Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
Caine lớn lên trong một khu phố đầy bạo lực và tội phạm. Sau khi mất đi những người thân yêu và chứng kiến những cảnh tượng khủng khiếp, anh bị cuốn vào cuộc sống tội phạm, tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy và bạo lực. Mối quan hệ với bạn bè, gia đình, và những người xung quanh cũng trở nên phức tạp khi anh phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn.
Phim không chỉ kể về cuộc sống của Caine mà còn phản ánh thực trạng xã hội mà nhiều thanh niên phải đối mặt, bao gồm cả sự bất công và những hệ lụy từ môi trường xung quanh. Qua đó, "Menace II Society" đặt ra những câu hỏi về số phận, lựa chọn và sự sống còn trong một thế giới đầy thử thách.
-
Công viên giải trí Disney là một thiên đường vui chơi không chỉ cho trẻ nhỏ mà cả người lớn vì những thứ hấp dẫn và thú vị ở trong đó. Sức ảnh hưởng của nơi này lớn đến nỗi mà một trò chơi trong Disneyland cũng được các nhà làm phim lấy cảm hứng để dựng thành phim với sự tham gia của hai ngôi sao hàng đầu Hollywood hiện nay – The Rock và Emily Blunt. Hãy cùng Ghiền review lên thuyền và khám phá thử xem Jungle Cruise (2021) có làm hài lòng người xem không các bạn nhé. Nào, chúng ta cùng bắt đầu thôi!
Cốt truyện: Nhà khoa học Lily cùng em trai MacGregor vì muốn tìm ra những cánh hoa Nguyệt Lệ trong truyền thuyết để bào chữa thuốc chữa trị cho mọi người nên họ đã đến Brazil, xuôi theo dòng Amazon và truy tìm thứ mà ai cũng cho là hoang đường này. Tại đây, cô gặp Frank, một tên lái tàu lươn lẹo đô con nhưng rất am hiểu mọi thứ trên dòng sông dài thứ nhì thế giới. Cả ba cùng băng qua muôn vàn nguy hiểm trên đường đi và phải thoát khỏi sự truy đuổi, cạnh tranh của tên bạo chúa khét tiếng Joachim. Liệu rằng Nguyệt Lệ có tồn tại và các nhân vật của chúng ta có thể bình an trở về hay không? Xem phim để có câu trả lời các bạn nha.
Điểm thú vị của Jungle Cruise (2021) chính là đưa người xem cùng với các nhân vật chính đi phiêu lưu khắp vùng Amazon để khám phá ra những điều kỳ bí. Phim làm khán giả thích thú khi kết hợp được những ưu điểm của các bộ phim như Indiana Jones, Jumanji, Tarzan hay The Jungle Book vì mang đến cho chúng ta những điều bất ngờ và bí ẩn của thiên nhiên hoang dã. Tò mò vốn là bản tính tự nhiên của con người và các nhà sản xuất phim đã biết cách dựa vào điều này để khiến một bộ phim có câu chuyện đơn giản, thậm chí hơi luẩn quẩn lòng vòng trở nên sinh động và có sức lôi cuốn khá mạnh mẽ đối với khán giả.
Không chỉ gây ra sự tò mò, Jungle Cruise (2021) còn mang đến những tình tiết bẻ lái và plot twist khá thú vị, đủ sức khiến khán giả cảm thấy bất ngờ và hạn chế được cảm giác nhàm chán khi theo dõi phim nơi người xem. Yếu tố kỳ ảo và thần thoại được phim lồng ghép vào mạch truyện khá phù hợp cộng với sự mới mẻ trong những chuyến phiêu lưu nên càng giúp phim thêm phần giải trí và đáng xem hơn hẳn.
Một điểm sáng khác của phim đó chính là dàn cast khá xịn xò với những nét duyên dáng trong diễn xuất. Cả The Rock và Emily Blunt đều mang đến những làn gió mới mẻ cho vai diễn của họ qua màn tung hứng ăn ý, giúp Jungle Cruise (2021) trở nên vui nhộn, lãng mạn và đỡ tẻ nhạt hơn. Cái kết của phim khá nhẹ nhàng, dễ đoán nhưng bù lại đáp ứng được sự mong đợi và khiến khán giả cảm thấy hài lòng, y như vừa mới được đọc một câu chuyện cổ tích vậy các bạn a.
Tuy nhiên nếu đánh giá khách quan về chất lượng thì Jungle Cruise (2021) vẫn chưa thực sự tốt và trọn vẹn. Phim vẫn có rất nhiều điểm yếu trong khâu kịch bản, đặc biệt là sự logic và phát triển tình tiết. Cảm giác như các nhà biên kịch phim bị bí ý tưởng khi đang xây dựng cốt truyện hay sao mà cảm giác nội dung phim cứ bị lộn xộn và xoay vòng giữa các tình tiết cũng như các phe phái. Sự bất hợp lý trong phim rất cao, thiếu thuyết phục và cực kỳ hư cấu nên những khán giả khó tính có thể sẽ không dễ chấp nhận với cách xử lý tình huống của Jungle Cruise (2021).
Ngoài sự hài hước nhẹ nhàng và thiếu sức nặng để làm khán giả cười lên khoái chí thì yếu tố cảm xúc của phim cũng chưa được làm đến nơi đến chốn. Không có bất cứ một phân cảnh nào có thể khiến bạn phải rưng rưng nước mắt hoặc xúc động đậy theo biểu cảm của nhân vật. Bên cạnh đó, phản diện của Jungle Cruise (2021) được xây dựng chưa tốt, thoạt đầu có vẻ vừa điên vừa ác nhưng càng về sau thì lại càng tỏ ra thiếu muối và đáng quên.
Thông qua câu chuyện phim, Jungle Cruise (2021) muốn nhắn gửi đến người xem về thông điệp gieo nhân nào gặt quả đó. Phim còn nhấn mạnh về tình bạn, tình yêu động vật và tình yêu đôi lứa cũng như đề cao về sự can đảm, dũng cảm và sức mạnh của người phụ nữ, qua đó truyền tải khao khát cất lên tiếng nói nữ quyền trong giai đoạn những năm 20 của thế kỷ 20. Nhìn chung nội dung phim khá phù hợp cho gia đình xem giải trí chứ không thực sự quá hấp dẫn nên Ghiền review chấm 6/10 các bạn ạ.
Hình ảnh – Âm thanh: Mặc dù phim có kỹ xảo đồ hòa khá tốt, tái hiện lại một cách thú vị về quang cảnh lưu vực sông Amazon nhưng độ chân thực của phần bối cảnh chưa cao vì trông vẫn giống như quang cảnh đồ họa máy tính và phim sitcom hơn là phim điện ảnh. Các phân cảnh hành động và thần thoại chưa được mãn nhãn lắm trong khi đó phần âm thanh của phim khá sống động, đã tai dù không có bài nhạc nào để lại ấn tượng cho người xem. Do đó, Ghiền review chấm phần này 7/10 nha.
Diễn xuất: Như đã nói ở trên, một điểm sáng rất lớn của Jungle Cruise (2021) chính là sự phù hợp vai diễn của các nhân vật. Mặc dù tính cách và cách xây dựng nhân vật trong phim có vẻ hơi tưng tửng, con nít nhưng chính sự duyên dáng trong cách thể hiện cũng như sự tung hứng phối hợp nhịp nhàng của các diễn viên đã khiến cho bộ phim có sức sống mãnh liệt hơn. Đáng tiếc là các diễn viên phụ của phim hơi thiếu đất diễn và không một ai để lại được ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Vì vậy, Ghiền review chấm phần diễn xuất 7/10 luôn.
Tóm lại, Jungle Cruise (2021) là một bộ phim giải trí dành cho gia đình và các em nhỏ thưởng thức, đặc biệt trong mùa giãn cách xã hội như hiện nay. Phim rất bình thường, đơn giản với nhiều tình tiết hư cấu vô lý nhưng lại thu hút người xem nhờ đề tài thám hiểm, khám phá rừng xanh cùng nội lực diễn xuất của dàn cast xịn xò. Nếu như không được đi du lịch quá lâu, bạn có thể xem phim để đỡ ngứa ngáy chân tay nè.
-
Câu chuyện bắt đầu với Bruce Wayne trở về Gotham sau nhiều năm du hành, mang trong mình quyết tâm chống lại tội ác. Anh bắt đầu huấn luyện bản thân và phát triển hình ảnh Batman để trở thành biểu tượng của hy vọng cho thành phố. Trong quá trình này, Bruce gặp gỡ các nhân vật quan trọng như Jim Gordon, một sĩ quan cảnh sát mới chuyển đến, người mà sau này trở thành đồng minh thân cận của Batman.
-
Đây là một trong những trích dẫn đắt giá nhất từ bộ phim Ran (Loạn) ra đời năm 1985 bởi "hoàng đế" của điện ảnh Nhật bản - Akira Kurosawa. Kyoami - gã hề của lãnh chúa Hidetora Ichimonji đã nói câu này khi chủ nhân của mình rơi vào cơn điên loạn bởi dằn vặt bản thân, thực tế phũ phàng và dục vọng tầm thường của con người và thời thế. “Kurutta kono you-de kuruu nara ki-wa tashika-da”, nếu ông như vậy (điên) thì cũng chẳng sao đâu (trong thế giới điện loạn này). Trong mắt gã hề, sự điên loạn của Ichimonji dường như là chuyện bình thường và thật đáng mừng vì thế giới này vốn đã hỗn loạn, chỉ những kẻ điên như ông mới là người tỉnh táo trong cái thế giới ấy.
Ran là câu chuyện về lãnh chúa Ichimonji Hidetora, người dành cả cuộc đời để chinh chiến với chiến công là ba tòa thành trì và trở thành đại lãnh chúa của cả một vùng rộng lớn. Một ngày nọ, nhân buổi đi săn, Hidetora biết bản thân không còn nhiều thời gian nên đã thông cáo cho các quan khách rằng mình sẽ nhường lại ngôi vị cho con trưởng Taro, còn bản thân thì về ẩn cư. Hidetora lấy ba mũi tên, bảo với ba đứa con rằng, một mũi tên thì dễ bẻ nhưng gộp cả ba lại thì không thể bẻ được. Chứng kiến hai người anh giả vờ bất lực trước ba mũi tên kia, người con trai út là Saburo đã dùng chân làm điểm tựa và bẻ gãy cả ba một cách dễ dàng. Đứa con trai đã mắng cha là kẻ lẩm cẩm và điên rồ vì suy nghĩ đó...
Cảm thấy mất mặt trước quan khách, Hidetora nổi giận ra lệnh trục xuất con trai út rồi về làm phận khách tại Đại Thành của con trưởng. Và từ đây, sự thật về lòng hiếu thảo của từng người con mới được bộc lộ...
Sau khi con trai cả lên nắm quyền, vợ của anh ta, Kaede, vẫn luôn oán hận về việc Hidetora đã chiếm đất đai và tàn sát gia đình cô, Kaede đã xúi giục chồng mình chiếm đoạt quyền kiểm soát toàn bộ gia tộc Ichimonji và đuổi người cha ra khỏi Đại Thành. Hidetora tức giận rời đến Nhị Thành của người con thứ Jiro, để rồi bàng hoàng nhận ra mình cũng chỉ là con tốt để lật đổ Taro. Cuối cùng ở Tam Thành, khi không còn đứa con út nữa, Hidetora đã bị cận thần và hai đứa con trai mình tin tưởng giao hết binh quyền dẫn quân đến để trừ khử mầm mống đe dọa đến quyền lực của mình. Trong tòa thành ấy, vị lãnh chúa kiêu ngạo một thời đã sợ hãi chứng kiến đội quân của hai đứa con giết từng người lính của ông, thê thiếp phải tự sát để giữ gìn khí tiết, đứa con thứ giết chết người anh trai để lên nắm quyền. Ngọn lửa điên cuồng của tham vọng ích kỷ nuốt chửng lâu đài trong cơn điên loạn của Hidetora, đến cả chết ông trời cũng không cho ông già khốn khổ ấy được toại nguyện...
Ran kết thúc với cái chết của đứa con út bởi người anh Jiro khi trên đường đi cứu cha mình, còn lãnh chúa "tối cao" Hidetora thì ôm xác đứa con trai mình đã vứt bỏ mà uất hận ra đi. Ở phân đoạn cuối cùng, ta thấy bức ảnh Đức Phật rơi xuống nơi vách thành đổ nát, vẫn tỏa sáng nhưng thật lẻ loi và yếu ớt giữa bóng tối bủa vây xung quanh.
Trong câu chuyện của Ran, ta thấy sự đối lập giữa hai nhân vật là phu nhân Sue và phu nhân Kaede, cả hai người đều có quá khứ đau thương được gây ra bởi lãnh chúa Hidetora. Mảnh đất của họ bị chà đạp, gia đình họ bị thảm sát rồi lại bị gả cho con gái của kẻ thù. Đứng ở hoàn cảnh ấy, Kaede đã để nỗi hận thù lấp đầy tâm hồn mình, rồi hy sinh cả danh dự và tính mạng chỉ để trả thù gia tộc Ichimonji và đẩy họ đến diệt vong. Còn với Sue, ở hoàn cảnh tương tự Kaede nhưng cô lại chọn con đường của sự tha thứ, bình yên hơn, thiện lương hơn.
Hình tượng phu nhân Sue luôn gắn liền với Đức Phật, người đã bỏ lại ân oán để sống cho hiện tại tốt đẹp hơn. Một điều kỳ lạ là nhân vật này chưa bao giờ để lộ khuôn mặt một cách rõ ràng, mặc dù luôn được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp. Vẻ đẹp của Sue không chỉ từ bên ngoài, thứ mà Kaede cũng có dù không bằng, đó là nét đẹp thuần túy, tinh khiết trong tâm hồn, một cảm giác yên bình lạ thường. Còn với cái ác của dục vọng trả thù đã chiếm giữ tâm hồn Kaede thì luôn bùng cháy, lấn át cả chút tính "người" còn lại.
Nhưng rồi sao, những tưởng những người tốt như Saburo và Sue sẽ có cái kết viên mãn thì định mệnh nghiệt ngã không cho họ cái cơ hội ấy. Dù là thiện hay ác, tất cả đều chung một kết cục. Ran giống như một tấn bi kịch nhưng lại không có chút phẫn uất nào mà chỉ toàn những xót xa. Vì thời cuộc, vì tham vọng, vì ích kỷ cá nhân mà Hidetora vấy bẩn mình với máu của những người vô tội, mà anh em nhà Ichimonji phải tương tàn, mà những người phụ nữ phải chịu uất ức không biết nên chọn con đường nào mới là đúng.
Sau cùng, "'loạn' lạc sinh ra ở nhân tâm, mà lòng người thì biến hóa không ngừng".
Ran không chỉ phản ánh những xấu xa vốn có trong con người mà còn là sự xấu xa của thời đại, nơi cái thiện dù có tỏa sáng đến đâu rồi cuối cùng vẫn bị bóp nghẹt.
Cái chết của Sue, cũng như bức ảnh Đức Phật rơi xuống nơi vách thành đổ nát, trong cái thế giới ấy, chẳng có con người nào, chẳng có thần thánh nào có thể tồn tại mà lớn hơn dục vọng và ích kỷ cá nhân. Bạo lực, hỗn loạn đến vô vọng, nơi mọi giá trị nhân văn về tình yêu và sự tôn trọng (giữa anh chị em, vợ chồng, cha con) đều nhường chỗ cho sự trả thù, tàn ác, chiến tranh, khát vọng quyền lực và tự hủy hoại. Đó là sự vô vọng của cái thiện trong một thế giới bị cái ác thống trị hoàn toàn. Nhưng cái ác ấy từ đâu mà ra, từ bản chất thế giới này hay từ chính những kẻ đang sống trên nó? Ai mới là người sai? Ai mới là kẻ đúng?
Có lẽ đây là những câu hỏi khó để trả lời. Đặt mình trong hoàn cảnh của nhân vật, liệu ta sẽ tốt đẹp hơn những "cái ác" kia không? Hay sẽ để những dục vọng, ích kỷ tầm thường nuốt chửng "cái thiện" mỏng manh, trơ trọi ấy?
Mình thì vẫn chưa biết câu trả lời, vậy còn bạn?
-
Trước khi xem phim Mulholland Drive, gia tài kiến thức của mình về David Lynch chỉ gói gọn trong hai season Twin Peak. Và cho dù đã từng nghe qua The Elephant Man (1980) và Blue Velvet (1986), mình không biết nó là phim của Lynch và cũng không thực sự tự nguyện muốn xem. Muholland Drive chỉ là một trong những phim trong chuyến phiêu lưu nhỏ mọn của mình tới dòng noir và neo-noir, mình đã không trông chờ gì nhiều vào nó. Như một lẽ thông thường, mình chẳng biết gì về cốt truyện của phim, và bản thân mình bị chính cái định dạng neo-noir đó lừa cho một vố ngã ngữa. Muholland Drive không phải phim dòng neo-noir, mặc dù nó có vẻ giống như thế. Nó mang cái dáng dấp và bầu không khí từa tựa Twin Peak, từ kiểu cách đến thái độ, từ tông màu đến diễn xuất quá trớn, từ cái vượt chuẩn lý luận thực tế và ngoài logic thông thường được đặt trong một bộ phim hấp dẫn và gây hoang mang bậc nhất, nó là phim của David Lynch.
“Thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”. Trong một đêm xấu trời tại con đường Muholland Drive, nữ chính số 2 may mắn thoát khỏi bọn sát thủ bằng một vụ tai nạn giao thông tào lao bí đao. Tuy toàn mạng, nữ chính số 2 bị mất trí nhớ, một motif rất chi là Hàn Quốc và lãng mạn kiểu phim yêu đương. Biết motif tào lao, anh đạo diễn cho nữ chính số 2 vô tình được nữ chính số 1 cứu giúp, phim không có nam chính nha.
Nữ chính số 1, Betty Elms (Naomi Watts) cũng là một nhân vật chính có tính cách điển hình trong một drama tình cảm Hàn Quốc thời đại ung thư – mất trí nhớ. Là một diễn viên trẻ từ quê ra phố thị xa hoa, Betty trẻ trung, xinh đẹp, tốt bụng với mơ ước trở nên nổi tiếng (chẳng thế mà em nó ra Hollywood lập nghiệp). Với sự hậu thuẫn của bà cô cũng là một nữ diễn viên đã thành danh, Betty vừa chân ướt chân ráo tới Los Angeles đã có ngay một chỗ để ở, một buổi thử vai để làm bàn đạp, mọi thứ đối với cô quả thật vô cùng hoàn hảo. Nhìn Betty, mọi thứ đều trở nên dễ dàng và sáng sủa một cách lạ thường. Em nó xinh, lương thiện, lạc quan và khiêm tốn, Betty là một người ai cũng muốn nói chuyện và chơi cùng. Với việc mặc định cho một tính cách công chúa như vậy nhưng không hề bánh bèo, Betty gặp gỡ và giúp đỡ nữ chính số 2, Rita (Laura Elena Harring) khi cô này còn đang mơ màng giữa mấy cơn dư chấn sau vụ tai nạn. Như một lẽ tất yếu của bộ phim, hai cô gái trẻ bỏ qua thái độ sống của một công dân liêm chính là nhờ công an và chánh quyền giúp đỡ, cả hai quyết định tự điều tra vụ việc.
Mình đã nghĩ đến trong đầu Muholland Drive gây đột phá cho dòng neo-noir là bởi nó dám chọn hai cô gái yếu nhớt, non nớt và “nhà lành” kia làm cặp duo điều tra phá án, rõ là phong cách thập niên 2000 mới toanh so với mấy ông chú già mặt mũi bí xị trong mấy phim dòng noir trước đó mình xem. Nhưng càng coi thì phim càng đi trật dòng đời xuôi ngược mà sa thẳng vô mấy khúc cua ma quỷ, tâm thần, kỳ ảo, bạo lực và hoàn toàn mất phương hướng, giống y như Twin Peak vậy. Mình không biết có phải tất cả phim của David Lynch có như vậy không, Muholland Drive thì chắc chắn chung sọt với Twin Peak. Tụi nó có cái điểm chung to đùng làm mình vô cùng bối rối và lạc đường mỗi khi xem phim.
Xây dựng tuyến nhân vật kỳ lạ
Khi xuôi theo bộ phim, Muholland Drive bắt đầu tự tung tự tác và bắt đầu tàn phá mọi điều mình biết về cung cách xây dựng bộ phim và nhân vật. Trong một bộ phim mình mặc định là phá án, Mulholland Drive bộc lộ rất nhiều khuyết điểm về logic. Như việc bộ phim đi nửa đường nhưng chưa khám phá ra được cái quỷ gì; số tiền lớn trong túi của Rita lấy từ đâu; hai ông chú thanh tra ở đầu phim được tạo ra nhằm mục đích gì; người đàn ông và giấc mơ trong tiệm ăn nhanh chỉ xuất hiện trong một cảnh rồi lặn mất tăm; cái hộp màu xanh trong túi Betty tự dưng ở đâu mà có,…
Hay như tính cách nhân vật Betty. Betty là một nữ thanh niên tỉnh lẻ chân chất và thực tế là không dạn dày sự đời, cũng chưa từng có kinh nghiệm đóng phim. Thế nhưng khi cô đi thử vai, cô gái trẻ đã đóng một vai diễn phức tạp, cực kỳ, cực kỳ táo bạo, phản đạo đức và nhuốm màu sắc dục một cách trơn tru và thần diệu đến bất ngờ. Mình không nói Betty không tài năng, nhưng để diễn một phân đoạn như thế cần nhiều hơn tài năng và những mặc định trong tính cách và cuộc đời màu hồng của Betty không đủ sức để lý giải cho việc cô diễn đạt đến như vậy. Nó không có hợp lý.
Nhưng một trong điểm choáng váng nhất mà mình hoàn toàn không ngờ tới, đó là sự chuyển hướng yêu đương của nữ chính số 1 và nữ chính số 2. Mình thực sự bị “blindside” trong cái cú twist to đùng này, hoàn toàn bị đánh lừa và không nhận ra bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy hai đứa nó có tình ý, hoàn toàn không. Mọi thứ tưởng như vượt ra khỏi motif của một phim anh hùng cứu mỹ nhân thông thường bây giờ lại gộp về motif cũ đó, mỹ nhân cứu mỹ nhân. Giờ hai mỹ nhân tạo cho bộ phim những cảnh nóng hỏng hết hai con ngươi và mình, một con nhãi ngu ngơ, hoàn toàn không biết đây là bộ phim được đóng nhãn R luôn. Mình đã không ngờ đến việc hai em gái thương nhau, càng không ngờ phim có cảnh nóng cháy khét lẹt, quả nhiên là cú lật mặt thế kỷ. Motif cặp đôi phá án yếu nhớt quay trở lại motif cũ, một cặp đôi yêu nhau trong loạn lạc và hiểm nguy. Nói thật thì cũng không được hấp dẫn cho lắm.
Bạn mình có một thuyết âm mưu về Mulholland Drive. Đó là bản thân David Lynch nhận thấy với cái kịch bản mình có, cho dù có trổ hết tài năng lẫy lừng lẫn màn yêu đương lesbian cuồng nhiệt ra thì Mulholland Drive cùng lắm chỉ là một phim neo-noir trung bình không hơn không kém. Thế nên trong 1/3 thời lượng cuối cùng của phim, David Lynch chơi một ván bài thần sầu khi đưa yếu tố siêu nhiên, ma quỷ, tâm linh vào bộ phim, vừa giải quyết được biết bao nhiêu chướng ngại to đùng về lỗi logic, vừa khiến nó vừa đáng nhớ vừa đặc sắc, đậm chất quỷ quyệt của đạo diễn nhà ta.
Cái kết của Mulholland Drive thường được giải thích bằng giấc mơ. Dianne Selwyn mơ về một cuộc sống mà cô mong muốn, nơi cô là một diễn viên trẻ triển vọng với bao nhiêu cánh cửa mở ra trước mặt, nơi Rita xinh đẹp yêu và cần cô. Cuộc sống của Betty là cuộc sống mà Dianne mong mỏi có được, khi mà trong thực tế thì cô chỉ là một diễn viên bị trầm cảm với sự nghiệp theo đuôi Camilla Rhodes (người giống y hệt Rita). Sau khi bị Camilla chấm dứt tình cảm, Dianne thuê người sát hại Camilla và vì không thể chịu đựng được tội lỗi của mình, Dianne tự sát.
Nói chứ giải thích bằng giấc mơ như thế thì chịu rồi. Bao nhiêu thứ thực và ảo, người yêu cũ và người yêu mới, những thứ thiếu thực tế hay sai sót bất thường đã kể tội ở trên hoàn toàn bị xóa sạch, bởi đó là một giấc mơ. Giấc mơ thì không cần có lý, những chi tiết nho nhỏ trong giấc mơ và trong đời thực tự dưng trở thành một cầu nối “thiên tài” của anh đạo diễn. Đột nhiên nhân vật được nâng tầm rộng lên với bao nhiêu thâm trầm phức tạp, đau khổ và bế tắc. Thực tế thì khán giả bị đánh lừa bởi chính việc Dianne Selwyn và Betty Elms với hai nhân cách đối lập khiến họ nghĩ rằng nhân vật đặc biệt hơn. Nhưng nếu xét riêng biệt, cả Betty và Dianne đều có tính cách tương đối đơn giản và thường gặp. Dianne thất bại trong tình yêu, sự nghiệp với một thần kinh lung lay như chỉ mành treo chuông và một màn yêu đương – ghen tuông một mất một còn thực tế vốn không phải là điều mình chưa từng xem trong các phim khác. Hay như sự biến chuyển bất ngờ của nhân vật Rita/ Camilla, sự xuất hiện của những nhân vật này trong giấc mơ nay trở thành những con người khác trong đời thực,… tất cả đều được tính toán sao cho khán giả càng lạc lối càng tốt.
Cái hay của ông đạo diễn sỏi đời mà ông biết lựa những chi tiết nào cần để nhấn mạnh. Trong một bộ phim có kết cấu vô cùng phức tạp và gây hoang mang khôn cùng như Mulholland Drive, việc chọn lựa nhân vật, tình tiết và những đồ vật kết nối hai phần hiện thực và giấc mơ sao cho bộ phim rối tinh vẫn hoàn rối tinh nhưng khán giả vẫn định vị rõ ràng những điểm liên kết hai phần lại thực sự không phải là chuyện dễ. Cùng một nhân vật, nếu khung hình dừng thiếu 1 giây, khán giả sẽ chưa kịp nhận ra nhân vật này đã từng xuất hiện ở đâu trước đó, có ý nghĩa như thế nào, mọi thứ sẽ trôi tuột trong tâm trí họ và đương nhiên, mọi thứ ông đạo diễn cài cắm sẽ đổ sông đổ bể. Nhưng nếu khung hình dừng thêm 1 – 2 giây, khán giả sẽ hoài nghi đây là điểm nhấn quan trọng và bỏ qua những chi tiết được cài cắm khác, dẫn tới nhiều giả thuyết kém thuyết phục và khiến bộ phim vô lý hơn mức cần thiết.
Trong Mulholland Drive, mọi thứ vừa đủ và vừa đúng một cách vô cùng chỉnh chu và cân đối trong một kịch bản rối bòng bong không có điểm dừng, điểm cuối hay thậm chí còn không có một câu chuyện đơn thuần để có thể kể lại đàng hoàng.
Thực sự là như vậy. David Lynch tạo ra một bộ phim rối rắm và đáng sợ, vượt ra ngoài quy chuẩn thông thường của bất cứ dòng phim nào mình từng xem. Cái tài tình ở đây là ông cài cắm đủ những yếu tố cần thiết để khán giả tự suy luận và giải thích nội dung phim theo quan điểm của họ mà đạo diễn không cần phải đưa ra một đáp án chuẩn. Nói ai thì mình không rõ, khi mình xem phim, mình đã tự bịa nó về giả thuyết thế giới song song với vòng lặp thời gian cơ. Mình đã nghĩ đến việc Betty sống ở một thế giới song song với thế giới của Dianne, nơi cả hai có hai cuộc đời không thể đối lập nhau hơn và những con người, sự kiện liên quan tới họ có những sự đảo lộn và khác biệt nhất định. Khi Betty “mất tích” trước khi mở chiếc hộp màu xanh, cô biến mất trong thế giới của mình và bắt đầu sống trong thế giới của Dianne với nhân dạng của Dianne, trải qua những gì Dianne làm, thuê sát thủ giết hại Camilla và cuối cùng tự sát vì không chịu đựng nổi tội lỗi của mình. Camilla tuy bị sát thủ tiếp cận nhưng thoát chết trong gang tấc, bị mất trí nhớ và được Betty Elms cứu giúp. Camilla lúc này sẽ lại tự xưng mình là Rita, rồi Betty sẽ yêu cô, cả hai lại tìm được chiếc hộp màu xanh nơi Betty bị hút vào một thế giới khác, thế giới nơi cô là một Dianne trầm cảm, suy sụp đang muốn thuê sát thủ giết người yêu cũ….
Mình không muốn bàn đến sự đúng sai trong giả thuyết của mình hay giả thuyết giấc mơ. Cái mình muốn bàn là mình có một giả thuyết và bất cứ khán giả nào xem phim cũng có một giả thuyết. Trong một tác phẩm thậm chí còn khó tóm tắt, vừa dư thừa, vừa thiếu hụt tình tiết cùng vô vàn yếu tố khác gây xao lãng và tưởng chừng như vô cùng quan trọng khác, Muholland Drive gợi mở được sự tò mò, hấp dẫn cho khán giả, khiến họ tự mình đóng vai Sherlock Holmes để kết nối các dữ kiện với nhau và tự giải toán cho mình. Đó không phải là điều dễ làm được, bởi hầu như mấy phim dám làm điều này đều kết thúc hơi bị tối nghĩa và thường là bị chê lên chê xuống. Yếu tố giải trí, gây shock, siêu nhiên được áp dụng linh hoạt, hiệu quả trong một bộ phim khiến khán giả lên đèo, đổ dốc, chạy bộ, hoảng hốt, ngờ vực, ngơ ngác cùng với từng chi tiết chẳng-hiểu-bới-ở-đâu-ra và chẳng-hiểu-có-dụng-ý-gì của bộ phim một cách vừa tò mò, vừa lo lắng vì nó không giống với mình dự liệu. Đó mới chính là cái tài tình của David Lynch và điểm thú vị nhất của Mulholland Drive.
Đánh giá phim Mulholland Drive
Nếu bảo mình phân tích nội dung, câu chuyện và tính cách nhân vật trong Mulholland Drive, mình thấy rất dư thừa. Bởi nội dung thì được làm cho bí ẩn và hoang đường một cách có chủ ý, kết thúc và diễn dịch của câu chuyện thì được anh đạo diễn tung hỏa mù theo kiểu không có đáp án chính xác và nhân vật thì không có gì đặc sắc để phân tích và làm màu. Chính cha đạo diễn già đời mất dạy còn không thèm giải thích ý nghĩa phim của ảnh, chỉ chú thích một câu xanh rờn về nội dung phim “A love story in a city of dreams”, điều đương nhiên là đúng và ai cũng biết. Thấy nó láo toét chưa? Mình nhận ra bất cứ một tay đạo diễn nào muốn biến phim mình thành kinh điển thì cứ làm cho nó thật hấp dẫn ở giai đoạn đầu và làm rối rắm và biểu tượng ở giai đoạn cuối, xong xuôi thì méo có giải thích gì sất. Cứ thế mà phim sẽ hay ơi là hay. Chứ giờ anh giải thích ra có mà chết, phim nó dở ẹc ngay.
Nói như vậy không có nghĩa mình chê Mulholland Drive. Nó không có chỗ nào để chê cả, thực lòng luôn. Mặc dù đôi chỗ phần diễn xuất còn hơi quá lố và có vẻ hơi “truyền hình” và “kịch” (như đoạn Betty nói chuyện với cặp vợ chồng già sau khi đáp máy bay hoặc đoạn tên sát thủ giết người diệt khẩu), nó được mình chấp nhận một cách thong thả vì bộ phim có cái điệu bộ của Twin Peak, mà Twin Peak có điệu bộ từ mấy cái soap opera mà anh đạo diễn lấy cảm hứng từ nó. Nhưng nếu đã đến phần cần phải diễn cho nghiêm chỉnh, Naomi Watts diễn tới cùng. Đoạn Betty Elms thử vai, đoạn Dianne ghen tuông trong bất mãn, tất cả được Naomi Watts diễn rất chuẩn mực và ra cái màu của nhân vật đến mức ngã ngữa, bởi diễn xuất của cổ tốt quá mức cho một phim giải trí như Mulholland Drive, thật đó, mình đã nghĩ như vậy đó. Cho dù Muholland Drive có nổi tiếng và được đánh giá cao cỡ nào, bản thân mình vẫn nhận thấy bộ phim có một nét rẻ tiền nhất định trong cái cung cách xôi thịt trong các cảnh nóng, trong màn hù ma dọa quỷ tương đối lộ liễu hay những phân đoạn sến và hơi “cải lương” của bộ phim, một trong những nét riêng của soap opera và của Twin Peak. Nó thực sự không phải một phim hàn lâm hay có cái khuôn mẫu chung và cái hơi thở của một phim được coi là thanh lịch và kinh điển, nhưng diễn xuất của Naomi Watts thì có cái sự sang và tinh tế đó. Thành thực mà nói, nếu không có Naomi Watts, bộ phim sẽ tầm thường đi rất rất nhiều, bất chấp nội dung có kỳ lạ và đánh đố hơn nữa.
Giải thích kết phim Mulholland Drive
Sau khi thành thực nhìn nhận Mulholland Drive như những gì nó vốn có, mình nghĩ phim chỉ tầm 7 điểm rưỡi thôi. Dẫu vậy, không thể phủ nhận, trong thời điểm mình xem phim, mình đã rất thích nó. Mình đã hồi hộp chờ từng mảnh ghép, từng gợi ý tiếp theo trong câu chuyện để khẳng định cái giả thuyết của mình là trúng hay trật, mình đã đầu tư vô vàn noron thần kinh vô tội vào cái cú twist của phim cùng kiềm chế cảm xúc “không thể tin được” khi nhìn hai gái đẹp ngất ngây ở trần hôn nhau. Ở Muholland Drive có một sự hấp dẫn không cưỡng lại được khi xem phim, một nồi lẩu thập cẩm vừa miệng có đủ mọi thứ một phim giải trí cần (ma quỷ, cảnh nóng, bí ẩn,…) nhưng được canh chỉnh khác lạ để khiến nó trở nên khôn khéo và đắt đỏ hơn bản chất thực của nó. Bộ phim “lừa đời” của David Lynch vừa có những dấu hiệu của bao nhiêu phim mình từng coi và từng chê bai nhưng khi xét về tổng thể, nó lại là bộ phim lạ lùng và “duy nhất” mình có hân hạnh được biết đến. Và với vốn kiến thức nhỏ mọn của bản thân về điện ảnh, mình chẳng thể tìm được một phim thứ hai tương tự như Muholland Drive, một sự khẳng định cho cái bản thể độc đáo của một bộ phim khác thường nhất mà mình từng xem.
-
"Invasion of the Body Snatchers" (1978) là một bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng, được đạo diễn bởi Philip Kaufman. Nội dung phim xoay quanh một cuộc xâm lược của những sinh vật ngoài hành tinh, cụ thể là những hạt giống từ không gian, có khả năng nhân bản con người và thay thế họ bằng những bản sao không có cảm xúc.
Câu chuyện diễn ra tại San Francisco, nơi Elizabeth Driscoll (Sutherland) phát hiện ra rằng nhiều người xung quanh đang dần mất đi tính cách và cảm xúc. Cô và một số người khác, bao gồm bác sĩ Matthew Bennell (Donald Sutherland), cố gắng tìm ra nguồn gốc của hiện tượng kỳ lạ này. Họ nhận ra rằng những bản sao được tạo ra từ những hạt giống này hoàn toàn không có tình cảm và ý thức, chỉ làm theo những mệnh lệnh.
Phim khám phá các chủ đề về bản sắc, sự đồng hóa và sự tha hóa trong xã hội hiện đại, tạo ra một bầu không khí căng thẳng và hồi hộp. Cuối cùng, câu chuyện dẫn đến một cái kết gây sốc, khi Matthew phải đối mặt với thực tế kinh hoàng của sự xâm lược.
Bộ phim không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn phản ánh những lo ngại về sự mất mát của bản sắc cá nhân và sự đồng hóa trong xã hội.
-
Shang-Chi (Lưu Tư Mộ) mất mẹ từ năm bảy tuổi, được cha Văn Vũ (Lương Triều Vỹ) huấn luyện võ công để trở thành sát thủ. Đến năm 14 tuổi, cậu bỏ nhà sang San Francisco, tìm cách chôn vùi quá khứ và sống bằng nghề nhân viên khách sạn. Một lần khi đang đi xe buýt cùng bạn thân Katy (Awkwafina), Shang-Chi bị tổ chức tội phạm Thập Luân do cha cầm đầu chặn đánh. Anh quyết định trở về quê hương để tìm em gái Hạ Linh (Trương Mộng Nhi), đồng thời làm rõ kế hoạch của cha.
Phim do Destin Daniel Cretton đạo diễn, là tác phẩm thứ 25 trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Êkíp sử dụng công thức quen thuộc, kết hợp văn hóa Châu Á vào phim hành động Hollywood, gợi nhớ các tác phẩm gần đây như Kate, Snake Eyes... Các nhân vật vừa nói tiếng Anh vừa nói tiếng Trung Quốc, bối cảnh đan xen thật ảo, trang phục hiện đại lẫn cổ trang. Nhiều yếu tố thần thoại phương Đông cũng được lồng ghép, như nguồn gốc của Thập Luân, truyền thuyết về ngôi làng Đại La - nơi ẩn chứa những sinh vật huyền bí như Long thần hay thú vô diện...
So với các siêu anh hùng nổi tiếng khác của Marvel, Shang-Chi không có năng lực đặc biệt mà chỉ có khả năng võ thuật do rèn luyện. Nhân vật mệnh danh "Bậc thầy Kung Fu", xuất hiện lần đầu trên truyện tranh năm 1973 và chưa từng được chuyển thể lên màn ảnh. Lợi thế của nhà làm phim là Shang-Chi không có câu chuyện, nguồn rốc rõ ràng, lại không nổi tiếng như Spider-man hay Captain Marvel. Do đó, đội ngũ biên kịch có nhiều đất để tự do sáng tạo theo ý muốn.
Tuy nhiên, phần kịch bản cũ kỹ và có nhiều điểm trừ. Số phận của người hùng được xây dựng theo mô-típ quen thuộc của Thor (2011) lẫn Black Panther (2018) khi nhân vật vướng vào những mâu thuẫn gia đình khó tháo gỡ. Shang-Chi được Văn Vũ nuôi nấng từ nhỏ nhưng hai cha con không có nhiều tình cảm. Em gái Hạ Linh thì xa cách, cho rằng anh trai phản bội khi bỏ nhà ra đi mà không liên lạc. Biên kịch không đầu tư xây dựng và phát triển tâm lý nhân vật, khiến các nhân vật hành động một màu, ít tạo được sự bất ngờ.
Điểm sáng của phim nằm ở màn võ thuật. Những pha đánh đấm cận chiến đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kịch tính. Để sáng tạo chiêu thức của Shang-Chi, ê-kíp phối hợp nhiều đòn thế võ thuật khác nhau như Thiếu Lâm, Thái cực quyền, Vịnh Xuân quyền, Hồng Gia quyền... Các màn đánh đấm gợi nhớ tác phẩm hành động Hong Kong thập niên 1980, 1990 lẫn dòng võ hiệp của Trung Quốc. Cảnh mở màn sử dụng hiệu ứng chuyển động chậm (slow-motion) theo phong cách của Trương Nghệ Mưu qua các phim Anh hùng (2002) hay Thập diện mai phục (2004). Trong khi đó, cảnh Shang-Chi cởi trần trong đấu trường nhằm tri ân phim của Lý Tiểu Long.
Tác phẩm giữ nguyên tinh thần của Marvel với một số tình tiết hài hước, lời thoại mang lại tiếng cười. Kinh phí 200 triệu USD đổ dồn vào phần kỹ xảo CGI, từng khung hình sử dụng màu sắc tươi sáng, hút mắt. Phần âm nhạc cũng được đầu tư, tạo không khí cho phim. Một số tình tiết gắn kết với các phim khác trong MCU bao gồm sự xuất hiện của nhân vật Trevor Slattery (Ben Kingsley) trong Iron Man 3 và Wong (Benedict Wong) trong Doctor Strange (2016). Khi phim kết thúc, hai đoạn danh đề (credits) hé lộ nhiều chi tiết gợi mở số phận tương lai của nhân vật.
Sinh năm 1989, diễn viên người Canada gốc Á Lưu Tư Mộ là phát hiện mới của Marvel. Từng có kinh nghiệm nhiều năm làm đóng thế, anh thể hiện tốt các pha hành động, mang lại sự kịch tính cho phim. Để hóa thân Shang-Chi, diễn viên phải trải qua quá trình rèn luyện khắc nghiệt, mỗi ngày dành hàng giờ tập thể hình, làm việc với huấn luyện viên, xây dựng tính cách. Anh thường xuyên chia sẻ hình ảnh hậu trường trên Instagram, cho rằng quá trình khổ luyện cho vai Shang-Chi là niềm vui của nghề diễn.
Dàn diễn viên phụ không mang lại sự mới mẻ cho phim. Xuất hiện trong bom tấn Hollywood, Lương Triều Vỹ trở nên xa lạ với vai phản diện Văn Vũ. Anh kém phong độ với gương mặt nhiều nếp nhăn và khẩu hình thiếu tự nhiên vì phải phát âm tiếng Anh. Awkwafina lặp lại chính mình với nét diễn hài bằng gương mặt và mẫu nhân vật nói nhiều trong Crazy Rich Asians. Dương Tử Quỳnh hay Nguyên Hoa xuất hiện ít và không tạo sự nổi bật. Vào vai Hạ Linh, gương mặt mới Trương Mộng Nhi không để lại nhiều ấn tượng, lép vế so với các diễn viên khác.
Giới phê bình đánh giá phim cao hơn hai tác phẩm khác của Marvel trong năm là Black Widow và Eternals, đạt 7.5/10 điểm trên Rotten Tomatoes và 71/100 điểm trên Metacritic. Cây viết Oliver Jones của tờ Observer chấm 2.5/4 sao, nhận xét tác phẩm an toàn, có nhiều điểm giống các phim khác của Marvel. Nhà phê bình Peter Bradshaw của The Guardian chấm 3/5 sao, đánh giá phim đi theo công thức quen thuộc nhưng vẫn đảm bảo tính giải trí. Tác giả Clarisse Loughrey của tờ Independent (UK) chấm 4/5 sao, dành nhiều lời khen ngợi phần hành động, đánh đấm.
-
Vào 1 buổi tối, học sinh trung học Casey Becker nhận được một cuộc gọi điện thoại từ một người không rõ, hắn ta hỏi cô ấy, "bộ phim kinh dị yêu thích của bạn là gì?". Tình hình nhanh chóng ngoài tầm kiểm soát của Casey khi như người gọi trở nên tàn bạo và đe dọa cuộc sống của cô. Anh tiết lộ rằng bạn trai của cô, Steve đang bị bắt làm con tin. Hắn hỏi cô một số câu hỏi liên quan đến phim kinh dị, bắt cô trả lời nếu không Steve sẽ bị giết. Và rồi cô trả lời không đúng, Steve bị sát hại. Casey sợ hãi vì hắn đã vào được bên trong nhà cô, cô bị tấn công và sát hại bởi một kẻ giết người đeo mặt nạ Ghostface, cơ thể của cô bị treo lên một cành cây dưới sự chứng kiến của cha mẹ cô.
Ngày hôm sau, các phương tiện truyền thông tin tức đổ xô xuống thị trấn và cảnh sát bắt đầu điều tra. Trong khi đó, Sidney Prescott lại nhớ về kỷ niệm một năm xảy ra của vụ giết mà nạn nhân là mẹ của cô. Trong khi đợi Tatum Riley, Sidney nhận được một cuộc gọi điện thoại đe dọa, sau đó cô bị tấn công bởi kẻ giết người. Bạn trai của Sidney là Billy Loomis đến đó và giúp cô, nhưng sau khi anh làm rơi di động của mình Sidney nghi ngờ anh ta là người gọi cho cô, cô chạy trốn. Billy bị bắt giữ và Tatum đến nhà cô ấy.
Billy được thả ra ngay ngày hôm sau. Nghi ngờ đã chuyển sang cha của Sidney là Prescott Neil, vì các cuộc gọi đã được truy nguồn từ điện thoại của ông. Trường bị đình chỉ vài ngày vì trong sự lan rộng mạnh mẽ của các vụ giết người. Sau khi học sinh đã rời trường, hiệu trưởng Himbry bị đâm chết trong văn phòng của ông. Người bạn của Billy là Stu Macher mở 1 buổi tiệc để ăn mừng việc đóng cửa trường học. Buổi tiệc có sự tham dự của Sidney, Tatum, bạn bè của họ là Randy Meeks cùng một số học sinh khác. Phóng viên Gale Weathers tham dự nhưng không được mời để trang trải tình hình cho việc viết báo của mình, cô hy vọng kẻ giết sẽ tấn công. Phó cảnh sát trưởng Dewey Riley cũng nhận ra có tên giết người tại bữa tiệc. Tatum bị giết trong bữa tiệc sau khi đầu cô bị nghiền nát bởi một cánh cửa nhà xe. Billy đến để nói chuyện với Sidney, và hai người cuối cùng đã nối lại mối quan hệ của họ. Dewey và Gale điều tra một chiếc xe bị bỏ rơi gần đó. Nhiều người tham dự bữa tiệc được rút đi sau khi nghe tin tức về cái chết của Himbry; Randy, Sidney, Billy, Stu, và người quay phim của Gale là Kenny vẫn còn ở lại.
Sau khi quan hệ, Sidney và Billy bị tấn công bởi kẻ giết người, hắn ta giết Billy. Sidney may mắn thoát khỏi kẻ giết người và tìm sự giúp đỡ từ Kenny, nhưng anh ta đã bị cắt cổ họng bởi kẻ giết người. Sidney lại chạy trốn. Gale và Dewey đã phát hiện ra chiếc xe thuộc về Neil Prescott, trở về nhà. Họ tin rằng Neil là kẻ giết người. Gale cố gắng rời khỏi hiện trường trong xe của mình để tránh đụng Sidney. Trong khi đó, Dewey bị đâm từ đằng sau trong khi điều tra. Sidney mất súng của Dewey. Stu và Randy xuất hiện và buộc tội lẫn nhau là kẻ giết người. Sidney rút lui vào nhà, nơi cô tìm thấy Billy, anh ta bị thương nhưng vẫn còn sống. Cô giao súng cho Billy, anh cho phép Randy vào nhà và sau đó bắn anh. Billy đã giả vờ bị thương và thực sự anh là kẻ giết người, Stu là đồng lõa của anh.
Billy và Stu thảo luận kế hoạch để giết Sidney và vu oan cho cha cô. Hai người thừa nhận là những kẻ giết người và cũng là người giết mẹ cô, Maureen. Billy nói rằng anh đã được thúc đẩy để tìm cách trả thù Maureen vì lúc trước mẹ Sidney ngoại tình với cha của Billy khiến cha mẹ anh ta li dị. Gale sau đó đã can thiệp và cố gắng giết Billy. Sidney lợi dụng điều này và giết chết Stu. Randy được tiết lộ là bị thương nhưng vẫn còn sống. Billy tấn công Sidney nhưng cô bắn anh ta vào đầu, giết chết anh ta. Như mặt trời mọc, và cảnh sát đã đến. Dewey bị thương nặng, anh được đưa đi bằng xe cứu thương còn Gale thì làm một báo cáo tin tức về các sự kiện của đêm qua.
-
The Suicide Squad (2021) vừa ra mắt hiện đang nhận được một lượng lớn sự yêu thích đến từ người xem nhờ vào kỹ xảo đẹp mắt và câu chuyện hấp dẫn. Tuy chỉ đạt khoảng 40% doanh thu phòng vé so với phiên bản Suicide Squad vào năm 2016, các đánh giá từ cả giới phê bình và khán giả cho bản 2021 lại tăng vọt so với người tiền nhiệm.
Từ số điểm “cà chua thối” tệ hại 26% của bản 2016, Biệt Đội Cảm Tử của James Gunn đã nhận được nhãn “tươi không cần tưới” 91% của Rotten Tomatoes. Có thể dựa trên số điểm này mà nói, James Gunn đã hồi sinh lại thương hiệu của The Suicide Squad vốn đã một lần bẽ mặt với công chúng trước đấy.
Vậy qua bàn tay của James Gunn, The Suicide Squad đã có những thay đổi như thế nào? Vì sao lại có một sự chênh lệch về đánh giá như vậy ở cả hai bộ phim?
Sự khác biệt của 2 đạo diễn
Vốn dĩ đạo diễn David Ayer của Suicide Squad (2016) chưa từng thật sự đạo diễn bất cứ phim siêu anh hùng từ truyện tranh nào. Hồ sơ phim của ông đa số là các phim hành động bắn súng như Fury (2014), Bright (2017), The Tax Collector (2020),...
Ở phía bên kia, The Suicide Squad (2021) được chắp bút và đạo diễn bởi James Gunn, một tiềm năng lớn với nhiều kinh nghiệm đạo diễn phim siêu anh hùng như Guardian of the galaxy vol 1. 2. Mọi nhân vật trong phim của ông, dù nhỏ và ít người biết đến đâu, đều được biến thành các nhân vật nổi tiếng.
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất có lẽ đến từ Warner Bros. Với áp lực đến từ hãng sản xuất này, David Ayer không thể thoải mái tạo ra sản phẩm mình muốn và vẫn còn giữ lại một bản director cut mong có ngày đưa ra. Đến năm 2021, khi Suicide Squad về tay James Gunn, Warner Bros đã cho ông được thỏa thích làm theo ý mình.
Rõ ràng hơn về tông màu và cảm xúc
Suicide Squad (2016) khiến người xem nhập nhằng về cách tiếp cận mà David Ayer muốn hướng tới. Đôi lúc là một phim sử thi hoành tráng với các cú máy rộng và slow-motion, đôi lúc lại là một bộ phim hài với các góc quay cố định, tận dụng tối đa sự duyên dáng của Margot Robbie và đôi lúc là một câu chuyện tình buồn của Harley Quinn và Joker.
Việc chuyển đổi liên tục giữa các trạng thái này là một con dao hai lưỡi, yêu cầu một sự tiết chế và canh chỉnh thời gian thượng thừa, và đáng tiếc thay, David Ayer đã không có được điều đó.
Với bản chất là một bộ phim về những kẻ phản diện tập hợp lại thành một biệt đội để giải cứu thế giới, cách tiếp cận của James Gunn có lẽ đã hiệu quả hơn khá nhiều. Với thế mạnh là những bộ phim mang vẻ không quá “nghiêm túc”, sự hài hước của James Gunn đặt vào The Suicide Squad vừa vặn một cách hoàn hảo. Vị đạo diễn này đã tự tin thể hiện một thế giới điên cuồng và đầy sự phi logic, nhắm hoàn toàn đến sự giải trí của khán giả.
Máu me hơn, bạo lực hơn, dã man hơn!
Khác với các bộ phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh khác, The Suicide Squad 2021 được phân loại là R-rated (Restricted - không dành cho trẻ em dưới 17 tuổi), và điều đó được thể hiện ngay lập tức từ 5 phút đầu bộ phim.
Quyết định này của James Gunn đã được đưa ra như một điều kiện ngay khi Warner Bros mời ông đạo diễn. Đối với James Gunn, phân loại Suicide Squad 2016 là PG-13 sẽ biến bộ phim trở thành một bộ phim thiếu nhi và mất đi bản chất gốc của ý tưởng “Biệt đội cảm tử”. “Đây sẽ là R-rated vì đây là một bộ phim chiến tranh”, ông nói.
Theo lời của James Gunn, Warner Bro tuy không thích 2 điều kiện này nhưng vẫn quyết định chấp nhận. Cái gật đầu đó đã mang đến một trong những yếu tố quyết định thành công cho bộ phim The Suicide Squad (2021) - biến nó trở thành bộ phim máu me và bạo lực nhất của vũ trụ điện ảnh DC
Đầu tư thời gian vừa đủ cho các nhân vật
Suicide Squad (2016) dành thời gian chính của bộ phim giới thiệu sâu về Deadshot, Harley và Enchantress mà bỏ qua các nhân vật phụ. Giống như Slipknot và Katana, họ xuất hiện mà không hề có bất kì nguồn gốc hay sự giải thích nào. Bản thân các nhân vật ấy cũng thiếu đi chiều sâu cần có, những giá trị cũng như tính cách của các nhân vật này đều có thể được miêu tả qua chỉ vài từ ngắn ngủi.
The Suicide Squad (2021) thì lại hoàn toàn khác. Mỗi nhân vật đều có cơ hội để kể câu chuyện của mình trong các cuộc hội thoại chung mà không đi quá sâu vào bất kì ai. Điều này đã tạo ra một mối liên kết cho cả phim. Mọi nhân vật đều có chiều sâu khiến người xem quan tâm, và có một hành trình thay đổi riêng từ điểm A sang điểm B, rõ ràng và có chiều sâu.
Lối kể chuyện cố định và rõ ràng
Anthony Lane viết về Suicide Squad trong tờ New Yorker như sau, “Nói Suicide Squad bị lạc khỏi kịch bản cũng không thật sự đúng lắm. Vì nói vậy giống như thừa nhận rằng Suicide Squad có một kịch bản để mà nó đi lạc khỏi ngay từ ban đầu.”
Bản 2016 được thế hiện qua rất nhiều góc nhìn từ các nhân vật khác nhau. Điều này khiến người xem cảm giác như đang xem nhiều bộ phim vá vào với nhau vì cả bộ phim thiếu vắng sự rõ rệt giữa các sắc thái và cảm xúc.
Câu chuyện của nhóm ác nhân này đi từ một người lính bình thường (Rick Flag), sang Harley Quinn, một nhân vật ác nhân định nghĩa sự điên khùng, sau đó lại chuyển về một nhân vật khác có tí lương tâm hơn là Deadshot. Điều này khiến khác giả không biết nhìn nhận biệt đội này như thế nào.
Họ là một đám ác nhân không ra thể thống gì từ con mắt của Rick Flag? Hay một nhóm bạn hoàn toàn bình thường từ góc nhìn của Harley Quinn? Hay thậm chí là một nhóm siêu anh hùng từ quan điểm của Deadshot?
Bản 2021 chỉ được thể hiện qua 1 vài góc nhìn nhất định của một vài nhân vật chính. Điều này hỗ trợ người xem hiểu rõ hơn về các cảm xúc mà họ nên cảm nhận được. Họ có một điểm tựa để biết rõ được cái gì là bình thường, cái gì không, cái gì buồn, cái gì hài hước.
Đa số bộ phim bám chắc vào góc nhìn của Bloodsport, một người cha làm nghề ám sát thuê. Với điểm tựa là góc nhìn của Bloodsport, khán giả đa số sẽ nhìn nhận Suicide Squad là một biệt đội điên khùng gồm các nhân vật không bình thường. Sự ác độc của các ác nhân cũng được làm rõ qua phần con người biết yêu thương con gái của Bloodsport.
Kết
Có lẽ không ai mô tả The Suicide Squad tốt hơn nhà phê bình Joshua Yehl, ”The Suicide Squad (2021) đã cho phép Gunn nghiêng vào những điều mà ông ta làm tốt nhất, kết hợp được sự hành động kịch tính cùng sự thông minh và hài hước. Đây là điều mà chúng ta mong đợi từ đạo diễn của ‘Guardian of the Galaxy’, Gunn chính là Willy Wonka của Gene Wilder. Đưa cảm xúc ta đi trên 1 chuyến tàu lượn.”
Đảm nhận trọng trách làm lại một ý tưởng đã thảm bại trước công chúng như Suicide Squad, James Gunn đã thổi vào ý tưởng này những thay đổi cần thiết để nó sống đúng với tiềm năng của mình. Sự điên khùng, nhắng nhít và khiếu hài hước không thể dảk hơn của đạo diễn này là một sự kết hợp trong mơ với một câu chuyện độc đáo như The Suicide Squad.
-
Hannibal hẳn được xem là một trong những số cực ít nhân vật phản diện vĩ đại được yêu mến nhất của mọi thời đại bởi sức quyến rũ nhẹ nhàng trong cử chỉ và sự cuốn hút khó cưỡng trong giọng nói thanh khan nhỏ nhẹ và bản chất man dại đến cùng cực của tiếng cười đầy ám ảnh.
Khi nhắc đến “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu” hiển nhiên bất cứ một ai đã từng xem qua phim điện ảnh hoặc hiểu biết hơn vì đã đọc trọn bộ tác phẩm của nhà văn Thomas Harris đều sẽ nghĩ ngay đến vị bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter.
Hannibal hẳn được xem là một trong những số cực ít nhân vật phản diện vĩ đại được yêu mến nhất của mọi thời đại bởi sức quyến rũ nhẹ nhàng trong cử chỉ và sự cuốn hút khó cưỡng trong giọng nói thanh khan nhỏ nhẹ và bản chất man dại đến cùng cực của tiếng cười đầy ám ảnh. Là một thiên tài gần như hoàn hảo khi ông là một bác sĩ chuyên khoa tâm thần lừng lẫy với những nghiên cứu xuất sắc trên những tạp chí tâm thần học, sở hữu một trí tưởng tượng phong phú với tài hội họa xuất chúng, một bộ óc siêu phàm có thể đùa giỡn người khác và xâm nhập tâm trí họ chỉ với vài câu nói, điều khiển tâm lý người nghe theo ý của mình một cách dễ dàng, thậm chí khiến họ tự sát chỉ sau một buổi trò chuyện.
Vị giáo sư này còn là đầu bếp “tài ba” với sở thích chế biến món ăn bằng những bộ phận “cơ thể người”, đó là lý do vì sao họ gọi hắn là bác sĩ ăn thịt người. Lần đầu tiên khi Clarice Stirling – cô sinh viên ưu tú của chuyên khoa Tâm Lý Học Hành vi Tội Phạm của FBI, theo lệnh cấp trên tìm đến vị bác sĩ quái vật này tại nhà giam bệnh viện tâm thần Baltimore với mục đích khai thác thông tin tâm lý phục vụ giải quyết một vụ án giết người hàng loạt đang làm đau đầu giới chức trách; thì Hannibal kể cho Clarice nghe rằng trước đây, đã từng có một điều tra viên đến thử hắn, kết cục là lá gan của anh ấy “được” bày biện trên bàn ăn với đậu khô cùng một chai vang Chianti hảo hạng, Hannibal tự hào với Clarice gu ẩm thực “tinh tế” của mình.
“Có một tên điều tra viên đến thử tôi. Và rồi tôi ăn lá gan của hắn với một ít đậu khô, cùng một chai vang Chianti hảo hạng” – Hannibal Lecter.
Hannibal có thể bình tĩnh phá nát hàm, hủy hoại đôi mắt và nhai ngấu nghiến chiếc lưỡi của một nữ y tá mà mạch huyết áp không vượt quá con số 85 (Mạch đập 85 chính là huyết áp của một người bình thường trong trạng thái tinh thần và thể chất ổn định, hô hấp bình thường, không hồi hộp hay hoảng loạn về thần kinh), hay phanh bụng của một nhân viên cảnh sát rồi treo lên cao và lột da mặt của người khác và đắp lên mặt mình để bình thản vượt qua vòng vây cảnh sát một cách dễ dàng cho thấy được giết người vốn là sở thích và tài năng thiên bẩm của Hannibal Lecter, đồng thời là bậc thầy trong việc chơi đùa với tâm trí con mồi trước khi kết liễu.
Hannibal dường như xem bản thân chính là một vị Chúa với một trí tuệ vô song mà không ai có thể nắm bắt những suy tính hay ai sẽ là con mồi tiếp theo của hắn, hay so sánh một cách nhún nhường hơn thì Hannibal chính là người chăn nuôi gia súc và những nạn nhân mà hắn nhắm tới luôn trở thành những chú cừu non im lặng đi theo một con đường mà vạch sẵn để đến lò sát sinh.
Hành vi và suy nghĩ của Hannibal Lecter hoàn toàn không nằm trong phạm trù đạo đức của người bình thường và chuẩn mực xã hội; hắn là một thực thể gì đó tinh vi, cao cấp hơn con người với khả năng điều khiển tâm trí, giết người và ăn thịt họ chỉ để phục vụ giải trí không hơn không kém. Liệu Hannibal là một bác sĩ bị tâm thần hay hắn vốn dĩ không phải cùng giống loài với chúng ta để được phán xét theo những giá trị đạo đức và xã hội, điều đó quả thật tôi không biết được.
Sự nguy hiểm và khả năng thiên tài của bác sĩ Hannibal này còn được thể hiện bằng sự bảo đảm về giá trị sử dụng kiến thức tâm thần học của hắn trong việc phân tích các vụ án phạm tội liên quan đến tâm thần; nói một cách khác chính là việc Chính Phủ nhờ vả Hannibal trong việc điều tra phá án.
Bác sĩ Chilton – giám đốc trại giam bệnh viện tâm thần Baltimore đã nói về Hannibal như thế này trong lần gặp gỡ đầu tiên với Clarice Starling: “Hắn là một con quái vật, một gã tâm thần hoàn toàn, khó mà bắt sống loại này. Theo quan điểm nghiên cứu, Lecter là tài sản quý nhất của chúng tôi”.
Quay trở lại câu chuyện với Clarice khi lần đầu gặp gỡ vị bác sĩ để điều tra một vụ án giết người lột da, cô gái trẻ này đã bị Hannibal đưa ngược trở lại mê cung với tuần tự những câu dẫn nhập và lèo lái tâm lý sang hướng câu chuyện mà hắn mong muốn. Hannibal cảm thấy bị cuốn hút bởi cô gái trẻ này, đây không phải là một sự cuốn hút về tính dục hay tình yêu mà thuộc về một phạm trù thiêng liêng hơn, điều này tôi chỉ có thể cảm nhận chứ không dám quả quyết. Sự hứng thú khiến Hannibal một phần nào đó trở thành “người” hơn, đặc ân đó chỉ ban cho riêng cô và đó là một may mắn khi được Hannibal giúp đỡ trong việc điều tra tội phạm. Đổi lại Clarice phải chia sẻ kỉ niệm đớn Cô bé Clarice Starling chỉ vừa 10 tuổi và cha cô – cảnh sát trưởng của thị trấn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, được đưa đến sống cùng dì dượng ở một trang trại. Nơi những ám ảnh đầu đời của Clarice còn đeo bám mãi đến tận khi gặp gỡ Hannibal.
Một loại âm thanh như tiếng kêu thét của đứa trẻ con phát ra đằng sau khuôn viên nhà khiến cô gái nhỏ vừa khiếp sợ, vừa tò mò tìm hiểu những gì đang xảy ra nơi trang trại yên bình.
– Tôi quá sợ hãi không dám nhìn vào nhưng vẫn phải nhìn.
– Cô đã thấy gì, Clarice, nói tôi nghe xem cô đã thấy những gì?
– Cừu. Bọn chúng đang kêu la.
– Họ đang mổ thịt bầy cừu non phải không? Và lúc đó cô bỏ chạy?
– Không. Tôi cố tìm cách giải thoát cho chúng. Tôi mở cổng chuồng, nhưng chúng không chạy. Chúng cứ đứng đó, bối rối và không chịu chạy đi…
Kêu la vì bị xẻ thịt nhưng vẫn chấp nhận cái chết mà không dám bỏ đi bởi cả cuộc đời của chúng chỉ được quanh quẩn nơi trang trại, vẫn được cho ăn cho đến khi bị xẻ thịt, đó là cuộc đời của bầy cừu. Cô bé Clarice ôm một chú cừu con và bỏ chạy, nhưng rốt cục cũng chỉ là một việc làm vô ích. Cừu con vẫn bị giết, Clarice bé nhỏ bị tống vào trai mồ côi, tiếng gào thét và hình ảnh đầy ám ảnh ấy vẫn còn đeo bám cô đến tận sau này.
Cú điện thoại cuối cùng của Hannibal gọi cho Clarice và hỏi rằng “Clarice! Đàn cừu đã thôi gào thét chưa?” làm tôi đau đáu thắc mắc mãi để tìm kiếm đâu là câu trả lời thích đáng: Là khi Clarice đã chấp nhận quá khứ, việc giải cứu con gái thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa và giết chết tên sát nhân hàng loạt đã thật sự khiến nổi ám ảnh trong quá khứ đươc chữa lành và khuây khỏa? Hay phải chăng tiếng gào thét của đàn cừu chỉ dứt cũng là khi trời đã hừng sáng, sẽ có thêm trọn vẹn ít nhất một ngày được sống cho giờ hành quyết vào đêm sau? Nhưng dù sao, đàn cừu đã thôi gào thét rồi, cũng nhờ vào Hannibal mà chút bình yên đã tìm đến Clarice.
Liệu cô sẽ còn gặp lại Hannibal? Tôi không biết… Vì thật sự tôi chưa có dịp lật từng trang sách của 4 tập truyện về vị bác sĩ này mà chỉ biết đến qua diễn xuất kinh hồn của nam diễn viên Anthony Hopkins. Ánh mắt sâu thẳm u buồn, nét mặt trầm tư u tịch nhưng bỗng chốc khè một tràng cười man dại khiến tôi dường như nín thở trong giây lát, sự điềm tĩnh nhẹ nhàng và ra tay tàn độc dứt khoát của tên sát nhân này thật sự khiến tôi bị ám ảnh và cuốn hút mãi không ngơi. Diễn xuất của Anthony khiến cho mọi cố gắng và sự xuất sắc của Jodie Foster (Clarice Starling) trở nên nhạt nhòa (dù rằng chính cô đoạt giải thưởng Oscar cho Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất của bộ phim bên cạnh 4 giải thưởng khác). Nhiều lần trong phim, chính những biểu cảm cùng lối diễn xuất xuất thần của ông làm tâm trí tôi trở nên mụ mị đến nỗi quên mất mình đang ở đâu trong mạch phim, khiến bản thân phải tạm dừng nhiều lần để hệ thống lại nội dung câu chuyện.
Thế đấy, có một quy luật bất thành văn rằng phim ảnh sẽ không bao giờ lột tả được tinh thần của tác phẩm văn chương hay tiểu thuyết, và tôi cũng chưa có dịp cầm trên tay cuốn sách về Hannibal nên không dám bàn cãi về ý kiến này. Nhưng nếu sau này lật từng trang sách “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu”, tôi sẽ chắc chắn tự cực đoan đem từng cử chỉ, hành vi, nụ cười, ánh mắt của một Anthony Hopkins trở ngược vào nguyên tác, tôi muốn gìn giữ một hình ảnh Hannibal như thế trong tấm trí đến mãi sau này. Một tên giết người ghê tởm nhưng tội ác bị lu mờ bởi khí chất và tài năng. Một thiên tài hoàn hảo chứ không phải là một tên sát nhân tầm thường. Như người ta thường nói như thế này, “thiên tài là những kẻ không bao giờ bình thường”.
-
Được xem là một trong những bộ phim kinh dị-tình cảm xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới thập niên 90, Misery đã được kênh truyền hình cáp Bravo xếp thứ 12 trong 100 bộ phim kinh dị đáng sợ nhất mọi thời đại.
Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, Misery mang lại cho người xem những giây phút hãi hùng khi sự tàn bạo trong vô thức của con người được bộc lộ. Bộ phim tạo cho khán giả cảm giác rằng sự tàn bạo ấy không phải đến từ một quái vật bí ẩn xa xôi nào đó mà có thể đang ở ngay những người bên cạnh hoặc thậm chí ngay trong chính tâm hồn mình.
Tiểu thuyết gia lãng mạn Paul Sheldon (James Caan) nổi tiếng nhờ loạt tiểu thuyết dài tập xoay quanh nữ nhân vật chính Misery Chastaine. Nhưng Paul không ngờ rằng con người ảo được ông xây dựng từ trí tưởng tượng đó một ngày nọ đã trở thành hiện thực bằng xương bằng thịt và bước vào đời ông như một hiểm họa đen tối qua hình dạng Annie Wilkes (Kathy Bates), một nữ y tá đã nghỉ việc và là người hâm mộ cuồng nhiệt nhân vật Misery. Mắc bệnh tâm thần phân liệt, Annie đã dần tưởng tượng ra rằng cô chính là Misery và dàn cảnh một vụ tai nạn để từ đó Annie có thể bắt cóc nhà văn Sheldon về nhà. Lúc đầu, Annie chăm sóc Sheldon rất tử tế. Nhưng khi biết rằng Sheldon đã mệt mỏi với bộ tiểu thuyết dài tập và đã cho nhân vật Misery chết đi trong tập truyện mới nhất, Annie trở nên rất tức giận và hành hạ Sheldon bằng những cực hình tàn khốc nhất để bắt ông phải viết lại câu chuyện…
Những kiến thức khó hiểu của khoa tâm thần học qua trí tưởng tượng phong phú của Stephen King đã cụ thể hóa thành hình tượng ám ảnh đáng sợ của nữ y tá Annie Wilkes. Đó là sự kết hợp điên rồ giữa một phụ nữ phúc hậu lúc bình thường nhưng vô cùng man dại và tàn bạo khi bị đụng chạm đến vết thương tâm hồn.
Vai Annie là đỉnh cao trong sự nghiệp của Kathy Bates. Năm 1991, sự xuất sắc của Kathy trong Misery đã giúp cô thâu tóm những giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh thế giới gồm giải Oscar và giải Quả cầu vàng dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Đây là trường hợp hiếm hoi một vai chính trong phim kinh dị cùng lúc giành được 2 giải thưởng danh giá này.
-
Nếu có ai là fan của những phim xã hội đen Mỹ, chắc sẽ biết đến những phim như Bố Già, Mặt Thẹo, Goodfellas, Casino, v.v. Đặc điểm của những bộ phim xã hội đen Mỹ thường nói về khởi đầu đến lúc thành công hoặc thất bại của nhân vật chính trong thế giới ngầm. Nhưng năm 1993, bộ phim Carlito's Way lại không đi theo nội dung đó. Bộ phim nói về
con đường tìm sự lương thiện của Carlito Brigante, do Al Pacino thủ vai. Câu chuyện khá đơn giản, nhưng không rập khuôn như những bộ phim cùng thể loại.
Carlito Brigante sau khi được luật sư và cũng là bạn thân của anh, Dave Kleinfeld (Sean Penn thủ vai), giải thoát anh khỏi 30 năm tù giam. Anh quyết định từ giã cuộc sống giang hồ để đi đến Paradise, Panama, hưởng thụ phần đời còn lại của mình ở đó. Nhưng cuộc đời lại không buôn tha anh, từ rắc rối này đến rắc rối khác, con đường tìm đến sự lương thiện của anh bị đe dọa bởi tình bạn, sự phản bội và những quyết định sai lầm. Và Gail (Penelope Ann Miller) là người duy nhất giúp anh quyết tâm tiếp tục đi theo con đường quy chánh. Nhưng để làm thế, Carlito sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Đạo diễn Brian De Palma tái hợp với Al Pacino một lần nữa sau khi bộ phim Mặt Thẹo làm mưa làm gió vào năm 1983. Lần này, Al Pacino không đóng một Tony Montana điên rồ, hung bạo mà là một Carlito Brigante đầy điềm đạm. Đạo diễn đã tài tình thể hiện bộ phim với những góc quay đầy nhẹ nhàng nhưng có lúc lại rất mãnh liệt và táo bạo. Nhịp phim nhanh đẩy người xem từ những tình tiết này đến tình tiết khác. Kịch bản phim không quá xuất sắc như Mặt Thẹo nhưng lại có lời thoại hay, cách dẫn truyện đầy mạch lạc. Đặc biệt bộ phim không hẳn chỉ là một bộ xã hội đen mà còn là một bộ phim lãng mạn với câu chuyện tình đầy bi kịch của Gail và Carlito. Chính nhờ cậu chuyện này đã làm bộ phim càng thêm hấp dẫn.
Ánh sáng trong phim rất tối tăm như cho thấy một thành phố đầy rẫy cái ác và cái thiện không thể tồn tại ở những nơi như thế. Bằng chứng là khi Carlito muốn cải tà quy chánh lại dính vào 1 vụ bắn nhau, hay gây mối thù với Benny Blanco Đến Từ Bronx khiến anh suýt quay lại con đường tội ác cũ. Diễn xuất trong phim phải nói là xuất sắc, từ diễn viên chính đến diễn viên phụ. Sean Penn khắc họa một luật sư trẻ nghiện ma túy và tham lam đầy sức thuyết phục, anh cũng là một trong số những điểm nổi bật trong phim. Penelope Ann Miller mang một hơi thở mới cho nhân vật Gail tốt bụng, tài năng. Nhưng vai diễn Lalin, dù xuất hiện chỉ có 1 trường đoạn, do Viggo Mortensen thủ vai, khiến người xem thương cảm cho nhân vật bị tàn phế, bị ép buộc phải phản bội bạn mình.
Góc máy quay dù không đầy quyết liệt và đầy bạo lực như Goodfellas mà cho người xem cảm giác nhẹ nhàng hơn. Hay góc máy nghiêng thể hiện tột độ sự hồi hộp của người xem. Âm nhạc trong phim đóng một vai trò rất quan trọng. Khi Carlito nhìn Gail qua ô cửa, bản nhạc You Are So Beautiful được bật lên tạo cho người xem một cảm xúc đầy lãng mạn. Hay trong quán rượu khi Carlito dính vào một vụ buôn ma túy, nhịp điệu của bản nhạc Tây Ban Nha được phát lên tạo cho người xem cảm giác hồi hộp.
Đây không phải là bộ phim hay nhất của Al Pacino hay của cả Brian De Palma. Nhưng bộ phim xứng đáng được xếp vào hàng những bộ phim kinh điển. Thật tiếc là khi ra mắt bộ phim bị đánh giá thấp bởi giới phê bình vì câu chuyện phim đen tối và việc Al Pacino thủ vai một người Puerto Rico. Dù vậy, qua năm tháng, Carlito's Way đã tìm được chỗ đứng của mình
-
"The Invisible Man" (1933) là một bộ phim kinh dị cổ điển do James Whale đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của H.G. Wells. Phim nổi bật với những hiệu ứng đặc biệt sáng tạo của thời kỳ đó và đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong thể loại phim quái vật của Hollywood.
-
Giống như Reservoir Dog, Pulp Fiction hay Kill Bill, Quentin xây dựng rất nhiều tuyến nhân vật trong Inglourious Basterds. Tuy nhiên, chỉ có 3 hình tượng chính là Người Anh hùng (Brad Pitt), tên Phát xít (Christoph Waltz) và Người con gái (Melanie Laurent). Họ được giới thiệu lần lượt qua từng chương và cùng hội tụ ở chương cuối.
Vào năm 1941, khi nước Pháp đang bị quân đội Đức quốc xã chiếm đóng, đã có không ít gia đình tại các vùng nông thôn che chở cho người dân Do Thái. Tên phát xít - đại tá Hans Landa có nhiệm vụ lùng và diệt những người Do Thái khốn khổ. Với những mánh khoé, mưu mô, sự nhạy bén như một con sói già Hans tìm ra vô số gia đình đang ẩn náu tại khắp nơi. Chỉ có cô gái Shosanna Dreyfus là may mắn sống sót trong một lần thảm sát.
Sau khi nhảy vào vòng tham chiến, quân đội Mỹ lập ra một “binh chủng” đặc biệt có tên gọi The Basterds. Họ bao gồm những người lính Mỹ gốc Do Thái thiện chiến do người Anh hùng - trung uý Aldo Raine chỉ huy. Nhiệm vụ của lực lượng này là sát hại sỹ quan phát xít một cách dã man tạo tâm lý hoản loạn cho quân đội Đức.
Bốn năm sau sự kiện cả gia đình bị giết, cô gái Shosanna giờ đã trưởng thành và đang quản lý một rạp chiếu phim nhỏ tại thủ đô Paris. Hận phát xít đến tận xương tủy nhưng trớ trêu thay cô lại được Frederick Zoller (Daniel Bruhl) để ý, một chàng lính Đức anh hùng kiêm ngôi sao điện ảnh đang lên. Tình cờ cả Shosanna lẫn Aldo đều biết rằng quốc trưởng Hitler sẽ tham gia buổi công chiếu bộ phim mới do Frederick đóng vai chính tại Paris. Mỗi người một mục đích riêng, họ bí mật lên kế hoạch vô tiền khoáng hậu.
Là một trong những bộ phim xuất sắc nhất 2009, dưới bàn tay tài hoa của Quentin Tarantino với kịch bản hay, quay phim xuất sắc kèm với đó là dàn diễn viên vào vai cực tốt.
Inglourious Basterds chắc chắn sẽ là 1 sự lựa chọn không hề tồi dành cho những ai là fan của Brad Pitt
-
Ăn theo sự thành công của IT, Summer of ’84’ – tựa việt Mùa Hè Kinh Hoàng lấy cảm hứng từ những vụ mất tích trẻ em ở những vùng ngoại ô nước Mỹ trong giai đoạn những năm 1980. Là một bộ phim thể loại kinh dị gắn nhãn 16+ nhưng phim không quá rùng rợn và đủ đô để hù khán giả.
Lấy bối cảnh mùa hè năm 1984, nội dung phim Summer of ’84’ kể về bốn cậu bé tò mò và liều mạng tìm hiểu về người hàng xóm và nghi ngờ hắn là một kẻ giết người. Niềm vui mùa hè của Davey và ba người bạn nhanh chóng chuyển từ trò chơi trốn tìm trẻ con sang việc theo dõi “kẻ tình nghi” sống ở nhà kế bên. Nhưng khi càng đến gần với sự thật, họ lại càng không ngờ được sự nguy hiểm đang chực chờ bủa vây phía trước.
Phim thuộc thể loại kinh dị nên không có yếu tố siêu nhiên hay những pha jumb scare hù khán giả. Không khí rùng rợn, hồi hộp, giật gân không đủ đô cộng với tình tiết hơi dài dòng khiến người xem cảm giác hơi chán và phải thật sự kiên nhẫn ngồi đến cuối phim mới lóe lên một vài tình tiết hay. Là phim kinh dị nhưng Mùa Hè Kinh Hoàng có vẻ giống phim giáo dục giới tính nhiều hơn, chủ yếu là những đoạn nhóm bạn xem tạp chí người lớn và bàn về tình dục.
Đổi lại kịch bản chưa đạt thì dàn diễn viên nhí trong phim làm khá tốt vai trò của mình, diễn đạt và tự nhiên. Bối cảnh phim năm 1984 nên có vẻ hoài cổ từ trang phục, nhà cửa, bối cảnh với tông màu ngã xanh nhìn đẹp.
Tóm lại, Summer of ’84’ Mùa Hè Kinh Hoàng thuộc dạng nửa mùa, làm phim kinh dị nhưng chưa tới. Theo bài review phim, Summer of ’84’ không đủ hay để khiến bạn mua vé ra rạp trong dịp lễ này.
-
Đêm 30 Tết, tôi vào Netflix mở phim vu vơ để xem để giải trí vì tôi không muốn tham công tiếc việc thêm nữa vào những ngày cận Tết. Tôi mở dòng phim cổ điển và chọn Sense & Sensibility của Anh Quốc chỉ vì tôi rất thích hai diễn viên trong phim là Emma Thompson và Alan Rickman (là diễn viên thủ vai Giáo sư Snape trong các tập phim Harry Potter).
Sense & Sensibility (Tình cảm & Lý trí) phiên bản 1995 với kịch bản được viết bởi chính Emma Thompson dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nữ tác gia Jane Austen vào năm 1811. Tôi đã “nhai” cuốn tiểu thuyết này không biết bao nhiêu lần và mỗi lần xem lại bộ phim phiên bản 1995 này, tôi không khỏi xao xuyến. Bộ phim quy tụ hàng loạt diễn viên gạo cội của Anh Quốc như Alan Rickman, Emma Thompson, Hugh Grant, Kate Winslet, Hugh Laurie, Imelda Staunton, Richard Lumsden…
Tôi sẽ không kể mạch truyện trong phim vì nếu muốn biết, bạn nên đọc tiểu thuyết này hoặc xem phim. Jane Austen là một nữ tác gia hiếm hoi và nổi tiếng của thế kỷ 19. Bà đã vượt qua bao hoài nghi và ánh nhìn dè bỉu thậm chí lạnh lùng của xã hội Anh lúc đó vì phụ nữ bị cho là không nên “đọc” thậm chí là “sáng tác” vì những hoạt động đó sẽ làm mất đi vẻ nữ tính và phụ nữ thông minh thì sẽ khó có thể lập gia đình.
Jane Austen chấp nhập những suy nghĩ áp đặt của cả xã hội xung quanh bà và liên tục vươn lên với những tác phẩm kinh điển vượt thời gian như Kiêu hãnh & Định kiến; Tình cảm & Lý trí; Emma; Thuyết phục (Persuasion); Vườn Mansfield (Mansfield Park). Trong những tác phẩm này, Tình cảm & Lý trí có lẽ là tiểu thuyết … ít lãng mạn nhất của Jane Austen. Tiểu thuyết là một sự cân bằng hoàn hảo giữa khao khát bộc lộ tình cảm thuần khiết, sự khổ đau và sự dồn nén cảm xúc bởi những rào cản nghiệt ngã của xã hội đặc biệt là tầng lớp quý tộc Anh.
Sự đối nghịch được thể hiện rõ rệt nhất thông qua tính cách của hai chị em nhà Dashwood, Elinor và Marianne. Elinor là hình tượng một cô chị lớn yêu thương, hy sinh tất cả vì gia đình, đè nén cảm xúc bằng lý trí mạnh mẽ nhất. Marianne là cô em gái trẻ trung, tràn đầy sức sống và sự bồng bột, lãng mạn một cách mù quáng của tuổi thanh xuân. Sự ngây thơ bướng bỉnh của Marianne được thể hiện rõ qua mối tình ngắn ngủi nhưng đầy giông bão của cô với anh chàng điển trai John Willoughby, người vì rào cản của xã hội đã bỏ rơi cô để chạy theo cô tiểu thư từ một gia đình quý tộc giàu có hơn. Marianne say mê với tình yêu bồng bột của mình và gạt bỏ mọi lý trí và suy nghĩ cũng như sự chân thành quan tâm của đại tá Brandon, một quý ông đúng nghĩa, điềm đạm, chính trực và lịch thiệp đến mức không biết phải làm sao để “mê hoặc” một cô gái.
Elinor Dashwood thì ngược lại. Biết bao lần cô nuốt nước mắt ngược vào tim khi phải chứng kiến người mình yêu, Edward Ferrar (đóng bởi Hugh Grant điển trai và ngọt ngào), đi thực hiện những thương vụ ở nơi xa xôi. Đau đớn hơn, cô phải chịu đựng sự giày vò khi hôn thê bí mật của Edward là Lucy Steele thổ lộ về việc hai người đính hôn trong bí mật và làm sao để có thể đến được với nhau khi gia đình Ferrar không chấp nhận bất cứ cô gái nào bước vào cửa nhà họ mà gia cảnh không môn đăng hộ đối với họ. Emma Thompson đã có một vai diễn tuyệt vời với những cảm xúc đè nén rất thật, những khoảnh khắc đau khổ vỡ tim làm tôi phải bật khóc cùng.
Sự chân thật trong diễn xuất của Emma Thompson đã giúp cho Elinor Dashwood nổi bật lên như một “nữ anh hùng” trong toàn bộ tác phẩm. Cô đã chọn “cao thượng” và hy sinh tình yêu của chính mình. Tôi không thể hình dung được nỗi đau của cô khi phải đích thân nói với Edward Ferrar về lời đề nghị giúp đỡ của đại tá Brandon để anh có thể hoàn thành mối lương duyên bí mật với Lucy Steele khi gia đình anh phát hiện và khước từ quyền thừa kế của anh. Elinor có quyền cười mỉa mai nỗi ô nhục bị gia đình khước từ quyền thừa kế mà Edward phải hứng chịu nhưng cô không làm thế. Tình yêu thuần khiết của cô dành cho Edward vẫn không bị vấy bẩn bởi những ghen tuông và dị nghị của những người xung quanh. Cô vẫn dịu dàng, đầy quan tâm và ấm áp dù tim đang vỡ thành nghìn mảnh.
Jane Austen cũng là một tác giả đầy nhân đạo khi bà cho các nhân vật của mình được hưởng hạnh phúc sau những khổ đau và tan vỡ mà họ phải chịu đựng. Tôi chảy nước mắt khi Elinor oà lên khóc không kiểm soát khi Edward xuất hiện thăm cô để báo rằng Lucy đã bỏ anh để kết hôn với em trai anh là Robert Ferrar. Elinor bấy lâu vẫn nghĩ rằng Edward sau khi được đại tá Brandon giúp đỡ đã có một cuộc sống hạnh phúc với Lucy Steele. Lúc nhận ra khao khát hạnh phúc của mình nay có cơ hội trở thành một giấc mơ có thật, Elinor đã không còn đè nén thêm được nữa. Cô quyết định để cảm xúc của mình bùng nổ sau bao dồn nén. Đó chính là một trong khoảnh khắc đẹp nhất của tác phẩm khiến khán giả vỡ oà hạnh phúc cùng nhân vật.
Một nhân vật nữa khiến tôi cảm động chính là đại tá Brandon. Alan Rickman đã chứng tỏ được rằng ông là một diễn viên có khả năng đóng những vai diễn đa dạng, từ chính nghĩa đến phản diện. Đại tá Brandon có lẽ là vai diễn lãng mạn nhất của Alan Rickman, bên cạnh cô gái trẻ Marianne Dashwood thủ diễn bởi Kate Winslet.
Đại tá Brandon là một người đàn ông của kỷ luật, sự cao thượng và chân thành. Ông dành nhiều tình cảm cho Marianne trẻ trung như đoá hoa dại tươi tắn nhưng ông lại không biết những “chiêu mánh” để quyến rũ những cô tiểu thư thời đấy. Bên trong vẻ ngoài nghiêm nghị có phần lạnh lùng, bặt thiệp, đại tá Brandon lại sở hữu một trái tim ấm áp và yêu thương, sẵn sàng làm mọi thứ vì tình bạn và tình yêu.
Việc ông bất chấp rủi ro bị phán xét để đưa ra lời khuyên và hỗ trợ Edward Ferrar lúc anh bị cả gia đình ruồng bỏ, mất hết thanh danh đã chứng minh tính hiệp nghĩa của Brandon.
Việc ông chia sẻ nỗi lo âu của Elinor về sự đau khổ của em gái khi bị phụ tình và cách ông cầu chúc Marianne chóng tìm được hạnh phúc bên người cô yêu cũng cho thấy đại tá Brandon cũng giống như Elinor, để cho lý trí đè nén trái tim chỉ vì muốn thấy người mình yêu được hạnh phúc.
Việc ông chạy điên cuồng trong cơn giông để tìm thấy Marianne đang gục ngã vì người yêu bỏ theo cô tiểu thư danh giá khác, bế cô về và sẵn sàng làm mọi thứ để mong thấy Marianne vượt qua cơn bạo bệnh để khoẻ lại. Nhìn ông rũ rượi, mệt mỏi như một chiến binh đại bại, nói với Elinor rằng hãy giao cho ông làm việc gì đó nếu không ông sẽ phát điên vì tuyệt vọng, tôi không thể không chảy nước mắt trước một tấm lòng yêu thương giản dị và chân thành của đại tá Brandon.
Mọi sự cố gắng và chân tình của Brandon rồi cũng được đền đáp khi Marianne tỉnh lại sau cơn hôn mê, trong vòng tay của mẹ cô, nhìn Brandon nói cảm ơn. Chỉ trong tích tắc, diễn xuất của Alan Rickman đã cướp luôn trái tim của tôi khi vẻ mặt mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ của đại tá Brandon bỗng giãn ra, mắt ông ánh lên niềm vui dù ông hoàn toàn không nở nụ cười, nét nghiêm nghị bặt thiệp vẫn y nguyên. Ánh mắt đầy xúc cảm lẫn lộn của đại tá Brandon lúc đó cũng là một trong những khoảnh khắc khó quên và cảm động nhất của bộ phim khi tình yêu chân thành được cảm nhận và trân quý.
Marianne sau cơn thập tử nhất sinh cũng nhận ra đâu mới là bến bờ hạnh phúc thật sự của mình. Cô bắt đầu đón chào đại tá Brandon đến với mình, để cho ông đọc sách cùng cô ngoài trời nắng đẹp. Mắt cô sáng lấp lánh và cô luôn hát những bài hát đầy tươi vui khi nhận được món quà từ đại tá Brandon là chiếc đàn piano mà cô hằng mơ ước có được. Cô học cách trân trọng những phẩm chất quý giá của đại tá Brandon và tìm cách thích nghi với vẻ ngoài bặt thiệp ít thể hiện cảm xúc của ông. Rồi cái kết đẹp như mơ cũng đến khi cả hai tiến đến đám cưới với sự chúc phúc của cả thị trấn vì họ cũng nhận ra rằng Brandon và Marianne sinh ra là dành cho nhau.
Jane Austen đã đập bỏ những định kiến của xã hội thượng lưu Anh Quốc lúc bấy giờ về việc những cô tiểu thư phải tìm mọi cách lấy chồng giàu có và địa vị danh giá. Bà cho Marianne tự do bộc lộ tình cảm của mình, sự thất vọng trước sự thật phũ phàng trong buổi tiệc khiêu vũ của giới quý tộc. Marianne chủ động theo đuổi tình yêu của mình dù tất cả những gì cô nhận được là một cái tát đau đớn của cái nghèo khi cha cô qua đời, không để lại của hồi môn giúp các con gái có thể tìm được tấm chồng xứng đáng. Marianne bất chấp mọi định kiến đi tìm John Willoughby để rồi cay đắng nhận ra giữa họ là một bức tường quá cao, quá cứng rắn được tạo nên bởi tiền bạc và danh vọng. Nhưng rồi tình yêu chân chính cũng như chính nghĩa cũng tìm được con đường riêng của mình.
Jane Austen cũng dùng chính nhân vật cô gái bốc đồng Marianne để gửi gắm một thông điệp về việc chúng ta đôi khi cũng cần nhìn và trân trọng những niềm vui giản đơn, những con người chân thành yêu quý mình. Tình yêu cần được vun trồng, chăm sóc và nảy nở từ niềm tin và sự cảm thông. Và không một tình yêu nào, dù là tình yêu trai gái hay tình yêu giữa hai chị em gái mà không phải đi qua thử thách chông gai.
Marianne cũng thể hiện một phần cuộc đời của Jane Austen. Bà chọn một cuộc sống cống hiến hoàn toàn cho nghiệp sáng tác văn chương. Bà mong cầu được tự do thể hiện chính kiến và cảm xúc cá nhân sau những tác phẩm với những nhân vật nữ đạp đổ những rào cản xã hội và chiến đấu vì tình yêu của bản thân. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do khiến bà từ bỏ hôn sự với Harris Bigg-Wither, tiếp tục sống độc thân và đem đến cho đời những tác phẩm lãng mạn nhưng mạnh mẽ, ngập tràn cảm hứng cho cả nam và nữ giới. Cuộc đời và những cuốn tiểu thuyết của Jane Austen còn gióng lên một thông điệp rằng dù bạn có chọn hướng đi nào, bạn cũng nên có cả cảm xúc và lý trí trong hành trình mưu cầu hạnh phúc.
-
Trong tác phẩm phim điện ảnh thể loại sử thi - thần thoại The Green Knight, nhân vật chính phải vượt qua nhiều thử thách để lĩnh hội những phẩm chất của một hiệp sĩ thực thụ.
The Green Knight là một trong những dự án được trông đợi nhất của hãng phim độc lập A24. Có thể xem phim như phần hậu truyện về truyền thuyết Vua Arthur khi kể lại hành trình của cháu trai nhà vua là Gawain. Từ một kẻ nhu nhược, hèn kém, anh phải vượt qua hành trình thử thách bản thân với nhiều hiểm nguy để trở thành một hiệp sĩ thực thụ.
Trước khi công chiếu, Hiệp hội Nhà phê bình Hollywood (Hollywood Critics Association) đề cử phim nằm trong danh sách Những tác phẩm điện ảnh được kỳ vọng nửa cuối năm 2021. Đến lúc ra mắt tại Mỹ ngày 30/7, phim nhận được mưa lời khen từ các nhà phê bình thế giới. Tại sao bộ phim sử thi, phiêu lưu xen lẫn kỳ bí này lại có sức hấp dẫn đến thế?
Kịch bản phim do đạo diễn David Lowery chấp bút, dựa trên bài thơ nổi tiếng cuối thế kỷ 14 Sir Gawain and the Green Knight. Chuyện kể rằng vào một đêm Giáng Sinh, vua Arthur Pendragon (Sean Harris) và Hội Hiệp sĩ Bàn tròn đang chuẩn bị tổ chức tiệc tùng linh đình. Bầu không khi vui vẻ bất ngờ bị phá vỡ khi một kỵ sĩ kỳ dị tên với biệt danh Green Knight – Lục Bảo Hiệp sĩ (Ralph Ineson đóng) xuất hiện.
Đứng trước nhà vua, Green Knight thách thức kẻ nào dám giáng đòn vào hắn sẽ được hưởng sự giàu sang và may mắn suốt một năm. Tuy nhiên, đến mùa Giáng Sinh năm sau người đó phải đi tìm Green Knight để hắn trả đòn. Vì muốn chứng tỏ bản thân với Vua Arthur, Gawain (Dev Patel) đã chấp nhận thử thách. Sau khi bị chém đầu, Green Knight không chết mà còn quay lại cười với mọi người như thách thức, rồi biến mất.
Green Knight chẳng hề nuốt lời. Sau một năm sống trong giàu sang và danh vọng, Gawain lại dành phần lớn thời gian để chơi bời, rượu chè. Khi mùa Giáng Sinh mới lại đến, Vua Arthur nhắc nhở cháu trai đã đến lúc dừng cuộc chơi để thực hiện lời hứa. Dù trong lòng đầy nỗi sợ hãi, Gawain không còn cách nào khác phải lên đường tìm kiếm ngôi đền của Green Knight. Anh cưỡi ngựa bắt đầu hành trình, mang theo vũ khí là một chiếc rìu xanh và thắt lưng xanh lá – bùa hộ mệnh do mẹ trao tặng.
Bộ phim mang câu chuyện đơn giản và quen thuộc, pha trộn màu sắc cổ tích với thần thoại. Tuy nhiên lại hơi khó xem với đa số vì duy trì nhịp điệu chậm rãi suốt 130 phút, không tập trung khai thác yếu tố hành động, mà thiên về xây dựng tâm lý nhân vật để người xem được cảm nhận hành trình trưởng thành của Gawain. Điểm đặc biệt của phim chính là nhân vật Gawain không được xây dựng theo mô típ anh hùng chính trực thường thấy trong các tác phẩm sử thi Hollywood. Anh ta cũng nhiều thói hư tật xấu, ít va chạm, giống với một con người bình thường. Gawain cũng bỏ bê luyện tập, ngày đêm chè chén, miệt mài trong những cuộc truy hoan.
Chuyến đi của Gawain có thể ví như hành trình vào đời của một đứa trẻ. Anh sớm nhận ra những cuộc chiến tang thương ngoài đời thực không hề có vinh quang, mà chỉ có những cánh đồng cháy nham nhở phủ bạc xác người, cùng bọn săn trộm luôn chực chờ vơ vét như diều hoang chết đói. Những giai thoại ly kỳ, oai dũng của các bậc cha chú không giúp anh tránh khỏi bọn cướp đường, tài sản bị cướp sạch và phải lê lết trong ô nhục. Qua những lần trỗi dậy từ bùn nhơ, đứng lên từ nghịch cảnh, Gawain mới dần trưởng thành.
Đạo diễn David Lowery là người nổi tiếng với những bộ phim đậm tính ẩn dụ như Ain’t Them Bodies Saints (2013) hay A Ghost Story (2017). Trong The Green Knight, anh tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Từ một bài thơ không được viết bằng tiếng Anh, David Lowery đã nhào nặn thành một tác phẩm đậm dấu ấn cá nhân. Xuyên suốt hành trình của Gawain, anh liên tục lồng ghép nhiều thông điệp, ý nghĩa về thiên nhiên, trái đất – thể hiện ngay từ chữ “xanh” trong tên phim. Thế giới tạo hóa trong phim hiện lên hoang dã với đầy thử thách tâm linh, từ những mụ phù thủy ma quái cho đến bầy người khổng lồ tản bộ qua những rặng núi mù sương; tạo thành một câu chuyện ngụ ngôn thâm thúy, sâu sắc.
Kể cả gã hiệp sĩ xanh lá – nhân vật phản diện của phim – cũng đại diện cho sự hùng mạnh của thiên nhiên. Con người nhỏ bé đắc ý khi đã chém đầu gã, nhưng quên mất rằng chính gã cho phép điều đó xảy ra. Đến khi phải đối mặt với sự thịnh nộ của tự nhiên, con người đâm ra hoảng sợ. Họ quên mất rằng từ xa xưa, tổ tiên của mình đã thuần phục thiên nhiên bằng cách sống hòa hợp, thay vì đối đầu.
Với kinh phí vỏn vẹn chỉ 15 triệu USD, thật đáng ngạc nhiên khi David Lowery khoác lên bộ phim chiếc áo đẹp đến ngỡ ngàng. Tông chủ đạo của phim là những màu trầm buồn như xám, xanh lam, vàng nghệ. Từng khung hình lột tả vẻ bí ẩn, huyền ảo của xứ sở sương mù thời Trung Cổ. Bối cảnh rừng rậm, đầm lầy và những lâu đài cổ kính càng khiến không khí phim trở nên ngột ngạt, bí bách.
Đảm nhận vai chính Gawain là tài tử người Anh gốc Ấn Dev Patel. Nổi danh từ tựa phim Slumdog Millionaire (Tỷ Phú Khu Ổ Chuột – 2008), anh chứng tỏ bản lĩnh diễn xuất trong những cảnh đòi hỏi nhiều nội tâm. Qua hóa thân của Dev Patel, Gawain hiện lên như một gã thanh niên nóng nảy, thiếu kinh nghiệm, dễ bị gục ngã trước những khó khăn và cám dỗ. Cuối phim, Dev Patel xuất sắc lột xác để trở thành một người đàn ông từng trải, nhận được bài học cuộc đời.
Phim còn gây chú ý với dàn diễn viên nổi tiếng. Đặc biệt là nữ diễn viên từng thắng giải Oscar Alicia Vikander trong vai Essel, một phụ nữ trẻ làm nghề gái bán hoa có cuộc đời gắn liền với Gawain. Cô tuy xuất hiện không nhiều nhưng vẫn để lại ấn tượng khi thể hiện một nhân vật bí ẩn, khó đoán, mang nhiều lớp mặt nạ. Ngoài ra, Sean Harris cũng gây chú ý khi lần lượt vào vai Vua Arthur khi già, một hình ảnh hoàn toàn khác so với Clive Owen trong King Arthur (2004) hay Charlie Hunnam trong King Arthur: Legend of the Sword (2017).
The Green Knight được giới phê bình đánh giá cao với 88% tươi, thu về điểm số 8/10 trên Rotten Tomatoes và 85/100 trên Metacritic. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong năm, đồng thời là phim hay nhất trong danh sách các phim chuyển thể từ truyền thuyết Vua Arthur. Nhìn chung, đây là tác phẩm không nên bỏ qua dành cho những khán giả yêu thích dòng phim pha trộn yếu tố thần thoại như Lord Of The Rings, The Hobbit hay gần nhất là The Witcher.
-
Trong trò chơi điện tử, nhân viên ngân hàng Guy (Ryan Reynolds đóng) thản nhiên tán gẫu với bạn bè khi bị tội phạm đe dọa, cướp tiền.
Guy là một NPC (nhân vật) trong trò chơi điện tử Free City. Tại đây, anh sống cuộc đời lặp đi lặp lại theo lập trình của các nhà thiết kế game, hàng ngày đến ngân hàng thành phố làm việc và chờ đón những vụ cướp do người chơi thực hiện. Một ngày, anh gặp và phải lòng cô nàng Molotov Girl do kỹ sư máy tính Millie Rusk (Jodie Comer đóng) điều khiến. Guy quyết định thử cướp một chiếc kính mắt - thiết bị dành riêng cho các người chơi game - để tìm cách làm quen mỹ nhân.
Khi đeo kính, Guy có thể nhìn thế giới Free City như những người chơi game thông thường. Anh tìm gặp Molotov Girl và được cô giải thích về các khái niệm trong trò chơi điện tử như làm nhiệm vụ kiếm tiền, tăng điểm kinh nghiệm... Tuy nhiên, Guy không thích phá phách, cướp bóc thành phố mà chỉ giúp đỡ những người chơi khác. Những hành động đó biến anh thành hiện tượng trong cộng đồng game thủ nhưng bị các nhà phát hành ghét bỏ, tìm cách tiêu diệt.
Chuyện phim lấy cảm hứng từ những trò chơi điện tử thể loại nhập vai trong thế giới mở. Free City có hệ thống hạ tầng hiện đại gồm ngân hàng, trung tâm thương mại... Trong đó, mỗi nhân vật có ngành nghề và tính cách khác nhau. Guy là chàng nhân viên ngân hàng vui vẻ, lạc quan. Bạn thân của anh là Buddy, bảo vệ thân thiện và vui tính. Ê-kíp xây dựng một thể giới mở như trong game, nơi mọi chuyện có thể xảy ra. Guy và Buddy có thể đi dạo thoải mái trên phố và không quan tâm đến những cuộc đấu súng, tai nạn giao thông ngay trước mắt. Một vài nhân vật cử động khó hiểu như liên tục đâm vào tường do lập trình lỗi hoặc điều khiển bất cẩn của người chơi.
Kịch bản theo mô-típ "từ số không thành người hùng" quen thuộc. Guy vốn là một nhân vật quần chúng, vô tình nhận sứ mệnh giải cứu Free City. Đạo diễn không dành nhiều thời lượng cho khâu phát triển nhân vật. Hành trình trở thành người hùng diễn ra trong phút chốc, dành đất cho những phân đoạn hài, hành động. Cách Guy học cách sở hữu sức mạnh, kỹ năng như người chơi thật cũng không được khai thác nhiều.
Tình yêu là động lực căn bản thúc đẩy Guy thoát khỏi kiếp NPC và đứng lên bảo vệ thế giới của mình. Về cuối, tác phẩm chuyển dần sang hướng tình cảm lãng mạn, tạo sự bất ngờ của cho người xem và giải thích lý do Guy là "người được chọn". Qua câu chuyện của Guy, ê-kíp truyền tải chủ đề tư tưởng về việc thoát khỏi vùng an toàn, không chấp nhận cuộc sống an phận và đấu tranh để tìm hạnh phúc.
Ê-kíp tạo một nhân vật có tính cách độc đáo, ngờ nghệch như robot nhưng ngay thẳng, không toan tính. Guy ban đầu ngỡ ngàng khi phát hiện sự thật về thế giới của mình. Tuy nhiên, anh nhanh chóng thích ứng và trở thành một người chơi giàu kinh nghiệm vì cả cuộc đời vốn đã sống tại đây.
Ryan Reynolds tỏa sáng khi đóng mô-típ nhân vật sở trường. Tài tử diễn những phân cảnh ngờ nghệch của Guy một cách tự nhiên, duyên dáng. Hóa thân nhân vật trong trò chơi điện tử, Reynolds càng có nhiều đất thể hiện phong cách diễn cường điệu hóa quen thuộc, từng rất thành công trong các phần phim Deadpool.
Tuyến phụ trong phim cũng thể hiện tròn vai. Jodie Comer hóa thân đả nữ Molotov Girl mạnh mẽ và thông minh. Cô luôn bình tĩnh trước những tình huống hiểm nguy, khiến Guy mê mẩn. Comer cũng đóng nhân viên lập trình Millie Rusk ở thế giới thật, một phụ nữ độc lập, hiện đại nhưng dịu dàng, nữ tính hơn phiên bản trong game. Taika Waititi tiếp tục thể hiện vai phản diện có phần nhí nhố, châm biếm như trong Jojo Rabbit (2019), bộ phim đoạt giải Oscar về kịch bản do chính ông đạo diễn. Các nhân vật Buddy, Keys... cũng để lại dấu ấn dù dất diễn không nhiều.
Đạo diễn chọn ngôn ngữ hình ảnh tươi sáng, hiện đại cho phim. Các cảnh nội, ngoại đều tràn ngập ánh sáng, không sử dụng các phương pháp đổ bóng để tạo hiệu ứng điện ảnh. Các nhân vật trong game mặc trang phục kiểu cách, màu sắc nổi bật. Phần kỹ xảo được làm giống các trò chơi điện tử, tạo sự thống nhất với kịch bản. Nhà làm phim thêm một số hiệu ứng thường được dùng trên các nền tảng streaming như Twitch, Youtube để tạo cảm giác Free City là một trò chơi điện tử thực sự.
Tác phẩm lồng ghép nhiều "Easter egg" - những chi tiết nhỏ lấy cảm hứng từ cộng đồng game thủ và văn hóa đại chúng Mỹ. Một số thương hiệu điện ảnh, trò chơi điện tử lớn như Marvel, Star Wars, Fortnite, Grand Theft Auto... xuất hiện trong phim. Nhiều streamer nổi tiếng của làng game cũng tham gia, đóng các nhân vật người chơi trong Free City.
Free Guy thu khoảng 321,1 triệu USD tại phòng vé sau khoảng một tháng ra rạp, thành tích được giới chuyên môn đánh giá tích cực trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tác phẩm được phát hành theo dạng có thu phí trên hệ thống phim trực tuyến của Disney cuối tháng 9. Phim cũng nhận lời khen từ đa phần giới phê bình, đạt điểm tươi 80% trên trang Rotten Tomatoes.
-
"The Wolf Man" (1941) là một bộ phim kinh dị cổ điển của Hollywood, do George Waggner đạo diễn và được sản xuất bởi Universal Pictures. Đây là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất về người sói (werewolf) và đã trở thành một phần quan trọng trong thể loại phim quái vật cổ điển của Hollywood.
-
"Demons" (1985) là một bộ phim kinh dị của đạo diễn Lamberto Bava, được viết kịch bản bởi Bava cùng với Dario Argento. Đây là một tác phẩm nổi bật trong thể loại phim kinh dị của Ý và đã trở thành một tác phẩm cult classic với các yếu tố kinh dị và hành động gay cấn.
Bộ phim bắt đầu với một cảnh mở đầu kỳ lạ tại một rạp chiếu phim cũ ở Berlin. Một nhóm người được mời đến xem một bộ phim kinh dị đặc biệt mà không biết rằng điều gì đang chờ đợi họ. Tại rạp chiếu, người xem phát hiện rằng bộ phim họ đang xem có những yếu tố kỳ lạ và đáng sợ. Khi một nhân vật trong bộ phim bị biến thành quái vật, khán giả trong rạp cũng bắt đầu trải qua những biến đổi tương tự. Một trong những người xem, một cô gái trẻ tên là Cheryl (do actress Natasha Hovey thủ vai), trở thành nạn nhân của một con quái vật và bắt đầu lây nhiễm cho những người khác trong rạp. Những người bị lây nhiễm trở thành những con quái vật hung dữ, tấn công và giết chết những người còn lại. Nhóm người sống sót trong rạp chiếu phim phải tìm cách sinh tồn và thoát khỏi những con quái vật đang ngày càng nhiều. Họ phải chiến đấu không chỉ để sống sót mà còn để tìm cách thoát khỏi cái bẫy kinh dị mà họ đang mắc kẹt. Phim dẫn đến một cuộc chiến sinh tử quyết liệt giữa những người sống sót và các quái vật. Cuối cùng, những người còn lại phải đối mặt với sự thật kinh hoàng về nguồn gốc và bản chất của những con quái vật.
-
1. Travis Bickle là ai?
Theo lời kể của chính nhân vật, Travis Bickle là một cựu binh thủy quân lục chiến trở về từ chiến tranh Việt Nam. Travis mắc hội chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương và sống một mình trong một căn hộ chật hẹp giữa NY, anh nhận làm tài xế ca đêm để đối phó với chứng mất ngủ kinh niên và nỗi cô đơn của mình. Trôi dạt trên những con phố tấp nập về đêm của NY và những rạp chiếu phim khiêu dâm trên phố 24, Travis cố gắng tìm cách duy trì đời sống tinh thần bằng việc viết nhật ký và đưa ra những châm ngôn sống như : “Bạn chỉ khỏe khi bạn cảm thấy”.
Giống như hầu hết những cựu binh bấy giờ, chàng trai trẻ trở lại đất nước với một cơ thể chằng chịt vết thương và một trái tim hoang phế. Travis mang trong mình cảm giác xa lạ:, anh không thể hòa nhập được với cuộc sống, và giống như một chi tiết trật khớp khỏi bộ máy, Travis hoàn toàn lạc lõng với hiện thực xã hội. Anh ghê tởm sự nhơ nhớp bẩn thỉu ẩn dưới vẻ hào quang của NY: “Những loài vật thường ra ngoài ban đêm, gái điếm, bọn vô lại, du đãng, lại cái, ma túy, cờ bạc. Bọn bệnh hoạn, ăn hối lộ”. Trải qua khủng hoảng hiện sinh và chứng kiến quá nhiều thứ xấu xa của xã hội, Travis luôn khao khát có một “cơn mưa kinh thánh” sẽ tới để rửa trôi tất cả cặn bã khỏi đường phố. Trong nỗ lực tìm kiếm sự giải thoát cho cơn thịnh nộ, Travis đã tự biến mình thành “cơn mưa” đó.
Travis Bickle là một trong những điển hình của dạng nhân vật “Loners” trong điện ảnh - những gã trai cô độc bị cuộc đời bỏ rơi. Dưới áp lực xã hội, quan điểm sống và nhãn quan của kiểu nhân vật này bị nhào nhặn trở nên khác biệt, thậm chí có phần cực đoan, họ hành xử có nguyên tắc và quyết liệt - giống như những “quả bom hẹn giờ” luôn chờ để được kích nổ. Trước Taxi Driver, đã có những nhân vật “Loners” ấn tượng như Ethan Edwards trong The Searcher hay sát thủ Jeff trong Le Samurai. Travis Bickle đã ghi dấu trong dòng nhân vật này với nhiều sự kế thừa và tiếp nối.
Biên kịch của bộ phim, Schrader chia sẻ rằng, ông lấy cảm hứng cho nhân vật Travis từ cuốn nhật ký của Arthur Bremer - kẻ đã ám sát ứng cử viên tổng thống George Wallace vào năm 1972 khi y 21 tuổi. Bên cạnh đó, Schrader cũng lấy chính mình làm nguồn cảm hứng, khi ông phải chống chọi với chứng mất ngủ kinh niên lúc sống ở NY. Nhân vật Travis gắn liền với chiếc taxi vì với Schrader, nó là một hình ảnh ẩn dụ cho “một chiếc hộp sắt, một chiếc quan tài di động trôi nổi và cô độc”.
Travis Bickle là một nhân vật tâm lý - sự hòa trộn hoàn hảo giữa những di chứng của cuộc chiến tranh phi nghĩa với chứng rối loạn tâm thần hoang tưởng. Thủ pháp hiệu quả nhất được Martin Scorsese sử dụng để xây dựng nhân vật này chính là việc lựa chọn góc nhìn.
Bộ phim mở đầu với phân đoạn chiếc xe taxi chậm chạp lết ra từ màn sương khói mờ ảo trên nền nhạc của bộ gõ ngày càng dồn dập. Một đôi mắt trống rỗng đang liếc nhìn xung quanh. Nhà làm phim ngay lập tức dắt người xem vào một thế giới dị nghịch qua con mắt của Travis. Thế giới của NY về đêm được tái hiện bên ngoài tấm kính chắn gió ướt và mờ đục. Con người và phương tiện giao thông với những chuyển động mờ nhòe, chúng ta không nhìn rõ nhân dạng của bất kỳ ai, họ chỉ như những vệt sáng quẹt qua khung hình. Nhịp độ chậm chạp của những cảnh đầu tiên mở ra một cảm giác đầy bất an, Roger Ebert gọi đó là sự khởi đầu của địa ngục. Nó khắc sâu thêm nhận thức của người xem về góc nhìn một chiều của Travis, cách anh ta nhìn thế giới như một nơi đã thoái hóa, biến dạng, ngập tràn những mối đe dọa và sự khó chịu. Những cảnh quay này bước đầu khu biệt nhận thức của nhân vật và chính khán giả, xác định một tâm thế rằng câu chuyện sẽ được kể dưới góc nhìn của nhân vật chính, chúng ta chỉ có thể biết đủ, chứ không thể biết hơn.
Góc nhìn này càng được củng cố bằng những phân đoạn Travis độc thoại nội tâm. Hãy để ý sự trái ngược trong phân cảnh này. Travis nói rằng: “Tất cả những gì đời tôi cần là cảm giác có chỗ nào đó để đi. Tôi không tin là có những người lại hy sinh đời mình… để tự kỷ một cách bệnh hoạn. Tôi tin rằng người ta nên trở thành một con người như những người khác”.
Trong khung hình, máy quay lại được đặt trên cao, dường như mất phương hướng, tiệm cận về phía Travis - đang nằm bất động trên chiếc giường. Chuyển động của máy quay thể hiện nỗ lực tiếp cận Travis từ chính người xem, chúng ta muốn đến gần nhân vật - muốn hiểu hơn về anh ta, nhưng có một lực đẩy ra từ phía nhân vật, đột ngột chuyển sang một cảnh quay khác. Chính sự co giãn giữa những xung lực đó đã giữ cho người xem một khoảng cách với nhân vật. Một khoảng cách vừa đủ gần tạo cảm giác gần gũi, vừa đủ xa cách để người xem không thể hiểu về nhân vật. Rất khó để chúng ta có thể thực sự biết nhân vật đang suy tính điều gì, khi mà điều anh ta làm lại có vẻ rất trái ngược với những gì anh ta nói. Những lời độc thoại nội tâm cùng sự linh hoạt trong thay đổi góc nhìn càng củng cố thêm sự bất ổn, lệch lạc và phủ nhận tính đồng nhất của nhân vật.
Biên kịch Schrader cũng đã sử dụng lại thủ pháp này với nhân vật Đức cha Ernst Toller (Ethan Hawke) trong bộ phim First Reformed (2016). Một bộ phim do chính ông viết kịch bản và đạo diễn.
Cũng như anh chàng cựu binh cô đơn cùng cực trong Taxi Driver, người cựu binh Ernst Toller là một cá nhân lẻ loi, bám víu lấy đức tin vào Chúa cùng những trang nhật kí trong căn phòng tối tăm - mong mỏi một cơ may sẽ đến để cứu chuộc đời mình. Từ motip nhân vật cho đến các thủ pháp điện ảnh - đặc biệt là cách sử dụng góc nhìn thứ 1 và độc thoại nội tâm, có thể coi First Reformed là một phiên bản khác của Taxi Driver trong thế kỷ 21. Trong đó những lo âu về di chứng của chiến tranh hay sự bất ổn của xã hội những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 được thay thế bởi băn khoăn không thể lí giải về tác động nặng nề của chủ nghĩa vật chất trong xã hội tư bản lên môi trường, đức tin tôn giáo và giá trị sống của con người.
3. Diễn xuất của De Niro sáng tạo nên nhân vật:
Quay trở lại với cuộc gặp gỡ định mệnh giữa bộ ba Marty - Bob và Paul. Dù đã khá thành công với De Niro và Mean Stress trước đó, nhưng lựa chọn đầu tiên của Martin cho vai diễn Travis Bickle lại là Dustin Hoffman. Sau khi nghe giới thiệu về dự án thì Hoffman từ chối ngay, tặng thêm cho Martin một câu xanh rờn: Chắc ông điên rồi! Vì thế vai diễn lại trở về với de Niro như một ý muốn của vũ trụ. Và từ đó chúng ta đã có một trong những nhân vật phản anh hùng xuất sắc nhất trên màn ảnh. Để mỗi khi bắt gặp giai điệu của bản “I still can't sleep”, trong đầu người hâm mộ lại hiện lên hình ảnh một gã trai lêu nghêu trên chiếc taxi màu vàng giữa những con phố NY.
Không thể phủ nhận sự đóng góp của De Niro trong sự sáng tạo nên nhân vật Travis Bickle. Khó khăn của vai diễn nằm ở chỗ làm thế nào để có thể lột tả được một gã trai vừa có nét nguy hiểm, bất cần, khó đoán, vừa mang vẻ lịch lãm, thú vị, hào hiệp. Đạo diễn Scorsese đã khẳng định rằng, tài năng của de Niro không chỉ nằm ở diễn xuất mà còn ở chỗ ông thấu hiểu nhân vật đến tận cùng. Robert de Niro đã sử dụng method acting để vào vai gã quái xế cô độc. Đan xen với quá trình quay phim 1900 cho Bertolucci ở Ý, de Niro gấp rút trở về NY và chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho vai diễn. Vậy mà ông đã không ngần ngại thi lấy bằng lái taxi và “hành nghề” khắp NY như một tài xế thực thụ với mong muốn trải nghiệm cảm giác của nhân vật. Nếu có thể xuyên không về những năm 1976 ở NY và bắt một chiếc cab để chạy vòng vòng thành phố, thì rất có thể tài xế của bạn là chàng diễn viên vừa đoạt giải Oscar.
Một trong những phân cảnh kinh điển thể hiện rõ nhất đóng góp của de Niro cho hình tượng Travis chính là cảnh nói chuyện trước gương. Mặc chiếc áo thủy quân lục chiến, Travis tự nhìn mình trong gương khi đang lẩm bẩm một cách vô nghĩa và tập luyện rút súng ra từ trong túi áo. "You talkin' to me? You talkin' to me? You talkin' to me? Then who the hell else are you talkin' to? You talkin' to me? Well I'm the only one here. Who the fuck do you think you're talking to?" Màn trình diễn này đã mang lại cho Hollywood một trong những câu thoại đáng kinh ngạc nhất mọi thời đại. Điều thú vị ở đây là ít ai biết rằng, câu thoại này hoàn toàn không có trong kịch bản. Vào ngày quay phân cảnh đó, ông chỉ nhận được kịch bản với một dòng diễn tả ngắn gọn: “Travis tự nói với mình trước gương”. Chính de Niro đã ứng tác ngay tại trường quay để sáng tạo nên một trong những cảnh phim kinh điển của lịch sử điện ảnh.
3. Cách tân nhân vật noir cổ điển:
Nhiều nhà phê bình đánh giá Taxi Driver là một phim Neo Noir (Noir hiện đại) vì những điểm thừa hưởng và cách tân của nó với phong cách này. Taxi Driver có bầu không khí đen tối bi quan, một nhân vật phản anh hùng lâm vào những tình huống khó khăn liên quan đến phụ nữ, sự bóp méo hình ảnh trong không gian đặc thù để nhấn mạnh cảm xúc. Tất nhiên, Taxi Driver không phải phim đen trắng.
Tuy vậy, phải thừa nhận rằng phong cách Noir đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng nhân vật Travis Bickle. Travis giống như một nhân vật noir được cực đoan hóa, cô lập hơn và điên cuồng hơn rất nhiều. Nếu ở Joker, nhà làm phim khiến chúng ta cảm thông cho hành động của Arthur vì những tổn thương mà anh ta phải chịu thì ở Taxi Driver, không có lí do nào thực sự chính đáng được đưa ra để biện minh cho những hành động của Travis - nhân vật tồn tại nhờ sự cô đơn và rồi bị mắc kẹt trong chính sự cô đơn đó. Theo truyền thống của phim noir, thế giới của Taxi Driver chỉ tồn tại trong không gian của riêng nó. Một không gian được hình thành bởi trạng thái tâm lí của nhân vật trung tâm.
Sau cuộc hẹn hò bất thành với Besty, Travis gọi điện để hỏi thăm từ một bốt điện thoại công cộng trong một tòa nhà văn phòng. Travis được quan sát từ phía sau, mặt anh quay vào tường. Rồi đột nhiên máy quay bắt đầu di chuyển khỏi Travis, hướng sang bên phải và dừng lại ở một hành lang dẫn ra đường cho đến khi Travis kết thúc cuộc điện thoại. Anh ta lầm lũi bước vào khung hình và hòa vào dòng người bên ngoài. Máy quay đã bỏ rơi Travis như một nhân vật vô danh. Và đó không phải là lần duy nhất. Cấu trúc của bộ phim muốn nhắc lại với khán giả rằng, chúng ta đang chia sẻ sự lệch lạc trong không gian của một nhân vật hoàn toàn bị tách biệt khỏi môi trường mà anh ta đang sống. Ngay cả nhận thức của anh ta về môi trường đó cũng trật khỏi bất kì khớp nối “bình thường” nào. Máy quay thường quan sát anh ta ở những vị trí không mấy “thuận mắt”, thậm chí loại bỏ Travis hoàn toàn khỏi khung hình và chuyển hướng sang những không gian trung lập xung quanh: nhà để xe, hành lang, bức tường, những đóa hoa úa tàn, đồ ăn vặt,... Scorsese buộc người xem phải nhìn vào nhân vật cùng lúc làm rối loạn cái nhìn đó.
Travis được xây dựng trong tương quan với hai người phụ nữ, Besty - cô trợ lí xinh đẹp trong chiến dịch bầu cử tổng thống của ứng cử viên Palantine và Iris - cô gái điếm vị thành niên bị dụ dỗ bởi gã ma cô Sport. Sự xuất hiện của hai nhân vật này không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn có chủ ý nhằm khắc họa ám ảnh của một nhân vật phản anh hùng: một thiên thần da trắng và một con chiên nhỏ cần sự cứu rỗi.
Trong nỗ lực tiếp cận Besty, Travis đã lầm tưởng rằng nàng sở hữu trái tim thuần khiết duy nhất còn sót lại giữa cuộc đời đảo điên này. Để sau cùng khi cô bỏ lại anh ở rạp chiếu phim khiêu dâm, anh nhận ra cô ta cũng thật giống bọn họ. Besty nhận định rằng Travis là một mâu thuẫn, tựa như lời bài hát của Kris Kristofferson. Besty đã sai, Travis không phải là một mâu thuẫn, anh ta giống như một cỗ máy với những bộ phận bị ngắt kết nối, bất kì bộ phận nào ngẫu nhiên được ưu tiên sẽ kích hoạt một nhận thức hay hành động mới.
Iris, cô gái điếm 12 tuổi sẽ trở thành “giọt nước tràn ly” trong cơn thịnh nộ của Travis - bị giằng xé giữa hai lựa chọn: sự quan tâm, bảo vệ của Travis và thứ tình cảm dối lừa của gã ma cô. Những lời nói với cô bé chẳng khác gì những đồ ăn nhanh mà Travis luôn ăn, bề ngoài lấp đầy cái bụng rỗng còn bên trong là phá hoại. Travis muốn cứu lấy đời cô trong khi không quan tâm rằng Iris có thực sự muốn điều đó hay không.
Iris thụ động phục tùng những lời sáo rỗng của tình cảm tầm thường, còn Travis phục tùng những khuôn sáo của hành vi bạo lực. Dù cuối cùng, cuộc tắm máu của Travis về khía cạnh nào đó đã giải thoát cho Iris, nhưng một câu hỏi còn ở lại là cuộc sống mới của cô có thực sự tốt hơn. Chi tiết này có thể được xem như một sự kế thừa tinh thần bộ phim The Searchers của John Ford, cả hai bộ phim đều xoay quanh một cựu binh cô đơn cố gắng giải cứu cho một cô gái trẻ không muốn được cứu.
Một điểm thú vị khác mà chúng ta có thể nhận ra khi đối chiếu hai đường dây nhân vật này với nhau: Travis có xung đột với hai người đàn ông gắn liền với hai người phụ nữ mà anh quen biết: ứng cử viên tổng thống Palantine và gã ma cô Sport. Xét ở một khía cạnh nào đó, hai nhân vật này có những điểm rất tương đồng. Nếu như gã ma cô dùng những lời ngon ngọt để mê hoặc Iris, biến cô thành con nghiện và sau đó kiếm chác từ thân thể cô thì tên chính trị gia dùng những lời nói tốt đẹp, hào sảng để vẽ lên một viễn cảnh rực rỡ với dân chúng, nhưng lại tỏ ra ngần ngại khi Travis chia sẻ về việc “làm sạch NY”. Sport là ma cô của thế giới bẩn thỉu đầy rác rưởi về đêm thì Palantine chính là “ma cô” của thế giới văn minh ban ngày. Mâu thuẫn giữa Travis với hai nhân vật này chính là mâu thuẫn trực hệ được tạo ra từ sự bất bình đẳng trong xã hội. Mà ở đây Travis chính là người bị ám ảnh thụ động: ghê tởm những kẻ như Sport, bất bình với lực lượng cầm quyền như Palantine, Travis đã tự trở thành “người tiên phong” để dọn dẹp thành phố theo cách riêng của mình.
4. Từ Taxi Driver đến Joker: lối đi nào cho kẻ cô đơn của Chúa
Taxi Driver không phải là một bộ phim tài liệu về thành phố NY thập niên 1970 mà đúng hơn, nó là một bộ phim tài liệu về một bộ óc thoái hóa rồi phát điên bởi những nhận thức của chính mình. Chân dung tự họa của một cá nhân bị ám ảnh thụ động khi phải chứng kiến sự xuống cấp của xã hội, bị kìm kẹp trong bóng tối của cô đơn cùng cực. Đến mức tất cả những hành động quyết liệt nhất của anh ta đều được kích hoạt từ sự mất kết nối với xã hội.
Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ điều này trong một tác phẩm gần đây của đạo diễn Todd Phillips - Joker. Chính đạo diễn cũng đã nói rằng ông đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ Taxi Driver để xây dựng nên nhân vật Joker. Travis Bickle hay Joker đều là những dị nhân được tạo ra bởi sự thoái hóa nhân tính của thế giới hậu công nghiệp - nơi tràn ngập những bất công, nghi kị và định kiến.
Ở đoạn kết của Taxi Driver, nhiều người đã nói rằng việc Travis được tung hô như một anh hùng của truyền thông chỉ là ảo tưởng - giấc mơ của kẻ điên. Về phía biên kịch Schrader, ông cho biết khi viết đoạn kết, ông hình dung nó như một sự trở lại với cảnh mở đầu, một sự kết nối để hoàn thiện vòng tròn khép kín về sự cô đơn và điên cuồng - biến Travis thành một hình tượng điển hình cho mọi cá nhân cô độc trong các xã hội thoái hóa. Khởi sinh từ góc tối của sự mất kết nối, cảm giác bị bỏ rơi cho đến quá trình tha hóa, mưu cầu một hành động cứu chuộc, sự đổ máu và cuối cùng là sự tái sinh. Chí Phèo đã chết nhưng ắt sẽ có Chí Phèo con, sau Joker là cả ngàn người mang mặt nạ tên hề, Travis có thể hoàn lương và trở lại với đời tài xế, nhưng đâu đó còn nhiều quả bom khác đang chờ được kích nổ.
Đừng tự làm khổ mình, bạn có thể trở thành Travis. Đừng làm tổn thương người khác, vì họ có thể trở thành Joker. Những nhân vật này, ở một khía cạnh nào đó, cho chúng ta một sự nhìn nhận về cách đối diện với nỗi cô đơn thường trực, làm thế nào để có thể đương đầu với cảm giác bất an trong một xã hội ngày càng mất kết nối?
-
"Oliver!" (1968) là một bộ phim nhạc kịch của đạo diễn Carol Reed, dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của Lionel Bart, và là một bản chuyển thể của cuốn tiểu thuyết "Oliver Twist" của Charles Dickens. Phim nổi bật với các bài hát, vũ điệu và câu chuyện cảm động về một cậu bé mồ côi.
-
Phần 1: Thế giới của Alex
Alex là một thiếu niên 15 tuổi, thường được gọi là "Alex bé nhỏ" để mỉa mai hành vi khét tiếng của cậu là chuyên kéo băng nhóm của mình gồm Dim (dốt nát, cơ bắp), Georgie (phó chỉ huy tham vọng), Pete (kẻ hùa theo) đi gây sự, đập phá, ăn cướp và đánh giết người mà cậu gọi là "ultra-violence" (siêu bạo lực). Ngoài ra, Alex còn có một gu thưởng thức âm nhạc cầu kì và thần tượng nhạc sĩ Beethoven. Trong một lần ăn cướp nhà một bà cụ giàu có và chuẩn bị chạy trốn sau khi bà chết, do mâu thuẫn nội bộ, Alex đã bị Dim tấn công. Kết cục là cậu bị cảnh sát bắt và tống giam vì tội giết người.
Phần 2: Kỹ thuật Ludovico
Bạn tù của Alex đổ tội cho cậu đã đánh chết một người tù phiền phức mới vào, do vậy cậu đồng ý chữa trị bằng kỹ thuật thử nhiệm nhằm thay đổi hành vi, gọi là kỹ thuật Ludovico. Trong đó, Alex được tiêm thuốc để khiến cậu thấy ghê sợ khi xem các thước phim bạo lực, cuối cùng chỉ cần một ý nghĩ bạo lực cũng khiến cậu cảm thấy buồn nôn. Nhạc một thước phim bạo lực, bản giao hưởng số 9 của Beethoven cũng theo đó khiến cậu mất khả năng nghe nhạc cổ điển. Các viên chức chính phủ hài lòng với tác dụng của kỹ thuật lên Alex khi Alex phải thể hiện trước họ, và vì thế cậu được thả ra sớm.
Phần 3: Sau khi ra tù
Cha mẹ Alex đã cho thuê phòng cậu và vì thế Alex thành kẻ vô gia cư và muốn tự sát. Ở thư viên công cộng, cậu bị viên trí thức già và bạn ông trả thù cho hành vi quá khứ của cậu. Cảnh sát đến trấn an trật tự không ai khác chính là Dim và kẻ thù cũ của cậu Billyboy. Chúng đem cậu ra ngoại ô và đánh cậu túi bụi. Cậu tìm đến cầu cứu ngôi nhà từng bị băng nhóm của cậu cướp bóc, chủ nhà F. Alexander – một nhà văn, không nhận ra cậu vì lúc cướp cả nhóm đeo mặt nạ. Alexander toan dùng cách trị liệu Alex để làm bằng chứng cho sự bạo lực của chính phủ, song không lâu sau, Alex đã để lộ mình là người cầm đầu băng nhóm cướp bóc, hãm hiếp và giết chết vợ của Alexander. Những người bạn của Alexander sau khi đưa cậu ra khỏi nhà Alexander, đã giam lỏng cậu trong một căn hộ tồi tàn và khoá trái cửa, bật nhạc cổ điển liên tục khiến cậu bấn loạn và nhảy lầu. Alex tỉnh lại trong bệnh viện, tại đây cậu được rào đón bởi quan chức chính phủ đang lo lắng việc tự sát của cậu gây nên ảnh hưởng xấu. Sau khi Alexander bị đưa vào viện tâm thần, Alex đồng ý về phe chính phủ. Trên các mặt báo, cậu cho biết mình đã bình phục khỏi ảnh hưởng của kỹ thuật Ludovico.
Trong chương cuối cùng, Alex lúc này đã lập một nhóm bạn mới đang chuẩn bị cho một đêm hành sự nữa nhưng cậu không cảm thấy thiết tha lắm. Sau khi gặp lại Pete đã phục thiện và cưới vợ, Alex càng cảm thấy kém hứng thú với hành động bạo lực vô nghĩa. Alex bắt đầu suy tính từ bỏ việc gây tội ác và trở thành người có ích cho xã hội, lấy vợ, sinh con dù cho con của cậu có thể còn gây hoạ hơn cả cậu.
-
John Winger là một người đàn ông trẻ tuổi, thất nghiệp và cảm thấy cuộc sống của mình đang đi vào ngõ cụt. Sau khi bị mất việc và trải qua một loạt sự kiện không may, Winger quyết định gia nhập quân đội Mỹ để thay đổi cuộc đời. Tập huấn quân đội: Winger gia nhập quân đội cùng với người bạn thân của mình, Russell Ziskey (do Harold Ramis thủ vai). Hai người không chỉ gặp phải những khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống quân đội mà còn phải đối mặt với những huấn luyện viên khó tính và những quy định nghiêm ngặt. Trong khi John và Russell cố gắng thích nghi với cuộc sống quân ngũ, họ cũng phải đối mặt với nhiều tình huống hài hước và dở khóc dở cười. Họ tạo ra nhiều trò đùa và các hành động ngớ ngẩn, gây ra sự hỗn loạn trong quân đội. Câu chuyện tiếp tục khi John và Russell, cùng với những đồng đội của họ, được giao một nhiệm vụ đặc biệt. Họ phải tham gia vào một cuộc chiến huấn luyện và sau đó vào một nhiệm vụ thực tế ở châu Âu, nơi những tình huống hài hước và những tình tiết căng thẳng tiếp tục diễn ra.
-
Bộ phim bắt đầu với một vụ án mạng nghiêm trọng: một sĩ quan quân đội tên là Frederick Manion (do actor Ben Gazzara thủ vai) bị cáo buộc đã giết chết một người đàn ông tên là Barney Quill. Frederick Manion khai rằng hắn đã giết Quill để trả thù vì Quill đã cưỡng hiếp vợ của hắn, Laura Manion (do actress Lee Remick thủ vai).
Laura Manion, người có vẻ như là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp, khiến cho vụ án trở nên phức tạp và gây tranh cãi. Để biện hộ cho Frederick, luật sư của hắn, Paul Biegler (do actor James Stewart thủ vai), phải đối mặt với những thách thức pháp lý và đạo đức nghiêm trọng.
Trong quá trình xét xử, Paul Biegler phát hiện ra nhiều chi tiết rắc rối về vụ án, từ các mối quan hệ cá nhân đến các động cơ tiềm ẩn. Ông phải sử dụng mọi kỹ năng pháp lý của mình để khám phá sự thật và bảo vệ thân chủ của mình trong một phiên tòa đầy kịch tính.