Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Zack Snyder từng rút khỏi dự án Justice League nhường chỗ cho Joss Whedon, đạo diễn thành công với thương hiệu Avengers của Marvel. Nguyên nhân khiến Snyder “dứt áo ra đi" được cho đến từ việc Warner Bros. kiểm soát quá mức, Joss Whedon “nhúng tay" quá sâu, con gái Autumn qua đời…
    Không thể chối cãi, Justice League 2017 là "bom tấn thảm họa". Justice League 2021, bản dựng của Zack Snyder được xem là "cứu cánh" của cả dự án mà vị đạo diễn đã kiên trì theo đuổi.
    Bộ phim vẫn có sự góp mặt của dàn sao tên tuổi gồm Ben Affleck, Henry Cavill, Gal Gadot, Jason Momoa, Ezra Miller, Ray Fisher… Liệu với nhóm anh hùng hùng mạnh nhất DC Comics, Zack Snyder có tạo nên hiệu ứng như mong đợi trong “bản cut" do mình tạo ra?
    Trên thực tế, một bộ phim có thể có nhiều phiên “bản cut” khác nhau. Tuy nhiên, các nhà làm phim cũng như các hãng phát hành đều cố gắng tìm ra một phiên bản hoàn hảo nhất để mang đến cho công chúng thưởng thức.
    Một số kiểu “bản cut” quen thuộc mà bạn có thể biết hoặc đã từng xem:
    Theatrical Cut: Phiên bản dùng để chiếu rạp.
    Director’s Cut: Phiên bản theo ý đồ riêng của đạo diễn.
    Extended Cuts: Phiên bản mở rộng của một bộ phim.
    Uncut: Phiên bản gần như không cắt gọt các thước phim đã quay.
    Các phiên bản kể trên có hoặc không mâu thuẫn với nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất, phiên bản chiếu rạp, phiên bản của đạo diễn và phiên bản mở rộng của một bộ phim có thể đến từ cùng một đạo diễn, và đồng thuận của hãng phim hoặc ngược lại.
    Vì sao lại có Justice League phiên bản Zack Snyder?
    Justice League 2017 không chỉ là “bom xịt" phòng vé (doanh thu: 657,9 triệu USD) mà còn là một phim siêu anh hùng “thảm họa". Sự góp mặt của Zack Snyder và Joss Whedon chung “ghế" đạo diễn là một sai lầm không thể sửa chữa của Warner Bros.
    Chiến dịch #releasethesnydercut (Hãy phát hành bản của Snyder) trở thành xu hướng, không chỉ được đông đảo công chúng hưởng ứng mà còn “lôi kéo" cả các diễn viên Gal Gadot, Ben Affleck…
    Khán giả, đặc biệt là người hâm mộ của truyện tranh DC luôn có mong muốn được thưởng thức bộ phim Justice League hoàn thiện và cảm xúc hơn. Bên cạnh đó, những “hứa hẹn” về phiên bản đến từ đạo diễn Zack Snyder cũng khiến khán giả tò mò muốn thưởng thức.
    Justice League phiên bản Zack Snyder như thế nào?
    Với 70 triệu USD, Justice League phiên bản Zack Snyder được xem là “bom tấn” có kinh phí thuộc hàng thấp tại Hollywood. Tuy nhiên, bộ phim lại tạo được những hiệu ứng tích cực với công chúng ngay khi ra mắt.
    Justice League phiên bản Zack Snyder có những điểm khác biệt dễ nhận thấy như: Dung lượng dài hơn so với bản chiếu rạp (242 phút); khung hình 4:3 được xem đặc sản thế kỷ 20; phim được chia thành 6 chương nối tiếp nhau với màu phim trầm tối xuyên suốt.
    Các nhân vật mới trong cùng vũ trụ của Justice League chưa có phim riêng như Flash, đặc biệt là Cyborg đều được khai thác nhiều hơn với câu chuyện sâu sắc hơn so với trước đó. Phim cũng cài cắm các chi tiết hứa hẹn sẽ có một Justice League 2 đáng mong đợi.
    “Justice League phiên bản Zack Snyder” trọn vẹn và cảm xúc hơn phiên bản chiếu rạp do đạo diễn Joss Whedon đảm nhiệm trước đó. IMDb chấm 8.4 trong khi đó Rottentomatoes có điểm cà chua tươi 73%.
    Giấc mơ “bản cut” hoàn hảo không có thực
    Không phủ nhận “Justice League phiên bản Zack Snyder” dài hơn, chi tiết hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đây là phiên bản mở rộng thay vì hoàn hảo hay tạo ra được cao trào cảm xúc khiến khán giả thực sự vỡ òa.
    Những chi tiết mới mẻ như Superman mặc bộ giáp màu đen, nhân vật Cyborg nhiều đất diễn và đột phá, loạt chi tiết gợi mở về Deathstroke, The martian Manhunter, Lex Luthor, Joker… chưa thể tạo ra được hiệu ứng mạnh mẽ cho khán giả.
    Chỉ có người hâm mộ mới hiểu hy vọng là như thế nào? Maya Phillips, cây viết của New York Times là một trong số đó. Hy vọng chính là điều giúp cô xem hết 4 tiếng “Justice League phiên bản Zack Snyder" và nhận ra sự thiếu hoàn hảo của bộ phim đến từ vị trí của Zack Snyder.
    Tạm biệt vũ trụ Justice League của Zack Snyder
    Chia sẻ trên tờ Variety (ngày 22/3), Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Warner Bros., bà Ann Sarnoff xác nhận sẽ không còn sản phẩm nào liên quan tới Snyder-Verse trong tương lai sau “Justice League phiên bản Zack Snyder”.
    Điều này đồng nghĩa với việc, những chi tiết úp mở cho “Justice League 2” mà khán giả mong đợi sẽ mãi không trở thành hiện thực. Tóm lại là, “Justice League 2021” cũng chính là lời tạm biệt với thương hiệu Justice League của đạo diễn Zack Snyder.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  2. Phim bắt đầu với một vụ án mạng gây sốc: một nhà chiêm tinh nổi tiếng bị giết hại trong một buổi biểu diễn công khai. Marcus Daly, một nhà nhạc jazz người Anh đang sống tại Rome, tình cờ chứng kiến vụ án này và bị cuốn vào một cuộc điều tra đầy bí ẩn và nguy hiểm. Marcus quyết định tự mình điều tra, dù gặp phải sự phản đối từ cảnh sát và những khó khăn trong việc giải mã những manh mối rắc rối.
    Trong quá trình điều tra, Marcus phát hiện ra nhiều điều kinh hoàng và bí ẩn liên quan đến những vụ án giết người khác. Cùng với sự giúp đỡ của một nữ nhà báo tên là Gianna Brezzi, Marcus dần dần vén màn bí mật của những vụ án này. Họ nhận ra rằng các vụ án có liên quan đến một quá khứ đen tối và một kẻ giết người cực kỳ tàn bạo với động cơ khó lường.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  3. Star Trek: The Motion Picture mang đậm chất triết học và tâm linh hơn so với các phần phim khác trong loạt Star Trek, tập trung vào những câu hỏi về bản chất của sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc sống, và mối liên hệ giữa con người và công nghệ.
    Câu chuyện về sự khám phá và trí tuệ nhân tạo: V’Ger đại diện cho sự phát triển của công nghệ vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Thực thể này khơi gợi các câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc hiểu thế giới và vượt qua giới hạn của sự hiểu biết ban đầu. Bộ phim đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa con người và những gì họ tạo ra, cũng như cách con người có thể học hỏi từ những sáng tạo của mình.
    Chủ đề về sự tiến hóa: Cuộc hành trình của V’Ger không chỉ là về việc tìm kiếm người sáng tạo mà còn về sự phát triển lên một hình thái tồn tại cao hơn, tương tự với ý tưởng về sự tiến hóa của trí thông minh. Đây là một chủ đề sâu sắc, phản ánh những khát vọng của con người về sự hiểu biết về bản chất của vũ trụ.
    Nhân vật Kirk và sự lãnh đạo: Kirk, khi quay trở lại vai trò thuyền trưởng, phải đối mặt với các thách thức không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về cảm xúc và tâm lý. Anh ta không chỉ phải đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, mà còn phải điều chỉnh cách quản lý của mình với thủy thủ đoàn, đặc biệt là với Decker, người cảm thấy bị lu mờ bởi sự trở lại của Kirk.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. Câu chuyện xoay quanh sự trở lại của Khan Noonien Singh (Ricardo Montalbán), một kẻ phản diện từng xuất hiện trong tập phim truyền hình Star Trek có tên “Space Seed” (1967). Khan là một "siêu nhân" gen trội, được sinh ra từ một chương trình nâng cấp gen của con người trong thế kỷ 20. Sau khi bị Captain James T. Kirk (William Shatner) lưu đày trên hành tinh Ceti Alpha V, Khan nung nấu sự trả thù và lên kế hoạch đối đầu với Kirk.
    Khi Khan và đồng bọn của mình chiếm được tàu vũ trụ USS Reliant, hắn phát hiện ra dự án khoa học Genesis, một công nghệ có khả năng biến đổi hoàn toàn một hành tinh không có sự sống thành một nơi có thể sống được. Khan muốn sử dụng Genesis như một vũ khí để tiêu diệt Kirk và giành lấy quyền kiểm soát.
    Trong khi đó, Kirk, giờ đã là một đô đốc, cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống tẻ nhạt và nhớ về những ngày tháng phiêu lưu. Khi tàu USS Enterprise do ông chỉ huy đi vào điều tra tình hình liên quan đến Genesis, họ phát hiện ra sự xuất hiện của Khan. Từ đây, một cuộc đối đầu quyết liệt giữa Khan và Kirk bắt đầu.
    Bộ phim mang tính chất tâm lý mạnh mẽ khi cả hai nhân vật chính, Kirk và Khan, đối đầu nhau không chỉ bằng sức mạnh, mà còn qua những mưu mô và trí tuệ. Cuộc chiến đấu với Khan còn đẩy Kirk vào những thử thách về đạo đức và cảm xúc, khiến ông phải đối mặt với những mất mát lớn lao.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. David Dunn là một nhân viên bảo vệ bình thường ở Philadelphia, sống một cuộc sống không có gì nổi bật. Một ngày nọ, anh trở thành người sống sót duy nhất sau một tai nạn tàu hỏa thảm khốc mà không hề bị thương tổn. Điều này khiến anh bối rối và bắt đầu tự đặt câu hỏi về bản thân.
    Elijah Price, một người mắc bệnh xương thủy tinh (osteogenesis imperfecta), từ khi sinh ra đã phải đối mặt với nỗi đau thể xác. Elijah tin rằng nếu có người yếu đuối và dễ tổn thương như anh, thì cũng phải có ai đó là đối nghịch, một "siêu nhân" bất bại. Anh bắt đầu theo dõi và liên lạc với David, cho rằng David có thể là người đó.
    Trong suốt bộ phim, David khám phá ra mình không chỉ sở hữu sức mạnh phi thường mà còn có khả năng cảm nhận khi ai đó có ý định xấu. Sau nhiều sự kiện, David dần chấp nhận vai trò của mình như một "người bảo vệ" âm thầm, một siêu anh hùng trong thế giới thực. Cảnh kết thúc mang lại cú twist nổi bật khi Elijah tiết lộ rằng anh chính là người đứng sau các vụ tai nạn khủng khiếp, bao gồm cả vụ tai nạn tàu hỏa, nhằm tìm ra "người hùng" mà anh tin là có thật. Elijah tự xem mình như kẻ phản diện trong câu chuyện của chính anh và David.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Sau cái chết của Spock ở cuối phần phim trước, tàu Enterprise quay về Trái Đất để sửa chữa. Tuy nhiên, Kirk nhận được tin rằng có một cơ hội để hồi sinh Spock nhờ vào một nghi thức trên hành tinh Vulcan. Spock đã truyền linh hồn của mình vào đầu của bác sĩ Leonard McCoy (DeForest Kelley) ngay trước khi chết, và thân xác của Spock lại đang nằm trên hành tinh Genesis — nơi có một thí nghiệm khoa học đã dẫn đến sự tái sinh của sự sống.
    Kirk và đồng đội quyết định đánh cắp tàu Enterprise và trở lại Genesis để cứu Spock. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với tướng Kruge (Christopher Lloyd), một chỉ huy Klingon đang tìm cách kiểm soát Genesis như một vũ khí hủy diệt. Cuộc đối đầu giữa Kirk và Kruge dẫn đến sự hy sinh của tàu Enterprise và một trận chiến tay đôi trên hành tinh Genesis.
    Kết quả là Kirk và đồng đội đã giải cứu được Spock, cơ thể của anh được hồi sinh hoàn toàn. Họ quay trở về hành tinh Vulcan, nơi nghi thức "Fal-tor-pan" được thực hiện để khôi phục linh hồn của Spock từ McCoy vào thân xác mới.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. The Social Network (Mạng Xã hội) là một bộ phim tâm lý do Mỹ sản xuất năm 2010, nói về sự hình thành của mạng xã hội Facebook. Kịch bản được viết bởi biên kịch Aaron Sorkin dựa trên quyển sách The Accidental Billionaires của Ben Mezrich và đạo diễn bởi David Fincher, với sự tham gia diễn xuất của Jesse Eisenberg trong vai Mark Zuckerberg, cùng với Andrew Garfield và Justin Timberlake.
    Dù bị chỉ trích là thiếu chính xác về cá nhân Mark Zuckerberg cũng như quá trình thành lập Facebook, bộ phim được đánh giá rất cao về mọi mặt: đạo diễn, diễn xuất, dựng phim và đặc biệt là kịch bản.
    Bộ phim đã giành giải cho phim hay nhất ở thể loại Drama và giải đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản hay nhất, và âm nhạc hay nhất tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 68. Ở giải Oscar lần thứ 83, phim giành ba giải Biên kịch, Dựng phim và Nhạc nền xuất sắc nhất.

    Cảm nghĩ
    Bộ phim có chủ đề xoay quanh một ứng dụng quen thuộc với hầu hết chúng ta: Facebook. Giống như không ít ứng dụng và các công cụ, phát minh khác từng xuất hiện, từng được con người sử dụng Facebook có mặt tích cực và hạn chế. Mặt tích cực và hạn chế ấy gắn liền với đặc điểm của người tạo ra nó: Mark Zuckerberg
    Tôi tin bộ phim không thể truyền tải được chính xác những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng tình tiết trong phim cũng không hoàn toàn là vô lý nếu quan sát quá trình tăng trưởng của Facebook và tác động của nó đến người dùng. Có những sự thật dù được bo tròn các cạnh và mãi nhẵn các góc thì vẫn là sự thực trần trụi.

    Kỳ nghỉ của những hacker
    Chia sẻ thông tin là cách để chúng ta hiểu nhau hơn, nhưng cũng khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn. Vậy nên chia sẻ thông tin với ai, thông tin đó được sử dụng vào mục đích gì, những thông tin được hỏi có thực sự cần thiết cho tính chất của mối quan hệ giữa đôi bên, là điều mà người có lý trí nào cũng cần cân nhắc.
    Nhưng sau một cú giáng mạnh mẽ vào cái tôi tuổi trẻ (bị cự tuyệt bởi cô bạn gái) chàng sinh viên Mark đã biến nỗi đau thất tình bình thường thành một hành động phi thường: lao vào thay đổi thế giới. Anh muốn tạo ra một nơi mà anh là chúa tể thay vì đợi được cho phép một hội nhóm danh giá nào đó để trở nên đặc biệt hơn để chứng tỏ bản thân.
    Sự đau khổ, thêm một chút bi kịch, trí tuệ vượt trội, khả năng sáng tạo mạnh mẽ, trợ giúp tinh thần, vật chất kịp thời và dĩ nhiên, không thể thiếu “cây đũa thần công nghệ” đã giúp Mark chứng tỏ anh không phải là một người bình thường.
    Trong tất cả các đoạn thoại với những nhân vật khác, Mark đem đến cho tôi cảm giác anh là một người sắc sảo, thích nắm thế chủ động và khó định nghĩa là bất lương cho đến khi anh tung cú lật lọng quyết định. Anh có lẽ thuộc về kiểu người trung thành với tư tưởng: hoặc cai trị con người hoặc bị con người cai trị.
    Tâm trí của anh là những phép toán chính xác đến lạnh lùng, được tối ưu đến mức bất chấp. Có lẽ sát thủ John Wick còn giàu cảm xúc hơn chàng sinh viên có ngoại hình tưởng chừng vô hại này.
    Ý tưởng của anh và người bạn phát ngôn thay anh ý tưởng đó: Eduardor Saverin đáng thương, là tạo ra một nơi họ có thể thoải mái chọn lựa người khác như lựa đồ trên kệ hàng siêu thị. Những người tham gia vào “The Facebook” sẽ tự nguyện dán nhãn, đóng gói bản thân để tung lên Internet cho người khác ngắm nghía, chọn lựa.
    Họ không cần phải đánh cắp thông tin, mà thông tin người dùng sẽ được phơi ra trước mắt như mỏ vàng lộ thiên. Giới hacker hẳn sẽ ngưỡng mộ Mark với hành động “nghĩ ngược lại và làm khác đi” này.
    Nụ cười lúc mở đầu phim của Eduardo Saverin đã tắt ngấm khi bước vào vụ kiện giành giật quyền lợi với Mark Zuckerberg. Anh ta có nhắc lại đôi chút về tình bạn quý giá giữa họ, nhưng có lẽ cả hai đều hiểu vụ kiện không phải để hàn gắn tình bạn mà để thỏa thuận về lợi ích.
    Những vị luật sư trong phim phân xử rất điềm tĩnh và chuyên nghiệp (thậm chí tôi còn thấy nét mỉa mai trong nụ cười không phát ra thành tiếng của họ). Họ quá quen với kịch bản kiểu này: chẳng ai kiện cáo nhau lúc mới khởi nghiệp hay thuở hàn vi. Chỉ khi khởi nghiệp thành công và sự giàu sang ập đến, các cộng sự thân thiết một thời bắt đầu mới thay lòng đổi dạ, mới “nã” vào nhau những viên đạn thực sự khi lớp đường bên ngoài đã tan chảy hết.
    Lý do thì nhiều nhưng mục đích thì chỉ có một:
    Lợi nhuận
    Trong khi Eduardor Saverin nôn nóng muốn kiếm tiền từ quảng cáo, Mark Zuckerberg chần chừ tìm thứ gì đó hiệu quả hơn thì Sean Parker xuất hiện. Từng trải, anh ta khôn khéo hiểu được tham vọng của Mark trong khi người bạn thân nhất Eduardor Saverin không hề hiểu.
    Sau khi biết đối phương muốn gì, Sean Parker biết anh ta cần làm gì. Anh ta cần thay Mark gọi ra ước muốn đó và đã xuất sắc qua bài test để nhập hội. Mark cần người khác nói hộ điều mình muốn, vì anh thuộc nhóm tối ưu hành động, không muốn bộc lộ dã tâm. Nhờ kiệm lời nên anh tránh được khá nhiều rắc rối, lùm xùm ở giai đoạn đầu sự nghiệp và kể cả khi có thành tựu- khác với thói ăn chơi xa xỉ của “Sói già phố Wall”.
    Họ bành trướng, dẹp hết các chướng ngại vật và thanh toán mọi rào cản (từng là nguồn lực thời kỳ đầu) từ người bạn duy nhất Eduardor Saverin đến anh em nhà Winklevoss.
    Với Mark thì càng dễ cộng tác bao nhiêu thì càng loại bỏ đơn giản bấy nhiêu. Sean Parker bị cảnh sát bắt khi đang dùng chất cấm và Mark bình tĩnh đến khó tin khi chỉ nói rằng “Về nhà đi”. Mark tuy không tham gia bữa tiệc nhưng biết Sean ở đâu và làm gì.
    Sean đã quá tự tin về độ từng trải của bản thân và đem kinh nghiệm ấy ra để ứng phó với một bộ não dị thường là Mark. Còn Mark thì không quan tâm đến nhưng khái niệm như “tinh thần đồng đội”, “sống có trước sau”. Anh thực tế đến tàn nhẫn và thường phụ người trước khi người kịp phụ mình. 
    Vậy Mark có thành công?
    Trí thông minh không cảm xúc
    Mark Zuckerberg rất thành công. Anh có quyền lực không biên giới trên không gian mạng và có tài sản to lớn trong đời thực. Nhưng tôi thấy hình như anh lúc nào cũng giống như đeo một chiếc mặt nạ không cảm xúc.
    Chi tiết duy nhất trong phim khiến tôi thấy anh có chút cảm xúc đó là lúc còn lại một mình, ngồi lặng lẽ trong căn phòng, Mark gửi lời mời kết bạn đến cô bạn gái Erica Albright năm xưa. Họ đã không thể làm người yêu và thậm chí là làm bạn, dù Mark có tạo ra Facebook chăng nữa.
    Hình ảnh một chàng trai yếu đuối, làm tất cả chỉ để chứng tỏ bản thân, càng thành đạt thì càng cô đơn hiện ra. Mark đã rất thành công trong sự nghiệp. Nhưng cách đi đến thành công của anh đã khiến anh thất bại trong các mối quan hệ giữa người với người.
    Nếu giữa người với người chỉ có trí thông minh mà không còn cảm xúc, thì xã hội sẽ không còn lòng trắc ẩn và những việc làm vô vị lợi nữa. Những phép toán tạo nên những con số làm giàu cho Mark chỉ có thể giúp anh thành công, còn con người mới mang lại cho anh hạnh phúc. Theo như Einstein từng chia sẻ: "Không phải tất cả những điều quan trọng đều có thể đong đếm và không phải tất cả những điều có thể đong đếm được đều quan trọng".

    Giá như có ai đó yêu thương, quan tâm đến Mark hơn. Để anh có thể sống đúng với tuổi trẻ của mình: đau khổ, vật vã, say xỉn khi thất tình để rồi sáng hôm sau lại tiếp tục sống như bao bạn bè đồng trang lứa khác, thay vì quyết tâm hủy hoại đời thực bằng thế giới ảo. Phim dừng lại ở hai vụ kiện, nhưng trong đời thực, chúng ta biết rằng số vụ kiện Facebook không dừng lại ở đó.
    Thiên tài với tâm hồn đẹp là thiên thần. Thiên tài với tâm hồn xấu là ác quỷ.
    Thay cho lời kết
    Tôi tin để tạo nên thế giới Internet rộng lớn đã có rất nhiều người phải hy sinh. Đó có thể là những lập trình viên phải mang chứng đau lưng, đau vai gáy, dồn ép thần kinh để căng mắt viết nên những câu lệnh; đó có thể là nhà sáng lập nên các doanh nghiệp công nghệ với những ứng dụng cải tiến đời sống con người, hoặc nhà đầu tư tin tưởng vào tầm nhìn của các dự án- họ đều phải làm việc và chịu áp lực với cường độ cao hơn rất nhiều so với người thường mà vẫn có thể rơi vào tình trạng phá sản, trắng tay và nợ nần chồng chất.
    Còn phải kể đến rất nhiều tài nguyên bị khai thác nhằm phục vụ cho chế tạo máy móc và sức khỏe của không ít công nhân bị hao mòn khi phải làm việc trong môi trường độc hại để lắp ráp nên những máy móc ấy.
    Facebook đã mang tới rất nhiều điều và cũng lấy đi nhiều điều. Công nghệ cũng vậy. Trong phim, Mark đã được một vài thứ nhưng cũng mất đi những thứ khác.
    Đến khi nào thì mối quan tâm đến những giá trị cơ bản, hiện hữu trong đời sống thường ngày như sức khỏe, môi trường, đạo đức, giáo dục mới được quan tâm hơn những tiến bộ về công nghệ? Đến khi nào thì ít hơn mới là điều nhân loại hướng đến, thay vì nhiều hơn?
    Đó là một câu hỏi ngỏ, và câu trả lời không thuộc về các tập đoàn đa quốc gia, mà thuộc về mỗi chúng ta. Dùng công nghệ hay bị công nghệ dùng? đầu tư tiền bạc vào công nghệ đôi lúc có thể thu về tiền bạc, nhưng đầu tư thời gian vào công nghệ liệu có thể lấy lại thời gian? cũng là điều mỗi cá nhân suy ngẫm, nếu muốn chọn "viên thuốc màu xanh". 
    “Mạng xã hội” là một bộ phim đáng xem để chúng ta có thêm những góc nhìn khác về hình ảnh của Mark Zuckerberg. Dù nội dung bộ phim không hoàn toàn chính xác, có thể khiến Mark Zuckerberg bị hiểu lầm và phủ định những khía cạnh tích cực trong con người anh. Tôi nghĩ nỗi ấm ức này là một “quả” mà Mark nhận về sau khi tạo ra “nhân” Facebook.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. Đó là thế kỷ 23, và một sức mạnh bí ẩn ngoài hành tinh đang đe dọa Trái đất bằng cách làm bốc hơi các đại dương và phá hủy bầu khí quyển. Trong một nỗ lực điên cuồng để cứu nhân loại, Kirk và phi hành đoàn của anh phải du hành thời gian trở lại San Francisco năm 1986, nơi họ tìm thấy một thế giới của nhạc punk, bánh pizza và những chiếc xe buýt thay đổi chính xác xa lạ như bất cứ thứ gì họ từng gặp ở những nơi xa xôi Thiên hà. Một cuộc phiêu lưu Star Trek ly kỳ, đầy hành động!
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. Dưới góc nhìn của một người kén chọn trong phim kinh dị
    Không thể nói mình xem The Thing với sự vô tư, ít kỳ vọng và không toan tính. Như một phần tất yếu của sự rảnh, mình đã vô tình xem vài cảnh kinh điển và nổi tiếng nhất của phim trên Youtube và Cinemax, và nó đã khiến mình có ấn tượng xấu và vài định kiến be bé đối với phim. Một vài định kiến be bé ấy vẫn đúng sau khi bộ phim kết thúc, nhưng nhìn chung, mình đã có một cái nhìn mới mẻ và bớt khắt khe hơn, đồng thời nhận ra một bộ phim với quái vật, máu me, phèo phổi không hẳn đã là rẻ tiền, nó thậm chí còn là gia vị khiến bộ phim vừa phát tởm, vừa đáng sợ.
    Bối cảnh phim diễn ra tại một khu nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ giữa mùa đông Nam Cực. Mở đầu phim là một chiếc trực thăng Na-uy đuổi giết một con chó. Là một người thông thường, tức là người chết trên phim thì chỉ như muỗi vằn, chết bao nhiêu cũng được, nhưng để một con chó/ mèo chết trên phim thì là tội ác (mình là fan của John Wick), đương nhiên mình cổ vũ nồng nhiệt cho con chó. Những người trên trực thăng chắc cũng phần nào hiểu được nỗi lòng của khán giả, thế nên có một con chó mà bắn hoài không trúng, lại đi bắn trúng một ông khoa học người Mỹ, chưa kể còn hậu đậu khiến mình tự chết và trực thăng nổ tanh bành. Kết cục thì con chó sống nhăn còn mấy người trên trực thăng chết sạch.
    Hai trong số các nhà khoa học người Mỹ, trong đó có anh nam chính MacReady (Kurt Russel) quyết định đến khu của các nhà khoa học Na-uy tìm hiểu xem chuyện gì khiến họ phát cuồng lên mà thực hiện hành vi sát cẩu đó. Khi đến nơi thì chẳng còn người nào sống sót cả. Bọn họ nếu không biến mất thì cũng tự sát, dấu vết giằng co, chết chóc ở khắp nơi, còn có cả một xác chết quái vật biến dạng đang cháy dang dở giữa nền tuyết. Vì tình yêu khoa học, hai anh Mỹ tha cái xác biến dạng ấy về khu nghiên cứu. Khi giải phẫu tử thi, các nhà khoa học phát hiện bên trong cái xác là toàn bộ nội tạng của một người bình thường, cái khác là phần hình dáng bên ngoài thì vô cùng dị dạng, không thể xác định được đó là thứ gì. Trong khi đó, con chó ở đầu phim được đem đi nhốt chung với những con chó khác trong khu nghiên cứu. Và vì chó khôn hơn con người, mấy con chó kia ngay lập tức nhận ra sự bất thường của con chó mới đến. Con chó mới đến sau khi bị phát hiện, ngay lập tức biến hình thành một thứ gớm ghiếc, nhầy nhụa, máu me và bắt đầu tàn sát những con chó khác trong chuồng. Vì tiếng chó sủa ghê gớm, mọi người chạy đến và phát hiện ra sinh vật nhầy nhụa kia và nhanh chóng dùng lửa thiêu nó. Tuy thứ đó đã bị đốt đến chết, một phần của con quái đã chạy mất.
    Sau sự cố chuồng chó, các anh tây lại vì tình yêu khoa học mà tiếp tục nghiên cứu phần còn lại trong đống lửa của con quái vật. Họ, chẳng hiểu bằng phương pháp tiên tiến nào, nhận ra rằng thứ này khi tấn công đám chó đã ăn thịt, tiêu hóa chúng, sau đó hấp thụ và cố gắng định hình những tế bào của mình sao cho giống những tế bào của loài chó, và nguy hiểm hơn, chúng có thể bắt chước bất kỳ loại tế bào nào của sinh vật mà chúng hấp thụ. Tuy vậy, quá trình “biến hình thủy thủ mặt trăng” này cần thời gian để con quái vật chuyển hóa hoàn toàn.
    Từ những cuộn băng từ khu Na-uy, các anh Mỹ tìm đến xác một tàu vũ trụ giữa băng tuyết. Cách đây hơn 100 ngàn năm, con tàu vũ trụ này vì một lý do nào đó mà phải hạ cánh hoặc rớt xuống Nam Cực. “This thing” bò ra khỏi tàu, di chuyển thêm được một đoạn và đông cứng trong giá lạnh của băng tuyết, để rồi cách đây ít lâu thì được cái nhà khoa học Nauy “bốc mộ” và mang về khu của họ nghiên cứu. Chính nó là mầm mống gây nên tai họa cho các nhà khoa học Nauy và bây giờ đang trở thành tai họa cho những nhà khoa học Mỹ.
    Và đây chính là thời điểm bộ phim bắt đầu trở nên hay ho hơn. Những người Mỹ phát hiện ra rằng một trong số họ đã bị thứ đó hấp thụ và biến hình, và ai biết thứ đó đã tiếp cận những ai và biến thành bao nhiêu người. Con chó đã ở với họ trong hơn một ngày, nó có thể đã trở thành bất kỳ ai, bất cứ thứ gì. Cái kinh dị của phim không nằm ở mức độ ghê tởm, đáng sợ của “The Thing”, nó nằm ở bầu không khí nghi ngờ, sợ hãi, bức bối và bất lực của nhân vật, khi mà bất cứ ai cũng có thể là thứ đó, bất cứ ai. Và tuyệt vọng hơn nữa, một khi họ không phát hiện và tiêu diệt hoàn toàn thứ đó, khi mà có đoàn tiếp tế tới, thứ đó có thể len lỏi trở vào lục địa và quét sạch toàn bộ loài người. Hoặc là họ tìm và tiêu diệt nó, hoặc là tất cả cùng chết để đảm bảo thứ đó cũng chết, mọi thứ không có đường lùi.
    Không khí trong phim căng thẳng, đặc quánh lại bởi sự ngờ vực, từng người trong họ thay đổi, nghi ngờ, cãi nhau, đánh nhau và dần đánh mất bản thân. Mình hiểu họ sợ hãi và chẳng có ai bên cạnh để tin tưởng cả. Họ sợ hãi và cô độc, thứ kia thì lại quá mạnh mẽ và có vẻ như đang thắng cuộc. Bọn họ giết chó, nhốt người, cố ý giết người, thậm chí là giết nhầm người, tất cả chỉ vì sợ hãi, mình cho đó mới là sự kinh dị. Có thể chỉ một trong số họ là thứ đó, hoặc một vài, hoặc có thể tất cả bọn họ đều đã là thứ đó, chỉ là cố tìm xem ai còn lại là con người để tiêu diệt mà thôi. Đạo diễn không ngầm thông báo cho khán giả biết kẻ nào chính là “the thing”, những người trước màn hình xem phim cũng mờ mịt, cũng chả biết gì hơn những nhân vật tội nghiệp trong khu nghiên cứu. Tuy vậy, với hầu hết người xem, có lẽ không quá khó để đoán được ai sẽ là người chết tiếp theo. Nhưng với một người đa nghi như mình, thậm chí anh nam chính đẹp trai Kurt Russel cũng có thể chính là thứ đó, mình đã trông đợi nhiều sự bất ngờ hơn thế.
    Bộ phim “con người” một cách đáng ngạc nhiên. Giữa sức ép và nỗi sợ hãi, mỗi cá nhân bộc lộ một nét tính cách rất quen thuộc, đó có thể là chính chúng ta khi bị áp lực. Mình có thể là Childs nóng nảy nay đã trở nên hung hăng, giận dữ, mình cũng có thể là MacReady nhìn thì mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối khi chỉ có một mình, mình có thể  là anh đeo kính tuyệt vọng đến tự giết chết bản thân trước khi bị thứ đó chiếm lấy, hoặc gần gũi nhất, mình có thể là anh chàng xấu số bị nỗi sợ hãi chế ngự và đông cứng mình trước con quái vật, cuối cùng nhận lấy cái chết thê thảm. 
    Không ai trong số họ là đám trẻ vị thành niên có chân nhưng không dám chạy khi nhìn thấy tên giết người cách đó 20m, mọi người trong khu nghiên cứu đều thông minh, đều lý trí, đều toan tính theo cách của họ, khiến mọi thứ càng trở nên hỗn độn, khó đoán hơn. Hầu hết bọn họ đều ngồi một mình, không phải vì họ ngu ngốc ngồi một mình, họ chỉ đơn giản không thể tin bất cứ ai ngoài bản thân. Và khi đến đoạn thử máu, một trong những đoạn hay nhất của bộ phim, khi mà họ chỉ ngồi đó và chờ đợi thứ kia lộ diện, mình cho đó là một trong những cảnh căng thẳng nhất mình từng xem. Nó sáng tạo, đen tối, giật gân, khó đoán và vô cùng đáng sợ.
    Và cảnh kết phim mập mờ chính là điểm nhấn tuyệt vọng cho một bộ phim xuất sắc. Sau khi MacReady quyết định đốt toàn bộ khu nghiên cứu với mục đích giết chết thứ kia trong biển lửa, anh chỉ còn lại có một mình. Lúc này thì Childs, người luôn đối đầu chan chát với MacReady về mọi thứ, người đã mất tích bí ẩn trước khi MacReady thực hiện kế hoạch tiêu diệt quái vật, bỗng dưng xuất hiện. MacReady nghi ngờ về sự tồn tại của Childs cũng như Childs nghi ngờ về sự tồn tại của MacReady, nhưng cả hai đều đã sức cùng lực kiệt để có thể làm thêm bất cứ điều gì khác. Bộ phim kết thúc với ánh lửa bao quanh khu nghiên cứu, ánh lửa mà sớm muộn cũng sẽ tắt, bỏ lại hai “con người” sống sót chống chọi với cái lạnh giá sắp tới.
    Điều mọi người vẫn hay tranh cãi ở đây là một trong hai kẻ còn sống ở cuối phim thì ai là “The thing”. Trong trường hợp kết thúc có hậu nhất, the thing đã bị tiêu diệt trong màn chơi pháo của MacReady, rằng con người đã thắng trong trận chiến cuối cùng, rằng cho dù Childs và MacReady có chắc chắn về chầu tiên tổ trong ngày hôm sau thì nhân loại cũng không bị diệt vong. Mọi thứ vẫn còn tốt chán.
    Nhưng hầu hết ý kiến đều cho rằng Childs chính là The thing. Bởi Childs không thở ra làn hơi lạnh lẽo như MacReady, bởi lý do Childs bị lạc trong cơn bão nghe quá sức vô lý. Và cái chai MacReady đưa cho Childs uống ở đoạn cuối, đó chính là chai xăng còn lại mà MacReady dùng để đốt khu trại, nhưng vì Childs là “The Thing”, nó không thể phân biệt được sự khác biệt giữa xăng và rượu nên cứ thế đưa lên miệng uống. Còn MacReady, nhận ra Childs chính là quái vật, ngồi cười khổ bất lực vì nhận ra mình đã thua hoàn toàn, mọi thứ anh làm chẳng đem lại gì, cuối cùng thì đằng nào cũng là cái chết.
    Mình hy vọng bí ẩn này không bao giờ được xác thực. Bộ phim kết thúc trên một nốt cao bởi chính sự hoang mang, nghi ngờ đó. Như chính màn sương ngờ vực bao phủ từ đầu đến kết phim, mình nghĩ một cái kết mập mờ như vậy là thứ khiến cho bộ phim đáng nhớ. Mình vẫn còn cái cảm giác sợ hãi, lâng lâng và cả bức bối nữa sau khi xem hết bộ phim, bởi như chính trải nghiệm của những nhân vật trong phim, khán giả bây giờ cũng được tận hưởng cái cảm giác “mọi thứ đều có thể xảy ra”.
    Con quái vật khi biến hình khá đáng sợ và sống động bất ngờ, đặc biệt khi phim được làm vào năm 1982, thời mà dân ta vẫn còn tem phiếu, vậy nên mình không phàn nàn gì về kỹ xảo phim, thậm chí là con khá ngạc nhiên là đằng khác. Vài đoạn kinh dị, máu me còn khá tốt so với tiêu chuẩn bây giờ, và độ gớm ghiếc thì chắc sẽ luôn được lấy ra làm chuẩn mực. Sự kinh tởm của The Thing không phải là trò câu khách rẻ tiền, lấy sự buồn nôn để dọa nạt một vài người yếu bóng vía, sự kinh tởm ấy làm tăng lên sự đáng sợ của con quái. Mới phút trước nó còn là thứ tởm lợm, nhầy nhụa này, phút sau nó đã biến thành một con người hoàn hảo, giống từ điệu bộ đến giọng nói của người ngay bên cạnh bạn. Và mình hiểu tại sao người ta thà cắt cổ tự sát chứ không muốn để thứ đó biến thành mình. Đấy, họ đã tuyệt vọng và bất lực đến thế đấy. Sự sợ hãi đến từ nỗi cô độc, như khu nghiên cứu cô độc giữa băng giá Nam Cực, như khi mỗi người cô độc với chính mình, là sự cô độc bao trùm thêm cô độc, bỏ thêm một thứ gớm ghiếc như The Thing vào cho không gian thêm màu sắc.
    Không hẳn mọi thứ trong The Thing đều đáng sợ, nhưng căng thẳng thì có thừa. Mình nghĩ đây là một phim kinh dị xuất sắc với ý tưởng mới lạ, cách kể chuyện cũng mới lạ. Và cái cách đi tìm “the thing” có hơi hướng của trinh thám, vậy nên nó thông minh hơn hẳn cái kiểu ngồi chờ một tên sát nhân bệnh hoạn/ma quỷ gì đấy tới giết/ám chết. Nhân vật đáng nhớ, cái kết xuất sắc, bộ phim hoàn toàn đạp đổ kỳ vọng và định kiến cho rằng những con quái vật gớm ghiếc chỉ xuất hiện trong phim kinh dị hạng B. The Thing là một trong vài phim kinh dị hiếm hoi mà mình thực sự ấn tượng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. "Dracula" (1931) là một bộ phim kinh dị cổ điển do Tod Browning đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng của Bram Stoker. Đây là phiên bản đầu tiên của Dracula được sản xuất bởi hãng Universal Pictures và cũng là một trong những bộ phim đầu tiên khai thác hình tượng ma cà rồng theo cách mà chúng ta thường thấy trong điện ảnh. Bá tước Dracula (do Béla Lugosi thủ vai), một ma cà rồng huyền bí từ Transylvania, và các nhân vật chính khác bao gồm Jonathan Harker (do David Mannes thủ vai), Mina Seward (do Helen Chandler thủ vai), và Abraham Van Helsing (do Edward Van Sloan thủ vai). Bá tước Dracula rời khỏi quê hương ở Transylvania và đến London với mục tiêu chiếm đoạt Mina Seward, một cô gái trẻ mà hắn tin là có thể trở thành tình nhân vĩnh cửu của hắn. Trong khi đó, Jonathan Harker, một luật sư người Anh, và bác sĩ Abraham Van Helsing cùng những người bạn của Mina phải hợp sức để ngăn chặn Dracula và cứu Mina khỏi số phận trở thành ma cà rồng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Bộ phim live action Cruella không chỉ giải thích cuộc đời của ác nữ, mà còn truyền tải những thông điệp về xã hội đầy tính biểu trưng
    Bộ ba bạn thân “quậy tưng” London trong bộ phim live action Cruella – 101 chú chó đốm do người thật đóng. Từ trái sang: Paul Walter Hauser vai Horace, Emma Stone vai Estella/Cruella và Joel Fry vai Jasper. Ảnh: Disney
    Bộ phim live action Cruella, phiên bản người thật đóng của phim hoạt hình 101 chú chó đốm, vừa ra mắt đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Đánh giá 74% trên Rotten Tomatoes, 7.4/10 điểm trên IMDB, và nhận 91% lời đề nghị xem phim trên Google Review.
    Rất nhiều người so sánh live action này với Maleficent. Vì cả hai đều xoay quanh một nhân vật ác nữ của Disney, người trong bộ phim hoạt hình truyền thống chỉ ác độc “một màu”, nhưng khi được chuyển thể thành live action lại trở thành nhân vật chính với quá khứ đầy thương tâm. Nhưng, phim Cruella không chỉ có thế. Bộ phim truyền tải  những tầng thông điệp sâu sắc hơn vậy – và rất thời trang nữa.
    Tóm tắt bộ phim live action dựa trên hoạt hình 101 chú chó đốm
    Cruella là bộ phim người thật đóng của hoạt hình 101 chú chó đốm cổ điển mà Disney từng ra mắt năm 1961. Nội dung xoay quanh nhân vật phản diện Cruella.
    Thuở sinh thời, Cruella có tên là Estella. Estella từ khi sinh ra đã có cá tính mạnh. Mái tóc hai màu trắng đen bẩm sinh khiến cô bé muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang, nhưng lại bị ăn hiếp trong trường tỉnh lẻ. Mẹ của cô cho rằng trường học ở thành phố lớn sẽ phù hợp hơn với con gái. Vì vậy, hai mẹ con Estella khăn gói lên đường lên London.
    Đáng tiếc thay, trên đường đi đến London thì mẹ cô gặp chuyện không may và mất đột ngột. Cô bé Estella tự trách rằng cái chết của mẹ là lỗi lầm của mình, vì mình là đứa trẻ hư.
    Một thân một mình đến London, Estella mồ côi nhập bọn với hai cậu nhóc lang thang khác là Jasper và Horace. Cả ba tự nuôi bản thân lớn lên bằng cách ăn trộm, móc túi. Nhưng Estella chưa bao giờ quên giấc mơ trở thành nhà thiết kế thời trang của mình.
    Xuyên suốt bộ phim Cruella, chúng ta nhìn thấy Estella đấu tranh đòi quyền lợi vì bản thân. Cố gắng tìm công việc lương thiện thay vì mãi trộm cắp. Cố gắng đòi chân lý cho bản thân khi các thiết kế của mình bị Nữ nam tước Von Hellman chiếm dụng. Nhưng cuối cùng, cô nhận ra rằng những người ở tầng lớp nghèo hèn không dễ dàng gì nhận được sự công bằng trong xã hội. Để đấu lại với những người có tiền có quyền hơn, cô phải mưu mô xảo quyệt. Từ đó, Estella hóa thành Cruella, ác nữ nổi danh của Disney.
    Cruella nói về sự vùng dậy đòi chủ quyền của kẻ thấp cổ bé họng
    Có nhiều người cho rằng, môtíp phim Cruella không có gì mới. Thể loại kịch bản “tẩy trắng” cho tội phạm này đã được áp dụng nhan nhản ở Hollywood, mà điển hình là Joker hay Maleficent. “Nếu không vì màn diễn xuất đỉnh cao của hai Emma – Emma Stone vai Cruella và Emma Thompson vai Nữ bá tước – thì bộ phim này chẳng hề đáng xem”, viết nhà bình luận phim Roger Ebert.
    Tuy nhiên, tôi cho rằng bộ phim Cruella không chỉ có vậy. Nó đã xuất sắc kể lại tâm lý của giới trẻ của thập niên 1970 mong muốn chống lại nhà cầm quyền. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của trào lưu Punk.
    Có lý do để Disney chọn thập niên 1970 tại Anh Quốc làm bối cảnh cho bộ phim! Đây là giai đoạn hình thành trào lưu Punk, một trào lưu lớn trong nghệ thuật, ảnh hưởng đến cả âm nhạc, thời trang, văn học, phim ảnh… Punk bày tỏ mong muốn sống tự do, tùy hứng của cá nhân, không bị áp đặt trong bất kỳ định kiến nào. Giới trẻ Punk nổi dậy, chống lại chính quyền và quan niệm cổ hủ.
    Bộ phim Cruella đã truyền tải  thông điệp này đầy tính biểu tượng. Estella và các người bạn chính là đại diện cho giới trẻ Punk. Còn Nữ nam tước Von Hellmann chính là nhà cầm quyền, giới thượng lưu mang tính chất đàn áp.
    Cảnh Estella xuất hiện trong chiếc đầm dạ hội màu đỏ bốc cháy trong trailer phim Cruella không chỉ ấn tượng về mặt thị giác. Chiếc đầm này thực chất là một thiết kế đến từ bộ sưu tập của Nữ nam tước. Nhưng Estella đã cắt nát nó ra rồi may lại, biến nó thành một thiết kế độc bản của mình. Không khác gì việc những tay chơi Punk thời xưa dùng trang phục gợi nhớ chính quyền anh – ví dụ quân phục Anh hay vải tartan – rồi xé nó ra để may lại thành những thứ trang phục rách rưới, nổi loạn.
    Sự liên kết giữa Punk và âm nhạc cũng được cài cắm trong phim. Vì vốn, trào lưu Punk được khai sinh qua làn sóng âm nhạc Punk rock, trước khi lan truyền đến những hình thức nghệ thuật khác.
    Bộ phim 101 chú chó đốm phiên bản người thật đóng này sử dụng những nhạc khúc kiểu punk rock. Khi nhạc phim cất lên, người xem đã ngay lập tức được di chuyển về thập niên 1970.
    Cao trào của màn kết hợp giữa thời trang và âm nhạc punk rock diễn ra tại liveshow thời trang đầu tay của Cruella. Nếu Nữ nam tước Von Hellmann chuyên tổ chức show thời trang trong những toà lâu đài cổ, đúng quy củ của giới thượng lưu, sử dụng nhạc thính phòng sang trọng; thì Cruella đã giới thiệu bộ sưu tập đầu tay tại công viên, sàn catwalk dựng ngẫu hứng trên đài phun nước. Người mẫu là những kẻ đồng tính không được xã hội công nhận thời bấy giờ. Âm nhạc đến từ ban nhạc sống.
    Show diễn như cười nhạo giới thượng lưu London, giả bộ cao sang nhưng lại bị hấp dẫn bởi năng lượng của giới trẻ thời bấy giờ.
    Vấn đề duy nhất của phim Cruella: Ác nữ không đủ ác!
    Giới thời trang hẳn cực kỳ yêu thích phim Cruella vì tính biểu tượng của Punk, cũng như những bộ cánh được thiết kế cầu kỳ từ Jenny Beavan. Nhưng những người xem phim thuần túy vì cốt truyện có một lời chê trách khác: Cruella không đủ ác!
    Trong bộ phim hoạt hình 101 chú chó đốm, Cruella là mụ đàn bà quái ác muốn “làm thịt” lũ chó đốm để lấy da chúng làm lông. Nhưng trong bộ phim live action Cruella, Estella lại rất yêu chó. Không hề có cảnh tượng cô lấy lông chó đốm làm áo khoác. Có một sự bất hợp lý nhẹ giữa bộ phim người thật đóng này với phiên bản hoạt hình 101 chú chó đốm năm 1961.
    Tuy nhiên, được biết Disney đã bắt đầu lên kế hoạch cho phần hai phim Cruella. Có lẽ trong phần này thì Cruella cuối cùng cũng sẽ trở thành nữ sát thủ chó đốm mà chúng ta quen thuộc.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. Từng suýt bị chối bỏ khi mới ra mắt nhưng sau gần 20 năm, bộ phim đầu tay của đạo diễn Frank Darabont đã trở thành một tác phẩm điện ảnh yêu thích nhất của hàng triệu người.
    Từng có không ít người tự đặt câu hỏi: "Bộ phim nào là hay nhất trong lịch sử điện ảnh?" và dùng nhiều công cụ để tìm kiếm câu trả lời. Nhiều tạp chí điện ảnh, những cuộc bầu chọn khác nhau đem tới nhiều đáp án nhưng trên trang web nổi tiếng nhất về môn nghệ thuật thứ bẩy là IMDB, bộ phim The Shawshank Redemption (tạm dịch là Nhà tù Shawshank) đang đứng sừng sững ở vị trí đáng mơ ước ấy.
    Ra đời năm 1994 và nhận được những đánh giá tương đối tích cực từ giới phê bình nhưng The Shawshank Redemption vẫn ra về trắng tay tại các giải thưởng, đặc biệt là Oscar dù được đề cử ở tận bẩy hạng mục. Lý do đơn giản là bởi năm ấy, làng điện ảnh thế giới chào đón hai bộ phim khác đình đám hơn là Pulp Fiction và Forrest Gump. Không chỉ bị các giải thưởng ngó lơ, đến cả khán giả cũng ngoảnh mặt lại với tác phẩm này khi doanh thu của phim chỉ đạt con số khiêm tốn 28 triệu USD.
    Với thế hệ hiện nay, đây là một bộ phim kinh điển nhưng vào thời điểm The Shawshank Redemption mới ra mắt, thật khó để hút khách tới rạp với một tiêu đề chẳng có chút gì hấp dẫn. Đề tài nhà tù vốn đã kén người xem, chưa kể đa phần thời lượng phim đều là thoại. Các đấng mày râu không mấy hào hứng trước viễn cảnh xem cuộc đời của những phạm nhân nam, trong khi phái nữ chẳng hề thoải mái trước một tác phẩm mà chỉ có đúng hai nhân vật nữ có lời thoại và cả hai đều xuất hiện rất chớp nhoáng.
    Nhưng chính những điểm yếu ấy sau này lại khiến bộ phim trở nên nổi tiếng với khán giả bởi họ nhận ra chính trong nơi tối tăm ấy, một khúc ca bất hủ về tình bạn và hy vọng được vang lên. Shawshank là tên nhà tù nơi Andy Dufresne (Tim Robbins) thụ án chung thân do là nghi phạm duy nhất trong vụ án bắn chết vợ và tình nhân của ả.
    Khi bị kết án năm 1947, Andy đang là nhân viên ngân hàng thành đạt và bản án ấy có lẽ là dấu chấm hết cho cuộc đời anh, bởi làm sao một "ma mới" vốn quen chăn ấm đệm êm như anh có thể sống mãi trong một xà lim tồi tàn, vây quanh bởi những kẻ tù tội? Nhưng không, người đàn ông có dáng vẻ trầm tư ấy vẫn bền bỉ, tìm cách thích ứng với cuộc sống trong Shawshank mà không kêu ca lấy một lời.
    Trong cái nhà tù mà "ai cũng đều vô tội" ấy, Andy làm bạn với những tù nhân khác, như ông già đưa sách Brooks (James Whitmore), tay Heywood (William Sadler) lắm mồm và cũng có không ít kẻ thù như nhóm của tên Bogs (Mark Rolston) bởi sự kiên nghị của mình. Nhưng nổi bật nhất vẫn là tình bạn của anh với Red (Morgan Freeman), một người tù chung thân có khả năng móc ngoặc và tuồn những món đồ hiếm ở ngoài vào cho phạm nhân. Là hai kẻ xa lạ lúc đầu nhưng tình bạn của cả hai càng thêm bền chặt theo năm tháng với bao sự kiện xảy ra, để lại những ấn tượng khó phai cho những ai từng xem phim.
    Sự "cứu rỗi" của Hollywood
    Vào thời điểm Hollywood bắt đầu phát triển mạnh về kỹ xảo và các phim hành động bom tấn, sự xuất hiện của những tác phẩm như The Shawshank Redemption quả thực là sự cứu rỗi cho môn nghệ thuật thứ bẩy (Redemption trong tiếng Anh có nghĩa là "Sự cứu rỗi"). Trong bộ phim điện ảnh đầu tay của mình, đạo diễn Frank Darabont kể một câu chuyện diệu kỳ về tình bạn theo một cách đơn giản nhất nhưng cũng đẹp nhất.
    Cơ duyên để Darabont được làm bộ phim này cũng tới từ tình bạn với một người mà ông chưa từng được gặp cho tới khi chuẩn bị làm phim về Shawshank - cây bút viết truyện kinh dị nổi tiếng Stephen King. Bị ấn tượng mạnh bởi phim ngắn The Woman in the Room (1983) của Darabont, King chủ động liên hệ và trao đổi thư từ với đạo diễn này và quyết định bán bản quyền tiểu thuyết ngắn Rita Hayworth and The Shawshank Redemption với giá rẻ như cho không. Chính Darabont sau này cũng là người chuyển thể lên màn ảnh cuốn tiểu thuyết cùng lấy đề tài nhà tù The Green Mile của Stephen King, một kiệt tác điện ảnh đầy xúc động khác.
    Từ khi còn nằm trên bàn giấy, những cái tên hút khách như Tom Cruise, Brad Pitt, Charlie Sheen hay Harrison Ford được gợi ý để tham gia The Shawshank Redemption, như một sự đảm bảo thành công phòng vé. Nhưng Darabont từ chối bởi ông không muốn những siêu sao điển trai ấy vào vai tù nhân mà cần những diễn viên ít tên tuổi, "bình dân" hơn để đem cho khán giả cảm giác như đang chứng kiến một nhà tù thực sự.
    Lựa chọn để Tim Robbins cùng Morgan Freeman đảm nhiệm hai vai chính của Darabont thực sự là những quyết định sáng suốt. Nhân vật Andy khiến người xem bị cuốn theo từ những khung hình đầu tiên với thắc mắc liệu anh có phải một người vô tội. Càng xem, khán giả càng thấy cảm phục người đàn ông này bởi dù có bị đánh đập tàn tệ, dù có nở nụ cười cay đắng khi bị đối xử bất công nhưng không lúc nào ánh mắt anh không sáng lên ngọn lửa hy vọng. Còn Morgan Freeman thì đơn giản là được sinh ra để dẫn dắt câu chuyện với chất giọng hào sảng, ấm áp mang đầy tính chiêm nghiệm cuộc đời của một người đàn ông từng trải.
    Không sử dụng kỹ xảo, các cảnh quay trong phim đều tạo cảm giác chân thực và hướng về ánh sáng, như một dụng ý của Darabont. Nhà tù Shawshank như một xã hội thu nhỏ, với đủ thành phần tốt xấu khác nhau, trong đó có những người hướng thiện như Andy hay Red, có kẻ quen dùng bạo lực để nói chuyện như cai ngục Hadley (Clancy Brown) và cả mưu mô xảo quyệt như giám đốc trại giam Norton (Bob Gunton).
    Chính sự đa dạng này cùng diễn xuất tự nhiên, lôi cuốn của dàn diễn viên đã khiến The Shawshank Redemption không bị lãng quên mà trái lại, ngày càng có sức hút theo thời gian. Năm 1995, một năm sau khi được phát hành, tác phẩm này trở thành bộ phim được thuê băng video nhiều nhất tại Mỹ. Sau này, số lượng video, DVD hay lượt được phát trên truyền hình của The Shawshank Redemption đều đạt mức kỷ lục.
    Nhà phê bình quá cố Roger Ebert đánh giá đây là một trong những phim hay nhất ông từng xem, còn Viện Điện ảnh Mỹ AFI vào năm 2007 xếp tác phẩm ở vị trí thứ 72 trong danh sách phim hay nhất lịch sử Mỹ, vượt qua cả hai đối thủ năm xưa là Pulp Fiction (thứ 76) hay Forrest Gump (94). Còn kể từ năm 2008 tới nay, The Shawshank Redemption đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng của IMDB, như một sự ghi nhận của cộng đồng yêu phim trên khắp thế giới.
    Bài ca của tình bạn, sự tự do và hy vọng
    Stephen King là một bậc thầy về viết truyện kinh dị và những tinh hoa trong ngòi bút ấy vẫn được giữ nguyên, nếu không muốn nói là có phần xuất sắc hơn, khi viết nên câu chuyện về Shawshank giàu tính nhân văn. Những câu chuyện trong phim đa phần được diễn ra qua thoại cùng lời bình của Red nhưng vẫn buộc người xem phải dán mắt vào màn hình và khiến họ trải qua đủ cung bậc cảm xúc.
    Trong những lát cắt của cuộc sống nhà tù, Andy hiện lên như một Đấng cứu thế, một biểu tượng của niềm tin. Anh miệt mài viết thư hàng tuần đề nghị được cấp kinh phí xây thư viện trong tù cho tới khi chính phủ "phát ngấy" và buộc phải hỗ trợ Shawshank. Anh giúp tên cai ngục Hadley về công việc tài chính chỉ để đổi lấy một chầu bia cho các người bạn tù và chứng kiến nụ cười trên môi họ. Anh chấp nhận ngồi biệt giam cả tháng liền chỉ để bật một bản nhạc opera qua loa phát thanh của nhà tù, khiến "mọi người đàn ông tại Shawshank đều cảm thấy được tự do, dù chỉ trong tích tắc". Anh kiên nhẫn xóa mù chữ cho tù nhân trẻ Tommy (Gil Bellows) dù chàng trai này có những lúc tưởng như bỏ cuộc.
    The Shawshank Redemption gây xúc động không chỉ bởi Andy mà còn ở những mảnh đời khác. Dù đều là phạm nhân và gây ra lỗi lầm trong quá khứ nhưng khi xem phim, khán giả lại dễ dàng yêu mến những Brooks, Red... bởi sự chân thành trong cảm xúc từ họ. Các câu chuyện về những ông già này lại đem tới một góc nhìn khác với sự cô quạnh của tuổi già và nỗ lực tái hòa nhập với xã hội có thể khiến ngay cả phái mạnh cũng rơi nước mắt.
    Phim có một sự đối đầu thiện - ác giữa Andy với giám đốc Norton với kết cục đầy bất ngờ. Nhưng giống như một cuốn sách hay, The Shawshank Redemption còn làm được nhiều điều hơn chỉ là giải trí. Xem phim, khán giả cảm thấy trân trọng hơn sự tự do, tình bạn và những điều bình dị nhưng đẹp đẽ trong cuộc sống. Andy là nhân vật tạo nên cảm hứng, hy vọng. Cái kết tác phẩm chính là một hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời, với màu xanh của bầu trời, biển Thái Bình Dương như đại diện cho một giấc mơ về tình yêu cuộc sống.
    "Hy vọng là một thứ tốt đẹp và có lẽ là tốt đẹp nhất. Và chẳng thứ tốt đẹp nào có thể chết cả" - những từ mà Andy nói với Red cũng ứng nghiệm với The Shawshank Redemption, khi kiệt tác về tình bạn, cuộc sống và hy vọng này sẽ trường tồn mãi trong lịch sử điện ảnh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. "The Bird with the Crystal Plumage" (1970) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Dario Argento và là một tác phẩm tiêu biểu trong thể loại giallo của Ý. Sam Dalmas (do Tony Musante thủ vai), một nhà văn người Mỹ đang sống ở Rome. Sam chứng kiến một vụ tấn công tại một phòng trưng bày nghệ thuật và trở thành chứng nhân chính trong vụ án giết người. Khi bắt đầu điều tra vụ án, anh phát hiện ra một chuỗi các vụ giết người liên quan đến một kẻ giết người bí ẩn, và từng bước hé lộ những bí mật u ám của kẻ thủ ác.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. Một cảnh sát tên là Dan Gillis (do James Farentino thủ vai) chuyển đến một thị trấn nhỏ ven biển cùng gia đình để tìm hiểu về một loạt các vụ giết người bí ẩn. Trong khi điều tra, Dan phát hiện ra rằng các nạn nhân đều bị chôn sống nhưng vẫn tiếp tục sống trong trạng thái ma quái. Hắn cũng nhận thấy rằng dân làng có một vai trò bí mật trong các sự kiện kinh hoàng này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  15. eview phim Black Widow đang gây sốt tại phòng vé toàn cầu. Vậy là câu chuyện cuối cùng cần phải kể, khép lại hình tượng đáng nhớ trên màn ảnh của nữ minh tinh Scarlett Johansson trong vai trò là một Góa phụ đen của Avengers, cuối cùng cũng đã được ra mắt trên toàn cầu sau hơn một năm trì hoãn.
    Review phim Black Widow (2021) sẽ không tiết lộ nội dung phim. Ngắn gọn nhất để review phim Black Widow (2021) này sẽ là “đây không phải là một bộ phim để tri ân Natasha Romanoff như khán giả vẫn hy vọng.
    Phải nói rằng, nếu như các phòng vé đang chịu lệnh đóng cửa để góp phần chống dịch hiệu quả thì chắc chắn Rose sẽ đến rạp chiếu phim để tận hưởng bom tấn này, cho dù sự kỳ vọng và mong chờ có ở mức nào đi chăng nữa. Hai tiếng của bộ phim đem lại khá nhiều cảm xúc cho tất cả những khán giả hâm mộ của Marvel và mong chờ vào lần xuất hiện cuối cùng của Scarlett Johansson trong vai diễn Góa Phụ Đen.
    Phim được đạo diễn bởi nữ đạo diễn Cate Shortland, biên kịch bởi Eric Pearson với kinh phí 200 triệu đô. Bối cảnh của bộ phim là ở giữa Captain America: Civil War và trước khi Avengers: Infinity War diễn ra. Lúc này Black Widow vẫn đang trên đường trốn chạy lệnh truy nã. Avengers đã rã đám sau trận chiến Civil War, với Hulk và Thor thì đang tham gia sự kiện Ragnarok. Captain America vẫn tìm cách để giải phóng các đồng đội bị bắt giữ của mình là Hawkeye, Ant Man, Winter Soldier, và Scarlet Witch. Black Widow lúc này bị vướng vào một cớ sự ngoài dự kiến và bị buộc phải dồn sức để giải quyết triệt để.
    Thông qua trailer, các fan hâm mộ đã phần nào nắm bắt được rằng cuộc chiến riêng biệt này của Black Widow là để chấm dứt sự tồn tại của The Red Room – nơi sản sinh ra các thế hệ sát thủ Quá Phụ Đen nguy hiểm, do Dreykov thống lĩnh và chỉ đạo. Các Black Widow từ lâu vẫn luôn hoạt động ẩn mình và kín đáo theo các nhiệm vụ riêng biệt, che dấu tông tích của mình – trừ Natasha Romanoff – Black Widow duy nhất thoát ra khỏi sự kiểm soát của Dreykov và tự mình tạo dựng được danh tiếng mà cả thế giới vẫn biết đến ở thì hiện tại.
    Trong quá khứ, Romanoff đã hạ quyết tâm lật đổ Dreykov và The Red Room trong một nhiệm vụ. Trái ngược với suy tưởng của Romanoff, Dreykov vẫn còn sống, ẩn dật và tiếp tục phát triển The Red Room lên một “tầm cao” mới. Các Black Widow của thế hệ sau Romanoff chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt và tai ương hơn bởi công nghệ cao cấp – thứ mà Romanoff may mắn không phải bị cài cắm vào cơ thể khi trải qua quá trình đào tạo tại The Red Room.
    Trailer cũng đã giới thiệu tới khán giả các tuyến nhân vật mới là Yelena Belova, Alexei và Melina – những người từng được xem là gia đình của riêng Romanoff trước khi cô bị bắt vào The Red Room. Yelena Belova – em gái của Romanoff, được đồn đoán sẽ là Black Widow tiếp nối Romanoff trong kỷ nguyên mới của vũ trụ Marvel. Vai trò của Alexei và Melina, cũng như sự thật về mối quan hệ gia đình của họ cũng được tiết lộ rõ ràng trong phim.
    Trong phim, Dreynov không phải là nhân vật phản diện duy nhất mà Romanoff phải đối diện, mà còn có cả Taskmaster – một cỗ máy chiến đấu với sức mạnh và kỹ năng đáng gờm. Khán giả có thể thấy Taskmaster rất thông thạo mọi loại hình cận chiến, và linh hoạt sử dụng nhiều loại vũ khí, mà thông thạo nhất là khiên (giống Captain America), kiếm và cung tên (giống Hawkeye). Taskmaster tuy không mang trong mình sức mạnh hay quyền năng ghê gớm như những giống loài ngoài hành tinh mà Romanoff đã phải đối mặt, nhưng chắc chắn là không dễ đối phó.
    Với nhiều tuyến nhân vật mới được giới thiệu vào phim, cộng với các phân cảnh chiến đấu hoành tráng tại nhiều bối cảnh khác nhau thì hiển nhiên mạch nhịp của phim sẽ rất vội vã. Đây là một sản phẩm có đầu tư của Marvel nên sự hối hả này sẽ được cân bằng để khán giả không cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những khán giả mến mộ Black Widow/ Natasha Romanoff.
    Tính hiệu quả của kịch bản và dàn xếp mạch truyện là hiệu quả, nhưng về mạch cảm xúc lắng đọng thì có lẽ chỉ có ai thực sự yêu mến Romanoff mới tự mình liên kết được với nó, có thể một phần là vì tính hài hước, dí dỏm cũng được thêm thắt khá nhiều vào kịch bản để khán giá không sầu não khi nghĩ cái kết của Romanoff trong End Game.
    Bộ phim khai thác nhiều hơn về mối quan hệ của Romanoff và gia đình “sắp đặt” của cô. Đồng thời tạo ra bước đệm để giới thiệu Black Widow thế hệ mới là Yelena Belova.
    Các cuộc giao chiến có diễn tiến nhanh, mãn nhãn thị giác, cả Romanoff và Yelena đều có đủ đất diễn để tỏa sáng theo cách thức riêng. Các cuộc giao tranh trải dàn đều xuyên suốt, dường như không để cho khán giả ngơi nghỉ một chút nào. Chính bởi thế mà bộ phim này sẽ không đáp ứng được mong cầu của khán giả là được giải đáp tỏ tường về nguồn gốc, về những khía cạnh nhân tính, bị chôn giấu trong quá khứ của Romanoff như họ vẫn mong chờ. Có thể đến cuối cùng, những gì mà khán giả vẫn nên nhớ về Natasha Romanoff vẫn là một sát thủ với những gánh nặng bất đắt dĩ và những sự kiện đẩy đưa khiến cho cô luôn trong trạng thái bị giằng xé trong tâm trí – luôn dằn vặt và hối hận về chính quá khứ của mình.
    Tương lai vắng bóng Natasha Romanoff, nhưng chắc chắn khán giả sẽ còn gặp lại những đồng minh mới của biệt đội siêu anh hùng tương lai
    Nói về nhân vật phản diện trước tiên thì Dreykov (Ray Winstone thủ vai) xuất hiện không quá nhiều trong phim, và cả Taskmaster cũng thế. Taskmaster chỉ xuất hiện trong những cảnh giao chiến mãn nhãn, tại nhiều bối cảnh khác nhau. Cả hai nhân vật này đều không đòi hỏi quá nặng về diễn xuất, nên có thể nói là diễn xuất của cả hai diễn viên là vừa đủ. Cái cách nói chuyện chậm rãi, cao ngạo và sởn gai của Dreykov là phần thể hiện thuyết phục nhất cho nhân vật độc ác, kiêu căng và cáo già này. Taskmaster (Olga Kurylenko thủ vai) phần lớn đeo mặt nạ nên trong những phân cảnh hành động sẽ là do diễn viên đóng thế thực hiện.
    Natasha Romanoff vẫn là Natasha Romanoff mà chúng ta đem lòng cảm mến. Có lẽ vì khán giả đã quá quen thuộc với cô trong vũ trụ điện ảnh Marvel rồi nên dường như điều duy nhất mà chúng ta quan tâm hơn vẫn là cốt truyện và những phân cảnh cận chiến mãn nhãn. Scarlett Johansson đã tận tâm cam kết cho vai diễn này tới tận chương cuối cùng của nhân vật, điều duy nhất mà khán giả có thể làm là tán dương và ủng hộ cô ấy.
    Nhân vật Yelena Belova (Florence Pugh thủ vai) là tuyến nhân vật vô cùng phù hợp với Pugh. Đây không phải là lần đầu Pugh thể hiện một nhân vật có tính cách mạnh mẽ, nổi loạn hay có lý tưởng riêng. Nếu so với hai nhân vật thành công mà Pugh từng thể hiện rất thành công là Dani trong Midsommar (2019), Amy March trong Little Women (2019), thì Yelena Belova có thể nói sẽ là một hình tượng đáng nhớ khác trong sự nghiệp của nữ diễn viên sinh năm 96.
    Kịch bản đã tạo tiền đề để giới thiệu thành công nhân vật Belova sẽ là một Black Widow kế thừa di sản và danh tiếng của người chị đã khuất một cách trọn vẹn nhất. Yelena Belova không hề kém cạnh gì chị gái mình, với khả năng giao chiến linh hoạt, thậm chí còn liều lĩnh nhưng sáng tạo, sách lược hơn cả Romanoff trong nhiều tình huống sinh tử. Belova cũng có một trái tim nồng ấm, nhân ái và có trách nhiệm giống như Romanoff, và chính vì thế mà khán giả có quyền hy vọng thêm hơn về vai trò của cô ấy trong chương tiếp theo của vũ trụ Marvel.
    Alexei (David Harbour thủ vai) và Melina (Rachel Weisz) cũng có những giây phút tỏa sáng của riêng mình, mặc dù thời lượng sẽ không sánh bằng Romanoff và Belova. Alexei có sự ngang tàng, bất mãn và hiếu chiến của một chiến binh cơ bắp đã hết thời, tuy là vậy nhưng trái tim nồng ấm, can trường mà cả Romanoff lẫn Belova đều sở hữu là một phần được tác động bởi ông. Nếu Alexei là cơ bắp thì Melina là trí não, người phụ nữ mưu lược này là một nhà khoa học, gián điệp tài ba. Sự bình tĩnh, lặng lẽ, thấu đáo là điều tuyệt vời nhất mà Melina đã dạy cho cả hai con gái, khiến cho họ sinh tồn được tới tận ngày đoàn tụ.
    Một ẩn số thú vị khác được giới thiệu trong phim là Rick Mason (O-T Fagbenle) – một đồng minh thân cận, đáng tin cậy của Romanoff từ thuở cô còn ở S.H.I.E.L.D. Tuy thân phận và vai trò của Mason không được tiết lộ quá nhiều, nhưng xuyên suốt quá trình phim số lần xuất hiện của Mason là không ít, và mỗi lần xuất hiện thì anh ta lại gây ngạc nhiên cho cả Romanoff lẫn khán giả. Lực hấp dẫn và tình cảm ý nhị được trao gửi qua từng ánh mắt, cử chi trao nhau giữa Romanoff lẫn Mason cũng khiến cho khán giả phải tò mò muốn biết thêm hơn về tình sử lẫn quá khứ của hai người. Rất có thể đây không phải là lần cuối cùng khán giả được gặp gỡ Mason.
    Trước khi xem phim, hẳn sẽ có những quan điểm cho rằng Taskmaster lẫn Dreykov đều là những nhân vật phản diện không quá đáng sợ, hay “thuyết phục” nếu phải so sánh với những hình tượng phản diện khác đã từng xuất hiện trong các phần phim chung lẫn riêng của các anh hùng trong biệt đội Avengers. Thực tế, nội dung đã tiết lộ về mức độ nguy hiểm và bạo tàn của Dreykov nếu như hắn không bị ngăn chặn.
    Nỗ lực tối thượng lần này của Natasha Romanoff, Yelena Belova, Alexei và Melina, tiền định là để chấm dứt sự tồn tại của The Red Room, nhưng ngay cả họ cũng không thể ngờ rằng thành công lần này của mình đã phóng thích và triệt hạ những âm mưu gây hiểm họa lớn tới sự ổn định của toàn nhân loại, và vì thế mà Black Widow (2021) đã thực sự biến Natasha Romanoff trở thành một tượng đài không thể suy chuyển trong lòng các fan hâm mộ vũ trụ điện ảnh Marvel.
    Phim rất đáng xem. Điểm trừ của phim có lẽ là trận chiến cuối cùng giữa Romanoff và Taskmaster vẫn có thể được xây dựng để trở nên kịch tính hơn nữa, bởi Taskmaster đã thật sự được kỳ vọng là một thế lực đối địch vô cùng đáng gờm. Thêm hơn là kết chương cho hành trình của Romanoff trong vai trò là Black Widow thật sự vẫn còn để ngỏ rất nhiều những khúc mắc mà các fan hâm mộ muốn có được lời đáp giải. Đối với một fan mến mộ nhân vật Black Widow và từng khóc khi thấy sự hy sinh của cô trong End Game, có thể nói rằng phim vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được Rose trọn vẹn cũng vì lý do trên.
    Taskmaster và Romanoff nên có một trận chiến kết màn đầy máu lửa, cam go hơn những gì đã diễn ra trong phim.
    Về điểm cộng, tốt nhất vẫn là những cảnh quay được suy tính kỹ lưỡng, thủ pháp xoay chuyển góc quay để nắm bắt được những pha hành động gay cấn của các diễn viên. Kỹ xảo đẹp mắt, chỉn chu mà có khen cũng thừa. Màu phim đồng nhất với tất cả những tác phẩm điện ảnh trước đó của nhà Marvel. Có thể thấy rằng nhà Marvel đã nỗ lực hết mình để tạo ra một tác phẩm điện ảnh riêng dành cho nhân vật Black Widow của Scarlett Johansson – điều mà cô ấy xứng đáng nhận được.
    Phim vẫn có một phân cảnh nhỏ hậu kết phim để gợi mở những gì sẽ được diễn ra trong tương lai và đã xác nhận rằng Belova sẽ tiếp tục tiếp bước Romanoff để trở thành một Black Widow mới. Thực chất, bộ phim mang tên Black Widow không chỉ để tôn vinh Romanoff đơn thuần, hay đề cập đến việc chuyển giao trọng trách kế thừa từ Romanoff sang Belova, mà còn là một sự giải phóng cho tất cả Black Widow, cũng như gợi mở về vai trò của những sát thủ – giờ đây đã thoát khỏi ách thống trị của Dreykov trong tương lai. Đây là một bộ phim không chỉ dành riêng cho nhân vật Natasha Romanoff, mà là cho tất cả những Quá Phụ Đen nói chung.
    Cùng với cái kết của hai series Wanda&Vision và The Falcon and the Winter Soldier, cũng như series Loki cũng đang dần đi đến hồi kết, chương tiếp nối của vũ trụ siêu anh hùng Marvel đã dần được gợi mở thêm hơn tới khán giả. Vốn dĩ từ lúc blog được thành lập tới giờ, Rose vẫn chưa từng review một bộ phim nào của Marvel, nhưng cá nhân rất thích thú và luôn theo dõi những diễn tiến mới nhất của các nhân vật cũ lẫn mới. Quả thực, Rose vô cùng thích thú mong đợi, hướng về tương lai của hành trình tiếp nối trong vũ trụ điện ảnh Marvel.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. "The Cat o' Nine Tails" (1971) là một bộ phim trinh thám - kinh dị của đạo diễn Dario Argento, nổi bật trong thể loại giallo (một thể loại điện ảnh đặc trưng của Ý với các yếu tố hình sự và kinh dị). Đây là phần thứ hai trong bộ ba phim giallo của Argento, sau "The Bird with the Crystal Plumage" (1970) và trước "Four Flies on Grey Velvet" (1971).
    Phim xoay quanh hai nhân vật chính là Carlo (Karl) Malden, một nhà báo cũ đã nghỉ hưu, và Franco Arno (James Franciscus), một phóng viên mù. Họ tình cờ phát hiện ra một vụ giết người liên quan đến một tổ chức nghiên cứu di truyền. Vụ án này được thực hiện bởi một tên sát nhân bí ẩn, và nó làm sáng tỏ nhiều bí mật đen tối và liên quan đến các vụ án trước đó. Phim mở đầu với việc một kẻ sát nhân giết người một cách tàn bạo, sử dụng một công cụ giống như roi da có nhiều đầu nhọn, được gọi là "cat o' nine tails" (một công cụ tra tấn trong quá khứ). Trong quá trình điều tra, các nhân vật chính khám phá ra rằng vụ án có liên quan đến một nghiên cứu di truyền và một số bằng chứng cho thấy có một âm mưu lớn hơn đứng sau tất cả những cái chết.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. Phim Người Da Đen Cuối Cùng Ở San Francisco (tựa gốc: The last black man in San Francisco) có IMDb 7.3 , đây là một phim đẹp và hay, nếu bạn cảm nhận được nó. Thể loại tâm lý xã hội không dành cho giải trí như hầu hết những phim hay sách mà tôi review. Sau khi xem xong thì bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ hay thanh thản đâu, nhưng chắc chắn rằng trong tim bạn sẽ còn đọng lại gì đó, cái thứ còn đọng lại ấy sẽ theo bạn một thời gian dài, nó giúp mắt bạn sáng hơn, tim bạn nhiều cảm xúc hơn, và có lẽ nhờ đó mà bạn biết giữ gìn những hạnh phúc đang có lâu dài hơn.
    Nhân việc viết về phim này thì tôi nhắc lại phim Người Mohicans Cuối Cùng vì cả hai có tính tương đồng, phim kể về thời kỳ châu Mỹ mới được tìm ra, khi ấy các quốc gia châu Âu giành giật nhau tân lục địa, họ mang đến thứ “văn hóa” mới, “sự văn minh”, vật chất và súng đạn; họ làm những con người trên tân lục địa bị biến chất, khiến dân bản xứ rời bỏ tình yêu thiên nhiên, lòng chân thành. Trong bối cảnh ấy vẫn có một người Mohicans giữ được trọn vẹn linh hồn, ông chiến đấu vì những phẩm chất cao quý còn tồn tại, nhưng sau ông thì có lẽ cái phẩm chất ấy sẽ biến mất mãi mãi.
    Ngày xưa là thế, ngày nay thì sao? Hãy nhìn vào thành phố San Francisco trong phim, không khí ô nhiễm, rác, tội phạm, ma túy, những khuôn mặt da trắng lạnh cứng lướt qua nhau, những băng nhóm da đen phun ra những từ vô nghĩa và bạo lực. Thành phố là một mớ hỗn độn của những con người vô hồn, điên loạn, ngơ ngác. Nếu điều mà người dân bản địa ngày xưa phải làm là chống lại kẻ thù chiếm lấy đất đai họ, thì thứ mà những con người thật sự yêu San Francisco ngày nay phải làm là giữ lấy linh hồn, trái tim, ước mơ và khát vọng của mình. Kẻ thù của con người hiện đại thì không có hình hài, chúng trừu tượng, chúng được gọi bằng những cái tên ví dụ như sự vô cảm, sự thờ ơ, sự tha hóa, sự đam mê vật chất, bạo lực, tham lam.
    Jimmie yêu ngôi nhà đẹp trong nội thành mà anh từng sống lúc nhỏ với gia đình, còn lúc này, mọi thứ đều tan tác, anh phải sống nhờ ở nhà bạn là Mont – một nghệ sĩ nghiệp dư. Hai người họ thường xuyên đến ngắm ngôi nhà từng là nhà của Jimmie, cứ mỗi lần ngắm nhìn thì Jimmie đều thấy đau lòng khi chủ hiện tại chẳng bao giờ chăm sóc nó, nó ngày càng tàn tạ hơn. Mơ ước lớn nhất của Jimmie là có lại được ngôi nhà mà ông của anh đã xây đó. Anh thường tìm cách lẻn vào để sơn phết lại dù không hề sở hữu.
    Phim có nhiều cảnh quay rất đẹp và ý nghĩa, cái đẹp của không gian hòa trộn với cái bản chất trống rỗng của con người, nó tạo nên ảo giác San Francisco như một thành phố hoang vu không người. Cảnh ngoại ô, người da đen đứng trên bục diễn thuyết một mình, trước anh không hề có một khán giả nào, lời anh tràn đầy tâm huyết nhưng nó trở thành độc thoại vọng vào hư không. Cảnh một nhóm da đen trẻ, ăn vận sốc nổi, hình xăm khắp người, lời nói tục tĩu vô nghĩa. Cảnh ông già da trắng trần truồng đón xe bus, rồi một đám loi choi nhốn nháo dừng lại cười chê, nó mang tính mĩa mai, sự lố bịch cười sự lố bịch. Cảnh một người vô gia cư hát bài “San Francisco” – một bài hát cực đẹp về tình yêu dành cho thành phố này, tình yêu đó cũng trở thành vô gia cư.
    Nếu là một cư dân nhiều tuổi của thành phố này, tôi sẽ nhớ lại cái thời mà những con người đầu tiên đặt chân tới, họ háo hức, họ hạnh phúc vì tìm được vùng đất mới bình yên – nơi họ sẽ xây ngôi nhà dành cho họ và con cháu họ, ta sẽ thấy họ chăm chút từng li cho cánh cổng và cho khu vườn. Điều đó thì ngày nay hoàn toàn biến mất, thứ còn lại trong họ là sự sở hữu về một đồ vật chứ không phải “nhà”, “nhà” chỉ còn là thứ tài sản có thể bán đi nếu cao giá, thứ mà con cái giành giật nhau khi cha mẹ chết. Con người ngày nay như ông già trần truồng vì chẳng có gì được giữ lại trong tim họ dù là kỷ niệm, giống ông chú da đen trên chiếc xe cũ, giống những thanh niên da đen nói lời sáo rỗng, giống chủ ngôi nhà khi ra đi đã bỏ lại những quyển sách kinh điển – thứ tạo nên nền văn minh nhân loại, giống gã du côn da đen tốt bụng bị bắn chỉ vì cố tỏ vẻ anh là dân chơi thứ thiệt.
    Chỉ còn có Jimmie là yêu ngôi nhà từng là của gia đình anh, hoặc nói cách khác thì chỉ có anh là người duy nhất thật sự yêu San Francisco, bởi những kỷ niệm về gia đình, về mọi thứ anh từng có là còn đong đầy, anh như van xin họ bán cho anh ngôi nhà nhưng họ “rất tiếc”, vì họ cần tiền còn anh thì chỉ có “trái tim”. Một người như thế lại bị đẩy ra khỏi nhà, khỏi thành phố và phải ở nhờ. Cuộc sống có rất nhiều sự thật khiến ta đau lòng, cuối cùng thì điều mà anh hằng tin tưởng – điều níu kéo anh giắn bó với “nhà” cũng không còn. Vậy là anh chính thức trở thành “vô gia cư” và “vô gia đình” kể cả trong hiện thực và trong cả tâm hồn.
    Trên chiếc xe Bus, Jimmie nói với cô gái bảo là ghét San Francisco rằng “chị không được ghét nó trừ khi chị yêu nó“, vì chỉ những ai từng yêu điều gì đó thì mới cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy điều mình yêu đang bị hủy hoại rồi mới trở nên căm ghét. Kẻ chưa từng biết yêu thì không đủ tư cách để nói đến từ “ghét”.
    Hãy luôn tỉnh thức, để bảo vệ những gì bạn đang có, chúng có thể là ngôi nhà, là tình yêu, là bạn hữu. Nếu không thì ngày nào đó bạn sẽ không biết mình sẽ đi đâu và về đâu, như cảnh cuối cùng của bộ phim.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  18. Space Jam là một bộ phim hài hành động / hoạt hình thể thao của Mỹ năm 1996 với sự tham gia của ông vua bóng rổ Micheal Jordan. Bộ phim là một sự hư cấu về dòng thời gian giữa việc Jordan nghỉ hưu ban đầu rời khỏi NBA vào năm 1993 và trở lại năm 1995. Trong khoảng thời gian này, anh bị lạc vào vùng đất Looney Tunes. Ở đây, anh đã hỗ trợ các nhân vật Looney Tunes: thỏ Bugs, vịt Daffy, lợn Porky, Granny… trong một trận đấu bóng rổ chống lại những người ngoài hành tinh đến thăm- những người có ý định bắt họ làm nô lệ cho công viên giải trí của họ.
    Đánh giá:
    Không giống như các bộ phim khác thu hút người xem bởi tình tiết gây cấn, giật gân hay cốt truyện sâu sắc… Space Jam đúng nghĩa là một bộ phim theo mạch cảm xúc của phim hoạt hình: mạch truyện nhẹ nhàng cùng nhiều tình tiết hóm hỉnh, hình ảnh vui nhộn, sống động… Tuy vậy nhưng bộ phim vẫn thể hiện được tính nhân văn: khơi dậy ước mơ, đam mê của con người, và tạo cho người xem có cái nhìn sâu sắc về tình bạn.
    Dù chất lượng phim có hơi mờ vì làm từ năm 1996 nhưng với những năm 90 Space Jam là một trong những siêu phẩm hoạt hình sử dụng công nghệ kỹ thuật số (Roger Rabbit quay cảnh hành động trực tiếp trước và hoạt hình được vẽ bằng tay) sớm nhất thời bấy giờ. Các chuỗi phim hoạt hình được sử dụng các kỹ thuật truyền thống và các cách tiếp cận mới hơn, chẳng hạn như hoạt hình máy tính ba chiều được sử dụng trong “Toy Story”.
    Mặc dù rất khó cho một diễn viên khi làm việc trong những bộ phim kết hợp giữa hành động trực tiếp với hoạt hình, bởi phần lớn thời gian họ không thể nhìn thấy các nhân vật khác trong một cảnh với mình (diễn viên chủ yếu diễn xuất bên cạnh những người mặc bộ quần áo màu xanh, chứ không phải là các nhân vật thực tế) Nhưng Jordan đã hoàn thành rất tốt vai diễn của mình cùng nét diễn hài hước, tự nhiên. 
    Điểm đặc biệt thu hút của bộ phim có lẽ là ở việc pha trộn giữa hành động trực tiếp của con người với phim hoạt hình cùng hiệu ứng âm thanh và nhạc phim tuyệt vời. Bộ phim với nhiều bài hát của các nghệ sĩ như Seal, Quad City DJ’s,… Ca khúc "Hit 'Em High (The Monstars' Anthem)" với sự tham gia của các rapper B-Real, Coolio, Method Man, LL Cool J và Busta Rhymes, là một ca khúc hoàn hảo và đầy đe dọa cho những nhân vật phản diện ngoài hành tinh quái dị và có những câu thoại thú vị. Nhạc phim có sự độc đáo như vậy là do sự góp mặt của đa dạng các nghệ sĩ, tạo sự phù hợp và bổ sung thêm phong cách cho bộ phim. 
    Mở đầu phim đã rất thu hút người xem với cảnh Jordan ngày bé nói chuyện với cha về ước mơ của mình. Sau đó, bộ phim đã chuyển cảnh rất khéo léo qua cảnh một chuỗi các thành công sự nghiệp của Jordan cùng ca khúc chủ đề “ Space Jam” của Quad City DJ’s.
    Việc đặt Jordan vào bối cảnh cuộc gặp gỡ với thế giới của Looney tunes, sự bất ngờ của ông cũng nói thay được phần nào cảm xúc của người xem: khi trưởng thành, được nhìn thấy những nhân vật hoạt hình, nó làm ta nhớ đến ngày còn bé chỉ mong ước được chơi cùng với chúng.
    Bộ phim vẫn không quên nhấn mạnh các chi tiết cổ điển nổi bật gắn liền với từng nhân vật của Looney Tunes, như là những trò đùa tai quái của thỏ Bugs, tốc độ của The Roadrunner hay là cơn lốc Taz...
    Không chỉ thu hút người xem ở nội dung, hay cách xây dựng hình ảnh độc đáo giữa đời thực và hoạt hình, bộ phim còn thu hút người xem bởi sự tham gia của một số cầu thủ bóng rổ tài năng nhất trên thế giới tại thời điểm đó.
    Có thể nói, các yếu tố trên đã tạo nên một Space jam rất thành công vào những năm 90. Cho đến nay- năm 2021, khi một đứa thế hệ 10x như tôi được thưởng thức bộ phim này, nó vẫn gây ấn tượng cho tôi bởi công nghệ thời bấy giờ và tạo nên một dòng cảm xúc dạt dào khi nhớ về tuổi thơ của mình qua những bộ phim hoạt hình của Warner Bros. Cũng vì là đứa rất thích bóng rổ nên khi được xem những đường bóng tuyệt vời của ông hoàng Jordan, tôi lại càng thích thú hơn 
    Tóm lại, nếu bạn muốn trải nghiệm một chuyến đi trở về tuổi thơ mơ mộng cùng Jordan thì hãy theo chân chú thỏ Bugs nhé!
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. Để giành được cô nàng Ramona Flowers, cô gái trong mơ của mình, Scott Pilgrim – tay guitar của ban nhạc Sex Bob-Omb phải đánh bại bảy tên người yêu cũ với nhiều tài năng khác thường. Và lúc này, những cuộc chiến điên rồ, vui nhộn giữa anh chàng Scott vs “Hội người yêu cũ ác quỷ” của Ramona cũng bắt đầu trong dự án Hollywood đầu tay của đạo diễn cá tính Edgar Wright, người sở hữu phong cách làm phim có một không hai trên đời.
    Đạo diễn người Anh Edgar Wright là một tay phù thủy đích thực với phong cách làm phim “không thể lẫn được với ai”.
    Phim của Edgar không có những đoạn đối thoại dông dài hay những phân cảnh chán ngắt, thay vào đó, ông có thể tạo ra hàng tá hiệu ứng đặc biệt thông minh và hài hước để dẫn dắt câu chuyện, thứ làm nên thương hiệu có một không hai “Edgar Wright”
    Từ Shaun of the Dead (2004), Edgar Wright chứng tỏ khả năng dẫn dắt cảm xúc tài tình cho dù kết cấu của kịch bản này là cực kỳ phức tạp vì được kết hợp từ vô số thể loại khác nhau. Cho tới Hot Fuzz (2007), Edgar đã phát triển khả năng xử lý các pha hành động dữ dội trên…nền hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hài hước một cách tuyệt vời, chinh phục cả giới làm phim Hollywood.
    Hot Fuzz (2007) là dự án đỉnh cao nổi bật của Edgar Wright bên cạnh một Shaun of the Dead đã quá sức thành công. Không cần bàn cãi tới những dự án tiếp theo cộp mác Edgar Wright như Grindhouse hay The World’s End…, cách mà ông kết hợp các yếu tố lại với nhau từ các pha hành động, hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh, truyện tranh, truyền hình, điện ảnh, âm nhạc…tài tình tới mức, không chỉ khán giả mà ngay cả giới làm phim cũng nhiều lần phải Ồ lên thán phục. Còn công chúng đã không phải thất vọng khi dự án Hollywood đầu tay của Edgar Wright: SCOTT PILGRIM VS.THE WORLD (2010) đã thổi một luồng gió mới vào thị trường phim hài đang nhàm chán dần của kinh đô điện ảnh thế giới thời điểm đó.
    SCOTT PILGRIM VS. THE WORLD: Game on!
    Được chuyển thể từ bản comic ăn khách SCOTT PILGRIM, phiên bản điện ảnh mang lại nhiều ấn tượng đặc sắc khi được chính tay Edgar Wright đạo diễn với phong cách độc đáo cùng những màn xử lý táo bạo.
    Dù tràn ngập hiệu ứng truyện tranh vui nhộn nhưng bộ phim vẫn không gây “dị ứng” như những bộ phim chuyển thể hay mắc phải. Có thể nói, cách xử lý hiệu ứng cực kỳ thông minh và kịch bản phù hợp chính là điểm nhấn đáng chú ý của bộ phim, kết hợp hoàn hảo cùng dàn diễn viên chính thực lực, tạo ra sự thích thú đến kinh ngạc cho cả cộng đồng fan comic lẫn khán giả hâm mộ điện ảnh.
    Cốt truyện cuốn hút
    Với độ dài 112 phút gói gọn cả sáu tập truyện tranh nổi tiếng, SCOTT PILGRIM VS. THE WORLD là câu chuyện về “bad boy” Scott Pilgrim, người phải lòng Ramona Flowers, một cô gái bí ẩn vừa chuyển đến. Kể từ đó, Scott phải chiến đấu sống còn với hội người yêu cũ xấu xa của cô hòng dành lấy tình yêu đích thực, thứ mà anh chàng chưa bao giờ coi trọng trong cuộc đời mình. Những thử thách đầy khó khăn và vui nhộn cứ nối tiếp nhau xảy ra trên con đường tự thay đổi bản thân của Scott cho tới khi anh nhận ra bản chất đích thực của tình yêu, rũ bỏ thói trăng hoa và ngừng làm tổn thương phụ nữ.
    Những trận chiến giữa Scott Pilgrim với “Hội người yêu cũ ác quỷ” luôn nằm trong top những cảnh chiến đấu được xây dựng tốt nhất trên màn ảnh và chắc chắn là độc đáo nhất (thương hiệu “Edgar Wright” mà).
    Những màn đấm đá tay chân “chất như nước cất”, với tiết tấu dồn dập kèm theo hiệu ứng đặc biệt từ game và truyện tranh, kết hợp với đồ chơi độc quyền chỉ có trong phim của Edgar: Hiệu ứng chuyển cảnh và cắt cảnh độc đáo. Không chỉ vậy, từng trận kịch chiến lại diễn ra theo phong cách riêng biệt, khác lạ theo từng loại cá tính nhân vật, đưa khán giả tới hết bất ngờ này tới bất ngờ khác
    Ánh sáng và âm thanh cũng hỗ trợ rất tốt cho những đoạn cần thoại dài, không gây nhàm chán mà tỏ ra cực kỳ lợi hại trong việc chọc cười khán giả. Không thể không nhắc đến giọng nói hài hước của anh chàng Michael Cera trong vai Scott láu cá, những đoạn đối thoại cười ra nước mắt giữa anh, cô nàng Julie “The Bitchy One”, cô em gái “bà tám” Stacey Pilgrim hay Wallace Wells, anh bạn gay thân thiết cùng phòng. Bạn nên nhớ, ngay cả những câu thoại hài hước cũng chính là một thứ vũ khí đặc sản mang tên “Edgar Wright”.
    Các cảnh quay cũng được làm rất công phu, camera được xoay theo những góc rất tuyệt vời và linh hoạt, đôi khi theo chuyển động của nhân vật, đôi khi “bắt” lại những khoảnh khắc thú vị, khiến khán giả cười không thể ngậm miệng (Như lúc Scott lao qua cửa sổ để chạy trốn – quay lại lấy áo khoác – đi lẹt xẹt ngay sau lưng người yêu cũ…)
    Một dàn sao!
    Bộ phim quy tụ dàn diễn viên đỉnh cao tại Hollywood thời điểm này vào…8 năm trước: Michael Cera, Mary Elizabeth Winstead, Anna Kendrick, “Cap” Chris Evans, “Sup” 2006 Brandon Routh và cô gái vàng Brie Larson, “Captain Marvel”!
    Có lẽ bất ngờ nhất là Brie Larson 9 năm trước trong vai “người yêu cũ ác quỷ” của Scott Pilgrim. Brie khoe chất giọng tuyệt vời trong vai nữ ca sĩ Envy Adams gợi cảm, người duy nhất khiến trái tim Scott tan vỡ cho tới khi anh gặp được Ramona “búa tạ”. Quả là một bất ngờ lớn vì mình xem phim này…sau Room. Nhưng chị diễn quá tuyệt, Brie on the Rise!
    Kết lại: Xem đi, không hối tiếc đâu
    Giống như Cine – Vue đã nhận xét, bộ phim này chính là một kiện hàng hoàn hảo. Nếu chúng ta thay đổi – can đảm bóc dần đi từng lớp vỏ xấc xược, ngạo mạn, bốc đồng…từ chính tuổi trẻ của mình, chúng ta sẽ nhận được một thứ giá trị hơn gấp nhiều lần như thế: Một sự trưởng thành đầy ngoạn mục.
    …đó cũng là hành trình lột xác của Scott Pilgrim sau ngần ấy những thử thách sóng gió để có được tình yêu trọn vẹn của Ramona xinh đẹp (Dù thoại thì vẫn hài một cách banh não như thế này)
    Đây là bộ phim mà những người đã coi thì sẽ yêu thích tới mức xem đi xem lại, và sẽ ghi nhớ nó trong nhiều năm tiếp theo. Mình biết, vì mình đã xem nó tới gần chục lần không chán!
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. Luca Paguro – một cậu bé người cá sôi nổi, lanh lợi, luôn mơ ước được khám phá thế giới bên trên mặt đất, bị kìm kẹp bởi sự giám sát của cha mẹ trong ngôi làng thủy sinh dưới đại dương. Một ngày, Luca tình cờ gặp Alberto – cậu bé đồng loại kỳ lạ tự nhận mình là chuyên gia của mọi thứ. Cùng nhau, hai đứa trẻ mạo hiểm rời khỏi vùng biển Riviera và đến thị trấn Portorosso để tìm kiếm một chiếc Vespa với giấc mơ biến những cuộc phiêu lưu tự do thành hiện thực. Tại đây, cả hai gặp Giulia, cô gái loài người cá tính đã mở ra hành trình đầy cảm xúc về tình bạn, sự đoàn kết và khám phá một thế giới tràn ngập những điều kỳ diệu, bất chấp những định kiến và nỗi sợ hãi đe dọa chia cắt thế giới của họ.
    Sai lầm là đặc quyền của tuổi trẻ
    Trong bộ phim, cha mẹ của Luca được miêu tả là những phụ huynh có xu hướng bảo vệ con cái quá mức và họ sợ hãi thế giới bên ngoài đại dương. Họ gieo vào lòng Luca nỗi sợ hãi con người, niềm tin rằng con người là quái vật đất liền và là mối nguy hiểm đe dọa sự an toàn của cậu bé. 
    Cách nuôi dạy con cái của hai nhân vật này điển hình cho hình mẫu Helicopter parent – ba mẹ trực thăng, tức luôn luẩn quẩn kiểm soát con từ trên cao, dập tắt sự tò mò, cởi mở bởi cả hai quan niệm: “Những con cá tò mò thì sẽ bị bắt”. Với họ, những đứa trẻ ngoan luôn phải nghe lời người lớn và những người lớn thì không bao giờ sai. 
    Trái ngược với cha mẹ của Luca, cha của Alberto lại là nhân vật vắng mặt trong phần lớn thời gian của bộ phim. Alberto đề cập rằng cha cậu bé đã bỏ đi khi còn nhỏ và không xuất hiện trong cuộc đời cậu kể từ đó. Mặc dù bộ phim không đi sâu vào mối quan hệ của Alberto với cha, nhưng sự vắng mặt của ông có thể được hiểu là một dạng khác của phong cách nuôi dạy con cái: nuôi con một cách lơ là.
    Trong trường hợp của cha Alberto, sự vắng mặt của ông khiến Alberto phải tự bảo vệ mình và điều hướng thế giới mà không có sự hướng dẫn cũng như hậu thuẫn từ cha mẹ. Sự vắng mặt này ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm và ý thức về bản sắc của Alberto, khiến cậu ám ảnh với nỗi sợ hãi bị bỏ rơi, sống cách ly trên hòn đảo và học cách tự lập từ sớm.
    Từ đây, bộ phim nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép trẻ khám phá, phạm sai lầm và học hỏi từ kinh nghiệm của chúng, thay vì che chắn chúng khỏi thế giới vì nỗi sợ hãi. Đó cũng là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc khuyến khích tính tò mò, sự đồng cảm cũng như việc đồng hành cùng trẻ trên hành trình trưởng thành.
    Vẻ đẹp của sự khác biệt 
    Một trong những thông điệp sâu sắc nhất của Luca là tầm quan trọng của việc chấp nhận sự khác biệt và tìm ra tiếng nói chung của sự đa dạng. Bất chấp những nghi ngại ban đầu, bộ ba Luca, Alberto và Giulia học cách nhìn xa hơn vẻ bề ngoài và nhận ra tình nhân loại chung đã gắn kết họ, mở đường cho sự chấp nhận, cảm thông, thấu hiểu.
    Mùa Hè của Luca cũng là câu chuyện của những người nhập cư, kể về những người bên ngoài khao khát tận hưởng cuộc sống hạnh phúc của một vùng đất xa lạ. Tuy nhiên, họ không được chào đón, họ bị sợ hãi và xem thường, bị gọi là những kẻ khác lạ, những “con quái vật”. Tại đó, Luca và Alberto cùng chia sẻ một mối liên kết đồng loại mãnh liệt, họ đón nhận thế giới một cách cởi mở nhưng phải che giấu chính mình trước sự phán xét và sợ hãi của con người. Hình ảnh các cậu bé dạt vào bờ cũng gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng nhập cư và tị nạn diễn ra ở châu Âu năm 2015 khi cư dân từ vùng nội chiến Syria nỗ lực chạy trốn khỏi vùng đất bị tàn phá bởi chiến tranh và đối mặt với sự thù địch, xa lánh của chính phủ chỉ vì cố gắng sống sót.
    Bộ phim cũng mang đến một cuộc phiêu lưu chân thành về việc khám phá bản thân và hành trình gìn giữ căn tính thực sự của một người. Khi Luca vật lộn với những câu hỏi về sự thuộc về và sự chấp nhận, cậu học cách chấp nhận mọi khía cạnh của bản thân, bao gồm cả hai mã gen: con người khi ở trên bờ và người cá khi ở dưới biển. Đồng thời, qua hành trình chinh phục chiếc cúp Portorosso, cậu bé cũng khám phá ra lòng can đảm để sống với con người thật của mình, bất chấp những kỳ vọng hay định kiến của xã hội, minh chứng rằng điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra khi chúng ta mở rộng trái tim mình với người khác và dám đón nhận vẻ đẹp của con người chúng ta. 
    Sức mạnh của tình bạn
    Alberto, trên phương diện nào đó, đã sinh ra Luca lần thứ hai, bằng cách đem cậu đến với thế giới, dạy cậu những bước đi đầu tiên, có những ước mơ đầu tiên và vô số niềm vui, cảm xúc đầu tiên khác… Hai đứa trẻ con cùng chia sẻ với nhau một giấc mơ chung và cũng chính là Alberto – người bán đi chiếc Vespa mà cậu bé từng ao ước để Luca được đến trường. 
    Nhân vật Alberto là một thiếu niên vô tư tin rằng tất cả chúng ta luôn có một gã Bruno ở trong đầu. Gã này luôn nói: “Cậu không thể! Cậu sẽ chết! Đừng cho thứ đó vào miệng!…” và việc của chúng ta là hãy bảo gã này im miệng đi: “Silenzio Bruno!” bởi những nỗi sợ hãi đôi khi ngăn cản chúng ta nắm bắt cơ hội: “Cậu và tớ! Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì!”.
    Tình bạn của Luca – Alberto trải qua một giai đoạn khó khăn khi Alberto trở nên ghen tị với tình bạn của Luca lẫn Giulia và khi Luca bày tỏ mong muốn ở lại đất liền để đi học, bởi Alberto nghĩ rằng Luca sẽ bỏ rơi cậu bé như chính cha mình đã làm. Cả hai cuối cùng cũng hòa giải và tìm thấy cho riêng mình những ước mơ mà họ khao khát: Luca tìm thấy vùng đất tự do của tri thức và Alberto tìm thấy một gia đình mới – cha của Giulia – bác Massimo. 
    Những cuộc phiêu lưu chung của Luca, Alberto và Giulia cũng là minh chứng cho sức mạnh của tình bạn trong việc thúc đẩy sự phát triển, lòng dũng cảm, sự khám phá bản thân và đoàn kết các cá nhân từ các hoàn cảnh khác nhau. Cùng nhau, họ vượt qua những thử thách của tuổi thiếu niên, đối mặt với nỗi sợ hãi, vẽ nên những ước mơ và tự định hình số phận của chính mình.
    Phê phán thực trạng phân tầng địa vị và định kiến phân biệt đối xử
    Mùa Hè của Luca cũng đề cập đến chủ đề vượt qua nỗi sợ hãi và định kiến, soi sáng tác hại của sự thiếu hiểu biết và phân biệt đối xử. Khi đến thị trấn Portorosso, những quái vật biển như Luca, Alberto phải đối mặt với sự nghi ngờ và thù địch của cư dân loài người ở vùng đất này. Cộng đồng Luca gọi con người là quái vật đất liền trong khi cộng đồng người lại gọi người cá là quái vật biển. Điều này phản ánh những định kiến trong thế giới thực thường nảy sinh từ nỗi sợ hãi về những điều chưa biết. 
    Song song, bộ phim cũng phê phán việc áp đặt thành kiến lên những người thuộc tầng lớp thấp hơn hoặc không có địa vị kinh tế. Những định kiến này cho rằng những người thuộc tầng lớp kinh tế thấp là những người ít học, lười biếng, không đáng tin cậy, thậm chí nguy hiểm và do đó họ không được tôn trọng, xứng đáng bị xem thường. Minh chứng là nhân vật phản diện Ercole, một tay chơi giàu có được phép ra lệnh cho những người bạn của mình và họ tuân theo răm rắp mà không một chút phản kháng.
    Tuy nhiên, điều khác biệt trong Luca chính là những nhân vật ở tầng lớp thấp hơn và không dư dả về mặt kinh tế lại là những người hết sức chăm chỉ mà điển hình là Giulia –  nhân vật nữ duy nhất trong phim gần bằng tuổi Luca và Alberto. Ở thị trấn, Giulia nổi bật vì mái tóc đỏ và cá tính mạnh mẽ. Giulia cũng là đứa trẻ duy nhất trong phim được nhìn thấy đang làm việc. Khi xuất hiện lần đầu tiên, cô bé đang đạp một chiếc xe đẩy chở đầy cá, đi giao đơn đặt hàng. Điều này trái ngược với những đứa trẻ còn lại đang chơi bóng đá ở quảng trường thị trấn.
    Còn những người có quyền lực như Ercole trong phim rõ ràng lại là người lười biếng, bạo lực và hống hách. Như thế, địa vị kinh tế hay tầng lớp xã hội không tương đương với giá trị của một người trong xã hội, rằng quái vật thực sự, không phải Luca, không phải Alberto mà là những kẻ không biết thương yêu và thích thú với việc chà đạp người khác.
    Tựu trung, Mùa Hè của Luca là lời nhắc nhở sâu sắc về sức mạnh kỳ diệu của tình bạn, sự chấp nhận và sự khám phá bản thân trong việc vượt qua nghịch cảnh và đón nhận sự khác biệt. Thông qua cách kể chuyện lôi cuốn và những thông điệp chân thành, bộ phim truyền cảm hứng cho khán giả đối mặt với nỗi sợ hãi và tạo nên những kết nối chân thực vượt qua mọi ranh giới.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Phantom Thread là bộ phim chủ đề thời trang, tâm lý mang nhịp độ chậm rãi, không khí Anh Quốc cổ điển, xen kẽ những khung cảnh sang trọng, lãng mạn sẽ khiến bạn nhận ra nhiều khía cạnh của tình yêu. 
    Raynolds Woodcock - một thiên tài bị tổn thương 
    Phantom Thread có tựa tiếng Việt là Bóng Ma Sợi Chỉ, cũng là hình tượng để ám chỉ đến Reynolds Woodcock (đóng bởi Daniel Day-Lewis), một nhà thiết kế trang phục nữ danh tiếng ở thời kỳ hậu chiến nước Anh. Đối với Reynolds, việc trở thành người chuyên may đo các bộ váy đầm kiêu sa, lộng lẫy không chỉ là một tình yêu với công việc, hay một tài năng bẩm sinh. Đó còn là một bóng ma quá khứ, một sự thương nhớ và ám ảnh về người mẹ quá cố đã truyền nghề cho ông từ thuở ấu thơ. 
    Reynolds sống cùng chị gái Cyril Woodcock (Lesley Manville) tại một căn nhà phố tọa lạc gần trung tâm London. Căn nhà này dùng để làm văn phòng của thương hiệu Woodcook, chuyên đón tiếp các quý bà giàu sang đến may đầm. 
    Vốn là người chìm đắm vào công việc và tôn thờ những bộ váy do bản thân thiết kế, Reynolds chỉ sống trong một vòng lặp khép kín: ông dậy sớm, chải chuốt từ cơ thể đến trang phục một cách cẩn trọng, xuống bàn ăn sáng và bắt đầu phác thảo ý tưởng. 
    Ở những phân cảnh đặc tả việc cắt may trang phục, người xem luôn có thể nhìn thấy sự tập trung cao độ của Raynolds đối với từng chất vải, từng đường kim mũi chỉ ra sao. Có cảm giác như ánh mắt của ông luôn dính chặt vào từng bộ trang phục.
    Reynolds có cô độc không? Có, mặc dù sống trong sự chăm sóc của người chị gái cùng những nàng thơ, nhưng ông vẫn cô độc vì không thể tìm thấy sự gắn kết nối giữa bản thân và họ. Vì ông không thể chịu nổi những tiếng động khi làm bữa sáng, những chiếc bánh ngọt đầy kem bơ vì nó khiến ông bị sao nhãng. Vì ông không thể nghĩ đến ai khác ngoài mẹ mình và sự khao khát được chăm sóc bị giấu kín. Reynolds đè nén sự yếu đuối bên trong bằng cách tỏ ra là người đàn ông hào hoa, tinh tế, lịch thiệp và luôn chiều lòng những vị khách hàng nữ. 
    Alma Elson - một nàng thơ khác lạ  
    Không có gì ngạc nhiên khi Alma Elson (Vicky Krieps) - nàng thơ sau này của Reynolds lại gọi ông là “hungry boy” (cậu bé đói bụng) hay “spoiled little baby” (đứa trẻ hư hỏng). Trái ngược với Reynolds, Alma chỉ là một người nhập cư, là một cô hầu bàn bình thường tại một nhà hàng bình thường vùng ngoại ô. Ở Alma, người xem không được tiết lộ bất cứ điều gì về hoàn cảnh xuất thân hay quá khứ của nàng. Alma cũng không có sắc đẹp kiều diễm, cơ thể hoàn hảo như nàng thơ Johanna (Camilla Rutherford) trước đó. 
    Một cách kỳ lạ, cả hai vẫn bị thu hút nhau trong những giây phút đầu tiên, khi Reynolds cố gắng gọi món lâu hơn, để rồi mời Alma bước vào cuộc sống của mình. Ông cho Alma diện những bộ cánh rực rỡ, quý phái nhất, sau tất cả cũng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn sự sáng tạo của ông. 
    Vậy là Alma, từ chỗ là một cô gái bình thường, có phần vụng về thô kệch, dưới sự dẫn dắt của Raynolds, cô đã trở thành một quý cô sang trọng và tỏa sáng. Cặp đôi này sẽ khiến chúng ta thấy quen thuộc như cái kết hạnh phúc giữa cô gái thường dân và bạch mã hoàng tử. Khung cảnh hai người nắm tay nhau dạo bước trên bờ biển dài hay giữa đại lộ một cách lãng mạn sẽ khiến người xem ấm lòng vì cuối cùng họ đã tìm thấy nhau. Raynolds đã nói: “tôi cảm giác như mình đã tìm kiếm em bấy lâu nay”, Alma đáp lại: “anh đã tìm thấy em, bất kể anh làm điều gì, hãy làm cho đúng”.
    Tình yêu hay là sự kiểm soát? 
    Chào mừng đến giai đoạn vỡ mộng của tình yêu, nơi chúng ta chứng kiến sự thay đổi bất thường từ những người đang yêu nhau và xem họ làm tổn thương nhau như thế nào? Khi Alma nhận thấy Raynolds chỉ xem cô là một “người mẫu”, hay đúng hơn là một con ma nơ canh vô hồn với số đo cơ thể vừa tầm mắt của Raynolds, từ đó ông có thể tạo ra những bộ váy một cách thăng hoa nhất. Hóa ra Raynolds không hề yêu Alma như ông nói, mà chỉ xem cô là người thay thế chỗ của Johanna. Ngay cả Cyril cũng đối xử với Alma theo cách như vậy. Bà chỉ tỏ ra hài lòng khi em trai mình hài lòng, nếu có thể loại bỏ một nàng thơ nào đó, bà sẽ rất vui khi làm như vậy. 
    Trong một số mâu thuẫn, Raynolds dùng sự thượng đẳng về nghề nghiệp, gia sản, danh tiếng của mình để khiến Alma cảm thấy xấu hổ vì cô “không có gu thẩm mỹ, không biết đếm số”. Ông tự cô lập bản thân trong những giây phút tập trung cao độ để tách biệt hoàn toàn với Alma. Thậm chí, Raynolds cho Alma một phòng ngủ riêng, ngay bên cạnh phòng mình như một cách khẳng định, dù cô có thể bước vào cuộc đời ông, nhưng cô sẽ không bao giờ có thể chạm tới không gian riêng của ông được. 
    Alma yêu Raynolds, bởi cảm xúc, sự gắn bó, sự chung thủy và sự trân trọng khi Raynolds đã may cho cô những bộ váy khiến cô trở nên vững chãi, quý phái. Nhưng Alma nên làm gì khi Raynolds càng ngày càng trở nên xa cách cô hơn? Khi cô nhận ra mình chỉ là vật thế thân không hơn không kém? 
    Chúng ta sẽ thấy Alma ở những phân cảnh mà cô từng bước khẳng định mình. Cô cố gắng phá vỡ những lề thói của Raynolds, đầu tiên là cách cô chuẩn bị bữa sáng trên bàn ăn cho Raynolds với những tiếng động lách cách, như người cưỡi ngựa chạy quanh phòng và điều đó khiến Raynolds nổi giận. Hoặc là phủ nhận ý kiến của cả Raynolds và Cyril khi 2 người này muốn cô phải mặc trang phục cô không muốn. Khi đoàn công nương đến từ Châu Âu đến văn phòng Woodcook để đặt may váy, Alma đã nhìn thẳng vào công chúa và nói: “Xin chào, tôi sống ở đây”. Cô muốn tạo bất ngờ cho Reynolds khi tổ chức một bữa tiệc nhỏ với món ăn ông không ưa thích.

    Ở Alma, cô lúc này không còn là một nàng thơ bình thường nữa. Cô không chấp nhận sự đối kháng đến từ hai chị em nhà Woodcook để rồi nhận một cái kết phũ phàng. Thay vào đó, Alma đã tìm thấy một loại nấm độc và bắt đầu học cách chế biến nó. Đây có thể xem như một biện pháp cuối cùng để Alma níu giữ tình yêu, khiến cho Raynolds bị bệnh, khi ấy ông sẽ như một đứa trẻ, ngoan ngoãn, dịu dàng và nằm trong vòng tay của cô. 

    Raynolds, với nhu cầu giấu kín là được chăm sóc, được che chở bởi người mẹ cuối cùng cũng chấp nhận rằng, từ đây đến hết cuộc đời, ông sẽ sống dưới sự chăm sóc của Alma. “Kiss me, my girl, before I’m sick” là câu nói ở phần kết gây ám ảnh nhất. 

    Dưới góc nhìn tâm lý học, đây là một mối quan hệ không khỏe mạnh chút nào. Sự đau khổ tạo ra chấn thương và biến thành sự phụ thuộc không ngừng. Trong mối quan hệ của Raynolds và Alma, cả 2 đều không có một tình yêu tự thân đích thực, họ phải liên tục phụ thuộc và kiểm soát lẫn nhau để duy trì tình yêu. Có nghịch lý không khi sự độc hại này lại mang đến kết quả tích cực? Như Alma đã nói: “nếu anh ấy không tỉnh dậy vào ngày mai, thì cũng chẳng có điều gì phải hối tiếc, bởi vì tôi biết anh ấy sẽ luôn đợi tôi, ở thế giới bên kia và kiếp sau”. Chúng ta được chứng kiến một mối quan hệ nằm giữa lằn ranh của sự độc hại và sự gắn bó, giữa tình yêu chung thủy và sự kiểm soát. Alma yêu Raynolds khi ông trở nên yếu đuối, cần được bảo vệ. Raynolds yêu Alma khi cô trở thành một người mẹ dịu dàng chăm sóc ông. Một tình yêu lạ kỳ, được khâu bằng những sợi chỉ của bóng ma, tổn thương và nấm độc. 

    Lời kết 
    Phantom Thread theo cảm nhận của mình là một bộ phim đẹp về nhiều khía cạnh. Về chất lượng hình ảnh và những thước phim đầy tính nghệ thuật, với mỗi khung hình đều được đạo diễn Paul Thomas Anderson chăm chút tỉ mỉ, tựa như những bức tranh thời Phục Hưng. Ngạc nhiên hơn là bộ phim không hề có sự đóng góp của một đạo diễn hình ảnh - DOP (Director of Photography) nào, toàn bộ khâu hình ảnh đều được thực hiện chỉ bởi Paul Thomas Anderson và ekip. 
    Tiếp theo đó, không thể kể đến sự diễn xuất bậc thầy của Daniel Day-Lewis, nam diễn viên đã đoạt nhiều giải Oscar nhờ vào lối diễn xuất method acting của mình. Ông thể hiện thành công một nhà thiết kế Raynolds Woodcook đầy tính nghệ sĩ, lịch thiệp và sang trọng. Hóa ra hình tượng này được lấy cảm hứng từ nhà thiết kế nổi tiếng thập niên 40-50 là Charles James, một nhà mốt đẳng cấp ngang hàng với Coco Chanel, Christian Dior cùng thời. 
    Vicky Krieps và Lesly Manville cũng là 2 diễn viên đáng gờm, góp phần làm nổi bật hình tượng nhà thiết kế Woodcook nhưng vẫn giữ được đúng chất riêng của mình. Nếu xem kỹ hơn, bạn có thể sẽ nhận thấy nhân vật bà chị Cyril có nét gì đó khiến người ta phải bật cười vì sự phớt tỉnh ăng lê của bà.
    Cuối cùng, âm nhạc và trang phục tạo nên điểm nhấn hoàn hảo cho phim. Khán giả sẽ mãn nhãn với những bộ váy được gia công, thiết kế đẳng cấp nhất. Những bộ váy vừa khiến mình cảm thấy nó đẹp và sang một cách trọn vẹn, vừa đủ, không khoa trương (một lần nữa nó lại có phong cách giống với style của Charles James). Về âm nhạc thì được biên soạn bởi Jonny Greenwood, nghệ sĩ, nhạc sĩ và là thành viên của ban nhạc rock Radiohead. Nếu ai thích nghe nhạc cổ điển thì sẽ khó quên được những bản nhạc trong phim. Mỗi cú chuyển cảnh đều dẫn theo những đoạn nhạc khác nhau, nhưng tinh tế đến mức người xem khó mà nhận ra được và họ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đây cũng là điểm mà mình thích nhất ở bộ phim này. 
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  22. The Autobots must stop a colossal planet consuming robot who goes after the Autobot Matrix of Leadership. At the same time, they must defend themselves against an all-out attack from the Decepticons.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. Nước Mỹ trong thời kì chiến tranh lạnh. Một ngày đẹp trời, viên tướng Jack D. Ripper (Sterling Hayden) bỗng nảy ra ý định tấn công Liên Xô bằng bom nguyên tử. Lệnh tấn công được phát ra, và các máy bay B52 lập tức lên đường, trực chỉ Liên Xô. Sĩ quan Lionel Mandrake (Peter Sellers) tìm mọi cách làm cho Jack D. Ripper nghĩ lại và thu hồi lệnh tấn công, nhưng đều thất bại. Cùng lúc đó, tại Lầu Năm Góc, một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập nhằm ngăn chặn bằng mọi giá vụ tấn công. Họ được Đại sứ Liên Xô thông báo rằng, nếu như vụ tấn công xảy ra, cỗ máy Doomsday Machine của Liên Xô sẽ tự động kích hoạt, và trong vòng 10 tháng tới sẽ không còn bất kì sinh vật nào trên Trái Đất còn sống sót. Nỗi lo về ngày tận thế đến gần, và những nhân vật chóp bu của Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn thảm hoạ cho toàn nhân loại...
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  24. Snatch là 1 trong những bộ phim thuộc thể loại Crime/Thriller tuyệt với nhất mà tôi từng xem, cực kì hay nhưng theo 1 phong cách đặc biệt, rất cá tính. Theo tôi, thành công của Snatch phụ thuộc rất lớn vào Guy Ritchie.
    Guy Ritchie - Director/Writer của Snatch, ông ta mang đến cho thể loại Crime/Thriller 1 sự mới mẻ, bằng cách tạo dựng nên những tình huống ngẫu nhiên đặc biệt, những pha hành động hài hước độc đáo, cá tính và cách cư xử của nhân vật được xây dựng khéo léo và tỉ mỉ. Ritchie bằng những thứ đó , với những cảnh quay cần thiết và tối giản nhất có thể, đã tạo ra 1 bộ phim cực kì độc đáo và hấp dẫn người xem, ko bằng những kĩ xảo đẹp mắt, ko bằng nhiều pha xả đạn hay rượt đuổi gay cấn (có thể nói là ko có), sản phẩm được tạo ra hoàn toàn nhờ kịch bản và diễn xuất của nhân vật song nó là 1 tác phẩm tuyệt vời nhất trong số các phim của Ritchie.
    Về các bộ phim khác của Ritchie mà tôi đã được xem thì cũng có thêm 1 movie xuất sắc của ông là Lock, Stock and Two Smoking Barrels, 1 bộ phim với cách làm tương tự Snatch và cũng rất thành công, tuy nhiên tôi đánh giá Snatch cao hơn bởi tính giải trí và hài hước của nó.
    Các nhân vật
    Phim có sự tham gia của Jason Statham và Brad Pitt là 2 ngôi sao sáng giá nhất, nhưng thật ra bộ phim có 1 dàn diễn viên đã diễn 1 cách xuất sắc, tất cả họ, và xem phim các bạn mới nhận ra rằng kiểu làm của Ritchie là ko có nhân vật chính, mà bộ phim là 1 sự kết hợp của rất nhiều nhân vật, nếu xem phim lần đầu bạn có thể lẫn lộn. Về chi tiết nhân vật và đánh giá tôi sẽ nói ở phần tiếp theo.
    Kịch bản
    Bối cảnh của bộ phim là sự tranh giành, chụp giật của các băng đảng ở Luân Đôn để đoạt được 1 viên kim cương vô giá. Kịch bản phim rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ ko làm bạn thất vọng, với những tình huống ngẫu nhiên , những hoàn cảnh éo le bất đắc dĩ của từng nhóm sẽ đưa đẩy họ đụng độ nhau và tìm cách giải quyết/thủ tiêu nhau để giành lấy viên kim cương. Xin nói thêm là Guy Ritchie là 1 người Anh và trong phim ông ta sử dụng rất nhiều diễn viên gốc UK và kiểu đối thoại cũng như đặc điểm của các băng đảng mang tính chất rất “Anh”.
    Các băng đảng
    Bộ phim là sự tranh giành, đấu đá của 6 nhóm chính: anh em nhà Thổ, trùm Brick Top, Mickey và băng Di gan, Boris dao găm, Avi – Doug the Head – Tony Răng Đạn (băng sở hữu đầu tiên của viên kim cương), 3 tên cướp nghiệp dư da đen. Chắc chắn với 1 bộ phim nhiều nhân vật thế này với tiết tấu chuyển cảnh nhanh sẽ khiến bạn lúng túng khi xem, nhưng nếu xem lần thứ 2 chắc chắn bạn sẽ thấy được nhiều cái hay ho và tinh tế trong từng nhân vật mà Guy Ritchie đã dựng lên. Tôi sẽ giới thiệu chi tiết về các băng đảng trong phần tiếp theo. Để giới thiệu các nhân vật, tôi xin phép giữ nguyên tên các nhân vật đã được Translate theo sub của anh NQK, đây quả là 1 subtitle “bất hủ” 
    1. Anh em nhà Thổ: Turkish và Tommy
    Turkish và Tommy do Jason Statham và Stephen Graham thủ vai, cả 2 đều là người Anh, và có 1 điều đặc biệt là sự nghiệp của cả 2 đều bắt đầu lên khi đóng phim cho Guy Ritchie. Hẳn rất nhiều bạn thích anh Jason qua các phim hành động kiểu hài hước mà anh ta đóng (Crank chẳng hạn) nhưng trong Snatch, Jason và Stephen phải vào vai 2 tên cò đấm bốc lậu và luôn gặp vận xui với trùm Brick và băng Di Gan.
    Tôi thực sự thích cách mà Stephen thể hiện vai Tommy, trong phim Tommy có 1 vẻ mặt “ ngu nhưng cố tỏ ra nguy hiểm” . Xem phim các bạn sẽ thấy trông anh Tommy ngốc đến đáng thương đúng với cái tên Tommy “dim-witted” (não ngắn, hay tối dạ, anh NQK dịch là đầu đất, rất hay), và anh ta ko biết khi nào nên nói ko nào nên im, ko biết lúc nào nên làm gì, tuy nhiên Tommy lại là kẻ giàu cảm xúc nhiều tình thương “nhất phim”, khóc khi thấy George đo sàn (có lẽ anh ta khóc vì sợ) hay khi thấy Turkish sắp bị chém thì dám cầm cả súng lởm để vào cứu.
    Còn Turkish (Thổ) thì anh ta có thể nói những câu rất hài hước, tính châm biếm cao nhưng có vẻ mặt “tỉnh bơ khó hiểu” làm người xem phải ko thể nhịn được cười dù xem đi xem lại rất nhiều lần. Tuy nhiên anh em nhà Thổ trong phim toàn gặp vận xui và nằm ở thế nợ nần khi làm bắt đầu làm ăn với trùm Brick trong nghề đấm bốc lậu.
    2. Trùm Brick (Brick Top)
    Trùm Brick và tay chân của hắn là những kẻ quyền lực, hạng Gangster khét tiếng với những thủ đoạn rất tàn bạo luôn đe dọa và xử lí bất kể ai dám nhúng tay vào hoặc làm trái ý lão Brick này, trong phim trùm Brick là 1 kẻ khôn lỏi mồm luôn chửi thề và ra lệnh nhưng khá bất ngờ là lão này nhìn ko có vẻ “chơi” lắm khi đeo cặp kính dày với đôi mắt thao láo. Vai Brick top do Alan Ford đóng (lão này có giọng Anh rất đặc) và điều làm tôi nhớ nhất khi nhớ đến nhân vật này là : “Mày láo tao chặt xác mày cho heo ăn”… 1 kiểu thủ tiêu rất tàn bạo nhưng cũng rất “triệt để”
    3. Mickey và băng Di Gan
    Mickey do Brad Pitt thủ vai, cái tên Mickey có lẽ là do những hình xăm trên người tên trùm đấm bốc tay ko Di Gan này: toàn là chuột Mickey @@. Tên Di Gan trọ trẹ xăm trổ đầy mình này có 1 tuyệt chiêu cực kì lợi hại : “1 đấm chết luôn – one hit one kill” với bất kì đối thủ nào nhưng hắn và cả làng Di Gan của hắn ko hề dễ chơi chút nào. Xem phim bạn sẽ nhận thấy những đặc điểm của dân Di Gan, tính bầy đàn và ko ngại bất cứ đứa nào hay băng nào.
    4. Boris Dao Găm, hay Boris né đạn (Rade Sherbedgia đóng)
    Lão người Nga từng là điệp viên mật của KGB, đúng như cái tên, cứng như đầu búa, sắc như dao găm, đây là nhân vật lì lợm, hổ báo nhất phim. Cái tên của lão Boris gắn với 2 điều, 1 là né được đạn, và 2 là lúc nào cũng mang theo con dao (có vẻ là dao chặt thịt chứ ko phải dao găm )
    5. Avi, Doug túi khôn và Tony Răng Đạn
    Trong 3 nhân vật này, người làm tôi chú ý nhất là Tony Răng Đạn (Vinnie Jones đóng). Nếu các bạn đã xem các phim khác của Jones, các bạn sẽ thấy anh ta thể hiện rất xuất sắc các vai du côn, bặm trợn và đồ tể (Lock,stock and two smoking barrels và Eurotrip), trong phim Snatch cũng vậy, Tony Răng Đạn đích thức là 1 tên giang hồ đồ tể đầy kinh nghiệm giang hồ. Nhưng anh này có 1 cái kết cục rất buồn cười, chết chỉ vì con chó .
    6. 3 tên trộm nghiệp dư da đen.
    Vince, Solomon và Tyrone, rõ ràng đây là trung tâm của những pha hài hước, mang tới cho bộ phim nhiều pha cười ra nước mắt. Ba anh chàng này tuy chẳng biết việc cướp bóc gì cũng vác súng đi cướp nhưng cướp phải toàn là dân gangster, dân hổ báo giết thuê… Từ Boris, rồi tới Bricktop, đến cả con bé thu ngân cũng chịu thua, nói thêm là con thu ngân này thuộc hạng gan lì, dù sao cũng là thuộc hạ của Brick mà, nhưng phải kể đặc biệt là khi gặp Răng Đạn, lúc này 3 anh này mới thật sự co vòi. Guy Ritchie đã tạo nên tiếng cười đơn giản từ những cách cư xử của nhân vật hay trong đối thoại của họ, rất đơn giản nhưng hiệu quả rất cao.
    Kết
    Bộ phim được chấm điểm rất cao trên IMDb, và tổng kết lại, với Snatch chúng ta sẽ được thưởng thức 1 bộ phim chủ đề tội phạm rất đặc biệt, ko phải nghẹt thở khi xem những cảnh đuổi bắt , những màn đấu súng , ko có những cảnh lãng mạn hay cảnh nóng, ko có những màn đấu trí bắt người xem phải nhọc nhằn ngẫm nghĩ…
    Snatch đơn giản là mang đến 1 tình huống thú vị, hài hước với 1 câu chuyện đơn giản, với những cảnh quay tối giản đến mức cần thiết nhất, và ăn thua nhất là ở phần kịch bản của nó cuốn hút người xem, nhân vật được xây dựng 1 cách tỉ mỉ, tinh tế, diễn viên trong phim với diễn xuất tuyệt vời. Tôi xem đi xem lại Snatch rất nhiều lần và phim luôn luôn làm tôi cười mặc dù đã biết trước nội dung. Xem 3 tên cướp da đen bị Răng Đạn bật lại cho sun lại vì cái tội mang súng giả dọa người hay đoạn con chó ăn 1 con chip chip hoặc đơn giản là xem Tyrone và Vince nói chuyện khiến tôi ko thể ngừng cười.
    Cuối cùng xin nhắc lại lần nữa là chắc chắn bạn sẽ ko hối tiếc khi xem phim, hãy tin tôi, và nếu xem thì hãy dùng sub của anh NQK (cám ơn anh lần nữa).
    Thêm 1 điều nữa là nếu bạn đã thích Snatch, chắn chắn bạn sẽ thích Lock,Stock and Two Smoking Barrels cũng của Guy Ritchie.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  25. Hanzo Hasashi loses his family during an attack by a rival clan the Lin Kuei. He is given the chance to compete in an inter-dimensional tournament to save his loved ones while other fighters try to save the Earth realm from annihilation.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated