Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,725 files
-
**Star Trek: First Contact** (1996) là bộ phim điện ảnh thứ tám trong loạt phim **Star Trek** và là phim thứ hai với sự tham gia của đoàn làm phim **Star Trek: The Next Generation**. Phim do Jonathan Frakes đạo diễn và có sự góp mặt của dàn diễn viên chính như Patrick Stewart, Jonathan Frakes và Alice Krige.
Câu chuyện bắt đầu khi các Borg, một chủng tộc máy móc nổi tiếng trong vũ trụ Star Trek, tấn công và cố gắng xâm chiếm Trái Đất. Captain Jean-Luc Picard (Patrick Stewart) và phi hành đoàn của USS Enterprise-E được giao nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm lược này.
Để làm điều đó, họ phải du hành ngược thời gian về năm 2063, thời điểm mà con người lần đầu tiên tiếp xúc với một chủng tộc ngoài hành tinh—Vulcans—sau khi con tàu Phoenix của Zefram Cochrane (James Cromwell) thực hiện chuyến bay đầu tiên vượt qua tốc độ ánh sáng. Mục tiêu của Picard là bảo vệ sự kiện này và đảm bảo rằng nó diễn ra như đã định, trong khi phải đối phó với sự tấn công của Borg.
Bên cạnh những pha hành động gay cấn, phim cũng khám phá các chủ đề về nhân loại, sự hy sinh và tầm quan trọng của việc kết nối giữa các nền văn minh. **Star Trek: First Contact** được đánh giá cao bởi những khía cạnh hấp dẫn và nội dung sâu sắc, và đã trở thành một trong những bộ phim được yêu thích nhất trong loạt Star Trek.
-
**Star Trek: Insurrection** (1998) là bộ phim điện ảnh thứ chín trong loạt phim **Star Trek** và là phim thứ ba với sự tham gia của đoàn làm phim **Star Trek: The Next Generation**. Phim do Jonathan Frakes đạo diễn, người cũng đóng vai Riker.
Câu chuyện diễn ra khi USS Enterprise-E được giao nhiệm vụ điều tra một khu vực không gian bí ẩn có tên là Ba'ku. Tại đây, đội ngũ của Captain Jean-Luc Picard (Patrick Stewart) phát hiện ra rằng cư dân của hành tinh này đang sống một cuộc sống hòa bình, nhờ vào tác động của một nguồn năng lượng kỳ diệu từ hành tinh.
Tuy nhiên, Picard và đội ngũ sớm nhận ra rằng một tổ chức của Starfleet đang âm thầm lên kế hoạch khai thác nguồn năng lượng này để phục vụ cho lợi ích của họ. Để bảo vệ cư dân Ba'ku, Picard và nhóm của anh phải đứng lên chống lại các thế lực trong Starfleet, gây ra một cuộc xung đột giữa đạo đức và nghĩa vụ.
Phim khám phá các chủ đề về sự bảo vệ văn hóa, tự do cá nhân và những xung đột giữa các giá trị trong một xã hội tiên tiến. **Star Trek: Insurrection** mang lại những thông điệp nhân văn sâu sắc, đồng thời vẫn giữ được những yếu tố hành động và phiêu lưu của loạt phim.
-
**Star Trek: Generations** (1994) là bộ phim điện ảnh thứ bảy trong loạt phim **Star Trek**, đánh dấu sự chuyển giao từ thế hệ thủy thủ của USS Enterprise-D do Captain Jean-Luc Picard (Patrick Stewart) lãnh đạo sang thế hệ trước đó của Captain James T. Kirk (William Shatner).
Câu chuyện bắt đầu với việc một tàu vũ trụ bị phá hủy, dẫn đến cái chết của một trong những nhân vật nổi bật từ loạt phim gốc. Picard và đội ngũ của ông phải đối mặt với một hiện tượng gọi là "Nexus", một dạng không gian đặc biệt mà người ta có thể trải nghiệm những ước mơ và hoài bão của mình.
Kirk, người đã bị mắc kẹt trong Nexus, và Picard cuối cùng gặp nhau khi họ phải hợp tác để ngăn chặn một kẻ thù đang tìm cách phá hủy một hành tinh. Bộ phim không chỉ khám phá chủ đề về thời gian, sự mất mát và sự hy sinh, mà còn thể hiện mối liên hệ giữa hai thế hệ phi công vũ trụ nổi tiếng.
**Star Trek: Generations** đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều nhưng vẫn là một phần quan trọng của vũ trụ Star Trek, với những khoảnh khắc cảm động và hồi hộp.
-
**Cool Hand Luke** (1967) là một bộ phim kinh điển do Stuart Rosenberg đạo diễn, với Paul Newman trong vai chính. Phim kể về Luke Jackson, một cựu chiến binh trở về từ Thế chiến II, bị kết án vì tội ăn trộm và bị giam giữ trong một trại cải tạo tại miền Nam Mỹ.
Trong trại giam, Luke nổi bật với tinh thần kiên cường và tính cách không khuất phục. Anh sớm trở thành nhân vật trung tâm của nhóm tù nhân, khi thường xuyên thách thức quyền lực và sự tàn nhẫn của những người quản lý. Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi Luke tham gia vào một cuộc thi ăn trứng, thể hiện sự dũng cảm và quyết tâm của mình.
Phim khám phá những chủ đề về tự do, sự nổi dậy và tinh thần con người trước áp lực. Câu nói nổi tiếng "What we have here is a failure to communicate" từ viên quản giáo cũng đã trở thành biểu tượng cho những xung đột trong xã hội.
**Cool Hand Luke** không chỉ là một câu chuyện về đấu tranh cá nhân mà còn phản ánh những vấn đề xã hội sâu sắc, và đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử điện ảnh.
-
**Brotherhood of the Wolf** (2001) là một bộ phim hành động, kinh dị và lịch sử của Pháp, do Christophe Gans đạo diễn. Phim diễn ra vào thế kỷ 18, tại vùng Gévaudan, nơi một sinh vật bí ẩn được cho là đã tấn công và giết chết nhiều người dân trong vùng.
Câu chuyện xoay quanh Grégoire de Fronsac (Marc Dacascos), một nhà tự nhiên học, và người bạn của anh là Mani (Samuel Le Bihan), một người bản địa. Họ được giao nhiệm vụ điều tra các vụ giết người và tìm ra nguyên nhân đằng sau những cái chết kinh hoàng.
Trong quá trình điều tra, họ phát hiện ra nhiều bí mật đen tối, bao gồm sự tham nhũng của giới quý tộc, những mối quan hệ phức tạp và một sinh vật kỳ bí được cho là gây ra các vụ giết người. Phim kết hợp các yếu tố hành động, ly kỳ và tình cảm, đồng thời phản ánh những vấn đề xã hội và chính trị của thời đại đó.
Với những cảnh quay ấn tượng và một cốt truyện hấp dẫn, **Brotherhood of the Wolf** đã nhận được nhiều lời khen ngợi và trở thành một bộ phim cult classic.
-
**Midnight Run** (1988) là một bộ phim hành động hài do Martin Brest đạo diễn, với Robert De Niro và Charles Grodin đóng vai chính. Nội dung phim xoay quanh Jack Walsh (De Niro), một cựu cảnh sát hiện đang làm thợ săn tiền thưởng. Anh được giao nhiệm vụ đưa về một kế toán viên tên Jonathan Mardukas (Grodin), người đã đánh cắp một khoản tiền lớn từ một băng đảng tội phạm và đang chạy trốn.
Khi Jack bắt đầu hành trình, anh gặp phải nhiều rắc rối, bao gồm cả sự truy đuổi của các tay săn tiền thưởng khác và băng đảng tội phạm. Trong suốt chuyến đi, mối quan hệ giữa Jack và Jonathan phát triển từ thù địch sang tình bạn, với nhiều tình huống hài hước và căng thẳng. Bộ phim nổi bật với sự kết hợp giữa hành động và hài hước, cùng với diễn xuất xuất sắc của hai diễn viên chính.
-
Sicario (2015) - Sicario (Ranh Giới) là một bộ phim thể loại hành động – tâm lý của đạo diễn mang hai dòng màu Pháp và Cannda, Denis Villeneuve (Enermy, Prisoner, Indencies,..). Đây cũng là tác phẩm đầu tay với vai trò biên kịch của diễn viên Taylor Sheridan. Phim với sự tham gia của ba ngôi sao hàng đầu như: Emily Blunt, Benicio del Toro và Josh Brolin. Sicario là một trong những đề cử sáng giả cho giải thưởng Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2015.
Trong tiếng La Mã, Sicario được dùng để ám chỉ những người vượt qua biên giới để đến xâm lược đất nước Do Thái thời xưa. Tại Mexico, Sicario có nghĩa là sát thủ. Đó là câu nói dẫn nhập khi bộ phim bắt đầu mở màn và được Denis dẫn dắt từ từ qua từng sự kiện mơ hồ khó đoán theo mạch phim.
Lấy bối cảnh tại thành phố Juarez của Mexico, nơi đây nằm sát nước Mỹ, là khu vực nóng của thế giới ngầm, khi mà hàng ngày đều có hàm lượng lớn “hàng trắng” được trao đổi. Chính xác hơn, Juarez chính là thành phố của tội phạm. Thoạt đầu, Sicario mô tả hành trình phá án trước tình hình leo thang của tội phạm buôn ma túy gồm ba nhân vật chính: Kate Macer (Emily Blunt) – chuyên viên giải cứu con tin của FBI, Matt Graver (Josh Brolin) – trưởng nhóm biệt đội chống ma túy, người đàn ông hay giễu cợt, có suy nghĩ lạ lùng và Alejandro (Benicio del Toro), người đàn ông có thân phận bí ẩn nhưng có biệt tài sử dụng súng. Cho đến khi bộ phim đi được nửa chặng đường, khi người xem cũng ngơ ngác như Kate, chẳng hiệu chuyện gì đang xảy ra, mọi sắp đặt của Matt dành cho cô trong phi vụ này có có mục đích gì. Dưới bàn tay điêu luyện của biên kịch Taylor Sheridan cùng kỹ năng xếp đặt chi tiết bậc thầy của Denis, Sicario như một tác phẩm nghệ thuật phơi trần ngoài ánh sáng những tội lỗi, bí mật trả thù, sức mạnh, niềm tin về đạo đức, là một hành trình độc đạo để đi sâu vào bóng tối trong tâm hồn con người. Sicario là một sự phản chiếu sắc sảo, thông minh và lôi cuốn.
Bộ phim tỏa ra một luồng không khí thô ráp, sần sùi ngay từ những cảnh đầu tiên, ban đầu tôi sợ rằng nhân vật nữ duy nhất – Kate của Emily Blunt bị đối xử không công bằng vì những vai anh hùng nữ của Hollywood ít được chú trọng, hoặc có thì chỉ có yếu tố làm nền, mồi nhử để cánh đàn ông giải quyết vấn đề. Mà đúng là trong phim này, cô ấy bị rơi vào tình cảnh ấy thật. Nhưng cái hay của Sicario hay của đạo diễn Denis Villeneuve chính là đặt Kate là trung tâm của đạo đức đi kèm với những câu hỏi lớn: Đâu là ranh giới giữa thiện và ác? Đâu là điểm khác biệt giữa luật sư và tội phạm. Và Kate phải giải quyết nó bằng sức mạnh nội tâm chứ không chỉ là sức mạnh cơ thể hay trí thông minh nữa. Tôi không chắc điều này đúng, nhưng trong bộ phim này, Kate xuất sắc không phải ở những cảnh hành động, dù cô là đặc vụ FBI mẫn cán và xuất sắc, mà chính là những màn đối thoại, khi hút thuốc và suy nghĩ. Mảnh đất Juarez của Mexico là lãnh thổ của bầy lang sói, như lời của Alejandro, nơi có những trận xả súng hằng ngày như thể đó là những trận bắn pháo bông của đám trẻ con. Xác người trần trụi treo ngược trên phố một cách công khai, nơi mà bất kỳ một viên cảnh sát nào cũng đều có thể là mafia hoặc một tay buôn lậu ma túy. Cảnh sát – tội phạm, những trận xả súng của người lớn – những trận đá bóng của trẻ em,… Trong phim này, người biết rõ luật chơi nhất chính là Matt, ông chính là người đã chọn Kate để song hành trong cuộc săn mãnh thú. Anh ta quan sát, lắng nghe, nhếch mép, cười nhạo, đùa giỡn và hành động và biết rõ luật của Juarez như gã thợ săn thành thục vào ban đêm.
Và thật ra, ranh giới chính là điều nhạt nhòa nhất trong bản thể sống của chúng ta, vì thiên thần và ác quỷ đều cùng có thể mượn một thể xác con người để trú ngụ, Những đứa trẻ hồn nhiên ngoan ngoãn của Juarez rất có thể sau này là tên tội phạm khét tiếng nào đó. Và Kate, cô cũng đã buộc phải che giấu hành vi của Alejandro, phản bội lại quy tắc nghề nghiệp của chính mình. Ranh giới không có ở Juarez. Tôi đoán rằng, Sicario thực chất không phải là một bộ phim bạo lực chỉ dành cho những người biết về súng, buôn lậu, ma túy, giang hồ… mà là một tấm phản nói về ranh giới thiện – ác của những người nhân danh đạo đức và bên rìa đạo đức. Là sự mơ hồ được kỳ vọng sẽ làm sáng tỏ bản chất con người. Khi bị quăng vào một mảnh đất u mê chỉ toàn đám đông khát máu và những kẻ thâm hiểm, mấy ai biết được mình sẽ là người như thế nào chỉ sau một phát súng.
“Suy cho cùng, tao cũng giống như những kẻ luật sư mà mày đang phục vụ thôi” – Câu nói của tên trùm buôn lậu, Manuel Diaz trước lúc chết.
Nhờ có sự hiểu biết chắc chắn về CIA, lực lượng Delta, quân đội, chính trị xung quanh biên giới, Taylor Sheridan đã tạo nên một kịch bản thành công dành cho Sicario. Do đó, điều đặc biệt mà Sicario mang đến không chỉ là một bộ phim gọn gàng, có sức mạnh bạo lực và ý chí, mà điểm đặc sắc còn thuộc về ý tưởng: Một ẩn dụ cực đoan ngầm nói đến bóng ma đen tối bên trong chúng ta, nếu Alejandro hay Matt không dùng bạo lực để đối phó với cái ác, thì liệu họ có cảm thấy tự do hơn? Câu hỏi này lại một lần nữa khiến tôi cảm thấy hoang mang vì tôi không phải là người cổ vũ bạo lực, hay dùng bạo lực để phản đòn bạo lực. Tuy nhiên, ý tưởng của Taylor hay Denis trong bộ phim này thực sự khiến tôi ngạc nhiên bởi sức mạnh của tiềm thức. Ở một vùng đất dữ như Juarez, lịch sử là máu và ma túy, và những người như Alejandro buộc phải tiếp nhận lịch sử cũng bằng máu: Không khoan nhượng, không do dự, không sợ hãi, nợ máu là phải trả bằng máu.
Trong một phỏng vấn của tờ Washinton Post, phóng viên Michael O’Sullivan đã hỏi đạo diễn Denis Villeneuve: Sự hỗn loạn và băng hoại đạo đức có phải là chủ đề đáng chú ý trong các bộ phim của ông? Và ông trả lời: “Đúng là nó rất đen tối và đầy hoài nghi, nhưng đó chính là hiện tại. Tôi muốn Sicario giải đáp được câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta có thể đối phó với các băng đảng ma túy hiện nay? Chúng ta có cần phải trở thành một trong số bọn họ? Thậm chí, nếu bạn đang đối phó với ISIS, bạn cần phải sở hữu lực lượng mạnh mẽ và đồng thời bạn cũng trở thành họ. Tôi đang cố gắng khám phá câu hỏi thông qua một số bộ phim. Một bộ phim không giống như một cuốn sách. Đôi khi chúng ta cần một vài bộ phim để tiếp cận một vấn đề.”
Với những ai đã từng theo dõi các bộ phim trước của Denis Villeneuve sẽ thấy rằng, ông rất chú trọng vào tính thẩm mỹ thị giác, các gam màu phải lột tả cận nét những cảm giác mà bộ phim muốn mang lại Trong Sicario. màu vàng của bụi đường nắng cháy Mexico, màu đỏ của máu, màu đen của màn đêm, của các khẩu súng… ba gam màu này gây cho người xem một cảm giác bất an, bế tắc và dễ điên loạn. Nhưng đó chính là sự thành công của bộ phim.
Một điều đặc biệt nữa của bộ phim chính là phần âm nhạc được soạn bởi Johann Johannsson (ông cũng chính là người làm nhạc cho The Theory of Everything), đó là tiếng gào rú, tiếng gọi của ma quỷ, đó là tiếng vĩ cầm đầy ray rứt phát ra từ nỗi cô đơn của Kate, da diết và buồn thăm thẳm. Tôi hi vọng cùng với Sicario, ông sẽ tiếp tục có một đề cử nữa cho giải Oscar kế tiếp.
Tuy nhiên, Sicario khi về Việt Nam lại có số phận hơi bi đát ở rạp khi không được đón nhận hoặc có vài khán giả bỏ về giữa chừng. Bởi như một số người chia sẻ trên mạng rằng: Với tình tiết chậm rãi, cốt truyện khó hiểu, họ cảm thấy dễ buồn ngủ. Nhưng phong cách của Denis Villeneuve chính là vậy, chậm rãi từ tốn đi sâu vào những góc khuất cuộc sống lẫn nội tâm mà chúng ta ít ngờ nhất.
TỔNG KẾT: Sicario là hành trình đi ngược vào trong bóng tối để tìm cách phát ra ánh sáng, biểu tượng cho hòa bình và niềm tin của con người
-
"Rebel Without a Cause" (1955) là một bộ phim kinh điển do Nicholas Ray đạo diễn, với James Dean trong vai chính. Phim kể về Jim Stark, một thanh niên bất mãn đang tìm kiếm danh tính và cảm giác thuộc về trong một thế giới phức tạp.
Khi chuyển đến một thị trấn mới, Jim phải đối mặt với những mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ, bạn bè và kẻ thù. Anh gặp Judy và Plato, hai nhân vật cũng đang vật lộn với các vấn đề riêng, và họ hình thành một tình bạn đặc biệt. Phim khai thác những chủ đề về sự nổi loạn, cô đơn và áp lực xã hội, phản ánh tâm lý của thanh thiếu niên trong thập niên 1950.
"Rebel Without a Cause" đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa đại chúng, thể hiện sự khát khao tự do và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
-
Điện ảnh thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng những năm 40 – 50 của thể kỷ XX khá khó xem với những người trẻ tuổi bây giờ, phải thành thực là thế. Kiểu triển khai nội dung dài dòng, kịch bản thiếu logic, diễn xuất mang nhiều tính “kịch – sân khấu” hơn là cine … là những điều ta thường thấy, và Rebel Without a Cause (1955) cũng không phải ngoại lệ. Nhưng tôi nghĩ, cái thú vị khi xem một bộ phim có tuổi nhiều khi còn lớn hơn bố mẹ bạn, là được tham gia một chuyến hành trình quay ngược về quá khứ, hiểu hơn về những gì đã xảy ra trong một xã hội xa cách cả về thời gian lẫn địa lý. Khi xem một bộ phim cũ, hãy đặt tư tưởng của mình cùng với những nhân vật trong phim, đừng làm người ngoài cuộc phán xét là nó vô lý hay ngược đời ra sao.
Cùng tìm hiểu một chút về bối cảnh nước Mỹ trong giai đoạn này. Kể từ sau cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Đại Suy Thoái 1930, Hoa Kỳ đã có những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, đời sống vật chất trở nên dư dả (nếu không muốn nói là thừa thãi), người Mỹ lại bắt đầu những chuỗi ngày ca vang điệp khúc “We Are #1” và tiếp tục giấc mơ về một thế giới hoàn hảo.
Và một vấn đề nảy sinh trong quãng thời gian đó, sự lạc lõng của những người trẻ tuổi được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống chu cấp đầy đủ. “Tại sao chúng lại chống lại cha mẹ? Tại sao chúng lại trở nên xa cách? Không phải chúng ta đã cho chúng tất cả rồi sao?” …
Và hình ảnh James Dean say khướt trên phố lúc nửa đêm, ôm món đồ chơi bị vứt bỏ ngoài đường vào lòng như một đứa trẻ con ngay đầu bộ phim đã trả lời cho tất cả. Dù ở bất kỳ thế hệ nào, thời gian nào, đất nước nào, những người trẻ tuổi, những người “đang lớn” cũng cần được quan tâm, được lắng nghe và được cha mẹ thấu hiểu, dạy dỗ.
Làm gì có thứ gọi là “Nổi Loạn Không Lý Do”, có lý do cả đây. Khi những người trẻ phải sống trong một gia đình thay vì giải quyết những bất hòa, những khó khăn thì lại chọn cách “bỏ đi” như Jim; thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ chỉ vì được coi là “đã lớn” như Judy; hay bị xem “của nợ”, gánh nặng của hai người không còn tình cảm như John; thì việc họ trở nên bất cần và nổi loạn dường như là tất yếu.
Điều thú vị nhất trong Rebel Without a Cause chính là việc những mối quan hệ, xung đột trong Trường Trung Học được khắc họa rất rõ ràng, dù đây không phải là bối cảnh chính của phim. Chủ đề về một cá nhân bị coi là Loser, chống lại một nhóm Popular dường như là một yếu tố không thể thiếu trong các bộ phim nói về giới trẻ của Mỹ. Ngoài ra, Rebel Without a Cause còn đề cập đến yếu tố bạo lực học đường, vốn ít được nhắc tới trong các tác phẩm điện ảnh trước đó.
Rebel Without a Cause không có nhiều tuyến nhân vật và nút thắt, nhưng chi tiết về tình cảm của John dành cho Jim là tình yêu giữa hai người con trai hay chỉ dừng lại ở sự ngưỡng mộ, cảm mến là một việc gây tranh cãi đến tận bây giờ. Không quá quan trọng vấn đề này, nhưng tôi nghiêng về hướng John là một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, không được cha mẹ quan tâm nên thấy quyến luyến Jim, một kẻ nổi loạn ngang tàng hơn.
Thật sự, Rebel Without a Cause không hẳn là một bộ phim quá xuất sắc trong khâu kịch bản, nhưng diễn xuất tự nhiên, chân thực và gần gũi của bộ 3 diễn viên chính gồm James Dean, Sal Mineo, Natalie Wood (trong đó cả Sal Mineo và Natalie Wood đều nhận được đề cử Oscar) đã gây được thiện cảm cho người xem. Không những thế, đây cũng là bộ phim mở đầu cho dòng phim về gia đình, học đường, lứa tuổi vị thành niên, tạo ra tiền đề và nhiều “quy tắc” cho các bộ phim có cùng thể loại, chủ đề sau này khai thác và đào sâu thêm.
-
"Superman II" (1980) là phần tiếp theo của bộ phim "Superman" (1978) và tiếp tục câu chuyện của siêu anh hùng Superman, do Christopher Reeve thủ vai. Nội dung phim xoay quanh cuộc đối đầu giữa Superman và ba kẻ thù mạnh mẽ đến từ hành tinh Krypton: General Zod, Ursa, và Non.
Khi Zod và đồng bọn trốn thoát khỏi Phantom Zone và đến Trái Đất, họ quyết tâm chiếm lấy hành tinh này và tạo ra sự hỗn loạn. Trong khi đó, Clark Kent (Superman) phải đối mặt với sự lựa chọn giữa tình yêu của mình dành cho Lois Lane và nghĩa vụ bảo vệ Trái Đất. Cuối cùng, Superman quyết định từ bỏ sức mạnh siêu phàm của mình để sống cuộc sống bình thường bên Lois.
Tuy nhiên, khi Zod và đồng bọn bắt đầu tấn công, Superman phải khôi phục sức mạnh của mình để ngăn chặn chúng. Phim không chỉ có những pha hành động mãn nhãn mà còn khai thác các mối quan hệ và cảm xúc con người. "Superman II" đã trở thành một trong những bộ phim siêu anh hùng nổi tiếng và được yêu thích.
-
12 Angry Men (tạm dịch: 12 người đàn ông giận dữ) là một bộ phim Mỹ sản xuất năm 1957, được chuyển thể từ vở kịch truyền hình cùng tên của Reginald Rose.[3][4] Bộ phim được chính Rose viết kịch bản và sản xuất, và do Sidney Lumet đạo diễn. (Wikipedia).
Chúng mình đang trong những ngày kiềm tỏa, nhiều bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng bức bí khi cứ làm việc rồi sinh hoạt quanh quẩn trong bốn bức tường. Bạn mình hôm qua dành cả mấy tiếng để kêu ca rằng nó cuồng chân khó chịu lắm, mình bảo: Mày đi xem "12 Angry men" đi!
Bạn nghĩ sao về việc có 12 người đàn ông từ rất nhiều nơi, rất nhiều ngành nghề, tụ họp lại trong một căn phòng trên đất Mỹ vào những ngày nóng nhất trong năm?
Chi tiết cái quạt hỏng ngay đã mở đầu cho một không khí vô cùng bức bối và căng thẳng cho toàn bộ phim.
Phim dài 96 phút, và thời gian ở ngoài căn phòng đó là...3 phút! Họ là bồi thẩm đoán cho một vụ án thanh niên 18 tuổi xuất thân từ khu ổ chuột đâm chết cha, nếu có 12 phiếu "có tội", bị cáo sẽ bị tử hình. À, thời đó mấy cái giám định pháp y với phân tích DNA từ vết máu chưa phát triển đâu ạ, nên dựa trên lời khai, vật chứng, nhân chứng và phân tích, quyết định của 12 người đàn ông này là "quyết định sống còn."
Mình nghĩ, đây cũng có thể là điểm yếu của dân chủ thời bấy giờ, khi và quyền sinh sát lại không được những người có chuyên môn, năng lực trong lĩnh vực phá án và xử án quyết định, mà lại do những người môi giới chẳng hạn dùng quan điểm để kết luận.
Và xem này, đứng trước một sự việc mình xem là vô cùng nghiêm trọng như thế. Họ, tỏ vẻ thích thú (Tôi không biết. Rất là thú vị), buồn ngủ, vào phòng tắm 5 phút, đọc báo phân tích thị trường ngày hôm nay, muốn ra thật nhanh vì còn có vé cho trận bóng tối nay... Có người lần đầu tham gia, có người đã tham gia rất nhiều lần. Nhưng họ đều rất dửng dưng, trong khi, tất cả đang liên quan đến mạng sống của một con người cơ mà. Ok, đoạn đầu nó đã làm mình tức rồi. Họ không ngừng nhắc đi nhắc lại về việc phải ra khỏi đây sớm.
Mọi điều có vẻ hiển nhiên và chẳng có gì phải bàn ở đây cả, nó xuất thân từ một nơi bần hàn đầy rẫy tội lỗi, bạo lực, có cả nhân chứng, có cả vật chứng.
Chẳng cần thảo luận gì, họ biểu quyết luôn. 11 có tội, 1 vô tội.
Có vẻ như người ta xem phiếu vô tội của bồi thẩm 8 là một cách chơi trội chẳng hạn.
Tôi không biết... Nó chỉ mới 18 tuổi... Tôi chỉ muốn nói chuyện thôi... Thật không dễ để tôi giơ tay và đưa thằng bé đến cái chết mà không thảo luận một chút... Đây là mạng sống của con người. Chúng ta không thể chỉ quyết định trong vòng 5 phút...
Và rồi, chúng ta có thể ở đây một tiếng. Không phải để nói chuyện phiếm, chúng ta ở đây để làm gì?
Mình nhận ra rằng, nếu mình dùng góc nhìn của bản thân thì sẽ đưa đến sự phán xét. Vì tính đúng, sai luôn là tương đối. Đôi khi ta nghĩ mọi chuyện không liên quan đến ta, nên ý kiến của ta sẽ khách quan. Ôi không, nếu ta không tìm hiểu cặn kẽ, không đứng từ góc nhìn của người đó, ta sẽ rơi vào cãi bẫy phán xét chủ quan lúc nào không hay.
Không thể làm tôi đổi ý dù anh có nói thêm 100 năm nữa.
Điển hình của tính chủ quan cứng đầu mà chắc rằng ai cũng từng mắc ít nhiều. Chúng ta xem mình làm tiêu chuẩn, mà mặc kệ mọi lí lẽ, chỉ cứng đầu làm theo ý mình. Nó cũng là kiểu suy nghĩ một thời gian của mình, và đến khi mình biết lắng nghe, biết để cái tôi của mình xuống, thì mình đã học được rất nhiều điều hay và ngày càng tiến bộ.
Chúng ta là người lớn mà ... Chúng sinh ra đã nói dối.
Cái lí luận kiểu quái gì vậy. Kiểu dựa trên uy tín cá nhân, chỉ vì ông là người lớn, còn bị cáo mới 18 tuổi và nó sinh ra trong một hoàn cảnh chẳng mấy tốt đẹp. Và một câu hỏi rất hay của bổi thẩm 8:
Phần tranh luận lại rẽ sang chỉ trích cá nhân rồi. Trong phim sẽ có rất nhiều cảnh cãi cọ như thế. Những người đàn ông liên tục chỉ trích, chế giễu hạ bệ nhau để bảo vệ lí luận của mình.
Mình nghĩ chính anh ta cũng không chắc chắn về quyết định của mình, nhưng vì không ai chứng minh được thằng bé vô tội, vậy nên nó có tội là đương nhiên. Trường hợp này là ngụy biện bất khả tri (ad ignorantiam) (dựa vào sự thiếu hiểu biết): lập luận rằng một tuyên bố là đúng vì nó đã được chứng minh là không sai.
Cuộc tranh luận càng ngày càng gay gắt, những lí lẽ chắc chắn và thuyết phục "mười mươi" ban đầu, ngày càng lung lay tợn. Càng nói, họ càng phát hiện ra những điểm bất hợp lí, những lỗ hổng to oạch trong chuỗi bằng chứng của những nhân chứng có vẻ như là "mắt thấy tai nghe".
Dần dần, số phiếu vô tội tặng lên, đồng nghĩa với có tội giảm đi. Động cơ, lí luận của mỗi người thì khác nhau. Nhưng mình không thể nào rời mắt khỏi màn hình và nuốt từng chữ, từng chữ một. Màn tranh luận đã đi vào kinh điển rồi. Tất nhiên, trải nghiệm mỗi lần xem của mình khác nhau. Lần đầu thì mình thêm được góc nhìn về việc nhìn nhận đa chiều về một sự việc, tiếp theo đó là bài học về tranh luận. về sự phán xét. Sau đó là những lỗi ngụy biện mà bản thân mình rất hay mắc phải. Có lẽ, mình sẽ xem bộ phim này rất nhiều lần.
Đến cuối cùng, chúng ta có 12 phiếu vô tội. Nhưng chúng ta không biết được thằng bé đấy có giết cha hay là không? Có thể những lập luận từ đầu đến cuối phim là sai bét? Nhưng có hề chi, dù sao vẫn có một cuộc điều tra khác cho những nghi vấn đặt ra? Và mạng sống của một con người không còn bị quyết định bởi ảnh hưởng của một trận bóng nữa.
Bản thân của chúng ta, khi đứng trước sự kìm kẹp hay hạn chế không gian luôn nảy sinh ra phản ứng chống lại hay tìm cách thoát thân. Đi cách ly thì phá khóa bỏ trốn, thì lên sân bay chạy ra nước ngoài. Họ chỉ quan tâm đến cảm nhận và sự thoải mái của cá nhân, mà không nghĩ đến bao nhiêu người đang gồng mình chống dịch. Giống như ban đầu, những người đàn ông ở đây, họ vì quan điểm, lợi ích cá nhân mà bỏ qua quyền được xét xử kĩ càng, công tâm của một đứa trẻ. Luôn luôn là sự ích kỉ.
Mạng sống của đứa bé, dù nó có quá khứ bất hảo, xuất thân như thế nào thì vẫn là mạng sống của con người. Mà mạng sống của ai cũng như nhau cả thôi. Giống như, đứng trước dịch bệnh, loài người mới biết mình nhỏ bé như thế nào.
Covid-19 dạy cho chúng ta rằng mọi người trên thế giới, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp nào…cũng đều bình đẳng trước dịch bệnh.
Đây là những dòng trong bức thư ngỏ của Bill Gates.
Vậy đó, có những khi chúng ta vô tình quên mất nhiều điều.
Nói túm lại, đây là một bộ phim mà mình rất thích. Phim đen trắng, không cần bối cảnh, kĩ xảo các thứ, nhưng hút vô cùng. Những góc quay cận mặt, ánh mắt, ngôn ngữ, động tác, đến cả cầm khăn lau mồ hôi cũng vô cùng tròn trịa. Đúng khẩu vị của mình.
Cũng có lí do cả để chỉ 12 gã đàn ông trong một căn phòng tồn tại cùng năm tháng chứ nhỉ? Những bài học, thông điệp, và trải nghiệm suy tư phim mang đến, mình chắc rằng sẽ còn giá trị mãi với thời gian.
-
"Police Story" (1985) là một bộ phim hành động nổi tiếng do Jackie Chan đạo diễn và đóng vai chính. Phim xoay quanh nhân vật Chan Ka-kui, một viên cảnh sát có tài năng nhưng thường xuyên gặp rắc rối.
Câu chuyện bắt đầu khi Ka-kui đang điều tra một vụ buôn lậu ma túy. Trong quá trình làm nhiệm vụ, anh phải đối đầu với một băng nhóm tội phạm nguy hiểm. Khi Ka-kui vô tình làm hỏng một cuộc điều tra của cấp trên, anh bị đẩy vào một tình huống khó khăn, nơi anh phải tìm cách chứng minh sự vô tội của mình và bảo vệ một nhân chứng quan trọng.
Phim nổi bật với những pha hành động mãn nhãn, các màn võ thuật điêu luyện và những yếu tố hài hước đặc trưng của Jackie Chan. "Police Story" không chỉ là một bộ phim hành động đơn thuần mà còn mang đến thông điệp về lòng trung thành và công lý.
-
Triangle of Sadness (2022) của đạo diễn Ruben Ostlund là một bộ phim khiến khán giả thích thú với những triết lý sâu sắc của cuộc sống dưới một góc nhìn hóm hỉnh nhưng không kém phần khắc nghiệt. Nếu trong tác phẩm The Square (2017) trước đó của mình, ông đã châm biếm và khiêu khích về ranh giới của nghệ thuật, sự tự do ngôn luận và chính trị thì nay, giới siêu giàu thuộc nhóm 1% dân số thế giới lại là chủ đề được ông đưa ra bàn luận.
Tác phẩm theo chân cặp đôi người mẫu nam Carl và cô bạn gái Yaya, một người mẫu và có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Cả hai được mời tham gia một chuyến du lịch trên một con tàu sang trọng, nơi tập hợp những người giàu có và đầy quyền lực trên khắp thế giới. Tuy nhiên một cơn bão ập tới đã khiến cho mọi việc hoàn toàn bị thay đổi. Con tàu bị cướp và đánh chìm, những người sống sót trôi dạt vào một hòn đảo mà ở đây người duy nhất có khả năng sinh tồn là một phụ nữ dọn vệ sinh trên tàu tên Aigail. Từ một người luôn bị coi thường trong mắt những người giàu, giờ đây Aigail trở thành trưởng nhóm và những góc tối trong từng con người dần được bóc tách.
Triangle of Sadness (2022) của đạo diễn Ruben Ostlund được chia ra làm ba hồi khác nhau, song mỗi hồi của tác phẩm lại có thể tự mình tách riêng để trở thành một tác phẩm riêng biệt dưới góc nhìn về sự bình đẳng trong mỗi hoàn cảnh. Đạo diễn Ostlund đã đặt ra câu hỏi về những vấn đề trong xã hội và dần dần bóc tách nó dưới một góc nhìn hài hước và châm biếm sâu cay. Ở hồi một đó là sự bình đẳng về giới tính và cách xã hội nhìn nhận về nó. Tới hồi hai đó là sự bình đẳng giữa người với người và cách họ nhìn nhận về những hình thái xã hội. Cuối cùng hồi ba là sự bình đẳng khi những tầng lớp xã hội và nền văn minh nhân loại biến mất, buộc họ phải dựa vào bản thân để sinh tồn.
Trong Triangle of Sadness (2022), ta sẽ bắt gặp những điều hài hước đen tối đến nghiệt ngã khi bộ phim dần trôi về cuối. Đó là một cặp vợ chồng người Anh lịch thiệp nhưng sản xuất vũ khí, để rồi cuối cùng bị chết bởi chính loại lựu đạn mà họ sản xuất. Một người đàn ông người Nga độc thân tự nhận mình là người giàu có và hào hoa, thì nay phải nghe theo từng lời chỉ đạo của một người dọn vệ sinh để có miếng ăn. Một cô gái trẻ có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội với mục tiêu là lấy được một người chồng giàu có, giờ cũng chẳng là gì giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Hay một nam người mẫu với thân hình nóng bỏng chỉ giao lưu với những ngôi sao, giờ lại phải ngủ với người lao công Aigail già nua để đổi lấy từng miếng bánh quy – thứ được coi là tiền tệ trên hoang đảo. Sự phi lý và đối lập ấy đã cho ta thấy một sự giễu nhại, châm biếm sâu cay về chủ nghĩa vật chất, mà quên đi mất giá trị của đời thực. Chỉ khi lạc tới một nơi mà giá trị về nhan sắc hay tiền bạc trở nên phù phiếm, tất cả mới chợt nhận ra rằng họ sẽ chẳng là gì nếu không có kỹ năng sinh tồn kiếm miếng ăn hàng ngày.
Châm ngôn “tất cả đều bình đẳng” được những người giàu có nói ra nhưng thực tế chẳng phải vậy. Đó là lúc Carl phải ngồi xem buổi biểu diễn của bạn gái tại dãy ghế cuối trong khi anh đến buổi biểu diễn sớm và bị buộc phải nhường ghế cho người khác. Là việc bà Vera muốn tất cả nhân viên trên tàu được vui chơi thỏa thích nhưng thực chất cũng chỉ là sự ép buộc những người dưới quyền tham gia để thỏa mãn chính mình. Hay một thuyền trưởng luôn say xỉn trở thành bạn thân của một triệu phú phân bón, và cả hai đã giễu nhại chính hình thái xã hội mà họ đang sống. Để rồi khi cơn bão tới, 15 phút của buổi tiệc đã trở thành một sự tra tấn ám ảnh đối với khán giả khi phải chứng kiến những nhân vật giàu có và nổi tiếng thi nhau nôn ọe và trượt ngã trong nước bẩn tràn ra từ nhà vệ sinh. Một ẩn ý sâu cay của đạo diễn Ruben Ostlund về sự bình đẳng hiện lên rằng, chúng ta không thực sự bình đẳng và điều duy nhất bình đẳng giữa người với người chỉ là nhu cầu sinh lý.
Tại Liên hoan phim Quốc tế Cannes 2022, tác phẩm hài kịch đen của đạo diễn Thụy Điển – Ruben Ostlund đã thắng giải Cành Cọ Vàng cao quý. Đây cũng là lần thứ hai vị đạo diễn này nhận giải Cành Cọ Vàng sau tác phẩm The Square (2017). Bộ phim đã nhận được tràng pháo tay kéo dài 8 phút của khán giả và được xem là một trong những tác phẩm gây ấn tượng nhất của Liên hoan phim. Tuy nhiên với những phân cảnh gây sốc đến trần trụi khi châm biếm giới siêu giàu, không ít khán giả đã phải bỏ về giữa chừng. Tác phẩm đã thể hiện những mặt tối của giới thượng lưu, một nền văn hóa thời trang sáo rỗng, một sự nhạt nhẽo vô vị của những người có tầm ảnh hưởng. Trang Variety đã bình luận về “đứa con” của vị đạo diễn người Thuy Điển, rằng ông đã bắt chúng ta phải nhìn nhận thế giới theo những cách khác nhau, để từ đó họ có thể suy nghĩ về chính mình.
-
"The Fisher King" (1991) là một bộ phim pha trộn giữa hài hước và bi kịch, kể về hành trình của một DJ radio thất bại, Jack, và một người đàn ông điên loạn tên là Parry, người tin rằng mình là hiệp sĩ trong một câu chuyện cổ tích. Khi Jack phải đối mặt với những hậu quả từ một sự kiện bi thảm mà mình gây ra, anh tìm cách giúp Parry tìm lại tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Nội dung phim khám phá những chủ đề như sự cứu chuộc, tình bạn và những vết thương tâm lý.
-
**"Dragonslayer"** (1981) là một bộ phim giả tưởng cổ điển, kể về cuộc phiêu lưu của một thanh niên tên là Galen (do Peter MacNicol thủ vai) trong một thế giới nơi rồng hoành hành. Khi một con rồng tên là Vermithrax bắt đầu tàn sát dân làng, Galen được một pháp sư già tên là Ulrich (do Ralph Richardson thủ vai) dẫn dắt để trở thành một thợ săn rồng.
Ulrich dạy Galen các phép thuật và kỹ năng cần thiết để đối đầu với rồng. Bộ phim không chỉ tập trung vào những trận chiến giữa con người và rồng mà còn thể hiện sự trưởng thành của Galen, những thách thức mà anh phải đối mặt, và những mối quan hệ giữa các nhân vật.
-
**"All-Star Superman"** (2011) là một bộ phim hoạt hình dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng của Grant Morrison và Frank Quitely. Câu chuyện xoay quanh Superman, người phát hiện ra rằng mình bị nhiễm độc do bức xạ mặt trời, dẫn đến việc anh chỉ còn một thời gian ngắn để sống.
Trong khi đối mặt với cái chết, Superman bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà anh chưa hoàn thành, bao gồm việc giúp đỡ nhân loại và chuẩn bị cho tương lai của hành tinh. Anh cũng gặp gỡ Lois Lane, người mà anh yêu thương, và khám phá sâu sắc hơn về bản chất của anh hùng, tình yêu và sự hy sinh.
Phim không chỉ tập trung vào hành động mà còn khai thác tâm lý của Superman khi đối diện với sự sống và cái chết. Những hình ảnh tuyệt đẹp và cách kể chuyện độc đáo đã giúp "All-Star Superman" trở thành một tác phẩm được đánh giá cao trong vũ trụ DC.
-
Trích đoạn dưới đây là một phần trong cuốn sách “Dying for Ideas: The Dangerous Lives of Philosophers” của Costica Bradatan mà mình đang dịch. Xin phép ông đăng lại trích đoạn này trong những ngày từ khóa “trò chơi” trở nên nguy hiểm. Cũng trong những ngày mình đang phải suy nghĩ nhiều hơn và buộc phải trở nên sâu sắc hơn, điềm tĩnh hơn trước nhiều biến cố.
Trò chơi của sự sống và cái chết
…Ngay sau khi bàn về các “triết gia về tinh thần” thời cổ đại, như Plato và Seneca, và trước khi đi vào “kinh nghiệm Thiên chúa giáo về cái chết,” Landsberg đã xen vào một chương ngắn rất đặc biệt. Nó được gọi là “Khúc gian tấu về trò đấu bò” (Intermezzo tauromachique) và là một trong những phần ấn tượng nhất trong toàn bộ cuốn sách – một tiểu luận xuất sắc, hoàn toàn có thể đứng độc lập. Về mặt bố cục, chương này hoàn toàn không liên quan gì đến các phần trước và sau nó, tuy nhiên, về mặt chủ đề, nó lại rất hài hòa với các phần trong cuốn sách, như là một bước đệm từ chủ đề về nỗ lực bất tử hóa chính mình mà không cần nhờ đến ân sủng của Chúa đến nỗ lực tương tự nhưng tiền giả định về sự hiện diện chủ động của Chúa.
“Đời sống con người mà không có Chúa thì thực sự là một bi kịch,” Landsberg tuyên bố bất ngờ. Và khúc gian tấu của ông là một tự sự bi kịch về một người giáp mặt cái chết trong một thế giới vắng Chúa. Để giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của bi kịch này, Landsberg đã sử dụng phép so sánh – trận đấu bò, hình ảnh mà ông nhìn nhận như là hình ảnh còn sót lại được ngụy trang của những huyền thoại cổ đại:
Con bò vào một khu vực mà nó không biết điều gì đang đón đợi nó. Hân hoan, nó lao khỏi bóng tối của hầm nhốt và kiêu hãnh về sức trẻ mạnh mẽ của mình. Bất ngờ choáng mắt bởi ánh sáng, nó nhận thấy mình là chủ nhân ông của đấu trường. Đó là thế giới của nó, đối với nó, đó là một mặt phẳng vô tận. Hung hăng, nó khua cát bụi mù mịt trên đường, đâm bổ về mọi hướng, nó không có cảm giác nào khác ngoài niềm tự hào về sức mạnh của mình.- Cũng giống như đứa trẻ sơ sinh khi rời cơ thể người mẹ và ngay lập tức vui chơi trong thế giới sáng sủa đến nỗi quên mất định mệnh của mình cũng như mối hiểm nguy của nó. (Landsberg 1936: 75-6)
Chúng ta là con bò đó. Ta thức dậy vào buổi sáng, khi vẫn còn rất sớm, nhưng không nhầm lẫn gì nữa: ngay lập tức ta nhìn thấy cái chết trực diện và bắt đầu nhận những cú giáng của nó. Cho đến cuối ngày, tình hình cứ như thể ta chưa từng tồn tại. Bất kể ta đã chiến đấu cố gắng thế nào, ta đã múa nhảy với lòng biết ơn ra sao, lập trường ta cố giữ vững đến mức nào, kết cục vẫn luôn là thế: một sự hư vô hóa toàn bộ. Trong suốt Essai, Landsberg dường như là người đứng trên một lập trường kiên định, ông hiện lên như một người mang đức tin lớn. Tuy nhiên, đức tin nơi ông không phải là thứ đức tin theo nghĩa thông thường: nó là một sự thương thỏa liên tục giữa “những thứ được hy vọng” và “những thứ không nhìn thấy được” – có nghĩa là đó là một đức tin đi liền với một mức độ hoài nghi. Điều đặc biệt gây xúc động ở “khúc gian tấu” của Landsberg là nó cho thấy đằng sau sự tự tin và xác tín mãnh liệt ở ông, có một cuộc đấu tranh và nỗi khổ sở trong nội tâm. Thậm chí ngay ở đoạn văn ngắn tôi vừa trích dẫn, người đọc cũng có thể nghe được niềm thông cảm của ông đối với kẻ phải chết trong sự thiếu vắng đức tin. Thực chất, việc ta nhận thấy phần “gian tấu” này là những trang viết hay nhất trong cả cuốn sách là một bằng chứng xa hơn cho thấy chủ đề này thiết thân như thế nào đối với ông. Có một vài vết nứt rạn có thể nhận ra trong tòa nhà được xây cất bằng đức tin của ông; rất nhỏ, nhưng vẫn cứ là những nứt rạn. Tuy nhiên, thay vì thu nhỏ tầm vóc của ông, tất cả điều này lại khiến Landsberg trở thành một hình tượng phức tạp hơn, kích thích sự tò mò hơn.
“Những đối thủ đầu tiên đang tới,” ông nói khi tiếp tục kể câu chuyện. Con người đến làm quen với cái chết. “Ngươi là ai?” y hỏi. “Ta là thần Chết,” cái chết trả lời. “Ngươi đến để bắt ta đi đó ư?” con người hỏi. Thật sự thì con bò không có cuộc chuyện trò nào với người hiệp sĩ đấu bò cả. Song đoạn đối thoại đó không phải là phát kiến của tôi – nó là đoạn đối thoại có thật. Nó diễn ra trong bộ phim The Seventh Seal (Phong ấn thứ bảy, 1957) của Ingmar Bergman. Landsberg trong phần “gian tấu” và Bergman trong bộ phim của mình đã cùng nói một về câu chuyện: sự đối mặt của con người với cái chết, sự mệt mỏi, rã rời dần dần ở con người trong cuộc đối mặt ấy và cuối cùng là một thất bại tất yếu. Không có căn cứ để khẳng định Bergman đã đọc Landsberg nhưng sự tương đồng giữa hai người thật đáng ngạc nhiên: trước khi hư vô hóa con người, cái chết đã “chơi” với con người một lúc – hắn chơi cờ trong phim của Bergman và chơi trận đấu bò (corrida) trong luận văn của Landsberg; con người chơi trò chơi một cách tuyệt vọng, y hão huyền mong một cơ may theo một cách nào đó; trò chơi diễn tiến trong vài hiệp, hiệp sau lại đưa y đến gần với kết cục hơn hiệp trước; mỗi hiệp bao gồm một chuỗi những “nước đi”; trò chơi trong cả hai tác phẩm đều là các trò chơi đòi hỏi năng lực dự đoán, sự chuẩn bị và cách ra quyết định; và trong cả hai trò chơi, cái chết cuối cùng cũng ghi được chiến thắng áp đảo. Hai câu chuyện của Landsberg và Bergman cuối cùng chỉ là một câu chuyện được kể từ hai góc nhìn. Hơn thế, câu chuyện này làm câu chuyện kia phong phú, đa nghĩa hơn. Để hiểu câu chuyện về trận đấu bò của Landsberg rõ hơn, ta cần đọc nó trong mối liên hệ với ván cờ trong phim của Bergman. Bộ phim của Bergman không những minh họa cho “khúc gian tấu” của Landsberg mà còn làm rõ hơn điều mà triết gia mới chỉ ra một nửa.
“Những đối thủ đầu tiên đang tới. Đó vẫn chỉ là một trò chơi. Đối với con bò, trận đấu này là cái gì rất tự nhiên. Trần đấu mài sắc cảm giác của nó về sự sống và sức mạnh của chính mình” (Landsberg 1936: 76). “Ngươi chuẩn bị chưa?” Thần Chết muốn biết. “Cơ thể ta thì sợ hãi, nhưng ta thì không,” nhân vật của Bergman, Antonius Block, một “Hiệp sĩ của Đức tin” nữa, trả lời chắc nịch. Cứ như thể cơ thể của Block và bản thân Block là hai thứ khác nhau. Sau đó, khi Thần Chết chuẩn bị bắt lấy chàng hiệp sĩ, chàng nói thêm, như để tóm lấy cơ may: “Khoan đã… Ngươi muốn chơi cờ, đúng không?” Ngày còn dài, giờ mới chỉ là rạng sáng, thế giới còn tươi mới, và chàng Hiệp sĩ ý thức được sức mạnh của mình, cảm thấy đủ can đảm để thách thức thần Chết chơi cờ. (Ở đây kịch bản của Bergman có thêm một ghi chú: “Một chút hứng thú lóe lên trong ánh mắt của nhân vật thần Chết.”) Như thể thần Chết ngạc nhiên. “Phải, thực sự thì ta là một kẻ chơi cờ khá,” thần Chết trả lời. Chàng Hiệp sĩ đáp lại, như có phần sôi nổi: “Nhưng người không thể chơi khá hơn ta được.” Với Hiệp sĩ, cuộc đấu này là cái gì đó rất tự nhiên: chàng vừa mới trở về sau cuộc Thập tự chinh.
Nhiều năm sau khi làm xong bộ phim, ngay cả Bergman còn ngạc nhiên bởi sự táo bạo của mình: “Tôi đã liều lĩnh làm một việc mà giờ đây có lẽ tôi không dám. Nhân vật hiệp sĩ thực hiện lời cầu nguyện buổi sáng. Khi y sẵn sàng bày ván cờ ra, y nhìn xung quanh, thần Chết đã đứng đó” (Bergman 1990: 236). Thần Chết chơi cờ không phải là sáng tạo của Bergman. Họa sĩ Thụy Điển Albertus Pictor (1440-1507) đã thể hiện trò chơi này trong một tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc đến nhà làm phim. Tuy nhiên, dù không sáng tạo nên trò chơi này nhưng Bergman là người đã nâng cảnh tượng này thành một biểu trưng (xem hình 2.3). Niềm tin ngây thơ rằng bằng kỹ năng và kỷ luật, chúng ta có thể làm được điều gì đó để ngăn cản cái tất yếu có một vẻ đẹp tự thân và mang trong nó cảm thức về một hứa hẹn lớn. Vì để chơi ván cờ với thần chết thì ít nhất, về mặt lý thuyết, ta phải có niềm tin vào khả năng chiến thắng. Dù cuộc chơi khó đến mấy thì chiến thắng không phải là điều bất khả. Tất cả những gì ta cần là cái chết đồng ý chơi. Nếu nó đồng ý nghĩa là nó cũng bị gò theo luật lệ của trò chơi để ứng xử. Sau này trong cuộc chơi, khi thần Chết cố gắng đẩy nhanh ván cờ, chính Hiệp sĩ lại là người giữ bình tĩnh: “Ta biết ngươi còn lắm việc phải làm, nhưng người không thể bỏ cuộc chơi được. Cuộc chơi cần thời gian.” Thần Chết chấp nhận. Cuộc chơi làm mọi người chơi trở nên bình đẳng: không có ông chủ và nô lệ trong trò chơi, chỉ có người giỏi hơn và kém hơn. Dù cho thần Chết có kinh khủng thế nào đi nữa thì một khi nó đã chấp thuận để chơi, nó không thể làm được bất cứ điều gì khác; nó phải chơi theo luật và chấp nhận kết quả.
Khi thần Chết đồng ý, Antonius Block không mất thời gian và nêu rõ thời hạn mà mình muốn: “Điều kiện là ta sẽ tiếp tục sống chừng nào ta chưa đầu hàng ngươi. Nếu ta thắng, mi phải từ bỏ việc bắt ta. Đồng ý?” Hỏi thế thôi nhưng Block là người hiểu lẽ, chàng biết rõ rốt cục chàng sẽ không thể thắng. Tất cả những gì chàng muốn là có thêm thời gian trì hoãn. Một sự trì hoãn mong manh một cái tất yếu là tất cả những gì chàng hy vọng.
Vậy Antonius Block thực chất là ai? Một mô tả chính xác và cô đọng nhất về Block ta có thể tìm thấy trong tác phẩm của Landsberg: Block là “người không có Chúa”, người có một cuộc đời bi kịch mà câu chuyện về cuộc đời ấy được Landsberg thuật lại trong “khúc gian tấu”. Block “không có Chúa” cho đến khi chàng đơn độc giáp mặt với cái chết, không hy vọng, cũng không còn ảo tưởng. Thế nhưng chàng đồng thời cũng là kẻ sống “với Chúa” bởi vì chàng liên tục bị dày vò, dằn vặt bởi những vấn đề về đức tin. Bergman thích trích dẫn một câu của Eugene O’Neil: “Nếu tác phẩm kịch mà không xoay quanh mối quan hệ giữa con người với Chúa thì đó là tác phẩm vô giá trị” (Bergman 1970: 1977). Trong suốt bộ phim này, chàng Hiệp sĩ không chỉ bị ám ảnh bởi cái chết mà còn bởi Chúa – hay chính xác hơn là sự im lặng của Chúa. Người xem sẽ sớm nhận ra điều này: chàng chơi cờ với thần Chết “không phải để cứu vãn đời sống,” mà với hy vọng trong quá trình chơi ấy, chàng có thể hiểu được đôi điều về Chúa. Chàng hỏi thần Chết về những bí mật của nó.”Ta không có bí mật nào,” thần Chết nói. “Vậy ngươi không biết gì cả,” chàng nói. “Ta chẳng có gì để kể.” Khi thần Chết tỏ ra im lặng về chủ đề Chúa, Hiệp sĩ không do dự hướng đến Quỷ để tìm câu trả lời. Ngay trước lúc Tyan, một “phù thủy” trẻ bị thiêu sống trên giàn hỏa, chàng đã đến gần nàng: “Họ nói cô liên minh với Quỷ.” “Sao ông hỏi thế?” Tyan băn khoăn. “Không phải vì tò mò, mà vì những lý do rất cá nhân. Ta cũng muốn gặp hắn.” “Tại sao?” “Ta muốn hỏi hắn về Chúa. Nếu không ai biết thì hẳn chỉ có hắn biết.”
Block không những là hình ảnh minh họa cho con người trong luận văn của Landsberg, kẻ phải đối mặt đơn độc với cái chết trong đấu trường của đời sống mà chàng dường như còn phản ánh những dằn vặt về đức tin – điều làm chính Landsberg bận tâm. Vì đến ngay cả đức tin của Hiệp sĩ cũng là điều mà chàng nghi ngờ sâu sắc. Một quá trình khổ đau và kịch tính, niềm tin của Block cũng là niềm tin vào “những điều được hy vọng” và “những thứ không nhìn thấy được.” Chàng vẫn luôn khắc khoải mong có những cuộc chuyện trò về thần học với thần Chết. Nhưng không phải lời nói của thần Chết, mà chính sự im lặng của nó, không biết làm sao, đã thôi thúc Hiệp sĩ nói ra những suy nghĩ của mình. Block “muốn có tri thức,” chàng muốn nhận biết Chúa bằng giác quan, muốn nhìn thấy người, chạm vào người. “Có phải quá nhẫn tâm không khi không thể nắm bắt được Chúa bằng giác quan?” Thần Chết không buồn trả lời, và chàng tiếp tục độc thoại:
Làm sao chúng ta có thể tin vào những kẻ có đức tin trong khi chúng ta không thể đặt niềm tin nơi bản thân mình? Điều gì sẽ xảy đến với những người trong chúng ta, những người muốn tin nhưng lại không thể tin? Và những kẻ không muốn tin mà cũng chẳng thể tin, rồi họ sẽ trở thành gì?
Mặc dù vừa mới trở về từ cuộc Thập tự chinh song khi suy tư về Chúa, Hiệp sĩ cảm thấy không thể trông đợi câu trả lời từ Giáo hội: “Ta muốn có tri thức, chứ không phải đức tin, không phải những giả định… Ta muốn thấy Chúa chìa tay ra với ta, thấy Chúa hiện hình và nói vớita.” Sự giấu mình của Chúa, đôi khi, trở thành điều không thể chịu đựng nổi: “Ta gọi Người trong bóng tôi nhưng dường như không có ai ở đó.” Đáp lại lời than ấy, thần Chết bồi vào một câu bằng giọng đùa cợt: “Có lẽ không ai ở đó thật.” Rồi Block nói lên một tư tưởng dường như xuất phát trực tiếp từ cuốn sách của Landsberg: “Thế thì đời sống quả là một nỗi sợ hãi tột cùng. Không ai có thể sống khi giáp mặt cái chết, khi y hiểu rằng tất cả là hư vô.” Đức tin cùng với hồ nghi trộn lẫn vào nhau, mỗi lúc khoan sâu hơn vào tâm trí Block: “Chính trong nỗi sợ hãi của chúng ta, chúng ta đã tạo nên một hình ảnh và hình ảnh đó ta gọi là Chúa.”
Trong khi đó, trận đấu bò của đời sống vẫn tiếp diễn. Bất kể cuộc đấu này vô vọng thế nào đi nữa, con người vẫn chơi một cách can đảm nhất có thể. Điều này không phải bao giờ cũng dễ dàng vì đây là một kinh nghiệm hổ nhục. Như Landsberg đã lưu ý, “dần dần những sự khó chịu xuất hiện. Trò chơi bị gian lận. Đối thủ quá xảo quyệt”(Landsberg 1936: 76). Đây cũng là điều xảy ra với Block tại nhà thờ. Thần Chết lúc này đội lốt một linh mục, người mà Hiệp sĩ tìm đến để xưng tội, để lừa chàng tiết lộ chiến lược của mình. “Làm sao con có thể thắng được thần Chết trong trò chơi của mình?” Chàng đành phải nói ra: “Con sẽ di chuyển quân tượng và quân mã mà hắn ta chưa phát hiện được nước đi này. Trong nước tiếp theo, con sẽ phá vỡ một cánh trong thế trận của hắn.” Block ở đây là hiện thân của tinh thần hiệp sĩ. “Ta sẽ ghi nhớ điều này,” Thần Chết mỉm cười nói và lột bỏ mặt nạ.
Thế nhưng ngày mới chỉ bắt đầu, và “con bò hãy còn sung sức” (Landsberg 1936: 77). Antonius Block cũng thế. Bị thần Chết chơi xấu nhưng chàng vẫn không nản lòng. Trên thực tế, đến những giờ khắc cuối cùng, chàng đã tìm thấy một niềm vui sống (joie de vivre) được hồi sinh. Chỉ riêng việc còn được sống đã làm dâng lên trong chàng một hoan lạc mênh mông. Sống, có nghĩa là được sở hữu thân thể của mình, là được cảm nhận khoái cảm từ thịt da thuộc về ta. Block ngắm nhìn bàn tay mình, cảm nhận nó, cử động nó và như nhận thấy một khải thị: “Đây là tay ta. Ta có thể cử động nó, cảm nhận được mạch máu đập trong đó. Mặt trời vẫn trên cao và ta, Antonius Block, đang chơi cờ với thần Chết.” (Hình 2.4). Sau đó, khi gia nhập “gia đình mộ đạo” gồm có Joseph, Mia, Mikael và làm nghi thức nhận thánh thể theo hình thức thế tục ngay trước mặt họ, chàng lại nói về bàn tay: “Ta sẽ nhớ khoảnh khắc này. Sự im lặng, ánh hoàng hôn, bát dâu tây và sữa, khuôn mặt của các bạn trong bóng chiều chạng vạng… Ta sẽ nâng niu những ký ức này trên tay để mang đi.” Trên bàn cờ, bàn tay của Block giữ khoảng cách với thần Chết, chính nó giúp chàng có khoảng không gian để thở. Bàn tay, một lần nữa, lại là sự biểu đạt súc tích về đời sống, về sự khải thị của đời sống. Tất cả mọi động tác biểu thị sự tôn vinh đời sống đều bắt đầu từ bàn tay.
Trong khi đó, cuộc đấu vẫn tiếp diễn. “Một con bò dũng mãnh phải giữ phẩm giá của nó, phải tiếp tục chiến đấu cho đến cùng” (Landsberg 1936: 76). Hiệp sĩ cũng vậy. Một lần nữa, chàng chơi cờ với thần Chết không phải để giành lấy sự bất tử, mà để trì hoãn thời gian. Sự “trì hoãn” này giúp chàng có cơ hội để “giải quyết một vấn đề khẩn thiết.” Block vẫn còn một số việc chưa hoàn thành cần phải làm cho xong. Cuộc đời chàng đã là “một hành trình truy cầu vô ích, một cuộc lang thang, những lời nói dông dài vô nghĩa” và giờ đây chàng muốn sử dụng khoảng thời gian trì hoãn này cho “một việc duy nhất có ý nghĩa.” Theo kết cấu tự sự của bộ phim, “việc có ý nghĩa” ấy có lẽ là tìm cách giúp “gia đình mộ đạo” thoát khỏi lưới của thần Chết, mặc dù Block vẫn luôn cố ý làm những người này bị lung lay đức tin. Đa số các nhà phê bình phim tán thành cách hiểu này. Song thực sự họ có “thoát” được? Đã có ai từng thoát khỏi cái chết? Block đã không thật sự “cứu” được họ mà chỉ trì hoãn cái chết của họ mà thôi. Khó có thể nói việc làm của chàng là một hành động nhiều ý nghĩa.
Tôi muốn đưa ra một cách diễn giải khác. “Việc làm ý nghĩa” ở đây chính là bản thân sự chơi, hành động đối lập tuyệt đối với cái chết; “vấn đề khẩn thiết” mà Block nói hẳn có mối liên hệ với mong muốn hoàn thành cuộc chơi. Chơi cờ với thần Chết có một mục đích tự thân: nó trao cho đời sống một ý nghĩa cứu rỗi. Dĩ nhiên, rồi chúng ta sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chơi ấy. Sớm muộn gì ta cũng chết. Nhưng mục đích ở đây không phải là né tránh cái chết nà là sống không sợ hãi, không hổ nhục trước khi nó đến. Để chết xứng đáng, ta cần học cách chết – và còn cách nào tốt hơn để học điều đó hơn là chơi với chính thần Chết? Đến cuối trò chơi, ta là một con người khác. Và ở đây đến lượt Landsberg làm rõ bộ phim của Bergman. Mỗi trận chiến chống lại cái chết đều là “thất bại từ trước,” nhà triết học nói. “Hào quang của một cuộc chiến như thế không nằm ở kết quả mà chỉ có thể nằm ở bản thân phẩm giá của hành động” (Landsberg 1936: 80). Thách thức thần Chết bằng một ván cờ, chơi trò chơi ấy, đối phó với tất cả mưu mẹo và chấp nhận thua cuộc một cách lịch lãm – người chơi không những thể hiện mình như là một người vững vàng mà còn minh triết. Đó chính là phương châm của Sisyphus. Sự phi lý của tình thế, sự thực buộc phải thừa nhận rằng không có cách nào thoát khỏi nó, sự tất yếu của kết cục – tất cả cuối cùng đều không quan trọng. Thứ đáng kể là bản thân hành động. Hành động, tự nó, đã là phần thưởng.
Trong cả hai trường hợp, kết thúc đều đến chóng vánh và im lặng. Con bò bị giết trên đấu trường bằng cú ra đòn chí tử mau lẹ của hiệp sĩ đấu bò:
Trên cơ thể đồ sộ của nó, một thanh kiếm cắm sâu…như là tiếng khóc cuối cùng, kiêu hãnh và tuyệt vọng. Trong một vài giây, nó dường như vẫn còn kháng cự. Nhưng cái chết dã hoàn tất, cái chết hiện diện ở đó đã lâu, cái chết đồng nhất với thanh kiếm kia, đồng nhất với chủ nhân của thanh kiếm ấy – tên hiệp sĩ đấu bò, người đã cầm nó đâm vào con bò. Con thú chết bị người ta mang đi như một đồ vật. (Landsberg 1936: 80)
Hiệp sĩ cũng chết trong lâu đài, cùng với những người khác. Lần này thần Chết không đến chơi cờ mà chỉ làm công việc của mình. Những nạn nhân của nó lần lượt từng người giới thiệu mình. “Xin chào ngài, Lãnh chúa cao quý,” Hiệp sĩ nói. “Tôi là Karin, vợ của Hiệp sĩ.” Karin nói. Mọi người đều lịch sự, nhã nhặn và phục tòng. Duy chỉ có chàng cận vệ Jöns vẫn muốn tỏ ra nổi loạn như mọi khi, nhưng giờ đây điều đó không còn quan trọng nữa rồi. Trong giây lát, Hiệp sĩ dường như cũng muốn phản kháng, song cả điều đó cũng không còn quan trọng. Karin khẽ suỵt: “Im lặng, im lặng.” Jöns cố gắng lần cuối nói một câu triết lý yếu ớt, rồi tất cả trở lại như cũ. Lời thoại cuối cùng của cảnh được thốt ra bởi một cô gái không tên, từ trước đến giờ không nói năng gì: “Hết rồi” (Det ӓr fullbordat). Đó cũng chính là những lời cuối cùng mà một người đọc Kinh Thánh bằng tiếng Thụy Điển được nghe thấy từ Jesus Christ trên cây Thập tự (“Mọi thứ đã hoàn tất.” – John 19.30). Điều này khiến cho kết thúc bộ phim của Bergman vừa táo bạo (như một lời nhại báng bổ), vừa mang tính chất mở.
Những người chết sau đó được đem đi. Thần Chết, kẻ châm biếm tàn nhẫn nhất, không hài lòng nếu cứ để mặc những sinh vật tội nghiệp này lại chơ vơ. Hắn bày ra một bữa tiệc chế nhạo và bắt tất cả phải hòa vào một điệu vũ: điệu Totentanz. Trong khung hình cuối cùng của bộ phim, hình ảnh những người múa nhảy chết chiếm hết đường chân trời. Cứ như thể thần Chết đã nắm trong tay mình không chỉ những sinh mạng được tìm thấy trong tòa lâu đài mà toàn bộ thế gian này.
-
Cảnh sát Trần Gia Câu tạm biệt bạn gái A Mỹ, đến Quảng Đông phối hợp với lực lượng Interpol, dẫn đầu là nữ cảnh sát Dương Chỉ Huê. Nhiệm vụ của Gia Câu là thâm nhập vào băng đảng của ông trùm ma túy Khun Chaibat. Trước tiên, Gia Câu giả làm tên lưu manh Phú Sinh, giải thoát cho đàn em đắc lực của Chaibat là Báo khỏi nhà tù. Với sự ngầm giúp đỡ của lính canh và Huê, Gia Câu giúp Báo vượt ngục thành công. Báo tỏ ra biết ơn và rủ Gia Câu đi theo mình.
Sau khi hội ngộ mấy tên đàn em, Báo đưa họ đi Hồng Kông. Đi ngang qua quê của Phú Sinh, Báo cố ý bảo Gia Câu về thăm nhà. May mắn thay, phía cảnh sát đã có sự chuẩn bị. Gia Câu ngơ ngác vì có những người họ hàng, làng xóm ra hỏi han. Chú Bill cũng giả làm mẹ Gia Câu, còn Huê giả làm em gái anh. "Bà mẹ" bắt Huê đi theo Báo, Báo miễn cưỡng dẫn Huê theo. Tối hôm đó, cảnh sát địa phương giả vờ đến bắt Gia Câu. Huê trổ tài võ nghệ cứu mọi người, diễn màn kịch bắn chết cảnh sát. Báo từ đó tin tưởng giới thiệu Gia Câu và Huê làm việc cho Chaibat.
Chaibat dẫn đàn em gồm cả Gia Câu và Huê đến một cuộc họp giữa các băng đảng tại Tam giác Vàng, Thái Lan. Chaibat gặp rắc rối vì vợ hắn, người duy nhất biết số tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ, đã bị bắt ở Malaysia. Chaibat không xuất được tiền mua hàng nên các ông trùm khác muốn chia nhau mua phần của Chaibat. Chaibat tuyên bố áo giáp Huê đang mặc chứa đầy thuốc nổ, dùng nó để đe dọa các ông trùm khác. Một trận đấu súng ác liệt diễn ra, Gia Câu và Huê cũng buộc phải tham gia. Cuối cùng, phe Chaibat thắng lợi và giành được độc quyền mua hàng. Gia Câu giận dữ với Chaibat vì hắn bắt Huê mặc áo chứa thuốc nổ nhưng hóa ra đó là áo chống đạn thật.
Chaibat lại dẫn Gia Câu và Huê sang Malaysia cứu vợ mình. Tại khách sạn, Gia Câu bất ngờ gặp Mỹ đang đi du lịch. Sợ lộ tẩy, Gia Câu tìm cách tránh né Mỹ, nhưng Mỹ vẫn nhận ra và hiểu nhầm ghen tuông. Huê đẩy Mỹ xuống bể bơi, nói với Báo rằng Mỹ là gái mại dâm mồi chài anh trai cô. Gia Câu sau đó gặp được Mỹ, giải thích với cô rằng anh đang làm nhiệm vụ. Đúng lúc Báo xuất hiện, Mỹ cũng đóng kịch với Gia Câu để anh không bị lộ. Nhưng sau đó, cô hồ hởi khoe với bạn mình trong thang máy, Peter, một trong những đàn em của Chaibat, đã nghe được. Chaibat bắt cóc Mỹ để ép Gia Câu và Huê tiếp tục thực hiện kế hoạch.
Ngày vợ Chaibat bị đưa ra tòa, Gia Câu lái xe tải chứa hóa chất gây ra một vụ tai nạn giao thông, giải cứu được vợ Chaibat. Chaibat xuất hiện cùng với Mỹ trên máy bay trực thăng. Gia Câu dùng vợ hắn ép hắn thả Mỹ. Chaibat đẩy Mỹ xuống khiến cô bị thương. Trong lúc Gia Câu mải lo cho Mỹ, vợ Chaibat đánh ngã Huê rồi chạy thoát trên xe của Báo. Gia Câu và Huê đuổi theo. Báo, Peter và vợ Chaibat chạy lên sân thượng một tòa nhà để đưa vợ Chaibat lên trực thăng. Gia Câu và Huê lên đến nơi mới phát hiện Gia Câu làm mất súng. Huê cướp được súng của Báo nhưng súng đã hết đạn. Hai bên đánh nhau, Gia Câu ném Peter xuống cầu thang và đá Báo xuống mái nhà. Vợ Chaibat đã lên được trực thăng, Gia Câu cũng kịp bám vào thang dây.
Sau đó, chiếc trực thăng bị mắc vào một đoàn tàu đang chạy. Huê cũng lái xe môtô đuổi tới. Gia Câu và Huê đánh nhau với Chaibat cùng hai tên thuộc hạ trên nóc đoàn tàu. Gia Câu lần lượt hạ hai tên thuộc hạ, Huê cũng khống chế được Chaibat. Vợ Chaibat tấn công Huê để cứu chồng, bị Huê đá suýt rơi xuống đường ray. Gia Câu và Huê muốn cứu ả, nhưng Chaibat tàn nhẫn muốn đẩy cả ba xuống. Chiếc trực thăng bị va đập nổ tung khiến Chaibat thiệt mạng. Ba người Gia Câu may mắn thoát chết. Để cảm ơn, vợ Chaibat đã tiết lộ số tài khoản ngân hàng. Gia Câu và Huê bắt đầu tranh cãi xem số tiền thuộc về chính phủ Hồng Kông hay Trung Quốc.
-
**"Justice League x RWBY: Super Heroes and Huntsmen Part Two"** (2023) là phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình kết hợp giữa các nhân vật từ DC Comics và thế giới RWBY. Trong phần này, các thành viên của Justice League, như Batman, Superman và Wonder Woman, tiếp tục hợp tác với nhóm Huntsmen từ RWBY để đối phó với một mối đe dọa lớn đang gây rối ở Remnant.
Bộ phim khám phá sự tương tác giữa các nhân vật từ hai vũ trụ, khi họ phải vượt qua sự khác biệt và làm việc cùng nhau để chiến thắng các thế lực xấu. Những yếu tố hành động mãn nhãn, cũng như các chủ đề về tình bạn và trách nhiệm, được thể hiện rõ nét. Phim không chỉ mang đến những trận chiến hoành tráng mà còn đào sâu vào tâm lý và sự phát triển của nhân vật.
-
“All quiet on the Western Front” (2022) của đạo diễn Edward Berger được dựa trên tác phẩm văn học phản chiến nổi tiếng cùng tên của cố nhà văn người Đức Erich Maria Remarque. Tác phẩm văn học này như một lời tự sự của chính nhà văn trong quãng thời gian nhập ngũ phục vụ quân đội Đức vào năm 1917. Mặc dù là tác phẩm “thuần Đức”, song bản chuyển thể thành phim đầu tiên lại đến từ Mỹ vào năm 1930 đã chiến thắng giải “Oscar dành cho Phim xuất sắc” và “Đạo diễn xuất sắc nhất” trong cùng năm.
Tác phẩm của đạo diễn Edward Berger lấy bối cảnh năm thứ ba của Thế chiến thứ nhất, thời điểm chiến tranh đang trong giai đoạn cao trào nhất trên mặt trận phía Tây nước Đức. Tại đây, một chiến hào dài 780 km đã được thiết lập, đưa cuộc chiến về thế giằng co bất phân thắng bại giữa quân đội Đức và liên quân Anh – Pháp, kể từ năm 1914 cho tới khi chiến tranh kết thúc vào năm 1918. Hơn 3 triệu binh sĩ tử trận, hàng triệu người đã bị thương hoặc tàn phế tại đây. Suốt 4 năm đó, binh sĩ thường xuyên phải sống chung với chuột, côn trùng và xác người chết trong những rãnh nước, chỉ để chiến đấu chiếm vài trăm mét đất trên chiến trường. Ném họ vào “cối xay thịt” đó là những lời hứa về vinh quang, chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa dân tộc cực đoan được những nhà cầm quyền thêu dệt. Để rồi những tân binh trẻ tuổi như Paul Bäumer khi lần đầu chứng kiến chiến tranh, đã không khỏi bàng hoàng bởi tính chất điên rồ, phi lý và vô nghĩa của cuộc chiến.
Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai luôn là đề tài được những nhà làm phim quan tâm và khai thác. Tuy nhiên những bộ phim chúng ta từng xem đều được sản xuất bởi những nước thắng trận trong cuộc chiến như Anh và Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc những nhà làm phim sẽ chỉ kể những câu chuyện về anh hùng thời chiến như nhân vật Schofield thuộc lực lượng quân đội Anh Quốc trong tác phẩm “1917” (sản xuất năm 2019 bởi đạo diễn Sam Mendes); hay về phía Mỹ là nhân vật John Miller trong tác phẩm “Saving Private Ryan” (sản xuất năm 1998 bởi đạo diễn Steven Spielberg).
Về mặt lịch sử, Thế chiến thứ nhất gần như đã bị nhiều người lãng quên bởi sự kinh hoàng mà Thế chiến thứ hai để lại. Mặc dù về bản chất, đây là cuộc chiến tranh đã bắt đầu cho sự thay đổi của cả thế giới thế kỷ 20, khi nhân loại chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Đó là lần đầu tiên trong đời Paul và bạn bè hứng trận pháo kích của quân đội Pháp; lần đầu tiên trung úy Kat nhìn thấy xe tăng và súng phun lửa; hay lần đầu tiên trong lịch sử, máy bay chiến đấu được ra trận. Hầu hết trong những bộ phim chiến tranh, ta hiếm khi nào thấy người lính lại trở nên hèn nhát giống những người lính Đức trong “All quiet on the Western Front”. Họ quay lưng bỏ chạy, phản kháng trong vô vọng và quỳ gối xin tha chết như cách mà nhân vật Albert Kropp đã làm. Đó là khoảnh khắc chúng ta nhận ra: đây là chiến tranh, không có gì là anh hùng hay danh dự khi phải bỏ mạng tại nơi này.
Song cuộc chiến không chỉ diễn ra trên những chiến hào, nó còn diễn ra trong tư tưởng con người và trên bàn đàm phán chính trị. Thủ pháp dựng phim song song liên tục được đạo diễn Edward Berger sử dụng, tạo nên tính tương phản trong tác phẩm của mình. Một bên là những người lính lấm lem bùn đất trong những chiến hào tối tăm; và một bên là sự căng thẳng của những chính trị gia như Matthias Erzberger – khi phải quyết định xem có nên ký bản hiệp ước đình chiến vô cùng bất lợi hay không. Một bên là chiến trường hoang tàn đổ nát, loang lỗ hố đất do đạn pháo cày xới; và một bên là bữa ăn tối thịnh soạn nhưng căng thẳng của những nhà cầm quyền. Ở mỗi một mặt trận, họ đều đang nỗ lực chiến đấu hết mình vì sự sống còn của bản thân, hay rộng hơn là cả một dân tộc.
Bộ phim không hề có lấy một nhân vật phản diện, bởi trong chiến tranh, chúng ta phải chiến đấu cho lý tưởng của quốc gia mà không phải chiến đấu cho cá nhân. Sự cực đoan ám ảnh của Đại tướng Friedrichs cũng chỉ là một cuộc chiến về mặt nội tâm của người tự tin vào sức mạnh dân tộc. Đó là lúc ông nói về cha mình với tùy tùng, rằng cha ông đã trở thành anh hùng như thế nào, một nước Đức đã từng vĩ đại ra sao, hay bản thân cảm thấy những lớp tân binh và giới cầm quyền là nỗi ô nhục. Để rồi cuối phim, khi hòa bình đã gần kề, ông lại một nữa ra lệnh cho những người lính phải ra trận để chiếm lại vùng đất mà ông cho là thuộc về người Đức. Sự điên rồ và vô nghĩa ấy khiến tướng Friedrichs hiện lên là một kẻ vừa đáng thương, vừa đáng giận. Suy cho cùng, ông cũng chỉ là nạn nhân của tư tưởng dân tộc độc hại trong thời đại của mình.
Tình yêu và tình đồng đội nổi bật lên trong tác phẩm khi khát khao được sống của mỗi người đều thể hiện mãnh liệt. Họ khao khát chiến tranh sớm kết thúc, về nhà đoàn tụ cùng vợ con. Là những chia sẻ về điều ước giản dị cho đêm Giáng Sinh hay những mơ tưởng về tình yêu đôi lứa. Chiếc khăn quàng cổ của Franz hay tấm hình áp phích của một cô gái xa lạ được Kropp cẩn thận ghim lên chiến hào, nổi bật lên giữa một khung cảnh ảm đạm của bùn, đất và máu. Một trong những phân cảnh yên bình nhất cả bộ phim là khi Kat và Paul trộm được một con ngỗng. Năm người lính đóng kín cửa, con ngỗng được nấu trên một chiếc nồi sắt đơn giản. Vừa ăn, họ vừa cười đùa như thể chiến tranh chưa từng tồn tại hoặc đã rất xa họ. Song họ vẫn không thể rũ bỏ được chiến tranh, mà sẽ phải sống chúng với nó suốt cuộc đời như cách mà nhân vật Paul Bäumer đã nói, rằng không thể rũ bỏ hai năm tại chiến trường như thể vứt một chiếc vớ rách được.
Tại Liên hoan phim Toronto, đạo diễn Edward Berger chia sẻ rằng ông hy vọng với góc nhìn của một người Đức – những con người bại trận trong cuộc chiến – sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Họ không phải chỉ là một dân tộc hiếu chiến hay gắn liền với những tội ác trong Thế chiến thứ hai như thế giới vẫn nhắc đến. Vượt lên trên tất cả, họ là con người và họ đã cảm thấy xấu hổ hay đau đớn với những ký ức về chiến tranh như thế nào.
-
"The Man Who Fell to Earth" là một bộ phim khoa học viễn tưởng năm 1976, kể về Thomas Jerome Newton (do David Bowie thủ vai), một người ngoài hành tinh đến Trái Đất để tìm kiếm nước cho hành tinh của mình. Khi ông cố gắng hòa nhập vào xã hội con người và phát triển công nghệ để giúp dân tộc mình, ông dần bị cuốn vào những cạm bẫy của đời sống Trái Đất, bao gồm cả tham vọng, nghiện ngập và sự thao túng của chính phủ. Bộ phim khám phá các chủ đề về sự cô đơn, sự khác biệt văn hóa và những hệ lụy của sự tiến bộ công nghệ.
-
"Serpico" là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về Frank Serpico, một cảnh sát New York (do Al Pacino thủ vai) nổi tiếng vì đã chiến đấu chống lại tham nhũng trong lực lượng cảnh sát. Khi phát hiện ra rằng nhiều đồng nghiệp của mình tham gia vào các hoạt động tội phạm, Serpico quyết định báo cáo và đứng lên chống lại hệ thống. Phim không chỉ khắc họa cuộc chiến của Serpico với tham nhũng mà còn thể hiện những khó khăn và nguy hiểm mà anh phải đối mặt khi quyết định đi ngược lại với những người đồng đội.
-
The Lighthouse là câu chuyện kinh dị xoay quanh 2 người đàn ông, Thomas Wake (Willem Dafoe) – người canh giữ ngọn hải đăng và phụ tá của ông ta Ephraim Winslow (Robert Pattinson), sống và làm việc biệt lập trên một hòn đảo hoang vắng. Phim do Eggers chỉ đạo và đồng biên kịch cùng em trai Max Eggers, và cả 2 người đều mê mẩn chất liệu dân gian Anh, yếu tố đã từng được vị đạo diễn thể hiện trong The Witch.
Vẫn phong cách slow-burn (kiểu phim chậm rãi, từ tốn, cho thấy cơn giận và sự bạo lực được đè nén và cố gắng kiểm soát) như The Witch (2016), The Lighthouse không phải là bộ phim kinh dị bạn sẽ bắt gặp thường xuyên ngoài rạp chiếu, đồng thời cũng không phải là bộ phim dễ xem đối với phần đông khán giả. Thực ra, dưới một góc độ nào đó, The Lighthouse vẫn có thể hiểu được đối với các khán giả không quen kiểu phim art-house với cốt truyện rất đơn giản: hai người đàn ông sống giữa cảnh hoang vắng, rượu chè và sự thiếu thốn kết nối với con người đã dấn đến tâm trí họ dần phát điên đến độ lao vào giết nhau (đúng hơn là Thomas thao túng Ephraim, đẩy anh ta đến mức mất trí).
Phim sử dụng tông màu trắng đen nhưng không vì thế mà tính bạo lực và ám ảnh, ghê rợn của nó bị giảm bớt. Thay vào đó, nó kích thích không đúng chỗ trí tưởng tượng của người xem, khiến họ luôn muốn nhìn thật kỹ những hình ảnh hiển hiện trên màn ảnh. Tỷ lệ khung hình 4:3 mang đến cảm giác ngột ngạt và khó chịu dành cho khán giả. Khao khát tự do và làm chủ bản thân, sống trong bóng tối khiến họ bị ánh sáng của ngọn hải đăng thu hút, ám ảnh.
The Lighthouse được kể chủ yếu qua góc nhìn của nhân vật Ephraim Winslow, và chúng ta đều biết rằng Ephraim không phải là người có tâm thần ổn định sau khi nghiện rượu (trước khi uống giọt rượu đầu, anh ta vẫn còn tỉnh táo và có thể kiềm chế được mặc dù rất khó chịu với Thomas), chính vì thế mà bộ phim cùng các tình tiết, bối cảnh có phần không thống nhất của The Lighthouse luôn được đặt dưới một lớp màn hư ảo, không thật.
“Tôi có thể chỉ là tưởng tượng của anh”, Thomas nói với Ephraim và cũng chính là đang nói với khán giả. Rốt cuộc thì Thomas có tồn tại hay không? Ephraim đang tỉnh hay đang mơ? Anh ta chạy trốn bản án hay đang chạy trốn lương tâm của mình? Tất cả đều không được giải đáp mà phụ thuộc vào quyền tự quyết của khán giả. The Lighthouse (và các phim cùng thể loại như thế này) không nhằm mục đích truyền tải một thông điệp hay ý nghĩa gì rõ ràng, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm thực của người xem được dùng để diễn giải bộ phim. Phim có nhiều hình ảnh khó hiểu và kỳ lạ xuất hiện trên nền nhạc réo rắt của Mark Korven, tạo nên một khung cảnh địa ngục bạo lực chỉ có 2 màu đen trắng.
Chưa xét đến các yếu tố thần thoại trong phim, cái mà The Lighthouse trước tiên thể hiện là sự tranh giành quyền lực và chứng tỏ cái tôi, tính nam của nhân vật. Cả hai người có mối quan hệ yêu – ghét không rõ ràng, rượu vào lời ra, cả 2 đều cảm thấy bất mãn với người còn lại. Nếu nhìn nhận ngọn hải đăng đang ám chỉ bộ phận sinh dục nam, biểu trưng cho sự thống trị của người đàn ông thì việc Thomas luôn là người đứng đầu, một mình canh ngọn hải đăng, còn Ephraim thì dù muốn, nhưng luôn bị từ chối và phải làm theo lệnh của Thomas, đã cho thấy rất rõ ràng cán cân sức mạnh nghiêng về bên nào, ai áp đảo người còn lại (Lần đầu tiên Thomas xì hơi được mô tả trong kịch bản là hành động “cố tình thể hiện quyền lực”).
Một bên thế hệ trẻ, một bên thế hệ già, khi sự bảo thủ và tư tưởng chiếm hữu của Thomas liên tục chiến thắng, chúng ta thấy một Ephraim dần bị sự ám ảnh với quyền tự do trở nên phát điên. Cuối cùng là một cuộc “đảo chính”, kết thúc bằng một vụ án mạng và cái chết của chính anh ta. Xa hơn nữa, câu chuyện về 2 người đàn ông cùng ngọn hải đăng này có thể được xem là phiên bản hiện thực của câu chuyện thần thoại về Poseidon và Prometheus. Poseidon là vị thần cai quản biển cả, một trong những vị thần tối cao trên đỉnh Olympus trong thần thoại Hi Lạp, anh em với thần Zeus, cai quản bầu trời và thần Hades, cai quản địa ngục. Khi con người xuất hiện với tiềm năng rất lớn nhưng chưa được đánh thức, thần Zeus đã cấm tất cả Thiên thần tiếp xúc và giúp đỡ loài người, sau đó cùng với Poseidon và Hades tạo ra các thiên tai tự nhiên để đẩy con người vào bóng tối của sự yếu ớt và lệ thuộc (có thể được hiểu qua cảnh Thomas phá thuyền không để cho Ephraim rời khỏi đảo).
Trong khi đó, Prometheus là một titan thông minh, vì muốn giúp đỡ loài người nên đã đánh cắp ngọn lửa thiêng trên đỉnh Olympia để con người từ đó đươc khai sáng và xây dựng nền văn minh trên Trái Đất. Đương nhiên là hành động này không phải không có cái giá của nó. Prometheus sau đó đã bị thần Zeus trừng phạt. Dù như đã đề cập, việc hiểu bộ phim này như thế nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của khán giả, nhưng với rất nhiều chi tiết thiên về thần thoại, không khỏi làm nhiều người xem nghĩ đến câu chuyện của Prometheus.
Chính đạo diễn Eggers cũng đã thừa nhận mục đích của mình là tạo nên một bộ phim, không với mục đích hù dọa, mà là xây dựng cảm giác căng thẳng, kỳ dị, và đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Nếu so với The Witch, sự đa nghĩa của The Lighthouse nằm một tầm cao khác. Tôi nghĩ rằng có lẽ quan trọng nhất không phải là câu hỏi bộ phim này nói về cái gì, bởi chuyện đó vừa rõ ràng, nhưng cũng vừa có cái gì đó mơ hồ và khó hiểu, mà quan trọng nhất ở đây, chính là việc chúng ta cảm nhận được những gì mà nhà làm phim cố gắng tạo ra.
-
Đạo diễn phim Krzysztof Kieślowski từng hóm hỉnh trả lời, việc 3 màu sắc Xanh – Trắng – Đỏ tượng trưng cho 3 bộ phim, cũng như thông điệp mà chúng chuyển tải gợi nhớ khẩu hiệu của nước Pháp: liberté, égalité, fraternité – thực ra đến từ nguyên do rất đơn giản – Pháp đầu tư cho dự án dài hơi này của ông. Nếu quốc gia khác bỏ tiền, thì có lẽ Krzysztof cũng sẽ đặt tên khác đi cho phù hợp.
Nhưng dù ông nói thế, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng: Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái là nền tảng cho Blue (1993) – White (1994) – Red (1994) phát triển và trở thành một trong những trilogy vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh. 3 bộ phim riêng biệt được làm với 3 phong cách chẳng hề liên quan, cứ thế hòa hợp, quấn quít vào nhau, tạo nên một bản giao hưởng với đầy đủ những thăng trầm, những khoảng lặng, những cao trào bóp nghẹt khán giả.
Thực ra tôi xem bộ ba phim này cũng đã lâu, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện viết hay phân tích về chúng. Tôi cho rằng bản thân mình không đủ khả năng. Vậy nên vài dòng dưới đây về mỗi bộ phim, chỉ là những cảm nhận ngây ngô, ngắn gọn và đơn giản, mong bạn đừng chê (hoặc có chê thì cũng nhẹ lời thôi).
Blue (1993)
Xanh mê hoặc từ những khung hình đầu tiên.
Người ta vẫn bảo rằng, xanh là màu sắc của bầu trời, là thứ gợi nhớ cảm giác tâm linh siêu thực. Xanh kể về một bi kịch nhưng nhân vật chính của câu chuyện dường như chẳng hề muốn đối mặt; hay có chăng, cô không thể vì nó quá đau đớn. Cô chạy trốn.
Chúng ta chứng kiến quá trình một người phụ nữ bước đến tự do đích thực. Không phải là sự tự do mang tính chính trị hay thể xác, Xanh đề cập vấn đề trên khía cạnh thiên về xúc cảm. Ở bộ phim này, đạo diễn Krzysztof chỉ ra rằng: dù lựa chọn ở một mình, vứt bỏ tất cả hay từ chối – cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới và quá khứ, tự khóa mình vào căn phòng tối rồi ném đi chiếc chìa khóa duy nhất … bạn vẫn không có được tự do.
Bạn nhắm đôi mắt của mình lại, thậm chí trở nên vô tri, cũng chẳng thể tự do.
Âm nhạc đóng phần quan trọng trong tất cả các phần phim của trilogy Three Colors, nhưng với Xanh – nó là thứ ở vị trí dẫn dắt. Nội dung chính của tác phẩm điện ảnh này cũng xoay quanh một bản giao hưởng dở dang: với những âm thanh – tiết tấu rời rạc, những ý tưởng, những suy nghĩ bế tắc tưởng chừng không thể tháo gỡ. Bất cứ giai điệu nào vang lên cùng đồng nghĩa với việc người xem sẽ bị nhấn chìm vào dòng thác cảm xúc mãnh liệt.
Xanh chẳng cần cố gắng, bắt ép người xem gồng mình theo mạch phim. Khán giả buông bản thân trôi cùng những diễn biến của nó. Chúng ta phó mặc tất cả quyền định đoạt vào tay người đạo diễn.
Đó chính là sự tự do.
White (1994)
Khi nhắc đến bộ 3 phim Xanh – Trắng – Đỏ, đa phần cả khán giả lẫn giới chuyên môn đều sẽ say sưa ca tụng Đỏ hoàn mỹ, hay như tôi đã nói ở trên: chìm đắm với Xanh mê hoặc. Trắng thường chỉ được đề cập khi câu chuyện đã đi tới điểm kết thúc và mọi người chuẩn bị chuyển sang đề tài khác.
Nhận xét thật sự công bằng, Trắng không hề có điểm nào hấp dẫn. Khác với 2 câu chuyện còn lại được kể bằng lối ngôn ngữ điện ảnh giàu tính biểu tượng cùng phần kịch bản đậm chất thơ, Trắng khá thô kệch và xấu xí, nó chẳng có những góc máy đẹp khiến khán giả “điếng người” hay các lời thoại sâu sắc. Nhưng điểm thú vị của tác phẩm này nằm ở chỗ: nó khiến người xem bật cười trước sự nhạt nhẽo và tuyệt vọng trong một câu chuyện phi lý tầm phào. Ngay cả cách sử dụng màu sắc phim không quá chặt chẽ như Xanh và Đỏ, khi cứt chim cũng là màu trắng, tuyết cũng là màu trắng, mây trời cũng là màu trắng, váy cưới cũng là màu trắng … lại là lí do khiến tôi thích phần phim này nhất.
Vì cứ thử nghĩ mà xem, trong Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái, rõ ràng sự bình đẳng luôn là thứ khó đạt đến mức độ hoàn hảo và nó sẽ dễ dàng bị phá hủy chỉ với một tác động nhỏ. Màu trắng ngoài đời cũng thế.
Việc Krzysztof Kieślowski sử dụng câu chuyện tình yêu có đôi chút ám ảnh bệnh hoạn, lồng ghép cả những yếu tố âm mưu – báo thù, hài hước – châm biếm không khiến Trắng mất đi tính nghệ thuật. Ngược lại, chính sự tầm thường (hay thậm chí cái không khí rẻ tiền) đó lại là điểm đặc biệt nhất, phân tách nó với Xanh và Đỏ.
Vào giây phút Trắng kết thúc, cân bằng tuyệt đối với phần mở đầu của bộ phim, ai có thể nói rằng nó đã đi sai hướng?
Red (1994)
Hãy miêu tả Đỏ ngắn gọn bằng hai từ: hoàn mỹ.
Mọi chi tiết trong bộ phim này, dù là nhỏ nhất, đều ẩn chứa những ý nghĩa tượng trưng riêng mà sau mỗi lần xem lại nó, bạn không thể thoát khỏi cơn rùng mình ớn lạnh. Ở Đỏ, đạo diễn Krzysztof thích vờn bắt cảm xúc nơi khán giả bằng lối xây dựng nội dung – nhân vật hời hợt, thiếu thông tin và dường như chẳng có chút kết nối chặt chẽ nào. Mọi thứ cứ diễn ra theo một trình tự nửa ngẫu hứng – nửa chỉnh chu, để rồi lao thẳng vào cái kết không thể bất ngờ, lạnh lùng hay đậm chất bác ái hơn.
Có lẽ chính vì thế, tôi luôn thấy … sợ Đỏ. Dường như Krzysztof Kieslowski không chỉ đặt dấu chấm hết cho The Three Colors Trilogy cũng như sự nghiệp bản thân với Đỏ, mà thậm chí ông đã dự tính mở ra một chương hoàn toàn mới cho lịch sử điện ảnh đương đại, nơi người đạo diễn có thể thách thức tất cả các rào cản đến từ giới phê bình nghệ thuật hay khán giả – những kẻ thích mọi thứ phải được diễn giải rõ ràng theo ý mình.
Nếu chúng ta đã buông trôi theo cái kết của Xanh, bất ngờ sửng sốt trước cái kết của Trắng, thì cái kết của Đỏ thật sự là cú đánh trời giáng vào sau gáy. Nó choáng ngợp đến khó thở, khiến người xem nhận ra những ý nghĩa cũng như sự vô nghĩa của cuộc đời ngay trong một khoảnh khắc.
Tôi không thể tóm tắt nội dung của Đỏ. Đó là một công việc quá sức.
Kỳ thực, tôi xem khá nhiều phim, trong đó cũng có các trilogy để lại ấn tượng sâu sắc. Yêu thích nhất vẫn là series Before Sunrise – Before Sunset – Before Midnight (Richard Linklater), hay chùm phim Việt Nam: Mùi Đu Đủ Xanh – Xích Lô – Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (Trần Anh Hùng), cũng như bộ 3 “báo thù” Sympathy for Mr. Vengeance – Oldboy – Sympathy for Lady Vengeance (Park Chan Wook).
Tuy nhiên, một số trilogy lại không được trọn vẹn (theo cách nhìn của tôi), ví dụ như 2046 quả là chông chênh so với 2 phần phim trước đó gồm Days of Being Wild và In the Mood for Love (Vương Gia Vệ). Cũng phải kể đến Noriko trilogy của đạo diễn người Nhật – Yasujirō Ozu – mở đầu với Late Spring và kết thúc bằng Tokyo Story – những bộ phim đều có thể xem là kiệt tác khi đứng riêng lẻ, nhưng chiếc cầu nối ở giữa – Early Summer – dù chẳng hề tệ chút nào – vẫn khiến người xem không khỏi thầm tiếc nuối.
Còn ở Three Colors: Blue (1993) – White (1994) – Red (1994); Krzysztof Kieslowski đã thực hiện kiểu làm trilogy hoàn toàn mới mẻ: 3 bộ phim, 3 thể loại, 3 phong cách điện ảnh, thậm chí dùng 3 cinematographer khác nhau. Sự liên hệ giữa chúng không đến từ cốt truyện hay nhân vật; mà kết nối, bện xoắn vào nhau bằng những chi tiết cực kỳ tinh vi và nhỏ bé, chỉ nhấn nhá trong cách quay phim, sử dụng màu sắc hay tạo dựng tình huống gợi nhớ …
Tính đa dạng, phức tạp, hoàn thiện tuyệt vời của nó vượt xa hơn tất cả những ngôn từ mà tôi có thể dùng để miêu tả. Một tác phẩm xứng đáng để được lưu giữ vĩnh viễn về sau.
-
Đây là bộ phim về sự giải phóng của người Do Thái khỏi người Ai Cập, với sự giúp sức của Chúa. Tôi không phải người trong tôn giáo này nên tôi không biết và cũng không giám nói gì về vấn đề tôn giáo, chỉ là một chút cảm nhận của một người bình thường xem một bộ phim hay với những nhân vật, cốt truyện hay mà thôi. Tôi xin lỗi vì điều đó.
Khi người ta lâm vào cảnh khốn cùng, kiếp nô lệ, họ không còn gì, bản thân mình họ cũng không thể làm chủ. Cuộc sống từng ngày chỉ là vì không giám chết mà thôi. Có lẽ là như vậy, tôi cũng không hiểu lắm họ nghĩ gì. Dù sao đi nữa, họ là những người đã mất hết niềm tin, điều duy nhất họ có là một lời hứa, nó như người rơi xuống vực thẳm với một lời hứa là sẽ có một nhánh cây để bám vào, mà suốt dọc đường không hệ nhìn thấy một dấu hiệu nào.
Có nhiều cách để truyền đạo, để gây niềm tin, hoặc vũ lực, hoặc đạo lý hoặc điều gì đó khác nữa, hoặc tất cả. Trong cảnh khốn cùng, như sống trong chốn địa ngục, họ không còn gì để bám víu, không có chút sức lực nào để chống trả, có lẽ đối với họ lúc này đây điều quan trọng là sự tự do, là sức mạnh để thoát khỏi roi vọt, để nắm lấy cuộc đời mình. Nếu lúc này không phải là bạo lực, mà đem đến cho họ một đạo lý nào đó thì sao ? ôi, tôi thật không giám giả định tiếp và cũng không thể nào. Chỉ biết hiện thực là thế nào thì thế đó mà thôi.
Thật sự thì trong lúc người yếu ớt đó, Sức mạnh của bạo lực, giống như cây gậy để người ta nương vào đó mà đi lên, họ tin rằng với những phép màu, những sức mạnh vũ lực đó, họ an toàn. Và họ đã an toàn, vì vậy họ tin, và họ đi theo. Khởi đầu không phải bằng giáo lý, đạo lý, mà bằng niềm tin. Đó là cái trước mắt họ cần, nhưng sau khi thoát thì phải sống như thế nào. Địa ngục đóng lại sau biển cả, nhưng địa ngục trong tâm đóng lại cách nào.
Ở nơi địa ngục trong tâm hồn mình đó, không có người dẫn lối, nước cũng không tự rẽ ra, mà phải tự bơi, tự tìm con đường cho mình về với ánh sáng, đó là lúc người ta cần những đạo lý hơn là vũ lực.
Và cũng cần phải biết rằng, không phải lúc nào cũng im lặng, cũng nhường nhịn, có những lúc sự im lặng, nhường nhịn đó không thể giải quyết được vấn đề, mà chỉ có thể là bạo lực, nhưng dù sao đi nữa, bạo lực luôn phải là con đường mà không còn con đường nào khác để lựa chọn, vì hậu quả mà nó gây ra cũng thật thảm khốc. Không ai mong muốn điều đó xảy ra cả, nhất là một người lãnh đạo. Vì có những người vô tội.
Nhân quả có ở mọi nơi, như bạn thấy đấy, những điều mình gây ra cho người khác, rồi cũng sẽ quay lại với mình, như bommeran được ném đi, rồi sẽ quay trở lại, chỉ là khi quay lại, nó lại mạnh hơn gấp nhiều lần, là như vậy đó, luật nhân quả vẫn ở khắp mọi nơi. trong từng ngõ ngách. Vĩ đại và vi tế. Thế những người vô tội kia, sao họ lại bị hại. Tôi cũng không giám nói nhiều. Vì tôi còn kém cỏi lắm. Tôi đoán là vị họ hằng ngày sống trong quốc gia đó, vẫn hưởng những lợi ích, sự sung sướng từ máu và nước mắt của nô lệ, họ kinh bỉ nô lệ, nói chung họ cũng hưởng lợi nhiều từ sự tàn ác đó, họ biết, nhưng họ đồng tình, hoặc đại loại vậy. và việc gì đến cũng phải đến.
Vì vậy, trước khi làm việc gì, hãy nghĩ rằng nếu chuyện đó quay lại xảy ra với mình, liệu mình có chịu được hay không, nói gì đến việc nó quay lại với cấp độ cao hơn nhiều.
Thật giả trong cuộc sống cũng thật khó lường, lòng tin mà thiếu trí tuệ thì thật nguy hiểm. Những vị thầy pháp của người Ai cập cũng có thể làm “phép thuật”, cũng làm nước thành máu được. Nhưng đó là tần bật của mắt thường nhìn thấy được. Thiếu trí tuệ mà tin sống tin chết, thì có thể sống có thể chết, Tiếng Việt hay thật, “tin sống tin chết” trong trường hợp này có thể hiểu là khi tin thì có thể sống có thể chết. Vì vậy tin cần có trí tuệ. Có những thứ cần tin, những thứ cần trí tuệ chứng minh, và bạn cần cả hai.
Hãy nhìn xem, hai con người cùng lớn lên, cùng một nền giáo dục, thân thiết với nhau như anh em, nhưng họ không giống nhau. Mỗi người với đôi mắt của mình nhìn thế giới thật khác nhau dù chỉ một quang cảnh. Vậy mới thấy thế giới này rộng lớn bao la, mà mỗi người lại có một thế giới riêng cho mình, thế giới thật rộng lớn và thật khó hiểu. Vậy mới nói, yêu nhau đến với nhau, chứ chắc gì hiểu nhau và ở với nhau được lâu dài. Mọi mối quang hệ khác cũng như vậy, gặp nhau, cười nói, thân thiết, cùng hành sự, nhưng mỗi người lại là một thết giới xa lạ như Tagor đã nói, không bến bờ, và vô cùng bí hiển, có chăng thì trước mắt ta chỉ là một chổ nhỏ nào đó giao nhau mà thôi, rồi cũng qua đi, rồi cũng không còn giao gì nữa. Chỉ là ta có cố để chúng giao nhiều hơn, cố nhìn vào và thấu hiểu, và sống trong thế giới của nhau hay cứ ôm mãi thế giới của mình với cái gọi là cá tính và không để giao với ai, thế thì theo lý thuyết ta sẽ xa nhau, và không thấu hiểu, và rồi cô đơn, đau khổ.
Cái tôi và cái chấp giống như một màng bảo vệ bằng kính ở bên ngoài của một hình cầu, khi cái tôi, cá tính, cái chấp lớn lên, thì lồng cầu thủy tinh ấy lớn lên, và đẩy mọi thứ xa ra, chứ hình cầu bên trong có lớn ra chút nào, và rồi nó đẩy mọi thứ ra xa hơn, con người ta lại sống trong lầm lũi, đa khổ, bất hạnh.
Như vị pharaon trẻ đó, chấp vào gánh nặng mà cha giao, và vương quốc, vào những thứ vật chất này mà trở nên tối tăm, ác độc, chỉ nhìn thấy sự hùng mạnh, thấy cát đá mà không thấy máu. Màu nhuộm dòng sông mà cũng không hệ hay hay biết. Sống trong tăm tối mịt mù. Hoặc khi thấy thì không đủ can đảm để đối diện với sự thật, để buôn bỏ. mà thay vào là sự hận thù, ác độc. Mà con người ta cũng vậy, khi có điều bất hạnh xảy ra với mình, không tự đi xét tâm mình, xét lại những gì mình làm, mà lại đi hỏi tại sao người khác hận mình, thù mình, tấn công mình. Quên hết rồi những gì mình gây ra, không nhận ra đó là sự thật tất yếu.
Đó cũng là sự dũng cảm phi thường của hoàng tử Moses khi biết ra sự thật, đối diện với sự thật, và đứng về phía chính nghĩa chống lại gia đình mình, phá hủy ngôi nhà của mình, đứng ở phía bờ bên kia, đối diện với gia đình của mình, để giải thoát dân tộc mình. Cũng là chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý, từ bỏ tình thân, bỏ hết những kẻ hầu người hạ, nêm êm chăng ấm. vậy đấy. Đó là sự dũng cảm mà Chúa đã không nhìn nhầm.
Nhưng tại sao Chúa là để họ đau khổ lâu đến vậy, rồi mới cứu họ ? Tôi cũng không giám nói gì nhiều, chỉ giám đoán bằng suy nghĩ tâm thường của mình, tôi đoán mọi chuyện đề có nhân có duyên và có quả, có thể nhân có, nhưng duyên chưa tới, vì vậy chưa thể thực hiện lời hứa của mình cũng nên.
Các bạn hãy tự xem, tự rút ra cho riêng mình những điều gì đó thú vị. Đây chỉ là một vài dòng suy nghĩ kém cỏi, nhỏ bé và ngu ngốc của tôi mà thôi.