Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,725 files
-
"High Plains Drifter" (1973) là một bộ phim Tây Bắc do Clint Eastwood đạo diễn và thủ vai chính. Câu chuyện diễn ra trong một thị trấn hẻo lánh có tên là Lago, nơi một người lạ bí ẩn xuất hiện. Người lạ, được gọi là Drifter, không chỉ là một tay súng mà còn là một nhân vật có quá khứ đầy u ám.
Khi đến Lago, Drifter phát hiện ra rằng thị trấn đang bị khủng hoảng bởi sự hiện diện của những kẻ tội phạm. Dân làng, vốn không thiện cảm với những kẻ xấu, đã quyết định mời Drifter bảo vệ họ. Tuy nhiên, Drifter có những kế hoạch riêng và dần dần phơi bày những bí mật đen tối của thị trấn, cùng với việc trả thù cho những tội ác trong quá khứ.
Phim khai thác chủ đề về công lý, sự trả thù và tính hai mặt của con người, với hình ảnh đầy ấn tượng và âm hưởng của nhạc nền mạnh mẽ. "High Plains Drifter" nổi bật với phong cách hình ảnh đặc trưng của Clint Eastwood và có thể coi là một trong những tác phẩm kinh điển của thể loại phim Tây Bắc.
-
"Escape from Alcatraz" (1979) là một bộ phim hành động và chính kịch do Don Siegel đạo diễn, với Clint Eastwood đóng vai chính. Phim dựa trên câu chuyện có thật về cuộc vượt ngục khỏi nhà tù nổi tiếng Alcatraz.
Nội dung xoay quanh Frank Morris, một tội phạm thông minh và khéo léo, bị giam giữ tại Alcatraz, một nhà tù nổi tiếng với độ an ninh cao. Frank cùng với những bạn tù khác, bao gồm Clarence Anglin và John Anglin, lên kế hoạch để trốn thoát khỏi nhà tù hầu như không thể tiếp cận.
Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc chế tạo công cụ cho đến việc lén lút thực hiện kế hoạch mà không bị phát hiện. Sự căng thẳng gia tăng khi họ cố gắng thực hiện cuộc vượt ngục vào một đêm mưa bão.
Bộ phim khám phá chủ đề về tự do, sự quyết tâm và những rào cản mà con người phải đối mặt. Với diễn xuất xuất sắc của Clint Eastwood và phong cách làm phim căng thẳng, "Escape from Alcatraz" đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim tội phạm.
-
"The Texas Chain Saw Massacre" (1974) là một bộ phim kinh dị kinh điển do Tobe Hooper đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một nhóm bạn trẻ, gồm Sally, Franklin, Pam, Jerry và Kirk, trên đường đến thăm một nghĩa trang gia đình ở Texas. Trong hành trình, họ gặp phải những tình huống kỳ quặc và cuối cùng bị mắc kẹt trong một vùng nông thôn hẻo lánh.
Khi nhóm bạn quyết định khám phá một ngôi nhà bỏ hoang, họ nhanh chóng trở thành mục tiêu của một gia đình biến thái, nổi bật nhất là Leatherface, một kẻ sát nhân mang mặt nạ làm từ da người và sử dụng cưa máy. Cảnh sát sống ngoài vòng pháp luật và không có sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài, các nhân vật phải chiến đấu để sống sót.
Bộ phim nổi bật với những cảnh quay căng thẳng, không khí u ám và sự tàn bạo, tạo ra một cảm giác kinh hoàng sâu sắc. "The Texas Chain Saw Massacre" không chỉ là một tác phẩm kinh dị, mà còn có ảnh hưởng lớn đến thể loại này và được coi là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ.
-
'Train to Busan' là một bộ phim về zombie chứ không phải bệnh cúm nhưng những gì mà nó mô tả về cách con người vượt qua đại dịch khiến nhiều chúng ta phải suy ngẫm vào thời điểm này.
'Train to Busan' (tựa tiếng Việt: Chuyến tàu sinh tử) là một bộ phim về đại dịch zombie của Hàn Quốc, được đạo diễn bởi Yeon Sang-ho và có sự tham gia của các diễn viên Gong Yoo, Jung Yu-mi và Ma Dong-seok,... Tác phẩm điện ảnh này không chỉ thành công ở Hàn Quốc hay khu vực châu Á và còn ghi dấu ấn trên thế giới với những ý nghĩa ẩn sâu trong nội dung. 'Train To Busan' cũng là một trong những tác phẩm của châu Á hiếm hoi lọt top những bộ phim và chương trình truyền hình về đại dịch nổi tiếng nhất theo đánh giá của IMDb.
Toàn bộ tác phẩm là câu chuyện về việc một nhóm người trên chuyến tàu tới Busan (Hàn Quốc) cố gắng thoát khỏi đại dịch zombie. Ở đó, họ đấu tranh với cả những người bị bệnh trên chuyến tàu và chiến đấu với cả những người còn sống với đầy đủ cả sự nghi kỵ, thù ghét nhau mang đầy kịch tính. Khi 'Train To Busan' kết thúc, người xem có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của nó và đặt ra câu hỏi 'liệu nếu không chết vì đại dịch zombie thì con người có chết vì chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mà hãm hại người khác?'. Bộ phim có kinh phí 8,5 triệu USD và thu về 72,7 triệu USD trên toàn cầu.
Một bộ phim khác lạ về đại dịch zoombie
"Train to Busan" kể về hành trình của một người đàn ông có tên Seok-woo (Gong Yoo) và con gái Su-an (Kim Su-an) trên chuyến tàu tới Busan. Ở đó, họ gặp một người chồng lực lưỡng Sang-hwa (Ma Dong-seok) và người vợ đang mang thai Seong-kyeong (Jung Yu-mi), một đội bóng chày của trường trung học, một giám đốc tên Yong-suk (Kim Eui-sung) giàu có và tự cao tự đại, 2 chị em In-gil (Ye Soo-jung) và Jong-gil (Park Myung-sin),...
Khi tàu khởi hành, một cô gái trẻ bước lên với vết thương ở chân. Sau đó, cô gái biến thành thây ma và cắn một tiếp viên. Virus nhanh chóng lan ra khắp đoàn tàu khiến nhiều người biến thành zombie. Những người còn sống phải trốn sang toa khác, co cụm với nhau để tìm cách sống sót. Từ đây, những câu chuyện về chiến đấu sinh tồn, giành giật sự sống, tình yêu thương và cả sự nghi kỵ, ghen ghét, hãm hại nhau giữa người với người liên tục xuất hiện. Đến cuối cùng, chỉ còn Su-an và Seong-kyeong sống sót và đến được Busan. Họ đi bộ qua một đường hầm xe lửa, nơi có những người lính đang đóng quân để bảo vệ con người khỏi thây ma.
Nhìn chung, nội dung của bộ phim vẫn là câu chuyện con người chiến đấu với zombie để giành giật sự sống vốn xuất hiện rất nhiều trên màn ảnh rộng. Những cảnh chiến đấu để giành giật sự sống liên tục xuất hiện. Điểm khác biệt trong bộ phim là những 'anh hùng' trong việc chống lại zombie lại không phải là người chuyên nghiệp. Họ chiến đấu bằng tất cả bản năng sinh tồn của mình chứ không hề có chút tài cán nào về võ thuật, cũng không phải là người dùng vũ khí thiện xạ như nhiều bộ phim cùng nội dung. Ở đó, những nhân vật chính hiện lên với vẻ ngoài hiền lành nhưng khi chiến đấu thì lại rất mãnh liệt bởi đã bị đẩy đến đường cùng, hoặc là chiến đấu, hoặc là chết.
Nhịp phim của 'Train to Busan' diễn ra rất kịch tính từ đầu đến cuối. Hàng loạt những cuộc đụng độ giữa người và thây ma xảy ra khiến người xem cảm thấy hồi hộp, căng thẳng theo từng phân đoạn. Khán giả sẽ bị cuốn vào nhịp phim bởi nó lôi cuốn và thôi thúc sự tò mò rất lớn để tìm ra ai sẽ là người sống sót trên chuyến tàu định mệnh đó. Đặc biệt hơn, sự khác biệt của 'Train to Busan' với những bộ phim đến từ Hollywood đó là nó đã lồng ghép vào những tình huống lấy nước mắt người xem về tình cha con, tình chị em, tình vợ chồng. Cứ thế, câu chuyện của bộ phim càng xem càng cuốn hút, đan xen giữa hành động và tình cảm khiến người xem rất khó rời mắt khỏi bất kỳ một chi tiết nào.
Những 'anh hùng' trong Train to Busan rất đặc biệt. Họ không 'tiêu diệt thây ma, giải cứu thế giới' mà chiến đấu vì chính bản thân mình, vì người thân yêu của mình. Đó là những 'anh hùng' bình dị như một người chồng cao to nhưng hết lòng yêu vợ mình, một người cha lạnh lùng nhưng theo sát con gái, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì con.
Điểm yếu trong kịch bản của Train to Busan chính là việc câu chuyện không có tính bước ngoặt với các tình tiết diễn ra rất nhanh nhưng lại thiếu điểm nhấn đặc biệt sâu sắc. Nhân vật phản diện là vị giám đốc tên Yong-suk chưa có lý do thuyết phục cho việc hãm hại hết người này đến người khác để giành lấy sự sống của mình. Cùng với đó, tác phẩm cũng có một lỗi logic rất lớn đó là nhân vật người vợ mang tên Seong-kyeong dù đang có thai, bụng rất to nhưng chạy rất nhiều, lanh lẹ, thanh thoát như người bình thường.
Tuy nhiên, nhìn chung các tình tiết trong bộ phim được làm rất chắc chắn, hợp lý, tự nhiên chứ không hề vội vàng dù nhịp phim nhanh. Hầu như không có một chi tiết thừa nào xuất hiện trong phim và kịch bản được làm rất cẩn thận.
Câu chuyện đáng suy ngẫm về cách con người vượt qua đại dịch
Như đã đề cập, 'Train to Busan' là một bộ phim về Zombie chứ không phải bệnh cúm nhưng những gì mà nó mô tả về cách con người vượt qua đại dịch khiến chúng ta phải suy ngẫm lúc này.
Tác phẩm của đạo diễn Yeon Sang-ho không chỉ là trận chiến giữa người với thây ma còn là sự đấu tranh giành quyền được sống giữa chính những con người có mặt trên chuyến tàu. Khi thảm họa xảy ra, bản chất của từng người mới được bộc lộ một cách rõ nét. Ai cũng cần được sống và họ làm mọi cách dù có ích kỷ hay tàn bạo thế nào. Xoay quanh câu chuyện của 'Train to Busan' là phương pháp từng cá tính khác nhau tìm cách tồn tại trong đại dịch. Để rồi, những người đó phần lớn đều chết để Su-an và Seong-kyeong được sống.
Bộ phim dù nói về đại dịch zombie tuy không có thật nhưng những câu chuyện trong đó có thể sẽ rất thật khi một đại dịch toàn cầu xảy ra. Ở đó, có những người như vị giám đốc Yong-suk bỏ qua hết mọi tôn ti, phép tắc của cuộc đời và chỉ mong muốn giữ lại mạng sống cho mình. Ông dùng đủ mọi cách, hãm hại hết người này đến người khác với lý do cuối cùng trước khi chết là vì 'mẹ đang chờ ở nhà'. Nhân vật phản diện này đặt ra một câu hỏi hóc búa cho người xem: 'Khi đại dịch xảy ra, chúng ta có nghĩ về người khác hay chỉ cần quan tâm đến chính bản thân mình?'. Chẳng phải đến nhân vật 'anh hùng' Seok-woo đầu phim cũng dặn dò con gái mình: 'Vào những lúc như thế này, con hãy chỉ lo cho chính mình thôi, hiểu chưa'?
Một chi tiết nữa cũng rất đáng chú ý trong bộ phim đó là khi Seok-woo, Seong-kyeong, Su-an, Sang-hwa... liều mạng sang toa tàu số 15 để gặp những người còn sống. Họ đã phải chiến đấu, hy sinh để vào đến đó nhưng lại bị đuổi đi bởi những con người ích kỷ. Trong lúc đó, tiếng nói của nhân vật phản diện Yong-suk lại được đám đông đồng tình, ủng hộ. Đám đông khi đó chỉ quan tâm đến mạng sống của mình bởi đại dịch đang tràn lan ngay toa tàu bên cạnh, còn sự an nguy những người khác thì không phải chuyện của họ. Nhưng rồi, cuối cùng phần lớn đám đông trên toa tàu đó cũng chết bởi zoombie sau khi đã đuổi nhóm của Seok-woo đi. Vậy phải chăng, trong nghịch cảnh con người nên đoàn kết lại, cùng nhau vượt qua mọi chuyện, bớt chủ nghĩa cá nhân đi thì sẽ có cơ hội sống cao hơn? Đám đông trên toa tàu 15 cũng là đại diện của xã hội hiện tại với những nghi kỵ, ghen ghét nhau để giành lợi ích cho riêng mình.
Chuyến tàu sinh tử đến Busan chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó có đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội. Họ có chung một mục tiêu là sống sót qua đại dịch nhưng lại không thể đoàn kết với nhau để thực hiện mục tiêu đó. Mỗi người một câu chuyện, lai lịch, số phận khác nhau và không thể đoàn kết lại, thậm chí còn hãm hại nhau. Để rồi, cuối cùng cả một chuyến tàu chỉ còn 2 người sống sót đến được Busan. Câu chuyện trong bộ phim cũng chính là bài học cho con người trong dịch Covid-19 hiện tại.
Cuối cùng, vượt qua tất cả, điều đọng lại trong bộ phim vẫn là tình cảm giữa cha và con, giữa vợ và chồng, thậm chí là giữa những người không quen biết nhau. Hình ảnh một người vô gia cư sẵn sàng hy sinh sự sống của mình để cứu Su-an và Seong-kyeong đang mắc kẹt đủ để chứng minh được rằng, trong nghịch cảnh thì chẳng còn ai hơn ai. Một người vô gia cư sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người khác còn một vị giám đốc thì vì mạng sống của mình mà hãm hại hết người này đến người kia. Phải chăng, chỉ trong nghịch cảnh thì bản chất thật sự của con người mới được bộc lộ?
Kết
'Train to Busan' ra đời năm 2016, tức là đã cách đây được 4 năm. Tuy nhiên, bạn nên xem bộ phim này trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới hiện nay. Với cấu trúc chặt chẽ, liền mạch, nhịp phim hồi hộp, gay cấn và cũng có tình tiết cảm động, chắc chắn bộ phim sẽ cho bạn những cảm xúc và bài học đáng giá cho chính bản thân mình.
-
Nổi bật bởi dàn diễn viên xuất sắc, lời thoại mẫu mực, âm nhạc có sức sống vượt thời gian, ‘Casablanca’ luôn nằm trong danh sách phim hay nhất mọi thời đại và được hàng triệu khán giả tôn thờ.
Câu chuyện trong Casablanca xảy ra tại thành phố cảng cùng tên, thuộc Marốc, lúc này đang chịu sự quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã. Bóng đen của Thế chiến II đang lớn dần. Dòng người từ khắp châu Âu đổ về Casablanca ngày càng nhiều. Nơi đây đóng vai trò như một trạm trung chuyển giữa vùng bị phát xít chiếm đóng với nước Mỹ tự do.
Nhân vật chính của bộ phim là Rick Blaine (Humphrey Bogart), một gã người Mỹ lưu vong, chủ của một quán bar hạng sang kiêm sòng bạc. Rick kiệm lời, khó gần. Phương châm sống của anh là: "Tôi chẳng đưa đầu ra cho ai cả". Trung lập về chính trị, không chõ mũi vào chuyện người khác khiến Rick sống yên ổn ở Casablanca.
Mọi chuyện chỉ đảo lộn khi một ngày kia, Ilsa Lund (Ingrid Bergman), người yêu cũ của anh, bước vào quán cùng với chồng của nàng, Victor Laszlo, một chỉ huy quân kháng chiến châu Âu đang tìm cách thoát sang Mỹ. Số phận run rủi khiến Rick là người duy nhất có trong tay hai tờ giấy thông hành có thể giúp vợ chồng họ thực hiện được dự định. Bị giằng xé giữa tình yêu và lương tâm, Rick sẽ lựa chọn thế nào? Ilsa cuối cùng sẽ ở lại với ai? Ai sẽ là người lên máy bay? Những câu hỏi ấy chỉ được giải đáp ở những phút cuối cùng của bộ phim.
Casablanca được dựa trên một vở kịch chưa bao giờ được công diễn có tên là Everybody Comes to Rick’s của Murray Burnett và Joan Alison. Sau đó, kịch bản được chấp bút lần lượt bởi anh em Julius và Philip Epstein, Howard Koch và Casey Robinson. Tuy vậy, Casablanca vẫn là một khối thống nhất, hoàn chỉnh và chặt chẽ. Bộ phim là một ly cocktail được pha trộn hoàn hảo giữa ba thể loại - ly kỳ, tình cảm và hài hước.
Casablanca trở thành một tượng đài sừng sững của điện ảnh thế giới cũng một phần lớn nhờ diễn xuất xuất chúng của Humphrey Bogart và Ingrid Bergman.
Trong vai một người đàn ông có vẻ ngoài sắt đá nhưng tâm hồn nhạy cảm, Humphrey Bogart lần đầu tiên thử sức với thể loại phim tình cảm (trước đó anh chuyên đóng phim tội phạm). Với gương mặt cương nghị và từng trải, ánh mắt sâu thẳm, nhìn thấu tâm can người đối diện, Bogart tạo nên một hình tượng đàn ông mạnh mẽ, típ người phái mạnh muốn kết bạn và phái yếu muốn dựa dẫm.
Ingrid Bergman chưa bao giờ đẹp và mong manh đến thế. Trong vai người đàn bà được cả hai người đàn ông yêu say đắm, Ingrid Bergman đã đưa đến cho khán giả một vai diễn cảm động, nội tâm nhiều giằng xé. Nhiều giai thoại điện ảnh cho biết chính Ingrid Bergman cũng không được cho biết trước kết cục của phim. Chính vì vậy suốt quá trình diễn, gương mặt cô thể hiện xuất sắc sự bối rối, phân vân, nỗi khổ tâm của người đàn bà đứng giữa tình yêu và trách nhiệm.
Ingrid Bergman thường được quay từ phía bên trái, bên phô diễn những nét hoàn hảo nhất của gương mặt cô. Các khung hình của Bergman cũng thường được lấy nét mềm và bố trí ánh sáng sao cho đôi mắt cô lấp lánh, biểu hiện một thế giới nội tâm đẹp đẽ và phong phú. Cùng với Bogart, Bergman đã tạo nên một câu chuyện tình vĩnh cửu, đầy tiếc nuối trong nhiều thập kỷ. Thật đáng tiếc đây cũng là lần hợp tác đầu tiên và cuối cùng giữa hai người.
Nếu như quán bar của Rick nổi tiếng vì là nơi tập trung của đủ dạng người, đủ quốc tịch thì dàn diễn viên của Casablanca cũng có thể tự hào về đặc tính tương tự. Chỉ có ba trong số các diễn viên là người Mỹ, còn lại hầu hết đều xuất phát từ châu Âu trong đó có rất nhiều người đang phải chạy trốn chế độ Đức Quốc xã.
Cuộc sống tha hương nơi đất khách quê người đã giúp họ thể hiện vai diễn với sự thấu hiểu đồng cảm sâu sắc. Trường đoạn "song đấu" giữa hai bài hát Die Wacht am Rhein của Phát xít Đức và La Marseillaise, quốc ca Pháp, sẽ không thể xúc động và hào hùng đến thế nếu thiếu sự góp mặt của những diễn viên lưu vong ấy. Những giọt nước mắt đẫm trên má họ mà khán giả nhìn thấy cũng chính là nước mắt thật.
Casablanca còn được đặc biệt nhớ đến với những câu thoại kinh điển, đã đi vào đời sống. Trong danh sách 100 câu thoại đáng nhớ của Viện phim Mỹ có tới sáu câu thoại trích từ bộ phim: "Nhìn em kìa, cô bé", "Louis, tôi nghĩ rằng đây là sự bắt đầu của một tình bạn đẹp", "Chơi đi, Sam. Chơi ‘As Time goes by’ đi", "Khoanh vùng nghi phạm lại", "Trong chúng ta luôn có Paris", "Trong vô vàn quán rượu ở mọi thành phố trên khắp thế gian này, cô ấy lại tới đúng chỗ của tôi". Với sáu câu thoại, Casablanca giành vị trí bộ phim có nhiều câu thoại đứng trong danh sách nhất. Sự hấp dẫn trong lời thoại của bộ phim không chỉ có vậy. Những lời đối đáp tưng tửng, hài hước của nhân vật Rick được cài cắm suốt bộ phim cũng đem lại cho khán giả những tiếng cười ý nhị.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhắc đến Casablanca mà lại quên đi giai điệu bất hủ của As Time Goes By. Ca khúc ấy gắn liền với những kỷ niệm riêng tư của Rick và Ilsa khi họ còn bên nhau ở Paris. Khán giả sẽ không thể nào quên hình ảnh Sam, anh chàng da đen trung thành, bên cây đàn piano cùng ánh mắt buồn ám ảnh của Ilsa và vẻ thẫn thờ của Rick.
Bài hát được vinh danh ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng 100 ca khúc do Viện phim Mỹ bầu chọn. Còn trong lòng khán giả, ca khúc mãi mãi được yêu thích như một tình khúc giàu hoài niệm về những mối tình đã qua.
Những nhà làm phim Casablanca thuở ấy không thể tưởng tượng rằng họ đang làm ra một huyền thoại. Với kinh phí thấp và ít sự trông đợi, đối với họ, Casablanca chỉ là một bộ phim trong hàng trăm bộ phim được sản xuất hàng năm của Hollywood.
Giờ đây, Casablanca luôn được nhắc đến như một kiệt tác bất hủ. Giống như lời bài hát của chính As Time Goes By: "Em hãy nhớ lấy điều này, nụ hôn vẫn là nụ hôn, tiếng thở dài vẫn là tiếng thở dài, những điều quan trọng nhất vẫn ở lại khi thời gian trôi đi". Quả vậy, có những điều sẽ còn mãi với thời gian. Trong tim của Rick và Ilsa sẽ luôn có nhau và luôn có Paris. Trong lòng người hâm mộ điện ảnh, vẫn luôn có chỗ cho Casablanca.
-
"The Return of the Living Dead" (1985) là một bộ phim kinh dị hài kinh điển, được đạo diễn bởi Dan O'Bannon. Phim xoay quanh một nhóm người bị mắc kẹt trong một nhà kho khi một tai nạn xảy ra với một loại khí độc có khả năng hồi sinh xác chết.
Câu chuyện bắt đầu khi hai nhân viên làm việc tại một nhà kho của một công ty y tế vô tình mở một thùng chứa xác chết từ một vụ thử nghiệm quân sự trước đây. Khi khí độc thoát ra, nó không chỉ hồi sinh xác chết mà còn khiến chúng trở nên khát máu.
Nhân vật chính, Freddy, và bạn bè của anh phải đối mặt với sự tấn công của các xác sống khi họ cố gắng tìm cách sống sót. Phim nổi bật với các yếu tố hài hước, kèm theo những cảnh hành động căng thẳng và những thông điệp về sự sống và cái chết.
"The Return of the Living Dead" đã trở thành một tác phẩm văn hóa quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều bộ phim và trò chơi sau này trong thể loại kinh dị.
-
"8 Mile" là một bộ phim năm 2002 do Curtis Hanson đạo diễn, với Eminem đóng vai chính. Câu chuyện diễn ra ở Detroit vào đầu thập niên 2000, theo chân Jimmy Smith Jr. (biệt danh "B-Rabbit"), một rapper trẻ tuổi đang cố gắng tìm kiếm con đường thành công trong một môi trường khó khăn.
Bộ phim khám phá cuộc sống của B-Rabbit, những khó khăn trong gia đình, mối quan hệ với bạn bè và tình yêu, cũng như những cuộc chiến rap tại các cuộc thi freestyle. Với sự hỗ trợ từ những người bạn như Future và Wink, B-Rabbit phải đối mặt với áp lực từ bản thân và xã hội để vượt qua những rào cản và chứng minh tài năng của mình.
"8 Mile" không chỉ là một bộ phim về âm nhạc, mà còn là một câu chuyện về sự đấu tranh, khát vọng và tìm kiếm danh tính cá nhân trong một thế giới đầy thử thách. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt với bản nhạc chủ đề "Lose Yourself," mang lại cho Eminem giải Oscar cho Bài hát gốc xuất sắc nhất.
-
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của Roger "Verbal" Kint - là một người tàn tật còn sống sót sau vụ bắn nhau kinh hoàng tại cảng Los Angeles. Verbal bị David Kujan bắt phải kể lại chi tiết câu chuyện dẫn đến vụ bắn nhau này, Verbal bắt đầu chắp nối nhiều câu chuyện phức tạp về những sự kiện dẫn anh ta và bốn tội phạm có tiếng tình cờ gặp nhau, 5 người họ bị một ông chủ bí ẩn có tên là "Keyser Söze" sai khiến họ làm việc. Bộ phim đạt tới 2 giải Oscar, đồng thời nhận thêm 8 đề cử và đạt thêm 31 giải ở các liên hoan phim khác nhau!
Tính tới nay, gần 600 ngàn người vẫn đang đánh giá bộ phim này số điểm 8.7/10 ở IMDb, một con số tham khảo đáng chú ý.
Bộ phim được đánh giá cao ở tính xem lại của nó, nghĩa là cho dù bạn đã xem rồi, đã biết những bí ẩn đằng sau nó, khi xem lại bạn vẫn thấy thích thú, vẫn tìm thấy được những cái mới, vẫn thấy được những "tình tiết" giải thích vì sao lại có việc này, vì sao lại có việc kia.
Đây không phải là một bộ phim bom tấn thời đó, nghĩa là chi phí bỏ ra cho phim rất hạn chế, ít cảnh cháy nổ hành động hao tiền, cái đáng giá của nó là diễn xuất tài tình của các diễn viên.
Keaton (Grabriel Byrme) hoàn thành tốt vai diễn của mình, ông luôn có cái khắc khoải của một tội phạm hoàn lương, bị giằng xé giữa việc cố tạo một cuộc sống mới và bị những người ở cuộc sống cũ lôi kéo. McManus (Stephen Baldwin) là một tay chuyên nghiệp, làm đúng việc cần làm. Vai diễn của Benicio del Toro (Spencer) và Kevin Spacey (Verbal) là hai vai diễn mình thích nhất trong phim này, một người nói nhiều theo kiểu lắt léo, vui vẻ, một người nói nhiều theo kiểu sành sỏi, mưu mô.
Bộ phim còn khá nhiều nhân vật khác để bạn khám phá, mỗi con người đều có một vài phút dẫn câu chuyện riêng của mình lúc đầu phim, vì sao họ lại đứng chung thuyền trong một vụ nổ súng đẫm máu ở cuối phim, người bí ẩn ở đầu phim là ai, và cho dù sau khi biết người đó là ai, ai là kẻ đứng sau tất cả, xem lại bộ phim này mình tin là bạn vẫn sẽ cảm thấy rất thích thú.
-
Các diễn viên cao ngạo muốn thực hiện một bộ phim chiến tranh lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng họ không hề chuẩn bị tâm lý khi bị đẩy vào một cuộc chiến thật sự.
Ý tưởng về phim Sấm nhiệt đới (Tropic Thunder) của đạo diễn Ben Stiller được hình thành khi bản thân anh được tiếp xúc với các sao của Hollywood trong lúc đóng các bộ phim về chiến tranh. Hầu hết diễn viên đều tưởng rằng mình mạnh mẽ như một người lính ở chiến trường thực thụ. Để châm biếm thái độ trên, Stiller cùng Justin Theroux bắt tay viết bản phác thảo kịch bản đầu tiên. Năm 2006, hãng DreamWorks bật đèn xanh cho việc sản xuất Tropic Thunder và đến tháng 7/2007, phim được bấm máy.
Phim xoay quanh nhóm diễn viên cùng tham gia vào một dự án phim với kinh phí khổng lồ. Tugg Speedman (Ben Stiller đóng), là siêu sao hành động được nuông chiều nhưng đã hết thời. Speedman hy vọng dự án phim Tropic Thunder sẽ đưa anh trở lại đỉnh cao. Người thứ hai là Jeff Portnoy (Jack Black), ngôi sao của serie phim hài nổi tiếng muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng mình không chỉ có khả năng mang lại tiếng cười. Nhân vật thứ ba trong nhóm là Kirk Lazarus (Robert Downey Jr), một diễn viên người Australia đã 5 lần đoạt giải Oscar và luôn tìm các phương cách diễn xuất mới mẻ.
Hai người còn lại là Alpa Chino (Brandon T. Jackson đóng) - một doanh nhân từng là ngôi sao hip hop nổi tiếng, nay muốn được xếp ngang hàng với những diễn viên lớn và Kevin Sandusky (Jay Baruchel) - một diễn viên mới vào nghề đang hạnh phúc vì kiếm được việc làm.
Sau nhiều lần thất bại trong việc điều khiển dàn diễn viên toàn "sao" cứng đầu, vị đạo diễn quyết định đưa cả đoàn làm phim tới khu rừng rậm ở Đông Nam Á để họ có thể nếm trải cuộc sống chinh chiến. Không trợ lý, không đoàn hộ tống và không có điện thoại di động, 5 ngôi sao không ngờ phải thực sự chạm trán với một băng đảng buôn ma túy nguy hiểm. Trong khi đó, tưởng đoàn làm phim là các nhân viên phòng chống ma túy (DEA) của Mỹ, băng đảng quyết định “nghênh tiếp” những người hùng.
Bối cảnh chính của phim được thực hiện chủ yếu trên hòn đảo Kauai (thuộc Hawaii), mô phỏng khu vực Tam giác vàng ở Đông Nam Á. Một phim trường lớn được dựng tại núi Waialeale nơi có tới 350 ngày mưa trong một năm, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đoàn làm phim phải đối mặt với những cơn mưa không ngớt và rất nhiều bùn. Tropic Thunder là bộ phim có quá trình sản xuất lớn nhất từ trước đến nay trên đảo Kauai.
Cũng giống như những bộ phim Hollywood khác, Tropic Thunder sử dụng khá nhiều kỹ xảo điện ảnh đẹp mắt. Phim hài vốn là sở trường của Ben Stiller và Justin Theroux nên khán giả có được những tiếng cười sảng khoái. Tuy nhiên, phim không đào sâu về diễn biến tâm lý nên chưa tạo được điểm nhấn trong nội dung.
Đặc biệt, tài tử Hollywood Tom Cruise tham gia một vai nhỏ trong Tropic Thunder với ngoại hình của một người hói và béo. Mọi hình ảnh về nhân vật do anh diễn đều được giữ kín cho đến khi bộ phim ra mắt để tạo sự bất ngờ cho khán giả.
-
**Lost Highway** (1997) là một bộ phim tâm lý kinh dị do David Lynch đạo diễn, nổi bật với phong cách nghệ thuật và cấu trúc phi tuyến tính. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính, Fred Madison (do Bill Pullman thủ vai), một nhạc sĩ saxophone sống ở Los Angeles.
Fred bắt đầu trải qua những cơn ác mộng kỳ lạ và cảm thấy cuộc sống của mình bị xáo trộn khi nhận được những băng video bí ẩn ghi lại cảnh anh và vợ, Renee (Patricia Arquette), trong những tình huống riêng tư. Khi Renee bị giết một cách bí ẩn, Fred trở thành nghi phạm và bị bắt giữ.
Sau đó, câu chuyện chuyển sang một nhân vật khác, Pete Dayton (cũng do Balthazar Getty thủ vai), một người trẻ tuổi sống ở một thị trấn khác. Pete dần bị cuốn vào một mối quan hệ phức tạp với một cô gái tên là Alice, người có vẻ giống với Renee.
Phim khám phá các chủ đề về danh tính, ký ức và tâm lý, với những yếu tố siêu thực và kỳ bí. Ngôn ngữ hình ảnh độc đáo và âm nhạc đầy ám ảnh của Lynch tạo nên bầu không khí căng thẳng và u ám, khiến người xem phải suy ngẫm về thực tại và những gì ẩn giấu bên trong tâm trí con người.
-
"The Score" (2001) là một bộ phim hình sự do Frank Oz đạo diễn, với sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng như Robert De Niro, Edward Norton và Marlon Brando.
Câu chuyện xoay quanh Nick Wells (Robert De Niro), một tên trộm chuyên nghiệp sắp nghỉ hưu. Nick sở hữu một câu lạc bộ nhạc jazz ở Montreal và muốn rút lui khỏi cuộc sống tội phạm. Tuy nhiên, một đồng minh cũ của anh, Max (Marlon Brando), thuyết phục Nick tham gia vào một vụ cướp lớn: đánh cắp một chiếc hộp chứa tiền từ một ngân hàng an toàn.
Để thực hiện kế hoạch, Nick phải làm việc cùng với Jack (Edward Norton), một kẻ lừa đảo trẻ tuổi và bất ổn. Trong quá trình chuẩn bị cho vụ cướp, mối quan hệ giữa Nick và Jack trở nên căng thẳng, khi Jack có những ý định riêng của mình và những bí mật bắt đầu được phơi bày.
Phim khai thác các chủ đề về sự tin tưởng, lòng tham và những hệ quả của cuộc sống tội phạm. Với diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên và các pha hành động kịch tính, "The Score" mang đến một câu chuyện căng thẳng và hấp dẫn.
-
"The Last Detail" (1973) là một bộ phim do Hal Ashby đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết của Daryl Ponicsan. Phim có sự tham gia của Jack Nicholson, Randy Quaid và Otis Young.
Câu chuyện xoay quanh hai người lính hải quân, Buddusky (Jack Nicholson) và Mulhall (Otis Young), được giao nhiệm vụ đưa một đồng đội trẻ, Meadows (Randy Quaid), từ Norfolk đến một nhà tù quân sự. Meadows bị kết án sáu tháng vì tội ăn cắp và đang rất lo lắng về số phận của mình.
Trong suốt hành trình, Buddusky và Mulhall quyết định dành thời gian để giúp Meadows có một trải nghiệm tốt đẹp hơn trước khi anh phải vào tù. Họ đưa anh đi tham quan và khám phá cuộc sống bên ngoài, tham gia vào những hoạt động vui vẻ và thậm chí gặp gỡ phụ nữ.
Phim không chỉ là một câu chuyện về hành trình mà còn phản ánh sâu sắc về tình bạn, sự tự do và những khó khăn mà quân nhân phải đối mặt. Với những pha hài hước và cảm động, "The Last Detail" được đánh giá cao về kịch bản và diễn xuất, đặc biệt là vai diễn nổi bật của Jack Nicholson.
-
"The Changeling" (1980) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Peter Medak đạo diễn, với sự tham gia của George C. Scott trong vai chính. Câu chuyện xoay quanh John Russell, một nhạc sĩ nổi tiếng, người đang trải qua nỗi đau mất mát sau cái chết bi thảm của gia đình mình.
Sau khi chuyển đến một ngôi nhà cổ ở Seattle để bắt đầu lại cuộc sống, John bắt đầu cảm nhận những hiện tượng kỳ lạ và siêu nhiên. Anh phát hiện ra rằng ngôi nhà có một lịch sử đen tối và bị ám ảnh bởi một linh hồn của một cậu bé đã chết cách đây nhiều năm. John dần dần khám phá ra những bí mật của ngôi nhà và những sự kiện bi thảm liên quan đến cái chết của cậu bé, cùng với một âm mưu lớn hơn.
Phim khai thác sâu sắc các chủ đề về mất mát, đau thương và sự tìm kiếm công lý. Với bầu không khí căng thẳng, các yếu tố kinh dị và một cốt truyện gây cấn, "The Changeling" được coi là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất thập niên 1980.
-
"The Mummy" (1932) là một bộ phim kinh dị cổ điển do Karl Freund đạo diễn, nổi tiếng với hình ảnh đáng sợ của xác ướp. Nội dung phim xoay quanh một xác ướp Ai Cập tên Imhotep, được khôi phục từ giấc ngủ ngàn năm sau khi một nhóm khảo cổ học phát hiện ra ngôi mộ của ông.
Sau khi hồi sinh, Imhotep, do Boris Karloff thủ vai, bắt đầu tìm kiếm nữ hoàng cổ đại Ankh-es-en-amon, người mà ông đã yêu và muốn tái hợp. Trong quá trình này, Imhotep gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí và đe dọa những người xung quanh, đặc biệt là Helen Grosvenor (do Zita Johann thủ vai), một phụ nữ hiện đại có mối liên hệ huyền bí với nữ hoàng.
Phim khắc họa sự xung đột giữa quá khứ và hiện tại, cũng như nỗi ám ảnh và khao khát bất diệt của Imhotep. Với các yếu tố hồi hộp, tâm lý và hình ảnh ấn tượng, "The Mummy" đã trở thành một trong những biểu tượng của thể loại kinh dị và có ảnh hưởng lớn đến nhiều tác phẩm sau này.
-
"The Limey" (1999) là một bộ phim hành động tâm lý do Steven Soderbergh đạo diễn, với sự tham gia của Terence Stamp, Peter Fonda và Leslie Mann. Phim kể về một người đàn ông lớn tuổi tên là Wilson (do Terence Stamp thủ vai), một tay đua xe từ Anh, trở về Los Angeles để tìm kiếm sự thật về cái chết của con gái mình, Jenny.
Wilson phát hiện ra rằng Jenny đã chết trong một vụ tai nạn, nhưng nghi ngờ có điều gì mờ ám phía sau cái chết của cô. Trong hành trình tìm kiếm, Wilson gặp gỡ nhiều nhân vật và dần dần khám phá ra những mối liên kết phức tạp giữa con gái mình và những người trong giới tội phạm.
Bằng sự quyết tâm và một quá khứ không ngại ngần, Wilson không ngần ngại tìm kiếm công lý, điều này dẫn đến những tình huống căng thẳng và bạo lực. Phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về báo thù mà còn khai thác các chủ đề như mất mát, sự tìm kiếm danh tính và mối quan hệ giữa cha và con gái.
Với phong cách kể chuyện độc đáo và nhịp điệu nhanh, "The Limey" đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cả giới phê bình và khán giả.
-
Sau khi đi xem bản musical ở London, xem cả bản kỉ niệm 25 năm tại nhà hát Royal Albert thì mình vẫn thích bản movie nhất, vì nó thỏa mãn gần như các mong đợi của mình cho vở nhạc kịch này :)))))) 1 Christine ngây thơ,1 Raoul si tình, 1 Phantom điên dại nhưng vô cùng đáng thương.
Đầu tiên là Christine. Tuy Emmy Rossum không có được vẻ đẹp hoàn hảo của Sierra Boggess bản 25 năm, nhưng lại có được vẻ trong sáng thuần khiết của 1 thiên thần. Khi nhận vai diễn này, cô mới 16 tuổi và gần như chưa hề có khái niệm nào về nhạc kịch Phantom of the Opera. Giọng hát của Emmy cũng k thể so sánh với Sierra hay Sarah Brightman, nhưng đánh giá đối với bản movie thì vẫn khiến người nghe bị mê hoặc :)))) Diễn biến tâm lí của Christine cũng được triển khai rất tốt, từ khi Christine 1 lòng hướng theo Thiên thần Âm nhạc của mình (khi chưa biết là Phantom), sự sợ hãi bất chợt khi thấy khuôn mặt thật của Phantom nhưng k ghét bỏ, sau đó lại trở thành nỗi ám ảnh thường trực và căm ghét khi Phantom giết người nhằm tìm cách ép buộc cô ở cùng hắn, cuối cùng là sự xót thương cho sự cô độc của Phantom và chút ray rứt khi k thể trả ơn người đã đưa mình đến với danh vọng. Vể khoản này thì các Christine đều thể hiện rất khá, k có gì để phàn nàn. Cảm xúc của mình về hình tượng Christine hầu như k khác nhau mấy qua các bản nên bản của Emmy có thể nói vẫn k hề khiến mình thất vọng :3
Tiếp đến là Raoul. Mình cũng khá thích bản của Paltrick Wilson. Được cast đầu tiên trong dàn, lại là dân biểu diễn nhạc kịch nên k cần nghi ngờ gì chất giọng của Paltrick rồi. Tuy tạo hình Raoul trong movie nhìn hơi mảnh khảnh và yếu ớt, nhưng đoạn đấu kiếm với Phantom (k hề có trong bản nhạc kịch) đã đạp bay nhận định đó :)))))) Cơ mà tạo hình đó lại gợi chút cảm giác của Charming Prince, rất dịu dàng và tinh tế. Raoul yêu Christine từ lần đầu tiên nghe cô hát, sau đó luôn hỗ trợ cô trong quá trình thành danh của Christine và thể hiện tình cảm rất rõ ràng. Phản ứng của Raoul do Paltrick đóng khi nhìn thấy Christine sợ hãi vì bị Phantom ám ảnh là sự an ủi, vỗ về và trấn an cô. Sự dịu dàng thể hiện từ ánh mắt đến cử chỉ, không giống như bản Hadley Fraser đóng trong nhạc kịch kỉ niệm 25 năm. Nhìn anh ta mình có cảm giác Raoul lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Christine vậy. Nếu lời bông đùa mời Christine đi ăn tối của bản Paltrick đóng là sự nhẹ nhàng hóm hỉnh, thì bản Hadley dùng giọng gằn và giật cục kiểu ra lệnh và ép buộc Christine phải chấp nhận vậy. Còn đoạn Christine sợ hãi thì phản ứng của Raoul do Hadley đóng y như kiểu ” Em làm ơn thôi đi đc k? Anh phát ngán về sự hoang tưởng về 1 bóng ma nào đó của em rồi?” với đôi mắt gườm gườm như muốn giết người và vẻ mặt cau có giống như chuẩn bị đánh nhau ấy :v Mình nghĩ Christine mà lấy Raoul này thì sau hắn gia trưởng lắm đây =)))) Thế nên bản 25 năm mình ship Christine vs Phantom cơ, đoạn Phantom ra chào lần cuối, Christine chạy ra ôm eo Phantom từ đằng sau rất cute, sau đó Phantom bế xốc Christine lên rồi bước vào trong sân khấu, lãng mạn dã man :”>
Vai cuối cùng, cũng là vai phức tạp nhất : Phantom. Thực ra từ ngày xưa hồi xem bài Phantom of the Opera do Sarah Brightman biểu diễn với Antonio Bandera, trong tưởng tượng của mình Phantom là kẻ có khuôn mặt rất xấu xí và bị người đời ghẻ lạnh vì khuôn mặt đó, nhưng bù lại hắn lại có khí chất của 1 thiên tài, và có 1 vẻ sexy rất khó cưỡng lại. Nói chung là ngoài cái mặt được che đi thì từ dáng vẻ, động tác đi đứng, giọng nói đều phải toát lên 1 sự quyến rũ đầy bí ẩn :”> Hôm đi xem nhạc kịch ở rạp Her Majesty, ấn tượng đầu tiên khi thấy Phantom là sao chú vừa lùn vừa bụng bia (??!!) ;______; Giọng hát thì k bàn vì được cast vào vai đó thì giọng cũng phải có số có má lắm, nhưng k có cốt cách j toát ra hết :((((((( Thực sự là mình chỉ thấy được phần ”Beast” điên cuồng, mù quáng của Phantom chứ k cảm được phần ”Người” đầy mặc cảm và cô độc của 1 kẻ bị xã hội ruồng bỏ và k có được người mình yêu. Ah k phải vì hạn chế góc nhìn nên k cảm được đâu nhé, bản 25 năm do Ramin Karimloo vẫn thế hiện cảm xúc rất tốt, lại có được cả cốt cách của Phantom mà mình mong đợi :”> Nhưng phải công nhận lên phim, các đoạn độc thoại của Phantom được đẩy lên rõ ràng và được đặc tả nhiều hơn, nên cảm nhận cũng rõ ràng hơn. 1 trong các đoạn mà bản nhạc kịch k có đó là lúc Phantom nhặt bông hoa hồng đỏ mà hắn đã tặng Christine trước đó, nay bị vứt trên nền tuyết trắng. Gerard Butler đã thể hiện rất tốt trường đoạn cảm xúc của Phantom lúc đó, sự cay đắng đau đớn đến tột cùng khi tình cảm của mình dành cho Christine bao năm nay ”bị phản bội”, khi cô dành trái tim mình cho ngài Công tước trẻ Raoul. (Đã thế còn phải chứng kiến 2 đứa nó tỏ tình rồi hôn nhau mấy lần trước mặt mình, k đắng lòng mới lạ :v) Trái tim biết yêu lần đầu của Phantom tan vỡ, hắn nâng bông hồng lên, nhìn nó rồi khóc 1 cách đau khổ. Sau đó hắn bóp nát bông hồng và cặp mắt chuyển từ đau đớn sang căm hận, đánh thức phần Thú trong hắn để giành láy Christine. Mình thực sự rất thích phân đoạn này, vì nó mới mẻ và gây nhiều cảm xúc hơn hẳn phân đoạn gốc trong nhạc kịch.
Ngoài ra thì Phantom của Gerard Butler cho mình hơn cả mong đợi : 1 Phantom điên dại và lạc lối, nhưng lại cực kì cuốn hút và bí ẩn, mang theo mình vẻ cô độc và đáng thương hơn bất kì bản Phantom nào khác. Có lẽ đạo diễn phim cũng muốn làm nổi bật điều này nên trang phục của Phantom đều rất tôn dáng và lịch thiệp. Tạo hình Phantom này cũng k ghê rợn như Phantom nhạc kịch, với chỉ nửa khuôn mặt dị dạng và mất 1 phần tóc, vẫn khiến người ta cảm nhận được vẻ đẹp trai (vốn có) của Gerard Butler =)))))) Phantom trong nhạc kịch nhìn giống như 1 nạn nhân bị tạt axit hay bỏng nặng vậy, k chỉ có khuôn mặt bị tàn phá mà phần tóc cũng bị mất sạch, chỉ còn lưa thưa vài sợi nhìn vô cùng đáng sợ ;____;
Còn lại thì các trường đoạn khác của Phantom 2 bản movie và 25 năm k quá khác nhau là mấy, nên mình tạm k bàn đến
Các nhân vật phụ của phim cũng khá tròn vai, từ em Meg aka loa phường về vụ ”Phantom of the Opera”, 2 ông chủ nhà hát ”tát nước theo mưa” cho đến bà ca sĩ Opera chảnh chó bị dìm hàng gần chết =)))) Chỉ duy có nhân vật Phu nhân Giry của bản phim là mình k thích bằng bản nhạc kịch, vì tạo hình khá hiền và trẻ. Tạo hình 1 người phụ nữ mặc đồ đen, quấn tóc lên cao với khuôn mặt nghiêm nghị với những đường nét sắc sảo cùng cây gậy lúc nào cũng cầm tay trong bản nhạc kịch thích hợp với phu nhân Giry hơn, vì bà ta gần như là Quản lí về khâu diễn viên của nhà hát, cần có vẻ nghiêm khắc và khó tính để át vía tụi diễn viên trẻ :)))) Thêm nữa, 1 chi tiết trong phim là chính Phu nhân Giry đã giải thoát và đưa Phantom vào Nhà hát từ khi cả 2 còn rất trẻ, khiến mình cảm thấy k hợp lí lắm. 1 người có khả năng quản lí và đe nẹt người khác như phu nhân Giry, k lí nào lại không biết cách hướng dẫn, chỉ dạy để Phantom có tính người hơn là để kệ cho hắn trở thành ”bóng ma của Nhà hát”. Cũng như bản nhạc kịch, bà ta biết hết mọi thứ, thậm chí thấy ngay trước mắt nhưng k hề dám làm gì Phantom, mà chỉ gián tiếp làm người phát ngôn cho hắn ta.
Về mặt hình ảnh thì mình siêu thích đoạn đầu phim, khi tiếng nhạc bài Overture của phim vang lên và tất cả khung cảnh quay ngược từ sự hoang tàn bụi bặm mang màu đen trắng sang sự tráng lệ xa hoa đầy màu sắc của nhà hát Opera khi nó vẫn đang trong thời kì hoàng kim của mình. Visual effect đoạn này cực kì thích mắt và ấn tượng luôn ;v; Có lẽ vì mình rất khoái màu vàng kim của nhà hát chăng :”> 1 đoạn nữa là bài ”The Phantom of the Opera” kinh điển, khi Phantom dẫn Christine xuống nơi ở của hắn nơi cống ngầm dưới nhà hát. Khác với nhạc kịch, các chân nến thực sự trồi lên từ mặt nước (chứ k phải trồi từ sân khấu lên), và lửa ở ngọn nến đã rực cháy ngay sau khi ló khỏi mặt nước, hôm trước có đọc ở đâu đó là cảnh này quay 1 lần ăn luôn, từ sau k làm được như thế nữa ;o; Đoạn cuối cùng là cảnh quay bài Masquarade, 1 trong những cảnh thực sự đột phá so với bản nhạc kịch sân khấu. Ở nhà hát, không gian đa phần là màu đen để tạo thêm chiều sâu cho sân khấu và để chuẩn bị cho các phân cảnh tiếp theo nên trang phục cho bài hát này cực kì rực rỡ và bắt mắt. Đó cũng là đoạn đầu tư công phu nhất cho bản nhạc kịch, với dàn dựng sân khấu và trang phục hoành tráng nhất. Người xem sẽ k khỏi lóa mắt về độ lấp lánh và cầu kì của trang phục trong bài hát này, cùng không khí vui tươi của nó. Nhưng trong bản movie, background chính lại là màu vàng kim của nhà hát thật, vậy nên màu chủ đạo của bài Masquarade trong này lại là đen trắng,đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả *v* Cộng thêm vào đó, không gian trong phim được giãn rộng hơn nên các diễn viên k bị lẫn lộn vào nhau, đội hình nhảy cũng rõ ràng và đẹp hơn. Thêm vào đó là việc sử dụng quạt để tạo điểm nhấn 2 tầng mặt nạ cũng rất thú vị và độc đáo XD Mình thích bản Masquarade này hơn bản nhạc kịch rất nhiều ❤
Về khoản âm nhạc, dù không được hoành tráng như bản nhạc kịch nhưng vẫn quá đủ cho bản movie, thực sự không có gì để chê cả. Có thể nói âm nhạc trong The Phantom of Opera bản movie hơn hẳn 1 bậc so với Les miserable bản movie, dù ra trước tới tận 8 năm ;____; Người ta có thể cảm nhận được không khí của phim Phantom of the Opera tốt hơn hẳn trong khi âm nhạc trong Les miserable movie khá yếu ớt và k lột tả được sự hùng tráng vốn có của nó.
Tóm lại thì, nếu so về chất lượng âm nhạc, hẳn mình sẽ chọn bản 25 năm hoặc bản 1989 của dàn London mà Sarah Brightman đóng vai chính. Mình cũng thích Christine của Sierra Boggess và Phantom của Ramin Karimloo nhất, nhưng nếu xem để mãn nhãn về cả hiệu ứng và diễn xuất nhất thì mình đánh giá bản movie năm 2004 hơn hẳn *v*
-
"Bride of Frankenstein" (1935) là phần tiếp theo nổi tiếng của bộ phim "Frankenstein" (1931), được đạo diễn bởi James Whale. Phim tiếp tục câu chuyện về quái vật Frankenstein và khám phá những chủ đề như tình yêu, sự cô đơn và nhân tính.
Nội dung phim xoay quanh quái vật (do Boris Karloff thủ vai) sau khi bị bỏ rơi và cô đơn. Tiến sĩ Henry Frankenstein (Colin Clive) cố gắng từ bỏ những thí nghiệm của mình, nhưng một nhà khoa học khác, bác sĩ Pretorius (Ernest Thesiger), thuyết phục Henry giúp tạo ra một cô dâu cho quái vật, nhằm cho hắn một cơ hội để yêu và được yêu.
Quá trình tạo ra cô dâu (do Elsa Lanchester thủ vai) diễn ra đầy thử thách, và khi quái vật lần đầu gặp cô, hắn hy vọng có một mối quan hệ nhưng lại bị từ chối, dẫn đến những hành động bạo lực và bi kịch. Phim kết thúc với một cảnh tượng mạnh mẽ, phản ánh về tình yêu, sự chấp nhận và cái giá của việc tìm kiếm nhân tính.
"Bride of Frankenstein" không chỉ nổi bật với những hiệu ứng hình ảnh ấn tượng mà còn có nhiều yếu tố hài hước và triết lý, khiến nó trở thành một trong những bộ phim kinh điển trong thể loại kinh dị.
-
"The Last Picture Show" (1971) là một bộ phim do Peter Bogdanovich đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Larry McMurtry. Câu chuyện diễn ra vào những năm 1950 tại một thị trấn nhỏ ở Texas, xoay quanh cuộc sống của nhóm thanh thiếu niên đang trưởng thành trong bối cảnh một xã hội đang thay đổi.
Nội dung phim tập trung vào hai nhân vật chính, Sonny và Duane, cùng với những người bạn và gia đình của họ. Họ trải qua những thăng trầm của tình bạn, tình yêu và sự mất mát, trong khi chứng kiến sự tàn lụi của một nền văn hóa mà họ từng biết đến, đặc biệt là khi rạp chiếu phim địa phương đóng cửa.
Bộ phim khắc họa một bức tranh chân thực về sự cô đơn, khát khao và những giấc mơ không thành hiện thực. Thông qua những mối quan hệ phức tạp và những tình huống éo le, "The Last Picture Show" trở thành một tác phẩm sâu sắc về tuổi trẻ và sự trưởng thành.
-
Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng bộ phim với những thông điệp đầy nhân văn, ý nghĩa vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến khán giả yêu điện ảnh hôm nay.
Bộ phim kết thúc bằng câu thoại bất hủ “Like kill a mockingbird” (như là giết một con chim nhại) - những gì người ta sẽ làm nếu buộc tội giết người cho một kẻ thiểu năng, bất thường như Boo Radley. Bởi lẽ, Boo cũng giống như một con chim nhại - loài chim vô hại nhưng trở nên đáng ghét chỉ bởi tiếng hót bị người ta cho là khó ưa. Gần hết cuộc đời mình, Boo cũng sống trong định kiến của cộng đồng như một con quái vật đáng ghê sợ, một mối nguy hiểm luôn rình rập chỉ bởi anh ta khác mọi người.
Bộ phim "Giết con chim nhại" từng giành ba giải Oscar vào năm 1963 cho "Nam diễn viên chính xuất sắc" (Gregory Peck), "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc" và "Kịch bản chuyển thể xuất sắc".
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ Harper Lee, To Kill a Mockingbird khai thác chủ đề về sự khác biệt và khả năng chấp nhận sự khác biệt trong một cộng đồng. Từ ngôi kể thứ nhất của nhân vật chính là cô bé Scout, đạo diễn Robert Mulligan đưa người xem đến với miền Nam nước Mỹ những năm 1930 của thế kỷ 20. Đó là buổi đầu của kỷ nguyên nô lệ, của nạn phân biệt chủng tộc khắc nghiệt đánh dấu một thời kỳ đen tối, khủng hoảng bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Scout, Jem và Dill là những đứa trẻ lớn lên trong một khu phố nhỏ ở Maycomb cùng người cha đáng kính Atticus Finch. Tuổi thơ của chúng là những kỳ nghỉ hè và những trò rình rập, quậy phá quanh ngôi nhà của một người đàn ông bí ẩn chỉ ra ngoài vào ban đêm, chuyên bắt sóc và mèo để ăn sống…
Đến một ngày, vụ án kinh động cả thị trấn xảy ra. Tom Robinson - một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Atticus được giao làm luật sư phản biện cho bị cáo. Scout, Jem và Dill đồng hành cùng cha trong cuộc chiến đấu cho công lý, cho sự thật, sự công bằng ấy và từ đó mà nhận ra những bài học ý nghĩa trong cuộc sống và trưởng thành…
Lấy ý tưởng từ hình ảnh những con chim nhại - loài chim vô hại nhưng vốn bị kỳ thị, nhà văn Harper Lee đã viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của đời mình về tình đồng loại. Trên cơ sở đó, đạo diễn Robert Mulligan đã chuyển thể tương đối trung thành và trọn vẹn nội dung, tư tưởng của cuốn sách lên phim.
Câu chuyện của cô bé Scout kể cho khán giả về “những con chim nhại” của miền Nam nước Mỹ những năm 1930. Đó là Tom - một anh chàng hiền lành, lương thiện, hay giúp đỡ mọi người nhưng mang tội lỗi vì là người da màu. Đó là Boo - một cậu học sinh hiếu học, trong sáng nhưng gần suốt cuộc đời phải sống trong bóng tối vì là kẻ thiểu năng, nửa điên nửa dại trong mắt mọi người.
Họ là cả những người da trắng, cả những người da đen, không trừ ai, đều phải sống sau những rào cản là định kiến xã hội mà không thể vượt qua. Không những thế, để chối bỏ họ một cách tuyệt đối, người ta còn sẵn sàng nghĩ ra những âm mưu, rắp tâm đẩy họ vào bước đường cùng.
Tom Robinson đã phải chịu một kết cục bi thảm để cứu lấy danh dự và lòng tự trọng của mình trước khi tiếp tục bị những kẻ xấu lặng mạ, vu khống theo cái cách phàm phu, thô bạo nhất. Boo Harley may mắn hơn khi cuối cùng cũng có người nhận ra anh, chấp nhận anh nhưng không có nghĩa vì thế mà anh thoát khỏi thân phận là một cái bóng dật dờ đi bên lề xã hội.
Ở một giới hạn nào đó, công lý đã lên tiếng khi lấy mạng để đền mạng cho một con người lương thiện phải chết oan. Tuy nhiên, bức tranh hiện thực xã hội Mỹ giai đoạn khủng hoảng ấy cũng không vì thế mà tươi sáng thêm khi quyền lực vẫn nằm trong tay kẻ cầm súng và những kẻ đặc quyền mang màu da của người làm chủ.
Trên một khía cạnh khác, To Kill a Mockingbird còn gửi đến một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi người. Trường học, ngoài mục đích đầu tiên là truyền dạy kiến thức, còn có ý nghĩa lớn lao trong việc dạy cho con người biết sợ và biết kiểm soát, kiềm chế bản thân.
Sự khác nhau giữa người có học và người không có học nằm ở chỗ: Trong khi Bob Ewell sẵn sàng nhổ toẹt nước bọt vào mặt đối phương trước khi bất cứ cuộc trò chuyện nào kịp diễn ra thì Atticus Finch, trước hành động lỗ mãng ấy, tuyệt nhiên không có bất cứ hành động trả đũa nào. Ông chỉ im lặng, rút khăn lau mặt rồi quay lưng bỏ đi. Người có học sẽ biết kiểm soát và làm chủ cảm xúc thay vì hành xử hoang dại và thiếu suy nghĩ như những người chưa từng được đến trường.
Không chỉ thành công trong việc chuyển hóa nhuần nhuyễn và trọn vẹn nhiều tầng chủ đề trong dung lượng thời gian cho phép, To Kill a Mockingbird còn được xếp vào một trong những phim thành công về ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. Những cuộc rình rập, rượt đuổi trong đêm với sự hỗ trợ đắc lực của âm nhạc dồn dập, căng thẳng như nhịp thở của đứa trẻ hoảng hốt trốn chạy thực sự kéo người xem vào cuộc để cùng tham gia vào những trò ú tim. Máy quay không rời người kể chuyện (Scout) nửa bước đã kéo khán giả gần lại chiếc xích đu cót két về đêm, những bờ rào lạnh lẽo hay những lối đi dưới hàng cây tăm tối... theo đúng như cách cô bé sáu tuổi lắng nghe và cảm nhận.
Chủ đề về sự phân biệt đối xử được đan cài khéo léo vào những tình tiết được xử lý tinh tế mà không quá phô trương. Người xem sẽ không thể quên cách cậu bé da màu lần đầu tiên loay hoay với bộ dao, dĩa để hì hục cắt những miếng thịt trong đĩa hay như cách một nhóm người da đen đang trò chuyện bỗng dưng im bặt khi gã nông dân người da trắng đến và sẵn sàng tuân theo mọi sai bảo của hắn mà tuyệt nhiên không thắc mắc gì.
Những quy định ngầm về thân phận, địa vị xã hội được đạo diễn Robert Mulligan chuyển tải bằng một lối kể chuyện thông minh, giàu liên tưởng. Đặc biệt, dụng ý của việc sử dụng màu phim cũ (trắng - đen) thay vì phim màu như trào lưu đang lên vào những năm 1960 cũng là một lựa chọn hoàn toàn thuyết phục của ông. Chính mỗi thước phim sẽ là lời tố cáo trần trụi nhất cho một sự thật đen tối về nạn phân biệt chủng tộc của nước Mỹ một thời.
Một trong những điều phi thường khác của To Kill a Mockingbird có lẽ đến từ dàn diễn viên. Luật sư Finch - người cha đáng kính của những đứa trẻ chính là vai diễn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Gregory Peck. Vai diễn mang về cho ông một tượng vàng Oscar đồng thời đóng đinh ông vào hình tượng một người cha ân cần, lương thiện, đại diện cho công lý và lẽ phải.
Bên cạnh đó, Robert Mulligan cũng rất may mắn khi có được một dàn diễn viên đồng đều và xuất sắc đến thế. Họ có thể không phải là những người xuất sắc trong suốt sự nghiệp của mình nhưng chắc chắn đều đã “xuất thần” khi đứng cùng nhau ở đây.
Dù chỉ xuất hiện ở nửa sau và những phút cuối của bộ phim, James Anderson (vai Bob Ewell) với cách liếm môi, chiếc mũ phớt, ánh mắt nham hiểm và thái độ xấc xược cũng khiến khán giả chỉ muốn lao vào màn ảnh để đánh đập, rủa xả. Collin Wincox Paxton - người phụ nữ như hoá điên dại, tóc tai rối bời, vừa mấp máy môi vừa co giật sau cú sốc tâm lý vì bị bạo hành; Brock Peters - người da đen nhút nhát, lương thiện đến toát mồ hôi khi đứng trước toà… cũng là những vai diễn khó quên của bộ phim.
-
NOPE là bộ phim kinh dị xoay quanh hai anh em OJ (Daniel Kaluuya thủ vai) và Emerald (Keke Palmer thủ vai) – những người thừa kế gia sản là một trang trại nuôi ngựa từ cha của mình. Người cha qua đời một cách đột ngột khi bị một vật thể lạ (nghi là từ máy bay) rơi trúng. Từ đó, các sự việc bất thường liên tiếp xảy ra.
OJ nhận ra trên trời luôn có một đám mây không di chuyển, bên cạnh đó còn có một vật thể như UFO (đĩa bay) luôn quần thảo xung quanh ngôi nhà. Mỗi khi vật thể đó xuất hiện, theo bản năng, những con ngựa luôn cảnh giác và trốn chạy. Vật thể đó đang đại diện cho thứ gì? Tại sao nó lại dò thám con người? Và làm sao để chống lại nó?
Tuy mang yếu tố khoa học viễn tưởng như các bộ phim của Steven Spielberg, nội dung được truyền tải trong NOPE lại rất gần gũi. Hai bộ phim kinh dị trước đó của Jordan Peele cũng thế. Không đơn thuần là những bộ phim mang tính giải trí với yếu tố giật gân, các tác phẩm này còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu xa về những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Get Out gây ám ảnh người xem bởi những quan điểm suy đồi liên quan đến vấn nạn phân biệt chủng tộc, Us mang đến cho khán giả những chiêm nghiệm sâu sắc về một nước Mỹ bị chia rẽ. Vậy NOPE muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
KỊCH BẢN NHIỀU Ý NGHĨA
Từng là đạo diễn da màu đầu tiên đoạt giải Oscar ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất với bộ phim Get Out, Jordan Peele một lần nữa chứng minh khả năng nhạy bén của mình trong cách kể chuyện, xây dựng lớp lang, kết hợp với các yếu tố kinh dị để tạo nên một tác phẩm trọn vẹn, thu hút người xem.
Nếu Us có sự phân chia hoàn hảo giữa nội dung và yếu tố kinh dị, NOPE lại thể hiện nỗ lực và mong muốn kể chuyện nhiều hơn của Jordan Peele. Tuy nhiên, điều này lại là một con dao hai lưỡi. Mặc dù NOPE thể hiện rõ khả năng kể chuyện tài tình của vị đạo diễn tài ba, nhưng đôi lúc, nó cũng khiến khán giả so sánh với tác phẩm trước đó – Us. Bởi lẽ, câu chuyện về một đất nước xa lạ trong NOPE không hẳn là điều mà người xem quan tâm hàng đầu.
Do đã lựa chọn yếu tố kể chuyện ngay từ đầu nên NOPE khó lòng khơi dậy sự hứng thú của khán giả xuyên suốt bộ phim. Sử dụng cấu trúc bậc thang, nửa đầu bộ phim, Peele tung ra rất nhiều câu chuyện riêng lẻ, ít mang tính kết nối nên mạch phim chậm và có phần “ru ngủ”. Tuy thế, càng về sau, Peele càng khéo léo điều chỉnh mạch phim với các chi tiết rõ ràng, có kết nối cùng những cú jump scare thót tim, ít nhiều thu hút được sự chú ý của khán giả.
HÌNH TƯỢNG ĐẶC TRƯNG
Tuy giảm thiểu hết mức yếu tố kinh dị, Jordan Peele vẫn mang đến trải nghiệm mãn nhãn cho khán giả bằng cách tận dụng xuất sắc những yếu tố khác. Về mặt hình ảnh, công nghệ IMAX mang đến trải nghiệm chân thực cho khán giả, khiến họ có cảm tưởng như đang sống trong chính câu chuyện. Đạo diễn hình ảnh, Hoyte van Hoytema – người đứng sau thành công của những dự án Interstellar, Tenet… – đã tạo nên những đại cảnh rộng, mang lại cảm giác hào nhoáng cho bộ phim.
Thành công của bộ phim còn nằm ở phần âm thanh mang hơi hướm kinh dị – khoa học viễn tưởng. Nhà soạn nhạc Michael Abels đã mang đến những hiệu ứng âm thanh vô cùng độc đáo. Được tinh chỉnh chi tiết, cặn kẽ ở từng loa một, hiệu ứng tổng thể của NOPE như đặt người xem vào không gian “thực tế ảo”, khiến những cảm nhận của họ trở nên chân thật hơn bao giờ hết.
Ngoài những yếu tố kể trên, dàn diễn viên của NOPE cũng đã thể hiện xuất sắc vai diễn của mình để truyền tải trọn vẹn nội dung của bộ phim. Vai diễn OJ của Daniel Kaluuya vô cùng ấn tượng. Là một nhân vật có phần kiệm lời, thế nhưng, ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, sự điềm tĩnh, nỗi bồn chồn… đều được nam diễn viên thể hiện vô cùng tinh tế. Sau màn hóa thân xuất sắc ở Get Out, vai diễn OJ của Daniel Kaluuya ở NOPE tiếp tục để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Bộ phim còn có sự tham gia của Keke Palmer (vai Emerald) và ngôi sao của Minari Steven Yeun (vai Ricky). Tuy không để lại nhiều dấu ấn sâu sắc nhưng họ đã thể hiện trọn vẹn vai diễn của mình.
Tuy thế, thành công lớn nhất của bộ phim vẫn nằm ở vai trò cầm trịch của Peele. Là phim khoa học – viễn tưởng đầu tiên trong sự nghiệp, thế nhưng, Jordan Peele chỉ mượn các yếu tố viễn tưởng như UFO để tái hiện những nỗi bất an sâu thẳm trong mỗi con người.
Bằng cách phân chia mạch kể giữa hai nhân vật: gia đình OJ và Ricky, Peele cố gắng khắc họa những khát khao kiểm soát của con người. Ở nửa đầu bộ phim, khung cảnh tinh tinh Gordy thảm sát cả một dàn diễn viên phim truyền hình khiến người ta không khỏi rợn người. Vì sao Gordy bỗng nhiên nổi điên khi đang quay phim? Đơn giản là vì con người đã nhắc nhớ và khơi dậy bản năng của nó – sự phản kháng và trốn tránh.
Con người nghĩ rằng bản thân có thể kiểm soát mọi thứ, từ động vật cho đến thế giới tự nhiên. Thế nhưng, khi ở trong tình thế bị giáng cấp, họ bỗng cảm thấy bất an và e sợ. Ricky chính là đại diện cho những cao vọng hoang đường của con người. Thất bại trong việc thuần hóa Gordy từ khi còn nhỏ, anh luôn mang trong mình những nỗi sợ nhưng không bao giờ chấp nhận thua cuộc. Ricky luôn thách thức, cố gắng kiểm soát UFO dẫu biết sự hiểm nguy của nó khi ăn hết hàng tá con ngựa. Ngược lại, OJ lại biết cách lẩn trốn, tránh nhìn vào chiếc UFO để có thể bình an sống sót. Chính vì sự tự tin thái quá của mình, Ricky phải nhận về những hậu quả cay đắng.
Vậy, chiếc UFO ấy tượng trưng cho điều gì? Thay vì khắc họa một vấn đề cụ thể, mang tính cục bộ trong hai tác phẩm trước đó, Jordan Peele đã chuyển tải những vấn đề mang tính khái quát, rộng lớn hơn thông qua bộ phim NOPE. Hình dáng của chiếc UFO luôn luôn biến đổi, khi thì như đĩa bay, khi thì lả lướt, không thể bị hủy hoại, chứng tỏ nó không hề đại diện cho bất cứ điều gì cụ thể. Nó là những nỗi sợ nguyên bản của con người: nỗi sợ bị theo dõi, nỗi sợ bị bỏ lại… Đồng thời, nó cũng đại diện cho sự khao khát danh vọng, cho sự phân hóa giàu – nghèo… Sự xuất hiện của chiếc UFO dường như khiến con người trở nên bé nhỏ và mong manh, khác xa với suy nghĩ vĩ đại, có thể kiểm soát mọi thứ của họ.
Bên cạnh đó, việc dùng “áp suất hơi” để phá vỡ hoàn toàn chiếc UFO ngụ ý rằng, khi mọi sự bất công, dồn nén đạt đến cực hạn, sự phản kháng nhằm đẩy lùi mọi áp bức, bất công là yếu tố ắt phải xảy ra
Chia sẻ về tựa đề phim, Jordan Peele cho rằng: “Tựa đề đại diện cho những suy nghĩ và cảm xúc thường thấy của khán giả trong rạp chiếu phim. Thông thường, khi bạn nói với người ta đây là một bộ phim kinh dị, đa phần họ sẽ phản ứng: “NOPE” (KHÔNG – tôi không xem đâu). Vì vậy, tôi muốn hướng tới những người này và thu hút họ bằng tựa đề của bộ phim. Người ta nghĩ rằng họ không thích xem phim kinh dị. Tôi muốn cho họ thấy rằng có thể họ đã lầm”.
Bằng những thử nghiệm mới mẻ cùng cách truyền tải thông điệp khác biệt, hướng tới những vấn đề khái quát hơn, Jordan Peele đã thể hiện nỗ lực của mình trong việc phá vỡ những khuôn khổ trước đó. Với tổng chi phí lên đến 68 triệu USD, NOPE là dự án đắt giá bậc nhất của Jordan Peele, mang đến những trải nghiệm đỉnh cao cho khán giả cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời.
-
To Sir, with Love (1967) là một bộ phim tâm lý giáo dục nổi tiếng, với sự tham gia của Sidney Poitier trong vai Mark Thackeray, một giáo viên người Mỹ được mời đến một trường trung học ở London. Mark đối mặt với một lớp học đầy học sinh nổi loạn, thiếu tôn trọng và không quan tâm đến việc học.
Khi bắt đầu công việc, Mark quyết định thay đổi cách dạy học truyền thống, bằng cách khuyến khích học sinh phát triển bản thân và tôn trọng lẫn nhau. Ông không chỉ dạy kiến thức mà còn giúp họ nhận thức về cuộc sống, trách nhiệm và tình bạn.
Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Mark và các học sinh, đặc biệt là sự kết nối với một cô gái tên là Gillian. Phim không chỉ mang đến thông điệp về giáo dục mà còn về tình yêu, sự trưởng thành và sự hiểu biết giữa các thế hệ.
Âm nhạc của phim, đặc biệt là bài hát chủ đề "To Sir, with Love" do Lulu thể hiện, đã trở thành biểu tượng và làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện.
-
Khi đạo diễn Dean Fleisher Camp và biên kịch Jenny Slate bắt tay thực hiện những thước phim đầu tiên về “Marcel the Shell with Shoes On” vào năm 2010, họ đã không thể ngờ rằng hơn mười năm sau, bộ phim hoạt hình ngắn này sẽ trở thành một tác phẩm điện ảnh ăn khách.
“Marcel the Shell with Shoes On” là bộ phim thuộc thể loại Stop-motion, kể về Marcel – một sinh vật có hình dạng tựa như chú ốc, bé nhỏ và đáng yêu. Cậu sống với người bà Connie cùng con vật cưng Alan. Trước đây, họ từng có một gia đình vỏ sò ấm áp, hạnh phúc và đông đúc, thế nhưng, một biến cố đột ngột ấp tới đã khiến tất cả dường như biến mất, để lại Marcel cùng người bà sống cô độc.
Dưới con mắt bé nhỏ của Marcel, thế giới hiện ra to lớn lạ thường và đầy rẫy nguy hiểm. Cuộc hành trình vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn của cậu nhằm tìm kiếm những người thân đã mất tích từ lâu sẽ mang đến nhiều thông điệp ấm áp, khiến người xem phải suy ngẫm về ý nghĩa của tình thân và sợi dây liên kết mỗi con người trong cuộc sống.
Bên cạnh nội dung cảm động, “Marcel the Shell with Shoes On” còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự chỉn chu trong từng thước phim. Điều đó khiến công chúng thắc mắc rằng: Làm cách nào mà các chuyên gia về Stop-motion có thể “cân đẹp” phần hiệu ứng để tạo ra hình ảnh chân thực đến thế? Có thể, những thông tin thú vị sau đây được bật mí từ chính đội ngũ thực hiện bộ phim này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi phía trên đấy.
Nhưng trước hết, hãy xem đoạn Trailer của bộ phim do hãng A24 sản xuất, ra mắt vào mùa hè năm ngoái, được chiếu thí điểm tại 6 rạp ở New York và California (Mỹ) nhưng tác phẩm này đã thu về hơn 170 nghìn đô, xuất sắc nằm trong danh sách hạng mục đề cử cho giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất của Viện Hàn Lâm.
Đứng sau thành công về mặt hình ảnh của “Marcel the Shell with Shoes On” là ba anh em chuyên gia hiệu ứng kỹ xảo nổi tiếng: Stephen, Charles và Edward Chiodo. Họ cùng nhau sáng lập nên hãng phim Chiodo Bros, từng bước xây dựng danh tiếng thông qua các dự án nổi bật như: Killer Clowns, Team America: World Police, Critters và Alien X-Mas. Quay trở lại với cơ duyên đưa ba anh em nhà Chiodo Bros bén duyên với “Marcel the Shell with Shoes On”, có lẽ phải bắt đầu khi Kirsten Lepore – một cựu sinh viên của Stephen trở thành Đạo diễn Hoạt hình cho dự án này và cần các chuyên gia Stop-motion thực thụ có đủ khả năng nâng cấp “sinh vật Marcel”: “Vào năm 2014, cô ấy đã tìm đến Chiodo Bros và giới thiệu chúng tôi với Dean Fleischer Camp – Đạo diễn của bộ phim này.” – Edward nhớ lại.
Sau khi được Dean cho xem đoạn phim ngắn về nhân vật Marcel, ba anh em chuyên gia hiệu ứng đã ngay lập tức đồng ý thực hiện dự án này. Trong khi Edward đóng vai trò là nhà sản xuất, Charles đảm nhiệm chế tác các con rối và phần stop-motion thì Stephen sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, giám sát cảnh quay.
Nói về cảm nhận trong lần hợp tác đầu tiên với đạo diễn Dean Fleischer Camp, Stephen chia sẻ: “Mọi thứ đều rất tuyệt vời, từ kịch bản hài hước đến nhân vật thú vị, kể cả giọng dẫn chuyện cũng khiến người nghe bị ấn tượng mạnh mẽ. Tinh thần chủ đạo mà Dean sử dụng xuyên suốt quá trình sản xuất tác phẩm này là “chân thực”. Bạn hãy thử tưởng tượng, một bộ phim tài liệu xoay xung quanh nhân vật hư cấu nhưng lại đòi hỏi sự chân thực thì sẽ mang đến trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật đặc biệt thế nào. Đó vừa là cơ hội, vừa là thử thách lớn đối với chúng tôi.
Edward tiếp lời: “Chúng tôi đã sớm nhận ra Dean là vị đạo diễn có tầm nhìn. Cho nên, thay vì cố gắng nói với anh ấy rằng: “Ồ không, bạn không thể làm điều đó đâu. Đây không phải cách thực hiện một bộ phim Stop-motion, thì chúng tôi cố gắng tìm ra phương án thực hiện hóa điều mà anh ấy mong muốn. Chúng tôi cảm thấy vui, vì anh ấy đã giữ vững lập trường của mình, bởi nếu không kiên định thì bộ phim chắc chắn sẽ không thể trở nên đặc biệt như vậy.”
Bật mí về bí quyết tạo ra sự ấn tượng trong từng khung hình, Stephen và Edward cho biết yếu tố quan trọng nhất chính là tỷ lệ.
Stephen nói: “Chính độ sâu của tiêu điểm và độ sâu của trường ảnh đã khiến nhân vật Marcel luôn có vẻ nhỏ bé. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một cảnh nào quay cận gương mặt của Marcel, hay nói cách khác, khuôn mặt của cậu ấy chưa từng lấp đầy khung hình. Đó là lý do Marcel trở nên thật tí hon trên màn ảnh. Đồng thời, việc duy trì tỷ lệ này cũng góp phần lớn trong việc khắc họa thân phận bé nhỏ và dễ bị tổn thương của Marcel, giúp khán giả nắm bắt mạch phim cũng như giữ nguyên sức hấp dẫn vốn có của câu chuyện. Tuy nhiên, một trở ngại đã ập đến khi mô hình nguyên bản của nhân vật Marcel không đủ khả năng thực hiện các chuyển động. Các bạn biết đấy, thời gian là vũ khí nguy hiểm bào mòn mọi thứ. Vì vậy, vài sự thay đổi đã được thực hiện với mục tiêu không để những fan hâm mộ của Marcel phát hiện ra sự khác biệt của trước và sau khi cải tạo nó.”
Edward cho biết: “Trải qua nhiều năm, mô hình Marcel đầu tiên có lớp vỏ nguyên bản và đôi mắt tinh nghịch đang bắt đầu rạn nứt. Vì vậy, chúng tôi quyết định in nó ra, tạo khuôn và sau đó sơn chồng nhiều lớp lên trên. Nhưng thật không may, khi đặt nó dưới máy ảnh, lớp sơn bám trên bề mặt bị lộ ra quá rõ ràng. Điều này là tối kỵ. Cho nên, chúng tôi quyết định chuyển sang in 3D với màu nhúng. Đó là tất cả những gì chúng tôi cố gắng thực hiện để bảo vệ sự chân thực và hình tượng của chú vỏ óc Marcel trong lòng khán giả.
Cuối cùng thì mọi thứ cũng sẵn sàng để bắt đầu tạo ra một bộ phim stop-motion hoàn chỉnh. Ngoài ba chuyên gia hiệu ứng đến từ nhà Chiodo Bros, họ quyết định chiêu mộ thêm DP Stop-motion Eric Adkins và Visual Effects Supervisor Zdravko Stoitchkov để cùng với đạo diễn hoạt hình Lepore biên soạn kịch bản phân cảnh chi tiết.
“Chúng tôi có mặt suốt quá trình quay phim, ghi chép mọi thứ, lập biểu đồ về tất cả các vị trí sẽ đặt nguồn sáng, sau đó theo dõi toàn bộ chuyển động để có thể tạo dựng thành công các cảnh quay Stop-motion. Tất cả đòi hỏi độ chính xác rất cao.” – Edward nói.
Bên cạnh đó, nhóm cũng hợp tác với team VFX thuộc ba studio là Allied, Beast và Bottleship để làm roto và cleanup.
Chuyên gia Stop-motion Edward nhận định: “Với bộ phim này, nếu như chỉ nói về giá trị nội dung mà quên đi giá trị nghệ thuật thì thật là thiếu sót. Đội ngũ chúng tôi đã làm mọi thứ một cách vô cùng liền mạch, bắt đầu bằng việc thu âm, sau đó là phần animation, tiếp tục quay các cảnh phim có người thật động, rồi kết thúc bằng việc tạo Stop-motion. Để vận hành trôi chảy, đòi hỏi cả ekip phải hiểu rõ cách vận hành thiết bị, theo dõi chuyển động, điều khiển khớp chuyển động, kiểm soát ánh sáng, v.v… Về cơ bản, chúng tôi đã vận dụng triệt để mọi thủ thuật học được trong quá trình làm nghề.”
Anh bày tỏ thêm: “Thực sự, tác phẩm này nên được đề cử cho giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, bởi vì mọi cảnh quay đều là hiệu ứng hình ảnh nhưng tuyệt nhiên không ai nhận ra nó. Đó mới là mục tiêu lớn nhất mà đội ngũ làm phim nỗ lực hướng tới.”
Khi thưởng thức bộ phim, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều cảnh trông có vẻ đơn giản nhưng thật ra lại vô cùng phức tạp. Ví dụ như phân đoạn Marcel treo đôi giày lên và leo qua tường bằng mật ong, phân cảnh Marcel chạy trốn khỏi chú chó đang sủa inh ỏi khi phát hiện thấy một sinh vật kỳ lạ đang di chuyển, hay phân cảnh cậu lăn lộn trong một quả bóng tennis.
Nhưng đối với ba anh em chuyên gia nhà Chiodo Bros, cảnh yêu thích nhất và cũng là cảnh thách thức nhất với họ nằm ở cuối phim, khi gia đình Marcel đoàn tụ.
Edward nhớ lại: “Phải có tới 300 nhân vật hoạt hình sẽ cùng nhau nhảy xuống một chiếc ghế dài. Chúng tôi không có nhiều mô hình con rối đến thế, nên việc lập bản đồ chi tiết để thực hiện nó trở nên rất phức tạp. Vì vậy chúng tôi đã phải quay đến ba lần. Nhằm giúp phần chuyển cảnh trở nên mượt mà và kịch tính hơn, nhân viên hậu kỳ sẽ chèn thêm các hiệu ứng, ví dụ như để bụi bay ra khỏi chiếc ghế khi nó rơi xuống, sau đó tràn ra không khí và hạ cánh xuống bàn uống nước. Lúc này, ống kính sẽ chuyển sang một cảnh đông đúc khác, nơi Marcel và nhiều thành viên trong gia đình vỏ sò của cậu ấy đang trượt băng, các hạt bụi bây giờ đóng vai trò như tuyết trên mặt hồ đóng băng.
Stephen tiếp lời: “Đó là một cảnh phi thường. Có rất nhiều lớp animation đã được thực hiện để tạo ra hiệu ứng đó, và nó diễn ra hoàn toàn liền mạch. Đối với tôi, hình ảnh gia đình Marcel đoàn tụ mang đến một niềm hạnh phúc khó tả và toàn bộ ekip đã nỗ lực rất nhiều để mang tới thứ cảm xúc chân thực đó.”
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động và cống hiến trong tư cách của những nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp, cả Stephen và Edward đều cảm thấy “Marcel the Shell with Shoes On” là bộ phim để lại nhiều dấu ấn nhất đối với họ cho tới thời điểm này.
“Thật đấy” – Stephen nhấn mạnh: “Sự chân thực, hình tượng các nhân vật và thông điệp mà nó gửi gắm tới công chúng… tất cả tạo thành một bộ phim hấp dẫn được thực hiện đúng thời điểm.”
Quả thật, bộ phim hoạt hình Stop-motion này hoàn toàn khác với những tác phẩm trước đây mà anh em nhà Chiodo Bros từng tham gia thực hiện. Thông qua chuyến phiêu lưu của một sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ, bộ phim đã đưa khán giả đi qua các cung bậc khác nhau của hạnh phúc và mất mát. Cho chúng ta thấy lòng dũng cảm có sức mạnh to lớn đến nhường nào. Theo một cách nào đó, Marcel đại diện cho sự kiên cường trong mỗi con người, chỉ cần không bỏ cuộc và thẳng thắn đối mặt với khó khăn, chúng ta có thể đi qua những đêm tối tăm cùng cực nhất để nhìn thấy bình minh rực rỡ.
Cuối cùng, Edward bộc bạch: “Mặc dù công việc chính của chúng tôi trong dự án này là đảm nhiệm toàn bộ phần hiệu ứng, nhưng chúng tôi cũng là những nhà làm phim. Thật vinh dự vì có thể cùng Dean Fleisher Camp mang đến một câu chuyện ấm áp và bổ ích, biến những hình dung của anh ấy về một bộ phim tài liệu mang tính chân thực trở thành sự thật.”
Ngọt ngào, chân thành và hài hước, phải có lý do để “Marcel the Shell with Shoes On” trở thành bộ phim hoạt hình tình cảm hay nhất năm 2022. Nếu bạn đang cần tìm chút “healing” sau những ngày bận rộn, thì đây chắc chắn là tác phẩm mà bạn nên dành thời gian đón xem vào cuối tuần này đấy.
-
Phantom of the Opera (1943) là một bộ phim kinh dị âm nhạc dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng của Gaston Leroux. Phim xoay quanh câu chuyện của Erik, một người đàn ông sống dưới tầng hầm của nhà hát Paris, nơi ông ta yêu thương Christine Daaé, một ca sĩ trẻ đầy tài năng.
Erik, với hình dạng kỳ quái và sự cô đơn, trở thành một nhân vật bí ẩn và đáng sợ. Ông đã giúp Christine trở thành ngôi sao của nhà hát, nhưng cũng khiến cô phải đối mặt với những mối đe dọa từ những người khác, bao gồm Raoul, người yêu của Christine.
Câu chuyện phát triển khi Erik ngày càng trở nên ghen tuông và điên cuồng, dẫn đến những sự kiện ly kỳ và bi kịch. Phim khắc họa sâu sắc tình yêu, sự đau khổ và những hệ quả của sự ám ảnh. Với âm nhạc ấn tượng và những hình ảnh rùng rợn, phiên bản này đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
-
Mortal Kombat Legends: Snow Blind (2022) là một bộ phim hoạt hình tiếp theo trong loạt series Mortal Kombat Legends. Nội dung xoay quanh cuộc chiến của các nhân vật chính trong một thế giới bị tàn phá bởi cuộc chiến giữa các ninja và các thế lực ác.
Phim tập trung vào nhân vật Kenshi Takahashi, một chiến binh mù và là một trong những nhân vật nổi bật của series. Kenshi phải đối mặt với một kẻ thù mới và mạnh mẽ là Kuai Liang, người đã trở thành một phần của tổ chức ác độc.
Trong hành trình của mình, Kenshi tìm cách khôi phục lại hòa bình và bảo vệ những người yếu thế, đồng thời khám phá sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân. Phim không chỉ có những pha hành động hấp dẫn mà còn mang đến những thông điệp về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tình bạn.
Nếu bạn yêu thích các bộ phim hành động pha lẫn yếu tố giả tưởng, đây là một lựa chọn không thể bỏ qua!
-
"Dressed to Kill" (1980) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Brian De Palma đạo diễn. Phim xoay quanh một người phụ nữ tên Kate, người đã bị sát hại sau khi gặp gỡ một người đàn ông bí ẩn.
Sau cái chết của Kate, con trai của cô và một cô gái đã chứng kiến vụ việc bắt đầu điều tra để tìm ra kẻ giết người. Phim khai thác những chủ đề về giới tính, dục vọng và sự phân cách giữa thực tế và tưởng tượng. Với phong cách điện ảnh độc đáo và những cú quay phim ấn tượng, "Dressed to Kill" đã trở thành một tác phẩm nổi bật trong thể loại kinh dị.
Nội dung phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về giết người mà còn khám phá các khía cạnh tâm lý phức tạp của nhân vật, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và hồi hộp.