Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
Trong phim tình cảm pha hài, lòng mưu cầu hạnh phúc cá nhân của phương Tây va đập với quan điểm hy sinh vì gia đình của Á Đông.
Tác phẩm do Jon M. Chu đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Kevin Kwan. Từ tháng 8 đến nay, phim khuynh đảo Bắc Mỹ với ba lần đứng đầu phòng vé. Câu chuyện xoay quanh Rachel Chu (Constance Wu đóng) - nữ giáo sư kinh tế học, nghiên cứu về lý thuyết trò chơi ở đại học New York (Mỹ). Cô được bạn trai tên Nick Young (Henry Golding đóng) mời về Singapore ra mắt gia đình anh, đồng thời dự đám cưới một người bạn. Đến nơi, Rachel phát hiện gia đình người yêu thuộc hàng giàu nhất châu Á với cuộc sống gần như vương giả. Tuy nhiên, rắc rối xuất hiện khi Eleanor (Dương Tử Quỳnh đóng) - mẹ của Nick - cho rằng Rachel không xứng trở thành con dâu bà.
Trên nền cấu trúc quen thuộc của phim tình cảm pha hài Hollywood, Crazy Rich Asians phản ánh xung đột quan điểm Đông - Tây. Nhân vật Rachel, như bạn cô gọi, thuộc "thế hệ chuối", tức vỏ vàng, ruột trắng. Cô lớn lên ở Mỹ cùng mẹ và sống theo những chuẩn mực phương Tây như sự độc lập và tự do cá nhân. Dù là trí thức tài ba, xinh đẹp và tự chủ tài chính, Rachel vẫn không được gia đình bạn trai coi trọng bởi xuất thân kém cỏi và lối sống không phù hợp.
Với Eleanor, người phụ nữ nên hy sinh để hỗ trợ chồng, góp phần tạo ra những thứ trường tồn gia đình thay vì tìm kiếm hạnh phúc cá nhân như người Mỹ. Trong thế giới của người Hoa, truyền thống, quy củ và thứ bậc được đánh giá cao hơn cái tôi. Mâu thuẫn đó được cài cắm suốt phim qua các đoạn đối thoại, đôi khi trực diện như cách Eleanor tấn công cô gái trẻ, đôi khi gián tiếp qua lời các nhân vật khác. Lối sống phương Tây - vốn mặc định là chuẩn mực trong phim Hollywood - bị một hệ tư tưởng khác thử thách trong tác phẩm vắng bóng các nhân vật da trắng điển hình.
Mạch ngầm của phim là sự phô trương của cải tích lũy của giới tư bản người Hoa. Từng tình tiết dẫn dắt người xem vào một thế giới do người Hoa làm bá chủ, diện đồ đẹp đẽ và ăn chơi không tiếc tay. Gần như mọi nhân vật giàu có xuất hiện trong khung hình - kể cả hậu cảnh - đều là người châu Á. Đúng như tên phim - Crazy Rich Asians, những bữa tiệc đình đám, thừa mứa thức ăn, biệt thự với nội thất xa hoa hay cảnh du lịch bằng trực thăng nối đuôi nhau lên màn bạc, ở đôi chỗ gợi nhớ đến tiểu thuyết The Great Gatsby của tác giả F. Scott Fitzgerald, cũng nói về sự thừa mứa của một lớp người trong xã hội.
Tuy nhiên, Fitzgerald có cái nhìn sâu sắc mang tính bi kịch về lý tưởng và sự trống rỗng, còn Crazy Rich Asians chỉ dừng ở yếu tố hài hước và châm biếm nhẹ nhàng. Không ít nhân vật giàu có trong phim được mô tả theo hướng kệch cỡm, cư xử lố bịch đến mức phi thực tế. Do đó, phim vừa ca ngợi độ giàu có vừa ngầm mỉa mai sự nông cạn, xem trọng vật chất của lớp người này.
Dương Tử Quỳnh là gương mặt nổi bật nhất phim với diễn xuất vượt trội so với phần còn lại. Dù là vai phản diện, Eleanor không bị khắc họa theo hướng quá ác độc hay cường điệu. Nhân vật chỉ là một bà mẹ trọng truyền thống, luôn muốn bảo bọc con trai và cơ nghiệp dòng họ. Ngôi sao sinh năm 1962 nhập vai với vẻ mặt nghiêm nghị cùng ánh mắt sắc sảo, dò xét "con mồi" Rachel giống mèo vờn chuột. Dáng đi, điệu bộ của Dương Tử Quỳnh cũng chậm rãi, nhẹ nhàng, toát lên phong thái người phụ nữ đã ép mình vào quy củ nhiều năm, đối lập với lối di chuyển sống động của Rachel. Ở những cảnh then chốt, lối thoại và thần thái của nữ diễn viên lột tả được sự cứng rắn của Eleanor khi muốn tống Rachel khỏi gia đình.
Nữ chính Constance Wu tròn vai ở những cảnh tình yêu, lạc lõng trong gia đình người yêu nhưng chưa thể hiện rõ trí tuệ, bản lĩnh của một nữ giáo sư trẻ tuổi. Kịch bản phim cũng không thực tế khi nhân vật theo chuyên ngành kinh tế nhưng không biết thân thế người yêu cũng như tập đoàn khổng lồ của gia đình anh, trong khi những người xung quanh và trên mạng xã hội đều rõ. Trong vai nam chính, Henry Golding điển trai nhưng biểu cảm còn đơn điệu ở những cảnh quan trọng.
Ở tuyến phụ, sao nữ Awkwafina là "cây hài" của phim với vai Peik Lin - bạn thân của Rachel. Chất giọng đặc trưng và điệu bộ láu lỉnh giúp diễn viên xuất thân rapper thành điểm nhấn ở hầu hết cảnh xuất hiện. Trong khi đó, Gemma Chan và Pierre Png gây thất vọng trong vai đôi vợ chồng siêu giàu gặp trục trặc hôn nhân. Diễn xuất đơ cứng của họ khiến câu chuyện gượng gạo, khó cảm.
Ở hồi kết, biên kịch mở nút thắt bằng một tình huống đối chiếu với đầu phim, cũng xoay quanh một trò chơi. Tuy nhiên, cách giải quyết vấn đề ít kịch tính, chưa đủ mạnh so với những xung đột quan điểm được bày biện trước đó. Ý tưởng của đạo diễn là thông qua bàn mạt chược để minh họa sự hy sinh của Rachel, qua đó khiến Eleanor thay đổi cách nhìn về cô. Tuy nhiên, chuyển biến của người mẹ trong trích đoạn khá chóng vánh và chưa thuyết phục.
-
Mỗi lần cảm thấy bản thân trống rỗng, mình lại xem phim này. Đây là phim mà mình xem đi xem lại nhiều nhất. Mỗi lần xem bản thân lại học được một vài điều mới, tính ra đã được hơn 12 lần rồi, từ năm lớp 11. Mình đã định viết một bài cho phim nhưng luôn cảm thấy bản thân chưa đủ để viết. Đau điều duy nhất mình cảm nhận sau khi xem xong. Rất rất đau.
Phim của đạo diễn Spielberg (cũng là đạo diễn của Công viên kỉ Jurassic) kể về câu chuyện có thật trong chiến tranh về một doanh nhân người Đức Schinder với bản danh sách thế kỉ đã cứu hàng nghìn người Do Thái trong nạn diệt chủng, một kiệt tác khiến nhân loại phải rơi nước mắt về cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Schindler’s List là bộ phim được giới phê bình ca ngợi nhiều nhất trong sự nghiệp lừng lẫy của Steven Spielberg. Nó giành 7 giải Oscar, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhấtluôn có mặt trong Top 10 – các danh sách bình chọn những phim hay nhất mọi thời đại ở bất cứ quốc gia nào.
Schindler là doanh nhân. Một người sinh ra với một mục đích: Kiếm tiền, thật nhiều tiền. Ông đến trại nơi giam giữ người Do Thái cũng vì mục đích này. Ông quan sát thế giới của những đầu xỏ, làm thân bằng tài ăn nói và tính quảng giao của mình. Ông trở thành một phần trong xã hội đó, “một người bạn thân thiết”, một ” người đàn ông lịch thiệp, sẵn sàng chi tiền cho những cuộc vui và những món quà đắt đỏ”. Và rồi từ đó, nhờ vào cái tài đó, ông bắt đầu mở xưởng sản xuất. Ông liên lạc với một thư kí người Do Thái Itzhak Stern (Ben Kingsley) – một vai diễn kiệt xuất- để tìm những doanh nhân Do Thái không thể kinh doanh nhưng có tiền và để giúp ông vận hành nhà máy. Tài ăn nói và đối xử đầy khéo léo của Schindler cùng với khả năng tính toán và điều hành của Stern đã khiến cho nhà máy bước đầu thuận lợi.
Schinder thuyết phục Stern làm việc cùng mình: ” Tôi tin nhà máy sẽ được khuếch trương, đó là điều tôi làm tốt. Chứ không phải công việc. Sự trình diễn.”
Vậy tại sao phải là trại Do Thái? Đối với người làm kinh doanh, chi phí càng rẻ thì càng được lợi. Một công nhân Do Thái đang bị giam cầm sẽ có lương thấp hơn nhiều so với một công nhân Ba Lan. Đó là lí do tại sao Schindler đến và quyết tâm xây dựng nhà máy này. Xưởng sản xuất của ông được gắn mác “Phục vụ quân đội với những nhu yếu phẩm cần thiết nhất” nhưng thực ra thứ duy nhất nó sản xuất là nồi, được bán cho nơi khác với giá rẻ. Còn thứ được coi là phục vụ quân đội chỉ là những chai rượu, socola, đồ ăn cực hiếm và đắt tiền dành cho trưởng trại lính ở đây. Tất cả đều hiểu nhưng ngoảnh mặt làm ngơ vì chỉ cần có lợi thì sẽ được bỏ qua. Mục đích của Schindler là tiền, và ông đã đạt được.
Câu chuyện không dừng lại ở đó, cho đến một ngày, Stern giới thiệu một người công nhân già bị cụt tay muốn nói chuyện với Schindler. Người ấy cảm ơn ông vì “Nếu không có ông, ông ấy đã chết từ lâu và nói chuyện với ông bằng tất cả tình yêu thương của mình” khiến Schindler vô cùng khó chịu. Có một điều gì đó nảy lên,mâu thuẫn trong ông, và ông vô cùng tức giận vì điều ấy. Cả ông và Stern đều biết đó là gì.
Người đàn ông cụt tay đến tìm Schinder để cảm ơn vì đã cứu mạng mình, ngay sau đó đã bị bắn chết. Mình không dám đưa hình ảnh kia vì thật sự khủng khiếp, dù máu chảy trên nền đen. Một vai diễn xuất sắc.
Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi Regina Perlman, một cô gái Do Thái, hiện đang làm hầu gái trong nhà trưởng trại Goeth, đến cầu xin Schindler hãy cho bố mẹ mình vào nhà máy vì cô nghe nói đây là nơi đã cưu mang hàng nghìn người Do Thái khỏi cuộc thanh trừng lịch sử. Schindler hét đuổi cô đi.
Đến lúc này người ta mới nhìn thấy một mâu thuẫn khủng khiếp trong con người ấy. Mục đích duy nhất của ông là làm kinh doanh, chứ không phải cứu người, và trong kinh doanh, lợi nhuận là tất cả. Ông đã suy nghĩ rất lâu, và khi biết rằng với Goeth, tiền không thể có một bản danh sách những người trong nhà máy, mà là rất nhiều tiền. Ông và Stern đã lập một bản danh sách tất cả những người họ có thể cứu. Ông bán hết gia tài mình có thể để mua lại người. Họ đã chờ đến khi chiến tranh kết thúc trong nhà máy mà không làm một ngày nào cả.
Sau khi chiến tranh kết thúc, những người Do Thái được tự do, Schindler rời khỏi nhà máy như một cuộc chạy trốn. Những người Do Thái cảm ơn ông bằng cách đúc cho ông một chiếc nhẫn vàng với biểu tượng mang ý nghĩa ” Cứu một người cũng là cứu cả thế giới”. Schindler cầm chiếc nhẫn, đột nhiên quỵ xuống khóc ” Tôi đã có thể cứu thêm một mạng người nữa nếu có chiếc nhẫn này. Trời ơi, cả chiếc xe này nữa, tại sao tôi lại cần nó chứ?”.
-
Mở đầu phim, Yuri Orlov (Nicolas Cage), một tay buôn lậu súng người Mỹ gốc Ukraina, đứng trước một đống vỏ đạn, hắn tin rằng cứ mỗi 12 người trên thế giới này thì có một người sở hữu vũ khí. Và hắn đang suy nghĩ làm sao để bán cho 11 người kia. Khi đoạn tiếp theo chạy, chủ yếu là cảnh viên đạn trước ống camera đi theo quy trình sản xuất ra một viên đạn ra sao và nó được sử dụng để bắn xuyên qua đầu một đứa trẻ cũng đang cầm một khẩu AK-47. Bài nhạc trong suốt đoạn phim là bài ‘’For What it’s Worth’’ của Buffalo Springfield.
Vào năm 1982, qua cuộc hội thoại, Yuri miêu tả quá trình bắt đầu sự nghiệp của mình. Sau khi thấy cảnh tên mafia Nga giết 2 tên – có thể là sát thủ trong nhà hàng, hắn nhận ra mục tiêu của nhà hàng là cung cấp nhu cầu ăn uống của khách, do đó hắn quyết định hắn sẽ cung cấp nhu cầu súng đạn cho mọi người. Hắn rủ em mình là Vitaly (Jared Leto) cùng hình thành kinh doanh súng đạn. Vụ làm ăn đầu tiên của Yuri diễn ra trong Cuộc chiến Liban năm 1982, hắn bán súng cho tất cả các phe phái.
Khi công việc kinh doanh phát đạt, Yuri gặp phải vấn đề đầu tiên của mình, Jack Valentine (Ethan Hawke), một đặc vụ liêm khiết của Interpol. Để tránh bị bắt giữ, Yuri đã cho đổi tên con tàu từ ‘’Kristol’’ thành ‘’Kono’’ để đánh lạc hướng Valentine. Trong suốt cuộc giao dịch với một tên trùm ma túy Colombia, thay vì phải nhận tiền mặt, hắn chỉ được trả bằng 6 kg côcain. Tên trùm chỉ có ma túy để trả, hai bên giằng co và Yuri bị bắn, nên đành chấp nhận điều kiện. Vitaly trộm 1 kg để đi hít và trở thành con nghiện. Yuri dẫn Vitaly đến trại cai nghiện, và từ thời điểm đó Yuri phải tự gánh vác công việc một mình. Sớm sau đó, hắn tỏ tình và cưới được Ava Fontaine (Bridget Moynahan) và họ có được đứa con trai tên Nikolai (Nicky).
Yuri có được hợp đồng lớn thứ hai nhờ vào sự tan rã của Liên Xô, Yuri nhanh chóng đến Ukraina sau khi Mikhail Gorbachev từ chức trên truyền hình năm 1991. Hắn bắt đầu mua lậu xe tăng và những thứ vũ khí khác từ giới lãnh đạo quân sự mới của Ukraina để mở rộng hoạt động của mình.
Cho đến một ngày, Valentine tiết lộ cho Ava biết rằng Yuri là một tay buôn lậu vũ khí. Ava cố thuyết phục hắn ngừng lại. Chỉ sau thời gian ngắn, hắn lại quay trở lại vì thật khó khi không thể kiếm được nhiều tiền như trước. Hắn bị ép buộc trở lại khi khách hàng thân thuộc của hắn, nhà độc tài ở Liberia, Andre Baptiste Sr. đến tìm và đề nghị rất nhiều tiền.
Yuri mang Vitaly theo tới Liberia vì hắn không còn tin ai được nữa. Trong cuộc trao đổi, Vitaly thấy một nhóm phiến loạn giết hại người phụ nữ và con cô bằng dao rựa, anh cố ngăn Yuri lại, nhưng Yuri không chịu. Vitaly lấy lựu đạn và làm nổ tung một nửa chuyến hàng. Anh tính phá hủy luôn nửa còn lại thì bị đám lính RUF bắn chết.
Tại Mỹ, Valentine theo dõi Ava và tìm ra được container chứa tài liệu của Yuri. Ava và bố mẹ của Yuri đã ruồng bỏ hắn, Yuri thì bị bắt vì an ninh sân bay phát hiện được viên đạn trong thi thể của Vitaly. Valentine thuyết phục Yuri nên nhận tội vì anh đã có đủ bằng chứng để kết tội hắn và đảm bảo rằng hắn sẽ dành phần đời còn lại trong nhà tù liên bang. Tuy nhiên Yuri lại tỏ ra thảnh thơi và nói với Valentine rằng hắn sẽ không bị kết bất kỳ tội gì và rằng viên sĩ quan cấp cao hơn Valentine sẽ kêu anh ra và khen ngợi đồng thời yêu cầu anh thả ngay hắn ra. Valentine tức giận và cho rằng Yuri là con quỷ địa ngục, Yuri nói rằng hắn chỉ là "quỷ sai vặt" thôi, rằng hắn chỉ là người thay thế cấp trên tối cao của anh để đi buôn, người không thể lộ diện trong những phi vụ như thế được, đó là Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cuối cùng những điều mà Yuri nói thành sự thật, Yuri được thả ngay sau khi viên Đại tá của Thủy quân lục chiến Oliver Southern nói chuyện với Valentine.
Một đoạn thoại nhỏ cho thấy, so với những tay buôn nhỏ lẻ như Yuri, thì 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an lại là những tay sản xuất và buôn bán vũ khí lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc.
-
Cũng đã khá lâu kể từ lần cuối mình làm review phim The Incredible 2, mình mới ra rạp coi một bộ phim. Lần này là đi với bạn chứ không solo phòng vé nữa :v Lần này mình chọn Mary Poppins Returns – phần hậu của phim Mary Poppins 1964, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn P.L.Travers. Phải tầm hai ngày sau khi xem phim (28/12), mình mới đủ độ “ngấm” để ngồi viết cảm nhận về bộ phim tuyệt vời này.
Mary Poppins ở phần đầu là cô giữ trẻ “rơi” từ trên trời xuống nhà Banks, để chăm sóc hai đứa trẻ Michael và Jane Banks. Vài mươi năm sau, khi Michael đã có vợ, Jane vận động cho Hội Công đoàn, nước Anh rơi vào cuộc Đại suy thoái, Mary Poppins trở lại trông nom ba đứa con của Michael là Georgie, Annabel, John thay cho người vợ đã mất. Gia đình Banks bấy giờ đang gặp khó khăn về tài chính, và nếu không tìm được cái XXXX (sợ spoiler quá), họ sẽ mất ngôi nhà thân yêu. Lũ trẻ lớn lên phải tự học cách trưởng thành, chăm sóc bản thân, dần dần chúng mất đi trí tưởng tượng, sự hồn nhiên vốn có của tuổi thơ. Mary Poppins, bằng phép màu của mình cùng anh thợ tắt đèn vui tính Jack, đã đưa lũ trẻ đến những chốn kì bí, đầy ngạc nhiên thích thú, dạy bọn chúng những bài học quan trọng về sau sẽ cứu giúp gia đình Banks khỏi cuộc khủng hoảng. Tương tự như phần đầu, phần sau này cũng có nhiều đoạn nhạc kịch dàn dựng công phu, mỗi tội hát nhiều quá, mình ngáp mấy lần :))
Điều khiến mình chọn Mary Poppins Returns một phần là vì bộ phim Saving Mr. Banks – phần ngoại truyện kể về quá trình sản xuất, thảo luận với tác giả Travers về bộ phim Mary Poppins 1. Lần đó mình xem phim này trên Star Movie, rất xúc động trước câu chuyện về người cha và gia đình khó khăn, bế tắc của tác giả. Lí do vì sao bà Travers từ chối mấy lần rồi mới chịu hợp tác với Walt Disney cũng được giải thích trong phim ngoại truyện này. Nếu tìm không ra phần 1 của phim, mọi người có thể xem Saving Mr. Banks để nắm bắt diễn biến và hiểu ý nghĩa các chi tiết trong phim.
Đánh giá tổng thể, Mary Poppins Returns có mạch phim dễ hình dung, liên kết từ đầu đến cuối. Lời thoại được đầu tư đạt “chuẩn Disney”. Giọng British của Emily Blunt nghe thích mê. Mary Poppins Returns nhắc chúng ta đừng bao giờ vứt bỏ đứa trẻ hồn nhiên, trí tưởng tượng bay bổng bên trong mình. Cuối phim, các nhân vật bay lên trời bằng quả bong bóng. Chi tiết này làm mình nhớ đến chi tiết những đứa trẻ còn niềm tin, sự hồn nhiên mới có thể bay cao trong tác phẩm Peter Pan của nhà văn James Matthew Barrie và câu văn “kinh điển” : “Mỗi khi một đứa trẻ nói chúng không tin vào tiên nữa, một cô tiên sẽ lăn đùng ra chết ở đâu đây” . Mình nghĩ “cô tiên” ở đây là ẩn dụ cho những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Miễn ta còn giữ chất trẻ thơ trong mình, lạc quan tin tưởng vào “cô tiên”, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
-
Trước hết là chuyện đẹp. Cái đẹp không phải kiểu phim thần tượng làm mọi thứ cứ lung linh chói lóa hết cả lên, mà là cái đẹp của thần thái, của hóa trang rất đúng với thân phận của nhân vật. Superman với Wonder Woman đẹp kiểu thần thánh, như tượng Hy Lạp sống dậy. Batman/Bruce đẹp kiểu đàn ông từng trải, nếp nhăn với cả vết chân chim quyến con mẹ nó rũ trên từng khung hình. Lois đẹp nhất trong cảnh đứng dưới mưa chờ ông Bộ trưởng, quyết chất vấn để đòi lại công bằng cho Superman. Cái đẹp của một phóng viên và một người bạn gái.
Lex thì không đẹp, LOL.
Về câu chuyện, khách quan mà nói thì cảm thấy phim hơi tham, ôm đồm nhiều, đoạn cuối dài dòng làm cảm xúc bị nguội. Đoạn đánh nhau của Batman và Superman thật ra có thể giải quyết nếu hai đứa mở mồm nói chuyện ngay từ đầu, hoặc là anh Superman vừa đánh vừa nói cũng được dzậy. Thời gian thì không có mà ham đánh quài.
Tệ nhất là edit phim. Chuyển cảnh pặc pặc pặc, đã thế lại còn chuyển từ cảnh có tông màu nóng vèo phát sang tông màu lạnh, chả liên quan gì đến nhau.
Nhưng…
Nhưng…
Nhưng…
Rất nhiều cảnh đẩy cảm xúc muốn chạm nóc. Ví dụ như cảnh tái hiện trận chiến của Superman với Zod nhưng ở góc nhìn của Batman. Cái cách ảnh lao xe qua từng góc phố để đến với tòa nhà chi nhánh công ty mình, cái cách ảnh gào lên trong điện thoại với nhân viên đang ở trong tòa nhà đó, cái cách ảnh căm phẫn nhìn hai kẻ ngoài hành tinh phá nát cái thành phố. Mẹ nó, khóc! Và có rất nhiều cảnh nhỏ đẩy cảm xúc như vầy nữa. Nhưng một sợi dây để nối tất cả lại thành một cảm xúc tổng thể thì lại không có, nếu không thì đã đau lòng hơn nhiều nên có hơi tiếc một chút.
Một số cảnh làm mình từ rơm rớm đến khóc thật:
Cảnh đầu tiên về quá khứ của Batman. Mình dễ xúc động với các tình tiết liên quan đến gia đình. Cảnh Bruce nhỏ với bầy dơi. Đối với mình, cảnh đó tượng trưng cho một sự tái sinh. Tuy đi kèm với một nỗi sợ hãi ám ảnh đến mức chứa đựng hình ảnh của quỷ dữ nhưng chính quỷ dữ đã sản sinh ra một anh hùng từ trái tim tưởng như đã chết của một cậu bé. Cảnh trong điện Capitol và khuôn mặt của Superman. Cảnh Lois nằm trong phòng của Clark và lúc bà Martha bước vào phòng, ấp tay lên má cô. Nỗi buồn của những người ở lại, nhìn ngắm, hít thở chút hương vương vấn của người đã ra đi. Nỗi buồn của những người ở lại, chỉ biết tựa vào nhau để vững vàng hơn, mà càng nhìn vào mắt nhau càng thấy đau vì trong mỗi người đều chất chứa tình yêu của người đã ra đi. Buồn lắm. Có một câu nhỏ nhưng lại mình lại ấn tượng là một TV host hỏi bà Thượng nghị sĩ rằng: “Bà có dám nói với một người rằng “Superman đã có thể cứu con anh, nhưng chính phủ đã cấm anh ấy làm thế”. Đại loại vậy. Cái bi kịch của những kẻ khác biệt và có sức mạnh đến giờ này nhân loại ở ngoài đời còn chưa tìm được hướng giải quyết, thì làm sao trong phim có thể có kết cục tốt đẹp. Điểm này review hay thì có đầy rồi, khỏi viết thêm nữa.
Cảnh hành động bao phê, bao ghiền. Thích nhất là trong tiếng cháy nổ đì đùng là tiếng gào lấy tinh thần dằn mặt của Wonder Woman với Superman, nghe phát là máu lên rần rật. Như review bên Superworld có nói, anh Batman cực kì cưng, mỗi lần thấy địch mạnh hơn là cái mặt ảnh theo kiểu “đòe mòe bố đếu muốn chết mày chờ đấy bố vác hàng khủng ra đập mày sau”. Hay đúng hơn, trong mọi tình huống, ảnh rất tỉnh táo. Ngay cái cảnh Trinity post đúng dáng, nhạc mở đúng điệu, từ hình ảnh đến âm thanh phải nói là chuẩn công thức đến từng milimet mà lúc Doomsday vừa tung chiêu đã thấy Batman lủi ngay vào gầm nhanh vãi chầy, má nó dễ thương gì đâu.
Ben Affleck thể hiện hiện Batman rất tốt ở điểm ta có thể thấy rõ được sự khác nhau giữa Batman và Superman của Henry, dù trong cách hành động, hai người đều là kiểu điềm đạm. Ở Batman là sự từng trải, lý trí và quyết đoán. Ở Superman lại là sự kềm nén của dằn vặt và giằng xé.
Hơi buồn và buồn cười khi một người như Superman, không nợ gì thế giới này cả, lại gánh vác quá nhiều. Trong khi những kẻ tầm thường như chúng ta, vốn đang hủy hoại thế giới bằng thói lười biếng và ích kỉ, lại hay dùng chính lý lẽ “Tôi chẳng nợ gì thế giới này” để bào chữa, ỷ lại và trách sao đời bạc như vôi.
Wonder Woman khỏi phải nói nhiều, em xin tình nguyện chết dưới chân người phụ nữ ấy.
Thoại của Lex cao siêu vãi chưởng, đọc sub hay tự nghe tiếng Anh thì vẫn cần thời gian hấp thụ mà anh nói nhanh như thời anh sáng lập Facebook ý, có tí không điều hòa cho kịp. Spoil tí, hóa ra anh trọc đầu không phải do gien di truyền thiếu tóc mà là do ăn ở tầm bậy tầm bạ để bị người ta cạo đầu. Cơ mà không hiểu sao thấy ảnh điên điên vậy lại thấy thương thương, hơi giống chó con làm loạn nhưng mà không phải kiểu Loki đâu. Đoạn cuối hóa evil thiệt luôn.
Mình đâu có thấy phim có plot twist đâu ta?
Nhạc hay lắm hu hu.
Không thấy bị kích máu shipper lắm, chỉ thấy hai anh rất đẹp rất cute, nhưng chemistry kiểu bạn bè thôi, mấp mé qua bromance được tí. Anh Bruce nói mấy câu sến súa kiểu “Tôi đã phụ lòng cậu ấy” mà còn không kích máu nữa mà. Nhưng mà lòng em cũng đã bình lặng từ lâu, chỉ cần trai đẹp làm bạn là đủ vui rồi. Hoặc giả là do mình không nhìn được ai trên ai dưới.
Có một thắc mắc là cả cái dinh thự của anh Bruce lẫn cái Batcave to như thế mà chỉ có anh với bác Alfred quản hả? Thế lau chùi quét dọn như nào? Anh đâu có J.A.R.V.I.S đâu hả?
-
Bối Cảnh: Phim diễn ra trong thế giới của Batman, và tập trung vào một câu chuyện điều tra kéo dài suốt một năm.
Câu chuyện bắt đầu khi Gotham City phải đối mặt với một loạt các vụ án mạng liên tiếp xảy ra vào các ngày lễ. Các nạn nhân đều bị giết bởi một kẻ giết người bí ẩn được biết đến với cái tên Holiday Killer. Kẻ này dường như chỉ giết vào những ngày lễ, tạo nên một chuỗi các vụ án mạng kéo dài suốt năm.
Batman (Bruce Wayne) phối hợp với cảnh sát Gotham, bao gồm Jim Gordon và công tố viên Harvey Dent, để điều tra vụ án. Trong khi đó, Bruce Wayne cũng phải đối mặt với các kẻ thù truyền kiếp của mình, như Two-Face, và những mối đe dọa từ các tổ chức tội phạm khác trong thành phố.
Phim cũng giới thiệu mối quan hệ phức tạp giữa Batman và Catwoman (Selina Kyle), cũng như mối quan hệ của Batman với Harvey Dent trước khi anh ta trở thành Two-Face. Mối quan hệ này là trung tâm trong câu chuyện, vì nó không chỉ liên quan đến cuộc điều tra mà còn đến sự chuyển mình của Harvey Dent từ một công tố viên uy tín thành một kẻ thù nguy hiểm.
Câu chuyện khai thác sâu về những bí ẩn xung quanh kẻ giết người Holiday và những xung đột nội tâm của các nhân vật. Nó đồng thời phơi bày những vấn đề và những sự lựa chọn khó khăn mà Batman phải đối mặt, đồng thời phát triển các mối quan hệ giữa các nhân vật chính.
-
Godzilla: King of the Monsters do Michael Dougherty đạo diễn, là phần ba trong Vũ trụ Điện ảnh Quái vật (MonsterVerse), sau Godzilla (2014) và Kong: Skull Island (2017). Quái vật King Ghidorah hoạt động trở lại, trở thành thủ lĩnh, đánh thức các quái vật khác và gieo kinh hoàng khắp thế giới.
Tổ chức Monarch, trong đó có tiến sĩ Ishirō Serizawa (Ken Watanabe đóng), Ilene Chen (Chương Tử Di) liên hệ Mark Russell (Kyle Chandler) - nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm về quái thú. Họ tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công có thể xóa sổ nhân loại. Hy vọng của thế giới được đặt vào Godzilla - quái vật vốn là kẻ thù của King Ghidorah.
Phim có kinh phí hơn 170 triệu USD, giống "đại tiệc" của quái vật với loạt cảnh chiến đấu. Ngay ở một phần ba đầu phim, Godzilla đã đụng độ King Ghidorah trong bối cảnh băng tuyết. Ghidorah cao hơn 100 mét, giống rồng ba đầu, có cánh sải rộng. Còn Godzilla có hình dạng kết hợp giữa khủng long và một số loài khác, hoạt động dưới nước, trên cạn, có thể phóng năng lượng nguyên tử.
Sau đó, câu chuyện tiếp tục giới thiệu một số sinh vật khác, nổi bật là Mothra (giống bướm khổng lồ) và Rodan (quái thú được lấy cảm hứng từ loài thằn lằn bay Pteranodon). Mỗi sinh vật có lối ra đòn riêng và kỹ năng đặc biệt, giúp diễn biến các trận đánh không nhàm chán. Đạo diễn Doughtery thỉnh thoảng sử dụng những cảnh toàn, làm nổi bật sự to lớn của quái vật so với con người.
Xuyên suốt tác phẩm, quân đội nhân loại cũng tham chiến, tạo ra nhiều trường đoạn cháy nổ. Trong đó, cảnh Ghidorah đấu với các máy bay được dàn dựng khá ấn tượng với nhiều góc máy thể hiện chuyển động trên không. Tuy nhiên, nhìn chung các phi cơ và chiến hạm của con người chỉ là "vai phụ", ít gây tổn thương cho quái vật. Ở cao trào, trận chiến hầu như chỉ xoay quanh các sinh vật khổng lồ, kéo dài hàng chục phút với nhiều bước ngoặt về tình tiết.
Với câu chuyện tập trung vào quái vật, tuyến về con người trong Godzilla: King of Monsters khá đơn điệu. Nhân vật có diễn biến tâm lý rõ nét nhất là Emma Russell (Vera Farmiga) - nhà nghiên cứu yêu môi trường, có quan điểm cực đoan trong việc tìm cách cứu thế giới khỏi diệt vong. Tuy nhiên ngoài cô, các vai khác ít đất diễn hoặc một chiều, như các nhà khoa học của Monarch.
Nhân vật của Chương Tử Di không có điểm nhấn xứng tầm với tên tuổi của cô. Vai trò của minh tinh Trung Quốc cũng chỉ tương tự như Cảnh Điềm trong Kong: Skull Island - một người đồng hành trong cuộc phiêu lưu. Phần thoại của phim khá đơn giản so với câu chuyện bàn đến nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường, sự hủy hoại Trái đất của con người.
Cuối tác phẩm là một số đoạn phim có bối cảnh đảo Đầu Lâu - quê nhà của King Kong, hé lộ xung đột giữa sinh vật này và Godzilla. Tuy nhiên, ê-kíp Godzilla vs. Kong (2020) quay ở Hawaii (Mỹ), Australia và Hong Kong (Trung Quốc) chứ không quay lại Việt Nam, nơi ghi hình Kong: Skull Island.
Giống với phong cách của Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Godzilla: King of the Monsters có một cảnh ở sau phần giới thiệu đoàn phim (after-credits), kết nối đến tập tiếp theo.
-
Tiếp nối phần phim trước, John Rambo bị chính quyền Mỹ bắt và cho làm việc trong một nhà tù kiêm trại lao động với công việc chính là khai thác đá. Một ngày kia, Rambo được người chỉ huy cũ của mình là Đại tá Samuel Trautman đến thăm. Trautman nói rằng chính quyền Mỹ sẽ trả tự do cho Rambo với điều kiện anh phải lập công chuộc tội bằng cách xâm nhập vào Việt Nam để tìm kiếm tù binh Mỹ từ thời chiến tranh.
Rambo đồng ý và được đưa đến căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Lan rồi gặp Marshall Murdock - một quan chức CIA phụ trách các hoạt động tìm kiếm tù binh, theo dõi động tĩnh của Việt Nam (ông cho biết ông cũng là một cựu chiến binh và từng chiến đấu ở chiến trường Kon Tum). Murdock đề nghị với Rambo rằng sẽ cung cấp thông tin về các tù binh chiến tranh và chính quyền muốn có một biệt kích được huấn luyện, dày dặn kinh nghiệm tác chiến để thực hiện hành trình tìm kiếm tù binh cho họ. Rambo được lệnh không được chạm trán với kẻ địch mà chỉ được phép chụp ảnh các tù binh chiến tranh để đem về làm bằng chứng, chiến dịch này không bao gồm việc giải cứu họ. Rambo được tiết lộ rằng một điệp viên của chính phủ Mỹ sẽ ở đó để dẫn đường cho anh trong khu rừng Việt Nam.
Rambo nhảy dù vào Việt Nam ở một khu rừng hoang, một sự cố bất ngờ khiến anh mất hầu hết các thiết bị và phương tiện tối tân được trang bị. Anh chỉ còn lại một con dao, bộ cung tên vài mũi tên có bọc chất nổ. Người điệp viên của chính phủ Mỹ chỉ là cô gái bản xứ tên Cô Bảo, cô dẫn đường cho Rambo, cô tâm sự rằng mình luôn muốn đến Mỹ để tìm hạnh phúc. Cô Bảo dẫn Rambo đến doanh trại quân đội Việt Nam, Rambo thấy tù binh Mỹ ở đó và giải cứu một người trong số họ. Rambo, Cô Bảo và người tù binh Mỹ chạy thoát trên một chiếc thuyền của hải tặc nhưng sau đó họ bị bọn hải tặc bán đứng cho quân đội Việt Nam. Rambo giết hết bọn hải tặc rồi kêu Cô Bảo và người tù binh Mỹ nhảy xuống sông. Tàu của quân đội Việt Nam xuất hiện và nã đạn vào chiếc thuyền hải tặc mà Rambo đang đứng. Rambo liền lấy khẩu RPG-7 bắn nổ tàu của quân đội Việt Nam.
Chiếc trực thăng Mỹ bay đến đón Rambo và người tù binh Mỹ, bỗng dưng Murdock ra lệnh không được đón họ nên chiếc trực thăng bay đi mất, Rambo và người tù binh Mỹ bị lính Việt Nam bắt. Rambo bị tra tấn, cổ tay anh bị buộc vào một cái ách bò và bị trầm mình xuống một hố phân đầy những con đỉa. Rambo tiếp tục bị quân đội Liên Xô (là lực lượng đã giúp đỡ, đào tạo cho bộ đội Việt Nam) tra tấn, người hỏi cung là Trung tá Podovsky và Trung sĩ Yushin lực lưỡng.
Cô Bảo cải trang thành gái mại dâm rồi đi vào doanh trại Việt Nam để cứu Rambo. Rambo vùng lên chống cự lính Liên Xô và bỏ chạy vào rừng cùng Cô Bảo, hai người bị quân Việt Nam cũng như quân Liên Xô truy đuổi ráo riết. Cô Bảo xin Rambo đưa cô về Mỹ sống, Rambo đồng ý nhưng sau đó Cô Bảo bị lính Việt Nam bắn chết. Rambo bắt đầu nổi giận, anh chôn thi thể Cô Bảo trong rừng rồi giết chết tất cả lính Việt Nam và lính Liên Xô bằng những kỹ năng tài tình. Có cung và mũi tên bọc chất nổ trong tay, Rambo phá hủy hết xe cộ của đối phương. Rambo cướp một máy bay trực thăng Huey từ quân đội Liên Xô sau khi giết chết Trung sĩ Yushin và dùng nó để tấn công trở lại. Với súng máy và hỏa tiễn trên máy bay, Rambo bắn nổ hết các doanh trại quân đội. Rambo đến trại giam giải cứu các tù binh Mỹ rồi chở họ đi bằng chiếc trực thăng Huey đó. Trung tá Podovsky cũng lái trực thăng Mi-24 đuổi theo Rambo, kết quả là Rambo dùng hỏa tiễn M72 LAW bắn nổ trực thăng của Podovsky. Rambo chở các tù binh Mỹ về căn cứ trung tâm ở Thái Lan của Murdock, anh rút dao đe dọa Murdock vì đã phản bội và lừa dối mình, Trautman sau đó cố gắng trấn an Rambo.
-
Siêu quái vật Godzilla và Kong lần đầu hợp tác để đối đầu kẻ thù mạnh gấp bội trong lòng Trái đất, ở bom tấn hành động mới.
Phần mới về Godzilla, Kong lấy bối cảnh vài năm sau cuộc chiến của hai quái vật huyền thoại trong tác phẩm Godzilla vs Kong (2021). Lúc này, Kong tìm về quê hương tại Trái đất rỗng, khám phá tung tích về đồng loại, tiếp tục mối quan hệ hòa bình với loài người. Còn Godzilla bảo hộ thế giới mặt đất trước sự tấn công của một số Titan (siêu quái vật).
Hiểm họa dần lộ diện khi tiến sĩ Ilene Andrews (Rebecca Hall) của Monarch - tổ chức chuyên nghiên cứu về các Titan - dò được các rung chấn ngày càng mạnh ở lõi địa cầu. Khi xuống lòng đất, cô và các cộng sự phát hiện dấu tích của nền văn minh thời cổ đại. Cùng lúc, thế lực tà ác nơi đây trỗi dậy do Skar King - một Titan có hình dạng giống Kong - cầm đầu. Skar King còn có tay sai là Shimo, quái thú to lớn với khả năng đóng băng cả thành phố bằng hơi thở. Godzilla, Kong buộc gạt bỏ mâu thuẫn để ngăn chặn nguy cơ thế giới bước vào kỷ băng hà thứ hai.
Đạo diễn Adam Wingard phát huy thế mạnh về kỹ xảo, bối cảnh để thu hút khán giả. Cảnh giao đấu giữa các Titan được sắp xếp xen kẽ giữa các hồi của phim, đồng thời đẩy mạnh về quy mô, tính chất ác liệt. Mạch phim chủ yếu xoay quanh Kong, quái vật có cảm xúc và tính kết nối cao với loài người.
Sức mạnh "vua khỉ" được giới thiệu từ đầu phim qua màn đối đầu với bầy Death Jackal - các siêu thú hình thù giống sói. Sau một lần trọng thương, Kong được tăng cường khả năng chiến đấu nhờ găng tay thép - một phát minh của nhóm khoa học gia. Godzilla liên tục nâng cấp bản thân nhờ hấp thụ các luồng bức xạ trên Trái đất, lột xác với gai lưng và hơi thở nguyên tử màu hồng.
Tầm nguy hiểm của tuyến phản diện được cài cắm bằng nhiều tình tiết từ đầu phim, như dấu tay khổng lồ trên vách núi. Không chỉ có sức mạnh vượt trội, Skar King mang đầu óc mưu mô, hiểm ác, khống chế đồng loại của Kong để làm nô lệ, sử dụng roi làm từ xương sống kẻ thù. Ở nửa cuối phim, sự xuất hiện của một siêu quái vật tạo nên kịch tính, góp phần làm thay đổi cục diện.
Bối cảnh Trái đất rỗng được khai thác đậm nét, mở rộng hơn so với phim trước. Thế giới dưới lòng đất hiện lên trên màn ảnh rộng như một địa cầu cổ đại với các sinh vật kỳ dị. Đối lập với những cánh rừng nguyên sinh nơi Kong sinh sống, đế chế của Skar King được phác họa như một địa ngục với núi lửa phun trào, xương thú đầy rẫy. Nơi sinh sống của Iwi - bộ tộc nguyên thủy có khả năng liên lạc với các Titan - là các dãy thạch anh màu sắc. Trên mặt đất, đạo diễn chọn nơi giao chiến của các Titans là những di tích nổi tiếng, như tượng Chúa giang tay ở Rio de Janeiro, Brazil.
Dù kỹ xảo ấn tượng, kịch bản không đột phá với các diễn biến dễ đoán. Câu chuyện về xuất thân của Kong được khai thác tương đối tròn trịa. Đầu phim, Kong được giới thiệu trong cảnh ngồi cô đơn trên mỏm đá, lạc lõng trong chính vương quốc của mình. Về sau, nhân vật có thêm trợ thủ đắc lực - một chú khỉ con - trên hành trình chống lại cái ác, theo môtíp "bộ đôi bất đắc dĩ".
Cũng như Godzilla vs Kong, phim có nhiều phân đoạn giữa Kong và con người để tăng tính kết nối giữa hai tuyến nhân vật. Jia (Kaylee Hottle) - cô bé thuộc bộ tộc Iwi - đóng vai trò mấu chốt trong quá trình nhóm nhân vật tìm hiểu về nguồn gốc của Kong và các Titan. Tiếp tục tham gia phần mới, Kaylee Hottle có nhiều "đất" diễn hơn khi khắc họa tâm lý chông chênh của một cô bé tuổi teen. Trong lúc hoang mang trước câu hỏi "Mình là ai", Jia nhận được sự bao bọc của Ilene Andrews, người mẹ nuôi của cô ở phần trước. Tuy nhiên, mối quan hệ của cả hai còn mờ nhạt, chủ yếu được thêm thắt để tăng thông điệp nhân văn cho phim.
-
Trong số những siêu anh hùng truyện tranh thì Người Dơi chắc hẳn phải là hình tượng được ưu ái nhất. Tuy khán giả hiện đang quen thuộc hơn với hình tượng Người Dơi của Christopher Nolan nhưng đối với mình thì khó có bộ phim nào có thể vượt qua được bản Batman Returns do Tim Burton đạo diễn và sản xuất năm 1992.
Là phần hai của bộ phim cùng tên Batman (1989), Batman Returns nối tiếp câu truyện của phần trước với motif quen thuộc: Người Dơi chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa để bảo vệ thành phố Gotham. Tim Burton tuy ít được biết đến ở Việt Nam nhưng tại Hollywood đây lại là một cái tên sừng sỏ trong giới nghệ thuật. Mình rất thích Burton vì đạo diễn này luôn có phong cách đặc trưng đi theo trường phái Gothic, dark comedy, ma mị, cổ quái nhưng vẫn có nét hài hước; đặc biệt chú trọng vào tạo hình, makeup và âm nhạc. Có thể kể tên một số phim tiêu biểu như Sweeney Todd, Đêm kinh hoàng trước Giáng sinh (The Nightmare Before Christmas), Edward Scissorhands,… Tác phẩm gần đây nhất của Burton là Big Eyes do Amy Adams và Christoph Waltz thủ vai chính cũng nhận được nhiều bình luận tích cực của giới phê bình.
Đảm nhận vai chính Người Dơi vẫn là Michael Keaton. Keaton trong những năm cuối thập niêm 80, đầu 90 là một trong những cái tên ưa thích của Tim Burton và vai diễn này cũng là bệ phóng để đưa tên tuổi của Keaton lên hàng sao hạng A tại Hollywood. Nhưng có lẽ không phải là ngoa khi nói sở dĩ bộ phim thành công rực rỡ đến như vậy là nhờ hai vai phản diện của Michelle Pfeiffer và Danny DeVito. Tuy đã có rất nhiều diễn viên từng đem Miêu Nữ (Catwoman) lên màn ảnh rộng nhưng thật sự thì vai diễn này sinh ra là để dành cho Michelle Pfeiffer. Khác với Ann Hathaway nhợt nhạt, đơn sắc trong The Dark Knight Rises (hãy cùng giả vờ là bộ phim do Halley Berry đóng năm 2004 chưa từng tồn tại), Miêu Nữ của Pfeiffer rất “mèo”. Rất sexy, rất bí ẩn và rất khó đoán. Đôi lúc cô ấy là một Selina Kyle mong manh, nhạy cảm nhưng cũng chính trong con người đó tồn tại một Miêu Nữ ranh ma, thủ đoạn, khùng điên. Nhân vật Cánh Cụt (Penguin) của Danny DeVito lại là một kẻ lập dị, quái gở, luôn muốn phục thù và chiếm đoạt quyền lực vì từng bị hắt hủi, bỏ rơi, lại khiến khán giả cảm thấy ghê sợ mỗi lần y xuất hiện trên màn ảnh.
Về mặt mỹ thuật, tạo hình luôn là sở trường của đạo diễn Tim Burton. Tuy không có kỹ xảo đã mắt hay những màn cháy nổ hoành tráng nhưng lại rất thu hút nhờ phong cách cổ quái, u ám, ấn tượng về phần nhìn. Âm nhạc do Danny Elfman sáng tác, Elfman – Burton là bộ đôi khá ăn rơ trong sáng tạo nghệ thuật. Tim Burton từng là một fan cứng của ban nhạc Oingo Boingo mà Elfman sáng lập nên không có gì là lạ khi hầu hết các tác phẩm của Burton đều tìm Danny Elfman để chọn mặt gửi vàng.
Trong khi Christopher Nolan xây dựng hình ảnh một Người Dơi đa chiều, phức tạp về nội tâm thì Tim Burton lại mang tới một Người Dơi sát hơn với nguyên tác truyện tranh. Cả hai đều có phong cách riêng và mỗi phong cách lại là một món ăn tinh thần đặc biệt dành cho công chúng yêu điện ảnh. Còn về phần nam chính Micheal Keaton, sau series Batman thì sự nghiệp của anh này khá là ảm đạm, trong 10 năm trở lại đây chủ yếu chỉ đóng nhưng phim nhỏ lẻ, kinh phí thấp và không có tiếng tăm. Năm 2015 này Keaton đã quay trở lại màn ảnh rộng với Birdman nói về một diễn viên hết thời cố gắng tìm kiếm ánh hào quang đã mất và nhận được một đề cử Oscar của Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ cho vai Nam chính xuất sắc nhất. Cá nhân mình cảm thấy rất hứng thú với phim này vì nó như một lời tự sự về cuộc đời và sự nghiệp của Keaton nên trong thời gian tới mình sẽ cố gắng để viết một bài bình luận về phim này. Wish him all the best!
-
Thông qua chuyến đi của hai người đàn ông ở miền nam nước Mỹ, tác phẩm tranh Oscar nhắc nỗi đau bị kỳ thị của người da đen.
Green Book lấy bối cảnh thập niên 1960, xoay quanh hai nhân vật có thật Don Shirley (Mahershala Ali đóng) và Tony Vallelonga (Viggo Mortensen). Don là nghệ sĩ piano da đen tài hoa, được trọng vọng tại thành phố New York (Mỹ). Ông được đào tạo ở nước ngoài, thông thạo nhiều thứ tiếng, có học vị tiến sĩ âm nhạc và tâm lý học.
Để chuẩn bị cho một tour diễn, Don thuê Tony - một bảo vệ quán bar đang thất nghiệp làm tài xế kiêm vệ sĩ. Ban đầu, sự khác biệt về tầng lớp xã hội và màu da tạo khoảng cách giữa Don và Tony. Nhưng họ dần gắn bó và vượt qua những tình huống éo le tại miền Nam nước Mỹ - nơi sự kỳ thị chủng tộc còn nặng nề.
Vào thập niên 1960, đạo luật Jim Crow vẫn còn ăn sâu vào lối sống của người dân miền Nam nước Mỹ. Luật này gồm những phép tắc hà khắc nhắm vào người da đen như không được ăn, ở chung hay dùng chung nhà vệ sinh với người da trắng. Tên phim bắt nguồn từ The Negro Motorist Green Book - một quyển sách phổ biến trong thời kỳ này, liệt kê các quán ăn và nhà trọ chấp nhận người da đen. Cuốn sách hướng dẫn là vật đồng hành trên chuyến đi của Don và Tony.
Green Book có cấu trúc của một phim hành trình với đặc trưng xây dựng nhân vật thông qua tình huống. Trong phim, các nhân vật chính tương tác với nhau tạo nên chuyển biến trong tâm lý và tính cách. Hình ảnh nhân vật từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc chuyến đi khác biệt rõ rệt.
Ở đầu phim, nhân vật Tony là một tay côn đồ thích giải quyết bằng vấn đề nắm đấm, bỗ bã trong nói năng và ăn uống. Tony có thể vừa lái xe vừa ăn gà rán, thậm chí ăn liên tục 25 bánh hot-dog trong một lần cá cược. Anh còn kỳ thị chủng tộc đến mức thẳng tay vứt vào thùng rác những chiếc cốc mà người da đen mới dùng để uống nước. Với Tony lúc đó, người da đen là hạ đẳng.
Trong lần gặp đầu tiên giữa bộ đôi, các nhà làm phim xây dựng một khung cảnh ấn tượng: Tony ngồi trên chiếc ghế thấp còn Don ngồi trên chiếc ghế bề thế như bậc đế vương. Đây là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự thay đổi cái nhìn của Tony về người da đen. Khi bắt đầu chuyến lưu diễn, sự thay đổi của nhân vật rõ rệt và sâu hơn ở cảnh anh chìm đắm vào những giai điệu dưới ngón đàn điêu luyện của Don. Lúc này, Tony nhận ra một người da đen cũng có thể thành công, giàu có bằng tài năng nghệ thuật.
Cũng như Christian Bale trong Vice, Viggo Mortensen (phải, nổi tiếng với loạt phim Lord of the Rings) tăng cân đáng kể để nhập vai.
Cũng như Christian Bale trong "Vice", Viggo Mortensen (phải, nổi tiếng với loạt phim "Lord of the Rings") tăng cân đáng kể để nhập vai.
So với Tony, sự thay đổi của Don trong hành trình diễn ra có phần lặng lẽ hơn. Là người thuộc tầng lớp thượng lưu, ban đầu Don tỏ ra khó chịu với cách cư xử của Tony. Nhưng dần dà, anh nhận ra tính cách của Tony cũng có những điểm tốt như chân thành và cởi mở. Chúng khiến Don thoải mái hơn, bớt khắt khe với bản thân và những người xung quanh.
Thông qua hành trình của Don và Tony, các nhà làm phim nêu thông điệp về sự bình đẳng. Kịch bản Green Book khiến tác phẩm có nét mới hơn các phim kiểu The Help hay 12 Years a Slave - nơi người da đen sống khổ cực và làm công cho người da trắng. Trong phim, Tony là người da trắng nhưng ít học, phải làm thuê cho một người da đen giỏi hơn.
Cách sắp đặt này khiến nhiều tình huống trở nên éo le. Dù biểu diễn tại những nơi sang trọng, Don vẫn phải ăn uống và vệ sinh tại những nơi xập xệ. Còn Tony chỉ là tài xế nhưng vẫn được hưởng những phúc lợi dành cho người da trắng. Với những người cùng màu da, Don bị ghẻ lạnh và chế nhạo bởi vẻ ngoài sang trọng. Như Don thổ lộ, bi kịch của anh chính là không được chấp nhận bởi cả cộng đồng người da trắng lẫn người da đen.
Green Book có phần đầu nhiều tình tiết hài hước, chủ yếu đến từ tình huống và diễn xuất. Phần sau của phim nghiêng về tâm lý, khắc họa bi kịch ở mức độ vừa phải, không quá nặng nề. Thông điệp của phim được nêu qua câu thoại: "Tài năng thôi là chưa đủ, muốn thay đổi trái tim người khác cần phải có cả lòng dũng cảm". Lòng dũng cảm, muốn thay đổi quan điểm của người khác cũng chính là lý do Don lưu diễn miền Nam dù biết sẽ bị xúc phạm.
Nhạc phim - được nhà soạn nhạc Kris Bowers phụ trách - là điểm sáng. Những bài nhạc nền mang màu sắc chủ đạo là jazz, được xen kẽ khéo léo với những giai điệu ballad giàu chất thơ như bài Dear Dolores.
Tác phẩm quy tụ hai diễn viên tên tuổi Viggo Mortensen và Mahershala Ali. Theo Playlist, Mortensen - người từng nhận hai đề cử Oscar - phải tăng hơn 20 kg để vào vai Tony. Anh thể hiện thuyết phục nhân vật gốc Italy với chất giọng nặng và điệu bộ vung tay khi nói chuyện. Ali - từng giành tượng vàng Oscar với Moonlight - tiếp tục có thêm một vai ấn tượng. Tài tử thể hiện tâm lý phức tạp của một nghệ sĩ da đen phải đấu tranh với sự kỳ thị và lạc lõng. Ở những màn trình diễn dương cầm, nhịp điệu cơ thể của diễn viên toát lên sự say mê dành cho âm nhạc. Ali thắng giải nam phụ ở Quả Cầu Vàng đầu năm và được xem là ứng viên lớn nhất ở cùng hạng mục tại Oscar sắp tới.
Điểm yếu của Green Book nằm ở phần sau. Tình tiết về cuối dễ đoán, nhiều thông tin của được nêu ra trực tiếp bằng lời, khiến tác phẩm hơi thiếu tinh tế và những khoảng trống để người xem ngẫm nghĩ
Green Book cũng gây tranh cãi về sự sai lệch tình tiết với đời thật. Nhóm biên kịch là Peter Farrelly, Brian Hayes Currie và Nick Vallelonga - con trai nhân vật chính Tony. Do thiếu tham khảo thông tin, Green Book gặp ý kiến trái chiều từ người thân của Don Shirley. Họ cho rằng tác phẩm cường điệu hóa sự lạnh nhạt giữa nghệ sĩ và gia đình ông, cũng như khắc họa tình bạn giữa Don và Tony thân thiết hơn ngoài đời. Theo Vulture, diễn viên Mahershala Ali phải xin lỗi anh trai và cháu trai của nghệ sĩ quá cố vì những điểm không đúng sự thật của phim.
Dù vướng những chỉ trích, Green Book nhìn chung được giới chuyên môn và khán giả đón nhận. Tác phẩm của đạo diễn Peter Farrelly nhận năm đề cử Oscar ở hạng mục phim xuất sắc, nam chính (Viggo Mortensen), nam phụ (Mahershala Ali), kịch bản gốc và dựng phim. Nhiều báo Âu Mỹ nhận định Green Book và Roma đang là hai ứng viên trội nhất cho giải cao nhất. Phim cũng thu đến 127 triệu USD trong khi kinh phí chỉ là 23 triệu USD.
-
Cứ nói đến phim về quyền Anh, ai cũng phải nhắc đến dòng phim “Rocky” do tài tử Sylvester Stallone đóng.
Đến những năm gần đây, câu chuyện của võ sĩ Rocky Balboa được tiếp tục qua dòng phim “Creed” và chỉ cách đây vài ngày, đoạn giới thiệu chính thức của phần hai làm cho nhiều khán giả nóng lòng.
Theo Yahoo! Entertainment, “Creed” là phần tiếp theo của dòng phim “Rocky,” nói về câu chuyện của võ sĩ trẻ tuổi Adonis Creed do tài tử Michael B. Jordan đóng, con trai của võ sĩ quá cố Apollo Creed, bạn thân của nhân vật Rocky Balboa.
Anh Adonis muốn trở thành một võ sĩ hàng đầu, nên tìm ông Rocky để được ông huấn luyện và phần nào đạt được mục tiêu của mình vì tuy thua, nhưng anh nhận được sự tôn trọng của đương kim vô kịch quyền Anh. Cuộc sống của anh cũng ngày càng ổn định vì có một người bạn gái tốt, tình cảm giữa anh và ông Rocky như hai cha con.
Vì sự thành công vang dội, được đưa ứng cử Oscar của phần một, khán giả rất mong “Creed” sẽ có phần hai và mong ước của họ thành hiện thực.
Qua đến phần hai, có tựa là “Creed II,” anh Adonis lại tiếp tục con đường võ thuật của mình và gặp một đối thủ nguy hiểm. Đối thủ này có tên là Viktor Drago, võ sĩ người Nga, do tài tử Florian Munteanu đóng. Tuy nhiên, đây là chi tiết làm “Creed II” gây cấn so với phần một nhiều lần.
Anh Viktor là con trai của cựu võ sĩ Ivan Drago, người giết chết ông Apollo trong trận đấu quyền Anh của phần “Rocky IV.”
“Creed II” sẽ có sự hội ngộ giữa hai cựu võ sĩ Rocky Balboa và Ivan Drago, vẫn do Dolph Lugren đóng, trong vai trò huấn luyện viên của hai người con. Phần này làm cho ký ức về “Rocky IV” của bao nhiêu khán giả trở lại vì trận đấu của hai võ sĩ trẻ lại là một cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Nga.
Khi biết được cha của đối thủ là người giết cha mình, anh Adonis bất chấp lời khuyên của ông Rocky và chấp nhận lời thách đấu của đối thủ người Nga. Ông Rocky khuyên anh đừng đối mặt với võ sĩ Viktor vì anh ta được nuôi trong thù hận, điều đó làm anh vô cùng nguy hiểm và ông không muốn thấy cảnh một người thân của mình ra đi trước mắt ông lần nữa.
“Nếu chúng ta không được điều mình yêu thích, thì cuộc sống không có ý nghĩa chút nào,” võ sĩ Adonis Creed nói trong đoạn giới thiệu. Câu nói này cho thấy sự quyết tâm của anh trên con đường võ thuật và muốn chứng minh khả năng của mình cho ông Rocky và người cha quá cố.
-
Đầu tiên thì đây là một bộ phim hay. Mọi thứ trong phim đều tuyệt vời. Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện, nhân vật, giá trị,... đều tuyệt. Đừng lo lắng nếu bạn là nonfan vì phim không chuyên môn hóa mavel đâu, còn nếu là fan thì bỏ qua bộ phim này là tội ác, thật đấy. Nên khuyên mọi người ra rạp thưởng thức đi nào. À, điều nữa, đây không phải là một bài review. Mình muốn nói về hai thứ theo Mình là giá trị nhất mà phim đem lại:
1. Gia đình
Thật thú vị khi thấy được những nét của một bộ phim Coming of age trong một bộ phim siêu anh hùng như thế này. Nó rất đời thường và thực tế, không hề xa vời chút nào.
Cha mẹ và đứa con đối diện với việc gia đình bắt đầu có khoảng cách khi Miles đến tuổi “bắt đầu trưởng thành”, chuyện này đâu có gì lạ, đúng không? Mỗi người trong gia đình Miles đều phải cố gắng hiểu nhau, mỗi người phải bỏ đi một ít cái tôi của bản thân, để mở lòng ra và chia sẻ. Và thú vị hơn là khi câu chuyện đậm chất đời thường đó được lồng vào một câu chuyện siêu anh hùng. Vì vậy, mình chắc là bộ phim sẽ làm bạn sẽ cảm động một chút. Đối với mình, thật tuyệt vời khi được xem một bộ phim dành nhiều thời gian cho các cảnh hành động mà giá trị gia đình vẫn rõ ràng và sâu sắc.
2. Spider man
Không cần phải là fan ruột của Mavel để biết câu chuyện của Spider man. Câu chuyện về chàng sinh viên bị nhện cắn, cùng với ông chú, bà dì, cô người yêu đã quá quen thuộc mỗi lần được nhắc đến. Bộ phim này dựa vào đó, rồi nâng tầm câu chuyện đó lên.
Việc giao thoa nhiều phiên bản nhện khác nhau, làm cho mình nhận thức rõ được cốt lõi của nhân vật nhện và điều gì làm nên nhân vật này. Mình thấy rõ ý nghĩa của từng biến cố xảy đến với anh trong quá trình trở thành Spider-man. Dì May, MJ, chú Ben các nhân vật gắn với anh được nâng lên thành biểu tượng, và những biểu tượng đó đều đại diện cho điều gì đó trong cuộc đời mỗi người. Mình nhận xét đây là bộ phim về nhện hay nhất từ trước đến nay. Đối với mình, chưa bao giờ câu chuyện về nhện lại ý nghĩa như thế.
Thời đại thống trị của phim siêu anh hùng, thật mừng khi các bộ phim đem lại cho người xem những trải nghiệm càng lúc càng ý nghĩa, sâu sắc hơn. Cảm ơn Sony Pictures cùng Stan Lee đã tạo ra những giá trị tuyệt vời.
-
Trở lại sau The Last Knight thiếu sự sâu sắc, seri phim Transformer mag đến một phong cách phim hoàn toàn khác với Bumblebee. Tuy được giới phê bình đánh giá cao nhưng phim đang có một làn sóng khán giả chê bai khá nhiều. Cùng Divine Shop review phim Bumblebee sau xuất chiếu sớm đầu tiên liệu có nên ra rạp thưởng thức phim?.
Phim Bumblebee diễn ra trong năm 1987 là phần tiền truyện của các phần phim Transformer trước đó. Trong cuộc chiến khốc liệt trên hành tinh Cybertron, phe Autobot đang bị Decepticon lất át, thủ lĩnh Optimus Prime giao nhiệm vụ cho Bumblebee đến Trái Đất thiết lập căn cứ để chuẩn bị nơi tập kết cho phe Autobot. Nhưng khi đến nơi, Bumblebee bị đột kích bị thương, mất giọng nói, mất cả bộ nhớ và phải lẩn trốn.
Trong một lần tìm phụ tùng để sửa chửa chiếc xe của mình, Charlie tìm thấy Bumblebee dưới hình dạng của một chiếc xe Beetle màu vàng. Cô mang về sửa chửa và phát hiện ra chiếc xe chính là một người máy khổng lồ. Sự xuất hiện của Bee khiến cuộc sống của Charlie có nhiều xáo trộn nhưng cũng vô cùng thú vị. Bee, Charlie cùng cậu bạn hàng xóm Memo đã có những khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau cho đến khi Bee bị phe Decepticon phát hiện và săn lùng.
Khác hẳn phong cách hành động dồn dập và kịch tính của những phần Transfomer trước, Bumblebee không tập trung vào những pha chiến đấu của các robot. Bumblebee thiên về câu chuyện tuổi teen với những vấn đề rắc rối của gia đình, tình bạn và đam mê. Phim khai thác chiều sâu từng nhân vật tốt hơn và logic hơn là điều mà đạo diễn Travis Knight đã làm tốt hơn hẳn Michaele Bay. Chính vì vậy mà phần phim thứ 6 cuả Transformer nhận được đánh giá vô rất tích cực từ giới phê bình. Trên IMDb phim được chấm 7.4 điểm, trên Rotten Tomatoes phim được 94% cà chua tươi, một con số không tưởng so với những phần phim trước.
Bỏ qua chuyện không làm hài lòng các fan cứng thì phần còn lại đều được đạo diễn Travis Knight làm rất tốt từ chọn dàn cast, thể hiện câu chuyện cho đến tạo hình nhân vật. Điều đầu tiên phải kể đến là sự lựa chọn Hailee Steinfeld vào vai Charlie Watson. Hailee thể hiện tốt một Charlie có tài nhưng tính cách khó gần, luôn khó chịu với những người xung quanh. Kể từ lúc cha mất, Charlie mất định hướng, từ bỏ đam mê và không sẵn sàng mở lòng với mọi người. Cho đến khi gặp được Bee, mọi chuyện dần thay đổi giúp Charlie lấy lại sự tự tin và dần hòa đồng hơn với cậu bạn Memo.
Trái lại với Charlie, sau khi mất hết trí nhớ, Bumblebee như đứa trẻ lên ba luôn tò mò, hiếu động và nghịch ngợm. Sự kết hợp giưã hai tính cách trái ngược của hai nhân vật bất cân xứng tạo nên một câu chuyện tuổi mưới lớn vừa quen thuộc vừa độc đáo.
Việc xây dựng hai Decepticon phản diện khôn ngoan và có cá tính. Tuy nhiên hành động của hai tên này có nhiều đoạn hơi ngô nghê và thiếu logic. Hai tên naỳ cũng chỉ là thợ săn và không quá mạnh nên trận chiến cuối phim không tạo được độ kịch tính như fan mong đợi.
Cốt truyện của phim Bumblebee tuyết tính, rõ ràng và logic theo mạch cảm xúc của Charlie khác hẳn với sự kết nối loạn xạ và rời rạc của các tình tiết trong 5 phần Transformer trước đó. Charlie cũng là nhân vật nhân vật duy nhất từ trước đến nay trong seri Transformer vẫn tìm được cuộc sống riêng chứ không cuốn vào cuộc chiến giữa hai phe.
Xét về chất lượng nghệ thuật thì phim Bumblebee có những điểm tốt đáng nói như vậy nhưng sau 3 ngày công chiếu đầu tiên, phim chỉ thu về doanh thu vỏn vẹn 21 triệu USD. Nguyên nhân có thể đến từ việc lựa chọn sai “tập khách hàng mục tiêu”. Fan của dòng phim Transformer là những bạn nam thích phong cách phim hành động cháy nổ nhưng Bumblebee được làm như một chick-flick (dòng phim hài tình cảm dành cho phái nữ). Phim thể hiện diễn biến tâm lý của thiếu nữ mới lớn, sự dễ thương của bumblebee, tình cảm “gà bông” của anh chàng Memo nhút nhát,… thì rõ ràng phim đang nhắm đến khán giả nữ trẻ tuổi. Sự lựa chọn sai lầm này có thể sẽ khiến Paramount trả giá đắt.
Phần tạo hình nhân vật trong phim khá đẹp và bắt mắt. Các robot được tạo hình không có nhiều khác biệt so với các phần trước, các vết trầy xước, bám bẩn đều thực đến từng chi tiết. Bumblebee lúc biến hình và cả lúc trong hình dạng chiếc Beetle đều rất dễ thương. Tuy với kinh phí sản xuất thấp hơn nhiều những phần trước nhưng Bumblebee vẫn có những pha hành động hấp dẫn ở đầu và cuối phim. Những cảnh này không nhiều nhưng mỗi cảnh đều khá “chất”. Âm thanh trong những pha hành động không thực sự xuất sắc nhưng bù lại phần nhạc phim khá hay.
Tóm lại, đánh giá phim Bumblebee là một tác phẩm hành động đáng xem. Là một fan cứng của seri Transformer có thể không hài lòng với mật độ các pha hành động nhưng nếu là một fan của dòng phim hành động tâm lý thì Bumblebee là một sự lựa chọn tuyệt vời. Phim có nội dung sâu sắc, ý nghĩa là lựa chọn hàng đầu cho bạn trong dịp Noel năm nay.
-
Quá khứ ám ảnh của tay đấm lừng danh Adonis Creed được tái hiện trong "Creed 3" - phim do Michael B. Jordan đóng chính và đạo diễn.
Phần ba xoay quanh chương mới trong cuộc đời tay đấm lừng danh Adonis Creed (Michael B. Jordan). Sau nhiều năm giành thắng lợi trong sự nghiệp, anh quyết định giải nghệ và trở thành huấn luyện viên. Một ngày, Adonis bất ngờ gặp lại người bạn cũ Anderson Dame (Jonathan Majors) mới ra tù. Chàng boxer cố gắng để giúp Dame làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, điều Dame muốn là cuộc đời hào quang của Adonis - điều anh nghĩ rằng vốn dĩ thuộc về mình nếu không xả thân giúp bạn năm xưa.
Creed là phần hậu truyện của thương hiệu Rocky của tài tử Sylvester Stallone. Nhân vật chính trong tác phẩm là võ sĩ quyền Anh Adonis Creed - con trai nhà vô địch Apollo Creed. Anh được Rocky nhận làm học trò và dạy võ. Phần một bộ phim phát hành năm 2015, thành công tại phòng vé và nhận một đề cử Oscar.
Creed 3 là hành trình Adonis vượt qua nỗi đau và ám ảnh trong quá khứ.
Kịch bản được xây dựng đơn giản, tập trung khai thác nội tâm giằng xé của Adonis đằng sau những vinh quang. Nửa đầu phim khắc họa tốt nền tảng mối quan hệ giữa Adonis và Dame. Từng là anh em thân thiết, Adonis luôn cổ vũ khi Dame thi đấu quyền Anh. Dame liên tiếp thắng các giải thưởng bởi tài năng đặc biệt, dạy cho Creed nhiều kiến thức về bộ môn. Cuộc đời của họ rẽ nhánh khi Dame rút súng để bảo vệ Creed khỏi những kẻ bắt nạt và bị cảnh sát bắt.
Động cơ Dame đối đầu Adonis được xây dựng thuyết phục. Gần 20 năm trong tù, Dame thường xuyên gửi thư cho bạn nhưng không nhận được hồi âm. Dame dần mang theo sự thù hận, không ngừng luyện tập với mong muốn có ngày tái xuất quyền Anh, lấy lại những điều anh đã đánh mất. Sau khi ra tù, Dame có cơ hội chiến đấu với Felix (Jose Benavidez) và chiến thắng trong sự ngỡ ngàng của mọi người - từ kẻ vô danh tới nhà vô địch chỉ sau một trận đấu.
Cùng lúc, Adonis liên tục bị giày vò khi nghĩ bản thân là lý do khiến Dame đánh mất tất cả và trở thành như hiện tại. Anh hối hận vì đã không liên lạc với Dame, giận mẹ vì giấu những bức thư Dame gửi. Anh không chia sẻ với ai mà tự chịu đựng. Bước ngoặt xảy đến khi mẹ Adonis qua đời, anh quyết định đối mặt quá khứ bằng cách tái xuất quyền Anh và thách đấu Dame.
Trận đấu giữa Adonis và Dame chính là tiếng lòng của cả hai. Họ chiến đấu bằng tất cả những gì mình có, Adonis cố gắng vượt qua nỗi đau trong khi Dame dần gác lại hận thù. Đến cuối, họ chiến thắng con người cũ của bản thân, qua đó thấu hiểu và thông cảm cho đối phương.
Tác phẩm cũng miêu tả hành trình trưởng thành của Adonis qua mối quan hệ với gia đình, bạn bè. Tình cảm giữa Adonis và con gái Amara (Mila Davis-Kent) mang màu sắc đáng yêu, gần gũi. Bên cạnh những giây phút chơi đùa cùng con, Adonis còn dạy con gái quyền Anh, giúp cô bé trở nên mạnh mẽ. Anh dần mở lòng với vợ (Tessa Thompson), cho cô thấy những tổn thương và yếu đuối nơi anh thay vì trốn tránh.
Điểm mạnh của phim là khâu hình ảnh. Với kinh phí sản xuất 75 triệu USD, phân đoạn chiến đấu cũng như bối cảnh hiện lên đẹp mắt và sống động. Trên nền nhạc hip hop, cảnh giới thiệu các tay đấm bước vào võ đài tạo dấu ấn.
Diễn xuất của dàn diễn viên dừng ở mức tròn vai, trong đó điểm sáng là Jonathan Majors. Anh truyền tải triệt để nội tâm của Dame, thể hiện đa dạng biểu cảm: Vẻ khắc khổ, u uất, hận thù, cay đắng, quyết tâm. Trong vai nhân vật chính, Michael B. Jordan đôi lúc mắc lỗi về diễn xuất. Ở một vài phân đoạn, anh chưa bộc lộ trọn vẹn cảm xúc của Adonis. Bù lại, anh gây ấn tượng nhờ thân hình mạnh mẽ và khuôn mặt sáng.
Nửa cuối làm giảm chất lượng phim khi nhiều tình tiết chỉ được điểm qua sơ lược. Trận đấu cuối được xây dựng chóng vánh, quá trình chuyển biến nội tâm của Adonis và Dame chưa được thể hiện chi tiết.
Creed 3 đạt điểm "tươi" 89% trên Rotten Tomatoes, 7.3 điểm trên IMDb. Nhà phê bình Paul Risker nhận xét: "Michael B. Jordan tạo nên bộ phim có thể thoát khỏi cái bóng của nhân vật Apollo, Rocky hay Drago và xây dựng được di sản của riêng Adonis Creed". Một bộ phận người hâm mộ bày tỏ thất vọng khi tác phẩm gần như không nhắc đến Rocky.
-
Crank kể về Chev Chelios, một sát thủ chuyên nghiệp đã bị tiêm một loại thuốc độc Trung Quốc. Loại thuốc nghiệt ngã này ép anh phải vận động liên tục, nhịp tim mạnh thì mới giữ được mạng sống. Thế là Chev Chelios buộc phải quậy tưng bừng để giữ được mạng sống cũng như tìm cho bằng được kẻ đã tiêm thuốc mình.
-
Câu chuyện diễn ra trong một phiên bản Gotham City của những năm 1920 và đưa Batman vào một cuộc phiêu lưu kỳ bí. Bruce Wayne trở thành Batman sau khi quay trở lại Gotham City sau nhiều năm rèn luyện ở nước ngoài. Trong khi đó, Gotham đang đối mặt với một mối đe dọa khủng khiếp: các thực thể cổ xưa và ma quái theo truyền thuyết Lovecraftian đang thức tỉnh.
-
Sở hữu một câu chuyện dễ đoán với một số điểm trừ không đáng có, Rambo: Last Blood để lại ấn tượng mạnh mẽ với người hâm mộ bằng các pha hành động đẫm máu đúng chất Stallones. Khi nhắc đến thương hiệu điện ảnh Rambo, người ta thường nghĩ ngay đến sự bạo lực có phần hơi rập khuôn và vô cớ, nhưng kì thực chúng được thực hiện với một mục đích quan trọng hơn. First Blood ra mắt vào năm 1982 là một bộ phim hành động bạo lực đầy nam tính theo phong cách thập niên 80, nhưng nó cũng kể về câu chuyện của một cựu binh Chiến tranh Việt Nam mắc chứng PTSD (Rối loạn stress sau sang chấn) đang tìm kiếm một mái nhà ở một đất nước (theo quan niệm của anh) cảm thấy khó chịu với sự tồn tại của anh. Kể từ đó, thương hiệu này bắt đầu lấn sâu vào những pha hành động đẫm máu, với những câu chuyện nền không được làm nổi bật như việc Rambo chiến đấu trong thời kì Chiến tranh lạnh, hoặc giải cứu các nhà truyền đạo Kito bị bắt cóc.
Một mặt, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến cốt truyện của các bộ phim, nhưng mặt khác, nó gầy dựng nên một lượng fan hùng hậu của Rambo, chờ đợi để được xem những pha hành động đẫm máu đầy bạo lực. Và Rambo: Last Blood tiếp tục mang theo truyền thống đó để rồi dẫn đến những kết quả cực kì dễ đoán. Bộ phim lấy bối cảnh khi John Rambo (Sylvester Stallone) dành ra những năm tháng cuối đời sống tại trang trại của cha mình ở Arizona. Mặc dù vẫn còn bị ám ảnh bởi chiến tranh, John đã tìm thấy bình yên khi chăm sóc cho đàn ngựa và là cha nuôi của Gabrielle (Yvette Monreal), một cô gái trẻ có quá khứ đầy tăm tối. Khi hay tin về người cha đã bỏ đi của mình từ người bạn Gizelle (Fenessa Pineda) ở Mexico, Gabrielle đã bất chấp lời ngăn cản của John và bà của mình là Maria (Adriana Barraza), lên đường đến Mexico để tìm kiếm câu trả lời.
Cuối cùng, cô bị bắt cóc và rơi vào đường dây mua bán mại dâm của hai tên xã hội đen máu lạnh là Hugo (Sergio Peris-Mencheta) và Victor Martinez (Oscar Jaenada). Khi hay tin, John tìm cách giải cứu Gabrielle và buộc anh em nhà Martinez phải trả giá vì những gì chúng đã làm. Nếu phần miêu tả nói trên về Rambo: Last Blood - mà Stallone đã cùng biên soạn kịch bản với Matt Cirulnick, dựa trên câu chuyện mà Sly và Dan Gordon đã đóng góp - nghe có vẻ giống với Taken, nhưng với Rambo làm vai chính, thì cơ bản vì đó là những gì Last Blood mang lại. Nhưng ngoài việc có cốt truyện giống với một bộ phim khác, Last Blood còn bổ sung thêm nhiều yếu tố bài ngoại hơn cả seri hành động của Liam Neeson hay những phần phim Rambo trước đó.
Stallone đã từng nói rằng những bộ phim Rambo không thực sự mang ý nghĩa như những tuyên bố chính trị, nhưng không có cách nào để bỏ qua các yếu tố chính trị đáng lo ngại (vô tình hay cố ý) của một bộ phim như Last Blood, khi John về cơ bản là một vị cứu tinh da trắng cực kì nguy hiểm xuất hiện để giải cứu cô con gái nuôi người Latin khỏi những kẻ máu lạnh Mexico. Nó sẽ trở thành một chủ đề bàn tán nếu Last Blood chịu khó đầu tư hơn trong việc tập trung vào các nạn nhân buôn bán người và nô lệ tình dục (hoặc mức độ bảo an của biên giới Mỹ - Mexico), nhưng đáng tiếc rằng các nhân vật như Gabrielle và Maria chỉ xuất hiện để làm lý do cho John giết nhiều người hơn - một lần nữa
Rambo: Last Blood có dành ra một khoảng thời gian đầu phim để phát triển mối quan hệ cha - con giữa Gabrielle và John, nhưng các phân đoạn thể hiện sự gắn bó đó không thật sự trọn vẹn bởi những lời đối thoại có phần thô cứng và thiếu tương tác cảm xúc giữa Monreal và Stallone. Phim cũng không mang đến nhiều cách giải quyết cho các câu chuyện của John từ những phần phim Rambo trước; Đến tận cuối phim, vẫn không thể biết được anh nhận được điều gì từ hành trình của mình trong Last Blood, điều mà anh đã không nhận được từ bộ phim Rambo thứ tư ra mắt năm 2008. Việc không có ý nghĩa sâu sắc để đắm chìm vào vai diễn của mình khiến cho diễn xuất của Stallone không thực sự thoải mái, và cả những người bạn diễn của ông.
Dù sao thì, vẫn có một số điểm sáng tồn tại trong Rambo: Last Blood, bắt đầu với động lực trong cốt truyện của nó. Bộ phim liên tục tạo cảm giác bị thúc đẩy, như thể nó được chỉnh sửa thời lượng từ một bản quay dài hơn. Trong khi đó, các phân đoạn Gabrielle và những cô gái bị bắt cóc khác bị bạo hành tình dục thực sự tạo nên cảm giác chân thực đến mức khó chịu, khi dường như nó thể hiện đúng những gì các cô gái rơi vào đường dây mua bán mại dâm phải chịu đựng. Những góc quay gần của đạo diễn Adrian Grunberg thể hiện sự căng thẳng và bạo lực đúng với phong cách phim Rambo, khiến khán giả không thể chớp mắt khi John ra tay xử lý những kẻ săn đuổi anh ở nửa sau bộ phim, trong một hệ thống đường hầm không khác gì các con hào chiến đấu ngày xưa, với đầy rẫy những cái bẫy chết người.
-
Hơn 40 năm cho một huyền thoại, câu chuyện về người anh hùng John Rambo cũng đã đi đến hồi kết khi tài tử Sylvester Stallone không thể thắng nổi sức mạnh của thời gian, dù hàng trăm kẻ địch chẳng thể nào lấy được mạng của Rambo. Phần 5 của loạt phim, Rambo: Hồi Kết Đẫm Máu, là lời chào tạm biệt cho một trong những người hùng vĩ đại nhất màn ảnh rộng.
Sau khi hạ sát hành trăm kẻ địch, người hùng Rambo đã rửa tay gác kiếm, với những băn khoăn không ngớt về cuộc đời mình, về việc chiến tranh đã đem đến cho ông bộ kỹ năng siêu đẳng, nhưng đồng thời tước đoạt khỏi ông những giá trị cuộc sống. Ông tìm được sự yên bình trong những năm cuối đời ở một thị trấn nhỏ ở Arizona, bên cạnh gia đình mới của mình với những người không có quan hệ máu mủ: Maria và cháu gái Gabrielle. Gabrielle là một cô bé mất mẹ, cha ruột bỏ rơi và được Rambo chăm lo như con gái của mình, là niềm tin thuần khiết duy nhất và trong sáng nhất trong suốt cuộc đời ông. Mọi bi kịch chỉ bắt đầu khi cô gái nhỏ 17 tuổi, và khao khát được tìm hiểu thế giới, tìm kiếm người cha bội bạc của mình đã đưa cô sa vào cạm bẫy của bọn buôn gái mại dâm ở biên giới Mexico. Sự đau thương chúng gây ra cho Gabrielle đã khiến bản năng của ông được một lần nữa đánh thức. Nợ máu phải trả bằng máu, hàng trăm tên lính vũ trang đầy đủ còn bị thịt như gà thì ngại gì vài anh giang hồ vùng ven. Rambo tái xuất lần cuối!
Trước hết phải nói đây là một bộ phim hết sức bạo lực, điều này có lẽ đã quá quen thuộc với tín đồ của thương hiệu này. Tuy nhiên, giá trị giải trí đích thực của bộ phim có lẽ chỉ tập trung ở khoảng 1/3 phim cuối cùng và phải gọi là cực kì mãn nhãn và đẫm máu như tựa đề. Ở hơn nửa thời lượng đầu tiên, nhịp phim chậm và việc nghe Rambo nói những lời tình cảm triết lý thì có vẻ không hợp tai cho lắm. Sự lê thê đó dễ khiến khán giả nhàm chán và có phần không hứng thú vì Rambo không trở thành huyền thoại bằng những câu thoại sến súa như thế. Có thể những năm tháng gần đất xa trời được sống bên cạnh một gia đình nhỏ khiến ông hi vọng mình có thể trở thành một con người giàu tình cảm hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn mà mình chưa từng có được nhưng cách kể chuyện nhạt nhẽo không đem đến nhiều giá trị như ekip kì vọng.
Những gì tinh túy những của phim chỉ xuất hiện ở đoạn cuối khi John Rambo thực hiện kế hoạch trả thù của mình, với đẳng cấp cao và dư thừa bạo lực hơn cả hậu bối John Wick. Có thể ví von vui rằng đây chẳng khác gì một bộ phim quen thuộc cho dịp Giáng Sinh, Ở nhà một mình, trong một phiên bản 18+ mà mọi chiếc bẫy đều là để giết chết đối phương. Phần buồn cười duy nhất chỉ là tư duy của băng đảng kia khi lao vào cuộc truy sát một cách ngây thơ như trẻ con. Nhưng pha chém giết nhanh gọn, máu me của người hùng màn ảnh chắc sẽ khiến bạn cực kỳ ấn tượng và giải trí.
Với một bộ phim hành động hạng B, thì phần nhìn trong những đoạn chiến đấu được dựng khá chi tiết và ấn tượng, các loại vũ khí được sử dụng linh hoạt và hiệu ứng mang lại cũng rất thu hút. Phần âm thanh được đặc biệt chú trọng và gây cảm giác mạnh khi tiếng súng, tiếng mài kim loại hay những pha đâm xuyên táo đều được làm vang lên khá tốt, dễ làm khán giả tập trung hơn sau những đoạn tình cảm dài lê thê.
Trang sử thi của John Rambo cũng đã đến hồi khép lại, khi hình tượng người hùng thời chiến của ông không còn được nhiều khán giả quan tâm nữa. Tuy nhiên, suy cho cùng Rambo cũng vẫn là một siêu anh hùng đúng nghĩa vào thời đại trước, thời kì những câu chuyện của ông mang nặng màu sắc chính trị khi nước Mỹ rơi vào xung đột với các quốc gia khác. Rambo vẫn sẽ sống mãi với hình tượng của một trong những người hùng vĩ đại nhất màn ảnh. Rambo: Hồi Kết Đẫm Máu xứng đáng là lời chào tạm biệt cho biểu tượng điện ảnh đã vang bóng trong suốt 40 năm qua.
-
"Justice League: Throne of Atlantis" (2015) là một bộ phim hoạt hình siêu anh hùng của DC, là phần tiếp theo của bộ phim "Justice League: War" (2014). Bộ phim được sản xuất bởi DC Entertainment và Warner Bros. Animation.
Nội dung chính của phim xoay quanh cuộc chiến giữa Justice League và Atlantis, một quốc gia dưới nước mà Vua Orm (hay còn gọi là Ocean Master) đang tìm cách chiếm lấy.
-
Hành trình mới của chàng người hùng có khả năng phóng to, thu nhỏ mang phong cách dí dỏm, đề cao tình cảm gia đình.
Ant-Man and the Wasp do Peyton Reed đạo diễn, là phim thứ 20 trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Dù công chiếu sau Avengers: Infinity War, tác phẩm kể về các sự kiện diễn ra trước bom tấn tháng 4. Lúc này, Scott Lang (Paul Rudd đóng) bị tạm giữ tại nhà sau khi giúp Captain America chống lại chính phủ. Anh phải từ bỏ thân phận siêu anh hùng Ant-Man, chịu kiểm soát nghiêm ngặt và bị cha con Hank Pym (Michael Douglas đóng) và Hope van Dyne (Evangeline Lilly đóng) cắt đứt quan hệ.
Trong một giấc mơ, Scott thấy mình có mối liên hệ đặc biệt với Janet (Michelle Pfeiffer) - mẹ của Hope. Ở phần trước, anh thu nhỏ xuống mức hạ nguyên tử, tiến vào Lượng Tử Giới (Quantum Realm) rồi thoát ra. Còn Janet vào đó nhiều thập niên trước nhưng mắc kẹt đến nay. Scott báo tin cho Hope và được đưa đến phòng thí nghiệm bí mật của cha con cô. Tình cờ, người hùng vướng vào cuộc chiến với Ghost (Hannah John-Kamen đóng) - nữ ác nhân trùm kín mặt có khả năng tàng hình và đi xuyên vật thể.
Kịch bản được xây dựng theo mô-típ giải cứu, rượt đuổi, dẫn đến cao trào với sự tham gia của nhiều phe phái. Sau Avengers: Infinity War quy tụ đông đảo nhân vật, hùng tráng và hơi nhuốm màu bi kịch, Ant-Man and the Wasp giống một nốt nhạc nhẹ nhàng trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Câu chuyện có quy mô tương đối nhỏ khi người hùng không chiến đấu để bảo vệ thế giới. Thay vào đó, vấn đề chính chỉ là việc Ant-Man và gia đình Pym tìm cách đưa Janet khỏi Lượng Tử Giới.
Xen lẫn các cảnh hành động, yêu đương, người xem dễ thấy ấm áp bởi tình cảm gia đình. Trong những người hùng có phim riêng ở Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Scott Lang là người duy nhất đã làm cha. Điều này khiến câu chuyện của anh mang sắc thái rất khác với phim về Captain America, Iron Man, Thor hay Black Panther - những người quan tâm nhiều đến lý tưởng hoặc quốc gia của họ. Với Ant-Man, mối bận tâm lớn nhất là đứa con gái nhỏ tuổi, hiện sống với vợ cũ và chỉ thỉnh thoảng mới gặp anh.
Tình cha con được bộc lộ ngay từ trích đoạn đầu phim khi Scott bày ra cả một trò chơi có quy mô phức tạp để thỏa trí tưởng tượng của con. Anh háo hức khi gặp con gái và cồn cào mỗi khi nghĩ bé gặp chuyện. Ant-Man vừa hành động vừa lo sợ bị chính quyền phát hiện bởi như thế sẽ phải vào tù và xa cách con. Tình cha con đôi khi được cường điệu hóa thành các cảnh hài, ví dụ như một trích đoạn gay cấn bị cuộc hội thoại đời thường của hai cha con cắt ngang. Yếu tố gia đình còn được thể hiện ở tuyến của nhà Pym. Dù chỉ còn một hy vọng nhỏ nhoi rằng có thể tìm được mẹ, Hope và cha vẫn dốc sức, thậm chí bất chấp an toàn bản thân.
So với phần một, phim mới đẩy cao yếu tố hài bằng cả thoại và hình thể. Scott Lang vốn dí dỏm nhưng lại làm việc cùng cha con Pym nghiêm nghị, giỏi khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tương phản gây cười. Chất hài còn nằm ở ba người bạn kỳ dị của Scott, đặc biệt là Luis (Michael Pena đóng) - chàng trai có khả năng nói ra rả, tạo ra một trong những cảnh đáng nhớ nhất phim. Ngoài ra, khả năng phóng to - thu nhỏ của Ant-Man giúp đạo diễn thiết kế nhiều trích đoạn thú vị về kích cỡ, như cảnh anh sử dụng một chiếc xe tải như ván trượt.
Sự xuất hiện của viên đặc vụ FBI (Randall Park đóng) lại tạo ra chất hài ở góc độ khác. Trong một thế giới với công nghệ siêu phàm như Vũ trụ Điện ảnh Marvel, nhân vật này vẫn cố quản thúc Scott bằng các phương pháp truyền thống và liên tiếp thất bại. Phong cách quan liêu và sự tự tin thái quá của anh ta mang đến tiếng cười kiểu châm biếm.
Ant-Man and the Wasp thành công nhờ dàn diễn viên hợp vai và ăn ý. Ở tuổi 49, Paul Rudd giữ được vẻ ngoài trẻ trung, diễn tự tin và duyên dáng trong mẫu nhân vật hài hước khá quen thuộc với anh. Tài tử gạo cội Michael Douglas thể hiện hình ảnh nhà khoa học tài ba và kiêu ngạo. Trong khi đó, Evangeline Lilly có nhiều đất diễn hơn hẳn phần một khi nhân vật Hope của cô trở thành nữ siêu nhân Wasp (Chiến Binh Ong, có khả năng thu nhỏ). Người đẹp chiếm thiện cảm người xem với hình tượng phụ nữ mạnh mẽ và độc lập.
Vấn đề lớn nhất của phim là thiếu vai phản diện mạnh. Nhân vật Ghost được xây dựng với động cơ thú vị để đối đầu Ant-Man và Wasp. Tuy nhiên, các hành động của nữ ác nhân không để lại ấn tượng về mưu mô hay tâm lý. Khoảng giữa phim, một nhóm nhân vật trở thành thế lực phản diện thứ hai nhưng họ quá thiếu cá tính cũng như khả năng để đối đầu với Ant-Man. Vì thế, các màn rượt đuổi của nhóm này với Ant-Man ở cuối phim hơi thiếu kịch tính do chênh lệch sức mạnh.
Theo đúng truyền thống của Marvel, tác phẩm có thêm hai đoạn phim sau khi câu chuyện chính kết thúc, trong đó có một cảnh kết nối trực tiếp đến Avengers: Infinity War. Trích đoạn này nối dài những suy đoán của người hâm mộ về vai trò của Ant-Man trong việc đánh bại ác nhân Thanos ở Avengers 4 - dự kiến ra mắt năm sau.
Ant-Man and the Wasp có kính phí 130 triệu USD, công chiếu ở Việt Nam từ ngày 6/7 với tựa Người Kiến và Chiến Binh Ong. Phim được dán nhãn C13 (không dành cho người dưới 13 tuổi).
-
"Ant-Man and the Wasp: Quantumania" được ví giống một phiên bản "Star Wars" của Vũ trụ Điện ảnh Marvel.
Tác phẩm là phần phim riêng thứ ba về siêu anh hùng Người Kiến của Marvel, sau thành công về mặt thương mại của hai tập Ant-Man (2015) và Ant-Man and the Wasp (2018). Kịch bản lấy bối cảnh sau trận đại chiến với Thanos trong Avengers: Endgame (2019), Scott Lang (Paul Rudd đóng) bỏ bê công việc siêu anh hùng và tập trung phát triển sự nghiệp viết sách, kể lại những chiến tích của anh trong quá khứ. Trong khi đó, Cassie - con gái anh - trở thành một nhà hoạt động xã hội, thường xuyên dính vào các rắc rối.
Một lần về gặp con gái, Scott Lang được biết Cassie đang phát triển thiết bị có thể kết nối với thế giới lượng tử (Quantum Realm). Đúng lúc này, một sự cố xảy ra đẩy cả nhóm Scott Lang, Cassie, Hope (Chiến Binh Ong), hai vợ chồng Hank - Janet (bố mẹ của Hope) đến thế giới siêu vi của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Họ bị tách thành hai nhóm. Cha con Người Kiến bị một nhóm người bản địa bắt giữ để thẩm vấn. Trong khi đó, Janet - người từng mắc kẹt nhiều năm trong Quantum Realm - đưa chồng và con gái Hope tìm kiếm những người bạn cũ tại đây để nhờ giúp đỡ.
Ant-Man 3 mở rộng Vũ trụ Điện ảnh Marvel, đưa khán giả tới thế giới lượng tử - vùng đất chưa được giới thiệu nhiều trong các phần phim trước.
Nơi đây là thế giới riêng biệt với nhiều loài sinh vật, nền văn minh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi một phiên bản của Kang the Conqueror (Jonathan Majors đóng) bị lưu đày đến đây. Hắn dần khôi phục sức mạnh và chiếm lấy toàn bộ thế giới lượng tử, chờ ngày quay lại thế giới thường để tiếp tục công cuộc chinh phạt, hủy diệt các dòng thời gian.
Theo nguyên tác truyện tranh, Kang có thể dịch chuyển sang những dòng thời gian khác nhau để thiết lập lại kế hoạch thống trị thế giới của mình. Nhân vật lần đầu xuất hiện trên màn ảnh trong mùa một series Loki (2021), cũng do Jonathan Majors thủ vai. Hắn dự kiến tái xuất trong Avengers: The Kang Dynasty (2025) và Avengers: Secret Wars (2026). Kang nhiều khả năng trở thành phản diện quan trọng nhất của Vũ trụ Điện ảnh Marvel trong giai đoạn tiếp theo, sau sự ra đi của Thanos.
Sự xuất hiện của Kang và vùng đất Quantum Realm là những điều hấp dẫn nhất đối với người hâm mộ Marvel trong Ant-Man and the Wasp: Quantumania. Bộ phim thành bước đệm quan trọng để phát triển mạch truyện của thương hiệu phim, là tác phẩm đầu tiên thuộc giai đoạn năm của MCU. Toàn bộ nội dung Ant-Man and the Wasp: Quantumania mở ra những cánh cửa để phát triển câu chuyện chung hơn là khai thác hành trình của Scott Lang và các đồng đội.
Kịch bản phim dễ đoán, mang nhiều điểm trùng lặp các bộ phim gần đây của Marvel trong giai đoạn bốn. Đạo diễn chọn cách kể nhanh, không đi vào chi tiết để tập trung phát triển hồi cuối. Khán giả lần đầu được chu du qua thế giới lượng tử, gặp nhiều nhân vật mới. Tuy nhiên, êkíp không dành nhiều thời gian để giới thiệu về những điều này. Sự xuất hiện của Kang cũng chỉ mang tính chất "chào mời", hứa hẹn một màn ra mắt chi tiết hơn trong các tập phim tiếp theo của MCU.
Trận đại chiến giữa phe Scott Lang và ác nhân Kang được dàn dựng công phu, hoành tráng. Nhiều trang điện ảnh như Variety, Rotten Tomatoes nhận xét cuộc giao tranh khiến khán giả liên tưởng đến các bộ phim của thương hiệu Star Wars. Diễn biến quá nhanh của hai hồi trước khiến trận chiến phần nào mất đi sự căng thẳng. Sức mạnh vượt trội của Kang khiến cuộc khởi nghĩa của phía Scott Lang ban đầu gần như vô vọng. Tuy nhiên, êkíp vẫn biết cách tạo ra nút thắt để cân bằng thế trận ở cuối phim.
Ant-Man and the Wasp: Quantumania mang tính giải trí với những câu thoại hài hước, hình ảnh đẹp. Sự xuất hiện của nhân vật phản diện với sức mạnh đủ để thay đổi toàn bộ thương hiệu phần nào sẽ đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ MCU. Tuy nhiên, kịch bản có phần hời hợt dễ khiến khán giả đại chúng cảm thấy nhàm chán.
Tác phẩm nhận phản hồi tiêu cực từ giới phê bình, đạt điểm "tươi" 48% trên tổng 289 bài đánh giá, theo thống kê của Rotten Tomatoes. Trang BBC gọi Ant-Man 3 là dự án tệ nhất của Marvel tính đến nay. Đa phần chê các khâu kịch bản, phát triển nhân vật trong phim. Số khác khen ngợi diễn xuất của phản diện chính - Jonathan Majors, hứa hẹn màn xuất hiện xứng đáng hơn của Kang trong các phim tiếp theo của MCU.
-
Marvel đã đưa người xem đến những vụ trụ xa xôi không giới hạn, nhưng thật bất ngờ, chính thế giới tí hon sờ sờ dưới gót giày chúng ta cũng chứa đựng vô vàn thú vị.
Thu mình lại để tạo nên khác biệt
Avengers: Age of Ultron là bộ phim gặt hái được doanh thu khủng, tiếp nối thành công truyền thống “đại phá phòng vé” của Marvel. Tuy vậy, có một sự lóng cóng mà các fan lâu năm của lò sản xuất phim siêu anh hùng này đang dần phải chấp nhận: kịch bản của những bộ phim liên quan đến nhóm Avenger đang ngày càng thiếu đi sự mới mẻ.
Đó cũng là lý do khi Guardians of The Galaxy xuất hiện với phong vị tưng tửng bất cần, chất hài hước và những bản nhạc sôi động của thập niên 70,… đã nhanh chóng tạo nên sự khác biệt đầy cá tính so với những Thor, Iron Man, Captain America.
Khi Scott Lang - gã trộm có bằng cử nhân kỹ thuật điện - kích hoạt bộ đồ đặc biệt của tiến sĩ Hank Pym và thu mình lại với kích cỡ bằng một chú kiến, cũng là lúc Marvel mở toang cánh cửa đến một trong những thế giới kỳ lạ, thú vị nhất của họ. Những giọt nước trở thành cơn đại hồng thủy, các món đồ chơi trẻ em trở thành nhà cửa xe cộ cho đạo diễn “tàn phá”, quan trọng hơn hết, bầy kiến vươn mình sắm vai “đoàn quân” cực kỳ thiện chiến dưới trướng Scott Lang.
Cũng chính bởi sự tham chiến của bầy côn trùng này, cùng với kích cỡ bé tẹo mà Người Kiến hóa thân, các pha hành động trong phim tuy mãn nhãn và hoành tráng nhưng thiệt hại “người và của” thì lại đếm trên… đầu ngón tay. Đôi khi, cuộc đụng độ chỉ được giải quyết bằng một phát… cắn.
Tất nhiên đây không phải là lần đầu thế giới tí hon này xuất hiện trên màn ảnh, nhưng khi được tương tác bởi nhân vật Người Kiến, mọi thứ trở nên đầy cảm xúc và gây thú vị lớn cho người xem.
Siêu trộm, người hùng, kiến “đại ca”
Ant-Man có đủ những yếu tốt gây cười, kịch tích, và không thiếu những trường đoạn xúc động. Tất cả những yếu tố này được hòa quyện một cách chặt chẽ, không thừa thãi trong suốt diễn tiến bộ phim. Đáng chú ý, đây có lẽ là bộ phim đầu tiên của Marvel đặc biệt xoáy sâu vào những mối quan hệ gia đình, cụ thể là câu chuyện xúc động của cặp cha và con gái trong phim.
Đây cũng là bản lề mấu chốt khiến cho siêu anh hùng Người Kiến, Scott Lang, trở nên rất đời thường trong phim. Bình thường đến nỗi, đây là nhân vật chính hiếm hoi của Marvel phải vất vả xin việc làm, bị khinh rẻ và đón nhận các nút thắt của đời anh một cách khá bị động. Đáng buồn thay, điều này cũng đúng khi suy xét bối cảnh anh ta trở thành Người Kiến - sẽ mang lại một chút kiên cưỡng cho những khán giả khắt khe.
Điều đó không có nghĩa Scott Lang là tay kém tài. Anh chàng là một trong những tay trộm có chuyên môn thuộc hàng thứ dữ. Kỹ năng này tỏ ra hoàn toàn phù hợp trong vai trò Ant-Man, hứa hẹn sẽ trở thành kẻ đột nhập hàng đầu trong hàng ngũ siêu anh hùng Avengers.
Tuy vậy, sức mạnh thật sự của Người Kiến không phải nằm ở việc đột nhập, trộm cắp hay những cú đấm “tí hon” đủ sức vật ngã một người đàn ông trưởng thành, mà nằm ở năng lực chỉ huy hàng ngàn con kiến. Nghe có vẻ hơi... lép vế so với tuyệt chiêu gọi sấm sét của Thor, sức mạnh tàn phá của Hulk, nhưng kỳ thực, bộ phim đã khiến người xem phải ồ lên thích thú trước những chiến tích mà các chú kiến này làm được. Và Scott Lang, kiến “đại ca” của bầy đàn, chính là đạo diễn đằng sau quân đoàn thú vị này.
Thật vậy, những màn “không kích” của phi đội kiến bay, bầy kiến chiến binh với cú cắn đâu thấu trời xanh, màn phối hợp “diễu binh” của kiến thợ,… mang đến những thước phim vô cùng thú vị cho Ant-Man.
Mở toang nhiều cánh cửa
Gần như chắc chắn, Ant-Man sẽ gia nhập hàng ngũ Avengers trong tương lai. Chi tiết này xuất hiện liên tục trong thời lượng phim, bên cạnh đó, biệt đội siêu anh hùng đã có quá nhiều nhân vật có xuất thân “con ông cháu cha”, lý lịch khủng. Nhóm đang rất thiếu một người bình thường, sẵn sàng lao vào những công việc nguy hiểm vì con gái - kể cả nghề trộm cắp, và Scott Lang chính là mảnh ghép hoàn hảo này.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của Ant-Man trong Captain America: Civil War cũng rất được kỳ vọng. Những màn chiến đấu, hành động của Người Kiến hứa hẹn sẽ mang lại làn gió mới cần thiết cho tựa phim này, bởi người xem đang bắt đầu có cảm giác “bội thực” trước những cảnh cháy nổ đao to búa lớn.
Không nhưng vậy, bộ phim còn mở đường cho sự xuất hiện của Quantum Realm - cõi lượng tử - được nhiều người hâm mộ Marvel cho rằng có liên quan mật thiết đến Dr.Strange, siêu anh hùng sẽ ra rạp trong năm 2017.
-
John Rambo là một cựu chiến binh Mỹ sau khi giải ngũ thì quay về Mỹ, anh từng được tặng Huân chương Danh dự cho công lao của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1982, Rambo đi tìm một người bạn cũng là một người lính cùng đội với anh. Sau khi hỏi người dân địa phương, Rambo biết rằng bạn của mình đã chết vì ung thư do nhiễm chất độc màu da cam. Mặc dù bộ phim không tiết lộ cho khán giả nhưng mọi người cũng biết Rambo là người sống sót duy nhất của đội. Sau đó, Rambo vào thị trấn và gặp một xe cảnh sát. Mặc một bộ đồ kiểu quân sự, Rambo cũng gặp rắc rối với ông cảnh sát trưởng Will Teasle. Teasle sau khi biết Rambo muốn đi về hướng Nam nên đã chở anh đến một cây cầu nằm ở hướng Nam. Vừa xuống xe, Rambo bỗng đi ngược trở lại, Teasle thấy thế liền nghi ngờ Rambo là một tên tội phạm nên ông bắt Rambo về đồn cảnh sát.
Sau khi bị bắt về đồn cảnh sát và đối đầu với các sĩ quan trong đồn, Rambo đã bị cảnh sát phó Arthur Galt đánh đập. Anh liền liên tưởng đến thời gian bị lính Việt Cộng bắt trong chiến tranh. Khi bị Galt và hai sĩ quan khác cạo râu bằng dao cạo, anh liên tưởng đến cảnh lính Việt Cộng lấy dao rạch một đường ngang ngực. Điên lên và mất kiểm soát, Rambo chống trả cả đồn cảnh sát rồi cướp xe môtô chạy thẳng vào rừng. Các sĩ quan cảnh sát dẫn mấy con chó săn vào rừng và chuẩn bị một máy bay trực thăng để rà soát khu rừng. Sau khi phát hiện Rambo đang leo trên vách đá, Galt lấy súng trường và bảo phi công lái chầm chậm để ông ta có thể bắn chết Rambo, nhưng khi Rambo ném cục đá trúng cửa gương của trực thăng, người phi công giật mình và làm Galt rơi xuống. Lúc đó, Rambo trượt tay rơi xuống đất nhưng được một cây thông đỡ lại. Nhìn thấy xác chết của Galt, Teasle nổi điên lên và thề phải giết cho bằng được Rambo để trả thù cho bạn của mình.
Bị nhóm của Teasle phát hiện, Rambo có ý đầu hàng và nói anh không có lý do gì để hại họ nhưng họ không nghe. Teasle tức giận bảo đồng đội bắn tới tấp vào Rambo, nhưng Rambo bỏ chạy kịp thời. Teasle dẫn nhóm cảnh sát vào rừng tìm Rambo, họ không biết rằng Rambo đã đặt mấy cái bẫy trong rừng. Từng người trong nhóm cảnh sát tách ra và mắc phải bẫy của Rambo. Rambo lao ra lấy con dao kề cổ Teasle, anh nói vài câu đe dọa Teasle rồi bỏ chạy.
Cảnh sát bang và quân đội được gọi đến để truy tìm Rambo. Đại tá Samuel Trautman, người chỉ huy cũ của Rambo, cũng đến nơi để thuyết phục anh ra đầu hàng nhưng không thành công. Rambo chạy vào khu hầm mỏ bỏ hoang trong rừng, những người lính liền bắn hỏa tiễn M72 LAW vào đó. Sau vụ nổ, không thấy sự xuất hiện của Rambo, những người lính bỏ đi vì tưởng rằng Rambo đã chết. Thực ra trong vụ nổ, Rambo đã bí mật trốn ra ngoài bằng một đường hầm. Rambo cướp một xe tải quân sự rồi lái về thị trấn. Vừa đến thị trấn, Rambo cho chiếc xe đâm vào một trạm xăng làm nó phát nổ. Mang theo một khẩu súng máy M60, Rambo phá hủy một cửa hàng đồ chơi cùng vài cửa tiệm khác để gây sự chú ý với Teasle (lúc đó đang ở trên mái nhà của đồn cảnh sát).
Rambo bước vào đồn cảnh sát, anh nã đạn lên mái nhà khiến Teasle bị thương và rơi xuống bên dưới. Rambo định giết Teasle nhưng Đại tá Trautman ngăn cản anh. Rambo ngồi xuống bên tủ và khóc than với Trautman về một câu chuyện trong Chiến tranh Việt Nam. Nhận ra rằng mình không còn đường chạy, Rambo quyết định đầu hàng. Trautman sau đó dẫn Rambo ra ngoài gặp lực lượng cảnh sát, còn Teasle được đưa đến bệnh viện.
-
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ giải cứu tù binh Mỹ trong phần phim trước, John Rambo, do bị ám ảnh bởi chiến tranh, đã quyết định đến Thái Lan sống bằng việc bắt rắn và tham gia đấu võ đài. Thời gian này đang diễn ra cuộc Chiến tranh Afghanistan. Một hôm nọ, Rambo nghe tin người chỉ huy cũ của anh là Đại tá Samuel Trautman đến Afghanistan rồi bị quân đội Liên Xô bắt vì thấy ông tham gia quân du kích Mujahideen. Ngay lập tức, Rambo quyết định đến Afghanistan giải cứu Trautman đồng thời giúp những người du kích Mujahideen đánh trả quân đội Liên Xô.
Khi đến Afghanistan, Rambo được người đàn ông tên Mousa dẫn về ngôi làng Mujahideen. Đúng lúc đó có hai chiếc trực thăng Liên Xô bay đến bắn phá rồi giết nhiều người trong làng, Rambo dùng súng máy DShK gần đó bắn nổ một chiếc, còn chiếc còn lại bay đi mất. Tối hôm đó, Rambo cùng Mousa và cậu bé Hamid lẻn vào doanh trại Liên Xô để cứu Trautman nhưng không may bị lính canh phát hiện. Rambo bắn chết một số lính canh rồi bỏ chạy, anh bảo Mousa và Hamid về làng để một mình mình cứu Trautman.
Người đứng đầu trong doanh trại là Đại tá Zaysen. Sáng hôm sau, Rambo chờ Zaysen và binh lính ra khỏi doanh trại rồi chạy vào cứu Trautman cùng vài tù binh khác, anh cướp một chiếc trực thăng chở họ nhưng bị nhiều lính Liên Xô nã đạn lên. Chiếc trực thăng hỏng nặng rồi rơi xuống thung lũng, Rambo và Trautman đành phải đi bộ đến biên giới Pakistan sau khi bảo những người tù binh trốn về làng.
Khi thấy Rambo bắn nổ một chiếc trực thăng rồi chạy vào hang đá rộng lớn trên núi, Zaysen ra lệnh đội đặc nhiệm Spetsnaz đuổi theo, nhưng binh lính nào vào hang cũng đều bị Rambo dùng cung tên giết chết. Gần đến biên giới Pakistan, Rambo và Trautman nhìn thấy cả một đội quân Liên Xô đứng trước mặt, Zaysen lúc này đang điều khiển trực thăng Mi-24 yêu cầu hai người đầu hàng. Rambo và Trautman tưởng họ sẽ chết nhưng bất ngờ từ xa hàng chục quân du kích Mujahideen cưỡi ngựa chạy ra tấn công quân Liên Xô, trong đó có Mousa và Hamid. Trong lúc hai phe đang giao chiến ác liệt, Rambo cướp một chiếc xe tăng T-72 phá hủy máy bay trực thăng của Zaysen. Kết thúc trận chiến, toàn bộ binh lính Liên Xô đều bị tiêu diệt. Rambo và Trautman tạm biệt những người du kích khi họ chuẩn bị về nhà.