Jump to content

Điện Ảnh

Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên

1,724 files

  1. Một trong những nét đặc trưng và cuốn hút nhất của Hollywood là đi cùng thời đại. Vì thế, khi cả thế giới phát rồ với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” và “trí tuệ nhân tạo”, dĩ nhiên các nhà làm phim không thể bỏ qua. Lập tức, Upgrade (Nâng cấp, 2018) ra đời.
    Nhân vật chính của Upgrade là Grey (Logan Marshall-Green), bề ngoài hao hao Jean-Claude Van Damme thời trẻ, là một thợ sửa xe hơi tài năng. Trong khi cả thế giới, bao gồm người vợ xinh đẹp Asha (Melanie Vallejo), mê mẩn những chiếc xe tự động gắn chip, Grey trung thành với những chiếc xe cơ học cũ. Tài năng này giúp anh quen biết với tỉ phú công nghệ lập dị Eron (Harrison Gilbertson). Eron sống trong một hang động công nghệ dưới lòng đất, mải mê vào các nghiên cứu.
    Thế giới bình yên và hạnh phúc của Grey nhanh chóng sụp đổ. Một ngày nọ, chiếc xe thông minh của Asha bị hack, dẫn hai vợ chồng đến một khu ổ chuột. Ở đó, Asha bị một nhóm sát thủ sát hại. Grey may mắn thoát chết, nhưng bị liệt toàn thân. Trong cơn tuyệt vọng, Eron đến và đề nghị một cuộc thử nghiệp phi pháp: Gắn chip thông mình vào cơ thể Grey. Anh sẽ có thể đi lại được và từ đó, tìm cách báo thù cho Asha.
    Nếu là một fan thể loại khoa học giả tưởng, cốt truyện của Upgrade sẽ không khiến bạn bất ngờ. Cuộc thử nghiệm thành công, nhưng chắc chắn không như Grey và Eron dự liệu. Sau khi đi lại được, Grey ngạc nhiên nhận ra một giọng nói lạ vang lên bên tai. Con chip đã trở thành một thực thể sống, tự gọi mình là STEM. Nó nói rằng muốn giúp Grey báo thù. Chuyến phiêu lưu giờ mới thật sự bắt đầu.
    Upgrade, về cơ bản, là một phim hành động giải trí đã mắt đã tai. Hollywood luôn đề cao khía cạnh giải trí trước, rồi mới đến thông điệp. Cuộc truy tìm mang màu sắc thám tử của Grey và STEM nhanh chóng dẫn đến bốn tay sát thủ, cầm đầu là Fisk (Benedict Hardie). Fisk vốn là một cựu quân nhân và tương tự Grey, cũng là con chuột thí nghiệm của chính phủ. Hắn và đồng bọn được cấy vào cơ thể các vũ khí nhân tạo mạnh mẽ. Cuộc chiến diễn ra giữa các “bản nâng cấp” khác nhau của công nghệ chiến tranh.
    Chất hành động là điểm sáng nhất của bộ phim này. Upgrade là một phim hạng B, nhưng được làm với kĩ thuật hạng A. Đạo diễn kiêm biên kịch Leigh Whannell, từng thử sức và không mấy thành công với phim kinh dị đầu tay Insidious 3 (Quỉ quyệt 3, 2015), lại tỏa sáng ở thể loại hành động giả tưởng. Những trường đoạn đánh đấm giàu sáng tạo và năng lượng, đậm kĩ thuật hơn là kĩ xảo, không dễ bắt gặp trong thời đại hiện nay. Một số góc quay “xoay 45 độ” gợi ta nhớ đến cảm giác mê đắm mang tính cách mạng của The Matrix (Ma trận, 1999). Whannell xử lý chất bạo lực, máu me trong phim đầy khéo léo. Đủ để tác động vào cảm giác người xem, nhưng không bao giờ vượt quá thành ghê rợn.
    Không nhiều kinh phí, Whannell vẫn xoay sở tốt để tạo ra một không gian giả tưởng đáng tin. Thế giới của Upgrade được chăm chút và có lớp lang. Một thiên đường công nghệ với những mảng tối nhớp nháp, gợi đến các thế giới giả tưởng thập niên 80 như Robocop (Cảnh sát người máy, 1987). Mỗi bối cảnh giống như một màn của trò chơi đối kháng, đều có những chi tiết đáng nhớ: Căn phòng của tay sát thủ với các máy móc hiện đại. Quán bar trang trí bằng xương các loài động vật. Chung cư đầy dây nhợ của một hacker… Một phim giả tưởng hay phải mang đến ấn tượng và không khí, đôi khi trước cả câu chuyện. Upgrade là một trong số đó.
    Đoạn kết của phim có thể gây bất ngờ với nhiều người, có thể không, tùy thuộc vào lượng phim giả tưởng bạn đã xem. STEM có thật sự chỉ là một con chip làm theo lệnh người dùng? Ví sao tỉ phú Eron lại chọn Grey cho cuộc thử nghiệm? Tay sát thủ Fisk có vai trò gì? Bạn có thể đoán ra ngay từ giữa phim. Hoặc có thể, hành trình của Upgrade quá thỏa mãn, đến mức bạn thờ ơ với các chi tiết hé lộ rải rác. Đây là tác phẩm mà hành trình đáng giá hơn đoạn kết. Dùng theo ngôn ngữ mạng, là một chuyến đi “ngầu lòi” của Grey, kích thích Adrenaline người xem lên cao.
    Nhưng như vậy, không có nghĩa Upgrade thiếu đi những thông điệp đáng giá. Phim là một lời cảnh báo về sự phụ thuộc của con người vào công nghệ, cũng như nguy cơ mà “Công nghiệp 4.0” có thể mang lại. Sự kết hợp giữa Grey và STEM là một chi tiết ẩn dụ, về việc công nghệ không chỉ gắn bó với người dùng, mà kí sinh và trở thành một phần của người dùng. Công nghệ điều khiển và bảo chúng ta phải làm gì, không phải ngược lại. Trong một cảnh, phim dự báo về thực tế ảo sẽ ăn mòn linh hồn con người. “Họ sống trong thế giới ấy, vì quá đau đớn ở cuộc đời thật,” một cô gái nói. Nhiều người sẽ giật mình khi nhận ra mình ở hoàn cảnh tương tự, dù nhẹ nhàng hơn.
    Upgrade không phải là phim dành đất cho diễn xuất nội tâm. Dù vậy, nam diễn viên Logan Marshall-Green, từng xuất hiện trong Spider-Man: Homecoming (Người Nhện: Về nhà, 2017) của Marvel, vẫn để lại dấu ấn ở ngoại hình nam tính và khả năng đánh đấm. Upgrade sẽ là dấu mốc quan trọng để Green thoát khỏi lãnh địa của các vai phụ. Vai diễn đáng nhớ kế tiếp là Betty Gabriel của Get Out (Trốn chạy, 2017), trong vai nữ đặc vụ Cortez. Chúng ta cảm thấy dễ chịu với sự trầm tĩnh, thấu hiểu của Grabriel mỗi khi xuất hiện, và ước gì kịch bản có nhiều phân cảnh cho cô hơn.
    Về tổng thể, Upgrade giống như một tác phẩm làm nền tảng cho cả một dòng phim. Một câu chuyện nhỏ, nhưng thỏa mãn, để khởi đầu cho câu chuyện lớn phía sau. Hollywood luôn biết cách bắt lấy các vấn đề hiện thực, biến chúng thành giải trí, trước khi thành nghệ thuật. Dù cho phim về trí thông minh nhân tạo không hề mới, thậm chí không hề ít, nhưng đã đến lúc phải nhìn nhận lại chủ đề này ở thế kỉ 21. Khi chúng được “nâng cấp”, liệu con người có nâng cấp theo? Hay con người mới chính là thứ bị “hạ cấp” thành công cụ? Có thể, những phim tiếp theo sẽ mang đến câu trả lời, còn Upgrade sẽ khơi gợi những nghĩ suy.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  2. Nàng công chúa Ann (Audrey Hepburn) là biểu tượng tao nhã mẫu mực của vương quốc trong chuyến công du châu Âu. Nàng được hàng nghìn người Anh nghênh tiếp. Sau ba ngày thăm cung điện Buckingham, Ann bay đến Amsterdam rồi sau đó đến Paris, và cuối cùng là Roma.
    Sắc diện quý phái thanh tao luôn thường trực trên gương mặt, trang phục và hành xử của nàng mỗi khi xuất hiện trước công chúng theo đúng nghi thức ngoại giao. Mặc dù vậy, trong lòng nàng đã chán ngấy cuộc sống hoàng tộc bó buộc vì không được sống thỏa thích với chính con người mình.
    Một buổi tối, nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi một nửa thế giới đang sống cuộc sống thường nhật của họ, Ann khao khát được bay nhảy nơi ấy, nàng gào lên "Thôi đi" khi được nhắc nhở về một lịch trình kín mít của ngày hôm sau: thăm trại trẻ mồ côi, họp báo, ăn trưa với bộ ngoại giao… với sự lịch thiệp như thế nào, ăn mặc ra sao, dùng những đồ trang sức gì... Cô quyết định sẽ tự mình khám phá Rome. Công chúa Ann bỏ trốn ra ngoài chơi.
    Không may, nàng công chúa đáng yêu không biết mình đã bị tiêm thuốc ngủ trước khi lẻn ra ngoài. Hậu quả là nàng nằm vật vờ cho đến khi chàng phóng viên người Mỹ Joe Bradley (Gregory Peck) tình cờ đi qua. Joe chú ý đến nàng bởi sự vô lý hiển hiện ở con người này, trang phục sang trọng, phong thái tao nhã, nhưng lại nằm trên phố như một kẻ say rượu và không có một xu dính túi. Mãi đến hôm sau chàng phóng viên trẻ mới biết rõ tung tích của người anh vừa ra tay nghĩa hiệp chính là nàng công chúa mà anh đang có kế hoạch phỏng vấn.
    Ngày hôm sau, tờ Rome American đưa tin hoãn kế hoạch trong ngày của công chúa Ann do nàng bị ốm. Joe bất ngờ nảy ra một chuyên mục và bỏ ra một ngày dẫn Ann đi tham quan thành Rome và tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho nàng công chúa. Ann thú vị và bất ngờ khi được khám phá ra thế giới mà nàng chưa từng biết đến. Chàng phóng viên trẻ vốn ham mê những bài báo hơn tất thảy bỗng cảm thấy trái tim mình rung động...
    Cuối cùng Ann cũng chọn con đường quay về với thế giới của cô. Cuộc du ngoạn ngẫu hứng chỉ là nhất thời. Cô phải bỏ lại sau lưng cuộc sống tự do bên ngoài. Trong cảnh cuối cùng, Ann lặng lẽ bước đi, tiếng chân nặng nề, cánh cửa đóng sầm lại, những ngày tháng vui tươi trong trẻo đã là quá khứ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  3. Không chỉ thể hiện tốt bối cảnh đa vũ trụ với những màn rượt đuổi xuyên không gian, thời gian, “The Flash” còn gửi gắm nhiều ý nghĩa về việc học cách buông bỏ quá khứ để định hình lại con người, sống tiếp cho tương lai.
    “Con yêu mẹ, con yêu hơn, con yêu mẹ trước”
    The Flash/Barry Allen là siêu anh hùng trẻ tuổi nhất của Justice League trên màn ảnh rộng. Khác với Superman, Wonder Woman hay Aquaman có "gia thế khủng", The Flash chỉ là một cậu chàng bình thường vô tình sở hữu tốc độ hơn người khi bị sét đánh trúng ở phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, Barry hiển nhiên không tránh được việc trở nên yếu đuối trước những nỗi đau thời thơ ấu.
    “I love you, i love you more, i loved you first,” tưởng chừng như một câu nói đơn giản xuất hiện ở phần đầu và phần cuối bộ phim lại mang vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời siêu anh hùng The Flash. Nó khắc họa lại nỗi đau lẫn tình yêu của Barry Allen dành cho người mẹ quá cố, đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy cậu trên hành trình tìm ra bản dạng của chính mình.
    Các sự kiện chính trong The Flash bắt đầu khi Barry nhận ra siêu năng lực tốc độ - nếu phát triển đến một mức độ nhất định - có thể dẫn cậu đến các chiều thời-không gian khác nhau. Vốn vẫn đang mắc kẹt trong nỗi đau mất đi hai người thân yêu nhất chỉ trong một ngày, Barry Allen mang tham vọng quay ngược thời gian để “sửa chữa mọi sai lầm”.
    Không ngoài dự đoán, siêu anh hùng Tia Chớp thành công trở về thời điểm có thể cứu được mẹ khỏi bị giết hại, bố cũng không phải vào tù oan. Tuy nhiên, dòng chảy của thời gian là thứ mà không ai có quyền can thiệp, dẫu có là siêu anh hùng. Như lời Batman đã cảnh báo, The Flash suýt tự tay hủy diệt mọi thứ, và đa vũ trụ bị đảo lộn là cái giá phải trả khi cậu dám thay đổi vận mệnh.
    Sự kiện tái thiết lập vũ trụ DCU
    The Flash không phải là bộ phim siêu anh hùng đầu tiên khai thác chủ đề vũ trụ song song. Trong những năm qua, Marvel đã phát triển rất thành công ở nhiều dự án, hay Sony đang "làm mưa làm gió" phòng vé quốc tế với Spider-Man: Across the Spider-Verse. Tuy nhiên, đa vũ trụ trong The Flash vẫn tồn tại những đặc trưng riêng, đồng thời việc tái thiết lập vũ trụ cũng là kế hoạch để mở ra vận mệnh mới cho tương lai của DC.
    The Flash du hành đa vũ trụ không nhờ phép thuật hay những cánh cửa, mà là nhờ vào siêu tốc độ vượt qua cả vận tốc ánh sáng, điều này không được đề cập quá nhiều trên phim. Ở phiên bản The Flash truyền hình, việc du hành thời gian của cậu được giải thích bằng các nguyên lý chi tiết hơn. Nhưng bù lại, bộ phim để nhân vật Batman trình bày về giao điểm giữa các dòng thời gian, điều này giải thích vì sao không chỉ tương lai bị thay đổi, mà cả quá khứ lẫn hiện tại đều sẽ bị xáo trộn khi The Flash can thiệp vào nhánh thời gian.
    Một trong những trọng trách mà The Flash phải đảm nhận đó là làm nền tảng khởi động một vũ trụ hoàn toàn mới do James Gunn lãnh đạo. Để làm được điều đó, bộ phim phải có lời giải thích hợp lý cho sự biến mất đột ngột của Vũ trụ DC cũ, đồng thời làm trung gian mở ra vũ trụ mới không được quá gượng ép. May thay, Tia Chớp 2023 cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đó.
    Dù cuối cùng Barry Allen phải chấp nhận gạt bỏ tình cảm cá nhân để khôi phục lại trật tự thời gian, song một khi sự xáo trộn đa vũ trụ đã hình thành thì không thể sửa chữa. Kết phim, Barry bị kẹt lại ở một vũ trụ mà các thành viên Justice League cũ không còn tồn tại - trở thành cái cớ hoàn toàn phù hợp để DC Studios phát triển một Liên Minh Công Lý mới.
    Xem xong The Flash (2023), hẳn khán giả có thể phần nào lý giải được vì sao hãng Warner Bros. vẫn giữ lại vai diễn cho Ezra Miller, dù thời gian gần đây nam diễn viên vướng phải nhiều bê bối đời tư nghiêm trọng. Ezra thể hiện được độ hợp vai nhất định, và dù phải hóa thân thành hai nhân vật cùng lúc - The Flash hiện tại và Barry Allen của quá khứ - thì tài tử sinh năm 1992 vẫn giữ vững phong độ diễn xuất trong suốt bộ phim, không bị đuối ở các đoạn cao trào hay phân cảnh đòi hỏi nhiều cảm xúc.
    Ngoài Ezra Miller, bộ phim còn có hai ngôi sao khách mời tạo điểm nhấn là Michael Keaton - người từng thủ vai Batman trong Batman Returns (1992) và nữ diễn viên Sasha Calle lần đầu đưa vai diễn Supergirl lên màn ảnh rộng. The Flash còn là dịp đặc biệt để người hâm mộ được gặp lại những gương mặt thân quen trong Justice League trước khi phải nói lời tạm biệt.
    Tuy vậy, thời lượng dành cho các khách mời kể trên còn khá ít so với tổng thể bộ phim. Nhân vật Batman của Ben Affleck chỉ xuất hiện khoảng hơn năm phút trên màn ảnh, con số này quá khiêm tốn so với tổng thời lượng 2 tiếng 24 phút của bộ phim. Điều này sẽ khiến người hâm mộ DC cảm thấy chưa thỏa đáng với lời tri ân ngắn ngủi của hãng phim dành cho các nhân vật cũ.
    Một trong những điểm cộng lớn của The Flash nằm ở phần kỹ xảo hình ảnh. Được dàn dựng của dưới tay của Andy Muschietti, The Flash giữ được màu phim của DCU cũ. Cảnh hành động được đầu tư kỹ xảo hoành tráng, nhất là ở các phân cảnh tua chậm khi The Flash sử dụng siêu năng lực, đem đến bữa tiệc mãn nhãn cho người xem. Tuy nhiên, một số cảnh vẫn bị khán giả nhận xét là thiếu tính chân thật và kỹ xảo hơi lỗi thời. Những cảnh chiến đấu chớp nhoáng không nhiều, khá dễ đoán và thiếu sự đột phá, khiến người xem dễ tụt cảm xúc.
    Dẫu còn tồn tại điểm thiếu sót, The Flash vẫn là bộ phim đáng để ra rạp nếu khán giả không muốn bỏ lỡ sự kiện quan trọng của Vũ trụ DC, cũng như thưởng thức câu chuyện đầy tính nhân văn về bài học buông bỏ chấp niệm quá khứ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  4. Babylon 5: The Road Home (2023) là một bộ phim hoạt hình thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, dựa trên loạt phim truyền hình kinh điển Babylon 5 (1994-1998) do J. Michael Straczynski sáng tạo. Bộ phim đánh dấu sự quay trở lại của vũ trụ Babylon 5 sau nhiều năm, tiếp tục câu chuyện của nhân vật chính John Sheridan, đồng thời khai thác các yếu tố du hành thời gian và thực tại song song.
    Phim bắt đầu sau khi John Sheridan (do Bruce Boxleitner lồng tiếng) hoàn thành vai trò quan trọng của mình trong cuộc chiến với các thế lực thù địch trong vũ trụ Babylon 5. Trong một sự kiện khoa học liên quan đến công nghệ du hành thời gian, Sheridan bất ngờ bị cuốn vào một vòng xoáy các chiều không gian và thực tại song song. Anh rơi vào các dòng thời gian khác nhau và chứng kiến những phiên bản thay thế của quá khứ, hiện tại, và tương lai.
    Mỗi lần Sheridan "nhảy" qua một thực tại mới, anh không chỉ gặp lại những đồng đội cũ từ Babylon 5 mà còn đối mặt với những tình huống khác lạ, nơi những sự kiện có thể diễn ra theo cách hoàn toàn khác với những gì anh biết. Điều này khiến anh phải đối mặt với những quyết định đầy cảm xúc khi chứng kiến các kết cục khác nhau của những người thân quen và những sự kiện quan trọng trong cuộc đời anh.
    Trên hành trình tìm cách quay trở về thực tại của mình, Sheridan không chỉ phải chiến đấu để sống sót mà còn cần hiểu rõ hơn về bản chất của thời gian, không gian, và số phận. Mỗi bước đi của anh đều làm rõ thêm tầm quan trọng của sự hy sinh và những lựa chọn mà anh đã thực hiện trong quá khứ. Cuối cùng, Sheridan phải tìm cách phá vỡ vòng lặp du hành thời gian để trở về đúng thời điểm của mình, tiếp tục bảo vệ những giá trị và tương lai mà anh đã chiến đấu để bảo vệ.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  5. Weird Science (1985) là một bộ phim hài khoa học viễn tưởng của Mỹ do John Hughes đạo diễn. Phim có sự tham gia của Anthony Michael Hall, Ilan Mitchell-Smith và Kelly LeBrock trong vai chính. Bộ phim kết hợp yếu tố khoa học viễn tưởng với phong cách hài tuổi teen, đặc trưng của John Hughes, để tạo nên một câu chuyện hài hước về tuổi dậy thì và sự tự tin.
    Phim xoay quanh hai thiếu niên nhút nhát, Gary Wallace (Anthony Michael Hall) và Wyatt Donnelly (Ilan Mitchell-Smith), cả hai đều bị coi là những kẻ yếu đuối và không có thành công trong việc thu hút các cô gái. Mệt mỏi với cuộc sống bị coi thường và mong muốn có bạn gái, Gary và Wyatt quyết định tạo ra một người phụ nữ hoàn hảo bằng cách sử dụng máy tính, trong một nỗ lực đầy táo bạo.
    Dù là một ý tưởng kỳ quái, nhưng qua một loạt các sự kiện kỳ lạ, họ thực sự đã tạo ra Lisa (Kelly LeBrock), một người phụ nữ tuyệt đẹp, thông minh và tự tin, có thể điều khiển thực tại với các sức mạnh siêu nhiên. Lisa không chỉ là người hoàn hảo về ngoại hình mà còn có mục tiêu dạy hai chàng trai cách tự tin, sống thật với chính mình, và đối phó với các tình huống xã hội.
    Dưới sự hướng dẫn của Lisa, Gary và Wyatt bước vào một hành trình trải nghiệm những tình huống điên rồ, từ việc đụng độ với những kẻ bắt nạt, phải đối mặt với cơn thịnh nộ của anh trai Wyatt, Chet (Bill Paxton), đến tham gia vào những bữa tiệc náo nhiệt và học cách ứng xử với các cô gái.
    Dần dần, cả hai bắt đầu hiểu ra rằng việc có sự tự tin và tôn trọng bản thân mới là điều quan trọng để thu hút người khác, không phải là tạo ra một hình mẫu hoàn hảo về mặt ngoại hình. Cuối cùng, Gary và Wyatt trưởng thành hơn, học được nhiều điều về bản thân và cuộc sống.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  6. Three Days of the Condor (1975) là một bộ phim kinh dị chính trị của Mỹ, do đạo diễn Sydney Pollack thực hiện, với sự tham gia của Robert Redford, Faye Dunaway và Max von Sydow. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Six Days of the Condor của James Grady và là một trong những tác phẩm nổi bật của dòng phim gián điệp trong thập niên 1970.
    Nhân vật chính của phim là Joe Turner (Robert Redford), một nhà phân tích làm việc cho CIA tại một chi nhánh bí mật ở New York. Turner, có mật danh là "Condor", chịu trách nhiệm đọc và phân tích các tài liệu xuất bản để phát hiện những thông tin có thể liên quan đến hoạt động tình báo. Một ngày, trong khi Turner đang ra ngoài ăn trưa, toàn bộ đồng nghiệp của anh bị ám sát bởi một nhóm sát thủ chuyên nghiệp do Joubert (Max von Sydow) dẫn đầu.
    Khi quay về văn phòng và phát hiện cảnh tượng thảm sát, Turner lập tức cảm thấy mình cũng đang bị săn đuổi. Anh liên lạc với cấp trên để xin được giúp đỡ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể tin tưởng ai, kể cả CIA. Turner trở thành mục tiêu, buộc phải chạy trốn trong khi cố gắng tìm ra ai đứng đằng sau vụ việc và tại sao cơ quan tình báo lại muốn thủ tiêu anh.
    Trong quá trình trốn chạy, Turner bắt cóc Kathy Hale (Faye Dunaway), một phụ nữ tình cờ gặp gỡ, và ép buộc cô giúp đỡ mình. Qua thời gian, Kathy bắt đầu tin tưởng Turner và hỗ trợ anh trong cuộc điều tra của mình. Turner dần khám phá ra rằng toàn bộ âm mưu giết người có liên quan đến một nhóm ngầm trong CIA đang lên kế hoạch chiếm đoạt dầu mỏ tại Trung Đông.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  7. Ride Lonesome (1959) là một bộ phim miền Tây kinh điển của Mỹ, do đạo diễn Budd Boetticher thực hiện, với sự tham gia của Randolph Scott trong vai chính. Đây là một trong những phim nổi bật thuộc chuỗi phim hợp tác giữa Scott và Boetticher, một dòng phim được biết đến với những câu chuyện tinh tế và tối giản nhưng đầy cảm xúc trong thể loại miền Tây.
    Nhân vật chính của phim là Ben Brigade (Randolph Scott), một thợ săn tiền thưởng có quá khứ bí ẩn. Ông đang truy bắt tên tội phạm Billy John (James Best), một kẻ bị truy nã vì tội giết người. Brigade bắt Billy John và dự định đưa hắn về để nhận tiền thưởng.
    Trên đường đi, Brigade gặp hai người khác, Sam Boone (Pernell Roberts) và Whit (James Coburn), những kẻ ngoài vòng pháp luật, cũng quan tâm đến việc bắt giữ Billy John vì muốn được ân xá. Cùng lúc đó, nhóm cũng giúp một phụ nữ tên là Carrie Lane (Karen Steele), người sống đơn độc tại một trạm dừng trên sa mạc.
    Tuy nhiên, điều mà Brigade thật sự muốn không chỉ là tiền thưởng. Ông đang truy tìm kẻ thù cũ của mình, Frank (Lee Van Cleef), anh trai của Billy John, để trả thù cho cái chết của vợ mình. Brigade dự định dùng Billy John làm mồi nhử để dụ Frank ra đối đầu.
    Phim tập trung vào những mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật và sự căng thẳng âm ỉ giữa lòng thù hận và danh dự. Ben Brigade là một nhân vật điển hình của kiểu anh hùng miền Tây lạnh lùng, cô độc, nhưng bị dày vò bởi quá khứ và nỗi đau. Phong cách làm phim tối giản của Boetticher và những cảnh quan rộng lớn của miền Tây tạo nên một không gian trầm mặc và giàu tính ẩn dụ cho câu chuyện về sự cô độc và trả thù.
    Ride Lonesome là một bộ phim miền Tây kinh điển mang trong mình nhiều tầng lớp ý nghĩa về danh dự, thù hận, và sự chuộc tội. Bộ phim không chỉ thành công về mặt giải trí mà còn được các nhà phê bình đánh giá cao về chiều sâu tâm lý và cách thức khai thác các mối quan hệ giữa các nhân vật.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  8. "Battlestar Galactica" (1978) là một bộ phim khoa học viễn tưởng do Glen A. Larson tạo ra, sau đó được phát triển thành một series truyền hình cùng tên. Nội dung phim diễn ra trong một vũ trụ giả tưởng nơi có sự xung đột giữa loài người và các robot tự động gọi là Cylons.
    Câu chuyện bắt đầu khi các Cylons, được tạo ra bởi một nền văn minh trước đó, quay lại tấn công và tiêu diệt các thuộc địa của con người. Nhân vật chính, chỉ huy William Adama (do Edward James Olmos thủ vai trong phiên bản remake sau này), lãnh đạo chiếc tàu vũ trụ Battlestar Galactica, cùng với những chiếc tàu khác, trên hành trình tìm kiếm một hành tinh an toàn cho nhân loại, được gọi là Trái Đất.
    Phim kết hợp yếu tố hành động, chính trị và tâm lý, khắc họa sự sống còn của con người trong cuộc chiến sinh tử với các Cylons, cũng như những mối quan hệ giữa các nhân vật. Mặc dù bộ phim gốc không đạt được thành công vang dội ngay lập tức, nhưng nó đã tạo ra một lượng người hâm mộ đáng kể và được biết đến như một biểu tượng văn hóa.
    Năm 2004, một phiên bản remake được phát sóng và đã nhận được nhiều lời khen ngợi, trở thành một trong những series khoa học viễn tưởng hay nhất, khám phá sâu hơn các chủ đề như đạo đức, nhân tính và sự sống còn.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  9. Pha trộn cả một mớ hỗn độn bao gồm hài đen (black comedy), hình sự báo thù và bài học riết róng về nữ quyền, Promising Young Woman (Người phụ nữ trẻ hứa hẹn) là bộ phim vừa đậm tính giải trí, nhưng đồng thời còn là một tác phẩm mang đến những cái nhìn mới mẻ và nhức nhối về phong trào #Metoo ầm ĩ vừa qua.
    Xuất hiện lần đầu tiên tại LHP Sundance vào đầu năm 2020, Promising Young Woman lập tức tạo được một hiệu ứng truyền thông sôi nổi vì sự mới mẻ và táo bạo trong chủ đề nữ quyền của nó. Bộ phim đầu tay của nữ biên kịch, đạo diễn người Anh, vốn xuất thân là một diễn viên – Emerald Fennell - sau đó đã đi một chuyến hành trình xa hơn mọi kỳ vọng: giành được tới 132 đề cử và chiến thắng 62 giải thưởng, tính đến nay; trong đó có 4 đề cử Quả cầu vàng (Phim, Đạo diễn, Kịch bản, Nữ diễn viên chính) và sắp tới là đề cử Oscar (công bố vào ngày 15/3 tới).
    Ngôi sao sáng giá nhất của bộ phim, người gần như “cân” hết cả tác phẩm gay cấn này, không ai khác ngoài Carey Mulligan trong vai Cassandra, cô gái đi săn những tên yêu râu xanh đội những bộ lốt tử tế.
    Màn báo thù hoang dại
    Cassandra, hay quen thuộc hơn với tên gọi Cassie (Mulligan), xấp xỉ 30, vốn một nữ sinh viên y khoa triển vọng nhưng bỏ học giữa chừng vì một cú sang chấn tâm lý trong quá khứ. Cô sống chung nhà với bố mẹ, nhưng xa cách; làm phục vụ tại một quán cà phê với sự chán chường không thèm che giấu.
    Dường như cô không có tham vọng thay đổi nghề nghiệp, không khao khát có một mối tình lãng mạn như bao cô gái khác. Cô bất cần với tất cả mọi thứ mà một cô gái ở lứa tuổi cô đều mơ ước. Cassie chỉ có một mục tiêu duy nhất, hay nói đúng hơn là một trách nhiệm mà cô tự đặt ra cho chính mình: săn mồi!
    Cứ đến cuối tuần, cô ăn mặc gợi cảm và trang điểm đậm như những cô gái ăn chơi hư hỏng, đến một quán bar hay club nào đó và vờ như uống say bí tỉ, thực hiện những hành động khêu gợi đàn ông trong vô thức hoặc bất cẩn. Ngay sau đó, sẽ luôn có một chàng trai “tử tế” đến hỏi thăm rồi ngỏ ý đưa cô về nhà...
    Những chàng “tử tế”, tưởng rằng nạn nhân đang say xỉn không biết gì, sẽ bắt đầu thực hiện những hành vi sàm sỡ hoặc lợi dụng. Và chính trong cái giây phút ấy, Cassie cất giọng hỏi anh ta đang làm gì thế? Gã trai, đang trong men say của kẻ săn mồi, giật bắn người trước giọng nói tỉnh rụi của cô gái. Phút chốc, anh ta nhận ra mình mới là con mồi!
    Thì ra, đấy chỉ là một màn “kiểm tra nhân phẩm” của Cassie với các gã đàn ông nhìn vẻ ngoài có vẻ đàng hoàng tử tế ở các quán bar. Cô giả vờ say để đưa bọn họ vào tròng, rồi sau đó mới lần lượt lột mặt nạ từng kẻ một và dạy cho bọn họ một bài học về sự tử tế.
    Trong cảnh tiếp theo, Cassie bước chân trần, một tay cầm giày, một tay cầm cái ‘hot dog’ vừa đi vừa ăn trên nền nhạc của ca khúc It’s Raining Men vui nhộn. Một vệt đỏ chảy ra trên cánh tay cô, nhem nhuốc, không biết là máu hay tương cà. Hình ảnh đó của Cassie, lạ lùng thay, vừa giống kẻ đang ca khúc khải hoàn trở về, lại vừa như một kẻ vừa phải sống lại những giây phút đau đớn của đời mình.
    Trong cuốn sổ tay ở nhà, cô gạch những dấu tích màu đỏ, đen và xanh như vừa hoàn thành một thử thách, một công việc “to-do” nào đó. Và rồi sau đó, cô tiếp tục cuộc tuần tra đêm của mình, trong một nỗ lực rất khó giải thích và đôi khi điên rồ, với một ánh mắt đau đớn, hoang dại như có gì đã chết ở bên trong.
    Kịch bản nhiều lớp lang nhưng được xử lý chặt chẽ của Fennell, màn diễn xuất đột phá của Calligan cùng những tông màu mạnh nổi bật, đậm chất nữ tính, những ca khúc nhạc pop thịnh hành sôi động… tất cả hòa quyện vào nhau làm nên một bộ phim nữ quyền kỳ quái, phi lý nhưng đồng thời cũng cực kỳ hợp lý khi cảnh kết khép lại.
    Bởi đó là một cuộc hành trình báo thù trong vô vọng.
    Có những vết thương khó lành từ quá khứ
    Khi đã dẫn dắt khán giả đi khoảng 1/3 thời lượng với những hành vi điên rồ và liều lĩnh với một mục đích có vẻ mơ hồ của nhân vật nữ chính, chúng ta mới biết được rằng, cuộc hành trình đi săn và tự đưa mình làm “mồi nhử” của Cassie liên quan mật thiết đến số phận của Nina, một cô bạn gái thân nhau từ thuở ấu thơ và cùng học trường y. Thế nhưng, số phận đau đớn của Nina – một “cô gái trẻ đầy hứa hẹn” kết thúc trong một thảm kịch tình dục – đồng thời cũng phá hủy cuộc đời của Cassie.
    Biến cố đầy sang chấn này đã biến Cassie trở thành một con người khác. Và khi mà những tên thủ phạm liên quan đến cái chết của Nina vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật nhờ sự can thiệp và bảo vệ tội phạm có hệ thống nhờ đặc quyền của chúng – Cassie không còn cách nào khác, tự mình thay trời hành đạo và bước vào chuyến hành trình báo thù hoang dại: phá vỡ hệ thống và trừng trị từng kẻ một.
    Nữ biên kịch và đạo diễn Fennell mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về phong trào #metoo bằng cách xây dựng chân dung những kẻ tấn công, lạm dụng tình dục có thể là ai trong xã hội này. Một gã đàn ông thư sinh có vẻ ngoài tử tế, một anh chàng luật sư có sự nghiệp vẻ vang, một gã trai hiền lành sống chung với bố mẹ, nói năng lịch thiệp…
    Nhưng chính bọn họ, trong phút chốc, khi cơ hội đến lại có thể trở thành những “predator”, những kẻ săn mồi khi có quyền lực và cơ hội trong tay. Tiếp tay cho chúng còn có cả một hệ thống đứng đằng sau bao che và lách tội. Chỉ có những nạn nhân của chúng mới sống trong sự tủi nhục và không được ai lắng nghe.
    Thậm chí, ngay cả những người phụ nữ, những người bạn học cũng im lặng và tiếp tay cho cái ác lộng hành. Là họ, hay chính sự vô cảm có hệ thống mới tiếp tay cho cái ác?
    Chính vì vậy mà cuộc hành trình giành lại quyền lực, lần lượt vạch mặt từng kẻ một trong đám đàn ông đồi bại đó là một cuộc phiêu lưu đơn độc và đầy hiểm nguy của Cassie.
    Đến giữa bộ phim, sự xuất hiện của Ryan, một gã trai có vẻ thật sự tử tế và quan tâm đến Cassie khiến ta cảm giác câu chuyện phim sẽ chuyển sang hướng lãng mạn và Cassie đã tìm lại niềm tin vào đàn ông, tìm được lối thoát khỏi cuộc báo thù hoang dại và đầy hiểm nguy.
    Nhưng một lần nữa, khi Cassie tìm ra sự thật về quá khứ của Ryan, mọi thứ sụp đổ và chuyến đi săn còn trở nên tàn bạo hơn trước.
    Hãy để nữ quyền lên tiếng
    Trong một cuộc đối thoại giữa Cassie và Al Monroe - gã bạn học từng hiếp dâm Nina và vẫn sống nhởn nhơ - khi bị cô đẩy vào chân tường để buộc phải thú tội, hắn ta còn nói rằng: “Cơn ác mộng tồi tệ nhất của bất kỳ gã đàn ông nào là khi bị buộc tội vì những điều như thế.”
    Cassie hỏi lại: “Thế anh có đoán được cơn ác mộng tồi tệ nhất của phụ nữ là gì không?”
    Đó cũng là câu hỏi là nữ biên kịch, đạo diễn Fennell đặt ra cho bộ phim đầy thách thức của mình.
    Cơn ác mộng tồi tệ nhất của những người phụ nữ trong các vụ tố cáo lạm dụng tình dục là hầu như không ai tin họ cả, hoặc cho rằng họ chỉ muốn làm to chuyện, hoặc thậm chí là họ là những kẻ đồng lõa trong các vụ hãm hiếp đó.
    Trong chuyến hành trình báo thù của Cassie, đạo diễn đã dẫn dắt người xem đến với những cuộc báo thù mà ở đó, không chỉ có những tên yêu râu xanh đội lốt kẻ tử tế, mà còn là một vị nữ hiệu trưởng bàng quan thế sự muốn vụ án mạng “chìm xuồng” vì cho rằng thiếu bằng chứng, một cô bạn học giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, một tay luật sư đã bị gia đình bị cáo mua chuộc…
    Cơn ác mộng lớn nhất của người phụ nữ là bị cả một xã hội quay lưng lại trước nỗi đau của cô.
    Giống như kịch bản của series phim hình sự tội phạm Killing Eve mà Emerald Fennell từng chấp bút rất thành công, việc đào sâu vào tâm lý tội phạm, những ẩn ức đen tối và khó đoán khiến các nhân vật của cô ít khi rơi vào một chiều và cũng tránh được mọi vết xe đổ dễ dãi của công thức hay cái kết “happy ending”.
    Cô cũng ít khi đem đến một thông điệp thỏa mãn số đông mà để cái kết đôi khi đầy cực đoan tự lên tiếng.
    Trên thực tế, sau một cuộc báo thù đầy hoang dại nhưng đôi lúc mơ hồ và lạc lối, đoạn kết của Promising Young Woman mới là một cú đánh mạnh khiến ta choàng tỉnh ngộ. Cú sốc ở đoạn kết khiến tất cả đều bùng cháy dữ dội.
    Và trong ngọn lửa thiêu đốt tất cả những tàn dư của nó, kẻ báo thù cũng không đường lùi nữa rồi. Hay có lẽ, cô cũng tự cho rằng mình là một phần của hệ thống đó nên không đáng được cứu rỗi?
    Hoặc cũng có thể, Cassie đã “chết” ngay từ khi cuộc báo thù bắt đầu, với một vết thương từ quá khứ mà cô không bao giờ chữa lành.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  10. "Elizabeth" (1998) là một bộ phim lịch sử do Shekhar Kapur đạo diễn, với Cate Blanchett trong vai Nữ hoàng Elizabeth I. Phim tập trung vào cuộc đời của Elizabeth, từ thời điểm cô lên ngôi cho đến khi trở thành một nữ hoàng mạnh mẽ và độc lập.
    Nội dung phim bắt đầu với những biến động chính trị ở Anh, khi Elizabeth, con gái của vua Henry VIII, phải đối mặt với sự thù địch từ những thế lực khác, bao gồm cả gia đình và những kẻ đối thủ muốn tranh giành ngai vàng. Cô phải vượt qua những âm mưu, đấu tranh với áp lực từ việc kết hôn để bảo đảm quyền lực, và tìm cách xây dựng vị thế của mình trong một thế giới chủ yếu do nam giới chi phối.
    Phim không chỉ khắc họa hành trình lên ngôi của Elizabeth mà còn thể hiện những mối quan hệ phức tạp của cô, từ tình yêu đến sự phản bội. "Elizabeth" nổi bật với diễn xuất xuất sắc của Cate Blanchett, giúp cô nhận được nhiều đề cử và giải thưởng, cùng với phong cách hình ảnh đẹp mắt và âm nhạc đầy cảm xúc.
    Bộ phim đã nhận được sự tán dương từ giới phê bình và khán giả, và là một trong những tác phẩm nổi bật về lịch sử của nước Anh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  11. The Truman Show kể về người đàn ông 30 tuổi bị biến thành nhân vật chính trong chương trình thực tế về cuộc đời anh mà anh không hề hay biết. Không chỉ là một tưởng tượng hoang đường, bộ phim đang trở thành sự thật trong thời hiện đại.
    Nhìn thoáng qua, Truman Burbank có vẻ là người đàn ông hạnh phúc với công việc bán bảo hiểm ổn định, cô vợ y tá xinh đẹp Meryl (Laura Linney), hàng xóm thân thiện và cuộc sống yên bình trong ngôi nhà xinh xắn trên hòn đảo Seahaven.
    Nhưng thực chất, Truman là nhân vật chính của The Truman Show, một chương trình truyền hình thực tế phát sóng 24/24 trên toàn thế giới.
    Với 5.000 máy quay gắn khắp hòn đảo mà anh không hề hay biết, Truman sống một cuộc đời bị phơi bày và thao túng bởi vị đạo diễn Christof (Ed Harris). Sự hiếu kỳ của hàng triệu khán giả đã làm giàu cho chương trình trong suốt 30 năm kể từ khi Truman chào đời.
    Những Truman giữa đời thực
    Trong The Truman Show có một cảnh phim phải nói là kinh khủng nhằm thể hiện sự nghiệt ngã của truyền hình thực tế.
    Đó là khi Truman bắt đầu nghi ngờ toàn bộ cuộc đời anh chỉ là sự sắp đặt giả dối. Anh nghi ngờ vợ và theo dõi cô ta, đột nhập vào tận phòng mổ ở bệnh viện để kiểm chứng.
    Trước mắt Truman là một đám bác sĩ, y tá, bệnh nhân giả mạo do các diễn viên đóng, bao gồm cả Meryl. Họ vốn chỉ diễn trò phẫu thuật chứ không thể làm thật, vì tất cả đều không có chuyên môn y học.
    Nhưng để Truman tin cuộc sống giả dối đó là thật, vị "bác sĩ" đã run rẩy rạch dao vào đùi cô "bệnh nhân" đang hoàn toàn tỉnh táo nằm trên giường phẫu thuật trong sự kinh hoàng của cô này.
    Nguồn cảm hứng của Truman chính là công nương Diana - người đã qua đời do tai nạn vào tháng 8-1997 khi bộ phim đang trong khâu hậu kỳ.
    Đạo diễn Peter Weir cho biết "vua nhạc pop" Michael Jackson cũng là một hình mẫu của Truman. Công nương Diana và Michael Jackson là hai trong số những nhân vật nổi tiếng bị chụp ảnh và săn ảnh nhiều nhất trong thế kỷ 20.
    Ra đời năm 1998, cách đây 23 năm, The Truman Show chưa bao giờ thời sự như lúc này. Tạp chí Vanity Fair gọi đây là một trong những "bộ phim tiên tri ám ảnh nhất thời hiện đại".
    Phơi bày và thao túng - những thứ từng khiến người ta cảm thấy đau lòng và nghiệt ngã - thì nay phổ biến khắp mọi nền tảng và lĩnh vực, mang lại lợi lộc cho rất nhiều người nhưng cũng gây ra những tổn thương không thể đo đếm.
    Có những người biến mình thành "Truman" một cách tự nguyện như gia đình Kardashian và chương trình thực tế siêu lợi nhuận của họ.
    Khắp Facebook, TikTok, YouTube, đầy rẫy những con người tự mình ghi lại mọi hoạt động trong cuộc sống của mình và trở nên nổi tiếng nhờ đó. Họ tự phơi bày, tự thao túng, hoặc bị mạng xã hội và sự nổi tiếng thúc đẩy làm điều đó.
    Tài tử Jim Carrey nhận vai diễn Truman vào cuối thập niên 1990 khi đã là sao hạng A ở Hollywood. Anh có những trải nghiệm tương đồng với Truman. Đó là việc thợ săn ảnh bám theo anh khắp mọi nơi, gắn cả máy ảnh ở vườn nhà hay bám theo anh trong chuyến nghỉ mát riêng tư với vợ.
    Phơi bày, nhạo báng và nghịch lý
    Ở Hollywood, anh không phải là ngôi sao duy nhất khốn khổ vì những trải nghiệm này. Một trong những nạn nhân điển hình nhất là Britney Spears.
    Cuộc đời Britney không khác nào một chương trình truyền hình thực tế như The Truman Show, dù không phát 24/24 trên toàn thế giới.
    Thợ săn ảnh bám riết Britney từ khi cô nổi tiếng và chụp cô trong những khoảnh khắc "kinh khủng" nhất. Đó là bức ảnh Britney cạo đầu khi khủng hoảng tâm lý vào năm 2007 và bức ảnh Britney ôm con khóc vào năm 2006.
    Năm 2006, trong một lần bế con trai Sean Preston ra ngoài, Britney bị hơn 300 thợ săn ảnh bám theo.
    Cô bế con chạy khỏi đám đông, vào một quán cà phê xin giúp đỡ nhưng trước sự ngỡ ngàng của cô, những người trong quán cũng bỏ mặc và cười nhạo mẹ con cô. Hình ảnh Britney ôm con nhỏ, mắt đỏ hoe đầy bơ vơ khiến ai cũng phải đau lòng về cách một người mẹ bị phơi bày và nhạo báng trước thế giới.
    Và đến nay, cuộc đấu tranh giành tự do, chống lại quyền bảo hộ của Britney cũng tương tự: nó diễn ra trước toàn thế giới.
    Người ta đang cổ vũ Britney như các khán giả trong bộ phim từng cổ vũ Truman, nhưng có chắc là chúng ta chân thành mong muốn cho họ một tương lai tốt đẹp, hay đó cũng chỉ là sự hiếu kỳ mong được xem một người "vượt lên nghịch cảnh"?
    Cũng như Truman, điều Britney khao khát là được sống cuộc sống của chính mình, có quyền kiểm soát chính cuộc đời mình.
    Trước những điều đang diễn ra mỗi ngày, nhất là khi con người bị kìm kẹp bởi dịch bệnh, bị tước đi những cơ hội từng rất lớn lao, chúng ta càng nhận ra rằng đôi khi quyền kiểm soát của mình thật ít ỏi.
    Một nghịch lý khác từ The Truman Show là cuộc đời bị bó buộc của Truman hóa ra lại có sức mạnh truyền cảm hứng tới hàng triệu khán giả trong bộ phim ấy. Nhìn từ bên ngoài, họ cảm thấy anh có một cuộc đời hoàn hảo.
    Britney Spears cũng vậy, cô là "công chúa pop" được hàng triệu người hâm mộ và lấy làm hình mẫu. Cuộc sống và danh tiếng của cô từng là mơ ước của hàng triệu cô gái trẻ. Và bên trong "cuộc đời hoàn hảo" ấy là rất nhiều đau khổ, bất công.
     
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  12. "Hustle & Flow" (2005) là một bộ phim chính kịch âm nhạc do Craig Brewer đạo diễn. Nội dung phim xoay quanh nhân vật DJay, một tay lái taxi sống ở Memphis, Tennessee, và mơ ước trở thành một rapper.
    DJay, do Terrence Howard thủ vai, sống trong hoàn cảnh khó khăn và phải đối mặt với cuộc sống đầy thử thách. Khi gặp một nhóm bạn bè và nhạc sĩ, anh bắt đầu sáng tác và thu âm nhạc của riêng mình. Bộ phim theo chân hành trình của DJay từ một cuộc sống đầy bất mãn đến việc theo đuổi ước mơ âm nhạc, khám phá những mối quan hệ, tình yêu và các vấn đề xã hội.
    Bộ phim không chỉ nói về âm nhạc mà còn về sự đấu tranh cá nhân và ước mơ, đồng thời thể hiện những khía cạnh phức tạp của cuộc sống đô thị. "Hustle & Flow" đã nhận được nhiều lời khen ngợi và góp phần đưa âm nhạc hip-hop vào dòng chính của điện ảnh.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  13. "The Manchurian Candidate" (1962) là một bộ phim chính kịch, tâm lý chính trị do John Frankenheimer đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Richard Condon. Nội dung phim xoay quanh một cựu chiến binh tên Raymond Shaw (do Laurence Harvey thủ vai), người đã bị tẩy não bởi một tổ chức cộng sản trong Chiến tranh Triều Tiên.
    Raymond trở về nhà và nhận ra mình có khả năng trở thành một công cụ cho các thế lực chính trị khi bị điều khiển bởi một tín hiệu đặc biệt. Mẹ của anh, Eleanor (do Angela Lansbury thủ vai), có kế hoạch sử dụng Raymond để đạt được quyền lực chính trị. Trong khi đó, người bạn chiến đấu của anh, Ben Marco (do Frank Sinatra thủ vai), dần dần nhận ra sự thật đằng sau những ký ức mờ nhạt của Raymond và cuộc tẩy não mà anh phải chịu.
    Phim khắc họa những chủ đề về quyền lực, sự thao túng tâm lý và những hệ lụy của chiến tranh, đồng thời tạo ra sự hồi hộp với những diễn biến bất ngờ và căng thẳng. "The Manchurian Candidate" được coi là một tác phẩm kinh điển, đặc biệt với diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên và cách xây dựng câu chuyện.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  14. “World War Z” là cuộc chiến của con người với virus Z, chữ Z đại diện cho “Zombie” (xác sống). Phim dựa trên tiểu thuyết “World War Z: An Oral History of the Zombie War” của nhà văn người Mỹ Max Brooks, từng được đánh giá là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại về đề tài zombie. Phim giản lược bớt nhiều tình tiết, nhân vật của nguyên tác và chỉ tập trung vào hành trình giải cứu thế giới của Gerry Lane, cựu điều tra viên của Liên Hiệp Quốc.
    Mở đầu phim, một loại virus không rõ nguồn gốc lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn thế giới, chúng chỉ mất 12 giây để biến những người khỏe mạnh nhất thành quái vật khát máu. Sau khi bảo vệ vợ con an toàn đến căn cứ của Liên Hiệp Quốc, Gerry Lane được tổ chức yêu cầu tham gia quá trình điều tra nguồn gốc và cách tiêu diệt virus. Hành trình của anh trải qua muôn vàn nguy hiểm và nhiều thử thách…
    Cùng khai thác đề tài zombie, nhưng “World War Z” có nhiều điểm mới lạ, tạo sức hút riêng. Nếu zombie trong các phim khác thường di chuyển chậm, vật vờ, sợ ánh sáng; thì trong “World War Z” chúng chạy rất nhanh, hoạt động bất kể đêm ngày và rất khôn ranh. Do đó, chúng nhanh chóng thống lĩnh thế giới, tiêu diệt nhiều quốc gia và là kẻ thù vô cùng nguy hiểm của loài người. Gerry Lane là nhân vật điển hình của chủ nghĩa anh hùng cá nhân kiểu Mỹ, nhưng gần gũi, thân thuộc hơn, bởi anh được xây dựng là người chồng, người cha mẫu mực, thực thi nhiệm vụ trước hết vì những người thân yêu. Hành trình của anh trải dài từ Mỹ đến nhiều quốc gia khác nhau và chứng kiến sự thất thủ liên tiếp của các nước trước thảm họa zombie. Từ đó, anh rút ra được điểm yếu của xác sống và tìm được cách đối phó hữu hiệu với chúng.
    Ðạo diễn Marc Forster đẩy tiết tấu của phim nhanh và kịch tính liên tục. Người xem luôn trong trạng trái căng thẳng, hồi hộp dõi theo những diễn biến đầy gay cấn trên phim. Hàng loạt những đại cảnh rượt đuổi, cháy nổ, chiến đấu giữa loài người và zombie được dàn dựng công phu, chi tiết. Kỹ xảo hoành tráng và âm thanh chất lượng càng tăng hiệu ứng về mặt nghe nhìn cho khán giả trong mọi phân cảnh. Ðặc biệt, sự bất an, lo sợ bao trùm xuyên suốt phim vì không nơi nào được coi là an toàn với dịch bệnh này. Những căn cứ quân đội hay những bức tường cao chót vót bao quanh biên giới cũng không bảo vệ được nhân loại trước những binh đoàn zombie.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  15. The Tall T (1957) là một bộ phim cao bồi do Budd Boetticher đạo diễn, dựa trên truyện ngắn "The Captives" của Elmore Leonard. Phim kể về một người chăn bò tên là Pat Brennan (do Randolph Scott thủ vai) đang trên đường trở về nhà sau một chuyến đi. Trên đường, anh gặp một nhóm băng cướp do một tên cướp khét tiếng tên là Frank (do Richard Boone thủ vai) dẫn đầu.
    Băng cướp đã bắt cóc một người phụ nữ tên là Ella (do Maureen O'Sullivan thủ vai) và Pat cùng những người khác rơi vào tình thế nguy hiểm. Phim xoay quanh những cuộc đối đầu giữa Pat và băng cướp, cùng với những diễn biến tâm lý của các nhân vật khi họ bị đặt vào tình huống sinh tử.
    The Tall T không chỉ đơn thuần là một bộ phim hành động mà còn khám phá sâu sắc các mối quan hệ giữa nhân vật, lòng dũng cảm, và sự trung thực. Với phong cách kể chuyện chặt chẽ và những cảnh quay ấn tượng, bộ phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại phim cao bồi.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  16. Phim theo chân nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) Richard Chance (do William Petersen thủ vai) và đồng nghiệp của anh, John Vukovich (do John Pankow thủ vai), khi họ điều tra một vụ làm giả tiền lớn.
    Khi Chance mất bạn đồng nghiệp trong một cuộc truy đuổi với một tên tội phạm khét tiếng, Rick Masters (do Willem Dafoe thủ vai), anh trở nên ám ảnh với việc truy bắt hắn. Phim tập trung vào cuộc đấu tranh giữa Chance và Masters, cùng với những mối quan hệ cá nhân phức tạp, cũng như những quyết định mạo hiểm mà Chance phải đối mặt.
    Bộ phim nổi bật với những cảnh hành động gay cấn và âm nhạc ấn tượng của Wang Chung, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và hồi hộp. Thông qua câu chuyện, phim cũng khám phá các chủ đề như lòng trung thành, sự tha hóa và cái giá của việc theo đuổi công lý.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  17. **One False Move** (1991) là một bộ phim tội phạm tâm lý do Carl Franklin đạo diễn, với kịch bản do Billy Bob Thornton và Tom Epperson viết. Câu chuyện xoay quanh một nhóm tội phạm, trong đó có Ray (Billy Bob Thornton), người đang chạy trốn sau một vụ giết người.
    Ray và đồng bọn của mình, gồm một phụ nữ tên là "Cynthia," di chuyển đến một thị trấn nhỏ ở Texas, nơi họ lên kế hoạch thực hiện một vụ cướp. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương, đặc biệt là một thám tử tên là Dale (Bill Paxton), được giao nhiệm vụ điều tra và bắt giữ nhóm tội phạm này. 
    Khi câu chuyện phát triển, sự căng thẳng gia tăng khi Dale và Ray gặp gỡ nhau. Bộ phim khám phá chủ đề về lòng trung thành, sự phản bội và những bí mật đen tối trong quá khứ của các nhân vật. Với một cái nhìn sắc bén về nhân tính và tâm lý tội phạm, **One False Move** mang đến một trải nghiệm gay cấn và bất ngờ, cùng với diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  18. "Sisu" gắn với người Phần Lan như chính thân thể của họ, chính vì vậy không ít những thương hiệu hàng hóa lại có tên này như nhắc nhở họ phải luôn mạnh mẽ và vững vàng.
    Trong thâm tâm người Phần Lan, cụm từ “sisu” mang một ý nghĩa huyền bí, kì diệu mà tới chính họ nhiều khi còn không hiểu. “Sisu” không phải là một cụm từ đơn thuần, hơn hết đó là nguồn năng lượng, nguồn khích lệ con người mỗi lúc khó khăn.
    Thế giới phá vỡ mọi người và sau đó rất nhiều người đã trở nên mạnh mẽ ở những nơi đổ nát.
    Ernest Hemingway
    “Sisu” (phát âm: see’-soo) là sức mạnh của ý chí, là quyết tâm, sự kiên trì và trên hết, là khả năng chữa lành. Cụm từ này được ví như xương sống của dân tộc Phần Lan, là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp họ chống lại những nghịch cảnh. Mỗi khi từ “sisu” được phát âm ra là họ cảm thấy như được truyền cảm hứng cũng như năng lượng sống mỗi ngày.
    Ngay cả với người Phần Lan, nguồn gốc của cụm từ này cũng rất đặc biệt. Người ta có thể nhìn thấy “sisu” ở khắp mọi nơi, từ một thương hiệu xe trong nước có tiếng hiệu SISU, những chiếc xe tải bọc thép, tàu phá băng MS SISU đến thương hiệu kẹo làm dịu cơn ho với hương vị khó quên. Trong một lần leo núi vào những năm 90, nhà thám hiểm Veikka Gustafsson đã đặt tên cho một ngọn núi ở châu Nam Cực là SISU. Vậy mới thấy, “sisu” luôn hiện diện trong tâm trí người Phần Lan và trở thành niềm tự hào khôn xiết của họ. “Sisu” được coi là triết lý của cuộc sống, là quan niệm tâm linh hằng ngày.
    “Sisu” không có nghĩa nhưng lại có nguồn gốc rõ ràng
    Ngày 30 tháng 11 năm 1939, ba tháng sau khi Thế chiến II bắt đầu, Liên Xô tuyên chiến với Phần Lan. Cuộc xung đột giữa hai nước trở thành một trong những trận đánh đáng ngưỡng mộ nhất trong lịch sử vì chỉ trong 105 ngày chiến đấu, Liên Xô thua trận. Số quân lính yếu ớt của Phần Lan phải đối mặt với 2,5 triệu người đàn ông dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì Hồng quân Liên Xô cùng với những vũ khí tối tân nhất.
    Dường như theo mọi tiên đoán, Phần Lan sẽ nhanh chóng trở thành một vùng đất chỉ còn khói lửa và tro bụi nhưng người Xô Viết lại quên một điều rằng những người Phần Lan có một tinh thần quả cảm. Và cũng chính thời điểm đó, từ “sisu” ra đời giữa những người lính Phần Lan khắc khổ, đó là nguồn khích lệ động viên tinh thần họ cũng như giúp họ tập trung ý chí chiến đấu.
    “Sisu” giống như một thuật ngữ để lưu giữ lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm không đầu hàng của những người lính Phần Lan. Những bất an hay lo lắng đều biến mất mỗi khi từ “sisu” được phát ra để động vên tinh thần mọi người. Theo lịch sử, nhiều lính Xô Viết bị lạc đường do mùa đông ở Phần Lan có phần khắc nghiệt và rừng cây rậm rạp khó định hướng. Một phần do thời tiết và địa hình hiểm trở nhưng theo nghiên cứu của các nhà sử học, những người lính và người dân Phần Lan chia thành từng nhóm tấn công nhỏ gây ra những cơn hoảng loạn khủng khiếp cho quân đội Liên Xô. Chính vì vậy, cuộc xung đột này còn có tên là “tinh thần mùa đông Phần Lan” hay “sisu”.
    5 yếu tố làm nên tinh thần "sisu"
    Tuy nhiên, “sisu” cũng được là một biểu tượng để giúp con người ta vượt lên những khoảnh khắc khó khăn. Theo người Phần Lan, có tới năm yếu tố quyết định giúp họ vượt qua những khoảnh khắc không đáng mong chờ ấy và cũng chính những lúc như vậy, tâm lý, động lực và sự phát triển cá nhân tạo thành một tổng thể chiến lược giúp họ học tập và làm việc hiệu quả hơn.
    - Biết quản lý stress đúng cách
    Mỗi giây phút khó khăn lại đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe và tiếp thu tất cả xung quanh ta. Muốn sử dụng tất cả nguồn lực cá nhân để đối mặt với khó khăn thách thức, chúng ta phải biết kiểm soát stress một cách đúng đắn. Hơn nữa, chúng ta không được quên rằng nếu stress là cơ chế giúp chúng ta tập trung mọi nỗ lực vào một tình huống khó khăn thì trước hết chính bản thân ta phải kiểm soát và hành động đúng đắn để phục vụ bản thân tốt hơn.
    - Kiên trì
    Kiên trì luôn len lỏi vào khả năng suy nghĩ, sáng tạo và quyết định của mỗi người. Những người thật sự kiên trì và bền chí sẽ tập trung được hết năng lượng và trí óc vào những gì quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất.
    - Trung thực
    “Sisu” không phải là một thuật ngữ có thể tiêm sức mạnh và lòng dũng cảm vào người Phần Lan một cách tùy tiện. Nó thực sự thúc đẩy ta phải liên tục hành động với giá trị thực của chính mình, phải trung thực với những gì tổ tiên cha ông đã làm, phải trung thực với những nguyên tắc và nhu cầu được đề ra.
    - Khả năng đứng dậy sau vấp ngã
    Khi những người lính Phần Lan giành chiến thắng trước những người lính Xô Viết, họ không chỉ tự hào về chiến thắng của mình, về việc đã đánh bại một kẻ thù rất mạnh mà còn tự hào vầ ý chí và sức mạnh của đồng đội mình. Trong 105 ngày chiến đấu là những ngày mà họ cảm nhận được ý chí từ “sisu”. Cuộc xung đột này là một bài học về khả năng đứng dậy sau vấp ngã bởi lẽ điều quan trọng nhất để chiến thắng trong một tình huống khó khăn, để tồn tại được đó là dám đứng dậy, bước ra mạnh mẽ hơn và giữ vững được tinh thần sống còn.
    - Biết sửa lại lý tưởng và mục tiêu
    Ai cũng có một vài lý tưởng sống hay những mục tiêu đặt ra trên trời đôi khi khiến ta lầm đường lạc lối. Vì vậy, trong những khoảnh khắc lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sẽ chẳng có gì khó khăn nếu chính ta chỉnh lại la bàn bản thân, quay về hướng bắc đi thẳng tới nơi thực sự có sức mạnh, giá trị và bản sắc của bản thân.
    Kết luận
    “Sisu” giống như thước đo tâm lí và cũng là liều thuốc chữa lành bệnh tốt nhất của người Phần Lan. Trên hết, chúng ta phải hiểu được chúng ta có thể vượt qua bất kì một thử thách nào với chính năng lực của bản thân. Chúng ta xứng đáng được hạnh phúc nhưng hạnh phúc không phải là thứ xuất hiện hay biến mất mỗi ngày mà là điều mà ta cần phải chinh phục và chiến đấu hằng ngày để đạt được.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  19. Câu chuyện về Jean Valjean, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
    8 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Trong xưởng của ông có rất nhiều công nhân, trong đó có Fantine. Cô thường xuyên bị người quản đốc dòm ngó. Trong một lần trêu đùa, người công nhân khác tình cờ đọc một lá thư của cô, cô bị quy tội là một cô gái lẳng lơ khi không chồng mà có con. Vì lý do vô lý này mà tên quản đốc đã đuổi cô ra khỏi xưởng làm việc. Lại nói về Jean, số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp lại Fantine, đang hấp hối vì bệnh lao sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang phải sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng cô bé chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
    9 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche. Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy- một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm quyền tự do của mình- đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp. Sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Vanjean cho hắn, bọn chúng đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu Marius và cô đã thuyết phục bọn họ rời khỏi đó.
    Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras đã bắt giữ hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris. Khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
    Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn chúng bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang sống trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Họ nhanh chóng chạy thật nhanh dến nhà thờ nơi Valjean sống, lúc này ông đang hấp hối, Marius lúc này mới nhận ra được lòng tốt của ông và ông chính là người dã cứu sống anh trong thời khắc trên chiến trường. Ông rất hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ và đưa cho Cosette một lá thư. Ông dặn rằng lá thư này kể về cuộc đời của ông trước khi nhận nuôi cô và cô chỉ được mở ra khi ông nhắm mắt. Bỗng ông nghe thấy tiếng hát vang vọng của Fantine, cô đang đến để đưa ông về với chúa, sau đó Valjean qua đời.
    Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh hết sức hào hùng của tất cả những người đã ngã xuống trong toàn bộ câu chuyện. Tất cả họ cùng hát với một ý chí quyết tâm trên một bức tường thành vĩ đại dựng lên bằng tất cả vật dụng trong gia đình. Họ nhìn về phía trước, lá cờ đỏ phấp phới đầy niềm tự hào.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  20. Poly đã từng viết trong một bài review trước, rằng Hugo đã từng được Mega nhập về nhưng sau khi xem thẩm định thì họ đã quyết định không chiếu rạp nữa. KHông phải vì kiểm duyệt cắt xén hay cấm chiếu gì, mà tự những người nhập phim biết rằng chiếu phim này sẽ lỗ 100%. Nên Hugo bị cất kho ở VN. Vì chương trình Mega Pick 2011 của họ nhập những phim nghệ thuật Oscar về VN bị lỗ sắc gạch. Nên trên phương diện làm ăn kinh doanh, biết lỗ thì bạn có làm tiếp ko. Bởi vậy poly ko trách gì Mega, và sau khi xem xong Hugo thì poly càng thấy họ làm đúng. Chiếu Hugo ở rạp chắc sau 15p là khán giả VN ngủ cho đến hết phim quá.
    Nói thế không phải chê bai gì khán giả VN, bởi vì Hugo chiếu bên nước ngoài doanh thu cũng không cao. Có thể bạn xem trailer sẽ rất hấp dẫn, một câu chuyện có vẻ là phiêu lưu kỳ bí hấp dẫn của một cậu bé, màu sắc phim tuyệt đẹp cứ y như phim cổ tích. Nhưng khi xem xong chắc chắc nhiều người sẽ nghĩ khác, nghĩ là đây cũng giống nhiều phim khác trailer thật hay nhưng phim thật dở , thật chán thật buồn ngủ.
    Nói thật nếu poly là khán giả bình thường thì poly cũng nghĩ thế, vì chẳng có cuộc phiêu lưu nào cả. Bí mật của phim thật là chán, chả có gì hấp dẫn, chả có kho báu, chả có chút hành động. Cuối phim chả hiểu điều thằng nhóc tìm ra và ngưỡng mộ có gì hay. Và đó là những suy nghĩ bình thường của một khán giả bình thường. và nó hợp lý chứ chẳng sai. Vì họ đến xem phim đa phần là muốn giải trí chứ không cần suy nghĩ hay kiến thức hiểu biết. Và trailer Hugo khiến ai cũng nghĩ đây là phim giải trí. Nên nếu chiếu Hugo mà khán giả xem không hiểu thì lỗ chắc, và còn bị chê là phim dở.
    Thế nhưng nếu bạn là dân mê phim, thì bạn sẽ nghĩ khác. Theo Poly, Hugo chính là một phim sử thi về điện ảnh, là bản trường ca ca ngợi công đức của những người đã phát minh ra cái gọi là “máy chiếu phim”, tiền thân của tất cả những thứ gọi là điện ảnh bây giờ. Xem Hugo , chắc chắc những ai đã thích Cinema Paradiso thì sẽ liên tưởng ít nhiều. Về một cái gọi là cảm xúc khi nhớ về những “Thánh đường Điện Ảnh” của quá khứ đã mất. Thế nên nếu bạn không cần biết những thứ về điện ảnh, chỉ cần giải trí, bạn không cần xem Hugo cũng như đọc những điều poly viết tiếp sau đây. Phần review sau đây của poly ko phù hợp với khán giả chỉ cần giải trí. Bạn cần có một sự kiên nhẫn và hiểu biết nhất định để xem Hugo cũng như đọc phần sau. Dĩ nhiên do có nói nhiều cảm xúc trong phim và lan man cũng có, nên ít nhiều có spoil dù đã cố gắng tránh. Các bạn tự cân nhắc trước khi đọc.
    Ngay từ phút ban đầu Hugo đã khiến những khán giả như poly bị sốc, bị choáng ngợp trước những hình ảnh rực rỡ. “Trời ơi, góc máy kìa! Ánh sáng kìa! Phục trang kìa! Quần chúng sao sinh động thế! Kỹ xảo hay quá! Màu đẹp quá! Âm thanh hay quá! Câu chuyện tốt quá! v.v…” Đó là lời của một người bạn poly đã thốt lên khi xem phim. Cứ long take đầu phim từ trên cao chạy xuyên qua nhà ga . Trong không gian rộng của nhà ga thì ánh sáng đẹp các diễn viên quần chúng đông đúc….đẹp. Còn không gian chật hẹp trong tháp đồng hồ mà cú long take như thế thì poly không tưởng tượng ra với các thiết kế như thế thì họ đi camera bằng cách nào. Chạy quanh hành lang rồi tuột thẳng xuống. Đó là những thứ mà dân mê phim nhận ra và trầm trồ. Rồi như đã nói ở trên, màu phim của Hugo đẹp tuyệt vời cứ như những phim hoạt hình ( poly thấy giống giống The Polar Express ) nhưng là cảnh thật người thật. Mà không biết sao họ có thể set được cảnh có ánh sáng đẹp kinh khủng như vậy. Nhớ cảnh trong thư viện điện ảnh mà đẹp xám hồn luôn. Ánh sáng vàng từ các khung kính trên trần phủ lên khắp các hành làng và bàn đọc. Dường như tất cả các khung hình của Hugo đều là một bức ảnh tuyệt đẹp
    Hugo là câu chuyện kể về cậu bé Hugo  , cha là thợ đồng hồ bị mất trong một tai nạn bất ngờ. Gia tài duy nhất của cha để lại cho cậu là một con robot bị hư. Hugo phải sống trong nhà ga xe lửa bằng nghề quay dây cót cho tất cả các đồng hồ ở đây. Và câu tìm cách sửa con robot với ý nghĩ rằng sẽ tìm thấy điều bí mật mà cha cậu nhắn gửi trong đó.
    Lần theo từng bước chân của Hugo, để tìm ra được chiếc chìa khóa khởi động chú Robot. Cứ tưởng như sẽ là một hòm vàng hay châu báu gì đó. Nhưng hành trình của HUgo là hành tình tìm lại thời kỳ đầu tiên của niên điện ảnh thế giới. Nếu bạn biết đến những cái tên như anh em nhà Lumière, George Melies hay bộ phim A Trip to the Moon…Thì bạn mới hiểu được cảm giác bần thần của một con nghiện phim phát hiện ra biểu tượng quen thuộc hay được xem lại những thước phim thô sơ vào buổi ban đầu.
    Hay poly cũng có tham gia làm phim nghiệp dư nên mới thấy bất ngờ thú vị với những gì mà người ta đã làm phim từ 100 năm trước. Cũng như 1 chi tiết rất nhỏ khi họ nói rằng phải tô màu từng frame hình. Nếu biết rằng phim là gồm 24hình/s và để tô màu tay dù là một phim ngắn nhưng vào thời đó là cả kỳ công.
    Poly là dân phim, nên xem phim này có thể những đều rất nhỏ nhưng để lại cảm xúc rất lớn. Ví dụ như những người xưa trong phim nói dại ý rằng, nhưng người làm phim vì họ muốn sống trong giấc mơ của mình. Thật sự tiếp xúc nhiều với dân phim nên poly thấy điều đó đúng. Những người mê phim hay làm phim, ít nhiều họ để muốn mô tả cuộc sống trong giấc mơ của họ vào bộ phim họ làm. Cũng như nữ ngôi sao một thời nói với chồng, một cô gái đã từng nói với poly , hãy cứ làm những điều anh thích mà muốn làm nhất, tự nhiên anh sẽ tỏa sáng chứ không cần tới quá khứ.
    Rồi một cảnh trong rạp phim, ánh sáng của đèn chiếu, khán phóng tràn ngập cảm xúc hạnh phúc qua từng khung hình. Cảm giác xem cảnh đó y như Cinema Paradiso , một thánh đường điện ảnh, khi cảm xúc của con người thăng hoa 1 một cách trong sáng nhất ( nhớ thời quần nhau trong rạp quá ).
    Và từng bước chân của đôi trẻ băng qua những poster phim nổi tiếng, danh hài Charles Chaplin……..
    Còn định viết nhiều nữa mà thôi dài quá với bận rồi. Hugo khán giả thường ít ai xem nổi. Và không biết có ai bắt chuyện đạo phim giống TMAH không khi Hugo cũng có giấc mơ Inception, phim tại Pháp nhưng nói tiếng Anh….. Nhưng thôi, khán giả thường đâu cần biết lịch sử diện ảnh hay gì gì cho mệt. Hugo cho ta thấy nền điện ảnh thế giới có một lịch sử dài ra sao, phát triển thế nào, tâm tư cảm xúc của những người làm phim. Và có vẻ như Hugo cũng là cuộc chơi để đời và tri ân của những người làm ra nó, mà đại diện là đạo diễn Martin Scorsese.
    Martin Scorsese cũng có 1 vai cameo nhỏ trong phim mà chỉ có dân mê phim và rành mới nhận ra, mới thích, cũng y như bộ phim Hugo vậy.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  21. Khi cuối cùng thì tôi cũng xem Frozen, tôi tự hỏi mình tại sao lúc bộ phim được chiếu ở Việt Nam (và lại chiếu một thời gian rất dài), tôi lại hoàn toàn thờ ơ và không hề có ý định đi xem. Dường như lúc đó tôi không cảm thấy hứng thú với các bộ phim hoạt hình “con nít”, nhất lại là phim của Disney. Hơn nữa, poster của bộ phim không hề thu hút tôi, mà tôi lại đọc được ở đâu đó ý kiến người ta chê bai bộ phim nữa (tại sao một tác phẩm như thế này lại có thể bị chê nhỉ?). Giờ thì tôi cũng đã xem Frozen rồi, và tự rút ra kết luận: xem phim là một trải nghiệm rất riêng tư. Để biết được một bộ phim có thực sự “hợp” với mình không, bạn phải xem nó. Và tôi yêu thích Frozen, bởi vì tôi tìm thấy trong bộ phim những điều dành cho chính mình.
    Thời điểm Frozen chiếu ngoài rạp, tôi đang bị rơi vào một cơn trầm cảm tưởng nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng khiến tôi chìm sâu trong nỗi u sầu. Bây giờ khi cơn trầm cảm ấy quay trở lại, vì một số lý do gần giống như lúc ấy, tôi tìm đến Frozen qua DVD.
    Có lẽ với một số người, Frozen chỉ là một bộ phim hoạt hình khác (another animated film, another fairy tale). Một bộ phim vui vẻ, dễ xem, đơn giản và (có thể cũng) dễ quên. Nhưng đối với tôi thì ngược lại. Tôi bị tác động mạnh bởi bộ phim, tôi tìm thấy ở đó thứ chiều sâu tâm lý mà tôi vẫn cho rằng thiếu vắng trong nhiều phim hoạt hình khác. Có lẽ là bởi những vấn đề mà bộ phim đặt ra, như nỗi cô đơn, sự tự cô lập là những điều tôi đã từng trải qua và thấm thía một cách sâu sắc. Tôi đã từng cảm thấy mình bị hắt hủi, mà đôi khi chẳng rõ lý do vì sao, giống như Anna. Đó không còn là một vấn đề lớn của thì hiện tại nữa, nhưng ai đã trải qua thì sẽ hiểu: những cảm xúc tiêu cực từ thuở bé thơ có thể ám ảnh ta đến suốt đời. Một khi bạn đã từng cảm thấy bị bỏ rơi, thì nỗi sợ hãi bị bỏ rơi một lần nữa sẽ đeo đuổi bạn đến suốt cuộc đời.
    Tôi cũng đã từng, và đôi khi cố tình, tự cô lập bản thân như Elsa. Mỗi khi tôi đi du lịch một mình, thì điều đó không chỉ bắt nguồn từ khát khao được khám phá những chân trời mới, mà còn vì tôi cảm thấy cần phải rời xa thế giới để được tĩnh lặng và tìm lại mình. Tôi cần có một thế giới của riêng mình như Elsa, dù tôi chẳng có quyền năng như nàng: xây dựng hẳn một lâu đài băng tráng lệ để mình nàng trú ngụ. Tôi hiểu cảm giác của Elsa khi nàng nói: “yes, I’m alone, but I’m alone and free.” Ừ thì tôi chỉ có một mình, nhưng tôi được tự do!
    Anna và Elsa là hai cô gái rất khác nhau. Một người thích được hòa mình vào thế giới, mở rộng lòng mình chào đón mọi người (“ông trời đã thức dậy kia rồi, thì em cũng phải thức dậy thôi!”); một người thu mình trong vỏ ốc như một cách để tự vệ và lánh xa cuộc đời (Elsa khiến tôi nhớ rất nhiều đến nhân vật Katsa trong tiểu thuyết Graceling, một cô gái thường tỏ ra lạnh lùng xa cách với những người xung quanh, chỉ vì sợ hãi quyền năng của chính mình). Phục sức của hai cô gái trong lễ sắc phong nữ hoàng cũng phần nào cho thấy sự khác nhau ấy: cô em mặc một chiếc váy hở vai và phần trước ngực đầy gợi cảm, cô chị kín cổng cao tường từ cổ xuống chân, che đậy toàn bộ cánh tay, tạo hình ảnh uy nghi xa cách. Ngay cả màu tóc của hai cô gái cũng khác nhau: cô em có mái tóc vàng rực rỡ óng ả như nắng mai, cô chị lại sở hữu bộ tóc bạch kim được vấn cao đầy vẻ kiêu kỳ.
    Thế nhưng thật ra, mỗi cô gái trên đời đều có một phần nào tính cách giống như hai cô gái ấy. Anna có vẻ như là một người con gái quá lạc quan và hồn nhiên, thậm chí có phần hơi.. dễ dãi. Nhưng xét trên hoàn cảnh sống của cô, một tính cách như vậy cũng khó tránh: cô sống một mình trong cung điện oai nghiêm lạnh lẽo, sớm mất đi cha mẹ, khát khao tình thương của người chị gái nhưng lại bị chị thờ ơ hắt hủi. Trong bao năm ấy, có lẽ việc duy nhất cô có thể làm để khuây khỏa chỉ là đọc những câu chuyện cổ tích về một vị hoàng từ tìm đến cứu nàng công chúa cô đơn. Anna có thể dễ dàng đặt lòng tin vào một người cô chỉ vừa mới gặp, chỉ vì đã quá lâu rồi cô không được thoải mái trò chuyện cùng ai đó. Mọi cô gái đều mong ước được lắng nghe và thấu hiểu, và nếu không có được điều đó, họ chỉ biết chìm sâu vào trong thế giới tưởng tượng của riêng mình, nơi họ là trung tâm của mọi sự chú ý và yêu thương..
    Và tôi còn thấy thương cho Elsa hơn nữa, khi cô chỉ có thể bảo vệ chính mình bằng một trái tim băng giá. Anna đâu có biết, khi cô tuyệt vọng ngồi sụp xuống trước cửa phòng chị gái, cầu xin chị hãy đáp lại lời mình, thì ở đâu bên kia, Elsa cũng rơi những giọt lệ âm thầm của nỗi cô đơn. Elsa còn cô đơn hơn cả, vì trong cô chỉ có nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi. Chẳng những cô không thể tự hào về quyền năng to lớn của chính mình, mà còn phải tìm cách che giấu nó đi như một thứ tội lỗi..
    Một cái kết đẹp cho hai cô gái ấy chính là sự an ủi cho mọi cô gái trên đời. Không có gì mới, nhưng là liều thuốc cần có cho tất cả chúng ta. Ai cũng phải trải qua nỗi cô đơn và sợ hãi, trước khi họ học được cách kết nối với những người xung quanh, vượt qua những giới hạn và vượt qua chính mình.
    • 0 Downloads
    Joker
    Updated
  22. "The Firm" (1993) là một bộ phim dựa trên tiểu thuyết của John Grisham, xoay quanh nhân vật Mitch McDeere, một sinh viên luật tài năng. Sau khi tốt nghiệp từ Harvard, Mitch được một công ty luật lớn ở Memphis mời làm việc với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, anh nhanh chóng phát hiện ra rằng công ty có liên quan đến những hoạt động bất hợp pháp, bao gồm rửa tiền cho mafia.
    Khi FBI tiếp cận Mitch để yêu cầu hợp tác, anh phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc bảo vệ bản thân và vợ, hoặc giữ kín những bí mật của công ty. Bộ phim khám phá chủ đề về lòng trung thành, sự tham lam và những hệ lụy từ những quyết định khó khăn. Với sự tham gia của Tom Cruise, Gene Hackman và Jeanne Tripplehorn, "The Firm" mang đến những tình huống kịch tính và hồi hộp.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  23. "Buchanan Rides Alone" (1958) theo chân nhân vật Buchanan, một người đàn ông độc lập và cứng rắn. Khi đến một thị trấn nhỏ ở Texas, anh phát hiện ra rằng nơi đây đang bị chia rẽ bởi xung đột giữa các băng nhóm. Buchanan quyết định can thiệp vào tình hình, nhưng nhanh chóng bị cuốn vào những mối quan hệ phức tạp và âm mưu đen tối.
    Bộ phim thể hiện chủ đề về công lý và sự tự do, đồng thời khám phá những xung đột giữa cá nhân và xã hội. Với phong cách cao bồi đặc trưng, "Buchanan Rides Alone" mang đến những tình huống căng thẳng và hành động kịch tính.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  24. "Comanche Station" (1960) là một bộ phim cao bồi xoay quanh nhân vật Jeff Reagan, một thợ săn thưởng tiền. Khi Reagan phát hiện một người phụ nữ bị bắt cóc bởi một bộ lạc người da đỏ, anh quyết định cứu cô và đưa cô về nhà. 
    Phim tập trung vào hành trình của Reagan và những mối đe dọa mà anh phải đối mặt, đồng thời khám phá chủ đề về lòng dũng cảm, danh dự và sự hy sinh. Với bối cảnh miền Tây hoang dã, "Comanche Station" mang đến không khí căng thẳng và những tình huống kịch tính đặc trưng của thể loại phim này.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted
  25. "After Hours" (1985) là một bộ phim hài đen của đạo diễn Martin Scorsese, theo chân nhân vật Paul Hackett, một người đàn ông bình thường sống ở New York. Sau khi gặp một cô gái tên Teri tại một quán cà phê, Paul quyết định theo cô về nhà. Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi anh bị cuốn vào một loạt sự kiện kỳ quặc và những nhân vật kỳ lạ trong suốt một đêm.
    Bộ phim thể hiện sự hoảng loạn và sự khó chịu của cuộc sống đô thị, đồng thời khám phá các khía cạnh của bản sắc và mối quan hệ. "After Hours" được biết đến với phong cách kể chuyện độc đáo và cảm giác hồi hộp, mang đến cho người xem những tiếng cười cùng với sự căng thẳng.
    • 0 Downloads
    Joker
    Submitted