Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,725 files
-
Phim theo chân Cebe (do Linda Manz thủ vai), một thiếu niên sống trong một gia đình không bình thường. Cebe là một cô gái mạnh mẽ nhưng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình phức tạp, bao gồm cha (do Hopper thủ vai), một người đàn ông không ổn định và nghiện rượu, và mẹ, người đã rời bỏ gia đình. Cebe dành thời gian đi chơi với bạn bè, tham gia vào các hoạt động bốc đồng và theo đuổi giấc mơ. Mặc dù cô có vẻ ngoài nổi loạn và thích khám phá, bên trong cô là một tâm hồn đang phải chịu đựng những tổn thương sâu sắc.
-
Clarence Worley (do Christian Slater thủ vai) là một người đam mê văn hóa pop và phim ảnh, làm việc tại một cửa hàng truyện tranh. Anh gặp Alabama Whitman (do Patricia Arquette thủ vai), một cô gái xinh đẹp làm nghề gái gọi. Họ nhanh chóng yêu nhau và quyết định kết hôn. Sau khi phát hiện ra Alabama là gái gọi, Clarence quyết định lấy lại chiếc va li chứa đồ của cô từ tay ông chủ cũ của cô, Drexl (do Gary Oldman thủ vai), một tên buôn ma túy. Khi đến gặp Drexl, Clarence giết ông ta và lấy va li, nhưng không biết rằng bên trong có một số lượng lớn cocaine. Clarence và Alabama quyết định rời khỏi Detroit và bán cocaine ở Los Angeles. Họ trở thành mục tiêu của cảnh sát và các băng nhóm tội phạm. Trong hành trình của mình, cặp đôi gặp gỡ nhiều nhân vật đáng nhớ, bao gồm một cảnh sát (do Dennis Hopper thủ vai) và một ông trùm tội phạm (do Christopher Walken thủ vai). Cuộc sống của họ bị đe dọa, nhưng tình yêu giữa họ vẫn bùng cháy.
-
Phim xoay quanh tác giả tiểu thuyết tội phạm Peter Neal (do Anthony Franciosa thủ vai), người đang đến Roma để quảng bá cho cuốn sách mới có tên "Tenebrae." Tuy nhiên, khi Peter đến thành phố, một loạt vụ giết người khủng khiếp bắt đầu xảy ra, có liên quan đến nội dung trong cuốn sách của anh.
-
Harry Angel nhận được nhiệm vụ điều tra cái chết của Johnny Favorite, một nghệ sĩ đã biến mất một thời gian dài trước khi được tìm thấy chết trong một hoàn cảnh bí ẩn. Trong quá trình điều tra, Angel gặp gỡ nhiều nhân vật khác nhau, mỗi người đều có những thông tin và bí mật riêng liên quan đến Favorite. Các manh mối dẫn Angel đến những tình huống nguy hiểm và bất ngờ. Khi cuộc điều tra tiếp tục, Angel bắt đầu phát hiện ra sự thật về chính mình, cũng như những mối liên hệ giữa anh và Johnny Favorite. Điều này khiến anh phải đối mặt với những khía cạnh tối tăm trong tâm hồn của mình.
-
"Killer's Kiss" (1955) là một bộ phim noir do Stanley Kubrick đạo diễn, nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo và cách kể chuyện hấp dẫn. Phim xoay quanh Davey Gordon (Jamie Smith), một tay đấm bốc thất bại sống ở New York, người đang tìm cách thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa của mình.
Câu chuyện bắt đầu khi Davey trở thành chứng nhân trong một vụ giết người. Anh cũng rơi vào lưới tình với một vũ nữ tên là Gloria (Irene Kane), người có mối quan hệ với một ông trùm băng nhóm tội phạm. Khi mối quan hệ của họ phát triển, Davey phải đối mặt với những nguy hiểm từ băng nhóm và tình huống đầy kịch tính.
-
"Shaft" (1971) là một bộ phim hình sự do Gordon Parks đạo diễn, nổi bật trong thể loại blaxploitation. Phim xoay quanh nhân vật John Shaft (Richard Roundtree), một thám tử tư người da đen, nổi tiếng với phong cách lôi cuốn và sự tự tin.
Câu chuyện bắt đầu khi Shaft được thuê để điều tra vụ bắt cóc con gái của một ông trùm tội phạm người Ý. Trong quá trình điều tra, Shaft không chỉ phải đối mặt với các băng nhóm tội phạm mà còn phải vượt qua sự phân biệt chủng tộc và thù địch từ cả phía cảnh sát.
-
Nếu ai là fan cứng của dòng Hollywood classics hẳn sẽ không thể bỏ qua "siêu phẩm" The Untouchables. Bộ phim thể loại hình sự sản xuất năm 1987 của đạo diễn Brian De Palma lấy bối cảnh Chicago 1930 khi Chính phủ ban bố lệnh cấm tiêu thụ rượu mạnh tạo nên thời thế cho những kẻ buôn rượu lậu khét tiếng trong đó có tên trùm Al Capone. Có thể nói Al Capone là kẻ nắm quyền sinh sát ở Chicago lúc ấy. Với những tội ác đã diễn ra trong thành phố, ai cũng biết chủ mưu đứng phía sau là Al Capone, nhưng hắn vẫn bình an vô sự bởi không đủ bằng chứng. Al Capone là “Kẻ bất khả xâm phạm” trong thế giới ngầm của nước Mỹ lúc ấy.
Nhưng “Kẻ bất khả xâm phạm” Al Capone rồi cũng đến ngày phải đối đầu với “Những kẻ bất khả xâm phạm” khác. Đó là biệt danh của một nhóm cảnh sát do Chính phủ liên bang thành lập và đích thân tuyển chọn. Họ là những thanh tra cảnh sát thiện nghệ, thông minh và dũng cảm. Nhưng quan trọng hơn hết, biệt danh “Những kẻ bất khả xâm phạm” (The Untouchables) do chính họ đặt ra với ý nghĩa vô cùng quan trọng: Không gì có thể khuất phục, không gì có thể mua chuộc được, dù với bất cứ giá nào! Đứng đầu nhóm “Những kẻ bất khả xâm phạm” là vị thanh tra huyền thoại Eliot Ness - một người Chicago chính hiệu. Chính Eliot Ness và nhóm của mình với nỗ lực không mệt mỏi, với cái giá phải trả bằng máu, đã đưa được “Kẻ bất khả xâm phạm” Al Capone ra trước vành móng ngựa.
Xuyên suốt chiều dài bộ phim, chúng ta thấy hình ảnh điếu cigar xuất hiện thường xuyên cùng với cả 2 chiến tuyến nhân vật. Vòng ring to bự, nhãn mác tem vàng hờ hững trên môi "lão đại" Al Capone phì phèo khói thuốc hay trong bữa tiệc mừng nho nhỏ của 4 chàng kỵ sĩ sau đợt truy quét ổ rượu lậu đầu tiên thành công.
Cigar trong bộ phim không phân định thuộc về kẻ xấu hay thuộc về người tốt, đó là món hàng chung, thậm chí được ngầm hiểu là món kích thích gây nghiện thay cho rượu mạnh đang bị cấm cản thời điểm ấy. Cùng với đó, phong thái hút thuốc cũng khác nhau, Al Capone hút những điếu cigar trông đắt đỏ trong lề thói ngày thường để nhấn mạnh thế lực tiền tài mà hắn có, mỗi cú bập thuốc như một lần khẳng định mạng người với hắn chỉ như mây khói, rằng đây là những điếu thuốc mua được từ tiền buôn lậu và trốn thuế, trên những xác người hắn đã giết, để củng cố địa vị của mình.
Trong khi đó, đội The Untouchables hút cigar trong ngày quan trọng, dịp mừng chiến thắng. Họ chỉ dám xả hơi khi cái ác đang được trừng trị. Một sự trái ngược so với kẻ thủ ác nêu trên.
Tuy nhiên, một điểm chung cho tất cả, là dù tốt hay xấu, hình tượng trong The Untouchables luôn là những quý ông. Những quý ông đóng bộ chỉn chu và tập trung theo đuổi sự nghiệp, cho dù sự nghiệp đó là chính nghĩa hay không. Đủ để thấy giá trị điếu cigar lại được nhấn mạnh thêm lần nữa. Giống như cách món xa xỉ phẩm này xuất hiện cùng Richard Burke trong số Nhân vật Cigar đầu tiên, khi nhắc đến quý ông của những thập kỷ trước, không thể không có vest, sự lịch thiệp, và một điếu cigar!
-
Không có gì chê bai về tuyệt phẩm này (vì tôi fan EggerS còn ai chê thì tôi không quan tâm), bộ phim "ĐÃ" nhất xem được trong tháng vừa rồi. Chỉ có một điều đáng tiếc duy nhất là không được thưởng thức nó trên màn ảnh lớn thôi.
Nội dung phim tóm gọn trong 3 câu đơn giản và một châm ngôn sống: "Ngươi sẽ không bao giờ có thể quay lưng lại với định mệnh của mình" - một "Hamlet" phiên bản Vilking. Dưới đây mình xin chú giải một số fact liên quan đến thần thoại Bắc Âu có xuất hiện trong bộ phim cho những ai chưa biết, anh em cứ bổ sung nếu thiếu sót. Mình sẽ ghi các fact theo từng ảnh.
Odin: Không còn xa lạ gì nữa đúng không. Vị Cha Chung - nam thần tối cao cai quản Cửu giới và lãnh đạo thần tộc Aesir. Odin được nhắc đến cùng lời sấm truyền ngay cảnh mở đầu và sau đó trở đi trở lại rất nhiều lần trong bộ phim. Vương quốc Hrafnsey của vua Qụa thờ thần Odin như vị thần bảo trợ, chính Aurvandil cũng luôn nhắc nhở con trai mình về sự kính trọng dành cho thần, thần tích Odin chấp nhận đánh đổi một con mắt của mình tại giếng thần Mimir để đổi lấy tri thức và sự thông thái cũng là bài học quan trọng mà người cha muốn dạy cho con trai mình. " Khôn ngoan như mọi kẻ khác, nhưng đủ khôn ngoan để trở thành kẻ ngu ngốc". Trong khung hình này, thần xuất hiện cùng hai con quạ Hugin (suy nghĩ) và Munin (Kí ức). Chúng bay khắp trần gian để thu thập tin tức và luôn kề cận bên thần như những bề tôi trung thành nhất. Ở một tầng ý nghĩa khác, hình ảnh con quạ cũng đại diện cho linh hồn của Vua Qụa, luôn theo sát hành trình của con trai mình và khơi lên ngọn lửa căm thù trong lòng anh ta.
Freyr: Nếu như Aurvandil thờ Odin là thần bảo trợ thì tới lượt mình trị vì vương quốc, em trai của ông là Fiolnir lại thờ thần Freyr. Đây là vị nam thần của sự thịnh vượng và phì nhiêu, biểu thị cho cuộc sống phú quý, thuận hòa, con đàn cháu đống (tượng của thân được khắc họa với "dương vật" vượt trội - một đặc điểm của tư duy phồn thực). Riêng vậy cũng đủ để hiểu định hướng của hai vị vua này khác nhau đến như thế nào. Thần Freyr cũng là người bảo hộ của thế giới Afheim - vương quốc của loài yêu tinh ánh sáng.
Norn: là những nữ thần cai quản vận mệnh của mọi sinh vật trong thần thoại Bắc Âu, họ thường được so sánh với nữ thần số mệnh Moirai/Parcae trong thần thoại Hi Lạp - La Mã.Có ba vị norn quan trọng hơn ở sống ở bên giếng Urd - giếng định mệnh dưới gốc cây Yggdrasil là Urðr (quá khứ), Verðandi (hiện tại), và Skuld (tương lai). Trong bộ phim, các nhân vật rất nhiều lần nhắc đến thần Norn với sợi dây ràng buộc của số phận. Mối liên kết một khi đã được thần mắc nối sẽ trở thành định mệnh, không bao giờ có thể trốn tránh được. Hành trình của Amleth về bản chất là cuộc đối diện một mất một còn với số phận. Cho đến cuối cùng anh nhận ra mình không bao giờ có thể trốn tránh được nó và đã thực hiện cả hai lựa chọn được sấm truyền: lòng tốt với gia đình và sự thù hận với kẻ thù.
Chi tiết này không hoàn toàn trùng khớp nhưng nó làm mình không thể không liên tưởng tới Mimir - vị thần thông thái đã chết oan dưới bàn tay của các Vanir. Vì quá đau xót trước cái chết của người bạn tín cẩn, Odin đã cho ướp cái đầu của Mimir bằng thảo dược quý và đem đặt vào cái giếng thần có nguồn nước kết nối với rễ cây tần bì Yggdrasil. Mỗi khi cần lời khuyên thông thái, Odin lại đến bên giếng để trò chuyện với người bạn của mình. Cũng tại chiếc giếng này mà Odin đã chấp nhận đánh đổi một con mắt để uống ngụm nước thần. Thật ra thì nhân vật Heimer (Dafoe) trong phim không phải là kẻ thông tuệ đến như vậy, thậm chí có những lúc còn bất cẩn và vạ miệng (đó cũng có thể là lí do y làm Fiolnir ngứa mắt và bắt chết một cách dã man đến vậy). Nhưng dù sao hắn cũng là một nhà tiên tri đưa ra những lời khuyên đúng đắn.
Valkyria: những nữ thần phục vụ dưới trướng Odin. Họ là những nữ chiến binh xinh đẹp và hổ báo (trên hình là tục vẽ răng chứ không phải niềng răng đâu các mẹ nhé nên đừng hỏi tôi vì sao Valkyria lại niềng răng), cưỡi trên lưng ngựa có cánh, bay lượn nơi chiến trường để lựa chọn những tử binh dũng cảm nhất trong mỗi cuộc chiến. Một nửa trong số những linh hồn này sẽ được đưa về đại điện Valhöll, nửa còn lại sẽ được đưa tới cánh đồng Folkvangr của nữ thần Freyja. Đây là lí do vì sao người hầu gái hát rằng đã nhìn thấy linh hồn của chủ nhân tại đại điện của Freyja khi tiễn đưa Thorir. ( Nhưng nói thật ông anh vô dụng này thì còn lâu mới tới được mấy nơi linh thiêng đấy, vì ổng dặt dẹo quá trời mà). Quay trở lại với Valkyria, niềm khao khát lớn nhất của cha con Amleth luôn là được nương tựa vào các nữ thần này để đến được cánh cổng của Valhöll , yeah, cái này có được coi là nam tính độc hại không nhể?
Người lùn (tiên bóng tối): họ sinh sống tại vùng đất Nidavellir (Svartaflheim) - vùng này thì chủ yếu là các hang động, núi đá và hầm mỏ thôi, vì người lùn rất sợ ánh sáng. Họ là những thợ thủ công vô cùng lành nghề, những nghệ nhân đã chế tác ra "n" thứ vũ khí lợi hại cho thiên giới và loài người.
Amleth đã từng là một Berserker (Anh ta tự xưng là Amleth Bear - Wolf). Phải lưu lạc từ khi còn nhỏ, mang trong mình mối thù mất gia đình và vương quốc, Amthlet đã được nhận nuôi bởi một trong những Berserker và rồi nhập bọn cùng họ. Đây là những nhóm chiến binh vô chính phủ, thờ phụng Odin và chiến đấu bất chấp trên chiến trường. Luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoang dã cùng những bộ da thú, Berserker là nỗi kinh hoàng với tất cả những vùng đất mà họ quét qua. Thiện chiến, dũng mãnh, tàn bạo và kinh hoàng luôn là những từ ngữ có thể gán với nhóm người này. Cứ xem trường đoạn đội này càn qua một ngôi làng Slav thì biết, có khác gì diễn họa tranh tận thế của Hyronimus Bosch không? (Nhưng đoạn đó Egger làm hay tuyệt huhu, xem mà mình cứ cảm thức về Come and See, nhất là cảnh khuôn mặt lạnh tanh của Amleth với backgound là ngôi nhà đang cháy bừng bừng). Thậm chí trong phim còn đầu tư hẳn cho đội anh em giang lake này một cảnh lên đồng đúng chuẩn nghi thức luôn. Vì quen nghiệp chém giết man rợ này nên ranh giới giữa người và thú trong Amleth có những lúc vô cùng mong manh.
Draugr là cái tên được đặt cho thanh kiếm trong phim. Thứ vũ khí có sức mạnh vô song chỉ có thể được rút ra trong màn đêm tối hoặc cánh cổng của địa ngục. Nhưng thực ra trong thần thoại Bắc Âu, Draugr là tên một loài xác sống thường canh giữ các hầm mộ hay kho báu, chúng cũng từng là những chiến binh Vilking thiện chiến. Chỉ có những người anh hùng thực sự với lòng dũng cảm chân chính mới có thể đánh bại được Draugr. Trong The Northman, Amleth đã nghe theo lời dẫn bảo của Hermir, lợi dụng ánh trăng tròn để diệt trừ xác sống và lấy được thanh kiếm.
Fact này hơi creepy nhưng nó khá đắt. Amleth quyết tâm "ám" vùng Iceland. Sau khi có gươm báu trong tay, ổng quyết chí biến những người sống trên vùng cỏ xanh thành những nấm mồ "xanh cỏ" luôn, và cứ nhìn tác phẩm đầu tay này của ổng thì biết. Giết hai người bạn của Thorir và chơi xếp đồ hàng thành... (bạn tưởng tượng ra cái gì) - một con ngựa tám chân. Tên của bạn ý là Spleipnir, thú cưỡi của Odin. Chú ngựa này chạy nhanh như gió và luôn theo chân Cha cả trong mọi cuộc chơi. Đây là sản phẩm được sinh ra từ cuộc ái ân "bất đắc dĩ" của Loki và con ngựa Svadilfari.
Lại một sự respect rất lớn với Odin đến từ bàn tay nghệ sĩ Amleth. Thảm án thứ hai anh tạo hình cho nạn nhân với tư thế "Odin treo ngược cành cây" chín ngày chín đêm không ăn không uống với ngọn giáo Gungnir xuyên qua người. Mục đích của thần là làm chủ toàn bộ tri thức của vũ trụ, phép thuật và tiên tri thông qua cổ ngữ rune, đem truyền lại cho thần và người.
Ở đây có lẽ Aurvandil muốn nhắc tới điển tích chiếc nhẫn Andvaranaut (tức “Món quà của Andvari”) - một chiếc nhẫn bị nguyền rủa trong thần thoại Bắc Âu. Sơ lược thì nó là một chiếc nhẫn sinh ra từ sự dối trá và bị nguyền rủa sẽ mang lại bi thương và bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó. Câu chuyện về chiếc nhẫn này dài lắm nên các bạn có thể tự mua Thần thoại Bắc Âu về đọc để biết thêm nhé, hình như nó cũng là nguồn cảm hứng để Tolkien tạo ra hình tượng Chúa Nhẫn thì phải.
Cây phả hệ là một dáng phái sinh từ cây tần bì thần thánh Yggdrasil, trụ cột nâng đỡ cửu giới trong vũ trụ của thần thoại Bắc Âu. Và tất nhiên các nhánh rễ của cây thần đều xuất phát từ những chiếc giếng thần, nơi có nguồn nước thuần khiết nhất nuôi cây khôn lớn. Tương quan giếng - cây thần cũng được nhắc tới trong phim khi Amleth nói với Olga: "Em sẽ là cái giếng nơi triều đại anh vươn lên".
-
"Out of Sight" (1998) là một bộ phim hài hành động do Steven Soderbergh đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Elmore Leonard. Phim có sự tham gia của George Clooney và Jennifer Lopez.
Câu chuyện xoay quanh Jack Foley (George Clooney), một tên cướp ngân hàng khôn ngoan, và Karen Sisco (Jennifer Lopez), một nhân viên FBI. Sau khi Jack trốn thoát khỏi nhà tù và tình cờ gặp Karen trong một vụ bắt giữ, họ nảy sinh tình cảm bất ngờ mặc dù đứng ở hai phía đối đầu nhau.
Khi Jack thực hiện một vụ cướp, mối quan hệ giữa họ trở nên phức tạp hơn. Phim không chỉ tập trung vào hành động mà còn khai thác những khía cạnh lãng mạn, hài hước và tình huống dở khóc dở cười giữa hai nhân vật chính.
-
"Giant" (1956) là một bộ phim nổi tiếng do George Stevens đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Edna Ferber. Phim có sự tham gia của những ngôi sao như Elizabeth Taylor, Rock Hudson và James Dean.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của gia đình Benedict, những người sở hữu một trang trại lớn ở Texas. Bộ phim khắc họa sự thay đổi của xã hội Mỹ qua ba thập kỷ, từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1950. Nó tập trung vào mối quan hệ giữa Jordan "Bick" Benedict Jr. (Rock Hudson), vợ của anh là Leslie (Elizabeth Taylor) và một người chăn cừu tên là Jett Rink (James Dean).
Nội dung phim phản ánh các chủ đề như địa vị xã hội, phân biệt chủng tộc, và sự thay đổi trong nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Mối quan hệ giữa các nhân vật chính phát triển qua thời gian, cho thấy những xung đột giữa truyền thống và hiện đại.
"Giant" không chỉ là một bộ phim về tình yêu và gia đình mà còn là một tác phẩm sâu sắc về những biến động trong xã hội Mỹ. Bộ phim nhận được nhiều giải thưởng và vẫn được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hollywood.
-
"Marnie" (1964) là một bộ phim tâm lý do Alfred Hitchcock đạo diễn, với sự tham gia của Tippi Hedren và Sean Connery.
Câu chuyện xoay quanh Marnie Edgar (Hedren), một phụ nữ bí ẩn và có tính cách phức tạp, thường xuyên thay đổi danh tính và trộm cắp tiền từ các nơi làm việc. Khi Marnie trộm tiền từ một công ty, Mark Rutland (Connery), chủ sở hữu công ty, bắt gặp cô và quyết định không chỉ bắt cô mà còn giúp giải quyết những vấn đề tâm lý của cô.
Mark tìm cách tiếp cận Marnie, và sau khi cưới cô, anh phát hiện ra những bí mật sâu kín của cô liên quan đến quá khứ đau thương và những chấn thương tâm lý mà cô phải đối mặt. Marnie có nỗi sợ hãi mãnh liệt với màu cam và một ký ức đen tối từ thời thơ ấu, điều này dẫn đến những hành vi kỳ lạ của cô.
Phim khai thác các chủ đề về tâm lý, sự kiểm soát, và bản chất con người, cùng với những mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật. Với phong cách đặc trưng của Hitchcock, "Marnie" là một tác phẩm mang đậm chất tâm lý và ly kỳ, để lại nhiều suy ngẫm về nỗi đau và sự cứu rỗi.
-
Câu chuyện bắt đầu khi Ransom Stoddard (James Stewart), một luật sư trẻ, trở về thị trấn nhỏ Shinbone để tham dự tang lễ của một người bạn cũ. Tại đây, ông nhớ lại quá khứ của mình và cuộc đối đầu với tên côn đồ Liberty Valance (Lee Marvin).
Khi mới đến, Stoddard gặp khó khăn trong việc mang lại công lý cho người dân trước sự khủng bố của Valance. Tom Doniphon (John Wayne), một người đàn ông mạnh mẽ và thực tế, đã giúp Stoddard chống lại Valance, nhưng cũng giấu giếm một bí mật quan trọng.
Phim khám phá các chủ đề về công lý, danh dự và sự chuyển mình của miền Tây từ thời kỳ vô luật lệ sang một xã hội có trật tự. Kết thúc mở của câu chuyện để lại nhiều câu hỏi về ai thực sự là người hùng, và làm nổi bật sự phức tạp của nhân tính và lịch sử.
Phim được coi là một tác phẩm kinh điển, phản ánh sự thay đổi của xã hội và cái giá của những quyết định khó khăn trong cuộc sống.
-
"Ray Donovan: The Movie" (2022) là một bộ phim kết thúc cho loạt phim truyền hình dài tập "Ray Donovan", giải quyết những tình tiết còn dang dở của series. Phim do David Hollander đạo diễn và tiếp tục theo chân nhân vật Ray Donovan (Liev Schreiber thủ vai), một "người xử lý vấn đề" cho giới giàu có và quyền lực tại Los Angeles và New York, khi anh đối mặt với những vấn đề cá nhân và gia đình.
"Ray Donovan: The Movie" bắt đầu ngay sau sự kiện của mùa 7, khi Ray tiếp tục đối mặt với sự căng thẳng giữa bản thân và gia đình, đặc biệt là với người cha, Mickey Donovan (Jon Voight). Mickey đã đánh cắp một lượng lớn kim cương và đang chạy trốn, gây nguy hiểm cho cả gia đình Donovan.
Ray luôn bị ám ảnh bởi quá khứ và hành động của cha mình, điều này làm trầm trọng thêm những xung đột trong gia đình. Khi Ray cố gắng tìm Mickey để ngăn chặn ông, anh phải đối diện với những ký ức đau đớn và sự thật về gia đình mình. Phim khám phá quá khứ của Ray qua nhiều đoạn hồi tưởng, đặc biệt là về thời thơ ấu của anh và những sự kiện đã góp phần tạo nên con người lạnh lùng và cứng rắn mà anh trở thành.
-
Sau thành công của hai tác phẩm kinh dị được cho ra mắt vào đầu năm nay là Split và Get Out, đế chế kinh dị Blumhouse Productions vừa mới tiếp tục nhận được nhiều lời khen với tác phẩm Happy Death Day (tựa Việt: Sinh Nhật Chết Chóc). Đội ngũ sản xuất của phim đã chứng minh họ là những con người thực sự tài năng khi tạo ra được bộ phim để lại nhiều dấu ấn chỉ với $5 triệu. Sinh Nhật Chết Chóc là ứng cử viên sáng giá cho mùa Halloween không chỉ bởi vì có quá ít tác phẩm kinh dị đáng xem ở thời điểm này, mà còn nhờ vào cốt truyện hấp dẫn, hồi hộp nhưng cũng cực kỳ hài hước.
Sinh Nhật Chết Chóc kể về cô sinh viên Teresa “Tree” Gelbman (Jessica Rothe) bị sát hại vào ngay đêm sinh nhật. Nhưng cô không chết mà lại rơi vào vòng lặp thời gian và mỗi ngày đều “hồi sinh” trong phòng ký túc xá của anh chàng lạ mặt tên là Carter Davis (Israel Broussard). Vòng lặp thời gian này khiến Tree chỉ sống đúng trong ngày sinh nhật và cho dù có cố gắng trốn tránh như thế nào thì đến cuối ngày cô vẫn bị tên sát nhân đeo mặt nạ hình em bé sát hại bằng cách này hoặc cách khác. Cách duy nhất để Tree thoát khỏi cơn ác mộng này là cô phải tìm ra được tên sát nhân và giết hắn, đồng nghĩa với việc Tree phải chấp nhận “chết” nhiều lần mới tìm ra được manh mối.
Đề tài time loop (vòng lặp thời gian) từ lâu đã không còn xa lạ, có khá nhiều tác phẩm của Hollywood đã khai thác như Groundhog Day (1993) (tác phẩm này cũng có được nhắc đến ở cuối phim), Edge of Tomorrow (2014), Triangle (2009), Looper (2012), About Time (2013). Nhưng điều khiến Sinh Nhật Chết Chóc trở nên khác biệt và không hề nhàm chán chính là sự kết hợp giữa đề tài này cùng với những đề tài quen thuộc khác như slasher (giết người hàng loạt), cuộc sống thác loạn của các cô cậu sinh viên đại học ở Mỹ, các nàng sinh viên sang chảnh trong hội nữ sinh. Nhà sản xuất đã rất thành công khi sử dụng đề tài time loop để tạo ra sự sợ hãi cực độ ở người xem bởi cái việc phải “chết đi sống lại” liên tục và biết rõ rằng mình sẽ chết nhưng không làm gì được đúng là một cơn ác mộng thực sự. Bên cạnh đó, đa số các cảnh trong phim đều xảy ra trong những không gian hẹp như căn phòng của Carter, căn phòng tại bữa tiệc sinh nhật của Tree và phòng ký túc xá của cô cùng với cô bạn Lori Spengler (Ruby Modine) cũng khiến tim của khán giả nhiều phen “ngừng đập”.
Tuy thuộc thể loại kinh dị nhưng phim lại mang sắc thái tươi sáng, khá đáng yêu và cực kì hài hước, nhưng không vì thế mà làm mất hoàn toàn cái chất kinh dị của phim. Đạo diễn và biên kịch đã đan cài các chi tiết cực kỳ khéo léo và thông minh, khiến cho khán giả cười một cách sảng khoái nhưng ngay sau đó vẫn có thể giật mình vì các pha hù dọa và chiếc mặt nạ Baby Face đầy ám ảnh. Hơn nữa, phim cũng không lạm dụng âm thanh để làm khán giả giật mình hay các cảnh máu me, bạo lực, mà đa phần là nhờ các góc quay. Điều này giúp cho phim phù hợp với nhiều đối tượng khán giả, cho dù là những khán giả khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng về bộ phim.
Với nội dung kể về nhân vật chính liên tục chết đi sống lại nên hầu hết spotlight đều dành cho Jessica Rothe, và cô đã thực sự tỏa sáng nhờ vai diễn này. Những sự việc xung quanh đều lặp đi lặp lại có thể sẽ khiến khán giả nhàm chán, nhưng nhờ diễn xuất chân thực cùng với những cung bậc cảm xúc, sắc thái mà Jessica thể hiện đã khiến bộ phim sinh động hơn hẳn. Khi mới bắt đầu xem phim, khán giả sẽ lầm tưởng nhân vật Tree chỉ là một cô nàng tóc vàng hoe “não ngắn”, hư hỏng, chỉ biết rượu bia, tiệc tùng, nhưng đến hơn nửa sau của phim, người xem sẽ phải thay đổi suy nghĩ bởi cô nàng này cực kì gan dạ, bá đạo, dũng cảm đương đầu với sát thủ. Thậm chí, ẩn sâu trong cô là một con người tốt bụng, đáng yêu và chấp nhận “chết” một lần nữa mặc dù sắp giết được tên (mà cô tưởng là) hung thủ chỉ để cứu mạng sống của anh chàng Carter. Đây chính là điều mà tôi tâm đắc nhất ở tính cách của nhân vật chính này.
Sinh Nhật Chết Chóc không chỉ là tác phẩm giải trí thông thường cho mùa Halloween mà chứa đựng những bài học và thông điệp nhẹ nhàng. Tree nhờ "chết" nhiều lần mới biết trân trọng gia đình, bạn bè và những thứ mà mình đang có. Hơn nữa, tính cách kiêu ngạo và lối sống "tha hóa" của cô nàng là nguyên nhân chính khiến cô bị giết hại. Bộ phim đã khắc họa đời sống của giới trẻ hiện nay, đồng thời đưa ra bài học để họ tự chỉnh đốn lại bản thân mình.
Mặc dù phim có cốt truyện mới lạ, hấp dẫn nhưng lại khá dễ đoán và mạch phim ở lúc gần cuối bị đẩy lên quá nhanh khiến cho màn lật tẩy hung thủ không để lại ấn tượng gì đặc biệt. Biên kịch cũng chỉ tập trung xây dựng hình tượng của Tree mà lại quên đi tên hung thủ khiến cho nhân vật này trở nên mờ nhạt và động cơ giết người khá hời hợt, không chính đáng. Hơn nữa, phim chỉ xoay quanh quá trình tìm ra hung thủ của Tree mà ngay từ đầu cho đến lúc cuối phim đều bỏ qua việc giải thích tại sao cô rơi vào vòng lặp thời gian. Thiếu sót này khiến cho cốt truyện thiếu tính logic và làm cho nhiều khán giả vẫn thấy chưa thật sự thỏa mãn.
Tuy vậy, những điểm thiếu sót này nhìn chung vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ phim và Sinh Nhật Chết Chóc vẫn là tác phẩm đầy hứa hẹn ở thời điểm hiện tại. Chỉ với vỏn vẹn $5 triệu và thời lượng chỉ có 96 phút, phim đã tạo được dấu ấn riêng giữa “rừng” phim kinh dị trong năm 2017 và vượt xa ngoài mong đợi của nhiều khán giả. Sinh Nhật Chết Chóc chắn chắn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm kinh hoàng nhưng cũng cực kì hài hước và sảng khoái.
-
Buddy "Aces" Israel (Jeremy Piven thủ vai) là một ảo thuật gia và tay chơi khét tiếng ở Las Vegas, người đã dính líu sâu vào thế giới tội phạm và trở thành đối tác của Primo Sparazza, một trùm tội phạm có thế lực lớn.
Khi Buddy quyết định ra làm chứng chống lại tổ chức tội phạm của Sparazza để được giảm án, anh trở thành mục tiêu của một hợp đồng giết người với phần thưởng lớn, lên tới 1 triệu đô la cho ai giết được anh.
FBI, dưới sự lãnh đạo của Donald Carruthers (Ray Liotta) và Richard Messner (Ryan Reynolds), tìm cách bảo vệ Buddy vì anh là nhân chứng quan trọng cho vụ truy tố Sparazza. Trong khi đó, một loạt các sát thủ và tội phạm khét tiếng từ khắp nơi đổ về để săn đuổi và tiêu diệt Buddy.
-
"Shadow of a Doubt" (1943) là một bộ phim kinh dị tâm lý nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchcock, kể về một cô gái trẻ bắt đầu nghi ngờ người chú thân yêu của mình có thể là một kẻ giết người.
Charlotte "Charlie" Newton (do Teresa Wright thủ vai) là một cô gái trẻ sống cùng gia đình tại thị trấn nhỏ Santa Rosa, California. Cô cảm thấy cuộc sống của mình nhàm chán và khao khát có điều gì đó thay đổi. Đúng lúc đó, cô nhận được tin rằng chú Charles "Charlie" Oakley (do Joseph Cotten thủ vai), người chú mà cô yêu quý và ngưỡng mộ, sẽ đến thăm gia đình.
Ban đầu, Charlotte rất vui mừng khi người chú đến thăm và mang theo bầu không khí huyền bí. Tuy nhiên, khi hai thám tử xuất hiện trong thị trấn để điều tra về một vụ giết người hàng loạt nhắm vào những phụ nữ giàu có (được gọi là vụ án "Góa phụ hạnh phúc"), Charlotte bắt đầu nghi ngờ rằng chú Charlie của mình có liên quan đến những tội ác đó.
-
Khi biến hình thành gấu trúc đỏ trong “Turning Red” (Gấu Đỏ Biến Hình), gấu Mei chỉ bự bồng bềnh nhưng gấu mẹ Ming thì siêu khổng lồ với kích cỡ của Godzilla. Chi tiết này ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc về việc giải phóng cảm xúc.
* Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim
Trong bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar - Turning Red (Gấu Đỏ Biến Hình), việc biến hình thành gấu trúc đỏ là trọng tâm của câu chuyện. Chuyện phim kể rằng các thành viên nữ của gia đình Mei từ xa xưa đã có khả năng biến hình thành gấu trúc đỏ mỗi khi bộc phát cảm xúc. Không chỉ có Mei, mà mẹ Mei là bà Ming, bà ngoại Mei, các dì của Mei… đều đã từng biến hình thành gấu trúc đỏ, nhưng kích thước không phải ai cũng giống nhau.
Theo phim, thời xa xưa việc biến hình thành gấu trúc đỏ giúp những người phụ nữ trong gia đình Mei có thể tự bảo vệ mình và người thân khi những người đàn ông buộc phải ra chiến trận. Nhưng ở thời hiện đại, việc biến hình lại mang nhiều phiền toái, chính vì thế vào đêm trăng máu, một nghi lễ phong ấn sẽ được thực hiện để giam giữ linh hồn gấu trúc đỏ vào một vật cụ thể.
Trong buổi nghi lễ phong ấn của Mei, cô bé đã quyết định giữ lại chú gấu trúc đỏ của mình và bỏ chạy đi xem concert của nhóm nhạc mà cô bé yêu thích 4*Town. Hành động của cô bé làm mẹ mình tức giận. Tấm bùa phong ấn của bà Ming bị nứt, cảm xúc của bà bùng phát, lấn át lý trí, và bà đã biến thành một con gấu trúc đỏ.
Tuy nhiên, đáng chú ý là con gấu trúc của bà Ming siêu khổng lồ, có kích thước cỡ Godzilla. Có thể thấy rõ kích thước gấu trúc đỏ của Mei bé hơn nhiều, chỉ bằng cái mũi của gấu trúc mẹ. Khi bà ngoại và các dì của Mei biến hình, các gấu trúc đỏ của họ cũng chỉ to lớn nhỉnh hơn Mei một chút chứ không to khủng khiếp như của bà Ming.
Turning Red không bao giờ trả lời trực tiếp tại sao bà Ming lại có vẻ ngoài to lớn đến vậy, nhưng người xem vẫn có thể đưa ra một số khả năng giải thích lý do cho điều này. Có thể là do cảm xúc của bà Ming đã bị dồn nén quá lâu, trong nhiều năm, bà cố ém nhẹm chúng thay vì cố gắng vượt qua chúng và cho phép bản thân thể hiện chúng theo những cách lành mạnh hơn.
Việc biến hình thành gấu trúc đỏ trong Turning Red tượng trưng cho việc bộc lộ và giải phóng cảm xúc. Mei đã bộc lộ các cảm xúc thực của mình khá sớm. Cô bé thất vọng, buồn bã, bất mãn khi mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của mình, bà kiểm soát và có phản ứng thái quá khi cô bé vẽ tranh về một cậu con trai, và ngay tối đó trong lúc ngủ Mei đã hóa thành một con gấu trúc đỏ.
Ngược lại, bà Ming lại chôn giấu chúng, những cảm xúc thực của bà nằm im bên trong trong một thời gian dài, chỉ chực chờ bùng lên mà không thể đoán trước. Sự dồn nén quá mức và quá lâu đã khiến con gấu trúc đỏ của bà Ming to lớn khổng lồ.
Turning Red được so sánh với Inside Out vì cùng đề cập đến việc giải phóng cảm xúc một cách lành mạnh, dù mỗi phim có cách thể hiện thông điệp ấy khác nhau. Có thể thấy, vì Mei sớm bộc lộ cảm xúc thực, con gấu trúc đỏ của cô bé nhỏ nhắn, dễ cưng, không những vậy cô bé còn có thể dễ dàng kiểm soát nó như biến hình tùy lúc.
Con gấu trúc đỏ của Mei tượng trưng cho cá tính, cho cái tôi thực sự của cô bé, một phiên bản “quẩy tới bến” thay cho vỏ bọc mọt sách bên ngoài, nên thay vì sợ hãi các bạn của Mei còn rất yêu thích nó. Và chính cô bé cũng yêu quý chú gấu trúc đỏ của mình.
Ngược lại, con gấu trúc đỏ của bà Ming là nỗi ấm ức, tủi thân dồn nén, chính vì vậy khi nó “xổ lồng” thì khó kiểm soát, gây ra nhiều tác hại lớn như một cú quét cũng có thể làm nát… nửa sân vận động.
Không có cảm xúc tốt và cảm xúc xấu, thông điệp này đã từng được Pixar nhắc đến trong Inside Out. Không phải cứ “Vui” thì là cảm xúc tốt, còn “Buồn” thì là cảm xúc xấu, mà các cảm xúc xuất hiện là để mỗi người nhìn nhận và phản ứng với các vấn đề xảy đến với mình. Học cách kiểm soát, điều hòa cảm xúc là việc nên làm, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lờ nó đi hay cố gắng ém nhẹm nó. Thành thật với cảm xúc của bản thân mới chính là cách tốt nhất để cân bằng chính mình.
"Turning Red" và bài học giải phóng cảm xúc: Dồn nén quá mức có thể "tàn phá" chính mình ảnh 11
Một lần nữa, thông điệp này đã được Pixar nhắc lại trong Turning Red thông qua kích thước của những chú gấu trúc đỏ. Và ở cuối phim, khán giả có thể thấy sau khi bộc lộ những cảm xúc thật, mẹ con của Mei đã hiểu nhau hơn, và yêu thương nhau với chính con người thật của mỗi người mà không phải chôn giấu bất kỳ điều gì nữa.
-
"Saboteur" (1942) là một bộ phim kinh dị gián điệp kinh điển của đạo diễn Alfred Hitchcock, nổi tiếng với những chủ đề về oan khuất và âm mưu phá hoại. Phim tập trung vào cuộc chạy trốn và truy tìm công lý của một người đàn ông bị oan, trong bối cảnh nước Mỹ đang trong thời kỳ Thế chiến II.
Barry Kane (do Robert Cummings thủ vai) là một công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất máy bay tại California. Một ngày nọ, nhà máy bị cháy, và người bạn thân của Barry là Ken Mason bị thiêu chết trong vụ hỏa hoạn. Kane bị vu cáo là kẻ phá hoại (saboteur), vì người ta phát hiện ra bình cứu hỏa mà anh đưa cho Ken đã bị đổ đầy xăng thay vì chất chữa cháy.
Nhận ra mình bị vu oan, Barry buộc phải chạy trốn khỏi sự truy đuổi của cảnh sát, đồng thời tự điều tra để tìm ra kẻ phá hoại thực sự. Manh mối duy nhất của anh là cái tên Fry, một người lạ mà anh đã gặp trong nhà máy trước vụ cháy.
-
Khi hai nữ sinh trung học kiện một thầy giáo về tội hiếp dâm, tòa án không hề biết rằng đó chỉ là một trò "ảo thuật" của các cô. Nhưng những gì diễn ra sau vụ kiện còn khủng khiếp hơn nhiều.
Wild Things là bộ phim hình sự đặc sắc ở nhiều phương diện, trong đó khía cạnh hấp dẫn nhất chính là cốt truyện. Nó đưa người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Đây thực sự là một câu chuyện hình sự phức tạp đối với cả những chuyên gia hình sự của cảnh sát.
Ở cảnh bị bắn bằng súng phóng lao, tài tử Kevin Bacon phải nhảy xuống nước trong tình trạng gần như khỏa thân. Trong một buổi trả lời phỏng vấn của tạp chí Maxim, anh hài hước nói rằng trong hợp đồng của anh không có điều khoản buộc anh phải khỏa thân. Thông thường, diễn viên có quyền kiện nhà sản xuất do vi phạm hợp đồng. Nhưng khổ nỗi nhà sản xuất của phim chính là Kevin nên anh chẳng thể làm gì được... chính mình.
-
**Cloak & Dagger** (1984) là một bộ phim phiêu lưu mạo hiểm dành cho thiếu nhi, kể về một cậu bé tên Davey, người đam mê trò chơi video và phim hành động. Câu chuyện bắt đầu khi Davey phát hiện ra một âm mưu gián điệp liên quan đến một bộ phim mà cậu yêu thích.
Davey tưởng tượng ra một nhân vật siêu anh hùng tên là Jack Flack, người mà cậu tin là có thể giúp đỡ mình. Khi Davey bị cuốn vào một cuộc rượt đuổi thực sự với những kẻ xấu, cậu phải sử dụng trí tưởng tượng và sự dũng cảm của mình để sống sót và bảo vệ một cô gái mà cậu đã gặp, cùng với thông tin quan trọng mà cậu nắm giữ.
Bộ phim mang đến thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng, tình bạn và sự trưởng thành, đồng thời khám phá mối quan hệ giữa thực tế và thế giới tưởng tượng của trẻ em.
-
Paul Kersey vốn là 1 cựu binh Chiến tranh Triều Tiên đã giải ngũ. Ông sống ở Manhattan làm nghề Kiến trúc sư và có 1 gia đình hạnh phúc bên cạnh người vợ Joanna và cô con gái xinh đẹp là Carol. Vào ngày nọ Joanna cùng Carol đi mua sắm ở siêu thị D'Agostino. Nhan sắc của Carol cũng như số tiền đã lọt vào tầm ngắm của 3 tên bụi đời hành nghề trộm cướp.Bọn chúng tìm thấy địa chỉ căn hộ của Paul thông qua đơn hàng siêu thị.Chúng theo dõi Joanna và Carol đến tận nơi ở của họ.Nhân lúc trong nhà không có đàn ông (lúc này Paul đang đi làm), bọn chúng đóng giả làm nhân viên giao hàng. Carol sập bẫy bọn chúng.Chúng xông vô nhà cướp tiền, đánh đập Joanna dã man còn Carol thì bị chúng hãm hiếp một cách tàn nhẫn.Nhận được tin dữ Paul liền chạy về nhưng đã muộn. Joanna thì chết vì bị thương quá nặng còn cô con gái Carol thì bị sốc vì bị hãm hiếp nên đâm ra Trầm cảm không nói năng gì mặc cho Paul đã cố gắng hỏi han. Đám tang bà Joanna ở Connecticut trong cơn Bão tuyết. Quá sốc vì cái chết của vợ, Paul ra ngoài trong đêm tối với 1 cọc Tiền xu đựng trong cái Tất. 1 người đàn ông say rượu lại gây sự. Paul dùng cái tất chứa cọc tiền xu đánh hắn khiến hắn đau đớn, bỏ chạy. Paul cũng thấy bàng hoàng với phản ứng của mình.
Ông chủ của Paul gửi ông đi công tác ở Tucson, Arizona về dự án quy hoạch vùng đất hoang. Tại đây ông gặp Ames Jainchill, 1 vị khách hàng và là chủ khu đất muốn quy hoạch. Ames đón tiếp Paul rất tử tế.Anh mời ông đi tham gia cuộc đấu súng giả do người dân tổ chức.Sau đó ông được Ames đưa đi tham quan khu triển lãm súng của mình. Ames tiết lộ anh là 1 nhà sưu tập các loại súng và muốn mời Paul thử tài thiện xạ của ông. Ames rất ngạc nhiên khi Paul bắn rất giỏi. Paul tiết lộ cha ông là 1 người thợ săn quá cố chết vì đạn lạc hồi nhỏ có cho ông theo học nghề nên ông đã có quen với súng rồi ông tham gia Chiến tranh Triều Tiên nhưng sau lại phản chiến vì ông ghét việc bắn giết lẫn nhau. Cũng vì cái chết của cha mà Paul đã hứa với mẹ sẽ không bao giờ đụng vào súng. Ames tiễn Paul ra sân bay và không quên tặng ông một món quà nói ông nên mở khi về đến nhà.
Trở lại Manhattan, tình hình bệnh trầm cảm của Carol ngày càng xấu hơn. Paul cùng đứa con rể là Jack Toby quyết định đưa Carol vào 1 bệnh viện tâm thần. Trở về căn hộ, Paul mở gói quà của Ames và phát hiện đó là 1 khẩu.32 Colt Police Positive. Ông nạp đầy đạn và mang theo nó đi dạo. 1 tên cướp nghiện Heroin đang lên cơn đói thuốc.Hắn rút súng đe dọa ông phải đưa tiền. Paul liền rút súng bắn chết hắn. Tuy nhiên việc này cũng làm ông ban đầu bị sốc. Ông chạy về nhà và nôn mửa. Tuy nhiên sau đó ông không còn thấy sốc nữa mà từ đây con người ông thay đổi hoàn toàn. Ông thường xuyên ra ngoài đụng độ những tên tội phạm và giết chúng không thương tiếc. Những vụ phạm pháp cũng vì thế mà giảm. Người dân thấy vui mừng dù không ai biết mặt ông. Họ gọi ông là "tử thần giấu mặt" coi ông như 1 siêu anh hùng. Thậm chí có nhiều người còn bắt chước ông đánh trả lại những tên tội phạm mà không hề sợ sệt.
Mặc dù vậy, hành động liều lĩnh này của ông lại khiến chính quyền New York cảm thấy lo ngại vì sẽ bùng phát nạn bạo lực trong thành phố. Họ cử Frank Ochoa (cảnh sát trưởng sở cảnh sát New York) điều tra về "kẻ giấu mặt" này. Bằng phương pháp nghiệp vụ, Frank đã sớm lần ra "kẻ giấu mặt" đó chính là Paul và có ý định sẽ bắt giữ ông.Nhưng văn phòng luật sư New York đã can thiệp để Paul không bị bắt nhưng với điều kiện ông phải đi khỏi thành phố. Thực tế giới quan chức và cảnh sát không hề vui vẻ gì với nạn phạm tội giảm nhưng họ lại không muốn bắt ông vì sẽ bị áp lực từ người dân. Frank không thích ý tưởng đó nhưng vẫn quan tâm.
Paul đụng độ 3 tên cướp ở 1 nhà máy. Ông giết được 2 tên còn 1 tên nhưng lúc này ông cũng bị thương vì bị 1 tên bắn lén. Ông đuổi theo tên còn lại dí hắn đến góc kẹt. Ông yêu cầu giữa ông và hắn có 1 cuộc đấu súng tay đôi. Nhưng vì vết thương quá nặng nên ông đã ngất xỉu còn tên cướp trốn thoát. Ông được cảnh sát và bác sĩ đưa đi bệnh viện trong khi ở hiện trường 1 nhân viên cảnh sát lượm được khẩu súng của ông và bí mật nộp cho Frank. Tại báo chí, Frank phủ nhận Paul là "kẻ giấu mặt" như đồn đại. Ông đến bệnh viện gặp Paul. Frank cho phép Paul được bí mật rời khỏi New York với điều kiện Frank sẽ tịch thu khẩu súng của ông và tiêu hủy nó.
Paul đến Chicago. Ở cuối phim Paul được đại diện công ty chào đón.Ông bắt gặp 1 toán côn đồ đang quấy rối 1 người phụ nữ. Paul giúp người phụ nữ.Bọn chúng bỏ đi nhưng vẫn làm hành động khiêu khích. Đáp lại Paul chỉ giơ tay làm thành hình cây súng hướng về phía chúng và mỉm cười.
-
rên mọi kỳ vọng của người hâm mộ, “Spider-Man: No Way Home” không chỉ là phần phim về người hùng giăng tơ hay nhất lịch sử mà còn được đông đảo khán giả đánh giá là “bộ phim xuất sắc nhất Vũ trụ Điện ảnh Marvel”.
Sau thời gian dài ngóng đợi, thế giới cuối cùng đã chính thức được trải nghiệm siêu phẩm điện ảnh Spider-Man: No Way Home tại các rạp chiếu.
Vượt mọi kỳ vọng, bộ phim riêng thứ 3 của “Nhện nhọ” đã trở thành tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ trụ Điện ảnh Marvel với số điểm “chói lóa” 9/10 trên chuyên trang Imdb, thậm chí còn trở thành bộ phim có doanh thu mở màn cao thứ ba lịch sử chỉ sau 2 “đàn anh” Avengers: Infinity War (2018) và Avengers: Endgame (2019) với 253 triệu USD riêng tại Bắc Mỹ và tổng 594 triệu USD toàn cầu, một con số quá khổng lồ kể từ khi đại dịch xuất hiện vào cuối năm 2019.
Bộ phim Spider-Man hay nhất, hoành tráng nhất, nhưng cũng buồn nhất
Spider-Man: No Way Home là chương truyện tiếp nối cuộc đời của Avenger tuổi teen Peter Parker sau chuyến du lịch châu Âu trong sự kiện Far from Home trước đó. Ngay khi vừa về nhà, cuộc đời Peter bỗng chốc đảo lộn khi tờ báo The Daily Bugle công bố đoạn phim một chiều về việc ác nhân Mysterio tiết lộ danh tính của Spider-Man và vu khống rằng cậu đã giết hắn.
Dưới áp lực từ dư luận và giới công quyền chỉ vì một lời buộc tội thiếu kiểm chứng, tương lai gia đình và bạn bè của người hùng trẻ tuổi cũng bị vạ lây. Để giúp mọi người, Peter đã tìm đến Doctor Strange và xin một bùa phép xóa bỏ sự tồn tại của lời buộc tội này, nhưng tai nạn (vì tật nói nhiều của cậu) xảy ra đã khiến bùa phép phản tác dụng và mang các ác nhân từ Đa vũ trụ đến với thực tại này, để rồi chính Spider-Man phải đứng ra chịu trách nhiệm cho quyết định sai lầm của mình.
No Way Home là sản phẩm đúc kết từ những gì tinh túy nhất của dòng phim Spider-Man trong suốt gần 20 năm qua. Với những khán giả là fan của “Nhện” bao năm qua, họ hoàn toàn có thể cảm nhận được cái chất đen tối quen thuộc của 2 thế hệ Spider-Man đi trước nay đã lộ ra, nhưng rồi lại được pha trộn một cách hài hòa với chất trong sáng của “cậu em út” đến từ thế giới MCU.
Mặc cho mọi đau đớn và hận thù gây ra bởi dàn ác nhân của bộ phim, chính sự lương thiện và minh mẫn trong bản chất đã tạo nên nét riêng biệt của Spider-Man thế hệ thứ 3: “Nhện nhí” có thể chiến đấu với cả đồng đội chỉ để bảo vệ và giúp đỡ những kẻ lầm đường lạc lối chứ không đơn thuần là mặc kệ họ chết trong vô vọng.
Dẫu kỹ xảo hình ảnh khá chất lượng, nhưng có thể nói No Way Home vẫn chưa thể địch lại sự hoành tráng của các sản phẩm tiền nhiệm như Endgame hay gần nhất là Eternals. Tuy nhiên, cái hay chính của bộ phim lại đến từ các pha hành động “đu dây” đặc trưng và những cú plot twist cực kỳ thỏa mãn vì chúng đã đáp ứng với đúng những gì khán giả mong mỏi về thế giới Đa vũ trụ MCU.
Bất ngờ, hoành tráng, nhưng cũng như đã nói ở trên, sự u ám của bộ phim vẫn là thứ gây ấn tượng nhất khi đến cuối cùng, “cái giá của sự trưởng thành chính là phải để cuộc sống ‘nhàn nhã như ở nhà’ ra đi” chính là thông điệp đến từ Người Nhện Không Về Nhà.
Điều làm nên thành công của Spider-Man: No Way Home không chỉ ở việc sở hữu nội dung to lớn ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới MCU mà còn là cú đúp kết thúc viên mãn dành cho 2 thương hiệu Spider-Man trước.
Tất nhiên, khán giả đã biết trước về sự trở lại của 2 thế hệ Người Nhện khác là Tobey Maguire và Andrew Garfield trong bộ phim. Tuy nhiên, nó mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ tham gia để chiều lòng người hâm mộ về “Đa vũ trụ Nhện”.
Những Spider-Man từng trải chính là hình ảnh tượng trưng cho những nỗi day dứt trong lòng của phận người hùng giấu mặt. Đến cuối cùng, họ đã có thể tha thứ cho bản thân về quyết định xuống tay với kẻ thù trong cơn nóng giận hoặc thất bại trong việc bảo vệ những người mình yêu thương năm xưa bằng cách hỗ trợ hết mình cho “cậu Nhện út”. Dẫu không được nhìn thấy tận mắt, nhưng ít nhất những người hâm mộ cũng đã an lòng khi biết được “Peter 2” và Mary Jane đã đến được với nhau, còn “Peter 3” vẫn sẽ mãi là Spider-Man bảo vệ công lý sau cái chết đầy đau buồn của Gwen Stacy.
Dẫu đã từng gây nên vô vàn điều chết chóc, nhưng cả 5 ác nhân Green Goblin, Doctor Octopus, Sandman, Lizard và Electro vẫn chỉ là những kẻ bị tổn thương cần được cứu rỗi, không đáng để nhận lấy những kết cục bi thảm trước đây. Và cũng như Loki, họ cũng may mắn có được một cơ hội thứ hai để có thể trở thành bạn của các Spider-Man trong Đa vũ trụ chứ không còn là những kẻ thù tuyệt vọng của họ.
Và đó chính là màn trình diễn tuyệt vời cuối cùng của dì May. Dẫu cho đã mất, nhưng bài học về lòng trắc ẩn và câu nói nổi tiếng “Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao” của cô dành cho Peter sẽ mãi giữ lửa cho người hùng giăng tơ dù cậu đã mất đi tất cả trong cuộc chiến lần này.
“Không về nhà”? Chỉ là tạm thời thôi!
So với 2 thương hiệu Spider-Man trước, Peter Parker tuổi teen là người có kết cục đau thương nhất khi cậu quyết định để Doctor Strange xóa bỏ sự tồn tại về chân tướng Người Nhện toàn vũ trụ MCU. Không còn người bạn gái MJ, chẳng còn người bạn thân Ned Leeds, dì May đã ra đi và ký ức chiến đấu bên nhau cùng đội Avengers đã chẳng còn. Nhưng Spider-Man của Tom Holland vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu tại MCU!
Mặc cho lời đồn về sự kết thúc sau phần phim thứ 3 này, chủ tịch Kevin Feige đã xác nhận Spider-Man 4 sẽ sớm được đưa vào quá trình sản xuất. Chẳng còn là một Avenger do Iron Man lựa chọn để trở thành kẻ kế thừa vị trí to lớn của anh, nhưng Spider-Man sẽ sớm trở lại để bắt đầu một cuộc đời mới. Và rất có thể, trong cuộc phiêu lưu mới đó, cậu sẽ có một người bạn thân mới chính là “hiệp sĩ mù” Daredevil cùng chống lại cộng sinh trùng Venom.
-
Sử dụng yếu tố kinh dị, bối cảnh khu dân cư da màu và hình tượng bầy ong, “Candyman” mang đến câu chuyện về lịch sử kỳ thị sắc tộc trong lòng xã hội Hoa Kỳ.
Năm 1992, dựa trên truyện ngắn The Forbidden được chấp bút bởi nhà văn Clive Barker, bộ phim Candyman không chỉ thắng lớn tại phòng vé mà còn biến gã sát nhân tay móc Daniel trở thành một trong các biểu tượng kinh dị của màn ảnh Hollywood.
Vì vậy, khi biết tin "Alfred Hitchcock thời hiện đại" Jordan Peele ngồi vào ghế biên kịch kiêm đồng sản xuất cho phần hậu truyện cũng cùng tên Candyman (2021), cộng đồng yêu điện ảnh đã cực kỳ trông đợi, kỳ vọng đây tiếp tục là cú hích lớn tương tự Get Out (2017) và Us (2019).
Cơn ác mộng trỗi dậy sau gần 3 thập niên
Phim đưa chúng ta theo chân Anthony McCoy (Yahya Abdul-Mateen II), chàng nghệ sĩ thị giác vừa chuyển tới khu Cabrini-Green, Chicago cùng bạn gái Brianna Cartwright (Teyonah Parris) với tham vọng gây dựng tên tuổi.
Tại đây, lúc đang tìm kiếm nguồn cảm hứng sáng tác, anh tình cờ nghe được truyền thuyết đô thị về Candyman, một linh hồn đầy uất hận sẽ giết chết bất cứ ai dám gọi tên hắn trước gương 5 lần. Bị câu chuyện trên ám ảnh, Anthony liền tạo nên đứa con tinh thần Say My Name rồi trưng bày nó ở sự kiện triển lãm.
Kể từ đó, hàng loạt vụ án mạng kinh hoàng liên tục xảy ra khắp Chicago. Đáng chú ý, nhóm nạn nhân đều có đặc điểm chung là từng chiêm ngưỡng qua tác phẩm nghệ thuật do chính Anthony nhào nặn. Bản thân anh cũng dần bắt gặp những cơn ác mộng lẫn ảo giác kỳ lạ liên quan đến gã đồ tể tay móc.
Mặc dù các nhà sản xuất Hollywood từng “vắt sữa” thêm hai phần hậu truyện khác, ấy vậy, Candyman có Jordan Peele tham gia viết kịch bản chỉ kết nối với phần phim đầu.
Đừng lo lắng nếu bạn chưa hề xem qua tác phẩm xưa cũ này, bởi xuyên suốt 90 phút thời lượng, bản điện ảnh năm 2021 sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, giúp khán giả không bị hoang mang hay bỡ ngỡ.
Không khí kinh dị đặc trưng, khó lòng nhầm lẫn
Dễ dàng nhận thấy, Candyman chịu ảnh hưởng khá lớn từ cách xây dựng bầu không khí nơi Get Out và Us. Tiết tấu phim chậm nhưng vẫn tạo đủ sự căng thẳng, ngột ngạt cần thiết. Để làm được điều đó, đạo diễn Nia DaCosta đã sử dụng hai yếu tố chính.
Đầu tiên, bà pha trộn vào đứa con tinh thần nhiều tiểu thể loại kinh dị như siêu nhiên, tâm lý hay chặt chém máu me... khiến người xem vừa phải rợn da gà trước kẻ sát nhân thoắt ẩn thoắt hiện trong gương, vừa hãi hùng lúc chứng kiến tình trạng suy sụp ngày càng trầm trọng của nam chính vì bị hắn ta bạo hành thể xác lẫn tinh thần.
Nỗi sợ thật sự mà bộ phim muốn truyền tải xuất phát từ cảm giác lo âu, bất an về một vấn nạn vẫn gây nhức nhối tới thời điểm hiện nay: Bất bình đẳng xã hội và phân biệt chủng tộc.
Kỳ thị chủng tộc, bất bình đẳng trong xã hội
Ngoài chuyện là oán linh của một người đàn ông đáng thương, phải hứng chịu cái chết tức tưởi dưới tay những kẻ kỳ thị sắc tộc, tên đồ tể Candyman còn phản ánh quá khứ tàn khốc ở mấy khu ổ chuột dành cho cư dân da màu tại Mỹ hồi thế kỷ 20, nơi sở hữu tỷ lệ tội phạm và tệ nạn xã hội cao ngất ngưởng.
Tiếp tục khai thác khu Cabrini-Green giống phần phim đầu, ê-kíp bản điện ảnh 2021 đã khắc họa sự bất bình đẳng thông qua các góc máy toàn, phơi bày cảnh dãy nhà lụp xụp nằm lọt thỏm giữa vô số tòa cao ốc.
Một nhân vật trong Candyman từng nhắc về địa điểm ấy bằng thái độ mỉa mai: “Chúng đứng trên đấy, nhìn ta tự hãm hại nhau mà chẳng cần phải động tay động chân”.
Vì thế, suốt giai đoạn đen tối đấy, cộng đồng da màu thà chấp nhận việc bị lũ lưu manh đồng hương bóc lột, đánh đập còn hơn đi báo lực lượng cảnh sát. Họ hiểu rõ đám người đeo phù hiệu kia hoặc chẳng buồn quan tâm, hoặc sẽ giải quyết vụ án theo cách cực đoan và chóng vánh nhất.
Giai thoại về tên sát nhân ấy là sản phẩm của lịch sử kỳ thị chủng tộc.
Lăm lăm chiếc móc sắt gắn chặt vào cánh tay, chiếc áo khoác có màu hổ phách lẫn luôn xuất hiện cùng lũ ong – những thứ gắn liền với cái chết của bản thân, bóng ma Daniel năm 1992 đại diện cho tầng lớp lao động nghèo khổ.
Họ tương tự con ong cần mẫn làm việc, bình thường không hề đụng chạm ai và luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tổ (gia đình) khỏi mọi mối nguy bên ngoài bằng chiếc vòi chứa độc (móc sắt). Hình tượng này vẫn được đạo diễn Nia DaCosta phát triển lên tầng ý nghĩa mới.
Đám đông cuồng nộ
Cụ thể, nếu bộ phim ra mắt vào năm 1992 châm biếm hành động tưởng chừng tốt đẹp, nhân văn của nữ sinh viên da trắng Helen Lyle khi “hỗ trợ” cộng đồng Cabrini-Green nhằm phục vụ cho bài luận tốt nghiệp, thì bản điện ảnh 2021 lại đặt góc nhìn từ các cư dân da màu trước sức ảnh hưởng to lớn do bóng ma Daniel để lại sau gần 3 thập kỷ.
Chưa kể, Candyman giờ đây không chỉ là một oán linh đơn độc mà đã trở thành thực thể hùng mạnh hơn, bao gồm tất cả nạn nhân bỏ mạng bởi bạo lực phân biệt chủng tộc. “Candyman không còn là hắn, đó thực chất là một cái tổ” (Candyman ain’t a he, Candyman is the whole goddamn hive).
Giống hệt đám đông cuồng nộ, “chúng” thẳng tay tàn sát bất cứ ai dám nhắc tới cái tên Candyman (cụm từ khơi gợi nỗi đau kỳ thị) cùng vẻ thách thức, đồng thời coi màn tắm máu kẻ xấu số như hành động thực thi công lý.
Dưới lăng kính của nhà làm phim Nia DaCosta, giai thoại Candyman là kết quả của sự phẫn uất dồn nén, tích tụ theo năm tháng nơi người dân da màu tại Hoa Kỳ. Vì cảm thấy bất lực trước thứ tư tưởng độc hại luôn ăn sâu, bám rễ trong lòng nước Mỹ, nên họ luôn chờ bạo loạn để giải tỏa ức chế.
Chẳng những phản ánh hiện thực khắc nghiệt, tác phẩm Candyman do Jordan Peele chấp bút kịch bản còn lật ngược vấn đề qua câu hỏi: Dẫu biết đám đông cuồng nộ là điều không tốt, thế nhưng cộng đồng da màu còn lựa chọn nào khác để lên tiếng giữa lúc các hành vi phân biệt, chèn ép ngày càng núp bóng tinh vi hơn?
-
"Nội dung 1776" (1972) là một vở nhạc kịch do Sherman Edwards viết nhạc và bài hát, cùng với Peter Stone viết kịch bản. Vở nhạc kịch này kể về quá trình hình thành Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và những căng thẳng chính trị của thời kỳ đó.
Câu chuyện tập trung vào các nhân vật lịch sử như John Adams, Thomas Jefferson và Benjamin Franklin, mô tả những cuộc tranh luận, sự bất đồng và quyết tâm của họ trong việc giành lấy tự do cho đất nước. Vở nhạc kịch kết hợp giữa hài hước, âm nhạc và những khoảnh khắc nghiêm túc, làm nổi bật những giá trị và lý tưởng mà các nhà lãnh đạo đó đã chiến đấu để đạt được.
"Nội dung 1776" không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn mang đến cái nhìn sâu sắc về lịch sử và ý nghĩa của tự do.
-
Ngoài kia có rất nhiều bộ phim với kịch bản xuất sắc, nhưng nếu muốn chọn ra ví dụ tốt nhất, cân bằng nhất cho những ai muốn học kịch bản phim thì chúng ta có Double Indemnity (1944). Cho dù bạn không định viết về thể loại tội phạm, Double Indemnity vẫn là hình mẫu lý tưởng để bạn học tập những điểm trọng yếu trong một kịch bản phim: cấu trúc, đối thoại, nhịp điệu, cách tạo căng thẳng, khúc ngoặc, kể chuyện bằng hình ảnh…
Double Indemnity dựa trên tiểu thuyết cùng tên của James M. Cain, cùng vụ sát hại Albert Snyder do Ruth Snyder gây ra nhằm lấy tiền bảo hiểm. Billy Wilder cùng Raymond Chandler chuyển thể câu chuyện lên màn ảnh với cách kể chuyện sắc bén, gọn gàng cùng cách diễn giải nhân vật khác biệt. Bộ phim cũng trở thành dấu ấn lớn trong sự nghiệp Barbara Stanwyck. Dù cho trước đó bà đã là diễn viên có thù lao cao nhất Hollywood với hai đề cử Oscar, vai Phyllis Dietrichson trong Double Indemnity vẫn nằm ở đẳng cấp khác.
Nội dung
Phyllis Dietrichson là vợ sau của một doanh nhân giàu có nhưng hà khắc. Cô quyến rũ và thông đồng với người bán bảo hiểm Walter Neff, lừa ông Dietrichson ký mua bảo hiểm tai nạn trị giá $50,000. Hai người âm mưu sát hại người chồng để nhận tiền bồi thường gấp đôi. Xuyên suốt bộ phim là quá trình lên kế hoạch và che đậy tội ác của cặp đôi, cũng như nội tâm giằng xé của Walter Neff khi nhận ra bản thân sa ngã vì mộy người phụ nữ.
Phyllis-Dietrichson
Bộ phim là dòng hồi tưởng và lời thú tội của Neff, từ đầu chúng ta đã biết kết cục của câu chuyện. Vậy thì còn gì hấp dẫn nữa? Thế nhưng, bạn sẽ không thể rời mắt được khỏi diễn biến. Bộ phim không còn đơn thuần tập trung vào hành động mà cân bằng với quá trình đấu tranh nội tâm của nhân vật. Thứ tạo nên kịch tính của câu chuyện với kết cục định sẵn này là màn đấu trí căng thẳng với điều tra viên bảo hiểm Barton Keyes. Đây là nhân vật thú vị dưới màn thể hiện tài ba của Edward G. Robinson, với đầy đủ nét cứng rắn lẫn duyên dáng.
Nhịp điệu, bước ngoặc
Như đã nói ở trên, Double Indemnity là bộ phim được tiết lộ trước kết cục, thế nên biên kịch phải có cách khác để giữ sự chú ý của khán giả, bằng cách chơi đùa với họ một chút. Điều đó đòi hỏi khả năng điều tiết nhịp điệu chặt chẽ. Đầu tiên là kế hoạch hoàn hảo mà Neff vạch ra, chúng ta chưa biết cặp tình nhân sẽ tiến hành nó như thế nào. Tiếp theo là những chướng ngại liên tục xuất hiện thách thức họ rồi biến mất, rồi lại xuất hiện. Bằng cách này, Chandler và Wilder đã khiến chúng ta phải nhấp nhổm trên ghế.
Xây dựng nhân vật
Double Indemnity có hai nhân vật chính đều là phản anh hùng và phản diện, thế nhưng ở một khoảnh khắc nào đó, ta sẽ hy vọng họ có được số tiền mình muốn. Nhưng như Keyes đã dự báo trước, đó là chỉ là giấc mơ xiêu vẹo và Keyes kéo chúng ta trở về hiện thực, kéo chúng ta về phe ông với tính cách thú vị và tài năng khó ai bì kịp. Vấn đề của những bộ phim lừa đảo hiện đại đó là xây dựng nhân vật tội phạm quá quyến rũ còn phía mà ta tạm gọi là “thực thi công lý” lại quá nhàm chán, nặng giáo điều.
Barton Keyes do Edward G. Robinson thể hiện không phải là kẻ như thế. Có thể ông không cao, không hấp dẫn nhưng Barton là nhân vật duy nhất phim nói nhiều (mà không thừa chữ nào) lại có ngôn ngữ hình thể rất sinh động, tạo thành đối trọng với hai kẻ lẩn lút là Neff và Phyllis vốn đang căng cứng đơ người và luôn cẩn thận chọn lựa lời nói. Dù đứng trước mặt chủ tịch hay bạn thân Neff, Barton ném thẳng mọi giả thuyết vào mặt họ, chứng minh bằng số liệu và tự tin với lập luận của mình.
neff-and-phyllis
Nhân vật Barton Keyes hắp dẫn bởi lời nói và hành động ăn nhập với nhau, rất dễ hiểu với khán giả. Còn Neff và Phyllis lại phức tạp hơn, một kẻ thao túng, người còn lại mù mờ về đạo đức, nhưng điều đó không ngăn tác giả xây dựng họ một cách nhất quán. Phim có nhiều chi tiết foreshadow, dự báo trước về mối quan hệ cũng như tính cách nhân vật, thể hiện qua góc quay, ánh sáng, lời thoại.
Một dấu hiệu báo trước vai vế trong mối quan hệ Neff-Phyllis đó là khi anh lần đầu gặp cô từ trên tầng. Từ lâu, góc quay thấp (low angle shot) là cách nhà làm phim thể hiện sức mạnh nhân vật. Phyllis đứng ở vị trí cao hơn, nhìn xuống Neff. Cô là con báo đứng trên cây xác định con mồi. Ta cũng không rõ việc cô xuất hiện với bộ dạng hở hang như vậy là vô tình hay cố ý. Chưa cần mở miệng kể chuyện luyên thuyên, mọi thứ toát ra từ Phyllis đều tiềm ẩn động cơ dối lừa: chiếc lắc chân, dáng ngồi vắt chéo, chuyến viếng thăm bất chợt.
Còn Neff thật sự là kẻ thua cuộc ngay từ đầu. Anh bị mê hoặc bởi nhan sắc Phyllis, tiếp theo là câu chuyện lâm li của cô về người chồng nóng nảy. Bạn có thể bắt lỗi rằng một nhân viên bán hàng giỏi như Neff mà lại dễ xiêu lòng vậy sao. Hãy nhớ lời Barton nhận xét về anh “Chắc anh chẳng thông minh hơn mấy, chỉ cao hơn thôi”. Có lẽ Neff giỏi bán hàng thật, nhưng anh không thông minh hơn Phyllis và Keyes. Neff cũng là nhân vật được phơi bày diễn biến nội tâm nhiều hơn, nhưng nhìn chung, anh bị mục ruỗng.
Vấn dề trong Double Indemnity là sự mục ruỗng đạo đức (corruption). Phyllis “mục ruỗng từ trong tim” (corrupted to the heart), còn Neff cũng theo người tình ngã vào bóng tối. Dễ thấy điều này khi bộ phim càng về cuối càng tối dần, bắt đầu từ lần gặp Phyllis đầu tiên giữa trưa đầy nắng cho đến khi cả hai chìm hoàn toàn trong căn phòng tối. Đây là phương thức truyền đạt không lời được sử dụng nhiều trong điện ảnh. Nhân vật không ngồi trong bóng tối cho ngầu, mà là thật sự đang ấp ủ âm mưu gì đó.
Phyllis Dietrichson của Barbara Stanwyck nhanh chóng trở thành hình tượng nữ nhân nguy hiểm (femme fatale) điển hình trong điện ảnh lẫn văn học. Theo một video essay của 100 Years of Cinema, làn sóng làm phim với những nhân vật nữ tâm cơ, độc lập, thao túng này nổi lên kể từ khi phụ nữ tham gia vào lực lượng sản xuất. Femme Fatale phản ánh tâm lý của nam giới trước chuyển biến xã hội lớn lao, nơi phụ nữ xuất hiện nhiều hơn ở các xí nghiệp, công sở. Đây có phải là con dao hai lưỡi? Đây là thái độ thù ghét phụ nữ hay truyền cảm hứng?
Double Indemnity (1944) ra mắt không lâu sau cơn Đại Suy Thoái và lấy cảm hứng từ vụ án xảy ra vào thời suy thoái. Nó phản ánh thời đại, nhưng cũng chưa bao giờ lỗi thời, minh chứng cho sức sống của một bộ phim được chế tác tốt. Double Indemnity (1944) là ví dụ hoàn hảo cho thể loại phim noir nói riêng, lẫn nghệ thuật kể chuyện nói chung.