Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
A24, khi nhắc đến cái tên này các bạn sẽ nghĩ đến ý tưởng nào đầu tiên của họ ? Đó là câu chuyện về 2 người đàn ông canh gác hải đăng trên biển để rồi từ đó mà nói lên sự nam tính độc hại, sự gặp gỡ của 2 vị thần ? Hay là câu chuyện với vẻ ngoài cực kỳ tươi sáng, healing nhưng ẩn sau vẻ ngoài đó là 1 bộ phim kinh dị đáng sợ ? Hay là câu chuyện về 1 người phụ nữ làm chủ tiệm giặt ủi đi giải cứu đa vũ trụ ?Tất cả những ý tưởng mình đã nói đó nghe thì có vẻ điên rồ, xong bằng tài năng, sự đầu tư tỉ mỉ, tình yêu với điện ảnh,... A24 đã tạo nên những bộ phim cực kỳ chất lượng với ý tưởng thì chẳng đụng hàng với bất cứ một ai và Civil War tiếp tục là 1 sản phẩm như thế của nhà A24, một bộ phim với cá nhân mình là 1 trong những bộ phim hay nhất trong năm nay tính đến hiện tại, vậy rốt cuộc bộ phim này có gì mà khiến mình phấn khích với nó đến vậy ? Hãy cùng đi vào bài review của mình ngay bây giờ nhé, mình là Shinobi và đây là 1 bài review về Civil War của cá nhân mình.
ĐÔI NÉT VỀ PHIM
Civil War (2024) hay ở Việt Nam được dịch là Ngày Tàn Của Đế Quốc là bộ phim thuộc thể loại hành động của đạo diễn kiêm biên kịch Alex Garland. Phim có sự tham gia diễn xuất của Kirsten Dunst, và Wagner Moura, Cailee Spaeny, Stephen McKinley Henderson và Nick Offerman. Bộ phim lấy bối cảnh trong một tương lai gần, một nhóm nhà báo đang đi dọc nước Mỹ nhằm đến được Nhà Trắng và phỏng vấn tổng thống Mỹ, trong khi lúc này cuộc Nội chiến Hoa Kỳ lần thứ Hai đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Bộ phim đặt dưới góc nhìn của những phóng viên, nhà báo cố gắng sinh tồn trong thời kỳ chính phủ đang trở thành một chế độ độc tài phản địa đàng và lực lượng dân quân của các đảng phái cực đoan đang gây ra những tội ác chiến tranh đáng sợ hơn bao giờ hết.
NỘI DUNG
Nếu như chỉ nhìn tiêu đề của bộ phim, hẳn sẽ có rất nhiều khán giả, trong đó có cả mình nghĩ rằng phim sẽ khắc họa 1 cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt trong lòng nước Mỹ, thông qua cuộc nội chiến, phim sẽ khắc họa được những vấn đề hay nói đúng hơn là những vấn nạn vẫn đang tồn tại trong chính đất nước này, ví dụ như nạn phân biệt chủng tộc, nữ quyền, các chính sách liên quan tới người nhập cư,... Tuy nhiên thì đến khi phim kết thúc và dòng Credit hiện lên, mình nhận ra tất cả những gì mà cá nhân mình đã nghĩ về bộ phim, hay với khán giả đại chúng mà chưa tìm hiểu qua bộ phim thì nó giống như 1 cú lừa vậy nhưng cú lừa này hoàn toàn khiến mình có cái nhìn tích cực hơn rất nhiều với bộ phim. Civil War không đi vào nói cho người xem biết là cuộc chiến này xuất phát từ khi nào ? Tất cả những gì người xem biết chỉ là 1 vài mẩu tin rất nhỏ, hay thông qua 1 số lời thoại của nhân vật trong phim. Chúng ta biết được rằng, tình hình nước Mỹ giờ đây thực sự đang trở nên tệ hơn bao giờ hết, khi mà cảnh sát liên bang hay FBI đã bị giải tán, 19 bang của đất nước này đã ly khai, tổng thống Mỹ giờ đây đang làm nhiệm kỳ thứ 3 của mình mặc dù theo luật của Mỹ thì Tổng Thống Mỹ tối đa chỉ được làm 2 nhiệm kỳ, và đặc biệt, chi tiết khiến rất nhiều người nếu chăm để ý tới tình hình chính trị Mỹ phải chú ý đến đó là việc 2 bang vốn nổi tiếng là không ưa gì nhau, đối lập nhau trong cả tư tưởng chính trị là Texas và California đã liên minh với nhau để chống lại 1 kẻ thù chung là chính phủ Mỹ. Tại sao họ lại liên minh với nhau dù rõ ràng họ chẳng ưa gì nhau kia mà ? Phim không hề có bất cứ 1 câu trả lời cụ thể nào cho điều này, thay vào đó bộ phim ném khán giả thẳng vào chiến trường; nơi bom đạn nổ ùng oàng bất kể ngày đêm, nơi đạn bay tứ phía, nơi cái c.h.ế.t lúc nào cũng rình rập, để theo chân một nhóm phóng viên chiến trường trên hành trình tới nhà Trắng để phỏng vấn Tổng Thống lần cuối.
Một góc nhìn rất khác về chiến tranh
Nếu để nói tổng thể nội dung của bộ phim có khó hiểu hay phức tạp không, câu trả lời của mình là “không”, phim thực sự làm tốt trong khoản vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí, nhưng cũng không vì vậy mà làm mất đi những ý nghĩa, thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải. Xuyên suốt cả bộ phim chỉ là hành trình của nhóm phóng viên đi qua vùng chiến sự để tới được Washington DC, đơn giản chỉ có vậy thôi. Xong qua cuộc hành trình đó, bộ phim cho người xem 1 góc nhìn rất mới đó là góc nhìn của 1 nhà báo thời chiến. Với cá nhân mình, đây thực sự là 1 góc nhìn vừa mới mẻ mà lại còn cực kỳ thông minh của đạo diễn Alex Garland. Đầu tiên là sự mới mẻ, bởi nếu để ý các tác phẩm lấy bối cảnh về chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh mà có người Mỹ tham gia, góc nhìn thường được đặt hẳn về 1 phe nào đó nhất định và việc đặt như vậy thì sẽ khiến người xem có 1 lối tư duy, suy nghĩ trắng đen rằng phe nhân vật chính sẽ là người tốt, trong khi phe còn lại sẽ người xấu, và nếu Civil War làm theo cách làm này, mình tin là bộ phim cũng sẽ chỉ như 1 Olympus Has Fallen hay như hàng hà sa số bộ phim khác về đề tài chiến tranh hiện đại khác. Thật may Civil War đã không đi vào lối mòn này. Bộ phim đặt dưới góc nhìn của những nhà báo, và thông qua 4 nhà báo với 4 góc nhìn khác nhau, phim khắc họa về cuộc nội chiến của nước Mỹ cũng sẽ rất khác nhau, không có ai là giống ai cả. Song cả 4 nhân vật này đều được đạo diễn tạo nên 1 điểm chung giữa họ đó là họ đều là những người trung lập, không đi theo bất cứ 1 phe phái cố định nào cả. Việc để cho các nhân vật trong Civil War là những người trung lập sẽ cho người xem 1 góc nhìn khách quan nhất có thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích điều này. Bởi vì suy cho cùng, đôi khi người ta hay lấy “trung lập” ra như một cái cớ lười nhác để không phải bày tỏ chính kiến. Tồi tệ hơn nữa, nhiều lúc người ta lấy việc mình là kẻ trung lập ra để biện minh cho việc từ chối ủng hộ điều đúng đắn, ban đầu mình đã có hơi chút khó hiểu với quyết định này của đạo diễn Alex Garland, tuy nhiên sau khi suy ngẫm lại câu chuyện của bộ phim, mình nghĩ rằng việc để cho nhân vật trung lập là 1 quyết định thông minh và hợp lý của đạo diễn . Bởi vì nếu “Civil War” chọn cách bày tỏ thái độ hay chọn phe, thì sẽ quá dễ để quy chụp rằng đây là một tác phẩm đi theo phe cánh tả hay cánh hữu. Và khi ấy, mình nghĩ người xem sẽ tập trung vào việc tranh luận xem phe nào mới là người đúng trong cuộc chiến này, hơn là tập trung vào câu chuyện và thông điệp của bộ phim.
Cái giá của sự TRUNG LẬP
Mình nghĩ rằng lựa chọn của Alex Garland với “Civil War” là một lựa chọn hợp lý. Đạo diễn không sử dụng phim để bày tỏ quan điểm của mình, dù ông có là đạo diễn đi chăng nữa. “Civil War” là phương tiện mà ông sử dụng để kể câu chuyện cho chúng ta bằng con mắt của các nhân vật chính - những người phóng viên chiến trường. Và thông điệp mà phim đưa ra thật đơn giản: khi đã trở thành phóng viên chiến trường và đưa tin về một cuộc nội chiến, ta chỉ có thể “trung lập”. Hay nói đúng hơn, ta chỉ có thể cho mọi người thấy rằng mình là kẻ “trung lập”; không ủng hộ hay phản đối phe phái nào. Dẫu cho lúc đó người phóng viên hay nhà báo đó nghĩ thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể để lộ điều ấy ra giữa chiến trường. Bởi vì một khi sự “trung lập” bị bỏ đi, người ta sẽ cho rằng sự khách quan cũng sẽ biến mất. Như chính một câu thoại trong phim đã nói: “Chúng ta không hỏi những câu hỏi ấy. Đó là việc của độc giả.”
Chính từ cái sự Trung Lập mà phim đã đặt ra đó, đạo diễn dần truyền tải đến người xem thông điệp mà mình nghĩ là dễ để nhận ra nhất đó là sự bất lực của truyền thông và sự tàn khốc của chiến tranh. Với sự bất lực của truyền thông có lẽ nó thể hiện rõ nhất qua nhân vật chính hay đúng hơn là phóng viên Lee do diễn viên Kirsten Dunst thủ vai. Cô là 1 phóng viên yêu nghề, yêu công việc, 1 người cực kỳ chuyên nghiệp với công việc của chính mình, xong chính cô lại là người nhận ra là dù cô có liều mạng bao nhiêu lần đi nữa, dù cô có thể chụp được bao nhiêu bức ảnh đi chăng nữa thì chiến tranh cũng sẽ không thể nào chấm dứt được. Chiến tranh vẫn sẽ ở đó, vẫn sẽ không thay đổi và những phóng viên như Lee dù cho có làm gì đi nữa cũng sẽ không thể ngăn chặn được chiến tranh, bởi vì họ quá nhỏ bé trong thế giới này và cũng là vì họ mang cho mình cái mác là trung lập vậy nên họ chẳng thể thể hiện được ra ý kiến cả, thật trớ trêu thay cho những con người dù cho mắt nhìn thấy, tai nghe được xong lại chẳng thể nói được gì cả. Sự bất lực của truyền thông còn được thể hiện ở chỗ là dù cho họ có chứng kiến được những gì tàn khốc nhất của cuộc chiến, thấy được những góc khuất của cuộc chiến này thì những điều đó có thể cũng sẽ không bao giờ được đưa lên các trang tin tức lớn, điều này được thể hiện rõ nhất ở ngay đoạn mở đầu của phim khi mà truyền thông thì đăng 1 đằng, mà thực tế thì ngoài kia mọi thứ đang khác xa rất nhiều những gì mà truyền thông đang nói trên TV.
Mình nghĩ điều này không chỉ có ở trong phim ảnh, mà ngay cả ở ngoài đời, điều này vốn đã xảy ra rất thường xuyên khi mà để ý xem, những cuộc chiến gần đây có quá nhiều trang tin tức đưa thông tin lên cho người đọc, xong vì có quá nhiều luồng thông tin khác nhau mà chúng ta, những người đọc sẽ chẳng biết được đâu mới là sự thật, và có lẽ chỉ có những người lính, những nhà báo trực tiếp ở đó mới biết được đâu mới là sự thật mà thôi. Có thể đến đây, bạn cũng sẽ tự hỏi rằng, liệu các phóng viên cứ liều mạng như vậy thì có đáng không ? Liệu họ có thể thay đổi được gì chăng ? Khi mà Chiến tranh vẫn nổ ra, đạn vẫn bắn, bom vẫn rơi và người vẫn c.h.ế.t và có lẽ chiến tranh sẽ chỉ thực sự kết thúc khi thế giới chỉ còn duy nhất 1 người. Vậy thì những phóng viên như nhân vật Lee liều mạng như thế để làm gì ?
Câu hỏi ấy mình nghĩ sẽ chẳng ai có thể trả lời được nổi. Có lẽ đến cuối cùng, những nỗ lực và hy sinh của họ sẽ được đền đáp, những bức ảnh kia rồi sẽ thay đổi được điều gì đó, nhưng cũng có thể mọi thứ sẽ lại đi vào vòng lặp bất tận của xung đột. Nhưng có 1 điều không thay đổi, đó là sẽ luôn có những phóng viên như Lee, như Sammy, như Joel và Jessie. Sẽ liều mình băng qua những làn mưa bom bão đạn để cho mọi người thấy được một phần rất nhỏ của chiến tranh. Bởi nếu như không phải họ làm, thì còn ai nữa ? Con người luôn phải biết chiến tranh có thể ác liệt đến mức nào và từ những điều đó mà con người mới học được cách trân trọng giữ gìn hòa bình mà mình đang có được.
Nhân Vật
Civil War không có quá nhiều nhân vật, xong chính vì điều đó mà các nhân vật trong phim, ai cũng có đất diễn cả dù là ít hay nhiều. Đặc biệt màn thể hiện xuất sắc nhân vật phóng viên Lee do nữ diễn viên Kirsten Dunst thủ vai, cô đã cho người xem thấy được những chấn thương tâm lý mà 1 người làm nghề phóng viên thời chiến như cô phải trải qua, nhưng không vì vậy mà cô mất đi nhiệt huyết, tình yêu với công việc này chỉ là càng về sau những chấn thương ngày càng lớn dần và dường như là chẳng thể có lấy 1 giải pháp nào cho chính nhân vật Lee này cả. Ám ảnh có lẽ từ chuẩn nhất mà mình có thể dùng để miêu tả về cảm xúc của nhân vật phóng viên Lee, khi mà cô đã phải chứng kiến quá nhiều thứ từ cuộc nội chiến này. Về các thành viên khác trong đội phóng viên đi đến Washington D.C, mỗi người lại thể hiện 1 cá tính khác nhau, đó có thể là Joe vui vẻ, hài hước và coi hành trình này chỉ như 1 chuyến đi phượt xuyên nước Mỹ, đó có thể là sự cẩn trọng, già dặn của Sammy và đó là sự hồn nhiên, hào hứng, sức mạnh của tuổi trẻ đến từ nhân vật Jessie, nhân vật mà mình thấy trong khá nhiều bài review đều nói rằng là không ưa, xong mình thì lại thấy 4 con người với 4 tính cách khác nhau, tưởng như là chẳng liên quan gì tới nhau, nhưng bọn họ giống như những mảnh ghép hoàn hảo để ghép lại với nhau và chỉ cần bỏ đi 1 người thì bộ phim cũng sẽ mất đi cái hay của nó.
Về các nhân vật khác, dù xuất hiện không quá nhiều, xong nhân vật nào cũng để lại ấn tượng nhất định với mình, đặc biệt là người lính ở khoảng nửa sau của bộ phim với câu hỏi “Các người là người Mỹ kiểu nào ?” đã thể hiện rõ nhất sự chia rẽ trong chính đất nước cờ hoa này.
Hình ảnh và Âm Thanh
Hình ảnh trong Civil War với mình nó thực sự rất đẹp, nó thể hiện rất rõ 1 nước Mỹ đang bị tổn thương nặng nề, 1 bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt đến đáng sợ của chiến tranh. Không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh trong phim còn đóng vai trò cực kỳ lớn trong việc truyền tải câu chuyện của bộ phim, thậm chí là để thể hiện rõ hơn nhân vật trong phim mà ở đây là phóng viên Lee và Jessie trong cách họ bấm máy, mỗi lần s.ú.n.g nổ là 1 tiếng tách từ máy ảnh được nháy, và mỗi lần nháy máy lại là 1 bức ảnh được hiện ra, đó có thể là hình ảnh của 1 vụ đánh bom liều c.h.ế.t, 1 người lính bị thương nặng, quân đội đang tiến công vào căn cứ địch,... xong tất cả đều được đạo diễn và đội ngũ hình ảnh lồng ghép, chuyển cảnh cực kỳ khéo léo khi đưa ảnh tĩnh vào trong phim mà không hề có cảm giác bị đứt mạch một chút nào.
Về Âm Thanh, cá nhân mình đánh giá Âm thanh của phim phải gọi là trên cả mức tuyệt vời, đặc biệt là tiếng s.ú.n.g nổ đã khiến mình phải giật mình không dưới 2 lần khi xem phim. Trong Civil War, tiếng s.ú.n.g nổ giống như thể là jumpscare đối với người xem vậy, khi mà chỉ cần lơ là 1 chút thôi bạn rất có thể sẽ bị giật mình và sợ hãi bởi chính tiếng s.ú.n.g mà bạn đã vốn nghe rất nhiều trong rất nhiều phim khác nhau vậy mà giờ đây nó lại trở nên đáng sợ như vậy chứ ? Câu trả lời có lẽ nằm ở việc Glenn Freemantle, người đứng đằng sau phần âm thanh của phim, người từng đoạt giải Oscar cho hạng mục biên tập âm thanh xuất sắc nhất với bộ phim Gravity, đã làm quá tốt trong việc biến 1 tiếng động vốn đã quá quen thuộc với khán giả, nay lại trở nên cực kỳ đáng sợ trong tác phẩm này, bằng việc tăng tiếng ồn, tiếng vang và đặc biệt nhất là cho nó xuất hiện với 1 tần suất không nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện sẽ lại là 1 lần tạo nên nỗi sợ cho khán giả.
Có thể nói hình ảnh và âm thanh của Civil War đã làm quá tốt trong việc truyền tải cuộc nội chiến đáng sợ đến gai người cho khán giản. Một tác phẩm đã cực kỳ tài tình trong việc sử dụng 2 yếu tố này để truyền tải những sự căng thẳng đến nghẹt thở và sợ hãi khôn nguôi của chiến tranh.
Tổng kết
Tổng kết lại Civil War hay Ngày Tàn Của Đế Quốc với mình là bộ phim hay nhất trong năm 2024 này tính đến thời điểm hiện tại bên cạnh Dune Part 2. Bộ phim tiếp tục là 1 minh chứng cho thấy A24 bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo và tình yêu với điện ảnh sẽ có thể tạo nên 1 bộ phim chất lượng đến như thế nào. Phim có thể sẽ khiến những ai trông chờ vào 1 bộ phim đánh đấm cháy nổ phải cảm thấy thất vọng vì tất cả những gì mà họ mong đều đã có hầu hết trong trailer rồi, tuy nhiên nếu như bạn là 1 người yêu phim, muốn tìm đến 1 trải nghiệm mới mẻ, khác lạ sau khi đã bội thực với các bộ phim thuộc các vũ trụ điện ảnh hay series bị vắt sữa quá đà, và đặc biệt nhất là 1 cái kết có phần phải chiêm nghiệm rất nhiều, thì Civil War là 1 bộ phim cực kỳ đáng xem trong thời gian này. Và với những gì mà phim mang lại, mình xin phép được chấm cho bộ phim này ở điểm 9/10 hay RẤT PHÊ.
-
Bộ phim “Captain Phillips” (Thuyền trưởng Phillips) dựa trên câu chuyện có thật về thuyền trưởng Richard Phillips bị cướp biển tấn công vào năm 2009. Với sự tham gia của diễn viên gạo cội Tom Hanks, phim đã đạt doanh thu toàn cầu gần 200 triệu USD. Thuyền trưởng Phillips cũng nhận được 6 đề cử ở giải Oscar 2014.
Phim dựa vào hồi ký của thuyền trưởng Richard Phillips kể về sự việc từng gây chấn động nước Mỹ vào tháng 4-2009. Con tàu chở hàng Maersk Alabama do Thuyền trưởng Phillips điều khiển bị cướp biển Somalie tấn công. Thuyền trưởng bị bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Lực lượng hải quân SEAL đã có chiến dịch giải cứu ly kỳ, tiêu diệt bọn hải tặc và cứu được Philiips.
“Captain Phillips” hấp dẫn người xem không chỉ vì câu chuyện có thật mà còn vì phim đã làm nổi bật hoàn cảnh sống, tính cách của các nhân vật, cả chính diện lẫn phản diện, đem lại cái nhìn đa chiều cho người xem. Một bên là thuyền trưởng Phillips nhiều kinh nghiệm, có gia đình hạnh phúc; một bên là những tên cướp biển xuất thân từ những ngôi làng nghèo khó ở Somalie, buộc phải làm hải tặc vì sự dồn ép của những băng đảng tội phạm và cũng để kiếm tiền nuôi gia đình. Sự đối lập càng thể hiện rõ trong quá trình đối đầu giữa hai bên. Nếu thuyền trưởng Phillips bình tĩnh chỉ huy các thuyền viên đấu tranh với cướp biển, hết lòng bảo vệ thủy thủ đoàn, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác thì những tên cướp biển với bản tính cộc cằn, thô lỗ lại luôn xảy ra mâu thuẫn, tranh giành quyền lãnh đạo. Lợi dụng nội bộ lục đục của chúng, Phillips đã nhiều phen cứu nguy cho cả tàu và cho bản thân mình bằng sự khôn khéo, bản lĩnh.
Trước đây, khán giả khá quen với hình ảnh những chiếc tàu lớn chở bọn hải tặc thiện chiến, những cảnh chiến đấu hoành tráng giữa cướp biển với tàu bị cướp. Nhưng với “Captain Phillips”, người xem ngỡ ngàng khi chỉ có 4 tên cướp biển gầy ốm, kham khổ với 4 khẩu súng đi trên một chiếc xuồng nhỏ đã đánh chiếm thành công con tàu chở hàng 17 nghìn tấn với thủy thủ đoàn đông đảo. Chính sự khác biệt đó đã lôi cuốn người xem. Ngay cả khi lực lượng hải quân SEAL bao vây bọn cướp biển, họ cũng không dám tấn công mà phải dùng nhiều chiến thuật, mưu trí để đảm bảo tính mạng con tin. Phim không có cảnh đánh nhau hay chém giết hãi hùng mà là những giây phút đấu trí đầy căng thẳng và kịch tính.
Góp phần làm nên thành công của phim là dàn diễn viên gồm những tên tuổi nổi trội và cả những gương mặt lần đầu “chạm ngõ” điện ảnh. Tom Hanks đảm nhiệm vai thuyền trưởng Phillips đã chinh phục người xem bằng những biểu cảm xuất sắc. Trong khi đó, 4 tên cướp biển Somalie đều được tuyển chọn từ những diễn viên nghiệp dư. Đặc biệt là Barkhad Abdi trong vai Muse tên cầm đầu nhóm cướp gây ấn tượng bởi sự liều lĩnh nhưng trong lòng luôn khao khát có được cuộc sống bình thường, êm ấm. Đạo diễn Paul Greengrass (nổi tiếng với phim “United 93” và hai tập phim về điệp viên Jason Bourne) tiếp tục khẳng định tài năng của mình qua “Captain Phillips” khi kết hợp thành công sự gay cấn của phim hành động lẫn tính chân thực của dạng phim tiểu sử.
“Captain Phillips” chiếm được tình cảm của người xem và giới chuyên môn bởi kịch bản hấp dẫn cùng ê kíp đạo diễn - diễn viên xuất sắc.
-
Brokeback Mountain là một bộ phim sản xuất năm 2005 được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tác giả Annie Proulx, được thực hiện bởi đạo diễn Lý An, người đã quá nổi tiếng với vô vàn tác phẩm như Life Of Pi (2012), Ride With The Devil (1999). Giữa vô vàn những bộ phim mang chút màu sắc hành động, thì có lẽ Brokeback Moutain là bộ phim khác biệt nhất với các tác phẩm của ông. Một phần là trước lúc bộ phim được bấm máy, vị đạo diễn đã mất đi cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật cho đến khi biết đến Brokeback Moutain. Và bộ phim đã được ra đời, mang về tượng vàng Oscar danh giá cho ông, không chỉ vì nội dung, mà còn là về giá trị và hiện thực tàn khốc mà nó đem lại cho người xem. Có lẽ là đến tận bây giờ, vẫn khiến người ta day dứt lạ thường.
Bộ phim đưa người xem đến với Ennis Del Mar và Jack Twist. Hai chàng trai đang ở độ tuổi đôi mươi với vẻ ngoài vạm vỡ, hình tượng Cowboy mạnh mẽ. Họ cùng nhận công việc chăn cừu ở phía sau dãy núi Brokeback. Và cũng tại nơi đó, họ yêu, yêu một cách cuồng dại và không lo toan, và để rồi cũng chính tại duy nhất nơi đó là minh chứng cho mối tình dang dở của hai người trong suốt nửa thập kỷ.
Đầu tiên, mốc thời gian hai người gặp nhau là vào năm 1963. Đây là một năm với nhiều biến động đối với nước Mỹ, và cũng là thời kì khi mà tình cảm đồng giới bị coi thường và khinh miệt. Điều này ta có thể thấy rõ được trong suốt bộ phim, Jack và Ennis chỉ có thể gặp nhau, và ân ái với nhau ở một nơi duy nhất là dãy Brokeback. Bởi lẽ họ hiểu, và họ biết, sẽ chẳng có nơi nào có thể chấp nhận được họ, chấp nhận cái mối tình chỉ được giữ chỉ ở ngưỡng hai chữ "bí mật" này. Họ nói, tâm sự với nhau về nhiều thứ, và họ cũng nhìn được rằng ở thế giới ngoài kia, sẽ không ai dành cho họ được một sự ủng hộ, hay ít nhất là tôn trọng họ.
Như Jack đã từng nói với Ennis:
-Tôi có thể chịu đựng bao lâu nữa khi chúng ta chỉ gặp một, hai lần trong một năm cơ chứ?
-Chúng ta phải chịu, ít nhất là cho tới khi không chịu được nữa.
Chỉ với hai lời thoại ngắn ngủi, nó đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Jack và Ennis, suy cho cùng cũng là con người. Nhưng với những định kiến mà thế hệ đi trước đã từng đặt ra buộc họ phải sống như chưa từng sống, họ có lẽ chỉ tồn tại, chứ chưa hẳn đã sống.
"Đàn ông thì không được khóc", câu nói đó ám ảnh Jack và Ennis đến mức ta thấy từng phân cảnh họ rơi nước mắt trong phim là chỉ khi họ ở một mình, hoặc họ cố chạy vào một nơi không có người và khóc. Khi ta buồn bã, thì phải rơi nước mắt để trút hết nỗi buồn ra ngoài, nhưng với Ennis hay Jack, họ là những người đàn ông, họ bị xã hội đè nặng một áp lực vô hình lên vai. Để rồi tổn thương bên trong ngày càng lớn dần, đến mức cả hai đã chẳng thể còn rơi nước mắt được nữa. Họ quen với việc chịu đựng những đau khổ, và cũng đã sớm làm quen với việc có lẽ họ chỉ có thể mãi mãi che giấu đi cái tình yêu này.
Và cũng bởi vì cái chuẩn mực do xã hội đặt ra, họ lại phải trở về với vòng tuần hoàn, một cuộc sống bình thường của một người đàn ông. Lập gia đình, sinh con, xoay vòng với cơm áo gạo tiền. Ennis đã cưới Alma, còn Jack thì có con với Lureen. Những tưởng rằng cuộc tình của họ đã kết thúc. Nhưng Jack lại tìm kiếm về với Ennis, và một lần nữa, tình yêu của họ lại chớm nở sau ngần ấy năm xa cách.
-Tôi đã luôn tìm kiếm cậu, Ennis ạ
Jack nói, khi đang trong vòng tay của Ennis khi họ quấn lấy nhau sau bốn năm xa cách.
Có thể, cuộc sống đã dần làm hai chàng trai năm nào trưởng thành hơn. Nhưng tình cảm giữa họ, thì không gì có thể thay đổi được. Họ gặp nhau ở những tháng ngày túng thiếu, yêu nhau từ lúc nào mà chẳng ai hay biết, họ lao vào nhau, một cách rồ dại, nhưng lại vạn phần đẹp đẽ. Để rồi, sau tất cả, họ nhận lại được gì, ngoài những nỗi đau, những nỗi mất mát in hằn vào nội tâm sâu bên trong của hai người?
Alma biết được cuộc tình vụng trộm của Ennis và Jack, như những người vợ khác, cô chọn cách li hôn và dành quyền nuôi con, để Ennis chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Mình không cảm thấy có gì là sai khi Alma làm thế, bất kì nhân vật nào trong phim cũng đáng thương hơn là đáng trách. Ennis chọn cuộc sống không tái hôn, nhưng vẫn thường xuyên gặp Jack, vẫn là ở đỉnh Brokeback.
Tình yêu của họ kéo dài tới tận hai mươi năm trời. Suốt hai mươi năm đó, họ chẳng gặp nhau ở Texas phồn vinh hay Mexico nhộn nhịp, mà chỉ ở Brokeback lặng lẽ. Họ cùng nhau sinh hoạt như ngày còn làm công việc chăn cừu với nhau, đến nỗi Jack chẳng thể chịu đựng được nữa mà xảy ra tranh cãi với Dennis.
"Cho cậu biết, mình đã có thể sống một cuộc sống hạnh phúc chết tiệt, nhưng cậu không chịu, Ennis, và ta chỉ có núi Brokeback, mỗi năm, hai lần, làm tình tuốt trên cao, cậu quá đáng với tôi, Ennis, ước gì tôi biết cách, biết cách để bỏ cậu.
Như những vầng hơi nước bát ngát từ các suối nước nóng trong mùa đông, những điều không nói đã bao năm nay không thể nói - thú nhận, phát biểu, hổ thẹn, tội lỗi, sợ hãi - dâng lên xung quanh họ."
-Trích tiểu thuyết.
Có lẽ đây chính là giọt nước tràn ly, giống như Ennis nói, chịu đựng cho đến khi không chịu được nữa
Và Jack đã chịu đựng suốt hai mươi năm trời, đến khi anh không thể cùng Ennis, gặp nhau chỉ hai lần trong năm, cùng một địa điểm, làm những hoạt động giống hệt. Đây là phân cảnh dữ dội nhất của phim, họ bộc phát những gì họ đã nhịn nhục trong suốt những năm tháng qua, họ tức giận với nhau, rồi lại ôm nhau, khóc với nhau. Vì Ennis đã không thể nuốt chửng thêm bất kì một nỗi đau nào nữa.
Tình yêu của họ tươi sáng, nhưng cũng đau đớn, day dứt biết bao. Họ luôn luôn mang cảm giác nặng trĩu của tội lỗi trong con tim, dẫu biết những việc họ làm bây giờ là sai trái, là không nên. Nhưng tình yêu là tình yêu thôi, và họ thì yêu sâu đậm người đối diện, nên không có cách nào dứt được khỏi nó. Họ cũng lo sợ nhiều thứ. Ennis đã từng nói với Jack khi đang đốt lửa về hai người đàn ông ở nơi anh sống đã cùng nhau xây trang trại, họ bị dân làng dè bỉu. Và cuối cùng, một trong họ bị người dân xé đứt bộ phận sinh dục và chết dưới chân núi.
Và Ennis đã bị bố bắt ép xem cái xác của người đó.
Đây có thể là đoạn phim ám ảnh và cũng khiến mình phải rơi nước mắt trong suốt hai tiếng của Brokeback Moutain. Mình khóc, khóc cho số phận của hai người đàn ông nọ, khóc cho Ennis và Jack. Khi hạnh phúc giản đơn chỉ là có thể xây trang trại rồi cùng nhau làm ăn, và sống hạnh phúc với nhau. Nhưng với xã hội cũ, điều đó quá đỗi xa vời làm sao. Khi con người ta đối xử với nhau quá thờ ơ và tàn nhẫn?
Không phải đương không mà Brokeback Moutain đạt được giải Oscar, chỉ những ai đã đọc tiểu thuyết và xem phim rồi mới có thể nhận ra được rằng nó tuyệt vời và xúc động ra sao. Đối với bản thân mình, bản phim đã làm quá tốt khi khắc họa hai nhân vật Jack và Ennis cũng như những nhân vật khác. Khắc họa một dãy núi Brokeback ẩn chứa một chuyện tình vượt thời đại, một chuyện tình đẹp đẽ nhưng cũng xót xa và đau đớn. Nhưng mà, nó chỉ là tình yêu thôi mà đúng không? Mà tình yêu thì dù rằng có đau thương đến cách mấy thì chung quy khi ta nhìn lại, rồi sẽ có lúc ta bật cười nhẹ và tự hỏi bản thân, à, thì ra cũng có lúc mình đã cuồng nhiệt đến thế.
Tình yêu, dù ở bất kì hình dạng, hay xảy ra giữa giới tính nào, màu da nào, con người nào, thì vẫn là một thứ kì diệu và xinh đẹp nhất.
-
Là phim Trung Quốc đầu tiên thắng Cành Cọ Vàng, 'Bá vương biệt cơ' cũng ghi dấu ấn kinh điển của tài tử Trương Quốc Vinh.
Tựa đề phim vốn là tên trích đoạn kinh kịch nổi tiếng Bá vương biệt cơ, tái hiện cảnh tượng bi hùng, xúc động khi nàng Ngu Cơ tiễn biệt người chồng - Tây Sở bá vương Hạng Vũ - xuất mã lâm trận. Cuốn phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lý Bích Hoa, xoay quanh số phận Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu - hai nghệ sĩ làm nên tên tuổi với trích đoạn tuồng cổ này.
Cả đời mình, Điệp Y sống trọn vẹn với hình tượng Ngu Cơ. Sự nhập vai tâm huyết và niềm thiết tha dành cho nghệ thuật của anh khiến sân khấu và cuộc đời như hòa quyện chẳng thể tách rời. Tiểu Lâu thì ngược lại, anh giữ cho mình sự tỉnh táo và tách bạch giữa vai diễn và đời thường.
Theo chân hai nhân vật từ thuở nhỏ, khi là những đứa trẻ khổ công theo học kinh kịch, đến khi trở thành hai tượng đài sân khấu rồi sự nghiệp lụi tàn, bộ phim khắc họa chuyện hậu trường phía sau tấm màn nhung danh giá, cùng những ngã rẽ có cả hào quang và bi tình của đời nghệ sĩ.
30 năm Bá vương biệt cơ (Farewell My Concubine) ra mắt cũng là 20 năm nam chính Trương Quốc Vinh rời xa thế gian. Đến nay, chuyện hậu trường của bộ phim vẫn khiến khán giả xúc động.
Không thể là ai ngoài Trương Quốc Vinh
Kịch bản Bá vương biệt cơ khắc họa Trình Điệp Y sinh ra để dành cho hình tượng Ngu Cơ. Và trên màn ảnh, Trương Quốc Vinh khẳng định vai diễn Trình Điệp Y được định mệnh dành riêng anh. Ở một cảnh phim, Tiểu Lâu nói với Điệp Y: "Cậu diễn không điên dại không nên hình hài". Trang QQ cho rằng nhận định này vừa vặn với Điệp Y trong câu chuyện phim, cũng thật xứng đáng để bình luận về Trương Quốc Vinh. Tại cuộc đua Liên hoan phim (LHP) Cannes 1993, tài tử chỉ thua diễn viên David Thewlis - chủ nhân giải "Nam diễn viên xuất sắc" - một phiếu bình chọn của ban giám khảo.
Theo Sina, tài tử Hong Kong mới đầu không muốn nhận vai bởi tính cách của Điệp Y khác mình quá nhiều. Anh tự thấy bản thân hạnh phúc hơn nhân vật. Nhưng sau khi vùi đầu nghiên cứu kịch bản, anh bắt đầu phải lòng câu chuyện và gật đầu đồng ý. Trong một đoạn phim tài liệu về Bá vương biệt cơ, Trương Quốc Vinh thổ lộ anh yêu nhân vật của mình và muốn hóa thân thêm nhiều vai bi kịch.
Đầu thập niên 1990, Trương Quốc Vinh là nghệ sĩ trực thuộc hãng phim của nhà sản xuất nổi tiếng Hoàng Bách Minh. Theo nguyên tắc công ty, anh không được đóng phim của "người ngoài". Riêng với Bá vương biệt cơ, Hoàng Bách Minh hết lòng cổ vũ bởi đọc kịch bản, ông nhận thấy dự án này sẽ thành tác phẩm để đời của Trương Quốc Vinh. Từ đó mỗi năm, nam diễn viên đều đặn góp mặt trong các phim Tết do Hoàng Bách Minh sản xuất với mức cát-xê hữu nghị, thay lời cảm ơn.
Một số tin đồn cho hay vai Trình Điệp Y từng được nhắm cho tài tử Tôn Long hoặc diễn viên kinh kịch Hồ Văn Các. Trong khi Hồ Văn Các không đủ tên tuổi vươn tầm quốc tế, êkíp của Tôn Long đưa ra nhiều yêu cầu hà khắc khiến đoàn phim "đầu hàng".
Tuy nhiên, đạo diễn Trần Khải Ca trực tiếp phủ nhận thông tin này. Ông khẳng định ngay từ đầu nghĩ đến Trương Quốc Vinh cho vai Điệp Y. Ông cho rằng không ai thích hợp diễn ra chất nhân vật bằng ảnh đế Hong Kong.
Theo QQ, vai Đoàn Tiểu Lâu ban đầu được tính toán giao cho Thành Long. Nhưng Thành Long khi ấy đã nổi đình đám, định hình phong cách ngôi sao võ thuật mạnh mẽ, sợ câu chuyện có yếu tố đồng tính ảnh hưởng hình ảnh cá nhân nên từ chối.
Chọn lựa Trương Phong Nghị thay thế được xem là sáng suốt. Trương Phong Nghị ngoài đời hào sảng, trượng nghĩa; vào phim thể hiện được tính cách trọng tình trọng nghĩa nhưng lý tính lấn át cảm tính.
Nguyên tác văn học chỉ nhắc đến Điệp Y thời niên thiếu và khi trưởng thành. Nhưng lên phim, đạo diễn Trần Khải Ca thêm câu chuyện tuổi thơ của nhân vật. Hai diễn viên nhỏ tuổi Mã Minh Uy (đóng lúc nhỏ) và Doãn Thủy (đóng thời niên thiếu) đều gây xúc động khi nhập vai.
Sự khổ luyện sau ánh hào quang
Trên màn ảnh, Điệp Y lao tâm khổ tứ vì sự nghiệp thế nào, phía sau ống kính, Trương Quốc Vinh khổ cực tôi luyện vì bộ phim thế ấy. Đạo diễn Trần Khải Ca nhận xét diễn viên của mình "là người dụng công một cách cực đoan".
Trước khi phim khởi quay, anh từ Hong Kong sang Bắc Kinh sống 6 tháng, chuyên tâm học kinh kịch. Anh đọc sách về cuộc đời huyền thoại sân khấu Mai Lan Phương, tìm hiểu các thuật ngữ kinh kịch. Mỗi ngày, anh tập diễn ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh bốn tiếng buổi sáng, rồi về khách sạn tập tiếp. Có lúc sốt 38-39 độ, mặt đỏ bừng, anh vẫn miệt mài tập hát, tập diễn. Anh còn trau dồi khả năng nói giọng Bắc Kinh để vào vai thuyết phục.
Lần đầu sang đại lục đóng phim, Trương Quốc Vinh lạ nước lạ cái, bị ói, tiêu chảy. Tận dụng vóc dáng gầy rộc vì ốm, anh bỏ thói quen tập gym, nhịn đói, uống ít nước, làm cơ thể càng lúc càng mỏng manh.
Anh cũng tỉa bớt lông mày, cạo râu mỗi ngày, tạo vẻ ngoài mặt hoa da phấn. Anh bỏ thói quen sải bước chân lớn, đứng ngồi, đi lại khép nép hơn, để có được thần thái phi giới tính đúng chất nhân vật. Ngay cả lúc không quay, Quốc Vinh cũng giữ phong thái yểu điệu, sống như nhân vật và mang nhân vật từ trang kịch bản ra đời thực với mình.
Vẻ yêu kiều của nam diễn viên làm thành viên đoàn nể phục và mê mẩn. Diễn viên kinh kịch đóng thế được đoàn chuẩn bị rốt cuộc không được dùng lần nào, bởi Trương Quốc Vinh tự thực hiện tất cả cảnh phim, gồm cả những góc máy đặc tả động tác cổ tay, chân. Anh cho rằng mỗi bộ phận cơ thể đều có tim, cần bộc lộ cảm xúc đúng nhân vật.
Trong vai trò huấn luyện kinh kịch, nghệ sĩ Trương Mạn Linh đánh giá Trương Quốc Vinh tiếp thu môn nghệ thuật cổ truyền tốt hơn tưởng tượng của êkíp, dù anh chưa từng tiếp xúc trước đó. Trong cuộc phỏng vấn năm 1999, tài tử nói anh tự hào về vai Trình Điệp Y, nhưng thấy chưa thật hài lòng, cho rằng mình có thể diễn tốt hơn.
Anh được cả đoàn yêu quý vì luôn có mặt sớm nhất, chưa từng lãng phí thời gian của ai. Anh hay đãi êkíp đồ ăn, thức uống. Ngày nghỉ của mình, anh cũng gửi quà đến cho mọi người.
Ở cảnh Trình Điệp Y lên cơn nghiện và đập phá đồ đạc, đạo diễn vốn đã ưng ý "một đúp ăn ngay", nhưng Trương Quốc Vinh tự không hài lòng. Quay thêm vài lượt, tay anh đập vào cửa kính bị đứt, chảy máu. Sự cố làm cả đoàn xót xa, trong khi nam chính cảm thấy xứng đáng.
Sang đến cảnh Điệp Y nói với Tiểu Lâu: "Em muốn diễn với anh suốt đời suốt kiếp", tài tử lại khiến bạn diễn mất tập trung. Trương Phong Nghị than thở mỗi lần Trương Quốc Vinh nhìn anh bằng ánh mắt da diết của Điệp Y, anh "chịu không nổi". Hai ngôi sao cùng họ Trương, sinh cùng năm cùng tháng, cách nhau 11 ngày. Lần duy nhất kết hợp ở phim này làm nên màn tương tác đầy ăn ý giữa họ.
Cảnh Tiểu Lâu bị sư phụ đánh, đạo diễn nói Trương Phong Nghị mặc nguyên y phục nhưng nam diễn viên đề xuất được nằm sấp, kéo quần lộ mông. Anh cho hay làm vậy mới đúng tinh thần của phim: dù bao nhiêu tuổi, các học trò cũng là trẻ con trong mắt người thầy.
Tất nhiên, nam diễn viên không tránh khỏi cảm xúc ngượng ngùng. Anh đề nghị tất cả thành viên nữ dưới 40 tuổi của đoàn phim tránh mặt lúc anh đóng cảnh này.
Ban đầu, diễn viên vào vai người thầy diễn nương tay nhưng do hình ảnh lộ tính giả tạo, đạo diễn yêu cầu đánh thật. Trương Phong Nghị đau đến mặt biến dạng. Hết cảnh, thấy ánh mắt lo lắng của đồng nghiệp, anh nói không sao để trấn an mọi người . Đến lúc có người nhắc thoa thuốc, anh mới biết mông mình bị đánh đến chảy máu.
óp công không nhỏ cho thành công của Bá vương biệt cơ là nữ phụ Củng Lợi, trong vai Cúc Tiên - vợ Tiểu Lâu. Với cảnh Cúc Tiên nhổ nước bọt vào mặt Điệp Y, lúc quay thử, Củng Lợi chỉ nhổ một ít tượng trưng. Nhưng lúc diễn, cô phun một cách mạnh dạn vì quá nhập vai. Trương Quốc Vinh hỏi đùa: "Sao em chảy nước miếng nhiều vậy, như đài phun nước!". Củng Lợi nghe thế ngại quá, vội lau mặt cho đàn anh.
Năm ấy, Củng Lợi vừa quay xong Thu Cúc đi kiện liền đến đoàn Bá vương biệt cơ. Mấy ngày đầu, cô chưa tìm được cảm xúc, phải tập luyện nhiều, đọc thêm tài liệu về kỹ nữ đương thời mới bước vào cuộc đời nhân vật.
Niềm nuối tiếc Oscar
Sau giải Cành Cọ Vàng 1993, Bá vương biệt cơ vào đề cử "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại giải thưởng Oscar một năm sau đó. Chung cuộc, đạo diễn Trần Khải Ca không tâm phục khẩu phục trước chiến thắng của phim Belle Époque đến từ Tây Ban Nha.
Đến gặp ban giám khảo hỏi chuyện này, ông nhận được câu trả lời: Vì Bá vương biệt cơ đã thắng Cành Cọ Vàng và Quả Cầu Vàng, trong khi Trần Khải Ca không quảng bá phim này với hội đồng Oscar, họ nghĩ ông không cần nên trao giải cho phim khác.
Thực tế, Trần Khải Ca không hiểu về chiến dịch quảng bá phim tại Oscar, cứ nghĩ phim mình thắng nhiều giải lớn sẽ chiếm ưu thế.
-
Anchorman: The Legend of Ron Burgundy (2004) là một bộ phim hài về những năm 1970, xoay quanh Ron Burgundy, một nhà phát thanh viên nổi tiếng ở San Diego, do Will Ferrell thủ vai. Ron là một người đàn ông kiêu ngạo và tự phụ, làm việc trong một môi trường truyền hình chủ yếu do nam giới thống trị.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhà báo nữ, Veronica Corningstone (do Christina Applegate đóng), gia nhập đội ngũ của Ron. Sự xuất hiện của cô đã làm đảo lộn thứ tự tự nhiên, khiến Ron và các đồng nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh mới. Trong khi Ron cố gắng giữ vị trí của mình, mối quan hệ giữa anh và Veronica ngày càng phát triển, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại do những định kiến giới tính và sự cạnh tranh.
Bộ phim nổi bật với những tình huống hài hước, những câu thoại ngớ ngẩn và nhiều nhân vật kỳ quặc. Nó không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn phản ánh những vấn đề xã hội, đặc biệt là về giới tính và sự công bằng trong công việc.
Với phong cách châm biếm và nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, "Anchorman" đã trở thành một bộ phim kinh điển trong thể loại hài, nhận được nhiều lời khen ngợi và tạo nên một lượng fan hâm mộ đông đảo.
-
"Bad Lieutenant" (1992) là một bộ phim tâm lý tội phạm do Abel Ferrara đạo diễn, với Harvey Keitel vào vai một viên cảnh sát tham nhũng. Phim khai thác sâu sắc những vấn đề về đạo đức, tội phạm và sự suy đồi của con người.
Nội dung chính xoay quanh nhân vật viên cảnh sát (Keitel), người đang bị cuốn vào cuộc sống tội lỗi, sử dụng ma túy, cá độ và lạm dụng quyền lực. Anh ta đang điều tra một vụ hiếp dâm mà nạn nhân là một nữ tu, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với những mâu thuẫn nội tâm và cuộc sống đổ vỡ của chính mình.
Bộ phim không chỉ tập trung vào hành động tội phạm mà còn đi sâu vào tâm lý và cảm xúc của nhân vật chính, thể hiện sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, cũng như những nỗ lực tìm kiếm sự cứu rỗi. "Bad Lieutenant" nhận được nhiều lời khen ngợi vì cách xây dựng nhân vật và sự thể hiện mạnh mẽ của Keitel.
-
The Ministry of Ungentlemanly Warfare là bộ phim phiêu lưu hành động mới nhất của Guy Richie với dàn diễn viên chính do Henry Cavill, Alan Ritchson và Eiza Gonzales dẫn dắt, kể một câu chuyện dựa trên cuốn sách Churchill’s Secret Warriors: The Explosive True Story of the Special năm 2014 Lực lượng liều lĩnh của Thế chiến thứ hai của Damien Lewis. Chúng ta theo chân nhóm của Gus March-Phillips (Cavill) khi anh ấy lãnh đạo một nhóm gồm những người không phù hợp trong việc hoàn thành Chiến dịch Postmaster cho Lực lượng Đồng minh trong Thế chiến 2.
Mỗi khi chúng tôi nhận được một phần của Guy Ritchie, chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ nhận được bất kỳ một hoặc tất cả những điều sau đây: bạo lực không hề nao núng, những anh chàng người Anh vui vẻ tốt bụng và những cuộc đối thoại hấp dẫn.
Hãy coi anh ấy như Quentin Tarantino người Anh. Vì vậy, chúng tôi đã may mắn có được những chuyến đi thú vị như The Gentlemen, hai bộ phim Sherlock Holmes của Robert Downey Jr. và Snatch. Tuy nhiên, anh ấy cũng có những chia sẻ ngu ngốc như Operation Fortune: Ruse de Guerre, King Arthur: Legend of the Sword, và bản chuyển thể live-action của Aladdin của Disney. Vậy Unggentlemanly đứng ở đâu trong phạm vi tác phẩm của mình? Vâng, ở đâu đó ở giữa.
Người ta đã nói rất nhiều về việc bộ phim giống Inglorious Basterds như thế nào , và nhận xét đó là chính xác. Chúng tôi có một ký tự đại diện đặc trưng về một người lính dẫn đầu một nhóm gồm các cá nhân khác nhau hoàn thành một nhiệm vụ có thể làm thay đổi cán cân của Thế chiến 2 hoặc có thể không. Điểm kết thúc của sự so sánh là ở chỗ cách viết giữa hai bên khác nhau như thế nào. Chúng ta không cần phải nói Tarantino tuyệt vời như thế nào. Tarantino là một vị thần viết lách. Theo ghi nhận của Ritchie, những tác phẩm hay trong phim của anh ấy chủ yếu là những tác phẩm do chính anh ấy viết kịch bản và đạo diễn (như Quentin). Unggentlemanly có 4 biên kịch được tín nhiệm (Paul Tamasy, Eric Johnson, Arash Amel và Ritchie), và người ta có thể cảm thấy rằng bộ phim đang căng thẳng dưới sức nặng của 4 bậc thầy kể chuyện được tín nhiệm. Khi những nỗ lực solo của Ritchie mang lại cảm giác hợp lý nhất định, thì điều này có cảm giác rằng tất cả các nhà văn đều muốn đi một con đường khác với sản phẩm cuối cùng. Kết quả là dòng chảy của bộ phim bị ảnh hưởng. Có những trường hợp thỏa mãn bạo lực quá mức trong phim này, nhưng chúng bị kẹp giữa quá nhiều cảnh phơi bày đôi khi lặp lại những gì chúng ta đã biết.
Về mặt hành động, bạn sẽ nhận thấy rằng Gus và đồng bọn của anh ta không bao giờ thực sự gặp khó khăn khi đánh bại những người lính khác. Nói theo thuật ngữ chơi game, bộ phim có cảm giác như bạn đang đóng vai một nhân vật cấp 30 chống lại những đối thủ vẫn ở cấp 5. Phong cách “người tốt luôn thắng” này có thể khiến các cảnh chiến đấu không quá hồi hộp, nhưng chúng vẫn mang đến cho bạn một lượng adrenaline dâng trào, đặc biệt là khi Lassen đánh bại quân Đức Quốc xã bằng cung tên. Hoặc khi Heron bất ngờ rút ra một khẩu súng lục bỏ túi sau khi vỏ bọc của anh ta gần như bị nổ tung.
Cavill tỏa sáng nhất ở mảng diễn xuất, dù điều đó không có nghĩa là những người còn lại đều thiếu sót. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều thể hiện khá tốt vai diễn của mình. Ritchson xứng đáng được khen ngợi khi vào vai cung thủ cười tươi Lassen. Điều tương tự cũng xảy ra với màn trình diễn của González trong vai Marjorie quyến rũ.
Chuyển sang phần âm thanh, điểm số của Christopher Benstead cho The Ministry of Ungentlemanly Warfare khá vừa tai. A Team of Misfits và Operation Postmaster của Benstead cũng thực sự tạo nên tâm trạng khi cả nhóm lên đường thực hiện sứ mệnh táo bạo.
Nhìn chung, The Ministry of Ungentlemanly Warfare là một bộ phim thú vị.
-
Team America: World Police (2004) là một bộ phim hoạt hình ngừng hình (stop-motion) do Trey Parker và Matt Stone, những người sáng lập ra series South Park, đạo diễn. Phim sử dụng hình ảnh búp bê để kể câu chuyện về một nhóm chống khủng bố mang tên Team America, những người dũng cảm chiến đấu để bảo vệ thế giới khỏi các mối đe dọa khủng bố.
Cốt truyện xoay quanh nhân vật Gary Johnston, một diễn viên Broadway, được tuyển vào Team America để giúp họ thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm. Trong khi tham gia các cuộc phiêu lưu, Gary phải đối mặt với nhiều thử thách và các vấn đề trong mối quan hệ với đội, đặc biệt là khi anh nảy sinh tình cảm với một thành viên trong nhóm.
Phim nổi bật với phong cách hài châm biếm và chứa đựng nhiều yếu tố chính trị, chỉ trích văn hóa Hollywood, chủ nghĩa dân tộc và các vấn đề toàn cầu. Những bài hát trong phim cũng rất nổi bật, mang đến những khoảnh khắc hài hước và châm biếm đặc trưng.
-
Supermarket (1974) là một bộ phim hài của đạo diễn Paul Mazursky. Câu chuyện xoay quanh một nhóm nhân viên làm việc tại một siêu thị ở New York. Bộ phim khai thác những tình huống hài hước và những mối quan hệ phức tạp giữa các nhân viên, khách hàng và cuộc sống thường ngày của họ.
Nhân vật chính là một người đàn ông trẻ tuổi, người đã quyết định làm việc tại siêu thị để kiếm sống. Qua những trải nghiệm trong công việc và các mối quan hệ với đồng nghiệp, phim phản ánh những vấn đề xã hội và tâm lý của con người trong bối cảnh đô thị.
Bên cạnh những tình huống hài hước, Supermarket còn mang đến những suy tư về cuộc sống, tình yêu và sự tìm kiếm bản sắc giữa những bộn bề của cuộc sống hàng ngày. Phim được đánh giá cao nhờ sự kết hợp giữa hài hước và những thông điệp sâu sắc về con người và xã hội.
-
Các em bé thì cười, còn đàn ông cười và suy ngẫm. Phần cuối trong loạt phim 4 tập về gã chằn tinh màu xanh được làm bằng kỹ thuật 3-D tiên tiến là câu chuyện hoạt hình vui nhộn và ý nghĩa.
Sau khi khiêu chiến với một con rồng hung ác, rồi giải cứu công chúa xinh đẹp và bảo vệ vương quốc nhạc phụ, giờ đây một gã chằn tinh sẽ làm gì? Thay vì đem lại nỗi kinh hoàng cho dân làng như trước, chàng Shrek khó trở thành một nhân vật mua vui cho mọi người. Không còn tự do, sống cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người đàn ông đã có gia đình với đống tã giấy, gã da xanh khát khao chuỗi ngày làm một chằn tinh thứ thiệt. Tay khổng lồ ngờ ngệch Shrek đã bị lừa ký một hiệp ước trong cuộc đàm phán với gã quỷ lùn dẻo mỏ Rumpelstiltskin để được sống không cần quan tâm đến trách nhiệm. Đổi lại, những gì Shrek phải làm là cho Rumpel một ngày trong quá khứ của mình. Tuy nhiên, Shrek không biết được Rumpel đã ghi trên bản giao kèo, ngày hắn lấy sẽ là ngày thay đổi đáng kể lịch sử của cả Shrek lẫn những người dân xứ sở Xa Thật Xa. Rumpel chọn ngày Shrek ra đời.
Kết quả của việc đó là tất cả những gì khán giả biết về Shrek, Fiona và các nhân vật của xứ thần tiên đảo lộn tùng phèo và bị ném vào một hiện thực khác. Không một ai ở xứ sở Xa Thật Xa biết Shrek là ai. Shrek bỗng thấy mình đang ở một hiện thực khủng khiếp khác: nơi loài chằn tinh bị săn đuổi, Rumpelstiltskin là nhà vua, Shrek và Fiona chưa từng gặp mặt.
Đối với những câu chuyện dài, mỗi cuộc phiêu lưu, mỗi giai đoạn lại mang tới những trải nghiệm mới và cơ hội để nhân vật có thể trưởng thành và phát triển. Trong trường hợp của Shrek, vấn đề đặt ra rất thực tế. Đó là khủng hoảng sau kết hôn mà người đàn ông nào cũng gặp. Sau những ngọt ngào ban đầu, gánh nặng gia đình bắt đầu đè lên họ và bản chất của một cậu bé thích tự do khiến đàn ông nổi loạn, ám ảnh với suy nghĩ: "Nếu mình không cưới người đàn bà này, cuộc sống có phải dễ chịu biết bao". Khi đó, anh ta dễ đánh đổi những gì mình có và sau đó, nuối tiếc vì cái đã mất.
Trong phần phim đầu tiên, Shrek học được cách yêu chính bản thân mình. Trong phần hai, anh biết được việc sống trong một gia đình là như thế nào. Tới phần ba, Shrek bắt đầu tập quen với việc chấp nhận bổn phận của một người chồng, người cha. Phần bốn và cũng là phần phim cuối cùng, anh phải đối mặt với một câu hỏi lớn: cuộc đời mình rẽ sang hướng nào khi mình không lấy vợ?
Đối với đạo diễn Mike Mitchell, khá dễ dàng để tìm được mối liên hệ với câu chuyện và cảm xúc của Shrek. Là cha của hai đứa trẻ mới chập chững biết đi, anh đồng cảm với ông bố trong Shrek. “Tôi nhận công việc này khi vợ vừa sinh đứa thứ hai. Đó thực sự là một trải nghiệm làm thay đổi cuộc đời, và thật khó để giữ bình tĩnh với một túi tã giấy vắt ngang vai” - vị đạo diễn chia sẻ.
Đúng vào khoảnh khắc Shrek nhận ra mình đã mắc kẹt trong hiện thực mới của Xa Thật Xa, thì khung cảnh, độ sáng và màu sắc của phim cũng đột ngột thay đổi. Từ một mảnh đất màu mỡ, xanh tươi, Xa Thật Xa thoắt trở thành một vùng đất cằn cỗi, hoang tàn, phủ trong màu vàng cùng các tông xanh và ghi xám. Dường như đang bị mọi thứ chống lại nhưng gã chằn tinh cô độc Shrek vẫn còn le lói một tia hy vọng. Sau khi kết bạn lại được với chàng lừa Donkey, anh cùng người bạn đồng hành trung thành cùng tìm ra được một điều khoản trong thỏa thuận với Rumpel, qua đó Shrek chỉ có đúng 24 giờ để giải quyết mọi chuyện: Chinh phục Fiona để giải lời nguyền bằng nụ hôn của tình yêu đích thực và chiến đấu để cứu xứ Xa Thật Xa.
Vẫn là tạo hình ngộ nghĩnh và những màn gây cười, Shrek Forever After hấp dẫn hơn ba phần đầu bởi những cảnh chiến đấu của Shrek cùng binh đoàn chằn tinh với Rumpelstiltskin và lũ phù thủy bằng kỹ thuật ba chiều lập thể. Đối với bộ phận mỹ thuật, điều này đồng nghĩa với việc tưởng tượng thế giới của Xa Thật Xa từ một cái nhìn 3-D. "Thực tế của việc sản xuất bộ phim này theo phương pháp 3-D đã góp phần thêm vào nỗ lực mở rộng hệ thống bối cảnh phim. Quả thực chúng tôi đã xây dựng toàn bộ ở mọi chiều có thể, điều chúng tôi chưa bao giờ làm” - Peter Zaslav, người phụ trách kỹ thuật, cho biết.
Chịu trách nhiệm lồng tiếng cho Shrek tiếp tục là Mike Myers - người đã gắn bó với chàng khổng lồ đáng yêu từ ba phần trước. Nữ diễn viên từng đoạt Quả Cầu Vàng có giọng nói thánh thót, ngọt ngào Cameron Diaz vào vai Fiona, trong khi nam diễn viên Eddie Murphy nhận lồng tiếng cho chú lừa Donkey tốt bụng.
-
Matinee (1993) là một bộ phim hài, chính kịch do Joe Dante đạo diễn, lấy bối cảnh những năm 1960 tại Key West, Florida. Phim xoay quanh một nhà sản xuất phim tên là Lawrence Woolsey (John Goodman), người đang chuẩn bị phát hành bộ phim kinh dị mới nhất của mình.
Khi Woolsey đến thị trấn để quảng bá bộ phim, cậu bé Gene (Simon Fenton) và gia đình của cậu bắt đầu trải nghiệm sự phấn khích và hào hứng xung quanh buổi ra mắt. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, và sự căng thẳng của thời đại này cũng ảnh hưởng đến các nhân vật.
Phim không chỉ đơn thuần là một bộ phim về điện ảnh mà còn là một cái nhìn đầy hoài niệm về nền văn hóa điện ảnh thời kỳ đó, cùng với các yếu tố như tình bạn, tình yêu và sự trưởng thành. Phim mang đến một cảm giác ấm áp, hài hước và một chút hồi tưởng về cách mà điện ảnh đã định hình cuộc sống của con người trong những năm tháng đầy biến động.
-
Bound (1996) là một bộ phim tội phạm tâm lý do Lana và Lilly Wachowski đạo diễn. Phim kể về câu chuyện của Violet (Jennifer Tilly), một phụ nữ đồng tính đang sống trong một môi trường ngột ngạt và có mối quan hệ với một tên gangster tên là Caesar (Joe Pantoliano).
Violet bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn với Corky (Gina Gershon), một thợ sửa ống nước vừa ra tù. Cả hai phụ nữ lên kế hoạch để đánh cắp một khoản tiền lớn từ Caesar. Khi mối quan hệ của họ ngày càng sâu sắc, Violet và Corky phải đối mặt với những rủi ro và sự phản bội.
Phim nổi bật với các yếu tố hồi hộp, sự căng thẳng trong mối quan hệ tình cảm, cùng với những tình tiết bất ngờ. Bound không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tội phạm mà còn khám phá các chủ đề về tình yêu, lòng tin và sự phản bội. Bộ phim được đánh giá cao về cách thể hiện mối quan hệ đồng tính và đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+ trong điện ảnh.
-
Nhung xanh (Blue Velvet) là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn David Lynch, ra đời vào năm 1986, tại Mỹ. Bộ phim này đã mang về cho David Lynch đề cử thứ hai giành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Được dựng trên nền nhạc chủ đạo của bài hát nổi tiếng cùng tên, Nhung xanh xoay quanh câu chuyện kể về cuộc điều tra của anh sinh viên Jeffrey Beaumont khi nhìn thấy cái tai người thối rữa bị cắt lìa và nằm trên thảm cỏ. Lần theo những dấu vết thu thập được nhờ sự hỗ trợ của Sandy, con gái viên thám tử Williams, Jeffrey phát hiện ra cô ca sĩ Dorothy đang bị Frank, một tên trùm ma túy nguy hiểm khống chế tình dục sau khi bắt cóc chồng cùng với con trai của cô. Dorothy và bái hát Nhung xanh có sức quyến rũ, mê hoặc kỳ lạ với Frank và Jeffrey. Cuối cùng, Jeffrey bắn chết Frank, tiêu diệt thế giới ngầm đầy bạo lực và hung ác của hắn. Anh kết hôn cùng với Sandy, Dorothy tìm được con trai mình và từ đấy, họ sống cuộc đời hạnh phúc.
Ngay từ nhan đề, tác phẩm Nhung xanh đã mang đến một ấn tượng về màu sắc. Ấn tượng này trở thành một ám tượng nghệ thuật xuyên suốt bộ phim. Màu sắc không chỉ hiện lên đơn thuần như những chi tiết có mặt một cách ngẫu nhiên mà trở thành các ẩn dụ. Mỗi gam màu chứa đựng một ý nghĩa tượng trưng riêng biệt. Đồng thời, giữa các màu sắc có sợi dây nối kết và dẫn truyền sự tương tác, bện xoắn với nhau thành những tấm giấy quỳ nhạy cảm đo độ xung động của tâm trạng nhân vật và ý nghĩa biểu hiện của tác phẩm.
Trước hết, màu sắc tạo nên một hiệu ứng đặc biệt cho không khí tác phẩm Nhung xanh trên màn ảnh. Phần lớn các cảnh phim được quay vào thời gian ban đêm và đặt nhân vật vào khung nền tối, nhiều góc khuất. Trên nên tối ấy, ba màu chủ đạo là đỏ, xanh thẫm và đen thường xuất hiện lặp đi lặp lại, phối kết với nhau. Sắc độ đậm của các gam màu khiến cho không gian trở nên đặc quánh, chật hẹp, tù túng, tạo ra một không khí thấm đẫm sự sợ hãi, hồi hộp trước những điều bí ẩn và nguy cơ hiểm họa luôn rình rập, đe dọa. Các gam màu phủ đầy thị giác của khán giả, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và đặt họ vào tâm thế của một niềm dự cảm thường trực về một thế giới không yên bình, luôn tràn đầy bất trắc. Màu sắc tham dự vào hành trình dẫn dụ của tình tiết phim, dẫn dắt người xem bước vào không gian đậm chất noir, tràn ngập yếu tố bạo lực, sự méo mó của dục vọng và vây bọc con người trong nỗi sợ hãi không lối thoát.
Ngay cả khi gần như xuất hiện một cách tình cờ, như là những yếu tố ngẫu nhiên thoáng qua trong khuôn hình, màu sắc vẫn là một chất liệu thể hiện dụng ý nghệ thuật dưới bàn tay sắp đặt của người đạo diễn. Màu đỏ tươi từ chiếc xe của Jeffrey; từ một dải vải vắt ngang trong phòng vũ hội, nằm im ở hậu cảnh; từ bức tường, chiếc ghế trong quán cà phê mà Jeffrey và Sandy ngồi, từ hình nộm bộ xương người trên chiếc giường trong căn hộ của Ben – thằng hề màu kẹo đang bắt giữ con trai của Dorothy – cho đến những cái áo đỏ, rìu đỏ chỗ những người bán hàng, bức tường gạch đỏ nơi thường diễn ra hành vi buôn bán ma túy của băng nhóm tội phạm, những bộ trang phục đỏ nổi bật lên giữa các đám đông tụ tập phía trước phòng vũ hội… Ánh sáng xanh và đỏ nối tiếp nhau trong bóng đêm cũng là luồng ánh sáng chủ đạo của tác phẩm: ánh đèn choáng ngợp trong hộp đêm Slow Club, ánh sáng đỏ đứt nối liên tục quét qua mặt Jeffrey và Sandy khi hai nhân vật đang di chuyển trên đường, đèn đỏ của xe cứu thương và đèn xanh trên nóc xe cảnh sát… Những dạng thức của màu sắc đậm đặc ngồn ngộn khắp không gian khuôn hình, gây nên ám ảnh về bạo lực, về những cuộc đổ máu, tạo nên những xúc cảm thị giác dữ dội, mãnh liệt.
Nhìn từ một góc độ khác, màu sắc là chiếc phong vũ biểu của tâm trạng con người, những tâm trạng bị bức nén, rơi vào cơn khủng hoảng và nỗi bế tắc trầm trọng. Dorothy luôn xuất hiện trong chiếc váy màu nhung xanh hoặc đỏ thẫm. Căn phòng của người nữ ca sĩ có đời sống bí ẩn này cô đặc lại với tấm thảm nhung đỏ thường được đặt vào trung tâm khuôn hình, nơi diễn ra những cơn bạo dâm kinh hoàng dưới sức nặng khống chế bạo lực tàn ác của Frank. Màu sắc dường như phân chia thành hai tuyến thế giới đối lập, tồn tại song hành. Một bên là cái ác ngự trị, bủa vây và kéo tuột con người vế phía nó, lọt thỏm vào trong nó. Frank nắm vai kẻ thủ ác, vị lãnh chúa của bạo lực và tính dục với những ẩn ức méo mó, cuồng dại. Dorothy là nạn nhân của tội lỗi, đồng thời, lại hóa thành kẻ nô lệ tinh thần và dục vọng của thế giới tội lỗi ấy. Jeffrey đi truy tìm dấu vết và lột trần tội ác, nhưng trên hành trình của mình, chính anh cũng từng dịch chuyển dần và rơi vào cái bẫy quyến dụ tình dục đặt trên thân thể Dorothy. Ba nhân vật này là những kẻ dự phần hoặc bán dự phần vào thế giới bóng tối của tội ác. Chính vì vậy, trang phục mà Frank, Dorothy và Jeffrey khoác lên người luôn mang sắc độ đậm. Gắn liền với Dorothy là sắc màu nhung xanh và nhung đỏ. Frank và Jeffrey lẫn vào bóng tối bằng trang phục đỏ, xanh đậm hoặc đen. Trong khi đó, ở phía đối lập, Sandy lại hoàn toàn giữ nguyên trạng thái, đứng ở phía bên kia ranh giới của tội lỗi và là hiện thân cho sự thánh thiện, trong sáng tuyệt đối. Do đó, ở cô gái này, màu sắc luôn hiện lên bằng tất cả vẻ tươi tắn, dịu ngọt, trong lành, tương phản và tách biệt hẳn với thế giới đậm đặc bóng tối. Những chiếc váy luân chuyển từ hồng, vàng sang trắng và chiếc áo đầm hoa đã khắc tạc nên một Sandy thanh thoát, nữ tính. Những đối tuyến này được dự tính và biểu hiện ngay cả trên màu sắc hiện diện ở bề mặt khuôn hình, phân chia sự cảm nhận khác biệt của con người về hai đối cực: thế giới trong trắng, tinh khôi hướng thiện và thế giới tội lỗi, xấu xa, tàn tệ thấm đẫm cái ác.
Đồng thời, ngay trong bản thân màu sắc cũng có sự phân đôi giá trị biểu trưng. Như ở trên đã phân tích, màu đỏ hiện hữu trong nhiều sắc độ, chuyển đổi từ đỏ tươi đến đỏ thẫm như một ám dụ về máu, về bạo lực, nỗi sợ hãi của con người. Tuy nhiên, màu sắc này cũng được lặp lại qua hai hình tượng: những bông hồng được quay dần từ dưới lên trong cảnh đầu và cảnh cuối, loài chim cổ đỏ trong giấc mơ của Sandy và xuất hiện ở hiện thực, đưa tác phẩm vào cái kết đầy chất “happy ending”. Sắc đỏ của hoa hồng và loài chim lại là ẩn dụ về tình yêu, hạnh phúc, về cuộc sống bình yên, trong trẻo, đối lập với sắc đỏ dự cảm tội lỗi và vây phủ cảm giác bất an. Nhung xanh – hình tượng trung tâm của bộ phim – gắn chặt với Dorothy, vừa là hiện thân cho cái đẹp, sự quyến rũ đầy ma lực, vừa tượng trưng cho nỗi đam mê, dục vọng. Dải nhung xanh mà Frank cắt ra từ chiếc váy đầm của cô ca sĩ đã hóa thành một vật thể thiết yếu thâm nhập vào những cuộc bạo dâm kinh hoàng giữa Dorothy và Frank. Đau đớn và hoan lạc cùng bộc lộ ở mức độ tột đỉnh, méo mó, quái đản. Màu mắt xanh thẫm và đôi môi đỏ thắm nổi bật khiến cho gương mặt của Dorothy đậm chất nhục cảm ấn tượng, cộng hưởng với sắc màu ngoại cảnh, tạo thành cấp số nhân cho không khí kỳ bí, huyền hoặc ma quái, vừa lôi cuốn, vừa tràn đầy kinh hãi.
Ra đời vào năm 1986, Nhung xanh là một đứa con kỳ lạ của điện ảnh Mỹ khi mang trong mình hai dòng chảy: thể loại phim noir kết hợp với chất siêu thực, để rồi cuối cùng trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật kinh điển của thể loại phim noir mới (neo – noir genre). Sự kết hợp này cũng đã để lại dấu ấn lên yếu tố màu sắc xuyên suốt tác phẩm. Những gam màu đậm, có sức tạo ấn tượng lớn lao, mạnh mẽ, một mặt mang tính ám dụ đầy ám ảnh, một mặt mang tính ẩn dụ chứa đựng giá trị tượng trưng đã tô trám nền phim, tách những cảnh quay ra khỏi bối cảnh tự nhiên để đặt vào các không gian tạo hiệu quả nghệ thuật noir đặc thù. Những tấm giấy quỳ màu sắc ấy tham gia phản ứng tinh nhạy với hệ thống nhân vật, tình tiết, cấu trúc tác phẩm để cùng toát bật lên ý nghĩa của bộ phim. Và cuối cùng, với Nhung xanh, có thể thấy rằng người đạo diễn cũng cần là một họa sĩ của màu sắc để biến những thước phim của mình thành các bức tranh sống động, có sức gợi và giá trị biểu hiện cao.
-
"South Park: Bigger, Longer & Uncut" (1999) là bộ phim hoạt hình dựa trên series truyền hình nổi tiếng "South Park." Được đạo diễn bởi Trey Parker, phim mang đậm phong cách châm biếm và hài hước đặc trưng của series.
Nội dung phim xoay quanh bốn nhân vật chính: Stan, Kyle, Cartman và Kenny, những cậu bé ở South Park, Colorado. Khi họ xem một bộ phim hài hước của một nhóm diễn viên nổi tiếng, họ bị ảnh hưởng và quyết định làm một phiên bản riêng với nội dung tục tĩu. Sự việc này dẫn đến những rắc rối, bao gồm việc cha mẹ của họ tức giận và kêu gọi cấm phim.
Khi bộ phim trở thành một vấn đề quốc gia, cậu bé Stan và bạn bè phải đối mặt với những áp lực từ xã hội và các thế lực chính trị, dẫn đến một cuộc chiến giữa sự tự do ngôn luận và sự kiểm duyệt.
Phim không chỉ mang lại những tiếng cười mà còn châm biếm sâu sắc các vấn đề xã hội như chính trị, tự do ngôn luận, và cách mà văn hóa đại chúng ảnh hưởng đến trẻ em. Với phong cách hoạt hình độc đáo và âm nhạc hấp dẫn, "South Park: Bigger, Longer & Uncut" đã trở thành một tác phẩm cult classic.
-
Bộ phim kể về cuộc phiêu lưu của anh chàng tắc kè hoa Rango (Johnny Depp) tới miền Tây hoang dã. Điểm dừng chân của Rango chính là Dirt, một thị trấn khô cằn, khắc nghiệt như cái tên của nó vậy. Tài ba hoa, bốc phét cùng trò bắt chước vớ vẩn của anh bỗng nhiên trở nên hữu dụng. Rango được người dân tôn sùng, đưa lên làm cảnh sát trưởng. Nhưng cuộc sống tại Dirt bí ẩn, khó khăn hơn anh tưởng rất nhiều. Nguồn nước cung cấp cho cả thị trấn bị cắt đột ngột khiến người dân rơi vào cảnh hoảng loạn. Nhiệm vụ của chàng cảnh sát trưởng mới toanh đó là đi tìm lại nguồn nước và bắt giam kẻ chủ mưu đứng sau sự việc.
-
Ngôi sao của Triệu phú ổ chuột Dev Patel đã có một hành trình ngoạn mục tỏa sáng trong dự án đầy cá nhân Monkey Man (Monkey Man báo thù).
Ngập tràn năng lượng điên rồ, các cảnh chiến đấu mãn nhãn, Monkey Man kết hợp hành động đỉnh cao trong một câu chuyện thấm đẫm sắc màu huyền hoặc của văn hóa Ấn Độ.
Cơn giận của thần khỉ
Nhân vật chính của Monkey Man là một thanh niên vô danh (Dev Patel đóng) kiếm sống bằng nghề võ phủi trong các sàn đấu ngầm ở Ấn Độ. Dần dần từng bước, anh leo lên các nấc thang xã hội tội phạm ngầm để đi tìm kẻ đã giết mẹ mình. Trên hành trình đó, anh đối diện với nỗi đau quá khứ và nhận ra kế hoạch trả thù của mình có thể giúp đỡ cả những số phận vô danh khác. Xuyên suốt trong câu chuyện là hình tượng thần khỉ Hanuman - một vị thần quan trọng trong văn hóa Hindu, đại diện cho sức mạnh, chính trực và lòng dũng cảm. Giống như nhân vật chính, Hanuman phải trải qua kiếp nạn trừng phạt, đau đớn khôn cùng để trở lại mạnh mẽ với sứ mệnh mới.
Điều có lẽ khiến một nhà sản xuất nổi tiếng như Jordan Peele và công ty Monkeypaw Productions lựa chọn Dev Patel và Monkey Man có lẽ ở một thông điệp sâu xa hơn là câu chuyện hành động. Lồng ghép tính bình luận chính trị xã hội và thần thoại Hindu vào câu chuyện, tác phẩm khắc họa một xã hội bóc lột có hệ thống và sự tuyệt vọng của những tầng lớp dưới.
Dev Patel cùng lúc làm xuất sắc ở cả hai việc: thực hiện các phân cảnh hành động quyết liệt và khắc họa chiều sâu cảm xúc cho nhân vật. Điểm nghỉ giữa các cảnh hành động, máy quay quét nhanh qua gương mặt tổn thương của nhân vật chính: ở đó ta thấy được cam kết báo thù lẫn sang chấn của quá khứ, hằn lên trong đôi mắt to lấp lánh. Cảnh phim nhân vật chính cầm khẩu súng run rẩy chĩa vào kẻ đã giết mẹ mình có thể thấy cái tầm của diễn xuất phi ngôn ngữ ở Dev Patel.
Lần đầu ngồi ghế đạo diễn, làm ra luôn siêu phẩm hành động
Kể từ Triệu phú ổ chuột (2008) cho đến Hành trình tìm mẹ (2016) và Hiệp sĩ xanh (2021), Dev Patel đã trải qua cả một chặng đường dài khẳng định bản thân. Trong nỗ lực thoát ra khỏi khuôn mẫu mà các diễn viên gốc Ấn thường đóng, nam diễn viên nhận ra nếu không tự mình tạo ra, cơ hội sẽ không bao giờ đến. Anh ấp ủ một dự án riêng, lấy cảm hứng từ tình yêu với thể loại hành động kết hợp với cội nguồn văn hóa Ấn Độ.
Kid trong phim bầm dập bao nhiêu thì Dev Patel cũng phải trầy trật bấy nhiêu trong quá trình thực hiện Monkey Man. Nam diễn viên mất 8 năm để phát triển kịch bản từ ý tưởng về chiếc vòng cổ Hanuman của ông mình. Cho đến khi anh quyết định đạo diễn và quay phim thì đại dịch Covid-19 ập đến. Quá trình quay phim tại Ấn Độ bị gián đoạn, đoàn làm phim bị thiếu người trầm trọng, bản thân Patel bị chấn thương nặng: gãy cả chân tay khi mới bấm máy, tất cả khiến dự án phim suýt nữa thì trở thành thảm họa.
Nhờ sự quyết tâm cùng tài năng phi thường, Dev Patel đã hoàn thiện được bộ phim với kinh phí vô cùng tiết kiệm. Thành quả là một Monkey Man mãn nhãn với các pha hành động dồn dập. Phần mở đầu nhẹ nhàng của phim nhanh chóng chuyển sang các phân cảnh chiến đấu, đã xác lập phong cách chung cho tác phẩm: đan xen giữa nhịp hành động tàn bạo là những hồi tưởng dịu dàng về quá khứ, cho thấy hiện thực nghiệt ngã mà Kid phải đối mặt. Anh ta có một tuổi thơ đẹp biết bao, nhưng tất cả đã bị cướp mất bởi những kẻ quyền lực ác ôn.
Monkey Man có phong cách chiến đấu thống nhất với tính cách của nhân vật: hoang dã, bùng nổ, điên rồ và liều lĩnh. Điều phối viên chiến đấu Brahim Chab, cùng với Dev Patel, hướng tới cách tiếp cận thực tế đối với các cảnh chiến đấu. Nhân vật của Patel chiến đấu với tất cả những gì mình có, như một con thú anh ta bước ra khỏi mỗi trận chiến bầm dập và đầy thương tích.
Có thể thấy sự tuyệt vọng trong mắt của Kid: sau tất cả đó chỉ là một con người, không phải tuýp anh hùng bất khả chiến bại thường thấy trên màn ảnh. Các kế hoạch của anh ta thông minh, nhưng không hoàn hảo, anh ta cố gắng giết một người nhưng quên rằng điều đó có nghĩa là đối đầu với cả hệ thống.
Một khía cạnh quan trọng tạo nên sự độc đáo của Monkey Man đến từ triết lý "chơi dơ nhất có thể". Các trận chiến của Kid được đặc trưng bởi việc sử dụng vũ khí ngẫu hứng - miếng gỗ, chiếc giày, mảnh thủy tinh, chai tương ớt hoặc bất kỳ đồ vật nào có sẵn - để giành lợi thế, nhấn mạnh tính chất tàn bạo và hỗn tạp của các trận đánh nhau. Điều này hoàn toàn khác biệt với phong cách "Gun Fu" hay "khiêu vũ với súng" gọn gàng và giàu tính biểu diễn trong John Wick. Cảnh loạn đả trong nhà tắm của câu lạc bộ Kings Club đã cho thấy rõ phong cách "chơi dơ" của Monkey Man, gợi nhớ cảnh đấu tay đôi giữa nhân vật của Tom Cruise và Henry Cavill trong Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ (2018).
Sở hữu khiếu thẩm mỹ tinh tế và mảng hành động hiệu quả, Monkey Man là minh chứng cho tầm nhìn nghệ thuật của Dev Patel và báo trước tiềm năng của anh trong vai trò đạo diễn. Tác phẩm xứng đáng là cột mốc đáng tự hào trong sự nghiệp của nam đạo diễn/diễn viên, cho thấy sức mạnh của lòng quyết tâm và sự đam mê, mở ra những cơ hội mới cho anh và trao tiếng nói cho người yếu thế.
-
“Love Lies Bleeding” là một phim neo-noir lấy bối cảnh những năm 1990 ở New Mexico, nước Mỹ, xoay quanh Lou (Kristen Stewart thủ vai) – một cô gái trẻ tuổi, quản lý phòng gym cho người cha không hợp tính và là tội phạm của mình. Trong một cuộc gặp, cô bị cuốn hút bởi “Jack” (Katy O'Brian đóng chính) – một nữ vận động viên mong muốn tham gia cuộc thi thể hình để đổi đời, và đã có với nhau một mối tình đẹp. Tuy vậy bởi những sắp đặt của số phận, Jack đã đổi tình lấy tiền với JJ – anh rể của Lou – một người đàn ông bạo lực, hay đánh đập vợ. Để trả thù cho chị gái mình, cả Jack và Lou đã bị cuốn vào một vòng xoáy lốc của bạo lực, trốn chạy và tội ác không ngừng mở ra và có quan hệ nhân quả. Liệu họ sẽ giải quyết chúng như thế nào, và có thể trốn thoát ra sao?
Với một nội dung có phần “kinh điển” như đã kể trên, “Love Lies Bleeding” dễ dàng trở thành tác phẩm xuất hiện nhan nhản giữa những rạp chiếu. Thế nhưng nó đã vượt thoát khỏi số phận dễ dàng nhờ vào tay nghề của nữ đạo diễn Rose Glass. Là nhà làm phim kinh dị - giật gân ấn tượng, Rose hướng tác phẩm thứ 2 của bản thân mình cũng theo hướng đó, để thổi vào bộ phim “noir” tính “neo” khác biệt. Xuyên suốt tác phẩm, bộ phim mang đến cảm giác tương đối hoài cổ của motif kể chuyện cùng ánh sáng, màu sắc có phần gợi nhớ đến những tuyệt tác cùng dòng của David Lynch hay Quentin Tarantino. Ở đó có tội ác nối tiếp nhau thành hình, có những nhân vật gây ra ám ảnh ngay từ ngoại hình mà không cần đến diễn xuất của họ.
Đạo diễn Rose Glass cùng nhà quay phim Ben Fordesman cũng thường trực mang đến cảm giác nôn nao, bức bối bằng những khung hình quay cận khuôn mặt diễn viên cùng một bối cảnh được thiết kế có phần chật chội. Rất ít những cảnh quay toàn, thay vào đó, bối cảnh trong phòng tập, trong nhà riêng, trong xe van... đều được giới hạn bởi 4 mặt dựng, ít nhiều thành công truyền tải được bầu không khí bên trong bộ phim thông qua hình ảnh tương đối thành công. Điều này cũng góp phần lớn cho sự tương phản trong nội dung câu chuyện, khi thể hiện được sự tương phản giữa cái chật chội và mênh mông, giữa những con người nhỏ bé và sự khổng lồ... Ngoài ra cũng phải kể thêm là những góc quay trên cao, máy quay được đặt song song với mặt đường... tạo ra những hiệu ứng khác lạ, không nhàm chán mà luôn có những điểm neo giữ mắt khán giả trên màn ảnh rộng.
Đặt vào bối cảnh những năm 1990, Rose Glass cũng mang âm nhạc synthpop, synthwave vào khắp khung hình. Điều này cũng được thể hiện một cách khác biệt, trong những đoạn montage nhị sắc độc đáo mà chủ yếu là đỏ neon và đen khi các nhân vật mặt đối mặt với khán giả. Chính cái nhìn tách biệt, mang tính trực diện nói trên đã khiến người xem có nhiều góc nhìn mà không bị phân tán, một vẫn bám riết theo mạch truyện chung, nhưng cũng đồng thời được đi sâu vào tâm lý nhân vật, nơi những bẹo hình bẹo dạng hay trạng thái thức thần đã được tái hiện một cách đặc biệt.
Hiệu ứng nói trên đặc biệt gợi nhớ đến “After Sun” cũng do A24 phân phối có Paul Mescal đóng chính, khi nữ đạo diễn trẻ tuổi Charlotte Wells cũng thể hiện những gì trong tâm trí của người cha ấy là một sàn nhảy với những chớp tắt liên tục diễn ra. Thêm vào điều đó, Rose Glass cũng mở tâm trí ra đến tận cùng, bằng những phân đoạn bất ngờ mang tính cường điệu hóa nhưng lại hợp lý một cách độc đáo. Phân đoạn Jack mê man bởi thứ thuốc kích thích tăng cơ, những đoạn cô bỗng hóa thành Gulliver và những người lùn Lilliput ở phía sau cuối hay cảnh quay cận vào sự nở nang cơ bắp... là những huyễn tưởng gần như không thật, cuốn hút độc giả.
Trong không khí thức thần của psychedelic với khung cảnh bức bối, quay cận, ánh sáng ma mị của đỏ neon và tối mù mù cũng như những khung cảnh bạo lực không hề che đậy... Rose Glass và đạo diễn hình ảnh Ben Fordesman đã mang đến được những thước phim độc đáo. Nó vừa là vở bi hài của những diễn biến nối tiếp liền nhau, nhưng cũng đồng thời làm cho người xem cảm nhận tất cả bằng nhiều giác quan, dẫu bởi hiệu ứng thị giác hay tưởng tượng không tưởng. Có thể nói “Love Lies Bleeding” đã rất thành công khi thực thể hóa cảm giác bằng hình ảnh, đem đến một trải nghiệm xem ám ảnh và đầy khác biệt.
Những vai diễn khác biệt
Được công chiết lần đầu tại LHP Sundance 2024 và nhận được những lời khen có cánh, những điều nói trên không hẳn không có lý do khi theo dõi suốt thời lượng của toàn bộ phim. Không chỉ có tài năng của đạo diễn và nhà quay phim, mà về khía cạnh diễn xuất, cặp đôi Kristen Stewart và Katy O'Brian cũng đã mang đến những thước phim ấn tượng.
Nhân vật Lou của Stewart tuy chịu nhiều ám ảnh tâm lý, nhưng hóa ra vai trò lớn nhất của cô là đứng phía sau hỗ trợ cho Jack. Xuyên suốt bộ phim, nữ diễn viên đã làm rất tốt vai trò của mình, khi trở thành người dọn dẹp cho những bi kịch nối tiếp nhau. Ở vai này, người ta không thấy tính bi, mà thay vào đó là sự hài hước đã được truyền tải một cách ý nhị. Chính sự không rõ ràng hay hắc bạch vô thường giữa những cảm xúc đó đã làm nên thành công cho Kristen Stewart, đưa cô lên hàng ngũ những ngôi sao triển vọng của Hollywood so với thời vẫn còn bị chê là đơ cứng và thiếu cảm xúc trong những bộ phim ở quãng đầu sự nghiệp.
Cùng với Stewart, Katy O'Brian cũng có vai diễn để đời của riêng mình. Nữ diễn viên theo đó đã truyền tải được một cách rõ ràng những sự ngờ nghệch cũng như ngây thơ của một cô gái mới lớn. Tuy vậy điểm quan trọng hơn là với một khuôn cơ thể có phần “hoành tráng” của một vận động viên thể hình mà O’Brian vẫn rất xuất sắc trong việc hóa thân thành người phụ nữ điên cuồng khi yêu. Cả hai cùng nhau có được chemistry rất ổn, khiến cho tác phẩm trở nên chân thật với hai nhân vật đa sắc và đầy thú vị.
Hai nhân vật khác cũng có vai diễn để lại ấn tượng là Ed Harris – người cha ghẻ lạnh của Lou, và Anna Baryshnikov – trong vai Daisy, người nắm bắt mọi bí ẩn và biến nó thành lợi thế của bản thân mình. Cả hai không có ngoại hình đúng chuẩn, thế nhưng với việc đặt để vào các nhân vật có cá tính độc lập và khác biệt, thì không thể phủ nhận cả hai đã làm rất tốt vai trò của mình, để mang đến một tác phẩm như tàu siêu tốc của nhiều cảm xúc hỗn loạn.
Tuy vậy không thể phủ nhận “Love Lies Bleeding” vẫn còn tương đối yếu điểm, một trong số đó là những đột phá bên trong mạch truyện. Cũng thuộc motif là các tình tiết bất ngờ đến không tưởng, nhưng nếu “Everything Everywhere All At Once” có tính thuyết phục bởi kết cấu chặt chẽ, thì ở tác phẩm này, mọi thứ dường như vẫn còn quá nhanh và bị cường điệu. Cái kết cuối cùng khi Jack biến thành Gulliver và cư xử với tội ác như Lilliput dễ khiến ta hiểu là những diễn biến trong tâm trí do chất tăng cơ, nó cũng đồng điệu với cảm xúc của khán giả (những người tin rằng cái thiện chiến thắng cái ác), thế nhưng liệu nó có là hoàn toàn hợp lý, mang tính thuyết phục?
Dẫu biết xét về đường dây theo công thức “khẩu súng của Chekhov” nó rất phù hợp khi Rose Glass đã lồng ghép chi tiết này từ trước cũng như vai trò là vận động viên thể hình, nhưng có gì đó giữa hai bến bờ hư – thực vẫn còn tách bạch, chưa hòa làm một. Xét về ý tưởng đây là một hướng đi thông minh, gây được bất ngờ, nhưng xét về sự thống nhất, nó lại đôi khi khiến cho tác phẩm trở nên bị cường điệu hóa, còn khán giả cảm thấy như đang bị lừa với một cái kết không thể nào chóng vánh hơn nữa.
Thế nhưng xét ra rộng hơn, “Love Lies Bleeding” vẫn là một tác phẩm neo-noir đáng giá, đáng xem và đáng cảm nhận. Tuy nội dung không mới, nhưng chính các sáng tạo trong mặt hình ảnh, quay phim và âm thanh cũng như diễn xuất đã mang đến một bộ phim bất ngờ, không ngừng đánh lừa người xem cho đến sau cùng. Qua đó A24 ngày càng khẳng định vị thế của một studio khác biệt, lạ lẫm, còn Rose Glass cũng có tác phẩm thứ 2 đưa cô lên hàng ngũ những đạo diễn “mới nổi” có nhãn quan khác biệt, và trong tương lai, việc đứng ngang hàng với những Ari Aster hay Yorgos Lanthimos là không xa vời.
-
Bộ phim “Fear and Loathing in Las Vegas” được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên được chắp bút bởi Hunter S. Thompson, với sự tham gia diễn xuất của Johnny Depp trong vai Raoul Duke, Benicio del Toro trong vai Bác Sĩ Gonzo hay nhiều gương mặt dễ nhận biết như Cameron Diaz, Tobey Maguire có lẽ là một trong những tác phẩm biểu tượng về văn hóa thức thần sống động. Không ngoa khi nói chính tác phẩm đã phác họa bầu trời thức thần mang nhiều trải nghiệm, tiếp cận người xem theo chiều hướng hài hước dí dỏm dễ lay động sự tò mò của người xem. Và mặc dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về sự phức tạp mơ hồ khó định hình hay cường điệu điên cuồng của nhịp phim, nhưng bỏ ra gần 2 tiếng để xem lời thì thầm hỗn độn của Duke và tiến sĩ Gonzo trong cơn phê hỗn tạp cũng không hẳn là lãng phí thời gian đâu.
Khá thú vị ở đây là bộ phim lời thuật lại câu chuyện của nhân vật chính Raoul Duke nhưng không hẳn là một câu chuyện. Nội dung phim có thể xem là sự xoay quanh hành trình giấc mơ Mỹ nhưng tẩm “đủ mùi vị chất kích thích” từng tồn tại trong lịch sử loài người của Raoul Duke và Dr. Gonzo. Không có sự phát triển nhân vật cụ thể hay tình huống trong phim không đặt nút thắt và gỡ bỏ, bộ phim không hẳn đặt câu chuyện vào trong phim mà thay vào đó là một chuỗi hình ảnh minh họa trải nghiệm từng loại chất của bộ đôi. Chính vì yếu tố kể chuyện rời rạc cũng như phim được công chiếu vào năm 1998, năm mà có quá nhiều tác phẩm mang nặng yếu tố phát triển nội dung như The Truman Show, Pi, Les Miserable khiến Fear and Loathing không được giới phê bình đón nhận, thậm chí là phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, với một bộ phận khán giả cũng như mình, một người đã giành ra gần 2 tiếng để cảm nhận bộ phim này, lại đặt bộ phim ở một vị trí khác.
Những từ đầu tiên khi xem bộ phim này là nó “bệnh hoạn”. Bệnh hoạn ở đây không phải là quá suy đồi hay đồi bại, mà nó mô phỏng quá sát với thực tế theo một cách trần trụi. Đây là một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết, trung thành bám sát vào nguyên tác. Điều khác biệt ở đây là cách các nhà làm phim biểu đạt cuốn tiểu thuyết đó qua những hiệu ứng hình ảnh cùng giọng kể châm biếm của nhân vật Raoul Duke, một phóng viên tới Las Vegas tác nghiệp về sự kiện đua xe địa hình, khiến cho bất kỳ người xem nào cũng có cảm giác như đã từng trải qua những loại chất đó. Cả 2 nhân vật Raoul Duke và Dr.Gonzo vô tư thả hồn biểu cảm như thể họ thật sự dùng những chất kích thích đó.
Cả phim lẫn nguyên tác đều miêu tả về hàng tá chất kích thích. Ngay từ những phân cảnh đầu tiên cả 2 vi vu trên hoang mạc để đến Las Vegas tác nghiệp đã đánh phủ đầu cuộc hành trình mà ta sẽ trải qua cùng họ. Hành trang giúp ta đi đến mọi cung bậc cảm xúc, mọi vũ trụ sặc sỡ lên, xuống, hét, cười bao gồm 2 bịch can sa, 75 viên nén mescaline, 5 sheets LSD, ½ hủ cocaine, 24 chai chiết xuất thuốc phiện, 1 thùng bia, 1 chai tequila, 1 chai rượu rum, 1 thùng bia và 1 hủ ether nguyên chất. Duke cũng cảnh báo về việc lo ngại nhất là sử dụng ether vì “Trên thế giới này, chẳng có gì vô vọng, vô trách nhiệm và suy đồi hơn 1 gã đang trong cơn say ether đâu. Và tôi biết chúng tôi sẽ sa đọa tới mức đó sớm thôi”. Cũng phân cảnh đó, cả 2 nhân vật cũng đang trong tình trạng “không được tỉnh táo” khi lái xe, Duke bận xua đuổi bầy dơi giữa chốn hoang mạc nắng nóng còn Dr.Gonzo “điềm tĩnh” cầm súng trên vô lăng.
Ta không biết ngay từ đầu phim họ đã dùng chất gì, nhưng chất đầu tiên ta thấy họ dùng là cocaine và trước khi đến Las Vegas là LSD. Duke khi bước vào quán bar tại khách sạn nơi họ tạm trú thì hiệu ứng của LSD bắt đầu lan tỏa, anh thấy những gương mặt xung quanh trở thành những con bọ sát dơ dáy và đang ngập ngụa trong một bãi cứt, ánh sáng nhấp nháy màu sắc hoảng loạn, âm thanh nhiễu loạn tách biệt với giọng kể của Duke tạo nên khung cảnh đầy hỗn tạp – cách để tạo cho khán giả cảm nhận cơn hoang tưởng khi dùng LSD của nhà làm phim Terry Gilliam. Khi nhận phòng, Duke nhìn thấy ánh sáng tím từ đèn neon bên ngoài trở thành một con rắn len lỏi khắp bầu trời, còn TV trong phòng đang chiếu phóng sự về chiến tranh Việt Nam khiến cơn ảo giác của Duke ngập tràn bạo lực, máy bay và bom rơi xuống đầu khiến Duke âu lo đến mức chui rúc trong góc phòng.
Trải nghiệm tiếp theo mà chúng ta dừng bến đó là ether, hay trong phim còn gọi là chất kích thích của quỷ dữ. Khung cảnh mà đạo diễn lựa chọn để diễn tả hiệu ứng của chúng là ở 1 rạp xiếc. Theo lời tác giả, ether khiến bạn như lạc vào một dân làng say khước, mất kết nối giữa não bộ và cơ thể bạn, hành động một đằng, nhận thức một nẻo. Góc quay rung lắc tạo cảm giác nhân vật không còn tự chủ khả năng vận hành cơ thể khiến cả 2 đi đứng loạng choạng. “Tầm nhìn bị mờ mịt, không còn thăng bằng, lưỡi thì tê dại chẳng còn cảm giác, tâm trí giật mình trong sợ hãi.” Không chỉ rung lắc, góc quay còn chiếu từ dưới lên cho ta thấy nhân vật to lớn hơn những chú hề trong rạp xiếc khiến nhân vật cũng cảm thấy mình to lớn hơn so với những thứ khác xung quanh. Rung lắc và phóng to thu nhỏ, hình ảnh chợp giật khiến hiệu ứng ether như đúng nghĩa là con quỷ dữ của sa đọa, và những phân cảnh xiếc là cực hình mà ta phải trả giá.
Lược qua đến phân cảnh cao trào khi Duke đạt tới giới hạn của sự ám ảnh – góc quay xoay điên đảo, màu sắc rực rỡ bảo hòa nhau, hình ảnh méo mó, biến dạng, họa tiết chuyển động liền hồi. Hiệu ứng thức thần bắt đầu hiệu nghiệm bao trùm tâm lý nhân vật – quỷ dữ và ác mộng nước Mỹ. Sự sợ hãi lộ hẳn ra bên ngoài trong điên cuồng, mất kiểm soát cho đến tan nát, tuyệt vọng, vô phương hướng. Sau khi tỉnh dậy, khung cảnh xung quanh Duke trong phòng là sự hoang sơ, tan nát, máu me đến mức độ tục tĩu. Tới đây, Duke định hình lại mọi thứ bằng sự thực tế từ những quyết định của mình, trở nên suy sụp tinh thần và cuối cùng là nhận thức . Phần cuối của bộ phim mang ta về lại cảnh chiếc xe chạy vi vu trên hoang mạc nhưng sau khi nhận thức được hậu quả cùng với đó là chiếc quốc kỳ Mỹ phấp phơi trên đường về như thể đã tìm thấy giấc mơ Mỹ, đạt được đích đến của cuộc hành trình.
“Mớ hỗn độn” có lẽ là từ ngữ phù hợp nhất miêu tả cho bộ phim này thay vì “bệnh hoạn”. Bộ phim có thể khiến ai xem tưởng chừng như cổ xúy chất kích thích. Nhưng trái lại, đây là hình ảnh phản chiếu sự bê bối đến tận cùng của sự vô trách nhiệm trong cuộc sống của chính mình thông qua một người từng trải trực tiếp như Raoul Duke. Dẫu cho có nhiều sự gièm pha tiêu cực từ giới phê bình, dẫu cho nó quá kỳ lạ với văn hóa nghệ thuật, nhưng “Run sợ tại Las Vegas” vẫn là đại diện tiêu biểu “ngông cuồng” cho văn hóa thức thần và của quý dành cho văn hóa đại chúng mà bạn nhất định nên xem.
-
Không phải tự nhiên mà Chinatown được đề cử đến 10 giải Oscars và nằm trong list 10 phim thriller hay nhất mọi thời đại của AFI. Một trong những kịch bản xuất sắc nhất lịch sử điện ảnh với những gợi ý về sự thật được cài cắm xuyên suốt bộ phim mà chỉ có những khán giả thông minh và tinh ý nhất mới nhìn ra được. Cùng với đó là diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên và đương nhiên, không thể thiếu một cái kết khiến người xem á khẩu. Không thể không nhắc đến màu phim mang hơi hướm hoài cổ, vừa gợi sự bí ẩn cho bộ phim, vừa mang cái tông màu chập choạng đúng chất một Chinatown về đêm. Một tác phẩm trinh thám chuẩn mực.
Bộ phim kể về J.J.Gittes, một thám tử chuyên đi điều tra các vụ ngoại tình. Một ngày nọ, anh ta được thuê bởi Evelyn Mulwray để điều tra ông Hollis, chồng bà ta hiện đang là kĩ sư. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, anh ta mới phát hiện ra người thuê mình là Evelyn “rởm” vì anh ta bị Evelyn “thật” đâm đơn kiện. Sau đó, Hollis bất ngờ chết đuối trong bể nước. Từ đây, Gittes quyết định đi tìm hiểu sự bất thường trong vụ này và đã khám phá ra những sự thật kinh hoàng.
Thứ ám ảnh mình và có lẽ là phần lớn khán giả nhất trong bộ phim chính là cái kết. Một cái kết u ám và đen tối. Những tưởng khi chiếc xe màu trắng rồ ga phóng đi thì Evelyn và Katherine cuối cùng cũng thoát khỏi móng vuốt của Noah Cross. Nhưng khi nó thậm chí còn chưa khuất hẳn trong bóng đêm phố Tàu thì đã phải dừng lại. Và khi mình nghe tiếng còi vang lên thì mình gần như biết chắc điều gì đã diễn ra. Chỉ có điều nó thảm hơn mình tưởng nhiều. Cảnh ghê tởm nhất trong phim không phải là lúc plot twist cuối cùng cũng hé lộ khi Evelyn hét lên với Jake “She’s my sister and my daughter” mà là khi đám người kia đến chỗ chiếc xe ô tô. Cảm tưởng như cả thế giới sụp đổ lúc Escobar mở cửa chiếc xe khiến xác của Evelyn rơi ra, để lộ một con mắt bị đạn bắn xuyên đến nỗi văng ra xa. Nếu đó không phải là con mắt mà là trán hay ngực thì có lẽ đã không gây hiệu ứng lớn đến thế. Và cũng cùng lúc khán giả nhìn thấy lỗ thủng ở con mắt của Evelyn, Katherine được Noah Cross đưa ra khỏi xe, nói vài câu an ủi và bịt mắt lại sau khi chứng kiến mẹ mình chết ngay trước mắt. Một hành động tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng cũng chính là bắt đầu cho chuỗi ngày địa ngục của Katherine. Cô gái trẻ hét lên vì hoảng sợ mà đâu biết có những việc còn kinh khủng hơn đang chờ mình phía trước. Ánh mắt của Noah lúc đó khiến khán giả phải rùng mình. Ông ta buông vài lời giả tạo, xen lẫn cả ánh mắt thỏa mãn vì bây giờ đứa con gái/cháu gái đã về tay ông. Gittes thì đứng đó với một khuôn mặt trống rỗng, không cảm xúc, chỉ biết nói một câu tự trách bản thân “Do as little as possible”. Vì anh ta biết tất cả những nỗ lực đấu tranh vì công lí của mình đã tan thành mây khói. Cảnh sát mau chóng thả anh ta, người cộng sự thì lôi anh ta đi và nói một câu tựa như không: “Forget it, Jake. It’s Chinatown”. Đám đông hiếu kì đứng lại dòm ngó một lúc rồi ai cũng về nhà nấy. Tất cả đã kết thúc.
Kết phim có lẽ không dành cho những người yếu đuối vì họ sẽ phải đối mắt với một hiện thực tàn nhẫn: Cuộc sống vốn không công bằng. Mạnh sống, yếu chết. Có những quy luật dù có cố gắng cỡ nào cũng không thể phá vỡ được. Nàng Evelyn xinh đẹp nửa cuộc đời đấu tranh để bảo vệ chính mình và cô con gái khỏi con quái thú kia cuối cùng phải nhận một cái chết thảm thương. Gittes làm việc vì công lí cuối cùng phải đầu hàng trước những kẻ có tiền và quyền. Một vòng lặp luẩn quẩn nữa lại bắt đầu. Noah Cross sẽ tiếp tục làm cái việc ghê tởm mà ông đã làm với Evelyn, nhưng lần này là với Katherine. Gittes lại thêm một lần nữa thất bại ở Chinatown. Anh một lần nữa không thể bảo vệ người mà mình muốn bảo vệ.
Câu thoại cuối cùng của phim:
là một trong những câu thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh. Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài phân tích mổ xẻ về ý nghĩa của câu nói này trên các diễn đàn, topic về phim ảnh. Nhưng tựu chung lại, nó tóm gọn sự thật phũ phàng về cuộc sống ngoài kia, cuộc sống mà con người ta đạp lên nhau để tồn tại. Roman Polanski đã đúng khi quyết định thay đổi cái kết thay vì một “happy ending” như ban đầu. Đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào sự xuất sắc của bộ phim. Nếu đổi lại là cái kết ban đầu, người ta đã không nói nhiều về nó nhiều thế. Nó đã không gây ám ảnh đến vậy.
Tóm lại, Chinatown là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhưng quá đỗi tàn nhẫn.
P/S: Nếu yêu thích Chinatown và là fan cứng cựa của dòng phim neo-noir, các bạn hãy thử nghía qua L.A Confidential, tác phẩm dành giải Oscars cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất năm 1998. Khá chắc bộ phim sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.
-
"The Stepfather" (1987) là một bộ phim kinh dị tâm lý do Joseph Ruben đạo diễn, với Terry O'Quinn trong vai chính. Phim xoay quanh câu chuyện về một người đàn ông tự xưng là một người cha lý tưởng nhưng thực chất lại mang một quá khứ tội lỗi và bệnh hoạn.
Nội dung phim bắt đầu khi Jerry Blake, một người đàn ông vừa ly hôn, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới và trở thành cha dượng của gia đình cô gái trẻ, Stephanie. Ban đầu, Jerry được xem là một người chồng và cha dượng hoàn hảo, nhưng dần dần, những dấu hiệu bất thường và những hành vi đáng ngờ của ông bắt đầu lộ diện.
Khi Stephanie và gia đình cô phát hiện ra những bí mật đen tối về quá khứ của Jerry, họ trở thành mục tiêu của sự cuồng loạn và bạo lực. Câu chuyện phát triển thành một cuộc chiến sinh tồn, khi Stephanie cố gắng bảo vệ bản thân và gia đình khỏi người cha dượng mà cô từng tin tưởng.
Phim nổi bật với bầu không khí căng thẳng, diễn xuất ấn tượng của Terry O'Quinn, người đã nhận được nhiều lời khen ngợi về vai diễn của mình. "The Stepfather" không chỉ đơn thuần là một bộ phim kinh dị, mà còn khám phá các chủ đề như sự giả dối, sự tan vỡ của gia đình và sự tìm kiếm tình yêu và sự chấp nhận. Phim đã trở thành một tác phẩm cult và dẫn đến nhiều phần tiếp theo cũng như phiên bản làm lại sau này.
-
"Once Upon a Time in the West" (1968) là một bộ phim Tây phương kinh điển do Sergio Leone đạo diễn, nổi tiếng với phong cách kể chuyện và hình ảnh mạnh mẽ. Phim là một câu chuyện sử thi về sự chuyển mình của miền Tây nước Mỹ, mang đậm dấu ấn của thể loại spaghetti western.
Nội dung phim xoay quanh ba nhân vật chính:
Jill McBain (do Claudia Cardinale thủ vai) - một người phụ nữ vừa trở về từ thành phố để xây dựng một cuộc sống mới với chồng, chỉ để phát hiện ra rằng gia đình của cô đã bị giết bởi một băng nhóm tội phạm. Harmonica (do Charles Bronson thủ vai) - một kẻ bí ẩn với quá khứ đen tối, người mang theo một chiếc harmonica và có mục tiêu riêng trong cuộc sống. Frank (do Henry Fonda thủ vai) - một tên tội phạm lạnh lùng, người đứng đầu băng nhóm đã gây ra những cái chết và hỗn loạn. Câu chuyện diễn ra khi Jill cố gắng bảo vệ tài sản của gia đình mình khỏi những kẻ xấu, trong khi Harmonica có những kế hoạch riêng để đối đầu với Frank, một kẻ đã có những tội ác tồi tệ trong quá khứ. Phim khám phá các chủ đề như báo thù, sự mất mát, và sự thay đổi trong xã hội miền Tây. Với những cảnh quay ấn tượng, âm nhạc nổi bật của Ennio Morricone và các tình tiết kịch tính, "Once Upon a Time in the West" đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh, được đánh giá cao bởi cả khán giả và giới phê bình.
-
"Narc" (2002) là một bộ phim tội phạm tâm lý do Joe Carnahan đạo diễn, với sự tham gia của Jason Patric và Ray Liotta. Phim xoay quanh câu chuyện của Nick Tellis, một cựu cảnh sát bị sa thải vì các vấn đề cá nhân, được mời trở lại để điều tra cái chết của một đồng nghiệp trong đơn vị chống ma túy.
Khi Nick hợp tác với cảnh sát viên hạng nặng Henry Oak, họ cùng nhau khám phá những bí ẩn xung quanh vụ án, trong đó bao gồm các mối liên hệ với ma túy và sự tham nhũng trong lực lượng cảnh sát. Qua quá trình điều tra, Nick không chỉ phải đối mặt với những thử thách nghề nghiệp mà còn với những ám ảnh và tội lỗi trong quá khứ của mình.
Phim nổi bật với phong cách quay phim tối tăm, có cảm giác hồi hộp và căng thẳng, cùng với những tình tiết đầy bất ngờ. Phim khai thác sâu sắc các chủ đề về đạo đức, sự bất công và những cám dỗ trong cuộc chiến chống tội phạm. Với diễn xuất ấn tượng của Jason Patric và Ray Liotta, "Narc" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và được coi là một trong những bộ phim tội phạm nổi bật của đầu những năm 2000.
-
Năm 1994, nếu có ai đó điều tra về thành phần của những người đã mua vé vào xem The Crow chắc chắn sẽ chỉ có 3 loại : dân goth, những người hâm mộ bộ truyện The Crow (t/g Jame O’Barr) và những kẻ tò mò muốn xem bộ phim cuối cùng của Brandon Lee (người đã tử nạn khi bộ phim gần đóng máy). Hiển nhiên là 3 loại khán giả này cũng có sự chuyển hoá lẫn nhau và nói chung là họ đều không chờ đợi điều gì từ bộ phim này, miễn sao nó không quá xoàng là ổn rồi. Ấy vậy mà tất cả đều đã ra khỏi rạp với một sự bất ngờ (có thể nói là khủng khiếp) và kể từ đó đến nay, The Crow đã trở thành một trong những cult movie được tôn thờ bởi vài ba thế hệ khán giả, kể cả khi họ không phải là dân goth( những người hiển nhiên sùng bái hình tượng Eric Draven của Lee đến phát cuồng ).
Quần áo da đen bó sát, goth rock, corpse paint , người chết sống lại , Halloween, những điều huyền bí, một thành phố tội ác trong những đêm mưa ướt át bất tận … tất cả xoay quanh một câu chuyện đơn giản : tay rocker Eric Draven (Lee) đã chết được Con Quạ đưa trở lại dương thế để trả thù bọn vô lại đã giết anh và vợ chưa cưới. Nghe có vẻ quá đơn giản nhưng đó là một câu chuyện có đầy đủ các sắc thái, có tội ác và tình yêu đối chọi nhau, có sự độc ác mạnh mẽ đối lập với lòng nhân yếu ớt, ai thích những bộ phim có “thông điệp” – The Crow có, mặc dù nó vẫn là một phim action/thriller đúng nghĩa. Tất nhiên, câu chuỵện cũng không hẳn là quá hoàn hảo, nhưng cũng không cần quá khắt khe để thấy rằng câu chuyện ngắn gọn của The Crow chính là một ưu điểm, tuyến truyện logic và liên kết chặt chẽ chẳng lẽ lại không phải là ưu điểm ? Sẽ không ai thấy một chi tiết què quặt nào trong The Crow. Hơn nữa, theo như Roger Ebert , người mà trong hầu hết các trường hợp có những nhận xét tinh tế, thì nếu như người ta cố bồi da đắp thịt thêm cho The Crow , phát triển câu truyện và các nhân vật cho thêm phức tạp thì chưa chắc bộ phim đã thành công đến thế, vì điều quan trọng ở The Crow không phải là cốt chuyện mà là cái không khí, cái thế giới goth kỳ lạ mà đoàn làm phim đã tạo ra.
Thực vậy, thường thì những hình ảnh mà chúng ta thấy trong phim là để kể một câu chuyện, còn với The Crow , câu chuyện dường như chỉ để liên kết một loạt các hình tượng, hình ảnh mà cái đẹp của nó hình như đã đạt đến độ toàn bích. The Crow hầu như đã truyền tải lại toàn bộ phong cách tạo hình từ bộ truyện gốc ,tất nhiên là không tái hiện truyện tranh đến mức cho cả các chấm tram xuất hiện trên phim như Sin City sau này mà đó là những mảng tường sáng tối tương phản manh như film-noir của những toà nhà tồi tàn nhơ nhớp trong mưa, những cú máy lúc thì bay cao tít cùng đôi cánh của con quạ, lúc lại sát sạt vào con dao sáng loáng đang xoay vù vù , là gương mặt corpse paint của Lee lúc sầu bi đến ngạt thở lúc lại không khác gì một thiên thần của Ngày phát xét …. Tất cả đều sặc mùi trầm cảm, u uất mà vô cùng huyền ảo của dân goth, của nghệ thuật goth, tranh goth, ảnh goth, nhạc goth . Những nhân vật như Eric Draven – người hùng u ám với dáng cao gầy thất thểu, Top Dollar – trùm của các trùm,tàn ác, mưu mô mà phong độ bá vương và cực kỳ duy mỹ, hay Myca do một Bai Linh thời son trẻ thủ vai , quyến rũ, bí ẩn đến chết người , tất cả như bước ra từ bộ truyện tranh goth mà Jame O’Barr sáng tác sau khi vợ mất , như thực sự thoát thai từ bài thơ buồn và rùng rợn The Raven của Edgar Poe. Có lẽ hiếm có (hay là không hề có) một phim nào mà khâu thiết kế visual style lại thành công đến như thế, hoàn mỹ đến thế (ngay cả Dark City hay Sin City cũng khó mà so sánh được với nó), Một trong những hình ảnh đẹp nhất là cú toàn cảnh khi Brandon Lee đứng ở bên trái khuôn hình, và từ từ một con quạ lửa cháy rực lên, ấn tượng nghẹt thở …
Một rockfan kỳ cựu nói rằng :”Cốt truyện của “The Crow” không có gì đặc biệt, nhưng nó có quá nhiều thứ đáng để mắt đến hơn. Xem xong chỉ muốn đi boot mặc áo choàng trèo lên mái nhà ngồi cạnh ống khói (một hình ảnh đẹp trong phim, Lee ngồi một mình trên mái nhà và chơi một đoạn guitar solo ai oán – NV) . Đi trả thù đánh đấm be bét nhưng không quên treo đàn lên mắc áo trước khi hành sự, quả đúng là tinh thần rock n’ roll! “. Lại cũng cần phải trích thêm cả ý kiến của Roger Ebert : “Có nhiều lúc bộ phim giống như một video ca nhạc bạo lực, tất cả chỉ là hình ảnh và hành động, không nội dung“. Trên nền nhạc của những nghệ sĩ alternative rock/ goth rock / metal kỳ cựu như The Cure, Stone Temple Pilot, Pantera , Nine Inch Nail, Rage Against the Machine .v.v.. , nhận xét có phần khắc bạc của Ebert cũng đúng trên vài khía cạnh, ở đây âm nhạc đóng góp một phần không nhỏ cùng với hình ảnh khiến cho người xem mê đắm vào cái thế giới u ám ướt át, khiến cho không ít người phải đại ngôn lên rằng đây là bộ phim stylish nhất trong lịch sử ( e rằng nếu có cho là thứ nhì thì e không có phim nào dám đứng thứ nhất).
Alex Proyas, đạo diễn của bộ phim , người đã từng đạo diễn hơn 100 video clip ca nhạc cho nhiều nghệ sĩ tên tuổi , thể hiện rõ mình biết làm như thế nào để khán giả nhìn thấy nhân vật nào của mình cũng cool, cũng stylish dù cho là người xấu hay người tốt . Là người đã thể hiện được con mắt hình ảnh của mình từ khi còn trẻ, với sở trường độc đáo trong các phim thuộc dạng sci-fi hoặc fantasy( tất nhiên không thể thiếu sự trợ giúp của cả équipe mà trong The Crow là những cái tên như chỉ đạo nghệ thuật Simon Murton, quay phim Dariusz Wolski …v..vv..), ngoài The Crow, Proyas còn có một tuyệt tác khác là Dark City năm 1998 và quả bomb I,Robot mùa hè năm 2004. Một đạo diễn vừa có được thành công thương mại và vừa ăn giải loanh quanh trên thế giới.
Brandon Lee, người mà số phận trớ trêu đã cướp đi mạng sống của anh trong một bộ phim mà anh sắm vai một người hùng trở về từ cõi chết, đã chứng tỏ được rằng mình hoàn toàn có thể trở thành một ngôi sao, thậm chí còn sáng hơn cả người cha vốn đã là huyền thoại – Bruce Lee , Lý Tiểu Long . Cái chết của anh cũng đưa anh trở thành huyền thoại, không chỉ là vì những lời đồn đại về một con rồng có thù với cha con họ Lý, mà vì bởi anh đã kịp có một vai diễn để đời trong một bộ phim huyền thoại. Eric Draven của Lee khác với những siêu anh hùng đã lên màn bạc như Clark Kent, Bruce Wayne, Peter Packer hay V , anh là một người hùng mang bi kịch thực sự và chỉ xuất hiện để trả thù cho cái chết của người yêu, không hề có ham muốn cứu thế giới mà chỉ vì bảo vệ những người anh ta yêu thương, Eric vô tình thực hiện sứ mệnh làm sạch xã hội ,không phải là một siêu nhân muốn sống như con người, anh ta luôn là con người , một con người bị dày vò bởi những bi kịch cá nhân , điều đó khiến hình tượng Eric Draven gần gũi, sống động , mang những tình cảm chân thực như nỗi cô độc và bất hạnh thiêng liêng mà dân goth tôn thờ.
Nhưng hãy nhớ chính Eric Draven cũng đã nói với cô bé Sarrah : “It can’t rain all the time” ….
-
Phần bốn do Adil El Arbi và Bilall Fallah đạo diễn, tiếp nối câu chuyện của Bad Boys for Life (2020), khi thanh tra Mike Lowrey nhận ra phản diện Armando (Jacob Scipio) là người con thất lạc của mình.
Lúc này, đội trưởng Conrad Howard (Joe Pantoliano) bị vu khống hợp tác với các băng đảng ma túy suốt nhiều năm qua. Cảnh sát Mike Lowrey và Marcus Burnett (Martin Lawrence) buộc phải giải oan cho Howard, đồng thời đối đầu với tên trùm bí ẩn, do Eric Dane thủ vai.
Giống các phần phim trước, dự án duy trì nhiều tình huống gay cấn, các mảng miếng hài được lồng ghép sáng tạo. Phim mở đầu với cảnh Mike và Marcus len lỏi trên đường xá tấp nập để kịp đến lễ cưới của Mike. Tuy nhiên, Marcus đột ngột muốn dừng xe mua bia gừng nhằm giảm cơn đau bụng. Khi vào tiệm tạp hóa, chàng thanh tra bị một tên cướp dí súng vào đầu. Mike đến kịp lúc giải nguy cho bạn mình, đồng thời trừng trị kẻ ác.
Nguy hiểm vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong quá trình vạch trần sự thật cho Howard, Mike và Marcus bị băng nhóm của tên cảnh sát biến chất James McGrath (Eric Dane) gây sức ép. Khi áp giải Armando đến Miami (Mỹ) để giúp xác nhận danh tính hung thủ trong vụ án của đội trưởng, cả ba người bị dàn xếp vụ giết người, đưa vào danh sách truy lùng của FBI. Họ phải ra sức chạy trốn, vạch mặt chủ mưu, đồng thời giải oan cho bản thân.
Tiết tấu nhanh và sự gay cấn được duy trì xuyên suốt phim, từ những cuộc rượt đuổi trên đường phố Miami đến pha đấu súng. Các cảnh hành động kết hợp khéo léo với cốt truyện, giúp đẩy cao kịch tính.
Một trong những phân cảnh căng thẳng nhất là khi Mike và Marcus đối đầu phản diện tại triển lãm nghệ thuật của Fletcher (John Sally). Theo trang LADbible, trường đoạn không chỉ nổi bật với những pha hành động mà còn thể hiện sự thông minh và tinh thần đồng đội của nhân vật chính khi phải nghĩ kế hoạch để vượt qua tình huống khó khăn.
Trong trận đánh cuối cùng, Mike và Marcus hợp sức chiến đấu chống lại James. The Wrap nhận định phân đoạn được dàn dựng đầu tư, với nhiều pha hành động và hiệu ứng đặc biệt, tạo nên cái kết thuyết phục khán giả. Đây cũng là lúc sự thật phơi bày, giúp khôi phục danh dự của hai cảnh sát.
Bên cạnh pha mạo hiểm, phim không thiếu khoảnh khắc hài hước lẫn nhẹ nhàng. Marcus Burnett - nhân vật gây cười của thương hiệu - tiếp tục là nguồn năng lượng tích cực trong tác phẩm lần này. Sau khi hôn mê sâu vì lên cơn đau tim, anh tràn đầy nguồn sống, bình tĩnh vượt qua nhiều tình huống nguy hiểm mà không sợ sệt.
Trong khi đó, Mike Lowrey giữ phong thái lạnh lùng, quyết đoán. Không còn là cảnh sát bốc đồng và hiếu thắng ở ba phần trước, anh được mô tả là người chững chạc, luôn hướng về gia đình. Khi Armando bị nhiều người xem là kẻ ác cần phải tiêu diệt, Mike ra sức bảo vệ con trai, chứng minh cậu là có thể giúp ích trong quá trình truy đuổi James.
Hai nhân vật đóng vai trò hỗ trợ nhau, duy trì hình ảnh "cặp bài trùng" trên màn ảnh rộng nhiều năm qua. Có lúc Mike trở nên yếu đuối, còn Marcus lại mạnh mẽ, trở thành chỗ dựa cho người bạn. Một trong những đoạn đáng nhớ là nhân vật Mike lên cơn hoảng loạn gần cuối phim. Để giúp Mike bình tĩnh, Marcus tát Mike nhiều lần.
Nhiều chuyên trang điện ảnh nói cảnh phim gợi nhớ đến vụ Will Smith lao lên sân khấu đánh Chris Rock tại lễ trao giải Oscar 2022. Theo People, nhiều khán giả bật cười suốt đoạn phim ở các buổi chiếu. Trang The Wrap đánh giá khoảnh khắc không chỉ mang lại tiếng cười mà còn thể hiện tình bạn bền chặt giữa hai nhân vật.
Theo Variety, nhân vật Mike có nét tương đồng với Will Smith. Sau sự cố Oscar 2022, diễn viên đối mặt với nhiều tranh cãi và áp lực từ công chúng. Trong phim, Mike Lowrey trải qua những cơn hoảng loạn, phản ánh áp lực của nghệ sĩ trong đời thực.
Màn thể hiện của hai diễn viên chính giúp giữ chân khán giả. Gắn bó với nhau qua bốn phần phim, cả hai duy trì sự ăn ý. Will Smith thể hiện sự phức tạp của Mike Lowrey qua biểu cảm gương mặt cùng giọng nói. Còn Martin Lawrence, với phong cách dí dỏm đặc trưng, mang lại sự cân bằng cho câu chuyện.
Các diễn viên phụ như Vanessa Hudgens, Alexander Ludwig, Paola Núñez tròn vai, giúp cân bằng mạch phim. Eric Dane mang vẻ nguy hiểm, lạnh lùng khi hóa thân phản diện. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Eric mờ nhạt, người xem chủ yếu chỉ nghe động cơ tội ác qua lời kể của nhân vật chính, không đọng nhiều dấu ấn.
The Direct đánh giá tác phẩm vui nhộn, cho rằng đạo diễn Adil El Arbi và Bilall Fallah duy trì được cảm xúc của thương hiệu. Tuy nhiên, theo Hollywood Reporter, dự án giữ được yếu tố hành động và hài hước nhưng không mới mẻ.
-
Night of the Living Dead (1968) là một bộ phim kinh dị kinh điển của đạo diễn George A. Romero, được xem như một trong những tác phẩm đầu tiên của thể loại zombie. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh một dịch bệnh bí ẩn biến người chết thành xác sống.
Nội dung phim bắt đầu khi Barbara và anh trai cô, Johnny, đến một nghĩa trang để thăm mộ. Johnny bị tấn công và bị giết bởi một xác sống, trong khi Barbara chạy trốn và tìm đến một ngôi nhà bỏ hoang. Tại đây, cô gặp một nhóm người sống sót, bao gồm Ben, một người đàn ông mạnh mẽ, và một số nhân vật khác, mỗi người đều mang những đặc điểm và xung đột riêng.
Nhóm người phải cùng nhau tìm cách sống sót và bảo vệ bản thân khỏi những xác sống đang tấn công. Sự căng thẳng gia tăng khi họ phải đối mặt với không chỉ mối đe dọa từ bên ngoài mà còn với mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm.
Phim không chỉ nổi bật với những hình ảnh kinh dị mà còn chứa đựng những bình luận xã hội sâu sắc về nhân loại, phân chia giai cấp và sự hoảng loạn. Night of the Living Dead đã trở thành một biểu tượng văn hóa, ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm sau này trong thể loại kinh dị và zombie.