người, vậy nên Steve với suy nghĩ đơn giản, thuần phát cùng với trái tim nhân hậu đã được chọn để trở thành biểu tượng của quân đội Mĩ, trở thành Captain America, một hình mẫu, một leader, một người dẫn dắt mọi người luôn tiến lên phía trước, một chỗ dựa, một tấm gương cho tất cả những người lính khác. Anh cùng với các đồng đội của mình đã ngăn cả âm mưu hủy diệt thế giới của tên Đức quốc xã điên rồ Johann Schmidt.
    Nhìn chung thì chuyện phim nó đơn giản thế thôi, và Steve so với các anh hùng khác như Hulk hay Iron Man cũng không có nội tâm phức tạp bằng nên phim làm cũng khá tốt, chỉ là đoạn cuối hơi đuối một chút so với toàn cục.
    Xét về mặt kĩ xão. Đẹp, cháy nổ hoành tránh. Bối cảnh dc chọn khá mới, ý tôi nói mới vì phim chọn thời gian nền là giai đoạn các năm 40, khi còn chiến tranh thế giới chống phát xít. Trang phục, xe cộ, vũ khí, lính tráng đều đậm hình ảnh năm 40 chứ không như các siêu anh hùng trước, đều là chọn thời điểm hiện tại. Phim dùng tông màu … mà tôi không biết gọi là màu gì nữa [thứ lỗi cho kẻ mù màu bẩm sinh này] xuyên suốt, nhìn rất thích mắt, vì nó vừa hợp mới thời điểm câu chuyện, vừa làm cho, đôi khi khung ảnh y như khung truyện tranh, trông hay hay. Tông màu này giúp phim trông như 1 tờ báo cũ, 1 trang truyện kể sống động nhưng ố vàng. Cách kể chuyện gối đầu, mở đầu ở hiện tại, kể lại, xong kết thúc lại ở hiện tại. Chỉ có điều đáng tiếc là 3D của phim thường, không đặc sắc, không có cảm giác đã, và cũng không có cảm giác coi 3D. Thú thật là coi 1 lúc, tôi quyên mất mình đang coi 3D đó chứ. Vậy nên nếu ai đang băn khoăn nên coi thì thì tôi khuyên nên coi 2D thôi là vừa đủ.
    Đó là về mặt nội dung sơ bộ và các kĩ xảo, giờ hãy nói về các nhân vật trong phim và các diễn viên hóa thân.
    Về nhân vật chính Steve Rogers. Đây là một anh hùng, nhưng lại là mẫu anh hùng kiểu Mĩ khác mà tôi từng xem. Tôi ghét chủ nghĩa anh hùng kiểu Mĩ, cái kiểu ta không cứu thế giới thì ai cứu. Steve không như thế. Cái chất ngây thơ và đơn thuần trong con người nhân vật này khiến tôi hoàn toàn cảm thông và khá mến anh ta.
    Trước khi dc hỗ trợ để phát triển thể chất, anh ấy là một chàng trai nhỏ con, còi cọc đến đáng thương, nhưng lại mang trong mình lòng dũng cảm, yêu nước, khao khát phục vụ tổ quốc và quyết tâm không gì lay chuyển dc. Để được nhập ngũ, để được trở thành người lính trên chiến trường, anh ta không ngại thử đăng kí ở 5 thành phố khác nhau, khai gian xuất thân chỉ để tìm kiếm một cơ hội phục vụ tổ quốc. Có thể, người ta cho rằng anh ta bị điên, không có gì tốt ở chiến trường, nơi mà hàng ngày, hàng ngày, các sinh mạng ngã xuống, nhưng Steve lại không nghĩ thế. Anh cho rằng, là một công dân, anh phải có trách nhiệm với đất nước, với cả những người đang ngã xuống trên chiến trường để bảo vệ hòa bình cho đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Anh ấy không thể cho mình cái quyền đứng bên ngoài, cho mình cái quyền lẩn tránh tiếng gọi của quốc gia, anh muốn có cơ hội thử, không phải để chứng tỏ gì hết, không phải để thể hiện gì hết, chỉ là muốn thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thực hiện điều mình muốn mà thôi. Quan niệm sống của anh là, “người ta không thể nói không mãi”, “nếu một lần chạy trốn, sẽ là suốt đời chạy trốn”. Steve không chạy trốn, anh chọn cách đối mặt, vươn lên. Steve không phải một kẻ ham giết chóc, thích chiến trường, khi được hỏi, anh mong muốn gia nhập quân đội để tiêu diệt bọn phát xít phải không, anh đã trả lời rất trung thực và thẳng thắn. Rằng không, anh chẳng muốn giết chóc hay tiêu diệt ai cả, dù đó có là kẻ thù. Phải, Steve là như thế, cái anh muốn, là bảo vệ mà thôi.
    Steve không có được thể chất tốt, nhưng bù lại, anh có một tinh thần vươn lên không mệt mỏi, không bỏ cuộc. Anh không nhanh bằng mọi người, nhưng anh luốn cố hoàn thành bài tập. Anh không khỏe bằng mọi người, nhưng anh không bỏ cuộc giữa chừng. Và trên hết, anh biết sử dụng bộ não của mình hơn là chỉ dùng cơ bắp. Hãy nhìn cách anh lấy lá cờ trên cây cột cao mà nhiều năm rồi chẳng có ai leo lên dc. Tại sao phải leo lên một cây cột nhẵn thín, cao tít, trong khi ta có thể hạ cây cột đó xuống và lấy lá cờ?
     Có thể nhìn vào, Steve không có thể chất của một người lính, nhìn vào anh, ng` ta có thể lo ngại cho khả năng sống sót của anh trên chiến trường, nhưng bù lại, thứ tìm ẩn bên trong anh lại là kho báu vô giá. Chiến tranh bắt đầu bằng vũ khí, nhưng để chiến thắng thì phải là con người. Và thứ quan trọng nhất của một người lính, lại nằm trong tim anh ta. Đó là lòng dũng cảm. Và điều này thì Steve có thừa. Hãy nhìn một thử nghiệm nhỏ, trong một nhóm lính đang luyện tập hăng say, quăng vào giữa họ một quả lựu đạn dc rút chốt, bao nhiêu người trong đó sẽ chạy trốn, lo lắng cho tính mạng của mình. Là tất cả, chỉ trừ Steve. Anh không chọn chạy trốn, mà chọn cách lao vào, lấy thân mình ôm trọn quả lựu đạn đó, để giảm thương vong xuống thấp nhất có thể cho người xung quanh. Anh không lo cho mình, anh lo cho mọi người. Ở anh không có cái tôi ích kỉ, mà có sự hy sinh cùng lòng dũng cảm. Vì anh là một kẻ “không có gì đặc biệt”, chỉ là một cậu bé nhỏ thó đến từ Brooklyn, nên anh sẽ biết cách trân trọng cơ hội. Vì anh đã từng là một kẻ yếu, nên anh sẽ trân trọng và hiểu giá trị của sức mạnh mình sở hữu. Vì anh đã từng là kẻ dc bảo vệ, nên anh sẽ hiểu mình cần phải bảo vệ những gì. Và với trái tim như thế, anh sẽ không trở thành một chiến binh hoàn hảo, mà anh sẽ trung thành với chinh con người mình, một good guy cho dù có thay đổi gì đi chăng nữa. Đó là lí do anh được chọn.
    [Sức mạnh công nghệ đó, cả trong phim và ngoài đời. Trong phim là biến 1 Steve còi thành Steve thế này, còn ngoài đời thì ko tin dc là cùng 1 ng` đóng mà lúc còi lúc body chuẩn vậy, kĩ xảo tuyệt]
    Nhưng cuộc sống sau khi trở thành sản phẩm thành công của thí nghiệm cũng không phải dễ dàng, nhất là khi anh là hàng mẫu duy nhất, là tài sản quý giá và duy nhất của đất nước, là chìa khóa duy nhất còn lại sau khi vì giáo sư điều hành dự án cũng như mẫu thuốc cuối cùng bị phá hủy. Anh chỉ có 2 lựa chọn, 1 là quanh quẩn như chú chuột thí nghiệm bị nhốt, 2 là trở thành một con khỉ diễn trò hề, thành 1 biểu tượng truyền thông nhằm thôi thúc, vận động tinh thần của dân chúng cho cuộc chiến. Một biểu tượng trên giấy tờ, trên trang báo, trong những bài hát, điệu nhảy, những vở hài kịch lố bịch, điều mà anh không hề mong muốn. Anh khao khát được ra chiến trường, dc làm những thứ thật sự có ích chứ không phải là kẻ diễn trò, nhưng người ta không cho anh cơ hội. Nhưng sống là không chờ đợi, và cơ hội là do bản thân tạo nên chứ không phải ai cho, vận mệnh là do mình quyết định, thế nên, khi biết tin trung đội 107 của người bạn thân vô cùng quan trọng của mình bị thương vong trầm trọng, bạn mình phần lớn khả năng là đã chết, phần nhỏ khả năng là đã bị bắt làm con tin, Steve đã hành động. Dc sự giúp sức của sĩ quan Peggy và Howard Stark, anh đã một mình xông vào hang địch để cứu bạn mình.
    Tôi thích cách dựng này. Tôi thích anh ấy một mình liều mạng xông vào hang địch, ko phải vì mớ luận điểm kiểu như, ta có khả năng, ta không làm thì ai làm, ta có cơ hội trở thành anh hùng,…. Không, Steve vẫn là con người bình thường, và anh liều mạng vì người bạn của mình. Không phải tinh thần của 1 vị thánh cứu rỗi tất cả, anh vẫn là một con người với các lí do cá nhân mà thôi. Nhưng vì thế mà tôi ko thấy ghét cái sự ngây thơ của anh, cái chất anh hùng của anh, vì tôi vẫn cảm thấy nó thật, nó đáng trân trọng.
    Đó là chiến công đầu tiên của Steve, và cũng là khởi đầu cho chiến dịch, anh cùng những người tin tưởng vào anh, đội quân của anh, đại diện cho quân đội đồng minh, đập tan các căn cứ vũ khí bí mật của Johann.
    Và vì anh là Steve, thế nên trong trận chiến cuối cùng, anh đã hy sinh bản thân vì mọi người. Chiếc phi cơ mang rất nhiều vũ khí bí mật đang trên đà tiến lên. Bất cứ nơi nào nó hạ cánh cũng có thể khiến rất nhiều thương vong xảy ra, và với một cá tính muốn bảo vệ, Steve đã chọn cách dk chiếc máy bay đó lao thẳng xuống bắc cực, một nơi không người. Steve đã vì mọi người mà bỏ qua cơ hội sống của mình, vì mọi người mà hy sinh. Nhưng món quà tiến sĩ mang lại cho anh đã khiến anh không chết mà chỉ ngủ một giấc dài, 70 năm, để rồi tỉnh lại ở thời hiện đại, tiếp tục sứ mạng là một Captain America, trong một cuộc chiến khác đang chờ đợi.
    Một nhân vật vô cùng đơn giản, nhưng lại khiến người ta mến chứ không ghét. Chừng đó cũng đã là thành công rồi.
    Nói đến Chris Evans, tôi luôn nghĩ đến bộ tứ siêu đẳng hay là The Loser. Ngay từ khi coi trailer phim này, tôi đã không nhận ra anh, và tôi cũng không ấn tượng hay thích mấy về cái thể hình siêu anh hùng của anh. Tôi nghĩ, trông anh nặng nề, trông anh thế nào ấy, không hợp vai. Thế nhưng khi coi phim tôi nghĩ mình đã hiểu dc tại sao nhà sản xuất lại chọn anh. Đó là vì gương mặt phảng phất nét “ngây thơ của một người đàn ông” nơi anh. Một nét rất dễ thương. Và vì Steve là một người ngây thơ, đơn thuần, nên kể cả khi anh ta trở thành anh hùng, gương mặt anh vẫn rất hợp với hình mẫu đó. Trong phim này anh diễn rất tốt, ko phá phách như trong bộ tứ, không tưng tửng như trong The Loser, mà trăn trở hơn, trưởng thành hơn, trầm hơn 1 chút, nội tâm chuyển đổi tinh tế nhưng vẫn rất ngây thơ. Coi đoạn anh bị “gái tán” [chứ không phải “tán gái”] gương mặt anh trông dễ thương khủng khiếp, rất là muốn ôm luôn. Nói tóm lại, anh đúng là lựa chọn thích hợp cho Captain America, một gương mặt đáng để tin tưởng. Hy vọng năm sau sẽ thấy anh tiếp tục tỏa sáng trong The Avenger.
    Nhân vật thứ 2 mà tôi thích thú trong phim này, đó chính là Howard Stark. Nếu ai có coi Iron Man thì sẽ biết, Howard Stark là chủ tịch sáng lập ra tập đoàn Stark chuyên cung cấp vũ khí cho chính phủ, mà sau này Anthony hay còn gọi là Tony Stark tức Iron Man thừa kế và phát huy đó. Howard là cha của Tony. Trong Captain America, anh cũng là người tham gia vào dự án perfect soldier, giúp đỡ chính phủ nói chung và cá nhân Steve trong chiến dịch đầu tiên của Steve. Howard xuất hiện không nhiều, nhưng cực kì ấn tượng. Vừa thấy anh ta ở hội chợ công nghệ là nhớ ngay đến Tony với ý nghĩ, trời ơi, đúng là cha nào con nấy luôn. Giờ mình đã hiểu dc cái tài trí bất phàm nhưng cá tính thì tưng tửng, kiêu ngạo, láo toét, sát gái nhưng đáng yêu cực kì của bạn Tony từ đâu mà ra. Hoàn toàn sao y bản chính luôn. Ở Howard hình thành nên một cái không khí rất giống trong Iron Man, bao quanh Tony. Đó là cái sự thông minh, yêu khám phá, nghiên cứu, sáng tạo, cái chất tưng tửng bất cần đời, cái sự sành điệu và cực kì thiếu khiêm tốn cùng cái bản tính liều mạng khó đỡ nhưng ẩn trong tất cả lại là một người tốt, hết sức mình khi dc nhờ vả. Một nhân vật rất thú vị. Howard là chuyên gia công nghệ ở thời Captain American, đến thời hiện tại,  Tony lại tiếp tục là cố vấn cho tổ chức S.H.I.E.L.D của các siêu anh hùng. Đúng là cha nào con nấy. Cực ấn tượng nv Howard này.
    Điều tiếp theo tôi thích là tình bạn của Steve và James Barners trong phim. Hai anh ấy là bạn thân, bạn cực kì thân, thân như tính mạng của nhau. Tôi thích cái cách mà họ quan tâm đến nhau, vô cùng chân thành và thân thiết. Vì Barners, Steve mới mạo hiểm, làm trái lệnh, một mình xông vào hang ổ địch, và vì Steve, Barners sẵn sàng liều mạng mình. Barners tin tưởng bạn mình, trao mạng mình vào tay bạn, bên cạnh đó anh cũng cực kì kiên quyết. Tôi thích cái cảnh nhà xưởng nổ tung, Steve buộc Barners đi trước nhưng ánh mắt anh khí đó quắc lên, anh trả lời một cách kiên định rằng anh sẽ ko đi nếu ko có Steve đi cùng. Khoảnh khắc đó, Steve im lặng và buộc phải làm theo, vì anh biết bạn mình nghiêm túc. Nếu chết, họ sẽ cùng chết ở đây, còn nếu sống, họ phải đi cùng nhau. Thích cực chi tiết này. Và vì Barners quan trọng như thế, nên đoạn anh chết, Steve đau lòng thật sự rất truyền cảm. Khả năng trao đổi chất và bình phục của Steve cao gấp 4 người thường, thế nên anh uống rượu không bao giờ say, và điều đó thật bất hạnh khi anh đau khổ biết bao vì đã ko cứu dc Barners trên chuyến tàu hôm đó. Mấy pha tung hứng của Steve và Barners khi còn là chàng còi hay khi đã là CA đều rất dễ thương, có thể cảm thấy tình bạn thân thiết của họ sâu đậm đến chừng nào luôn. Đáng tiếc, Barners chết sớm quá chừng. [Mà dạo này tình bạn kiểu này nhiều ghê, quơ phát là đầy rẫy, hí hí]
    [Chết thì cùng nhau chết, trở về thì phải cùng nhau về. Thích hai anh]
    Tóm lại, đây là một bộ phim đáng coi, giải trí tốt, diễn xuất hay kĩ xảo đều tốt. Đây cũng là bước đệm cuối cùng cho việc đưa tập đoàn siêu anh hùng The Avengers gồm Iron Man, Hulk, Thor, Captain America, Hawkeye cùng lên màn ảnh rộng, trong cùng 1 bộ phim. Năm sau sẽ là một năm bùng nổ của các siêu anh hùng Marvel trên màn ảnh đây. Chờ xem. À mà phải kiếm coi Thor nữa, chỉ có Thor là phim mình chưa coi năm nay.
    P/s: Giờ là màn than phiền. Mình thù cái đứa ngồi coi phim kế bên mình ngày hôm nay trong rạp. 1 con đúng chuẩn chân dài não ngắn. Bạn ấy chắc đi coi phim với bồ bạn ấy, thế nhưng coi phim kiểu gì mà cứ hỏi liên tục vậy chứ. Bạn không có não để tự suy nghĩ à, hỏi còn hơn 1 đứa con nít đi coi hoạt hình mà ko đọc dc chữ, phải hỏi ba mẹ vậy. Cái chi tiết Steve ôm quả lựu đạn thay vì chạy trốn như mọi người, bạn ấy coi mà liên tục hỏi thằng bạn, “sao làm vậy vậy, làm vậy sao dc khen vậy, vậy có nghĩa là sao”, thật ngao ngán đến độ muốn quay sang tát phát hỏi đầu chứa não chứ có phải chứa đậu hũ đâu, sao ko suy nghĩ. Tội nghiệp thằng nhỏ, nó chỉ biết cười trừ bảo “ko hiểu thiệt hả”, bạn này nhõng nhẽo lại “thì không hiểu thiệt mới hỏi”, thằng nhỏ chỉ biết cười, rồi phải giải thích cho nó. Đó chỉ là tiêu biểu nha, sau đó còn liên tục 1 loạt các câu hỏi khó đỡ của bạn này làm mình liên tục phải tự hỏi, chẳng lẽ chân dài não ngắn là thật hay sao.
    Bạn ấy không chỉ “ngu” mà còn thích khoe mã. Coi phim cứ liên tục “à, có phải hắn đang định thế này thế kia không?” mà toàn bộ đều sai toét. Không biết thì cứ im lặng, coi đi rồi biết, sao cứ thích thể hiện cái “ngu” của mình ra nơi công cộng vậy, lại còn làm phiền nhã hứng coi phim của người khác. Thằng bạn nó thiệt là dại, có là fan Marvel hay Comic muốn đi coi phim thì cũng nên đi 1 mình hay đi với hội hiểu biết tí, đi với bạn này đúng là trời phạt, hoàn toàn ko tập trung coi dc mà phải liên tục giải thích cho nó. Loại này chỉ thích hợp coi mấy phim cười ha ha, hi hi rồi quên ấy, chứ ko thích hợp coi phim loại này. À mà CA có phải phim mang triết lí hay suy nghĩ cao siêu gì lắm đâu, đã đơn thuần giải trí lắm rồi mà sao cái “nồi đậu hũ” trên cổ bạn cũng khó tiêu hóa quá vậy bạn. Coi phim hơn 2 tiếng mà điên với con đó, điên thật sự. Tức gì đâu ấy. Coi phim hay mà trúng phải đám này thật là muốn đập đầu chúng nó. Hồi Super 8 cũng thế, nhưng ít ra đó là con nít, đỡ khó chịu hơn là cái bạn “chân dài dễ thương” hôm nay.
    P/s 2: tình hình là theo review thì Xì Trum rất hay, tinh tế và ý nghĩa sâu sắc, thế nên chắc sẽ ráng cố gắng dành dụm đi coi vậy. Nhiều khi đúng là trailer ko phản ảnh dc chất lượng, có nhiều phim trailer hoành choáng nhưng bom xịt, có nhiều phim trailer chán chẳng muốn nói nhưng lại hay. Tin tưởng và Xì Trum vậy.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. Một bộ phim hoạt hình huyền thoại mà ai cũng biết tới, tuy nhiên, The Little Mermaid 1989 khác biệt với phiên bản The Little Mermaid 2023 ở chỗ, The Little Mermaid 1989 đi thẳng vào vấn đề: Ariel đi tìm tình yêu là chàng hoàng tử được mọi người ủng hộ, còn The Little Mermaid 2023 cũng là nàng công chúa “Ariel” đi tìm tình yêu, nhưng không được lòng mọi người, có các ý kiến trái chiều đến mức chỉ nghe tên The Little Mermaid 2023 không cần xem mọi người đã ghét trước rồi.
    Vấn đề The Little Mermaid 1989 được lòng mọi người và The Little Mermaid 2023 không được lòng mọi người nằm ở chỗ diễn viên bị thay thế bởi một cô gái da đen (nhưng vấn đề ở chỗ là cô diễn viên này quá xấu, nếu đẹp thì người ta cũng chả có cớ gì để bo đì sam sung cả vì cỗ quá đẹp, mà đã đẹp thì chả ai bắt bẻ được, cùng lắm thì nhà chuột bị chỉ trích dùng người da đen vào thôi), diễn viên diễn cứng đơ, cả Nàng Công Chúa Da Đen và chàng hoàng tử lên màn ảnh cứ như lên sân khấu địa phương và diễn cho người xem, họ  điều bỏ qua cách diễn vì đây giống hệt cách diễn Cải Lương nên không chấp, nội dung chuyển thể thêm quá nhiều chi tiết thừa thãi, không tạo ra nhiều chi tiết kỹ càng mà thậm chí quá sơ sài đến mức người ta tin giả thuyết rằng The Little Mermaid 2023 là bộ phim tạo hiệu ứng ngược (thay vì tạo ra làn sóng ủng hộ da đen thì lại gây ra làn sóng phẫn nộ cho người xem và càng kỳ thị người da đen hơn). Nói tóm lại, kẻ này đang Review The Little Mermaid 1989 nhưng lại lan man không đúng chỗ vài dài dòng quá nên sẽ Review The Little Mermaid 2023 vào bài viết sau vậy.
    Như mọi người đã biết nội dung của The Little Mermaid 1989 như thế nào rồi nên cũng chẳng buồn bỏ công tóm tắt mất thời gian nữa, nhưng kẻ này phải viết thêm vài dòng cho bài viết thật dài, chứ nếu không, chỉ vài dòng Review ở phía dưới, sẽ là quá ngắn ngủi.
    Chả là thế này, nàng tiên cá Ariel, con vua Thủy Tề, là con cá cưng của chúa tể biển cả, tò mò trên mặt biển – nơi Thủy tề cấm mọi con cá ngoi lên, dù chỉ là liếc mắt đưa tình – và đem lòng yêu chàng trai đẹp nhất (chứ nếu xấu ma chê quỷ hờn thì chả có chuyện con nhỏ nó yêu và đánh đổi cái giọng biến đuôi thành cái chân), có danh hiệu là hoàng tử của vương quốc (đúng cách Môn Đăng Hộ Đối với chị cá vốn con cá cưng của ông vua, cá quý tộc của vương quốc biển cả luôn, chứ nghèo kiết xác, phận cu-li nô-lệ thì có trời độ mới có vợ (thuộc hàng phẩm chị Dậu xuất sắc về danh hiệu Xấu đê hèn)), thế là con nhỏ tiên cá đem lòng yêu chàng trai và ông trời thương tình nên đánh sập cái thuyền của hoàng tử để tiên cá cứu chàng trai để có chuyện kế tiếp để kể (nếu chết thì làm có quái gì kể tiếp nữa). Vua của mọi con cá trên biển cá biết được cô gái cưng yêu loài người nên ông ta đe trên dọa dưới với con nhỏ, cấm ra khỏi hậu cung, mụ phù thủy bạch tuộc biết được cô cá yêu hoàng tử nên bà ta đã dụ cô cá đổi chân, sau 3 ngày không hôn được hoàng tử thì cô cá sẽ biến thành rong biển, nhằm đe dọa ông bố cô nàng nhường ngôi chúa tể biển đen cho bà ta.
    Thế là cô gái rượu vì phút chốc mê trai mà đánh đổi, xém tí nữa hại cả ông bố, biến biển cả thành màu đen thùi nùi, cũng may, trời thương tình cộng thêm đám lính support lòi họng mới cản được đám cưới của bà cô dì ruột em ông bố với trai trẻ (nếu là mình mà cưới trai trẻ trai tân mình cũng chịu luôn chứ nói gì bà dì cô ruột em ông bố đóng màn nhện đến cả quỷ nó còn chê), nhưng khổ cái đám lính cản là một phần, con cua đỏ đi mét ông bố, ông bố tới cũng không cản được khế ước giữa bà dì em ông bố và con cá cưng của ỗng bố. Thế là ỗng phải chịu thay, nhường ngôi, nhưng cũng may rằng, ông trời độ muốn lòi cuống họng nên chàng hoàng tử dùng con tàu đâm chết cha bà dì em gái ông bố con cá cưng, trả lại sự yên bình cho cả hai vương quốc trên đất lấn biển cả.
    Kẻ viết này phải thừa nhận rằng, tuy là bộ phim The Little Mermaid thuộc dạng nhạc kịch và cái sự kịch tính trong các thể loại phim nó hề tồn tại trong thể loại này, cũng may thay, về sau lão chuột già (Disney) phải thêm các chi tiết kịch tính vào câu chuyện để không bị đánh giá là nội dung nhạt toẹt, chẳng hạn như bản The Little Mermaid 2023 dính phải phong trào Tam Đại Quyền với sự lãnh đạo tài tình lèo lái từ một bộ phim huyền thoại cứu vớt cả công ty phim Hoạt Hình sắp sửa phá sản sang một bộ phim thảm họa, thì có thể nói rằng, việc kịch tính vào trong bộ phim là cực kỳ quan trọng, dù nó ở bất kỳ hình thức nào. Trừ khi là một dạng Kịch Sân Khấu.
    Với thời lượng một tiếng hai mươi phút, thúc đẩy các tình tiết nhanh chóng, không rườm rà, thừa thãi, lê thê, bài hát lồng vào đúng tình tiết, tạo ra thời gian xúc xích hẳn hoi, nên cái chi tiết mụ phù thủy béo ú có cái chân đen thui biến  thành cô gái đẹp đẽ dùng giọng hát mê hoặc hoàng tử, ông bố tới cứu, hoàng tử Eric đến cứu và chi tiết Ariel và Eric hôn nhau là thứ quan trọng tạo ra sự kịch tính trong bộ phim này. Nếu không có các chi tiết quan trọng này, ắt hẳn The Little Mermaid 1989 sẽ thành một bộ phim không khác gì nhạc kịch đúng nghĩa.
    Vì thế kẻ viết này chấm sáu điểm cho sự kịch tính này, hơn hẳn các bộ phim trung bình khác.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. Chỉ sau một tuần ra mắt, “The Little Mermaid 2023" (Tựa Việt: Nàng tiên cá) đã trở thành bản live-action có thời lượng dài nhất, và nhận số điểm do khán giả đánh giá cao nhất trên Rotten Tomatoes của “nhà Chuột”.
    Trong lịch sử Disney, chưa từng có tác phẩm nào gây nhiều dư luận như The Little Mermaid 2023, từ việc thay đổi so với bản hoạt hình năm 1989 ở những yếu tố như màu da của Ariel, kết cấu gia đình của vua Triton… khiến cho tác phẩm đã bị phản ứng dữ dội trước khi ra mắt. Tuy vậy, Disney đang dần cho thấy hướng đi của mình là phù hợp, cũng như kể được câu chuyện lớn hơn và phức tạp hơn.
    Xét về nội dung, bản live-action lần này của đạo diễn Rob Marshall bám rất sát so với nguyên gốc hoạt hình năm 1989, trong nội dung, nhân vật và các tình tiết đã được sắp xếp. Tuy vậy với thời lượng dài hơn 30 phút so với trước đó, phiên bản 2023 cũng đã giải thích nhiều hơn về khía cạnh của hoàng tử Eric, cũng như đan dệt nên các mục đích phức tạp của Ariel để được lên trên mặt nước.
    Chính những điều này cũng đã cho thấy bản chuyển thể lần này phù hợp với người trưởng thành hơn là trẻ em. Như cuộc “viếng thăm” lại những ký ức, bộ phim lần này đã “nâng cấp” thêm những kỷ niệm cũ, khi từng thước phim đã được tái hiện sống động, rõ nét, nhưng vẫn giữ được những đặc trưng riêng đã là kỷ niệm của rất nhiều người suốt hàng thập kỷ qua.
    Ra đời sau 3 thập kỷ, The Little Mermaid đã được thực hiện với các công nghệ vô cùng tiên tiến. Theo đó, những phân cảnh dưới nước và các chi tiết như mái tóc bồng bềnh, chuyển động của các vây đuôi… đều được đảm nhận bởi CGI và tạo được độ chân thật. Dù vậy, ánh sáng của tác phẩm này chưa được tối ưu, khiến cho trong vài phân cảnh người xem không thể phân biệt được các nhân vật cùng với phông nền.
    Một trong những cảnh tạo được dấu ấn là khi ca khúc Under the Sea quen thuộc được cất lên, với sự hòa thanh của các sinh vật biển, mang cho người xem cảm giác như đang chiêm ngưỡng thước phim tài liệu nào đó của kênh Discovery về đời sống đại dương. Điều này cũng được giữ nguyên trong các cảnh phim thuộc bài hát Kiss the Girl, với ánh sáng, chuyển động… lãng mạn, đôi khi khiến cho người xem nhớ đến Tangled hơn là The Little Mermaid.
    Tuy nhiên, dù được dàn dựng dưới kinh phí lớn, Disney dường như “bỏ quên” đi khâu thiết kế – sản xuất, khi hai vương quốc của vua Triton và của Eric chỉ được dựng lên lớp vỏ bên ngoài, còn ở bên trong thì lại qua loa và thiếu chi tiết. Ngoài ra, đạo diễn Rob Marshall cũng còn cho thấy những sự bối rối ở những phân cảnh mà các nhân vật phải chuyển giữa hai thế giới, từ dưới mặt nước lên đến trên cạn. Cả Ariel và Vua Triton đều có cảnh quay không được đẹp mắt giữa các cảnh chuyển. Phân cảnh Ariel lén nhìn Eric khi chàng tỉnh dậy hay khi Triton tiễn biệt con gái ở phía sau cùng… tuy đầy cảm xúc và nhiều ấn tượng, nhưng việc làm sao để cho những sự xuất hiện tương đồng đối với vị thế thì lại chưa được giải quyết một cách trơn tru, khiến cho tác phẩm trở nên hài hước thay vì đem đến cảm xúc như cần phải có.
    Về dàn diễn viên, vai diễn Ariel của Halle Bailey cũng đã để lại ấn tượng nhất định. Là “tay ngang” đảm nhận diễn xuất, Halle vẫn còn tương đối hạn chế trong cách điều tiết cảm xúc. Đa số cô làm tròn vai, nhưng để được nhớ đến, thì Ariel thiếu sự xuất thần dẫu cho mạch phim đã được căn chỉnh để hỗ trợ cho việc đẩy cảm xúc. Tuy nhiên, Disney cũng có thấy việc lựa chọn cô là một hợp lý, khi các bài hát như Part of Your World được xử lý một cách vừa phải, đọng lại những dấu ấn riêng.
    Ngược lại, bộ ba sinh vật Flounder, Scuttle và Sebastian dường như chiếm hết spotlight của bản chuyển thể khi đây là nhân tố gây cười xuyên suốt bộ phim. Đạo diễn Rob Marshall và biên kịch David Magee rất biết cách tận dụng bộ 3 này vào những phân cảnh vô cùng đặc biệt, như khi Scuttle đọc Rap hay cả 3 cùng lướt trong các giai điệu reggae êm dịu của Kiss the Girl…
    Ngoài ra, thì hai tên tuổi gạo cội của giới điện ảnh là Melissa McCarthy và Javier Bardem đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Đảm nhận một “ca” rất khó là Ursula, McCarthy cho thấy không ai phù hợp hơn với sự hài hước cùng lối diễn tả có phần “over” của thể loại Broadway. Cách lấy hơi, nhấn nhá, gằn giọng… của phiên bản Ursula lần này gần như đã làm lu mờ phiên bản trước đó, mang đến một góc nhìn mới cho khán giả yêu thích bộ phim. Vai diễn Triton của Javier Bardem cũng được thể hiện hoàn hảo, làm rõ được sự uy nghiêm dù chiếm thời lượng không quá nhiều.
    Dù vậy bộ phim cũng có những hạn chế nhỏ, như tương tác giữa các nhân vật chưa được khắc họa một cách rõ ràng. Có thể thấy rằng nội bộ gia đình của Eric và Ariel chưa được quan tâm khai thác, dẫn đến cách diễn và cách tương tác giữa các nhân vật chưa thật trơn tru.
    The Little Mermaid 2023 đã gửi gắm được rất nhiều thông điệp thú vị. Việc cast Halle Bailey vào nhân vật chính không chỉ xét đến tài năng của cô, mà “nhà Chuột” cũng đang hướng đến cách tiếp cận đa dạng chủng tộc của ngành công nghiệp điện ảnh. Ở cảnh cuối phim, ta có thể thấy những nàng Tiên Cá từ đủ giới tính và đủ chủng tộc, cùng nhau chung sống, xuất hiện hài hòa.
    Đây không phải là một nỗ lực mang tính riêng lẻ, mà gần đây hơn, series phim Queen Charlotte gây sốt toàn cầu của Netflix cũng đã thử nghiệm theo hướng đi này. Như Halle từng nói trong cuộc phỏng vấn “Điều mà tôi thích trong bộ phim này là ngày nay mọi thứ đã được bình thường hóa. Có người nói với tôi một ngày nào đó, trẻ em sẽ không nhớ đến phiên bản đầu tiên của nàng tiên cá mà chỉ nhớ đến phiên bản của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng thích sự đa dạng trên màn ảnh hiện nay. Từng có thời điểm chúng ta không thấy bóng dáng người da màu nào nhưng giờ đây, chúng ta đã có một công chúa Disney da màu”. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng rất “thời sự” khi cũng gửi gắm rất nhiều thực trạng của ngày hiện tại, khi con người ngày càng tác động một cách tiêu cực đối với tự nhiên.
    Cuối cùng thì sự phát triển tâm lý nhân vật cũng chính là điểm khiến cho bộ phim trở nên đáng nhớ. Ở đây Ariel không chỉ bởi vì hoàng tử mà muốn đổi lấy đôi chân, mà còn là sự tò mò, khát khao khám phá của một “đứa trẻ vẫn chưa kịp lớn”. Hoàng tử Eric cũng tương tự thế, khác với bản gốc chỉ được khắc họa là rất mờ nhạt và chỉ thoáng qua, hóa ra cũng mang theo sự khao khát muốn đi mọi nơi. 
    Do đó có thể thấy rằng thoát khỏi bộ phim hoạt hình trước đó, phiên bản 2023 có cách tiếp cận phù hợp và ấn tượng hơn với ngày hiện tại. Tạo được dấu ấn trong mặt diễn xuất, lồng tiếng, áp dụng công nghệ cũng như tạo ra một nhân vật chính hoàn toàn khác biệt… “Nhà Chuột” cuối cùng cũng đã có một tác phẩm live-action khác biệt, khi dám vươn mình khỏi những định kiến. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. Brennan Huff là anh chàng 39 tuổi với công việc làm thêm không ổn định và đang sống chung cùng với mẹ mình là Nancy. Còn Dale Doback cũng là một anh chàng tương tự nhưng lớn hơn Brenna 1 tuổi và sống cùng cha mình là Robert.Khi Nancy và Robert gặp gỡ, yêu nhau và dọn về sống cùng nhau thì đột ngột Brennan và Dale trở thành anh em ghẻ của nhau.Mặc dù thời gian đầu sống cùng nhau dưới một mái nhà, Brennan và Dale luôn có những mâu thuẫn với nhau, ghét nhau, nhưng rồi, cả hai chợt nhận ra rằng dường như giữa họ có những điểm tương đồng với nhau, đều là những kẻ lớn xác nhưng đầu óc thì như những đứa trẻ và nhất là lười biếng như nhau.Thế rồi, cả hai buộc phải hợp tác với nhau khi mà cha mẹ của họ muốn họ phải dọn ra ở riêng…
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  15. "Sicario: Day of the Soldado" có các cảnh chiến đấu được dàn dựng chặt chẽ, phản ánh thế giới phức tạp ở biên giới Mỹ - Mexico.
    Tác phẩm là phần hai của Sicario - phim gây tiếng vang và nhận ba đề cử Oscar vào năm 2015. Câu chuyện mở đầu bằng cảnh thảm khốc khi một nhóm người Hồi giáo đánh bom tự sát, giết hàng chục người ở Kansas (Mỹ). Chính phủ xác định những đối tượng này thâm nhập vào lãnh thổ nước Mỹ thông qua đường dây vượt biên của các băng đảng ma túy Mexico. Lầu Năm Góc triệu tập Matt Graver (Josh Brolin đóng) - đặc vụ có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với các băng đảng tại biên giới Mỹ và Mexico.
    Matt và các quan chức quyết định dàn dựng một sự cố để khơi mào cuộc chiến giữa các băng nhóm Mexico. Họ tin rằng đó là phương án tối ưu để làm suy yếu đường dây vượt biên, gián tiếp hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố. Matt tìm đến Alejandro (Benicio del Toro đóng) - một sát thủ am hiểu về thế giới ngầm Mexico. Họ lên kế hoạch ám sát một luật sư cấp cao của một băng đảng, đồng thời bắt cóc con gái Isabel (Isabela Moner đóng) của ông trùm một băng khác để họ trả đũa nhau. Tuy nhiên, kế hoạch chệch hướng khiến Matt và Alejandro bất đồng, bắt đầu hành động theo ý riêng của mình.
    Sicario: Day of the Soldado vẫn giữ cách thiết lập bối cảnh nghẹt thở, đậm chất bạo lực đặc trưng từ phần đầu. Các nhân vật thể hiện sự không khoan nhượng trong bất kỳ tình huống nào, từ việc tiêu diệt những mục tiêu không có vũ trang, cho đến ý định thủ tiêu Isabel - một cô bé mới 16 tuổi. Các tuyến đường im ắng luôn ẩn chứa hiểm họa khó lường. Tiếng súng có thể vang lên bất kỳ lúc nào, đẩy các nhân vật vào vòng nguy hiểm.
    Khi Denis Villeneuve rời vị trí đạo diễn, Stefano Sollima - nhà làm phim từng ghi dấu ấn với các tác phẩm về tội phạm Italy - thay thế. Ông cùng nhà quay phim Dariusz Wolski tạo ra phần hình ảnh ấn tượng với các cảnh từ trên không thể hiện đội hình di chuyển, tác chiến ở không gian bao la của hoang mạc. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tạo ra các khung cảnh có độ sáng thấp nhưng màu rất đẹp. Thay Jóhann Jóhannsson - nhà soạn nhạc của phần một vừa qua đời, Hildur Guðnadóttir - cộng sự lâu năm của anh - vẫn giữ được chất nhạc quen thuộc với điểm nhấn là những màn cello ngân dài vừa căng thẳng vừa lôi cuốn.
    Hai nhân vật nổi bật trong phim là Matt và Alejandro. Matt có thói quen mặc quần ngắn, đi dép, dáng vẻ xuề xòa nhưng không ngần ngại dùng vũ lực đe dọa kẻ khác. Ở trích đoạn đầu phim, anh tiến vào phòng, thẩm vấn một tên hải tặc Somalia, thản nhiên dùng hệ thống định vị không kích nhắm vào gia đình của kẻ này để uy hiếp. Còn Alejandro thuộc kiểu sát thủ máu lạnh, nổi bật với các cảnh hành động.
    Tên của phần mới có hai từ "sicario" và "soldado" - nghĩa là "sát thủ" và "người lính" trong tiếng Tây Ban Nha. Ngoài việc bất chấp thủ đoạn và ra tay tàn độc, phần sau của phim thể hiện một khía cạnh khác trong con người họ khi Matt và Alejandro đều có những hành động trượng nghĩa, phảng phất khí chất quân nhân. So với Matt, Alejandro được xây dựng kỹ hơn với một bi kịch gia đình được cài cắm, giúp hành động của anh không trở nên gượng ép. Josh Brolin và Benicio Del Toro - dù không có nhiều đột phá - vẫn tạo được sức sống riêng cho nhân vật.
    Tác phẩm đặt ra một câu hỏi lớn: để hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng, chính phủ có thể bất chấp luật lệ, đạo đức đến mức nào? Trong phim, nhóm của Matt không ngần ngại đẩy một quốc gia khác vào hỗn chiến để bảo vệ nước mình. Họ cũng sẵn sàng xung đột với cảnh sát Mexico khi cần. Căng thẳng giữa chính phủ hai nước nổ ra khi hoạt động của Matt dần bị phát hiện.
    Tuy nhiên, hệ thống nhân vật của phim đơn giản và kém sắc sảo so với phần một. Trong Sicario, phim xoay quanh góc nhìn của nữ đặc vụ chính trực Kate Macer (Emily Blunt đóng), qua đó nêu thông điệp về lằn ranh thiện ác mập mờ. Trong thế giới đen tối của tội phạm, Kate liên tục lép vế trước Matt và Alejandro - những "con sói" không chơi theo luật lệ thông thường nhưng nhờ thế đạt mục đích.
    Sicario: Day of the Soldado vắng bóng một nhân vật như Kate để tạo nên sự tương phản về tư tưởng. Nhân vật con gái ông trùm - Isabela Reyes - có phần nhạt nhòa trong câu chuyện dù chiếm nhiều thời lượng. Với tham vọng xây dựng một bộ ba phim, mở rộng câu chuyện, biên kịch Taylor Sheridan cũng chưa giải quyết trọn vẹn các vấn đề.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. The Evil Dead là một bộ phim kinh dị Mỹ sản xuất năm 1981 dưới bàn tay của đạo diễn nổi tiếng Sam Raimi. Bộ phim kể về câu chuyện kinh hoàng của nhóm 5 sinh viên khi họ có kỳ nghỉ hè tại một khu rừng già ở Morristown, bang Tennessee, sau khi một thành viên trong nhóm đã vô tình mở chiếc máy ghi âm và từ đó giải thoát những linh hồn từ sâu trong rừng thẳm. Ban đầu Sam Raimi và các thành viên đoàn làm phim thực hiện một bộ phim ngắn mang tên "Within the Woods", nó đã gây được tiếng vang cho các nhà đầu tư, qua đó thu hút được 90.000 đô la tiền ngân quỹ ban đầu để thực hiện được bộ phim.
    Mặc dù với nguồn kinh phí thấp nhưng nó đã thu hút được sự quan tâm từ nhà sản xuất Irvin Shapiro, người đã mang bộ phim đến Liên hoan phim Cannes 1982. Ngay cả tác giả tiểu thuyết kinh dị lừng danh Stephen King cũng phải tỏ ra vô cùng ấn tượng về bộ phim, điều này đã giúp thuyết phục hãng New Line Cinema làm nhà phân phối, bộ phim thu về 2,4 triệu đô la riêng tại Mỹ, và 29,4 triệu đô la cho tổng doanh thu trên toàn thế giới, bộ phim đều nhận được những phản hồi có cánh kể từ trước và sau khi phát hành. The Evil dead đã nổi lên như là một trong những bộ phim đình đám nhất và được mô tả là một trong những bộ phim kinh dị vĩ đại nhất mọi thời đại, một trong những bộ phim có ngân quỹ độc lập thành công nhất. Bản thân bộ phim đã làm bệ phóng cho tên tuổi của đạo diễn Sam Raimi và diễn viên Bruce Campbell, cả về sau này khi họ vẫn gắn bó với nhau trong nhiều dự án phim.
    Sự thành công của bộ phim cũng kéo theo sự ra đời của 2 phần tiếp theo là Evil Dead 1987 và Army of Darkness 1992 được viết và đạo diễn bởi Sam Raimi, nó cũng tạo ra một thương hiệu về truyền thông với các Game Video, truyện tranh và phim truyền hình. Bộ phim thứ 4, làm lại với tác phẩm cùng tên Evil Dead phát hành vào năm 2013, nhưng lần này Sam Raimi chỉ ở vai trò nhà sản xuất cùng với Bruce Campbell, ngoài ra còn có loạt phim truyền hình Ash vs Evil Dead.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. The Big Lebowski được anh em nhà Coen ra mắt công chúng vào năm 1998, cái năm áp chót của thế kỉ 20. Nghệ thuật điện ảnh ra đời trước đó gần 104 năm bởi anh em nhà Lumière. 104 năm đó chứa đầy những thay đổi chóng mặt của thế giới, cũng đồng thời chứng kiến bước phát triển dài của điện ảnh, để lại cho chúng ta hàng triệu bộ phim – hàng triệu câu chuyện khác nhau, hay có dở có, bi có hài có. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc áp lực sáng tạo cho các nhà làm phim về sau càng ngày càng lớn. Những chất liệu hay, giàu ý nghĩa đã bị khai thác đến cạn kiệt, không chỉ trên cấp độ tổng thể cả câu chuyện, mà còn ở từng tình huống, chi tiết nhỏ nhặt. Motif về những cặp tình nhân yêu nhau nhưng bị chia cắt vì một trong hai người chết vì bệnh tật hoặc tai nạn mà ta thường thấy lặp đi lặp lại ở các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, lấy đi nước mắt của bao thế hệ bà nội trợ Việt Nam, là có nguồn gốc từ tận năm 1970 trong phim Love Story của Arthur Hiller. Viết dài dòng như bên trên là bạn đọc hiểu rằng, thoát ra khỏi cliché (thuật ngữ điện ảnh để chỉ những tình huống, ý tưởng bị lạm dụng đến mức mất đi ý nghĩa ban đầu, đến mức trở nên sáo rỗng và dễ đoán) là rất khó khăn. Nhưng The Big Lebowski đã làm được điều đó, thành công đầu tiên của nó là đánh lừa khán giả hết lần này đến lần khác trong suốt 117 phút của bộ phim.
    Một bộ phim đầy những nhân vật kì dị (một gã béo có vấn đề với việc kiểm soát cơn tức giận, một gã gầy còm thuộc loại nhân vật chỉ đến lúc chết mới trở nên quan trọng, và gã nhân vật chính suốt ngày đến sân bowling mà chả thấy chơi bowling bao giờ), những tình huống quái gở, những giấc mơ kì lạ, nhưng đến cuối cùng, chúng lại rất hợp lí và…hoàn toàn không quan trọng.
    Câu chuyện của phim bắt đầu với một tình huống vừa buồn cười, vừa trớ trêu, lại có phần nhảm nhí như những phim hài của Adam Sandler, Lebowski “The Dude” trở về nhà từ tiệm tạp hóa để rồi nhận ra nhà của mình bị 2 gã đòi nợ thuê đến phá phách, chúng hành hạ Lebowski (theo phong cách của một bộ phim hài) và tiểu tiện lên tấm thảm giữa phòng khách của lão rồi bỏ đi với lời đe dọa đòi nợ. The Dude của chúng ta chẳng mảy may quan tâm gì đến việc bị ấn đầu vào bồn cầu (nghĩa đen), nhưng lão lại hết sức ức chế vì tấm thảm bị đái lên, vì lí do nhảm nhí “That rug really tied the room together” (Tấm thảm đó thực sự hợp với căn phòng), và lão quyết định đến tìm lão triệu phú có cùng cái tên Lebowski, người mà đáng lẽ ra bọn côn đồ kia phải đến đòi nợ, để đòi bồi thường cho tấm thảm của mình. Thay vì bồi thường, lão triệu phú lại giao cho The Dude một nhiệm vụ bất thường với mức lương cao bất ngờ, để rồi The Dude của chúng ta bị cuốn vào bị xô đẩy một cách thô bạo giữa khắp các thành phần xã hội ở cái thị trấn giáp biển nhỏ bé đó.
    Từ điểm này đến cuối phim, anh em nhà Coen sẽ dẫn khán giả vào một cuộc “rượt đuổi”, không phải của những nhân vật trong phim, mà giữa người xem với tình tiết phim. Rất nhiều lần, bạn sẽ chắc mẩm trong đầu: “Quả này là có thằng chết rồi đây, có máu đổ rồi đây!!!” Nhưng không, hết lần này đến lần khác bạn sẽ bị hụt hẫng, rồi lại mong đợi, rồi lại hụt hẫng. Đến cuối phim bạn sẽ nhận ra bộ phim thậm chí còn chẳng có điểm cao trào (climax) như đại đa số các bộ phim khác, Mọi động lực tiềm năng dẫn câu chuyện phim lên đến cao trào đều bị trung lập hóa bằng một cảnh quay trong sân bowling, nơi Lebowski, Walter và Donny coi như đại bản doanh. Thậm chí những tình tiết giải thích mọi khúc mắc ở cuối phim có thể bị coi là không cần thiết, được quay một cách miễn cưỡng chỉ với mục đích “gói lại câu chuyện”. Nhưng nói vậy không có nghĩa bộ phim cứ đều đều trôi qua một cách nhàm chán. Những tình tiết đã qua là qua luôn, những tình tiết sắp tới không thể dự đoán được, khán giả bị buộc tập trung vào những cái đang diễn ra, để rồi đến cuối phim, nhìn lại, mới có thể hiểu dụng ý của đạo diễn. Đó là trong cảnh cuối cùng, khi bạn nhìn thấy nhân vật chính của chúng ta mặc quần short, áo phông giơ cao ly rượu White Russian và nói: “The Dude abides”.
    The Dude của chúng ta có lối sống riêng của mình: luôn luôn xuất hiện với quần short, áo phông, dép lê, và thi thoảng với đôi kính râm hoặc bộ pijama. The Dude sống vô công rồi nghề, suốt ngày chỉ thấy lão quanh quần ở sân bowling đàn đúm cùng đám bạn, nhưng thế cũng đồng nghĩa với sự tự do tự tại, vô lo vô nghĩ. Pothead (chỉ những kẻ phê thuốc suốt ngày), deadbeat (chỉ những kẻ nghèo không xu dính túi) và loser (thằng thất bại),… là những từ mọi người, trừ đám bạn của The Dude dùng để gọi lão. Ngay đến từ “dude” mà Lebowski dùng để gọi mình cũng mang một ý nghĩa tự hạ thấp bản thân mình. Nhưng kẻ thất bại đó, giống như cành trúc trong cơn bão, bị xô đẩy, quăng quật bởi gió lốc, xoay hết hướng này đến hướng khác, tưởng như sẽ bị “cuốn theo chiều gió” đến nơi; nhưng không, the Dude vẫn dẻo dai chịu đựng, sau mọi sóng gió vẫn tồn tại và giữ được bản chất, giữ được lối sống riêng của mình. Đó chính là hàm ý của từ “abide” mà the Dude thốt lên đầy tự hào ở cuối phim. Lão sống một cách bị động, không chủ động đi tìm rắc rối, rắc rối luôn tìm đến với lão, nhưng lão không phản kháng, chỉ tìm cách thoát ra khỏi rắc rối. Chỉ duy nhất một lần ta thấy lão chủ động, đó là khi lão đến tìm gặp tay triệu phú Lebowski để đòi bồi thường cho tấm thảm của mình.
    Tại sao một kẻ bị ấn đầu vào bồn cầu, suýt bị dọa cắt **** lúc đang tắm lại ức chế vì tấm thảm của mình bị đái lên? “That rug really tied the room together”. Tấm thảm đó là biểu tượng cho sự nhất quán, thống nhất trong lối sống của The Dude, tấm thảm bị đái lên đồng nghĩa với lối sống của lão bị xúc phạm. Nếu bạn nhìn lại cả bộ phim một lần nữa, và đối chiếu với xã hội Mĩ nơi mà nghèo là lỗi tại người nghèo; thất nghiệp, sống vô công rồi nghề là thứ gì đó đáng khinh bỉ; bạn sẽ hiểu rằng the Dude là hình tượng phản kháng lại “Giấc mơ Mĩ” được tạo dựng bởi vô số bộ phim khác, cũng như là tồn tại ngay trong bộ phim này dưới hình mẫu nhân vật triệu phú Lebowski.
    The Big Lebowski là một thất bại phòng vé, từng bị coi là bộ phim tệ nhất của hai tay lão làng nhà Coen. Nhưng ý nghĩa ẩn dụ của nó rồi cũng được nhận ra, và nó được công nhận một cách bất thành văn là một phim kinh điển. Viện phim Quốc gia Mĩ cũng vừa trao cho nó một vinh dự lớn lao: chọn lựa để đưa vào bảo tồn vì có ý nghĩa lớn về mặt “văn hóa, lịch sử, hoặc thẩm mĩ”. Nếu bạn chán ngấy những bộ phim với nội dung ca ngợi giấc mơ Mỹ, hãy dành một buổi tối thứ bảy rảnh rỗi để thưởng thức nó, nhưng hãy nhớ, thưởng thức nó với một cái đầu trống rỗng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  18. Peter Banning (Robin Williams) là một luật sư thành đạt sống ở thành phố. Ông đã từ bỏ cuộc sống phiêu lưu và mơ mộng để tập trung vào công việc và gia đình. Peter không nhớ về quá khứ của mình như Peter Pan và không còn tin vào phép thuật hay những câu chuyện cổ tích.
    Một ngày nọ, Captain Hook (Dustin Hoffman), kẻ thù cũ của Peter Pan, quay trở lại để bắt cóc những đứa trẻ của Peter, Jack và Maggie. Hook, cảm thấy tức giận vì Peter Pan đã từ bỏ Neverland, quyết định trả thù bằng cách cướp đi những người thân yêu của Peter.
    Để cứu các con của mình, Peter buộc phải hồi tưởng lại quá khứ của mình như Peter Pan. Anh được đưa trở lại Neverland, nơi mà thời gian dường như đã dừng lại và các nhân vật quen thuộc từ câu chuyện cổ tích vẫn sống. Peter nhận ra rằng mình đã quên hết các kỹ năng và khả năng của Peter Pan và phải học lại cách trở thành một người hùng.
    Trong Neverland, Peter gặp lại những người bạn cũ như Tinker Bell (Julia Roberts) và các Tí Hon (Lost Boys), và dần dần khôi phục ký ức và khả năng của mình. Anh phải đối mặt với nhiều thử thách và chiến đấu chống lại Hook và băng nhóm của hắn để cứu các con của mình.
    Cuối cùng, Peter Pan đối đầu với Captain Hook trong một cuộc chiến quyết định. Với sự giúp đỡ của các nhân vật từ Neverland và sự phục hồi đầy đủ sức mạnh của mình, Peter phải chiến đấu để giải cứu các con và đưa chúng trở về nhà an toàn.
    Sau khi đánh bại Captain Hook và cứu các con, Peter trở về thế giới thực với một sự thay đổi lớn trong tâm lý và cuộc sống của mình. Anh trở lại với gia đình, trở thành một người cha tốt hơn và kết nối lại với những giá trị và kỷ niệm của tuổi thơ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. "Constantine: City of Demons - The Movie" (2018) là một bộ phim hoạt hình của DC Comics, dựa trên nhân vật John Constantine, một phù thủy và thám tử huyền bí nổi tiếng. Bộ phim là phiên bản dựng lại và mở rộng của loạt phim hoạt hình mini-series "Constantine: City of Demons" (2018), với những tình tiết và cốt truyện được phát triển thêm.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. "Batman vs Teenage Mutant Ninja Turtles" (2019) là một bộ phim hoạt hình của DC Comics và Nickelodeon, kết hợp các nhân vật từ hai vũ trụ khác nhau: Batman từ DC Comics và các Ninja Rùa từ Teenage Mutant Ninja Turtles. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Bộ phim theo chân một nhóm nhân vật chính trong một chuyến du lịch đến khu vực Địa Trung Hải. Tại đây, họ gặp gỡ nhiều nhân vật khác nhau và trải qua những tình huống hài hước và lãng mạn. Câu chuyện xoay quanh những tình huống éo le và hài hước mà các nhân vật gặp phải trong chuyến đi của họ. Những sự cố bất ngờ, các mối quan hệ rối ren và những tình huống dở khóc dở cười tạo nên những khoảnh khắc vui nhộn trong phim.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  22. "Justice League Dark" (2017) là một bộ phim hoạt hình của DC Comics, thuộc loạt phim hoạt hình của DC Universe Animated Original Movies. Nội dung của bộ phim xoay quanh nhóm siêu anh hùng và các nhân vật huyền bí của DC, gọi là Justice League Dark, được thành lập để đối phó với những mối đe dọa siêu nhiên mà Justice League truyền thống không thể xử lý.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. Dominika Egorova bất đắc dĩ được chọn để đào tạo thành một “chim sẻ”, môt điệp viên có sức quyến rũ chết người của Tổng cục an ninh Nga. Dominika phải học cách sử dụng cơ thể như một loại vũ khí, tuy nhiên cô vẫn luôn đấu tranh để duy trì ý thức về bản thân trong suốt quá trình huấn luyện làm vô nhân hóa. Được phát hiện ra tài năng trong một hệ thống tiêu cực, cô nổi lên là một trong những người giỏi nhất của chương trình đào tạo. Mục tiêu đầu tiên của cô là Nate Nash, một nhân viên của CIA, đảm trách nhiệm vụ nằm vùng nhạy cảm nhất của cơ quan tình báo Nga. Hai con người trẻ tuổi rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn giữa lôi cuốn và lừa dối, đe dọa đến sự nghiệp của họ, lòng trung thành và an ninh của cả hai quốc gia.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  24. Phim bắt đầu vào những năm 1960, khi siêu anh hùng rất phổ biến và được yêu mến. Tuy nhiên, sau một loạt sự cố và kiện tụng, chính phủ quyết định cấm tất cả các hoạt động của siêu anh hùng để tránh gây thêm thiệt hại. Gia đình Parr, gồm Bob Parr (Mr. Incredible), Helen Parr (Elastigirl), và ba đứa trẻ của họ—Violet, Dash, và Jack-Jack—đã phải sống cuộc đời bình thường dưới các danh tính giả.
    Bob Parr (Mr. Incredible) là một nhân viên văn phòng, cảm thấy không hài lòng với cuộc sống đơn điệu và ước mơ trở lại với những ngày tháng huy hoàng khi anh còn là siêu anh hùng. Helen (Elastigirl) hiện là một người mẹ nội trợ, và hai đứa con, Violet và Dash, cũng đang học cách kiểm soát các siêu năng lực của mình mà không bị lộ. Một ngày nọ, Bob nhận được một lời mời bí mật để thực hiện một nhiệm vụ siêu anh hùng. Anh chấp nhận và phát hiện rằng mình đang bị kéo vào một âm mưu của Syndrome, một kẻ thù cũ từ quá khứ. Syndrome, tên thật là Buddy, từng là một người hâm mộ của Mr. Incredible nhưng đã trở nên căm ghét anh vì không được công nhận.
    Khi Bob gặp nguy hiểm, Helen phát hiện ra và quyết định cùng với các con tham gia vào cuộc phiêu lưu để cứu Bob. Gia đình Parr, giờ đây phải sử dụng tất cả các kỹ năng và siêu năng lực của mình, hợp tác để đối phó với Syndrome và giải cứu thế giới. Cuộc chiến gay cấn diễn ra với việc gia đình Parr phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm việc chống lại các cỗ máy của Syndrome và giải cứu thành phố. Cuối cùng, họ đã thành công trong việc ngăn chặn kế hoạch của Syndrome và bảo vệ thế giới, đồng thời khôi phục danh tiếng của các siêu anh hùng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  25. Annihilation (tạm dịch: Vùng Diệt Vong), là bộ phim sci-fi, kinh dị đến từ đạo diễn Alex Garland, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Jeff VanderMeer. Phim xoay quanh một nhóm các nhà khoa học quân sự đi vào vùng ánh sáng bí ẩn có tên gọi The Shimmer, để tìm hiểu thực hư chuyện gì đã xảy ra với các nhóm thám hiểm được cử đi trước đó. Tại đây, họ tìm thấy các loài động vật, cây cỏ và cảnh quan vô cùng kỳ dị. Mọi chuyện càng lúc càng nguy hiểm khi họ bắt đầu đối mặt với các lực lượng ngoài hành tinh.
    Có các nhân vật trung tâm đều là nữ, nhiều tầng ý nghĩa và triết lý quá sâu xa đã khiến Paramount Pictures rút lại ý định công chiếu Annihilation tại rạp, thay vào đó phát sóng trên Netflix. Thật mừng vì sự tồn tại của Netflix và các dịch vụ streaming nói chung, bởi nhờ nó mà khán giả mới có dịp được thưởng thức các phim vốn không dành cho đại chúng như Annihilation.
    Ấn tượng đầu tiên dễ dàng nhận ra của Annihilation là mặt hình ảnh tuyệt đẹp. Màu sắc và cảnh vật hòa quyện với nhau khiến người ta bị cuốn theo từng khung hình nhỏ nhất. Sự kịch tính của phim trải dài theo từng phân đoạn, không mất đi mà luôn ở đó, lúc nào cũng khiến người xem hồi hộp vì cảm giác sắp có chuyện sẽ xảy ra, mặc cho cách dẫn dắt có phần chậm chạp từ tiết tấu cho đến góc quay. Sự thành công của phim trong việc mang lại cảm giác này cho người xem, còn đến từ âm thanh réo rắt rờn rợn như đang khoan vào não. 
    Ai nói rằng sự đột biến và tính kinh dị của nó phải xấu xí, Annihilation chắc chắn khác biệt ở điểm này. Từng chiếc ghế chỏng chơ, cây cầu được bao phủ bởi những bông hoa trắng, ngôi nhà với mảng dây leo che hết gần phân nửa, ô cửa sổ có chiếc rèm xám, ngọn cỏ cao đến đầu gối, những cái cây trong suốt, mặt biển óng ánh sắc màu… chỉ riêng mặt thẩm mỹ của Annihilation đã giúp nó trở thành bộ phim vô cùng đáng xem.
    Nhưng đương nhiên, Annihilation sẽ không thể được người ta chú ý nhiều đến vậy nếu chỉ dựa vào mặt hình ảnh. Nội dung linh hoạt và nhiều lớp ý nghĩa của phim quả thật không dễ gì nắm bắt được. Alex Garland đã từng nói rằng Annihilation tập trung vào hành vi tự hủy hoại bản thân nhưng bộ phim vẫn có thể được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác như bình đẳng giới, nhân sinh, y học, tôn giáo…
    Chứng bệnh ung thư và hành vi tự hủy hoại bản thân vốn có liên hệ mật thiết với nhau trong phim, như một tảng băng trôi với ý nghĩa y học là 30% mỏm băng nổi trên mặt biển. Ung thư là chứng bệnh vốn không do bất cứ một loại virus hay tổn hại nào bên ngoài ảnh hưởng lên cơ thể của người bệnh. Cơ thể liên tục sản xuất ra các tế bào nhằm thay thế các tế bào đã chết và giúp chúng ta phát triển hoặc hàn gắn vết thương. Quá trình này được kiểm soát bởi các gen riêng biệt, và các gen này bị tổn hại sẽ dẫn đến bệnh ung thư.
    Sự tổn hại này xảy ra trong cuộc đời con người hoặc do di truyền từ thế hệ trước. Ở giai đoạn đầu của ung thư, bản thân người bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào rõ ràng, mọi thứ vẫn bình thường, cho đến khi khối u được phát hiện, tức là bệnh đã trở nặng. The Shimmer xuất hiện và bao trùm các vùng xung quanh ngọn hải đăng cũng có thể được xem như diễn biến của bệnh ung thư. Mọi thứ trước đó vẫn bình thường, và rồi The Shimmer bỗng hiện diện tại ngọn hải đăng, dần dần lan rộng. Cảnh cuối phim khi Ventress “phân hủy”, hút một giọt máu (chứa DNA) của Lena và trở thành chính cô, ngụ ý cho tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng vừa giống như “người ngoài hành tinh”, nhưng đồng thời cũng là tế bào của chính bản thân người bệnh.
    Cách các nhân vật đối đầu với The Shimmer cũng là các quá trình khác nhau mà các bệnh nhân đối mặt với nó như: Cass – đột ngột chết vì ung thư, Anya – trạng thái tự lừa dối, tuyệt vọng, Josie – buông xuôi, Ventress – đối mặt với nó, nhưng rồi cũng bỏ cuộc và cuối cùng là Lena – chiến đấu với căn bệnh và tiếp tục sống. Tuy nhiên, đôi mắt kỳ lạ của Lena ở cuối phim mang ý nghĩa bệnh ung thư vẫn còn ẩn nấp trong Lena, không thực sự mất đi và vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
    Đấy là về mặt y học, về mặt tâm lý thì mối quan hệ hôn nhân đổ vỡ của Lena và Kane cũng có thể được xem như một dạng ung thư. Hành vi tự hủy hoại bản thân của Lena, lừa dối chồng mình đã tạo nên một “khối u” giữa Lena và Kane. Cả 2 đều phải đối mặt với những vấn đề trong hôn nhân đang xấu đi của mình, chỉ khác nhau ở mốc thời gian. Đoạn cuối, Lena và Kane đã bỏ quá khứ của họ ở lại The Shimmer bằng cách giết chết bản thể cũ của mình, 2 người gặp lại, tha thứ và ôm lấy nhau, nhưng kể từ giây phút đó, chúng ta đều biết rằng họ đã thay đổi.
    Không chỉ riêng Lena, mỗi nhân vật nữ của Annihilation đều có chung hành vi tự hủy hoại bản thân: Cass đắm mình trong sự bi quan và quá khứ mất mát; Anya nghiện chất kích thích, có hành vi bạo lực, tách mình khỏi xã hội và phá hoại các mối quan hệ (đoạn Anya trói 3 người còn lại trong đội); Josie tự làm đau chính mình và cuối cùng là buông xuôi, tìm đến cái chết; Ventress là che giấu cảm xúc (chúng ta thường chẳng thấy nhân vật này có biểu hiện vui, buồn, hờn, giận nào), bỏ bê bản thân (quyết tâm đi về phía ngọn hải đăng mà không cần ngơi nghỉ)… Cuối cùng, tất cả các nhân vật khác đều đã chết, chỉ có mình Lena chống chọi được và “tiến hóa”, trở thành con người mới.
    Không chỉ ở khía cạnh tâm lý, y học, Annihilation hoàn toàn có thể được hiểu theo hướng tôn giáo, tâm linh bởi biểu tượng con rắn hình vô cực trên tay Lena. Con rắn này, nếu để ý kỹ, sẽ thấy nó xuất phát từ một vết bầm nhỏ ở đoạn đầu khi đoàn thám hiểm gặp con cá sấu. Ở một số cảnh sau, ta thấy vết bầm lan rộng thành dấu vô cực, cuối cùng là xuất hiện một hình xăm con rắn ngậm đuôi.
    Con rắn ngậm đuôi ngụ ý biểu tượng ourobos – sự luân hồi, chuyển kiếp và sự tái sinh sau cái chết. Kết cục của mỗi nhân vật trong Annihilation là các dạng khác nhau của cái chết và sự sống sau cái chết được nhắc đến trong nhiều tôn giáo. Cass bị một con gấu giết chết trong đau đớn là biểu tượng của một cái chết không tự nhiên, linh hồn của Cass không thể siêu thoát mà kẹt lại trong tiếng thét kinh dị của con gấu bị đột biến, tức là chết oan. Anya – chết vì nhân quả, vì hành động của chính mình, đau đớn và không hề nhẹ nhàng chút nào. Josie – sống cuộc đời đã quá khổ đau, vì thế mà cô chết và tái sinh thành cây cỏ, hòa vào tự nhiên. Ventress – tan biến thành cát bụi, mãi không thể tái sinh được nữa. Lena thì chết và được chuyển kiếp thành người mới, Lena mới - vừa là Lena, nhưng cũng không hẳn là Lena.
    Đương nhiên, Annihilation đối với mỗi người xem sẽ có những cảm nhận khác nhau, suy nghĩ khác nhau và sự chiêm nghiệm mà chúng ta rút ra được từ bộ phim đều xuất phát từ cuộc đời, kinh nghiệm sống và những biến cố rút ra được từ quá khứ. Tôi tin rằng, ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời của chúng ta, khi xem lại, đều sẽ nghiệm ra điều gì đó mới mẻ và độc đáo hơn.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted