Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
Dragon Ball Super: Super Hero (2022) là bộ phim hoạt hình thuộc series Dragon Ball Super, tiếp tục câu chuyện về các nhân vật yêu thích trong vũ trụ Dragon Ball. Bộ phim chủ yếu xoay quanh cuộc chiến giữa các chiến binh Z và một tổ chức tội phạm mới mang tên Red Ribbon Army.
Cốt truyện diễn ra sau các sự kiện trong Dragon Ball Super. Gohan và Piccolo là hai nhân vật chính trong cuộc phiêu lưu lần này. Red Ribbon Army, mặc dù đã bị đánh bại trước đây, đã trở lại với một kế hoạch mới nhằm tạo ra các chiến binh siêu mạnh để đối đầu với các chiến binh Z.
Những nhân vật phản diện mới, Gamma 1 và Gamma 2, là hai android mạnh mẽ được tạo ra bởi tổ chức này. Họ thực hiện các nhiệm vụ ám sát nhằm vào Gohan và Piccolo. Tuy nhiên, Gohan, với sự giúp đỡ của Piccolo, quyết định đứng lên chống lại họ và bảo vệ thế giới.
Phim không chỉ có những pha hành động kịch tính mà còn khai thác sâu sắc về mối quan hệ giữa Gohan và Piccolo, cũng như sự phát triển của Gohan trong vai trò một chiến binh. Với phong cách hoạt hình tươi sáng và những trận chiến hấp dẫn, Dragon Ball Super: Super Hero đã mang đến cho người hâm mộ một trải nghiệm thú vị trong vũ trụ Dragon Ball.
-
The Dead Zone (1983) là một bộ phim kinh dị - tâm lý dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, do David Cronenberg đạo diễn và có sự tham gia của Christopher Walken trong vai chính.
Câu chuyện xoay quanh Johnny Smith (do Christopher Walken thủ vai), một người đàn ông tỉnh dậy từ cơn hôn mê kéo dài 5 năm sau một tai nạn xe hơi. Khi hồi phục, Johnny phát hiện ra rằng mình có khả năng tâm linh đặc biệt: anh có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ của những người chạm vào anh.
Ban đầu, Johnny sử dụng khả năng này để giúp đỡ những người xung quanh, nhưng khi anh khám phá ra rằng một chính trị gia địa phương, Greg Stillson, có thể trở thành một mối đe dọa lớn cho nhân loại, Johnny phải đối mặt với một quyết định khó khăn: liệu anh có nên sử dụng khả năng của mình để ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra.
Phim khám phá các chủ đề về số phận, trách nhiệm và những gánh nặng tâm lý mà khả năng siêu nhiên mang lại. Với diễn xuất ấn tượng của Christopher Walken và phong cách đạo diễn đặc trưng của Cronenberg, The Dead Zone đã nhận được nhiều lời khen ngợi và trở thành một trong những tác phẩm nổi bật trong thể loại phim chuyển thể từ tác phẩm của Stephen King.
-
The Warriors (1979) là một bộ phim hành động và tâm lý của đạo diễn Walter Hill, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Sol Yurick. Câu chuyện xoay quanh một băng nhóm thanh niên đường phố mang tên The Warriors, đến từ Brooklyn, New York.
Nội dung phim bắt đầu khi một lãnh đạo của các băng nhóm đường phố tổ chức một cuộc họp lớn tại công viên. Mục đích của cuộc họp là tạo ra một liên minh giữa các băng nhóm để thống nhất quyền kiểm soát thành phố. Tuy nhiên, trong cuộc họp, lãnh đạo của một băng nhóm khác bị ám sát, và The Warriors bị đổ lỗi cho vụ việc này. Kết quả là họ phải chạy trốn khỏi thành phố, đối mặt với nhiều băng nhóm khác trong khi tìm cách trở về nhà.
Phim khắc họa cuộc hành trình đầy gian nan và nguy hiểm của The Warriors khi họ phải vượt qua lãnh thổ của các băng nhóm thù địch, đối diện với những cuộc tấn công và các thử thách khác. Mặc dù The Warriors không phải là băng nhóm mạnh nhất, nhưng họ thể hiện sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu.
Phim nổi bật với phong cách hình ảnh độc đáo, âm nhạc mạnh mẽ và những cuộc đối đầu kịch tính. Phim đã trở thành một biểu tượng văn hóa và có ảnh hưởng lớn đến thể loại phim về băng nhóm thanh niên.
-
Bộ Phim The Fugitive (1993) là một trong những bộ phim giật gân yêu thích mọi thời đại của tôi, một tác phẩm mà vừa để xem vừa để dạy. Rất nhiều bài học có thể rút ra từ nó. Tôi sẽ chia sẻ một vài điều với bạn hôm nay.
Dựa vào phim truyền hình nổi tiếng từ những thập niên 1960, đây là câu chuyện về một bác sĩ phẫu thuật đáng kính, Tiến sĩ Richard Kimble (Harrison Ford), người trở về nhà vào một đêm để phát hiện vợ của anh chết dưới tay (hoặc đúng hơn là bàn tay) của một người đàn ông cụt tay. Kimble chiến đấu với anh ta, nhưng người đàn ông đã trốn thoát. Kimble cố gắng cứu vợ mình, nhưng vô ích. Anh bị kết tội là sát nhân cấp độ một và bị tử hình. Nhưng anh trốn thoát. Một đội đặc nhiệm được dẫn dắt bởi Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard (Tommy Lee Jones) bắt đầu truy lùng anh.
Câu hỏi mà câu chuyện đặt ra là: Liệu thời gian Kimble đi trước pháp luật có đủ lâu để chứng minh anh vô tội bằng cách tìm người đàn ông cụt tay hay không?
Cấu Trúc
Với thời lượng hơn 2 tiếng, bộ phim là một nghiên cứu tuyệt vời về sức mạnh của cấu trúc phim ảnh. Bộ phim còn lâu mới hấp dẫn nếu nó không đánh đúng biển chỉ dẫn đúng thời điểm.
Vì thế, chúng ta có được một màn mở đầu gây bồn chồn trong cảnh quay đầu tiên: một nhà phát thanh truyền hình đứng ngoài nhà của Kimble, nơi mà cảnh sát đang điều tra cái chết của vợ Kimble. Kimble được đưa tới đồn cảnh sát và bị truy vấn bởi hai thám tử. Anh nghĩ họ hỏi anh dưới tư cách là một người chồng đang đau buồn, nhưng ngay sau đó anh nhận ra rằng họ xem anh như nghi phạm hàng đầu.
Quả thật, chính tôi cũng cảm thấy bồn chồn.
Bài học: Hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng đánh một que diêm, chứ không phải xếp củi (h/t John le Carré). Bạn có khối thời gian để thêm cốt truyện nền sau này. Độc giả sẽ vui vẻ ngóng chờ những mẩu thông tin được bổ sung sau nếu họ bih cuốn theo những rắc rối trước mắt.
Chúng ta cùng chuyển qua Màn 1: Kimble bị kết tội, tuyển án, và đưa lên xe buýt của trại giam. Một vài người bị kết bán tiến hành dựng nên một cuộc nổi dậy, tài xế bị bắn, bảo vệ bị đâm, xe buýt chệch khỏi đường và lao vào đường ray… ngay khi xe lửa lao tới!
Đây là một chuỗi hành động tuyệt vời. Những người bị kết tội và một bảo vệ nhảy ra khỏi xe buýt. Nhưng Kimble ở lại để giúp đỡ người bảo vệ bị thương, đưa anh ta ra ngoài bằng cửa sổ, và nhảy ra một giây trước khi xe lửa đâm xe buýt. Vậy đã là tương đối trọn vẹn với hầu hết cho các nhà văn, nhưng vẫn không đủ đối với người biên kịch Jeb Stuart và David Twohy. Một nửa xe lửa bị trật bánh và lao thẳng đến Kimble đang trốn thoát! Anh đã suýt soát tránh khỏi việc bị nghiền nát.
Bài học: Khi tạo dựng một chuỗi hành động ngoạn mục, hoặc cảnh quay hồi hộp, hãy kéo sự căng thẳng đến đỉnh điểm. Hãy tự hỏi: Còn điều gì có thể đi lệch hướng nữa không? Điều gì có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn?
Tại địa điểm tai nạn, trong khi các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đang điều tra sự việc, Phó nguyên soái Hoa Kỳ Sam Gerard xuất hiện cùng với đội đặc nhiệm của anh ta. Hiểu được chuyện gì đang xảy ra, ông yêu cầu phong tỏa đường, và thông báo “Tên chạy trốn là Tiến sĩ Richard Kimble. Hãy bắt lấy hắn.”
Bùm! Chúng ta đã đi được 1/4 chặng đường của bộ phim và chính thức không còn đường lui. Kimble không thể quay trở lại cuộc sống bình thường của anh. Anh phải đối mặt với “khu rừng bóng tối” (gần như theo nghĩa đen) với vấn đề muôn thuở. Hoặc sinh tồn hoặc bị giết.
Bài học: Trong một cuốn tiểu thuyết, quan điểm của tôi là dấu mốc thay đổi sự kiện không nên xảy ra sau 1/5 chặng đường. Nếu không, mọi thứ sẽ trở nên lan man.
Cấu trúc mạch lạc là một điều gì đó rất đẹp đẽ. Nó không những không phải là trở ngại, mà đó thậm chí còn là cách hữu hiệu nhất để chia sẻ câu chuyện trong tâm trí và trái tim bạn với người xem.
Khoảnh Khắc Trong Gương
Đương nhiên, Màn 2 là một chuỗi hành động gia tăng, hầu hết Kimble gần như không thể thoát khỏi những kẻ truy lùng anh ta. Ở điểm chính giữa, giây phút mà chúng ta mong đợi, ấy chính là Khoảnh Khắc Phản Chiếu.
Như tôi giải thích trong cuốn sách của mình, có hai loại khoảnh khắc phản chiếu: 1. Nhân vật tự nhìn nhận lại bản thân và tự đặt ra những câu hỏi như, “Tôi là ai? Tôi đã trở thành gì? Liệu tôi có sống mãi như thế này không?” Đó là cái nhìn nội tâm. 2. Nhân vật nhìn vào hoàn cảnh của anh ta và nghĩ, “Tôi chắc chắn sẽ chết. Tôi sẽ không thể nào vượt qua được chuyện này.” Đây là cái nhìn từ bên ngoài.
Cách nhin thứ hai là loại cách nhìn mà ta đang có ở trong bộ phim The Fugitive. Ở giữa bộ phim, Kimble thuê một căn gác mái từ người phụ nữ Ba Lan. Anh sử dụng nó như là căn cứ hoạt động để lén vào bệnh viện Cook Country. Anh muốn thâm nhập vào các hồ sơ của bộ phận làm tay chân giả để có danh sách các bệnh nhân với cánh tay nhân tạo.
Trong phân cảnh phản chiếu, Kimble bị đánh thức khỏi giấc ngủ bởi âm thanh của cảnh sát vây quanh nhà. Kimble cố tìm đường chạy trốn, nhưng không còn lối thoát. Anh tiêu đời rồi!
Nhưng hóa ra là cảnh sát đến đẻ bắt người con trai buôn ma túy của người phụ nữ Ba Lan.
khi cảnh sát dẫn anh ta đi, tinh thần của Kimble đã suy sụp một chút. Anh nghĩ “Tôi không thể nào thắng nổi những chứng ngại như này. Cứ như sống không bằng chết vậy”.
Bài học: Bất kể bạn viết như thế nào, thông qua dàn ý, tùy cơ ứng biến, hay là một sự kết hợp của cả hai, hãy dành một chút thời gian ở giai đoạn đầu để suy nghĩ về những khoảnh khắc phản chiếu của cả hai loại. Hãy đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn của những gì thân thuộc. Và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một trong số chúng vô cùng phù hợp. Đó sẽ trở thành ánh sáng soi dẫn cho toàn bộ tiểu thuyết.
Để bắt đầu Màn 3, chúng ta cần dấu mốc sự kiện thứ hai. Nhưng đây hoặc là một bước lùi hay sự khủng hoảng, hoặc là một đầu mối/ khám phá quan trọng. Nó nên xảy ra thời điểm 3/4 câu chuyện, và điều tương tự đã xảy ra trong bộ phim The Fugitive. Tôi sẽ không tiết lộ nội dung ở đây, nhưng tôi sẽ nói rằng đó là manh mối chính liên quan đến nhân vật phản diện. Bây giờ, Cuộc Chiến Cuối Cùng là không thể tránh khỏi.
Đây là một cơ hội tuyệt vời để tăng sự gắn kết giữa người xem với nhân vật chính. Đó là một phân cảnh hay một chuỗi trong Màn 2 khi mà người hùng dành thời gian để giúp một người thiệt thòi hơn mình, thậm chí bằng mọi cách kể cả khi điều đó khiến tình hình của anh trở nên tồi tệ hơn. Bộ phim The Fugitive có một trong những ví dụ tuyệt vời mà bạn có thể thấy.
Kimble cải trang như người trông coi bệnh viện. Anh đã truy cập được vào hồ sơ của những bệnh nhân với chân tay giả mà anh cần. Khi anh rời đi, anh đi ngang qua tầng cấp cứu. Có đủ các loại bệnh nhân đang được chăm sóc. Anh để ý một cậu bé đang rên rỉ trên một cái băng ca. Bác sĩ yêu cầu y tá kiểm tra cậu bé. Cô y tá liếc nhìn anh một cách nhanh chóng. Kimble kinh hoàng. Anh biết có điều gì không ổn ở đây.
Bác sĩ quay trở lại và yêu cầu Kimble giúp đỡ bằng cách đưa cậu bé vào phòng quan sát. Kimble đẩy cậu bé đi, tiện kiểm tra X-quang cho cậu luôn. Anh hỏi cậu bé vài câu hỏi về việc cậu cảm thấy đau ở đâu, và sau đó thay đổi yêu cầu và đưa cậu bé vào phòng mổ ngay lập tức.
Đó là một sự thành công, nhưng trong bộ phim giật gân, bất kỳ sự thành công nào cũng kèm theo một số rắc rối tồi tệ.
Hóa ra bác sĩ thấy Kimble có thể đọc được tấm phim x-quang, và chất vấn anh ta khi anh bước ra ngoài. Cô xé ID giả của anh và gọi bảo vệ. Nhiều rắc rối hơn rồi! (Cảnh này có một khoảnh khắc mà tôi yêu thích. Khi Kimble đang lao xuống cầu thang để trốn thoát, anh va phải một người đang đi lên. Anh nhìn lại và nói, “Xin lỗi”. Kimble rất tử tế đến mức anh xin lỗi ngay cả khi anh đang chạy trốn!
Bài học: Hãy tạo ra một nhân vật mà vị anh hùng có thể giúp đỡ, ngay cả khi ở giữa các rắc rối của anh ta (ví dụ., Rue trong Đấu trường sinh tử). Sự liênkết sâu sắc mà điều này tạo với độc giả là rất đáng giá.
Nhân Vật
Bộ phim The Fugitive có nhân vật chính và nhân vật phản diện đều đáng để cảm thông. Kimble là người chồng tận tụy bị kết án oan về tội giết người. Sam Gerard là một luật sư vĩ đại, người kiên trì theo đuổi công lý.
Bài học: Bạn không cần một nhân vật phản diện truyền thống để thực hiện bộ phim giật gân của mình. Trong bộ phim The Fugitive, họ là hai người đàn ông với những mục đích mang tính xung đột trực tiếp. Nhân vật phản diện thực sự được tiết lộ ở phần cuối câu chuyện.
Đối Thoại
Rất nhiều câu thoại trong bộ phim này thật sự ngẫu hứng. Câu thoại nổi tiếng nhất là từ cảnh đập tràn. Kimble chĩa súng vào Gerard. Kimble nói, “Tôi không giết vợ mình!” Và Gerard nói “Tôi không quan tâm!” Tommy Lee Jones đã nghĩ ra điều đó.
Một câu thoại hoàn hảo khác không có trong kịch bản là sau vụ tàu trật bánh. Một tù nhân khác, Copeland, một kẻ giết người lạnh lùng, giúp Kimble đứng dậy. Anh nói với Kimble, “Bây giờ, anh hãy nghe này. Tôi đếch quan tâm anh sẽ đi đâu. Đừng có mà theo tôi. Hiểu chưa?”
Ngay khi anh rời đi, Kimble nói, “Này Copeland”. Copeland quay lại. Kimble nói “Bảo trọng”. Một cử chỉ khác về sự tử tế của anh, như khi anh nói “Xin lỗi”.
Tôi thật sự rất thích nó! Cuốn sách của bạn có thể là cuốn sách bán chạy về chủ đề này, nhưng để tóm gọn lại thì nội dung rất đơn giản:
Bài học: Đối thoại hay là cách nhanh nhất để cải thiện bất kỳ bản thảo nào.
-
Saw X (2023) là phần mới nhất trong loạt phim kinh dị nổi tiếng Saw, tiếp tục khám phá những trò chơi tâm lý đầy bạo lực của nhân vật Jigsaw. Bộ phim diễn ra giữa các sự kiện của phần đầu tiên và phần thứ hai, theo chân John Kramer, tức Jigsaw, trong cuộc hành trình tìm kiếm phương pháp chữa trị cho căn bệnh ung thư của mình.
Khi John tìm đến một liệu pháp điều trị tại Mexico, anh phát hiện ra rằng mình đã bị lừa dối bởi một nhóm lừa đảo. Quyết tâm trả thù, John bắt đầu tạo ra các trò chơi chết chóc cho những kẻ đã lừa gạt mình, đặt họ vào những tình huống sinh tử để họ phải đối mặt với hành động của mình.
Phim không chỉ nhấn mạnh vào yếu tố giết chóc mà còn khai thác sâu vào tâm lý của nhân vật, thể hiện sự đau đớn, hy vọng và sự mất mát. Với những tình tiết kịch tính và các màn bẫy đầy sáng tạo, Saw X tiếp tục truyền tải thông điệp của Jigsaw về sự chuộc lỗi và trách nhiệm cá nhân.
-
Rudy (1993) là một bộ phim truyền cảm hứng dựa trên câu chuyện có thật của Daniel "Rudy" Ruettiger, do David Anspaugh đạo diễn. Bộ phim kể về cuộc đời của Rudy, một chàng trai nhỏ bé đến từ một gia đình công nhân ở Illinois, người luôn mơ ước được chơi cho đội bóng đá nổi tiếng của Đại học Notre Dame.
Mặc dù có ước mơ lớn lao, Rudy phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm kích thước cơ thể khiêm tốn và thiếu điều kiện tài chính. Tuy nhiên, với lòng quyết tâm và sự kiên trì, anh quyết định theo học tại Notre Dame, mặc dù biết rằng cơ hội để được vào đội bóng rất nhỏ.
Bộ phim theo chân hành trình đầy thử thách của Rudy khi anh phải vượt qua sự hoài nghi của gia đình, bạn bè và cả huấn luyện viên. Rudy làm việc chăm chỉ để cải thiện kỹ năng của mình, tham gia các buổi tập và cuối cùng đã có cơ hội để chơi trong một trận đấu chính thức.
Phim không chỉ là một câu chuyện về thể thao mà còn là một bài học về sự quyết tâm, đam mê và theo đuổi ước mơ, bất chấp mọi khó khăn. Phim đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại thể thao và truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi ước mơ của họ.
-
Stalag 17 (1953) là một bộ phim chiến tranh hài kịch, do Billy Wilder đạo diễn. Phim diễn ra trong một trại tù binh của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, xoay quanh cuộc sống của những tù binh Mỹ bị giam giữ.
Câu chuyện tập trung vào J.J. Sefton (do William Holden thủ vai), một tù binh có tính cách khôn ngoan và láu cá, người đã cố gắng tồn tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt của trại giam bằng cách buôn bán và thu lợi từ các món hàng của các tù binh khác. Khi một trong các tù binh bị giết, Sefton bị nghi ngờ là kẻ phản bội, và nhóm bạn tù bắt đầu nghi ngờ lòng trung thành của anh.
Dù ban đầu bị cô lập, Sefton quyết định chứng minh sự vô tội của mình và tìm ra kẻ phản bội thực sự trong số họ. Phim thể hiện những tình huống hài hước cũng như những khoảnh khắc nghiêm túc, khám phá chủ đề về tình bạn, sự sống sót và lòng trung thành trong một môi trường đầy áp lực.
Phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và đã giành giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho William Holden. Bộ phim nổi bật với sự kết hợp giữa hài hước và những thông điệp sâu sắc về con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
-
Trading Places (1983) là một bộ phim hài do John Landis đạo diễn, với sự tham gia của Eddie Murphy và Dan Aykroyd. Câu chuyện xoay quanh sự hoán đổi cuộc sống giữa hai nhân vật có hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt.
Bộ phim bắt đầu với Louis Winthorpe III (do Dan Aykroyd thủ vai), một nhà môi giới chứng khoán giàu có và sống cuộc sống xa hoa ở Philadelphia. Ngược lại, Billy Ray Valentine (do Eddie Murphy thủ vai) là một kẻ ăn xin, sống vất vưởng trên đường phố. Hai nhân vật này vô tình bị cuốn vào một cuộc cá cược của hai ông chủ giàu có, Randolph và Mortimer Duke, những người đứng đầu một công ty chứng khoán.
Trong một thỏa thuận kỳ quặc, họ quyết định hoán đổi cuộc sống của Louis và Billy Ray để xem ai sẽ thành công hơn trong hoàn cảnh của người kia. Louis bị đuổi khỏi cuộc sống sang trọng và phải trải qua khó khăn trong khi Billy Ray được đưa vào thế giới của những người giàu có và quyền lực.
Khi cả hai dần thích nghi với cuộc sống mới, họ phát hiện ra những âm mưu và sự gian lận trong giới tài chính. Cuối cùng, Louis và Billy Ray hợp tác để lật đổ hai ông chủ và giành lại cuộc sống của mình.
Phim không chỉ mang đến những pha hài hước mà còn phản ánh sâu sắc về sự phân chia giai cấp, chủng tộc và sự bất công trong xã hội. Bộ phim được yêu thích và trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại hài.
-
The Naked Gun: From the Files of Police Squad! (1988) là một bộ phim hài hành động, được đạo diễn bởi David Zucker và dựa trên loạt phim truyền hình "Police Squad!" Những tình huống hài hước và châm biếm trong phim xoay quanh nhân vật chính Frank Drebin, do Leslie Nielsen thủ vai.
Câu chuyện bắt đầu khi Frank, một cựu cảnh sát hạ cánh từ tình trạng hôn mê, trở lại làm việc và nhận nhiệm vụ điều tra một âm mưu ám sát lãnh đạo một quốc gia trong một sự kiện thể thao lớn. Với phong cách hài hước điển hình của loạt phim, Frank gặp phải nhiều tình huống dở khóc dở cười và những sự hiểu nhầm ngớ ngẩn khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh những màn hài hước, phim còn châm biếm các thể loại phim hình sự và hành động, với nhiều tình tiết bất ngờ và trò đùa sắc sảo. Sự xuất hiện của các nhân vật phụ như Ed Hocken (do George Kennedy) và Jane Spencer (do Priscilla Presley) cũng thêm phần hài hước cho bộ phim.
Phim được đánh giá cao và trở thành một trong những bộ phim hài kinh điển, nổi bật với phong cách châm biếm và những tình huống dở khóc dở cười mà khán giả vẫn yêu thích cho đến ngày nay.
-
The Monster Squad (1987) là một bộ phim phiêu lưu hài hước dành cho thiếu nhi, do Fred Dekker đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một nhóm trẻ em yêu thích phim quái vật, được gọi là "Monster Squad". Nhóm này bao gồm những đứa trẻ với đam mê về các quái vật cổ điển như Dracula, Frankenstein, và Quái vật sói.
Khi một mối đe dọa từ thế giới quái vật xuất hiện và bắt đầu gây rối ở thị trấn của họ, nhóm trẻ em buộc phải đứng lên để bảo vệ thành phố khỏi các sinh vật siêu nhiên. Dracula, kẻ cầm đầu, có kế hoạch tìm kiếm một cổ vật mạnh mẽ có thể giúp hắn thống trị thế giới. Để ngăn chặn hắn, nhóm bạn phải sử dụng kiến thức về quái vật và sức mạnh của tình bạn.
Bộ phim mang đến những pha hành động vui nhộn và những khoảnh khắc cảm động, đồng thời khám phá chủ đề về lòng dũng cảm, tình bạn và việc vượt qua nỗi sợ hãi. Mặc dù không thành công về mặt thương mại khi ra mắt, The Monster Squad đã trở thành một tác phẩm cult classic, được yêu thích bởi nhiều thế hệ người xem.
-
Terms of Endearment (1983) là một bộ phim hài-drama do James L. Brooks đạo diễn, kể về mối quan hệ giữa một người mẹ và con gái trong suốt nhiều năm. Bộ phim theo chân Aurora Greenway (do Shirley MacLaine thủ vai), một người phụ nữ độc lập và mạnh mẽ, và con gái cô, Emma (do Debra Winger thủ vai), người đang tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu chuyện bắt đầu khi Emma còn là một cô bé và tiếp tục cho đến khi cô trưởng thành. Aurora là một người mẹ bảo vệ, thường có những ý kiến mạnh mẽ về cuộc sống của con gái mình. Emma, mặc dù có một mối quan hệ không mấy dễ chịu với mẹ, vẫn tìm cách xây dựng cuộc sống riêng.
Emma kết hôn với một người đàn ông tên Flap (do Jeff Daniels thủ vai) và có ba đứa con, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ không suôn sẻ. Trong khi đó, Aurora cũng trải qua những cuộc tình và thử thách trong đời sống cá nhân của mình, đặc biệt là với một người đàn ông thú vị tên Garrett (do Jack Nicholson thủ vai).
Bộ phim khai thác các chủ đề về tình yêu, mất mát, sự tha thứ và mối liên kết giữa các thế hệ. Nó mang đến nhiều khoảnh khắc hài hước và cảm động, đặc biệt là trong việc thể hiện mối quan hệ mẹ-con, cũng như những khía cạnh phức tạp của cuộc sống.
Phim đã nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm 5 giải Oscar, trong đó có Giải Oscar cho Phim hay nhất và Giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Shirley MacLaine.
-
Scrooged (1988) là một phiên bản hiện đại của câu chuyện cổ điển "A Christmas Carol" của Charles Dickens, do Bill Murray thủ vai chính. Trong phim, Murray vào vai Frank Cross, một nhà sản xuất chương trình truyền hình có tính cách lạnh lùng, tham lam và tàn nhẫn.
Câu chuyện diễn ra vào mùa Giáng sinh, khi Frank chuẩn bị cho một chương trình truyền hình đặc biệt. Anh hoàn toàn không quan tâm đến những giá trị của lễ hội này và chỉ chăm chăm vào công việc và tiền bạc. Tuy nhiên, trong đêm Giáng sinh, Frank bị ma quái từ quá khứ, hiện tại và tương lai đến thăm, giống như Ebenezer Scrooge trong phiên bản gốc.
Mỗi linh hồn mà anh gặp gỡ giúp Frank nhận ra những sai lầm trong cuộc sống của mình, từ việc bỏ rơi người thân, cho đến cách anh đối xử với những người xung quanh. Qua các cuộc gặp gỡ này, Frank dần nhận ra giá trị của tình yêu, sự tha thứ và lòng nhân ái.
Cuối cùng, nhờ những bài học từ các hồn ma, Frank quyết định thay đổi cách sống của mình và trở thành một người tốt hơn, biết trân trọng và giúp đỡ người khác.
Scrooged không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc về tình người và sự thay đổi, kết hợp hài hước và cảm động trong bối cảnh lễ Giáng sinh.
-
Nhắc đến Giáng Sinh, người ta thường nghĩ đến khung cảnh ấm cúng, gia đình sum vầy, nào bánh, nào nến, cây thông và ông già Noel. Đêm Hung Tàn cũng mở ra không khí tràn ngập tinh thần buổi lễ như vậy, nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó.
Đêm Hung Tàn đưa ta đến hành trình của một ông già Noel hàng “real”. Suốt những năm tháng trao quà đến tay những đứa trẻ, ông già Noel giờ đây đã chẳng còn niềm hứng thú vì theo ông bọn trẻ giờ chỉ toàn là vòi vĩnh, chẳng hiểu rõ giá trị của buổi lễ Giáng Sinh.
Khi đang làm nhiệm vụ phát quà và tự hứa sẽ là năm cuối cùng mình ghé thăm và trao quà xuống Trái Đất, Santa vô tình rơi vào một gia đình đang đối mặt với cuộc bắt cóc tống tiền tại gia. Vốn đã định quay đầu làm ngơ để phát quà tiếp, nhưng nhìn ánh mắt đứa trẻ trong nhà, Santa quyết định quay lại và giúp cả gia đình chống lại bọn xấu.
Bộ phim là sự kết hợp của thể loại hài hước và máu me, kiểu Home Alone nhưng là phiên bản nâng cấp dành cho người lớn. Người viết đánh giá kịch bản của phim trọn vẹn, có những đoạn khiến mình cười lăn lộn, mà cũng có những phân cảnh, những đoạn đối thoại khiến người viết cảm động và khơi dậy cảm xúc vô cùng.
Lịch chiếu Đêm Hung Tàn và mua vé Đêm Hung Tàn tại Moveek
Mặc dù vậy thì Đêm Hung Tàn vẫn xây dựng kịch bản theo cấu trúc ba hồi thông thường và dễ đoán, vậy nên sẽ không quá khiến khán giả bất ngờ hay phải “wao”. Nội dung chỉ vừa đủ để cười, dễ theo dõi cùng nhiều những cảm xúc cảm động.
Tuy nhiên người viết đánh giá cao nhịp điệu và cách bộ phim xây dựng không khí. Ấn tượng nhất là trong những phân cảnh hành động, các nhân vật chém và xông vào nhau, thì nhạc Giáng Sinh êm dịu và vui tươi lại vang lên. Sự tương phản này vừa hài hước vừa nhịp nhàng đến lạ.
Nếu bạn ngờ ngợ đã thấy ông già Noel trong Đêm Hung Tàn xuất hiện ở đâu rồi thì đúng rồi đó, chính là chú Hopper siêu đáng yêu trong series Stranger Things cực hot trên Netflix.
Với nhân vật Santa Clause lần này, David Harbour đã hóa một ông Noel cực tệ nạn khác xa với truyền thuyết, một ông già Noel chấm bánh với… rượu, đi phát quà trong cơn say, cực ngầu với “tha thu” nhưng bản chất vẫn là một ông già yêu quý trẻ em, cũng giống với chú Hopper quá nhỉ?
Đêm Hung Tàn vẫn mắc phải sai lầm như nhiều bộ phim hài kinh dị khác, là tạo hình bọn phản diện trông nguy hiểm nhưng ngốc không tưởng. Từ đầu vào thì hùng hồn, nốc ao bao nhiêu kẻ, nhưng sau lại mắc những lỗi vô cùng ngốc nghếch, lý do, mục tiêu và hành động của các nhân vật cũng được khai thác sơ xài, chủ yếu làm nền để nổi bật hành trình của ông già Noel thôi.
Đêm Hung Tàn là một bộ phim thương mại phục vụ cho mùa Giáng Sinh, nhưng bộ phim vẫn mang nhiều bài học ý nghĩa và cảm động, rốt cuộc thì Giáng Sinh có phải là đêm hội đòi quà? Hay bản chất thực là tìm cảm gia đình, là niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Dù còn tồn tại những điểm trừ trong phần kịch bản và xây dựng nhân vật, nhưng với những ai lấy máu me làm niềm vui, những ai thích Giáng Sinh phải giật đùng đùng chứ không được ấm áp, bình yên thì Đêm Hung Tàn vẫn là một lựa chọn tuyệt vời để xem trong mùa Giáng Sinh năm nay.
-
Street Fighter II: The Animated Movie (1994) là một bộ phim hoạt hình dựa trên trò chơi điện tử nổi tiếng cùng tên. Nội dung phim xoay quanh cuộc chiến giữa các võ sĩ từ khắp nơi trên thế giới, tập trung vào cuộc đối đầu giữa các nhân vật chính như Ryu, Ken, Chun-Li và M. Bison.
Cốt truyện bắt đầu với việc M. Bison, lãnh đạo tổ chức tội phạm Shadaloo, đang tìm cách kiểm soát thế giới thông qua các cuộc chiến và các võ sĩ. Ryu, một võ sĩ dũng mãnh, cùng với Ken và Chun-Li quyết tâm ngăn chặn âm mưu của Bison. Trong khi Ryu khám phá sức mạnh nội tại của mình, Ken tìm kiếm sự vinh quang, và Chun-Li, một đặc vụ cảnh sát, đang điều tra về cái chết của cha mình, người đã bị Bison giết hại.
Phim nổi bật với các pha hành động mãn nhãn, đặc biệt là các trận chiến giữa các nhân vật nổi tiếng như Ryu, Ken, Guile và Chun-Li với Bison và những tay sai của hắn. Đặc biệt, bộ phim còn khám phá những mối quan hệ và xung đột giữa các nhân vật, làm nổi bật tâm lý và động lực của từng người.
Với hình ảnh đẹp, âm nhạc ấn tượng và các trận chiến mãnh liệt, Street Fighter II: The Animated Movie đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong thể loại hoạt hình và tiếp tục được yêu thích bởi người hâm mộ trò chơi.
-
“Thời bình, giết người là tội nhân; thời chiến, giết hàng vạn người là anh hùng”. Nếu vậy, J. Robert Oppenheimer là anh hùng vĩ đại nhất của người Mỹ trong thế chiến II, cũng là tội nhân tàn ác nhất trong lịch sử nhân loại. Và ‘Oppenheimer’ của Christopher Nolan đã khai thác việc này đến triệt để; một bộ phim tiểu sử choáng ngợp, vĩ đại và.. im lặng.
‘Oppenheimer’ có hai tuyến truyện song song xuyên suốt chiều dài ba tiếng, được dựa trên cuốn tiểu sử ra mắt năm 2005 ‘American Prometheus’ của Kai Bird và Martin J. Sherwin, phim xoay quanh J. Robert Oppenheimer, "cha đẻ" của bom nguyên tử.
Prometheus stole fire from the gods and gave it to man. For this, he was chained to a rock and tortured for eternity."
Tuyến đầu tiên nói về quá trình từ lúc bắt đầu đi du học ở châu Âu và nghiên cứu về vật lý lượng tử tới lúc Oppenheimer chiêu mộ các nhà khoa học tới Los Alamos ở New Mexico (Mỹ) – căn cứ nghiên cứu bom nguyên tử. Câu chuyện còn lại là những tranh cãi trong phiên điều trần an ninh năm 1954 với những cáo buộc ông là gián điệp của Liên Xô cùng với những âm mưu chính trị sau đó.
Xuyên suốt bộ phim, hai tuyến truyện sẽ được đan xen lẫn nhau với hai tông - có màu và đen trắng cũng như sự cắt ghép các dòng thời gian rất ‘Nolan’. Nếu như ai đã từng xem những phim trước đây của ông như Tenet, Inception,.. thì đều biết là nó vô cùng phi tuyến tính và có thể gây ra nhiều sự khó hiểu cũng như câu hỏi cho những bạn lần đầu tiếp cận, nhưng trái lại chính vì thế mà đạo diễn Nolan đã thành công làm cho một bộ phim tiểu sử trở nên vô cùng kịch tính với nhịp phim dồn dập, làm nó thoát khỏi sự buồn chán của cách kể chuyện A-B-C như những phim tiểu sử điển hình.
Bộ phim đưa chúng ta tới một diễn biến chi tiết hơn về tình hình nước Mỹ trong thế chiến II, về số phận những nhà khoa học người Do Thái lưu vong vì Đức quốc xã, về vật lý lượng tử sau thời đại Einstein, sự chạy đua vũ trang của các nước đế quốc cho tới những nan đề đạo đức sâu xa bên trong Lầu năm góc. Tất cả tập trung xoay quanh góc nhìn của J. Robert Oppenheimer, xoáy sâu vào những diễn biến tâm lý cũng như đời tư phức tạp của nhân vật khi đặt vào bối cảnh cuối thế chiến II và sự căng thẳng Mỹ - Nga. Phải nói là Cillian Murphy quá xuất sắc khi đảm nhận vai diễn, những biểu cảm trên gương mặt khi đau khổ, cắn rứt, sự ngạo mạn hay lúc nói dối đều được nam tài tử làm chân thực hết mức có thể. Chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được sự lo lắng của ông trong những cuộc điều tra, sự đau khổ khi hai tay nhuốm máu hàng trăm ngàn sinh mạng và sự thất vọng đối với chính phủ Mỹ lâm thời.
Ngoài cách kể chuyện phi tuyến tính độc đáo, đạo diễn Christopher Nolan còn có nhiều trường đoạn lồng ghép những bản nhạc vô cùng hùng tráng ở đầu, giữa và cuối phim kèm theo những hiệu ứng khuếch trương âm thanh rất thực như tiếng dậm chân, hay tiếng gió buốt hậu một vụ nổ nguyên tử kéo tới sau ánh sáng đến vài giây, vô cùng chân thực. Chính những điều đó làm cho bộ phim 3 tiếng trở nên ‘rất ngắn’ vì nhịp điều quá dồn dập và làm người xem không thể rời mắt cho dù đó chỉ là vô số những cuộc hội thoại.
Sự thành công của phim còn nằm ở chỗ những lý thuyết vật lý về phân hạch, sự co giãn của không thời gian, lỗ đen vũ trụ được nói một cách chặt chẽ. Nó như thực sự bắt bạn đọc một cuốn sách về vật lý lượng tử nhưng lại ngấu nghiến nó như một quyển truyện tranh không thể rời mắt vậy.
Điều cuối cùng mà mình tâm đắc nữa đó là sự mỉa mai mà Nolan khắc họa dưới góc nhìn của ông đối với bộ máy chính phủ lâm thời và sự đấu đá của các đảng phái chính trị không chỉ của thời điểm trong bộ phim mà nó còn như thể đang nói về hiện thực, bây giờ. Mình sững người khi biết rằng những kẻ thống trị có thể chọn ai để chết như một nan đề đạo đức ‘có nên giết một người để cứu nhiều người?’. Tình huống đã xảy ra trong bộ phim cảnh tỉnh chúng ta rằng mình có thể chết bất kỳ lúc nào trong bối cảnh hiện tại, và điều đó thể hiện rất rõ trên mặt của J. Robert Oppenheimer khi ông biết mình đã tạo ra thứ gì và quyết định dung tất cả phần đời còn lại để đấu tranh ngăn chặn sự lây lan của thứ vũ khí mà mình thành danh, vì sau Hiroshima và Nagasaki, tất cả những cuộc chiến sau này đều sẽ kinh hoàng hơn Hiroshima và Nagasaki.
Nếu hỏi mình về ‘Oppenheimer’ thì nó là một tuyệt tác quan trọng của thế kỷ này, nếu hỏi mình về J. Robert Oppenheimer thì có lẽ ông không nên tồn tại như ‘một người quan trọng nhất của thế kỷ này’.
-
Mute Witness (1995) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Anthony Waller đạo diễn. Câu chuyện xoay quanh một nữ nhân viên làm phim đặc biệt, Billy, do Marina Sirtis thủ vai, người không thể nói. Trong một buổi quay phim tại Moscow, cô tình cờ chứng kiến một vụ giết người trong một studio.
Billy trở thành mục tiêu của những kẻ giết người khi họ nhận ra rằng cô đã nhìn thấy mọi thứ. Không thể giao tiếp với cảnh sát do rào cản ngôn ngữ và tình huống nguy hiểm, Billy phải dựa vào sự thông minh và khéo léo của mình để thoát khỏi nguy hiểm và tìm kiếm sự trợ giúp.
Phim khám phá chủ đề của sự cô đơn, sự thiếu khả năng giao tiếp và nỗi sợ hãi khi một người không thể lên tiếng. Với những tình tiết hồi hộp và một bầu không khí căng thẳng, Mute Witness đã trở thành một tác phẩm được yêu thích trong thể loại kinh dị.
-
Mean Streets (1973) là một bộ phim của đạo diễn Martin Scorsese, đánh dấu sự khởi đầu cho nhiều yếu tố đặc trưng trong phong cách làm phim của ông. Câu chuyện diễn ra tại New York và tập trung vào cuộc sống của những người trẻ trong một khu phố người Ý.
Nhân vật chính, Charlie, do Harvey Keitel thủ vai, là một người đàn ông trẻ tuổi đang vật lộn giữa cuộc sống tội phạm và ý muốn làm điều đúng đắn. Anh có mối quan hệ phức tạp với Johnny Boy, một người bạn thân do Robert De Niro thủ vai, người thường xuyên gặp rắc rối và đang cố gắng trả nợ cho các khoản vay. Charlie cũng đang yêu một cô gái tên Teresa, nhưng tình yêu của họ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tôn giáo và gia đình.
Phim không chỉ khám phá các mối quan hệ cá nhân mà còn phản ánh những xung đột nội tâm, sự tha hóa, và những cạm bẫy của cuộc sống đô thị. Âm nhạc và hình ảnh trong phim rất ấn tượng, tạo nên bầu không khí đặc trưng của New York những năm 1970.
Mean Streets được coi là một trong những tác phẩm quan trọng trong lịch sử điện ảnh và góp phần định hình phong cách của Scorsese trong các bộ phim sau này.
-
Bộ phim của đạo diễn Richard Curtis mang tới một thông điệp ý nghĩa trong đêm Noel: “Tình yêu chạm đến tất cả chúng ta”.
Love Actually bắt đầu bằng cảnh ở sân bay Heathrow khi hàng trăm con người vô danh ôm chầm lấy nhau sau một thời gian xa cách. Giọng của nhân vật David, tân thủ tướng Anh vang lên: “Ý kiến chung cho rằng thế giới này đầy thù hận và tham lam. Nhưng tôi không thấy thế. Với tôi, dường như tình yêu ở khắp nơi. Thường thì nó không trang trọng lắm hay đáng lên mục tin tức nhưng vẫn có nó - Bố và con trai, mẹ và con gái, bạn trai, bạn gái, bạn bè cũ... Nếu chú ý, tôi có cảm giác bạn sẽ thấy rằng tình yêu thật sự đang ở quanh ta”.
Trong suốt 136 phút, đạo diễn Richard Curtis cố gắng truyền niềm tin ấy đến khán giả. Love Actually có sự hiện diện của ít nhất 8 câu chuyện tình ở mọi cung bậc, sắc thái khác nhau. Khái niệm về “Tình yêu” trong Love Actually không chỉ giới hạn trong tình đôi lứa, đó còn là tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình đồng nghiệp, tình người…
Bộ phim đặt bối cảnh tại thành phố London, thời điểm 5 tuần trước Giáng sinh. Một nghệ sĩ Rock & Roll hết thời đang cố gắng quay trở lại sân khấu với sự hỗ trợ từ người quản lý lâu năm. Một nhà văn quay trở về nhà phát hiện ra bạn gái đang ngoại tình với chính em trai ruột của mình. Một đôi trẻ mới cưới và chuẩn bị đi trăng mật. Cùng lúc đó, một người chồng nghẹn ngào nói những lời vĩnh biệt trong đám tang người vợ. Ở một nơi khác, một cặp diễn viên đóng thế cảnh sex đang làm quen với nhau. Một gã lập dị làm việc ở cửa hàng ăn uống thất bại hết lần này đến lần khác trong việc tán tỉnh phụ nữ. Một vị Thủ tướng vừa nhậm chức, phải lòng người giúp việc của mình trong khi chị ruột anh ta phải đối diện với cuộc hôn nhân nguội lạnh. Một phụ nữ yêu đơn phương anh chàng đồng nghiệp hơn hai năm trời nhưng chẳng dám ngỏ lời…
Để tái hiện bức tranh cuộc sống, đạo diễn kiêm biên kịch Richard Curtis chọn nhân vật từ nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau. Có những người ở tầng lớp thượng lưu như David, Thủ tướng Anh; có những người ở tầng lớp dưới như Colin, người phục vụ hay John và Judy, những diễn viên đóng thế cảnh sex. Bộ phim có nghệ sĩ (ca sĩ Billy Mack, nhà văn Jamie, nghệ sĩ đương đại Mark), có doanh nhân (Harry - quản lý một công ty thiết kế), có chính khách (Thủ tướng Anh David), có người lao động… Hệ thống nhân vật đa dạng như vậy nhằm khẳng định một điều: “Tình yêu chạm đến tất cả chúng ta, bất kể chúng ta làm gì và ở đâu”.
Tất cả nhân vật trong từng câu chuyện của Love Actually đều liên hệ với nhau theo một cách nào đó. Họ có thể là chị em một nhà, là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc “người quen của người quen”. Thành phố London rộng lớn trên bản đồ nhưng chỉ bé bằng quả cam nếu xét theo những mối liên hệ. Nếu không có những sự liên kết kỳ diệu ấy, Love Actually sẽ chỉ là những mảng rời rạc, vụn vỡ và không thống nhất.
Đạo diễn Richard Curtis luôn kèm một chút bi trong những phim hài của mình. Love Actually được dán nhãn là phim hài tình cảm song vẫn có những giây phút cay đắng, buồn bã. Bộ phim truyền đi thông điệp “Tình yêu quanh ta” song đó không phải là thứ tình yêu dễ dàng, nằm sẵn trong hộp quà chờ đợi người mở. Những nhân vật trong phim không thụ động chờ tình yêu tự đến với mình. Đôi khi họ lạc lối, đôi khi họ để vuột mất tình yêu nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng và cố gắng.
Daniel tưởng tình yêu đã chết theo người vợ nhưng rồi đã tìm thấy sự ấm áp trong tình cảm cha con với Sam, người con trai bé nhỏ. Khi Sam nói với ông là cậu đang yêu, Daniel cười lớn nhưng nhanh chóng lấy lại vẻ nghiêm túc và ân cần hỏi han. Ông gợi ý Sam học đàn và khuyến khích Sam theo đuổi đến cùng tình cảm của mình.
Jamie, nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, ngỡ đã mất hết niềm tin ở tình yêu khi bị bạn gái cắm sừng với chính người em ruột, rồi lại tìm thấy tình yêu một cách đủ đầy ở cô phục vụ người Bồ Đào Nha. Bất đồng về ngôn ngữ và khoảng cách địa lý tưởng như sẽ chia rẽ họ nhưng Jamie yêu cô tới mức sẵn sàng học tiếng và vội vã bay từ Anh qua Pháp để được đoàn tụ với người phụ nữ anh yêu.
Love Actually cũng kể những câu chuyện cảm động về tình yêu đơn phương. Mark lặng thầm yêu Juliet, vợ bạn thân anh. Để che giấu tình cảm và tự bảo vệ bản thân, anh luôn tỏ ra xa cách với Juliet. Mối tình câm đó từ đầu đến cuối chưa bao giờ được nói ra. Tình yêu không lời đó được thể hiện qua những đoạn băng tư liệu ngập tràn hình ảnh Juliet mà anh quay tại lễ cưới. Đêm Giáng sinh khi Mark cuối cùng cũng lấy được can đảm để đối diện với tình cảm thật của mình, anh không nói một lời nào mà dùng những tấm bảng chữ để bày tỏ. Mối tình không có kết quả của Mark dành cho Juliet chứa những khoảnh khắc lãng mạn, đẹp đẽ nhất của bộ phim và sẽ còn được lưu giữ rất lâu trong tâm trí của những người yêu điện ảnh (xem video).
Love Actually là tập hợp của hàng loạt câu chuyện dễ thương như thế. Kết thúc phim có những người hạnh phúc bên nhau, có những người vẫn lẻ bóng một mình nhưng không ai thấy hối tiếc vì họ đã can đảm theo đuổi tình yêu đến cùng, bất chấp kết quả thế nào.
Love Actually là bộ phim được người Anh yêu thích. Một phần vì phim đã không ngại động chạm đến chính trị, đặc biệt là mối quan hệ nhạy cảm giữa Anh và Mỹ. Phim đã tranh thủ giễu nhại Mỹ mọi lúc mọi nơi. Ca sĩ Britney Spears được nhắc đến trong một trò đùa của Billy Jack và được gọi là “chẳng ra gì”. Những cô gái Mỹ xinh đẹp phát điên vì Colin - một gã lập dị chả tán tỉnh được cô gái Anh nào. Bài phát biểu của tân Thủ tướng David về mối quan hệ với Mỹ đã thỏa mãn mong ước thầm kín của rất nhiều người Anh. Chính cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trong một bài phỏng vấn năm 2005 từng thừa nhận: “Tôi biết rằng một phần nào đó trong chúng ta luôn muốn tôi hành xử như Hugh Grant trong Love Actually…”
Có lẽ chính vì lý do đó mà Love Actually được tán dương nhiệt liệt bởi các nhà phê bình điện ảnh người Anh nhưng không được lòng các nhà phê bình người Mỹ. Để truyền tải thông điệp “Tình yêu quanh ta”, một số câu chuyện trong Love Actually, nếu xem xét kỹ, còn gượng gạo và khiên cưỡng.
Tuy nhiên, đây là bộ phim đặc biệt dành cho Giáng sinh và vào Giáng sinh thì người ta muốn tin vào ông già Noel cùng những điều kỳ diệu. Love Actually thỏa mãn mong ước chính đáng đó. Đây là kiểu phim có thể khiến khán giả thực sự cảm thấy hạnh phúc cho đến khi chìm vào giấc ngủ.
Chừng nào đồ ngọt vẫn còn được yêu thích thì những bộ phim ấm áp như Love Actually vẫn tìm được chỗ đứng vững chắc trong tim khán giả.
-
Dựa trên câu chuyện có thật về Jann Mardenborough, Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách là hành trình biến ước mơ thành sự thật của những tay đua ảo.
Gran Turismo là tựa game đua xe nổi tiếng đến từ Nhật Bản, thu hút đông đảo game thủ chơi và trải nghiệm như thế nào là một cuộc đua thực thụ. Dựa trên câu chuyện có thật về tay đua Jann Mardenborough, Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách không đơn thuần là một trận game so tài, bộ phim đã hiện thực hóa những điều bấy lâu nay tưởng chỉ có trong game với sứ mệnh dẫn dắt những tay đua ảo trên con đường trở thành vận động viên đua xe chuyên nghiệp.
Chinh phục ước mơ cùng Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách
Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách là câu chuyện xoay quanh Jann Mardenborough (Archie Madekwe), tay đua xịn xò luôn đứng top trong tựa game Gran Turismo. Jann có niềm đam mê cháy bỏng với đua xe, không chỉ là tham gia thi đấu trong những ván game ảo, cậu luôn khao khát được dấn thân vào những cuộc đua thực thụ.
Như bao game thủ khác, Jann cũng vấp phải sự phản đối từ gia đình. Bố mẹ cần cậu sống thực tế hơn, tiếp tục học đại học và lên kế hoạch rõ ràng cho tương lai của mình. Tuy nhiên, ngọn lửa đam mê không cho phép Jann bỏ cuộc. Cậu tiếp tục tập luyện cho giải đấu Gran Turismo với mong muốn chứng minh rằng cậu không mơ mộng viển vông và cũng có thể làm bố mẹ tự hào như em trai của cậu.
Giải đấu Gran Turismo là cơ hội để ghi danh vào học viện GT, đó cũng là ải game cuối cùng quyết định chàng game thủ liệu có xứng đáng trở thành người đại diện cho đội Nissan chinh chiến trên những cung đường thực thụ. Sau bao tháng ngày tập luyện gian khổ, Jann Mardenborough đã chứng tỏ mình chính là người có đầy đủ năng lực và phẩm chất của một tay đua chuyên nghiệp, bắt đầu hành trình chinh phục những chiếc xe đua được ví như “tên lửa có vận tốc lên đến 300km/h”.
Vượt qua nỗi sợ và giành lấy chiến thắng
Đồng hành cùng Jann Mardenborough là Jack Salter (David Harbour), kỹ sư trưởng của đội Nissan và đồng thời cũng là một cựu tay đua nổi tiếng. Là người từng trải và buộc phải rời khỏi đường đua vì một tai nạn kinh hoàng, Jack cảm thấy chiến dịch quảng bá mới của Nissan hết sức hoang đường.
Nhìn vào những game thủ gầy còm chỉ quen ngồi sau màn hình máy tính, ông chắc chắn chẳng ai trong những thanh thiếu niên này đã chuẩn bị sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi để trở thành một vận động viên đua xe chuyên nghiệp, kỹ năng lái xe không thôi chưa đủ, đó còn là những yêu cầu gắt gao về sức khỏe, sự tập trung, khả năng phối hợp giữa người lái và thợ máy.
Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách đã tái hiện hành trình theo đuổi đam mê vô cùng gian nan của tay đua trẻ Jann Mardenborough. Xuất phát điểm của chàng game thủ “gà mờ” vốn không phải một vận động viên đua xe, vậy nên mọi người đều lấy đó làm cơ sở để chê cười cậu, phản đối cậu cũng như những tay đua ảo khác tham gia thi đấu trên những cung đường thật.
Điều đặc biệt ở Jann là cậu không đi theo lối mòn của những tay đua khác. Với bao năm kinh nghiệm trong thế giới ảo, cậu biết phải làm thế nào để vượt qua đối thủ mà không gây ra va chạm, đồng thời lựa chọn đường đua tối ưu nhất để có thể giành chiến thắng.
Một cuộc đua xe rất “thật”
Nếu bộ phim mở đầu không mấy suôn sẻ với những tương tác có phần “sượng trân” giữa các nhân vật thì nửa sau phim đã trở thành một cuộc đua xe thực thụ. Cảnh quay hoành tráng với những cú lia theo sát xe đua mang đến cho người xem cảm giác như đang theo dõi giải đấu Le Mans ngoài đời thật. Bên cạnh đó, phần âm thanh vô cùng sống động đã bắt trọn từng tiếng rít khi bẻ lái, tiếng khởi động động cơ, tiếng xe tăng tốc và cả những âm thanh kinh hoàng khi xe lật nhào. Chắc chắn các giác quan của khán giả sẽ đứng ngồi không yên khi theo dõi bộ phim này.
Đặc biệt, phim còn có sự tham gia đóng thế của Jann Mardenborough người thật ở những phân cảnh cầm lái nguy hiểm cần có kỹ năng của một vận động viên chuyên nghiệp. Thông qua Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách, những ai yêu thích điện ảnh có cơ hội biết về một huyền thoại như tay đua Jann Mardenborough, vượt qua bao lời đàm tiếu và định kiến về game thủ để hiện thực hóa ước mơ của mình.
Nhìn chung, Gran Turismo: Tay Đua Cự Phách là một bộ phim tiểu sử - nhập vai sống động, mang đến những giây phút giải trí thỏa mãn cả về phần nhìn lẫn phần nghe. Bộ phim cổ vũ cho những ai còn đang chần chừ theo đuổi đam mê, sợ hãi vì ước mơ quá xa vời hay không có đủ điều kiện tài chính. Hãy nhớ rằng Jann Mardenborough cũng đã từng như vậy, trải qua bao khó khăn, anh đã trở thành một vận động viên đua xe chuyên nghiệp và có thể tự hào gọi mình là một tay đua thực thụ.
-
Cemetery Man (tựa gốc: Dellamorte Dellamore, 1994) là một bộ phim kinh dị hài hước của đạo diễn Michele Soavi, dựa trên tiểu thuyết "Dellamorte Dellamore" của Tiziano Sclavi. Phim mang đậm phong cách gothic và thường được xem là một tác phẩm cult.
Nội dung phim xoay quanh nhân vật Francesco Dellamorte (do Rupert Everett thủ vai), một người quản lý nghĩa trang nhỏ ở một thị trấn hẻo lánh. Công việc của anh không chỉ là chôn cất người chết, mà còn phải đối mặt với tình trạng những xác chết thường xuyên sống lại và trở thành zombie. Điều này đã tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười và bi kịch trong cuộc sống của Francesco.
Francesco sống trong sự cô đơn và cảm thấy chán chường với cuộc sống. Anh có mối tình phức tạp với một người phụ nữ tên là She, nhưng những mối quan hệ của anh thường bị gián đoạn bởi các sự kiện kỳ quái liên quan đến những xác chết sống lại. Phim khám phá những chủ đề về tình yêu, cái chết và sự tồn tại, đồng thời mang đến những hình ảnh và tình huống thú vị, đen tối.
Phim được đánh giá cao về mặt hình ảnh và cách kể chuyện độc đáo, cùng với sự kết hợp giữa yếu tố hài hước và kinh dị, đã tạo ra một tác phẩm gây ấn tượng trong thể loại này.
-
Duel (1971) là một bộ phim tâm lý hành động do Steven Spielberg đạo diễn, dựa trên một câu chuyện ngắn của Richard Matheson. Phim đánh dấu tác phẩm đầu tay của Spielberg trên màn ảnh lớn và được xem là một trong những bộ phim khởi đầu sự nghiệp của ông.
Nội dung phim xoay quanh nhân vật David Mann (do Dennis Weaver thủ vai), một doanh nhân đang trên đường đi công tác. Khi lái xe trên một con đường vắng vẻ ở California, anh gặp phải một chiếc xe tải khổng lồ do một tài xế bí ẩn điều khiển. Từ những tương tác ban đầu, tình huống trở nên căng thẳng khi tài xế xe tải bắt đầu truy đuổi David một cách hung hãn và không khoan nhượng.
Cảm giác sợ hãi và sự lo âu ngày càng gia tăng khi David cố gắng thoát khỏi sự truy đuổi của chiếc xe tải. Phim tập trung vào cuộc chiến tâm lý giữa David và tài xế xe tải, không chỉ là một cuộc rượt đuổi mà còn là cuộc chiến về tinh thần và bản năng sinh tồn.
Phim được đánh giá cao về kỹ thuật quay phim, sự căng thẳng và cách tạo ra không khí hồi hộp. Spielberg đã khéo léo khai thác những cảm xúc và phản ứng của nhân vật trong một tình huống cực kỳ căng thẳng, làm cho bộ phim trở thành một tác phẩm đáng nhớ trong thể loại hành động tâm lý.
-
Topaz (1969) là một bộ phim chính trị gián điệp do Alfred Hitchcock đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Leon Uris. Bộ phim diễn ra vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh và xoay quanh các âm mưu chính trị phức tạp.
Nội dung phim bắt đầu với một điệp viên Pháp, André Devereaux (do Frederick Stafford thủ vai), được giao nhiệm vụ điều tra một mạng lưới gián điệp Cuba có liên quan đến Liên Xô. Trong khi điều tra, Devereaux phát hiện ra một kế hoạch bí mật liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa các thế lực quốc tế.
Khi câu chuyện diễn ra, Devereaux bị lôi kéo vào một cuộc chiến gián điệp nguy hiểm, dẫn đến việc anh phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng và những quyết định khó khăn. Những mối quan hệ cá nhân của anh cũng bị ảnh hưởng bởi những âm mưu chính trị này, đặc biệt là mối quan hệ với vợ và người tình.
Phim mang đậm phong cách đặc trưng của Hitchcock, với những khung cảnh căng thẳng và các yếu tố hồi hộp. Dù không được đánh giá cao như một số tác phẩm khác của ông, phim vẫn phản ánh những mối quan tâm về chính trị và gián điệp của thời kỳ đó, cùng với phong cách làm phim đặc trưng của Hitchcock.
-
The Blob (1988) là một bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng do Chuck Russell đạo diễn, là phiên bản làm lại của bộ phim cùng tên năm 1958. Bộ phim này mang đến những yếu tố hài hước và kịch tính, cùng với các hiệu ứng đặc biệt ấn tượng.
Nội dung phim xoay quanh một sinh vật bí ẩn, được gọi là "Blob," xuất hiện tại một thị trấn nhỏ. Blob là một loại chất nhầy màu đỏ, có khả năng nuốt chửng mọi thứ trên đường đi của nó, từ động vật đến con người. Sự xuất hiện của Blob bắt đầu gây ra sự hỗn loạn khi nó ăn thịt nhiều người dân trong thị trấn.
Nhân vật chính của phim là một chàng trai tên Brian (Kevin Dillon) và một cô gái tên Meg (Shawnee Smith). Hai người cùng nhau tìm cách khám phá nguồn gốc của Blob và tìm cách ngăn chặn sự tàn phá của nó trước khi nó nuốt chửng toàn bộ thị trấn. Họ phải đối mặt với sự hoài nghi từ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, trong khi cố gắng thuyết phục mọi người về mối nguy hiểm đang rình rập.
Phim nổi bật với những cảnh hành động kịch tính và hiệu ứng đặc biệt ấn tượng, đặc biệt là những cảnh Blob nuốt chửng các nạn nhân. **The Blob** (1988) không chỉ mang đến sự hồi hộp mà còn có nhiều yếu tố châm biếm về xã hội, làm cho nó trở thành một tác phẩm thú vị trong thể loại kinh dị.
-
"Fargo" (1996) một trong những bộ phim trượt giải Oscar gây tiếc nuối nhất, bạn đã xem chưa?
Một vài số liệu liệt kê trên chỉ để cảnh giác với một số khán giả, bởi có thể một là bạn sẽ thấy phim chẳng có gì hấp dẫn và khó cảm, hai là bạn sẽ thấy đây là một bộ phim hay tuyệt vời. Dù đã xem hoặc chưa xem, dù bạn thích hay không thích, thì Fargo vẫn cứ nằm trong danh sách các tác phẩm tâm lý hình sự vĩ đại nhất. Vậy thì, cứ hãy thử xem bộ phim này để biết lý do vì sao?
Fargo mở đầu bằng dòng giới thiệu: "ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT. Những sự kiện trong phim xảy ra ở Minnesota vào năm 1987. Theo yêu cầu của những người còn sống, danh tính thật đã được thay đổi. Bên cạnh sự tôn trọng với người đã khuất, tất cả đều nguyên vẹn như đã từng xảy ra. FARGO. "
Đọc những lời giới thiệu này bạn nghĩ đây sẽ là bộ phim như thế nào? Có thể, bạn đã có vài suy đoán cho riêng mình, dù là gì thì tất cả đều đang chờ bạn ở phía trước trong 98 phút của bộ phim, hãy cứ theo chiếc xe ô tô đưa bạn đến Fargo.
Fargo là một thành phố hoàn toàn có thật tại Mỹ, và trong tiếng Anh phát âm "far go", tạm dịch "đi quá xa" như một sự "chơi chữ" của biên kịch Coen. Và câu chuyện phim thật sự đi quá xa, khi chỉ một âm mưu tưởng như đơn giản bỗng trở nên phức tạp, khi mọi chuyện trở nên phức tạp thì nó lại diễn ra hết sức đơn giản. Hãy xem đạo diễn nhà Coen đã kể lại câu chuyện của mình "bình thường" đến nỗi khán giả nghĩ rằng nó "bất bình thường" như thế nào trong Fargo.
Sử dụng gần như "tạp nham" các yếu tố: từ tâm lý xã hội đến hình sự gay cấn, từ kịch tính giật gân đến lãng mạn, hài hước... Fargo không cầu kỳ trong sử dụng thủ pháp nghệ thuật điện ảnh, không trau chuốt cài cắm triết lý trong lời thoại, không đầu tư khai thác những góc máy sáng tạo để lột tả nội tâm nhân vật... Những tưởng đây sẽ là một bộ phim gay cấn với những pha hành động kịch tính đến ngộp thở, không kém gì những bộ phim hình sự như khán giả vẫn thường xem, nhưng diễn biến trong Fargo lại bình thường một cách ngạc nhiên.
Đầu tiên là hình ảnh lực lượng cảnh sát trong Fargo điều tra án mạng mà như không, truy bắt tội phạm thì như chơi. Đặc biệt là nhân vật chính, nữ đội trưởng cảnh sát vác bụng bầu 7 tháng đi phá án, sau khi xem hiện trường án mạng, cô và đồng nghiệp vẫn thản nhiên uống cà phê sáng, đi lấy tin điều tra mà cứ như cuộc nói chuyện xã giao bình thường, đến lúc gặp sát thủ cũng chẳng phải vật lộn chiến đấu...
Có lẽ sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu những cảnh tội ác trong phim diễn ra trong hoảng loạn với ánh mắt sợ hãi cùng tiếng thét kinh hoàng của nạn nhân. Thật ra, tất cả những chi tiết như thế chỉ có trên phim, do biên kịch, đạo diễn, diễn viên dàn dựng, hư cấu lên mà thôi. Nhưng ở Fargo thì ngược lại, mọi thứ diễn ra như chẳng phải là phim, diễn biến hành động xảy ra rất nhanh gọn, cách họ giết người cứ nhẹ như không một chút mảy may, do dự, hay sám hối, thậm chí nhiều tình huống đôi khi thật nực cười... Và chúng ta nhận ra: cuộc đời thực không gay cấn như trên phim, nó lạnh lùng như tuyết phủ ở Fargo.
Có khán giả nào sau khi xem thắc mắc tự hỏi tại sao nhân vật chính trong Fargo lại là một nữ cảnh sát trưởng đang mang thai nhưng vẫn tham gia phá án? Cô sắp làm mẹ, ở thời kỳ cần sự nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc cổ điển, đọc truyện cổ tích và nghĩ về những điều tốt đẹp với một mong muốn một cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với đứa con sắp chào đời. Thế nhưng cô vẫn phải đối mặt với cái ác, như một điều bình thường xảy ra trong cuộc sống. Có là cường điệu quá không nếu đây chính là hình ảnh của công lý, luật pháp được thể hiện đầy mỉa mai trong nhân vật người phụ nữ thô kệch nhưng thông minh, vụng về nhưng bình tĩnh và vô cùng mẫn cán trong công việc?
Đó là chi tiết rất bình thường nhưng lại đem đến cho khán giả ấn tượng bất ngờ, là sau khi bắn hạ tội phạm và trên đường áp giải phạm nhân, nữ cảnh sát thản nhiên với một thái độ thờ ơ, khinh thường hành động kinh tởm của hắn: “Để làm gì hả? Cho một dúm tiền sao. Còn nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống này hơn thế. Anh không hiểu sao? Anh xem này… một ngày trời thật đẹp. Tôi thật không hiểu nổi."
Cái ác và những điều xấu xa không thể phá hủy cuộc sống gia đình hạnh phúc của cô với người chồng luôn yêu thương, chăm sóc, cùng đứa con sắp ra đời. Và đừng quá bận tâm tới cái ác xuất hiện đều đặn trên bản tin trên truyền hình, đừng quá lo lắng tới những gì đã xảy ra, hãy bình thường và tận hưởng một ngày tốt đẹp bên người bạn yêu thương. Tội ác ư, không thể làm chúng ta run sợ, cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn.
Bao trùm lên khung cảnh của Fargo là nền tuyết trắng. Cứ nghĩ trong cái màu trắng lạnh lùng ấy có thể che giấu những âm mưu đen tối, những hành động xấu xa, nhưng tuyết sẽ tan và sự thật sẽ bị phơi bày. Ở Fargo con người lạnh giá như tuyết phủ mùa đông. Hai kẻ phạm tội thản nhiên giết người nhanh gọn lẹ không một chút hoảng sợ, do dự hay mặc cảm tội lỗi, hay vì một mục đích gì kinh khủng. Tất cả vì tiền, vì những người bị giết hại là vật cản trên đường của chúng. Chỉ có vậy, chẳng vì trả thù, chẳng vì một món tiền gì quá lớn. Hai viên cảnh sát đến hiện trường vụ án, mà vẫn thoải mái trò chuyện, vừa xem tử thi vừa uống cà phê,...
Thái độ "tưng tửng" trước cái ác dường như là cảm xúc của con người hiện đại, khi đồng tiền và lợi ích cá nhân được con người ta coi trọng hơn là tính mạng con người, thậm chí là cả người thân của họ. Người ta cứ bắn giết không một chút đắn đo, người ta cũng thản nhiên đưa người thân vào mưu đồ chỉ vì tiền và mọi chuyện cứ thản nhiên diễn ra ngoài đời thực, không chỉ ở thị trấn Fargo, ở Mỹ, mà có có thể xảy ra ở bất kỳ đâu.
Dù có nhiều chi tiết hình sự, nhưng Fargo cũng mang nội dung tâm lý xã hội. Đó là hoàn cảnh đối lập giữa hai người chồng trong phim: một kẻ hám lợi, sẵn sàng biến vợ thành "con mồi" để kiếm tiền, và ngược lại là nhân vật người chồng nữ cảnh sát trưởng hết mực yêu thương vợ. Bằng những hành động rất đơn giản: Khi vợ phải đi làm sớm, anh chuẩn bị bữa sáng, đến giờ trưa thì mang đồ đến tận văn phòng và ăn cùng cô, không màu mè trong cách thể hiện một anh chồng phải làm những điều gì to tát lắm, mà đó chỉ là những hành động rất nhỏ bé, nhưng lại toát lên một tình yêu giản dị và chân thành.
Rồi ở đoạn kết, sau khi nhân vật người vợ nữ cảnh sát trưởng lập chiến công bắt được kẻ giết người, không như mô tuýp của hầu hết những bộ phim mà chúng ta vẫn từng xem sẽ là những màn bình luận tung hô của phóng viên, truyền hình, trong Fargo thì "bất thường" một cách bình thường, viên nữ cảnh sát vẫn thản nhiên leo lên giường nằm xem TV cùng chồng, khán giả tưởng rằng cả 2 sẽ bàn luận gì đó về vụ án, nhưng họ lại trò chuyện về những điều rất đời thường về thú vui chơi tem của anh chồng.
Và rồi viên nữ cảnh sát nói: “Em rất tự hào về anh“. Dù ngoài xã hội, người vợ có làm những điều gì to tát, thì khi trở về nhà cô vẫn là một người phụ nữ giản dị, bé nhỏ trong vòng tay chăm sóc của người chồng.
Fargo kết thúc bằng câu nói: "2 tháng nữa thôi... Ừ, 2 tháng nữa...". Đó là thời gian đứa con trong bụng của nữ cảnh sát trưởng sẽ ra đời. Và khi đó tuyết sẽ tan, chiếc vali đựng tiền được chôn trong tuyết sẽ lộ ra, nhưng bộ phim không cho khán giả biết số phận của chiếc vali tiền đó sẽ thế nào.
Nhật Bản cũng có bộ phim mang tên "Kumiko, the Treasure Hunter" cũng dựa trên một câu chuyện có thật về một người phụ nữ đã từ bỏ tất cả cuộc sống cũng như công việc của mình để tìm kiếm chiếc vali đựng đầy tiền do nhân vật Carl Showalter cất giấu trong bộ phim Fargo (1996).
Có lẽ thành công của Fargo chính là anh em đạo diễn Coen đã biến phim không còn là phim nữa, mà nó chính xác là một câu chuyện có thật, tất cả đều nguyên vẹn như đã từng xảy ra trong cuộc cống và cuộc sống được lưu lại nguyên vẹn trên phim.
Đâu là thật... đâu là hư cấu... hay những điều hư cấu lại là thật. Anh em đạo diễn nhà Coen đã tạo ấn tượng cho Fargo bằng phong cách làm phim "như thường" nhưng "bất thường”.
Không ai có thể chắc chắn bởi cuộc sống như là một bộ phim có thật luôn có thể xảy ra bất cứ tình huống nào khiến con người ta không thể lường trước. Và Fargo đã thực sự mang đến cho khán giả một câu chuyện có thật, với những cảm xúc thật.
-
Allegra là một trong những nhà thiết kế trò chơi điện tử hàng đầu trên toàn thế giới. Cô và các cộng sự đang cùng nhau kiểm tra lại trò chơi thực tế ảo mới nhất trước khi chính thức tung ra thị trường. Trong trò chơi thực tế mang tên eXistenZ, người chơi phải gắn một thiết bị điều khiển vào sống lưng của mình để các tín hiệu có thể kết nối trực tiếp lên não. Bằng cách đó, họ sẽ được trải qua những sự kiện trong trò chơi với đầy đủ những cảm xúc hệt như một người trong cuộc. Khi Allegra đang đắm mình trong trò chơi thì một kẻ lạ mặt từ hàng ghế khán giả đã bất ngờ xuất hiện trên sân khấu và nã đạn ám sát Allegra.