Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,725 files

  1. Trong suốt những thập kỷ qua, Singing in the rain luôn có mặt trong các bảng xếp hạng phim âm nhạc hay nhất mọi thời đại, đứng đầu trong danh sách AFI’s 100 Years of Musicals, và đứng thứ năm trong danh sách những bộ phim Mỹ hay nhất mọi nhời đại năm 2007.
    Nhưng dường như, thế giới vẫn biết đến Singing in the Rain với bản soundtrack cùng tên nổi tiếng, cảnh hát dưới mưa bất hủ của chàng diễn viên Don Lockwood (Gene Kelly) nhiều hơn là thông điệp chính mà bộ phim mang lại, là những lời nhắn gửi, trăn trở của các nhà làm phim trong bối cảnh của sự chuyển mình giữa thời kỳ phim câm và phim thoại.
    Đúng như tên gọi, Singing in the Rain mang một nét rộn ràng tươi vui, hóm hỉnh và tràn đầy năng lượng. Người xem sẽ được thỏa mãn những màn vũ đạo đáng yêu vô cùng hóm hỉnh của đôi bạn thân thiết, Don Lockwood và Cosmo Brown (Donald O’Connor). Những màn nhịp chân theo giai điệu, khả năng gãy đàn điêu luyện, xen lẫn chút ảo thuật vui mắt đã giúp họ trở thành những ngôi sao trên các sân khấu lớn, tại các nhà hát kịch ở quê hương. Nhưng cho đến khi thời đại của phim câm áp đảo đời sống biểu diễn nghệ thuật, họ lại trở thành những người thừa, sân khấu giờ đây chẳng có mấy khi sáng đèn để cùng Don và Cosmo cống hiến tài năng của mình nữa. Và thế là đôi bạn thân quyết định lên California để tìm cơ hội mới. Cảnh họ trú mưa dưới hàng hiên và đặt ra câu hỏi về tháng ngày tiếp theo cuộc đời mình, đã phần nào cho người xem thấy một dư âm của cơn mưa, buồn bã và dai dẳng theo phận người nghệ sĩ đích thực, trước sự thay đổi của thời cuộc.
    May mắn đầu tiên của hai chàng trai là tìm được một hãng phim nổi tiếng Monumental Pictures. Tại đây, họ chỉ là những nhạc công bình thường trong đoàn làm phim. Thời ấy, để quay một cảnh trong phim câm có tiếng nhạc, người nhạc công và cây đàn piano thường xuyên túc trực tại trường quay để thu âm trực tiếp, song song với việc quay hình. Có khi là cả dàn nhạc với những cảnh quay công phu hơn. Xem phim, khán giả có thể hiểu được vì sao lại có sự sắp xếp đồng bộ giữa hình và nhạc như vậy. Những năm đầu thập niên 1920 là thời kỳ huy hoàng của phim câm, lý do là các nhà làm phim khó tìm được giải pháp kỹ thuật nào thực sự có hiệu quả để thu và phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh. Vì vậy trong suốt 30 năm, các bộ phim ra đời không hề có tiếng động và công chúng dần quen với thể loại này, họ sẽ tập trung về sắc thái, biểu cảm, diễn xuất của diễn viên. Để minh họa cho các bộ phim này, người ta phải sử dụng các dàn nhạc hoặc các nghệ sĩ tạo tiếng động trực tiếp tại nơi chiếu. Thời gian đầu, Don cùng Cosmo là hai nhạc công vô danh chẳng ai buồn để ý đến, cho đến một lần Don tự nguyện đóng thế ở một vai bị người khác đấm thật vào mặt. Và từ đó Don được chọn vào các vai đóng thế nguy hiểm, rơi xuống biển, xông vào đám nhà cháy,… Sự xả thân của Don cuối cùng cũng đã được ông chủ của hãng, R.F. Simpson (Millard Mitchell) để mắt và chọn anh vào vai diễn nam chính đầu tiên. Từ đây, cuộc đời của Don được lật sang trang mới. Viễn cảnh huy hoàng của Don được tiếp nối với cuộc sống của giới nghệ sĩ thượng lưu được săn đón bởi truyền thông và người hâm mộ.
    Một ngày tình cờ, để thoát ra đám đông fan nữ quá khích trong buổi ra mắt bộ phim mới The Royal Rascal đóng cặp với Lina Lamont, nữ minh tinh nổi tiếng và là người đang được gán ghép là vợ sắp cưới của Don. Khi đó, vô tình Don đã nhảy vào một chiếc xe của nữ diễn viên sân khấu Kathy Selden (Debbie Reynolds). Bắt đầu từ việc Kathy chế nhạo Don với tư cách là người của công chúng, là diễn viên của các bộ phim mà chỉ cần xem một lần thì các lần sau đều như nhau. Mâu thuẫn đến từ việc Kathy tôn vinh sân khấu và hãnh diện về những tác phẩm của Shakespeare, cô cho rằng, thế giới điện ảnh quá hào nhoáng, giả tạo và chẳng có gì là thật. Thậm chí, cô cũng nghi ngờ về tài năng của Don và chẳng hề có ấn tượng gì đến anh dù đã từng thấy tên tuổi anh tràn ngập báo chí. Tuy nhiên, Don lại suy nghĩ về những lời mà Kathy nhận xét rất nhiều và rất lâu các ngày sau đó, cũng như anh đang suy nghĩ về chính sự nghiệp diễn xuất của mình. Một cách để chúng ta thấy rằng, với một người dù đang thành công rực rỡ, nếu thiếu đi hành trình tự vấn, tự quay về bên trong để nhìn nhận khả năng thật sự của mình, thì họ sẽ khó mà tiếp tục tiến xa hơn nữa.
    Trong phim, người xem sẽ không ít lần bắt gặp câu nói bất hủ của Don khi giới truyền thông phỏng vấn anh, “Tự trọng, luôn luôn tự trọng” (“Dignity. Always dignity”). Dù giờ đây sống trong sự nổi tiếng, nhưng anh vẫn chưa một lần nào quên lời dặn của cha mình, kể cả khi anh gặp khó khăn trong sự nghiệp hoặc trước những cám dỗ đến như một quy luật của cuộc chơi, anh đều dặn mình “Tự trọng, luôn luôn tự trọng”. Câu nói ấy luôn có sức nặng cần thiết và kịp lúc để kéo Don đứng vững vàng, để không bị nhấn chìm bởi các giá trị ảo và phù phiếm như các ngôi sao minh tinh khác.
    Nhưng thực tế, Don luôn cảm thấy cô đơn. Nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn. Nỗi cô đơn khi luôn tự hỏi mình là ai? Nỗi cô đơn của một người luôn cười quá nhiều trước máy quay và trước người hâm mộ, nỗi cô đơn của một người khi đã gặt hái được thành công sau ngày tháng vất vả trầy trật để có được. Người xem khó mà quên những màn vũ đạo do chính Gene Kelly thể hiện cộng hưởng với nhạc nền, để lột tả sâu sắc nội tâm của Don. Rời xa tiếng reo vui, nhộn nhịp của ánh đèn sân khấu là nỗi buồn và niềm khắc khoải khi đêm buông. Gene Kelly đã dùng nụ cười của mình để làm rất tốt điều này, trong khi thông thường là các diễn viên khác họ dùng ánh mắt để biểu đạt cảm xúc.
    Dù là một bộ phim âm nhạc có chất hài hước, nhưng Singing in the Rain vẫn là một bộ phim có chất liệu lịch sử, đánh dấu cột mốc suy thoái của thời đại phim câm kể từ khi anh em Lumière khai sinh ra nền điện ảnh hiện đại vào năm 1895 và bắt đầu suy tàn nhanh chóng sau sự ra đời của bộ phim có tiếng đồng bộ đầu tiên, The Jazz Singer (1927).
    Đó là một vòng tuần hoàn bất tận cho các cuộc “soán ngôi” của các hình thức biểu diễn, để thích ứng với nhu cầu xã hội và làm hài lòng những người thưởng thức và thẩm định nghệ thuật. Singing in the Rain đã ghi dấu cột mốc chuyển mình giữa thời đại của vũ kịch cho đến phim câm, rồi sau đó là phim thoại… Sự phát triển của âm thanh đã khiến quá trình sản xuất phim phải thay đổi, phần thoại trong các kịch bản phim được trau chuốt hơn, các diễn viên cũng phải làm quen với việc vừa diễn xuất hình thể vừa đọc thoại, dẫn đến nhiều ngôi sao của thời kì phim câm phải chấm dứt sự nghiệp vì không thể thay đổi kịp với xu thế này. Cho đến những năm đầu của thập niên 1930, các bộ phim câm dần dần biến mất khỏi các rạp chiếu bóng.
    Một vòng quay bất tận, báo hiệu thế giời không ngừng chuyển động, và cũng là lời cảnh báo trước một cuộc đổ bộ của những suy sụp đến với người nghệ sĩ, khi họ đã đứng quá lâu trên nấc thang danh vọng.
    Nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng tỉnh táo và biết học hỏi như Don, nỗ lực của anh cộng với sáng kiến của Cosmo, và tài năng ca hát, diễn thoại của Kathy đã giúp anh cứu vãn The Dancing Cavaliervà cả hãng phim Monumental Picture
    Ngoài ra, Singing in the rain cũng phần nào phản ánh một cách châm biếm về thế giới phù phiếm, giả tạo và kệch cỡm của những diễn viên không biết diễn, không biết thoại, không có cảm xúc, lười biếng suy nghĩ như Lina Lamont. Hình ảnh của cô đã đại diện cho không ít các thế hệ diễn viên đương thời, lợi dụng truyền thông để tạo ra hình ảnh bóng bẩy trước công chúng. Và cái giá phải trả, dù ở bất cứ thời đại nào, họ cũng sẽ nhất định bị đào thải khỏi thế giới điện ảnh đích thực, nơi chỉ có những tài năng thực sự và không ngừng học hỏi như Don, Kathy và Cosmo ở lại.
    Đối lập với hình ảnh xa xỉ của Lina là cô gái Kathy tội nghiệp có tài năng thật sự, người mà Don đem lòng nhớ nhung chỉ sau một trận tranh cãi quyết liệt trên phố. Kathy có giọng hát tốt, là một nghệ sĩ vũ kịch tiềm năng, nhưng trước sự đổi thay của thời cuộc, cô phải làm diễn viên quần chúng và múa phụ họa cho các ngôi sao lớn. Một hoàn cảnh điển hình để soi chiếu cho rất nhiều người nghệ sĩ thiếu may mắn khác trước sự suy biến của các loại hình nghệ thuật, họ buộc phải xa rời sân khấu, phải tạm quên đi những nàng thơ trong các vở kịch vang bóng một thời, chấp nhận hát lót, hát bè cho những chương trình giải trí mới lạ khác.
    Phân cảnh hát trong mưa khi Don vừa tỏ tình với Kathy, anh lắc lư hát vô tư trên phố dưới cơn mưa (singing in the rain) là một phân cảnh đi vào lịch sử điện ảnh, nó thể hiện niềm vui trẻ thơ của Don đã được lấy lại khi bắt gặp tình yêu đích thực của cuộc đời, hiếm có trong thế giới của những người nổi tiếng, trong sáng và tinh khôi như mối tình giữa Kathy và anh. Một cảm giác nhẹ nhõm và vô tư như những cơn mưa trút xuống phố, tươi mát và an lành… Lần này, anh đã tìm được hạnh phúc đích thực sau ngần ấy năm chỉ biết đến diễn xuất và sống với nỗi cô đơn của người nghệ sĩ.
    “Don à, anh có tiền bạc, danh vọng, sự nghiệp. Còn tôi, tôi chẳng có gì, chỉ là một nhạc công bình thường, nhưng tôi có hạnh phúc” – Cosmo đã từng nói với anh như vậy. Và cho đến khi tự do hát dưới mưa, làm những việc điên rồ bất cần sự dòm ngó xung quanh, Don đã hiểu, hạnh phúc chính là được hát, được nhảy, được sống như một người bình thường.
    “I’m singin’ in the rain
    Just singin’ in the rain
    What a glorious feelin’
    I’m happy again.”
    ----------------------------
    Singing In The Rain (1952) - Singing in the Rain là bộ phim âm nhạc mang yếu tố hài hước, miêu tả thế giới của những người nghệ sĩ trong và sau thời đại huy hoàng của phim câm. Đồng thời, bộ phim cũng phản ánh tâm trạng cô đơn của người nghệ sĩ lớn trước đổi thay của các loại hình nghệ thuật trong thời đại họ sống. 
    TỔNG KẾT: Hài hước, tinh tế và xúc động, Singing in the rain là câu chuyện về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ lớn, khi đứng trước những sự chuyển mình của các loại hình nghệ thuật.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  2. Family Plot (1976) là bộ phim hài-kinh dị do Alfred Hitchcock đạo diễn, là tác phẩm cuối cùng của ông. Phim kể về hai cặp đôi: một cặp đôi thám tử tư, Blanche và George, đang điều tra một vụ mất tích, và một cặp đôi khác, một kẻ lừa đảo tên là Arthur và người tình của hắn, một phụ nữ tên là Fran.
    Câu chuyện bắt đầu khi Blanche, người có khả năng "tâm linh", nhận được một vụ việc liên quan đến việc tìm kiếm một người phụ nữ giàu có đã mất tích. Trong khi đó, Arthur và Fran đang thực hiện một kế hoạch lừa đảo để lấy tiền từ người phụ nữ này. Những tình huống dở khóc dở cười xảy ra khi hai cặp đôi này đụng độ nhau và bị cuốn vào những tình huống nguy hiểm.
    Bộ phim nổi bật với phong cách hài hước của Hitchcock, cùng những tình tiết kịch tính và bất ngờ, đồng thời phản ánh những chủ đề về gia đình và sự tham lam. "Family Plot" nhận được sự đánh giá cao từ giới phê bình và khán giả, là một điểm nhấn trong sự nghiệp của Hitchcock.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  3. "Escape from New York" (1981), directed by John Carpenter, is a dystopian action film set in a future where Manhattan has been transformed into a maximum-security prison. The U.S. government has isolated the island, turning it into a walled-off area where society’s most dangerous criminals are sent.
    The story follows former special forces soldier Snake Plissken, played by Kurt Russell, who is reluctantly tasked with rescuing the President of the United States after Air Force One crashes in New York. The President is taken hostage by a gang led by the ruthless Duke of New York, who rules the prison city.
    To ensure Snake's compliance, the government injects him with explosive devices that will detonate if he fails to complete the mission within 24 hours. As Snake navigates the treacherous landscape of New York, he encounters various characters, including a friendly cabbie and other inmates, while trying to evade capture and save the President.
    The film is notable for its gritty atmosphere, memorable one-liners, and its commentary on crime and societal decay. It has since become a cult classic, praised for its action sequences and unique vision of a post-apocalyptic world.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. "Heavy Metal" (1981) is an animated anthology film that combines various stories, all connected by a glowing green orb known as the Loc-Nar. The film features a blend of science fiction, fantasy, and horror, with a heavy metal soundtrack that complements its edgy aesthetic.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. "For All Mankind" (1989) is a documentary film directed by Al Reinert that chronicles NASA's Apollo program and the lunar missions from 1968 to 1972. The film features stunning footage of the Apollo missions, including the moon landings, and is unique in its use of astronauts’ voices narrating their experiences.
    The documentary presents a first-person perspective, blending interviews, mission audio, and breathtaking visuals of space and the lunar surface. It highlights not just the technical achievements of the missions but also the awe and wonder the astronauts felt while exploring the moon.
    The film also touches on broader themes, such as humanity's quest for exploration and the impact of space travel on our understanding of Earth. With its evocative imagery and emotional storytelling, "For All Mankind" serves as a tribute to the spirit of exploration and the collective achievement of the Apollo program.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Orson Welles là được xem là một trong những nhà làm phim nổi tiếng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Ông vừa làm đạo diễn, nhà sản xuất, viết kịch bản và kiêm luôn cả diễn viên. Bộ phim đầu tiên của ông – Citizen Kane – ra rạp năm 1941 được đề cử 9 hạng mục cho giải thưởng Oscar. Ông là producer, director, co-screenplay và kiêm luôn diễn viên chính. Lúc này ông mới 26 tuổi. 
    Năm 1957 ông được tiếp quản đạo diễn bộ phim có tên “Touch of Evil“. Orson Welles đã biết là hãng phim không muốn mình làm đạo diễn tác phẩm điện ảnh này. Ông giỏi nhưng mà khó tính quá. Chính vì thế mà ông không tìm được cơ hội nào ở Mỹ cả. Ông phải dành cả thập kỷ cuối đời làm phim ở Châu Âu. 
    Và, đây là lần đầu cũng như lần cuối, ông có cơ hội quay lại Hollywood. Thế mà họ chỉ tin tưởng cho ông làm phim hạng B rẻ tiền. Sau khi tiếp quản ông viết lại toàn bộ kịch bản phim. 
    Còn hãng phim thì cắt cử mấy nhân sự điều hành cấp cao đến giám sát ông làm việc. Người ta chỉ thấy ông cho đoàn làm phim diễn tập thôi. Tập tới, tập lui, tập xuôi, tập ngược. Chả thấy bấm máy gì cả. Trời đã tối mà ông còn dượt tới dượt lui với đoàn và diễn viên. Dượt góc máy, biên đạo, lời thoại, tất cả phải thật chuẩn xác. Đám điều hành nghĩ là cha này chắc “mát dây” rồi.
    Rồi sáng hôm sau, ông thu dọn cảnh. Đám điều hành đến nói chuyện với ông ”Orson ơi, ông chẳng thay đổi gì cả, ông tốn cả ngày trời dượt tới dượt lui với cả đoàn mà chả quay cảnh nào cả. Chúng ta trễ 3 ngày so với hạn định rồi. Vậy là phim này gặp rắc rối to đây.”
    Orson Welles nói “Thưa các ngài, nếu các ngài nhận thức được điều mình vừa chứng kiến, thì đó là một cảnh đơn (single-shot take) hay nhất trong lịch sử điện ảnh. Và, giờ thì ta đã thực hiện xong trước hạn định một tuần.” Xong rồi ông bỏ đi.
    Đó là cảnh mở màn cho bộ phim “Touch of Evil”, tới giờ đó vẫn là cảnh mở màn xuất chúng nhất và là cảnh quay liên tục (continuous shot/long one-shot take) xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Orson Welles nhận làm một bộ phim hạng B và nâng nó lên tầm kinh điển.
    Chỉ với một lần quay, ông bắt trọn: 
    Mở màn – máy quay cận cảnh một người đàn ông đang cài bom hẹn giờ. Máy lia sang trái để ta thấy một cặp đôi đang tiến đến gần. Máy lia trở lại bên phải rồi chạy theo, người đàn ông ôm bom chạy đến đặt trái bom vào thùng xe. Cặp đôi ấy bước vào xe và lái đi. Lúc này máy đã được cẩu lên cao để bám theo xe đi vào thành phố. Chiếc xe quẹo trái, lúc này máy đang ở phía trước xe. Chiếc xe bị cảnh sát thổi chặn để nhường đường cho người đi bộ. Ở chốt chặn thứ hai, một cặp khác (cặp diễn viên chính) đang băng qua đường. Chiếc xe có bom từ từ trờ tới, vượt qua cặp đôi đi bộ, vượt qua cả ống kính máy quay. Máy bám theo cặp đôi đi bộ. Cả hai cặp đôi này dừng trước biên giới Mexico. Những người lính gác tiến đến nói chuyện với cặp đôi và mới biết họ mới cưới. Chàng trai là một cảnh sát vừa phá xong một đường dây buôn bán chất gây nghiện. Cặp đôi đi bộ làm xong thủ tục trước đi ra khỏi khuôn hình. Cặp trên xe làm xong thủ tục xong từ từ chạy qua chốt. Máy băng qua đường và bắt lại cặp đôi đi bộ. Cặp đôi hôn nhau. Chiếc xe nổ. 
    Orson Welles đã sắp đặt tất cả câu chuyện chỉ trong một cảnh. Ông làm một cách tài tình mà chưa ai thấy bao giờ (tính đến thời điểm đó). Ông làm rất đẹp, ánh sáng trắng đen đầy kịch tính. Ông đẩy cao trào lên tột đỉnh.
    Ông đã tạo ra một cảnh phim đã dạy ở trong tất cả các lớp điện ảnh. Nhưng ông cũng biết mình nên làm gì với những gã điều hành. Giải thích với mấy người này vô ích lắm. Họ có hiểu và quan tâm gì đâu. Họ sẽ cố ngăn ông ngay. Cho nên, tốt nhất là kệ họ đi rồi cứ tiếp tục làm. Nếu thành công, ông là ngôi sao, nếu thất bại thì ông tiêu tùng.
    Trong quá trình hậu kỳ, sự khác biệt sáng tạo giữa Welles và các giám đốc điều hành Universal nảy sinh, Welles bị buộc phải rút khỏi bộ phim. Rồi phim được quay thêm để dựng rồi phát hành năm 1958. Nó rất được đón nhận ở châu Âu và giành giải cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Brussels năm 1958. Năm 1998, Touch of Evil đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp với tầm nhìn ban đầu của Welles. Năm 1993, bộ phim được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn để bảo quản trong Cơ quan đăng ký phim quốc gia Hoa Kỳ vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ”.
    One-shot film vs. long one-shot take
    Theo wikipedia, One-shot film trong điện ảnh là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phim có thời lượng đầy đủ được quay trong một cảnh dài (one long take) bằng một máy quay duy nhất hoặc được sản xuất để tạo ấn tượng như vậy. One-shot film còn có các tên gọi khác: one-shot cinema, one-take scene, continuous shot feature film. 
    Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trên tạp chí The New York Times vào năm 2019 trong một bài viết của Eric Grode về bộ phim “1917”. Theo Grode, bộ phim Rope (1948) của Alfred Hitchcock có thể được xem là bộ phim one-shot đầu tiên của lịch sử điện ảnh (khi xét theo định nghĩa của thuật ngữ này). 
    Theo ý thứ hai của định nghĩa, “được sản xuất để tạo ấn tượng được quay trong một cảnh dài bằng một máy quay duy nhất”, đồng nghĩa với việc dùng kỹ thuật để ghép nối các cảnh đơn được có thời lượng dài (long one/single-shot take) lại với nhau để tạo thành một bộ phim one-shot. Như vậy, long one-shot take là điều kiện cần để tạo nên một one-shot film. Điều kiện đủ việc set-up diễn xuất, bối cảnh, ánh sáng, camera của đạo diễn khi on-set để tạo ra câu chuyện như thế nào mang lại ý nghĩa gì, hiệu ứng cảm xúc gì cho người xem.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Sức Nóng Màn Đêm (In the Heat of the Night) là một bộ phim có tên gốc tiếng Anh, được sản xuất vào năm 1967, với sự tham gia của Sidney Poitier. Đây là một bộ phim hình sự nổi tiếng và được đánh giá cao, kể về câu chuyện của Virgil Tibbs - một thám tử cảnh sát Mỹ gốc Phi người Philadelphia. .
    Tibbs bất ngờ bị bắt giữ tại Sparta, một thị trấn nhỏ xinh ở Mississippi, bởi Bill Gillespie - cảnh sát trưởng của địa phương. Gillespie không chỉ mang sức mạnh và quyền lực của mình, mà còn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đóng vai trò quan trọng trong việc bắt giam Tibbs. Tibbs bị nghi ngờ là kẻ giết người và buộc phải chứng minh sự vô tội của mình.
    Tibbs bị nghi ngờ là kẻ giết người và buộc phải chứng minh sự vô tội của mình. Tuy nhiên, sau khi Tibbs có được bằng chứng cho sự vô tội của mình và của một người đàn ông khác, anh quyết định hợp tác với Gillespie để tìm ra kẻ thủ ác thật sự. Cuộc điều tra dẫn dắt họ qua mọi tầng lớp xã hội trong thị trấn, từ những người quyền lực đến những người nghèo khổ, từ những kẻ thù đáng sợ đến những người bạn đồng hành sẵn lòng giúp đỡ Tibbs.
    Sức nóng trong bộ phim không chỉ xuất hiện qua cuộc đấu tranh của Tibbs để khẳng định sự vô tội của mình, mà còn phản ánh một cách tinh tế sự khủng khiếp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bất công xã hội. Bộ phim đã lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết cùng tên và tuyên bố mạnh mẽ về sự đấu tranh cho nhân quyền và công lý.
    Tổng Kết Sức Nóng Màn Đêm
    Sức Nóng Màn Đêm là một bộ phim điển hình của thể loại tâm lý tội phạm, mang đến cho khán giả những cảm xúc mạnh mẽ và đầy kịch tính. Với sự tham gia của Sidney Poitier - một diễn viên tài năng và nổi tiếng, bộ phim đã trở thành một danh hiệu trong lịch sử điện ảnh, đem lại không chỉ sự giải trí mà còn sự tinh thần và ý nghĩa sâu sắc.
    Để xem bộ phim Sức Nóng Màn Đêm đầy đủ và thú vị, bạn có thể truy cập trang web MotChill - một nền tảng trực tuyến chất lượng, mang đến cho khán giả những bộ phim hay và phong phú từ khắp nơi trên thế giới....
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. 12 con khỉ (12 monkeys) là một bộ phim hack não kinh điển của điện ảnh thế giới. Nội dung của nó có thể gây khó hiểu cho những khán giả lần đầu xem phim. VnTimeless xin giải thích về nội dung của 12 con khỉ, trình tự theo thời gian toàn bộ những chuyện xảy ra trong bộ phim.
    Năm 1996, James Cole (James Cole lớn  Bruce Willis thủ vai, James Cole nhỏ do Joseph Melito thủ vai), 8 tuổi, đến sân bay Philadelphia, chứng kiến điều sẽ mãi ám ảnh mình trong những giấc mơ suốt phần đời còn lại. Đó là cảnh phiên bản lớn tuổi của mình bị cảnh sát bắn chết trong khi cầm súng rượt đuổi một người đàn ông tên là Dr. Peters (do David Morse thủ vai), chạy theo phía sau James là một người phụ nữ tóc vàng la hét trong đau khổ (Railly- do Madeleine Stowe thủ vai). Dr. Peters trốn thoát, mang theo bên mình những lọ virus và phát tán chúng ở khắp các thành phố trên thế giới mà ông ta đặt vé máy bay đến (đúng trình tự mà virus lây lan theo ghi nhận), gây ra cái chết của 5 tỉ người.
    Năm 2035, thế giới chỉ còn vài triệu người sống sót dưới lòng đất. Hội đồng khoa học tương lai thu thập được một chiếc điện thoại có ghi âm cuộc gọi nên yêu cầu nhân vật James về quá khứ và gọi vào số điện thoại này. Tại sao Hội đồng khoa học lại hỏi James về đội quân 12 con khỉ, về các hình ảnh. Bởi vì trước đó họ đã cử ông già vô gia cư về quá khứ để điều tra nguyên nhân bệnh dịch. Ông nghi ngờ là do hội bảo vệ động vật hoang dã (đội quân 12 con khỉ) gây ra, vì khi hội này thả các động vật trong sở thú, cũng là lúc bệnh dịch hoành hành. Nhưng ông cũng không muốn trở về tương lai sống trong lòng đất, muốn sống trong thế giới trong lành của quá khứ nên đã nhổ răng và Hội tương lai không thể kéo ông về được.
    Hội đồng tương lai cử James Cole (lúc này đã lớn, và là tù nhân) trở về quá khứ bằng máy du hành thời gian đề điều tra về một tổ chức mang tên "Đội quân 12 con khỉ", tổ chức mà họ tin rằng có dính líu trực tiếp đến đại dịch chết người. Nhưng trong nỗ lực đầu tiên, máy thời gian trục trặc và gửi James về 1990 (6 năm trước đại dịch), anh ta bị gửi vào nhà thương điên, ở đây anh gặp Railley và Jeffrey (do Brad Pitt thủ vai). Anh đã yêu cầu được gọi điện vào đầu số điện thoại mà các nhà khoa học ở tương lai tìm ra, nhưng đầu số bên kia lúc bấy giờ là của một ai đó khác. Cần lưu ý rằng mục đích của các nhà khoa học không phải là thay đổi quá khứ, họ không có ý định cứu 5 tỉ người thoát khỏi cái chết, họ nhận thức rằng đó là điều sai lầm và lịch sử là không thể thay đổi. Cái họ muốn là thu thập những thông tin trong quá khứ để từ đó lần ra "Virus gốc", thứ sẽ giúp họ cải tạo trái đất ở tương lai.
    Sau nỗ lực đầu tiên thất bại, các nhà khoa học đem James trở về tương lai, họ bật cho anh nghe đoạn băng ghi âm một cuộc điện thoại vào năm 1996, cũng chính là cuộc điện thoại đến đầu số mà họ yêu cầu anh ta gọi đi ở lần trước: "Tổ chức Vì tự do động vật ở Đại lộ số 2 chính là đầu não bí mật của 'Đội quân 12 con khỉ', họ là những người sẽ làm điều đó, tôi không thể làm gì được nữa, tôi đi đây, giáng sinh vui vẻ"... Đoạn băng này chính là cuộc điện thoại mà Railley sẽ gọi ở cuối phim, nhưng vì đó là chuyện chưa xảy ra và James cũng chưa thân thiết với Railley ở thời điểm đó, anh ra không có chút ý niệm gì. Cũng từ lúc đó, trong giấc mơ của mình, James nhìn thấy mặt của kẻ cầm chiếc vali bị rượt đuổi, chính là Jeffrey.
    Lần trở về quá khứ tiếp theo tiếp tục gặp trục trặc, lần này James bị gửi về tận Thế chiến thứ nhất, ở đây anh gặp người bạn Jose (do Jon Seda thủ vai) - Người đã được Railley ghi chép lại trong cuốn sách của mình và đưa vào bài diễn văn, nói rằng anh ta bị điên, khẳng định mình đến từ tương lai và sẽ có đại dịch diễn ra vào năm 1996 (tương tự như James). Một trong những bức hình lịch sử mà cô nghiên cứu có mặt của James, đó cũng là lí do mà khi gặp James ở trại tâm thần, Railley bảo rằng mình đã từng nhìn thấy James ở đâu đó, mà đến tận về sau mới nhớ ra.
    Được đưa về chính xác năm 1996, James bắt cóc Railley và bắt cô đưa anh ta đến Philadelphia để điều tra về "12 con khỉ". Tại đây, sau khi gặp lại Jeffrey, anh càng đinh ninh rằng Jeffrey chính là thủ phạm phát tán virus và tự dằn vặt mình vì đã cho anh ta ý tưởng về chuyện này 6 năm trước đó trong trại tâm thần. James sau đó biến mất, còn Railley dần dần tìm ra những manh mối dẫn cô đến kết luận rằng James không hề bị điên, rằng anh ta thực sự là người đến từ tương lai và rằng một tháng nữa, cả thế giới sẽ hứng chịu đại họa khủng khiếp.
    James và Railley gặp lại ở ngay trước trụ sở của "12 con khỉ", lúc ở trong khách sạn, Railley gợi ý James gọi lại đầu số mà anh đã gọi đi thất bại 6 năm trước, nhưng vì bị tấn công, họ trốn khỏi khách sạn và tìm đến bốt điện thoại công cộng. Sau khi biết số mình gọi đến là của một dịch vụ giặt thảm, Railley vui mừng vì nghĩ rằng tất cả chỉ là trò đùa, cô vô tình nói đùa lại một câu (cũng chính là nội dung của đoạn băng mà các nhà khoa học thu được). Sau khi nghe James nói lại chính xác từng câu chữ mà mình vừa nói, Railley mới ngớ người. Cả hai cũng chợt nhận ra là mình sẽ chẳng thay đổi được gì, thế giới sẽ đi vào diệt vong, vì thế Railley quyết định đặt vé máy bay đến Key West du lịch để James được một lần nhìn thấy biển, và để sống vui vẻ suốt quãng thời gian sắp tới trong khi chờ tai ương xảy ra.
    Trên đường đi đến sân bay, sau khi Railley và James nhìn thấy những con thú chạy long nhong ngoài đường và nghe bản tin trên radio, cả hai mới biết mục đích thật sự của tổ chức "12 con khỉ" mà Jeffrey cầm đầu, đó chỉ là thả tự do những con vật bị nuôi nhốt trong sở thú. Họ không hề có dính líu gì đến những con virus và sự phát tán của đại dịch.
    Đến sân bay, khi đang chờ đóng mộc vé, Railley chợt nhận ra tiến sĩ Peters khi ông ta đụng phải, sau đó cô quay sang và nhìn thấy gương mặt của Peters trên tờ báo về Goines (cha của Jeffrey, người góp công điều chế virus). Ông Peters cũng chính là người mà cô đã gặp và kí tên sách sau bài diễn thuyết ở Baltimore (trước khi cô bị James bắt), một người tin vào Khải huyền, nhưng lúc đó Railley không để ý đến ông này. Lúc này, Railley mới ngộ ra rằng Peters chính là thủ phạm gây ra tất cả mọi chuyện.
    Trước đó, dù không biết ai là thủ phạm, ở sân bay James vẫn gọi một cuộc điện thoại nhằm thông báo cho thế giới tương lai biết rằng "12 con khỉ" hoàn toàn vô tội, kẻ gây ra đại họa là một người khác, và rằng anh sẽ không trở về tương lai. Ngay sau cuộc gọi, Jose xuất hiện từ tương lai và trao cho James một khẩu súng, bảo anh ta hãy làm nhiệm vụ, nếu không Jose buộc phải giết chết Railley. James ngờ ngợ cho rằng nhiệm vụ này không liên quan gì đến chuyện virus, nhưng khi hỏi Jose mình phải bắn ai, James không nhận được câu trả lời.
    Từ tình tiết này có thể đoán ra, bằng một cách nào đó, hội đồng khoa học tương lai đã biết trước số phận cuộc đời của James, từ lúc anh ta còn nhỏ cho đến khi bị bắn chết ở sân bay, và họ cũng biết rằng người bị bắn chết đó chính là James. Đó cũng là lí do anh ta là người được chọn, vì họ biết anh ta sẽ là người tìm ra được nguyên nhân, đổi lại là phải nhận cái chết. Họ đã biết trước việc James cầm theo súng rượt đuổi một ai đó rồi bị bắn chết, họ giao Jose đưa cho James khẩu súng là để anh ta hoàn thành số mệnh của mình, các nhà khoa học tuyệt đối không muốn thay đổi quá khứ đã xảy ra. James mặc dù là người ở tương lai, nhưng anh ta đã chết trong quá khứ, cho nên đó là điều đã xảy ra và không thể thay đổi. James cùng Railley đuổi theo Peters, và theo đúng con đường của số phận, James bị bắn chết trước sự chứng kiến của James nhỏ.
    Sau khi nhận được cuộc gọi của James và biết rõ tường tận mọi thứ, thế giới tương lai gửi một nữ khoa học gia trở về quá khứ, đặt vé cùng chuyến bay với Peters và tiến hành kế hoạch tiếp cận ông này để đưa virus trở về tương lai. Ngay trên chuyến bay, bà Jones nói rằng "Tôi đã mua bảo hiểm", ngụ ý rằng bà không hề muốn giết Peters hay thay đổi những gì đã diễn ra.
    Ban đầu hội đồng tưởng nhầm Jeffey đứng sau vụ phát tán virus, vì Jeffey là con của ông tiến sĩ nghiên cứu virus, và Jeffey cũng có vẻ như điên khùng hoang tưởng. Tuy nhiên sau khi biết việc làm của Jeffey chỉ là thả bọn thú trong sở thú vì mục đích cao cả, thì James phát hiện ra vấn đề và gửi tin nhắn cho hội đồng. 30 năm sau hội đồng nhận được tin và gửi Jose về hỗ trợ bằng cách tìm James và đưa khẩu súng, mục đích là để bắn Peters, trợ lý của ông tiến sĩ. Peters là người hoang tưởng tin vào khải huyền và đã cải tạo virus để tiêu diệt con người. Tuy nhiên James cuối cùng cũng thất bại và chết, nhưng James ở hiện tại, lúc đó 8 tuổi lại được sống trong một tương lai mới không có hủy diệt. Vì sao, vì sự việc thất bại, hội đồng giải quyết bằng cách, gửi Jones về thực hiện nhiệm vụ giết Peters trên máy bay.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. Vào ngày 10/1 vừa qua, West Side Story, một trong các tác phẩm nhạc kịch được đón chờ nhất năm 2021 đã chính thức giành giải Quả Cầu Vàng cho hạng mục phim nhạc kịch/ hài kịch xuất sắc nhất. Bộ phim còn nhận được giải thưởng cho nữ phụ xuất sắc nhất (Ariana Debose thủ vai Anita) và nữ chính xuất sắc nhất trong một bộ phim nhạc kịch / hài kịch (Rachel Zegler thủ vai María Vasquez).
    West Side Story của đạo diễn Steven Spielberg chính là phiên bản làm lại của bộ phim cùng tên ra mắt vào năm 1961. Đứng trước thử thách làm mới bộ phim nhạc kịch vốn sở hữu nhiều tượng vàng Oscars nhất mọi thời đại (10 chiến thắng trên 11 đề cử), đạo diễn lừng danh Steven Spielberg đã để lại dấu ấn riêng như thế nào?
    Thử thách làm mới một vở nhạc kịch siêu kinh điển
    West Side Story ban đầu là một vở nhạc kịch Broadway ra mắt khán giả vào năm 1957. Bốn năm sau, phiên bản điện ảnh do Rober Wise và Jerome Robin đạo diễn công chiếu và nhận được vô số lời khen đến từ các nhà phê bình và khán giả.
    Phiên bản điện ảnh năm 1961 ngoài việc sở hữu một lượng giải thưởng khổng lồ, còn được công nhận là bộ phim “có sức ảnh hưởng văn hóa đáng kể” bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kì vì bộ phim đã thật sự cách mạng hóa thể loại nhạc kịch vào thời điểm đó. Có thể khẳng định rằng West Side Story là một trong những bộ phim nhạc kịch quan trọng nhất lịch sử.
    Phiên bản làm lại năm 2021, được chỉ đạo bởi đạo diễn huyền thoại Steven Spielberg. Ông chính là người đầu tiên tạo ra định nghĩa “bom tấn phòng vé” (blockbuster), chủ nhân của ba tượng vàng Oscars và hàng chục giải thưởng quan trọng khác.
    Các tác phẩm tiêu biểu của ông như Jaws, E.T, Jurasic Park, Schindler's List và series Indiana Jones đã, đang và sẽ là những bộ phim có tầm ảnh hưởng rất lớn đến điện ảnh thế giới.
    Gia tài phim đồ sộ này đã chứng minh khả năng tạo nên bom tấn phòng vé ở gần như tất cả mọi thể loại của Steven Spielberg. West Side Story chính là bộ phim nhạc kịch đầu tiên mà ông muốn thêm vào bộ sưu tập này.
    Vì thế, sự kết hợp này cũng không khỏi khiến những người yêu mến phiên bản 1961 lo lắng vì nhạc kịch là một thể loại khá đặc thù của điện ảnh. Với tầm quan trọng và thành tựu mà phiên bản cũ đã đạt được, sau 60 năm, Steven Spielberg đã làm mới tác phẩm kinh điển này như thế nào?
    Đem yếu tố điện ảnh vào những vở nhạc kịch
    Trên một môi trường biểu diễn như sân khấu nhạc kịch, “máy quay” duy nhất bạn có là đôi mắt của mình, một hướng nhìn cố định và trực diện vào những vũ công. Đây cũng chính là góc nhìn mà West Side Story phiên bản 1961 hướng tới.
    Những phân cảnh “musical moment” của phiên bản cũ được truyền tải qua những góc máy ngang tầm mắt (eye-level), tĩnh và bao quát hết nhân vật trên sân khấu. Cách quay này tuy quen thuộc, chúng dường như chỉ là một phiên bản tái hiện lại những gì khán giả đã được nhìn thấy trên sân khấu.
    “West Side Story của chúng tôi có một lối truyền tải hiện đại và yếu tố đó đến từ sự di chuyển liên tục của máy quay.” Janusz Kamiński, đạo diễn hình ảnh “ruột” của Steven Spielberg khẳng định.
    Xuyên suốt West Side Story của Spielberg là những cú máy tôn vinh từng hành động và bước nhảy của diễn viên. Những góc máy di chuyển liên tục từ cao đến thấp, toàn cảnh tới cận cảnh. Tất cả đều cho khán giả một sự tự do, một trải nghiệm xem West Side Story mà họ chưa từng được thấy trước đây.
    Chẳng hạn như bài hát “America”, một bài hát về hai luồng suy nghĩ ủng hộ và phản đối sự “Mỹ tiến” được thể hiện bởi cặp đôi người Puerto Rico, Anita và Bernardo.
    Nếu phiên bản 1961 được quay hoàn toàn tại một bối cảnh, hướng sự chú ý vào từng phần trình diễn của diễn viên, thì phiên bản 2021 lại cho khán giả theo chân Anita đi từ căn nhà của mình xuống đường phố New York.
    Những góc quay của phiên bản 2021 liên tục thay đổi. Máy quay lúc lên cao để khán giả cảm nhận được sự hoành tráng của tiết mục, lúc xuống thấp để tập trung vào việc làm đẹp động tác của diễn viên. Đôi lúc máy quay lại di chuyển theo nhân vật, để họ có thể kể câu chuyện của mình.
    “Tôi hứng thú hơn với việc để máy quay ở trong màn biểu diễn. Tôi không muốn khán giả phải nhìn từ ngoài vào trong. Họ nên ở trong và nhìn ra xung quanh.” Steven Spielberg nói về cách ông tiếp cận phiên bản điện ảnh của vở diễn kinh điển này.
    Trong một buổi phỏng vấn với Collider, diễn viên Mike Faist (thủ vai Riff) đã có những chia sẻ về quá trình làm việc thú vị này:
    “Có những lúc biểu diễn, chúng tôi thậm chí còn biết máy quay đang nằm ở đâu. Chúng tôi có “sân chơi” riêng, thoải mái thể hiện những động tác vũ đạo như thông thường. Rồi bỗng nhiên Spielberg hô “Cắt!”. Thế là xong một cảnh quay. Chúng tôi cứ như thế mà tiếp tục.”
    Tận dụng các chi tiết đời thực để "sân khấu hóa" bối cảnh
    Một trong những phân cảnh được yêu thích nhất của West Side Story chắc chắn là cuộc gặp mặt đầu tiên của đôi uyên ương Tony và Maria. Tuy được đặt bối cảnh là một căn phòng thể dục có thể được tìm thấy ở bất kì trường học nào tại Mỹ, cách mà hai phiên bản điện ảnh chọn để tiếp cận việc dựng bối cảnh lại có sự khác biệt rất rõ rệt.
    Ở phiên bản năm 1961, hai đạo diễn Robert Wise và Jerome Robbins lựa chọn một hướng đi mang tính “sân khấu” hơn cho bối cảnh. Những bức tường của phòng nhảy được bao phủ bởi một màu đỏ, với trần nhà cao khiến khán giả không khỏi liên tưởng đến một sân khấu Broadway được dàn dựng tinh xảo. Ngược lại, bối cảnh của Spielberg lại chẳng có vẻ gì khác biệt với một phòng thể dục bình thường.
    Sự đối lập trong việc tiếp cận cảnh quay càng thể hiện rõ hơn khi nhìn về cách hai phiên bản này kể về cuộc gặp gỡ giữa Maria và Tony.
    Sử dụng hiệu ứng làm mờ của những thập niên 60, phiên bản cũ đã tạo ra một trong những cảnh quay sáng tạo nhất vào thời điểm đó. Khán giả dường như được bước vào nội tâm của Tony và Mari. Thế giới xung quanh nhân vật lúc này dường như không còn tồn tại, điều duy nhất quan trọng là tình cảm của đôi trẻ.
    Cảnh quay ấn tượng đó kết thúc khi hai nhân vật tiến lại gần nhau. Họ đứng dưới một ánh đèn spotlight và cùng nhau khiêu vũ, một màn biểu diễn dường như được lấy trực tiếp từ sân khấu Broadway.
    Ngược lại với cách tiếp cận “kịch” và tập trung thể hiện nội tâm này, Steven Spielberg lại truyền tải tình yêu mà hai nhân vật này dành cho nhau theo một hướng thực tế nhưng cũng không kém phần lãng mạn.
    Bắt đầu với lần đầu gặp mặt, Tony nổi bật hơn hẳn đám đông với chiều cao của mình, Maria được tôn lên bởi hai ánh đèn trong không gian phòng nhảy. Ánh sáng ấy soi sáng khuôn mặt của Tony, thể hiện sức ảnh hưởng của hai nhân vật này dành cho nhau mà không sử dụng hiệu ứng làm mờ như phiên bản gốc.
    Ở phân cảnh khiêu vũ, Steven Spielberg đã rất khéo léo để cho đôi tình nhân này gặp nhau sau hàng ghế ngồi, một nơi kín đáo và riêng tư. Một quyết định hợp lí hơn với phiên bản gốc khi họ đều có liên hệ mật thiết đến người cầm đầu của hai băng thù địch Sharks và Jets.
    Ánh sáng spotlight không thật của phiên bản 1961 được thay thế bằng ánh sáng từ đèn trần len lỏi qua những khe hở của hàng ghế ngồi. Cách sử dụng bối cảnh thông minh của Steven Spielberg đã khiến cho một nguồn sáng vốn rất bình thường trở thành công cụ để tôn lên nhân vật trong cảnh quay.
    Kết
    Cả hai hướng tiếp cận này, chắc chắn đều có những ưu nhược điểm riêng.
    Phiên bản 1961 trở thành một tác phẩm huyền thoại của thể loại nhạc kịch thế giới. Vì bộ phim đã mang tới cho công chúng những màn trình diễn xuất sắc cùng những cảnh quay đột phá, bức khỏi tiêu chuẩn chung. Có thể khẳng định West Side Story năm 1961 là một tác phẩm nền móng trong thể loại phim nhạc kịch.
    Thế nhưng, qua 60 năm đứng trước sự phát triển của công nghệ, thị hiếu khán giả và những góc nhìn về xã hội, West Side Story của Rober Wise và Jerome Robin vẫn là một tác phẩm thuộc về thập niên 60. Những yếu tố về nội dung và cách truyền tải câu chuyện của phiên bản 1961 đã dần lỗi thời và không còn thật sự phù hợp với thời đại.
    Steven Spielberg bắt tay thực hiện dự án này với một tình yêu đặc biệt dành cho phiên bản West Side Story cũ và khán giả hoàn toàn có thể nhận ra điều đó. West Side Story của ông chẳng khác nào một sự hồi sinh, một sự cập nhật và một cơ hội mà ông dành cho thế hệ ngày nay để họ có thể sống lại cảm giác màu nhiệm ông từng trải qua 60 năm về trước.
    Hay như David Fear đã viết trên tờ Rolling Stone: “Steven Spielberg muốn phiên bản West Side Story của mình trở thành một tác phẩm tri ân cũng như một phiên bản cập nhật… Phiên bản này đã chứng minh rằng ông vẫn có thể để lại dấu ấn của mình trên một tác phẩm huyền thoại mà không cần phải xây dựng chúng lại từ đầu.”
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. Phim xoay quanh câu chuyện của hai tên tội phạm, Corey (Alain Delon) và Vogel (Gian Maria Volonté), cùng với một cựu cảnh sát (Bourneuil, do Serge Reggiani thủ vai), họ hợp tác để thực hiện một vụ cướp lớn.
    Cốt truyện bắt đầu khi Corey mới ra tù và quyết định thực hiện một vụ cướp. Vogel, một tên tội phạm khác đang chạy trốn, tình cờ gặp Corey và họ cùng nhau lập kế hoạch. Bourneuil, người đang phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, gia nhập vào nhóm. Phim tập trung vào những cuộc đối đầu giữa ba nhân vật chính, các kế hoạch tinh vi, cũng như những tình huống căng thẳng mà họ phải vượt qua.
    Với phong cách điện ảnh tối giản và đầy nghệ thuật, "The Red Circle" khám phá các chủ đề như tình bạn, sự phản bội, và số phận, cùng với những pha hành động căng thẳng và các yếu tố tâm lý sâu sắc.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. Trong lịch sử điện ảnh, 16 năm là khoảng cách dài nhất giữa 2 phần tiếp theo (1974 - 1990). Và The Godfather phần III chỉ hình thành…
    …Khi ông đạo diễn… lại kẹt tiền!
    Sau thành công khổng lồ của The Godfather phần II, hãng Paramount thừa thắng đề nghị sẵn sàng tạo mọi điều kiện với ưu đãi tốt nhất, nếu đạo diễn F.F.Coppola có ý định muốn làm Phần III. Nhưng ông từ chối vì cho rằng hai bộ phim đầu tiên đã kể xong mọi chuyện về gia đình Corleone. Hãng Paramount bèn quay qua đề nghị với nhà văn Mario Puzo triển khai một câu chuyện tiếp theo về gia đình mafia này.
    Một kịch bản nháp đầu tiên dựa theo câu chuyện của Puzo đã được nhà biên kịch Dean Riesner viết vào năm 1979. Kịch bản tập trung vào con trai của Michael Corleone là Anthony, một sĩ quan hải quân đang làm việc cho CIA, và sự liên can của gia đình Corleone vào âm mưu ám sát một nhà độc tài ở miền trung châu Mỹ… Nhưng kịch bản này nhanh chóng bị xếp xó vì không mấy hấp dẫn, và điều quan trọng là đạo diễn Coppola đang bận nhiều dự án với hãng phim riêng của mình.
    Rủi thay, thập niên 1980 lại là giai đoạn… thê thảm trong sự nghiệp của Coppola. Đó là thời kỳ bận rộn nhất (đạo diễn 8 phim, phần lớn kiêm luôn kịch bản), đồng thời cũng xui xẻo nhất khi các bộ phim đó đều lỗ “sặc gạch”. Hãng phim Zoetrope của ông làm đến phim New York Stories (1989) là lần thứ 3… phải nộp đơn phá sản! Để giải quyết các rắc rối về tài chính, Coppola đề nghị sẽ làm The Godfather phần III theo lời mời mà Paramount đã đưa ra từ lâu.
    Nhưng lần này hãng Paramount lại ở thế “cửa trên”, khi chấp thuận sản xuất phần III với kinh phí 54 triệu USD, kèm theo những điều kiện khắt khe: Coppola chỉ được trả 1 triệu USD cho 3 vai trò biên kịch, sản xuất và đạo diễn. Bản dựng hoàn chỉnh của bộ phim không được ngắn hơn 140 phút, và bất kỳ chi phí bổ sung đều không được hãng bù đắp.
    Coppola và Puzo yêu cầu phải có thời gian 6 tháng để hoàn tất bản nháp đầu tiên của kịch bản, với ngày phát hành là lễ Phục sinh 1991. Nhưng Paramount chỉ đồng ý cho họ… 6 tuần để viết kịch bản và do thiếu một bộ phim chiếu dịp nghỉ lễ cuối năm, nên ngày phát hành của Phần III bắt buộc phải vào thời điểm Giáng sinh 1990!
    Bố Già Michael phải trả giá
    Coppola cho rằng câu chuyện về dòng họ Corleone trong cả 3 phần The Godfather, về cơ bản là câu chuyện của Michael xoay quanh chủ đề, “một người tốt trở thành người xấu như thế nào”. Coppola cảm thấy Michael thực sự chưa “trả giá cho những tội ác” mà hắn đã gây ra trong Phần II, và ông muốn tập phim cuối cùng này phải nêu bật được điều đó.
    Coppola và Puzo lúc đầu muốn bộ phim được đặt tựa là The Death of Michael Corleone (Cái chết của Michael Corleone). Tuy nhiên, hãng Paramount không chấp nhận, vì bản thân cái tên The Godfather là một thương hiệu hốt bạc không gì sánh nổi! Phần III là phần kết câu chuyện về Michael Corleone, giờ đã là một Bố già mafia khét tiếng tìm cách hợp pháp hóa đế chế tội ác của ông. Nội dung chính của bộ phim cũng được đan xen với một số sự kiện có thật được hư cấu thêm như cái chết của Giáo hoàng John Paul I năm 1978, vụ phá sản Ngân hàng Banco Ambrosiano năm 1981-1982.
    Không rắc rối với diễn viên, không phải phim Bố Già
    Ba diễn viên, Al Pacino (vai Michael), Diane Keaton (Kay Adams, vợ cũ của Michael) và Talia Shire (Connie, em gái Michael) tiếp tục đóng các vai của họ trong hai bộ phim đầu. Nhưng suýt nữa Al Pacino lại gây rắc rối lớn, khi anh được mời với thù lao 5 triệu USD, nhưng lại đòi 7 triệu USD cộng với tỷ lệ phần trăm doanh thu để đóng tiếp vai Michael. Coppola từ chối, và dọa sẽ viết lại kịch bản mở đầu bằng trường đoạn… đám tang của Michael! Cuối cùng Pacino phải chấp nhận thù lao 5 triệu USD.
    Nhưng trái khoáy là Robert Duvall cũng đòi được trả thù lao ngang bằng với Al Pacino (5 triệu USD) thì mới đóng tiếp vai luật sư Tom Hagen trong Phần III này. Duvall rất hiểu rằng Pacino là ngôi sao chính, nhưng sự chênh lệch thù lao quá lớn làm Duvall cảm thấy bị sỉ nhục (lúc ấy Duvall đã từng đoạt giải Oscar Nam chính, còn Pacino thì chưa lần nào). Sau này ông thổ lộ, “Nếu họ trả cho Pacino gấp đôi thù lao của tôi thì được, nhưng nếu gấp ba hay gấp bốn thì quá đáng. Vậy mà họ đã làm thế!”
    Hãng phim từ chối đòi hỏi của Duvall, và Coppola viết lại kịch bản để Tom Hagen chết trước khi tập phim xảy ra. Thay vào đó là một nhân vật mới, luật sư B.J. Harrison, do George Hamilton đóng. Một câu thoại được đưa vào phim để giải thích rằng Tom Hagen đã chết trước đó nhiều năm. Tuy nhiên đối với Coppola, phần III chưa trọn vẹn “vì không có sự tham gia của Robert Duvall”.
    Trong phần III xuất hiện 2 nhân vật mới cực kỳ quan trọng, đó là Vincent Mancini - Đứa con rơi của Sonny Corleone (đã chết ở phần I) - Người cuối phim sẽ được Michael chọn thay mình làm Bố già. Những cái tên đầy hứa hẹn lúc ấy như: Alec Baldwin, Matt Dillon, Vincent Spano, Val Kilmer, Charlie Sheen, Billy Zane và Nicolas Cage đều được nhắm đến vai này, nhưng người được chọn là tài tử đang lên Andy Garcia - với gương mặt đậm nét Latin (anh gốc Cuba).
    Nhân vật quan trọng thứ hai là Mary Corleone - con gái yêu của Bố già Michael - trong phim cô đã nảy sinh tình cảm với người anh họ Vincent của mình. Julia Roberts là sự lựa chọn trong mơ của Coppola cho vai này, nhưng cô không sắp xếp được lịch quay. Ca sĩ Madonna đã vận động để được đóng vai Mary Corleone, mặc dù ngoài đời cô chỉ nhỏ hơn Diane Keaton (đóng vai mẹ của Mary Corleone) 12 tuổi. Madonna đã từng sắp xếp một cuộc gặp với Coppola và Robert De Niro để bàn về cách sửa lại nhân vật này cho phù hợp với tuổi của cô… Cô đào Rebecca Schaeffer chuẩn bị thử vai này thì bị sát hại. Ứng cử viên lớn nhất là Winona Ryder thì rút lui vào phút cuối vì lý do sức khỏe. Laura San Giacomo và Linda Fiorentino đều được cân nhắc cho vai Mary Corleone. Cuối cùng, cái tên được chọn gây sửng sốt cả Hollywood là Sofia Coppola… con gái ông đạo diễn!
    Thảm họa mang tên… Sofia Coppola!
    Khi Coppola quyết định giao vai này cho con gái Sofia chỉ mới 19 tuổi, ông đã viết lại kịch bản để vai này khớp với tuổi thật của Sofia (kịch bản nháp đầu tiên, nhân vật Mary lớn hơn Sofia 5 tuổi). Thật sự, Sofia đã bày tỏ sự e sợ về việc đóng vai này, vì cô biết mình không có năng khiếu diễn xuất. Nhưng cô đành phải chịu khuất phục trước yêu cầu của cha mình, và cũng để gỡ rối cho ông, khi quá trình sản xuất đang ngày càng chậm so với lịch trình.
    Nếu tính luôn vai Mary trong Phần III, thì Sofia là một trong những diễn viên hiếm hoi tham gia cả 3 phần The Godfather. Khi chỉ mới là một đứa bé còn ẵm ngửa, Sofia đã đóng vai… cháu trai sơ sinh (con của Connie và Carlo) mà Michael Corleone nhận làm cha đỡ đầu, trong trường đoạn cao trào lễ rửa tội/ám sát ở cuối Phần I. Sofia tiếp tục xuất hiện ở Phần II, đóng vai một đứa trẻ Ý nhập cư trong cảnh mở đầu, cậu bé Vito Corleone 9 tuổi tới đảo Ellis (Mỹ) bằng tàu hơi nước.
    Trong khi đóng Phần III, Sofia ý thức sâu sắc rằng mình đang bị “chém” tả tơi trên báo chí vì họ cho rằng cô là con gái cưng của đạo diễn nên được giao vai ngon, và điều này cũng nhằm làm cho cô rối trí khi đang nỗ lực tập trung vào diễn xuất. Khi bộ phim công chiếu, hầu như tất cả những lời phê bình ác nghiệt nhất đều chĩa mũi dùi vào Sofia, đến mức đạo diễn Coppola bức xúc cho rằng các nhà phê bình đang “lợi dụng con gái tôi để tấn công tôi”.
    Diễn xuất bị chê tơi bời trong phần III, Sofia Coppola không chỉ “lãnh” 2 giải Mâm xôi vàng (Nữ diễn viên phụ tệ nhất và Ngôi sao mới dở nhất), mà còn lập một kỷ lục mới trong lịch sử giải Mâm xôi vàng về tỷ lệ phần trăm phiếu bầu cao nhất, mà bất kỳ diễn viên nào nhận được cho tới thời điểm đó – chiếm tới 65 % số phiếu bầu trong cả 2 hạng mục! Từ sau The Godfather phần III Sofia từ giã luôn sự nghiệp diễn xuất, và sau này khá thành công trong lĩnh vực biên kịch và đạo diễn (cô đã từng đoạt Oscar kịch bản năm 2003 với phim Lost in Translation).
    Đoạn kết không trọn vẹn
    Phần III bị hầu hết mọi người đánh giá là bộ phim kém nhất trong bộ 3 phim The Godfather. Câu chuyện bị chê quá kỳ dị và rối rắm, nội dung quá phụ thuộc vào tính kế thừa của hai tập trước mà thiếu sự độc lập cần thiết. Do đó khó mà hiểu được phần III nếu không theo dõi 2 phần trước đó.
    Tuy nhiên nhờ danh tiếng của 2 phần trước, nên Phần III đạt doanh thu tổng cộng 136,8 triệu USD, và nhận được các bài phê bình vừa khen vừa chê cho tới tích cực. Năm 1990, bộ phim được đề cử 7 giải Oscar nhưng không giành được giải nào. Đây cũng là phần duy nhất trong ba phim The Godfather mà Al Pacino không được đề cử Oscar.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. "Sing 2" (2021) là phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình "Sing" (2016). Trong phần này, Buster Moon và nhóm thú cưng của anh quyết định tổ chức một buổi biểu diễn lớn tại thành phố Redshore. Họ muốn thu hút sự chú ý của một nhà sản xuất nổi tiếng và đưa nghệ thuật của mình lên tầm cao mới.
    Tuy nhiên, để thực hiện giấc mơ, họ phải thuyết phục một huyền thoại âm nhạc - Clay Calloway, một con sư tử đã nghỉ hưu - tham gia vào chương trình. Qua hành trình này, nhóm thú gặp phải nhiều thử thách, khám phá tình bạn, sự quyết tâm và tầm quan trọng của việc theo đuổi đam mê.
    Phim không chỉ mang đến những màn trình diễn âm nhạc sôi động và vui nhộn mà còn truyền tải thông điệp tích cực về sự kiên trì và lòng dũng cảm trong việc theo đuổi ước mơ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  13. 9,2/10 và đứng thứ 2 trong 250 bộ phim hay nhất mọi thời đại của trang IMDB, 97 điểm trên Rotten Tomatoes từ giới Critics và 98 điểm từ người xem, 100 điểm từ Metascore và 9,9 từ User Score trên Metacritic, 3 giải Oscar, 5 giải Quả cầu vàng, một giải Grammy và nhiều giải thưởng danh giá khác nhau trong nền điện ảnh. Với từng đó những vinh quang, những đánh giá, những công nhận không chỉ tới từ khán giả đại chúng mà còn tới từ cả những nhà phê bình khó tính nhất, quả thực The Godfather hay Bố Già là một tuyệt tác của bộ môn nghệ thuật thứ 7, là tác phẩm kinh điển mà bất cứ ai cũng nên xem thử 1 lần trong cuộc đời, và đây là một review của mình về The Godfather (1972).

    ĐÔI NÉT VỀ PHIM
    Bố già (tiếng Anh: The Godfather) là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1972 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng 10 năm từ 1945 đến 1955. Và hành trình của người con thứ 3 trong gia đình là Michael Corleone, người đã từng khẳng định với người yêu mình, rằng anh sẽ không tham gia vào công việc của gia đình mình, thế nhưng cuộc đời đâu ai có thể nói trước được điều gì ?

    NỘI DUNG
    Hẳn chủ đề về xã hội đen, giang hồ đã không còn quá là mới mẻ đối với khán giả đại chúng nữa, với sự xuất hiện của mạng xã hội, truyền thông và hàng loạt phương tiện thông tin đại chúng khác đã kéo theo hàng hà sa số những bộ phim khác nhau về đề tài xã hội đen, giang hồ với ti tỉ thể loại, bối cảnh, nền văn hóa, quốc khác nhau,... Từ những sản phẩm chất lượng được đầu tư vô cùng tỉ mỉ, chi tiết, cho đến cả những bộ phim công chiếu trên các nền tảng trực tuyến (Youtube, Netflix), đâu đâu chúng ta cũng có thể thấy được phim về đề tài này. Tuy nhiên dù số lượng nhiều là vậy, xong theo thời gian The Godfather vẫn luôn là một tượng đài trong làng phim về đề tài xã hội đen, hình sự và luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng những ai đã yêu thích thể loại phim này. Vậy đâu là lý do khiến cho The Godfather (từ giờ mình sẽ thống nhất gọi là T.G) vẫn có được sức hút mạnh mẽ đến như vậy, dù bộ phim đã có tuổi đời lên đến 50 năm rồi ? Câu trả lời có lẽ nằm ở nội dung của bộ phim. Bộ phim dù cho lấy bối cảnh là về xã hội đen, những kẻ đứng ở ngoài vòng pháp luật, những kẻ thao túng không chỉ là thường dân mà còn là cả giới chính trị gia của 1 quốc gia, những kẻ làm công việc bẩn thỉu, ghê tởm nhất để kiếm được lợi nhuận cho mình, những kẻ không ngại để bàn tay của mình dính đầy máu của kẻ thù và có thể là cả những người vô tội. Thế nhưng T.G dường như chỉ lấy cái hình tượng Mafia nước Ý làm cái nền, còn câu chuyện, nội dung thực sự mà đạo diễn Francis Ford Coppola và Mario Puzo có lẽ nằm ở 2 chữ “gia đình”. Nếu như T.G chỉ nói về những cuộc chiến giữa những băng đảng xã hội đen, những màn đấu súng, thanh toán lẫn nhau không thôi, thì phim có lẽ sẽ mãi mãi chỉ là một trong hàng hà sa số những phim xã hội đen ngoài kia và rồi có khi cũng sẽ lại bị chìm vào trong quên lãng, thế nhưng chính nội dung của phim, những bài học triết lý, những thông điệp về gia đình, về cách đối nhân xử thế,... đã làm cho T.G trở thành một kiệt tác.
    Như đã nói, T.G lấy hình tượng những Mafia nước Ý làm cái nền để khắc họa nên câu chuyện gia đình nhà Corleone, khi mà Bố Già hay Vito Corleone, nhân vật được coi như ông trùm của thế giới ngầm và là người đứng đầu gia tộc Corleone bất ngờ bị ám sát (dù không qua đời), xong đứng trước tình cảnh vị thế, quyền lực của gia tộc bị đe dọa, những thành viên trong gia đình đã và sẽ làm gì để giải quyết tình huống đầy khó khăn này. Tất cả đã được thể hiện một cách vô cùng thuyết phục trong gần 3 giờ đồng hồ của phim, không một tình tiết thừa thãi, không một lời thoại nào sinh ra là để câu giờ cả, tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của mọi nhân vật đều là có mục đích cả. Và nếu để nói cảnh phim nào đã thể hiện rõ nhất T.G là một tuyệt tác trong cách kể chuyện và đưa nội dung của câu chuyện đến với người xem, có lẽ nằm ở cảnh đám cưới ở đầu phim. Cảnh mà nhiều người đã nhận định “đây là đám cưới đen tối nhất lịch sử Hollywood”. Hơn 10’ đầu của bộ phim, Francis Ford Coppola chỉ tập trung xoay quanh đúng sự kiện đám cưới của cô con gái Connie nhà Corleone, nếu thực sự để ý kỹ những chi tiết, lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật, ta có thể dần hình dung ra được tính cách, lối sống, thậm chí là cả những dự đoán nhất định mà bọn họ sẽ gặp trong những diễn biến tiếp theo của phim. Cái hay trong T.G không chỉ đến từ những bài học triết lý sâu sắc về gia đình, về cách đối nhân xử thế, những thứ được đưa vào phim một cách rất tự nhiên, không gượng ép và cũng không mang tính quá giáo điều với người xem. Cái hay trong nội dung của T.G còn đến từ những cú plot twist trong phim, thực sự đã không dưới 3 lần mình phải há hốc mồm về cú plot diễn ra trong phim, mọi thứ thực sự diễn ra một cách vô cùng bất ngờ, chóng vánh đến mức mình còn kiểu “ủa thực sự là như vậy ah ?”, thế nhưng khi bộ phim đã kết thúc, mình ngồi và suy ngẫm lại những tình tiết, những thứ đã diễn ra trong phim, mình chỉ biết ngớ người nhận ra “ohhh hóa ra từ trước mọi thứ đều đã được đạo diễn cài cắm cả rồi.” Và khi ngẫm lại, mình càng nể phục và ngưỡng mộ với những gì mà đội ngũ làm phim đã xây dựng lên kịch bản cho tuyệt tác này.
    Nhân vật
    Một kịch bản hay, với nhiều cú plot twist thôi là chưa đủ để thành được một tác phẩm kinh điển được, nhân vật cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên được cái hay cho bộ phim. Và với T.G gần như không có một nhân vật nào là bị lu mờ cả.
    Chúng ta có gia đình Corleone là một gia đình gốc Ý nhập cư vào nước Mỹ, với người đứng đầu là Vito Corleone hay còn được gọi là Bố Già được vào vai Marlon Brando, đã thể hiện xuất sắc hình tượng một trụ cột trong gia đình, và là một con cáo già, một kẻ với đủ máu mặt, bản lĩnh trên thương trường. Ông xuất hiện với vẻ ngoài vô cùng lịch lãm của một quý ông, với giọng nói chậm rãi, hơi khàn nhẹ đủ khiến từ phụ nữ đến đàn ông phải mê hoặc chất giọng Anh-Ý của ông. Ông được khắc họa là một Bố già của thế giới ngầm, một kẻ với đủ quyền lực để biến trắng thành đen, một người khiến cho các thành viên khác của Ngũ Gia phải kính nể và có cũng phần ghen ghét với những gì ông đang có. Tuy nhiên sau lớp vẻ ngoài đáng sợ đó, vẫn là một người chồng, người cha, một ông trùm hết lòng vì gia đình của mình. Bởi như Vito đã nói với Sonny: “Because a man who doesn't spend time with his family can never be a real man.”, mọi hành động, mọi quyết định, suy tính của ông đều là để đảm bảo hạnh phúc của gia đình Corleone. Ngay từ cử chỉ của Vito đã thể hiện rõ điều này, xuyên suốt phim ông luôn để tay trái của mình (cánh tay đeo nhẫn cưỡi) lên mặt để đăm chiêu suy nghĩ, ám chỉ dù làm cái gì cũng phải đặt gia đình lên trước. Ông quan tâm và coi trọng gia đình là trên hết, và sẽ ko để bất cứ 1 ai làm ảnh hưởng đến gia đình mình kể cả đó có là con nuôi của ông là Johnny. Khoảnh khắc thể hiện Vito là người đàn ông hết mình bảo vệ gia đình và là khoảnh khắc mình ngưỡng mộ Bố Già Vito Corleone nhất, là khi ông chọn mở ra cuộc họp của Ngũ Gia thay vì là nhờ Cố Vấn của mình điều tra và trả thù cho cái chết của con trai cả. Tất cả những gì ông muốn là hòa bình và đảm bảo không còn đổ máu nữa, ông chấp nhận để cho những kẻ còn lại trong Ngũ gia được kinh doanh ma túy hợp pháp, tuy nhiên ông cũng sẽ không tham gia và cũng không phản đối, đổi lại ông cần những kẻ trong hội đồng đảm bảo sẽ không còn chiến tranh, và cũng đảm bảo cho sự an toàn của con trai mình là Michael. Đây, đây chính là bản lĩnh của 1 người đàn ông, lùi 1 bước để tiến vạn bước, chấp nhận giảng hòa với kẻ thù, chấp nhận việc kinh doanh ma tuý của chúng, nhưng vẫn cài vào đó những điều luật nhất định nhằm đảm bảo sự an toàn cho gia đình của mình là trên hết vì gia đình là thứ quan trọng nhất với ông trùm. Đó là một lời đề nghị mà chúng không thể nào chối từ.

    Đã là Vua của thế giới ngầm, là vị Bố già đáng kính thì cũng cần phải có những người thân cận ở bên, những người sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa của Bố, và người thể hiện rõ nhất vai trò này, chính là người con nuôi Thomas “Tom” Hagen của Vito. Thomas vốn là con nuôi của Vito được nhận nuôi về, anh được nuôi dạy để trở thành Luật Sư, là người cố vấn và là cánh tay phải đắc lực của Bố già. Trái với tính cách có phần nóng nảy, thích dùng hành động hơn lời nói của người con trai cả nhà Corleone. Tom lại là một người điềm đạm, bình tĩnh, lạnh lùng, không thích dùng nắm đấm để nói chuyện và thích dùng những lời nói, sự thỏa hiệp hay nói đúng hơn là giảng hòa để giải quyết các mâu thuẫn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Tom là một kẻ nhu nhược, anh ấy là một Luật Sư, anh ấy quá hiểu về luật pháp của đất nước cờ Hoa này, anh ấy có đủ mánh, đủ giỏi để lợi dụng các lỗ hổng trong luật để biến trắng thành đen và mang lợi cho mình, sự đáng sợ của Tom được thể hiện ngay trong câu nói của tác giả Mario Puzo “A Lawyer With His Briefcase Can Steal More Than A Hundred Men With Guns” (Tạm dịch: “một luật sư với một chiếc cặp có thể ăn cắp nhiều hơn 100 thằng có súng.”). Sức mạnh của Tom không phải đến từ cơ bắp mà đến từ đầu óc, từ quyền lực mà anh có thể dùng để khiến kẻ khác phải tuân theo. Bằng chứng nằm ở cảnh Tom đi xin vai chính cho Johnny với đạo diễn, anh xuất hiện và ngỏ lời muốn hợp tác với ông đạo diễn, tuy nhiên ông đạo diễn một mực từ chối, và liên mồm chửi mắng Johnny, thậm chí là đe dọa, sỉ nhục danh tiếng của Bố già Vito. Thế nhưng thay vì cũng phản ứng gay gắt lại với hắn, Tom thản nhiên dùng bữa tối được mời và nhẹ nhàng đáp lại: “cảm ơn vì bữa ăn” rồi rời đi. Và ngay trong sáng hôm sau ông đạo diễn đã hiểu ông đã gây sự với nhầm người, và lời đề nghị của vị luật sư kia (hay đúng hơn là đề nghị của Bố già) là lời đề nghị không thể chối từ. Một sức mạnh quyền lực, luật pháp đến đáng sợ tồn tại trong một kẻ với vẻ ngoài tưởng như khá thư sinh.

    Về những người con còn lại của Vito, thì ngay trong khung cảnh mở đầu đám cưới như mình đã nói nó đã thể hiện phần nào tính cách và số phận của họ rồi, tuy nhiên mình sẽ dành phần lớn bài viết để nói sâu hơn về Michael, người được coi là nhân vật chính thứ 2 trong bộ phim này và mình sẽ để Michael ở cuối bài, vì anh được khắc họa nhiều hơn so với những anh em khác trong nhà.
    Đầu tiên hãy đến với Sonny hay Santino Corleone là người con trai cả trong gia đình, anh được khắc họa là một người có phần nóng nảy, thích dùng nắm đấm, bạo lực để giải quyết những vấn đề hay người ta hay nói là đồ “hữu dũng vô mưu”. Tuy nhiên sau vẻ ngoài có phần cục súc đó, vẫn là một người anh trai hết mực yêu thương những đứa em trong nhà, sẵn sàng đập sấp mặt đứa em rể vì dám bạo hành em gái của anh, sẵn sàng vác đồ lên để tiêu diệt kẻ dám làm bố mình gặp nguy hiểm. Tuy nhiên chính vì cái tính cách nóng nảy, hành động mà không suy nghĩ, tính toán trước của Santino mà anh đã nhận phải 1 cái kết bi thảm, một cái kết mà khi đến thì mình cảm thấy có phần bất ngờ, nhưng rồi ngẫm lại thì có lẽ việc này đến với anh chỉ là sớm hay muộn, nếu anh vẫn sống với cái tính cách đó.
    Đứa con thứ 2 của Vito là Fredo hay Frederico Corleone, dù không xuất hiện quá nhiều trong phần 1, nhưng chỉ cần 1 khoảnh khắc trong phim thôi đã cho ta thấy con người của Fredo không có bản lĩnh để thành một Bố già mới của nhà Corleone. Đó là khi chứng kiến bố mình bị bắn, anh gần như bất lực, chẳng làm gì cả ngoài ngồi gục xuống đó mà khóc. Một kẻ hèn nhát, không có bản lĩnh như anh liệu có xứng đáng để làm một ông trùm trong thế giới ngầm ?
    Đứa con út trong nhà là Connie và là đứa con gái duy nhất trong nhà, cô là một người phụ nữ tốt, một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng và con, tuy nhiên số phận đã không mỉm cười với cô khi để cô sống với một tên chồng vũ phu, một kẻ phản bội gia đình, và để rồi cô phải sống trong đau khổ khi trở thành một góa phụ. Ngay từ khoảnh khắc mở đầu của phim, khi người làm nghề mai táng nói rằng ông là người Ý nhập cư và con gái ông đã bị bạo hành bởi những tên người Mỹ đã như 1 chi tiết ngầm nói về tương lai của Connie, bởi câu chuyện được kể ngay trong lễ cưới của cô, nơi cô là một phụ nữ người Ý và đem lòng yêu một chàng trai người Mỹ.
    Và cuối cùng là Mikey hay Michael Corleone, người trong sáng nhất trong tất thảy các thành viên trong gia đình, là quân nhân, là người hùng của đất nước này. Anh đã hứa với bản thân và với người yêu của mình rằng anh sẽ không bao giờ muốn làm công việc của gia đình mình, bản thân Vito cũng không muốn, khi trong phân cảnh 2 bố con trò chuyện với nhau, ông đã muốn Mikey trở thành một sĩ quan, một chính trị gia của nước Mỹ hơn là trở thành một ông trùm thế giới ngầm giống ông. Nhưng rồi cái gì đến cũng sẽ phải đến, Mikey là người duy nhất có đủ phẩm chất của một ông trùm, của một người sẽ gánh vác được toàn bộ đế chế này, là người duy nhất có thể kế vị được danh hiệu Bố già của Vito. Mikey đủ dũng cảm, đủ bản lĩnh để làm những việc lớn, ngay từ khoảnh khắc anh sẵn sàng một mình lao vào bệnh viện giữa đêm hôm khuya khoắt để thăm bố mình, anh vừa có bản lĩnh, vừa thông minh để không phải chịu số phận như anh trai Sonny của mình. Khoảnh khắc có lẽ đánh dấu sự thay đổi trong con người của Mikey có lẽ khi anh sẵn sàng cầm súng lên tiêu diệt tên người Thổ buôn hàng và gã cảnh sát biến chất, đó là khi bàn tay của Mikey đã nhúng 1 phần vào thế giới ngầm đầy hỗn loạn này, khoảnh khắc số 2 có lẽ là sự chuyển biến hoàn toàn của Mikey, từ một người đã từng hứa không bao giờ đi vào con đường này là khi anh đang tận hưởng cuộc sống yên bình ở một nơi rất xa, cố gắng quên đi câu chuyện cũ cùng với người vợ mới của mình, để rồi người đã luôn bên anh, anh coi như anh em là Fabrizio đã phản bội anh và cho nổ tung chiếc xe mà vợ anh đang ngồi trong đó. Chứng kiến cha mình bị ám sát dù bất thành, người vợ bị đánh bom, anh trai thì lĩnh trọn vụ xả súng của kẻ thù mà qua đời, em gái thì bị bạo hành,..., Mikey hiểu rằng nếu anh không hành động, những người thân của anh, những người trong gia đình Corleone rồi cũng sẽ gặp nguy hiểm. Và đó là khi anh quyết định phải trở lại, tiếp quản vị trí Bố già của Vito và đứng lên để bảo vệ gia đình của mình. Mikey có bản lĩnh cần có của một ông trùm, có sự thông minh và quyết đoán thông qua sự chỉ bảo của ông bố, và đặc biệt đó là sự tàn nhẫn. Tàn nhẫn là sức mạnh, và chỉ có kẻ yếu mới sợ chúng, và Mikey không sợ, trái lại anh vô cùng tàn nhẫn, sẵn sàng xuống tay với tất cả những kẻ dám đe dọa đến gia đình của anh. Khi Mikey vừa lên nắm quyền thay cha, gia tộc Corleone chắc chắn sẽ suy yếu, sau khi mất đi bố già, Tom ko phải mẫu người thích dùng nắm đấm hay súng đạn để giải quyết vấn đề, và người cần tàn nhẫn lúc này phải là Mikey, vì nếu Mikey ko giết những kẻ đứng đầu Ngũ Gia thì ko sớm hay muộn anh cũng sẽ bị kẻ thù nuốt lấy và khi đó gia đình anh sẽ lại gặp nguy hiểm. Mikey còn thể hiện sự tàn nhẫn ngay trong cách giao kèo, thay vì là dùng vũ lực đe dọa khiến hắn sợ và chấp nhận yêu cầu của anh, thì anh sẵn sàng tiễn chúng luôn sang thế giới bên kia để phòng sau này. Mikey còn là một người sống với triết lý việc thấy phải làm, thì làm không cần giải thích hay lý do cũng như chấp nhận bị hiểu sai nhưng thấy cần vẫn làm. Điều này thể hiện rõ nhất khi Mikey đã sai người xử luôn Carlo, em rể của mình, hắn là 1 kẻ phản bội gia đình, bán đứng gia đình, khiến Sonny phải bỏ mạng, hành hạ em gái anh là Connie. Một kẻ như v cần phải chết, mặc cho Connie sau đó đã nguyền rủa và chửi bới Mikey là đồ dã man, độc ác ra sao, nhưng đó là việc phải làm vì tha cho 1 kẻ phản bội tức là đang tự dí dao vào cổ mình rồi. Cuối cùng phân cảnh ấn tượng nhất với mình về nhân vật Mikey chính là ở cuối phim khi anh được gọi là Don Vito Corleone ám chỉ anh đã có trong tay quyền lực tối cao của từ cha mình, khuôn mặt của Mikey ở đầu phim luôn được ánh sáng chiếu vào ám chỉ khi này anh chưa hề có bất cứ một toan tính, âm mưu gì. Nhưng ở cuối phim, khuôn mặt không còn một chút ánh sáng nào nữa mà tối dần đi ám chỉ sự thay đổi trong con người Mikey, giờ đây anh đã bước chân vào thế giới ngầm và một đi sẽ không thể nào thoát ra được nữa.
    Những nhân vật khác trong phim, dù chỉ là vai phụ, xong gần như ai cũng để lại được những ấn tượng với mình, dù là ít hay nhiều, ai cũng có một cái kết cho riêng mình và không ai là bị bỏ quên cả.
    Hình ảnh và âm nhạc
    Với kỹ thuật quay phim xuất sắc, T.G đã thể hiện cực rõ ý đó, những biểu tượng, những ẩn dụ và cả những chi tiết mà đạo diễn muốn cài cắm vào trong phim, phần hình ảnh của phim thực sự khiến mình mê chữ ê kéo dài dù phim đến nay đã 50 tuổi rồi, mình dường như chìm đắm vào phim lúc nào không hay, thậm chí với mình lúc đầu cảm giác gần 3 tiếng có chút gì đó hơi ngắn ấy. Về âm nhạc thì mình yêu thích những bản nhạc trong phim, nó nhẹ nhàng đúng thời điểm, nhưng có những lúc trầm đến sâu lắng, âm nhạc đã khiến cho cách mà đạo diễn thể hiện bộ phim qua hình ảnh đã tuyệt nay còn tuyệt hơn nữa. Và mình mê mẩn nhạc phim, lẩm nhẩm nó trong đầu lúc nào ko hay.

    Tổng Kết
    The Godfather hay Bố Già là một tuyệt tác của bộ môn nghệ thuật thứ 7, là một bộ phim kinh điển của thể loại phim xã hội đen nói riêng và điện ảnh nói chung, một tác phẩm mà sau khi xem xong người xem dường như chiêm nghiệm được những bài học, những triết lý, những kinh nghiệm sống từ những kẻ tưởng như không có tình người kia, thậm chí phim khiến ta còn phải cảm thấy tự hỏi về ranh giới thực sự của cái gọi là thiện-ác, tốt-xấu liệu có thực sự tồn tại hay không chứ ? Tóm lại Bố Già là một bộ phim thực sự mà bạn nên xem 1 lần ở trong đời.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. Từ xưa đến nay nghệ thuật vẫn luôn được coi là tấm gương phản chiếu sinh động hiện thực xã hội, và đó cũng là những gì bộ phim kinh điển The Apartment (1960) của vị đạo diễn tài ba sắc sảo Billy Wilder thết đãi người xem - một lát cắt sắc lẹm xuống xã hội Mỹ những năm giữa thế kỷ XX. Vặn ngược chiều kim đồng hồ quay lại thời kỳ hậu chiến khi mà tổng thống Eisenhower đang nắm quyền, các tập đoàn lớn dường như trở thành lựa chọn lý tưởng của phần đông người lao động Mỹ. Họ bị mê hoặc bởi biết bao quảng cáo hấp dẫn về những công nghệ mới như TV, xe ô tô giá rẻ, đồ ăn nhanh, và đua nhau chuyển đến sống ở những cộng đồng dân cư được hoạch định quy củ. Lối sống mới này thoạt nghe tưởng hoàn toàn vô hại, nhưng lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự biến mất dần dần của cá tính và tự do cá nhân. Nhà nhà, người người đang tự rập khuôn mình thành những nhân viên văn phòng cần mẫn - sơ mi trắng, quần âu, ca ra vát đen - hoà lẫn mình vào những tập đoàn kinh tế với số nhân viên lên đến hàng chục nghìn người. Những organization man ấy - theo cách gọi của nhà văn William H. Whyte trong cuốn sách best-seller cùng tên của ông - là đại diện cho một giai đoạn của xã hội Mỹ, một giai đoạn mà quan niệm chung về một xã hội hoàn mỹ bao hàm cả sự vùi dập những yếu tố cá nhân (individuality).
    Trong The Apartment, anh chàng C. C. Baxter (Jack Lemmon) là một organization man điển hình. Anh sống một mình trong một căn hộ nhỏ ở Mahattan, New York, làm việc ở trụ sở chính của một tập đoàn bảo hiểm cỡ lớn. Nơi anh làm việc có đến 31,259 nhân viên, lúc ra về mọi người phải đi theo hàng lần lượt, bằng không sẽ có một sự cố ách tắc giao thông ngay trong toà nhà bao kính chọc trời đó. Baxter làm việc ở tầng 19, bàn số 861. Góc quay rộng làm lộ ra những dãy bàn dài tưởng chừng bất tận, khiến người xem dễ có cảm tưởng rằng nếu một ngày nọ một nhân viên lỡ có biến mất thì ngày hôm đó cũng sẽ trôi qua như mọi ngày bình thường khác. Nhưng Baxter thì khác, chắc chắn sẽ có người ráo rác tìm anh nếu chẳng may anh không đi làm. Không phải vì anh có tài năng xuất chúng, hay giữ vị trí đặc biệt quan trọng ở trong công ty, mà vì căn hộ anh là địa điểm lý tưởng cho những lần trăng hoa của mấy ông sếp lớn trong công ty. Gọi Baxter là một organization man điển hình còn là vì anh là một kẻ cam chịu. Anh sẵn sàng chịu tiếng xấu gái gú rượu chè, về nhà muộn hơn bình thường, đứng đợi bên ngoài giữa trời mưa gió, hay nửa đêm lết chân ra công viên ngủ, để nhường căn hộ cho các sếp của mình hú hí cùng bồ nhí. Đổi lại, trong mắt các sếp anh sẽ nổi trội hẳn lên giữa đám đồng nghiệp một màu ngày đêm gõ phím lách cách và đón nhận những cơ hội thăng tiến béo bở.
    Nhưng The Apartment cũng là câu chuyện về tình yêu và sức mạnh làm thay đổi con người của nó. Baxter có lẽ sẽ tiếp tục cuộc sống khúm núm, tẻ nhạt và cô độc như vậy mãi nếu anh không lỡ phải lòng cô nàng điều khiển thang máy sắc sảo với mái tóc tém cá tính Fran Kubelik (Shirley Maclaine). Nhưng trớ trêu thay, Fran lại là bồ nhí của một trong những người sếp của anh, Jeff Sheldrake (Fred MacMurray), người đã cất nhắc anh lên nhiều chức vụ cao để đổi lại có thể sử dụng căn hộ của anh như những người sếp kia. Đến lúc này Baxter phải đứng trước hai lựa chọn khó khăn: (1) tiếp tục vâng dạ lời sếp để có được một công việc béo bở và (2) nghe theo tiếng gọi của trái tim, thậm chí điều đó đồng nghĩa với mất việc.
    Lại nói về Fran Kubelik, cô trót yêu người đàn ông đã có gia đình Jeff Sheldrake, nhưng chỉ đến khi “một ngày nọ anh ấy cứ liên tục nhìn đồng hồ, hỏi xem liệu có dính vết son nào không rồi chạy vội đi để bắt kịp chuyến tàu 7:14 đến White Plains” (Then one day he keeps looking at his watch, and asks you if there's any lipstick showing, then rushes off to catch the seven-fourteen to White Plains), Fran mới đau khổ nhận ra mình đã lỡ sa vào một tình yêu vụng trộm. Cô và Jeff đã có khoảng thời gian tạm ngưng khi Jeff phải quay trở lại làm người đàn ông của gia đình, nhưng giờ đây khi Jeff ngỏ ý muốn nối lại tình xưa và thậm chí sẵn sàng ly hôn để đến với cô, Fran đau khổ không biết phải làm như thế nào, khi mà từ tận sâu trong trái tim cô vẫn còn yêu người đàn ông ấy. Giá như ai đó cho cô một lý do để quên Jeff đi và bước tiếp một cách đường hoàng. Và lý do ấy cũng đã đến, chỉ có điều nó quá sức phũ phàng: Một ngày cô nhận ra cô cũng chỉ là một trong số nhiều cô bồ nhí trước đó của Jeff, rằng bài ca ‘nối lại tình xưa, chia tay vợ’ đã được hắn ca lên không biết bao nhiêu lần, với không biết bao nhiêu người, rằng món quà Giáng Sinh Jeff dành cho cô là một tờ tiền $100 lạnh lẽo, khô khốc, như căn hộ mà Jeff đã bỏ Fran lại để về với gia đình. Bị đẩy xuống đáy của tuyệt vọng, Fran tìm đến cái chết để giải thoát bằng cách uống thật nhiều thuốc ngủ. May sao, Baxter khi ấy về nhà kịp giằng cô lại khỏi bàn tay của tử thần. Tỉnh dậy, tuy trong tâm trí cô vẫn ám đầy màu xanh u uất của sự chán chường, Fran dần tìm lại chút ấm cúng từ những cử chỉ quan tâm, săn sóc của chàng Baxter hiền lành, ngây ngô. Và khi xem đến phân đoạn cô bị anh rể đến xách về, chắc hẳn không ai không cảm nhận được ánh mắt trìu mến của cô dành cho Baxter. Một tình yêu mới đang hé lộ từ đống tro tàn.
    Để cảm ơn Baxter đã săn sóc cho Fran, Jeff cất nhắc anh lên vị trí trợ lý của mình, một vị trí ở ngay bên cạnh phòng của Jeff ở tầng 27 như thể ám hiệu một bước tiến lớn trong sự nghiệp tẻ nhạt của Baxter, trước đó làm ở tầng 19 như đã giới thiệu. Fran lại quay lại với Jeff, người vừa ly dị vợ, hay nói đúng hơn, và cũng hợp lý hơn, là bị vợ ly dị, do vợ gã phát hiện những bê bối tình trường của gã. Đến giờ phút này, chắc hẳn ai cũng đều rõ tim ai đang hướng về ai, nhưng ở giữa vẫn tồn tại một thứ gì đó ngăn cản, không cho đến được với nhau. Và thứ đáng ghét đó, không đâu khác, chính là bản ngã organization man của Baxter. Tất cả dường như lại đâm vào ngõ cụt, như một vòng xoay luẩn quẩn không bao giờ có đường ra. Nhưng giây phút Baxter từ chối đưa chìa khoá căn hộ mình cho Jeff, giây phút anh từ bỏ công việc béo bở là giây phút anh đã tự giải thoát cho trái tim và bộ óc của mình khỏi xiềng xích của một cuộc đời organization man. Và giây phút Fran nghe tin Baxter làm vậy cũng là lúc Fran tìm thấy sức mạnh để giải thoát con tim khỏi sự phụ thuộc vào một gã lăng nhăng không đáng tin cậy. Cô rời bỏ bữa tiệc đón năm mới nhàm chán của Jeff, chạy một mạch đến căn hộ của Baxter, nơi con tim cô xứng đáng thuộc về. Hai con người ấy cuối cùng đã tìm được một tình yêu chân thành, ngay tại căn phòng đã chứng kiến bao cuộc tình bất chính.
    Ở The Apartment, ta không chỉ được mỉa mai sự lăng nhăng, đồi truỵ của những kẻ có tiền tài địa vị, mà còn được sưởi ấm bởi những câu chuyện về tình người, từ mối tình tréo ngoe trắc trở của Baxter và Fran đến tình cảm “mua anh em xa mua láng giềng gần” của đôi vợ chồng bác sĩ già Dreyfuss nhiều chuyện nhưng vô cùng tốt bụng, những người đã tận tình cứu giúp, chăm lo cho Fran lúc cô nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết mà không lấy đồng tiền công nào vì “Tôi giúp cô cậu không phải với tư cách là một người bác sĩ, mà là một người hàng xóm” (I didn't do it as a doctor. I did it as a neighbor).
    Với 10 đề cử Oscars, thắng 5 giải trong đó có giải Phim xuất sắc nhất, The Apartment được coi là một trong những bộ phim kinh điển của mọi thời đại và được National Film Registry chọn để bảo toàn. Jack Lemmon và Shirley Maclain đã có màn trình diễn xuất sắc trong phim, khiến nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại thốt lên rằng: ”Không phải là không ai có thể đóng vai này tốt như họ, mà là không ai có thể đóng vai này ngoài họ.” Tuy vậy, cả hai đều không giành chiến thắng ở hạng mục Nam chính, Nữ chính năm đó. Sau này, Kevin Spacey đã giành tặng tượng vàng Oscar Nam chính mà anh thắng được nhờ vai diễn trong bộ phim American Beauty cho Jack Lemmon, vì đạo diễn của bộ phim này, Sam Mendes, đã khẳng định The Apartment là nguồn cảm hứng để ông làm American Beauty.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  15. Tiếp nối thành công của phần đầu tiên, The Godfather II được xem như một kiệt tác của điện ảnh thế giới với diễn xuất hoàn hảo của Al Pacino.
    Star Wars, Indiana Jones, loạt phim về Jason Bourne hay bộ ba phim về Batman của Christopher Nolan… là những cái tên thường được nhắc tới trong danh sách các bộ phim sequel (phần tiếp theo) hay của Hollywood. Thế nhưng luôn nằm trong nhóm đầu mọi danh sách các phim hay nhất mọi thời đại như trường hợp của hai phần đầu tiên The Godfather (tựa Việt là Bố Già) thì quả thực là độc nhất vô nhị.
    Sau khi The Godfather ra đời năm 1972 dựa trên nguyên tác của nhà văn Mario Puzo tưởng sẽ chẳng thể nào có thêm một tác phẩm gangster nào khác sánh ngang được nữa nhưng chỉ hai năm sau, The Godfather II đã xua tan mọi hoài nghi với chất lượng thể hiện những gì tinh hoa nhất của đạo diễn Francis Ford Coppola cùng màn trình diễn xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa dạy diễn xuất của hai ngôi sao Al Pacino và Robert De Niro.
    Bộ phim “hai trong một”
    Dòng phim The Godfather – dẫu được xem như tượng đài của thể loại phim gangster – vẫn khiến cánh đàn ông mê đắm bởi câu chuyện nói về tình phụ tử, bởi những mẫu đàn ông rất điển hình. Trong một dàn các nhân vật với đủ thể loại, từ cục tính gia trưởng (con trai cả Sonny), hèn yếu cơ hội (con trai thứ Fredo) hay mưu mẹo (cố vấn Tom Hagen)… nổi bật lên nhất vẫn là ông trùm Vito Corleone (Marlon Brando thủ vai) và cậu con trai Michael (Al Pacino). Họ đều là những người ban đầu có thiện ý và muốn sống một cuộc sống yên lành, nhưng vòng xoáy nghiệt ngã của số phận đã khiến tố chất hơn người của họ phát tiết để trở thành những người đàn ông vĩ đại – dù đó là trong thế giới ngầm.
    The Godfather II cũng xoay quanh hai người đàn ông đó, với hai câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại được đan xen trong suốt 200 phút phim. Quá khứ thuộc về Vito – người con của vùng đất Corleone, Sicily buộc phải bỏ xứ mà đi trước lời đe dọa lấy mạng của một trùm mafia làng. Đến sống tại New York, Vito lấy họ là Corleone để nhớ về gốc gác của mình và trải qua những ngày tháng kiếm sống vất vả nhưng lương thiện. Thế rồi vì sự chèn ép của một gã mafia khác, Vito Corleone buộc phải giở thủ đoạn lưu manh nhằm giữ lấy miếng cơm manh áo, và đó cũng chính là viên gạch đầu tiên cho đế chế Corleone sau này.
    Trong khi đó, ở thời hiện tại là năm 1958, Michael Corleone chính là người được chọn để tiếp quản cái đế chế do cha mình để lại. Ở phần đầu tiên, khán giả đã được biết tới Michael như một chàng đại úy trẻ điển trai muốn tránh xa những công việc đen tối mà cha mình chỉ đạo, để rồi cuối cùng buộc phải lấy vai gánh vác cả cơ nghiệp mà cha anh gây dựng khi ông già yếu do tuổi tác cùng di chứng của lần bị ám sát hụt. Cảnh cuối phần một chứng kiến sự lột xác hoàn toàn của Michael, khi từ một anh chàng khẳng định với bạn gái “Đó là cha anh chứ không phải anh” để  nói về những hành động mafia ở đầu phim, Michael đã trở thành một ông trùm uy nghiêm, máu lạnh ra lệnh hạ sát các đầu lĩnh mafia khác ở New York để một tay thâu tóm thế giới ngầm.
    Trở thành “Don Michael” của thế giới ngầm New York dường như là chưa đủ với một kẻ tài trí hơn người như Michael và anh tiếp tục thể hiện tham vọng của mình khi muốn bành trướng biên giới quyền lực của mình sang cả Las Vegas và Cuba. Điều này khiến cho Michael trở thành cái gai trong mắt nhiều người – bao gồm cả đối tác là gã tài phiệt Do Thái Hyman Roth (Lee Strasberg). Bị ám sát không thành ở chính nhà riêng, Michael biết rằng có một kẻ phản bội trong chính những người thân tín với anh và quyết định rời khỏi gia đình để giải quyết những ân oán, để lại toàn quyền quyết định cho Tom Hagen.
    Đen tối hơn, bi kịch hơn
    Trước năm 1972, đã từng có những bộ phim làm về giới gangster như The Public Enemy (1931) hay Scarface (1932) song quả thực The Godfather đã định nghĩa lại dòng phim này. Phim thể hiện mafia như những kẻ trọng tín nghĩa, những “anh hùng bất đắc dĩ” vì thời thế và bị dồn đến đường cùng mà buộc phải làm điều trái với mong muốn. Vito có lẽ mãi sẽ là anh bán đồ ăn nếu không bị Don Fanucci làm mất việc và đòi tiền bảo kê, trong khi Michael cũng có thể theo nghiệp nhà binh thay vì buộc phải tiếp quản cơ đồ của người cha khi ông bị ám sát còn trong gia đình không còn ai đủ khả năng cáng đáng. Cái khí chất của những gã đàn ông, những câu thoại để đời, các tình tiết gây sốc cùng những giai điệu đi vào lòng người của nhà soạn nhạc Nino Rota đã biến The Godfather trở thành “bố già” của dòng phim gangster.
    Khi làm phần tiếp theo, đạo diễn Coppola đã cùng nhà văn Puzo viết kịch bản để đảm bảo những nét tinh túy của phần đầu tiên vẫn được kế thừa. Không còn Marlon Brando do những bất đồng với hãng sản xuất (ông từ chối xuất hiện dù chỉ một phân cảnh ngắn vào cuối phim), vai diễn Vito Corleone thời trẻ được trao cho diễn viên tiềm năng ở thời điểm ấy là Robert De Niro. Coppola vẫn nhớ anh chàng diễn viên từng tới thử vai Sonny, Michael… trong phần đầu nhưng không thành ấy và đã quyết định chọn De Niro sau khi chứng kiến anh vào vai tên tội phạm Johnny trong Mean Streets. Việc đưa nhân vật Vito trở lại trong phần hai không chỉ giúp khán giả vơi đi nỗi nhớ nhân vật mưu trí và cũng rất tình cảm này mà còn giúp Coppola giới thiệu được căn nguyên đưa ông trở thành một “Don Vito” quyền lực sau này.
    Cách nhau tới hơn bốn thập niên là câu chuyện về Michael cùng màn đấu trí với Hyman Roth và cả những rắc rối gia đình, với kẻ nội gián còn là bí ẩn trong khi người vợ Kay Adams (Diane Keaton) lại ra sức phản đối anh khi gia đình Corleone ngày càng chìm sâu trong tội ác. Nếu như các phân đoạn nói về Vito được dựa trên cuốn sách The Godfather thì những gì Michael phải đối mặt trong The Godfather II lại là sản phẩm do Coppola và Mario Puzo hợp tác viết thêm ra, với nguyên mẫu cho Hyman Roth là ông trùm quyền lực ở ngoài đời thực Meyer Lansky.
    Kết quả là khán giả có được những đoạn đối thoại đến bây giờ vẫn được xem như kinh điển của Hollywood và một cốt truyện không nhiều khoảnh khắc đáng nhớ như phần đầu nhưng lại có phần trội hơn về tính bi kịch. “Hãy giữ bạn ở gần ta và giữ cho kẻ thù còn gần hơn nữa”, “Michael, chúng ta còn mạnh hơn cả tập đoàn thép nước Mỹ” … là những câu thoại đã nổi tiếng đến mức khi xem xong phim bản thân Lansky còn gọi điện cho người thủ vai mình trên phim là Lee Strasberg để chúc mừng.
    Lee Strasberg là chuyên gia dạy diễn xuất danh tiếng của Hollywood và là một huyền thoại sống vào thời điểm ấy, song ông vẫn chưa phải người diễn hay nhất trong The Godfather II. Nổi trội hơn cả trong một dàn diễn viên quy tụ toàn sao thời điểm ấy vẫn là những người đàn ông thủ vai ba thành viên gia đình Corleone, ấy là John Cazale (vai Fredo), De Niro (vai Vito thời trẻ) và Al Pacino (vai Michael). Đạo diễn Francis Ford Coppola đầy tài năng, nhưng ông cũng là một người may mắn khi trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp (bắt đầu từ năm 1972 với The Godfather và kết thúc năm 1979 với Apocalypse Now), ông được cộng tác với những ngôi sao mà giờ đây được xem như những người vĩ đại nhất từng xuất hiện trên màn bạc. Nếu như nhân vật Fredo hèn yếu nhưng giàu tham vọng để rồi chuốc lại tấn thảm kịch do nam diễn viên yểu mệnh John Cazale đảm nhiệm thì hai vai Vito và Michael lại lần lượt do hai cây đại thụ De Niro và Al Pacino thể hiện.
    Diễn xuất hoàn hảo
    Cùng nổi lên từ thập niên 70 với những vai diễn gai góc thế nhưng mãi cho tới bộ phim hành động kinh điển Heat (1995), hai huyền thoại Al Pacino và Robert De Niro này mới có dịp trực tiếp đối mặt trên màn ảnh rộng. Dù cộng tác chung trong The Godfather II nhưng họ không có dịp gặp nhau trên phim do ở hai tuyến thời gian khác nhau. Nhưng họ có điểm chung là diễn xuất tuyệt vời cũng như con đường giống nhau một cách kỳ lạ của hai cha con nhà Corleone.
    Để vào vai Vito Corleone – một người Italy chính gốc – Robert De Niro đã có tới bốn tháng sống tại Sicily và học thổ ngữ nơi đây. Sự hy sinh ấy đã được đền bù xứng đáng với Oscar Nam diễn viên phụ xuất sắc, giúp Vito Corleone trở thành nhân vật đầu tiên và duy nhất trong lịch sử đem lại tượng vàng cho hai diễn viên (Marlon Brando đã đoạt giải Nam chính hai năm trước đó). The Godfather II không chỉ thắng lớn tại phòng vé thời điểm ấy với gần 50 triệu USD doanh thu mà còn đoạt sáu giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất.
    Nhưng có một sự bất công lớn tại lễ trao giải Oscar năm đó, khi tượng vàng Nam chính không được trao cho Al Pacino. Cho đến ngày nay, chẳng mấy ai còn nhớ tới vai diễn của người đoạt giải năm đó là Art Carney, trong khi vai Michael Corleone lại luôn nằm trong danh sách những màn trình diễn hay nhất mọi thời đại. Al Pacino đã có phần nhập vai hoàn hảo, khiến ngay cả người xem cũng có thể cảm nhận cái uy của ông trùm và cơn thịnh nộ đang sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào. Từ một người hùng thời chiến, bảo vệ Tổ quốc trở thành trùm mafia khuynh đảo pháp luật, đưa ra những quyết định lạnh lùng không một chút do dự với chính người trong gia đình, nhân vật Michael Corleone làm khán giả nể phục về tài năng và ghê sợ vì độ máu lạnh. Khi chọn một Al Pacino vô danh thay vì các ngôi sao hàng đầu cho vai Michael, Coppola tuyên bố rằng ông muốn “có một diễn viên với bản đồ Sicily trên mặt anh ta”. Nhưng với phần thể hiện của Pacino, người ta có thể thấy con đường dẫn tới địa ngục, với hai hốc mắt ngày càng hõm sâu theo thời lượng phim. Sự mưu trí, lạnh lùng tới thâm độc của Michael – dù là khi đối chất trước tòa, thể hiện uy với vợ hay khi trao nụ hôn tử thần cho người máu mủ ruột thịt – chính là mấu chốt giúp bộ phim trở nên kinh điển.
    16 năm sau phần hai, Coppola đã làm thêm The Godfather 3 với chất lượng sụt giảm hơn hẳn hai phần đầu và chuốc lấy bao lời chê bai từ người hâm mộ lẫn các nhà phê bình. Thực chất bản thân bộ phim không đến nỗi tệ, chỉ bởi Coppola đã “trót” làm ra hai phần đầu quá xuất sắc, để chúng trở thành tượng đài không thể san bằng trong lòng những khán giả yêu điện ảnh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. Mở đầu phim, Trung sĩ Bob Lee Swagger và đồng đội Donnie Fenn làm nhiệm vụ quan sát và bắn tỉa yểm trợ cho quân đội Hoa Kỳ ở Ethiopia. Nhiệm vụ trở nên tồi tệ khi một máy bay trực thăng tấn công vị trí của Swagger và Fenn, dẫn đến cái chết của Fenn. Ba năm sau, Swagger xuất ngũ và sống ở Wind River Range. Anh được Đại tá Isaac Johnson và các cấp dưới của ông, Payne và Dobbler, ghé thăm để đề nghị trợ giúp trong việc ngăn chặn một âm mưu ám sát tổng thống Hoa Kỳ trong một sự kiện diễn thuyết trước công chúng. Swagger miễn cưỡng đồng ý giúp đỡ. Anh đánh giá địa điểm khả thi duy nhất là Philadelphia. Vào ngày tổng thống phát biểu, Swagger đi cùng Johnson đến vị trí giám sát. Phát súng được thực hiện nhưng được tiết lộ là một sự gài bẫy: khách mời của tổng thống, Tổng giám mục người Ethiopia Desmond Mutumbo, bị giết, và một sĩ quan cảnh sát, kẻ ăn tiền hối lộ của Johnson, bắn Swagger bị thương. Swagger bỏ chạy, tước vũ khí của Đặc vụ FBI tân binh Nick Memphis và nhảy xuống Sông Delaware tẩu thoát. Anh bị truy nã khắp nước Mỹ.
    Swagger đến Kentucky và gặp Sarah, vợ của Fenn, người chữa trị vết thương cho anh. Sử dụng Memphis, người nghi ngờ về vụ nổ súng, làm mồi nhử, Sarah và Swagger cung cấp cho anh ta thông tin mà anh ta sử dụng để điều tra vụ nổ súng nhằm buộc Johnson phải ra mặt. Lo sợ sự thật bị phơi bày, Johnson ra lệnh cho người của mình bắt cóc Memphis và thủ tiêu anh ta. Tuy nhiên, trước khi chúng có thể giết Memphis, chúng đã bị Swagger giết. Swagger thả Memphis và yêu cầu anh ta giúp mình vạch trần Johnson.
    Swagger và Memphis đến Tennessee và gặp chuyên gia về súng đạn, ông Rate, người giải thích về phát súng ám sát Mutumbo. Rate suy luận rằng gã xạ thủ người Serbia ngồi xe lăn Mikhaylo Sczerbiak là xạ thủ bắn tỉa duy nhất còn sống có khả năng thực hiện một phát bắn như vậy. Swagger và Memphis sau đó đến Virginia để tìm Sczerbiak. Trong khi đó, mối quan hệ của Sarah với Swagger bị lộ và Johnson ra lệnh cho Payne bắt cóc Sarah để uy hiếp Swagger.
    Swagger và Memphis thâm nhập vào khu đất của Sczerbiak, người tiết lộ rằng Johnson làm việc cho Thượng nghị sĩ Charles Meachum, họ thay mặt cho các tập đoàn dầu mỏ khai thác dầu mỏ tại các quốc gia đang phát triển để trục lợi. Sczerbiak thú nhận rằng, theo lệnh của Johnson, ông ta đã ám sát Mutumbo để ngăn chặn thông tin về tội ác chống lại loài người do Johnson thực hiện được công khai, bao gồm vụ thảm sát một ngôi làng ở biên giới Eritrea-Ethiopia. Thật ra ba năm trước Swagger và Fenn đã vô tình yểm trợ cho cuộc rút lui của đội quân lính đánh thuê thực hiện vụ thảm sát đó và chiếc trực thăng được cử đến để giết họ diệt khẩu. Sau khi tiết lộ việc Sarah đã bị bắt cóc, Sczerbiak tự sát. Swagger ghi âm lời thú nhận của Sczerbiak, trốn thoát cùng Memphis và giết những lính đánh thuê được cử đến để trừ khử họ. Cả hai đến Montana, báo tin cho FBI và sắp xếp một cuộc gặp với Meachum và Johnson.
    Johnson, Meachum và Payne đến điểm hẹn, đưa Sarah theo làm con tin. Với việc Memphis làm mồi nhử, Swagger đã tiêu diệt những tay súng bắn tỉa của Johnson và bắn hạ Payne, người bị Sarah giết ngay sau đó. Meachum ngụ ý rằng ông ta không phải là chính trị gia duy nhất làm việc cho các công ty dầu mỏ. Hiểu rằng giữ lại bằng chứng sẽ khiến họ bị giết, Swagger phá hủy đoạn ghi âm khi lực lượng FBI đến bắt anh. Anh được đưa đến Washington, D.C., diện kiến Bộ trưởng Bộ Tư pháp Russert. Swagger tiết lộ rằng bất cứ khi nào anh không sử dụng những khẩu súng của mình thì anh sẽ tháo chốt bắn ra, khiến chúng trở nên vô dụng nếu bị người khác đánh cắp. Memphis đưa cho Russert bằng chứng về các tội ác do Johnson thực hiện. Russert nói rằng tội ác của Johnson nằm ngoài phạm vi xét xử của Mỹ nên ông ta không thể bắt giữ Johnson. Russert tâm sự riêng với Swagger rằng giết chóc phi pháp có thể là cách cần thiết để chấm dứt tình trạng tham nhũng và ra lệnh thả Swagger.
    Một thời gian sau, Meachum, Johnson và các cộng sự của họ thảo luận về âm mưu tiếp theo trước khi Swagger tấn công vào ngôi nhà và giết chết tất cả họ. Anh làm khí gas rò rỉ và rời đi khi ngôi nhà nổ tung. Swagger gặp Sarah trên một chiếc ôtô đang chờ sẵn và cả hai lái đi.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. Nightmare Alley có thể không phải là phim hay nhất của Guillermo Del Toro, nhưng vẫn là một dự án kinh dị đáng xem.
    Guillermo Del Toro Gómez - một đạo diễn phim, biên kịch, nhà sản xuất và tiểu thuyết gia người México vô cùng tài giioir với một gia tài những tác phẩm điện ảnh đáng mong ước. Trong sự nghiệp làm phim của mình, ông đã theo đuổi dòng phim kỳ ảo đen với những tác phẩm tiếng Tây Ban Nha như The Devil's Backbone (2001) và Pan's Labyrinth (2006), đồng thời ông cũng làm nhiều bộ phim hành động Mỹ đại chúng, như phim về siêu anh hùng ma cà rồng Blade II (2002), phim siêu anh hùng siêu nhiên Hellboy (2004) và phần tiếp theo Hellboy II: The Golden Army (2008). Phim của ông từng giành giải Sư tử vàng tại liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 74 cũng như giải Oscar cho Phim hay nhất.
    Trên con đường duy trì chuỗi thành tích đáng ngưỡng mộ trong sự nghiệp làm phim của mình, Nightmare Alley là một bộ phim kinh dị tâm lý tân cổ điển do Guillermo del Toro đạo diễn đã ta đời với kịch bản do chính Del Toro và Kim Morgan, dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1946 của William Lindsay Gresham. Đây là phần thứ hai phim truyện chuyển thể từ tiểu thuyết của Gresham, sau phiên bản năm 1947. Bộ phim có sự tham gia của Bradley Cooper, Cate Blanchett, Toni Collette , Willem Dafoe, Richard Jenkins, Rooney Mara, Ron Perlman, Mary Steenburgen và David Strathairn… Del Toro đã công bố bộ phim này vào năm 2017, tuy nhiên do những arnnh hưởng từ đại dịch toàn cầu Covid 19, tác phẩm đã bị ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2020 và được tiếp tục sản xuất vào tháng 9 năm 2020, kết thúc vào tháng 12 cùng năm.
     Nightmare Alley xoay quanh câu chuyện về một kẻ ăn cắp với tham vọng cao, hắn đã sử dụng tài ăn nói của mình để móc nối với một bác sĩ tâm thần cùng một kẻ được đánh giá là vô cùng nguy hiểm. Họ đang lên kế hoạch, cùng nhau thực hiện một phi vụ vô cùng táo bạo và không kém phần kịch tính. Năm 1939, Stanton Carlisle đã thiêu rụi một ngôi nhà sau khi thủ ác và đặt một xác chết bên dưới ván sàn. Một tội ác đáng sợ được bị giấu kín dưới ngọn lửa kia. Sau khi ra tay, Stanton Carlisle bỏ lại một quá khứ đầy bí ẩn, rời khỏi nơi đó, bắt đầu một hành trình mới đầy vô định. Trạm dừng cuối cùng trên chuyến xe định mệnh ấy đưa Stanton Carlisle đến một thị trấn xa lạ, nơi đưa anh đến những tháng ngày đầy ám ảnh, sóng gió và kinh dị. Những gì đã diễn ra ở thị trấn lập dị kia, cuộc đời của Stanton Carlisle sẽ đi về đâu?
    Để có thể cho ra mắt một Nightmare Alley hoàn chỉnh, ekip phim đã phải mất một khoảng thời gian rất dài. Đạo diễn Del Toro tiết lộ rằng trong quá trình sản xuất ngừng hoạt động, khoảng 45% bộ phim đã được quay, anh cùng ekip đã dành khoảng thời gian đó để chỉnh sửa các cảnh quay có sẵn. Del Toro cũng đã soạn một bản hướng dẫn đề phòng an toàn dài 80 trang sẽ được sử dụng khi tiếp tục sản xuất, từ đó cũng thấy được mức độ cầu thị và sự chuẩn chỉnh của đạo diễn trong dự án lần này. Guillermo Del Toro đã mang đến một bức tranh hoàn thiện và hoàn chỉnh với rất nhiều khúc quanh và khung hình ấn tượng. Những cảnh bạo lựcđôi phần khó xem do hình ảnh đồ họa hiển thị xuyên suốt bộ phim lắm lúc sẽ khiến người xem hơi khó chịu vì sự kì dị của chúng. Tuy nhiên, bất chấp cường độ mà bộ phim mang lại, Nightmare Alley vẫn là tác phẩm mang viễn cảnh độc đáo mà rõ ràng đạo diễn Toro đã nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được.
    Nightmare Alley mang đậm chất điện ảnh với ánh sáng trong phim tuyệt đẹp, thiết kế sản xuất hoàn hảo ở khung hình lễ hội hay thành phố, nhà quay phim Dan Laustsen đã ghi lại những khung hình ấn tượng và những cảnh quay kéo dài - cấu trúc hai phần cực kì "mướt" và mới lạ. Với những nhà làm phim khác có thể sẽ cắt xén các dòng thời gian để tăng tốc độ trong mạch phim, nhưng với del Toro thì không, ông tự tin để phim của mình "chơi đùa" theo tuyến tính, để câu chuyện trải dài trước khán giả. Kết quả là chúng ta sẽ không thể biết chính xác được rốt cuộc kết thúc sẽ trôi về đâu, bí ẩn và khó đoán vô cùng.
    Về đánh giá diễn xuất của dàn diễn viên, trong khi Mara bị bỏ lại với vai diễn kém thú vị, Cooper lại nổi bật trong mọi giai đoạn ngay cả trong những phân cảnh khó nhằn nhất. Bradley Cooper cho thấy sự linh hoạt của mình với tư cách là một diễn viên chuyên nghiệp, xứng đáng có được vai chính trong dự án phim lần này. Cooper và Blanchett đã có những "phản ứng hóa học" rất tốt cùng nhau, họ có một sự cộng hưởng nhất định để có thể thực hiện vai diễn một cách chuyên nghiệp và trọn vẹn nhất có thể.
    Bên cạnh Bradley Cooper, Nightmare Alley còn có sự xuất hiện của Rooney Mara và Cate Blanchett. Đồng thời, nam diễn viên Richard Jenkins từ Shape of Water cùng sẽ tái ngộ với Del Toro trong Nightmare Alley. Những ngôi sao khác trong dàn diễn viên phụ như Willem Dafoe, Ron Perlman... cũng tạo được những hiệu ứng tích cực và đóng vai trò cực kì quan trọng trong mạch phim. Có thể đánh giá đây là một dàn diễn viên phong phú và chất lượng mà del Toro đã tập hợp để tạo nên một tác phẩm kinh dị độc đáo. 
    Tính đến ngày 25 tháng 2 năm 2022, Nightmare Alley đã thu về 11,2 triệu đô la ở Hoa Kỳ và Canada, $24,6 triệu đô la ở các vùng lãnh thổ khác với tổng số $35,7 triệu đô la trên toàn thế giới. Trên trang tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, các nhà phê bình phim cũng "chi mạnh tay" khi cho Nightmare Alley 79% trong số 315 bài phê bình là tích cực, với điểm trung bình là 7,5/ 10.
     Sự đồng thuận của trang web cho biết, "Mặc dù nó có thể không thành công như bản gốc, nhưng Nightmare Alley của Guillermo del Toro là một bộ phim kinh dị tiểu thuyết hiện đại với một cảnh quay vui nhộn". Còn với Metacritic đã ấn định thang điểm 70/100 dựa trên 54 nhà phê bình, khán giả được thăm dò bởi CinemaScore cho điểm trung bình của bộ phim là "B" trên thang điểm A đến F, trong khi những khán giả tại PostTrak cho bộ phim 72% điểm tích cực. Linda Marric của The Jewish Chronicle cũng cho 5/5 sao, Clarisse Loughrey của The Independent cũng đánh giá bộ phim 5/5. Theo những đánh giá khách quan trên có thể nhận định, đây cho thấy bộ phim là một trong số những bộ phim kinh đáng xem, tuy có thể không thành công bằng bản gốc nhưng đứng trên thị trường phim kinh dị, tài năng và óc sáng tạo của đạo diễn Del Toro vẫn đáng để chúng ta đặt niềm tin xem thử.
    Nhìn chung, Nightmare Alley với cá nhân của người viết nằm ở mức khá tốt trong thị trường phim kinh dị. Mặc dù vẫn có nhiều chỗ chưa đạt mức “cực đã” như mong đợi, Nightmare Alley có thể không phải là bộ phim hay nhất của nhà làm làm phim tài ba này nhưng bầu không khí mà bộ phim mang lại là khá tốt, dàn cast hấp dẫn và cách làm phim mang đến những hình ảnh vừa đẹp.  
    Sau một thời gian chờ đợi thì Nightmare Alley đã được cấp phép công chiếu tại Việt Nam vào ngày 18.03 tới. Với bộ phim đạt ở ngưỡng 8/10 theo thang điểm cá nhân khách quan của Moveek, cùng danh tiếng của đạo diễn del Toro, dàn cast chất lượng, người viết mạnh dạn đề cử bộ phim này cho các mọt phim có niềm đam mê với thể loại noir vào cuối tuần này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  18. Eastern Promises (2007) là một bộ phim hình sự do David Cronenberg đạo diễn, với Viggo Mortensen trong vai chính. Câu chuyện diễn ra ở London và xoay quanh thế giới ngầm của mafia Nga.
    Nội dung phim bắt đầu khi Anna, một y tá, chăm sóc cho một cô gái trẻ sinh con tại một bệnh viện. Cô gái này đã chết sau khi sinh và để lại một cuốn sổ ghi chép có thông tin quan trọng về gia đình cô. Anna quyết định điều tra để tìm hiểu về quá khứ của cô gái, dẫn cô đến một gia đình mafia người Nga.
    Viggo Mortensen vào vai Nikolai, một thành viên trong tổ chức mafia, người đã giúp Anna khám phá sự thật. Khi Anna đào sâu hơn vào thế giới tội phạm, cô phát hiện ra những bí mật đen tối liên quan đến buôn bán nội tạng và tội ác. Câu chuyện diễn biến căng thẳng khi Anna và Nikolai đối mặt với những mối đe dọa từ các thế lực ngầm.
    Bộ phim nổi bật với những cảnh hành động mạnh mẽ, diễn xuất xuất sắc và cách khai thác tâm lý nhân vật sâu sắc. Nó không chỉ đơn thuần là một bộ phim tội phạm, mà còn là một tác phẩm phản ánh về bản chất của gia đình, lòng trung thành và những quyết định khó khăn trong cuộc sống.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. An American Werewolf in London (1981) là một bộ phim kinh dị hài do John Landis đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh hai sinh viên người Mỹ, David và Jack, khi họ đang du lịch ở Anh.
    Trong một chuyến đi dạo ở vùng quê Yorkshire, họ bị tấn công bởi một con sói. Jack chết, còn David sống sót nhưng sớm phát hiện mình đã bị cắn và sẽ trở thành người sói vào đêm trăng tròn. Khi trở lại London, David gặp gỡ một nữ y tá tên là Alex và cố gắng tìm hiểu về số phận của mình.
    Bộ phim kết hợp giữa yếu tố kinh dị và hài hước, với những cảnh biến hình ấn tượng và sự phát triển tâm lý của nhân vật David. Các tình tiết dần tăng cao, dẫn đến những cảnh hành động gay cấn và hồi hộp, cùng với thông điệp về sự chấp nhận số phận. Phim nổi bật với hiệu ứng hình ảnh và âm thanh độc đáo, đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim kinh dị.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. Downton Abbey: A New Era (2022) là phần tiếp theo của loạt phim truyền hình nổi tiếng "Downton Abbey". Nội dung phim xoay quanh gia đình Crawley và những người phục vụ họ khi họ đối mặt với những thay đổi lớn trong xã hội.
    Câu chuyện bắt đầu với việc Violet Crawley, Bá tướcess của Grantham, nhận được một bất động sản ở miền nam Pháp từ một người tình cũ. Điều này dẫn đến một chuyến đi sang Pháp của gia đình và một số nhân vật quen thuộc. Trong khi đó, tại Downton, gia đình đang chuẩn bị cho việc sản xuất một bộ phim, điều này mang lại những thách thức và rắc rối mới.
    Bộ phim khéo léo kết hợp các yếu tố hài hước và cảm động, khám phá các mối quan hệ giữa các nhân vật, cũng như những thay đổi trong thế giới hiện đại. Qua các tình huống khác nhau, phim thể hiện sự chuyển mình của xã hội, đồng thời giữ lại nét đặc trưng và quý giá của di sản văn hóa mà gia đình Crawley đại diện.
     "A New Era" không chỉ là một cuộc hành trình về quá khứ mà còn là một cái nhìn vào tương lai của các nhân vật, mang lại cảm giác đầy nỗi niềm và hy vọng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Phenomena (1985) là một bộ phim kinh dị giả tưởng do Dario Argento đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh Jennifer, một cô gái trẻ có khả năng giao tiếp với côn trùng và có sức mạnh tâm linh đặc biệt. Cô đến một ngôi trường nội trú ở Thụy Sĩ, nơi xảy ra hàng loạt vụ giết người bí ẩn.
    Khi những cái chết diễn ra, Jennifer sử dụng khả năng của mình để khám phá sự thật và tìm ra kẻ sát nhân. Bộ phim kết hợp giữa yếu tố kinh dị, tâm linh và một chút khoa học viễn tưởng, với những hình ảnh đầy ấn tượng và âm nhạc nổi bật của Goblin. Ngoài ra, phim còn khai thác các chủ đề về sự cô đơn và đấu tranh với bản thân.
    Nội dung phim không chỉ tập trung vào các yếu tố giật gân mà còn đưa ra những câu hỏi về bản chất con người và mối liên hệ giữa cảm xúc và siêu nhiên. "Phenomena" được đánh giá cao bởi phong cách hình ảnh độc đáo và cách kể chuyện kỳ quái của Argento.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  22. The Last Waltz là buổi hòa nhạc do ban nhạc Canada-Mỹ The Band tổ chức vào ngày Lễ Tạ ơn 25 tháng 11 năm 1976 tại nhà thi đấu trượt băng Winterland Ballroom, thành phố San Francisco. The Last Waltz được ban nhạc gọi là "buổi diễn chia tay", nơi mà The Band trình diễn cùng rất nhiều nghệ sĩ khách mời tên tuổi như Bob Dylan, Paul Butterfield, Neil Young, Emmylou Harris, Ringo Starr, Ronnie Hawkins, Dr. John, Joni Mitchell, Van Morrison, Muddy Waters, Ronnie Wood, Neil Diamond, Bobby Charles, The Staple Singers và Eric Clapton. Nhà sản xuất của nhóm, John Simon, là đạo diễn âm nhạc của chương trình.
    Buổi hòa nhạc được đạo diễn Martin Scorsese ghi hình lại và sau đó biên tập thành bộ phim cùng tên, phát hành vào năm 1978. Jonathan Taplin, người quản lý tour diễn của The Band trong giai đoạn 1969-1972 và sau này là nhà sản xuất bộ phim Mean Streets (1973) của Scorsese, chính là người gợi ý rằng Scorsese là đạo diễn lý tưởng nhất cho dự án, và đã tiến cử ông cùng Robbie Robertson. Taplin cũng là nhà sản xuất của The Last Waltz. Bộ phim bao gồm các phần trình diễn trực tiếp, xen lẫn những đoạn thu ca khúc được thực hiện trong phòng thu và các bài phỏng vấn ban nhạc do Scorsese thực hiện. Phần album LP soundtrack do Simon và Rob Fraboni biên tập cũng được ra mắt vào năm 1978. Bộ phim sau đó được tái bản dưới dạng DVD vào năm 2002 trong boxset bao gồm 4 CD về buổi diễn và các ca khúc thu âm phòng thu liên quan.
    The Last Waltz được công nhận là một trong những tác phẩm phim trình diễn xuất sắc nhất lịch sử, cho dù từng bị chỉ trích là quá tập trung vào Robertson.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. Looper (Sát thủ xuyên không, 2014) là một tác phẩm thông minh và đong đầy cảm xúc về chủ đề du hành thời gian. Kết hợp giữa lý thuyết nhân quả và một chút siêu năng giả tưởng, đạo diễn Rian Johnson mang đến một bộ phim phiêu lưu hấp dẫn.
    Điều khó khăn nhất của các phim du hành thời gian là ở sự mới lạ. Từ khởi thủy của điện ảnh, thời gian và các lý thuyết kèm theo như nguyên nhân - hệ quả, thế giới song song, nghịch lý ông nội... đã làm mê đắm các nhà làm phim. Nghĩ ra một cốt truyện với ý tưởng nguyên bản về thời gian là không hề dễ dàng. Looper là tác phẩm hiếm hoi làm được điều đó.
    Phim diễn ra ở hai thời điểm là năm 2044 và 2074. Du hành thời gian, khi ấy, là một việc khả thi và được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, giới xã hội đen cũng làm chủ được công nghệ này và một nghề mới được sinh ra: Looper. Đó là tên gọi của những “đao phủ thời gian”, được trả lương bằng các thỏi bạc để xử tử những kẻ từ tương lai gửi về. Sự đáng sợ của nghề này ở chỗ, ngày nào đó các đao phủ sẽ được gửi về quá khứ để chính mình hạ sát, gọi là “đóng vòng lặp”. Dấu hiệu nhận biết ở chỗ tiền thưởng sẽ là một thỏi vàng. 
    Joe (Joseph Gordon-Levitt) là một tay đao phủ như thế, sống vật vờ ở thành phố Kansas. Thông qua một người bạn, Joe biết rằng, việc đóng các vòng lặp đang gặp rắc rối bởi một kẻ mệnh danh “Kẻ hô mưa gọi gió”. Ở tương lai, hắn ta đang truy tìm tất cả các Looper và tiêu diệt họ. Chuyện còn rắc rối hơn khi ngày nọ, Joe nhận ra kẻ được gửi về chính là Joe-tương-lai (Bruce Willis). Trong một phút bất cẩn, Joe tương lai đã đánh gục Joe quá khứ và trốn thoát.
    Chuyện phim tiếp diễn với hai cuộc truy đuổi. Joe quá khứ tìm kiếm Joe tương lai để hoàn tất công việc. Trong khi mục đích của Joe tương lai là thủ tiêu “kẻ hô mưa gọi gió” khi hắn ta còn là đứa trẻ. Ở năm 2074, hắn đã giết chết cô gái mà Joe yêu thương. Cả hai nhanh chóng xác định được “Kẻ hô mưa gọi gió” đang sống với mẹ ở một trang trại ngoại ô. Lựa chọn mà Joe đưa ra là gì?
    Looper là tác phẩm thỏa mãn cả tâm trí và con tim. Kịch bản thông minh của chính đạo diễn Rian Johnson tránh được các lỗ hổng thường thấy ở chủ đề thời gian. Các chi tiết trong phim được đan cài chặt chẽ, không quá “hack não” như nhiều phim thời gian khác nhưng đủ để khán giả phải suy nghĩ. Ví dụ như, nếu một Looper tự đóng vòng lặp của mình, liệu tương lai anh ta có tồn tại? Ngược lại, một ai đó từ tương lai thay đổi quá khứ, thì anh ta sẽ ở đâu khi trở về? Looper không tránh né các câu hỏi này, mà trả lời một cách trực diện ở đoạn kết.
    Chất hành động của phim không hề dựa vào kỹ xảo như các phim giả tưởng khác, mà mang hơi hướng chân thực của thập niên 1990. Không gian phim dựng nên cũng thuộc về miền quê nóng nực nước Mỹ, chứ không phải thế giới kim khí tương lai nào. Các trường đoạn truy đuổi, đánh đấm và đấu súng gợi đến các phim hành động viễn Tây. Các nhân vật cũng toát lên vẻ cao bồi Texas. Joe quá khứ gai góc, mang nét u sầu, lãng tử. Joe tương lai cứng cựa, đầy kinh nghiệm của đàn ông trưởng thành. Mẹ của “Kẻ hô mưa gọi gió”, do Emily Blunt thủ vai, quyến rũ với sự mạnh mẽ, kiên cường của xương rồng.
    Looper có được màn trình diễn thuyết phục của hai tài năng thuộc hai thế hệ: Bruce Willis và Joseph Gordon-Levitt. Họ có bề ngoài không hẳn tương đồng nhưng tương tác với nhau đủ tốt để xóa nhòa ấn tượng ấy. Chúng ta không cần phải nói nhiều về Willis, bởi đây là kiểu vai ông đã đóng cả cuộc đời: Một kẻ chiến đấu vì tình. Gordon-Levitt là người mang đến ngạc nhiên thú vị, bởi trước đó, vẻ thư sinh của anh có vẻ không phù hợp với một vai hành động gai góc. Nhưng anh đã chứng minh, một diễn viên giỏi có thể biến hóa như thế nào.
    Càng về sau, chất giả tưởng của du hành thời gian nhường chỗ cho triết lý về tự do. Tương tự như các tác phẩm cùng thể loại, Looper xoay quanh câu hỏi về ý chí con người. Nếu thời gian là một dòng chảy cứng và không thể thay đổi, vậy quyết định của chúng ta có ý nghĩa gì? Kịch bản cứng tay của chính đạo diễn Rian Johnson luôn đi đúng hướng, khi đặt từng nhân vật vào tình huống phải lựa chọn. Mọi thứ xây dựng ban đầu, như lý thuyết du hành hay các luật lệ, đều nhắm đến mục tiêu đó. Thứ giữ người xem hứng thú không phải là chất giả tưởng, mà là con người với khát khao tự nhiên nhất: Tự định đoạt số phận của mình.
    Looper có một trường đoạn cuối phim mãn nhãn, có lẽ bậc nhất trong dòng giả tưởng vài năm gần đây. Nhưng điều khiến mọi thứ trong tác phẩm này hiệu quả, chính là ở nền tảng tâm lý vững chắc và chất tình cảm chạm được trái tim. Thông điệp cốt lõi của Looper là về sức mạnh của tình yêu thương. Tình yêu mang đến sự cứu rỗi, còn hận thù sẽ chỉ sinh ra hận thù. Tương lai tốt đẹp hay xấu xí, đều khởi nguyên từ mỗi lựa chọn ở hiện tại. Đó là vòng lặp hiển nhiên, dù trong phim giả tưởng hay giữa cuộc đời này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  24. Mới đây, trong cuộc bầu chọn những tác phẩm hài xuất sắc nhất của BBC Culture, Some Like It Hot đã đứng ở vị trí đầu tiên như một trong những kho báu của điện ảnh thế giới.
    Khi Marilyn Monroe di chuyển, cả thế giới phải đưa mắt nhìn theo, như thể, những bước đi của cô là một tác phẩm điêu luyện của một nghệ nhân bậc thầy có khả năng nắm bắt rất chắc chắn sự tinh tế của tự nhiên. 
    Thậm chí chỉ nhìn đằng sau qua chiếc váy đen, sự quyến rũ của Marilyn Monroe có thể làm xiêu lòng bất kì chàng trai mới lớn nào. 
    Đúng vậy, Some Like It Hot không chỉ là một trong những kho báu của Hollywood và điện ảnh thế giới ở thể loại hài - lãng mạn, nó còn là biểu tượng bất hủ về giới mà chỉ có sự tinh tế của những đường nét cơ thể của Marilyn Monroe và tài năng của Billy Wilder mới có thể mang lại được.
    Marilyn Monroe - ma lực của sự hấp dẫn
    Marilyn Monroe lúc đó nghiện thuốc, khó tập trung vào công việc và trí nhớ không tốt. Nhưng không đạo diễn nào có thể cưỡng lại được ý muốn có cô trong phim. 
    Khi Billy Wilder biết rằng cô có thể tham gia, ông đã bằng mọi giá phải mời Marilyn vào vai Sugar cho bằng được, thậm chí phải chấp nhận trả cho cô 10% lợi nhuận trước thuế của bộ phim sau khi ra rạp. 
    Rồi từ đó, Some Like It Hot ra đời với đầy đủ yếu tố để trở thành một kiệt tác.
    Cốt truyện của bộ phim rất đơn giản. Hai anh chàng nhạc công Joe (Tony Curtis) và Jerry (Jack Lemmon) đang ở trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời khi phải chạy khắp nơi để kiếm việc. 
    Trong một lần tình cờ chứng kiến vụ thảm sát của băng đảng mafia, cả hai phải giả gái, tham gia vào một ban nhạc nữ đang trên đường đến Florida để trốn chạy. 
    Trên chuyến tàu định mệnh này, cả hai gặp cô gái Sugar Kane (Marilyn Monroe) bồng bột, lãng mạn đang mong muốn gặp một triệu phú ở bờ biển Florida để đổi đời.
    Joe lúc này trong diện mạo của cô nàng Josephine, đã để mắt đến Sugar, như bản tính sát gái và sở khanh vốn có của mình. 
    Còn Jerry trong vai Dapne mê vẻ đẹp của Sugar nhưng chân thành và thiếu suy nghĩ hơn đã lọt vào mắt xanh của gã tỉ phú già mà dê nhưng nghe lời mẹ Osgood Fielding III (Joe E. Brown). 
    Bốn nhân vật tạo thành hai gặp đôi dở khóc dở cười. Kẻ hám tiền, người hám gái đã lần lượt rơi vào lưới tình mà không hay.
    Marilyn Monroe chưa bao giờ được đánh giá cao về mặt diễn xuất, nhưng cô luôn là điểm sáng trong mọi dự án cô tham gia. 
    Nơi nào cô đi vào, sẽ khiến người ta nhớ đến khi cô rời đi. 
    Some Like It Hot càng như vậy. 
    Dù mang nhiều tình tiết được cường điệu hoá như hầu hết các phim hài, nhưng bản thân Marilyn Monroe không bao giờ tạo cho ta cảm thấy lố. 
    Mỗi cảnh quay có Marilyn là một cảnh mà khán giả sẽ xiêu lòng bởi giọng nói, bởi đôi mắt long lanh, khuôn ngực đầy căng muốn bung ra khỏi chiếc váy áo màu da mỏng tanh có vài đường viền ở ngực như lúc nào cũng chực chờ rơi xuống.
    Một vẻ đẹp khó tả. Đặc biệt, dù chất giọng không hay, nhưng khi hát, Marilyn Monroe mang chúng ta vào câu chuyện buồn tuyệt đẹp của một tình yêu chân thành mà không có kết cục tốt đẹp. 
    Tất cả những yếu tố đó, khi hoá thân thành Sugar, đạo diễn Billy Wilder nhấn mạnh bằng sự khác biệt trong cách đánh sáng, góc máy, và tạo ra trên màn ảnh một màn sương mờ long lanh tô điểm thêm vẻ đẹp siêu phàm của Marilyn Monroe.
    Hầu như không có cảnh nào có Marilyn Monroe mà không phải quay lại. 
    Mất đến 47 lần quay đi quay lại chỉ để cô nói đúng câu "It’s me, Sugar". Hay một cảnh khác, khi Monroe phải mở từng ngăn kéo và nói câu "Where's the bourbon?" 
    Sau 40 lần quay đều sai thoại, đạo diễn phải bỏ vào từng ngăn tờ giấy ghi câu thoại đó để Monroe có thể nói đúng. 
    Nên đối với Wilder trải nghiệm điện ảnh trong Some Like It Hot là vô cùng mệt mỏi đến nỗi sau bộ phim, các nhà tâm lý và luật sư của ông đã nói rằng, ông quá già và quá giàu để có thể làm tiếp một phim như này (với Monroe)!
    Sự duyên dáng khó đỡ của hai nam chính khi hoá thân thành nữ
    Một kịch bản ấn tượng đến từng trang
    Cùng I.A.L. Diamond trong vai trò biên kịch, Billy Wilder khôn khéo cài vào phim tuyến truyện phụ về mafia Ý tạo tiền đề cho hành trình của hai tay nhạc công nam phải chạy khỏi vận mệnh chết chóc của mình. 
    Bộ phim từ việc chạy trốn đã được đổi tông nhịp để biến thành câu chuyện vô cùng hài hước với lời thoại tinh tế về tình yêu và ý nghĩa của tình yêu mà nó chưa bao giờ được đặt ra từ đầu phim.
    Tất cả động cơ trong phim đều không phải động cơ vì tình yêu. Joe mê mẩn vẻ đẹp và muốn chiếm đoạt Sugar. 
    Sugar bị vẻ ngoài điển trai (cảnh trên bãi biển được Tony Curtis nhại lại vai diễn của nam tài tử Cary Grant) và sự giàu có làm loá mắt, cô chỉ muốn tiền sau quá nhiều lần đổ vỡ vì tình. 
    Còn Jerry bị rơi vào thảm cảnh vì bạn bè, ông già Osgood mê mẩn Jerry như một trong những biểu tượng đầu tiên về đồng tính xuất hiện trên trong điện ảnh.
    Họ tung hứng với nhau để tạo ra những màn kịch xuất sắc, ấn tượng và vô cùng thú vị. 
    Sự đan xen tài tình giữa cảnh quay trên chiếc du thuyền, nơi cả hai kẻ đang tìm mọi cách quyến rũ nhau bằng sự lừa dối của mình, và tại quán rượu nơi hai gã đàn ông ở trong tình huống dở khóc dở cười tạo cho Some Like It Hot một sự duyên dáng hiếm có. 
    Ai cũng đang cố gắng đạt được mục đích. Trên danh nghĩa của yếu tố hài, đạo diễn Billy Wilder đã triệt tiêu mọi ý nghĩ tiêu cực, mọi sự phán xét để khán giả tận hưởng, yêu mến và hạnh phúc với những nhân vật trong phim.
    Chính vì thế nên tình yêu đến với họ lúc nào không biết. Joe những tưởng mình chỉ là kẻ hám gái đã có cảm tình với Sugar, còn cô, khi biết anh ta không phải là tỉ phú cũng không thèm màng tới tiền nữa, vì cả hai đều biết, họ cần nhau hơn. 
    Bộ phim không chỉ thành công vì màn biểu diễn tuyệt vời của dàn diễn viên, sự quyến rũ vô cùng của Marilyn Monroe mà còn ở kịch bản được thắt mở liên tục. 
    Khán giả được trải nghiệm hành trình của nhân vật với sự duyên dáng và nét hài hước được cài cắm trong mọi tình huống. Nên dù bộ phim tương đối dài, nhưng đủ hoàn hảo để thoát khỏi mọi cú ngáp dài thường thấy.
    "Nobody’s Perfect" - câu thoại kinh điển của điện ảnh Mỹ, trong Some Like It Hot từng chỉ được Billy Wilder để tạm trước khi nghĩ ra câu gì đó hay hơn trong kịch bản. 
    Nhưng quả thực, cảnh cuối cùng của phim, màn cuối cùng gây cười dành cho khán giả đã khiến bộ phim có một cái kết hoàn hảo. 
    Những con người cuối cùng đã kiếm tìm được hạnh phúc trong sự chấp nhận rũ bỏ đi những điều tiêu cực mà họ đã mang theo trong suốt hành trang của mình. 
    Từ tất cả những điều đó, Some Like It Hot dù có xem đi xem lại nhiều lần vẫn không thể nào nhàm chán, vì đây chắc chắn là bộ phim vĩ đại, một kho báu thực sự của điện ảnh nhân loại.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  25. The Great Escape là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về một cuộc đào thoát ngoạn mục trong lịch sử thế giới. Bối cảnh phim diễn ra tại một trại tập trung của Đức, nơi giam giữ hàng trăm tù nhân chiến tranh của Thế chiến II. Những tù nhân này, đã lập nên một kế hoạch tỉ mỉ để trốn ra ngoài.
    Câu chuyện về những cuộc vượt ngục luôn là một đề tài rất lôi cuốn người xem, bởi sự kịch tính và hấp dẫn của nó. Hơn nữa, phim về một cuộc chạy trốn có thật trong lịch sử, lại càng thu hút người xem hơn nữa. Và The Great Escape, có được cả 2 điều đó. Bộ phim sở hữu một kịch bản vô cùng chặt chẽ, mạch lạc và logic. Điểm hay nhất của bộ phim, tất nhiên chính là mỗi bước đi trong cuộc đào thoát của các nhân vật. Người xem được dẫn dắt qua rất nhiều cung bậc cảm xúc: phấn khởi vì sự thông minh và táo bạo của kế hoạch, hồi hộp theo dõi từng bước đi của nhân vật, đau xót khi có người bỏ mạng…..
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted