Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
Những tác phẩm của Pixar – Disney luôn đặt giá trị con người lên trên hết. Toy Story là giá trị tình bạn và yêu thương những gì đơn giản nhất như ấu thơ của chính mình. Monster với tình yêu trẻ con. Finding Nemo là chuyến hải trình dài với tình yêu vô bờ của cha dù đó chỉ là một chú cá. Cars là cuộc phiêu lưu tự tìm lấy bản thân và hoàn thiện chính bản thân. Wall-E, tình yêu ở bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào và từ bất cứ ai. UP, một bản trường ca tình yêu bất diệt và trọn đời thuỷ chung. Và Brave, đó là tình yêu của mẹ “như nước trong nguồn”, là tình yêu gia đình, nơi để cho mình cười, buồn và lớn lên với đầy ấp yêu thương.
Pixar và Disney luôn biết cách truyền tải những thông điệp yêu thương tới người xem ở mọi lứa tuổi. Người xem sẽ cười, sẽ buồn rồi sẽ rơi lệ cảm động với tất cả những gì Brave đã mang lại. Bộ phim thật sự đã làm được điều đó, cho mọi người cùng phiêu lưu với cô công chúa tóc xù Merida qua những vùng núi, thảo nguyên của những người Viking và mang đậm chất cổ tích với phù thuỷ, phép thuật và những con gấu khổng lồ. Có lẽ, đối với trẻ em, bộ phim là câu chuyện phiêu lưu hồi hộp gây cấn và dạy chúng phải biết yêu thương mẹ, nhưng với những người đủ hiểu biết như chúng ta, bộ phim đã làm được nhiều điều hơn thế nữa. Như tựa để của phim Brave – Lòng dũng cảm.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô cùng: cha mẹ luôn mong muốn cho con cái những điều tốt đẹp nhất cho dù có những lúc áp đặt con cái những điều mà con cái không thích. Brave – lòng dũng cảm của cha mẹ phải biết dám cho con cái tự quyết định lựa chọn cho cuộc đời mình và sẵn sàng bên cạnh con khi con vấp ngã. Hoàng Hậu dù đã biến thành gấu, nhưng vẫn ra sức bảo vệ cô công chúa bé bỏng ngang ngạnh của mình, đủ để nói lên tình yêu cha mẹ vĩ đại như thế nào. Ở Brave, có sự đối lập nhưng tương đồng. Khi Merida nhờ phù thuỷ cho mẹ đi khỏi cuộc đời mình, mẹ cô trở thành gấu nhưng vẫn yêu thương. Nhưng vị hoàng tử ở vùng đất cổ xưa trở thành Gấu để muốn tiếm ngôi vua. Hai mục đích, hai con gấu khác nhau với tình yêu khác nhau. Hình ảnh loài gấu thể hiện sự to lớn, che chở bao bọc nhưng cũng nguy hiểm. Và để hoá giải lời nguyền, thì chỉ có sự thấu hiểu nhau giữa mẹ và con mà thôi.
Đối mặt với bản thân khó khăn hơn cả việc đối mặt với kẻ thù mạnh nhất: đó là lòng dũng cảm nhất của con người. Và sẽ dũng cảm hơn khi chúng ta biết nói “con xin lỗi” với cha mẹ. Câu nói đó là câu nói khó khăn nhất khi thốt lên lời. Dẫu rằng với trẻ nhỏ, sai sót là chuyện đương nhiên nhưng có những chuyện làm đau lòng cha mẹ thì câu nói đó sẽ làm tan biến mọi khổ đau của cha mẹ. Có lẽ, đó là duyên số để công chúa tóc xù làm cho mẹ trở thành gấu, để cô có được bài học đầu đời. Nhưng cô nhận ra rằng mình phạm sai lầm và đã cố gắng khắc phục điều đó. Sự hối tiếc sẽ không bao giờ quá muộn nếu bản thân tin rằng mình có thể chuộc lỗi. Vị Hoàng Tử Gấu kể trên tuy là hình ảnh đối lập, nhưng sự ăn năn về lỗi lầm của ông về việc gây nước mất nhà tan suốt thời gian dài tới nỗi trở thành câu chuyện cổ tích cũng để thấy, dù đã ở quá lâu trong lốt gấu đến mức hung dữ như một chú gấu, nhưng ông vẫn khao khát chuộc lỗi và sửa sai lầm của mình. Chính ông đã dẫn dắt Merida tới bà Phù Thuỷ để cầu mong sự chuộc lỗi và giải thoát cho chính bản thân mình.
Tình đoàn kết trong gia đình: gia đình vẫn là nơi điểm tựa, lui về và luôn ở bên cạnn mình trong những lúc cô đơn, tuyệt vọng nhất. Ông bà mình có câu “một giọt máu đào, hơn ao nước lả” rất đúng cho mọi người trên thế giới này. Tình yêu đó vun đắp những sức mạnh lớn lao vĩ đại, gia đình không chỉ dừng lại ở một gia đình cá thể mà giữa tình hữu hảo anh dân tộc với nhau. Ở phim có nhiều bộ tộc muốn ra sức kết hôn với công chúa, nhưng lại quay ra đấu dá nhau chỉ vì công chúa mãi đuổi theo mẹ mình. Vâng, hình ảnh có vẻ hài hước nhưng chính công chúa khi hiểu ra giá trị gia đình, cô giúp các bộ tộc gắn bó với nhau hơn. Đoàn kết là sức mạnh, chúng ta dường như quên đi điều đó.
Bộ phim xúc động với tình cảm của mẹ dành cho con lớn lao như thế nào. Và cũng qua con cái, cha mẹ hiểu hơn bề mình. Bộ phim cũng là lới nhắc nhở đến với chúng ta, chỉ có tình yêu của mẹ mới đủ vĩ đại hy sinh cho chúng ta tất cả mọi thứ.
-
Năm 2019, với đề tài chiến tranh thì ngoài phim 1917 cực kỳ xuất sắc, còn một bộ phim nữa ra mắt “đúng người, đúng thời điểm” và tạo được tiếng vang rất lớn tại phòng vé Mỹ những tháng cuối năm. Đó chính là phim Trận chiến Midway (2019) nhưng đang tiếc phim không được chiếu ở Việt Nam. Mới đây, Ghiền review đã được thưởng thức phim và dưới đây là bài đánh giá của mình về trận chiến trên màn ảnh rộng này. Nào, bắt đầu thôi nhé.
Cốt truyện: Bộ phim tái hiện lại một trong những trận hải chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới – Trận chiến Midway (tháng 6/1942) giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nguyên nhân của trận chiến này khởi nguồn từ vụ tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941, gây ra tổn thất nặng nề cho Hoa Kỳ và buộc nước này chính thức tham chiến vào thế chiến thứ 2 với ý chí báo thù quân Nhật cao độ. Nhờ vào sự tài năng của đội tình báo hải quân, Mỹ đã nắm được thông tin về việc quân Nhật dự kiến đánh chiếm đảo Midway nhằm xóa sổ sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ. Trận chiến này sẽ diễn ra như thế nào?”
Thực sự khi nhắc đến hải chiến Mỹ – Nhật thì mình chỉ biết đến trận Trân Châu Cảng mà thôi chứ cái trận Midway này nghe lạ hoắc luôn í. Tuy nhiên người Mỹ rất tự hào về trận chiến này vì Midway phần nào đó đã giúp họ xả bớt được nỗi hận vào năm 1941. Chính vì thế, Midway đã được dựng thành nhiều phiên bản phim khác nhau vào các năm 1942 và 1976. Điều này lý giải cho thắc mắc tại sao các nhà phê bình bên Mỹ lại đánh giá bộ phim Midway của năm 2019 khá thấp, đơn giản là vì họ đã quá ấn tượng với những thước phim trong các phiên bản trước rồi nè.
Tuy nhiên đối với những người chưa biết về sự kiện này như mình thì Trận chiến Midway (2019) tương đối hấp dẫn và lôi cuốn. Những bộ phim dựa trên sự kiện có thật về chiến tranh như vậy luôn gợi lên sự tò mò cho người xem về diễn biến của cuộc chiến và những chiến thuật nào được các nhà cầm quân tung ra nhằm đối phó với cường địch. Phim sẽ mang đến cho các bạn cảm giác về không khí chiến tranh khá sống động, ở cả 2 phía, tương tự cảm giác lúc xưa xem phim Tam Quốc diễn nghĩa í.
Ngoài ra, Trận chiến Midway (2019) còn điểm qua cho người xem về trận chiến Trân Châu Cảng và nêu lên sự tàn khốc mà những cuộc chiến mang lại cho cả người lính lẫn người dân thường. Bên cạnh đó, bạn sẽ được tìm hiểu về các bộ phận, phòng ban của quân đội Mỹ thời bấy giờ và biết thêm về tính cách và con người của những nhân vật tên tuổi đã tạo nên chiến thắng vang dội này cho Hoa Kỳ.
Tuy nhiên kỹ xảo của các trận đánh nhìn khá giả, trông giống như một trò chơi điện tử hơn là một tác phẩm điện ảnh. Đồng thời, phim vẫn chưa thể hiện được rõ ràng những “nước cờ” chiến thuật của 2 bên như những kế sách mưu lược mà chúng ta được thấy trong Tam Quốc. Thay vào đó, chiến thắng của quân đội Mỹ chỉ đơn giản là do họ nắm được thông tin mật của quân Nhật nên tập trung lực lượng phòng thủ sẵn chờ địch tới. Do đó dù cảm thấy Trận chiến Midway (2019) khá hấp dẫn nhưng chưa đã lắm.
Bên cạnh đó, Trận chiến Midway (2019) có vẻ hơi dìm hàng quân đội Nhật – quốc gia có hạm đội hải quân số 1 thế giới với danh xưng bất khả chiến bại. Trong phim toàn thấy quân Nhật bị thiệt hại, bắn hoài không trúng máy bay Mỹ dù đạn tuôn ra như mưa. Điều này đã khiến cho phim trở nên khá hư cấu ở 1 vài phân đoạn. Chưa hết, phim cũng khá dài dòng khi cố gắng nhồi nhét thêm nhiều tuyến nhân vật với những suy nghĩ và hành động khác biệt.
Do là phim lịch sử nên thực tế phim chỉ làm sinh động hơn cho những dòng chữ khô khan chứ ít có thông điệp nào được truyền tải đến người xem. Yếu tố cảm xúc chưa thực sự tốt hoặc do mình là người Việt nên xem phim không cảm nhận được sự hào hùng, xúc động vì đau thương và hạnh phúc vì chiến thắng nè. Có thể khán giả Mỹ xem sẽ thấy phim hay hơn. Ghiền review chấm 7/10 cho phần này nhé.
Hình ảnh – Âm thanh: Phần này của phim vừa tốt, vừa không tốt. Tốt ở điểm phim đã tái hiện lại được những đại cảnh chiến đấu rất sinh động, mang đến cảm giác chân thực và tạo được sự hấp dẫn cho người xem về trận đại chiến Midway. Bên cạnh đó, Ghiền review cũng rất thích những cảnh quay liên quan đến những chiếc máy bay, đặc biệt là những cảnh thả bom í. Nhìn những chiếc phi cơ cắm đầu thẳng xuống mưa đạn ở dưới bắn lên, sau đó thả 1 quả bom hạng nặng vào đúng ngay chiến hạm địch, thích lắm luôn các bạn ạ.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì những phân cảnh chiến đấu hay khói lửa đều trông rất giả với kỹ xảo khá quê mùa, y như hình ảnh đồ họa game cách đây 5-6 năm trước í. Trận chiến Midway (2019) cũng không có một cảnh quay nào quá ấn tượng hay đủ sức để người xem nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến phim. Giá như phân cảnh chiến đấu ở cuối phim được quay slo-motion thì Ghiền review tin phim sẽ thành công hơn nè. Tương tự, âm thanh phim chỉ ở mức tạm ổn, chưa thực sự đáng nhớ nhưng vẫn bảo đảm mang không khí chiến tranh đến cho khán giả. Ghiền review chấm phần này 7/10 luôn nha.
Diễn xuất: Trận chiến Midway (2019) quy tụ dàn sao đình đám của Hollywood, có thể kể đến như: Patrick Wilson, Woody Harrelson, Luke Evans hay Nick Jonas. Mỗi người đều đóng một vai trò riêng trong nội dung khá lớn của phim và thực sự không ai quá nổi bật hay quá tệ gì hết. Tất cả đều ở mức tròn vai, thúc đẩy được mạch phim và tạo được thiện cảm trong lòng người xem. Ghiền review nghĩ rằng 7/10 là số điểm xứng đáng cho phần diễn xuất của phim.
-
"Đẳng cấp thú cưng" mang đến câu chuyện hài hước về thế giới mà những con vật được nâng niu như cậu ấm cô chiêu "quậy" hết mình.
Gây chú ngay từ khi trailer ra mắt vào cuối năm ngoái, The Secret Life of Pets nằm trong danh sách phim hoạt hình được mong đợi nhất của năm nay cùng Finding Dory của Pixar. Tuy nhiên, nếu như Finding Dory không khó để tạo nên sức hút nhờ thành công của phần trước - Finding Nemo - thì The Secret Life of Pets khiến khán giả nóng lòng ra rạp vì đánh trúng tâm lý. Ai từng nuôi thú cưng trong nhà cũng từng một lần tự hỏi: "Chúng sẽ làm gì lúc mình vắng nhà?".
Bộ phim bắt đầu bằng cuộc sống yên bình của chú chó Max bên cô chủ tốt bụng. Một ngày nọ, cô chủ mang về một chú chó khác, to lớn và hung hăng (Duke). Hai chú chó từ chỗ bị ép buộc phải chung sống hòa thuận như những người bạn trở thành hai kẻ lang thang không nhà trong một lần đi lạc ra đường. Cơ hội bước ra ngoài thế giới đã cho Max và Duke cơ hội gặp Snowball - tên trùm "thế giới ngầm" tinh ranh, nguy hiểm trong lốt chú thỏ trắng xinh xắn, đáng yêu. Theo chân Snowball, Max và Duke khám phá ra một thế giới bất ngờ khác - nơi bất cứ thú cưng nào cũng vừa sợ hãi, vừa mong muốn thuộc về...
Môtíp hai thế giới đối đầu được hòa giải bằng một "cuộc cách mạng" không khó tìm thấy trong các bộ phim hoạt hình hướng thiện từ trước tới nay. Cái hay và cũng là điểm khác của The Secret Life of Pets là vẽ nên hai thế giới mà không có nơi nào tuyệt đối tốt hơn nơi kia. Một thế giới trong sự bảo bọc, no đủ, ngày ngày được cưng nựng như một vật trang sức đáng giá của con người. Một thế giới khác nằm sâu dưới lòng đất, hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào chủ nuôi.
Bầy thú cưng có thực sự muốn an toàn trong bốn bức tường, ngày ngày ăn no đủ, được chủ massage, ngủ đệm êm, chăn ấm? Hay ước mơ của chúng là được bước ra ngoài cánh cửa kia, trườn mình bay nhảy như bầy sóc trên cây, tự do hẹn hò và tìm kiếm bạn tình, sống cuộc đời đáng lẽ sẽ sống nếu không gặp con người? Bộ phim đặt ra liên tiếp những câu hỏi mà bất cứ người nuôi thú cưng nào cũng phải giật mình khi nghĩ tới.
Giễu nhại một cách đáng yêu và gợi nhiều suy tưởng, The Secret Life of Pets khiến người xem thích thú không chỉ bởi cách đặt vấn đề mà còn vì những chi tiết đáng nhớ trong phim. Chú lợn bị xỏ khuyên, xăm mình căm thù người chủ làm thợ xăm, chuyện chó lớn bắt nạt chó bé, chó cũ tị nạnh chó mới hay cô chó xù si tình bỏ nhà đi tìm "bạn trai"... là những nhân vật sẽ làm khán giả nhỏ tuổi cười như nắc nẻ.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một bộ phim hoạt hình nói chung và The Secret Life of Pets nói riêng là phần tạo hình. Các nhân vật được tạo hình theo xu hướng đơn giản, gần với nguyên mẫu đời thật hơn là hư cấu khiến các khán giả nhí lập tức nhận ra "Bi nhà mình", "Sue nhà bà ngoại" hay "bạn Mốc làm vỡ lọ hoa của mẹ"... Mỗi nhân vật đều mang một tính cách đặc trưng như chị mèo béo lười biếng, chú chuột nhắt vụng về, bạn lợn ú cục mịch, cô chó trắng điệu đà... Một thế giới phong phú về giống loài và đa dạng về cảm xúc, suy nghĩ làm thoả mãn không chỉ những người yêu thú cưng mà cả những bạn nhỏ ham tìm hiểu, khám phá thế giới.
The Secret Life of Pets có thể sẽ chỉ gây tò mò cho những người chưa từng làm bạn với thú cưng. Nhưng những ai từng một lần gắn bó, lớn lên và rời xa một người bạn đặc biệt như một chú chó, chú mèo sẽ hiểu nhiều điều hơn thế. Một chú chó có thể sẽ quậy phá, làm đổ bát nước, đổ chậu hoa nhưng cũng có khi sẽ chỉ đơn giản là nằm trước cửa chờ đợi trong suốt thời gian người chủ vắng nhà.
-
Dory, một con cá đuôi gai xanh bị tách khỏi cha mẹ cô là Jenny và Charlie khi còn nhỏ. Khi lớn lên, Dory cố gắng tìm kiếm chúng, nhưng dần dần quên chúng do mất trí nhớ ngắn hạn. Sau đó, cô tham gia với chú cá hề Marlin, tìm kiếm Nemo. (Như được mô tả trong Đi tìm Nemo).
Một năm sau khi gặp Marlin và Nemo, Dory đang sống cùng họ trong rạn san hô của họ. Một ngày nọ, Dory hồi tưởng và nhớ về cha mẹ mình. Cô quyết định đi tìm chúng, nhưng vấn đề trí nhớ của cô là một trở ngại. Cô đột nhiên nhớ rằng họ đã sống ở "Viên ngọc của Vịnh Morro, California" bên kia đại dương khi Nemo nhắc đến cái tên đó.
Marlin và Nemo đồng hành cùng Dory trong cuộc hành trình của cô. Với sự giúp đỡ của Crush, người bạn rùa biển của họ, họ đi tàu California Current đến California. Khi đến nơi, họ khám phá một con tàu đắm chứa đầy hàng hóa bị thất lạc, nơi Dory vô tình đánh thức một con mực khổng lồ Humboldt, kẻ đang truy đuổi họ và gần như ăn tươi nuốt sống Nemo. Họ cố gắng bẫy con mực trong một thùng vận chuyển lớn, và Marlin mắng mỏ Dory vì đã gây nguy hiểm cho họ. Cảm xúc của cô bị tổn thương, Dory lên mặt nước để tìm kiếm sự giúp đỡ, nơi cô bị bắt bởi các nhân viên từ điểm đến gần đó của bộ ba, Viện Sinh vật biển.
Dory được đưa vào diện cách ly và được gắn thẻ. Ở đó, cô gặp một con bạch tuộc bảy chân ngổ ngáo tên là Hank. Thẻ của Dory đánh dấu việc cô ấy được chuyển đến một thủy cung ở Cleveland, Ohio. Hank, người lo sợ bị thả trở lại đại dương, đồng ý giúp Dory tìm bố mẹ để đổi lấy thẻ của cô. Trong một lần trưng bày, Dory gặp người bạn thời thơ ấu của cô là Destiny, một con cá mập voi cận thị, người từng giao tiếp với Dory thông qua đường ống, và Bailey, một con cá voi beluga, người nhầm tưởng rằng mình đã mất khả năng định vị bằng tiếng vang. Dory sau đó đã hồi tưởng về cuộc sống với cha mẹ của mình và đấu tranh để nhớ lại các chi tiết. Cuối cùng, cô nhớ lại mình đã bị chia cắt như thế nào: một đêm tình cờ nghe thấy tiếng mẹ khóc, cô bỏ đi lấy một chiếc vỏ để cổ vũ tinh thần, và bị một dòng nước ngầm kéo ra đại dương.
Marlin và Nemo cố gắng giải cứu Dory. Với sự giúp đỡ của hai con sư tử biển California lười biếng tên là Fluke và Rudder và một con lươn thông thường tên là Becky, họ đã vào được viện và tìm thấy cô trong hệ thống đường ống. Những con cá đuôi gai xanh khác nói với họ rằng cha mẹ của Dory đã trốn khỏi viện từ lâu để tìm kiếm cô và không bao giờ quay trở lại, khiến Dory tin rằng họ đã chết. Hank lấy lại Dory từ bể cá, vô tình bỏ lại Marlin và Nemo. Sau đó, anh ta bị bắt bởi một trong những nhân viên và vô tình thả Dory xuống cống, đẩy cô ra biển. Trong khi lang thang không mục đích, cô bắt gặp một vệt đạn pháo, nhớ rằng khi cô còn nhỏ, cha mẹ cô đã vạch ra một con đường tương tự để giúp cô tìm đường trở về nhà, cô đã đi theo nó. Ở cuối con đường mòn, Dory tìm thấy một tảng san hô trống rỗng với nhiều con đường mòn dẫn đến nó. Khi cô ấy quay đi, cha mẹ cô ấy đã đến. Họ nói với cô rằng họ đã dành nhiều năm để đặt những con đường mòn để cô đi theo với hy vọng rằng cuối cùng cô sẽ tìm thấy chúng.
Marlin, Nemo và Hank kết thúc trong chiếc xe tải chở các sinh vật thủy sinh khác nhau đến Cleveland. Destiny và Bailey trốn thoát khỏi khu trưng bày của họ để giúp Dory giải cứu họ. Khi đã lên xe tải, Dory thuyết phục Hank quay trở lại biển cùng cô, và cùng nhau, họ cướp chiếc xe tải và lái nó qua các đường cao tốc đông đúc, gây hỗn loạn các tuyến đường, sau đó lao thẳng xuống biển, giải thoát tất cả các sinh vật thủy sinh. Dory, cùng với cha mẹ và những người bạn mới, quay trở lại rạn san hô với Marlin và Nemo. Hank bắt đầu thích nghi với lối sống hạnh phúc ở đại dương và cũng trở thành giáo viên cho trường học của Nemo.
Trong một đoạn ở phần post-credit, Băng đảng "Hội Bể cá" (từ Đi tìm Nemo) vẫn bị mắc kẹt bên trong túi nhựa (bây giờ được bao phủ bởi tảo), đến California một năm sau khi trôi qua Thái Bình Dương, nơi họ được các nhân viên vớt từ Viện sinh vật biển.
-
Shaun là một nhân viên bán hàng điện tử ở London, là người không có mục tiêu sống rõ ràng. Anh bị các đồng nghiệp coi thường, không hòa thuận với bố dượng Philip, cũng như bị cô bạn gái Liz chia tay. Đau lòng, Shaun uống rượu giải sầu với bạn thân của mình là Ed tại quán rượu yêu thích của họ, Winchester. Sau đó, bạn cùng nhà của Shaun và Ed là Pete phàn nàn về vết thương do bị một ai đó cắn, rồi mắng Shaun.
Sáng hôm sau, toàn London đã tràn ngập những thây ma ăn thịt người. Shaun và Ed không để ý đến điều đó cho đến khi họ gặp hai thây ma trong vườn nhà mình. Cả hai bèn giết chúng bằng xẻng và gậy cricket, rồi nghĩ ra một kế hoạch giải cứu Liz và mẹ Shaun, tức Barbara, sau đó đến quán Winchester và chờ đợi đến khi đại dịch kết thúc. Họ sử dụng xe của Pete để đón Barbara và Philip, người bị cắn ngay sau đó. Shaun và Ed liền lái chiếc xe Jaguar của Philip đến nhà Liz để đón cô và những người bạn của cô là Dianne và David. Philip sau đó làm hòa với Shaun trước khi ông biến thành thây ma.
Cả nhóm đành phải bỏ chiếc xe và lẻn qua vùng lân cận London, bắt chước bọn thây ma và đi ngang qua chúng. Họ ẩn náu bên trong quán Winchester, nơi Shaun phát hiện ra khẩu súng trường Winchester được trưng bày là hàng thật. Barbara tiết lộ rằng bà có một vết thương ở tay và chết ngay sau khi chấp nhận mối quan hệ của Shaun và Liz. David cố gắng bắn Barbara, nhưng Shaun ngăn anh ta lại, khiến cả nhóm tranh cãi dữ dội. Shaun nói rằng David yêu Liz, điều mà Dianne thừa nhận. Shaun quẫn trí, buộc phải bắn Barbara khi bà biến thành thây ma.
Những thây ma bắt đầu phá cửa sổ và tràn vào quán rượu, xé xác David và sau đó là Dianne khi cô lao vào chúng để trả thù cho David. Sau đó, Pete xuất hiện và cắn Ed. Shaun, Liz cùng Ed bắn Pete và đốt cháy quầy rượu để ngăn những thây ma rồi trốn xuống tầng hầm. Nhận ra khẩu súng chỉ còn hai viên đạn, Shaun và Liz dự định tự tử trong khi Ed quyết định để các thây ma ăn thịt anh. Shaun phát hiện ra một cánh cửa để trốn ra đường. Ed tình nguyện ở lại với khẩu súng. Sau đó, Quân đội Anh đến tiêu diệt bọn thây ma và đưa Shaun và Liz đến nơi an toàn.
Sáu tháng sau, nền văn minh đã trở lại bình thường và những thây ma được sử dụng như những công cụ lao động và giải trí rẻ tiền. Liz đã chuyển đến ở chung với Shaun, rồi Shaun đi vào nhà kho và chơi video game cùng với Ed.
-
Phim Ratatouille (Chú chuột đầu bếp) là một phim hoạt hình hay và thú vị, phim không những mang đến những phút giây giải trí mà còn chứa đựng những bài học giá trị. Cùng Divine Shop review phim Chú chuột đầu bếp (Ratatouille)một bộ phim đáng xem của fan hoạt hình Pixar.
Nội dung phim Chú Chuột Đầu Bếp
Phim kể về câu chuyện của Remy, một chú chuột muốn trở thành đầu bếp nhưng bị gia đình và loài người ngăn cản. Gia đình cậu đã sử dụng biệt tài ngửi mùi để giúp họ hàng nhà chuột phân biệt thức ăn có đánh bả và thức ăn an toàn. Một hôm, đàn của cậu gặp nguy và bị buộc phải rời khỏi chỗ trú ẩn. Không may, Remy bị tách khỏi bầy, rồi lưu lạc đến đường cống của thành phố Paris.
Remy bị ảo giác và thấy linh hồn của Gusteau (là thần tượng, bếp trưởng vừa qua đời của cậu). Remy nghe lời khuyên của ông, ra ngoài quan sát xung quanh, và cuối cùng dừng lại ở cửa sổ trên mái nhìn xuống nhà bếp của nhà hàng Gusteau. Thế rồi không thể chỉ đứng ngoài nhìn ngó, chú chuột nhỏ buộc phải ra tay can thiệp vào một nồi súp đang sôi sùng sục trên bếp khi anh chàng Linguini- nhân viên quét dọn mới biến nó thành một món thập cẩm kinh hoàng do tính hậu đậu.
Nhưng khi bị phát hiện, anh chàng gầy gò ấy liền chộp ngay Remy cho vào lọ, và rắc rối hơn, việc này lọt vào mắt bếp trưởng mới bủn xỉn Skinner. Vậy là Linguini được lệnh đem ném con chuột bẩn thỉu đi càng xa càng tốt. Nhưng bắt đầu từ đây, một sự cộng tác kỳ khôi giữa người và chuột nảy sinh: con vật nhỏ bé Remy nhưng có tài nấu nướng ngự trên đầu Linguini, ẩn mình trong chiếc mũ đầu bếp, điều khiển mọi thao tác của anh chàng hậu đậu. Những món ăn có mùi vị hấp dẫn đặc biệt được cặp đôi bí ẩn này hợp sức chế biến.
Cũng chính lúc đó, chú chuột Remy bị giằng xé bởi một bên là mong muốn làm đầu bếp của mình, một bên là sự thật cậu vẫn mãi mãi chỉ là một chú chuột…
Giằng co giữa ước mơ và thân phận thực, Remy phát hiện ra ý nghĩa đích thực của những chuyến phiêu lưu thú vị, về tình bạn và gia đình. Chú chuột nhỏ bé hóm hỉnh còn tìm thấy lòng can đảm để có thể là chính mình: một con chuột muốn trở thành một đầu bếp lớn.
Đánh giá phim Chú Chuột Đầu Bếp
Ratatouille là một bộ phim có kịch bản chặt chẽ, mạch lạc với nhiều điểm nhấn, pha trộn cả hai yếu tố cổ điển và hiện đại: kết thúc có hậu, tình tiết bất ngờ và độc đáo.
Phần tạo hình nhân vật rất trau chuốt, chỉn chu và sống động. Đặc biệt, hình ảnh những chú chuột trong phim, không đi theo kiểu cách điệu, nhí nhảnh, dễ thương mà tôn trọng yếu tố chân thực. Ở phần kết phim, những hình ảnh hoạt hoạ xen lẫn lời giới thiệu của êkíp làm phim, cũng là cả một công trình công phu và đầy tâm huyết.
Phim Chú Chuột Đầu Bếp là bộ phim hoạt hình đủ vui nhộn, dễ thương để khiến trẻ ồ lên vui sướng, và cũng đủ sâu sắc, đủ triết lý để người lớn phải gật gù. Sau những tình huống chọc cười khán giả, bộ phim đem đến những khoảng lặng khiến người xem phải suy ngẫm: Ai cũng có ước mơ, ai cũng có lý tưởng của riêng mình, và hãy mạnh dạn thể hiện điều đó cho dù bạn là ai. Bộ phim còn ca ngợi tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình và những giá trị tốt đẹp, luôn xuất hiện như phép màu, giữa cuộc sống hiện đại.
Ratatouille quả thực là một bộ phim đẹp và đậm tính nhân văn, một tác phẩm tuyệt vời dành cho trẻ em nhưng cũng thu hút sự quan tâm của cả người lớn.
-
Bạn còn nhớ phần mở đầu cuốn truyện Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry không? Cụ thể là đoạn mà người phi công nhớ lại hồi bé, khi cậu được những người lớn khuyên bảo nên gác sang một bên các bức vẽ “trăn kín”, “trăn mở” và chú tâm học địa lý, sử ký, tính toán và văn phạm.
Thực ra đó là một cuộc thảo luận giữa “bản chất” của người lớn và trẻ con. Để rồi người phi công “hồi bé” thất vọng và đi đến kết luận rằng: “Những người lớn chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ.”
Nhưng Hoàng Tử Bé thì liên quan gì đến Inside Out 2? Phải chăng đây là một phần mở đầu lạc đề như bài văn thi lớp 10 năm đó của chúng ta? Quả thực là có một mối nối giữa hai câu chuyện này. Riley, nhân vật chính của Inside Out 2 đang ở tuổi dậy thì, bắt đầu trưởng thành - khoảng thời gian gần như không xuất hiện giữa “cậu bé 6 tuổi” và người phi công trưởng thành trong Hoàng Tử Bé.
Điều gì đã xảy ra trong bộ não của một người khi họ “không hẳn là trẻ con” nhưng cũng chưa thành người lớn. Qua nhân vật Riley và bộ máy cảm xúc của cô bé trong Inside Out 2, ta sẽ hiểu được phần nào điều này.
Cảm xúc mới
Khi Bing Bong mãi mãi ở lại với vùng đất quên lãng trong Inside Out phần 1, tôi và nhiều người khác đã vô cùng tiếc nuối. Đó là một ẩn dụ tuyệt đẹp về nỗi niềm mơ mộng tuổi thơ biến mất; và đó cũng là một sự hy sinh cao cả. Bing Bong ra đi nhưng những mơ mộng vẫn còn đó, không hề mất đi vì chúng được lưu giữ vào ký ức và tiềm thức của cô bé Riley.
Bing Bong tan biến cũng đồng nghĩa với việc Riley sẽ bước vào một hành trình mới, với cảm xúc mới. Inside Out 2 bắt đầu hành trình mới đó với một báo động đỏ: Riley bước vào tuổi dậy thì.
Bên cạnh 5 cảm xúc từ khi khai sinh gồm Joy (Vui Vẻ), Sad (Buồn Bã), Disgust (Kinh Tởm), Fear (Sợ Hãi) và Anger (Tức Giận), Riley chào đón những “người bạn” mới gồm Anxiety (Lo Âu), Envy (Ganh Tị), Embarrassment (Xấu Hổ) và Ennui (Chán Nản).
Những cảm xúc mới xuất hiện để giúp các “tiền nhiệm” dẫn dắt Riley qua một trong những cuối tuần quan trọng nhất của cuộc đời cô bé, vừa là những ngày cuối cùng cô được dành thời gian với hai người bạn thân trước khi họ chuyển trường, vừa là cuộc tuyển trạch để lấy suất học bổng khúc côn cầu cho cấp ba.
Bạn đừng để vầng hào quang của Joy đánh lừa, cũng chớ nên để ánh mắt to tròn lấp lánh của Envy hay cái nhướng mày của Anxiety dối gạt. Những cảm xúc trong bộ não Riley thì dễ thương qua nét vẽ của các hoạ sĩ và người diễn hoạt, còn cảm xúc của chúng ta thực sự phức tạp hơn nhiều (người trưởng thành có đến hơn 20 loại cảm xúc mà khoa học thần kinh đã gọi tên).
Nhưng bạn làm sao khước từ những cảm xúc được nhân hoá bằng đồ hoạ tuyệt vời đến vậy. Embarrassment dưới hình dạng màu hồng với vẻ ngại ngùng bẽn lẽn và hết sức đáng yêu mới thực sự thu hút chúng ta.
Inside Out 2 có cốt truyện khá tương tự như phần đầu tiên; vẫn hướng đến những cảm xúc và công cuộc tạo nên nhân cách Riley thông qua những phản ứng và phản xạ, ngôn ngữ và cử chỉ trong quá trình trưởng thành. Khán giả lại được dạo chơi trong khu vườn tâm trí của Riley, đến với những ngõ ngách thẳm sâu trong đầu một đứa trẻ đang lớn.
Chi tiết xúc động nhất trong Inside Out 2 phải kể đến cảnh Riley phạm lỗi trong trận đấu khi đang ở trại hè và buộc phải rời sân. Những lo âu và bất an dâng lên khiến cô bé khó thở, cả cơ thể run lên bần bật. Cùng lúc đó, Anxiety cũng đang quá tải trong việc xử lý cảm xúc của Riley cho đến khi Joy và những người bạn cũ trở lại dàn xếp cục diện.
Cảm xúc cũng trưởng thành
Inside Out 2 thực sự là một “cơn lũ” cảm xúc. Điều này không chỉ nằm ở việc số lượng cảm xúc tăng lên, mà nằm sự phức tạp và biến chuyển của chúng. Trong phần trước, ta thấy rằng Joy đã thực sự trưởng thành, khi cô có thể lùi lại phía sau và công nhận tầm quan trọng của Sadness. Và chính Joy cũng nhận ra, niềm vui mà cô muốn mang đến cho Riley đôi khi cũng độc hại.
Ở phần 2, các cảm xúc trưởng thành và đa chiều hơn. Mỗi cảm xúc đều được nâng niu và trân trọng như nhau. Joy không phải lúc nào cũng tích cực hay Sad không phải lúc nào cũng tiêu cực. Anxiety không phải lúc nào cũng đưa ra các dự báo đúng, và chính sự buồn chán của Ennui lại tạo ra những bước ngoặt quan trọng.
Mỗi cảm xúc được chăm chút kỹ lưỡng bởi các nhà sáng tạo phim, như một phép ẩn dụ, khi mỗi đứa trẻ trưởng thành cũng cần được quan tâm và chăm chút như vậy trong quá trình hình thành nhân cách. Trong đầu một đứa trẻ luôn có những cuộc chiến riêng, và nó được cảm xúc hoá một cách tuyệt vời trong Inside Out 2.
Không ít người cảm nhận rằng, Inside Out 2 gợi nhắc về việc lớn lên, niềm vui mất đi nhường chỗ cho lo âu. Điều này là có lý, nhưng nó không phải lúc nào cũng như vậy. Mỗi cảm xúc trong ta không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó luôn ở đó và trưởng thành sau ngàn lần đấu tranh. Để trưởng thành, chúng ta sẽ phải quản trị cảm xúc của chính mình, phân biệt được nặng - nhẹ, mềm nắn - rắn buông.
Theo khoa học thần kinh, con người có đến hơn 20 loại cảm xúc khác nhau. Sự bổ sung thêm những cảm xúc mới trong Inside Out 2 không chỉ mang đến sự trưởng thành cảm xúc, mà cho thấy sự đa dạng trong cảm xúc con người mà ta đôi khi không thể phân biệt rạch ròi. Sợ Hãi (Fear) và Lo Âu (Anxiety) dù có cùng chung “gốc rễ” nhưng thực chất là những cảm xúc hoàn toàn khác biệt, đã được mô tả trong Inside Out 2 không thể nào thú vị hơn.
Tạm kết
Inside Out 2 là một bộ phim hoạt hình đơn giản, không làm khán giả xúc động sâu sắc nhưng lại tường giải được chính cơ chế cảm xúc bên trong mỗi người. Dù đối tượng khán giả là ai, bộ phim đã làm tốt trong việc tạo ra một thế giới cảm xúc phức tạp bên trong bộ não con người.
Bên cạnh đó, Inside Out 2 vẫn chiêu đãi những hình ảnh đồ hoạ đẹp mắt, nối dài những tưởng tượng về hệ thống não bộ và thần kinh con người. Từ sự nhân hoá các cảm xúc đến việc khắc họa cách bộ não hoạt động đều khá ấn tượng và bay bổng. Bộ phim cho thấy tâm hồn ta, dù trưởng thành đến đâu, vẫn luôn hoạt động và đầy màu sắc. Chỉ là đôi khi, ta quên mất đi những cảm xúc đó và thể hiện nó ra bên ngoài mà thôi.
-
Cảnh sát Nicholas Angel là một sĩ quan có thành tích xuất sắc của Sở Cảnh sát Thủ đô Luân Đôn. Anh được thăng lên cấp Trung sĩ, nhưng những đồng nghiệp ghen tị với Angel đã sắp xếp để chuyển anh đến thị trấn nông thôn Sandford, Gloucestershire, nơi thường xuyên đoạt giải "Ngôi làng của năm". Angel nhanh chóng tỏ ra thất vọng vì những đồng nghiệp nơi đây toàn thuộc loại ăn không ngồi rồi. Cộng sự anh, Danny Butterman, là một người rất hâm mộ thể loại phim bộ đôi cảnh sát[a] và còn là con trai của Thanh tra Frank Butterman, cấp trên Angel, thành viên của Liên minh Canh phòng Khu vực Sandford (NWA) cùng với hai quản lý khách sạn Joyce và Bernard Cooper, chủ siêu thị Simon Skinner, chủ sở hữu quán rượu Roy và Mary Porter, giám sát an ninh Tom Weaver, bác sĩ Robin Hatcher, Leslie Tiller, chủ cửa hàng Anette Roper, Đức cha Phillip Shooter, James Reaper, Greg và Sheree Prosser, cũng như Amanda Paver.
Hai diễn viên chính của một vở kịch "ăn theo Romeo và Juliet", người mà trước đó Angel xử phạt vì chạy xe quá tốc độ, bị một kẻ mặc áo choàng chặt đầu rồi ngụy trang thành một vụ tai nạn xe hơi. Angel là sĩ quan duy nhất hoài nghi về vụ án. Khi được cử đến một trang trại để giải quyết tranh chấp, anh phát hiện ra một kho vũ khí bất hợp pháp (trong đó có một quả thủy lôi cũ) và tịch thu chúng, đem vào kho tang vật trong đồn cảnh sát. Vào buổi tối, Angel say sưa uống rượu với Danny, rồi cả hai cùng nhau cày phim hành động tại nhà của chàng cảnh sát Danny. Trong lúc đó, nhà kinh doanh bất động sản giàu có George Merchant đã thiệt mạng trong một vụ nổ khí gas do một kẻ mặc áo choàng gây ra, khiến cho thi thể của George bay ra khỏi cửa sổ và rơi xuống con đường trước nhà ông.
Angel nghi ngờ rằng những vụ án mạng có thể liên quan đến một thương vụ mua bán tài sản gần đây. Nhà báo địa phương Tim Messenger cố gắng tiếp cận Angel tại một nhà thờ và nói rằng anh có thông tin về vụ mua bán, nhưng một kẻ lạ mặt đã đẩy ngọn tháp hình chóp trên nhà thờ xuống, khiến nó rơi trúng và nghiền nát đầu Messenger. Leslie Tiller, chủ cửa hàng cây cảnh trong làng, tiết lộ với Angel về kế hoạch bán ngôi nhà của mình cho đối tác kinh doanh của Merchant. Trong lúc Angel phân tâm, thì Tiller bị một tên lạ mặt lấy kéo đâm vào cổ; Angel cố gắng đuổi theo kẻ thủ ác, nhưng bất thành. Angel nghi ngờ điều này có dính líu tới Simon Skinner, quản lý của siêu thị địa phương, vì bản hợp đồng của thương vụ sẽ tạo điều kiện để xây dựng một siêu thị cạnh tranh, làm cho việc kinh doanh của hắn bị ảnh hưởng. Mặc dù thế, Skinner lại có chứng cứ ngoại phạm.
Khi Angel quay về khách sạn thì anh bị tấn công bởi Michael Armstrong, một trong những nhân viên của Skinner. Angel hạ gục gã và vô tình biết được một cuộc họp bí mật của Liên minh Canh phòng tại Lâu đài Sandford. Tại đó, Angel đối mặt với NWA, do Frank đứng đầu, kẻ tiết lộ rằng họ thực hiện các vụ giết người vì nhiều lý do vụn vặt khác nhau, cho rằng những nạn nhân bị sát hại sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội giành danh hiệu "Ngôi làng của năm". Frank giải thích rằng động cơ của y bắt nguồn từ người vợ quá cố Irene; bà ấy đã làm mọi thứ để giúp Sandford đoạt giải "Ngôi làng của năm", nhưng những nhóm người lưu động đã tước đi cơ hội đó vào đêm trước ngày ban giám khảo đến, khiến cho Irene phát điên và tự vẫn. Angel chạy trốn rồi rơi xuống hầm mộ lâu đài, nơi chứa thi thể của những nạn nhân khác. Lúc ấy, Danny bất ngờ xuất hiện và giả vờ giết Angel. Sau đó, Danny chở "xác" Angel đi rồi đề nghị anh quay trở lại Luân Đôn vì sự an toàn của bản thân.
Ngày hôm sau, Angel quay lại Sandford và tự vũ trang bằng những khẩu súng bị tịch thu trong đồn cảnh sát. Anh cùng Danny đi ra phố rồi bắn nhau với nhóm NWA. Khi Frank cử các sĩ quan khác đến bắt hai người, thì Angel và Danny thuyết phục họ rằng Frank mới chính là thủ phạm. Frank chạy trốn đến siêu thị, rồi cùng Skinner dùng xe tẩu thoát. Sau một cuộc rượt đuổi tốc độ cao, Angel dồn Skinner đến chỗ xây mô hình của ngôi làng, rồi Skinner bị một tháp chuông nhà thờ thu nhỏ đâm xuyên cổ họng. Trong khi đó, Frank bị bắt sau khi một con thiên nga tấn công y, làm cho Frank tông vào cái cây gần đó.
Cấp trên cũ của Angel yêu cầu anh quay trở lại Luân Đôn, vì tỷ lệ tội phạm tăng cao đột ngột khi thiếu vắng anh, nhưng Angel đã từ chối và quyết định ở lại Sandford. Trong lúc các sĩ quan Sandford đang xem xét thủ tục giấy tờ về vụ bắt giữ, thì Tom Weaver (thành viên cuối cùng của NWA) xông vào đồn rồi dùng súng đe dọa mọi người. Lão bắn Angel, nhưng Danny đã nhảy ra đỡ đạn cho anh. Sau một cuộc hỗn chiến, Weaver vô tình kích hoạt quả thủy lôi, khiến nó phát nổ và giết chết lão, đồng thời phá hủy toàn bộ khu vực.
Một năm sau, Angel được bổ nhiệm làm Thanh tra và hiện là người đứng đầu Sở cảnh sát Sandford, còn Danny (người may mắn sống sót sau khi bị bắn) thì được thăng lên chức Trung sĩ. Sau khi viếng thăm mộ của mẹ Danny, cả hai được thông báo về một vụ án và cùng nhau lái xe đến hiện trường.
-
Năm 2013 là năm mà đề tài về tận thế/hậu tận thế tràn ngập màn ảnh rộng. Không chỉ riêng Hollywood (Oblivion, After Earth, Pacific Rim…), ngay cả điện ảnh Anh cũng cho ra đời một tác phẩm lấy đề tài tương tự. Đó là The World’s End của bộ ba "bá đạo" Edgar Wright (đạo diễn), Simon Pegg, Nick Frost (diễn viên).
The World’s End có nét tương đồng với This is the End của hai đạo diễn Seth Rogen và Evan Goldberg. Cả hai đều thuộc thể loại hài hước, kể về cuộc hành trình của một nhóm bạn thân trong ngày tận thế.
Thế nhưng khác với This is the End được làm theo lối hài dung tục, điên loạn, The World’s End lại mang đậm phong cách hài tưng tửng đặc trưng của người Anh, nhưng cũng không kém phần điên rồ.
Khi còn trẻ tuổi, nhóm 5 người bạn thân gồm Gary King (Simon Pegg) Peter Page, Oliver "O-Man" Chamberlain, Steven Prince và Andy Knightley (Nick Frost) từng "quậy tưng" thị trấn Newton Haven bằng vô số trò nghịch ngợm.
Họ có ý định trải nghiệm “cung đường vàng”, đi qua 12 quán rượu nổi tiếng trong thị trấn, để nhậu nhẹt thâu đêm. Thế nhưng điều đó đã không thể xảy ra. Hơn 20 năm sau, khi đã ở lứa tuổi trung niên, Gary quyết tâm tập hợp lại nhóm bạn và quay về Newton Haven để tái hiện lại quá khứ huy hoàng năm xưa. Trong hành trình, họ dần cảm nhận thấy điều gì đó bất thường trong cộng đồng dân cư tại nơi đây.
Nói đến những diễn viên hài thành công nhất tại xứ sở sương mù đương đại, không thể không kể tới Simon Pegg và Nick Frost. Cùng với đạo diễn Edgar Wright, họ đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc có một không hai. The World’s End là phần thứ 3 của bộ ba phim (trilogy) cây kem Cornetto (gồm Shaun of the Dead, Hot Fuzz). Trong mỗi phần đều xuất hiện một cây kem Cornetto và hương vị màu sắc của chúng đều thể hiện
luôn phong cách phim.
Kem dâu tây màu đỏ trong Shaun Of The Dead mang ý nghĩa bạo lực, đẫm máu với những cảnh kinh dị về xác sống. Kem màu xanh dương trong Hot Fuzz biểu hiện cho màu của cảnh sát còn cây kem màu xanh lục trong The World’s End đại diện cho màu của của khoa học giả tưởng và người ngoài Trái đất.
Giống với 2 phim trước, đạo diễn Edgar Wright cũng đưa vào The World’s End nhiều chi tiết hết sức quen thuộc như cảnh rượt đuổi trên phố, qua hàng rào, đại chiến trong quán rượu, chơi chữ qua lời thoại, những câu nói tếu táo, tưng tửng… Đây là nét đặc trong phim của bộ ba Edgar Wright, Simon Pegg và Nick Frost.
Nếu đã từng yêu thích Shaun of the Dead, Hot Fuzz bạn không nên bỏ qua The World’s End. Một tác phẩm đặc sắc của điện ảnh Anh.
-
Chú cá hề Marlin cùng vợ là Coral chuyển đến nhà mới. Nhưng một chuyện đã xảy ra, trong lúc chuyển đến nhà mới, Coral bị một con cá nhồng ăn thịt cùng ổ trứng. Marlin đau buồn vì chuyện này nhưng anh đã thấy một quả trứng vẫn còn trong san hô. Marlin tìm được quả trứng đó và hứa là sẽ không bao giờ đánh mất nó, đặt tên nó là Nemo - cái tên mà Coral thích.
Một thời gian sau, Nemo bắt đầu đi học ở trường, nhưng thường cảm thấy xấu hổ bởi sự quan tâm quá mức và dễ bị kích động của Marlin. Marlin không ngớt cảnh báo Nemo về sự nguy hiểm của biển cả vì chính ông cũng sợ nó, và cũng bởi một trong hai cái vây của Nemo lại bé hơn và nhẹ hơn nhiều so với cái kia bởi quả trứng của cậu đã bị hỏng một phần (cái vây may mắn của cậu). Muốn chứng tỏ rằng sự e ngại đó là vô căn cứ nên cậu đã không nghe lời cha, Nemo đã bơi ra ngoài để tận hưởng dòng nước và trên đường bơi, cậu bị một người thợ lặn bắt. Người thợ lặn có một máy chụp hình và đã ấn nút chụp hình Marlin, làm anh bị chói mắt. Marlin cố gắng bơi theo con tàu nhưng không kịp. Khi ông liều mạng tìm sự trợ giúp, ông đã gặp Dory, một con cá khác bị chứng mau quên, nhưng dù sao cô cũng không bi quan về cuộc đời, trái hẳn với Marlin. Họ đối đầu với ba con cá mập, Bruce, Anchor và Chum, chúng là thành viên của hội "Những con cá ăn thịt giấu tên", một tổ chức được đặt theo tên AA.
Marlin và Dory đã tìm được mặt nạ của người thợ lặn nhưng Dory đã bị thương và chảy máu sau khi tranh giành cái mặt nạ, tình cờ khuấy động đến Bruce làm hắn trở nên điên loạn và buộc phải chạy trốn đến một cái rãnh sâu sau khi suýt bị ăn thịt. Dory nhớ rằng cô có thể đọc và họ tìm ra rằng Nemo đã tới Sydney, Úc. Dory bất ngờ với chính bản thân vì đã nhớ được tên và địa chỉ trên đó. Cả hai chú cá Dory và Marlin đã nhìn thấy một ngọn đèn, nhưng sau đó thấy đó là một con cá có răng sắt - cá đèn lồng, và nó đang có ý định ăn thịt cả hai bọn họ. Con cá có răng sắt đeo mặt nạ của người bơi lặn, nhưng không chuyển động được tại mặt nạ đã bị cột trên một tảng đá. Một đàn cá đã chỉ dẫn họ đường tới dòng hải lưu phía đông Australia, và cũng khuyên họ nên đi vào hẻm dẫn tới đó. Tuy nhiên, chỉ có Dory được chỉ dẫn và do đãng trí nên không nhớ. Marlin không biết nên dẫn Dory đi lên trên hẻm núi. Do vậy họ đã suýt chết vì một bầy sứa.
Trong lúc đó, Nemo đang ở trong một bể cá của một nha sĩ. Người nha sĩ, Philip Sherman, đã bắt Nemo có ý định tặng Nemo cho đứa cháu gái Darla như một món quà sinh nhật; con cá khác trong bể, biết tới với cái tên cá bám bể, bao gồm cả một con cá tên Gill, một con tên Bloat, một con tôm Pháp tên Jacques, Deb/Flo, Peach (một con sao biển), Bubble một con cá vàng và Gurgle, lo sợ cô bé tên là Darla đến và sẽ bắt cá đi do vậy chúng có thể chết. Nemo than van về Darla và Nemo hỏi các con cá: "Có chuyện gì với cô bé này?" Con cá trả lời: "Bé sẽ không dừng lắc cái túi. Bé là kẻ giết cá!" Nemo rất sợ và rú lên: "Em không đi với cô bé này! Em phải trở về với bố!" Người đứng đầu của họ, Gill, đã vạch ra một kế hoạch trốn đi và gọi Nemo để làm tắc máy lọc nước. Lần đầu tiên không thành công, suýt nữa Nemo đã phải bỏ mạng, và Gill xin lỗi về việc đã gây nguy hiểm cho cậu chỉ vì lợi ích bản thân.
Marlin và Dory được tìm thấy bởi một đàn rùa biển đang bơi tới dòng hải lưu phía Đông nước Úc. Marlin đã kết bạn với con rùa Crush và con trai của anh là Squirt, Marlin kể về cuộc hành trình tìm con của mình với Dory và vài chú rùa con. Câu chuyện của Marlin được lan truyền tới toàn bộ các loài sinh vật dưới biển, cuối cùng được truyền tới Nemo nhờ một con bồ nông tên Nigel. Nemo đã rất vui vì thông tin này và quyết định tự mình làm kẹt cái máy lọc nước lần thứ hai và lần này thành công. Bể cá trở nên bẩn, và các con cá hi vọng rằng ông nha sĩ sẽ đưa chúng ra nhằm rửa bể; mỗi con được đưa vào một túi riêng, chúng có thể lăn ra ngoài cửa sổ và rơi xuống cảng. Tuy nhiên, trong lúc chúng đang ngủ, ông nha sĩ đã sử dụng một loại máy lọc nước hiện đại và có thể tự động làm sạch bể, làm hỏng âm mưu của đàn cá và Darla xuất hiện.
Marlin và Dory bị một con cá voi xanh nuốt phải và đưa họ tới Sydney một cách an toàn. Họ phải đối đầu với một con bồ nông và một đàn mòng biển đói trên bến cảng, họ được Nigel cứu và đưa tới văn phòng của ông nha sĩ khi ông đưa Nemo ra khỏi bể và cho vào một cái túi. Khi Darla tới, Nemo giả vờ chết, hi vọng rằng cậu sẽ bị đẩy xuống cái bồn cầu và có thể ra ngoài biển. Marlin và Dory thực sự bị sốc khi thấy Nemo nằm bẹp xuống và tin rằng cậu thực sự đã chết. Sau khi họ và Nigel bị đẩy ra ngoài cửa sổ, Nemo dậy và cứ giả vờ chết, nhưng Darla lắc cái túi và tin rằng cậu thực sự ngủ. Rốt cuộc thì Gill giúp Nemo trốn xuống ống dẫn nước ở trong cái bồn tắm của nha sĩ và ra biển.
Thất vọng vì tin rằng công cuộc giải cứu của anh là vô nghĩa, Marlin cảm ơn Dory và nói rằng anh sẽ tự về nhà. Tuy nhiên Dory bảo rằng cô sẽ tự về nhà một cách miễn cưỡng, nói rằng cô sẽ nhớ mọi thứ tốt hơn khi có Marlin bên cạnh. Marlin vẫn tự bơi về nhà, bỏ lại Dory tuyệt vọng bị lạc. Một cơ hội chợt đến khi Nemo tới và làm cô nhớ lại cuộc phiêu lưu cùng Marlin và họ đuổi kịp Marlin và đó là một sự sum họp hạnh phúc ngắn ngủi. Một lúc sau, Dory bị lạc vào lưới bắt cá cùng một đàn cá ở trong đó. Nemo có ý kiến để cứu cô bằng cách bảo đàn cá kéo cái lưới xuống, một mưu mẹo mà các con cá khác đã làm trong bể để cứu cậu khỏi cái lưới vớt cá của ông nha sĩ. Mặc dù Marlin sợ rằng cho Nemo làm việc này sẽ khiến anh mất cậu lần nữa, anh vẫn nhận ra rằng anh phải để Nemo làm việc này. Cuộc vận động được tiến hành, họ làm đứt cái tời, giải cứu Dory cùng cả đàn cá, và Marlin đoàn tụ với Nemo và xin lỗi cậu vì đã bảo vệ cậu quá mức cần thiết.
Khi trở về nhà, Marlin có thể cho Nemo có một cuộc phiêu lưu ở trường, và anh đã gây ấn tượng và nhận được sự kính trọng của hàng xóm vì đã bơi ngang qua đại dương để tìm con trai, đặc biệt sau khi sự tín nhiệm của anh được tăng cường bởi sự xuất hiện của ba con cá mập.
-
Casino (1995) đưa khán giả theo chân Sam “Ace” Rothstein, một tay chơi máu mặt trong giới giang hồ. Ban đầu, hắn chỉ là một tay cò mồi chuyên đi chăn tiền của các dân chơi, nhưng về sau, vì năng lực “phi thường”, nên Ace ngày một thăng tiến, trở thành dân ăn chị chính hiệu tại đất bạc Las Vegas.
Đã vậy, hắn lại còn có sự trợ giúp đắc lực từ người bạn Nicky Santoro, vốn là một kẻ mặt dày và chẳng biết sợ là gì. Cùng nhau, cặp bài trùng này dần xây dựng được cả một đế chế trong thế giới ngầm nước Mỹ.
-
Lời đầu tiên, dành cho “Daddy” - Tony Stark, “thiên tài, tỷ phú, tay chơi, nhà từ thiện” và là một siêu anh hùng lời tán dương, cảm ơn chân thành và nồng nhiệt nhất. Trong hơn 11 năm qua, Daddy đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu cậu bé, cô bé hay người trẻ về con đường sống, lòng tốt và cách để trở thành một siêu anh hùng thực sự.
Năm 2008 Hollywood, ông lớn Warner Bros. phá đảo doanh thu phòng vé với The Dark Knight (Kỵ Sĩ Bóng Đêm) - một tác phẩm của DC Comics, đứng đầu doanh thu phòng vé toàn thế giới với hơn 1 tỷ USD. Tháng 4 năm đó Marvel cũng đã ra mắt Iron Man 1, tác phẩm đem về doanh thu hơn 585 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 8 trên toàn cầu.
Vào thời điểm ấy, khán giả lẫn giới chuyên môn đều cho rằng Marvel Studios chơi một cú “được ăn cả, ngã về không”, khi chấp nhận vay 525 triệu USD, thế chấp toàn bộ bản quyền 10 nhân vật nổi tiếng nhất trong Marvel Comics để làm phim về một siêu anh hùng hạng B.
11 năm sau, Marvel và Iron Man đã chứng minh cho cả thế giới thấy, sự kiện họ ra mắt Iron Man vào năm 2008 đã mở ra một vũ trụ điện ảnh về siêu anh hùng - MCU (Marvel Cinematic Universe) kéo dài hơn một thập kỷ mà Marvel đã thân ái đặt cái tên hết sức mỹ miều là “Infinity Saga”. Một vũ trụ điện ảnh với 22 bộ phim liên kết chặt chẽ với nhau như một bộ phim dài tập (một năm ra hai tập :D). Và người tạo nên thành công đó của Marvel, không ai khác chính là nhân vật comics hạng B - Iron Man, một siêu anh hùng ngông nghênh nhưng luôn ám ảnh bởi hai chữ “hoà bình”.
14/04/2008 là một ngày đặc biệt của những người hâm mộ Marvel Comics lẫn fan điện ảnh trên toàn thế giới - Marvel ra mắt Iron Man. Lúc bấy giờ xưởng phim chìm trong nợ nần, phải bán đi hàng loạt những đứa con tinh thần là các siêu anh hùng nổi hạng A như Spider Man để trang trải (bây giờ thì có tiền mua lại rồi). Giờ đây, Marvel lẫn fan của họ đều có thể tự hào về thành tựu mà cho đến ngày hôm nay đã đạt được.
Với những fan hâm mộ của Marvel, Iron Man không đơn thuần chỉ là siêu anh hùng trong Avengers, anh chính là linh hồn của bản anh hùng ca kéo dài 11 năm qua của Infinity Saga. Người ta yêu mến Tony Stark không đơn giản chỉ vì bộ giáp đẹp hay cách nói chuyện ngông nghênh, bất cần đặc trưng của một gã Mỹ kiêu ngạo. Tony còn chính là lí tưởng mà con người khát khao vươn tới.
Sẽ chẳng có fan Marvel nào nói: "Tôi thần tượng Tony Stark". Bởi anh đã quá gần gũi, đến mức họ không còn đặt anh ở vị trí của một ngôi sao khó lòng chạm đến, giống như Thor hay Captain America. Họ đặt anh vào trái tim của mình, chỉ cần chạm vào ngực trái của bất cứ fan Marvel nào sẽ đều có hình bóng của Iron Man.
Stan Lee từng chia sẻ, ông muốn tạo ra một anh hùng mang mọi tính cách, thói xấu mà người Mỹ ghét nhất. Sau đó chúng ta có được cái tên Iron Man. Trong Marvel Comics, Iron Man chỉ là siêu anh hùng hạng B, chẳng mấy người biết đến tên của anh, trong số ít ỏi đó, đa phần lại là anti fan bởi họ không chịu nổi tính cách “bố đời” của nhân vật này. Nhưng khi đưa Iron Man lên màn ảnh, Marvel đã tinh tế biến những thứ "tầm thường" của Iron Man trong truyện trở nên gần gũi với khán giả hơn. Đó là trí thông minh và GIÀU.
Tony Stark là một gã sản xuất và buôn bán vũ khí phục vụ chiến tranh, giàu có, tay chơi đúng nghĩa, sử dụng hàng hiệu xa hoa, vẻ ngoài hào nhoáng và lịch lãm. Khi xem Iron Man, khán giả cảm nhận rõ sự ích kỉ của một người Mỹ điển hình, ẩn dưới vỏ bọc coi trọng tự do cá nhân mà họ luôn tự hào. Vậy nên với Tony Stark, anh không cần phải nhờ vả bất cứ ai phải dạy anh cách làm một siêu anh hùng, Tony cũng chẳng cần phải tiêm loại huyết thanh nào để trở lên mạnh mẽ. Bộ giáp đầu tiên của anh mục đích ban đầu là để cứu sống chính mình, anh không mộng tưởng và cũng chẳng suy nghĩ về việc giải cứu thế giới. Nhưng từ khoảnh khắc Yinsen cứu Tony một mạng, hy sinh khi bị bọn khủng bố Ten Rings bắn chết, Tony đã biết sứ mạng của mình trên đời này là phải trở thành một người hùng.
Nhìn vào chặng đường bao nhiêu năm của của Tony Stark, nhất là những phân cảnh của anh trong Avengers: Infinity War chắc chắn sẽ để lại ấn tượng mãi trong lòng người hâm mộ. Nội tâm của Tony luôn bị dằn xé bởi những cơn ám ảnh về sự chết chóc, thế giới bao quanh anh vẫn còn đó những gã khủng bố, sẵn sàng bắn bỏ hàng triệu sinh linh vô tội. Anh không có lí tưởng lớn lao như việc trở thành hình tượng của nước Mỹ vĩ đại như Captain America hay bảo vệ Asgard - vương quốc của những vị thần giống như Thor. Thứ mà Iron Man trăn trở và ám ảnh nhất chính là những con người không được sống trong hoà bình.
Nhiều năm trôi qua, Tony Stark dùng trí tuệ thiên bẩm của mình để liên tục cải tiến những bộ giáp, anh chỉ nói rằng làm việc này là để đốt thời gian hay thú vui của kẻ lắm tiền. Nhưng chúng tôi biết Tony ạ, anh luôn lo sợ rằng mình không đủ mạnh, anh sẽ không bảo vệ được những người vô tội ngoài kia. Bất cần nhất là anh, mà ấm áp nhất cũng là anh.
Lí do lớn nhất để khiến chúng ta yêu mến Iron Man không phải vì bộ đồ với hàng tá công nghệ đỉnh cao, gương mặt anh cũng chẳng có gì gọi là xuất sắc như Captain America hay Thor, thứ khiến người ta phát cuồng vì Tony Stark chính là lí tưởng sống của anh.
Liệu có mấy ai trong số chúng ta thực sự hiểu mình đang làm gì ở cuộc đời này, liệu ta đang sống hay chỉ đang tồn tại? Chính Tony cũng từng tự chất vấn bản thân mình như vậy khi chứng kiến đồng đội của anh lần lượt chết đi. Từ một gã nhà giàu ích kỉ, thừa hưởng gia tài kết xù với bộ óc thiên tài chế tạo ra hàng loạt thiết bị tân tiến, Tony đã đặt cái tôi cá nhân của mình ra sau, đưa lí tưởng về một thế giới hoà bình lên trên hết.
Cám ơn Tony, vì anh là siêu anh hùng duy nhất mà năng lực của anh đến từ trí thông minh vô hạn của con người. Anh không cần phải hấp thu bất kì một loại huyết thanh hay hay lãnh trọn khối năng lượng khổng lồ nào đó để có thể trở thành người hùng. Hơn ai hết, Tony đã truyền cảm hứng cho hàng triệu những fan hâm mộ theo dõi anh và Avengers khác hiểu rằng, họ có thể vĩ đại bằng chính năng lực của bản thân mình.
Cám ơn Tony, vì anh đã trở thành một phần kí ức không thể nào quên của những cô bé, cậu bé trên toàn thế giới (như con nè). Ngay cả với những người trưởng thành, hay fan hâm mộ lớn tuổi, họ cũng xem anh như người truyền cảm hứng.
Cám ơn Tony, vì những sai lầm mà anh đã mắc phải. Anh không phải là mẫu siêu anh hùng hoàn mỹ mà theo những định lí thông thường người ta vẫn nghĩ đến. Anh thông minh, giàu có, kiêu ngạo, thậm chí từng rất khinh thường người khác, anh là hiện thân của một nước Mỹ điển hình. Anh là tượng đài siêu anh hùng được tạo nên bởi loạt vết xước, tuy nhiên, chính vì sự không hoàn mỹ đó, Tony đã trở thành biểu tượng tiêu biểu nhất của Marvel.
Cám ơn Tony, vì anh từng là một tay buôn vũ khí, một tay chơi, từng có nhiều cuộc tình một đêm chóng vánh, nhưng anh vẫn gạt qua tất cả để trở thành người bạn đời lí tưởng của cô Pepper.
Nhắc đến Iron Man mà không tri ân Robert Downey Jr. thì sẽ là một thất lễ lớn. Nếu nói Iron Man là linh hồn của bản anh hùng ca điện ảnh siêu anh hùng Marvel, thì Robert Downey Jr. chính là người tạo ra nó. Có lẽ chính anh cũng không ngờ, cậu bé học múa ballet năm 10 tuổi, nhiều năm về sau lại trở thành biểu tượng của cả một đế chế điện ảnh siêu anh hùng đồ sộ hàng đầu hiện nay.
Là fan Marvel, ai cũng biết câu chuyện thuở trai trẻ của Robert Downey Jr. khi anh ra vào nhà tù như cơm bữa vì lối sống sa đoạ của mình. Nhưng hẳn vẫn còn rất ít người biết, cha của anh - Robert Downey Sr. chính là người đã đưa cho con trai mình điếu cần sa vào năm Robert Downey Jr. mới 8 tuổi. Dưới sự bận rộn của nhịp sống của một gã làm việc trong nền công nghiệp điện ảnh khắc nghiệt nhất như Hollywood, cha của Robert Downey Jr. đã tắm tuổi thơ của con trai mình bằng khói thuốc và sự phê pha. Đến nỗi chính Robert Downey Jr. từng thừa nhận, thứ duy nhất kết nối anh và cha của mình là những cơn phê cần không lối thoát.
May mắn cho Robert Downey Jr., anh có được hai người bạn thân là nam diễn viên Mel Gibson và Susan Downey - Pepper phiên bản đời thật của Iron Man, người phụ nữ mà anh đã cưới chỉ sau 42 ngày quen biết. Cuộc đời của Robert Downey Jr. từng vướng phải rất nhiều sai lầm, nhưng lấy Susan làm vợ là điều đúng đắn nhất, nó thay đổi toàn bộ cuộc sống cứ ngỡ đã lâm vào đường cùng của một kẻ nghiện ngập như anh.
Ở độ tuổi hơn 50, giờ đây cái tên Robert Downey Jr. đã trở thành minh chứng cho doanh thu phòng vé, anh trở thành biểu tượng của giới trẻ về sự cầu tiến, biết vươn mình toả sáng giữa bùn lầy từ những cơn nghiện. Không chỉ ở phương diện yêu thích nhân vật, fan Marvel yêu luôn cả cách anh truyền cảm hứng cho mọi người, anh không chỉ là người hùng trong phim, Robert Downey Jr. vẫn được xem như một siêu anh hùng ngoài đời. Hơn ai hết trong các Avengers, Robert Downey Jr. hiểu được ý nghĩa khi trở thành Iron Man. Anh không chỉ đơn giản là người được Marvel trả cát xê, anh đã là một thành viên trong đại gia đình Marvel.
Ở phân cảnh cuối cùng trong Iron Man 1, khoảnh khắc Tony Stark công bố với toàn thế giới: "Tôi là Iron Man" đã đi vào huyền thoại của toàn bộ những phim siêu anh hùng từng được ra mắt. Thay vì ẩn mình, tìm nơi nào đó để mỉm cười khi nghe người ta tán dương, anh chọn cách công khai cho cả thế giới biết mình là Iron Man. Từng có người nói rằng hành động của Tony thật phô trương, nhưng đến Iron Man 3, chỉ bằng một câu thoại khi Tony nói chuyện với cậu bé Harry: "Nếu muốn giúp đỡ ai đó thì đừng tỏ ra ngốc thế, hãy vô tư đi, rồi cháu sẽ trở thành người vĩ đại". Mọi chuyện đã được sáng tỏ.
Và một lần nữa, trong Avengers: Endgame, Tony mang găng tay vô cực nắm cả vũ trụ trong lòng bàn tay nhờ khối óc của loài người tầm thường, xoá hết tất cả hình ảnh của một Tony “bố đời” sống vì lợi ích cá nhân anh trở thành một đấng cứu đa vũ trụ sánh ngang với các thực thể mà muôn loài tôn thờ. Câu nói: “Tôi là Iron Man” lại được phát ra từ Tony. Đúng vậy, chính câu nói ấy đã mở ra kỷ nguyên Infinity Saga thì cũng phải chính câu nói ấy kết thúc chặn đường này, chặn đường 11 năm với nguồn cảm hứng bất tận về chủ nghĩa anh hùng.
Tái bút: Thân yêu được gọi Tony Stark - Robert Downey Jr là “Daddy”. Cảm ơn Daddy vì trong gần 7 năm qua đã cho con một nguồn cảm hứng vô tận để có thể làm được những điều như lúc này đây. Daddy là động lực để con có lập trường và suy nghĩ của riêng mình. Tony Stark đã đến lúc cần được nghỉ ngơi, đối với con vậy là quá đủ, nước mắt rơi không phải vì tiếc nuối mà là để cảm ơn, cảm ơn vì đã tạo nên tuổi thơ của con và của hàng triệu người trên thế giới. Daddy, i love you three thousand.
-
Stand By Me là tên một bài hát nổi tiếng của Ben E. King phát hành năm 1961, đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ. Đến nay, đã có hơn 400 bản cover của bài hát này, trong đó có những tên tuổi vĩ đại như John Lennon và Elton John. Cùng tên “King” nhưng là nhà văn Stephen King với truyện ngắn The Body (Cái xác) được chuyển thể thành phim năm 1986, đã một lần nữa tạo nên sức sống cho bài hát này.
Bộ phim Stand By Me với diễn xuất tuyệt vời của huyền thoại bạc mệnh River Phoenix, là một bộ phim rất xúc động. Không chỉ kể lại một câu chuyện tuổi thơ, mà đó còn là hình ảnh trưởng thành của một thế hệ. Một bức tranh về những thiếu niên ở Mỹ đầu thập kỉ 60 đầy chân thực và để lại nhiều dư âm.
Chuyện phim là ký ức của một nhà văn trung niên về một cuộc phiêu lưu. Bốn cậu bạn Geordie, Chris, Teddy và Vern đang ở vào những ngày cuối cùng trước khi vào trường trung học. Một thiếu niên địa phương được loan tin đã mất tích vài tuần nay. Tình cờ, Vern biết được nơi cậu bạn xấu số ấy gặp tai nạn. Với mong muốn được nổi tiếng, bốn cậu bạn lên đường tìm kiếm các xác cậu bé kia. Trên đường đi, họ còn phải cạnh tranh với một nhóm côn đồ địa phương cũng có cùng mục tiêu.
Hành trình của bốn cậu bé đưa người xem trở về với những ký ức thời thơ ấu, rất quen thuộc đối với khán giả Mỹ thế hệ trước. Một vùng quê yên ắng, nơi những cánh rừng còn trải dài bí ẩn, những con sông vắng người, và chuyến phiêu lưu để lại ấn tượng sâu đậm suốt cuộc đời. Nó vừa đẹp, vừa nhiều cảm xúc, đến nỗi nhiều khán giả đã phải thốt lên: “Ước gì tôi đã có những người bạn như thế, được cười như thế, và có những hành trình như thế”. Nhưng đó chỉ là cái nền, chuyến đi chính là hành trình chia sẻ những nỗi đau, chia sẻ tình bạn, nước mắt, và là lời từ biệt đối với tuổi thơ.
Geordie và Chris là hai nhân vật trung tâm. Geordie mang trong mình sự tự ti và mặc cảm sau cái chết của anh trai tài giỏi. Anh trai quá giỏi giang là bi kịch của những cậu em trai. Cái chết của anh khiến Geordie nghĩ rằng, lẽ ra cậu phải chết thay anh ấy. Cậu sợ hãi ánh mắt của bố và sự im lặng của mẹ, những người luôn xem cậu là cái bóng của anh. Chris lại ở vào một tình thế khác, khi sống trong một gia đình bạo lực và côn đồ có tiếng. Dù rằng cậu rất tốt bụng và nhân hậu, nhưng Chris không tin mình có thể thành công, có thể thoát được cái “mác” gia đình đeo bám. Hai nỗi đau song hành cùng nhau trên một quãng đường.
Diễn xuất của Wil Wheaton (Geordie) và River Phoenix (Chris) cực kì xuất sắc, là linh hồn cả bộ phim. Hai tâm hồn yếu đuối ẩn mình dưới những vỏ bọc khác nhau, nhưng vẫn thể hiện được nội tâm và tính cách rất rõ. Geordie nhạy cảm và bốc đồng, kìm nén nỗi đau nhưng chực chờ để nổ tung. Chris dịu dàng và đầy quan tâm, một người anh cả của nhóm, nhưng luôn cam chịu với số phận. Chính hành trình này đã thay đổi cả hai cậu bé, và ảnh hưởng đến cuộc đời họ sau này. Cảnh nghỉ đêm trong rừng, khi Geordie và Chris thả trôi tất cả cảm xúc và sự chịu đựng, thực sự quá xúc động, nhờ vào diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên nhí tài năng. Những tâm hồn yếu đuối nương tựa vào nhau và trưởng thành hơn.
Hai cậu bé còn lại, Teddy và Vern cũng có những ấn tượng riêng. Nhất là Teddy, trong các trường đoạn người bán đồ cũ Milo và đoàn tàu hỏa. Teddy cũng mang trong mình những mặc cảm riêng, nhưng không có ai để giải thoát. Vern lại là một mẫu cậu bé mập mạp ngây ngô, hài hước và đơn giản, nhưng rất gần gũi và dễ dàng tìm thấy ở bất kì đâu. Một nhân vật ấn tượng khác là tên côn đồ Ace do Kiefer Sutherland thủ vai, rất khó để quên được thái độ lạnh lùng, ánh mắt bất cần và cảnh phim về cuộc đua xe với tên đồng bọn. Chỉ một cảnh nhỏ nhưng đã nói lên bản chất của Ace, khiến người ta rùng mình.
Điểm đáng nhớ là cách bộ phim tạo ra một nhóm bạn với cách nói chuyện và hành xử, mà bất kì thế hệ nào cũng thấy quen thuộc, nhìn thấy một phần tuổi thơ mình ở đó. Cách Chris hút những điếu thuốc, trò chuyện về chuột Mickey, hay hành động như trong những bộ phim cao bồi, đúng kiểu nửa trẻ con nửa người lớn mà ai cũng từng trải qua.
Cảnh cuối phim để lại nhiều xao xuyến, ở hình ảnh Chris bước đi. Bất chợt khiến người xem nghĩ lại, và vội tìm trong ký ức xem, liệu có những người bạn, những kỉ niệm ấu thơ nào đã lãng quên. Đôi khi, có những điều xảy ra đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời mỗi người, nhưng rất ít khi người ta nhận ra. Có những người bạn đã từng gắn bó, cũng đã rời xa mãi mãi. Mỗi con đường giao nhau trong khoảnh khắc, nhưng chắc chắn đã để lại những dấu vết mà dù có nhận ra hay không, cũng trở thành một phần mỗi con người mãi mãi.
Với tôi, phim còn buồn hơn khi đọc về River Phoenix. Anh ra đi ở tuổi 23 do sử dụng ma túy quá liều, trước đó là một chuyện tình buồn dẫn đường anh đến sự sa đọa. Đến bây giờ nhiều người vẫn tiếc thương một tài năng, cả điện ảnh và âm nhạc, đã sớm lụi tàn. Kết thúc phim cũng như một điềm báo trước số phận của River. Nhưng với Stand By Me, chắc chắn anh sẽ không bị lãng quên, đó là vinh dự mà Hollywood chỉ dành cho những tài năng thực sự và duy nhất.
TỔNG KẾT: Một trong những phim hay nhất về tình bạn và tuổi trưởng thành.
-
'My name’s Bond, James Bond”- câu nói quen thuộc của chàng điệp viên tài hoa bí danh 007. Được nhà văn Ian Fleming lần đầu tiên viết vào năm 1953, với 12 cuốn tiểu thuyết cùng với 24 phần phim trải dài từ năm 1962 đến năm 2015 đã khắc họa James Bond trở thành một trong những nhân vật bất tử của thể loại phim trinh thám.
Trải qua hơn 5 thập kỷ với sự diễn xuất của 4 tài tử xuất chúng, chàng điệp viên điển trai, nam tính và vô cùng hào hoa này đã làm biết bao người phụ nữ trên khắp thế giới phải say mê. Nhưng với những ai theo dõi xuyên suốt từng phần sẽ nhận ra một nghịch lý rằng: Dù James Bond có hào hoa với rất nhiều cô gái xinh đẹp, cũng chưa một lần anh có tình yêu thực sự. Có phải vì tính chất công việc của anh như vậy hay thực sự Bond không hề quan tâm tới nữ giới nhiều như những những gì anh thể hiện? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, đạo diễn Martin Campbell đã tạo nên hình tượng James Bond hoàn toàn mới, phá vỡ gần như mọi quy chuẩn của chàng điệp viên điển trai này và thông qua câu chuyện đó để hé mở một phần cuộc sống và quá khứ của anh.Casino Royale (2006) đã được ra đời như vậy.
Quay ngược thời gian trở về những ngày đầu của James Bond khi anh mới được thăng chức 007 tại cơ quan mật vũ MI6 do M điều hành.Lần đầu tiên anh giết người, lần đầu tiên Bond tham gia vào một trận chiến thiện ác thực sự.Mở đầu phim là cảnh Bond đuổi bắt Mollaka, một tên trùm chế tạo bom khét tiếng quốc tế, tại Madagascar. Nếu bạn đã quen với hình ảnh 007 trong những bộ suit đẹp cùng với sự tự tin, bình tĩnh xử lý tình huống với những trang bị tối tân, chỉ với một nút bấm đã bắt được tội phạm, thì điều đó sẽ không có tại Casino Royale. Đạo diễn Martin Campbell đã xây dựng một hình tượng 007 lạnh lùng, cơ bắp, bị quăng quật, bị tấn công không thương tiếc với những vết thương khắp cơ thể. Cảnh truy đuổi Mollaka của Bond chẳng khác nào một cuộc chiến đua thể lực và sức mạnh cơ bắp.Họ chạy trên những giàn giáo, nhảy qua tường, chạy không ngừng nghỉ. Sự non nớt kinh nghiệm của Bond khi mới vào nghề cũng được thể hiện qua việc khi bị buộc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, anh liền giết chết con tin, gây náo loạn và tẩu thoát cùng đồ nghề của tay khủng bố mà quên việc bắn camera tránh việc bị ghi hình. James Bond hiện lên với hình ảnh của một gã trai vẫn còn nóng nảy, bộc trực và non kinh nghiệm.
Sauk hi lần ra tung tích kẻ thuê Mollaka là Dimitrios, một tay tội phạm nổi tiếng. Vì Mollaka đã chết, Dimitrios buộc phải tìm một tay khủng bố khác. Mục đích của chúng là đánh bom chiếc máy bay SkyLines của một tập đoàn lớn hòng họ phá sản và kiếm lời từ việc mua bán cổ phiếu trên thị trường. Tất cả những kế hoạch đó được Le Chiffre, chủ ngân hàng của bọn khủng bố thế giới, một tay xã hội đen người pháp chuyên dùng tiền của bọn khủng bố đầu tư và kiếm lời từ lợi nhuận thu được. Để ngăn chặn việc đó, 007 buộc phải chiến đấu với tay đánh bom tại sân bay. Trong suốt 20 phần phim trước đó, tôi chưa bao giờ thấy Bond phải đánh nhau vất vả đến vậy.Chạy, đấm, đá liên tục không nghỉ mà không có một sự trợ giúp nào của công nghệ. Thứ duy nhất được gọi là công nghệ chính là khẩu súng ngắn của anh.
Mất hơn 100 triệu đô, tiền vay của bọn khủng bố thế giới, sau phi vụ làm ăn đó thì Le Chiffre, một thiên tài toán học, đã quyết định tổ chức một kế hoạch hốt bạc tại song bạc Hoàng Gia với số tiền nếu thắng, hắn sẽ kiếm được 150 triệu đô. Trước việc đó, M buộc phải gửi Bond giải quyết vụ án này, bất chấp những sai lầm của anh. Đối tác của anh lần này là Vesper Lynd, một kế toán viên xinh đẹp và vô cùng thông minh, được Bộ Tài Chính đặc phái tới để giám sát anh và bảo toàn cho ngân khố quốc gia. Vesper Lynd xuất hiện chỉ nửa sau của bộ phim nhưng lại là nhân vật mấu chốt của sự biến đổi lớn trong cuộc đời Bond sau này.Nếu xét về phương diện cao ngạo, thông minh và sắc sảo, họ quả là một cặp bài trùng.Nhưng cũng giống như những cặp đôi quá giống nhau khác, họ không tìm thấy được sự hòa hợp ngay lúc đầu gặp mặt. Đó là trong phân cảnh khi Bond tuyên bố Vesper Lynd không phải mẫu phụ nữ của mình, cô bèn hỏi lại:”Mẫu người thông minh?” thì Bond cũng chẳng kém cạnh mà đáp:”Những người còn độc thân”.
Tuy nhiên, bất chấp những bất đồng, chính cô đã cứu mạng 007. Đó là khi trong cuộc chiến giữa Bond và tên trùm khủng bố cho Le Chiffre vay tiền, mặc dù rất khiếp sợ, Vesper Lynd cũng đã can đảm lao tới tước khẩu súng của gã tội phạm và để Bond có cơ hội giết hắn. Khi Bond trở về từ song bạc, hình ảnh Vesper Lynd ướt sũng, ngồi co ro dưới vòi nước lạnh trong phòng tắm cho ta thấy, dù cô thể hiện ra bên ngoài là người mạnh mẽ và gai góc, nhưng sâu thẳm trong cô vô cùng mỏng manh. Hình ảnh đó đã mãi mãi thay đổi James Bond. Anh ngồi xuống bên cạnh Vesper Lynd, vòng tay ôm lấy cô. Họ cùng ngồi dưới vòi nước lạnh lâu thật lâu.Trong suốt những bộ phim trước đó, chưa bao giờ Bond thể hiện sự yếu mềm, hiền dịu và chân thành đến như vậy ra bên ngoài.Một cảnh quay đã thay đổi mọi thứ về James Bond.
Sau khi thất bại tại sòng bạc Hoàng Gia, Le Chiffre đã bị giết chết. Bond và Vesper Lynd được chuyển về một khu nghỉ dưỡng để dưỡng thương sau cuộc chiến đầy cam go và mệt mỏi. Giữa họ nảy nở tình cảm với nhau và vì Vesper Lynd, Bond đã quyết định gửi thư cho M xin từ chức, quyết định rời xa MI6 để xây dựng lại cuộc đời. Nhưng điều anh không ngờ tới đó là Vesper Lynd, vì muốn cứu người yêu mình đang bị tổ chức khủng bố bắt giữ, đã giao số tiền 150 triệu đô cho chúng. Một cuộc đấu súng diễn ra trong một căn nhà nổi tại thành phố Venice. Và khi căn nhà sụp xuống, Vesper Lynd đã khóa trái cánh cửa, nhốt mình trong chiếc lồng sắt, mặc cho Bond đang điên cuồng gào thét phá cửa để cứu cô. Phân đoạn khi cô nắm lấy Bond, dịu dàng áp vào má mình rồi đẩy anh ra xa và khóa trái cánh cửa, đã khiến tôi bật khóc. Có thể Vesper Lynd yêu James Bond rất nhiều, nhiều hơn cả tình yêu anh dành cho cô, nhưng cô không thể không cứu người bạn trai của mình đang trong tay bọn tội phạm. Hành động tự sát của cô như một lời thú tội, sám hối muộn màng đối với James Bond. Hành động đó đã mãi mãi để lại một vết thương trong lòng của chàng điệp viên 007.
Khi đạo diễn Martin Campel tuyển chọn diễn viên cho vai Vesper Lynd, ông đã nói với cả đoàn làm phim rằng, đó không phải một phụ nữ bình thường, đó là người phụ nữ đã làm James Bond biết yêu nhưng đồng thời cũng làm James Bond tan nát, là người đã khiến cho Bond lạnh nhạt với tất cả những người phụ nữ khác suốt quãng đời còn lại của anh.
James Bond từng nói với Vesper Lynd rằng cô đã cởi bỏ tấm áo giáp của anh xuống. Cô là người duy nhất có thể mở và khóa trái tim anh. Khi cô chết, cô cũng đã mang chiếc chìa khóa ấy theo mình. Không ai có thể bước vào trái tim Bond thêm một lần nào nữa. Anh mặc lại tấm áo giáp chiến binh, che giấu trái tim tan vỡ. Anh trở nên lạnh lùng và vô cảm, điên cuồng săn lùng Mr. White và tổ chức Quantum để báo thù cho cô. Đó là lúc một James Bond lạnh lùng, điềm tĩnh, tính toán, hào hoa nhưng xa cách được ra đời như chúng ta đã từng biết tới. Trái tim anh đã chết cùng Vesper Lynd kể từ khoảnh khắc anh ôm cô ngồi dưới vòi nước lạnh. James Bond đã chết, để cho điệp viên 007 được ra đời.
-
Pokémon - còn gọi là Pocket Monsters (tạm dịch: Quái vật bỏ túi) - là một trong những biểu tượng văn hóa đại chúng Nhật Bản. Xuất phát từ trò chơi điện tử vào giữa thập niên 1990, thương hiệu này được nâng tầm theo thời gian khi xuất hiện ở phim hoạt hình, truyền hình, truyện tranh, nhạc kịch, công viên giải trí. Pokémon Detective Pikachu là phim điện ảnh do Hollywood thực hiện với sự kết hợp giữa diễn viên người thật và các nhân vật kỹ xảo.
Phim bắt đầu khi thám tử Harry Goodman bất ngờ mất tích, buộc cậu con trai 21 tuổi tên Tim phải điều tra. Manh mối duy nhất cậu có được là từ thám tử Pikachu - cộng sự cũ của cha. Tim cũng là người duy nhất có thể trò chuyện được với Pikachu. Cả hai cùng nhau dấn thân vào hành trình tìm lời giải đáp cho sự biến mất của thám tử Harry.
Trên chặng đường đó, họ đặt chân tới thành phố Ryme rực rỡ ánh đèn, nơi mà người và Pokémon cùng chung sống. Tại đó, không chỉ gặp gỡ rất nhiều Pokémon khác, đôi bạn còn phanh phui một âm mưu động trời, đe dọa hủy hoại cuộc sống yên bình của Ryme cũng như sự tồn vong của toàn bộ Vũ trụ Pokémon.
Điểm nổi bật nhất của Pokémon Detective Pikachu là kỹ xảo. Với kinh phí lên đến 150 triệu USD, phim có những "quái vật bỏ túi" tinh xảo đến từng chi tiết. Nhân vật chính Pikachu có tạo hình đáng yêu và gây ấn tượng ngay từ cảnh đầu tiên. Với kinh nghiệm diễn xuất, tài tử Deadpool Ryan Reynolds (vai trò lồng tiếng) mang đến cho nhân vật phong cách sinh động, tinh nghịch và láu cá.
Những khán giả từng gắn bó với Pokémon cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000, hay gần đây là trò chơi Pokémon Go trên điện thoại thông minh dễ cảm thấy thân thuộc khi lần lượt các "quái vật bỏ túi" xuất hiện trên màn ảnh với kỹ xảo 3D. Psyduck, Charmander, Ludicolo, Snubbull, Squirtle, Bulbasaur, Jigglypuff, Aipom, Lickitung, Mr. Mime và cả Mewtwo - Pokémon quyền năng nhất vũ trụ - đều có dấu ấn riêng trong tạo hình.
Câu chuyện phim được dàn dựng theo phong cách trinh thám cổ điển của Hollywood khi bộ đôi nhân vật phải đồng hành cùng nhau. Trên đường dây chung, Tim và Pikachu có những màn "tung hứng" tạo nên nhiều tiếng cười, giảm bớt sự căng thẳng. Tuy nhiên, các tình tiết dẫn đến quan hệ của hai nhân vật hơi dài dòng, lan man và gây nhàm chán. Bù lại, bất ngờ ở đoạn kết sẽ kéo được cảm xúc người xem khi một nhân vật đặc biệt xuất hiện.
Trước nay, Hollywood không được đánh giá cao khi làm phim từ văn hóa đại chúng Nhật Bản, tiêu biểu như thất bại của Dragonball Evolution (2009) hay Ghost in the Shell (2017). Tuy nhiên, Pokémon Detective Pikachu được giới phê bình chấm ở mức khá khi vẫn giữ được tinh thần nguyên tác nhưng pha trộn các yếu tố giải trí điển hình của Hollywood. Trên Rotten Tomatoes, 63% cây bút nhận xét tích cực về phim.
Đạo diễn của phim - Rob Letterman - từng ghi dấu ấn với hai phim hoạt hình ăn khách là Shark Tale (2004) và Monsters vs. Aliens (2009). Trên Hollywood Reporter, ông nói muốn bám sát tinh thần cốt lõi của phim, đồng thời thu hút thêm khán giả mới. Trong tuần đầu, tác phẩm đạt doanh thu khả quan với 170 triệu USD. Ở Mỹ, phim đứng thứ hai phòng vé, sau bom tấn Avengers: Endgame.
Pokémon Detective Pikachu (tựa Việt: Pokémon: Thám tử Pikachu) phát hành ở Việt Nam với nhãn C13 (không dành cho khán giả dưới 13 tuổi).
-
“Iron man 3” là một phim bom tấn về đề tài siêu anh hùng được trông chờ năm 2013 bên cạnh những Superman, Wolverine và Thor. Trong thể loại truyện tranh, Iron man chưa hẳn là nhân vật nổi bật nhất trong những siêu anh hùng của Marvel như Spider man, Captain America, Hulk, Thor hay Wolverine…Nhưng khi được chuyển thể lên màn ảnh rộng, nhân vật Iron man lập tức tạo nên cơn sốt trong lòng người hâm mộ. Và người góp công lớn cho sự thành công của loạt phim Iron man không ai khác chính là Robert Downey Jr. Tính cách tưng tửng, lập dị và hơi ngông cuồng của Tony Stark đã được Robert Downey Jr thể hiện độc đáo qua lối diễn xuất tự nhiên, sáng tạo. Thực sự Ditah không thể hình dung được nếu một ngày nào đó diễn viên thủ vai Tony Stark không còn là Robert Downey Jr nữa!
Phần ba của sê-ri phim Iron man có sự chuyển biến rõ rệt về nội dung. Theo đánh giá của cá nhân Ditah, đây là phần xuất sắc nhất trong cả ba phần. Phần ba này Ditah gói gọn trong các từ : “hay, vui, đã mắt và ý nghĩa”. Sau đây Ditah sẽ phân tích kỹ hơn vì sao hay và ý nghĩa ?
Hay: hay nhất là kịch bản và phần này Ditah đánh giá kịch bản được xây dựng khá lô-gic. Nội dung phim có sự liên hệ, đan xen về tình tiết giữa quá khứ, hiện tại. Câu chuyện phát sinh từ những mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật chính diện và phản diện. Từ đó mở rộng thêm các nhân vật phụ, rồi từ các nhân vật phụ nảy ra các nút thắt, rồi lại xuất hiện thêm những nhân vật phụ giúp đỡ nhân vật chính tháo gỡ nó. Các nhân vật phụ không xuất hiện quá nhiều nhưng đều để lại dấu ấn, giống như nét chấm phá trên một bức tranh vậy.
Đã mắt: ấn tượng với Ditah xuyên suốt từ phần một đến phần ba là hình ảnh phòng làm việc tại nhà riêng của bác Tony với trình giả lập tương tác không gia ba chiều…Phần ba này có thêm hiệu ứng 3D nữa nên nhìn càng đã và chân thực hơn. Phải nói là hình ảnh trong phim rất đẹp, rất ảo. Ngay từ trailer, chúng ta đã thấy đoạn tấn công dinh thự nhà bác Tony được làm quá hoành tránh, quá chi tiết, cảm giác như mình bị kéo xuống theo sự sụp đổ của tòa kiến trúc. Cảm giác về độ sâu cũng rất tốt, nhất là đoạn bác Tony bay trên không cùng bộ giáp và phía trước là bao la vùng trời.
Ý nghĩa: không chỉ có giá trị giải trí cao với những pha hài hước, những màn hành động bay nhảy bắn phá đậm chất Tony Stark, “Iron man 3” còn ẩn chứa những điều khiến Ditah phải suy nghĩ. Trong phim có một cảnh Tony Stark phải kéo lê bộ giáp của mình dưới tuyết lạnh . Phần này người hùng chúng ta đã thất bại, mất hết tất cả. Rồi cũng như mô-típ kinh điển của phim hành động Mỹ, người hùng chúng ta đã “return” 😀 và giành chiến thắng cuối cùng. Một người hùng thực sự phải là một người biết đón nhận thất bại và vươn lên bằng chính đôi tay của mình. Điều này khiến Ditah liên tưởng lại một người hùng khác là Batman trong “The dark knight”, khi kẻ ác cũng bắt người anh hùng phải bộc lộ bản chất thật, bắt anh lựa chọn giữa người mình yêu thương và một người khác có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Nhưng “Iron man 3” thực sự vẫn chưa thể đạt đến tầm như “The dark knight” vì thiếu một nhân vật phản diện tầm cỡ như The Joker. Rồi sau đó Tony có một màn đối thoại khá thú vị với chú nhóc trong nhà kho. Chú nhóc chỉ bộ giáp và hỏi:
Hàng ngày, chúng ta mang nhiều vỏ bọc khác nhau tùy theo hoàn cảnh: khi đến cơ quan trao đổi với sếp, ra ngoài xã hội giao tiếp đối tác, khi trở về với người thân trong gia đình…Ai cũng mong muốn mình được sống thật, muốn làm những gì mình thích nhưng đôi khi vì công việc, vì cuộc sống chúng ta phải “sống giả” . “Sống giả” không phải là xấu nhưng về lâu dài nó sẽ làm ta đánh mất mình lúc nào không hay. Tony Stark cuối cùng đã vượt qua mọi trở ngại để đánh bại kẻ thù vì anh biết mình là ai và làm những gì mà anh biết mình làm giỏi nhất.
Phần này có sự kết nối với “The Avengers” và những phần tiếp theo của loạt phim siêu anh hùng Marvel nên các bạn mê phìm đừng nên bỏ lỡ. Với những gì Ditah vừa chia sẻ thì “Iron man 3” là một bộ phim rất đáng xem, nhất là đối với những bạn thích anh hùng.
-
Phim do Chris Renaud đạo diễn khắc họa tình huống dí dỏm khi chó nhà Max được chó nông trại dạy nhiều bài học cuộc sống.
Tác phẩm là phần hai của The Secret Life of Pets (2016) - hoạt hình ăn khách với 875 triệu USD toàn cầu. Lúc này, chú chó Max (Patton Oswalt lồng tiếng) đã hòa hợp với cậu bạn cùng nhà to lớn Duke (Eric Stonestreet) sau khi họ trải qua cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ khắp New York (Mỹ).
Max đối diện thách thức mới khi cô chủ Katie sinh ra cậu nhóc đáng yêu tên Liam. Với bản năng loài chó, Max lo lắng quá mức cho cậu chủ đến mức bị rối loạn hành vi, nhìn đâu cũng thấy nguy hiểm rình rập và lo sợ chính thành phố mình đang sống.
Trong chuyến nghỉ dưỡng của gia đình ở nông trại, Max càng áp lực hơn do lối cư xử khác biệt của các con thú nơi đây, cũng như do không được chung phòng với chủ như trước. Max gặp chú chó chăn cừu Rooster (Harrison Ford) và bước vào cuộc phiêu lưu mới. Rooster cũng dần chỉ cho Max cách vượt qua các nỗi sợ trong cuộc sống.
Cũng như phần một, thay vì tập trung vào con người, câu chuyện kể từ góc nhìn của chó mèo. Những ứng xử mang tính bản năng của loài vật được các nhà làm phim chuyển hóa thành lời thoại, chuyển động vui nhộn. Tương tác giữa chó nhà Max và chó nông trại Rooster là điểm nhấn của phim với nhiều tình huống gây cười nhờ khác biệt hai bên. Thông qua người bạn mới, Max dần hiểu ra những bài học về lòng dũng cảm cũng như cách ứng xử với Liam.
Ngoài tuyến của Max, câu chuyện có thêm hai hành trình phụ: cuộc phiêu lưu giàu tính hành động của thỏ Snowball (Kevin Hart lồng tiếng) và phi vụ của cô chó Gidget (Jenny Slate). Snowball tự cho mình là siêu anh hùng và muốn giải cứu một chú hổ bị giam trong đoàn xiếc. Còn Gidget nhờ cô mèo Chloe (Lake Bell) dạy cho cách hành xử giống mèo để đột nhập vào một ổ mèo, đoạt lại món đồ chơi của Max. Sự chuyển đổi linh hoạt giữa ba hành trình khiến khán giả bớt nhàm chán, đồng thời mở rộng các tuyến phụ. Mỗi nhân vật đều có thời lượng xuất hiện hợp lý và hoàn thành trọn diễn biến tâm lý.
Dự án có kinh phí 80 triệu USD duy trì thế mạnh về kỹ thuật hoạt họa từ phần trước. Các nhân vật thú cưng được tạo hình đa dạng theo hướng gần gũi với trẻ em, thường có mặt tròn và mắt to. Trong khi đó, chú chó Rooster có vẻ ngoài cao lớn, dáng đứng hùng dũng tạo ra sự khác biệt với các sinh vật khác. Kết hợp với giọng đọc thoại của tài tử gạo cội Harrison Ford, nhân vật toát lên vẻ trưởng thành và nam tính.
Một giọng lồng tiếng khác gây ấn tượng là Kevin Hart - nghệ sĩ Mỹ xuất thân hài độc thoại, từng ghi dấu trong Jumanji: Welcome to the Jungle. Anh lột tả được vẻ ngầu đời, có phần hơi giang hồ của thỏ Snowball. Trong khi đó, diễn viên Patton Oswalt không khó khi thể hiện sự lo âu của nhân vật chính Max. Anh được chọn vào dự án sau khi Louis C.K. - người lồng tiếng Max phần trước - vướng scandal tình dục. Oswalt từng góp giọng cho nhân vật chính trong hoạt hình Ratatouille (2007) nổi tiếng của Disney.
The Secret Life of Pets 2 truyền tải bài học về việc chấp nhận khác biệt, sự trưởng thành. Tuy nhiên, nội dung phim hướng đến đối tượng trẻ em, hơi đơn giản với ít tình tiết bất ngờ. Phim dài 98 phút, khởi chiếu ở Việt Nam từ ngày 7/6 với tựa Đẳng cấp thú cưng 2 và nhãn P (dành cho mọi đối tượng khán giả). Bản lồng tiếng Việt có Jun Phạm, Khả Như, Puka góp giọng.
-
Tony Stark trở lại trong tập tiếp theo nghẹt thở nhưng cũng đầy hài hước của quả bom tấn "Người Sắt". Được cả thế giới tôn vinh như anh hùng nhưng chàng dũng sĩ lại trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
Iron Man 2 sử dụng nhiều pha hành động và kỹ xảo hơn phần 1 ra đời năm 2008. Thử thách trong quá trình xây dựng phần 2 là tìm ra phương thức để vừa bám lấy những yếu tố mà khán giả hưởng ứng trong phần trước, đồng thời phải nâng chúng lên một cấp độ cao hơn trong mọi khía cạnh. Nếu quá phức tạp, phim sẽ trở nên rắc rối và mất đi sự tinh tế của phần đầu. Nhưng nếu các nhà làm phim không có sáng tạo gì mới mẻ, khán giả sẽ không mặn mà với nó.
Quá trình viết kịch bản cho Iron Man 2 bắt đầu trước khi tác giả kịch bản Justin Theroux được mời tham gia vào dự án. Các diễn viên chính, đạo diễn và các nhà sản xuất ngồi lại với nhau và bắt đầu bàn bạc những vấn đề như điều gì khiến họ hứng thú tiếp tục thực hiện trong phần 2, các nhân vật sẽ phát triển như thế nào, cuộc phiêu lưu mới nên khởi đầu ra sao... Đạo diễn Favreau nhận định: "Câu chuyện dành nhiều đất hơn để kể về sự phát triển của các nhân vật, khởi nguồn và kết thúc của họ, những thử thách mà họ phải đối mặt, và những con người đó thay đổi ra sao. Quá trình chuyển hóa nội tâm thường liên quan đến những khoảnh khắc rõ ràng, khi bạn nhận ra rằng cần phải có một sự thay đổi, và nhất thiết phải thực hiện điều đó". Việc xây dựng câu chuyện đối với các nhà làm phim vừa lợi thế về nguồn tài liệu dồi dào từ hơn 600 tập truyện tranh Iron Man từng xuất bản trong gần 50 năm qua, vừa khó khăn khi phải chắt lọc để không quá ôm đồm.
Sau khi thừa nhận mình là Người Sắt, Tony Stark trở thành anh hùng trong mắt người dân bởi anh đã giữ cho thế giới được yên bình, nhưng chính phủ lại cảm thấy một mối đe dọa khi một thứ vũ khí có khả năng hủy diệt lại ở trong tay một thường dân "sáng nắng chiều mưa". Tính cách của Tony Stark cũng có sự xoay dòng nhưng trái ngược với phần 1. Ở phần 1, từ tay sản xuất vũ khí ích kỷ ý thức được hậu quả công việc của mình để trở thành con người cống hiến cho hòa bình thì trong phần 2, nỗi tuyệt vọng của con người đang đi dần đến cái chết nhưng vẫn phải tỏ ra mạnh mẽ khiến chàng Người Sắt có những hành động điên rồ và ngày càng trở nên cô độc. Pepper Potts - trợ lý tin cậy và không thể thay thế được của Tony - được anh bổ nhiệm vào vị trí CEO của tập đoàn. Điều này khiến khoảng cách giữa họ bắt đầu nới rộng. Tony cắm đầu vào xưởng để sáng chế các bộ giáp mới và đương đầu với vô số mâu thuẫn, còn Pepper chuyển sang quay cuồng xử lý công việc kinh doanh. Người bạn tốt của anh, đại tá Rhodey quay sang đối đầu khi Tony từ chối giao nộp bộ giáp Người Sắt cho chính phủ. Trong tập phim này, Rhodey có một vai trò lớn hơn. Anh là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của Cỗ máy chiến tranh.
Một điểm cộng cho Iron Man 2 là sự xuất hiện đầy quyến rũ và mạnh mẽ của Scarlett Johansson trong vai Natalie Rushman - Góa phụ đen, một bậc thầy chiến đấu tay không. Kẻ địch của Tony Stark trong Iron Man 2 cũng mạnh mẽ hơn. Đó là chuyên gia kỹ thuật người Nga bí ẩn tên là Ivan Vanko, tự xưng là Roi Điện. Về nhân vật này, các nhà làm phim phát biểu rằng, "Chúng tôi không muốn thể hiện Ivan một cách quá huyền bí, bởi vì có những điều bạn có thể làm trong với truyện tranh nhưng không nhất thiết phải đưa lên phim. Bạn không muốn xây dựng tên tội phạm này quá mạnh đến mức khó tin được". Người Sắt không chỉ phải đối đầu với Roi Điện mà còn với cả tập đoàn người máy do Roi Điện tạo ra. Cuộc chiến khốc liệt giữa hai kẻ không đội trời chung được xây dựng với những kỹ xảo công phu, đẹp mắt, vừa hoành tráng bởi những màn đấu nảy lửa của những kẻ khổng lồ, vừa lãng mạn đẹp mắt như màn bắn pháo hoa.
Khả năng diễn xuất của các diễn viên ở phần 2 Người Sắt cũng đáng được khen ngợi. Robert Downney Jr. vai Tony Stark vẫn là một quý ông lịch lãm, cuốn hút và mạnh mẽ như trong phần 1 hay ở Sherlock Holmes, nhưng diễn tả thành công nội tâm đa chiều của nhân vật. Cả nhà sản xuất và đạo diễn đều cho rằng, anh sinh ra để dành cho vai diễn này. Scarlett Johansson không chỉ chấp nhận một chuỗi thử thách sức khỏe và sự dẻo dai khi diễn xuất Góa phụ đen, mà còn phải khắc họa một vẻ đẹp huyền ảo khi vào vai Natalie, nữ trợ lý mới của Stark. "Sự tham gia của Scarlett cứ như một giấc mơ vậy. Cô ấy đã chấp nhận mạo hiểm và đã thoải mái trải nghiệm quá trình diễn xuất, không như mấy ông già chúng tôi đây. Nhân vật Natalie khá phức tạp và khó nắm bắt, tuy nhiên, Scarlett đã nhập vai hết sức tuyệt vời" - Robert Downney Jr. hào phóng khen ngợi.
Mickey Rourke đem đến sự thú vị nhờ lối diễn xuất cổ điển cho vai Ivan Vanko. Theo đạo diễn Jon Favreau, Mickey rất kỹ tính: "Khi tôi nói với anh ấy về ý tưởng một tên cướp, một cựu tù nhân người Nga có nhiều hình xăm trên cơ thể, tôi đưa cho anh ấy xem những mẫu xăm chúng tôi đã chuẩn bị và anh ấy chọn từng hình một, quyết định sẽ xăm chúng ở đâu. Anh ấy có ý tưởng về kiểu tóc hay hàm răng mạ vàng để trông chúng giống với cách làm răng của Đông Âu, thậm chí còn đến nhà tù để chuẩn bị cho vai diễn. Anh ấy chăm chút đến từng chi tiết cho nhân vật của mình". Trong khi đó vai Pepper Potts của Gwyneth Paltrow trở nên cá tính, ấn tượng hơn với phần 1. "Cô ấy rất vững vàng - một cô gái tốt. Tôi nghĩ phần một đã dựng lên một thế giới, nơi những nhân vật này tồn tại, nó có sức hấp dẫn riêng, có sự hài hước riêng" - người đẹp tóc vàng hào hứng nói về nhân vật của mình.
-
Tác phẩm tiểu sử có những màn trình diễn náo động đan xen tự sự về cuộc sống nhiều nỗi niềm của danh ca Anh thời trẻ.
Rocketman xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của Elton John (Taron Egerton đóng) - ca sĩ lừng danh, có số lượng bản thu âm bán ra cao thứ năm mọi thời. Rocketman bắt đầu bằng cảnh phim gây bất ngờ khi Elton John đến gặp một nhóm trị liệu, thú nhận nghiện tình dục, ma túy, ăn uống vô độ và không thể kiểm soát cơn giận. Sau đó, tác phẩm quay về những tháng năm tuổi trẻ của ông - từ thập niên 1950 đến 1980, khi còn là cậu bé đến khi thành một ngôi sao.
Tài năng thiên phú của Elton được phát hiện từ rất sớm. Cậu có thể chơi lại những tác phẩm âm nhạc kinh điển trên piano chỉ sau một lần nghe qua. Được học hành bài bản, Elton giành học bổng tại Học viện Âm nhạc, sau đó theo đuổi hướng đi riêng cùng Bernie Taupin (Jamie Bell đóng) - nghệ sĩ viết lời. Elton dần vang danh. Tuy nhiên, hào quang, cá tính dị biệt, sự tàn nhẫn của ngành công nghiệp âm nhạc, nỗi lo bị phát hiện là người đồng tính dần đẩy Elton John vào lối sống tiêu cực.
Rocketman mang phong cách kết hợp giữa phim tiểu sử và kỳ ảo. Các trích đoạn về chuyện đời ông đan xen những khoảnh khắc hư cấu, như khi Elton thấy một phi hành gia nhí dưới bể nước. Một cảnh tiêu biểu khác là màn thể hiện ca khúc Rocketman qua năm bối cảnh khác nhau, nặng tính hình tượng với cao trào khi Elton bay lên trời. Phim cũng mang yếu tố nhạc kịch khi các nhân vật đôi khi dùng tiếng hát để bộc bạch suy nghĩ.
Thứ tự các ca khúc trong Rocketman không tương ứng với thời điểm sáng tác. Các nhà làm phim chọn bài hát để truyền tải cảm xúc phù hợp với từng bối cảnh và tâm lý nhân vật. Ca khúc I Want Love được sử dụng trong cảnh Elton (khi còn nhỏ) buồn lòng trước sự lạnh nhạt của bố mẹ. Ca khúc Saturday Night's Alright (For Fighting) vang lên trong cảnh cậu thiếu niên Elton hào hứng trước sự trưởng thành. Tuy nhiên, ở ngoài đời, chúng được sáng tác khi nhân vật chính đã lớn.
Một đặc trưng của danh ca Anh là các bộ trang phục lộng lẫy, đôi khi dị thường. Nhà thiết kế Julian Day đảm nhiệm khâu trang phục cho Rocketman. Trên CNN, Day nói không muốn lặp lại y hệt những trang phục mà khán giả từng thấy Elton mặc. Áo đấu của câu lạc bộ bóng chày Dodgers (khi Taron hát Rocketman) là trang phục duy nhất Day sao chép y hệt. Phần còn lại là các thiết kế được cách điệu từ nguyên bản. Day cho biết đã làm hơn 50 cặp mắt kính, 50 đôi giày, sử dụng nhiều nguyên liệu như vải bạc, lông thú và đặc biệt là pha lê Swarovski để tạo nên gần 70 bộ trang phục cho phim. Khi lên phim, những trang phục này tô điểm cho tính cách hào nhoáng của Elton, đồng thời khiến các phân cảnh bắt mắt hơn.
Đạo diễn Rocketman là Dexter Fletcher - người đã thay thế Bryan Singer hoàn thành Bohemian Rhapsody, phim âm nhạc gây tiếng vang năm ngoái. Hai phim tương đồng ở yếu tố âm nhạc gây phấn khích, câu chuyện kể góc khuất nhân vật. Cũng như Freddie Mercury của phim Bohemian Rhapsody, Elton John là người đồng tính, giàu có, kiêu hãnh nhưng cô đơn. Thế giới của Elton khác người thường, luôn sôi sục các giai điệu và nỗi nghi ngờ với người xung quanh. Đa phần các mối quan hệ gia đình, tình yêu, bạn bè của ông đều không bền vững. Ngoài ra, ông cũng rơi vào thế lưỡng nan khi vừa chán ghét cỗ máy công nghiệp âm nhạc tàn nhẫn - đo đếm thành công nghệ sĩ qua những con số, vừa phải gắn chặt với nó để duy trì hào quang.
Elton John cố quên những điều này bằng những cuộc vui thâu đêm, dần lệ thuộc vào rượu, ma túy và mua sắm vô tội vạ. Ở một cảnh, nhân vật thừa nhận đã quan hệ với hàng loạt người và thử mọi chất kích thích. Ý tưởng Elton John có thể tự sát được nhắc lại nhiều lần suốt phim, từ chính ông hoặc người xung quanh. Cuộc sống suy sụp này được khắc họa đan xen, đối lập với những cảnh diễn hào nhoáng và truyền cảm hứng trên sân khấu.
Diễn xuất của Taron Egerton là điểm sáng của Rocketman. Tài tử xứ Wales có ánh mắt tinh nghịch, phong cách giàu năng lượng giống Elton. Trên phim, anh tự thể hiện tất cả ca khúc. Theo Insider, Taron phải dành sáu tuần để tập hát và chơi piano cùng huấn luyện viên Michael L. Roberts. Anh phải tập luyến láy một số từ như "quite", "but" - được Elton phát âm theo cách đặc trưng.
Giọng hát và phong thái trình diễn của Taron thuyết phục người xem về hình ảnh của Elton, đồng thời có sáng tạo riêng. nhưng cũng tránh được sự sao chép cứng nhắc. Trên New York Post, Taron chia sẻ Elton muốn anh tự do thể hiện các ca khúc của ông thay vì bắt chước giống hệt. Sao nam sinh năm 1989 làm mới một số ca khúc, tiêu biểu là Your Song với cách hát chậm và nhẹ nhàng hơn so với phiên bản gốc.
Trên sân khấu, Elton John hay có những động tác hình thể khi trình diễn cùng piano. Ở ca khúc Crocodile Rock trên phim, Taron tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ của Elton như đặt chân lên piano hay nhảy lên. Khả năng biểu cảm đa dạng, chuyển đổi cảm xúc nhanh của Taron cũng là một điểm nhấn, tiêu biểu như hình ảnh nhân vật từ mệt mỏi bỗng tươi vui, ngạo nghễ bước ra sân khấu hát Rocketman.
Tuy có nhiều điểm sáng, Rocketman còn điểm yếu kịch bản. Câu chuyện giữa Elton và người vợ Renate diễn ra chóng vánh, không kịp để người xem cảm nhận. Mối quan hệ tình ái giữa Elton và người quản lý John Reid (Richard Madden đóng) chưa đủ điểm nhấn dù được đặt ở tuyến chính của phim. Việc danh ca thoát khỏi cuộc sống trụy lạc cũng được khắc họa quá nhanh chóng. Chỉ sau vài lời tự bạch, Elton dễ dàng thay đổi lối sống, dù trước đó tác phẩm khắc họa ông giống như đang lạc vào mê cung không lối thoát.
Rocketman được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes (Pháp) năm nay và nhận tràng pháo tay dài hơn 4 phút. Phim hiện nhận 89% đánh giá tích cực từ chuyên trang Rotten Tomatoes. Một số tờ báo như Telegraph, The Guardian đánh giá cao diễn xuất của Taron Egerton, nhận định anh là ứng viên tiềm năng cho giải thưởng Oscar năm nay.
-
Càng gần đến ngày ra mắt tại các rạp chiếu vào dịp Lễ Tình nhân, bộ phim “Fifty Shades of Grey” (tựa Việt là “50 sắc thái”) lại càng hâm nóng các diễn đàn điện ảnh sau những lời đồn đoán rằng phim có tới “20 phút cảnh nóng.”
Nhân dịp này, báo chí chuyên về điện ảnh Mỹ cũng điểm lại những bộ phim khiến khán giả “bỏng mắt” nhất trong lịch sử Hollywood. Theo tạp chí GQ, các đạo diễn, nhà sản xuất đồng ý rằng "Don't Look Now”, ra đời năm 1973, do Donald Sutherland và Julie Christie thủ 2 vai chính, chính bộ phim gợi cảm nhất mọi thời đại.
Bộ phim này không chỉ gợi cảm ở mức bình thường. Các cảnh “yêu đương” trong phim thực sự rất nóng bỏng. Họ đã thực hiện trường đoạn đó bằng cách đan xen giữa cảnh chăn gối của đôi nam nữ với những hình ảnh họ chuẩn bị sửa soạn đi chơi tối, ngay sau cuộc mây mưa. Nhờ thủ pháp này mà khán giả thấy được những dư âm hạnh phúc của một đôi lứa được ở bên nhau hiện lên trên khuôn mặt họ, họ có ý nghĩa như thế nào với đối phương.
Từ đó, khán giả nhận ra cốt lõi của toàn bộ câu chuyện, bởi vì bạn không chỉ nhìn thấy một cảnh làm tình, mà bạn còn cảm nhận được tác động của tình dục.
Có lẽ hiếm có bộ phim nào, cả về sau này, có một trường đoạn nóng nóng bỏng hơn, rõ nét hơn cảnh nóng trong bộ phim tâm lý của Nicolas Roeg. Thực tế, vượt trên những cảnh mây mưa, phim miêu tả tâm lý nhân vật cực kỳ tinh tế.
“Don’t Look Now” kể về một cặp tình nhân (Donald Sutherland và Julie Christie thủ hai vai chính) sống ở Venice và đang phải cùng nhau vượt qua cơn khủng hoảng sau cái chết bất ngờ của con gái. Đây là một bộ phim ghi dấu ấn bởi cách dẫn chuyện không liền mạch, những ảo giác vô định, và đâu đó chút siêu thực hiển hiện.
Nó là một kiệt tác về những mối quan hệ rối bời, buồn đau và đam mê, tình yêu và cái chết. Ví dụ đáng nhớ nhất là phân đoạn khi hai nhân vật chính vượt qua nỗi đau khổ trong lòng, để rồi tâm hồn, lẫn thể xác, hòa làm một. Và không chỉ bởi từ lâu người ta đồn cảnh nóng giữa hai diễn viên chính không chỉ là "diễn."
Những tranh luận xoay quanh liệu cảnh nóng giữa Sutherland và Christie có phải do họ "làm thật" hay không rõ ràng đã có đóng góp vào tiếng tăm cho bộ phim (đạo diễn Roeg, với vị trí của mình, dĩ nhiên là phủ nhận). Điều tiếp theo làm cho bộ phim trở nên đáng nhớ, phải kể đến tài năng của đạo diễn Roeg. Trong cảnh phim khi họ nằm cạnh nhau trên giường, Christie chầm chậm, phần nào vô thức, ve vuốt tấm lưng trần của Sutherland, khiến anh hôn lấy tay cô - cử chỉ âu yếm thông thường làm tăng cảm xúc yêu thương của cảnh phim, và hướng họ tới việc hướng sự chú ý hoàn toàn vào đối phương.
Nhanh chóng sau đó, hai nhân vật quấn lấy nhau theo cái cách vừa lúng túng vừa hờ hững, nồng nhiệt, bốc đồng và không kiểm soát.
Những chuỗi hành động này đã tạo ra cho cảnh phim đó một cảm giác thật đến khó tả. Có lẽ đó cũng là một phần khiến dư luận nghĩ 2 diễn viên đã "sex thực" trước ống kính camera. Đóng góp thêm vào cho sự thành công của cảnh phim ấy, là những quyết định lão luyện bậc thầy của Roeg khi xen vào trường đoạn nóng bỏng ấy những hậu cảnh sau cuộc "mây mưa," khi họ đang mặc đồ.
Những lồng ghép tài tình này tạo ra cảm giác hài hòa giữa các giai đoạn của một cuộc yêu. Hơn thế nữa, trong những khung hình cảnh Christie và Sutherland mặc lại quần áo, bộ phim đã muốn lột tả cảm giác thỏa mãn của hai nhân vật. Theo GQ, phim mô tả thành công ý niệm sâu xa về tình dục, về tình yêu của con người trong cuộc sống hữu hạn./.
-
"Superman: Red Son" là một bộ phim hoạt hình của DC Comics phát hành vào năm 2020, dựa trên miniseries cùng tên của Mark Millar. Câu chuyện của "Superman: Red Son" diễn ra trong một vũ trụ thay thế, nơi Superman không được sinh ra ở Kansas, Mỹ, mà là ở Ukraine trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Cốt truyện xoay quanh việc Superman, sau khi được sinh ra trong Liên Xô, trở thành một siêu anh hùng phục vụ cho chế độ cộng sản. Điều này dẫn đến một thế giới nơi các giá trị và lý tưởng của Superman được định hình bởi chủ nghĩa cộng sản. Trong khi đó, các nhân vật như Batman, Wonder Woman, và Lex Luthor đều có những vai trò khác biệt so với thế giới truyền thống.
-
Đã lâu lắm rồi, àh không nói cho chính xác thì chắc đây là lần đầu tôi đi ra rạp để xem 1 bộ film hoạt hình. Và tôi đã chọn Zootopia, và tôi đã không hề thất vọng khi bộ film hoạt hình nay đã làm cho tôi suy nghĩ động não, cười quặn ruột và cảm động gần như mọi lúc. Lúc tôi đi xem để ý xung quanh rất nhiều em nhỏ, và có 1 số em có vẻ vẫn chưa nắm được hoàn toàn ý nghĩa của film làm tôi cũng hơi bồn chồn, hy vọng anh chị em nào có những đứa em nhỏ hoặc cháu nhỏ đi xem thì nếu bài review nhỏ nhặt này đến được với mọi người thì hãy truyền đạt lại các em nhỏ ý nghĩa của 1 animation tuyệt vời thế này nha
Zootopia kể về hành trình của 1 nữ thỏ can đảm Judy Hops với ước mong trở thành cảnh sát để giúp ích cho đời, và Thành phố thiên đường dành cho động vật Zootopia là nơi cô bắt đầu chắp cánh ước mơ khi slogan của thành phố là "mọi ước mơ đều có thể", nơi cô điều tra 1 vụ mất tích cùng với 1 con cáo lừa đảo Nick Wilde. Càng lúc, họ càng hé lộ ra nhiều bí mật , nhiều mâu thuẫn hơn nhưng Judy vẫn không bao giờ bỏ cuộc để "thay đổi cả thế giới" như mong muốn của mình ngày nhỏ để cứu lấy Zootopia.
Thiết kế thành phố Zootopia phải nói thực là đẹp 1 cách kinh khủng, đến cả tui còn muốn phải được xuất hiện ở đó: Từng khu vực phù hợp cho từng loài vật khác nhau, và dù có là ở trong 1 thành phố thì mỗi khi đi qua 1 khu vực khác thì cũng chẳng khác nào đi du lịch; Khu sa mạc cho các động vật khắc khổ, khu rừng nhiệt đới sinh động với những trận mưa theo gió mùa và sinh vật đa dạng, khu vực vùng cực cho những sinh vật quen với giá lạnh, và trung tâm là 1 thành phố hiện đại nhà cửa cao chót vót sát vanh vách nhau với nhiều khu dân cư dành riêng cho từng chủng loại. Vừa riêng biệt lại vừa hòa hợp, Zootopia quả thực là 1 nơi vô cùng tuyệt vời và chả trách mọi sinh vật ở vùng quê đều muốn đên đây.
Về tạo hình nhân vật thì ôi thôi, chỗ này nếu phân tích ra chỉ có cười và cười. Judy Hops 1 nàng thỏ khờ khạo đầy ước mơ, Nick là 1 con cáo ranh mãnh nhưng thật chất cũng là 1 người tốt, sếp Bogo trâu nước (Nói thât, tạo hình ông này cứ vừa nhìn thấy thì suy nghĩ đầu tiên người lồng tiếng PHẢI là Dwayne "The Rock" Johnson, và biệt danh The Rock hồi còn thi đấu là The Brahma Bull), con báo mập ham ăn dễ thương Clawhauser, nữ ca sĩ Gazelle- Shakira và còn nhiều nhân vật nhưng với tui ấn tượng nhất là con lười Flash vô cùng "tục" do cứ coi nó hành động là chả khác nào đang xem các đoạn slow-motion của Cô Dâu 8 tuổi (Và nói thật, đi làm giấy tờ mà gặp mấy con kiểu này chắc bóp cổ sớm) và Bố già chuột chũi Mr. Big... (Bố Già đúng nghĩa đen đấy, rip-off hoàn toàn từ Vito Corleone của Godfather luôn, xem đến con này tui đã cười như 1 thằng điên mà chắc cả rạp cũng không hiểu vì sao, và Disney cũng đã từng chơi cái trò rip off này 1 lần với Jackson trong Hannah Montana rồi, well played!)... Và hàng tá những sinh vật tròn ủm dễ thương khác, và còn có cả gợi ý về những film khác như Frozen, Big Hero 6. Tất cả những nhân vật là Zootopia đưa đến đều vào những thời điểm vô cùng hợp lý và xét ra, từ đầu đến cuối không có 1 vai nào là thừa cả.
Zootopia đi theo đúng "bản chất" của Pixar: Biến động vật thành con người rồi đưa ra những câu chuyện kì thú, nhưng kỳ này thì nhà sản xuất đã mang đến 1 thế giới động vật tiến hóa hệt như con người và sống cộng sinh với nhau cho dù là thú ăn thịt hay ăn cỏ, một xã hội thật sự. Và nếu đã là xã hội, thì những vấn đề của nó chắc chắn là phức tạp hơn là những gì xảy ra trong những film "động vật" trước của Pixar.
Zootopia đã đưa đến những cái nhìn rất rất thực tế, thậm chí là đối với 1 bộ film hoạt hình và đối tượng là những em nhỏ, về sự bất công và ngang trái trong cuộc sống khi mà Hops cứ nghĩ mình tốt nghiệp xuất sắc sẽ được bắt bớ tội phạm, nhưng sếp thì cũng chẳng quan tâm và bảo cô đi ghi vé phạt đậu xe, và khi cô làm tốt việc thì xã hội dè bỉu chửi cho 1 trận, giúp Nick nhưng cuối cùng thật ra bị gạt, nhưng cô vẫn cắn răng cười về với cha mẹ (Xem đến đoạn này chắc có nhiều sinh viên xa nhà có thê liên tưởng). Nhưng quan trọng nhất, Zootopia đã đưa ra 2 ý nghĩa mà theo tui chắc chắn là cực kỳ to lớn cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ:
+ Hãy là con người thực của mình: Đa số bộ nào thì cũng nói đến vấn đề này rồi, nhưng vẫn đáng để nhắc lại để thấy được rằng Judy đã là 1 người hay ho thế nào: Khao khát lập công, thay đổi thế giới, nhưng khi nhận ra "sai lầm" thì vinh quang cũng không cám dỗ được cô, sẵn sàng từ chức nhận trách nhiệm, và vẫn không quên việc khi tìm ra đầu mối mới, hãy là chính bản thân để hướng đến những giấc mơ của riêng mình... Và chưa kể đến là tình bạn phát triển giữa Nick và Judy khi họ chia sẻ về cuộc đời của nhau, hãy cứ là chính mình và chúng ta sẽ tìm được bạn tốt.
+ Phân biệt, kì thị chủng tộc: Cái này mới đáng nói đến đây. Việc 1 loại bệnh xảy ra khiến các loài thú ăn thịt bị "quay về" bản tính nguyên thủy đi săn các đông vật khác đã làm gây nên làn sóng phẫn nộ của công chúng, sự sợ hãi của chúng đối với loài ăn thịt (như cảnh mẹ con thỏ nép qua sợ hãi khi có con cọp đi lên tàu điện ngồi đọc báo vô hại), ca sĩ Gazelle đi diễu hành kêu gọi chống lại sự kì thị với thú ăn thịt, sự ghê tởm của Nick ngày còn nhỏ khi bị kì thị và ăn hiếp, loài thú ăn thịt như con báo Clawhauser bị đuổi khỏi bàn tiếp khách để "giữ hình ảnh"... Có lẽ những con thú ăn thịt- hay người khác chủng tộc không phải là vậy, nhưng vì sự chèn ép, chế tài đã làm họ bức bối và vì thế bị theo luồng xã hội (Ví dụ: cáo không phải loài lừa đảo, nhưng vì định kiến không thể tin cáo đã khiến Nick bị kì thị và vì thế trở thành kẻ lừa đảo)... Chính chúng ta với sự kì thị chủng tộc đã chia rẻ cả thế giới, nhưng chỉ cần 1 tình bạn như của Judy và Nick là ta có thể xoá bỏ dược ranh giới đó. Vấn đề chủng tộc được đem vào Zootopia có giá trị nhân văn cực kì to lớn.
-
"The Princess and The Frog" (Công chúa và chàng ếch) - tác phẩm đánh dấu sự trở lại của dòng phim hoạt hình 2D truyền thống, được coi như hành trình tìm về thế giới cổ tích kỳ diệu.
Năm 1937, Walt Disney từng khiến cả thế giới phải kinh ngạc với Snow white and the seven dwafts (Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn) - bộ phim truyện hoạt hình đầu tiên của hãng. Tác phẩm này đã mở ra nhiều bước tiến mới trong công nghệ làm phim hoạt hình lúc bấy giờ và đưa Disney trở thành "đại gia" hàng đầu của thể loại phim cổ tích. Trong suốt hơn 70 năm qua, những bộ phim hoạt hình sử dụng công nghệ vẽ tay 2D truyền thống của Walt Disney như Beauty and the beast, The little mermaid, Cinderella hay The lion king... đã chinh phục hàng triệu khán giả trên toàn cầu ở đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 3D tưởng như đã đẩy hoạt hình 2D chìm vào lãng quên. Tuy nhiên, sự ra đời của The princess and the frog (Công chúa và chàng ếch) trong những ngày cuối cùng của thập niên 2000s đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt hình 2D, đồng thời cũng tạo nên một cuộc cách mạng lớn về việc tạo dựng các hoàng tử và công chúa của Walt Disney.
“The princess and the frog là chuyến hành hương về ngôi nhà quen thuộc của Disney. Đó là một câu chuyện cổ tích xa xưa, nhưng lại được lồng ghép bên trong đó những gia vị tươi mới để tạo nên một câu chuyện vui nhộn, đầy chất phiêu lưu, ngập tràn âm nhạc, và trên tất cả là cảm xúc yêu thương rất riêng chỉ có ở Disney" - John Lasseter, chỉ đạo sản xuất của Walt Disney, phát biểu về bộ phim truyện hoạt hình thứ 49 của hãng. The princess and the frog đem lại cho khán giả những trải nghiệm ngọt ngào, thú vị và khẳng định rằng sức hút từ hoạt hình 2D với những câu chuyện cổ tích diệu kỳ vẫn còn rất mãnh liệt.
Được chuyển thể từ tác phẩm The frog Prince nổi tiếng của anh em nhà Grimm, bối cảnh mà Disney lựa chọn cho câu chuyện cổ tích lần này là thành phố New Orleans tươi đẹp. Phim là câu chuyện tình yêu giữa Tiana - một cô gái trẻ xinh đẹp đam mê nấu ăn, luôn mong ước được sở hữu một nhà hàng của riêng mình và Naveen - chàng hoàng tử đẹp trai xứ Maldonia. Naveen vô tình bị biến thành ếch do lời nguyền khủng khiếp của tên thầy pháp Facilier. Nhưng khi anh nhờ Tiana phá bỏ lời nguyền bằng một nụ hôn ngọt ngào như trong truyện cổ tích thì bất ngờ chính Tiana cũng bị hóa thành ếch. Từ đây, cả hai bước vào một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm và kỳ diệu để tìm kiếm câu trả lời cho chính cuộc đời mình.
The princess and the frog do hai đạo diễn danh tiếng John Musker và Ron Clements dàn dựng. Họ chính là tác giả của The little mermaid (Nàng tiên cá) và Aladdin lừng danh một thời. Cả 2 đã từ ý tưởng gốc của anh em nhà Grimm xây dựng nên một câu chuyện cổ tích lãng mạn, huyền ảo nhưng mang nhiều hơi hướng hiện đại. Tiana có thể tự hào rằng mình là nàng công chúa da màu gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Walt Disney, và cô cũng rất khác biệt so với các nàng công chúa khác. Tiana không mơ mộng về tình yêu với chàng hoàng tử đẹp trai giàu có của một vương quốc nào đó mà đơn giản cô chỉ mong muốn thực hiện được ước vọng mở nhà hàng riêng. Bên cạnh đó, hoàng tử Naveen cũng được tạo dựng không theo khuôn mẫu quen thuộc như trước đây. Đẹp trai, hát hay, nhảy giỏi nhưng anh lại vô cùng lười biếng và ham chơi. Nhưng chính những nét không hoàn hảo của hoàng tử lại có sức ảnh hưởng lớn tới Tiana và khiến câu chuyện của phim trở nên gần gũi với khán giả hơn bao giờ hết.
Lồng giọng cho nhân vật Tiana là nữ diễn viên Anika Noni Rose. Cô từng được khán giả Việt Nam biết đến khi xuất hiện cùng Beyonce và Jennifer Hudson trong bộ phim ca nhạc nổi tiếng Dreamgirls. "Nữ hoàng truyền hình" Oprah Winfrey cũng góp giọng với nhân vật Eudora - mẹ của Tiana. Phần âm nhạc trong phim do nhà soạn nhạc tài ba Randy Newman thực hiện. Những bản nhạc jazz cuốn hút được sử dụng trong phim như Friends on the other side, Down in New Orleans, When we're human... sẽ làm khuấy động và tạo nên hiệu ứng cao cho phần trình diễn của từng nhân vật. Bản soundtrack chính của phim với phần lời ca vô cùng ý nghĩa mang tên Never knew I needed do nam ca sĩ Ne-Yo nhiều khả năng sẽ là một ứng cử viên nặng ký ở hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất" tại lễ trao giải Oscar 2010.
Khi hoạt hình 3D đang khẳng định sự lên ngôi của mình trong thời đại mới thì The princess and the frog giống như một làn gió lạ đem đến cho người xem những cảm xúc mới mẻ từ sự trải nghiệm thân thuộc với hiệu ứng hoạt hình 2D truyền thống. Những hình ảnh vẽ tay sống động đầy màu sắc huyền ảo của phim đưa người xem trở lại vương quốc cổ tích của Walt Disney - một nơi đã làm biết bao khán giả thuộc mọi lứa tuổi phải đắm say trong suốt hơn 70 năm qua. Câu chuyện cổ điển nhưng với cách xây dựng mới mẻ, gần gũi, cộng với phong cách 2D đặc trưng đã mang đến cho The princess and the frog những nét độc đáo riêng khi đứng chung với nhiều bộ phim hoạt hình 3D khác.
Việc Walt Disney cho ra đời The princess and the frog được coi là một trong những sự kiện nổi bật nhất của điện ảnh thế giới trong năm 2009 cũng như trong thập niên 2000. Sự trong sáng, tươi vui, nhẹ nhàng và đặc biệt là đồ họa 2D kỳ diệu của phim sẽ khiến kể cả những khán giả khó tính nhất cũng thực sự hài lòng.
-
Giáng sinh vừa qua, một năm nữa lại sắp đến và giữa cơn bão lòng vì cảm thấy một năm đã trôi qua vô nghĩa, mình đã chọn xem lại bộ phim It’s a wonderful life (1946) với mong muốn kéo tâm trạng ủ dột lên khỏi chứng rối loạn lo âu. Và đúng vậy, dù nghe hơi sáo rỗng, nhưng mình đã học được nhiều điều từ bộ phim này. Mình đã khóc, đã cười, đã đồng cảm với nhân vật chính George Bailey trên con đường đi tìm hạnh phúc vô cùng gập ghềnh của anh. Và giữa hàng ngàn tin nhắn công việc tới tấp, những deadline, những đêm mất ngủ vì stress, mình đã học cách thỏa thuận với bản thân để tìm ra những niềm vui, dù chỉ là nhỏ nhoi của mình. Dưới đây là một vài điều mình đúc kết ra từ bộ phim này:
1. ‘Nothing ever goes as planned’ hay hãy làm quen với những ngã rẽ
George Bailey là một người khi sinh ra đã mang trong mình những lý tưởng, hoài bão to lớn. Anh đã tự vẽ ra bản đồ của cuộc đời mình. Rằng anh sẽ làm một thuyền trưởng ngoài khơi xa, vùng vẫy với những con sóng và chèo lái cuộc đời mình. Thế nhưng cuộc đời không bao giờ xoay vần như ta dự tính. Hàng loạt các biến cố ập đến khiến George phải đột ngột xóa đi bản vẽ cuộc đời trong đầu anh. Cha mất, anh phải gồng gánh cả sự nghiệp của gia đình và để em trai có cơ hội thực hiện được ước mơ của cậu.
Thay vì trở thành một thuyền trưởng, anh phải làm quen với tiền, những con số, chiến đấu lại những đối thủ cạnh tranh đáng gờm và những cơn khủng hoảng tài chính. Anh chìm mình trong những công việc mình không yêu thích hay hứng thú, nhưng vì trách nhiệm của một người con, anh đã phải hy sinh và chôn vùi những giấc mơ của mình.
Cuộc sống luôn như vậy, luôn biến chuyển theo hướng ta chẳng thể lường được. Đôi khi ta không thể làm chủ được những gì xảy đến với mình, nhưng ta luôn có thể làm chủ được thái độ và hành động với những biến cố ấy. Mỗi bước đi, mỗi ngã rẽ, đều là cơ hội để chúng ta khám phá ra những khả năng không ngờ tới của chính bản thân mình.
Nói về những ngã rẽ, mình lại nhớ đến nhân vật Forrest Gump, anh sống chẳng vì một mục đích cao cả nào, tất cả những gì anh làm là chạy trên những cung đường mà mình muốn, như một linh hồn tự do, phóng khoáng, hồn nhiên, luôn yêu, lao động và cống hiến hết mình. Anh sống như những gì mà Bob Dylan đã hát:
Những chuyến hành trình của cuộc sống đều đầy ắp những bất ngờ. Cách mà chúng ta đối mặt với nó đó là phải thích ứng, phải can đảm, phải hết mình và hãy cứ trôi theo như những chiếc lá bay trong cơn gió. George Bailey,và cả Forrest Gump đều đã sống trọn vẹn với những gì mà cuộc đời mang đến.
2. Sợi dây liên kết vô hình nhưng vững chắc giữa con người và gia đình, xã hội
George luôn nghĩ bản thân là gánh nặng của gia đình, rằng anh là một kẻ thất bại. Anh tức giận và căm phẫn với giấc mơ đã ngủ yên của chính mình, anh giận rằng mình không thể che chở đùm bọc cho vợ và các con, không thể bảo vệ được cho cơ nghiệp của người cha đã mất, George đã mong ước rằng mình chưa từng được sinh ra. Khi sự nghiệp của George đâm vào bước đường cùng và anh đã nghĩ đến cái chết, và khi thiên thần Clarence lời ước mong chưa từng được sinh ra của anh được thực hiện, cũng là khi George nhận ra vị trí quan trọng của cuộc đời mình trên thế giới.
Khi George không được sinh ra, em trai Harry của anh đã mất vì đã không được anh cứu khi ngã xuống sông băng. Ông chủ của anh hóa điên khi mắc tội sát nhân khi anh không ngăn cản ông kịp, khu dân cư Bailey Park sẽ không xuất hiện, thay vào đó là Pottersville – khu dân cư mà đối thủ làm ăn của anh dựng nên, vợ anh sẽ trở thành một bà cô không chồng do cô không thể yêu ai khác, và căn nhà cũ kỹ mà gia đình anh vẫn đang chung sống đầm ấm giờ chỉ còn là một căn nhà hoang đổ nát. Chứng kiến những cảnh tượng đó, George đã sợ hãi và cầu xin Clarence cho anh được lấy lại cuộc sống vốn đầy rẫy chông gai nhưng quý giá đó.
Clarence đã nói rằng: Thật kỳ lạ, phải không nào? Một cuộc đời có thể chạm tới biết bao cuộc đời khác. Và khi họ biến mất, thế giới sẽ trống đi mất một phần. Đó cũng là lúc George nhận ra cuộc sống thật quý giá biết nhường nào. Anh ôm chầm lấy những người thân yêu của mình, anh âu yếm và xin lỗi những đứa con vì đã lỡ mắng chúng trước đó, anh hôn cả chiếc tay nắm cầu thang đã rời ra vì cũ kỹ. Anh nâng niu và trân trọng những thứ không hoàn hảo mà anh đã từng muốn vứt bỏ.
Mỗi người đều vật lộn với những cuộc chiến của chính mình, thế nhưng sẽ luôn có những điều nhỏ bé, những thứ không hoàn hảo mà chúng ta muốn giữ gìn. Bởi mỗi người đều có một sợi dây vô hình kết nối với những cuộc đời khác. Mỗi chúng ta, nếu so về kích thước vật lý thì chỉ bé như những hạt bụi trong vô vàn vì tinh tú. Thế nhưng sức ảnh hưởng của mỗi con người lên cuộc sống đều rất to lớn. Giống như hiệu ứng cánh bướm, khi mà một cánh bướm đập có thể gây ra một cơn bão ở bán cầu bên kia, mỗi một hành động nhỏ của một con người đều có thể mang đến những ảnh hưởng nhất định cho cuộc sống.
3. Một hạt giống lòng tốt sẽ trồng nên những cánh rừng rậm rạp nhân hậu
George Bailey không giàu, nhưng anh là một con người giàu lòng nhân hậu. Anh có thể sẵn sàng hy sinh tính mạng của bản thân để cứu em trai bị ngã xuống sông băng, cứu ông chủ khi ông gửi nhầm thuốc chữa bệnh thành thuốc độc, anh sẵn sàng hy sinh ước mơ của mình để vực lại cơ ngơi gia đình, thậm chí dành toàn bộ số tiền đi trăng mật của mình để giải quyết khủng hoảng tài chính cho khách hàng. George luôn luôn cho đi và cho đi, dù anh cũng phải sống trong cảnh khó khăn bần hàn, nhưng chưa khi nào George ngừng cho đi. Cũng vì thế, hạt giống lòng tốt của anh đã nảy nở đâm chồi và làm nên những cánh rừng rậm rạp của tình người.
Khi gặp biến cố, những người đã được anh cứu giúp, nâng đỡ, đều quay lại chung tay để cho anh một bờ vai.Tưởng chừng như những món nợ đã đánh dấu chấm hết cho cuộc đời anh, nhưng những người bạn, những khách hàng, những người hàng xóm yêu quý của anh đều sẵn sàng cứu anh thoát khỏi những vũng lầy, và ôm ấp anh bằng tình yêu thương và đưa anh trở lại với cuộc sống.
Một lần nữa, thiên thần Clarence lại gửi cho anh một thông điệp: Anh bạn, hãy nhớ rằng, không ai là một sự thất bại khi họ có những người bạn. Trên hành trình cuộc đời anh, bằng lòng nhân hậu và cống hiến hết mình, anh đã mua được những thứ còn quý hơn cả tiền – những người bạn, những người sẵn sàng giúp đỡ anh khi gặp giông bão. Đó là món quà Giáng Sinh tuyệt vời nhất của George khi anh nhận ra giá trị của cuộc sống và tình yêu thương luôn hiện hữu trong cuộc sống vốn không hoàn hảo của mình.
Lời kết
It’s a wonderful life (1946) mang đến những thông điệp không mới, nhưng chúng ta vẫn thường hay quên lấy chúng, trong cuộc sống vốn bủa vây bộn bề. Thông điệp về tình yêu thương, về lòng tốt, về sự biết ơn đến những gì mình có được gửi gắm qua bộ phim là một cái ôm ấm áp vào mùa Giáng sinh và năm mới, khi rất nhiều người trong chúng ta vẫn đang chiến đấu với bao khó khăn thường nhật. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu toàn cầu, các cuộc nội chiến, xung đột chính trị,….vẫn là những vấn đề nhức nhối hàng ngày. Thế nhưng nếu ta dừng lại một lúc, thở chậm lại, cho bản thân thời gian, chúng ta vẫn có thể tìm ra những thứ mình thấy biết ơn, dù vô cùng nhỏ bé.
-
Biệt đội Big Hero 6 là bộ phim được sản xuất với sự kết hợp của Disney và Marvel, kể về Hiro Hamada – thần đồng nhỏ tuổi và Baymax – chú robot chăm sóc sức khỏe được phát minh bởi anh trai của Hiro. Từ một cậu nhóc chỉ thích đấu robot, Hiro đã được anh trai của mình dẫn đến ngôi trường anh đang theo học và những điều thú vị cậu bé 13 tuổi gặp tại đây đã khiến Hiro quyết tâm trở thành bạn cùng trường với anh trai. Thế nhưng ngày cậu nhận được lời mời nhập học, cũng là lúc anh trai Hiro mất mạng do cố gắng cứu giáo sư khỏi đám cháy.
Đau lòng bởi sự ra đi đột ngột của anh trai, Hiro thu mình khỏi thế giới xung quanh và từ chối giao tiếp với tất cả mọi người. Nhưng may mắn thay Hiro có Baymax ở bên, Baymax không chỉ là món quà anh trai để lại cho cậu nhóc mà còn giúp cậu nhóc phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong đám cháy đã cướp đi tính mạng anh trai. Và với sự giúp đỡ của Baymax và những người bạn thân của anh trai, Hiro đã quyết phải lột bỏ tấm mặt nạ của kẻ hung ác.
Big Hero 6 là bộ phim dành cho tất cả mọi đối tượng khán giả từ người lớn đến trẻ nhỏ. Nội dung phim khá đơn giản nên các bạn nhỏ hoàn toàn có thể hiểu được những gì đang diễn ra, và bị cuốn vào cuộc truy tìm kẻ xấu của Hiro và những người bạn. Còn đối với những khán giả lớn tuổi thì bộ phim cho thấy được bản chất xấu xa ẩn sâu trong mỗi người, chỉ khi bị đẩy đến bước đường cùng họ sẽ trở nên vô cùng đáng sợ. Cuối cùng cái thiện cũng sẽ chiến thắng cái ác và ai cũng cần sự đồng hành của những người bạn để cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn.
Bộ phim ghi điểm với khán giả bởi câu chuyện về sự trưởng thành của Hiro. Khi đang ở độ tuổi dậy thì ẩm ương, lại phải chịu nỗi mất mát quá lớn đã khiến cuộc sống của Hiro như không có lối thoát. Nhưng với tình cảm và sự quan tâm chân thành đến từ bạn bè, đặc biệt là Baymax Hiro đã trưởng thành hơn và có những suy nghĩ cực kỳ chính chắn, cũng rất thiện lương.
Bộ phim cũng mang đến cho khán giả những tình huống đầy hài hước đến từ anh bạn Baymax mập mạp. Một chú robot được lập trình để chăm sóc sức khỏe đã trở thành một người bạn rất đáng yêu và sẵn sàng làm những điều không có trong lập trình để bảo vệ người bạn của mình. Baymax đã mang đến cho các bạn nhỏ rất nhiều tiếng cười thích thú.
Lồng tiếng