Điện Ảnh
Bộ sưu tập phim chất lượng remux 4K với điểm IMDb từ 6.6 trở lên
1,724 files
-
Trở thành gương mặt được nhiều đạo diễn lựa chọn, Timothée Chalamet đang dần trở thành một trong nhiều tên tuổi nổi bật của làng điện ảnh. Hai phim bom tấn Wonka và Dune: Part II dự kiến oanh tạc phòng vé vào cuối năm nay và đầu năm sau. Tuy vậy trong quá khứ, tài tử người Mĩ cũng có những phim đậm tính nghệ thuật, mà phim kinh dị Bones and all của đạo diễn người Ý Luca Guadagnino là một điển hình.
Từng rất nổi tiếng với Call me by your name – bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết gốc của André Aciman, việc chuyển hướng của Guadagnino khiến cho không ít khán giả cảm thấy bất ngờ. Có ai tin rằng một đạo diễn từng khơi lên được vẻ đẹp của đền đài Ý, của những mối tình từng bị cấm cản, của một mùa hè không thể nào quên… hơn 6 năm trước lại có thể quay lại khó đoán và đầy “thất kinh” trong bộ phim này?
Theo đó Bones and all được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Camille DeAngelis, kể về những kẻ ăn thịt đồng loại đặt trong bối cảnh thập niên 1980. Nhân vật chính Maren – một cô thiếu nữ đang độ trưởng thành, những tưởng bình thường nhưng lại ẩn chứa bí mật khó giấu, muốn ăn thịt người mà bản thân thương. Sinh ra từ một người mẹ cũng có xu hướng như thế, khi đến độ tuổi trưởng thành, người cha bỏ đi như đã chạm ngưỡng hết sức chịu đựng, từ đó cô lên đường xuyên Mĩ để tìm người mẹ vắng bóng từ lâu, cũng như con người thực của bản thân mình.
Trên hành trình đó cô gặp nhiều người cũng là “đồng loại” như lão già Sullivan (Mark Rylance đóng chính), cậu trai trẻ Lee (Timothée Chalamet thủ vai)... Liệu Maren có chấp nhận được bản thân mình qua những người ấy, và liệu cô có tìm thấy được mẹ của mình, cũng như cản ngăn được những khát khao lên đến cực đoan và đầy bạo liệt khi hiểu được bản thân mình?
BẢN NĂNG
Với một nội dung những tưởng có phần “khác lạ”, tuy thế kịch bản của Bones and all lại không hiếm gặp trong giới điện ảnh. Trong Raw của đạo diễn người Pháp Julia Ducournau - người từng chiến thắng giải Cành cọ vàng 2021 cho Titane, ta từng chứng kiến những cảnh con người nhồm nhoàm ngón tay, máu chảy và các bộ phận cơ thể… của một ai khác. Luca Guadagnino dường như cũng đã nung nấu ý định nào đó với dòng phim này rất lâu trước đây, khiến ông có lần tự mình chia sẻ rằng đã gác lại một vài dự án để đưa Bones and all lên mức ưu tiên và thực hiện sớm.
Tuy được dán mác là phim kinh dị, thế nhưng đâu đó người xem vẫn tìm thấy những yếu tố tình cảm cũng như lãng mạn quen thuộc đến từ đạo diễn gốc Ý. Có thể nói rằng kinh dị và những khả năng có phần tìm ẩn của các nhân vật chỉ là lớp vỏ, là một phương thức có phần ẩn dụ… để từ đó bộc lộ cuộc kình chống giữa bản năng và kiểm soát, cho thấy thể trạng cô độc và những ước vọng không thể thành hình.
Đặt nhân vật chính vào lứa tuổi trưởng thành, đạo diễn Luca Guadagnino xây dựng thành công những mẫu hình chung của tuổi trẻ. Ta thấy một sự lang bạt trong mối quan hệ với cha mẹ của Maren, ta thấy hành trình vượt Mĩ vô cùng hoang dại như tiểu thuyết gốc Trên đường của Jack Kerouac, và cùng với đó là những đam mê rất khó chối từ ở một độ tuổi vốn luôn thắc mắc về những gì xảy đến với mình.
Maren với Lee đến với nhau không chỉ bởi một tình yêu đôi lứa, mà đó còn là bi kịch của việc sinh ra với các khát khao không hề bình thường. Họ cùng sẻ chia một tình cảnh chung về mặt huyết thống, sự không hòa nhập cũng như cô độc trong một đời sống khó được thấu hiểu. Tương tự Call me by your name mà không cần phải sử dụng các khía cạnh giới, Bones at all xét về tận cùng đi đến cốt tủy của những khác biệt, nơi mà không phải tất cả đều có thể hiểu, và họ chỉ có liều thuốc duy nhất là tìm đến nhau, thông qua những người từng trải và hiểu được nhau.
Một đường thẳng khác: Maren và lão già Sully lại như một tương lai gần, khi con người ta không thể tìm ra được đối tượng ấy, để rồi chìm trong bạo liệt của sự cô độc. Sully là một nhân vật tuy không chiếm giữ quá nhiều khung hình, thế nhưng ấn tượng mà ông để lại vô cùng khó phai. Ở ông có nét gì đó tương tự bác sĩ Hannibal mà Anthony Hopkins đã từng thủ vai trong phim chuyển thể từ cuốn Sự im lặng của bầy cừu, thế nhưng khác với Hannibal – một tên biến thái yêu thích máu me chỉ vì bản năng, thì người như Sully khao khát một sự yêu thương, để được tan hòa và rồi “hấp thụ” chính tình yêu ấy vào tận xương tủy.
Cả bộ phim trôi qua với những bí mật dần được hé mở. Đạo diễn Luca Guadagnino không quên cho thêm những cú jumpscare ở các “phân cảnh” đã thành quen thuộc của phim kinh dị: cánh đồng ngô, cắm trại bên hồ, bệnh viện tâm thần… để nâng cấp lên những nỗi sợ ấy. Thế nhưng 10 phút cuối phim mới là tuyệt đỉnh của thứ cảm xúc dâng lên cao nhất, mọi thứ được tích tụ dần và rồi bùng nổ ở phía sau cùng, một bi kịch vừa bạo liệt nhưng cũng dịu dàng và đầy lãng mạn.
HÒA NHẬP
Mối quan hệ giữa Maren – Lee và Sully nhiều phần tương tự Louis – Lestat và Claudia trong phim Phỏng vấn ma cà rồng cũng được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Anne Rice có sự tham gia của những diễn viên hàng đầu như Tom Cruise, Brad Pitt và Kirsten Dunst. Cái “tam giác” ấy là chứa những mong muốn tuân theo bản năng, tuy thế họ không biết rằng có chiều ngược lại mong muốn chiếm hữu, để rồi chính nó sẽ giam hãm ta và không thể thoát.
Maren với Sully hệt như Louis với Lestat, “tân binh” tìm câu trả lời qua những “tiền bối”, để rồi họ không thể chấp nhận, chạy trốn lẫn nhau, nhưng không thể ngờ số phận đã nối họ lại. Khi Maren gặp Lee, cũng như Louis gặp Claudia, cuộc đời họ đã chuyển khác, những tưởng sẽ là một cuộc sống mới, một đời bình thường, thế nhưng luôn có bất ngờ ở phía đằng trước, và không thể đoán điều gì rồi sẽ diễn ra.
Khung cảnh Maren gặp lại mẹ mình ở nhà tế bần, cũng như Neilly (trong Babylon từ Damien Chazelle) hay Marilyn (hay trong phim Blonde từ Andrew Dominik) đã là một vết nứt vỡ không thể vá lại. Cô bé trong sự đau đớn vì bị bỏ rơi, coi người mẹ ấy như ngọn hải đăng, như là thành trì duy nhất mình còn có thể buông mình bám víu. Thế nhưng sau những giây phút ở chung với bà, cô biết mình không còn gì, từ đó xuôi theo một cuộc sống mới, những tưởng hạnh phúc nhưng hóa ra lại đau đớn hơn trong việc kiềm chế bản năng và không là mình như cô vốn là.
Những thước phim cuối là sự đau đớn khó thốt nên lời, khi tình yêu, bản năng và sự kiểm soát không còn phân biệt lẫn nhau. Sully và Lee đều nhìn Maren ở phía trung tâm như là “tham chiếu” của bản thân mình. Liệu ta nên nhìn mối quan hệ này dưới góc độ nào, Tình yêu? Tham lam? Đố kị? Bản năng hay không thể kiềm chế? Thật khó để phân định nó, và có thể nói Guadagnino đã tạo được một cảnh hướng có phần khó nói, từ đó trong ta mãi hoài là hành trình tìm kiếm, giải đáp và rồi là xác nhận nó.
Có sự góp mặt của tài tử vô cùng nổi tiếng, là cặp bài trùng với đạo diễn Luca Guadagnino từ Call me by your name, Timothée Chalamet có màn hóa thân vào một nhân vật đòi hỏi nội tâm phức tạp và nhiều cảm xúc. Có thể nói rằng anh đã làm tốt cũng như trưởng thành rất nhiều so với phim đầu. Ngoại hình mỏng manh có phần nhợt nhạt là một “vũ khí” vô cùng khó dò. Trong tác phẩm này, anh mang đến lối diễn xuất nhẹ nhàng như lại ẩn chứa sức mạnh nội tâm. Taylor Russell trong vai Maren và nam diễn viên Mark Rylance cũng đã mang đến khoảnh khắc gây lạnh sống lưng, hoàn thành rất tốt vai trò của mình.
Bones and all cũng không ngại tả những cảnh máu me, những đoạn zoom vào nội tạng hay các vết thương vô cùng khó chịu. Qua đó tình trạng bức bối và đầy ngột ngạt dâng lên từ từ. Nhưng Luca Guadagnino biết trung hòa nó, để sau những thước phim khó chịu, khán giả được dịp xoa dịu trong tiếng guitar và với tình cảm thuần nguyên của nhân vật chính. Luca dấn bước vào vùng đất mới, nhưng cũng không quên để lại ấn tượng đã thành đặc trưng của riêng chính mình.
Nói về âm nhạc, bộ phim cũng rất chú trọng ở nhân tố này. Những đoạn Rock’n’roll xuyên suốt bộ phim trong những khung cảnh của hai người trẻ, được cài song song những đoạn giản đơn acoustic với tiếng guitar của Trent Reznor như một “màng lọc” tiết chế cảm xúc, tạo được tương phản, khiến cho người xem như đi “tàu lượn” về mặt cảm xúc. Các cảnh jumpscare, máu me… cũng được khuếch đại bằng dàn dây sắt lạnh, mang đậm phong cách gothic.
-
36 năm trước Tim Burton cho ra mắt một trong những bộ phim kỳ dị, ngớ ngẩn và truyền cảm hứng nhất trong sự nghiệp của mình – Beetlejuice (1988). Hành trình trục ma của “cô đồng” Lydia Deetz khỏi ngôi nhà gia đình cô vừa mới mua với sự “giúp đỡ” của con quỷ cực kỳ nhây Beetlejuice tạo nên cơn sốt phòng vé vào thời điểm đó.
Bộ phim đã trở thành một phần văn hoá đại chúng Mỹ và định hình phong cách sáng tạo độc đáo của vị đạo diễn kỳ lạ này gần 4 thập kỷ sau. Beetlejuice Beetlejuice: Ma Siêu Quậy (2024) trở lại màn ảnh rộng và người viết thật sự ấn tượng vì sau ngần đó thời gian trí óc tưng tửng thiên tài của Tim Burton vẫn khiến người xem thán phục và bất ngờ.
Gia đình kỳ lạ Deetz vồn nhiều bất hoà có dịp tụ hợp nhau nhân sự kiện ông bố của Lydia qua đời, từ đó hàng loạt sự kiện dở khóc dở cười liên tiếp xảy đến. Để cứu con gái Astrid (Jenna Ortega) khỏi màn lừa đảo của một con ma xấu xa Lydia (Winona Ryder) buộc lòng nhờ vả tên quỷ Beetlejuice (Michael Keaton) ranh ma. Mụ vợ cũ Delores của Beetlejuice (Monica Bellucci) cũng trở lại truy lùng hắn và Lydia lỡ nhận lời kết hôn với tên người yêu thích thao túng tâm lý Rory (Justin Theroux) càng khiến nhiệm vụ trở nên khó khăn (và hài hước) hơn.
Phần đầu phim Beetlejuice Beetlejuice: Ma Siêu Quậy đi khá chậm giúp người xem hiểu về bối cảnh, cá tính nhân vật và những mâu thuẫn 3 thế hệ trong gia đình Deetz đồng thời tạo đường dây mối nhợ cho các diễn biến dồn dập cuối phim. Nếu là một khán giả trẻ chưa từng biết đến bộ phim gốc vẫn hoàn toàn hiểu được câu chuyện nhờ phần dẫn dắt ban đầu này, bù lại thì nó có thể hơi nhàm chán và chậm chạp, thử thách lòng kiên nhẫn của fan lâu năm.
Câu chuyện của Beetlejuice Beetlejuice: Ma Siêu Quậy thật sự gây xoắn não người xem không phải vì nó phức tạp mà chính bởi những cú lật rất gắt một cách điên điên nhưng cũng vô cùng hài hước quái dị đậm chất Tim Burton. Gia đình mâu thuẫn từ một đám tang và lại nhờ những ‘cái chết’ khác mà giải toả và tìm lại được tình yêu, hy vọng. Người viết thật sự rất thích sự sáng tạo và mà quay xe rất điệu nghệ từ các biên kịch ở phần sau của Beetlejuice Beetlejuice: Ma Siêu Quậy.
Diễn xuất của Michael Keaton không có gì phải chê, con quỷ nhây Beetlejuice vẫn rất ấn tượng siêu hài hước siêu quậy phá nhưng lại là mấu chốt hoá giải hiểm cảnh đúng lúc. Bộ ba bà ngoại Delia (Catherine O'Hara) – mẹ Lydia và con gái Astrid, dù mỗi người mỗi tính cách nhưng đều cực kỳ thú vị và màn hoà giải khúc mắc gia đình không cần nói đạo lý cuối phim cho thấy phương châm show-don’t-tell của điện ảnh vẫn còn đất sống và có thể được sử dụng một cách sáng tạo dù với thể loại hài kinh dị như Beetlejuice Beetlejuice: Ma Siêu Quậy.
Một điểm cộng cho phim khi thể loại hài kinh dị nhưng khi cần cảm động hay tình cảm gia đình thì phim cũng có những khoảnh khắc rất đắt giá và vui nhộn, điều này là rất khó nhưng với tài năng và trí óc của Tim Burton thì không có gì là không thể. Phim bất ngờ từ đầu chí cuối, thậm chí đến kết phim cũng gây lú cho khán giả và có thể xem là màn nhá hàng cho sự trở lại lần nữa của thương hiệu Beetlejuice.
Phần hoá trang và hiệu ứng đậm chất kỳ dị của Tim Burton, nó vừa mang hơi hướng cổ điển của thập niên 90 vừa tạo cảm giác mới mẻ lạ kỳ, có vẻ chỉ khi xem trực tiếp khán giả mới hiểu được điều này. Phần nhạc phim do Danny Elfman phụ trách nên mọi người hãy hoàn toàn an tâm về chất lượng và độ hoành tráng của nó, đoạn intro đầu phim và màn combat gần cuối thật sự làm người viết nổi da gà về sự kỳ ảo khi hình ảnh, âm nhạc và kỹ thuật quay phim kết hợp lại nhuần nhuyễn và tinh tế.
-
Elvira, sau khi bị sa thải khỏi công việc dẫn chương trình, quyết định rời khỏi Los Angeles để đến một thị trấn nhỏ ở Massachusetts, nơi cô nhận được một di sản bất ngờ từ người dì của mình. Khi đến nơi, Elvira phát hiện ra rằng bà dì để lại cho cô một ngôi nhà cũ kĩ và một chiếc "sách ma thuật" kỳ lạ. Tuy nhiên, bà dì cũng để lại một số vấn đề, bao gồm những người dân địa phương muốn chiếm đoạt di sản của cô và một người đàn ông có ý định lợi dụng Elvira để thực hiện những mưu đồ ma quái của mình.
Trong khi cố gắng giải quyết các rắc rối và bảo vệ ngôi nhà, Elvira phải đối mặt với những tình huống hài hước và kỳ quặc. Cô kết bạn với một nhóm người dân trong thị trấn, đồng thời phải đấu tranh với những thế lực đen tối muốn lấy chiếc sách ma thuật của cô.
-
Bộ phim bắt đầu vào những năm 1960, khi Austin Powers (Mike Myers) là một điệp viên Anh quốc nổi tiếng, được biết đến với sự quyến rũ, lôi cuốn và một phong cách sống tự do, đầy hài hước. Tuy nhiên, trong một nhiệm vụ đối đầu với kẻ thù nguy hiểm Dr. Evil (cũng do Mike Myers thủ vai), Austin bị bắt cóc và đưa vào một trại đông lạnh để giữ an toàn trong suốt 30 năm.
Khi Austin tỉnh dậy vào năm 1997, thế giới đã thay đổi hoàn toàn. Để đối phó với tình hình mới, anh được yêu cầu trở lại hoạt động và tiếp tục cuộc chiến với Dr. Evil, kẻ đang tìm cách thống trị thế giới với những âm mưu quái đản và cực kỳ đáng yêu. Dr. Evil đã trốn khỏi một căn cứ bí mật và quay lại thế giới hiện đại, bắt đầu triển khai kế hoạch khủng bố bằng một quả bom hạt nhân.
Trong khi cố gắng ngăn chặn Dr. Evil, Austin phải làm quen với những thay đổi trong xã hội, đặc biệt là các xu hướng hiện đại mà anh không hề biết đến. Anh kết hợp với Vanessa Kensington (Elizabeth Hurley), một nữ điệp viên xinh đẹp, để chiến đấu cùng nhau và ngăn chặn kế hoạch của Dr. Evil.
Ngoài ra, bộ phim cũng khai thác nhiều yếu tố hài hước và cường điệu từ các bộ phim điệp viên, với những tình huống lố bịch, các nhân vật kỳ quặc, và những màn đối đầu đầy thú vị giữa Austin và Dr. Evil. Trong phim, Mike Myers không chỉ đóng vai Austin Powers mà còn đóng vai Dr. Evil và một số nhân vật phụ khác, tạo ra những tình huống hài hước độc đáo.
-
"Dragon: The Bruce Lee Story" (1993) là một bộ phim tiểu sử về cuộc đời của huyền thoại võ thuật Bruce Lee, do đạo diễn Rob Cohen thực hiện, với Jason Scott Lee thủ vai chính. Phim không chỉ kể về sự nghiệp võ thuật của Bruce Lee, mà còn đi sâu vào cuộc sống cá nhân và những khó khăn mà ông phải đối mặt.
Bộ phim bắt đầu với những cảnh về tuổi thơ của Bruce Lee tại Hồng Kông, nơi anh bắt đầu học võ và phát triển tài năng. Sau đó, Bruce Lee chuyển đến Mỹ để học tại Đại học Washington. Tại đây, anh gặp và kết hôn với Linda, người vợ sau này của anh. Mặc dù bắt đầu sự nghiệp bằng việc mở một trường dạy võ ở Mỹ, Bruce Lee gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều người, đặc biệt là những võ sư truyền thống, vì phương pháp huấn luyện và triết lý võ thuật của anh quá mới mẻ.
Phim tiếp tục theo chân Bruce Lee khi anh phải vượt qua nhiều thử thách trong sự nghiệp, từ việc bị coi thường cho đến những mối quan hệ căng thẳng trong giới võ thuật. Bên cạnh đó, anh còn phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm chấn thương nặng trong một trận đấu. Mặc dù vậy, Bruce Lee vẫn tiếp tục phát triển phong cách võ thuật của riêng mình, góp phần định hình lại bộ môn võ thuật và mang nó ra thế giới qua các bộ phim nổi tiếng như "The Big Boss" và "Enter the Dragon."
Ngoài việc khắc họa sự nghiệp của Bruce Lee, bộ phim cũng mô tả cuộc sống gia đình của anh, với sự đồng hành của người vợ Linda và các con. Mối quan hệ của Bruce với các thành viên trong gia đình thể hiện một phần nhân văn trong cuộc sống của anh.
Cuối cùng, phim kết thúc với cái chết đột ngột của Bruce Lee vào năm 1973, khi anh mới 32 tuổi, và sự tiếc nuối về một tài năng vĩ đại đã ra đi quá sớm.
Mặc dù có sự thay đổi và hư cấu trong một số chi tiết so với cuộc đời thật của Bruce Lee, "Dragon: The Bruce Lee Story" vẫn là một tác phẩm điện ảnh đáng chú ý về một huyền thoại võ thuật có tầm ảnh hưởng lớn đến thế giới.
-
“Người khôn ngoan học được nhiều từ kẻ thù của mình hơn là kẻ ngốc học được từ bạn bè” Niki Lauda ( Daniel Brühl) tay đua xe công thức 1 (F1) người Áo, đã nói như vậy với chính đối thủ của mình James Hunt ( Chris Hemsworth), tay đua người Anh, kẻ canh tranh trực tiếp chức vô địch vào năm 1976 với Niki. Rush được đạo diễn bở Ron Howard là một bộ phim tiểu sử về hai nhân vật chính đó, hai kẻ thù, hai đối thủ, hai tính cách để qua đó hai chân dung nhân vật được dựng lên một cách vừa đối lập, lại vừa mang lại cho chúng ta một trải nghiêm tuyệt vời về ý nghĩa của cuộc sống, của đam mê và lòng nhiệt huyết qua Tốc độ.
Phim tiểu sử luôn có một nét quyến rũ đặc trưng, vì nó mang đến những cá thể có thật ngoài đời, với những cá tính mạnh mẽ và độc đáo với cuộc đời đầy những khúc quanh và vòng ngoặt đầy mê hoặc, được nâng lên bởi một kịch bản giàu tính điện ảnh, phim tiểu sử trở thành một một bản nhạc với tiết tấu nhẹ nhàng và chậm rãi ban đầu, để tăng nhịp cho sự mạnh mẽ và dồn dập ở đằng sau nơi kịch tính được đẩy cao, và nơi thân phân thật sự của sự tồn tại được biểu đạt. Ron Howard đi theo một motip khá thông thường của nhiều bộ phim tiểu sử khác. Giới thiệu ban đầu về nhân vật cần nói đến, Niki Lauda và James Hunt, hai tay đua gặp nhau ở giải nhỏ Công Thức 3, nơi mà ngay lập tức họ trở thành 2 kẻ thù vì bản tính và cách sống khác hẳn nhau. Một phần cuộc đời họ được Ron Howard mô tả, về gia đình về lối sinh hoạt, James hunt là một tay chơi thứ thiệt, với vẻ ngoài điển trai, sống từng ngày như thể sẽ chết vào ngày mai, còn Niki Lauda là một người kỉ luật, tham vọng, luôn có kế hoạch và chiến lược cho bước tiếp theo của mình. Họ gặp lại nhau tại giải đua Công Thức 1 năm 1976, và sự có mặt của họ đã khiến cho giải đua năm đó trở thành kinh điển.
Mở đầu phim, qua giọng kể của Niki Lauda, chân dung của những người tham gia đua xe F1 được hiện ta mà điển hình ở đây là James Hunt, anh miêu tả F1 là nơi tham dự của những kẻ ngông cuồng, điên loạn và mơ mộng, nơi mà mỗi năm 2 trong số 25 tay đua tham gia sẽ chết vì tốc độ. Qua nhân vật James Hunt, điều đó đã được chứng minh một cách hoàn hảo, ranh giới của con người bình thường và sự ngông cuồng thách thức số phận, giữa sự mơ màng về vinh quanh tột cùng khi chiến thằng thần chết và chiến thắng những tay đua khác và sự lo lắng của người thân và của tận sâu bên trong mình, Ron Howard với kịch bản được viết bởi Peter Morgan đã làm được điều đó. James Hunt không tính toán, anh chỉ đơn giản là được ngồi vào vô lăng, thỏa mãn đam mê với tốc độ của mình, tìm cách tiếp cận được vinh quang tột cùng trên bục người chiến thắng, tham vọng là điều gì đó xa vời, anh giành chiến thắng không phải vì tham vọng mà đơn giản là để đạt được ước mơ của mình, để được tung hô và thể hiện được cái bản ngã của mình, không hơn, không kém. Anh sẵn sàng đánh đổi mạng sống để thắng, và khi thắng rồi là đủ, là ước mơ đã thành sự thật, là không còn ham muốn, là nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống.
Tập trung phần lớn bộ phim vào khoảng thời gian năm 1976, trên những đường đua đa dang khắp nơi trên thế giới, chân dung của Niki thuộc đội Ferrari ngày càng rõ nét với sự tham vọng, tính toán, kỉ luật và khó chịu. Đối với anh ngoài việc bản thân phải có những điều mà anh đã nhận xét ở trên về F1, anh còn nói rằng mỗi cuộc đua tỉ lệ đi đến cái chết là 20%, và khi anh tham gia một cuộc đua anh phải đảm bảo con số chỉ là 20% không mạo hiểm hơn bất kì phần trăm nào nữa. Khi anh tập hợp một cuộc họp mong bỏ phiếu hủy bỏ chặng đua tại Đức vì đường đua quá nguy hiểm trong thời tiết không được như ý, nó đã thể hiện rõ rết nhất con người của NIki, không có ai thích, không ai ủng hộ, luôn luôn độc lập một mình với sự cố chấp và tính kỉ luật cao đến mức gây nhàm chán và khó chịu cho bất kì ai tiếp xúc với anh, tất nhiên ngoài người vợ của mình. Và khi anh chỉ quay lại đường đua sau 42 ngày điều trị vì một tai nạn khủng khiếp tại chặng đua nước Đức đó, nó lại nêu bật được ý trí khủng khiếp của một người không chấp nhận thất bại, một kẻ vị kỉ không thể chấp nhận khi thấy Hunt đang bám đuổi và sắp tiệm cận mức điểm của mình trên bảng xếp hạng. Một tính cách vừa khiến người ta ngưỡng mộ nể trọng, lại vừa khiến người ta cảm thấy có chút gì đó lấn cấn vì sự không bao giờ thỏa hiệp với tính ương ngạnh của mình.
Hai chàng trai trẻ, ganh và ghét nhau tại giải nhỏ công thức 3, trở thành hai nhà vô địch (Niki đã vô địch tại giải đua năm 1975). Họ gọi nhau là nhà vô địch, họ gọi nhau là “thằng khốn” nhưng họ không đấm nhau như những kẻ thù nhìn nhau là không thể chịu nổi, họ sòng phẳng, ganh nhau tại nơi tham vọng của họ được biểu hiện, chiến thắng của họ được ghi nhận. Họ cạnh khóe mỉa mai nhau, và trong những câu nói của họ với nhau giống như họ đang bảo vệ cách sống của mình và dạy cho kẻ thù sao cho thế nào là sống. Họ đều biết rằng chẳng ai nghe lời ai. James Hunt vẫn mãi là một tay chơi, chơi hết mình mà không cần biết ngày mai đến đâu. Một chức vô địch trong một đời là quá đủ cho anh. Ngược lại, Niki chọn cách ngủ sớm, dậy sớm, lập kế hoạch, hiểu biết một cách hoàn hảo chiếc xe mà mình lại, thứ mà mình sử dụng, đua xe là sự nghiệp chứ không còn là cuộc chơi của những tay đua đầy đam mê với tốc độ và sự thử thách bản thân. Một người đi đường thẳng, còn một người để mặc dòng đời cuốn đi, ai có một cuộc sống đáng ngưỡng mộ hơn ai, không ai có thể trả lời được. Niki với người vợ hiền lành, luôn lo lắng cho chồng, sau khi cưới anh đã bảo vợ mình “Hạnh phúc là kẻ thù, nó làm ta cảm thấy yếu đối, làm ta nghi ngại. Đột nhiên, ta có thứ gì đó để mất.”, hay Hunt với cô vợ người mẫu (Olivia Wilde) mà anh không thực lòng muốn cưới vì bản thân anh không muốn thay đổi, để rồi ly dị, rồi lao vào vòng xoáy của rượu, sex…, có lẽ vì Hunt không có gì để mất. Ron Howard và kịch bản của mình không phán xét ai, vì tựa chung, mỗi người có quyền lựa chọn cho mình cách sống sao cho mình cảm thấy là chính mình nhất. Có lẽ ai cũng sẽ chọn James làm nhân vật ưu thích của mình, chứ không phải một người cứng nhắc, cục cằn, chống lại xã hội và luôn nói những lời khó nghe như Lauda, nhưng điều đó không thể nào không khiến bạn trong cả bộ phim có đôi chút cảm tình với Lauda
Chris Hemsworth trong sự thất bại thể hiện mình ở nhân vật Thor trong bộ phim về siêu anh hùng cùng tên, đã thực sự lột xác và hoàn thành rất tốt vai diễn này với vẻ ngoài điển trai, nụ cười quyến rũ và luôn nở rộng như thể nhìn đời lúc nào cũng đẹp và tràn đầy niềm vui trong bất kì hoàn cảnh nào. Anh đã chứng tỏ mình không chỉ là một diễn viên thích hợp với một dòng phim hành động bom tấn không quá cầu kì về mặt nội tâm nhân vật. Từ Goodbye Lenin, sự trở lại của Daniel Brühl trong bộ phim này thật đáng chú ý, với giọng Anh của một người Áo, khuôn mặt hiếm khi cười, sẵn sàng gọi chiếc Ferrari là “đống cứt” trước mặt ban quản lý, một chân dung Lauda hiện ra mới đầy những tiêu cực và sự thù địch, nhưng không kém phần thu hút, một đối thủ xứng đáng trong cuộc đời James Hunt và ngược lại.
Tất nhiên bộ phim không tránh khỏi đôi khi làm quá để tăng kịch tính khiến nhịp phim đột nhiên chững lại vì một cảm giác dàn dựng trong một câu chuyện tiểu sử. Nhưng Ron Howard luôn là một cái tên an toàn, phim của ông luôn đạt được mức độ đáng xem nhất định, mang lại cảm xúc cũng như sự suy ngẫm trong câu chuyện mà ông muốn kể. Rush cũng vậy, Howard mang đến sự kịch tính và mức độ giải trí vừa phải cho người xem, tuy nhiên bộ phim cũng không thiếu tính nghệ thuật điều mà giới hâm mộ điện ảnh đòi hỏi để chiêm nghiệm và tìm ra được sự thích thú trong suốt hơn hai tiếng ngồi trước màn ảnh để thưởng thức.
-
Câu chuyện của "The Soft Skin" bắt đầu với nhân vật chính, Pierre Lachenay (do Jean Desailly thủ vai), một nhà văn, học giả nổi tiếng, đã có gia đình và con cái. Pierre là một người thành đạt trong sự nghiệp nhưng lại không hạnh phúc trong hôn nhân với người vợ Frédérique (do Nelly Benedetti thủ vai). Họ có một cuộc sống khá nhạt nhẽo và thiếu sự kết nối cảm xúc.
Một ngày, khi Pierre đang tham dự một buổi hội thảo ở Lisbon, ông gặp Nicole (do Françoise Dorléac thủ vai), một phụ nữ trẻ, quyến rũ và có sự độc lập. Cô là một tiếp viên hàng không và cuộc gặp gỡ này trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của Pierre. Họ bắt đầu một mối quan hệ lén lút, và mặc dù Pierre vẫn yêu vợ và con, anh không thể cưỡng lại sức hút của Nicole.
Trong khi Pierre tìm thấy một thứ tình yêu mới đầy cảm xúc và sự tự do với Nicole, anh cũng phải đối mặt với những mâu thuẫn trong cuộc sống cá nhân. Những cuộc gặp gỡ bí mật và mối quan hệ ngoài luồng của anh bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Mối quan hệ của Pierre và Nicole càng ngày càng căng thẳng khi những sự thật về quá khứ và những quyết định không hợp lý của họ dần hé lộ.
Khi tình yêu giữa Pierre và Nicole dần đi đến kết thúc, Pierre phải đối mặt với hậu quả của những quyết định sai lầm và sự phản bội trong hôn nhân. Những mâu thuẫn, cảm giác tội lỗi và nỗi cô đơn bao trùm lên cuộc sống của anh.
Phim khai thác chủ đề về tình yêu, sự phản bội và cảm giác tội lỗi trong những mối quan hệ con người. Truffaut tạo nên một bức tranh đầy phức tạp về tâm lý nhân vật khi họ phải lựa chọn giữa nghĩa vụ gia đình và ham muốn cá nhân. "The Soft Skin" không chỉ đơn thuần là câu chuyện về một mối quan hệ ngoài luồng, mà còn là sự phản ánh những bất ổn, sự chia rẽ và sự mất mát trong các mối quan hệ tình cảm khi con người không thể đối mặt với chính mình và với những quyết định của mình.
Bộ phim có một kết thúc khá đau lòng, khi các nhân vật nhận thức được hậu quả của hành động của mình, nhưng không thể quay lại thời gian để sửa chữa sai lầm. Sự giằng xé nội tâm của nhân vật Pierre, cùng với sự xuất hiện của Nicole như một biểu tượng của sự khao khát và nỗi tiếc nuối, khiến bộ phim trở thành một tác phẩm tâm lý đầy ám ảnh và đáng suy ngẫm.
-
Bộ phim thứ ba trong danh sách các phim phải coi. Phim của Alfred Hitchcock, bậc thầy nổi tiếng của thể loại phim thriller. Tôi bắt đầu ngờ rằng cuốn sách này chắc sẽ đề cập đến thể loại phim này hơn là các phim thuộc thể loại tình cảm như kiểu Breakfast at Tiffany’s. Mà cũng đúng, bởi lẽ những phim như vậy luôn được đánh giá cao và xếp hạng cao trong danh sách các phim hay nhất.
Bộ phim nổi tiếng nhất của Hitchcock, chắc hẳn là Psycho. Tuy nhiên có thể thấy là phim này cũng nằm trong thể loại the best of his.
Nhưng thực tình mà tôi nói rằng, tôi và các bạn trẻ sẽ khó mà có thể chấp nhận nó như một thể loại thriller, thật ra không phải vì bộ phim có hay hay không, mà bởi vì, thị hiếu của khán giả thời nay đã quen với các bộ phim quá máu me hoặc quá ám ảnh, cho nên sẽ không có chút xúc động gì với mô típ phim ly kỳ của ngày xưa. Nói một cách khác, bộ phim này sẽ hay, nếu đặt trong bối cảnh lịch sử điện ảnh lúc ấy. Bởi dễ thấy trong phim những thủ pháp quen thuộc về góc quay, âm thanh để tạo nên sự hồi hộp của người xem.
Chuyện phim kể về Thornhill, một anh chàng thành công trong ngành quảng cáo, vì một sự rất tình cờ mà bị nhầm lẫn là George Kaplan – một nhân viên CIA đang bị một băng cướp theo đuổi và truy sát. Và câu chuyện bắt đầu khi băng cướp bắt Thornhill về nhà và chuốc rượu để dàn cảnh một tai nạn xe. Và thật bất ngờ (không biết có dụng ý gì không) mà anh chàng Thornhill lái xe rất tài và trốn thoát được, đồng thời quyết đi tìm Kaplan để biết rõ sự thật và minh oan cho mình khi anh ta còn bị tình nghi giết chết một nhân viên Liên Hiệp Quốc. Trên đường đi, một cô gái xinh đẹp mang tên Kendall xuất hiện…
Cần nói thêm rằng, cũng bởi vì điện ảnh Mỹ đã có quá nhiều kịch bản về những phim trinh thám, hành động như vậy cho nên, cũng sẽ chẳng khó khăn để đoán được nội dung. Chỉ khoảng hơn ba mươi phút là bí mật của bộ phim đã được giải đáp, và sau đấy chỉ là những trường đoạn về hành động. Nói nôm na là một bộ phim trinh thám nhưng điều tra ra kết quả thì nhanh, còn chủ yếu là đi bắt cướp.
Một điểm thêm nữa tôi nhận thấy rằng, hình như hầu hết các bộ phim ở thời gian này, nhân vật nam luôn già và nhân vật nữ luôn trẻ đẹp hơn. Hay có thể vì diễn viên nam luôn là những người đã có tuổi?
Dẫu sao đi nữa, nếu xem nó như kiểu bạn xem phim lần đầu, thì những ý tưởng, nội dung của nó vẫn mới là những điều mới lạ và sơ khai, đáng tò mò để xem
-
Câu chuyện diễn ra vào năm 1912, trong một buổi tối, gia đình Birling tổ chức một bữa tiệc ăn mừng hôn lễ của cô con gái Sheila Birling. Buổi tiệc bị gián đoạn khi một thanh tra tên là Inspector Goole xuất hiện, yêu cầu điều tra về cái chết của một cô gái tên Eva Smith, người đã tự tử sau khi gặp phải những hoàn cảnh tồi tệ trong cuộc sống.
Inspector Goole dần dần khám phá ra rằng từng thành viên trong gia đình Birling đều có mối liên hệ với Eva Smith. Mỗi người đều đã góp phần vào sự suy sụp của cô, từ việc sa thải cô khỏi công việc cho đến những hành động ích kỷ và thiếu trách nhiệm của họ.
Khi Inspector Goole tiếp tục vạch trần những hành động của từng người, gia đình Birling bắt đầu nhận ra rằng họ đã góp phần tạo nên bi kịch. Tuy nhiên, khi cuộc điều tra kết thúc, Inspector Goole biến mất một cách bí ẩn, và gia đình Birling phát hiện rằng không có thanh tra nào tên Goole trong hồ sơ cảnh sát. Họ bắt đầu hoài nghi về tính xác thực của cuộc điều tra, nhưng cuối cùng, tin tức về cái chết của Eva Smith và sự thật về những hành động của mình vẫn còn ám ảnh họ.
-
Bộ phim bắt đầu với một cảnh giết người dường như bình thường, nhưng điều kỳ lạ là kẻ giết người không hề nhớ gì về hành động của mình. Khi cảnh sát điều tra, họ phát hiện ra rằng các nạn nhân đều bị giết theo một kiểu tương tự: những vết cắt trên cổ và không có dấu vết của sự chống cự. Thậm chí, mỗi kẻ giết người đều tỏ ra không nhớ gì về hành động của mình sau khi thực hiện.
Chính trị viên cảnh sát, Takabe (do Kōji Yakusho thủ vai), được giao nhiệm vụ điều tra các vụ án này. Trong quá trình điều tra, Takabe gặp một người đàn ông tên là Mamiya (do Masato Hagiwara thủ vai), một người có quá khứ bí ẩn và có thể là đầu mối quan trọng trong các vụ án. Mamiya dường như không có khả năng tự kiểm soát hành vi của mình, và anh ta có khả năng khiến những người khác thực hiện hành động giết người mà không nhớ gì.
Bộ phim khám phá các chủ đề về bản ngã, sự vô thức, và mối quan hệ giữa cái ác và tâm lý con người. Takabe bắt đầu bị cuốn vào câu chuyện, mất dần sự kiểm soát, và dần dần bị ảnh hưởng bởi những bí ẩn xung quanh vụ án. Cảm giác tội lỗi, sự ám ảnh và sự điên rồ trong tâm trí của nhân vật khiến cho bộ phim trở nên đầy căng thẳng và khó đoán.
Thông điệp: "Cure" không chỉ là một bộ phim giết người thông thường, mà còn là một cuộc khám phá về sự phân rã tâm lý của con người, khả năng chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, và những bí ẩn tối tăm ẩn sau hành vi con người. Bộ phim để lại người xem với nhiều câu hỏi về bản chất của tội ác và sự kiểm soát cá nhân.
Phim có một không khí đầy căng thẳng, tăm tối và không có nhiều sự giải thích rõ ràng, khiến người xem phải tự mình suy ngẫm về ý nghĩa của nó.
-
The Sugarland Express (1974) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Steven Spielberg, xoay quanh câu chuyện của một người phụ nữ tên Lou-Jean Poplin (do Goldie Hawn thủ vai), người cùng chồng là Clovis (William Atherton) cố gắng giải cứu đứa con trai của mình, bị cơ quan chức năng tạm giam vì bị bắt cóc trước đó.
Câu chuyện bắt đầu khi Lou-Jean và Clovis vượt ngục và lên đường tới Sugarland, Texas, nơi đứa con của họ đang bị giam giữ. Trong suốt hành trình, họ không chỉ phải đối mặt với sự truy đuổi quyết liệt của cảnh sát mà còn phải đối diện với những tình huống bất ngờ và nghẹt thở. Cặp đôi này vô tình làm con tin một cảnh sát (do Michael Sacks thủ vai) và dẫn dắt anh ta vào cuộc rượt đuổi, trong khi họ tiếp tục nỗ lực để giải thoát con trai mình.
Bộ phim tập trung vào chủ đề sự hy sinh của người mẹ và những hành động liều lĩnh, đầy cảm xúc để bảo vệ gia đình, đồng thời phê phán những bất công trong hệ thống pháp lý và xã hội. Mặc dù có những yếu tố hành động, The Sugarland Express cũng mang đậm tính nhân văn và đầy tính chất xã hội.
Dù không phải là một tác phẩm điện ảnh quá thành công về mặt thương mại lúc mới ra mắt, bộ phim này đánh dấu bước khởi đầu của Steven Spielberg trong sự nghiệp đạo diễn và mở đường cho những tác phẩm huyền thoại sau này của ông.
-
Bộ phim xoay quanh Bob Montagné, một người đàn ông trung niên, đã từng là một tên trộm lừng danh nhưng giờ đây đang sống một cuộc sống tạm lặng lẽ trong một khu phố nghèo của Paris. Dù vậy, niềm đam mê cờ bạc vẫn không thể dứt khỏi ông, và Bob sớm quay lại với những phi vụ mạo hiểm. Một ngày nọ, ông nghe được thông tin về một vụ cướp sòng bạc tại một sòng bạc lớn ở Monte Carlo, với số tiền cực kỳ lớn.
Bob quyết định thực hiện một kế hoạch táo bạo: tập hợp một nhóm cộng sự gồm những kẻ lừa đảo, người bạn cũ và một vài tay tội phạm không quá khéo léo để thực hiện vụ cướp. Tuy nhiên, kế hoạch này không hề dễ dàng như Bob tưởng tượng. Các yếu tố không lường trước và sự phản bội xuất hiện, khiến Bob phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm và bất ngờ.
Bộ phim không chỉ là một câu chuyện về tội phạm và mạo hiểm mà còn khai thác những chiều sâu tâm lý của nhân vật chính. Bob không phải là một tên tội phạm đơn thuần; ông là một người đàn ông có phẩm giá và một chút gì đó mang tính triết lý về cuộc sống và số phận.
Phim không chỉ nổi bật với câu chuyện hấp dẫn mà còn nhờ vào phong cách điện ảnh độc đáo của Jean-Pierre Melville. Những cảnh quay dài, ánh sáng và bóng tối đặc trưng của phim noir, cùng với sự chú trọng vào những chi tiết nhỏ, tất cả tạo nên một tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng trong thể loại phim tội phạm sau này.
-
Neal Page, một giám đốc quảng cáo thành đạt, đang trên đường từ New York về nhà ở Chicago để ăn Lễ Tạ ơn cùng gia đình. Sau một ngày dài làm việc, anh phải bay về sớm nhưng chuyến bay của anh bị hủy. Sau đó, anh gặp phải Del Griffith, một người bán thiết bị vệ sinh khá vui vẻ nhưng cũng vô cùng lạ lùng và khó chịu, người đang cố gắng đi cùng hướng với Neal.
Cả hai quyết định hợp tác để di chuyển bằng các phương tiện giao thông khác nhau: máy bay, tàu hỏa, xe buýt, và cuối cùng là đi xe ô tô. Tuy nhiên, mọi phương tiện đều gặp trục trặc và họ phải đối mặt với đủ loại tình huống trớ trêu, từ chuyến bay bị hủy, chuyến tàu trễ, xe buýt đụng phải bão tuyết, cho đến việc xe ô tô gặp sự cố.
Sự kết hợp giữa sự nghiêm túc của Neal và tính cách phóng khoáng của Del tạo ra nhiều tình huống hài hước, nhưng cũng làm nổi bật những sự khác biệt trong tính cách và lối sống của hai nhân vật. Dù vậy, qua những khó khăn và thử thách, họ dần phát triển một tình bạn bất ngờ và sâu sắc.
-
Ladies of Leisure phản ánh nhiều vấn đề xã hội và cảm xúc phức tạp của phụ nữ trong thập niên 1920. Bộ phim đặc biệt chú trọng đến những mối quan hệ tình cảm không chỉ đơn thuần là tình yêu mà còn là sự đấu tranh giữa tự do cá nhân và trách nhiệm đối với xã hội. Câu chuyện của Kay là một ví dụ về những người phụ nữ trong xã hội thượng lưu, những người bị mắc kẹt giữa cuộc sống xa hoa và sự khát khao tình yêu chân thật.
Phim cũng nói về sự phát triển của cá nhân và nghệ thuật, đặc biệt qua mối quan hệ giữa Jack và Kay, nơi mà tình yêu và sự tôn trọng nghệ thuật có thể giúp con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
-
Bộ phim kể về Grinch, một sinh vật xanh xấu tính, sống ở trên đỉnh núi gần làng Whoville, nơi những người dân vui vẻ chuẩn bị đón Giáng Sinh. Grinch căm ghét lễ Giáng Sinh và những niềm vui mà nó mang lại, vì vậy anh quyết định "cướp" Giáng Sinh của mọi người bằng cách đánh cắp tất cả quà tặng, cây thông, và đồ trang trí. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy người dân Whoville vẫn hát và vui vẻ dù không còn quà cáp, Grinch nhận ra rằng Giáng Sinh không chỉ là về vật chất mà còn về tình yêu thương và lòng đoàn kết.
Câu chuyện mang đến một thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi, lòng tốt, và tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. Nó là bài học về việc "mở lòng" và nhận ra giá trị thật sự của những điều giản dị mà không phải là vật chất.
-
Để đảm bảo sự sống còn của mình, Skynet đã phát động một kế hoạch tấn công vào quá khứ. Nó gửi một máy sát thủ (Terminator) trở về năm 1984, với nhiệm vụ giết chết Sarah Connor (Linda Hamilton), người phụ nữ sẽ sinh ra John Connor, vị lãnh đạo tương lai của phong trào kháng chiến chống lại Skynet. Nếu không giết được Sarah, John sẽ không thể ra đời, và cuộc kháng chiến của loài người sẽ không bao giờ xảy ra.
Để bảo vệ Sarah, Kyle Reese (Michael Biehn), một chiến binh từ tương lai, cũng được Skynet gửi trở về quá khứ. Kyle giải thích rằng anh là một phần của nhóm kháng chiến và John Connor đã gửi anh để bảo vệ mẹ của mình. Tuy nhiên, Kyle không chỉ là một người bảo vệ mà còn là người cha của John, trong một mối quan hệ phức tạp mà chính Sarah chưa biết.
Terminator, do Arnold Schwarzenegger thủ vai, là một cỗ máy không biết mệt mỏi và không có cảm xúc. Nó có nhiệm vụ duy nhất là giết Sarah Connor, và sẽ không ngừng cho đến khi hoàn thành mục tiêu. Trong khi đó, Kyle và Sarah phải chạy trốn và tìm cách tiêu diệt Terminator, đồng thời tìm hiểu về sự kiện tương lai và cuộc chiến giữa con người và máy móc.
Cuối cùng, trong một cuộc đối đầu ác liệt tại một nhà máy, Sarah và Kyle phải chiến đấu để sống sót, trong khi Terminator tiếp tục truy đuổi. Kyle hy sinh để giúp Sarah tiêu diệt Terminator, nhưng trước khi chết, anh tiết lộ cho Sarah một bí mật quan trọng: chính anh là cha của John Connor, người sẽ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại Skynet.
Bộ phim kết thúc với cảnh Sarah Connor đang mang thai John, và cô bắt đầu nhận ra vai trò của mình trong lịch sử. Sarah quyết định không còn chạy trốn nữa, mà chuẩn bị tinh thần cho tương lai. Cuối cùng, một cơn bão cát xuất hiện khi Sarah lái xe qua một sa mạc, mang đến dấu hiệu về những sự kiện lớn sắp xảy ra trong các phần tiếp theo của loạt phim.
-
Lấy ý tưởng năm con người vô tình bị kẹt trong thang máy, M. Night Shyamalan - tác giả kịch bản kiêm nhà sản xuất của 'Devil' - đã tạo nên một câu chuyện rùng rợn, kỳ bí về thế giới tâm linh khiến khán giả sợ hãi.
Devil là phần đầu tiên trong tác phẩm Chuyện kể lúc nửa đêm (The Night Chronicles) của đạo diễn M. Night Shyamalan (phim Giác quan thứ sáu, The Last Airbender) được chuyển thể lên màn ảnh rộng. Đạo diễn người Ấn Độ cho biết ông rất hâm mộ phong cách của nữ nhà văn Agatha Christie và đã ấp ủ kế hoạch thực hiện Devil từ 5 năm trước. Ý tưởng của Devil được bắt nguồn từ câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra khi Quỷ sứ sử dụng quyền lực của mình để nhốt một nhóm người tại một địa điểm nhất định rồi lần lượt trừng phạt từng người bởi những tội lỗi mà họ đã gây ra?".
Chuyện phim bắt đầu bằng một ngày tưởng như rất bình thường tại một công sở ở Philadelphia (Mỹ). Năm con người xa lạ đi bộ tới nơi làm việc và bước vào trong thang máy. Tại đây, cả năm chia sẻ một khoảng không gian chật hẹp, bí bách. Không ai quen biết nhau và đều nghĩ rằng sẽ chỉ ở lại đây trong một vài giây phút ngắn ngủi. Tuy nhiên, thang máy đi lên và đột ngột kẹt lại. Lối thoát duy nhất của họ đã bị bịt kín. Năm người lạ mặt bắt đầu lo lắng và tìm mọi cách để tự trấn an. Bảo vệ tòa nhà thì vẫn đang cố gắng sửa chữa thang máy để đưa họ ra ngoài trong thời gian sớm nhất.
Dần dần, sự lo lắng của năm con người biến thành những cơn hoảng loạn, sợ hãi tột độ khi họ nhận ra những sự việc khủng khiếp đang xảy đến với từng người một. Nghi ngờ lẫn nhau, cả năm người cố gắng tự vệ mà không biết rằng, một trong số họ là hiện thân của quỷ dữ. Cuộc gặp gỡ tình cờ trong thang máy hóa ra là một sự sắp đặt của định mệnh. Cách duy nhất để thoát ra khỏi bàn tay của quỷ dữ là cả năm người phải đối mặt với những tội lỗi mà họ từng gây ra trong quá khứ. Đằng sau đó là một bí mật kinh hoàng...
Được sản xuất với ngân sách 10 triệu USD, Devil mang đầy đủ nét đặc trưng của một bộ phim kinh phí thấp: bối cảnh đơn giản, không có những đại cảnh, thời lượng ngắn, chú trọng vào âm thanh hơn hình ảnh và không có ngôi sao. Devil chỉ xoay quanh một câu chuyện rất đơn giản là ai trong trong số năm người bị kẹt trong thang máy là quỷ dữ và từ đó khơi gợi trí tưởng tượng của khán giả. Những sự kiện bí ẩn và ngẫu nhiên một cách kỳ lạ liên tiếp xuất hiện trong phim lôi cuốn và buộc người xem phải tập trung theo dõi và phán đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo với các nhân vật.
Thang máy đã trở thành một thiết bị không thể thiếu đối với con người trong xã hội ngày nay. Đó là phương tiện di chuyển nhanh nhất ở những tòa nhà cao ốc đông người hay công sở văn phòng. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày thang máy bị kẹt và những con người ở trong đó bị nhốt lại tại khoảng không gian chật hẹp ấy? Có bao giờ mỗi người trong chúng ta tự hỏi tại sao những điều trớ trêu, tình cờ vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống như thể chúng được sắp đặt sẵn? Nhà biên kịch M. Night Shyamalan đã đưa vào Devil một tình huống "đời thường" nhất mà đôi khi con người vẫn hay gặp phải và biến nó thành câu chuyện đáng sợ đánh vào tâm lý của khán giả.
Năm nhân vật của Devil bị kẹt lại trong thang máy - nhân viên kinh doanh Vince, người phụ nữ luống tuổi, anh thợ cơ khí Tony, người phụ nữ trẻ Sara và nhân viên bảo vệ Ben - đều nghĩ rằng cuộc gặp gỡ giữa họ trong thang máy chỉ là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, cả năm người đều là những kẻ lừa đảo, trộm cắp, côn đồ, tống tiền... hay nói chính xác hơn, họ chính là hiện thân của những "con quỷ" lẩn khuất giữa con người, những gì xấu xa nhất trong xã hội ngày nay. Quỷ dữ đã dàn xếp tất cả và lần lượt bắt họ phải đối mặt với những tội ác mình đã phạm phải.
M. Night Shyamalan tiết lộ rằng: "Tôi tin rằng có một địa ngục thực sự và con người ta sẽ cảm thấy sợ hãi khi thấy mình không thể biết được điều gì đang xảy ra. Để có thể thoát ra cái mà tôi gọi là địa ngục, ta cần phải nắm lấy trách nhiệm với cuộc sống của mình. Tôi tin rằng nếu bạn lái cuộc sống theo hướng đó, chiều hướng mọi việc sẽ thay đổi và bỗng nhiên bạn sẽ thấy mình ở một nơi tốt đẹp hơn rất nhiều". Quy luật nhân - quả vốn là tín ngưỡng lâu đời của người phương Đông đã được vị đạo diễn nổi tiếng người Ấn Độ này thể hiện trong kịch bản của mình.
Devil có ý tưởng thú vị, tình huống chuyện phim hấp dẫn và những nút thắt - nút mở gây bất ngờ cho khán giả. Tuy nhiên, cái kết phim có phần hơi "cụt lủn" khiến cho nhiều khán giả cảm thấy hẫng hụt và giảm đi chiều sâu ý nghĩa thể hiện trong đó. Học thuyết của M. Night Shyamalan cũng không phù hợp với văn hóa - tín ngưỡng của nhiều đối tượng khán giả trên thế giới cho nên nhiều người khó mà "cảm" được thông điệp mà Devil đưa đến.
-
Come Drink with Me (1966) là một bộ phim võ thuật kinh điển của điện ảnh Hong Kong, do đạo diễn King Hu thực hiện. Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử điện ảnh võ thuật, và cũng đánh dấu bước chuyển mình trong việc xây dựng thể loại phim "kung fu" theo cách thức đầy nghệ thuật, hơn là chỉ tập trung vào những cảnh hành động đơn thuần.
Come Drink with Me kết hợp các yếu tố võ thuật và phiêu lưu, với câu chuyện xoay quanh một nữ anh hùng, Đại Tiểu (do Ching Li thủ vai), một nữ chiến binh phải đối mặt với một nhóm cướp và cứu người thân bị bắt cóc. Nữ chính không chỉ mạnh mẽ về võ thuật mà còn rất thông minh, khôn ngoan trong việc đối phó với các tình huống nguy hiểm. Câu chuyện chứa đựng nhiều tình tiết đầy bất ngờ, đồng thời cũng phản ánh các chủ đề về lòng trung thành, tình bạn và sự hy sinh.
Come Drink with Me là một bộ phim võ thuật không chỉ nổi bật vì các cảnh hành động mà còn vì sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật điện ảnh và những yếu tố văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Phim đã mở ra một hướng đi mới trong thể loại phim kung fu, nơi võ thuật không chỉ là một công cụ giải trí mà còn là một phần của câu chuyện đầy nghệ thuật. Cảm nhận chung về bộ phim là sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung sâu sắc, hình ảnh đẹp và hành động mãn nhãn.
-
Bộ phim bắt đầu với cảnh trong Thế chiến II, khi hai người lính Mỹ, Bob Wallace (Bing Crosby) và Phil Davis (Danny Kaye), biểu diễn trong một chương trình quân đội ở châu Âu, và giúp nâng cao tinh thần cho các đồng đội. Sau khi chiến tranh kết thúc, Bob và Phil trở về Mỹ và bắt đầu sự nghiệp giải trí. Họ trở thành một cặp đôi nổi tiếng, tổ chức các buổi biểu diễn tại các câu lạc bộ, nhưng vẫn nhớ về những người bạn đã hy sinh trong chiến tranh.
Một ngày nọ, họ gặp hai chị em song sinh, Betty (Rosemary Clooney) và Judy Haynes (Vera-Ellen), cũng là nghệ sĩ biểu diễn. Betty và Judy đang tổ chức một chương trình Giáng sinh tại khu nghỉ dưỡng của ông chủ cũ của Bob và Phil, tướng Waverly (do Dean Jagger thủ vai). Cả nhóm cùng quyết định đến khu nghỉ dưỡng để giúp tướng Waverly, người đang gặp khó khăn tài chính và cần sự giúp đỡ để thu hút khách hàng đến nơi.
Khi đến khu nghỉ dưỡng, Bob và Phil nhận ra rằng tướng Waverly đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa khu nghỉ dưỡng vì thiếu khách, do thời tiết ấm áp bất thường trong mùa Giáng sinh năm đó. Các nhân vật quyết định tổ chức một chương trình biểu diễn lớn để thu hút khách hàng và cứu giúp khu nghỉ dưỡng. Câu chuyện diễn ra trong không khí ấm cúng của mùa lễ hội, với những tình huống hài hước, lãng mạn, và âm nhạc đầy sức sống.
-
Holly Martins (do Joseph Cotten thủ vai) là một nhà văn người Mỹ, đến Vienna sau khi nhận được lời mời làm việc từ người bạn cũ Harry Lime (do Orson Welles thủ vai). Tuy nhiên, khi Martins đến nơi, anh nhận được tin tức rằng Harry đã chết trong một tai nạn giao thông. Sự ra đi đột ngột của Harry làm Martins nghi ngờ và quyết định điều tra về cái chết của anh.
Khi tiếp tục cuộc điều tra, Martins phát hiện rằng cái chết của Harry có vẻ không phải là một tai nạn mà có thể là một vụ ám sát. Anh gặp một số nhân vật, bao gồm Anna (do Alida Valli thủ vai), người yêu cũ của Harry, và một cảnh sát Anh, Major Calloway (do Trevor Howard thủ vai), người cũng đang điều tra các hoạt động mờ ám của Harry trong thành phố.
Càng đào sâu, Martins càng phát hiện ra rằng Harry Lime, người mà anh từng biết, thực chất là một tên tội phạm lớn, đứng sau một mạng lưới buôn bán thuốc penicillin giả, gây ra cái chết của hàng loạt bệnh nhân. Tình tiết khiến Martins phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: liệu anh có nên giúp đỡ cảnh sát bắt giữ Harry, hay tiếp tục bảo vệ người bạn cũ trong lúc anh ta đang bị truy đuổi?
-
"The Count of Monte-Cristo" là một tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Dumas, kể về câu chuyện báo thù, sự phản bội và sự tái sinh. Nhân vật chính, Edmond Dantès, là một thủy thủ trẻ đầy triển vọng, bị bạn bè và kẻ thù ghen ghét, dẫn đến việc bị giam cầm oan sai.
Sau nhiều năm trong tù, Dantès gặp một người bạn tù, Abbé Faria, người đã truyền cho anh kiến thức và để lại cho anh một kho báu ẩn giấu. Khi cuối cùng được tự do, Dantès sử dụng tài sản này để thực hiện kế hoạch trả thù những người đã hại anh, trong khi cũng tìm kiếm công lý và sự tha thứ cho bản thân.
-
"A Simple Plan" (1998) là một bộ phim tâm lý hình sự do Sam Raimi đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Scott B. Smith. Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: Hank (Bill Paxton), Jacob (Billy Bob Thornton) và Sarah (Bridget Fonda).
Nội dung phim bắt đầu khi Hank và Jacob, hai anh em sống ở vùng quê, phát hiện một chiếc máy bay rơi trong rừng và bên trong là một bao tải chứa 4 triệu đô la tiền mặt. Họ quyết định giấu số tiền và lập kế hoạch sử dụng nó mà không để ai phát hiện. Tuy nhiên, những lựa chọn của họ nhanh chóng dẫn đến những rắc rối và tình huống căng thẳng khi lòng tham và sự nghi ngờ bắt đầu phá vỡ mối quan hệ giữa họ.
Bộ phim khai thác sâu sắc các chủ đề về đạo đức, sự phản bội và hệ quả của những quyết định sai lầm. Qua các tình huống căng thẳng và bi kịch, "A Simple Plan" cho thấy rằng những kế hoạch đơn giản đôi khi có thể dẫn đến những hậu quả phức tạp và không lường trước được. Phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cả khán giả và giới phê bình, đặc biệt là về diễn xuất và cách xây dựng cốt truyện.
-
"American Movie" (1999) là một bộ phim tài liệu thú vị, theo chân một nhà làm phim độc lập tên là Mark Borchardt, người đang cố gắng hoàn thành dự án phim của mình mang tên "Coven". Bộ phim ghi lại những nỗ lực của Borchardt khi anh cố gắng huy động tiền bạc, tìm kiếm diễn viên và thực hiện ý tưởng của mình, tất cả trong bối cảnh cuộc sống cá nhân đầy thử thách và mơ ước của anh về sự nghiệp điện ảnh.
Phim không chỉ tập trung vào hành trình sáng tạo của Borchardt mà còn khám phá các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, và những người xung quanh anh. Nó mang lại cái nhìn chân thực và hài hước về những khó khăn mà các nhà làm phim độc lập phải đối mặt, cũng như về niềm đam mê và sự kiên trì trong việc theo đuổi giấc mơ nghệ thuật.
Phim nhận được nhiều lời khen ngợi và giành được nhiều giải thưởng, nổi bật với sự chân thật và tình huống hài hước của nó.
-
Một sự tình cờ đã khiến tôi tìm được một bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam và sự khốc liệt của nó: We were Soldiers.Trong suốt 2 giờ 18 phút chăm chú theo dõi phim, cảm giác của tôi thật sự khó tả, vừa buồn vừa thương, vừa xót xa cho một thời kỳ lịch sử bi hùng.Tôi không thích “We Were Soldiers” vì tôi là người Việt Nam, các thế hệ cha anh đã chiến đấu và hi sinh; vì những người lính ở cả hai chiến tuyến đều phải hứng chịu sự tàn khốc của bom đạn. Đứng về phía dân tộc tôi không thích nhìn thấy cảnh những người lính Việt Nam bị hi sinh nhiều hơn trước họng súng của lính Mỹ, cũng giống những nhà làm phim Mỹ luôn muốn đề cao những người lính của họ.
“We were Soldiers” được sản xuất năm 2002 bởi sự hợp tác giữa các nhà sản xuất Mỹ và Đức, và đã được trình chiếu ở khá nhiều quốc gia. Nhưng phim không được biết đến nhiều ở Việt Nam, và rất đáng được quên lãng dù nội dung của nó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng từ những người lính ở cả hai đầu chiến tuyến. Lấy bối cảnh năm 1965 tại đồi Ia Drang, Tây Nguyên, một trong những trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử Hoa Kì đã nổ ra, khi mà 400 lính Mỹ chống chọi 2000 lính mặt trận giải phóng Việt Nam . Kết thúc của trận chiến còn là một nghi án, nhưng một thực tế là sau trận đánh này, những người lính Mỹ mới thấy hết được thế nào là chiến tranh Việt Nam.
Trong phim, đi tìm nguyên nhân của chiến tranh, những người Mỹ cũng không thể lý giải hết tại sao họ lại leo thang và lún sâu vào chiến tranh đến vậy. Trả lời câu hỏi của đứa con gái –“Thế nào là chiến tranh”, Hal More (nam diễn viên chính do Mel Gibson thủ vai) đã trả lời: “Chiến tranh là những điều không nên xảy ra nhưng lại xảy ra. Có một số người phải hoặc không phải là người của một quốc gia nào đó muốn tước đoạt sinh mệnh của người khác, và một quân nhân như cha cần đi ngăn cản họ”. Nói như vậy có nghĩa là những người tham chiến luôn tự tìm ra những lý do để biện minh cho hành động của mình.Với vũ khí hiện đại, quân đội được huấn luyện tốt và có một lợi thế tuyệt đối về không quân, những nhà quân sự Hoa Kỳ tự tin sẽ đẩy lùi chủ nghĩa Cộng sản như những gì họ đã làm được ở Triều Tiên. Và họ đã mang đến Việt Nam một cuộc chiến tranh, cho đến năm 1965 cuộc chiến ấy chuyển sang một giai đoạn khốc liệt hơn. Những người dân Mỹ được tuyên truyền cho một cuộc chiến mà theo họ chắc cũng dễ dàng: “Chúng ta cuối cùng sẽ tháng lợi…tôi đã đến Việt Nam khảo sát, chúng ta cần thêm nhân lực” (lời tuyên bố của vị tướng phụ trách chiến trường việt Nam), chiến tranh cần được tiếp tục bởi nước mỹ “đã vượt nửa vòng trái đất chiến đấu suốt hai mươi năm ở đó”(lời của Hal Moore). Trước cuộc chiến mọi thứ vẫn rất yên bình, mọi người vẫn vui vẻ ăn mừng sau lời phát biểu của tổng thống trên truyền hình. Sau cuộc chiến mọi thứ vẫn trôi đi, có điều đó lại là những nốt nhac trầm buồn –“we were Soldier”; với những người bị thương, bị tử vong trở về mà không được hân hoan đón tiếp, và tấm bia đá lạnh lẽo ghi tên những người đã hi sinh. Còn trong cuộc chiến, đó là sự khốc liệt.
Thông qua cuộc đối đầu giữa hai vị chỉ huy là thiếu tá Nguyễn Hữu An (Đơn Dương thủ vai) và thượng tá Hal Moore của hai đội quân Bắc Việt Nam và Mỹ, người xem có cơ hội được nhìn về quá khứ. Tôi có cảm giác cuộc chiến được tái hiện thông qua những hồi tưởng của vị chỉ huy người Mỹ khi ông lật giở lại cuốn sách với những hình ảnh đau thương của sự hi sinh, và cuốn nhật ký mà một người lính Mỹ giữ được từ xác một anh lính mà đối với anh ta là kẻ địch. Theo Hal Moore, ngọn nguồn của chiến tranh bắt đầu từ việc Người Pháp thất bại, bị giết, bị dồn đuổi và những người Mỹ hào hứng thế chân họ. Đoạn dựng song song hai bức tranh một bức vẽ những người da đỏ giết hại lính Châu Âu khi họ lần đầu đặt chân đến Tân thế giới với hình ảnh những người lính Bắc Việt giết lính Mỹ giống như một sự trêu chọc của những nhà làm phim về quyền hành và vị thế văn minh hơn của quân đội Mỹ. Và thực tế trên chiến trường có vẻ như cũng diễn ra với một kịch bản tương tự. Tại một trận đánh ở Tây Nguyên, quân đội Mỹ với trang bị và huấn luyện tốt hơn đã giành được lợi thế khi có thêm sự yểm trợ của không lực. Những người lính Việt Nam dù đã dũng cảm vây khốn đội quân Mỹ, dũng cảm áp sát lực lượng pháo binh của họ nhưng cuỗi cùng vẫn bị tổn thất nặng và phải tạm rút lui. Bi kịch chỉ xảy ra với lính Mỹ khi những hi sinh ngày càng nhiều, nhất là khi không lực của họ với sức mạnh huỷ diệt là bom Napan lại dội lên đầu chính những người đồng đội. Kết thúc cuộc giành giật một cao điểm, những người lính sống sót với khuôn mặt sạm đen vì bom đạn, đói khát mới thấy hết được những sự mất mát, họ thờ ơ trước cánh phóng viên đang cuống cuồng đưa ti về chiến thắng , và đau xót nhìn những gì còn lại.
Nói về nhân vật, tôi rất ấn tượng với anh phóng viên chiến trường người Mỹ, và anh lính Bắc Việt với cặp kính cận và cuốn nhật kí nhỏ. Họ đến từ hai chiến tuyến khác nhau nhưng cùng có một điểm chung: Cùng là trí thức và không bao giờ mường tượng hết được sự khốc liệt của chiến trường. Anh lính người Việt cuối cùng đã hi sinh dù chưa bắn hạ được một kẻ địch nào, còn anh phóng viên người Mỹ đã phải bất đắc dĩ cầm súng để tự bảo vệ lấy mạng sống của mình. Những người lính Mỹ được chú ý miêu tả khá kỹ, họ “có màu da khác nhau, là người da trắng, da màu, hay người Á châu…nhưng thượng đế rất công bằng, chúng ta đều là người Mỹ”(lời của Hal Moore); họ có những đặc điểm xuất thân riêng nhưng ai cũng có một gia đình. Đạo diễn Randall Wallace đã chọn một vài gia đình chiến sỹ để nói về hoàn cảnh của họ, như: Anh lính trẻ mới được làm cha, trước khi ra chiến trường người lính ấy tìm đến với Chúa để cầu mong được che trở, anh được người vợ tặng cho một chiếc vòng may mắn, sau này chính chiếc vòng ấy là dấu hiệu để đồng đội nhận ra xác của anh; hay một anh lính trẻ khác chưa một lần ra chiến trường…
Ở phía hậu phương, ta thấy những người vợ, người con của nước Mỹ cũng giống những người mẹ, người vợ, người con trên đất nước Việt hay bất cứ một đất nước nào khác: Họ đều mong người thân bình an trở về, và thật sự đau đớn khi mong mỏi của mình không thành sự thật. Những người may mắn như Giuli Moore (vợ của Hal Moore- Madeleine Stowe thủ vai) hẳn là sẽ không bao giờ muốn người thân của họ ra đi một lần nữa vì họ đã hiểu được sự mất mát, hiểu được một điều rằng chuyện không đơn giản như họ tưởng. Trường đoạn Hal lên đường lặng lẽ trong đêm và người vợ chạy theo cũng lặng lẽ nhìn theo bóng anh xa dần với câu nói “em cần anh”gợi nhớ đến hình ảnh những người lính của bất kỳ một đội quân nào khác với một mái nhà ở sau lưng.
Với sự đầu tư rất công phu, đạo diễn Randall Wallace cùng những cộng sự của mình đã diễn tả khá hoàn hảo một thời kỳ lịch sử dài bằng nhiều thủ pháp khác nhau. Thoại trong phim theo tôi là tốt, tôi đặc biệt là những đoạn thoại của nhân vật Nguyễn Hữu An- người chỉ huy tối cao của quân đôi Bắc Việt Nam trong một trận đánh khốc liệt tại chiến trường Tây Nguyên. Qua lời thoại của ông ta thấy một con người dứt khoát, có đủ nhân từ để xót xa cho những người lính trẻ đã hi sinh “Với lòng dũng cảm của những người sắp mất, tôi xin tưởng nhớ các đồng chí trong trận chiến đấu khốc liệt này” và có đủ căm thù để quyết diệt hết lính Mỹ “cắt đứt tiếp viện không quân của chúng… không cho chúng nó thoát”. Không những vậy, những câu khẩu hiệu như: “Phải nắm vào thắt lưng địch mà đánh” cũng được đưa vào góp phần nói nên ý chí của những người Việt Nam. Còn Hal, anh ta nói “Tôi không thể tha thứ cho mình được, những chàng trai của tôi đã hi sinh rồi, tôi không còn họ nữa”. Kết thúc cuộc chiến, đoạn Nguyễn Hữu An độc thoại: “Thật là một tấm thảm kịch, bọn họ tưởng đây là chiến thắng của họ à? Và cuộc chiến này sẽ trở thành cuộc chiến của người Mỹ à?Với kết quả giống nhau, mọi người sẽ chết ở đây trước khi chúng ta đến đó” tuy hơi khó hiểu, nhưng cũng gợi được nên một nỗi đau mà chỉ những người trải qua nó mới thấy hết được.
Cánh xử dụng âm nhạc trong phim cũng rất ấn tượng. Âm nhạc khi những người lính Mỹ đến Việt Nam có chút rộn rã, nó giống âm nhạc trong trò chời Gunbow, gợi cho người ta liên tưởng đến một cuộc chơi. Nhưng đến cuối phim, giọng hát trầm hùng như những bài thánh ca được vang lên, gai điệu bài hát “we were Soldies” như một phút mặc niệm cho những linh hồn đã chết vì chiến tranh. Những tiếng nhạc, tiếng bom đạn, tiếng kêu la…tất cả đều khiến người xem có được cảm giác như thực tế đang diễn ra; Cách dùng kỹ xảo trong phim cũng gợi được cảm giác chân thực. Những chiếc máy bay nhào liệng trên không, những quả bom Napan huỷ diệt hay cảnh những người lính trúng đạn khiến tôi hiểu được thế nào là chiến tranh. Bên cạnh đó có đôi chỗ ống kính máy quay được xử lý trên nền màu đỏ hoặc những màu sắc khác cũng góp phần thể hiện dụng ý của nhà làm phim, một ví dụ là cảnh hai vị tướng Mỹ vừa đi vừa bàn bạc trong hành lang đầy màu hồng đã góp phần thể hiện được sự tin tưởng của họ vào một kết quả thuận lợi ở Việt Nam khi họ leo thang chiến tranh. Ở một số đoạn, đạo diễn đã xử dụng các hình ảnh, hoặc các thước phim tài liệu, đây có thể coi là một biến tấu của phong cách phim, cũng có thể gọi đó là sự pha trộn phong cách phim tài liệu.
Và hiệu quả cuối cùng của những đầu tư là những hình ảnh gây ấn tượng mạnh, và những khoảng lặng không lời từ những tấm bia đá lạnh lẽo, những chứng tích của một thời kỳ hào hùng và đau thương. Những người lính đã chiến đấu với tinh thần dũng cảm đã để lại những linh hồn trung. Không phải ngẫu nhiên khi những thước phim tôi đang có trong tay được lấy từ một mạng của Trung Quốc lại có tiêu đề là “Việt chiến trung hồn”(những linh hồn trung thành trong chiến tranh Việt Nam).
-
After surviving Art the Clown's Halloween massacre, Sienna and her brother struggle to rebuild their shattered lives. As the holiday season approaches, they try to embrace the Christmas spirit and leave the horrors of the past behind. However, just when they think they're safe, Art returns, determined to turn their holiday cheer into a new nightmare.